Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chỉ 2 ngày sau khi Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về tình hình phức tạp trên Biển Đông, Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc thông báo tập trận quanh quần đảo Hoàng Sa từ ngày 1 đến ngày 5/7/2020. Trung Quốc đưa ra cảnh báo "trong thời gian tập trận, không tàu nào được phép điều hướng trong khu vực huấn luyện và tất cả các tàu phải tuân theo hướng dẫn của tàu chỉ huy tại khu vực đó". Đây là một sự vi phạm luật pháp quốc tế một cách rõ ràng. Cảnh báo của Trung Quốc xuất phát từ cơ quan hàng hải dân sự chứ không phải bộ quốc phòng, song thông điệp này nhắm đến đối tượng quan trọng nhất là Hải quân Mỹ.

taptran1

Lính Trung Quốc đi tuần ở đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa hôm 29/1/2016 - Reuters

Hàng năm, Trung Quốc vẫn tổ chức một cuộc tập trận quân sự quanh quần đảo Hoàng Sa nhằm củng cố và khẳng định quyền kiểm soát khu vực này. Động thái mới này diễn ra tiếp theo hàng loạt những hoạt động khiêu khích và lấn lướt của Bắc Kinh trên Biển Đông gần đây đối với các quốc gia láng giềng, giữa bối cảnh thế giới đang nỗ lực đối phó với đại dịch Covid-19.

Tập trận để "trả đũa" sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ

Cùng với việc Ngoại trưởng Mỹ tán đồng lập trường của ASEAN và lên án ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc, hai tàu sân bay của Mỹ, USS Nimitz và USS Ronald Reagan đã tập trận chung ở khu vực biển Philippines ngày 28/6. Theo thông cáo của Chuẩn đô đốc George Wikoff, chỉ huy Nhóm tác chiến tàu sân bay số 5 Hải quân Mỹ, cuộc tập trận nhằm tăng cường những "cam kết tích cực, linh hoạt và bền vững" của Mỹ trong các thỏa thuận quốc phòng với các đồng minh và đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như "sự sẵn sàng đối diện với những kẻ thách đố thông lệ quốc tế".

"Kẻ thách đố thông lệ quốc tế" mà ông Wikoff không nói thẳng ra, ai cũng hiểu là ám chỉ Trung Quốc.

Trước đó, chỉ một tuần, hai tàu sân bay USS Nimitz và tàu USS Theodore Roosevelt cũng tiến hành diễn tập phối hợp có quy mô tương tự. Theo trang Japan Times ngày 29/6, rất hiếm khi cả ba tàu sân bay Mỹ gần như cùng lúc thực hiện các cuộc diễn tập phối hợp và càng hiếm hơn khi có đến hai tàu sân bay cùng tham gia trong khoảng thời gian ngắn như vậy.

Japan Times dẫn lời Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu về an ninh hàng hải tại Viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam ở Singapore, cho biết quyết định của Mỹ là đòn giáng vào Trung Quốc, vốn cho rằng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực đã bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch Covid-19, đồng thời trấn an các đồng minh và đối tác của Washington. Ông cũng cho rằng mặc dù không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy mối liên hệ trực tiếp giữa việc điều hai tàu sân bay này và hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nhưng "cũng không nên bác bỏ khả năng này" vì các hoạt động huấn luyện quân sự trong quá khứ đã được lên kế hoạch trước và gắn với các sự kiện.

Theo một viện nghiên cứu Trung Quốc, các cửa ngõ phía Đông ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh đã chứng kiến một loạt hoạt động quân sự trong những tuần gần đây, bao gồm cả nhiệm vụ của các máy bay do thám Mỹ.

Ông Greg Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI, trụ sở ở Washington), cho rằng việc Trung Quốc tập trận tại vùng biển mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền không phải điều bất thường, nhưng đáng lo ngại. Ông nhấn mạnh : "Bất chấp đại dịch hoành hành trên toàn cầu, Trung Quốc liên tiếp có các hành vi khiêu khích ở Biển Đông. Bắc Kinh dường như quyết làm leo thang thay vì cố gắng xoa dịu tình hình".

Bắc Kinh đang nổi giận vì Mỹ tăng cường hoạt động đi lại của hải quân qua các vùng biển quốc tế này. Mặc dù hành động của Hải quân Mỹ rất cần thiết để khích lệ các quốc gia yếu hơn trong khu vực rằng Mỹ sẽ duy trì nguyên tắc tự do hải hành tại các vùng biển quốc tế và không một quốc gia có thể ngăn cản điều đó. Đó là một nguyên tắc cơ bản của hệ thống luật quốc tế đã mang lại hòa bình, thịnh vượng và tiến bộ không ngừng kể từ năm 1945 tới nay.

Phục vụ cho tham vọng của Bắc Kinh

Ngoài ra, việc tổ chức nhiều cuộc tập trận cũng nhằm cải thiện khả năng sẵn sàng tác chiến của hải quân Trung Quốc (và cũng có thể là năng lực của tàu sân bay). Cuộc tập trận này cũng nhằm tìm cách chính thức hóa yêu sách của Bắc Kinh đối với quần đảo Hoàng Sa. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn gửi thông điệp thông qua cuộc tập trận này, Bắc Kinh đủ sức đe dọa Philippines, Việt Nam, Indonesia và Malaysia, những quốc gia mà Trung Quốc cho rằng không nên xuất hiện ở khu vực này nếu không được phép của Trung Quốc. Nhằm mục tiêu độc chiếm nguồn tài nguyên năng lượng phong phú và lợi ích từ việc đánh bắt cá ở khu vực này, Trung Quốc đã tuyên bố yêu sách gần như toàn bộ Biển Đông với bản đồ "đường 9 đoạn" vô lý của mình. Mặc dù bị các quốc gia khác phản đối vì không có cơ sở pháp lý nào hết, nhưng Trung Quốc vẫn sẵn sàng điều tàu chiến và tàu đánh cá để xâm phạm quyền đánh cá ngay tại các vùng biển thuộc quyền của các quốc gia khác.

Với số lượng hàng hóa trị giá khoảng 3,5 nghìn tỷ USD đi qua Biển Đông mỗi năm, Trung Quốc biết rằng nếu có thể kiểm soát vùng biển này, Bắc Kinh có thể sử dụng chúng để ép buộc những nhượng bộ chính trị từ các nước khác. Ví dụ, việc Trung Quốc kiểm soát các vùng biển này sẽ cho phép Bắc Kinh yêu cầu Châu Âu sử dụng mạng 5G của Huawei, ép Hàn Quốc giảm hợp tác với Mỹ và các quốc gia Châu Phi tiếp tục chấp nhận hình thức đầu tư theo kiểu mafia của Trung Quốc.

Trung Quốc đang cố gắng thực hiện ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương những việc mà đế quốc Nhật Bản đã làm trong những năm 1930. Khi sự tham lam và kiêu ngạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc tăng lên, tham vọng cũng sẽ tăng theo.

Đồng loạt các quốc gia phản đối

Ngày 2/7, Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra tuyên bố phản đối cuộc tập trận quân sự của Mỹ trên Biển Đông. Tuyên bố đăng trên Defenese.gov nêu rõ : "Bộ Quốc phòng quan ngại về quyết định của Trung Quốc tiến hành tập trận quân sự xung quanh quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông từ ngày 1-5/7.

Khu vực tập trận dự kiến bao gồm các vùng biển và lãnh thổ tranh chấp. Tiến hành tập trận quân sự trên lãnh thổ tranh chấp tại Biển Đông là phản tác dụng đối với các nỗ lực xoa dịu căng thẳng và duy trì bình ổn. Hành động của Trung Quốc sẽ làm bất ổn thêm tình hình tại Biển Đông. Những cuộc tập trận tương tự cũng vi phạm cam kết của Trung Quốc theo Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Hoa Nam năm 2002 (DOC), trong đó cam kết tránh các hoạt động làm phức tạp thêm hoặc leo thang tranh chấp cũng như ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định".

taptran2

Biểu tình ở Philippines phản đối Trung Quốc ngăn cản ngư dân Philippines vào bãi cạn Scaborough Shoal ở Biển Đông hôm 12/6/2018 - Reuters

Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định cuộc tập trận này là diễn biến mới nhất trong một loạt hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định các yêu sách biển bất hợp pháp và làm tổn hại các nước láng giềng Đông Nam Á trên Biển Đông. Hành động của Trung Quốc đi ngược với cam kết không quân sự hóa Biển Đông cũng như tầm nhìn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở, trong đó tất cả các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, được đảm bảo về chủ quyền, không bị ép buộc và có thể theo đuổi tăng trưởng kinh tế phù hợp với luật pháp quốc tế.

Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ tiếp tục theo dõi tình hình "với hy vọng rằng Trung Quốc sẽ hạn chế hành vi quân sự hóa và ép buộc các nước láng giềng trên Biển Hoa Nam. Chúng tôi hối thúc tất cả các bên kiềm chế và không có các hoạt động quân sự có thể làm trầm trọng thêm các tranh chấp trên Biển Hoa Nam".

Cùng ngày, Philippines và Việt Nam ngày 2/7 đã lên tiếng chỉ trích quyết định của Bắc Kinh tổ chức các cuộc tập trận ở Biển Đông, cho rằng động thái này có thể làm sâu sắc thêm căng thẳng quốc tế ở tuyến đường hàng hải chiến lược này.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam. Trong tuyên bố ngày 2/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam nêu rõ : "Các cuộc tập trận của Trung Quốc xung quanh quần đảo Hoàng Sa vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam". Bộ cũng lưu ý hành động của Bắc Kinh gây bất lợi cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN trong nỗ lực đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), cũng như việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở vùng biển này.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho rằng kế hoạch tập trận 5 ngày của Trung Quốc ở vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa là "hết sức khiêu khích". Theo ông Lorenzana, căng thẳng leo thang bắt nguồn từ hành vi hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Mặc dù Philippines không có yêu sách lãnh thổ chính thức đối với quần đảo Hoàng Sa, Bộ trưởng Lorenzana vẫn lưu ý các cuộc diễn tập sẽ kích hoạt "báo động" cho tất cả các bên yêu sách ở Biển Đông. Phát biểu trên một diễn đàn trực tuyến do Đại học Quốc phòng Philippines tổ chức, ông Lorenzana nhấn mạnh : "Người Trung Quốc có thể làm điều họ muốn trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của họ, song nếu họ làm điều đó (ám chỉ cuộc tập trận) ở các khu vực tranh chấp, thì là hành vi rất khiêu khích".

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana, bất chấp đại dịch Covid-19, căng thẳng ở Biển Đông vẫn tiếp diễn. Tổng thống Duterte chưa bao giờ thực thi phán quyết của tòa trọng tài. Thay vào đó, ông tìm kiếm mối quan hệ song phương chặt chẽ hơn với Trung Quốc, đồng thời xa rời đồng minh truyền thống của Philippines là Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền Duterte gần đây bày tỏ không hài lòng với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, và đã đứng về phía các quốc gia yêu sách khác, bao gồm Việt Nam. Bộ trưởng Lorenzana tố cáo : "Trung Quốc là bên quyết đoán và hung hăng nhất trong số các quốc gia yêu sách. Gần đây, các tàu Trung Quốc - cả tàu quân sự và tàu dân sự - đã tăng cường hành vi xâm nhập và quấy rối đối với hải quân, không quân và lực lượng cảnh sát biển cũng như ngư dân Philippines".

Bùi Hải Hoành

Nguồn : RFA, 03/07/2020

Published in Diễn đàn

Mỹ bắt tay EU trừng trị Trung Quốc

Hoàng Trung, Thoibao.de, 29/06/2020

Bắc Kinh luôn là chủ đề mà Mỹ và Liên minh Châu Âu EU chưa tìm được tiếng nói chung trong nhiều năm qua nhưng thời gian gần đây hai chủ thể khổng lồ này dường như đang cố gắng xích lại gần nhau để tìm cách vượt qua bất đồng trong bối cảnh mối đe dọa đến từ Châu Á đang ngày một lớn dần. Ngoại trưởng Mỹ ngày 25/6/2020, cho biết có thể sẽ đến Châu Âu trong những tuần tới để đối thoại về chủ đề này.

myeu1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo

Theo hãng tin AFP, trong một diễn đàn trên mạng về quan hệ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, do quỹ German Marshall Fund của Hoa Kỳ tổ chức, lãnh đạo ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo thông báo chấp thuận đề nghị của đồng nhiệm Châu Âu Josep Borell, được nêu ra hồi tuần trước, về việc tổ chức "một đối thoại song phương về Trung Quốc".

Ngoại trưởng Mỹ cũng bày tỏ hy vọng sẽ sớm đến Châu Âu để khởi sự cuộc đối thoại này.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết cơ chế mới này sẽ cho phép hai bên "thảo luận về các lo ngại trước những đe dọa Trung Quốc đối với phương Tây và đối với các giá trị dân chủ" mà Hoa Kỳ và Liên Âu cùng chia sẻ. Ông Pompeo hy vọng là cuộc đối thoại này sẽ là một "chất xúc tác" cho phép thúc đẩy hợp tác, với kết quả là hai bên sẽ đưa ra các biện pháp chung.

Trong thời gian gần đây, Ngoại trưởng Mỹ liên tục kêu gọi các nước Châu Âu cứng rắn hơn với Bắc Kinh, đứng hẳn về phía "tự do", thay vì chấp nhận "nền độc tài tàn bạo" do một chính quyền "côn đồ" áp đặt.

Giới quan sát nhận định trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có cách tiếp cận thù địch với EU, thì ông Pompeo được coi là sẵn sàng hợp tác với Châu Âu hơn trong việc tạo ra một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc.

Trong một tuyên bố, Người phát ngôn Nhà Trắng Morgan Ortagus nói rằng ông Pompeo và các đối tác Châu Âu đã thảo luận về tầm quan trọng "của việc giữ vững cam kết chung đối với các giá trị dân chủ để chống lại Nga và những nỗ lực [của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] nhằm phá hoại các xã hội dân chủ".

Đề nghị tổ chức một cuộc đối thoại song phương với Hoa Kỳ để đối phó với sự lấn lướt ngày càng tăng của Trung Quốc được Cao ủy Đối ngoại của EU Josep Borrell đưa ra ngay sau cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Hai 15/6.

Ông Josep Borrell nói với các phóng viên : "Tôi đề nghị khởi động một cuộc đối thoại song phương đặc biệt tập trung vào Trung Quốc và những thách thức mà hành động và tham vọng của nước này đặt ra với chúng ta – Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu".

Ông Borrell cho biết Mỹ và EU đã "trao đổi quan điểm về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc trên nhiều mặt trận".

Ông Borrell nói : "Có một số vấn đề mà chúng tôi cùng phải đối mặt trong mối quan hệ với Trung Quốc, và ở đó sự hợp tác chặt chẽ của chúng tôi là rất quan trọng để cùng nhau giải quyết. Điều này chắc chắn bao gồm tình hình ở Hồng Kông… Điều vô cùng quan trọng là hợp tác với Hoa Kỳ để chia sẻ mối quan tâm và tìm nền tảng chung để bảo vệ các giá trị và lợi ích của chúng ta".

Đề xuất của ông Borrell là một bất ngờ đối với một số nhà quan sát ngoại giao, vì bài đăng trên blog của ông vào Chủ Nhật dường như cho thấy rằng EU sẽ không hình thành một liên minh xuyên Đại Tây Dương với Mỹ về vấn đề Trung Quốc.

Ông viết trong blog : "Trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc là trục chính của chính trị toàn cầu, áp lực phải chọn phe nào đang gia tăng… Chúng ta là người Châu Âu phải làm điều đó ‘theo cách của chúng ta, với tất cả những thách thức mà việc này mang lại".

myeu2

Ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại của EU, phát biểu trong cuộc họp báo tại Brussels, Bỉ, hôm 16/6

Bà Bonnie Glaser, Cố vấn cao cấp về Châu Á tại Trung tâm chiến lược và quốc tế có trụ sở tại Washington, cho biết, EU "chắc chắn đã gửi tín hiệu đầy mâu thuẫn về việc họ có muốn hợp tác với Mỹ hay không để đối phó hiệu quả hơn với các thách thức của Trung Quốc, hay đi theo con đường riêng của họ".

Ông Borrell đã không nói chi tiết về kết quả mong đợi của một cuộc đối thoại song phương với Mỹ, nhưng bà Glaser cho rằng "ít nhất, nó có thể cung cấp một kênh hữu ích để cập nhật tình hình lẫn nhau và thảo luận về sự khác biệt, và trong một số trường hợp, tạo ra một cách tiếp cận chung".

Bà Glaser cũng cho rằng một cuộc thảo luận về cách đối phó với các thông tin bóp méo ngày càng tăng từ Trung Quốc có thể mang lại kết quả, trong khi việc tìm ra tiếng nói chung trong các lĩnh vực khác như thương mại và các vấn đề quanh các tổ chức đa phương có thể khó khăn hơn.

Bà Glaser cũng nhận định : "Giúp Đài Loan tăng cường tham gia với quốc tế có thể là một chủ đề thú vị để thảo luận và hợp tác, mặc dù việc Mỹ rút khỏi WHO sẽ làm ảnh hưởng đến các nỗ lực giúp Đài Loan khôi phục vai trò quan sát viên của mình".

Andrew Small, Thành viên cao cấp của Quỹ Marshall của Hoa Kỳ, gọi ý tưởng này của ông Borrell là "một bước hữu ích cho những ai muốn thấy một sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong việc điều hòa các chính sách của Trung Quốc giữa các nền dân chủ tự do".

Ông Small nói : "Phiên bản tối ưu của một cuộc đối thoại về Trung Quốc sẽ là một phiên bản có sự tham gia đầy đủ của Ủy ban Châu Âu, bao gồm văn phòng thương mại, chính sách đối ngoại, chính sách công nghiệp và các vấn đề kỹ thuật số".

Đề xuất của ông Borrell được đưa ra chỉ vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh EU – Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh thiếu cam kết trong mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp Châu Âu tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, Thượng đỉnh đầu tiên giữa một lớp lãnh đạo Châu Âu mới với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mang lại rất ít kết quả, thậm chí không ra được một tuyên bố chung.

Tại cuộc họp thượng đỉnh hôm thứ Hai (22/6), Liên minh Châu Âu đã khẩn thiết đề nghị các nhà lãnh đạo Trung Quốc nỗ lực nhiều hơn trong các cuộc đàm phán đang bế tắc để đạt được một thỏa thuận đầu tư và thương mại, một vấn đề ngày càng làm phiền lòng 27 thành viên EU. Nhưng lời đề nghị này dường như không được Trung Quốc đáp lại, khi nước này thắt chặt kiểm soát nền kinh tế trong nước và trở nên hiếu chiến hơn trong quan hệ với các cường quốc phương Tây.

Sự nhạy cảm của Trung Quốc về nguồn gốc của virus corona, các động thái của họ với Hồng Kông và chính sách ngoại giao hiếu chiến là các chủ đề chính của cuộc họp thượng đỉnh. Việc họp qua video cũng làm giảm khả năng đàm phán hoặc truyền tải các thông điệp thầm lặng.

