Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Cảng biển Việt Nam thành bãi chứa phế liệu (RFA, 03/08/2018)

Hiện đang có hàng nghìn container hàng phế liệu được nhập về Việt Nam nằm khắp các cảng trên cả nước nhiều tháng nhưng không có doanh nghiệp nào đến nhận, gây khó khăn trong việc quản lý và xử lý số lượng các loại phế liệu này.

cang1

Hình ảnh hoạt động tại cảng Hải Phòng. Ảnh AFP

Nhập phế liệu về bỏ

Cơ quan Hải quan Việt Nam cho biết, sau khi Trung Quốc cấm nhập khẩu 24 loại phế liệu một lượng lớn các mặt hàng này từ các nước phát triển bị chuyển đến các nước Châu Á khác, trong đó có Việt Nam.

Thực tế cho thấy hiện có hàng nghìn container phế liệu đang nằm tại các cảng biển Việt Nam ; thế nhưng không có doanh nghiệp nào đến nhận gây ra tình trạng quá tải.

Vào ngày 25/7 tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình nhập khẩu phế liệu, ông thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu điều tra, xử lý tới cùng các container phế liệu đã vào Việt Nam mà không ai nhận :

"Phải tăng cường phối hợp các cấp, các ngành trong việc ngăn chặn phế liệu vào Việt Nam, không để Việt Nam trở thành bãi thải, ảnh hưởng đến môi trường, cuộc sống nhân dân. Vì vậy, cần phân công trách nhiệm rõ ràng về vấn đề này".

Một nhân viên có tên Hùng đang làm việc tại Tân Cảng, Sài Gòn cho chúng tôi biết về thực tế mà cả ông thủ tướng chính phủ Hà Nội phải lên tiếng :

"Do ảnh hưởng của cái mặt hàng tồn lâu ngày, đặc biệt là mặt hàng nhựa và giấy phế liệu này thì nó ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất cảng, làm giảm tốc độ thông quan hàng hóa. Các chi phí lưu container, lưu bãi cho khách hàng để giải phóng những container hàng lâu ngày là rất lớn, nên một số doanh nghiệp gần như bỏ trốn và không đến nhận hàng".

Nguyên nhân doanh nhiệp không đến nhận hàng còn được lý giải vì nhiều lô hàng phế liệu nhập khẩu không đáp ứng các điều kiện quy định về bảo vệ môi trường, khai báo không đúng chủng loại, khai thuế không đúng hoặc có vấn đề gian lận thương mại…

Một chuyên gia trong ngành xuất nhập khẩu chia sẻ với chúng tôi qua email rằng"Đã là phế liệu thì bên bán không thể lúc nào cũng đóng hàng đúng 100% theo quy chuẩn của Việt Nam. Mà nếu bên bán đóng hàng vào container lẫn một ít loại khác, cả lô hàng sẽ bị định mác chất thải không được phép nhập khẩu, nên doanh nghiệp ngậm đắng nuốt cay không dám đến nhận hàng".

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến tình trạng tồn container phế liệu đó là do nhiều doanh nghiệp sử dụng địa chỉ "ma" để mở tờ khai. Khi phát hiện lô hàng có vấn đề hay bị lực lượng hải quan xử lý, các doanh nghiệp này "bỏ của chạy lấy người".

Cùng quan điểm đó, Anh Trúc Hiền hiện đang lo về giấy tờ thủ tục hải quan tại cảng Cát Lái cho chúng tôi biết, hầu hết các container phế liệu về Việt Nam là hàng "tầm bậy" hải quan giữ lại nên không thể thông quan.

cang2

Các container tồn đọng tại cảng Hải Phòng. AFP

Anh Hiền cho biết thêm :

"Không phải là không tới nhận được, hầu hết là hàng tầm bậy nên hải quan giữ lại thì sao thông quan mà là hàng đó là anh khai A mà hàng về toàn là B, C gì đó nên doanh nghiệp nó không ra nhận được vì giấy tờ trục trặc nên liên quan đến phế liệu là hải quan nó giữ lại hết, chắc chăn không phải là A rồi bên trong cái Container đó hàng đồ tè lè hết, nó không còn là phế liệu nữa nên hải quan nó cho qua máy soi thấy không đúng là nó giữ lại hết".

Ông Nguyễn Khánh Quang, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng Cục Hải nói với báo giới rằng cơ quan ông cũng khó có thể tìm được chủ nhân thực sự của những container phế liệu vì mời họ không tới nhận, trụ sở thì không có thật. Ngoài ra không thể đối chiếu giấy tờ bản gốc bên Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.

Bế tắc xử lý

Tổng cục Hải quan Việt Nam vào ngày 30/7 cho biết trong 6 tháng đầu năm 2018, các mặt hàng phế liệu nhập về gồm dây cáp điện, máy móc thiết bị cũ, phân bón, nông sản, nguyên liệu may mặc, nhôm nguyên liệu, phế liệu nhựa... là từ các nước Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc. Ngoài ra còn từ các thị trường khác như Thái Lan, Đức, Bỉ và cả từ Lào về.

Anh Hùng đang làm việc tại Tân Cảng cho biết việc tiêu hủy các mặt hàng này hiện nay rất khó khăn vì ẩn chứa chất độc hại và chi phí tiêu hủy rất lớn. Anh cho biết thêm :

"Hiện nay nhiều khách hàng, hãng tàu cũng như là cảng không chịu được chi phí này. Chúng tôi có giải pháp đề xuất các cơ quan ban ngành là được chuyển các container tồn trên 90 ngày đi các cơ sở khác của công ty để lưu trữ và đảm bảo tính nguyên vẹn của hàng hóa".

Nhà hoạt động môi trường Thạc sĩ Nguyễn Huỳnh Thuật cho rằng quan điểm của anh là nên trả các mặt hàng này về lại nơi xuất đi. Tuy nhiên theo anh Trúc Hiền thì cách này hầu như không thể. Anh cho biết :

"Đã tới, nhập vào cảng của Việt Nam rồi thì phía Việt Nam sẽ xử lý bởi vì mỗi một lần trả về lại nơi xuất tốn nhiều công đoạn và tốn nhiều tiền lắm, tàu bè, lưu công, lưu bãi, book lại tàu này nọ nên thông thường họ sẽ không làm điều đó và bên phía hãng tàu họ cũng không nhận".

Một chuyên gia tài chính tại Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị cần xem xét lại quy định về tạm nhập- tái xuất, cũng như quy định cho phép chủ hàng có thể từ chối nhận hàng nhập khẩu nếu không đúng với hợp đồng. Do cả những qui định liên quan và biện pháp quản lý còn khá lỏng lẻo góp phần dẫn đến tình trạng hằng nghìn container hàng phế liệu ùn tắt tại các cảng biển Việt Nam như hiện nay.

*******************

Hiểm họa tro xỉ than nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và 4 ở Bình Thuận (Người Việt, 04/08/2018)

"Ba năm nữa, bãi xỉ chung của hai nhiệt điện Vĩnh Tân 2 và 4 sẽ hết chỗ chứa". Đó là báo động của Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bình Thuận khi bãi chứa xỉ ở nơi này đã quá sức chứa.

cang3

Bãi xỉ của nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 2 sắp hết sức chứa. (Hình : Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh)

Theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Sở Tài Nguyên Môi Trường tỉnh Bình Thuận cho biết tính đến này 1 Tháng Tám, 2018, nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 2, và Vĩnh Tân 4 đã hoạt động chính thức và dùng chung bãi thải tro, xỉ có diện tích 38.37 hécta, sức chứa khoảng 9.3 triệu mét khối.

