Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hơn 60 năm tù cho 6 nhà hoạt động vì dân chủ (RFA, 05/04/2018)

Tòa án nhân dân Hà Nội vào tối ngày 5 tháng 4 tuyên án 6 nhà hoạt động dân chủ- nhân quyền với những bản án cao nhất 15 năm tù, 5 năm quản chế và thấp nhất là 7 năm tù và 1 năm quản chế.

aedc1

Luật sư Nguyễn Văn Đài và những chí hữu trong Hội Anh em dân chủ tại phiên tòa hôm 5/4/2018. AP

Cộng sự của luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài là cô Lê Thu Hà bị tuyên 9 năm tù giam và 2 năm quản chế. Còn các thành viên khác của Hội Anh Em Dân Chủ là mục sư Nguyễn Trung Tôn lĩnh án 12 năm tù, 3 năm quản chế ; cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù cùng 3 năm quản chế. Ký giả Trương Minh Đức 12 năm tù, 3 năm quản chế. Kỹ sư Phạm Văn Trội 7 năm tù và 1 năm quản chế. Tổng cộng các bản án là 66 năm tù và 17 năm quản chế. Cả sáu nhà hoạt động đều bị cáo buộc tội danh vi phạm điều 79 Bộ luật hình sự VN, một trong ba điều luật chính quyền Hà Nội thường xuyên sử dụng để bỏ tù giới hoạt động bất chấp sự phản đối của quốc tế.

Trao đổi với RFA ngay sau phiên xét xử, cô Vũ Minh Khánh, vợ của luật sư Đài cho biết cảm xúc và suy nghĩ về bản án dành cho chồng cô :

Tôi cực lực phản đối bản án này, nó quá vô lý. Toàn bộ phiên tòa Viện kiểm sát không hề đưa ra một chứng cứ cụ thể nào để buộc tội cả mà hoàn toàn bằng luận điệu của sự suy diễn. Trong khi đó các luật sư và chồng tôi có bài bào chữa riêng của mình cũng như vặn lại rất nhiều câu hỏi của Viện kiểm sát nhưng Viện kiểm sát gần như cứng lưỡi không trả lời được mà cứ nói theo kiểu suy diễn và cố tình áp đặt chứ không đưa ra được một chứng cớ nào cả. Cuối cùng họ vẫn áp đặt một bản án như vậy. Đây là bản án oan sai, bất công và chà đạp lên công lý.

Bà Nguyễn Thị Lành, vợ mục sư Nguyễn Trung Tôn cũng bày tỏ với chúng tôi sự phẫn nộ trước bản án 12 năm tù chính quyền tuyên cho chồng bà :

Tôi thấy sự bất công của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam và tòa án nhân dân tối cao. Họ đã tuyên chồng tôi 12 năm tù giam, và một số anh em khác dù họ không có tội gì cả. Họ chỉ đấu tranh cho quyền lợi người dân và cho đất nước được thăng tiến và phát triển mọi mặt nên mới dấn thân.

Bà Lành cho biết tòa án không hề đếm xỉa đến những lời bào chữa của các luật sư mà cứ vòng vo rồi quy chụp tội cho các bị cáo bằng những lời lẽ và bản án bà nghi là có sự sắp đặt trước.

Khi buổi xét xử diễn ra, bên ngoài tòa án, các nguồn tin cho chúng tôi biết có ít nhất 13 người bị bắt giữ, trong đó có bà Cấn Thị Thêu, người vừa mãn án 20 tháng tù vì đấu tranh bảo vệ dân oan mất đất.

Đến chừng 8 giờ tối cùng ngày thì con trai bà Thêu là Trịnh Bá Tư mới được thả, còn bà Cấn Thị Thêu lúc đó vẫn chưa rõ đang ở đâu. Anh Trịnh Bá Tư và một người dân từ Quảng Bình bị giữ tại đồn công an Quang Trung, và bị hành hung nặng nề.

Những người ủng hộ các bị cáo vào buổi sáng trước khi phiên xử diễn ra diễu hành và cầm biểu ngữ với các dòng chữ như ‘Công lý cho Hội Anh Em Dân Chủ’ và ‘Dân chủ không phải là tội’.

Nhà hoạt động Thảo Teresa cũng cho biết cô phải hóa trang mới có thể qua mặt an ninh đến tòa án. Theo lời cô Thảo, công an được bố trí khắp các nẻo đường đến tòa, dày đặc tới mức cô so sánh như dàn trận khủng bố.

Nhận được thông tin về các bản án được cho là quá nặng nề và bất công, cô Thảo Teresa chia sẻ :

Bây giờ mọi người đều rất buồn và đau lòng vì bản án quá nặng nề, có thể nói là cả đời ngồi tù. Đây là điều khốn nạn, là một cái tát vào mặt chế độ. Mình rất phẫn nộ, chỉ muốn gào lên đả đảo phiên tòa bất công này. Bởi vì họ là những người yêu nước và có tâm với đất nước. Họ không làm gì ác cả.

Anh Đài là người vừa có tâm vừa có tầm. Một người mẫu mực như anh rất hiếm. Anh hi sinh cả đời mình cho tiến trình dân chủ.

Ngay khi phiên tòa xét xử 6 nhà hoạt động đang diễn ra, người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam bà Lê Thị Thu Hằng khi bị báo giới chất vấn trả lời ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm và không có việc những người vì tự do bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ. Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Việt Nam cũng bác bỏ những chỉ trích, lên án của quốc tế về phiên tòa này, viện lý do đó là những thông tin sai sự thật, thiếu khách quan.

Chúng tôi cũng trao đổi với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, một cựu tù chính trị, sau khi phiên tòa kết thúc. Ông Nghĩa đã lên tiếng tố cáo những bản án dành cho anh em đồng hội của ông là sản phẩm của một chế độ chính trị không có dân chủ :

Thực tế sẽ không có bản án này nếu một quốc gia dân chủ với nền tư pháp độc lập, tiến bộ. Chính quyền Việt Nam đang kêu gọi cải cách nền tư pháp và một vài nước cũng đang giúp Việt Nam cải cách nền tư pháp để hòa nhập với thế giới thì tại sao họ còn giữ những bản án như tuyên truyền chống nhà nước và lật đổ chính quyền nhân dân mơ hồ như vậy.

Nền tư pháp độc lập mà ông Nghĩa vừa nhắc tới được hiểu là hệ thống tam quyền phân lập, tức là ba cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp phải độc lập với nhau chứ không thể do Nhà nước quản lý như hiện nay. Nhiều người cho rằng chỉ có tam quyền phân lập thì các vụ án mới được xử một cách công bằng. Tuy nhiên cho đến nay Việt Nam vẫn cực lực phản đối cơ chế này, thậm chí còn tuyên bố sẽ khai trừ khỏi Đảng nếu đảng viên nào đòi tam quyền phân lập và xã hội dân sự. Cáo trạng của 6 nhà hoạt động cũng cáo buộc họ âm mưu xây dựng tam quyền phân lập.