Do đó, cuộc họp thượng định, vốn đã bị hoãn lại từ cuối tháng Ba, không có khả năng tạo ra một bước đột phá để đưa ra được một hiệp ước đầu tư. Lớp lãnh đạo mới của Châu Âu, bao gồm Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Charles Michel, dù không kỳ vọng nhiều nhưng vẫn thực sự thất vọng về kết quả cuộc họp.

Mặc dù có nhiều bất đồng nhưng Mỹ và Châu Âu đang cùng nhau phải đối mặt với ‘hiểm họa’ Trung Quốc. Căng thẳng Mỹ – Trung Quốc vốn đã nghiêm trọng trong nhiều hồ sơ, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại, lại càng trở nên trầm trọng hơn với đại dịch Covid-19.

Tổng thống Mỹ quy trách nhiệm cho Bắc Kinh đã để dịch bệnh bùng phát toàn cầu. Gần đây, việc Bắc Kinh ra luật về an ninh quốc gia cho Hồng Kông, bị Washington lên án như là một quyết định báo tử "quy chế tự trị" của cựu thuộc địa Anh Quốc, mà theo thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Luân Đôn, Hồng Kông sẽ được hưởng cho đến năm 2047.

Bắc Kinh thì liên tục tố cáo Washington gây căng thẳng trong mối quan hệ đôi bên.

Truyền thông Trung Quốc ngày 21/6 vừa qua trích dẫn báo cáo của Viện Nghiên Cứu Nam Hải của Trung Quốc năm 2020 về sự hiện diện quân sự Mỹ trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương vào thời điểm căng thẳng và các hoạt động thù nghịch mà Trung Quốc cho là nhắm vào nước này có xu hướng gia tăng. Bản báo cáo đe dọa rằng gia tăng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể đi đến chiến tranh nếu Washington tiếp tục khiêu khích Bắc Kinh.

Báo cáo của Trung Quốc cho rằng kể từ khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng năm 2017, Donald Trump đã khởi động một "cuộc tranh đua giữa các siêu cường", gần như là Chiến Tranh Lạnh.

Trang tin Pakistan Eurasiantimes lưu ý, đây cũng là lần đầu tiên trong một tài liệu chiến lược về an ninh quốc gia, Trung Quốc nói đến chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương nhắm thẳng đến sự thống trị của Mỹ trên toàn cầu.

Theo báo cáo này, Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ có đến 375.000 nhân sự hiện diện trong các đơn vị hải quân, quân đội và thủy quân lục chiến. Hơn nữa, với hơn 85.000 quân được triển khai trước đó và một số lượng lớn vũ khí tiên tiến, quân đội Hoa Kỳ đã duy trì một thế thống trị tại Châu Á – Thái Bình Dương trong nhiều năm qua.

Báo cáo được Hoàn Cầu Thời Báo nhắc đến còn tố cáo Mỹ tiến hành một loạt các hoạt động nhằm kiềm hãm Trung Quốc nhất là trong các hồ sơ dịch Covid-19, Hồng Kông, Đài Loan, công nghệ cao và quốc phòng. Báo cáo này cho rằng nhiều tàu chiến Mỹ thường xuyên xâm nhập vùng lãnh hải Trung Quốc, tiến hành các chiến dịch quân sự ở Biển Đông và đi xuyên eo biển Đài Loan. Và một trong những hành động được cho là khiêu khích nhất là việc Mỹ cho điều 3 chiếc hàng không mẫu hạm trong khu vực.

Cuối cùng, báo cáo kết luận, do những mối liên hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc với nhiều nước trong khu vực và an ninh quốc gia, tranh chấp và mối quan hệ Trung – Mỹ trở nên trầm trọng có nguy cơ làm gia tăng xác suất xảy ra chiến tranh hay một cuộc xung đột.

Trong khi đó, Trung Quốc và Châu Âu cũng có rất nhiều bất đồng trong các vấn đề từ trợ cấp chính phủ và chuyển giao công nghệ tới biến đổi khí hậu và cơ hội bình đẳng cho các công ty Châu Âu đặc biệt là các hồ sơ nhân quyền của Trung Quốc như việc đàn áp người Uighur (Duy Ngô Nhĩ).

Hồng Kông hiện cũng là điểm đối đầu gay gắt nhất giữa Liên Âu với Trung Quốc. Trong dịp Thượng đỉnh giữa Liên minh Châu Âu và Trung Quốc lần thứ 22, ngày 22/6/2020, Liên minh Châu Âu để ngỏ khả năng là các hậu quả sẽ rất nghiêm trọng nếu Bắc Kinh áp dụng luật an ninh quốc gia mới, cho phép chính quyền trung ương can thiệp trực tiếp vào Hồng Kông.

Trước đó, ngày 20/6, Nghị viện Châu Âu ra một nghị quyết yêu cầu Liên Âu và các quốc gia thành viên kiện Trung Quốc ra Tòa án Công lý Quốc tế, có trụ sở tại La Haye, nếu Bắc Kinh áp đặt luật an ninh với Hồng Kông.

Ngoại trưởng các cường quốc khối G7 cũng ra một thông cáo chung với Liên Âu yêu cầu Bắc Kinh từ bỏ việc áp dụng luật an ninh với Hồng Kông, bị tố cáo là xâm phạm nguyên tắc "Một quốc gia, hai chế độ", do chính Trung Quốc chủ trương. 

Hoàng Trung (Hà Nội)

Nguồn : Thoibao.de, 29/06/2020

*************************

Huawei sắp bị chính phủ Anh miễn cưỡng ép ra đi ?

Trung Kiên, Thoibao.de, 29/06/2020

Chính phủ Anh đang sắp ra quyết định về vai trò của tập đoàn Trung Quốc Huawei trong hệ thống 5G và mạng internet băng thông rộng tại Anh.

myeu3

Cựu thủ tướng Anh Tony Blair ngày 25/6 tuyên bố nước Anh cuối cùng sẽ phải đứng về phía Mỹ trong quyết định cho phép Hãng công nghệ Huawei của Trung Quốc tham gia vào hệ thống 5G của Anh.

Trung tâm an ninh mạng quốc gia NCSC, thuộc ngành tình báo Anh, đã hoàn tất thu thập dữ kiện để báo cáo chính phủ.

Bộ Truyền thông, Kỹ thuật số thì đang xem xét hậu quả tài chính nếu áp đặt lệnh cấm hoặc hạn chế với Huawei.

Mới hồi tháng Giêng, chính phủ Anh tuyên bố Huawei vẫn được tiếp tục cung cấp thiết bị, chuyên môn cho các mạng Anh, tuy có hạn chế về thị phần của hãng.

Washington tiếp tục nói Huawei là rủi ro an ninh quốc gia, điều mà công ty phủ nhận.

Các trừng phạt mới nhất của Mỹ với Huawei, loan báo hồi tháng Năm, có vẻ đã tác động tới Anh quốc.

Trừng phạt mới nhất của Mỹ đe dọa khiến Huawei không thể cung cấp thiết bị truyền dữ liệu, và ảnh hưởng việc làm điện thoại và các mặt hàng dân dụng khác.

Năm ngoái, khi Huawei khoe chip di động mới Kirin 990 5G, họ nói chip này có hơn 10 tỷ bóng bán dẫn, hứa hẹn một hiệu suất vượt trội và ngốn ít điện năng hơn.

Nguyên do các sản phẩm phức tạp này có thể ra đời là vì ngành công nghiệp bán dẫn nay sử dụng các công cụ tự động hóa thiết kế điện tử (EDA).

Vấn đề của Huawei là ba nhà thiết kế EDA hàng đầu đều có quan hệ với Hoa Kỳ.

Trừng phạt của Washington cấm Huawei và các bên thứ ba làm chip được dùng "công nghệ và phần mềm Mỹ".

Synopsys và Cadence đều đặt ở California.

Siemens của Đức đã mua Mentor Graphics nhưng công ty này có trụ sở ở Wilsonville, Oregon.

Trừng phạt cũng cấm các nhà sản xuất dùng thiết bị bán dẫn dựa vào công nghệ Mỹ.

Ngay cả nếu Huawei chuyển sang dùng công ty SMIC đặt ở Thượng Hải, công ty này cũng phải tuân thủ lệnh của Mỹ hoặc đối diện trừng phạt.

Anh quốc có thể sẽ cho rằng quá rủi ro nếu chỉ dựa vào Huawei khi mà công ty Trung Quốc có thể không thể làm ra các linh kiện.

Hoa Kỳ vẫn còn thời gian để đảo ngược lệnh cấm trước khi chúng có hiệu lực vào tháng Chín.

Nhưng dẫu vậy, nếu chính phủ Anh muốn tìm cớ để xem lại quyết định hồi tháng Giêng, rủi ro về các công cụ tự động hóa thiết kế điện tử có thể là cơ hội.

Mỹ vừa đưa ra lời cảnh báo về những nguy cơ an ninh mà Huawei có thể gây, ra sau khi công ty này của Trung Quốc được Anh bật đèn xanh cho việc xây dựng một cơ sở nghiên cứu và sản xuất chip mới trị giá 1 tỷ bảng Anh.

Phía Mỹ nói quyết định của Anh làm lung lay niềm tin của Mỹ đối với Anh.

Các quan chức Hoa Kỳ đã trực tiếp vận động hành lang với các chính trị gia Anh để chống lại dự án nhà máy chip của Huawei. Nhưng một ủy ban gồm các ủy viên hội đồng cấp quận của South Cambridgeshire đã bỏ phiếu hôm thứ Năm 25/6 với tỷ lệ 9:1 ủng hộ dự án của Huawei.

Chưa đầy 24 giờ sau khi Anh bật đèn xanh, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhắc lại tuyên bố của họ rằng Huawei đặt ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Họ tuyên bố công ty này có liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc.

"Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia, đặc biệt là các đồng minh và đối tác như Vương quốc Anh, hãy đánh giá cẩn thận tác động lâu dài của việc cho phép các công ty không đáng tin cậy như Huawei được tiếp cận thông tin nhạy cảm", Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói trong một tuyên bố.

Bộ này từng khẳng định rằng Đảng cộng sản Trung Quốc lấy được công nghệ và tài sản trí tuệ thông qua "các cách thức hợp pháp và bất hợp pháp, thông qua hợp tác và thông qua lừa gạt, và bằng cách đầu tư, nghiên cứu chung, cũng như bằng cách ngang nhiên trộm cắp".

Với thực tế là Huawei phải nghe lời một chính phủ chuyên chế, điều đó có nghĩa là lòng tin "không thể tồn tại", Bộ Ngoại giao Mỹ nói.

Huawei cho biết họ sẽ chi 1 tỷ bảng Anh trong 5 năm tới để thành lập cơ sở mới gần Cambridge, ở miền đông nước Anh.

Cơ sở mới ở Cambridgeshire sẽ được sử dụng để phát triển và sản xuất công nghệ bán dẫn nhằm tăng tốc độ truyền dữ liệu qua các mạng cáp quang băng thông rộng.

Tony Blair, cựu Thủ tướng Anh, cho rằng Anh quốc rốt cuộc sẽ phải sát cánh cùng Hoa Kỳ trong vấn đề Huawei.

"Tôi nghĩ rằng chúng tôi cần ra quyết định và tôi nghĩ rằng cuối cùng thì quyết định đó phải ủng hộ cho Hoa Kỳ", ông Blair nói khi được hỏi về Huawei trong một chương trình của Reuters Newsmaker.

"Khó có chuyện chúng tôi không sát cánh với Hoa Kỳ về bất cứ chuyện gì đụng chạm đến an ninh của Hoa Kỳ", theo lời ông Blair.

Chính quyền Mỹ xác định các công ty hàng đầu của Trung Quốc, trong đó có hãng viễn thông khổng lồ Huawei và công ty thiết bị an ninh Hikvision, đều do quân đội Trung Quốc làm chủ hoặc kiểm soát, theo tài liệu Reuters được xem qua ngày 24/6. Xác quyết này đặt nền tảng cho những chế tài tài chính mới của Mỹ.

Một viên chức quốc phòng Mỹ ẩn danh xác nhận tính xác thực của tài liệu vừa kể và cho biết hồ sơ đã được gởi sang Quốc hội.

myeu4

Tổng giám đốc Huawei Nhậm Chính Phi và chủ tịch Tập Cận Bình tại trụ sở của Huawei ở London năm 2015

Danh sách 20 công ty mà Washington cáo buộc được Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hỗ trợ bao gồm tập đoàn China Mobile Communications và China Telecommunications cũng như công ty chế tạo máy bay Aviation Industry Corp of China.

Việc chỉ định này do Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định, theo một đạo luật năm 1999 đưa ra một danh sách các công ty do Quân đội Giải phóng Nhân dân "làm chủ hay kiểm soát" chuyên cung cấp các dịch vụ thương mại, chế tạo, sản xuất hay xuất khẩu.

Chỉ định của Ngũ Giác Đài không kích hoạt chế tài, nhưng theo luật, Tổng thống có thể công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia cho phép ông chế tài bất cứ công ty nào trên danh sách này hoạt động tại Mỹ.

Các công ty liên quan như Huawei, Hikvision, China Mobile, China Telecom lẫn Tòa Bạch Ốc và tòa đại sứ Trung Quốc tại Washington chưa trả lời yêu cầu bình luận.

Lầu Năm Góc đang chịu sức ép từ các nghị sĩ của cả đảng Cộng hòa và Dân chủ để công bố danh sách trên, trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ – Trung tăng cao trên nhiều mặt trận từ công nghệ cho tới thương mại và chính sách đối ngoại.

Tháng 9 năm ngoái, lãnh đạo phe Dân chủ tại thượng viện Mỹ Chuck Schumer và thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Tom Cotton đã viết thư gửi lên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh sử dụng các tập đoàn Trung Quốc để khai thác các công nghệ dân sự cho mục đích quân sự.

Hãng tin Reuters đánh giá danh sách trên có thể sẽ làm làm gia tăng căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới. Tuần trước, Trung Quốc đã dọa trả đũa sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua đạo luật trừng phạt Trung Quốc vì những vấn đề liên quan người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Marco Rubio nói rằng danh sách trên "là một bước khởi đầu, nhưng đáng tiếc vẫn chưa đầy đủ, để cảnh báo người Mỹ về các công ty do nhà nước sở hữu nhằm hỗ trợ các hoạt động của chính phủ Trung Quốc gây đe dọa cho an ninh quốc gia và kinh tế Mỹ".

Thượng nghị sĩ Mỹ tố Trung Quốc chia rẽ phương Tây bằng Huawei

myeu5

Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Tom Cotton

Thượng nghị sĩ Tom Cotton cảnh báo Mỹ có thể không triển khai chiến đấu cơ F-35 tại Anh vì nguy cơ an ninh từ việc nước này sử dụng thiết bị của Huawei cho mạng 5G.

Phát biểu trước Ủy ban quốc phòng hạ viện Anh ngày 2/6, thượng nghị sĩ Mỹ Tom Cotton cảnh báo rằng việc để cho Huawei tham gia vào hạ tầng mạng của Anh có thể mở cửa cho tin tặc của quân đội Trung Quốc xâm nhập các hoạt động hậu cần quân sự của lực lượng đồng minh, theo BBC.

Ông Cotton cho rằng diễn biến này sẽ gây nguy cơ cho các hệ thống vũ khí Mỹ tại Anh, nhiều hơn cả ở những khu vực khác và giới chức cấp cao Mỹ đang thảo luận về vấn đề này.

Trước đó, ông Cotton từng cảnh báo Mỹ có thể gia tăng giám sát nguồn đầu tư của Anh vào Mỹ nếu London sử dụng thiết bị của Huawei, đồng thời đề xuất dự luật ngừng triển khai chiến đấu cơ F-35 của Mỹ tại Anh.

Tờ Daily Telegraph hồi tháng 5 đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chỉ thị lên kế hoạch tiến tới loại bỏ hoàn toàn sự liên quan của Trung Quốc trong hạ tầng mạng 5G tại Anh đến năm 2023. Chỉ thị được đưa ra giữa lúc chính quyền Anh không hài lòng về cách xử lý của Trung Quốc trong đại dịch Covid-19.

Phát biểu ngày 2.6, nghị sĩ Cotton hy vọng chính quyền Anh sẽ thực hiện quyết định này sớm hơn nhằm giảm thiểu việc sử dụng công nghệ của Huawei. Ông nói rằng Trung Quốc đang tìm cách gây chia rẽ giữa các nước phương Tây bằng Huawei.

Ông Cotton khẳng định Mỹ, Anh và các đồng minh có thể hợp tác để phát triển mạng 5G ưu việt hơn của Trung Quốc. Đáp lại, phó chủ tịch Huawei Victor Zhang tố cáo Mỹ đang công kích Huawei vì mục đích giành vị thế trên thị trường chứ không phải vì lo ngại an ninh.

Merkel chưa cho Huawei tham gia mạng 5G Đức

Thủ tướng Đức Angela Merkel yêu cầu các nghị sĩ trì hoãn cho phép Huawei tham gia cung cấp hạ tầng mạng 5G ở Đức cho tới tháng 3.

Các nguồn tin thân cận với chính phủ Đức hôm 20/1 cho hay bà Merkel yêu cầu các nghị sĩ chờ đợi thêm và chỉ ra quyết định về Huawei sau khi các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu (EU) nhóm họp vào tháng 3.

"Merkel cho rằng sự phối hợp của EU về vấn đề này rất quan trọng và bà hiện chưa vượt qua được những bất đồng trong liên minh cầm quyền về Huawei", nguồn tin cho hay.

Các thành viên đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Merkel hiện chia rẽ về việc có nên ủng hộ đề xuất của đối tác đảng Dân chủ Xã hội (SPD) nhằm ngăn chặn tập đoàn Trung Quốc Huawei tham gia cung cấp mạng 5G ở Đức hay không. Bà Merkel ủng hộ các yêu cầu bảo mật nghiêm ngặt đối với mạng 5G.

Trong cuộc họp vào tháng 3 tại Brussels, Bỉ, các lãnh đạo EU sẽ thảo luận khả năng Huawei tham gia mạng viễn thông Châu Âu hay không. Các nhà mạng Đức đều là khách hàng của Huawei và cảnh báo rằng nếu chính phủ cấm gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc, Đức có thể mất thêm nhiều năm và hàng tỷ USD để xây dựng mạng 5G.

Trung Quốc cho rằng các hạn chế mới của Mỹ nhắm vào tập đoàn Huawei là "đàn áp vô lý", hủy hoại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Cục An ninh và Công nghiệp (BIS) thuộc Bộ Thương mại Mỹ hôm qua thông báo kế hoạch ngăn tập đoàn Huawei của Trung Quốc sử dụng công nghệ và phần mềm Mỹ để thiết kế, sản xuất các sản phẩm bán dẫn ở nước ngoài. BIS cho biết kế hoạch này được thiết kế nhằm chặn đứng nỗ lực của Huawei lách lệnh kiểm soát xuất khẩu của Mỹ.

