Sáng sớm 24 tháng 2 nước Nga nổ súng ào ạt tấn công trên khắp đất nước Ukraine. Cả thế giới bàng hoàng và phải mất nhiều ngày để ý thức rằng trật tự thế giới đã bị phá vỡ. Có lẽ những người duy nhất không bất ngờ là kẻ gây chiến và lực lượng tình báo, chính trị gia của các nước lớn. Họ tin nước Nga sẽ nhanh chóng chiến thắng và chấp nhận Putin nuốt chửng Ukraine như Putin đã từng lấy Chechnya, Nam Ossetia, Abkhazia. Dường như đối với họ đó là lựa chọn khôn ngoan để tránh chiến tranh thế giới lần thứ ba. Sự quật cường, anh dũng của quân và dân Ukraine là bất ngờ lớn đối với nhiều chính trị gia phương Tây.
Diễn tiến chiến trường đã bắt buộc họ phải xét lại thái độ và tìm sự lựa chọn khác. Nhưng người bất ngờ lớn hơn cả lại là Putin và bè lũ xâm lược. Nhân dân Ukraine không đón quân đội Putin bằng bánh mì và muối, mà bằng những trận chiến ác liệt. Đối với nhiều người Nga sinh sống trên đất Ukraine thì Ukraine cũng là thiêng liêng đối với chính họ. Tám năm chia cắt đã đủ cho họ thấy tham vọng nhơ bẩn và xấu xa của Putin và thuộc hạ.
Nước Nga chưa bao giờ tồi tệ như ngày hôm nay, cả thế giới tẩy chay nước Nga. Các đồng cấp tại hội nghị G20 không ai muốn chụp hình chung với Lavrov và cũng không muốn ngồi chung bàn trong đại tiệc, những câu hỏi được ném ra cho Lavrov đó là bao giờ các ông dừng cuộc chiến ? Dù lì lợm lão luyện nhà ngoại giao nhiều năm đại diện cho đế chế Putin, Lavrov đã nhiều lần rời phòng họp trước những chất vấn và cuối cùng đã bỏ chạy. Nước Nga không còn khả năng đối thoại.
Có thể thấy cả thế giới đứng về phía Ukraine trong cuộc chiến này. Các quốc gia đồng minh và cả "thuộc quốc" như Belarus cũng không nhìn nhận Crimea thuộc Nga. Số ít quốc gia có toan tính gian tham cũng không dám công khai lên tiếng mà chỉ âm thầm lợi dụng tình thế để kiếm lợi ích từ Nga. Putin đã cô lập hóa nước Nga. Putin nã tên lửa siêu thanh vào nên văn minh nhân loại và thách thức thế giới bằng đầu đạn hạt nhân. Khủng bố người dân Ukraine bằng sự tàn bạo.
Putin nã tên lửa siêu thanh vào nên văn minh nhân loại và thách thức thế giới bằng đầu đạn hạt nhân. Khủng bố người dân Ukraina bằng sự tàn bạo.
Putin thực sự đã trở thành trùm khủng bố quốc tế khi liên tục đe dọa dùng vũ khí hạt nhân để tấn công một quốc gia có chủ quyền.
Khi quan sát diễn tiến chính trị tại nước Nga, với tư cách cá nhân, tôi đã gọi Putin là kẻ giết người. Putin quả là tên ác quỷ, hắn đã giết hại rất nhiều người bất đồng chính kiến. Putin là tên giết người kinh khủng nhất từ sau khi đế chế Liên Xô sụp đỗ về cả phương pháp lẫn mức độ tàn bạo. Đã có nhiều bằng chứng cho thấy hàng loạt vụ nổ mìn, khủng bố trong hơn 20 năm qua giết hại người dân Nga, là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến, mà người đặt hàng chính là Putin. Lực lượng thực hiện những vụ này không phải quân khủng bố mà là an ninh Nga. Hàng loạt các vụ chết một cách kỳ lạ và kinh hoàng của các tỷ phú Nga mới đây như là thông điệp của Putin đối với thuộc hạ, chống Putin là chết. Trong quá khứ Putin đã từng đầu độc những người đối lập bằng phóng xạ Novichok (chất độc hóa học thuộc sở hữu của chính quyền Nga mà Nga đã cam kết hủy bỏ và không sử dụng). Với những gì đã và đang xảy ra cần phải nhìn nhận Putin là tên tội phạm chống lại loài người. Chính quyền Nga không chỉ là chính quyền tài trợ cho khủng bố mà chính quyền Nga là một chính quyền khủng bố.
Nước Nga là ác mộng với người yêu nước
Theo theo lời một sĩ quan tình báo, người đã nhiều lần là nghị sĩ Quốc hội Nga, Gennady Gudkov, ngay sau 24 tháng 2 năm 2022 đã có khoảng 4 triệu người Nga rời đất nước. Theo báo chí phương tây ít nhất 1,5 triệu người trình độ cao học bỏ ra đi. Đa phần những người ra đi là những người chống lại cuộc chiến tranh này. Nhiều người ra đi vì đã bị đàn áp, họ tin chắc nhà cầm sẽ tăng cường đàn áp không để họ sống yên nếu họ không chịu câm nín. Trong đó có nhiều người thành công và sự nghiệp của họ gắn liền với nước Nga, đặc biệt là lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Bỏ nước ra đi là cắt khỏi cuội nguồn sự sáng tạo, cắt khỏi khán thính giả, độc giả. Ra đi là dứt bỏ một đời sống quen thuộc, dứt bỏ ngôi nhà, dứt bỏ những dự định mơ ước và dứt bỏ một đất nước, không bao giờ là một lựa chọn dễ dàng. Đó là sự đau đớn khác gì dứt một phần da thịt của chính mình. Cuộc chiến xâm lược do Putin và bè lũ tiến hành đã là giọt nước tràn ly đã tích đầy qua năm tháng. Tên độc tài phát xít Putin đã biến nước Nga thành đất nước của những bóng ma khi vắt kiệt tình cảm lòng yêu nước của những con người chân chính. Nước Nga không còn là của họ vì Putin và những thây ma "Zombie" quá đông (ý kiến của nhiều người Nga).
Cuộc chiến giả dối
Putin mở ra cuộc chiến nhân danh sự giải phóng người Nga khỏi chủ nghĩa phát xít. Không có bất kỳ dấu hiệu nào chứng tỏ chính quyền của Zelensky có tính phát xít. Ngược lại tất cả những gì Putin đã và đang làm trên đất Ukraine chính là hiện thân của phát xít. Putin không nhìn nhận sự tồn tại của một dân tộc Ukraine và đang cố gắng tiêu diệt nó. Putin muốn xóa bỏ căn cước Ukraine.
Đây không phải lần đầu, Putin đã từng đem bom đạn "giải phóng" người Nga tại Chechnya khỏi mái nhà của họ, "giải phóng" họ khỏi cuộc sống. Giờ Putin làm lại điều đó ở Ukraine, 95% nhà của người dân Mariupol đã bị tàn phá.
Đất nước của đạo tặc
Qua hàng trăm cuộc điện đàm của những người lính Nga trên chiến trường Ukraine với bố mẹ vợ con và người yêu cho thấy đa số họ cho rằng việc lấy đồ của người dân Ukraine thậm chí hãm hiếp phụ nữ là một lẽ hiển nhiên. Thực tế xảy ra ở khắp nơi mà quân Nga từng chiếm đóng là trộm cắp, giết người, hãm hiếp, hành hạ lên tới mức độ kinh hoàng. Thật không thể tưởng tượng được sự xuống dốc về đạo đức của nước Nga dưới thời Putin. Quốc hội Nga đã chính thức hợp pháp hóa việc buôn lậu. Điều đó có nghĩa là tất cả xe, máy, đồ trộm cắp ở Ukraine sẽ được đăng ký sử dụng và buôn bán tự do. Một tài liệu hi hữu do phóng viên nhà báo thu được từ người lính Nga từng có mặt ở làng Andreaka đã thú nhận tất cả tội ác của mình từ giết người dân vô tội đến trộm cướp. Sự trộm cướp của cuộc chiến này không chỉ diễn ra trên phương diện cá nhân. Nước Nga đã đánh cắp tất cả những gì có thể ăn cắp được từ trang thiết bị trường học bệnh viện, sân chơi trẻ em, lúa mì, hoa quả cho đến sắt thép.
ng diện cá nhân. Nước Nga đã đánh cắp tất cả những gì có thể ăn cắp được từ trang thiết bị trường học bệnh viện, sân chơi trẻ em, lúa mì, hoa quả cho đến sắt thép.
Ban lãnh đạo nước Nga có thể sẽ bị truy tố về tội ác chiến tranh trong tương lai.
Hiện tại và tương lai nước Nga
Hàng loạt các công ty từ chối hoạt động ở nước Nga. Điều đó không đơn giản là người Nga sẽ không có bigmac của McDonald's, nước Nga sẽ không có hàng loạt những mặt hàng thiết yếu từ thực phẩm, thuốc men, trang thiết bị đến máy móc. Các hệ điều hành máy tính hết hạn sử dụng sẽ không được update. Thuốc men trang thiết bị y tế và ngay cả cả những thuốc ngoại được sản xuất tại nước Nga cũng có nguy cơ phải dừng lại. Toàn bộ phương tiện vận tải của Nga từ xe 4 bánh, xe lửa, tàu biển đến máy bay đều có yếu tố nước ngoài nếu hỏng hóc sẽ không có linh kiện thay thế. Các hãng bảo hiểm dịch vụ bảo trì và cung cấp chứng chỉ từ chối phục vụ khách hàng Nga, các hãng hàng không Nga và vận tải biển có nguy cơ phá sản. Khó có thể tìm được khách hàng sử dụng dịch vụ của con tàu không được bảo hiểm. Hiện tại hãng hàng không Nga đã phải tháo dỡ máy bay để lấy phụ tùng, và không sử dụng người lái thứ hai với mục đích tiết kiệm.
Không thể để Putin dùng công ty khí đốt Gazprom để trói buộc EU. Lộ trình cắt hoàn toàn khí đốt từ Nga đã được thống nhất, Gazprom cũng khó thoát khỏi phá sản.
Thế giới văn minh quay lưng lại với nước Nga bằng những lệnh cấm vận. Rất nhiều người Việt chúng ta hiểu sự cấm vận này như là một cuộc chiến. Đó là một sự hiểu lầm. Cần phải hiểu cấm vận là việc khước từ sự tham dự của một cầu thủ bóng đá chỉ thích chơi bằng tay.
Sự tan vỡ khó tranh khỏi
Cuộc chiến can trường của người dân Ukraine đánh thức niềm tủi nhục công dân hạng hai của nhiều sắc tộc trong liên bang Nga. Sự phi lý không được đối xử một cách công bằng. Người Buryat, Dagestan, Turk chiến đấu vì thế giới Nga trong sự phân biệt đối xử.
Hy vọng các quốc gia sẽ thấy được vận mạng của mình. Xin nhắc lại nước Cộng hòa Czech và Cộng hòa Slovakia đã "chia tay" trong hòa bình. Thế giới chúng ta đang sống rất cần đến nhau. Thế giới càng ngày càng đồng thuận, ví dụ chúng ta đồng thuật luật đi đường. Ngày nay thế giới không còn tồn tại độc quyền.
Cuộc chiến bất nhân phi nghĩa của Putin và bè lũ gây ra tại Ukraine làm thay đổi toàn bộ thế giới. Chưa nói đến hàng trăm ngàn sinh mạng mất đi vĩnh viễn và hàng triệu người bị tổn thương tâm lý và ảnh hưởng lâu dài của cuộc chiến này suốt cuộc đời họ thì mỗi cá nhân chúng ta dù ở rất xa đều cảm thấy cuộc chiến tranh qua chi tiêu hàng ngày.
