Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Luật Đất đai phiên bản 2013 sẽ có phiên bản 2022 ?

Khánh Hòa, VNTB, 23/03/2021

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), dự kiến trình Quốc hội vào năm 2022.

Đây là nội dung tại Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo tổng kết thi hành Luật Đất đai và xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi) ban hành kèm theo Quyết định 1188/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

datdai1

Bên này là dân cư Thủ Thiêm, phía xa bên kia là Thành phố Hồ Chí Minh tráng lệ - Ảnh minh họa

Theo Quyết định 1188/QĐ-TTg, thì dự kiến sẽ thông qua báo cáo Tổng kết thi hành Luật Đất đai trong tháng 9 năm 2021. Sau đó, việc hoàn thiện Báo cáo tổng kết về thi hành Luật Đất đai sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/10/2021.

Dưới đây là một số ghi nhận về ý kiến yêu cầu sửa đổi cụ thể như sau của Luật Đất đai hiện hành :

Thứ nhất, sửa đổi quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án mà các chủ đầu tư phải thỏa thuận giá đền bù với dân, cho phép chủ đầu tư được khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp, theo giá đã thỏa thuận, nếu có chứng từ hợp lệ, nhưng không vượt quá tiền sử dụng đất phải nộp (hoặc không quá 70% tiền sử dụng đất phải nộp).

Thứ hai, đẩy mạnh các hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất một cách công khai, minh bạch, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bất động sản tiếp cận thị trường quyền sử dụng đất một cách bình đẳng, hạn chế cơ chế xin – cho, tham nhũng trong lĩnh vực này.

Nghiên cứu để hạn chế tiến tới chấm dứt giao đất, cho thuê đất thu tiền sử dụng đất một lần, thực hiện giao đất, cho thuê đất thu tiền sử dụng đất hàng năm, hoặc chia nhỏ và kéo dài thời gian nộp tiền sử dụng đất.

Thứ ba, công khai hóa các quy hoạch và dự án được duyệt, nhất là quy hoạch sử dụng đất Đô thị nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác đến với các cấp Chính quyền, Chủ đầu tư, người dân, tránh hình thành dự án "ma".

Thống nhất thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án phát triển nhà ở, khu đô thị mới theo pháp luật về nhà ở, khu đô thị mới với thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo pháp luật về đầu tư đối với các nhà đầu tư đã trúng đấu giá quyền sử dụng đất và đấu thầu dự án có sử dụng đất.

Thứ tư, cần tiếp tục rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến chuẩn bị đầu tư, xây dựng, quản lý sau đầu tư đối với các dự án kinh doanh bất động sản để sửa đổi, bổ sung cho thống nhất.

Cắt giảm tối đa, áp dụng chế độ một cửa, một cơ quan chịu trách nhiệm chính đối với các thủ tục của từng loại dự án nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Thứ năm, cần bảo đảm ổn định tỷ lệ hợp lý cho vay bất động sản trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống, không tăng quá nóng, nhưng cũng không giảm quá mạnh, gây "sốc" cho thị trường.

Thứ sáu, cần cơ chế để đảm bảo quyền lợi cụ thể cho người dân sau khi cải tạo phục hồi và đưa vào sử dụng đất hoang hóa, đất trống đồi núi trọc…

Ví dụ như nhiều địa phương đã xảy ra tình trạng một số người dân cùng góp vốn đầu tư vào đất để phục hóa đất bãi rác có nhiều trũng, vũng ; sau khi đất trũng, đất vũng chứa rác thải được phục hóa thành khu đất đắc địa thì cơ quan có thẩm quyền đã quyết định cho doanh nghiệp thuê khu đất này để kinh doanh, mà không quan tâm đến nhu cầu của người góp vốn, đầu tư, cải tạo, phục hồi đất.

Hay có một số trường hợp cá nhân đầu tư cải tạo đất có mặt nước hoang hóa, khi kết thúc thời hạn đầu tư, đất có mặt nước hoang hóa đã thành vùng đất sinh lợi, người đầu tư đất đề nghị cơ quan có thẩm quyền cho thuê lại đất có mặt nước do chính họ cải tạo thành đất sinh lợi nhưng không được, với lý do là đã có quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho một doanh nghiệp khác thuê với giá cao hơn… Điều này gây ra sự không đồng thuận của người góp vốn, đầu tư, cải tạo, phục hồi đất đối với quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khánh Hòa

Nguồn : VNTB, 23/03/2021

*************************

Tham nhũng và đt đai : Tin ngn đ ngm v nhng nan đ

Trân Văn, VOA, 23/03/2021

KBS (Korean Broadcasting System – H thng Phát thanh và Truyn hình Nam Hàn) va phát mt tin rt ngn : Nhóm Đc nhim liên ngành được thành lp đ kim tra v kh năng dính líu ca các viên chc trong h thng chính tr, h thng công quyn ca Nam Hàn vi đt đai, va phát giác 28 viên chc có du hiu vi phm các qui đnh ca chính quyn Nam Hàn v lm dng chc v, quyn hn đ đu cơ đt đai và nhà .

datdai2

Chính sách đt đai là ngun ci ca tham nhũng. Trong hình : Ông Lê Đình Công b dn ra tòa trong phiên phúc thm liên quan v án Đng Tâm. Hình minh ha.

C 28 viên chc va k đu làm vic trong h thng chính tr, h thng công quyn mt s đa phương ca Nam Hàn. Theo Nhóm đc nhim liên ngành, bi 23/28 viên chc có du hiu đu cơ nhà, đt và h s chuyn 23 h sơ này cho Cơ quan Điu tra đc bit ca cnh sát Nam Hàn đ cơ quan này xem xét trách nhim hình s ca 23 viên chc đó. Đng thi nhóm s tiếp tc thm tra thêm v 5/28 viên chc còn li đ xem xét k lưỡng hơn các du hiu cho, tng đt đai dường như là bt minh gia các thành viên trong gia đình ca năm viên chc y.

