Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

jeudi, 02 septembre 2021 09:53

Mê Kông, dòng sông đang giãy chết !

Lời tòa soạn : Tác giả Lê Văn Truyển là một chuyên gia cao cấp về năng lượng, từng làm việc nhiều năm trong công ty Total Energie với nhiều chi nhánh tại Châu Á, thuộc Tập đoàn của Pháp.

*****************

Vài khái niệm về cách xây đập

Một cái đập thường có ba nhiệm vụ :

- Sản xuất điện nhờ làm quay các turbines với sức nước, qua một hệ thống alternateurs tương tự như trong các máy phát điện xe hơi.

- Trữ nước và làm điều hòa dòng sông mùa mưa để tránh lụt lội, thả nước mùa nóng để tránh hạn hán,

- Nhờ hệ thống ngăn nước chỉnh độ cao, còn gọi là "âu thuyền" hay "canal lock", giúp tàu bè qua lại những khúc sông gập ghềnh và chảy xiết.

Còn một nhiệm vụ thứ tư nữa nhưng không thấy ghi trong các cẩm nang khoa học mà chỉ có trong các chỉ thị quốc phòng : chuẩn bị chiến tranh "nước" và là vũ khí để khống chế các quốc gia ở hạ lưu của dòng sông.

Có nhiều loại đập :

Những đập nhỏ hay dạng trung thường là những dòng sông có khác biệt cao độ tự nhiên, thác nước chẳng hạn.

Những đập lớn nhân tạo, kiến trúc chia ra làm hai loại :

dap1

Đập bằng bê tông phẳng (hình trên), đế rộng, vững chắc để chịu đựng sức nước. loại này thường làm trên các triền núi nhỏ hẹp (50-70m). Sức nước ép vào chân đập rất lớn, tùy theo cao độ của đập.

Thay vì thẳng, các đập này có bề mặt hình cong (hình dưới) để làm giảm áp lực của nước và giảm lượng bê tông. Đây là kiến trúc những đập rất lớn trên sông Mekong bên Trung Quốc (Lan Thương giang).

Bê tông và đá núi/sông không thể dính chặt lấy nhau mà thường có đường co giản. Sức ép bề đáy có thể lên đến 200 bars, vì vậy mỗi đập phải có nhiều đường thoát khẩn cấp rất tinh vi, đập càng lớn càng nhiều rủi ro nguy hiểm.

dap2

Đập Xiaowan bên Trung Quốc trên dòng Lan Thương (Mekong phía Trung Quốc) với bề mặt cong.

Thường thì người ta chỉ xây đập trên các phụ lưu để dòng sông trôi chảy bình thường, không chặn các loài thủy sản lên xuống dòng nước. Và nếu phải xây trên dòng sông chính, con đập chỉ chiếm một góc chiều rộng sông để phần còn lại nước trôi chảy tự nhiên.

Lợi hại của việc xây đập

Xây đập có nhiều lợi điểm :

- Sản xuất điện với giá rẻ nhất so với các phương tiện khác như nguyên tử, quạt gió, mặt trời,..

- Vận hành lâu dài, trên 50 năm

- Giúp tránh lụt lội hay khô cạn dòng sông,

Đó là về mặt lý thuyết, trên thực tế có nhiều bất lợi :

- Chỉ riêng việc xây đập với một lượng bê tông khổng lồ cũng đáng kết án về tội phá hoại thiên nhiên, Phá hủy hệ thống sinh thái của các loài thủy sản, phá hoại sự cân bằng của thiên nhiên :

* ngăn cản các loài cá qua lại dòng sông,

* khai hoang một vùng đất rộng lớn để làm bể chứa nước thay vì để trồng trọt.

- Các đập thường ở xa các trung tâm kỹ nghệ, do đó phải dẫn điện bắng cáp điện cao thế, nhiều khi đi rất xa, gây thêm ô nhiễm và mất rất nhiều đất đai cũng như tiền đầu tư :

* gây ra những chấn động mặt đất khi tích lũy một lượng nước quá cao.

* xua dân ra khỏi làng mạc nơi họ đã sống bao đời, làm mất đi văn hóa và lối sinh sống cổ truyền.

* khi đập vỡ, tai nạn sẽ vô cùng khủng khiếp, vừa cho người, vừa cho thiên nhiên.

* việc trữ nước và xả nước không phải lúc nào cũng đúng theo yêu cầu của người dân hay của dòng sông. Những cửa sông lớn như Cửu Long bên Việt Nam hay sông Dương Tử bên Trung Quốc lắm khi cạn kiệt vì các đập không chịu xả nước. Khi trong cùng một quốc gia còn có chính phủ làm trọng tài, khi xảy ra giữa hai quốc gia, ai xử ?

-                 Công trình xây đập sử dụng nhiều máy móc nặng trong nhiều năm, thải ra một lượng bioxde de carbone (CO2) đáng kể.

Xác suất đập bị vỡ thường thấp nhưng không phải là không có, nhất là trong các vùng có khả năng động đất cao. Đặc biệt là vùng giáp cao nguyên Tây Tạng nơi lục địa Ấn Độ xích gần lục địa Châu Á 2 cm mỗi năm, (gọi là hiện tượng tectonic).

Con sông Mekong và các đập Trung Quốc trong vùng từ Trùng Khánh đến Vân Nam nằm trong diện có nhiều rủi ro nhất, cho dù lúc nào các kỹ sư Trung Quốc cũng nói họ đã tính toán tất cả rồi. Năm 2008 vụ động đất ở Tứ Xuyên làm 80.000 người chết, các nhà nghiên cứu đại học Colorado cho rằng việc xây đập Zipingpu nằm trên vùng có chỗ nứt (failles) với một bể chứa 1 tỉ mét khối nước, khi xả nước ra có thể đã gây ra vụ động đất.

Trên bình diện kinh tế, một đập với năng xuất 900 MW giá khoảng 2,5 tỷ USD (2.500 triệu USD !). Trên thực tế giá này có thể tăng gấp đôi vì độ khó khăn tùy theo địa thế, diện tích đất quy hoạch và số làng phải đền bù cho người dân ra đi.

Sông Mekong, con sông năng lượng và chiến lược !

Phát xuất từ phía đông cao nguyên Tây Tạng, con sông đổ ra Biển Đông trên vùng biển Việt Nam, dài khoảng từ 4.400 đến 4.800 km, sau khi chảy qua bảy nước : Tây Tạng, Trung Quốc, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Cam-bốt và Việt Nam.

dap3

Sông Mekong khởi thủy từ Tây Tạng (shoesyourpath.com)

Bên Trung Quốc, con sông được mệnh danh là Lan Thương giang (Lancang river), dòng sông sôi động, dài gần 2.200 km, tức một nửa chiều dài của sông Mekong. Nếu điểm bắt nguồn ở cao độ là 4.500m, con sông chỉ quanh quẩn ven núi và khi ra khỏi Trung Quốc ở tỉnh Vân Nam, nó vẫn ở cao độ 500 m, vì vậy làm đập tương đối dễ. Tuy vậy nguyên vùng con sông chảy qua, đã có nhiều vụ động đất lớn xảy ra như ở Trùng Khánh, Vân Nam (tính theo độ Richter : năm 1974 : 6,8 độ, 1996 : 7 độ, 2014 : 6,1 độ), Tứ xuyên (2008 : 7,3 độ, 2013 : 6 độ).

200 km phân ranh giữa Lào và Miến Điện : Con sông vào sâu đất Lào sau đó trở thành biên giới "thiên nhiên" giữa Lào và Thái Lan. Tôi nói "thiên nhiên" nhưng thật ra đây là vùng đất trước kia của Lào, thực dân Pháp và Anh dàn xếp để Thái lấy một phần đất của Lào vào thế kỷ thứ 19 khi hai bên chia nhau Châu Á. Đoạn này dài nhất trên vùng trung lưu, khoảng 1.000 cây số. Tên của dòng sông ở khúc này là Ma Nam Khong (mẹ của các dòng sông), chữ Mekong do những nhà thám hiểm Pháp cuối thế kỷ thứ 19 đọc trại ra từ đó.

Dòng sông chảy tiếp vào xứ Chùa Tháp (Cam-bốt hay Cam-bốt), vào mùa mưa nước tụ vào Biển hồ Tonle sap thành một hồ nước thiên nhiên nuôi sống dân Cam-bốt, mặt hồ Tonle-sap thay đổi từ 2.600 đến 15.000 km vuông tùy theo mùa khô hay mùa mưa. Thể tích nước của hồ là 40 tỉ mét khối, so với lượng nước trung bình hằng năm của sông là 400 tỉ mét khối, phải nói là hồ này điều hòa nước không những cho Cam-bốt mà cả cho đồng bằng sông Cửu Long bên Việt Nam.

Qua đến Việt Nam, các bạn biết rồi, sông Mekong đổi tên thành Cửu Long với hai con sông Tiền và sông Hậu là chính, và 7 phụ lưu chảy ra biển, được gọi chung là Chín Con Rồng (Cửu Long).

Vào mùa khô, dòng sông có nước nhờ tuyết tan từ cao nguyên Tây Tạng, tuy không tràn đầy nhưng đủ nước cho dân sống dọc dòng sông. Vào mùa mưa, 70% lượng nước của sông có được nhờ lượng mưa đổ xuống từ Lào, Thái rồi chảy qua Cam-bốt và Việt Nam rồi đổ ra biển.

Lượng nước đổ ra biển tương đương 15.000 m3/giây vào mùa khô và lên đến 70.000 m3 vào mùa mưa (nghĩa là rất mạnh).

Diện tích tổng cộng hai bên bờ sông khoảng 795.000 km2, rộng gấp hai lần diện tích nước Viêt Nam.

90 triệu dân sinh sống quanh hoặc dọc bờ sông nhờ các hoạt động như canh tác rau màu, ngũ quả, chài lưới, du lịch, vận chuyển…

Riêng tại miền nam Việt Nam, 20 triệu người sinh sống nhờ dòng nước Cửu Long.

Bảng báo cáo sau đây của ủy Hội sông Mekong cho thấy tiềm năng thủy điện trên sông :

dap4

(1) diện tích chung quanh sông Mekong so với tổng diện tích quốc gia - (2) Việt Nam sử dụng khoảng 3000 MW

Những con số này có đã lâu và cần phải cập nhật lại. Riêng Trung Quốc đã vượt quá con số 25 GW với những đập đã xây hiện nay.

Để so sánh với các nguồn nhiên liệu nguyên tử, một lò nguyên tử sản xuất 900 MW. Trung bình, một nhà máy nguyên tử có thể có từ 2 đến 4 lò, tức khoảng 3600 MW. Điều đó cho thấy sông Mekong có thể tạo một nguồn năng lượng sạch và cao, đó là lý do tại sao các quốc gia trong vùng thi nhau xây đập !

Trong cuộc tranh chấp này, Trung Quốc vừa có lợi thế ở thượng nguồn, vừa có kỹ thuật và tiền bạc, những quốc gia nhỏ chúng quanh liệu có đương đầu được không ? Và Việt Nam liệu có một chiến lược rõ ràng hay không ?

Lợi thế của Việt Nam là lẽ phải, là sự thật với cộng đồng thế giới.

Nhưng nếu muốn tranh đấu cho sự thật, thì người mang lý tưởng đó phải có bộ mặt nhân hòa được kính trọng và một sách lược rõ ràng.

Hai điều kiện này mới chính là vấn đề của Việt Nam !

dap5

Quá nhiều đập bên Trung Quốc để làm gì ?

Như đã nói, sông Lan Thương (Lan Cang River) bắt nguồn từ miền nam cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 4000 m và ra khỏi miền Vân Nam ở độ cao 500 m. Trên một khúc sông khoảng 2200 cây số, Trung Quốc cho vào hoạt động 8 đập nước với độ cách xa từ 50 đến 200 cây số.

Bảng sau đây cho ta thấy chi tiết hơn về các đập của Trung Quốc trên dòng sông Lan Thương Mekong.

dap6

Từ thời Đặng Tiểu Bình mở cửa năm 1976 cho đến Kế Hoạch Ngũ Niên thứ XII (2011-2015), Trung Quốc nhấn mạnh đến thủy điện như một chính sách ưu tiên nhà nước. hiện nay, năng lượng do thủy điện chiếm 20% sau than đá 64%.

Trung Quốc xây dựng tổng cộng 11 đập từ những năm 1986 và có thể còn tiếp tục nữa. Tổng cộng điện lực sản xuất 21310 MW bằng 7 nhà máy nguyên tử. Họ dư thừa điện đến nổi bán cả qua Việt Nam, Lào và Thái, chưa kể một phần đưa về miền nam sông Dương Tử. Cái quan trọng hơn cả, các đập này tích lũy 47 tỉ mét khối nước, một lượng nước khổng lồ. Nếu tính theo lưu lượng dòng sông từ cao nguyên Tây Tạng đổ xuống, trong mùa khô, lượng nước này bằng một nửa lượng nước cho cả sáu nước hạ lưu dùng.

Hồi tháng giêng năm nay 2020, khi mực nước sông Cửu Long đã thấp, đập Cảnh Hồng thử đập và giảm mức xả nước, Thái Lan và Việt Nam lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng cho sông ngòi.

Với các đập trên đây, Trung Quốc phá hủy hoàn toàn sự cân bằng của thiên nhiên và khống chế các quốc gia ở hạ lưu Mekong. Khi tôi đến Vân Nam năm 2010, đập Xiaoman đang vào hoạt động, với 4200 MW tức là hơn hẳn một nhà máy nguyên tử, thành phố Vân Nam và các vùng phụ cận đã dư thừa điện nước.

