Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quan điểm

12/06/2020

Cuộc cách mạng này phải là của trí thức

Việt Hoàng

Trong suốt dòng lịch sử Việt Nam, cụ thể là từ thời Ngô Quyền dựng nước đến nay các cuộc thay đổi triều đại đều do các quan võ hoặc hoàng thân quốc thích trong cung đình khởi xướng và lãnh đạo. Chỉ có hai trường hợp ngoại lệ là nhà hậu Lê (Lê Lợi) và Tây Sơn không phải hoàng tộc. Lê Lợi là một hào trưởng người Mường, thuộc tỉnh Thanh Hóa, có công đánh đuổi giặc Minh rồi xưng vương. Trường hợp anh em nhà Tây Sơn khá đặc biệt, đây là lần đầu tiên có một triều đại do những người "anh hùng áo vải" lập nên.  

Chúng ta cùng quay lại lịch sử thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Vào giai đoạn suy tàn, Đàng trong Trương Phúc Loan chuyên quyền, phế bỏ người con thứ hai của Vũ Vương (theo di chiếu) rồi lập người con thứ 16 lên làm làm chúa là Định Vương. Đàng ngoài, chúa Trịnh Sâm mê đắm Đặng Thị Huệ nên phế con trưởng là Trịnh Khải và lập người con của Đặng Thị Huệ là Trịnh Cán làm thế tử. Trịnh Cán nhỏ tuổi lại bệnh tật nên nhà Trịnh sinh loạn. Trịnh Sâm mất, Trịnh Khải cùng quân tam phủ nổi loạn, phế bỏ Trịnh Cán rồi lên làm chúa. Nhờ công lao đó nên đám quân tam phủ trở thành kiêu binh, tha hồ cướp bóc, thích giết ai thì giết, kể cả quan lại trong triều. Trong tình trạng như vậy thì anh em nhà Tây Sơn, vốn xuất thân là những tướng cướp với một đội quân qui củ, có kỷ luật và thiện chiến đã dễ dàng tiêu diệt cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh.

tayson1

Ba anh em nhà Tây Sơn - Ảnh Wikimedia Commons

Đảng cộng sản đang cai trị Việt Nam từ năm 1945 đến giờ là một tổ chức khủng bố được Liên Xô đào tạo và hậu thuẫn, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, chính phủ của Trần Trọng Kim vừa được thành lập, không có thực lực và đội ngũ nên đã bị Đảng cộng sản, một tổ chức có tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật và quyết tâm cướp mất chính quyền.

Nhà Tây Sơn và chế độ cộng sản giống nhau vì đều là những người nông dân nổi dậy. Họ cũng hành xử giống nhau khi đã giành được chính quyền. Nguyễn Huệ sau khi lên làm vua vẫn cư xử như một đảng cướp nên nhà Tây Sơn đã bị Nguyễn Ánh đánh bại không lâu sau đó.

Đảng cộng sản sau khi cướp được chính quyền thì đã giữ chặt chế độ cho bè đảng thay vì dân chủ hóa đất nước theo dòng chảy lịch sử. Họ cai trị Việt Nam như là một đội quân chiếm đóng. Từ đó Việt Nam có thêm một tộc người mới, "tộc người cộng sản". Tộc người cộng sản chỉ có khoảng 5 triệu người (trong đó chủ yếu là 3 triệu đảng viên đang đương chức, những người về hưu đa số đã hội nhập trở lại với người dân Việt Nam) nhưng họ nắm hết mọi quyền hành và tự quyết định sinh mệnh của 95 triệu người Việt Nam còn lại. Tộc người này sống ngoài và sống trên luật pháp. Một thành viên không may mắn của tộc người này chỉ bị trừng phạt sau khi bị khai trừ ra khỏi tộc, họ gọi một cách văn vẻ là "khai trừ đảng".