Đ ngăn chn tình trng lm quyn khi xúc tiến d án, kế hoch qui hoch đô th, khai thác thông tin đ đu cơ, trc li chính quyn Nam Hàn đã thành lp Nhóm đc nhim liên ngành va k. Nhóm đã thc hin hai đt kim tra. Thông tin va đ cp là kết qu mi nht v đt kim tra th hai, nhm đến 8.760 viên chc. Phương thc kim tra là đi chiếu các giao dch bt đng sn vi kho d liu v s hu nhà đt ca viên chc.

Tính đến ngày 16/3 đã có 8.653 trong s 8.760 viên chc là đi tượng ca đt kim tra ln hai, đng ý bch hóa thông tin v tình trng nhà đt ca h. Tuy nhiên vn còn 127 viên chc chưa t nguyn làm như thế và chính quyn Nam Hàn đã chuyn danh sách 127 viên chc cho Nhóm đc nhim liên ngành kim tra. Nhóm d trù s điu tra c người phi ngu, h hàng ca 127 viên chc (*).

***

Nếu dùng "chính sách đt đai+tham nhũng" làm t khóa đ tìm kiếm trên Google, ai cũng có th thy khong 2.840.000 kết qu liên quan ti ch đ này. Nhng kết qu đó cho thy hàng chc năm va qua đã có vô s hi tho, hi ngh, công trình kho sát, nghiên cu v tình trng tham nhũng liên quan ti son duyt - thc hin các kế hoch, d án liên quan đến đt đai Vit Nam. Đó là chưa k các ch th, ngh quyết, qui phm pháp lut ca h thng chính tr, h thng công quyn...

Du không tính được đã có bao nhiêu t đ vào nhng hot đng va k nhưng vn có th khng đnh, tin ca, thi gian, công sc đ loi ngun lc ca quc gia, xã hi đã dc vào công cuc phòng chng tham nhũng liên quan ti đt đai nói riêng và phòng chng tham nhũng nói chung, không nhng vô ích mà dường như còn kích thích tham nhũng liên quan ti đt đai nói riêng và tham nhũng nói chung trm trng hơn c v mc đ, tính cht ln hu qu.

Chưa th xác đnh hiu qu hot đng chng tham nhũng liên quan ti đt đai ca chính quyn Nam Hàn như KBS đã đưa là cao hay thp nhưng ít nht tin y cho thy, Nam Hàn có thc tâm mun chng tham nhũng hay không ! Nam Hàn không có t chc chính tr nào là duy nht và nuôi tham vng vĩnh vin lãnh đo quc gia toàn din, tuyt đi như Đảng cộng sản Việt Nam nên mi chng tham nhũng theo phương thc chung ca thiên h.

Còn tuyên bchng tham nhũng không có vùng cm, không có ngoi l nhưng t chi công b t khai tài sn ca các viên chc hu trách, xem đó là nhy cm, nguy him cho vic duy trì s n đnh chính tr. Chng tham nhũng không có vùng cm, không có ngoi l nhưng không chp nhn xem xét ngun gc nhng tài sn mà viên chc đã kê khai xem có bt minh hay không, đng thi thng tay loi b tt c các bin pháp x lý tài sn có ngun gc bt minh, k c x lý hình s thì phòng thế nào, chng ra sao ?

Trân Văn

Nguồn : VOA, 23/03/2021

Chú thích

(*) http://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=v&Seq_Code=49363

*****************************

Vì sao tình trạng xây dựng trái phép trên đất rừng, đất nông nghiệp cứ tiếp diễn ?

RFA, 23/03/2021

Thời gian qua, tình trạng xây dựng trái phép trên đất rừng liên tục xảy ra, từ vụ xây biệt phủ ở rừng phòng hộ Sóc Sơn - Hà Nội cho đến việc phá rừng xây biệt thự ở bán đảo Sơn Trà - Đà Nẵng Đến nay dù có nơi đã được khắc phục, bắt buộc đập bỏ, nhưng cũng có địa phương tình trạng này vẫn tiếp diễn dù báo chí lên tiếng.

datdai3

Loạt biệt thự xây dựng trái phép ở rừng phòng hộ thuộc phường Liên Bảo - tỉnh Vĩnh Phúc. Courtesy of Lao Động

Mới nhất là vụ việc ở rừng phòng hộ thuộc phường Liên Bảo - tỉnh Vĩnh Phúc, dù thanh tra tỉnh Vĩnh Phúc đã công bố danh sách chủ của nhiều biệt thự trái phép trên đất rừng tại phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đồng thời yêu cầu địa phương xử lý, nhưng những căn nhà vẫn tiếp tục được xây mới như thách thức các cơ quan chức năng.

Giáo sư Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, nhận định với RFA hôm 23/3 về vấn đề này :

"Đây là tình trạng mà các địa phương trong việc phát hiện các hành vi vi phạm luật đất đai là rất yếu kém. Theo quy định, Ủy ban Nhân dân cấp thị xã, thị trấn có trách nhiệm phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm luật đất đai trên địa bàn, nếu không thuộc thẩm quyền thì báo cáo cấp trên. Mặc dù quy định như vậy, nhưng thường có sự bao che của cấp cơ sở đối với hành vi vi phạm, nên nó vẫn diễn ra và không được xử lý. Đây là tình trạng xảy ra khắp nơi, đã được nêu lên nhưng nó vẫn tiếp tục diễn ra".

Thay vì các nơi vi phạm luật đất đai, xây biệt phủ trên đất rừng trước đây như ở Sóc Sơn - Hà Nội ; Sơn Trà - Đà Nẵng bị tháo dỡ sau vi phạm thì theo Giáo sư Đặng Hùng Võ đáng lẽ chính quyền phải ngăn chặn ngay khi hành vi sai phạm mới bắt đầu. Ông Võ giải thích :

"Thào dỡ thì chắc chắn sẽ làm hư hao tài sản đi, đồng thời xử lý khi hành vi bắt đầu cũng dễ hơn, còn xử lý hành vi khi đã hoàn thành thì bao giờ cũng khó khăn hơn rất nhiều. Những tình trạng vi phạm pháp luật này diễn ra khá phổ biến như xây nhà trên đất nông nghiệp, trên đất rừng, thậm chí chặt phá rừng là đất sản xuất nông nghiệp".

