Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chủ nghĩa thân hữu ăn sâu bám rễ và đầu tư nước ngoài chệch hướng

Hiện nay có nhiều vấn đề phải bàn trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Nhưng có hai vấn đề chính cần tháo gỡ để phát triển bền vững là chủ nghĩa thân hữu ăn sâu bám rễ và đầu tư nước ngoài chệch hướng. Nếu không tháo gỡ vấn đề thân hữu thì chống tham nhũng bất khả thi. Nếu đầu tư nước ngoài không đúng hướng thì khó phát triển bền vững.

thanhuu1

Có hai vấn đề chính cần tháo gỡ để phát triển bền vững là chủ nghĩa thân hữu ăn sâu bám rễ và đầu tư nước ngoài chệch hướng.

Chủ nghĩa tư bản thân hữu

Theo ông Vũ Ngọc Hoàng (nguyên Phó ban Tuyên giáo Trung ương), chủ nghĩa tư bản thân hữu thực chất là sự bành trướng và biến tướng của nhóm lợi ích. Ở Việt Nam, nhóm lợi ích đang chuyển biến dần sang chủ nghĩa tư bản thân hữu. Đây là nguy cơ lớn nhất đang hiện hữu dần, đe dọa sự phát triển lành mạnh của đất nước và sự tồn vong của chế độ (1).

Chủ nghĩa tư bản thân hữu đã ăn sâu bám rễ ở Việt Nam do các nhóm lợi ích liên kết giữa các quan chức suy thoái và các doanh nghiệp nhà nước (State-owned enterprise-SOE) đã thao túng "định hướng xã hội chủ nghĩa". Nhưng khi các SOE (như Vinashin và Vinalines) chỉ còn là những đống đổ nát do thua lỗ, thì họ sẽ bị lấn át dần bởi các tập đoàn tư nhân (như Vingroup và Sungroup). 

Theo ông Trần Đình Thiên (nguyên viện trưởng Viện Kinh tế và thành viên tổ tư vấn kinh tế của thủ tướng), hầu hết các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đều rất nhỏ, trừ một số ngoại lệ như Minh "Him Lam" hay Vũ "Trung Nguyên". Ngoài ra là các các "đại gia" xuất thân là "tướng soái" làm giàu và đi lên từ buôn lậu tại thị trường Liên Xô và Đông Âu cũ.

Các "đại gia" đó đã trở về Việt Nam từ thập niên 1990 khi đất nước bắt đầu mở cửa để đổi mới. Họ đầu tư chủ yếu vào bất động sản và xây dựng quan hệ là hai thứ tài sản có lợi nhất trong thời quá độ. Với túi tiền và kinh nghiệm tham nhũng ở Liên Xô và Đông Âu cũ, họ là những người cơ hội (như "carpetbaggers") đặc trưng của thời kỳ tích tụ tư bản hoang dã.

Đó là vắn tắt bối cảnh thời kỳ quá độ của kinh tế thị trường và chủ nghĩa thân hữu ở Việt Nam. Hầu hết các tập đoàn tư nhân đầu tư vào bất động sản, tuy một số đa dạng hóa đầu tư vào lĩnh vực khác như ngân hàng (VP, VIB, Liên Việt), hàng không (Vietjet), thực phẩm (Masan), siêu thị (Vinmart), y tế (Vinmec), giáo dục (Vinschool), và xe hơi (Vinfast). 

Các tập đoàn này đã đóng góp đáng kể vào xây dựng hạ tầng, đặc biệt là bất động sản (property development). Từ các triệu phú, nay một số đã nhanh chóng trở thành tỷ phú đầu tiên của Việt Nam. Nhưng có một nghịch lý đáng buồn là trong khi họ làm giàu nhanh thì đa số người dân nghèo đi, và đất nước vẫn tụt hậu, với năng xuất lao động càng thấp.

Tại một xã hội chuyển đổi như Trung Quốc và Việt Nam, người ta quen thu tô (rent seeking). Đó là miếng đất màu mỡ cho chủ nghĩa thân hữu và tham nhũng, nên khó phát triển bền vững. Theo Minxin Pei (2), "gốc rễ của chủ nghĩa tư bản thân hữu nói chung và tham nhũng nói riêng đã ăn sâu".

Ông lý giải "sự tương tác của các thay đổi về thể chế trong quyền sở hữu nhà đất và phản ứng thuận chiều của giới tinh hoa đã sinh ra chủ nghĩa tư bản thân hữu". Một phát hiện quan trọng của ông là chủ nghĩa tư bản thân hữu Trung Quốc do đặc tính phân cấp. Các doanh nghiệp tư nhân có năng lực vượt trội so với nhà nước trong việc khai thác tài sản công.

Nhưng sẽ là sai lầm nếu cho rằng một khi các doanh nghiệp tư nhân đã giàu có về kinh tế và có quyền lực chính trị thì họ sẽ theo chủ nghĩa tư bản tự do thay vì chủ nghĩa tư bản thân hữu. Sự trỗi dậy và cố thủ của chủ nghĩa tư bản thân hữu trong kinh tế chính trị Trung Quốc là hệ quả tất yếu của mô hình chuyên chế để hiện đại hóa kinh tế của Đặng Tiểu Bình.

Khi giới tinh hoa nắm quyền lực không hạn chế thì họ sẽ dùng nó để chiếm đoạt thành quả của tăng trưởng kinh tế, làm cho quá trình chuyển đổi khó khăn và bất ổn hơn. Hệ lụy của chủ nghĩa tư bản thân hữu (như bất bình đẳng về tài sản, thế lực mafia địa phương, sự cố thủ của giới tài phiệt có đặc quyền) tạo điều kiện cho những kẻ chiếm được nhiều tài sản bất minh trong xã hội có thế lực chính trị mạnh hơn trong một nền dân chủ mới còn đầy bất ổn.

Khi quyền lực không bị kiểm soát thì các nhóm lợi ích thân hữu là "bên thắng cuộc" sẽ coi thường dư luận và thao túng báo chí như công cụ của họ. Vụ AVG là một ví dụ điển hình, khi hai bộ trưởng phụ trách truyền thông phải vào tù. Nhưng AVG chỉ là phẩn nổi của tảng băng chìm, vì tập đoàn Masan có thể thuê báo chí để diệt nước mắm truyền thống. Sungroup có thể thao túng các quan chức để phạt báo Phụ Nữ thành phố vì dám điều tra các dự án nghỉ dưỡng của họ xâm phạm rừng quốc gia Tam Đảo và quy chế bảo vệ môi trường.

Đầu tư nước ngoài chệch hướng

Đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) là một nhân tố quan trọng để giúp các nước chuyển đổi như Việt Nam phát triển. Nhưng muốn phát triển bền vững thì chính sách thu hút FDI của Việt Nam phải cài đặt đúng hướng. Theo giáo sư Trần Văn Thọ (thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Việt Nam), có bốn tiêu chí cơ bản để đánh giá chất lượng FDI.

Một là FDI phải được đặt trong một chiến lược phát triển kinh tế hoàn chỉnh. Hai là phải tạo điều kiện để các dự án FDI theo mô hình liên doanh với các đối tác trong nước. Ba là phải liên kết giữa FDI với các công ty trong nước để hỗ trợ nhau. Bốn là phải đánh giá xem các dự án FDI đến từ các nước tiên tiến hay từ các nước mới phát triển xung quanh Việt Nam (3).

Trong thời kỳ bắt đầu đổi mới (thập niên 1990) cho đến khi gia nhập WTO (2006) Việt Nam còn sợ FDI chi phối nền kinh tế nên luật đầu tư nước ngoài chưa thông thoáng, và khi áp dụng lại gây khó dễ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Quy trình xét duyệt để cấp phép rất phức tạp và tốn thời gian, làm nản lòng nhiều doanh nghiệp lớn từ các nước tiên tiến. Sau này, người ta nhớ tới giai đoạn mở cửa ban đầu đó như là "bình minh ảo" (false dawn).

Nhưng từ khi gia nhập WTO, Việt Nam lại quá dễ dãi trong quy chế phân quyền xuống các địa phương (decentralization). Vì vậy, các tỉnh thường tranh nhau dự án, và chạy dự án bằng mọi giá, thậm chí bất chấp rủi ro về môi trường và an ninh quốc gia. Khi đánh giá về FDI, Việt Nam thường chỉ chú ý đến số vốn, chứ ít khi chú ý đến chất lượng.

Dự án thép Formosa và đường sắt Cát Linh-Hà Đông là những ví dụ điển hình và bài học đau đớn. Cũng may mà dư luận phản đối mạnh làm Thủ tướng chính phủ phải dừng lại không cho làm dự án thép Hoa Sen Cà Ná (Ninh Thuận) với tổng số vốn ảo 10 tỷ USD mà ông Lê Phước Vũ chủ tập đoàn Hoa Sen đã từng tuyên bố "ngu gì mà không làm thép".

Gần đây, thế giới cảnh giác hơn vì Trung Quốc đã bộc lộ ý đồ chi phối nền kinh tế và can thiệp vào tình hình chính trị các nước khác thông qua hình thức đầu tư, và họ đã đưa ra nhiều biện pháp để ngăn ngừa. Ví dụ, Nhật Bản vừa mới sửa luật về ngoại hối, quy định chặt chẽ tỉ lệ tối đa doanh nghiệp nước ngoài có thể mua cổ phần của doanh nghiệp Nhật.

Các nước phương Tây khác như Mỹ, Úc, Pháp, cũng đang tìm cách ngăn ngừa Trung Quốc mua bán và sát nhập (M&A) những công ty thuộc diện có ảnh hưởng tới an ninh kinh tế và an ninh quốc gia. Họ đã thông qua việc ban hành các đạo luật mới hoặc sửa đổi các đạo luật cũ nhằm ngăn ngừa các dự án FDI có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.