Đặc điểm chung của các cuộc thay đổi triều đại từ trước đến nay là sự vắng bóng của tầng lớp trí thức (sĩ phu). Sự có mặt của họ chỉ để biện hộ và minh họa cho chế độ. Trí thức chưa bao giờ đóng vai chính trong các cuộc đổi đời đó.

Với văn hóa Khổng giáo, tầng lớp trí thức được mặc định là một công cụ, là tay sai cho chế độ. "Nghề" của trí thức là làm tôi tớ cho các vua chúa. Họ không biết phản kháng và chưa bao giờ đứng về phía người dân. Nhiệm vụ của họ là tô vẽ, biện minh cho chế độ. Các khoa thi chỉ dành cho kẻ sĩ, những người sẽ làm nô lệ cho triều đình. Giới hoàng tộc không bao giờ đi thi.

"Cho tới kỷ nguyên dân chủ, các chính quyền nói chung đều là chỉ là những bạo quyền. Các vua chúa về thực chất chỉ là những kẻ cướp thành công. Được làm vua, thua làm giặc. Điều đặc biệt của văn minh Khổng giáo là nó coi việc phục vụ các bạo quyền là một đạo lý, nghĩa là đặt tội ác vào địa vị của đạo đức. Giai cấp sĩ là những kẻ nô lệ rất đặc biệt, làm dụng cụ cho các bạo quyền để đàn áp và bóc lột quần chúng nghèo khổ. Họ phục vụ những kẻ đáng lẽ phải chống và chống những người đáng lẽ phải bảo vệ. Tuy vậy họ không thấy tội lỗi vì đạo lý của họ là như thế" (1).

tayson2

"Nghề" của trí thức là làm tôi tớ cho các vua chúa. Ảnh minh họa 

Trí thức ngày nay, tức là hậu duệ của giai cấp sĩ ngay trước vẫn chưa rũ bỏ được văn hóa nô lệ của Khổng giáo. Họ biết là chế độ cộng sản là tồi dở, xấu xa nhưng không có nhiều người định chống lại nó và đa số trong thiểu số nhỏ này không biết phải chống như thế nào. Ngược lại không ít trí thức đang phục vụ chính quyền vẫn ra sức biện minh cho chế độ, giúp chế độ kéo dài ách thống trị. Họ xem những bổng lộc được chế độ ban phát là đặc ân và lý tưởng của đời người.

Trí thức Việt Nam thừa hiểu và biết rõ hơn ai hết sự thối nát của chính quyền bạo ngược nhưng họ không hề cảm thấy bị xúc phạm. Đã đến lúc phải xem đó là chuyện hoàn toàn không bình thường vì trí thức luôn là tâm hồn, trí tuệ của dân tộc.

Việt Nam là một trong rất ít những quốc gia chưa có dân chủ. Lý do cũng giản dị : Tầng lớp trí thức vẫn chưa chịu đứng dậy và nhập cuộc. Cả đoàn tàu đã sẵn sàng nhưng đầu tàu vẫn chưa chịu khởi động.

45 năm sau ngày 30/4/1975, Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức chính trị nào thực sự hùng mạnh và có tầm vóc để làm đối trọng với Đảng cộng sản. Cách tranh đấu cá nhân (nhân sĩ) suốt bao năm qua đều dẫn đến bế tắc và thất bại. Người thì đi tù, người thì ra nước ngoài rồi tan biến vào quần chúng.

Các cuộc đấu tranh vũ trang chống lại chế độ cộng sản đã thuộc về quá khứ. Đấu tranh bất bạo động là trào lưu tất yếu của thời đại. Muốn chiến thắng trong một cuộc cách mạng bất bạo động thì phải có tổ chức để hướng dẫn và lãnh đạo người dân. Cuộc cách mạng dân chủ lần này là một cuộc cách mạng chưa từng có trong lịch sử Việt Nam. Nó hoàn toàn khác vì không có bạo lực và quan trọng nhất là phải do tầng lớp trí thức dẫn dắt và lãnh đạo.