"Bãi thải tro, xỉ nhà máy Vĩnh Tân 2 đã chứa khoảng 3.9 triệu mét khối tro, xỉ phát sinh. Với tốc độ chôn lấp tro, xỉ như hiện nay, nếu không có biện pháp xử lý trong thời gian tới dự báo ba năm nữa, bãi chôn lấp sẽ lấp đầy theo thiết kế", báo này viết.

Ngày 3 Tháng Tám, nói với báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, ông Thiên Thanh Sơn, giám đốc nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 2, cho biết đến thời điểm hiện tại bãi xỉ của nhà máy đã chứa khoảng 4.4 triệu mét khối và mỗi năm chỉ riêng Vĩnh Tân 2 đã thải ra khoảng 1.2 triệu mét khối".

"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi, đón chào tất cả đối tác khác có nhu cầu đến cùng hợp tác, chung tay giải quyết lượng tro xỉ của nhà máy", ông nói.

Theo báo này, thoạt đầu tro xỉ từ các nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân được công ty Đầu Tư Mãi Xanh ký hợp đồng tiêu thụ để sản xuất gạch không nung. Tuy nhiên, việc này không được triển khai do giá thành sản phẩm gạch không nung được ghi nhận "không thể cạnh tranh nổi với gạch nung trên thị trường".

Hồi Tháng Bảy, 2017, báo Bình Thuận khẳng định "50% tro xỉ nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 2 sẽ được tiêu thụ vào đầu Tháng Mười Một, 2017". Tuy vậy, sau mốc thời gian này, điều đó không xảy ra.

cang4

Nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 2 đang chứa khoảng 4.4 triệu mét khối tro xỉ. (Hình : Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh)

Đáng lưu ý, mỗi khi đề cập về Nhiệt Điện Vĩnh Tân, truyền thông trong nước gần như tránh nhắc đến chi tiết các nhà máy thuộc dự án này đều do Trung Quốc đầu tư hoặc góp vốn với tỷ lệ lớn để kiểm soát.

Nhà báo Phương Nam của báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh tiết lộ thêm trên trang Facebook cá nhân : "Đặt tới năm nhà máy nhiệt điện trên địa bàn một xã nhưng đến thời điểm này Bộ Xây Dựng mới triển khai xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến việc tận dụng tro xỉ làm vật liệu san nền và đường giao thông giống như nước tới chân mới nhảy".

Trên mạng xã hội, một số người dân xã Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo ở Bình Thuận đang ca thán về bãi thải tro xỉ của Nhiệt Điện Vĩnh Tân gây bụi bặm, ô nhiễm, khiến nước giếng không uống được vì nhiễm mặn, cây trồng bị chết hàng loạt.

Tháng trước, mạng xã hội lan truyền một clip cho thấy cột khói đen nghịt bốc cao hàng chục mét từ ống khói của nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 1. Hình ảnh này gây lo ngại và nghi vấn xảy ra một vụ cháy, nhất là sau khi nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân 2 gần đó để lộ bãi tro xỉ tồn đọng 4 triệu mét khối và con số này "không có dấu hiệu dừng lại".

Nghi vấn càng tăng cao sau khi clip về vụ việc đột ngột bị xóa trên các Facebook đưa tin ban đầu mà "không rõ nguyên do".

Hồi cuối Tháng Sáu, Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) cho biết họ đã kiến nghị lên chính phủ cộng sản Việt Nam và Bộ Công An đưa Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân vào diện "bảo vệ an ninh đặc biệt".

Thời điểm đó, truyền thông trong nước cũng dẫn lời ông Nguyễn Ngọc Hai, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Thuận, giải thích : "Sở dĩ có kiến nghị này là vì Trung Tâm Nhiệt Điện Vĩnh Tân có vị trí đặc biệt nhạy cảm". (T.K.)

******************

Chính quyền bắt tay với ‘cát tặc,’ dân sống dọc sông Đồng Nai lãnh đủ (Người Việt, 04/08/2018)

Dọc sông Đồng Nai, từ hạ nguồn qua Biên Hòa đến thượng lưu, nhiều đoạn bờ sông bị khoét lở toang hoác, khiến đất đai, nhà cửa của người dân có thể trôi xuống sông bất cứ lúc nào. Nguyên nhân là do chính quyền địa phương trước đó thi nhau ký giấy cho khai thác cát tràn lan.

cang5

Bờ kè thuộc xã Tân Hạnh, thành phố Biên Hòa, bị cuốn trôi, một góc chợ và nhà dân đổ xuống sông. (Hình : Người Lao Động)

Ngày 4 Tháng Tám, 2018, báo Người Lao Động cho biết sông Đồng Nai đi qua tỉnh Đồng Nai hiện có nhiều vùng đang sạt lở nghiêm trọng. Tình trạng sạt lở kéo dài từ phía thượng nguồn, qua Vườn Quốc Gia Cát Tiên, huyện Vĩnh Cửu, đến tận thành phố Biên Hòa rất nghiêm trọng, khiến nhiều diện tích đất đai, hoa màu, tài sản của người dân ở ven sông, ở các cù lao tiếp tục bị đe dọa.

Cụ thể, ở đoạn sông chảy qua xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, nhiều khu vực bờ sông biến thành bờ vực dựng đứng, đất đai hoa màu của người dân bị kéo tuột xuống sông. Vườn tược nhiều nơi bị "gặm" sâu hàng chục mét. Có nơi nhà dân bị xô đổ xuống sông, còn lại những bức tường loang lổ. Nơi khác, vài căn nhà hoang còn lại… nửa căn, chênh vênh bên bờ vực trông thật thảm hại.

cang6

Nhà đã trôi sông, còn nhà bị đe dọa khi mà móng nhà đã trơ ra cùng đất. (Hình : Người Lao Động)

Dọc sông, để giữ đất, người dân phải dùng cừ tràm đóng kè hoặc trồng các loại cây dưới nước để ngăn sạt lở. Nhà có điều kiện thì xây kè xi măng để giữ vườn. Thế nhưng, vẫn không thể chống đỡ với miệng hà bá quái ác.

Từ đầu sông thuộc tỉnh Lâm Đồng, rồi đoạn qua tỉnh Bình Dương đến Biên Hòa về huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, hiện có hàng chục điểm sạt lở nghiêm trọng. Đoạn qua các xã, phường Hóa An, Bửu Hòa, Hiệp Hòa (Cù Lao Phố), tình trạng sạt lở nặng khiến người dân khóc ròng.

Người dân Cù Lao Phố lo lắng cho hay, đất đai, tài sản của họ đang bị dòng nước "gặm" từng ngày mà không có cách nào khắc phục.

cang7

Dọc xuống phía dưới qua huyện Định Quán, Vĩnh Cửu, và Tân Uyên của Bình Dương cũng sạt lở tan hoang, kéo dài hàng trăm mét khiến người dân phải chịu bỏ của chạy lấy người. (Hình : Người Lao Động)

Ông Lê Văn Chín (84 tuổi, ngụ ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) cho biết trước đây ranh đất của gia đình ông kéo dài ra phía ngoài sông khoảng 30 mét và trồng nhiều cây trái nhưng bây giờ chỉ còn là dòng nước mênh mông, quặn đục. "Dòng sông ngày xưa êm đềm, giờ chỉ thấy cảnh xói lở, mất mát…" ông nói.

Ông Trần Thế Hùng cũng ở cù lao thuộc xã Hiệp Hòa nhận xét : "Ngày trước tốc độ sạt lở chậm nhưng mấy năm trở lại đây nhanh đột biến, nhà nào có đất ven sông cũng đều phải bỏ hàng trăm triệu đồng đổ đất đá, đóng cọc, làm kè nhưng đều không xuể".