Nhân loại cần đồng lòng ủng hộ Ukraine kết thúc cuộc chiến.
Đỗ Xuân Cang
Praha, 21/09/2022
Cuộc chiến xâm lược Ukraine do Putin phát động vừa tròn 6 tháng. Thời gian đã kéo dài hơn dự tính của Putin. Không phải ba ngày hay một tuần mà đã 6 tháng trôi qua và chắc chắn còn phải kéo dài thêm một thời gian nữa. Putin không thể dừng cuộc chiến này vì điều đó sẽ khiến ông ta mất tất cả. Trong khi đó tổng thống Ukraine Zelensky phát biểu trong ngày quốc khánh Ukraine (hôm nay, ngày 24/8/2022) rằng ‘Ukraine sẽ chiến đấu đến cùng mà không có bất cứ nhượng bộ hay thỏa hiệp nào với Nga’.
Tương quan lực lượng giữa hai bên trên chiến trường hiện nay là 50/50. Nếu trước đây Ukraine chỉ mong Nga rút về ranh giới trước ngày 24/2/2022 thì nay mục tiêu của họ là giải phóng cả vùng Donbass lẫn bán đảo Crimea. Trong tháng 8 quân Ukraine đã bắt đầu tấn công vào sâu trong vùng đất bị Nga chiếm đóng, trong đó có cả Crimea. Một vài cột mốc :
- 9/8 : Sân bay Nga tại Crimea bị tấn công khiến 1/2 số may bay chiến đấu bị hư hỏng nặng và không thể tiếp tục hoạt động.
- 16/8 : Một kho đạn Nga tại Crimea phát nổ.
- 18/8 : một kho đạn Nga ở tỉnh Belgorod cách biên giới Ukraine 50 km bị nổ tung.
- 20/8 : Trụ sở chỉ huy Hạm đội Biển Đen bị máy bay không người lái tấn công.
Trước đó vào ngày 14/6, Ukraine đã dùng pháo binh tấn công căn cứ có 300 lính đánh thuê của tổ chức Wagner ở tỉnh Lugansk, Donbass. Cuộc tấn công đã khiến hàng trăm chiến binh Wagner thiệt mạng, chỉ duy nhất 1 người sống sót. Quân đội Ukraine cũng nhiều lần dùng pháo HIMARS tấn công 3 cây cầu bắc qua sông Dnieper trong đó có cây cầu lớn nhất là Antonovsky, cắt đứt đường tiếp viện của quân Nga đang chiếm đóng thành phố Kherson.
Một sân bay quân sự quan trọng của Nga tại bán đảo Crimea bị tấn công gây thiệt hại nặng nề.
Như vậy sự kiện nổi bật nhất trong tháng 8 là việc các căn cứ quân sự, sân bay và các kho đạn của Nga tại bán đảo Crimea bị tấn công. Phía Nga đã không dám công khai lý do bị quân đội Ukraine tấn công. Thứ nhất nếu thừa nhận bị Ukraine tấn công thì rõ ràng ‘chiến dịch quân sự’ của Nga đã thất bại và thứ hai là quân đội Nga không đủ năng lực bảo vệ lãnh thổ. Cả hai điều này, nếu thừa nhận thì Nga phải tuyên chiến với Ukraine. Putin thừa biết là không phải người Nga nào cũng muốn chiến tranh.
Hôm 21/8 một vụ đánh bom xe đã giết chết Daria Dugina, một nhà báo cực hữu ủng hộ nhiệt tình cuộc xâm lược Ukraine. Cô ta cũng là con gái của Alexsander Dugin, một ‘lý thuyết gia’ mang nặng tư tưởng Đại Nga, người có ảnh hưởng lớn đến các quyết định của Putin. Vụ ám sát nhà báo cực hữu Daria Dugina gây chấn động dư luận Nga. Chính quyền Putin và nhiều chính trị gia Nga cực đoan đã nhanh chóng đổ lỗi cho Ukraine nhưng phía Ukraine đã bác bỏ mọi sự liên quan. Một tổ chức bí mật tại Nga có tên là ‘Quân đội Cộng hòa Quốc gia’ đã đứng ra nhận trách nhiệm. Nếu điều này là đúng thì có thể một cuộc nội chiến trong lòng nước Nga đã bắt đầu.
Cuộc xâm lăng của Nga hiện tại đang dậm chân tại chỗ. Phía Ukraine đã bắt đầu tổ chức phản công. Quân đội Ukraine chưa vội dùng bộ binh tấn công tái chiếm lại thành phố Kherson. Ukraine đang dùng pháo binh, máy bay không người lái tấn công vào hậu cần của Nga như sở chỉ huy, các kho đạn, kho xăng, các sân bay… Chiến thuật bao vây và tiêu diệt sinh lực địch của Ukraine là hoàn toàn hợp lý, tránh gây thương vong cho quân đội và tránh tàn phá các thành phố đồng thời gây ra tâm lý hoảng loạn cho quân đội Nga. Theo tổng tư lệnh Các lực lượng vũ trang Ukraine Valery Zaluzhny thì gần 9.000 người lính Ukraine đã hy sinh trong cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Nga, bằng 1/5 so với thiệt hại của quân đội Nga.
Hôm 1/8 trên mạng xã hội lớn nhất của Nga VKontakte đã xuất hiện 141 trang nhật ký chiến trường của một quân nhân Nga có tên là Pavel Filatiev. Người lính này có mặt trên chiến trường Ukraine từ ngày đầu cuộc chiến cho đến tháng Tư, sau khi được trở về Nga chữa bệnh. Nhật ký có đoạn : ‘Hai tháng trong bùn lầy, đói lạnh, đổ mồ hôi với cảm giác tử thần đã đến gần. Đáng tiếc là họ không để cho các nhà báo đến tiền tuyến, nước Nga không thể thấy những người lính của mình bẩn thỉu, ốm o, mang tâm trạng cay đắng... Phân nửa đồng đội mặc quân phục Ukraine vì chất lượng tốt hơn. Đất nước vĩ đại của chúng ta không có khả năng trang bị và nuôi ăn quân đội của chính mình’. Hiện tại người lính này đã bỏ trốn.
6 tháng sau cuộc chiến, Putin gần như không đạt được mục đích gì ở Ukraine trừ một số vùng đất đã chiếm được. Kế hoạch ‘phi quân sự hóa’, ‘phi phát xít hóa’ Ukraine đã thất bại hoàn toàn. Ngược lại nước Nga đã bị cả thế giới cô lập và tẩy chay. Quan hệ giữa Nga với Mỹ cũng như với EU, đối tác và khách hàng lớn nhất của Nga gần như đóng băng toàn diện. Các lệnh cấm vận của Phương Tây áp đặt lên nước Nga lớn chưa từng có. Nền kinh tế Nga suy giảm nặng nề. Hơn 4 triệu người Nga, đa số là thành phần tinh hoa đã bỏ nước ra đi. Tương lai của Putin và nước Nga vô cùng đen tối.
Vụ ám sát con gái của Alexsander Dugin, ‘lý thuyết gia’ thân cận với Putin gây chấn động dư luận Nga.
Trong khi đó Ukraine dù chưa giải phóng được lãnh thổ của mình nhưng họ đã đạt nhiều thắng lợi quan trọng. Sự bất khuất và tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Ukraine đã chinh phục hoàn toàn thế giới. Ukraine đã trở thành lương tâm của nhân loại và là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng dân tộc. Các nước dân chủ cam kết ủng hộ Ukraine vô điều kiện cho đến ngày chiến thắng. Mỹ vừa tuyên bố viện trợ thêm cho Ukraine 3 tỉ USD và Đức là 500 triệu USD.
Người dân Ukraine có thể tự hào vì đã kháng cự được đội quân hùng mạnh thứ hai trên thế giới và đang trên đà chiến thắng. Có lẽ Ukraine và các đồng minh đang chọn lựa chiến thuật kéo dài cuộc chiến để Nga kiệt quệ và sa lầy hoàn toàn tại chiến trường Ukraine trước khi bước vào bàn đàm phán. Đừng quên là nước Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới và không ít người Nga có tư tưởng ‘Đại Nga’. Nước Nga rộng lớn và có khí hậu vô cùng khắc nghiệt vào mùa Đông. Chưa có đội quân nào có thể chiếm đóng được Nga dù đó là Napoleon hay Hitler. Nước Nga chỉ có thể đánh bại từ bên ngoài lãnh thổ.
Ukraine cũng đã thành công khi được EU nhận đơn xin gia nhập vào Liên Hiệp Châu Âu. Đây là bước đi cần thiết giúp Ukraine cải cách sâu rộng và toàn diện thể chế chính trị để phù hợp với các tiêu chuẩn của EU. Trước chiến tranh Ukraine vốn được biết đến như là một quốc gia dân chủ nửa vời với nạn tham nhũng trầm trọng, sự thao túng của các nhà tài phiệt và sự nghèo khó của dân chúng.
Cuộc chiến chưa biết khi nào kết thúc nhưng sự chiến thắng của Ukraine đã rất rõ ràng. Nước Nga phải thất bại và tan rã để mở ra cánh cửa tự do dân chủ cho dân tộc Nga. Có ba bài học mà chúng ta có thể rút ra được từ cuộc chiến này.
Muốn đất nước phát triển thì bất cứ quốc gia cũng cần đến một dự án chính trị và một đội ngũ chính trị thực sự và đúng nghĩa.
Thứ nhất. Một quốc gia dù hùng mạnh và giàu có đến đâu đi nữa nhưng nếu đi ngược lại dòng chảy của lịch sử thì sớm muộn cũng sẽ bị nhấn chìm.
Thứ hai. Chúng ta phải kiên quyết lên án mọi cuộc chiến tranh. Không có cuộc chiến tranh nào là vinh quang và đáng được ca tụng trừ trường hợp bắt buộc phải tự vệ như Ukraine. Bất cứ kẻ nào chủ động gây ra chiến tranh đều phải bị lên án và phải bị xem như là tội phạm chống lại nhân loại. Chiến tranh đã khiến hàng trăm ngàn người không quen biết cầm súng giết nhau trong một thời gian dài. Đó là tội ác không thể tha thứ. Sau lưng mỗi người lính ngã xuống là tương lai của họ, là sự đau khổ của cả gia đình họ, là bố mẹ vợ con và người thân của họ.
Những kẻ chủ trương dùng bạo lực và chiến tranh để đạt được mục đích đều là những kẻ u mê và vĩ cuồng. Một mục tiêu cao đẹp phải được thực hiện bởi những hành động cao đẹp.
Thứ ba. Sỡ dĩ nước Nga tụt hậu, thua kém các nước phương Tây và giờ đang lao đầu vào một cuộc chiến tranh hủy diệt là vì nước Nga thiếu vắng các nhà tư tưởng chính trị và một tầng lớp trí thức chính trị đúng nghĩa. ‘Lý thuyết gia’ hàng đầu hiện nay của Nga chính là Alexsander Dugin, một kẻ cực hữu theo chủ nghĩa dân tộc Đại Nga. Ông ta cho rằng : ‘Hãy cứ để cho chiến tranh xảy ra, bởi vì kết quả cuộc chiến mới quyết định ai là kẻ thống trị’. Putin dù từng trải và thông minh nhưng rồi cũng chỉ là nạn nhân của nền văn hóa và lịch sử đầy bạo lực của nước Nga.
