Vụ Trương Mỹ Lan ‘lớn chưa từng thấy’, hậu quả ‘rất nghiêm trọng’
VOA, 29/11/2023
Vụ án bà Trương Mỹ Lan thao túng, rút ruột ngân hàng SCB có quy mô ‘từ trước đến nay chưa từng thấy’ trong lịch sử cầm quyền của Đảng cộng sản Việt Nam và để lại hậu quả kinh tế-xã hội vô cùng to lớn, các nhà quan sát từ trong nước nhận định với VOA.
Chủ tịch Tập đoàn Cạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan bị công an bắt ngày 7/10/2022
Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, đã bị truy tố hàng loạt tội danh bao gồm ‘Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng’, ‘Đưa hối lộ’, ‘Tham ô tài sản’ và ‘Lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ liên quan đến việc phát hành trái phiếu ‘rác’ cho dân. Tất cả những tội danh này đều xảy ra tại hay liên quan đến ngân hàng SCB.
Những con số ‘khủng’
Kết luận điều tra của Bộ Công an được công bố hôm 17/11 cáo buộc bà Lan đã biến ngân hàng SCB thành sân sau để bà bòn rút tiền cho bản thân cũng như cho hoạt động kinh doanh của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát. Có đến 93% số tiền mà SCB huy động được là để cho bà Lan và tập đoàn của bà vay.
Cụ thể, trong khoảng thời gian 10 năm kể từ ngày 1/1/2012, tức là từ khi SCB đi vào hoạt động, đến ngày 7/10/2022, tức là ngày bà Lan bị bắt, SCB đã cho hệ sinh thái của bà Lan vay 2.500 lần với tổng số tiền là gần 1 triệu 67 nghìn tỷ đồng, tức là khoảng 45 tỷ đô la. Số dư nợ còn lại là 677.000 tỉ đồng, tương đương 28 tỷ đô la, và đều là nợ ‘không thể thu hồi’, theo cơ quan điều tra.
Ngoài ra, bằng cách lập các hồ sơ vay vốn khống, bà Lan đã chiếm đoạt của SCB trên 304.000 tỷ đồng, tiền lời là gần 130.000 tỉ đồng, cộng với 64.000 tỉ đồng thiệt hại được xác định của việc vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng. Tổng cộng, số tiền SCB bị thiệt hại do bà Lan là gần 500.000 tỷ đồng, tương đương gần 21 tỷ đô la.
Nếu chỉ tính riêng số tiền mà bà Lan đã chiếm đoạt của SCB là trên 304.000 tỷ đồng, quy ra đô la là khoảng 12,5 tỷ, thì con số này đã tương đương với hơn 3% GDP của Việt Nam vào năm 2022 (409 tỷ đô la), bằng 2,4% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế và chiếm 11% tổng dư nợ tín dụng cho bất động sản.
Số tiền này lớn gấp ba lần tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người giàu nhất Việt Nam hiện nay, lớn hơn tài sản của tất cả 5 tỷ phú đô la của Việt Nam cộng lại, và gấp 1,75 lần giá trị vốn hóa của tập đoàn Vingroup của ông Vượng (hơn 173.000 tỷ đồng).
Để so sánh, cao ốc Landmark 81, tòa nhà cao nhất và đắt nhất Việt Nam, tiêu tốn 300 triệu đô la. Số tiền 12,5 tỷ đô la mà bà Lan đã chiếm đoạt đủ để xây 42 cao ốc chọc trời như vậy. Số tiền trên 304.000 tỷ đồng cũng đủ để xây gần 61 cây cầu dây văng hoành tráng như cầu Mỹ Thuận 2 bắc qua sông Tiền đang được xây dựng với tổng số vốn đầu tư là 5.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh hàng triệu công nhân trong cả nước không có tiền mua nhà, dù là nhà ở xã hội theo mức giá của Nhà nước, giả sử một căn nhà xã hội có diện tích 50 mét vuông với giá 20 triệu đồng mỗi mét vuông thì số tiền bà Lan đã chiếm đoạt đủ để mua nhà cho 304.000 công nhân.
Đó chỉ là mới tính số tiền thiệt hại ở mức nhỏ nhất là 12,5 tỷ đô la, chưa tính tiền lời và tiền thiệt hại do vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, cũng như chưa tính số dư nợ mà hệ sinh thái của bà Lan không còn khả năng thanh toán cho SCB là 28 tỷ đô la.
Vụ án của bà Lan cũng có số tiền hối lộ cho một cá nhân được biết lớn nhất trong lịch sử tố tụng của Việt Nam, với cáo buộc bà Lan đã hối lộ 5,2 triệu đô la cho bà Đỗ Thị Nhàn, trưởng đoàn thanh tra do Ngân hàng Nhà nước cử tới thanh tra ngân hàng SCB. Khoản hối lội đó là để bà Nhàn bao che cho những vi phạm tại SCB.
‘Căm giận bọn hút máu dân’
Trao đổi với VOA, luật sư Trần Quốc Thuận, vốn từng là phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, bày tỏ lòng ‘căm giận, căm thù’ đối với bà Lan và đồng bọn của bà trong vụ án này mà ông mô tả là ‘bọn hút máu dân’.
Theo quan sát của ông, người dân và cán bộ khi nghe thông tin về vụ án ‘đều có cảm giác rất bàng hoàng’, nhưng do ‘đã chai lì’ trước những vụ việc tham nhũng lớn nên ‘nghe rồi tặc lưỡi vậy thôi’.
"Đây là vụ án chưa từng thấy, lớn nhất kể từ khi có Đảng cộng sản cầm quyền", ông Thuận cho biết.
Ông Nguyễn Hữu Vinh, còn được biết đến là blogger Ba Sàm, nhận định với VOA rằng hậu quả kinh tế trong vụ án của bà Trương Mỹ Lan là ‘rất khủng khiếp’.
Ông nhắc lại các vụ án kinh tế chấn động ở Việt Nam ở thế kỷ trước như vụ Nước hoa Thanh Hương của Nguyễn Văn Mười Hai, vụ Epco Minh Phụng cũng có số nạn nhân bị lừa đảo ‘đông khủng khiếp’ nhưng về quy mô thiệt hại thì ‘không thể so được với vụ án bà Trương Mỹ Lan’.
‘Tầm mức khuynh loát của vụ việc trong hệ thống ngân hàng và cả trong chính quyền rất là ghê gớm", ông nhận định.
Blogger này cho rằng hai vấn đề quan ngại hiện nay là tác động của vụ việc đối với hệ thống ngân hàng của Việt Nam – phải làm sao tránh sụp đổ dây chuyền – và bồi thường cho các nạn nhân của SCB như thế nào.
Tuy nhiên, ông cho rằng chính quyền Việt Nam ‘vẫn có thể giải quyết được hậu quả ở SCB’. Kể từ khi bà Lan bị bắt hồi tháng 10 năm ngoái, ngân hàng này đã bị Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt và hiện tại mọi hoạt động vay, gửi tiền ở ngân hàng này vẫn diễn ra bình thường.
Sẽ khắc phục được bao nhiêu ?
Chuyên gia tài chính-ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cũng cho rằng đây là vụ án ‘vô tiền khoáng hậu’ trong lịch sử tố tụng của Việt Nam.
"Cái mà có lẽ đau lòng nhất là ngoài kia có hàng chục nghìn nạn nhân là những nhà đầu tư vào các trái phiếu của Vạn Thịnh Phát", ông Hiếu nói.
Các công ty con trong tập đoàn Vạn Thịnh Phát của bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc đã có hành vi gian dối trong phát hành trái phiếu thông qua ngân hàng SCB để chiếm đoạt số tiền lên đến 2,4 tỷ đô la của hơn 40.000 nạn nhân, đa số là dân lao động và tầng lớp trung lưu, trên khắp cả nước. Vụ án này đang được công an tách ra để điều tra riêng.
Ông Hiếu bày tỏ băn khoăn ‘không biết chừng nào các nạn nhân trái phiếu mới nhận lại được tiền’ vì ‘với mức độ nghiêm trọng như thế thì việc điều tra các tài sản liên quan cũng sẽ mất đến vài năm’.
Chẳng hạn việc xử lý các tài sản đã bị thu hồi của bà Lan và tập đoàn Vạn Thịnh Phát sẽ gặp những vướng mắc như là ‘đứng tên chủ quyền của ai’ và ‘tính cách pháp lý như thế nào’, ông chỉ ra.
Còn đối với những người gửi tiền vào SCB, chuyên gia này cho rằng ‘không đáng lo’ vì số tiền của họ ‘được công ty bảo hiểm tiền gửi quốc gia đảm bảo’.
"Trong trường hợp SCB phá sản thì những người gửi tiền tại SCB sẽ được bảo hiểm tới mức mà pháp luật quy định", ông giải thích. "Còn những ai gửi nhiều hơn mức đó thì phải đợi cho đến khi tất cả tài sản của SCB được thanh lý thì mới được bồi thường tiếp".
Trả lời câu hỏi liệu vụ việc ở SCB có tác động dây chuyền đến hệ thống ngân hàng Việt Nam hay không, vị chuyên gia này cho rằng ‘có thể có’ vì ‘trong hệ thống ngân hàng, các ngân hàng dù có tài sản riêng biệt nhưng lại vay mượn lẫn nhau’.
"Nó có thể tạo ra sự bất an cho khách hàng của các ngân hàng khác. Trường hợp SCB có thể Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ tìm cách cô lập nó để tác động không có tính chất lan toả", ông nói.
Theo quan sát của VOA, bên cạnh việc bày tỏ sự phẫn nộ, nhiều người dân và một số cơ quan báo chí Việt Nam như Tạp chí điện tử Pháp Lý và Tạp chí Giáo dục Việt Nam còn chỉ trích, chất vấn về trách nhiệm của các cơ quan quản lý cũng như mức độ chặt chẽ của các quy định pháp luật.
Họ cho rằng các sai phạm, sự ‘buông lỏng quản lý’ không chỉ dừng lại ở bà Đỗ Thị Nhàn, trưởng đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nước, vì vậy, nhà chức trách cần điều tra kỹ lưỡng thêm nữa để làm rõ còn có những quan chức nào liên quan, đồng thời để bịt lại các ‘kẽ hở’, ‘lỗ hổng’ nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự trong tương lai.
Nguồn : VOA, 29/11/2023
**********************
Vạn Thịnh Phát : Vì sao bà Trương Mỹ Lan bị cho là 'rút của SCB' hơn 1 triệu tỷ VND mà bị xử lý 304.096 tỷ ?
BBC, 28/01/2023
Trong vòng 10 năm, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan, cùng đồng phạm được cho là rút hơn 1 triệu tỷ đồng từ Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), trong đó bà Lan bị cáo buộc chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng.
Vì sao có sự khác biệt đó ? Ở bài viết này, BBC sẽ giải thích những con số trong vụ đại án Vạn Thịnh Phát. Các số liệu trong bài là từ kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an Việt Nam. BBC không có điều kiện kiểm chứng các con số này.
Con số 1 triệu tỷ đồng là gì ?
Là tổng số tiền mà bà Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã chỉ đạo cho các cá nhân, tổ chức thực hiện vay từ ngân hàng SCB, qua 2.527 khoản vay, từ ngày 01/01/2012 đến 07/10/2022, theo kết luận điều tra của cơ quan công an.
Nhưng đến ngày 17/10/2022, nhóm khách hàng của bà Trương Mỹ Lan còn 1.284 khoản vay với tổng dư nợ là 677.286 tỷ đồng (27,87 tỷ USD), gồm 483.971 nợ gốc và 193.315 nợ lãi. Đây là số tiền được xác định là không thể thu hồi.
Con số 677.286 tỷ đồng được chia làm hai giai đoạn.
- Từ năm 2012-2017 là 132.247 tỷ (68.305 tỷ nợ gốc và 63.942 tỷ lãi)
- Từ năm 2018-2022 là 545.039 tỷ (415.666 tỷ nợ gốc và 129.373 tỷ lãi)
Vì sao chia làm hai giai đoạn ?
Bộ luật Hình sự 2015, bổ sung sửa đổi 2017 và bắt đầu có hiệu lực từ năm 2018 mở rộng nội hàm khái niệm để xử lý hành vi tham nhũng tại doanh nghiệp ngoài nhà nước, tức khu vực tư nhân
"Tham ô tài sản" là một tội danh thuộc nhóm các tội phạm tham nhũng.
Như vậy, từ 2012-2017, tuy đã có luật hình sự về tham ô tài sản nhưng chưa mở rộng áp dụng cho tổ chức, cơ quan ngoài nhà nước nên tội tham ô không áp dụng lên bà Trương Mỹ Lan. Các sai phạm của bà Lan và đồng phạm trong giai đoạn này được quy vào tội danh "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, các hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng".
Còn sai phạm của bà Lan từ 2018-2022, với Bộ luật Hình sự đã đi vào hiệu lực năm 2018, có quy định xử lý tội "Tham ô tài sản" trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước thì bà Lan bị đề nghị tội này.
Biểu đồ giải thích hai giai đoạn gắn với hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan
304.096 tỷ đồng là gì ?
Đây là con số mà Cơ quan Cảnh sát điều tra thuộc Bộ Công an kết luận bà Trương Mỹ Lan đã chiếm đoạt của SCB trong giai đoạn 2018-2022. Con số này được Cảnh sát điều tra quy vào tội "Tham ô tài sản", quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Con số này được tính bằng cách lấy tổng số nợ gốc là 415.666 tỷ mà bà Mỹ Lan và đồng phạm được cho là đã rút từ SCB từ 2018-2022 qua việc lập khống 916 hồ sơ vay, trừ đi giá trị tài sản đảm bảo có tính pháp lý là 111.570 tỷ đồng, ra con số 304.096 tỷ đồng. Đây là số tiền mà bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt, gắn với tội danh "Tham ô tài sản".
Bên cạnh số tiền trên, lãi phát sinh từ nợ gốc lên tới 129.373 tỷ đồng. Như vậy, tổng thiệt hại bà Lan và đồng phạm gây ra được công an xác định là hơn 433.469 tỷ đồng.
Hình phạt cao nhất của tội Tham ô tài sản ?
Theo luật sư Phùng Thanh Sơn, Giám đốc Công ty luật Thế Giới Luật Pháp, tội "Tham ô tài sản" có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình.
"Tuy nhiên, trong quá trình lượng hình, nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì có thể được hưởng mức án thấp hơn", luật sư Sơn nhận định.
Theo cơ quan điều tra, giúp sức cho bà Lan trong hành vi "Tham ô tài sản" là hàng loạt nhân sự cấp cao của SCB như các nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB - ông Đinh Văn Thành, và ông Bùi Anh Dũng. Hàng loạt những người khác giữ chức vụ cao đều được xem là "tay chân" của bà Trương Mỹ Lan và cũng chịu chung tội danh "Tham ô tài sản".
Trong số những nhân vật này có bà Trương Huệ Vân (cháu ruột bà Trương Mỹ Lan), là Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Tập đoàn VTP và được cho là người trực tiếp sử dụng số tiền mà VTP rút khỏi SCB, bằng việc dựng lên nhóm 52 công ty "ma" để tạo các khoản vay khống. Ông Dương Tấn Trước, Tổng giám đốc Công ty Tường Việt, cũng góp phần lập các hồ sơ vay khống để rút ruột SCB.
Ông Hồ Bửu Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VTP, được cho là "kiến trúc sư" tham mưu cho bà Lan để bày binh bố trận các khoản vay khống.
Bà Nguyễn Phương Anh, Phó Tổng giám đốc Công ty Sài Gòn Peninsula, giữ vai trò chỉ đạo cho nhóm nhân viên của Tập đoàn VTP lập ra các pháp nhân "ma" và là người điều hành việc sử dụng dòng tiền sau khi giải ngân theo chỉ đạo của bà Lan.
Ông Bửu Phương và bà Huệ Vân là những người bị bắt cùng lúc với bà Mỹ Lan vào tháng 10/2022.
64.621 tỷ đồng là gì ?
Đây là con số mà bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm đã gây thiệt hại trong giai đoạn từ năm 01/01/2012 - 31/12/2017.
Những vi phạm của bà Lan và đồng phạm trong giai đoạn này được cơ quan điều tra liệt vào tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng"... quy định tại Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Khung hình phạt cao nhất của tội này là 20 năm tù giam.
Trong giai đoạn này, bà Lan đã chỉ đạo hợp thức 3.680 hồ sơ vay vốn để SCB giải ngân cho 304 khách hàng thuộc nhóm bà Lan qua 204 mã tài sản.
Tính đến ngày 17/10/2022, dư nợ này còn hơn 132.247 tỷ đồng, gồm 68.306 tỷ đồng nợ gốc và 63.942 tỷ đồng nợ lãi, được xếp vào nhóm không có khả năng thu hồi.
Trên 204 mã tài sản đảm bảo, theo đánh giá của Ngân hàng SCB, chỉ có 96 mã tài sản có đủ pháp lý trích lập dự phòng rủi ro.
Vì vậy, sau khi trừ đi các tài sản đủ điều kiện và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm trị giá 67.626 tỷ từ 204 mã tài sản nói trên, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm bị cáo buộc gây thiệt hại 64.621 tỷ đồng.
Nguồn : BBC, 28/11/2023
Phần 1
Chết và hóa giải trách nhiệm
Vấn đề đầu tiên là hàng loạt những trường hợp đột tử có liên quan đến việc khởi tố vụ án song Kết luận điều tra chỉ xác định gọn lỏn "đã chết".
Tuy nhiên sau đó chỉ hai ngày, một trong năm bị can đầu tiên là bà Nguyễn Phương Hồng đột tử trong trại tạm giam.
Nếu có và chịu khó dành thời gian đọc hết 300 trang "Kết luận điều tra vụ án Tham ô tài sản, Vi phạm quy địnhvề hoạt động của ngân hàngvà hoạt động khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Tham ô tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảnxảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan" mà ông Nguyễn Ngọc Lâm – Thiếu tướng Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra của Bộ Công an - ký ngày 12/11/2023, hẳn sẽ nhận ra nơi soạn và phát hành văn bản này chưa "xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ" như quy định tại Điều 15 của Bộ Luật Tố tụng hình sự (1).