Theo người dân, nguyên nhân là do chính quyền địa phương thi nhau ký giấy cho khai thác cát tràn lan, bất chấp hậu quả trong thời gian dài. "Cát tặc" cứ thế tung hoành khắp lòng sông suốt thời gian qua.

Ông Lê Hoàng Long, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân xã Bình Lợi, bất bình nói : "Đề nghị các ngành chức năng xử lý triệt để tình trạng bơm hút cát trái phép trên địa bàn để bà con ổn định đời sống, an tâm sản xuất".

cang8

Một thời gian dài, các ghe núp dưới dự án khai thác cát làm tan nát cả dòng sông. (Hình : Người Lao Động)

Xác nhận tình trạng sạt lở diễn ra quanh cù lao với báo Người Lao Động, chính quyền xã Hiệp Hòa, cho hay nếu so sánh với bản đồ địa chính thành lập năm 1993 thì hiện nay nhiều điểm trên cù lao đã bị ăn sâu vào từ 20 mét đến 30 mét, và hầu hết chu vi cù lao đều bị ảnh hưởng.

Chủ tịch xã Hiệp Hòa, ông Triệu Trung Tính, cho hay hiện chưa có giải pháp căn cơ nào để ngăn sạt lở, giữ đất cù lao.

Ngay cả Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Đồng Nai nhiều năm trở lại đây cũng đánh giá "tình trạng sạt lở dọc sông Đồng Nai là nghiêm trọng, cần có giải pháp căn cơ để bảo vệ sông, bảo vệ tài sản người dân", nhưng đến nay cũng chẳng thấy hoạt động thiết thực nào vẫn bỏ mặc cho người dân tự chống chọi trong vô vọng. (Tr.N)

Published in Việt Nam

Việt Nam chi hơn 500 tỷ đồng giảm ô nhiễm môi trường (RFA, 05/07/2018)

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vừa phê duyệt 535 tỷ đồng cho ‘Chương trình mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng’ giai đoạn 2016 – 2020.

nhapcu1

Các công nhân đứng trên một đống lớn các chai nhựa đã qua sử dụng vào ngày 4 tháng 10 năm 2015 ở ngoại ô Hà Nội. AFP

Truyền thông trong nước loan tin trên, cho biết nguồn kinh phí dành cho chương trình vừa nêu sẽ được sử dụng để xử lý, khắc phục và cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường tại các khu vực công ích và các điểm tồn đọng hóa chất bảo vệ thực vật, nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Mục đích dự án được nói là nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần phát triển sự bền vững của đất nước.

Quyết định đưa ra với mục tiêu cụ thể đến năm 2020 sẽ xử lý 30 bãi rác, bãi chôn không hợp vệ sinh đang gây ô nhiễm nghiêm trọng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Mục tiêu còn được nói sẽ thu gom, tiêu hủy hóa chất bảo vệ thực vật, bao bì và cải thiện môi trường ở 70 điểm tồn lưu bị ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Bên cạnh đó sẽ đầu tư 3 dự án xử lý nước thải sinh hoạt tại nguồn xả trực tiếp ra lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy, sông Cầu và hệ thống sông Đồng Nai.

Tình trạng phát triển bằng mọi giá bất chấp ô nhiễm môi trường trong nhiều năm qua hiện cho thấy nhiều tác hại rõ rệt mà khoản kinh phí chi ra để khắc phục cao hơn nhiều so với khoản thu được. Giới chức Việt Nam thừa nhận thực tế đó và đang hô hào cần thực hiện các biện pháp giúp phát triển bền vững : làm ăn kinh tế nhưng không hủy hoại môi trường.

**********************

Việt Nam đang xác minh thông tin 41 công dân bị Malaysia bắt (RFA, 05/07/2018)

Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ ngoại giao vào hôm 5/7, Phó Phát ngôn nhân của bộ này ông Ngô Toàn Thắng cho biết Việt Nam đang làm việc với cơ quan chức năng Malaysia để làm rõ thông tin 41 công dân Việt Nam trong tổng số 1.200 người nhập cư trái phép bị bắt vài ngày trước.

nhapcu2

Những người Việt tị nạn bị Malaysia trả về nước năm 1996. AFP

Ngoài ra ông Thắng còn nói thêm Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ liên hệ với cơ quan chức năng để bảo hộ công dân và đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của công dân Việt Nam.

Trước đó vào ngày 4/7, tờ New Straits Times đưa tin, Cục nhập cư Malaysia đã bắt giữ hơn 1.200 người nhập cư bất hợp pháp trong chiến dịch truy quét mang tên Op Mega 3.0 diễn ra trên toàn quốc, bắt đầu từ ngày 2/7. Trong số những người bị bắt giữ có 41 công dân Việt Nam.

Cũng tin liên quan, cơ quan thực thi hàng hải Malaysia cho biết ngày 28/6 vừa qua đã bắt giữ 3 tàu đánh cá cùng 26 ngư dân Việt Nam đánh bắt trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Malaysia.

Phía Malaysia cho biết 3 tàu đánh cá này bị bắt tại 3 địa điểm khác nhau cách cửa sông Kuala Terengganu từ 49 đến 51 hải lý. Các ngư dân bị bắt trong độ tuổi từ 18 đến 55. Việt Nam cho biết đang xác minh vụ việc với phía Malaysia.

******************

Úc bắt giữ 7 người Việt nhập cư bất hợp pháp (RFA, 05/07/2018)

Cụ thể, nhân viên Lực lượng Biên phòng Úc phối hợp với lực lượng cảnh sát bang Queensland đã bắt giữ được những người vi phạm sau khi đột kích vào một ngôi nhà gần thành phố Townsville trên vùng bờ biển phía đông bắc Queensland.

nhapcu3

Cảnh sát Úc trong một chiến dịch truy bắt tội phạm -AFP

Trong một thông cáo báo chí đăng tải hôm 02/7, cảnh sát bang Queensland cho biết đây là một phần trong chiến dịch quy mô nhắm vào các đối tượng trong đường dây nhập lậu, buôn bán ma túy và các hoạt động rửa tiền có liên quan.

Bảy người Việt Nam hiện đã được chuyển đến Brisbane, thủ phủ của bang Queensland, để chờ trục xuất.

Một viên chức về nhập cư của Australia cho biết những người này sẽ bị cấm trở lại nước Úc trong thời gian 3 năm dưới bất cứ tình huống nào.

Vào tháng tư vừa qua, có 6 người Việt Nam bị bắt sau khi cảnh sát Úc đột kích vào một ngôi nhà và phát hiện 10 ngàn đô la Úc tiền mặt cùng một lượng lớn thuốc gây nghiện tổng hợp methamphetamine.

Theo một nhân viên của Sở Di trú ÚC, những người này sẽ bị cấm nhập cảnh vào Úc trong vòng ba năm tới đây.

Vào tháng Tư năm ngoái, sáu công dân Việt Nam đã bị bắt sau khi nhân viên cảnh sát đột kích nhà của họ và thu giữ 10.000 AUD (tương đương 7.379 USD) bằng tiền mặt và một lượng lớn methamphetamine.

Published in Việt Nam

Các nhà hoạt đng môi trường thúc giục chính ph chuyn sang dùng năng lượng tái to như mt tri và gió

onhiem1

Các quan chức cnh báo mc đ ô nhim không khí Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Ni sp đt mc ô nhim không khí ca Bc Kinh. Ngay c nước trong H Hoàn Kiếm cũng ô nhim.

Chất lượng không khí Vit Nam nói chung chưa th qua mt Trung Quc hay n Đ v mc đ ô nhim. Tuy nhiên nn ô nhim Vit Nam đã ti mc t hi và s tr nên ti t hơn. Việt Nam s phi tr mt cái giá vì không khí nhim đc – dù là tin đ nâng cp lên nhiên liu sch hơn hoc đ gii quyết các vn đ v sc khe mà người dân gp phi vì không khí b ô nhim.