Vào tháng 3 năm 2017, chính quyền Đà Nẵng khi kiểm tra dự án khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa ở bán đảo Sơn Trà đã phát hiện có 40 móng biệt thự đang được xây dựng trái phép trên khu đất vốn là rừng phòng hộ. Ủy ban nhân dân quận Sơn Trà, Đà Nẵng đã buộc ngưng công trình và xử phạt 40 triệu đồng đối với Công ty cổ phần Biển Tiên Sa vì lý do xây dựng không phép.

Còn tại tỉnh Vĩnh Phúc, dù Thanh tra tỉnh này đã vào cuộc từ năm 2014, tuy nhiên đến năm 2019 khi ra kết luận thanh tra, xử lý thì sai phạm xây dựng trên đất rừng tại phường Liên Bảo không những không giảm bớt mà còn có dấu hiệu tăng nhanh khi chính quyền địa phương đã để phát sinh thêm 12 biệt thự xây trái phép.

Đài Á Châu Tự Do hôm 23/3 liên lạc với Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Luật gia Việt Nam và được ông nói rõ hơn về vấn đề vi phạm pháp luật về đất đai :

"Tình trạng này đã xảy ra rất nhiều, Việt Nam đã ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng, trong đó quy định rất rõ việc xử lý đối với các trường hợp vi phạm quy định về phát triển rừng. Nhưng trong những năm qua, hoạt động quản lý nhà nước trong lãnh vực bảo vệ rừng còn bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót, do cơ chế quản lý cồng kềnh, nhiều cơ quan chủ quản nên xảy ra tình trạng mất rừng và đùn đẩy trách nhiệm cho nhau".

Không chỉ xây dựng trái phép trên đất rừng, tình trạng xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp không thể ngăn chặn diễn ra thậm chí còn nhiều hơn, hầu như tại địa phương nào tại Việt Nam cũng có vi phạm Đơn cử như mới đây, tại Thị xã Bến Cát và thành phố Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương, hàng loạt công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp cứ liên tiếp mọc lên. Cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương cho báo chí biết, đối với các công trình sai phạm sẽ bị xử lý và dứt khoát không cho hợp thức hóa. Tuy nhiên tình trạng này vẫn tiếp diễn.

Kỹ sư xây dựng Nguyễn Văn Tấn, khi trả lời RFA từ Đồng Tháp hôm 23/3, nói :

"Việc xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp là do chính sách thuế nhà nước không thỏa đáng. Ví dụ, đất ruộng anh tôi lên thổ cư cất nhà cho con 100m2, phải đóng thuế 75 triệu, họ tính bằng 100% giá đất thổ cư tại khu vực đó, vậy hóa ra họ mua đất cất nhà ? Dân ở nông thôn cất cái nhà cấp 4 có khi không quá 100 triệu, mà đóng thế ngần ấy ai chịu nổi, cho nên họ tự ý cất nhà mà không xin phép lên thổ cư là vậy.

Chính sách đánh thuế nặng thổ cư nghe nói là để hạn chế chiếm đất nông nghiệp đầu cơ mua bán, nhưng lại đánh cả vào dân nghèo, mà nhà nước lại luôn hưởng lợi".

datdai4

Nhiều công trình đang xây dựng dỡ dang và sắp xây dựng trên đất nông nghiệp ở ấp Rạch Bắp, xã An Tây, Bến Cát. Photo of Tiền Phong.

Đối với việc xây dựng không phép tràn lan hiện nay, Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết Việt Nam cũng đã có sửa đổi rất nhiều quy định về luật xây dựng. Nhưng theo ông, thời gian gần đây xảy ra nhiều do xử phạt không nghiêm minh. Ông nêu ví dụ :

"Ví dụ Nghị định 139 ban hành năm 2017 đối với hành vi tổ chức thi công và xây dựng những công trình sai giấy phép thì sẽ phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với nhà riêng lẻ. Những công trình khác nếu không lập báo cáo kỹ thuật kinh tế xây dựng, hay không lập dự án đầu tư thì phạt từ 20 đến 30 triệu đồng hay phạt từ 30 đến 50 triệu nếu không lập báo cáo kinh tế kỹ thuật Nhưng các địa phương đã thực hiện không nghiêm. Hay việc các công trình nếu có sai phạm phải lập tức dừng lại, lập biên bản cũng thực hiện không nghiêm".

Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng thời gian vừa qua, các địa phương đã thực hiện không nghiêm túc các quy định của pháp luật. Đối với tình trạng sai phép thời gian vừa qua, theo luật sư Hậu các địa phương cần phải tháo dỡ các công trình không đúng giấy phép, hay không cho phép hoàn công

Còn Giáo sư Đặng Hùng Võ thì cho rằng phải cương quyết tháo dỡ công trình vi phạm, vì trong tình trạng vi phạm pháp luật tràn lan như thế này thì cách xử lý bắt buộc tháo dỡ bắt buộc phải làm, không có chuyện cho tồn tại bằng bất kỳ cách nào, hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Ông nói :

"Lúc này chúng ta phải thảo luận tới công tác kiểm tra thanh tra, và xử lý vi phạm của các cơ quan trung ương, cụ thể là sự quản lý của hai bộ tài nguyên và môi trường và Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn một bộ có chức năng quản lý đất, một bộ có chức năng quản lý rừng. Hai bộ này phải có trách nhiệm thanh tra và xử lý, nếu hai bộ này không làm thì đúng là không còn gì để nói !".