***
Vấn đề đầu tiên là hàng loạt những trường hợp đột tử có liên quan đến việc khởi tố vụ án song Kết luận điều tra chỉ xác định gọn lỏn "đã chết".
Theo trang 1 của Kết luận điều tra thì vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát được khởi tố vào ngày 7/10/2022, năm người đầu tiên bị khởi tố là để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên sau đó chỉ hai ngày, một trong năm bị can đầu tiên là bà Nguyễn Phương Hồng đột tử trong trại tạm giam. Vào thời điểm thực hiện quyết định khởi tố và lệnh tạm giam, qua báo giới, công an xác định bà Hồng là "Trợ lý của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát" nhưng một số cơ quan truyền thông bên ngoài Việt Nam, trong đó có VOA Việt ngữ tìm thấy những dữ liệu cho thấy thông tin về nghề nghiệp và nơi làm việc của bà Hồng không chính xác.
Chẳng hạn ngày 11/10/2023, Infonet – cơ quan ngôn luận của Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam – tố cáo "SCB bất ngờ gỡ bỏ toàn bộ thông tin giới thiệu các thành viên Hội đồng quản trị" và theo Infonet thì bà Hồng "có hơn 11 năm kinh nghiệm trong ngành ngân hàng, từng đảm nhiệm nhiều vị trí tại SCB như : Trưởng phòng Tín dụng, Trưởng phòng Kinh doanh, Trưởng phòng Hỗ trợ kinh doanh, Phó Giám đốc chi nhánh, Giám đốc chi nhánh, Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định kiêm Giám đốc chi nhánh, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng Giám đốc phụ trách khối Tái thẩm định Ngân hàng SCB".
Tố cáo vừa kể vô tình xác định công an cố tình vi phạm Khoản 2, Điều 179 của Bộ luật Tố tụng hình sự (chủ động khiến công chúng nhận biết sai về nhân thân bị can) nên đó có thể là lý do khiến Infonet... tự ý đục bỏ tố giác của chính mình(2). Ở trang 15 của Kết luận điều tra mới công bố, công an chính thức xác định bà Nguyễn Phương Hồng là một trong những "lãnh đạo chủ chốt của SCB" và "chết vào ngày 9/10/2023, khi đã khởi tố bị can". Điều tra các vi phạm pháp luật nhưng chủ động vi phạm pháp luật khiến công chúng hiểu sai về thực trạng SCB và thản nhiên bỏ qua vi phạm này của chính mình thì có đáng tin về mức độ "khách quan, vô tư" chăng ?
Cần lưu ý, việc bịa đặt chức vụ và nơi làm việc của bà Hồng nhằm giữ cho SCB không sụp đổ. Sự gian trá của công an và các viên chức cao cấp của Ngân hàng Nhà nước đã tạo ra một vụ "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" khác. Đây là tin báo chí Việt Nam từng loan và đó chính là bằng chứng :Cuối ngày 13/10/2022, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, nhiều khách hàng, người dân sau khi nhận được thông tin tư vấn, giải thích từ đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã yên tâm và gửi tiền lại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Cuối ngày hôm nay lượng tiền gửi trở lại ngân hàng SCB đạt gần 12.000 tỉ, tăng gấp đôi so với hôm qua là 6.000 tỉ đồng(3).
Nếu đặt những thông tin vừa đề cập bên cạnh nhận định của công an tại trang 5 Kết luận điều tra :Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỉ đồng - tự nhiên sẽ thấy việc ngụy tạo chức vụ và nơi làm việc của bà Hồng nghiêm trọng, tàn tệ đến mức nào. Chưa kể, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn cho phép công an càn rỡ đến mức "khuyến cáo tất cả các tổ chức, cá nhân không đăng tải, chia sẻ, phát tán hoặc bình luận đồng thuận với tin giả, tin sai sự thật, tin gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự" và từ tháng 10 đến tháng 12/2022 đã xử lý hàng chục người bình luận về SCB để răn đe dân chúng(4).
***
Ở Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, con người chẳng là gì cả, bị can chết trong khi tạm giam được xem là chuyện bình thường, cũng vì vậy, không có bất kỳ cá nhân nào phải chịu trách nhiệm về việc bà Nguyễn Phương Hồng đột tử, cũng không có bất kỳ cá nhân hữu trách nào yêu cầu báo cáo – xác định để bà Hồng đột tử, những ai phải chịu trách nhiệm, dân chúng cũng không được phép biết vì sao lại thế và vu án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB, các đơn vị, tổ chức có liên quan không chỉ có một trường hợp bất đắc kỳ tử. Nếu chịu khó nhìn lại những trường hợp đột tử có thể tự nhận định Kết luận điều tra chỉ nhằm kết thúc một vụ án hay nhằm xác định sự thật của vụ án...
Tòa nhà Times Square ở trung tâm Sài Gòn thuộc tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Quyết định khởi tố vụ án "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng với quyết định khởi tố và tạm giam năm bị can đầu tiên được ký và thực hiện ngày 7/10/2022 nhưng trước đó một ngày – hôm 6/10/2023 – ông Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt) đột tử tại tư gia (5). Vào thời điểm đó, dựa vào các thông tin trên mạng xã hội, tờ Người Việt cho biết, ông Thành "té lầu" (6). Việc ông Thành "bất đắc kỳ tử" chỉ trước khi những cá nhân dính líu sâu đến hoạt động của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị khởi tố và tạm giam một ngày có phải là ngẫu nhiên không ?
Không thể khẳng định là có hay không nhưng đây là nhận định của công an trong Kết luận điều tra (Kết luận điều tra) vừa được công bố : "Hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" được chia làm bốn nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau". Trong bốn nhóm này, tại trang 5 và 6, Kết luận điều tra xác định nhóm thứ nhất là "nhóm định chế tài chính" và nguyên văn như sau : "Nhóm định chế tài chính Việt Nam gồm SCB, Công ty Chứng khoán Tân Việt, Công ty cổphần Đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú" ! Không chỉ có ông Thành, lãnh đạo của một doanh nghiệp quan trọng trọng nhóm thứ hai mà Kết luận điều tra xác định là "Nhóm công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam" là ông Nguyễn Ngọc Dương (Tổng Giám đốc Saigon Peninsula) cũng đột tử.
Tại trang 8, Kết luận điều tra chỉ xác định ông Dương – người đứng đầu Công ty cổ phần Tập đoàn Saigon Peninsula, pháp nhân đứng hàng thứ ba trong số "các pháp nhân có liên quan đến vụ án" (chỉ sau Công ty cổ phần Tập đoàn Van Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lam là Chủ tịch Hội đồng quản trị và Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát do em dâu bà Lan là bà Ngô Thanh Nhã làm Tổng Giám đốc) – "đã chết" nhưng ông Dương chết hoàn toàn khác thường. Tờ Người Việt dẫn các thông tin trên mạng xã hội cho biết, ông Dương tự tử bằng cách nhảy từ một căn hộ ở tầng 12 thuộc chung cư Grand Riverside, tọa lạc ở 278 – 283 đường Bến Vân Đồn, quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh xuống đất vào sáng 14/10/2023.
Vụ tự tử của ông Nguyễn Ngọc Dương, 49 tuổi, xảy ra đúng một tuần sau khi năm bị can đầu tiên trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt. Vào thời điểm đó, người sử dụng mạng xã hội chuyển cho nhau xem"Lời dặn gia đình" được cho là đã tìm thấy trong người ông Dương. Qua lá thư tuyệt mạng chỉ có sáu dòng, ông Dương căn dặn vợ "nghỉ việc, lo cho hai conem nhé", căn dặn con trai "giá nào cũng phải học thành tài, lo cho gia đình và đất nước", con gái "mạnh mẽ và học nhé !" Rồi kết thúc bằng : "Ba đã phải trả giá bằng cả cuộc đời, nên gia đình phải hạnh phúc !". Tuy nhiên chỉ có mạng xã hội và các cơ quan truyền thông bên ngoài Việt Nam công bố những thông tin này.
***
Từ khi báo giới Việt Nam khai thác các Kết luận điều tra, chẳng mấy người tin vụ án "Tham ô tài sản, Vi phạm quy địnhvề hoạt động của ngân hàngvà hoạt động khác liên quan đến hoạt động của ngân hàng, Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Tham ô tài sản, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sảnxảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan" chỉ vì "100% thành viên Đoàn thanh tra nhận tiền để dung túng SCB" (7). Chẳng lẽ những người nếu không hỗ trợ thì cũng làm ngơ để bà Lan thâu tóm vô số bất động sản thuộc loại đắc địa trong vài thập niên, rồi thâu tóm SCB và tiếp tục "chọc trời, khuấy nước" thêm một thập niên nữa hoàn toàn vô tư nên vô can ?
Nếu ông Thành không "đột tử" tại tư gia trước khi quyết định khởi tố vụ án được công bố, lệnh khởi tố và tạm giam bị can được thực thi, bà Hồng không "đột tử" trong trại tạm giam, ông Dương không tự tử... công an có thể khoanh lại rồi trút toàn bộ trách nhiệm quản trị - điều hành của hệ thống công quyền lên các viên chức tham gia thanh tra SCB không ? Hai tháng trước khi bà Trương Mỹ Lan bị khởi tố, một vài cơ quan truyền thông tại Việt Nam từng đề cập đến những trục trặc trong việc thực hiện Dự án Khu công viên Mũi Đèn Đỏ và nhà ở đô thị tọa lạc tại phường Phú Tân, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh mà Công ty cổ phần Tập đoàn Saigon Peninsula đang làm chủ đầu tư.
Năm 2007, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đã giao khoảng 110 héc ta đất cho liên doanh có Vạn Thịnh Phát. Dự án không được thực hiện nên chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh phải gia hạn lần một vào năm 2009 và lần hai vào năm 2011. Bởi dự án còn khoảng 8 héc ta nữa cần thương lượng với dân sở tại để trả tiền bồi thường, nhận chuyển nhượng nhưng không thực hiện đúng thỏa thuận nên cuối năm 2022, có 29 gia đình kiện Saigon Peninsula – đại diện của Vạn Thịnh Phát ở Tòa án quận 7 đòi phải thanh toán khoảng 2.100 tỉ đồng tiền đền bù đất và lãi suất do chậm thanh toán. Dù Saigon Peninsula không xuất trình được chứng cứ đã thanh toán cho người được ủy quyền nhưng tòa án vẫn bác đơn kiện của dân(8)...
Những lùm xùm kiểu đó cho thấy, dính dáng đến bà Lan và Vạn Thịnh Phát không chỉ có thanh tra ngân hàng... Ngày 19/11/2022 – hai tháng rưỡi sau khi bà Trương Mỹ Lan bị tạm giam – báo chí Việt Nam loan tin ông Hứa Ngọc Thuận (cựu Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh từ 2009 đến 2016) "qua đời saumột tai nạn tại nhà riêng trong khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh" (9), nhiều người sử dụng mạng xã hội không tin đó là "tai nạn", họ cho rằng ông Thuận tự tử, cũng như họ không tin rằng ông Nguyễn Văn Hùng (Ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng đảm nhiệm vai trò Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam) "đột ngột từ trần" hai ngày sau khi ông Thuận bị "tai nạn" (10) là "bình thường" (11)...
***
Cố tình cung cấp thông tin sai lạc, vừa hăm dọa vừa trừng phạt để răn đe - ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, nhận định và lập lờ trong việc xác nhận sự kiện là lý do chính khiến Kết luận điều tra vụ án có liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát trở thành hết sức đáng ngờ khi thiên hạ chịu khó so sánh, đối chiếu với những gì họ đã biết. Trong bối cảnh như hiện nay và từ chính nội dung được thể hiện trong Kết luận điều tra, liệu sự mệnh một của những nhân vật liên quan đến Vạn Thịnh Phát có phải là những sự kiện ngẫu nhiên mà nhờ vậy hóa giải trách nhiệm cho nhiều nơi, nhiều người ?
Chú thích
(5) https://vietnamnet.vn/chu-tich-chung-khoan-tan-viet-nguyen-tien-thanh-dot-ngot-qua-doi-2067746.html
(7) https://vnexpress.net/100-thanh-vien-doan-thanh-tra-nhan-tien-de-dung-tung-cho-scb-4679130.html
(8) https://vietnambiz.vn/dien-bien-moi-tai-du-an-mui-den-do-2022831143136379.htm
(11) https://baotiengdan.com/2023/11/22/dang-va-nha-nuoc-phai-chiu-trach-nhiem-ve-qua-bom-van-thinh-phat/
***************************
Phần 2
Luật pháp có thể... đút túi ?
18 trong số 25 viên chức đã nhận tiền, quà của SCB trong khi thi hành công vụ và nay bị Cơ quan điều tra đề nghị truy tố có một người được cho làđã phạm tội "nhận hối lộ" và 16 người bị cho làđã phạm tội"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ"
Tổng hành dinh Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn.
Theo Điều 354 Bộ Luật hình sự hiện hành(1) thì bất kỳ ai "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ" cũng là "nhận hối lộ".
Theo Kết luận điều tra (Kết luận điều tra) vụ án "xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan",có ít nhất 25 viên chức đã nhận tiền, quà của SCB trong khi thi hành công vụ để "làm hoăc không làm" đúng chức trách, dẫn đến thiệt hại như đã biết song chỉ có 18/25 người là bị can của vụ án.
Nếu chịu khó đối chiếu các tình tiết được nêu trong Kết luận điều tra và nhận định của công an Việt Nam hẳn sẽ thấy, cơ quan điều tra (Cơ quan điều tra) có thể tùy nghi diễn giải và áp dụng pháp luật. Luật pháp chẳng khác gì một loại đồ vật có thể dễ dàng bỏ vào hoặc lấy ra từ trong túi của bộ phận bảo vệ, thực thi pháp luật.
***
18 trong số 25 viên chức đã nhận tiền, quà của SCB trong khi thi hành công vụ và nay bị Cơ quan điều tra đề nghị truy tố có một người được cho là đã phạm tội "nhận hối lộ" (bà Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng 2 thuộc Ngân hàng Nhà nước), một người bị cho là đã phạm tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" (ông Nguyễn Văn Du, Quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước) và 16 người bị cho là đã phạm tội"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" bao gồm : Một Phó Chánh thanh tra, một Thanh tra viên cùng của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước. Hai Cục phó, một Trưởng phòng, hai Phó phòng cùng của Cục Thanh tra giám sát ngân hàng 2 thuộc Ngân hàng Nhà nước. Một Phó Giám đốc, ba Phó Chánh Thanh tra, một Phó phòng cùng của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng ở Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước. Hai Thanh tra viên của Vụ Khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp của Thanh tra Chính phủ. Một Phó Chánh thanh tra của Kiểm toán Nhà nước. Một Phó ban của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia. Tuy mô tả, nhận định của Cơ quan điều tra về hành vi của họ giống hệt nhau nhưng Cơ quan điều tra lại đề nghị truy tố họ các tội khác nhau.
Đây là nhận định của Cơ quan điều tra về bà Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước, Trưởng đoàn Thanh tra SCB trong cả hai đợt ở trang 216 Kết luận điều tra : "Đỗ Thị Nhàn với tư cách là Trưởng Đoàn Thanh tra, đã nhận 5,2 triệu USD (tương đương 118.143.400.000 đồng),bao che, bưng bít cho các sai phạm của Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB ; báo cáo các cấp không trung thực, không đầy đủ, sai lệch kết quả thanh tra theo hướng giảm nhẹ sai phạm để tạo điều kiện giúp cho Ngân hàng SCB tiếp tục được tái cơ cấu, dẫn đến Ngân hàng Nhà nước, chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB ; các hành vi làm trái công vụ của Đỗ Thị Nhàn, quy định của pháp luật thanh tra là phương thức, thủ đoạn để Nhàn giúp đỡ Lan, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB và thực hiện thành công hành vi nhận hối lộ. Hành vi của Nhàn đã phạm vào tội "Nhận hối lộ", quy định tại Khoản 4, Điều 354 Bộ Luật hình sự".
Còn đây là nhận định của Cơ quan điều tra về ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh thanh tra của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước, cấp trên của bà Nhàn và là người trực tiếp chỉ đạo, giám sát công việc thanh tra SCB của bà Nhàn ở trang 216 Kết luận điều tra : "Nguyễn Văn Hưng vì vụ lợi, động cơ mục đích cá nhân đã chỉ đạo Đỗ Thị Nhàn, Trưởng đoàn thanh tra ; Nguyễn Thị Phụng, Phó Trưởng đoàn và Tổ Tổng hợp (Nguyễn Tuấn Anh, Vũ Khánh Linh) xây dựng dự thảo, chỉnh sửa, hoàn thiện các báo cáo Ngân hàng Nhà nước và chính phủ, nội dung thể hiện không trung thực, không đầy đủ về : Tình hình, thực trạng tài chính yếu kém của Ngân hàng SCB ; Che giấu, không báo cáo về vi phạm, sai phạm của Ngân hàng SCB, sai lệch với kết quả thanh tra, tạo điều kiện cho Ngân hàng SCB được tiếp tục thực hiện các phương án tái cơ cấu, dẫn đến Ngân hàng Nhà nước, chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB".
Theo Kết luận điều tra : "Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của Người ra Quyết định Thanh tra và Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Nguyễn Văn Hưng khai đã nhiều lần nhận tổng số tiền 139.000 USD (quy đổi theo tỷ giá trung tâm các lần nhận tiền, tương đương 8.730.540.000 đồng)... đã phạm vào tội ‘lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ quy định tại Khoản 3 Điều 356 Bộ Luật Hình sự năm 2015 với vai trò là người chỉ đạo".
