Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nhà hoạt động Trần Thị Nga bị tuyên 9 năm tù (RFA, 25/07/2017)

Nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga vào ngày 25 tháng 7 bị tòa án tỉnh Hà Nam tuyên 9 năm tù giam và 5 năm quản chế với cáo buộc ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam’ theo các mục a,b,c khoản 1 Điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Tuyên truyền chống Nhà nước, Trần Thị Nga, xuyên tạc, điều 88 bộ luật Hình sự

Bà Trần Thị Nga trong phiên tòa ngày 25/07/2017. Ảnh : Báo Nhân dân

Một trong 3 luật sư tham gia bào chữa cho nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga tại phiên sơ thẩm trong ngày 25 tháng 7 là luật sư Hà Huy Sơn, sau khi kết thúc vụ xử cho Đài Á Châu Tự Do biết về diễn tiến trong ngày tại tòa :

“Phiên tòa hôm nay các quan điều tra cho rằng nhưng clip có nội dung tuyên truyền chống nhà nước. Chị Nga ở tòa không thừa nhận những chứng cứ đó và các luật sư chúng tôi cho rằng những chứng cứ thu thập không đúng theo trình tự pháp luật của Việt Nam, nên chúng tôi yêu cầu tòa trả tự do vô tội, nhưng cuối cùng tòa không chấp nhận và tuyên bản án như vậy (9 năm tù, 5 năm quản chế). Tại tòa tôi không nghe chị Nga nói kháng cáo nhưng tôi nghĩ với tinh thần tòa hôm nay chị sẽ kháng cáo bản án này. Tôi thấy trong phiên tòa không có ai là người của gia đình cả chỉ có công an và những người do tòa triệu tập tới”

Những cáo buộc được nêu tại phiên xử trong ngày 25 tháng 7 đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga là đưa lên mạng những bài viết và băng hình video tố cáo nhà nước cộng sản vi phạm nhân quyền, kêu gọi đa nguyên- đa đảng, bãi bỏ Điều 4 Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam qui định sự lãnh đạo toàn diện của đảng cộng sản.

Phiên xử sơ thẩm nhà hoạt động Trần Thị Nga được thông báo công khai ; tuy nhiên tương tự những phiên xử giới bất đồng chính kiến lâu nay, không ai được vào dự tòa.

Một số nhà hoạt động là thân hữu của bà Trần Thị Nga đến Hà Nam với mục đích tham dự phiên tòa nhưng đều phải ở ngoài. Nhà hoạt động Lã Việt Dũng từ Hà Nội đến Hà Nam tham dự trình bày lại :

“ Khi mọi người đến đề nghị được tham dự phiên tòa công khai, đã có rất nhiều cảnh sát công an đứng dầy đặc trong sân của tòa án họ lấy cớ trong tòa đã kín người, bọn anh đề nghị bắc loa ra ngoài để nghe và tất nhiên là bị từ chối lúc đầu họ cũng để đứng đó một cách bình thường, nhưng sau đó họ lấy cớ gây rối bất trật tự bọn họ đuổi bọn anh ra khỏi vỉa hè đấy, lúc đấy mọi người cũng đồng ý và tiến về vỉa hè đối diện với tòa và ngồi ở đấy. Bước tiếp theo họ cho xe đến bật máy nổ khói bụi ầm ĩ mịt mù để bọn anh không thể ngồi đấy được, nhưng mọi người vẫn kiên trì. Buổi chiều khi mọi người định quay lại chỗ đó thì họ đã giăng giây kín mít không cho ngồi đó nữa”

Nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga, 40 tuổi, hiện có hai con nhỏ, bị bắt vào ngày 21 tháng giêng năm nay, ngay trước tết âm lịch Đinh Dậu.

Bà là người được biết đến với tinh thần cương quyết, trực diện đấu tranh với lực lượng công an, an ninh, chính quyền trong các lần đi đòi hỏi quyền lợi chính đáng của công dân, chống bất công, cường quyền…

Bản thân là một công nhân xuất khẩu lao động sang làm việc tại Đài Loan, bị ngược đại, thương tích nên bà thấu hiểu hoàn cảnh của những người lao động xa xứ. Sau khi về nước bà tham gia giúp đỡ cho những trường hợp bị lừa xuất khẩu lao động.

Tiếp đó bà tham gia các hoạt động chính trị, xã hội như biểu tình chống Trung Quốc gây hấn với Việt Nam, hỗ trợ cho các nhà hoạt động khác, cũng như giúp đỡ những thành phần dân chúng phải khiếu kiện vì đất đai bị cưỡng chế phi pháp, lên tiếng về thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa gây nên tại khu vực biển miền Trung…

Bà Trần Thị Nga từng bị những thành phần mặc thường phục hành hung đến thương tích vào giữa năm 2014. Nhà của bà ở Phủ Lý, Hà Nam thường xuyên bị canh giữ, bị ném chất dơ…

Bà Trần Thị Nga là thành viên của một số tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam gồm Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Hội Bầu bí Tương Thân…

Phiên tòa sơ thẩm xử nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga diễn ra không bao lâu sau phiên xử một nhà hoạt động nữ khác ở Việt Nam là blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Bà này cũng là một người mẹ đơn thân có hai con nhỏ bị tòa án tỉnh Khánh Hòa vào ngày 29 tháng 6 tuyên án 10 năm tù giam.

Vào ngày 24 tháng 7, Cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh Nghệ An tiến hành bắt giữ ông Lê Đình Lượng 52 tuổi khi đang đi trên đường đến địa bàn thị xã Hoàng Mai nhân dịp cùng một thân hữu khác đến thăm người vợ của tù nhân Nguyễn Văn Oai.

Cáo buộc được đưa ra trong một thông cáo báo chí nói rằng là ông Lê Đình Lượng có hành vi hoạt động lật đổ nhà nước theo điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Hình thức bắt giữ ông Lê Đình Lượng bị nhiều người hiểu luật cho là không theo đúng qui định của luật pháp Việt Nam.

Việt Nam mở cửa cải cách kinh tế cách đây 3 thập niên và trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh tại Châu Á ; tuy nhiên chính quyền do đảng cộng sản lãnh đạo hầu như bất dung mọi tiếng nói bất đồng. RFA tiếng Việt

https://youtu.be/zOPR-YQ_JCM

*******************

Thêm nhà hoạt động bị bắt với cáo buộc lật đổ (RFA, 24/07/2017)

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng, tức facebooker Lỗ Ngọc, bị Cơ quan An Ninh Điều Tra Công an tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp vào chiều ngày 24 tháng 7. Cáo buộc được đưa ra là có hành vi ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền’.

Résultat de recherche d'images pour "Thêm nhà hoạt động bị bắt với cáo buộc lật đổ (RFA, 24/07/2017)"

Nhà hoạt động Lê Đình Lượng -  Courtesy Facebook lo.ngoc.135

Theo thân nhân ông Lê Đình Lượng, 52 tuổi, quê xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An thì cơ quan chức năng tiến hành bắt cóc và sau đó đưa ra cáo buộc như vừa nêu.

Con dâu ông Lê Đình Lượng vào tối ngày 24 tháng 7 nói với Đài Á Châu Tự Do là ông này bị bắt bởi những người mặc thường phục khi đang lưu thông tại khu vực Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

Còn báo Nghệ An thì đưa tin Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Nghệ An căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ thu thập được thì những hoạt động của ông Lê Đình Lượng vi phạm qui định tại Điều 79 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Bản thân ông Lê Đình Lượng là một cựu chiến binh tham gia cuộc chiến Biên giới Phía Bắc. Trong thời gian gần đây, ông lên tiếng đấu tranh đòi hỏi môi trường biển sạch và bồi thường thỏa đáng cho người dân tại khu vực miền Trung, sau khi Formosa xả thải hóa chất độc hại ra biển khiến cá chết hằng loạt tác động nghiêm trọng đến sinh kế của nhiều người trong khu vực.

Ông Lê Đình Lượng cũng tích cực trong việc lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Công an tỉnh Nghệ An cho biết đang hoàn tất thủ tục, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam ông Lê Đình Lượng để phục vụ việc điều tra, truy tố, xét xử.