Trong khi nhiều chuyên gia cho rằng cần nghiêm minh trong việc xử lý sai phạm đất đai, thì chính trong đội ngũ quản lý việc xử lý vi phạm liên quan vấn đề này lại không nghiêm. Không những không bị xử lý mà thậm chí còn được bổ nhiệm lại vị trí cao hơn.

Đơn cử là trường hợp tại tỉnh Quảng Trị, người từng chiếm đất rừng của Công ty Lâm nghiệp Đường 9, là ông Nguyễn Hồng Thái mới đây lại được bổ nhiệm lại chức giám đốc công ty này, với lý do hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Vào năm 2019, ông Thái từng bị báo chí phanh khui việc chiếm đất của Công ty Lâm nghiệp Đường 9. Ông Thái cũng đã thừa nhận, trong tổng số diện tích đất trang trại của ông có phần đất của Công ty Lâm nghiệp Đường 9, trồng gần 1.000 cây cao su. Tuy nhiên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Trị lại không xử lý kỷ luật, chỉ yêu cầu ông Thái phải kiểm điểm và khắc phục.

Liệu một người từng lấn chiếm đất rừng, đến khi bị phanh phui mới khắc phục vi phạm như ông Thái có đủ tiêu chuẩn để được bổ nhiệm lại chức giám đốc ?

Trả lời báo chí nhà nước, cơ quan bổ nhiệm ông Thái là Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị cho rằng ông Thái thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị quản lý trong việc bổ nhiệm cán bộ. Trong khi cơ quan này cho rằng việc ông Thái lấn chiếm đất đai hay những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị.

Nguồn : RFA, 23/03/2021

**********************

Việt Nam mạnh tay với các sai phạm trong sử dụng đất đai và xây dựng nhà ở

RFA, 23/03/2021

Thanh tra Chính phủ Việt Nam vừa kiến nghị Thủ tướng xem xét thu hồi và xử lý vi phạm tại một loạt các dự án bất động sản trong cả nước do có các sai phạm trong sử dụng đất và xây dựng nhà ở. Báo Nhà nước Việt Nam ngày 23/3 cho hay.

datdai5

Nhu cầu phát triển nhà ở tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng lớn - Ảnh : AFP

Thanh tra chính phủ vừa có có báo cáo gửi Thủ tướng kiến nghị thu hồi 13 dự án bất động sản trong khu đô thị phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh với lý do các dự án này đã được giao đất từ khoảng 8 - 20 năm nhưng không thực hiện đầu tư.

Được giao đất trong giai đoạn từ năm 1990 - 2003, nhưng đến nay các dự án này chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính đất đai với Nhà nước, chưa xây dựng dự án. Bên cạnh đó, đa số dự án đều vi phạm về thủ tục đầu tư, các dự án được chấp thuận đầu tư khi chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng. Vì vậy, ngoài việc thu hồi, Thanh tra chính phủ còn kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ủy ban Nhân dân (Ủy ban nhân dân) Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định pháp luật về đầu tư để lựa chọn đơn vị đủ năng lực làm các dự án.

Cùng ngày, báo Nhà nước đưa tin Thanh tra Hà Nội có văn bản gửi Bộ Công an xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân Công ty Thanh Xuân do xảy ra nhiều sai phạm trong Dự án nhà chung cư cao tầng, khu nhà ở cán bộ công nhân viên Công ty cơ khí ô tô, xe máy Thanh Xuân. Cụ thể, trong quá trình thực hiện, công ty này và các cơ quan Nhà nước hữu trách đã vi phạm việc quản lý quy hoạch, tăng diện tích sàn xây dựng và giảm số lượng thang máy so với thiết kế cơ sở được duyệt. Đồng thời, dự án đã khởi công khi chưa được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ đầu tư không lập hồ sơ trình Sở Tài chính để xác định tiền sử dụng đất.

Tại Bình thuận, Thanh tra tỉnh vừa kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức kiểm điểm, có hình thức xử lý trách nhiệm gần 20 cán bộ có liên quan đến những sai phạm trong việc chuyển đất rừng sản xuất sang đất ở trái pháp luật khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng hàng chục ngàn m2 đất tại Mũi Né cho vợ chồng bà Trần Thị Ngọc Nữ tại phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết.

Nguồn : RFA, 23/03/2021

Published in Diễn đàn
lundi, 20 janvier 2020 19:17

Ruộng ngô cay đắng

Dân gian vẫn nói ‘đắp chăn mới biết chăn có rận’ nên khó có ai hiểu phương pháp hành động (modus operandi) của Đảng cộng sản Việt Nam hơn chính các đảng viên đã được rèn luyện trong guồng máy đảng. Nhưng quan sát những biến động thời sự gần đây, người ta thêm tối mặt. Thật vậy, từ việc xử lý các quan chức tham nhũng đến vụ công an tập kích xã Đồng Tâm ngày 9/1/20, đã thể hiện hai thái độ khác nhau của đảng viên. Trong khi các quan chức cộng sản như Trịnh Xuân Thanh, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Vũ Nhôm… trước tòa án đã công khai xin lỗi ông tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, công khai xin ông Trọng tha thứ cho về gặp mặt gia đình, thì ông Lê Đình Kình có 50 tuổi đảng thà bị bắn chết trong tay ‘cầm quả lựu đạn’ chứ không chịu giao đất !!!

Chỉ có một cách giải thích cho hai tình trạng đối nghịch này.

uc1

Với một đảng viên có hơn 50 tuổi đảng như ông Lê Đình Kình, cũng vì quá hiểu rõ đảng của mình, đã thà chết trong tư thế ‘cầm lựu đạn’ sau khi đã kêu gào chán chê lên công an và các tòa án xin đối thoại chỉ vô ích.