Theo nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, qua bản án dành cho 6 nhà hoạt động này cho thấy rõ bản chất của Đảng cộng sản Việt Nam, họ bất chấp mọi mưu kế vì quyền lợi của Đảng chứ không vì quyền lợi của nhân dân, đất nước.

Nhà tranh đấu đất đai cho dân oan Trịnh Bá Phương ở Dương Nội, người bị chặn bắt khi đang trên đường đến dự tòa, lên tiếng với RFA sau khi biết tin về các bản án :

Qua các bản án cho thấy phía nhà nước cộng sản họ ngày càng gia tăng đàn áp những người có tiếng nói đấu tranh và họ lấy còng số 8 và nhà tù ra để nhằm trấn áp tất cả những ai lên tiếng đấu tranh cho dân chủ. Đây là một động thái của nhà cầm quyền hiện đang gây phẫn nộ cho rất nhiều người dân.

Nhà hoạt động Thảo Teresa cho biết cô hi vọng quốc tế sẽ đồng thanh lên tiếng về những bản án này, cũng như lên án chế độ chính trị mà cô gọi là "tàn ác, man rợ, rừng rú" của Việt Nam.

*****************

Việt Nam xử 6 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền (RFI, 05/04/2018)

Tòa án Hà Nội hôm 05/04/2018 mở phiên xử sáu nhà tranh đấu bị cáo buộc có hoạt động với âm mưu "lật đổ chính quyền", trong bối cảnh gia tăng trấn áp các nhà ly khai. Nhiều người biểu tình đã bị công an câu lưu trước khi đến được tòa án.

aedc2

Nhà tranh đấu Nguyễn Văn Đài và những bằng hữu trong một phiên tòa ở Hà Nội, 5/4/2018. VNA/Lam Khanh via Reuters

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài cùng với năm người khác thuộc Hội Anh Em Dân Chủ (Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Lê Thu Hà), bị cho là "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".

Theo cáo trạng, sáu nhà tranh đấu đã liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để chống đối Nhà nước, tìm cách thay đổi hệ thống chính trị, tiến đến lật đổ chính quyền. Hãng tin AP cho rằng sáu nhà hoạt động có nguy cơ lãnh án tử hình.

Viện kiểm sát tối cao xác định ông Nguyễn Văn Đài là chủ mưu, trực tiếp soạn ra cương lĩnh hoạt động của Hội, tuyển mộ các thành viên mới và tìm kiếm tài trợ từ các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, với tổng số tiền lên đến trên 80.000 đô la.

Phiên tòa dự kiến kéo dài hai ngày, báo chí ngoại quốc và các nhà ngoại giao không được tham dự. Nhiều người biểu tình mang biểu ngữ có dòng chữ "Dân chủ không phải là tội phạm" đã bị ngăn chận hoặc câu lưu, một số nhà đấu tranh dân chủ khác bị canh giữ không cho ra khỏi nhà. Bà Vũ Minh Khánh, vợ ông Nguyễn Văn Đài nói với hãng tin Pháp AFP là trong lần cuối thăm gặp, ông vẫn tỏ ra vững vàng, nhưng tóc đã bị bạc trắng.

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi trả tự do cho sáu nhà ly khai. Trong thông cáo hôm qua, Amnesty International (Ân Xá Quốc Tế) còn nhận định 97 tù nhân lương tâm ở Việt Nam - mà tổ chức này biết được - "bị mất tự do chỉ vì xúc tiến nhân quyền". Còn Human Rights Watch cho rằng số tù nhân chính trị ở Việt Nam lên đến 119 người. Hôm nay phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng tuyên bố "Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm".

AP cho biết thêm, đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink tuần trước nhắc nhở, nhân quyền vẫn là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam.

Luật sư Nguyễn Văn Đài, 48 tuổi, bị bắt vào tháng 12/2015, ban đầu bị cáo buộc tuyên truyền chống Nhà nước. Trước đó vào năm 2007, ông bị tuyên án 5 năm tù cũng với tội danh này, và bị rút giấy phép hành nghề luật sư.

Theo tin giờ chót, bản án đã được tuyên vào khoảng 20 giờ Việt Nam hôm nay. Luật sư Nguyễn Văn Đài bị 15 năm tù giam và 5 năm quản chế, ông Nguyễn Trung Tôn và Trương Minh Đức 12 năm tù và 3 năm quản chế, ông Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù và 3 năm quản chế, bà Lê Thu Hà 9 năm tù, 2 năm quản chế, ông Phạm Văn Trội 7 năm tù, 1 năm quản chế.

Thụy My

*****************

Hơn chục người bị bắt trước phiên tòa xử Hội Anh Em Dân Chủ (RFA, 05/04/2018)

Anh Trịnh Bá Phương, con trai cựu tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu, vào lúc trưa ngày 5 tháng tư cho biết tình hình những người dân Dương Nội như mẹ và em trai của anh muốn đi dự phiên xử công khai 6 nhà hoạt động dân chủ vào ngày 5 tháng tư như sau :

aedc3

Đã có ít nhất 13 người bị công an bắt giữ bên ngoài phiên tòa xử 6 nhà hoạt động dân chủ diễn ra tại tòa án Nhân dân Hà Nội vào ngày 5/4.

"Hôm nay là ngày mà nhà cầm quyền cộng sản đưa 6 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ ra xét xử. Họ qui chụp những người Hội Anh Em Dân Chủ vào điều 79 Bộ Luật hình sự Việt Nam.

Mẹ tôi phải rời khỏi nhà từ ngày hôm kia, còn em trai tôi và một số người dân Dương Nội phải rời khỏi nhà từ ngày hôm qua. Tất cả tập trung tại Nhà Thờ Thái Hà và sáng nay xuất phát từ Nhà Thờ Thái Hà đi đến Tòa án Hà Nội. Tuy nhiên khi đến Ô Chợ Dừa, Phường Kim Liên, bị lực lượng khá đông công an chặn bắt.

Đây là phiên xử công khai nên người dân muốn đến giám sát xem họ có xét xử đúng người, đúng tội hay không. Ngoài ra chúng tôi cũng muốn ủng hộ cho các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ ; thế nhưng chúng tôi đã bị ngăn chặn. Đến lúc này tôi không biết họ giam giữ mẹ và em trai của tôi ở đâu ; không biết có bị hành hung, đánh đập hay không ?".