Việt Nam là một nước đang phát triển và đang chuyển đổi, có vị trí địa lý liền kề Trung Quốc, nên việc cảnh giác và đối phó với ý đồ thao túng của Trung Quốc lại càng hệ trọng hơn so với các nước tiên tiến nói trên. Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, các doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm cách sở hữu các vị trí đất nhạy cảm đối với an ninh của Việt Nam.

Với tham vọng lãnh thổ và "kinh tế cưỡng đoạt", hoạt động của các doanh nghiệp Trung Quốc luôn ẩn tàng âm mưu bành trướng của chính quyền Trung Quốc. Gần đây, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã nói rõ các doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc thường núp bóng để thâu tóm các bất động sản có vị trí quân sự xung yếu (tại Vân Đồn, Phú Quốc, Đà Nẵng, v.v).

Tuy Quốc hội không thông qua Luật Đặc khu vì sức ép dư luận, nhưng các nhóm lợi ích gắn với đặc khu không chịu bỏ cuộc, mà sẽ lặng lẽ vận động Quốc hội và Chính Phủ tìm cách khác. Theo báo Dân Trí (25/11/2019), Quốc hội đã bỏ phiếu thông qua quy định miễn thị thực cho người nước ngoài tới các "khu kinh tế đặc biệt". Với quy định này, Vân Đồn và Phú Quốc sẽ biến thành đặc khu cho người Trung Quốc mà không cần thông qua luật.

Do ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và Covid-19, nhiều doanh nghiệp Mỹ và phương Tây sẽ rút khỏi Trung Quốc, và Việt Nam là một trong những nước để họ chọn. Việt Nam không nên lo ngại rằng nếu các doanh nghiệp Trung Quốc không đến, thì các nước khác cũng không đến, vì có nhiều doanh nghiệp khác nhau. Nay hiệp định CPTPP và EVFTA sẽ giúp Việt Nam hội nhập đa dạng hơn, để giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Đối với các nước phương Tây như Mỹ, EU và Nhật Bản, ngoài vốn đầu tư thì họ có công nghệ cao, văn hóa kinh doanh lâu đời, và trách nhiệm xã hội trong đó có ý thức bảo vệ môi trường. Trong khi đó, doanh nghiệp các nước mới phát triển như Trung Quốc hay Đài Loan vẫn thiếu hụt văn hóa và đạo đức kinh doanh, cũng như trách nhiệm xã hội cần thiết. 

Nay Việt Nam đã trở thành nền kinh tế phụ thuộc cao độ vào FDI. Khu vực FDI chiếm tới 50% sản lượng công nghiệp và 70% kim ngạch xuất khẩu, nhưng không giúp Việt Nam chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, không đưa Việt Nam tiến lên cao hơn trong chuỗi cung ứng giá trị, trong khi công nghiệp phụ trợ chưa phát triển. Tuy Việt Nam thu hút nhiều FDI, nhưng xét theo bốn tiêu chí của giáo sư Trần Văn Thọ về FDI thì Việt Nam không thành công.

Theo giáo sư Trần Văn Thọ, Việt Nam phải kịp thời cài đặt lại toàn bộ chiến lược thu hút FDI. Đã đến lúc Việt Nam phải sửa lại luật đầu tư nước ngoài và sớm ban hành luật về an ninh kinh tế để ngăn ngừa người nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng, và có các điều khoản cụ thể để xử lý người trong nước tiếp tay cho người nước ngoài lách luật (4).

Lời cuối 

Muốn đổi mới thể chế cần đồng thuận quốc gia, muốn chống tham những cần minh bạch. Đáng mừng là quá trình "chống dịch như chống giặc" đã giúp Việt Nam kiến tạo được đồng thuận quốc gia và minh bạch thông tin, là hai tài sản qúy hiếm để đổi mới thể chế. Nếu không đổi mới thể chế kịp thời thì Việt Nam sẽ đánh mất cơ hội đón nhận sự chuyển dịch của chuỗi cung ứng toàn cầu, và làm triệt tiêu luôn cả hai tài sản quý hiếm nói trên.

Gần đây, Việt Nam hay nói đến "dọn tổ để đón đại bàng". Đúng là có nhiều đại bàng đang rời Trung Quốc, nhưng tại sao 27 đại bàng Mỹ vừa rời Trung Quốc lại không đến Việt Nam ? Nếu không trả lời được câu hỏi đó để kịp thời tháo gỡ ách tắc, thì nhiều đại bàng khác sắp rời Trung Quốc sẽ đến Indonesia hay Ấn Độ, chứ không đến Việt Nam. Nếu chỉ chú trọng dọn tổ ở Vân Đồn và Phú Quốc thì Việt Nam chỉ đón được kền kền Trung Quốc.

Thế giới phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, nhất là về thiết bị y tế và dược phẩm. Đó là một nghịch lý và tử huyệt mà Mỹ và phương Tây đã nhận ra sai lầm vì dính líu quá nhiều và quá lâu với Trung Quốc, nhưng vẫn "đồng sàng dị mộng". Nay Mỹ đang cố đảo ngược thực trạng đó bằng cách "tách đôi" (decoupling), nhưng đây là một bài toán nói thì dễ nhưng làm rất khó, vì Mỹ-Trung đã mắc kẹt vào cái "bẫy phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế".

Đối đầu Mỹ-Trung khác với đối đầu Mỹ-Xô thời chiến tranh lạnh. Nếu trước đây Mỹ-Xô chỉ đối đầu về quân sự và ý thức hệ, thì nay Mỹ-Trung còn đối đầu về kinh tế và công nghệ, vì Trung Quốc là siêu cường kinh tế thứ hai thế giới. Trong khi thế giới phải đối phó với đại dịch, thì Việt Nam có cơ hội "biến nguy thành cơ". Tuy Việt Nam có cơ hội thoát khỏi ngã ba đường ý thức hệ, nhưng cơ hội này có thể mất nốt nếu đổi mới thể chế quá chậm và quá ít.

Nguyễn Quang Dy

Nguồn : Viet-studies, 20/06/2020

(1) Nguy cơ lợi ích nhóm bao trùm lên mọi nguy cơ khác, Vũ Ngọc Hoàng, Nhân dân, 28/7/2016

(2) China’s Crony Capitalism, Harvard University Press, 2016

(3) FDI, Trung Quốc và kinh tế Việt Nam, Trần Văn Thọ, the Leader, 21/5/2020

(4) Việt Nam cần cảnh giác trước đầu tư của Trung Quốc, BBC, 7/6/2020

Additional Info

  • Author Nguyễn Quang Dy
Published in Diễn đàn

Sun Group và "Chủ nghĩa thân hữu" tại Việt Nam

Diễm Thi, RFA, 25/09/2019

Sun Group lũng đoạn kinh tế, chính trị ở Việt Nam

Sun Group được một nhóm người Việt Nam thành lập tại Ukraine năm 1998. Ngay từ khi thành lập, tập đoàn này đã xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm thương mại lớn nhất của người Việt Nam tại nước ngoài lúc bấy giờ có tên Barabasova, Siêu thị và Văn phòng cho thuê - Sun City, siêu thị thực phẩm đầu tiên của người Việt - Sun Mart, công viên nước trong nhà - Jungle hay khách sạn 4 sao đầu tiên của người Việt - SunLight. Nổi bật nhất là Làng Thời Đại - nơi sinh sống của 300 gia đình người Việt ở Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraine.

sun1

Cầu Vàng ở thành phố Đà Nẵng. AFP

Năm 2007, Sun Group quyết định đầu tư tại Việt Nam và chọn Đà Nẵng là điểm bắt đầu với tiêu chí "Chất lượng và sự khác biệt", hướng tới những sản phẩm mang "Dấu ấn vượt thời gian".

Ngày 14/9/2007, Công ty cổ phần Dịch vụ Cáp treo Bà Nà được thành lập. Hai năm sau, 02 tuyến cáp treo Suối Mơ - Bà Nà, Debay - Morin được đưa vào vận hành, chính thức mở ra khu quần thể vui chơi, nghỉ dưỡng mang tên Ba Na Hills. Đó là dấu chân đầu tiên của Sun Group tại Việt Nam.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS đã tự giải thể, nói với RFA hôm 24/9 :

"Tôi nghĩ đây là cái cấu kết rất mật thiết của các đại gia và những người có quyền có chức. Tất cả những người được gọi là đại gia đó đều đã học được những bài của các nhà tài phiệt Nga sau thời Liên Xô tan rã. Nó cũng lũng đoạn toàn bộ nền kinh tế của Nga, và thậm chí cả nền chính trị của Nga nữa. Đấy là một điều rất là đáng quan tâm ở Việt Nam".

Từ năm 2009 đến năm 2012, Sun Group xây thêm một loạt khu du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng như InterContinental Danang Sun Peninsula Resort, Novotel Danang Premier Han River, Premier Village Danang Resort…

Ngày 2/2/2016, tuyến cáp treo nối Thung lũng Mường Hoa với Fansipan bắt đầu hoạt động.

Đầu năm 2017, Sun Group đã cho ra mắt thương hiệu mới Sun World quy tụ các hệ thống công viên, tổ hợp vui chơi giải trí của Tập đoàn như Sun World Ba Na Hills, Sun World Danang Wonder, Sun World Halong Complex và Sun World Fansipan Legend.