Lúc đó tôi ngỏ ý muốn đi thăm vài cái đập tại Vân Nam, nhưng người hướng dẫn du lịch cho tôi biết vì lý do an ninh, các đập này không được thăm viếng. Thực vậy, rất ít dữ liệu về các con đập này được thông báo công khai (thể tích nước xả ra hằng ngày, thể tích nước nạp vào, khối lượng đất đá di chuyển, công xuất phát điện, …), do đó tất cả các con số này cần phải được kiểm chứng lại, nhiều hơn những con số chính thức.

Để tránh gây tai hại cho các quốc gia ở vùng hạ lưu, thường ta người ta xây đập trên các phụ lưu. Thế nhưng Trung Quốc lấy cớ là dòng Lan Thương chảy trong vùng núi non nên không có phụ lưu lớn, vì thế họ xây đập ngay trên con sông và chắn hoàn toàn dòng nước xuống phía dưới.

Vì tất cả các đập này đều nằm trên dòng chính, Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn lưu lượng nước sông Mekong. Một nguy hại nữa là nếu một đập xụp đổ vì bất cứ lý do nào, các đập đằng sau sẽ bị cuốn trôi và không ai có thể tưởng tượng được chuyện gì sẽ xảy ra cho các xóm làng ở hạ lưu. Những cảnh kềm nước lại làm khô hạn các quốc gia bên dưới, ngay cả Thái Lan và Lào nằm ngay phía hạ lưu, thì hỏi làm sao Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam không bị khô hạn.

dap7

Hình trên đây cho thấy 14 dự án đập nhưng hiện chỉ có 11 đập xây xong thôi. Có thể họ sẽ tiếp tục thực hiện, nhưng cũng có thể họ ngưng lại vì hai lý do :

dap8

Đập Cảnh Hồng, ảnh AP

dap9

Đập Daochaoshan, Vân Nam, ảnh AP.

Phát triển đập của Lào, Thái, Cam-bốt và Việt Nam

Cao độ của sông Mekong từ biên giới Lào qua Thai Lan, Cam-bốt và Việt Nam được cho thấy bởi đồ thị sau đây. Từ Luang Pravang qua đến Việt Nam, sự cách biệt cao độ khoảng 283 m. Với độ cao này, để gia công một cái đập thủy điệ, chỉ ở vùng Tây Bắc Lào là có thể làm được đập cao, càng xuống phía Nam những đập càng nhỏ, nhất là về phía trung phần Việt Nam.

Kèm với bài này là bảng đồ tóm tắt các đập của Việt Nam sát với biên giới xứ Cam-bốt.

dap10

Không phải chỉ Trung Quốc mà các xứ hạ lưu đều rắp tâm xây đập.

dap11

Phần lớn các đập này do Trung Quốc đầu tư dưới dạng xây cất sau đó hoặc tiêu thụ hoặc bán sang Thái, Cho đến lúc này, các đập của Thái và Lào đều nằm trên phụ lưu ngoại trừ đập Xayaburi nhưng trên nguyên tắc, nó không trữ nước (xem hình). Nếu bạn có sang Lào sẽ thấy các bảng quảng cáo China Power Investment nhan nhãn, hãng này điều khiển các hoạt động khai thác vừa bên Vân Nam vừa bên Lào.

Đập Xayaburi được khởi đầu từ năm 2008 với kinh phí 3.5 tỉ USD, do hãng Thái CKPower xây dựng và cũng là khách hàng tiêu thụ. Việt Nam và Cam-bốt phản đối nhưng không thành công, tuy vậy Lào phải ngưng lại một thời gian để trả lời các yêu cầu của họ.

Điều đáng ngạc nhiên là tại sao Lào, một xứ ít kỹ nghệ lại xây nhiều đập như thế ? Chúng ta sẽ nói về sau.

Đập Luang Pravang đang còn trong vòng thảo luận, PetroVietnam tham dự vào công trình này với đầu tư lên đến 37% tổng số vốn nhưng khách hàng là Thái.

Mới tháng 7/2018 công trình xây đập trong vùng Attapeu của Lào gần biên giới với Việt Nam do nhà thầu Thái xây cất bị vỡ, 5 tỉ mét khối nước (tôi không nói sai, hơn 5 tỉ mét khối) kéo theo 6 làng và hằng trăm người mất tích, một tai họa cho người và cho môi trường ít người nói đến.

Tại xứ Cam-bốt, đập Lower Sesan 2 được xây dựng năm 2018 vốn xây dựng 750 triệu USD với Royal Group 39% do Trung Quốc giúp vốn với sự đóng góp của hãng HydroLancang IE 51% của Trung Quốc và Electricy Việt Nam với 10%. Sau 40 năm hoạt động, đập sẽ thuộc sở hữu Cam-bốt. Đập này nằm trên phụ lưu Stung Treng của song Mekong.

Về phần nước Việt

Tưởng cũng cần nhắc lại là Việt Nam khai thác rất nhiều thủy điện, từ Bắc vào Trung. Thủy điện chiếm 40% tổng số điện tiêu dùng hằng năm, khoảng 64 TWh trên 165TWh. Đập thủy điện lớn nhất nằm ở Sơn La với 2400 MW.

Trên các phụ lưu sông Mekong từ xứ Cam-bốt và Lào qua, Việt Nam có nhiều đập như Yali, Plei Krong, Se San 3, Se San 3A, Se San 4, Buon Kop, Dray H’linh 1 et 2, Buom Tun Sreh. Ngoài ra, Việt Nam còn đầu tư vào nhiều đập trong các quốc gia lân bang.

Hai đập chính là :

dap12

dap13

Đập Yali Fall (Vit Nam, wikipedia)

dap14

Đập trên Tây Nguyên (Vietnam)

Ủy hội sông Mekong (MRC) và Hiệp hội Lan Thương – Mekong (LMC)

Trên bình diện quốc tế mãi cho đến năm 1997 chỉ có những hiệp định song phương giữa các quốc gia có chung một dòng sông hay biển hồ để giải quyết những mâu thuẫn khi phải chia sẻ tài nguyên thiên nhiên. Thí dụ hiệp định giữa Na Uy và Thụy Điển năm 1905, hiệp định giữa Canada và Mỹ năm 1909, hiệp định giữa Pháp, Đức, Thụy Sĩ về dòng sông Rhin.

Công ước New York năm 1997 đã trở thành văn bản đầu tiên của Liên hiệp Quốc chi phối cách xử dụng các dòng sông liên quốc gia một cách rành mạch. Trên nguyên tắc, luật quốc tế yêu cầu các quốc gia sống trên cùng một con sông phải thỏa thuận với nhau về cách tổ chức, giải quyết và chia sẻ cách sinh hoạt cũng như cách khai thác chung trên một dòng sông. Hoa Kỳ, Châu Âu và Việt Nam bầu thuận, Trung Quốc chống.

Ủy Ban sông Mekong (Mekong River Committee, viết tắt là MRC) được thành lập từ năm 1957 và được bảo trợ bởi Liên Hiệp Quốc khi ấy dưới sự thúc đẩy của Pháp, Mỹ và Nhật. MRC quy tụ bốn quốc gia Thái, Lào, Cambodge và Việt Nam. Miến Điện không có nhiều quyền lợi nên không tham dự vì chỉ có 200 km với biên giới Lào, Trung Quốc lúc đó không tham dự vì không muốn ai can thiệp vào khúc sông Lan Thương (thượng lưu sông Mekong) của mình.

Nhiệm vụ của MRC là chung trách nhiệm về dòng sông (chất lượng nước, môi trường,…), các công trình xây dựng phải có sự đồng thuận của tất cả. Một công trình đưa ra bởi một quốc gia có thể bị hủy bỏ nếu có một quốc gia khác chống đối.

Ủy Hội Sông Mekong sau đó gặp nhiều khó khăn và không hoạt động vì chiến tranh Đông Dương. Năm 1995 các thành viên bắt đầu sinh hoạt trở lại với một quy ước mới lấy tên là Ủy Ban Sông Mekong (Mekong River Committee trở thành Mekong River Commission) : các quốc gia vẫn chung lo sinh hoạt trên dòng sông nhưng không ai có quyền phủ quyết một đồ án của một quốc gia khác. Đó là điểm quan trọng cho hai nước Việt Nam và Cam-bốt vì nằm ở cuối dòng. Khi ký vào văn bản này, Việt Nam đã ký chấp nhận các sự việc diễn ra từ đó cho đến nay: các đập thay nhau mọc lên cho quyền lợi của Trung Quốc, Lào, Thái Lan và, một cách nào đó, mặc nhiên khai tử Đồng bằng sông Cửu Long.

Người ký vào văn bản Ủy hội Sông Mekong là ông ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm, từ đó ông lãnh búa rìu dư luận. Thực ra 1995 không phải là 1957, chúng ta ở hai thời điểm khác nhau. Năm 1957 Mỹ và Pháp bàn giao bán đảo Đông Dương, Ủy Ban Sông Mekong do Mỹ Pháp và Nhật đứng ra điều khiển được sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc để bảo đảm vấn đề an ninh khu vực, mọi tác động trên dòng sông đều được kiểm soát. 1995, hai năm trước khi có Công Ước New York, các cường quốc đã rút lui, để lại 4 quốc gia hàng xóm ngang hàng với nhau, không ai bảo được ai, thế thì hy vọng trở lại như Ủy Ban trước đó là điều khó thực hiện. Nếu không ký, Việt Nam sẽ hoàn toàn bị loại ra ngoài mọi cơ hội đàm phán về các dự án trên dòng sông Mekong.

Thực vậy, nếu có một đồ án không ưng ý trong vùng, MRC cho phép mỗi quốc gia có quyền phản kháng trong các giai đoạn chuẩn bị. Năm 2012 khi Việt Nam và xứ Cam-bốt phản đối đồ án đập Xayaburi của Lào, công trình này phải dừng lại để trả lời cho hai xứ đó trước khi tiếp tục công việc xây cất. Trường hợp đập Luang Pravang bên Lào, Việt Nam đầu tư vào 38% trên tổng số 2.3 tỷ USD, muốn can thiệp vào đồ án này, theo Bác sĩ Ngô thế Vinh, người theo dõi các vấn đề Đồng bằng sông Cửu Long từ hơn 20 năm nay "tuy các quốc gia thành viên không còn quyền phủ quyết nhưng Lào vẫn phải tuân thủ tiến trình ba giai đoạn (gọi tắt là PNPCA) : (1) Thủ tục Thông báo / Procedures for Notification, (2) Tham vấn trước / Prior Consultation, (3) Chuẩn thuận / Agreement đã cùng ký kết, để bảo vệ con sông Mekong như một mạch sống cho toàn lưu vực".

Năm 2002 đập Yali Falls của việt Nam xả nước gây lụt lội làm trôi một làng bên Miên với nhiều người chết, mùa màng hư hại. Hai bên đưa nhau ra Ủy Hội sông Mekong nhưng rồi chẳng ai làm gì được ai. Nói như vậy để thấy vị trí của Ủy Hội MRC rất tế nhị, nó chỉ có giá trị tham khảo (consultative) chứ không có giá trị quyết định (executive). Khi cả bốn quốc gia có những quyền lợi mâu thuẫn với nhau, ký hay không ký cũng thế thôi. Tưởng cũng cần nhắc lại, Công ước Liên Hiệp Quốc 1997 về việc sử dụng các nguồn nước liên quốc gia, Việt Nam ký năm 2014, với sự biên soạn đặc biệt nhằm bổ sung và hạn chế những bất cập trong các hiệp định lưu vực hiện có như Ủy Hội Sông Mekong 1995, Trung Quốc đã từ chối không ký. Nói chung, Trung Quốc tùy tiện gia nhập cũng như rút lui khỏi các cơ chế thế giới tùy theo quyền lợi của mình.

Trụ sở của Ủy Hội Sông Mekong tại Việt Nam nằm trên phố Hàng Tre … Hà Nội, nơi có những chuyên viên lo lắng cho Đồng bằng sông Cửu Long cách đó … 1600 cây số.

dap15

Đập trên sông Mekong

Năm 2015 Trung Quốc lập hiệp hội Lan Thương – Mekong (Lancang Mekong Cooperation, gọi tắt là LMC). Riêng cái tên của hội cũng gây thắc mắc : Lan Thuơng chính là sông Mekong bên xứ Tàu, tại sao lại đặt tên như thể Lan Thuơng là một dòng sông khác ?

Đây là cách xử dụng quyền lực mềm (soft power) của Trung Quốc để gây ảnh hưởng trong vùng và cũng là một bẫy xập của họ. Trên danh nghĩa Trung Quốc "tỏ thiện chí" hòa giải vấn đề bằng những thảo luận chung. Tuy vậy dưới con mắt quốc tế, vấn đề không hoàn toàn như vậy :

- Vào Hiệp hội LMC tức là các thành viên đương nhiên mặc nhận những lề lối làm việc của hội có nghiĩa là khước từ bản luật quốc tế Công Ước New York. Trung Quốc làm như vậy để che mắt dư luận thế giới. Mọi tranh chấp đều nằm trong khuôn khổ LMC.

- Không vào Hiệp hội tức là bị loại ra mọi bàn luận về những vấn đề trên sông Mekong.