Chuyên gia về kinh tế hc môi trường Lê Vit Phú nói không sm thì muộn, Vit Nam cũng s phi tr giá.

Giáo sư ging dy kinh tế hc môi trường ca Đi hc Fulbright Thành phố Hồ Chí Minh kêu gi người dân Vit Nam hãy có cái nhìn lâu dài và chi nhiu tin hơn cho năng lượng sch, mc dù ban đu nó có th tn kém. Các d liu thng kê ca lãnh s quán Hoa Kỳ ti Thành ph H Chí Minh có th là mt li cnh tnh đi vi h. Thng kê cho thy Vit Nam gi đã gia nhp nhóm 10 nước b ô nhim không khí ti t nht thế gii.

Đánh giá chất lượng không khí ca lãnh s quán M đã tr thành mt tài liu tham kho hàng ngày cho người dân đây k t khi thiết b giám sát này được lp đt vào năm 2015, cùng vi mt thiết b tương t được đt ti đi s quán M Hà Ni.

"Việt Nam phát trin rt nhanh trong 10 năm qua vì giá năng lượng thp", ging viên ca Đi hc Fulbright Vit Nam cho biết.

Vấn đ

Việt Nam đã qua mt chng đường dài đ có được nhng phát trin kinh tế sau chiến tranh, nhưng mt s người đang dng li đ xem xét nhng cái giá đã tr cho thi kỳ đó. Tng sn phm quc ni tăng lên 6-7% mi năm. Trong khi đó, tn sut của nhng ngày mà không khí Thành phố H Chí Minh được coi là không lành mnh đi vi các nhóm nhy cm đã tăng gp đôi so vi hai năm trước đây.

Đáng sợ hơn, 66.300 người Vit Nam đã chết vì các nguyên nhân liên quan đến không khí ô nhim trong năm 2013, theo Tổng lãnh s M ti thành ph H Chí Minh, bà Mary Tarnowka, trích dn d liu ca Ngân hàng Thế gii.

Bà Tarnowka nói : "Gia đình tôi sống Trung Quc và n Đ trong nhiu năm, chúng tôi hiu cht lượng không khí nh hưởng đến sc khe như thế nào, đc bit là sc khe ca tr em vì phi ca chúng vn đang phát trin."

Việc các trường hc tm đóng ca trong mt vài gi hoc thm chí c mt ngày đ bo v hc sinh chng ô nhim không khí không phi là chuyn hiếm thy. nhà và ti văn phòng, bàn và k phi được lau hàng ngày vì bi bám.

Chuyên gia Lê Việt Phú nói nn ô nhim công nghip đc bit nghiêm trng bên ngoài các trung tâm đô th như Hà Ni và Thành ph H Chí Minh. Nhưng bên trong các thành ph, 90% lượng khí phát thi đu đến t giao thông.

Giải pháp

Đó là lý do tại sao mt s người đ ngh nhng người lái xe máy phi được yêu cu kim tra thường xuyên khí phát thi.

Việt Nam đã cân nhc mt s s chn la khác đ gim ô nhim do tc nghn giao thông. Chính ph Vit Nam đã đ xut tăng thuế nhiên liệu, nhưng vn chưa làm được điu này vì vp phi phn đi t công chúng. Chính quyn th đô Hà Ni và Thành ph H Chí Minh đã giành nhiu năm đ xây dng h thng tàu đin ngm, nhm khuyến khích mi người bt dùng phương tin cá nhân, nhưng ngày gi hệ thống tàu đin bt đu hot đng c liên tc b hoãn li, vì thiếu ht ngân sách.

Theo đánh giá của CHANGE, mt nhóm môi trường Vit Nam, s có thay đi ln nếu Vit Nam chuyn t s dng năng lượng t than sang năng lượng gió, mt tri và các năng lượng thay thế khác. Giám đc CHANGE, Hoàng Th Minh Hng, cho biết thc hin vic này s giúp Vit Nam gi cam kết trong tha thun biến đi khí hu Paris nhm gim khí thi gây hiu ng nhà kính.

"Tôi hy vọng Thành ph H Chí Minh, vi li thế v đa lý và khí hậu, cùng vi tim lc kinh tế, công ngh và con người, cũng như tư duy ci m ca c chính ph và nhân dân, s là người tiên phong trong quá trình phát trin năng lượng tái to đt nước này," bà Hng nói.

Mức ô nhim Vit Nam chưa lên ti mc ngang hàng với các nước ln trong khu vc châu Á, và các nhà môi trường đang hy vng là hãy còn thi gian đ đm bo Vit Nam không rơi vào tình trng ô nhim tương tự.

Ha Nguyen

VOA, 15/05/2018

Published in Diễn đàn

Nhà máy Nghi Sơn lùi ngày thử nghiệm (RFA, 19/01/2018)

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn ở tỉnh Thanh Hóa chưa chạy thử được trong quý I năm nay như dự kiến ​​bởi do một số lỗi kỹ thuật

onhiem1

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Thanh Hóa. Courtesy of Vietnamnet

Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ báo trong nước cho biết là vụ chạy thử nghiệm có thể được lùi sang quý II hoặc thậm chí quý III, và nói thêm rằng việc xây dựng nhà máy lọc dầu hiện đã hoàn thành 96,6%.

Dự án này do Công ty Liên doanh TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn làm chủ đầu tư, bao gồm các bên tham gia là Tập đoàn Dầu khí Quốc tế Kuwait và công ty Idemitsu Kosan của Nhật Bản mỗi bên nắm giữ 35,1% cổ phần, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) sở hữu 25,1%, và Mitsui Chemicals (Nhật) sở hữu 4,7%.

Dự án triển khai thực hiện từ năm 2008 với tổng mức đầu tư 9,2 tỷ USD ; quy mô đầu tư là 670 ha trên bờ, 590 ha mặt nước ; sản lượng khoảng 200.000 thùng dầu thô/ngày.

Tháng 5 năm 2017, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã từng lùi ngày vận hành sang đầu năm 2018, trong khi kế hoạch ban đầu là quý III năm 2017. Lý do đưa ra đại để là máy móc chưa được hoàn thành để sẵn sàng hoạt động.

****************

Cá chết hàng loạt do vỡ bể chứa nước thải nhà máy (RFA, 18/01/2018)

Cá chết hàng loạt trên suối Nậm Núa, từ xã Núa Ngam đến xã Sam Mứn, thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Lý do được địa phương kết luận là do nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty cổ phần tinh bột Hồng Diệp (bản Ten Núa, xã Núa Ngam) bị vỡ bể chứa nước thải gây ra tình trạng này.

onhiem2

Ảnh chụp của báo Lao Động cho thấy bể chứa chất thải của nhà máy chế biến tinh bột sắn bị vỡ do quá tải.  Courtesy of laodong.vn

Vụ việc xảy ra từ tối 15/1. Người dân địa phương thông báo cho chính quyền vào sáng 16/1 và cho biết họ đã phải thức suốt đêm để vớt cá chết.

Theo Chủ tịch UBND xã Núa Ngam, ông Lường Văn Sơn, sự việc xảy ra gây thiệt hại khoảng gần tấn cá của người dân vùng này. Cho đến nay vẫn chưa xác định trong nước thải có chất độc hại gì đã gây ra tình trạng cá chết. Ông lo ngại nước thải này sẽ tiếp tục ảnh hưởng làm chết khoảng 40 chục hecta lúa, gia súc gia cầm và nguồn nước sinh hoạt của người dân cũng bị thiệt hại.

