Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Theo số liệu mà Bộ Y tế công bố, thì số người bị nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã vượt con số 15.000 người. Các địa phương bị Covid-19 ghé thăm, đã đến 43 tỉnh thành khác nhau.

Như vậy, đợt bùng phát dịch lần thứ tư tại Việt Nam chưa có hy vọng sẽ dập tắt được một sớm, một chiều, trái lại, dịch có nguy cơ lan rộng khắp mọi vùng miền của cả nước.

daidich1

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, địa điểm bị phong tỏa, bao vây vì dịch đã đến con số nửa ngàn điểm khác nhau.

Không chỉ Thành phố Hồ Chí Minh, mà các tỉnh phía Bắc, miền Trung như Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Tĩnh… cũng bùng phát dịch và các biện pháp cách ly, phong tỏa được tiến hành khẩn cấp nhiều nơi.

Tuy nhiên, điều dễ nhìn thấy, là việc cách ly, truy vết những người bị lây nhiễm, phong tỏa những khu vực bị lây nhiễm và nghi lây nhiễm, cũng như biện pháp, thái độ đối với đại dịch của nhà nước đã không còn như trước đây khi đại dịch mới bắt đầu và bùng phát ba đợt trước.

Điều này do nhiều nguyên nhân.

Việc cách ly, phong tỏa không còn quyết liệt và hăng hái như những đợt trước đây, và qua đó, thái độ của các nhân viên thực hiện việc cách ly, phong tỏa không còn hăng hái như trước. Bởi các địa điểm bị phong tỏa quá nhiều, những người bị lây nhiễm được công bố không hẳn đã hoàn toàn chính xác, thậm chí có nhiều người đã âm tính nhiều lần lại trở lại dương tính vơi Covid-19, đã làm nhiều người cảm thấy nghi ngờ, chán nản.

Điều thứ hai, đó là việc bắt đi cách ly, phòng dịch đã không còn được người dân tự nguyện như trước đây, họ sợ hãi và họ trốn tránh việc cách ly. Bởi đơn giản là chính quyền Việt Nam không đủ sức để hăng máu như ban đầu nêu cao quyết tâm "chống dịch như chống giặc". Vì thế, tiền bạc không quan trọng, cách ly được miễn phí…

Những người bị cách ly được miễn phí tiền ăn ở, được sự trợ giúp của xã hội… Cả hệ thống báo chí đưa tin về những ổ dịch cứ như được đi hội vậy. Thế nhưng, sức chẳng được mấy hơi, nhà cầm quyền Việt Nam sớm đuối sức trước đại dịch. Thế rồi bằng mọi cách, mọi nơi thu tiền, các loại phí dịch vụ cách ly cũng là một mối lợi kiếm ăn.

Chính vì thế, cách ly, giãn cách và cô lập đã trở thành nỗi sợ hãi của mọi người dân bởi ngoài mất thời gian, công việc thì vấn đề tiếp theo là tiền của không phải ai cũng có, ai cũng dư dả và sẵn sàng.

Người dân sợ dịch, nhưng chưa chết bởi dịch, thì họ đã có thể chết bởi đói, bởi không có tiền nộp chi phí cách ly, không có tiền nộp tiền thuê nhà, tiền ăn, điện, nước và xăng dầu đang tăng phi mã.

Chính vì vậy, việc tự giác khai báo, cách ly cũng dần dần bị hạn chế.

Mặt khác, câu khẩu hiệu là "chống dịch như chống giặc’, thế nhưng, chống giặc thì khó có cơ hội kiếm tiền bạc, còn chống dịch thì lại rất nhiều công việc, cơ hội để có thể vẽ ra đủ thứ moi tiền dân, moi tiền ngân sách. Nhiều dự án mua bán máy móc bị lôi ra ánh sáng đã cho thấy người cộng sản, quan chức đảng viên dã tận dụng bất cứ cơ hội, thời điểm nào để kiếm đủ mọi cách tham nhũng.

Những điều tưởng như vô bổ, vô hại vì đã xảy ra như cơm bữa ở Việt Nam xưa nay, nay đã cho thấy rõ ràng mặt trái của nó một cách rõ nét. Đó là sự tự do xâm phạm sự riêng tư, xâm hại quyền con người bất chấp những nguyên tắc đơn giản nhất là mỗi cá nhân trong xã hội cần được tôn trong, và không ai được đối xử với người khác như tội phạm khi chưa có một bản án nào được tuyên….

Những ngày đầu chống dịch, người ta thấy hệ thống công quyền sẵn sàng bủa vây, đóng chốt, rào làng, lập ấp cố định ngăn mọi hoạt động của công dân, cô lập từng khu vực theo ý muốn của nhà cầm quyền. Nhiều người bị bắt đi như bắt giặc khi bị nghi dính dịch. Những video, hình ảnh đó được đưa lên, kích động xã hội và được coi như đó là những điều hiển nhiên cần phải làm.

Người ta cũng thấy những thông tin của từng cá nhân bị nghi dính virus được công khai trên mạng xã hội và báo chí, từ nhân thân, lịch trình đến các hoạt động riêng tư. Sự phơi bày thông tin các cá nhân đó, được coi như là một sáng kiến, một biện pháp để cả xã hội có thể "truy vết" thông tin những người đã tiếp xúc nguồn lây bệnh.

Thế rồi, biết bao sự hài hước đã xảy ra khi mạng xã hội lan tràn chuyện ông cán bộ cấp cao đi công tác nước ngoài, tiện thể ghé qua nước Anh chơi ít hôm và sắm thêm ít hàng được khuyến mãi virus Covid-19. Oái oăm thay khi về nước, bị dính virus phải khai lịch trình hoạt động mới biết là trước khi về nhà, ông ta đã ghé qua thăm cô bồ nhí là cán bộ được cài cắm "nâng đỡ không trong sáng" từ khá lâu.

Hoặc câu chuyện một cô gái làm nghề massage dính virus đã là F0 của hàng loạt cán bộ quan trọng trong tỉnh.

Và qua đó, người ta ngại "khai báo thành khẩn".

Một nguyên nhân hết sức quan trọng khác, bắt nguồn từ chính hệ thống chính trị Việt Nam.

Bắt đầu từ những ngày mà hệ thống chính trị Việt Nam đang hào hứng hò hét nhau chào mừng ngày chiến thắng, chúc mừng thành công của đại hội đảng và xua cả nước tham dự cái gọi là "ngày hội toàn dân" đu nhau theo đảng cử, dân bầu.

Đặc biệt, trên thực tế, những hoạt động của đảng và nhà nước đã bất chấp tất cả những quy định tối thiểu về chống lây nhiễm và dịch bệnh. Người ta thấy rõ qua những cuộc đại hội và bầu cử vừa qua hoặc đợt làm Chứng minh nhân dân gắn chip điện tử hiện nay, bất chấp dịch bệnh, tập trung đông người.

Điều đó gây tâm lý chủ quan cho người dân với dịch bệnh.

Thế nên, nỗi sợ hãi trong người dân được hệ thống truyền thông, quan chức dọa dẫm đã dần dần mất thiêng.

Và dịch bệnh bùng phát hết sức nhanh chóng và rộng khắp.

Và cả đất nước rơi vào sự hoảng hốt, nói theo ngôn ngữ dân gian là "Toang".

Đến lúc đó, bỗng nhiên, hệ thống quan chức và báo chí trong hệ thống truyền thông CSVN hết những lời ba hoa, hoành tráng, quyết tâm, lên gân lên cốt về thành tích chống dịch do Covid-19.

Người ta không nghe Nguyễn Phú Trọng rằng : "Năm 2020 là năm thành công nhất, năm 2021 phải tốt hơn" hoặc "Được sống ở Việt Nam thời dịch Covid là một sự xa xỉ".

Người ta cũng không nghe Nguyễn Xuân Phúc rằng : "Nếu cột điện ở Mỹ có chân, nó cũng sẽ về Việt Nam".

Và hệ thống quan chức còn lại, cũng không thấy đề cập đến cái gọi là "thành công chống dịch" tại Việt Nam được đưa ra như thể rằng virus Covid nhìn thấy búa liềm cộng sản cũng phải bó tay xin hàng.

Đó là chưa nói đến hệ thống hàng trăm ngàn Dư luận viên, chiến sĩ quân nhân trên mạng ngày đêm tuyên truyền theo định hướng của đảng, rằng thì là với thành tích chống dịch, Việt Nam "ngạo nghễ" đứng đầu thế giới nhìn Hoa Kỳ khốn đốn, thương nước Anh khó khăn, xót xa cho nước Đức đang lâm vào sự khốn cùng hay nước Pháp đang hết sức lúng túng trước dịch bệnh. Chỉ có Việt Nam dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của đảng thì dịch bênh mới bị đẩy lùi mà thôi.

Thế rồi, khi cả thế giới bắt đầu vượt qua đại dịch bằng hệ thống tiêm phòng vaccine rộng khắp toàn xã hội, nhằm đạt được miễn dịch cộng đồng để đưa xã hội trở lại bình thường, thì xã hội Việt Nam bắt đầu một sự phân hóa rõ rệt.

Người ta thấy, đó là sự lệ thuộc hoàn toàn vào viện trợ của nước ngoài, sự giúp đỡ của các đất nước từng được đảng liệt kê vào "thế lực thù địch".

Người ta thấy sự giúp đỡ hào phóng từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, các nước "Tư bản giãy chết" mà tuyệt nhiên không thấy sự giúp đỡ nào từ Cuba, Triều Tiên hoặc Venezuela… nơi mà Việt Nam luôn coi hơn cả anh em ruột thịt.

Và người ta thấy từ Chủ tịch nước đến Thủ tướng chính phủ không ngại gọi điện, gửi thư xin xỏ, nhờ cậy bọn thù địch từ khắp nơi ngoại trừ "các nước anh em".

Đó là sự thiếu kiêm sỉ, không cần xấu hổ khi mở miệng xin xỏ, yêu cầu ngay cả những nước bị dịch bệnh nặng nhất và hậu quả lớn nhất từ dịch bệnh và "muốn được ở Việt Nam là xa xỉ" như lời Nguyễn Phú Trọng.

Và ngay cả khi Đảng mua vaccine từ Trung Cộng, người dân bàn nhau mời ưu tiên cho đảng, cho cán bộ, cho những người coi Trung Cộng là bạn vàng tiêm trước. Còn người dân, thà có thể chết vì dịch bệnh còn hơn là chết ngay bởi vaccine Trung Quốc.

Nghe câu nói này, người ta nhớ đến câu chuyện chính quyền Quảng Bình làm đập Rào Nan và bảo đảm rằng nó sẽ an toàn thì người dân trả lời : "Cán bộ, đảng viên hãy đưa gia đình, vợ con, họ hàng đến chân đập mà sống, thì người dân sẽ tin".

Và đến lúc này, thì mọi sự hùng dũng, mạnh mồm đã biến đâu mất. Và người ta nhớ đến câu ca dao :

Ra đường võng giá nghênh ngang

Về nhà hỏi vợ : Cám rang đâu mày

Cám rang tôi để cối xay

Hễ chó ăn hết, thì mày… với ông.

Cho đến nay, những gói cứu trợ lần lượt được đưa ra với con số hàng chục và cả trăm ngàn tỷ để "kích cầu", để cứu trợ người dân, để ổn định xã hội thì chỉ có… trên Tivi. Còn trong thực tế, chính phủ chỉ một mực hứa lèo và nuốt lời trong chớp mắt.

Còn thái độ của nhà nước, của chính phủ đối với người dân mà ở đó, vai trò giúp đỡ của chính phủ đối với người dân là con sốn 0 tròn trĩnh. Ngược lại, trong mọi hoàn cảnh và trường hợp, chính phủ bằng mọi cách moi từ người dân những đồng cắc cuối cùng nếu có thể.

Đó là chiến dịch kêu gọi đóng góp "Quỹ vaccine" mà con số hàng chục ngàn tỷ đồng.

Đó cũng là lúc, mà cả hệ thống tuyên giáo lại được đưa vào cuộc đua tô vẽ, đưa những điển hình nhằm lừa bịp, dụ dỗ dân chúng như hình ảnh những em nhỏ mới 5 tuổi đóng góp cả trăm triệu đồng, những cụ già dành luôn cả lương hưu, tiền dành dụm mua quan tài, hoặc góp luôn cả mấy chục bạc lẻ còn lại cho quỹ Vaccine của chính phủ.

Trong khi đó, về phát biểu, chính phủ vẫn mạnh mồm rằng : "Không thiếu tiền, chỉ vì không mua được vaccine".

Thì khi đó, người dân đã và vẫn cứ dửng dưng trước những lời kêu gọi đã quà quen thuộc và nhàm chán. Họ trả lời : Hãy lấy tiền cứu trợ mà mua. Đảng đâu có thiếu tiền, nếu thiếu đã không chi cả chục ngàn tỷ cho đại hội và bầu cử đảng vừa qua.

Và đại dịch đã trở thành một phép thử hữu hiệu để người dân hiểu rõ hơn bản chất của một nhà nước, một chính quyền hiện nay là gì.

Ngày 26/6/2021

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 27/06/2021 (nguyenhuuvinh's blog)

Additional Info

  • Author JB Nguyễn Hữu Vinh
Published in Diễn đàn

Tất cả các mặt hàng, dịch vụ đều tăng

Giá cả hàng hóa trong nước được Tổng cục thống kê cho biết tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước, con số này lên đến 5-40%.

gia1

Giá cả leo thang giữa lúc nền kinh tế chưa hồi phục : bất an – AFP

Điều đáng quan ngại là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam chưa kịp hồi phục sau nhiều đợt dịch Covid-19 bùng phát trong năm 2020 thì giờ Việt Nam lại phải đối diện với đợt dịch Covid-19 tái bùng phát mới, khiến thêm nhiều doanh nghiệp giải thể, các khu công nghiệp, hàng quán, dịch vụ đóng cửa và nhiều người lao động mất việc làm.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tính đến giữa tháng 4/2021, có đến 9,1 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19.

Việc tăng giá giữa lúc kinh tế đang ngoắc ngoải như vậy, khiến nhiều hộ gia đình lâm vào trường hợp khốn khổ, như chia sẻ của chị Nguyễn Thị Châu ở Bến Tre :

"Chị thấy ảnh hưởng rất nhiều. Như chị ở vùng nước mặn, dân phải xài nước mặn nhưng lại tăng giá, điện cũng tăng giá, thậm chí đồ ăn cũng 7, 8 loại thuế trong đó nên người dân mình ngày càng khổ.

Làm ăn không được mà cái gì cũng mắc. Chị nói thật thịt heo ở gia đình chị một tháng chị chỉ dám mua cho con chị hai lần thôi. Thịt heo tăng, nói chung quản lý thị trường rất kém, dân cực khổ xuất ra giá thấp mà bán ra giá trên trời nên dân khổ.

Giả sử như mới bắt đầu dịch thôi giá gạo lên, trước đây ăn trung bình gạo 10-12.000/kg, giờ gạo 17-18.000/kg, vậy thì toàn dân khổ. Làm không có tiền mà chi phí đủ thứ, điện lên, nước lên, gas lên, xăng dầu cũng lên."

Không chỉ giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng mà ngay cả giá nguyên vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất công nghiệp.v.v. cũng đang tăng đáng kể.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ trong bốn tháng đầu năm, chỉ số giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu dùng cho sản xuất tăng 4,64% so với cùng kỳ năm 2020. Tăng mạnh nhất là giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 6,77% ; sản xuất công nghiệp tăng 4,95% và xây dựng tăng 1,95%.

Ông Nguyễn Tấn Hậu, chủ một doanh nghiệp chăn nuôi cho biết đúng là những tháng gần đây giá sắt thép tăng cao, ông nói :

"Chỉ có sắt thép tăng chứ giá sinh hoạt đời sống người dân bình thường, không biến động nhiều."

Còn theo ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thủy sản và TM Thuận Phước Đà Nẵng thì giá nguyên liệu đầu vào của một số ngành có dao động nhẹ, ông nói :

"Một số vật tư như sắt thép xây dựng có tăng, giá cả một số vật tư như bao bì bằng giấy, thức ăn chăn nuôi, thức ăn gia súc tăng một ít."

Ông Lĩnh cũng xác nhận bên cạnh giá nguyên liệu cho sản xuất tăng, giá cả sinh hoạt hằng ngày cũng tăng và với mức tăng giá như vậy, ông lo những lao động có thu nhập không ổn định sẽ gặp khó :

"Hiện nay đối với người lao động ổn định thì vẫn chưa ảnh hưởng lắm, nhưng người lao động tay chân chưa có thu nhập trong khi vật giá tăng như vậy cũng ảnh hưởng rất lớn."

Cần giải pháp kiểm soát giá

Trước nhận định của Vụ thị trường trong nước thuộc Bộ Công thương rằng chu kỳ tăng giá sẽ khó dừng lại vì đại dịch ngày càng diễn biến phức tạp sẽ khiến nguồn cung nguyên liệu đầu vào ngày càng khan hiếm, Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, Chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả thuộc Bộ Tài chính cho rằng :

"Nghị quyết Quốc hội đề ra là trong năm nay kiểm soát lạm phát, tăng giá. Mặc dù bốn tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước không tăng, thấp nhưng dự báo tám tháng còn lại thì giá cả đang có xu hướng tăng. Giá cả nguyên liệu đầu vào như thức ăn chăn nuôi gia súc hay sắt thép, vật liệu xây dựng tăng. Trước tình trạng đó chính phủ phải có những giải pháp, biện pháp kiểm soát, thực hiện mục tiêu quốc hội đề ra.

Những biện pháp đó chủ yếu Chính phủ đã đưa ra toàn bộ rồi, ví dụ như chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách thương mại cũng như phương pháp tổ chức quản lý thị trường ra sao."

Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long cũng khẳng định rằng việc tăng giá do yếu tố khách quan nhưng chính phủ cần có giải pháp để kiểm soát, hạn chế chứ không để tăng giá hoài được.

RFA, 19/05/2021

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Hơn 9 triệu người Việt vẫn còn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19

RFA, 19/04/2021

Còn 9,1 triệu người Việt Nam từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 và gần 3 triệu người phải tạm ngừng sản xuất kinh doanh.

Đó là con số tính đến quý 1/2021 do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố và được truyền thông Nhà nước Việt Nam loan vào ngày 19/4.

dich1

Người dân Hà Nội xếp hàng chờ nhận giúp đỡ thực phẩm từ các mạnh thường quân, trong thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. AFP

Trong số hơn 9 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 thì có khoảng 540 ngàn người mới mất việc ; 2,8 triệu người tạm ngừng sản xuất kinh doanh và lực lượng lao động tuổi từ 15 tuổi trở lên giảm còn 51 triệu người.

Cũng theo thống kê, trong quý 1/2021, do tác động của đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ 3 đã khiến hơn một triệu người lao động tại VN bị thất nghiệp.

Hôm đầu tháng 1/2021, Tổng cục thống kê cho biết dịch Covid-19 đã gây tác động đến 1,3 triệu người không có việc làm trong năm 2020. Riêng quý 4/2020, có khoảng 1,2 triệu người thất nghiệp, tăng gần 137 ngàn người so với cùng kỳ năm 2019.

Ba khu vực lao động bị ảnh hưởng nặng nề nhất gồm khu vực dịch vụ, khu vực công nghiệp-xây dựng và khu vực nông-lâm nghiệp và thủy sản. Tỷ lệ ảnh hưởng lần lượt là hơn 71%, hơn 64% và hơn 26%.

