Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hà Tĩnh : Một ngày đầy biến động

Từ mấy hôm trước, người dân Thạch Bằng và các xã lân cận thuộc huyện Lộc Hà đã cùng nhau đi ra UBND Xã đòi hỏi về quyền lợi mà nhà nước đã không đền bù thỏa đáng cho họ khi họ chịu thảm họa Formosa. Việc đến hôm nay vẫn chưa xong. Ngược lại, càng ngày càng xảy ra chiều hướng bạo lực : Đẩy người dân đến cuối đường hầm của sự phản kháng.

formosa1

Đêm nay, súng đã nổ, máu đã đổ, hàng đoàn người dân đã hò nhau đi trong đêm để ứng cứu đồng bào mình trong cơn khốn cùng. Đêm nay, khoảng 5.000 người dân không chỉ giáo xứ Trung Nghĩa mà còn các giáo xứ lân cận như Cửa Sót và các giáo họ đã nhất loạt lên đường.

Như vậy, hình như nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã quyết định tuyên chiến với chính người dân mình ?

formosa2

Tại Kỳ Anh, người dân xã Kỳ Lợi ngày hôm nay lại mang lưới ra thả trên đường Quốc lộ 1. Đơn giản là với họ thì biển đã chết, và người thì... đang chết. Do vậy lưới vó chẳng để làm gì, đành ôm ra đường để thả... ô tô. Mục đích của họ là phản đối việc đền bù tiền thiệt hại bởi thảm họa môi trường Miền Trung.

Cũng sáng nay, trong một diễn biến khác, hàng chục ô tô mang theo đống tiền lẻ đến Trạm thu phí Cầu Bến Thủy chặn đường để phản đối việc cướp tiền trắng trợn của trạm BOT khi họ không hề sử dụng đường BOT.

Như vậy, đã đến lúc người dân xứ Nghệ không còn thụ động, hết cả sợ hãi và đã biết đứng lên đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình. Đồng thời họ đã ý thức được đâu là những hành vi cướp bóc không thể chấp nhận được.

Đó là chuyện trên thực địa. Còn trên mạng Internet, trang mạng thamhoaformosa.com đến đêm nay đã có 89.000 người ký tên online ủng hộ kiến nghị đuổi cổ Formosa.

formosa3

formosa4

formosa5

Cũng ngày hôm qua và hôm nay, tại Giáo xứ Thái Hà, hàng ngàn người đã cùng nhau ký tay vào các bản văn để nói lên tinh thần của mình vì một môi trường sống không bị hủy diệt.

Chỉ trong một ngày 2/04/2017, hoàn toàn không phải chuyện "cá tháng tư" mà là chuyện hàng ngàn, chục ngàn người dân nổi sóng cơn bão hờn căm và cùng... xuống đường bất chấp nguy hiểm, mưa bão và mọi sự đe dọa.

Điều đó, chắc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam không thể không biết ?

Đền bù ? Đền bù như thế nào ? Đến bao giờ ?

Việc nhà nước Việt Nam tự nguyện nhanh nhảu đứng ra ôm lấy đống xả thải của Formosa với 500 triệu đola mà chưa hề điều tra hậu quả cũng như những điều gì đã xảy ra là một hành động ngu dại và liều lĩnh. Hình như nó được hình thành trong cơn hoảng loạn bởi nhà cầm quyền phần nào lường được lòng dân và hậu quả của thảm họa mà Formosa đã gây ra cho đất nước, dân tộc này.

Trong cơn hoảng loạn đó, họ nghĩ rằng với hệ thống độc tài từ truyền thông đến nhà tù và chó, công an, đạn dược... tất cả sẽ êm như đã bao nhiêu vụ đã êm xưa nay.

Thế nhưng, thời đã khác, thế cũng đã không còn như xưa. Duy chỉ có sự tự tin đến mức ngớ ngẩn, thái quá của nhà cầm quyền vào quyền lực của mình thì vẫn như cũ.

Và hậu quả là điều tất yếu.

formosa6

Mặc dù nhà nước đã tự nguyện đứng ra ôm lấy đống nợ mà thực chất là đống thải Formosa đã thải ra nhưng việc đền bù đối với người dân đã diễn ra muôn vàn lắt léo. Nhiều nơi, vẫn là căn bệnh Cộng sản : Dối trá và ăn bớt. Thế nên nó góp phần thêm câu chuyện về lòng tin, về sự rối rắm và nhất là nó đập thẳng vào chính sách tuyên truyền xưa nay cả vú lấp miệng em nói lấy được của các cơ quan báo đài nhà nước.

Họ cứ nghĩ rằng với vài thằng cán bộ lẻo mép xúi dân "Cứ ăn cá và tắm Vũng Áng thoải mái" thì dân Hà Tĩnh vẫn cứ ngu dại như xưa mà tin để ăn và tắm ?

Xin thưa ! Chẳng còn vậy nữa đâu.

Họ cứ nghĩ rằng xúi vài thằng cán bộ chui xuống biển tắm ào ào quay phim, chụp ảnh xong chạy về thì bà con dân tình cứ thế xong xuống tắm biển và ăn cá ư ?

Xin thưa họ đã nhầm ! Cái thời tuyên truyền rằng "Đảng viên đi trước, làng nước theo sau" để rồi "Xe chưa qua, nhà không tiếc"... xúi dân vào chỗ chết đã qua từ lâu.

Có lẽ điều mà hình như nhà cầm quyền chưa hoặc ít khi nghĩ đến, đó là chưa khi nào họ đặt câu hỏi rằng : "Hình như trong đầu người dân vẫn có một bộ não" ?

Giấu diếm ? Tội ác tày trời với dân tộc

Điều mà cho đến nay, nhà cầm quyền Việt Nam chưa hề dám trả lời, công bố một cách công khai, thành thật để người dân khả dĩ có thể tin là "Biển đã sạch chưa ? Cá loại nào đã ăn được, vùng nào đã có thể khai thác cá biển để dùng mà không sợ bị nhiễm độc ?"

Tất cả những câu hỏi đó là sự thiết thực nhất trong tất cả những việc hết sức cần làm ngay từ khi xảy ra thảm họa. Cũng cần khẳng định luôn là nhà cầm quyền Việt Nam thừa khả năng để làm được điều đó.

Thế nhưng, họ đã không làm.

Đơn giản là họ không dám thừa nhận trước quốc dân đồng bào về sự nguy hiểm của thảm họa môi trường tại Miền Trung khủng khiếp như thế nào.

Họ không dám thừa nhận sự thật là để biển sạch, thì các nhà khoa học đã tính toán cũng như trong thực tế đã chứng minh là cần ít nhất... 50 năm.

Họ không dám đưa ra công khai mức độ ô nhiễm của môi trường miền Trung bởi những chất độc Formosa đã xả thải. Ngược lại họ loanh quanh hết đổ cho tảo nở hoa lại đến sứa độc hay "thủy triều đỏ"...

Chỉ vì nếu sự thật được công nhận và phơi bày, nhà cầm quyền Việt Nam biết rõ rằng lòng dân phẫn uất sẽ không để họ yên. Bởi chính họ chứ không phải ai khác là nguyên nhân của mọi nguyên nhân khi đã cam tâm "rước voi về giày mả tổ".

Và điều họ lo sợ nhất, có lẽ là nếu Formosa không thể tồn tại ở đó, thì trình trạng "Trạng chết, Chúa cũng băng hà" là rất dễ xảy ra. Những bí mật đằng sau những bản hợp đồng và việc rước Formosa vào Việt Nam ra sao, sẽ có nguy cơ lộ sáng ?

Việc không công bố mức độ nhiễm độc biển, là một hành động dã man đối với người dân Việt và giống nòi Việt Nam. Các phương tiện nhà nước khuyến khích người dân ăn cá, đánh bắt rồi bán ra thị trường, cố tình giảm nhẹ hậu quả của chất độc đối với công luận.

