Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khi đến vi blog này trên VOA, tôi đã sng nh ngh viết, phát thanh, truyn hình trc tuyến… 20 năm có l. Gia lúc tin tc tht gi khó lường, xin chia s đôi điu hc được sau hơn hai thp niên chuyên sàng lc và kim chng thông tin.

tingia1

Làm báo trong thời kỳ tin giả lan nhanh hơn tin thật - Hình minh họa.

Điều đu tiên là "s tht không bao gi là thun khiết và chng bao gi gin đơn". Quý v hãy nghĩ v mt trn đu bóng đá chng hn. Vì sao trng tài ngay trên sân mà nhiu khi còn phi xem li video đ đưa ra quyết đnh hoc xem quyết đnh ca h có đúng không ? Tùy vào vị trí ca trng tài trên sân mà h có th bao quát tt hay b hn chế v tm nhìn. Và vài cp mt vn tt hơn mt. Nhà báo cũng vy. ‘Tm nhìn’ ca h đôi khi còn ph thuc vào người khác. Nếu h nói chuyn vi đúng người và người đó có tầm nhìn bao quát v mt s vic c th, h s có bài tt. Nếu h nói chuyn vi nhng người "nghe hơi ni chõ," đ kh tín ca tin h đưa là không đáng k.

Các hãng tin nước ngoài đa s đu có nguyên tc cn phi có hai ngun đc lp xác nhn mt tin nào đó trước khi đăng ti. Nhưng mi đây hu hết các hãng tin đu b h khi cnh sát Ukraine dng lên v mt nhà hot đng Nga b ám sát Kiev. H yêu cu nhà hot đng hp tác và v chết đ h by nhng k thc s đang mun ám sát ông này. Nhà báo nào chng tin khi cảnh sát và v ca nhà hot đng xác nhn ông đã chết. Hai ngun đc lp đôi khi cũng không đ. Bi vy càng kim tra chéo vi nhiu ngun càng tt. Trong trường hp c th này cn có giy chng t ca bnh vin đ kim chng thêm chng hn.

Theo dõi truyền thông xã hi, tôi chng kiến nhiu tin tht thit được chia s tràn lan trước khi người ta phát hin ra rng đó là tin rm. Thi mng xã hi lên ngôi cũng là lúc người dùng mng cn đa nghi như Tào Tháo. Chúng ta cn luôn t hi "ai là người đang chia sẻ thông tin này ?", "người này có đáng tin không ?", "liu h đã đc trước khi chia s chưa ?"… Xin hãy suy nghĩ k trước khi khi chia s bt kỳ thông tin gì trên mng vì kh năng tin gi lan nhanh hơn tin tht là có tht.

Điều th hai là nên đa dng nguồn tin. Mi cơ quan truyn thông có tôn ch và ch trương riêng. Các nhà báo ca h có th có mc đ đc lp và xông xáo khác nhau. Đó là lý do cùng mt tin mà có báo đưa, có báo không và cách đưa tin cũng khác nhau nếu h cùng quan tâm ti tin đó. Ch đc mt, hai t báo s khó có th có cái nhìn thu đáo v mt vn đ gai góc.

Điều th ba là quá trình quyết đnh đưa tin gì hay không đưa tin gì ca các nhà báo không có mt cơ s khoa hc nào c. Nó tùy thuc vào kinh nghim, năng lc và vic có hay không sự t kim duyt ca các nhà báo. Nhiu quyết đnh v tin bài được đưa ra sau hàng lot các cuc hp ca nhng người có ngun tin riêng và sau khi h đã đc tin tc ca các hãng thông tn hay báo chí nói chung. Nhiu khi quyết đnh ti t mt biên tp viên cụ th. Đôi khi các cng tác viên hay ngay c đc gi hoc khán, thính gi cũng có th gi ý tòa son đưa mt tin nht đnh.

Điều th tư là người tiêu th các sn phm truyn thông không còn b đng như trước na. Vi các mng xã hi hin đang có hàng tỷ người dùng, khán gi, thính gi và đc gi có kênh đ phn hi nếu truyn thông đưa tin không chun. Trên mng xã hi cũng xut hin nhng cây viết vi nhng sn phm truyn thông có đ tương tác không kém gì các cơ quan truyn thông chính thng.

Điều thứ năm là nhiều li ca báo chí không phi là c ý. Các nhà báo thường có sc ép v thi gian, h phi lên sóng hay np bài vào gi nht đnh đ tin tc còn nóng hi. Chính sc ép này khiến h có th đưa tin hoc nhn đnh không chun xác. Đôi khi h cũng có thể gp phi mt ngun tin không đáng tin cy và do vy tin h đưa không đúng. Đương nhiên h cn công khai nhn sai và xin li đúng cách mi khi mc sai lm.

Điều th sáu là hãy nói không vi tình trng đánh cp tác quyn tràn lan trên mng xã hi nói riêng và mạng internet nói chung. Thông thường người ta có th trích dn mt bài viết nhưng cũng không th trích quá 30%. V nh minh ha, người ta ch có th dùng khi đã được s đng ý ca tác gi. Video cũng vy. Không có lý do gì có th bin minh cho vic đánh cắp nh hay video ca người khác vì bt kỳ lý do gì.

Đó là sáu điều chia s vi mc đích giúp quý v có cách tiếp cn các sn phm truyn thông thc tế và an toàn hơn.

Nguyễn Hùng

Nguồn : VOA, 06/07/2018

Published in Diễn đàn

Hiểu một cách đơn giản, tin giả là đối lập của tin thật : tin tức sai sự thật thì có thể coi là tin giả.

Khi tin giả là… định hướng của tuyên truyền

Định nghĩa "tin giả" là gì vẫn tiếp tục gây tranh cãi trong giới nghiên cứu. Đây là định nghĩa có thể là mới nhất từ Viện Nghiên cứu báo chí Reuters, Đại học Oxford : "Tin giả" là : 1) Tin được "sáng tác" để kiếm tiền hay hạ thấp uy tín người hoặc tổ chức khác ; 2) Tin có dựa vào dữ kiện cơ bản, nhưng được "cắt gọt" để phù hợp với một mục đích ; 3) Những tin tức khiến mọi người không thấy thoải mái, và/hoặc không đồng ý. (Báo cáo Tin tức Kỹ thuật số 2017, Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters, Đại học Oxford).

tingia1

Sau cuộc xuống đuờng trên toàn quốc ngày 10/06/2018, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói : "Tại nhiều nơi, người dân tụ tập đông người, gây ách tắc giao thông, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân". Ảnh Người Lao Động

Theo cách hiểu này thì rất nhiều bản tin trên báo chí của Việt Nam đang sản xuất "tin giả" để phục vụ công tác tuyên truyền theo định hướng của cơ quan Tuyên giáo.

Hôm 11/06/2018, báo chí đưa tin có cùng nội dung : "Sáng nay, 11/06, phát biểu ý kiến sau khi Quốc hội biểu quyết điều chỉnh thời gian xem xét, thông qua dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu), Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân lưu ý thêm một số thông tin liên quan đến việc ngày 10/6, tại nhiều nơi, người dân tụ tập đông người, gây ách tắc giao thông, làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân".

Trong các bản tin đều không sử dụng cụm từ "biểu tình", do đó có thể thấy rất rõ rằng việc tường thuật lời của bà Chủ tịch quốc hội là một "tin giả", vì ở đây người dân tụ tập nhằm để biểu tình phản đối dự Luật Đặc khu và dự Luật An ninh mạng. Hành vi biểu tình được Điều 25 của Hiến pháp bảo hộ. Ngăn cản người dân thực hiện quyền biểu tình là vi phạm Điều 167, Bộ Luật Hình sự 2015.

Việc để bà Chủ tịch quốc hội sử dụng cụm từ "tụ tập đông người" là để giúp tránh cho bà Chủ tịch quốc hội trước cáo buộc vi phạm pháp luật hình sự.

Khi "tin giả" được dàn dựng từ "tin thật"

"Tin giả" nhiều khi vốn là "tin thật" được cắt gọn nhằm phục vụ ý đồ tuyên truyền nào đó của báo chí.

"Tôi không còn là tôi !". Giáo sư Nguyễn Đức Dân chua chát thốt lên như vậy, khi ông bị chính những học trò của mình ‘biên tập’ phát biểu của ông để đưa lên sóng truyền hình. Ông kể : "Xem lại chương trình "Ghế nóng" tôi trả lời nhà đài HTV9 ngày 06/06/2018, tôi thấy lời lẽ và ý kiến của mình bị cắt bỏ, gọt nhẵn trơn tru đến mức tôi không còn là tôi nữa. Vậy, xin có đôi lời giải thích lại là điều cần thiết. Có hai khái niệm cần nói rõ lại.

Thứ nhất, HTV9 hỏi tôi về chuyện "trạm thu giá", "giá dịch vụ đào tạo"… là "cách dùng từ trong ngôn ngữ hành chính nghe trúc trắc quá" ? Tôi đáp, cách nói này mọi người nghe đều thấy kỳ cục, lạ tai vì nó không tồn tại trong tiếng Việt. Đây là cách nói do những người có quyền đặt ra, bịa ra rồi áp đặt vào tiếng Việt, nên "đây không phải là ngôn ngữ hành chính mà là thứ ngôn ngữ quan quyền ; dân gian có câu "muốn nói oan làm quan mà nói" !

