Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Nước Nga của Vladimir Putin đang được thúc đẩy bởi các thuyết âm mưu.

Suốt 20 năm qua, nhiều nhà báo và quan chức đã phối hợp với Điện Kremlin, ‘vui vẻ’ phổ biến thông tin sai lệch. Dù chúng có phi lý đến đâu – chẳng hạn như CIA đang âm mưu lật đổ Putin – những câu chuyện tưởng tượng này đều phục vụ một mục đích rõ ràng : củng cố chế độ và đảm bảo sự ủng hộ của công chúng dành cho hành động của nó. Dù quan điểm cá nhân của từng thành viên trong chế độ là gì, dường như một điều rõ ràng là các thuyết âm mưu này không đóng vai trò nào trong các tính toán chính trị. Chúng là những câu chuyện được thiết kế để lý giải những gì mà chế độ đang làm, vì mục đích riêng của nó.

Tình hình đã thay đổi. Kể từ khi Nga bắt đầu xâm lược Ukraine cách đây hai tháng, khoảng cách giữa thuyết âm mưu và chính sách nhà nước đã gần như biến mất. Tư duy theo thuyết âm mưu đã chiếm trọn đất nước, từ trên xuống dưới, và dường như đã trở thành động lực thúc đẩy các quyết định của Điện Kremlin. Và Putin – người trước đây luôn giữ bản thân tránh xa các thuyết âm mưu, để mặc cho các phương tiện truyền thông nhà nước và các chính trị gia ‘cấp hai’ tự mình lan truyền chúng – giờ đây lại trở thành người quảng bá mạnh mẽ nhất.

Tất nhiên, chúng ta chẳng tài nào biết được điều gì đang diễn ra trong đầu Putin. Nhưng nếu chọn cách đánh giá từ những bài phát biểu hùng hồn và nóng nảy của ông trước khi xâm lược nổ ra, và kể từ đó tới nay, nhiều khả năng Tổng thống Nga thực sự tin vào những thuyết âm mưu mà ông đã nói tới. Dưới đây là năm thuyết âm mưu nổi bật nhất mà vị tổng thống đã tán thành, với sự nhiệt tình ngày càng tăng cao, trong thập niên vừa qua. Cùng nhau, chúng kể lại câu chuyện về một chế độ đang tan rã thành một đống hỗn độn của những thông tin sai lệch, hoang tưởng, và ngu ngốc, thứ đã khiến Ukraine và phần còn lại của thế giới phải trả một cái giá khủng khiếp.

ammuu1

Nguồn ảnh : Mark Henley/Panos Pictures, qua Redux

1. Phương Tây muốn xâm chiếm lãnh thổ của Nga

Năm 2007, tại cuộc họp báo quốc gia thường niên của mình, Putin đã được hỏi một câu hỏi kỳ lạ. Ông nghĩ gì về nhận xét của cựu ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright, rằng nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có của Nga nên được phân phối và kiểm soát bởi người Mỹ ? Putin trả lời rằng những ý tưởng như vậy đã được "một số chính trị gia" chia sẻ, nhưng bản thân ông không biết về nhận xét đó.

Đơn giản là vì nó là câu chuyện bịa đặt. Các nhà báo tại Rossiyskaya Gazeta, một tờ báo nhà nước, đã tự ‘sáng tác’ ra câu nói này, với niềm tin rằng tình báo Nga có thể thực sự đọc được suy nghĩ của Albright. Trong nhiều năm, dường như chẳng ai đề cập đến nó. Sau đó, vào năm 2015, Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, Nikolai Patrushev, đã lặp lại câu nói ấy. Ông điềm tĩnh trình bày rằng nữ ngoại trưởng đã nói rằng Nga không nên kiểm soát Siberia hoặc vùng Viễn Đông của nước này – và đó là lý do tại sao Mỹ can dự vào Ukraine, nơi Nga đang bận rộn thúc đẩy một cuộc xung đột ở miền đông đất nước. Vào thời điểm đó, có vẻ như đồng nghiệp của Putin là một gã điên.

Nhưng sang tháng 05/2021, Putin đã chứng tỏ rằng thuyết này vẫn chưa bị lãng quên. Tổng thống tuyên bố, tất cả mọi người "muốn tấn công chúng ta hoặc chiếm lấy một phần đất của Nga" bởi vì "thật bất công khi chỉ một mình Nga sở hữu nguồn tài nguyên giàu có của một khu vực như Siberia. " Một câu nói bịa đặt nay đã trở thành "sự thật", hợp pháp hóa cách tiếp cận thù địch hơn bao giờ hết của Putin đối với phương Tây.

ammuu2

Nguồn ảnh : Sean Gallup/Getty Images

2. NATO đã biến Ukraine thành một căn cứ quân sự

NATO là cơn ác mộng tồi tệ nhất của Putin : Các chiến dịch quân sự của khối này ở Serbia, Iraq, và Libya đã gieo rắc nỗi sợ hãi rằng Nga sẽ là mục tiêu tiếp theo của liên minh. Đồng thời, nó cũng là một ‘ông kẹ’ giúp kích động thành phần chống phương Tây trong khối cử tri của Putin. Theo cách nói của ông, NATO là từ đồng nghĩa với Mỹ, bàn tay quân sự của "tập thể phương Tây" sẽ bóp nghẹt Nga bất cứ khi nào nước này trở nên yếu thế.

Do đó, cũng có lý khi NATO trở thành chủ đề cho một số thuyết âm mưu dai dẳng nhất của chế độ, vốn tin rằng tổ chức này đứng đằng sau rất nhiều cuộc nổi dậy của người dân trên khắp thế giới. Kể từ năm 2014, các thuyết âm mưu này đã tập trung vào Ukraine. Kể từ phong trào Cách mạng Maidan, khi người Ukraine lật đổ nhà lãnh đạo thân Nga Viktor Yanukovych, Putin và cấp dưới của ông đã tuyên truyền quan điểm rằng Ukraine đang biến thành một quốc gia bù nhìn dưới sự kiểm soát của Mỹ. Trong một bài luận dài được xuất bản vào tháng 07/2021, Putin đã đưa ra phiên bản diễn giải đầy đủ nhất của thuyết này, khẳng định rằng Ukraine đang hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của phương Tây và NATO đang quân sự hóa đất nước.

Bài phát biểu của ông vào ngày 21/02, chỉ vài ngày trước cuộc xâm lược, khẳng định rằng các hoạt động của NATO ở Ukraine – nhằm lôi kéo đất nước này vào quỹ đạo của phương Tây – đối với Putin, là lý do chính khiến Nga trở nên hung hăng. Quan trọng là, NATO chính là thứ đang chia rẽ người Nga và người Ukraine, những người, theo quan điểm của vị tổng thống, thuộc cùng một dân tộc. Chính hoạt động quân sự của phương Tây đã biến Ukraine thành một nước chống Nga, chứa chấp những kẻ thù đang chờ đợi để làm nhục Nga.

ammuu3

Nguồn ảnh : Sefa Karacan/Anadolu Agency, qua Getty Images

3. Phe đối lập muốn tiêu diệt Nga từ bên trong, và đang được phương Tây hậu thuẫn

NATO và phương Tây đe dọa Nga không chỉ từ bên ngoài. Họ cũng gây rắc rối từ bên trong. Chí ít là từ năm 2004, Putin đã nghi ngờ về sự chống đối trong nước, lo sợ sẽ xảy ra một cuộc cách mạng kiểu Ukraine. Pháo đài Nga, luôn luôn bị kẻ thù nước ngoài phá hoại, đã trở thành một đặc trưng tuyên truyền của Điện Kremlin. Nhưng chính cuộc cách mạng Maidan đã mang lại sự hợp nhất trong thông điệp của Điện Kremlin : những người bất đồng chính kiến không chỉ gây ra bất hòa cho nước Nga, mà họ còn làm như vậy theo lệnh của phương Tây. Mục đích là biến Nga thành một mớ hỗn độn như Ukraine.

Dựa trên lối tư duy này, các lực lượng đối lập chính là "đạo quân thứ năm" xâm nhập vào đất mẹ – vốn dĩ là nơi thanh bình, thuần khiết – và nó dẫn đến việc coi các nhà hoạt động, nhà báo, và tổ chức là đặc vụ nước ngoài. Dù Putin không bao giờ có thể tự nói ra tên của nhà phê bình gay gắt nhất của mình, Alexei Navalny, ông đã tuyên bố rằng Navalny là một đặc vụ CIA, người trong lúc điều tra đã sử dụng "tài liệu từ các cơ quan tình báo của Mỹ". Theo Tổng thống Nga, ngay cả vụ đầu độc Navalny vào tháng 08/2020 cũng là một âm mưu nhằm bôi nhọ danh tiếng của Putin.

Việc dẹp bỏ sự đối lập trong nước – mà Điện Kremlin đã tiến hành một cách tàn nhẫn trong những năm gần đây – hiện có thể được coi là tiền đề cho cuộc xâm lược Ukraine. Kể từ khi chiến tranh bắt đầu, những cơ sở truyền thông độc lập còn sót lại đã bị đóng cửa, và hàng trăm nghìn người đã phải rời bỏ nước Nga. Bất kỳ lời chỉ trích chiến tranh nào cũng có thể khiến các công dân Nga phải ngồi tù 15 năm và khiến họ trở thành kẻ phản quốc, làm việc bất chính để phục vụ cho những kẻ thù phương Tây của Nga. Nhằm cho thấy liên kết rõ ràng giữa nhóm bất đồng chính kiến với kẻ thù nước ngoài, những người ủng hộ Putin đã bắt đầu đánh dấu lên cửa nhà của các nhà hoạt động đối lập.

ammuu4

Nguồn ảnh : Olga Maltseva/Agence France-Presse qua Getty Images

4. Phong trào LGBTQ toàn cầu là một âm mưu chống lại Nga

Thuyết âm mưu này – được thể hiện rõ ràng trong tuyên bố của Putin rằng ở phương Tây, "trẻ em có thể có năm hoặc sáu vai trò giới", đe dọa "dân số cốt lõi" của Nga – đã tồn tại cả chục năm. Một vụ án hình sự vào năm 2012 chống lại Pussy Riot, một ban nhạc punk vô chính phủ chỉ trích chế độ, chính là đỉnh điểm. Điện Kremlin đã tìm cách miêu tả ban nhạc và những người hâm mộ là một tập hợp những kẻ kêu gọi lật đổ dưới danh nghĩa giới tính, với mục đích phá hủy Nhà thờ Chính thống Nga và các giá trị truyền thống. Những lời chỉ trích đã nhắm tới các tổ chức phi chính phủ và các nhà hoạt động LGBTQ nước ngoài, những người bị cáo buộc đã làm ‘hư hỏng’ người Nga từ khi họ còn nhỏ. Chẳng bao lâu sau, những câu chuyện hù dọa nhằm chống lại giới LGBTQ đã trở thành một điểm lớn trong chính sách của Điện Kremlin.

Nó đã mang lại hiệu quả rõ rệt : Đến năm 2020, 1/5 số người Nga được khảo sát cho biết họ muốn "loại bỏ" những người đồng tính nữ và đồng tính nam ra khỏi xã hội Nga. Họ hưởng ứng một chiến dịch tuyên truyền, do truyền thông nhà nước thực hiện, tuyên bố rằng quyền LGBTQ là một ‘phát minh’ của phương Tây, có khả năng phá vỡ sự ổn định xã hội của Nga. Khi công bố bản cương lĩnh của đảng mình trước cuộc bầu cử quốc hội năm 2021, Putin đã tiến thêm một bước nữa, và nói rằng người dân phương Tây không cố gắng xóa bỏ hoàn toàn khái niệm giới tính, mà họ đang cho phép giáo viên trong trường học quyết định giới tính của một đứa trẻ, mà chẳng mảy may để tâm đến mong muốn của cha mẹ. Theo ông, đó là một tội ác chống lại loài người.

Thái độ tiến bộ của phương Tây đối với sự đa dạng giới tính cuối cùng đã trở thành một phần nguyên nhân dẫn đến chiến tranh Ukraine. Hồi tháng 3, Thượng phụ Kirill, người đứng đầu Nhà thờ Chính thống Nga, tuyên bố cuộc xâm lược là cần thiết để bảo vệ những người nói tiếng Nga ở Ukraine khỏi một phương Tây kiên quyết đòi hỏi bất kỳ quốc gia nào tham gia liên minh của họ đều phải tổ chức một cuộc tuần hành tự hào đồng tính. Các quyền LGBTQ được cho là ‘thú vật’ (predation) này phải được giải quyết bằng vũ lực chính nghĩa.

ammuu5

Nguồn ảnh : Chip Somodevilla/Getty Images

5. Ukraine đang chuẩn bị vũ khí sinh học để chống lại Nga

Là trò lừa mới nhất trong số những câu chuyện bịp bợm của Điện Kremlin, thuyết âm mưu này đã nở rộ kể từ khi bắt đầu chiến tranh – nhưng thật ra, nó lặp lại lời nhận xét của Putin vào năm 2017, khi ông cáo buộc các chuyên gia phương Tây thu thập vật liệu sinh học từ người Nga để làm thí nghiệm khoa học.

Trong tuần thứ hai của cuộc chiến, các blogger thân với chế độ, và sau đó là các chính trị gia cấp cao, bao gồm cả Ngoại trưởng Sergei Lavrov, tuyên bố rằng tình báo Nga đã thu thập được bằng chứng cho thấy Mỹ và Ukraine đang phát triển vũ khí sinh học – là những con dơi và chim mang mầm bệnh – để lây lan virus ở Nga. Bộ Quốc phòng Nga nói rằng họ đã phát hiện các tài liệu xác nhận sự hợp tác này.

Để thêm thắt cho câu chuyện của mình, truyền thông nhà nước lặp lại nhận xét của Tucker Carlson, người dẫn chương trình của Fox News, rằng Nhà Trắng có liên quan đến cuộc chiến sinh học chống lại Nga ở Ukraine. Tất nhiên, không có bằng chứng đáng tin cậy nào để hỗ trợ tuyên bố này. Nhưng câu chuyện đã lan rộng khắp nước Nga, và Điện Kremlin thậm chí đã triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để thảo luận về nó. [Nga cho rằng] rốt cuộc có lẽ Hunter Biden đã tài trợ cho hoạt động [nghiên cứu vũ khí sinh học] đó.

Tất cả năm thuyết âm mưu này, và nhiều thuyết âm mưu khác, đều đã tìm thấy vị trí của chúng ở nước Nga thời chiến. Chúng được sử dụng để biện minh cho cuộc chiến ở Ukraine, bởi cả các công dân bình thường lẫn Điện Kremlin. Hơn nữa, thuyết âm mưu đã trở thành một cách để bác bỏ các bằng chứng đang ngày một nhiều về hành vi tàn bạo của người Nga, những bằng chứng đã bị gán là sự vu khống của nước ngoài. Ví dụ, tội ác ở Bucha ngay lập tức bị đẩy sang cho người Ukraine, rằng chính Ukraine đã dàn dựng các bức ảnh hoặc giết những người vô tội để đổ vấy cho Quân đội Nga. Trong khi đó, Hollywood được cho là đang làm việc chăm chỉ để sản xuất những đoạn phim về đầu độc hàng loạt nhằm hạ thấp uy tín của nước Nga. CIA đang vận dụng hết mọi thứ trong mạng lưới của mình.

Từ những cuộc đấu khẩu trên truyền hình và mạng Internet, các thuyết âm mưu nay đã biến thành thứ vũ khí có thể giết chết người thật. Chỉ nội điều ấy thôi đã đủ đáng sợ rồi. Nhưng điều còn đáng sợ hơn là Putin, người đang tiến hành chiến tranh mà không bị kiềm chế, dường như cũng tin vào chúng.

Ilya Yablokov

Nguyên tác : "The Five Conspiracy Theories That Putin Has Weaponized", New York Times, 25/04/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 22/06/2022

Ilya Yablokov là giảng viên báo chí và truyền thông kỹ thuật số tại Đại học Sheffield ở Anh, tác giả cuốn sách "Fortress Russia : Conspiracy Theories in the Post-Soviet World" và là đồng tác giả cuốn "Russia Today and Conspiracy Theories : People, Power, Politics on RT".

Additional Info

  • Author Ilya Yablokov, Nguyễn Thị Kim Phụng
Published in Diễn đàn
mercredi, 14 juillet 2021 19:00

Các ‘thuyết âm mưu’ nguy hiểm

Dân M nghĩ rng bnh dch Covid-19 đang ngui dn. Nhưng có nhiu triu chng bt n. Trong mt tun qua, s người mc bnh đã tăng lên 47% so vi tun trước, theo Center for Health Security ca Đi hc Johns Hopkins, nơi vn theo dõi s thng kê t năm ngoái.

ammuu1

Mt thân nhân an i con trai ca mt người va qua đi vì Covid. Hình minh ha.

Nht báoWall Street Journal cho biết mi ngày trung bình có thêm 23.000 người mc bnh, cao gp đôi s trung bình ba tun trước. S người vào bnh vin trung bình 13.200 mi tun, cui tháng Sáu ch có 12.000 người. Trong Qun Los Angeles, s bnh nhân mi đã tăng hơn 1.000 người trong ba ngày liên tiếp sau nhiu tháng gim bt.

Ti 43 trong s 50 tiu bang M, s người nhp vin li tăng. Sau my tun l s người chết vì Covid s tăng theo.

Cơ quan phòng bnh quc gia CDC cho biết 99% nhng người qua đi đu chưa chích nga các loi vaccines thông dng. Bác sĩ Jennifer Nuzzo, Johns Hopkins, nhn thy hai phn ba các qun ht (county) có nhiu người b bnh đu nm ti nhng tiu bang ít chích nga vaccines ; s bnh tăng nhiu nht tp trung trong năm qun. Trong s 10 tiu bang chích nga ít nht, by tiu bang thuc min Nam nước M. Ti Mississippi, ch có 33% dân đã chích nga, s người mc bnh tăng gn 60%, t 192 người mi ngày hôm 28 tháng Sáu lên 303 người hôm 12 tháng By. Ti Louisiana, 35.8% dân đã chích nga, con s tăng 39%, t 389 lên ti 840 người.

Theo CDC hin M mi có 152 triu người được chích nga đy đ, chiếm 59% dân s. Nhiu người M vn không chu chích nga, trong khi biến thái Delta ca loài vi khun có sc lan truyn nhanh gp đôi, đã gây thêm bnh khp thế gii. Nhng người không chích vaccine t đ cho mình d b lây bnh ri lây ln cho nhau. Nhưng h còn gây tai ha cho nhng người khác ; vì loài vi khun s có môi trường biến thái d và nhanh chóng, tr thành nguy him hơn.

Nhng người này phi nói là không có tinh thn trách nhim đi vi chính mình, vi nhng người trong gia đình và bn bè tiếp xúc thường xuyên vi h, và tt c mi người chung quanh. H đã đ cho xu hướng chính tr ca mình khiến h bt mt trước nhng s tht là : Vaccine có th ngăn nga bnh dch ; và khăn che ming có th đ phòng bnh dch.

Có nhng người tr thành cung tín tin theo nhng "thuyết âm mưu". Dân biu Marjorie Taylor Greene (Georgia) coi vic chính quyn khuyến cáo che ming và chích nga ging như chế đ Đc Quc Xã bt dân Do Thái đeo ngôi sao David sáu cnh. Bà Greene và Dân biu Lauren Boebert (Colorado) so sánh đi quân y tế chích nga vi công an Quc Xã. Nhà bình lun Tucker Carlson trên đài FOX luôn luôn ch trích chiến dch chích nga, ông mi các chuyên gia phn đi chích nga lên đài nói chuyn. Khi CDC khuyến cáo các trường yêu cu hc sinh, sinh viên phi chích nga trước khi m ca, Charlie Kirk, thuc t chc cc hu Turning Point USA, đã lên ti vi phn đi.

Nhng người đó dn đu mt phong trào chng đeo mng và chng chích nga li dng tình trng chia r chính tr nước M bng các "thuyết âm mưu". H v ra mt thế gii ch có trng và đen, không th nào tha hip. Trong thế gii đó h làm ch cái thin, còn tt c nhng người nói trái ý kiến h đu b cái ác chi phi. Do đó, nhng người đi lp phi b tiêu dit trong các lãnh vc mà h đang tìm cách thu hút qun chúng. Lãnh vc đang gây sôi ni là vn đ ngăn nga, phòng chng bnh dch Covid. Nhiu người coi công tác kêu gi chích nga là mt m mưu quc tế" nhm kim soát trí óc người M ; mt âm mưu không khác gì các chế đ phát xít và cng sn trước đây mun thng tr loài người.