Với những quan chức tham nhũng, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mới là quan Chánh án Tối cao của nhân dân Việt Nam trên cả nước. Họ phải xin ông này khoan hồng tha thứ chứ dựa vào tính công bằng của nền Pháp quyền xã hội chủ nghĩa chỉ là sự ngớ ngẩn chết người. Nhưng với đảng viên có hơn 50 tuổi đảng như ông Lê Đình Kình, cũng vì quá hiểu rõ đảng của mình, đã thà chết trong tư thế ‘cầm lựu đạn’ sau khi đã kêu gào chán chê lên công an và các tòa án xin đối thoại chỉ vô ích.

Sự độc quyền thông tin và bưng bít thông tin của nhà cầm quyền đã góp phần gây ra phân cực trong công luận về vụ án Đồng Tâm. Thời đại internet cho phép mọi người tiếp cận thông tin đa chiều, nhưng nhà cầm quyền đã ra sức cản trở sự thông tin đa chiều trên internet về đêm tập kích xã Đồng Tâm. Công an đã không cho phép bất cứ một tổ chức hay cá nhân độc lập nào được tìm hiểu, điều tra, phỏng vấn, tường trình về phía nạn nhân ngoài sự chỉ đạo của họ. Sự ngăn cản này tự nó đã tố cáo sự khuất tất. Xem ra trong thời đại thông tin toàn cầu, Đảng cộng sản Việt Nam vẫn chưa hiểu sự độc quyền thông tin của đảng đã đến hồi cáo chung. Họ vẫn bình chân như vại và dương dương tự đắc với những phương pháp bạo lực truyền thống có từ thời trong hang Pác Bó. Nhưng thời đại thông tin toàn cầu đã khác rồi. Khi một thông tin từ một bên can dự, dù đó là phía nhà cầm quyền, công an, hung thủ hay nạn nhân mà không có sự đối chứng, kiểm tra, chất vấn từ một tổ chức, cơ quan truyền thông độc lập, bản tin đó sẽ không tránh khỏi bị nghi ngờ từ phía những người thụ hưởng nền thông tin toàn cầu. Ngay trong đêm tập kích Đồng Tâm công an đã ngắt điện, phá sóng và khóa mọi phương tiện thông tin điện tử của người làng Đồng Tâm, và sau cuộc tập kích, chỉ có nhà cầm quyền độc quyền tuyên bố kết quả. Một tướng công an sau đó làm na ná giống như Nguyễn Trãi viết một bài ‘Bình Ngô Đại Cáo’ khi xưa làm báo cáo lên các báo, đài của nhà cầm quyền! Bản báo cáo có nhiều lỗ thủng còn hơn tổ ong đã được các trang mạng xã hội ngoài luồng vạch ra sự bất nhất trong các chi tiết.

Nhưng bài viết ở đây không nhằm ‘bôi bác xuyên tạc nhà nước’ mà là thử nêu lên sự khác biệt trong ‘tinh thần pháp luật’ (the Spirit of Law) của cái gọi là nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nền dân chủ pháp trị của một chính quyền tiên tiến ở Châu Úc.

Thường thì luật pháp được nói là chỉ có lý chứ không có tình. Tình nếu có, chỉ để làm sáng thêm cái lý. Nhưng dân gian cũng nói, mọi chuyện phải được giải quyết có lý và có tình. Tình ở đây là tình người. Luật cưỡng chế đất đai của , Đảng cộng sản Việt Nam chỉ có lý và chỉ có bạo lực trấn áp tối đa để thể hiện cái lý. Tinh lý của Pháp quyền Xã hội chủ nghĩa là đất đai thuộc quyền ‘sở hữu của toàn dân’, tức là thuộc về đảng vì tuyên giáo của đảng vẫn rền rỉ đảng và nhân dân là một. Luật đã rành rành như thế ai chống lại sẽ bị tập kích như ở Đồng Tâm. Nhưng luật cưỡng chế đất đai của một nước dân chủ như Úc Đại Lợi không phải có lý mà thôi. Nó còn có tình, đôi khi cái tình thuyết phục được luôn cái lý.

Cuốn phim "The Castle" của Úc trình chiếu năm 1977 đã trở thành kinh điển trong dân gian và cho tới nay người dân vẫn còn trích dẫn những câu nói của phim này trong đời sống thường ngày. Ngắn gọn, phim này nói về luật cưỡng chế đất đai của Úc (Property acquisition law) qua vụ kiện của ông Darryl Kerrigan với một tập đoàn khai thác địa ốc được tòa án tiểu bang Victoria hậu thuẫn.

uc2

Cuốn phim "The Castle" trình chiếu năm 1977 kể lại việc thu hồi đất đai của gia đình ông Dale Kerrigan tại Úc. Ảnh minh họa

Tài xế xe kéo Darryl Kerrigan và gia đình 3 người con sở hữu miếng đất nhỏ trong vùng ngoại ô ở Melbourne. Không may nhà nước và một tập đoàn khai thác địa ốc có kế hoạch nới rộng một phi trường nội địa trong khu vực và tiến hành thu đạt mặt bằng. Ông Kerrigan cực lực phản đối và không chịu giao đất vì hai lý do. Số tiền bồi thường không đủ để ông mua một căn nhà khác tương đương và lý luận rằng giá trị một căn nhà không phải là đá gạch, cột kèo… mà là mái ấm gia đình (a home is not a house), nơi có tình yêu của vợ chồng và con cái dưới mái nhà, là những kỷ niệm gia đình mà không có tiền của nào mua được. Vụ việc được ông Kerrigan đưa ra tòa. Tòa phán Kerrigan thua kiện và phải giao đất. Tình cờ trong lúc ‘giải lao’ chờ đợi phán quyết của tòa, Darryl quen được ông Lawrence Hammil mà Darryl sau này mới biết là một trạng sư về luật hiến pháp đã về hưu. Cám cảnh nỗi đau buồn của Darryl, trạng sư Hammil tình nguyện biện hộ miễn phí cho Darryl và đưa vụ án lên Tòa Tối Cao Pháp Viện của Úc (High Court, có quyền phủ quyết các án lệnh của tòa thượng thẩm cấp tiểu bang). Ông Hammil đã thắng kiện vẻ vang vì gợi ý được các quan tòa áo đỏ về sự thiếu cân nhắc của các tòa cấp dưới liên quan đến điều luật cưỡng chế đất đai của liên bang khi bỏ qua hai từ ngữ đơn giản ‘just terms’ có ghi rành rành trong luật của chính quyền liên bang.