Tôi nêu ví dụ, trước đây ngành công an (hay ngành giao thông vận tải ?) có đưa ra chỉ thị xe phân khối lớn thì phải làm thủ tục đăng ký và lấy bằng xe máy. Phân khối là một đơn vị đo thể tích hay dung tích. Trong hình học và trong vật lý làm gì có khái niệm phân khối lớn và phân khối nhỏ ? Thuật ngữ này là sự áp đặt từ ngôn ngữ quan quyền. Nếu có trình độ trung học cơ sở người ta đã không ra một chỉ thị như vậy.

fake2

Giáo sư Nguyễn Đức Dân trong chương trình Ghế nóng của đài HTV

Ví dụ thứ hai, "diễn biến hòa bình" là một thuật ngữ trung tính, không tích cực mà cũng chẳng tiêu cực, nhưng trong ngôn từ chính trị chúng ta đã áp đặt ra một thuật ngữ quan quyền "âm mưu diễn biến hòa bình" để chỉ khái niệm âm mưu lật đổ một chế độ bằng con đường diễn biến hòa bình. Dịch nguyên văn "âm mưu diễn biến hòa bình" sang tiếng Anh, Pháp hay Nga thì phải để trong ngoặc kép cụm từ "diễn biến hòa bình" người ta mới có thể hiểu được.

Trong tiếng Việt hiện nay nhiều khái niệm quan trọng vẫn phải để trong ngoặc kép là một minh chứng cho sự tồn tại của những thuật ngữ quan quyền nhưng không được xã hội chấp nhận. HTV9 đã gọt đi thuật ngữ "quan quyền" của tôi và thay bằng thuật ngữ ngôn ngữ hành chính rất chung chung.

Thứ hai, nếu như tôi gọi "trạm thu giá", "giá dịch vụ đào tạo"… là loại thuật ngữ quan quyền, thì cách dùng thuật ngữ "tụ nước" thay cho "nước ngập" lại là một xảo thuật ngôn từ trong phép ngụy biện. Đó là sự ngụy biện bằng đánh tráo từ ngữ. Dùng những từ ngữ giảm nhẹ tạo ra sự thay đổi nhận thức xã hội nhẹ nhàng đi. Đây là những xảo thuật thường gặp trong chính trị, quân sự, ngoại giao và làm ăn kinh tế. Trong những ví dụ tôi nêu bị cắt bỏ có đoạn sau : Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu trước Quốc hội Việt Nam như sau : "Láng giềng thì khó tránh xảy ra va chạm, […] hai bên cần kiên trì, lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng để xử lý bất đồng ; khi đại sự đã được coi trọng thì tiểu sự sẽ không khó giải quyết" - trích báo Tuổi Trẻ, số phát hành ngày 7/11/2015.

Đây là những xảo ngôn đánh tráo thuật ngữ. Những hành động như đánh chiếm đảo Gạc Ma ; đưa giàn khoan HD981 vào thềm lục địa Việt Nam ; lập ra tấm bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn trên Biển Đông ; bồi đắp, xây dựng những hòn đảo chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thành những sân bay-căn cứ quân sự… được gọi là những chuyện đại sự mù mờ.

Gây xung đột căng thẳng, xâm lấn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, phá tàu đánh cá, xua đuổi ngư dân Việt Nam khỏi vùng biển Việt Nam… đã được chuyển thành xảo ngôn "va chạm", nghĩa đã giảm nhẹ hẳn đi và ám chỉ rằng đó là "chuyện nhỏ", tiểu sự.

Đáng tiếc là hai khái niệm cốt lõi ngôn ngữ quan quyền và phép ngụy biện bằng xảo thuật đánh tráo từ ngữ đã bị cắt bỏ".

Xem ra chỉ khi báo chí được tự do đưa tin, không chịu sự lệ thuộc vào ý kiến của Tuyên giáo Đảng, thì mới hy vọng giảm thiểu những "tin giả" nói trên, trả lại cho người dân quyền tự do ngôn luận, quyền biết được sự thật ngay trên đất nước của mình.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 29/06/2018

Published in Diễn đàn

Pháp đau đầu với tin giả

Nhà Nước Pháp mở cuộc chiến chống tin giả trên mạng, Bắc Triều Tiên trúng tên lửa của Kim Jong-un, Tập Cận Bình chống nghèo đói, nội tình Iran bế tắc, Donald Trump bị vạch áo… là những chủ đề quan trọng trên báo Pháp ngày 05/01/2018.

FRANCE-POLITICS-NEW YEAR-WISHES

Trong buổi chúc Xuân 2018 giới báo chí, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ ban hành luật chống tin giả

Thị trường chứng khoán Wall Street đạt đỉnh, đa số dân Pháp, 61%, tin tưởng vào tình hình kinh tế quốc gia đang được cải thiện, tổng thống Macron tiếp tục lên điểm trong công luận. Những thông tin lạc quan của nhật báo kinh tế Les Echos chỉ làm nổi bật những mối đe dọa khác : "hầu như toàn bộ máy vi tính trên thế giới không chống được tin tặc". Tuy nhiên, thông tin làm tốn giấy mực hơn cả là "trận chiến chống tin giả" của tổng thống Pháp được mô tả là "lợi bất cập hại".

"Tin giả, chiến trường thật"

Fake news gây xáo trộn các cuộc bầu cử tại các quốc gia dân chủ, tổng thống Pháp muốn dùng luật pháp, buộc các mạng xã hội phải hành động, phải minh bạch hóa và trợ lực dẹp các nội dung thất thiệt. Một trong những biện pháp trói buộc này là phải công khai hóa tên tuổi, nguồn gốc của kẻ loan tin để truy tố.

"Nhà nước dấn thân vào cuộc chiến chống tin giả", tựa của nhật báo công giáo La Croix.

Le Monde thông cảm và khen ngợi sáng kiến của tổng thống Pháp nhưng với những lời cảnh báo trong bài xã luận "Tin giả, những nguy hiểm của một đạo luật" : Mục đích của tổng thống Pháp, bảo vệ những công dân thiếu cảnh giác trước những tin đồn thất thiệt là đáng khen. Ông xuất chiêu tuyệt vời khi giải thích với một nhà báo Nga, trước mặt tổng thống Putin, thế nào là sự khác biệt giữa thông tin và tuyên truyền : Russia TodaySputnik là hai cơ quan tuyên truyền của Nga loan tin thất thiệt bôi lọ uy tín ứng cử viên Macron.

Chống tin giả là cuộc chiến của các nền dân chủ ở Tây Phương chống lại vũ khí tuyên truyền giả dối từ các chế độ độc tài, vừa bôi lọ, vừa chia rẽ các xã hội thông thoáng. Tuy nhiên, tham vọng ra luật để chống tin giả trong lãnh vực vừa phức tạp vừa biến đổi nhanh chóng nhờ công nghệ số, thì việc thực hiện sẽ phức tạp gấp trăm lần.

Theo Le Monde, vào lúc đối lập tại Pháp chưa hồi sinh sau thất bại bầu cử tháng 05/2017, tổng thống Pháp tăng tốc tiến hành cải cách không ngưng nghỉ trong đó có lãnh vực truyền thông, để bảo vệ nền dân chủ. Vấn đề là trong lãnh vực này, báo chí, trong đó có Le Monde, là tác nhân đi tiên phong. Do vậy, theo tác giả bài xã luận, nếu chính phủ muốn đóng góp thì nên bắt đầu bằng giáo dục ở học đường, bằng bảo vệ mô hình kinh tế của các nhật báo thông tin. Cụ thể là chỉ cần cải tiến các đạo luật có sẵn là ít rủi ro nhất.

Tổng thống Pháp đã "đi sai hướng"

Theo nhật báo cánh tả, không cần phải ra luật mới, chỉ cần áp dụng luật bảo vệ tự do báo chí ban hành từ năm 1881.

Đề xuất của tổng thống Pháp hòa đồng cùng với xu hướng chung ở Tây phương từ khi những nghi ngờ chính quyền Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ, thao túng công luận Anh trong vụ trưng cầu dân ý Brexit và cuộc bầu cử quốc hội Đức. Trong xu hướng chung này, Facebook, Google ở Mỹ cũng như Libération ở Pháp đã không ngại tốn kém, luôn kiểm chứng các thông tin mà độc giả báo động tính chính xác.

Tuy nhiên, tổng thống Macron, từng là nạn nhân của tin giả khi tranh cử, cho rằng chưa đủ. Ông muốn nhờ một thẩm phán ra quyết định truy tố, trừng phạt kẻ tung tin thất thiệt, đóng cửa tài khoản… Một biện pháp nữa là tăng cường thẩm quyền của CSA, cơ quan thính thị quốc gia (truyền thanh truyền hình), bài trừ những "âm mưu khuynh đảo của các cơ quan báo chí do chính phủ nước ngoài kiểm sóat" như đài truyền hình Russia Today và hãng tin Sputnik của Nga.

Theo Libération, Pháp đã có đạo luật chống tuyên truyền, tung tin đồn thất thiệt từ năm… 1881 (điều 27, luật tháng 7/1881) quy định tiền phạt lên đến 45.000 euro theo mệnh giá hiện tại và một năm tù giam. Đề xuất luật mới không giải quyết được nạn tin giả.

Tổng thống Mỹ và cố vấn bị cách chức Stephen Bannon thanh toán lẫn nhau

Quả bom chính trị là quyển sách "Fire and Fury : Inside the Trump White House" tạm dịch là "Lửa Lôi Đình trong Nhà Trắng của Trump" của Michael Wolff.