Lần này tất cả các xứ đều tham dự : Việt Nam, Lào, Cam-bốt, Thái, Miến và Trung Quốc. Mục đích là phát triển dòng sông và các dịch vụ sông Mekong. Thái độ của Viêt Nam có khác với các thành viên khác như xứ Cam-bốt và Lào. Việt Nam vào hội nhưng khi cần vẫn lên tiếng bằng đường lối ngoại giao trên các diễn đàn bên ngoài của hội LMC và đã nhiều lần làm bực mình Trung Quốc.

Trên nguyên tắc, để bảo đảm các dịch vụ này, Trung Quốc phải xả nước theo yêu cầu của các quốc gia hạ nguồn, nhưng trên thực tế họ làm ngơ mỗi lần có quốc gia nào lên tiếng hỏi.

Đàng sau hiệp hội có mục đìch gì ? Trung Quốc bây giờ đã nắm giữ tất cả thượng nguồn, từ nước đến điện, chỉ thiếu sự di chuyển trên sông. Trong phần mở đầu nói về kỹ thuật xây đập, tôi có nói các đập có thể điều chỉnh độ cao của nước để cho tàu bè qua lại theo phương cách "âu thuyền" hay "canal lock", (các bạn muốn biết thêm, xem youtube về kinh đào Suez). Người ta cũng biết rằng các giang thuyền của Trung Quốc đều nằm trong lực lượng bán quân sự của nhà nước Trung Quốc, một loại giang cảnh. Những chiếc thuyền này có thể lên đến 100 ngàn tấn, được trang bị súng đạn, đã bắt đầu vượt Vân Nam xuống hạ lưu nơi có nhiều lâm sản và đá quý của Miến Điện và Lào để chở về Tàu.

Trung Quốc làm áp lực trên Lào qua những gói viện trợ "nhân đạo" và thúc đẩy Lào xây đập, cũng vậy xứ Cam-bốt cũng vừa mới thi hành xong 2 đập do Trung Quốc cho vay vốn nhưng do China Power Investment xây dựng . Dân Lào cùng những cơ quan thiện nguyện (NGO hay Non Governement Organisation) phản đối việc xây đập Xayaburi nhưng không thành công. Nay mai thêm đập Luang Pravang, người dân được hưởng gì khi toàn bộ điện phát ra sẽ qua Trung Quốc hay qua Thái để trả món nợ kếch xù mượn khi làm đập ?

Với Lancang Mekong Cooperation, các quốc gia hạ lưu lo ngại Trung Quốc sẽ quân sự hóa dòng sông bằng cách cho những pháo thuyền di chuyển và đóng dọc sông Mekong : Việt Nam sẽ bị kềm bên phải bởi biển đông, bên trái bởi Mekong, và họ sẽ dùng nước để sai khiến các quốc gia trong vùng! Thuận thì họ thả nước ra, nghịch họ sẽ giảm nước lại. 50% lúa gạo của Việt Nam tùy thuộc vào đó !

dap16

Hai mũi tiến công của Trung Quốc vào vùng Đông Nam Á, kẹp chặt lấy Việt Nam. Một chiến lược bắt đầu từ những năm 2000 hay trước đó. Bên phải là Biển Đông đang bị chèn ép ở Vịnh Bắc Bộ về quân sự, bên trái bị dồn vào chân tường với mũi dùi Mekong và các quốc gia láng giềng ngả về phía Trung Quốc, Việt Nam sẽ đương đầu ra sao nếu không có một quốc sách rõ ràng, một bên là biển đảo, một bên là Đồng bằng sông Cửu Long ?

Những vấn đề đặt ra cho Đồng bằng sông Cửu Long

Con sông dài thậm thượt như vậy nhưng chỉ có hai xứ Cam-bốt và Việt Nam được hưởng đất bồi trên một vùng bình nguyên hơn 3 triệu hectares, trước khi có những con đập oái ăm trên vùng thượng lưu, phù sa và các giống nguyên sinh đổ xuống làm cho đồng bằng thêm mầu mỡ.

Bốn vấn đề quan trọng của Cửu Long Giang là : khô hạn, đất bồi, sụt lở và hiện tượng muối tràn vào.

1. Khô hạn : Nếu ngập lụt vừa hay nhỏ rất có lợi vì đem phù sa bồi đắp cho khu vực đồng bằng (delta), ngược lại nếu mực nước lên quá cao và quá lâu, trên nửa tháng, thì là một thiên tai khủng khiếp cho các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Phải nhớ là lưu lượng sông Cửu Long rất cao, 23000m khối vào mùa mưa nhưng chỉ khoảng 3000 m khối vào mùa nắng. 70% lượng nước bắt đầu từ Lào, do có nhiều rừng và nhiều mưa. Sự phá hại rừng rất quan trọng, nó làm giảm thiểu mức nước đổ xuống trong vùng. Nhưng đó là mùa mưa. Vào mùa nắng sông Mekong từ Lào ra đến hạ nguồn cần nước từ Trung Quốc, thế nhưng lấy lí do hết nước, Trung Quốc xả nước tùy tiện không theo một quy luật nào cả, dù các quốc gia có phản đối hay không. Vào mùa khô bây giờ Đồng bằng sông Cửu Long trở nên khô cằn. Vụ việc được đưa lên các ủy hội MRC rồi LMC nhưng chẳng đi đến đâu.

2. Đất bồi hay sediments bây giờ cạn kiệt. Đất bồi bị các đập ngăn cản làm bình nguyên không còn tươi tốt nữa. Các thủy ngư cũng giảm đến 70%. Các con số về dân cư cho thấy có nhiều người bỏ vùng Đồng bằng sông Cửu Long ra đi (hơn 2 triệu người), nhiều ngư dân phải đổi nghề.

3. Sạt lở : Từ nhiều năm nay, lượng phù sa giảm gần 90%. Con sông không được bồi đắp như xưa nên có nhiều hiện tượng sụp lở. Những túi nước ngầm bắt đầu cạn kiệt vì bị khai thác để làm giếng và vì khô hạn nên hiện tượng đất lún càng ngày càng nặng. Không phù sa nước sông không còn màu bùn mà trở nên trong xanh, có cạn kiệt, các cây sống dưới nước cũng hao mòn. Giòng sông dãy chết !

4. Hiện tượng muối tràn vào là do độ thủy triều quá cao, khoảng 3,5 m, nhất là vào mùa nắng cao điểm tháng 3 và tháng 4 trong năm. Lấy thí dụ Cần Thơ cách biển 90 km, cường độ nước biển ùa vào là 1,5 m và Châu Đốc, cách biển 190 km là 1 m. Chất đạm vùng này cao nên gây ra hiện tượng acid hóa nền đất hại cho ngành trồng lúa. Chưa kể là diện tích phủ muối rất lớn, có thể lên tới 20 000 km3, tức 40% của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tượng thay đổi khí hậu là vấn đề cấp bách, nếu không làm gì cả, tỷ lệ này có thể lên tới 60%, tức 60% vựa lúa miền Nam sẽ mất đi. Nếu xảy ra hạn hán hai ba năm liên tiếp thì rất là nguy hại !

Ngoài các hiện tượng trên, còn những vấn đề khác do chính người Việt Nam làm ra :

- Khai thác và tận dụng tài nguyên sông Cửu Long : nạn vét cát làm dòng sông bị lở bờ, nạn đắp bè làm ao nuôi cá nước mặn làm acid hóa đất bị cằn không thể trồng trọt trong nhiều năm. Một chính sách thủy lợi không khoa học mà chỉ nhằm vào mục tiêu xã hội hay chính trị cũng làm cạn kiệt vùng đất tốt này.

- Đốt rừng và tận dụng rừng phía thượng nguồn làm mưa lụt.

- Thái độ khó hiểu của nhà nước Việt Nam khi các hãng nhà nước đầu tư vào các đập trên thượng nguồn. Thực vậy, công ty Điện Lực Việt Nam đầu tư vào đập Lower Sesan 2 bên xứ Cam-bốt, Petro Việt Nam vào đập Luang Pravang, dù chính phủ Việt Nam đều biết rằng càng nhiều đập trên thượng nguồn, thì Đồng bằng sông Cửu Long càng khô cạn. Một cách cắt nghĩa khác : hay có thể nếu họ không can thiệp vào, Trung Quốc hay Thái Lan sẽ nhảy vào thay thế ? Cũng có thể là Việt Nam muốn hiện diện ở trên thượng nguồn và với 10% trong đập Cam-bốt hay 37% vốn đầu tư trong đập Lào, Việt Nam có thể có mặt trong ban điều hành để còn có thể điều nước xuống hạ lưu trong trường hợp khô hạn ? Có thể lắm, nhưng cũng lạ là Việt Nam lại cử hai hãng quốc gia khác nhau đầu tư tại hai đồ án trên cùng một con sông, tại sao không để hoặc EVN hoặc Petro Việt Nam ? Chúng ta không có dữ kiện để phán xét, nhưng ai cũng thấy rằng chuyện này không được minh bạch lắm !

Hậu quả là một vùng mênh mông khô hạn mỗi năm (lên đến 10.000 km2), ngư dân không còn cá để bắt, các ngành trồng lúa hay hoa quả phải đổi sang những hoa màu chấp nhận độ mặn. Ngoài vấn đề kinh tế ra, môi trường cũng bị ô nhiễm nặng nề. Và hiện tại không có giải pháp tức thời nếu Trung Quốc tiếp tục không tuân xử luật pháp quốc tế.

dap17

Có giải pháp nào cho Đồng bằng sông Cửu Long ?

Giải pháp duy nhất và tốt nhất là các đập trên thượng nguồn phải thi hành những gì Trung Quốc nói, đó là điều hòa lưu lượng cho dòng Mekong chạy và nhất là họ phải trong sáng (transparency) trong cách giải quyết vấn đề nước cho hạ nguồn. Xong chuyện đó xem như không tưởng.

Hội nghiên cứu của Mỹ Stimson https://www.stimson.org/ chỉ ra Trung Quốc đang muốn thâu tóm tất cả nước thượng nguồn để chi phối miền Nam và bắt lọn mọi quốc gia bằng nước.

Những biện pháp nhà nước Việt Nam thực thi từ sau 1975 đến giờ không giải quyết được gì, tình trạng sông Mekong vẫn chưa giải quyết xong mà lại còn có chiều thảm hại hơn : đất vẫn xụp, muối vẫn tràn ngập và các đập phía trên thượng nguồn vẫn tiếp tục ngăn ngư sản cũng như đất bồi xuống phía nam.

Tưởng cũng nên cần biết là sự lên xuống thủy triều của sông Cửu Long rất đặc biệt : Thuỷ triều từ Biển Đông là bán nhật triều, sáng và chiều hai lần trong ngày; hai lần nước lớn tiếp theo hai lần nước ròng, mực nước lên xuống bốn lần trong một ngày. Để ngăn nước muối, nhà nước đã cho xây một đập ngăn mặn tại cửa sông Ba Lai với chức năng chặn mặn giữ ngọt. Sau 15 năm hoạt động hiệu quả vẫn chưa thấy. Thật vậy, mặc dù cửa sông chặn được nước mặn nhưng hệ thống kinh đào chằng chịt dẫn nước mặn vào, cuối cùng khúc sông nầy trở thành vùng biển mặn. Nghe nói vào mùa khô, đất Định Tường thiếu nước ngọt phải mua nước từ các vùng khác tải về. Chưa hết, sự hiện diện của đập này làm mất đi phần nước lợ với những thủy sản đặc biệt nước lợ vốn rất nhiều, nay biến mất.

Giải pháp đập ngăn mặn có thể tốt nhưng phải biết cách giải quyết cách nước sông ra vào (với hệ thống monitoring cách cho nước ra vào) tùy theo thủy triều lên xuống và mùa mưa mùa nắng, nếu chỉ là một cái đập ngăn mặn không điều hòa nước ra nước vào, dòng sông sẽ chết !

Cửa Ba Thắc đã bị bồi đắp từ lâu, con sông Ba Lai đang dãy chết. Chín con rồng nay đã chết hai. Cửu Long trở thành Thất Long.

dap18

Đập ngăn mặn Ba Lai (hình của Lê Quỳnh, báo Người Đô Thị, nguồn internet)

Chưa hết, đập này vẫn còn đang lấn cấn thì nghe nói chính phủ sẽ cho xây tiếp một đập khác trên sông Cái Lớn Cái Bé thuộc tỉnh Kiên Giang với một ngân khoảng lên đến 150 triệu USD !

Chúng ta có thể bàn một chút về nguồn năng lượng thủy điện rồi từ đó bàn sang một chính sách nhiên liệu và nguyên liệu cho Việt Nam.

Thủy điện có phải là một năng lượng sạch và rẻ hay không ?

Nếu nói rằng thủy điện có giá rẻ hiện nay thì chắc ai cũng đồng ý, nhưng đưa về tương lai 20 năm tới đây thì chưa chắc. Một đập thủy điện có giá thành khoảng 3 đến 4 tỷ USD (rẻ hơn một chút so với một lò nguyên tử), chưa kể hệ thống phân phối đi xa. Có ai đến Vân Nam, nhìn lên bầu trời mới thấy hệ thống những giây cáp cao thế chằng chịt. Những sợi dây này từ 120 kV trở lên kéo đi về các thành phố gần bờ biển rất tốn kém. Chưa kể đất đai quy hoạch để làm bể chứa nước, chiếm đất dân chúng làm vùng đất an toàn, tóm lại, rất nhiều vùng đất thay vì để trồng trọt bị huy động chết dí như thế qua nhiều thập niên nếu không nói là thế kỷ. Với các quạt gió hiện nay có năng xuất cao (có thể lên đến 7MW cho mỗi quạt và còn tăng lên nữa) có giá thành nhẹ (khoảng 100 kUSD), và nhất là chiếm ít đất, xây dựng gần nơi tiêu thụ nên không cần câu điện đi xa, tôi e rằng thủy điện về lâu về dài sẽ mất đi thế thượng phong. Một cái ferme chứa khoảng 200 cái quạt gió có thể bằng một lò nguyên tử !

