Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quan điểm

10/08/2020

Bốn dấu hiệu suy vong của Đảng cộng sản

Việt Hoàng

Các chế độ phong kiến thay nhau thống trị đất nước ta trong hai ngàn năm lịch sử và cho dù họ tìm trăm mưu nghìn kế để duy trì sự cai trị thì cuối cùng vẫn bị diệt vong. Những ông vua lập quốc là tài giỏi và có bản lĩnh nhưng lớp con cháu chỉ biết hưởng thụ và đập phá thay vì gìn giữ và lo cho triều chính. Giai đoạn suy vong của các chế độ phong kiến được báo hiệu bởi sự tha hóa của giới quan lại, đời sống người dân cơ cực, thuế phí tăng cao, thiên tai, dịch bệnh, đói kém, cướp bóc, cường hào ác bá nổi lên khắp nơi, người dân bất mãn, giặc giã nổi lên khắp nơi…

Lê Quý Đôn, một sĩ phu nổi tiếng uyên bác, sống dưới thời vua Lê chúa Trịnh, chứng kiến những năm tháng đen tối cuối cùng của triều đại Lê-Trịnh trước khi bị quân Tây Sơn tiêu diệt đã đúc kết năm nguy cơ báo hiệu sự diệt vong của một vương triều. Đó là :

1. Trẻ không kính già (vì già không đáng kính)

2. Trò không trọng thầy (vì thy không ra thy)

3. Binh kiêu tướng thoái (vì chng bao gi đánh trn)

4. Tham nhũng tràn lan (vì không ăn cũng ung)

5. Sĩ phu ngoảnh mặt (vì nói chng ai nghe)

lqd1

Lê Quí Đôn, một sĩ phu nổi tiếng đã đúc kết 5 nguy cơ báo hiệu sự suy vong của một vương triều.

Ngày hôm nay, dù đã là năm thứ 20 của thế kỷ 21 nhưng về cơ bản người Việt Nam vẫn đang sống trong một chế độ phong kiến cải tiến với tên gọi Đảng cng sn Vit Nam. Chế độ này đã tích lũy quá nhiều các mâu thuẫn để đi đến giai đoạn tiêu vong.

Theo nhận định của Tp Hp Dân Ch Đa Nguyên (Tp Hp) thì có bốn dấu hiệu chứng tỏ Đảng cộng sản đang ở giai đoạn suy vong :

1. Chuyển hóa từ chế độ độc tài đảng trị sang độc tài cá nhân trị

Tài liệu Khai Sáng K Nguyên Th Hai có viết rằng, các chế độ độc tài toàn trị trên con đường đào thải sẽ chuyển từ chế độ độc tài đảng trị sang chế độ độc tài cá nhân trị. Khi Nguyễn Tấn Dũng bị hạ bệ có người nói Tp Hp nhận định sai nhưng quả thực là chúng tôi cũng hơi bất ngờ vì "nhà độc tài" đó lại là ông Nguyễn Phú Trọng "mt người Bc có lý lun". Bài học ở đây là sự quan trọng của tư tưởng và lý lun, dù mạnh như Nguyễn Tấn Dũng vẫn thua một ông già chỉ vì ông già "biết lý luận" còn ông thì không.

Sở dĩ có sự chuyển hóa như vậy vì chế độ độc tài đã mất hết đồng thuận, họ không thể thảo luận để lấy bất cứ quyết định nào. Cách duy nhất là bầu ra một nhà độc tài để người đó áp đặt trật tự và lấy các quyết định khó khăn cho đảng. Ông Nguyễn Phú Trọng không phải là một nhà độc tài đúng nghĩa và kiến thức của ông thì bị cầm tù trong mớ lý thuyết nhảm nhí và vô nghĩa của chủ nghĩa cộng sản vì vậy Đảng cộng sản ngày càng lún sâu vào bế tắc. Putin và Tập Cận Bình cũng rơi vào trường hợp như vậy.