Theo kế hoạch, từ năm 2017 đến năm 2020, Sun Group sẽ hoàn thành một số sự án nữa như JW Marriott Phu Quoc Emerald Bay, Premier Village Phu Quoc Resort, Premier Residence Phu Quoc Emerald Bay, MGallery, Khu phức hợp vui chơi giải trí Vân Đồn, Quần thể vui chơi giải trí biển Hòn Thơm, Sơn Trà Ocean Park…

Với sự "bành trướng" trong các hoạt động giải trí, du lịch, Sun Group đã được chính quyền thành phố Đà Nẵng cho phép "phá" núi, đốn rừng, giải tỏa khu dân cư…

Và, một trong những vụ cưỡng chế lấy đất giao cho Sun Group làm dự án, đẩy hàng trăm gia đình lâm cảnh khốn khó cùng hàng chồng hồ sơ khiếu kiện từ năm 2008 đến nay chưa giải quyết xong, là dự án "Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân", nơi có xóm đạo Cồn Dầu tọa lạc ở phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Đình Bông, một người dân nơi đây kể cho RFA biết về câu chuyện đã xảy ra tại xóm đạo Cồn Dầu cuối năm 2018 :

"Lấy đất gia đình tôi, đưa ra giá đền bù là ba trăm năm mươi ngàn đồng/m2 nhưng lại đem ra phân lô bán nền trị giá ba mươi mấy triệu đồng/m2 khiến cho gia đình chúng tôi lâm vào cảnh màn trời chiếu đất".

Ông kể thêm, nguyên gia đình ông trước đây có 4.700 mét vuông đất thổ cư lẫn đất nông nghiệp. Sau đó, ông đã cho nhà nước 3.800 mét vuông đất nông nghiệp, còn lại 900 mét vuông đất thổ cư, nhưng Nhà nước chỉ giao lại cho ông chưa đến 100 mét vuông nên gia đình ông không đồng ý dẫn đến việc chính quyền cưỡng chế đất nhà ông.

Vợ ông Bông kể thêm rằng trước ngày đưa giấy cưỡng chế, chính quyền cho công an đêm ngày tới gia đình bà, họ cứ đi ra đi vào rồi đi quanh nhà bà cho đến ngày đọc lệnh cưỡng chế.

Đó là một trong những "quyền lực" mà Sun Group có được trong việc mở rộng kinh doanh của mình tại Việt Nam mà RFA muốn đề cập đến.

Sun Group luôn bình yên vô sự

sun2

Khu nghỉ dưỡng Olalani của Tập đoàn Sun Group bên sông Hàn - Photo : mytour.vn

Không dừng lại ở việc cưỡng chế đất, Sun Group với những dự án phát triển tại Đà Nẵng được cho là đã tàn phá môi trường thiên nhiên nơi đây một cách "hợp pháp" vì cho đến giờ, tập đoàn này vẫn bình chân như vại.

Tháng 5/2019, chính quyền thành phố Đà Nẵng ra lệnh tạm dừng dự án Marina Complex vì dự án lấn sông Hàn được truyền thông trong nước đăng tải. Dự án này do Công ty trách nhiệm hữu hạn Bến du thuyền Đà Nẵng và Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Nam Đà Thành hợp tác đầu tư.

Trong khi đó, dự án khu nghỉ dưỡng Olalani của Tập đoàn Sun Group cũng lấn sông Hàn thì cả chính quyền lẫn truyền thông nhà nước đều im lặng. Nhà báo Võ Văn Tạo từng cho RFA biết :

"Những hãng tư nhân mà làm thiệt hại chung cho quyền lợi xã hội thì ở đâu cũng có, nhưng những năm gần đây do tiến bộ của nghiên cứu khoa học cũng như đấu tranh chống tiêu cực, nhiều dự án tương tự đã phải dừng lại. Riêng dự án của Sun Group lại không bị ra lệnh dừng lại.

Thậm chí tôi có nguồn tin là có ý kiến chỉ đạo dừng lại của thành phố, nhưng họ vẫn làm. Như vậy ta hiểu rằng có một thế lực nào đó rất mạnh đã chi phối việc đó".

Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì khẳng định sự câu kết giữa các chính trị gia và những doanh nhân, tập đoàn lớn đầy rẫy ở Việt Nam, và không chỉ có Sun Group mà còn một số những tập đoàn tư nhân khác nữa.

Blogger, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn, người có nhiều bài viết về hoạt động của Sun Group, gọi hiện tượng Sun Group ở Việt Nam là điển hình của ‘Chủ nghĩa thân hữu - Cronyism’.

Theo blogger này, chủ nghĩa thân hữu bè phái là một hiện tượng rất phổ biến trong nhiều quốc gia khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau trong lịch sử loài người, và biểu hiện phổ biến là sự cấu kết giữa quyền lực và tiền bạc. Tuy nhiên, với những xã hội, thể chế văn minh tiến bộ thì họ biết cách ứng xử, đối phó cũng như giải quyết vấn đề thân hữu để hài hòa giữa lợi ích tư và lợi ích công cộng. Ông phân tích hiện tượng này ở Việt Nam :

"Quyền lực chính trị ở Việt Nam không phân tán mà tập trung lại với nhau. Khi tập trung như vậy thì chỉ cần thứ quyền lực đó tha hóa và cấu kết với những thế lực về tiền bạc thì gần như là nó trở thành một lực lượng quá mạnh trong xã hội mà không ai có thể chế ước được.

Nó khuynh loát toàn xã hội. Như thế thì mức độ lạm dụng quyền lực nó sẽ cao hơn. Đồng nghĩa với nó là chuyện gây thiệt hại cho lợi ích cộng đồng vì lợi ích riêng tư sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều".

Có lẽ mối "quan hệ chặt chẽ" của Sun Group với chính quyền Việt Nam nói chung và chính quyền Đà Nẵng nói riêng không chỉ mình blogger Nguyễn Anh Tuấn nhìn thấy. Nhưng thấy và phản ánh cũng như tìm cách giải quyết lại là các phạm trù xa vời nhau.

Tuy vậy, cách đây 3 ngày, tờ Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã có bài viết vạch trần sự thao túng của Sun Group khi tập đoàn này được báo Phụ Nữ cho là đã làm cho núi rừng tan nát, chim muông cỏ cây bị thiêu rụi khi các dự án của Sun Group, từ Vườn quốc gia Tam Đảo đến núi Bà Nà đã phá nát môi trường sinh thái.

Chưa biết Sun Group có suy suyển gì hay không qua loạt bài vạch trần sự thật về cái gọi là "Chủ nghĩa thân hữu" đã được củng cố mạnh mẽ hơn 10 năm nay, nhưng cách đây đúng một năm, tháng 9/2018, Phó chủ tịch Thường trực UBND TP. Đà Nẵng, ông Đặng Việt Dũng đã gửi thư đến Công ty cổ phần Tập đoàn Mặt trời (Sun Group) và Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn Thiết kế Kiến trúc và Cảnh quan Thủy Anh (TA Corporation Ltd.) để bày tỏ lời cám ơn vì đã đầu tư, thiết kế, thi công công trình Cầu Vàng trên đỉnh Bà Nà… (!?).

Diễm Thi

Nguồn : RFA, 25/09/2019

******************

Tiến trình "Cổ phần hóa" ì ạch, vướng đủ đường (RFA, 25/09/2019)

Cổ phần hóa trong 3 thập niên

Việt Nam bắt đầu thử nghiệm cổ phần hóa (cổ phần hóa-từ gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần) trong hai năm đầu của thập niên 90s và chính thức thực hiện kể từ năm 1992 ; đồng thời Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới đây (24/8/2019) yêu cầu 93 doanh nghiệp lớn trong cả nước phải hoàn thành cổ phần hóa vào cuối năm 2020.

sun3

Tập đoàn Vinashin làm thất thoát 86.000 tỷ đồng và đã bị xóa sổ năm 2013 - Courtesy : tinmoi.vn

Đài RFA ghi nhận trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2004 có 2.025 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, nhưng tổng số tiền thu được chỉ khoảng 800 triệu đô la Mỹ (USD). Hoặc, theo tài liệu trên Báo mạng Đầu tư Chứng khoán, 10 thương vụ cổ phần hóa lớn nhất giai đoạn 2005-2011 cũng chỉ đạt 1,4 tỷ USD và sau cổ phần hóa Nhà nước vẫn nắm phần vốn rất lớn của 9 doanh nghiệp quan trọng, số cổ phần bán ra cho tư nhân chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ dưới 10%.

Doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, nhưng thực chất vẫn do Nhà nước lãnh đạo và nắm số lượng cổ phần hơn 51% thậm chí 80%-90%. Đơn cử trong quá trình đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, Chính phủ Việt Nam đã bán một phần nhỏ của Tổng Công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho các nhà đầu tư tư nhân vào năm 2016 và phần vốn nhà nước của ACV vẫn chiếm trên 95%. Tuy nhiên, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ hôm mùng 4 tháng 9, Thứ trưởng Bộ Giao thông và vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ Giao thông và vận tải vừa có đề án nộp lên Thủ tướng Chính phủ đề xuất mua lại toàn bộ cổ phần tư nhân trong ACV, với lý do là để đảm bảo an ninh quốc phòng.

Sai từ khái niệm

Tại Hội thảo "Kiến nghị quan điểm, phương hướng cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước đến năm 2030, kế hoạch 2021-2025", do Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Chương trình Aus4Reform tổ chức vào ngày 23/9, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phát biểu rằng cổ phần hóa là một khái niệm hòan toàn mang định hướng xã hội chủ nghĩa, vì đó là "một khái niệm không có liên quan đến khái niệm thông thường của kinh tế học".