Nhng người cung tín thường dùng mi đe da t bên ngoài đ khích đng công chúng, đ đt mc tiêu chính tr ca h. Năm 1964, trong bài viết ni tiếng, "The Paranoid Style in American Politics", Richard Hofstadter thut li nhiu ln nước M đã sng qua các "thuyết âm mưu" như thế.

Thi 1951, Ngh sĩ Joseph R. McCarthy đã gây nên mt phong trào truy tm gián đip cng sn. Sau khi Stalin cho n bom nguyên t và Trung Quốc chiếm quyn Trung Quc, ông đã t giác chính ph M cha đy cng sn. Ông McCarthy coi nước M đã sa sút t 1945 đến 1950, do mt m mưu phn bi" được thi hành tng bước mt, "mt âm mưu ln nht trong lch s nhân loi". Ông t cáo Ngoi trưởng George C. Marshall là phn bi quyn li nước M, thc hin mưu đ ca Liên Xô ; trong khi Kế hoch Marshall tái thiết Tây Âu thành công đã ngăn không cho Liên Xô bành trướng.

Thi 1960, phong trào chng Cng lên cao M. Ông Robert Welch, người sáng lp t chc bo th John Birch Society đã t cáo Tng thng Dwight Eisenhower và Ngoi trưởng John Foster Dulles đu là cán b cng sn quc tế. Ông Welch nói rng ông có đy đ bng c đ buc ti ! Trong cun sách The Politician, do ông Welch viết, ông dành hàng trăm trang chú thích và tài liu tham kho. Ngay c Ti cao pháp vin M cũng b ông t cáo là tay sai cng sn.

Bn tin ca John Birch Society cho biết h nhn được rt nhiu bc thư phn đi hãng United Airlines dùng huy hiu ca Liên Hip Quc. Ông John Rousselot, mt người lãnh đo trong t chc gii thích : "Chúng tôi không mun mt công ty ca nước M li đi c đng cho Liên Hip Quc, trong khi chúng ta biết rng nó là mt khí c trong âm mưu ca cng sn Xô Viết". Trước áp lc đó, sau cùng công ty hàng không đã phi thay đi nhãn hiu.

Nhng "thuyết âm mưu" thường xut hin khi xã hi M thay đi, khiến cho nhiu người lo s, mun chn li. Trong mt thế h va qua, sc mnh kinh tế và chính tr M đang chuyn t nông thôn lên thành ph. Dân s M thay đi, t s s người da trng gim bt, các người gc di dân tăng lên, mt hin tượng còn tiếp tc. Di dân là mt lc lượng giúp nước M đông đúc, giàu mnh hơn, trong lúc dân s các nước khác, t Trung Quc, Nga, đến Nht Bn, Âu Châu đu gim sút. Nhưng nhiu người không mun nước M thay đi như vy. Năm 2008, mt người da đen đu tiên đc c tng thng. Đi vi nhiu người M đó cũng là mt du hiu không lành ; h càng b tác đng mnh m hơn.

Trong bn năm qua, mi lo lng ca nhng người đó có cơ hi bùng lên. H không cn phi che giu cơn gin d ca mình na. H t coi mình là nhng người i quc" duy nht. H thy cn bo v mt nước M "thun túy" như cũ. Nhng người nói nhng li l càng cc đoan thì càng được hoan nghênh. Nhiu người quy t trong các nhómOath Keepers và Proud Boys. Và các "thuyết âm mưu" được dp phát trin. Nhng tin đn đi thi phng trên mng QAnon đã được c các dân biu và ngh sĩ, tin theo và nhc li. Đó là mt ngun gc ln ca phong trào chng đeo mng che ming và chng chích nga.

Covid-19 đã làm hơn 606.000 người chết. Nhng "thuyết âm mưu" mi còn được nuôi dưỡng s khiến thêm nhiu người M nhim bnh dch, s giết thêm hàng ngàn người khác trong my tháng sp ti. Chúng ta có th tin rng nhng "thuyết âm mưu" này s tàn dn dn, như nhng nhân vt ni danh Joseph R. McCarthy hay Robert Welch mà bây gi không my người M còn biết tên.

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 14/07/2021

Additional Info

  • Author Ngô Nhân Dụng
Published in Diễn đàn

Thuyết âm mưu hình thành từ những tin đồn đại không có cơ sở, từ những dự đoán trước - có thể trật và cũng có thể trúng - nếu trúng thì kẻ tung tin hĩnh mũi lên cho mình là thánh sống trước những cái nhìn thán phục của người khác, còn nếu trật thì ngậm bồ hòn làm ngọt, câm miệng lặn không sủi tăm hay trốn mất dép và tung tin mình đang bệnh nặng như mắc Covid chẳng hạn.

ammuu1

Chuyện D. Trump đã chấm dứt, thế nhưng làng báo Việt lại có thêm những kẻ tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ không thành của mình với những bài báo Trump sẽ ra lệnh Thiết Quân Luật, Vệ Binh Quốc Gia sẽ bắt hết những quan chức có mặt trong ngày 20/1 sắp tới, hay Joe Biden sẽ đột tử…

Tin đồn của thuyết âm mưu vô cùng nguy hiểm, năm xưa trong cuộc chiến tranh Bắc – Nam dù các vùng đất địa đầu chưa mất nhưng với sự loan tin đồn độc địa của đài BBC đã góp phần làm cho người dân miền nam bỏ nhà cửa vườn tược chạy loạn dần vào Sài Gòn, khiến cho tinh thần binh sĩ hoang mang bỏ rơi vũ khí, mất tinh thần chiến đấu, bỏ chạy, đào ngũ trước khi chạm địch, tự nguyện dâng cho giặc Cộng từng thành phố mà có những vùng đất chỉ còn vườn không nhà trống dẫn đến thảm bại vào ngày 30/04/1975, dù cho Mỹ đã bỏ rơi nhưng miền nam Việt Nam không thể nào tan rã một quân đội nhanh chóng đến như thế.

Có một điều mâu thuẩn mà người dân miền nam không chịu suy nghĩ lý do vì sao mà một đài phát thanh có trụ sở tuốt bên Anh Quốc lại nắm rõ tình hình chiến sự Việt Nam đến như thế dù cho tại miền nam Việt Nam không thiếu các cơ quan ngôn luận như Việt Tấn Xã, Đài Truyền Hình số 9, Đài Cần Thơ, và các đài phát thanh hàng ngày... (?)

Dễ dàng tin vào tin đồn nói lên trình độ suy nghĩ và nhận thức của người Việt Nam rất thấp, và hậu quả là chính họ phải trả giá bằng mất nước, bằng lưu vong, bằng bỏ xác trên đường vượt thoát, thế nhưng tố chất cả tin vẫn theo đuổi người Việt từ thế hệ này đến thế hệ khác, họ dễ dàng tin theo những bản tin vịt, của những tên xàm xí đú chỉ biết nói cho sướng cái lổ miệng và hậu quả ra sao thì phủi tay vô trách nhiệm.7Thời gian trôi qua, người Việt định cư tại Mỹ vẫn là một sắc dân dễ tin nhưng lại cuồng tín, cuồng tín đến mức cực đoan khi không chịu chấp nhận sự thật, họ tin theo một luận điệu sai và cứ trượt dài theo cái sai từ trong suy nghĩ đến hành động.

Kỳ bầu cử trước đây khi bà Bill Clinton dẫn trước ứng viên D. Trump số phiếu phổ thông thì có một ‘nhà tiên tri’ đoan chắc là bà ta sẽ trở thành tổng thống nước Mỹ, sau khi thua phiếu Đại Cử Tri và D. Trump lên ngôi thì nhà tiên tri xộ hàng lặn mất dép, một thời gian sau thấy êm êm lại đưa cái mặt mốc thích của mình ra để xạo... (!) tiếp với sự dễ dãi, xuề xòa, xuê xoa của người Việt.

Chuyện D. Trump thất cử đã đem lại sự thất vọng cho nhiều người ngưỡng mộ cũng như trong lòng một số người hy vọng ‘cứu cánh sẽ biện minh cho phương tiện’, đó là quyền của họ, không ai có quyền chỉ trích, xúc phạm hay chê bai, nhưng cái đáng nói là người Việt là một sắc dân không giống những cộng đồng thiểu số khác, họ diễu võ dương oai, chửi bới, chụp mũ người khác và đỉnh điểm là sự hưởng ứng phong trào biểu tình tiến chiếm Điện Capitol, cơ quan đầu não ngành Lập Pháp, sau khi một số kẻ bị bắt thì những người Việt Nam có mặt trong đoàn biểu tình tự biện hộ rằng mình có tham gia nhưng không có đập phá, cướp bóc như những người quá khích mà chỉ là biểu tình ôn hòa nhằm thể hiện chính kiến đã được ghi trong Hiến pháp.

Đây là một bào chữa ấu trĩ và ngụy biện bởi vì Điện Capitol không phải là một nơi công cộng phục vụ người dân tham quan, du lịch mà đó là cơ quan đầu não của nước Mỹ, do đó đừng có nói rằng mình chưa có vào trong mà chỉ cần xâm nhập vào trong hàng rào đã đủ cấu thành tội danh "xâm nhập khu vực cấm bất hợp pháp", tất nhiên chuyện đó là chuyện của ngành hành pháp, ai vi phạm thì sẽ bị tội hình, tiếc thay trong đó ngoài những kẻ cuồng tín da vàng ra còn có một anh chàng phóng viên Việt Nam khoe mẽ tấm hình đang đứng trước văn phòng của bà chủ tịch Hạ Viện với tấm bảng Press trên túi áo !

Phóng viên cũng đâu có quyền theo chân những người nổi loạn vào trong ghi hình khi chưa có sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền ?!

Chuyện D. Trump đã chấm dứt, chỉ còn 48 tiếng nữa ông ta sẽ ra đi, không đi cũng sẽ bị bắt buộc bước ra, thế nhưng làng báo Việt lại có thêm những kẻ tiếp tục nuôi dưỡng giấc mơ không thành của mình với những bài báo Trump sẽ ra lệnh Thiết Quân Luật, Vệ Binh Quốc Gia sẽ bắt hết những quan chức có mặt trong ngày 20/1 sắp tới, hay Joe Biden sẽ đột tử…

Có vẻ họ đang phải thủ dâm để tự sướng cho mình và đồng bọn khi cứ tung tin giả để thỏa mãn cái thị hiếu thấp hèn của mình, trước đây mấy ngày là tin bà Pelosi bị bắt tại biên giới Canada, ngay hôm sau bà ta xuất hiện tại Hạ Viện để luận tội D. Trump thì mấy cái loa lại chuyển qua hướng khác.

Có ai biết rằng những nhân vật đang nắm giữ chính quyền đều được quyền ‘Bất Khả Xâm Phạm’ không ?
Đừng nói Trump, Pelosi mà ngay cả các Thượng và Hạ nghị sĩ cũng đều có quyền đó cho đến khi mãn nhiệm kỳ, thế thì làm sao quân đội có thể bắt bà ta khi đang nắm giữ chức Chủ tịch Hạ Viện ?

Một góc nhìn khác để hiểu thêm rằng quân đội Mỹ không phục vụ cho đảng phái, mà họ chỉ phục vụ cho Tổ quốc cho nên D. Trump đã không thể dùng quân đội đảo chính để có thể trở thành một V. Putin của Nga, một Tập Cận Bình của Tàu hay một Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam dù thật sự trong lòng ông ta rất mong muốn.

Thuyết âm mưu hôm nay của nước Mỹ đừng tưởng nó vô hại mà lầm, chính sự chia rẻ này đã làm Đảng cộng sản Việt Nam vui mừng tột độ, bởi vì khi người Việt Nam chia rẻ chính là tự giết chính mình và làm cho phong trào chống Cộng suy yếu, Đảng cộng sản sẽ tiếp tục an tâm tại vị mà không lo sợ rằng sẽ có đối thủ có thể lớn mạnh và đe dọa trực tiếp đến mình.
Đó chính là cái ngu của người Việt !

Còn riêng tôi thì quan điểm rất rõ ràng, đối với bất kỳ ai đã một lần bất tín với tôi thì vạn lần tôi sẽ không tin, một lần nói một đàng làm một nẻo thì sẽ không bao giờ có lần thứ hai.

Cuối cùng những ai đang nuôi ảo vọng vào thuyết âm mưu, vào những tin đồn của những kẻ không ra gì thì cứ chống mắt lên mà chờ, chỉ còn 48 tiếng nữa để biết thế nào là sự thật, cái nào trắng, cái nào đen và ai là chính, ai là tà !

Nguyên Anh

Nguồn : quyenduocbiet, 18/01/2021

Additional Info

  • Author Nguyên Anh
Published in Diễn đàn

Trung Quốc muốn ‘viết lại lịch sử virus corona’ ?

VOA, 26/03/2020

Vào lúc cuộc chiến chng li virus corona dch chuyn sang Châu Âu và xa hơn na, Trung Quc đang cung cp hàng triu khu trang và các mt hàng cn kíp khác cho các nước đang cht vt ng phó, vi hi vng xây dng mối quan h chính tr và xoa du ch trích rng Bc Kinh đã cho phép căn bnh này lây lan t sm.

viet1

Nhân viên khuân các thùng vật tư y tế ca Trung Quc gi cho Ý đ ngăn dch virus corona lây lan, ti mt trung tâm logistics ca sân bay quc tế Hàng Châu, tnh Chiết Giang, ngày 10/3/2020.

Đây là một phn trong n lc ca Đảng cộng sản nhm đnh hình li cách nhìn v nước này, t ch Trung Quc mc nhng sai sót ngay t đu biến thành mt quc gia hành đng quyết đoán đ kim soát dch bnh.

Chính phủ Trung Quc đã điu máy bay ch găng tay và quần áo bo h đến Liberia. H cũng gi 100.000 b xét nghim đến Philippines. Hơn 10 chuyến bay ch theo hàng triu khu trang và các vt tư khác cũng được chuyn đến Cng hòa Czech trong tun ri, khiến B trưởng Ni v Czech Jan Hamacek nhn đnh rng Trung Quốc "là quc gia duy nht có kh năng cung cp cho Châu Âu vi s lượng như vy".

Tổng thng Serbia Aleksandar Vucic đ kích Liên Hiệp Châu Âu và ca ngi Trung Quc v li đ ngh giúp đ khi ông tuyên b tình trng khn cp đ chng li dch bnh. Đất nước ca ông mun gia nhp EU, nhưng chính ph ca ông đã xích li gn Nga và Trung Quc hơn trong mt cuc chiến ging co nh hưởng.

"Tôi tin vào người anh em và người bn ca tôi [Ch tch Trung Quc] Tp Cn Bình và tôi tin vào s giúp đ ca Trung Quốc", ông Vucic nói, và nói thêm rng "s đoàn kết Châu Âu" ch là chuyn c tích.

Các quan chức EU ph nhn h ngng vin tr cho Serbia, nhưng cho biết ưu tiên hàng đu ca h là các thành viên EU, theo AP.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoi giao Trung Quc nói cử ch này là đ đn đáp li thin chí ca nhng nước đã giúp đ Trung Quc trong lúc khó khăn, nhưng nhng nhà quan sát nhìn thy nhng toan tính chiến lược đng sau đó.

"Tính chất nhân đo đó thc s là mt đòn ngoi giao", chuyên gia kinh tế Nguyn Xuân Nghĩa, một nhà quan sát Trung Quc bang California, nhn đnh. "T yếu t nhân đo chuyn thành mt cuc đu tranh ngoi giao, đng thi gây chia r trong ni tình các nước Âu châu vi nhau".

Ông Nghĩa gọi s tr giúp ca Trung Quc là s "ma mai thô b", cáo buc nước này đã gây nên đi dch đang hoành hành khp toàn cu vn dĩ xut phát t thành ph Vũ Hán.

Sáu tuần trước, nhà chc trách Trung Quc tìm cách dp tt s phn n trong nước và nhng ch trích nước ngoài vì điu mà h nói là Trung Quc cố tình trì hoãn cung cp thông tin vì đng cơ chính tr, và do đó đã x lí sai trái đt bùng phát dch bnh.

Trung Quốc đáp li bng cách trn áp nhng tiếng nói ca nhng bác sĩ đã lên tiếng cnh báo v dch bnh t sm và nhng nhà báo đc lp tường trình trên thực đa, trong khi cáo buc nhng người ch trích là bôi nh nước này.

Giờ đây trong khi M và phương Tây cht vt khng chế s lây lan ca virus, Trung Quc hi vng hưởng li t nhn thc rng kim soát virus này khó đến mc nào, theo Julian Ku, giáo sư Đi hc Hofstra New York.

"Những tht bi ca chính ph Trung Quc s được nhìn nhn bt kht khe hơn trước nhng tht bi ca các chính ph khác trong vic ng phó mt cách hiu qu", ông được AP dn li nói.

Trung Quốc đã góp 20 triu đôla cho Tổ chc Y tế Thế gii cho nhng n lc chng Covid-19. Dù EU và M đã cam kết ngân khon ln hơn đ chng li căn bnh này, hin h vn đang bn gii quyết cuc khng hong ti nhà.

Có những ý kiến khác nhau v tính hu hiu t nhng n lc ca Trung Quc.

"Chưa biết được vic này s đi xa ti đâu… nhưng rõ ràng là h đang th làm theo li cũ", theo Daniel Russel, mt nhà ngoi giao M tin nhim gi công tác ti Vin Chính sách Hi Châu Á New York. Ông nói tuyên truyn ca Đảng cộng sản đã thành công trong nước hơn là nước ngoài.

Clive Hamilton, tác giả cun sách "Cuc xâm lược thm lng : nh hưởng ca Trung Quc ti Úc", nói rng Trung Quc đã rót ngun lc khng l vào vic đnh hình din ngôn toàn cu trong nhng năm gn đây.

"Sẽ là mt sai lm khi đánh giá thấp hiu qu ca chiến dch quc tế ln này nhm viết li lch s virus corona".

Nhà quan sát Nguyễn Xuân Nghĩa nói dch virus corona cho thy "bn cht tht" ca Trung Quc nm gi vai trò ch đo trong chui cung ng hàng đu, gây khn đn cho nhiều nước khi khng hong y tế xy ra nước này khiến nhiu nước khác liên ly và kéo theo khng hong kinh tế.

"Trong những năm sp ti, các nước phi nghiên cu li quan h kinh tế và xã hi ca mình vi Trung Quc", ông khuyến cáo. "Người ta c nói đến chuyn cách li xã hi (social distancing) nhưng mà tôi nghĩ hu qu quan trng nht là economic distancing – cách li kinh tế".

"Các quốc gia dn dn thy rng không th nào trông cy vào Trung Quc đ đến khi lâm nn, Trung Quc li dùng chính nhng cái đó làm đòn bẩy bt bí các quc gia khác".

Nguồn : VOA, 27/03/2020

*******************

Covid-19 : Ngoại giao Trung Quốc và chiến dịch phát tán tin đồn chống Mỹ

Trọng Nghĩa, RFI, 25/03/2020

Trung Quốc đã tung ra cả một chiến dịch chống Mỹ trên vấn đề dịch Covid-19. Một trong những điểm khác thường của chiến dịch này là Bắc Kinh đã huy động cả guồng máy ngoại giao vào cuộc, và không ngần ngại phát tán những thông tin mang nặng tính chất thuyết âm mưu.

tindon1

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp Lư Sa Dã. Ảnh tư liệu chụp ngày 10/09/2019. AFP - MARTIN BUREAU

Cú đòn mới nhất đến từ Paris. Trong một loạt tin nhắn Twitter bắn đi hôm 23/03/2020, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã công khai gợi ý là con virus corona đang tàn phá thế giới thực ra đã xuất xứ Hoa Kỳ, chứ không phải là từ Vũ Hán (Trung Quốc) như mọi người lầm tưởng.

Hành động này được cho là nằm trong cả một chiến dịch do Bắc Kinh tung ra, mà theo nhiều nhà phân tích, nhằm phủ nhận trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để xẩy ra đại dịch Covid-19 đang gây tang tóc khắp hành tinh.

Một trong những điểm khác thường của chiến dịch này là Bắc Kinh như đã huy động cả guồng máy ngoại giao vào cuộc, và không ngần ngại phát tán những thông tin mang nặng tính chất thuyết âm mưu.

Covid-19 : Sứ quán Trung Quốc ở Pháp "lồng lộn đả kích" Mỹ

Trong một bài viết mang tựa đề "Covid-19 : Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris lồng lộn đả kích Mỹ" (L’ambassade de Chine à Paris se déchaîne contre les États-Unis), hãng tin Pháp AFP ngày 23/03 đã xác định : Những lập luận mà cơ quan ngoại giao Trung Quốc tại Pháp đưa ra chỉ lập lại các cáo buộc của Trung Quốc trong thời gian gần đây, theo đó chính Mỹ mới là nguồn gốc của con virus corona đã lây lan trên quy mộ rộng lớn ở Trung Quốc trước khi tỏa ra thế giới.