Đồng thời, thu nhập bình quân của người lao động tại Việt Nam trong năm 2020 ở mức 5,5 triệu đồng/tháng, giảm 2,3% so với năm 2019.

Cùng với đó, hôm cuối tháng 3/2021, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, mặc dù Việt Nam đã kiểm soát thành công ba đợt dịch Covid-19, đặc biệt là đợt dịch thứ 3 tại Hải Dương với số lây nhiễm cao, nhưng ông lo ngại có thể xuất hiện đợt dịch thứ tư.

Tính đến thời điểm này, Bộ Y tế cho biết có trên 62 ngàn người Việt Nam tiêm vaccine ngừa Covid-19 và VN vẫn đang tích cực để đưa vaccine sản xuất trong nước vào tiêm chủng trong trễ nhất vào cuối năm 2021. 

**********************

Hơn 1 triệu người thất nghiệp trong quý I do ảnh hưởng của Covid-19

RFA, 16/04/2021

Việt Nam đang có 1,1 triệu người lao động bị thất nghiệp trong quý 1 năm nay vì tác động xấu của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần 3.

dich2

Rất nhiều quán hàng phải đóng cửa, dịch vụ là ngành chịu ảnh hưởng nhất của đợt bùng phát COVID thứ 3 trong quý I/2021 - Ảnh : AFP

Thông tin trên do ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê), công bố tại buổi họp về tình hình lao động và việc làm được tổ chức ở Hà Nội sáng 16/4.

Truyền thông Nhà nước vào cùng ngày cho biết, số người bị thất nghiệp trong quý 1/2021 tăng khoảng 12.100 người so với cùng kỳ năm 2020.

Hiện có 9,1 triệu lao động từ 15 tuổi trở lên đang chịu ảnh hưởng vì Covid-19; khoảng 540.000 người mới mất việc; 2,8 triệu người tạm nghỉ, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh; 3,1 triệu người bị cắt giảm giờ làm hoặc nghỉ luân phiên; 6,5 triệu người bị giảm thu nhập.

Lĩnh vực nông, lâm, thủy sản bị ảnh hưởng với 7,5% số lao  động; công nghiệp và xây dựng có 16,5% số lao động bị ảnh hưởng; lĩnh vực dịch vụ có tới 20,4% lao động bị ảnh hưởng vì Covid-19.

Ông Phạm Hoài Nam cho hay thu nhập bình quân đầu người trong quý 1/2021 là 6,3 triệu đồng/tháng.

Tổng cục Thống kê đề xuất Chính phủ, các ngành triển khai cấp hộ chiếu vaccine, xây dựng các tiêu chí để mở  cửa thị trường du lịch quốc tế giúp ngành dịch vụ.

Ngoài ra, Tổng cục Thống kê đề nghị triển khai những chính sách riêng thu hút 3,5 triệu lao động sản xuất  nông nghiệp theo dạng tự sản xuất, tự tiêu dùng để nâng cao năng suất, cải thiện đời sống người lao động.

*********************

Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh Covid-19 trên biên giới với Campuchia, thừa nhận khó kiểm soát dịch

RFA, 16/042021

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long hôm 16/4 lên tiếng cảnh báo về nguy cơ dịch bệnh Covid-19 bùng phát từ các tỉnh biên giới, đặc biệt là với Campuchia.

dichbenh1

Phnom Penh, thủ đô Campuchia, đã bị phong tỏa trong bối cảnh số ca bệnh virus corona (Covid-19) gia tăng - Reuters

Truyền thông Nhà nước trích phát biểu của ông Long tại hội nghị trực tuyến hôm 16/4 cho biết, vùng biên giới tây nam sát Campuchia và các tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện là những điểm nóng có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh.

Bộ trưởng Y tế thúc giục các địa phương gia tăng kiểm soát biên giới, ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp.

Việt Nam và Campuchia có đường biên giới dài 1.127 km với 4 tỉnh biên giới thuộc đồng bằng sông Cửu Long là An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang và Long An. Ngoài ra còn có một số tỉnh khác có đường biên giới với Campuchia là Bình Phước, Tây Ninh, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk và Đăk Nông.

Campuchia hiện đã trở thành điểm nóng của dịch bệnh trong khu vực với 344 ca nhiễm mới được công bố hôm 15/4. Thủ đô Phnom Penh hiện phải phong toả do dịch bệnh.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long hôm 16/4 cũng thừa nhận sẽ khó kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trong năm 2021 do tình trạng chung trên thế giới, trong khi Việt Nam vẫn phải tổ chức các chuyến bay đưa người Việt về nước và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt
Published in Việt Nam

Lỗi tại con virus corona : Đại hội XIII của Đảng khó thể thành công tốt đẹp

Phú Nhuận, VNTB, 29/01/2021

Với những dồn dập tin tức về dịch Covid-19 tái bùng phát cộng đồng ở miền Bắc, đang ảnh hưởng trực tiếp tới Đại hội XIII đang diễn ra tại Hà Nội.

covi1

Nhà đầu tư ồ ạt bán tháo trước diễn biến phức tạp của Covid-19

Hai ca nhiễm này chấm dứt chuỗi 55 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm nCoV cộng đồng. Tổng số ca nhiễm đến nay là 1.553, số khỏi 1.430, số tử vong là 35.

Ảnh hưởng đầu tiên là sự ‘phân tâm’ của các chính khách lãnh đạo, khi họ vừa phải ngồi dự họp, vừa phải thực hiện trách nhiệm trong quản lý địa phương về xử lý dịch Covid-19 tái bùng phát cộng đồng.

Ở buổi họp khẩn về tình hình Covid ngay tại nơi đang diễn ra Đại hội Đảng XIII, ghi nhận của báo chí cho thấy có sự hiện diện của tất cả các chức danh từ Thủ tướng đến Phó thủ tướng. Những chính khách này đã rời phiên làm việc tại hội trường, khi mọi người đang bàn về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, để "họp khẩn về Covid-19".

Với dàn nội các Chính phủ đương nhiệm rời cuộc họp bàn về nhân sự cho Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, đương nhiên đưa đến hệ lụy của chất lượng nhân sự đang được ‘luận bàn’ sẽ khó thể đủ được số phiếu cho chọn lựa.

Lúc 10g50, trả lời nhanh báo chí sau khi kết thúc cuộc họp ngày 28/1, ông Lương Ngọc Khuê – cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh – cho biết đang sửa chỉ thị của Thủ tướng theo hướng quyết liệt hơn.

"Hiện nay quan điểm rất mạnh là có thể phong tỏa Quảng Ninh, Hải Dương nhưng đang trình để xin ý kiến Thủ tướng. Các địa phương khác đều có khả năng lây lan diện rộng. Cảnh báo đến cả nước. Các ca bệnh liên quan đến chủng mới của virus nên nguy cơ lây lan rất nhanh. Trước kia chu kỳ ủ bệnh khoảng 4 ngày thì bây giờ nhanh hơn, có khi chỉ 2-3 ngày. Chỗ nhà máy đó trong thời gian ngắn đã lây lan nhanh. Phải sử dụng các biện pháp, tất cả nâng lên 1 bước để phòng chống dịch, từ thực hiện nghiêm chiến lược, sách lược, phân vùng, cách ly, dập dịch, điều trị và xét nghiệm" – ông Khuê cho biết.

Qua phân tích các ca ở Hải Dương và Quảng Ninh thì có mối liên quan về yếu tố dịch tễ. "Đây là ổ dịch lớn nhất phát hiện trong cộng đồng từ khi phát hiện dịch ở Việt Nam đến nay. Chưa chính xác, nhưng Hải Dương có 72 ca và Quảng Ninh 10 ca. Những xét nghiệm chắc chắn chúng tôi mới công bố. Có truy vết, tất cả biện pháp được thực hiện quyết liệt và tích cực", ông Khuê nói.

Cho đến tối 28/1, Bộ Y tế thông báo ghi nhận tổng số 105 ca bệnh trong ngày, trong đó có 98 ca tại Quảng Ninh (14 bệnh nhân), Hải Dương (83 bệnh nhân) và Hải Phòng (1 bệnh nhân), cùng 7 ca bệnh mới nhập cảnh từ nước ngoài.

Thành phố Hạ Long từ đêm 27/1 đã khuyến cáo người dân không nên đi ra ngoài nếu không cần thiết, những người đã tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được xe y tế tới đón đưa đi cách ly. Quán ăn, nhà hàng, quán cà phê tại thành phố Hạ Long đã đóng cửa, chuyển sang bán mang về. Đồng thời tại các chợ, lực lượng chức năng đã lập các chốt đo nhiệt độ, và đội phản ứng nhanh yêu cầu mọi người đeo khẩu trang.

Không chỉ là tin tức về tái bùng dịch Covid-19 khiến các đại biểu đang dự Đại hội Đảng XIII phân tâm, mà các diễn biến trên sàn chứng khoán cũng khiến hoang mang không kém, khi chỉ trong thời gian rất ngắn, nhà đầu tư chứng kiến tài sản bốc hơi 23 tỷ USD. Nhiều người ngỡ ngàng vì diễn biến chưa từng có.

Lần đầu trong lịch sử gần 30 bluechip cùng giảm sàn, nhà đầu tư ồ ạt bán tháo trước diễn biến phức tạp của Covid-19 khiến Vn-Index rơi 73 điểm.

Nhịp rơi mạnh đã diễn ra vào cuối phiên sáng 28/1, khiến VN-Index chạm ngưỡng giảm kỷ lục. VN-Index mất hơn 70 điểm (6,46%) còn 1.026,27 điểm. VN30-Index giảm 6,7% còn 1.011 điểm. Đến cuối phiên sáng 28/1, có tới 475 mã chứng khoán trên HoSE giảm, với gần một nửa giảm sàn. Trong nhóm VN30, 20/30 mã bluechip giảm hết biên độ. Thanh khoản HoSE đạt hơn 14.500 tỷ đồng.

Tin tức dồn dập về tình hình xấu đi của dịch Covid ở Hải Dương, Quảng Ninh đã khiến thị trường đi ngang trong gần hết phiên chiều 28/1, khi trạng thái nghẽn giao dịch xảy ra và lực cầu bắt đáy không xuất hiện. Chốt phiên, VN-Index giảm hơn 73 điểm (6,67%) xuống 1.023,94 điểm. VN30-Index nhích nhẹ cuối phiên nhờ lệnh mua tại EIB và NVL, giảm 6,73% xuống 1.010 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index giảm hơn 8%, còn UPCOM-Index giảm hơn 7%.

Đến cuối phiên ngày 28/1, sắc đỏ chiếm ưu thế hoàn toàn với 478 mã giảm trên HoSE, trong đó 276 mã giảm sàn. Trong nhóm bluechip, 29 mã giảm với 28 mã giảm sàn.

"Mọi thứ đều đang khá tốt, các doanh nghiệp báo cáo kết quả kinh doanh tăng mạnh, triển vọng nền kinh tế tốt nhưng chứng khoán giảm quá nhanh. Việc điều chỉnh giảm sau một thời gian tăng mạnh cũng là bình thường, nhưng tốc độ và mức giảm là điều đáng quan tâm", ông Nguyễn Văn Tùng, một nhà đầu tại Hà Nội nhận xét. Theo ông Tùng, thị trường chung giảm khoảng 10% nhưng nhiều mã giảm 25-30%. Một số nhà đầu tư giảm tới hơn 40%.

Hoang mang ở đây của nhà đầu tư vì trước đó, Đại diện quỹ Pyn Elite Fund cho rằng, chỉ số VN-Index của chứng khoán Việt Nam sẽ tăng trưởng vượt xa dự báo của các tổ chức trong nước trong năm 2021. Dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng rất khả quan, trong khi tăng trưởng kinh tế được dự báo lên tới 6-7%, thậm chí 8%.

Công ty chứng khoán EVS cũng cho rằng, VN-Index sẽ lên mức 1.300 điểm, thậm chí trong kịch bản lạc quan có thể là 1.400 điểm nhờ sự hồi phục kinh tế nhanh và việc nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa, vĩ mô ổn định, lợi nhuận doanh nghiệp tăng trưởng cao…

Trong một diễn biến khác, chính quyền Hà Nội thông báo có thể dừng tổ chức lễ hội dịp Tết nếu dịch Covid-19 bùng phát. Điều này xem ra sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến các chương trình đang được lên lịch cho chào mừng sự thành công rực rỡ của Đại hội Đảng lần thứ XIII, diễn ra cùng sự kiện sinh nhật lần thứ 91 của Đảng cộng sản, dự kiến tổ chức từ 21 tháng Chạp.

Phú Nhuận

Nguồn : VNTB, 29/01/2021

********************

Đảng viên Nguyễn Xuân Phúc lại tỏa sáng khi dịch virus corona bùng phát đợt 3 ?

Thới Bình, VNTB, 29/01/2021

Sáng 28/1, trong không khí rộn rã của Đại hội Đảng XIII, thì Bộ Y tế thông báo tin không vui : bất ngờ xuất hiện 2 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng ở miền Bắc Việt Nam.

covi2

Lúc 10g50 ngày 28/1, một tin tức từ ông Lương Ngọc Khuê – cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, cho biết Hải Dương có thêm 72 ca và Quảng Ninh thêm 10 ca được ghi nhận trong sáng ngày 28/1. Bước đầu phân tích cho thấy F0 không phải là bệnh nhân đi Nhật.

Theo ghi nhận của giới truyền thông đang tác nghiệp Đại hội XIII của Đảng tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, khoảng 9g ngày 28/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến phòng họp để ‘họp khẩn’ trong giải quyết việc tái lây nhiễm Covid cộng đồng tại tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Hải Dương.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cùng nhiều lãnh đạo Chính phủ, bộ ngành liên quan đã vào phòng họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Thời điểm này, trong hội trường Đại hội XIII của Đảng vẫn đang tiến hành phiên thảo luận, trình bày tham luận.

Thật ra tin tức này không hề bất ngờ, và vẫn có dư dã thời gian cho các chính khách đang dự Đại hội Đảng XIII đưa ra các quyết định liên quan chuyện thời sự về khả năng tái bùng dịch Covid cộng đồng.

Từ đầu giờ chiều ngày 27/1, giới báo chí đang tác nghiệp Đại hội XIII của Đảng, đã nhận tin là sắp có cuộc họp khẩn liên quan lây nhiễm Covid ngoài cộng đồng.

Tin tức đồn đoán quả thực diễn ra vào cuối giờ chiều 27/1, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam – trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 – đã họp khẩn với thường trực Ban chỉ đạo tại Bộ Y tế. Ngay sau cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên – phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 – đã trực tiếp tới Hải Dương chỉ đạo công tác phòng chống dịch khẩn cấp tại tỉnh.

Tối muộn 27/1, sau khi có kết quả xét nghiệm khẳng định, xác nhận 2 ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng với 1 ca ở Hải Dương và 1 ca ở Quảng Ninh, Phó thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Y tế đã họp khẩn trực tuyến với 2 tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế tiếp tục điều động các chuyên gia xét nghiệm của bệnh viện Bạch Mai, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Trường đại học Y tế Công cộng và Trường đại học Y Hà Nội tới Hải Dương hỗ trợ xét nghiệm ngay trong sáng 28/1.

Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đưa ra quyết đoán rằng do ca bệnh ở Hải Dương có liên quan tới ca bị nhiễm SARS-CoV-2 chủng mới theo thông tin của phía Nhật Bản , nên ông yêu cầu tỉnh Hải Dương phải đặt trong tình trạng như Đà Nẵng trước đây. Hải Dương phải tập trung làm sao để trong 10 ngày phải khoanh vùng dịch tễ triệt để.

Hiện tại thì vẫn chưa xác định được ca F0 ở tỉnh Hải Dương lẫn Quảng Ninh.

Hải Dương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương, hiện là đô thị loại I, cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía tây.

Ca ở Quảng Ninh là một nam nhân viên an ninh của Cảng Hàng không Quốc tế Vân Đồn. Từ ngày 7/1 đến 22/1, bệnh nhân tiếp xúc 44 người trong đội an ninh sân bay, 2 nhân viên căng-tin sân bay, có đổ xăng một lần tại cây xăng cột 8 Hạ Long, tiếp xúc 1 nhân viên nam bán xăng. Tại gia đình, bệnh nhân này tiếp xúc gần với 5 người là bố, mẹ đẻ, em gái, vợ và con trai. Tại bệnh viện Vinmec, ông tiếp xúc đến 37 nhân viên y tế.

Tình hình ở Quảng Ninh đang căng thẳng khi trong sáng ngày 28/1, chính quyền tỉnh này đã công bố thêm 10 trường hợp nhiễm Covid-19. Trong đó có một người là mẹ của bệnh nhân, 9 trường hợp còn lại đều làm việc tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn.

Hiện tại thì gần như mọi hoạt động đi lại ở Quảng Ninh bị đình trệ. Sân bay Vân Đồn đóng cửa. Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đã tạm dừng toàn bộ các hoạt động vận tải khách đường bộ, đường thủy liên tỉnh, nội tỉnh gồm tuyến cố định, hợp đồng, taxi, xe buýt, phà trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh – bao gồm cả phương tiện đi và đến tỉnh Quảng Ninh. Thời gian triển khai bắt đầu từ 6g ngày 28/1 cho đến khi có thông báo mới.

Chính quyền Quảng Ninh đã khẩn cấp kích hoạt các biện pháp chống dịch Covid-19 ở mức cao nhất trên toàn tỉnh, theo đó truy vết đến F4, cho toàn bộ sinh viên, học sinh nghỉ học… Các chốt kiểm soát ra vào địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng đã được tái lập.

Dồn dập các diễn biến về dịch Covid lây lan cộng đồng ngay trong thời gian đang diễn ra Đại hội XIII của Đảng, có lẽ là bất ngờ về mặt truyền thông. Trước đây, trong những sự kiện chính trị quan trọng bậc nhất quốc gia, tin tức công khai hiếm hoi về tình cảnh ảm đạm khiến lòng dân bất an.

Sự việc vẫn chưa dừng lại, khi đang có tin thêm một ca chuyến bay JL752 chặng bay HAN-NRT (Nội Bài, Hà Nội – Narita, Nhật Bản) cất cánh lúc 23g40 ngày 17/1 có hành khách người Việt được xét nghiệm tại Narita, kết quả dương tính với Covid-19.

Cho đến tối 28/1, Bộ Y tế thông báo ghi nhận tổng số 105 ca bệnh trong ngày, trong đó có 98 ca tại Quảng Ninh (14 bệnh nhân), Hải Dương (83 bệnh nhân) và Hải Phòng (1 bệnh nhân), cùng 7 ca bệnh mới nhập cảnh từ nước ngoài.

Giờ, dường như đại dịch Covid đang cố tình trêu ngươi cho người đang muốn nhăm nhe ghế Tổng bí thư thêm nhiệm kỳ thứ ba…

Thới Bình

Nguồn : VNTB, 29/01/2021

*******************

Covid-19 : Việt Nam ghi nhận thêm 54 ca nhiễm mới, nhiều nơi bị cách ly

Thụy My, RFI, 29/01/2021

Đến chiều ngày 29/01/2021, Bộ Y tế Việt Nam công bố đã phát hiện thêm 54 trường hợp nhiễm Covid-19, trong đó có 1 ca nhập cảnh và 53 cộng đồng, chủ yếu tại Hải Dương. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp khẩn thứ hai tại địa điểm đang diễn ra Đại hội lần thứ 13 Đảng cộng sản Việt Nam.

covi3

Xét nghiệm virus corona các nhân viên an ninh phục vụ Đại Hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 13, Hà Nội, Việt Nam, ngày 29/01/2021.  AP - Hau Dinh

Thủ tướng Phúc cho biết nhiều lãnh đạo tỉnh đã xin phép vắng mặt tại Đại hội Đảng để quay về địa phương chỉ đạo chống dịch. Chủ tịch và bí thư Hải Dương đã được đồng ý, nhiều tỉnh thành khác kết nối trực tuyến từ Hà Nội để theo sát tình hình.