Cuộc cách mạng dân chủ mà Tập Hợp đề nghị khác hoàn toàn với cuộc cách mạng cộng sản trước đây. Nó sẽ là cuộc cách mạng "từ trên xuống" thay vì "từ dưới lên". Cộng sản, bản chất là một chủ nghĩa dân túy, họ tranh thủ và lôi kéo thành phần dân chúng ít học, thua kém trong xã hội đứng dậy làm cách mạng, sau đó họ chiếm đoạt thành quả đạt được và giữ chặt cho mình. Cương lĩnh của Đảng cộng sản vẫn ghi rằng họ là đại diện cho giai cấp công - nông nhưng thực tế hiện nay không có ai trong họ là công - nông. Họ lợi dụng sự kém hiểu biết của giai cấp công nông để làm cách mạng bạo lực. Trí thức là một thiểu số cô đơn nên bị chính quyền của đám đông uy hiếp và họ chỉ còn mỗi cách là qui phục. Họ qui phục vì sợ và vì bất lực.

Trong khi đó Tập Hợp chủ trương cuộc cách mạng này phải do trí thức khởi xướng và lãnh đạo vì thế chúng tôi tập trung vào tầng lớp trí thức trước thay vì đi ngay vào "vận động quần chúng". Cuộc cách mạng này là để mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước đúng như tên gọi của Dự án chính trị : Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai. Chúng tôi muốn thuyết phục và động viên tầng lớp trí thức trước bằng tư tưởng và lý luận dân chủ. Các bài viết của Tập Hợp chú trọng lý thuyết là vì thế. Nhiều người phản ánh là các bài viết của Tập Hợp hơi dài và khó đọc. Thật tình là các bài viết đó không dành cho đa số quần chúng mà hướng tới những người được xem là trí thức và quan tâm đến đất nước.

"Tư tưởng không thông thì vác bình đông cũng nặng". Nếu không khai thông tư tưởng dân chủ thì không thể có cách mạng dân chủ. Dân chủ phải đi từ trên xuống dưới. Theo nghiên cứu của Tập Hợp thì chưa có chế độ dân chủ nào được hình thành sau một cuộc cách mạng bạo động.

"Cuộc cách mạng dân chủ của chúng ta khác hẳn với cuộc cách mạng cộng sản. Nó là cuộc cách mạng của trí tuệ, lẽ phải và lòng quảng đại ; nó dứt khoát từ chối bạo lực và hận thù. Nhưng nó cũng vẫn là một cuộc cách mạng và phải cũng diễn ra theo qui luật của những cuộc cách mạng. Vì thế chúng ta không thể tiết kiệm những cố gắng để xây dựng một tổ chức mạnh về cả tư tưởng lẫn đội ngũ. Không thể đốt giai đoạn" (2).

tayson3

Cuộc cách mạng lần này là của trí thức vì vậy phải có tư tưởng và trí tuệ.

Trong cuộc cách mạng mà Tập Hợp đề nghị thì trí thức Việt Nam phải đóng vai chính. Trí thức phải dấn thân cho xã hội, đứng về phía người dân chống lại áp bức và bất công. Một người trí thức thật thụ phải xem di sản lớn nhất đời mình là để lại một đất nước, một xã hội tốt đẹp hơn trước khi từ giã cõi đời thay vì mình được giữ chức vụ hay bổng lộc gì.  

Đảng cộng sản cai trị Việt Nam một cách kinh khủng và hà khắc hơn cả chế độ thực dân Pháp trước đây. Họ không còn xem họ là người Việt Nam. Họ cướp đoạt đất nước một cách trắng trợn. Họ sống và cư xử như một đội quân chiếm đóng. Thẻ đảng quan trọng hơn thẻ căn cước, chứng minh nhân dân hay hộ khẩu. Thẻ đảng có thể thay thế cho giấy tờ tùy thân và mang đi cầm cố lấy hàng trăm triệu đồng. Đảng viên chưa bị khai trừ thì không một cơ quan bảo vệ luật pháp nào dám đụng đến. Ngân sách nhà nước do đóng góp của người dân bị họ tiêu xài phung phí và ban phát thoải mái cho các hội đoàn hay những kẻ a dua và nịnh bợ.