Việt Nam cũng là một dân tộc thiếu vắng tư tưởng chính trị nên Đảng cộng sản Việt Nam mới dễ dàng giành được chính quyền hồi năm 1945 và vẫn tồn tại cho đến tận bây giờ. Muốn thay đổi số phận dân tộc và mở ra một trang sử mới cho Việt Nam thì chúng ta phải quan tâm và chú trọng đến tư tưởng chính trị. Một tư tưởng chính trị lành mạnh, đúng đắn và khả thi sẽ giúp đất nước cởi trói và bay lên.
Việt Hoàng
(24/8/2022)
Ngày thứ bảy vừa qua, 20/8/2022 một vụ nổ bom xe ở ngoại ô Moskva đã dẫn đến cái chết của cô Darina Dugina (Дарина Дугина). Cô ta là con gái của ông trùm lý thuyết gia với học thuyết "Nước Nga vĩ đại", ông Alexander Dugin. Cả hai cha con nhà Dugin đều là người ủng hộ nhiệt thành cho cuộc xâm lược của Putin tại Ukraine. Hai cha con ông vừa tham dự một buổi festival ở ngoại ô Moskva mà ông là một trong những diễn giả quan trọng.
Vụ ám sát con gái của ‘lý thuyết gia’ số một của Putin gây chấn động dư luận Nga.
Có nhiều nghi vấn là quả bom dưới ghế chiếc xe của ông Dugin được cài tại bãi xe với mục đích ám sát chính ông ta. Trong phút chia tay tại bãi xe có cả những người tổ chức chương trình, những người lính và lãnh đạo của nhà nước tự xưng Lugansk và Donesk. Vào phút cuối, ông Dugin đã chuyển sang xe khác và nhường xe của mình cho con gái. Ông cũng là người đầu tiên chứng kiến và đến gần chiếc xe của cô con gái bị bốc cháy.
Sau một ngày khá thận trọng thì nhiều nhân vật trong chính quyền Nga mới bắt đầu lên tiếng. Đã có những tiếng nói úp mở về nguyên nhân cái chết mà dường như đều ám chỉ Ukraine. Chính quyền Ukraine đã chính thức lên tiếng rằng Ukraine không phải là nhà nước khủng bố và không có bất kỳ một liên hệ nào đến vụ ám sát.
Điều kỳ lạ là phóng viên số 1 của đài truyền hình Nga Magarita Simonia (Маргарита Симонян) viết trên mạng xã hội của mình rằng : 'Tất cả những đại biểu quốc hội cảm thấy thoải mái với cái chết của Dugina đáng nhốt hết vào tù'. Một người đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến truyền thông chống Ukraine lần này chỉ đe dọa trong nội bộ nước Nga. Không lẽ cô có cơ sở để không nhắc tới Ukraine trong chuyện này ?
Cũng khó có thể ngờ được tiếng nói của ông Dugin một năm trước vào ngày 20 tháng 8 "người ta không giết tôi mà giết người khác" đã ứng nghiệm vào chính gia đình ông.
Có rất nhiều giả thuyết về cái chết của Dugina. Một giả thiết cho rằng cái chết của cô ta là điều kiện cần thiết để chuyển hướng nước Nga từ bảo thủ sang hướng cởi mở hơn. Dugin là lý thuyết gia đại diện cho khuynh hướng cực hữu và bảo thủ tại Nga hiện nay, ông là người coi văn hóa Nga là kết quả của Châu Âu mang ảnh hưởng của Châu Á và Thành Cát Tư Hãn.
Tôi đau buồn cho thành phố Kharkov, nơi tôi đã từng sống, sáu tháng qua liên tục chịu đựng bom đạn. Ngày hôm qua quân xâm lược Nga lại bắn hai quả tên lửa vào một ký túc xá ba tầng tại một khu dân cư gây ra cái chết cho 19 người trong đó có cô bé 13 tuổi và làm hàng chục người bị thương. Như thông lệ truyền thông Nga vẫn tiếp tục tuyên truyền là họ bắn vào khu tập trung quân đội.
Đây thực sự là cuộc chiến tranh khủng bố, quân đội Nga đã biến Kharkov và nhiều thành phố khác của Ukraine thành địa ngục. Putin cố tình tàn phá cơ sở hạ tầng Ukraine. Hơn 100 trường học trong 200 trường của Kharkov đã bị tàn phá trong khi chỉ ít ngày nữa là năm học mới bắt đầu.
Putin đang tiếp tục lao đầu vào một cuộc chiến hủy diệt, cuộc chiến mà ngay từ đầu rất nhiều người khẳng định là chỉ đem đến thất bại cho nước Nga. Sau hai tháng với binh hùng tướng mạnh Putin đã thất bại hoàn toàn trong mục đích nhanh chóng chiếm đóng lãnh thổ Ucraina. Putin đã phải hạ mục tiêu rút quân về miền Đông và miền Nam Ukraine với tham vọng cắt Ukraine ra khỏi Biển Đen, chiếm lĩnh Odessa, Nikolaiev để nối liền với dải đất chiếm được của Moldovia. Dù vậy, thêm bốn tháng nữa quân Nga cũng không tiến được bao nhiêu, hai thành phố Odessa và Nikolaiev đã chứng tỏ bất khả xâm phạm. Đồng thời 4 tháng qua hậu cần quân Nga bị hủy diệt khắp nơi. Nga đã chuyển từ thế tấn công sang phòng vệ.
Sân bay quân sự của Nga ở bán đảo Crimea đã bị tấn công gây thiệt hại nặng nề.
Một diễn tiến khác điên đầu hơn đối với Putin. Bán đảo Crimea mà Nga đã sát nhập bất hợp pháp vào lãnh thổ Nga năm 2014 vốn được coi là nơi phòng vệ tốt hơn cả Moskva đã liên tục bị Ukraine tấn công. Quân đội Ukraine đã mở ra mặt trận mới ở Sevatopol, mặt trận sau lưng địch. Truyền thông Nga đã cố gắng bưng bít, theo cách gọi của người Việt là ‘lấy thúng úp voi’. Nhưng sự kiện thực tế không thể so sánh với voi và thúng được. Cả một sân bay tại Crimea với hàng chục chiếc máy bay chiến đấu đã bị tiêu diệt cộng với bao nhiêu vũ khí đạn dược nổ long trời lở đất, làm bay cả cánh cửa của khu nhà dân rất xa sân bay. Nổ kho đạn, nổ trạm biến thế, nổ đường tàu hỏa liên tục tại bán đảo Crimea khiến cho hàng ngàn người dân nơi đây phải tản cư. Không thể tiếp tục tuyên truyền do sự sơ suất làm cháy nổ, hay do hút thuốc không đúng nơi quy định, phía Nga đành nhìn nhận có sự "phá hoại".
Đây thực sự là sự trơ tráo của tuyên truyền Nga, cưỡng lời đoạt lý, tấn công tự vệ chính đáng không thể gọi là phá hoại. Phá hủy sân bay nơi xuất phát hàng trăm chuyến bay tàn phá lãnh thổ Ukraine, cho nổ kho đạn dược tên lửa, tiêu diệt hậu cần của cuộc chiến là tấn công phòng vệ. Cũng không thể gọi việc đem bom mìn giết hại dân lành, phá hoại cơ sở hạ tầng, san bằng các thành phố ở Ukraine là giải phóng hay chống phát xít.
Cuộc chiến tranh xâm lược lớn nhất trong thế kỷ 21 khiến cả thế giới rung động thì Putin gọi là ‘Chiến dịch quân sự đặc biệt’. Cháy cả một sân bay với nhiều chiến đấu cơ thì nói là không thiệt hại gì. Tiếng nổ của cả kho đạn với hàng ngàn tấn bom thì gọi là tiếng lộp bộp như vỗ tay. Cụm từ lộp bộp này đã được dùng hơn nửa tháng nay với hàng chục sự vụ.
Chính quyền quân đội và nhân dân Ukraine hơn ai hết hiểu được sự điên rồ và tàn ác của Putin. Họ cũng hiểu rõ sự gian trá, nói lời rồi nuốt lời của Putin nên chỉ giữ được thỏa thuận trên chiến thắng. Thời điểm vàng của cơ hội chiến thắng đã đến. Chiến thắng sớm ngày nào nhân dân Ukraine bớt đi thương vong chết chóc ngày đó. Thế giới chỉ được cứu nguy bằng chiến thắng của Ukraine. Sự mất mát của người dân Ukraine trong 6 tháng qua đã quá lớn, 6 tháng cũng là thời gian quá dài để cho các chính trị gia trên khắp thế giới nhận biết về con người Putin. Putin có thể đẩy hàng chục ngàn lính thậm chí cả nhân loại vào cái chết trừ chính mình. Putin rất hèn nhát, ông ta thừa hiểu việc sử dụng vũ khí hạt nhân chính là tự sát.
Hệ lụy của cuộc chiến đã đến với mọi người trên thế giới. Đời sống càng lao dốc nhanh hơn khi để cuộc chiến kéo dài. Đây là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa văn minh và hoang dã. Chúng ta không thể chấp nhận việc Putin thay đổi lại trật tự thế giới. Không thể để quy luật mạnh hiếp yếu quay trở lại.
Hôm 17/8/2022, 19 cựu tướng lãnh quân đội và quan chức Mỹ kêu gọi chính quyền Biden đẩy mạnh tốc độ cung cấp vũ khí cho Ukraine nếu không có nguy cơ "thất bại trong cơ hội chiến thắng". Với tư cách chuyên môn lời kêu gọi của họ chắc chắn gắn liền với sự thấu hiểu tiềm năng quân sự của chính quyền Nga.
Trong một bài bình luận tướng Philip Breedlove, cựu chỉ huy tối cao của lực lượng NATO ở Châu Âu, và ba cựu đại sứ tại Ukraine : Marie Yovanovitch, John Herbst và William Taylor cũng cho rằng Mỹ và đồng minh chỉ cung cấp đủ vũ khí cho việc phòng vệ dẫn đến bế tắc trên chiến trường. Thiếu sự quả quyết cung cấp kịp thời và đầy đủ vũ khí không thể tạo ra bước ngoặc giành lại các vùng bị Nga chiếm đóng. Việc e ngại sự leo thang chiến tranh dẫn đến việc chậm trễ, hay không cung cấp một số loại vũ khí cho Ukraine là điều không thể hiểu được.
Giải pháp duy nhất cho cuộc chiến này chính là chiến thắng của Ukraine. Trách nhiệm của thế giới văn minh là phải hết mình ủng hộ cho quân và dân Ukraine.
Vinh quang Ukraine !
Ukraine sẽ chiến thắng !
Đỗ Xuân Cang
Praha (23/08/2022)
Cuộc chiến Nga - Ukraine đã bước sang tháng thứ 6. Đây là cuộc chiến dã man tàn bạo nhất trong thế kỷ 21. Cho đến nay vẫn không ai biết mục đích thực của Putin trong cuộc chiến là gì. Tất cả các phát ngôn từ cấp thấp đến cấp cao trong chính quyền cho đến ngay cả Putin cũng luôn thay đổi mục tiêu của ‘chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine’ theo thực trạng chiến trường, nó không bao giờ là rõ ràng và nhất quán. Qua đó có thể khẳng định Putin hoàn toàn không có mục tiêu và chiến lược đầy đủ, được soạn thảo và thống nhất thành một kế hoạch chiến lược.
