Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

mardi, 22 décembre 2020 15:48

Chủ nghĩa mác-xít trong thế kỷ 21

Lý luận của Mác về đấu tranh giai cấp đã phá sản vào cuối thế kỷ thứ 20, nhưng nay hồn ma của Mác đội mồ sống dậy với những nhãn hiệu thời thượng được dịch sát hay thoát dưới đây :

Economic inequality = bất công giàu nghèo

Racial and Gender equity = bình đẳng màu da và giới tính

Equal opportunity = cơ hội đồng đều rồi đến thế giới đại đồng

Global cooperation = chủ nghĩa quốc tế

cncs1

Chủ nghĩa mác-xít không bao giờ chết tiệt bởi vì là một học thuyết kinh tế nhằm giải quyết bất công xã hội, cho nên lúc nào cũng lôi cuốn được những người bị thiệt thòi (underprivileged) và giới cấp tiến tả khuynh (progressive left). 

Ngày nay không một bài viết hàng đầu nào trên New York Times, The Economist hay Foreign Affairs, trong sách vở hay ngoài khuôn viên đại học mà không nhồi sọ hay tẩy não với chủ đề chống bất công để tạo bình đẳng xã hội. 

Các tư tưởng đối nghịch đều bị kiểm duyệt (trường hợp Thượng nghị sĩ Tom Cotton bị tờ New York Times loại bỏ không đăng bài viết) hay bị đám đông cuồng nộ đấu tố (woke và cancel culture) chẳng khác gì dưới thời Cách mạng Văn hóa. 

Giống như từ Mác tới Lê-nin, những cuộc tranh đấu bắt đầu với biểu tình, trên nghị trường rồi tiến sang dọa dẫm (LGBTQ) và bạo loạn (Black Live Matter). Quốc tế cộng sản nay đổi sang chủ nghĩa quốc tế (globalism) gồm những cơ cấu hành chánh siêu quốc gia (supra-national kiểu EU) che phủ lên biên giới (hiệp ước Shengen) và quyền tự quyết dân tộc (nationalism). 

Thực dân và thuộc địa thời Lê-nin nay trở thành mâu thuẫn giữa nước giàu (rich nations – nhưng thiếu nợ) và nước nghèo (poor nations – chủ nợ). Đạo đức cách mạng bây giờ là đức tín dung dưỡng (tolerance) và chủ nghĩa đa văn hóa (multi-culturalism) nhằm triệt tiêu truyền thống dân tộc. 

Giống như hai cánh Tân bảo thủ (neo-conservatism) và Tân tự do (neo-liberalism), thế kỷ thứ 21 còn thêm Tân mác-xít (neo-marxism) mà hồn Trương Ba da anh hàng thịt !

Chống bất công là giấc mơ nhân loại chớ không riêng gì của Mác. Lập luận đấu tranh giai cấp của Mác tuy sai bét nhưng Mác bỏ lao dùng lý thuyết kinh tế để giải quyết bất công. 

Đóng góp tai hại của Mác nơi hô hào trông cậy vào quyền lực nhà nước để cải tạo xã hội, trái với quan điểm của Adam Smith rằng nhà nước chỉ có vai trò hạn hẹp nhằm bảo vệ mỗi cá nhân được tự do phát huy, sáng tạo và mang lại thịnh vượng, tức là lấy con người làm chủ so với Mác lấy nhà nước làm chủ. 

Quyền lực vô biên thì lạm quyền vô hạn (Government is not the solution to our problem government is the problem – Ronald Reagan.) Nhà nước gọi là của toàn dân (for all) nhưng bị cai quản bởi thành phần cách mạng tiên phong (revolutionary vanguard) nay chính là giới thượng lưu cấp tiến (progressive elites) và đám công bộc hành chánh (bureaucracy). 

Người Mỹ bình dân khi đánh đồng giữa cánh tả cấp tiến (progressive left) và chủ nghĩa xã hội (socialism), giữa dân chủ xã hội (social democracy) với lý thuyết cộng sản do dùng luật pháp và thuế má để tước đoạt tự do và tài sản của dân chúng, thoạt nghe thấy sai nhưng nghĩ lại mới là đúng. 

(Những người gốc Việt muốn lãnh welfare cùng giới trí thức cấp tiến mơ mộng nhà nước chăm lo cho đời sống, sức khỏe và giáo dục cho mọi người (for all) thì sướng quá mà quên đi hay chưa nếm mùi những ngày sống trong nước… dân chúng đừng có no để nhà nước no). 

Có điều khác biệt nơi Mác cha đấu tranh cho bình đẳng kinh tế dẫn đến bình đẳng xã hội còn Mác con đi ngược đầu theo kiểu Tây Độc Âu Dương Phong hô hào bình đẳng xã hội (màu da, giới tính) dẫn đến bình đẳng kinh tế. 

Bernie Sanders vốn theo chủ nghĩa mác-xít nguyên thủy tranh đấu cho quyền lợi công nhân, Elizabeth Warren từng viết quyển The Two Income Trap bảo vệ giới trung lưu thế mà hai người này cũng phải chạy theo trào lưu chính trị bản sắc (identity politic) hô hào bình đẳng trắng đen, LGBTQ, quyền di dân bất hợp pháp… của giới tinh hoa ưu tú (elites). 

Cho nên công nhân trong thế kỷ thứ 20 nghiêng theo cánh tả nhưng đến thế kỷ 21 giới thợ thuyền lại bỏ phiếu cho… Donald Trump, Brexit và các phong trào dân túy ở Châu Âu. Bài học lịch sử cho thấy chủ nghĩa Phát-xít ý thức sớm về hiểm họa cộng sản trong khi các nước cân chủ còn mê ngủ. Lịch sử là một sự tái diễn, lần thứ nhất là bi kịch còn lần thứ nhì là bi hài kịch ! 

Nói đi rồi phải nghĩ lại, mô hình tư bản được cải thiện đáng kể vào thế kỷ 20 để giảm bớt bất công nhờ vào cạnh tranh ráo riết với chủ nghĩa cộng sản (Mác) và dân chủ xã hội (John M. Keynes). 

Sang thế kỷ 21 toàn cầu hóa và điện toán hóa khiến tài sản tập trung vào giới chuyên viên và các tập đoàn lợi ích trên thế giới dẫn đến khoảng cách giàu nghèo sâu sắc không kém gì khoảng thời gian giữa Cách mạng Vô sản ở Nga 1917 và cuộc Đại Khủng Hoảng 1929. 

Sự trỗi dậy của Trung Quốc và khu vực Đông Á có thể so sánh với giai đoạn suy tàn của đế quốc Anh và chủ nghĩa thực dân Tây Phương. Thế giới đang quặn mình cho những cuộc đổi đời.

Đoàn Hưng Quốc

Nguồn : VNTB, 22/12/2020

Published in Diễn đàn

Tác giả Roger Canfield vừa ra mắt một quyển sách về cuộc chiến của Hoa Kỳ kéo dài một thế kỷ chống lại Chủ nghĩa Cộng sản, mà theo ông cuộc chiến này sẽ "lụi tàn", nếu Tổng Thống Donald Trump thất cử vào tháng 11 này.

Tiến sĩ Roger Canfield là một ký giả hiện sống tại California và là một nhà phân tích chiến lược chính trị dày dặn kinh nghiệm, chuyên nghiên cứu về Chủ nghĩa Cộng sản và các chính sách của Hoa Kỳ.

Tác giả Canfield nói với VOA Tiếng Việt về quyển sách "Cuộc chiến 100 năm của Hoa Kỳ : Tháng 10 Đỏ 1917 – Tháng 11 Đỏ 2020" ("America’s Hundred Year War : Red October 1917- Red November 2020").

"Tôi nghĩ rằng năm 2020 chúng ta có một sự lựa chọn cho tương lai của nước Mỹ. Và đằng sau sự lựa chọn đó là một chặng đường lịch sử. Đó là cuộc đấu tranh chính trị kéo dài 100 năm giữa Hoa Kỳ và chủ nghĩa cộng sản".

Tác phẩm ghi lại sự trỗi dậy, sự "sụp đổ" và sự phục hồi của Chủ nghĩa Cộng sản tại Hoa Kỳ. "Đó là câu chuyện về một thế kỷ hoạt động chính trị cộng sản giữa các tầng lớp tinh hoa văn hóa của Mỹ từ những người theo chủ nghĩa Bolshevik của Lenin cho đến sự thâm nhập của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào thế giới điện ảnh Hollywood, các tập đoàn, trường đại học và truyền thông Mỹ", lời giới thiệu của quyển sách viết.

Theo tác giả, tiến trình này đã dẫn tới các cuộc bạo động Antifa và phong trào ‘Black Lives Matter’ đòi công lý cho người da màu và các sắc dân thiểu số đốt cháy các thành phố ở Mỹ mà theo họ là vì "chủ nghĩa tư bản và phân biệt chủng tộc".

"Không một người Mỹ nào, nhất là những người có được thông tin, sẽ ngạc nhiên về cuộc cách mạng văn hóa đang diễn ra trên đất nước này", ông nói.

Cuốn sách nêu bật những tính cách và sự kiện chính trong cuộc đấu tranh giữa văn hóa Mỹ và Chủ nghĩa Cộng sản.

Ông cũng cũng bày tỏ quan ngại trước việc các trí thức, diễn viên, nhà văn và nhà báo nổi tiếng của Mỹ được truyền cảm hứng từ các lãnh tụ cộng sản như Lenin, Stalin, Mao, Castro và Tập Cận Bình.

Ông cảnh cáo : "Họ nhìn thấy một tương lai tươi sáng hơn bên ngoài các giá trị và thể chế của Hoa Kỳ. Chủ nghĩa chống cộng và sự tôn kính đối với nước Mỹ đang phai dần !"

100nam01

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc

Sách của ông tập trung vào giai đoạn tháng 8/1948, với một cuộc điều trần tại một ủy ban ở Hạ viện Mỹ do Dân biểu Richard Nixon làm chủ tịch đã phanh phui vụ luật sư Mỹ Alger Hiss và nhà văn Whittaker Chambers làm gián điệp cho Liên Xô từ những năm 1930.

Nhưng sau đó ông cũng điểm lại việc Chủ nghĩa Cộng sản bắt đầu ảnh hưởng đến Mỹ từ Cách mạng tháng 10 Nga và chuyển tiếp cho đến sự kiện "Tháng 11 Đỏ năm 2020" – bầu tử Tổng thống Mỹ.

Sách cũng đề cập đến Thế chiến I, Thế chiến II, Chiến tranh Việt Nam, nhưng phần lớn nêu ảnh hưởng của Chủ nghĩa Cộng sản đến Hoa Kỳ từ thời Chiến tranh Lạnh đến nay.

Ông Canfield nói với VOA :

"Trong Chiến tranh Lạnh, chúng ta phát hiện có đến từ 300 đến 500 điệp viên Nga. Cách nay 20 năm, FBI cho biết có lẽ có đến 2.000 điệp viên. Con số bây giờ có lẽ là 50.000 trên toàn thế giới. Và một phần lớn trong số đó là ở Hoa Kỳ. Vì vậy, nguy cơ đối với Hoa Kỳ và đối với thế giới tự do là cực kỳ nghiêm trọng".

Tác giả cũng dẫn chứng rất rõ ràng những nỗ lực của các nhà hoạt động xã hội Mỹ như Tom Hayden hay diễn viên điện ảnh Jane Fonda có những hỗ trợ, tiếp tay cộng sản Việt Nam thực hiện các chương trình phản chiến.

Ông viết : "Tại Hà Nội, vào ngày 11/07/2019, chính quyền Cộng sản đã trao Kỷ niệm chương "Vì hòa bình, hữu nghị" cho các nhà hoạt động Mỹ Frank Joyce, Mary Anne Barnet, Judy Gumbo Albert, Alex Hing, Karin Aguilar-San Juan, và Douglas Hostetter vì những đóng góp của họ cho chiến thắng của Việt Nam".

Nhận định về sự ảnh hưởng của cộng sản Trung Quốc tới người dân Mỹ, Tiến sĩ Canfield nói :

"Đó là cuộc chiến 100 năm chống lại sự thống lĩnh của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới. Và hiện nay Trung Quốc là một phiên bản của Liên Xô trước đây, nhưng Trung Quốc thì nguy hiểm hơn Liên Xô rất nhiều".

100nam02

Chủ tịch Tập Cận Bình tham gia một cuộc duyệt binh năm 2017

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump gần đây đã nêu những mối hiểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến đất nước Hoa Kỳ, ông Canfield cho biết thêm.

"Nó đã thâm nhập vào Hollywood, các trường học và các tập đoàn Mỹ", ông nói.