Rõ ràng hành vi phạm tội của bà Nhàn và ông Hưng chẳng khác gi nhau, nếu đọc lại các dòng đã được tô đậm, tự nhiên sẽ thấy, khi soạn thảo Kết luận điều tra, Cơ quan điều tra còn... sao chép nhận định về hậu quả bà Nhàn gây ra để đánh giá về tính chất, mức độ phạm tội của ông Hưng, chưa kể, ông Hưng mới là người chỉ đạo, ông không yêu cầu, không tán thành, bà Nhàn không thể "đổi đen thành trắng", thế thì tại sao chỉ có bà Nhàn bị xem là "nhận hối lộ" hình phạt nằm trong khung từ "20 năm, tù chung thân hoặc tử hình", còn ông Hưng chỉ bị xem là "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ",hình phạt chỉ nằm trong khung từ "10 năm đến 15 năm" ? Trong Kết luận điều tra về vụ án "xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan" có rất nhiều trường hợp như vừa đề cập : Hành vi phạm tội được Cơ quan điều tra mô tả, nhận định giống nhau nhưng khi xác định tội danh lại rất khác và... hình phạt khác hoàn toàn. Xin tham khảo thêm các trường hợp liên quan đến một số viên chứ c ở Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước...
Tại trang 242 và 243 Kết luận điều tra, Cơ quan điều tra nhận định như thế này về hành vi phạm tội của các ông Nguyễn Văn Dũng (Phó Giám đốc Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước), Võ Văn Thuần (Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra giám sát ngân hàng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước), Phan Tấn Trung (Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra giám sát ngân hàng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước), Nguyễn Tín (Phó phòng Thanh tra hành chính, Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Phòng chống tham nhũng, Cục Thanh tra giám sát ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng Ngân hàng Nhà nước) và bà Nguyễn Thị Phi Loan (Phó Chánh Thanh tra phụ trách Thanh tra giám sát ngân hàng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của Ngân hàng Nhà nước) : "Nguyễn Văn Dũng, Võ Văn Thuần, Phan Tấn Trung, Nguyễn Thị Phi Loan, Nguyễn Tínvới vai trò là lãnh đạo Cục 2, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra giám sát ngân hàng Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Tổ trưởng Tổ ááo hoặc báo cáo không trung thực các hành vi sai phạm và thực trạng tài chính rất xấu của Ngân hàng SCB lên Ngân hàng Nhà nước và Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng ; Không kiến nghị Ngân hàng Nhà nước đưa SCB vào diện kiểm soát toàn diện ; Không kiến nghị Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước ; Không kiến nghị Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước thanh tra pháp nhân SCB để kịp thời xử lý các sai phạm ; Thu hẹp phạm vi thanh tra không đúng với đề xuất của Tổ giám sát, cố ý làm trái với ý kiến chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời quá trình thực hiện, chỉ đạo công tác thanh tra, giám sát đối v ới Ngân hàng SCB, các cá nhân nêu trên đã nhận của Ngân hàng SCB từ 470 triệu đến 1,8 tỷ đồng".
Đáng nói là dù cho rằng :"Hậu quả của các hành vi sai phạm và nhận tiền của các cá nhân tại Cục 2, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Tổ giám sát đã để cho nhóm Trương Mỹ Lan và SCB thực hiện hoạt động cho vay lũy tiến từng năm để Trương Mỹ Lan rút tiền sử dụng cá nhân/trả nợ cho các khoản vay trước đó nhằm che giấu thực trạng hoạt động tín dụng xấu của SCB, thiệt hại đến nay với số tiền đặc biệt lớn (dư nợ của các tổ chức, cá nhân thuộc nhóm Trương Mỹ Lan tính đến ngày 17/10/2022 là 677.286 tỉ đồng)" nhưng Cơ quan điều tra chỉ xác định ông Dũng, ông Thuần, ông Trung, bà Loan, ông Tín phạm tội‘lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ’ với hình phạt chỉ nằm trong khung từ "10 năm đến 15 năm"! Ở Cộng hòa XHCN Việt Nam, không dễ để bị xem là... "nhận hối lộ" có thể vì hình phạt dành cho hành vi "nhận hối lộ" nặng tới mức các hệ thống không đành xuống tay với "đồng đội, đồng chí" song cũng có thể vì công an... cũng thế - cũng như các viên chức mà họ điều tra! Kết luận điều tra không chỉ có những chuy ện vừa kể...
Trong Kết luận điều tra vụ án "xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan", Cơ quan Điều tra không chỉ bày ra sự tùy tiện vừa đáng ngại, vừa đáng ngờ khi diễn giải và áp dụng pháp luật.
Trong Kết luận điều tra vụ án "xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan",Cơ quan điều tra không chỉ bày ra sự tùy tiện vừa đáng ngại, vừa đáng ngờ khi diễn giải và áp dụng pháp luật. Chẳng hạn cùng nhận tiền để làm ngơ cho SCB hưởng lợi nhưng Cơ quan điều tra xác định chỉ có bà Đỗ Thị Nhàn - Cục trưởng Cục Thanh tra giám sát ngân hàng 2 thuộc Ngân hàng Nhà nước phạm tội "nhận hối lộ", 17 viên chức còn lại thì phạm tội"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" dù mô tả về hành vi phạm tội và nhận định của chính Cơ quan điều tra về hậu quả do hành vi phạm tội của 17 người đó chẳng khác gì so với mô tả về hành vi phạm tội và nhận định của Cơ quan điều tra về hậu quả do hành vi phạm tội của bà Nhàn gây ra.
Sự tùy tiện trong diễn giải và áp dụng pháp luật còn thể hiện ở chuyện bỏ qua, "không xem xét trách nhiệm hình sự" cho bảy viên chức (ba của Kế toán Nhà nước, ba của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước, một của Thanh tra chính phủ) là thành viên Đoàn Thanh tra SCB. Trong bảy người này, có ba người nhận 100 triệu đồng, ba người nhận 9.000 USD và 100 triệu đồng, một người nhận 6.000 USD và 50 triệu đồng từ đối tượng bị thanh tra. Trang 227 của Kết luận điều tra giải thích, sở dĩ các ông bà Lại Văn Bách, Bùi Vũ Hồng Trang, Phạm Thị Thùy Linh, Phạm Quốc Thịnh, Phạm Hồng Linh, Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Hà Linh được tha vì "không giữ chức vụ, vai trò thứ yếu, bị động, phụ thuộc theo ý kiến chỉ đạo, áp đặt của Đỗ Thị Nhàn Trưởng đoàn trong quá trình thanh tra. Quá trình làm việc với Cơ quan điểu tra đã thành khẩn, chủ động khai báo về sai phạm và việc nhận tiền trong quá trình thanh tra, đã nộp khắc phục toàn bộ số tiền đã nhận từ SCB, hợp tác tích cực giúp cơ quan điều tra nhanh chóng làm rõ vụ án".
Cừ tìm đọc chín trang từ 217 đến 226 trong Kết luận điều tra, mô tả về hành vi phạm tội và nhận định về hậu quả mà các thành viên Đoàn Thanh tra SCB gây ra, ắt sẽ thấy có những người cũng"không giữ chức vụ, vai trò thứ yếu, bị động, phụ thuộc theo ý kiến chỉ đạo, áp đặt của Trưởng đoàn trong quá trình thanh tra" như ông Nguyễn Duy Phương - chỉ nhận khoảng 45 triệu đồng và cũng đã chủ động nộp lại tiền, được Cơ quan điều tra ghi nhận là "khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi phạm tội" (trang 225 và trang 226) nhưng vẫn bị đề nghị truy tố về tội"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Nhiều thành viên khác trong Đoàn Thanh tra SCB, tuy có chức vụ như ông Vương Đỗ Anh Tuấn (Tổ trưởng Tổ 3 của đợt thanh tra đầu, Tổ trưởng Tổ 2 của đợt thanh tra thứ hai) được ghi nhận "đã chủ động khai báo thành khẩn" về việc nhận 40.000 Mỹ kim và hai cái áo, đồng thời đã "chủ động, phối hợp với gia đình, nộp lại ngay toàn bộ số tiền (trang 221), hay ông Trần Văn Tuấn (Tổ trưởng Tổ 4 của đợt thanh tra đầu, thành viên Tổ 1 của đợt thanh tra thứ hai) cũ ng chỉ nhận 6.000 Mỹ kim và 40 triệu đồng – khoản tiền đã nhận chỉ bằng hoặc thấp hơn một số người được cho là "không giữ chức vụ, vai trò thứ yếu, bị động" và dù cũng được Cơ quan điều tra ghi nhận "khai báo thành khẩn, thừa nhận hành vi phạm tội, đã nộp toàn bộ số tiền vụ lợi" (trang 222) nhưng cả hai không được miễn xem xét trách nhiệm hình sự... Còn lý do nào nữa để Cơ quan điều tra quyết định "không xem xét trách nhiệm hình sự" bảy người đã kể?
***
25 viên chức được giao trách nhiệm giám sát, kiểm tra hoạt động của SCB đều trực tiếp nhận tiền, quà của SCB để hoặc không hành động đúng chức trách, hoặc làm những điều có lợi cho SCB nhưng chỉ có một người bị xác định "nhận hối lộ" là lý do buộc phải thắc mắc, Cơ quan điều tra bảo vệ và thực thi pháp luật nào vì Bộ Luật Hình sự hiện hành đã xác định rất rõ "nhận hối lộ" là gì ở Điều 354. Có một điểm cần lưu ý là lúc đầu, trừ ông Nguyễn Văn Du bị khởi tố vì "Thiếu trách nhiệm gây hậu hậu quả nghiêm trọng", 17 viên chức còn lại trong số 18 viên chức bị khởi tố cùng bị xác định là có dấu hiệu phạm tội"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", kể cả bà Đỗ Thị Nhàn (trang 3 Kết luận điều tra).
Sau đó, Cơ quan điều tra quyết định thay đổi quyết định khởi tố, điều tra bà Nhàn và bảy bị can khác về hành vi "nhận hối lộ" (trang 4 Kết luận điều tra). Trừ bà Nhàn, cả bảy bị can này chỉ là thành viên Đoàn Thanh tra SCB, đa số chỉ nhận trên dưới một trăm triệu từ SCB, không có những bị can như ông Nguyễn Văn Hưng – thượng cấp của bà Nhàn, người chỉ đạo, giám sát hoạt động của Đoàn Thanh tra và là người mà ý kiến về Kết luận thanh tra có tính quyết định, đã nhận của SCB khoản tiền là 390.000 Mỹ kim (trang 216 Kết luận điều tra). Hay các ông Nguyễn Văn Dũng, Võ Văn Thuần, Phan Tấn Trung, bà Nguyễn Thị Phi Loan, ông Nguyễn Tín - những người mà Cơ quan điều tra buộc phải ghi nhận là đã bao che cho SCB trong hàng chục năm, đã nhận của SCB từ 470 triệu đến 1,8 tỉ đồng (trang 242 và 243 Kết luận điều tra)... Phản ứng có tính tất nhiên vì thiếu hợp lý trong xác định tội danh, trách nhiệm hình sự có thể là lý do Cơ quan điều tra quyết định thay đổi quyết định khởi tố đối với bảy bị can là thành viên Đoàn Thanh tra SCB thêm một lần nữa, thôi nhắm vào hành vi "nhận hối lộ" và đề nghị truy tố cả bả y về tội"lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" như ban đầu (trang 4 Kết luận điều tra).
***
Bộ Luật Tố tụng hình sự buộc Viện Kiểm sát đồng cấp phải xem xét hồ sơ vụ án "xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan"một cách cẩn thận trước khi quyết định lập Cáo trạng truy tố các bị can theo đề nghị của Cơ quan điều tra hay trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra, yêu cầu điều tra bổ sung hay điều tra lại... nhằm bảo đảm việc phải tuân thủ pháp luật(2). Cho dù Kết luận điều tra vụ án "xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan" có nhiều điểm không bình thường, cho dù phải bảo đảm việc xử lý hành vi phạm tội, người phạm tội, pháp nhân phạm tội nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, pháp nhân phạm tội, bảo đảm sự vô tư khi tiến hành tố tụng nhưng... ngành kiểm sát cũng được đặt dưới "sự lãnh đạo toàn diện và sáng suốt của Đảng cộng sản Việt Nam" mà đảng đã hạ lệnh "từ nay đến hế t năm 2023, phấn đấu ban hành cáo trạng truy tố đối vớihai vụ án, trong đó có vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan" (3) thì... thôi chứ bàn gì nữa! Đảng đã muốn thì phải làm cho xong, "xác định sự thật" không quan trọng, lúc khác hãy "phấn đấu" !
Trân Văn
Nguồn : VOA, 01/12/2023
Chú thích
(1) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx
(2) https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx
Nếu Đảng và Nhà nước Việt Nam muốn đánh trận thật, loại trừ nạn lũng đoạn và nhũng lạm ra khỏi hệ thống ngân hàng thì phải "đào tận gốc, trốc tận rễ" Vạn Thịnh Phát, chứ không chỉ "diễn trò", cho truyền thông quốc doanh trưng phần nổi của tảng băng chìm là đủ.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Hà Nội hôm 22/11/2023 - Nhân Dân
_________________
Sáng 22/11, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp dưới sự chủ trì của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tổng bí thư Trọng ca ngợi công tác phòng chống tham nhũng đang ngày càng tốt lên, nhưng yêu cầu các cơ quan phải "hợp đồng tác chiến" và chớ "làm ví dụ, làm để cho có". Cả trang tin trên nhandan.vn dài trên 2.100 từ hoàn toàn không có nội dung gì mới. Cái khác của bản tin lần này so với kỳ họp đầu năm là thành tích "đốt lò" nổi bật của đồng chí Tổng bí thư. Đã có đến 76 tổ chức Đảng bị kiểm tra vì liên quan đến các vụ án lớn ở Tập đoàn FLC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty AIC... Theo đó, 57 đảng viên đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có 7 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý, bao gồm 3 nguyên Bí thư Tỉnh ủy, 4 Chủ tịch, nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (1).
Cuộc họp của Ban chỉ đạo kỳ này diễn ra trong những hoàn cảnh khá đặc biệt. Thứ nhất, tin tức rúng động liên quan đến Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) vừa được công khai qua hệ thống truyền thông trong nước và nhiều tờ báo lớn của quốc tế. Ngoài cựu Cục trưởng Ngân hàng Nhà nước, trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ 5,2 triệu USD thì các thành viên còn lại trong đoàn thanh tra đều nhận tiền của Ngân hàng SCB, ít nhất hơn 100 triệu đồng và nhiều nhất 8,7 tỷ đồng. Chỉ riêng số tiền nhận hối lộ của bà Nhàn cũng đủ thấy, "scandal" này rất nghiêm trọng và hết sức nguy hiểm đối với chế độ (2). Thứ hai, cuộc họp của Ban chỉ đạo diễn ra sau khi Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam dường như trong cùng một thời điểm đã ban hành hai Quy định 131 (27/10) và 132 (21/11). Cả hai văn bản này đều cùng một nội dung, đề cập đến việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (3) cũng như trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán (4).
Nhưng có lẽ ít ai đủ kiên nhẫn để follow-up (theo dõi) các bản tin về những kỳ họp của Ban chỉ đạo cũng như các quy định thượng dẫn của Bộ chính trị. Chúng khuôn sáo và "tràng giang đại hải" trên hàng vạn con chữ. Chính sự mù mờ và rối rắm của các văn bản này đặt ngay ra một vấn đề, phải chăng Ban chỉ đạo và Bộ Chính trị đang tiến hành ngụy trang cho những "cuộc đánh trận giả" ? Vụ án động trời Trương Mỹ Lan – Vạn Thịnh Phát đâu phải hôm nay "mới được lên sóng" ! Cho dù giờ đây, truyền thông nhà nước đã được phép "giật tít" như "Những sai phạm lớn nhất từ vụ án Vạn Thịnh Phát" (5), nhưng cũng chẳng có tờ báo quốc doanh nào dám nhắc lại lời khai trước Tòa từ năm 2012 của Dương Chí Dũng (vụ Vinalines) về đường dây Trương Mỹ Lan – Phạm Quý Ngọ – Trần Đại Quang sau khi mấy ông trùm công an này bị vô hiệu hóa "một cách đúng quy trình" (6). Có phải vì một triệu USD mà Mỹ Lan đã nhờ Chí Dũng "chuyển giúp mấy ông anh" này trên Bộ, nên bà trùm SCB đã có thêm được hơn 10 năm để "chọc trời khuấy nước" trên "vương quốc của lãnh chúa Lê Thanh Hải" ? Phải chăng đây là minh chứng rõ nhất cho "huấn thị" của Tổng bí thư Trọng, chống tham nhũng khó lắm, bởi vì, đó là "ta đánh ta" ? Ta đánh ta, nên chỉ đánh trận giả thôi, đánh trận thật cho dân biết mà chết chùm, cả nút à !
Trên sa-bàn, các cánh quân, các binh chủng "ra đòn" trông rất đẹp mắt, theo đúng các kịch bản huấn luyện. Hàng loạt các hệ thống kiểm soát và giám sát về chuyên môn, về công tác Đảng được "áp sát" các ngân hàng từ địa phương lên trung ương. Đấy là chưa nói tới hệ thống "đặc tình" các cấp được cài cắm ngay vào nội bộ các ông trùm, bà trùm. Tưởng con chim cũng khó lọt lưới hệ thống thanh tra, kiểm soát ấy của Đảng và chính quyền. Ấy vậy nhưng "khủng long cái" Trương Mỹ Lan vẫn thao túng SCB và chỉ huy "các trùm cuối" như chỗ không người. Hàng ngàn tỷ đồng được giao dịch ngoài luồng bằng "đấu đong xe chở" sau khi bà chủ SCB đã "trám miệng" người đứng đầu Cục thanh tra Ngân hàng Nhà nước trên 5,2 triệu USD và ông Phó chánh thanh tra chính phủ gần 40 vạn USD (7). Số tiền thị chiếm đoạt lên tới 304 ngàn tỷ VND, tương đương với 3,2% GDP của cả nước ! Những con số không thể nào tin nổi !