Mục tiêu và tham vọng điên rồ của Putin được hưởng ứng bởi một lũ nô bộc chỉ biết cố gắng thực hiện ý định của chủ, không có quyền lên tiếng như những nhà chuyên môn. Với bản chất hèn nhát, tự ti và giới hạn về mặt trí tuệ, Putin không sử dụng nhân tài. Hay nói cách khác nhân tài không có chỗ đứng bên cạnh Putin. Người ta đồn rằng cựu tổng thống Nga Medvedev được Putin lựa chọn chính vì chiều cao của ông ta. Bên cạnh Medvedev, Putin có vẻ tự tin hơn. Chính vì thế Putin đã đi hết từ thất bại này đến thất bại khác. Sau mỗi thất bại, Putin và bè lũ luôn tìm cách bào chữa bằng cách đưa ra những mục đích mới.
Putin chọn Medvedev vì Medvedev cũng ‘thấp bé nhẹ cân’ như Putin ?
Theo thông tin của Bộ quốc phòng Ukraine, hết ngày 27 tháng 7 quân xâm lược Nga đã bị tiêu diệt là 40.230 tên. Số tăng bị tiêu diệt là 1.742 chiếc, riêng ngày hôm qua bốn chiếc. Xe thiết giáp đã lên đến con số 3.979 chiếc trong đó có 8 chiếc bị tiêu diệt ngày hôm qua. Hệ thống pháo tự động Artileri là 849 chiếc, ngày hôm qua 17 chiếc. 258 giàn hỏa tiễn kiểu Kachiusa đã bị tiêu diệt. Hệ thống tên lửa phòng không là 117 chiếc, máy bay phản lực là 222, máy bay trực thăng là 190. Quân Ukraine cũng đã bắn rơi 729 chiếc máy bay không người lái trong đó ba chiếc ngày hôm qua. Phía Nga đã nhiều lần tuyên bố họ đã tiêu diệt toàn bộ hệ thống phòng không và không quân của Ukraine. Mặc dù vậy hơn hai tháng nay máy bay của Nga không dám xâm phạm vào không phận của Ukraine. Cho đến nay hệ thống phòng không của Ukraine đã bắn chặn 174 tên lửa có cánh.
Việc xuất hiện vũ khí hạng nặng, đặc biệt là trọng pháo Himars đã làm thay đổi toàn bộ cục diện chiến trường. Liên tục trong nhiều ngày qua vũ khí mới này đã phá hủy trên 60 kho đạn dược, hàng chục cơ sở quân sự và nhiều sở chỉ huy của quân đội Nga. Phía Nga đã không còn bắn cấp tập ngày đêm như trước, hỏa lực giảm tới 80%... có khu vực chiến sự cả ngày không còn nghe tiếng súng. Quân Ukraine sử dụng pháo hạng nặng rất hiệu quả để khống chế lực lượng pháo binh của phía Nga.
Sự kiện đáng chú ý nhất trong mấy ngày qua đó là cây cầu Antonov bị Ukraine tấn công. Đây là cầu nối 2 bờ đông và nam thành phố Kherson. Thành phố này là mục tiêu chiến lược mà chính tổng thống Zelensky ra lệnh cho quân đội Ukraine phải giải phóng khỏi quân xâm lược.
Có khá nhiều sự đàm tiếu về việc cây cầu bị khoan mấy lỗ từ phía truyền thông Nga, theo họ chỉ cần đặt mấy tấm thép lên là có thể đi lại được. Trước hết phải hiểu quân xâm lược phải bảo vệ cây cầu huyết mạch của mình bằng mọi giá. Điều hiển nhiên là cây cầu có hệ thống phòng không để ngăn chặn mọi sự tấn công… Việc khoan mấy lỗ trên cầu một cách chính xác là thông điệp thứ nhất của quân đội Ukraine đến quân xâm lược. Điều đó cũng đồng nghĩa là không nơi nào trong thành phố Kherson là an toàn cho chúng. Cây cầu huyết mạch vẫn có thể đi lại được bằng xe hơi xe hạng nhẹ. Quân đội Ukraine vẫn đề cho họ con đường thoát.
Việc khoan mấy lỗ trên cầu Antonov một cách chính xác là thông điệp mạnh mẽ của quân đội Ukraine gửi đến quân xâm lược.
Tuy nhiên, thay vào việc rút lui thì quân xâm lược đã có sự tập trung và tăng cường lực lượng. Tối 27/7 lực lượng quân đội Ukraine gửi tiếp thông điệp thứ hai, cây cầu chỉ còn khả năng đi bộ. Quân xâm lược và những tên phản bội chỉ còn hai khả năng, một là đầu hàng hai là rút lui để bảo toàn mạng sống nếu ngoan cố thì con đường thoát cuối cùng sẽ là… bơi qua sông. Tất cả cây cầu đều nằm dưới sự kiểm soát của hỏa lực quân đội Ukraine. Không biết quân Nga đã chuẩn bị cho phương án vượt sông chưa vì nếu không vượt bằng cầu phao, xuồng, thuyền thì chỉ còn duy nhất một khả năng đầu hàng. Theo các cuộc điện đàm của quân xâm lược thì rất nhiều binh sĩ lo lắng vì không biết bơi… Theo tôi con đường tốt đẹp và an toàn nhất cho những kẻ xâm lược đó chính là đầu hàng. Họ sẽ không được đón bằng bánh mì và muối nhưng chắc chắn sẽ được đối xử trên tinh thần văn minh nhân đạo theo công pháp quốc tế về tù binh. Chính quyền Ukraine thông báo đang chuẩn bị cho việc giải phóng thành phố Kherson, tổng tấn công có thể bắt đầu sau 3 - 4 tuần. Chậm nhất việc giải phóng Kherson phải hoàn thành trong tháng 9.
Bất chấp mọi điều kiện khó khăn, thiếu thốn trong tình trạng bị o ép, đa số người dân Ukraine tại các vùng tạm chiến không hợp tác với quân xâm lược. Họ thách thức mọi sự đàn áp và các hoạt động chống đối những tên phản bội và kẻ xâm lược âm thầm diễn ra ở hầu hết các thành phố bị chiếm đóng. Các hoạt động đấu tranh du kích cũng xuất hiện ở nhiều nơi.
Một sự kiện hi hữu vào giữa ngày 27/7 là ba chiếc trực thăng Ka-52 của quân xâm lược đã tấn công nhầm vào chính quân mình ở Olgino thuộc vùng Kherson. Quân Nga đã đáp trả bằng hệ thống phòng không và bắn rơi một máy bay trực thăng Ka-52 của chính mình.
Việc Nga thất bại trong cuộc chiến là điều không thể tránh khỏi. Đáng tiếc Putin là kẻ tự ti không bao giờ dám chấp nhận sự thật đó nên Putin đang nỗ lực ném thêm giới trẻ của Nga vào cối xay thịt. Đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến tranh tàn phá hủy diệt để khủng bố tinh thần người Ukraine.
Thế giới đã từ lâu cần phải nhìn nhận Nhà nước của Putin là Nhà nước khủng bố. Việc thượng viện Mỹ ra nghị quyết xem Nga là một Nhà nước bảo trợ khủng bố là hoàn toàn chính xác và cần thiết.
Đỗ Xuân Cang
(28/07/2022)
Tục ngữ Việt Nam mới có câu “tư tưởng không thông vác bình không cũng nặng“ điều đó nói lên tầm quan trọng của tư tưởng đối với ngay cả với việc nhỏ nhất là ‘vác cái bình không‘. Trước những vấn đề quá lớn như cuộc chiến tranh Nga - Ukraine đang làm thay đổi đời sống và sinh mạng của hàng triệu con người và cuộc chiến tranh đó lại quá xa đối với mỗi cá nhân, mặc dù ai cũng cảm thấy cuộc chiến tranh đó qua túi tiền của mình hàng ngày nhưng người ta dễ bị ảnh hưởng bởi hệ thống tuyên truyền, chạy theo các quan điểm dễ dãi của đám đông. Chính vì vậy chúng ta cần phải có một thái độ cảm thông và cố gắng mổ xẻ cuộc chiến Nga - Ukraine về mặt tư tưởng.
Dự án chính trị Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ Hai có viết, vào thời đại này mỗi một con người sinh ra trước khi là công dân của một quốc gia nào đó đã là một công dân thế giới. Toàn cầu hóa là một xu thế chuyển biến xã hội mang tính quy luật. Quốc gia, một thành tố quan trọng trong nền chính trị thế giới đã thay đổi theo thời gian và đang bị xu thế toàn cầu hóa công phá dữ dội. Dù vậy theo quan điểm của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên thì trong hiện tại lẫn tương lai gần, quốc gia vẫn là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề chính trị thế giới. Chính vì vậy việc có được một khái niệm quốc gia phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển chung của nền chính trị thế giới là một điều quan trọng.
Cuộc chiến tranh Nga - Ukraine chính là một hình thức của sự khủng hoảng khái niệm quốc gia. Tôi là ai? Là người Nga, là người Ukraina hay là người Xô Viết? Đó là một câu hỏi lớn mà không phải ai cũng có câu trả lời. Trong rất nhiều người, họ có đầy đủ cả ba yếu tố đó, vậy cái gì là quan trọng nhất?
Quốc gia là một tình cảm, một không gian liên đới và một dự án tương lai chung.
Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên định nghĩa: Quốc gia là một tình cảm, một không gian liên đới và một dự án tương lai chung. Điểm đặc biệt quan trọng là mọi người cùng chia sẻ một tương lai chung. Thiếu yếu tố này quốc gia không còn ý nghĩa gì.
Theo con số thống kê mới đây của cơ quan an ninh Nga, sau ngày 24/02/2022 (ngày Nga tấn công Ukraine) đã có trên 4 triệu người Nga rời khỏi đất nước trong đó có vợ chồng ca sĩ nổi tiếng Ala Pugachova với tuyên bố sẽ không trở lại nước Nga nữa. Không chỉ bà mà rất nhiều người nổi tiếng của nước Nga không chỉ rời bỏ nước Nga mà còn hứa dành thời gian còn lại của cuộc đời mình cống hiến cho đất nước Ukraine.
Quốc gia là một tình cảm
Sự chia tay với đất nước của cả triệu con người hơn nữa đó là những con người tinh hoa của đất nước trong sự tuyệt vọng và đau khổ báo hiệu sự đổ vỡ không tránh khỏi của nước Nga. Tương lai khó tránh khỏi là nước Nga sẽ vỡ ra thành nhiều mảnh.
Sự tàn bạo của Putin và bè lũ tay sai đã chà đạp, xúc phạm đến tình cảm của hàng triệu con người. Không thể tưởng tượng được giữa thế kỷ 21, ngay giữa lòng Châu Âu, cái nôi của sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại, thay cho thuyết phục bằng tình cảm, thay cho khát vọng sống chung trong những giá trị văn minh tiến bộ...Putin đã áp đặt một trật tự mới bằng sự khủng bố, tàn phá và hủy diệt. Putin đã chạy theo một quan điểm phát xít sai lầm, một quan điểm quốc gia bệnh hoạn đó là “ở đâu có người Nga ở đó là nước Nga“. Putin không thừa nhận quyền độc lập, quyền sống và quyền tự quyết của các dân tộc khác.
Nguyên nhân của cuộc chiến
Cuộc chiến hiển nhiên là hậu quả của nhiều vấn đề. Ngoài sự hoang tưởng và vĩ cuồng của Putin ra thì một vấn đề quan trọng khác là Ukraine đã thiếu vắng một Dự án chính trị xây dựng đất nước sau khi giành được độc lập. Thiếu tư tưởng chính trị, thiếu một viễn kiến cho tương lai chung của các lực lượng chính trị dẫn đến sự thiếu vắng cho mọi nỗ lực xây dựng tương lai chung đó.