Các hạn chế mới sẽ khiến Huawei không thể tiếp cận được nhà sản xuất chip Tiến sĩ MC của Đài Loan, một trong những nhà cung cấp hàng đầu của hãng.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay ra thông cáo cảnh báo kế hoạch này của Mỹ sẽ "phá hủy chuỗi sản xuất, cung ứng và giá trị toàn cầu", khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các công ty nước này.

"Chúng tôi kêu gọi Mỹ chấm dứt ngay lập tức hành động đàn áp vô lý đối với Huawei và các doanh nghiệp Trung Quốc", Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.

Giới chức Mỹ nhiều lần cáo buộc Huawei ăn cắp bí mật thương mại của nước này và hỗ trợ các hoạt động do thám của Trung Quốc, làm leo thang căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh quanh vấn đề thương mại, khiến Huawei phụ thuộc nhiều hơn nữa vào công nghệ nội địa.

Với lệnh hạn chế mới của Bộ Tài chính Mỹ, các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ Mỹ bị cấm bán sản phẩm bán dẫn cho Huawei mà không được Washington cho phép.

Tờ Global Times dẫn lời một quan chức chính phủ Trung Quốc tuyên bố nước này sẵn sàng nhằm vào các tập đoàn Apple, Qualcomm, Cisco và Boeing để trả đũa hạn chế của Mỹ đối với Huawei. Các biện pháp đáp trả có thể bao gồm đưa 4 công ty trên của Mỹ vào danh sách "thực thể không đáng tin cậy", cho phép Trung Quốc mở các cuộc điều tra nhằm vào họ và thậm chí đình chỉ thương vụ mua máy bay với Boeing.

Victor Gao, phó chủ tịch Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cho biết Bắc Kinh có nhiều cách để trả đũa các hạn chế mới nhằm vào Huawei, gồm bán hoặc dừng mua trái phiếu kho bạc Mỹ và thắt chặt kiểm soát với các sản phẩm của Apple.

"Nếu Bắc Kinh tuyên bố mọi sản phẩm Apple sản xuất tại Trung Quốc phải được kiểm định, quá trình vận chuyển hàng sẽ bị trì hoãn trong ba tháng và Apple sẽ chết", Victor Gao nói.

Trung Kiên

Nguồn : Thoibao.de, 29/06/2020

*************************

Đã đến lúc cần loại Trung Quốc ra khỏi các định chế quốc tế

Hoàng Lan, Thoibao.de, 29/06/2020

Trung Quốc là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thậm chí còn nắm một ng năm chiếc ghế thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhưng lại là quốc gia vi phạm nghiêm trọng những quy định của các tổ chức này. Sự hiện diện và quyền lực Trung Quốc trong các định chế ấy với bản chất là một chế độ độc tài có mục đích thống trị thế giới về kinh tế và quân sự rõ ràng là "phản tự nhiên và nguy hiểm". Đã đến lúc cộng đồng quốc tế cần phải hành động, loại Trung Quốc ra khỏi các định chế quốc tế này.

myeu6

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tại Bắc Kinh, ngày 28/01/2020

Ngay từ thời điểm xuất hiện một con virus chủng mới gây căn bệnh lạ, Trung Quốc đã lũng đoạn Tổ chức Y tế Thế giới WHO để trì hoãn việc công bố đại dịch.

Giới chuyên gia đánh giá WHO đã hành động quá chậm khi đối phó Covid-19. Các quan chức Đài Loan đã cảnh báo WHO ngày 31/12/2019 về khả năng Covid-19 lây nhiễm từ người sang người nhưng WHO dường như không lưu tâm.

Biên tập viên Therese Raphael của Bloomberg nhận xét WHO đã để lỡ "thời cơ vàng" để ngăn Covid-19, khi tới 30/1 cơ quan này mới ban bố tình trạng khẩn cấp. Cho tới tháng 2, Tổng giám đốc WHO vẫn từ chối khuyến nghị cấm toàn bộ chuyến bay hoặc đình chỉ đi lại với Trung Quốc, cho rằng động thái sẽ gây ảnh hưởng tới nguồn lực trong cuộc chiến chống Covid-19.

Mặc dù nhiều nhà khoa học hàng đầu xem Covid-19 là đại dịch từ trước đó rất lâu, khi nó lây lan chóng mặt từ quốc gia này sang quốc gia khác, WHO chỉ công nhận điều này vào ngày 11/3.

Việc WHO liên tục dành cho Trung Quốc những lời ca ngợi, như giúp thế giới "câu giờ" trong cuộc chiến với Covid-19, cũng khiến dư luận không đồng tình. Bruce Aylward, Cố vấn cao cấp của WHO, từng gây bức xúc khi phớt lờ câu hỏi của phóng viên về sự thành công của Đài Loan khi đối phó với nCoV.

Thất vọng về phản ứng mang tính chính trị hóa như vậy, Phó thủ tướng Nhật Bản Taro Aso châm biếm rằng WHO nên đổi tên từ "Tổ chức Y tế Thế giới" thành "Tổ chức Y tế Trung Quốc".

Điều phối viên đội phản ứng Covid-19 của Nhà Trắng Deborah Birx đã nói rằng những thông tin mà Trung Quốc cung cấp khiến thế giới nhận định nhầm rằng nCoV có thể dễ dàng kiểm soát hơn thực tế. Điều đó cũng cho thấy sai lầm của WHO khi quá "cả tin" dữ liệu từ Trung Quốc.

WHO đã quá "thân thiện" với Bắc Kinh khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát. Những thực tế trên cho thấy sức ảnh hưởng mạnh mẽ của Trung Quốc đối với WHO.

Không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn thao túng trắng trợn cả tổ chức quốc tế lớn nhất là Liên Hiệp Quốc cùng cơ quan quyền lực nhất của nó là Hội đồng Bảo An mà Trung Quốc là một trong năm nước thường trực.

Ai cũng biết, ngay từ khá sớm, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã nhấn mạnh cuộc khủng hoảng hiện nay là nghiêm trọng nhất đối với nhân loại kể từ năm 1945. Trong vòng nhiều tuần trước đó, toàn bộ hành tinh đã rơi vào tình trạng náo loạn, virus corona mới khiến hàng chục nghìn người chết, hàng tỉ người phải sống trong tình trạng phong tỏa. Tuy nhiên, phải đến ngày 09/4, một cuộc họp qua cầu truyền hình đầu tiên về Covid-19 mới được tổ chức tại Hội đồng Bảo An.

Tại sao lại có sự chậm trễ đến như vậy ? Nguyên nhân không đến từ một yếu tố nào xa lạ mà chính là từ một trong năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo An và cũng là quốc gia khởi phát đại dịch – Trung Quốc.

Ngay từ đầu tháng 3/2020, Trung Quốc, với tư cách chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo An trong tháng, đã tuyên bố sẽ không tổ chức bất cứ thảo luận nào về đại dịch. Đại sứ Trung Quốc Zhang Jun giải thích : không cần thiết phải tổ chức thảo luận, vì thế giới đang sắp sửa vượt qua dịch, "khi mùa xuân đến". Kết cục là trong tháng 3, Hội đồng Bảo An đã thảo luận về nhiều xung đột trên thế giới, nhưng lại không hề đả động đến đại dịch đang khiến toàn cầu chao đảo. Bắc Kinh đã tìm mọi cách đến ngăn cản các cường quốc "nhúng mũi vào dịch Covid-19 tại Trung Quốc, và những bê bối của nước này trong việc xử lý dịch bệnh này".

Và cuộc họp vào tháng 4 cũng đã không mang lại điều tốt đẹp nào cho thế giới. Không hề có bức ảnh nào về cuộc họp đựợc công bố ngoài một bức chụp lại từ màn hình đăng trên Tweeter của Đại sứ Đức, người đã nỗ lực vận động để tổ chức cuộc họp này. Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo An tháng 4/2020 là Cộng hòa Dominica. Kết quả của cuộc họp đầu tiên về Covid-19 của Hội đồng Bảo An là một thông cáo báo chí, được đại diện của Cộng hòa Dominica đọc trong vòng 70 giây. "Hình ảnh mờ nhạt, đứt đoạn" của thông báo báo chí từ Hội đồng Bảo An hôm đó là "một biểu hiện sống động cho tình trạng chắp vá của cơ chế điều hành toàn cầu hiện nay".

Còn tại Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, suốt gần hai thập kỷ qua, Trung Quốc vẫn không chứng minh được mình là một đối tác tin cậy.

Trung Quốc trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới kể từ năm 2001. Tuy không còn là quốc gia đang phát triển, nhưng Trung Quốc lại luôn được hưởng những ưu đãi liên quan đến quy chế này, trong khi đây là một nền kinh tế chỉ đạo, một thứ chủ nghĩa tư bản nhà nước, chứ không phải là kinh tế thị trường.

Trung Quốc là quốc gia duy nhất lợi dụng đủ WTO để thành công trong công nghiệp hóa vì Trung Quốc hứa mà không làm, ký kết mà không thực thi bất kỳ một điều khoản nào.

Bằng việc vi phạm các cam kết này, Trung Quốc đã bảo hộ doanh nghiệp nhà nước của mình tại thị trường trong nước khiến hàng hóa của nước ngoài khó có thể cạnh tranh trên thị trường nội địa. Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc hưởng vô số ưu đãi, từ tiếp cận tài chính, tài nguyên, công nghệ cưỡng chế và ăn cắp từ các doanh nghiệp FDI… cho tới nguồn vốn dồi dào từ thị trường tài chính quốc tế chảy vào Trung Quốc trong gần hai thập kỷ qua.

Trung Quốc đã lạm dụng nhằm hưởng các ưu đãi bất công bằng về thuế, tiếp cận thị trường và cưỡng chế chuyển giao công nghệ. Trong khi đó, bản thân Trung Quốc cũng vi phạm các cam kết với mọi tổ chức quốc tế khác mà nó tham gia về vấn đề bảo vệ môi trường, nền kinh tế thị trường đầy đủ, thể chế dân chủ và minh bạch. Các vi phạm này trở thành cơ hội để Trung Quốc tăng trưởng phi giới hạn, hàng hóa Trung Quốc ngập tràn thế giới bằng giá rẻ. Sau đó Trung Quốc lại mang chính năng lực sản xuất hàng hóa giá rẻ này lên bàn đàm phán với các tổ chức quốc tế, với các nền kinh tế khác để đổi lấy sự im lặng trong lợi ích kinh tế, chính trị của họ.

Vào cuối năm 2018, ông Kevin Hassett, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế của Tổng thống Mỹ đưa ra đề nghị có thể "trục xuất Trung Quốc" ra khỏi WTO. Ông khẳng định Trung Quốc đã cư xử không đúng với tư cách của một thành viên của WTO.

Ông Kevin Hassett nói : "Chúng tôi chưa bao giờ hình dung được rằng có một quốc gia gia nhập WTO mà hành xử như cái cách mà Trung Quốc đang làm. Một thành viên WTO cư xử sai phạm quá nhiều như thế này khá là mới".

RFI đã dẫn lại nhận định của Nhà tư vấn doanh nghiệp Francis Journot rằng Đảng cộng sản Trung Quốc là hiểm họa cho tự do dân chủ và hòa bình nhân loại.

myeu7

Binh lính Trung Quốc làm lễ tại Trạm Giang, Quảng Đông để chuẩn bị đến căn cứ quân sự Djibouti ngày 11/7/2017

Ông phân tích : Trung Quốc có quân đội đứng thứ nhì thế giới chỉ sau Hoa Kỳ. Ban đầu chỉ giới hạn ở phòng vệ, quân đội Trung Quốc nay đã trở thành một lực lượng đi chinh phục thế giới, mà sức mạnh đang tăng lên khiến khó thể nghi ngờ về mục đích địa chính trị. Việc lập căn cứ hải quân ở Djibouti tại vùng Sừng Châu Phi và một pháo đài thống trị Ấn Độ Dương có thể tiếp nhận nhiều chiến hạm lớn, thậm chí hàng không mẫu hạm, đã khẳng định tham vọng ấy. Lực lượng có thể đạt đến 10.000 người vào năm 2026.

Đất nước này đang nỗ lực vũ trang chưa từng thấy trong thời bình. Với nhịp độ hoạt động của tổ hợp kỹ nghệ quốc phòng đứng đầu thế giới về số lượng công nhân, Bắc Kinh có thể tự hào trong một, hai thập niên với tư cách cường quốc hải quân hàng đầu. Hai tàu sân bay và những chiếc khác đang được đóng, một tàu ngầm được xuất xưởng mỗi quý, và một khu trục hạm mới hàng tháng, hợp thành một hạm đội hiện nay đã lên đến 700 chiến hạm, có thể hoạt động tại tất cả các vùng biển.

Trong một bài viết của tờ báo Hồng Kông South China Morning Post đăng ngày 12/5/2020 mang tựa đề "Trung Quốc tung ra tàu ngầm mang đầu đạn nguyên tử mới nhất và nhận được một giải thưởng khoa học", nhà báo Liu Zhen bình luận về các thử nghiệm hỏa tiễn nguyên tử JL3 tầm xa12.000 km, có thể từ vùng duyên hải Trung Quốc phóng sang tận đất Mỹ. Những hỏa tiễn này sẽ được trang bị cho các tàu ngầm thế hệ mới kể từ năm 2025.

Các vụ bắn thử hỏa tiễn được tuyên truyền rầm rộ khi các nhà nghiên cứu được trao các giải thưởng khoa học thuộc loại danh giá nhất của Trung Quốc, một lần nữa lại là sự biểu dương sức mạnh trước thế giới.

Ngân sách của quân đội Trung Quốc là 250 tỉ đô la trong năm 2018 và được tăng lên hàng năm (tăng 7,5% trong năm 2020), có thể gần bằng phân nửa so với Hoa Kỳ trong những năm tới. Nếu tính đến thực tế ngân sách quân sự Trung Quốc nhờ nhân công giá rẻ nhất, nên có thể sản xuất ra một lượng lớn thiết bị hơn so với Hoa Kỳ, rõ ràng là nỗ lực vũ trang này là hiếm thấy, hoặc chưa từng thấy trong thời bình.

Trong khi đó, cách biệt giàu nghèo rất lớn, và 22% dân số đang độ tuổi lao động Trung Quốc bị thất nghiệp trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Sự chuẩn bị ồ ạt như thế cho quân đội, khiến chúng ta không thể không nhớ lại thời kỳ tái vũ trang của Đức quốc xã kể từ năm 1933, trước và trong Đệ nhị Thế chiến.

Trong bối cảnh đó, nhà quan sát người Pháp kêu gọi hai thị trường tiêu thụ chính là Châu Âu và Mỹ, hai nhân tố vẫn luôn giữ được chiếc chìa khóa quyền lực kinh tế với Trung Quốc cần phải hành động.

Châu Âu và Mỹ cần phải có quyết định kìm hãm lại tham vọng điên cuồng của chế độ độc tài cộng sản thô bạo, được lãnh đạo bởi một chủ tịch đầy cuồng vọng, và nhờ độc đảng nên có thể ngự trị, dù có thể là người dân không mong muốn. Việc đặt lại vấn đề về tính chính danh và chính sách của Tập Cận Bình trên trường quốc tế có thể làm yếu đi quyền lực của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Ông đề xuất việc loại Trung Quốc ra khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới và Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bởi cách làm này có thể làm Trung Quốc trở nên ôn hòa hơn, giúp thế giới trong thời gian dài tránh được nguy cơ một cuộc tấn công quân sự của Trung Quốc. Cũng cần nhanh chóng có được một sự thỏa thuận lịch sử giữa chủ tịch Ủy ban Châu Âu và Tổng thống Hoa Kỳ để đòi hỏi hai tổ chức quốc tế trên thực hiện.

Đề xuất của nhà quan sát người Pháp là rất táo bạo nhưng chỉ mang tính tham khảo bởi để đi đến quyết định và hành động thì là cả câu chuyện dài nhưng không phải không khả thi bởi lời kêu gọi "Bãi bỏ tư cách thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc của Trung Quốc" của một người Việt sống tại Anh trên trang change.org đến ngày 14/6 đã thu hút hơn 37.000 chữ ký.

Trong số những người ký thỉnh nguyện thư, có nhiều người là người Anh, Mỹ, Nhật, Ấn Độ… Điều này cho thấy đây là vấn đề được sự quan tâm và ủng hộ mạnh của nhiều nước, nhiều người trên thế giới.

Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đang ấp ủ thành lập liên minh mới nhằm cô lập Trung Quốc.

myeu8

Tổng thống Trump với Thủ tướng Nhật Bản, Shinzo Abe và Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi

Theo South China Morning Post, Tổng thống Mỹ Donald Trump có kế hoạch mời Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nga cùng tham dự cuộc gặp sắp tới của hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), gồm Anh, Đức, Pháp, Ý, Nhật, Mỹ và Canada.

Chia sẻ với báo chí, ông Trump biết, ông không có cảm giác rằng G7 đang đại diện chính xác cho những gì diễn ra trên thế giới và ông cảm thấy G7 đã "rất lỗi thời". Thông báo được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Bắc Kinh về các vấn đề như xử lý đại dịch Covid-19 cũng như Hồng Kông.

Đây là động thái khá bất thường và nó dẫn đến các suy đoán Washington đang cố thành lập một khối mới để cô lập Bắc Kinh.

Trước đó, ông Trump không nói cụ thể liệu có muốn nhóm G7 trở thành G11 từ nay về sau, mà chỉ cho biết ông muốn 4 quốc gia trên tham dự hội nghị thượng đỉnh của G7 và muốn hội nghị thượng đỉnh thảo luận về Trung Quốc.

Trên thực tế, cả Hàn Quốc và Australia đều là đồng minh lâu năm của Mỹ, trong khi đó Ấn Độ là một quốc gia quan trọng trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương của Washington. Ấn Độ đang bất đồng với Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp ở khu vực biên giới, còn nước Úc gần đây kêu gọi cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus corona, cũng như bày tỏ quan ngại về luật an ninh mới sắp được Trung Quốc áp dụng cho Hông Kông.

Hồi tháng 3, ngay giữa lúc đại dịch Covid-19 lên cao điểm, nước Mỹ đã tái khởi động lại nhóm Bộ tứ Quad (bao gồm Úc, Ấn Độ, Nhật và Mỹ) sau 10 năm gián đoạn, nhưng điểm đặc biệt là có mời thêm New Zealand, Hàn Quốc và Việt Nam để trở thành "Bộ tứ mở rộng" (Quad Plus).

Truyền thông thế giới dậy sóng với kế hoạch Mỹ xây dựng một "mạng lưới kinh tế thịnh vượng" (Economic Prosperity Network), mục đích được cho là sẽ chuyển dịch chuỗi cung ứng rời khỏi Trung Quốc càng nhanh càng tốt khi đại dịch cho thấy vai trò then chốt của Bắc Kinh trong nền kinh tế thế giới. Sáng kiến mang tên Mạng lưới Thịnh vượng Kinh tế nhằm đưa các quốc gia và doanh nghiệp xích lại gần nhau để "vận hành theo một hệ giá trị chung".