Những người ủng hộ các bị cáo đã đến bên ngoài phiên tòa diễn hành và cầm biểu ngữ với các dòng chữ như ‘Công lý cho Hội Anh Em Dân Chủ’ và ‘Dân chủ không phải là tội’.

6 người bị xét xử hôm nay bao gồm cô Lê Thu Hà và 5 người khác là các thành viên hoặc cựu thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, trong đó có luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài, các cựu tù chính trị Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Trương Minh Đức. Cả 6 người bị cáo buộc tội ‘Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 Bộ Luật hình sự.

Theo điều luật này, nếu bị kết án có tội, người bị kết án có thể phải đối mặt với án từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tối cao kết luận các bị cáo đã lợi dụng việc đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự để che giấu mục đích hoạt động của Hội Anh Em Dân Chủ, liên kết với cá tổ chức trong và ngoài nước, liên kết với các tổ chức bất hợp pháp trong nước, tìm sự hậu thuẫn, tài trợ về tài chính từ nước ngoài, tuyên truyền chống nhà nước với mục đích khi lực lượng đủ mạnh, chờ thời điểm phù hợp sẽ công khai hoạt động, đối đầu với chính quyền, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam để xay dựng chế độ đa nguyên, đa đảng, tam quyền phân lập.

Cáo trạng cũng cáo buộc những nhà hoạt động dân chủ đã nhận hơn 70 ngàn đô la và hơn 9000 euro từ các tổ chức, cá nhân nước ngoài để tài trợ cho hoạt động của Hội Anh Em Dân Chủ.

Ngoài ra, theo cáo trạng, luật sư Nguyễn Văn Đài bị cáo buộc là người cầm đầu, đóng vai trò chủ mưu, giữ chức Phó Chủ tịch thứ hai của hội.

Trước phiên tòa, vào ngày 26 tháng 3, Hội Anh Em Dân Chủ đã có bản lên tiếng phản đối phiên tòa, khẳng định các hoạt động của 6 người là hợp hiến, và được định rõ trong Bản Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền đối với các quyền dân sự và chính trị mà chính phủ Hà Nội đã ký và cam kết thực hiện.

Hôm 4/4, gần 50 tổ chức cũng đã ký vào một bản lên tiếng yêu cầu Tòa án Hà Nội xem xét đình chỉ vụ án và trả tự do cho các nhà hoạt động dân sự. Bản lên tiếng cáo buộc cáo trạng của Viện kiểm sát là sơ sài và mang tính suy diễn nhằm mục đích ghép tội.

Trả lời câu hỏi của báo giới trong buổi họp báo thường kỳ vào chiều ngày 5/4 về phiên xử sơ thẩm đối với 6 nhà hoạt động dân chủ, người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam bác bỏ những thông tin sai sự thật và thiếu khách quan về những người bị xử. Bà Hằng nói Việt Nam không có tù nhân lương tâm và không có việc những người này vì tự do bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, hiện Việt Nam vẫn còn giam giữ ít nhất 97 tù nhân lương tâm. Ông James Gomez, Giám đốc khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương của tổ chức này cho biết Việt Nam là một trong những nhà tù hoạt động tích cực nhất của Đông Nam Á dành cho những nhà hoạt động ôn hòa.

Published in Việt Nam

Phiên tòa xử Hội AEDC : Tòa chưa cấp giấy cho người nhà tham dự (VOA, 03/04/2018)

Gia đình của các nhà tranh đấu Nguyễn Bc Truyn, Phm Văn Tri, Trương Minh Đc, Nguyn Trung Tôn, và Nguyn Văn Đài hôm 3/4 đến tòa án Hà Ni yêu cu cp giy phép tham d phiên tòa, d kiến din ra vào ngày 5/4, nhưng vn chưa được gii quyết.

vo4

Hàng đầu t trái sang Bùi Kim Phượng, Nguyn Th Huyn Trang, Nguyn Th Lành ; hàng th hai t trái sang Vũ Minh Khánh, Nguyn Kim Thanh, đng trước Phòng Tiếp dân, Tòa án Thành phố Hà Ni, ngày 3/4/2018. (Facebook Nguyn Kim Thanh)

Từ thành ph H Chí Minh ra Hà Ni tìm cách tham dự phiên tòa, bà Bùi Kim Phượng, v ca nhà bt đng chính kiến Nguyn Bc Truyn nói vi VOA :

"Tôi và các chị đến tòa án yêu cu cp giy đ tôi tham d phiên tòa x chng tôi. H bo chúng tôi làm đơn, chúng tôi làm đơn 3 ln nhưng cũng không giải quyết. Ngày mai chúng tôi tiếp tc lên tòa đ khiếu ni".

Bà Nguyễn Kim Thanh, v ca nhà báo t do Trương Minh Đc nói vi VOA vào chiu ngày 3/4 t Phòng tiếp dân Tòa án Hà Ni :

"Đến t 2 gi chiu ti gi mà chưa gii quyết. Ban tiếp dân đã trình lên thẩm phán Ngô Th Ánh nhưng bà này không tr li. Chúng tôi đang np mt lá đơn khác và sáng ngày mai chúng tôi li đến ngi đây ch đến khi nào cp phép tham d phiên tòa".

Bà Vũ Minh Khánh, vợ ca Lut sư nhân quyn Nguyn Văn Đài đã viết trên Facebook : "Tinh thn các ch em cương quyết đu tranh đòi gp thm phán Ngô Th Ánh, mãi đến 11h30 thì phòng tiếp dân ca tòa án nói là phi làm đơn trình bày nguyn vng".

Một ph n ng h nhóm các bà v yêu cu được tham gia phiên tòa nói vi VOA :

"Tôi đồng hành cùng năm người v ca các tù nhân lương tâm t sáng đến gi, yêu cu tòa án cho gia đình tham d phiên tòa vì đó là quyn ca h. Đến ngày 5/4 là x án mà ngày hôm nay 3/4 mà chưa có giy báo, giy mi nào. Mang tiếng là phiên tòa công khai mà không có t giy nào báo cho gia đình c".

Bà Nguyễn Th Huyn Trang, v ca tù nhân Phm Văn Tri viết trên Facebook : "Tôi vô cùng bt bình trước s vic này t tòa án, cơ quan quyn lực thực thi lut pháp. Nhưng h đang coi thường, chà đp nên pháp lut".

Một người ng h khác hôm 3/4 trích li bà Nguyn Th Lành, v ca mc sư Nguyn Trung Tôn viết trên Facebook : "Sao mà đến ngày chng chúng tôi chun b ra tòa mà h đang còn phi nghiên cứu mi th tc, không biết có cho chúng tôi giy mi đ vào d phiên tòa không đây, mong mi người quan tâm và theo dõi".

tunhan2

Các nhà hoạt đng Phm Văn Tri, Nguyn Bc Truyn, Nguyn Trung Tôn và Trương Minh Đc.