Tiến sĩ Trần Đình Thiên đưa ra dẫn giải rằng chỉ cần bán 1% cổ phần thì cũng gọi là "cổ phần hóa xong". Tiến sĩ Trần Đình Thiên khẳng định "Khái niệm cổ phần hóa mà bán 1% thì không liên quan gì đến phân bổ nguồn lực và cũng không dính dáng đến cấu trúc sở hữu". Tiến sĩ Trần Đình Thiên gọi "đó là một động tác giả" và nhấn mạnh Việt Nam sai lầm khi kéo dài việc sử dụng khái niệm cổ phần hóa.

Chúng tôi xin được trích nguyên văn lời bình luận của Tiến sĩ Trần Đình Thiên tại hội thảo vừa nêu vào hôm 23/9 :

"Khái niệm cổ phần hóa có vấn đề. Chúng ta dùng nó để biện minh cho quá trình thay đổi nguồn lực nhưng không làm thay đổi cấu trúc sở hữu. Cấu trúc sở hữu không đổi thì quản trị không đổi, vì thế không thể có thị trường bình thường được. Định hướng xã hội chủ nghĩa đấy !"

Tiến sĩ Kinh tế Ngô Trí Long cũng từng đưa ra nhận định với RFA liên quan khái niệm cổ phần hóa tại Việt Nam :

"Việt Nam khác với các nước, nếu mà nói tư nhân hóa thì dị ứng, có nghĩa là trái với xã hội chủ nghĩa. Cách tư duy như vậy cũng là lỗi thời không đúng".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia kinh tế-tài chính thì quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam bị vướng mắc ngay từ khái niệm :

"Theo ngôn từ xã hội chủ nghĩa dùng từ ‘tư nhân hóa’ là rất kỵ và họ dùng từ cổ phần hóa (Equitization), thay vì nằm trong tay chính phủ thì bán những cổ phần đó ra xã hội, cho những thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp được cổ phần hóa, được tái cơ cấu thì tỷ lệ cổ phần của chính phủ vẫn nắm phần lớn. Rất tiếc việc tái cơ cấu rất chậm, nó mang tính chất nhạy cảm nhưng thực tế là các lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước không muốn thực hiện việc cổ phần hóa vì muốn giữ vị trí của họ, giữ nồi cơm của họ".

Trong khi đó, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp cũng xác nhận trên truyền thông quốc nội rằng tiến độ cổ phần hóa triển khai rất chậm, rất "nhỏ giọt" và ông cho biết nguyên nhân của tình trạng này là do sự thiếu quyết liệt của doanh nghiệp và địa phượng, bộ, ngành.

DMC.cdr

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) có nhiều sai phạm. Hai cựu quan chức của PVN Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh bị tuyên án tù. RFA

Không hiệu quả và hệ lụy

Báo cáo của CIEM cho biết Việt Nam đặt mục tiêu cổ phần hóa khoảng 750 doanh nghiệp nhà nước thành doanh nghiệp đa sở hữu trong giai đoạn 2011-2020. Thế nhưng theo đánh giá của CIEM thì Việt Nam vẫn khó đạt được mục tiêu thu hút đầu tư xã hội, do đó mục tiêu của tái cơ cấu là "doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu hợp lý hơn" chưa đạt được.

Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu giải thích một trong những nguyên nhân chính gây trở ngại cho việc thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam :

"Một doanh nghiệp đã hoạt động hàng chục năm nay rồi, có cả một hệ thống, một cơ chế, bộ máy các đơn vị vận hành, có chân rết có quan hệ mua bán liên quan đến các doanh nghiệp khác. Bây giờ cổ phần hóa có nghĩa cả bộ máy đó phải thay đổi, việc các lãnh đạo của các doanh nghiệp có vốn nhà nước phản ứng ngược lại với kế hoạch của chính phủ cũng là điều tất nhiên. Cuối cùng nó cũng nằm trong cái thể chế của Việt Nam là một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa".

Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan còn nêu lên một yếu tố đặc biệt quan trọng khác ảnh hưởng đến tiến trình cổ phần hóa, là do :

"Lợi ích nhóm chắc chắn có ở đây. Cả khu vực doanh nghiệp nhà nước cộng lại thì có thể nói cũng là một nhóm lợi ích lớn. Khi họ có lợi ích rất nhiều trong việc được quyền tiếp cận và sử dụng các nguồn lực của quốc gia. Và với cách làm ăn thua lỗ, nó có thể lỗ cho doanh nghiệp nhưng tiền có thể chảy về túi của một số ai đó có quyền lực. Rõ ràng những nhóm lợi ích này họ thích một cơ chế mù mờ như hiện nay hơn một cơ chế dứt khoát doanh nghiệp nhà nước phải đặt dưới sự giám sát của cả xã hội".

Ngoài những phân tích của chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan và Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu về nguyên nhân khiến tiến độ cổ phần hóa ở Việt Nam bị chậm trễ, thì ngay cả một số doanh nghiệp đang trong quá trình thực hiện thủ tục cổ phần hóa cũng nêu những khó khăn, vướng mắc mà họ gặp phải. Trong đó, việc bất nhất về hướng dẫn định giá đất đai, đặc biệt công tác trình duyệt, phê duyệt các thủ tục thoái vốn nhà nước cũng gặp nhiều ách tắc khiến phần đông các doanh nghiệp phải điều chỉnh tiến độ cổ phần hóa.

Bên cạnh đó, một số các chuyên gia mà Đài RFA có dịp trao đổi xoay quanh chủ đề về cổ phần hóa tại Việt Nam, đều có đồng quan điểm cho rằng yếu tố quan trọng nhất khiến cho tiến trình cổ phần hóa bị trì chậm và không đạt hiệu quả là bởi vì Chính phủ Việt Nam vẫn duy trì tư duy kinh tế nhà nước là chủ đạo.

Trong Hội thảo vào ngày 23/9, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cũng đề cập đến khái niệm kinh tế nhà nước có 2 yếu tố : "Tài sản" và "cơ chế phân bổ". Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng cần phải phân biệt rõ ràng "tài sản của kinh tế nhà nước" và "tài sản nhà nước để cho doanh nghiệp nhà nước kinh doanh", cũng như cơ chế phân bổ nguồn lực quốc gia (là tài sản nhà nước) phải được rõ ràng. Tiến sĩ Trần Đình Thiên lập luận nếu như khái niệm đầu tiên không được rõ ràng thì rất dễ bị lạm dụng.

Các vị chuyên gia còn khẳng định Việt Nam không thể chậm trễ hơn nữa về đẩy nhanh cổ phần hóa trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới để nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường ; bằng ngược lại thì hậu quả mà nền kinh tế của Việt Nam có thể đối diện giống như lời tuyên bố của nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam-Tiến sĩ Trần Đình Thiên rằng "Đến lúc này mọi thứ đặt ra rõ ràng và có dám nhận diện rõ không thôi. Còn cứ nhắm mắt bảo không có gì rõ ràng thì đất nước này có vấn đề về trí tuệ, không đáng được phát triển".

Nguồn : RFA, 25/09/2019

Published in Diễn đàn

Theo báo chí, Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa gửi đến từng vị đại biểu Quốc hội bản tập hợp trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14. Trong đó, trả lời cử tri Bà Rịa - Vũng Tàu, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho biết sẽ tiếp tục kiến nghị làm rõ về những biểu hiện "sân sau", "lợi ích nhóm"... trong các vụ án tham nhũng mà cử tri nêu.

thanhuu1

Chủ nghĩa thân hữu và doanh nghiệp sân sau - Tranh minh họa

Vấn đề này cũng được cử tri Đà Nẵng đặt ra với Ban Công tác đại biểu của Quốc hội, theo đó đề nghị Quốc hội nghiên cứu tiến hành giám sát và công bố rõ cho nhân dân biết có bao nhiêu cán bộ, công chức, kể cả đại biểu dân cử, có công ty sân sau làm kinh tế, có lợi ích nhóm, "chống lưng" cho các doanh nghiệp vi phạm pháp luật...

Nhìn chung, người dân quan tâm, đặt câu hỏi liên quan đến mối quan hệ không minh bạch giữa những cá nhân giữ chức vụ cao của chính quyền và các công ty thân hữu, gồm cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.

Vấn đề "sân sau" không phải là mới ở nước ta. Dưới thời bao cấp, những ai thân tín với quản lý cửa hàng mậu dịch sẽ dễ tiếp cận với các loại hàng hóa vốn rất khan hiếm. Mẹ tôi - người từng làm việc trong một tổ xay xát gạo thời đó - luôn biết cách cân gạo lúc nào để người thân được nhiều hơn một chút. Câu nói "nhất quan hệ, nhì tiền tệ" có lẽ xuất phát từ giai đoạn này. Bước sang thời kỳ đổi mới, khi các mối quan hệ kinh tế trở nên phức tạp hơn, nguy cơ tham nhũng chính sách từ "thân hữu" trở thành một vấn đề nghiêm trọng.

Sự xuất hiện của "sân sau" diễn ra dưới hai hình thức chính : những tổ chức kinh doanh có quan hệ thân thiết với quan chức, cơ quan nhà nước (những công ty của người thân trong gia đình, doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa), hoặc những doanh nghiệp đủ tiền để mua sự ủng hộ của họ. Những doanh nghiệp "sân sau" này sẽ hưởng đặc quyền tiếp cận những dự án lớn (xây dựng cơ sở hạ tầng), khai thác tài nguyên thiên nhiên, hay sở hữu quỹ đất vàng với giá rẻ hơn nhiều so với giá trị thực. Đổi lại, cơ quan nhà nước hoặc quan chức sẽ được "lại quả" các quyền lợi, chủ yếu là vật chất.