Theo nhận định của ông, với cương lĩnh "Pháp luật và mệnh lệnh" ("Law and order"), Tổng thống Donald Trump thuộc đảng Cộng hòa có thể giúp Hoa Kỳ tiếp tục chống lại mối nguy hiểm của chủ nghĩa cộng sản, khi mà số lượng những người chống chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đang ngày một giảm đi.

Ông nhận định cuộc bầu cử tháng 11/2020 sẽ là một nguy cơ để Chủ nghĩa Cộng sản hồi sinh nếu như Tổng thống đương nhiệm thất cử. Ông đặt nghi vấn và đưa ra cảnh báo :

 "Câu hỏi đặt ra là liệu trong bốn năm, bốn năm nữa với Tổng thống Trump, chúng ta có thể đặt cược rằng chúng ta có thể quay trở lại [cuộc chiến này] hay không ? Nhưng nếu như Tổng thống Trump không tái đắc cử, nước Mỹ coi như đã chết, tất cả đã kết thúc".

Roger Canfield là tác giả của tác phẩm nổi tiếng về phong trào phản kháng trong Chiến tranh Việt Nam "Mỹ-cộng đã chiến thắng trong cuộc chiến Việt Nam như thế nào". ("Comrades in arms : How the Ameri-cong won the Vietnam war against the common enemy-America")

Trong quyển sách này tác giả cho rằng kết quả cuộc chiến là do người Mỹ thua mặt trận chính trị ngay tại Quốc hội Hoa Kỳ năm 1975 vì ảnh hưởng của truyền thông và các phong trào hòa bình-phản chiến, chứ quân Mỹ không thua trận do bị cộng sản Việt Nam đánh bại.

Chính vì thế, trong Cuộc chiến 100 năm của Hoa Kỳ : Tháng 10 Đỏ 1917 – Tháng 11 Đỏ 2020, ông viết : "Sự oán trách và lòng thù hận ở nước Mỹ đã ra đời từ tháng 10/1917, bị phơi bày vào tháng 8/1948, rồi trỗi dậy trong thời Chiến tranh Việt Nam và sẽ thăng tiến vào tháng 11/2020".

Đảng Cộng sản Hoa Kỳ (CPUSA), được thành lập từ năm 1917 và từng được xem như là một công cụ trong chính sách đối ngoại của Liên Xô, và có mối quan hệ thân thiết với Đảng Cộng sản Việt Nam, gần đây lên tiếng ủng hộ ứng viên Joe Biden của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ diễn ra vào ngày 3/11/2020.

Ông Bob Avakian, một trong những thủ lĩnh của phong trào phản chiến Việt Nam từ năm 1965, và hiện là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Cách mạng Hoa Kỳ, vào tháng 8/2020 tuyên bố ủng hộ ông Biden.

Ông Joe Sims, đồng Chủ tịch của Đảng Cộng sản Hoa Kỳ, người gia nhập vào đảng này từ năm 16 tuổi và từng tham gia phong trào chống Chiến tranh Việt Nam trong thập niên 1960, phát biểu trên Twitter hôm 19/10 kêu gọi mọi người đi bầu vào ngày 3/11 vì "sinh mệnh chúng ta phụ thuộc vào cuộc bầu cử này".

Ông Sims, người cáo buộc rằng Tổng thống Trump có quan điểm phân biệt chủng tộc và là người theo Chủ nghĩa Tân Phát xít, nhận định rằng sự phản kháng trong Đảng đối với chính quyền của Tổng thống đương nhiệm "là khá lớn".

Trước đó, ông Sims, từng nhận định rằng Chủ nghĩa chống Cộng tại Mỹ "đang yếu đi" nhưng vẫn còn là "một trở lực".

Trong khi đó, từ khi nhận chức vào đầu năm 2017 cho đến nay, Tổng thống Donald Trump liên tiếp công kích Chủ nghĩa xã hội và trong thông điệp tái tranh cử 2020, ông xoáy vào nỗ lực ngăn chặn sự ảnh hưởng của Chủ nghĩa Cộng sản, nhất là sự thâm nhập của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đến đất nước và người dân Hoa Kỳ.

Ngoại trưởng Mỹ lên tiếng : Trung Quốc không còn là quốc gia bình thường, các đồng minh cần đoàn kết chống lại.

Theo trang tin Hồng Kông Đông Phương ngày 24/7, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Mike Pompeo đã có bài phát biểu rất cứng rắn tại Thư viện Tổng thống Nixon hôm thứ Năm (23/7) theo giờ Mỹ. Nội dung được cho là chiến lược toàn diện của chính quyền Tổng thống Donald Trump để đối phó với Trung Quốc. Ông Pompeo đã nổ súng vào Trung Quốc một cách toàn diện, Trung Quốc là một "chế độ bạo ngược mới" mà "thế giới tự do" nên chống lại.

Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo ngày 23/07/2020 đã phát biểu như trên sau khi Washington ra lệnh đóng cửa tòa lãnh sự Trung Quốc ở Houston, bị cáo buộc là một "ổ gián điệp".

Từ thư viện tổng thống Richard Nixon tại California, ngoại trưởng Mỹ còn nói rằng "Trung Quốc ngày nay ngày càng trở nên độc đoán ở trong nước và thái độ thù nghịch đối với tự do ở những nơi khác cũng ngày càng hung hăng hơn".

Theo AFP, với giọng điệu gay gắt hiếm có, mang hơi hướng một cuộc chiến tranh lạnh, lãnh đạo ngành ngoại giao Mỹ tố cáo chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là "đệ tử trung thành của một hệ tư tưởng toàn trị đã bị phá sản", khi ám chỉ đến chức vụ "tổng bí thư" đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nhằm nêu rõ chiến lược cứng rắn của Donald Trump trước ông khổng lồ Châu Á, nhiều lần bị ví như là một "mối đe dọa" hay một "hiểm họa", ngoại trưởng Mỹ kêu gọi "các quốc gia tự do hãy hành động", và "thành lập một liên minh dân chủ mới".

Vẫn theo ngoại trưởng Mỹ, mục tiêu của việc chuyển sang hành động này là nhằm "làm thay đổi thái độ" giới lãnh đạo ở Bắc Kinh, nhưng không đi đến việc lật đổ chế độ.

Ông Pompeo nói rằng Mỹ đã thờ ơ với sự xâm lược của Trung Quốc trong nhiều năm và chỉ ra rằng chính sách hiện tại của Washington là sửa chữa khuynh hướng ngả theo Bắc Kinh không công bằng trong quá khứ.

Ông cũng nói, xung đột với Trung Quốc là chính sách dài hạn của Tổng thống Donald Trump và đó cũng là công việc ưu tiên của các đảng Cộng hòa và Dân chủ tại Thượng viện và Hạ viện ; vì vậy, cả hai đảng đều nhất trí thông qua dự luật trừng phạt Trung Quốc, cho rằng các tài năng của Mỹ đã bị Trung Quốc cướp đi, khiến nền kinh tế Mỹ không thể phát triển được.

Ông Mike Pompeo nói rằng Mỹ không còn coi gã khổng lồ thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei là một hãng viễn thông vô tội, mà xem đó là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia và đã có hành động.

Ông cũng chỉ ra rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) không phải là một đội quân bình thường. Nó không phải để bảo vệ người dân Trung Quốc, mà là để duy trì sự thống trị tuyệt đối của giới tinh hoa Trung Quốc và mở rộng "Đế quốc Trung Quốc".

Ông nói rằng Liên Xô trước đây đã tự cô lập khỏi thế giới tự do, nhưng "Trung Quốc đã bước vào biên giới của chúng ta". Bây giờ đã đến lúc các nước cùng chí hướng tập hợp lại và thành lập một "liên minh dân chủ" mới chống lại Trung Quốc. Ông nói rằng "nguy cơ hiện nay là rất rõ ràng và thế giới tự do cần phải đáp trả và không thể quay lại quá khứ".

Trung Kiên (tổng hợp)

Nguồn : VNTB, Thoibao.de, 24/10/2020

***********************

100 năm Hoa Kỳ chng Ch nghĩa Cng sn và bu c M 2020

VOA, 21/10/2020

Tác gi Roger Canfield va ra mt mt quyn sách v cuc chiến ca Hoa K kéo dài mt thế k chng li Ch nghĩa Cng sn, mà theo ông cuc chiến này s "li tàn", nếu Tng Thng Donald Trump tht c vào tháng 11 này.

100nam03

C Trung Qu c, c Đ ng c ng s n Trung Qu c và Hoa Kỳ bày bán m t khu ch t nh Chi ế t Giang, Trung Qu c, ngày 10/05/2019.

Tiến sĩ Roger Canfield là mt ký gi hin sng ti California và là mt nhà phân tích chiến lược chính tr dày dn kinh nghim, chuyên nghiên cu v Ch nghĩa Cng sn và các chính sách ca Hoa K.

Tác gi Canfield nói vi VOA Tiếng Vit v quyn sách America's Hundred Year War : Red October 1917- Red November 2020 (Cu c chiến 100 năm ca Hoa K: Tháng 10 Đ 1917 Tháng 11 Đ 2020).

"Tôi nghĩ rng năm 2020 chúng ta có mt s la chn cho tương lai ca nước M. Và đng sau s la chn đó là mt chng đường lch s. Đó là cuc đu tranh chính tr kéo dài 100 năm gia Hoa K và ch nghĩa cng sn".

Tác phm ghi li s tri dy, s "sp đ" và s phc hi ca Ch nghĩa Cng sn ti Hoa K. "Đó là câu chuyn v mt thế k hot đng chính tr cng sn gia các tng lp tinh hoa văn hóa ca M t nhng người theo ch nghĩa Bolshevik ca Lenin cho đến s thâm nhp ca Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình vào thế gii đin nh Hollywood, các tp đoàn, trường đi hc và truyn thông M", li gii thiu ca quyn sách viết.

Theo tác gi, tiến trình này đã dn ti các cuc bo đng Antifa và phong trào Black Lives Matter đòi công lý cho người da màu và các sc dân thiu s đt cháy các thành ph M mà theo h là vì "ch nghĩa tư bn và phân bit chng tc".

"Không mt người M nào, nht là nhng người có được thông tin, s ngc nhiên v cuc cách mng văn hóa đang din ra trên đt nước này", ông nói.

Cun sách nêu bt nhng tính cách và s kin chính trong cuc đu tranh gia văn hóa M và Ch nghĩa Cng sn.

Ông cũng cũng bày t quan ngi trước vic các trí thc, din viên, nhà văn và nhà báo ni tiếng ca M được truyn cm hng t các lãnh t cng sn như Lenin, Stalin, Mao, Castro và Tp Cn Bình.

Ông cnh cáo: "H nhìn thy mt tương lai tươi sáng hơn bên ngoài các giá tr và th chế ca Hoa K. Ch nghĩa chng cng và s tôn kính đi vi nước M đang phai dn!"

100nam04

Ti ế n sĩ Roger Canfield và sách America's Hundred Year War : Red October 1917- Red November 2020.

Sách ca ông tp trung vào giai đon tháng 8/1948, vi mt cuc điu trn ti mt y ban H vin M do Dân biu Richard Nixon làm ch tch đã phanh phui v lut sư M Alger Hiss và nhà văn Whittaker Chambers làm gián đip cho Liên Xô t nhng năm 1930.

Nhưng sau đó ông cũng đim li vic Ch nghĩa Cng sn bt đu nh hưởng đến M t Cách mng tháng 10 Nga và chuyn tiếp cho đến s kin "Tháng 11 Đ năm 2020" bu t Tng thng M. Sách cũng đ cp đến Thế chiến I, Thế chiến II, Chiến tranh Vit Nam, nhưng phn ln nêu nh hưởng ca Ch nghĩa Cng sn đến Hoa K t thi Chiến tranh Lnh đến nay.

Ông Canfield nói vi VOA :

"Trong Chiến tranh Lnh, chúng ta phát hin có đến t 300 đến 500 đip viên Nga. Cách nay 20 năm, FBI cho biết có l có đến 2.000 đip viên. Con s bây gi có l là 50.000 trên toàn thế gii. Và mt phn ln trong s đó là Hoa K. Vì vy, nguy cơ đi vi Hoa K và đi vi thế gii t do là cc k nghiêm trng".

Nguồn : VOA, 21/10/2020

Published in Diễn đàn

Ở Việt Nam, chiến dịch bảo vệ "tư tưởng đảng" được phát động chỉ để bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin bằng mọi giá và được Trung Quốc bảo hộ để duy trì chế độ cai trị độc tài.