Về nguyên liệu mặt trời, theo một nghiên cứu của J.Waldman và S.Sharma, người ta có thể thay thế tất cả lượng thủy điện của Mỹ 275 TwH năm 2016 bằng các tấm nhiệt mặt trời chiếm diện tích của thành phố Delaware, nhưng chỉ là 13% diện tích của các đập thủy điện bên Mỹ thôi.

Trung Quốc bắt đầu xoay hướng và bớt xây các đập bên nước họ nhưng lại đi khắp nơi để làm đập. Thử hỏi một cái đập bên Lào hay xứ Cam-bốt trong 40 năm nữa khi trở về với Lào sẽ có ai là khách hàng ?

Có thể trong tương lai Trung Quốc sẽ bỏ dần các đập thủy điện, tuy vậy tôi e rằng các nước này tiếp tục giữ đập làm bể nước. Có đồn đoán họ muốn đổi dòng nước đi ngược về phía bắc, vùng Shanxa, nơi có hạn hán từ nhiều thập niên qua, nhưng chuyện này chưa được kiểm chứng !

Như đã nói ở trên, các đập của Trung Quốc và cả Lào đang được xây dựng trên vùng hoạt động của đất. Đã có những trận động đất cả phía bên Trung Quốc và phía Lào, may mắn là lúc đó chưa có nhiều nhà thủy điện. Nhưng nếu chuyện sẽ xảy ra trong tương lai, mọi sự sẽ ra sao ? Nên nhớ rằng cách xây đập liền lạc với nhau như vậy, một cái đổ kéo theo những cái khác phía đằng sau như quân domino, liên quốc gia.

Tôi không biết nhiều về Môi Trường học nên không dám bàn về những giải pháp này. Tuy vậy theo một số chuyên gia, chuyện nên làm là :

- Xây một cái hồ nước ngọt thiên nhiên đủ rộng để tự trữ nước ngọt vào mùa mưa để tránh lụt lội và điều hòa nước ra vào mùa nắng ! Các bạn có qua Singapore cũng đã thấy nước này xây hai hồ nước ngọt dự trữ phòng khi Mã Lái Á cắt đứt nguồn nước ngọt. Hai hồ này chiếm một diện tích đáng kể cho tiểu quốc này nhưng Lý Quang Diệu chủ trương đó là hồ chiến lược, phải làm.

- Xây đập ngăn mặn nhưng phải tùy theo chuyển động của thủy triều và được điều động thông minh (monitoring).

- Nghiên cứ để xử dụng hệ thống sông ngòi chằng chịt của miền nam để làm một loại hệ thống điều hòa nước ngọt,

- Xây một nhà máy lọc nước mặn thành nước ngọt để xử lý nước mặn vào phá hoại mùa màng. Kinh Nghiệm của Singapore một lần nữa cũng nên học thêm của người. Các bạn ở San Diago USA chắc đã từng nghe đến nhà máy Carlbas Desalination lọc nước biển lấy nước ngọt cho người dân.

- Phải xử dụng những nhân tài trong nước, có lòng với tổ quốc, và các chuyên viên hải ngoại có nhiều kinh nghiệm.

- Phải trừng phạt nạn cát tặc trên dòng sông và những nạo vét không kế hoạch.

- Xin viện trợ cho chương trình tài nguyên thiên nhiên từ World Bank, IMF.

- Và xin chớ thọc bàn tay nhám vào quỹ cứu Đồng bằng sông Cửu Long !

Kết luận

Để kết luận bài này, theo tôi, Việt Nam phải có :

Một chiến lược được đưa lên tầm quốc gia cho Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam nếu không muốn nói là của thế giới nếu tính theo mức xuất cảng hiện nay (thứ nhì sau Thái Lan) :

- Phải có một kế hoạch lâu dài : vừa tìm cách giải quyết các vấn đề nhất thời như lụt lội, hạn hán, … vừa phải có sách lược đầu tư vào các trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo chuyên viên về sông ngòi, môi trường, …

- Phải có sự hậu thuẫn của thế giới bằng cách khuyến khích các cơ quan thiện nguyện thế giới NGO vào giúp sức và tuyên truyền cho lẽ phải của mình.

- Liên kết với các hiệp hội như The World Commission on Dams với sự ủng hộ của của các uốc gia thành viên.

- Phải đem vấn đề Mekong ra các quốc gia trong vùng như ASEAN, APEC, Hội đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc và thế giới nhờ giải quyết.

Có như vậy mới có thể cứu được Đồng bằng sông Cửu Long.

Tạm chấm hết.

Lê văn Truyển

(02/09/2021)

Thư tịch (và tác giả cảm ơn các nguồn này) :

Website MRC

Les travaux sur le Mekong de Paul Bourrières

Website Stimson

Larousse online.

Association Save the Mekong

Bác sĩ Ngô Thế Vinh, hiện sống tại Mỹ, người đã đi dọc con sông Mekong và cảnh báo chuyện này từ trước năm 2000. Bạn có thể đọc quyển Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng của ông, viết bằng hai thứ tiếng, Việt và Anh ngữ.

Website Eyes on Earth

Wikipedia (plusieurs articles)

Báo Vietnam Express, Báo Thanh Niên, Báo Tuổi Trẻ gồm nhiều tin tức trong nhiều năm.

Hồ Tá Khanh : Le vietnam et les aménagements hydroélectriques dans le bassin versant du Mekong.

Website của Mekong Environment Forum và Can Tho University

Website của MEF (Mekong Environment Forum) và Đại học Cần Thơ.

Published in Quan điểm

Ủy hội Sông Mêkông báo động : Mực nước xuống đến mức đáng lo ngại

Trọng Nghĩa, RFI, 12/02/2021

Mực nước sông Mêkông đã giảm xuống mức "đáng lo ngại" một phần bắt nguổn từ việc các đập thủy điện của Trung Quốc ở thượng nguồn hạn chế dòng chảy của con sông. Trong một thông cáo công bố hôm nay, 12/02/2021, Ủy Hội Sông Mêkông (MRC) đã cho biết như trên vào, và kêu gọi Bắc Kinh chia sẻ tất cả dữ liệu nước.

1111111111111111111111

Nước sông Mê Kông chuyển thành xanh biếc và xuống thấp. Ảnh tại vùng Nakhon Phanom, Thái Lan, tháng 12/2019. AP - Chessadaporn Buasai

Theo ghi nhận Ủy Hội MRC, được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, tuyến đường thủy quan trọng trong khu vực Đông Nam Á đã chuyển sang màu xanh lam dọc theo biên giới Thái-Lào, thay vì màu nâu thường thấy. Đây là dấu hiệu cho thấy dòng nước bị cạn và lượng phù sa giàu dinh dưỡng đã xuống thấp - một phần do việc đập Cảnh Hông (Jinghong) ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc đã hạn chế dòng chảy con sông.

Thông báo cho biết là lượng mưa thấp và các đập ở hạ nguồn sông Mêkông và các phụ lưu cũng góp phần làm giảm mực nước.

Theo ông Winai Wongpimool, giám đốc bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của Ban Thư ký Ủy Hội Sông Mêkông thì "đã có những đợt nước dâng cao và xuống thấp đột ngột ngay dưới đập Cảnh Hồng, thâm chí xa hơn, ở tận Viêng Chăn.

Những biến động như vậy ảnh hưởng đến việc di cư của cá, nông nghiệp và giao thông vận tải mà gần 70 triệu người dựa vào để kiếm sống và an ninh lương thực. Winai nói :

"Để giúp các nước hạ nguồn sông Mêkông quản lý rủi ro hiệu quả hơn, chúng tôi kêu gọi Trung Quốc và chính các nước ở hạ nguồn chia sẻ kế hoạch xả nước của họ với chúng tôi".

Theo MRC, các điều kiện bình thường có thể được khôi phục nếu các hồ chứa của các con đập Trung Quốc xả ra lượng nước lớn.

Năm ngoái, Trung Quốc đã cam kết chia sẻ dữ liệu từ các con đập với các nước thành viên MRC là Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam.

Vào tháng Giêng, Bắc Kinh đã thông báo với các nước láng giềng rằng các con đập của họ đang lấp đầy các hồ chứa và dòng chảy sẽ được khôi phục về "trạng thái hoạt động bình thường" vào ngày 25 tháng Giêng. Tuy nhiên, mực nước lại giảm một lần nữa vào tháng Hai và và thông cáo của MRC không đề cập đến bất kỳ thông báo nào gần đây từ Bắc Kinh.

Trọng Nghĩa

*********************

Nước sông Mekong xuống thấp đáng ngại vì Trung Quốc giữ nước ở đập thuỷ điện

RFA, 12/02/2021

Ủy hội Sông Mekong (MRC) hôm 12/2 cho biết nước sông Mekong đã xuống thấp đến mức đáng ngại một phần do Trung Quốc giữ nước ở đập thuỷ điện. Uỷ ban đồng thời kêu gọi Bắc Kinh chia sẻ các dữ liệu về nguồn nước của sông Mekong. Hãng tin Reuters loan tin này vào cùng ngày.

222222222222222222

Đoạn sông Mekong trên biên giới giữa Lào và Thái Lan - Reuters

Theo MRC, nước sông Mekong đoạn chảy qua biên giới Thái Lan và Lào đã chuyển từ màu nâu thường có sang màu xanh dương, báo hiệu mực phù sa rất thấp trong nước. MRC nhận định nguyên nhân là do việc giữ nước ở đập Cảnh Hồng thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

MRC cho biết đã có tình trạng lên xuống thất thường của nước sông Mekong thời gian qua ngay sau đập Cảnh Hồng. Điều này làm ảnh hưởng đến sự di cư của cá, nông nghiệp và giao thông trên sông nơi có khoảng 70 triệu người đang sống dựa vào nguồn nước sông Mekong.

MRC kêu gọi Trung Quốc và các nước hạ nguồn sông Mekong chia sẻ dữ liệu nguồn nước với uỷ ban này.

Hiện Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa đưa ra bất cứ phản ứng nào trước tuyên bố mới của MRC.

Trung Quốc hồi năm ngoái đã cam kết sẽ chia sẻ thông thin nguồn nước và các đập thuỷ điện với MRC và các nước hạ nguồn sông là Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia.

Hồi tháng 1 vừa qua, Bắc Kinh cũng đã thông báo cho các nước hạ nguồn sông biết việc các đập thuỷ điện ở nước này sẽ trữ nước và dòng nước sẽ trở lại mức bình thường vào ngày 25/1.

************************

Mc nước sông Mekong thp 'đáng lo ngi', Trung Quốc cn cp thêm d liu v đp

VOA, 12/02/2021

y hi sông Mekong (MRC) hôm th Sáu 12/2 cho hay mc nước ca sông Mekong đã h thp xung mc "đáng lo ngi", mt phn do lượng x b hn chế t các đp thy đin ca Trung Quc thượng ngun. MRC kêu gi Bc Kinh chia s tt c d liu ca h v lưu lượng nước.

333333333333333333333

Đp Đi Triu Sơn chn sông Mekong tnh Vân Nam, Trung Quốc.

Dòng sông cũng là tuyến đường thy quan trng đã chuyn sang màu xanh lam dc theo biên gii Thái-Lào, thay vì có màu nâu đc thường thy. Điu này báo hiu v mc nước nông và lượng phù sa giàu dinh dưỡng b gim xung thp - mt phn do hn chế v lượng nước x t đp Cnh Hng tnh Vân Nam ca Trung Quc, y hi liên chính ph MRC nói.

Tuyên b hôm 12/2 ca y hi cho biết lượng mưa thp và các đp trên h vùng sông Mekong cũng như trên các ph lưu cũng góp phn làm gim mc nước.

Winai Wongpimool, Giám đc B phn H tr K thut ca Ban Thư ký MRC, nói : "Mc nước trong đon t h lưu đp Cnh Hng xung ti Vientiane đã có nhng đt dâng lên và h xung đt ngt".

Nhng biến đng như vy nh hưởng đến hot đng di cư ca cá, nông nghip và giao thông vn ti mà gn 70 triu người da vào đó đ kiếm sng và duy trì an ninh lương thc.

Winai nói tiếp : giúp các nước H vùng sông Mekong qun lý ri ro hiu qu hơn, chúng tôi kêu gi Trung Quc và chính các nước H vùng sông Mekong chia s kế hoch x nước ca h vi chúng tôi".

MRC cho biết các điu kin bình thường có th được khôi phc li nếu có lượng nước ln được x t các h cha ca các đp bên Trung Quc.

Cơ quan Giám sát Đp Mekong do Hoa K tài tr, s dng d liu v tinh đ theo dõi mc nước, cũng cho biết h nhn thy có s biến đng hàng ngày v lượng nước x ra t đp Cnh Hng ca Trung Quc vào tháng 2.

Hi tháng 1, Bc Kinh đã thông báo vi các nước láng ging rng các con đp ca h đang tích nước trong các h cha và lưu lượng s được khôi phc v "trng thái hot đng bình thường" vào ngày 25/1.