Về mặt thực tiễn, chưa có doanh nghiệp nào bị cáo buộc là "sân sau", nhưng nghi ngờ của công chúng đổ dồn về các dự án giao thông trong thời gian gần đây, đặc biệt là với các dự án chỉ định thầu như Pháp Vân - Cầu Giẽ, cao tốc Hà Nội - Lào Cai... Vụ án "Vũ Nhôm" ở Đà Nẵng đậm dấu ấn của Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79, vốn lợi dụng danh nghĩa "bình phong" của Bộ Công an để thu gom "đất vàng". Trong vụ án tổ chức đánh bạc trực tuyến với số tiền thu lợi bất chính lên đến hàng ngàn tỉ đồng xoay quanh CNC, một doanh nghiệp "bình phong" của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) thuộc Bộ Công an, hội đồng xét xử vừa truy xét về những lợi ích mà các bị cáo từng là cán bộ công an cao cấp nhận được.

"Sân sau" không phải là đặc thù ở Việt Nam. Bất kỳ quốc gia nào trong giai đoạn đầu phát triển của nền kinh tế thị trường đều có hiện tượng này, với tên gọi "chủ nghĩa tư bản thân hữu". Lý do là khi nền tảng pháp quyền chưa đủ mạnh, năng lực kiểm tra của nhà nước chưa cao, và chức năng giám sát của người dân chưa được coi trọng, các doanh nghiệp sẽ có khoảng trống để thiết lập và lợi dụng mối quan hệ "thân hữu" với quan chức cấp cao. Chủ nghĩa thân hữu - với ưu tiên đặc biệt cho một nhóm nhỏ doanh nghiệp - đã phần nào giúp tạo ra những đế chế khổng lồ ở Hàn Quốc, Nhật Bản, hay các tỉ phú dầu mỏ ở Nga (sau khi Liên Xô sụp đổ). Nhưng tất nhiên, nó thường được nhắc đến bởi tác động tiêu cực khi làm lũng đoạn nền kinh tế, do phân bổ nguồn lực không dựa trên hiệu quả và năng lực thực tế của doanh nghiệp. Chủ nghĩa thân hữu tiêu diệt cạnh tranh bình đẳng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự lành mạnh của môi trường kinh doanh và sức sáng tạo của nền kinh tế trong dài hạn.

Bởi vậy, giải quyết vấn đề "sân sau" không chỉ là nhằm giải tỏa bức xúc cho người dân, mà còn mang ý nghĩa quyết định cho đường hướng phát triển của một quốc gia. Cần phải hiểu rằng "sân sau" đến cùng với kinh tế thị trường, nhưng không phải là hệ quả tất yếu của nó. Trong một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh, minh bạch, với hệ thống pháp luật nghiêm minh, chủ nghĩa thân hữu sẽ khó tồn tại - ít nhất là dưới những dạng thức đang diễn ra ở các nước đang phát triển. Những cá nhân nắm giữ vị trí cao trong chính quyền sẽ phải từ bỏ những hoạt động có thể gây xung đột lợi ích. Hệ thống trách nhiệm giải trình chéo với các nhánh quyền lực nhà nước giám sát lẫn nhau, cùng với hệ thống giải trình dọc với cử tri và người dân sẽ làm giảm thiểu nguy cơ tham nhũng chính sách. Báo chí - với chức năng "quyền lực thứ tư" - cũng góp vai trò quan trọng trong việc giám sát tính liêm chính của bộ máy nhà nước.

Như thế, xử lý chủ nghĩa thân hữu cần đi cùng với cải cách thể chế, bao gồm việc xóa bỏ những cơ chế tạo ra tham nhũng chính sách và tăng cường năng lực giám sát cả từ bên trong lẫn bên ngoài bộ máy nhà nước. Việc chuyển giao doanh nghiệp nhà nước trực thuộc bộ, ngành về một cơ quan chủ quản thống nhất vừa qua là một ví dụ cụ thể để giảm thiểu rủi ro "vừa đá bóng vừa thổi còi". Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU quy định rõ các điều khoản về doanh nghiệp nhà nước và mua sắm công, yêu cầu nguyên tắc trung lập và minh bạch trong hai lĩnh vực vốn được coi là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa thân hữu này.

Hành động quyết liệt của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng như các cơ quan nhà nước trong thời gian vừa qua có vai trò nền tảng để loại bỏ chủ nghĩa thân hữu. Tuy nhiên, quyết tâm chính trị cần phải đi kèm với cải cách thể chế thì doanh nghiệp sân sau mới không có chỗ núp bóng. Đó tất nhiên là một hành trình dài, đòi hỏi nỗ lực và sự kiên nhẫn rất lớn từ những nhà xây dựng chính sách. 

Nguyễn Khắc Giang

Nguồn : TBKTSG, 22/11/2018

Published in Diễn đàn

Chủ nghĩa thân hữu (cronyism) không phải là một khái niệm mới lạ. Chủ nghĩa thân hữu xuất hiện ngày càng phổ biến ở Việt Nam, được phơi bày dưới tên gọi của "nhóm lợi ích". Những vụ thất thoát, thua lổ và tham nhũng từ trăm đến hàng ngàn tỉ đồng, đều có liên quan đến những nhóm "nhất thân, nhì thế", "con ông cháu cha", "tư bản đỏ", hoặc mafia chính trị. Những nhóm "thân hữu" kiểu này trong đảng cộng sản ngày càng bành trướng thế lực, thao túng nhiều lĩnh vực, bòn rút của công, đặc biệt là luôn tìm cách thương mại hóa quyền lực chính trị. Nói ngắn gọn, nhóm "thân hữu" cấu kết với các quan chức cấp cao của chính quyền nhằm mưu cầu đặc lợi.

capi1

Chủ nghĩa thân hữu xuất hiện ngày càng phổ biến ở Việt Nam, được phơi bày dưới tên gọi của "nhóm lợi ích".

Hệ quả mà những nhóm "thân hữu" này gây ra đã làm kiệt quệ đất nước, xã hội suy tàn, bất bình đẳng xã hội xảy ra khắp nơi và hố cách giàu nghèo ngày càng sâu rộng. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tiến trình dân chủ hóa Việt Nam còn chậm rãi, ì ạch là do sự biến tướng mạnh mẽ của những nhóm lợi ích kiểu "thân hữu" này. Cũng dễ hiểu, bởi sự tồn vong của chế độ cũng chính là sinh mạng của nhóm trục lợi này. Giải pháp duy nhất để xóa bỏ chủ nghĩa thân hữu, "lợi ích nhóm" là thiết lập nền nền pháp luật nghiêm minh trong một thể chế Dân chủ Đa Nguyên, thực sự.

Chủ nghĩa thân hữu ngày càng phát triển tràn lan ở nhiều nước, đe dọa những giá trị tốt đẹp của dân chủ. Thông Luận trân trọng gửi đến bạn đọc bài phân tích, "Chủ nghĩa tư bản không thắng Chiến tranh lạnh. Tại sao chủ nghĩa thân hữu mới thực sự là người thắng cuộc ?" (1), của Sami J. Karam, được đăng trên Foreign Affairs, số ra ngày 19/07/2017. Cũng nên biết, Foreign Affairs tờ báo hàng đầu về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và các vấn đề toàn cầu.

Quí đọc giả sẽ khám phá dưới đây bài viết đặc sắc của Sami J. Karam, một nhà phân tích chiến lược chính trị quốc tế nổi tiếng của Mỹ, về những đặc điểm nổi bật trong nền kinh tế của chủ nghĩa thân hữu và cảnh báo những nguy cơ bành trướng đáng lo ngại của chủ nghĩa thân hữu toàn cầu.

Mai V. Pham

Thành viên Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

*****************

Chủ nghĩa tư bản không chiến thắng Chiến tranh Lạnh. Tại sao chủ nghĩa thân hữu mới thực sự là người thắng cuộc ?

Sami J. Karam, 15/08/2017

Khi Liên Xô sụp đổ cách đây 26 năm, người ta thường đồng ý rằng phương Tây đã giành thắng lợi trong Chiến tranh Lạnh (Cold War). Điều này đã được khẳng định bởi sự phồn vinh và những cơ hội đang chào đón công dân của các nước phương Tây, hoàn toàn trái ngược với tình trạng trì trệ về chính trị và kinh tế ở các nước cộng sản. Một kết luận tự nhiên được lặp đi lặp lại nhiều lần vào thời điểm đó, chính là chủ nghĩa tư bản cuối cùng đã đánh bại chủ nghĩa cộng sản.

capi2

Khi Liên Xô sụp đổ cách đây 26 năm, người ta thường đồng ý rằng phương Tây đã giành thắng lợi trong Chiến tranh Lạnh (Cold War).

Lời tuyên bố này chỉ đúng một phần. Nếu lấy chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản làm hai nhân vật chính sau chiến tranh Thế giới lần thứ II, thì thật dễ dàng nhận thấy chủ nghĩa cộng sản đã bị một đòn chí tử. Nhưng có một nhân vật chính thứ ba, đã bí mật nằm giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Đây là một hệ thống được nhận diện rõ ràng nhất vào lúc này, đó là chủ nghĩa thân hữu (cronyism).

Nếu chủ nghĩa tư bản chiến thắng trước hai đối thủ kia vào năm 1991, thì chiến thắng đó chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn. Trong những năm tiếp theo, chính chủ nghĩa thân hữu đã có mặt ngày càng nhiều trong các hoạt động kinh tế. Một cuộc khảo sát về sự phân chia quyền lực và giàu có trên khắp thế giới, đã chứng minh rõ ràng : chủ nghĩa thân hữu, chứ không phải là chủ nghĩa tư bản, cuối cùng đã thắng thế.

Định nghĩa chủ nghĩa thân hữu

Chủ nghĩa thân hữu là gì ?