Hải Dương hôm nay có 47 ca bệnh mới, Quảng Ninh 3, Hà Nội 2 và Hải Phòng 1 ca. Tổng cộng trong hai ngày qua đã có đến 154 ca nhiễm mới, trong đó có trên 130 ca ở Hải Dương và đều tập trung tại công ty Poyun có 2.300 công nhân. Các mẫu ở xung quanh công ty này đều âm tính, và bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá đã "khoanh trúng ổ dịch", huy động 1.200 người đến Hải Dương tham gia chống dịch.

Bệnh viện dã chiến đầu tiên ở Hải Dương hôm nay bắt đầu hoạt động với 29 bệnh nhân. Bộ Y tế dự định lập phòng xét nghiệm cấp tốc tại ổ dịch này, công suất 50.000 xét nghiệm mỗi ngày.

Quảng Ninh có 15 ca ở sân bay Vân Đồn, riêng một bệnh nhân là nhân viên an ninh đã bị suy hô hấp. Tại Quảng Ninh, toàn bộ thị xã Đông Triều phải áp dụng giãn cách xã hội, người dân được yêu cầu chỉ ra ngoài khi thật cần thiết. Đến nay Đông Triều đã rà soát được trên 4.600 trường hợp, truy vết đến tận F5. Riêng xã Bình Dương nằm gần thành phố Hải Dương bị phong tỏa toàn bộ, thị xã phụ trách cung cấp thực phẩm cho hơn 7.000 người dân. Một xe khách chạy tuyến Quảng Ninh-Quảng Ngãi đã bị tạm giữ, nhà chức trách đang truy tìm 50 hành khách đã xuống dọc đường.

Tính trên cả nước kể từ khi dịch Covid khởi phát, đã có 1.651 ca dương tính, trong đó 1.430 người khỏi bệnh, 35 tử vong. Đợt dịch bùng phát lần này lan nhanh do virus biến chủng, Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia bày tỏ quyết tâm dập tắt đợt dịch lần này trong vòng 10 ngày.

Cơ quan y tế Hà Nội ghi nhận ổ dịch tại Quảng Ninh cũng đã ảnh hưởng đến thủ đô. Sáng hôm nay, Sở Y tế Hà Nội thông báo ca bệnh thứ 1.581. Bệnh nhân nữ 54 tuổi này đã ghé chơi nhà bệnh nhân 1.553, nhân viên cảng Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, và có tiếp xúc gần với mẹ bệnh nhân nói trên trong khoảng một giờ, mẹ bệnh nhân này đã có kết quả xét nghiệm dương tính.

Toàn bộ khu chung cư T6 với khoảng 500 hộ dân, ở Times City, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, bị phong tỏa kể từ sáng nay. Các cơ quan chức năng đang truy xét những người có tiếp xúc với bệnh nhân 1.581. Theo báo chí trong nước, việc vận chuyển nhu yếu phẩm vào nhà T6 được "khử khuẩn" theo quy định. Trả lời Trọng Thành, ông Sử, một cư dân khu chung cư T6, cho biết đôi chút về tình hình tại chỗ :

"Tôi thì ở trong nhà nên cũng không nắm được gì nhiều, nhưng nhìn chung không có vấn đề gì. Bà con đều chủ động, nhìn chung bà con ý thức phòng bệnh rất tốt. Hiện chưa có vấn đề gì. Ở đây siêu thị người ta vẫn phục vụ. Chỉ có khó khăn một chút thôi, như chuyện đi chợ, đi búa… Và các cháu phải nghỉ học. Ở trong tòa nhà này thì phải nghỉ học thôi. Nói chung không có vấn đề gì về sinh hoạt cả".

Hải Phòng có hai ca liên quan đều đến Hải Dương. Bà Mùi, một cư dân Hải Phòng cho biết tình hình sinh hoạt vẫn bình thường, chính quyền kêu gọi người dân bình tĩnh : 

"Chỉ có Hải Dương và Quảng Ninh có chỗ bị phong tỏa thôi, Hải Phòng không có vấn đề gì. Hải Phòng làm tốt, người ta không cho đi lại lung tung. Chỉ có học sinh là nghỉ. Nói chung là Nhà nước người ta làm cẩn thận. Nói chung là có chỗ nào có dịch là người ta làm luôn, không để lây lan ra. Chỗ nào có dịch thì mới giãn cách thôi. Chỗ nào không có dịch, thì người ta thông báo như kiểu thời sự, để người dân bình tĩnh, không hoang mang".

Thụy My

Nguồn : RFI, 29/01/2021

***********************

Việt Nam ghi nhận thêm 54 trường hợp nhiễm Covid-19, dịch bệnh lan về Hà Nội

RFA, 29/01/2021

Việt Nam vừa ghi nhận thêm 54 trường hợp nhiễm Covid-19 trong ngày 29/1 bao gồm 1 ca ở Hà Nội, theo thống kê cập nhật tính đến 6 giờ chiều ngày 29/1 của Bộ Y tế Việt Nam.

covi4

Xdets nghiệm Covid-19 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Hà Nội, nơi diễn ra Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam hôm 29/1/2021 - Reuters

Trong số những ca nhiễm mới được công bố trong ngày 29/1, Hải Dương là tỉnh có đến 48 ca bệnh có liên quan dịch tễ với ổ dịch tại thành phố Chí Linh. Bắc Ninh cũng ghi nhận một trường hợp có liên quan địch tễ đến ổ dịch ở thành phố Chí Linh.

Như vậy, tính đến 6 giờ chiều ngày 29/1, tổng số ca nhiễm Covid-19 được ghi nhận ở Việt Nam từ tháng 1 năm ngoái đến nay là 1.705 ca. Trong số này có 168 ca đang điều trị, 35 ca tử vong.

Tại Hà Nội, nơi đang diễn ra Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam với gần 1.600 đại biểu tham dự, giới chức thành phố đã phải cách ly một tòa nhà khi phát hiện một người nhiễm bệnh. Tất cả cư dân trong tòa nhà này được yêu cầu phải ở trong nhà cho đến khi có thông báo mới.

Trang tin VnExpress dẫn lời ông Hoàng Đức Hạnh - Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết nếu không xử lý tốt thì Hà Nội sẽ có thể trở thành một điểm nóng Covid-19.

Theo truyền thông Nhà nước, các đại biểu dự Đại hội 13 kể từ hôm 28/1 đều được xét nghiệm. Các biện pháp phòng ngừa được gia tăng tại nơi diễn ra hội nghị vào ngày 29/1 khi tất cả các nhân viên và nhân viên báo chí phải làm xét nghiệm virus lần 3. Bộ Y tế cho biết đã có tổng cộng 10.000 xét nghiệm được thực hiện liên quan đến Đại hội Đảng, tất cả đều cho kết quả âm tính.

Truyền thông Nhà nước đẫn lời của Phó giám đốc Công an Hà Nội cho biết Công an thành phố có đủ nhân lực để giúp ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

********************

Chủng virus ở Hải Dương có tốc độ lây lan cao hơn 70% so với chủng cũ

Vũ Hân, Thanh Niên, 28/01/2021

"Theo thông báo từ Nhật Bản, chủng virus ca bệnh ở Hải Dương thuộc chủng virus biến thể ở Anh, khả năng lây nhiễm cao hơn 70% chủng cũ", Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội ông Hoàng Đức Hạnh cho biết.

covi5

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì cuộc giao ban chống dịch Covid-19 tối 28/1 - Ảnh Lê Trung Nguyên

Vit Nam có 2 dch khác nhau Vân Đn và Chí Linh

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố Hà Nội tối 28/1, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Trương Quang Việt, cho biết các chuyên gia dịch tễ nhận định, ổ dịch đã có ở Khu công nghiệp Quang Minh (Hải Dương) từ trước khi phát hiện ít nhất 10 ngày, có thể là 14 ngày, trước khi nhận được ca dương tính từ phía Nhật Bản.

Ông Việt cũng nhận định vùng dịch là Thành phố Chí Linh (Hải Dương), sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh), khách sạn Mường Thanh (Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh). Trả lời câu hỏi của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ là ổ dịch Vân Đồn và Chí Linh có liên quan gì đến nhau không, ông Trương Quang Việt cho biết các chuyên gia nhận định đây là hai ổ dịch độc lập.Về nguồn lây, ở Hải Dương có thể là các chuyên gia trong khu công nghiệp, chủ yếu là chuyên gia nước ngoài ; còn ở Vân Đồn thì liên quan nhiều đến các đối tượng nhập cảnh trái phép.

Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh nhận định, lần này Việt Nam cùng lúc xuất hiện 2 ổ dịch lớn ở cộng đồng, 1 ở Hải Dương và 1 ở Vân Đồn. Số lượng bệnh nhân cùng phát hiện một lúc rất nhiều, thể hiện sự lây lan rất nhanh.

"Theo thông báo từ phía Nhật Bản, chủng virus của Hải Dương ở chủng virus biến thể ở Anh, nên khả năng lây nhiễm cao hơn 70% chủng cũ, phù hợp với việc số bệnh nhân tăng rất nhanh. Số bệnh nhân sẽ còn nhiều hơn", ông Hạnh thông tin.

Nguy cơ xut hin bnh nhân trong cng đng Hà Ni trong nhng ngày ti là cao

Ông Hạnh cũng nhận định, Hải Dương, Quảng Ninh giao lưu rất nhiều ở Hà Nội, nên nguy cơ Hà Nội rất lớn, và những ngày tới có nguy cơ xuất hiện ca bệnh ở cộng đồng tại Hà Nội.

"Tình hình thế này, Hà Nội phải có ứng phó. Không chủ quan, nhưng phải hết sức bình tĩnh. Với các quận, huyện, đề nghị xác minh rất rõ thế nào là F1, thế nào là F2, để có biện pháp xử lý phù hợp. Tránh tình trạng xác định không phù hợp, xử lý không chính xác sẽ làm xáo trộn rất nhiều và gây lo lắng cho nhân dân", ông Hạnh đề nghị.

Trước tình hình Quảng Ninh và Hải Dương như vậy, ông Hạnh cũng yêu cầu CDC phối hợp rất chặt chẽ với y tế Quảng Ninh và Hải Phòng để nắm tình hình, bởi "số liệu sẽ liên tục thay đổi, làm sao khi phát hiện ra sẽ quây được ngay, bắt được ngay". "Đó là thần tốc, và chúng ta phải làm được như vậy", ông Hạnh nhấn mạnh. Ông Hạnh cũng dự báo sẽ có ca bệnh xuất hiện ở các bệnh viện, vì khi ốm, ho, sốt, người dân sẽ vào bệnh viện.

Do Hà Nội chưa thể phong tỏa theo Chỉ thị 15, 16 của Thủ tướng như ở Vân Đồn và Chí Linh, nhưng ông Hạnh cũng đề nghị phải hạn chế tối đa tập trung đông người, bỏ các hoạt động liên hoan tất niên, gặp mặt cuối năm…

Ngoài việc khuyến cáo người dân đeo khẩu trang, ông Hạnh nhấn mạnh việc phải đảm bảo hậu cần, như đồ bảo hộ, test, sinh phẩm... "Nếu dịch lây lan thế này thì chắc chắn phải có dự trù thêm", ông Hạnh nhấn mạnh.

Chuyên gia y tế của Hà Nội cũng tỏ ra không lạc quan trong dự báo, cho rằng các bệnh viện của Hà Nội phải chuẩn bị sẵn sàng cho việc điều trị bệnh nhân Covid-19.

Ông Hạnh lưu ý, trước đây, các bệnh nhân dương tính của Hà Nội đều do Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 điều trị, chứ các bệnh viện của Hà Nội chưa điều trị ca nào. Tuy nhiên, lần này, số ca dương tính sẽ rất lớn, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới không thể điều trị hết, nên Hà Nội sẽ phải sẵn sàng. 

Ngoài ra, việc cách ly các F1 cũng đang rất khó khăn, vì các cơ sở dân sự trước kia đã không còn hoạt động, chỉ còn Bệnh viện Công an thành phố với 88 chỗ (hiện chỉ còn 10 chỗ trống). Do đó, ông Hạnh cho rằng phải sớm mở lại khu cách ly dân sự ; khu cách ly quân đội cũng phải mở rộng tiếp nhận, bởi nếu không cách ly được sẽ rất nguy hiểm.

Người dân cần biết gì về đợt dịch này ?

- Đợt địch được phát hiện nhờ phía Nhật Bản phát hiện ca dương tính khi nhập cảnh, báo lại cho Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cục báo cho Hà Nội, Hà Nội đã báo cho Hải Dương và tìm ra ca bệnh 1522. Vì diễn biến này, Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh việc công khai, minh bạch và trao đổi thông tin thông suốt là vô cùng quan trọng.

- Việt Nam được xác định có 2 ổ dịch khác nhau, với những nguồn lây khác nhau, một ở Vân Đồn và một ở Chí Linh. Nguồn lây ở Chí Linh có thể là từ các chuyên gia nước ngoài ở khu công nghiệp Quang Minh. Nguồn lây ở Vân Đồn có thể từ người nhập cảnh.

- Chuyên gia dịch tễ cho rằng đã có một ổ dịch tồn tại ở Khu công nghiệp Quang Minh từ cách đây khoảng 10 - 14 ngày, tức là dịch đã âm thầm trong cộng đồng.

- Chủng virus lần này là chủng biến thế ở Anh, với tốc độ lây lan cao hơn 70% so với chủng cũ.

- Số ca bệnh lần này dự báo sẽ tăng rất nhanh.

- Nguy cơ của Hà Nội là rất cao, ở mức "báo động đỏ".

Vũ Hân

Nguồn : Thanh Niên, 28/01/2021

**********************

Covid-19 : Việt Nam phong tỏa thành phố Chí Linh sau khi phát hiện hơn 80 ca nhiễm mới

Thanh Phương, RFI, 28/01/2021

Theo hãng tin Reuters, hôm 28/01/2021, Việt Nam vừa phát hiện tổng cộng 84 ca nhiễm Covid-19 mới chỉ trong 1 ngày. Đây là những ca nhiễm đầu tiên trong gần 2 tháng qua tại Việt Nam, buộc chính quyền phải phong tỏa toàn bộ thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

covi6

Một người đàn ông đeo khẩu trang đi ngang qua áp-phích cổ động chiến dịch ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, Hà Nội ngày 28/01/2021.  Nhac NGUYEN AFP

Hai ca nhiễm đầu tiên trong cộng đồng được phát hiện là một nam nhân viên Cảng hàng không Vân Đồn, Quảng Ninh, và một nữ công nhân ở thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Sau đó, tại sân bay Vân Đồn, cơ quan y tế đã phát hiện tổng cộng thêm 10 ca nhiễm mới, còn tại nhà máy ở thành phố Chí Linh, nơi nữ công nhân nói trên làm việc, đã phát hiện thêm 72 ca nhiễm mới.

Sau khi phát hiện tổng cộng 84 ca nhiễm mới ở hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh, bộ Y tế Việt Nam đã gia tăng tầm soát để xét nghiệm và cách ly các ca dương tính nhằm ngăn chận sự lây lan từ các ổ dịch mới này.

Trước đó, bộ Y tế Việt Nam đề nghị tạm ngưng toàn bộ các chuyến bay quốc tế cũng như cấm các cuộc tập hợp đông người vào trước Tết Nguyên Đán.

Theo báo chí trong nước, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm nay đã triệu tập một cuộc họp khẩn ngay tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, nơi đang diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 13. Một trong những biện pháp được quyết định là toàn bộ thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, với hơn 220.000 dân, bị phong tỏa trong 21 ngày kể từ trưa hôm nay. Người dân toàn thành phố được lệnh không tập trung quá 2 người nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi tiếp xúc. Trường học, nơi công cộng, cơ sở vui chơi, giải trí, cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu... đều phải dừng hoạt động.

Về phần tỉnh Quảng Ninh, thủ tướng Việt Nam yêu cầu dừng hoạt động của sân bay Vân Đồn. Riêng chính quyền của cả hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Dương đều cho học sinh nghỉ học dài ngày kể từ ngày mai, 29/01 để phòng chống dịch Covid-19. Người dân cả nước được yêu cầu đeo khẩu trang, hạn chế tụ tập đông người, giữ khoảng cách.

Thanh Phương

********************

Nguyễn Phú Trọng bất ngờ… ‘chìm lỉm’ : người tính không bằng trời tính !

Phú Xuân, VNTB, 29/01/2021

Đại hội Đảng XIII đang diễn ra, và thật bất ngờ khi cái tên Nguyễn Phú Trọng chợt ‘chìm lỉm’ trước thời sự tái bùng dịch Covid-19 cộng đồng.

covi7

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đang được nhắc tới ở tất cả các phương tiện truyền thông với mật độ dày đặc. Ngoài ra, người ta cũng nhắc tới Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn…

Chiều 28/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Chỉ thị về một số biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19.

Theo chỉ thị này, tại Việt Nam, trong các ngày 27 và 28/1, đã ghi nhận nhiều ca dương tính trong cộng đồng do biến thể mới của virus SARS-CoV-2 với 72 ca tại nhà máy Poyun, Khu công nghiệp Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, và 11 ca liên quan đến nhân viên an ninh của sân bay Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh ; là trường hợp lây nhiễm cộng đồng lớn nhất từ trước đến nay, có nguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng.

Để nhanh chóng kiểm soát hiệu quả, triệt để dập dịch, không để bùng phát trong cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đối với tỉnh Hải Dương, phong tỏa toàn bộ thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương và áp dụng nghiêm các biện pháp theo Chỉ thị số 16. Trong đó, thực hiện giãn cách xã hội toàn bộ thành phố, trong thời gian 21 ngày kể từ 12 giờ ngày 28/1 theo nguyên tắc cách ly gia đình với gia đình, thôn với thôn, xã với xã, phường với phường

Yêu cầu mọi người dân chỉ ra khỏi nhà khi thật cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, đi làm việc tại cơ quan, nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa hoặc bị dừng hoạt động, và các trường hợp khẩn cấp khác.

Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng ; giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc.

Tạm dừng tất cả hoạt động trường học, hoạt động công cộng, cơ sở vui chơi, giải trí, tập trung đông người, các hoạt động kinh doanh dịch vụ không thiết yếu. Tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng từ thành phố Chí Linh ra bên ngoài, trừ các trường hợp vì lý do công vụ hoặc trường hợp thật sự cần thiết. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân. Bảo đảm vận hành thông suốt việc vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu sản xuất.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng Chỉ thị cho Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở y tế, trường học, khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp, các khu vực thường xuyên có hoạt động tập trung đông người. Quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội căn cứ theo mức độ nguy cơ với từng khu vực trên địa bàn.

Thủ tướng cũng nhắc lại yêu cầu trong chuyện phòng chống dịch Covid-19 : Người đứng đầu các địa phương, các cơ quan phải trực tiếp kiểm tra, đánh giá tình hình, xác định cơ sở nào an toàn mới cho hoạt động. Đồng thời người đứng đầu sẽ phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra dịch.

