Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Hoàng Sa (RFI, 06/09/2017)

Việt Nam lại lên tiếng phản đối Trung Quốc tập trận ở Biển Đông vào lúc căng thẳng gia tăng tại vùng biển đang tranh chấp này.

bd1

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng. Ảnh họp báo ngày 03/08/2017. euters

Chiều 05/09/2017, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng lên tiếng "phản đối mạnh mẽ" việc Trung Quốc tổ chức huấn luyện bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa, xem đây là một "hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đưa ra lời phản đối như trên sau khi Cục Hải Sự Trung Quốc hôm 28/08 thông báo sẽ tiến hành diễn tập quân sự, trong đó có các cuộc huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà Hà Nội khẳng định chủ quyền nhưng đã bị Bắc Kinh chiếm giữ toàn bộ.

Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần, Việt Nam phản đối các cuộc tập trận của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông. Thứ Năm 31/08, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã tuyên bố "hết sức quan ngại" về việc Trung Quốc tiến hành diễn tập quân sự ở khu vực ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh "chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông". Phát ngôn viên Lê Thị Thu Hằng cho biết là trong ngày hôm đó, đại diện Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tiếp xúc với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để "nêu rõ lập trường của Việt Nam".

Căng thẳng do tranh chấp Biển Đông đã gia tăng trong những tháng gần đây, đặc biệt với việc Việt Nam đã buộc phải đình chỉ một dự án thăm dò dầu khí do công ty Tây Ban Nha Repsol tiến hành tại một khu vực mà Bắc Kinh cũng khẳng định chủ quyền.

Trước đó, vào tháng 6, tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, đã bất ngờ bỏ ngang chuyến viếng thăm Việt Nam, một dấu hiệu cho thấy quan hệ Việt - Trung đang gặp sóng gió.

Thanh Phương

*******************

Việt Nam lên tiếng phản đối TQ tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông (VOA, 05/09/2017)

Việt Nam hôm th Ba 5/9 mnh m lên án các cuc tp trn quân s bn đn tht ca Trung Quc khu vc đang tranh chp Bin Đông, gia lúc căng thng tiếp tc tăng gia hai nước.

bd2

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Vit Nam Lê Thị Thu Hng

Theo Reuters, Cục Qun lý An toàn Hàng hi ca tnh Hi Nam, Trung Quc, hồi tháng trước loan báo s có các cuc tp trn bn đn tht cho đến ngày 2/9 trên qun đo Hoàng Sa, nơi mà Vit Nam tuyên b ch quyn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói :

"Việt Nam mnh m phn đi hành đng này ca Trung Quc và nghiêm túc yêu cầu Trung Quc tôn trng ch quyn ca Vit Nam đi vi qun đo Hoàng Sa".

Thông báo của B Ngoi giao viết : "Vit Nam mt ln na khng đnh kiên quyết bo v ch quyn và các quyn hp pháp trong Bin Đông thông qua các bin pháp hòa bình phù hợp vi lut pháp quc tế".

Những căng thng gia Trung Quc và nước láng ging Vit Nam đang mc cao nht tính t ba năm qua liên quan ti vùng bin đang tranh chp.

Dưới sc ép t Bc Kinh, Vit Nam đã ngưng khoan du các vùng bin ngoài khơi Việt Nam, nơi mà Trung Quc tuyên b thuc ch quyn ca h.

Trung Quốc bày t quan ngi v nhng n lc ca Vit Nam, tìm cách vn đng s hu thun ca các nước Đông Nam Á v vn đ Bin Đông, và các mi quan h quc phòng đang tăng vi Hoa Kỳ, Nht Bn và n Độ.

****************

18.000 tàu đánh cá Trung Quốc đang có mặt tại Biển Đông (RFA, 05/09/2017)

Nhật báo Bưu điện Hoa nam tại Hồng Kong hôm 5/9 cho biết hiện có 18,000 tàu cá Trung Quốc có mặt ở biển Đông, và cho rằng việc này có thể sẽ gây căng thẳng về quyền đánh cá với ngư dân các quốc gia Đông Nam Á.

bd3

Một tàu cá của Trung Quốc chuẩn bị đến Trường Sa hôm 6/5/2013. AFP

Theo tờ báo này thì việc hàng chục ngàn tàu đánh cá Trung Quốc tràn xuống biển Đông như vậy đã trở thành một hành động hàng năm của Bắc Kinh, tiếp theo lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương của nước này được chấm dứt vào ngày 16 tháng Tám.