Nhà hoạt đng Phm Thanh Nghiên nhn đnh trên Facebook : "Đã là phiên tòa, mà li xét x công khai thì bt k ai cũng có th vào tham d, quan sát, k c chiếu theo lut hin hành. Mt phiên tòa mà người thân ca "b cáo" còn phi chu chc, kh s vi hy vng có tm giy cho phép tham d thì bn thân s vic này đã khng đnh tính cht vô pháp ca không ch h thng tòa án, mà ca c cái nhà nước này ri".

Theo thông báo của Tòa án thành ph Hà Ni, sáu b cáo gm ông Nguyn Văn Đài cùng cng s là bà Lê Thu Hà, và các ông Phm Văn Tri, Nguyn Trung Tôn, Nguyn Bc Truyn và Trương Minh Đc s b xét x vào ngày 5/4 v ti "lt đ chính quyền nhân dân", theo khon 1, Điu 79 B Lut Hình S Vit Nam.

Theo điều khon trên, các b cáo, phn ln là các nhà tranh đu cho nhân quyn ti Vit Nam, phi đi mt vi mc pht "t 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoc t hình".

***********************

Vợ của những tù chính trị sẽ ra tòa đòi quyền tham dự (RFA, 03/04/2018)

Vợ của Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và vợ bốn cựu tù chính trị : Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức bị chính quyền làm khó dễ trước phiên xử nhóm này dự kiến diễn ra ngày vào ngày 5 tháng 4 năm 2018.

tunhan3

Những tù chính trị sẽ ra tòa cô Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội và Trương Minh Đức

Bà Vũ Minh Khanh, vợ của Luật sự nhân quyền Nguyễn Văn Đài lên tiếng cho biết vào sáng ngày 2 tháng 4, chị điện thoại cho thư ký phiên tòa hỏi về các thủ tục để được vào tham dự phiên tòa của chồng thì người thư ký này đã tỏ thái độ được nói rằng khiếm nhã và vô trách nhiệm.

Sáng ngày 3 tháng 4, cả năm người gồm vợ của Luật sư Nguyễn Văn Đài và vợ các tù nhân lương tâm nói trên đã cùng nhau đến tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội để đòi gặp thẩm phán Ngô Thị Ánh. Đến 11 giờ 30 phút, phòng tiếp dân của tòa án yêu cầu các chị phải làm đơn trình bày nguyện vọng. Tòa án sau đã xác nhận đã nhận hai văn Đơn xin cấp giấy phép tham dự phiên tòa và Đơn khiếu nại.

Một trong năm người là bà Nguyễn thị Huyền Trang, vợ tù nhân chính trị Phạm Văn Trội, vào chiều tối ngày 3 tháng tư cho RFA biết :

"Hôm nay chúng tôi có 5 chị em : gồm vợ anh Nguyễn Bắc Truyển, vợ anh Trương Minh Đức, chị Lành vợ Mục sư Nguyễn Trung Tôn, cùng tôi đến trực tiếp Tòa Án Nhân Dân Thành phố Hà Nội tại Khu tiếp Công Dân.

Chúng tôi viết rất nhiều đơn trong ngày hôm nay : đơn khiếu nại, đề nghị cấp giấy phiên tòa, đơn được cán bộ ra trực tiếp giải quyết ; nhưng họ chỉ nhận mà không trả lời".

Bà Nguyễn Thị Huyền Trang nêu ra thực tế về các vụ xử án chính trị tại Việt Nam trong thời gian qua là mặc dù thông báo công khai nhưng thân nhân rất hiếm khi được vào dự phiên tòa :

"Luật như thế nhưng tại Việt Nam không diễn ra như vậy. Trong thực tế điều này (cấm đoán) từng xảy ra đối với các phiên xử những tù nhân lương tâm khác rồi ; nên chúng tôi rất lo ngại điều này sẽ xảy ra".

Cũng tin liên quan, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Khối Tự do Dân chủ 8406, và Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền vào ngày 2 tháng 4 đã lập ‘Bản lên tiếng bênh vực cho các nhà hoạt động xã hội dân sự trong vụ án Hội Anh Em Dân Chủ'.

Văn bản lên tiếng tố cáo việc thực hiện giám sát thi hành pháp luật của các cơ quan nhà nước không đầy đủ mà còn là một cánh tay nối dài thụ động và lười nhác của Cơ quan An ninh Điều tra. Đồng thời, văn bản chỉ trích các bản cáo trạng, cho rằng đây là sự mô tả đầy kỳ thị, ác ý và lệch lạc về các hành động để bỏ tù và tuyên án những công dân đang thực thi quyền con người và quyền công dân một cách bình thường. Ngoài ra, văn bản còn phản bác các cáo buộc quy tội cho Hội Anh Em Dân Chủ trong việc nhận tài trợ từ bên ngoài.

Các thành viên của hội yêu cầu Tòa án Hà Nội phải xem xét đình chỉ vụ án Hội Anh Em Dân Chủ và trả tự do ngay tại phiên tòa cho các nhà hoạt động. Đồng thời, họ nhận định là cần và đòi hỏi một tòa án của nhà nước phải bảo vệ công lý và Quyền Công Dân.

Luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài là một cựu tù nhân lương tâm, và là người sáng lập tổ chức dân sự Hội Anh Em Dân Chủ. Ông bị bắt lần đầu hồi năm 2007 và bị án 4 năm tù giam về tội "tuyên truyền chống nhà nước", theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Luật sư Nguyễn Văn Đài bị bắt lần thứ hai, vào ngày 16 tháng 12 năm 2015, cùng với người cộng sự là cô Lê Thu Hà với tội danh theo Điều 88. Tuy nhiên, sau đó tội danh bị chuyển sang Điều 79.

Bốn nhân vật bị đưa ra xét xử chung với Luật sư Nguyễn Văn Đài đều là thành viên hay từng tham gia Hội Anh Em Dân Chủ. Kỹ sư Phạm Văn Trội, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Luật sư Nguyễn Bắc Truyển và Ký giả Trương Minh Đức cùng bị bắt hồi cuối tháng Bảy năm 2017.

Published in Việt Nam
mercredi, 04 avril 2018 08:11

Chúng ta đều là Anh Em Dân Chủ !

Xã luận

Ngày mai, 5/4/2018, sáu anh em trong Hội Anh Em Dân Chủ sẽ bị chính quyền cộng sản đem ra tòa xử. Một tuần sau sẽ đến lượt hai người khác. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu họ bị xử những bản án rất nặng, những người dân chủ Việt Nam đang sống một giai đoạn rất khó khăn trước một chính quyền cộng sản đang điên, đã mất cả lý trí lẫn tâm hồn.

vo0

Bốn thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị chính quyền cộng sản đem ra tòa xử : Ký giả Trương Minh Đức, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển.