Việc này ai cũng biết, nhưng những người thuộc đội ngũ tuyên truyền trong Hội đồng Lý luận trung ương và Ban Tuyên giáo đã tô son vẽ phấn để biến "tư tưởng đảng" thành thứ đặc sản của riêng Việt Nam. Cũng như khi họ rêu rao về "thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" trong giai đoạn gọi là đổi mới "là một sự nghiệp đầy khó khăn chưa từng có tiền lệ trong lịch sử dân tộc" (trích Văn kiện Đảng, 30/09/2015).

quado1

"Đất nước trên con đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (1986-2000)" là một chủ đề học tập chính trong các đại học Việt Nam - Ảnh minh họa

Việc quan trọng hóa chữ nghĩa chẳng qua chỉ nhắm che giấu hành động áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên nhân dân và cướp quyền tự quyết của cử tri.

Bằng chứng, trong lịch sử, nhân dân Việt Nam chưa hề bao giờ bỏ phiếu chọn Đảng cộng sản Việt Nam và chọn chủ nghĩa cộng sản, thế mà, đảng dám khẳng định :

"Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta… Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội : dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh ; do nhân dân làm chủ ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp ; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện ; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng cộng sản lãnh đạo…".

(trích Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - bổ sung, phát triển năm 2011)

Thực tế phũ phàng

Toàn là những câu chữ kêu to, thùng rỗng được nặn ra từ Cương lĩnh nguyên thủy năm 1991.

Hãy tìm hiểu xem dân ta đã "giàu" bằng ai sau 34 năm đổi mới từ năm 1986 ? Nước đã "mạnh" hay vẫn còn đi đẹt sau nhiều nước ở Châu Á ?

Hãy đọc :

"Cùng khoảng thời gian 30 năm, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc đã "hóa rồng, hóa hổ", nhưng Việt Nam dù tăng trưởng nhanh, vẫn chỉ là quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Như vậy, mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 đã không thành hiện thực, thậm chí còn tụt hậu so với Trung Quốc 20 năm, Hàn Quốc và Malaysia 30 - 35 năm".

(báo Dân Việt, 01/01/2020)

Trong khi đó, vẫn theo báo Dân Việt, một so sánh mức thu nhập theo đầu người của đại biểu quốc hội Hoàng Quang Hàm (Đơn vị Phú Thọ) không khỏi làm đau lòng nhiều người. Ông nói :

"Cách đây hơn 30 năm, khi bắt đầu đổi mới, Việt Nam có GDP bình quân đầu người 100 USD thì thế giới bình quân là hơn 4.000 USD. Năm 2017, GDP bình quân đầu người Việt Nam khoảng 2.385 USD thì thế giới khoảng 10.700 USD. Năm 2018, GDP bình quân đầu người Việt Nam khoảng 2.590 USD thì thế giới khoảng 11.000 USD".

Vậy mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam đã được vẽ ra như thế nào ? Tại cuộc làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư diễn ra đầu năm 2019, theo bài viết của báo Dân Việt :

"Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra Tầm nhìn Việt Nam năm 2030 sẽ là hướng tới một xã hội khá giả, thịnh vượng, GDP bình quân đầu người đạt ít nhất 18.000 USD. Về Tầm nhìn 2045, năm kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam phải trở thành một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng, hạnh phúc, gia nhập nhóm nước có thu nhập cao".

Nhưng Giáo sư tiến sĩ Trần Thọ Đạt, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng đã phản bác :

"Mục tiêu Việt Nam đến năm 2030 trở thành nước có thu nhập trung bình cao, đến 2045 trở thành nước có thu nhập cao nên phải có sự so sánh. Nghiên cứu của chúng tôi so sánh chủ yếu với 3 nước. Thứ nhất, với Hàn Quốc, đây là một trong những nước có sự thay đổi thần kỳ về kinh tế trong 40 năm qua. Thứ hai, mô hình phát triển hài hòa của Malaysia. Thứ ba, sự tăng trưởng nóng của nền kinh tế Trung Quốc. Nhìn chung, so sánh giữa hai nước Hàn Quốc và Malaysia, Việt Nam đang tụt hậu khoảng 30 - 35 năm, với Trung Quốc chúng ta tụt hậu khoảng 20 năm".

Công nghiệp còn lâu

Cũng nên biết, Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa XI đã ra Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 "về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020", nhưng nay không đạt được, và chưa biết đến bao giờ Việt Nam mới có thể "công nghiệp hóa và hiện đại hóa" nền kinh tế.

Do đó khi trả lời câu hỏi chất vấn của Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) về nguyên nhân nước ta chưa đạt được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh chỉ ra 3 lý do. Báo Dân Việt ghi nhận :

"Thứ nhất, ông cho rằng xuất phát điểm của Việt Nam quá thấp so với mặt bằng chung các nước trong khu vực từ 2-3 thế hệ công nghệ trong công nghiệp hóa.

Thứ hai, nước ta chưa xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp cho các ngành sản xuất, nên môi trường thuận lợi cho các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cơ khí… chưa có điều kiện phát triển đặc biệt. Điều này cũng cho thấy sự quan tâm của xã hội còn hạn chế, điển hình như đào tạo nguồn nhân lực, rất ít sinh viên tham gia nghiên cứu và được đào tạo về công nghệ trong sản xuất.

Thứ ba, Bộ trưởng nhận định công nghiệp hóa đòi hỏi vốn đầu tư và trình độ công nghệ ở mức cao, do đó gây khó khăn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đồng thời, nước ta cũng thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp này".

Vì đã lỡ "đánh trống bỏ dùi", không "hiện đại công nghiệp" được vào năm 2020 nên ngày 30/03/2019, Bộ Chính trị đã phải ra Thông báo giải thích và điều chỉnh cho khỏi bẽ mặt. Những lý do không làm được vì :

"Một số văn bản quy phạm pháp luật còn ban hành chậm, thiếu đồng bộ, chồng chéo, mâu thuẫn, chưa xử lý được những vấn đề bức xúc mà thực tiễn đặt ra, nhất là trong lĩnh vực đất đai, giải phóng mặt bằng, đầu tư, đấu thầu, huy động nguồn lực...

Công tác quy hoạch còn thiếu tầm nhìn, thiếu tính đồng bộ, tính liên kết, chưa tuân theo nguyên tắc thị trường trong tổ chức thực hiện..., dẫn đến việc phân bổ không gian kinh tế - xã hội chưa phát huy hết thế mạnh đặc trưng của vùng, tiểu vùng.

Huy động và sử dụng nguồn lực mới chủ yếu tập trung vào nguồn lực công, vẫn còn tình trạng phân tán, dàn trải trong phân bổ ngân sách ; luật pháp và chính sách thu hút những nguồn lực khác chưa đủ sức hấp dẫn, thiếu minh bạch, chứa đựng nhiều rủi ro ; chưa có giải pháp thích hợp, hiệu quả để khai thác nguồn lực từ đất đai theo nguyên tắc của kinh tế thị trường.

Việc chỉ đạo điều hành còn nhiều bất cập, chưa quyết liệt trong việc giải quyết nhũng vướng mắc trong quá trình thực hiện dẫn đến một số công trình chậm tiến độ, kéo dài thời gian.

Việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết ở một số nơi còn chưa cụ thể, công tác phối hợp, theo dõi, giám sát và đánh giá thực hiện còn chưa thật tốt để có biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh. Những năm đầu triển khai Nghị quyết số 13-NQ/TW, nền kinh tế tăng trưởng thấp, khả năng tích lũy cho đầu tư hạn chế, nợ công ở mức cao, cơ cấu lại ngân sách chưa bảo đảm nên nguồn lực dành cho đầu tư phát triển còn hạn chế. Chúng ta còn thiếu kinh nghiệm trong tìm, chọn các cơ chế, giải pháp thu hút nguồn lực đầu tư xã hội, nhất là nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kết cấu hạ tầng".

Cuối cùng, Bộ Chính trị không dám đề xuất thời hạn nào Việt Nam sẽ trở thành nước có nền công nghiệp hiện đại. Ngược lại, đã định hướng chung chung như sau :

"Phát triển đồng bộ và hiện đại kết cấu hạ tầng là nhiệm vụ lâu dài, cần phải có lộ trình phù hợp với sự phát triển chung của toàn nền kinh tế. Trong thời gian tới, tiếp tục xác định phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong những đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021 - 2030, nhằm hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, khắc phục điểm nghẽn, để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

Tập trung hoàn thiện thể chế, luật pháp, chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư, đấu thầu, bảo đảm sự hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng kết cấu hạ tầng.

Tăng cường huy động nguồn lực đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước cho phát triển kết cấu hạ tầng. Tiếp tục triển khai thu hút đầu tư theo hình thức đối tác công - tư đối với các dự án, công trình kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công trên cơ sở bảo đảm hiệu quả đầu tư, cân bằng lợi ích của các chủ thể.

Chỉ đạo quyết liệt, sớm hoàn thành các công trình dự án quan trọng quốc gia, các dự án có sức lan tỏa, tạo sự đột phá, như đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao, cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án tạo nền tảng tiếp cận và nắm bắt cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hạ tầng kinh tế số".

Cũng toàn là chuyện vẽ ra, nhưng chưa biết có làm được hay không của những cái đầu lý thuyết nhiều hơn thực hành, hay nói cho xong việc còn làm được hay không tính sau !

Lạ chưa ? Bằng đó mâu thuẫn, trì trệ, chồng chéo, lơ là và không có khả năng, trí tuệ hạn hẹp đã trôi nổi trong 8 năm (2012-2020), với bao nhiêu tốn phí thì lỗi này thuộc về ai ? Ông Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng có lỗi gì không hay lại muốn đổ trách nhiệm cho cả tập thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành trung ương đảng để phủi tay ? Ông là người đứng mũi chịu sào cả trong Đảng và Nhà nước mà không có trách nhiệm gì thì coi sao được với nhân dân ?

Mơ hồ - ảo tưởng

Như vậy thì nhân dân đã có "cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc" như Cương lĩnh vẽ ra chưa, hay Đảng chỉ biết nói cho sướng mồm suốt 29 năm qua, bắt đầu từ Cương lĩnh 1991 rồi sửa đổi, bổ sung năm 2011 ?

Tình trạng bại não của lãnh đạo đảng, do đó, có nên được chuẩn mạch lại, hay những cái đầu "nhiều thịt thiếu óc" này tiếp tục phiêu bồng với luận điểm mơ hồ và ảo tường rằng :

"Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản".

(Cương lĩnh 2011)

Nhưng ai đấu tranh, tranh đấu cái gì và với nhà nước tư bản nào trên thế giới ?

Với tư duy hoang tưởng này, tác giả của Cương lĩnh năm 2011 trong Hội đồng Lý luận trung ương và Ban Tuyên giáo trung ương, còn ăn nói loạn xà ngầu rằng :

"Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội".

Nói chắc như thế chắc những "nhà tư tưởng" hàng đầu của đảng phải nắm được cái chuôi dao, nhưng họ lại quên, xếp lớn của họ, ông Nguyễn Phú Trọng đã từng nói :

"Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng chủ nghĩa xã hội còn lâu dài lắm. Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa".

(Phát biểu tại Hà Nội, ngày 24/10/2013)

Đó là lý do tại sao ít lâu nay, đã có nhiều trí thức ở Việt Nam và ở nước ngoài đã không ngừng chỉ trích tính ù lì không chịu "đổi mới chính trị" của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều bài viết đã lên án cộng sản Việt Nam tiếp tục mê muội, mù quáng về ánh hào quang chết người của chủ nghĩa Mác-Lênin, đã bị Nga và các nước cộng sản Đông Âu vứt vào sọt rác trong giai đoạn 1989-1991.

Nhân dân Việt Nam, đặc biệt ở miền Bắc từ 1954 và cả nước từ sau ngày 30/04/1975 đã biết rõ Đảng cộng sản Việt Nam đã làm hại đất nước và gây tang tóc cho dân tộc ra sao trong 30 năm chinh chiến. Do đó, quyết tâm kiên trì và trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa cộng sản, dưới bất kỳ hình thức nào của Đảng cộng sản Việt Nam, cũng chi gây thêm sức cùng lực kiệt cho dân tộc trong thời bình.

Vậy mà, hiện nay trong đảng, vẫn còn có người nói như ngủ mê rằng :

"Chủ nghĩa Mác-Lênin đã sống, đang sống và mãi mãi là kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đang từng bước vững chắc đi lên chủ nghĩa xã hội và góp phần vào sự nghiệp giải phóng toàn thể nhân loại cần lao...".

(Phó Giáo sư tiến sĩ Vũ Văn Phúc, Phó chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, ngày 10/12/2019)

Tư duy lụn bại này của ông Phúc chỉ làm cho Trung Quốc vui lòng, vì chừng nào Việt Nam chưa dám thoát ra khỏi quỹ đạo cùng chung lý tưởng cộng sản với Bắc Kinh thì ngày đó nhân dân Việt Nam còn phải lệ thuộc vào Tầu từ sợi chỉ cho đến cây kim như ta đã thấy, từ hậu qủa của Virus Vũ Hán (Covid-19).

