Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam năm 2019 vẫn thuộc nhóm các nước chuyên chế (RFA, 22/01/2020)

Việt Nam trong năm 2019 có cải thiện chút ít về vị trí trong bảng đánh giá chỉ số dân chủ các nước do The Economist Intelligent Unit thực hiện, nhưng vẫn thuộc nhóm các quốc gia chuyên chế.

vn1

Hình minh họa. Bản đồ Chỉ số Dân chủ 2019 của The Economist - Courtesy of The Economist

Phúc trình được công bố vào ngày 22 tháng 1 của The Economist Intelligent Unit đưa ra kết quả vừa nêu. Cụ thể, Việt Nam đứng vị trí 136 trên 167 quốc gia được xếp hạng trong bản phúc trình mang tên Chỉ số Dân chủ năm 2019. So với năm 2018, Việt Nam tăng 3 bậc; tuy vẫn ở mức 3.08 điểm.

Đối với mục đánh giá về tiến trình bầu cử và thể chế đa nguyên, Việt Nam bị điểm 0. Đây là một trong 5 hạng mục được đưa ra để tính chỉ số dân chủ.

Trong khu vực Châu Á, Việt Nam có chỉ số dân chủ cao hơn Trung Quốc, Bắc Hàn, Lào và Afghanistan.

Theo đánh giá của The Economist Intelligent Unit, chưa đầy 6% dân số thế giới được sống trong một nền dân chủ đầy đủ; tỷ lệ này giảm so với tỷ lệ gần 9% vào năm 2015. Có hơn 48% dân số thế giới được sống trong một nền dân chủ thuộc dạng nào đó. Hơn một phần ba dân số thế giới phải sống dưới chế độ toàn trị mà Trung Quốc chiếm một phần lớn. Hoa Kỳ bị hạ từ mức một nền dân chủ đầy đủ xuống còn là một nền dân chủ bị khiếm khuyết hồi năm 2016.

The Economist Intelligent Unit khởi sự thực hiện phúc trình chỉ số dân chủ vào năm 2006. Trong năm 2019, điểm trung bình toàn cầu về dân chủ giảm xuống 5,44 điểm trên thang điểm 10; so với 5,48 của năm ngoái. Đây được đánh giá là kết quả tồi tệ nhất kể từ năm 2006.

*******************

Việt Nam mất 900 triệu USD vì bị Malware tấn công năm 2019 (RFA, 22/01/2020)

Tập đoàn Công nghệ Bkav cho biết Việt Nam đã mất khoảng 900 triệu USD trong năm 2019 vì thiệt hại do các phần mềm độc hại lây lan nhắm vào hệ thống thông tin của Nhà nước.

vn2

Hình minh họa. Hình chụp hôm 3/11/2016 : màn hình với danh sách virus máy tính - AFP

Mạng báo Daily Swig loan tin hôm 22/1 trích số liệu nghiên cứu về an ninh mạng của Bkav cho thấy so với khoản 640 triệu USD vào năm 2018 mà Việt Nam bị thiệt hại do mã độc tấn công thì thiệt hại năm 2019 cao hơn nhiều.

Tuy nhiên, số lượng máy tính bị nhiễm mã độc vào năm 2019 chỉ tăng 3,5% (85,2 triệu máy) cho thấy thiệt hại của mỗi sự cố tăng cao hơn nhiều.

Bkav cho biết 58% máy tính tại Việt Nam đều mang theo một số phần mềm độc hại, chủ yếu được đính kèm trong những phần mềm không rõ nguồn gốc mà người dùng tải về từ Internet.

Trong năm 2019, tỷ lệ lây lan virus máy tính qua thiết bị USB giảm 22% so với năm 2018 nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn là 55%. Tỷ lệ virus lây lan qua email tăng 4%.

Báo cáo của Bkav cho biết phương thức tấn công thông tin APT vẫn tiếp tục gây sự cố ở Việt Nam trong năm 2019 với khoảng 420 ngàn máy tính bị nhiễm virus W32.Fileness, mà theo chuyên gia Bkav là không có dấu hiệu nhận biết sự hiện diện.

Virus W32.Fileness được nói lây lan qua USB hoặc thông qua các lỗ hổng của hệ điều hành và phá hoại bằng cách chạy những tập lệnh đặc biệt.

Hồi đầu năm 2019, Luật An ninh mạng do Chính phủ Việt Nam ban hành chính thức có hiệu lực. Luật này được nói sẽ bảo vệ dữ liệu người dùng thông qua việc nội địa hóa dữ liệu, nhưng các ý kiến cho rằng luật này là một công cụ để chính phủ loại bỏ những thông tin muốn kiểm soát.

*****************

ADB hỗ trợ Việt Nam xây nhà máy điện mặt trời giúp giảm gần 30.000 tấn khí CO2 phát thải (RFA, 22/01/2020)

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vào ngày 22/1 đã ký kết cho một doanh nghiệp Việt Nam vay gần 38 triệu đô la Mỹ để xây dựng và vận hành nhà máy điện mặt trời công suất 50MW tại Tây Ninh.

vn3

Các bên ký kết ngày 22/1/2020. Nguồn: ADB

Truyền thông trong nước loan tin cùng ngày, cho biết thêm đây là dự án điện mặt trời có quy mô lớn đầu tiên cả nước và nếu đưa vào hoạt động sẽ giúp giảm gần 30.000 tấn carbon dioxide phát thải hàng năm.

Dự án điện mặt trời được ADB hỗ trợ thông qua cơ chế tài trợ dự án sáng tạo, bảo đảm khả năng thu hút vốn của dự án.

Khoản vay từ ADB đánh dấu giao dịch đầu tiên trong phạm vi chương trình tài trợ "không song song", đồng thời giúp cải thiện khả năng thu hút vốn và tính khả thi tài chính cho dự án, cho phép các bên cho vay khác cung cấp nguồn vốn dài hạn.

Phát biểu tại buổi lễ ký kết, ông Jackie B. Surtani – Trưởng ban Tài trợ cơ sở hạ tầng thuộc Vụ Hoạt động Khu vực tư nhân của ADB cho biết rất hào hứng với giao dịch này vì ngoài việc cung cấp nguồn vốn để phát triển năng lượng mặt trời, dự án này sẽ giúp giảm những rủi ro được nhìn nhận đối với lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Đồng thời có tác động to lớn tới tính bền vững và an ninh trong lĩnh vực năng lượng của Việt Nam những năm tới.

Dự án nhà máy điện mặt trời cùng các công trình phụ trợ được xây dựng tại tỉnh Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50km về phía Tây Bắc. Nhà máy này sẽ đáp ứng nhu cầu điện của thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Published in Việt Nam

1. Greta Thunberg và phong trào biểu tình vì khí hậu

Nhà hoạt đng 16 tui người Thy Đin Greta Thunberg khin trách lãnh đo thế gii chưa đ n lc trước tình trng biến đi khí hu. "My người dám c gan !" cô xúc đng phát biu ti mt hi ngh Liên Hiệp Quốc vào tháng 9. "My người đã đánh cp ước mơ và tui thơ ca tôi bng nhng li sáo rng". Trong khi đó, mt phong trào do cô gi cm hng đã khiến thanh thiếu niên khp nơi trên thế gii bãi khóa, xung đường kêu gi các chính ph hành đng chng li biến đi khí hu. Greta Thunberg được tp chí TIME vinh danh "Nhân vật ca năm" 2019.

nam1

Greta Thunberg được tp chí TIME vinh danh "Nhân vật ca năm" 2019.

2. Cháy rừng Amazon, Brazil

Rừng mưa nhit đi Amazon - lá phi xanh ca Trái đt - hng chu hơn 70.000 đám cháy Brazil k t đu năm 2019, theo d liu được các nhà khoa hc công b vào tháng 8. Mt s đám cháy gây ra bi nông dân và người đn g mun s dng đt rng cho mc đích nông nghip và công nghip. Nhưng nhit đ nóng và điu kin khô hn khiến la lan nhanh chóng. Các v cháy rng Amazon thu hút s chú ý rng rãi ca quc tế t tháng 8, la vn lan rng sang ti tháng 10.

3. Thảm sát tập thể ở New Zealand

50 người b bn chết trong các nhà th Hi giáo Christchurch, New Zealand, vào ngày 15/3 trong v x súng đm máu nht đt nước yên bình này. Hung th loan báo ý đnh ca mình trong mt tuyên ngôn kì th chng tc dài 74 trang đăng trên mạng trước khi x súng. Th tướng Jacinda Arden gi đó là "mt trong nhng ngày đen ti nht ca New Zealand". Chưa đy mt tháng sau v tn công New Zealand ban hành lnh cm súng trường bán t đng và súng trường tn công.