Quan hệ Trump-Bannon hoàn toàn đứt đoạn, tựa của Le Monde. Trong quyển sách, cố vấn thân cận của Donald Trump gọi con trai lớn của tổng thống Mỹ, Donald Trump Jr là "tên phản quốc", đã "tiếp đại diện một chính phủ nước ngoài trong tòa tháp Trump mà không có luật sư chứng kiến, nào là khi bị tư pháp chiếu cố, gia đình Trump "ngồi trên bãi biển chống bão cấp 5".

Còn theo La Croix, trong bài "Donald Trump thanh toán ân oán với Steve Bannon" thì Steve Bannon đã vượt "làn ranh đỏ" khi tố cáo con trai tổng thống Trump "phản quốc". La Croix cho rằng phe thân cận của tổng thống Trump cũng có lý do hài lòng vì dứt khoát dẹp được nhân vật đầy tai tiếng này trước khi bầu cử Quốc Hội. Les Echos thì dự đoán sẽ có nhiều hệ quả khó lường cho tổng thống Trump, tiếp tục ở trong tầm ngắm của tư pháp trong khi các chuyên gia chính trị của đảng Cộng hòa lo ngại Bannon tìm cách làm cho đảng Cộng Hòa lao đao trong cuộc bầu cử năm nay.

"Gậy ông đập lưng ông" và "Ngày Kim Jong-un mất kiểm soát một trong các tên lửa"

Đây là tựa của Les EchosLibération nhân quyết định của Bình Nhưỡng chịu tái lập liên lạc với Seoul trong bối cảnh Thế vận hội muà đông tại Hàn Quốc.

Với tựa "Gậy ông đập lưng ông", Les Echos lo ngại cuộc đấu khẩu giữa Kim Jong-un và Donald Trump có thể kết thúc bằng một tai họa. Bằng chứng là theo tiết lộ của trang mạng Nhật Bản, the Diplomat, thì ngày 28/04 năm 2017, một vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên đã rơi ngay trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên thuộc khu công nghiệp Tokchong, một ngôi làng đông dân cách dàn phóng có 40 km. Thiệt hại vật chất được mô tả rất nặng nề.

Trong bài báo cùng chủ đề, Libération phân tích sâu hơn : chuyện trật quỹ đạo và động cơ hỏng này có thể gây khủng hoảng toàn diện. Ngoài thiệt hại vật chất và nhân mạng, chuyện tên lửa trục trặc, khi bay ngang không phận Nhật Bản chẳng hạn, có thể bị suy đoán là hành động cố ý tấn công gây hấn. Những quốc gia có hiệp định quốc phòng hỗ tương như Mỹ, Nhật, Hàn sẽ ra tay hành động, đưa đến hệ quả vũ lực đáp trả vũ lực.

Chủ tịch Trung Quốc cam kết chống nạn nghèo khó

Thực tế ra sao ? Le Figaro tường thuật tình hình tại một thí điểm : Quý Châu. Chính quyền Trung Quốc đã chi ra 60 tỷ euro trong vòng 5 năm từ 2013 đến 2017. Chỉ tiêu là tái định cư 10 triệu dân nông thôn trong tổng số 43 triệu người còn nghèo theo thống kê chính thức.

Theo Le Figaro, cho dù 800.000 cán bộ đảng được đưa về nông thôn để xóa đói giảm nghèo nhưng cố gắng của Tập Cận Bình khó đạt được kết quả. Cản lực quan trọng nhất là tình trạng chính quyền địa phương làm ít nói nhiều, chuyên báo cáo phóng đại để được thăng chức.

Nguy cơ thứ hai là "đông đảo nông dân, một khi vào nhà mới, ở các khu tân lập, xa quê cũ thì làm nghề gì để sống ?" theo nhận định của một giáo sư kinh tế ở Quý Châu. Mục tiêu nâng thu nhập bình quân của người nghèo từ dưới một đô la mỗi ngày, theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, lên một đô la do vậy khó có cơ may đạt được. Mà theo suy tính của Tập Cận Bình, thì xóa nạn nghèo khó là mục tiêu tạo tính chính đáng cho đảng Cộng Sản, ngày càng xa dần.

Tư lệnh Vệ binh Hồi giáo Iran loan báo dẹp yên phong trào phản loạn

Nói dễ nhưng làm khó. Tại sao ? Theo Le Monde, không có áp lực, thì chế độ Iran không thể cải cách. Áp lực đường phố đã diễn ra trong nhiều ngày liên tiếp với những người biểu tình trẻ tuổi, nghèo với tâm trạng lo âu cho tương lai. Vấn đề của Iran là cho dù cấm vận quốc tế đã được tháo gỡ nhưng "kinh tế không phất lên được". Cản lực nằm trong nội tình : phe bảo thủ chống laị mọi chính sách cải cách của tổng thống Rohani.

La Croix cho biết thêm, tư lệnh lực lượng Vệ binh Hồi giáo, đứng đầu 130.000 quân thiện chiến Ali Jafari chỉ "búng một ngón tay" là biểu tình "xẹp" xuống. Bởi vì đây là một lực lượng hung thần sẵn sàng đàn áp bằng mọi phương tiện và đang nắm hầu hết lãnh vực kinh tài trong tay. Khác với quân đội truyền thống, Vệ Binh Hồi Giáo còn có trách nhiệm bảo đảm ý thức hệ Shia chống xâm nhập của hệ phái Sunni. Từ sau cuộc chiến tranh với Iraq năm 1988, lực lượng này đứng đầu nhiều tập đoàn kinh tế, ưu tiên giành hợp đồng béo bở, trong lúc 40% thanh niên Iran thất nghiệp. Đó cũng là một trong những lý do làm người dân Iran bất mãn chế độ Hồi Giáo.

Tú Anh

Published in Quốc tế

Chuyên gia tư vấn NSA bị bắt vì tiết lộ báo cáo về tin tặc Nga (RFI, 07/06/2017)

Một chuyên gia tư vấn, làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ hôm qua 06/06/2017 vừa bị điều tra vì đã chuyển giao các tài liệu bí mật quốc phòng cho báo chí. Người phụ nữ 25 tuổi này bị bắt giữ vào thứ Bảy tuần trước, nguyên là quân nhân, bị cáo buộc đã phổ biến một bản báo cáo của Cơ Quan An Ninh Quốc Gia (NSA) về các âm mưu tấn công tin học của Nga trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm ngoái.

nga1

Reality Leigh Winner bị cáo buộc tiết lộ tài liệu mật của NSA về tin tặc Nga cho báo chíReality Winner/Social Media via REUTERS

Từ Washington, thông tín viên RFI Anne-Marie Capomaccio tường trình :

"Đây là trường hợp đầu tiên bị đặt trong vòng điều tra, trong vụ được gọi là "hồ sơ Nga". Reality Leigh Winner, 25 tuổi, bị cáo buộc đã chuyển giao một báo cáo mật của NSA cho một trang web thông tin.

Người phụ nữ là cựu quân nhân, trước đây được phép tham khảo các bí mật quốc phòng, được một công ty làm dịch vụ cho chính phủ Mỹ tuyển dụng.

Tài liệu này giờ đây đã được công khai, nêu chi tiết vụ tấn công tin học đại quy mô của cơ quan tình báo Nga, đánh vào các công ty phụ trách tổ chức bầu cử Mỹ. Matcxơva đã chính thức phủ nhận việc này.

Các thông tin được báo chí tiết lộ xác thực đến đâu không mấy quan trọng. Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần tố cáo các vụ rò rỉ tin tức từ trong bộ máy chính quyền cho các nhà báo. Chính quyền Trump có lẽ muốn dùng vụ này để làm gương. Theo tổng thống Hoa Kỳ, những người tiết lộ thông tin "phải bị coi là những kẻ phản quốc, chứ không phải những người cảnh báo".

FBI khẳng định Reality Leigh Winner đã thừa nhận sự việc, nhưng luật sư của cô bác bỏ. Cô Winner có nguy cơ lãnh án đến 10 năm tù".

Theo AFP, đây không phải là một sự ngạc nhiên vì các cơ quan tình báo Mỹ và những công ty làm dịch vụ cho các cơ quan này tuyển dụng nhiều thanh niên tốt nghiệp đại học giỏi về tin học, mã hóa và ngoại ngữ. Dù chỉ làm việc không lâu, họ vẫn xoay sở để có được những thông tin thuộc loại bí mật quốc phòng. Mẹ của Reality Leigh Winner nói với CNN, cô nắm vững ba thứ tiếng được sử dụng tại Afghanistan, Pakistan và Iran.

***********************

CNN : Nga đứng sau vụ tin tặc truyền thông Qatar (RFI, 07/06/2017)

Tin tặc Nga có thể đứng sau vụ tấn công nhắm vào hãng thông tấn quốc gia Qatar vào cuối tháng 05/2017, khiến quan hệ các nước trong vùng trở nên căng thẳng và Qatar bị cô lập. Thông tin trên được đài CNN của Mỹ đưa vào tối 06/06/2017 dựa trên nguồn tin từ một số nhà điều tra Mỹ.

nga2

Quốc vương Qatar Tamim Bin Hamad Al-Thani (T) gặp tổng thống Mỹ Donald Trump tại Riyad, thủ đô Saudi Arabia, ngày 21/05/2017. REUTERS/Jonathan Ernst

Hãng tin Reuters, trích thông tin của CNN, cho biết, với vụ tin tặc này, Nga muốn đạt mục đích gây chia rẽ giữa Hoa Kỳ với các đồng minh Trung Đông.

