Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cần có thỉnh nguyện thư gởi Tổng Thống Biden, đề nghị phóng thích tử tù oan, tù nhân lương tâm ở Việt Nam

Trước thềm chuyến viếng thăm và làm việc ở Việt Nam của Tổng Thống Biden, Hà Nội đã dựng lên màn kịch nhân đạo nhân quyền, 11 tử tù được ân xá thành chung thân. Thả tù chính trị trước hạn, cho tù đi định cư ở Mỹ, Châu Âu là show diễn quen thuộc để che đậy bản chất đàn áp, tước đoạt quyền tự do dân chủ của 100 triệu người dân Việt.

congdong1

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ủng hộ ứng cử viên Tổng thống Joe Biden - Ảnh minh họa

Chiều 30/8, 800 tờ báo lề đảng đồng loạt đăng thông tin "Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ân giảm án tử hình cho 11 bị án". Theo mô típ quen thuộc, thông tin của đảng luôn tự đề cao, đánh bóng việc làm của mình, nói những chuyện ai cũng biết và dấu biệt những thông tin dân chúng cần được biết. Như đàn cừu Dolly, các báo đều nêu chung chung "Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật ; xét đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước ; sau khi xem xét, cân nhắc nhiều mặt, ngày 30/8, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã quyết định ân giảm từ hình phạt tử hình xuống tù chung thân cho 11 bị án.

Quyết định này thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng, Nhà nước ta, mở cho các bị án này con đường được sống, cải tạo, phục thiện, có cơ hội trở về với gia đình, cộng đồng" (1).

Nhưng 11 người may mắn được hưởng hồng ân này là ai ? Không có báo nào đăng ! Vì sao ? Chẳng lẽ Chủ tịch nước ân xá mà không biết mình ân xá ai sao ? Chẳng lẽ ân xá là bí mật quốc gia ? Người thân và dư luận xã hội từ nhiều ngày qua đã rất bức xúc về cách hành xử của Tòa án Hải Phòng khi lạnh lùng ra công văn cho gia đình làm đơn xin nhận thi hài của tử tù oan Nguyễn Văn Chưởng. Nhiều nhà báo, nhân sĩ, nhà khoa học, thậm chí quan chức Quốc hội đã nhắn tin trực tiếp cho Chủ tịch nướcc. Trên mạng internet, Kiến nghị hoãn thi hành án tử tù Nguyễn Văn Chưởng đến nay đã có hơn 5800 chữ ký (2).

Nhưng trừ những tin nhắn trả lời chứng như được cài đặt theo chế độ tự động "Tôi đã nhận được tin nhắn", ông nguyên thủ quốc gia này vẫn im lặng vô cảm trước sinh mạng một công dân và cả sự sôi sục đòi công lý hàng vạn hàng triệu người dân.

Tệ hại hơn nửa, Tòa án Hải Phòng lại tiếp tục công khai thách thức dư luận, khủng bố tinh thần gia đình tử tù Lê Văn Chưởng bằng việc thông tin cho gặp Chưởng sớm hơn thường lệ, sau đó lại đính chính ngày giờ cho gặp. Tạo thêm sự hốt hoảng hoang mang chết điếng với người cha, người mẹ đau khổ tuyệt vọng 17 năm qua (3).

Đồng thời với Nguyễn Văn Chưởng và cũng cùng hoàn cảnh tương tự, năm 2011, gia đình tử tù oan Hồ Duy Hải cũng nhận được thông báo quyết định sẽ thi hành án. Dư luận cả nước nổi sóng theo những giọt nước mắt đau thương của bà mẹ đơn thân và Hải còn sống đến ngày nay nhờ ý kiến tạm hoãn thi hành của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Chính vì vậy, thông tin ân xá ỡm ờ làm nhiều người dấy lên hy vọng. Yen Nguyen nguyên Thư ký Tòa soạn báo Lao Động, người nhắn tin cho Luật sư Trần Văn Tạo cầu cứu cho Hồ Duy Hải 12 năm trước đã viết trên Fb cá nhân mong muốn ngậm ngùi nhỏ nhoi trong bối cảnh bế tắc của nền tư pháp bất minh, tàn bạo.

"Hy vọng có tên của hai tử tù được dư luận đặc biệt quan tâm

Thôi thì, cứ ra khỏi phòng biệt giam, để nhìn thấy ánh sáng mặt trời

Oan trái tính tiếp, Huỳnh Văn Nén bị tuyên án tử hình, nhưng giảm án chung thân vì có "công" giúp Công an Bình Thuận phá vụ án "vườn điều", suốt 5 năm không tìm được thủ phạm

Thủ phạm giết bà Mỹ "vụ vườn điều" là đại gia đình vợ Nén

Sau 7 năm kêu oan, đại gia đình vợ Nén được minh oan

Và Nén, sau hơn 17 năm cũng được minh oan vì... chẳng tham gia vụ giết bà Mỹ và cũng không phải là thủ phạm giết bà Bông" (4).

Nhiều và rất nhiều người cùng lên tiếng bày tỏ hy vọng hai tử tù oan Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng được ân xá đợt này dù mong muốn thật sự của họ là cả hai phải được giải oan.

Thế nhưng cũng từ Fb, Luật sư Nguyễn Văn Miếng đã đăng một stt ngắn ngủi nhưng làm hàng triệu trái tim chết điếng. Những hy vọng mới nhen nhóm đã tắt rụi. "Ngài CTN ân giảm án từ hình cho 11 tử tù không có tên Hồ Duy Hải và Lê Văn Chưởng" (5).

Trong không khí thất vọng bao trùm đó vẫn có người tỉnh táo có cách nhìn minh triết. Nick Vo Tong, nguyên là Kiểm sát viên, hiện là cán bộ giảng dạy trường Cao đẳng Kiểm sát đã phân tích rất sắc sảo như sau

"Người có tội chưa đến mức phải tử hình thì việc ân giảm xuống hình phạt chung thân là rất hoan nghênh ; còn những người bị oan rành rành ra đó mà chuyển từ tử hình xuống chung thân thì không thể nói là quyết định mang tính nhân đạo được.

Người hiểu và áp dụng pháp luật hình sự, tố tụng hình sự không có quyền lẫn lộn giữa hoạt động ân giảm (giảm nhẹ) với minh oan cho người bị oan sai.

Công dân không phạm tội thì phải minh oan, không thể lấy việc giảm án cho tử tù (bị oan) xuống hình phạt chung thân để gọi là đã sửa SAI.

Một con người không phạm tội lại bị án chung thân mà có người lại hoan hỉ, đồng tình hay sao ?

Cho nên tôi tin Văn phòng Chủ tịch nước không bao giờ tham mưu cho Chủ tịch nước ký ân giảm cho Hồ Duy Hải và Lê Văn Chưởng. Vì vậy, các bạn hãy thận trọng với mấy cái thông tin lập lờ câu like nhé" (6).

Vì sao không hề có thiện tâm giải oan cho tử tù oan, Ba Đình lại rầm rộ phát động chiến dịch đánh bóng nhân đạo, nhân quyền qua việc ân xá 11 tử tù ? Phải chăng Ba Đình muốn tạo món quà xã giao nhân quyền như sự khởi động trơn tru cho chương trình nghị sự chuyến thăm và làm việc của Tổng thống Biden ngày 10/9 tới đây. BBC tiếng Việt từng đặt vấn đề "đợt đặc xá tù nhân năm 2021 tại Việt Nam có chịu tác động nhân chuyến thăm chính thức dự kiến vào tuần sau của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris ?" (6).

Câu trả lời có thể tìm thấy trong chính thái độ, cách thức thông tin của guồng máy truyền thông lề đảng. Bên cạnh việt đồng loạt đề cao đánh bóng chủ trương nhân đạo của nhà nước độc tài như đàn cừu Dolly, họ còn cố nhấn nhá thể hiện rằng ân xá và việc thường xuyên, là bình thường.