Luật cưỡng chế tài sản của Úc ghi :

"The Parliament shall, subject to this Constitution, have power to make laws with respect to the acquisition of property on just terms from any State or person for any purpose in respect of which the Parliament has power to make laws".

(Tạm dịch : Quốc hội Liên bang sẽ, chiếu theo Hiến Pháp, có quyền làm luật trên mọi tiểu bang hay cá nhân cho bất cứ mục đích nào liên quan đến sự cưỡng chế tài sản ‘một cách có cân nhắc’ xét theo quyền làm luật của Quốc hội).

uc3

Bộ đội xây tường bảo vệ 'sân bay Miếu Môn' - Ảnh minh họa vụ cưỡng chế đất đai ở Đồng Tâm đã không có sự cân nhắc lý, tình và sự tự tế nào của nhà cầm quyền. Nó chỉ có ‘just kill’ và ‘shut up’.

Điều luật này cho thấy hai vế : Một, nó cho phép chính quyền cưỡng chế tài sản vì một mục đích nào đó. Hai, nhưng nó chỉ cho phép sự cưỡng chế tài sản xảy ra sau khi đã có sự cân nhắc : lý, tình, và tử tế mà thôi.

‘Just terms’ rất khó dịch nhưng trong ngữ cảnh pháp lý này qua cách diễn đạt của trạng sư Hammil đã lập đi lập lại từ ‘just terms’để nó ray rứt, thôi thúc sự cân nhắc của các thẩm phán và nhất là thuyết phục rằng : ‘điều luật này không thể ghi ra từ ‘just terms’ mà không có một mục đích chuyên chở nào từ các nhà lập pháp liên bang. Phải chăng nó ngầm ý nhắn nhủ các tòa án tiểu bang phải cân nhắc thấu đáo, lý tình và tử tế khi ban lệnh cưỡng chế tài sản của người dân ?’.

Đặc biệt, trạng sư Hammil đã tài ba thuyết phục trước tòa tình cảm của ông Darryl khiến các thẩm phán cảm động : ‘Mái ấm gia đình không phải là đống gạch đá vô tri vô giác mà người ta mua bán, sang nhượng hay cưỡng chế được, mà nó là tình yêu gia đình, nó là kỷ niệm. Bất cứ tiểu bang nào không đắn đo về ‘just terms’ khi cho phép sự cưỡng chế sẽ không tránh khỏi sự quá đáng.

So sánh vụ kiện của ông Kerrigan, tinh thần pháp luật của nền ‘pháp quyền xã hội chủ nghĩa’ chỉ nhằm bảo vệ chế độ độc tài chứ không phải để bảo vệ con người và tôn trọng quyền con người của nền dân chủ pháp trị lấy dân làm gốc.

Vụ cưỡng chế đất đai ở Đồng Tâm đã không có sự cân nhắc lý, tình và sự tự tế nào của nhà cầm quyền. Nó chỉ có ‘just kill’ và ‘shut up’.

Nhìn người mà ngẫm đến ta, có sự cay đắng nào kể xiết.

Sơn Dương

(20/1/2020)

Published in Quan điểm

Bị xâm chiếm đất đai, dân Thủy Nguyên kéo lên thành phố Hải Phòng biểu tình (CaliToday, 22/05/2018)

Người dân Bến Bính (xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) cho biết, từ khi dự án cầu Hoàng Văn Thụ triển khai chính quyền bắt buộc họ phải di dời. Tuy nhiên, phía chính quyền lại không chịu đền bù đất để cho người dân định cư.

dat1

Phối cảnh cầu Hoàng Văn Thụ. Ảnh : Internet

Ngày 22/5/2018, trên Youtube cho đăng tải đoạn clip ghi lại hình ảnh người dân xã Tân Dương tranh cải với cán bộ xã. Những người này sau đó đã kéo lên Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng để đòi quyền lợi.

Từ những tìm hiểu của chúng tôi cho biết, tháng 1/2017, dự án cầu Hoàng Văn Thụ được chính quyền bấm nút khởi công xây dựng. Cầu bắc qua sông Gấm, nối phường Minh Khai (quận Hồng Bàng) với xã Tân Dương (huyện Thủy Nguyên) có chiều dài lên đến 1,5km. Theo chính quyền thành phố Hải Phòng đây là công trình giao thông cấp đặc biệt nên tổng mức đầu tư lên đến gần 2,200 tỷ đồng.

Cầu Hoàng Văn Thụ không chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông, mà còn nhằm mục đích cho việc mở rộng phát triển thành phố. Cây cầu là sự khởi đầu cho việc di chuyển trung tâm hành chính-chính trị của thành phố sang vị trí mới trong tương lai.

Chính vì vậy, việc xây dựng cây cầu được diễn ra hết sức cấp bách. Theo chủ dự án, cây cầu sẽ được hoàn thành trong vòng 24 tháng, nhưng sau đó rút xuống chỉ còn 18 tháng. Việc giải phóng mặt bằng, bố trí đất tái định cư cũng được xúc tiến trong thời gian đầu và mọi việc diễn ra vô cùng suông sẽ. Nếu không có gì thay đổi, khoảng cuối năm 2018 dự án cầu Hoàng Văn Thụ sẽ được đưa vào sử dụng.

Theo người dân xã Tân Dương, việc bóc thăm nhận đất định cư, tiền đền bù cho việc giải phóng mặt bằng chỉ là chiêu trò của chủ đầu tư và chính quyền thành phố. Vì cho đến thời điểm này, tiền đền bù không thỏa đáng lại không đưa đất tái định cư cho họ.