Nhưng, thực chất họ đã âm thầm tìm cách đưa chất độc vào từng bữa ăn, từng hạt muối của người dân Việt. Hàng trăm tấn cá, hàng triệu tấn muối từ vùng nhiễm độc, sẽ âm thầm lan tỏa theo mọi ngõ ngách để ngấm vào từng dòng máu Việt rồi thấm đến từng tế bào mà gây hại cho giống nòi.

Phải coi rằng đây là một tội ác tầy trời của chế độ Cộng sản. Chỉ vì muốn lấp liếm tội ác của tập đoàn tội ác Formosa mà họ đã đang tâm đầu độc giống nòi, con cháu và tương lai Việt Nam.

Thế nhưng, như đã nói ở trên,nếu không công bố chính thức chỗ nào biển sạch, chỗ nào cá độc... một cách rõ ràng, thì người dân vẫn cứ thất nghiệp dài dài.

Và con bài "đền bù" sẽ vẫn cứ phải tiếp diễn. Bởi người dân bây giờ không còn ngu cứ "đài báo đã nói là nghe" như xưa nữa.

Và điều nhà cầm quyền Việt Nam sẽ nhận được là ngoài 500 triệu đola của Formosa đã trót nhận, nếu đủ chi dùng cho công an, chó, thiết bị và nhà tù đi đàn áp người dân, phần còn lại đền bù hiện tại và lâu dài, chưa rõ nhà nước sẽ tự lo bằng... vay nợ hay tăng giá xăng dầu ?

Những đòn phản chủ của đám dư lợn viên không não

Mấy hôm trước, người dân giáo xứ Trung Nghĩa đòi quyền lợi của mình, những quyền lợi chính đáng của họ mà nhà nước chính là con nợ. Bởi chính nhà nước đã te tẩy nhận đền bù thay thủ phạm Formosa.

Việc đòi hỏi được người dân tiến hành trong trật tự, lớp lang và kiên quyết. Điều đó đã làm những kẻ đối diện người dân hoảng hốt, bởi những luật lệ, lý lẽ và điều đương nhiên người dân đã hiểu và sẽ làm một cách bài bản để đòi hỏi quyền lợi cho mình và cộng đồng.

Vẫn theo lối truyền thông "cả vú lấp miệng em" trong việc vu cáo, bịa đặt và thóa mạ các linh mục như Nghệ An đã từng làm. Hà Tĩnh dùng hệ thống "Dư lợn viên" hết sức hung hăng đã đánh phá một cách bất nhân và đầy sự độc ác trắng trợn đối với hàng ngũ linh mục tại đây.

Thế là những kẻ lương tâm đen tối lại sử dụng con bài vu cáo, bịa đặt và nhục mạ, nói xấu cha xứ Giuse Nguyễn Công Bình.

Điều rất nực cười ở đây là chính những kẻ theo đóm ăn tàn kia đã áp dụng một cách ngu xuẩn đến mức nhầm đối tượng. Linh mục Bình vốn là người hiền lành, chăm lo việc đạo đức cho người dân xưa nay là chính. Những chuyện kiện tụng hoặc đấu tranh ngài ít khi tham gia.

Thế nhưng, cây muốn lặng, gió cũng vẫn không đừng. Hệ thống truyền thông dư lợn viên" của đảng đã bất chấp tất cả để cắn càn. Và ngài được lấy làm đích ngắm. Những cú cắn bẩn thỉu độc địa của đám chó nuôi kia đã buộc ngài tỉnh thức trước thực tế.

Thế là điều đó đã phát huy tác dụng ngay chứ không như ở Nghệ An. Người dân Hà Tĩnh kiên quyết bảo vệ chủ chăn của mình theo cách riêng của họ, nhất là khi chủ chăn của họ là người hết lòng vì cuộc sống của họ mà bị xúc phạm. 

Và điều gì phải đến sẽ đến.

Đêm nay, 2/04/2017, súng đã nổ, máu người dân đã đổ.

Và nhà cầm quyền đã buộc người dân có một chọn lựa : Đứng lên đoàn kết, hay tự tiêu diệt. Bởi hôm nay, họ đã rõ ràng từng bộ mặt của cái chính quyền "của dân, do dân, vì dân" là như thế nào.

Sự đoàn kết của người dân hôm nay, nhất là giáo dân Hà Tĩnh trong cuộc chiến bảo vệ môi trường và vạch mặt kẻ thủ ác cũng như những kẻ bao che, lấp liếm cho chúng là một cuộc đấu còn dài và gian nan.

Thế nhưng, họ đã không còn một con đường hoặc một lối rẽ nào khác.

Nhà cầm quyền đã đặt họ trước một lựa chọn duy nhất : Tiến lên để tồn tại hay là chết.

Hẳn nhiên, bản năng sinh tồn sẽ mách bảo họ đi theo con đường nào.

Hà Nội, ngày 2/04/2017

J.B Nguyễn Hữu Vinh

Nguồn : RFA, 02/04/2017

Published in Diễn đàn

Hà Nội : Xe máy cũ và tình trạng ô nhiễm (BBC, 06/03/2017)

"Tình trạng ô nhiễm không khí đã tới mức báo động", Phó giáo sư, Tiến sĩ Bùi Thị An, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển Cộng đồng nói với BBC.

hanoi1

Tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã lên tới mức báo động đỏ - LINH PHAM/GETTY IMAGES

"Mật độ dân cư Hà Nội tăng rất nhanh, nếu tính cả người vãng lai lẫn cư dân ổn định hiện vào khoảng chín triệu, gần 10 triệu người, tập trung đặc biệt đông trong nội đô".

Xe máy được cho là một trong những nguồn xả khí thải gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất tại thành phố. "Trong điều kiện nhiệt đới ẩm ở Việt Nam, tình trạng ô nhiễm do xe máy gây nên là rất lớn", bà An, người cũng từng là đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội khóa 13 nói.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các nguồn nhiên liệu đạt tiêu chuẩn chưa cao cũng càng góp phần làm trầm trọng mức độ ô nhiễm, bà An giải thích thêm. "Đây là vấn đề mà Việt Nam cũng đang cố gắng cải thiện để đạt chuẩn tốt hơn".

Hà Nội đang nỗ lực từng bước hạn chế xe máy trong thành phố nhằm đối phó tình hình.

Dự kiến giới chức sẽ chính thức đưa ra phương án cụ thể vào tháng 6/2017, báo Tuổi Trẻ dẫn lời Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung nói trong một buổi làm việc với đại diện chính phủ và các bộ ngành hồi trung tuần tháng Hai vừa qua.

Được biết có tới 2,5 triệu trong tổng số khoảng 6 triệu xe máy đang lưu thông tại Hà Nội thuộc diện quá hạn sử dụng, cần thu hồi.

Việc dẹp bỏ xe máy cũ tại Hà Nội là một phần trong chủ trương áp dụng toàn quốc theo quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ Chính phủ ban hành hồi giữa năm 2015.

hanoi2

Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói hiện có khoảng 2,5 triệu trên tổng số 6 triệu xe máy đang lưu thông ở Hà Nội thuộc dạng quá hạn sử dụng- ảnh HOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES

"Đền bù xe bị thu hồi"

Với đa số dân trong thành phố, xe máy là phương tiện đi lại cần thiết hàng ngày. Với một số người, thậm chí đó còn là phương tiện lao động, phương tiện kiếm sống.

"Hiện xe máy ở Hà Nội rất nhiều, bình quân cứ hai người, hai người rưỡi có một xe máy", bà An nói. cho nên việc đền bù đối với các xe bị thu hồi là vấn đề đang được giới chức xem xét.