Bà Trương Mỹ Lan. Hình : RFA edit
Công luận lên án "thanh bảo kiếm" của Ngân hàng Nhà nước Đỗ Thị Nhàn là đúng nhưng chưa đủ. Bên cạnh "máu tham hễ thấy hơi đồng" là mê của mọi loại quan chức nhà Sản thời "mạt pháp", mụ này nhận tiền còn do nỗi khiếp sợ và rất có thể, mụ là đầu mối để "phân phối quả thực" cho lãnh đạo cấp trên nữa. Nếu không nhận tiền từ Mỹ Lan, mụ có thể bị "văng" khỏi hệ thống vốn đã rất hoàn chỉnh của "rừng luật mafia", từ luật "giữ im lặng" (Omerta) đến nhiều loại "luật Tam hoàng" khác. Chính từ tình thế này, giới phân tích đã chỉ ra "tình trạng liệt kháng" của những phiên họp Ban chỉ đạo cũng như các quy định nói trên của Bộ Chính trị.
Đúng như bình luận của Facebooker Mai Hoa Kiếm : "Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Đảng cộng sản nắm quyền "lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối". Tất cả mọi thứ, từ cho phép thành lập ngân hàng, cơ cấu lại ngân hàng, xử lý công nợ… đều được chính phủ trình Bộ Chính trị, xin ý kiến. Thế nhưng, khi sự cố xảy ra, ảnh hưởng tới đời sống của người dân thì những kẻ "lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối" lại trốn tránh trách nhiệm...". Các lực lượng công an luôn đe doạ, đàn áp thẳng tay người dân gởi tiền và các nhà đầu tư trái phiếu, khi họ đến đòi rút tiền tại SCB, Ban Tuyên giáo Trung ương cũng cấm báo chí quốc doanh đưa tin xấu về SCB, về Vạn Thịnh Phát, nhưng cuối cùng Tuyên giáo cũng không bưng bít nổi thông tin…" (8).
Cảm giác Bộ Chính trị đang cho "đánh trận giả" còn xuất phát từ một thực tế khác. Đây là cuộc hỗn chiến giữa "quân xanh" và "quân đỏ", bởi các cánh quân đụng độ nhau trong trận này, và nhiều trận trước đây nữa (từ thời Nước hoa Thanh Hương đến vụ các Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn...), hết thảy đều là "quân ta" cả. SCB từ đâu ra ? Ngân hàng này ra đời tháng 1/2012, trên cơ sở số vốn của ba ngân hàng : SCB, Ficombank và TinNghiaBank, với mạng lưới hoạt động khắp 28 tỉnh/thành cùng đội ngũ hơn 7.000 người và 239 điểm giao dịch trên cả nước. Nếu không có những Nguyễn Văn Bình, những Lê Minh Hưng (hiện là Chánh văn phòng của Tổng bí thư) hồi bấy giờ đang nắm Ngân hàng Nhà nước, thì làm thế nào mà hệ thống SCB vận hành được suôn sẻ trong thời gia dài như thế ? Cho nên, nếu Bộ Chính trị và Ban chỉ đạo muốn đánh trận thật, muốn thực sự chấm dứt nạn lũng đoạn trong các ngần hàng, kể cả nhà nước lẫn thương mại thì phải thẳng tay triệt hạ các luật ngầm nếu tồn tại trong 49 ngân hàng. Trong số này, có 31 ngân hàng thương mại cổ phần (tư nhân) và một số trong các ngân hàng này là sân sau của các tập đoàn bất động sản, hoạt động như những chiếc máy ATM cấp tiền cho chủ. SCB xem ra chỉ là một quân cờ domino đã đổ, nếu không áp dụng các biện pháp cấp bách, sẽ kéo theo các "đồng chí đồng đội" khác cùng xuống hố cả nút (9).
Trần Hiếu Chân
Nguồn : RFA, 27/11/2023
Tham khảo :
3. https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-cua-dang/quy-dinh-so-132-qdtw-ngay-27102023-cua-bo-chinh-tri-ve-kiem-soat-quyen-luc-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-trong-hoat-dong-dieu-9876
5. https://tuoitre.vn/nhung-sai-pham-lon-nhat-tu-vu-an-van-thinh-phat-20231125141955318.htm
6. https://www.voatiengviet.com/a/duong-chi-dung-khai-ten-thu-truong-bo-cong-an/1824825.html
8. https://baotiengdan.com/2023/11/22/dang-va-nha-nuoc-phai-chiu-trach-nhiem-ve-qua-bom-van-thinh-phat/
9. https://www.nguoi-viet.com/binh-luan/van-thinh-phat-hoi-chuong-bao-tu/
Vạn Thịnh Phát vỡ mủ, có còn không vai trò Nhà nước ?
JB Nguyễn Hữu Vinh, RFA, 25/11/2023
Những con số tịnh tiến
Gần 10 năm trước, tháng 1/2014 trong phiên tòa tại Hà Nội xét xử Dương Chí Dũng về những vi phạm tại tập đoàn Vinashin, dư luận đã choáng váng bởi lời khai trước tòa của Dương Chí Dũng về việc đã đưa hối lộ cho các quan chức của chế độ. Ở đó, Phạm Quý Ngọ nhận hối lộ một lúc 500.000 đô la và qua Phạm Quý Ngọ, khoản tiền 1 triệu đô la đưa đến hối lộ Trần Đại Quang là một hé lộ động trời.
Sau này những vụ hối lộ đến con số 3 triệu đô la như Nguyễn Bắc Son nhận của Phạm Nhật Vũ, hoặc hàng triệu đô la khác như vụ "Chuyến bay giải cứu" mới đây, nguyên Phó Giám đốc Công an Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn cầm số tiền gần 3 triệu đô la để chạy án… thì những con số đó đã trở thành bình thường.
Một vụ chạy án đơn giản như tay buôn hóa đơn, thì Đỗ Hữu Ca, nguyên thiếu tướng, Giám đốc Công an Hải Phòng cũng đã ẵm gọn 35 tỷ đô la.
Nhưng cách đây 10 năm, con số 1 triệu đô la để hối lộ nhằm nhận được một Dự án là con số ghê gớm. Bởi cũng chỉ mới trước đó mấy năm, trong vụ án P.MU18 với những nhân vật nổi danh như Thứ trưởng Giao thông Nguyễn Việt Tiến và các quan chức cộng sản thời đó, thông tin được tiết lộ là số tiền để chạy vào một chân Ủy viên Trung ương Đảng cũng chỉ hết 1 triệu đô la. Rồi sau đó, đại biểu quốc hội Châu Thị Thu Nga khai trước tòa số tiền để chạy vào một chân Quốc hội đã là 1,5 triệu đô la.
Và con số cứ dần dần tịnh tiến lên, chắc hẳn không bởi lạm phát, mà theo thị trường quyền lực mua bán đổi chác ở Việt Nam càng ngày càng nóng bỏng, thậm chí nhiều khi tạo nên những cơn sốt trong xã hội.
Thế rồi, mới đây, chỉ một vụ án, nhằm để che giấu kết quả làm ăn thua lỗ, nợ nần ở ngân hàng SCB, mà Trương Mỹ Lan đã hối lộ riêng Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, trưởng đoàn thanh tra số tiền 5,2 triệu đô la.
Điều đặc biệt, là không chỉ một trưởng đoàn thanh tra nhận 5,2 triệu đô la để bẻ ngược nội dung đã thanh tra được, mà là cả đoàn thanh tra đã cùng nhau "đồng tâm, nhất trí" nhận hối lộ để bưng bít "những điều trông thấy".
Con số tiền hối lộ và nhận hối lộ cứ tăng lên về giá trị, số lượng các vụ án tham nhũng đi kèm những con số ngày càng dày đặc, quan chức, tướng tá ngày càng nhiều bị lôi ra tòa liên tiếp không phải vì cái gọi là "Cuộc chống tham nhũng", hay "đốt lò", "đánh chuột"… của TBT Nguyễn Phú Trọng được kết quả, hiệu quả hơn, mà cái chính là nạn tham nhũng đã không còn là sự lẻ tẻ, đã là "Quốc nạn" như Nguyễn Phú Trọng đã nói : "Không thể không làm được, vì nó đã rõ quá rồi, nó đã thành xu thế rồi, thành phong trào rồi".
Vạn Thịnh Phát, quái vật giữa ban ngày
Đã từ rất lâu, cái tên Vạn Thịnh Phát được nhắc đến với cái tên Trương Mỹ Lan đưa hối lộ cả triệu đô la cho Phạm Quý Ngọ và Trần Đại Quang để có được một dự án. Vụ việc sau đó bị cho chìm xuồng, nhưng cái tên Trương Mỹ Lan đã được thiên hạ chú ý từ đó.
Trương Mỹ Lan, từ một cô gái người Hoa buôn vải ở chợ Bến Thành, rồi chỉ nhờ có mối quan hệ quen biết, thân thiết với Trương Thị Hiền, vợ của Lê Thanh Hải, Bí thư Quận ủy Quận 5 - mối quan hệ giữa cộng sản đỏ và dòng tư bản đen, đã cấu kết chặt chẽ với nhau cùng phát triển cho đến hôm nay.
Trương Mỹ Lan là người sáng lập và nắm chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Vạn Thịnh Phát (VTP Holdings Group) - một trong những đơn vị kinh doanh nhà hàng, khách sạn và bất động sản lớn nhất Việt Nam.
Không ồn ào, không khoa trương nổ đến mức "banh trời" như một số "đại gia" khác về tình yêu đất nước, không lên mặt dạy dỗ thiên hạ về đạo đức xã hội, về kinh nghiệm "làm giàu không khó"… hay các vụ scandal ầm ĩ như Tân Hoàng Minh, FLC Trịnh Văn Quyết, Tân Hiệp Phát, hoặc làm loạn mạng xã hội như Nguyễn Phương Hằng… Trương Mỹ Lan âm thầm xây dựng đế chế của mình với hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát hết sức rộng rãi và là một hệ thống hùng hậu mà đến khi bị bạch hóa, thiên hạ mới giật mình như phát hiện ra quái vật khổng lồ tồn tại giữa thanh thiên bạch nhật mà không ai dám đụng đến, chẳng ai dám sờ đến… chỉ bởi có mối quan hệ với gia đình quan chức cộng sản, bắt đầu từ Bí thư Quận ủy rồi sau là Bí thư Thành ủy.
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) được bà Lan sử dụng như một công ty tài chính để cấp vốn cho hệ sinh thái của Vạn Thịnh Phát. Tính đến 2022, SCB có vốn điều lệ hơn 15.000 tỷ đồng. Dù không trực tiếp nắm quyền điều hành nhưng bà Lan sở hữu 91,5% cổ phần và chỉ đạo các đàn em, các tay chân của mình thực hiện các ý đồ của mình đối với ngân hàng này.
Theo số liệu mới được công bố, 93% số tiền của SCB cho vay với 1.066.000 tỷ đồng chỉ dành cho Trương Mỹ Lan sử dụng cho các ý đồ thâu tóm các nguồn lực tài nguyên ở Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Con số hơn 1,066 triệu tỷ đồng Trương Mỹ Lan rút từ ngân hàng này, có giá trị bằng khoảng 20% GDP 10 tháng đầu năm 2023, đã được sử dụng cho việc thâu tóm bằng nhiều cách, trong đó không thể thiếu những con đường đi trong bóng tối bằng nhiều thủ đoạn như hối lộ, băng nhóm, bè đảng quyền lợi… Vạn Thịnh Phát đã thâu tóm hàng loạt những bất động sản vàng ở các vị trí đắc địa, những khu đất vàng, đất kim cương.
Theo kết luận điều tra, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát xây dựng hệ sinh thái với hơn 1.000 doanh nghiệp, gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước, được chia thành nhiều tầng lớp, với hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật hoặc là người có quan hệ họ hàng, cán bộ, công nhân viên tập đoàn.
Trong số này có hàng loạt nhóm công ty "ma" tại Việt Nam, được thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hợp tác, thi công.
Ngoài ra, bà Trương Mỹ Lan còn xây dựng mạng lưới nhiều công ty vỏ bọc tại các vùng lãnh thổ, quốc gia "thiên đường thuế" để phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài hoặc sử dụng danh nghĩa "nhà đầu tư nước ngoài" đầu tư vào Việt Nam có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn, tài sản của gia đình Trương Mỹ Lan ở nước ngoài.
Và cơ quan điều tra đưa ra con số 304.000 tỷ đồng, cộng với số tiền lãi, Trương Mỹ Lan phải chịu trách nhiệm với số tiề 415.000 tỷ đồng.
Hệ thống các dự án, các tài sản của Vạn Thịnh Phát được người ta nhắc đến với những sự ngỡ ngàng, thậm chí là khiếp sợ về quy mô và giá trị của nó.
Các bất động sản của Vạn Thịnh Phát rất nhiều nơi như quận 7 Thành phố Hồ Chí Minh, khu Trung Sơn (huyện Bình Chánh), khu Thanh Đa (quận Bình Thạnh) cùng các địa phương như : Long An, Bình Thuận, Khánh Hòa, v.v…
Trong số đó, dự án nổi bật nhất là Saigon Peninsula, tổng diện tích 117ha, ôm trọn khu vực Mũi Đèn Đỏ. Cùng nhiều dự án khác trên phố đi bộ Nguyễn Huệ - khu vực được đánh giá là đắt đỏ bậc nhất cả nước như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton đều thuộc sở hữu của Vạn Thịnh Phát.
Ngoài các dự án nằm trên "đất vàng" trên, Vạn Thịnh Phát còn sở hữu hàng loạt siêu dự án khác như : Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương mại An Đông, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence, Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence, Thuận Kiều Plaza... Năm 2015 Trương Mỹ Lan gây sốt khi mua lại chung cư bị bỏ hoang nhiều năm với hy vọng hồi sinh bất động sản đắt đỏ mà chung cư sở hữu. Tòa nhà Thuận Kiều Plaza (quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh) được xây dựng năm 1994, với diện tích xây dựng khoảng 100.000 m2, công trình này có 3 tòa nhà cao 33 tầng với hàng trăm nhà ở, văn phòng đa chức năng…
Hàng ngàn tài sản, đất đai, nhà cửa, xe cộ, du thuyền… của Vạn Thịnh Phát với con số ngàn tỷ đã bị kê biên.
Ở đâu, vai trò của Nhà nước ?
Theo dư luận nhân dân, thì những con số nói trên được cơ quan điều tra đưa ra, chưa đủ để nói lên tầm của vụ án Vạn Thịnh Phát – một vụ án mà ngay từ khi khởi tố, rất nhiều cái chết bất ngờ đã xảy ra. Và người ta buộc phải nghi ngờ về sự hiện diện , chi phối của Luật im lặng – Omertà của Mafia.
Người ta chỉ biết rằng, những hoạt động, những sai phạm của Vạn Thịnh Phát kéo dài, một cách có hệ thống, diễn ra từ năm 2012, tính đến nay đã hơn chục năm. Một con khủng long tác oai tác quái giữa ban ngày với dòng tiền hàng ngàn tỷ đồng được sử dụng bất minh nhưng vẫn tiếp tục tồn tại.
Người ta cũng cho biết, tập đoàn Vạn Thịnh Phát, một tập đoàn lũng đoạn không chỉ thị trường, mà cả hệ thống chính trị này chỉ bắt đầu từ một mối quan hệ giữa một thương nhân chợ Bến Thành với vợ của Lê Thanh Hải - một quan chức Cộng sản chức danh Bí thư Quận ủy. Thế rồi, cùng với đà thăng tiến của Lê Thanh Hải lên đến Bí thư Thành ủy, thì Vạn Thịnh Phát mới vươn chiêc vòi của mình đi khắp nơi để lũng đoạn cả hệ thống.
Bằng mọi cách, trong đó nguyên tắc "Cái gì không mua được bằng tiền, sẽ mua được bằng rất nhiều tiền" mà Năm Cam đã để lại, Vạn Thịnh Phát đã thành công trong việc quy hàng hầu hết mọi ban ngành, mọi chức vụ của hệ thống tham nhũng hiện tại. Việc các đoàn Thanh tra, và nhất là "mua sỉ" cả đoàn Thanh tra của Ngân Hàng nhà nước là một ví dụ điển hình cho phương cách thành công của Vạn Thịnh Phát.
Thế rồi bỗng nhiên Vạn Thịnh Phát bị vỡ toang khi Trương Mỹ Lan và đồ đệ bị bắt hàng loạt. Như trên đã nói, việc bắt bớ này, không hẳn là để "chống tham nhũng" mà vì "Không thể không làm được, vì nó đã rõ quá rồi, nó đã thành xu thế rồi, thành phong trào rồi" (Nguyễn Phú Trọng).
Điều người ta thấy rất rõ, là ở đây, cơ quan điều tra chỉ mới bắt một số trong những đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước, ở đó, cục trưởng Thanh Tra nhận 5,2 triệu đô la là điển hình. Nhưng hệ thống này đâu chỉ có chừng đó với một tập đoàn đã hoành hành giữa Sài Gòn hơn chục năm qua.
Bởi chỉ riêng phía Thanh tra, thì hệ thống này không chỉ có Thanh tra của Ngân Hàng Nhà nước. Mà còn hàng loạt các cơ quan khác như : Thanh tra Chính phủ ; Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước ; Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia ; Ủy ban Kiểm tra Trung ương ; Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh… Và đừng nói rằng hệ thống Thanh tra này không làm việc trong cả hơn chục năm qua.
Không chỉ có Thanh tra, hệ thống công an, an ninh kinh tế, an ninh nội bộ, an ninh chính trị, cảnh sát đủ thứ và đủ mọi loại kiểm sát, cơ quan bảo vệ luật pháp đầy rẫy, nhằng nhịt đến mức vài bà bán rau không kịp hối lộ, chung chi lập tức bị thu quang gánh.