Không chỉ Mỹ, hôm 29/5, Anh cho biết nước này đang hối thúc Mỹ hình thành một câu lạc bộ gồm 10 quốc gia có thể tự phát triển công nghệ 5G và giảm sự phụ thuộc vào tập đoàn Huawei của Trung Quốc.

Hoàng Lan

Nguồn : Thoibao.de, 29/06/2020

Published in Diễn đàn

Thực hiện "Giấc mộng Trung Hoa"

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhấn mạnh địa vị nước lớn của Trung Quốc và thúc đẩy "chính sách ngoại giao bá quyền đặc sắc Trung Quốc" để tận dụng sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy "giấc mơ phục hưng dân tộc vĩ đại Trung Hoa".

baquyen1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong diễu hành kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 1/10/2019 - Reuters

Chính sách ngoại giao bá quyền của Tập Cận Bình là một công cụ để đạt được "Giấc mộng Trung Hoa" mà ông đã tuyên bố với người dân Trung Quốc khi nắm quyền lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc vào tháng 11/2012. Chủ đề trung tâm của "Giấc mộng Trung Hoa" là ý tưởng về sự phục hưng của Trung Quốc và sự chấn hưng dân tộc để đưa Trung Quốc trở lại ánh hào quang là trung tâm toàn cầu mà họ từng được hưởng khi đế quốc Trung Hoa thống nhất và sáp nhập các khu vực rộng lớn vào lãnh thổ của mình. "Giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình đã đạt được sự cộng hưởng toàn cầu bằng "hai mục tiêu trăm năm". Để đạt được mục tiêu năm 2021, Trung Quốc sẽ phải trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới hoặc vượt qua Mỹ. Sức mạnh kinh tế mới có này sẽ giúp định hình sự phân chia quyền lực chiến lược và địa chính trị toàn cầu. Đạt được mục tiêu năm 2049 đồng nghĩa với việc khôi phục địa vị đứng đầu khu vực của Trung Quốc và cuối cùng khiến Trung Quốc trở thành trung tâm của thế giới.

Về bản chất, "Giấc mộng Trung Hoa" là giấc mơ nước lớn nhằm tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc và tác động đến chính trị cũng như an ninh toàn cầu. Như Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố tại Đại hội Đảng lần thứ XIX vào tháng 10/2017, trong khi Trung Quốc nổi lên dưới thời Mao Trạch Đông và trở nên giàu có hoặc thịnh vượng dưới thời Đặng Tiểu Bình, thì mục tiêu của Trung Quốc trong thời đại mới là trở nên hùng mạnh. Trung Quốc chưa bao giờ ở gần hơn với trung tâm vũ đài toàn cầu hay với việc giành lại được địa vị là một cường quốc chủ yếu và có tiếng nói trên toàn thế giới hơn bây giờ.

Tăng cường ngoại giao pháo hạm

"Giấc mộng Trung Hoa" của Tập Cận Bình cũng đề cập đến một quân đội hùng mạnh. Chỉ một tháng sau khi nắm quyền lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc vào tháng 11/2012, Tập Cận Bình đã lên một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tuần tra vùng biển ở Biển Đông và nói với các thủy thủ rằng "Giấc mộng Trung Hoa" là "giấc mơ về một quốc gia hùng mạnh. Và đối với quân đội, đó là giấc mơ về một quân đội hùng mạnh. Để thực hiện sự phục hưng của dân tộc Trung Hoa, chúng ta phải đảm bảo một quốc gia thịnh vượng có quân đội hùng mạnh".

baquyen2

Duyệt binh kỷ niệm 70 năm quốc khánh Trung Quốc ở Bắc Kinh hôm 1/10/2019 Reuters

Lưu Minh Phúc, tác giả cuốn sách Giấc mộng Trung Hoa đã cho rằng : "Một nước giàu có mà không có một quân đội mạnh là một cường quốc không an toàn, luôn gặp khó khăn và không thể tồn tại lâu dài. Chỉ khi trở thành một cường quốc quân sự, Trung Quốc mới có thể duy trì an ninh của mình một cách hiệu quả. Quân đội của Trung Quốc phải mạnh hơn bất kỳ đối thủ nào để không một nước nào có thể kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc".

Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã quyết tâm tìm kiếm cả sự thịnh vượng lẫn sức mạnh, công khai bác bỏ mô hình của Nhật Bản vốn chủ yếu tập trung vào việc mang lại sự thịnh vượng. Các chỉ huy của Quân giải phóng nhân dân (PLA) vui mừng tán thành giấc mơ về một quân đội hùng mạnh vì điều đó đồng nghĩa với việc đảm bảo gia tăng chi tiêu quốc phòng để tài trợ cho các vũ khí đắt tiền như tàu sân bay và máy bay chiến đấu tàng hình. Do đó, Chính phủ Trung Quốc đã tiếp tục tăng chi tiêu quân sự quốc gia ngay cả khi tăng trưởng kinh tế trì trệ sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền.

Từ bỏ chính sách ngoại giao "giấu mình chờ thời"

Chính sách ngoại giao bá quyền đánh dấu việc chính thức tuyên bố rõ ràng một cách tiếp cận mang tính hành động hơn đối với quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, áp dụng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc vào nghị trình chính sách đối ngoại đầy tham vọng. Từ bỏ chính sách "giấu mình chờ thời", sự lãnh đạo của Tập Cận Bình đã thúc đẩy một chính sách ngoại giao chủ động hơn, phù hợp với những kỳ vọng về chủ nghĩa dân tộc và sự tự khẳng định mình của Trung Quốc. Thay vì làm theo phương châm "giấu mình chờ thời" của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc hiện đang nhắc nhở phương Tây về tuyên bố cứng rắn của Đặng Tiểu Bình : "Mọi người không nên mong đợi Trung Quốc phải nuốt những quả đắng làm phương hại những lợi ích của mình".

Phát biểu tại Hội nghị công tác trung ương về ngoại giao láng giềng hồi tháng 10/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh "những điểm nổi bật, thúc đẩy những thay đổi theo thời gian, hành động chủ động hơn" trong các vấn đề quốc tế. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trong buổi họp báo sau khi nhậm chức tại kỳ họp đầu tiên của Đại hội Đại biểu nhân dân Trung Quốc (Quốc hội) khóa XII vào tháng 3/2014 đã sử dụng từ "chủ động gây ấn tượng" để mô tả cách tiếp cận ngoại giao của ban lãnh đạo mới, để thế giới biết đến các giải pháp và tiếng nói của Trung Quốc. Cho dù ưu tiên của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là kinh tế, nhưng một phần đáng kể trong Báo cáo Chính phủ của ông tại Đại hội được dành cho các vấn đề đối ngoại và quân sự. Đưa ra lý do cần đạt được bước nhảy vọt trong việc hiện đại hóa quốc phòng, Thủ tướng Lý Khắc Cường nêu bật tham vọng của Trung Quốc là trở thành một cường quốc biển hùng mạnh với mục tiêu tương ứng là bảo vệ các quyền hàng hải của Trung Quốc. Nhắc lại giấc mơ của Tập Cận Bình về một quân đội hùng mạnh, ông đã đi xa đến mức nói rằng "chúng ta phải thường xuyên và tăng cường chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh bảo vệ biên giới đất liền, trên không và trên biển".

Trong khi Trung Quốc vẫn tuyên bố sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình, thì cam kết của Trung Quốc được quyết định bởi sự thích nghi của bên ngoài với lợi ích quốc gia cốt lõi của Trung Quốc và dựa trên sự nhân nhượng lẫn nhau. Trung Quốc sẽ bảo vệ mạnh mẽ lợi ích quốc gia cốt lõi của mình cho dù họ vẫn tuyên bố hướng tới sự phát triển hòa bình là nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Các cam kết của Bắc Kinh về phát triển hòa bình sẽ không ngăn cản họ hành động mạnh mẽ để bảo vệ lợi ích cốt lõi của mình. Do đó, thông lệ chính sách đối ngoại của Trung Quốc nghiêng nhiều hơn về "tư tưởng then chốt". Thiết lập các ranh giới đỏ mà các nước khác không thể vượt qua, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã thẳng thắn hơn khi nói với các nước khác rằng Trung Quốc không thể dung thứ cho việc xâm phạm những lợi ích quốc gia cốt lõi của mình.

Thống trị khu vực

Hơn nữa, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát triển một khái niệm mới về "khu vực láng giềng rộng lớn hơn" mà phản ánh sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong việc xây dựng các mạng lưới gồm các nước không thuộc phương Tây lấy cảm hứng từ Trung Quốc nhằm thu hút các nước đang phát triển vào tầm kiểm soát của Bắc Kinh. Khu vực láng giềng rộng lớn hơn vươn ra bên ngoài vành đai địa lý xung quanh Trung Quốc bao gồm Tây Á, Nam Thái Bình Dương và khu vực Âu-Á, cho thấy rõ Trung Quốc đang mở rộng lợi ích khi chuyển mình từ một cường quốc khu vực thành một cường quốc toàn cầu. Chính sách ngoại giao nước lớn của Tập Cận Bình nhằm mục đích giành lại sự vĩ đại toàn cầu của Trung Quốc và qua thời gian, tự đặt mình vào vị thế một cường quốc ưu việt, không chỉ ở Châu Á mà cả trên vũ đài thế giới. Nền tảng quan trọng nhất của ông là sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) được đưa ra năm 2013. Thông qua các thỏa thuận hợp tác với 125 quốc gia và 29 tổ chức quốc tế, Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ở các nước đối tác để tăng cường kết nối ở một khu vực rộng lớn trên thế giới. Sáng kiến này nhận được sự hỗ trợ của Quỹ Con đường tơ lụa và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc khởi xướng, vốn tập trung vào tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. BRI đã trở thành một đặc trưng của chính sách ngoại giao nước lớn của Tập Cận Bình nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc và theo đuổi lợi ích an ninh của Trung Quốc ở khu vực láng giềng rộng lớn hơn.

Trong trường hợp này, việc Bắc Kinh nhấn mạnh khu vực láng giềng rộng lớn hơn không chỉ phản ánh nhận thức về tầm quan trọng ngày càng tăng của khu vực này đối với Trung Quốc mà còn nhận thức về các mối đe dọa tiềm tàng trong khu vực đối với khát vọng sức mạnh của Trung Quốc, đặc biệt là ưu thế của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Hành xử như một nước lớn phô trương sức mạnh điển hình để thách thức địa vị đứng đầu của Mỹ, Trung Quốc đặt mục tiêu đẩy Mỹ ra khỏi khu vực láng giềng, hoặc chí ít là giảm ảnh hưởng của nước này, để đạt được sự thống trị trong khu vực. Được biết đến ở Trung Quốc như là chiến thuật cắt từng lớp, Trung Quốc tin rằng việc từng bước giảm bớt ảnh hưởng của khuôn khổ liên minh của Mỹ tất yếu sẽ khiến cường quốc này bị cô lập và thất bại. Theo quan điểm của một nhà quan sát, logic đơn giản là vị thế của Mỹ ở Châu Á dựa trên mạng lưới các liên minh và quan hệ đối tác với nhiều nước láng giềng của Trung Quốc, và nền tảng của các liên minh và quan hệ đối tác này là bạn bè ở Châu Á của Mỹ tin tưởng rằng Mỹ có thể và sẵn sàng bảo vệ họ. Làm suy yếu các mối quan hệ này là cách dễ nhất để làm suy yếu sức mạnh của Mỹ ở khu vực và tăng cường sức mạnh của Trung Quốc. Do đó, Trung Quốc sẵn sàng làm bất cứ điều gì có thể để làm suy yếu cấu trúc đồng minh do Mỹ thống trị trong khu vực.

Giành ưu thế trong các tranh chấp biển

Chính sách ngoại giao bá quyền của Tập Cận Bình làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng do Trung Quốc ngày càng sẵn sàng sử dụng sức mạnh trong các tranh chấp trên biển. Do tin rằng một số nước láng giềng của Trung Quốc đã lợi dụng sự tự kiềm chế trước đây của nước này để nắm quyền kiểm soát các đảo tranh chấp, Bắc Kinh đã lựa chọn cách tiếp cận ngày càng quyết đoán và thực sự quyết liệt trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.

baquyen3

Nhóm các đảo thuộc đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư ở biển Hoa Đông Reuters

Gây sức ép ngày càng lớn để buộc Nhật Bản phải thừa nhận rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát từ những năm 1970 nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền, là đang bị tranh chấp, Trung Quốc đã tiến hành cuộc tấn công đầu tiên năm 2010 bằng việc đưa các tàu đánh cá đến lãnh hải do Nhật Bản tuyên bố chủ quyền. Động thái này đã phát triển thành một cuộc khủng hoảng ngoại giao sau khi các tàu bảo vệ bờ biển Nhật Bản chặn một tàu cá của Trung Quốc vào ngày 7/9/2010. Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh cưỡng ép và buộc Chính phủ Nhật Bản phải tuân thủ các điều khoản giải quyết của họ. Sau khi Chính phủ Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa 3 trong số 5 đảo nhỏ thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư vào ngày 10/9/2012, Trung Quốc đã bắt đầu các hoạt động tuần tra thường xuyên xung quanh các lãnh hải mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền nhằm thách thức quyền kiểm soát trên thực tế quần đảo này của Nhật Bản. Một bài bình luận đăng trên tờ Nhân dân nhật báo nói rằng các nhiệm vụ tuần tra đã trở thành hành động thường xuyên mà Nhật Bản phải học cách làm quen. Trung Quốc sẽ kiên quyết thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên như vậy để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền hợp pháp của mình. "Trung Quốc cần kiên trì và có đủ ý chí và sức mạnh để kiên trì".

Để tỏ rõ lập trường ngày càng cứng rắn của mình, tháng 11/2013, Trung Quốc đã tuyên bố thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở biển Hoa Đông bao trùm quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang tranh chấp cũng như phần lớn biển Hoa Đông, bao gồm cả đá Socotra (còn được gọi là Ieodo hoặc Parangdo) do Hàn Quốc kiểm soát nhưng được Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền với tên gọi là đá Suyan. Trong khi lập trường ngày càng cứng rắn của Bắc Kinh gây nhiều quan ngại bên ngoài Trung Quốc, một nhà quan sát chỉ ra rằng nhiều nhà phân tích Trung Quốc tin rằng việc Bắc Kinh ngày càng sẵn sàng tỏ rõ "tư tưởng then chốt" của mình, tức là những giới hạn mà Chính phủ Trung Quốc có thể chấp nhận, thực sự đã làm giảm những bất ổn chiến lược xung quanh các chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ngăn xảy ra tình trạng các nước khác đánh giá sai ý định của Trung Quốc và quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia của mình.

Ở biển Đông, từ lâu Trung Quốc đã thực hiện chiến lược trì hoãn có đặc trưng là sự mơ hồ chiến lược. Họ tránh chính thức nêu rõ phạm vi, ý nghĩa, bản chất và các cơ sở pháp lý trong các tuyên bố chủ quyền của mình, cụ thể là về ý nghĩa của đường chữ U hoặc các quyền của họ trong đường biên giới này. Chiến lược mơ hồ của Bắc Kinh nhằm mục đích để không gian cho các tuyên bố chủ quyền đầy tham vọng của họ và ngăn các bên yêu sách khác đưa ra các tuyên bố chủ quyền chống lại để buộc Trung Quốc làm rõ lập trường của mình.

Tuy vậy, Trung Quốc đã chuyển từ sự mơ hồ chiến lược sang sự minh bạch vào năm 2012 khi bắt đầu mở rộng mạnh mẽ các hoạt động chấp pháp trên biển bằng việc thường xuyên cử các tàu tuần tra để hộ tống các đội tàu đánh cá, va chạm với các tàu của Việt Nam và Philippines. Năm 2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa ra quyết định rất tự đắc về việc mở rộng quy mô cải tạo đất và xây dựng các cơ sở trên và xung quanh các đảo tranh chấp, trong đó có các cảng mà có thể cho tàu chiến neo đậu, đường băng và nhà chứa máy bay và radar phục vụ cho mục đích quân sự. Dù cho một số nước yêu sách ở Đông Nam Á cũng tiến hành cải tạo đất, nhưng những hoạt động này có quy mô nhỏ hơn nhiều so với những hoạt động của Trung Quốc. Bắc Kinh đã mở rộng và tăng cường sự kiểm soát trên biển Đông bằng việc xây dựng các đảo lớn hơn nhiều với tốc độ nhanh hơn nhiều, biến các đảo nhỏ thành đảo nhân tạo có các phương tiện quân sự được triển khai ở vùng biển bị tranh chấp. Các phương tiện này đã củng cố lập trường của Trung Quốc trong việc khẳng định các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình và áp đảo các lực lượng quân sự của bất kỳ bên tham gia nào khác ở biển Đông. Vì lý do này, Tập Cận Bình đã ca ngợi việc xây dựng đảo ở biển Đông là "điểm nhấn trong 5 năm đầu cầm quyền của ông" tại Đại hội Đảng XIX.

Phán quyết Biển Đông năm 2016

Tức giận việc không có các giải pháp thay thế khả thi để ngăn chặn các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc, Philippines đã đệ trình Thông báo và tuyên bố lập trường tại Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS) vào tháng 1/2013 để tìm kiếm một phán quyến liệu một số cấu trúc địa hình nhất định trong vùng biển tranh chấp có được xác định theo định nghĩa pháp lý về các đảo và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đối với tài nguyên cá và khoáng sản hay không. Ngày 12/7/2016, Tòa án ra phán quyết ủng hộ Philippines rằng Trung Quốc "không có cơ sở pháp lý" để đòi các quyền lịch sử ở các khu vực nằm trong "đường 9 đoạn" của nước này và tất cả các cấu trúc địa hình ở biển Nam Trung Hoa hoặc là các bãi cạn lúc chìm lúc nổi hoặc là các bãi đá vốn không thể là nơi con người có thể sinh sống hoặc diễn ra các hoạt động kinh tế.

Đáp lại, Tập Cận Bình đã mô tả phán quyết này "chỉ là một mảnh giấy lộn". Khi tòa án quốc tế ra phán quyết ủng hộ các đệ trình của Chính phủ Philippines, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Sách Trắng, tuyên bố "4 không" : không tham gia, không công nhận quyền tài phán của hội đồng trọng tài, không chấp nhận và không thi hành phán quyết. Hơn nữa, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã trình bày cái gọi là "3 điểm bất hợp pháp" - khởi xướng phiên tòa một cách bất hợp pháp, thành lập tòa án một cách bất hợp pháp và phán quyết bất hợp pháp của tòa trọng tài - để tuyên bố rằng tòa án thiếu thẩm quyền xét xử, thiên vị, và không có cơ sở pháp lý.

Trong vụ này, cho dù tại thời điểm đó, phán quyết này được một số người coi là nhân tố thay đổi cuộc chơi để khiến tất cả các bên liên quan hiểu rõ tầm quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) trong việc thiết lập một trật tự dựa trên quy tắc cho các đại dương và biển, nhưng Trung Quốc chưa bao giờ công nhận phán quyết này vì một nước lớn không công nhận quyền tài phán của các thể chế khác cũng không từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình vì sức ép quốc tế. Việc Trung Quốc phớt lờ phán quyết là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang trỗi dậy và thực thi bá quyền nước lớn.