"Chính quyền sẽ nỗ lực tạo ra các phương tiện công cộng tiện lợi hơn, như đặt thêm nhiều bến xe buýt, tăng chuyến, mở tuyến xe buýt đi nhanh hơn, hay mở thêm các loại giao thông công cộng khác thay thế với tiêu chí rẻ hơn so với việc sử dụng xe máy gia đình, để người dân có thể đi chợ, đi làm được".

"Tôi cho rằng việc đền bù ở đây cần tính cả giá trị vật chất lẫn thời gian lao động, thời gian đi lại sẽ được tiết kiệm từ việc thu hồi xe máy, [chứ không chỉ giá trị tài chính đơn lẻ]. Bởi với việc giảm bớt lượng lớn xe máy, việc lưu thông trên đường sẽ trở nên nhanh hơn, ít bị ách tắc hơn. Đây mới chính là sự đền bù có giá trị lớn, bền vững".

Ngân quỹ đền bù, theo bà An, "có thể sẽ được huy động từ nhiều nguồn".

"Ý kiến cá nhân tôi thì có thể một phần từ ngân sách thành phố, một phần từ việc xã hội hóa. Những công ty được tham gia các dự án giải quyết vấn đề giao thông công cộng trong thành phố có thể sẽ là một nguồn được huy động".

********************

Kỳ Anh : Ô nhiễm mọi mặt (RFA, 06/03/2017)

Vùng biển dài hơn 200 kilomet dọc theo các tỉnh bắc trung bộ của Việt Nam bị ô nhiễm do hóa chất độc hại từ Khu liên hợp gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thải ra và bị phát hiện hồi đầu tháng tư vừa rồi.

kyanh1

Vùng biển Kỳ Anh. RFA photo

Ngoài việc môi trường biển bị nhiễm độc, nhà máy gang thép của Formosa Hà Tĩnh còn gây nên những tác động khác gồm tiếng ồn, khí thải mà cộng đồng dân cư xung quanh khu vực nhà máy phải hứng chịu.

Anh Trần Văn Quang - một người dân xã Kỳ Lợi - địa phương ngay cạnh Khu liên hợp gang thép này cho biết :

"Nói chung người dân trước đây, khi chưa có Formosa về thì yên tĩnh, từ khi Formosa về, mang theo máy móc, điện đóm, tiếng ồn gây ảnh hưởng đến người dân cũng nhiều".

Các ống khói trong khu liên hợp gang thép Formosa nhả khí thải liên tục, ngày mưa cũng như ngày nắng, ban đêm cũng như ban ngày. Có lúc 1 ống, có lúc 2-3 ống cùng nhả khói đen, khói trắng.

Ông Lê Xuân Thế - một người dân khác tại Kỳ Lợi than phiền rằng khí thải như vậy ảnh hưởng đến nguồn nước mưa. việc Formosa mang chất thải đi chrôn lấp tại nhiều nơi tại Kỳ Anh như báo chí trong nước đã loan tin khiến người dân sợ nguồn nước ngầm, nước giếng cũng có nguy cơ ô nhiễm.

"Nhiều gia đình không lấy nước giếng uống, mà nấu cơm, uống nước. Nước uống phải dùng nước lọc, nấu cơm cũng nấu nước lọc".

Hầu hết những người dân mà chúng tôi tiếp xúc đều có chung một quan điểm, đó là yêu cầu Formosa trả lại môi trường trong sạch cho người dân.

"Điều mong đợi nhất là làm thế nào nói chung cho biển sạch, để chúng tôi được tự do đi lại như trước, để cho con em buổi chiều chúng nó ra tắm biển. Khi chúng tôi đi biển về thì ăn cá, ghẹ, tôm không phải nghi ngờ gì trong vấn đề độc hại".

Hầu hết mọi người trong vùng chịu tác động bởi thảm họa đều cho rằng mức hỗ trợ, bồi thường theo quyết định 1880 của Thủ tướng Chính phủ, vẫn thấp hơn so với thu nhập mà họ kiếm được từ biển khơi trước khi xảy ra thảm hoạ Formosa.

Ngoài ra thời hạn mà Nhà nước hỗ trợ, đền bù chỉ là 6 tháng, trong khi phải mất hàng chục năm môi trường mới có thể hồi phục, hải sản không bị nhiễm độc. Do vậy, người dân đã có đơn thư khiếu nại.

"Vừa rồi an hem cũng định đi ra huyện, định biểu tình một lần nữa thử coi, nhưng họ cứ làm như im im, nghe mà chuẩn bị dân có tình hình như thế thì họ cứ nôn nóng, đôn đốc làm hồ sơ nhanh để lấy tiền. Nhưng qua đó rồi họ cứ im lặng, thấy dân im lặng thì họ im lặng. Cho nên tất cả mọi người dân ở đây là đơn thư là họ đã làm sẵn".

Trong hoàn cảnh khó khăn này, người dân Kỳ Anh càng thấm thía giá trị của biển khơi với cuộc sống và sinh mệnh của họ và con cháu đời sau.

"Chúng tôi nói rồi, biển là quê hương, đất liền là tạm trú. Tất cả mọi thứ cho con cái học hành, mọi nghề nghiệp, mọi tài sản chúng tôi cất ở biển, chúng tôi không cất ở nhà. Vì thực sự có khi không có một nghìn, nhưng có khi sáng mai ra đã có tiền chục rồi. Nhất là các mùa nước lên, nhất là các con cá Khoai đó, chục triệu, hơn chục triệu. Chỉ cần 20 ngày là hơn cả trăm triệu bạc. Có như thế con cái mới được học hành. Có như thế gia đình mới đủ khả năng cho con học, rồi đại học các thứ, nếu không có như thế thì khó lắm".

‘Biển bạc’ là cụm từ luôn đi với ‘rừng vàng’ được dùng trước đây để nói đến nguồn tài nguyên quí giá mà thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam. Thế nhưng cho đến này ‘rừng vàng’ bị khai thác, phá hủy đến mức trơ trụi ; còn biển bạc thì bị ô nhiễm khiến hải sản, san hô chết hằng loạt như vừa qua.

Published in Việt Nam

Ngày 17/2 một vệt nước màu đỏ xuất hiện tại vùng biển Hà Tĩnh. Hầu như cùng lúc, trên các trang mạng xã hội xuất hiện bức ảnh một ống xả thải ra biển một dòng nước đỏ ngầu. Lời chú thích cạnh bức ảnh cho biết đó là một ống xả của nhà máy luyện thép Formosa ở Hà Tĩnh.

onhiem1

Nhân viên vệ sinh môi trường làm sạch con kênh Tô Lịch ở Hà Nội. Ảnh minh họa. AFP photo

Ngày 19/2 báo chí Việt Nam cho biết cơ quan chức năng Hà Tĩnh đã lấy mẩu nước màu đỏ để thử nghiệm. Ngày 20 tháng 2 báo mạng Hà Tĩnh nói rằng bức ảnh chiếc cống xả thải không phải là ở Formosa Hà Tĩnh.

Nhiễu loạn xung quanh chiếc cống xả thải

Một nhà hoạt động môi trường trẻ tuổi là dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn, hiện sống ở Hà Nội, nói rằng khi mới thấy bức ảnh anh cũng cho rằng đó là cống xả thải của Formosa, nhưng sau đó thì ngờ vực vì thấy có nhiều điều không hợp lý, nhưng cho đến thời điểm trả lời phỏng vấn của chúng tôi, anh Tuấn nói rằng cơ quan chức năng Việt Nam vẫn chưa cho biết cái cống xả nằm ở đâu :

"Tôi cho rằng việc định ra cổng xả đó nằm ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam là việc mà cơ quan chức năng Việt Nam phải xác định. Và phải xác định luôn cổng xả đó nó xả như thế, vậy thì việc xả đó có thường xuyên hay không, chất thải đó có nguy hại hay không ?"