Cũng theo ông Sơn, địa phương từng nhận được phản ánh của các em học sinh trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Trung học cơ sở Núa Ngam về tình trạng nguồn nước của suối Nậm Núa có mùi khó chịu.

Suối Nậm Núa là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, nuôi trồng thủy sản cho gần 10 ngàn hộ dân vùng hạ lưu.

****************

Ô nhiễm và phát triển kinh tế năm 2017 (RFA, 17/01/2018)

Nền kinh tế sau thảm họa

Một trong những thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2017 là hậu quả do thảm họa môi trường biển do Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa gây ra từ tháng 4/2016.

onhiem2

Nhà máy thép Formosa tại Hà Tĩnh, ngày 4 tháng 12 năm 2015.  AFP

Thảm họa Formosa đã đánh động toàn bộ nền kinh tế, đến mức Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phải tuyên bố không đánh đổi môi trường để tăng trưởng kinh tế.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan thừa nhận quan tâm của Chính phủ Việt Nam, cũng như doanh nghiệp và xã hội tới môi trường trong năm 2017 đã tăng lên đáng kể.

"Năm vừa qua, Bộ Tài nguyên – Môi trường cũng tuyên bố là đưa vào mũi nhọn, tập trung để kiểm soát một số dự án lớn như Formosa, hoặc là Lee&Man, hoặc một số dự án có nguy cơ gây thảm họa môi trường cao. Thế nhưng mà đưa vào để làm mũi nhọn, để tập trung kiểm soát thì cũng là tốt thôi, nhưng mà kiểm soát như thế nào, và minh bạch hóa hoạt động kiểm soát của mình như thế nào, cũng như minh bạch hóa hoạt động của doanh nghiệp như thế nào. Thì đây là điều cần phải thúc đẩy nhiều hơn".

Thống kê từ cơ quan chức năng Việt Nam cho thấy Công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, trong năm 2017 đã sản xuất được hơn 1 triệu tấn thép cuộn cán tấm cao cấp – loại hàng mà Việt Nam phải nhập khẩu trước đó và đã đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Quý 3 và 4. Dự kiến trong năm 2018, sản lượng của Formosa đạt hơn 5 triệu tấn thép.

Tuy nhiên, Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, Bộ Tài nguyên – Môi trường không nên nhập nhằng hai vấn đề : (1) khắc phục 52/53 lỗi vi phạm, chi trả tiền hỗ trợ cho người dân ; và (2) khắc phục hậu quả thảm họa đã gây ra đối với môi trường, người dân và nền kinh tế biển. Bởi theo bà, kinh nghiệm của thế giới cho thấy, việc khắc phục hậu quả cho môi trường biển phải mất hàng chục năm.

"Bởi vì cái giá của 1 triệu tấn thép đó, cái đóng góp một chút ít vào tăng trưởng GDP, hoặc tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam đó không bõ gì so với cái thảm họa mà họ gây ra, họ làm mất mát đi, gây suy giảm đi kinh tế của bốn tỉnh Bắc Trung Bộ, cũng như ảnh hưởng đến ngành thủy sản, nông sản và đời sống người dân vùng đó".

Theo Giáo sư Nguyễn Mại – cựu Thứ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư, kể từ sau thảm họa Formosa, dự án sản xuất thép tại Ninh Thuận gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ giới chuyên gia, bởi điều kiện tự nhiên không thuận lợi và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn.

"May mắn, tôi cũng phải nói thẳng, rất cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nghe ý kiến chuyên gia cho nên dừng việc đầu tư 4 tỷ USD vào Ninh Thuận để làm thép của ông Đặng Lê Nguyên Vũ – Tôn Hoa Sen".

Sự vội vã của điện lực Việt Nam

Theo Giáo sư Nguyễn Mại, trong năm 2017, Việt Nam đón nhận 23 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó, chỉ tính riêng ba dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện than đã chiếm 7 tỷ USD. Giáo sư Mại quan ngại và phản đối 3 dự án này bởi khả năng gây ô nhiễm cao và không phù hợp với xu thế phát triển năng lượng sạch, tăng trưởng "xanh".

Theo tổng sơ đồ quy hoạch điện 7 được Chính phủ Việt Nam thông qua, đến năm 2030 nhiệt điện than sẽ chiếm 64% tổng sản lượng điện cả nước với hàng chục nhà máy mới sẽ được xây dựng. Giáo sư Mại cho rằng, tiếp tục cấp phép đầu tư cho nhiệt điện than là "tự sát".

"Nếu như mà có 64% điện than mà như EVN (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) công bố, thì chúng ta phải nhập 50 triệu tấn than/ năm. Mà 50 triệu tấn than/năm thì phải làm một cảng (nước sâu) riêng than và không biết điều gì sẽ xảy ra đối với đất nước chúng ta về thảm họa môi trường, khí thải nhà kính. Vì vậy, cho nên câu chuyện 3 nhà máy BOT về điện than là câu chuyện đại sự. Tôi hy vọng rằng là Chính phủ sẽ xem lại một cách thận trọng hơn. Nếu đã quyết 3 nhà máy này rồi, thì năm 2018 trở đi nên cân nhắc không nên cho làm".

onhiem3

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân. RFA

Giáo sư Nguyễn Mại và Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đều nhấn mạnh đến xu thế sản xuất năng lượng tái tạo – tức là điện gió, điện mặt trời với công nghệ tiến nhanh, giá thành ngày càng rẻ. Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành một nghị định về năng lượng tái tạo, nâng giá mua điện mặt trời lên 0.935 cent/kw và buộc EVN phải mua toàn bộ, vô điều kiện điện "sạch".

"Riêng trong mấy năm gần đây thôi, kể từ chuyến đi của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sang thăm Hoa Kỳ, khi ông Trump mới lên nhậm chức đến giờ, thì cũng đã có hàng loạt những dự án của các nhà đầu tư Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật Bản cam kết đầu tư vào Việt Nam về làm, phát triển các lĩnh vực về điện sử dụng năng lượng tái tạo rồi. Thì tại sao Việt Nam không tận dụng cái nguồn đầu tư của hơn 100 dự án đã đăng ký làm như vậy, mà phải đi vội vã làm cái tổng sơ đồ điện 7 của tập đoàn điện làm gì ?"

Ngoài hai ngành sản xuất gang thép và nhiệt điện than, giới chuyên gia kinh tế còn khuyến nghị dừng cấp phép mới cho các dự án sản xuất xi măng và lọc hóa dầu vì môi trường. Theo Giáo sư Mại giải thích, hiện tổng sản lượng xi măng đạt 100 triệu tấn/năm, trong đó nhu cầu trong nước là 65 triệu tấn, xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn,

"Chúng tôi cho rằng là, chúng ta không phải là nước có dồi dào dầu thô, vì vậy chúng ta chỉ nên có lọc hóa dầu đủ để cung cấp xăng dầu trong nước thôi. Hiện nay, theo tôi tính là tất cả các dự án lọc hóa dầu hiện nay mà làm, thì đã gần 50 triệu tấn/năm công suất lọc hóa dầu rồi, vượt quá nhu cầu cho đến năm 2030".

Bên cạnh việc phải phát triển, ứng dụng những công nghệ tân tiến, thân thiện với môi trường và tăng cường vai trò giám sát của nhà nước, người dân cần quan tâm, lên tiếng cho vấn đề môi trường tại cộng đồng dân cư và xa hơn là cả nước.

Theo bà Phạm Chi Lan, nhà nước cần để người dân giám sát nhiều hơn trong việc bảo vệ môi trường.