4. Brexit khiến thủ tướng Anh mất chức

Thủ tướng Anh, Theresa May, t chc vào tháng 6 sau ba ln tht bi trong vic thuyết phc Ngh vin chp thun tha thun Brexit ca bà đưa Anh ri khi Liên Hiệp Châu Âu. Boris Johnson, cu B trưởng Ngoi giao, lên kế nhim. Vi chiến thng áp đo ca Đng Bo th trong cuc bu c tháng 12, ông Johnson được cng c quyn lc đ tiến ti chm dt ba năm tê lit chính tr và đưa nước Anh ra khi EU trước ngày 31/1/2020.

nam2

Thủ tướng Anh, Theresa May, t chc vào tháng 6 sau ba ln tht bi trong vic thuyết phc Ngh vin chp thun tha thun Brexit

5. Tai nạn và tai tiếng của Boeing 737 MAX

Máy bay 737 MAX của hãng Boeing chu nhiu tai tiếng trong năm 2019 khi hai v rơi máy bay này xy ra cách nhau trong vòng năm tháng, giết chết 346 người. Hai v tai nn, mt Indonesia vào tháng 10/2018 và mt Ethiopia vào tháng 3/2019, khơi lên nhng nghi vấn v thiết kế và các tính năng ca mu máy bay được qung bá là thế h máy bay kế tiếp cho du hành thương mi. Truyn thông M nói có nhiu vn đ được phát hin trong vic chế to và chng nhn mu máy bay này. Các máy bay 737 MAX đã b cm bay k từ tháng 3 và Cc Hàng không Liên bang Hoa Kỳ nói s không chp thun cho máy bay này quay tr li hot đng trước tháng 1/2020.

6. Cháy Nhà thờ Đức Bà ở Pháp

Vào tháng Tư, thế gii kinh hoàng chng kiến chóp tháp mang tính biu tượng ca Nhà th Đc Bà 850 tuổi Paris b thiêu ri. Ngn la bùng lên và nhanh chóng bao trùm phn mái ca nhà th khiến chóp tháp sp đ, trước khi lan vào h thng khung g. Nhà th vn đng nhưng cu trúc b suy yếu nng. Công tác gia c và tu sa vn đang được tiến hành và Tng thng Emmanuel Macron đt ra thi hn là năm năm. Ln đu tiên trong hơn hai thế k, Nhà th Đc Bà s không c hành thánh l Đêm Giáng Sinh năm nay.

7. Thủ lĩnh ISIS bị Mỹ hạ sát

Tổng thng M Donald Trump ngày 27/10 loan báo Abu Bakr al-Baghdadi, thủ lĩnh ẩn dt ca t chc Nhà nước Hi giáo (ISIS), đã chết trong mt cuc đt kích ca quân đi M min bc Syria. Dưới quyn ca Baghdadi, ISIS chuyn hóa t nhng phn t ni dy l t thành mt mng lưới khng b toàn cu thu hút hàng ngàn chiến binh đến Iraq và Syria. Vào lúc đnh đim, Baghdadi cai tr mt lãnh th rng bng c lãnh th Vương quc Anh, t đó dàn dng nhng v tn công các nước khp thế gii.

8. Biểu tình đòi lật đổ tổng thống ở Venezuela

Lãnh đạo đi lp Venezuela Juan Guaido vin dẫn hiến pháp và t xưng là Tng thng lâm thi sau khi tuyên b Tng thng Nicolas Maduro tái đc c thông qua mt cuc bu c gi hiu. Ông Guaido nhn được s ng h rng rãi ca quc tế và người biu tình t đ ra đường ph đòi tng thng theo ch nghĩa xã hội phi t chc. Nhưng ông Maduro vn gi được s trung thành ca quân đi và vn bám chc bt chp áp lc chính tr to ln. K t đó, phe đi lp Venezuela không đt được tiến b nào đáng k trong vic lt đ chính quyn Maduro và các cuc biu tình cũng đã vơi bt.

nam3

Phe đi lp Venezuela không đt được tiến b nào đáng k trong vic lt đ chính quyn Maduro và các cuc biu tình cũng đã vơi bt.

9. Biểu tình đòi dân chủ ở Hong Kong

Các cuộc biu tình bt đu ti Hong Kong Kong vào tháng 6 phn đi mt d lut dn đ được đ xut mà có th đưa cư dân Hong Kong sang xét x Trung Quc đi lc. Ngay c sau khi d lut được rút vào tháng 9, tình trng bt n vn tiếp din - đôi khi tr thành bo đng - khi nhng người biu tình đòi m rng dân ch như bu c công bng và t do. H gin d v điều mà họ xem là s can thip ca Trung Quc vào nhng vic ni b Hong Kong, lãnh th được Anh trao tr li cho Trung Quc vào năm 1997. Đến tháng 11, Tng thng M Donald Trump ký ban hành lut nhm bo v nhân quyn và ng h dân ch Hong Kong, gi đi một thông đip cng rn ti Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình.

10. Tổng thống Donald Trump bị Hạ viện Mỹ luận tội

Tổng thng Donald Trump tr thành Tng thng M th ba trong lch s b H vin lun ti lm dng quyn hành và cn tr Quc hi trong nhng hành động ca ông liên quan ti Ukraine. Phe Dân ch cáo buc ông lm dng quyn hành ca mình bng cách yêu cu Ukraine điu tra v Joe Biden, cu phó tng thng M và là ng c viên hàng đu ca Đng Dân ch thách thc ông Trump trong cuc bu c năm 2020. Ông Trump cũng bị cáo buc cn tr cuc điu tra ca Quc hi v vn đ này. Cuc biu quyết H vin m đường cho mt phiên xét x ti Thượng vin, vn được kim soát bi nhng ngh sĩ Đng Cng hòa đng minh ca ông Trump, đ xem có nên kết ti ông và truất quyn Tng thng ca ông hay không. Chưa có Tng thng nào tng b trut quyn vì quy trình lun ti vn được quy đnh trong Hiến pháp, và các thượng ngh sĩ Cng hòa gi đây có phn chc s không làm điu đó.

Nguồn : VOA, 27/12/2019

Published in Diễn đàn
lundi, 04 février 2019 00:47

Những chuyện kỳ thú về năm Hợi

Năm Hợi nói chuyện Heo

Thích Nữ Giới Hương, Thư Viện Hoa Sen, 21/12/2018

Chúng ta đang sống trong chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, nên quỹ đạo bốn mùa (xuân hạ thu đông) hay 12 con giáp (Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi) luôn xoay chuyển. Năm 2019 là xuân Kỷ hợi, năm con heo, xin được nói chuyện về heo.

con1

Heo ông Địa - Heo Thần tài - Ảnh minh họa

Heo là một loài vật có hình dáng tròn trịa mũm mỉm, béo tốt ủn ỉn và hiền từ, khác với loài thú dữ khác như rắn, sư tử, beo… hại người, hại vật. Theo tự điển online, tên khoa học của heo là sus, thuộc họ lợn (suidae), tiếng Anh là pig. Heo còn được gọi là lợn, ỉn, hợi, trư, thỉ và nhiều tên riêng (danh từ riêng đặt cho chúng, như lão Trư, heo Móng Cái, heo Tây Ninh, heo Mọi, heo Tu Lại, ông Hợi, heo Năm Móng, heo Ba Giò, heo Mép, chú Lợn Snowball, cô heo Squealer, v.v…). 

Trong chuỗi 12 con giáp, ba con vật cuối cùng (gà, chó, và heo) có mối liên hệ gần với con người hơn các con vật như chuột, trâu, cọp, v.v. Heo là một con vật mà chỉ nói đến tên chúng ta cũng có thể cảm thấy gần gũi ; một con vật mà hình ảnh của nó đã đi vào thơ ca, hội họa dân gian và là biểu tượng văn hóa. Trong tiếng Việt hằng ngày, heo cũng thường được nhắc đến, nào là "mập như heo", "ngu như heo", "lười như heo", "ăn như heo", "ngủ như heo", "sướng như heo", và "dơ như heo", vv... Nói chung là các từ ngầm so sánh để diễn ta một ai đó không làm gì cả, khỏi phải động não, chẳng hề căng thẳng(stress), mà vẫn "phây phây", tốt tướng, hưởng thụ, nhàn nhã. Nhưng đứng trên phương diện sinh học mà nói, thật ra heo không có tối dạ ; trái lại, heo rất thông minh, dễ dạy, ngoan hiền và thân thiện.