Tại sao cùng một tổ chức -Hội Anh Em Dân Chủ- và bị bắt vì cùng một lý do -Đảng cộng sản hốt hoảng trước sự phẫn nộ ngày càng lên cao trong nhân dân- mà Lê Thu Hà, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển bị xử chung ngày 5/-4, trong khi Vũ Hùng và Nguyễn Văn Túc lại bị xử riêng 5 ngày và 7 ngày sau đó, còn Trần Thị Xuân, Nguyễn Trung Trực và các anh em khác vẫn chưa biết ngày ra tòa ?

Có thể là chính quyền cộng sản không muốn một phiên tòa quá lớn để tránh gây một xúc động mạnh trong dư luận Việt Nam và thế giới. Nếu như thế thì họ lầm to. Sự phẫn nộ vẫn mạnh dù họ hành động thế nào. Đảng và chế độ cộng sản Việt Nam đã bị cả nhân dân Việt Nam và thế giới nhận diện và lên án một cách dứt khoát rồi.

vo2

Luật sư Nguyễn Văn Đài (phải) và cô Lê Thu Hà.

Các anh chị em này –Thu Hà, Đài, Trội, Tôn, Đức, Truyển, Hùng và Túc, cũng như các anh chị em khác đã bị xử hoặc đang bị giam chờ xử và những anh chị em sắp bị bắt- đã phạm tội gì ?

Chúng ta sẽ không bao giờ nhắc lại đủ rằng họ hoàn toàn vô tội. Họ không hề vi phạm một giá trị đạo đức nào, cũng không vi phạm ngay cả luật pháp của chế độ cộng sản, một luật pháp vô đạo chỉ nhắm trước hết duy trì sự thống trị của Đảng cộng sản trên dân tộc Việt Nam và do đó đáng lẽ không đáng và không cần được tôn trọng. Họ không hề kêu gọi bạo lực, cũng không kêu gọi biểu tình, đình công dù đó là những điều họ hoàn toàn có quyền làm. Họ đã chỉ nói lên, như rất nhiều người Việt Nam, lẽ phải và những nguyện vọng chính đáng. Hơn nữa họ còn phát biểu một cách ôn hòa hơn rất nhiều người khác. Không chỉ vô tội họ có công và đáng được tuyên dương như là những người đại diện cho ý chí và lương tâm của dân tộc.

vo3

Những bà vợ của các thành viên Hội Anh em dân chủ đang ngồi chờ được cấp giấp phép tham dự phiên tòa

Điều mà mọi người ngày càng thấy rõ qua các vụ án chính trị trong những năm gần đây là các bản cáo trạng ngày càng tùy tiện một cách nhảm nhí. Công an có thể gán cho các bị cáo những sự kiện không biết có hay không nhưng hoàn toàn hợp pháp như đã viết bài, trả lời phỏng vấn, họp mặt với bạn bè, liên lạc với người nước ngoài v.v., rồi kết luận là đã có đầy đủ bằng cớ chứng tỏ các bị cáo đã tuyên truyền chống nhà nước, đã âm mưu lật đổ chính quyền v.v. Cách buộc tội này cho phép chính quyền kết án bất cứ ai. Mỗi người Việt Nam như vậy đều là một tù nhân đang mang án treo.

vo4

Những bà vợ của các thành viên Hội Anh em dân chủ chờ được Tòa án nhân dân Hà Nội cấp giấp phép tham dự phiên tòa

Nhưng sự ngược ngạo không chỉ dừng lại ở các bản cáo trạng. Chính quyền cộng sản cũng có thể đổi trắng thay đen, đánh tráo nạn nhân và thủ phạm. Vũ Văn Hùng đã bị hai tên côn đồ đả thương nhưng lại sắp phải ra tòa về tội "cố ý đả thương" trong khi hai tên hung thủ không được nhắc đến vì chúng là người của công an. Hoàng Đức Bình bị xử 7 năm tù chỉ vì không chịu mở cửa xe cho côn đồ hành hung. Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội đều đã bị hành hung như hàng trăm người tham gia các hoạt động dân chủ ôn hòa khác nhưng chưa một tên côn đồ nào bị xét xử cả, ngay cả khi chúng công khai khoe khoang trên mạng xã hội cảnh chúng xông vào tận nhà để hành hung ba phụ nữ. Đảng cộng sản không cần giấu giếm bản chất đạo tặc nữa, nó không còn một thể diện nào để giữ.

Những phiên tòa này vì vậy chỉ là một trò hề và một sự xúc phạm đối với luật pháp. Những người bị bắt giam và xử án chỉ nói lên lẽ phải và những nguyện vọng chính đáng như tuyệt đại đa số những người Việt Nam khác, họ chỉ đã bị chọn làm nạn nhân, vì một lý do chủ quan nào đó của Đảng cộng sản, trong mục đích hăm dọa nhân dân Việt Nam. Vì vậy ngay trước khi các phiên tòa diễn ra các bản án đã được quyết định sẵn rồi, mọi biện hộ của các luật sư đều không có tác dụng gì. Các thẩm phán xử những vụ án chính trị chỉ là những người đã chấp nhận chà đạp lên lên danh dự, lương tâm và đạo đức nghề nghiệp của mình để đọc những bản án đã được công an quyết định, để tiếp tay bách hại những người mà họ thừa biết là vô tội. Họ phải bị khinh bỉ và lên án. Các luật sư chân chính phải hiểu rằng vai trò của họ chỉ là làm sợi dây liên lạc giữa các nạn nhân và gia đình họ trước phiên tòa và sau đó nói lên lẽ phải của họ trong phiên tòa.

vo7

Cảnh thân nhân các thành viên Hội Anh em dân chủ chờ được vào Tòa án nhân dân Hà Nội xin được cấp giấp phép tham dự phiên tòa

Có nhiều triển vọng những phiên tòa thô bỉ này sẽ còn diễn ra khá thường xuyên trong những ngày sắp tới nên những người dân chủ cần nhìn rõ bản chất của chúng để có thái độ đúng.