Trong một bài viết trước, tôi đã phản đối cụm từ "chủ nghĩa tư bản thân hữu" (crony capitalism), được dựa trên lập luận cho rằng chủ nghĩa thân hữu chính nó sẽ tự chống lại các nguyên tắc của chủ nghĩa tư bản và, vì thế không nên xem chủ nghĩa thân hữu bắt nguồn từ tư bản.

Chủ nghĩa thân hữu là một hệ thống tách biệt giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội vốn bị nhà nước kiểm soát. Khi một đất nước trôi dạt từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội, thì chính giai đoạn quá độ là thời kỳ mà những "thân hữu" cai trị lãnh thổ.

Chủ nghĩa thân hữu quá độ được cho là tư bản, trong khi chủ nghĩa xã hội tuyên bố là theo đuổi chủ nghĩa quân bình (egalitarian). Nhưng cả hai đều rất giống nhau, ngoại trừ sự khác biệt nằm ở số lượng thành viên của nhóm thân hữu nắm quyền. Trong các xã hội của chủ nghĩa thân hữu, một nhóm lớn hơn sẽ bòn rút phần lớn hơn của cải trong xã hội cho bản thân và những người cộng sự. Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, một nhóm nhỏ hơn nhưng hăng hái và dã man hơn tranh giành sự giàu có và quyền lực : bởi vì các nền kinh tế của chủ nghĩa quân bình thường ít hiệu quả hơn trong việc tạo ra của cải, nên dẫn đến sự đấu đá quyết liệt giữa các nhà lãnh đạo trong chế độ xã hội chủ nghĩa.

Malcolm S. Salter của Đại học Harvard đưa ra một định nghĩa hữu ích về chủ nghĩa thân hữu, đó là một sự chuyển tiếp quá độ giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, mặc dù Malcolm vẫn trung thành với thuật ngữ "chủ nghĩa tư bản thân hữu" (crony capitalism). Trong bài luận năm 2014, có tựa "Chủ nghĩa tư bản thân hữu, phong cách Mỹ : Chúng ta đang nói về điều gì ở đây ?", Salter đã viết :

"Xóa bỏ những đặc điểm cơ bản của nó, chủ nghĩa tư bản thân hữu truyền đạt một quan điểm được chia sẻ - đôi khi dẫn đến sự thông đồng giữa các ngành công nghiệp, các nhà quản lý và Quốc hội, tạo ra các chính sách và đầu tư kinh doanh thuận tiện, nhằm phục vụ lợi ích cá nhân bằng cái giá của lợi ích xã hội".

Nói tóm lại, chủ nghĩa thân hữu diễn ra khi các quan chức chính phủ và doanh nghiệp thông đồng với nhau để trục lợi và tranh giành những đặc lợi về kinh tế. Sự cấu kết thông đồng này làm suy yếu chế độ dân chủ trong chính phủ lẫn sự cạnh tranh trong kinh doanh ; do đó gây ra những hậu quả ngắn và dài hạn.

Trong trường hợp thứ nhất, các nguyên tắc dân chủ về đại diện công bằng và tiếp cận bình đẳng, bị phá hủy bởi ảnh hưởng chính trị, mà các cá nhân và nhóm lợi ích liên kết, được thông qua từ những lời hứa ngầm hoặc thẳng thắn về ủng hộ tài chính cho các chiến dịch tranh cử hoặc hứa hẹn tạo ra những việc làm hấp dẫn trong tương lai.

Trong trường hợp thứ hai, các nguyên tắc tự do kinh doanh của cạnh tranh tự do và khen thưởng xứng đáng được thỏa hiệp, khi các nhà đầu tư nhu nhược tìm cách củng cố vị trí bằng các quy định có lợi ; hoặc để bảo đảm nhận được các khoản cứu trợ của chính phủ khi không thể nào tránh khỏi sự phá sản. Bên dưới chủ nghĩa thân hữu, tất cả những tổn hại này trở thành đồng tiền chung, nhưng chỉ dành cho những tay "chơi lớn" với thu nhập cao, và vì thế sẽ gây phương hại cho các doanh nghiệp nhỏ và công dân.

Salter xác định thêm 3 yếu tố chính trong chủ nghĩa thân hữu tư bản : chiến dịch đóng góp tài chính cho các quan chức được bầu chọn, vận động hành lang dữ dội của Quốc hội và các cơ quan viết luật ; và một cánh cửa xoay tự động giữa các cơ quan chính phủ và tư nhân. Mặc dù nhiều ngành công nghiệp có thể nhận được lợi ích từ các hoạt động khai thác hoặc các hoạt động luồn lách "mưu cầu đặc lợi" (rent-seeking activities). Tuy nhiên, một số ngành lại có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều hơn các ngành khác. Như tờ The Economist lưu ý, các ngành tài chính, năng lượng, cơ sở hạ tầng và bất động sản, có một lịch sử đáng ngại trong việc lôi cuốn và nuôi dưỡng những thân hữu.

Chủ nghĩa thân hữu trong thế giới hoang dã (Cronyism in the Wild)

Sau khi giải thích ý nghĩa của chủ nghĩa thân hữu, chúng ta hãy xem xét sự phổ biến của nó trong thế giới ngày nay. Điều này có thể khó xác định, bởi vì sự liên kết giữa các ưu đãi cá nhân và chính sách công không phải lúc nào cũng bất hợp pháp, rõ ràng, hoặc thậm chí được biết đến. Do đó, rất khó để đo được quy mô của chủ nghĩa thân hữu trong một bối cảnh nhất định : để đưa ra một phán quyết về việc liệu như - nếu có – nó có phải là một vấn đề nhỏ hay lớn.

Tuy nhiên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận về chủ nghĩa thân hữu đã có mặt nhiều như thế nào trong một nền kinh tế, bằng cách đánh giá thành quả của nền kinh tế đó. Có bốn biểu hiệu chính đóng vai trò là những dấu hiệu cảnh báo, nơi mà chủ nghĩa thân hữu có thể đang cai trị.

Thứ nhất, cần được xem là một "dấu hiệu báo động" (red light) nếu một quốc gia có điểm số thấp trong chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International's Corruption Perceptions Index) và nền kinh tế đó bị phụ thuộc bởi các ngành khai khoáng. Ở những quốc gia như vậy, các tầng lớp doanh nhân và chính phủ liên kết chặt chẽ với nhau bằng cách tăng cường việc nắm giữ quyền lực và của cải, cũng như ngăn chặn cơ hội đến với các đối thủ cạnh tranh. Trong nhiều trường hợp, những cá nhân này được hỗ trợ bởi các khoản đầu tư, đến từ các tập đoàn nước ngoài, thường là trong lĩnh vực năng lượng hoặc khai thác khoáng sản, sẽ tìm cách để mưu cầu lợi ích với chính quyền địa phương, nhằm đảm bảo quyền được thăm dò. Vốn cược cao và số lượng tiền khổng lồ nhằm củng cố vị thế của giới thượng lưu thường gây ra thiệt hại cho người dân thường.

Một vài quốc gia sản xuất dầu khí là những ví dụ điển hình. Lấy một ví dụ, Cộng hòa Guinea Xích Đạo là một quốc gia nhỏ nhưng lại giàu nguồn dầu mỏ, trước khi giá dầu giảm GDP bình quân đầu người là 48.000 đô la vào năm 2012. Tuy nhiên, Guinea Xích Đạo bị xếp vào hạng 144 trong số 187 theo hệ số Gini, thước đo sự bất bình đẳng về thu nhập hoặc sự phân phối giàu nghèo trong một xã hội. Guinea Xích Đạo cũng bị đánh giá kém về các chỉ số tham nhũng, với cáo buộc những người thân cận và gia đình của tổng thống đã chiếm lấy phần lớn các khoảng thu nhập từ nguồn dầu mỏ.

Để đóng cái vòng luẩn quẩn của dòng tiền, nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của các nước đang phát triển đã chuyển một phần lớn tài sản của họ vào bất động sản ở các thành phố lớn như London hay New York, hoặc gửi tại các ngân hàng ở Thụy Sĩ. Sau đó, phần lớn các tài sản này được phân phối cho các nhà quản lý tài sản, quỹ đầu tư và tổ chức khác trong những trung tâm tài chính lớn trên thế giới - không chỉ New York, London và Hồng Kông mà còn cả vào những thiên đường tài chính như quần đảo Cayman, Panama, Cyprus và các nơi khác ở nước ngoài để tránh bị đánh thuế.

Thứ hai, nếu một quốc gia yếu kém về tổ chức và quản lý xã hội thì tính độc lập của cơ quan tư pháp, bình đẳng giới, và nhân quyền sẽ bị tụt hậu, chủ nghĩa thân hữu có thể được cho là một nhân tố gây ra. Chỉ số Pháp quyền thượng tôn pháp luật (Rule of Law Index) của tổ chức World Justice Project cho thấy, Venezuela bị xếp vào hạng tồi tệ nhất, thấp hơn cả Afghanistan vốn đang bị xé nát bởi chiến tranh. Venezuela còn bị xếp vào hạng thấp nhất về sự cởi mở của chính quyền, tư pháp và chế tài hình sự. Một lần nữa, không có gì ngạc nhiên khi các quyết định liên quan đến cai trị và thương mại chỉ được thực hiện bởi một phe nhóm nhỏ.

capi3

Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro, được cho là một trong những chính trị gia có mức lương cao nhất thế giới.

Venezuela là ví dụ sống động hiện nay của chủ nghĩa thân hữu kiểu xã hội chủ nghĩa, nơi mà Chavez bị cho ra ngoài lề và được thay thế bằng một cơ cấu quyền lực mới, với tuyên bố theo đuổi chủ nghĩa quân bình, nhưng về cơ bản cũng lại là thân hữu của người vừa bị thay thế.