Nhận định đầu tiên của AFP là loạt vấn đề mà phái bộ ngoại giao Trung Quốc tại Pháp nêu lên thực ra chỉ là những câu hỏi "mang tính chất khẳng định nhưng không kèm theo bất kỳ nhân tố khoa học nào để chứng minh".

Hình thức là câu hỏi, nội dung là khẳng định

Câu hỏi đầu tiên mà Đại sứ quán Trung Quốc nêu lên trong một tin nhắn là : "Đã có bao nhiêu ca Covid-19 trong số 20.000 người chết do bệnh cúm đã bắt đầu vào tháng 9 vừa qua (tại Mỹ) ?", kèm theo một giả thuyết : "Phải chăng là Hoa Kỳ đã cố che giấu sự tồn tại bệnh dịch viêm phổi do con virus corona chủng mới gây ra dưới lớp vỏ bệnh cúm (thường) ?".

Tiếp theo đó là một tin nhắn thứ hai trong đó Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã nêu bật nghi vấn liên quan đến sự kiện "trung tâm nghiên cứu lớn nhất của Mỹ về vũ khí hóa học và sinh học, căn cứ Fort Detrick ở bang Maryland, đã bất ngờ đóng cửa vào tháng 7 năm ngoái". Tin nhắn ngay lập tức khẳng định rằng : "Sau vụ đóng cửa này thì đã có hàng loạt trường hợp bệnh viêm phổi hay bệnh tương tự xuất hiện ở Mỹ".

Theo AFP, khi tung ra những lập luận trên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp như đã công nhận tính xác thực của những lời đồn đoán nhan nhản trên mạng. Phía Hoa Kỳ vẫn thường xuyên cáo buộc Trung Quốc gieo rắc "tin đồn hết sức vô lý" về nguồn gốc con virus corona và lan truyền trên mạng những thông tin mang tính chất "thuyết âm mưu".

Khẩu chiến Mỹ-Trung về xuất xứ con virus

Đối với AFP, Bắc Kinh và Washington hiện đang lao vào một cuộc khẩu chiến gay gắt, thậm chí đã lao vào một cuộc chiến tranh thông tin về nguồn gốc của dịch bệnh, với tổng thống Mỹ Donald Trump thường xuyên gọi con virus corona chủng mới là "virus Trung Quốc", điều đã khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh tức tối.

Bắc Kinh đã phản công và ngay từ hôm 12/03, như ghi nhận của AFP, ông Triệu Lập Kiên (Zhao Li Jian), một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cũng trên Twitter, đã ngầm cho hiểu là quân đội Mỹ đã đưa con virus vào Vũ Hán, nơi xuất phát dịch bệnh theo nhiều nhà khoa học, nhân cuộc Đại hội Thể thao Quân đội Thế giới vào tháng 10 năm 2019.

Một thực tế được rất nhiều nhà quan sát nêu bật là việc Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ là phía phát tán con virus corona nằm trong cả một chiến dịch tuyên truyền nhằm gieo rắc nghi ngờ về nguồn gốc thực thụ của con virus, qua đó rũ bỏ được trách nhiệm của chế độ Bắc Kinh trong việc để dịch Covid-19 từ Vũ Hán lan rộng ra toàn thế giới. Trong chiến dịch này, guồng máy ngoại giao Trung Quốc đã đóng một vai trò không nhỏ.

Bước đầu là gieo rắc hoài nghi…

Ngay từ hôm mồng 7 tháng 3, đích thân đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi, ông Lâm Tùng Thiên (Lin Song Tian) đã tung ra một tin nhắn Twitter, khẳng định rằng : "Các nghiên cứu của giới khoa học tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản cho thấy nguồn gốc xuất phát của con virus gây bệnh Covid vẫn chưa rõ ràng. Dựa trên kết luận của các nhà khoa học toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết chưa chắc chắn về nguồn gốc của con virus này và cần tránh sự kỳ thị".

Lãnh đạo của cơ quan đại diện ngoại giao Trung Quốc quan trọng nhất tại Châu Phi này nói tiếp : "Cho dù dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là con virus có nguồn gốc từ Trung Quốc, đừng nói chi là 'sản xuất' tại Trung Quốc".

Ngay sau khi tin nhắn gieo rắc hoài nghi về xuất xứ thực thụ của con virus corona chủng mới nói trên được tung ra, hàng loạt đại sứ và đại sứ quán Trung Quốc ở khắp nơi đã đua nhau phát đi thông điệp này từ tài khoản Twitter của họ.

Bước kế tiếp là chỉ đích danh Mỹ…

Sau khi đã tạo ra tâm lý hoài nghi về xuất xứ của con virus gây dịch Covid-19, guồng máy ngoại giao Trung Quốc đã đi thêm một bước nữa với việc phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên, ngày 12/03, công khai phát tán tin đồn đăng trên một trang web nổi tiếng là chuyên phổ biến các thuyết âm mưu, theo đó chính Mỹ đã đem virus corona vào Vũ Hán.

Và một lần nữa, các đại sứ quán Trung Quốc khắp nơi trên thế giới đã truyền tải thông điệp của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao tại Bắc Kinh, từ những nước Châu Phi như Nam Phi, Bostwana, Tchad, Uganda…, cho đến các quốc gia Châu Á như Philippines, Maldives… và ở vùng Cận Đông như Iran…

Tại Châu Âu, đại sứ quán Pháp cũng đã dịch ngay thông điệp, vốn viết bằng tiếng Anh, ra tiếng Pháp và công bố hôm 17/03.

Bất chấp ý kiến của WHO !

Trong bối cảnh như kể trên, loạt thông điệp tố cáo Mỹ mà Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đưa ra ngày 23/03 là bước kế tiếp trong một chiến dịch tuyên truyền xuyên suốt nhằm phủ nhận trách nhiệm ban đầu của Trung Quốc trong việc để xẩy ra đại dịch Covid-19 trên toàn cầu.

Điểm đáng nói là ngành ngoại giao Trung Quốc vẫn tiếp tục tung lập luận tố cáo Mỹ trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới (OMS/WHO) ngày 15/03 vừa qua, từng cho biết không có bằng chứng nào cho thấy Mỹ đã mang virus corona vào Trung Quốc.

Trả lời nhật báo Mỹ Washington Times, Christian Lindmeier, một phát ngôn viên của tổ chức tại Genève (Thụy Sĩ) xác định là thuyết âm mưu về vai trò của Mỹ không hề được chứng minh.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 25/03/2020

*******************

Hết đổ lỗi Mỹ, Trung Quốc nay ám chỉ virus corona xuất xứ từ Ý

VOA, 25/03/2020

Mạng lưới truyn hình toàn cu Trung Quc (CGTN), cơ quan tuyên truyn ca nhà nước, hôm 22/3 loan tin dù ngun gc ca virus corona chưa rõ ràng nhưng Ý có th là nơi xut x.

complot1

Y bác sĩ điều tr mt bnh nhân Covid-19 ti bnh vin Casalpalocco, Roma, Ý, ngày 24/3/2020.

CGTN dẫn bn tin ca NPR trong đó bác sĩ Ý, Giuseppe Remuzzi, nói ông đã nghe các bác sĩ bàn tán vi nhau v mt bnh viêm phi chưa tng thy, hết sc nguy kch, đc bit tn công người già, t tháng 12 năm ngoái hay thm chí là tháng 11.

"Nghĩa là virus này đã luân chuyển vòng vòng, ít nht là ti vùng Lombardy min Bc Ý và trước khi chúng ta biết v dch bnh xy ra Trung Quc," bác sĩ Remuzzi nói.

CGTN tận dng phát biu này đ gi ý rng dch bnh Covid-19 xut phát t nơi khác, không phi là Vũ Hán Trung Quốc như mi người nghĩ. Tuy nhiên, phát biu ca bác sĩ Remuzzi là đáp câu hi ti sao Ý b ‘v trn’ trước virus corona ch không phi là câu tr li cho thc mc liu có xut hin ca bnh nào Ý trước Trung Quc hay không.

Trong lúc Covid-19 lan tràn trên thế gii, Trung Quc đang tìm cơ hi dp tt nhng t cáo rng h đã che đy dch bnh t bước đu khiến virus lây lan toàn cu.

Trước đây trong tháng này, phát ngôn nhân B Ngoi giao Trung Quc, Triu Lp Kiên, đăng tin trên Twitter t cáo quân đội M mang virus corona vào Trung Quc hay virus này có th khi phát t M trong mùa cúm.

Hoa Kỳ đã khiển trách Trung Quc v vic loan tin đn gia cuc khng hong toàn cu.

Tổng thng M Donald Trump công khai gi đây là ‘virus Trung Quc’.

(Taiwan News/CGTN)

*********************

Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Trung Quốc trì hoãn chia sẻ thông tin về Corona

VOA, 25/03/2020

Ngoại trưởng M Mike Pompeo li ch trích cách thc Trung Quc x lý đi dch COVID-19, nói rng Đng Cng sn Trung Quc vn chưa cung cp cho các nước khác trên thế gii thông tin cn thiết đ ngăn chn các ca lây nhim mi, theo Reuters.

tindon2

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo.

Lời ch trích ca ông Pompeo, đưa ra trong mt cuc phng vn vi chương trình phát thanh "Washington Watch", đã khiến Trung Quc lên tiếng kêu gi ngoi trưởng Mỹ ngừng "chính tr hóa" dch bnh và chm dt ph báng nước này.

Ông Pompeo lặp li các cáo buc trước đó rng Bc Kinh trì hoãn vic chia s thông tin v virus Corona, "gây ri ro cho hàng nghìn nhân mng".

Ngoại trưởng M nói thêm v điu ông gi là "che giu" và chia s "thông tin sai" ca Đng Cng sn Trung Quc, khiến các nước khác trên thế gii không có đ thông tin "cn" đ ngăn chn các ca lây nhim mi.

Ông Pompeo cũng cáo buộc Iran và Nga thc hin chiến dch tung tin sai v virus Corona.

Dù lên án Trung Quốc, ông Pompeo không đ cp ti Corona là "virus Trung Quc" hay "virus Vũ Hán", vn tng khiến Bc Kinh tc gin.

Tại Bc Kinh, phát ngôn viên B Ngoi giao Trung Quc Cnh Sng nói rng Trung Quốc đã minh bạch và chia s thông tin vi T chc Y tế Thế gii cũng như các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ.

"Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ ngng chính tr hóa dch bnh và ngng công kích cũng như ph báng Trung Quc", ông Cnh nói trong cuc hp báo hàng ngày.

********************

Nên gọi là 'virus Vũ Hán', 'virus corona' hay tên khác ?

Zaria Gorvett, BBC, 25/03/2020

Virus corona hiện đã được đặt tên - và cái tên đó đã gây rắc rối

tindon3

Hóa ra đặt tên virus là cả một quá trình khó khăn đáng ngạc nhiên, bởi sai một li là đi một dặm, nó có thể gây nên khủng hoảng ngoại giao.

Câu chuyện 'cúm heo'

Vào ngày 27/4/2009, vị thứ trưởng y tế Israel tổ chức họp báo khẩn cấp.

Một loại virus cúm mới bí ẩn đang hoành hành và nước này dự kiến sẽ sớm công bố ca bệnh đầu tiên.

Nhưng khi ông phát biểu với giới truyền thông tại một bệnh viện địa phương, mọi sự trở nên rõ ràng rằng Yaakov Litzman không phải là chỉ có mặt để làm yên lòng công chúng.

"Chúng tôi sẽ gọi là cúm Mexico", ông khẳng định đầy thách thức. "Chúng tôi sẽ không gọi là cúm heo".

Mặc dù virus này giờ đây chính thức được gọi là H1N1, nhưng cúm heo vẫn là cách gọi phổ biến được dùng gần như là ngay từ khi bệnh xuất hiện.

Rốt cuộc, con virus này bị nghi là giống với loại virus đã gây bệnh cho heo, và bệnh nhân đầu tiên ("bệnh nhân số 0") thì sống ở ngôi làng ngay cạnh một trang trại công nghiệp thường xuyên nuôi nhốt 50.000 con heo. (Đọc thêm về "bệnh nhân số 0" của trận dịch virus corona.)

Dĩ nhiên, ở Israel, cái tên "cúm heo" có tính xúc phạm sâu sắc tới các công dân theo Do Thái giáo và Hồi giáo ở nước này, những người vốn kiêng thịt heo vì lý do tôn giáo.

Việc gọi nó là "cúm Mexico" là dựa theo truyền thống lâu đời về việc đặt tên virus theo địa danh nơi chúng được phát hiện ra hoặc bắt đầu phát tán dịch.

Hãy nhớ là virus Marburg gây nên dịch sốt xuất huyết được đặt theo tên của một thành phố đại học của Đức ; virus Hendra lấy tên theo vùng ngoại ô thành phố Brisbane, nơi virus này được phát hiện lần đầu tiên ; Zika cũng là một khu rừng ở Uganda ; cúm Phúc Kiến được đặt theo tên một tỉnh của Trung Quốc ; Ebola mang tên của một con sông ở Cộng hòa dân chủ Congo ; và bệnh cúm Tây Ban Nha khét tiếng năm 1918 cũng đặt tên theo xu hướng này.

Tuy nhiên, trong sự việc này, đại sứ Mexico tại Israel đã có công hàm phản đối chính thức, trong đó nói rằng việc lấy tên đất nước của ông để gọi con virus này là sự xúc phạm sâu sắc.

Lẽ dĩ nhiên là không ai muốn nước của mình liên quan đến một căn bệnh chết người cả. Cuối cùng, Israel phải đồng ý rằng tên ban đầu là hợp lý - sẽ giữ nguyên tên "cúm heo".

tindon4

Trong lúc các trường hợp nhiễm virus corona tiếp tục gia tăng thì phía sau hậu trường, người ta vẫn tranh luận căng thẳng về việc gọi tên virus là gì

Cúm Vũ Hán, nCoV-2019, hay virus corona ?

Gần đây, các quan chức của Tổ chức y tế thế giới đã phải đối diện với một cú đi dây chính trị tương tự, khi virus corona lần đầu tiên được xác định tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, tiếp tục là mối đe dọa ngày càng lớn.

Chỉ vài tuần sau khi được phát hiện lần đầu tiên và bắt đầu lan rộng, nó đã được gán cho đủ các loại tên đầy ấn tượng, chẳng hạn như "cúm Vũ Hán", "virus corona Vũ Hán", "Coronavirus", "nCoV-2019", và thậm chí cả một cái tên dài nhoằng, "virus viêm phổi chợ hải sản Vũ Hán".

Vào ngày 11/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có cuộc họp báo, công bố tên chính thức của căn bệnh gây ra bởi coronavirus mới là 'Covid-19 (viết tắt của cụm từ 'dịch bệnh do chủng Coronavirus năm 2019 gây ra').

Nhưng trước khi phiên họp báo kết thúc, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus lại công bố một bài viết theo đó đề xuất đặt tên theo bản chất của virus gây bệnh là : 'Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng do coronavirus lần thứ 2', viết tắt là Sars-CoV-2.

Tên gọi này phản ánh theo nghiên cứu cho thấy virus mới đang hoành hành có họ hàng gần gũi với virus gây bệnh Sars.

Thật kỳ quái, một phát ngôn viên của WHO nói với tạp chí Science rằng họ sẽ không sử dụng cái tên này vì quan ngại rằng từ "Sars" sẽ gây thêm sự hoảng loạn.

Trong khi đó, một số báo đài vẫn gọi là "virus corona", và một số khác lại coi tên dịch bệnh và tên chủng virus là như nhau, sử dụng cả hai khái niệm.

Bạn đã thấy rối trí chưa ?

Trình tự đặt tên chính thức cho một chủng virus thường có các bước như sau : khi có xác nhận một chủng virus mới đã được phát hiện, các nhà khoa học có trách nhiệm sẽ đưa ra một vài gợi ý đặt tên cho nó và gửi những gợi ý tới Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus. Ủy ban này sẽ chọn một trong số những gợi ý đó và công bố tên chính thức.

Khó khăn

Vấn đề là một loại virus có thể có hai tên - giống như chúng ta tự gọi mình là con người, mặc dù loài của chúng ta có tên chính thức là Homo sapiens (Người thông minh).

Không giống như cách đặt tên loài động vật, không có quy trình chung chính thức để đặt tên cho một con virus.

Lý tưởng nhất là một cái tên kết hợp được cả hai, để tránh những rắc rối như tình huống chúng ta hiện đang gặp phải với virus corona. Nhưng điều này thường không phải lúc nào cũng xảy ra.

tindon5

Tên của thành phố Vũ Hán nơi căn bệnh lần đầu tiên được phát hiện e rằng sẽ gắn liền mãi mãi với chủng virus corona mới

Một lý do rất khó để khiến tất cả chúng ta đồng ý là, mặc dù ngày nay có đến 7.111 ngôn ngữ trên thế giới, bao gồm hàng triệu từ, nhưng thật vô cùng khó để tìm ra một lựa chọn mà không làm mếch lòng ai đó.

Nếu dùng từ sai, cái tên có thể làm ô danh cả một khu vực, hủy hoại một ngành công nghiệp hoặc thậm chí gây ra một cuộc khủng hoảng ngoại giao.

"Đây là một điều phức tạp mà mọi người ít khi suy nghĩ cẩn trọng", Jens Kuhn, chuyên gia về virus độc tính cao tại Viện Y tế Quốc gia (NIH) cho biết.

"Việc đặt tên luôn làm mọi người nổi điên bằng những cách khác nhau. Có rất nhiều điều trong cuộc sống dễ gây tranh luận, nhưng khi nói đến việc đặt tên, mọi người thường ngay lập tức nhảy dựng lên".

Khi mà người ta càng mất nhiều thời gian để tìm đặt tên cho một loài virus thì càng có nhiều khả năng virus đó sẽ được gắn chặt với cái tên phổ biến nhất - giống như cách mà bệnh cúm H1N1 thường được gọi là cúm heo.

Con người có bản năng tự nhiên rất mạnh mẽ trong việc muốn đặt tên cho mọi thứ - người ta thậm chí còn bắt đầu đặt tên cho cả những cỗ máy được sử dụng để xây dựng bệnh viện dã chiến khẩn cấp 1.000 giường bệnh điều trị cho các bệnh nhân mắc virus corona ở Vũ Hán, Trung Quốc, sau khi chương trình truyền hình phát trực tiếp về cảnh xây dựng trở nên ăn khách và được lan truyền rộng.

Theo Kuhn, cách tốt nhất để đảm bảo thế giới sử dụng cùng một tên gọi để chỉ một loại virus nào đó, đó là gọi tên theo chủng virus.

Vậy cái tên lý tưởng thường có những đặc trưng gì ?

Đầu tiên, nó phải độc đáo. Gọi virus mới là virus corona Vũ Hán sẽ gây vấn đề, Kuhn, một thành viên của Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus, giải thích.

Hiện đã tồn tại ít nhất là 17 loại virus tương tự như loại "Vũ Hán" này, từ 'virus dế' đến 'virus muỗi', và hầu hết đều không gây nguy hiểm cho con người.

Bất kỳ cái tên nào gắn những chủng virus này với sự bùng phát dịch bệnh ở người cũng đều có thể làm phức tạp vấn đề và làm rối cho việc nghiên cứu.

Tên gọi cũng cần phải ngắn gọn và lôi cuốn.

"Tôi thấy cái tên Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Mers) rất kỳ quặc", Kuhn cho biết, và thừa nhận chính ông luôn phải vật lộn để nhớ thứ tự các từ viết tắt này.

Và nếu một cái tên quá lằng nhằng thì công chúng sẽ không buồn sử dụng.

"Vì vậy, bạn cần có một cái gì đó nghe hay và cô đọng như 'bệnh sởi' chẳng hạn. Sởi là một thuật ngữ tuyệt vời".

Cuối cùng, và có lẽ là điều quan trọng nhất, cái tên xúc phạm đến càng ít người càng tốt.

tindon6

Các quan chức y tế lo ngại rằng việc liên hệ chủng virus corona mới quá mật thiết với dịch Sars sẽ gây hoang mang cho cộng đồng

"Vấn đề lớn nhất mà tôi nhận thấy là phần lớn mọi người không cho rằng tên chỉ là nhãn mác mà thôi", Kuhn nói. Thay vào đó, chúng ta cứ muốn suy diễn tìm tòi ám chỉ sâu xa ở chỗ chả có ý nghĩa gì - và điều này có thể gây ra những hệ lụy sai trái.

Trong đợt bùng phát dịch cúm heo năm 2009, những người chăn nuôi heo phản đối rằng gọi là cúm heo sẽ dẫn đến những tổn thất lớn trong ngành của họ vì công chúng lầm tưởng rằng thịt heo có thể truyền nhiễm virus.