Thái độ đúng đầu tiên là một sự liên đới mạnh hơn đối với các nạn nhân. Tất cả chúng ta, những người dân chủ, đều là anh em. Các anh chị em này đang chịu nạn vì đất nước. Nhân dân Việt Nam phải dành cho họ sự chú ý lớn hơn so với những vấn đề thời sự khác. Không quan tâm đầy đủ tới họ không chỉ sai về mặt đạo đức mà còn khuyến khích sự hung bạo tùy tiện với kết quả là không ai có thể yên thân. Trí thức Việt Nam, trước hết là những người dân chủ, phải nhận phần trach nhiệm của mình trong sự thiếu quan tâm của dư luận hiện nay đối với các vụ án chính trị. Chúng ta chưa làm đủ vai trò động viên quần chúng và dư luận.

vo5

Vợ các thành viên Hội Anh em dân chủ đứng trước cửa Tòa án nhân dân Hà Nội ngày 03/04/2018

Chúng ta cũng chưa lên án đủ nghiêm khắc các thẩm phán vô liêm sỉ của những phiên tòa chính trị. Hay những luật sư bất xứng không dám khẳng định trước tòa sự vô tội tuyệt đối của các nạn nhân và sự thô bạo của việc bách hại họ, thậm chí đôi khi còn đồng lõa với bạo quyền bằng cách khuyên nạn nhân nhận tội và van xin.

Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là phải lên án quyết liệt hơn nữa chính sách đàn áp. Đừng nghĩ rằng sự gian ác của chế độ này đã quá rõ ràng và không còn gì cần nói thêm nữa. Sự nhắc lại có tác dụng riêng của nó, một sự thật dù hiển nhiên tới đâu cũng sẽ càng hiển nhiên hơn, và mạnh hơn, nếu được nhắc lại không ngừng và một cách quả quyết. Sự thô bỉ của chế độ cộng sản phải được phơi bày rõ rệt đến độ tất cả những ân huệ mà nó ban phát, dù là chức danh hay bổng lộc, đều trở thành đáng khinh và ngay cả đám dư luận viên cũng phải xấu hổ.

Những người lãnh đạo cộng sản sẽ rất mù quáng nếu cứ tiếp tục bịt tai nhắm mắt. Họ phải biết rằng chủ nghĩa Mác–Lênin đã bị vất bỏ vĩnh viễn và chế độ của họ không thể kéo dài lâu hơn nữa. Họ đã thất bại trên tất cả mọi phương diện và trong tất cả mọi địa hạt. Lối thoát duy nhất của họ là tham gia vào tiến trình dân chủ hóa đất nước đàng nào cũng phải đến và hơn nữa sắp đến, thay vì ngoan cố đàn áp. Tội ác càng đáng ghét khi nó vô tác dụng.

Còn nếu họ không hiểu được như vậy thì khối đảng viên cộng sản cũng phải hiểu để đứng về phía lẽ phải và dân tộc.

Nguyễn Gia Kiểng

(04/04/2018)

Published in Quan điểm

Ba tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Văn Đài và các thành viên Hội Anh Em Dân chủ

vchr1

Nhà cầm quyền Việt Nam hãy hủy bỏ tức khắc mọi cáo buộc đối với luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, và 7 thành viên Hội Anh Em Dân chủ và trả tự do ngay cho họ. Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền (The Observatory for the Protection of Human Rights Defenders, là tổ chức liên đới với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, FIDH), và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn (OMTC), cùng Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights, VCHR) lên tiếng kêu gọi hôm nay.

Nguyễn Văn Đài, người sáng lập Hội Anh Em Dân chủ, người phụ tá Lê Thu Hà, và các thành viên Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội và Nguyễn Bắc Truyển sẽ bị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đem ra xét xử ngày 5 tháng 4 năm 2018, họ có nguy cơ đối diện với những án tù từ 12 năm tù giam đến chung thân hay tử hình.

Tổng thư ký Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), bà Debbie Stothard nói rằng : "Cộng đồng quốc tế không thể mập mờ, mà phải lên tiếng kết án chính quyền Việt Nam tiếp diễn đàn áp không ngừng xã hội dân sự và yêu cầu trả tự do tức khắc, vô điều kiện cho Nguyễn Văn Đài, những người cộng sự của ông, và mọi tù nhân chính trị khác tại Việt Nam. Sự tạm giam tùy tiện và dài lâu Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà đáng cho thế giới đồng thanh bất bình".

Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà bị bắt giam tùy tiện không được xét xử từ ngày 16 tháng 12 năm 2015, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Phạm Văn Trội bị bắt tại nhà họ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Thanh Hóa trong tháng 7 năm 2017, từ đó bị giam giữ tùy tiện. Ba thành viên khác của Hội, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Văn Túc và Trần Thị Xuân bị bắt và tạm giam giữa tháng 7 đến tháng 10 năm 2017. Theo dự trù, Nguyễn Văn Túc sẽ đem ra xét xử ngày 10 tháng 4 sắp tới ở tỉnh Thái Bình.

Ngày 31 tháng 12 năm 2017, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ở Hà Nội cho biết Nguyễn Văn Đài, Lê Thu Hà, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển và Phạm Văn Trội bị tố cáo hoạt động "nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" (Điều 79 cũ, nay là điều 109 trong Bộ Luật Hình sự). Trong những cáo buộc họ, có cả việc họ kêu gọi thiết lập thị trường kinh tế tự do và một chính phủ dân chủ, kêu gọi các tổ chức quốc tế chống những vi phạm nhân quyền, và hậu thuẫn pháp lý cho khối Dân oan và những nạn nhân sinh thái do Formosa gây ra.

Từ ngày bị bắt 2 năm trước đây, Nguyễn Văn Đài không được gặp gỡ luật sư bào chữa, vợ ông chỉ được thăm nuôi 3 lần. Tháng 6 năm 2017, Tổ hành động Liên Hiệp Quốc chống Bắt giam tùy tiện tuyên bố Nguyễn Văn Đài bị bắt giam tùy tiện và yêu cầu trả tự do cho ông. Các thành viên Hội Anh Em Dân chủ khác cũng không được tiếp cận gia đình và luật sư, không có cơ hội chuẩn bị cuộc bào chữa.

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam xác định : "Phiên tòa này đã kinh hoàng tiết lộ Việt Nam bất chấp mọi nghĩa vụ cam kết thực hiện các công ước nhân quyền ký kết. Luật sư Đài và các chiến hữu của ông rất có thể bị tử hình vì đã hành xử ôn hòa và chính đáng nhằm bảo vệ nhân quyền, thế nhưng họ chẳng được quyền chuẩn bị cuộc bào chữa trước tòa".

Hội Anh Em Dân chủ là một xã hội dân sự độc lập nhằm thăng tiến nhân quyền thông qua các tác động trực tuyến và điều hợp các nỗ lực của những phong trào hậu thuẫn dân chủ tại Việt Nam. Thành viên của Hội đều trải nghiệm quá trình kỷ lục bị chính quyền sách nhiễu. Trước đó, Nguyễn Văn Đài, Trương Minh Đức, Phạm Văn Trội, Nguyễn Bắc Truyển và Nguyễn Văn Túc đã bị giam tù nhiều năm, mà lý do duy nhất là họ hành xử chính đáng và ôn hòa cho nhân quyền.