Phạm Trần

(05/03/2020)

Published in Diễn đàn

Ba mươi năm trước, một làn sóng lạc quan quét qua Châu Âu khi các bức tường ngăn cách và các chế độ cộng sản sụp đổ, và người dân bị áp bức lâu nay bắt đầu được đón nhận những xã hội mở, thị trường mở và một Châu Âu đoàn kết hơn.

Ba thập niên sau, dù rất ít người trong Khối Đông Âu cũ hối tiếc về những thay đổi lớn trong những năm 1989-1991, nhưng họ không hoàn toàn mãn nguyện với tình hình chính trị hoặc kinh tế hiện thời, theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew vừa công bố.

Cư dân các nước Trung và Đông Âu đã gia nhập Liên Hiệp Châu Âu nhìn chung tin rằng tư cách thành viên có lợi cho nước của họ, và có sự ủng hộ rộng rãi trong khu vực đối với nhiều giá trị dân chủ, theo Pew. Tuy nhiên, dù đa số nhìn chung ủng hộ dân chủ, có sự khác biệt ở các nước về việc theo đuổi những nguyên tắc dân chủ cụ thể tới mức nào.

Khi được hỏi về sự dịch chuyển sang dân chủ đa đảng và kinh tế thị trường diễn ra sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, người dân ở Khối Đông Âu cũ, được Pew khảo sát, phần lớn tán thành những thay đổi này. Chẳng hạn, 85% người Ba Lan ủng hộ sự dịch chuyển sang cả nền dân chủ lẫn chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, sự ủng hộ không đồng nhất - hơn một phần ba người Bulgaria và người Ukraine không tán thành, cùng với khoảng phân nửa ở Nga.

Pew cho biết những câu hỏi về nền dân chủ và nền kinh tế thị trường lần đầu tiên được hỏi vào năm 1991, và sau đó là vào năm 2009. Ở một số quốc gia - Hungary, Lithuania và Ukraine - sự ủng hộ dành cho cả hai điều này suy giảm từ năm 1991 đến 2009 trước khi hồi phục đáng kể trong thập niên qua. Nga là quốc gia duy nhất mà sự ủng hộ dành cho nền dân chủ đa đảng và chủ nghĩa tư bản sụt giảm đáng kể từ năm 2009.

Theo đánh giá của Pew, các mức độ nhiệt tình khác nhau đối với dân chủ và thị trường tự do có thể được thúc đẩy một phần bởi các quan điểm khác nhau về mức độ tiến bộ mà các xã hội đã đạt được trong ba thập niên qua. Hầu hết người Ba Lan, Czech và Lithuania, và hơn bốn trên mười người Hungary và Slovakia, tin rằng tình hình kinh tế đối với hầu hết mọi người ở đất nước họ ngày nay tốt hơn dưới chế độ cộng sản. Và trong năm quốc gia này, có nhiều người giữ quan điểm đó hơn so với thời điểm năm 2009, khi Châu Âu đang vật lộn với những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Tuy nhiên, ở Nga, Ukraine và Bulgaria, hơn một nửa người được khảo sát nói rằng mọi thứ tệ hơn đối với hầu hết mọi người bây giờ vào thời điểm này so với thời kì cộng sản.

dongau1

Có một sự đồng thuận rộng rãi rằng giới thượng lưu đã hưởng lợi nhiều hơn từ những thay đổi to lớn trong 30 năm qua so với công dân trung bình.

Khi được hỏi liệu nước của họ có đạt được tiến bộ trong ba thập niên qua trong một loạt các vấn đề hay không, công chúng ở Trung và Đông Âu được Pew khảo sát nói họ cảm thấy tích cực nhất về các vấn đề như giáo dục và mức sống. Nhưng quan điểm chia rẽ nhiều hơn về sự tiến bộ trong lĩnh vực luật pháp, trật tự, giá trị gia đình, và hầu hết nói rằng những thay đổi đã có tác động tiêu cực đến y tế.

Có một sự đồng thuận rộng rãi rằng giới thượng lưu đã hưởng lợi nhiều hơn từ những thay đổi to lớn trong 30 năm qua so với công dân trung bình. Đa số những người được khảo sát ở tất cả các quốc gia Trung và Đông Âu nghĩ rằng các chính trị gia và lãnh đạo doanh nghiệp đã hưởng lợi, số người cho rằng người bình thường hưởng lợi xem ra ít hơn.

Cũng như có nhiều quan điểm khác nhau về mức độ tiến bộ của các quốc gia trong những năm gần đây, quan điểm cũng khác biệt về tương lai. Ở khắp các quốc gia từng là cộng sản được Pew khảo sát, người dân tương đối lạc quan về tương lai của mối quan hệ của đất nước họ với các quốc gia Châu Âu khác, nhưng đa phần bi quan về sự vận hành của hệ thống chính trị và các vấn đề kinh tế cụ thể như công ăn việc làm và sự bất bình đẳng.

Khắp Châu Âu, thái độ về một số chủ đề phản ánh sự phân chia Đông-Tây rõ nét. Về các vấn đề xã hội như đồng tính luyến ái và vai trò của phụ nữ trong xã hội, quan điểm khác nhau rõ rệt giữa Tây và Đông, với người Tây Âu thể hiện thái độ cấp tiến hơn nhiều.

Nhiều người ở Khối Soviet cũ bày tỏ hi vọng về triển vọng kinh tế cho thế hệ tiếp theo. Khoảng sáu trên mười người Ukraine, Ba Lan và Lithuania tin rằng khi trẻ em ở nước họ lớn lên, tài chính của họ sẽ dư dả hơn cha mẹ của họ. Ngược lại, khoảng một phần tư hoặc ít hơn giữ quan điểm này ở Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý, Anh và Pháp.

Nhìn nhận về thực trạng của nền kinh tế hiện tại, sự phân rẽ chính thường là giữa Bắc Âu tương đối hài lòng và Nam Âu hầu như bất mãn, nơi nhiều người vẫn chưa hồi phục sau cuộc khủng hoảng kinh tế của một thập niên trước.

Các quốc gia thành viên EU chủ yếu đồng lòng bày tỏ sự ủng hộ đối với một cơ đồ Châu Âu rộng lớn. EU được nhìn nhận tích cực, với hầu hết thành viên nói rằng tư cách thành viên có lợi cho đất nước của họ và hầu hết tin rằng đất nước của họ đã hưởng lợi về mặt kinh tế vì là thành viên của EU, dù không phải ai cũng đánh giá tích cực về định chế này. Quan điểm tích cực nhất về EU là ở hai quốc gia từng theo cộng sản: Ba Lan và Lithuania. Cả hai đều trở thành thành viên EU vào năm 2004.

Các nghiên cứu trước đây của Trung tâm Pew đã chỉ ra rằng người châu Âu có xu hướng tin vào những lí tưởng của EU, nhưng họ than phiền về cách thức vận hành của nó. Hầu hết nói EU đại diện cho hòa bình, dân chủ và thịnh vượng, nhưng phần đông cũng tin rằng nó can thiệp vào công việc nội bộ và kém hữu hiệu và rằng EU không hiểu được nhu cầu của người dân bình thường.

Hai quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ chưa gia nhập EU - Nga và Ukraine - có quan điểm rất khác với các quốc gia EU được khảo sát về một số mặt. Họ ít tán thành những dịch chuyển sang nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản, ít ủng hộ các nguyên tắc dân chủ cụ thể và ít hài lòng với cuộc sống của họ.

Đây là một số trong những phát hiện chính từ cuộc khảo sát mới của Trung tâm nghiên cứu Pew tại 17 quốc gia, bao gồm 14 quốc gia EU, Nga, Ukraine và Mỹ.

Cuộc khảo sát bao gồm nhiều chủ đề, từ quan điểm về quá trình chuyển tiếp sang chính trị đa đảng và thị trường tự do, cho tới các giá trị dân chủ, EU, Đức, các nhà lãnh đạo chính trị, sự hài lòng về cuộc sống, điều kiện kinh tế, bình đẳng giới tính, các nhóm thiểu số và các đảng chính trị.

Cuộc khảo sát được thực hiện trên 18.979 người từ ngày 13 tháng 5 đến ngày 12 tháng 8 năm 2019.

Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên hai cuộc khảo sát trước đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew và cơ quan tiền thân. Cuộc khảo sát đầu tiên được thực hiện bởi Trung tâm Nhân dân & Báo chí Times Mirror (tiền thân của Trung tâm Nghiên cứu Pew) từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 31 tháng 5 năm 1991. Cuộc khảo sát thứ hai do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện từ ngày 27 tháng 8 đến ngày 24 tháng 9 năm 2009, ngay trước dịp kỉ niệm 20 năm Bức tường Berlin sụp đổ.

Nguồn: VOA Tiếng Việt (25/10/2019)

Published in Quốc tế

Tổng thống Donald Trump có lý do khi đã đồng ý chọn Hà Nội thủ đô của một cựu thù để tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ Triều vào tháng trước với Kim Jong Un.

Ông Trump hy vọng chứng minh một quốc gia cộng sản có thể hưởng lợi từ việc mở cửa kinh tế trong và ngoài nước.

cntb1

Những người bán rau ở Hà Nội 21/02/2019. Ảnh AP.

Chủ nghĩa tư bản ở nhà nước cộng sản

Cách đây không lâu Việt Nam vốn là một nhà nước nguyên mẫu mácxít thất bại thì giờ đang tràn ngập chủ nghĩa tư bản.

Phố phường Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (trước đây là Sài Gòn) và các thị trấn lớn nhỏ trong cả nước là một thị trường đầy ắp những doanh nghiệp nhỏ.

Các tòa tháp văn phòng mang tên của các tập đoàn lớn nhất thế giới - Unilever, Samsung, Microsoft, Coca Cola, ...

Đường ken đây xe tay ga với xe hơi, xe tải của Mỹ và Châu Á, tạo cho thành phố một cảm giác tất bật, bận rộn. Và mọi người dường như đang bận rộn kiếm tiền.

Kinh tế Việt Nam hiện đứng thứ 47 trên thế giới về tổng doanh thu nội địa (GDP) và thứ 35 về sức chi tiêu. Việt Nam đã trở thành một điểm ưu thích ở Châu Á đối với đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong lĩnh vực nghỉ dưỡng và khách sạn sang trọng.

PricewaterhouseCoopers năm 2017 đã gọi Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới và dự đoán đến năm 2050, nó sẽ lọt vào top 20 nền kinh tế lớn nhất.

Nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.

Sau khi bị Hoa Kỳ bỏ rơi, năm 1975 Việt Nam Cộng Hoà rơi vào tay Bắc Việt, bên thắng cuộc đã áp đặt hệ thống kinh tế cộng sản "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu".

Công nghiệp được quốc hữu hóa, các trang trại tư nhân được thay thế bằng hợp tác xã tập thể và quy hoạch tập trung dưới quyền của chính phủ. Thực tế là thiếu lương thực triền miên. Tỷ lệ sinh tăng vọt vì mỗi đứa con sẽ được nhận thêm một phần gạo của chính phủ.

Trong vòng một thập kỷ, một quốc gia đã bị chiến tranh tàn phá lại phải đối mặt với sự sụp đổ kinh tế.

Hướng dẫn viên của chúng tôi ở Hà Nội đã tóm tắt như sau : "Tất cả chúng tôi đều đi làm cùng một lúc, tất cả đều về nhà cùng một lúc, và dù chúng tôi làm việc hay không, tất cả đều được trả tiền như nhau.

Và tất cả chúng tôi đều chết đói. Kinh tế kiểu đó không có hiệu quả".

Kinh tế kiểu đó chưa bao giờ có hiệu quả cả.

Kinh tế tập trung đã được thay thế bằng một hệ thống hỗn hợp vẫn dựa vào kế hoạch trung tâm nhưng cũng khuyến khích sở hữu tư nhân. Mối quan hệ thương mại độc quyền gần với Liên Xô cũ đã được thay thế bằng việc theo đuổi các mối quan hệ đối tác nước ngoài.

Kinh tế hầu hết nằm trong tay tư nhân. Nông dân lấy lại đất và đang biến Việt Nam thành nước xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu.

Đặc trưng chủ nghĩa cộng sản 

Điều đó không có nghĩa là ở Việt Nam chủ nghĩa cộng sản trộn lẫn hài hoà với chủ nghĩa tư bản. Điều đó không tồn tại.

Nhà nước vẫn là cơ quan tối cao. Đảng cộng sản là đảng chính trị duy nhất được phép hoạt động. Tự do ngôn luận, tôn giáo và hiệp hội bị hạn chế. Các nhà báo và nhà hoạt động dân quyền liên tục bị bắt giữ. Tham nhũng là diễn ra hàng ngày.