Ngày 07/06, điện Kremlin bác bỏ mọi cáo buộc của Mỹ và cho biết "chán ngán" phải đưa ra phản ứng đối với những lời tấn công "vô căn cứ". Cố vấn Andreï Kroutskikh của tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh : "Những cáo buộc này làm mất uy tín của chính những người đưa ra".

Cuộc điều tra do FBI tiến hành theo yêu cầu của Qatar, nhằm giúp xác định nguồn gốc "vụ tin tặc" nhắm vào QNA sau khi website của hãng thông tấn này đăng tuyên bố, được cho là của lãnh đạo Qatar Cheik Al Thani, yêu cầu xem Iran là bạn chiến lược hơn là kẻ thù. Chính quyền Doha khẳng định là nạn nhân của "tin tặc".

Pháp-Mỹ kêu gọi các nước Vùng Vịnh "đoàn kết"

Cũng trong ngày 06/06, sau khi ủng hộ cô lập Qatar vì cho rằng vương quốc vùng Vịnh này yểm trợ khủng bố, tổng thống Mỹ lại kêu gọi "đoàn kết" giữa các nước trong vùng trong cuộc điện đàm với Quốc Vương Saudi Arabia Salman.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi các nước Vùng Vịnh "đoàn kết và tương ái", đồng thời tuyên bố sẵn sàng ủng hộ "mọi ý tưởng nhằm giảm căng thẳng". Cả Ai Cập, quốc gia ủng hộ cô lập Qatar, đều là bạn hàng mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp vào năm 2015.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cũng lên tiếng chỉ trích các biện pháp trừng phạt nhắm vào Qatar. Trong diễn văn ngày 06/06 trước các đại sứ tại Ankara, ông Erdogan hy vọng "phát triển" quan hệ với Qatar, quốc gia đang bị 6 nước cắt đứt quan hệ ngoại giao, gồm Saudi Arabia, Bahrein, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Ai Cập, Yemen và Mauritania.

Ngày 07/06, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất còn đi xa hơn khi đưa ra lệnh cấm mọi hình thức ủng hộ Qatar với hình phạt có thể lên tới 15 năm tù, theo một tờ báo địa phương, được Reuters trích dẫn.

Thu Hằng

**********************

Published in Quốc tế

Tin giả : Vấn đề thực của Facebook

Bị lên án vì góp phần phổ biến "fake news" (tin giả), có lợi cho Donald Trump trong thời gian tranh cử tổng thống Mỹ, Facebook đã phải thiết lập chế độ kiểm chứng thông tin tại Hoa Kỳ.

fake1

Mạng xã hội Facebook lập dịch vụ mới fact-checking, để giám sát độ tin cậy của tin tức. Ảnh : youtube

Đầu tháng này, qui định kiểm tra bắt đầu được áp dụng tại Pháp. Báo Libération hôm nay, 13/03/2017, có bài "Tin giả : Vấn đề thực của Facebook". Cũng Libération có phóng sự điều tra "Một tháng với cỗ máy thông tin Facebook".

Facebook, mạng xã hội hàng đầu thế giới, không chỉ là nơi tâm tình, trao đổi quan điểm, thông tin đời sống, mà ngày càng trở thành một trong những nguồn tin tức thời sự chính trị chủ yếu đối với người sử dụng. Theo điều tra của một viện nghiên cứu về báo chí, tại Oxford, Anh Quốc, tại 26 quốc gia phát triển, 44% người sử dụng Facebook hàng tuần coi mạng nay là nơi tìm kiếm tin tức. Mức độ như vậy là vượt xa Youtube (19%), hay Twitter (10%). Đối với lứa trẻ từ 18 đến 24 tuổi, Facebook còn là phương tiện thông tin chính, qua mặt cả truyền hình.

Các thông tin mà Facebook lựa chọn nhằm mục tiêu trước hết là gây sự chú ý đối với người sử dụng, việc lựa chọn này dựa trên các sở thích cá nhân, bình luận được đưa ra, cũng như tính cách của những người nằm trong danh sách "kết bạn". Cách đưa tin như vậy rất có nguy cơ mang lại một hình ảnh "méo mó về hiện thực", đặc biệt nếu như tin giả không được kiểm soát.

Thắng lợi bất ngờ của Donald Trump gây bàng hoàng, đặt ra nhiều câu hỏi về vai trò thông tin của Facebook. Sau một phản ứng chối bỏ ban đầu, chủ tịch Facebook Mark Zuckerberg đã sớm thừa nhận cần phải điều chỉnh. Một cựu phóng viên của CNN đã được Facebook tuyển mộ, để phụ trách giám sát quan hệ giữa Facebook và các phương tiện truyền thông thời sự - chính trị.

Sau các thí điểm tại Mỹ và Đức, đến lượt Facebook cộng tác với 9 phương tiện truyền thông Pháp – trong đó có Libération – để giúp người sử dụng định hướng được đâu là những thông tin đáng ngờ. Sau khi một thông tin bị người sử dụng nghi ngờ là giả mạo, chỉ cần hai phương tiện truyền thông xác nhận, Facebook sẽ ghi rõ đây là "tin đáng ngờ", để các Facebooker thận trọng.

Hiện tượng tin giả nở rộ tại Hoa Kỳ. Nhưng riêng tại Pháp, tin giả dường như không phổ biến. Sau khi phân tích 80 "post" được xem nhiều nhất trên Facebook, Libération nhận xét không có hiện tượng tin giả, theo nghĩa hẹp, mà chỉ có một số bài viết có cái nhìn méo mó, với các hàng tựa gây hiểu lầm, nhưng khó mà khẳng định đó là tin giả. Các tin giả ở Pháp, nếu có, khó xác định, vì chúng thường được tung lên không kèm theo đường link với bài viết bên ngoài.

Khi "luồng phụ" át "luồng chính"

Về mặt thông tin thời sự, mạng xã hội Facebook rõ ràng có rất nhiều ảnh hưởng đến tình cảm, quan điểm, cũng như các lựa chọn chính trị của Facebooker. Để đo lường ảnh hưởng, Libération cùng với start-up Linkfluence (chuyên về các mạng xã hội) có cuộc điều tra về tác động của khoảng 50 mạng truyền thông "luồng chính" hoặc "luồng phụ" trên Facebook.

Một trong những nhận xét sơ bộ gây ngạc nhiên là trong số khoảng 30 bài được chia sẻ nhất trên Facebook, rất nhiều báo luồng chính vốn đông khách xem (như Le Figaro) đã không hề có mặt. Le Monde, với 3,6 triệu khách đọc thường xuyên, chẳng hạn cũng chỉ xuất hiện có một lần. Đứng đầu trong danh sách này là hai đoạn video, một về ứng cử viên Macron, một về luật về tội phạm tài chính, lại do một trang mạng cánh tả không nổi tiếng cung cấp (Osons causer).

Một hiện tượng mới đáng chú ý khác là về mức độ bài công bố trên Facebook, trang mạng thân chính quyền Nga RT Today (tiếng Pháp) được coi là "tích cực nhất" (với tổng cộng 1.700 post), vượt cả hai báo Le MondeHuffington Post. Về mức độ tương tác, đứng hàng đầu cũng lại là những trang mạng "luồng phụ", như FdeSouche hay Osons causer.

Nguy cơ chất lượng thông tin bị "bỏ mặc"

Việc các trang mạng chuyên nghiệp truyền thống, có uy tín lâu đời, có xu hướng tụt lại sau các mạng "luồng phụ" trên mạng xã hội, ngày càng đặt ra khẩn thiết vấn đề độ tin cậy của thông tin.

Nhân dịp 28 năm sau khi internet toàn cầu ra đời, cha đẻ của mạng www., kỹ sư người Anh Tim Berners-Lee, có bài viết cảnh báo tình trạng "bỏ mặc" chất lượng thông tin vào tay các công ty mạng cung cấp dịch vụ miễn phí. Bởi cái giá phải trả là tin giả, tin tức lệch lạc tràn lan, và trong lĩnh vực thời sự chính trị, các mạng xã hội vô hình chung bị biến thành nơi truyền bá quan điểm, thậm chí những quan điểm cực đoan nhất, mà "bất cần quan tâm đến xuất xứ của thông tin".

HRW : Cái khó của truyền thông Mỹ

Vẫn liên quan đến vấn đề thông tin và sự thật, giám đốc điều hành Human Right Watch, ông Kenneth Roth (cựu chưởng lý Hoa Kỳ), có bài trả lời phỏng vấn Le Monde.

Thông điệp chính mà lãnh đạo kỳ cựu của HRW hướng đến là bối cảnh hiện rất khó khăn của các phương tiện truyền thông tại Mỹ, sau khi Donald Trump đắc cử. Thông tin về sự thật trở nên hết sức nan giải, khi có "một vực thẳm ngăn cách" giữa những người ủng hộ ứng cử viên Donald Trump (khoảng 40% cử tri) "sẵn sàng tin vào những lời dối trá", trong khi đó một bộ phận tương tự (cũng khoảng 40%), thì sẵn sàng chống lại "mọi quan điểm hay hành động" của ông Trump.

Trong bối cảnh các lập trường đối chọi như nước với lửa này (cả hai phía đều chỉ muốn nghe những gì phù hợp với quan điểm của mình), giám đốc HRW nhận định, chỉ còn có 20% cử tri là chưa có quan điểm xác quyết. Truyền thông cần phải nỗ lực để giúp những người này "tiếp cận với các sự kiện thực và nhắc lại với họ về các nguyên lý của nền dân chủ".