Anh Nguyễn Anh Tuấn là một trong những người soạn thảo các trang tài liệu tố cáo việc gây ô nhiễm của công ty Formosa trong thảm họa Vũng Áng, tháng tư năm 2016, gửi đến Quốc hội Việt Nam.

Cho đến ngày 20 tháng hai thì chưa có cơ quan chức năng nào của Việt Nam trả lời bức ảnh về cống xả thải có phải là ở Việt Nam hay không.

Nhà báo tự do Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng nói rằng khi ông thấy bức ảnh cùng với những thông tin xung quanh nó, ông cảm thấy một sự nhiễu loạn lớn, không biết tin vào đâu. Và nguyên nhân của sự nhiễu loạn đó là do bởi truyền thống tự kiểm duyệt của báo chí Việt Nam :

"Cái nhiểu đấy là đáng lo, vì lâu nay có vấn đề gì nhạy cảm thì truyền thông coi như im lặng hết, họ lấy băng keo bịt miệng hết. Chỉ may ra có các nhà báo độc lập có đi điều tra thôi chứ báo chí chính thống thì không có. Vụ này tôi thấy chả có gì cả, đáng lý các nhà báo phải đi điều tra, phải lên tiếng ngay, chứ đâu có gì. Báo chí về vụ này hầu như im lặng, và đặc biệt đụng đến vấn đề Formosa nữa. Cũng như cái vụ biểu tình (chống) Formosa thì báo có bao giờ nêu lên đâu".

Ô nhiễm và bất ổn xã hội

Cuộc biểu tình chống Formosa mà ông Trương Duy Nhất nêu lên xảy ra vào ngày 14 tháng hai năm nay, khi có hàng ngàn người dân Nghệ An đi bộ vào Hà Tĩnh để đưa đơn kiện công ty này gây thiệt hại đời sống của họ. Cuộc biểu tình đã bị đàn áp. Trên mạng xã hội người ta thấy hàng trăm bức ảnh người dân bị đánh đổ máu.

Vài ngày sau báo chí chính thống Việt Nam đưa ra hình ảnh một chiếc xe của cảnh sát bị bể kính, cùng những lời tố cáo các vị lãnh đạo tôn giáo ở Nghệ An sách động chống chính quyền.

VIETNAM-TAIWAN-ENVIRONMENT-POLLUTION-PROTEST

Người dân biểu tình chống tập đoàn Formosa gây ô nhiễm môi trường biển. Ảnh chụp tại Hà Nội ngày 01 tháng 5 năm 2016. AFP photo

Cuộc biểu tình ngày 14 tháng 2 năm 2017 không phải là cuộc biểu tình đầu tiên về vấn đề môi trường tại Việt Nam. Sau thảm họa môi trường Formosa bùng nổ vào tháng tư năm 2016, một cuộc biểu tình lớn nổ ra vào ngày 1 tháng 5, sau đó có nhiều cuộc biểu tình khác có khi lên đến 10 ngàn người.

Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn, người từng tham gia vào cuộc tuần hành bảo vệ cây xanh ở Hà Nội vào năm 2015 nói với chúng tôi :

"Có vẻ vấn đề môi trường đang nổi lên thành một vấn đề gây bất ổn xã hội hơn, và tôi cho rằng đảng cộng sản cũng như là nhà nước mà nó đang kiểm soát, phải chú ý hơn đến vấn đề này, đặc biệt là các bên phải tuân thủ tốt hơn các định chế về môi trường của mình".

Trong một lần trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, một chuyên gia kinh tế hiện sống ở Hà Nội dẫn số liệu của Ngân hàng thế giới cho rằng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam làm tổn hại đến 5,2% tổng sản lượng quốc dân của Việt Nam.

Nhưng con số 5,2% dù lớn vẫn là con số trên giấy tờ. Những tai họa môi trường đã dần dần ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Và họ đã phải lên tiếng, bằng những vụ thưa kiện không thành công, dẫn đến những cuộc biểu tình rất đông người, dẫn tới xung đột với cơ quan chức năng.

Nhà báo Trương Duy Nhất nhận định :

"Sự lên tiếng đó anh không thể bịt được. Môi trường nó ảnh hưởng một diện rộng như thế thì người ta lên tiếng như thế, anh lại không giải quyết, chính quyền lại lấp lửng, chậm trễ trong việc điều tra việc lên tiếng, tạo thành những làn sóng biểu tình, kéo theo nhiều vấn đề về mặt xã hội khác mà chính quyền phải đối chọi".

Từ vụ ô nhiễm môi trường do nhà máy Vedan gây ra tại vùng ngoại ô Sài Gòn vào năm 2008 đến tại họa Formosa năm 2016, ý thức của dân chúng Việt Nam về môi trường đã cao hơn rất nhiều. Nhưng cách thức giải quyết các vụ khủng hoảng môi trường của cơ quan chức năng vẫn dường như không có gì thay đổi. Trong cuộc khủng hoảng Vũng Áng Formosa, người ta thấy một số quan chức đi tắm biển và ăn cá để chứng minh rằng nước biển đã sạch. Tuy nhiên điều đó vẫn không đánh tan đi sự ngờ vực trong lòng người dân, mà nói như nhà báo Trương Duy Nhất, đó là một sự nhiễu loạn.

Dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn cho rằng nguyên nhân của vấn đề đó nằm ở định chế nhà nước hiện nay của Việt Nam :

"Xét cho đến cùng thì nó vẫn là vấn đề của một thể chế đơn nguyên không có tam quyền phân lập. Cho nên không có khả năng kiểm soát, không có khả năng chống tham nhũng. Vấn đề tham nhũng trong môi trường liên quan đến khía cạnh minh bạch. Tức là không có ai giám sát các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp luôn có xu hướng mua chuộc lẫn nhau. Doanh nghiệp luôn có xu hướng mua chuộc các cơ quan công quyền, kiếm lời từ việc xử lý thải không đạt chuẩn. Đại diện cho người dân là các hội đồng nhân dân các cấp thì chỉ là những diễn viên đang diễn cái vở kịch chính trị thôi. Họ không thực sự đại diện cho người dân. Một lực lượng nữa là xã hội dân sự thì còn tương đối yếu, lại còn bị đàn áp nặng nề. Đây là một thực trạng rất khó khăn".

Trong một vụ ô nhiễm gần đây xảy ra do một nhà máy dệt tại tỉnh Hải Dương, những người dân mà chúng tôi tiếp xúc cho rằng cơ quan chức năng đã bao che cho việc làm phạm pháp của doanh nghiệp, trong khi các viên chức nhà nước thì lại cho rằng họ đã xử lý việc phạm pháp đó.

Kết thúc buổi nói chuyện với chúng tôi, dược sĩ Nguyễn Anh Tuấn nói rằng anh chẳng phải là một nhà hoạt động, hay đang hoạt động chính trị gì cả, mà những việc làm của anh là nhằm bảo vệ cuộc sống cho những người dân thường Việt Nam, trong tư cách là một công dân Việt Nam.

Kính Hòa, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 21/02/2017

**********************

Môi trường ô nhiễm, dân kêu cứu (RFA, 21/02/2017)

Theo những thông tin loan tải trên báo chí, truyền hình, chúng tôi tìm hiểu, liên lạc với bà con xã Lai Vu, huyện Kim Thảnh, tỉnh Hải Dương nơi đã mấy năm nay người dân phải chịu đựng thảm cảnh nguồn nước ô nhiễm và mùi hôi thối bốc lên hàng ngày do nước thải công ty TNHH Pacific Crystal xả vào sông Rạng – nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho bà con thuộc 3 xã Cộng Hòa, Lai Vu và Ái Quốc.

moitruong1

Công ty TNHH Pacific Crystal ở tỉnh Hải Dương. Photo courtesy of inres.vn

Xả thải gây ô nhiễm

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Pacific Crystal là một thành viên của Tập đoàn Crystal Hồng Kông, với nhà máy đang hoạt động tại Khu Công nghiệp Lai Vu, Kim Thành, Hải Dương, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dệt vải, và phụ liệu ngành dệt.