Trên thực tế, mặc dù đó là một loại virus từ heo song nó được cho là đã truyền sang người thông qua một loài động vật khác - có thể là những loài chim di cư. Bản thân con heo không gây ra vấn đề.

Tuy nhiên, Ai Cập đã ra lệnh loại bỏ nhiều đàn heo trong nước, một số thậm chí còn bị chôn sống. Đó là một tình huống tồi tệ nhất do việc đặt tên gây ra : thuật ngữ "cúm heo" đã gây ra một cơn giết chóc điên cuồng đáng sợ.

Tương tự, khi một ổ dịch được đặt tên theo khu vực địa lý, cái tên đó thường là sai.

Trở lại năm 1918, khi Thế chiến Thứ Nhất sắp kết thúc, một loại virus cúm mới đáng sợ đã xuất hiện.

"Cúm Tây Ban Nha" đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi hang cùng ngõ hẻm trên thế giới, từ các vùng hoang vu lạnh cóng ở Bắc Cực đến tận các đảo Nam Thái Bình Dương. Chỉ một số ít các khu dân cư hẻo lánh và nơi trú ẩn là vô sự.

Nhiều quốc gia che giấu tin tức, vì lo ngại rằng nó có thể ảnh hưởng đến tinh thần công chúng vào thời điểm quan trọng trong một cuộc chiến trường kỳ.

Song Tây Ban Nha thì không che giấu. Khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện, các tờ báo của Tây Ban Nha đã thông tin một cách đầy trách nhiệm những gì đang diễn ra.

Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng dịch bệnh không bắt đầu từ nơi đây, nhưng là một trong những quốc gia đầu tiên thừa nhận có ca nhiễm, Tây Ban Nha bị lầm tưởng là nơi phát sinh dịch bệnh với cái tên "cúm Tây Ban Nha".

Trong một số trường hợp, những tai nạn do đặt tên này có thể trở thành thảm họa.

Trở lại thời thập niên 1980, loại virus mà nay chúng ta gọi là HIV ban đầu được gọi là 'suy giảm miễn dịch liên quan đến đồng tính nam' (gay-related immunodeficiency - Grid).

Không chỉ là một cái tên đầy gây xúc phạm mà nó còn cản trở nỗ lực kiểm soát bệnh.

Người ta từng suy luận rằng virus này chỉ lây nhiễm đối với những người đàn ông da trắng đồng tính, và điều đó đã khiến Quốc hội Mỹ gặp khó khăn trong việc thông qua luật phòng ngừa quan trọng.

Mặc dù virus corona mới nhất hiện đã được đặt tên, nhưng những tổn thất phát sinh từ các tên gọi khác nhau có lẽ đã xảy ra rồi.

Được cho là rõ ràng có liên hệ tới thành phố Vũ Hán, với hàng ngàn tít báo được đăng trên truyền thông toàn cầu trong vài tuần, thật khó để tưởng tượng là loại virus này lại được công chúng biết đến với cái tên nào khác ngoài tên gọi "virus Vũ Hán" - có lẽ thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi này.

Trong nỗ lực tránh lặp lại các sự cố tương tự trong tương lai, nhiều cách đặt tên thay thế khác nhau đã được đề xuất.

Có một ý tưởng, đó là ta hãy đặt tên virus theo tên người, giống như đặt tên các cơn bão vậy. Hãy hình dung cảnh bạn gọi điện cho với sếp để trình bày : "Tôi không đi làm được vì rất mệt do bị sốt Steve".

Nhưng mà dùng tên mình để đặt cho một thảm họa tự nhiên là một chuyện, còn đặt cho một loài virus có thể gây tác hại khủng khiếp lại là chuyện khác.

Hãy xem trường hợp virus noro, là loại virus gây nôn, tiêu chảy và rất dễ bị nhiễm (chỉ cần 10 cá thể virus xâm nhập là bạn đã có thể nhiễm bệnh).

Vào năm 2011, một người đàn ông Nhật Bản đã đệ đơn khiếu nại cái tên này lên Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus, bởi vì Noro là một tên họ phổ biến ở Nhật Bản - có khoảng 19.369 người mang họ Noro ở nước này.

Tổ chức này đã cố gắng sửa sai và đề nghị thay tên mới là "virus Norwalk", nhưng mà vô tác dụng - dân chúng đã quen dùng cái tên virus noro mất rồi.

Có một ý kiến khác là đặt tên bằng cách đánh số. Nhưng một lần nữa, cách làm này lại gây vấn đề.

"Nhiều nghiên cứu cho thấy tâm trí con người thực sự không giỏi nhớ những con số", Kuhn nói.

Ngoài những bất tiện khác, ông chỉ ra rằng những sai lầm nhỏ về con số thì gây tác hại lớn hơn nhiều so với những lỗi ngôn ngữ. Chẳng hạn như từ 'sởi' nếu đánh máy hay viết sai thành 'sỏi' thì người ta vẫn có thể đoán ra được, nhưng nếu gọi tên theo số thì khi đánh máy hay viết sai một số là sẽ dẫn đến một ý nghĩa hoàn toàn khác.

tindon7

Các khu vực điều trị tạm thời và các bệnh viện dã chiến mới tinh đã được xây dựng tại Vũ Hán, Trung Quốc, chỉ trong vài ngày nhằm chuẩn bị cho các bệnh nhân virus corona mới

Để tránh tất cả những cạm bẫy tiềm tàng này, WHO đã công bố một số hướng dẫn, trong đó đề nghị tránh hoàn toàn tên người, tên động vật hoặc địa danh - tên sẽ chỉ đơn giản là mô tả các triệu chứng mà virus gây ra.

Song thật đáng kinh ngạc, thậm chí hệ thống này cũng vẫn có khả năng xúc phạm.

"Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng" là một cái tên hoàn toàn theo sách vở.

Ấy thế nhưng theo bản phúc trình "Cấu trúc xã hội của dịch Sars : Nghiên cứu về khủng hoảng truyền thông y tế", các quan chức Hong Kong tiếp tục sử dụng thuật ngữ "viêm phổi không điển hình" để mô tả sự bùng phát dịch năm 2002 trong một thời gian, sau khi nhận thấy sự tương đồng đáng buồn giữa tên gọi Sars với "Hong Kong SAR" - tức là cụm từ viết tắt của Đặc khu Hành chính Hong Kong (Hong Kong Special Administrative Region).

Nếu như tên gọi "Sars-CoV-2" được dùng, thì vùng đất Hong Kong có thể sẽ không hài lòng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng ghét bị liên quan đến virus ; trong một số trường hợp, đặt tên mình cho virus có thể là một niềm tự hào và tâm lý dễ chịu.

Kuhn biết có những bệnh nhân đã tha thiết yêu cầu lấy tên của họ để đặt cho một loài virus - coi đó là một giải thưởng an ủi nhỏ sau tất cả những đau khổ chịu đựng bệnh tật của họ.

Chúng ta có một lịch sử dài về việc đặt tên căn bệnh theo tên những người phát hiện ra bệnh hoặc tên bệnh nhân, suốt hàng trăm năm nay, ví dụ từ "ung bướu Buschke-Lowenstein" cho đến "ung nhọt Cushing" ; bất kể các triệu chứng của bệnh nghiêm trọng đến mức nào, lấy tên mình đặt tên cho bệnh luôn được họ coi là một vinh dự.

Bất kể chúng ta gọi tên một loài virus là gì thì đặt tên gì cho nó cũng sẽ không thể ngăn chặn được virus lây lan.

Có lẽ tốt hơn cả là chúng ta nên đặt những cuộc cãi vã vớ vẩn về đặt tên virus sang một bên, thay vào đó là tập trung kiểm soát virus.

*******************

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt, Trọng Nghĩa, Zaria Gorvett, Thụy My,
Published in Diễn đàn

‘Viêm phổi Vũ Hán’ đang thu hút được sự quan tâm lớn, dư luận Trung Quốc bao trùm thuyết âm mưu về dịch bệnh và tình cảm chống Mỹ. Có học giả chỉ ra, đây là phong trào mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dày công vạch ra thông qua các kênh khác nhau, mục đích là để người dân Đại lục sinh ra nghi ngờ về cách nói Đảng cộng sản Trung Quốc là kẻ đầu sỏ tội lỗi.

ammuu1

Trung Quốc tràn lan thuyết âm mưu về Covid-19 và tình cảm chống Mỹ - Ảnh chụp/video

Theo Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin, trên mạng internet Trung Quốc Đại Lục gần đây xuất hiện lượng lớn thông tin liên quan đến "Mỹ che giấu các ca tử vong thực sự vì virus corona mới 2019", "Mỹ cần học tập các biện pháp ứng phó của Trung Quốc", "Nguy cơ toàn cầu tuyệt đối không phải là sai lầm của Trung Quốc", v.v. trong một tuần qua các thuyết âm mưu và ngôn luận chống Mỹ tăng mạnh trên mạng tiếng Trung.

Tờ Washington Post đưa tin, ông Tiêu Cường, Giáo sư Học viện Thông tin Đại học California-Berkeley đồng thời cũng là người sáng lập Báo Thời Đại Số Trung Quốc (China Digital Times), khi phân tích những ngôn luận trên mạng bên trong Đại Lục cho thấy, từ WeChat, Weibo đến Baidu, đâu đâu cũng là thông tin giả hoặc tự nói của chính quyền, chính phủ, Đảng cộng sản Trung Quốc đang thông qua các kênh khác nhau để dày công sắp đặt các thuyết âm mưu, mục đích là để chuyển dịch chỉ trích. 

Bản tin chỉ ra, quan sát các trang mạng xã hội tại Trung Quốc trong thời gian gần đây, phương thức mà chính quyền mở rộng truyền thông mạng xã hội, kiểm duyệt tin tức, truyền thông thêu dệt, đều gây nghi ngờ, làm lý luận chống Mỹ ngày càng tăng mạnh. 

Hôm 27/2, trong tình huống không có bất cứ chứng cứ gì, nhưng chuyên gia nổi tiếng về virus của Trung Quốc là ông Chung Nam Sơn đã thông qua truyền thông nhà nước để nói rằng ‘viêm phổi Vũ Hán’ xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc, nhưng không nhất định là bắt nguồn từ Trung Quốc. Dù phát biểu này đã bị một chuyên gia khác là ông Trương Văn Hồng phản bác, nhưng những phát biểu của ông Trương Văn Hồng cũng nhanh chóng bị kiểm duyệt, còn cách nói của ông Chung Nam Sơn lại nhanh chóng lan truyền trên các kênh truyền thông. 

Trang nhất của truyền thông nhà nước Trung Quốc đăng bài viết nghi ngờ về vấn đề nguồn gốc virus, Mạng truyền hình toàn cầu (CGTN) của Trung Quốc ở nước ngoài cũng đăng tải video nội dung phát biểu của ông Chung Nam Sơn lên YouTube ; người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng công khai trích dẫn phát biểu của ông Chung Nam Sơn ; Tân Hoa Xã cũng đăng bài ám chỉ nguồn gốc virus là từ nơi khác, và yêu cầu quan chức và truyền thông Mỹ xin lỗi. 

Điều khoa trương nhất là có người cố ý đăng bài viết trên Weibo, nói quân đội Mỹ lợi dụng virus làm vũ khí sinh học bí mật để tiến hành bố trí trong chuyến đi Vũ Hán vào tháng 10 năm ngoái. 

Ông Dương Đại Lợi (Dali Yang), chuyên gia về vấn đề Trung Quốc thuộc Đại học Chicago chỉ ra, ở Trung Quốc, các bài đăng và những bài viết của Chính phủ đều giống nhau, khiến người dân sinh nghi ngờ về cách nói Trung Quốc là đầu sỏ tai họa gây dịch bệnh, mục đích là để giảm thiểu chú ý của thế giới bên ngoài đến việc Trung Quốc thất bại như thế nào trong ứng phó dịch bệnh và "chuyển dịch chỉ trích".

Ông Bill Bishop, người phát hành trang báo điện tử "Người nước ngoài nhìn vào Trung Quốc" (Sinocism China Newsletter) chỉ ra, luận thuật "Đảng cộng sản Trung Quốc chí cao vô thượng" đang được thúc đẩy một cách có hệ thống và có hiệu quả. Sau phong trào biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông, Đảng cộng sản Trung Quốc đã quyết định tăng cường tuyên truyền giáo dục yêu Đảng, tâng bốc thể chế chuyên chế ưu việt hơn hình thức dân chủ đầy hỗn loạn ở phương Tây.

Ông cho biết, mẹ vợ của ông vẫn luôn thúc giục ông vì an toàn của người nhà hãy rời Mỹ trở về Trung Quốc, bởi vì Đảng cộng sản Trung Quốc đã chiến thắng virus, còn Mỹ sắp rơi vào hỗn loạn.

Tuyết Mai

Nguồn : trithuc.vn, 08/03/2020

Additional Info

  • Author Tuyết Mai
Published in Diễn đàn

Virus corona lây nhiễm sang kinh tế Trung Quốc

Antoine Bondaz, RFI, 28/01/2020

Bắc Kinh phải đối mặt với một loại virus có nguy cơ lây lan nhanh trên một đất nước rộng lớn. Kèm theo đó là mối đe dọa siêu vi corona tấn công vào cả lĩnh vực tiêu thụ lẫn khu vực sản xuất của nền kinh tế thứ hai toàn cầu. Với cộng đồng quốc tế, dịch viêm phổi 2020 đang chứng minh : "Trung Quốc mới ho cũng đủ để cả thế giới phải xanh mặt".

tq1

Một chiếc ô tô chạy trên một con phố vắng bóng người ở tỉnh Hồ Nam, gần biên giới với tỉnh Hồ Bắc, vốn đang bị cách ly vì virus corona mới, ngày 28/01/2020. Reuters/Thomas Peter

Kinh tế Trung Quốc chưa hết vận hạn từ năm Tân Hợi cho dù đã bước vào năm Canh Tý. Tưởng chừng tạm yên tâm về mặt thương mại sau khi đã ký kết một hiệp đình "ngừng bắn" với Washington, nhưng lại phải đối mặt với một đối thủ đáng sợ không kém là siêu vi gây viêm phổi corona.

Trả lời trên đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia về Đông Bắc Á Antoine Bondaz, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược của Pháp, giảng dậy tại trường Khoa Học Chính Trị Paris, Sciences Po. trước hết nhắc lại, khi dịch viêm phổi cấp tính SARS bùng phát hồi năm 2002-2003, phải mất nhiều tháng Bắc Kinh mới lên tiếng, lần này từ đầu tuần trước, chính chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng minh đang làm chủ tình hình và nhìn nhận "tình hình nghiêm trọng" :

"Bắc Kinh rút kinh nghiệm từ dịch SARS. Khi đó Trung Quốc đã không cung cấp thông tin kịp thời, chính quyền Trung Quốc bị cả công luận trong nước lẫn quốc tế cáo buộc che giấu thông tin. Lần này thì ngược lại, ngay từ Thứ Hai tuần trước, chính ông Tập Cận Bình đã yêu cầu các cán bộ Nhà nước ở mọi cấp minh bạch thông tin và xử lý các ca lây nhiễm. Cũng có thể nói là Bắc Kinh phô trương nỗ lực đang làm tất cả để ngăn chận dịch bệnh lây lan. Dù vậy, một bộ phận trong công luận ở Trung Quốc vẫn hoài nghi về thực tâm của chính quyền. Số nạn nhân có thể còn lên cao hơn nhiều trong những ngày tới".

Trung Quốc đang chạy đua với thời gian để trấn an công luận trong nước và quốc tế. Ngoài vấn đề y tế thì kinh tế mới là mối quan tâm của ban lãnh đạo trong tay ông Tập Cận Bình. Từ một tuần qua, Vũ Hán một lá phổi công nghiệp của Trung Quốc, trong tình trạng "nội bất xuất, ngoại bất nhập", đường phố vắng bóng người. Các nhà máy đóng cửa chưa biết đến khi nào, nhân viên bất đắc dĩ phải nghỉ phép "vô hạn định".

Gần một tháng kể từ khi những ca bệnh đầu tiên được phát hiện tại thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, giới quan sát lo ngại, virus corona cướp đi từ 1 đến 1,5 điểm tăng trưởng của Trung Quốc, trong bối cảnh GDP của nước này chỉ còn 6 % thay vì 11/12 % như vào cuối những năm 1990, đầu những năm 2000. Chuyên gia Antoine Bondaz phân tích thêm :

"Về mặt kinh tế, sẽ có nhiều tác động cả về ngắn lẫn trung hạn đối với Vũ Hán và ngay cả với kinh tế của Trung Quốc nói chung. Vũ Hán có 11 triệu dân, là thủ phủ tỉnh Hồ Bắc. Tỉnh này tương đối giàu có. Phải đợi thêm vài ngày nữa mới có thể biết thêm về tác động kinh tế do virus gây nên, nhưng chắc chắn một điều là các sinh hoạt đang bị chựng lại. Trung Quốc là nơi các hoạt động mua bán trực tiếp rất quan trọng.

Với dịch viêm phổi lần này, người ta hạn chế ra đường, hay đi xem phim, đi mua sắm... Chỉ số tiêu thụ sẽ giảm mạnh. Nhiều chương trình du lịch vào dịp Tết tại Hoa Lục hay các kế hoạch đi ra nước ngoài đã bị hủy.

Nhìn đến khu vực sản xuất, tất cả đã bị ngưng lại từ nhiều ngày qua. Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc bị ảnh hưởng đã đành, mà hơn thế nữa cả cỗ máy sản xuất của Trung Quốc cũng bị tác động dây chuyền, bởi vì Hồ Bắc vừa là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cả nước, đồng thời cũng là nơi có nhiều nhà máy sản xuất. Trước mắt, Vũ Hán bị nặng nhất và những tác động về kinh tế được nhận thấy rõ nhất tại thành phố này".

Lá phổi công nghiệp Trung Quốc

Vũ Hán là một trong những thành phố năng động nhất của Trung Quốc, với sông Dương Tử bao quanh, là chiếc nôi của nền công nghiệp xe hơi Trung Quốc và từng được mệnh danh là một "Detroit" của ông khổng lồ Châu Á này. Một trong bốn tứ trụ của nền công nghiệp xe hơi Trung Quốc là Đông Phong (Dongfeng) đặt trụ sở tại Vũ Hán từ thời Mao Trạch Đông. Thành phố với 11 triệu dân cũng là nơi có khoảng một chục nhà máy lắp ráp xe hơi, mỗi năm sản xuất trên 2 triệu chiếc ô tô để phục vụ thị trường nội địa, là địa bàn mà hai tập đoàn xe hơi Pháp là Peugeot Citroen và Renault chọn làm cổng vào để thâm nhập thị trường Trung Quốc.

Vũ Hán không chỉ là tủ kính trưng bày của nền công nghiệp xe hơi Trung Quốc mà còn là một lò công nghệ luyện kim, nơi sản xuất đến 66 % đường ray xe lửa cho toàn quốc. Gần đây, nhiều công ty khởi nghiệp của Trung Quốc và nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao cũng đã dồn về Vũ Hán.

Hơn 300 tập đoàn nước ngoài đã đổ vốn đầu tư vào thành phố này. Trong số đó, phải kể đến Microsoft của Mỹ, công ty sản xuất phần mềm của Đức SAP, hơn 160 hãng lớn nhỏ của Nhật Bản. Theo báo South China Morning Post, năm ngoái, vào lúc tỷ lệ tăng trưởng trung bình của Trung Quốc là 6,5 % thì tại riêng thành phố này, tăng trưởng đạt 7,8 %. Báo The Guardian của Anh lưu ý GDP của riêng thành phố Vũ Hán lên tới 224 tỷ đô la năm 2018, tương tương với tổng sản phẩm nội địa của một quốc gia như Việt Nam hay Bồ Đào Nha.

Không chỉ là một thành phố năng động, một cơ sở sản xuất của Trung Quốc, Vũ Hán còn là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền cung ứng, là một chặng trung chuyển không thể thiếu trong quan hệ thương mại : với một cảng lớn trên sông Dương Tử, với phi trường và các sân ga cỡ "XXL", Vũ Hán được xem là cánh cổng giao thương giữa Trung Quốc với Châu Âu, với Trung Đông và cả Hoa Kỳ. Từ ba năm nay, một chuyến đường sắt đã nối liền thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc với thành phố Lyon, miền trung nước Pháp.

Về mặt ngoại giao và văn hóa, nhiều nước phương Tây như Anh, Pháp, Mỹ mở tòa lãnh sự tại Vũ Hán. Thành phố này cũng là một điểm đến được nhiều sinh viên quốc tế ưa chuộng.