Báo Dân Trí, tờ báo thường được mớm thông tin nóng hoặc thường nhả ra những quan điểm sâu kín của trên đã nhấn nhá là "Đây không phải lần đầu tiên Chủ tịch nước ra quyết định ân giảm án tử cho các bị án. Trong năm 2022, Chủ tịch nước 2 lần ra quyết định ân giảm từ án tử hình xuống chung thân cho 31 trường hợp, gồm 4 bị án là người nước ngoài" (7).

Tương tự như vậy, Thanh Niên còn dẫn chứng chi tiết hơn "Trong năm 2022, Chủ tịch nước cũng có 2 lần ân giảm án tử hình xuống chung thân cho 31 bị án.

Cụ thể, ngày 12/8/2022, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định giảm án tử hình xuống tù chung thân cho 21 bị án, trong đó có 2 bị án là người nước ngoài.

Tới 30/8/2022, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định ân giảm án tử hình xuống tù chung thân cho 10 bị án, trong đó có 2 bị án là người nước ngoài" (8).

Cố Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu từng có câu nói bất hủ "Đừng nghe những gỉ cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm".

Thực tế ngay con số người tử hình được ân xá là 31 người năm 2022 và 11 người năm 2023 cho thấy bề nổi tảng băng rất đáng sợ là có 42 tử tù đã được ân xá. Vậy thì Việt Nam có bao nhiêu người bị kết án tử hình ? Hằng năm, cái tổ chức được nhân danh là Nhà nước sẽ tước đi sinh mạng bao nhiêu công dân mình ?

Man rợ hơn nửa là gần 20 năm qua, có những thanh niên như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng... đã bị đày đọa về thể xác và tinh thần trong thân phận của tử tù bởi những bản án không có chứng cứ buộc tội, hồ sơ vụ án vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng, lời khai bị bức cung, nhục hình, các chứng cứ ngoại phạm không được xem xét. Hàng trăm tổ chức, hàng vạn cá nhân đã kiến nghị đến các cơ quan pháp luật, lãnh đạo đảng, nhà nước các cấp nhưng không được xem xét, giải đáp.

Ngoài ra hàng ngàn tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, Mai Phan Lợi... đang thụ hình với những điều kiện bị đày đọa khắc nghiệt trong khi họ hoàn toàn vô tội thậm chí họ thật sự là những tinh hoa đấu tranh cho sự tiến bộ, công bằng dân chủ công minh cho đất nước. Họ phải được trả tự do vô điều kiện bằng chính sách, luật pháp. Họ phải được tự do hoạt động phát triển cộng đồng dân chủ dân sinh. Đều đó mới thật sự chứng minh sự thực tâm thành tâm hội nhập, tôn trọng luật pháp, các giá trị phổ quát, các công ước mà Việt Nam từng cam kết mà chưa bao giờ thực hiện.

Tôn trọng và tinh tưởng vào sứ mệnh bảo vệ giá trị dân chủ, nhân quyền của nước Mỹ, mong rằng các tổ chức, cộng đồng người Việt trong ngoài nước hãy chung tay gởi thỉnh nguyện thư đến Tổng Thống Biden để yêu cầu nhà nước Việt Nam phải giải oan, xin lỗi và bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho những tử tù oan và những tù nhân lương tâm này.

Mong rằng Cộng đồng người Việt ở Hải ngoại, khúc ruột ngàn dặm của đất nước không chỉ chắt chiu mồ hôi nước mắt gởi kiều hối về xây dựng quê hương mà cần góp thêm tiếng nói với các cơ quan dân cử sở tại để chuyển đến Tổng thống Biden những hoàn cảnh, những số phận bất hạnh nghiệt ngã đọa đày trong chế độ đoán của nhà nước cộng sản Việt Nam. Những giá trị, ưu thế về địa chính trị, nguồn tài nguyên lao động, quan hệ hợp tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương không thể đứng trên giá trị dân chủ, nhân quyền.

Gió Bấc

Nguồn : RFA, 30/08/2023

1. https://tienphong.vn/chu-tich-nuoc-quyet-dinh-an-giam-tu-hinh-xuong-chung-than-cho-11-bi-an-post1565114.tpo

2. https://secure.avaaz.org/community_petitions/en/chu_tich_nuoc_vo_van_thuong_chanh_an_tand_tp_hai_p_kien_nghi_hoan_thi_hanh_an_tu_tu_nguyen_van_chuong/

3. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/parents-of-death-inmate-nguyen-van-chuong-worried-as-detention-center-allows-earlier-visit-08292023055458.html

4. https://www.facebook.com/phuongyen.nguyen.779/posts/pfbid025Pzq7HmHQg9D1...

5. https://www.facebook.com/nguyenvan.mieng/posts/pfbid02AUeTv63E9fMsHuDKjE...

6. https://www.facebook.com/nguyenducplo99/posts/pfbid0kQ4tcNVJAM6qw8b47Dyi...

7. https://dantri.com.vn/xa-hoi/chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-an-giam-an-tu-c...

8. https://thanhnien.vn/chu-tich-nuoc-an-giam-an-tu-hinh-xuong-chung-than-cho-11-bi-an-185230830180844905.htm

Published in Diễn đàn

Nữ ca sĩ, nhà hoạt động cho quyền tự do biểu đạt - Đỗ Nguyễn Mai Khôi (Mai Khôi) từng nhận được nhiều giải thưởng về âm nhạc ở Việt Nam và có các buổi biểu diễn riêng với hàng ngàn khán giả. Sự nghiệp ca hát của Mai Khôi có thể còn phát triển khá mạnh tại Việt Nam nếu như cô không chọn "bước rẽ" : dấn thân vào con đường lên tiếng, đấu tranh cho nhân quyền của Việt Nam. Chính vì bước rẽ đó, cô đã nhiều lần bị câu lưu, bị phạt và bị đe doạ đến sự an toàn của bản thân. Hiện cô đang sinh sống tại Mỹ.

maikhoi1

Ca sĩ Mai Khôi trong một lần biểu diễn ở Hà Nội hôm 21/5/2016. AFP

Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Đài Á châu Tự do đã có buổi trò chuyện với cô ca sĩ này - người vừa được trao giải thưởng Four Freedoms (Tứ tự do) do Viện Roosevelt trao - về cuộc sống hiện tại và những dự án mà cô đang thực hiện nhằm thúc đầy cho Quyền tự do biểu đạt của người dân Việt Nam.

Cao Nguyên : Xin chào Mai Khôi, trước hết, chị có thể chia sẻ rằng hiện chị đang trả lời RFA từ đâu và cuộc sống hiện nay của chị như thế nào ?

Mai Khôi : Mình đang trả lời RFA từ một thành phố rất đẹở tiểu bang Pennsylvania. Hiện tại đang ở trong chương trình Nghệ sĩ cư trú, để thực hiện dự án âm nhạc kể chuyện đa phương tiện tên là Bad Activists.

Cuộc sống của Mai Khôi ở đây cũng rất là thú vị. Khôi được gặđược rất nhiều người nghệ sĩ, nhà hoạt động khác đến từ các nước khác nhau như là những nhà hoạt động đến từ Sudan, Bangladesh và các nước châu Phi… Rất là thú vị vì tụi mình có cùng một cảnh ngộ vì những hoạt động đấu tranh cho những giá trị tự do và nhân quyền nên bị đe dọa và buộc phải sống tha hương. Tụi mình đang sống với nhau trong một khu phố rất đẹp.

Cao Nguyên : Chị được biết đến là một nghệ sĩ và là nhà hoạt động cho Quyền Tự do biểu đạt, vậy trong những năm hoạt động thúc đẩy tự do biểu đạt cho Việt Nam, việc làm nào khiến chị tâm đắc nhất và điều gì chị chưa thể thực hiện ?