Trong một diễn biến liên quan, trưa ngày 28/1, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh – ông Nguyễn Tấn Bỉnh thông báo sở này đã nhận được thông tin có 06 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân 1553 tức ca nhân viên Cảng hàng không Vân Đồn. 6 người này ở tại Quận 5, Quận 6, Quận 10, quận Tân Phú. Tất cả đã được cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Như vậy, rất có khả năng với riêng Thành phố Hồ Chí Minh, các nhân sự lãnh đạo là Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cùng 3 Phó chủ tịch : Lê Hòa Bình, Ngô Minh Châu, Dương Anh Đức sẽ rời kỳ họp Đại hội XIII của Đảng để trở về thành phố lo tập trung phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn lâu nay vẫn được đánh giá là mức độ nguy cơ cao với các nguồn lây Covid.

Nhóm nhân sự lãnh đạo được coi là ‘ăn ý’ trong phòng chống dịch Covid-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh, còn có cựu Bí thư Nguyễn Thiện Nhân, người đang giữ trọng trách là Trưởng Đoàn đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh tại Đại hội XIII của Đảng.

Nếu ông Nguyễn Thiện Nhân quyết định về lại thành phố để cùng góp sức chống dịch, thì quả là kỳ đại hội lần thứ XIII này có quá nhiều bất ngờ ngoài tiên liệu của Tổng bí thư khóa XII Nguyễn Phú Trọng.

Người tính không bằng trời tính, là vậy !

***

Trong thông báo vừa phát đi tối 28/1, Bộ Y tế đề nghị người từng đến 31 địa điểm sau khai báo y tế và liên hệ cơ quan y tế gần nhất đề được tư vấn và hỗ trợ phòng chống Covid-19.

I. Hải Dương :

1. Ngày 17/1 : Trường Tiểu học Chu Văn An, Sao Đỏ, Chí Linh

2. Ngày 23-24/1 : Đám cưới tại thôn Quế Lĩnh, Thượng Quận, huyện Kinh Môn

3. Ngày 23/1 : Đám cưới tại Hoàng Tân, thôn Đạo Xá, thành phố Chí Linh

4. Ngày 24/1 : Đám cưới tại thôn Ngư Uyên, Long Xuyên, huyện Kinh Môn

5. Ngày 20-26/1 : Chợ xóm dân cư Dương Nham, Phạm Thái, huyện Kinh Môn

6. Ngày 20-22/1 và 24-25/1 : Chợ Hoàng Tiến, Hoàng Tiến, Chí Linh

7. Ngày 23/1 : Phòng khám đa khoa Côn Sơn, QL37, Cộng Hoà, Chí Linh

8. Ngày 23/1 : Lẩu nấm Trần Phố, Sao Đỏ, thành phố Chí Linh

9. Ngày 23-24/1 : Siêu thị Lan Chi, huyện Kinh Môn

10. Ngày 23-24/1 : Siêu thị Lan Chi, Sao Đỏ, thành phố Chí Linh

11. Ngày 23/1 : Quán tạp hóa Cường Na, Đìa Mối, An Sinh, huyện Kinh Môn

12. Ngày 24/1 : Chợ Sao Đỏ, Thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh

13. Ngày 24/1 : Cửa hàng Thế giới Di động, Cách Ngã 3 Sao Đỏ 50m, về phía Hải Dương

14. Ngày 24/1 : Cửa hàng Mẹ và bé, Bến Tắm, Chí Linh

15. Ngày 24/1 : Tiệm Trà Chanh 1975, số 233 Nguyễn Trãi, Sao Đỏ, Chí Linh

16. Ngày 25/1 : Hiệu thuốc Tiến Huyền, đối diện chợ An Sinh, An Sinh, Kinh Môn

17. Ngày 25/1 : Nhà thuốc Hùng Nhung, số 110 đường Hữu Nghị, Chí Linh

18. Ngày 26/1 : Phòng khám Đa khoa Hải Dương, Sao Đỏ, Chí Linh

19. Ngày 26/1 : Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, số 119, Nguyễn Trãi, Sao Đỏ, Chí Linh

20. Ngày 26/1 : Nhà Thuốc Thềm Xuyến, Nguyễn Trãi, Sao Đỏ, Chí Linh

21. Ngày 27/1 : Chợ Thanh Tân, Lê Lợi, Chí Linh

22. Ngày 27/1 : Chợ Khê Khẩu, Văn Đức, Chí Lính

23. Ngày 27/1 : Chợ An Sinh, An Sinh, Kinh Môn

II. Hải Phòng

24. Ngày 25/1 : Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng

III. Quảng Ninh

25. 18-21g ngày 21/1 : Nhà hàng Trung Sơn, Vân Đồn

26. Ngày 23/1 : Bệnh viện Đa khoa Vinmec Hạ Long, 10A Lê Thánh Tông, Hồng Gai, Thành phố Hạ Long

27. Ngày 23/1 : Nhà hàng lẩu ếch Cổng Vàng cơ sở II, 68 khu 9 TT Cái Rồng (cách Cảng Cái Rồng 200m)

28. Ngày 24/1 : Chợ Bắc Mã, Xã Bình Dương, thị trấn Đông Triều

29. Từ ngày 15-28/1 : Hành khách trên các chuyến bay xuất phát từ Sân bay Vân Đồn và đến Sân bay Vân Đồn

IV. Hà Nội

30. Ngày 20/1 : Đám cưới tại thôn Xuân Dương, Xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

31. Ngày 21/1 : Đám giỗ tại thôn Xuân Dương, Xã Kim Lũ, huyện Sóc Sơn

Cho đến tối 28/1, Bộ Y tế thông báo ghi nhận tổng số 105 ca bệnh trong ngày, trong đó có 98 ca tại Quảng Ninh (14 bệnh nhân), Hải Dương (83 bệnh nhân) và Hải Phòng (1 bệnh nhân), cùng 7 ca bệnh mới nhập cảnh từ nước ng

Phú Xuân

Nguồn : VNTB, 29/01/2021

************************

Dịch Covid-19 bùng phát lại khi Đảng họp Đại hội 13

RFA, 28/01/2021

Vào đêm 27 rạng sáng ngày 28/1-2021, Bộ Y tế Việt Nam công bố có 2 ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng sau gần 2 tháng không phát hiện dịch, điều này làm cho Đại hội Đảng 13 đang họp phải tăng cường các công tác phòng dịch.

VIETNAM-POLITICS

Chốt kiểm tra ngăn ngừa Covid-19 sử dụng biện pháp khử trùng xe và người vào Trung tâm Hội nghị Quốc gia nơi Đại hội 13 Đảng cộng sản Việt Nam đang diễn ra ở Hà Nội hôm 27/1/2021 - AFP

Bộ Y tế không cho biết 2 ca này là nhiễm loại virus corona như nhiều tháng qua hay là nhiễm chủng biến thể ở Anh, tuy nhiên nữ bệnh nhân 1552 có tiếp xúc với nữ công nhân đi Nhật (nhiễm SAR-COV-2 chủng mới ở Anh ngày 26/1).

Tại cuộc họp tối muộn ngày 27/1, Bộ Y tế cho biết thông tin từ Nhật Bản cho thấy nữ công nhân từ Hải Dương, đến Nhật hôm 17/1, kết quả xét nghiệm (qua giải trình tự gen) ngày 26/1 cho kết quả dương tính với Covid-19 chủng biến thể từ Anh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi vào phòng họp với các quan chức chỉ đạo chống dịch Covid-19 đã vội mang khẩu trang - điều mà trong suốt 3 ngày đại hội qua không đại biểu nào làm.

Tuy nhiên, theo hình ảnh của mạng báo Tuổi trẻ online một số quan chức như Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng y tế Nguyễn Thanh Long và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam không đeo khẩu trang.

Bên cạnh đó, công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia sáng nay cũng được siết chặt, nghiêm ngặt hơn. Các đại biểu, nhân viên phục vụ, phóng viên tác nghiệp... tại trung tâm đều được yêu cầu và được phát khẩu trang để đeo ngay từ ngoài cổng kiểm soát.

Các biện pháp tăng cường đeo khẩu trang trong đại hội thời điểm này có lẽ là muộn màng vì nam bệnh nhân 1553 ở Quảng Ninh đã phát các triệu chứng như sốt, ho khan, đau họng, đồng nghĩa với việc dịch Covid-19 đã lây lan trong vòng ít nhất 14 ngày trước đó.

Sáng 28/1-2021 bên lề đại hội đảng 13, ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh tiết lộ ban đầu tỉnh Hải Dương phát hiện có 72 ca và Quảng Ninh 11 ca dương tính với Covid-19 nghi là biến chủng mới của virus corona từ Anh.

"Đây là ổ dịch lớn nhất phát hiện trong cộng đồng từ đầu năm đến nay. Chưa chính xác nhưng Hải Dương có 72 ca và Quảng Ninh 11 ca.

Những xét nghiệm chắc chắn chúng tôi mới công bố. Có truy vết, tất cả biện pháp được thực hiện quyết liệt và tích cực", ông Khuê nói và cho biết thêm khi phát hiện ra thì số lượng lây lan đã rất nhanh, chưa xác định được F0.

Như vậy sau gần 60 ngày chưa phát hiện ca mới, Việt Nam mới tiến hành xét nghiệm diện rộng và phát hiện ít nhất 83 ca bệnh khi nữ công nhân đi Nhật Bản từ ngày 17/1 phát hiện bị nhiễm virus corona biến chủng mới của Anh hôm 26/1.

Việc phát hiện hàng loạt ca bệnh xảy ra khi Đại hội Đảng 13 vừa trải qua 3 ngày đầu với khoảng 1.600 đại biểu trong phòng họp kín và không có ai thực hiện biện pháp phòng dịch nào ngoài xét nghiệm.

********************

‘Hà Nội đang nguy cơ cực kỳ cao, đến mức báo động đỏ’

VNTB, 28/01/2021

Báo Thanh Niên cho biết ông Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Trưởng ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Thành phố Chử Xuân Dũng tuyên bố nguy cơ xuất hiện dịch ở Hà Nội đang "rất cao, cực kỳ cao, đẩy đến mức báo động đỏ".

covi9

Đề nghị "hạn chế tối đa" tụ tập đông người

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị nâng mức độ hạn chế tụ tập đông người. Nếu như hiện Hà Nội đang ở mức "hạn chế tụ tập đông người, tổ chức lễ hội", thì thời điểm này, ông Hiền đề xuất nâng lên mức "hạn chế tối đa".

covi10

Sáng 28/01/2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu phải xử phạt nghiêm những người không đeo khẩu trang, vì hiện nay tình trạng lơ là, không tuân thủ việc đeo khẩu trang khá phổ biến.

covi11

Dịch có ở 3 địa phương kết nối giao thông mật thiết với Hà Nội

Theo ông Chử Xuân Dũng, Phó chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, thì hiện nay nguy cơ có dịch của Hà Nội rất cao, "nâng lên mức báo động đỏ". Ông Dũng đưa ra 5 lý do sau :

Thứ nhất, người dân các địa phương đổ về Hà Nội thời điểm cuối năm này rất đông, với số F0 tăng nhanh như vậy, thì lượng tiếp xúc rất lớn.

Thứ hai, nhập cảnh trái phép nguy cơ vẫn còn. Thứ ba, dịp Tết diễn ra nhiều hoạt động đông người. Thứ tư, người dân rất chủ quan, lơ là. Thứ năm là chủng lần này là chủng có tốc độ lây lan rất cao.

Tính đến tối ngày 28.01.2021 dịch đã có ở 3 địa phương : Quảng Ninh (14 ca), Hải Phòng (1 ca), Hải Dương (83 ca), đều là những địa phương có kết nối giao lưu mật thiết với Hà Nội.

Đến nay, tỉnh Hải Dương cũng đã xác nhận được 237 trường hợp F1, trong đó có 60 ca ngoài cộng đồng, 117 trường hợp tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Poyun. Cơ quan chức năng đã thông báo về một số đối tượng F1 lưu trú tại Hà Nội, Bắc Giang, Quảng Ninh.

Tại Hải Phòng, Sở Y tế Hải Phòng có báo cáo nhanh về một trường hợp dương tính tại Bệnh viện Nhi Hải Phòng. Trong đó, người mẹ đi làm việc tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Poyun, có về địa phương vào ngày 24/1, sau đó có biểu hiện sốt. Kết quả xét nghiệm người mẹ âm tính, người con có kết quả 3 lần xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nhận định tình hình dịch bệnh tại Hải Dương còn nhiều diễn biến nghiêm trọng hơn. Ông Long yêu cầu tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh sẵn sàng kịch bản, trang thiết bị hiện đại, mở rộng thêm 3 bệnh viện dã chiến triển khai ngay trong đêm 28/1 để sẵn sàng điều trị cho các bệnh nhân. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo phong tỏa toàn bộ thành phố Chí Linh (Hải Dương) trong 21 ngày tức cho đến ngày mùng 7 tết âm lịch và tạm dừng hoạt động của sân bay Vân Đồn từ 0giờ ngày 29/01/2021.

Tối muộn ngày 28/1, Sở Y tế Hà Nội có báo cáo về ca Covid-19 dương tính mới nhất trong đợt dịch này. Bệnh nhân 20 tuổi, ở Hải Dương và là F1 của bệnh nhân ở Hải Dương, hiện bệnh nhân đang thuê trọ tại Hà Nội. Bắc Ninh cũng đã thông báo ca bệnh.

Additional Info

  • Author Phú Nhuận, Thới Bình, Thụy My, Thanh Phương, Vũ Hân, Phú Xuân, RFA tiếng Việt, VNTB
Published in Diễn đàn

1. Mối đe dọa an ninh biên giới

Chính phủ Việt Nam đã thành công trong phòng chống dịch Covid 19 cho đến tháng 6/2020. Nhưng lỗ hổng biên giới đã đưa Việt Nam rơi vào một tình trạng lây lan virus corona Vũ Hán mới vào cuối tháng 7/2020, rộng hơn và nguy hiểm hơn tất cả các đợt lây lan trước đây. "Đốn củi 3 năm đốt 1 giờ". Chủ quan buông lỏng kiểm soát biên giới đã đưa đến hậu quả vô cùng đắt giá. Nhưng hy vọng rằng, với các biện pháp quyết liệt của Chính Phủ và sự đồng lòng của toàn dân, Việt Nam sẽ vượt qua làn sóng dịch mới.

cov1

Nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị lực lượng Biên phòng bắt giữ Ảnh : N.H

Phải ý thức xuyên suốt rằng, Việt Nam sẽ không thể an toàn khi dịch bệnh đang tồn tại ở nước khác. Việt Nam không thể mở cửa biên giới cho đến khi có vaccine mới đặc trị dịch bệnh.

Thực tế đã chỉ ra việc Việt Nam cho phép nối lại đường bay với Trung Quốc là nóng vội. Phía Trung Quốc từ chối mở lại đừng bay. Nhưng hàng chục ngàn người Trung Quốc vượt biên bất hợp pháp, trốn tránh cách ly đã mang đến cho Việt Nam tai họa mới. Dù nguyên nhân gây ra làn sóng dịch mới này đến từ nước nào, thì xuất phát điểm đầu tiên cũng là từ virus Vũ Hán.

Nhưng không chỉ nguy hiểm về gieo rắc đại dịch, mà điều bất an lớn khác đang hiện ra, là dịch virus Hán đã đục thủng hàng ngàn lỗ hổng an ninh biên giới.

Đợt truy lùng quyết liệt vừa qua "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người" đã đưa đến kết quả là hầu hết các tỉnh thành đều có nhiều người Trung Quốc vượt biên trái phép đến cư trú sinh sống hoạt động tại Việt Nam. Con số mà VTV đưa tin 13000 người Trung Quốc vượt biên bất hợp pháp từ đầu năm cho tới 06/7/2020 là còn thấp xa so với thực tế (1).

Chỉ cần nhìn vào giá đưa 1 người Trung Quốc sang Việt Nam chỉ mất có 250 ngàn đồng Việt Nam, thì ước lượng được con số người vượt biên rất lớn và rất nhiều nguồn tổ chức cho người Trung Quốc vượt biên. Xin không bàn về con số cụ thể ở đây. Điều cần bàn là hậu quả.

Khi Trung Quốc giúp Việt Nam làm đường trong chiến tranh ở thập niên 60 thế kỷ 20, Trung Quốc đã để lại địa đạo ngầm và kho ngầm mà đến cuộc chiến tranh tháng 2/1979 là lúc họ sử dụng.

Điều gì sẽ xẩy ra cho Việt Nam khi hàng chục ngàn người Trung Quốc vượt biên qua biên giới sống nhiều tháng ở khắp các tỉnh thành Việt Nam mà phía Việt Nam không thể biết ?

Mỹ đã đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston tuần trước vì phát hiện Trung Quốc hoạt động gián điệp. Với Mỹ, khó khăn là thế, mà Trung Quốc còn cử hàng ngàn sinh viên sang để ăn cắp công nghệ, thì dễ như Việt Nam, mối đe dọa sẽ lớn như thế nào ?

2. 11 điểm khác biệt của người Trung Quốc trong hoạt động qua biên giới so với người Việt Nam

Việt Nam đã ký với Trung Quốc Hiệp định quản lý biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc. Tử huyệt đối với Việt Nam trong hiệp định này là điều khoản dẫn độ. Theo đó người Trung Quốc đến Việt Nam vi phạm pháp luật Việt Nam, phạm tội trên đất Việt Nam sẽ không xử theo luật pháp Việt Nam mà trao trả cho Trung Quốc. Chẳng hạn Quảng Ninh vừa trao trả 5 người Trung Quốc vươt biên giới trái phép bị bắt giữ hôm 13/7/2020, tốn công của cho 5 người này cách ly 14 ngày, rồi trao trả hôm 28/7/2020 (2).

Đừng biện hộ là hiệp định song phương có đi có lại. Rằng Trung Quốc cũng thực hiện như thế đối với Việt Nam.

Nên khắc cốt ghi tâm "Trung Quốc là nước bất thường". Bởi thế, phải đối xử với Trung Quốc theo cách bất thường. Sau đây là 11 điểm khác biệt của người Trung Quốc trong hoạt động qua biên giới so với người Việt Nam.

1. Trung Quốc chủ trương đưa người sang Việt Nam hoạt động bất hợp pháp mà Việt Nam thì không.

2. Lượng người Trung Quốc sang Việt Nam đông gấp hàng trăm lần số người Việt Nam sang Trung Quốc.

3. Phạm vi hoạt động của người Trung Quốc trù mật khắp mọi nơi trong Việt Nam, trong khi người Việt Nam hoạt động hạn chế chỉ ở một số điểm sát biên giới Việt Nam, hay chỉ một số địa điểm ở một số địa phương nhất định.

4. Người Trung Quốc hoạt động và phạm tội ở mọi lĩnh vực, bao gồm cả ma tuý, cướp bóc ngân hàng và xã hội đen, trong khi người Việt Nam không thể làm gì trong lãnh thổ Trung Quốc.

5. Người Trung Quốc tiềm lực tài chính lớn, nhiều công nghệ, nhiều phương tiện hơn người Việt nam, nên phạm vi và mức độ hoạt động của người Trung Quốc lớn hơn nhiều so với người Việt Nam.