Công du Mỹ : Thử đứng vào vị trí của thủ tướng Đức

Về thời sự quốc tế, trước chuyến công du ngày mai của thủ tướng Đức Angela Merkel đến Mỹ, báo Le Monde có bài "Thử đứng vào vị trí của bà Merkel".

Nhà báo Sylvie Kauffman ghi nhận : thủ tướng Đức sẽ có một trong những chuyến đi tế nhị nhất trong sự nghiệp chính trị của bà, gặp tân tổng thống Mỹ Donald Trump vào lúc quan hệ giữa hai bên bờ Đại Tây Dương đang khủng hoảng.

Đặt mình vào vị trí của thủ tướng Đức, tác giả bài viết mường tượng những tâm sự ngổn ngang, rối bờ, của nhà lãnh đạo được coi là người đang phải đảm đương vai trò hết sức nặng nề, là trụ cột của khối 27 nước Châu Âu, hiện đang trong cơn khủng hoảng nghiêm trọng. Không những của Châu Âu mà còn là của cả khối các quốc gia tự do trên thế giới. Trọng trách quá nặng nề mà nguyên tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã trao gửi cho bà, trước khi chuyển giao quyền cho Donald Trump.

Vẫn theo Le Monde, mặc dù đã muốn giã từ quyền lực, sau 12 năm cầm quyền, nhưng Angela Merkel một lần nữa buộc phải thượng đài, bởi người nắm quyền tại Mỹ giờ đây là ông Trump.

Hàn Quốc : Viễn cảnh bầu tổng thống mới

Về thời sự Châu Á, báo La Croix chú ý đến việc tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị phế truất, và viễn cảnh chính trị tại quốc gia Đông Bắc Á này.

Sau khi nguyên tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon quyết định không ra tranh cử, quyền tổng thống Hwang Kyo-ahn sẽ phải quyết định có ra ứng cử tổng thống trong cuộc bầu cử đầu tháng 5 tới hay không.

Tuy nhiên, quyền tổng thống Hwang không phải là người được cử tri ưu ái nhất. Đứng đầu trong các thăm dò dư luận là cựu lãnh đạo đảng Dân Chủ "cánh tả" Moon Jae-in, với khoảng 36%. Trong cuộc bầu cử năm 2014, đảng này suýt nữa đã giành chiến thắng.

Vẫn theo La Croix, nếu lãnh đạo đảng "cánh tả" thắng, thì rất có khả năng việc cải thiện quan hệ với Bắc Triều Tiên có thể sẽ dễ dàng hơn.

Bắc Triều Tiên : Người dùng drone phá vòng cương tỏa

Về bán đảo Triều Tiên, Libération có bài giới thiệu về các nỗ lực truyền bá thông tin về thế giới bên ngoài đến với đồng bào trong nước bị kìm kẹp, của một người Bắc Triều Tiên, đào tị sang Hàn Quốc. Liên tục từ tám năm nay, ông Jung Gwang-il bí mật chuyển về nước đủ loại thông tin, đặc biệt là clip, thông qua các drone, tức máy bay không người lái.

Theo nhà hoạt động này, chế độ Bình Nhưỡng đang thay đổi mạnh, "các thanh trừng, hành quyết dữ dội cho thấy chế độ này đang bị đe dọa như thế nào". Ông Jung tiên đoán chế độ cộng sản khép kín Bắc Triều Tiên "sẽ không thể trụ lại quá năm năm".

Jung có một cuộc đời khó tin. Từng phục vụ 10 năm trong quân đội Bắc Triều Tiên, sau đó làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước. Trong lần sang Trung Quốc năm 1995, lần đầu tiên xuất ngoại, Jung được trực tiếp tiếp xúc với thông tin về Hàn Quốc. Jung từng bị tù bốn năm vì bị tố cáo là gián điệp. Quyết định vượt biên năm 2003, và sang được Hàn Quốc, Jung mới thực sự thấm thía tình trạng bị tẩy não của đồng bào trong nước.

Miến Điện : Thành tích nửa vời của Suu Kyi

Về Đông Nam Á, báo Le Monde có bài "Bảng thành tích nửa đen, nửa trắng của Aung San Suu Kyi". Sau gần một năm nắm quyền, đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ của nhà cựu ly khai, giải Nobel Hòa bình, đã khiến nhiều người thất vọng.

Theo Le Monde, lãnh tụ được dân chúng Miến Điện sùng kính gọi là "Bà" dường như đã không đưa ra được một dự án kinh tế, hay một chiến lược phát triển có thể đưa ra được lối thoát cho một trong những quốc gia nghèo nhất Châu Á. Cũng "không có chương trình thực sự nào trong các lĩnh vực giáo dục và y tế", trong khi đó, "chiến tranh tiếp tục" giữa quân đội và một số sắc tộc tại hai bang Shan và Kachin, cũng như các vụ đàn áp tàn khốc nhắm vào người Rohingya theo đạo Hồi vẫn không ngớt.

Tuy nhiên, sự bất lực của nhà lãnh đạo dân chủ vẫn còn được nhiều người châm chước, kể cả các chính khách theo Hồi giáo. Lãnh đạo của một trong sáu tổ chức Hồi giáo của Miến Điện khẳng định, Aung San Suu Kyi đang tìm cách thương thuyết với phe quân đội đầy quyền lực.

Nhiều người chê trách tân chính quyền dân sự không làm được gì để "hủy bỏ điều luật 66.d đàn áp tự do báo chí". Nhưng theo phó chủ tịch một hiệp hội các nhà báo Miến Điện, ông Thia Saw, một phóng viên độc lập nổi tiếng thời tập đoàn quân sự trước đây, thì Miến Điện hiện vẫn còn "trong giai đoạn chuyển tiếp", những khó khăn trong giai đoạn này chủ yếu vẫn là do, trên thực tế, tập đoàn quân sự còn đang nắm rất nhiều quyền hành. Theo một nhà báo nước ngoài tại Miến Điện, tại quốc gia này hiện tồn tại song hành "hai chính quyền, một của chính phủ Aung San Suu Kyi, một của quân đội, và hai bộ máy này hoạt động độc lập với nhau".

Một số người vốn đi theo Aung San Suu Kyi, như nghị sĩ vùng Rangoon Nay Phone Latt thì châm biếm : "Giai đoạn chuyển tiếp về dân chủ còn khó khăn", vì nhiều nghị sĩ của Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ cũng muốn lợi dụng tình thế hiện nay. 

Trọng Thành

Published in Quốc tế

"Tin giả : Lá bài được các chế độ độc tài châu Á ưa dùng"

Đây là tựa đề bài nhận định trên báo Le Monde ngày 07/03/2017. Theo tờ báo, cách tốt nhất để dập tắt các chỉ trích và làm cho phe đối lập mất uy tín là nhấn mạnh đến những sai lệch của truyền thông và tung tin sai lệch.

tingia1

Kim Sok (G), một tiếng nói chống đối thủ tướng Cam Bốt Hun Sen tại Phnom Penh (Ảnh chụp ngày 17/02/2017) REUTERS/Stringer

Việc tố cáo tin giả tỏ ra rất cần thiết đối với các chế độ muốn ngăn chặn phe đối lập chính trị. Nếu tổng thống Hoa Kỳ - nước từ lâu nay vẫn lên lớp về đạo lý – sử dụng thủ đoạn này thì tại sao các chế độ độc tài lại không áp dụng ?

Le Monde cho biết, ông Hun Sen, làm thủ tướng Cam Bốt từ ba thập niên qua, thường xuyên ngăn chặn phe đối lập bằng cách kiện họ vu khống. Từ khi tân tổng thống Mỹ vào ngày 24/02 vừa qua, cấm cửa đối với báo New York Times, đài truyền hình CNN hoặc BBC, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã nhanh chóng sử dụng lập luận của ông Donald Trump để bịt miệng báo chí.

Ngày 27/02, thủ tướng Cam Bốt nói : "Donald Trump hiểu rằng báo chí là một nhóm vô chính phủ". Trước đó, phát ngôn viên chính phủ Phnom Penh còn hoan nghênh tân tổng thống Mỹ đã nhìn thấy rõ là các thông tin do những cơ quan truyền thông đăng tải không phản ánh đúng tình hình. Quan chức này "nhắc nhở" báo chí ngoại quốc làm việc tại Cam Bốt và đe dọa là họ có thể bị đóng cửa hoặc bị đuổi về nước.

"Mối đe dọa lớn nhất"

Thủ tướng Malaysia Najib Razak, bị tình nghi tham nhũng, cũng tham gia vào "cuộc đấu tranh chống tin giả". Ngày 25/02, ông tố cáo làn sóng tin sai lệch được phe đối lập khai thác với mục đích lật đổ chính phủ của ông. Thủ tướng Malaysia coi tin giả là "mối đe dọa lớn nhất" và cần "đấu tranh không ngơi nghỉ chống lại mối đe dọa này".

Bộ máy tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc cũng nhanh chóng sử dụng phương pháp trên để bác bỏ những bài viết trên báo chí phương Tây, tiết lộ các vụ tra tấn bạo hành nhắm vào một luật sư đấu tranh cho nhân quyền, ông Tạ Dương (Xie Yang). Người này bị giam cầm từ một năm nay và đang chờ ngày ra tòa xét xử với tội danh tìm cách "lật đổ" chính quyền.