2. Tham nhũng tràn lan không thể kiểm soát

Đảng cộng sản gọi tham nhũng một cách thống thiết là "giặc nội xâm", là "nguy cơ đe dọa sự tồn vong của đảng"… Chiến dịch "đốt lò" của ông Trọng đã tống vào tù gần 100 quan chức cao cấp tuy nhiên việc này chỉ làm tăng thêm sự chia rẽ và thù hận trong nội bộ thay vì làm cho đảng trong sạch hơn. Người ta không thể biết đâu là chống tham nhũng, đâu là đấu đá phe nhóm. Việc Tất Thành Cang chỉ bị phê bình là một ví dụ. Cơ chế độc tài không thể nào chống tham nhũng. Mọi cố gắng đều vô ích. Nhân sự của đảng càng phân hóa nặng nề sau các vụ bắt bớ những đảng viên cao cấp nhân danh chống tham nhũng. Ban lãnh đạo đảng hiểu, không chống tham nhũng chế độ sẽ sụp đổ nhưng càng chống càng bế tắc.

3. Phá sản về mặt tư tưởng

Tập Hợp nhiều lần phân tích rằng một tổ chức chính trị chỉ có thể đoàn kết và gắn bó với nhau xung quanh một tư tưởng chính tr và mt d án chính tr. Đảng cộng sản không còn cả hai vì thế họ hoàn toàn bế tắc và bối rối về mặt lý luận. Những phát biểu của các cấp lãnh đạo luôn gượng gạo và mâu thuẫn với nhau. Ông Trọng thì nói "đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa", còn ông Trần Quốc Vượng thì bảo "đến giữa thế kỷ 21 Việt Nam sẽ trở thành nước phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa"…

Bất kỳ một chế độ độc tài nào cũng duy trì và tồn tại nhờ trên hai yếu tố: Thuyết phục (mị dân) và khuất phục (đàn áp). Khi "thuyết phục" thất bại thì chỉ còn cách "khuất phục" bằng bạo lực chuyên chính vô sản. Lực lượng công an ngày càng được tin dùng, từ cố chủ tịch nước Trần Đại Quang, chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đến nhiều lãnh đạo ban ngành, địa phương đều xuất thân từ công an. Thành phần thứ hai được trọng dụng là những người bảo thủ, kiên trung một cách mù quáng như ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng vẫn tin một cách thật lòng (chứ không dối trá và giả vờ như các quan chức khác) rằng chủ nghĩa xã hội vẫn có tương lai. Các quan chức khác không có niềm tin đó, cựu bộ trưởng Kế hoạch và  đầu tư, Bùi Quang Vinh từng nói "thể chế kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa làm gì có mà đi tìm".

lqd2

Ảnh cụ Lê Đình Kình (Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội) âu yếm bế cháu nội trước khi bị đội đặc nhiệm của công an xử tử ngay trên giường ngủ tại nhà riêng rạng sáng hôm 9/1/2020. Một vụ án gây chấn động nhân tâm.

4. Luật pháp suy đồi và tùy tiện

Dấu hiệu cuối cùng mà ai cũng có thể thấy được là sự tùy tiện của luật pháp thời suy vong. Nhiều vụ án oan đến mức từ nạn nhân biến thành thủ phạm khiến không ít người phải tìm đến cái chết như trường hợp đau lòng của ông Lương Hữu Phước (55 tuổi) đã nhảy lầu tự tử sau khi tòa án tỉnh Bình Phước tuyên án ông có tội trong một vụ án mà chính ông là nạn nhân. Vụ án của tử tù Hồ Duy Hải kéo dài nhiều năm với nhiều dấu hiệu oan sai và đặc biệt vụ án gây chấn động nhân tâm là vụ ông Lê Đình Kình (Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội) bị lực lượng công an bắn chết ngay tại nhà mình, giữa đêm khuya và 28 người con cháu liên quan vẫn đang bị giam giữ chờ truy tố. Rất nhiều bloggers lên tiếng về các vấn đề xã hội chỉ được biết đến sau khi bị bắt giữ và kết án nặng nề, mới nhất là vụ 8 công dân trong "nhóm Hiến pháp" bị kết án hàng chục năm tù. Các vụ bắt bớ này nhằm mục đích răn đe là chính chứ chính quyền không thể bắt hết những người bất đồng chính kiến trên mạng xã hội.