Heo là con vật có một mối liên hệ lâu đời nhất với con người, không chỉ người Á châu mà còn cả Âu châu. Đối với người Việt Nam và Trung Quốc, heo gần gũi đến độ được nhân cách hóa qua nhân vật hư cấu nửa người nửa heo Trư Bát Giới trong truyện nổi tiếng "Tây Du Ký". Đối với các dân tộc sống tại các đảo ngoài lục địa Đông Nam Á, ngoài "chức năng" cung cấp thực phẩm, heo còn là biểu tượng của sự giàu có. 

Theo văn hóa Việt Nam hay Châu Á, heo là biểu trưng của tiền bạc, sự phồn thịnh, sung túc, tài lộc, nên nhiều nghệ nhân đã đúc tượng heo vàng, lịch ảnh heo treo tường, heo ống tiết kiệm làm giàu, tranh dân gian để thể hiện sự chúc tụng năm mới nhiều may mắn, con cháu đông vui, sanh sôi nảy nở, phúc lộcdồi dào phong phú. Heo cũng còn là biểu tượng của vật tế lễ cúng bái như sính lễ hôn nhân, đám giỗ, quà cưới cho cô dâu, tạ lễ sau khi thành công ở thương trường buôn bán, sanh con, cúng tế thần linh, lễ khai trương, v.v.

Ở các bán đảo Thái Bình Dương, loại heo không lông Kapia thường được dùng làm con vật để tế thần, vì người ta tin rằng heo có linh hồn, sẽ linh thiêng. Ở Âu châu thời cổ đại, heo là con vật được nữ thầnDemeter (thần sinh sản trong thuyết Hy Lạp Cổ Đại) ưa thích. Bởi lẽ, heo là biểu tượng cho sự sinh sản con cái sung túc, nên phụ nữ hay mua heo mạ đồng vàng để trong nhà hay phòng riêng để cầu mắn con. Người thổ dân da đỏ ở Mỹ cũng xem heo là biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn. Ở Đức, tham dự vào buổi tiệc có thịt heo vào đêm Noel có ý nghĩa ngăn ngừa quỉ thần và đem lại thịnh vượng, tiền tài cho năm mới. Ở Mỹ, heo được làm biểu tượng của đội thể thao, như đại học Arkansas đặt tên cho đội thể thao là Sus Scrofa (Con Lợn Lòi) (https ://en.wikipedia.org/wiki/Domestic_pig) hay Đội Lợn Hoang, đội bóng nhí gồm 12 thành viên thiếu niên bị kẹt trong hang Tham Luang ở tỉnh Chiang Rai, miền Bắc Thái Lan suốt 18 ngày, đã nổi tiếng trên khắp thế giới.

con2

Lợn trong Tranh Đông Hồ - Ảnh minh họa

Với trẻ con Việt nam, con heo đất còn là người bạn thân thiết. Thuở nhỏ bé tí, các bé nhóc đã được ba mẹ ông bà dạy cách tiết kiệm bằng cách bỏ vài đồng, vài cắc cent vào chú heo con nho nhỏ, màu vàng, màu bạc hay màu đất để cúng chùa, giúp người nghèo, làm từ thiện... Tích tiểu thành đại ! Bài học "heo ống" nhỏ này sẽ giúp trẻ con hay ngay cả người lớn biết xài tiết kiệm, san sẻ bố thí, cúng dường làm phước.

Heo là con vật thuộc 12 con giáp, rất thân thiện và gần gũi với con người. Nó sướng nhất vì chỉ ăn và ngủ, khỏi phải lo lắng điều gì. Vì heo vốn là nhàn nhã, sống vô tư, không lo nghĩ, tròn trịa trù phú, mũm mĩm phồn thực, phúc lộc, nên năm heo sẽ mang nhiều niềm vui, vận may, tụ tài lộc, lợi nhuận sung túc thoải mái cả tinh thần và vật chất đến với mọi người.

12 con giáp xoay vần. Năm mới Tết đến. Lại một chú Heo ngấp nghé trước thềm. Chúc mọi người một cuộc sống "sung sướng, nhàn nhã như Heo", "vô tư, không lo nghĩ như Lợn" và "thoải mái từng ngày như Hợi".

Chúc mọi nhà một năm mới đủ ăn, dư mặc, thừa tình yêu thương và giàu lòng quảng đại. Mừng Xuân Kỷ Hợi 2019 ! 

Thích Nữ Giới Hương

Nguồn : thuvienhoasen, 21/12/2018

******************

Năm Hợi kể chuyện những vụ án vui về... heo !

An Yên, Công An Thành phố, 03/02/2019

Từ xa xưa đến nay, heo trở thành con vật thân quen với nhiều gia đình. Ở nông thôn đất rộng, ruộng vườn thênh thang, người dân có thể nuôi heo thịt, heo nái theo bầy đàn. Còn thành phố đất chật, người đông, nhiều nhà hướng đến việc tiết kiệm bằng cách vỗ béo các chú heo đất "thần tài".

con3

Từ xa xưa đến nay, heo trở thành con vật thân quen với nhiều gia đình. Ảnh minh họa

Dù heo thịt hay heo đất cũng đều bán ra tiền hoặc chứa đựng kim ngân nên nhiều năm qua có không ít vụ án trộm heo gây bất bình và không kém phần hài hước.

Ăn lót dạ xem world cup bằng heo… hàng xóm

Các trận cầu World Cup thường diễn ra vào khoảng 1 hoặc 3 giờ sáng giờ Việt Nam, nên những người mê bóng đá thường phải thức khuya chầu chực xem trái bóng lăn trên sân cỏ.

Nửa đêm về sáng, khí trời mát mẻ, năng lượng đã tiêu hao cho việc hò reo cổ vũ các trận đấu diễn ra tối hôm trước nên phần lớn tín đồ bóng đá đều cảm thấy đói bụng. Chính vì thế mà Nguyễn V. (SN 1986) và Ngô Quang S. (SN 1995, cùng quê Bình Định) đã nghĩ ra chiêu chống đói khá lạ lùng là trộm... heo, gà nhà hàng xóm xẻ thịt ăn lót dạ.

Phát hiện mất con heo, còn đàn gà cũng vơi đi đáng kể nên ông Nguyễn X. (SN 1948, ngụ huyện Tây Sơn, Bình Định) báo công an. Vào cuộc điều tra, cơ quan chức năng tìm ra thủ phạm là V. và S. Cả hai thành khẩn khai do đói bụng vì thức khuya xem bóng đá nên đã trộm heo, gà làm thịt. Tất nhiên, cả hai phải chịu trách nhiệm về hành vi trộm cắp lạ lùng của mình.

Trộm heo "thần tài"

Trào lưu nuôi heo đất tại các đô thị trở thành phong trào tiết kiệm của nhiều hộ gia đình, trường học thì các cơ sở sản xuất cũng đẩy mạnh việc cho ra lò đủ chủng loại heo đất xinh xắn, trong đó có các chú heo "thần tài" lấp lánh ánh vàng. Công nghệ làm heo thần tài tốn kém hơn heo đất thông thường nên giá khoảng vài chục ngàn đồng đến hơn trăm ngàn một con. Vì thế, nếu trộm được heo rỗng ruột đem bán vẫn có tiền xài.

Rạng sáng 17/09/2018, thấy một phụ nữ chở theo bao tải căng đầy có hình thù kỳ lạ nên tổ tuần tra xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) yêu cầu dừng xe kiểm tra. Mở bao, tất cả ngạc nhiên khi thấy bên trong chứa rất nhiều heo "thần tài" vàng óng, còn mới toanh.

Sau một lúc quanh co, Đỗ Thị Ph. (SN 1972, ngụ Đà Nẵng) khai vừa trộm số heo trên tại cơ sở Kim H. (P.Khuê Trung, Q.Cẩm Lệ) và đang vận chuyển đi cất giấu. Đấu tranh mở rộng, Ph. khai thêm trước đó đã hai lần đột nhập cơ sở này trộm 39 con heo "thần tài" cùng 27 lọ hoa bằng sứ. Từ lời khai của Ph., số tang vật sau đó được thu hồi và xử lý.