"Thực sự đã có khá nhiều những vụ việc người dân chủ động thể hiện phản ứng của mình. Và từ phản ứng chủ động của người dân muốn bảo vệ môi trường cho khu vực mình sống hoặc vùng biển của mình, thì mới dẫn tiếp đến cảnh báo đối với nhà nước, hoặc các đơn vị liên quan quan tâm nhiều hơn. Ví dụ như việc chôn lấp bùn ở Nhiệt điện Vĩnh Tân chẳng hạn. Chất thải mà đưa ra, chôn xuống biển mà coi như đấy là an toàn, thì đó là cách làm rất là tệ. Nhưng cũng may là người dân tỉnh ngộ, người ta thấy được, và người ta có phản ứng kịp thời, để cho nhà nước cũng phải có phản ứng theo".

Còn Giáo sư Nguyễn Mại nhấn mạnh vai trò của cộng đồng dân cư trong nền kinh tế thị trường. Những vấn nạn về tham nhũng, lạm quyền, lãng phí và ô nhiễm môi trường là do ý kiến, phản ứng của cộng đồng dân cư không được quan tâm đúng mức. Nếu không phát huy vai trò của cộng đồng thì không thể giải quyết các nan đề này.

Phóng viên RFA

Published in Việt Nam

Du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ liên tiếp tăng (RFA, 14/11/2017)

Việt Nam tiếp tục đứng thứ 6 trong danh sách những quốc gia dẫn đầu về số lượng du học sinh tại Hoa Kỳ.

duhoc1

Việt Nam tiếp tục đứng thứ 6 trong danh sách những quốc gia dẫn đầu về số lượng du học sinh tại Hoa Kỳ. Courtesy of www.laodong.vn

Số liệu được công bố trong báo cáo hàng năm Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) và được Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội loan tin trong bản thông cáo báo chí ngày 14 tháng 11.

Theo báo cáo đưa ra, số du học sinh Việt Nam ở Hoa Kỳ trong năm học 2016-2017 tổng cộng hơn 22.400 sinh viên, tăng 5% so với năm học trước. Sinh viên quốc tế hiện chiếm 5,3% tổng số sinh viên tại Hoa Kỳ.

Trong tổng số du học sinh ở Hoa Kỳ, số lượng nhiều nhất là sinh viên bậc đại học, 68%, sau đại học là 15.6%.

Các ngành học được lựa chọn nhiều nhất trong năm 2016-2017 là kỹ thuật, kinh doanh và quản trị, toán và khoa học máy tính.

Thông cáo báo chí này cũng nêu cụ thể những tiểu bang tập trung du học sinh quốc tế là California, New York, Texas, Massachusetts, Illinois, Pennylvania, Florida, Ohio, Michigan và Indiana.

Ngược lại, cũng từ báo cáo hàng năm Open Doors của IIE cho biết, trong năm 2016-2017, Việt Nam đón hơn 1 ngàn sinh viên từ Mỹ.

*****************

Việt Nam đình bản hai tờ báo mạng do ‘vi phạm hành chính’ (VOA, 16/11/2017)

Chính quyền Vit Nam va ra quyết đnh đình bn tm thi và pht hai trang báo đin t tng cng 190 triu đng do ‘vi phm hành chính.’

duhoc2

Quyết đnh pht báo đin t Nhà Qun lý ca B Thông tin và truyền thông, chp t trang Facebook ca Lê Nguyn Hương Trà.

Nhà báo tự do Võ Văn To Khánh Hòa nói rng vic các trang báo bị pht hay b đình bn vn thường xuyên xy ra khi các lãnh đo đu đá ln nhau vì phe cánh:

"Việc hai t báo b pht và đình bn do đăng bài chng tham nhũng cũng không có gì là mi so vi trước đây. Vic x lý tham nhũng ch cp thp và có định hướng, phe cánh, ch làm đ vt vác uy tín hay là mt công c đ thanh trng ln nhau hay x lý phe cánh".

Bộ Thông tin và Truyn Thông Vit Nam hôm 14/11 ra quyết đnh đình bn 3 tháng chuyên trang Phụ n & Đi sng của báo đin tNgười Đưa tin và tạp chí đin tNhà Quản lý. Ngoài ra hai cơ quan báo chí này còn b pht s tin 190 triu đng.

Một quyết đnh do Th trưởng B Thông tin và Truyn Thông Hoàng Vĩnh Bo ký nói báo Người đưa tin đã thực hin hành vi vi phm hành chính trong hot đng báo chí, xuất bn qua bài viết đăng ngày 29/10 trên chuyên trang Phụ n và Đi sng (tên miền phununews.vn).

Quyết đnh x pht cho biết trang này viết bài sai s tht trong bài ‘Bình Phước: Báo chí đng bên l công cuc đu tranh chng tham nhũng?’đăng trên báo này hôm 21/8/2017. Tp chí này thuc Vin Nghiên cu và Đào to v Qun lý. Tuy nhiên, quyết đnh ca B không nói rõ nhng vi phm trong bài viết này c th là gì.

Báo VietnamNet nói báo điện tNgười đưa tin bị x pht 140 triu đng và b áp dng hình pht b sung là đình bn tm thi, tc là tước quyn s dng giy phép của chuyên trang Phụ n và Đi sngtrong thời gian 3 tháng.

duhoc3

Trang Phununews.vn hôm 15/11/2017 đã ngưng hoạt đng

Trước đó, ngày 13/11, B Thông tin và Truyn Thông cũng ra quyết đnh thu hi chuyên trang Quản lý bán l (tên miền nhaquanly.vn/banle) ca Tp chí đin t Nhà qun lý vì "Tp chí không xut bn chuyên trang trong thi gian quy đnh" và đưa thông tin "sai sự tht, gây nh hưởng nghiêm trng trong bài viết "Doanh nghiệp Vit bán hàng gi: Chuyn bây gi mi...l" đăng ngày 26/10. Tổng s tin vi phm hành chính đi vi trang Nhà Quản lý là 50 triệu đng.

Nhà báo Võ Văn Tạo nói vic các trang báo bị pht hay đình bn thường xuyên xy ra Vit Nam:

"Đối vi người làm báo Vit Nam lâu lâu t báo này đăng tin kia b B Thông tin và truyn thông thi còi, pht, đình bn tm thi, đình bn vĩnh vin không còn xa l na. Vì trong mt nhà nước do Đng Cộng sn Vit Nam nm quyn thì báo chí được cho là công c ca Đng, nhà nước dùng đ tuyên truyn, ch không phi là mt cơ quan ngôn lun đc lp ca người dân, do đó báo chí luôn b qun lý gt gao".

Nhà báo Võ Văn Tạo đim li các v đình bn và phạt báo chí trước đây:

"Vụ tương đi đình đám là báo Người Cao tui của ông Kim Quc Hoa đăng bài Sao và Vạch nói về vic mua quan bán tước, chc v trong b Công an, Quân đi. Đó là mt thc tế hin nhiên trong xã hi mà hu như ai cũng biết, nhưng đ cp đến là b lin. Trước đó báo Thanh niên, Tui tr nói v v PU18 cũng b cách chc hàng lot tng biên tp và tước th phóng viên, biên tp viên, thm chí có hai phóng viên b bt và phi ra tòa".

Vào tháng 7 năm nay, ba tờ báo Thanh niên, Người Lao đng, Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng b pht vi cáo buc "đưa tin sai s tht". Năm 2016, báo Thanh Niên b pht 200 triu vì v 'thông tin nước mm nhim Asen'. Năm 2015, hai n phm ph ca báo Đi sng & Pháp lut cũng b tm thi đình bn 3 tháng. Năm 2014, các báo Tiền Phong, Đt VitKiến thc, mi t b x pht 60 triu đng.

https://av.voanews.com/Videoroot/Pangeavideo/2017/11/7/7a/7a65f6eb-c4ae-4bcd-ae53-4e9ac5afd1a7.mp4

*****************

Đình bản hai báo điện tử Việt Nam (RFA, 14/11/2017)

duhoc4

Báo Nhà Quản Lý bị đình bản - Courtesy hình chụp màn hình báo Người Lao Động

Bộ Thông tin- Truyền Thông Việt Nam vào ngày 14 tháng 11 ra quyết định đình bản 3 tháng chuyên trang Phụ nữ & Đời sống của báo điện tử Người Đưa tin và tạp chí điện tử Nhà Quản lý.