Người dân Tân Dương đã biểu tình từ ngày 21/5, đến tối thì bị chính quyền cho công an xã đến cho công an, xã hội đen đến giựt biểu ngữ, đánh đập họ. Quá bực tức với thái độ hành xử côn đồ, sáng ngày 22/5/2018, người dân kéo lên xã để biểu tình nhằm đòi hỏi quyền lợi. Vậy nhưng tại Ủy ban nhân dân xã Tân Dương chính quyền đã từ chối tiếp người dân. Tiếp đó, người dân kéo lên Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên để đòi quyền lợi nhưng chính quyền huyện cũng từ chối tiếp. Chính từ đó, dân Tân Dương chỉ còn cách kéo lên thành phố Hải Phòng để đòi quyền lợi cho mình.

Trong khi đó, tại khối Quảng Lăng 2, phường Điện Nam Trung (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) cũng xảy ra một vụ phản đối cưỡng chế đất đai.

Dự án mở rộng tuyến đường ĐT 607 qua khối Quảng Lăng 2 làm ảnh hưởng trực tiếp đến 141 hộ dân ở nơi này. Thay vì đền bù cho dân theo luật đất đai được áp dụng từ năm 2013 (có giá 3 triệu đồng/m2), thì chính quyền thị xã Điện Bàn đền bù đất cho người dân theo giá hồi năm 2003 với giá chỉ có 720 ngàn đồng/m2.

Từ sự bất hợp lý đó đã kéo đến những khiếu kiện dài dẵng từ nhiều năm nay chưa được giải quyết.

Ngày 18/5/2018, trong lần trả lời phóng viên báo Công an Đà Nẵng, ông Nguyễn Đạt, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) cho biết, sắp tới đây cơ quan có trách nhiệm tại thị xã sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với hộ ông Võ Như Ái (trú khối Quảng Lăng 2, phường Điện Nam Trung) để bảo đảm cho nhà thầu thi công tuyến đường huyết mạch từ Đà Nẵng đến Hội An.

Tin tức từ chính quyền thị xã Điện Bàn cho hay, gia đình ông Võ Như Ái có tổng diện tích lên đến 1,290m2, trong đó 646m2 bị ảnh hưởng bởi đất dự án đường ĐT 607, 76,6m2 bị ảnh hưởng bởi dự án khu công viên cây xanh. Chính quyền cho rằng, hộ ông Võ Như Ái đã nhận đủ tiền bồi thường, hỗ trợ sau khi 2 lần thống ký bản cam kết nhận tiền thì sẽ giao mặt bằng cho đơn vị thi công công. Tuy nhiên cho đến nay vẫn không chịu tháo dỡ công trình cho đơn vị thi công.

Sáng ngày 22/5, khi lực lượng cưỡng chế đưa máy móc, xe ủi đến để phá dỡ nhà của ông Võ Như Ái nhưng không thành công. Hàng trăm người đã tề tựu hai bên đường phản đối việc cưỡng chế bất nhân. Vì bên trong già đình ông Ái có đến 30 người phụ nữ và trẻ em quyết chết để bảo vệ đất đai, tài sản của mình. Có đến 10 phụ nữ đã mua xích, tự xích vào chân mình để cố thủ trong nhà để giữ đất.

Trước phản ứng quá gay gắt từ phía người dân, lực lượng cưỡng chế không thể thực hiện được ý đồ của mình.

Người Quan Sát

**************

Phụ nữ xích chân vào nhau chống cưỡng chế (RFA, 22/05/2018)

Khoảng 10 phụ nữ đã cùng xích chân trong nhà phản đối chính quyền tỉnh Quảng Nam cưỡng chế đất đối với 14 hộ dân ở khối phố Quảng Lăng 2, thị xã Điện Bàn hôm 22/5 để thực hiện dự án nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT 607 qua địa bàn.

dat2

Hình ảnh khoảng 10 người phụ nữ cùng xích chân phản đối cuộc cưỡng chế của chính quyền tỉnh Quảng Nam Facebook L.V

Lý do được các hộ dân đưa ra là người dân bị cưỡng chế thu hồi đất từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2015 nhưng giá đền bù lại áp dụng theo luật đất đai năm 2003 (720 ngàn đồng/m2) chứ không phải là luật đất đai năm 2013 (3 triệu đồng/m2).

Bên cạnh đó, việc thu hồi đất và tách đất của dân là từ tháng 6 đến tháng 11 năm 2015 nhưng chính quyền ghi trong bìa đỏ là ngày 30/06/2014. Trong khi đó, Luật đất đai năm 2013 bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2014.

Hàng trăm người dân đã tập trung tại hiện trường để xem cưỡng chế. Theo người dân địa phương thì tại hiện trường, các lực lượng cảnh sát cơ động, công an… lên đến khoảng 200 người có mặt từ buổi sáng và xảy ra tranh cãi với người dân. Đến khoảng 14h cùng ngày thì xe múc bắt đầu múc đất.

Trả lời đài RFA vào lúc 3g20 phút chiều cùng ngày, Ông Đặng Quốc Minh, một trong 14 hộ dân bị cưỡng chế cho biết :

"Nói chung tình hình là người dân đang còn ngồi để chờ họ khống chế thôi. Đến giờ chót như vậy mà họ không dám khống chế. Lực lượng họ cỡ 200. Nói chung là nhiều phụ nữ họ đấu tranh như tù ngục vậy, họ tự xích tay xích chân vào nhau để chính quyền khỏi bắt. Mình không phản kháng mình chỉ đấu tranh cho quyền lợi chính đáng thôi".

Cũng theo ông Minh nguyện vọng của người dân là "yêu cầu chính quyền trả đủ số tiền theo luật đất đai năm 2013".

Trong khi đó, truyền thông trong nước dẫn lời ông Nguyễn Đạt- Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết biện pháp cưỡng chế đối với 14 hộ dâb nhằm đảm bảo cho nhà thầu thi công đường ĐT 607, là tuyến giao thông huyết mạch từ Thành phố Đà Nẵng đến Thành phố Hội An (Quảng Nam) nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Ngoài ra, các khiếu nại của những người dân này đã được UBND tỉnh Quảng Nam giải quyết tại quyết định số 435, ngày 10/02/2017.