Mai Khôi : Trong suốt ba năm qua, mình và các bạn của mình đã chiến đấu chống lại lực lượng An ninh mạng AK47 để bảo vệ tự do biểu đạt trên không gian mạng trên mạng xã hội. Việc mà mình tâm đắc nhất là tạo được sức éđể cho công ty Facebook phải thay đổi chính sách của họ, để loại bỏ các nhóm dư luận viên chuyên báo cáo hàng loạt để làm đóng các tài khoản Facebook của các nhà bất đồng chính kiến Việt Nam. Mặc dù tình hình Việt Nam vẫn còn rất là tệ, nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục bắt giam và xử phạt những người bày tỏ bất đồng chính kiến trên mạng xã hội, nhưng mà phải nói rằng đây là một thành công nho nhỏ của Khôi và nhóm của Mai Khôi.

Tuy nhiên có những điều nuối tiếc mình vẫn chưa làm được, đó là có những hoạt động mà đang dang dở. Lúc đó Khôi buộc phải rời khỏi Việt Nam ngay lập tức cho nên Khôi đang còn nhiều điều dang dở chưa thực hiện xong và cho tới giờ là ba năm rồi không quay lại được Việt Nam để hoàn tất những công việc đó cùng với nhóm của mình.

Lúc đó mình bị công an đe doạ là sẽ bắt mình. Công an đã từng tạm giữ Mai Khôi một số lần rồi và theo kinh nghiệm thì nếu họ cứ bắt tạm giam nhiều lần thì họ sẽ bắt bỏ tù mình luôn, thì mình thấy rằng mình chưa cần thiết phải ngồi tù cho nên mình phải đi trước khi họ hành động (cười).

Cao Nguyên : Chị đánh giá thế nào về tình hình tự do biểu đạt ở Việt Nam hiện nay ? Chị đang thực hiện những công việc gì để ủng hộ Quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam ?

Mai Khôi : Tình hình tự do biểu đạt của Việt Nam hiện nay đang rất tệ. Mặc dù Quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam chưa bao giờ được bảo vệ cả. Người dân đi ra đường biểu tình thì bị bắt, bị theo dõi, bị phạt, bị đuổi ra khỏi nhà… Kể cả những người thể hiện chính kiến ở trên mạng xã hội cũng bị phạt, cũng bị bắt bỏ tù thì tình hình về tự do biểu đạt ở Việt Nam chưa bao giờ tốt cả và nó đang ngày càng xấu đi. Tuy nhiên, mình vẫn phải tiếp tục cố gắng chiến đấu và hành động, vẫn phải luôn luôn tiếp tục sống trong hi vọng.

Mai Khôi vẫn đang tiếp tục làm việc với nhóm của Khôi để thúc đẩy Facebook tiếp tục thay đổi thêm các chính sách khác của họ để bảo vệ Quyền tự do biểu đạt của mọi người và bảo vệ các tài khoản Facebook cá nhân của các nhà hoạt động. Họ (Facebook - PV) cần phải làm nhiều hơn nữa và họ cần bị thúc ép, thì công việc mà Khôi vẫn đang tiếp tục làm là kết hợp với báo chí quốc tế để tạo sức ép và vận động để Facebook hành động nhiều hơn.

Ngày nay mạng xã hội nắm một quyền lực rất lớn trong các hoạt động tạo ra phong trào hoặc là tạo ra sức éđể thay đổi chính sách, và vì là nó có sức mạnh như thế nên các chính quyền độc tài mới ra sức triệt tiêu. Đó là việc mà rất ít người hiểu được cái công việc này của Khôi.

Cao Nguyên : Có rất nhiều người yêu quý chị, ủng hộ con đường đấu tranh của chị, nhưng cũng có những ý kiến chỉ trích chị trên phương tiện truyền thông, cả từ chính phủ Việt Nam lẫn những người bất đồng chính kiến. Chị đối mặt với những việc đó ra sao ?

Mai Khôi : Khi có một số xung đột hoặc là những tranh cãi xảy ra thì thường Mai Khôi im lặng và mình tiếp tục nhắm một hướng mà đi thôi, đó là cách duy nhất. Mình sẽ vẫn tiếp tục những hành động của mình để mình đóng góp cho sự thay đổi và hành động cho sự đúng đắn, cho nhân quyền và những giá trị tự do khác. Còn những lời chỉ trích, chê bai mà thiếu căn cứ, vô văn hóa và thiếu hiểu biết thì mình bỏ ngoài tai thôi.

Cao Nguyên : Sắđến ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, chị có mong ước hay chia sẻ gì dành cho phụ nữ Việt Nam ?

Mai Khôi : Ở Việt Nam, 63% phụ nữ là đã từng bị bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất, bạo lực kinh tế. 63% những người phụ nữ đã từng bị lạm dụng bởi người đàn ông của họ và đây là một con số rất là lớn. Khôi hi vọng rằng là trong tương lai chính quyền Việt Nam sẽ quan tâm đến vấn đề này hơn nữa và có những chính sách đầu tư vào vấn đề phụ nữ bị lạm dụng để mà thay đổi cái tình trạng này. Bởi vì con số này nó là quá lớn.

Phụ nữ Việt Nam ai cũng nên hiểu được quyền của chính mình, đó là điều cần thiết nhất. Khi họ hiểu được quyền của chính họ thì họ sẽ sử dụng quyền đó một cách đúng đắn, họ sẽ không bị bạo lực, bị lạm dụng, họ sẽ được phát triển theo cách mà họ mong muốn.

Cao Nguyên : Chị có lo ngại an toàn nếu trở về Việt Nam không ?

Mai Khôi : Mình không phải là lo ngại về sự an toàn của mình khi trở về Việt Nam, mà hiện tại là mình chưa trở về Việt Nam để làm gì được. Mình thấy rằng là ở Việt Nam không có ai được thực sự an toàn cả, bởi vì quyền của mỗi người dân đâu có được bảo vệ. Chỉ cần nói ra điều gì hơi trái ý chính quyền thì sẽ có nguy cơ bị bắt, bị phạt.

Việc mà tôi có về Việt Nam hay không nó không phải là vì an toàn hay không an toàn toàn, nếu như có chuyện cần giải quyết thì mình phải về.

Cao Nguyên : Chị mong ước về một đất nước Việt Nam như thế nào trong tương lai ?

Mai Khôi : Mình mong ước Việt Nam có dân chủ, có đa đảng và các quyền cơ bản của con người được bảo vệ, và tất cả các tù nhân chính trị nên được thả hết. Mình mong ước muốn tương lai Việt Nam không có tù nhân chính trị.

Cao Nguyên : Xin cảm ơn chị Mai Khôi rất nhiều vì đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.

Năm 2018, Mai Khôi nhận Giải thưởng Václav Havel của nước Cộng hoà Séc, cho Bất đồng chính kiến sáng tạo. Cũng trong năm này, Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa Mai Khôi vào danh sách "12 nhà hoạt động nhân quyền truyền cảm hứng để theo dõi".

Cao Nguyên thực hiện

Nguồn : RFA, 04/02/2022

Published in Diễn đàn

Việt Nam nên phóng thích tất cả tù nhân lương tâm trước đại dịch Coronavirus

now1

Việt Nam đang giam giữ ít nhất 240 tù nhân lương tâm trong điều kiện sinh hoạt vô cùng hà khắc…

 

Thông cáo báo chí

Người Bảo vệ Nhân quyền

(Defend the Defenders - DTD)

Hà Nội, ngày 04/04/2020

Hãy thả ngay lập tức

Đại dịch Coronavirus (Covid-19) đang hoành hành khắp Việt Nam và đại đa số các quốc gia trên thế giới, buộc toàn nhân loại phải nỗ lực ngăn chặn và chống lại căn bệnh này.

Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế, đã có hơn 200 người dương tính với loại virus nguy hiểm này, và con số này sẽ tăng mạnh nếu không áp dụng các biện pháp thích hợp và đòi hỏi sự tự giác chấp hành của mọi công dân.

Một trong những nhóm người có nguy cơ lây nhiễm Coronavirus rất cao là những người đang bị giam giữ trong các trại giam và cơ sở tạm giam trên toàn quốc, đặc biệt là các tù nhân lương tâm. Theo thống kê mới nhất  của tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders - DTD), Việt Nam đang giam giữ ít nhất 240 tù nhân lương tâm trong điều kiện sinh hoạt vô cùng hà khắc : họ bị giam giữ nhiều người trong những buồng giam chật hẹp thiếu không khí và ánh sáng, thức ăn có phẩm cấp thấp, không được chăm sóc y tế đầy đủ, và một số người còn bị biệt giam hoặc bị đánh đập bởi quản giáo hoặc bạn tù chỉ vì phản đối việc bị đối xử vô nhân đạo.

Trong điều kiện giam giữ như thế, các tù nhân lương tâm rất dễ bị lây bệnh Coronavirus vì không thể giữ "khoảng cách xã hội" trong khi lại có sức đề kháng yếu trước mọi bệnh tật. Trong vài tháng gần đây, gia đình họ không được phép tiếp tế thức ăn bổ sung và tiền cho họ, do vậy, sức khỏe của họ hoàn toàn phụ thuộc vào các bữa ăn thiếu chất của cơ sở giam giữ.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, bà Michelle Bachelet, trong thông điệp gửi các chính phủ của các quốc gia trên thế giới ngày 25/3, đã kêu gọi các chính phủ phóng thích tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm trong nỗ lực phòng chống Coronavirus. Theo bà, việc cầm tù nên được coi là một biện pháp cuối cùng trong việc đối phó với đại dịch.

Trong hoàn cảnh như vậy, tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân lương tâm, đặc biệt những người cao tuổi và người có sức khỏe yếu. Việc trả tự do sẽ giúp cho họ trở về gia đình và tránh được khả năng lây nhiễm Coronavirus tốt hơn so với việc giam giữ họ tập trung như hiện nay, và ngân sách quốc gia không cần phải tiêu tốn vào việc giam giữ họ. Trong thời gian còn giam giữ, nhà chức trách Việt Nam phải cải thiện chế độ giam giữ để đảm bảo sức khỏe cho tù nhân lương tâm, giúp họ có sức đề kháng tốt hơn trước mọi bệnh tật, đặc biệt Coronavirus.

Tù nhân lương tâm là những người bị giam cầm vì niềm tin chính trị, tôn giáo hoặc vì lương tâm, nguồn gốc dân tộc, giới tính, màu da, ngôn ngữ, nguồn gốc quốc gia hoặc xã hội, tình trạng kinh tế, sinh sản, khuynh hướng tình dục hoặc tình trạng khác mà không sử dụng bạo lực hoặc ủng hộ bạo lực hoặc thù hận; và họ không là mối nguy hiểm cho xã hội trong mọi hoàn cảnh và mọi thời điểm.

Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền kêu gọi mọi tổ chức và cá nhân cùng lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm. Quý vị có thể sao lại bản tuyên bố này và phổ biến cho người khác hoặc đưa lên mạng xã hội.

Hết thông cáo báo chí

Người Bảo vệ Nhân quyền

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Website : vietnamhumanrightsdefenders.net

*****************

(English version)

Defend the Defenders : Vietnam Should Release All Prisoners of Conscience amid Coronavirus Pandemic

Defend the Defenders, Press release

Hanoi, April 4, 2020

For immediate release

Coronavirus or COVID-19 is spreading across Vietnam and most of the countries in the world, forcing the whole humanity to put all efforts to deal with the deadly disease.

In Vietnam, according to the Ministry of Health, there have been more than 200 infected cases found in many localities, and the number of infected cases may surge if the local government fails to apply proper measures or all citizens to strictly obey the regulations set by the authorities.

One of the vulnerable groups to Coronavirus infection is people being held in the prison camps and temporary detention facilities across the nation, especially prisoners of conscience. According to Defend the Defenders’ latest statistics , Vietnam’s communist regime is holding at least 240 prisoners of conscience in severe conditions: being held in large numbers in small unhygienic cells without sunlight and windows, low-quality food, lack of proper medical services, many of them have been placed in solitary cells or beaten by prison guards or inmates for protesting inhumane treatment.

Being held in such conditions, prisoners of conscience are susceptible to Coronavirus because they cannot keep "social distance" while their health is weak to withstand serious diseases. Defend the Defenders has learned that in recent months, families of prisoners of conscience have not been permitted to send additional food and money to them so their health fully depends on inadequate food provided by the detention facilities.

In her statement  on March 25, United Nations High Commissioner for Human Rights Michelle Bachelet calls on the governments of all countries to release prisoners, especially prisoners of conscience/ political prisoners in efforts to deal with Coronavirus. According to her, imprisonment should be the final measures in dealing with the deadly virus.

In such circumstances, Defend the Defenders urges Vietnam’s communist regime to free all prisoners of conscience, especially older and sick ones. Releasing them and allowing them to return with their families will help them avoid being infected with Coronavirus better than being held in the crowded detention facilities, and the government will reduce expenditures spending on maintaining detention facilities. While still holding them, Vietnam’s authorities must improve living conditions in detention facilities to raise their health to help them better withstand diseases, especially deadly COVID-19.

Prisoners of conscience are imprisoned because of their race, sexual orientation, religion, or political views, and those who have been imprisoned and/or persecuted for the non-violent expression of their conscientiously held beliefs. They are not dangerous to Vietnam’s society in all circumstances and times.

Defend the Defenders calls on all organizations and all individuals to voice and request Vietnam’s communist regime to release all prisoners of conscience. You should disseminate our statement and post it in your pages on social networks.

End of the press release

Defend the Defenders

Email : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Website : vietnamhumanrightsdefenders.net

Published in Diễn đàn

Tình hình tù nhân chính trị Phan Kim Khánh và nhà hoạt động Lê Anh Hùng (RFA, 01/04/2019)

The 88 Project, tiếng Việt là Dự án 88 vào ngày 1 tháng tư thông báo tình hình của anh Phan Kim Khánh tại Nhà tù Hà Nam. Theo đó tù nhân chính trị này đang bị phía trại giam đe dọa đưa đi biệt giam và từ chối cho anh nhận thư từ cũng như gọi điện thoại về gia đình với lý do bị cho là ‘cứng đầu và không chịu hợp tác’.

VIETNAM-ENVIRONMENT-FISHING-TAIWAN

Nhà hoạt động Lê Anh Hùng (trái) và tù nhân chính trị trẻ Phan Kim Khánh (phải). RFA Edited

Đài Á Châu Tự Do liên lạc với em gái của tù nhân chính trị Phan Kim Khánh, chị Phan Thị Trang và được thuật lại những gì được biết:

"Anh Khánh từ hôm Tết xong cũng có làm đơn gửi lên tòa án Thái Nguyên để nói về việc anh làm đơn kháng cáo mà họ không cho và giải quyết cho anh, họ không mở phiên tòa kháng cáo. Anh làm đơn kêu oan không nhận tội và họ cũng gây khó dễ cho anh em: trước tết thì một tháng gọi điện về nhà một lần và tháng vừa rồi thì anh không điện, vừa rồi anh có điện về thì hai hôm sau bố em lên thăm và anh có dặn là từ bây giờ có thể là họ sẽ không cho gặp không cho gọi điện về, không cho nhận thư từ và không cho gia đình đến thăm gặp nữa thì có thể trong khoảng thời gian ấy em lo sợ anh ấy có thể gặp nguy hiểm và có chuyện gì đó sẽ xảy ra".

Ngoài ra, chị Phan Thị Trang còn cho biết thêm sau khi gia đình lên thăm anh Khánh, thì bên phía trại giam có cử một cán bộ người Phú Thọ ra làm việc với gia đình và bảo rằng khi gặp anh Phan Kim Khánh thì khuyên Khánh đừng chống đối công an, vì nếu cố tình chống đối hoặc làm gì ở trong đấy thì họ sẽ nhốt anh vào phòng riêng và không cho gia đình thăm gặp nữa.