Ngay trong ngày 16 tháng Tám, một nghị sĩ Philippines là ông Gary Alejano, trích nguồn tin quân sự của Phi cho biết là tàu cá Trung Quốc với sự hộ vệ của tàu hải giám đã đuổi ngư dân Phi ra khỏi khu vực đánh cá xung quanh đảo Thị tứ, mà Manila đang kiểm soát thuộc quần đảo Trường Sa.

Các tàu đánh cá của Trung Quốc xuất phát từ đảo Hải Nam, được các tàu hải giám và hải quân của Bắc Kinh hộ tống.

Một ngư dân Trung Quốc nói với tờ Bưu điện Hoa Nam rằng không có gì phải lo ngại chuyện đụng chạm với ngư dân các nước khác vì đã có chính quyền Trung Quốc bảo vệ.

Không những tăng cường hoạt động ở Biển Đông, hàng trăm tàu đánh cá Trung Quốc từ tỉnh Triết Giang cũng bắt đầu tràn ra vùng biển Hoa Đông.

Điều này làm cho lực lượng tuần duyên Nhật Bản phải tăng cường hoạt động ngăn ngừa tàu Trung Quốc tràn vào khu vực quần đảo Senkaku mà Nhật đang kiểm soát nhưng Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.

Hồi năm ngoái có gần 300 tàu cá Trung Quốc được tàu biên phòng nước này đi kèm đã đi vào vùng 12 hải lý xung quanh quần đảo Senkaku. Việc này đã làm cho Bộ ngoại giao Tokyo triệu Đại sứ Trung Quốc tại Nhật để phản đối.

Hiện chưa thấy có va chạm nào giữa tàu cá Trung Quốc với Việt Nam, nhưng hồi tháng Năm vừa qua khi Trung Quốc đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá trên gần hết Biển Đông, Hà Nội cũng đã ra tuyên bố phản đối.

Published in Châu Á

Chuyên gia : ‘Trung Quốc tập trận nhằm dọa dùng vũ lực với Việt Nam’ (VOA, 01/09/2017)

Theo một bn tin ca Reuters, Trung Quc hôm 1/9 thúc gic Vit Nam nhìn nhn mt cách "bình tĩnh và có lý trí" v các cuc tp trn quân s ca Trung Quc Bin Đông, sau khi Vit Nam lên tiếng phn đi, vào lúc căng thng gia hai nước láng ging trn xấu đi liên quan đến vùng bin chiến lược nm trong vòng tranh chp.

hudoa1

Một tàu chiến Trung Quc bn tên la trong mt cuc tp trân bn đn tht Bin Đông năm 2016 (nh tư liu)

Người phát ngôn B Ngoi giao Trung Quc Hoa Xuân Oánh nói ti mt cuc hp báo rng các cuc tp đó mang tính thường niên. Tin ca Reuters cho hay bà Hoa nói thêm là nơi tiến hành tp trận khu vc tây bc Bin Đông, thuc quyn tài phán ca Trung Quc.

Một ngày trước khi Trung Quc đưa ra li thúc gic, hôm 31/8, người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng đã nêu quan đim ca Hà Ni v vic Trung Quc thông báo tiến hành diễn tp quân s ti khu vc ngoài ca vnh Bc b.

Bà Hằng nói Vit Nam "hết sc quan ngi" v thông báo ca Trung Quc. Bà khng đnh : "Lp trường ca Vit Nam là mi hot đng ca nước ngoài trong vùng bin thuc quyn ch quyn, quyn tài phán ca Vit Nam cần phi được thc hin phù hp vi các quy đnh ca lut pháp Vit Nam và lut pháp quc tế".

Bà Hằng nhn mnh : "Vit Nam đ ngh Trung Quc chm dt và không lp li các hành đng làm phc tp tình hình ti Bin Đông".

Nữ phát ngôn viên cho biết thêm rằng trong ngày 31/8, đi din B Ngoi giao Vit Nam "đã giao thip" vi đi din Đi s quán Trung Quc ti Hà Ni, đ nêu rõ lp trường ca Vit Nam.

Những li qua tiếng li k trên gia đi din ngoi giao hai nước n ra vì cách đây ít ngày Cc Hi s Trung Quc đã thông báo nước này tiến hành din tp quân s trong mt khu vc rng ln mà Hà Ni xem là thuc vùng đặc quyn kinh tế Vit Nam.

Cục ca Trung Quc nói din tp kéo dài t 29/8 đến 4/9, trong đó có 3 cuc tp trn bn đn tht trong các ngày 31/8 đến 2/9 gn các đo Phú Lâm, Quang Hòa và Hoàng Sa qun đo Hoàng Sa.