Điều đáng nói nhất là "tộc cộng sản" chỉ có 3% dân số (thật ra chỉ có khoảng 200 người trong ban chấp hành trung ương đảng là "gắn bó" với nhau để bảo vệ quyền lợi của họ) lại có thể khống chế và áp đặt được sự thống trị của họ lên 97% số người Việt còn lại. Đáng nói hơn nữa là trình độ, kiến thức của những người đó ở dưới mức trung bình. Tiêu chuẩn để gia nhập "tộc cộng sản" là sự trung thành chứ không phải trí tuệ, "hồng hơn chuyên".

Trí thức Việt Nam phải xem đó là một sự xúc phạm lớn đối với dân tộc. Không thể xem đó là chuyện bình thường. Phải nói không với tộc người cộng sản thay vì luồn lách, cố gắng tìm cách trở thành thành viên của tộc người đó. Phải nói thẳng với nhau rằng những trí thức đang phục vụ cho tộc cộng sản là những người thiếu tâm hồn, thiếu đạo đức, thiếu phẩm giá và đáng lên án. Họ đã tự mình làm gù mình để được hội nhập với tộc người gù đó.

Muốn đứng thẳng lưng thì trí thức Việt Nam phải có tinh thần dân tộc. Tinh thần dân tộc chỉ có ở những con người có tâm hồn cao cả, yêu nước và yêu người Việt Nam. Muốn chiến thắng nhóm người nhỏ bé đang cầm lái con tàu đất nước thì trí thức Việt Nam phải có kiến thức về chính trị. Có kiến thức chính trị để hiểu là chỉ có một lý tưởng đẹp và đúng với có thể đoàn kết được mọi người Việt Nam lại với nhau. Có kiến thức sẽ tạo ra lòng dũng cảm và viễn kiến. Có viễn kiến để thấy Đảng cộng sản không thể tồn tại trong thế giới văn minh. Có tâm hồn để thấy xấu hổ khi là thành viên của tộc người cộng sản đang đè đầu cưỡi cổ nhân dân Việt Nam.

Việt Hoàng

(12/06/2020)

 ---------------------

(1) 45 năm sau, một truyện thuyết cho tương lai (Nguyễn Gia Kiểng)

(2) Chọn lựa giữa vận động quần chúng và chính trị sa lông (Nguyễn Gia Kiểng)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Việt Hoàng
Read 1556 times

7 comments

  • Comment Link VH samedi, 27 juin 2020 10:05 posted by VH

    Thưa anh Nguyễn Văn Lợi. 'Trí thức chính trị' là một khái niệm mới. Anh chịu khó đọc các bài viết của Tập Hợp thì sẽ rõ ràng. Ngắn gọn thì trí thức chính trị là những người có kiến thức thật sự về chính trị, có lý tưởng dân chủ đa nguyên, có khả năng hướng dẫn và lãnh đạo quần chúng...
    Việt Hoàng

  • Comment Link VH vendredi, 26 juin 2020 20:47 posted by VH

    Xin cảm ơn anh Nguyễn Văn Lợi đã góp ý. Chúng tôi sẽ nghiên cứu các đề nghị của anh. Tôi thấy anh dù lớn tuổi rồi nhưng tinh thần và tấm lòng vẫn còn trẻ trung và đầy nhiệt huyết.
    Rất trân trọng và ngưỡng mộ anh.
    Việt Hoàng

  • Comment Link Nguyễn Văn Lợi vendredi, 26 juin 2020 20:39 posted by Nguyễn Văn Lợi