6. Người Trung Quốc có nhiều tổ chức, có số lượng người hợp tác đông đảo nhiều lần hơn so với người Việt Nam.

7. Người Trung Quốc có hệ thống người gốc Hoa ở địa phương đông đảo, điều mà người Việt Nam không thể có ở đất Trung Quốc.

8. Người Trung Quốc sang sinh con đẻ cái ở Việt Nam.

9. Người Trung Quốc được hệ thống gián điệp và Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ, bảo vệ.

10. Tội phạm Trung Quốc nham hiểm tàn bạo và lắm mưu mô.

11. Người Trung Quốc sang hoạt động ở Việt Nam tác động được lên hệ thống công quyền, "mua" được cán bộ và người Việt Nam, trong khi người Việt Nam không thể làm như thế ở Trung Quốc.

Từ đó để thấy, không thể ký một Hiệp định quản lý biên giới đất liền thông thường với Trung Quốc.

3. 9 bất lợi do điều khoản dẫn độ gây ra

Điều khoản dẫn độ là điều khoản rất bất lợi cho Việt Nam. Nội dung dẫn độ đã bị phía Trung Quốc áp đặt theo ý thích của Trung Quốc, không giống như nội dung dẫn độ mà các quốc gia khác ký kết với nhau.

Trong quan hệ song phương, Trung Quốc luôn lấn át đối phương, nhất là nước bé. Vì thế Trung Quốc luôn đòi hỏi đàm phán song phương mà lẩn tránh đa phương. Sau đây là 9 bất lợi do điều khoản dẫn độ gây ra cho phía Việt Nam.

1. Việt Nam không trị tội phạm người Trung Quốc đã gây ra tội ác ở Việt Nam thì người Trung Quốc không chỉ coi thường luật pháp Việt Nam, mà còn bất chấp luật pháp Việt Nam vì không có hiệu lực đối với họ, không trừng phạt được họ. Vì thế tội phạm người Trung Quốc sẽ tiếp tục sang lại Việt Nam.

2. Người Việt Nam không biết Trung Quốc xử tội những kẻ phạm tội như thế nào ? Có thể xử nhẹ hơn. Có thể tha bổng.

3. Trung Quốc chủ trương, khuyến khích, làm ngơ cho người Trung Quốc sang Việt Nam phạm tội.

4. Nếu Việt Nam và Trung Quốc không trị tội phạm người Trung Quốc gây tội trên đất Việt Nam, thì sẽ thúc đẩy người Trung Quốc theo nhau sang Việt Nam hoạt động phi pháp.

5. Vô cùng bất công cho người Việt Nam. Chẳng hạn, người Việt Nam đưa người Trung Quốc vượt biên trái phép chỉ lấy được 250 ngàn đồng, bị khung hình phạt 1-15 năm tù, trong khi người Trung Quốc được tha bổng trao trả về Trung Quốc (3).

6. Đây là cơ hội vàng cho Trung Quốc hoạt động gián điệp.

7. Tội phạm Trung Quốc sẽ gây cho Việt Nam nhiều tai họa, tàn phá và làm suy yếu Việt Nam.

8. Bộ Quốc phòng và Bộ Công an Việt Nam phải căng mình chống tội phạm Trung Quốc cho đến kiệt sức mà cũng không trừ được tội phạm Trung Quốc. Đó là mắc vào kế không đánh mà làm cho địch kiệt sức của Trung Quốc.

9. Trung Quốc không tuân thủ hiệp định như phía Việt Nam tuân thủ.

4. Phải ký lại hiệp định quản lý biên giới đất liền Việt Nam – Trung Quốc

11 điểm khác biệt của người Trung Quốc trong hoạt động qua biên giới so với người Việt Nam cũng như 9 bất lợi do điều khoản dẫn độ gây ra – khẳng định sự cần thiết phải ký lại một hiệp định mới về quản lý biên giới với Trung Quốc. Ý thức được rằng, Trung Quốc sẽ cản trở và trì hoãn điều này.

5. Thông quan của đạo luật mới

Trong khi chưa ký được hiệp định mới, thì phải thông qua các đạo luật mới để áp dụng. Tình hình đặc biệt luôn có các đạo luật đặc biệt phù hợp với tình hình. Bởi thế Quốc Hội cần thông qua các đạo luật mới, giúp cho Chính phủ bảo vệ được an ninh biên giới.

Lấy thí dụ là 2 đạo luật sau đây :

1. Phạt tù và lao động cưỡng bức với tất cả những ai vượt biên giới trái phép. Thời hạn 2 năm tù và lao động cải tạo cho lần vượt biên trái phép đầu tiên. Thời hạn 5 năm tù và lao động cải tạo cho lần vượt biên trái phép thứ 2. Tù chung thân và lao động cải tạo cho lần vượt biên trái phép thứ 3 trở lên.

Đảm bảo rằng, điều luật này đưa ra, người Trung Quốc vượt biên trái phép sang Việt Nam sẽ giảm đột ngột. Quân đội và công an sẽ không mất nhiều công sức tiền của để đối phó như hiện nay.

2. Tất cả những người nước ngoài phạm tội trên đất Việt Nam, dù là tội gì, đều xử theo pháp luật Việt Nam. Những điều luật trước đây trái với luật này bị vô hiệu.

Đừng sợ rằng Trung Quốc sẽ đáp trả, và người Việt Nam sẽ bị cầm tù ở Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc thích thì vẫn cầm tù những người Việt Nam vượt biên bất hợp pháp mà phía Việt Nam không thể biết. Trung Quốc nói và làm là hoàn khác nhau.

Ở mặt khác, người Trung Quốc bị cầm tù vì vi phạm pháp luật Việt Nam sẽ đông gấp trăm lần so với người Việt Nam vi phạm pháp luật Trung Quốc. Đừng sợ phải nuôi. Lao động khổ sai sẽ đảm bảo.

Quốc hội cần xem xét để thông qua các đạo luật mới phù hợp với hoàn cảnh bất thường hiện nay.

6. Phải xây tường biên giới

Trung Quốc đã xây những đoạn tường biên giới trên đất Trung Quốc. Việt Nam phải xây tường biên giới trên đất Việt Nam. Đây là điều bắt buộc. Lợi ích của tường biên giới không phải bàn cãi. Nhiều nước đã xây tường biên giới.

Đừng đổ lỗi cho kinh phí. Hiện nay bê tông cốt thép không thiếu, không đắt. Xây dần. Được đoạn nào tốt nơi đó. Cho đến khi hoàn tất toàn bộ chiều dài biên giới với Trung Quốc. Một chính sách quyết liệt thì không quá 5 năm.

7. Chỉ có kẻ thù – Không có thế lực thù địch

1. Đứng ở cương vị lãnh đạo phải có tầm nhìn cái thế. Người cái thế nhìn thấy kẻ thù. Người cái thế không nhìn thấy thế lực thù địch.

2. Thế lực thù địch là một khái niệm mơ hồ, không đếm được, không chỉ rõ ra được.

Kẻ thù chỉ rõ ra được. Kẻ thù đếm được.

Cuộc đấu tranh khác chính kiến là cuộc đấu tranh về đường lối chính sách. Cuộc đấu tranh về đường lối chính sách có thể dẫn đến thay đổi đường lối phát triển, thay đổi người cầm quyền, nhưng không bao giờ là cuộc chiến tranh xâm lược tổ quốc. Người cái thế không nhìn đồng bào khác chính kiến là kẻ thù.

Người Việt khác chính kiến, dù sinh sống ở đâu, đều không phải là kẻ thù. Họ là "máu của máu Việt Nam". Họ là "thịt của thịt Việt Nam".

3. Một quốc gia có thể có kẻ thù, nhưng không có thế lực thù địch. Kẻ thù của một quốc gia là giặc ngoại xâm.

Những quốc gia không mưu toan xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam thì không phải là kẻ thù của Việt Nam.

Việt Nam làm bạn với tất cả. Việt Nam không muốn gây xung đột với bất cứ ai. Nhưng Việt Nam sẽ khó tránh khỏi xung đột nếu không chịu thay đổi, ngoại trừ chịu bị lấn chiếm dần trên biển và bị phụ thuộc.

Con virus Vũ Hán là giặc. Nhưng giặc virus Vũ Hán rồi có vaccine đặc trị. Chỉ có mối đe dọa từ Bắc Kinh là chưa có phương thuốc chữa trị.

Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn : BBC, 29/07/2020

(1) htpps://vtv.vn/…/phat-hien-13000-truong-hop-nhap-canh-trai-…

(2) htpps://thanhnien.vn/…/trao-tra-5-nguoi-trung-quoc-nhap-can…

(3) htpps://tuoitre.vn/2-phu-nu-viet-dua-9-nguoi-trung-quoc-nha…

Additional Info

  • Author Nguyễn Ngọc Chu
Published in Diễn đàn
mardi, 12 mai 2020 21:28

Bài học từ đại dịch

Vào giữa tháng 3 năm 2020, khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành, ông bạn già của tôi, Nguyễn Đại Thức, lúc đó đang ở Houston, Texas, gửi cho tôi qua viber một tin nhắn bằng tiếng Pháp, kèm theo bức ảnh nhà tiên tri người Pháp Nostradamus. Nội dung tin nhắn như sau :

"Nostradamus đã viết vào năm 1555 như thế này : Sau này, vào một năm sinh đôi (2020), một nữ hoàng (corona) đến từ Phương Đông và phát tán một vết thương trong bóng tối của đêm đen, trên xứ sở của 7 ngọn đồi và sẽ biến thành tro bụi hoàng hôn của con người, để tàn phá và hủy diệt thế giới. Đó sẽ là dấu chấm hết cho nền kinh tế thế giới mà bạn đã từng biết".

nostradamus1

Cách đây gần 500 năm, Nostradamus đã tiên tri về sự xuất hiện của con virus Corona với những hậu quả đáng lo ngại - Ảnh minh họa 

Lời tiên tri của Nostradamus nói về sự xuất hiện của virus Corona mới (Covid-19) từ Trung Quốc làm chết nhiều người, đặc biệt là tại một quốc gia có 7 ngọn đồi (nước Ý), làm nền kinh tế thế giới bị hũy hoại và thay đổi sâu sắc.

Cũng giống như lời tiên tri được phát tán sau khi tòa tháp đôi bị tấn công hay khi Trump đắc cử tổng thống thứ 45 của Mỹ, chúng thường được nhiều người tin, mặc dù chỉ được phát hiện sau khi biến cố xảy ra. Mỗi khi có một thảm họa lớn ảnh hưởng đến sinh mạng nhiều người, con người thường có xu hướng tin vào sự tất yếu của việc xuất hiện thảm họa như một định mệnh không thể tránh được. Một số người tin rằng sự tất yếu đó được quyết định trước bởi một Sức Mạnh Tối Cao nhằm trừng phạt con người vì những tội lỗi không thể dung thứ của nó. Một số người khác tin rằng sự trừng phạt đó chỉ đơn giản là hậu quả của Nghiệp lực, kết quả của những hành động sai trái được con người lập đi lập lại nhiều lần đối với Thiên nhiên và đối với chính nó ! Dù là định mệnh hay quả báo, tôi nghỉ rằng cơn đại dịch này dạy cho con người 2 bài học, một bài học đến từ Thiên nhiên và một bài học đến từ chính Con người.

Virus Vũ Hán đã không lây lan cho con người nếu người Hoa vùng Hồ Bắc không có thói quen ăn thịt các loài động vật hoang dã, mà trong trường hợp này, đã bị nhiễm virus từ dơi. Tại Trung Quốc và nhiều nước Châu Á khác, nhiều người cho rằng ăn uống một bộ phận thân thể của động vật hoang dã như máu, xương, sừng, lục phủ ngũ tạng... sẽ giúp tăng cường sức khỏe, trị bá bệnh, kéo dài tuổi thọ của con người. Việc uống tươi máu rắn, máu con xuyên sơn giáp và nhiều chủng loại hiếm khác, hay ngâm rượu các loài rắn độc, sừng tê giác, mật gấu, xương cọp để uống như thuốc bổ, là rất phổ biến. Sự mê tín cộng đồng đó dẫn đến hành động tàn sát động vật hoang dã, một hành động diệt chủng mà cho đến gần đây, cả thế giới mới đồng thanh cho là tội ác và lên án. Trọng tội này, xuất phát từ lòng tham si của con người, không những đưa đến sự tàn phá môi trường, hủy diệt các chủng loài động vật quý hiếm mà còn làm phát tán, lây lan dịch bệnh từ động vật sang người.

Mặc dù vậy, hiện nay, các chợ bày bán động vật hoang dã vẫn xuất hiện đông đảo tại Trung Quốc mà Vũ Hán chỉ là một trường hợp bình thường như nhiều thành phố khác. Khi động vật hoang dã bị giết thịt trở nên ngày càng hiếm, người thích ăn chúng ngày càng nhiều. Thêm vào đó, con người càng giàu, không gian kinh tế càng mở rộng, môi trường sống của động vật hoang dã càng bị thu hẹp. Rừng rậm bị tàn phá, đồng cỏ bị khai hoang, sông hồ bị ô nhiễm một cách có hệ thống từ năm này sang năm khác. Sự tàn phá môi trường thiên nhiên, sự săn bắt mang tính chất hủy diệt động vật hoang dã của con người làm cho sức khỏe và khả năng đề kháng dịch bệnh của các chủng loại bị suy yếu dần do thiếu ăn, thiếu dinh dưỡng, chịu tác động của các hóa chất độc hại do con người thãi ra môi trường. Khi cơ thể bị suy yếu, các động vật hoang dã, vật chủ của các con virus, bị chúng tấn công và mất đi khả năng tạo ra kháng thể để chống lại các bệnh do virus gây ra. Động vật hoang dã nhiễm virus bị con người bắt được dễ dàng hơn, và trở thành thức ăn khoái khẩu cho họ. Những virus trước đây hoàn toàn xa lạ với con người, nay có điều kiện xâm nhập cơ thể con người và tự biến đổi gen để cho phép chúng thực hiện tiến trình tấn công, xâm nhập tế bào của vật chủ mới. Con virus Vũ Hán là một trong nhiều con virus tương tự lây nhiễm từ động vật hoang dã sang người trước nay, với đặc tính ngày càng nguy hiểm hơn, hung hãn hơn. Virus Vũ Hán sẽ là điềm báo trước những đại dịch còn khủng khiếp hơn trong tương lai, nếu con người không thay đổi cách hành xử của mình đối với các chủng loài khác và đối với Mẹ Thiên Nhiên. Sự xuất hiện đại dịch rốt cuộc chỉ là một bài học tất yêu về luật nhân quả mà Thiên Nhiên dạy cho con người. Người Vũ Hán lãnh hậu quả nặng nề, bị nhiễm bệnh viêm phổi cấp và chết hàng loạt chinh là do những hành động bất xứng của họ đối với thiên nhiên, đối với các chủng loài khác.

Nhưng khi con virus từ Vũ Hán -được WHO gọi là Covid-19 để không nhắc đến xuất xứ của nó- lan tràn khắp thế giới và giết chết nhiều người tại các nước khác, đó là một bài học mà con người dạy cho chính nó. Nostradamus, từ thế kỷ 16, có thể tiên đoán đươc sự xuất hiện của đại dịch Corona tại Châu Âu, phải chăng vì ông thấy trước rằng, 500 năm sau thời kỳ Trung cổ giáo điều và phản động của ông, con người vẫn tiếp tục u mê bởi những điều đó. Nhiều chánh phủ, nhiều nhà lãnh đạo nhà nước, vẫn xem nhẹ mạng sống của người dân, xem nhẹ sự an nguy của cộng đồng, xem nhẹ sự ô nhiễm của môi trường sống, trong khi coi trọng lợi ích kinh tế ngắn hạn và quyền lợi chính trị ích kỷ của họ hoặc phe nhóm họ. Các quốc gia vẫn chưa đủ khôn ngoan để hợp tác cùng nhau đối phó với thiên tai dịch họa mang tính chất toàn cầu.

Trong một thời đại bùng nổ thông tin, người ta vinh danh cách mạng 4.0, ca tụng sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và công nghệ 5G, nhiều Nhà nước vẫn chọn lựa phương sách ém nhẹm, bưng bít thông tin thay vì công khai, minh bạch, thích lừa dối hơn là nói ra sự thật, thích bịt miệng giới trí thức, khoa học hơn là lắng nghe tiếng nói phản biện của họ. Chính sự vô minh của con người ở cấp độ Nhà nước là nguyên nhân hàng đầu khiến cho con virus Covid-19 nhỏ bé, từ một góc chợ của một thành phố ở Trung Quốc trở nên hùng mạnh và bất trị trên toàn cầu.

Nếu Trung Quốc không che giấu dịch bệnh ngay từ giữa tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán với sự im lặng cố ý của WHO trong thời gian vàng 6 tuần lễ sau ngày xuất hiện ca nhiễm đầu tiên, nếu Trung Quốc ngay từ đầu đã có ý thức trách nhiệm cộng đồng, sẵn sàng hợp tác với các nước khác để chia sẻ các thông tin cần thiết và chính xác về sự nguy hiểm của virus Corona do khả năng thích nghi và tính chất lây lan khủng khiếp của nó từ người sang người, phần còn lại của thế giới sẽ chẳng thể xem thường con virus này và đã có những biện pháp phòng vệ sớm hơn. Các nước sẽ có đủ thời gian để chuẫn bị các phương tiện phòng dịch như khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế chuyên dụng, các máy trợ thở, các dụng cụ xét nghiệm…, giúp đội ngũ y bác sĩ chống dịch hiệu quả hơn. Các nước sẽ có những biện pháp cách ly xã hội sớm hơn, người dân các nước sẽ được hướng dẫn rõ ràng, cụ thể để tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng vệ cho bản thân mình và cho cộng đồng. Thiệt hại về nhân mạng và tỗn thất về kinh tế, trên toàn thế giới, sẽ giảm nhẹ rất nhiều. Nhưng điều tốt đẹp đó đã không xảy ra.

Sự chậm trễ công bố dịch của Trung Quốc đã làm cho thế giới đánh giá thấp nguy cơ lây nhiễm của virus Covid-19 từ Vũ Hán. Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Các chánh phủ dân chủ ở Châu Âu, ở Hoa Kỳ... sở dĩ xem virus Covid-19 như một sản phẩm made in China, xem nhẹ sự nguy hiểm của nó cũng chỉ vì động cơ lợi ích. Họ không thực hiện các biện pháp phòng dịch như cách ly xã hội, yêu cầu dân chúng mang khẩu trang... một mặt vì e sợ các biện pháp này làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, đến tình trạng thất nghiệp, một mặt vì sợ đụng chạm đến các quyền tự do của người dân và bị đảng phái đối lập chỉ trích. Tập quán và văn hóa phương Tây, vốn đặt nền móng trên sự tự do cá nhân và sự thân thiện xã hội, trở thành một nhược điểm trong phòng chống dịch, khi người dân không quen mang khẩu trang, vẫn thích bày tỏ những cái bắt tay, ôm hôn thân thiện khi giao tiếp và không thể bỏ qua những nghi thức tôn giáo cộng đồng…

Khi tôi viết những dòng này, những con số thống kê chính thức cho biết trên toàn thế giới đã có trên 4 triệu người bị nhiễm Covid-19 và trên 300 ngàn người tử vong. Riêng tại Mỹ số người nhiễm đã vượt con số 1,4 triệu người và hơn 80 ngàn người đã chết. Hơn 4 tỷ người trên thế giới chịu sự cách ly xã hội, các hoạt động kinh tế, thương mại, tài chánh trên toàn cầu bị tê liệt. Nguy cơ nghèo đói bùng phát tại các nước đang phát triển. Nền kinh tế thế giới đang lún sâu vào suy thoái. Người Mỹ đã thực hiện chương trình cứu trợ kinh tế xã hội lên đến 2.200 tỷ USD, Đức triển khai gói cứu trợ 1.100 tỷ Euro và Nhật chuẫn bị đến 1.000 tỷ USD. Là nước chịu ảnh hưởng của đại dịch thấp nhất, không có trường hợp tử vong, nhờ áp dụng sớm những biện pháp phòng dịch hiệu quả được sự hưởng ướng tích cực của người dân, Việt Nam cũng dự trù một quỹ hỗ trợ 240 ngàn tỷ đồng để giúp đỡ các doanh nghiệp và người dân gặp khó. Trên toàn thế giới, các khoản tiền mà các chánh phủ bỏ ra để hỗ trợ nền kinh tế quốc gia vượt qua ảnh hưởng suy trầm của đại dịch Covid-19 tương đương 5% GDP toàn cầu. Tác hại của đại dịch, do con người gây ra, sẽ rất khủng khiếp cả về nhân mạng lẫn kinh tế. Nhưng ai sẽ học được bài học đó ?