Luật sư Hà Huy Sơn, luật sư bào chữa cho anh Phan Kim Khánh trong phiên tòa sơ thẩm hôm 25/10/2017 cho biết, tại trại giam có những quy định riêng của trại tuy nhiên với trường hợp này luật sư cho rằng nó trái với luật thi hành án nhưng đây cũng mới chỉ là lời đe dọa nên cần phải làm rõ.

"Theo luật tố tụng của Việt Nam sau khi kết thúc phiên tòa thì theo luật vai trò của tôi không còn gì nữa nhưng theo tôi thấy thì nó có gì đó uẩn khúc trong giai đoạn sau phiên sơ thẩm. Theo như người nhà nói Phan Kim Khánh có kháng cáo nhưng mà trại tạm giam họ không chuyển đơn cho tòa thì tôi nghĩ sự việc này cần phải làm rõ".

Phan Kim Khánh sinh năm 1993 thường trú ở xã Yên Tập, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Anh là Chủ tịch Hội sinh viên Khoa Quốc tế, Đại học Thái Nguyên. Năm 2015, Phan Kim Khánh được học bổng của Chương trình Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI) để tham gia khóa đào tạo do Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức. Anh bị bắt ngày 21/3/2017 khi đang học năm cuối chương trình đại học và bị cáo buộc tội tuyên truyền chống nhà nước

Trường hợp khác cũng bị phía nhà cầm quyền Việt Nam không cho gia đình gặp mặt, được Dự án 88 nêu ra trong báo cáo ngày 1 tháng 4 là ông Lê Anh Hùng. Ông này bị chính quyền Việt Nam bắt vào ngày 5 tháng 7 năm 2018 lúc đang đi ăn sáng, rồi bị đưa về nơi cư ngụ tại nhà số 19, ngõ 120/22/2 đường Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Tại đó lực lượng chức năng đọc lệnh bắt và khởi tố ông này theo điều 331 Bộ luật hình sự Việt Nam

tunhan2

Nhà hoạt động Lê Anh Hùng. Courtesy of FB Nguyễn Vũ Bình

Bà Trần Thị Niệm, mẹ của anh Lê Anh Hùng cho Đài Á Châu Tự Do biết :

"Họ nói là không thực hiện nội quy nên không cho gia đình gặp vì không mặc đồng phục và không chịu đeo còng nhưng thằng con trai thứ hai của tôi bảo rằng nó chưa xử thì chưa có tội thì bắt nó còng tay sao được. Nó không chịu thì đúng thôi nhưng ở trong trại thì họ muốn làm gì thì họ làm chứ mình có nói được đâu"

Bà Trần Thị Niệm cho biết được gặp con trong trại tạm giam lần cuối cách đây 3 tháng.

Ngoài ra, bà Niệm còn cho hay gia đình có hỏi về thời gian khi nào sẽ tiến hành vụ xử đối với nhà hoạt động Lê Anh Hùng; thế nhưng phía cơ quan chức năng không cho biết mà nói rõ là đang tiếp tục điều tra.

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình từ Hà Nội và cũng là một nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam cho chúng tôi biết, anh không hiểu nguyên nhân vì sao lại yêu cầu Ông Lê Anh Hùng mặc đồng phục và đeo còng trong khi vẫn chưa tiến hành xét xử vụ án.

"Mẹ của anh Lê Anh Hùng đã yêu cầu an ninh cho gặp và trước đó đã cho gặp một lần rồi và khi gặp lúc đó cũng không phải mặc áo tù hay bị còng tay nhưng lần thứ hai thì không hiểu lý do vì sao họ lại yêu cầu Hùng là mặc áo và còng tay thì Hùng phản ứng lại không đồng ý, họ bảo là khi nào mặc áo tù và còng tay thì mới được gặp gia đình, Hùng bảo không gặp thì thôi".

Theo nhà báo Nguyễn Vũ Bình, từ lúc anh Hùng bị bắt đến nay vẫn chưa khai báo hay khai nhận điều gì nên có thể đó là những cớ mà chính quyền làm nhằm gia tăng gây sức ép với Hùng.

Đồng thời nhà báo Nguyễn Vũ Bình còn cho hay, đối với vụ Lê Anh Hùng bị chính quyền ghép vào tội lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước thì nó hoàn toàn không đúng, bởi vì đây là vụ kiện do chính anh Lê Anh Hùng khởi kiện và việc đúng sai chưa cần biết và cần khởi tố vụ án đó nếu Hùng mắc tội vu khống thì anh Hùng sẽ chập nhận tôi và xử theo luật nhưng chính quyền họ đã không làm và khi dùng biểu ngữ băng rôn yêu cầu chính quyền xem xét vụ án thì bị ghép vào tội ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’.

*********************

Công an điều tra vụ 1000 người dân đòi sổ đỏ ở Quảng Nam (RFA, 01/04/2019)

Công an tỉnh Quảng Nam đang tiến hành kiểm tra dấu hiệu vi phạm của các bên liên quan trong vụ 1000 người dân đòi sổ đỏ. Báo Người lao động đưa tin hôm nay.

tunhan3

Dự án Hera Complex Riverside. Photo courtesy of tinbatdongsan.com

Theo người dân trình bày với ông Lê Trí Thanh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, tại buổi họp hôm 20/3 thì Công ty Bách Đạt An và Công ty Hoàng Nhất Nam cam kết với họ trong tháng 1/2019 sẽ ra sổ đỏ nhưng đến nay họ vẫn chưa nhận được vì Công ty Bách Đạt An cắt hợp đồng với Công ty Hoàng Nhất Nam.

Công ty Bách Đạt An làm chủ đầu tư, công ty Hoàng Nhất Nam là đơn vị phân phối của ba dự án tại thị xã Điện Bàn là dự án khu đô thị Bách Đạt 1, khu đô thị 7B mở rộng và Hera Complex Riverside.

Sau buổi họp, ông Thanh kết luận tỉnh có trách nhiệm tiếp cận, giải quyết vụ việc đảm bảo đúng trình tự, quy định của pháp luật.

Ngoài việc công an đang tiến hành điều tra, thanh tra tỉnh cũng đang thanh tra toàn diện các dự án của Công ty Bách Đạt An để xem xét trách nhiệm của chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các cơ quan đơn vị liên quan.

Hôm 30/3, công ty Hoàng Nhất Nam cũng có buổi làm việc với 1000 khách hàng này và khẳng định công ty luôn đồng hành vì quyền lợi của khách hàng và cam kết sẵn sàng bổ sung tài chính giúp chủ đầu tư.

Tờ Việt Báo đưa tin này là dẫn lời một đại diện khách hàng rằng tranh chấp giữa Hoàng Nhất Nam và Bách Đạt An là tranh chấp giữa 2 công ty tại tòa. Khách hàng chỉ cần biết quyền lợi của mình được giải quyết như thế nào?.

Ông Lê Trí Thanh đề nghị trong thời gian chờ kết luận của các cơ quan chức năng, người dân phải bình tĩnh, không làm mất an ninh trật tự tại địa phương.

*********************

Thủ tướng sẽ kết luận chính sách bồi thường dân Thủ Thiêm trong tuần này (RFA, 01/04/2019)

Ông Thủ tướng Chính Phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trong tuần này sẽ có ý kiến chính thức về chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân nằm trong khu vực 4,3 ha – khu được xác định ngoài ranh quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

tunhan4

Hình chụp từ trên cao khu đô thị Thủ Thiêm - RFA

Thông tin vừa nói được Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân vào chiều ngày 30 tháng 3 đưa ra tại phiên bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X nhiệm kỳ 2015-2020.