Lượng nước x ti đp Cnh Hng là 785 mét khi/giây vào đu tháng 1 trước khi tăng lên 1.400 mét khi/giây vào gia tháng 1, MRC cho biết.

Tuy nhiên, lượng nước li gim vào tháng 2, và đt mc 800 mét khi/giây hôm th Năm 11/2, MRC cho biết.

Theo Reuters

Published in Châu Á

Mêkông : Ảnh vệ tinh Mỹ buộc Trung Quốc minh bạch hơn số liệu nước thủy điện

Trọng Thành, RFI, 06/01/2021

Viễn cảnh sông Mêkông cạn dòng về mùa khô và rối loạn nhịp nước đã được giới chuyên gia, các tổ chức xã hội dân sự, chính phủ nhiều nước khẩn thiết cảnh báo từ nhiều năm nay. Hệ quả trực tiếp là đời sống của hơn 60 triệu dân cư ven bờ bị ảnh hưởng nặng nề. Nguyên nhân hàng đầu mà nhiều nhà quan sát chỉ ra là các đập thủy điện dòng chính, trong đó có 11 đập thủy điện Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục bác bỏ cáo buộc này.

mekong1

Lượng nước chứa trong các hồ trữ nước 11 đập thủy điện ở Lan Thương, Mêkông, Trung Quốc, cuối tháng 7/2020, theo số liệu của dự án Mekong Dam Monitor.  © Ảnh chụp màn hình Stimson Center

Hôm 14/12/2020, một dự án do chính phủ Mỹ tài trợ một phần mang tên Mekong Dam Moniter/Giám sát Đập Mêkông (gọi tắt là MDM) ra mắt, với sứ mạng thông tin đến công chúng về ảnh hưởng trực tiếp của các đập lớn đến dòng chảy Mêkông. Dự án MDM, dựa trên các hình ảnh do vệ tinh cung cấp, có tham vọng đưa ra bức tranh toàn diện về tác động của các con đập, đúng theo thời gian gần như thực. 

Cho đến nay, gần như có rất ít thông tin chính xác về lượng nước vào ra của các đập thượng nguồn Trung Quốc (trên đoạn sông mà Trung Quốc gọi là Lan Thương) được chia sẻ ra bên ngoài, cho dù có nhiều bằng chứng về đập thượng nguồn làm thay đổi chu kỳ dòng chảy tự nhiên của Mêkông, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở hạ lưu, cũng như nghề đánh cá nước ngọt, các nguồn sinh kế chủ yếu của cư dân hạ lưu, bao gồm Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam (Đồng bằng sông Cửu Long). Việc dự án Giám sát Đập Mêkông ra mắt mang lại hy vọng tạo áp lực buộc Trung Quốc phải minh bạch hơn về số liệu liên quan đến nước đập thủy điện.

Ảnh vệ tinh với sai số +/- 1 mét

Dự án MDM có mục tiêu cung cấp số liệu mực nước của sông hoặc hồ chứa, nơi không có dữ liệu thu thập tại chỗ, hoặc nơi dữ liệu tuy được đo, nhưng không được chia sẻ với các bên liên quan. Dự án sử dụng các hình ảnh của trạm dịch vụ vệ tinh Sentinel-1 và quy trình hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS), để xác định mực nước trong lòng của 13 con đập (trong đó có 11 đập trên đất Trung Quốc) và hồ chứa đã hoàn tất trên dòng chính Mêkông, cùng với 15 đập và các hồ chứa trên phụ lưu với công suất trên 200 MW, với sai số là + / 1 mét. Thời gian cung cấp thông tin là một tuần một lần.

Trạm dịch vụ vệ tinh Sentinel-1 gồm hai vệ tinh quỹ đạo địa cực (Sentinel-1A và Sentinel-1B được đưa lên quỹ đạo năm 2014 và 2016), hoạt động phối hợp cả ngày lẫn đêm, thực hiện nhiệm vụ chụp ảnh theo công nghệ giao thoa radar độ mở tổng hợp (synthetic aperture radar imaging), cho phép thu nhận được hình ảnh với độ chính xác cao, bất kể thời tiết. Sentinel-1 là một trong năm dịch vụ chính của chương trình ​​Copernicus ca Cơ quan Không gian Châu Âu (ESA). 

Kỳ vọng

Trước hết RFI tiếng Việt đặt câu hỏi với ông Nguyễn Hữu Thiện, nhà nghiên cứu độc lập về môi trường (Cần Thơ, Việt Nam) về ý nghĩa của dự án này. Ông Nguyễn Hữu Thiện nhận xét :

"Dự án MDM rất hữu ích trong việc tạo sự minh bạch về hoạt động tích-xả nước của các đập thủy điện, ảnh hưởng đến lượng nước của sông Mêkông. Dự án MDM góp phần thúc đẩy Trung Quốc tăng tính minh bạch, chia sẻ dữ liệu dòng chảy mùa khô của đoạn sông Mekong ở Trung Quốc. Đây là việc rất tốt (1). Ưu điểm của dự án MDM là cho phép so sánh dòng chảy sông Mêkông bị ảnh hưởng bởi các đập, so với tình huống tự nhiên khi chưa có đập như trước đây".

Hoài nghi

Về dự án Giám sát Đập Mêkông vừa được Mỹ khởi động, Phó Giáo sư Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, trưởng ban điều hành Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam (VRN), tỏ ra ít lạc quan hơn nhiều. Trả lời báo Đất Việt, ông Đào Trọng Tứ ghi nhận trước hết dự án MDM làm "gia tăng thêm sự cạnh tranh giữa hai cường quốc ở sông Mêkông". Riêng về việc hợp tác, chia sẻ thông tin của Trung Quốc với các nước ở hạ du sông Mêkông, căn cứ trên kinh nghiệm nhiều năm trở lại đây từ cơ chế hợp tác Lan Thương - Mêkông, cho dù Bắc Kinh có hứa hẹn, ông Đào Trọng Tứ cho rằng "thực tế đã chứng minh chuyện cung cấp, chia sẻ thông tin chỉ có tính chất tượng trưng mà thôi" và "không ai tự dưng đem chuyện nhà mình đi nói với người khác" (2). 

Phản đối

Đúng vào hôm Mỹ công bố dự án Giám sát Đập Mêkông, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng : "cực lực phản đối những hành động hiểm độc để gây chia rẽ … Cộng đồng khoa học quốc tế và Ủy hội Sông Mêkông tin rằng chuỗi đập thủy điện Lan Thương sẽ giúp duy trì sự ổn định của dòng chảy Mêkông và có lợi cho việc ngăn ngừa lũ lụt và cứu trợ hạn hán của các quốc gia Mêkông" (Tân Hoa Xã, ngày 14/12/2020). Báo chí nhà nước Trung Quốc phản ứng dữ dội. Xã luận báo China Daily bình luận : "dự án này không là gì khác ngoài một phần trong chiến dịch gây ảnh hưởng của Washington nhằm bôi nhọ Trung Quốc và khiến các nước láng giềng chống lại Trung Quốc" (China Daily, ngày 16/12/2020).

Truy xét biến động nước từng con đập

Trả lời RFI về vấn đề này, kỹ sư Phạm Phan Long (California, Hoa Kỳ), chuyên theo dõi các vấn đề môi trường Mêkông từ hàng chục năm nay, cho biết ý nghĩa của dự án MDM :

"Mekong Dam Monitor là chương trình của viện nghiên cứu Stimson Center, đó là một nhóm nghiên cứu độc lập được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ. Thêm vào đó MDM dựa vào nghiên cứu của Eyes on Earth (EOE) là một cơ quan trực thuộc NASA của chính phủ Hoa Kỳ. Mekong Dam Monitor cung cấp số liệu hoạt động thủy điện Trung Quốc trên Vân Nam. Là nghĩa vụ quốc tế chung cho các nước chung lưu vực, nhưng 25 năm rồi Trung Quốc chia sẻ thông tin manh mún và không thường xuyên. Với nghiên cứu không ảnh vệ tinh này, lẽ ra Hoa Kỳ và các thành viên Mêkông có thể chủ động theo dõi và phân tích từ 1995 khi Trung Quốc vận hành con đập đầu tiên Mãn Loan. Bây giờ khi Trung Quốc đã làm xong 11 đập lớn, với khả năng tích chứa 40 tỉ mét khối, Mekong Dam Monitor từ đây sẽ giúp truy xét những biến động mực nước lên xuống bất ngờ, đưa ra ánh sáng và tạo áp lực buộc Trung Quốc phải dè dặt, vận hành các hồ thủy điện Vân Nam chừng mực hơn".

Về ý nghĩa của dự án MDM so với các hiểu biết đã có về dòng chảy Mêkông, kỹ sư Phạm Phan Long cho biết thêm :

"Từ năm 2012 đến nay đã có nhiều nghiên cứu quốc tế dùng mô hình thủy học đánh giá tác động tích hợp của thủy điện đối với môi trường và sinh kế dân cư tại lưu vực Mêkông. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó của ICEM, HDR, MRC, OXFAM, không cung cấp số liệu sống từng tuần của mực nước như mô hình viễn thám của MDM. Hiện tại, Mekong Dam Monitor mới chỉ mới cung cấp lưu lượng dòng chảy tại hai trạm Chiang Saen (Thái Lan) và Vientiane (Lào) của lưu vực. Trong tương lai, để phơi bày thực chất của việc sử dụng nước cho thủy điện tại Trung Quốc, MDM cần cung cấp toàn bộ lưu lượng vào và ra tại tất cả các hồ chứa và dung tích của chúng từng giờ để làm bài toán lượng nước mất ở đâu và vào lúc nào".

"Dòng chảy môi sinh" : Hướng đến quy trình liên hồ thuỷ điện toàn lưu vực

Số liệu và thông tin từ Mekong Dam Monitor và EOE có hiệu ứng thực tế gì và giúp bảo vệ Cam Bốt và Việt Nam như thế nào, kỹ sư Phạm Phan Long giải thích :

"MDM và EOE cung cấp mực nước của 13 hồ chứa dòng chính và 13 hồ chứa phụ lưu, nên khi có dao động mực nước xuống hạ du, Cam Bốt và Việt Nam có thể truy cứu nguyên nhân, thảo luận với các quốc gia chủ hồ. EOE chưa tính toán lưu lượng dòng chảy trên các biểu đồ như họ ghi trên biểu đồ của báo cáo. Tác giả chính của EOE Alan Basis, đã đồng ý và cho tôi biết ông đang hợp tác với Mekong River Commission để hoàn chỉnh. Tiềm năng của MDM rất lớn, khi hoàn chỉnh xong sẽ có số liệu để thiết lập chính sách bảo vệ lưu vực dựa vào quan trắc kiểm chứng được. Khi khai thác số liệu thủy học, tác động của 26 hồ thủy điện Trung Quốc và Lào, sẽ được chứng minh rõ trong mùa mưa, Biển Hồ Tonle Sap bị mất nhịp lũ và Đồng bằng sông Cửu Long cùng mất mùa nước lớn ra sao ; tiếp sau đó sang mùa khô, nước từ Biển Hồ không có để bù đắp cho Đồng bằng sông Cửu Long như thế nào. Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học mới thiết lập được quy trình vận hành liên hợp các hồ thủy điện để duy trì "dòng chảy môi sinh" (environmental flow) (3) cho Biển Hồ và Đồng bằng sông Cửu Long được bền vững, theo quy ước tối thượng cho các sông ngòi quốc tế là "không ai gây hại cho ai"".

Đập tả ngạn ở Lào : Khoảng trống dữ liệu

Đối với nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Hữu Thiện, dự án MDM là một điểm khởi đầu rất tốt để tiến tới minh bạch hóa các số liệu nước tích – xả ở các đập tả ngạn Mêkông, trên các phụ lưu, mà theo ông, có ý nghĩa trực tiếp quan trọng hơn với Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam :

 "Có thể thấy là đối với Đồng bằng sông Cửu Long thì lượng mưa ở phần Hạ lưu vực quan trọng hơn rất nhiều so với lượng nước từ phần Trung Quốc. Theo số liệu của Ủy hội Sông Mêkông Quốc tế (MRC), tổng dòng chảy cả năm của sông Mêkông tính trung bình nhiều năm là 475 tỉ mét khối, trong đó lượng nước trong phần lãnh thổ Trung Quốc đóng góp 16%, Miến Điện 2%, phía tả ngạn tức phần Lào đóng góp 35%, phần Thái Lan 18%, Cam Bốt 18%, phần Việt Nam gồm mưa ở Tây nguyên và mưa tại chỗ Đồng bằng sông Cửu Long là 11%. Trong đó lượng mưa phía tả ngạn con sông, tức là trên đất Lào quyết định rất lớn đến việc Đồng bằng sông Cửu Long có mùa lũ hay không vào mùa mưa, và bị hạn mặn như thế nào trong mùa khôTrên các sông nhánh của sông Mêkông ở phía Lào có đến hơn trăm đập thủy điện. Gặp những năm có El Nino ít nước thì mưa trên đất Lào bị các hồ chứa của hơn trăm đập chi lưu này giữ lại. Nước các sông nhánh không đổ ra được dòng chính để xuôi về hạ lưu, làm cho tình hình hạn ở hạ lưu tồi tệ thêm. Qua một mùa khô hạn thì các hồ chứa bị cạn, đến đầu mùa mưa thì các cơn mưa đầu mùa sẽ bị các đập này giữ lại hết, do đó ở phía hạ lưu sẽ không có mùa lũ, dù có mưa trở lại. Từ trước đến nay chúng ta không hề có bất cứ dữ liệu nào về việc vận hành tích - xả nước của các đập ở đây".