    Xin hỏi anh Việt Hoàng:
    Diện-mạo người "Trí-thức chánh-trị" là như thế nào?
    Họ được đào-tạo bản-lãnh chánh-trị từ đâu?
    Họ có đủ 'dũng-khí đấu-tranh' dấn-thân như người bình-dân hay không? Thí-dụ như: Đi đầu trong cuộc biểu-tình?
    Họ có tinh-thần bất-vụ-lợi trong đấu-tranh hay không?
    Người bình-dân đấu-tranh là vì'thân-phận xả-hội' của họ bị áp-bức, còn "Người trí-thức chánh-trị" thì đấu-tranh vì cái gì?
    Hình như "Trí-thức chánh-trị" là một khái-niệm mới, đối-lập với "Trí-thức khoa-bảng"?
    Xin giới-thiệu một bài viết về họ.
    Rất cãm-ơn anh.

  • Comment Link Nguyễn Văn Lợi vendredi, 26 juin 2020 15:15 posted by Nguyễn Văn Lợi

    Lấy Chánh Trị Đa Nguyên, Dân Chủ Đa Nguyên, Xả Hội Đa Nguyên làm nền-tảng.
    Lấy Mặt Trận Bình Dân làm vỏ-khí đấu-tranh.
    Lấy trí-thức làm tham-mưu cố-vấn và xây-dựng xả-hội.

  • Comment Link Nguyễn Văn Lợi vendredi, 26 juin 2020 14:52 posted by Nguyễn Văn Lợi

    Cần có 2 thủ-lãnh.
    - Thủ-lãnh Mặt Trận Bình Dân để đấu-tranh trực-diện.
    - Thủ-lãnh trí-thức để chuẫn-bị lực-lượng cho thời-kỳ hậu-chiến và tham-mưu cố-vấn cho Mặt Trận Bình Dân. Việc tham-mưu cố-vấn là rất quan-trọng cho việc thành-bại.
    Trên hai thủ-lãnh Hội Đồng Đa Nguyên.
    Dỉ-nhiên là 2 thủ-lãnh phải có chân trong Hội Đồng Đa Nguyên.
    Dưới hai thủ-lãnh là các phụ-tá Vùng Miền.
    Ngân-sách:
    Bước đầu, mọi người tự-túc trong việc chi-tiêu cá-nhân.
    Không nhận tài-trợ từ thế-lực thù-địch và nguồn-gốc mờ-ám bất-minh.

  • Comment Link VH vendredi, 26 juin 2020 14:27 posted by VH

    Cám ơn anh đã góp ý. Chắc anh mới theo dõi Thông Luận? Anh chịu khó đọc lại các bài viết của TL thì sẽ thấy chúng tôi định nghĩa khác về "trí thức chính trị". Trí thức mà anh nói là "trí thức khoa bảng", họ hoàn toàn đúng như anh phân tích. Trí thức chính trị là một lớp trí thức mới chưa từng xuất hiện trong lịch sử VN nhưng họ đang hình thành và nhập cuộc. Họ sẽ là những người tạo ra thay đổi cho VN. Người dân cần có người lãnh đạo và hướng dẫn chứ không thể tự đứng dậy làm cách mạng được...
    Kính
    Việt Hoàng

  • Comment Link  Nguyễn Văn Lợi vendredi, 26 juin 2020 09:42 posted by Nguyễn Văn Lợi