Ông Nhân cho biết, sau khi có kết luận của Thủ tướng, Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thông qua chính sách bồi thường, hỗ trợ cho người dân Thủ Thiêm.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm là một siêu dự án với gần 15.000 hộ dân thuộc diện phải di dời. Từ khi Thủ tướng ký quyết định 367 phê duyêt quy hoạch Thủ Thiêm vào 4/6/1996 đến nay, quá trình triển khai dự án đã trải qua 4 đời chủ tịch nhưng hàng trăm hộ dân Thủ Thiêm vẫn ròng rã khiếu kiện những quyết định đền bù và di dời mà họ cho là không hợp lý suốt hơn 20 năm qua.

********************

Bí thư Quảng Nam lên tiếng về dự án chùa Ba Vàng Quảng Nam (RFA, 01/04/2019)

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam vào ngày 1 tháng tư được truyền thông trong nước dẫn lời về dự án Chùa Ba Vàng tại khu vực ở Hồ Phú Ninh.

tunhan5

Lễ khởi công xây dựng chùa Ba Vàng tại Quảng Nam. Screen Shot from vtc.vn

Truyền thông trong nước dẫn phát biểu của Ông Phan Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam, rằng việc xây dựng cái gọi là Khu Du lịch Tâm linh ở khu vực hồ Phú Ninh do công ty Ba Vàng làm chủ đầu tư đã dừng hẳn và công ty này đã rút khỏi địa phương.

Ông Cường nhấn mạnh rằng không có tiếp tục đầu tư việc gì hết. Ngoài ra, trong thời gian tới ban lãnh đạo sẽ có cuộc họp để bàn phương án hợp lý cho dự án này.

Trước đó vài ngày, sau khi công ty Ba Vàng rút khỏi dự án xây dựng khu du lịch tâm linh với vốn đầu tư được nói lên tới 1000 tỷ đồng ở hồ Phú Ninh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam cho biết vẫn sẽ tiếp tục dự án và kêu gọi các cá nhân, tổ chức, đầu tư nghiên cứu phát triển văn hóa du lịch tại khu vực này. Ủy ban tỉnh cũng đã có kế hoạch kêu gọi Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử đến Quảng Nam và có gợi ý đầu tư xây dựng Thiền Viện Trúc Lâm tại khu vực hồ Phú Ninh này.

Sau vụ tai tiếng ‘thỉnh vong’, cúng ‘oan gia trái chủ’ tại Chùa Ba Vàng ở tỉnh Quảng Ninh, tin tức về dự án Chùa Ba Vàng tại tỉnh Quảng Nam cũng được loan đi gây chú ý trong dư luận.

Published in Việt Nam

Sự hung bạo hiện nay tố giác sự hoảng loạn chứ không chứng tỏ sự tự tin của chính quyền cộng sản. Một chính quyền không cảm thấy lâm nguy không có nhu cầu tuyên án hai phụ nữ trẻ, mỗi người với hai con thơ, mười năm và chín năm tù chỉ vì đã phát biểu những điều đúng.

1000-x-665__35

Mọi người dân chủ đều là anh em và những người anh em cần được ưu ái, nhất là những người đang mắc nạn

Hôm nay, 22/12, như dự đoán Trần Thị Nga đã bị xử y án 9 năm tù và 5 năm quản chế trong phiên tòa phúc thẩm. Những người ngồi ghế thẩm phán đã chỉ có phận sự đọc một bản án được quyết định trước mà trong thâm tâm chính họ cũng phải thấy là vô lý và dã man. Trong những ngày sắp tới sẽ còn nhiều phiên tòa chính trị tương tự. Đây là thời điểm đòi hỏi mọi người và mỗi người nhìn rõ thực trạng đất nước và trách nhiệm của mình.

Trước hết là đừng quên những sự thực nền tảng.

Một là, kể từ năm 1976 Công Ước Quốc Tế Về Nhân Quyền (The International Bill of Human Rights) -gồm Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập, Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị và Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa- đã có giá trị của một bộ luật quốc tế mà mọi quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đều phải tôn trọng. Trong luật quốc tế này các quyền tự do cá nhân đã được định nghĩa rất rõ ràng. Chúng có giá trị cao nhất và không thể chuyển nhượng. Các anh em dân chủ đang mắc nạn -Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phan Kim Khánh và Nguyễn Văn Hóa vừa qua, Trần Thị Nga hôm nay, các anh em thuộc Hội Anh Em Dân Chủ và nhiều anh em khác sắp tới- đều đã chỉ sử dụng một phần nhỏ và một cách khiêm tốn các quyền căn bản này. Họ hoàn toàn vô tội. Trái lại chính Đảng và Nhà Nước cộng sản Việt Nam đã phạm pháp. Điều này cần được nói ra và nhấn mạnh trong các phiên tòa chính trị sắp tới. Đáng tiếc là cho tới nay chưa ai làm việc này.

Hai là, ngay cả nếu áp dụng bộ luật hình sự gian trá hiện nay của chế độ cộng sản Việt Nam thì những người bị xét xử cũng vô tội vì các bản cáo trạng đều vu vơ, không hề chứng minh một vi phạm nào mà chỉ có những cáo buộc một chiều. Đặc tính của các chế độ cộng sản là sự tùy tiện, bất chấp ngay cả luật pháp của chính họ.

Ba là, những phiên tòa chính trị của chế độ này chỉ là những trò hề lố bịch. Những gì mà các bị cáo và các luật sư nói tại phiên tòa đều không có tác dụng nào bởi vì các bản án đều đã được quyết định trước. Các thẩm phán chỉ là những người đã hy sinh danh dự và liêm sỉ của mình để đóng vai thẩm phán và đọc những bản án có sẵn.

Bốn là, mặc dầu vậy chính quyền cộng sản vẫn cố gắng lừa bịp các nạn nhân và dư luận trước mỗi phiên xử bằng cách hứa hẹn giảm án nếu các bị cáo nhận tội và xin khoan hồng. Sự mặc cả này đặc biệt bỉ ổi. Nó nhắm làm nhục nạn nhân và xóa bỏ niềm tự hào mà đáng lẽ họ phải có, niềm tự hào chính đáng của một người đã dám nói lên lẽ phải cũng như danh dự và quyền lợi của dân tộc trong sự im lặng sợ sệt của đa số. Nó nhắm che đậy bớt bộ mặt nhơ nhớp của chính quyền đồng thời khiến người dân có cảm tưởng chế độ bạo ngược này chưa thể lay chuyển và mất lòng tin ở cuộc vận động dân chủ. Nhưng điều cần được nhấn mạnh là nó không làm giảm bao nhiêu sự tàn bạo của các bản án, bởi vì chính quyền này đang rất cần những bản án thật nặng để hăm dọa những người có ý định phản kháng.

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga tranh đấu quyết liệt và chọn thái độ thách thức trước tòa án đã bị xử 10 năm và 9 năm tù, nhưng Nguyễn Văn Hóa và Phan Kim Khánh, với thành tích đấu tranh mỏng hơn nhiều, đã nhận tội và xin khoan hồng cũng bị xử 7 năm và 6 năm. Nếu Hóa và Khánh thách thức chế độ tới cùng thì bản án của họ cũng không khác bao nhiêu.

Nhận tội và xin khoan hồng là một thái độ rất sai, làm mất phong cách của người đấu tranh, gây thiệt hại cho cuộc vận động dân chủ và cũng không có ích lợi cụ thể nào cho các đương sự. Nếu các nạn nhân và gia đình họ trong lúc lo âu và bối rối vì những áp lực đủ loại có thể yếu lòng và bị mắc lừa thì các luật sư phải giải thích cho họ, trấn an họ và thay mặt cộng đồng quốc gia bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn đối với họ, chứ không thể để họ sa vào cái bẫy dơ bẩn này. Đó không phải là làm chính trị mà chỉ là trách nhiệm của một luật sư.

Một câu hỏi lớn phải được đặt ra là tại sao dù đã có hàng trăm vụ án chính trị để rút kinh nghiệm, đa số các luật sư vẫn chưa làm việc này ? Thiếu bản lĩnh hay đồng lõa với bạo quyền ?