Tổng thư ký Đài Quan sát bảo vệ các Nhà bảo vệ nhân quyền, Gerald Staberock, nhấn mạnh : "Chúng tôi mạnh mẽ tố cáo việc sách nhiễu, tùy tiện bắt giam, và xét xử Nguyễn Văn Đài cùng các thành viên Hội Anh Em Dân chủ, như một chứng cớ cho nỗ lực không ngừng tiếp diễn để hăm doạ và bịt miệng những nhà hoạt động chính đáng bảo vệ nhân quyền".

Từ tháng 12 năm 2017, đã có ít nhất 24 nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền bị kết án tù tại Việt Nam, nơi đang giam giữ 130 tù nhân chính trị.

Để biết thêm chi tiết, thông tin, xin gọi :

- VCHR : Penelope Faulkner (tiếng Việt/Anh/Pháp) - Đt : +33 1 45 98 30 85

- FIDH : Andrea Giorgetta (tiếng Anh) - Đt. : +66 88 6117722 (Bangkok) / Audrey Couprie & Samuel Hanryon (tiếng Pháp/ Anh) - Đt. : +33 6 48 05 91 57 (Paris)

- OMCT : Delphine Reculeau (tiếng Pháp/Anh) - Đt. : +41 22 809 49 39 (Geneva)

Đài Quan sát Bảo vệ các Nhà bảo vệ Nhân quyền (The Observatory for the Protection of Human Rights Defenders) được Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Tổ chức thế giới Chống tra tấn (OMTC) thành lập năm 1997. Mục tiêu của chương trình là ngăn ngừa hay khắc phục tình trạng đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Hai tổ chức FIDH và OMCT đều là thành viên của ProtectDefenders.eu, Các nhà hoạt động bảo vệ Nhân quyền Liên Âu cơ cấu do xã hội dân sự thế giới thực hiện.

VCHR & The Observatory

Published in Việt Nam

Đấu tranh đòi quyền tham dự phiên tòa xét xử luật sư Nguyễn Văn Đài và 5 thành viên Hội Anh Em Dân Chủ

nvd1

Những bà vợ luật sư Nguyễn Bắc Truyển, kỹ sư Phạm Văn Trội, ký giả Trương Minh Đức, mục sư Nguyễn Trung Tôn và luật sư Nguyễn Văn Đài đang chờ ở phòng tiếp dân của tòa án Hà Nội sau khi đưa đơn yêu cầu cấp giấy phép tham dự phiên tòa 5/4/2018 xét xử chồng mình.

Câu hỏi của chị Lê Thi Kiều Oanh trên FB của mình :

"Có đất nước nào xử án người chồng mà vợ phải chầu chực xin tham dự phiên tòa không ? Nhân đạo là đây à ? Văn minh đó ư ?"

Liền tức thì chị Nguyễn Cẩm Vân đã phản hồi : "Chỉ có đất nước cộng sản mới có những tòa án như thế này !".

nvd2

Ảnh các bạn trẻ tại Luân Đôn đồng hành cùng Hội Anh em dân chủ"Dân Chủ Không Phải Là Tội !"

Chị Vũ Minh Khánh viết trên FB của mình :

Sáng nay ngày 03/4/2018, chúng tôi là vợ của luật sư Nguyễn Văn Đài, kỹ sư Phạm Văn Trội, luật gia Nguyễn Bắc Truyển đã đến tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để đòi Giấy tham dự phiên tòa.

nvd4

Tinh thần các chị em cương quyết đấu tranh đòi gặp thẩm phán Ngô Thị Ánh, mãi đến 11g30 thì phòng tiếp dân của tòa án nói là phải làm đơn trình bày nguyện vọng. Chúng tôi đã viết đơn đề nghị được cấp giấy vào 14g chiều 03/4/2018 tại phòng tiếp dân tòa án nhân dân Hà Nội.

nvd3

Sáng nay mới có 3 chị em, chiều nay sẽ có thêm 2 người là vợ mục sư Nguyễn Trung Tôn, vợ ký giả Trương Minh Đức cũng đến tòa án (2 chị không có mặt sáng nay do nhà ở xa, chiều nay mới tới Hà Nội).

Trần Quang Thành tổng hợp

Nguồn : Tiếng Dân Việt Media, 03/04/2018

Published in Video

Giữa tháng 10, 2017, nhà văn bất đồng chính kiến Nguyễn Xuân Nghĩa, sống ở Hải Phòng bị cơ quan an ninh thành phố này thẩm vấn trong thời gian tám ngày, với những cáo buộc có liên quan đến Hội Anh em dân chủ.

anhem1

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, người được xem là quan tâm đến dân chủ và nhân quyền hơn ông Donald Trump. Ảnh chụp nhân chuyến thăm Việt Nam của ông Obama, tháng Năm, 2016. AFP

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa là người mới nhất có liên quan đến vụ trấn áp Hội Anh em dân chủ suốt một năm nay.

Có nhiều hội, nhóm hoạt động không chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản, nhưng tại sao Hội Anh em dân chủ lại bị đàn áp mạnh tay như vậy trong thời gian qua ?

Đàn áp Hội Anh em dân chủ

Hội Anh em dân chủ được Luật sư Nguyễn Văn Đài và một số đồng sự thành lập vào tháng Tư năm 2013, với chủ trương đấu tranh bất bạo động cho dân chủ ở Việt Nam.

Tháng 12 năm 2015, Luật sư Nguyễn Văn Đài, và một người cộng sự là cô Lê Thu Hà bị bắt với tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 luật hình sự Việt Nam.

Đến tháng Bảy, 2017 có thêm bốn thành viên của Hội Anh em dân chủ bị bắt, đó là mục sư Nguyễn Trung Tôn, ông Trương Minh Đức, ông Phạm Văn Trội, ông Nguyễn Bắc Truyển, với tội danh hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 luật hình sự Việt Nam.

Một tháng sau, ông Nguyễn Trung Trực, người được giao nhiệm vụ phát ngôn nhân của Hội Anh em dân chủ bị bắt, cũng theo điều luật số 79.

Đầu tháng Chín, đến phiên ông Nguyễn Văn Túc, thành viên Hội Anh em dân chủ ở Thái Bình bị bắt.

Ngày 20 tháng 10, một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Đà Nẵng là anh Khúc Thừa Sơn bị thẩm vấn vì tình nghi có liên quan đến Hội Anh em dân chủ.