Hai chàng làm thuê trộm... 153 con heo

Trộm được 153 con heo thịt, bình quân mỗi con nặng hơn nửa tạ thì quả là quá siêu. Cao thủ trong làng trộm heo thịt đã thuộc về Đặng Văn N. (SN 1987) và Đặng Văn P. (SN 1985, cùng quê Bạc Liêu).

N. và P. xuất phát là người làm thuê trong trang trại nuôi heo của ông Phạm Hồng Th. (ngụ H.Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Nơi đây nuôi hơn 2.500 con heo thịt theo hợp đồng gia công nên thi thoảng ông chủ mới tạt qua giám sát, phần lớn thời gian còn lại giao cho người làm công tự quản.

Thấy điều kiện thuận lợi, từ ngày 8 đến 12-1-2016, N. và P. đã bắt trộm 153 con heo thịt, thuê xe tải đến chở qua huyện Xuyên Mộc bán lấy tiền tiêu xài. Đến đợt kiểm tra định kỳ, phát hiện hao hụt đến hơn 150 con heo thịt trị giá nhiều triệu đồng, ông chủ mới trình báo công an nhờ điều tra nên N. và P. đã bị bắt tạm giam để xử lý về hành vi "trộm cắp tài sản".

Mất cả "bầy" heo đất chứa 200 triệu

Thông thường, mỗi hộ chỉ nuôi một, hai con heo đất là cùng, còn nuôi thành bầy đến năm con như gia đình anh N.T.B (ngụ P.Linh Xuân, Q.Thủ Đức) thì hơi hiếm và đây là vụ án trộm heo đất có giá trị lớn được khám phá nhanh.

Đóng cổng và cửa cẩn thận rồi đi ngủ, nhưng sáng dậy gia đình anh B. không khỏi hoảng hốt khi phát hiện kẻ gian đã đột nhập trộm nguyên đàn heo đất 5 con (trong chứa hơn 200 triệu đồng) cùng 1 túi xách có 8 triệu đồng, 5 điện thoại di động đắt tiền, 1 máy iPad và một nhẫn vàng 9999.

Sự việc được trình báo với cơ quan công an. Tổ chức khám nghiệm hiện trường, công an quận Thủ Đức thu thập dấu vết vân tay và hình ảnh từ camera để tổ chức truy tìm thủ phạm. Sau hai ngày quyết liệt truy xét, công an quận Thủ Đức đã bắt được thủ phạm là Lê Văn P. (SN 1989, quê Phú Yên) để xử lý vào chiều 9/8/2018.

Qua đấu tranh, P. khai nhận, khoảng 1 giờ ngày 7/8/2018 đi lòng vòng quanh khu vực quận Thủ Đức, khi ngang qua nhà anh B., P. leo vào rồi lên lầu 2. Tại đây, phát hiện đàn heo đất nên P. gom hết, cùng một số tài sản khác rồi bỏ trốn ra Nha Trang.

Tưởng không ai phát hiện ra hành vi của mình, nào ngờ chỉ sau hai ngày gây án, P. đã bị Công an Thủ Đức bắt tạm giam để trả giá cho hành vi trộm cắp.

"Ba chàng ngự lâm" và kịch bản trộm 28 con heo

Nhiều lần đến lò mổ heo ở thị trấn Di Linh (tỉnh Lâm Đồng) chơi nên Nguyễn Hồ Anh T. (SN 1996) và Đỗ Ái Q. (SN 1995, cùng ngụ Bảo Lộc) hiểu rõ đường đi lối lại, cũng như việc quản lý tài sản có phần chủ quan, hớ hênh tại đây. Nhân lúc kẹt tiền tiêu xài, cả hai nảy sinh ý định trộm cắp vào ngày 23/07/2018.

Để thực hiện ý đồ, Tú - Quốc rủ thêm đồng bọn tên R. cùng tham gia và lên kế hoạch chi tiết. Theo những gì đã vạch ra thì T. mua sẵn một sim điện thoại mới rồi giao cho R. đóng vai chủ nhà, thuê hai ôtô đến lò mổ heo. Lợi dụng lúc lò mổ không có người trông coi, cả 3 đã bắt 28 con heo thịt do nhiều hộ dân gửi ở đây rồi đưa đến một lò mổ khác ở Bình Thuận bán được hơn 120 triệu đồng. Trả tiền thuê xe tải xong, số còn lại ba đối tượng chia nhau.

Vụ mất trộm heo thịt trong lò mổ nhanh chóng được trình báo cơ quan công an. Sau hai tuần khẩn trương điều tra, từ những manh mối mỏng manh, Công an huyện Di Linh đã lần ra nơi ở của T. và Q., thực hiện lệnh bắt tạm giam để xử lý theo pháp luật.

"Mần thịt" heo đất ở trường học

Phong trào nuôi heo đất tiết kiệm được nhiều trường học phát động trong mấy năm gần đây. Số tiền thu được từ mỗi chú heo khi đập chỉ vài trăm đến một triệu đồng là cùng, nhưng mục tiêu chính nhà trường muốn xây dựng là tinh thần tiết kiệm, biết chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn cho học sinh.

Vậy nhưng một loạt trường học tại thị xã Dĩ An (Bình Dương) đã bị kẻ gian đột nhập đập heo đất trộm tiền và các thiết bị giảng dạy nên cơ quan công an không thể làm ngơ trước hiện tượng trộm cắp lạ lùng.

Sau thời gian tổ chức giăng lưới mật phục, đến tối 9-10-2017, Công an phường Bình Thắng (thị xã Dĩ An) bắt được Vũ Văn L. (SN 1994, quê Thanh Hóa), Nguyễn Chí H. (SN 1995, quê An Giang), Trần Đức V. (SN 1993) và Nguyễn Đình T. (SN 1997, cùng quê Nghệ An) khi vừa từ trong trường Nguyễn Khuyến leo ra ngoài đường tính tẩu thoát.

Tang vật gồm máy tính và một máy chiếu. Qua đấu tranh, nhóm này khai thêm đã đập bể 6 con heo đất trong trường Nguyễn Khuyến lấy được 540.000 đồng.

Mở rộng điều tra cho thấy, nhóm trộm này chính là thủ phạm các vụ đột nhập trường học trộm tiền heo đất và các tài sản khác. L. và H. từng có tiền án về tội trộm cắp tài sản, khi mãn hạn tù trở về lấy nghề phụ hồ làm kế sinh nhai.

Lười nhác lao động lại sẵn bản tính xấu nên cả hai rủ nhau lập nhóm trộm cắp, chọn các trường học làm mục tiêu đột kích. Điều phát sinh ngoài dự kiến là lớp học nào cũng nuôi heo đất tiết kiệm nên chúng… thịt luôn. Để tăng số đông dễ hành động, sau đó L., H. rủ thêm V. và T. cùng tham gia và chúng đã 8 lần đột nhập các trường Lý Thường Kiệt, Bình An, Tân Đông Hiệp... để trộm tiền heo đất và các tài sản khác.

An Yên

Nguồn : Công an Thành phố, 03/02/2019

****************

Tản mạn về "Con Heo" trong Ca dao Việt Nam nhân năm "Hợi"

Lê Ngọc Châu, 13/12/2018

Lời phi lộ : Bài này đã được phổ biến năm 2007, nhân Tết Đinh Hợi. Thắm thoát 12 năm trôi qua, đúng một giáp. Năm 2019 là Tết Kỷ Hợi, để phù hợp với thời gian người viết hiệu đính đề bài và năm tháng, giới thiệu lại cùng độc giả. Mong hoan hỷ cho mọi sự. Đa tạ (LNC).

* * *

Trong khuôn khổ bài này người viết chỉ muốn giới thiệu đến quí độc giả một vài nét đặc thù của dân tộc Việt Nam chúng ta, đó là Ca dao, đặc biệt những câu ca dao liên quan đến con giáp "Hợi" hay "Heo" nhân dịp Tết Kỷ Hợi 2019.