Published in Việt Nam

Báo chí đăng tin hôm qua vụ Đồng Tâm, công an Hà Nội "kêu gọi người dân thôn Hoành (những người bắt 38 cảnh sát làm con tin) ra đầu thú".

thonhoanh1

Chính Nguyễn Đức Chung, đương kim chủ tịch UBND Hà Nội đến Đồng Tâm, cam kết "không truy tố vụ Đồng Tâm"- Ảnh minh họa 

Vụ này tôi đã có tiên đoán từ đầu. Status ngày 22 tháng tư tôi có viết như sau :

"Tôi nghĩ là lãnh đạo vụ "Đồng Tâm" đã bỏ sót một "thủ tục" hết sức quan trọng... 

Điều mà đáng lẽ phải làm, trước khi thả người, những cán bộ, công an phải viết giấy cam kết là "tự nguyện ở lại làm khách" chớ không hề bị dân cưỡng ép ở lại. Thời gian "làm khách" mọi người được dân làng đối đãi tử tế, như là "khách". Cũng cần ghi thêm (cho mỗi người) lời cam kết sẽ vĩnh viễn không khiếu nại, về bất kỳ lý do nào".

Bởi vì, nếu ai có kinh nghiệm sống với cộng sản thì đều biết : "tin cộng sản là tự sát".

Làm cái gì với họ cũng phải đề phòng (lật lọng sau này).

Status ngày 23 tháng tư tôi có viết :

"Vấn đề Đồng Tâm theo tôi là chưa chấm dứt. Không phải là tôi bi quan, nhưng với bản chất lưu manh, tráo trở của lãnh đạo cộng sản Việt Nam, tôi e ngại rằng nay mai chính những "con tin" sẽ đi kiện lại dân Đồng Tâm vì các tội như "bắt con tin", "giam giữ người trái phép". Không phải vì bất bình, vì "bức xúc" mà họ đi kiện. Bởi vì người dân đối xử họ trong thời gian họ ở lại còn hơn là "thượng khách". Dân ở đây chịu đói dành phần ba bữa đầy đủ cho "khách mời". Mà vì bọn lãnh đạo, tướng tá thuộc Đảng cộng sản Việt Nam thúc giục họ đi kiện. Đất Đồng Tâm là đất vàng. Họ phải lấy "cục vàng" này lại".

Bây giờ kiểm chứng lại mới thấy đúng.

Trong vụ này phía công an đã bội ước với người dân đến hai lần. 

Giấy cam kết của Nguyễn Đức Chung, vốn xuất thân là đại tá công an, đương kim chủ tịch UBND Hà Nội, ký tên cùng với (một số) đại biểu quốc hội, cam kết "không truy tố vụ Đồng Tâm". Tờ cam kết này có giá trị pháp lý. Ông Chung đương kim chủ tịch UBND Hà Nội, người có thẩm quyền giải quyết mọi vấn đề tranh chấp liên quan đến Hà Nội. Các đại biểu quốc hội (trong đó có Dương Trung Quốc) là đại diện của "cơ quan quyền lực cao nhứt nước".

Giấy cam kết này nhanh chóng trở thành "tờ giấy lộn", với sự tráo trở lật lọng của chính Nguyễn Đức Chung (và Dương Trung Quốc).

Những tấm hình chụp để lại còn cho thấy hình ảnh 38 "con tin" vui cười với nhân dân thôn Hoành, hai bên đều "bịn rịn" lúc chia tay. Điều này cho thấy 38 người này không thể là "con tin" bị bắt ở lại.

thonhoanh2

Hình ảnh 38 "con tin" vui cười với nhân dân thôn Hoành, hai bên đều "bịn rịn" lúc chia tay.

Viễn ảnh Quỳnh Phụ (Thái Bình, tháng sáu 1997), nếu dân thôn Hoành không lo liệu ngay từ bây giờ, là điều chắc chắn sẽ phải tới. Đầu thú theo lời công an kêu gọi không phải là giải pháp khôn ngoan.

Tất cả những người có dính líu đến vụ Thái Bình đều sẽ bị "thanh trừng". Nhiều tài liệu cho rằng hàng ngàn người dân Thái Bình có dính líu đến vụ "nổi dậy" đã bị "thủ tiêu" trong tù bằng phương pháp dã man : mỗi tù nhân bị một chiếc đũa đâm xuyên qua hai lỗ tai.

Status ngày 24 tháng tư tôi có viết :

"Hy vọng những người lãnh đạo cuộc "nổi dậy" ở Đồng Tâm hiểu được bản chất tàn bạo của đảng đối với những người bị xem là "phản đảng". Và họ cũng phải hiểu tính "quyền biến" của cái gọi là "pháp quyền xã hội chủ nghĩa"... "Pháp quyền (biến)" là pháp (luật) nói xuôi cũng được, nói ngược cũng xong. Nó không hề có nội hàm bất biến của "pháp trị - rule of law", theo kiểu "pháp trị xã hội chủ nghĩa" của Trung Quốc, hay "état de droit - nhà nước pháp trị" của các quốc gia tư bản Tây phương. Luật của Việt Nam là "luật rừng", họ muốn áp dụng thế nào cũng được. Cam kết, hợp đồng đối với họ đều là "phương tiện trong giai đoạn".

Cá nhân tôi, một người luôn tin tưởng vào công lý, lẽ phải, vào sự hiện hữu của tính lương thiện. Nhưng đối với một chế độ "tam quyền phối hợp" như ở Việt Nam, kiện đi đâu mà không bị lâm vào cảnh "ba bộ đồng tình bóp vú con tôi" ? Vì vậy vụ này tôi thấy hết sức là khó !

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 15/10/2017

Published in Diễn đàn