Giai đoạn hiện nay đang đầy thử thách. Trong thế bế tắc không lối thoát về mọi mặt chính quyền cộng sản đang lên cơn điên. Sẽ còn nhiều vụ án chính trị khác trong những ngày sắp tới. Đây là lúc mà mọi người cần nhìn rõ vai trò trách nhiệm của mình.

Những người dân chủ cần hiểu rằng sự hung bạo hiện nay tố giác sự hoảng loạn chứ không chứng tỏ sự tự tin của chính quyền cộng sản. Một chính quyền không cảm thấy lâm nguy không có nhu cầu tuyên án hai phụ nữ trẻ, mỗi người với hai con thơ, mười năm và chín năm tù chỉ vì đã phát biểu những điều đúng. Đây thực ra là một cơ hội cho cuộc vận động dân chủ.

Rất tiếc, thực tế là tuy nguyện vọng dân chủ của nhân dân đã tràn ngập nhưng do sự non kém của tầng lớp trí thức đội ngũ dân chủ chưa mạnh, mỗi người dân chủ chân chính vì vậy là một tài nguyên của đất nước cần được bảo trọng. Sự thận trọng phải là ưu tiên hàng đầu trong khi chúng ta nỗ lực vận dụng thời cơ để đẩy mạnh hơn nữa cố gắng dân chủ hóa đất nước. Điều mà những người dân chủ phải tâm niệm và nhất trí trước với nhau là nếu không may mắc nạn sẽ không nhượng bộ.

Bổn phận của các luật sư là bảo vệ lẽ phải và bảo vệ thân chủ. Trong những vụ án chính trị thân chủ của họ thực sự có lẽ phải nhưng các bản án lại được quyết định trước. Như vậy các luật sư phải hiểu rằng lời bào chữa của họ trước tòa không có tác dụng gì lên bản án, vai trò của họ vì vậy, một mặt, là nói lên tiếng nói của lẽ phải trước công luận và, mặt khác, là làm gạch nối giữa người dân chủ mắc nạn với gia đình họ và công luận. Trong vai trò gạch nối này họ có trách nhiệm giúp nạn nhân và gia đình giữ vững tinh thần trước những thủ đoạn hăm dọa và dụ dỗ của một chính quyền bất lương, để đừng bị cướp đoạt cái đẹp và cái đúng của hành động. Và để được tôn vinh như họ xứng đáng được tôn vinh.

Vai trò của luật sư dứt khoát không phải là khuyên hay gợi ý thân chủ đầu hàng. Thiên chức của một luật sư là bảo vệ công lý chứ không phải là để khuyên người ngay nên cúi đầu trước kẻ gian. Một luật sư không cần phải tham gia đấu tranh cho dân chủ nếu không muốn nhưng trong mọi trường hợp phải tôn trọng thiên chức của nghề luật sư.

Đã đến lúc, song song với việc lên án sự gian ác và tùy tiện của chính quyền cộng sản, những người dân chủ cũng cần tận dụng các phương tiện truyền thông để vạch mặt chỉ tên những thẩm phán tay sai của bạo quyền và những luật sư đồng lõa với bạo quyền. Những người này chắc chắn là không biết xấu hổ, nhưng đó lại càng là lý do để họ phải bị tố giác. Dư luận dĩ nhiên cũng cần nhận diện những luật sư chân chính.

Mọi người dân chủ đều là anh em và những người anh em cần được ưu ái nhất là những người đang mắc nạn -Như Quỳnh, Nga, Xuân, Đài, Tôn, Trực, Trội, Túc và nhiều anh chị em khác. Tuy vậy nghĩ đến họ không phải là để mong họ chỉ bị tuyên án 6 năm thay vì 10 năm mà là quyết tâm đấu tranh có hiệu quả hơn để chế độ này sớm chấm dứt và họ sớm tìm lại được tự do trong vinh quang.

Chúng ta có quyền lạc quan. Dân chủ và nhân quyền đã trở thành nền tảng của một trật tự thế giới mới. Chế độ này, cũng như quan thày Trung Quốc của nó, đã tích lũy đủ mâu thuẫn để sụp đổ và có mọi triển vọng sẽ cáo chung trong một tương lai gần. Lịch sử có thể sang trang rất nhanh chóng và đất nước này sẽ biết đánh giá đóng góp của mỗi người.

Nguyễn Gia Kiểng

(22/12/2017)

Published in Quan điểm

Có một trùng hp nh gia hai thi đim cn Tết Nguyên đán năm 2017 vi dp Tết năm 2014 : B Công an th tù nhân lương tâm.

vuatha1

Nguyễn Hữu Cầu, người tù xuyên thế kỷ

vuatha2

Tù nhân chính tr Đng Xuân Diu bt ng được th trước thi hn và đến Pháp sáng Thứ Sáu 13/01/2017

Thứ Sáu ngày 13

Thứ Sáu ngày 13 tháng Giêng năm 2017, tù nhân chính tr Đng Xuân Diu bt ng được công an Vit Nam th trước thi hn án tù, nhưng là đ sang Pháp… cha bnh. Ông Diu b kết án tù 13 năm và "mi" th án được 5 năm, tc còn đến 8 năm na mới hết án.

Cũng vào dịp Tết năm 2014, "người tù xuyên thế k" Nguyn Hu Cu - tù cng sn đến 37 năm xuyên sut t thế k 20 sang thế k 21 - được tr t do nh mt chiến dch vn đng không mt mi ca gia đình ông và nhiu t chc quc tế.

Cả hai ông Đặng Xuân Diu và Nguyn Hu Cu đu b kết ti "phn đng" không thua gì nhau. Nếu ông Nguyn Hu Cu là cu đi úy quân đi Vit Nam Cng Hòa, thì ông Đng Xuân Diu được xem là mt thành viên ca đng chính tr Vit Tân, mt t chc b chính quyn cộng sản Việt Nam căm thù thâm căn cố đế. Mi hi tháng 10/2016, B Công an Vit Nam còn ra mt thông báo không s, không ch ký, li l rt kiên đnh, khng đnh Vit Tân là mt "t chc khng b".

Nhưng "Th Sáu ngày 13" li ng vi vn "xui xo" khi Ngoi trưởng Hoa Kỳ John Kerry đến Sài Gòn vào tháng Giêng năm 2017, trùng vi thi đim mà B Công an tng xut Đng Xuân Diu sang Pháp.

Bảy tháng sau v công an Vit Nam thng tay chn khách mi ca Tng thng Barack Obama khi ông đến Hà Ni, đến lượt ngoi trưởng ca Obama cũng lâm vào tình trạng tương t. Mt s khách mi ca Ngoi trưởng John Kerry, trong đó có lut sư Lê Công Đnh, đã b Công an Thành ph H Chí Minh bao vây và cm ra khi nhà. Hình nh này rt tương đng vi thói công an ngăn chn các nhà bt đng chính kiến Vit Nam tiếp xúc vi nhng phái đoàn quc tế trước đây.

Không chỉ khách mi ca John Kerry, mà c khách mi Lê Văn Sóc (Pht giáo Hòa Ho) và Mc sư Nguyn Mnh Hùng (Tin Lành) ca ông Saperstien, Đi s lưu đng đc trách t do tôn giáo ca B Ngoi giao Hoa Kỳ, cũng b công an ngăn chn bt hp pháp.

Chính phủ M thêm mt ln na b đàn áp nhân quyn ngay ti quc gia mà nói như Đi s M ti Vit Nam Ted Osius "quan h Vit - M chưa bao gi sáng sa như lúc này" và "không có gì là không th !".

Quả là "không có gì là không th". Chế đ dân ch mà gii quan chc chính ph và ngoi giao Hoa Kỳ nhìn thy được thc hin c th đt nước h đã hoàn toàn biến dng ti quc gia cu thù. Nhng gì mà chính quyn Obama đã hy vng s làm cho gii lãnh đo Việt Nam thay đi v não trng nhân quyn có v ch là công cc. Thm chí đến nước M, mt ch n ca Vit Nam, cũng b xúc phm nng n.