Tuy nhiên, người dân địa phương tố cáo từ khi được đưa vào hoạt động năm 2014, công ty này liên tục xả nước thải ra hồ điều hòa Khu công nghiệp Lai Vu và ra con sông Rạng khiến người dân vô cùng bức xúc. RFA trao đổi với ông Bùi Duy Tôn, một người dân xã Lai Vu thì được cho biết :

Từ khi Pacific mà dân bọn tôi gọi là bọn nhuộm đó, thời kỳ mới về thì không có nhà xử lý nước thải. Bây giờ bắt đầu mới đang làm chứ thời mới về cách đây chừng 2, 3 năm xả thải lung tung ra các đường rãnh thoát nước của khu công nghiệp đó, và đổ ra hồ. Hồ cách đây 2,3 năm về trước người ta cho thả cá, vừa rồi có hiện tượng cá chết thì họ mới đuổi không cho xả ra đó nữa.

Một người dân khác, bà Tăng Thị Tân, cũng là người con xã Lai Vu, lên tiếng bất bình khi thấy môi trường nơi bà sinh ra và lớn lên bị ô nhiễm nghiêm trọng :

Họ biết là nhiều lần rồi nhưng hôm đó họ bắt được quả tang họ mới gọi phóng viên VTC14 về. Nó cứ xả ra là dòng sông đen ngòm. Từ hôm kia đến nay thì nó lại xả ra cống ngầm chìm hôi thối lắm.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương về kết quả phân tích mẫu nước xả thải của Công ty Pacific có 5/10 thông số của các hóa chất pH, TSS, COD đều vượt chuẩn nhiều lần với lưu lượng xả thải từ 1.500 cho tới 2000m3/ngày

Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả, theo tìm hiểu của chúng tôi bà con nơi đây không những phải chịu đựng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, mà giấc ngủ hàng ngày cũng không được trọn vẹn vì công ty hoạt động ban đêm gây ra tiếng ồn lớn. Ngay cả bầu không khí họ hít thở cũng nặng mùi khét :

Công ty đó hiện giờ vẫn hoạt động, nó xả ra không những nước thải mà còn cả ô nhiễm không khí. Có thời kỳ 4 rưỡi, 5 giờ có mùi hắt vào trong dân như đốt ny-lông. Có những hôm cảm tưởng như có màn sương mù.

Tai họa ập đến vùng quê vốn yên bình bao năm nay, người dân lên tiếng cầu cứu với chính quyền nhưng xã nhưng xã cho biết họ không đủ thẩm quyền giải quyết. Con giun xéo lắm cũng quằn, người dân tiếp tục báo cáo lên chính quyền huyện và tỉnh nhưng anh Tôn cho biết vấn đề đâu vẫn hoàn đó. Anh chia sẻ thêm với chúng tôi :

Chúng tôi cũng lên chính quyền xã nhiều lần rồi nhưng xã người ta cũng không để ý đến việc này. Bên cạnh đó thì kể cả là tỉnh, huyện, rồi trên trung ương chúng tôi cũng có đề xuất nhưng thực chất ra người ta vẫn cho là dân chúng tôi chưa lấy được tiền ruộng nên muốn gây khó khăn cho người ta. Bây giờ các cơ quan pháp luật ngươì ta không giải quyết, chúng tôi chả biết kêu vào đâu.

Chính quyền nói gì ?

moitruong2

Đường ống xả thải của Công ty Pacific Crystal đang được xử lý khắc phục. Photo courtesy of suckhoedoisong.vn

Cũng trong cuộc trao đổi với anh Tôn, chúng tôi được biết mấy năm về trước có đội ngũ công an từ trên huyện, tỉnh về làm việc nhưng kết quả ra sao người dân không hề hay biết, thậm chí lãnh đạo của thôn, xã có đi giám sát cùng với nhóm công an đó nhưng cũng không lên tiếng báo cáo cho dân. Trước tình hình đó chúng tôi có liên lạc với ông Bùi Duy Hường - Chủ tịch UBND xã Lai Vu thì chỉ được cho biết ngắn gọn như sau :

Có một chút vụ việc xảy ra, địa phương phản ảnh báo cáo với huyện với tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh đã xử lý xong rồi, xử phạt rồi. Bây giờ tỉnh chỉ đạo cho công ty phải khắc phục ngay.

Liên hệ tiếp với Phó Chủ tịch Huyện Kim Thành, ông Nguyễn Văn Hán, chúng tôi cũng chỉ nhận được câu trả lời chóng vánh :

Cái đấy huyện và tỉnh đã phối hợp xử lý rồi, bây giờ nó đang khắc phục rồi, khắc phục ngay rồi !

Theo nguồn tin chúng tôi ghi nhận được, Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã xử phạt gần 700 triệu đồng với hành vi vi phạm của Công ty này và yêu cầu Công ty phải dừng ngay việc xả thải vào nguồn nước của bà con người dân. Tuy nhiên theo bà Tân hiện tại Công ty này vẫn đang tiếp tục xả xuống sông Rạng. Bà cho biết suy nghĩ của mình về cách hành xử của Chính quyền như sau :

Xã bây giờ vào hùa với bọn đấy ăn hối lộ, đút lót, không làm việc đâu. Vừa rồi tỉnh có phạt 700 triệu nhưng nó vẫn xả. Bây giờ nó không có chỗ xả thì nó biết làm cách nào. Vẫn xả ra cống ngầm, xong rồi ra sông cái gọi là sông Rạng hay sông Kinh Thầy gì đó, nhưng mà nước vào nó lại chảy vào dân. Nguồn nước sinh hoạt bây giờ lấy từ sông đó vào mà. Chỗ mà nó xả ra là bây giờ có cá chết.

Đáp lại email của RFA hỏi về nguyên nhân vì sao sau khi thảm họa Formosa xảy ra, dấy lên một lời cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về vấn đề xả thải gây ô nhiễm môi trường nhưng hiện tượng này vẫn chưa dừng lại, tiến sĩ Tô Văn Trường, Viện trưởng Viện Quy hoạch thủy lợi cho biết vấn đề nằm ở hệ thống pháp luật - hành lang chưa đáp ứng thực tế. Đội ngũ thực thi pháp luật chưa nghiêm do nhiều lý do, song lý do lớn nhất vẫn là đồng tiền :

Còn nguyên nhân tại sao đồng tiền nó lại chi phối được nhiều thế thì nhiều người đã biết rõ và đã phản ánh trên công luận.

Thực tế trong thời gian qua, nhiều nơi trong cả nước vẫn ưu tiên FDI để phát triển kinh tế nên việc chưa nghiêm khắc trong các giải pháp phòng ngừa bảo vệ môi trường, thường là phạt cho tồn tại. Các nhà máy thép, dệt, giấy, nhiệt điện vv…là các nguồn ô nhiễm hóa chất không gian rộng. Việc đánh giá tác động môi trường tới xã hội, con người (sinh nở và bệnh tật - thường hậu họa dài hạn) chưa được coi trọng đúng mức.

Vấn đề thực tế hiện nay là "lực bất tòng tâm" vì nhân lực và nguồn lực yếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, yếu tố bất khả kháng này không phải là nguyên nhân chính dẫn đến "nhiều công ty vẫn xả thải vào nguồn nước của người dân", mà là do cơ quan quản lý không làm tròn trách nhiệm đã quy định trong luật pháp (nói mạnh là không có "tâm" để mà tòng).

Nguyên nhân thứ 3 không kém quan trọng là bình diện kinh tế, văn hóa và xã hội ở ta mới chỉ ở mức đó, không thể có một thể chế văn minh vượt lên trên nó được trong hoàn cảnh hiện nay.