Tất cả những lợi thế vừa nêu đủ cho thấy quyết định "cách ly" Vũ Hán trong những ngày qua sẽ đem lại những hậu quả tai hại tới mức độ nào. Nhà báo Pierre Haski, từng là thông tín viên thường trực của báo Pháp Libération khi dịch SARS hoành hành hồi năm 2002-2003, trả lời trên đài France Inter và cho biết Trung Quốc đang bị một đòn đau và kèm theo đó là nguy cơ công phẫn trong xã hội gia tăng :

"Chắc chắn là sẽ có những hậu quả nghiêm trọng đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc. Trong vụ SARS, dịch viêm phổi cấp tính đã cướp đi từ 1 cho tới 1,5 điểm tăng trưởng của Trung Quốc. Khi đó, tỷ lệ tăng trưởng là hơn 10 %. Ngày nay, các dự báo đều cho thấy tăng trưởng của Trung Quốc dự trù cho năm 2020 chỉ bằng một nửa so với gần 20 năm trước và vào khoảng hơn 6 % một chút. Với tình trạng các hoạt động mua bán và sản xuất bị đình trệ kéo dài, xóa đi từ 1 đến 1,5 % tăng trưởng nữa, tức là dự báo GDP của nước này còn có 5 %, những điều này lại càng đẩy Trung Quốc vào "vùng nguy hiểm". Nguy cơ bất ổn trong xã hội và những nỗi phẫn nộ chồng chất trong xã hội lại càng dễ dâng trào".

Trung Quốc ho, thế giới cảm lạnh

Trước mắt, lãnh đạo nhiều công ty đang hoạt động tại Vũ Hán đều muốn tin rằng, dây chuyền sản xuất không bị gián đoạn, nhưng đó là trước khi có lệnh "kéo dài thời gian nghỉ phép" vào dịp Tết Canh Tý đề phòng dịch bệnh lây lan. Nhìn rộng ra ngoài phạm vi Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc, thế giới đang lo cỗ máy tiêu thụ của nước đông dân nhất địa cầu bị đóng băng vì siêu vi corona.

Ngành du lịch của Châu Á nói riêng và của thế giới nói chung lo ngại dịch bệnh kéo dài, du khách Trung Quốc hủy các chương trình tham quan ra hải ngoại. Thế giới điện ảnh Hollywood đang lo khi thấy số vé vào cửa tại Trung Quốc trong những ngày Tết vừa qua giảm mạnh. Vào ngày 30 Tết năm nay, các rạp chiếu phim trên toàn quốc thu vào được 1,8 triệu nhân dân tệ (tương đương với 260 ngàn đô la). Con số này giảm gần 1.000 lần so với đúng một năm trước.

17 năm trước, khi dịch SARS khi được phát hiện và đã kéo dài trong hơn 5 tháng (từ 15/03/2003 đến 05/07/2003) gây thiệt hại cho kinh tế thế giới chừng 40 tỷ đôla, gần 0,1 % GDP toàn cầu.

Vấn đề đặt ra là khi đó GDP Trung Quốc tương đương với 8,3 % của thế giới ngày nay, còn nay tỷ lệ này được nâng lên tới hơn 20 %. Virus corona do vậy sẽ "ảnh hưởng" tới kinh tế toàn cầu nhiều hơn. Hồi năm 2003, sức mua của 1,4 tỷ dân Trung Quốc không sánh được với bây giờ. Một số nhà quan sát lo rằng, thuần túy về kinh tế mà nói, có nguy cơ virus corona "độc hại" hơn SARS xưa kia.

Nguồn : RFI, 28/01/2020

***********************

Virus corona : Trung Quốc chỉ thuộc một nửa bài học SARS

Minh Anh, RFI, 28/01/2020

Mười bảy năm sau dịch viêm phổi cấp SARS, bùng phát giữa năm 2002-2003, làm gần 800 người chết trong số 8.000 người bị lây nhiễm, dịch virus corona lần này lại đặt chính quyền Bắc Kinh trước một thử thách mới.

tq2

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đeo mặt nạ và bộ đồ bảo hộ nói chuyện với các nhân viên y tế tại một bệnh viện có bệnh nhân nhiễm virus ở Vũ Hán, ngày 27/01/2020. cnsphoto via Reuters

Cùng chủng loại với virus SARS nhưng ít gây chết người hơn, lãnh đạo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, ông Ma Xiaowei, cảnh báo coronavirus 2019-nCov "dễ lây truyền", đồng thời ông thừa nhận "những khó khăn kiểm soát dịch bệnh ngày càng lớn" và "nguy cơ biến hóa" của chủng virus. Trước đó, lãnh đạo thành phố Vũ Hán xác nhận, hơn 5 triệu người đã ra khỏi thành phố trước khi khu vực này bị cách ly.

Những tuyên bố thẳng thắn này được đưa ra sau khi lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình hùng hồn thông báo một loạt các biện pháp : Ban hành tình trạng khẩn cấp ngày 25/01/2020, ngày đầu năm Tết Nguyên Đán ; mời ông Chung Nam San (Zhong Nanshan) - một giáo sư 83 tuổi và cũng là gương mặt tiêu biểu trong cuộc chiến chống dịch SARS đứng ra chỉ đạo việc nghiên cứu coronavirus ; loan báo xác định được bộ gien của chủng virus corona hay như thông báo ca nhiễm đầu tiên cho Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO)….

Những động thái cho thấy phản ứng nhanh chóng của Bắc Kinh trước dịch bệnh. Phải chăng Trung Quốc đã thật sự rút kinh nghiệm từ bài học SARS 2002-2003 ? Xã luận của báo Le Monde tin rằng Trung Quốc mới chỉ làm được "một nửa". Bắc Kinh vẫn lặp lại những sai lầm của năm xưa : Chính quyền địa phương chậm chạp đề ra các biện pháp, thiếu minh bạch, và những bệnh viện quá tải gặp khó khăn trong việc xin hỗ trợ từ cấp trên. Bởi một lẽ đơn giản, tất cả bộ máy chính quyền được huy động chỉ để kiểm duyệt thông tin nhằm bảo vệ hai chữ "bình ổn" thiêng liêng thay vì là để hành động.

Nhật báo Pháp nhắc lại, trong quá khứ, Bắc Kinh phải mất đến 5 tháng để xác định con virus corona gây dịch hội chứng hô hấp cấp tính nặng sau ca nhiễm đầu tiên. Và chính quyền Trung Quốc che giấu sự thật trong vòng ba tháng.

Cuộc khủng hoảng y tế tại Vũ Hán cũng giống dịch hội chứng hô hấp cấp tính SARS, một lần nữa làm dấy lên một câu hỏi cơ bản tại Trung Quốc : Liệu người dân có nên tin tưởng vào các nhà lãnh đạo của mình hay không ? Cuộc khủng hoảng dịch SARS năm 2003, từng là cơ hội để giới lãnh đạo Trung Quốc thời đó thúc đẩy những tiến bộ chưa từng có trong lĩnh vực luật, xã hội dân sự và cố gắng nâng cao năng lực khoa học.

Ngược lại, cuộc khủng hoảng y tế ở Vũ Hán lần này đã ảnh hưởng trực tiếp đến một vị lãnh đạo duy nhất đang cầm quyền từ bảy năm qua. Chỉ vì muốn củng cố quyền lực, Tập Cận Bình đã làm tê liệt cả hệ thống điều hành và bóp nghẹt mọi không gian chỉ trích và phản đối, vốn dĩ là những nơi phản biện hữu ích giúp quản lý dịch bệnh hiệu quả hơn.

Le Monde kết luận : Cách xử lý cuộc khủng hoảng y tế lần này chính là một thách thức chính trị lớn đối với Tập Cận Bình.

Minh Anh

*******************

Virus corona Vũ Hán : Nở rộ các đồn đoán và thuyết âm mưu trên internet

Đức Tâm, RFI, 28/01/2020

Virus corona do CIA tung ra để gây bất ổn tại Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh chủ ý cho virus lan truyền để làm xẹp phong trào phản kháng tại Hồng Kông, "xóa sổ" người Duy Ngô Nhĩ, các tập đoàn dược phẩm cho phát tán virus để bán được vac-xin… Mỗi khi có một sự kiện lớn trên thế giới, thì lại có nhiều đồn đoán vô căn cứ, thậm chí cả thuyết âm mưu nở rộ trên mạng xã hội, trái ngược với những thông tin chính thống. Và virus corona Vũ Hán Trung Quốc không phải là một ngoại lệ. Sau đây là một số tin đồn.

tq3

Một nhân viên mặc bảo hộ phòng chống lây nhiễm virus tại một bến tàu điện ngầm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 27/01/2020 Reuters/Carlos Garcia Rawlins

1. Các phòng thí nghiệm dường như muốn bán vac-xin

Một cư dân mạng viết cho nhật báo Pháp Le Parisien nói rằng có những tài liệu bí hiểm đang được "lưu hành" đề cập đến "một loại virus do Hoa Kỳ tạo ra". Đồng thời, người này khẳng định – mà không cần chứng minh – đang có một loại vac-xin kháng được virus nói trên, thậm chí, vac-xin này "hết hạn sử dụng vào ngày 23/01/2020".

Một người khác trên mạng xã hội Twitter tin chắc rằng các tập đoàn dược phẩm lớn sẽ hái ra tiền với loại virus corona. Thế rồi, một người thứ ba đặt câu hỏi : Tập đoàn dược phẩm nào tung ra virus này ? Thông tin và tranh luận giữa các cư dân mạng này đều hướng tới việc dường như có một phòng thí nghiệm chủ ý tung ra và cho lây truyền virus nhằm kiếm tiền qua việc bán vac-xin.

Thực ra, theo giới chuyên gia, cho đến lúc này, chưa có một loại vac-xin nào chống được virus corona. Các nhà khoa học và chuyên gia cần có thời gian để bào chế được loại vac-xin hiệu quả. Khó mà có thể tưởng tượng được là vào lúc này, một tập đoàn dược phẩm nào đó lại có thể đưa ra thị trường vac-xin chống virus corona.

Theo giáo sư Yazdan Yazdapanah, trưởng khoa nhiễm khuẩn, bệnh viện Bichat, Paris, được báo Le Parisien trích dẫn, "thật là ảo tưởng khi nghĩ rằng sẽ có một vac-xin chống được dịch bệnh này, nhưng dịch bệnh hiện nay có thể là cơ hội để tạo ra được những bước tiến quan trọng".

2. Virus có thể thoát ra từ một phòng thí nghiệm

Tuần trước, một cư dân mạng tự giới thiệu là một nhà phân tich "không chuyên" về các loại bệnh lây nhiễm, cho rằng súc vật bán ở chợ Vũ Hán bị nghi gây ra dịch bệnh này. Vậy phải chăng là do phòng thí nghiệm virus học ở Vũ Hán chủ ý gây "sự cố" vào tháng trước, phát tán các tác nhân gây bệnh ?

Tin đồn này xuất phát từ một thực tế : Tạp chí khoa học Nature năm2017 thông báo là Vũ Hán – hiện là trung tâm ổ dịch "2019-nCoV" lập một trung tâm nghiên cứu virus. Vì thế, nhiều cư dân mạng cứ "khơi khơi" khẳng định là virus corona thoát ra cơ sở nghiên cứu này, chứ không phải từ khu chợ buôn bán súc vật của Vũ Hán. Mặt khác, người ta không rõ là phòng thí nghiệm Vũ Hán có nghiên cứu về virus SARS, chủng loại gần gũi với virus "2019-nCoV" hay không.

3. Chính quyền Trung Quốc có thể dùng virus corona để xử lý hồ sơ Hồng Kông hoặc giết hại người Duy Ngô Nhĩ

Trên Twitter, có người viết : "Hồng Kông sẽ sớm trở thành Vũ Hán" với lập luận : cảnh sát Hồng Kông "khuyến khích những người mắc bệnh cho lây truyền virus tại Hồng Kông", nơi xẩy ra phong trào phản kháng chống Bắc Kinh từ nhiều tháng qua. Một người khác thì tỏ lo ngại là "phải chăng Trung Quốc cố tình để cho virus lây lan ở Hồng Kông với ý đồ làm xẹp tinh thần những người đấu tranh ?".

Cho đến hôm nay, ở Hồng Kông mới có 6 trường hợp bị nhiễm bệnh. Theo báo Le Parisien, người ta nghi ngờ là một bộ phận những người đấu tranh cho dân chủ tại Hồng Kông và có tinh thần chống Trung Quốc, dùng virus như một luận điểm chính trị.

Cũng theo hướng này, trên mạng internet lưu truyền thuyết âm mưu : phải chăng chính phủ Trung Quốc đưa virus corona vào thủ phủ Urumqi, vùng tự trị Tân Cương, để giết hại cộng đồng thiểu số Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, hiện đang bị Bắc Kinh giam giữ trong các trại tập trung, dưới danh nghĩa "trung tâm huấn nghệ". Cơ sở của thuyết này là các chuyến bay tới Urumqi vẫn hoạt động bình thường. Thực ra, các tuyến đường hàng không tại Trung Quốc vẫn hoạt động bình thường, trừ các chuyến bay tới và đi từ Vũ Hán.

Một biến thể của thuyết âm mưu này là Cục Tình báo Trung ương Mỹ - CIA có kế hoạch gây mất ổn định chế độ Trung Quốc. Qua việc virus lây lan, các cơ quan tình báo Mỹ có thể hy vọng là các chuyến bay quốc tế tới Trung Quốc sẽ bị hủy bỏ và điều này làm cho chế độ Bắc Kinh bị cô lập.

4. Số liệu bệnh nhân nhiễm virus corona

Ngày 26/01/2020, chính quyền Trung Quốc thừa nhận là virus corona lây nhiễm nhanh và mạnh hơn SARS. Ngay lập tức, trên Facebook lan truyền một đoạn băng ghi âm, không ghi nguồn, của một người phụ nữ tự giới thiệu là đang sống tại Trung Quốc. Người này nói đến con số có "200 ngàn bệnh nhân". Tuy nhiên, thông tin này có nhiều sai lệnh và nhầm lẫn, ví dụ khi người này nói rằng có nhiều trường hợp bị nhiễm bệnh tại Lyon, miền nam nước Pháp.

Trên Twitter, một người khác tỏ ra thông thạo hơn khi nói rằng dựa theo một số nguồn tin – nhưng không nêu ra rõ ràng là những nguồn nào – thì tại Trung Quốc, có 200 ngàn người nhiễm bệnh. Sau khi đưa ra một số phép tính, người này thẩm định, mỗi ngày có 14.285 người bị nhiễm virus, tức là cao gấp 7 lần tổng số bệnh nhân được tính cho đến nay.

Bản tổng kết số bệnh nhân mà chính quyền Trung Quốc đưa ra hàng ngày chắc chắn sẽ tăng do virus lây lan nhanh và không ai rõ còn có bao nhiều người bị nhiễm bệnh nhưng ở nhà, không đến bệnh viện. Theo các nhà nghiên cứu tại Hồng Kông, dựa trên các mô hình toán học, tính cho đến nay, có thể số bệnh nhân tại Trung Quốc lên tới hơn 40 000. Nhưng không một nghiên cứu nghiêm túc nào nêu ra con số 200 ngàn.

Đức Tâm

Nguồn : RFI, 28/01/2020

*********************

Virus corona : 106 người chết, Trung Quốc trấn an "kiểm soát được tình hình"

Thu Hằng, RFI, 28/01/2020

Đã có thêm ít nhất 26 người chết vì virus corona mới tại Trung Quốc chỉ trong vòng một ngày. Tính đến ngày 28/01/2020, tổng cộng có 106 người chết, hơn 4.500 người bị nhiễm virus corona tại Trung Quốc, theo số liệu chính thức. Trong số những ca tử vong mới, Trung Quốc ghi nhận trường hợp đầu tiên tại Bắc Kinh, buộc chính quyền đưa ra nhiều biện pháp phòng ngừa.

tq4

Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc, vắng vẻ trong đại dịch corona, ngày 27/01/2020. Reuters/Carlos Garcia Rawlins

Thông tín viên Liu Zhifan tường trình từ Bắc Kinh :

"Nạn nhân đầu tiên của virus corona mới ở Bắc Kinh là một người đàn ông 50 tuổi, từng đến Vũ Hán trong tháng này, trong khi Vũ Hán là ổ dịch của loại virus mới.

Cho đến nay, tại thủ đô có đến 20 triệu dân, đã có 80 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới. Và để hạn chế virus lây lan, chính quyền đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ đến ngày 02/02, các trường học tạm thời sẽ đóng cửa vô thời hạn. Việc đeo khẩu trang sẽ bị bắt buộc trong các trường học ở thành phố, từ trường mẫu giáo đến đại học. Và các trạm kiểm tra thân nhiệt sẽ được lắp đặt trước khi học sinh, sinh viên đi học trở lại.

Chính quyền cũng khuyến cáo người dân hoãn đi du lịch nước ngoài. Các trạm tầu điện ngầm ở Bắc Kinh, một trong những mạng lưới lớn nhất thế giới, tiến hành kiểm tra thân nhiệt hành khách.

Thách thức hiện nay của Trung Quốc là quản lý làn sóng đông đảo người dân muốn trở lại các thành phố sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán với gia đình".

Bắc Kinh trấn an Liên Hiệp Quốc là "kiểm soát" tình hình

Theo giới chuyên gia, số trường hợp có nguy cơ nhiễm virus corona mới cao hơn nhiều so với thực tế, có thể là hơn 40.000 người trên toàn thế giới. Dịch virus corona mới có thể kéo dài nhiều tháng trong trường hợp khả quan nhất. Cụ thể, trả lời AFP, giáo sư David Fisman, trường đại học Toronto, nhận định : "Kịch bản được cho là khả quan nhất là dịch virus corona tiếp tục vào mùa xuân, mùa hè và sau đó sẽ lắng xuống".

Trong khi đó, trong buổi họp ngày 27/01 tại trụ sở ở New York, ông Trương Quân (Zhang Jun), đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, khẳng định với tổng thư ký Antonio Guterres rằng Trung Quốc "hoàn toàn có khả năng và niềm tin để chiến thắng trong cuộc chiến chống dịch" viêm phổi cấp tính. Theo AFP, ngoài việc công nhận rằng Trung Quốc đang trải qua "một giai đoạn khó khăn", ông Trương Quân nêu những biện pháp được Bắc Kinh triển khai nhằm khống chế dịch, đồng thời khẳng định "Trung Quốc làm việc với cộng đồng quốc tế trong tinh thần cởi mở, minh bạch và phối hợp khoa học".

Theo thông cáo của phái đoàn Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc, tổng thư ký Antonio Guterres trả lời rằng Liên Hiệp Quốc "hoàn toàn tin tưởng vào khả năng của Trung Quốc trong việc kiểm soát dịnh bệnh và sẵn sàng cung cấp mọi hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết cho Trung Quốc". Bộ phận truyền thông của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc không bình luận thêm khi được AFP đặt câu hỏi.

Thu Hằng

******************

Virus corona: Ăn thịt thú rừng, coi chừng rước dịch bệnh

Thụy My, RFI, 28/01/2020

Cách đây 17 năm, virus SARS do thú hoang truyền đi đã cho thấy rõ sự nguy hiểm của việc ăn thịt các loại động vật hoang dã. Việc xuất hiện loại virus corona mới tại Trung Quốc chứng tỏ thói quen ăn thịt rừng vẫn phổ biến, và là nguy cơ ngày càng tăng đe dọa sức khỏe con người.

tq5

Giải phẫu dơi tại Trung tâm nghiên cứu y khoa Franceville (Gabon). Động vật hoang dã này là vật chủ của nhiều loại virus, nhưng là món ăn ưa thích tại Trung Quốc. IRD

Cũng giống như SARS (hội chứng hô hấp cấp tính nặng), virus corona mới - cho đến ngày 27/01/2020 đã làm 81 người chết và 2.835 người bị nhiễm bệnh - có nguyên nhân từ các loại thú hoang được bán làm thức ăn cho người.

1,7 triệu loài virus chưa được nhận diện trong thú hoang

Cho dù xuất xứ dịch bệnh chưa được kết luận, nhưng cơ quan y tế Trung Quốc khẳng định đó là từ các động vật hoang dã được buôn bán bất hợp pháp tại chợ Hoa Nam ở Vũ Hán. Chợ này bán đủ loại thú rừng còn sống, từ chuột, chó sói cho đến kỳ nhông khổng lồ. Mãi đến Chủ Nhật 26/01/2020, Bắc Kinh mới loan báo tạm cấm bán mọi loại thú hoang.

Việc buôn bán thịt rừng đi kèm với việc phá hủy không gian sinh tồn của thú rừng, khiến con người ngày càng tiếp cận nhiều hơn với các loại virus có trong thú hoang. Chúng có thể lan tràn nhanh chóng trong môi trường siêu kết nối của chúng ta – theo giải thích của Peter Daszak, chủ tịch EcoHealth Alliance, một tổ chức phi chính phủ chuyên về phòng chống các loại bệnh dễ lây nhiễm.