Sau nhiều tháng bị giam cầm bí mật, ông Tạ Dương đã được gặp luật sư và tiết lộ về các hành động tra tấn. Những thông tin này được chuyển đến báo chí. Thế nhưng, vào ngày 02/3, Tân Hoa Xã đã tấn công một luật sư của ông Tạ Dương, tố cáo người này đã sử dụng công luận để gây áp lực đối với cảnh sát và bôi nhọ chính phủ Trung Quốc. Và hãng tin này kết luận rằng các bài viết về những hành động tra tấn luật sư Tạ Dương chỉ là thông tin giả, sai lệch.

Thực ra, theo báo Le Monde, Trung Quốc chẳng cần đợi ông Trump để áp dụng thủ thuật "hư giả tân văn", khai thác sự lan truyền tin đồn trên internet để bác bỏ các tin thật nhưng về mặt chính trị gây khó chịu. Sau khi Donald Trump đắc cử, các tranh luận về vai trò trung tâm của mạng xã hội Facebook trong thế giới thông tin tại Hoa Kỳ nẩy sinh và được Bắc Kinh coi là một trắc nghiệm "phê duyệt" các biện pháp mà họ áp dụng : Trung Quốc đã ngăn chặn Facebook từ năm 2009.

Ngày 21/11/2016, Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc nhấn mạnh : "Internet tích chứa một năng lượng tràn trề đi kèm với những rủi ro chính trị bất khả đoán định".

Bình Nhưỡng thử tên lửa, xóm giềng hoảng loạn

Về thời sự Đông Bắc Á, Le Monde cho biết "Bình Nhưỡng lại bắn thử tên lửa". Vụ thử này đã khiến cho các nước láng giềng xung quanh "hoảng loạn" theo như ghi nhận của Le Figaro.

Nhật Bản và Hàn Quốc đã có những phản ứng tức thì xem đấy như là một hành động "khiêu khích", "vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc", "những hành động cực kỳ nguy hiểm"… Về phần mình, Hoa Kỳ cam kết sử dụng "tất cả các phương tiện có sẵn để đối phó với mối đe dọa ngày càng lớn". Riêng Trung Quốc kêu gọi các bên nên "kềm chế".

Rõ ràng là Bắc Triều Tiên không những đang vừa "thử 4 tên lửa" mà còn vừa thử "lòng nhẫn nại của thế giới" theo như nhận định của nhật báo công giáo La Croix. Một chi tiết được Le Monde nêu ra một ngày trước khi Bình Nhưỡng thử tên lửa, hôm Chủ Nhật 05/3, Hoa Kỳ đã thông báo nghiên cứu khả năng triển khai việc trang bị vũ khí hạt nhân chiến lược tại Hàn Quốc nhằm mục đích để "răn đe".

"Lotte" :  Tập đoàn Hàn Quốc, nạn nhân của THAAD

Nhưng trong vụ việc này, quốc gia bị "đau đầu" nhất có lẽ là Hàn Quốc. Vì lo sợ cho an ninh, Seoul và Washington hôm qua đã quyết định thúc đẩy nhanh hơn nữa chương trình lắp đặt hệ thống lá chắn tên lửa THAAD tại Hàn Quốc. Một quyết định không làm cho Bắc Kinh mấy hài lòng. Theo ghi nhận của Le MondeLes Echos, "Trung Quốc đang gia tăng gây áp lực lên Hàn Quốc" .

Mà nạn nhân đầu tiên chính là tập đoàn phân phối thực phẩm Lotte của Hàn Quốc. Hôm Chủ Nhật, 05/3 nhiều cuộc biểu tình nhỏ đã diễn ra tại thành phố Cát Lâm (đông bắc Trung Quốc) và Tân Trịnh, thuộc tỉnh Hà Nam (đông Trung Quốc). Những người biểu tình đã trương ảnh Mao Trạch Đông, kêu gọi tẩy chay hàng hóa Hàn Quốc.

Theo hai nhật báo Pháp, sai lầm của tập đoàn Lotte là đã chấp nhận nhượng một sân golf cho quân đội Hàn Quốc sử dụng để lắp đặt hệ thống lá chắn tên lửa THAAD.

Le Monde còn cho rằng vụ biểu tình này gợi nhắc lại những gì đã xảy ra cho hãng phân phối Carrefour của Pháp năm 2008 liên quan đến những sự cố diễn ra trong vụ đón đuốc Olympic tại Paris. Hay như vụ Tokyo quốc hữu hóa một số đảo trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang có tranh chấp với Bắc Kinh năm 2012.

Le Monde cho biết hôm thứ Tư 01/3, tờ Global Times, cơ quan ngôn luận "hiếu chiến" của đảng Cộng Sản đã kêu gọi "người tiêu thụ Trung Quốc hãy là lực lượng chính dạy cho Seoul một bài học".

"Hàng không mẫu hạm" : mốt "thời thượng" cho Hải quân

Trên lĩnh vực quốc phòng, nhất là trên phương diện hải quân, báo Le Monde nhận thấy hàng không mẫu hạm đang trở thành một công cụ rất được ưa chuộng để biểu dương sức mạnh.

"Từ Hoa Kỳ cho đến Trung Quốc, Hải quân đều được trang bị hàng không mẫu hạm", tựa đề bài viết. Hoa Kỳ dưới thời Donald Trump được hứa hẹn cung cấp một hạm đội gồm 12 chiếc tầu sân bay thay vì là 10 như hiện nay. Hải quân Trung Quốc sau khi đánh trống rềnh rang phô trương chiếc Liêu Ninh mua lại của Nga, cũng đang chuẩn bị hạ thủy chiếc thứ hai Sơn Đông và dự định đóng thêm hai chiếc khác, chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Ấn Độ từ nay đến năm 2020 cũng sẽ trình làng chiếc Vikrant, chiếc tầu thứ hai trước khi đóng thêm một chiếc khác cũng bằng năng lượng hạt nhân. Anh quốc, sau khi đã cho tạm ngưng hoạt động chiếc HMS-Queen-Elisabeth vào năm 2010 trong vòng 10 năm, sẽ phải đưa ra sử dụng lại vào năm 2021.

Việc quân sự hóa các không gian hàng hải, các tham vọng biển cả của nhiều đại cường mới đang làm thay đổi cục diện. Và đương nhiên, trong cuộc chơi chiến lược lớn này Pháp cũng không muốn vắng mặt. Theo Tạp chí Quốc Phòng, số ra mới nhất, được Le Monde trích dẫn "tầu sân bay của Pháp đang tìm lại vị thế của mình trong đời sống chính trị Pháp". Trong suốt hai đời tổng thống gần đây nhất, từ năm 2008-2016, chiếc hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đã 6 lần được các tổng thống đến thăm.

Theo các chuyên gia Pháp, việc tham gia các chiến dịch quân sự tại Libya, Iraq và Syria đã cho phép chiếc Charles-de-Gaulle tăng cường hợp tác quân sự với đồng minh Mỹ, tích lũy kinh nghiệm và trưng bày những tính năng kỹ thuật có lợi cho ngành xuất khẩu vũ khí của Pháp.

Donald Trump và sở thích "thuyết âm mưu"

Với hàng tựa "Donald Trump dùng thuyết âm mưu mới và nhắm vào Barack Obama", báo Le Figaro nhận định : ông Trump không giữ lâu được tư thế và "tầm cao" của một vị tổng thống mà ông đã thể hiện khi đọc diễn văn trước Quốc Hội Hoa Kỳ, hồi đầu tuần trước. Do một số nhân vật trong tân chính quyền đang bị điều tra về việc bí mật liên hệ với Nga trong lúc vận động tranh cử, tân tổng thống Mỹ đã tìm cách đánh lạc hướng bằng cách tố cáo người tiền nhiệm cho nghe lén ông. Thế nhưng, do không có bằng chứng cáo buộc cụ thể, vụ việc này có thể gây bất lợi cho chính ông Trump.

Hôm Chủ Nhật, 05/03, ông James Clapper, lãnh đạo tình báo quốc gia dưới thời Obama đã kịch liệt bác bỏ thông tin của ông Trump. Đồng thời, giám đốc Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ FBI, James Comey, đã đề nghị bộ Tư Pháp cải chính thông tin của tổng thống. Theo Le Figaro, chỉ có tư pháp Liên Bang, trên cơ sở báo cáo của chính phủ bao gồm những thông tin, chỉ dấu về hoạt động tội phạm hoặc làm tình báo cho kẻ thù, mới có quyền cho phép giám sát công dân Mỹ. Nếu quả thật là hệ thống điện thoại và các máy tính của ông Trump bị tư pháp cho phép nghe lén, thì có nghĩa là có những nghi ngờ nghiêm trọng đối với ông và cộng sự.

Le Figaro phác họa lại "hành trình" tạo dựng thông tin tố cáo ông Obama nghe lén điện thoại. Trước tiên, dường như ông Trump có ý tưởng này dựa vào một bài viết đăng trên website Breibart News, do ông Steve Bannon lãnh đạo cho đến tháng Tám năm ngoái. Hiện nay, ông Bannon là cố vấn chiến lược của tân tổng thống Mỹ.

Website có xu hướng cánh hữu và thường xuyên chạy theo các thuyết âm mưu, đã nhắc lại những phát biểu của Mark Levin, một nhà báo có tư tưởng cực kỳ bảo thủ. Ông này khẳng định rằng chính quyền Obama đang chuẩn bị một "cuộc đảo chính thầm lặng" chống lại ông Trump. Nhà báo này dựa vào một bài viết trên blog HeatStreet, hay đưa tin giật gân, không chính xác, cho rằng chính quyền Obama hồi tháng 10 năm ngoái đã được tư pháp cho phép nghe lén tháp Trump (Trump Tower) vì nghi ngờ có những hành động hợp tác gián điệp với nước ngoài. Thế nhưng, không một nguồn tin độc lập nào khẳng định là có lệnh nói trên của tư pháp Liên Bang.