333333333333333333

Nhưng Ca dao là gì ? Theo định nghĩa trong Tập "Tục Ngữ, thành ngữ Ca dao và Dân ca Việt Nam" của cụ Trần Ngọc Ngải, Chicago, Illinois, USA 1997 thì Ca dao là những câu hát ngắn ghép thành khúc điệu được phổ thông trong dân gian. Có thể nói Ca dao là văn chương dân gian, rất bình dân và trải qua nhiều thế hệ lịch sử, đã được sinh ra trong những giai đoạn xã hội từ ngàn xưa và lưu truyền cho đến ngày nay. Rất ít người biết rõ được ai là tác giả của ca dao, tuy nhiên ca dao ít nhiều cũng đã là vũ khí chống lại những xâm nhập văn hóa trải qua sự đô hộ của nhiều thời đại. Vì vậy cũng có thể nói rằng Ca dao Việt Nam đã góp phần không ít trên phương diện bảo tồn nền văn hóa dân tộc Việt. Những câu ca dao tục ngữ, các lời hò, hát dặm hay những bài vè thường đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau như xã hội, gia đình, tín ngưỡng, tình yêu, thiên nhiên v.v... Do đó, ca dao Việt Nam là một kho tàng vô giá, là nền văn hóa căn bản của dân tộc, làm giàu thêm tiếng Việt, vì thế chúng ta nên cố gắng và trang trọng gìn giữ nó. Cho nên khi nói đến ca dao là chúng ta muốn nói đến niềm tự hào của dân tộc Việt Nam mình.

Như đã nói ở trên, ca dao tục ngữ thường đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, đặc biệt là xã hội, gia đình và tình yêu. Và xã hội nào cũng vậy, có kẻ giàu người nghèo. Đáng buồn là dân nghèo thì chiếm đa số. Để diễn tả sự chênh lệch của hai giai cấp này, trong đó người ta lấy con "Heo" hay "Lợn" làm biểu tượng cho sự giàu có sung túc qua các lễ hội, đám đình vì thế dân gian Việt đã đặt ra bài ca dao sau đây :

"Anh là con trai nhà nghèo

Nàng mà thách thế anh liều anh lo

Cưới em anh nghĩ cũng lo

Con lợn chẳng có, con bò thì không

Tiền gạo chẳng có một đồng

Thiên hạ hàng xứ cũng không đỡ đần

Sớm mai sang hiệu cầm khăn

Cầm được đồng bạc để dành cưới em..".

Cũng có những câu ca dao khen tặng sự khéo léo, chăn nuôi quanh năm hay làm ăn thành công của những gia đình nông dân :

"Chăn nuôi vừa khéo vừa khôn

Quanh năm gà lợn xuất chuồng quanh năm".

Hay :

"Giàu lợn nái, lãi gà con"

Nuôi lợn để đem bán là một sinh kế của giới nông dân Việt. Lắm khi chẳng được gì nên từ đó cũng nẩy sinh ra những câu ca dao đùa cợt cảnh mấy bà gánh heo đi rồi lại gánh về :

"Ba bà đi bán lợn con

Bán đi chẳng được lon ton chạy về

Ba bà đi bán lợn sề

Bán đi chẳng được chạy về lon ton"

Người đàn bà Á Châu bản tánh vốn đảm đương. Đàn bà Việt Nam xưa nay giỏi trên nhiều phương diện, nhất là lo cho gia đình chồng con. Để diễn tả sự khó nhọc, bổn phận làm vợ và khả năng đa diện của người đàn bà Việt, ca dao có câu :

"Đang khi lửa tắt cơm sôi

Lợn đói, con khóc, chồng đòi tòm tem

Bây giờ lửa đã cháy rồi

Lợn no, con nín, tòm tem thì tòm"

Hoặc để ám chỉ sự giàu có của ai đó :

"Cồng cộc bắt cá dưới bàu

Cha mẹ mày giàu, đám giỗ đầu heo"

Cảnh mẹ chồng khắc nghiệt với nàng dâu thời phong kiến và cho đến bây giờ đã làm cho nhiều cuộc tình tan vỡ hay vợ chồng lục đục. Dân Việt chúng ta đã lồng hình ảnh này vào ca dao, tuy nhẹ nhàng nhưng rất phong phú qua lối diễn đạt :

"Bố chồng là lông con lợn

Mẹ chồng như tượng mới tô,

Nàng dâu mới về là bồ chịu chửi"

Dân quê Việt Nam hầu hết nhà nào cũng nuôi gia súc, trâu, bò, gà, vịt, heo... Heo, người ta cố nuôi cho mập, hy vọng chúng đẻ nhiều heo con đem bán lấy tiền nuôi dưỡng gia đình con cái. Con heo thường ăn xong nằm trong chuồng nên ca dao đã tả hình ảnh chú lợn như sau :

"Con gà cục tác lá chanh

Con lợn ụt ịt (ủn ỉn) mua hành cho tôi

Con chó khóc đứng khóc ngồi

Bà (Mẹ) ơi đi chợ mua tôi đồng riềng"

Ai có gia đình con cái đều biết rõ sự khó khăn khi nuôi dưỡng con cái. Cách dạy con trai hay gái thường khác nhau. Đề cập đến phương diện này, ca dao Việt cũng đã diễn tả cảnh nuôi đứa con trai mà không dạy thì cũng giống như nuôi một con lừa. Còn nuôi đứa con gái mà không dạy, thì cũng giống như nuôi một con lợn :

"Dưỡng nam bất giáo như dưỡng lư

Dưỡng nữ bất giáo như dưỡng trư"

Nói lên sự thiếu thật thà của con buôn, dân gian cũng có câu :

"Treo đầu heo, bán thịt chó".

Lắm khi cha mẹ phải vắng nhà, giao cho con trẻ trông coi. Khi về nhà thì hỡi ơi, nhiều chuyện bất ngờ xảy ra và ca dao Việt đã ví von kể lại chuyện này, nhẹ nhàng nhưng phản ảnh rõ nét sự ngây thơ của trẻ con :

"Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà.

Bao nhiêu củ rím củ hà

Để cho con lợn con gà nó ăn".

Nhằm trách khéo những người mẹ nghèo muốn con gái mình lấy chồng giàu nên (ngày xưa) đã ép duyên con và đưa đến những chuyện không may như sau :

"Mẹ em tham thúng xôi dền

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.

Em đã bảo mẹ rằng đừng

Mẹ lườm mẹ nguýt mẹ bưng ngay vào

Bây giờ chồng thấp vợ cao

Như đôi đũa lệch so sao cho bằng".

Cảnh ép duyên đôi khi mang lại một cuộc sống buồn, không mấy hạnh phúc đối với người đàn bà Việt tại thôn quê nói riêng. Nhiều người đã mượn ca dao để than trách số phận hẩm hiu của mình :

"Thân em mười sáu tuổi đầu

Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người

Nói ra sợ chị em cười

Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay

Tối về đã mấy năm nay

Buồn riêng thì có, vui rày thì không.

Ngày thời vất vả ngoài đồng

Tối về thời lại nằm không một mình.

Có đêm thức suốt năm canh

Rau heo, cháo chó, loanh quanh đủ trò".

Thay vì nói rõ ra mình muốn gì, ca dao Việt thâm thúy hơn mượn hình ảnh con lợn để diễn tả ý nghĩ thầm kín đó, nên có câu :

"Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon"

Cũng có câu ca dao trách khéo sự thiên vị như :

"Mèo theo thịt mỡ ồn ào

Cọp tha con lợn thì nào thấy chi !"

Tỏ tình là cả một nghệ thuật, thông thường mấy chàng văn hoa bóng bẩy nhưng cũng có người mượn con lợn làm phương tiện hầu đạt được cứu cánh. Hãy nghe anh chàng ngố tìm cách làm quen, bày tỏ :

"Cô kia đi chợ Hà Đông

Để anh kết nghĩa vợ chồng cùng đi

Anh đi chưa biết mua gì

Hay mua con lợn phòng khi cheo làng"

Đặc biệt ca dao cũng là phương tiện để những chàng trai tìm cách tán tỉnh đàn bà, thiếu nữ. Nhiều anh chàng tỏ tình kín đáo, khéo nói :

"Tình cờ bắt gặp nàng đây

Mượn cắt cái áo, mượn may cái quần

May xong anh trả tiền công

Bao giờ lấy chồng anh đỡ vốn cho

Anh giúp một thúng xôi vò

Một con lợn béo một vò rượu tăm...

Anh giúp đôi chiếu em nằm

Đôi chăn em đáp đôi tằm em đeo

Anh giúp quan tám tiền cheo...".

Hoặc than thân trách phận vì không cưới được người yêu giống như cảnh con heo bị chủ bỏ đói để rồi mừng rỡ khi ước mơ thành sự thật :

"Yêu nhau chả lấy được nhau

Con lợn bỏ đói buồng cau bỏ già

Bao giờ sum họp một nhà

Con lợn lại béo cau già lại non".