Theo dự án Global Virome có mục đích cải thiện cung cách đối phó với dịch bệnh, hiện nay trong động vật hoang dã có đến 1,7 triệu loài virus chưa được nhận diện, trong đó gần phân nửa có hại cho sức khỏe con người.

Ông Daszak khẳng định với AFP : "Các loại dịch bệnh sẽ xảy ra thường xuyên hơn, chúng ta ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với các loại thú là vật chủ của virus". May thay, không phải kịch bản thảm họa lúc nào cũng diễn ra, tuy nhiên số lượng virus từ thú vật lây sang người khiến người ta phải cân nhắc.

Thú rừng là nguyên nhân gây ra nhiều loại bệnh truyền nhiễm được ghi nhận từ những năm 80. Cầy hương đã truyền đi đại dịch SARS làm 916 người tử vong trên thế giới, chủ yếu ở Trung Quốc và Hồng Kông vào năm 2002-2003, loài dơi gây ra dịch Ebola và loài khỉ là tác nhân của SIDA.

Ngay cả gà, vịt và trâu bò cũng có thể là nguyên nhân của các loại bệnh như cúm gà và bệnh bò dại (Creutzfeldt-Jacob).

Ăn thịt rừng : Thói quen từ 5.000 năm tại Trung Quốc

Diana Bell, chuyên gia sinh học dịch tễ và bảo tồn thực vật, động vật hoang dã thuộc trường đại học Eat Anglia (Anh) kêu gọi : "Vì tương lai các loài thú hoang và vì sức khỏe loài người, chúng ta cần giảm tiêu thụ thịt rừng".

Thật ra bản thân việc ăn thịt thú rừng không thực sự nguy hiểm, vì đa số virus cũng chết một khi con thú bị giết. Nhưng các nhân tố gây bệnh có thể truyền sang con người khi bắt giữ, vận chuyển hay giết thịt thú hoang, đặc biệt nếu trong điều kiện vệ sinh tồi tệ, hoặc không có trang thiết bị bảo hộ.

Chính quyền Trung Quốc cố gắng giải quyết vấn đề khi khuyến khích nuôi các loại thú hoang này. Kể cả các loài đang bị nguy hiểm như cọp, vốn được ưa thích tại Trung Quốc và Châu Á vì được cho là giúp cường dương.

Theo các nhóm bảo vệ môi trường, nhu cầu ở Trung Quốc tăng lên cùng với sức mua của người tiêu thụ, là động cơ chính của việc buôn bán cọp trên thế giới. Dương Chiêm Thu (Yang Zhanqiu), chuyên gia sinh học thuộc đại học Vũ Hán cho rằng đó còn do kỹ nghệ thực phẩm Trung Quốc, vốn gây ra nhiều bê bối.

Chuyên gia Daszak nhìn nhận : "Rất khó ngăn chặn, chấm dứt một hoạt động đã thành truyền thống từ 5.000 năm". Ông hy vọng thế hệ mới sẽ quay lưng với thói quen ăn thịt động vật hoang dã, đặc biệt nhờ các chiến dịch được các nhân vật nổi tiếng Trung Quốc ủng hộ. "Tôi nghĩ rằng chừng 50 năm nữa, việc ăn thịt rừng sẽ trở thành quá khứ".

Thụy My

Additional Info

  • Author Antoine Bondaz, Minh Anh, Đức Tâm, Thu Hằng, Thụy My
Published in Diễn đàn

Đây hình như là câu hỏi của tất cả những người quan tâm tới sự kiện chính trị cả ở trong nước lẫn ngoài nước, cả của người Việt lẫn những người ngoại quốc.

npt6

Ngày 14/5/2019, ông Nguyễn Phú Trọng chính thức tái xuất hiện trên chính trường Việt Nam - Ảnh minh họa

Nhưng câu trả lời thì vẫn chưa có, và chắc chắn sẽ không có, vì sau khi tái xuất hiện ngày 14/5, mặc dù, người ta thấy rõ ràng là ông chưa chết, nhưng còn sống hay không thì không ai trả lời được, vì nhiều lý do :

Một là, ai cũng thấy trên tay trái ông, xuất hiện chiếc đồng hồ điện tử theo dõi nhịp tim, huyết áp và diễn biến thể trạng của ông, trên ngực bên trái, dưới lớp áo sơ mi, người ta thấy hình một chiếc hộp vuông, mà các nhà chuyên gia cho rằng đó là thiết bị trợ tim, nó giúp giữ cho mạch đập nhịp tim lúc bình thường và tạo xung lực kích thích tim đập nhân tạo trong trường hợp tim ông Trọng ngừng đột ngột.

Điều này xác nhận sự cố tai biến tại Kiên Giang là có thật. Nghĩa là sức khỏe của ông có "vấn đề", mà "vấn đề" ở cái tuổi 75 với hai chức trách siêu nặng trên người, thì không chết thật, mới là chuyện lạ. Nghĩa là sống như chết.

Giống như chuyện Khổng Minh chết vì ôm quá nhiều chức trách, dù cố dâng sao giải hạn, ông Trọng có thể "đi" bất cứ lúc nào, không ai biết được.

Hai là, dù rõ ràng ông chưa chết, nhưng ông sẽ phải rời bỏ chiến trường, hoặc để chữa bệnh, hoặc để tránh một cái chết do sự trừng phạt của một bàn tay ác độc nào đấy. Nên ông sống mà cũng như chết rồi.

Bàn tay ác độc nào ?

Người ta nghi chuyện tai biến tại Kiên Giang có bàn tay của cha con ông Dũng ! Nhưng không có chuyện đó !

- Vì Kiên Giang là "căn cứ địa" của cha con ông Dũng, người được dư luận khẳng định là kẻ "không đội chung trời" với ông Trọng.

Có một quy tắc được xem như định luât là : "Không một sự kiện nào không để lại dấu vết, trừ phi sự kiện đó không diễn ra. Không có một việc làm nào không bị phát hiện, trừ phi việc đó không được làm". Ông Dũng và ông kĩ sư Nguyễn Thanh Nghị không thể không biết định luật đó.

Không ai đưa kẻ thù đến nhà mình để giết, nếu không muốn sẽ cùng chết, thậm chí với trường hợp giết Tổng bí thư - Chủ tịch nước, tức là giết một Hoàng đế, thì còn phải chết nhiều kiếp, nhiều đời sau nữa, vì thành chuyện sẽ được chép lại trong Việt sử.

- Vì trên thực tế, đang có chuyện ngược chiều, có vẻ ông Trọng đang tìm cách khôi phục uy tín và quan hệ với ông Dũng :

Người ta không thể không thấy rẩt rõ rằng gần một năm nay, sự xuất hiện của ông Dũng đầy lên trên mặt báo : ông Dũng dự lễ khánhh thành cầu xuyên biển dài nhất Đông Nam Á ở Hải Phòng, ông Dũng ngồi cạnh Lê Thanh Hải, Lê Hồng Anh tại lễ kỷ niêm Quân Khu 9, ông Dũng gặp và ôm hôn ông Nguyễn Thiện Nhân khi nhận huy hiệu 50 năm tuổi đảng, ông Dũng cùng lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương đài Liệt sĩ, ông Dũng đứng hàng đầu trong lễ tang ông Đồng Sĩ Nguyên, ông Dũng đứng hàng đầu trong tang lễ ông Đỗ Mười, ông Dũng ngồi hàng ghế đầu bên cạnh ông Nông Đức Mạnh trong Hội nghị gặp các cựu lãnh đạo cao cấp, ông Dũng cười trong Lễ tang ông Lê Đức Anh, có là một hành vi bất kính với vong linh một vị mà ông luôn bị gọi là "bố nuôi" không ?

Khi lách mình từ phía sau để cười rất tươi, bắt tay ông Nông Đức Mạnh, người ta biết chắc chắn rằng sau đó ông Trọng sẽ cũng bắt tay ông Dũng với cùng nụ cười (chả lẽ quay gót đi và làm mặt lạnh ?). Dù báo tránh đưa vì một lý do nào đó, thì cả hội trường cũng sẽ đã chứng kiến : "Làm gì có thù oán nào" !

Không phải là ngẫu nhiên, sự xuất hiện của ông Dũng tăng mật độ một cách khác thường, song song với cách thức truyền thông ngày càng công khai bộc lộ thái độ quyết liệt hơn với Trung Quốc :

- Từ đầu năm 2018, khi nhắc đến các vụ đâm chìm, cướp phá ngư dân Việt Nam, truyền thông chính thống đã không dùng chữ "tàu lạ" mà gọi thảng tàu Trung Quốc. Đặc biệt gần đây, bà Lê Thị Thu Hằng nêu đích danh "không phải Hải cảnh Trung Quốc cứu ngư dân Quảng Nam mà là do Tuần duyên biển Việt Nam cứu và đưa về Đà Nẵng", đồng thời Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi công hàm tới Đại sứ Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.

- Lễ kỷ niệm 112 năm ngày sinh của cố Tổng bí thư Lê Duẩn lần đầu tiên được báo chí rầm rộ đưa tin như một sự kiện quan trọng, như cố tình nhắc lại sự kiện ông Duẩn kiên quyết đưa vào Hiến Pháp 1980 rằng : "Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Campuchia" và ông luôn khẳng định : bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc là kẻ thù số 1 của nhân dân Việt Nam.

- Vụ Giàn khoan Đông Phương của Tàu đưa vào khai thác tại trên vùng chồng lấn Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam đã gửi công hàm phản đối và khẳng định lại việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam.

- Cảnh sát kiểm ngư Việt Nam ngày 08/04, lần đầu tiên ép đuổi hai tàu cá Trung Quốc phải cắt lưới bỏ chạy khỏi lãnh phận biển Việt Nam.

- Sự xuất hiện của Trương Hòa Bình, một kỹ sư thủy lợi không một ngày hành nghề, tiến thân từ một cảnh sát điều tra, leo tới thứ trưởng Bộ công an, rồi từ Chánh án Tòa án tối cao, trở thành ủy viên Bộ Chính trị và nhảy sang làm Phó thủ tướng thường trực, là một người được dư luận xác nhận là con rơi của ông cố Tổng bí thư Lê Duẩn với bà Nguyễn Thị Một, vợ ông Trương văn Ba, thư ký riêng của ông Duẩn trong những năm ông Duẩn nằm hầm hoạt động bí mật.. Ông Trương Hòa Bình được chuẩn bị vào ghế Thủ tướng, cho phương án Tổng bí thư là một người miền Bắc. Việc thăng tiến kỳ lạ của con đẻ kẻ thù số một cuả Bắc Kinh cho thấy thế áp đảo của phe chống Tàu.

- Ông Phạm Bình Minh ngay từ Đại hội 12 đã vào Bộ Chính trị và còn lên phó thủ tướng dưới thời ông Dũng là cú vượt mặt Trung Quốc. Ai cũng biết mối thù không đội chung trời của ông Minh với Trung Nam Hải. Ông này đứng thứ ba trên danh sách kế cận Thủ tướng, sau ông Trương Hòa Bình.

Dễ hình dung một chính phủ mà ông Trương Hòa Bình hoặc ông Phạm Bình Minh làm thủ tướng, thì ảnh hưởng của Trung Quốc và mối quan hệ Việt-Trung sẽ ra sao ? Có cần phải kiện Bắc Kinh ra PCA (Permanent Court of Arbitration - Tòa thường trực quốc tế) mới là công khai đối kháng với Trung Nam Hải không ?

- Trong lễ kỷ niệm 40 năm, Cuộc chiến biên giới năm 1979 lần đầu tiên đã được gọi đích danh là "cuộc chiến tranh xâm lược của quân bành trướng Trung Quốc".

- Ông Dũng, bị hạ bệ vì yếu kém quản lý kinh tế và dính chuyện tham nhũng, nhưng ông Dũng là người thứ hai, sau ông Võ Văn Kiệt đại diện khối bí thư các tỉnh miền Nam, những tỉnh còn đứng ngoài vòng kiểm soát của Trung Quốc. Người ta còn nhớ, ngay sau đám tang do cái chết đột ngột đầy bí ẩn của ông Võ Văn Kiệt, các báo Thanh niên, Tuổi trẻ, Pháp luật, Người Lao động đồng loạt dẫn lời ông Dũng : "phải bằng mọi cách xiết chặt hơn nữa mối quan hệ Việt-Mỹ". Ông Dũng cũng là người Việt Nam cao cấp nhất tuyên bố trước quốc tế tại Singapore, rằng Việt Nam không đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông".

- Thêm nữa, thông thường, lãnh đạo chỉ chọn địa phương đang có thành tích, đến thăm để tôn vinh, để đọc đít-cua khen ngợi, dạo nhạc cho một cú cất nhắc tương lai. Không có Lãnh đạo đi thăm một địa phương trước khi bắt bỏ tù người lãnh đạo cao nhất của địa phương cùng cha và em gái của anh ta. Một tuần trước đó, đã có tin vỉa hè : "Nghị sắp ra Hà Nội" ! Chuyến thăm của ông Trọng tới Kiên Giang là một chỉ dấu công khai thái độ thách thức với Bắc Kinh và là một chứng tỏ lập trường dứt khoát của ông Trọng.

- Cũng có một phỏng đoán rằng : không có tai biến nào cả, tất cả chỉ là một vở diễn đã được lên kế hoạch để ông Trọng tránh mặt ông Tập. Nếu đi dự Hội nghị thượng đỉnh "Một vành đai, một con đường" tại Bắc kinh ngày 26/04/2019, ông Trọng tất phải trình ông Tập kế hoạch chuyến đi Mỹ, và, nếu có chuyện nâng cấp mối quan hệ đối tác toàn diện hiện nay lên "đối tác chiến lược toàn diện", thì ông Trọng sẽ lĩnh án tử ngay lập tức, nghĩa là tai biến não sẽ xảy ra ngay trên đất Trung Quốc. Vì đấy là việc phản bội Trung Quốc, phản bội chủ nghĩa xã hội, mà nói khác đi là lừa dối, thì sau đó cũng sẽ chết. Cái chết vật vã của ông Quang vừa rồi là việc nhãn tiền. Đó là chưa kể ông chắc chắn bị phải đọc diễn văn hay ký kết gì đấy với ông Tập cho "Một vành đai", thì sẽ phải nói gì với Mỹ và chắc chắn bị ông Trump hủy lời mời.

- Nguyễn Chí Vịnh, một vị tướng khét tiếng, từng kiểm soát quan hệ quốc tế, như người phát ngôn của Bộ Quốc phòng, Ủy viên thường trực Hội đồng an ninh quốc gia, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhưng đột nhiên được giao nhiệm vụ đi Mỹ chủ trì hội nghi tẩy rửa Dioxin cho sân bay Biên Hòa, sau đó, từ ngày 4-8/5/2019, dẫn đầu đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm chính thức và đối thoại chính sách quốc phòng tại Cuba, một công việc có vẻ lạc lõng giữa lúc bề bộn công việc quan trọng, nước sôi lửa bỏng tại Biển Đông căng thẳng từng ngày. Một thứ trưởng đang chỉ làm việc của một Đại tá ? Nguyễn Chí Vịnh đang bị cách ly, giam lỏng ?

- Vụ Formosa đang được nhắc lại, cá lại chết trên biển miền Trung, ông Võ Kim Cự đột nhiên lên thanh minh trên báo bác bỏ tin đồn ông đã sang định cư tại Canada ? Có phải Võ Kim Cự đang bị giám sát, bị bắt về, và vụ án Formosa sắp được đưa ra xét xử ? Nếu vậy, thì số phận của Hoàng Trung Hải đã kết thúc. Hoàng Trung Hải là người chịu trách nhiệm chính trong việc cấp phép cho Formosa, một công ty Trung Quốc trá hình, đã từng gây ra vụ cá chết suốt chiều dài 2,5 km biển miền trung, ngày 4/6/2016, trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

- Lê Anh Hùng, người hai lần gửi cho Dương Trung Quốc xin chuyển cho Quốc hội, đơn tố cáo nguồn gốc Tàu, đầu sỏ một đường dây buôn lậu ma túy của Hoàng Trung Hải, người đã bị bị bắt và xử tù 3 năm, nhưng lại vừa có lênh đi khám và được xác nhận của hội đồng bác sĩ là đang bị bệnh tâm thần. Với xác nhận này, Lê Anh Hùng được tha về nhà.

Ai ký lệnh bắt, và ai ra lênh tha bằng xác nhận tâm thần, chỉ nhìn chữ ký trên lệnh đủ biết ai là người của Tàu, ai là người của phe chống Tàu trong guồng máy !

- Phạm Minh Chính, về Hà Nội lên trưởng Ban Tổ chức cán bộ từ bí thư Quảng Ninh, tác giả của khu đặc biêt Vân Đồn, dù là trưởng Ban Tổ chức cán bộ, chức vụ trước đây từng giúp Lê Đức Thọ thành nhân vật số hai. một thời khét tiếng, bây giờ chỉ được phân công làm Trưởng Tiểu ban Điều lệ của Đại hội XIII. Ông Trọng chịu trách nhiệm Trưởng ban văn kiện, nhận kiêm luôn Trưởng ban nhân sự, và tuyên bố, "dứt khoát không dùng người chạy chức chạy quyền".

- Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, nguyên uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó đô đốc Nguyễn Văn Tình, chuẩn Đô đốc Lê Văn Đạo phải chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Quân chủng Hải quân và trách nhiệm cá nhân trong công tác quản lý, sử dụng đất quốc phòng thời kỳ ông là Tư lệnh Quân chủng Hải quân.

- Cha con Phùng Quang Thanh và Phùng Quang Hải từ sau vụ "Đảo chính" đồn đoán, cùng "biệt vô âm tín".

- Những anh hùng trong chiến tranh biên giới năm 1979, đều đã hoặc bị đột tử như thiếu tướng Lê Xuân Duy, trung tướng nổi tiếng Đào Trọng Lịch, hoặc phải rời quân ngũ sang Quốc hội như đại tướng Đỗ Bá Tỵ, Quân khu II có thể là "ổ con chuồn chuồn" gián điệp Tàu.

- 16 vị tướng lĩnh trong phái đoàn quân sự Việt Nam do ông Phùng Quang Thanh làm trưởng đoàn thăm và làm việc với Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ ngày 16 đến 18 tháng 10 năm 2014, đã lần lượt bị thuyên chuyển, bị kỷ luật, hoặc nghỉ chờ về hưu.

Tất cả các sự kiên trên phản ánh một điều rằng tương quan lực lượng giũa hai phe thân Tàu và chống Tàu đã có sự thay đổi, và thay đổi đó là sự áp đảo của phe chống Tàu.

Tuy vậy, sự cố "tai biến" có thể không phải là chuyện vô tình hay ngẫu nhiên.

Có khả năng rằng có "một bàn tay vô hình" đã lợi dụng sự kiện ông Trong đến lãnh địa nhà Ba X để gây án mạng, nhằm đánh "một đòn chết hai" ? Nếu cả hai đối thủ cùng là kẻ thù của một người, thì bàn tay ấy là của ai ? Dũng là kẻ thù của Tàu, vì Dũng là người Việt cộng sản cao cấp nhất tuyên bố trước quốc tế rằng "Việt Nam không đem chủ quyền để đổi lấy tình hữu nghị viển vông". Nếu đi Mỹ lần này, ông Trọng sẽ là người Việt cộng sản cao nhất và duy nhất đi Mỹ hai lần, liệu có biến người Việt và chế độ thành bạn với Mỹ, kẻ không đội chung trời với Trung Quốc không ?

Người ta nhớ lại chuyến đi Mỹ lần trước của ông Trọng, một âm mưu đảo chính của Phùng Quang Thanh cùng 16 vị tướng tá của Bộ Quốc phòng đã được Bộ Công an dưới quyền ông Trần Đại Quang và Tình báo chính trị của quân đội cùng phát hiện. Ông Phùng Quang Thanh được đưa sang Pháp, Tư lệnh và Chính ủy Bộ tư lệnh thủ đô bị Ngô Xuân Lịch thay chức cùng trong một buổi sáng.

Lần đi thứ hai sắp tới, theo logic, sẽ phải bằng mọi cách để không được thực hiện và một Hiệp định An ninh Mỹ Việt, nếu có khả năng ra đời, sẽ phải đổi bằng mạng của chính ông Trọng trước khi có thể ký.Có nghĩa rằng dù bằng cách nào, Trọng đều sẽ nhận án tử hình, giống trường hợp Trần Đại Quang, chết vào lúc nào là do Tập ấn nút.

Một tuần sau khi ông Trọng nhập Quân y viện 108, ngày 22/04/2019, ông Tô Lâm bay sang Mỹ theo lời mời của Cơ quan thực thi pháp luật Mỹ, một cơ quan bao gồm Tòa án, Cảnh sát Liên Bang FBI và Cảnh sát Pháp lý. Chỉ thấy báo chí đưa tin ông Tô Lâm gặp và làm việc với ủy ban chống khủng bố của Liên Hợp Quốc, nhưng có phỏng đoán ông Tô Lâm báo cho sứ quán Việt Nam và Bộ ngoại giao Mỹ chuyện xảy ra tại Kiên Giang(có bằng chứng do bàn tay của Bắc Kinh) và xin hoãn tuyên bố ngày thăm, chờ khôi phục sức khỏe của ông Trọng.

Ông Phúc là Lê Lai bất đắc dĩ

Nếu vụ "tai biến Kiên Giang" giúp ông Trọng thoát hiểm, thì cái hiểm ấy tất phải tìm tới kẻ có vai trò thế mạng.

Vai trò này rơi vào tay ông Nguyễn Xuân Phúc, người đang choáng ngợp với vận may được đóng vai Nguyên thủ quốc gia cùng một cái mộng sẽ hóa thành thật không xa, nếu người đứng đầu, từ nay buộc phải rời bỏ chính trường.

Ông Phúc có lẽ chưa ý thức được nguy hiểm đã bám ông và có thể sẽ không rời ông nữa.

Nguyên thủ của một quốc gia đồng minh, ông Phúc tất yếu phải bày tỏ ủng hộ hết mình, sẵn sàng ký mọi văn bản phục vụ lợi ích của ông Tập.

Nhưng là nhân vật thứ hai, ông sẽ phải báo cáo Tập Cận Bình về kế hoạch và nội dung chuyến đi Mỹ của ông Trọng. Việc này chắc chắn không ngoài dự đoán của Bộ Chính trị Việt Nam. Ông Phúc sẽ phải trả lời : "Đây là việc của ông Trọng và Ban Bí thư, Bộ Chính trị Việt Nam chưa đưa ra bàn cụ thể, và ngày đi cũng chưa xác định".

Với cách trả lời như vậy, có thể ông Phúc không bị chất vấn, nhưng chắc chắn ông phải nhận một bảo đảm, ông Tập có thể công khai, rằng "ông sẽ được sống, nếu điều ông nói là thật. Ngược lại, ông sẽ chết nếu sự thật được xác định là không phải như vậy. Cái chết đã được đưa vào người ông, ngay khi ông bước vào căn phòng này. Ông chỉ có thể được giải thoát nếu đồng ý hợp tác với chúng tôi, chắc ông hiểu từ cái chết của ông Quang vừa rồi ?".

Nếu sự việc diễn ra theo kịch bản tưởng tượng này, thì ông Phúc đã làm Lê Lai một cách vô thức. Nhưng khi nhận được ra, ông Phúc liệu có nhận "hợp tác" với bạn không ? Liệu có chuyện lặp lại lịch sử của Lê Chiêu Thống ?

Ông Trọng có đi Mỹ không ?

Có thể khẳng định 100% rằng quyết tâm đi Mỹ của ông Trọng là không gì lay chuyển nổi. Tại sao ? Vì chuyến đi quá quan trọng và là cơ hội cuối cùng để ông Trọng "làm nên lịch sử" và "trở thành bât tử", vì ông Trọng là người thèm khát danh tiếng và danh vọng, và vì nếu vụ tai biến này do bàn tay thâm độc của Trung Quốc gây ra, thì chuyến đi Mỹ và Ký bằng được Hiệp định an ninh Viêt Mỹ là cách trả thù xứng đáng nhất.

Ông Trọng là người thèm khát danh tiếng

Ông Trọng từng ôm mộng tiếp bước ông Nguyễn Văn Linh khôi phục lại phong trào cộng sản quốc tế, đưa Việt Nam vào hàng lãnh đạo phong trào cộng sản quốc tế.

Ông Linh thăm và dự đại hội đảng cộng sản Romania tháng 11/1989. Mặc dù Liên xô sụp đổ, xhcn Đông Âu tan rã, Đại hội Đảng cộng sản Romania XIV vẫn bầu Ceausescu làm Tổng bí thư một nhiệm kỳ thứ 5 năm và trong bài phát biểu bế mạc Đại hội, Ceausescu tuyên bố Romania đã trở thành "Thành trì xã hội chủ nghĩa". Nguyễn Văn Linh đã đích thân trình bày sáng kiến đề nghị cùng Romania tổ chức Quốc tế cộng sản 5 nhằm khôi phục lại phe xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản.

Khủng hoảng lý luận về con đường đi lên sau cách mạng dân tộc đã bế tắc sau cái chết của NEF (chính sách đổi mới kinh tế tạm thời) cùng với V.I. Lenin năm 1924, đã cho ông Trọng một ảo tưởng : lý luận về đổi mới do ông phát triển là một phát kiến sáng tạo về lý luận của giai đoạn "quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội", một đóng góp cho kho tàng lý luận của chủ nghĩa cộng sản mang tầm quốc tế.

- Đầu tháng Hai năm 2018, sau ngày nhận huy hiệu 50 năm tuổi đảng, ông cho xuất bản cuốn trước tác : "Vững bước đổi mới".

Nội dung các bài viêt tóm tắt trong 8 điều : kiên định học thuyết Mác-Lê ; kiên định chủ nghĩa xã hội mác xít ; kiên định chế độ độc đảng ; kiên định nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; kiên định 3 quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, duy nhất, thường xuyên liên tục của đảng ; kiên định phương châm "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý" ; kiên định coi sở hữu quốc doanh là chủ đạo trong nền kinh tế ; kiên định đường lối đối ngoại "bề ngoài là làm bạn với mọi nước, thực chất là ngả hẳn về phía ông bạn 4 tốt 16 chữ vàng", theo nguyên tắc 3 không : không liên minh quân sự với nước ngoài, không có quân đội và căn cứ quân sự nước ngoài, không dựa vào nước này để chống nước khác.

Có lẽ ông Trọng xuất bản nó trong hy vọng sau này có kẻ gọi nó là tư tưởng Nguyễn Phú Trọng.

Ngày 9/4/2012, sách cặp đi Cuba với lời mời thuyết giảng cải cách kinh tế tại trường đảng cao cấp Nico Lopez nơi đào tạo cán bộ chủ chốt của Trung ương Đảng cộng sản Cuba, ông Trọng ngây ngất với tham vọng trở thành lý thuyết gia cộng sản và có tên trong danh sách những nhà lãnh đạo của phong trào cộng sản quốc tế.

Ông ta không biết rằng, người Cuba và thế giới Mỹ Latinh đã thay đổi. Người ta muốn ông giúp cho Mỹ Latinh thoát khỏi chủ nghĩa xã hội lạc hậu bởi những cải cách của Việt Nam, thoát ra ngoài Castrisme. Bài thuyết giảng của ông cuối cùng gây thêm bế tắc, và thất vọng.

Brazil hủy chuyến thăm đột ngột. Thông tấn xã Việt Nam nói nguyên nhân hủy chuyến thăm 13-14/4/2018 vào phút chót là ‘do khó khăn đột xuất của phía Brazil’ nhưng không nói rõ đây là khó khăn gì. Nhưng người ta cho rằng, sau khi nghe lại bài thuyết giảng của ông Trọng tại Cuba, bà Tổng thống Brazil đã tránh mặt. Chuyến bay đáng lẽ sang Brazil đã phải quay về Việt Nam giống như một thất bại ê chề.

Ông Trọng lờ mờ nhận ra sự thay đổi của nhận thức của thế giới về ông và về "Đổi mới" !

Những gì Tô Lâm phải làm ?

Tô Lâm đi Mỹ ngày 22/04/2019, nhiệm vụ mà ông phải làm là dọn đường cho chuyến đi của ông Trọng.

Nhưng để được giao cho nhiệm vụ dọn đường, Tô Lâm phải chứng minh được lòng trung thàng tuyệt đối với đảng, với ông Trọng.

Ông Tô Lâm lên Bộ trưởng nhưng ba năm sau, ngày 29/01/2019, mới được ông Trọng phong hàm đại tướng, khác với ông Trần Đại Quang, chỉ sau 4 tháng.

Ông Tô Lâm được giao bí thư Đảng ủy Bộ Công an theo chức năng, tháng 5/2016, nhưng sau 4 tháng, ngày 24/09/2016, ông Trọng phải đưa cả ông Trần Đại Quang cùng nhảy xuống trực tiếp tham gia thường vụ đảng ủy Bộ Công an, là có lý do.

Sự trung thành đó là gì ? Là lập trường "còn đảng còn mình", nghĩa là sẵn sàng hy sinh khi đảng bị đe dọa tiêu diệt, bất kể kẻ tiêu diệt đảng là ai !

Hội nghị công an nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngành công an, ông Tô Lâm đã nhắc lại lời thề của toàn ngành "còn đảng còn mình" trước sự chứng kiến tham dự của ông Trọng.

Ngày27/11/2017, Tô Lâm cho phát tán video bài nói chuyện của Thiếu tướng Tổng cục phó Tổng cục chính trị Bộ Công an Trương Giang Long nói nõ thái độ và lập trường chống Trung Quốc của ông, và một đề nghi thay đổi thái độ của Mỹ vói Đảng cộng sản Việt Nam.

Sang Mỹ làm công việc dọn đường, lót ổ cài người, giao cho sứ quán kích hoạt mạng lưới ngầm chống biểu tình, chống ám sát từ cộng đồng người Việt, và đặc biệt là gặp gở FBI, CIA bàn chuyện chống phá hoại của Bắc Kinh, kể cả phương án nổ bom, hay bắn tỉa từ xa…

Nhiệm vụ chính là bảo toàn tính mạng cho ông Trọng, và bảo đảm Hiệp định được ký kết. Khác với Trần Đại Quang ngăn chặn cuộc đảo chính quân sự của Phùng Quang Thanh, Tô Lâm có nhiệm vụ chống âm mưu ám sát và phá hoại ngăn cho Hiệp định không được ký kết, không có được Tuyên bố chung.

Theo lời mời của cơ quan thực thi Pháp luật, một cơ quan thuộc Bộ Tư pháp Mỹ bao gồm cảnh sát pháp lý, Công tố và Tòa án.

Nhưng dù đã sang Mỹ ngày 22/04, ông Tô Lâm đã phải quay về khi chưa làm được gì. Chuyến đi về khó hiểu này của ông bộ trưởng công an đưa ra giả thuyết, ông Tô Lâm đã được báo chuyến đi chưa được quyết định và chưa biết được quyết định khi nào. Phụ thuộc diễn biến sưc khỏe của ông Trọng, nhận được quyết định hoãn chuyến đi của ông Trọng còn tùy thuộc vào sự tiến triển của sức khỏe ông Trọng

Theo lời Trương Giang Long thì chính ông Kiệt nói : "Khi nào đảng ta thật sự độc lập được về đường lối, thì bấy giờ đất nước mới có sự chuyển biến tích cực".

Ông Trương Giang Long sau đó bị nhận quyết định về hưu trước hạn, nhưng lại được ông Trần Đại Quang trao quyết định danh vị Giáo sư nhân dân và lặng lẽ bố trí về Hội đồng lý luận trung ương. Điều này cho thấy đảng vẫn nhẫn nhịn áp lực Trung Quốc, nhưng thế lực đã không phải là khuất phục.

Cái gương Kim Jong-un

Ý thức được thực tế cay đắng của sự lệ thuộc chính trị vào Trung Quốc đã làm ông Trọng có lẽ đã "sám hôi ", nhất là qua gương Kim Jong-un.

Tại sao cả Mỹ, Trung Quốc và Nga đều có cùng một thái độ trọng vọng ngang hàng với Kim Jong-un, một lãnh đạo quốc gia bị coi là nổi tiếng độc tài, một quốc gia nghèo đói, một lãnh đạo chỉ bằng tuổi con cháu ?

Tại sao Tập phải mời Kim tới thăm Thanh đảo, tặng quà và gợi ý Un chọn Thanh Đảo cho cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều, không một phút ngạo mạn như với lãnh đạo Việt Nam ?

Tại sao sau cả hai kỳ đàm phán với Mỹ, Kim ngừng thử tên lửa xuyên lục địa tầm xa trên 10.000 km chạm tới đất Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục thử tên lửa tầm ngắn 300-400 km ? Và Tổng thống Trump vẫn cam đoan rằng an ninh của Mỹ được đảm bảo và Kim vẫn là một lãnh đạo xuất sắc ?

Tại sao Kim yêu cầu Mỹ và Nam Hàn hủy bỏ tập trận chung với mực tiêu tấn công miền Bắc, nhưng không yêu cầu Mỹ dỡ bỏ THAAD và rút 28.000 quân khỏi Nam Hàn ? Để chống ai và bảo vệ ai ?

Tại sao ngay sau khi cầm quyền Kim Nhật Thành kiên quyết triết lý : "Chủ quyền trên hết" và "chủ quyền chỉ có có được bằng sức mạnh quân sự", "quân sự hàng đầu" ? Tại sao chủ quyền trở thành quyết tâm xương máu đến vậy với người Triều Tiên ?

Người ta không quên rằng khi Kim chỉ còn 10.000 quân và bị Mỹ ép tới sát sông Áp Lục, năm 1951, chính Trung Quốc đã đưa sang gần 3 triệu quân đẩy quân đồng minh Mỹ trở ngược và phải ký tạm ngưng chiến tranh năm 1953.

Chế độ và chính quyền Bắc Triều được thiết lập dưới sự bảo trợ của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Nền kinh tế của Triều Tiên phụ thuộc 98% vào sự cung cấp của Trung Quốc, và món nợ 1 triệu mạng chí nguyên quân Trung Quốc, là món nợ không thể trả, khiến Chính phủ của Kim chỉ là bù nhìn trong tay Đảng cộng sản Trung Quốc. Đó là lý do chủ quyền là nhu cầu xương tủy !

Tại sao Kim khi đi sang Sigapore phải bay bằng máy bay Trung Quốc nhưng cả hai chiều đi và về đêu không hạ cánh xuống Bắc Kinh mà quay đầu, đổi tên hiệu chuyến bay rồi bay thẳng sang Singapore hoặc quay ngay về Bình Nhưỡng ? Kim sợ áp lực của Tập, sợ sự giám sát và chi phối của Tập ?

Tại sao khi qua Trung Quốc, Kim mang theo đầy đủ thực phẩm, từ chối mọi thứ do Trung Quốc cung cấp. Kim mang theo cả buồng vệ sinh tránh việc phân tích trộm phân của ông ta ? Kim sợ bị đầu độc và kế hoạch của một âm mưu ?

Tại sao Kim và Đảng nhân dân cách mạng Triều Tiên xử phanh thây ông chú dượng vì tội gián điệp cho Trung Quốc ?

Tại sao Kim và Đảng lao động Triều Tiên quyết định xử tử bằng được người anh khác mẹ của Kim là Kim Jong-nam trong khi Jong-nam được chính cơ quan tình báo Trung Quốc bảo vệ nhiều lớp từ xa tới vệ sĩ ? Kim hủy diệt một âm mưu nuôi dưỡng phương án thay đổi chế độ đến từ Bắc Kinh ?

- Chu Vĩnh Khang, người được coi là tổ chức đảo chính Triều Tiên, khi vụ án bại lộ, ông chú dượng bị xử phanh thây thì Chu Vĩnh Khang bị Tập ra lệnh bắt vì tội tham nhũng. Bây giờ Chu Vĩnh Khang liệu còn trong tù hay đang an dưỡng ?

- Trung Quốc sợ Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, nhưng Trung Quốc còn sợ hơn gấp nhiều lần, nếu Triều Tiên cùng với Nam Hàn thành đồng minh của Mỹ.

Tại sao Kim có vẻ vừa sợ, nhưng vừa căm ghét Trung Quốc đến như vậy ?

Tại sao tất cả những ai lệ thuộc vào Trung Quốc đều mất chủ quyền và bị kiểm soát ?

Tại sao trên thế giới, Trung Quốc không có đồng minh ?

Tại sao, Nhật Bản, Nam Hàn và hầu như tất cả các quốc gia đồng minh của Mỹ đều độc lập, có quyền tự chủ tự chủ, tự do và phát triển ?

Tại sao Trung Quốc độc tài, trong khi Mỹ, tổng thống bị Quốc hội giám sát, khống chế và có thể bị buộc tội và phế truất ?

Nhân tiện chuyện của Ủn, xin được nhắc lại một chuyện cũ. Trước đây, trong bài viết "Ai là thủ phạm vụ giết Kim Jong-nam", tôi đã nghĩ rằng Trung Quốc đã giết Jong-nam để đổ lên đầu Kim Jong-un, đe dọa và áp lực Ủn phục tùng, nhưng thực tế diễn ra đã chứng minh điều ngược lại.

Sau vụ án gián điệp và đảo chính do Chu Vĩnh Khang tổ chức và chỉ đạo, bị tình báo Triều Tiên phát hiện, ông chú dượng của Ủn và ông anh trai cùng cha khác mẹ của Ủn bị kết án tử hình vì tội phản quốc. Ông chú dượng bị xử phanh thây. Và sau đó, Kim Jong-nam bị đầu độc bằng VX.

Đây là cú đòn vỗ mặt Trung Nam Hải. Ông Tập cho bắt Chu Vĩnh Khang, đánh tín hiệu Khang vi phạm quy tắc của Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng Ủn biết rõ bản chất nham hiểm và bần tiện của lãnh đạo Bắc Kinh.

Ông Trọng và Bộ Chính trị không thể không hiểu những điều đó. Vì vậy, mới đây đã ra đời hai quyết dịnh sinh tử : phát triển hạt nhân với Nga và Hiệp định an ninh với Mỹ.

1. Việt Nam đã quyết định phát triển hạt nhân với sự cộng tác trợ giúp của Nga.

"Ngay từ 28/6 đến 1/7/2017 chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký với Putin Bản ghi nhớ giữa Bộ Khoa học và công nghệ và Tập đoàn "Rosatom" về Kế hoạch hợp tác triển khai dự án xây dựng Trung tâm Khoa học và Công nghệ hạt nhân trên lãnh thổ Việt Nam".

Ngày 19/11/2018 hai thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Medvedev đã cam kết khẳng định quyết tâm triển khai dự án Trung tâm Khoa học Công nghệ hạt nhân tại Việt Nam trị giá 350 triệu USD thay cho lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt".

2. Việt Nam phải tìm sự liên kết đồng minh với Mỹ. Quan hệ Việt-Mỹ sẽ được nâng lên cấp chiến lược toàn diện.

Sân bay Biên Hòa sẽ được tẩy rửa và dọn sạch bom mìn để nhanh chóng tiếp nhận quân đội Mỹ như một căn cứ quân sự đã có trước đây.

Nếu chiến tranh Trung Quốc và Đài Loan nổ ra (theo một thông tin không chính thức, có thể trước tháng 10/2019), Việt Nam có thể tranh thủ sức mạnh Mỹ tái chiếm lại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường sa.

Chuyến thăm Việt Nam lần thứ hai của Hàng không mẫu hạm Wilson đã được lên kế hoạch tới Cam Ranh vào tháng 9/2019.

Vừa có tin kín rằng 10.000 lính Mỹ đã được điều đến Biên Hòa tham gia chiến dịch "tháo gỡ bom mìn và tẩy rửa dioxin".

Điều làm nên lịch sử của ông Trọng

Trong hai năm 1945 - 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có 8 thư và điện gửi Tổng thống Hoa Kỳ Harry Truman.

Trong một thư, ông Hồ viết : 

"An ninh và tự do chỉ có thể được bảo đảm bằng sự độc lập của chúng ta đối với bất kỳ một cường quốc thực dân nào, và bằng sự hợp tác tự nguyện của chúng ta với tất cả các cường quốc khác Chính là với niềm tin vững chắc này mà chúng tôi yêu cầu Hợp chủng quốcHoa Kỳ, với tư cách là những người bảo vệ và những người bênh vực Công lý thế giới, thực hiện một bước quyết định trong sự ủng hộ nền độc lập của chúng tôi.

Điều mà chúng tôi đề nghị đã được trao cho Philippines một cách quý báu. Cũng như Philippines, mục tiêu của chúng tôi là độc lập hoàn toàn và hợp tác toàn diện với Mỹ. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để làm cho nền độc lập và sự hợp tác này trở nên có lợi cho toàn thế giới".

Nếu chuyến đi của ông Trọng có thể thực hiện, nếu ông Trọng trực tiếp gặp tổng thống Mỹ, nếu Hiệp định An ninh quốc gia được ký kết, thì ông Trọng sẽ là người thực hiện được điều mơ ước của Hồ Chí Minh.

Vinh quang của ông Trọng sẽ vượt lên trên mọi thế hệ lãnh đạo của cộng sản Việt Nam.

Nếu thoát được ra khỏi sự trói buộc của Trung Nam Hải, ông Trọng còn làm được những điều mà không một lãnh đạo cộng sản Việt Nam nào làm được.

Đó là vinh quang tột đỉnh. Ông Trọng đã 75 tuổi, ông Trọng đang có nguy cơ bạo bệnh ? Chuyến đi là cơ hội cuối cùng của đời ông.

Cái chết của ông Võ Văn Kiệt và ông Trần Đại Quang

Dư luận cho ông Trọng là thủ phạm gây ra cái chết dần mòn của ông Quang. Đây có lẽ là một sự lầm lẫn.

Thời gian đã làm sáng dần những phỏng đoán đã xuất hiện nhiều năm trước đấy.

Ông Quang lên Đại tướng Bộ trưởng Bộ Công an dưới thời ông Dũng, dính vào cá phi vụ tham nhũng, nhưng cũng như Dũng, ông Quang căm ghét Trung Quốc và dứt khoát chủ trương độc lập chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Ông Quang là người phát hiện và chỉ đạo chiến dịch phá chặn âm mưu đảo chính của Phùng Quang Thanh cùng 16 tướng lĩnh, do Bắc Kinh giật dây, nhân chuyến đi Mỹ lần đầu, tháng 7/2015, của ông Trọng. Hành vi của ông Quang bị kết tội coi là phản bội chủ nghĩa xã hội theo Hiệp định an ninh Trung Việt do Đỗ Mười và Giang Trạch Dân ký năm 1991.

Với chiến tích này ông Quang lên Chủ tịch nước, nhưng cũng từ việc này mà ông nhiễm một thứ bệnh không thể chữa được. Người gieo cho ông thứ bệnh ấy đương nhiên là Bắc Kinh, không phải ông Trọng.

Những người trong Bộ Chính trị biết rõ ông Quang vì sao mà nhiễm "một loại virus lạ, chưa có thuốc chữa" và loại virus đó từ đâu đến.

Đó là sự cay cú đau đớn cùng với sự bất lực. Ông Quang chết tức tưởi và nhanh chóng khác thường, trong khi, hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh, một ông 102 tuổi, một ông 98 tuổi vẫn dai dẳng sống như kiểu không được phép chết. Người ta biết hai ông này, ông Đỗ Mười là người cùng với Võ Văn Kiệt ký Hiệp định an ninh Trung-Việt nhưng núp dưới cái tên "Hiệp định Thương mại" năm 1991. Đây là một thứ hiệp định đồng minh ràng buộc số phận của hai chế độ lại với nhau, mà ông Nguyễn Cơ Thạch gọi là "Thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai". Còn cái ông thứ hai, Lê Đức Anh, chính là cha đẻ của thứ hiệp định đó. Ông Võ Văn Kiệt chết đột tử vì câu phát biểu : "Chỉ khi nào đảng ta độc lập về chính trị, khi đó mới có thể thay đổi". Ông là người cùng ký nhưng ông bị ép buộc.

Cứ theo suy luận thì một nửa Ban bảo vệ sức khỏe trung ương và một nửa Hội đồng y khoa của Quân y viện 108 là người của Trung Quốc.

Ông Dũng là người hàm ơn đỡ đầu của ông Anh, nhưng ông Dũng chỉ cố gắng trả ơn thông qua việc dìu dắt ông Lê Thanh Hà, nhưng ông Dũng, sau khi nghe nhóm bác sĩ điều tra cái chết của ông Kiệt theo lệnh của ông, thì được báo cáo rằng : "Ông Kiệt chết do một thứ độc tố, cần phải mổ tử thi để xác định", nhưng kiến nghị mổ tử thi ông Kiệt bị bác bỏ. Có một thông tin tiết lộ rằng khi sang tới Singapore, ông Kiêt đã rơi vào hôn mê, nhưng ông Kiệt đã cố viết một điều gì đó vào lòng bàn tay. Điều đó là gì ? Đó là một thứ tuyệt mật. Nhưng chắc chắn ông Dũng đã được nhóm điều tra tử thi báo cáo lại, trước khi đến tai cấp cao hơn. Có thể ông Dũng biết được người giết ông Kiệt là ai, ít nhất cũng do chủ trương của ai.

Khi được tin ông Quang chết, cùng một lúc, có tin đồn ông Mười vừa chết, rồi tiếp là tin "tình trạng rất xấu của ông Lê Đức Anh". Người ta xì xào rằng, trong Bộ Chính trị, người cao nhất là ông Trọng gần như phát điên, đòi quyết định rút ống ô xy để hai ông kia cùng chết. Nhưng sau một hồi phân tích, việc thông báo ba cái quốc tang một lúc là không thể.

Nhưng đến 22/04/2019, khi ông Trọng tạm tỉnh sau "tai biến", thì lập tức, ông Lê Đức Anh "mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã từ trần". Ông Trọng đã vắng mặt, mặc dù đứng tên trưởng ban lễ tang, và ông Dũng là người bật cười to nhất khi ông Trương Hòa Bình không biết lú lẫn hay cố tình giới thiệu bà Ngân là chủ tịch nước.

Và chắc chắn rằng, với vái chết của ông Mười và ông Anh, cái "Hiệp định Hữu nghị Viêt-Trung" mà người ta vẫn nhầm với Hiệp ước Thành Đô, cũng được coi là đã "bị chết", mà không có đám tang.

Từ nay, cửa trận đã được mở, đường cống đã được khai thông, ước mơ của ông Hồ có cơ hội thực hiện.

2. Ông Trọng sẽ đem gì sang Mỹ ?

Nếu những suy đoán từ nhũng phân tích trên là đúng, thì một quyết tâm vô bờ bến mà ông Trọng mang theo sang Mỹ là thực hiện bằng được điều mong ước của Hồ Chí Minh trong 8 bức thư gửi tổng thống Mỹ Truman nhưng không được Mỹ trả lời.

Đó là nâng cấp mối quan hệ từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược toàn diện, nghĩa là về mặt quân sự mối quan hệ an ninh giữa hai quốc gia là quan hệ đồng minh, một Hiệp định an ninh tương tự Hiệp định an ninh mà Mỹ "đã trao cho Phillipines một cách quý báu" từ năm 1951.

Nếu không gặp trở ngại gì từ phía Mỹ, nếu ông Trump có đủ sự hiểu biết về Việt Nam, đủ sự tin cậy vào ông Trọng, và đặc biệt là, nếu thoát được sự phá hoại của Trung Quốc thì những mơ ước của ông Hồ có cơ hội trở thành sự thật.

Và nếu như vậy, Sân bay Biên Hòa tái trở lại thành căn cứ quân sự của Mỹ. Cảng Cam Ranh sẽ được dùng làm nơi lưu trú thường trực của hàng không mẫu hạm Mỹ. Hoàng Sa và Trường Sa sẽ về với Tổ quốc, Biển Đông sẽ hoàn toàn sạch bóng quân Tàu. Lưu thông hàng hải quốc tế sẽ hoàn toàn tự do. Những gì có dưới lòng biển Đông sẽ thuộc về Việt Nam.

Nhưng liệu ông Trọng có đi Mỹ không ?

Ngày tái xuất hiện, người ta thấy ông Trọng ngồi trên chiếc ghế có trang bị thêm thắt lưng an toàn, tay trái đeo đồng hồ điện tử theo dõi sức khỏe, ngực trái đeo thiết bị trợ tim. Như vậy, sự cố tai biến là có thực. Sức khỏe có thể chưa hoàn toàn suy sụp, bằng chứng là sự việc minh mẫn mạch lạc trong bài phát biểu, nhưng để đi Mỹ thì không biết có được không.

Có nhiều kịch bản có thể xảy ra :

1. Ông Trọng sẽ phải tạm nghỉ việc, tĩnh dưỡng hoàn toàn nhằm khôi phục nhanh nhất và những điều kiện tốt nhất cho sức khỏe của ông. Thời gian nhanh nhất cũng phải kể tới hàng tháng.

2.Ông Trọng sẽ phải trốn khỏi bàn tay độc các bằng việc cách ly hoàn toàn, được bảo vệ 24/24. Ông sẽ kết hợp việc cách ly để khôi phục sức khỏe (cùng với cái chết của Lê Đức Anh, mạng lưới kia chắc chắn hoặc tan rã, hoặc giữ nguyên thế thủ).

3. Nếu sự thật ông Trọng nhiễm độc bởi bàn tay vô hình thì không thể chữa. Bệnh tình ông Trọng chỉ yếu đi với thời gian.

Như vậy, lạc quan nhất cũng phải tối thiểu hai tháng, ngày đi Mỹ mới được xác định, chuyến thăm có thể vào tháng 8/2019 là sớm.

Trường hợp xấu nhất, tình trạng ông Trọng nhanh chóng xấu đi, Bộ Chính trị sẽ phải gấp rút soạn thảo trước các hiệp định sẽ ký với Mỹ, thỏa thuận ký tắt với phía Mỹ, Quốc hội phê chuẩn và thảo sẵn sắc lệnh phê chuẩn. Ông Trọng sẽ ký hết các văn kiện, từ nghị quyết Bộ Chính trị trong vai Tổng bí thư, bản thảo các hiệp định sẽ ký với Mỹ, sắc lệnh phê chuẩn Hiệp định... trong vai Chủ tịch nước. Có nghĩa là, tất cả là do ông Trọng, của ông Trọng.

Ông Phúc (hay bà Ngân) sẽ được ủy quyền tư cách nguyên thủ để đi Mỹ và ký kết các hiệp định tại chỗ. Trường hợp Mỹ không đồng ý ký thay, thì Quốc hội phải họp phiên bất thường đặc biệt bầu ông Phúc (hay bà Ngân) làm Chủ tịch nước.

Chuyến đi của ông Tô Lâm sang Mỹ ngày 22/04 chỉ gặp Liên Hiệp Quốc, rồi rời Mỹ chỉ sau 3 ngày, không một lời hứa hẹn, chắc chắn thời điểm chuyến đi đã để lửng không biết tới khi nào.

Đại hội 13 của những ai ?

Nếu ông Trọng đi Mỹ nhưng quan hệ Việt-Mỹ không được nâng lên thành chiến lược toàn diện, thì mọi việc sẽ vẫn như cũ.

Ông Trọng nghỉ hưu, tổng bí thư mới có thể là ông Trần Quốc Vượng, hoặc ông Đinh Thế Huynh, vì ông Đinh Thế Huynh từng được Bộ Chính trị quy hoạch Tổng bí thư ngay từ 04/2016, chắc chắn cũng bị nhiễm bệnh lạ sau chuyến đi Mỹ tháng 10/2016, nhưng đã gần 3 năm vẫn chưa chết và vẫn chưa ra khỏi Bộ Chính trị. Tồn tại một khả năng, sau khi phe thân Tàu tan rã, ông Huynh đột nhiên khỏe lại và thay lại chức thường trực Ban bí thư của ông Vượng, vì ông chưa hề từ chức và không phải bỏ chức vì kỷ luật. Ông bị cách ly chỉ để tránh bị "bàn tay ác độc" sờ tới ! Bộ Chính trị, sau gần 3 năm vẫn không gạt ông ra khỏi danh sách.

Như vậy, ở phương án này, ông Huynh hoặc ông Vượng sẽ làm Tổng bí thư.

Thủ tướng là ông Trương Hòa Bình. Bà Ngân vẫn giữ ghế Chủ tịch Quốc hội. Ông Vũ Đức Đam vào Bộ Chính trị và giữ phó thủ tướng thường trực. Ông Phạm Bình Minh làm Chủ tịch nước.

Phương án khác, nếu ông Phúc không nhiễm loại bệnh không có thuốc chữa, ông Phúc có thể giữ ghế Tổng bí thư, khi đó, ông Phạm Bình Minh lên thủ tướng, ông Trương Hòa Bình làm Chủ tịch Quốc hội, bà Ngân làm chủ tịch nước.

Nếu ông Trọng đi Mỹ và Hiệp định an ninh Việt-Mỹ được ký kết, thì Cam Ranh sẽ cho Mỹ thuê, Sân bay Biên Hòa thành căn cứ quân sự của Mỹ. Quốc hội sẽ tách thành Hạ viện và Thượng viện. Đại Hội 13 sẽ chia đảng thành 3, hai đối lập, một trung gian, và con số 13 là con số cuối cùng của chế độ cộng sản tại Viêt Nam.

Tất nhiên, những điều trên đây chỉ là đoán cho vui, mặc dù cũng dựa phần nào trên cảm nhận từ các diễn biến.

Người ta biết chắc rằng mọi chế độ đều được vận hành chỉ bằng và chỉ bởi các âm mưu, nên những gì nhìn thấy, những gì được công bố chỉ là cái không thể giấu của diễn biến từ các âm mưu. Để hiểu được thực chất của xã hội, không thể không cậy nhờ tới các phân tích hay đoán nhận thông qua thuyết âm mưu.

Chuyện đúng hay không, bài viết này không thể và không tự đặt ra.

Hải Phòng, ngày 19/05/2019

Bùi Quang Vơm

Published in Quan điểm

Ai, thế lc nào đng đng sau cuc biu tình dn đến bo lon đt phá Phan Thiết - mt cái c rt thuận tin đ chính quyn huy đng quân đi và cnh sát đàn áp khc lit người biu tình Phan Thiết ?

viet1

Dân và cảnh sát cơ đng đi mt ti Bình Thun.

Những k l mt là ai ?

Điều l lùng là mc dù B Công an và B Tư lnh Cnh sát cơ đng đã tung mt lc lượng đông đo đ đàn áp cuc biu tình ca người dân Phan Thiết, đã bt b gn 200 người, song cho ti nay báo ngành công an vn ch thông tin "Hé l có nhiu 'k đng sau' kích động, xúi gic người gây ri", và "Theo li khai ca mt s đi tượng, trong hai ngày gây ri h đã được 'tiếp sc' t nhiu người bng hình thc cho tin và ha hn s 'có thưởng' nếu như đt được 'thành tích' cao…", mà không th ch rõ nhóm nào đã ch trương dùng tin đ kích đng vic này.

Trong khi đó, ngay sau cuộc biu tình cc ln lên đến hàng trăm ngàn người Sài Gòn vào ngày Mười tháng Sáu năm 2018, mt quan chc công an là phát ngôn viên cho Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã nói không p úng rng "Vit Tân kích động biu tình".

Nhưng phát ngôn trên li mt ln na gây nghi ng ln nơi công lun, bi đã không kèm theo bt c mt bng chng nào v s hin din ca đng Vit Tân trong cuc biu tình Sài Gòn trước và trong ngày Mười tháng Sáu năm 2018. Li phát ngôn không cần thuyết minh bng chng như thế li ging ht tuyên b cũng ca Công an Thành phố Hồ Chí Minh v Vit Tân sau cuc biu tình ca người dân phn đi thm ha x thi ca Formosa. Sau cuc biu tình đó, trong khi công an không th trưng ra bt kỳ bng chng nào về Vit Tân thì người dân biu tình li có quá nhiu bng chng v vic công an đã bt lôi người biu tình lên xe bus và tp trung khong 500 người v sân vn đng Hoa Lư qun Nht ri đánh đp h cc kỳ dã man.

Còn ở Phan Thiết, chưa thy Công an Bình Thuận hay nhng quan chc B Công an tuyên b là "Vit Tân kích đng", nhưng gii dư lun viên ca đng và công an vn kiên đnh ‘thế lc phn đng git dây biu tình Phan Thiết’, còn gii quan chc vn chưa h làm rõ nhng ‘người l’ đã đt phá xe hơi và trụ s cơ quan là ai.

Trong khi đó, nhiều người dân Phan Rí Ca và Phan Thiết khng đnh là người dân nơi đây rt hin hòa, ch phn ng vi chính quyn và công an do b Nhà máy nhit đin Vĩnh Tân x thi gây ô nhim c trên b ln trên bin làm kit đường sinh nhai ca bà con ngư dân. Cách phn ng thông thường ca người biu tình là tun hành, còn khi b công an ngăn chn thô bo và đánh đp thì h mi ném đá li.

Nhưng không có chuyn người dân Phan Thiết hung hãn và cc đoan đến mc đt phá xe hơi và trụ s

Vài bài phóng sự ca báo nhà nước, như t Ph N Thành phố Hồ Chí Minh, đã mô t nhiu người dân Phan Thiết nói v ‘nó đy’, tc nhng thanh niên l mt nơi khác kéo đến. S thanh niên này bt mt và rt hung hãn.

Số thanh niên này là ai, t đâu đến ? Không ai biết.

Kịch bn ‘áo đ - áo vàng’ Vit Nam ?

Sau cuộc tng biu tình ngày 10 tháng Sáu và đc bit là cuc biu tình thành công Sài Gòn, mt s ý kiến cho rng cuc biu tình này có th được ngm ngm hu thun bi mt thế lc chính tr nào đó trong ni b đng cm quyn. Thế lc đó có th liên quan gián tiếp hoc trc tiếp đến công an và do vy công an mi không đàn áp dã man như trước đây.

Và trên hết, thế lc chính tr giu mt đó mun ‘mượn’ người dân, hay chính xác hơn là li dng người dân, đ kích đng mt chiến dch biu tình trên quy mô ln và kéo dài như mô hình ‘áo đ - áo vàng’ Thái Lan, nhm gây áp lc mc c v thế chính tr trong ni b đng hay to áp lc đ mnh đ yêu sách mt chóp bu cao cp nào đó ca đng phi t chc… Tóm li, chưa có gì gọi là ‘ly dân làm gc’ mà ch là trò li dng dân đ lt nhau.

Nếu nhn đnh trên là có cơ s, câu hi đt ra là liu bàn tay đo din cho cuc biu tình Sài Gòn có ni kết vi bàn tay đo din v đt phá xe và tr s công quyn Phan Thiết, t đó vừa to c đ công an đàn áp nng n đi vi người dân nơi đây, va nhm ti mt mc đích chính tr nào đó ? Và nếu câu hi này là cơ s, phi chăng v đt phá này không phi do người dân gây ra, cũng chng phi Vit Tân, mà do chính mt thế lc nào đó trong nội b đng cng sn ‘kiến to’ ?

Sẽ rt đơn gin đ biết rng có vai trò ca thế lc ni b đo din đt phá hay không, bng vào kết qu báo cáo ca Công an Bình Thun sau khi điu tra "các đi tượng kích đng xúi gic biu tình’. Nếu báo cáo này ch chung chung như báo báo cáo được công b ca ngành công an vào năm 2014 khi n ra cuc biu tình đp phá và đt phá các doanh nghip Bình Dương và Đng Nai, người ta có th cho rng v đt phá Phan Thiết được git dây và t chc bi mt thế lc trong nội bộ đảng cộng sản - mt thế lc đ mnh mà ngay c B Công an cũng không dám x lý.

Một đim đng dng đang hin ra gia hai cuc biu tình đp phá năm 2014 Bình Dương và năm 2018 Phan Thiết : đu xut hin nhng người cm đu là người l mt. Trong vụ việc Bình Dương năm 2014, thm chí s người l mt này còn không phi là công nhân và đã được mt s nhân chng mô t là giang h. Thế nhưng khi nhng k giang h này cm đu đám đông lao đi đt phá các nhà máy thì hoc không thy bóng dáng cnh sát đâu, hoặc có cnh sát nhưng không có bt kỳ hành đng ngăn chn nào. Vì thế, rt nhiu dư lun đã cho rng chính lc lượng công an đã nhn được mt lnh làm ngơ cho nhng k l mt cm đu biu tình đp phá và đt phá Bình Dương và Đng Nai…

Cho tới tn gi đây, 4 năm sau vụ bo đng Bình Dương, hành tung và thân thế ca nhng k l mt trên vn là mt ‘bí mt quc gia’. Đã không có bt kỳ cơ quan nào ca chế đ cm quyn hé môi v bí mt này.

Không phải và không th là người dân Phan Thiết ch ý đt phá, cũng chưa có bt c du hiu nào v mt ‘thế lc phn đng’ đã cung cp tin cho dân Phan Thiết đ kéo đi biu tình và đp phá.

Chỉ còn là ‘bí mt ni b’ vi nhng hành tung rt đáng nghi ng liên quan đến cuc xung đt ngày càng nga bài và sc máu trong ni bộ.

Chính trường Vit Nam đang lao đến gia năm 2018 vi đy ry âm mưu và thuyết âm mưu. Trong đó, không th loi tr kch bn ‘áo đ - áo vàng’ Thái Lan đã được mt s nào đó trong gii quan chc Vit Nam nghiên cu k lưỡng nhm li dng dân chúng cho những cuc biu tình đ gây áp lc chính tr và loi nhau trong ni b đng.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 18/06/2018

Published in Diễn đàn