Le Figaro kết luận, ông Trump đã cho thấy là ông ưa thích các học thuyết âm mưu, ví dụ trong vòng 5 năm, ông liên tục đưa ra những tuyên bố sai lệch về nơi sinh của tổng thống Obama. Theo Josh Earnest, nguyên là phát ngôn viên của ông Obama thì tổng thống Mỹ không có quyền đơn phương ra lệnh giám sát công dân Hoa Kỳ. Đây là cách xử lý khủng hoảng trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump bằng cách tung ra các tweet hoặc đưa ra các phát biểu gây bê bối nhằm đánh lạc hướng sự chú ý vào một vụ việc bê bối khác.

Về điểm này, báo Le Monde trong bài "Trump cáo buộc Obama nghe lén, nhưng FBI cải chính" cũng có cùng nhận định với Le Figaro. Theo quan điểm của tờ báo, các tweet của ông Trump cho thấy hai việc : thứ nhất là tân tổng thống Mỹ muốn đánh lạc hướng công luận trong lúc nhiều nhân vật trong chính quyền đang bị điều tra về việc có liên hệ với Nga. Thứ hai, là tổng thống Mỹ đang rất tức giận về việc có nhiều thông tin bị rò rỉ, tiết lộ cho báo chí, gây khó khăn cho chính quyền của ông.

Le Monde còn cho biết thêm là ban phụ trách báo chí và thông tin của tân tổng thống Mỹ đã im lặng trong 24 giờ sau các tweet của ông Trump vì dường như họ cũng bị bất ngờ. Một ngày sau, phát ngôn viên của tổng thống Mỹ mới ra thông cáo là trong khuôn khổ cuộc điều tra về các hoạt động can thiệp của Nga, các tiểu ban phụ trách tình báo của Quốc Hội nên xác định xem chính quyền Obama trong năm 2016, có hành động vượt quá thẩm quyền hay không. Thế nhưng, bản thông cáo này cũng không đưa ra được các bằng chứng nhắm vào chính quyền Obama.

Ô nhiễm môi trường, trẻ em là nạn nhân đầu tiên

Đây là lời cảnh báo của các chuyên gia thuộc Tổ Chức Y Tế Thế Giới, được Le Monde trích dẫn lại. Theo hai nghiên cứu của tổ chức này được công bố hôm qua, ô nhiễm không khí, hít phải khói thuốc lá, uống nước không sạch, thiếu hệ thống y tế và vệ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của 1,7 triệu trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.

Bên cạnh những rủi ro kể trên, báo cáo Tổ Chức Y Tế Thế Giới còn báo động những mối nguy hiểm môi trường "mới" ngày càng đáng lo ngại, có liên quan đến các hoạt động công nghiệp trên thế giới như phơi nhiễm các chất gây ô nhiễm, các chất thải điện và điện tử cũng như là hiện tượng biến đổi khí hậu.

Béo phì : Kẻ thù ẩn mặt của thận

Cũng trong lĩnh vực sức khỏe, Le Figaro báo động mối liên hệ giữa béo phì và chứng suy thận. Một mối liên hệ nguy hiểm từ lâu không được để tâm tới. Thừa cân luôn đi kèm với nhiều bệnh tật có ảnh hưởng trực tiếp đến thận, nhất là các chứng huyết áp cao và tiểu đường, hai căn bệnh chính dẫn đến bệnh suy thận giai đoạn cuối.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Chính quyền Trump chính thức điều hành nước Mỹ. Phong cách truyền thông không ngần ngại tung tin thất thiệt của tân tổng thống Hoa Kỳ trong suốt thời gian tranh cử khiến công luận, mà trước hết là báo giới chuyên nghiệp hết sức lo ngại.

fake1

Tin giả : Mối đe dọa lớn đối với truyền thông lương thiệnẢnh : Pixabay

Đối mặt với làn sóng vu khống, dối trá, bóp méo thông tin lan tràn trên internet, bùng phát đặc biệt trong những chiến dịch tranh cử của các lãnh đạo dân túy, các tập đoàn truyền thông internet lớn buộc phải chấp nhận vào cuộc. "Internet tung vũ khí chống tin tức bịa đặt (intox)" là tựa đề bài tổng thuật của Libération hôm nay 25/01/2017.

Kỷ nguyên "hậu sự thật" là cụm từ được từ điển Oxford bầu chọn làm "từ của năm 2016" trong bối cảnh nước Anh trước cuộc trưng cầu dân ý về Brexit. Vào lúc đó, tổng biên tập tờ The Guardian nêu nhận xét : "… Khi cử tri không còn tin tưởng vào truyền thông, tất cả mọi người rốt cục tin vào "sự thật" của riêng mình. Mà kết quả của điều này, như chúng ta thấy, có thể là hết sức tồi tệ".

Không khí "hậu sự thật", thời kỳ ngự trị của niềm tin vào tin tức giả mạo, tuyên truyền bịa đặt, còn trở nên hiển hiện hơn với cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Các nhà khổng lồ của thế giới mạng như Facebook và Google đã bị chỉ trích kịch liệt, ngay sau khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống ngày 08/11/2016.

Chẳng hạn, tập đoàn Google đã để cho một bài viết bịa đặt đến từ một trang "fake news" (trang tin giả mạo) nằm ở vị trí số 2 trong danh sách các kết quả tìm kiếm của Google. Bài viết cho rằng ông Trump đã giành được nhiều phiếu của cử tri hơn bà Clinton (trong khi thực tế là ngược lại : Hillary Clinton được 2,9 triệu phiếu hơn). Về phần mình, ông chủ của Facebook chối bỏ mọi cáo buộc đã tiếp tay cho ứng cử viên Trump, để mặc thông tin không được kiểm chứng lan tràn trên mạng xã hội này, vốn được khoảng 1,5 tỉ lượt kết nối mỗi ngày.

Tuy nhiên, theo Libération, chỉ một tuần sau khi ông Donal Trump đắc cử, hai tập đoàn internet Google và Facebook đã buộc phải thừa nhận mức độ nghiêm trọng của hiện tượng tin tức giả mạo. Kể từ giờ trở đi, hai nhà khổng lồ của internet liên tục tung ra nhiều biện pháp để loại trừ các trang mạng tung tin giả.

Google đã lập thêm mục "check facts" (kiểm chứng sự kiện), gắn liền với một số tin mới. Trên thực tế, các nỗ lực chống tin tức giả mạo đã được nhiều phương tiện truyền thông và cơ sở đại học tiến hành khá lâu trước các tập đoàn tin học lớn. Dự án "check facts" (do Đại học Duke, ở California, chủ trì) mà Google mới tham gia, đã ra mắt từ hơn một năm nay (Dự án này đã được hơn một trăm trang web sử dụng, theo Đại học Duke). Facebook cũng khởi sự trong phiên bản tiếng Anh các chức năng mới, cho phép người sử dụng thông báo về một bài viết bị nghi ngờ là "hoax" (tin bịa), để chuyển cho các cơ sở có nhiệm vụ kiểm định.

Tại Pháp, các báo lớn như Le Monde (với mục "Les Décodeurs") hay Libération ("Désintox")… cũng đã tham gia vào trào lưu này. Vẫn theo Libération, "cuộc tranh cử tổng thống Pháp trong hiện tại vẫn chưa rơi vào tình trạng "hậu sự thật", vốn rất phổ biến ở những nơi khác.

Không chỉ tấn công vào các bài viết loan tin bịa đặt, nhiều phương tiện truyền thông còn phát triển các plug-in cho phép nhận diện các trang mạng chuyên tung tin giả. Cách làm này tuy nhiên có nhược điểm là một thông tin thật có thể bị đánh giá là giả, nếu nó đến từ một trang mạng bịa đặt.

Nở rộ các dự án thẩm định tin thật/giả

Lật mặt nạ trong các mạng giả mạo là một hoạt động quan trọng của giới truyền thông, đặc biệt với sự ra đời của liên minh truyền thông First Draft, năm 2015, có nhiệm vụ khuyến khích việc kiểm chứng các thông tin ngay trên các mạng xã hội, với sự tham gia của những người dùng internet. Google News Lab là một trong những thành viên sáng lập của liên minh. Facebook và Twitter tham gia kể từ tháng 9/2016.

Thiết kế các công cụ thẩm định thông tin tự động cũng là mục tiêu của Châu Âu. Ủy Ban Châu Âu đã tài trợ cho dự án Pheme, được khởi sự từ năm 2014, với sự tham gia của nhiều trường đại học ở Châu Âu. Ý tưởng này nảy sinh trong bối cảnh nhiều tin đồn xuất hiện sau cuộc bạo động năm 2011 tại Luân Đôn. Các kết quả trắc nghiệm đầu tiên sẽ được công bố vào đầu tháng 03/2017.

Theo Libération, hiện trên thế giới khoảng 10 dự án thẩm định thông tin tự động như vậy. Vấn đề gây tranh luận hiện nay là, thiếu sự tham gia của các nhà báo có tay nghề, các công cụ thuật toán có thể để lại nhiều sai sót.

Mỹ : Đấu với Hạ Viện, Trump có thể chịu nhiều tổn thất

Về chính trị nước Mỹ, Libération cũng có một bài viết đáng chú ý khác : "Trump có thể chịu nhiều tổn thất trong cuộc chiến với Hạ Viện" của chuyên gia về Hoa Kỳ Elliot Brownlee.