    Trí-thức và Mặt Trận Bình Dân.
    Thế nào là trí-thức?
    Theo tôi thì:
    Người có bằng-cấp lớn, có nhiều bằng-cấp vẩn chưa là trí-thức.
    Trí-thức là người biết đọc, đọc nhiều và hiểu thấu-đáo những gì mình đả đọc.
    Bắng-cấp chỉ là tấm giấy chứng-nhận là:
    Đả học qua lớp đó, đả học qua trường đó. Chỉ là tấm giấy chứng-nhận đả thành nghề.
    Nó có giá-trị ngang với tấm giấy khai-sanh hoặc tấm giấy hôn-thú.
    Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo được nhiều người xem là 'đại-trí-thức'.
    Hai 'đại-trí-thức' này đả làm gì?
    Khom lưng phục-vụ cho anh chàng mới tốt-nghiệp Trung-học là Hồ Chí Minh và có cái kết-quả rất đáng buồn.
    Ở bên Tàu cũng vậy.
    Hàng lô, hàng lốc trí-thức và đại-trí-thức khom lưng phục-vụ anh chàng mới tốt-nghiệp Trung-học là Mao Trạch Đông.
    Mao, Hồ đi đến đỉnh cao quyền-lực là nhờ 2 lực-lượng dốt-nát làm nòng-cốt là công-nhân và nông-dân. Nếu Hồ, Mao lấy trí-thức làm nòng-cốt thì họ đả đi xuống hố.
    Trí-thức khoa-bảng theo quan-niệm xưa-nay là hoàn-toàn sai, thật ra họ chỉ là người giỏi nghề.
    Bác-sỉ giỏi nghề trị bệnh, kỷ-sư các ngành thì giỏi các nghề mà họ đả học.
    Họ lấy cái giỏi nghề của mình để làm giá và ưỡn-ẹo với xả-hội, đòi hỏi phải được kính trọng, lương cao ngất-ngưỡng và ăn trên ngồi trước.
    Trí-thức chỉ cần-thiết cho đời sống xả-hội, xây-dựng xả-hội thì cần đến nghề họ, như thời-kỳ hậu-chiến chẵng hạn.
    Trong đấu-tranh thì họ nhút-nhát, kèn cựa, tính-toán thiệt hơn rất kỷ, vai trò thích-hợp nhất dành cho họ chỉ là tham-mưu và cố-vấn. Ngoài hai việc ấy, họ hoàn-toàn vô-dụng. Họ không biết làm lãnh-đạo, cũng không dám chiến-đấu.
    Tập-hợp Dân Chủ Đa Nguyên mà lấy trí-thức làm nòng-cốt thì thất-bại ngay từ khi khởi-sự.
    Phải dùng người đúng chổ.
    Trí-thức chỉ tham-mưu và cố-vấn.
    Lực-lượng nòng-cốt đấu-tranh là tầng-lớp bình-dân.
    Hảy học cho kỷ bài học Hồ, Mao nếu muốn tranh-đấu thành-công.
    Lấy trí-thức làm nòng-cốt là chỉ đấu-tranh trong phòng khách, khi xuống đường thì trí-thức trốn hết, chỉ có giớ bình-dân là đi tới cùng.
    Nếu THDCĐN thật tình tranh-đấu thì tôi đề-nghị thành-lập Mặt Trận Bình Dân để thu-hút mọi thành-phần xả-hội tham-gia.
    Mặt Trận Bình Dân chính là lực-lượng nòng-cốt quyết-định thắng-bại.
    Ai nắm được lực-lượng bình-dân thì người đó làm chủ cuộc chơi, ai nắm được giới trí-thức thì chỉ đấu-tranh trong phòng khách, chờ cuộc chơi kết-thúc thì xuất-hiện để làm công-tác hậu-chiến.
    Nói thẵng ra là Việt Cộng coi rẻ trí-thức, mà chỉ sợ dân ngu biểu-tình.
    Trí-thức không làm rụng lông Việt Cộng, nhưng dân đen biểu-tình thì chế-độ sụp-đổ.
    Vì vậy, Việt Cộng luôn ru ngủ trí-thức.
    Trí-thức có làm cho dân đen biểu-tình được khộng?
    Thế trận rất rỏ-ràng, đừng tự ru mình bằng lập-luận:
    Chỉ có trí-thức mới có khả-năng tranh-đấu thành-công.
    Khi nào Mặt Trận Bình Dân chưa ra đời, thì Việt Cộng vẩn còn ăn ngon ngủ yên.
    Ai sẻ dựng được Mặt Trận Bình Dân?
    Đó chính là Minh Chủ.
    Khi ấy tôi sẻ tham-gia.
    Ghi-chú:
    Việt Cộng là Cộng Sãn Việt Nam, không hề có ý bôi-bác.

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)