Không những chỉ nhẫn nại thôi mà người đàn bà Việt hy sinh cho chồng con. Lắm khi vì thương chồng phải gánh chịu nhiều cay đắng cho nên ca dao đã để lại những câu :

"Bởi vì con heo nên phải đèo khúc chuối,

Bởi vì con muỗi nên phải thả màn loan,

Bởi vì chàng nên thiếp phải chịu đòn oan

Phụ mẫu nhà đay nghiến, thế gian chê cười".

Người Việt mình, nhất là nữ giới thường mê tín dị đoan. Tết về hay đi xem bói xin quẻ. Để mỉa mai mấy ông thầy bói dỏm, ca dao Việt không nhân nhượng :

"Bói cho một quẻ trong nhà

Chuồng heo ở dưới, chuồng gà ở trên"

Và để kết thúc bài này, người viết xin nhắc lại vài dữ kiện lịch sử liên quan đến năm Hợi, biểu tượng cho con heo ủn ỉn.

Vào Năm Tân Hợi 1611, Chúa Tiên Nguyễn Hoàng đã lấy phần đất của Chiêm Thành lập ra phủ Phú Yên, rồi chia ra làm hai huyện Đồng Xuân và Tuyên Hòa.

Năm Tân Hợi 1851, nhà Nguyễn mở khoa thi hương ở An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định, nên về sau mới có câu :

"An Nhơn có tháp Mò O

Có chùa Thập Tháp có đò Trường Thi"

Riêng năm Đinh Hợi (1645) quân nhà Trịnh Tráng đem đại binh sang đánh Quảng Đông thu hồi đất cũ, mấy vùng quân ta từng làm chủ.

Tết năm 2007 là Tết Đinh Hợi, 12 năm trôi qua thật nhanh. Năm 2019 là Tết Kỷ Hợi, không biết việc gì sẽ xảy ra cho quê hương Việt Nam ?. Mặc dầu đồng hương chúng ta (đôi khi vì hoàn cảnh) tuy vẫn hằng mang tâm trạng :

"Dù ai buôn bán nơi đâu

Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về"

nhưng khi biết rằng tại quê nhà hiện nay người dân vẫn còn sống dưới ách độc tài kềm kẹp của chế độ CSVN nên có rất nhiều người Việt tị nạn cộng sản tuy luôn trăn trở về quê hương, đất nước nhưng cũng đã dằn lòng, vượt qua tình cảm riêng tư chấp nhận kiếp sống lưu vong, ăn Tết tha hương :

"Dân ta khổ sở trăm bề

Cộng sản còn đó có về được chăng !"

Ca dao hay tục ngữ truyền khẩu về con "Heo" thì còn rất nhiều nhưng người viết chỉ trích một số ít ca dao trên đây, rất tiếc bài viết có giới hạn nên tôi không thể trích dẫn hết để trình bày cùng quí vị, xin thông cảm. Nhưng qua đó cũng đủ gói ghém ý nghĩa sâu sắc của ca dao, có thể nói là căn bản của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

Xuân Đinh Hợi 2007 / Xuân Kỷ Hợi 2019

© Lê Ngọc Châu 

(Nam Đức, tối 12/12/2018)

Tài liệu tham khảo :

- Phỏng tác theo tài liệu của Hà Phương Hoài

Published in Văn hóa

Tin tức giáp vụ vui buồn lẫn lộn đối với những ai nặng lòng với giải đất hình chữ S.

Hãy khiêm tốn học hỏi bản lĩnh Kim Jong-un, "chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt" ! Đừng chấp nhận chỉ là một "vai kép" (vai diễn phụ) trong màn kịch liên khu vực (Indo-Pacific) thời nay !

ngoaigiao2

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un trong Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Bắc Hàn ở Singapore ngày 12/06/2018. AFP

Tin hoan hỷ trước. Không vui sao khi một "tuổi trẻ tài cao" như Kim Jong-un, sau bao toan tính, nay đồng ý sang Việt Nam để tái ngộ với "lão già Huê Kỳ loạn trí" [1]. Dường như ông Kim còn đến Hà Nội sớm hơn để thăm cấp nhà nước, trước cả thượng đỉnh, để gặp lại "những người đồng chí" vốn một thời từng là "hai anh em… hai chiến sĩ… sinh đôi cùng một mẹ" [2].

Nỗi lo trùm lên nỗi lo

Nhưng rồi bao nỗi lo ập đến sau cái Tết này.

Thứ nhất, chưa thấy Hà Nội động tĩnh gì để đón bắt cơ hội hiếm hoi đang ló dạng. "Củi khô củi ướt" thì do tết nhất cận kề nên đã được gác lại. Tạm gác thôi, vì trước sau nó sẽ được dùng để chuẩn bị cho nhân sự đại hội. Ông Trọng học được Trump tính lo xa. Hai năm nữa mới bầu bán mà danh sách thuộc cấp đã được chốt hạ từ những ngày này.

ngoaigiao1

Hình minh họa. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) bắt tay Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội hôm 1/4/2018 - AFP

Thứ hai, quan hệ Mỹ-Việt vẫn đang rất cần "upgrade" (nâng cấp), cho dù Trump đến Việt Nam, hoặc đến mà không bay ra Hà Nội. Hè vừa qua, Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu và mong muốn đưa quan hệ "đối tác toàn diện Việt-Mỹ" lên tầm cao mới [3]. Nhưng hứa là một chuyện. Còn biết bao biến số mà chính ông Phúc chắc gì đã tính được hết !

Nỗi lo thứ ba, hôm 22/1/2019 Hun Sen đã "khấu đầu" (knowtow) tại Bắc Kinh và thiên triều đã mở hầu bao, "rót" cho gần 600 triệu USD từ khuôn khổ của một quỹ chống lưng kéo dài 3 năm. Hun Sen còn được Tập hứa, sẽ tiếp tục hợp tác trên mọi lĩnh vực, bởi vì, "mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia rất là quan trọng, nếu so sánh với các nước khác", trích từ đánh giá của Tập đại đại.

"An Nam" - "An Đông" xưa & nay

Hơn 1300 năm trước, Triều Tiên và Việt Nam từng là "hai trạm biên giới" được nhà Đường thiết lập để canh giữ các vùng biên viêm hoang. "An Nam đô hộ phủ" được lập ra vào năm 679 để cai trị Giao Châu và phòng bị các thế lực từ phía Nam. "An Đông đô hộ phủ" là một chính quyền quân sự được thiết lập sớm hơn tại Bình Nhưỡng vào năm 668.

ngoaigiao3

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt tay với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trước cuộc gặp tại Trung Quốc thành phố Đại Liên hôm 7/5/2018. AFP

Giới nghiên cứu địa-chính trị ngày nay thì ví Triều Tiên là "cái mỏ", còn Việt Nam là "đôi chân" của chú gà trống Trung Hoa. Dù là chân hay mỏ, "An Đông" và "An Nam" thế kỷ 21 này quan trọng đối với Trung Quốc hơn thời nhà Đường nhiều lần. Bắc Kinh phải "viện Triều" để "kháng Mỹ", đồng thời vẫn hạ quyết tâm kêu "đứa con hoang đàng" Việt Nam sớm trở về với đất mẹ [4].

Người ngoại đạo thấy lạ, suốt 6 năm lên ngôi, Kim Jong-un chưa một lần yết kiến thiên triều, ấy vậy mà vừa qua, Trung Quốc vẫn trống dong cờ mở đón "hoàng tử" dập dìu qua lại những 4 lần chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm. Đúng là một "kiên nhẫn chiến lược" từ cả ngàn đời nay đâu có thay đổi !

Cuộc "móc ngoặc" bộ ba Kim-Tập-Trump đã làm nên điều kỳ diệu hiếm hoi trên. Chủ tịch Tập cần ông Kim trước để thăm dò, mặc cả với Tổng thống Trump. "Tôi sẽ giúp ngài một tay, nếu ngài nương nhẹ, hạ nhiệt cuộc thương chiến". Thông điệp này chắc chắn Trump đã nhận được từ ông Tập.

Còn vòng so găng giữa một già-một trẻ sắp diễn ra và Trump trong cơn bấn loạn hiện nay đang cần món quà của "hoàng tử" Kim. Lâu lâu, ba đến dăm tháng tháng một lần, chỉ cần một vài động thái và "chàng" Kim tuyên bố sẽ giải giáp hạt nhân là Trump lại được dân xứ cờ hoa tung hô. Việc trở lại Nhà Trắng của ông chưa phải đã hết cửa.