Nền kinh tế Venezuela đang rơi vào vòng xoáy lao dốc và nhiều lãnh đạo được cho là đã chiếm đoạt một lượng lớn tài sản quốc gia. Các nhà hoạt động cáo buộc họ hàng của Hugo Chavez đã tích lũy tài sản khổng lồ bằng cái giá của những tổn thất và mất mát của quốc gia. Người kế nhiệm Hugo Chavez là Tổng thống đương nhiệm Nicolas Maduro, được cho là một trong những chính trị gia có mức lương cao nhất thế giới. Dưới thời Maduro, những người thân cận trong chính quyền của ông đã trở nên giàu có trong suốt nhiệm kỳ của ông. Điều này đã và đang diễn ra khi mà điều kiện sống của một người dân Venezuela trung bình, ngày càng tồi tệ trong những năm gần đây.

Thứ ba, nếu nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu thương phẩm hoặc các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, chứ không phải dựa vào năng suất hoặc cải cách đổi mới, thì chủ nghĩa thân hữu cũng có thể là một nhân tố nổi trội. Cộng hòa Guinea Xích Đạo và Venezuela là một trong những ví dụ điển hình. Nhưng trong số các nước lớn hơn, Brazil và Nga cũng phù hợp với mô tả này. Cả hai đều phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu hàng hóa, và đều bị phá hủy bởi tham nhũng và chủ nghĩa thân hữu đặc trưng. Ví dụ, ở Brazil, sự thông đồng cấu kết từ lâu đời, giữa chính phủ và doanh nghiệp, đang bị phơi bày trong một loạt các vụ scandals liên quan đến các quan chức chính phủ và giám đốc điều hành của các tập đoàn năng lượng, cơ sở hạ tầng và tài chính hàng đầu như Petrobras, Odebrecht và BTG Pactual.

Thứ tư, bất bình đẳng về thu nhập cao có thể được hiểu là chủ nghĩa thân hữu đã đóng một vai trò làm giảm bớt đi sự cạnh tranh trong nền kinh tế đó. Các nước phát triển không miễn nhiễm với căn bệnh này, vì chủ nghĩa thân hữu và bất bình đẳng đã phát triển cùng nhau ở Hoa Kỳ từ giữa những năm 1990. Phần lớn sự bất bình đẳng này đến từ việc làm giàu của các cá nhân, hoạt động trong các ngành năng lượng, tài chính, luật pháp và bất động sản.

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng chủ nghĩa thân hữu là một vấn đề đặc trưng ở các nước BRIC tên viết tắt của các nước Brazil, Russia, India và China) và tại các nền kinh tế đang phát triển.

Nhưng chủ nghĩa thân hữu đã phá hoại nhiều như thế nào các nền kinh tế của các nước phương Tây phát triển ? Câu hỏi này rất quan trọng, bởi vì các xã hội này tự hào về tính công bằng cạnh tranh với các thể chế cân bằng và được kiểm chứng theo thời gian. Có một số cách để đánh giá điều này : trước hết, bằng cách nhìn vào dòng tiền đã chảy từ các quốc gia đang phát triển đổ vào các nước phát triển. Thứ hai, bằng cách sử dụng bộ công cụ của Salter. Và thứ ba, bằng cách kiểm tra bốn chỉ tiêu đầu ra được thảo luận ở phần trên.

Xem xét từng yếu tố

Có khá nhiều bằng chứng cho thấy các tầng lớp thượng lưu trên thế giới đã nhận lợi ích từ của cải, sự giàu có được tạo ra bởi Trung Quốc và các quốc gia mới nổi. Các ngân hàng đầu tư đã thu được hàng tỷ đô la tiền phí bằng cách bảo lãnh phát hành hàng nghìn tỷ cổ phần và các khoản nợ, kể từ đầu những năm 1990. Họ đã cầu cạnh các nhà lãnh đạo nước ngoài, các nhà môi giới quyền lực, và để đổi lấy các hợp đồng lớn. Và một số trong đó không phải lúc nào cũng vì lợi ích cao nhất của người dân. Ví dụ, bằng chứng rõ ràng là một số quốc gia giàu dầu mỏ ở Châu Phi đã thỏa thuận hợp tác với các công ty năng lượng nước ngoài, nhằm tạo lợi thế cho giới thượng lưu trong nước, nhưng lại có hại cho công dân.

Những nhà quản lý tài sản của các quỹ đầu tư nước ngoài đã khuyếch trương các dòng thu nhập có lợi nhuận, nhằm quản lý sự giàu có của các tầng lớp thượng lưu ở các quốc gia thân hữu mới nổi, bằng cách đầu tư vào các nền kinh tế an toàn và triển vọng hơn.

Mạng lưới công bằng thuế (Tax Justice Network) ước tính vào năm 2016, có khoảng 12 nghìn tỷ đô la từ các nước đang phát triển được chuyến đến những nơi tránh thuế ở nước ngoài. Trên thực tế tổng số tiền chuyển vào, bao gồm cả tiền có nguồn gốc từ các quốc gia giàu có, được cho là cao hơn rất nhiều.

Ngành bất động sản cũng hoạt động như thế : những căn nhà cao cấp được dành để bán cho những tay đầu sỏ chính trị đến từ các nước có nền kinh tế tham nhũng, hay chính trị bất ổn. Việc đổ tiền vào các quỹ đầu tư và bất động sản cực kỳ cao cấp thường là một lựa chọn đầu tư dở nhất, nhưng đối với những chính trị gia đầu sỏ giàu có, sự lựa chọn đó lại là những cá cược an toàn hơn là giữ chặt của cải tại quê nhà, nơi mà những thay đổi chính trị sẽ làm gia tăng nguy cơ bị tước đoạt.

Thị trường những căn nhà cao cấp, sang trọng đã bùng nổ nhiều năm ở Hoa Kỳ, tại các thành phố như New York và Miami đã thu hút hàng chục ngàn tỷ đô la đầu tư đến từ nước ngoài. Một báo cáo của tờ Washington Post, "Những gì mà nhiều người Mỹ có thể không nhận ra ?", giải thích vào năm 2016 "các công ty có vỏ bọc nước ngoài đóng một vai trò lớn trong nền kinh tế Mỹ thông qua thị trường bất động sản". Và, "...trong năm 2015, 58% tổng số tiền mua bất động sản của trị giá hơn 3 triệu đô la đến từ các công ty trách nhiệm hữu hạn, chứ không phải bởi những người tên tuổi". Tờ New York Times năm 2015 ước tình rằng, trong 6 tòa nhà mắc mỏ nhất ở phố Manhattan, các công ty có vỏ bọc nước ngoài chiếm từ 57% đến 77%.

Nhìn vào bốn chỉ số đầu ra, chúng ta thấy rằng cả bốn chỉ số này ngày càng phổ biến ở các nền kinh tế phương Tây. Kể từ đầu những năm 1990, khu vực tài chính và các ngành "mưu cầu đặc lợi" (rent-seeking) đã tăng trưởng nhanh chóng, đóng góp một phần lớn vào GDP và lợi nhuận của tập đoàn.

Sự độc lập của hệ thống tư pháp cũng đã được đưa ra thảo luận trong những năm gần đây do cánh cửa xoay tròn và những gì mà Jesse Eisinger của Pro Publica đã gọi là "mối quan hệ thượng lưu" (elite affinity), có nghĩa là những người học cùng trường và những người làm việc cùng công ty, thường trân trọng hợp tác cùng nhau hơn là đối đầu, thậm chí ngay cả trong trường hợp khi đối đầu là cần thiết.

Năng suất của Hoa Kỳ đã bị đình trệ trong những năm gần đây và lợi nhuận của các doanh nghiệp Hoa Kì đã ngày càng phụ thuộc vào các hoạt động của nước ngoài. 

Cuối cùng, kinh tế gia Thomas Piketty và các nhà kinh tế khác đã chỉ ra rằng, sự tập trung tài sản đã gia tăng đều đặn từ năm 1980. Nhưng bắt đầu từ năm 1980, tỷ lệ này tăng mạnh cho tới ngày hôm nay, chiếm gần 50%. Một cách công bằng hơn, không phải tất cả sự gia tăng này là do chủ nghĩa thân hữu và sự suy giảm tính cạnh tranh. Công nghệ và khả năng để thúc đẩy thương hiệu mạnh vào thị trường mới nổi cũng đóng vai trò quan trọng. Nhưng chắc chắn không có nghi ngờ gì khi những người có vị trí rất tốt trong các ngành công nghiệp khai khoáng được hưởng lợi ích nhiều đáng kể. Trong số đó, là các giám đốc điều hành của các tập đoàn tài chính và thương phẩm.

Chủ nghĩa thân hữu, bên thắng cuộc

Bằng chứng cho thấy một hệ thống kinh tế đã giành được chiến thắng sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô, thì hệ thống kinh tế đó không phải là chủ nghĩa tư bản, một chủ nghĩa được xuất khẩu từ phương Tây đến phần còn lại của thế giới. Thay vào, đó là chủ nghĩa thân hữu, đang lan rộng từ phần còn lại của thế giới đến Hoa Kỳ và Châu Âu.

Trong các tin tức nổi bật ngày nay, mối quan hệ mờ ám giữa chính quyền Trump (gồm các nhà hoạt động tài chính, bất động sản, năng lượng và luật pháp) và những lợi ích mật của Nga, đã nhấn mạnh lập luận rằng, tiền và ảnh hưởng phát sinh từ các nền kinh tế nhỏ, thực sự có thể gây ra tác động ăn mòn sâu sắc trên các định chế của các quốc gia phương Tây giàu có. Trump với thương hiệu riêng của chủ nghĩa thân hữu chế giễu những chuẩn mực đạo đức hòa nhã, và đang chi phối, cản trở những người tiền nhiệm với cùng ý thức hệ.