Không có tư tưởng chính trị dẫn đến tình trạng cơ hội của những khát vọng cá nhân. Tham nhũng, chia rẽ, tranh giành quyền lực bằng mọi giá kể cả bán nước là hệ quả tất yếu. Putin đã dễ dàng đầu tư và mua chuộc được những kẻ đặt lợi ích bản thân lên trên quyền lợi của quốc gia như cựu tổng thống Yanukovich hay chính trị gia Medvedchuk...Ukraine bị tàn phá bởi thiếu vắng một giấc mơ chung. Chiến tranh và chia cắt là cái giá phải trả quá đắt cho sự phân tâm này.
Giấc mơ chung ‘chiến thắng quân Nga xâm lược’ đã đoàn kết người dân Ukraine lại với nhau. (Ảnh: Người dân Ukraine biểu tình với khẩu hiệu 'Người Ukraine sẽ kháng cự')
Giấc mơ chung
Cuộc xâm lược dẫn đến chia cắt và mất mát năm 2014 như là vết thương găm sâu vào lòng người Ukraine. Cơn đau nhức 8 năm qua và nguy cơ bị xóa bỏ tư cách một quốc gia độc lập và chỉ là còn là một phiên thuộc của đế chế Nga đã thức tỉnh người dân Ukraine. Dù đất nước Ukraine chưa hoàn toàn dân chủ, dù chính quyền vẫn còn tham nhũng nhưng người dân không còn bị áp đặt bởi độc quyền chân lý. Họ không bị tẩy não để trở thành những zombie (thây ma –lời phóng viên truyền hình Nga) hay ORC (quỷ đội lốt người – cách người dân Ukraine gọi Putin và bè lũ xâm lược).
Trong sự bạo tàn của cuộc chiến người dân Ukraine đã hun đúc nên một ý chí và quyết tâm: ‘Đoàn kết chúng ta sẽ chiến thắng’ (разом до перемоги) hay ‘Là một chúng ta sẽ chiến thắng’. Giấc mơ chung ‘chiến thắng quân Nga xâm lược’ đã đoàn kết từ cháu bé 5 tuổi thổi kèn quyên tiền cho những người lính nơi tiền tuyến đến những thanh niên tàn tật rời nơi tạm dung là nước Đức trở về cầm súng, từ những người già cho đến những người phụ nữ. Chính tình cảm và lòng yêu nước của mọi người dân Ukraine đã làm nên Ukraine ngày nay.
Từ một đất nước không đáng kể về mặt kinh tế, chìm đắm trong tham nhũng và chia rẽ, có nguy cơ bị nuốt chửng bởi phát xít Putin, ngay trong những ngày đau thương hiện tại và gian nan phía trước…Ukraine đã vươn mình đứng dậy. Ukraine đã trở thành lương tâm của nhân loại. Việc Ukraine trụ vững và kiên cường chiến đấu chống lại đội quân hùng mạnh thứ hai trên thế giới không phải nhờ tên lửa siêu thanh, từ sức mạnh hủy diệt của đầu đạn hạt nhân. Ukraine làm được điều kỳ diệu mà không ai ngờ tới đó bằng lòng yêu nước và khát khao được sống trong một xã hội dân chủ và văn minh như các nước EU. Đó là niềm vui của những con người khi cứu được người bạn bốn chân sau những ngày đêm đào bới đống bê tông đổ nát. Hơn bao giờ hết người dân Ukraine cảm nhận và khát khao các giá trị của EU, nó không phải là phần thưởng, không phải món quà mà là cố gắng và nỗ lực để được sống trong sự văn minh tiến bộ.
EU là cộng đồng các nước dân chủ đa sắc tộc, đa văn hóa, họ tôn trọng các giá trị dân chủ và nâng đỡ nhau trong tình nhân loại.
EU không áp đặt và không có ý định hòa tan hay đồng hóa Ukraine như Putin rêu rao. EU là cộng đồng các nước dân chủ đa sắc tộc, đa văn hóa, họ tôn trọng các giá trị dân chủ và nâng đỡ nhau trong tình nhân loại. Sự ủng hộ vô điều kiện và hết sức lớn lao của EU dành cho Ukraine xuất phát từ tình liên đới giữa các quốc gia dân chủ. Sự ủng hộ đó cũng là một thông điệp mạnh mẽ gửi đến các chế độ độc tài muốn tước đoạt quyền tự do và quyền được sống như những con người văn minh của các dân tộc khác. Thế kỷ 21 sẽ không còn chỗ cho những kẻ độc tài, hoang tưởng sẵn sàng chà đạp lên công pháp quốc tế.
Một lần nữa, qua cuộc chiến này khái niệm Quốc Gia đã được thể hiện và minh chứng một cách rõ ràng nhất: Quốc gia là một tình cảm, một không gian liên đới và một dự án tương lai chung!
Praha, Đỗ Xuân Cang
(17/07/2022)
Kể từ sau khi Nga phát động cuộc xâm lăng vào một quốc gia có chủ quyền được Liên Hợp Quốc công nhận là Ukraine, đã có gần 4000 lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế nhắm vào những kẻ chóp bu Nga đã gây ra tội ác xâm lược. Những người lương thiện tin rằng đêm tối sẽ qua, cả Nga và Ukraine sẽ cùng sang trang để bước vào một kỷ nguyên mới của đất nước họ: Kỷ nguyên dân chủ đa nguyên. Nhưng đồng thời cũng có không ít người ủng hộ quân xâm lược Nga, chỉ trích và mỉa mai các lệnh trừng phạt của phương Tây là vô ích và sẽ không cứu vãn được tình hình chiến cục, đồng thời họ cũng kỳ vọng rằng sự kéo dài của cuộc chiến sẽ khiến tinh thần ủng hộ của dân chúng phương Tây dành cho Ukraine sẽ giảm dần vì chính quyền các nước phương Tây phải tìm lời giải cho giá cả năng lượng, lạm phát cũng như phải làm thế nào để có thể vừa hỗ trợ Ukraine vừa có thể hạn chế tác dụng phụ của các lệnh trừng phạt. Vậy các lệnh trừng phạt Nga có "vô ích" như nhiều người nghĩ dưới góc độ của kinh tế vĩ mô? Hôm nay chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này nhằm làm sáng tỏ trước những luận điệu xuyên tạc của các kênh truyền thông độc tài.
1. Căn bệnh Hà Lan
Tại sao lại nói đến đất nước Hà Lan trong khi vấn đề của bài viết này là phân tích tác động của các lệnh trừng phạt lên nền kinh tế Nga? Thực sự căn bệnh Hà Lan đã từng được Venezuela "trình diễn" trong năm 2010 và nay lại được đế quốc phát xít Nga "remix" với nhạc trưởng là Putin. Vậy căn bệnh Hà Lan là gì?
Trong lĩnh vực kinh tế học, căn bệnh Hà Lan xảy ra vào năm 1960 tại Hà Lan là một hiện tượng một nền kinh tế của một quốc gia tăng trưởng quá nhanh nhờ tập trung vào một ngành "có khả năng xuất khẩu" (tradable) mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn làm tỷ giá đồng nội tệ của quốc gia đó tăng phi mã khiến sức cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu của quốc gia đó giảm. Nhưng tai hại hơn đó là nguồn lực kinh tế quốc gia đó bị phân bổ tập trung một ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên khiến các ngành sản xuất khác (bao gồm cả ngành sản xuất hàng hóa phục vụ trong nước và ngành sản xuất hàng hóa phục vụ xuất nhập khẩu) không phát triển được và cuối cùng là sự sụp đổ trong lưu thông hàng hóa dẫn tới "lạm phát rút ruột hàng hóa" (shrinkflation). Nói một cách ngắn gọn, thuật ngữ căn bệnh Hà Lan nhằm chỉ nguy cơ suy giảm mạnh của khu vực sản xuất của một quốc gia khi tập trung khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Ngoài ra, nó cũng dùng để chỉ tình trạng giảm sút của nền kinh tế do có sự gia tăng dòng ngoại tệ nói chung như sự tăng nhanh giá tài nguyên thiên nhiên xuất khẩu hay nguồn viện trợ từ nước ngoài, nguồn vốn FDI.
Đầu tiên hãy bàn đến hai giai đoạn của nền kinh tế Nga sau khi tổng thống Putin phát động cuộc chiến xâm lược Ukraine. Trong hai giai đoạn thì giai đoạn một thì chính là nguyên nhân của giai đoạn hai mà yếu tố đã thúc đẩy là những chính sách ngông cuồng do Putin và đồng đảng ban hành, còn giai đoạn hai của nền kinh tế Nga thể hiện rõ nét hậu quả của căn bệnh Hà Lan.
Căn bệnh Hà Lan đang đẩy nước Nga lún sâu vào khủng hoảng.
a. Giai đoạn từ 24/2/2022 đến 31/5/2022
Giai đoạn một không quá quan trọng nên sẽ được nói một cách ngắn gọn và súc tích nhất có thể. Trong giai đoạn này nền kinh tế Nga dần bị thu hẹp do các lệnh cấm vận của phương Tây có tính chất tăng nặng theo thời gian. Lúc này Nga cũng gặp nhiều thất bại nặng nề vì ảo tưởng của Putin là "người Ukraine sẽ mang hoa ra đón quân Nga". Giá trị đồng nội tệ Ruble bị giảm do lệnh trừng phạt mạnh nhất trong giai đoạn này là loại các ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Việc chặn Nga khỏi SWIFT khiến khả năng lưu thông hàng hóa của Nga trên thị trường quốc tế trở nên kém đi, cộng thêm việc Mỹ và các đồng minh Phương Tây quyết định đóng băng khối tài sản thuộc các định chế tài chính có liên quan đến các thành phần chóp bu tại Nga dẫn đến việc chi trả cho những tổn thất chiến tranh trong giai đoạn này trở nên khó khăn.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây khiến Nga đột ngột bị hạn chế giao dịch thương mại để đổi lấy ngoại tệ và các khoản tiết kiệm của giới chóp bu ở các nước trên thế giới cộng thêm một loạt các hành động của các thành phần trong nền kinh tế như các nhà đầu tư tháo vốn khỏi Nga, các ngành sản xuất của Nga không kịp chuyển đổi sang các ngành sản xuất bắt buộc phục vụ xuất khẩu, giá cổ phiếu tại Nga giảm... dẫn đến lạm phát tăng phi mã và đỉnh điểm trong tháng 3, giá đồng Ruble mất 40% giá trị khiến lạm phát nước này vượt quá 9% (có nghĩa lạm phát tại Nga chính thức tăng phi mã kể từ tháng 1 năm 2016).
b. Giai đoạn từ 1/6/2022 đến hiện tại. Giải thích căn bệnh Hà Lan
Giai đoạn hai của nền kinh tế Nga đã chứng kiến đợt tăng giá mạnh của đồng ruble. Nhiều nhà kinh tế không hề cảm thấy bất ngờ vì họ đã nhìn thấy một loạt sự thay đổi trong chính sách của Putin nhằm ép các ngành sản xuất và khai thác phải sản xuất hàng hóa và sản phẩm để phục vụ cho xuất khẩu nhằm chống lại tình trạng kiệt quệ ngoại tệ. Ở một chiều hướng khác ngoài lãnh thổ Nga, Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành hai khách hàng lớn nhập dầu thô của Nga. Nga nhận thấy việc có hai thị trường thay thế này đã giải quyết tình trạng thiếu hụt ngoại tệ nên đã quay sang đe dọa và cắt nguồn cung dầu sang các nước Phương Tây. Nhưng điều gì cũng có cái giá của nó. Nga ỷ bản thân có dầu mỏ, chỉ việc xúc và đem bán và giờ cái kết là phải đổi sang đồng Ruble mới. Và đây chính là hậu quả của căn bệnh Hà Lan (Dutch disease).
Các lệnh cấm vận của phương Tây chủ yếu với mục đích ngăn chặn mọi nguồn lực có thể hỗ trợ cho quân đội Nga, trong đó có 1 lệnh cấm vận nghiêm khắc nhất mà Liên Hiệp Châu Âu phải mất nhiều tháng đàm phán: Cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga (30/5/2022). Lệnh cấm vận dầu mỏ ngay lập tức phát huy tác dụng hạn chế doanh thu của Nga nhưng Châu Âu dường như đã quá chậm trễ khi áp lệnh trừng phạt này. Trong khoảng thời gian Châu Âu bắt đầu áp các lệnh trừng phạt lên Nga thì Nga đã tìm được thị trường mới là Trung Quốc và Ấn Độ, thành công né được lệnh trừng phạt này. Và như một hệ quả của quy luật cung cầu, giá dầu mỏ tăng nhanh chóng khiến Nga liên tục thu về ngoại tệ dẫn đến giá trị đồng Ruble tăng phi mã bất chấp việc các định chế tài chính - ngân hàng lớn trên thế giới như FED, BoC, BoE, SNB,... liên tục tăng lãi suất nhằm kìm chế lạm phát và cố gắng làm đồng nội tệ của bản thân quốc gia tăng giá trị so với các nước trên thế giới (một động thái nhằm hạ giá nhập khẩu vì lạm phát đã tàn phá các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu khiến các ngành này không thể phát triển nên việc nâng giá nội tệ quan trọng hơn là hạ giá để dễ dàng xuất khẩu).
Khi bị Phương Tây ruồng bỏ Nga sẽ sớm trở thành chư hầu của Trung Quốc ?
Nhưng Nga cũng không vui vẻ gì khi thu được ngoại tệ. Như đã nói, Putin đã ban hành các chính sách nhằm ép các doanh nghiệp phải sản xuất các sản phẩm và mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu nhằm tăng dự trữ ngoại hối sau khi nhận thấy các lệnh trừng phạt của phương Tây không phải là nói suông. Putin không hề chuẩn bị cho nền kinh tế để đương đầu với các lệnh trừng phạt có thể sẽ bị phương Tây áp đặt như nhiều người nghĩ mà ngược lại, dường như y nghĩ rằng phương Tây sẽ phản ứng yếu ớt như khi Nga chiếm vùng Crimea của Ukraine. Chính sách ngông cuồng của Putin khiến các doanh nghiệp buộc phải xoay xở nhằm thu lợi nhuận tối đa và không có gì lý tưởng hơn là dồn hết nguồn lực kinh tế vào việc múc dầu lên và bán, một công việc đơn giản và dễ kiếm được siêu lợi nhuận trong bối cảnh giá dầu tăng. Và Nga lại đi vào vết xe đổ như Venezuela và Hà Lan chỉ vì... kinh tế phát triển quá nhanh mà dẫn đến lạm phát!
Nhiều người sẽ phì cười, cho rằng việc đồng nội tệ tăng giá thì làm thế nào mà dẫn đến lạm phát? Nhưng nó đã diễn ra và được chứng minh bởi hai nhà kinh tế học W. Max Corden và J. Peter Neary vào năm 1982. Theo đó, hai nhà kinh tế học dựa trên giả thiết rằng nền kinh tế quốc dân có triệu chứng của "căn bệnh Hà Lan" được chia làm hai khu vực: khu vực xuất khẩu (tradable sector) và khu vực không xuất khẩu (non-tradable sector). Trong đó khu vực xuất khẩu được chia làm hai khu vực nhỏ là khu vực bùng nổ tức khu vực khai thác tài nguyên và khu vực trì trệ tức khu vực chế tạo.
Khi các ngành khai thác tài nguyên bùng nổ, lượng cầu về lao động của khu vực này tăng lên, lao động từ các khu vực sản xuất khác sẽ chuyển sang khu vực khai thác làm cho khu vực sản xuất bị thiếu cung lao động và trở nên suy thoái, quá trình này được gọi là "phi công nghiệp hóa trực tiếp". Trong khi đó, sự phát triển mạnh mẽ của khu vực khai thác đã làm tăng thu nhập cho người lao động trong lĩnh vực này dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của họ cũng tăng lên và làm tăng trưởng khu vực không xuất khẩu. Sự tăng trưởng này kéo theo sự di chuyển nguồn lực từ khu vực chế tạo sang khu vực không xuất khẩu khiến cho khu vực chế tạo trở nên ngày càng trì trệ, quá trình này được gọi là "phi công nghiệp hóa gián tiếp". Hai nhà kinh tế học W. Max Corden và J. Peter Neary gọi đây là "hiệu ứng di chuyển nguồn lực" của căn bệnh Hà Lan.
Nói một cách đơn giản, "phi công nghiệp hóa" là quá trình thay đổi về mặt xã hội và kinh tế khi quá trình này loại bỏ năng suất lao động hoặc hoạt động công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng và công nghiệp sản xuất. Đối với Nga, ngành công nghiệp nặng tương ứng với khu vực khai thác tài nguyên thô (khu vực 1 của nền kinh tế) và ngành công nghiệp sản xuất hay còn gọi là ngành công nghiệp nhẹ tương ứng với khu vực chế tạo (khu vực hai của nền kinh tế). Còn 3 khu vực của nền kinh tế là khu vực ba (công nghiệp dịch vụ hay dịch vụ), khu vực bốn (dịch vụ thông tin) và khu vực năm (dịch vụ con người) thì tôi sẽ không bàn tới vì Nga thực chất không phải là nước phát triển quá mạnh đến mức các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng áp đảo trong nền kinh tế, cùng lắm nó chỉ chiếm đa số phần trăm quá bán và không thể phát triển quá 70% như các nền kinh tế phát triển. Nếu có ai phản đối và cho rằng Nga rất mạnh về công nghệ thông tin thì họ chẳng hiểu gì về nền kinh tế vì ngành công nghệ thông tin của Nga chỉ phát triển nhằm "phá hoại" thông tin của "các quốc gia thù địch" chứ không tạo ra giá trị thặng dư đáng kể nào cho nền kinh tế Nga (bằng chứng là ngành công nghiệp vũ quốc phòng của Nga lạc hậu đến mức không thể chống lại cuộc chiến điện tử do vũ khí phương Tây viện trợ cho Ukraine gây ra khiến Nga tổn thất lớn đến mức phải "tổng động viên" tại các vùng ly khai và "khuyến khích" nhà độc tài Lukashenko gây hấn với Ukraine).
Tóm lại, ý tôi muốn nói đến là gì? Đó là nền kinh tế Nga tuyệt nhiên không có sự phát triển vượt bậc nào của các ngành dịch vụ, đó một đặc điểm của các chế độ độc tài. Chỉ có các ngành dịch vụ sinh ra để phục vụ và phát triển con người chứ không phải để bóc lột như các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng. Lạm phát và "phi công nghiệp hóa" chỉ là hệ quả tất yếu của việc tăng cường đầu tư quá mức vào các ngành công nghiệp để kiếm nhanh lợi nhuận và không chú trọng phát triển cân bằng các ngành dịch vụ mà quên mất "hiệu ứng tiêu dùng" sẽ tạo sức ép lên giá cả các mặt hàng thuộc khu vực không xuất khẩu (dịch vụ, y tế, giáo dục, tài chính, vận chuyển,...).
Tiếp theo, hãy đến với nguyên nhân đã trực tiếp gây ra lạm phát tại Nga: "hiệu ứng tiêu dùng". "Hiệu ứng tiêu dùng" xảy ra khi những người có thu nhập từ yếu tố bùng nổ tăng lên, và lượng thu nhập này sẽ được chi cho cả hai mặt hàng là mặt hàng có khả năng xuất nhập khẩu (hàng khả thương, Tradable) và mặt hàng chỉ được sản xuất để phục vụ nội địa (hàng nội địa, Non-tradable). Nếu cầu của hàng nội địa so với thu nhập co dãn thì thu nhập tăng sẽ đẩy giá hàng nội địa tăng. Khi giá hàng nội địa tăng nghĩa là đầu vào của hàng khả thương cũng tăng theo như giá của nguyên, nhiên liệu hay lương nhân công. Tuy nhiên, giá của hàng khả thương lại cố định bởi đó là những mặt hàng được giao dịch quốc tế và bị áp dụng nguyên tắc một giá. Do vậy, khi chi phí sản xuất tăng, lợi nhuận xuất khẩu của các nhà sản xuất hàng khả thương sẽ bị giảm. Do đó, cầu hàng khả thương tăng sẽ được thay thế bằng các mặt hàng nhập khẩu. Khi tỷ giá danh nghĩa là cố định, thu nhập tăng nhưng sẽ không kéo theo giá của hàng khả thương tăng theo. Khi đó, cầu của hàng nội địa tăng sẽ làm giá tăng và do đó tỷ giá hối đoái thực tế giảm theo.
Đối với Nga, khi tỷ giá hối đoái thực giảm, hàng hóa trong nước trở nên đắt đỏ hơn so với hàng quốc tế nhưng đồng nội tệ vẫn mạnh và lạm phát trong nước vẫn cao dẫn đến hiện tượng "lạm phát rút ruột hàng hóa". Điều này xảy ra không phải do quy luật thị trường mà là do các lệnh cấm vận của phương Tây áp đặt lên Nga khiến Nga dù muốn tiêu bớt các đồng ngoại tệ thì cũng lấy làm khó vì có tiền nhưng không nhập khẩu được thứ gì dù đồng nội tệ mạnh giúp giá hàng hóa nhập khẩu rẻ tương đối so với hàng nội địa. Nói một cách dân giã như tổng bí thư Trọng thì "Tiền bạc lắm làm gì, chết có mang theo được đâu!". Hết cách, ngân hàng trung ương Nga phải giảm lãi suất từ 11% xuống 9,5% và nó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc đổi tiền của Nga.
Nga in thêm tiền mới vì muốn quản lý chặt nền kinh tế ?
2. Thấm đòn trừng phạt của phương Tây, Nga đổi sang đồng Ruble mới
a. Hậu quả của việc đồng rúp tăng giá phi mã và các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga.
Những người lo ngại hoặc huênh hoang cho rằng nền kinh tế Nga đã phục hồi, ngân hàng trung ương Nga đã thành công trong việc chặn đứng đà tăng giá cao nhất kể từ năm 2018 thì một là không hiểu nền kinh tế vận hành như thế nào, hai là mắc chứng cuồng Putin quá đáng mà chỉ biết nghe mấy lời tâng bốc "khả năng lãnh đạo tài tình" của đám chóp bu thân cận Putin. Lạm phát và giá trị đồng nội tệ không đơn giản tỷ lệ nghịch như nhiều người vẫn nghĩ, nhiều nhà kinh tế học đã chỉ ra hiện tượng giá trị đồng nội tệ tăng nhưng lạm phát vẫn cao là nghịch lý "tỷ giá Potemkin". Trong Kinh tế học và chính trị, thuật ngữ “làng Potemkin” (Potemkin Village) ám chỉ bất kỳ công trình (theo nghĩa đen hoặc nghĩa bóng) có mục đích duy nhất là cung cấp vẻ ngoài hào nhoáng cho một quốc gia đang hoạt động kém hiệu quả, khiến mọi người tin rằng đất nước đang phát triển tốt hơn. Thuật ngữ này xuất phát từ việc Grigory Potemkin dựng lên những khu làng di động giả dọc các bờ sông Dnieper nhằm đánh lừa Catherine II về sự trù phú của khu vực Ukraine và bán đảo Crimea, vốn nằm dưới quyền quản lý của Potemkin, trong chuyến đi thị sát của bà tới khu vực này vào năm 1787. Qua đó, chúng ta có thể thấy tỷ giá đồng Ruble không là một thước đo sức khỏe nền kinh tế Nga. Cơ quan thống kê liên bang Nga Rosstat đã thừa nhận rằng số người Nga sống dưới ngưỡng nghèo đã tăng từ 12 triệu người lên 21 triệu người trong quý 1/2022. Vậy hậu quả là gì?