Cơ sở hạ tầng hỗn độn, quá tải để đáp ứng được với tăng trưởng nhanh chóng, và rõ ràng do trên thiết kế. Chúng tôi mất 4 giờ đồng hồ để đi được một quãng đường 70 km, phần lớn là do đường cao tốc bốn làn đột nhiên bị thu hẹp tới một cây cầu hai làn mới được xây. Sương khói ở các thành phố là dày tới mức khó thở.

Và trong khi Việt Nam tuyên bố tỷ lệ nghèo chỉ là 8%, những vẫn nghèo xác xơ.

Tuy nhiên, sự sống động trên đường phố, cường độ thương mại cho thấy người ta đang phấn đấu cho một cái gì đó tốt hơn. Cải cách kinh tế và sự tăng trưởng mà họ đã tạo ra đã làm tăng nhu cầu cải cách chính trị và nhân quyền. Và người dân thường làm ngơ những chỉ thị cứng nhắc mà chính phủ ban hành.

"Ở Việt Nam, không có luật lệ nào", hướng dẫn viên của chúng tôi nhún vai.

Sự chuyển đổi của Việt Nam sang một xã hội hoàn toàn cởi mở là không thể tránh khỏi. Tình trạng ở Trung Quốc đã cho thấy điều đó.

Nhưng đó là một xã hội hoạt động nơi các quyền tự do đang mở rộng. Quốc gia đó không là mối đe dọa nào đối với các nước láng giềng - nỗi lo sợ hiệu ứng domino ở Đông Nam Á đã làm 58.000 lính Mỹ thiệt mạng sẽ không bao giờ thành hiện thực. Và Việt Nam đã hòa nhập vào cộng đồng các quốc gia văn minh.

Nếu Kim Jong Un có thể làm cho Triều tiên theo con đường đó, thì cả thế giới sẽ thay đổi. 

Nolan Finley

Nguyên tác : In Vietnam, capitalism creeps up on communism, The Detroit News, 20/03/2019

Khánh Anh dịch

Nguồn : VNTB, 23/03/2019

Published in Diễn đàn

"Quốc gia hưng vong, Thất phu hữu trách". Mỗi người Việt, dầu ở vị trí nào, cũng phải có trách nhiệm với đất nước và dân tộc mình. Tôi viết và phổ biến bài viết này sau thời gian dài suy tư về vận mệnh dân tộc và mong ước thấy sự hưng thịnh của đất nước Việt Nam yêu dấu. Chúc mừng đội tuyển Việt Nam vừa đoạt CUP 2018 AFF Suzuki và mong ước Việt Nam đổi mới trên mọi bình diện không chỉ riêng lãnh vực bóng đá.

1001

Hình minh họa. Những người ủng hộ đảng Công Nhân Ethiopia theo Cộng sản trước chân dung Karl Marx, Friedrich Engels, và Lenin để kỷ niệm cách mạng Ethiopia ở Addis Ababa. AFP

Nguồn gốc

Chủ nghĩa cộng sản đã có mặt chính thức với quyền lực trên 100 năm qua kể từ khi những người Bôn-sê-vích nổi dậy giành chính quyền tại Nga vào tháng 10 năm 1917 và thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô). Bôn-sê-vích, có nghĩa là nhóm đa số trong Đảng Lao động Dân chủ xã hội Nga theo chủ nghĩa Mác, đã loại bỏ Men-sê-vích, có nghĩa là nhóm thiểu số, theo khuynh hướng ôn hòa, vào Đại hội Đảng năm 1903. Sau khi loại bỏ nhóm thiểu số, nhóm Bôn-sê-vích đã trở thành Đảng cộng sản Nga.

Cụm từ Chủ nghĩa cộng sản được xuất hiện vào thế kỷ thứ 18 khi triết gia Victor d’Hypay (1746-1818) viết trong quyển sách "Projet De Communauté Philosophe" (1777) đưa ra một khái niệm "tập thể". Ông viết "tập thế ấy cùng chia sẻ kinh tế và sản phẩm chung, như thế mọi người sẽ được hưởng theo nhu cầu của mình". Với mô hình này, điều kiện cần thiết là những người ở trong một tập thể lớn đó phải sống dựa trên triết lý vật chất chỉ là tạm bợ và vô nghĩa. Họ coi nhẹ vật chất, chỉ cần "đủ ăn đủ mặc là thỏa lòng", theo như tinh thần của Kinh thánh 1 Timothy 6:8 dạy.

Người thứ hai cũng thường được nhắc đến như một tác nhân tiên phong cho khái niệm cộng sản là triết gia người Anh, Sir Thomas More (1478-1535). Ông cho rằng một xã hội tốt đẹp khi tất cả tài sản là của chung và được quản trị bởi một nhóm người được tín nhiệm để phân phối vật chất tùy theo nhu cầu của từng người. Điều kiện cần thiết ở đây là nhóm người quản trị đó phải thật sự thanh liêm và công chính.

1002

Hình minh họa. Những người theo đạo Thiên Chúa dự một lễ chiều ở nhà thờ Manila hôm 13/4/2017 AFP

Dựa trên ý niệm này, Chủ nghĩa cộng sản có nghĩa là một cộng đồng dân chúng sống chung hòa với nhau trong cùng một lối sống và mọi người đều bình đẳng trong xã hội. Mô hình sống chung này được thể hiện rõ nét trong giai đoạn đầu của Hội thánh của Chúa Giê-su, vào những năm đầu của thế kỷ thứ nhất. "Những người tin Chúa Giê-su đều hiệp lại với nhau, lấy mọi vật làm của chung. Bán hết gia tài điền sản mình mà phân phát cho nhau, tùy sự cần dùng của từng người. Ngày nào cũng vậy, cứ chăm chỉ đến đền thờ, còn ở nhà, thì bẻ bánh và dùng bữa chung với nhau cách vui vẻ thật thà" (Sách Công Vụ 2:44-46). Hội Thánh ban đầu làm được điều này là vì ba lý do chính sau :

1) Họ xem nhẹ vật chất và nặng phần tâm linh ;

2) Họ tin rằng Chúa Giê-su sẽ trở lại ngay cho nên sẳn sàng sống vì Chúa trong mọi đàng ngay cả bán điền sản để làm của chung ;

3) Số lượng của họ còn nhỏ, vài ngàn người, cho nên rất dễ quản trị.

Sự hình thành

Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất diễn ra từ giữa thế kỷ thứ 18 đến giữa thế kỷ thứ 19. Trong giai đoạn này, nền kinh tế dựa vào tay chân và qui mô nhỏ đã được thay thế bằng máy móc và qui mô lớn. Các nghành công nghiệp như sản xuất máy móc, dệt, năng lượng, sắt thép, đường sắt, kênh đào giao thông, động cơ hơi nước… đã đưa Châu Âu vào thời đại công nghiệp. Đây là lúc chuyển đổi của chế độ phong kiến sang chế độ tư bản. Những công xưởng sản xuất được thành hình đi kèm theo chế độ lao động, sinh ra giai cấp chủ nhân và giai cấp công nông. Sự khác biệt quyền lợi và quyền hạn của hai giai cấp tạo nên khoảng cách và sự bất bình đẳng trong xã hội. Điều này khiến các cuộc cách mạng vô sản nổ ra. Tiêu biểu là Cách Mạng Pháp (1789-1799), gieo hạt giống của Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa xã hội.

Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) là hai lý thuyết gia đã sinh ra triết lý Marxist. Triết lý này đổ lỗi cho sự khác biệt về quyền hạn và quyền lợi giữa giai cấp chủ nhân (tư bản) và công nông (vô sản) là do Chủ nghĩa tư bản, thiểu số những người giàu làm chủ các công ty của nền công nghiệp và nắm quyền của xã hội. Đến năm 1848, hai ông đã đi đến chỗ cực đoan trong triết lý của mình là đưa ra Tuyên Ngôn cộng sản (ngày 21 tháng 2 năm 1848).

Người cộng sản chủ trương đấu tranh giai cấp cách quyết liệt để triệt hạ toàn bộ thành phần tư sản trong xã hội. Tuyên Ngôn cộng sản viết :

"Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, thợ cả phường hội và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối kháng với nhau, đã tiến hành một cuộc đấu tranh không ngừng, lúc công khai, lúc ngấm ngầm, một cuộc đấu tranh bao giờ cũng kết thúc hoặc bằng một cuộc cải tạo cách mạng toàn bộ xã hội, hoặc bằng sự diệt vong của hai giai cấp đấu tranh với nhau.

Mục đích trước mắt của những người cộng sản là tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản giành lấy chính quyền.

1003

Hình minh họa. Những người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản ở Nga đứng cạnh hình Vladimir Lenin trong một buổi tuần hành kỷ niệm 100 năm Cách mạng Bolshevik 1917. AFP

Người cộng sản đặt thế giới cộng sản lên trên quyền lợi của đất nước mình và luôn tranh giành quyền lãnh đạo độc tôn.

"Những người cộng sản chỉ khác với các đảng vô sản khác trên hai điểm : Một là, trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản ; Hai là, trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đấu tranh giữa vô sản và tư sản, họ luôn luôn đại biểu cho lợi ích của toàn bộ phong trào".

Tuyên ngôn này cũng đưa ra mười phương cách xóa bỏ Chủ Nghĩa Tư Bản và thành lập Chủ nghĩa cộng sản :

1. Xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất và mướn đất của tư nhân, trao nộp hết vào mục đích công của nhà nước.

2. Áp dụng thuế cấp tiến.

3. Xoá bỏ quyền thừa kế.

4. Tịch thu tài sản của tất cả những kẻ lưu vong và của tất cả những kẻ chống đối.

5. Tập trung tín dụng vào tay nhà nước, thông qua một ngân hàng quốc gia với tư bản của nhà nước và ngân hàng này sẽ nắm độc quyền hoàn toàn.

6. Tập trung tất cả các phương tiện truyền thông và vận tải vào trong tay nhà nước.

7. Tăng thêm số công xưởng và công cụ sản xuất bởi nhà nước ; khai khẩn đất đai để cấy cầy và cải tạo ruộng đất trong một kế hoạch chung.

8. Thực hành nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, tổ chức các đạo quân công nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp.

9. Kết hợp nông nghiệp và công nghiệp, thi hành những biện pháp nhằm làm mất dần sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

10. Giáo dục công cộng và miễn phí cho tất cả các trẻ em. Xoá bỏ việc sử dụng trẻ em làm trong các khu công xưởng như hiện nay. Kết hợp giáo dục với sản phẩm công nghiệp.

Tuyên ngôn Cộng sản đã trở thành kim chỉ nam cho những người cộng sản Bôn-sê-vích vào đầu thế kỷ 20 và họ đã cướp được chính quyền tại Nga nhờ dựa vào lực lượng công nông. Sự khác biệt giàu nghèo đưa đến sự căm tức của giai cấp công nông và được khích động bởi triết lý cộng sản, những người Bôn-sê-vích đã khơi bừng lên lòng thù hận và tranh giành quyền lực. Nhờ vào sự kết thúc của Thế chiến thứ hai và Chiến tranh độc lập của các thuộc địa, người cộng sản đã cướp được chính quyền thêm nhiều nơi trên thế giới như Đông Đức, Đông Âu, Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Bắc Hàn, Campuchia …

Hậu quả

Tại Nga : Xã hội Nga giai đoạn đầu dưới thời Xã hội chủ nghĩa, sinh ra hai hệ cấu trúc xã hội : cộng sản ở thành thị và tư bản ở nông thôn. Tại nông thôn, các điền chủ vẫn tồn tại và tạo nên một thế lực ngăn cản sự xóa bỏ quyền sở hữu đất tư nhân để quốc hữu hóa đất vào tay nhà nước. Vì thế dưới thời Lenin và đặc biệt là Stalin, đã có chính sách tận diệt các điền chủ. Theo "The Black Book of Communism" (Quyển sách đen của chủ nghĩa cộng sản), dưới thời Lenin đã giết chừng 1,5 triệu người trong chiến dịch tận diệt điền chủ. Tồi tệ hơn là dưới thời Stalin, chỉ trong năm 1937 và 1938 đã có trên 1,5 triệu người bị giết, trong đó có 700.000 bị xử bắn. Năm 1936 có hơn 5 triệu người Nga bị giam trong các tù cải tạo. Vì muốn tiến nhanh lên công nghiệp hóa cho nên Stalin đã tạo ra cơn đói năm 1932-1933, có chừng 8 triệu người chết, được biết dưới tên "Holodomor".