Theo quyết định của Bộ Thông Tin- Truyền Thông Việt Nam thì ngoài biện pháp đình bản 3 tháng báo điện tử Người Đưa tin phải nộp phạt 140 triệu đồng do vi phạm hành chánh trong một bài viết trên chuyên trang Phụ nữ & Đời sống này hôm 29/10 vừa qua.

Tạp chí điện tử Nhà Quản lý bị kỷ luật với lý do nêu ra là đưa tin sai sự thật trong bài viết tựa đề ‘Bình Phước : Báo chí đứng bên lề công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ?’ đăng trên báo này hôm 21/8/2017. Tạp chí này thuộc Viện Nghiên cứu và Đào tạo về Quản lý.

Quyết định của Bộ Thông tin- Truyền thông nêu rõ sau thời gian đình bản 3 tháng, Bộ này sẽ xem xét trên cơ sở các quy định của pháp luật về báo chí nhằm quyết định việc tiếp tục hoạt động cho hai tạp chí điện tử vừa bị kỷ luật.

Đây không phải là lần đầu tiên các tờ báo trong nước bị phạt hành chính cũng như bị đình bản với cáo buộc đưa tin sai sự thật. Điển hình năm 2014, ba tờ báo Tiền Phong, báo điện tử Đất Việt và báo điện tử Kiến thức, mỗi tờ bị xử phạt 60 triệu đồng. Năm 2015, hai ấn phẩm phụ của báo Đời sống & Pháp luật cũng bị tạm thời đình bản 3 tháng. Đến năm 2016, báo Thanh Niên 200 triệu vì vụ 'thông tin nước mắm nhiễm Asen'.

Gần đây nhất là vào tháng 7 năm 2017, ba tờ báo Thanh niên, Người lao động, Pháp luật TP.HCM cũng bị phạt với cáo buộc đưa tin sai sự thật.

*************

Nhà máy giấy Lee & Man phát mùi hôi thối (RFA, 14/11/2017)

Nhà máy giấy Lee & Man tại Hậu Giang lại bị dân chúng sống xung quanh phản đối vì phát ra mùi hôi.

duhoc5

Lễ khởi công nhà máy giấy Lee & Man tại tỉnh Hậu Giang, 29/3/2017. Photo courtesy of ricons.vn

Báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14 tháng 11 loan tin ghi nhận ý kiến của nhiều người dân nói rằng trong những ngày 10, 12, tháng 11, mùi hôi cùng với tiếng ồn từ nhà máy làm cho họ rất khó chịu.

Theo tin ghi nhận được thì ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thị trấn Mái Dầm, nơi nhà máy tọa lạc đã xác nhận là có mùi hôi phát đi từ nhà máy theo như người dân nói, ông cũng đã báo cho nhà máy cũng như Sở Tài nguyên & Môi trường của Tỉnh Hậu Giang.

Tuy nhiên Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường nói rằng hiện chưa thể trả lời báo chí về vấn đề này vì đang bận.

Nhà máy Lee & Man là một dự án đầu tư 100% vốn của Trung Quốc.

Nhà máy bắt đầu vận hành thử nghiệm vào tháng 12 năm 2016, tuy nhiên đã bị tạm dừng vì phát ra tiếng ồn bị dân chúng phản đối.

Đến tháng 10 năm nay, 2017, Cục Môi trường của Bộ Tài nguyên & Môi trường cấp giấy chứng nhận cho rằng các công trình bảo vệ môi trường của nhà máy này đã hoàn tất và có thể chính thức hoạt động.

Một số nhà khoa học lo ngại rằng nhà máy Lee & Man có thể làm ô nhiễm nặng nề sông Cửu Long, nguồn nước và phù sa sống còn của cả vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.

Cũng liên quan đến vấn đề môi trường, Bộ Tài nguyên và môi trường vừa trình Chính phủ Việt Nam một dự thảo sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường đã được chuẩn thuận vào năm 2014.

Các lý do được đưa ra là nhiều điều trong luật này nằm ở các bộ luật khác nhau như Luật Tài nguyên, Luật Khoáng sản, Luật Qui hoạch,… nhưng lại không thống nhất với nhau.

Một lý do nữa là nhiều điều luật được cho là không sát với thực tế.

Và điều thứ ba là việc phân công các cấp thẩm quyền trong việc quản lý chất thải được cho là chồng chéo nhau, không phân rõ trách nhiệm.

Published in Việt Nam

Sở Tài nguyên và môi trường : Hải sản chết tại Vĩnh Tân là do mưa lớn (RFA, 25/09/2017)

Hải sản chết tại khu vực biển gần Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân là do mưa lớn dẫn đến nước biển giảm độ mặn, độ đục tăng nên ảnh hưởng đến đời sống thủy sinh.

moitruong1

Vùng biễn nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân. RFA photo

Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận giải thích như vừa nêu trong báo cáo về nguyên nhân cá, sò, mực chết tại khu vực này trong mấy ngày gần đây.

Ngày 15/9, sau khi người dân phản ánh về tình trạng hải sản chết, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận đã tiến hành kiểm tra và phân tích mẫu nước. Kết quả cho thấy các thông số môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên nồng độ chất rắn lơ lửng trong nước tương đối cao, độ PH thấp, là nguyên nhân khiến thủy sản chết.

Giải thích về phản ánh nước biển đục của người dân, Sở Tài nguyên- Môi trường Bình Thuận nói rằng do trong tháng 9 vùng biển bị ảnh hưởng từ cơn bão số 10 gây mưa lớn làm giảm độ mặn và cuốn theo bùn cát từ đất liền.

Sở này cho biết sẽ phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng để tiếp tục theo dõi môi trường nước biển quanh khu vực Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân.

******************

Các tỉnh miền Trung cần liên kết để phát triển (RFA, 25/09/2017)

Không thể phát triển kinh tế mà không gian kinh tế bị chia cắt. Cần phải tập trung phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và tăng cường liên kết vùng để phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam.

moitruong2

Diễn đàn kinh tế miền Trung, tại Đà Nẵng vào ngày 25/09/2017. Courtesy : Ảnh chụp màn hình từ vtv8.vn.

Đó là lời phát biểu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại Diễn đàn kinh tế miền Trung, diễn ra vào sáng ngày 25 tháng 9 tại thành phố Đà Nẵng.

Tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh nếu Việt Nam không tận dụng kết nối Bắc Nam với Đông Tây thì sẽ gặp nhiều bất lợi ; trong đó nêu rõ quy hoạch tổng thể kinh tế miền Trung định hướng đến năm 2030 đóng vai trò quan trọng, sẽ là trung tâm nghỉ dưỡng chất lượng cao của quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

Ông Vương Đình Huệ nhắc lại chủ trương của Việt Nam là dịch vụ và du lịch chiếm đến 40% cơ cấu kinh tế của miền Trung.

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên, tại Diễn đàn kinh tế miền Trung cũng đưa ra nhận định mặc dù chủ trương phát triển du lịch miền Trung là trọng điểm quan trọng nhưng thực tế giá trị gia tăng của du lịch tại khu vực này rất thấp. Ông Trần Đình Thiên nói rằng hiện tại du lịch miền Trung không có gì ngoài tắm biển.