Về tình trạng thiếu nước trầm trọng vào mùa khô ở hạ lưu Mêkông, Trung tâm Stimson chủ trì dự án MDM nhấn mạnh nhiều hơn đến vai trò đặc biệt quan trọng của các đập thủy điện Trung Quốc, bởi lượng nước đến từ Trung Quốc vào cao điểm mùa khô (tức tháng 4), trong điều kiện tự nhiên, có thể lên đến 40% (báo cáo kết luận của Peter T. Adamson nộp MRC năm 2006). Sở dĩ nước từ Trung Quốc chiếm tỉ lệ lớn đó là do tuyết tan là nguồn cung cấp nước chủ yếu trong mùa này.

Nhiều người quan tâm hy vọng, sau khi kho dữ liệu MDM hoàn chỉnh, tỉ lệ đóng góp của từng khu vực, trong từng mùa, từng tháng…, tác động của mỗi đập đến đâu, phần nào do trách nhiệm từ các đập Trung Quốc, phần nào do đập ở Lào… sẽ được minh xác.

Minh bạch về thủy điện "tả ngạn" : Áp lực gián tiếp với Bắc Kinh

Trên thực tế, Trung Quốc không phải là đích ngắm duy nhất của MDM. Mục tiêu của dự án là "cải thiện việc quản lý xuyên biên giới dòng chảy Mêkông thông qua việc chia sẻ dữ liệu và ra quyết định dựa trên căn cứ khoa học". Nền tảng dữ liệu của MDM dựa trên đóng góp của nhiều đối tác. Từ chính phủ các nước, các tổ chức liên chính phủ như Ủy hội Sông Mêkông, các tổ chức phi chính phủ, cũng như các đối tác khác trong và ngoài khu vực, của đối tác ASEAN cũng như Trung Quốc. Việc minh bạch thông tin về các đập ở hạ lưu, cụ thể như ở vùng tả ngạn lưu vực sông Mêkông, có thể coi như một áp lực gián tiếp, tạo một xu thế minh bạch hóa chung nhằm gia tăng hợp tác, có thể thúc đẩy Trung Quốc phải dần dần minh bạch thông tin.

Dự án Giám sát Đập Mêkông, với chủ trương "cung cấp dữ liệu dựa trên bằng chứng để chống lại những tuyên bố không chính xác về tình trạng và hoạt động của các đập, hồ chứa và dòng chảy của nước trên lưu vực sông Mêkông", có thể coi là một áp lực bổ sung với Trung Quốc, trong bối cảnh Washington đã liên tục có nhiều áp lực với Bắc Kinh trong hồ sơ Mêkông trong năm 2020 vừa qua (4). Lần này, với công nghệ không ảnh độ chính xác cao, thì không chỉ là lưu lượng nước bị giữ lại trên thượng nguồn nói chung, mà là việc vận hành nước vào ra của từng con đập cũng sẽ bị đưa ra ánh sáng.

Tuy nhiên, khả năng buộc Bắc Kinh công khai dữ liệu còn phụ thuộc vào sự đoàn kết của các quốc gia hạ lưu, quyết tâm bảo vệ lợi ích sống còn của người dân. Để thực hiện nghĩa vụ chung tay đóng góp bảo vệ "dòng chảy môi sinh" của con sông chung, ắt hẳn tâm lý đèn nhà ai, nhà nấy rạng, còn đè nặng lâu nay phải được vượt qua. Minh bạch về thủy điện tả ngạn Mêkông là một trong những hành động cần làm để khẳng định sự đoàn kết và trách nhiệm của các nước hạ lưu.

Trọng Thành

Nguồn : RFI, 06/01/2021

Ghi chú :

1. Về hậu quả của các đập thủy điện Trung Quốc, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Thiện cũng lưu ý là đối với Đồng bằng sông Cửu Long, vấn đề nước chỉ là chuyện quan trọng thứ hai, việc các đập thủy điện chặn nguồn phù sa và cát dẫn đến sạt lở bờ sông, bờ biển khắp nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long mới là chuyện chính, đe dọa sự tồn tại của Đồng bằng sông Cửu Long.

2. "Mỹ giám sát đập Trung Quốc trên sông Mêkông : Kỳ vọng gì ?", Đất Việt, ngày 16/12/2020.

3. "Dòng chảy môi sinh" hay "dòng chảy môi trường", theo định nghĩa của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), là "chế độ nước (lưu lượng, phẩm chất và mùa tiết) được cung cấp cho một dòng sông, một vùng đất ngập nước hoặc vùng cửa sông đủ để duy trì các hệ sinh thái và những lợi ích của chúng (đối với con người) ở những nơi mà dòng chảy bị điều tiết và có sự cạnh tranh trong việc sử dụng nước" (Cẩm nang dòng chảy môi trường của IUCN, 2007, tr. 19).

4. Trong một hội nghị với đối tác Mêkông ngày 15/10, ông David Stilwell, quan chức phụ trách khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, bộ Ngoại Giao Mỹ, trực tiếp lên án Bắc Kinh "không minh bạch", "không chia sẻ thông tin đầy đủ về các hoạt động đập… ở thượng nguồn, hạn chế khả năng của các chính phủ Mêkông chuẩn bị đối phó hoặc giảm thiểu thiệt hại". Ngày 22/10, Trung Quốc hứa "sẽ cung cấp dữ liệu quanh năm" của hai trạm thủy điện tại tỉnh Vân Nam, trong lúc trong suốt 18 năm qua, Trung Quốc "chỉ chia sẻ dữ liệu nước trong mùa mưa từ tháng 6 tới tháng 10 với MRC".

**********************

Trung Quốc thông báo đang giữ nước sông Mekong

RFA, 06/01/2021

Trung Quốc vừa thông báo cho các nước láng giềng ở hạ lưu rằng họ đang ngăn dòng chảy của sông Mekong tại một đập thủy điện trên thượng nguồn trong 20 ngày.

mekong2

Đập thủy điện Cảnh Hồng trên sông Lan Thương, một nhánh của sông Mekong. AFP

Reuters hôm 6/1 trích dẫn thông tin từ Ủy ban sông Mekong MRC (The Mekong River Commission) và Thái Lan cho biết đây là một phần của hiệp ước chia sẻ dữ liệu mới.

Tuyên bố được đưa ra một ngày sau khi hệ thống giám sát mới do Mỹ hậu thuẫn cho biết Trung Quốc đã không thông báo cho các quốc gia hạ nguồn về việc tích nước bắt đầu từ ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc đã đồng ý chia sẻ dữ liệu về nước với MRC. Đây là một cơ quan tư vấn cho Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Hơn 60 triệu người ở các quốc gia này phụ thuộc vào sông Mekong để đánh cá và trồng trọt.

Trung tâm Chỉ huy Nước Quốc gia của Thái Lan cho biết Trung Quốc đã thông báo cho Thái Lan vào hôm thứ Ba 5/1 rằng, đập Cảnh Hồng (Jinghong) của họ sẽ giảm tốc độ xả nước từ 1.904 mét khối / giây xuống 1.000 mét khối / giây, tức là giảm khoảng 47%.

Phía Trung Quốc cho biết mục đích để ‘bảo trì các đường dây tải điện’ trong lưới điện của nước này.

MRC cũng cho biết họ đã nhận được thông báo vừa nêu cùng ngày, mặc dù MRC đã phát hiện mực nước giảm lần đầu vào ngày 31 tháng 12, mức giảm có thể sẽ là 1,2 mét, gây ảnh hưởng giao thông đường thủy và đánh bắt cá.

MRC cho biết, Trung Quốc đảm bảo dòng chảy ‘sẽ dần dần được khôi phục về trạng thái hoạt động bình thường vào ngày 25 tháng 1’, mà không nêu rõ tốc độ và khối lượng chính xác.

Theo hệ thống Giám sát Đập Mekong (The Mekong Dam Monitor), việc Trung Quốc đã không thông báo cho các nước láng giềng khi đập Cảnh Hồng bắt đầu hạn chế nước vào ngày 31 tháng 12, khiến mực nước sông giảm đột ngột 1m ở hạ lưu có thể tàn phá đàn cá.

Published in Diễn đàn
mercredi, 28 août 2019 21:14

Chuyện rất xấu trên dòng Mê Kông

Hạn hán năm nay chỉ là điều báo trước những vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra nếu chính phủ không thay đổi.

Sông Mê Kông đang quay cuồng trong sự tấn công của biến đổi khí hậu, khai thác cát và xây đập nước sông liên tục, tất cả những điều này kết hợp lại làm gây ra trận hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 100 năm hồi tháng Bảy.

"Đây là thảm họa sinh thái tồi tệ nhất trong lịch sử của khu vực sông Mê Kông", chuyên gia tài nguyên thiên nhiên Thái Lan Chainarong Setthachua tuyên bố.

Mực nước ở hồ Tonle Sap, Campuchia, hồ nước nội địa tuyệt vời, trái tim của sông Mê Kông, đã bị giảm cạn xuống chưa từng có ở nhiều nơi với một ngôi làng nổi gần như khô cạn hoàn toàn. Người dân Tonle Sap gần như không thể tin là điều này xảy ra không phải vào mùa khô, mà là hai tháng đầu mùa mưa.

mekong1

Mực nước thấp ở hồ Tonle Sap vào tháng 6 năm 2019. Ảnh : Trần Văn Tú

Youk Sengleng, một chuyên gia thủy sản NGO ở vùng Tonle Sap chia sẻ : "Cá chết nhiều vì nước cạn, nhiệt độ nóng và nước độc hại do thiếu oxy. Khoảng 2,5 triệu người sống phụ thuộc vào nghề cá từng rất phong phú ở hồ này đã bị ảnh hưởng trực tiếp". 

Lấy quá nhiều nước từ sông về cơ bản sẽ giết chết sông. Chất ô nhiễm cô đặc hơn và dòng nước chảy chậm lại, gây ra tích tụ trầm tích làm tắc nghẽn lòng sông.

Trong một mùa mưa bình thường, hồ Tonle Sap mở rộng kích thước lên hơn 40% dựa trên mực nước dâng cao 7-8 mét ở sông Mê Kông sau những cơn mưa lớn. Hiện tượng "xung lũ" tuyệt vời này trên sông Mê Kông thường vào giữa cuối tháng 8 và giữa tháng 9 làm đảo ngược dòng chảy của nhánh sông Tonle vô hồ lớn.

Số phận của dòng sông bây giờ không chắc chắn và đầy lo lắng. Con sông thay đổi quá trình hàng năm, nhưng hiếm khi có giảm xung lũ như vậy. Sông Mekong đã quá yếu ớt để có thể nuôi cá và đảm bảo an ninh lương thực thường cho 60 triệu người sống ở lưu vực hạ lưu sông Mê Kông. 

Ian Cowx, giám đốc Viện Thủy sản Quốc tế Hull Đại học Hull (Hifi) - Anh, giải thích rằng trở ngại lâu dài lớn nhất đối với sự phục hồi của nghề cá sẽ không do biến đổi khí hậu và hạn hán, mà là do các con đập ở thượng nguồn.

Theo nghiên cứu của Hifi, tất cả các loài cá đều thích nghi với thời kỳ hạn hán và lũ lụt và yếu tố khí hậu không gây ra nguy cơ tuyệt chủng. Vấn đề lớn ở đây là liệu các hoạt động khác như điều tiết dòng chảy và [hiệu ứng] rào cản do đập thuỷ điện, chất ô nhiễm và khai thác trầm tích gây ra có làm suy giảm môi trường sống và làm tăng nguy cơ tuyệt chủng hay không. Có lẽ vấn đề lớn nhất ở đây là giảm dòng chảy do các con đập của Trung Quốc, đập Lower Sesan 2 [trên một nhánh sông Mê Kông ở Campuchia] và con sông Hou Sahong biến mất vì đập Don Sahong.

Ngoài ra, đập Xayaburi, con đập đầu tiên được xây dựng và gần hoàn thành ở hạ lưu sông Mê Kông, là một ví dụ khác về dự đoán thiệt hại lâu dài cho hệ sinh thái, lớn hơn nhiều so với vấn đề biến động nước tạm thời.

Lý do chính khiến mực nước hạ thấp ở sông Mê Kông vào tháng 7 này là do thiếu mưa, nhưng hoạt động tại đập Jinghong ở Trung Quốc và đập Xayaburi gần như đã hoàn thành ở Lào, cũng làm trầm trọng thêm khủng hoảng nước. Trung Quốc đã quyết định "tắt máy khai thác sông Mê Kông" ở Jinghong với lý do phải tiến hành bảo trì lưới điện.

Đồng thời, các nhà phê bình cũng đã quy trách nhiệm cho đập Xayaburi vì tiến hành thử nghiệm đặc biệt đã đóng cửa lũ. Điều đó càng khiến người nông dân Thái Lan ở 220 km về phía hạ lưu ở tỉnh Chiang Rai tức giận hơn.

Trong khi công ty xây dựng đập Thái Lan CK Karnchang từ chối mọi trách nhiệm làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nước, các tổ chức phi chính phủ Thái Lan đã kiến nghị lên Tòa án Hành chính Thái Lan, yêu cầu EGAT, Ủy ban Điện lực Thái Lan, trì hoãn việc mua điện từ đập Xayaburi, chờ điều tra thêm về vai trò tiềm năng của đập trong việc gây ra hạn hán. Vụ kiện này có thể trì hoãn việc khai trương đập dự kiến vào tháng 10.

mekong2

Người dân địa phương quan sát bờ sông bị sạt lở do mực nước thấp ở đồng bằng sông Cửu Long vào tháng 7 năm 2019. Ảnh Trần Văn Tú.