Ô nhiễm môi trường, không khí, nguồn nước gây ra những tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của con người mà có thể chưa thể hiện ra một sớm một chiều. Hôm 16/2 vừa qua, một nhóm nhà khoa học ở Mỹ đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi năm có đến hàng triệu ca sinh non ở các nước Đông Nam Á liên quan đến ô nhiễm không khí.

Những công ty như Pacific Crystal quả thực mang lại nguồn việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương, nhưng nếu người dân phải đánh đổi cả sức khỏe, sinh mạng của mình thì liệu có xứng đáng hay không ?

Lan Hương, phóng viên RFA

*********************

Ô nhiễm môi trường 'đe dọa ổn định ở Việt Nam' (BBC, 21/02/2017)

Bas du formulaire

onhiem3

Thảm họa môi trường này đã gây ra biểu tình ở nhiều nơi

Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt ngày càng nhiều với những vấn đề về môi trường, một bài báo với tựa đề "Xanh và đỏ ở Việt Nam" của tạp chí hàng tuần The Economist viết hôm 16/2.

Theo bài này, thảm họa môi trường biển do việc xả thải của Formosa đứng đầu danh sách và những người bị ảnh hưởng nhiều nhất là ngư dân. Nhiều người dân địa phương giờ đây không muốn mua hải sản họ đánh bắt, vì sợ vẫn còn bị nhiễm độc. Ngành du lịch cũng bị ảnh hưởng nặng nề, với rất nhiều đoàn khách du lịch đã hủy các kỳ nghỉ của họ vì không muốn tắm biển ở những bãi cát ô nhiễm.

Bài báo này còn kể đến các tình trạng ô nhiễm khác đang phá vỡ phong cảnh tuyệt vời của Việt Nam. Chẳng hạn, việc xây đập, đào giếng khơi và canh tác chuyên sâu đang làm hủy hoại vùng đồng bằng sông Mekong, khói bụi làm ô nhiễm bầu trời Hà Nội, các nguồn nước thải công nghiệp của Việt Nam chảy xuống sông hồ hay một số làng mạc có tỷ lệ ung thư cao bất thường, mà nguyên nhân có thể là do nguồn nước bị nhiễm chì.

Biến đổi khí hậu cũng là một vấn đề môi trường khác mà Việt Nam phải đương đầu. Một số ý kiến cho rằng 1/5 địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có thể sẽ bị chìm vào cuối thế kỷ này. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt và ngập lụt có thể sẽ đánh vào các khu dân cư ven biển.

onhiem4

Hà Nội bị cảnh báo vì ô nhiễm không khí

Môi trường và chính trị

Những vấn đề môi trường kể trên đặt ra nhiều thử thách cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều người dân miền Trung đã tham gia các cuộc biểu tình đòi được Formosa và chính phủ bồi thường quyền lợi thích đáng. Kể cả nhiều người không bị ảnh hưởng vì thảm họa này cũng bày tỏ sự bất bình.

"Hầu hết người Việt Nam nghĩ các vị lãnh đạo của mình nương nhẹ Trung Quốc, và bất bình với việc Đảng Cộng sản đã cho phép một công ty gần như là Trung Quốc xả độc ra biển", tờ The Economist viết tiếp.

Điều này là đáng sợ đối với Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ đã thấy phong trào về môi trường ở Đông Âu làm vùi dập những người cộng sản ở đó, và họ đã mạnh tay xử lý những người lãnh đạo các cuộc biểu tình.

Đảng Cộng sản muốn người nước ngoài coi Việt Nam là đối tác đáng tin cậy về những vấn đề toàn cầu như thay đổi khí hậu, không phải là một nước lạc hậu.

Các quan chức ở các tỉnh phớt lờ luật lệ do Hà Nội đưa ra, và các doanh nghiệp nhà nước lớn thường không thể chạm tới được. Hệ thống pháp lý xử lý những kẻ đối đầu một cách nhanh chóng và tàn nhẫn nhưng lại thất bại thảm hại trong việc thực thi các quy định thường ngày.

Trong khi Bắc Kinh đã bắt đầu đóng cửa nhà máy và hạn chế việc sử dụng xe hơi để làm giảm khói bụi, các quan chức ở Việt Nam vẫn lúng túng tìm cách ngăn chặn xe máy đỗ trên vỉa hè.

The Economist là tờ báo nổi tiếng thế giới. Số lượng bản in trung bình của họ toàn thế giới là hơn 1 triệu bản mỗi tuần, và hơn 10 triệu người đọc trang web mỗi tháng.

Published in Diễn đàn

Lý do gây vệt nước đỏ Vũng Áng là gì ? (BBC, 20/02/2017)

Việc nói dải nước màu đỏ xuất hiện tại vùng biển Vũng Áng "là do ô nhiễm hữu cơ, do con người sinh hoạt xả thải", như giải thích của UBND thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, là "không thuyết phục", một chuyên gia độc học môi trường Việt Nam bình luận với BBC.

Bas du formulaire

vungang1

Vệt nước màu hồng dạt vào kè chắn sóng ở cảng Vũng Áng được người dân chụp lại.

 Trả lời BBC Tiếng Việt, Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Lê Huy Bá từ Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường cho biết ô nhiễm hữu cơ "không bao giờ là màu đỏ" mà thường có màu đen hay màu xanh đen. "Màu đỏ là màu của oxit sắt 3".

Hai hiện tượng dải nước đỏ

Một vệt nước đỏ dài khoảng 100 m đã xuất hiện tại bờ kè chắn sóng cảng Vũng Áng vào 19/1, truyền thông trong nước đưa tin.

Trong những ngày qua, dư luận xôn xao về hiện tượng một dải nước màu đỏ đục xuất hiện vào sáng 18/2 tại khu vực cảng Sơn Dương thuộc công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh. Sau đó, đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Tĩnh và Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh đã đến kiểm tra và lấy mẫu nước đi phân tích.

Đồng thời, trên mạng xã hội xuất hiện một video clip quay dòng nước màu đỏ chảy ra từ một miệng cống xuống biển.

Phó Chủ tịch UBND Thị xã Kỳ Anh Phan Duy Vĩnh được trang tin VietnamNet dẫn lời, nói hôm 19/2 về kết quả phân tích nước biển có váng đỏ xảy ra hồi tháng Một ở Vũng Áng : "Theo kết quả phân tích, dải nước màu đỏ ở biển là do ô nhiễm hữu cơ, co con người sinh hoạt, xả thải". Đây cũng là kết quả được Viện Công nghệ và Môi trường gửi cho Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Tĩnh.

Một lãnh đạo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh nói "hiện tượng vệt nước đỏ xuất hiện ngày 17/2 tại cảng Sơn Dương và Vũng Áng không có gì nguy hiểm", và "hải sản tại khu vực đó vẫn phát triển bình thường", báo Lao động đưa tin.

Hôm 20/2, BBC đã liên hệ qua điện thoại với ông Dương Tất Thắng, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh Hà Tĩnh đồng thời là Trưởng ban Khu kinh tế Hà Tĩnh, nhưng ông từ chối bình luận.

vungang2

Vệt nước đỏ xuất hiện ở bờ biển Vũng Áng Hà Tĩnh - Ảnh : VĂN ĐỊNH

Nguyên nhân hiện tượng dải nước đỏ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nước biển đỏ, Giáo sư Lê Huy Bá nói với BBC.

Chẳng hạn như hiện tượng này có thể xảy ra khi "đất nhiệt đới có mầu đỏ vì chứa nhiều chất sắt, sau khi mưa nước chảy ra biển mang màu đỏ", và trường hợp này, theo ông Bá, là "không đáng ngại".