Nguyên liệu sản xuất thiếu hụt, hàng tiêu dùng tăng giá vì khan hiếm đang dần phổ biến tại Nga, đang cảnh báo một tương lai ảm đạm cho kinh tế nước này. Chẳng hạn, sau khi các lệnh trừng phạt làm cản trở hoạt động sản xuất tại nhà máy của Avtotor ở Kaliningrad, hãng ôtô Nga quyết định tung ra chương trình xổ số miễn phí trúng các lô đất rộng 4 ha kèm cơ hội mua khoai tây giống để nhân viên có thể tự trồng trọt lương thực trong “tình hình kinh tế khó khăn”. Trong lĩnh vực công nghiệp (bao gồm hóa chất, dầu, khí đốt và sản xuất) khối lượng nhập khẩu trung bình trong 4 tuần giảm 88% so với đầu tháng Hai, theo đơn vị chuyên theo dõi chuỗi cung ứng FourKites. Khối lượng nhập khẩu liên quan đến tiêu dùng giảm 76%, khiến người Nga gặp khó khăn trong việc mua hàng. Các bệnh viện bị hạn chế các bộ phận và vật tư thay thế cho máy lọc máu và máy thở.
Từ khi Nga xâm lược Ukraine, hàng nghìn công ty nước ngoài đã rút khỏi Nga, khiến nhiều người Nga lâm vào cảnh thất nghiệp. Vào giữa tháng 5, bộ kinh tế Nga đã dự báo tỷ lệ thất nghiệp ở nước này sẽ tăng lên mức gần 7% trong năm nay, từ mức dưới 5% của năm ngoái, và sớm nhất phải đến năm 2025 mới có thể quay trở lại mức cũ. Trong khi đó, lạm phát của Nga không tỷ lệ nghịch với thất nghiệp như nhiều sinh viên kinh tế Việt Nam "phán" mà nó vẫn ở mức cao, bộ đôi lạm phát và thất nghiệp tạo nên hiện tượng đình lạm tại Nga. Tuy lạm phát tại Nga đã dịu đi đôi chút nhưng vẫn đang ở vùng đỉnh của 20 năm do khan hiếm hàng hóa. Giá thực phẩm ở nước này hiện đã tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi thu nhập khả dụng thực tế của người dân trong 3 tháng đầu năm nay giảm 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Đỉnh cao nhất là vào ngày 25/06/2022, Nga vỡ nợ chủ quyền lần đầu tiên kể từ sau 100 năm khi chính quyền cộng sản tuyên bố không công nhận các khoản nợ có từ thời Sa Hoàng.
Dòng cuối tôi muốn lưu ý cho các bạn sinh viên kinh tế: Đừng bao giờ chỉ học mỗi chương trình kinh tế được dạy tại một trường đại học vì nó phiến diện và không bao quát toàn bộ vấn đề. Muốn học kinh tế phải tự tìm tài liệu đọc để hiểu bản chất sự vật hiện tượng hơn là học vẹt để được điểm cao trong các kỳ thi cuối kỳ. Việc các bạn hiểu sai về lạm phát nó tương tự như các bạn hiểu sai về bản chất của nhà nước dân chủ vậy. Lưu ý một lần và mãi mãi: Lạm phát tăng không phải lúc nào cũng xấu, lạm phát tăng chỉ gây hại cho nền kinh tế khi nền kinh tế không tăng sản lượng lưu thông hàng hóa và lạm phát tăng sẽ có lợi khi khối lượng lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế tăng tương ứng. Khi lạm phát tăng cùng với khả năng lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thì không chỉ chi phí sản xuất, giá cả hàng hóa tăng mà thu nhập của người tiêu dùng cũng và vốn của nhà đầu tư cũng tăng, nền kinh tế trong trường hợp này phát triển để mở rộng quy mô hoạt động.
b. Nga đổi tiền để làm gì?
Việc Nga xâm chiếm vô cớ Ukraine đã khiến mức độ tín nhiệm của quốc gia này trên thế giới giảm nghiêm trọng, bằng chứng là trong các cuộc họp cấp cao trên trường quốc tế thì một là ngoại trưởng Nga bỏ đi hai là ngoại trưởng của các nước bỏ đi khi một trong hai bên phát biểu quan điểm của mình. Lưu thông tín nhiệm là một dạng lưu thông trong nền kinh tế nhưng không được đánh giá đo đạt như các loại lưu thông khác vì đặc tính cơ bản của nó: Tính nhân bản. Điều này giải thích tại sao Mỹ từ chối mua hàng ở Tân Cương vì Trung Quốc vi phạm nhân quyền hay các nước Châu Âu cắn răn chấp nhận các biện pháp cấm nhập khẩu dầu của Nga vì các hành động lạm dụng nhân quyền tại Bucha, Ukraine...và điều này cũng giải thích nốt hành động mua dầu giá rẻ của Nga mà Trung Quốc đang thực hiện (Ấn Độ là một trường hợp ngoại lệ đáng xấu hổ của các nước thuộc khối không liên kết, dễ hiểu vì bản chất văn hóa của Ấn Độ vốn không tôn trọng nhân quyền). Lưu thông tín nhiệm là nền tảng cho lưu thông tín dụng, Nga chỉ có thể lưu thông tín dụng tại các quốc gia còn tín nhiệm Nga, thị trường của Nga đã thu hẹp từ bao quát quốc tế xuống cục bộ vài quốc gia.
Hiện tại Nga đang dùng dầu mỏ để bảo hộ giá trị đồng tiền do bị thế giới cô lập (trừ những nước không tôn trọng nhân quyền) và bị ép để trở thành một nền kinh tế tập trung thì khi lưu thông quốc tế càng nhiều càng làm Nga tốn kém tài nguyên và dẫn đến suy yếu trong dài hạn. Càng nhiều giao dịch mua bán tài nguyên, Nga sẽ càng kiệt quệ vì Nga chả được lợi gì khi bán một lượng lớn dầu mỏ mà chỉ thu được về một sấp giấy lộn không có khả năng lưu thông quốc tế và nguy cơ lạm dụng lưu thông tiền tệ nội địa. Nhất là khi Nga trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu cho Trung Quốc thì càng dễ bị Trung Quốc mặc cả để mua được dầu giá rẻ bởi ngoài Trung Quốc ra thì không quốc gia nào muốn bản thân bị ảnh hưởng bởi mức độ tín nhiệm thấp của Nga, tránh việc không vay được nợ trong tương lai như Nga. Trong khi Nga cầm nhiều tiền mà không thể nhập khẩu được những mặt hàng phục vụ cho lưu thông nội địa thì những pháp nhân còn làm ăn với Nga vẫn có thể dùng số tiền đóng băng kia đem đổi lấy tài nguyên của Nga.
Vậy nên, phải hiểu rằng động thái đổi mẫu tiền của Nga là nhằm tăng khả năng chia phối của chính phủ Nga trong các giao dịch quốc tế và nội địa. Ba lý do có thể kể đến:
Một là muốn giao dịch trực tiếp với Nga bằng đồng ruble cũ thì phải thông qua chính phủ Nga mà đại diện là hệ thống ngân hàng của Nga, phải đổi đồng ruble cũ sang đồng ruble mới rồi mới dùng đồng ruble mới đó để mua hàng hóa và tài nguyên được. Và trong quá trình này sẽ phải chịu sự chia phối, điều phối của chính phủ Nga.
Hai là khống chế được lượng tiền giấy đang lưu thông trong chính nước Nga, tránh việc bị các kênh giao dịch ngầm lũng đoạn thị trường và mệnh giá đồng ruble.
Và ba, cũng là quan trọng nhất. Nó đánh dấu sự quyết tâm của Nga trong việc cắt đứt hệ thống lưu thông tiền tệ trong nền kinh tế thị trường để chính thức trở về với nền kinh tế tập trung, giúp chính phủ chi phối người dân và người dân hoàn toàn lệ thuộc vào chính phủ. Không phải ngẫu nhiên mà tổng thống Putin kêu gọi các doanh nhân Nga quay về đầu tư cho chính nước Nga.
Lúc này thì đồng tiền không còn được lưu thông tự do nữa (không thể mua ngoại tệ, không thể đem ra nước ngoài để chi tiêu, không thể mua được hàng hóa quốc tế, không thể chuyển khoản ra nước ngoài...), mà chỉ có thể giao dịch với nơi phát hành là chính phủ, vậy thì nó sẽ không khác gì tem phiếu, để dần dần thì người dân có tiền cũng chỉ có thể mua được những gì mà chính phủ cho phép lưu thông trong nền kinh tế.
Dòng cuối cùng này là vài kết luận đơn giản: dù Nga có làm điều gì đi chăng nữa thì nền kinh tế Nga vẫn sẽ tụt hậu và tụt hậu một cách bi đát vì từ chối các giá trị tiến bộ của loài người. Mặt khác nếu Nga vẫn tiếp tục bán dầu cho Trung Quốc thì vẫn sẽ luôn ở cửa dưới vì mức độ tín nhiệm của Trung Quốc trong những năm gần đây tuy có thấp nhưng không đến mức âm vô cùng như Nga và vì thế có tiếng nói hơn khi mua dầu của Nga, Nga sẽ trở thành cu li để Trung Quốc mặc sức làm lợi từ nguồn tài nguyên của chính mình vì Nga không hiểu một vấn đề giản dị: Thị trường nhỏ thì khả năng lưu thông nhỏ và tính công bằng cũng sẽ ít được đảm bảo.
Vài lời nói vui sau cuối: Luật nhân quả chẳng chừa một ai, trước kia, Stalin nhìn thấy tiềm năng của cuộc nội chiến quốc - cộng tại Trung Quốc thì đã làm "từ thiện kiểu Liên Xô" theo thể thức hàng đổi hàng và đương nhiên Liên Xô luôn ở cửa trên vì các vũ khí mà họ viện trợ cho đảng cộng sản Trung Quốc là các vũ khí của quân phát xít Đức và Nhật, trong khi giá trị hàng hóa mà Trung Quốc trao đổi cho Liên Xô luôn lớn hơn những món đồ mà Liên Xô từ thiện cho Trung Quốc. Sau này khi Trung Quốc cần các món vũ khí mới nhất thì Liên Xô dùng dằng và chỉ chịu viện trợ khi Trung Quốc chấp nhận ký kết một khoản tín dụng ngoại tệ 300 triệu dolar (15 tỷ dolar theo thời giá hiện nay) cùng với lời cam kết đẩy lùi các căn cứ quân sự Mỹ ở Trung Quốc và cũng từ đó nền kinh tế Trung Quốc bị trói chặt vào nền kinh tế Liên Xô cho tới cuối những năm của thế kỷ trước. Tình thế hiện nay dường như bị đảo ngược lại khi Trung Quốc đang là một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong khi Nga lại là một đế quốc đang suy tàn. Nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn 6 lần (tính theo sức mua tương đương) so với Nga (30 nghìn tỷ so với 4,365 nghìn tỷ đô-la Mỹ, nguồn: IMF).