Việt Nam tuyên b ch quyn v qun đảo này, nhưng trên thc tế nó thuc s kim soát ca Trung Quc t đu năm 1974.

Một bn tin ca báo Thanh Niên phát đi sáng 1/9 có hình minh ha cho thy vùng tp trn có đim gn Vit Nam nht ch cách Đà Nng khong 75 hi lý v phía đông.

Tờ báo ln ca Vit Nam dùng t "phi pháp" đ nói v các cuc din tp ca Trung Quc, mà theo báo này din ra trên vùng bin có din tích ti 11.000 kilomet vuông.

Tin của Thanh Niên có đon "Nếu các cuc tp trn này din ra trên thc tế thì đây là s xâm phm nghiêm trọng ch quyn Vit Nam, đe da an ninh và an toàn hàng hi Bin Đông".

Thạc sĩ Hoàng Vit, mt chuyên gia v Bin Đông, nhn xét vi VOA rng các cuc tp trn ca Trung Quc năm nay đáng chú ý hơn do din ra trong bi cnh đc bit là trt t thế gii đang thay đi và đang có nhng căng thng gia Vit Nam và Trung Quc.

Ông lưu ý rng hi tháng 7, dưới áp lc ca Bc Kinh, Hà Ni đã đình ch vic khoan du mt khu vc ngoài khơi mà Trung Quc cũng tuyên b ch quyn.

Gần đây Trung Quc t ra khó chịu v nhng n lc ca Vit Nam vn đng các nước Đông Nam Á v vn đ Bin Đông. Trung Quc cũng khó chu v mi quan h quc phòng gia tăng gia Vit Nam vi M, Nht Bn và n Đ, theo tin Reuters.

Thạc sĩ Hoàng Vit nhn đnh vi VOA t thành ph H Chí Minh :

"Tôi cho rằng thông đip ca Trung Quc mun nhc nh Vit Nam rng quc gia có nhiu quyn lc và đang thng tr Bin Đông là Trung Quc. Nếu Vit Nam không tuân phc Trung Quc, hoc nói như mt s báo chí Trung Quc, như là Hoàn cu Thi báo, Việt Nam mà còn ‘cng đu’, thì Trung Quc s dùng sc mnh, mà trong đó k c sc mnh quân s".

hudoa2

Tàu Trung Quốc (phi) phun vòi rng vào tàu Vit Nam trong v tranh chp trên bin hi hè 2014

Vị chuyên gia cho rng lúc này cn theo dõi xem các kênh do Vit Nam và Trung Quc thiết lp trước đây đ gii quyết tranh chp trên bin có được s dng hay không. Nếu không, theo ông Vit, Hà Ni s phi tính đến phương án khác, nhưng cũng không có nhiu s la chn :

"Đương nhiên là nếu bây gi Vit Nam làm căng vi Trung Quc, đó là điu rt khó. Bi vì nói gì thì nói, Trung Quốc cũng càng ngày càng mnh. Mà tim lc ca mt mình Vit Nam không đ đ đi đu vi Trung Quc. Có l trong lúc này, vi Trung Quc, Vit Nam ch có mt bin pháp thôi, đó là s dng ngoi giao. Sau phán quyết v Philippines, có l Vit Nam không thy thuyết phc lm trong vic s dng bin pháp pháp lý. Cho nên tôi d đoán rng kh năng Vit Nam s s dng bin pháp ngoi giao là chính".

Hồi năm ngoái, mt tòa trng tài quc tế đã ra phán quyết bác b các căn c đ Trung Quc đòi ch quyn v hu hết Biển Đông trong mt v khiếu ni do Philippines np đơn.

Nhưng sau đó, Philippines đã không đ đng gì đến phán quyết, thay vào đó, chính quyn ca tng thng mi Duterte đã có nhiu đng thái hòa hoãn v tranh chp bin và gia tăng hp tác kinh tế vi Trung Quốc.

Nhiều nhà quan sát cho rng din biến đó đã đy Vit Nam và thế khó khăn và đơn đc hơn trong tranh chp bin vi Trung Quc.

Theo chuyên gia Hoàng Việt, bin pháp ngoi giao ca Hà Ni là tiếp tc thúc đy quan h vi Trung Quc, và trên cơ snh hữu ngh, yêu cu Bc Kinh kim chế.

Mặt khác, Vit Nam – theo ông Vit – cũng thúc đy quan h vi các đi tác khác, trong đó có n Đ, Nht Bn, Australia và Hoa Kỳ, đ làm đi trng và có nhng tiếng nói t các nước đó giúp "kim chế phn nào" các hành động ca Trung Quc.