Một hiện tượng tự nhiên khác có thể khiến nước biển chuyển màu đó là hiện tượng thủy triều đỏ (tảo biển nở hoa). Tuy nhiên, giáo sư Bá khẳng định hiện tượng này thường chỉ xảy ra vào tháng 8, tháng 9 chứ "không vào thời kỳ này".

Một nguyên nhân khác có thể có, là do sản phẩm của chất xả thải công nghiệp, nhưng muốn khẳng định được nguyên nhân của hiện tượng này, các nhà khoa học phải được "tận mắt tận tay quan sát", Giáo sư Bá nói.

Ông Lê Xuân Thế, một ngư dân sống cách vùng biển Vũng Áng 3km, nói với BBC ông đi biển tới nay đã hơn 50 năm nhưng "chưa bao giờ thấy hiện tượng dải nước đỏ trên biển".

Chi tiết kết quả xét nghiệm nước biển mà Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh nói đến dường như không được công bố một cách chính thức và rộng rãi.

"Bản thân chúng tôi [các nhà khoa học] rất được muốn biết để hiểu được thực chất của vấn đề một cách khách quan nhưng có được xem đâu", Giáo sư Lê Huy Bá nói, và cho biết mình cũng chỉ biết theo dõi tin trên báo chí.

Tuy nhiên, Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh, bộ phận trắc quan của Bộ Tài Nguyên Môi trường và đại diện của Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa đã kiểm tra các cống xả thải của Formosa và kết luận doanh nghiệp này "không có đường ống xả thải nào như clip phát tán trên mạng xã hội", trang tin Zing tường thuật.

Giới chức tới giờ chưa có bình luận nào về địa điểm có thể của cống xả thải quay trong video clip nói trên.

************************

Dải nước lạ màu đỏ ở cảng Vũng Áng : Tình tiết mới (Đất Việt, 22/02/2017)

Hà Tĩnh khẳng định, ống xả thải màu đỏ lan truyền trên mạng không phải của Formosa. Đặc biệt, nguyên nhân nước đỏ ngày 19/1 là do ô nhiễm hữu cơ.

Cống xả thải nước màu đỏ không phải của Formosa

Liên quan đến đoạn video quay cận cảnh cống nước xả ra dòng nước thải màu đỏ lan truyền trên mạng ngày 19/2 và một số người cho rằng đó là hệ thống xả thải của Formosa ở Hà Tĩnh, tối cùng ngày, ông Hoàng Thanh Tùng, Phó trưởng ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh đã thông tin cụ thể với báo chí.

Ông Tùng khẳng định, sau khi nắm được thông tin đơn vị này đã cho lực lượng kiểm tra ngay. Tuy nhiên kết quả cho thấy thông tin trên hoàn toàn sai sự thật.

"Đó là thông tin thất thiệt, bởi thực tế ở Dự án Formosa Hà Tĩnh không có cổng xả thải nào nhỏ giống như trong video xôn xao trên mạng", ông Tùng khẳng định với Dân trí.

vungang3

Hà Tĩnh khẳng định, ống xả thải màu đỏ lan truyền trên mạng không phải của Formosa.

Cũng trong tối 19/2, xác nhận với Infornet, ông Dương Tất Thắng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết, hiện tỉnh đã nắm được thông tin có video trên.

"Tôi là người trực tiếp cùng anh em các sở ban ngành đã đi kiểm tra, cho thấy ở dự án Formosa Hà Tĩnh không có cống xả thải nào nhỏ giống như trong video", ông Thắng khẳng định.

Ông Thắng cho biết thêm, sáng 20/2, một đoàn công tác của tỉnh cùng báo chí sẽ chứng thực các cống xả thải của Formosa để dư luận được rõ hơn, tránh hiểu nhầm. Đồng thời Tỉnh này sẽ xác minh về nguồn gốc, động cơ người tung video này để có hướng xử lí.

Trao đổi với PV Infonet chiều 20/2, ông Hoàng Văn Thức, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khẳng định : đoạn clip xả thải đăng tải trên trang mạng xã hội là thông tin hoàn toàn bịa đặt.

 

Nước biển đỏ ngày 19/1 : Do ô nhiễm hữu cơ

Trong một diễn biến có liên quan, chiều 19/2, xác nhận với Tuổi trẻ, ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Hà Tĩnh, cho biết Viện Khoa học công nghệ đã công bố kết quả hiện tượng dải nước biển đỏ ở khu cảng Vũng Áng ngày 19/1.

Theo đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được xác định là hiện tượng tự nhiên, do sứa vào mùa sinh sản tạo ra.

Ngoài ra, tại khu vực biển này nước ít luân chuyển nên bị ô nhiễm hữu cơ do các nhà hàng, bè nổi xả thải ra biển.

vungang4

Dải nước màu đỏ dài 50 m tại cảng Vũng Áng Hà Tĩnh đang khiến dư luận xôn xao

Trưa 19/2, trả lời báo chí, ông Phan Duy Vĩnh, Phó Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh cho biết đã có kết quả phân tích nước biển có váng đỏ xảy ra vào ngày 19/1 tại khu vực bè nổi mực nhảy ở Vũng Áng.

"Theo kết quả phân tích, dải nước màu đỏ ở biển là do ô nhiễm hữu cơ, do con người sinh hoạt, xả thải", tờ Vietnamnet dẫn lời ông Vĩnh cho biết.

Hà Nam (tổng hợp)

Published in Việt Nam

Ngành năng lượng Việt Nam đang phát triển ngược chiều với thế giới. Trong khi thế giới hướng đến sử dụng nhiều hơn những nguồn năng lượng sạch thì Việt Nam lại chú trọng phát triển nhiệt điện than.

than1

Tác hại của nhiệt điện than đến sinh kế của người dân ven biển khôn lường. Ảnh : CHANGE.

Số liệu năm 2015 của EVN cho thấy thủy điện chiếm 43,2% công suất lắp đặt và 34,15% sản lượng điện của toàn ngành điện. Xếp thứ hai là nhiệt điện than, chiếm 33,7% công suất lắp đặt và 34,37% sản lượng.

Chiến lược phát triển ngành điện theo Quy hoạch điện VII, nhiệt điện than sẽ đóng vai trò chủ đạo trong ngành năng lượng Việt Nam. Cụ thể, sản lượng nhiệt điện than chiếm 49,3% vào năm 2020, 55% vào năm 2025. Vào năm 2030, Việt Nam sẽ có tổng cộng 64 nhà máy nhiệt điện than (xem bản đồ), công suất tổng cộng 55.300 MW, cho sản lượng 304 tỉ KWh, chiếm 53,2% tổng sản lượng điện, tiêu thụ 129 triệu tấn than.

"Thành tựu tăng trưởng và công cuộc giảm đói nghèo trong hai thập kỷ qua ở Việt Nam đã bị ảnh hưởng phần nào bởi việc sử dụng quá nhiều nguồn năng lượng không tái tạo. Với nhu cầu năng lượng dự tính tăng 10% mỗi năm trong vòng 15 năm tới, việc thảo luận về các lựa chọn sản xuất điện là hết sức cần thiết, mọi người cần phải cân nhắc các chi phí môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu", ngài Tổng lãnh sự Canada tại Thành phố Hồ Chí Minh Richard Bale nhận xét tại cuộc tọa đàm "Tác động của nhiệt điện than đến môi trường biển và cuộc sống của người dân" do tổ chức phi chính phủ CHANGE (Trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển) phối hợp với Chính phủ Canada và Phong trào toàn cầu về biến đổi khí hậu 350.org tổ chức sáng nay tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhiệt điện than gây ô nhiễm không khí, nước, đất, các bệnh đường hô hấp, ung thư, là nguồn phát các chất nguy hại như thủy ngân, selen, asen, chì, cadmi, kim loại nặng, phát tro bụi, gây mưa axit phá hủy nền nông nghiệp, ngư nghiệp, phát khí thải nhà kính, làm trái đất nóng lên, biến đổi khí hậu… Các tổ chức quốc tế đưa ra ước tính rằng mỗi kWh nhiệt điện than làm tốn chi phí y tế đến 0,17 đô la Mỹ.