Thế nhưng sau khi b công an Vit Nam trng trn xúc phm, Tng thng Obama vn đim nhiên đi do ph Hà Ni và ăn bún chả sau v có đến 6/15 khách mi ca ông b công an Vit Nam cm ca đến gp ông, còn nhà ngoi giao John Kerry vn… cười.

John Kerry đã thực hin chuyến đi cui cùng trong nhim kỳ ca mình đến Vit Nam, mt đt nước được ông coi là "thân thin". Nhưng có lẽ không bao gi ông quên được chuyn ti đt nước đó ông đã b công an "chúc Tết sm" ngt ngào đến thế nào.

Nhưng B Công an li ‘t chuyn hóa’

Tại sao cn Tết Nguyên đán năm 2017, nhà cm quyn Vit Nam li chu th trước thi hn mt tù nhân chính tr đc bit như Đng Xuân Diu, trong khi trong c hai năm 2015 và 2016 đã hu như chng chu th trước thi hn tù mt tù nhân lương tâm nào, bt chp vic nhiu quan chc cao cp Vit Nam như Trn Đi Quang, Nguyn Phú Trng, Đinh Thế Huynh… được phía M đón tiếp rt trng th ?

Và tại sao ln này li "xut khu tù nhân lương tâm" sang Pháp ch không phi sang M như nhng trường hp gn nht là Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày Nguyn Văn Hi, T Phong Tn ?

Chưa thy có lý do có li nào cho chính th Vit Nam trong mi quan h vi M vào thi gian này. Thm chí Hip đnh TPP mà Vit Nam hết sc mong đi còn b Quc hi M bác b, còn Tng thng đc c Donald Trump thì b TPP trong ngày đu tiên điu hành nước M. Nhng mi quan h kinh tế khác và c quân sự gia Vit Nam và M cũng khá m nht vào lúc này.

Phải có lý do đc bit. Lý do không liên quan nhiu đến M, mà liên quan Pháp, hoc nói rng hơn là Tây Âu và khi Liên Hiệp Châu Âu.

vuatha3

Như mt li than của chính Th tướng Phúc "nợ công nếu tính đ thì đã vượt trn"

Ngay sau khi TPP gần như b khai t, Tng bí thư Trng đã an i cấp dưới ca mình rng "Trin vng phát trin còn tt lm", còn gii quan chc Vit Nam c gng nêu ra còn đến 17 hip đnh thương mi song phương (FTA) đã được ký gia Vit Nam vi các nước đ đng viên dân chúng.

Tuy nhiên, ký là một chuyn, còn có trin khai được hay không là mt chuyn khác. Thm chí khác hoàn toàn.

Không phải ngu nhiên mà ngay sau chuyến công du ca Tng thng Obama đến Vit Nam vào tháng 5/2016, nơi có đến 6/15 khách mi ca ông b công an Vit Nam thng tay ngăn chn và khiến uy tín của Tng thng M b nh hưởng khá nhiu, c hai ngh vin Hoa Kỳ và ngh vin Liên Hiệp Châu Âu đã đng lot phn ng v nhiu vi phm nhân quyn ca chính quyn Vit Nam. Ngh vin Liên Hiệp Châu Âu còn ra mt bn ngh quyết cng rn chưa tng thy, lên án vi phạm nhân quyn Vit Nam. Nếu ngh quyết này được thông qua và áp dng, FTA gia Châu Âu và Vit Nam s khó có th, hoc không được trin khai.

Khác với đng tác ngoi giao quá câu n ca Obama và John Kerry, Quc hi Hoa Kỳ hình như không còn cười nổi trước các v công an Vit Nam "bt nt" gii chính khách cao cp M.

Cuối năm 2016, Quc hi Hoa Kỳ đã b phiếu thông qua Lut Nhân quyn Magnisky Toàn cu và Tng thng Obama đã ký chính thc. Lut này nhm chế tài các quan chc vi phm nhân quyn ở nhiều nước, trong đó có Vit Nam. Nhng ai vi phm s b cm nhp cnh vào Hoa Kỳ và b đóng băng tài sn nước ngoài.

Không chỉ Hoa Kỳ, mt s quc gia khác như Canada, Na Uy… cũng đang có khuynh hướng vn dng Lut Nhân quyn Magnisky Toàn cu vào nước họ. Không ch người M cm thy b tn thương và b xúc phm, mà thế gii dân ch cũng đang b thách thc bi nhng giá tr hoàn toàn phi dân ch.

Không có TPP và cũng không hưởng li gì t các FTA vi Châu Âu, nn kinh tế Vit Nam càng thêm khn qun và rt có th s tác đng mnh đến "s tn vong ca chế đ".

Cần nh li năm 2014, Vit Nam tr t do trước thi hn án tù đến 12 tù nhân lương tâm vì hy vọng vào TPP. Còn năm 2017, có th nhn ra rng vi vic th Đng Xuân Diu, thm chí não trng mt cơ quan cng rn nht ca Vit Nam là B Công an cũng đã phi "t chuyn hóa". Nhng hành vi vi phm nhân quyn có th s tiếp din trong mt thi gian na, nhưng s không đ lâu đ chế đ Hà Ni cm hơi v kinh tế và ngân sách.

Niềm vui mi

Ngay vào thời gian cn Tết Nguyên đán năm 2017, hai cơ quan tham mưu trôi ni là B Y tế và B Tài chính cht đưa ra nhng đ xut đo ln : trong khi ngành tài chính muốn vt kit sc dân đ đánh thuế "bo v môi trường" đến 8 ngàn đng mi lít xăng, thì bà "Kim Tiến kim tiêm" còn đòi cưỡng bc người dân phi hiến máu ti thiu mt ln hàng năm đ có th thu được 500 t đng.

Tất c đu quy ra tin, tin và tin.

Những ngày sát Tết 2017, phân hóa xã hi Vit Nam vn tiếp tc "nâng lên mt tm cao mi" : mt s doanh nhân được thưởng tin giá tr bng c xe hơi Camry, nhưng nhiu công nhân ch nhn được mt cái gì đó ch đ mua bánh chưng. Cũng như nhng năm trước, nhiu công nhân không có nổi tin đ mua vé tàu xe v quê ăn Tết. Sài Gòn cũng bi thế vn đông nght nhng người ch đi ngm mà không dám mua hàng…

Ngân sách cũng tồi t không kém. Trong toàn năm 2016, n xu vn chưa được x lý, còn n công thì như mt li than của chính Th tướng Phúc "nếu tính đ thì đã vượt trn". Thm chí ông Phúc còn but ming đưa ra mt cnh báo chưa tng có tin l trong gii lãnh đo cng sn, đó là "sp đ tài khóa quc gia".

Không còn nghi ngờ gì na, cơn khng hong giá - lương - tiền ba chc năm trước đang ph hơi th ca nó vào nn kinh tế Vit Nam. Mà sp đ kinh tế tc sp đ chế đ. Phi gp rút tìm ra mt phương sách nào đó đ cu vãn, trước khi quá mun…

Nhưng đến lúc này, c M và Liên Hiệp Châu Âu đu đã tích lũy quá đ bài học đ "đi guc trong bng" gii lãnh đo Vit Nam. Chiêu thc "đi tù nhân ly kinh tế" ca Vit Nam s phi tr mt cái giá đt hơn nhiu vào năm 2017. Không ch phi th mt Đng Xuân Diu, mà là nhiu tù nhân chính tr khác, và còn phi ci cách đáng kể pháp lut v quyn con người…

Tết năm nay, gii đu tranh dân ch nhân quyn Vit Nam bng khp khi mt nim vui mi : h đang tính xem sau Tết s đ ngh tên nhng quan chc vi phm nhân quyn nào đ quc tế xếp vào danh sách chế tài theo Lut Nhân quyền Magnitsky toàn cu…

Phm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 23/01/2017

Published in Diễn đàn