Việt Nam phải làm gì ?

Các hành động ép buộc của Trung Quốc đối với các quốc gia tranh chấp tại biển Đông và biển Hoa Đông được nhìn nhận rộng rãi là một phép thử cho các tham vọng nước lớn của nước này. Nhiều nước láng giềng của Trung Quốc lo sợ khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về tương lai chung trong bối cảnh "Giấc mộng Trung Hoa" khôi phục vinh quang của đế quốc Trung Hoa, gợi lại trật tự Trung Quốc thời xa xưa, trong đó đế quốc Trung Hoa thống trị phần lớn Đông Á. Sự kết nối trong dự án của Tập Cận Bình ngày càng rõ mục đích là để khôi phục trở lại Con đường tơ lụa cổ đại khi Trung Quốc là một đế quốc.

Cho dù người Trung Quốc không còn nói về những nước láng giềng như những kẻ man rợ, nhưng họ vẫn tiếp tục có thái độ trịch thượng đối với những nước này. Trật tự do Trung Quốc thống trị có mối liên kết chặt chẽ với việc hình thành các mối quan hệ thứ bậc. Theo quan điểm này, một số chuyên gia đã nói rằng việc Trung Quốc thay đổi cách tiếp cận với bối cảnh quốc tế có thể biến "Giấc mộng Trung Hoa" thành một cơn ác mộng đối với nhiều nước ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Với "Giấc mộng Trung Hoa" và chính sách ngoại giao bá quyền như vậy, sẽ có những tác động mạnh mẽ đối với Việt Nam. Các tác động này vừa mang lại những cơ hội, nhưng cũng mang lại các nguy cơ mà nguy cơ còn lớn hơn cơ hội, đặc biệt nguy cơ về an ninh chủ quyền quốc gia về biển đảo, thách thức về sự phụ thuộc về kinh tế, tạo ra sự phụ thuộc về chính trị. Trước bối cảnh này, Việt Nam cần điều chỉnh, xác định rõ cách thức ứng phó với chiến lược toàn cầu, khu vực cũng như chính sách ngoại giao bá quyền của Trung Quốc. Để có thể đối mặt với sự trỗi dậy, lớn mạnh của Trung Quốc, Việt Nam cần xác định rõ ràng mục tiêu của mình là phải đảm bảo an ninh quốc gia, không ngừng phát triển, tạo thế và lực đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ với các nước trên thế giới, giữ vững môi trường hòa bình để phát triển, khôn khéo đặt lợi ích quốc gia lên trên hết trong ứng xử với Trung Quốc.

Trịnh Hữu Tiên

Nguồn : RFA, 28/06/2020

Published in Diễn đàn

Châu Âu bắt đầu cứng rắn với Trung Quốc

Bên cạnh mối quan tâm chính là các chủ đề về thúc đẩy các hoạt động khôi phục kinh tế trong nước sau dịch, các báo Pháp hầu hết đều chú ý đến cuộc đối thoại thượng đỉnh qua video giữa chủ tịch Ủy Ban Châu Âu và Hội Đồng Châu Âu với thủ tướng và chủ tịch Trung Quốc hôm 22/06/2020. Cũng giống như hầu hết các tờ báo khác, nhật báo kinh tế Les Echos ghi nhận : "Châu Âu cao giọng trước Trung Quốc".

lienau1

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với Trung Quốc tại Bruxelles (Bỉ), ngày 22/06/2020. Reuters - Yves Herman

Trong cuộc họp thượng đỉnh qua video kéo dài 1 giờ này, Châu Âu đã không khách sáo che giấu thất vọng về quan hệ hai bên và thẳng thắn hiếm thấy nêu với Bắc Kinh các vấn đề "nhạy cảm" mà trước đó người ta vẫn thấy EU né tránh, sợ làm mếch lòng Trung Quốc. Theo Les Echos, trong lúc Bruxelles triển khai các chính sách cảnh giác hơn đối với Trung Quốc, cuộc khủng hoảng virus corona và tình hình tồi tệ đi ở Hồng Kông càng làm quan hệ hai bên thêm dè chừng nhau hơn.

Trong cuộc hội đàm cấp cao này, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen và chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Charles Michel đã có lời lẽ "đặc biệt cứng rắn với lãnh đạo Trung Quốc về các vấn đề an ninh mạng, quan hệ kinh tế, nhân quyền, quy chế về Hồng Kông cũng như về vấn đề khí hậu".

Nhìn chung, các lãnh đạo Châu Âu đều tỏ thất vọng. Châu Âu nhận thấy quan hệ hai bên thiếu sự qua lại và bây giờ không cần vội thúc đẩy, mà phải thay đổi trước về chiều sâu.  

Việc Bắc Kinh thắt chặt quản lý Hồng Kông cũng khiến "Liên Âu tỏ lo ngại về một nước Trung Quốc ngày càng trở nên ngạo mạn và hung hăng", tờ báo nhận xét.  Chính vì thế mà chủ tịch Hội Đồng Châu Âu nhấn mạnh đến mối "lo ngại sâu sắc" về nguyên tắc một đất nước 2 chế độ  với Hông Kông đang bị đe dọa. Bà Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu  thì khẳng định "với Châu Âu, nhân quyền và các quyền tự do cơ bản là không thể thương lượng".

Les Echos nhận thấy, trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhiều năm qua Châu Âu đã tích tụ khá nhiều thất vọng. "Từ giờ trở đi EU bắt đầu triển khai chiến lược phòng thủ rõ nét hơn trước Bắc Kinh" và, "trong khi tìm kiếm mối quan hệ tương tác có tính xây dựng với Bắc Kinh về nhiều chủ đề đa phương, Châu Âu giờ dường như đang quyết tâm nâng tầm cuộc chơi trước một đối tác từ giờ được đánh giá là  đối thủ mang tính hệ thống", nhật báo kinh tế nhận định.

Đây là một sự thay đổi rõ rệt, không chỉ giọng điệu, mà còn cả về chiến lược với Trung Quốc của Liên Âu vốn trước đây vẫn bị đánh giá là nhu nhược và bất lực trước Bắc Kinh. Vấn đề còn lại là để xem từ lời nói đến hành động thực tế như thế nào trong khi mà Liên Âu vốn vẫn có điểm yếu là thiếu đoàn kết và thiếu các phương tiện gây áp lực.

Trong khi đó, "Trung Quốc của Tập Cận Bình trước tiên vẫn nhìn vào mối quan hệ dựa trên sức mạnh với câu hỏi Bắc Kinh luôn đặt ra : Đối thủ có cách nào để trừng phạt chúng ta ?". Theo như phân tích của chuyên gia về Trung Quốc của Pháp François Godement, trong bài trả lời phỏng vấn trên Les Echos, cũng về chủ đề cuộc đối thoại EU – Trung Quốc.

Covid-19  chưa bị đẩy lùi mà còn lăm le quay lại

Liên quan đến đại dịch Covid-19, các thông tin đang trở lại đầy lo lắng trên các báo. Trong khi dịch đang dần được đẩy lùi ở Châu Âu, đa phần các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đang theo đuổi các kế hoạch giải tỏa và mở lại cửa biên giới,  ở nhiều nơi tiến triển của dịch vẫn đầy lo ngại đặc biệt sự xuất hiện trở lại ổ dịch lớn trong lò mổ ở Đức.

Thông tin được hầu hết các báo đăng tải với đầy lo ngại. Le Monde đưa tin "hơn 1300 ca nhiễm virus corona phát hiện tại lò mổ Gustersloh đang gây lo ngại ở Đức, khiến những người ủng hộ giải tỏa nhanh phải suy nghĩ lại". Theo Le Monde, từ đầu dịch đến nay nhiều lò mổ được xác định là những ổ Covid-19 ở Đức. Nhưng trường hợp mới phát hiện lần này gây lo ngại đặc biệt. Trước hết, đó là lò giết mổ gia súc lớn nhất Châu Âu. Thứ hai là số lượng ca nhiễm rất lớn. Đến ngày 21/06, tức 4 ngày sau khi phát hiện ổ dịch, tại lò mổ này đã ghi nhận được hơn 1.300 ca nhiễm trên tổng số gần 7.000 nhân viên của công ty. Cuối cùng, bởi vì đây là lần đầu tiên sau hai tháng gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa trong cả nước, chính quyền Đức đặt vấn đề có thể cho phong tỏa trở lại vùng dịch.

Trong khi đó xã luận báo La Croix kêu gọi "Cảnh giác", nhất là với nước Pháp. Đại dịch Covid-19 đúng là có vẻ chững lại ở Châu Âu. "Mong muốn lớn của mọi người đều là sang trang giai đoạn khó khăn. Bối cảnh chung khiến người ta nghĩ rằng dịch đã tắt. Trẻ em đã trở lại trường học, rạp phim mở cửa lại, các công ty lớn đẩy nhanh nhịp độ trở lại. trong các bệnh viện, các con số tử vong và người nhập viện cũng đã thuyên giảm".

Thế nhưng virus vẫn lan truyền, ở Pháp và Châu Âu, đặc biệt là nhiều nơi khác. Tổ chức Y tế Thế giới đầu tuần này đã cảnh báo "đại dịch tiếp tục tăng tốc trên thế giới". Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê giờ là tâm dịch, ở Hoa Kỳ, Ấn Độ, dịch vẫn còn hoành hoành, ở Trung Quốc bóng ma về làn sóng dịch thứ hai đang hiển hiện. Châu Phi dường như tránh được đại họa nhưng vẫn còn đó nỗi lo….

Xã luận tờ báo nhấn mạnh, phải luôn đề cao cảnh giác, nhất là khi "giả thuyết về dịch trở lại vào mùa thu đã được hội đồng khoa học của chính phủ Pháp nhận định là rất có khả năng xảy ra. Chúng ta vẫn phải sống chung với Covid -19".

Lại thêm nghịch lý trong cuộc chiến chống dịch ở Pháp

Vẫn liên quan đến chủ đề dịch virus corona, báo công giáo có bài viết "Hàng triệu test PCR không sử dụng  sắp sửa không thể dùng được". Sau một giai đoạn khan hiếm xét nghiệm vào thời điểm căng thẳng nhất của dịch, giờ đây các xét nhiệm ở Pháp lại rơi vào khủng hoảng thừa, có nguy cơ vút bỏ vào thùng rác. Tờ báo cho hay, vì dịch Covid-19 thuyên giảm, nhu cầu xét nghiệm bệnh thấp hơn rất nhiều với mục tiêu đề ra của chính phủ là làm từ 700 nghìn xét nghiệm PCR mỗi tuần. Hàng triệu mẫu sinh phẩm xét nghiệm giờ nằm im trong các tủ đông của các phòng thí nghiệm tư nhân. Các mẫu sinh phẩm xét nghiệm này sẽ hết hạn sử dụng trong vòng 2 tháng nữa.

Facebook hướng đầu tư vào  Châu Á

Vẫn trên trang báo Les Echos, liên quan đến Châu Á có bài phân tích của tờ báo có tiêu đề :  "Facebook đổ về Châu Á để viết nên trang sử mới  của mình".

Tờ báo nhận thấy, mặc dù chủ trương mở mang đầu tư ra bên ngoài, mạng xã hội số 1 thế giới trong vòng 6 tuần qua đã thực hiện hai vụ đầu tư lớn tại Châu Á. Facebook đang tìm đầu mối tăng trưởng nhờ và sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử và thanh toán di động trong khu vực này. Les Echos cho hay : Cuối tháng Tư, Facebook đã bỏ ra gần 6 tỷ đô la để có được 10% cổ phần của Reliance Jio, nhà mạng viễn thông hàng dầu của Ấn Độ. Đầu tháng 5, mạng xã hội này lại bỏ hàng trăm triệu vào Gojek, một công ty khởi nghiệp đầy hứa hẹn ở Indonesia về các ứng dụng. Với các vụ đầu tư lớn này, Facebook đang chuẩn bị sân bãi để triền khai ứng dụng thanh toán tiền WhatsApp Pay. Nếu Facebook giờ tập trung chú ý đầu tư vào Châu Á, đó là vì lục địa này là nguồn tăng trưởng với tiềm năng khổng lồ về số lượng người sử dụng, hiện 40% người dùng Facebook là ở Châu Á.

Amazon cắm chân vào Pháp làm bàn đạp ở Châu Âu

Liên quan đến một ông lớn khác trong nhóm những người khổng lồ Mỹ trong lịch vực công nghệ cao GAFA, nhật báo Libération dành hồ sơ chính cho Amazon, với  bài "Tại Pháp : Amazon muốn nắm quyền chỉ huy".

Libération cho biết,tập đoàn thương mại điện tử đang liên tiếp mở dự án cắm chân tại nước Pháp, để biến nước này thành một đầu cầu trong chiến lược phát triển ở Châu Âu. Sự bành trướng của Amazon đang gây tranh cãi và phản đối trong dư luận Pháp.

Theo Libération, tham vọng bành trướng của Amazon tại Pháp đang rõ dần. Trong thời kỳ gần như cả thế giới bị phong tỏa, nhưng người khổng lồ Mỹ trong lĩnh vực thương mại điện tử vẫn tận dụng tốt khủng hoảng y tế. Thu nhập của Amazon tăng 26% ở quý đầu năm nay. Giữa đại dịch, Amazon vẫn khẳng định vị thế số 1 trong lĩnh vực thương mại qua mạng tại Pháp. Thời hậu khủng hoảng tập đoàn quyết định nhắm tới Pháp làm trung tâm phát triển ra toàn Châu Âu.

Đang là thị trường lớn thứ 3 của Amazon tại Châu Âu, sau Anh Quốc và Đức, Pháp có lợi thế là có biên giới với 8 nước. Các kho chứa hàng của Amazon đang mọc lên liên tiếp trong nhiều vùng của Pháp và bắt đầu vấp phải sự phản đối của nhiều cư dân địa phương hay nhiều tổ chức chính trị xã hội.

Anh Vũ

Published in Quốc tế

Thương mại, bảo vệ khí hậu, Hồng Kông : Trung Quốc bỏ mặc EU – và thậm chí còn đe dọa tại thượng đỉnh trực tuyến EU-Trung Quốc

Châu Âu đang đòi hỏi nhiều từ giới lãnh đạo Trung Quốc tại hội nghị thượng đỉnh. Nhưng Trung Quốc thậm chí còn tăng áp lực với các kế hoạch bao cấp cho nền kinh tế của mình.

eutq1

Chủ tịch Ủy ban EU, bà Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng EU, ông Charles Michel trong cuộc họp báo ngày 22/6/2020

Hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc đã bị hoãn 2 lần và hiện chưa ấn định thời điểm mới. Chuyến đi Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Đức Merkel dự định vào tháng Bảy tới cũng sẽ không diễn ra.

Tại hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc trước đây, sau khi kết thúc đã có một cuộc họp báo chung và một tuyên bố chung. Nhưng hôm nay thứ Hai 22/6 đã không diễn ra như vậy. Chủ tịch Ủy ban EU, bà Ursula von der Leyen (chính trị gia Đức) và Chủ tịch Hội đồng EU, ông Charles Michel, đã xuất hiện trong cuộc họp báo mà không có đối tác Trung Quốc, và tuyên bố chung cũng bị hủy bỏ.

Lý do : Bắc Kinh không muốn. Sự kiện này cho thấy tình hình của mối quan hệ giữa hai bên. Sau hội nghị thượng đỉnh lần gần đây nhất vào mùa xuân 2019, Châu Âu đã thận trọng lạc quan cho rằng họ có thể vòi vĩnh được những nhượng bộ từ lãnh đạo Trung Quốc xung quanh Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Mặc dù Bắc Kinh đã đảm bảo bằng văn bản rằng họ muốn ký kết hiệp định đầu tư với EU vào cuối năm 2020, qua đó cải thiện các điều kiện cho những nhà đầu tư. Nhưng sau đó – lại một lần nữa – không có gì xảy ra nhiều. "Nhiều giao ước đã không được thực hiện đầy đủ", một quan chức cấp cao của EU chỉ trích.

Ít nhất một số chính trị gia ở Brussels hy vọng rằng hội nghị thượng đỉnh trực tuyến này sẽ mang lại động lực mới : Các cuộc đàm phán thương mại, cam kết bảo vệ khí hậu của Bắc Kinh và hành động của Trung Quốc tại Hồng Kông đã được bà Leyen và ông Michel đề cập đến. Tuy nhiên, dường như Tập và Lý không lắng nghe cho lắm.

"Chúng tôi phải đạt được một sự tiến triển", bà Leyen nhấn mạnh. Nhưng hội nghị thượng đỉnh này chỉ có thể là sự khởi đầu. Về hiệp định đầu tư, Bắc Kinh phải thể hiện nhiều thiện chí hơn nữa để có thể kết thúc các cuộc đàm phán vào cuối năm nay.

Mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc đã xấu đi

Hội nghị thượng đỉnh lẽ ra đã diễn ra vào cuối tháng 3 tại Trung Quốc, nhưng đã bị hoãn lại do sự bùng phát virus corona. Theo kịch bản ban đầu, cuộc họp này đáng lẽ khởi động cho một năm định hướng trong quan hệ song phương, mà đỉnh cao là một cuộc gặp mặt lịch sử của tất cả 27 nhà lãnh đạo EU với lãnh đạo Trung Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh – do Thủ tướng Angela Merkel đề xuất – tại Leipzig (Đức) vào giữa tháng 9 năm nay, gần đây cũng đã bị EU hoãn lại mà không ấn định thời điểm mới. Theo thông tin của tờ Handelsblatt, chuyến đi Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Đức Merkel dự định vào tháng Bảy tới cũng sẽ không diễn ra.

Việc hoãn hội nghị được nêu lý do là vì các hạn chế liên quan đến coronavirus. Tiến trình đàm phán chậm chạp cũng được viện dẫn giống như vậy trước thềm cuộc họp trực tuyến hôm nay. Nhưng đó chỉ là một nửa sự thật : mối quan hệ giữa EU và Trung Quốc đã tiếp tục xấu hơn nữa trong những tháng qua.

Những nỗ lực của các quan chức chính phủ Trung Quốc giải thích virus Sars CoV-2 có nguồn gốc xuất phát từ nơi khác (không phải Trung Quốc) đã khiến Châu Âu phẫn nộ, không kém những sự việc khác Bắc Kinh tuyên truyền trên Internet.

Các quốc gia thành viên EU nhất trí lên án dự luật an ninh Hồng Kông là xâm phạm sâu rộng quyền tự trị. Bắc Kinh viện lý do rằng luật này nhằm tái lập trật tự và luật pháp trong khu vực hành chính đặc biệt của mình. Nhưng Châu Âu coi đây là sự vi phạm nguyên tắc "một quốc gia, hai hệ thống". Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel cho biết hành động của Trung Quốc tại Hồng Kông là "mối quan ngại nghiêm trọng" đối với EU.

Hôm thứ Sáu tuần rồi, Nghị viện Châu Âu cũng yêu cầu xem xét đưa vụ việc ra Tòa án Công lý Quốc tế. "EU không được nhắm mắt bỏ qua, nếu còn muốn giữ một vai trò địa chính trị ở đây", Chủ tịch phái đoàn Trung Quốc của Nghị viện EU Reinhard Bütikofer nói.

Căng thẳng chính trị cũng tác động xấu đến các cuộc đàm phán về hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn. Châu Âu yêu cầu mở cửa thị trường Trung Quốc rộng hơn nữa, ví dụ, cho các nhà sản xuất xe ô tô Châu Âu, nhà cung cấp dịch vụ tài chính và các công ty công nghệ sinh học. Ngoài ra, họ khăng khăng đòi hỏi rằng chính quyền không được gây bất lợi cho các công ty nước ngoài so với các công ty nhà nước và công ty tư nhân của Trung Quốc ; và Trung Quốc đáp ứng các tiêu chuẩn cao về bảo vệ môi trường và công nhân.

Tranh cãi về chính sách khí hậu

Chỉ khi Bắc Kinh đáp ứng những yêu cầu này, các quốc gia thành viên EU mới đồng ý với một hiệp định đầu tư : "Thỏa thuận xấu không phải là một lựa chọn", Đại sứ Đức tại EU Michael Clauss nói với tờ "South China Morning Post".

Norbert Röttgen, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Liên bang Đức nhấn mạnh : "Một hiệp định đầu tư chỉ có ý nghĩa đối với EU nếu các công ty Châu Âu được tiếp cận tốt hơn với thị trường Trung Quốc". Châu Âu chỉ có thể hình thành mối quan hệ với Trung Quốc bằng "sức mạnh có tính cách xây dựng" của mình.

Cho đến nay, Tập chưa sẵn sàng cho các cải cách cần thiết. Tuần trước trong một lá thư gửi Phó Chủ tịch Ủy ban EU Valdis Dombrovskis, Phó Thủ tướng Lưu Hạc nói rằng "một bước đột phá" trong các cuộc đàm phán là có thể xảy ra trước kỳ nghỉ mùa hè.

Tuy nhiên, cho đến nay, Châu Âu vẫn chưa thể thấy rằng giới lãnh đạo Trung Quốc sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của họ : "Các khái niệm như có đi có lại và cạnh tranh công bằng rõ ràng là khó dịch sang tiếng Trung", một nhà ngoại giao cấp cao của EU nói.

Phía EU lập luận rằng thị trường của họ mở cửa cho các nhà đầu tư Trung Quốc rộng hơn rất nhiều so với chiều ngược lại. Do đó, Bắc Kinh giờ đây cần phải đáp ứng phía Châu Âu.

Để tăng áp lực, EU đang đặt các "công cụ tra tấn" của riêng mình lên bàn : Ngoài các công cụ hiện có như thuế chống bán phá giá và kiểm soát đầu tư, Ủy ban EU còn muốn bổ sung thêm các công cụ nhằm chống lại bao cấp quy mô của Trung Quốc cho ngành công nghiệp của mình. "Nếu chúng ta không thể đạt được thỏa thuận về các nguyên tắc chung, thì chúng tôi sẽ phải hành động đơn phương", nữ quan chức EU cảnh báo.

Châu Âu cũng không hài lòng với Trung Quốc về bảo vệ khí hậu. Bà Leyen và ông Michel muốn thúc giục đối tác của họ đầu tư vào việc hiện đại hóa nền kinh tế sau đại dịch và cải thiện các cam kết của họ về thỏa thuận bảo vệ khí hậu Paris.

Mặc dù Bắc Kinh hỗ trợ năng lượng tái tạo và ô tô điện với số tiền lớn, nhưng chính quyền địa phương đang đầu tư ngày càng nhiều vào năng lượng than có hại cho khí hậu. Năm 2019 giấy phép thành lập các nhà máy nhiệt điện than được cấp nhiều hơn.

Theo tường thuật của báo chí truyền thông, chính phủ Trung Quốc đã phê duyệt gần 10 gigawatt nhà máy nhiệt điện than trong quý đầu tiên năm 2020 – gần tương đương với những gì đã được phê duyệt cho cả năm ngoái. Do đó, ông Bütikofer cảnh báo : "Trung Quốc đang đi theo một hướng khác so với chúng ta".

Hiếu Bá Linh (biên dịch)

Nguồn : Thoibao.de, 23/06/2020

Published in Diễn đàn

Lần đầu tiên trong 3 năm trở lại đây, ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ cùng lúc tuần tra ở Thái Bình Dương. Cùng với đó là oanh tạc cơ B-1B và máy bay trinh sát không người lái Global Hawk cũng được huy động để làm nhiệm vụ trong khu vực. Sự xuất hiện của dàn lực lượng hùng hậu cả không quân và hải quân Mỹ mang tính chất răn đe đã làm Trung Quốc vô cùng tức tối.

my1

Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt rời đảo Guam ngày 04/6 sau khi kiểm soát được dịch bệnh Covid-19

Hải quân Mỹ công bố hai chiếc tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Theodore Roosevelt đang tuần tra ở vùng biển miền tây Thái Bình Dương, trong lúc chiếc USS Nimitz cùng với hải đội hộ tống - rời cảng San Diego ở California ngày 08/06 và đã có mặt ở phía đông.

Ý định phô trương uy lực của Hải quân Mỹ được thấy rõ qua việc Bộ Quốc phòng không ngần ngại công bố hình ảnh về hoạt động của các nhóm tàu sân bay. Mạng Twitter của Hải Quân Mỹ đã liên tục đưa tin và đăng ảnh về các cuộc tập huấn của hai chiếc Theodore Roosevelt và Ronald Reagan trên Biển Philippines. Bộ Quốc Phòng Mỹ cũng công bố hình ảnh về hoạt động của tàu sân bay Nimitz ở Thái Bình Dương.

Như vậy 3 trong tổng số 7 hàng không mẫu hạm đang hoạt động của Mỹ hiện tập trung ở Thái Bình Dương. 4 chiếc còn lại đang cập cảng để bảo dưỡng.

Thực tế, tàu Roosevelt mới trở lại hoạt động từ ngày 04/6 sau khi trải qua nhiều tuần lễ neo tại cảng ở đảo Guam do virus corona chủng mới lây lan trên tàu trong tháng 3, khiến hơn 1.000 trong tổng số 4.900 thành viên thủy thủ đoàn nhiễm bệnh. Carlos Sardiello, hạm trưởng tàu USS Theodore Roosevelt, nói trong một tuyên bố :

"Chúng tôi đã cho tàu Theodore Roosevelt trở lại hoạt động trên biển như một biểu tượng của hy vọng và cảm hứng, cũng là cơ sở sức mạnh quốc gia".

Tàu Reagan đã trở lại hoạt động từ cuối tháng 5, sau khi các thành viên thủy thủ đoàn bị đặt trong diện hạn chế đi lại tại cảng nhà ở Nhật Bản để đảm bảo không còn ca nhiễm Covid-19.

Số lượng hàng không mẫu hạm Mỹ cùng hiện diện ở một khu vực nhất định luôn bị giới hạn, do các tàu được luân phiên bảo dưỡng, huấn luyện hoặc tuần tra ở những vùng biển khác nhau.

Việc triển khai cùng lúc ba nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tại Châu Á - Thái Bình Dương được coi là động thái bất thường. Giới chuyên gia cho rằng nó thể hiện thông điệp răn đe được Washington gửi tới Bắc Kinh trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng xung quanh nguồn gốc của virus gây đại dịch cũng như cách ứng phó Covid-19 của Bắc Kinh, việc Quốc hội Trung Quốc thông qua dự luật an ninh Hồng Kông và các động thái quân sự hóa đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép trên Biển Đông..

Chuẩn Đô đốc Stephen Koehler, chỉ huy chiến dịch thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawaii, nói :

"Các tàu sân bay cùng các nhóm tác chiến tàu sân bay rõ ràng là một biểu tượng cho sức mạnh hải quân Mỹ. Tôi thực sự hào hứng khi chúng tôi đang có ba chiếc ở thời điểm hiện tại".

Dù không nói rõ mục tiêu của việc triển khai, nhưng Chuẩn Đô đốc Koehler ghi nhận tình trạng Trung Quốc đang quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông, bố trí trên đó các tên lửa và hệ thống tác chiến điện tử, trong bối cảnh các hoạt động của Mỹ cùng các đồng minh và đối tác có dấu hiệu chưa ngăn chặn được tham vọng của Bắc Kinh.

Không chỉ nhằm phô diễn sức mạnh của quân đội Mỹ và răn đe Trung Quốc, Mỹ còn muốn phá vỡ hoàn toàn luận điệu xuyên tạc của Bắc Kinh gần đây khi tuyên truyền rằng Hải quân Mỹ đã bị virus corona đánh gục.

Chuyên gia Collin Koh, thuộc Viện Nghiên Cứu Quốc Phòng và Chiến Lược tại Singapore, nhận định : Sự hiện diện các tàu sân bay Mỹ trên biển Châu Á đã "đi ngược lại với điều mà Trung Quốc mô tả là Mỹ bị áp lực khó khăn ở Thái Bình Dương".

Bonnie Glaser, Giám đốc Dự án Sức mạnh Trung Quốc ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, nhận định :

"Truyền thông Trung Quốc cho rằng khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ đang suy giảm mạnh vì Covid-19. Dường như đợt triển khai này là thông điệp của Mỹ nhằm cảnh báo Trung Quốc đừng tính toán sai lầm".

Với việc mỗi tàu mang theo hơn 60 máy bay thì đây là đợt triển khai hàng không mẫu hạm lớn nhất mà Mỹ thực hiện ở Thái Bình Dương kể từ năm 2017 - thời điểm căng thẳng với Triều Tiên do vấn đề hạt nhân.

Cách đây 3 năm, Hải quân Mỹ đã triển khai đồng thời ba hàng không mẫu hạm tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thực hiện chuyến thăm Đông Bắc Á và Đông Nam Á vào thượng tuần tháng 11/2017 với hồ sơ hạt nhân và tên lửa Bắc Triều Tiên nổi bật trong chương trình nghị sự. Hành động phô trương uy lực này được coi là một lời cảnh báo mạnh mẽ của Washington nhắm vào Bình Nhưỡng.

Bình luận về việc phô trương uy lực lần này, Chuẩn đô đốc Koehler cho biết hàng chục tàu chiến đã làm nhiệm vụ trên Thái Bình Dương từ lâu, nhưng việc triển khai đồng thời ba nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ nhấn mạnh cam kết của Washington với khu vực. Ông nói :

"Khả năng hiện diện quân sự một cách mạnh mẽ là một phần của cuộc cạnh tranh. Tôi luôn nói với cấp dưới của mình rằng các bạn phải hiện diện để chiến thắng khi các bạn đang ở trong một cuộc tranh đua".

Quan chức Hải quân Mỹ cho rằng Mỹ sẽ không duy trì hiện diện cùng lúc của ba tàu sân bay ở Châu Á - Thái Bình Dương trong dài hạn, nhưng điều này cho thấy năng lực của Washington. "Đó là điều chúng tôi có thể làm nếu muốn", ông nói thêm.

Mỹ không chỉ gây sức ép với Trung Quốc ở trên biển mà còn gia tăng thị uy trên không bằng cách cho oanh tạc cơ hiện đại B-1B Lancer và trinh sát cơ không người lái Global Hawk RQ-4 đến hoạt động ở Biển Đông và các khu vực khác tại Thái Bình Dương.

my2

Trinh sát cơ không người lái RQ-4 Global Hawk hạ cánh xuống căn cứ Yokota, Nhật Bản, ngày 30/5

Theo tin được kênh truyền hình Mỹ Fox News tiết lộ hôm 10/06 vừa qua, Không quân Mỹ đã xác nhận việc sử dụng một phi đội máy bay ném bom B-1B trú đóng trên đảo Guam để hỗ trợ cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, trong các nhiệm vụ trên Biển Đông.

Bên cạnh đó, phi cơ do thám hiện đại không người lái Global Hawk RQ-4 cũng được vận chuyển tới căn cứ không quân Yokota tại Nhật Bản nhằm tăng cường hơn nữa hoạt động của Mỹ trong khu vực.

Theo các chuyên gia, quân đội Mỹ đã tăng cường hoạt động trong khu vực để sẵn sàng đối phó với các động thái của Trung Quốc ở cả Biển Đông lẫn vùng eo biển Đài Loan, nơi đồng minh của Mỹ đang gặp sức ép nặng nề từ Bắc Kinh.

Tuần trước, một chiếc máy bay vận tải C-40 của hải quân Mỹ đã bay qua đảo Đài Loan để tới Thái Lan, được hải quân Mỹ mô tả như một chuyến bay logistics thường lệ. Chiếc máy bay này được điều hướng bay qua Đài Loan bởi trạm điều khiển không lưu của Đài Loan.

Vào ngày 4/6, hải quân Mỹ cũng đã cử một tàu khu trục tên lửa dẫn đường băng qua eo biển Đài Loan, ngăn cách hòn đảo này với Trung Quốc đại lục.

Trung Quốc chắc chắn không thể im lặng trước màn phô diễn sức mạnh hoành tráng của Mỹ.

Hôm chủ nhật vừa qua, tờ Thời báo Hoàn cầu - cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Trung Quốc - nói rằng các tàu sân bay trên của Mỹ có thể đe dọa các binh sĩ của họ ở Biển Đông.

Thời báo Hoàn cầu dẫn lời của Lý Kiệt (Li Jie), chuyên gia hàng hải ở Bắc Kinh cho rằng :

"Bằng việc tập hợp các tàu sân bay này, Mỹ đang cố thể hiện trước khu vực và thậm chí cả thế giới rằng họ vẫn duy trì lực lượng hải quân mạnh nhất, và họ có thể đi vào Biển Đông và đe dọa binh sĩ Trung Quốc ở Tây Sa và Nam Sa (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam), cùng lúc cho tàu thuyền bằng qua các vùng biển lân cận để Mỹ có thể thực hiện chính sách bá quyền".

Bài viết trên cũng được đăng tải trên website bản tiếng Anh của quân đội Trung Quốc đồng thời nhấn mạnh về các loại vũ khí mà quân đội nước này sẵn có và cho biết Bắc Kinh có thể tổ chức các cuộc tập trận để đáp trả phía Mỹ và phô diễn sức mạnh quân sự.

Bài viết có đoạn : "Trung Quốc sở hữu nhiều vũ khí diệt hàng không mẫu hạm như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26".

Theo ông Trương Tuấn Xã (Zhang Junshe), một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu quân sự hải quân Trung Quốc, lần gần nhất hải quân Mỹ đưa cả 3 nhóm tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương là vào năm 2017. Dù hoạt động điều động này mang tính bất thường, nhưng nó không phải là chưa từng xảy ra nên cũng không thể gọi là diễn biến hoàn toàn mới.

Đáng nói, theo ông Trương, sự xuất hiện cùng lúc của 3 nhóm tác chiến tàu sân bay đang chứng tỏ Mỹ mất đi sự tự tin. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, dường như Mỹ lo ngại thế giới nghi ngờ về năng lực quân sự. Do đó, hải quân Mỹ quyết định điều động cùng lúc các nhóm tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương để phô trương sức mạnh, đồng thời khẳng định với các quốc gia khác rằng, năng lực chiến đấu của hải quân Mỹ không hề bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.

Song ông Trương cho rằng trên thực tế, năng lực chiến đấu của các tàu sân bay Mỹ đang bị ảnh hưởng từ dịch bệnh. Bởi một số binh sĩ mắc Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn hồi phục và chưa thể trở lại vị trí làm việc trên tàu. Theo đó, chuyên gia Trung Quốc nhận định Mỹ chỉ đang tâng bốc về sức mạnh hải quân. Nói cách khác, việc điều động các nhóm tác chiến tàu sân bay tới Tây Thái Bình Dương là không thật sự cần thiết, trong bối cảnh Mỹ vẫn đang gồng mình chống chọi với dịch Covid-19. Ngoài ra, Mỹ cũng phớt lờ việc công bố mức độ ảnh hưởng của dịch bệnh với lực lượng hải quân. Không loại trừ hoạt động triển khai cùng lúc 3 nhóm tác chiến tàu sân bay dường như chỉ là đảm bảo vị thế an ninh của Mỹ trước hai đối thủ là Nga và Trung Quốc.

Cũng theo ông Trương, khi mà Mỹ đang tìm mọi cách để khôi phục nền kinh tế bị tác động tiêu cực từ dịch bệnh, quân đội trở thành trụ cột để Mỹ cạnh tranh với các quốc gia khác.

Còn theo ông Ngụy Đông Húc (Wei Dongxu), một nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh, cả 3 nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ được điều động tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương đều không xuất hiện gần Trung Quốc bởi hành động này có thể gửi đi tín hiệu cực kỳ nguy hiểm và làm khuấy động căng thẳng trong khu vực.

Tuy nhiên, ông Ngụy cũng đặt ra khả năng hải quân Mỹ có thể điều một nhóm tác chiến tàu sân bay hoạt động gần Trung Quốc. Cụ thể, một nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ có mặt gần Trung Quốc, trong khi hai nhóm còn lại có thể hoạt động ở những vùng lân cận. Thông qua đó, Mỹ có thể để các nhóm tàu sân bay thường xuyên hiện diện gần cửa ngõ của Trung Quốc.

Cũng theo ông Ngụy, phi đội máy bay hoạt động trên các nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ hiện giữ vai trò ngăn chặn. Nói cách khác, Mỹ sẽ để các nhóm tàu sân bay hoạt động ở xa, trong khi sử dụng các tiêm kích đa nhiệm Boeing F/A-18E/F Super Hornet hay tiêm kích tàng hình F-35C để phô trương sức mạnh.

Do đó, để đối phó với Mỹ, Trung Quốc có thể phát triển các hệ thống cảnh báo tích hợp cả trên không, trên biển và trên đất liền. Điển hình, Trung Quốc có thể sử dụng các máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm làm nhiệm vụ tuần tra. Khi phát hiện hành động khiêu khích từ Mỹ hoặc các tiêm kích Mỹ lại gần không phận Trung Quốc, quân đội Trung Quốc có thể điều động thêm các chiến đấu cơ hiện đại lên đường đánh chặn.

Tuy nhiên, việc Mỹ sử dụng thêm các tiêm kích tàng hình F-35C là không thể loại bỏ. Do đó, Trung Quốc sẽ cần các công nghệ hiện đại hơn để phát hiện và theo dõi như radar chống tàng hình. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang sở hữu hàng loạt vũ khí được cho là "sát thủ diệt tàu sân bay" như tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D và DF-26.