Đây là trường hợp bắt giữ mới nhất đối với những người hoạt động lên tiếng cho môi trường biển sạch, bồi thường thỏa đáng cho người dân chịu tác động bởi thảm họa mà nhà máy thép Formosa gây nên.

Hai trường hợp bị bắt và giam giữ đến nay là thanh niên Nguyễn Văn Hóa, nhà hoạt động Hoàng Bình.

Thanh tra thành phố Hà Nội ngày 25/7 chính thức thông báo kết luận toàn bộ đất sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là đất quốc phòng.

Đây là kết quả thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức.

Một người dân Đồng Tâm không muốn nêu tên cho biết người dân Đồng Tâm phản đối kết luận này :

Dân Đồng Tâm không đồng ý với kết luận của Thanh tra Thành phố Hà Nội. Dân Đồng Tâm sẽ gặp trực tiếp Thanh tra Thành phố Hà Nội để đối thoại. Hiện tại đang yêu cầu họ đối thoại.

Kết luận thanh tra nói là dựa vào nguồn gốc đất theo Quyết định ngày 14/4/1980 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định ngày 10/11/1981 của UBND tỉnh Hà Sơn Bình, Quyết định ngày 20/10/2014 của UBND Thành phố.

Cũng theo bản kết luận, từ năm 1981 đến nay, toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm do các đơn vị quốc phòng quản lý, sử dụng nhưng đã bộc lộ sự buông lỏng quản lý trong một thời gian dài. Cụ thể là việc tiếp tục để người dân sản xuất nông nghiệp khi hợp đồng canh tác đất hết hạn vào năm 2012.

Ngoài ra, các đơn vị quốc phòng chưa thực hiện di dời một số hộ dân sinh sống trên đất quốc phòng từ trước năm 1980, để các hộ lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng công trình trái phép.

Thanh tra Thành phố đề nghị UBND Thành phố Hà Nội có văn bản gửi Bộ Quốc phòng đề nghị chỉ đạo các đơn vị quốc phòng rà soát, và quản lý chặt chẽ đất quốc phòng, trong đó có diện tích 236,7 ha đất sân bay Miếu Môn.

Ngoài ra, Thanh tra Thành phố cũng đề nghị có biện pháp thu hồi ngay những diện tích đất quốc phòng đang cho thuê, cho mượn.

Sau khi kết luận thanh tra được công bố, cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, là một trong 4 người dân Đồng Tâm bị Công an Hà Nội bắt hôm 15/4 với cáo buộc có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” tại Đồng Tâm cho biết cụ và người dân Đồng Tâm không đồng tình với kết luận này.

Báo Dân Việt trích lời cụ Kình nói rằng cụ và nhiều người dân khác ở Đồng Tâm vẫn bảo lưu quan điểm đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 47,36 ha đã được cắm mốc giói rõ ràng, còn lại là đất nông nghiệp của người dân.

Cụ Kình cũng nói thêm là sau khi Hà Nội công bố dự thảo Kết luận thanh tra vào ngày 7/7 thì đến ngày 20.7 thành viên Tổ đồng thuận đã đến trực tiếp Thanh tra thành phố trao văn bản phản bác, đồng thời mong muốn xin một bản Dự thảo kết luận thanh tra nhưng Thanh tra Hà Nội cho biết “vì nguyên tắc nên không thể đáp ứng yêu cầu".

Cũng cần nói lại là vụ tranh chấp đất đai giữa người dân xã Đồng Tâm và chính quyền địa phương xảy ra đã nhiều năm nay nhưng đỉnh điểm là vào ngày 15 tháng 4 khi Công an Hà Nội bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm để điều tra vụ án “gây rối trật tự công cộng” mà thực tế là do tranh chấp đất đai.

Xô xát hôm ngày 15 tháng 4 cũng làm một dân làng là cụ Lê Đình Kình, đại diện dân làng trong vụ tranh chấp đất đai, bị thương phải nhập viện.

Phản ứng trước hành xử của những đơn vị chức năng, người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 người gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, công an và cảnh sát cơ động làm con tin. Đến ngày 22 tháng 5, đích thân Chủ tịch thành phố Hà Nội về đối thoại và viết cam kết, người dân mới thả hết toàn bộ con tin ra.

Ngày 7 tháng 7, dự thảo kết luận thanh tra được đưa ra, sang đến ngày 20 tháng 7, người dân Đồng Tâm có văn bản yêu cầu thanh tra lại.

https://youtu.be/TPkOafBU2eg

Published in Việt Nam

Phiên xử blogger Mẹ Nấm sẽ diễn ra vào ngày 29/6 (RFA, 17/06/2017)

Cập nhật thông tin về hai nhà hoạt động nữ đang bị giam giữ.

hr1 - Copie

Blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại công an tỉnh Khánh Hòa chiều ngày 10/10. Capture from video

Phiên xử blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa lên lịch vào ngày 29 tháng 6 tới đây. Tội danh mà cơ quan này nêu trong lịch xét xử đối với nhà hoạt động đang bị giam giữ là ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Nếu phiên xử diễn ra đúng như lịch mà Tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa công khai thì sau hơn 8 tháng bị giam giữ để điều tra về những cáo buộc liên quan, blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ra tòa để bị luận tội và nhận án.

Bà Nguyễn thị Tuyết Lan, thân mẫu của blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho Đài Á Châu Tự do biết đến thời điểm ngày 17 tháng 6 năm 2017 con gái của bà bị giam đúng 250 ngày mà bà không được cơ quan chức năng cho biết tin gì về người bị giam giữ, cũng như không cho thăm gặp.

Theo bà Nguyễn thi Tuyết Lan thì khi được luật sư Nguyễn Khả Thành, cho biết tin về lịch xử blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì bà thấy rằng như thế con gái bà vẫn còn sống.

Tin cho biết hai luật sư Nguyễn Hà Luân và Lê Văn Luân ở Hà Nội đã nhận được giấy chứng nhận bào chữa cho blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Trong khi đó hai luật sư thuộc Đoàn Phú Yên là Nguyễn Khả Thành và Võ An Đôn đến ngày 17 tháng 6 vẫn chưa nhận được giấy chứng nhận bào chữa theo như thư yêu cầu mà blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh gửi từ trại giam ra.

Xin được nhắc lại blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nhà hoạt động lên tiếng mạnh mẽ về nhiều vấn đề tại Việt Nam như chống Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa ; cổ xúy cho quyền con người ; chống nạn công an bạo hành, bảo vệ môi trường sạch…

Về trường hợp nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga hiện đang bị giam giữ ở Trại tạm giam Công an Tỉnh Hà Nam cũng với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam’ theo điều 88 Bộ Luật hình sự, thì luật sư được cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bà là Hà Huy Sơn vào ngày 17 tháng 6 có đơn đề nghị chuyển bà đến bệnh viện điều trị.

Đơn vừa nêu được làm sau ngày 16 tháng 6 khi luật sư có cuộc làm việc tại Trại tạm giam với thân chủ là bà Trần Thị Nga. Theo đó bà này bị hiện bị rách niêm mạc họng, suốt 20 ngày qua chỉ có thể ăn cháo khiến sức khỏe suy kiệt nhanh ; trong khi đó điều kiện y tế và thuốc men của Trại tạm giam không bảo đảm khiến bệnh tình của bà Trần Thị Nga ngày càng trầm trọng.

Bản thân bà Trần thị Nga đã hai lần đề nghị Ban Giám thị Trại tạm giam cho đi bệnh viện chữa trị nhưng không được chấp thuận.

Theo luật sư Hà Huy Sơn thì theo luật của Việt Nam hiện nay trại trạm giam phải có trách nhiệm đưa bà Trần Thị Nga đi bệnh viện điều trị.