Trung Quốc đòi ch quyn v hu hết Bin Đông, nơi ước tính có lượng thương mi quc tế tr giá 3 nghìn t đôla đi qua hàng năm. Vit Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, và Đài Loan cũng tuyên b ch quyn đó.

*******************

Súng đang nổ ngoài Biển Đông (RFA, 01/09/2017)

Còn nhớ, hơn một năm trước, Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế CSIS đã từng cảnh báo : Sau khi 3 sân bay trên các đảo nhân tạo tại "đá Chữ Thập", "đá Subi" và "đá Vành Khăn" được đưa vào hoạt động, quân đội Trung Quốc sẽ kiểm soát toàn bộ không phận Biển Đông. Nghiêm trọng hơn, tầm tác chiến của các máy bay từ đảo "Chữ Thập" sẽ bao trùm toàn bộ Cam Ranh, căn cứ hải quân quan trọng số 1 Việt Nam.

hudoa3

Đến giờ, không còn cảnh báo với nguy cơ nữa, mà súng đã nổ.

"Trung Quốc đang tập trận rầm rộ trên Biển Đông. Ít nhất một phần khu vực có diện tích tương đương 11.000 km2 nằm hoàn toàn trong vùng biển Việt Nam" (báo Thanh Niên).

hudoa4

Súng nổ sát nách. Khu vực gần nhất, chỉ cách Đà Nẵng 75 hải lý (bằng quãng đường bộ Đà Nẵng - Huế).

Những cuộc tập trận rầm rộ thế, không phải lần đầu. Tháng 7/2016, Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận đại quy mô kéo dài 6 ngày trên vùng biển phía đông đảo Hải Nam, bao trùm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. Tiếp theo, tháng 10/2016, thêm một cuộc tập trận qui mô khác được tiến hành trên vùng biển tây bắc Hoàng Sa.

Không chỉ những cuộc tập trận thế. Súng đã nổ, không biết bao lần nhắm vào tàu cá Việt. Bao ngư dân Việt thiệt mạng vì đạn súng Tàu ?

Súng nổ sát đít. Trong khi dân tình, những ngày này đi đâu cũng chỉ nghe, nhốn lên chuyện em chồng mụ Tiến với cái "lò" ông Trọng.

Bộ tứ, chẳng nghe ai nói gì. Ông Trọng Tổng Bí thư vẫn chúi đầu luẩn quẩn với cái "lò" củi khô củi ướt của mình. Cái cô gì đấy, phát ngôn viên Bộ Ngoai giao vẫn mãi một câu "quan ngại" đến ngái ngủ.

Bộ Quốc phòng, thì đang chúi đầu bàn cãi "quân đội có tiếp tục làm kinh tế hay không ?". Rồi dàn trận, lập án giành tranh từng khoảnh đất của dân, sục sôi từ Đồng Tâm đến Tân Sơn Nhất…

Mặt đất có thể bình yên, nhưng Biển Đông chưa bao giờ im tiếng súng. Súng đã nổ, cận kề mang tai. Trong khi than ôi, chính sách đối ngoại vẫn cứ mãi coi cái thằng đang lăm lăm chĩa súng bắn mình là "bạn tốt". Còn những người bạn tốt, lại đang bỏ xa ta. Nước Việt, ngày càng cô độc hơn trong chiến cuộc Biển Đông.

Trương Duy Nhất

*********************

Trung Quốc tập trận liên tiếp ở biển Đông (RFA, 01/09/2017)

Cục Hải Sự Trung Quốc (MSA) mới đây vào tháng 8 thông báo nước này tiến hành diễn tập quân sự từ 7 giờ ngày 29 tháng 8 đến 7 giờ ngày 4 tháng 9 tại khu vực rộng 11.000 kilomet vuông ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ mà phía Việt Nam coi là thuộc vùng nước chủ quyền của mình, với khu vực gần nhất chỉ cách thành phố Đà Nẵng của Việt Nam khoảng 75 hải lý.

hudoa5

Tàu khu trục tên lửa Yuncheng của Trung Quốc phóng tên lửa chống tàu trong một cuộc tập trận gần đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa hôm 8/7/2016.  AFP

Đây cũng là khu vực rất gần với các lô dầu khí thuộc mỏ Cá Voi Xanh mà Việt Nam cho Tập đoàn ExxonMobil của Mỹ khai thác, đự định sẽ khởi động vào tháng 11 tới đây.

Thông báo của MSA cũng cấm các tàu bè đi vào khu vực này trong thời gian diễn ra cuộc tập trận.

Ngày 31 tháng 8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng nói với báo giới rằng Việt Nam hết sức quan ngại về việc Trung Quốc thông báo tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Lập trường của Việt Nam là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về luật Biển 1982. Việt Nam cũng đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hoạt động làm phức tạp tình hình tại biển Đông. Bà Hằng cũng cho biết trong ngày 31/8, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã giao thiệp với đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để nêu rõ lập trường của Việt Nam.

Thông báo của MSA nêu rõ trong các ngày 31/8, 1/9 và 2/9 Trung Quốc tiến hành tập trận bắn đạn thật tại các khu vực nằm gần các đảo Phú Lâm, Quang Hòa và Hoàng Sa thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa hai nước. 

Trung Quốc kêu gọi Việt Nam bình tĩnh

Trong khi đó, đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 1 tháng 9 lên tiếng thúc giục Việt Nam nên có cách nhìn bình tĩnh và hợp lý về những cuộc tập trận của nước này trên Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo thường kỳ ở Bắc Kinh rằng những cuộc tập trận gần đây là định kỳ hàng năm và được tiến hành ở khu vực phía tây bắc của Biển Đông. Bà Hoa Xuân Oánh cũng nói khu vực tập trận là thuộc Trung quốc và vì vậy bà hy vọng bên liên quan có thể có cách nhìn bình tĩnh và hợp lý hơn.

Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông nơi các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đòi chủ quyền.

Hồi tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã ép Việt Nam phải ngừng việc khoan thăm dò dầu khí ngoài khơi thuộc vùng nước mà Việt Nam có chủ quyền nhưng Trung Quốc cho là nằm trong vùng đường đứt khúc 9 đoạn ở Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương vạch ra để tuyên bố chủ quyền. Tòa Trọng tài Quốc tế ở the Hague hồi năm 2016 đã ra phán quyết bác bỏ tính hợp pháp của đường đứt khúc này.

Published in Việt Nam

Gián điệp mạng Trung Quốc mở rộng tấn công Việt Nam (RFI, 31/08/2017)

Các gián điệp mạng làm việc cho chính phủ Trung Quốc đã mở rộng tấn công vào các trang web của chính quyền và doanh nghiệp Việt Nam, trong bối cảnh căng thẳng trên Biển Đông gia tăng. Reuters hôm nay 31/08/2017 dẫn nguồn tin từ công ty an ninh mạng FireEye loan báo như trên.

giandiep1

(Ảnh minh họa). Gián điệp mạng làm việc cho chính phủ Trung Quốc mở rộng tấn công website của chính quyền và doanh nghiệp Việt Nam. Reuters/Kacper Pempel

FireEye nói với hãng tin Anh là các cuộc tấn công đã diễn ra trong những tuần lễ gần đây, và công ty này đã truy ra được thủ phạm là các gián điệp mạng Trung Quốc, nhờ nhận diện cơ sở hạ tầng tương tự đã từng được sử dụng.

Ông Ben Read, lãnh đạo nhóm chống gián điệp của FireEye cho biết : "Nếu trước đây tin tặc Trung Quốc nhắm vào các mục tiêu chính phủ, thì nay họ đánh vào lãnh vực thương mại đầy tiềm năng của Việt Nam, và cố gắng thu thập được một lượng thông tin quy mô".

Theo FireEye, cách thức tấn công là gởi cho những người đang tìm kiếm các thông tin về tài chính những tài liệu bằng tiếng Việt. Khi người sử dụng mở ra, mã độc sẽ xâm nhập máy tính và gởi toàn bộ thông tin cho gián điệp mạng. Một số lớn công ty tại Việt Nam là mục tiêu của tin tặc Trung Quốc, trong đó có các định chế tài chính.

Công ty an ninh mạng FireEye xác định thủ phạm là một nhóm được gọi là Conimes, vì trong quá khứ chúng từng sử dụng tên miền conimes.com. Phương pháp tấn công tương đối đơn giản, nạn nhân thường là những người sử dụng Microsoft Word phiên bản trước 2012. Nhóm gián điệp mạng này tập trung vào Đông Nam Á, nhưng mục tiêu chính là Việt Nam, và càng tăng cường hoạt động khi tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng.

Là tiếng nói gay gắt nhất chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, Hà Nội hồi tháng 07/2017 đã phải cho ngưng hoạt động thăm dò dầu khí tại lô 136-3 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Việt Nam, do bị Bắc Kinh đe dọa. Trung Quốc cũng bực tức trước các nỗ lực của Việt Nam nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các quốc gia Đông Nam Á trong hồ sơ này, đồng thời tăng cường quan hệ về quân sự với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ.

Thụy My

*******************

Gián điệp mạng Trung Quốc mở rộng tấn công Việt Nam (RFA, 31/08/2017)

Những thành phần được cho là gián điệp mạng làm việc cho hoặc nhân danh chính quyền Trung Quốc mở rộng tấn công các mục tiêu Việt Nam trong thời gian có gia tăng căng thẳng tại Biển Đông.

giandiep2

Ảnh minh họa. AFP photo

Đó là thông tin được công ty an toàn mạng FireEye, có trụ sở tại California, Hoa Kỳ nói với hãng tin Reuters và được hãng này loan đi ngày 31 tháng 8.

Theo công ty này thì các nhóm tin tặc tấn công Việt Nam làm việc cho chính phủ Trung Quốc, sử dụng những phương tiện tin học giống như các nhóm tin tặc Trung Quốc trước đây đã bị các hãng bảo mật nhận diện.

Thời gian mà Việt Nam bị tấn công trùng với những tuần lễ có căng thẳng trên biển Đông, và theo ông Ben Read, người đứng đầu bộ phận do thám của FireEye thì tin tặc Trung Quốc tấn công vào các lĩnh vực có tiềm năng thương mại tại Việt Nam, nhằm thu thập tối đa thông tin.

Bên cạnh đó FireEye cũng nói rằng Việt Nam cũng từng tổ chức những cuộc tấn công mạng vào những nước khác, điều này bị Việt Nam bác bỏ.

Cả hai Bộ Ngoại giao của Bắc Kinh và Hà Nội đều lên án những hoạt động tin tặc.

*******************

Vấn đề lòng tin giữa Việt Nam và Trung Quốc cản trở hợp tác hai nước (RFA, 25/08/2017)

Học giả và các nhà ngoại giao hai nước Việt Nam Trung Quốc hôm 25 tháng 8 đưa ra các ý kiến xây dựng lòng tin giữa hai nước nhằm thúc đẩy sáng kiến Vành đai và Con đường, coi đây là một cơ hội mới cho hợp tác Việt Trung.

vntq1

Chủ tịch nước Trần Đại Quang bắt tay với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại diễn đàn Vành đai và Con đường ở Trung Quốc hôm 15/5/2017 - AFP

Tại hội thảo với chủ đề ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường : Cơ hội mới cho hợp tác Việt Trung’ vừa được tổ chức ở Hà Nội, chuyên gia về quan hệ quốc tế và ngoại giao hai nước cho rằng việc trao đổi ý kiến, làm rõ các vấn đề liên quan đến Sáng Kiến Vành đai và Con đường có ý nghĩa quan trọng đối với hai nước.

Đại diện Việt Nam, Tiến sĩ Lê Hải Bình, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao cho rằng những thông tin này giúp cho công chúng, giới học giả và doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ hơn về mục tiêu, cơ hội và các vấn đề trong phát triển.

Đại biện lâm thời Đại sứ quan Trung Quốc, bà Doãn Hải Hồng cho biết mục tiêu của sáng kiến là nhằm thúc đẩy cơ sở hạ tầng, thương mại ngày càng thông thoáng và giao lưu nhân dân ngày càng sôi động. Theo bà Việt Nam là đối tác toàn diện của Trung Quốc và do đó sáng kiến này sẽ tạo cơ hội hợp tác mới cho cả hai nước.

Học giả Việt Nam cũng đặt ra những vấn đề lớn mà hai nước cần phải làm để thúc đẩy sự hợp tác trong sáng kiến Vành đai và Con đường. Theo Phó giáo sư Tiến sĩ Phùng Thị Huệ thuộc Viện nghiên cứu Trung Quốc, vấn đề lớn nhất trong quan hệ giữa hai nước là lòng tin. Theo bà việc nâng cao lòng tin, ‘thông hiểu’ lẫn nhau là điều tối quan trọng trong hợp tác Vành đai và Con đường. Ngoài ra học giả Việt Nam cũng nói đến vấn đề căng thẳng trong tranh chấp ở biển Đông mà theo bà là làm tổn thương lớn nhất đến lòng tin chính trị của người dân hai nước.

Ngoài ra, học giả Trung Quốc, ông Lăng Đức Quyền, thuộc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề thế giới của Tân Hoa Xã thì cho rằng báo chí hai nước còn nhiều tạp âm. Vì vậy ông đề nghị hai bên phải quản lý tố dư luận của mình.

Sáng kiến Vành đai Con đường được Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đưa ra vào tháng 10 năm 2013 với phạm vi bao phủ gồm 60 nước trong đó có Việt Nam. Học giả quốc tế cho rằng với sáng kiến này, Trung Quốc mong muốn mở rộng tầm ảnh hưởng ra khắp thế giới.

****************

Hơn 4.600 trang web Việt Nam bị tin tặc tấn công (RFA, 25/08/2017)

Cả nước có hơn 4.600 trang thông tin có tên miền quốc gia bị tin tặc tấn công, chiếm quyền điều khiển, chỉnh sửa nội dung… trong 6 tháng đầu năm 2017.

vntq2

Hình minh họa - AFP

Thông tin do Cục An Ninh Mạng , Bộ Công An đưa ra tại hội thảo An ninh mạng 2017 tổ chức hôm 25 tháng 8, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Cục An Ninh Mạng cho biết các cuộc tấn công mạng diễn ra với cường độ cao, tăng gần 50% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, các hệ thống an ninh quan trọng bị tấn công rất mạnh.

Tại buổi hội thảo, Trung tướng Hoàng Phước Thuận, Cục trưởng Cục An Ninh Mạng cho biết sự việc gần đây nhất là vụ tấn công vào Ngành hàng không Việt Nam ngày 27 tháng 7 năm 2016, làm ngưng trệ gần 100 chuyến bay ở sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất.

Cũng theo trung tướng Thuận, Việt Nam hiện đang đối mặt với nhiều thách thức trong vấn đề an ninh mạng.

Published in Việt Nam

Việt-Trung thảo luận Biển Đông (VOA, 12/05/2017)

viettrung1

Một người lính trong bui l đón tiếp Ch tch Trn Đi Quang ti Đi Snh đường Nhân dân Bc Kinh ngày 11/5/17

Lãnh đạo hai nước Vit-Trung ngày 11/5 trao đi ‘tích cc’ v vn đ Bin Đông, không bên nào ch trích bên nào, theo loan báo ca mt nhà ngoi giao cao cp phía Trung Quc.

Phát biểu sau cuc gp gia Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình vi Ch tch nước Vit Nam Trn Đi Quang ti Đi Snh đường Nhân dân Bc Kinh, Th trưởng Ngoi giao Trung Quc Lưu Chn Dân tuyên b tranh chp Bin Đông đã được đôi bên bàn ti.

"Vấn đ được mang ra tho lun nhưng không khí chung rt tích cc", ông Lưu cho báo chí biết.

Cả hai nht trí theo đui s đng thun tiếp tc n đnh tình hình và thúc đy các cuc đàm phán cũng như tiếp tc khai thác tài nguyên chung ti các khu vc ít nhy cm như Vnh Bc B, ông Lưu nói thêm.

"Đề cp chuyn Bin Đông lúc này là mt điu rt tích cực. Không bên nào ch trích bên nào. Không có li l nào v chuyn này lc điu", ông Lưu nhn mnh.

Phát biểu trước báo gii, Ch tch Trung Quc nói vi Ch tch Vit Nam rng ông hy vng đưa quan h song phương lên mt tm cao mi có li hơn cho nhân dân hai nước.

Ông Tập cũng tán dương lãnh đo Vit Nam v các ci cách kinh tế.

Chủ tch Trn Đi Quang đang có mt ti Bc Kinh đ tham d hi ngh cui tun này bàn v kế hoch xây dng Con đường Tơ la mi do Bc Kinh đ xướng nhm ni lin Trung Quốc với Châu Á, Châu Âu và xa hơn na thông qua hot đng đu tư cơ s h tng quy mô.

Theo Reuters

*********************

Lãnh đạo Việt-Trung bàn thảo 'tích cực' về Biển Đông (BBC, 12/05/2017)

viettrung2

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh minh họa

Lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam bàn thảo "tích cực" về tranh chấp Biển Đông tại Bắc Kinh.

Báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng tại Hong Kong đưa tin Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi Trung Quốc và Việt Nam tăng cường hợp tác bất chấp tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.

Ông Trần Đại Quang hiện đang thăm chính thức Trung Quốc và sẽ dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Một vành đai, Một con đường", tổ chức tại Bắc Kinh trong ngày 14 và 15/5 tới đây.

Quan hệ 'có đà tích cực'

Ông Tập được truyền thông dẫn lời nói tại cuộc họp với ông Quang vào hôm 11/05 rằng quan hệ hai nước đã và đang có đà tích cực trong sáu tháng qua.