Sự lớn mạnh của Trung Quốc có thể cho Nga nhiều thứ như thị trường tỷ dân, thành phần cho các hệ thống vũ khí của Nga và đương nhiên cả những thiết bị an ninh mạng chuyên giám sát người dân Nga... Cái bẫy mà Trung Quốc đặt ra quá hấp dẫn đến mức đồng nhân dân tệ đang trở thành nguồn dự trữ ngoại hối chủ yếu của Nga (tỷ trọng dolar giảm một nửa xuống 23% trong năm 2018, trong khi tỷ trọng của đồng nhân dân tệ tăng từ 3% lên 14%). Nga không còn là một đối tác bình đẳng nữa mà đang phát triển thành một “nước chư hầu của Trung Quốc”. Và như lời của cố thủ tướng người Anh Winston Churchill nói: "Không có bạn bè vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn". Dù Trung Quốc và Nga tuyên bố với thế giới là "đôi bạn vàng", "tình bạn không giới hạn"... nhưng vẫn luôn có giới hạn trên thực tế, Trung Quốc không thích thú việc bị kéo vào các lệnh trừng phạt của Nga và cũng không muốn giúp Nga né các lệnh trừng phạt, Trung Quốc hiểu những lệnh trừng cấm vận các chất bán dẫn và những lệnh trừng phạt thứ cấp tài chính có thể khiến nền kinh tế của nước này lao đao.
Thiên Cầm
(12/7/2022)
Rạng sáng 24/2/2022, Nga chính thức tiến hành cuộc xâm lược Ukraine, đánh dấu bước leo thang lớn đối với xung đột Nga-Ukraine bắt đầu từ năm 2014.
Aris Messinis / AFP
Khi xung đột Nga - Ukraine bước sang ngày thứ sáu với mức độ khốc liệt ngày càng tăng, tờ The Diplomat đã có bài của tác giả Khang Vu so sánh cuộc chiến này với cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc vào năm 1979.
Theo The Diplomat, cuộc xâm lược của Nga, sau khi không đảm bảo được cam kết từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không mở rộng thành viên sang Ukraine, làm nhớ lại cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc vào năm 1979, sau khi nước này nghiêng hẳn về Liên Xô khi ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Moscow vào một năm trước đó.
Nhiều cư dân mạng Việt Nam đã rút ra sự tương đồng giữa hai cuộc xâm lược : một cường quốc lớn, không hài lòng với chính sách đối ngoại của một nước nhỏ hơn, quyết định tiến hành một cuộc xâm lược để dạy cho ‘thế lực nhỏ’ một bài học. Theo nghĩa này The Diplomat cho rằng, việc Trung Quốc phát động một cuộc xâm lược chớp nhoáng vào Việt Nam vào rạng sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, với hơn 600.000 quân có sự tham gia gần giống với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ khi trao đổi với RFA từ Na Uy hôm 8/3 cho rằng, về mặt hình thức mà nói, cả hai cuộc chiến khá tương đồng nhau, và đó là chuyện một nước lớn đi xâm lược một nước láng giềng nhỏ hơn có chủ quyền. Tuy vậy, mục đích của hai cuộc xâm lược có vẻ khác nhau. Ông Vũ giải thích :
"Trong cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam năm 1979, mục tiêu chính của Trung Quốc đó là nắn gân Việt Nam, ngăn chặn chuyện Việt Nam kết hợp với Liên Xô mà làm mất an ninh của Trung Quốc. Việc Trung Quốc chỉ tiến hành các hoạt động quân sự nhanh chóng ở biên giới vì lo ngại Liên Xô có thể đổ quân và vũ khí vào giúp Việt Nam và cùng lúc tấn công Trung Quốc".
Còn mục đích chính của cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine hiện nay, theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ là chủ yếu nhằm sáp nhập Ukraine vào Nga, cho dù Nga viện dẫn các lý lẽ khác nhau biện minh cho cuộc xâm lược. Tiến sĩ Vũ nói tiếp :
"Ukraine ở trong một tình huống không có đồng minh với các cam kết bảo vệ lãnh thổ, vì vậy mà họ dễ bị tổn thương khi người Nga đưa quân vào. Lúc này, vì không có các đồng minh lớn một cách chính thức để bảo đảm an ninh quốc gia, Ukraine chiến đấu gần như là đơn độc. Các khoản trợ giúp của các quốc gia dành cho Ukraine chủ yếu bởi vì họ không muốn thấy Nga sáp nhập Ukraine, trở thành một nước lớn và làm mất thế cân bằng chiến lược ở Châu Âu".
Cũng theo The Diplomat, mặc dù rất thú vị khi rút ra mối liên hệ giữa hai cuộc chiến xâm lược này, nhưng sự ví von như vậy đã bỏ sót một điểm khác biệt cơ bản giữa Việt Nam vào năm 1979 và Ukraine vào năm 2022. Cụ thể, Trung Quốc đã xâm lược một quốc gia được hậu thuẫn bởi một siêu cường mà họ đã có hiệp ước chính thức, trong khi Ukraine không chính thức là một phần của bất kỳ liên minh quân sự nào với phương Tây. Trong khi mục tiêu của hai cuộc xâm lược có thể giống nhau - nhằm làm suy giảm niềm tin của Việt Nam và Ukraine vào các cam kết an ninh của Liên Xô và NATO.
Trả lời RFA từ Hà Nội hôm 8/3, Giáo sư Nguyễn Đình Cống cho rằng, chiến tranh Nga- Ukraine 2022 và chiến tranh Trung-Việt 1979 có chỗ giống và cũng có khác nhau. Giống ở chỗ hai cuộc chiến đều phi nghĩa, nước lớn đánh nước láng giềng nhỏ và đã từng rất thân thiết, giống ở chỗ Trung và Nga đều bịa đặt ra những lý do xảo trá, vu cáo để gây chiến, bị đại đa số các chính phủ và nhân dân trên toàn thế giới lên án. Còn khác nhau giữa hai cuộc chiến thì theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống có nhiều. Ông kể ra vài điểm khác nhau cơ bản :
"Một là Trung quốc nói sẽ dạy cho Việt Nam bài học vì muốn làm "Tiểu bá" (trong khi họ bảo Liên Xô là đại bá), còn Nga nhằm trừng phạt Ukraine vì muốn gia nhập khối NATO, bị vu cho là có khuynh hướng phát xit.
Hai là Trung quốc chỉ đánh vào sáu tỉnh biên giới rồi bị nện cho tơi tả, phải rút về, trong lúc đánh nhau hình nhưng không đàm phán. Nga thì đánh sâu vào đến thủ đô của Ukraine và hai bên đã có vài cuộc đàm phán.
Ba là Trung quốc giỏi tuyên truyền dối trá nên gần như toàn thể dân của họ không có tiếng nói phản đối nào đáng kể, nhưng lực lượng tại Việt Nam theo và ủng hộ Trung quốc cũng không làm được gì. Nga thì bị một số người trong nước phản đối, nhưng lại được sự đồng tình của một số dân Ukraine có nguồn gốc từ Nga.
Điều thứ tư theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống là cuộc chiến đấu của Việt Nam tuy có được sự ủng hộ của nhân dân thế giới, nhưng sự ủng hộ đó không mạnh mẽ bằng sự ủng hộ đối với Ukraine.
Dù Việt Nam có đồng minh chính thức khi Trung Quốc xâm lược vào năm 1979, nhưng theo The Diplomat, khó có thể đoán được liệu cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Việt Nam có bị hạn chế khi không có liên minh Việt-Xô hay không, hay liệu Trung Quốc có xâm lược nếu Hà Nội chưa bao giờ nghiêng về phía Liên Xô ngay từ đầu.
Hiện một số cư dân mạng ở Việt Nam đã bày tỏ lo lắng rằng việc Nga xâm lược Ukraine nhắc nhở họ về mối đe dọa về một cuộc xâm lược bất ngờ tiềm tàng của Trung Quốc nếu Việt Nam nghiêm túc xem xét việc tham gia một liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu chống lại Trung Quốc trong tương lai.
Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc khi trả lời RFA từ Sài Gòn hôm 8/3 nhận định :
"Nga động binh tiến hành xâm lược Ukraine với rất nhiều lý do ngụy biện là Nga bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình, trước sự bành trướng của Mỹ và khối NATO... hay thực chất là Nga xâm lược Ukraine để thực hiện tham vọng khôi phục lại đế quốc Nga thời kỳ Nga Sa Hoàng mà Putin hằng mơ ước ? Còn lý do đầu tiên mà Putin đưa ra là để bảo vệ những người nói tiếng Nga trong khu vực tự trị ở Ukraine, thì tôi cho rằng cũng hoàn toàn ngụy biện. Nếu như chính quyền Kiev tàn sát, diệt chủng người nói tiếng Nga thì đã có LHQ xử lý. Đằng này Ukraine là nước có chủ quyền, tự trị hay không là công việc nội bộ".
Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, một trong những nguyên tắc của LHQ là không can thiệp công việc nội bộ của nước khác và không có lý do gì để bảo vệ hành động này của Putin. Ông Phúc cho biết ông lên án hành vi Nga xâm lược Ukraine. Liên quan việc một số tướng lãnh quân đội Việt Nam ủng hộ Nga trong xung đột với Ukraine, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, nói :
"Một ai đó mà so sánh cuộc xâm lược Ukraine là một hành động tự vệ, thì chẳng khác nào thừa nhận cuộc xâm lược năm 1979 đối với Việt Nam là cuộc phản kích tự vệ. Chúng ta thấy rõ Việt Nam chưa bao giờ xâm lược TQ, mà Việt Nam có truyền thống quan hệ hữu hảo với TQ, TQ viện trợ rất lớn cho Việt Nam trong chiến tranh... Vấn đề đó ai cũng hiểu, nhưng bây giờ một số tướng của Việt Nam lại đánh đồng hành vi xâm lược Ukraine của Putin là hành động tự vệ, thì chẳng khác nào ủng hộ hành động của TQ trước đây với Việt Nam. Cuộc chiến giữa Putin và Ukraine mới diễn ra 12 ngày, nhưng cuộc xâm lược của TQ đối với Việt Nam vào ngày 17/2/1979 không phải ngày một ngày hai mà kéo dài đến 10 năm".
Theo nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, âm mưu mà TQ nói dạy cho Việt Nam một bài học không phải là TQ muốn chiếm Việt Nam, không phải là TQ muốn đặt ách cai trị đối với Việt Nam như là chế độ phong kiến trước đây... mà TQ muốn Việt Nam thuần phục TQ, từ bỏ quan hệ với các nước phương Tây, để TQ dễ dàng thao túng ở Biển Đông, thao túng ở khu vực Đông Nam Á... Nhưng TQ đã không ngờ ý chí chiến đấu của nhân dân Việt Nam năm 1979.
Ông Phúc cho rằng ai hiếu chiến, ai ủng hộ chiến tranh, dù bất cứ trên danh nghĩa nào, đều phải bị lên án, đều phải bị phê phán... chứ không phải cứ đứng về một bên hay ủng hộ một bên khác.
Khang Vu
Nguyên tác : "Why the Russia-Ukraine War is Not the Same as the Sino-Vietnamese War of 1979", The Diplomat, 1/3/2022.
Nguồn : RFA, 09/03/2022