Vậy mà cả hệ thống từ thấp đến cao này đã thúc thủ trước quái vật Vạn Thịnh Phát, và không chỉ một năm mà cả hơn chục năm trời.
Thế rồi, khi Ngân hàng SCB bị thối, và những ung nhọt trong đó, với hơn 42.000 khách hàng là nạn nhân đã không yên tâm, họ hốt hoảng với tài sản của mình, thì lẽ ra, hệ thống công an, báo chí, quan chức… phải bảo vệ người dân, bảo vệ quyền lợi, tài sản của họ. Thế nhưng, ngược lại, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc để lại một lần nữa hùa với Vạn Thịnh Phát tiếp tục trấn áp, lừa đảo người dân.
Thậm chí, những ai đưa tin về sự thật là người dân đang đổ xô đến Ngân hàng SCB để rút tiền, lập tức bị phạt 7,5 triệu đồng cho một hình ảnh, một statute về sự thật ấy. Từ Nam ra Bắc, bao nhiêu người đã bị chính hệ thống công an, quan chức phạt tiền vì đã dám đưa sự thật.
Khốn nạn hơn, hầu như toàn bộ hệ thống báo chí đã được lệnh đồng loạt nhảy vào trò lừa đảo toàn dân. Trước tình hình người dân đổ xô đi rút tiền từ SCB, thì ngày 12/10/2022 hàng loạt các tờ báo đăng tin : "Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tình hình tại SCB đã ổn định hơn, có gần 6.000 tỷ đồng gửi vào SCB trong ngày 12/10, tăng mạnh so với mức 1.600 tỷ đồng trước đó". Rồi chừng như con số đó chưa đủ để trấn an, thực chất là lừa đảo người dân, ngày 13/10/2022 các báo lại đồng loạt đưa tin : "Cuối ngày 13/10, ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cho biết nhiều khách hàng, người dân sau khi nhận được thông tin tư vấn, giải thích từ đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã yên tâm và gửi tiền lại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Đến cuối ngày hôm nay lượng tiền gửi trở lại ngân hàng SCB đạt gần 12.000 tỉ, tăng gấp đôi so với hôm qua là 6.000 tỉ đồng".
Thế rồi, chừng như con bệnh quá nặng không thể giấu diếm, chỉ hai ngày sau đó, ngày 15/10/2022, Ngân Hàng SCB đã bị đưa vào diện giám sát đặc biệt.
Và trò lừa đảo đã bị lộ.
Trò lừa đảo đã bị lộ, nhưng những kẻ lừa đảo mang danh cán bộ nhà nước, là báo chí, thì lại vẫn nhơn nhơn, còn người dân, lại khốn nạn bởi chính những điều là sự thật mà họ chứng kiến, họ lên tiếng.
Người ta không hề thấy vai trò của Nhà nước ở đâu trong vụ việc Vạn Thịnh Phát tác oai tác quái cả hơn chục năm qua, dù đã bị vạch mặt, chỉ tên cả chục năm trước đó. Để rồi nạn nhân lại chính là người dân.
Và người ta hiểu rằng, sâu xa của sự việc, là một hệ thống lừa đảo theo kiểu mafia.
Và sự lừa đảo đó, bắt nguồn chính từ cái danh hiệu tự xưng : "Nhà nước của dân, do dân, vì dân".
JB Nguyễn Hữu Vinh
Nguồn : RFA, 25/11/2023
************************
Vụ án Trương Mỹ Lan và nghi vấn ‘ô dù rất lớn’
Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), Trần Quốc Thuận, VOA, 25/11/2023
Bà chủ tập đoàn Vạn Thịnh Phát có thể làm mưa làm gió gây thiệt hại lớn như vậy trong nhiều năm ‘không thể không có sự bao che của quan chức lớn’, các nhà quan sát từ trong nước nhận định với VOA sau khi bà Lan bị khởi tố trong vụ án ở ngân hàng SCB.
Bà Trương Huệ Vân, cháu gái bà Trương Mỹ Lan, đã bị công an bắt giữ để điều tra
Hôm 17/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an, đã truy tố bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch Vạn Thịnh Phát, thêm các tội ‘Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng’, ‘Đưa hối lộ’ và ‘Tham ô tài sản’ sau khi bà đã bị truy tố hồi năm ngoái về tội ‘Lừa đảo’ trong việc phát hành trái phiếu.
Theo cáo trạng thì các tội danh này của bà Lan xảy ra ở SCB, ngân hàng mà bà Lan nắm quyền chi phối mà nhờ đó bà đã rút ruột hơn 1.066.608 tỷ đồng, chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng và gây thiệt hại 64.000 tỉ đồng. Số tiền này là tiền SCB huy động từ người dân và doanh nghiệp khắp cả nước.
Cùng bị truy tố với bà Lan là 85 bị can khác, trong đó có các cựu lãnh đạo SCB và cán bộ Ngân hàng Nhà nước, về nhiều tội khác nhau, trong đó có ‘Tham ô’, ‘Nhận hối lộ’, ‘Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng’, ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ và ‘Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản’.
Một trong những cán bộ nhà nước cấp cao nhất bị truy tố là bà Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Thanh tra, giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước. Bà Nhàn bị đề nghị truy tố tội ‘Nhận hối lội’ vì đã nhận đến 5,2 triệu đô la từ bà Lan để bỏ qua những sai phạm của SCB trong quá trình thanh tra ngân hàng này. Cấp trên của bà Nhàn là ông Hoàng Văn Hưng, phó Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, cũng nằm trong 86 người bị truy tố đợt đầu.
Có người chống lưng ?
Từ Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Vinh, một nhà quan sát đồng thời là blogger được biết đến với tên Ba Sàm nhận định với VOA rằng trong vụ này nhiều khả năng ‘có cán bộ ở cấp cao hơn chống lưng cho bà Lan làm bậy’.
Theo phân tích của ông Vinh thì bà Nhàn hay ông Hưng ‘chỉ là tép riu’ vì qua mấy chục năm bà Lan có nhiều hoạt động làm ăn lớn ở thành phố Hồ Chí Minh thì ‘người ta thừa thấy là có ô dù bảo kê thì bà mới tự tung tự tác như thế’.
"Toàn bộ hoạt động chiếm đoạt số tiền khủng khiếp thế này và được bỏ qua như thế này thì dù cho những người thanh tra có lợi dụng chức vụ quyền hạn gì đi nữa thì cũng không thể nào qua mặt được cấp trên của họ ở Ngân hàng Nhà nước", ông Vinh nói.
Ông đưa ra dẫn chứng là bà Lan đã bị ông Dương Chí Dũng, Cục trưởng Cục Hàng hải và là bị cáo trong một phiên tòa, khai ra cách nay gần 10 năm về mối quan hệ của bà với Thứ trưởng và Bộ trưởng Công an khi đó là các ông Phạm Quý Ngọ và Trần Đại Quang. "Điều đó cho thấy thân thế bà ấy khủng khiếp đến thế nào", ông nói.
Tuy nhiên, mọi việc sau đó nhanh chóng chìm xuồng, vì nó đụng đến một lãnh đạo cấp cao mà không có chứng cứ, chỉ dựa hoàn toàn vào lời khai, ông Nguyễn Hữu Vinh giải thích.
"Tại sao từng đấy năm trời, nhiều người tham gia như thế, vi phạm như thế mà đến năm ngoái mới khởi tố, mới bắt bà Lan ?" ông Vinh đặt vấn đề.
Bà Lan bắt đầu rút ruột ngân hàng SCB kể từ khi ngân hàng này ra đời hồi năm 2012 trên cơ sở sáp nhập các ngân hàng đang chao đảo cho đến ngày 7/10/2022, tức là ngày bà Lan bị bắt để điều tra.
Do đó, các cán bộ thanh tra của Ngân hàng Nhà nước ăn hối lộ của bà Lan ‘chỉ giúp bà Lan giải quyết một phần thô,i đó là bao che những vi phạm về nợ xấu, những vi phạm về việc cho vay vốn…’. Ngoài ra, những sai phạm khác của bà Lan cũng cần có người bao che, cũng theo lời blogger này.
Ông Vinh cho rằng hiện giờ người dân ‘đặt nghi vấn rất nhiều về vụ bà Lan’ cho nên nếu các nhà điều tra không đi đến tận cùng vấn đề thì ‘không thể nào giải đáp hết thắc mắc của người dân’.
"Cũng giống như các vụ đại án trước cũng thế, vụ Việt Á và chuyến bay giải cứu cũng thế. Nếu không đi đến cùng thì người ta cứ hỏi trùm cuối là ai", ông Vinh cho biết.
Ông bày tỏ hy vọng vụ án sẽ được mở rộng điều tra hơn nữa, chẳng hạn như khi ra tòa các bị cáo sẽ khai ra thêm manh mối khiến tòa trả lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Còn nếu tòa chấp nhận kết quả điều tra này mà không đi tới thì ‘sẽ là đáng ngại’, cũng theo lời ông Vinh.
"Phải làm triệt để, làm đến cùng tất cả những thế lực nào đã bảo kê cho bà Lan trong vòng 30 năm qua để bà ấy có thể làm mưa làm gió ở thành phố Hồ Chí Minh", ông kêu gọi.
Tuy nhiên, ông Vinh nói ông ‘đánh giá cao’ việc chính quyền của Đảng cộng sản phanh phui một vụ án lớn và phức tạp như vụ bà Trương Mỹ Lan ra ánh sáng.
"Phải nói cho công bằng thì việc đưa ra khởi tố các đối tượng chỉ sau một năm thì đấy là một thành quả đáng ghi nhận", ông nói.
Cùng quan điểm với ông Nguyễn Hữu Vinh, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nói với VOA rằng bà Trương Mỹ Lan ‘chắc chắn có người chống lưng’.
"Trong một xã hội mà một con kiến bò qua cũng có thể biết được thì việc rút ruột số tiền cả triệu tỉ đồng trong thời gian dài thì không thể không biết được", luật sư Thuận lập luận và cho rằng người như bà Lan có thể ăn trên xương thịt của dân số tiền lớn như vậy ‘phải có thế lực đủ mạnh chống lưng’.
Theo lời ông, sở dĩ xảy ra tình trạng có doanh nhân bất lương như bà Lan là do ở Việt Nam ‘tổ chức bộ máy không hiệu quả, thiếu sự kiểm soát’.
"Phải có lực lượng nào đó có tiếng nói kiểm soát thì sẽ ngăn cản được những vụ việc như thế sớm hơn. Trong khi ở đây một người một chợ", ông Thuận nói với ý nói Đảng cộng sản Việt Nam một mình nắm trong tay tất cả quyền lực.
Ông đơn cử như Luật Đất đai mà vừa rồi đã được Quốc hội sửa nhưng không sửa quy định ‘đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước quản lý’. Ông cho rằng chính quy định này đã tạo kẽ hở cho những doanh nhân như bà Lan cấu kết với quan tham làm giàu.
"Nhà nước quản lý vậy Nhà nước là ai ? Là mấy ông cầm quyền chứ ai. Là ủy ban nhân dân các cấp, là các sở ngành. Một khi các ông quyết định quy hoạch thì đất nông nghiệp từ vài triệu một mét vuông bỗng tăng giá lên gấp trăm, gấp ngàn lần".
Nguồn : VOA, 25/11/2023
************************
Ba vấn đề liên quan đến vụ án Vạn Thịnh Phát
Nguyễn Ngọc Chu, 23/11/2023
1
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vạn Thịnh Phát, về 3 tội : Tham ô tài sản ; Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng ; Đưa hối lộ [1].
Trong khối tài sản kê biên của bà Trương Mỹ Lan có 1237 bất động sản [2]. Bà Trương Mỹ Lan là chủ của nhiều dự án bất động sản tại các khu đất vàng của Thành phố Hồ Chí Minh [3] như Times Square, Khách sạn Duxton, Union Square…
Câu hỏi là : Việc chuyển giao các khu đất vàng cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã tuân thủ theo đúng pháp luật chưa ? Có bỏ sót tội phạm trong lĩnh vực này không ? Hay là sẽ xem xét vấn đề này trong các trường hợp khác ?
2
Theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thì trong vụ án Việt Á [4] số tiền thu lợi bất chính là 1 200 tỷ đồng, số tiền hối lộ là 106 tỷ đồng. Liên quan đến sai phạm trong vụ án Việt Á [5] đã phải xử lý đến 3 Ủy viên Trung ương Đảng. Vụ án Vạn Thịnh Phát có mức độ sai phạm lớn hơn rất nhiều so với vụ án Việt Á [6], đạt kỷ lục về hối lộ và thất thoát, nhưng chưa thấy cán bộ cấp cao nào bị liên đới. Chỉ riêng Dự án di dời công năng cảng Sài Gòn, theo lời khai của ông Dương Chí Dũng, thì bà Trương Mỹ Lan đã qua ông Dương Chí Dũng để chuyển đến cố Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ 1 triệu USD [7].
Mức độ sai phạm rất lớn của vụ án Vạn Thịnh Phát mà chỉ liên quan đến cấp vụ trưởng, cục trưởng [5] thì có bình thường không ?
3
Luật pháp ban ra thì rõ ràng, không thể tùy tiện theo quan điểm của người xét xử. Đã nhận tiền thì phải có nguyên do. Làm sao có thể xác định được nhận tiền mà "không có động cơ", "không cam kết làm gì có lợi cho bên đưa tiền"… Ông Chu Ngọc Anh mấy tháng mà không nhớ túi quà, khi chuyển nhà mới phát hiện ra, thì làm sao chứng minh được có cam kết ?
Cho nên,
"Người nhận ít, không có động cơ ; nhận tiền vào dịp lễ tết như bồi dưỡng, quà ; không cam kết làm gì để có lợi cho bên đưa tiền sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng về nguyên nhân, hoàn cảnh. Các trường hợp này sẽ không xử lý về mặt hình sự nhưng xử lý nghiêm về kỷ luật Đảng và hành chính" [8].
Không phải "có lý có tình" mà đã vận dụng không đúng Luật pháp. Đã có tội thì chiếu theo Luật [9] mà xử, tại sao lại "không xử lý về mặt hình sự nhưng xử lý nghiêm về kỷ luật Đảng và hành chính" ?
Các thầy cô giáo giảng dạy về Luật sẽ giải thích ra sao cho sinh viên về "nhận tiền mà không có động cơ, không cam kết làm lợi cho người đưa tiền" ?, "không xử lý về mặt hình sự nhưng xử lý nghiêm về kỷ luật Đảng và hành chính" ? Đây có phải là điểm mới khác biệt của của Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa ?
Các vị Đại biểu quốc hội đang tham gia Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV không biết có thời gian để lưu tâm đến các vấn đề nêu trên ?
Nhân dân nhiệt liệt ủng hộ chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt của Nhà nước. Càng mong muốn không bỏ sót tội phạm.
Nguyễn Ngọc Chu
Nguồn : fb.chu.nguyenngoc, 23/11/2023
Tài liệu dẫn
[1] https://vnexpress.net/them-72-nguoi-lien-quan-dai-an-van...
[2] https://tuoitre.vn/ke-bien-hang-ngan-bat-dong-san-du...
[3] https://vietnamnet.vn/kinh-ngac-nhung-khu-dat-vang-cua...
[4]https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/vu-viet-a-vi-sao-co... .
[5] https://vnexpress.net/23-cuu-lanh-dao-bi-khoi-to-lien...
[6] https://tuoitre.vn/vu-van-thinh-phat-la-ky-luc-ve-hoi-lo...
[7] https://tuoitre.vn/nhung-loi-khai-chan-dong-cua-duong-chi...
[8] https://vnexpress.net/mientrach-nhiem-hinh-su-nguoi-khong...
[9] https://thuvienphapluat.vn/.../toi-nhan-hoi-lo-theo-quy...
Tham nhũng nghiêm trọng mang tính hệ thống và vấn đề cải cách tăng trưởng
Đây là đại án trọng điểm, được chia thành nhiều vụ án với tính chất nghiêm trọng khác nhau, mà Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực trung ương đã yêu cầu xét xử trong năm 2023. Ngày 17/11/2023 Cơ quan Cảnh sát điều tra C03, Bộ Công an đã đề nghị truy tố 86 bị can với nhiều tội danh, trong đó bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), về ba tội : Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản. Bà ta bị cáo buộc chi phối hoạt động của Ngân hàng SCB để chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng - khoảng 12,36 tỷ USD, gây thiệt hại hàng trăm nghìn tỷ cho ngân hàng và các "trái chủ."
Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, bà Trương Mỹ Lan - RFA edited
Xoay quanh đại án này có nhiều chủ đề được quan tâm. Báo chí nhà nước đang khai thác và cho đăng loạt bài viết có thông tin khá "chi tiết", chẳng hạn, vai trò "quyền lực tuyệt đối" của nữ tài phiệt họ Trương này và tham nhũng tập thể với "100% thành viên đoàn thanh tra" của Ngân hàng Nhà nước nhận hối lộ v.v… Hơn thế, vấn đề thêm "nóng" khi báo chí mới cho biết, trong cuộc họp ngày 22/11 của Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực vụ án đã mở rộng, khởi tố thêm hai vụ án với 72 bị can, trong đó có 23 bị can là lãnh đạo cấp cục, vụ... có liên quan đại án VTP, bao gồm : 6 cán bộ Thanh tra Chính phủ ; 12 cán bộ Ngân hàng Nhà nước ; một vụ trưởng Văn phòng Chính phủ ; một cán bộ Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia ; một cán bộ Ủy ban Kiểm tra Trung ương ; một chánh thanh tra tỉnh Lâm Đồng ; một phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh… Tất cả đều phơi bày thực trạng tham nhũng nghiêm trọng và mang tính hệ thống ở Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh kinh tế ảm đạm khi tăng trưởng suy giảm và cải cách khó khăn khi vấn nạn tham nhũng thêm trầm trọng, sự sụp đổ của Tập đoàn VTP cần được coi vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của tình hình, trong đó nghịch lý tăng trưởng nhanh và tham nhũng tràn lan kéo dài trong suốt quá trình cải cách mà không có giải pháp chính sách đúng đắn và đủ mạnh để phòng ngừa. Căn nguyên của tình trạng này mâu thuẫn giữa thể chế chính trị với chế độ độc Đảng cộng sản lãnh đạo và thể chế kinh tế thị trường. Thay vì cải cách thể chế theo hướng dân chủ để kiểm soát tha hóa quyền lực do độc quyền thì Đảng lại coi đây là vấn đề "nội bộ" khi đưa ra những chính sách không phù hợp trong bối cảnh kinh tế thị trường, phí tổn cao để thực hiện, phân biệt đối xử và mang nặng tính cưỡng bức, áp đặt nhưng vẫn không đạt kết quả như mong muốn. Sau nữa, xét thấy cam kết của Đảng vẫn tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng và chống tham nhũng, bài viết nhấn mạnh vai trò quyết định của thể chế đối với tăng trưởng đặt ra sự cần thiết phải thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng thị trường. Bởi vậy, bốn vấn đề chủ yếu dưới đây được lựa chọn để trình bày.