Trong nỗ lực làm giảm căng thẳng tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, ông Tập được dẫn lời nói hai nước "cùng chung số phận".

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân được dẫn lời nói hai phía có thảo luận về tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) nhưng hội đàm trong không khí "tích cực".

"Hai phía đều không đổ lỗi cho nhau và nhất quán về lập trường của mỗi bên về các tranh chấp", ông Lưu nói.

Báo Nhân Dân của Việt Nam đưa tin :

"Về vấn đề trên biển, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên trì giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế".

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường hồi tháng Ba năm nay nói Bắc Kinh không quân sự hóa Biển Đông mặc dù thừa nhận có đưa thiết bị phòng thủ ra các đảo có tranh chấp.

viettrung3

Các lãnh đạo Việt - Trung và phu nhân xem ảnh động Tam Cốc trong triển lãm về Việt Nam tại Bắc Kinh

"Chuyến thăm của ông Quang tới Bắc Kinh cho tới nay thể hiện nỗ lực của cả hai phía muốn giảm căng thẳng về tranh chấp tại Biển Đông và tập trung vào hợp tác kinh tế", Bưu điện Hoa nam Buổi sáng nhận định.

Ông Quang được truyền thông tại Việt Nam dẫn lời đề nghị Trung Quốc áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm dần tình trạng nhập siêu của Việt Nam.

Tính đến tháng 3/2017, Trung Quốc có hơn 1.600 dự án với tổng số vốn trên 11 tỷ USD, đứng thứ 8/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, theo truyền thông Việt Nam.

Truyền thông Việt Nam cho hay Chủ tịch Tập Cận Bình nhận lời sẽ tiến hành chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam và tham dự Hội nghị cấp cao APEC 2017 tổ chức tại Đà Nẵng vào cuối năm nay.

Việt Nam và Trung Quốc hồi tháng Một đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong chuyến thăm Trung Quốc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Các nội dung ký kết bao gồm các lĩnh vực từ đào tạo cán bộ cao cấp ngạch đảng giữa hai bên, tuyên bố tầm nhìn chung hợp tác quốc phòng song phương cho đến các lĩnh vực khác như hợp tác quốc phòng, kinh tế, viện trợ, nhân đạo.

Một Vành đai một Con đường

viettrung4

Doanh nghiệp từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc tìm cơ hội đầu tư tại Hà Nội

Trong chuyến thăm Trung Quốc trong thời gian từ 11 đến 15/5/2017 ông Trần Đại Quang sẽ dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Một vành đai, Một con đường", tổ chức tại Bắc Kinh.

Trả lời BBC, Tiến sỹ Nguyễn Hữu Quyết từ Đại học Vinh, một chuyên gia chuyên theo dõi tình hình chính trị khu vực, nói về sáng kiến này của Trung Quốc, Việt Nam tham gia sẽ chỉ hưởng lợi trong khía cạnh hội nhập và kết nối, nhưng sẽ phải chịu nhiều bất lợi khác, nhất là trong vấn đề Biển Đông.

'Một Vành đai Một con đường' có trị giá đầu tư 900 tỷ USD, có tham vọng lớn hơn cả Chương trình tái thiết thế giới Marshall của Hoa Kỳ sau Thế chiến 2.

Sáng kiến này thực tế là cách tạo các hành lang kinh tế vươn ra Âu Á và Châu Phi, với Trung Quốc là trung tâm.

Đây cũng là một mục tiêu chính trị quan trọng của Chủ tịch Tập, thúc đẩy "hội nhập thương mại thế giới" mà Trung Quốc đóng vai trò dẫn đường.

Ngoài Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng nhiều lãnh đạo Châu Á, các lãnh đạo EU và Mỹ không tham gia Diễn đàn này, khai mạc tại Bắc Kinh vào ngày 14/05.

Cũng trong ngày 12/05, có tin Hoa Kỳ và Trung Quốc ký thỏa thuận thương mại 10 điểm, đánh dấu chuyển biến ra khỏi những khúc mắc Tổng thống Trump nêu ra.

Trung Quốc đồng ý nhập thịt bò, nhập khí lỏng của Hoa Kỳ và cho các công ty thẻ tín dụng Hoa Kỳ vào hoạt động.

Các công ty Trung Quốc cũng sẽ được bán thịt gà đã chế biến sang Hoa Kỳ trong thỏa thuận song phương mà cả hai chính quyền Trump và Tập Cận Bình đều coi là "thắng lợi".

Published in Châu Á
Trang 3 đến 3