Mọi thứ đang thay đổi trên sông Mê Kông. Hạn hán đang gia tăng ; tài nguyên nước đang giảm. Sự phong phú của nghề cá và đa dạng sinh học đang bị đe dọa cả từ biến đổi khí hậu lẫn sự phá hủy sông không kiểm soát được.

Chainarong, giáo sư sinh thái chính trị và quản lý tài nguyên thiên nhiên tại Đại học Maha Sarakham, khẳng định, "Ngày nay, chúng ta có thể thấy từ trường hợp các con đập Trung Quốc ở thượng nguồn và đập Xayaburi ở [Lào] rằng các chính phủ sông Mê Kông và chính sách của họ đã gây ra một thảm họa sinh thái ở lưu vực sông lớn nhất trong khu vực".

Nhưng bất chấp những cảnh báo khoa học khác nhau về sự suy giảm nghiêm trọng ở sông Mê Kông, các nhà hoạch định chính sách và chính phủ đã không chú ý đến các yêu cầu của xã hội dân sự nhằm áp đặt các biện pháp kiểm soát môi trường lớn hơn để bảo vệ con sông Mê Kông đang bị bao vây.

Ủy ban sông Mê Kông (MRC), bao gồm bốn quốc gia thành viên : Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đã đưa ra lời cảnh báo quan trọng. MRC chính thức ra mắt báo cáo Nghiên cứu của Hội đồng về tác động thủy điện vào năm 2018. Trong số nhiều kết luận đáng báo động, báo cáo cho thấy sẽ giảm 35-40% sinh khối cá vào năm 2020. Hơn nữa, báo cáo cảnh báo rằng phát triển thủy điện đến năm 2040 sẽ loại bỏ cá di cư ở phần lớn sông Mê Kông. Không có loài cá di cư sông Mê Kông nào có thể sống sót trong các hồ chứa đập được lên kế hoạch vào năm 2020 và 2040.

Bộ phận thủy sản MRC đã báo cáo giá trị của nghề cá Mê Kông - nghề cá nước ngọt lớn nhất thế giới - ở mức 11 tỷ đô la đánh bắt tự nhiên (trừ trang trại cá) cho các nước trong vùng MRC, các nhà quan sát lo ngại sâu sắc về viễn cảnh tuyệt chủng cá thảm khốc.

Tuy nhiên, ba trong số bốn quốc gia thành viên - Lào, Thái Lan và Campuchia - đã bất ngờ từ chối xác nhận tài liệu mang tính bước ngoặt này dựa trên năm năm nghiên cứu và không thể hiện ý muốn thảo luận về báo cáo này. Chỉ có Việt Nam hoan nghênh và tán thành báo cáo.

"Chính phủ vùng sông Mê Kông thực sự cần phải thức tỉnh trước những báo động của những năm gần đây và bắt đầu làm việc cùng nhau vì lợi ích chung", nhà sinh thái học đất ngập nước, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho biết, Ông Nguyễn Hữu Thiện người đã thực hiện một số báo cáo quốc tế về sông Mekong với vai trò cố vấn cho WWF và ICEM.

Trong một cuộc phỏng vấn với ông Thiện ở Cần Thơ, ông đã chỉ ra mối quan tâm lâu dài cho tương lai Việt Nam : "Đồng bằng đang chìm vì hầu hết các trầm tích giàu chất dinh dưỡng quan trọng cho đồng bằng bị kẹt ở thượng nguồn vì các con đập. Điều này gây ra suy thoái môi trường quy mô lớn cũng liên quan đến sự mất ổn định và căng thẳng trong khu vực. Trong tương lai, đồng bằng sẽ không còn có thể duy trì nuôi sống 18 triệu dân. Họ sẽ phải bỏ đi di cư và tị nạn. Thủy điện ở khu vực sông Mê Kông đang gieo mầm bất ổn cho khu vực và có thể trở thành một vấn đề an ninh khu vực".

Nghiên cứu mới được Viện Môi trường Stockholm công bố vào năm 2018 cho thấy 96% trầm tích giàu dinh dưỡng của sông Mê Kông sẽ không bao giờ đến được đồng bằng nếu tất cả 11 con đập ở Hạ lưu sông Mê Kông được xây dựng.

Nếu việc phá hủy thượng nguồn và suy thoái môi trường dẫn đến việc Việt Nam "mất" vùng đồng bằng, điều đó có nghĩa là mất nguồn gạo, trái cây và rau quả chính, chiếm gần 25% GDP. Tiến sĩ Thiện đặt câu hỏi về lâu dài nếu không có đồng bằng, Việt Nam có thể tồn tại ?

Khi nào và nếu việc ngăn chặn có thể dừng lại, Marc Goichot dẫn đầu về tài nguyên nước của WWF giải thích rằng sẽ có nhiều lợi ích cho dòng sông : Việc giữ dòng chảy hạ lưu sông Mê Kông sẽ khiến khoảng 28 triệu người ở Campuchia và Việt Nam kiên cường hơn với thảm họa khí hậu và nước trong khi vẫn cải thiện an ninh lương thực của họ.

Hy vọng rằng các đập thủy điện có thể sớm bị coi là lỗi thời vì năng lượng tái tạo từ năng lượng mặt trời và năng lượng gió đang bắt đầu trong khu vực. Nhà phân tích năng lượng của Mekong, Brian Eyler, một giám đốc tại Trung tâm Kích thích có trụ sở tại Hoa Kỳ tin rằng các quốc gia MRC đang bắt đầu nắm lấy năng lượng tái tạo và cuối cùng sẽ chuyển hướng khỏi thủy điện. Kể từ khi đập Xayaburi bắt đầu xây dựng vào năm 2012 đã có nhiều thay đổi, ông nói. "Tôi chắc chắn ở Thái Lan, chính phủ Thái Lan rất tiếc khi thấy đập Xayburi (do Thái Lan tài trợ) là một dự án hoàn toàn không cần thiết.

Ước mơ ban đầu của Thỏa thuận MRC 1995 là một dòng sông hợp tác quốc tế và chia sẻ công bằng tài nguyên nước. Nhưng Tiến sĩ Thiên Đinh Trần, Giám đốc Học viện Kinh tế Hà Nội, phát biểu tại một Diễn đàn Mê Kông vài năm trước, than thở rằng đó không phải là cách giải quyết vấn đề. Chúng tôi chỉ có thể cứu sông Mê Kông bằng cách loại bỏ tâm lý hẹp hòi để kiếm lợi nhuận từ [mỗi phân khúc có chủ quyền của dòng sông] nhân danh sự phát triển".

Một số nhà bình luận hoài nghi có thể cho rằng đã quá muộn để xoay chuyển mọi thứ và vạch ra một con đường mới và bền vững hơn cho sông Mê Kông. Vào thời điểm sông Mê Kông đang bị đe dọa chưa từng có, học giả Thái Lan Chainarong lại cho ý kiến khác. "Vẫn chưa quá muộn để bảo vệ dòng sông này bằng cách ngăn chặn tất cả các dự án đập trong đường ống, và một chính sách phát triển sông Mê Kông dựa trên việc tuân thủ Ủy ban Đập Thế giới và sự tham gia đầy đủ của xã hội dân sự và cộng đồng ven sông".

"Tất cả các chính phủ sông Mê Kông nên hợp tác để ngăn chặn các tác động xấu nhất từ thiên tai, thiệt hại sinh thái và tàn phá tài nguyên thiên nhiên bằng một chính sách khác nhằm cân bằng bảo vệ môi trường cùng với sự phát triển".

Tom Fawthrop

Nguyên tác : Something Is Very Wrong on the Mekong River, The Diplomat, 26/08/2019

Khánh Anh dịch

Nguồn, VNTB : 28/08/2019

 
Published in Diễn đàn

Báo chí Thái Lan, Việt Nam và hi ngoi đu đăng tin lưu vc Mekong hn hán b nng n nht ca thế k, mc nước xung t Trung Quc (Trung Quốc) trong tháng này bỗng xung thp ch còn mt na k lc thp có trước, các t chc dân s Thái cho rng hn hán là do các đp thủy đin ca Trung Quc trên Vân Nam đã ct hãm nước.

mekong1

Biển H cn nước do dòng Mekong b nh hưởng bi biến đi khí hu và các đp trên thượng ngun.

lun cáo buc Trung Quốc như thế là hp lý, nht là t quan đim Thái Lan, vì Đông Bc Thái Lan là vùng nằm ngay sát biên gii vi Trung Quc ngay dưới chân chui đp Vân Nam, nên h phi hng chu tác đng trc tiếp t các đp thy đin Vân Nam, Trung Quốc. Trung Quốc vn ha hn li ích ca chui đp Vân Nam, như giúp h lưu gim lũ lt và tránh hn hán, nhưng thc tế các đp Trung Quốc đã không h mang li các li ích đó.

Vào trận hn hán năm 2016, Trung Quốc đã bt ng gián đon cung cp lưu lượng quan trc ti trm Cnh Hng trên Vân Nam cho t chc hp tác quc tế Ủy ban sông Mekong (Mekong River Commission-MRC) và các nước h lưu. Năm đó, Trung Quốc cắt gim mc nước chy xung Chiang Sean xung dưới mc thp k lc, gây khn đn cho Đng bng sông Cu Long, khi đó Viet Ecology Foundation đã phi báo đng vi tòa Đi S M Việt Nam, h đã khn cp gi đoàn xe nước xung cu tr ; cho mãi đến cui mùa khô năm đó Trung Quốc mi tăng lưu lượng nước li bình thường nhưng quá mun.

Và chỉ mi va đây, vào mùa hn tháng 7/2019, Trung Quốc li bt ng ct lưu lượng sông, ly c vì phi bo trì mng ti đin, ch chy còn mt na lưu lượng k lc thp nht trước đó. Trung Quốc bị báo chí t cáo, và đ xoa du dư lun, Trung Quốc mi va tuyên b s cung cp cho MRC các thông tin hàng ngày v mc nước sông và lượng mưa Vân Nam. Thc tế cho thy t khi có các đp Trung Quốc, h lưu sông Mekong đã b nhiu trn hn hán khc nghit hơn và thường xuyên n trong khi Trung Quốc không thay đi chính sách thủy đin, sau 8 d án, vn tiếp tc quy hoch xây thêm 20 đp khác và tài tr các d án thủy đin trên dòng chính Mekong trên đt Lào.

Các NGO Thái Lan đã phản đi d án Xayaburi ca Lào và np đơn kin tp đoàn điện lc Thái EGAT t năm 2012 nhưng rt tiếc h tht bi. T chc quc tế Mekong River Commission, MRC ông Phm Tun Phan, CEO ti hi tho 2017 đã công khai ph nhn tác hi ca các d án thủy đin và góp tiếng nói vn đng cho Lào thông qua d án Pak Beng. Việt Nam đã không quyết kit phn đi Lào và Phm Tun Phan, Việt Nam im lng có l đã có tha hip đ nhn chia phn thc hin d án Luang Prabang. Quyn li, sinh kế và môi trường ca dân cư đng bng Tonle Sap và Cu Long coi như đã b hai nhà cm quyền Cambodia và Việt Nam hy sinh trong các cuc hp duyt xét d án ca Lào ca MRC.

Trung Quốc và Lào bác b cáo buc hn hán do thy đin gây ra mà cho rng hn hán là vì có ít mưa trên lưu vc.

a ít dn trên lưu vc là có tht nhưng hn hán sm hơn và khc nghiệt hơn khi thiếu mưa là do vn hành các h cha thy đin, chúng có kh năng gây ra hn hán c khi có mưa. Nước và phù sa là máu và dưỡng khí ca h sinh thái lưu vc. Trung Quốc ct gi 40 t mét khi hay 53% vũ lượng hàng năm ca lưu vc sông Lancang Trung Quốc, và Lào cất gi 30 t mét khi hay 18% vũ lượng hàng năm ca lưu vc sông Mekong trên đt Lào đ các h thủy đin ca h có th hot đng. Lượng nước h nói trên rt ln nên mi h cha phi tích t qua nhiu mùa mưa lin, và ln lượt ly đy hết 8 d án Vân Nam cũng kéo dài suốt nhiu thp niên qua. Và ri Trung Quốc còn 20 d án thy đin khác na, chưa k vào nhng năm ít mưa, tích tr nước gây hn hán càng thêm kinh khng.

Trung Quốc và còn cả Lào na, h đã cùng ct gi nước sông Mekong, h không ch mùa khô mà h gi ly nước sông vào sut mùa mưa, đến ni khiến Bin H Tonle Sap hàng năm không còn mc nước dâng theo flood pulse, mt đi mùa nước ni, ri sang đến mùa khô, Bin H không có s nước thng dư đó đ chy xuôi v giúp cho Đồng bằng sông Cửu Long chng mn. Trung Quốc và c Lào trên thc tế đã không h bù giúp tăng lưu lượng nước cho Cambodia và Việt Nam vào mùa khô, dù lý thuyết và tuyên truyn h vn ngu bin cho thy đin là phi x nước đ chy tua bin, điu mà nông ngư dân h lưu không th tin vì h không h thy.

Tổ chc International Rivers tại Thái Lan kêu gi chính ph các quc gia trong khu vc phi n lc kim soát vic khai thác sông Mekong.