Những người đã chết và sẽ chết không thể học được gì. Liệu những người sống sót sau nạn dịch sẽ không phạm sai lầm từ nay về sau ? Các chế độ toàn trị, dân túy có thể vẫn lập lại sai lầm vì thường bị mù quáng bởi những lợi ích khác hơn mạng sống và sự an toàn của con người, những lợi ích liên quan đến chính trị, đến quyền lực, đến ý thức hệ. Lý thuyết về miễn dịch cộng đồng - mà những tín đồ toàn trị và dân túy ưa thích- nhận định rằng con virus, dù mạnh nhất, cũng không thể giết hại toàn thể con người trong cộng đồng. Những cá thể khỏe mạnh sẽ vượt qua dịch bệnh, tự tạo nên kháng thể và hình thành một hàng rào cá thể miễn nhiễm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Số người chết có thể lên đến hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu, nhưng đó vẫn là một tỷ lệ nhỏ của những con người yếu đuối, bệnh hoạn, già cỗi trong cộng đồng nhân loại 7,5 tỷ người hiện nay. Đông đão những con người mạnh khỏe khác sẽ kháng được dịch và sống còn. Các chủng loài động thực vật khác trên hành tính này, từ trước đến nay, luôn phải đương đầu với dịch bệnh bằng cách đó.

Nhưng con người là một chủng loài đặc biệt, có tình thương và trí tuệ. Họ biết thương xót đồng loại đồng bào, biết thương những kẻ yếu đuối, già lão, bệnh hoạn và không thể chấp nhận buông tay nhìn người khác chết theo quy luật đào thãi. Họ còn biết hy sinh. Duy nhất trong loài người, mới có những cá thể khỏe mạnh, trẻ tuổi sẵn sàng chết để cứu lấy những người già, những đứa trẻ, những người yếu đuối, bệnh hoạn. Họ có trí tuệ để luôn tìm ra được những giải pháp tốt nhất để bảo vệ đồng loại của mình trước các hiểm họa. Đó chính là sự khác biệt giữa con người và các động vật khác.

Cùng nhau, với sức mạnh của cộng đồng, những con người có tình thương và trí tuệ sẽ buộc các Nhà nước thay đổi tư duy và hành động. Bill Gates nhận xét về đại dịch covid 19 : "Nó đang nhắc nhở chúng ta rằng sức mạnh của sự tự do ý chí đang nằm trong tay chúng ta. Chúng ta có thể chọn hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ, cho đi và hỗ trợ nhau, hoặc chúng ta có thể chọn tích trữ và chỉ chăm sóc bản thân". Trong cơn khủng hoảng, không phải chỉ có những tầng lớp trung lưu Châu Á đổ xô tích trữ khẩu trang, thực phẩm, giới trung lưu thành thị Châu Âu, Hoa Kỳ cũng vét sạch đồ hộp và giấy vệ sinh tại các siêu thị. Người Mỹ chặn chuyến bay chở khẩu trang cho người Pháp, người Serbia tịch thu các thiết bị y tế cứu trợ cho người Ý. Trong cơn hoảng loạn, con người thiếu khôn ngoan đã chọn phương sách sauve-qui-peut, dẫm đạp lên nhau để sống sót. Đó là một phương sách tồi tệ.

Nhưng điều khiến chúng ta còn chút hy vọng về tương lai là những phẩm chất nhân bản của con người đang đồng thời phát huy. Có những thiếu nữ Vũ Hán khiêu vũ và chơi đàn trong những căn hộ chung cư bị phong tõa để động viên tinh thần cho nhau trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Trước làn sóng tử thần của đại dịch dâng cao mỗi ngày, có những người Ý cất lên tiếng hát của hy vọng trong những căn nhà cách ly của mình để vinh danh tập thể y bác sĩ đang xả thân trong đại dịch. Có những người lao động Việt Nam ngày đêm sản xuất hàng tỷ khẩu trang cho phần còn lại của thế giới. Các nhà máy ở Pháp, ở Mỹ ngưng hoạt động sản xuất chính để sản xuất máy trợ thở cho những bệnh nhân đang hấp hối. Những y bác sĩ trẻ tuổi, những người mới tốt nghiệp chưa nhận được bằng cấp đã vội vàng xung trận, làm việc 24/24, 7/7 để giành giật từng mạng sống từ tay tử thần vô hình mang tên Covid-19, dù thiếu thốn các thiết bị bảo vệ lây nhiễm. Nhiều chiến binh trẻ tuổi đã tử trận.

Dịch bệnh vẫn còn dữ dội, những ngày sắp tới sẽ còn rất nguy hiểm, nhưng con người cuối cùng sẽ chiến thắng. Con người có thể hoảng sợ cái chết lúc đầu, nhưng khi nhiều người thân, nhiều người bạn, nhiều đồng đội đã chết, họ sẽ tiếp tục dũng cảm chiến đấu, giữ vững trận địa. Họ biết mình đang chiến đấu cho ngày hôm nay và cho ngày mai, cho những buổi bình minh rạng rỡ tiếp tục soi sáng hành tinh xanh này, nơi nền văn minh con người phải tiếp tục tồn tại và phát triển.

Virus Covid-19, cũng như những con virus dữ dội hơn sẽ xuất hiện vài chục năm, vài trăm năm, vài ngàn năm, vài chục ngàn năm sau này... sẽ không thể hủy diệt con người và nền văn minh của nó, trong chừng nào con người còn duy trì được các phẩm chất đạo đức tốt đẹp cốt lõi của mình : tôn trọng sự sống, biết hy sinh và giúp đỡ người khác, dũng cảm chiến đấu cho lợi ích con người và cộng đồng nhân loại, bảo vệ môi trường thiên nhiên và môi trường sống, có ý thức trách nhiệm, biết tiết kiệm và theo đuổi cuộc sống lành mạnh, không tham lam, không lạm sát, không chiếm đoạt.

Còn giữ được cái Thiện, giữ được những giá trị đạo đức tốt đẹp căn bản, con người sẽ vẫn còn hy vọng gìn giữ và phát triển nền văn minh trên Trái Đất Mẹ này, không con virus nào có thể hủy diệt được họ. Chỉ duy nhất con người, chính họ, là có thể hủy diệt được chính họ mà thôi.

Cơn đại dịch sẽ làm thay đổi thế giới theo cách mà con người học được bài học từ Thiên Nhiên và từ chính họ. Trong cơn đại dịch, mỗi nước phải tự cách ly để tránh lây lan và tự phòng vệ, nhưng đại dịch từ Vũ Hán sẽ không hề đưa đến hậu quả chia cắt thế giới thành nhiều mảnh vụn kinh tế, xã hội, văn hóa không ghép với nhau được nữa. Nhiều người nhận định một cách sai lầm rằng sau đại dịch, các bức tường sẽ được dựng lên để chia cách thế giới, mỗi dân tộc sẽ sống đằng sau các bức tường này, chỉ biết có quyền lợi của đất nước mình và không biết đến ai khác, theo mô hình "Nước Mỹ Trên Hết". Các hãng xưởng của Mỹ ở Trung Quốc sẽ lục tục về Mỹ để sản xuất thuốc men, khẩu trang cho người Mỹ. Pháp, Anh, Đức… mỗi nước sẽ tự mình sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho người dân nước họ. Thế giới sẽ không còn phẳng mà rất nhiều hàng rào, rất nhiều bức tường thành sẽ được dựng lên. Các dân tộc nghi kỵ nhau, da trắng, da vàng, da nâu, da đen sẽ nhìn nhau bằng những cặp mắt kỳ thị. Covid-19 sẽ tạo nên một tháp Babel mới, mỗi dân tộc đi về một hướng. Nhưng kịch bản đó sẽ là con đường suy tàn cho nền văn minh nhân loại, con đường đi đến diệt vong của loài người.

nostradamus3

Thế giới trong tương lai sẽ cùng nhau xây dựng một sự cân bằng giữa lợi ích toàn cầu và quyền lợi mỗi quốc gia

Tôi tin rằng con người sẽ minh triết hơn, khôn ngoan hơn để hiểu rằng sự chia rẽ đó còn nguy hại cho con người hơn cả cơn đại dịch khủng khiếp nhất. Nếu thế giới bị chia cắt về kinh tế, nền kinh tế toàn cầu sẽ sụp đổ. Nạn đói, dịch bệnh, chiến tranh sẽ lan tràn và không loại trừ chiến tranh hạt nhân. Xã hội loài người sẽ không thể bị hủy diệt bởi một ý tưởng u mê, điên cuồng và vô nhân tính như thế. Thay vào đó, người ta càng ý thức nhiều hơn về tính cách liên lập của các quốc gia và sự cần thiết phải tăng cường hợp tác giữa các dân tộc, giữa các nền kinh tế trên mọi lãnh vực. Thế giới sẽ càng ngày càng phải xích gần nhau hơn để sống, để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, để giữ gìn môi trường sống của toàn hành tinh. Việc chia sẻ các thông tin quan trọng, cần thiết cho sự an toàn trong cuộc sống con người giữa các quốc gia, giữa con người phải phát triển mạnh mẽ, công khai, minh bạch trên phạm vi toàn cầu.

Thế giới trong tương lai sẽ cùng nhau xây dựng một sự cân bằng giữa lợi ích toàn cầu và quyền lợi mỗi quốc gia, hướng đến mục tiêu phục vụ con người và nền văn minh nhân loại, với khả năng bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường sống của con người. Nhân loại phải biết cách sống tiết kiệm hơn, bớt tàn phá môi trường, bớt tranh dành tài nguyên thiên nhiên của nhau. Họ cần tăng cường hợp tác nhiều hơn trên mọi lãnh vực để làm giảm bớt nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình tại các khu vực và trên toàn thế giới, giảm bớt nguy cơ thiên tai dịch họa. Dù theo hình thức chế độ chính trị nào, mỗi nhà nước phải nhận thức rõ trách nhiệm ưu tiên bảo vê sinh mạng và các quyền con người cơ bản của công dân nước họ vì đó chính là mục tiêu chính đáng của mỗi đảng phái chính trị, mỗi quốc gia, mỗi cộng đồng dân tộc.

Huỳnh Bửu Sơn

Nguồn : Viet-Studies, 12/05/2020

Additional Info

  • Author Huỳnh Bửu Sơn
Published in Diễn đàn

Mọi thứ cuối cùng cũng phải kết thúc. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của kết thúc, hay chỉ là kết thúc của bắt đầu ? Không ai thực sự biết. Trong lịch sử, đại dịch đã gây ra những hệ lụy đáng kể về kinh tế, chính trị và địa chính trị.

dna0

Lời tựa : Nghiên cứu Biển Đông xin giới thiệu bài luận quan trọng của Bilahari Kausikan trên Global Brief ngày 1/4/2020 về những hệ lụy của Đại dịch Covid-19 đối với khu vực Đông Nam Á. Kausikan là cựu Thứ trưởng Thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore. Ông là một nhà ngoại giao, một chiến lược gia đã kinh qua nhiều vị trí, chức vụ khác nhau. Bài luận đưa ra nhiều đánh giá, phân tích rất đáng nghiền ngẫm thêm về những khía cạnh khác nhau của cuộc khủng hoảng hiện nay.

______

Dịch bệnh Covid-19 dường như đã đạt đỉnh tại Trung Quốc. Ban đầu, Trung Quốc xử lý khủng hoảng thiếu khéo léo khi không phổ biến thông tin, tạo điều kiện cho virus lan ra khắp Trung Quốc và vượt ra khỏi biên giới. Nhưng các biện pháp hà khắc mà chỉ hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu Lênin có khả năng áp dụng đã giúp kiểm soát bệnh dịch, mặc dù khá tốn kém chi phí. Dù sao, Trung Quốc không phải gánh chịu tổn thất cho tất cả các biện pháp đó. Tâm chấn toàn cầu hiện đang ở Châu Âu và ngày càng có xu hướng lan sang Mỹ. Giống như Trung Quốc, phương Tây dò dẫm những phản ứng ban đầu. Các nền dân chủ chậm phản ứng cho đến khi bị sốc thành hành động. Tuy nhiên, đây là những hệ thống kiên cường với khả năng kinh tế, khoa học và hành chính mạnh mẽ, và các hệ thống này đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các phí tổn cho tất cả mọi người sẽ lớn. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cuối cùng họ sẽ nắm bắt được căn bệnh và kiểm soát nó theo cách riêng của họ.

Mọi thứ cuối cùng cũng phải kết thúc. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở giai đoạn khởi đầu của kết thúc, hay chỉ là kết thúc của bắt đầu ? Không ai thực sự biết. Trong lịch sử, đại dịch đã gây ra những hệ lụy đáng kể về kinh tế, chính trị và địa chính trị. Thế giới về sau sẽ không còn như cũ. Trong diễn đàn Geo-Blog này, tôi suy đoán về tác động có thể có của đại dịch Covid-19 đối với Đông Nam Á - một trong những khu vực đầu tiên mà dịch bệnh từ Trung Quốc lây sang. 

Tác động về Kinh tế 

Ngay cả trước khi có dịch Covid-19, sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đã có tác động toàn cầu. Đại dịch hiện nay cũng đã bộc lộ tính chất dễ tổn thương của sự phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Một số tập đoàn đã phòng ngừa rủi ro Trung Quốc. Xu hướng đa dạng hóa nguồn cung đã bắt đầu trước đại dịch vì chi phí gia tăng ở Trung Quốc, căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và những hạn chế an ninh mà Mỹ đặt ra cho các công ty công nghệ Trung Quốc. Nhưng mối quan tâm hiện đã mở rộng sang các lĩnh vực vốn không có tính chất nhạy cảm về an ninh như phụ tùng ô tô và các thành phần hoạt chất dược phẩm. 

Việc sắp xếp lại chuỗi cung ứng có thể có tác động dài hạn lâu dài đối với quá trình toàn cầu hóa. Những gì hiện tại không rõ ràng là mức độ mà các nhà sản xuất và nhà cung cấp nước ngoài sẽ hoặc có thể làm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Quá trình tìm tòi hàng thập kỷ của Nhật Bản đối với nhân tố "cộng 1" trong chiến lược "Trung Quốc +1" cho thấy không dễ dàng khi đa dạng hoá ra khỏi Trung Quốc. Điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào việc liệu Trung Quốc có thể phục hồi sản xuất nhanh hay không và liệu sự phục hồi của Trung Quốc sẽ theo hình chữ V hay chữ U. Chính phủ Trung Quốc đang nói nhiều về triển vọng phục hồi nhanh chóng. Do tác động của Trung Quốc đối với nền kinh tế thế giới, tất cả chúng ta có thể hi vọng rằng Trung Quốc phục hồi nhanh chóng. Nhưng tôi nghi ngờ rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc) sẽ nhận thấy rằng việc đưa ra lệnh dừng sản xuất đơn giản hơn việc ra lệnh tiếp tục sản xuất.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có bình luận rằng trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu bình thường, các hiểm họa vẫn còn tiềm ẩn. Các chuỗi cung ứng trong Trung Quốc sẽ cần thời gian để phục hồi. Không phải tất cả các công nhân nhập cư đã quay trở lại làm việc. Nhiều nguy cơ sức khỏe có thể quay trở lại nếu công nhân nhập cư quay lại làm việc và việc đi lại giữa các quốc gia được nối lại. Trung Quốc, giống như Đài Loan, Hồng Kong và Singapore, hiện nay đang cố gắng để ngăn chặn làn sóng nhiễm bệnh nhập khẩu lần thứ hai. Một số cảnh báo sức khỏe cần thiết vẫn tiếp tục nặng nề. Các hoạt động kinh tế dường như bắt đầu ổn định trở lại đối với các xí nghiệp lớn, nhưng vẫn thấp đối với các đơn vị vừa và nhỏ. Hơn 90% xí nghiệp Trung Quốc có quy mô vừa và nhỏ, chiếm 60% GDP Trung Quốc và tạo 80% công ăn việc làm. Giả sử nếu không có sự bùng phát của dịch Covid 19 lần thứ hai, các công ty vừa và nhỏ cũng sẽ phục hồi trở lại. Chính bởi tác động đối với sự ổn định kinh tế, các công ty vừa và nhỏ nhận được sự quan tâm đặc biệt trong các biện pháp hỗ trợ và kích thích mà Đảng cộng sản Trung Quốc đưa ra.

Ngày càng có nhiều biện pháp được tiến hành. Nhưng điều này cũng có thể thúc đẩy các rủi ro hệ thống vốn tồn tại đối với nền kinh tế Trung Quốc. Cũng không phải là quá trình hoạch định chính sách kinh tế hoàn toàn độc lập. Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc buộc phải cân bằng giữa các tính toán đối lập trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu. Theo các số liệu của Ngân hàng Thế giới, vào năm 2018, tiêu dùng cá nhân chiếm 38,7% GDP Trung Quốc. Từ góc độ đó, vào cùng năm, tiêu dùng cá nhân của toàn cầu dựa trên 152 quốc gia chiếm 63,6%. Rõ ràng. nhu cầu bên ngoài sẽ có tác động to lớn đến sự phục hồi của Trung Quốc. Khi bệnh dịch lan tràn ở Châu Âu và Mỹ, nhu cầu toàn cầu sẽ chậm lại, tác động tới tăng trưởng của Trung Quốc. Trung Quốc và Phương Tây cần nhau để phục hồi. Ở trường hợp xấu nhất, các chính sách thắt lưng buộc bụng liên tiếp và ngày càng tăng cường tại Trung Quốc, Mỹ và EU có thể sẽ dấn tới suy thoái kinh tế toàn cầu.

Nếu xảy ra suy thoái kinh tế, động lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng sẽ ngày càng ít đi cho đến khi kinh tế toàn cầu phục hồi. Một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu có thể sẽ kéo dài. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, phạm vi áp dụng các biện pháp kích thích từ các ngân hàng trung ương của các nền kinh tế chủ chốt, với lãi suất vốn thấp và hầu hết các nền kinh tế lớn đều đối mặt với thâm hụt ngân sách nặng nề. Trong bất kể trường hợp nào, liệu các biện pháp kích thích thông thường có thể trấn áp khủng hoảng niềm tin hay không ? Tuy nhiên nếu có thể tránh được trường hợp xấu nhất và nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh chóng, vẫn sẽ có ít động lực để đa dạng hoá ngay lập tức.