Một là, trước hết cần nhận thức rõ về sự liên quan giữa tăng trưởng nhanh và tham nhũng tràn lan là nghịch lý kéo dài và ngày càng căng thẳng, đạt đến đỉnh điểm khi tăng trưởng suy giảm và tham nhũng là nguy cơ tồn vong chế độ Đảng cộng sản độc quyền lãnh đạo.
Không nên đơn giản hóa đại án VTP là đặc thù, riêng lẻ, mà theo tính chất, đặc điểm và quy mô vụ việc cần phải nhận diện nó như một điển hình của hình thức tham nhũng này. Từ sau Đổi mới năm 1986 kinh tế Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP khá cao, duy trì trung bình khoảng 7% trong thời kỳ khá dài. Trong chính sách của Đảng cộng sản, cùng với cải cách pháp lý tự do hơn cho hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp được tôn vinh. Nhà nước tặng các danh hiệu là cách thể hiện truyền thống. Bà Trương Mỹ Lan và chồng, ông Chu Lập Cơ, lãnh đạo VTP, từng được tặng Huân chương lao động hạng ba năm 2011. Thiết nghĩ, Đảng đã đánh giá sự đóng góp của VTP cho tăng trưởng ở thành phố Hồ Chí Minh và cả nước nói chung.
Mặc dù có nhiều lời xì xào cách thức làm ăn "mờ ám" của VTP nhưng đồn đoán về "thế lực chống lưng khủng" là "thực hư", những mối quan hệ thân hữu giữa doanh nghiệp và quan chức là không tránh khỏi. Khi vai trò quản lý nhà nước của chính quyền cũng như của ngân hàng nhà nước thành phố cũng như trung ương bị buông lỏng, yếu kém cũng là lúc bà Lan thâu tóm "quyền lực tuyệt đối" không chỉ trong Tập đoàn VTP mà cả trong các quan hệ tài chính ngân hàng, các dự án bất động sản. Việc điều tra, truy tố gặp cản trở, kéo dài không chỉ vì tính chất vụ việc mà còn vì mối quan hệ thân hữu chằng chịt, và chỉ được thực hiện khi sự phá hủy trở nên nguy hiểm và mọi việc vỡ lở. Hàng nghìn doanh nghiệp ma, các cá nhân là pháp nhân "giả" bị bắt làm "con tin", ký giấy tờ khống, lũng loạn nghiệp vụ ngân hàng để cho bà Lan chiếm đoạt tiền trong thời gian dài. Hơn 40 nghìn nhà đầu tư cá nhân bị lừa mua trái phiếu ! Rõ ràng, nếu không có sự tiếp tay của Ngân hàng SCB, lợi dụng chức vụ, quyền hạn của đoàn thanh tra, qua hai đợt năm 2017 và 2018, đã che giấu những sai phạm hoạt động nghiệp vụ là nguyên nhân quan trọng của tình hình. Ngoài ra, tình hình nghiêm trọng kéo dài như thế, các cảnh báo "nóng" được đưa ra bởi giới chuyên môn, mà các nhà quản lý cấp cao hơn như lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính cơ quan quản lý trực tiếp và chính phủ lại không biết gì ? Họ phải có trách nhiệm liên đới !
Tam trụ (Chính-Trọng- Huệ) gặp nguyên lãnh đạo đảng hôm 6/2/2023. Ảnh Quốc HỘi.
Hai là, chính sách chống tham nhũng được cho là vấn đề "nội bộ" của Đảng, đây là nhiệm vụ nặng nề nhưng hiệu quả thấp, chi phí cao trong bối cảnh chuyển đổi kinh tế thị trường. Những kết quả tăng trưởng tương đối cao được coi là thành tích khiến giới tinh hoa có "tự mãn" có đủ năng lực lãnh đạo chuyển đổi thị trường để tăng trưởng và chống tham nhũng, trục lợi, tiêu cực.. cho đến khi bất ổn thể chế xảy ra. Đặc biệt là những diễn biến căng thẳng ở "cung đình" giữa phe đảng và chính phủ từ nhiệm kỳ Đại hội 11 Đảng cộng sản (2011-2016) đến nay. Không chia sẻ quyền lực độc tôn với bất kỳ đối tượng nào, kể cả các xã hội dân sự và người dân, Đảng ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa 11/2011 về chống tham nhũng "trong nội bộ". Tuy nhiên, mặc dù chính sách này của Đảng đã hai lần "nâng cấp", sau các Đại hội 12 năm 2016 và Đại hội 13 năm 2021 và, dường như, Đảng đang thắng thế khi ngày 22/11 trong phiên họp Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực, khi kêu gọi "hợp đồng tác chiến" giữa các cơ quan của hệ thống chính tri để chống tham nhũng trong bối cảnh tình hình tham nhũng vẫn phức tạp và nghiêm trọng trong khi tăng trưởng kinh tế trồi sụt, việc làm và đời sống người lao động khó khăn, các hiện tượng tiêu cực xã hội tràn lan. Nhưng liệu Đảng có thể sử dụng "ưu thế" của chế độ về sự khôn ngoan của Thiên tử hay minh triết của Thiên đàng để quy "trách nhiệm chính trị" cho các lãnh đạo cao cấp có liên đới, như Đảng đã từng làm đối với cựu Chủ tịch nước và cựu hai Phó thủ tướng vào tháng 1/2023 hay không ?
Nguyên nhân sâu xa tình hình kinh tế - xã hội ảm đạm là sự níu kéo của ý thức hệ về chủ nghĩa xã hội. Trong khi ưu tiên tăng trưởng GDP dựa vào thị trường, thì lại ảo tưởng về chủ nghĩa xã hội là "thiên đường" tất yếu sẽ đến, "giáo điều" về chủ nghĩa tư bản bất công, nền kinh tế kế hoạch hóa không hiệu quả trong cạnh tranh với chủ nghĩa tư bản. Đơn cử cá nhân cố tổng bí thư Liên – Xô, M. Gorbachev đã bị đổ lỗi về sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và quan niệm "giản đơn" về thị trường coi nó là công cụ "biệt lập" với chủ nghĩa tư bản, và tuyên truyền gây nhầm lẫn chính sách xã hội với chủ nghĩa xã hội… tất cả đã và đang cản trở cải cách và hủy hoại nhiều cải cách đúng đắn. Giới lãnh đạo đã "nhanh quên" khi không coi trọng sự dũng cảm của những người nông dân, cố bí thư tỉnh Vĩnh Phúc, ông Kim Ngọc (1917 - 1979) đã "vượt rào" chủ trương hợp tác hóa của Đảng cộng sản. Sự "đột phá" này đã mở đường cho đường lối Đổi mới năm 1986 và khởi đầu cho động lực tăng trưởng. Đây chính là hạt giống cho sức mạnh của chủ nghĩa tư bản, được chứng tỏ trong quá trình chuyển đổi kinh tế sang thị trường những năm tiếp theo. Trước tình hình bất ổn hiện nay Đảng có xu hướng quay lại mô hình toàn trị kiểu cũ, tập trung quyền lực tối đa và can thiệp nhiều hơn vào công việc hành chính và quan hệ thị trường. Xu hướng này đang gây lo ngại cho tiếp tục cải cách dân chủ và tăng trưởng kinh tế !
Phạm Quý Thọ
Nguồn : RFA, 25/11/2023
"Tôi thấy nhiều bạn tỏ ra ngạc nhiên khi 100% thành viên đoàn thanh tra nhận tiền hối lộ để cho SCB và bà Trương Mỹ Lan tiếp tục vi phạm, gây thiệt hại hàng chục tỉ USD. Sao lại có thể ngạc nhiên nhỉ ?"
Tổng hành dinh Vạn Thịnh Phát tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tuần này, bà Trương Mỹ Lan và Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát tiếp tục khuấy động dư luận sau khi hệ thống truyền thông tại Việt Nam xúm vào khai thác Kết luận điều tra vụ án có liên quan tới bà và sự nghiệp của bà.
Từ khái quát của VnExpress "100% thành viên đoàn thanh tra nhận tiền để dung túng cho SCB" (1), ông Xuân Sơn Võ kể một số chuyện mà theo ông có liên quan đến "Chăm phần chăm". Chẳng hạn, do tình cờ mà khi tuyển tài xế, ông chọn đúng người từng là cán bộ trong ban quản lý một dự án. Nhân vật này bỏ việc trong ban quản lý dự án, chọn con đường làm tài xế vì không dám ký những tài liệu nghiệm thu có tính chất ảo thuật về chất lượng. Hoặc khi thông báo tuyển người làm vườn, ông nhận được không ít hồ sơ dự tuyển mà đương sự từng là viên chức, vì không "ăn cánh" nên bị hất ra khỏi hệ thống... Ông Sơn tâm tình :Tôi thấy nhiều bạn tỏ ra ngạc nhiên khi 100% thành viên đoàn thanh tra nhận tiền hối lộ để cho SCB và bà Trương Mỹ Lan tiếp tục vi phạm, gây thiệt hại hàng chục tỉ USD. Sao lại có thể ngạc nhiên nhỉ ? Chính tôi ngạc nhiên vì cái sự ngạc nhiên của các bạn. Hay là các bạn chưa bao giờ tiếp xúc với những thể loại như vậy ? Vậy thì các bạn quá là may mắn.
Xuân Sơn Võ nhấn mạnh :100% cái gì thì tôi không dám chắc nhưng 100% cùng nhau tìm cách moi móc, tróc nã thì tôi tin chắc chắn là thường xuyên có như vậy. Chẳng có gì ngạc nhiên khi 100% thành viên đoàn thanh tra nhận hối lộ cả. Ngay cả khi kẻ bị thanh tra có bị truy tố, bị bắt thì tôi cũng không tin rằng các thành viên thanh tra không nhận hối lộ của chính kẻ bị truy tố, bị bắt. Tôi sẽ chỉ ngạc nhiên khi họ không nhận hối lộ thôi.Những người không bước vô, hoặc bị loại ra khỏi số 100% ấy, bây giờ đang đầu quân trong đội ngũ shipper, lái taxi, làm vườn, hoặc các công việc phổ thông. Một số ít những người rút ra khỏi số 100% ấy thành đạt, một số phải ra nước ngoài sinh sống, số khác thì bị các cựu đồng liêu bòn rút, dần dà trở thành doanh nghiệp thân hữu. Vài người dấn thân cải thiện con số 100% thì đang ở trong tù, hoặc bị đày biệt xứ.Ở bộ máy 100% này, làm gì có chuyện đứng ngoài, nhất là khi được hưởng lợi. Chỉ cần không đồng thuận, bạn sẽ bị cô lập và bị đá đít. Muốn tồn tại trong bộ máy, thì phải 100% trong mọi việc (2).
Một số người như ông Nguyễn Ngọc Chu thì dựa vào các bài tóm tắt kết luận điều tra của hệ thống truyền thông chính thức nêu ra hàng loạt thắc mắc :Bà Trương Mỹ Lanlà chủ nhiều dự án bất động sản tại các khu đất vàng của Thành phố Hồ Chí Minh(Times Squares, UnionSquare, Khách sạn Duxton... Việc chuyển giao các khu đất vàngnày có tuân thủ đúng pháp luật không ? Có bỏ sót tội phạm trong lĩnh vực này hay sẽ xem xét vấn đề này vàolúc khác ?Trong vụ án Việt Á, số tiền là lợi bất chính khoảng 1.200 tỉ, số tiền hối lộ là 106 tỉnhưng đã phải xử lý đến ba Uỷ viên Trung ương Đảng. Vụ án Vạn Thịnh Phát có mức độ sai phạm lớn hơn rất nhiều, lậpkỷ lục về thất thoát và hối lộ và thất thoát nhưng chưa thấy cán bộ caocấp nào liên đớitrong khi chỉ riêng Dự án chuyển đổi công năng cảng Sài Gònthì ông Dương Chí Dũngtừng khai, bà Lan đã nhờ ông Dũng chuyển cho cố Thứ trưởng Phạm Quý Ngọ một triệu USD.Mức độ sai phạm của vụ án Vạn Thịnh Phát mà chỉ liên quan đến cấp vụ trưởng, cục trưởng thì có bình thường không ?
Ông Chu còn bày tỏ một số băn khoăn như :Đã nhận tiền thì phải có nguyên do. Làm sao có thể xác định "nhận tiền mà không có động cơ", "không cam kết làm gì có lợi cho bên đưa tiền". Cho nên- "Người nhận ít, không có động cơ ; nhận tiền vào dịp lễ tết như bồi dưỡng, quà, không cam kết làm gì để có lợi cho bên đưa tiền sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng về nguyên nhân, hoàn cảnh. Các trường hợp này sẽ không xử lý về mặt hình sự nhưng xử lý nghiêm về kỷ luật đảng và hành chính" - không phải "có lý có tình" mà đã vận dụng không đúng luật pháp. Đã có tội thì chiếu theo luật mà xử, tại sao lại "không xử lý về mặt hình sự nhưng xử lý nghiêm về kỷ luật đảng và hành chính" ?Các thầy cô giáo giảng dạy về luật sẽ giải thích ra sao cho sinh viên về "nhận tiền mà không có động cơ, không cam kết làm lợi cho người đưa tiền", "không xử lý về mặt hình sự nhưng xử lý nghiêm về kỷ luật Đảng và hành chính" ? Đây có phải là điểm mới, khác biệt của của Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa(3) ?
Cũng dựa vào tóm tắt kết luận điều tra của các cơ quan truyền thông chính thức, Bá Kiếm Mai phong bà Trương Mỹ Lan là... "Thánh Gióng - Cái" vì sự nghiệp lớn như thổi và rõ ràng nhờ được thổi :Năm 2006 bà Lan được Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng "Cúp Thánh Gióng" và danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu". Cũng năm này, bà Lan tiếp tục được Phòng Thươngmại và Công nghiệp ViệtNam trao tặng "Cúp Bông Hồng Vàng" vinh danh nữ doanh nhân Việt Nam xuất sắc năm 2006.Năm2007, bà Lan được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh tặng bằng khen nhờ "tích cực tuyên truyền vận động và ủng hộ vì người nghèo 2006.Năm 2011, baLan bội thu huyhiệu, bằng khen, huân chươngví dụ như "Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh" vì có "thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ thành phố", Huân chương Lao động hạng Bavì "thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác xã hội từ thiện từ năm 2006 đến năm 2010, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hộivà bảo vệ Tổ Quốc...
Bá Kiếm Mai dự đoán :Trương Mỹ Lan tha hồ kể công lao hãn mã với hội đồng xét xử(4) !
***
Thêm vụ án liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát là lý do Nguyễn Huy Cường bàn về "Những sư đoàn ngủ". Ông Cường cho rằng :Cho dù những bộ phận đảm nhận vai trò giám sát có mặt khắp nơi – ngay cả trường tiểu học cũng có một "Tiêu ban Thanh tra", lĩnh vực ngân hàng thì các bộ phận đảm nhận vai trò giám sát còn nhiều hơn nữa, chưa kể tổ chức đảng từ thấp đến cao cũng có hệ thống giám sát riêng, rồi các bộ phận chuyên môn của công an. Nhìn chung giám sát là tầng tầng, lớp lớp, có thể ví von như những sư đoàn và lực lượng tham gia chống tham nhũng rất hùng hậu, bài bản, tốn kém nhưng nhìn vào vụ Trương Mỹ Lan thì không có nơi nào lực lượng nàonhìn ra và triệt phá hiệu quảvà hậu quả thế nào thì ta đã biết – đó là "những sư đoàn ngủ". Cho nên, trongtrường hợp này, có thể viết hoa cả dòng này :CƠ CHẾ GIÁM SÁT, KIỂM SOÁT, NGĂN CHẶN, GÌN GIỮ SỰ BỀN VỮNG CỦA PHÁP CHẾ, RĂN ĐE, TRỪNG TRỊ THAM NHŨNG ĐÃ VÔ DỤNG (5).
Sau khi điểm lại một số sự kiến liên quan đến bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát trong hơn một thập niên để chứng minh sự nghiệp của bà Lan dính líu đến rất nhiều viên chức cao cấp và rất nhiều cái chết bất thường – từ ông Phạm Quý Ngọ (Thượng tướng, Thứ trưởng Công an – tháng 2/2014), đến ông Nguyễn Tiến Thành (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt, kiêm thành viên HĐQT độc lập – đột tử tháng 10/2022), bà Nguyễn Phương Hồng (thành viên Hội đồng quản trị SCB - đột tử trong trại giam tháng 10/2022), ông Nguyễn Ngọc Dương (Giám đốc Sài Gòn Peninsula – tự tử tháng 10/2022), ông Hứa Ngọc Thuận (cựu Phó Chủ tịch Thành phố Hồ Chí MinhM – tự tử tháng 11/2022)... Mai Hoa Kiếm nhận định :Vụ án Vạn Thịnh Phát rồi cũng sẽ tương tự các đại án khác. Nhà nước sẽ tịch thu tài sảncủa gia đình Trương Mỹ Lan sung vào công quỹnhưng dânchúng - các nạn nhân của vụ án này sẽmất tất cả tàisản mà họ kiếm được từ mồ hôi, nước mắt để gởi vào SCB, đầu tư vào trái phiếu của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát.