Nhà hoạt động nữ Trần Thị Nga bị bắt vào ngày 21 tháng 1 năm 2017. Bà là người tích cực hoạt động giúp những lao động xuất khẩu bị lừa’ đặc biệt những công nhân Việt ở Đài Loan nơi bà từng sang lao động. Bà cũng tham gia hoạt động cổ xúy dân chủ- nhân quyền tại Việt Nam ; lên án bất công, tham nhũng, hủy hoại môi trường…

********************

Trấn áp vẫn theo chiều hướng gia tăng (RFA, 16/06/2017)

Kể từ sau Đại hội lần thứ 12 của Đảng cộng sản Việt Nam, thêm nhiều nhà hoạt động bị bắt giam như blogger Mẹ Nấm- Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, nhà hoạt động Trần Thị Nga, anh Hoàng Đức Bình, phóng viên tự do trẻ Nguyễn Văn Hóa…Bên cạnh đó, nhiều nhà hoạt động bị sách nhiễu trong cuộc sống thường ngày, một trong những trường hợp gần đây nhất là Luật sư Lê Quốc Quân bị chặn không cho ra khỏi nhà, sau khi anh đã có cuộc gặp với phái đoàn Thượng nghị sỹ Mỹ tới Hà Nội.

hr2 - Copie

Công an tỉnh Hà Nam đọc lệnh bắt chị Trần Thị Nga tại Hà Nội ngày 21 tháng 1 năm 2017 - citizen

Chia sẻ nhận định về những sự trấn áp sau Đại hội 12, Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, tình trạng này đang gia tăng :

"Hàng chục nhà hoạt động đã bị bắt và nhiều việc hành hung, thậm chí như cá nhân tôi từng xảy ra chuyện bị đe dọa hành hung rất côn đồ. Đối với tôi việc này chưa bao giờ xảy ra. Tôi khẳng định tình hình ngày càng căng thẳng và bắt bớ ngày càng gia tăng"

Anh Nguyễn Chí Tuyến - thành viên nhóm No-U Hà Nội, nạn nhân của một vụ hành hung sau các hoạt động tuần hành năm 2015 đánh giá, sự trấn áp đối với các nhà hoạt động trẻ thực sự đáng quan ngại :

"Khi ý thức người dân lên cao thì đương nhiên việc này không dễ chút nào cho những người cai trị, những người cầm quyền. Vốn dĩ họ vẫn hành xử như vậy từ xưa đến nay, do vậy họ vẫn tìm cách để dập tiếng nói đó và họ cố kéo dài tình trạng này."

Nhiều năm qua, cộng đồng quốc tế và chính phủ nhiều nước đã có sự hối thúc mạnh mẽ đối với chính quyền Việt Nam, buộc họ phải cải thiện hồ sơ nhân quyền, tôn trọng các quyền tự do về chính trị, xã hội của người dân, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu, mở rộng ngoại thương.

Nhiều nhà hoạt động quan ngại về sự gia tăng đàn áp trong thời gian sắp tới. Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, tính bạo lực sẽ gia tăng khi rơi vào tình trạng tận cùng :

"Vì Việt Nam là một nước đang hòa bình và rõ ràng chúng ta phải tận dụng cơ hội hòa bình này để phát triển đất nước. Chúng ta thực hiện một tinh thần ôn hòa, hòa hợp hòa giải dân tộc để phát triển kinh tế. Thay vì đó tôi vẫn thấy có một sự bức xúc và một sự xung đột đang gia tăng dần lên trong xã hội giữa việc sử dụng bạo lực, cường quyền, thậm chí chia rẽ lương-giáo, giữa người hoạt động với người bảo vệ chính quyền. Và tính bạo lực ngày càng gia tăng thì đó là điều rất đáng ngại."

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sức ép từ bên ngoài dường như không còn được như kỳ vọng. Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, có sự liên hệ giữa tình hình quốc tế với tình trạng trấn áp trong nước :

"Lịch sử trải qua những giai đoạn thăng trầm, tất yếu là có những đoạn lên, đoạn xuống, và những đoạn dẫn đến sự tột cùng của mâu thuẫn. Có thể vào những lúc đó thì sự bạo lực, sự hung hăng sẽ lên ngôi."

Anh Nguyễn Chí Tuyến cho rằng, vì mục đích duy trì quyền lực độc tôn càng lâu càng tốt, chính quyền sẽ vẫn gia tăng trấn áp :

"Họ sẽ nhằm vào bất cứ một người nào, đặc biệt là những người trẻ tuổi có tiếng nói ảnh hưởng nào đó. Họ đều tìm cách cô lập người đó bằng cách bắt bớ, tù đày, hoặc đánh đập, đe dọa, hoặc bao vây kinh tế."

Bạn trẻ Nguyễn Peng là nạn nhân của việc bắt giữ tuỳ tiện, đánh đập tại Buôn Mê Thuột vừa qua, nhưng bạn vẫn mong muốn lên tiếng cho một đất nước Việt Nam nhân quyền được tôn trọng :

"Bản thân tôi không bao giờ chùn bước. Tôi đã bị nhiều lần rồi nên những việc đó đối với tôi rất bình thường."

Con đường công lý và sự thật

hr3 - Copie

Nhà hoạt động Lê Mỹ Hạnh bị đồng bọn của Phan Sơn Tùng đánh đập tại Sài Gòn Citizen

Trong bối cảnh tình hình nhân quyền còn chưa được bảo đảm, các nhà hoạt động bị trấn áp, Luật sư Lê Quốc Quân cho rằng, giới đấu tranh cần kiên định con đường đã chọn :

"Cá nhân tôi luôn theo đuổi tinh thần ôn hoà, bất bạo động. Tôi cũng chia sẻ rằng mới đây công an đe dọa tôi, định đánh tôi, nắm cổ áo và dí nắm đấm vào người tôi. Tôi mỉm cười vì tôi thấy rằng sau những hành vi như vậy là những tâm hồn yếu đuối bởi vì nó không có công lý, sự thật. Còn khi chúng ta có công lý, sự thật, có con đường để đi tới, có một mục tiêu để theo đuổi trên cuộc đời này thì chúng ta hãy cứ bình an bước tới, theo đuổi đam mê, dấn thân và phụng sự. Chắc chắn dần dần rồi sẽ có kết quả."

Tuy dù chịu nhiều sự trấn áp, các nhà hoạt động vẫn trông đợi một sự thay đổi và cởi mở về mặt chính trị. Luật sư Lê Quốc Quân cho biết :

"Để chống lại sự đàn áp mà nhà cầm quyền đang tước đoạt các quyền công dân như vậy thì người dân phải có sự liên kết, chia sẻ và đồng cảm lẫn nhau, để cùng nhau phối hợp, hành động trong những lãnh vực và những khả năng có thể với nhau."Anh Nguyễn Chí Tuyến cho rằng, người dân cần hiểu về quyền của mình và thực hành các quyền đó trong thực tế, để làm tăng sức mạnh ý chí của từng cá nhân :

"Tôn trọng dân chủ, nhân quyền, thực hành quyền đa nguyên đa đảng, cải cách chính trị là những bước đi tôi nghĩ chính quyền nên lựa chọn và theo đuổi nó một cách nhất quán và mạnh mẽ hơn nữa."

Còn anh Nguyễn Chí Tuyến thì cho rằng :

"Các ông, các bà nên nhớ rằng thời đại đã thay đổi, đừng nên níu kéo quyền lực độc tôn mãi mãi như xưa nữa và cần thay đổi tư duy. Các ông, các bà cần trao lại quyền cho người dân vì người ta mới xây dựng được đất nước."

Con đường đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền tại những quốc gia độc đảng, quân phiệt lâu nay cho thấy đầy chông gai, thử thách và phải trả cả bằng ‘giá máu’ của những người tham gia. Tuy nhiên đó không phải là con đường vô vọng !

Published in Việt Nam

Vì tính chất cấp bách của bản Tuyên bố, ban đầu chúng tôi chỉ định lấy chữ ký và tổng hợp trong phạm vi chỉ một ngày, tính đến 24g00 ngày 22/01/2017 và thu được chữ ký của 502 cá nhân và 16 tổ chức, hội nhóm. 

tranthinga1

Dự thảo bản Tuyên bố khẩn cấp về việc bà Trần Thị Nga bị bắt giam được đưa ra lấy chữ ký ngày 21/01/2017, cũng là ngày Bà Trần Thị Nga bị bắt.