Tóm lại, việc có những nỗ lực đáng kể nhằm đa dạng hoá chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc không phải là điều hiển nhiên, mặc dù đã có một số dấu hiệu đa dạng hoá sẽ chắc chắn diễn ra. Đông Nam Á có thể đưa ra cơ sở sản xuất thay thế. Một số hãng đã hoàn tất việc chuyển đổi sản xuất để tránh thuế từ Mỹ và chi phí gia tăng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc dịch chuyển sang Đông Nam Á không phải tự diễn ra. Tình trạng "nút thắt cổ chai" (bottleneck) trong hệ thống sản xuất cũng như lao động có kỹ năng cần phải được giải quyết. Hệ thống quy định trong các lĩnh vực như thuế, các quy định lao động và hệ thống tư pháp cần phải điều chỉnh theo hướng thân thiện với môi trường kinh doanh hơn. Các vấn đề an ninh Mỹ cũng sẽ cần được giải quyết.

Các ảnh hưởng chính trị

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã cho rằng tác động kinh tế của dịch Covid-19 còn tồi tệ hơn tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thủ tướng Malaysia, Mahathir cũng lập luận tương tự, đề cập đến cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997. Nếu những nhà lãnh đạo này nhận định đúng thì những hệ lụy chính trị là điều tất yếu ngay cả khi không thể dự đoán bản chất chính xác của những hệ lụy này ngay từ bây giờ -thậm chí tình hình còn tệ hơn vậy nếu có một cuộc đại suy thoái toàn cầu kéo dài.

Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Suharto ở Indonesia cũng như việc Thủ tướng Malysia kế nhiệm lúc đó, ông Muhammad Mahathir đã bãi nhiệm và bỏ tù Phó Thủ tướng Anwar Ibrahim. Ở Thái Lan, cuộc khủng hoảng đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế và hệ thống xã hội nước này và cuối cùng đã dẫn đến việc ông Thaksin Shinawatra, một lãnh đạo phi truyền thống lên nắm quyền. Điều này làm dấy lên sự nghi ngờ và giận dữ của giới tinh hoa chính trị truyền thống Thái Lan, phe đã tiến hành hai cuộc đảo chính. Khoảng hơn hai thập niên sau, hệ lụy của những sự kiện đó vẫn còn dư âm tại các quốc gia này. Indonesia, Malaysia và Thái Lan cùng với Việt Nam và Philippines là các thành viên ASEAN có tiềm năng thu lợi lớn nhất từ bất cứ sự thay đổi nào có thể diễn ra, miễn là những nước này nắm được những điều căn bản. Nhưng liệu những nước này có thể làm vậy không ? Yếu tố quan trọng là nội trị của những nước này.

Ở Malaysia, liên minh lật đổ chính phủ của Mahathir quan tâm đến việc chứng tỏ năng lực của mình trong quản lý nền kinh tế. Tuy nhiên, chính phủ mới còn mong manh và đấu đá nội bộ lẫn nhau. Việc tập trung mạnh hơn vào các chính sách thân Malaysia, thân Hồi giáo đã khiến cho chính sách kinh tế đi theo hướng không nhất thiết có lợi cho đầu tư nước ngoài. Indonesia vẫn chưa ổn định trở lại hậu cân bằng quyền lực Suhharto. Tổng thống Jokowi đang cố gắng kiềm chế đảng Hồi giáo chính trị mà ông từng giành chiến thắng ở nhiêm kỳ thứ hai, đồng thời gắn kết nội các của mình và thúc đẩy cải cách kinh tế. Một số đảng viên trong nội các của Jokowi dường như không mấy mặn mà về gói cải cách kinh tế của ông. Ở Thái Lan, xung đột chính trị đã bị đóng băng, nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Quyền lực vẫn là ưu tiên của chính phủ do quân đội hậu thuẫn. Chính phủ sẽ phải kiểm soát các căng thẳng liên tục, đồng thời phải đối phó với một vị vua mới khó lường.

Sự yếu kém của một số chính phủ trong việc phản ứng với dịch Covid-19 gần như dẫn đến sự thụt lùi công khai và gây ra các bất ổn chính trị trong những chính phủ này ngay cả khi tác động tiêu cực về kinh tế của dịch bệnh được giảm nhẹ. Các bi kịch về chính sách và chính trị trong tương lai của Myanmar và Philippines, khi phải lần lượt đối mặt với các cuộc bầu cửnăm nay và năm 2022 vẫn bất định.

Không ai đoán được Campuchia sẽ phát triển như thế nào sau thời của chính quyền Hun Sen. Các nước ASEAN duy nhất có nền chính trị cơ bản ổn định và liên tục có thể kể đến là Brunei, Singapore, Lào và Việt Nam. Nhìn chung, đây không phải là một tình huống mấy thuận lợi cho sự lạc quan to lớn về khả năng tối ưu hóa cơ hội tiềm năng của khu vực.

Các hệ lụy Địa chính trị

Phản ứng chậm trễ và thiếu nhất quán của Châu Âu và Mỹ so với Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 đã dẫn đến một số đánh giá phóng đại về tác động của dịch bệnh đối với trật tự toàn cầu. Ví dụ, cựu Trợ lý Ngoại trưởng của Tổng thống Obama, ông Kurt Campbell trong một bài viết gần đây trên tạp chí Foreign Affairs đã cho rằng việc xử lý yếu kém của Mỹ đối với cuộc khủng hoảng sẽ tạo cơ hội cho Trung Quốc gia tăng bá quyền ở Châu Á-Thái Bình Dương. Những đánh giá mang tính báo động như vậy phản ánh sự chán ghét sâu sắc đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump, và có lẽ là mong muốn đưa lại cho Đảng Dân chủ nhiều dư địa hơn trong cuộc bầu cử tổng thống.

Thực tế là cả Trung Quốc và phương Tây đều chịu thiệt hại về chính trị và kinh tế nặng nề do cuộc khủng hoảng Covid-19. Cả hai bên bước đầu đều bị rối loạn do cố gắng che đậy hoặc hạ thấp tính nghiêm trọng của đại dịch này. Mặc dù phản ứng của phương Tây có thể đã tốt hơn, thì việc bất cứ nền dân chủ phương Tây nào phản ứng với khủng hoảng tương tự như cách phản ứng của Trung Quốc là điều không thể xảy ra. Như đã đề cập trước đó, phương Tây có cách riêng của mình và cuối cùng sẽ kiềm chế được đại dịch. Trung Quốc và phương Tây cần nhau trong việc hồi phục từ sự sụp đổ kinh tế.

Thật đáng tiếc khi cho rằng các chính phủ và nhân dân ở Châu Á-Thái Bình Dương quá ngây thơ hay thiếu hiểu biết đến mức không thể đưa ra những phán xét đầy sắc thái như vậy, và sẽ chấp nhận mù quáng luận điệu tuyên truyền của cả hai bên. Khi đại dịch cuối cùng cũng kết thúc, sẽ không có những thay đổi quá lớn đối với cán cân quyền lực tương đối giữa Mỹ cùng với các đồng minh và Trung Quốc- cũng như với những xu hướng luôn mang tính tương đối đã bắt đầu một thời gian dài trước khi dịch bệnh bùng phát.

Sau đợt đại dịch, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là những người chơi quan trọng và có ảnh hưởng trong khu vực. Cả hai đều không thể bị làm ngơ. Các quốc gia trong khu vực sẽ vẫn muốn duy trì mối quan hệ tốt với cả hai nước lớn này - thậm chí kể cả khi niềm tin đối với hai quốc gia này xuống thấp, theo như một số cuộc khảo sát đã nhất quán chứng minh. Chính quyền Trump vẫn thể hiện sự thiếu nhất quán sẵn có trong chính sách đối ngoại của Mỹ, còn sự quyết đoán trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình gần đây đã bắt đầu gây ra phẫn nộ, trong khi chiến tranh thương mại và sự kiện Hồng Kông đã làm lộ ra một số điều không tường minh trong câu chuyện của Trung Quốc. Đợt đại dịch này có thể khuấy động sự mất lòng tin trong khu vực đối với cả hai quốc gia này.

Những nước trung cường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Ấn Độ sẽ tiếp tục đóng vai trò riêng trong khu vực phù hợp với lợi ích của chính họ. Bị chi phối bởi lòng nghi kị đối với một nước Trung Quốc độc đoán và một nước Mỹ ngày càng theo xu hướng "đổi trác", những đồng minh chính thức của Mỹ có thể sẽ tìm cách tự chủ hơn để theo đuổi lợi ích riêng trong liên minh. Nhật Bản gần đây đang ở trong chiều hướng đó, và Ấn Độ thì chưa bao giờ là đội phó của bất kỳ ai. Điều này có lẽ thúc đẩy xu thế đa cực tự nhiên của của khu vực, hơn là nghiêng về bá quyền của Trung Quốc.

Điều mà tương quan lực lượng tương đối sẽ không thay đổi ngay lập tức không có nghĩa là đại dịch này không gây ra bất kỳ ảnh hưởng chiến lược nào. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không né tránh sử dụng đại dịch này để chĩa mũi tuyên truyền chống lại đối phương. Điều này chỉ càng khoét sâu căng thẳng giữa hai nước và cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh. Tuy nhiên, những tính toán nội bộ là quan trọng nhất đối với cả hai quốc gia.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng chủ nghĩa dân tộc để sửa chữa những tổn hại nội bộ về uy tín mà Đảng cộng sản Trung Quốc phải hứng chịu. Sau khi khiến một đợt cháy rừng bùng nổ và lan toả, Trung Quốc bây giờ đang cố gắng tập trung khả năng của mình để kiềm chế ngọn lửa mà Trung Quốc cho phép lan tỏa đầu tiên. Bắc Kinh đang đề nghị trợ cấp và cố vấn cho các quốc gia bị ảnh hưởng, tìm cách đối lập họ với một nước Mỹ với hy vọng các nước sẽ không để ý lầm lỗi của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự kiểm duyệt trong nước nhiều hơn và sự tán dương ngày càng lớn đối với vai trò của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thấy Đảng cộng sản Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục nhân dân của nước này, chứ chưa nói đến những đối tượng khác. Điểm yếu của Trung Quốc cũng như điểm mạnh của nước này ngay bây giờ đã được minh chứng.

Tăng trưởng chậm có thể khiến việc thực hiện các cam kết mà Bắc Kinh đưa ra trong giai đoạn I của thỏa thuận thương mại với Mỹ trở nên khó khăn. Chính quyền Trump có thể làm gia tăng căng thẳng khi mà chíến dịch tranh cử Tổng thống đang nóng và nền kinh tế Mỹ đang lạnh. Lúng túng trong xử lý dịch có thể khiến Trump mất nhiệm kỳ 2, điều mà ai cũng nghi ngờ rằng Đảng dân chủ tự họ thì khó thể thành công. Trump sẽ cần một sự phân tâm và khó có thể cưỡng lại sự cám dỗ đối với việc sử dụng Trung Quốc như một "tội đồ". Ứng cử viên Đảng Dân chủ cũng sẽ không muốn thể hiện "mềm mỏng" đối với Trung Quốc. Nếu Tổng thống Mỹ tiếp theo đến từ Đảng Dân chủ, có thể căng thẳng sẽ gia tăng vì các vấn đề nhân quyền và lao động sẽ nổi bật hơn trong tính toán của Mỹ.

Về trung hạn, những tính toán xoay quanh những lỗ hổng và đa dạng hoá chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, nếu có một nỗ lực nào đó được cụ thể hoá, sẽ tăng cường vai trò của một số nhóm người ở Mỹ ủng hộ "phân tách (decoupling)" và có thể tạo điều kiện cho việc phân tách trong một số lĩnh vực cụ thể. Việc phân ly kinh tế trong một số lĩnh vực nhất định đã xảy ra trong một mức độ nào đó. Đông Nam Á đã phải đối mặt với những tình huống khó xử như thế này.

Tuy nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như các nền kinh tế lớn khác vốn đã được củng cố thêm do tốc độ lan truyền virus sang nước Mỹ và Châu Âu. Sự phụ thuộc lẫn nhau này sẽ khiến cho việc phân ly hệ thống trở nên khó khả thi, trừ khi đại dịch kéo dài trong nhiều năm hoặc virus biến đổi thành một dạng nguy hiểm hơn mà gây ra sự hoảng loạn lớn hơn. Ảnh hưởng xấu đến Đông Nam Á khi đó sẽ rất sâu sắc.

Tuy nhiên, những thay đổi địa chính trị dài hạn quan trọng nhất thậm chí có thể sẽ xảy ra độc lập với đại dịch, hoặc khi đại dịch nhanh chóng lắng xuống. Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Khi phát triển các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo và in 3D có thể làm xói mòn lợi thế chi phí của chuỗi cung ứng phân tán rộng rãi.

Toàn bộ các ngành công nghiệp cũng có thể được "nội địa hóa", được chi phối bởi những cân nhắc chính trị trong nước của các nền kinh tế lớn, thay vì các mối quan tâm về chiến lược, an ninh hoặc quản lý rủi ro chuỗi cung ứng. Những tính toán mới về lợi ích của các cường quốc có thể đẩy Đông Nam Á xuống "vũng nước tù đọng" của thế giới, chỉ quan trọng với các cường quốc khu vực và lân cận. Điều này về cơ bản sẽ thay đổi môi trường chiến lược của ASEAN.

Khi chuỗi cung ứng bị thu hẹp hoặc biến mất, triển vọng phát triển của các thành viên kém phát triển trong ASEAN có thể bị tác động nghiêm trọng. Những quốc gia thành viên khác có thể rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Dự án của ASEAN về việc đưa Đông Nam Á trở thành một nền tảng sản xuất chung có thể hầu như không thu hút đối với các nền kinh tế lớn. Nếu chuỗi cung ứng hầu như chẳng mang lại lợi thế cạnh tranh, tại sao cần có một nền tảng sản xuất khu vực ?

Mục đích chủ đạo của ASEAN là quản lý sự đa dạng sơ khai vốn gây chia rẽ Đông Nam Á và làm phức tạp mối quan hệ giữa các thành viên. Hợp tác kinh tế khu vực là dự án bao trùm ASEAN kể từ năm 1967. Nếu điều này trở nên không còn quan trọng đối với tăng trưởng của một số quốc gia thành viên, thì nó sẽ có ý nghĩa gì đối với quan hệ song phương trong ASEAN ? ASEAN sau đó sẽ đi về đâu ? Quỹ đạo khu vực có thể lái theo hướng hoàn toàn mới. Liệu Đông Nam Á sẽ một lần nữa được coi là "vùng Balkan của Châu Á" ?

Bilahari Kausikan

Nguyên tác : The Consequences of the Pandemic for Southeast Asia, Global Brief, 1/4/2020

Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Phương Hoài, Nguyễn Mai Hương  (dịch)

Đỗ Hải (hiệu đính)

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 03/04/2020

Bilahari Kausikan, cựu Thứ trưởng Thường trực của Bộ Ngoại giao Singapore. Ông là một nhà ngoại giao, một chiế lược gia đã kinh qua nhiều vị trí, chức vụ khác nhau. Bài luận được đăng trên Global Brief ngày 1/4/2020.

Additional Info

  • Author Bilahari Kausikan, Nguyễn Thị Lan Hương, Nguyễn Phương Hoài, Nguyễn Mai Hương
Published in Diễn đàn

Các chế độ chuyên chế coi đại dịch Covid-19 là cơ hội để tăng cường quyền lực

Tại Hungary, thủ tướng hiện có thể cai trị bằng sắc lệnh. Ở Anh, bộtrưởng có quyền bắt giữ người dân và đóng cửa biên giới. Thủ tướng Israel đã đóng cửa tòa án và bắt đầu giám sát công dân. Chile đưa quân đội đến các quảng trường công cộng từng bị người biểu tình chiếm đóng. Bôlivia đã hoãn bầu cử.

cohoi00

Quân đội và cảnh sát kiểm soát một chốt ra vào thành phố Santiago, Chile, cuối tuần qua. Ảnh Martin Bernetti/Agence France-Presse

Khi đại dịch coronavirus khiến thế giới ngừng hoạt động và người dân lo lắng đòi hỏi phải hành động, các nhà lãnh đạo trên toàn cầu đang gia tăng quyền lực hành pháp và nắm giữ quyền lực gần như độc tài với sự phản đối yếu ớt.

Chính phủ và các nhóm nhân quyền đồng ý rằng ở những thời điểm khẩn cấp này đòi hỏi các biện pháp đặc biệt. Chính phủ cần quyền lực mới để đóng cửa biên giới, kiểm dịch và theo dõi những người bị nhiễm bệnh. Nhiều hành động trong số này được các quy tắc quốc tế bảo hộ, luật sư về hiến pháp nói.

Nhưng các nhà phê bình nói rằng một số chính phủ đang sử dụng cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng để che giấu việc tiếm quyền mới chẳng liên quan đến sự bùng phát của dịch bệnh trong khi chỉ chẳng có biện pháp bảo đảm quyền lực mới này sẽ không bị lạm dụng.

Các đạo luật khẩn cấp đang được thực thi ở nhiều hệ thống chính trị - ở các quốc gia độc tài như Jordan, các nền dân chủ đang thụt lùi như Hungary và các nền dân chủ truyền thống như Anh. Và có gần như không điều khoản đảm bảo quyền lực mới sẽ bị thu hồi một khi dịch bệnh qua đi.

Fionnuala Ni Aolain, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về chống khủng bố và nhân quyền cho biết, chúng ta có thể có một dịch bệnh song song với các biện pháp độc đoán và đàn áp.

Khi các luật mới mở rộng sự giám sát của nhà nước, cho phép các chính phủ giam giữ người dân vô thời hạn và vi phạm các quyền tự do hội họp và biểu đạt, chúng cũng có thể định hình cuộc sống dân sự, chính trị và kinh tế trong nhiều thập kỷ tới.

Đại dịch đã định nghĩa lại các tiêu chuẩn. Các hệ thống giám sát công dân ở Hàn Quốc và Singapore, trong điều kiện bình thường thì bị chỉ trích nay đã được khen ngợi vì kìm hãm lây nhiễm. Các chính phủ ban đầu chỉ trích Trung Quốc vì đã khiến hàng triệu công dân của họ bị phong toả, nhưng sau đó đã học cách làm này.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel đã ra lệnh cho cơ quan an ninh theo dõi công dân thông qua dữ liệu điện thoại di động bí mật được phát triển để chống khủng bố. Bằng cách truy xét sự di chuyển của người dân, chính phủ có thể trừng phạt những người chống lệnh cách ly với án tù tối đa sáu tháng.

Và khi ra lệnh đóng cửa tòa án quốc gia, ông Netanyahu đã trì việc ra tòa vì tham nhũng.

Ở một số nơi trên thế giới, luật khẩn cấp mới đã làm sống lại những lo ngại cũ về giới nghiêm. Quốc hội Philippines đã thông qua đạo luật vào tuần trước, trao cho Tổng thống Rodrigo Duterte quyền hạn khẩn cấp và 5,4 tỷ đô la để đối phó với đại dịch…

"Trao quyền lực tuyệt đối tương đương chế độ chuyên chế", một nhóm quyền của Philippines mang tên Những Luật sư về Quyền Tự do Dân sự, nói trong một tuyên bố. Các luật sư lưu ý rằng ông Duterte đã từng so sánh hiến pháp của Philippines với giấy vệ sinh.