Một điều ít được nhắc đến là nhiệt điện than dự phần rất lớn vào việc hủy hoại môi trường biển. Vì nhiệt điện than cần một lượng nước rất lớn cho hệ thống làm mát nên các nhà máy có xu hướng đặt ven biển. Bên cạnh đó, các nhà máy đặt gần biển để thuận lợi cho việc nhập khẩu than.

Theo số liệu được tổ chức CHANGE thu thập, trung bình 3,5 phút, một nhà máy nhiệt điện than 500 MW sẽ hút lên một lượng nước đủ để chứa trong một bể bơi tiêu chuẩn Olympic (2.500 m3) để làm mát hệ thống. Sau đó nước được trả lại sông, hồ, biển với nhiệt độ cao hơn nước đầu vào từ 8 đến 13 độ C khiến môi trường sống của các sinh vật biển như cá, tôm, tảo, san hô… bị ảnh hưởng nặng.

Việc hút nước vào hệ thống làm mát giết chết rất nhiều cá, cá bị nghiền nát và luộc chín trong các màng lọc hệ thống. Ở Mỹ, nhà máy điện than Bayshore tại bang Ohio giết 60 triệu tấn cá lớn mỗi năm, nhà máy Huntley ở New York làm kẹt 96 triệu tấn cá mỗi năm trong hệ thống làm mát của họ.

than2

Vị trí các nhà máy nhiệt điện than và các khu bảo tồn biển.

Khu bảo tồn biển Hòn Cau (huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận), một trong 16 khu bảo tồn biển được quy hoạch của Việt Nam, là trường hợp được đưa ra phân tích tại cuộc tọa đàm, đang bị đe dọa bởi các nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ngay sát đó. Hiện mới có nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân I hoạt động, theo Quy hoạch điện VII, vào năm 2030, ở đó sẽ có bốn nhà máy nhiệt điện hoạt động tại đây.

So với các khu bảo tồn biển khác khác, Hòn Cau là khu bảo tồn biển đa dạng bậc nhất Việt Nam với 234 loại san hô tạo rạn, 324 loại cá rạn san hô, 119 loại thân mềm, 32 loại da gai. Nhưng khu bảo tồn biển này đang bị đe dọa bởi các hoạt động nạo vét và nhận chìm vật liệu nạo vét của cảng Vĩnh Tân I, bởi hàm lượng các chất lơ lửng, bùn cát, bởi hệ thống làm mát của nhà máy nhiệt điện…

Theo tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn từ Viện Hải dương học (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam), những hệ sinh thái rạn san hô như ở Hòn Cau là nơi dự trữ sinh học đa dạng, mang lại các giá trị kinh tế rất lớn, là sinh kế cho hàng triệu người từ các nguồn đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, du lịch thiên nhiên, vật liệu xây dựng (cát, đá, cây…), buôn bán cá cảnh và các sản phẩm lưu niệm. 

Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) năm 2007 tính toán rằng mỗi km2 rạn san hô mang lại 600.000 đô la Mỹ lợi tức chỉ từ du lịch mỗi năm. Trong khi đó, chi phí quản lý các khu bảo tồn biển chỉ 775 đô la Mỹ/km2 mỗi năm. Nhưng nếu đánh mất thì chi phí khôi phục rất cao, như Maldives tiêu tốn 10 triệu đô la Mỹ/km bờ biển để thay thế rạn san hô bị phá hủy.

Đinh Hiệp

Nguồn : TBKTSG, 17/02/2017

**************

Di dời 10.000 cụm san hô để làm nhiệt điện Vĩnh Tân

Ông Võ Sĩ Tuấn, Viện trưởng Viện Hải dương học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết đơn vị này vừa hoàn thành việc di dời 10.000 cụm và khối san hô vùng biển ven bờ đến vùng biển khác nhằm phục vụ công tác nạo vét luồng, lạch để xây dựng nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận.

than3

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tại huyện Tuy Phong, Bình Thuận

Phát biểu tại buổi tọa đàm về tác động của nhiệt điện đến môi trường biển diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay (17/2/2017), ông Tuấn cho biết việc di dời này được thực hiện trong khoảng sáu tháng và toàn bộ 10.000 tập đoàn san hô (cụm, khối san hô) được di dời về vùng biển Khu bảo tồn Hòn Cau cách đó chừng hơn 5 km để san hô tiếp tục sinh trưởng.

"San hô sau khi được di dời về khu bảo tồn Hòn Cau đang sinh trưởng khá tốt", ông Tuấn thông tin.

Tuy nhiên, một số chuyên gia bảo tồn sinh vật biển cho rằng việc di dời san hô sẽ kéo theo hệ lụy về môi trường biển, hạn chế khả năng sinh sản của nhiều loại cá vùng này, tác động đến nguồn lợi đánh bắt ngư dân địa phương.

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Toàn Công Lập, Đội trưởng Đội bảo tồn thuộc Ban Quản lý Khu bảo tồn biển Hòn Cau cho rằng : san hô vùng nhiệt điện Vĩnh Tân được di dời ra Hòn Cau sẽ làm mất môi trường sinh sản tự nhiên của nhiều loài khu vực biển này, nhiều loài cá sẽ không còn quay về khi mất đi rạn san hô làm nơi sinh sản, các loài cá di cư như cá cơm, cá trích cũng không còn nơi trú ẩn trên đường di chuyển hàng năm nữa... và điều này làm giảm nguồn thu nhập của ngư dân. 

Một số chuyên gia môi trường lo ngại sự phát triển của các nhà máy nhiệt điện than vùng biển Bình Thuận đang đưa các hệ sinh thái biển, đặc biệt là khu bảo tồn biển Hòn Cau, đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các tác động xả thải, nạo vét, dẫn đến các loài sinh vật biển mất môi trường sống, các ran san hô bị thu hẹp, nghề muối, nghề đánh bắt, nuôi trồng hải sản và du lịch bị tác động tiêu cực.

Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân được xây dựng ven vùng biển huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận gồm năm nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất thiết kế 6.225 MW đang được thi công và dự kiến hoàn thành toàn bộ vào năm 2020. Trong đó, nhà máy Vĩnh Tân 2 hoạt động từ năm 2014 và Vĩnh Tân 4 sẽ hoạt động trong năm nay.

Ông Võ Sĩ Tuấn cho rằng vấn đề đáng quan tâm nhất là việc đánh giá tác động môi trường của dự án nhiệt điện tại Trung tâm nhiệt điện Vĩnh Tân lâu nay được thực hiện cho từng nhà máy riêng lẻ. Đến khi tất cả các nhà máy hoạt động thì cần có một đánh giá tác động môi trường tích lũy của cả năm nhà máy và có giải pháp để khắc phục các hệ lụy đến môi trường dựa trên các cơ sở khoa học. 

Trao đổi với TBKTSG Online, ông Nguyễn Chu Hồi, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển Việt Nam cho rằng tính chung tổng lượng xả thải trong cả vòng đời các dự án nhà máy nhiệt điện khu Vĩnh Tân thì tác động cộng hưởng, tích lũy theo thời gian bao phủ lên cả hệ sinh thái biển, là vấn đề lớn cần tính tới.

"Sắp tới, chúng tôi sẽ kiến nghị các cơ quan, đặc biệt là nhà đầu tư trả lời cho địa phương, những cơ quan quản lý về môi trường những tác động tích lũy lên môi trường biển nói trên", ông Hồi nói

 Văn Nam

(TBKTSG Online)

Published in Diễn đàn
Trang 3 đến 3