Mức độ công khai của chủ nghĩa thân hữu, nếu có, đã không được nhìn thấy ở Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian rất dài. Nhưng điều đó dựa trên thói quen đã có từ hàng thập kỉ qua, trong lúc nền kinh tế có vẻ là mở rộng của Hoa Kỳ, đang đi ngày càng xa và xa hơn nữa các nguyên tắc tự do kinh doanh vốn có và tiến lại gần hơn với chủ nghĩa thân hữu đích thực. 

Sami J. Karam

Mai V. Pham chuyển ngữ  

Nguồn : "Capitalism Did Not Win the Cold War. Why Cronyism Was the Real Victor ?"

https://www.foreignaffairs.com/articles/world/2017-07-19/capitalism-did-not-win-cold-war

Additional Info

  • Author Mai V. Phạm
Published in Quan điểm

Chủ nghĩa thân hữu, mối quan hệ dòng họ, "lợi ích nhóm" trong công tác cán bộ là biểu hiện của "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", đe dọa sự tồn vong của Đảng...

Quy trình không có lỗi, lỗi là do người thực hiện

Hàng loạt các vụ bổ nhiệm, thăng tiến "thần tốc" được phát hiện tại một số địa phương trong thời gian vừa qua, thu hút sự chú ý của dư luận.

Bên cạnh đó, hàng loạt cán bộ, nguyên cán bộ cấp cao cũng bị kỷ luật nặng vì có vi phạm về công tác quản lý, trong đó có việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vi phạm.

Sự buông lỏng quản lý và không loại trừ "lợi ích nhóm" trong công tác cán bộ dẫn tới việc một số cá nhân như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đức Thuận cùng nhiều doanh nhân khác vẫn ung dung về làm sếp Bộ, ngành sau khi khiến doanh nghiệp có vốn nhà nước thua lỗ, gây thất thoát tài sản rất lớn.

Một số ý kiến cho rằng, bên cạnh việc xử lý nghiêm khắc vi phạm của một số cán bộ vi phạm trong việc đề bạt, bổ nhiệm, cơ quan có trách nhiệm cần sớm "bịt" lỗ hổng trong công tác tổ chức cán bộ.

thanhuu1

Ông Trịnh Xuân Thanh (trái) và ông Vũ Đức Thuận thời còn đương chức PVC. Ảnh đăng trên Báo Tiền Phong.

Theo ông Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, việc cán bộ yếu kém, vi phạm nhưng vẫn được cất nhắc, bổ nhiệm vào nhiều vị trí cao, quan trọng trong hệ thống chính quyền là biểu hiện của "chủ nghĩa thân hữu", dòng họ.

"Chủ nghĩa thân hữu, dòng họ biểu hiện ở việc hàng loạt địa phương (Hải Phòng, Hải Dương...) bị phát hiện có tình trạng cả nhà làm quan. 

Hoặc việc Bộ Công thương đưa Trịnh Xuân Thanh về Bộ, sau khi ông này có lỗi/trách nhiệm trong việc gây thua lỗ tại Tổng Công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC).

Việc ông Vũ Huy Hoàng thiếu gương mẫu, có biểu hiện vụ lợi trong việc tiếp nhận, bổ nhiệm và điều động con trai làm kiểm soát viên Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam ; tham gia Hội đồng quản trị và giữ chức Phó Tổng giám đốc Sabeco, chính là biểu hiện rõ nhất của chủ nghĩa thân hữu, dòng họ", ông Nguyễn Tiến Dĩnh chia sẻ với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 10/5.

Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, sự tồn tại của "chủ nghĩa thân hữu", mối quan hệ dòng họ, "lợi ích nhóm" trong công tác cán bộ chính là biểu hiện của sự "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", đe dọa sự lãnh đạo của Đảng, sự tồn tại của chế độ.

"Điều này tạo điều kiện để cho những thành phần kém đức, kém tài lọt vào bộ máy quản lý nhà nước.

Tôi cho rằng, nếu rà soát lại các đơn vị hành chính từ Trung ương tới địa phương, sẽ còn rất nhiều cán bộ yếu kém, chứ không chỉ dừng lại ở những vụ việc vừa bị báo chí phát hiện vừa qua", ông Nguyễn Tiến Dĩnh nhận định,

Vị nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ cũng đưa ra cảnh báo về "lợi ích nhóm" trong công tác cán bộ.

"Lợi ích nhóm trong công tác cán bộ đang len lỏi trong công tác cán bộ, tại nhiều địa phương trên cả nước

Điều này dẫn đến việc bổ đề bạt, bổ nhiệm cán bộ không đúng quy trình, đưa người kém năng lực vào các vị trí lãnh đạo.

Đây cũng là tiền đề của tham nhũng, bè phái, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ...

Còn người có đức, có tài có khi lại bị loại khỏi bộ máy vì "lợi ích nhóm", phe cánh trong công tác cán bộ", ông Dĩnh nhân định.

Từ nhũng vi phạm về công tác cán bộ nói trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho rằng, sự giám sát, sức chiến đấu của tổ chức Đảng đối với những vi phạm về công tác cán bộ ở một số cơ quan nhà nước có vấn đề, thậm chí rất yếu kém.

"Công tác cán bộ là công tác của Đảng. Nhưng một số đơn vị còn né tránh, nể nang, hữu khuynh, không đấu tranh với cái xấu, ngại va chạm.

Đây là nguy cơ của Đảng, Nhà nước và của chế độ.

Điều này cũng được thể hiện rõ trong 27 biểu hiện suy thoái "tự diễn biến", tự chuyển hóa" thể hiện tại Nghị quyết số 04-NQ/TW.

Sẽ rất nguy hại nếu cán bộ không đủ đức, đủ tài vẫn len lỏi vào các vị trí lãnh đạo trong các cơ quan công quyền.

Điều này rất dễ làm giảm lòng tin của nhân dân đối với cán bộ", ông Dĩnh cảnh báo.

Chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" về công tác cán bộ

Ông Nguyễn Tiến Dĩnh nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác cán bộ trong thực hiện xây dựng chỉnh đốn Đảng.

Đây là vấn đề then chốt để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

"Vừa qua, Bộ Chính trị vừa có kết luận về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về công tác cán bộ theo quy trình 5 bước.

Đây là biện pháp quan trọng nhằm khắc phục những lỗ hổng trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. 

Quy trình luôn luôn đúng. Vấn đề là người thực thi công tác cán bộ có thực sự khách quan, công bằng không ?

Nếu người thực thi quy trình công minh, thì cơ quan Nhà nước sẽ tìm được người có đủ tâm, đủ tầm", ông Dĩnh nói.

thanhuu2

Ông Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ (ảnh đăng trên Báo điện tử Vietnamnet.vn)

Trong vấn đề tuyển dụng, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng rộng rãi việc tuyển dụng thông qua hình thức thi tuyển.

"Hiện nay chúng ta đã có cơ chế trong việc thi tuyển cán bộ công chức, thi tuyển chức danh lãnh đạo tại một số Bộ, ngành, địa phương, nhưng việc này chưa được áp tổ chức rộng rãi.

Chỉ có thi tuyển thì người ứng thi mới có thể bộc lộ hết

được tài năng, quan điểm, chính kiến, trình độ, thái độ, lập trường, tư tưởng của ứng cử viên. Qua đó chúng ta có cách nhìn nhận, đánh giá khách quan năng lực thí sinh.

Còn hiện tại, công tác cán bộ của chúng ta vẫn tập trung vào việc giới thiệu, xem xét làm quy trình...

Tuy nhiên, quy trình đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, rất dễ bị "méo mó" vì các mối quan hệ thân hữu, lợi ích nhóm...

Ví dụ, nếu người được giới thiệu là con của một đồng chí Bộ trưởng, thì cấp dưới có dám từ chối bỏ phiếu ? Nhiều khi người ta bỏ phiếu cho đồng chí ấy vì sự nể nang chứ chưa hẳn người đó giỏi thật sự.

Do vậy, quy trình thì vẫn thực hiện đầy đủ, nhưng việc bỏ phiếu chưa chắc đã khách quan", ông Dĩnh nêu quan điểm.

Song song với việc tổ chức thi tuyển cán bộ, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cũng cho rằng, cần có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thi cử, nhằm hạn chế tiêu cực có thể xảy ra.

"Việc thi tuyển phải được thực hiện công khai minh bạch và có sự giám sát. Nếu không thực hiện tốt việc này, kết quả thi tuyển chưa hẳn phản ánh đúng năng lực của người trúng tuyển.

Tôi ví dụ về trường hợp thi tuyển của bà Trần Vũ Quỳnh Anh, nguyên là cán bộ Sở Xây dựng Thanh Hóa.

Nếu xem học lực thì bà này không có gì nổi trội, nhưng khi thi tuyển thì điểm lại rất cao.

Câu hỏi đặt ra là, việc thi tuyển đó có công khai minh bạch không ? có phản ánh đúng năng lực cá nhân không ? Việc kiểm tra giám sát bài thi như thế nào ?

Có trường hợp làm bài sẵn trước khi vào thi hay không ?

Do đó, bên cạnh việc tuyển dụng, bổ nhiệm thông qua thi tuyển, cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thi cử này, nhằm tránh những tiêu cực", ông Nguyễn Tiến Dĩnh đề nghị.

Thụy Du

Nguồn : GDVN, 13/05/2017

Additional Info

  • Author Thụy Du
Published in Diễn đàn