Trên đây là những sự kiện quá rõ ràng, ngoài ra còn nhiều sự dấu hiệu khác báo hiệu cho ngày tàn của Đảng cộng sản như việc thuế phí tăng cao và ngày càng nhiều, nạn kiêu binh của lực lượng công an, sự hà hiếp của cường hào ác bá địa phương, nạn "con vua thì lại làm vua" nở rộ khắp nơi như trường hợp cha con Chinh-Chiến ở Bắc Ninh…

Nếu quan sát và nhận định một cách công tâm thì ai cũng thấy là Đảng cộng sản không còn lý do gì để tồn tại , chưa nói là cầm quyền. Tuy nhiên vì người dân nói chung và trí thức Việt Nam nói riêng không quan tâm đến chính trị, mọi người đều chọn "gii pháp lun lách" cho bản thân. Chủ nghĩa đó là "mt người chng mi người và mi người chng mt người" và tất cả đều thất bại. Đã đến lúc cần phải đồng thuận với nhau rằng đất nước đang cần một giải pháp chung cho tất cả mọi người thay vì các giải pháp cá nhân.

Muốn tạo ra sự thay đổi thì trí thức và người dân Việt Nam phải tìm hiểu và ủng hộ cho một vài tổ chức chính trị đứng đắn, lương thiện và bao dung để làm giải pháp thay thế cho giải pháp cộng sản. Chúng ta đang sống trong những ngày tháng 8 lịch sử. Cách đây 75 năm (năm 1945), vì không quan tâm đến chính trị nên Đảng cộng sản, một tổ chức nhỏ, không ai biết đến, chỉ với 2000 người đã cướp (giành) được chính quyền và nước ta rơi vào ha cộng sản từ đó cho đến bây giờ.

lqd3

Cách mạng tháng 8, cột mốc lịch sử của dân tộc, đất nước chính thức rơi vào họa cộng sản.

Sau 75 năm cầm quyền Đảng cộng sản đang tiến đến giai đoạn suy tàn và cáo chung. Không thể để đất nước rơi vào ha độc tài một lần nữa. Trí thức và người dân Việt Nam cần phải nhận diện các tổ chức chính trị nghiêm túc và có viễn kiến để ủng hộ cho các tổ chức đó nếu không một nhóm ma-phia hay một tên dân túy có thể cướp chính quyền và lập ra một chế độ độc tài kiểu mới như Putin ở nước Nga.

Với các đảng viên cộng sản thì cần phải hiểu là Đảng cộng sản không còn bất cứ giải pháp nào cho đất nước và Đảng cộng sản không thể có chỗ đứng trong một thế giới văn minh. Khu rừng biệt lập mà Đảng cộng sản đang trú ngụ bấy lâu nay đang bốc cháy. Chỉ còn một cách duy nhất là bơi qua sông để đến bến bờ tự do và dân chủ. Tuy nhiên Đảng cộng sản không biết bơi vì dân chủ và độc tài hoàn toàn trái ngược và mâu thuẫn với nhau. Đảng cộng sản sẽ chết đuối. Các đảng viên vẫn có thể bơi sang sông nếu có phương tiện. Phương tiện đó chính là lực lượng dân chủ trong đảng cùng kết hợp với một tổ chức dân chủ đối lập đứng đắn, có viễn kiến để hình thành một liên minh dân chủ. Liên minh dân chủ đó là giải pháp duy nhất để chuyển hóa đất nước về dân chủ trong hòa bình, trật tự.

"Chúng ta s phi hàn gn nhng đổ v mà không gây ra nhng đổ v mi. Chúng ta s phi phc hi danh d cho nhng người đã b xúc phm mà không xúc phm nhng người khác, phi bi thường thit hi cho nhng nn nhân mà không to ra nhng nn nhân mi…

Hòa giải và hòa hợp dân tộc là một quốc sách của giai đoạn chuyển tiếp và sẽ là triết lý chính trị của Việt Nam sau đó. Hòa giải và hòa hợp dân tộc đòi hỏi phải sòng phẳng với quá khứ và trân trọng đối với tương lai…

Nhà nước sẽ nghiêm cấm mọi hành động trả thù báo oán và phân biệt đối xử. Mọi người Việt Nam dù có quá khứ nào đều được đối xử bình đẳng trong nghĩa vụ cũng như trong quyền lợi. Mọi công chức, quân nhân trên nguyên tắc sẽ được duy trì ở lại chức vụ đang giữ. Mọi thay đổi nhân sự đều sẽ phải có lý do khách quan và chính đáng".

(Chương 8 : Chuyn tiếp thành công v dân ch. Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai)

Việt Hoàng

(10/8/2020)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Việt Hoàng
Read 2165 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)