Nhà sử học thuộc đại học California Santa Barbara nhận xét : Có nhiều dấu hiệu cho thấy giai đoạn Donald Trump ở thế thắng đang kết thúc, như cuộc chuyển giao quyền lực diễn ra trong hỗn loạn, đầu óc lẫn lộn của Trump và ê kíp, hay tỉ lệ được lòng dân giảm mạnh. Chuyên gia về kinh tế Mỹ dự đoán : Lãnh đạo đảng Cộng Hòa tại Hạ Viện Paul Ryan sẽ "giới hạn và điều chỉnh lại chương trình kinh tế của tân tổng thống". Rất nhiều khả năng là các dân biểu sẽ thông qua dự chi ngân sách của chương trình cơ sở hạ tầng của tân tổng thống, nhưng sẽ giới hạn các tham vọng của ông Trump…

Cơ hội cho hòa bình Syria : Sự thay đổi của Nga

Syria tiếp tục là tiêu điểm của chú ý của Le Monde, với bài xã luận "Syria, một cơ hội cho hòa bình tại Astana". Theo nhật báo Pháp, cần phải ghi nhận cuộc đàm phán tại thủ đô Kazakhastan, với sự bảo trợ của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ là khởi đầu cho một tiến trình thương lượng hòa bình, có thể dẫn đến chấm dứt 6 năm nội chiến tại quốc gia Trung Cận Đông này, sau ba nỗ lực thất bại tại Genève.

Le Monde cũng ghi nhận có nhiều dấu hiệu cho thấy Moskva đã thay đổi thái độ. Trước hết, đối với phe nổi dậy, nhiều nhóm nổi dậy cứng rắn, như Jaich al-Islam và Fatah al-Cham, cũng được mời tham gia vào cuộc đàm phán. Điều đáng ngạc nhiên hơn là Nga đã buộc đồng minh Syria phải ngồi cùng bàn với các thủ lĩnh nổi dậy, trong buổi khai mạc đàm phán ngày 23/1. Đây là lần đầu tiên kể từ khi xung đột bùng nổ tại nước này.

Chính quyền Bachar al-Assad miễn cưỡng chấp nhận việc này, trong khi đó, đại diện của ông Assad vẫn tiếp tục gọi các thủ lĩnh nổi dậy, được Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mời, là "quân khủng bố".

Theo Le Monde, tiến trình hòa đàm tại Astana có một chút cơ may để đi đến thành công, vì những quốc gia bảo trợ có phương tiện để gây áp lực lên chính quyền Damas. Chính quyền Nga không ngừng nhắc lại rằng, không có sự can thiệp của Moskva, chế độ Assad đã gần như đứng trước bờ vực sụp đổ.

Khó khăn trong tiến trình này là Iran cho rằng Nga đã "dành quá nhiều quà tặng cho đồng minh mới Thổ Nhĩ Kỳ", Teheran thúc đẩy chính quyền Assad tỏ ra cương quyết không nhân nhượng, kể cả về chính trị và quân sự, với tham vọng "giải phóng toàn bộ lãnh thổ", mà tổn thất hứa hẹn sẽ vô cùng lớn. Le Monde nhấn mạnh là các nước phương Tây và Ả Rập, bị tách ra khỏi bàn đàm phán, "cần phải ủng hộ Nga trong các nỗ lực ngoại giao hiện tại, đang tỏ ra là ít thô bạo và đơn phương, hơn là các can thiệp quân sự trước đây của Moskva".

Trung Quốc : Siêu cường lo không nuôi nổi mình

Báo Les Echos hôm nay dành nhiều bài viết cho chủ đề Trung Quốc đang ở thế thượng phong tại Châu Á : "Thương mại : Trump để ngỏ không gian trống cho Trung Quốc tại Châu Á", "Trung Quốc, siêu cường quân sự đang nổi lên", nhưng cũng chú ý đến việc "Nuôi sống 1,4 tỉ dân, một thách thức lớn với Tập Cận Bình".

Bài viết nhấn mạnh đến một loạt khó khăn đối với quốc gia đông dân nhất thế giới. Diện tích đất trồng nông nghiệp sụt giảm mạnh, do đô thị hóa, và mức độ lãng phí rất lớn là hai trong số các nguyên nhân chính khiến Trung Quốc khó tự túc được lương thực, thực phẩm.

Dân số Trung Quốc chiếm 19% dân số toàn cầu, nhưng diện tích trồng cây nông nghiệp chỉ là 8%. Nạn đất nông nghiệp bị mất khiến tình trạng này trầm trọng hơn. Kể từ năm 2004, Trung Quốc trở thành quốc gia nhập khẩu về lương thực, thực phẩm. Mục tiêu của Trung Quốc hiện nay là làm chủ được các sản phẩm lương thực "chiến lược" : gạo, lúa mì và đậu tương.

Nạn lãng phí thực phẩm một phần xuất phát từ tập quán phô trương trong ẩm thực, rất phổ biến tại Trung Quốc. Tại các hàng quán, các món ăn được gọi ra ê hề thường với mục đích thể hiện sự giàu sang của chủ nhân.

Để có đủ nguồn thực phẩm, Trung Quốc đang tìm cách mua nhiều diện tích trồng trọt ở nước ngoài, ở Châu Á, ở Nga hay tận Châu Phi hay Mỹ Latinh. Các nỗ lực của Trung Quốc bị nhiều người đánh giá là tham vọng "thực dân mới".

Vẫn về Trung Quốc, báo Les Echos có bài "Không có tự do ngôn luận, không có tự do thương mại", nhấn mạnh đến tính chất tương phản giữa diễn văn của chủ tịch Trung Quốc tại Diễn đàn Kinh tế Davos mới, ca ngợi tự do mậu dịch, với thực tế đàn áp khốc liệt tại Trung Quốc nhắm vào các nhà bảo vệ nhân quyền, người có quan điểm khác với chính quyền.

Pháp : Tranh luận giữa hai ứng viên Xã Hội hứa hẹn căng thẳng

Về thời sự nước Pháp, cuộc đọ sức nhằm chọn ra ứng cử viên tổng thống của liên minh đảng Xã Hội mở rộng, giữa hai ứng cử viên cánh tả lọt vào vòng hai cựu thủ tướng Valls và cựu bộ trưởng Hamon, trong cuộc tranh luận trên truyền hình tối nay, là chủ đề trang nhất của nhiều báo.

Tờ báo đối lập thiên hữu Le Figaro chạy tựa trang nhất : "Hamon – Valls : Cuộc tranh luận để thanh lý nhiệm kỳ 5 năm của đảng Xã Hội". Xã luận của Le Figaro chạy tựa "Sự lựa chọn giữa hai khả năng đều tệ như nhau".

Báo Le Monde thì mô tả nỗ lực của ứng cử viên Hamon, đang trên đà thắng, tập hợp lực lượng để loại đối thủ cựu thủ tướng. Theo Le Monde, ông Benoit Hamon chuẩn bị cho một cuộc tranh luận trên truyền hình rất quyết liệt, với đối thủ Manuel Valls. Một trong các chủ đề bất đồng lớn là vấn đề "thu nhập tối thiểu của công dân". Le Figaro cũng khẳng định, cuộc tranh luận trên truyền hình "hứa hẹn sẽ quyết liệt, vì khác biệt giữa hai bên là quan trọng, về kinh tế, về các chủ đề xã hội cũng như trên nhiều lĩnh vực khác".

Pháp : Thất nghiệp 2016 giảm hơn 100.000 người

Báo Les Echos đặc biệt chú ý đến thống kê mới, về lệ thất nghiệp tại Pháp đã sụt giảm trong năm 2016, lần đầu tiên kể từ 9 năm nay. Ít hơn 107.400 người tìm việc làm toàn phần so với cùng kỳ năm trước. Khác với ghi nhận của Les Echos, báo Le Figaro chú ý đến mặt trái của con số này, khi so với nhiệm kỳ của tổng thống đảng Xã Hội. Đó là số lượng người thất nghiệp tăng 600.000 so với thời kỳ ông Hollande nhậm chức tổng thống năm 2012.

Hai kỷ lục của công trái Xanh Pháp

Về môi trường, theo Les Echos, nước Pháp đã có "một thành công hết sức lớn" trong việc phát hành công trái Xanh, với 7 tỉ euro phát hành trong vòng 22 năm. Đây là loạt công trái Xanh đầu tiên của nước Pháp.

Hai kỷ lục thế giới của công trái Xanh Pháp : Số lượng tín dụng và thời hạn trả nợ. Nước Pháp được coi là quốc gia đầu tiên trên thế giới phát hành công trái Xanh, với mức vốn lớn. Nhu cầu công trái Xanh Pháp lên đến 23 tỉ euro, vượt xa mọi dự kiến ban đầu.

Giá điện Xanh ở Pháp giảm mạnh

Cũng về năng lượng Xanh của Pháp, một nghiên cứu mới đây của Ademe (Cơ quan môi trường và quản lý năng lượng Pháp) cho thấy, giá năng lượng Xanh của Pháp đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn, cả trong lĩnh vực điện và năng lượng dùng để sưởi. Cụ thể là giá điện gió hiện tại có thể sánh ngang với điện sản xuất từ khí đốt. Dự báo, giá điện mặt trời từ nay đến năm 2025 sẽ còn giảm 35%, giá điện gió từ 10 đến 15%.

Trọng Thành

Published in Quốc tế
Trang 2 đến 2