Trung Kiên

Nguồn : Thoibao.de, 19/06/2020

Published in Diễn đàn

Tuy Trung Quốc đã ngăn chặn được đại dịch virus corona, nhưng phải trả cái giá khổng lồ : kinh tế đi xuống thảm hại và thất nghiệp tăng cao. Theo nhận định của thông tín viên Les Echos tại Bắc Kinh, trong một đất nước hầu như không có bảo hiểm thất nghiệp, cuộc khủng hoảng này là thách thức chính cho Đảng cộng sản Trung Quốc khi "khế ước xã hội" bị đe dọa.

bom1

Một trung tâm giới thiệu việc làm ở ngoại ô Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 13/05/2020. © Reuters/Tingshu Wang

Tác giả mở đầu bài viết hôm nay 15/06/2020 bằng hình ảnh một người đàn ông 52 tuổi ngồi trên vỉa hè một đại lộ ở ngoại ô Bắc Kinh, chiếc túi đồ nghề đã phai màu lỉnh kỉnh những đồ nghề xây dựng như búa, bay thợ hồ… Ông cho biết mỗi ngày từ 5 giờ sáng đã có mặt, nhưng hiếm ai thuê. Mùa hè năm ngoái, ông rời Hắc Long Giang đến Bắc Kinh thử thời vận, nghĩ rằng sẽ dễ sống hơn ở quê. Xung quanh ông là nhiều người lao động nhập cư khác.

Hàng trăm "mingong" (dân công, tức lao động ngoại tỉnh) tụ tập tại đây từ tờ mờ sáng, chờ chực những người đến tìm nhân công giá rẻ. Một người lao động từ Hà Bắc thổ lộ : "Tôi đến chợ này từ bảy năm qua. Hồi trước nhiều việc lắm, có thể dễ dàng được nhận vào làm ở nhà máy hay công trường xây dựng. Giờ đây các xưởng đóng cửa hoặc sa thải công nhân. Và vì có nhiều người tìm việc, nên tiền lương nay thấp hơn trước, tôi vất vả hơn nhiều để kiếm tiền gởi về cho vợ con".

Số người thất nghiệp tại Hoa lục lên đến 70 triệu

Là mắt xích cần thiết cho phép lạ kinh tế Trung Quốc từ 30 năm qua, số 290 triệu lao động nhập cư - đã từ bỏ miền quê lên thành thị kiếm sống, ngày nay là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, bởi cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội chưa từng thấy do đại dịch gây ra.

Sau khi sụt mất 6,8% trong quý I, một điều chưa bao giờ xảy ra kể từ khi Cách mạng văn hóa kết thúc năm 1976, nền kinh tế Trung Quốc chậm chạp ngoi dậy. Tiêu thụ nội địa giảm sút, các công ty xuất khẩu không tìm được khách hàng do thế giới bị tê liệt vì con virus xuất phát từ Vũ Hán. Kết quả là thất nghiệp bùng nổ, trong một đất nước hầu như không có phúc lợi xã hội.

Theo số liệu chính thức thì tỉ lệ thất nghiệp là 6% vào tháng Tư, so với tháng 12/2019 là 5,2%, tức 4 triệu việc làm bị mất đi. Nhưng con số này chỉ là một phần sự thật. Kinh tế gia độc lập Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou) ở Bắc Kinh giải thích : "Điều tra chính thức không tính đến lao động nhập cư lẫn tình trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những người hành nghề độc lập". Trong khi chính các cửa tiệm nhỏ, cửa hàng bán sỉ, nhà hàng, khách sạn – những lãnh vực cần đến nhiều lao động phổ thông – đã đóng cửa, đôi khi vĩnh viễn, nhân viên phải thất nghiệp ngồi nhà.

Cuối tháng Tư, một nghiên cứu của công ty môi giới chứng khoán Trung Thái (Zhongtai Securities) ở Sơn Đông ước lượng tỉ lệ thất nghiệp thực sự tại Trung Quốc là 20,5%, tức 70 triệu người không công ăn việc làm. Bản báo cáo này nhanh chóng bị rút khỏi internet, và giám đốc nghiên cứu của công ty bị trừng phạt. Zhang Lin, nhà quan sát kinh tế Trung Quốc nhận định : "Do không có thống kê khả tín, tốt nhất nên nhìn vào những nhà buôn ở xung quanh bạn đã phải đóng cửa".

Ác mộng của lao động nhập cư

Tuy mỗi chuyên gia có đánh giá khác nhau, nhưng tất cả đều đồng ý ở một điểm : tác động xã hội của đại dịch vô cùng lớn. Các nhà phân tích của UBS ước tính từ 70 đến 80 triệu người Trung Quốc đã bị mất việc, hoặc không thể làm việc vào cuối tháng Ba, nhiều tuần lễ sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ. Trong một báo cáo mới đây, bà Uông Đào (Tao Wang) cho biết "Thị trường lao động được cải thiện với các hoạt động được tái lập, nhưng áp lực vẫn đè nặng".

Số người không có việc làm sụt xuống còn 33 đến 40 triệu vào đầu tháng Năm, nhưng lại có một mối đe dọa khác : "Có khả năng là đến 10 triệu nhân công sẽ bị sa thải trong những tháng tới, ở các lãnh vực liên quan đến xuất khẩu của Trung Quốc, vì suy thoái toàn cầu và căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Đến cuối năm nay, rất có thể khoảng mấy chục triệu người vẫn bị thất nghiệp" - theo cảnh báo của Ernan Cui, nhà kinh tế thuộc Gavekal Dragonomics.

Tác động kinh tế của các biện pháp phong tỏa trên thế giới là rất lớn, và Trung Quốc không phải ngoại lệ. Nhưng Ernan Cui lo ngại vì "mạng lưới an sinh xã hội Trung Quốc không dự kiến đền bù khi thất nghiệp đại trà". Hệ thống bảo hiểm thất nghiệp không hề thích ứng : trợ cấp ít ỏi và chỉ dành cho một số rất ít người bị mất việc.

Chưa đầy phân nửa dân số hoạt động ở đô thị (200 triệu người) được hưởng bảo hiểm này, còn lao động nhập cư chưa đến 1/5. Do không có hộ khẩu thành phố, họ bị loại ra ngoài tất cả các chính sách xã hội (giáo dục, việc làm nhà nước, y tế…). Người lao động quê Hồ Bắc ở chợ Cao Lệ Dinh (Gao Li Ying) kể trên cho biết chưa hề ký hợp đồng lao động, chưa bao giờ nghe nói đến bảo hiểm thất nghiệp.

Trợ cấp thất nghiệp tối thiểu

Chỉ có 2,3 triệu người Trung Quốc nhận được trợ cấp trong quý I, theo số liệu chính thức. Một con số hết sức thấp, cho dù số lượng người thất nghiệp rất lớn. Và dù được trợ cấp, số tiền này không thấm vào đâu so với thu nhập bị mất đi, vì được tính theo lương tối thiểu, vốn không tăng bao nhiêu kể từ năm 1994.

Theo Nicholas R.Lardy và Tianlei Huang, thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (PIIE) : "Trợ cấp trong quý I/2020 là 1.350 nhân dân tệ (190 euro) cho mỗi người thất nghiệp trong một tháng, chỉ bằng 20 đến 30% lương trung bình của các công ty công và tư ở thành thị".

Cuộc khủng hoảng xã hội này rơi vào thời điểm bất lợi nhất cho tổng bí thư Tập Cận Bình, một năm trước khi kỷ niệm 100 thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc. Đây cũng là năm mà chế độ Bắc Kinh đã ấn định mục tiêu xóa hẳn đói nghèo và tăng gấp đôi GDP so với năm 2010.

Trước quả bom nổ chậm là tình trạng thất nghiệp hàng loạt, giờ đây mọi tuyên bố của Bắc Kinh đều tập trung vào công ăn việc làm, lần đầu tiên từ 30 năm qua bỏ rơi mục tiêu hàng đầu là tăng trưởng. Việc làm nay đứng đầu trong "sáu ổn định" mà nhà nước muốn bảo đảm, đặc biệt đối với lao động nhập cư và sinh viên mới tốt nghiệp, vào lúc 8,7 triệu sinh viên chuẩn bị gia nhập thị trường lao động. Thủ tướng Lý Khắc Cường mới đây tuyên bố trước 3.000 đại biểu Quốc hội, phải dùng mọi phương tiện và tập trung mọi nỗ lực để tạo ra công ăn việc làm.

Chế độ bị lung lay

Mục tiêu này vừa là chính trị vừa là kinh tế. Cuộc khủng hoảng đã tạo ra thách thức chính trị chủ chốt cho chế độ cộng sản Bắc Kinh, đe dọa cắt đứt "khế ước xã hội" dựa trên sự ngoan ngoãn về chính trị để đối lấy việc làm giàu.

Giáo sư Trần Đạo Ngân (Chen Daoyin), nhà phân tích độc lập ở Thượng Hải nhận xét : "Bảo đảm việc làm là bảo vệ người dân nhưng đồng thời cũng bảo vệ giới cầm quyền. Một khi việc làm được duy trì và nhu cầu thực phẩm thiết yếu được giải quyết, thì sự ổn định của chế độ không bị đe dọa".

Với gần 200 vụ đình công kể từ đầu năm nay, so với trên 700 vụ cùng kỳ năm ngoái, theo tổ chức phi chính phủ China Labour Bulletin, người lao động Trung Quốc ít xuống đường hơn trước. Eric Sautedé, phụ trách Châu Á của Planet Labor giải thích : "Sợ dịch bệnh, bị phong tỏa, chính quyền tăng cường kiểm soát, nên các phong trào xã hội khó có điều kiện diễn ra, nhưng điều này không có nghĩa là không có khủng hoảng xã hội". Tuy nhiên sự phẫn nộ, bất bình được bộc lộ qua các phương tiện khác, chủ yếu trên các mạng xã hội, khó thể định lượng được.

Trong khi nhu cầu thế giới sụt giảm mạnh, ổn định việc làm và hạn chế sa thải cũng là cách tốt nhất để tái thúc đẩy tiêu dùng nội địa, mà từ nay tăng trưởng của Trung Quốc phải dựa vào phần lớn. Lần đầu tiên từ khi Đặng Tiểu Bình mở cửa Hoa lục, thu nhập thực của các hộ gia đình giảm đi 3,5% trong quý I, và chi cho tiêu thụ giảm 12,5%.

Tái thúc đẩy việc làm

Giảm thuế để đổi lấy việc không sa thải, trợ cấp khi tuyển dụng lao động nhập cư, tăng tuyển mộ sinh viên mới ra trường vào quân ngũ, tạo điều kiện cho người bán hàng rong…Bắc Kinh không ngừng tìm cách tái thúc đẩy công ăn việc làm. Nhưng thử thách là khổng lồ, khi một số lãnh vực khó thể vực dậy, và các nhà máy không có đơn đặt hàng.

Trước đại dịch, tăng trưởng của Trung Quốc cũng đã chậm lại, tạo ra ít việc làm. Ý thức được những khó khăn, chính quyền chỉ ấn định mục tiêu là tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị khoảng 6%.

Dù vậy, không ít người lao động nhập cư đã trở về quê. Đối với họ, những khu "chợ người" như Cao Lệ Dinh ở Bắc Kinh đã trở thành quá khứ.

Thụy My

Nguồn : RFI, 15/06/2020

Published in Diễn đàn
samedi, 13 juin 2020 22:19

Trung Quốc đã đi quá xa ?

Trong khi các nước láng giềng đang bị phân tâm bởi đại dịch coronavirus, Tập Cận Bình đang tìm cách tạo lợi thế cho Trung Quốc, cụ thể là gần đây đã mở nhiều mặt trận trong chiến dịch để biến Trung Quốc thành cường quốc hàng đầu thế giới - từ mặt trận Hồng Kông, Đài Loan đến Biển Đông, biển Nhật Bản và biên giới Himalaya.

xi0

Tập Cận Bình duyệt quân danh dự lực lượng hải quân Trung Quốc - Ảnh minh họa 

Đại dịch tê liệt toàn cầu đã tạo cơ hội cho Tập hành động để hiện thực hóa "giấc mơ Trung Hoa" vào năm 2049 của chế độ cộng sản Trung Quốc. Tập đã nói trong một bài phát biểu tại một trường đại học nước này vào tháng 4 rằng "những bước tiến vĩ đại trong lịch sử luôn luôn xuất hiện từ chảo lửa trong những thảm họa lớn".

Điều này có thể giải thích tại sao Trung Quốc đã tìm cách tận dụng tối đa đại dịch coronavirus. Từ việc phá vỡ cam kết ràng buộc của Bắc Kinh đối với quyền tự trị của Hồng Kông và cố gắng quấy nhiễu vùng biển ngoài khơi quần đảo Senkaku do Nhật Bản kiểm soát đến cuộc chiến biên giới với Ấn Độ bằng cách xâm phạm lãnh thổ của nước này.

Hành động của Tập đang cố làm để chuyển sự chú ý từ sự vô trách nhiệm của Trung Quốc về việc lan rộng toàn cầu của Covid-19-19 sang mối đe dọa của chế độ độc tài tới an ninh thế giới. Nhưng sự tham lam vô độ này cũng sẽ làm tăng nguy cơ Trung Quốc dẫn đến sự suy tàn và sụp đổ, giống như cách mà Liên Xô tan rã, như cách gọi sử gia Paul Kennedy "sự vói tay quá đà của đế quốc" (imperial overstretch).

Chủ nghĩa bành trướng của Tập đã tìm cách lập lại toàn cầu hóa theo các điều khoản của Trung Quốc. Minh họa rõ nhất qua dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative - BRI), nhằm mục đích đổi mới trật tự kinh tế và chính trị toàn cầu bằng cách đưa hàng trăm tỷ đô la vào các dự án ở nước ngoài khi Trung Quốc vẫn cần vượt qua tình trạng nghèo đói và kém phát triển ở trong nước.

Đây là một dự án đế quốc tìm cách lôi kéo các quốc gia tuyệt vọng đầu tư cơ sở hạ tầng vào quỹ đạo chiến lược của Trung Quốc. Nhưng thay vì "sự thịnh vượng chung" mà Tập hứa hẹn, BRI đã và đang buộc các quốc gia dễ bị tổn thương vào trong các bẫy nợ xói mòn chủ quyền. Khó khăn về kinh tế gia tăng trong đại dịch khiến các nước đối tác khó trả nợ hơn.

Việc Bắc Kinh từ chối hỗ trợ các quốc gia đối tác đang đối mặt với phá sản càng làm nổi bật ý đồ trong các hoạt động cho vay có chủ đích. Bằng cách gây ra sự tức giận hoặc phẫn nộ, cách tiếp cận cứng rắn có nguy cơ làm suy yếu hình ảnh quốc tế của Trung Quốc và tạo ra một sự phản kháng chống lại các chính sách mới của họ.

Dưới thời Tập, mối quan hệ của Trung Quốc với siêu cường nước đã hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế thần kỳ của họ là Hoa Kỳ, đã nhường chỗ cho sự thù địch, và một cuộc chiến tranh lạnh. Với Ấn Độ, Tập dường như rất muốn bắt đầu cuộc xung đột lớn tiếp theo của thế giới. Quan hệ và mối liên kết giữa Trung Quốc và Ấn Độ, chiếm hơn một phần ba dân số và hơn một phần năm nền kinh tế toàn cầu, có ảnh hưởng rất quan trọng đối với quan hệ quốc tế.

Cùng lúc đó, chính quyền Tập đã tăng cường nỗ lực biến các nguồn nước sông thiên nhiên thành vũ khí chính trị bằng cách xây dựng các đập thủy điện lớn ở biên giới Trung Quốc. Việc chặn dòng, xây dựng điên cuồng nơi thượng nguồn sông Mê Kông đang gây ra hạn hán tái diễn ở Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Trong khi Mao Trạch Đông phá hủy trật tự cũ và Đặng Tiểu Bình đặt nền móng cho một nền kinh tế Trung Quốc hiện đại, Tập quyết tâm biến Trung Quốc thành người chơi trung tâm trong quan hệ quốc tế. Tham vọng của Tập, cùng với sự sùng bái cá nhân có thể khiến Tập mù quáng trước những nguy cơ của cách tiếp cận là giàn trải nguồn lực của Trung Quốc ra nước ngoài trong khi nền kinh tế đang chậm lại và dân số trong độ tuổi lao động giảm.

Ngày nay, Trung Quốc vẫn là một cường quốc không có bạn bè, Không có bất kỳ đồng minh chiến lược hàng hải thực sự hoặc các đối tác an ninh đáng tin cậy. Và họ càng khó khăn hơn để có được những đồng minh chân chính.

Giống như thảm kịch hạt nhân Chernobyl năm 1986 - khúc dạo đầu cho sự sụp đổ của Liên Xô - đại dịch đã cho thấy một chế độ làm cho thảm họa tồi tệ hơn nhằm tìm cách che đậy sự thật về nó. Đại dịch coronavirus và cách hành xử của Tập trong đại dịch thì tham vọng tân-đế có lẽ cũng có kết cục như vậy.

Các nước đã đánh giá lại sự phụ thuộc kinh tế của họ vào Bắc Kinh và tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc. Ví dụ với quỹ 2,2 tỷ đô la của Nhật Bản để giúp định hình lại sản xuất. Hoa Kỳ đã mở đường cho các lệnh trừng phạt đối với các quan chức và công ty Trung Quốc.

Trong khi các cường quốc khác vẫn đang vật lộn với đại dịch và một nước Mỹ vật lộn với biểu tình và và đại dịch ngày càng gia tăng, Tập có thể có những hành động quyết liệt hơn. Tuy nhiên, rất có thể mọi sự sẽ vượt tầm kiểm soát của Tập điều này sẽ khiến Trung Quốc phải trả giá đắt trong khi tạo ra một môi trường quốc tế thù địch.

Brahma Chellaney

Nguyên tác : China risks imperial overstretch with post-pandemic aggression, Nikkei Asian Review, 10 June 2020

Dien Vu lược dịch

Nguồn : Viet-studies, 12/06/2020

Published in Diễn đàn

Tại sao Trung Quốc phá vỡ trật tự thế giới khi có thể chiếm lĩnh trật tự đó ?

tratu1

Trung Quốc đang ở giữa một trận chiến khốc liệt để vãn hồi danh tiếng của mình

Bắc Kinh bị chỉ trích trong vấn đề đại dịch và quyết định kiểm soát Hồng Kông, do đó các quan chức của nước này đang phải chữa cháy. Cách tiếp cận của họ gồm hai phần. Đầu tiên, nêu bật thành công trong việc chống lại virus corona và che giấu những sai lầm ban đầu. Thứ hai, tấn công những ai tìm cách làm hỏng hình ảnh Trung Quốc.

Tập Cận Bình trao quyền trận chiến này cho cấp dưới của mình. Khi Hoa Kỳ chùn bước và thế giới lâm vào khủng hoảng, Tập Cận Bình bận bịu với một chiến dịch lớn hơn : tiếp quản các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới và Liên Hợp Quốc,…

Kế hoạch có một tiêu đề lành tính và vô hại – "Cộng đồng với một tương lai chung cho nhân loại" lần đầu tiên được đề xuất bởi Tập Cận Bình vào năm 2013 và trình bày với Liên Hợp Quốc hai năm sau đó, khái niệm này xoay quanh tầm quan trọng của tham vấn và đối thoại, bao gồm và đồng thuận, hợp tác cùng có lợi và chia sẻ lợi ích. Tóm lại là hoàn toàn mơ hồ. Kế hoạch không chứa bất kỳ hành động cụ thể và không có cái nhìn hữu hình về trật tự thế giới mới.