Vậy là cả Tập lẫn Trump đều cần đến "chàng thanh niên thích phóng hỏa tiễn" (rocket man) [5]. Miễn là mọi kịch bản đan xen vào nhau phải thật trôi chảy. Bởi vì đến lượt mình, Kim cũng đang cần sự chống lưng của cả hai ông trùm. Cần ông Tập, vì chàng Kim muốn cho Trump thấy là Triều Tiên còn có "một con đường khác" nếu không thoả thuận được với Mỹ.

Cần ông Trump, vì nếu Kim ra với thế giới mà chỉ qua mỗi cửa "tò vò" Bắc Kinh thì kể cũng kẹt. Dẫu sao "đô lao" vẫn mạnh hơn "bánh bao" ! Điều này thì khi sang Hà Nội, ông Kim sẽ được Việt Nam mách nước nhiều hơn về tư duy chọn kẻ mạnh mà ngả vào !

ngoaigiao4

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp Tổng thống Donald Trump tại Đại lễ đường lớn của nhân dân ngày 9 tháng 11. AFP

Trang tin khoa học từ "The Guardian" của Anh quốc, hồi tháng 4/2018 đều đồng loạt đăng bài, trích dẫn dữ liệu vệ tinh cho thấy có một bãi thử hạt nhân ngầm trong lòng núi của Bắc Hàn bị sập đổ hoàn toàn. Một mặt là do dư chấn từ các vụ thử tạo ra, mặt khác (theo thuyết âm mưu) có thể là do Mỹ ra đòn bằng một loại vũ khí bí mật (vốn còn đáng sợ hơn cả hạt nhân) [6].

Nằm dưới cây sung, hẳn nhiên, Việt Nam mừng trước món quà trời cho. Nguyễn Xuân Phúc có 2 tuyên bố vừa kịp thời vừa nhậy cảm. Ông Phúc được dẫn lời phát biểu trên kênh truyền hình hình Bloomberg : "Chúng tôi chưa biết về quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, nếu chuyện đó xảy ra thì chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để tạo điều kiện cho cuộc gặp".

Bâng khuâng giữa đôi dòng nước

Trên kênh Bloomberg, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho biết thêm, Việt Nam đang nhập khẩu nhiều hàng hóa Mỹ hơn từ các tập đoàn lớn như Boeing hay General Electrics (GE) để thu hẹp khoảng cách thương mại. Đây là một động thái có thể giúp Việt Nam tiếp tục tránh khỏi các biện pháp trừng phạt của chính quyền Trump.

ngoaigiao5

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp gỡ Tổng thống Donald Trump trong chuyến thăm Hoa Kỳ hồi tháng 5/2017. AFP

Nhưng một số quan chức từ hành pháp vẫn tuyên bố Việt Nam đã để tiền đồng mất giá khiến hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trở nên rẻ hơn. Có những báo cáo nói rằng cái gọi là mất giá này có thể là một hình thức thao túng tiền tệ và điều đó có thể thu hút các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Còn chuyện nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên "đối tác chiến lược" (mà ông Phúc đã hứa với Phó Tổng thống Mike Pence trong mùa hè qua) thì vẫn nằm trong danh sách chờ (stand by), vì điều này chắc phải được Bắc Kinh bật đèn xanh. Mà hiện tình còn quá nhiều ẩn số. Sau hạn chót 90 ngày, cuộc thương chiến tốn kém cả với Mỹ lẫn đắt giá đối với Tàu chưa rõ sẽ ngã ngũ ra sao ? Trung-Mỹ mà tiếp tục căng lên thì còn khuya thiên triều mới "hảo hảo" cho vụ nâng cấp.

Thế mới thấy ông Kim Jong-un giỏi ! Trước khi quyết định chơi ván bài "mạt chược" với siêu cường số một thế giới, ông đâu có cần xin ý kiến ai. Bắc Kinh cũng chưa một lần dám nặng lời với Kim "đệ tam" (như họ từng cho cái loa rè "Hoàn cầu Thời báo" đe nẹt Việt Nam bao lần). Khi mọi chuyện êm xuôi, Kim mới mượn máy bay Trung Quốc làm chuyên cơ hay đáp tàu hoả đi lại chỉ là để "diễn".

Trở lại câu chuyện "to phe" khác, đó là "tình trạng gân gà" của Việt Nam những năm tới. Một mặt, Việt Nam buộc phải chào đón "Sáng kiến Vành đai-Con đường" (BRI) của Trung Quốc, vì cả lý do chính trị và kinh tế. Thủ tướng Phúc mới đây đã công khai ủng hộ "Nhất đới Nhất lộ" (OBOR) vì đây là sáng kiến mang dấu ấn của Tập Cận Bình.

Mặt khác, Việt Nam không thể làm ngơ "Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở" (FOIP) của Hoa Kỳ nhằm hình thành một mạng lưới an ninh khu vực để đối trọng lại Trung Quốc do Washington và Tokyo cùng dẫn dắt. Hà Nội đã được chọn làm đối tác tiềm năng. Đã có tuyên bố về một "mô hình Việt Nam" để vận động tiếp ASEAN tham gia cuộc chơi thế kỷ. Hãy xuất phát từ lợi ích quốc gia-dân tộc để tìm tập hợp cân bằng mới !

"Hoàn cầu Thời báo" có lần từng bình luận : "Bang giao Việt-Mỹ hiện giờ thực chất là quan hệ đồng minh" [7]. Việt Nam là một trong những nước nhận được viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, bên cạnh một số thỏa thuận hạt nhân quan trọng. Ngay cả báo Nga, từ lâu đã cho rằng, Việt Nam thật ra đã có "quan hệ đồng minh thực tế" với Hoa Kỳ [8]. Căn cứ vào các tiếp xúc ngoại giao-quốc phòng năm 2018, RFA mới đây cũng cật vấn : Việt Nam và Hoa Kỳ phải chăng là những đồng minh trên thực tế ? [9]

Vì vậy, đối với FOIP, Việt Nam thật khó mà bỏ qua. Nếu từ chối FOIP, thì cái gọi là "kinh tế thị trường" khi nào mới được công nhận. Mà đây lại là vấn đề sinh tử ; khi ký các FTA thế hệ mới, Mỹ sẽ loại đối tác chưa có kinh tế thị trường ra khỏi các hiệp định. Chưa hết, không có FOIP thì rồi đây Việt Nam sẽ không "thở được" trên Biển Đông, chứ đừng nói đến "tự do đi lại" !

Cuối cùng, cả BRI lẫn FOIP đều có các mục tiêu chiến lược bên cạnh việc tập trung vào phát triển cơ sở hạ tầng. Cường quốc nào cũng đang tìm cách kéo các quốc gia như Việt Nam vào quỹ đạo của họ. Hãy "niệm" câu ca dao cũ trước khi chọn lựa : 

Thân em như tấm lụa đào

Đừng rơi xuống giếng (BRI) hãy vào vườn hoa (FOIP) !

Nhưng có lẽ đã đến lúc thay vì thổn thức tiếng lòng, hãy vươn lên để khẳng định giá trị của một "An Nam" không còn là viêm hoang nữa. Không thể cứ đứng chỉ để "trông trời, trông đất, trông mây"… Đừng chấp nhận làm món "gia vị" trên bàn tiệc giữa các cường quốc ! Hãy khiêm tốn học hỏi bản lĩnh Kim Jong-un, "chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt" ! Đừng chấp nhận chỉ là một "vai kép" (vai diễn phụ) trong màn kịch liên khu vực (Indo-Pacific) thời nay.