Tuy nhiên sau khi công bố, bản Tuyên bố tiếp tục được hưởng ứng.

Chữ ký đợt 2 từ 0g00 ngày 23/01/2017 đến 18g00 ngày 25/01/2017 gồm 243 cá nhân và 8 tổ chức hội nhóm 

(Hai đợt đầu chúng tôi đã bỏ đi một số trường hợp do trùng tên. Chúng tôi cũng bỏ ra ngoài danh sách Đảng Dân chủ Nhân dân theo yêu cầu của Bác sĩ  Lê Nguyên Sang)

Chữ ký đợt 3 (cập nhật hết ngày 31/01/2017) gồm 71 cá nhân và 6 hội nhóm 

Như vậy, tổng 3 đợt có 816 cá nhân và 30 tổ chức, hội nhóm xã hội dân sự ký tên.

Nay chúng tôi tổng hợp và chính thức công bố kết quả lấy chữ ký vào bản Tuyên bố. Danh sách được xếp theo thứ tự từ A đến Z để dễ tra cứu. Dưới đây là nguyên văn bản Tuyên bố chính thức.

TUYÊN BỐ KHẨN CẤP VỀ VIỆC BÀ TRẦN THỊ NGA BỊ BẮT GIAM 

Chúng tôi, những người ký tên dưới đây, 

Được biết Công an Việt Nam vừa bắt giam, khởi tố hình sự bà Trần Thị Nga lúc 8 giờ sáng ngày 21/01/2017, theo điều 88, Bộ Luật Hình sự : Tội tuyên truyền chống nhà nước". 

1. Chúng tôi nhận thức và nhận định rằng : 

a) Trong nhiều năm qua, bà Trần Thị Nga liên tục bị khủng bố dưới các hình thức canh giữ, đeo bám, ngăn cản quyền tự do đi lại, cướp tài sản… Bà từng nhiều lần bị xúc phạm nhân phẩm, bị đánh đập đến tàn phế. 

Là một phụ nữ can đảm, nhận thức việc làm của mình là đúng đắn nên bà Nga không hề nao núng, vẫn kiên định tranh đấu cho các quyền cơ bản của con người, vì một Việt Nam tự do, dân chủ, tiến bộ xã hội, văn minh, cường thịnh. 

b) Qua tìm hiểu chúng tôi thấy những việc bà Nga làm gồm : 

- Tư vấn pháp luật cho những người lao động ở Đài Loan biết để đòi quyền lợi chính đáng của mình ; 

- Tuyên truyền cho người dân về dân chủ, về quyền con người, các quyền của người dân được quy định tại Hiến pháp Việt Nam và Công ước của Liên Hiệp Quốc về các quyền dân sự, chính trị mà Việt Nam là thành viên ; bày tỏ cảm thông, đoàn kết, giúp đỡ người dân cùng khổ bị áp bức ; 

- Bày tỏ sự phẫn nộ, lên án hành động xâm lược, gây hấn của Trung Quốc đối với chủ quyền của Việt Nam ; 

- Bày tỏ sự phẫn nộ, lên án những hành vi chà đạp lên pháp luật, áp bức dân lành. 

Bà Nga chưa đưa ra một thông tin nào bịa đặt, xuyên tạc. 

Những hoạt động này của bà Trần Thị Nga hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam, thể hiện trách nhiệm của một công dân đối với đất nước, với xã hội, đúng đạo lý, không phải là tội. Tuy nhiên, việc làm của Bà Nga đã làm khó chịu cho những cá nhân và nhóm lợi ích vì quyền lợi ích kỷ của họ. 

c) Việc bắt bà Trần Thị Nga vào những ngày giáp Tết cổ truyền trong khi hoàn cảnh của bà một mình đang phải nuôi 2 con nhỏ là một việc làm phi đạo lý, trái pháp luật. 

2. Chúng tôi cảnh báo : 

- Việc bắt bà Trần Thị Nga sẽ gây nên làn sóng phản đối trong nước và quốc tế, làm tồi tệ thêm tình trạng nhân quyền ở Việt Nam. 

- Việc bắt giam bà Nga không thể làm nhụt chí những người có lương tri, tâm huyết và can đảm. Ngược lại, phong trào đòi tự do, dân chủ, nhân quyền, phản đối mọi sự khủng bố bạo ngược càng thêm mạnh mẽ. 

3. Chúng tôi yêu cầu : 

- Trả tự do cho bà Trần Thị Nga lập tức và vô điều kiện. 

- Chấm dứt mọi hành vi đánh đập, xúc phạm nhân phẩm bà Trần Thị Nga trong thời gian bà bị giam giữ, cũng như sau khi trả tự do cho Bà. 

Hà Nội, Việt Nam ngày 21/1/2017

Xem tên những cá nhân và những ổ chức hội nhóm xã hội dân sự ký tên

Published in Việt Nam
lundi, 23 janvier 2017 13:57

Thật xấu hổ !

Tôi đã không thể nuốt trôi miếng cơm vào cái buổi chiều ngày 22/01/2017.

Tôi vừa từ Paris về sau một cuộc gặp giữa những người hải ngoại tìm cách hưởng ứng lời kêu gọi Biểu tình ôn hòa toàn quốc bắt đầu từ tháng Ba năm 2017.

Chỉ vì cuộc họp này mà tôi chậm mở facebook và chậm ký tên vào danh sách những người ủng hộ lời kêu gọi của nhà báo Nguyễn Tường Thụy. Múi giờ Việt Nam lệch 6 tiếng với Pháp, và thời hạn ghi danh của Ban soạn thảo tới hết ngày 22/01/2017 đã khiến tôi không còn kịp ghi được tên của mình vào danh sách những người phản đối chính quyền cộng sản do vụ bắt người hoạt động bảo vệ nhân quyền, chị Trần Thị Nga, 8 giờ sáng ngày 21/01/2017, tại Nam Hà.

Tôi cảm thấy như mình có lỗi với chị Nga và hai cháu nhỏ Phú, Tài. Tôi uất ức với chính mình, oán mình thật vô dụng, ngay cả việc chỉ ký tên cũng không làm được.

Tôi căm thù những hành vi vô nhân đạo của chế độ cộng sản. Tôi ghê tởm những biện pháp mà nhà cầm quyền Việt Nam sử dụng để trấn áp con người không có vũ khí gì khác ngoài tiếng nói ôn hòa.

shame2

Chị Trần Thị Nga, với hai đứa con nhỏ

Trong khi chị Trần Thị Nga, với hai đứa con nhỏ, đã làm một cái Clip trước, sẵn sàng cho việc bị bắt và biết sẽ bị tra tấn dã man đến không còn minh mẫn, để phủ nhận trước những lời phát biểu sau khi bị bắt trái với những gì chị phát ngôn hôm nay khi tỉnh táo. Một người phụ nữ như vậy thật làm cho giới mày râu không dám ngẩng mặt.

Và ngay tại Việt Nam, tại 108/64A,  phường 5 , quận Phú Nhuận, Sài Gòn, Hoàng Văn Dũng công khai làm đơn gửi Bộ trưởng công an Tô Lâm xin đi tù thay chị Trần Thị Nga, "vì những gì chị Nga làm chính là những gì tôi đã làm và đang làm" và "nếu đơn của tôi không được chấp nhận, thì xin bắt tôi ngay lập tức". Thật xấu hổ cho những anh hùng đằng sau mặt nạ.

Nhạc sĩ Nguyễn Tuấn Khanh khi nghe chị Nga tâm sự "lúc đó, em chỉ nghĩ đến làm sao che được cho 2 đứa con. Chúng có đánh chết em cũng được nhưng em phải che cho Phú và Tài". Trên đường về, tôi tự hỏi mình rằng, nếu như tôi có mặt ở đó, chứng kiến tội ác, tôi sẽ làm gì?

Còn tôi, nhìn cho đúng cái lòng mình, hình như ngay cái câu hỏi này tôi cũng không có. Thật xấu hổ.