Một số quốc gia đang sử dụng đại dịch để trấn áp bất đồng chính kiến. Tại Jordan, sau khi có luật bảo vệ khẩn cấp, Thủ tướng Omar Razzaz nói rằng chính phủ của ông sẽ xử lý kiên quyết với bất cứ ai truyền bá tin đồn, bịa đặt và tin tức giả gây hoang mang.

Thủ tướng Prayuth Chan-ocha của Thái Lan được trao quyền áp đặt lệnh giới nghiêm và kiểm duyệt các phương tiện truyền thông. Nhiều nhà báo ở nước này đã bị kiện và đe dọa vì chỉ trích phản ứng của chính phủ trong vụ dịch.

Trong khi virus có thể đã hạn chế người biểu tình tụ tập ở các quảng trường, Chile tuyên bố về tình trạng khẩn cấp và sự hiện diện của quân đội trên các đường phố trong thành phố đã bịt miệng giới bất đồng chính kiến trong nhiều tháng.

Đại dịch cũng đã làm ngưng trệ nhiều cuộc bầu cử. Trong tháng này, Bolivia đã đình chỉ bầu cử tổng thống dự định vào đầu tháng Năm. Cuộc bầu cử tranh cãi năm ngoái đã đưa đến nhiều cuộc biểu tình bạo lực và buộc Tổng thống Evo Morales phải từ chức.

Tổng thống lâm thời, hứa sẽ chỉ tại vị trong thời gian ngắn, kể từ đó đã củng cố quyền lực và tuyên bố kế hoạch tranh cử. Tòa án bầu cử của đất nước nói hôm thứ Năm rằng họ sẽ tổ chức cuộc bầu cử vào khoảng giữa tháng Sáu và tháng Chín.

Tại Hoa Kỳ, Bộ Tư pháp đã yêu cầu Quốc hội cho phép quyền mới, bao gồm cả kế hoạch loại bỏ các biện pháp bảo vệ pháp lý cho những người xin tị nạn và giam giữ vô thời hạn mà không cần xét xử. Sau khi đảng Cộng hòa và Dân chủ bác bỏ, bộ này đã thu nhỏ lại và đệ trình một đề nghị khiêm tốn hơn.

Nhiều nhóm nhân quyền cho biết các chính phủ có thể tiếp tục thâu tóm nhiều quyền lực hơn trong khi công dân bị phân tâm. Họ lo lắng rằng mọi người có thể không nhận ra các quyền mà họ đã nhượng lại cho đến khi quá muộn để đòi lại chúng.

Một số dự luật khẩn cấp đã được chấp thuận nhanh đến mức các nhà lập pháp và các nhóm nhân quyền không có thời gian để đọc, chứ đừng nói đến việc tranh luận về sự cần thiết của chúng. Nhiều nhà bảo vệ nhân quyền cũng đã đặt câu hỏi về tốc độ soạn thảo luật.

Một số chính phủ nhất định có một tập hợp các quyền lực mong muốn, sẵn sàng trình ra trong trường hợp khẩn cấp hoặc khủng hoảng, bà Aolain, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc cho biết. Họ soạn thảo luật trước và chờ đợi khủng hoảng để đưa ra bỏ phiếu, bà nói.

Số phận của các luật khẩn cấp là không rõ ràng khi khủng hoảng qua đi. Trong quá khứ, nhiều đạo luật được ban hành một cách vội vàng, như Đạo luật Yêu nước sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9, vẫn tồn tại cho dù cuộc khủng hoảng đã qua đi.

Theo thời gian, các nghị định khẩn cấp được đưa vào hệ thống pháp lý và trở nên bình thường hóa, Douglas Rutzen, chủ tịch Trung tâm Quốc tế về Luật Phi lợi nhuận ở Washington, đang theo dõi các luật và nghị định mới trong đại dịch.

"Rất dễ dàng để đưa ra các quyền lực để giải quyết khủng hoảng nhưng rất khó để hủy bỏ chúng", ông nói.

Đại dịch có thể là một cơ hội tốt cho các chính phủ với khuynh hướng chuyên quyền.

Tại Hungary, một đạo luật mới đã trao cho Thủ tướng Viktor Orban quyền lực để vượt qua Nghị viện và đình chỉ các luật hiện hành. Ông Orban, người đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong tháng này, giờ đây là người duy nhất có quyền lực để chấm dứt tình trạng khẩn cấp. Nghị viện, nơi hai phần ba số ghế do đảng của ông kiểm soát, đã phê chuẩn luật này vào thứ Hai.

Các nhà phê bình cho rằng luật mới có thể cho phép chính phủ của ông Orban làm xói mòn thêm các thể chế dân chủ và đàn áp các nhà báo và thành viên của phe đối lập. Luật sẽ sửa đổi vĩnh viễn hai điều của bộ luật hình sự, cho phép tiếp tục hạn chế quyền tự do ngôn luận và phạt người dân nếu vi phạm lệnh cách ly. Nó cũng sẽ đình chỉ tất cả các cuộc bầu cử và trưng cầu dân ý.

Theo một biện pháp, bất cứ ai phổ biến thông tin có thể cản trở phản ứng của chính phủ đối với dịch bệnh có thể phải đối mặt với án tù 5 năm. Luật pháp đưa ra giới hạn rộng cho công tố viên để xác định những gì được coi là thông tin sai lệch hoặc bóp méo.

"Dự thảo luật này rất đáng báo động", theo ông Daniel Karsai, một luật sư tại Budapest cho cho rằng luật mới đã tạo ra một nỗi sợ hãi lớn đối với người Hung rằng chính quyền Orban sẽ là một chế độ độc tài thực sự.

"Không có đủ niềm tin vào chính phủ về mặt này", ông nói.

Những người khác chỉ vào hồ sơ theo dõi của chính phủ về việc kéo dài luật pháp khẩn cấp rất lâu sau một cuộc khủng hoảng. Một nghị định như vậy, được ban hành ở đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng di cư Châu Âu năm năm trước, vẫn còn hiệu lực.

Các nền dân chủ mạnh mẽ cũng đang sử dụng đại dịch để mở rộng quyền lực.

Nước Anh có một lịch sử lâu dài về dân chủ và phong tục dân chủ được thiết lập tốt. Tuy nhiên, một dự luật virus corona đã được Quốc hội thông qua với tốc độ chóng mặt, cho phép các bộ của chính phủ có quyền giam giữ và cô lập người dân vô thời hạn, cấm các cuộc tụ họp công cộng bao gồm các cuộc biểu tình, và đóng cửa các cảng và sân bay, và có ít sự chút giám sát.

Giới thiệu dự luật tại Nghị viện, Bộ trưởng Y tế Matt Hancock gọi đó là một sự khởi đầu từ cách chúng ta làm mọi việc trong thời bình. Ông nói rằng các biện pháp sẽ là tạm thời nghiêm ngặt và tương xứng với mối đe dọa mà chúng ta phải đối mặt.

Nhưng một số điều khoản - sẽ trao cho chính phủ quyền không bị kiểm soát. Các đạo luật cung cấp quyền lực tuyệt đốicho các cơ quan quản lý biên giới và cảnh sát, điều này có thể dẫn đến việc giam giữ vô thời hạn và củng cố chính sách thù địch của đối với người nhập cư.

"Mỗi điều khoản cần sự thảo luận hàng tháng nhưng đã được chấp thuận chỉ trong vài ngày", theo ông Adam Wagner, một luật sư tư vấn cho một ủy ban quốc hội về nhân quyền.

"Mọi người cố gắng để đọc hết dự luật chứ không có thời gian để phản biện", ông nói về dự luật dài 340 trang.

"Đây là những quyền đáng kinh ngạc mà trước đây không thể tưởng tượng được trong thời bình ở đất nước này", theo Silkie Carlo, giám đốc của tổ chức nhân quyền Big Brother Watch. Bà coi các biện pháp đó là vô cùng hà khắc.

Bà Carlo lo sợ rằng nước Anh sẽ "chuyển từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác, hoảng loạn về sức khỏe đến hoảng loạn về sức khỏe và sau đó mởi thấy rằng chúng tôi đã đánh mất".

"Chúng tôi dễ dàng mạo hiểm khi gặp những tình huống khẩn cấp liên tục".

Selam Gebrekidan

Nguyên tác : For Autocrats, and Others, Coronavirus Is a Chance to Grab Even More Power, The New York Times, 30/03/2020

Vũ Quốc Ngữ dịch

Nguồn : VNTB, 02/04/2020

Additional Info

  • Author Selam Gebrekidan
Published in Diễn đàn

Việt Nam ra khỏi danh sách ‘điểm đến có nguy cơ lây lan Covid-19’ của CDC (VOA, 28/02/2020)

Trung tâm Phòng ngừa và Kim soát Dch bnh ca M (Centers for Desease Control and Prevention-CDC) va loi Vit Nam ra khi danh sách "Nhng đim đến có nguy cơ lây lan trong cng đng" sau khi có cuc hp trc tuyến vi Đi s quán Vit Nam ti Hoa Kỳ vào ngày 27/2, cơ quan ngoi giao ca Vit Nam cho biết trên cng thông tin chính thc.

khong1

Đội phòng chng dch phun thuc kh trùng trên phương tin giao thông ti Thái Nguyên vào ngày 7/2/2020. Vit Nam được CDC ghi nhn v n lc phòng chng dch Covid-19.

Tại cuc hp vi Đi s quán Vit Nam, các đi din ca phía M - bao gm B Ngoi giao, B Y tế và Dch v Nhân sinh, và CDC - ghi nhn nhng n lc ca Vit Nam trong vic phòng chng dch Covid-19 và quyết đnh đưa Vit Nam ra khi danh sách đim đến có nguy cơ lây lan dch bnh, sau khi đánh giá tình hình thc tế.

Trước đó, Vit Nam b đưa vào danh sách cnh báo du lch ca CDC cùng vi 4 quc gia/vùng lãnh th khác, bao gm Iran, Singapore, Đài Loan và Thái Lan, thuộc din "có nguy cơ lây lan trong cng đng".

Thông tin cập nht trên trang web ca cơ quan này vào ngày 28/2 cho thy Vit Nam đã không còn nm trong danh sách "đim đến có nguy cơ lây lan trong cng đng" na.

Trong khi đo, Iran lại b chuyn vào danh sách "Cảnh báo mc 2", cùng vi Italy và Nht Bn.

Trung Quốc và Hàn Quc là hai nước b xếp vào danh sách "Cnh báo mc 3" (mc cao nht hin nay), trong khi Hong Kong nm trong danh sách "Theo dõi mc 1".

Theo báo cáo chính thức, Vit Nam đã có 16 người b nhim chng virus corona mi, trong đó có 13 người Vit Nam, 1 Vit kiu M và 2 người Trung Quc. Tt c 16 bnh nhân đã được cha tr thành công và xut vin.

Kể t ngày 13/2 đến nay, Vit Nam không ghi nhn thêm ca nhim dch Covid-19 nào.

Vẫn theo thông tin từ Đi s quán Vit Nam, đi din ca CDC đang lên kế hoch thăm Vit Nam vào na cui tháng 3 đ tăng cường các hot đng hp tác y tế gia M và Vit Nam, đng thi thúc đy vic thành lp văn phòng khu vc ca cơ quan này ti Vit Nam.

Bộ Y tế M cũng cam kết xem xét h tr Vit Nam v các trang thiết b phòng chng dch bnh.

********************

Covid-19 : Không khí hoảng sợ tại Iran (RFI, 27/02/2020)

Bầu không khí hoảng hốt lan tràn tại Iran. Người dân ồ ạt mua đồ dự trữ, đặc biệt là trang thiết bị phòng dịch, như khẩu trang, nước tẩy trùng. Tổng thống Hassan Rohani bị chính nhiều người ngay trong hàng ngũ phe ủng hộ ông phê phán đã hành động chậm trễ. Hôm nay, 27/02/2020, bộ trưởng Y tế tuyên bố các biện pháp mới để ngăn chặn dịch virus corona.

khong2

Dân Iran đeo khẩu trang phòng ngừa dịch bệnh khi đi lại trên đường phố ở Tehran, Iran, ngày 25/02/2020 WANA (West Asia News Agency)/Nazanin Tabatabaee via Reuters

Thông tín viên Shiavos Ghazi tường trình từ Tehran :

"Ông Said Namaki, bộ trưởng Bộ Y tế Iran thông báo các trường đại học sẽ tiếp tục đóng cửa thêm một tuần tại hơn 10 thành phố. Lãnh đạo ngành Y tế Iran cho biết thêm là các trường phổ thông cũng sẽ đóng cửa, nhưng biện pháp này sẽ chỉ được thông báo vào ngày mai, thứ Sáu 28/02, tức ngày cuối tuần. Đối với Iran, tuần lễ bắt đầu từ thứ Bảy.

Điểm đặc biệt là bộ trưởng Y tế khẳng định là các lối ra vào các vùng hoặc thành phố bị dịch cũng sẽ được kiểm soát. Một người bị nghi nhiễm virus sẽ được cách ly ngay tại chỗ. Bộ trưởng Y tế Iran cũng khẩn thiết kêu gọi người dân nước này tránh di chuyển nhiều. Số lượng các phòng xét nghiệm virus tăng từ 2 lên 15.

Điểm cuối cùng là các buổi cầu nguyện tập thể tại một số thành phố sẽ bị hủy bỏ, lối vào một số thánh địa sẽ bị kiểm soát chặt. Các rạp chiếu phim, rạp hát bị đóng cửa từ một tuần nay, các buổi hòa nhạc và thi đấu thể thao bị đình chỉ.

Chính quyền Iran cũng lệnh cho tất cả các nhà máy, đặc biệt là quân đội, nơi sản xuất khẩu trang, găng tay hay các trang thiết bị tẩy trùng phải hoạt động 24/24 giờ. Tại nhiều địa điểm, các sản phẩm này được phân phối miễn phí.

Từ nhiều ngày nay, bầu không khí hoang mang tràn ngập tại Iran, với việc đóng cửa các đường biên giới trên bộ và gần như toàn bộ các đường bay quốc tế ngừng hoạt động. Dân chúng dân ồ ạt đến các cửa hàng lớn, mua tất cả những gì có thể, vét sạch hàng hóa trên kệ".

Saudi Arabia ngừng cho khách hàng hương đến La Mecca

Theo AFP, chính quyền Saudi Arabia hôm qua, 26/02/2020, thông báo tạm thời đình chỉ việc hành hương đến La Mecca, để phòng ngừa dịch Covid-19. Việc ngừng tiếp nhận khách hành hương đến thánh địa số một của đạo Hồi là điều rất hiếm khi xảy ra.

Cho đến nay, chính quyền Saudi Arabia chưa thông báo trường hợp nhiễm virus corona mới nào trên lãnh thổ nước này, trong lúc tại đa số các nước vùng Vịnh, trong những ngày gần đây đã có hàng chục người nhiễm virus. Tại Iran, đã có 26 người thiệt mạng vì Covid-19, số người chết cao nhất cho đến nay bên ngoài Trung Quốc.

Trọng Thành

*******************

Covid-19 : Tổ chức Y tế Thế giới nói đến nguy cơ "đại dịch" (RFI, 25/02/2020)

Trong vòng 24 giờ qua, dịch Covid-19 gây thêm nhiều ca tử vong ngoài Trung Quốc, tại Iran, Hàn Quốc và Ý. Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi thế giới chuẩn bị đối phó với nguy cơ "đại dịch".

khong3

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres (trái) và tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus họp bàn về tình hình dịch virus corona tại Genève, Thụy Sĩ ngày 24/02/2020. Salvatore Di Nolfi/Pool via Reuters

Trong một cuộc họp báo tại Genève hôm qua, 25/02/2020, lãnh đạo WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, kêu gọi : "Chúng ta phải tập trung vào việc ngăn chặn (dịch), cùng lúc với việc hết sức nỗ lực để chuẩn bị đối phó với một đại dịch có thể xảy ra". Tổ chức Y tế Thế giới nhấn mạnh đến tình trạng "rất đáng lo ngại" do số lượng người nhiễm virus tại ba nước Ý, Hàn Quốc và Iran tăng vọt. Nhiều ca lây nhiễm lần đầu tiên được phát hiện tại năm nước Tây Á và vùng Vịnh, là Afghanistan, Bahrein, Koweit, Irak và Oman. Lãnh đạo WHO lưu ý là khả năng khống chế dịch vẫn còn, nhưng triển vọng này ngày càng hẹp lại. Tuy vậy, lãnh đạo WHO lại cho rằng sử dụng cụm từ "đại dịch" để nói về tình hình hiện tại là không phù hợp.

Theo một số chuyên gia về truyền thông đối phó khủng hoảng, vào thời điểm này, việc sử dụng cụm từ "đại dịch" là cần thiết. Mục tiêu quan trọng nhất của truyền thông đối phó với khủng hoảng, trong những ngày tới, là giúp cho công chúng hiểu rõ là "chiến lược ngăn chặn dịch không còn hiệu quả nữa" và để thế giới sẵn sàng cho các biện pháp khác để đối phó với dịch bệnh lan rộng. Đó là giải thích của hai chuyên gia truyền thông Jody Lanard và Peter Sandman, trên trang mạng của nhà virus học Ian Mackay, được Le Monde ngày 24/02 trích dẫn.

Về khả năng phản ứng của WHO đối với Covid-19 ở quy mô đại dịch, Reuters dẫn lời một phát ngôn viên của WHO hôm qua 24/02, cho biết rõ : theo quy định mới, kể từ năm 2009, định chế quốc tế này không còn sử dụng phân loại cấp độ dịch để tuyên bố "đại dịch" mà chỉ ra Tuyên bố về Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế (Public Health Emergency of International Concern, gọi tắt là PHEIC), như đã đưa ra ngày 30/01/2020, để đối phó với dịch Covid-19 được đánh giá là mức báo động cao nhất.

Việc tuyên bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế cho phép các quốc gia có một nền y tế yếu, có cơ hội được hưởng các hỗ trợ để tăng cường hệ thống phòng chống dịch. Đây là lần thứ sáu kể từ năm 2009, WHO ban bố Tình trạng Y tế Khẩn cấp Quốc tế. Theo một số nhà quan sát, việc thừa nhận dịch Covid-19 thành "đại dịch" có thể thúc đẩy các quốc gia, các định chế quốc tế tăng cường hợp tác chống dịch, và WHO đáng lẽ đã có thể thừa nhận điều này sớm hơn.

Reuters dẫn số liệu của Bắc Kinh về dịch bệnh tại Trung Quốc. Nếu như số lượng người nhiễm mới tiếp tục tăng chậm lại trên toàn quốc, với tổng số 508 ca (tổng cộng 77.658 ca mắc từ đầu dịch), thì số ca nhiễm mới riêng tại tâm dịch Hồ Bắc lại tăng lên. Tuyệt đại đa số ca nhiễm mới là tại Hồ Bắc (499 trên tổng số 509). Ngày hôm qua, thêm 71 người chết vì bị nhiễm Covid-19. Nhiều nhà quan sát ghi nhận, trong những tuần vừa qua, Trung Quốc nhiều lần thay đổi cách tính người nhiễm Covid-19, con số người mắc trên thực tế có thể cao hơn rất nhiều.

Hôm nay, cơ quan hàng không Trung Quốc thông báo, các tuyến bay nội địa tại Trung Quốc đang dần dần được nối lại, ngoại trừ với tỉnh Hồ Bắc.

Trọng Thành

Additional Info

  • Author Tổng hợp
Published in Quốc tế
Trang 1 đến 2