1004

Lenin phát biểu tại Quảng trường Uritsky ở Petrograd hôm 19/7/1920AFP

Tại Trung Quốc : Mao Trạch Đông lãnh đạo Đảng cộng sản cướp chính quyền vào năm 1949, lập ra nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (the People’s Republic of China). Chính sách hợp tác xã và tập trung vào công nghiệp hóa đã khiến cho 30 đến 40 triệu người chết vì đói. Ông cũng giết nhiều người thuộc giới trí thức và tư sản. Câu nói để đời của Mao, "Tần Thủy Hoàng chôn sống 460 học giả, nhưng chúng ta đã chôn sống 46.000 (46 ngàn) học giả".

Theo số liệu của Victims of Communism Memorial Foundation (Tổ chức Tưởng nhớ nạn nhân của Chủ nghĩa cộng sản), gần 100 triệu người chết vì nạn cộng sản qua đấu tố giết hại, thanh trừng, giết trực tiếp, thủ tiêu, đói chết… và được chia theo các quốc gia như sau :

- Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa : 65 triệu

- Liên Xô : 30 triệu

- Campuchia : 2 triệu

- Bắc Hàn : 2 triệu

- Phi Châu : 1,7 triệu

- Afghanistan : 1,5 triệu

- Đông Âu : 1 triệu

- Việt Nam : 1 triệu

- Châu Mỹ La-tinh : 150.000

Mục sư Tiến sĩ Phan Phước Lành

Nguồn : RFA, 18/12/2018

Published in Diễn đàn

Kỷ niệm 100 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất tưởng niệm 19 triệu người mất mạng.

Đây là cuộc chiến tranh bao trùm khắp Châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc Châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 19 triệu người với sức tàn phá vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. 

worldwar1

Verdun, chứng tích của sư thiệt hại khổng lồ về nhân mạng trong Đệ nhất thế chiến : chỉ riêng năm 1916, đã có hơn 700.000 nạn nhân, trong đó 306.000 người chết (Pháp 163.000, Đức : 143.000 ) và khoảng 406.000 người bị thương (Pháp : 216.000, Đức : 190.000)

Hơn 70 triệu quân nhân được huy động ra trận tiền, trong số đó có 60 triệu người Châu Âu, kể cả lính từ các thuộc địa (trong đó có Việt Nam). Trong cuộc chiến tranh kinh hoàng này, Pháp là nước chịu tổn thất nặng nề hơn cả và hoàn toàn bị khánh kiệt, dẫn tới thất bại của họ trong các cuộc chiến tranh về sau. Những trận đánh khốc liệt nhất trong cuộc Chiến tranh Thế giới I cũng diễn ra trên đất Pháp. Chiến dịch quân sự lớn nhất là Cuộc tổng tấn công của Brusilov, khi quân Nga đánh bại liên quân Áo - Hung và Đức.

Tất cả những chính phủ đế quốc quân chủ (trừ đế quốc Anh) đều sụp đổ trong cuộc chiến tranh này. Đảng Bolshevik Nga chớp thời cơ nước Nga tổn hại, tiến hành cuộc "cách mạng" tháng Mười lật đổ chính phủ tư sản mới, lên nắm chính quyền.

Không có một nước Châu Âu nào thật sự chiến thắng cuộc chiến tranh này, tất cả đều chịu tổn hại nặng nề về người và của. Sau chiến tranh, Châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng và những cao trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy ở các nước bại trận. Nước duy nhất không bị tàn phá từ cuộc chiến này là Hoa Kỳ, tạo điều kiện cho nước này vượt trên các nước Châu Âu về kinh tế kể từ sau cuộc chiến.

Không ai ngờ, nhân cơ hội chiến tranh bối rối (cũng như tang gia bối rối), như kẻ trộm lẻn vào ăn trộm, Lênin và đảng Bolshevik rắp tâm hoạt động lam thay đổi thế giới đang ngổn ngang vì cuộc chiến tranh này.

Nền kinh tế Nga không chịu nổi sức nặng chiến tranh, dân chúng khốn cùng, thất nghiệp, chết đói... Nước Nga chịu những thất bại nặng nề trước quân Đức trên mặt trận, tất cả những cái đó gây bất mãn cao độ trong nhân dân và quân đội. Quân lính đã quá khổ vì chiến tranh, không còn lòng ái quốc ban đầu khi mới chiến đấu.

Nền kinh tế của Nga vốn yếu hơn Đức, Anh, Pháp nên không chịu được cường độ cao của cuộc chiến tranh. Lệnh tổng động viên của Nga hoàng khiến 10 triệu người tham gia nhập ngũ đã làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu nhân lực nghiêm trọng nên ngày càng suy thoái.

Những người cộng sản Nga (Bolshevik) ra vẻ nhân đạo, đã kêu gọi người dân "chống chiến tranh đế quốc", "Biến chiến tranh đế quốc thành Nội chiến cách mạng". Nhân dân và binh sĩ đã không thể chịu nổi gian khổ, nên muốn theo Đảng Bolshevik của Lenin tiến hành cách mạng. Đến tháng 3 năm 1917, Cách mạng tháng Hai (lịch Nga) đã nổ ra, Sa hoàng thoái vị. 

Biến cố lịch sử liên tiếp đưa Bolshevik lên ngôi và nắm giữ chính quyền Nga trong suốt hơn 70 năm, dưới tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (1917 - 1991).

Thế nhưng, cảm hứng cách mạng xã hội chủ nghĩa do Liên Xô gây dựng nên, cùng với dàn pháo đài xã hội chủ nghĩa trên khắp thế giới mà Liên Xô hỗ trợ trong thế kỷ XX ấy, đã trực tiếp khiến hàng triệu con người ra đi vì chết đói, đấu tố, cách mạng văn hóa... Hàng triệu giá trị văn hóa, hàng hàng triệu nhân phẩm - danh dự con người bị vứt bỏ.

worldwar2

Có khoảng 85 đến 100 triệu người đã bị giết dưới chế độ cộng sản vì nhiều lý do khác nhau.

Trong cuốn sách "Le Livre noir du communisme" (Sách đen về chủ nghĩa cộng sản), nhà sử học Martin Malia ước tính rằng có khoảng 85 đến 100 triệu người đã bị giết dưới chế độ cộng sản vì nhiều lý do khác nhau. Việt Nam chỉ tính riêng thời Dân chủ Cộng hòa có khoảng 50.000 người bị giết do bị xử oan trong cuộc Cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam. Chưa kế con số ước tính 4 triệu người chết trong Nội chiến Bắc - Nam Việt Nam (1954-1975). Trung Quốc chưa kể hơn 30 năm Nội chiến Quốc-Cộng, chỉ tính "10 năm Đại cách mạng văn hóa vô sản" đã làm chết ít nhất chục triệu người.

Lịch sử các nước xã hội chủ nghĩa bị kéo lùi nhiều chục năm so với đà tiến bộ chung của nhân loại. Và đó chính là điều "dữ dội" hơn cả hậu quả Chiến tranh thế giới I !

Rõ ràng, cái giá phải trả cho sự nôn nóng cách mạng thực là vô giá. Và nếu còn bảo thủ trì trệ nữa thì thảm họa sẽ còn là vô tận.

Phùng Hoài Ngọc

Nguồn : VNTB, 02/12/2018

Published in Diễn đàn
mercredi, 08 août 2018 08:06

Những kẻ mộng du

1. Những kẻ mộng du có súng

"Mộng du" là hiện tượng của những người bỗng nhiên thức dậy đi lại, làm việc trong lúc vẫn ngủ, tức là hành động trong lúc thần kinh (bộ não) không hoạt động. Vì thế sau khi đã thực sự tỉnh khỏi cơn mộng du, người bị mộng du không thể hiểu nổi và nhớ những gì đã xảy ra với họ.

mongdu1

Cơn mộng du cộng sản đã gây ra cái chết tức tưởi cho hơn 100 triệu người trên thế giới và di chứng của nó vẫn còn tiếp tục kéo dài tại một số nước trong đó có Việt Nam.

Người bị mộng du không mắc chứng mất trí hay các chứng rối loạn thần kinh khác, có nghĩa là những kẻ mộng du hoàn toàn là những con người bình thường và khỏe mạnh. Trong trạng thái không có ý thức, người bị mộng du vẫn có thể nói và làm những chuyện lỳ quặc thậm chí phức tạp mà trong lúc tỉnh táo chưa chắc họ có thể làm được.

"Một cơn mộng du thường kéo dài từ vài giây cho đến nửa giờ. Người bị mộng du có thể mở mắt nhưng đôi mắt hoàn toàn vô hồn và biểu hiện trên khuôn mặt cũng trống rỗng. Nhìn họ giống như đã thức giấc nhưng những hành động lại vụng về kì quặc. Hành động của họ cũng khá đa dạng, có thể chỉ đơn giản như ra khỏi giường và đi loanh quanh trong nhà, đến phức tạp hơn như lái xe hoặc chơi một nhạc cụ" (*).

Các hành động diễn ra trong lúc mộng du đều không có sự chỉ dẫn của lý trí, diễn ra một cách vô thức vì bộ não vẫn đang nghỉ ngơi không làm việc và dù chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn nhưng hậu quả của chúng đôi khi rất nghiêm trọng, ví dụ như hành động giết người.

Đó là hiện tượng mộng du của một con người cụ thể nào đó trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra theo tôi, còn có một cơn mộng du xảy ra tập thể mang tính toàn cầu có tên gọi là "chủ nghĩa cộng sản". Cơn mộng du tập thể này đã gây ra cái chết tức tưởi cho hơn 100 triệu người trên thế giới và di chứng của nó vẫn còn tiếp tục kéo dài tại một số nước trong đó có Việt Nam.

Mặc dù đã bước sang thế kỷ 21, khi mọi sự thật về căn bệnh hoang tưởng "chủ nghĩa cộng sản" đã được làm sáng tỏ thì tại Việt Nam, một nhóm người vẫn không thể nào thoát ra khỏi cơn mộng du để trở lại làm người bình thường. Nhóm người đó không ai khác chính là ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam. Nghe các quan chức đảng nói chuyện, từ ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến mấy ông tuyên giáo cấp huyện, xã… chúng ta đều dễ dàng thấy được một điều là họ sống như người cõi trên, hoàn toàn không có một chút thực tế. Họ không còn biết mình là ai, đang nói gì, làm gì và đang sống trong thời đại nào… Họ thật sự lạc lõng với đa số người dân Việt Nam và với nền văn minh của nhân loại.

Tất cả các đảng viên cộng sản từ trung cấp trở lên đều bị lùa vào một khu trại mang tên "trường đảng Nguyễn Ái Quốc" (Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh). Tại đây họ tiếp tục bị/được nhồi nhét vào đầu mớ lý thuyết độc hại và lỗi thời của chủ nghĩa cộng sản. Sau khi ra khỏi đây, trở về quê và đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền địa phương, và dù họ nói năng hoạt bát, ăn mặc những bộ vét đắt tiền, dù nhìn bên ngoài họ đều khỏe mạnh, hát hay đàn giỏi… nhưng tâm hồn họ đã bị hủy hoại, họ nói và hành động như những kẻ mộng du. Bà thủ tướng Đức Merkel (một chính trị gia lão luyện, lãnh đạo nước Đức suốt 4 nhiệm kỳ) từng chỉ trích Putin rằng ông ta vẫn đang sống ở thế kỷ 19. Những người cộng sản Việt Nam cũng thế, họ cũng nói về cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và họ cùng biết dùng những đồ điện tử xa xỉ như điện thoại Iphone nhưng trí tuệ của họ thì vẫn đang vất vưởng và du hành đâu đó ở thế kỷ 18-19.

mongdu2

Họ là những kẻ mộng du có súng.

Những bài nói chuyện hay diễn thuyết của các lý thuyết gia và tuyên giáo đảng cộng sản với cán bộ của họ luôn được giữ kín và không bao giờ công bố ra ngoài. Video clip nói chuyện của thiếu tướng Trương Giang Long, Phó tổng cục trưởng tổng cục chính trị Công an nhân dân kiêm Giám đốc học viện chính trị Công an bị lọt ra ngoài là một hy hữu và qua video clip đó người dân Việt Nam có thể thấy được não trạng mộng du của giới lãnh đạo chóp bu cộng sản. Không chỉ có mỗi ông Long mà bất cứ cán bộ tuyên giáo nào của đảng cũng đều suy nghĩ và phát ngôn như vậy. Họ không cần biết người khác nghĩ gì, nói gì về họ. Cứ mở miệng ra là họ phát như một cái máy về sự ưu việt của chủ nghĩa cộng sản, sự sáng suốt và tài tình của "đảng ta", sự vĩ đại của Putin "thần thánh" và rồi mọi sự xấu xa bất hạnh của Việt Nam hôm nay đều là do các thế địch thù địch gây ra...