Lời kêu gi này đã có các NGO các nước Mekong và quc tế kiến ngh nhiu ln t lâu, 65 triu dân cư Mekong đã tr thành nn nhân ca cơn điên thủy đin và s xoay chuyn đa chính tr do Trung Quc khi xướng và ch đo. Không nhng thế, h li đang sng trên mt lưu vc phi hng chu tn thương nht vì biến đi khí hu toàn cu, mt tình trng không phi do h gây ra. Vào tháng 11, 2015 dân cư Mekong và 10 tổ chc phi chính ph đã kết hp thành lp United Mekong Communities Network và đ trình các chính ph Mekong mt kiến ngh chưa tng có trong lch s : "Các Chính ph Mekong : Hãy lng nghe tiếng Dân !" Nhưng tiếc thay kiến ngh ca h đã b bỏ ngoài tai.

Tóm tắt quan đim t h lưu

Không phải ch có hn hán, không phi ch có Trung Quốc, tt c các đp thủy đin Trung Quốc và Lào còn giam gi phù sa, ngăn cn di ngư, gây sói l ven b, cho xâm mn sâu vào thm lc đa và soi mòn duyên hi. Thủy đin không phi là năng lượng tái to không sch vì khí thi vô hình do ra mc t lòng h vùng ngp nh ra nhiu ngang vi đin than. T chc NGO đc lp OXFAM đã có báo cáo v kinh tế cho chui đp h lưu Mekong cho rng không có li mà lưu vc s gây tn tht, tng cộng trên 7 tỉ USD.

Không tính tổn tht xã hi và môi trường, chi phí xây dng sn xut thy đin Mekong hin đã tn kém nht thế gii, các đp ca Lào s có chi phí đt gp đôi năng lượng mt tri và gp ba năng lượng gió. Chính ph Lào đang dn dt Lào đu vào nhng d án li thi, ngược xu hướng thi đi, dân tc Lào s gánh chu công n và thit hi sm, khi Thái Lan và Việt Nam không nhp cng thủy đin Lào vì đt và còn tht thoát vì đường ti xa xôi.

Thật vy, Thái Lan đã công b phi xét li quy hoch năng lượng và trì hoãn khế ước mua đin Pak Beng ca Lào.

Cambodia đã có thể làm đin t nng trên Bin H, Việt Nam t gió trên duyên hi Trung Nam Vit, đó là nhng ngun năng lượng tái to, sch và vô tn sn có ngay trên lãnh đa mình.

Chính phủ Lào vi 6 triu dân không th vì li nhun thủy đin mà bt chp thit hi ca 26 triu dân cư đng bng sông Tonle Sap Cambodia và sông Cu Long Việt Nam. Dân Cambodia và Việt Nam không cn da vào thủy đin ca Trung Quốc hay Lào, nhà cm quyn Cambodia và Việt Nam cn liên kết chng li Lào và Trung Quốc, lp quy hoch da vào tiết kim, phát trin năng lượng sch, giá r, gim ô nhim và s l thuc vào nhiên liu nhp cng, nht là không hy sinh quyn li nông ngư dân và sc kho dân mình.

July 23, 2019

Kỹ sư Phạm Phan Long, PE

Viet Ecology Foundation

Nguồn : VOA, 25/07/2019

Tham kho :

[1] https://www.sustainability-times.com/environmental-protection/the-mekongs-water-hasnt-been-this-low-for-a-century/

[2] https://www.bangkokpost.com/opinion/opinion/1715595/dam-disaster-on-the-way

[3] https://www.business-humanrights.org/en/xayaburi-dam-lawsuit-re-laos-thailand

[4] http://vietecology.org/Article/Article/210

[5] https://cambodia.oxfam.org/latest/policy-paper/economic-evaluation-hydropower-projects-lower-mekong-basin

[6] https://www.internationalrivers.org/resources/press-release-thailand-delays-decision-on-power-purchase-from-pak-beng-dam-16784

Published in Diễn đàn
jeudi, 15 juin 2017 20:01

Khúc ruột gần

Tôi quá khổ rồi, bên Miên quá khổ rồi nên mới về tới đây, không có gạo mà ăn. Mà cũng không có chỗ để ở nữa, không có giấy tờ gì cả.

Nguyễn Thị Thô (VOA, 25/05/2017)

Cũng như người Thái, người Lào, người Miến, người Miên không biết... uống cà phê. Cà phê đen họ pha rất dở, cà phê sữa còn dở hơn nữa. Và nếu lỡ miệng mà "xúi" cho thêm vài cục đá lạnh nữa là... kể như rồi. Không uống thì tiếc (tiền) đứt ruột mà uống vào thì ruột rà cũng gần muốn đứt ra từng khúc !

Biết vậy nhưng bữa nào ở Phnom Penh tôi cũng tà tà vào quán kêu một ly xây chừng (cho có) rồi châm điếu thuốc – dù không nhớ nhà, và cũng chả nhớ cái con bà gì ráo. Chậm lắm, qua tới điếu thuốc thứ hai thì thế nào mấy cậu nhỏ bán báo cũng rà tới nài nỉ mua giùm một tờ mở hàng - sáng sớm - lấy hên.

Có bữa – xui – tôi vừa ngậm trong miệng một ngụm cà phê (dở ẹt) vừa liếc mắt vào bản tin của tờ Cambodia Daily, và mém sặc vì không nín được cười :

"Nước Cam Bốt và nước Trung Hoa cùng uống nước chung một dòng sông nên chúng ta có cảm giác như người cùng một gia đình vậy". Ông Triệu Tấn – đại biểu của ban tuyên huấn thuộc tỉnh đảng bộ Vân Nam nói vậy đó ("Cambodia and China have drunk the water from the same river. Our sensations are like one fa­mil­y", said Zhao Jin, delegate of the Yunnan Provincial Party Com­mittee’s publicity department).

Thiệt nghe mà cảm động muốn ứa nước mắt luôn !

Chỉ tiếc là mối "hảo cảm" này không kéo dài lâu. Chỉ vài tháng sau, trang Freshnewsasia buồn rầu cho biết : "Thủ tướng Chính Phủ Cambodia đã ký một bức thư hủy bỏ lễ nước năm nay vì mức nước cạn queo và Cambodia đang phải đối diện với nạn hạn hán" (According to Freshnewsasia, HE, the prime minister of Cambodia signed on a letter to cancel the celebration of this year water festival due to the low level of water and for the fact that Cambodia is facing with drought).

khuc1

Uống chung một dòng sông với người Tầu hồi hộp thấy mẹ. Họ ở thượng nguồn, và xây đập tùm lum ở trển. Chỉ cần chận nước lại là mấy thằng khác đều khô mỏ ráo, nhứt là hai thằng (Miên/Việt) ở tuốt luốt phía dưới.

"Cư dân sống hai bên bờ sông Mekong luôn luôn bị chi phối bởi khí hậu Gió Mùa Tây-Nam thổi vào từ Vịnh Thái Lan. Mùa mưa bắt đầu từ tháng Năm đến tháng Chín, kết hợp với mùa tuyết tan từ rặng núi Hy Mã Lạp Sơn, nước sông Mekong dâng cao từ 2 tới 8 mét mênh mông tràn bờ làm ngập lụt một phần ba diện tích đất đai, phủ lớp phù sa màu mỡ mỗi năm lên khắp ruộng đồng.

Đó cũng là thời gian con sông Tonlé Sap đổi chiều chảy ngược vào Biển Hồ, tăng diện tích mặt hồ tới 10 ngàn cây số vuông, gấp bốn lần so với mùa khô và làm ngập hết các khu rừng lũ (flooded forest). Đây là Hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Các đàn cá từ sông Mekong cũng lội ngược dòng sông Tonlé Sap tới các khu rừng lũ chọn nơi trú ngụ an toàn để sinh đẻ và tăng trưởng. Rồi mùa mưa qua đi để bước sang mùa khô từ tháng 1 tới tháng 5. Đây là thời gian mực nước bắt đầu ổn định và con sông Tonlé Sap lại chảy xuôi dòng với vô số tôm cá từ Biển Hồ đổ vào các nhánh sông Mekong và diện tích Biển Hồ bắt đầu co lại. (Ngô Thế Vinh, Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch, 2nd ed. Văn Nghệ, USA, 2002).

Vì bị vô số những con đập chận ở thượng nguồn, những năm gần đây, con sông Tôn Lê Sáp không còn đủ sức "đổi chiều chảy ngược vào Biển Hồ" như trước nữa. Không có nước thì dân Xứ Chùa Tháp miễn có Water Festival, đã đành ; họ buộc phải treo niêu kho cá luôn mới là chuyện khó.

Theo Wikipedia : "Ngư nghiệp trên hồ nuôi sống 3 triệu người và cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Campuchia". Trong số ba triệu người này, tôi ước đoán, có ít nhất khoảng 10 phần trăm, nghĩa là khoảng 300 ngàn dân Việt !

Theo tường trình ("The Situation of Stateless Ethnic Vietnamese in Cambodia") của MIRO – Minority Rights Organization – có khoảng năm phần trăm, hay 750.000 người gốc Việt, đang sinh sống ở đất Miên. Đây là số dân thiểu số đông nhất ở đất nước này.

Hầu hết họ đều là dân ngụ cư, không khai sinh, không căn cước, không được quyền tiếp cận với bất cứ dịch vụ xã hội nào, và (tất nhiên) không có quyền sở hữu tài sản hay đất đai gì ráo trọi. Bởi vậy, phần lớn kiều bào ở Miên (theo như cách gọi rất lịch sự của Đại Sứ Quán Việt Nam ở Phnom Penh) đều sống lêu bêu – rầy đây mai đó – trên những túp lều nổi xung quanh Biển Hồ, hoặc dọc theo những nhánh sông phụ thuộc.

khuc2

Ảnh : NgyThanh

Họ sống làm sao ?

Cũng giản dị thôi. Chỉ cần một chiếc thuyền con, cùng một mái chèo, và hai ba người miệt mài quăng chài hay thả lưới suốt ngày – bất kể nắng mưa, bất chấp lệnh cấm – là có cá ăn, phần dư dôi cũng đủ để đổi lại một hai ký gạo, ít mắm muối, và vài ba xị đế.

Y tế, giáo dục, thể thao, giải trí... đều là những khái niệm mơ hồ – nếu chưa muốn nói là xa xỉ – và chả ai có bao giờ nghĩ đến. Đời sống giản dị, và giản lược, từ tay đến miệng thôi.

Cho đến khi mà Cửu Long Cạn Dòng thì cuộc sống giản dị và giản lược, từ tay đến miệng, cũng trở nên bất khả :

- Khmer Times : "Vietnamese Families Leave the Tonle Sap".

- Người Lao Động : "Biển Hồ cạn cá, hàng ngàn Việt kiều hồi hương trong nghèo túng".

- BBC : "Biển hồ Tonle Sap... một thế giới bất ổn".

- VOA : "Dưới những túp lều rách nát chen chúc rất nhiều số phận không căn cước, không có lấy mảnh đất cắm dùi. Họ từng bơ vơ, lạc lỏng trên Biển Hồ, Campuchia".

- RFA : "Người Việt ở Biển Hồ sẽ về đâu ?"

Theo báo Dân Trí : "Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo cơ quan chức năng có giải pháp cụ thể chăm lo cho những Việt kiều nghèo từ Campuchia về nước, sống ở đầu sông Sài Gòn, đoạn nằm giữa 2 tỉnh Bình Phước và Tây Ninh…"

Chỉ cần một cái "chỉ đạo" cũng đủ thấy cái tầm, chưa nói đến cái tâm, của người đứng đầu chính phủ hiện hành ở Việt Nam. Việt kiều về từ Campuchia đâu phải chỉ có một nhóm nhỏ ở đầu sông Sài Gòn – cha nội ! Họ đang sống vất vưởng tại rất nhiều nơi khác nữa : Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Đồng Nai, An Giang, và Kiên Giang. Cỡ Thủ Tướng mà bạ đâu nói đó, nói cho đã miệng (và cho qua chuyện) vậy sao ?

Tình trạng Biển Hồ cạn nước, và tình hữu nghị Việt/Miên cũng đang đang từng bước cạn theo thì số lượng người Việt buộc phải hồi hương sẽ mỗi lúc một tăng. Đây là một vấn đề lớn. Ở tầm mức quốc gia, có thể ảnh hưởng cả đến những thế hệ sau.

khuc3

Không quốc tịch, không chứng minh thư, Việt kiều Nguyễn Văn Tửng không đi làm được nên ở nhà nuôi con. Ảnh & chú thích : Đoàn Như Phú (08/2016).

Tuy hiện tại nhà nước Việt Nam có một ông Trợ Lý Bộ Trưởng, Chánh Văn Phòng Bộ Ngoại Giao, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao - Chủ Nhiệm Ủy Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài (cùng ba vị Phó Chủ Nhiệm Thường Trực nữa) nhưng họ chỉ "chuyên trách" về những khúc ruột xa ngàn dặm và có "tiềm năng kiều hối" mà thôi. Chớ khúc ruột gần thì xin lỗi nha, tụi tui không rảnh.

Đời vẫn vốn không nương người thất thế !

Chỉ cần nhìn vào những xóm liều, và những túp lều của dân oan – giữa lòng Hà Nội – cũng có thể đoán biết được hoàn cảnh và số phận của những khúc ruột gần (những kẻ khốn cùng) đang rẫy chết giữa lòng một quê hương vừa khốn khổ vừa khốn nạn !

Tưởng Năng Tiến

Nguồn : RFA, 15/06/2017 (tuongnangtien's blog)

Published in Văn hóa