Ở Paris, tôi chỉ quen hò hét, tôi chỉ muốn mọi người biết lòng yêu nước của tôi bằng tiếng gào thét ầm ĩ, nhưng vô hình. Thậm chí ngay cả cái việc chỉ ghi tên tuổi của mình vào danh sách những người phản đối, tôi cũng từng đắn đo suy tính cho an toàn của tôi. Chưa bao giờ tôi dám lộ diện mình trong các buổi biểu tình công khai, không bao giờ để cho người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. Thật là xấu hổ.

Ở nước Pháp, tôi và những bạn bè chí hữu của tôi có đầy đủ sự che chắn của pháp luật nước sở tại, nhưng chúng tôi lại đang cố gắng bằng mọi cách che giấu thân phận của mình và yêu cầu người khác không làm lộ danh tính của mình. Chúng tôi bảo nhau làm như vậy là thí mạng, là hy sinh đồng đội. Trong cái  ngụy biện này có đủ mọi thứ tính toán. Đúng rồi, những người như mẹ con chị Trần Thị Nga không phải là đồng đội của chúng tôi.  Cách mạng sẽ thành công mà không cần biết tôi là ai. Thật là xấu hổ.

shame0

Thật là xấu hổ !

Phạm Thanh Nghiên, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Minh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga... tên những người phụ nữ này làm giới mày râu giật mình, xấu hổ.

Paris, 23/01/2017

Bùi Quang Vơm 

Published in Quan điểm

Không hề có sự sợ hãi (THDCĐN, 22/01/2017)

tran4

Sau này sẽ có những cuốn sách sử dùng tấm hình này để mô tả chân dung của đất nước Việt Nam hôm nay

Tấm hình này chắc chắn sẽ còn lại rất lâu trong trong ký ức nhiều người. Tôi không quen biết Trần Thị Nga, dù chỉ trên mạng, tôi chỉ nghe nói về chị Nga thôi nhưng tôi thấy tấm hình này tuyệt đẹp. Nó diễn tả một cách tuyệt vời bi kịch vô lý hiện nay của nước ta.

Nét mặt bình yên và đẹp của Nga trước cả một lực lượng công an hùng hậu nói lên rất nhiều.

. Nhưng có sự thách thức bạo lực, có vẻ buồn của một người mẹ trẻ sắp phải xa các con nhỏ và cũng có sự chua xót vì sự thụ động của một dân tộc.

Tôi tin rằng sau này sẽ có những cuốn sách sử dùng tấm hình này để mô tả chân dung của đất nước Việt Nam hôm nay.

Nguyễn Gia Kiểng

******************

Công an Việt Nam bắt giam dân oan Trần Thị Nga (RFI, 22/01/0017)

tran1

Bà Trần Thị Nga - bị Công An Việt Nam bắt giữ ngày 21/01/2017 - thường tham gia biểu tình chống Formosa gây ô nhiểm môi trường. Ảnh minh họa về cuộc biểu tình tại Hà Nội phản đối Formosa ngày 01/05/2016. REUTERS/Kham

Thêm một nhà ly khai Việt Nam bị công an bắt giam với tội "tuyên truyền chống nhà nước". Theo Reuters, bà Trần Thị Nga, ở Hà Nam, là nạn nhân mới nhất của chính sách trấn áp tiếng nói chỉ trích đang diễn ra tại Việt Nam.

Theo bản tin ngày 22/01/2017 của Reuters, thì trang mạng của công an tỉnh Hà Nam đưa tin đã bắt giam bà Trần Thị Nga, 39 tuổi vì sử dụng internet để phát tán băng hình và bài viết "tuyên truyền chống chính phủ xã hội chủ nghĩa".

Reuters cho biết thêm tin tức và hình ảnh bà Trần Thị Nga, vào ngày 21/01/2017, bị công an đến tận nhà bắt đi, và khởi tố đã được các thân hữu ghi lại và đưa lên mạng. Giới tranh đấu nhân quyền tố cáo chính quyền Việt Nam "bắt bớ tùy tiện và trả thù các nhân vật bất đồng chính kiến".

Không rõ công an đe dọa gì nhưng bà Trần Thị Nga trả lời "thế à… lúc đó không chừng xã hội đã thay đổi". Được biết bà Trần Thị Nga, có bốn con, đứa nhỏ nhất mới lên 4. Người phụ nữ này nhiều lần bị công an sách nhiễu đánh đập, câu lưu, ném đồ bẩn vào nhà. Bà thường tham gia biểu tình chống Formosa gây ô nhiểm môi trường, chống Trung Quốc sát hại ngư dân Việt Nam hoặc ủng hộ nông dân bị cướp đất.

Theo báo cáo của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, vào cuối năm 2015, ít nhất 130 tù nhân chính trị và lương tâm đang nằm trong các nhà giam tại Việt Nam. Cùng với blogger Mẹ Nấm, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ở Nha Trang, bà Trần Thị Nga là phụ nữ tranh đấu cho quyền tự do ngôn luận thứ hai bị bắt giam cho dù có con nhỏ.

Hiệp hội cựu tù nhân lương tâm Công Giáo báo động một thành viên tên Nguyễn Văn Oai bị công an xã Quỳnh Vinh, Nghệ An mai phục bắt cóc đêm 19/01. Một thanh niên khác 22 tuổi, tên Nguyễn Văn Hóa, thường đưa tin về các cuộc biểu tình của ngư dân nạn nhân của Formosa cũng bị "mất tích" từ hơn 10 ngày nay.

Cũng trong bối cảnh này, ngày 20/01/2017, Học Viện Cảnh Sát Việt Nam khánh thành tượng đài Felix Dzerzhinsky, người Ba Lan, trùm công an đầu tiên của Cộng Sản Liên Xô. Báo chí Ba Lan gọi nhân vật này là "tên đồ tể đỏ", chuyên trấn áp đối lập bằng biện pháp triệt để "trói tay hàng loạt và ném nạn nhân xuống biển".

Tú Anh

*************************

Bà Trần Thị Nga bị công an tỉnh Hà Nam bắt tạm giam (BBC, 22/01/2017)

Bas du formulaire

tran2

Bà Trần Thị Nga trong một cuộc biểu tình ở Hà Nội

Bà Trần Thị Nga bị công an tỉnh Hà Nam bắt tạm giam hôm 21/1 với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 88 Bộ luật hình sự.

Giới bất đồng chính kiến ở Việt Nam đã bày tỏ ủng hộ bà Nga trên trang Facebook sau vụ bắt giữ.

Theo thông tin trên mạng, bà Trần Thị Nga là một trong các nhà hoạt động thường xuyên tham gia biểu tình chống Trung Quốc, tuần hành vì môi trường, phản đối công ty Formosa trong thảm họa môi trường miền Trung, trợ giúp dân oan khiếu kiện.

Hôm 21/1, một nhà hoạt động, Thảo Teresa, nói với BBC khi đang trên đường đến nhà bà Nga ở Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.

"Một người hàng xóm gọi báo rằng bà Nga đã bị rất đông lực lượng công an bắt tại nhà ở Phủ Lý".

"Hiện người nhà Thúy Nga ở quê đã lên để đón hai đứa con nhỏ về chăm sóc".

Báo Công an Nhân dân đưa tin khi bị bắt, bà Nga, 40 tuổi, "đang truy cập mạng Internet đưa một số video, clip, bài viết tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".

Nhiều người trong giới bất đồng chính kiến đã lên Facebook bày tỏ ủng hộ bà Nga.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh viết : "Chị Nga cũng như những người phụ nữ Việt Nam khác đã dấn thân, trở thành người xây dựng nền móng công lý và sự thật trong xã hội".

Hai ông Bạch Hồng Quyền và Hoàng Dũng viết rằng họ đề nghị "xin đi tù" thay bà Nga.

Bắt giữ ở Nghệ An

Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Văn Oai, ra tù năm 2015 sau khi bị bắt vì Điều 79 Bộ luật hình sự, đã bị bắt trở lại.

tran3

Ông Nguyễn Văn Oai được ra tù hồi tháng Tám 2015

Bà Hồ Thị Châu, vợ của ông Nguyễn Văn Oai, nói với BBC rằng chồng bà bị bắt đêm 19/1 "trong lúc đang trên đường đi đánh cá về gần nhà".

"Chồng tôi chẳng làm điều gì sai mà chỉ làm những việc có ích cho xã hội, như việc anh ấy lên tiếng về việc ủy ban xã Quỳnh Vinh ở Nghệ An lạm thu nhiều khoản vô lý", bà Châu nói.

"Công an xã sau đó báo với gia đình rằng anh bị ghép hai tội danh Chống người thi hành công vụ và Chống lệnh quản chế".

"Nhưng anh ấy bị bắt lúc đang ở gần nhà chứ có phải ở bên ngoài địa phương đâu ?".

"Anh ấy vừa biết tin tôi mang thai hai ngày trước, còn bảo là ráng kiếm tiền đưa tôi đi khám thai".

Hôm 21/1, ông Nguyễn Xuân Doãn, trưởng công an xã Quỳnh Vinh xác nhận với BBC rằng ông Nguyễn Văn Oai "đã bị bắt" và "muốn gì thì hỏi cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Nghệ An".

Ông Nguyễn Văn Oai bị bắt năm 2011, và năm 2013 bị kết án 4 năm tù giam và 4 năm quản chế với cáo buộc "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", theo điều 79 Bộ luật hình sự.

Ông được ra tù hồi tháng Tám 2015.

************************

Một phụ nữ hoạt động cho nhân quyền và dân oan bị bắt giam (RFA, 21/01/2017)

ttn2

Bà Trần Thị Nga (áo đỏ) bị công an đọc lệnh bất giam hôm 21/01/2017. Hình thính giả gửi RFA

Công an Việt Nam vừa bắt giam một phụ nữ hoạt động nhân quyền, với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước", theo Điều 88 bộ luật hình sự.

Bà Trần Thị Nga, được biết nhiều qua cái tên Thúy Nga, một khuôn mặt quen thuộc của giới đấu tranh vì dân chủ nhân quyền cho Việt Nam bị công an bắt vào tối hôm nay tại nhà riêng của bà tại Phủ Lý, Hà Nam.

Trước đó vài giờ bà Nga bị cô lập không cho ra khỏi nhà để đi mua sắm tết, bà kêu cứu trên mạng xã hội và nhiều người đã ghi nhận lời kêu cứu này.

Bà Nga có hai con còn nhỏ, bà liên tục phải thay đổi chỗ ở vì bị công an, an ninh thay nhau sách nhiễu. Nhà bà bị côn đồ ném những thứ dơ bẩn và có lúc khóa cửa ngoài không cho bà ra ngoài để sinh hoạt.

Bà Nga từng sang Đài Loan xuất khẩu lao động tại đó bà phát hiện ra những sai trái của công ty môi giới đối với công nhân xuất khẩu lao động, bà đứng ra tố cáo với chính phủ Đài Loan và sau đó khi về lại Việt Nam bà tiếp tục tranh đấu cho người lao động bằng cách công khai tố cáo với chính phủ những hành vi phi pháp của các công ty này.

Tranh đấu cho dân oan

Bà Nga không chỉ lên tiếng cho giới lao động xuất khẩu mà còn cho những người dân bị thu hồi tài sản, đất đai một cách phi pháp.

Năm 2013 bà được giải nhì cuộc thi "Quyền Con Người và Tôi" qua phóng sự ‘Người dân Bồng Lai’ đòi quyền được sống trong một môi trường trong lành.

Vào tháng 5/2015 bà bị hành hung đến trọng thương khi một nhóm côn đồ hơn 5 người dùng tuýt sắt chặn đường đánh bà cùng hai con nhỏ trước cổng Công ty Cơ khí Điện Thủy Lợi ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Tuy nhiên chính quyền chẳng những không giải quyết mà còn trở mặt với bà. Những biện pháp trừng phạt người đàn bà kiên cường này đã liên tiếp gây khó khăn cho bà nhưng với bản tính bất khuất bà Thúy Nga chưa bao giờ bị khuất phục và ngoan ngoãn làm theo dời đề nghị của chính quyền.

Việc bắt giam bà với cáo buộc "tuyên truyền chống phá nhà nước" theo điều 88 Bộ luật hình sự là một sự xâm phạm nặng nề lên quyền bày tỏ chính kiến của người dân, nhất là công khai bưng bít những sai trái của chế độ mà người dân tố cáo.

**********************

Việt Nam bắt bà Trần Thị Nga (VOA, 22/01/2017)

tran5

Hình ảnh bà Nga b bt gi hôm 21/1.

Bà Trần Th Nga, mt người có tiếng nói trái chiu vi chính quyn, b bt ti tnh Hà Nam hôm 21/1 v ti "tuyên truyn chng nhà nước", theo truyn thông Vit Nam.

Báo An ninh Thủ đô đưa tin, người ph n hai con "b bt theo Điu 88, B lut Hình s". Bà Nga bị cáo buc "đưa mt s video, clip, bài viết tuyên truyn chng nhà nước" lên Internet.

Một đon video v v bt gi lan truyn trên mng xã hi cho thy bà Nga b hai người ph n mc thường phc gi tay trong khi nghe nhân viên công an tnh Hà Nam mặc đng phc đc lnh bt.

Đoạn phim ngn cũng cho thy nhân viên thi hành công lc m và nghe các đon clip dường như được đăng trên Facebook ca bà Nga.

Báo An ninh Thủ đô viết rng "quá trình bt, khám xét được thc hin theo đúng quy đnh ca pháp lut và đã thu gi nhiu tài liu, vt chng liên quan đến v án". 

Tuy nhiên, vụ
bt gi đã vp phi ch trích ca nhiu nhà hot đng xã hi trong nước, và thm chí mt s còn đ nghược đi tù thay cho bà Nga".

Trong một đon video phát trc tiếp trên Facebook hôm 22/1, nhà hoạt đng Hoàng Dũng nói : "Xét thy nhng hot đng bà Trn Th Nga đã làm hu hết đu ging vi nhng gì tôi đã làm, tc là ph biến và bo v quyn con người đ góp phn làm cho xã hi ngày càng tt đp hơn… ; xét thy bà Trn Thị Nga đang là bà mẹ đơn thân và phi nuôi hai con nh trong đ tui thiếu niên và nhi đng… ; xét thy vic cơ quan an ninh điu tra tnh Hà Nam bt bà Trn Th Nga vào dp sát tết c truyn là đã phá b truyn thng hòa hiếu ca dân tc Vit Nam… tôi, Hoàng Dũng, một ln na đ ngh cơ quan điu tra B Công an cho tôi được đi tù thay bà Trn Th Nga".

Trên trang Facebook được cho là ca bà Nga, có th thy các hình nh bà tng xung đường tun hành vì môi trường sau thm ha do công ty Đài Loan Formosa gây ra ở min Trung, cũng như phn đi các hành đng ca Trung Quc bin Đông.

Người ph n 40 tui tng cm các tm biu ng như : "Đ đo Trung Quc xâm lược" hay "Cá cn nước sch, dân cn minh bch".

tran7

Bà Trần Th Nga bị công an đến bắt tại nhà.

Bà cũng lên tiếng kêu gi tr t do cho blogger M Nm, sau khi nhà hot đng này b bt gi nhiu tháng trước.

Trong nhiều đon video, bà Nga nhiu ln cáo buc công an tnh Hà Nam, theo li bà, "bao vây", "cướp tài sn", "hành hung" bà.

VOA Việt Ng không thể liên lc được vi công an tnh Hà Nam đ phng vn.

Vụ bt gi bà Nga xy ra mt tháng sau khi Đi s M ti Vit Nam Ted Osius bày t "quan ngi sâu sc v vic tuyên án 13 năm tù và 12 năm tù ln lượt đi vi các nhà hot đng ôn hòa Trn Anh Kim và Lê Thanh Tùng theo Điều 79, B lut Hình s ca Vit Nam".