Mai Hoa Kiếm nhận định :Giới chức chóp bu câu kết, ăn chia với giới tài phiệt mà đằng sau có cả mafia nước ngoài để rút ruột ngân khố, ăn trên xương máu, nỗi thống khổ, sựbần cùng của người dântrong khi những kẻ "lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối" chỉ biết nhận công chứ không bao giờ biết nhận trách nhiệm khi để xảy ra hàng chục vụ đại án dưới thời của họ. Cuối cùng dân tiếp tục cúng nạp tiềncủa họ cho đảng, qua trung gian là đám "củi" to, "củi" nhỏ(6).
Trân Văn
Nguồn : VOA, 24/11/2023
Chú thích
(1) https://vnexpress.net/100-thanh-vien-doan-thanh-tra-nhan-tien-de-dung-tung-cho-scb-4679130.html
Vụ án Vạn Thịnh Phát : 7 thanh tra viên nhận tiền từ SCB nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tuyến Phan, VietnamNet, 24/11/2023
Trong vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, có 7 thành viên thuộc đoàn thanh tra cùng nhận tiền từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) nhưng lại không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bị can Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị cáo buộc cùng đồng phạm chiếm đoạt hơn 498.000 tỉ đồng của SCB - TN
Theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định, từ tháng 1/2012 - tháng 10/2022, thông qua nhiều chiêu trò gian dối, các công ty thuộc "hệ sinh thái" Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, điều hành đã được SCB giải ngân hàng ngàn khoản vay, với tổng số tiền hơn 1 triệu tỉ đồng.
Đến nay, tổng dư nợ thuộc nhóm không có khả năng thu hồi lên tới hơn 667.000 tỉ đồng. Sau khi trừ đi các tài sản đủ điều kiện trích lập dự phòng rủi ro và tiến hành xử lý tài sản bảo đảm, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 498.000 tỉ đồng của SCB.
Đáng chú ý, để sai phạm của bà Lan có thể diễn ra trong thời gian dài, với tính chất và mức độ nghiêm trọng như vậy, không thể không nhắc tới sự tiếp tay của các cán bộ thanh tra.
Theo kết luận, tháng 8.2017, đoàn thanh tra liên ngành tại SCB được thành lập với 18 thành viên, gồm 9 người thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, 2 người thuộc Kiểm toán Nhà nước, 4 người thuộc Thanh tra Chính phủ, 3 người thuộc Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.
Thực tế cho thấy, SCB sai phạm ở tất cả nội dung thanh tra. Tuy nhiên, từ chỉ đạo của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, SCB đã chi tiền "đi đêm" cho toàn bộ thành viên đoàn thanh tra, nhằm bưng bít sai phạm. Hậu quả, vụ án không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời.
Kết quả điều tra xác định, cả 18 thành viên đoàn thanh tra đều nhận tiền từ SCB. Trong đó, người nhận nhiều nhất là trưởng đoàn Đỗ Thị Nhàn (Vụ trưởng Vụ I, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng) với 5,2 triệu USD, tương đương 118 tỉ đồng.
Dù vậy, chỉ có bà Nhàn bị đề nghị truy tố tội nhận hối lộ, 10 người bị đề nghị truy tố tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, 7 người còn lại được đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
Vì sao lại có diễn biến này ?
Từng kiên quyết kiến nghị xử lý nhưng không thành
Theo kết luận điều tra, 7 thành viên đoàn thanh tra nhận tiền từ SCB nhưng được đề nghị miễn trách nhiệm hình sự gồm 3 người thuộc Kiểm toán Nhà nước, 3 người thuộc Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng và 1 người thuộc Thanh tra Chính phủ.
Những người này được xác định là cấp dưới, chỉ tham gia một phần việc do tổ trưởng giao. Trong báo cáo gửi tổ trưởng và trưởng đoàn thanh tra, họ đều phản ánh trung thực về sai phạm của SCB.
Điển hình, trong quá trình kiểm tra 71 khách hàng (cùng địa chỉ ở số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, Thành phố Hồ Chí Minh) tại SCB, ông Lại Văn Bách (thuộc Kiểm toán Nhà nước), bà Bùi Vũ Hồng Trang và bà Phạm Thị Thùy Linh (cùng thuộc Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) xác định các khoản vay đối với nhóm khách hàng nêu trên có rất nhiều sai phạm và kiên quyết kiến nghị chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý.
Ba thanh tra viên còn đề nghị cấp trên, trong đó có bà Đỗ Thị Nhàn, làm rõ nguồn tiền SCB cho khách hàng vay, đồng thời yêu cầu xác minh tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) về tình trạng dư nợ của các khách hàng mới.
Tuy nhiên, đến khi hết thời hạn thanh tra, trưởng đoàn thanh tra vẫn không có văn bản xác minh. Họ phải ký báo cáo sửa đổi phần kiến nghị theo hướng chuyển cho Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm tra việc cấp tín dụng của SCB, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đề nghị chuyển cơ quan chức năng xem xét, xử lý.
Tương tự, một số thành viên đoàn thanh tra thuộc diện nhận tiền nhưng không bị đề nghị xử lý hình sự cũng đã báo cáo đầy đủ sai phạm của SCB, kiến nghị xử phạt hành chính và yêu cầu ngân hàng này khắc phục, chỉnh sửa. Họ không biết trong nhóm 71 khách hàng có nhiều người phát sinh dư nợ mới rất lớn, không tham gia việc dự thảo kế hoạch thanh tra, chỉ ký theo chỉ đạo của trưởng đoàn Đỗ Thị Nhàn…
Trong vòng 10 năm, SCB đã giải ngân cho các công ty thuộc "hệ sinh thái" Vạn Thịnh Phát lên tới hơn 1 triệu tỉ đồng, trong đó tổng dư nợ không có khả năng thu hồi là hơn 667.000 tỉ đồng - T.N
Chủ động nộp lại tiền trước khi vụ án bị khởi tố
Vẫn theo kết luận của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, quá trình điều tra, cả 7 thành viên đoàn thanh tra nêu trên đều hợp tác tích cực, chủ động nộp lại toàn bộ tiền đã nhận từ SCB trước khi vụ án bị khởi tố.
Trong đó, có người khai đã nhận tiền từ SCB 4 lần, nhưng trả lại 2 lần, thực tế chỉ nhận 100 triệu đồng ; có người thì khai đã nhận được SCB chi tiền 5 lần, tổng cộng 9.000 USD và 100 triệu đồng.
Với những căn cứ đã nêu, cơ quan điều tra quyết định không xử lý hình sự mà đề nghị xử lý nghiêm về Đảng và chính quyền đối với nhóm 7 thanh tra viên.
Ở một diễn biến khác, hôm 22/11, tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), ông Nguyễn Văn Yên, Phó trưởng ban Nội chính Trung ương, cho biết quá trình điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát đã được Ban Chỉ đạo chỉ đạo sát sao, chặt chẽ.
Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp, chỉ đạo các cơ quan tố tụng Trung ương nghiên cứu, phân tích, đánh giá đúng tính chất, mức độ và bản chất sai phạm.
Theo đó, những trường hợp sai phạm nhận tiền lớn, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã bị khởi tố và đề nghị truy tố. Một số đối tượng khác thì cân nhắc tính chất, mức độ, đặc biệt là nguyên nhân, bối cảnh nhận tiền để xem xét xử lý.
"Các trường hợp đoàn kiểm tra, thanh tra có vi phạm được cân lên đặt xuống, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng. Có một số đối tượng rơi vào tình cảnh không có thỏa thuận, không có cam kết, đòi hỏi. Tiền nhận số lượng ít vào dịp lễ, tết", ông Yên nói và cho hay, với các trường hợp này không xử lý về hình sự, sẽ xử lý nghiêm bằng kỷ luật Đảng và kỷ luật hành chính.
Đưa hối lộ trăm tỉ nhưng vẫn thoát tội
Theo yêu cầu của Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan, ông Võ Tấn Hoàng Văn, cựu Tổng giám đốc SCB, đã đưa hối lộ cho trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn tổng số tiền 5,2 triệu USD.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra nhận định ông Văn chỉ thực hiện chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, đã chủ động khai báo về việc đưa tiền cho bà Nhàn và các cá nhân khác trong quá trình thanh tra. Đồng thời, cựu Tổng giám đốc SCB còn chủ động tố giác hành vi của bà Nhàn và hợp tác tích cực với cơ quan điều tra.
Do vậy, bị can này không bị xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi đưa hối lộ, chỉ bị đề nghị truy tố 2 tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng.
Tuyến Phan
**************************
Nhận hối lộ trong vụ Vạn Thịnh Phát nhưng không vụ lợi sẽ được miễn trách nhiệm hình sự
RFA, 23/11/2023
Những quan chức nhận tiền hối lộ trong vụ Vạn Thịnh Phát nhưng không có động cơ vụ lợi sẽ chỉ xem xét kỷ luật về mặt Đảng và hành chính.
Người dân tập trung đông trước Ngân hàng SCB chi nhánh Hà Nội vào sáng 8/10/2022 để rút tiền - FB Saigon Review
Hôm 22/11, Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên cho biết vụ án Vạn Thịnh Phát là "lớn nhất từ trước tới nay" và được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo sát sao, chặt chẽ, có hệ thống.
Báo mạng VnExpess dẫn lời ông Yên khẳng định, người nhận số tiền tham nhũng lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của ngân hàng SCB phải bị truy tố, xét xử.
Tuy nhiên, đối với người nhận ít, không có động cơ ; nhận tiền vào dịp lễ tết như bồi dưỡng, quà ; không cam kết làm gì để có lợi cho bên đưa tiền sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng về nguyên nhân, hoàn cảnh.
Các trường hợp này sẽ không xử lý về mặt hình sự nhưng xử lý nghiêm về kỷ luật Đảng và hành chính.
Ông Yên cho rằng việc xử lý này "thấu tình, đạt lý" và tương tự như vụ án Việt Á cũng có chủ trương tha, miễn xử lý với người có vai trò thứ yếu, phụ thuộc, phải thực hiện theo mệnh lệnh, không có động cơ vụ lợi trong hoàn cảnh dịch bệnh.
Phát biểu của Phó ban nội chính Trung ương một lần nữa khẳng định lại vai trò định hướng trong việc xử lý các vụ án của Trung ương Đảng, và tòa án không độc lập xét xử theo pháp luật.
Trong vài tuần trở lại đây, báo chí Nhà nước đưa thông tin từ cơ quan công an kết luận 24 thành viên đoàn thanh tra của Ngân hàng Nhà nước thanh tra ngân hàng SCB đều có hành vi nhận hối lộ.
Trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Ngân hàng Nhà nước) bị cho là đã nhận hối lộ lên tới 5,2 triệu USD (khoảng 118 tỉ đồng).
RFA, 23/11/2023
Vụ việc liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát và cá nhân bà Trương Mỹ Lan đang khiến xã hội rúng động, bởi số tiền bị tham ô quá lớn. Thế nhưng, điều mà giới chức trách cũng như truyền thông trong nước không đả động đến, đó là trách nhiệm của cá cơ quan nhà nước là gì khi để xảy ra sự việc này, và liệu vấn đề hệ thống có phải là nguyên nhân sâu xa của tình trạng này hay không.
Đài Á Châu Tự do tổ chức cuộc hội luận với hai vị khách mời, Tiến sĩ Nguyễn Quang A và Luật sư Nguyễn Văn Đài, để cùng phân tích.
Nguồn : RFA, 22/11/2023
Bà Trương Mỹ Lan và hậu quả "bên trọng, bên khinh"
Đồng Phụng Việt, RFA, 22/11/2023
Kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP Group) liên quan đến bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Hội đồng quản trị VTP Group (1) đang khuấy động dư luận.
Bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - RFA edit
Hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam đang khai thác tận tình Kết luận điều tra mà công an Việt Nam cung cấp để biểu dương chiến công mới của ngành này : Tìm ra 86 cá nhân đã phạm một hoặc nhiều tội như "đưa hối lộ", "nhận hối lộ", "tham ô tài sản", "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", "vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng", "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" và đề nghị truy tố họ.
Tuy nhiên nếu chỉ dùng công luận hướng sự chú ý của công chúng vào các viên chức đảm nhận công việc thanh tra – giám sát của Ngân hàng Nhà nước thì rõ ràng chưa thỏa đáng...
***
Theo Kết luận điều tra, sở dĩ bà Trương Mỹ Lan có thể gây thiệt hại vài trăm ngàn tỷ vì có thể lũng đoạn hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB). Các sai phạm xảy ra tại SCB, dẫn tới thiệt hại đến 500.000 tỷ vì không được ngăn chặn kịp thời.
Trách nhiệm phát hiện – ngăn chặn các sai phạm tại SCB được đổ lên đầu một đoàn thanh tra được thành lập vào tháng 8/2017. Đoàn thanh tra này có 18 thành viên, trong đó chín người là cán bộ của cơ quan Thanh tra – Giám sát thuộc Ngân hàng Nhà nước, bốn người là cán bộ của Thanh tra chính phủ, ba người của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, hai người của Kiểm toán nhà nước. Đoàn này có trách nhiệm "kiểm tra hoạt động cấp tín dụng kể từ 30/6/2014 và thực trạng nợ xấu, kế hoạch tái cơ cấu, các khoản lãi và phí phải thu, đánh giá hoạt động quản trị tại hội sở chính và 12 chi nhánh của SCB". Việc kiểm tra SCB được chia thành hai đợt.
Cả ông Nguyễn Văn Hưng (Phó Chánh Thanh tra phụ trách cơ quan Thanh tra – Giám sát của Ngân hàng Nhà nước) lẫn bà Đỗ Thị Nhàn (Cục trưởng Thanh tra – Giám sát, người giữ vai trò Trưởng Đoàn Thanh tra SCB) cùng nhận tiền của bà Lan, nhất trí kiến nghị cho SCB "tái cơ cấu" và đưa SCB ra khỏi diện "kiểm soát đặc biệt". Nhờ vậy, ông Hưng được bà Lan "biếu" 390.000 Mỹ kim, bà Nhàn được bà Lan "biếu" 5,2 triệu Mỹ kim. Tất cả những thành viên còn lại của Đoàn thanh tra SCB đều được "biếu" tiền. Người nhận ít nhất là 100 triệu, người nhận nhiều nhất là 40.000 Mỹ kim. Tuy 100% thành viên Đoàn thanh tra SCB nhận tiền nhưng chỉ có bà Nhàn bị đề nghị truy tố "nhận hối lộ", những người còn lại chỉ bị đề nghị truy tố "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (2).
Đáng lưu ý có bảy người tuy rõ ràng đã "nhận hối lộ" nhưng công an bỏ qua, không truy cứu trách nhiệm hình sự vì "chỉ tham gia một phần việc do tổ trưởng giao, chủ động khai báo về sai phạm, nộp lại tiền đã nhận và tích cực hợp tác điều tra" !
***
Cứ như những gì báo giới Việt Nam đã lược thuật về Kết luận điều tra của công an Việt Nam thì rõ ràng việc áp dụng pháp luật đối với các cá nhân từng tham gia Đoàn thanh tra SCB không nhất quán và không thể hiểu vì sao lại thế ! Tại sao cùng nhận tiền của bà Trương Mỹ Lan, cùng tham gia chỉ đạo đổi tình trạng của SCB từ đen thành trắng nhưng hành vi của bà Đỗ Thị Nhàn là "nhận hối lộ" còn hành vi của ông Nguyễn Văn Hưng chỉ là "lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" ? Tại sao cùng nhận tiền và góp phần vào việc đổi tình trạng của SCB từ đen thành trắng dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng lại có bảy cá nhân là cán bộ của Thanh tra chính phủ, cán bộ của Kiểm toán nhà nước, cán bộ của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự ?
Chẳng lẽ ông Hưng "cao quý" hơn bà Nhàn nên 390.000 Mỹ kim trở thành quá... nhỏ, không đáng để xem là tiền hối lộ ông Hưng ? Chẳng lẽ một số cán bộ của Thanh tra chính phủ, của Kiểm toán nhà nước, của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cũng vậy nên không cần truy cứu trách nhiệm hình sự như những thành viên khác trong Đoàn thanh tra SCB ? Tương tự, tại sao chỉ đổ trách nhiệm về hậu quả do bà Lan gây ra và thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng của SCB lên đầu một số thành viên Đoàn thanh tra SCB ?