Trái với suy đoán, Trung Quốc luôn nói rằng họ không tìm cách phá vỡ trật tự thế giới. Chúng ta phải lắng nghe họ. Tại sao Trung Quốc lại bận tâm phá vỡ trật tự thế giới khi họ có thể chiếm lĩnh lấy nó ?

Xét cho cùng, Trung Quốc là phía hưởng lợi lớn nhất của toàn cầu hóa. Bắc Kinh đã sử dụng một cách có hệ thống các thể chế đa phương do phương Tây lãnh đạo, như Tổ chức Thương mại Thế giới, để thúc đẩy lợi ích và ảnh hưởng của nước này. Mặc dù Trung Quốc tiếp tục nỗ lực để tăng cường kiểm soát Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế, nhưng Bắc Kinh có trong tay quyền lãnh đạo của bốn cơ quan chủ chốt của Liên Hợp Quốc, nơi đặt ra các quy tắc và tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc là Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới chẳng hạn.

Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi Trung Quốc hiện là nhà đóng góp tài chính lớn thứ hai cho Liên Hợp Quốc : họ đã liên tục tăng cường ảnh hưởng của mình trong các tổ chức quốc tế trong nhiều năm.

Khác xa với việc mở một chiến trường mới, kế hoạch của Trung Quốc là chiến đấu trên vùng lãnh thổ quen thuộc. Thông điệp của nước này với thế giới rất đơn giản : Trung Quốc sẵn sàng tiếp quản, trong khi Hoa Kỳ đang thoái lui các trách nhiệm toàn cầu.

Đối với một thế giới kiệt quệ và nghèo nàn bởi đại dịch, đây là một đề xuất hấp dẫn. Hiếm khi ai nghĩ về tầm quan trọng của Bắc Kinh đối với trật tự thế giới. Phát triển và ổn định (không phải tham vọng lãnh đạo của Trung Quốc), là ưu tiên của hầu hết các quốc gia.

Có những lý do tốt để đánh cược trận này. Đại dịch có thể đã bộc lộ những thiếu sót trong hệ thống Trung Quốc, nhưng nó cũng đã bộc lộ nhiều thiếu sót ở phương Tây.

Hoa Kỳ và Châu Âu, từng gánh nặng với những thách thức chính trị và xã hội, đang đấu tranh để chống lại một loại virus mà họ không được chuẩn bị. Các thể chế toàn cầu mà họ tạo ra và nuôi dưỡng sau Thế chiến II không có định hướng. Phần còn lại của thế giới đã phải làm hết sức mình.

Trung Quốc vấp ngã khi bắt đầu đại dịch, đó là sự thật. Nhưng phương Tây dường như đang mất đi nền tảng đạo đức. Vào thời điểm Hoa Kỳ đang ngưỡng đầu bầu cử Tổng thống, Trung Quốc hy vọng sẽ lấy lại được niềm tin của thế giới.

Thật khó để duy trì sự lạc quan khi đối mặt với một triển vọng (Trung Quốc làm ông chủ thế giới) như vậy.

Thế giới cần một sự cân bằng – vào lúc này, không có quốc gia nào ngoài Hoa Kỳ có thể cân được điều này. Ở mức độ thực tế, sự lãnh đạo của Hoa Kỳ rất là cần thiết. Nhưng xa hơn nữa, thế giới cần sự lãnh đạo của Hoa Kỳ để nhắc nhở rằng tôn trọng tự do và phẩm giá con người là con đường tốt nhất cho một tương lai chung cho nhân loại.

Mô hình Bắc Kinh – nơi một nhà nước độc đảng thúc đẩy mạnh mẽ cải thiện kinh tế so với lựa chọn chính trị tự do – có vẻ hấp dẫn đối với một số người. Nhưng nó không thể được áp dụng rộng rãi. Nền văn hóa và lịch sử của Trung Quốc khiến phương pháp chỉ có thể hoạt động ở đó. Dân chủ, mặt khác, dựa trên các nguyên tắc phổ quát có thể được tuân theo ở mọi nơi, bởi mọi người.

"Ngồi tốt trong thuyền đánh cá", một câu nói nổi tiếng của Trung Quốc nói, sẽ "bất chấp gió to và sóng lớn". Chúng ta có thể yên tâm rằng Trung Quốc có ý định vượt qua cơn bão.

Và nếu phương Tây không thể lấy lại niềm tin vào sức mạnh dân chủ phổ quát – từ Ấn Độ đến Indonesia, từ Ghana đến Uruguay – thì Trung Quốc có thể chinh lĩnh cả thế giới.

Vijay Gokhale

Nguyên tác : View : China doesn’t want a new world order. It wants this one, The Economic Times, 06/06/2020

Anh Khoa dịch

Nguồn : VNTB, 11/06/2020

Vijay Gokhale là cựu đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc.

Published in Diễn đàn

Liệu họ có thể tin tưởng vào một quốc gia ban đầu đã tìm cách che giấu dịch Covid-19 để rồi khiến nó lan ra toàn cầu hay không ?

china0

Sau Covid 19, liệu Tập Cận Bình có đủ khả năng đưa Trung Quốc lên thay thế cường quốc tài chính Hoa Kỳ ?

Ngay cả khi thế giới vẫn đang đóng cửa, Vịnh Đồng La - trung tâm bán lẻ của Hong Kong, nơi thực hiện việc phong tỏa từ sớm - đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn chưa hoàn toàn bình thường. Chi nhánh của Ngân hàng công thương Trung Quốc (ICBC) tại Hong Kong, một biểu tượng cho sức ảnh hưởng của Bắc Kinh, vẫn chưa dỡ bỏ rào chắn. Các nhà quản lý chi nhánh ICBC này lo ngại rằng những người biểu tình được tự do sau nhiều tuần bị cách ly, có thể lại nhắm mục tiêu vào ngân hàng này. Điều này thể hiện rõ sự căng thẳng trong các tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Hệ thống chính trị của Trung Quốc có thể nhanh chóng áp chế các vấn đề bằng cách huy động mọi nguồn lực nhằm theo đuổi một mục tiêu. Nhưng điều đó cũng tạo ra các cuộc khủng hoảng và khiến chúng trở nên sục sôi.

Niềm tin là thứ gắn kết hệ thống tài chính lại với nhau. Cần thuyết phục chứ không phải hăm dọa các thành phần tham gia nền kinh tế. Nhưng giống như nhiều nhà quan sát Trung Quốc trong các lĩnh vực khác, họ vẫn cảm thấy vừa kinh sợ trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, vừa nghi ngờ liệu Trung Quốc có quan tâm đến lợi ích chung hay không. Ông Jan Dehn, một nhà quản lý quỹ thuộc Tập đoàn Ashmore, nói : "Mọi người nghĩ nó giống như Ngôi sao Tử thần trong ‘Chiến tranh giữa các vì sao’. Chính cái thứ đồ sộ, bí hiểm xuất hiện trên bầu trời này có khả năng hủy diệt tất cả chúng ta". Liệu họ có thể tin tưởng vào một quốc gia ban đầu đã tìm cách che giấu dịch Covid-19 để rồi khiến nó lan ra toàn cầu hay không ?

Sẽ khó có thể ngăn chặn được sự tách rời một phần trong hệ thống tài chính của thế giới. Kinh tế là thứ vũ khí rẻ và hầu như không đòi hỏi phải được chấp thuận, vì vậy đây tiếp tục là lựa chọn yêu thích của Tổng thống Mỹ các nhiệm kỳ. Họ nắm quyền càng lâu thì càng tăng cường sử dụng các vũ khí đó. Cho đến gần đây, may mắn là những điều này chưa gây ra vấn đề thực sự, nhưng Trung Quốc, với nền kinh tế có khả năng sớm vượt qua nền kinh tế Mỹ, có đủ sức mạnh để tạo ra các thị trường và chuẩn mực thay thế. Và Trung Quốc đang tập trung lôi kéo thế giới các nước đang phát triển, những nước ít trung thành hơn với các cấu trúc phương Tây nên có thể giúp Trung Quốc dễ tách rời hơn.

Những người theo chủ nghĩa hoài nghi không tin việc một quốc gia vừa có thặng dư tài khoản vãng lai, vừa kiểm soát vốn chặt chẽ lại có thể đem lại cho thế giới một đồng tiền dự trữ. Nhưng thặng dư của Trung Quốc đã giảm mạnh sau khi đạt đỉnh vào năm 2007. Thâm hụt có thể sẽ trở thành điều bình thường. Dân số đang già đi của Trung Quốc sẽ tiết kiệm ít hơn. Bắc Kinh muốn tăng cường tiêu dùng nội địa nhằm thúc đẩy nhập khẩu. Và các nền kinh tế phương Tây trì trệ đồng nghĩa với việc xuất khẩu chậm chạp. Morgan Stanley ước tính rằng trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2030, mỗi năm, Trung Quốc sẽ cần 210 tỷ USD dòng vốn ròng nước ngoài đổ vào để bù đắp khoản thiếu hụt này.

Đến lượt mình, điều đó sẽ thúc đẩy Trung Quốc tự do hóa hơn nữa các thị trường tài chính của họ. Việc nới lỏng điều tiết trên diện rộng là bất khả thi, nhưng các bước nhằm tăng tính thanh khoản, như cơ sở hạ tầng thị trường tốt hơn và giá cả công bằng hơn, sẽ giúp cho việc tự do hóa các thị trường tài chính. Và các biện pháp kiểm soát vốn của Trung Quốc vốn đang được nới lỏng. Những người có tài khoản tiết kiệm ở trong nước vẫn bị kiềm chế, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài cho biết họ không gặp khó khăn trong việc rút tiền ra, ngay cả trong thời điểm thị trường hỗn loạn. Các nhà quản lý quỹ dự trữ thấy được giá trị của việc ổn định tiền tệ mà các biện pháp kiểm soát hạn chế mang lại. Vì vậy, đồng nhân dân tệ có thể không cần phải có khả năng hoán đổi đầy đủ để trở nên được ưa thích. Vào đúng thời điểm, các nhà lãnh đạo đảng ở Bắc Kinh có thể quyết định điều đó, đặc biệt là nếu đã thu hút đủ các nhà đầu tư dài hạn để cảm thấy thoải mái.

Một hệ thống tài chính đa dạng hơn sẽ đem lại nhiều lợi ích. Việc dựa vào một loại tiền tệ thống trị duy nhất có nguy cơ đẩy thế giới vào tình trạng cạn kiệt tiền mặt trong thời kỳ khủng hoảng. Thanh toán xuyên biên giới hiệu quả hơn sẽ làm giảm chi phí.

Tách rời hay đảo ngược toàn cầu hóa ?

Cũng có những thay đổi đáng khích lệ trong cách Trung Quốc kết nối với hệ thống tài chính thế giới. Trung Quốc đã trở thành chủ nợ lớn thứ ba thế giới, tăng từ vị trí thứ 16 vào năm 2005. Và mặc dù cho đến tận năm 2016, dự trữ ngoại hối là loại hình đầu tư lớn nhất của Trung Quốc ở nước ngoài, nhưng tài sản đầu tư tư nhân nước ngoài của Trung Quốc, giá trị 4.200 tỷ USD, hiện đã vượt hơn hẳn dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng trung ương Trung Quốc. Đây là một cách sử dụng đồng tiền hiệu quả hơn. Việc Trung Quốc mở cửa ngành tài chính sẽ cho phép các khoản tiết kiệm của nước này được phân bổ tốt hơn. Sự phát triển của thị trường tài chính Trung Quốc đem lại cho các nhà đầu tư quốc tế nhiều lựa chọn hơn. Chưa đến mức gây ra phản ứng quá thái của Washington, sự tách rời về tài chính không nhất thiết đồng nghĩa với việc đảo ngược toàn cầu hóa hoàn toàn.

Tuy nhiên, điều đó dẫn đến 3 nguy cơ. Thứ nhất là nó đẩy nhanh quá trình chia tách thành nhiều khu vực thị trường tài chính thù địch lẫn nhau, một vấn đề vốn đã bắt đầu diễn ra cách đây một thập kỷ. Hầu hết các quốc gia đã phản ứng trước cuộc khủng hoảng tài chính bằng cách ban hành các quy định mới. Nhiều quy định đã khiến hệ thống tài chính trở nên an toàn hơn. Tuy nhiên, dường như các cơ quan giám sát đôi khi bị thôi thúc bởi mong muốn khôi phục quyền kiểm soát ở địa phương hơn là thúc đẩy khả năng phục hồi toàn cầu. Tình trạng cục bộ như vậy buộc các ngân hàng toàn cầu phải thành lập các công ty con, thuộc sự giám sát của các nhà quản lý địa phương, thay vì chỉ mở các chi nhánh. Đặc quyền ngoại giao khiến các ngân hàng nước ngoài phải thực hiện nhiều nghĩa vụ ở nhiều cấp độ khác nhau.

Các thị trường tách biệt hơn có thể giúp ngăn chặn sự lây lan trong các cuộc khủng hoảng. Nhưng chúng cũng ngăn cản các tổ chức tài chính đa dạng hóa danh mục đầu tư, điều khiến họ không thể phân tán rủi ro. Theo Jose Viñals của Ngân hàng Standard Chartered (Anh), những thị trường tách biệt này "khóa chặt" các khoản tiết kiệm dư thừa, cản trở việc đầu tư số tiền này vào những nơi thiếu hụt.

Những căng thẳng địa chính trị đã đẩy mạnh khuynh hướng đó. Covid-19, đại dịch vốn khiến các nước dồn tâm trí và tiền bạc về trong nước nhiều hơn, có thể là một cú hích nữa cho khuynh hướng này. Cái giá của nó không hề rẻ. Một cuộc khảo sát năm 2018 cho thấy sự chia tách đã khiến GDP toàn cầu giảm gần 1%. Các chính sách bắt buộc các công ty phải phân bổ lại dữ liệu của mình bên trong biên giới của một quốc gia, vốn đã tồn tại ở Trung Quốc, Ấn Độ và một số quốc gia khác, có thể làm suy giảm các lợi ích của việc số hóa và khiến các thị trường phân mảnh hơn trong tương lai.

Các quy định cục bộ hóa cũng có thể ngăn chặn việc chia sẻ dữ liệu vì các mục đích quản lý rủi ro, dẫn đến nguy cơ thứ hai : một hệ thống bị sụp đổ sẽ trở nên kém an toàn hơn. Các liên kết phức tạp giữa các ngân hàng và các công ty công nghệ tài chính sẽ cung cấp nhiều điểm thâm nhập hơn cho những kẻ lừa đảo trên mạng. Những bên phụ thuộc đang xây dựng dựa trên các nút mạng không được kiểm soát và kém hiểu biết, tạo cơ hội cho các sự cố mang tính hệ thống.

Rủi ro thứ ba, và cũng là rủi ro lớn nhất, nằm ở việc dựa vào một bộ máy có hai nhà lãnh đạo nhưng lại không có một nhà lãnh đạo bác ái. Bất chấp các khủng hoảng, hệ thống đồng USD cho phép tăng trưởng được duy trì trong hàng thập kỷ. Tuy nhiên, Mỹ đôi khi tỏ ra ít quan tâm đến lợi ích chung hơn là lợi nhuận có thể thu được từ vai trò chi phối hệ thống tài chính của mình. Tháng 8/2019, một số nhà lập pháp Mỹ đã ủng hộ một dự luật lưỡng đảng đề xuất rằng Ngân hàng dự trữ Liên bang (FED) đánh thuế dòng vốn nước ngoài đổ vào nhằm giúp hạ giá đồng USD. Những hành động như vậy cho thấy sự đồng thuận ở Washington về những đánh đổi đi kèm với việc trở thành bá chủ tài chính đang ngày một phai mờ.

Ngược lại, Trung Quốc nói rằng họ sẵn sàng nắm vai trò lãnh đạo. Trung Quốc phản ứng trước các cuộc tấn công của Washington bằng những lời đề nghị hợp tác. Mặc dù có tiềm lực rất lớn nhưng các ngân hàng Trung Quốc lại tỏ ra ngần ngại trong việc tìm cách mua các đối thủ ở Châu Âu. Tuy nhiên, cũng như trong kinh doanh, trong ngoại giao và hầu hết các lĩnh vực có sự hiện diện rõ ràng của Trung Quốc, những nghi ngờ vẫn tồn tại. Trung Quốc đang mở cửa các thị trường của mình, nhưng những người mới tham gia không chắc rằng liệu các quy định bất thành văn có cản trở họ hay không. Chế độ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thu hồi tài sản thế chấp nếu các công ty vỡ nợ chưa được kiểm chứng.

Nếu không được giải quyết, những nghi ngờ đó có thể giới hạn ảnh hưởng tài chính của Bắc Kinh trong phạm vi là một hệ thống vệ tinh, vì nhiều người tham gia thị trường chọn gắn bó với những nơi họ biết chắc rủi ro có thể nằm ở đâu. Thế giới đó sẽ không tối ưu theo nhiều cách. Hệ thống tài chính Trung Quốc sẽ bị hạn chế tiếp xúc với hệ thống đồng USD, gây cản trở các dòng vốn. Khi cảm thấy lo ngại hơn về Trung Quốc, Mỹ có lẽ sẽ tìm cách kéo cấu trúc hiện tại nghiêng về phía có lợi hơn cho mình.

Có một con đường khác. Trung Quốc có thể chọn trấn an cộng đồng tài chính rằng họ sẽ không tìm cách che giấu sự thật khi xuất hiện các vấn đề trong hệ thống này và rằng họ sẽ hành động kịp thời, tất nhiên là tuân thủ các quy định thường được chấp nhận để giải quyết các vấn đề đó. Trung Quốc phải thể hiện rằng họ sẵn sàng tôn trọng quyền của những người đã chọn tin vào Trung Quốc, ngay cả khi chúng đi ngược lại với các lợi ích của nước này. Các thể chế do phương Tây lãnh đạo có thể giúp đỡ bằng cách công nhận vị thế mà Trung Quốc có được. Rồi sẽ đến lúc giới tài chính tiếp xúc với các tài sản và hệ thống của Trung Quốc phát hiện ra rằng chúng không chỉ đem lại lợi nhuận tốt, mà còn giữ được lời hứa.

Theo nhiều đánh giá, Mỹ đang trở thành một phần nhỏ bé hơn bao giờ hết của nền kinh tế toàn cầu. Định luật vạn vật hấp dẫn cho rằng khả năng Mỹ trở thành ông chủ ngân hàng trung ương duy nhất của thế giới sớm hay muộn cũng sẽ giảm đi và Trung Quốc sẽ lấp đầy một phần của khoảng trống này. Sẽ tốt hơn nhiều khi hai cường quốc này cùng tồn tại và hợp tác một cách hòa bình thay vì tự co cụm lại trong thế giới không hoàn chỉnh của chính mình.

The Economist

Nguyên tác : "Can China be trusted to be a responsible financial power ?", The Economist, 07/05/2020.

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 09/06/2020

Published in Diễn đàn