Sau khi kết thúc việc thẩm vấn nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, cơ quan an ninh thành phố Hải Phòng nói với ông rằng họ không bắt giam ông. Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói với chúng tôi :

"Họ gắn tôi vào vụ án anh Nguyễn Văn Đài và Hội anh em dân chủ. Họ biết tôi có tham gia vào Hội anh em dân chủ trong thời gian hai tháng, sau đó tôi rút. Họ qui kết Hội anh em dân chủ có âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, vi phạm vào điều 79 bộ luật hình sự của nước Việt Nam. Nhưng tôi bác bỏ qui kết của họ".

Ông Nghĩa nói rằng nếu thấy những thành viên của Hội Anh em dân chủ có tội thì hãy đưa ra bằng chứng, và để tòa án quyết định.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa tham gia Hội Anh em dân chủ trong thời gian hai tháng, từ tháng 12 năm 2015 đến tháng Giêng năm 2016, và ông xin rút lui vì lý do sức khỏe.

Theo ông Nguyễn Xuân Nghĩa thì những thành viên của Hội Anh em dân chủ là những con người rất ôn hòa. Trên trang web của Hội Anh em dân chủ người ta thấy tất cả các bài viết là nhắm vào những vụ bê bối trong quản lý kinh tế, những vấn đề an sinh xã hội tại Việt Nam.

Vậy tại sao họ lại bị đàn áp ?

anhem2

Biểu tượng của tổ chức Hội Anh em dân chủ. Hội Anh em dân chủ.

Những lý do đàn áp

Khi được đặt câu hỏi này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tại Hà Nội trả lời :

"Nó có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là ban lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam sau đại hội vừa rồi là những người cứng rắn. Hoàn cảnh bây giờ làm cho họ lo sợ, vì phong trào dân chúng theo tôi đánh giá là phát triển đến mức có thay đổi về chất. Hội Anh em dân chủ lại là một hội có tổ chức chặt chẽ, của một tổ chức chính trị rất là cổ điển".

Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức vào đầu năm 2016, một tháng sau khi Luật sư Đài bị bắt. Sau đại hội này, nhiều tướng lĩnh quân đội và công an được vào trung ương đảng và bộ chính trị, những nơi có quyền lực chính trị lớn nhất nước.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho biết ông không biết gì nhiều về Hội Anh em dân chủ vì thời gian hoạt động chỉ có hai tháng, nhưng ông cho rằng Hội này có tổ chức chặt chẽ, và trải rộng từ Bắc đến Nam.

Anh Lê Sơn, một cựu tù nhân chính trị, cho biết nhận định của mình về vụ đàn áp Hội Anh em dân chủ :

"Họ có đề cương rất rõ ràng, rất cụ thể, đó là Việt Nam tự do dân chủ, nhân quyền, có được đa nguyên đa đảng và hoạt động xã hội dân sự tự do. Đương nhiên với việc làm như thế thì đảng cộng sản họ không thích, và đến một lúc nào đó họ sẽ ra tay đàn áp, bắt bớ, bố ráp. Họ đã bắt bớ một loạt những người được cho là chủ đạo từ Bắc vào Nam để làm giảm sức mạnh của Hội Anh em dân chủ".

Vào tháng Bảy năm 2015, trong một lần trao đổi với Đài Á Châu tự do, Luật sư Nguyễn Văn Đài cho chúng tôi biết rằng tổ chức của ông không có mục tiêu lật đổ, mà là đấu tranh bất bạo động, đi vào chiều sâu :

 "Mình tìm kiếm những người có khả năng tham gia ứng cử để mình đào tạo, trở thành những người lãnh đạo ở cấp địa phương tới trung ương trong tương lai".

Ông cũng kể lại rằng vào thời kỳ đầu mới thành lập, năm 2013, cơ quan an ninh liên tục gây sức ép bắt buộc Hội Anh em dân chủ phải chấm dứt hoạt động, nhưng sau đó họ đã đổi thái độ, và đối xử với Hội Anh em dân chủ một cách ôn hòa :

"Trước đây khi làm việc với nhau thì họ luôn có vẻ kể cả bề trên, luôn luôn muốn áp đặt với chúng tôi. Nhưng bây giờ thì không. Thái độ của họ thay đổi hoàn toàn, họ vẫn nói mình không nên làm cái này cái kia, hay từ từ hẳn làm, nhưng không còn kiểu áp đặt ra lệnh theo kiểu ăn sống nuốt tươi mình được".

Khoảng thời gian 2014-2015 cũng là lúc Việt Nam đang rất nổ lực để tham gia vào Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương do Mỹ cầm đầu, với những điều kiện ràng buộc về nhân quyền và quyền lợi lao động theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Lúc đó dư luận thậm chí đã nói đến việc thành lập nghiệp đoàn tự do tại Việt Nam.

Giải thích về việc gia tăng đàn áp Hội Anh em dân chủ trong năm 2017, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng việc đó có phần quan trọng là do ảnh hưởng của tình hình quốc tế, ông nói :

"Theo quan sát của cá nhân tôi thì là do tình hình quốc tế, đặc biệt là tình hình Hoa Kỳ, sau khi ông Tổng thống Donald Trump lên cầm quyền, thì điều đó có lợi cho họ, nên họ ra tay đàn áp khủng bố những người hoạt động xã hội dân sự trong nước, khi mà Hoa Kỳ đã không còn quan tâm đến vấn đề dân chủ nhân quyền Việt Nam, đã tạo điều kiện cho chính quyền cộng sản Việt Nam gia tăng đàn áp. Thời Tổng thống Obama, việc quan tâm đến vấn đề dân chủ nhân quyền trên toàn thế giới, cũng như vấn đề dân chủ nhân quyền ở Việt Nam được chính phủ thời đó chú trọng hơn".

Ông nói tiếp sở dĩ như vậy là do phong trào đấu tranh cho dân chủ ở trong nước còn rất ít và yếu, do vậy tình hình quốc tế rất có ảnh hưởng đến hoạt động dân chủ trong nước. Giải thích tại sao sau đến bốn năm hoạt động, Hội Anh em dân chủ mới bị đàn áp mạnh tay, ông nói tiếp :

"Luật pháp của nhà nước cộng sản là như vậy, nó xử lý theo từng thời gian, theo từng trạng thái và theo từng cá nhân, chứ không phải là một thứ luật pháp nghiêm minh và sòng phẳng".

Ông Nguyễn Quang A thấy có sự tương đồng giữa việc đàn áp Hội Anh em dân chủ với việc đàn áp tổ chức của Luật sư Lê Công Định, Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, và Kỹ sư Nguyễn Tiến Trung vào năm 2009, đó là sự lo ngại của đảng cộng sản đối với những tổ chức mang khuynh hướng chính trị và có tổ chức chặt chẽ.

Kính Hòa RFA

Nguồn : RFA, 31/10/2017

Published in Diễn đàn
Trang 3 đến 3