Nghe họ nói, người có hiểu biết không khỏi không thương hại họ. Tuy nhiên, rất đáng lo lắng cho tương lai của dân tộc là đằng sau các luận điệu lạc lõng và hùng hồn, những khuôn mặt vô cảm và mãn nguyện đó lại là "chuyên chính vô sản", tức là công an, dùi cui, nhà tù, là đàn áp thẳng tay các tiến nói bất đồng với đảng. Những bản án hàng chục năm tù dành cho Mẹ Nấm, chị Trần Thị Nga, Hội Anh em Dân chủ là ví dụ.

Họ là những kẻ mộng du có súng.

Đừng thấy họ cười cười, nói nói vậy mà tưởng họ bình thường. Chỉ cần khác phe với họ thôi chứ chưa cần chống họ là một người nào đó, kể cả các đảng viên cao cấp như Đinh La Thăng đều không còn là "con người" trong mắt họ.

2.Những kẻ mộng du "dân chủ"

Với những kẻ mộng du thì cách giúp họ tỉnh lại thông thường là nhẹ nhàng đánh thức họ và nhất là đừng làm họ giật mình.

Với đảng cộng sản mộng du cũng phải như vậy. Một mặt phải đánh thức họ một cách thẳng thắn rằng vai trò lịch sử của họ đã hết, họ cần trở về với thực tại, với nhân dân mình. Công việc này đã và đang được tiến hành thường xuyên và khá tốt bằng sự lên tiếng và phản biện của trí thức Việt Nam trên các mạng xã hội. Mặt khác không được làm họ kinh động bằng những từ ngữ đao to búa lớn nhưng rỗng tuếch như : phải lật đổ cộng sản, phải thế nọ thế kia. Những kẻ cực đoan và thiếu hiểu biết nhân danh dân chủ thường hô hào kêu gọi lật đổ cộng sản bằng nước bọt cũng không khác gì những kẻ mộng du : Mộng du dân chủ.

Chính vì những kẻ mộng du dân chủ này vô tình tạo ra sự gắn bó tạm thời trong nội bộ đảng cộng sản. Ông Nguyễn Phú Trọng từng dọa các đảng viên cộng sản rằng "nếu mất đảng, mất chế độ là mất tất cả".

Những kẻ mộng du dân chủ rất nhiều và đa dạng. Có kẻ cho rằng phải dùng bạo lực mới lật đổ được đảng cộng sản (họ quên rằng Việt Nam Cộng Hòa với hàng triệu binh sĩ và sự trợ giúp to lớn từ Mỹ còn không giữ được miền Nam thì họ có thể làm được gì ?).

Có người thì cho rằng chỉ cần vạch rõ những thối nát của đảng là người dân sẽ đứng dậy đấu tranh. Sự thật là ai cũng thấy được sự thối nát của đảng cộng sản nhưng đứng dậy đấu tranh lại là chuyện khác. Quần chúng không tự đứng dậy mà phải luôn có một tổ chức động viên và lãnh đạo.

Có người cho rằng cứ "khai dân trí" tốt là người dân sẽ đứng dậy làm cách mạng, không cần các tổ chức chính trị và các đảng phái. Những người này không hiểu rằng dấn thân cho dân chủ luôn là ưu tư và quan tâm của một thiểu số nhỏ, là trí thức tinh hoa của dân tộc chứ không phải của đa số dân chúng. Ở đâu và ở thời nào cũng vậy.

Có những người tranh đấu vẫn cho rằng "cần hành động chứ không cần lý thuyết". Thử hỏi đã có một ai không tính toán, không nghiên cứu, không suy nghĩ thật kỹ mà làm được việc gì thành công, dù chỉ là mở một quán cà phê nhỏ ? Không có các nhà tư tưởng chính trị tiên phong vào thế kỷ 18 tại Châu Âu thì làm sao có các cuộc cách mạng công nghiệp và cách mạng dân chủ ? Một cuộc vận động tư tưởng (lý thuyết) phải luôn đi trước để dẫn dắt cho các cuộc cách mạng dân chủ. Không thể khác được.

mongdu3

Đang có một "trào lưu dân chủ mới" tại Việt Nam, đó là chờ đợi Mỹ, cụ thể ở đây là tổng thống Trump, sẽ "đánh" Trung Quốc hộ Việt Nam.

Hiện tại đang có một "trào lưu dân chủ mới" tại Việt Nam đó là thích thú và chờ đợi Mỹ, mà cụ thể ở đây là tổng thống Trump, họ hy vọng là Trump sẽ "đánh" Trung Quốc hộ Việt Nam. Họ cho rằng chiến tranh thương mại do Mỹ phát động sẽ làm Trung Quốc sụp đổ và nếu thế thì Đảng cộng sản Việt Nam cũng sụp đổ theo và thế là Việt Nam… có dân chủ. Ngay cả khi điều "viễn tưởng" đó xảy ra, Trump đánh gục Trung Quốc, Đảng cộng sản Việt Nam khủng hoảng và sụp đổ thì ai, tổ chức nào sẽ thay thế đảng cộng sản lãnh đạo đất nước ? Họ sẽ quản trị đất nước Việt Nam ra sao ? Liệu có "tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa" hay không ?

Đúng là cần phải có thời cơ và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể là một thời cơ lớn để dân chủ hóa đất nước nhưng đừng bao giờ quên rằng thời cơ chỉ đến với những người xứng đáng, là những người đã chuẩn bị để đón nhận thời cơ. Những người mộng du dân chủ đã chuẩn bị gì để đón nhận thời cơ ? Không lẽ đến lúc đấy rồi mới nghĩ đến chuyện thành lập đảng và viết cương lĩnh chính trị ?

Bài học từ Ai Cập hình như không giúp ích gì cho người Việt. Cuộc cách mạng đường phố, không người lãnh đạo, đã lật đổ được tổng thống độc tài Mubarak nhưng thành quả đó lại bị đảng "Anh em Hồi giáo" (một tổ chức tôn giáo đơn thuần, nhờ có tổ chức chặt chẽ) "cướp" mất ngay sau đó, thông qua một cuộc bầu cử tự do và dân chủ. Vì không hề có một tư tưởng chính trị căn bản nên đảng "Anh em Hồi giáo" của tổng thống Morsi nhanh chóng thất bại trong việc quản trị quốc gia nên bị tướng Sisi lật đổ. Ai Cập tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng.

Tới đây người viết xin giải tỏa một lấn cấn trong phong trào dân chủ Việt Nam rằng : các "tổ chức chính trị" và các "tổ chức xã hội dân sự" là khác nhau, dù là đồng minh với nhau. Các tổ chức xã hội dân sự được định nghĩa như là "những kết hợp tự nguyện của công dân nhằm theo đuổi một (vài) mục tiêu cụ thể nào đó và không có tham vọng cầm quyền". Trong khi đó một tổ chức chính trị là "để thể hiện một tư tưởng chính trị và sau đó là để thực thi một Dự án chính trị".

Theo đánh giá chủ quan của người viết thì Việt Nam hiện nay chỉ mới có các tổ chức xã hội dân sự chứ chưa có các tổ chức chính trị thật sự.

Chính vì mục tiêu khác nhau nên hành động cũng phải khác nhau. Các tổ chức xã hội dân sự ra đời nhằm giúp đỡ, cải thiện cuộc sống và tinh thần cho một nhóm đối tượng cụ thể nào đó nên không cần nhiều lý thuyết mà chỉ cần hành động. Ví dụ Hội Bầu bí tương thân hay Hội giúp đỡ dân oan chẳng hạn. Những hội này cần giúp đỡ ngay lập tức về tiền bạc vật chất để ủng hộ kịp thời cho những người dân oan đang màn trời chiếu đất hay những người gặp khó khăn, thiên tai... hơn là nghe rao giảng về… lý thuyết cách mạng.

Trong khi đó các tổ chức chính trị lại cần đưa ra một giải pháp thay thế toàn diện, khác với giải pháp hiện hành của đảng cộng sản (đã bị thực tế chứng minh là thất bại). Để làm được việc đó, thay đổi toàn diện xã hội, thì các tổ chức chính trị cần đưa ra, giới thiệu một Dự án chính trị và sau đó là thuyết phục, động viên người dân ủng hộ cho giải pháp đó. Khi đa số người dân ủng hộ và đồng thuận với giải pháp mới thì giải pháp cũ (của chế độ cộng sản) bắt buộc phải bị đào thải. Và đó chính là kịch bản của một cuộc cách mạng dân chủ ôn hòa.

Một tổ chức chính trị muốn làm từ thiện thì không thể công khai mà phải giấu thật kỹ vì nếu không chính quyền sẽ chụp mũ cho người nhận là "nhận tiền của các thế lực thù địch để lật đổ chính quyền". Trong khi đó các tổ chức xã hội dân sự càng công khai kêu gọi chừng nào chuyện đóng góp thì càng nhận được nhiều sự ủng hộ bấy nhiêu. Như vậy "hành động" của các tổ chức chính trị không thể giống với các tổ chức xã hội dân sự được, và đó là sự bình thường. Chúng ta cùng hỗ trợ cho nhau và cho người dân. Người lo chuyện trước mắt, người lo chuyện lâu dài. Không nên hiểu sai vấn đề rồi trách móc rằng các tổ chức chính trị chỉ "lý thuyết" mà không "hành động" gì.

Hoạt động chính trị mà không có tư tưởng chính trị, không có tổ chức, không có lý luận, không có đội ngũ cán bộ nòng cốt thì đó chỉ là… mộng du dân chủ. Các cá nhân chỉ là những chiếc đũa, chính quyền thích bẻ lúc nào thì bẻ. Sỡ dĩ cần lên tiếng phản đối các nhà "dân chủ mộng du" là thay vì giúp ích cho phong trào dân chủ Việt Nam thì họ lại làm phân tán sự chú ý của dư luận, làm mất đi sự nghiêm túc và cao đẹp của các hành động dấn thân vì dân chủ và cuối cùng là nó làm cho người dân mất niềm tin vào các tổ chức chính trị đứng đắn và mất niềm tin vào một tương lai tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Như vậy, dù là "mộng du cộng sản" hay "mộng du dân chủ" thì cũng đều nguy hiểm và có hại. Đã đến lúc người dân và trí thức Việt Nam cần nhận diện rõ các loại mộng du này để tẩy chay và tránh xa chúng. Chỉ khi đó người dân mới có thể tiếp nhận, ủng hộ và đặt niềm tin vào một giải pháp chính trị mới của một tổ chức chính trị đứng đắn và có viễn kiến. Chỉ như thế thì đất nước Việt Nam mới có tương lai.

Việt Hoàng

(08/08/2018)

(*) http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/giai-ma-hien-tuong-mong-du-22689.html

Published in Quan điểm

Các chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa toàn trị v.v... tiếp tục vẫn là đề tài được nhiều giới quan sát, phân tích nghiên cứu và luận bàn.

Đang có khuynh hướng một số quốc gia 'lớn và mạnh' trên thế giới muốn đưa chủ nghĩa toàn trị trở lại, trong khi việc 'tôn vinh' chủ thuyết Marx - Lenin ở một số quốc gia với Đảng cộng sản cầm quyền thực chất chỉ là cách thức để 'tồn tại' và giữ độc quyền 'cai trị', theo ý kiến các nhà phân tích và quan sát người Việt Nam từ Pháp.

Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 17/5/2018 từ Marne-la-Vallée, mạn nam Paris, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, nhà báo và nhà nghiên cứu, nêu quan điểm :

"Ngày nay, nhìn chung trên toàn thế giới, chủ nghĩa toàn trị đang phát triển khá rộng rãi, đặc biệt là ở một vài nước lớn, chẳng hạn như Nga hay Trung Quốc, nhưng tại một số các quốc gia ở lục địa Phi Châu, hay Nam Mỹ thì nó đang giảm dần.

"Nhưng có phong trào mới là ngày nay các quốc gia trong khối cộng sản cũ đang có khuynh hướng muốn trở lại chế độ toàn trị để giữ vững quyền lực và duy trì niềm tin của dân chúng vào chế độ".

Và Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy đưa ra lý giải cho góc nhìn của mình, ông nói :

"Với trào lưu toàn cầu hóa, người dân trong các quốc gia cộng sản cũ có khả năng biết được những tin tức ngoài quốc gia của họ qua hệ thống mạng Internet và từ đó thấy những sai trái của chế độ cai trị đương quyền. Để hạn chế mọi chống đối, các quốc gia lớn cộng sản cũ, như Trung Quốc và Nga, đang có khuynh hướng tập trung quyền lực vào tay một người, muốn kiểm soát mọi người và duy trì lại chính sách toàn trị".

toantri1

Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy nói về Chủ nghĩa Toàn trị

Về chủ nghĩa cộng sản, trong dịp quốc tế đánh dấu 200 năm sinh của Karl Marx, nhà quan sát này nói thêm :

"Chủ nghĩa cộng sản sau Đệ nghị Thế chiến phát triển rất mạnh mẽ. Ở Châu Âu thì có thể nói là chủ nghĩa cộng sản là một trào lưu tư tưởng chính trị phát triển rất mạnh trong những năm 1940-1955, nhưng từ khi khối Liên Xô ra mặt đối đầu với khối Tự Do mà do Mỹ và Tây Âu lãnh đạo, phong trào cộng sản bắt đầu giảm xuống, các chính quyền phương Tây hạn chế quyền lực và tầm vóc của những tổ chức cộng sản.