Trong một thông cáo ngày 19/12, ông Osius nói thêm : "Tt c mi người cn phi có quyn t do ngôn lun và hip hi. Xu hướng gn đây ca các v bt gi và kết ti các nhà hot đng ôn hòa là đáng lo ngi và đe da làm lu m s tiến b ca Vit Nam v nhân quyền…"

Tuyên bố ca nhà ngoi giao M viết tiếp : "Hoa Kỳ kêu gi Vit Nam th nhng cá nhân này và các tù nhân lương tâm khác, và cho phép tt c cá nhân ti Vit Nam th hin quan đim chính tr ca mình mà không lo s b trng pht".

Published in Việt Nam
dimanche, 22 janvier 2017 18:27

Sự nhỏ mọn đã lên tới ác độc

Sự nhỏ mọn bắt đầu từ Trung Quốc khi họ yêu cầu Mỹ không tiếp phái đoàn Đài Loan đến Washington DC tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, thế nhưng yêu cầu này bị Mỹ phớt lờ, ông Yu Shyi-kun và đoàn đại biểu của Đài Loan đã được Mỹ cấp một chỗ ngồi tốt để theo dõi trực tiếp buổi lễ nhậm chức của ông Trump. Nói với báo chí Mỹ, ông Yu công kích : "Thật khó có thể để tin rằng đất nước với 5.000 lịch sử và những vinh quang của mình lại tập trung chú ý đến chi tiết nhỏ này Điều này chỉ cho thấy rằng họ quá nhỏ mọn".

hangzu1

Bắc Kinh yêu cầu Mỹ không tiếp phái đoàn Đài Loan đến Washington DC tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump

Nhưng đây chỉ là việc nhỏ, đối với người đại diện nước Mỹ, Trung Quốc cũng không khá hơn, cũng nhỏ mọn khi bất chấp nghi thức ngoại giao trong câu chuyện xảy ra đối với chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Barack Obama.

Khi chiếc Air Force One đáp xuống Hàng Châu để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 Trung Quốc đã cố tình không cung cấp thang để Tổng thống Obama và phái đoàn xuống sân bay.

Trên đường băng, nhân viên tổng thống Mỹ phải rất vất vả tìm kiếm một chiếc thang giúp Obama xuống đất trong khi việc này là bổn phận của nước chủ nhà. Khi cánh báo chí Nhà Trắng đứng vào hàng để đợi nghi thức tiếp đón từ nước chủ nhà, những gì họ nhận được chỉ là một cán bộ Trung Quốc la hét với đoàn Mỹ.

hangzu2

Tổng thống Obama bị nhân viên an ninh Trung Quốc làm khó dễ khi đến Hàng Châu tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 04/09/2016

Người đàn ông Trung Quốc có lẽ là nhân viên an ninh yêu cầu báo chí Nhà Trắng phải đi khỏi khu vực sân bay. Phía Mỹ cố giải thích rằng đây là máy bay của Barack Obama và họ tháp tùng tổng thống. Tuy nhiên, người đàn ông Trung Quốc hét lên : "Đây là đất nước của chúng tôi". Người này sau đó tìm cách ngăn cản cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice và phụ trách báo chí Ben Rhodes đến gần chiếc Không lực Một.

Sự nhỏ mọn này rất tiếc đã không được chính phủ Mỹ đáp trả tương xứng ngay sau đó. Tổng thống Obama bị dư luận báo chí Mỹ cho là không có phản ứng thích hợp, có tờ còn cho là nhu nhược.

Hai năm sau, sự nhỏ mọn ấy trả phải trả giá : Đảng Dân chủ mất phiếu vì chủ trương mềm yếu trong vấn đề đối ngoại (mà vụ Hàng Châu là một giọt nước làm tràn ly). Hai nữa, mạnh và trực tiếp hơn : Tổng thống Trump công khai khiêu khích Tập Cận Bình rằng sẽ xem xét lại chính sách "một Trung Quốc" vốn là tử huyệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sự nhỏ mọn có cái giá của nó.

Việt Nam chứng tỏ theo bén gót đàn anh, kể cả sự nhỏ mọn và hèn hạ vốn là điều mà Trung Quốc đã và đang tiếp tục ứng xử với các nước. Việt Nam chưa dám nhỏ mọn với nước khác ở cấp quốc gia nhưng bù vào đó chính quyền hả hê ứng xử một cách nhỏ mọn vào người dân của mình, đặc biệt với những người đàn bà cô thế nhưng có tính cách mạnh mẽ chống lại chính quyền. Đề che lấp sự nhỏ mọn, chính quyền đã hành xử rất bài bản và "đúng quy trình" để cuối cùng là chiếc còng số tám.

Người bị trả thù mới nhất là chị Trần Thị Nga, sống ở Phủ Lý Hà Nam, nơi công an được tung lên mạng hàng ngày vì sách nhiễu, cô lập, theo dõi, bắt bớ ngắn ngày, phá hoại tài sản đối với chị Nga. Báo chí dòng chính hoàn toàn im lặng như hàng ngàn vụ sách nhiễu khác chỉ có cư dân mạng chú ý và "phát tán" thông tin này. Và sự nhỏ mọn lên tới cực điểm : Chị Nga bị bắt với cáo buộc vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự, "tuyên truyền chống nhà nước".

hangzu3

Bà Trần Thị Nga và 2 con bị hành hung chiều ngày 25/5/2014

Chị Nga tuyên truyển điều gì ? Hãy xem những gì mà chị làm qua thông tin đầy đủ từ nhiều nguồn trên mạng xã hội và truyền thông quốc tế trong đó có bản tin ngắn ghi nhận việc chị Nga bị bắt vào ngày 21 tháng Giêng năm 2017 của RFA :

"Bà Trần Thị Nga, được biết nhiều qua cái tên Thúy Nga, một khuôn mặt quen thuộc của giới đấu tranh vì dân chủ nhân quyền cho Việt Nam bị công an bắt vào tối hôm nay tại nhà riêng của bà tại Phủ Lý, Hà Nam. Trước đó vài giờ bà Nga bị cô lập không cho ra khỏi nhà để đi mua sắm tết, bà kêu cứu trên mạng xã hội và nhiều người đã ghi nhận lời kêu cứu này.

Bà Nga có hai con còn nhỏ, bà liên tục phải thay đổi chỗ ở vì bị công an, an ninh thay nhau sách nhiễu. Nhà bà bị côn đồ ném những thứ dơ bẩn và có lúc khóa cửa ngoài không cho bà ra ngoài để sinh hoạt.

Bà Nga từng sang Đài Loan xuất khẩu lao động, tại đó bà phát hiện ra những sai trái của công ty môi giới đối với công nhân Việt Nam, bà đứng ra tố cáo với chính phủ Đài Loan và sau đó khi về lại Việt Nam bà tiếp tục tranh đấu cho người lao động bằng cách công khai tố cáo với chính phủ những hành vi phi pháp của các công ty này.

Tuy nhiên chính quyền chẳng những không giải quyết mà còn trở mặt với bà. Những biện pháp trừng phạt người đàn bà kiên cường này đã liên tiếp gây khó khăn cho bà nhưng với bản tính bất khuất bà Thúy Nga chưa bao giờ bị khuất phục và ngoan ngoãn làm theo dời đề nghị của chính quyền.

Bà Nga không chỉ lên tiếng cho giới lao động xuất khẩu mà còn cho những người dân bị thu hồi tài sản,đất đai một cách phi pháp.

Năm 2013 bà được giải nhì cuộc thi "Quyền Con Người và Tôi" qua phóng sự ‘Người dân Bồng Lai’ đòi quyền được sống trong một môi trường trong lành.

Vào tháng 5/2015 bà bị hành hung đến trọng thương khi một nhóm côn đồ hơn 5 người dùng tuýt sắt chặn đường đánh bà cùng hai con nhỏ trước cổng Công ty Cơ khí Điện Thủy Lợi ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.

Việc bắt giam bà với cáo buộc "tuyên truyền chống phá nhà nước" theo điều 88 Bộ luật hình sự là một sự xâm phạm nặng nề lên quyền bày tỏ chính kiến của người dân, nhất là công khai bưng bít những sai trái của chế độ mà người dân tố cáo".

Ngay sau khi bị bắt, một làn sóng mạnh mẽ trên mạng xã hội, hàng chục người công khai danh tính, hình ảnh của mình và đòi bị bắt như chị Nga với lý do đơn giản : họ là chị Nga, sẽ tiếp tục tranh đấu cho sự tự do của chị.

Trước đây Khánh Hòa cũng từng nhỏ mọn đối với chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm bằng cách bắt giữ người đàn bà nổi tiếng này.

Điều đáng chú ý, cả hai người đàn bà bị trả thù đều có con còn nhỏ. Hai đứa con của chị Nga có lẽ là những đứa bé bất hạnh nhất Việt Nam bởi chúng từng bị giam giữ chung với mẹ, từng bị cô lập trong nhà không được đến trường và điều khủng khiếp nhất là chứng kiến mẹ bị hành hung, tấn công và sỉ nhục nhiều lần bởi công an lẫn côn đồ.

Sự nhỏ mọn mà chính quyền Việt Nam dung dưỡng cho công an các cấp biểu hiện trên từng khuôn mặt của những cán bộ thi hành lệnh bắt giam chị. Mỗi ánh mắt hay từng cái nhếch mép, hành động đều toát lên vẻ ác độc và đầy tự ti. Chiếc còng số 8 tra vào tay chị trong khi kẻ cầm nó lại không dám nhìn vào mắt người mà chúng cho là phản động. Chị Nga đúng là phản động theo ngữ nghĩa tích cực nhất : Thay đổi tư duy nhỏ mọn của bọn cầm quyền.

Và khi sự nhỏ mọn lên tới cao trào chúng trở thành ác độc và thâm hiểm.

Một chính quyền ác độc thâm hiểm ngay cả với người đối lập cũng đáng bị lên án, huống chi với một người đàn bà chỉ có hai đứa con và một cái miệng ?

Cánh Cò

Nguồn : RFA, 22/01/2017 (canhco's blog)

Published in Diễn đàn

phunu1

Chị Trần Thị Nga đã trở thành cái gai trong mắt kẻ có quyền vì dám nói lên sự thật về sự đàn áp của chính quyền cộng sản Việt Nam

Thật nhanh chóng, cuộc vây bắt người phụ nữ có hai đứa con nhỏ tại tỉnh Hà Nam mới diễn ra vào buổi trưa ngày 21/1, thì đến tối, người ta đã nhìn thấy hình ảnh video do công an đưa ra. Cơ quan này vội vã cho biết đã thi hành lệnh bắt tạm giam và khám xét nơi ở đối với chị, Trần Thị Nga, về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo quy định tại Điều 88, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1999.

Cuộc vây bắt được chuẩn bị thật tươm tất và chu đáo, đã nhắm vào một người không hề trốn chạy và luôn nhìn thẳng, đối diện với mọi hình thức tàn bạo nhất. Cuộc vây bắt rầm rập và quá chuyên nghiệp đến mức người ta nhớ đến các cuộc ra đi khỏi Việt Nam một cách thư thả, của các quan tham nhũng như Trịnh Xuân Thanh, mà tiếng hô vang truy tìm giống như một trò chơi trốn tìm của trẻ con.

Chị Nga bị bắt vào 24 Tết, tức chỉ còn vài ngày nữa là chị Nga và 2 đứa con nhỏ của chị là Phú và Tài sẽ cùng cùng nhau đón ông bà, cùng nhau đón một năm mới. Họ sẽ có cơ hội để ôn lại những ngày tháng cả gia đình nhỏ bé đó bị công an đập cửa sách nhiễu, an ninh mặt thường phục đeo khẩu trang hành hung, thậm chí bị 6 người vây đánh chị Nga bằng gậy sắt đến gãy chân vào năm 2014.

Phú và Tài, hai đứa bé đã cùng mẹ lớn lên, có đủ cơ hội để học biết về bạo lực của ngành công an Hà Nam, lẫn sự phi nhân của người cầm quyền đã không chỉ nhắm vào chị Nga, mẹ của chúng, mà còn cả với chúng - những đứa trẻ đến trường và bị buộc phải học và yêu thương những kẻ tàn độc với mẹ của chúng.

Chị Nga không phải là người phụ nữ duy nhất bị đối xử bất nhân và quy chụp theo điều 88. Nhà cầm quyền đã kéo lê điều 88, 258, 79… đi khắp nước như những cái máy chém vô hình để chụp xuống bất cứ ai mà họ cảm thấy là nhân vật gây khó trong công cuộc gieo rắc toàn trị. Từ sau 1975 đến nay, có rất nhiều người phụ nữ với tiếng nói và tinh thần tự do, ôn hòa của mình đã trở thành cái gai trong mắt kẻ có quyền. Từ Bùi Thị Minh Hằng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Nguyễn Phương Uyên, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Cấn Thị Thêu… và hôm nay là chị Thúy Nga, tức Trần Thị Nga. Đất nước có bao giờ như thế này đâu ?

Trong video mà công an đưa ra vào ngày 21/1, gương mặt chị Nga như cố ghìm lại mọi cảm xúc để không ai lợi dụng được hình ảnh yếu lòng của chị. Lúc đó, nỗi đau lớn nhất của chị chắc chỉ là nghĩ đến 2 đứa nhỏ. Tết này chúng sẽ đón ông bà và năm mới mà không có mẹ. Thậm chí chúng sẽ phải tập sống với những ngày mà mẹ chúng bị giam cầm, chúng phải tự lớn lên và học biết chung quanh chỉ là dối trá.

Nhìn vào video, những ai không biết, có thể nghĩ rằng chị Nga là một người hết sức mạnh mẽ và lạnh lùng.

Năm trước, trong một dịp chị vào Sài Gòn, khi ghé thăm Phú và Tài, tôi hỏi là dạo này công an còn làm khó chị không. Trong tíc tắc, tôi thấy chị như rùng mình, trở lại yếu đuối như mọi người đàn bà trên thế gian này cần được sự chở che. Chị nói "chúng vẫn đánh Thầy à". Và khi hỏi về lúc chị bị những tên bịt mặt vây đánh đến gãy chân, mà chị đã nhận mặt rằng đó là những tên an ninh vẫn đuổi theo chị, chị nói mà ngấn nước mắt "lúc đó, em chỉ nghĩ đến làm sao che được cho 2 đứa con. Chúng có đánh chết em cũng được nhưng em phải che cho Phú và Tài". Trên đường về, tôi tự hỏi mình rằng, nếu như tôi có mặt ở đó, chứng kiến tội ác, tôi sẽ làm gì ?

Lịch sử chưa thể ghi hết và kể hết. Nếu Việt Nam có một Svetlana Alexievich để viết về thân phận của những người phụ nữ đầy sợ hãi nhưng quyết đứng lên để nói sự thật và tranh đấu cho những oan khiên kẻ khác, thì chắc chắn nhân loại sẽ phải rơi nước mắt với nhiều chương u uất của nước Nam, không thua vì những người phụ nữ Nga trong Đệ nhị Thế chiến hay từ sự cố Chernobyl.

Từ vị trí một người công nhân đi lao động hợp tác bị lừa đảo, và khi trở về, nhận ra những bất công xã hội chung quanh mình, chị Nga cũng như những người phụ nữ Việt Nam khác đã dấn thân, trở thành người xây dựng nền móng công lý và sự thật trong xã hội. Thật dễ nhận ra, ở đâu cũng vậy, khi một nhà nước kinh sợ công lý và sự thật, tìm cách trấn áp, thì chắc chắn đó là một nhà nước tăm tối và vô luân.

Thế kỷ 21, có những người phụ nữ Việt Nam đã nguyện thắp lên những ngọn đuốc soi sáng trong xã hội, cho tôi và cho cả các bạn vậy. Ánh sáng đó, đôi khi họ phải trả giá bằng đời người, bằng tù đày và cô đơn. Hôm nay, nếu các bạn và tôi phản bội lại ánh sáng đó, chúng ta không xứng đáng làm người, cũng không xứng đáng để tồn tại trong giống nòi Việt Nam.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 21/01/2017 (tuankhanh's blog)

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2