Nguyễn Hoàng

Nguồn : RFA, 23/01/2019 (NguyenHoang's blog)

[1] https://news.zing.vn/sau-ga-ten-lua-trump-lai-goi-kim-Jong-un-la-nguoi-dien-post781687.html

[2] https://taodan.vn/tho/to-huu/hai-anh-em-to-huu-2555.html

[3] https://news.zing.vn/viet-my-chia-se-loi-ich-chung-trong-duy-tri-tu-do-hang-hai-post892226.html

[4] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chinese-media--vietnam-the-prodigal-son-to-return-home-06202014175314.html

[5] https://baomoi.com/qua-tang-cua-trump-danh-cho-kim-Jong-un-dia-ghi-bai-hat-nguoi-ten-lua/c/26786250.epi

[6] https://www.theguardian.com/world/2018/apr/26/north-korea-nuclear-test-site-collapse-may-be-out-of-action-china

[7] https://www.globalresearch.ca/vietnam-an-unofficial-ally-of-the-u-s-against-china/5631630

[8] https://viettimes.vn/bao-nga-suy-dien-viet-nam-da-ton-tai-quan-he-dong-minh-thuc-te-voi-hoa-ky-57335.html

[9] https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnam-us-de-facto-allies-08292018130621.html

Published in Diễn đàn
lundi, 31 décembre 2018 17:14

Bước vào một năm đầy ẩn số

Thư đầu năm

 

Thế giới từ giã một năm 2018 đầy thử thách để bước vào một năm 2019 đầy ẩn số. 2018 đã là một năm rất khó khăn cho dân chủ. Trong khi chế độ cộng sản Trung Quốc của Tập Cận Bình lộng hành và tiếp sức cho chế độ độc tài Nga của Putin hung hăng hơn thì nước Mỹ của Donald Trump trên thực tế đã đào ngũ khỏi liên minh các nước dân chủ sau những tuyên bố ngang ngược đầy giọng đả phá.

20191

Trong suốt hai năm, ở chức vụ tổng thống Mỹ, Donald Trump chưa bao giờ bày tỏ, dù chỉ là một lần, một quan tâm nào đối với các giá trị tự do, dân chủ và nhân quyền, ngay cả tình người. Hơn thế nữa, ông hầu như không bỏ lỡ một cơ hội nào để khiêu khích các nước đồng minh và bày tỏ cảm tình với các tay độc tài sát nhân như Vladimir Putin, Kim Jong-un và Tập Cận Bình. Và dĩ nhiên Trump cũng không hề phiền lòng trước những bản án chính trị cực kỳ thô bạo tại Việt Nam. Khối NATO, lực lượng quân sự của liên minh dân chủ phương Tây, chỉ còn trên giấy tờ chừng nào Trump vẫn còn cầm quyền.

Lời nói là hành động chính trị quan trọng nhất, và bằng lời nói Trump đã gây rất nhiều đổ vỡ cho dân chủ trên thế giới. Trump cũng phá hoại dân chủ bằng hành động cụ thể. Mỹ rút khỏi Cao ủy Nhân quyền và Tổ chức Văn hóa Giáo dục Liên Hiệp Quốc làm yếu đi định chế quốc tế lớn nhất đặt nền tảng trên nhân quyền với chức năng ngăn chặn các xung đột và các vi phạm luật pháp quốc tế. Liên Hiệp Quốc chưa làm tròn được sứ mạng của nó nhưng cũng đã đạt được những kết quả khả quan theo chiều hướng thăng tiến dân chủ, như buộc các quốc gia phải báo cáo định kỳ về nhân quyền trong những năm gần đây. Liên Hiệp Quốc cần được tăng cường nhưng đang yếu đi vì Trump.

Quyết định mới nhất của Trump là bội ước, rút quân khỏi Syria để mặc cho Nga, Iran và chính quyền diệt chủng al-Assad tiêu diệt các lực lượng dân chủ mà chính Mỹ đã khuyến khích thành lập và sau đó hỗ trợ. Chủ nghĩa cô lập vốn đã là một cám dỗ truyền thống của Mỹ nhưng lần này Donald Trump đẩy mạnh hơn, Mỹ không chỉ tự cô lập với thế giới mà với cả các nước thuộc Châu Mỹ, kể cả hai nước láng giềng Canada và Mexico. Donald Trump không chỉ khiến nước Mỹ xa cách với các nước khác mà còn cố tách rời nước Mỹ khỏi các giá trị đạo đức như tôn trọng các cam kết, liên đới với những người nghèo khổ, hoạn nạn. Nước Mỹ cũng chia rẽ như chưa bao giờ thấy và yếu đi.

Nếu nước Mỹ dân chủ của Donald Trump co cụm lại thì Trung Quốc chuyên chính của Tập Cận Bình đang tiếp tục bung ra bành trướng sự hiện diện và ảnh hưởng trên khắp thế giới, đặc biệt là Châu Phi và gần đây cả Châu Mỹ La Tinh, qua chiến lược Vành Đai và Con Đường. Các chế độ độc tài bạo ngược được Trung Quốc tài trợ, khuyến khích và củng cố. Trung Quốc không xét lại mà còn huênh hoang quảng bá mô hình chuyên chính của mình. Thế giới quá phẫn nộ với Donald Trump đến nỗi quên đi cuộc chiếm đóng thô bạo Tây Tạng và hàng triệu người đang bị giam giữ trong các trại tập trung tại Tân Cương. Cũng bị quên đi cuộc chiếm đóng bán đảo Crimea và những vụ ám sát những người đối lập của chế độ tội ác Putin.

Bối cảnh thế giới còn ảm đạm hơn khi người ta ý thức rằng Châu Âu, thành trì vững nhất hiện nay của dân chủ, sẽ rất khó có được những hành động tầm vóc để bảo vệ trật tự dân chủ vào giữa lúc chính mình cũng đang bối rối đương đầu với việc nước Anh ra đi và với sự trỗi dậy khắp nơi của các lực lượng dân túy. Pháp, một trong những cột trụ của Liên Hiệp Châu Âu, đang rã rượi vì phong trào phản đối Áo Vàng và sẽ còn bất lực khá lâu với một tổng thống đã mất gần hết uy tín. Câu hỏi đặt ra và có thể khiến nhiều người bi quan là phải chăng đà tiến của dân chủ trên thế giới đã khựng lại và bị đảo ngược ?

Hơn lúc nào hết những người dân chủ cần bình tĩnh và sáng suốt để ý thức rằng đây chỉ là những trở ngại nhất thời mà làn sóng dân chủ nào cũng đã gặp.

Hãy nhìn lại làn sóng dân chủ thứ ba bắt đầu bằng cuộc cách mạng hoa cẩm chướng năm 1974 tại Portugal mà thành quả lớn nhất là đánh gục chủ nghĩa và phong trào cộng sản quốc tế. Nó đã được tiếp theo ngay sau đó bằng hàng loạt chiến thắng lớn của cộng sản tại Việt Nam, Lào, Campuchia, Angola, Ethiopia, Afghanistan, Nicaragua v.v. So với giai đoạn đó thì những khó khăn hiện nay của làn sóng dân chủ thứ tư mà chúng ta đang sống không là bao. Nhưng rồi sau đó Liên Xô và các chế độ cộng sản Đông Âu sụp đổ và chủ nghĩa Marx Lenin bị ném vào sọt rác lịch sử.

Những lý do cụ thể để chúng ta giữ vững lòng tin cũng đã có thể nhìn thấy. Quần chúng Mỹ đã bắt đầu thấy được những tác hại mà Donald Trump gây ra không chỉ cho thế giới mà còn cho chính nước Mỹ. Ảo tưởng và ngộ nhận đang qua đi, nhường chỗ cho thất vọng và phẫn nộ. Trump chắc chắn sẽ thảm bại trong cuộc bầu cử năm 2020 trừ khi bị truất phế trước đó. Có mọi triển vọng ngay trong năm 2019 này cảm tình dành cho ông sẽ xuống thấp tới mức mà dù trơ lì tới đâu Trump cũng không thể ngang ngược như trong hai năm qua. Tại họa Trump đang qua đi.

Sự sụp đổ của chế độ cộng sản Trung Quốc cũng không còn ngờ vực được nữa, như loạt bài gần đây của ông Nguyễn Gia Kiểng, thường trực ban lãnh đạo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đã phân tích. Tất cả chỉ còn là vấn đề của một vài năm. Tập Cận Bình hiện nay không khác Napoléon đầu thế kỷ 19 : ào ạt xông ra trước khi kiệt sức và gục ngã.

Bước vào năm 2019, dù đang ở trong một thời điểm đầy hỗn loạn, chúng ta có mọi lý do để tin rằng làn sóng dân chủ thứ tư vẫn tiếp tục tràn tới để cuốn đi những chế độ cộng sản còn lại và nó sắp gia tăng vận tốc. Đất nước sẽ có dân chủ trong một ngày không còn xa.

Trong niềm tin đó, tôi lại thêm một dịp được hân hạnh thay mặt Khối Truyền thông Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên gửi tới quý độc giả và thân hữu lời chúc một năm mới tràn đầy niềm vui và ý chí tiếp tay đưa đất nước vào Kỷ Nguyên Dân Chủ.

Nguyễn Văn Huy

Published in Quan điểm