"Đến gần đây, tại Pháp chẳng hạn, đảng cộng sản đã gần như bị tan rã và suy thoái hoàn toàn và họ phải kết hợp với những tổ chức khuynh tả khác để tạo lại một thế lực cánh tả... Đảng cộng sản Pháp ngày nay không còn thực lực và không đủ khả năng quy tụ quần chúng như trước. Chủ trương và đường lối của họ ngày nay không còn hấp dẫn người Pháp nữa.

"Nhìn sang các quốc gia thứ ba, trong đó có Việt Nam, Lào, Trung Quốc, nói chung là các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, thì chủ nghĩa cộng sản chỉ lời nói ngoài miệng mà thôi, chứ thực sự tổ chức xã hội của họ ngày nay không còn gì cộng sản hết.

"Vì lý tưởng cộng sản chủ trương xóa bỏ giai cấp bóc lột, đem công bằng và phúc lợi xã hội cho người dân, phân chia của cải đồng đều cho mọi người… Trong khi ngày nay tại các quốc gia cộng sản như Việt Nam, Bắc Hàn, Lào, hoặc Trung Quốc, bất công xã hội hoàn toàn ngự trị, cái gì cũng phải trả tiền kể cả học hành và chữa bệnh.

"Trong khi những người có tiền, nhất là những cấp lãnh đạo giàu có trong Đảng cộng sản, lãnh đạo đất nước không có gì là cộng sản cả. Thành ra tôi thấy trong khối các quốc gia cộng sản, mặc dù những người lãnh đạo vẫn nói là áp dụng hay duy trì chủ nghĩa cộng sản, nhưng thực chất các xã hội này đã biến thoái nhường chỗ cho một chủ nghĩa tư bản mang dại lộng hành. Lý tưởng mà họ theo đuổi không còn có ý nghĩa gì của thời Karl Marx đưa ra, nghĩa là mọi người đều bình đẳng và được bảo vệ như nhau trước luật pháp của một xã hội dân sự tốt", Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy bình luận.

'Sai lầm lớn nhất'

Từ Paris, nhà văn Vũ Thư Hiên đưa ra quan điểm của ông về Chủ nghĩa Marx và bình luận về điều mà ông cho là hạn chế hay sai lầm của chủ thuyết này, ông nói :

"Tôi nghĩ rằng không phải vô lý mà ở nhiều Đại học trên thế giới người ta vẫn dành ra những giờ cho việc nghiên cứu Marx và Engel, các ông ấy trong phương pháp nghiên cứu và những phát biểu của mình, đặc biệt là Marx lúc trẻ có nhiều ý kiến hay, nhưng sai lầm lớn nhất của họ sau những nghiên cứu rất kỹ càng về các vấn đề của Chủ nghĩa Tư Bản, thì lại đi đến một kết luận sai lầm là tất cả sinh ra bởi tư hữu tài sản, cái đó là sai.

toantri2

Nhà văn Vũ Thư Hiên (trái) bình luận về Chủ nghĩa Cộng sản nhân 200 năm sinh của Karl Marx

"Thứ hai, và là cái sai lớn nhất, là ở trong Tuyên ngôn Cộng sản, khi ông tuyên xưng sự chuyển biến từ một xã hội bình thường mà chúng ta quen gọi là xã hội Tư Bản Chủ nghĩa, sang Chủ nghĩa Xã hội và đích cuối là Chủ nghĩa Cộng Sản, thì ông cho rằng cái đó phải được tiến hành bởi giai cấp vô sản và phải áp dụng một cái gọi là chuyên chính vô sản, thì những cái đó đã tạo ra một tệ nạn kinh khủng ở trên thế giới này.

"Tất cả các Đảng Cộng sản mà đi theo con đường đó đã để lại những di họa rất lớn, số người chết thì không thể tính trăm, tính nghìn, mà tính hàng triệu rồi, thì cái đó phải nói rằng Chủ nghĩa Marx gây ra tai hại", tác giả cuốn hồi ký chính trị 'Đêm giữa ban ngày' nói.

toantri3

Tác phẩm 'Tư bản' của Marx được trưng bày ở Trier

Khi được hỏi, nếu có những hạn chế hay điểm gây tranh cãi như vậy, tại sao Chủ nghĩa Marx, mở rộng hơn là Chủ nghĩa Marx - Lenin, vẫn tồn tại và được tôn vinh ở một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc hay Việt Nam v.v..., nhà văn Vũ Thư Hiên nói :

"Tôi nghĩ rằng chuyện đó cũng bình thường, nó tùy vào tầm hiểu biết mà người ta tôn vinh cái này hoặc cái kia, thí dụ như tục vái những ông bình vôi treo ở các cây đa đầu làng, thì vẫn có những bà đến vái, vì vậy cho nên chúng ta có thể bằng trí tuệ nói chuyện về Chủ nghĩa Marx chứ không nên tấn công những cụ bà già đó làm gì, cái đó không xứng đáng với con người trí tuệ của thế kỷ này,

"Trong trường hợp phải nói là những người hiện nay cố gắng giữ Chủ nghĩa Marx và cộng thêm Lenin vào đấy, mà thực sự ra cái đó cũng khiên cưỡng, họ đưa vào đấy để tồn tại và giữ được quyền cai trị chứ không phải vì cái gì khác...

"Cái câu mà nói rằng 'cái gì tồn tài, cái đấy hợp lý', khái niệm hợp lý có thể ở trong một thời điểm, có thể trong một quãng thời gian, chúng ta thấy rằng nó đã từng hợp lý ở Liên Xô và các nước Đông Âu, nhưng sau đó người ta đã chứng minh là nó không hợp lý và người ta làm cái khác.

"Vì vậy nếu chúng ta nói là nếu nó tồn tại ở Trung Quốc, Việt Nam là hợp lý, thì tôi không thể chia sẻ cách suy nghĩ đó", nhà văn Vũ Thư Hiên nói BBC Tiếng Việt từ thủ đô của nước Pháp.

Quốc Phương

Nguồn : BBC, 23/05/2018

Published in Diễn đàn

Những thông tin sai lm v ch nghĩa cng sn khiến cho ch nghĩa này vn còn sc thu hút mt cách nguy him, theo nhn xét ca bà Romina Bandura, mt chuyên gia ca CSIS :

"Thứ nht, 26% dân s và 32% nhng người tr trong đ tui 18 đến 34 (sinh trong khoảng đu nhng năm 1980 đến đu nhng năm 2000) cho là có nhiu người b giết dưới thi Tng thng M George W. Bush hơn dưới thi nhà đc tài Nga Joseph Stalin. Th hai, gn 70% người M và gn 60% thế h nhng người tui t 16 đến 20 tin mt cách sai lầm là nhiu người b giết bi Hitler hơn là bi Stalin. Và th ba, nhiu người tr trong đ tui 18 đến 34 không biết các nhân vt lãnh đo ca cng sn : 42% biết v Mao trch Đông, 40% biết đến Che Guevara, 18% biết Stalin, 33% biết đến Lenin mà trong số này có 25% có quan đim thun li đi vi Lenin".

cncs1

Hội tho v nh hưởng ca chù nghĩa cng sn đi vi kinh tế, xã hi và môi trường ti Trung tâm Nghiên cu Chiến lược và Quc tế CSIS Washington DC, ngày 23/2/2018

Ngoài ra, vẫn theo chuyên gia nghiên cu Romina Bandura, còn có mt s nguyên nhân khác khiến ch nghĩa cộng sản vn còn v trí, trong đó phi k đến thc trng gii tr thiếu nhn thc v s khng khiếp, sự la gt, di trá ca ch nghĩa cng sn. Lch s b bóp méo cũng là điu đáng nói khi mà hc sinh, sinh viên thường không được ging dy v s ác đc, giết chóc và khng b ca ch nghĩa cng sn. Th đến, vn còn mt s người nghĩ rng ch nghĩa cng sản là mt lý tưởng tt đp, và theo h, vn đ nm ch thc thi ch nghĩa này chưa đúng mà thôi. Ch nghĩa cng sn cũng b lm tưởng là mt la chn tt hơn trong mt nhng ai không hài lòng vi kinh tế th trường.

Trong 100 triệu người chết vì cộng sản trên thế gii, chiếm phn ln là Trung Quc : 65 triu nn nhân. Kế đến là 20 triu nn nhân chết vì cng sn Liên Xô. Ti Campuchea và Triu Tiên, mi nơi có 2 triu nn nhân. S t vong vì cng sn Châu Phi là 1,7 triu ; ti Afghanistan là 1,5 triệu. Số nn nhân chết vì cng sn Vit Nam là 1 triu người. cộng sản Đông Âu cướp đi mng sng ca 1 triu người. cộng sản Châu M Latin chu trách nhim 150 ngàn sinh mng b bc t.

Đáp câu hỏi con s 1 triu nn nhân ca cng sn Vit Nam bao gm nhng ai, ông Marion Smith, giám đốc điu hành Qu Tưởng nim Nn nhân cộng sản, mt din gi ti bui hi tho, đáp :

"Số này bao gm nhng thit hi v thường dân trong chiến tranh Vit Nam, nhng người tù ci to…"

Ngoài những hu qu tai hi đi vi kinh tế và xã hi, các chuyên gia ti bui hi tho ca CSIS cũng cho rng ch nghĩa cng sn còn làm tn hi đến môi trường na.

Ông Marion Smith giải thích :

"Tại Trung Âu, mt trong nhng phong trào phn kháng sm nht bắt đu vi mt s t chc môi trường biu tình chng li mt s d án ca nhà nước làm tn hi môi trường đa phương, như ngun nước, đt đai, cnh sc thiên nhiên".

Trả li câu hi có phi ch nghĩa cng sn ti Trung Quc hay Vit Nam chng hn đã tiến hóa thích nghi với tình hình đ sng còn hay không. Ông Smith nói :

"Đảng cộng sản đã hc được nhng bài hc ca thế k 20 hơn chúng ta hc được v thế k 20. Chúng ta phi hiu rõ, công vic ca chúng ta là làm thế nào chế ng và hn chế đng cng sn trên sân khấu thế gii. Nếu chúng ta hiu được, chúng ta đã chế ng được nh hưởng ca cng sn trong 20 năm qua ti Châu Á cũng như chúng ta hn chế được hot đng ca Cuba ti Venezuela trong 3, 4 năm qua. Do đó chúng ta chn chn là phi hc nhng bài hc lịch s. cộng sản Trung Quc là mt ví d đin hình. Nước này đã s dng công ngh thông tin đ phc v cho mt chế đ đc tài, nhà nước kim soát. Thành th, truyn thông xã hi và công ngh thông tin không mang li mt xã hi ci m, và ch nghĩa cng sản hiện nay tinh khôn hơn".

Một din gi khác ti bui hi tho, cô Laura M. Nicolae, hin là sinh viên trường đi hc Havard, con gái ca mt người t nn trn khi chế đ cng sn Romania, chia s s khó khăn ca vic tiếp nhn thông tin t bên ngoài khi phải sng trong mt chế đ đc tài cng sn :

"Cha mẹ tôi trưởng thành trong chế đ cng sn Romania vi nhng hn chế sách v và các ngun thông tin khác đến t các nước phương Tây, nên không biết đi sng bên ngoài chế đ cng sn như thế nào".

Cô Nicolae cho rằng đi vi gii tr sng trong thế gii t do, vic giáo dc nht thiết phi va lý thuyết va thc tế đ h khi b ch nghĩa cng sn chiêu d. Cô khuyến ngh :

"Khi giáo dục gii tr thì phi nói tht rõ v ch nghĩa cng sn, không làm sai lc nhưng nhn mnh đến hu qu thc tế ca ch nghĩa này, s mt mát v sinh mng do ch nghĩa cng sn gây ra".

"Điều tuyt đi cn thiết là trong thế k 21 này, Hoa Kỳ phi tiếp tc đi din cho t do và chúng ta phi quy tránh nhim cho chế đ cng sn trong cách đối x vi người dân hay cách h phá hoi mu dch quc tế và giá tr ca thế gii t do", giám đc điu hành Qu Tưởng nim Nn nhân cộng sản, Marion Smith, kêu gi.

Hà Vũ

Nguồn : VOA, 28/02/2018

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 3