Năm 2012 – thời điểm công an Việt Nam khởi tố vụ án "tham ô tài sản" xảy ra ở Công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines (mua ụ nổi đã hết hạn sử dụng với giá 2,3 triệu Mỹ kim rồi nâng lên thành… 19 triệu Mỹ kim, chưa kể còn áp dụng phương thức này trong nhiều dự án đầu tư khác để nâng khống giá trị, chiếm đoạt số tiền tính bằng ngàn tỷ), ông Dương Chí Dũng (cựu Tổng Giám đốc, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines) đột nhiên biến mất ngay trước ngày công an thực hiện lệnh bắt. Sau khi bị dẫn độ về Việt Nam, phải ra tòa, trước tòa, ông Dũng khai chính ông Phạm Quý Ngọ – Thượng tướng, Thứ trưởng Công an, Trưởng Ban chuyên án Vinalines gọi điện thoại để khuyên ông bỏ trốn… Ông Dũng còn khai thêm nhiều chuyện động trời khác…
Ông Dương Chí Dũng ra tòa ở Hà Nội hôm 16/12/2013. AFP
Chẳng hạn một người tên Tiệp từng giúp bà Trương Mỹ Lan giao cho ông Dũng 20 tỷ để ông Dũng chuyển cho ông Ngọ. Trước toà, ông Dũng khai rất rõ ràng rằng lúc đó, nhân vật tên Tiệp bảo ông Dũng : Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang – Bộ trưởng Bộ Công an - để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa…
Cũng theo lời ông Dũng : Sau đó ít ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang Bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là anh Ngọ có giới thiệu công ty như thế… Anh Quang bảo chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả. Ông Dũng còn khai thêm ông từng đưa 30.000 Mỹ kim cho hai sĩ quan của C48 (3)…
Không rõ có phải vì thành khẩn như đã tường thuật hay không mà kết quả chung thẩm vẫn là ông Dương Chí Dũng bị phạt tử hình. Tháng sau (2/2014), ông Phạm Quý Ngọ đột tử (4). Cả đơn tố cáo mà ông Dương Chí Dũng gửi nhiều lãnh đạo đảng, nhà nước sau phiên xử sơ thẩm lẫn lời khai của ông tại phiên xử phúc thẩm chỉ khuấy động dư luận được một thời gian ngắn rồi rơi tõm vào quên lãng. Toàn bộ hệ thống tư pháp, từ Tòa án, Viện Kiểm sát tới Bộ Công an không làm gì cả ngoài chuyện Bộ Công an công bố quyết định khởi tố phóng viên Nguyễn Hùng của BBC (5) vì trong tường thuật về phiên phúc thẩm ông Dũng đã… ám chỉ Thiếu tướng Trần Quang Tiệp – Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang trong khi Dũng khai tên người đưa tiền là ‘Tiệc’ (6).
Tháng 4/2016, ông Trần Đại Quang thôi làm Bộ trưởng Công an để đảm nhận vai trò Chủ tịch Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tháng 8/2017 giới hữu trách ở Việt Nam quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để kiểm tra hoạt động của SCB từ 30/6/2014. Xin lưu ý bà Trương Mỹ Lan và VTP Group đã nổi tiếng về khả năng "chọc Trời, khuấy nước" từ lâu và từ lâu, công chúng đã thắc mắc tại sao bà Trương Mỹ Lan cũng như VTP Group có thể làm được những chuyện khó tưởng như đã biết.
SCB hình thành từ ba ngân hàng là Sài Gòn, Tín Nghĩa, Đệ Nhất. Bà Lan chỉ có thể sử dụng SCB như công cụ kể từ 2012. Vì sao đề cao "sống, làm việc theo hiến pháp và pháp luật" nhưng hệ thống tư pháp lại bỏ qua những lời khai của ông Dương Chí Dũng, không "mở rộng điều tra" như vẫn làm thế ?
Nếu công an Việt Nam thật sự "chí công vô tư", thật sự có trách nhiệm trong việc bảo vệ, thực thi pháp luật thì bà Lan có thể lũng đoạn hoạt động của SCB trong mười năm và gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như công an vừa công bố hay không ?
Chỉ xem xét trách nhiệm hình sự của các thành viên Đoàn thanh tra SCB có thỏa đáng hay không ?
Ngành Kiểm sát có trả lại hồ sơ, yêu cầu điều tra – xác định lại trách nhiệm của giới lãnh đạo ngành công an, ít nhất là vì "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", vì để "sót người, lọt tội" hay vui vẻ truy tố như công an muốn ?
Tham khảo :
(2) https://vnexpress.net/100-thanh-vien-doan-thanh-tra-nhan-tien-de-dung-tung-cho-scb-4679130.html
(3) https://giaoduc.net.vn/duong-chi-dung-khai-gi-ve-nhung-lan-hoi-lo-nguoi-cua-bo-cong-an-post136923.gd
(4) https://petrotimes.vn/tuong-pham-quy-ngo-tu-tran-161129.html
(5) https://www.bbc.com/vietnamese/blogs/2014/04/140424_duong_chi_dung_and_the_millions_blog
(6) https://vov.vn/phap-luat/khoi-to-vu-an-vu-khong-lien-quan-den-bai-bao-dang-tren-bbc-323292.vov
Duy Anh, Đời sống Pháp luật, 20/11/2023
Hành vi của tỷ phú Chu Lập Cơ gây thiệt hại hơn 9.000 tỉ đồng
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, SCB và các đơn vị, tổ chức có liên quan, đồng thời chuyển hồ sơ, đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp truy tố 86 bị can ở 7 nhóm tội danh.
Bà Trương Mỹ Lan lúc chưa bị bắt. Ảnh : Vạn Thịnh Phát
Trong vụ án này, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị đề nghị truy tố tội tham ô tài sản, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng và đưa hối lộ với cáo buộc tham ô hơn 304.000 tỉ đồng của SCB ; lập khống các hồ sơ, rút tiền của ngân hàng ra chi tiêu gây thiệt hại 498.000 tỉ đồng. Bà Trương Mỹ Lan còn hối lộ 5,2 triệu USD cho một cục trưởng của Ngân hàng Nhà nước để được bưng bít các vi phạm.
Bị can Chu Nap Kee Eric (Chu Lập Cơ) là chồng của bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng với vai trò giúp sức cho vợ, gây thiệt hại cho ngân hàng SCB hơn 9.000 tỉ đồng.
Theo thông tin trên báo Người lao động, ông Chu Lập Cơ được biết đến là một tỉ phú, sở hữu nhiều bất động sản tại Việt Nam và cả nước ngoài. Tại Việt Nam, vợ chồng Chu Lập Cơ, Trương Mỹ Lan cùng trú ở một chung cư cao cấp thuộc quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh và có với nhau 2 con gái chung. Hiện, ông Cơ đang bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hà Nam.
Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh dẫn kết luận điều tra cho thấy, ông Chu Lập Cơ là Chủ tịch Công ty Times Square Việt Nam (chiếm 99,26% cổ phần), và cùng Trương Mỹ Lan điều hành hoạt động, triển khai dự án Tòa nhà Times Square. Đây là khu liên hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp, trung tâm thương mại tại quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Giai đoạn 2009 - 2012, ông Chu Lập Cơ đồng ý cho vợ sử dụng tài sản là quyền sử dụng đất và tài sản hình thành trong tương lai tại Tòa nhà Times Square để bảo đảm cho các khoản vay của cá nhân, tổ chức do Trương bà Mỹ Lan chỉ định. Số tiền vay từ Ngân hàng SCB liên quan đến khối tài sản này sau đó được bà Lan dùng cho mục đích cá nhân.
Cụ thể, bà Trương Mỹ Lan và ông Chu Lập Cơ đã dùng Tòa nhà Times Square làm tài sản đảm bảo cho 46 khoản vay trị giá hơn 19.500 tỉ đồng tại SCB. Đến thời điểm vụ án bị khởi tố, tính cả dư nợ gốc lẫn lãi, các khoản nợ này lên tới 39.200 tỉ đồng và không có khả năng thanh toán.
Trong đó, tổng giá trị tài sản đảm bảo của các khoản vay mà ông Cơ ký các tài liệu để hợp thức thủ tục vay vốn SCB tổng giá trị là hơn 30.000 tỉ đồng. Do đó, cơ quan điều tra cáo buộc chồng của chủ tịch Vạn Thịnh Phát liên đới gây thiệt hại cho SCB hơn 9.000 tỉ đồng.
Tỷ phú Chu Lập Cơ khai "làm theo chỉ đạo của vợ"
Báo VOV thông tin, tại cơ quan điều tra, ông Chu Lập Cơ thừa nhận ký các thủ tục đảm bảo khoản vay theo đề nghị của bà Lan. Ông Cơ không có quan hệ với các cá nhân đứng tên vay vốn, không có nhu cầu vay nhưng vẫn ký các thủ tục, hợp thức hóa hồ sơ vay vốn cho bà Lan.
Qua trao đổi với vợ, ông Chu Lập Cơ được đề nghị lấy tài sản Dự án Times Square để đảm bảo cho các khoản vay đứng tên các cá nhân, tổ chức do bà Lan chỉ định tại Ngân hàng SCB.
Ông Chu Lập Cơ đã đồng ý, thống nhất với vợ để ký các biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, Nghị quyết Công ty Times Square chấp thuận thế chấp và gia hạn thế chấp cho các khoản vay do bà Lan đề nghị tại SCB.
Bị can nhận thức rõ, việc ký các biên bản, Nghị quyết của Công ty Times Square là thủ tục bắt buộc, mới đủ điều kiện pháp lý để thế chấp, vay vốn tại Ngân hàng SCB.
Ngoài hành vi trên, vợ chồng Chu Lập Cơ, Trương Mỹ Lan còn bị khởi tố để điều tra về tội "Rửa tiền" nhưng việc này được tách hồ sơ, xử lý ở giai đoạn sau vụ án.
Ông Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee Eric). Ảnh : VOV
Quá trình điều tra, ông Chu Lập Cơ thành khẩn khai báo, nhận thức rõ hành vi phạm tội, bản thân có đơn đề nghị được tự nguyện khắc phục hậu quả trong vụ án.
Ngày 5/10/2023, chồng bà Trương Mỹ Lan đã nộp 1 tỉ đồng vào tài khoản Cơ quan điều tra nên Cơ quan điều tra đề nghị cơ quan tố tụng xem xét khi lượng hình.
Duy Anh
Nguồn : Đời sống pháp luật, 20/11/2023
Tảng băng chìm trong hệ thống ngân hàng Việt Nam
Những chuyên gia kinh tế và luật sư chuyên theo dõi tình hình Việt Nam nhận định vụ án Vạn Thịnh Phát với hơn 12 tỷ đô la bị biển thủ theo kết luận điều tra mới được công bố hồi tuần trước của Bộ Công an chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm là hệ thống ngân hàng có nhiều yếu kém ở Việt Nam.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội.
Vào ngày 17/11/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố kết luận điều tra, đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và một số đơn vị. Trong đó, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị đề nghị truy tố ba tội danh : Đưa hối lộ, Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản.
Ngoài bà Lan, còn có hàng chục người khác thuộc Ngân hàng SCB và các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát bị đề nghị truy tố về tội tham ô tài sản và vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng ; hai người thuộc SCB và một cựu quyền Chánh Thanh tra Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước bị đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Đây được cho là một trong những vụ án tham nhũng lớn nhất nước và thuộc diện do Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng trung ương theo dõi và chỉ đạo.
Bình luận về vụ án, Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Việt Nam nói với RFA :
"Không riêng gì chuyện của ngân hàng SCB, hiện nay ở Việt Nam, cái bong bóng có thể nổ tung ra là trong lĩnh vục bất động sản. Ngân hàng cho vay rất là nhiều. Những tập đoàn lớn có khi tài sản chỉ có một nhưng nợ lên đến bảy, tám lần giá trị tài sản. Không đất nước nào cho vay như thế cả. Do đó, việc quản lý của nhà nước rõ ràng có vấn đề. Và khi việc này nổ tung ra thì chuyện 12 tỷ đô la của ngân hàng SCB chỉ là lớp trên của tảng băng chìm thôi".
Bà Lan bị cáo buộc đã tham ô hơn 304 nghìn tỷ đồng (tương đương hơn 12 tỷ đô la) bằng việc sử dụng hàng loạt các công ty ma và ngân hàng trực thuộc. Theo kết luận điều tra của công an, hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát đã lập hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước. Trong đó có các doanh nghiệp chuyên về ngân hàng, đầu tư chứng khoán, có doanh nghiệp chuyên về bất động sản. Điều tra của công an cáo buộc lượng lớn các công ty "ma" được lập chỉ để rút tiền từ ngân hàng SCB để bà Lan sử dụng.
Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Huy Vũ nhận định vụ việc với RFA hôm 20 tháng 11 năm 2023 :
"Trong vụ việc này, ngân hàng SCB và các công ty con của Vạn Thịnh Phát có sự liên hệ với nhau thông qua các hình thức sở hữu chéo. Thông qua hệ thống ngân hàng của SCB, nguồn vốn của SCB và trái phiếu của các công ty con của Vạn Thịnh Phát được huy động để dùng cho các dự án của tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Điều này dẫn đến rủi ro cực lớn cho những người gửi tiền và người đầu tư".
Ngay sau khi thông tin bà Trương Mỹ Lan và một loạt các lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị khởi tố và bắt giam vào tháng 10 năm 2022, nhiều người dân gửi tiền tiết kiệm và mua các sản phẩm từ Ngân hàng SCB của Vạn Thịnh Phát đã xuống đường biểu tình, tập trung về các trụ sở của SCB ở nhiều tỉnh thành để đòi tiền. Các vụ tập trung biểu tình của những người mất tiền ở Vạn Thịnh Phát vẫn tiếp tục cho đến hiện nay. Thậm chí còn có cả một diễn đàn tập trung những nạn nhân mất tiền ở SCB trên mạng Facebook và Zalo.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, vụ việc Vạn Thịnh Phát cũng cho thấy sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam.
"Việt Nam có ba mươi mấy ngân hàng nhưng không đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên một cách bài bản. Hoạt dộng phần lớn là cho vay có thế chấp kiểu như một tiệm cầm đồ. Nhân viên ngân hàng không làm cái việc nghiên cứu thật sự xem dự án được vay có khả thi hay không, có khả năng hoàn trả vốn hay không.
Họ cứ nhìn vào tài sản thế chấp trên hồ sơ mà cho vay. Việc này tràn lan trên khắp các hệ thống ngân hàng Việt Nam. Vì vậy cho nên, không phải chỉ 12 tỷ đô la của ngân hàng SCB mà nó có thể lên đến mấy chục tỷ đô la nữa mà chưa phát hiện ra".
Báo Thanh Tra, cơ quan của Thanh tra chính phủ và Ngành Thanh tra, hôm 9/11 vừa qua có bài viết "Nợ xấu tăng vọt, ngân hàng cần ứng phó ra sao ?" dẫn số liệu của Bộ tài chính cho thấy, tổng nợ xấu của 28 ngân hàng công bố báo cáo tài chính tăng 52% trong quý III, trong đó, tỷ lệ nợ xấu của một số ngân hàng gia tăng gấp 2-3 lần. Trước đó, vào ngày 30/6, tổng nợ xấu của 28 ngân hàng này chỉ tăng tăng 33%.
Nhưng điều đáng nói, theo Chuyên gia Bùi Kiến Thành, là việc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước lại không thể quản lý được hiệu quả vấn đề nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Ông nói :
"Việc này không phải hoàn toàn Nhà nước không biết vì chuyện nợ xấu, nợ khó đòi đã xuất hiện rất nhiều nhưng Chính phủ lại chuyển nó qua Công ty quản lý nợ của Nhà nước (VAMC), mà có quản lý được gì đâu. Tóm lại, Ngân hàng Nhà nước thật sự không làm hết vai trò kiểm tra, thanh tra các ngân hàng".
Vụ việc Vạn Thịnh Phát với số tiền biển thủ hơn 12 tỷ đô la được nhiều người tính tương đương tới 6% GDP của Việt Nam năm 2022 đã gây chú ý trong dư luận cuối tuần qua. Điều làm nhiều người chú ý là số tiền quá lớn và diễn ra trong một thời gian dài. Điều này đặt câu hỏi cho việc giám sát và quản lý của Nhà nước.
Ông Đặng Đình Mạnh, từng hành nghề luật sư ở Việt Nam hơn 20 năm, hiện đang ở Hoa Kỳ, bày tỏ quan điểm của ông với RFA về vụ vạn Thịnh Phát :
"Từ kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra cho thấy mức độ phạm tội kinh hoàng của Công ty Vạn Thịnh Phát. Nhưng điều làm tôi chú ý nhất là từ khía cạnh pháp lý của vụ án. Theo đó, hàng loạt rào cản pháp lý bảo đảm sự kiểm soát lành mạnh cho doanh nghiệp hoạt động đều đã bị Vạn Thịnh Phát vô hiệu hóa một cách hiệu quả với sự tiếp tay của không ít quan chức chính quyền".
Cũng theo bản kết luận được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố ngày 17/11/2023, Đoàn thanh tra ngân hàng SCB gồm 18 thành viên do bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng thuộc Ngân hàng Nhà nước làm trưởng đoàn, tất cả các thành viên trong đoàn đều đã nhận tiền để thay đổi kết quả thanh tra, che giấu sai phạm của ngân hàng này. Riêng bà Đỗ Thị Nhàn với tư cách là Trưởng đoàn thanh tra đã nhận hối lộ 5,2 triệu USD.
Ông Đặng Đình Mạnh nói tiếp :
"Các thanh tra viên nhận hối lộ trong vụ Vạn Thịnh Phát thì có lẽ họ đều đã "nhúng chàm" trong các vụ việc thanh tra trước đó ở các doanh nghiệp khác, nhưng chẳng có cơ chế nào ngăn cản, phát hiện cho đến khi xảy ra vụ Vạn Thịnh Phát".
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đặt nghi ngờ vào số tiền 12 tỷ đô la được công bố. Ông cũng bày tỏ lo ngại về công tác thanh tra và giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Theo ông :
"Để ngân hàng hoạt động một cách không trung thực, không đúng theo quy định của pháp luật nên ngày càng tai hại. Cách quản lý đó không đúng theo quy tắc của luật về các tổ chức tín dụng lợi dụng chủ sở hữu ngân hàng để vay tiền một cách vô tội vạ".
Theo chuyên gia Bùi Kiến Thành, tham nhũng đang là vấn đề lớn trong công tác giám sát, thanh tra hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Ông nói :
"Các quan chức của Nhà nước đã ăn hối lộ để che đậy. Không chỉ ngân hàng SCB đâu. Nhiều ngân hàng trong tình trạng như thế nhưng chưa phát hiện ra thôi".
Từ năm 2017, khi thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, để tránh phá sản, Ngân hàng Nhà nước đã lần lượt mua lại bắt buộc bốn ngân hàng thương mại với giá 0 đồng. Bốn ngân hàng này gồm : Ngân hàng Đông Á (Dong A Bank), Ngân hàng Xây dựng (CB Bank), Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank).