Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Từ cuối tháng 6 đầu tháng 7 đến nay, Trung Quốc công khai cho tàu xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam dọc theo Biển Đông, vừa sách nhiễu công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam tại vùng Bãi Tư Chính, vừa khảo sát một khu vực ngoài khơi miền nam Trung Bộ mà theo tiết lộ mới nhất trên một tài khoản Twitter, chỉ cách bờ biển Việt Nam 150 km vào hôm 09/10/2019.

ep1

Sơ đồ vị trí các lô dầu khí của Việt Nam (màu xanh lá) và Trung Quốc (màu xanh dương) tại Biển Đông. Có rất nhiều lô chồng lấn lên nhau. AMTI/CSIS

Trong một bài phân tích ngày 08/10/2019 mang tựa đề : "Động lực và rủi ro của việc Trung Quốc gây sức ép trên Việt Nam - Drivers and risks of China’s pressure on Vietnam", cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington đã cảnh báo rằng "chiến lược gia tăng sức ép của Trung Quốc đối với Việt Nam hàm chứa nhiều rủi ro nghiêm trọng cho Bắc Kinh, và nếu đi quá trớn, có thể gây tác động ngược lại" vì "các hành vi hù dọa của Bắc Kinh có thể thúc đẩy ASEAN và cộng đồng quốc tế ủng hộ Hà Nội".

Trong phần mở đầu bài phân tích, Lucio Blanco Pitlo III, giảng viên tại Trường Khoa Học Xã Hội thuộc Đại Học Ateneo de Manila ở Philippines đã nêu bật việc Trung Quốc đang tăng cường cản trở các hoạt động kinh tế trên biển chính đáng và hợp pháp của các láng giềng, cũng như gây áp lực đối với các công ty nước ngoài, buộc họ ngừng hoạt động thăm dò, không chỉ bên trong đường chín đoạn bị coi là không có giá trị pháp lý, mà cả trong vùng biển tiếp giáp.

Trước đây Bắc Kinh chỉ phản đối miệng, nhưng ngày nay họ đã tung một lực lượng hải quân, hải cảnh và dân quân biển hùng hậu xuống Biển Đông để áp đặt yêu sách. Và như vậy là Trung Quốc đã gia tăng sức ép với các nước nhỏ hơn mình, nhất là đối với Việt Nam.

Các lý do thúc đẩy Trung Quốc chĩa mũi dùi vào Việt Nam

Theo tác giả bài viết, có khá nhiều yếu tố giải thích vì sao Bắc Kinh lại tập trung mũi dùi vào Việt Nam.

Lý do đầu tiên là Trung Quốc giờ đây đã nắm được Philippines, cho nên đã tương đối rảnh tay để đối phó với Việt Nam. Trước đây, trong số những nước có tranh chấp ở Biển Đông, Philippines và Việt Nam là quốc gia đi đầu trong việc phản đối các yêu sách quá trớn của Trung Quốc. Nhưng với việc Manila đang càng lúc càng sẵn sàng đồng khai thác với Bắc Kinh, Trung Quốc đã có thể tập trung đối phó với cản lực còn lại là Hà Nội.

Lý do thứ hai liên quan đến tập đoàn dầu hỏa Mỹ ExxonMobil, hiện là đối tác của Việt Nam trong dự án Cá Voi Xanh ngoài khơi miền Trung Việt Nam. Exxon sắp đưa ra quyết định về việc có nên tiếp tục đầu tư hay không, không riêng gì ở Việt Nam, mà ở nhiều nơi khác trên thế giới, từ Na Uy cho đến Vịnh Mêhicô. Bắc Kinh có lẽ đã muốn gây sự cố để khuyến khích Exxon thoái vốn ra khỏi Việt Nam. Trên vấn đề này, Trung Quốc muốn lập lại kịch bản trước đây, khi sức ép của Trung Quốc đã thành công, buộc được tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha rút đi.

Lý do thứ ba là ý đồ tác động đến chuyến thăm Mỹ từng được dự kiến của lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, với hồ sơ Cá Voi Xanh được cho là sẽ hiện diện trong chương trình nghị sự. Đã có nhiều nguồn tin là quan chức thuộc tập đoàn dầu khí PetroVietnam, đối tác của ExxonMobil trong dự án, sẽ tham gia phái đoàn thăm Mỹ.

Lý do thứ tư là Việt Nam sắp đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của ASEAN vào năm tới và Hà Nội có thể sẽ sử dụng cơ hội này để thúc đẩy một sự đồng thuận khu vực vững chắc hơn nhằm đẩy lùi các hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông.

Một lý do khác là việc vào năm 2021, đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập. Bắc Kinh có thể muốn chứng minh là Đảng đã thành công trong việc bảo vệ quan điểm được mở rộng về lãnh thổ, quyền hàng hải và an ninh quốc gia.

Trung Quốc cũng có thể tính toán rằng Việt Nam sẽ không để tái diễn các cuộc bạo loạn như vào năm 2014 sau khi Bắc Kinh cho cắm một giàn khoan nước sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, vì bạo động có thể khiến các nhà đầu tư sợ hãi vào thời điểm Việt Nam đang thu hút các công ty chạy trốn cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Hành động quá đáng của Trung Quốc có thể bị tác động dội lại

Tuy nhiên, đối với tác giả bài phân tích, việc Trung Quốc quyết định gửi tàu khảo sát vào vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam hàm chứa nhiều rủi ro to lớn, và nếu đi quá đà, Bắc Kinh có thể bị phản đòn trên nhiều mặt.

Theo chuyên gia Philippines, hành động của Trung Quốc có thể nâng cao hơn nữa quyết tâm của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi kinh tế trên biển của mình ; thúc đẩy chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ Exxon để chống lại áp lực của Trung Quốc, và thúc đẩy ASEAN đẩy lùi các nỗ lực của Trung Quốc muốn loại trừ các công ty nước ngoài khác, không cho đầu tư vào các dự án năng lượng ngoài khơi của họ.

Mặt khác, cho dù phương án của Hà Nội đối phó với Bắc Kinh còn hạn chế, cơ sở pháp lý yếu kém của các yêu sách Trung Quốc vẫn là một lỗ hổng mà Việt Nam có thể khai thác bằng cách đưa vụ việc ra một định chế quốc tế, như Philippines đã làm vào năm 2013.

Phán quyết trọng tài vô hiệu hóa yêu sách dựa trên chủ quyền lịch sử của Trung Quốc, đã buộc Bắc Kinh phải đưa ra những lập luận mới để biện minh cho các yêu sách chủ quyền đối với bốn nhóm đảo khác nhau ở Biển Đông mà họ gọi là Tứ Sa. Tuy nhiên, do phán quyết của Tòa Trọng Tài đã khẳng định rằng không một thực thể nào ở Trường Sa có đủ điều kiện là hòn đảo có khả năng tạo ra vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, và các quyền đó phải dựa trên các đặc điểm riêng lẻ của từng đảo, chứ không thuộc nhóm đảo nói chung, việc Bắc Kinh sử dụng chiêu bài Tứ Sa làm cơ sở để đòi chủ quyền trên vùng biển và tài nguyên cũng sẽ không đứng vững.

Bắc Kinh không nên dùng biện pháp đe dọa để gây sức ép

Sự cởi mở của Trung Quốc đối với việc thăm dò và phát triển chung cũng như các biện pháp thiết thực khác ở Biển Đông có thể là cơ hội để thúc đẩy hợp tác và giải tỏa căng thẳng. Nhưng Bắc Kinh không nên dùng sự đe dọa hoặc áp lực để hạn chế lựa chọn của các láng giềng. Phát triển chung có thể tồn tại song song với các dự án hiện có liên quan đến những tác nhân nước ngoài khác. Trung Quốc có thể mua cổ phần của các công ty nước ngoài muốn thoái vốn ra khỏi Biển Đông, nhưng không nên dùng sự ép buộc để có những đề nghị và quyết định thoái vốn như vậy.

Mặc dù vào lúc này, có vẻ như là Bắc Kinh có thể ngang nhiên đe dọa các nước láng giềng ở Biển Đông mà không bị trừng phạt, nhưng trong thực tế, nếu tiếp tục chiến dịch gây áp lực trên Việt Nam, Bắc Kinh rõ ràng là sẽ gặp rủi ro. Việc thiếu vắng động thái xuống thang và đề nghị hợp tác thực sự từ phía Bắc Kinh, có thể làm cho các nước trong và ngoài khu vực cứng rắn hơn với Trung Quốc, qua đó giúp Hà Nội dễ dàng tổ chức một mặt trận phản công của cả ASEAN lẫn cộng đồng quốc tế.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 10/10/2019

Published in Diễn đàn

Việt Nam đánh thuế nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc (RFI, 03/10/2019)

Bộ Công thương Việt Nam vừa ban hành quyết định tạm thời áp thuế đối với nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, với lý do hàng Trung Quốc bán phá giá, nhưng thực ra, còn nhằm chứng minh với Hoa Kỳ quyết tâm ngăn chặn hàng Trung Quốc tái xuất từ Việt Nam vào Mỹ, trong bối cảnh đang diễn ra chiến tranh thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.

nhom3

Ống thép chuẩn bị được xuất khẩu từ một cảng ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô (Trung Quốc). Ảnh chụp ngày 08/12/2018. Reuters/Stringer

Báo chí trong nước cho biết, theo quyết định ngày 28/09/2019 của Bộ Công thương, kể từ ngày 04/10/2019, thanh nhôm nhập khẩu từ 16 doanh nghiệp Trung Quốc sẽ bị áp các mức thuế từ 2,49% đến 35,58%.

Trong năm 2018, nhập khẩu nhôm của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng gấp đôi so với 2017, lên tới 62 ngàn tấn.

Vào lúc đang diễn ra cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, chính quyền Washington đã cảnh báo là một số mặt hàng của Trung Quốc được nhập khẩu vào Việt Nam để tái xuất sang Hoa Kỳ nhằm tránh bị đánh thuế.

Năm 2018, Mỹ đã cho mở điều tra đối với một số sản phẩm nhôm nhập khẩu từ Việt Nam. Theo kết luận sơ bộ, các mặt hàng này đã lẩn tránh thuế chống phá giá và thuế chống trợ giá và Washington đã quyết định áp dụng mức thuế 374,15%.

Trong năm nay, chính quyền Hà Nội đã tuyên bố tìm mọi cách ngăn chặn hàng Trung Quốc nhập khẩu bất hợp pháp vào Việt Nam, để tái xuất sang Hoa Kỳ. Tháng 06/2019, Việt Nam đã áp thuế chống bán phá giá, từ 3,45% đến 34,27% đối với tấm tôn (còn gọi là thép phủ mầu) của Trung Quốc.

RFI tiếng Việt

*****************

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với nhôm Trung Quốc (RFA, 01/10/2019)

Theo quyết định của Bộ Công thương do Vietnamfinance loan tin vào ngày 1/10, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cho các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thanh đùn ép của Trung Quốc là từ 2,49% đến 35,58%.

hang1

Ảnh minh họa Courtesy of Vietnamfinance

Số lượng nhà sản xuất Trung Quốc bị điều tra trong vụ việc là 16 công ty.

Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra vào tháng 1/2019 trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá của đại diện ngành sản xuất trong nước nộp vào tháng 10 năm ngoái.

Kết quả điều tra, đánh giá cho thấy ngành sản xuất nhôm trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề trong thời gian vừa qua, khi hầu hết các doanh nghiệp đều thua lỗ, nhiều dây chuyền sản xuất phải ngừng hoạt động và một số lượng lớn lao động đã phải nghỉ việc.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nhôm Trung Quốc đang được bán phá giá với biên độ từ 2,49% đến 35,58%. Thậm chí, giá bán nhôm Trung Quốc còn thấp hơn rất nhiều so với chi phí sản xuất.

Được biết, năm 2018, lượng nhôm thanh đùn ép nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc lên tới 62 nghìn tấn, gần gấp đôi lượng nhập khẩu năm 2017. Số liệu này chưa bao gồm lượng lớn nhôm nhập khẩu vào Việt Nam được đưa vào các khu chế xuất để sản xuất hàng xuất khẩu. Trong khi đó, lượng nhập khẩu từ các nước còn lại liên tục giảm qua các năm và đến 2018 chỉ còn chưa đến 5 nghìn tấn.

Cũng trong năm 2018, Mỹ đã tiến hành điều tra lẩn tránh thuế đối với một số sản phẩm nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam. Kết luận sơ bộ của vụ việc này vừa được công bố cách đây 2 tuần cho thấy sản phẩm nhôm đùn ép của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ đang lẩn tránh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp mà Mỹ đã áp với hàng Trung Quốc trước đó. Chính vì vậy, Mỹ tuyên bố áp thuế suất lên tới 374,15% đối với các sản phẩm này của Việt Nam.

*****************

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ‘truy vấn’ tổng thầu Trung Quốc về tàu Cát Linh-Hà Đông (RFA, 01/10/2019)

Hôm 1/10, theo báo Người Lao Động, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc "truy vấn" đối với ông Đường Hồng, Giám đốc Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông về việc dự án này chậm trễ tiến độ, không biết đến khi nào mới vận hành.

hang2

Hình minh họa. Đoàn tàu Cát Linh Hà Đông - Photo : RFA

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng được trích lời :

"Vấn đề phải sớm, phải nhanh ! Các ông hứa bao giờ làm xong ? Chúng tôi đã chờ đợi kiên trì và bây giờ đã quá mức kiên trì chờ đợi rồi. Phải nhanh, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Muốn vậy thì phải làm, không lý sự nhiều !"

Ông Đường Hồng được ghi nhận đáp lời :

"Hiện đơn vị tổng thầu cũng rất sốt ruột. Chúng tôi ở đây càng kéo dài thời gian thì lợi nhuận cũng như thành quả càng kém, vì vậy chúng tôi cũng muốn hoàn thành nhanh để bàn giao, để giảm chi phí cho nhà thầu. Tổng thầu đã làm nhiều dự án tương tự ở Trung Quốc và đường sắt cao tốc cũng làm rất nhiều. Thông tin nói nhà thầu chúng tôi không có kinh nghiệm là không có cơ sở".

"Còn việc bao giờ đưa đường sắt Cát Linh-Hà Đông vào vận hành, khai thác chính thức thì không phải do nhà thầu chúng tôi quyết định mà do chủ đầu tư quyết định".

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng được truyền thông trong nước trích lời tại buổi làm việc, yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, tổng thầu tập trung đẩy nhanh tiến độ để đưa dự án vào khai thác trong năm 2019.

Các báo Việt Nam ghi nhận dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông "đã hoàn thành 99% khối lượng công việc, phần còn lại không nhiều, chủ yếu là khâu dự phòng".

Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các dự án giao thông vận tải hôm 12/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông-Vận tải cần phân công trách nhiệm rõ ràng hơn, giao công việc có thời hạn rõ hơn, tìm ra nguyên nhân chậm trễ dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông để khắc phục. Đồng thời, Bộ trưởng Giao thông-Vận tải Nguyễn Văn Thể phải chịu trách nhiệm báo cáo thủ tướng trước ngày 30/9/2019 về tiến độ chạy thử và đưa vào sử dụng dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông, tuyệt đối không để tình trạng chậm trễ kéo dài, gây mất lòng tin trong dân.

Ban đầu, dự án tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, dài khoảng 13km, dự kiến thực hiện từ năm 2008 và hoàn thành vào tháng 11/2013. Nhưng sau đó, dự án được lùi lại đến năm 2010 mới khởi công và dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2014. Tuy vậy đến nay, sau khoảng 10 lần chậm tiến độ thực hiện, dự án này vẫn chưa thể đi vào vận hành.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông-Vận tải , tổng vốn đầu tư ban đầu của dự án là 419 triệu USD, sau khi điều chỉnh phải tăng thêm 250 triệu USD. Nhưng vào năm 2011, đã đội vốn thành 552 triệu USD. Và đến năm 2019 đã thành 886 triệu USD.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam, đưa ra nhận định với RFA về khả năng kiện nhà thầu Trung Quốc do chậm tiến độ :

"Tôi thấy mình cứ khởi kiện thôi, có thể là trọng tài hoặc tòa án, xử lý chuyện này từ một dự án được kỳ vọng mà sau 11 năm phê duyệt, 8 năm thi công, mà 10 lần lùi tiến độ, đội vốn 40%, đến giờ vẫn chưa xong. Ngoài ra cần đặt vấn đề kỷ cương ở đâu, tại sao các cơ quan có thẩm quyền lại bất lực việc chây lì của nhà thầu Trung Quốc".

Published in Việt Nam

Nếu ngày càng nhiều quốc gia thờ ơ với vụ Bãi Tư Chính, đó sẽ là cơ hội để Bắc Kinh khuếch tán chiến dịch vận động các nước trong Liên Hiệp Quốc ủng hộ ‘chủ quyền’ của Trung Quốc ở khu vực này. 

songphuong1

Từ nhiều năm nay, đặc biệt từ 1990, các đời Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, với các ký kết của họ với Trung Quốc, dần dần đưa Việt Nam vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Ảnh minh họa cuộc họp song phương Việt Nam Trung Quốc

Vào ngày 18/09/2019, lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tung ra tối hậu thư lên án Việt Nam đã xâm phạm quyền lợi của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính.

Rất đáng chú ý, tuyên bố trên có nội dung : "Kể từ tháng Năm năm nay, phía Việt Nam đã tiến hành khoan dầu khí đơn phương tại Bãi Tư Chính (Wan'an Tan) của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Trung Quốc. Đây cũng là hành vi vi phạm các thỏa thuận song phương, bao gồm Hiệp định về các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, Điều thứ năm của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và những điều khoản của UNCLOS".

Tuy Cảnh Sảng - người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc - không nói rõ về thỏa thuận song phương nào, nhưng chừng đó là quá đủ để dư luận hình dung và liên tưởng đến hàng loạt ‘thỏa thuận song phương’ mà giới chóp bu Việt Nam đã lén lút ký với Trung Quốc nhưng không công khai cho người dân biết, dẫn tới hậu quả mất thác Bản Giốc trước đây, liên quan đến vô số đồn đoán về ‘Mật ước Thành Đô’ 1990 - hay còn gọi là ‘thỏa thuận bán nước’, những thỏa thuận song phương nào đó về xử lý tranh chấp ở Biển Đông liên quan đến ‘đường lưỡi bò 9 đoạn’ của Trung Quốc, và quá nhiều thiệt hại trong quan hệ kinh tế Việt - Trung sau này.

Điều mà người ta tự hỏi và cho tới giờ vẫn còn kinh ngạc về cái dấu hỏi to tướng ấy là vì sao cho tới nay, sau gần 3 tháng tàu Hải Dương 8 và các tàu hộ vệ cho tàu này xâm phạm vào ‘vùng biển chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, nhưng vẫn không một quan chức nào trong Bộ Chính trị Việt Nam dám nhắc tới cái tên Trung Quốc, không có một phát đạn nào từ tàu Việt Nam dù chỉ bắn lên trời để cảnh cáo, cũng không có bất kỳ một động thái nào về ‘kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế’ ?

Phải chăng cái gọi là ‘thỏa thuận song phương’ mà những qua chức chóp bu như Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Bắc Kinh đã quá bất lợi cho phía Việt Nam để đẩy tới tình thế ‘há miệng mắc quai’ - cả Bộ Chính trị Việt Nam phải câm như hến khi bị phía Trung Quốc bắt bẻ ? Nếu đúng thế, những điều khoản nào bị sơ hở và bất lợi ? Trách nhiệm soạn thảo, thông qua và ký kết những điều khoản bất lợi đó thuộc về những quan chức nào ? Bộ Chính trị và Quốc hội Việt Nam có dám đòi hỏi Nguyễn Phú Trọng và những quan chức cận thần của ông ta phải công khai các thỏa thuận song phương đã ký với Trung Quốc cùng những điều khoản bất lợi đang khiến Trọng ‘ngậm hột thị’ ?

Rốt cuộc, tất cả từ không dám nổ súng cảnh cáo, không dám nhắc tên Trung Quốc và không dám kiện Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh không chỉ ngày càng coi thường ‘vùng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam’, mà còn giành ưu thế vượt mặt giới chóp bu Việt Nam trong hoạt động vận động quốc tế.

Cách tuyên bố mang tính khẳng định về vùng chủ quyền của Trung Quốc tại khu vực Bãi Tư Chính, và bây giờ còn muốn đuổi Việt Nam ra khỏi đó, rất có thể sẽ khiến một số quốc gia trên thế giới – vốn không am hiểu lắm về lịch sử chủ quyền vùng biển của Việt Nam và những mưu tính lắt léo trong "đường lưỡi bò 9 đoạn", tỏ ra dè dặt hơn nếu những nước này có ý muốn ủng hộ Việt Nam tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, hoặc tại một tòa án quốc tế trong trường hợp Việt Nam dám kiện Trung Quốc ra trước thế giới, cho dù Việt Nam được đặt vào ghế "thành viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc" vào năm 2019.

Nếu ngày càng nhiều quốc gia thờ ơ với vụ Bãi Tư Chính, đó sẽ là cơ hội để Bắc Kinh khuếch tán chiến dịch vận động các nước trong Liên Hiệp Quốc ủng hộ ‘chủ quyền’ của Trung Quốc ở khu vực này. Và nếu Trung Quốc đạt được một sự ủng hộ của một số nước nào đó, dưới dạng tuyên bố hoặc nghị quyết quốc tế, đó sẽ là cơ sở và tiền đề cực kỳ quan trọng để ‘Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa’ tiến hành một chiến dịch quân sự tốc chiến xâm chiếm Bãi Tư Chính của Việt Nam. Tốc chiến trước khi Việt Nam khai thác hết dầu để nuôi đảng !

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 26/09/2019

Published in Diễn đàn

Dân ra Biển Đông đánh bắt cá thì bị cấm, đặc khu Vân Đồn đang được "làm chui", Hà Nội có thể sẽ tham gia "Nhất Đới Nhất Lộ"… Trung Quốc chính là mẫu số chung cho tất cả những điều này. Rồi đây, dân Việt sẽ còn bị tròng thêm vào cổ những xiềng xích nào nữa ?

co01

Cao tốc Bến Lức - Long Thành : Giữa năm 2019 thông xe trước 20km

Từ cấm đánh cá đến vay tiền xây cao tốc

Nếu định nghĩa "nô lệ" là những con người bị mất đi tự do cá nhân, kế sinh nhai của họ hoàn toàn phải phụ thuộc vào quyết định của mấy ông chủ ở đâu đó, thì một đại bộ phận dân Việt giờ đây đang ngày càng tiệm cận các chuẩn mực kinh điển ấy.

Này nhé, Trung Quốc vừa tuyên bố cấm đánh bắt cá trên Biển Đông từ 1/5 đến 16/8 (kéo dài ba tháng rưỡi), từ 12 độ vĩ Bắc đến vùng biển rộng lớn, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam) lẫn một phần trên Vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng ngang nhiên cảnh cáo sẽ tăng cường tàu chấp pháp giám sát hai tới ba lần mỗi ngày để bắt và xử phạt các trường hợp bị coi là vi phạm.

Hẳn nhiên, "cái máy ghi âm" lại tiếp tục được phát, một phản ứng lấy lệ của Bộ Ngoại giao : "Việt Nam có zầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (bla, bla…)" … Tuyên bố không mảy may có chút trọng lượng nào đối với ông "bạn vàng 4 tốt và 16 chữ" – cái danh xưng mà toàn dân Việt Nam đã "ngán đến tận cổ", tới mức cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh gần đây buộc phải loại bỏ luận điệu bịp bợm này ra khỏi các văn bản "lưỡi gỗ".

Rồi đây, chúng ta sẽ tiếp tục phải chứng kiến cảnh tàu chấp pháp Trung Quốc cố tình va chạm, húc và đâm chìm các phương tiện của bà con ngư dân vốn đang làm công việc sinh nhai trên chính ngư trường truyền thống của mình.

Vết thương càng thêm xát muối, khi vừa qua, thêm cả Indonesia, một đối tác quan trọng của Việt Nam trong ASEAN cũng "nối giáo" cho Trung Quốc khi bắt giam tàu cá Việt Nam. Vụ việc càng làm rõ mối nghi ngờ Bắc Kinh đang tìm cách mua chuộc và (có thể là) đi đêm với các thế lực quốc tế nhăm gây chia rẽ ASEAN và cô lập Việt Nam, khiến tiếng nói của Hà Nội ngày càng lạc lõng, yếu ớt mỗi khi gặp biến cố bất lợi trên Biển Đông hoặc trong các tranh chấp khác với Bắc Kinh.

Nhưng "hoạ phúc phải đâu một buổi !" Bởi cứ mãi "hèn với giặc, ác với dân", tung hô "Biển Đông đã có Đảng và Nhà nước lo …", chính quyền Hà Nội đã không chỉ "tự vả vào miệng mình" (Dễ trăm lần không dân cũng chịu – trong máu lửa chiến tranh họ từng nịnh dân như vậy), mà còn tỏ ra ngày càng bất lực trước "mê lộ" bốn phương tám hướng, các mưu mô lẫn đòn hiểm độc mà Trung Quốc đã/đang nhắm vào Việt Nam.

Một ví dụ nhãn tiền là câu chuyện cao tốc Bắc – Nam khi Nguyễn Xuân Phúc vừa có cuộc gặp gỡ Tập đoàn Thái Bình Dương trong chuyến thăm và làm việc ở Tàu. Có vẻ dự án này gần như chắc chắn đã hoặc sẽ được "bán khoán" cho Bắc Kinh, bởi như người ta mới kháo nhau tại Quốc hội, không có đối tác lớn nào, ngoại trừ Trung Quốc tỏ ra quan tâm muốn đầu tư vào công trình.

Từ đặc khu đến Vành đai – Con đường

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã "né" không tham dự "Diễn đàn Vành đai Con đường" tại Bắc Kinh vừa qua, nhưng liệu ông ta có ý định và có ngăn cản nổi việc triển khai "ba đặc khu kinh tế – hành chính" trọng điểm hay không ?

Hẳn ông thừa hiểu vai trò "đầu cầu" của Vân Đồn nói riêng và cả ba đặc khu Vân Đồn – Bắc Vân Phong – Phú Quốc nói chung trong siêu chiến lược "Nhất Đới Nhất Lộ" của họ Tập. Vậy tại sao ông lại để cho Đinh Thế Huynh ký văn bản 22/3/2017 bán các đặc khu ấy cho Trung Quốc ? Mặt nổi là Đinh Thế Huynh, thế còn mặt chìm ở đây là những ai ?

Liệu có phải ông Trọng đã bị "qua mặt" khi các nhóm lợi ích trong đảng hiện nay do Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Minh Chính và Thị Ngân thao túng đang cho "làm chui" cái Vân Đồn trước đã, rồi kế đến là ‘Sáng kiến vành đai con đường" (BRI). Xem ra, thời gian ông ngã bệnh sau biến cố 14/4 tận Kiên Giang đối với các nhóm này giờ đây là kim cương, chứ không chỉ là vàng.

Tổng – Chủ Trọng không thể không biết, Nguyễn Xuân Phúc trong chuyến đi "đóng thế" tận Bắc Kinh đã hoan nghênh và ủng hộ BRI. Đây chắc hẳn phải là chủ trương của Bộ Chính trị. Mà một khi đã công khai "hoan nghênh và ủng hộ" BRI thì việc để cho cao tốc Bắc – Nam đón lõng "con đường tơ lụa mới" ấy ở xứ An Nam là lẽ tự nhiên đối với cái đảng và nhà nước này.

Xem thế để thấy, Phúc – Chính – Ngân không phải "làm chui" trước Tổng – Chủ, bọn họ "làm chui" là để lừa người dân sau cuộc nổi dậy đồng loạt từ Phan Rang, Phan Rí rồi lan rộng ra cả nươc. Nhưng sợ dân đến mức nào mà phải "làm chui" ?

Không, đừng nghĩ đám lộng quyền Ba Đình sợ dân đến thế ! Đối với họ, bất cứ thứ gì khi đã trở thành "chủ trương lớn của Bộ Chính trị", thì các ông bà nghị gật chỉ còn mỗi việc bấm nút (Sinh Hùng trước đây và thị Ngân bây giờ thực chất đều chung một giọng lưỡi). Dân đen nước Việt, đối với họ hoàn toàn chỉ là cỏ rác.

Hơn thế nữa, kẻ sợ người dân ở xứ "An Nam đô hộ phủ" này nhất thực ra chính là thế lực cầm đầu ở Bắc Kinh. Trước đây, hồi 2014, Trung Nam Hải đã quyết định rút giàn khoan HD-981 sớm hơn một tháng. Bởi vì, theo tính toán của họ, nếu để quá đà, thì chính những người dân xứ này sẽ lật nhào mấy cái "ghế mọt" ở Ba Đình – điều không hề có trong mong muốn, thậm chí còn "lợi bất cập hại" đối với Trung Quốc.

Mấy năm sau đó (2016 – 2017), có lúc tình báo Hoa Nam còn cho côn đồ – biểu tình gì mà trang bị cả bộ đàm cùng các công cụ đập phá nhà xưởng ( ? !) – trà trộn vào hàng ngàn người xuống đường chống Fomosa, thẳng tay đốt phá. Với chiêu trò như vậy, Bắc Kinh đã tạo cớ hợp pháp cho đàn em Ba Đình đàn áp người dân muốn vùng lên bẻ tan xiềng xích nô lệ đang tròng vào cổ họ.

Chúng toa rập với nhau khăng khít như "môi với răng". Bởi cả hai đều hiểu rằng, khi dân chúng bị quá nhiều vòng nô lệ trói buộc thì cả Việt gian lẫn Hán gian hãy liệu chừng.

"Bão ngày mai là gió nổi hôm nay

Trời chớp giật ắt đến ngày sét đánh !"

(thơ Tố Hữu)

Blogger Nhân Hòa

Nguồn : RFA, 09/05/2019

Published in Diễn đàn
vendredi, 03 mai 2019 09:36

Đất nước đang chuyển mình ?

Cách đây vài ngày, trước 30/04/2019 có 2 bài viết lạc quan về tình hình đất nước :

- một bài trên Danchimviet.infos đăng lại từ một status trên FB của ông "luật gia" Trần Đình Thu tựa là Một Thời Kỳ Mới Sắp Đến Với Việt Nam ? - hai chữ luật gia (jurist) tôi để trong ngoặc kép vì không hiểu rõ nghề nghiệp của ông Thu, người biên soạn, nghiên cứu luật lệ hay là luật sư nhưng không hành nghề ?

- bài thứ hai có tựa Viết Trong Những Ngày Đất Nước Đang Chuyển Minh của bà kiến trúc sư Trần Thanh Vân.

chuhau1

Việt Nam đang trở thành gì của Trung Quốc ? - Ảnh tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 (VOA tiếng Việt)

Hai bài viết thượng dẫn có tựa đề khác nhau, diễn đạt những sự kiện khác nhau với những quan điểm, cách nhận định, đánh giá các sự kiện xã hội, chính trị... Việt Nam khác nhau nhưng cùng chung một mục đích : nói về những chuyển biến của đất nước đang diễn ra một cách mà theo họ là "tích cực".

Bài của "luật gia" Trần Đình Thu nói về những diễn biến chính trị, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, giữa Việt Nam và Mỹ cũng như khoác cho ông Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cái áo thoát Trung đang từng bước được thực hiện.

Để chứng minh cho lập luận của mình, "luật gia" Trần Đình Thu đưa ra chuyện Việt Nam không có tên trong danh sách ký cam kết dù vẫn chính thức có mặt trong cuộc họp thượng đỉnh Một Vành Đai-Một Con Đường. Chỉ có Ý, Peru, Barbados, Luxembourg, Peru, Jamaica ký cam kết tham gia. Nguồn thượng dẫn.

Trần Đình Thu cũng ca ngợi sự khôn ngoan của ông Nguyễn Phú Trọng, so sánh Trọng với Gorbatschow khi thâu tóm cả 2 chức vụ quan trọng nhất trong chế độ cộng sản là tổng bí thư và chủ tịch nước – vừa có thực quyền, vừa có chính danh - để đàm phán, quyết định mọi chuyện trong bang giao, đàm phán quốc tế...

Sự khôn ngoan của ông Trọng, theo "luật gia" Thu là nếu không muốn ký những hiệp định bất lợi cho nhân dân khi họp thượng đỉnh Một Vành Đai Một Con Đường, Trọng có thể cáo bệnh để từ chối.

Nghĩ cũng lạ – lúc thì "luật gia" Thu nói Việt Nam không có tên trong những nước ký cam kết tham gia tức không dính líu gì đến kế hoạch Một Vành Đai Một Con Đường, lúc lại hót ông Trọng có thể dễ dàng từ chối nếu thấy những cam kết tham gia gây bất lợi cho đất nước, dân tộc…

Để củng cố thêm cho lập luận của mình, Trần Đình Thu "tiết lộ" thêm những tin tức sốt dẻo, nóng hổi vừa thổi vừa đọc về cuộc họp mà Tổng-Chủ Trọng sẽ bàn bạc, nói chuyện với Donald Trump khi qua thăm viếng Mỹ. Hai bên đang ráo riết chuẩn bị các văn kiện, thảo luận từng chi tiết cho cuộc gặp gỡ.

Tuy nhiên "luật gia" Thu cũng nói rõ là chưa biết được nội dung về các cuộc thảo luận, chỉ biết là rất chi tiết và có liên hệ, bao gồm đến dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Thu còn cam đoan là Donald Trump sẽ kèm nó vào các điều kiện chế tài về kinh tế và nhiều mặt khác chứ không giống như Obama, chỉ nói mà không (dám) làm.

Nếu tin tưởng những điều Trần Đình Thu viết, sẽ thấy tương lai Việt Nam sáng rỡ hơn ban ngày. Chế độ cộng sản Việt Nam dưới thời Nguyễn Phú Trọng bắt tay với tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa đất nước qua một thời kỳ mới không còn lệ thuộc Trung Quốc, người dân sẽ từng bước được hưởng tự do, dân chủ, nhân quyền các cái đầy đủ.

Bài thứ hai của kiến trúc sư Trần Thanh Vân. Sau khi dài dòng giới thiệu về gia thế, tiểu sử, lý lịch ba đời, trích ngang, trích dọc của mình, bà Vân cho rằng đất nước đang chuyển mình một cách tích cực, nhưng tích cực như thế nào thì không nói rõ như Trần Đình Thu.

Bà Vân căn cứ vào phong thủy, một ngành mà bà đã nghiên cứu nhiều năm sau khi tốt nghiệp kiến trúc ở Thượng Hải, tu nghiệp ở Dresden (Đông Đức cũ), để nghiệm ra rằng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hấp hối, thở những hơi thở cuối cùng.

Tôi, một kẻ không có bằng cấp, nghề nghiệp chuyên môn, học vấn nghèo nàn, kiến thức hạn hẹp đong không đầy chai dầu xanh Con Ó, chữ nghĩa viết ra không đầy cái lá mít, chẳng hiểu phong thủy là cái quái quỷ gì.

Không biết kiến trúc sư Trần Thanh Vân nói đất nước đang chuyển mình về phương diện nào ? Kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế, môi trường… ? Chuyển mình đi đâu ? Không thấy bà Vân đưa ra một tiêu chuẩn, một sự so sánh ở một lãnh vực nào đó về sự chuyển mình tích cực của đất nước.

Chỉ thấy rõ một điều, xã hội Việt Nam đang bị suy thoái trầm trọng trong tất cả mọi lãnh vực. Từ kinh tế, văn hóa đến giáo dục, y tế, môi trường sinh thái... Xã hội càng lúc càng bất an vì nạn cướp của, giết người, chuyện công an tra tấn người dân đến chết trở nên bình thường như chuyện xe cán chó, chuyện ấu dâm của quan chức cộng sản trở nên bất trị, càng ngày càng lộ ra thêm nhiều vụ...

Trí thức như bà Trần Thanh Vân thay vì phải lên tiếng phản đối những bất công xã hội, những điều luật quái đản, thoái hóa, đi ngược chiều với văn minh nhân loại, dân chủ, tự do, nhân quyền... lại chỉ ngồi quan sát khí tượng, thủy văn, chờ đợi hồn thiêng sông núi cũng như ngày trở về của thế hệ thứ ba trong gia tộc của bà, thế hệ có đầy đủ, tài năng, trí tuệ, nhiệt huyết sẽ thay đổi vận mệnh đất nước trong vài năm tới.

Chỉ còn khoảng 9-10 tháng hay một năm nữa, 2020 tin đồn về hội nghị Thành Đô có hay không sẽ được bạch hóa, người dân Việt Nam sẽ biết được rõ ràng hơn, đất nước có trở thành một thuộc địa của Trung Quốc không ? Thuộc địa chứ không phải chư hầu, chư hầu thì đã có nhiều biểu hiện diễn tiến chậm chạp, từng bước nhưng rất rõ rệt.

Chưa ai có thể dự kiến điều gì sẽ xẩy ra nếu chế độ cộng sản sụp đổ hoặc tan rã. Việt Nam có thành lập được một thể chế dân chủ, tự do không, vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ, tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Việc chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ là điều không thể tránh khỏi nhưng bao lâu nữa ? Hơn thế nữa, khi chế độ cộng sản Việt Nam sụp đổ hay tự giải tán trong thời gian gần, vài năm tới, chắc chắn đất nước sẽ rơi vào một khoảng trống quyền lực.

Với tội ác tầy trời lá rừng ghi không hết, nước biển đông rửa không sạch gây ra cho đất nước, dân tộc hơn 70 năm, việc người dân trả thù đảng cộng sản là điều khó lòng tránh khỏi.

Máu sẽ đổ và đổ thật nhiều. Làm sao để ngăn chặn nếu không có một tổ chức đủ sức mạnh, thực lực, một kế hoạch cũng như nhân sự được chuẩn bị đầy đủ, chi tiết... ngăn chặn việc này ? Đến thời điểm này, chưa có đảng phái, tổ chức nào cò đủ uy tín, có kế hoạch, chính sách, nhân sự… đáp ứng đúng nhu cầu của đất nước thời kỳ hậu cộng sản.

Một điều chắc chắn, khoảng trống quyền lực sẽ là cơ hội tốt cho ngoại bang nhúng tay can thiệp đem quân chiếm đóng đất nước hoặc bọn mafia đỏ sẽ cấu kết với công an, lực lượng tình báo, quân đội... gây ảnh hưởng, tạo áp lực, phát triển tổ chức, nhân sự để tiếp tục lũng đoạn xã hội khi người dân còn vô cảm, thờ ơ với đất nước, trí thức vẫn cam tâm, cúi đầu phục vụ chế độ hoặc chỉ dám phản kháng bằng thư ngỏ, kiến nghị...

Nếu nhìn tấm gương tan rã của Liên Bang Xô Viết với nước Nga sẽ rút ra được những bài học, những việc cần làm, cần chuẩn bị hơn là ngồi quan sát khí tượng, thủy văn, coi phong thủy, mơ mộng, trông chờ vào ngoại bang, vào hồn thiêng sông núi và nhân sự của thế hệ thứ ba, thứ tư chưa biết có được những phẩm chất gì khi trở về phục vụ quê hương.

Thạch Đạt Lang

(03/05/2019)

Published in Quan điểm

Việt Nam là thuc đa Trung Quc ? Không phi. Là chư hu ? Không đúng. Là quc gia v tinh ? Cũng sai. Vy Vit Nam đang là gì vi Trung Quc ? Khó có th đnh nghĩa chính xác tính cht mi quan h Vit Nam-Trung Quc k t sau khi hai nước bang giao bình thường sau cuc chiến biên gii 1979. Có điu ai cũng thy Vit Nam đang b nhum đ trước him ha "ngoi xâm mm" bng con đường kinh tế, t Trung Quc.

40nam1

Tưởng nim chiến tranh biên gii 1979 - 2016.

Từng ngày tng gi, cơn sóng thy triu đ Trung Quc lan rng và ph kín Vit Nam, t i Nam Quan đến mũi Cà Mau (chính xác là 54/63 tnh-thành). Theo Vin nghiên cu Trung Quc thuc Vin hàn lâm Khoa hc Xã hi Vit Nam, nếu như trong 9 năm k t khi bình thường hóa (tháng 11/1991 đến tháng 12/1999), Trung Quc có 76 d án vi tng s vn đu tư là 120 triu USD, thì 10 năm sau, đã có 657 d án vi tng s vn hơn 2,6 t USD. Riêng v FDI (đu tư nước ngoài trc tiếp), t cui năm 1991 đến nay, FDI Trung Quốc đ vào Vit Nam liên tc tăng và tăng mnh 10 năm tr li đây, t 572,5 triu USD năm 2007 lên 2,17 t USD năm 2017, tr thành nước th tư trong s các quc gia có vn FDI đăng ký ti Vit Nam (tp chí Tài Chính 1/1/2019).

Trung Quốc hin din khp nơi, đến mc gn như ngành ngh nào cũng có mt, t kinh doanh h tng k thut khu công nghip Hi Phòng ; kinh doanh bt đng sn Tin Giang ; sn xut giày Đng Nai ; luyn-cán thép Thái Bình ; sn xut tinh bt wolfram Qung Ninh ; linh kin đin t Đà Nng ; ván ép Long An ; đến gia công in phun, đ ha, sn phm qung cáo, dch v qung cáo Sài Gòn ; và đc bit công nghip đin than (trong 27 quc gia có d án nhit đin than nhn đu tư t Trung Quc, Vit Nam xếp th hai sau Bangladesh vng suất được cam kết đu tư vi 13.380 MW, xếp th tư v tng giá tr vi 3,6 t USD, tính đến tháng 7/2018) – dù rng công nghip này gây ô nhim cc kỳ nghiêm trng.

Trung Quốc còn thâm nhp d di vào th trường bt đng sn. Hà Ni, Đà Nng, Đng Nai, Long An, Tiền Giang… ch nào cũng có mt gii đu tư bt đng sn Trung Quc, đc bit các d án chung cư thuc khu "đt vàng". Tháng 4/2017, tp đoàn China Fortune Land Development mua li c phn trong d án Đi Phước Lotus ca VinaCapital vi giá 65,3 triệu USD (Đi Phước Lotus là d án khu dân cư có tng din tích 198,5 triu hecta thuc tnh Đng Nai, giáp Sài Gòn). TThe Leader (19/09/2017) cho biết, tp đoàn Hong Kong Land cũng mua 64% c phn d án nhà nm trong Khu đô th mi Th Thiêm thuc Công ty cổ phần Đầu tư h tng k thut Thành phố Hồ Chí Minh ; trong khi đó, Alpha King Real Estate Development JSC mua d án khu phc hp Saigon One Tower…

Trong 9 tháng đầu năm 2018, người Trung Quc vt lên đu bng t l người nước ngoài mua nhà Sài Gòn. Không ch mua nhà, đất đai và khu ngh mát, Trung Quc còn mua doanh nghip. Báo cáo ca Cc Đu tư nước ngoài thuc B Kế hoch và đu tư cho biết, gii đu tư Trung Quc đã thc hin 1.029 lượt góp vn mua c phn ti các doanh nghip Vit Nam vi tng vn hơn 800 triu USD, chỉ trong năm 2018. Cùng vi làn sóng đu tư là làn sóng du lch. Mi tun có 500 chuyến bay ch du khách Trung Quc sang Vit Nam. Hin có đến 10 hãng hàng không khai thác 30 đường bay t 20 đa đim Trung Quc đến Vit Nam...

Đầu tư và du lch giúp kinh tế tăng trưởng mà sao phi lo ? Bi vì, không như gii đu tư các nước khác, s có mt Trung Quc kéo theo nhiu điu không bình thường. Tháng 8/2018, y ban tnh Khánh Hòa đã phi gi văn bn khn, "đ ngh các b, ngành trung ương, đc bit Ngân hàng Nhà nước Vit Nam có gii pháp qun lý hot đng thanh toán qua công ngh thanh toán đin t", nhm chn đng s tht thu thuế t du khách Trung Quc.

Dự án tuyến đường st cao tc Cát Linh-Hà Đông là mt ví d khác. D án có tng đu tư 552 triu USD (thi giá năm 2008) trong đó vốn ODA Trung Quc là 419 triu USD. D kiến công trình hoàn thành trong thi gian t tháng 8/2008 đến tháng 11/2013 nhưng ì ch mãi đến cui năm 2015 mi xong (đến nay, đu năm 2019, vn còn trong giai đon chy th nghim). Cái giá của s chm tiến đ là 339 triu USD cng thêm ! Không ch vy, tng thu Trung Quc còn n các nhà thu ph Vit Nam đến 554 t đng. Tương t, trong d án Nhà máy gang thép Lào Cai vi tng đu tư khong 340 triu USD (Vit Nam góp 55%), mt nhà thu Trung Quốc cũng qut tin. Sau khi ký hp đng mua vt liu và thuê công nhân Vit Nam san i mt bng, nhà thu ph này lng l biến mt ! Dù vy, Trung Quc vn có ưu thế giành thu và chiếm nhiu d án trng đim chng hn các nhà máy nhit đin. Có quá bất thường không ?

Điều không bình thường là có rt nhiu công nhân Trung Quc được thoi mái vào Vit Nam mà không cn h chiếu-visa. Con chut cũng khó có th lt vào ca khu hung chi hàng chc ngàn người ! Cách đây 10 năm, năm 2009, tVietnamNet từng thực hiện phóng s v nhng ngôi làng Trung Quc mc ti Vit Nam. Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam thường bày t "bt bình" trước s "ngang nhiên" tuyên xưng ch quyn ca Trung Quc đi vi bin đo Vit Nam nhưng v s ngang nhiên xut hin ca hàng chục ngàn người Trung Quc ngay trên đt Vit Nam thì gn như không ai lên tiếng hoc hành đng gì, đến mc s bt thường này được phép đương nhiên tn ti. Cui năm 2015, ti Đà Nng, hai ca hàng do người Trung Quc làm ch thm chí đã ngang ngược "tuyênng ch quyn" bng cách không bán hàng cho người Vit. Người Vit đang mt ch quyn ngay trên chính mnh đt quê hương mình ? Điu bt thường nht trong nhng điu không bình thường là mt s khu công nghip Trung Quc đã được bo v như th chúng nm trên đất Trung Quc. Cho đến thi đim này, chng người Vit Nam nào "không phn s" được phép vào "cm thành" Formosa !

Điều rt không bình thường, so vi quan h kinh tế vi các nước khác, là cách thc quan h kinh tế gia Vit Nam và Trung Quc. Hãy đc mt đon trong bài viết "Đu tư trc tiếp ca Trung Quc ti Vit Nam trong 10 năm qua" ca tiến sĩ Nguyn Phương Hoa (người hi tháng 6/2018 đã được b nhim Phó Vin trưởng Vin Nghiên cu Trung Quc kiêm Phó Tng biên tp Tp chí Nghiên cứu Trung Quc) :

"Cùng với tăng cường xây dng nim tin chính tr, lãnh đo hai nước luôn chú trng đến xây dng mi quan h kinh tế hiu qu, thiết thc và đang được c th hóa bng nhng kế hoch phát trin gn kết hai nn kinh tế như "Hai hành lang, mt vành đai", "mt trục hai cánh", "hp tác Vnh Bc b m rng" ; hướng đến cân bng trong cán cân thương mi ; tăng đu tư ca Trung Quc ti Vit Nam..".. Cách viết này, ca mt "chuyên gia" thuc Vin hàn lâm Khoa hc Xã hi Vit Nam, cho thy mt điu : quan h kinh tế Việt Nam với Trung Quc còn được "hòa tan" vào quan h chính tr, liên quan đến vn đ th chế và chính sách đi ngoi "đc bit". Nó giúp phn nào gii thích được nhng bt thường nói trên.

Cần nhc li, cách đây ch vài tháng, vào tháng 9-2018, khi tiếp Triệu Lc Tế - y viên B Chính tr, Trưởng ban Kim tra k lut Trung ương Đng Cng sn Trung Quc, Tng bí thư Nguyn Phú Trng đã nói rng quan h Vit-Trung "đang thi đim tt đp nht trong lch s" ! Trước đó, tháng 1/2017, trong chuyến công du Trung Quốc sau Đi hội Đng Cng sn Vit Nam ln th 12, Nguyn Phú Trng cùng Tp Cn Bình cũng đã ra thông cáo chung, xác đnh hai quc gia "đu là nước xã hi ch nghĩa do Đng Cng sn lãnh đo, có chế đ chính tr tương đng, con đường phát trin gn gũi, có tiền đ tương quan, chia s vn mnh chung" ; khng đnh quan đim hai bên là "láng ging hu ngh, hp tác toàn din, n đnh lâu dài, hướng ti tương lai" trên tinh thn "láng ging tt, bn bè tt, đng chí tt, đi tác tt".

Bắc Kinh có là "láng giềng tt, bn bè tt, đng chí tt, đi tác tt" ca Vit Nam ? Chc chn là không. Hà Ni đang tr thành gì đi vi Trung Quc ? Da vào các phát biu và tuyên b chung ch có th đnh tính được phn nào mi quan h hai nước, nhưng da vào nhng con s c thể thì có th thy rõ, Vit Nam đang l thuc nghiêm trng vào Trung Quc. 40 năm sau khi thâm nhp biên gii Vit Nam bng quân s, Trung Quc đang đ b kín mít đt nước Vit Nam bng nhng đoàn quân kinh tế hùng hu. 40 năm sau khi Vit Nam đánh đui quân xâm lược Trung Quc, Vit Nam vn rt khó khăn tn công sâu vào lãnh th nước này bng con đường kinh thương. Vit Nam liên tc nhp siêu t Trung Quc. Con s mi nht (11 tháng đu năm 2018) là 21,6 t USD (xut sang Trung Quc 38,1 t USD trong khi nhập li 59,7 t USD).

Năm 1979, Hà Nội đã có th dy li Bc Kinh bài hc mà Trung Quc mun dy cho Vit Nam, nhưng sau 40 năm, Hà Ni dường như chng hc được thêm gì c, ngoài vic tr thành "đng chí tt" ca k thù. Sau 40 năm, Vit Nam chng là gì so với sc mnh kinh tế ln quân s mà Trung Quc đang s hu. Bin Đông đang b gm nhm ln mòn. Ch quyn biên cương đang b đe da. C "ch quyn" kinh tế cũng b thao túng. Tht chng t hào gì khi Vit Nam đang là con n ca Bc Kinh. Trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn (3/9/2018), tác giả Vũ Quang Vit cho biết, ước tính n Vit Nam đi vi Trung Quc, tính đến năm 2018, (có th) là hơn 6 t USD. Bc Kinh đang nm Hà Ni trong lòng bàn tay ? Riêng vi cái nhìn ca người dân Vit Nam, có v như Hà Ni chng nắm được gì ca Bc Kinh c ! Vi thc trng này, ước vng thoát Trung ca người dân Vit xem ra là rt xa vi. Điu này có đáng đ nghĩ và lo lng cho s phn quc gia ?

Mạnh Kim

Nguồn : VOA, 15/02/2019

Published in Diễn đàn

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Năm bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc nhưng khẳng định lại rằng Việt Nam sẽ bảo vệ lợi ích và chủ quyền của mình ở Biển Đông.

nxp1

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Năm tuyên bố rằng "Trung Quốc là láng giềng và là bạn của chúng tôi"
và Hà Nội sẽ "cố gắng giải quyết mọi vấn đề với họ" để hai nước có thể mở rộng thương mại hơn nữa. © AP

Phát biểu với Tạp chí Nikkei Châu Á bên lề cuộc họp thường niên của Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos Thuỵ Sỹ, ông Phúc tuyên bố rằng "Trung Quốc là láng giềng và là bạn của chúng tôi", và Hà Nội sẽ "cố gắng giải quyết mọi vấn đề với họ", để hai nước có thể mở rộng thương mại hơn nữa.

Nhưng về vấn đề cơ bản là toàn vẹn lãnh thổ, ông Phúc cho biết Việt Nam sẽ "bảo vệ lợi ích và chủ quyền hợp pháp của chính mình" ngay cả khi tăng cường quan hệ kinh tế. Các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển và các đảo ở Biển Đông đã làm cho Trung Quốc trực tiếp mâu thuẫn với các yêu sách của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa (Hoàng Sa) và Trường Sa (Trường Sa).

Về đối nội, Thủ tướng thừa nhận rằng chính sách quan trọng trong cải cách doanh nghiệp nhà nước là cần phải tăng tốc để mang lại lợi ích cho nền kinh tế. Ông Phúc dẫn ra những thành công một phần trong việc mời nhà đầu tư ra nước ngoài vào ngân hàng và các lĩnh vực nhà nước khác, nhưng ông nói, "Tôi đồng ý rằng quá trình này cần diễn ra nhanh hơn nhiều".

Trong phiên đối thoại, ông Phúc nhấn mạnh tầm quan trọng của cải cách doanh nghiệp nhà nước và bán cổ phần các công ty này. Chính sách này không chỉ nhằm cải thiện hiệu quả cả vốn tư nhân trong và ngoài nước, mà còn mang một sứ mệnh quan trọng "giám sát và giảm tham nhũng".

Thực tế, Hà Nội đã chậm tiến độ cải cách và sẽ bỏ lỡ mục tiêu 5 năm là nhằm cắt giảm mạnh số lượng doanh nghiệp nhà nước từ 583 vào năm 2016 xuống còn 103 vào năm 2020. Con số này cuối năm ngoái vẫn còn hơn 500. 

Những bình luận của ông Phúc được đưa ra vào thời điểm Hà Nội tìm mọi cách để bảo vệ nền kinh tế trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như tác động của nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc. Sự chững lại đang gây ra tổn thất lớn cho tất cả các nước láng giềng của Trung Quốc, nhưng đặc biệt là đối với Việt Nam, vì mối quan hệ của Việt Nam với cường quốc láng giềng còn phức tạp hơn do các tranh chấp ở Biển Đông.

Nhìn bề ngoài, Việt Nam có quan điểm thân thiện với Trung Quốc. Hôm thứ Ba, nhà lãnh đạo tối cao của Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng Cộng sản và chủ tịch nước, bày tỏ việc sẵn sàng củng cố và phát triển tình hữu nghị với đại sứ Trung Quốc mới được bổ nhiệm, Xiong Bo, theo phát ngôn viên Tân Hoa Xã.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ, và các khoản đầu tư trực tiếp của các công ty Trung Quốc đang tăng mạnh. Việt Nam đã gặt hái những khoản lợi từ chiến thương mại Bắc Kinh - Washington khi các công ty đa quốc gia di dời các nhà máy đến Việt Nam. Nhưng việc kinh tế Trung quốc đang chậm lại dần dần cũng đang bắt đầu ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam.

Gareth Leather, chuyên gia kinh tế cao cấp Châu Á của Capital Economics, đã viết vào thứ Ba : "Tăng trưởng yếu hơn ở Trung Quốc đã đặt gánh nặng cho xuất khẩu từ các quốc gia còn lại của Châu Á, và việc chậm lại hơn nữa trong kinh tế là một trong những rủi ro lớn nhất cản trở triển vọng cho các quốc gia còn lại trong khu vực". Ông đặc biệt nhắc đến Việt Nam và Đài Loan với mối quan hệ thương mại gần gũi với Trung Quốc sẽ là những nước chịu thiệt hại nặng nề nhất.

Kenji Kawase

Nguyên tác : Vietnam seeks more trade with China but will defend interests : PM, Nikkei Asian Review, 24/01/2019

Phương Thảo dịch

Nguồn : VNTB, 26/01/2019

Published in Diễn đàn

Mặc dù là bạn bè cộng sản của nhau, chế độ độc đảng của Việt Nam được coi là tương đối dân chủ hơn Trung Quốc. Lời khen ngợi này là do sự lãnh đạo dựa trên sự đồng thuận của Việt Nam, dân chủ nội bộ, và xã hội dân sự ít bị trấn áp hơn. Tuy nhiên, những yếu tố này đã xấu đi rõ rệt kể từ khi ông Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, được bầu lại vào đầu năm 2016. Xu hướng này đã được đẩy nhanh khi Đảng cộng sản chuẩn bị tổ chức cuộc họp giữa kỳ vào mùa xuân này , Hội nghị lần thứ 7, khi đó sẽ có những quyết định quan trọng về lãnh đạo và cải cách nội bộ.

theo1

Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình tại Hà Nội, vào tháng 11/2017.

Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) dưới sự cai trị của Chủ tịch Tập Cận Bình bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng đáng sợ để trấn áp cả "hổ và ruồi" sau Đại hội Đảng lần thứ 18 năm 2012, chính trị nội bộ vẫn là cuộc chiến giữa Nguyễn Phú Trọng và thủ tướng khi ấy Nguyễn Tấn Dũng. Sự cạnh tranh cân bằng này đã giúp Đảng cộng sản duy trì môi trường ổn đinh kể từ khi đưa ra chính sách cải cách định hướng thị trường (hoặc Đổi mới) vào năm 1986. 

Tuy nhiên, ngay khi Trọng xuất hiện với tư cách là người chiến thắng, người thủ lĩnh bảo thủ đã quyết tâm theo bước các đồng chí Trung Quốc của mình và dọn sạch "gốc rễ xấu" trong nội bộ Đảng. Sau một năm giải quyết, năm 2017 đã chứng kiến ​​sự rung động chưa từng có trong lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, vì Đảng cộng sản đã thanh trừng nhiều quan chức cao cấp vì tham nhũng, quản lý kém kinh tế, cố tình vi phạm các quy định của nhà nước, biển thủ và lạm dụng quyền lực.

Điều đáng chú ý nhất là việc cách chức Đinh La Thăng, uỷ viên Bộ Chính trị đầy quyền lực và từng là một ngôi sao chính trị đang lên. Sau lần xét xử đầu tiên với hai cáo buộc chống, ông Thăng bị kết án 13 năm tù, trở thành uỷ viên Bộ Chính trị đầu tiên phải chịu hình phạt nghiêm khắc như vậy. Cái "lò nóng"-hình ảnh tượng trưng cho chiến dịch chống tham nhũng của ông Trọng-cũng đã đốt luôn các nhân vật điển hình khác, bất kể còn đương nhiệm hay nghỉ hưu từ chính quyền địa phương, các bộ, và các doanh nghiệp nhà nước.

Mặc dù có vẻ như chiến dịch này đã mang lại chút công lý cho vấn đề tham nhũng khét tiếng của Việt Nam, mặt khác chiến dịch này cũng đã giúp củng cố quyền lực độc tài vào tay của Trọng và những người phe cánh của ông, nhất là Chủ tịch Ủy ban Kiểm tra trung ương Trần Quốc Vượng-một Vương Kỳ Sơn Việt Nam. Ngoài ra, sau hai năm tại vị, ông Trọng đã hoàn toàn kiểm soát quân đội và lực lượng công an. Đã là Bí Thư Quân uỷ trung ương, trong năm 2016 ông Trọng đã có được vị trí trong Ban Chấp hành Công an trung ương, đây là lần đầu tiên trong chính trị Việt Nam một Tổng bí thư được phép tham gia Ủy ban.

Mặt khác, có lẽ với một chiến lược dài hạn hơn, ông Phạm Minh Chính, một đồng minh của Trọng và trưởng Ban Tổ chức trung ương Đảng, đang thí điểm một chương trình "nhất thể hóa" các chức vụ của Đảng và Nhà nước. Nói một cách đơn giản, mục tiêu là giảm bớt gánh nặng cho hệ thống quản lý nhị nguyên của Việt Nam bằng cách sáp nhập vị trí lãnh đạo địa phương (nay là cấp huyện và cấp xã) với các vị trí được bầu của UBND. Nhiều người mong muốn chương trình thí điểm này là bước đi đầu tiên để "nhất thể hóa" hai vị trí cao nhất trong chính trường Việt Nam : tổng thống và tổng bí thư. Đây là truyền thống được thực hiện ở Trung Quốc từ năm 1993 khi Tổng Bí thư Giang Trạch Dân được xác nhận là người đứng đầu nhà nước Trung Quốc, trong khi lại không có ở Việt Nam kể từ người cha sáng lập Hồ Chí Minh qua đời vào năm 1969.

Tất cả những động thái này chắc chắn đã khẳng định Trọng là nhà lãnh đạo mạnh nhất Việt Nam trong nhiều thập niên qua. Trong một bối cảnh như vậy, Việt Nam đang dần dần rời khỏi chế độ độ đảng thành chế độ độc nhân, giống như Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình.

Ngoài ra, và có lẽ đáng lo ngại hơn, đây không chỉ là những điểm tương đồng về thủ tục mà còn là những thủ thuật kích động mà Đảng cộng sản Việt Nam đã học được từ sách của Bắc Kinh. Điều này được minh họa rõ nét trong cuộc bắt cóc Trịnh Xuân Thành , cán bộ cao cấp của chính phủ và cựu giám đốc Doanh nghiệp Nhà nước liên quan đến Đinh La Thăng như thời chiến tranh lạnh ngay trung tâm Berlin. Vụ việc này gây sốc cho Đức và gây ra một sự căng thẳng ngoại giao nghiêm trọng giữa hai nước. Người ta có thể tham khảo các vụ bắt cóc khác nhau của cảnh sát an ninh Trung Quốc ở Hồng Kông hay Thái Lan (mặc dù với Đức có lẽ ở một mức độ khác).

Tuy nhiên các nhà hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam có thể đã không bị sốc bởi vì họ đã bị đối xử tàn nhẫn bất thường trong hai năm nhiệm kỳ mới của ông Trọng. Cảnh sát đã bắt giữ 19 và 21 nhà hoạt động trong năm 2016 và 2017, so với chỉ bảy vào năm 2015. Luật về Hội , vốn có thể làm cho môi trường bấp bênh tại Việt Nam an toàn hơn đối với xã hội dân sự , đã bị đình chỉ vô thời hạn. Tình hình cũng ảm đạm đối với báo chí Việt Nam, về mặt lý thuyết là thuộc sở hữu nhà nước và đã được Đảng kiểm soát chặt chẽ. Chẳng hạn, năm 2016, hơn 150 cơ quan truyền thông đã bị Bộ Thông tin và Truyền thông phạt tiền vì "đưa tin sai", con số lớn nhất từng ghi nhận. Mặc dù không phải tất cả các bài báo bị phạt mang tính chính trị, điều này cho thấy chế độ sẵn sàng gia tăng nhiều áp lực cho một trong những môi trường báo chí khó khăn nhất trên thế giới. 

Ở Việt nam Người ta nhìn nhận ông Trọng là một nhà lãnh đạo sạch sẽ, liêm khiết, điều đó tạo cho ông Trọng có được sự hỗ trợ rất lớn cả bên trong và ngoài Đảng để thực hiện chiến dịch chống tham nhũng. Cái "lò nóng", mặc dù bị cáo buộc là mặt nạ để thanh trừng chính trị, đã có những tác động tích cực đến việc quản lý nhà nước Việt Nam, điều này từ lâu nay bị thiếu cơ chế giải trình hiệu quả, như người ta có thể thấy ở bất kỳ chế độ độc tài nào. Tuy nhiên, cách tiếp cận từ trên xuống này phụ thuộc rất nhiều vào "những nhà lãnh đạo giỏi", người có thể thực hiện kế hoạch này một cách liên tục và không có ý tư lợi. 

Có một chút không đồng ý rằng ông Trọng, hiện nay 73 tuổi, sẽ bước từ chức vào Đại hội đảng lần tới vào năm 2021. Vào lúc đó, nếu tất cả các chiến thuật củng cố quyền lực của ông, dưới tên gọi " nguyên tắc tập trung dân chủ", được thể chế hóa, người kế nhiệm của ông sẽ được ban tặng quyền lực để siết chặt "lãnh đạo tập thể" Việt Nam nếu muốn. Nếu điều này xảy ra, thì những cải cách chính trị khiêm tốn vốn đã kéo dài hàng bao năm sẽ bị qua mặt và do đó viễn cảnh về sự dân chủ hóa đất nước sẽ bị kéo chậm lại. Có lẽ chỉ có các đồng chí của họ ở Bắc Kinh sẽ hài lòng với kịch bản như vậy. 

Nguyễn Khắc Giang

Nguyên tác : Is Vietnam Going the Way of China ?, The Diplomat, 22/02/2018

Phương Thảo dịch

Nguồn : VNTB, 24/02/2018

Nguyễn Khắc Giang-ông là nhà nghiên cứu chính trị hàng đầu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

Published in Diễn đàn

Tân Hoa Xã hôm 13/9 đưa tin ông Lưu Vân Sơn, y viên Thường v B Chính tr, Bí thư Ban Bí thư trung ương Đng Cng sn Trung Quc, s dn đu mt đoàn đi biu thăm chính thc Vit Nam và Campuchia t 18 đến 21/9.

tham1

Ông Lưu Vân Sơn, quan chc cao cp ca Đảng Cộng sản Trung Quốc, tiếp ông Thun Hu, Tổng biên tập báo Nhân Dân, Bc Kinh (4/2017)

Tin cho hay chuyến thăm được thc hin sau khi ông Lưu nhn li mi ca Đng Cng sn Vit Nam và Đng Nhân dân Campuchia. Bn tin Tân Hoa Xã không nói mc đích và ngh trình ca chuyến thăm.

Theo thông tin trên báo chí Việt Nam, ln gn đây nht ông Lưu ch trì mt cuc gp vi các đi din Đng Cộng sn Vit Nam là hi tháng 4 năm nay.

Hôm 12/4, tại Bc Kinh, ông Lưu tiếp mt đoàn ca báo Nhân Dân do ông Thun Hu, y viên Trung ương Đng, Tng Biên tp Báo Nhân Dân, kiêm Ch tch Hi Nhà báo Vit Nam dn đu.

Tại bui tiếp, ông Lưu nhn mnh với ông Thuận Hu nhn mnh rng hp tác gia Nhân dân Nht báo ca Trung Quc và báo Nhân Dân ca Vit Nam là "b phn quan trng trong hp tác hai đng". Ông Lưu nói thêm hai bên cn thúc đy trao đi đoàn và giao lưu sâu rng gia hai t báo nói riêng, báo chí hai nước nói chung "góp phn thúc đy quan h hai nước ngày càng phát trin".

Tường thut ca báo Nhân Dân cho hay ông Thun Hu bày t mong mun rng trong thi gian ti, hai bên tăng cường hp tác, t chc cho phóng viên hai nước tham quan, tìm hiểu các địa phương "nhm tuyên truyn sâu rng, tích cc v thành tu phát trin ca mi nước, thúc đy quan h hai nước phát trin".

Trước đó, hi cui năm 2016, ông Lưu Vân Sơn đã tiếp ti Bc Kinh mt đoàn đi biu khác ca Đảng Cộng sản Việt Nam do ông Phm Minh Chính, y viên B Chính tr, Bí thư Trung ương Đng, Trưởng ban T chc Trung ương, dn đu.

Tại cuc gp, ông Phm Minh Chính khng đnh "Đng, Nhà nước và nhân dân Vit Nam trước sau như mt luôn coi trng và mong mun cùng vi Đng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc n lc cng c và tăng cường tình hu ngh truyn thng và quan h đi tác hp tác chiến lược toàn din Vit Nam - Trung Quc".

Đáp lại, ông Lưu bày t "mong mun hai bên tiếp tc tăng cường trao đi cp cao, cng c tin cy chính tr, thúc đy kết nối chiến lược, đy mnh giao lưu nhân văn, kim soát tt bt đng, nhm thúc đy quan h hai Đng, hai nước phát trin n đnh, lành mnh trong thi gian ti".

Việt Nam và Trung Quc có tranh chp ch quyn Bin Đông trong gn 3 thp niên tr li đây. Hai nước gn đây gia tăng nhng phát biu chính thc đi chi nhau v vn đ này, ít nht cp người phát ngôn b ngoi giao.

Published in Châu Á

Trả lời Bàn tròn thảo luận của BBC về việc Trung Quốc bắn đạn thật ngoài khơi Đà Nẵng, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp từ Hà Nội nói :

"Đây là cách Trung Quốc dùng vũ lực đe dọa Việt Nam".

camchiu1

Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp trong Bàn tròn thảo luận của BBC về việc Trung Quốc bắn đạn thật ngoài khơi Đà Nẵng

Ông cũng nói, "Trung Quốc đã tuyên bố trước năm ngày họ sẽ huấn luyện bắn đạn thật trên một vùng rộng nhưng vùng đó có 11 nghìn km vuông trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam. Họ có nhiều hạng mục bắn đạn thật".

"Họ chọn thời điểm có Quốc khánh của Việt Nam, ngày 2/09, họ nói là tập trận hàng năm nhưng bắt đầu từ năm nay, và như thế có nghĩa là sang năm họ sẽ bắn tiếp".

Cũng từ cuộc thảo luận, nhà báo Đỗ Thông Minh từ Tokyo nói :

"Nếu không kiềm hãm được thì từ những vụ đụng độ nhỏ có thể đi đến đụng độ lớn. Phía Việt Nam luôn phản ứng yếu ớt, không dám đưa quân ra biển để bảo vệ ngư dân, trừ một vài lần nho nhỏ cho tàu chạy kèm."..

Trước đó, một cựu quan chức Việt Nam ở Ban Biên giới của Chính phủ đặt vấn đề liệu Việt Nam đã 'cam chịu' Trung Quốc trên Biển Đông khi có các phản ứng được cho là rất 'yếu ớt' và 'chưa đủ' sau khi Trung Quốc tập trận ở khu vực Hoàng Sa trên Biển Đông, rất gần thành phố Đà Nẵng.

Trao đổi với BBC hôm 06/9/2017, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ của Việt Nam nói :

"So sánh hành động này với năm 2014 khi mà giàn khoan HD-981 kéo vào Vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam, thì lần này hành động này có thể nói là trầm trọng hơn, nguy hiểm hơn và thô bạo hơn.

"Nhưng nếu ta so sánh thái độ của chính quyền Việt Nam năm 2014 và hiện nay tôi nhận thấy một điều là năm 2014, tuy vậy, chính quyền Việt Nam cũng phản ứng rất rõ ràng, cụ thể là đã có ý kiến với người đại diện của sứ quán Trung Quốc, cụ thể là đã làm văn thư gửi lên Liên Hợp Quốc cho ông Tổng Thư ký, cụ thể cũng đã có tuyên bố rất mạnh mẽ.

"Đó là những hành vi, những động thái của Việt Nam phản ứng trước hành vi (về) Giàn khoan HD-981 năm 2014, thế nhưng lần này thật sự là tôi cảm thấy thất vọng bởi trong khi Trung Quốc đang tập trận, bắn đạn thật ở cách Đà Nẵng có 75 hải lý, thì Việt Nam ở Đà Nẵng vẫn cứ ăn mừng quốc khánh, bắn pháo hoa.

"Rồi chính quyền Việt Nam chỉ ra một tuyên bố rất yếu ớt là 'quan ngại', rồi đề nghị Trung Quốc chấm dứt hành động này, theo tôi phản ứng này rất yếu ớt và gần đây có thêm một tuyên bố nữa của người phát ngôn Bộ Ngoại giao, ngôn từ có vẻ mạnh hơn một chút, tức là 'phản đối mạnh mẽ'.

'Cam chịu Trung Quốc ?'

Ông Giao cho rằng cách xử lý của Việt Nam có thể tạo ra 'tiền lệ' rất bất lợi cho nước này trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, ông nói :

"Và như thế dường như nó tạo tiền lệ tiếp theo trong tương lai để Trung Quốc hoành hành ở Biển Đông và đặc biệt Việt Nam hiện nay đang bị Trung Quốc chế áp, khống chế rất mạnh mẽ.

camchiu2

Tàu Sào Hồ của Trung Quốc tiếp vận ở Ấn Độ Dương

"Và nếu như chính phủ Việt Nam trong những ngày tiếp theo không có những động thái về mặt ngoại giao chính thức, công khai, mạnh mẽ trên trường quốc tế, tôi nghĩ rằng nó sẽ dường như là hành vi tiếp nối sau câu chuyện chính phủ Việt Nam đã phải buộc cho công ty Repsol ngừng thăm dò khai thác ở Bãi Tư Chính.

"Và bây giờ bằng hành động họ tập trận ở trên Vùng Đặc quyền Kinh tế, dường như nó thể hiện chính phủ Việt Nam cam chịu những hành vi đó của Trung Quốc và cái đó hoàn toàn bất lợi về mặt pháp luật cho câu chuyện đấu tranh về mặt pháp lý cũng như đấu tranh về mặt ngoại giao đối với Trung Quốc", Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao nói với BBC hôm thứ Tư 6/9.

Còn ông Đỗ Thông Minh từ Nhật Bản so sánh ngân sách quốc phòng Trung Quốc với Việt Nam và cho rằng :

"Việt Nam vẫn phải chấp nhận sự yếu thế, Hải quân Việt Nam chỉ đi loanh quanh ven bờ nhưng lại kêu gọi ngư dân bám biển".

"Việt Nam đã khuất phục, không dám đối đầu trước sự đe dọa mới chỉ bóng gió thôi của Trung Quốc". ông Đỗ Thông Minh bình luận.

Quốc Phương thực hiện

Nguồn : BBC, 07/09/2017

Published in Diễn đàn