Một số doanh nghiệp tham gia Diễn đàn cũng khẳng định các tỉnh miền Trung cần phải liên kết vùng để phát triển mạnh.

Published in Việt Nam

Hơn một năm sau khi thảm họa môi trường biển, do công ty gang thép Formosa gây ra tại 4 tỉnh bắc miền Trung, cũng là địa phương có Giáo phân Vinh do Đức Giám Mục Phao Lô Nguyễn Thái Hợp phụ trách. Đại diên cho những giáo dân cũng là ngư dân bị tác động bởi thảm họa, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã dẫn đầu phái đoàn đến tại Đài Loan nơi có trụ sở chính của công ty Formosa để đòi công lý cho người bị tác động.

nth1

Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp tại đại bản doanh của Formosa ở Đài Loan để bày tỏ thái độ thay mặt cho hơn 90 triệu dân Việt. Courtesy of Pham Quang Long FB

Trở về từ Đài Loan, Giám Mục Nguyễn Thái Hợp đã dành cho Thanh Trúc cuộc nói chuyện về chuyến làm việc. Trước hết ông cho biết :

Nguyễn Thái Hợp : Với tính cách là Ủy Ban Hỗ Trợ Các Nạn Nhân Của Thảm Họa Môi Trường Biển, nhóm chúng tôi có ba bốn người, rồi cũng có một số trong nhóm hiện ở Đài Loan như Cha Hùng. Đặc biệt tại Đài Loan chúng tôi được gặp một số luật sư, giáo sư, những thành viên của xã hội dân sự cũng đang trong tiến trình khiếu kiện chống lại thảm họa môi trường mà công ty Formosa gây ra trên chính quê hương của mình trong những năm qua. Tôi rất vui mừng về chuyến đi đó.

Tôi cũng được đi thăm một số làng, thấy những nơi đó coi như hoang tàn bỏ trống, có lúc làng này có lúc làng kia trực tiếp hưởng khói của công ty Formosa tùy theo chiều hướng gió. Đến đó mới thấy cái thảm trạng.

Có những người dân Đài Loan, có lẽ bị công ty Formosa tuyên truyền như thể là chính phủ Việt Nam ép buộc họ phải trả 500 triệu USD cho người dân ở Kỳ Anh, Vũng Áng. Họ biến họ thành một thứ nạn nhân thì chúng tôi cũng có giải thích là chính phủ Việt Nam đang bắt tay với Formosa để làm giảm nhẹ thảm họa môi trường, hơn nữa rất nhiều lần đàn áp những người ủng hộ các nạn nhân của thảm họa môi trường.

Thanh Trúc : Thưa Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, nhiều người dân ở các tỉnh miền Trung nói rằng họ chưa nhận được tiền bồi thường. Lúc qua Đài Loan chắc Đức Cha cũng có nêu điều đó ?

Nguyễn Thái Hợp : Nói đa số chưa nhận được đồng nào thì cũng không đúng, có nhiều nạn nhân đã nhận được rồi nhưng mà có những nạn nhân vẫn chưa nhận được, con số đó thì ít hơn con số đã nhận. Vấn đề đặt ra là Nhà Nước với công ty Formosa tiên thiên xác định được nhận đền bù là 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, nhưng Nghệ An là tỉnh thiệt hại cũng nhiều mà lại không được vào danh sách. Thành thử ra ai đưa ra danh sách đó, dựa trên cái gì, tại sao Nhà Nước với công ty Formosa lại có thể tiên thiên xác định số tiền đền bù là bao nhiêu, ai được đền bù. Vấn đề công bằng và công lý thì chúng tôi cũng đã đặt ra với chính quyền tỉnh Nghệ An. Rất may nhà cầm quyền Nghệ An đã công nhận chuyện còn nợ của dân nhưng mà chưa có tiền để đền bù.Vấn đề là đòi hỏi Formosa cũng như nhà cầm quyền trả lại cho dân số tiền dựa trên phân tích cụ thể số thiệt hại của dân.

Hơn nữa tiền đền bù đó trên nguyên tắc cho đến cuối 2016 thì từ đó đến đây, từ rày về saunhư thế nào là vấn để đặt ra.

Thanh Trúc :Thưa khi Đức Cha trình bày những vấn đề này với những người Đức Cha gặp bên Đài Loan thì họ có đóng góp ý kiến gì không ?

Nguyễn Thái Hợp : Chúng tôi đã học được khá nhiều kinh nghiệm của tổ hợp luật sư bên đó, học được kinh nghiệm của các giáo sư, nhất là Đại Học Đài Loan họ đã bỏ ra hàng năm trời cùng với các sinh viên để nghiên cứu về nước biển, về khói, để đưa ra một hồ sơ mang tính khoa học.

Tôi thấy hồ sơ đó mặc dù họ làm rất kỹ, nhưng Formosa cũng là một tổ chức ma mãnh, không phải vô lý mà một cơ quan của Đức đã tặng họ danh hiệu "Hành Tinh Đen". Họ cũng mượn luật sư và những luật sư đó cũng dùng những mưu mẹo để đặt những câu hỏi, nêu nghi vấn về những bằng chứng mà các nhà khoa học Đài Loan đưa ra để tiếp tục tranh kiện. Nhìn vậy để thấy rằng có nhiều cái chúng tôi không thể đi vào con đường khiếu kiện vì Nhà Nước ở Việt Nam không cho phép, không tạo điều kiện để có những nghiên cứu khoa học chính thức. Ngay cả đến bây giờ Nhà Nước chỉ tuyên bố là nước sạch hay nước không sạch dựa trên lời nói, tuyên truyền, nhu cầu chính trị chứ không dựa trên một phân tích khoa học nào.

Trong một xã hội mà quyền ngôn luận quyền con người chưa được công nhận thì vấn đề khiếu kiện một công ty được nhà nước bảo trợ là chuyện rất khó, chúng tôi đang ở trong hoàn cảnh rất là bất thuận lợi.

Thanh Trúc : Thưa Đức Giám Mục, lên đường đi tìm công lý cho nạn nhân Formosa ở Việt Nam, lệnh của bề trên hay lý do nào thúc đẩy ông đứng ra gánh vác việc này ?

Nguyễn Thái Hợp : Không có lệnh nào cả, nhưng mà luôn luôn có tiếng gọi giáo huấn của xã hội Công Giáo, nhất là của Đức Giáo Hoàng Phan Xi Cô. Ngài mời gọi chúng ta đồng hành với các nạn nhân, đồng hành với người nghèo.

Hơn nữa thuộc thành phần lãnh đạo của Giáo phận Vinh thì chúng tôi không thể khoanh tay trước những thiệt thòi của người dân ở đấy. Chính vì vậy chúng tôi lên đường nói lên tiếng nói, làm được cái gì. Hơn nữa Formosa là một ty ma mãnh, nhiều tiền nhiều thế lực, vấn đề không phải ta thành công hay không mà từ đó ta thành nhân, ta nói lên tiếng nói của công lý, và ít ra các nạn nhân cũng thấy có người đang đứng về phía họ, đang muốn làm cái gì cho họ.

Thanh Trúc : Xin cảm ơn Đức Cha Phao Lô Nguyễn Thái Hợp về bài nói chuyện này.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 11/08/2017

Published in Diễn đàn

Chuyện nghe rồi phát ói trong bản án 10 năm cho bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là lời tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng.

10nam1

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa bị tòa án Khánh Hòa tuyên án 10 năm tù

Cái loa tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam mới thay (mà đã rè) cho rằng "Phiên tòa xét xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang diễn ra công khai đúng theo các quy định pháp luật Việt Nam… mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam".

Cái loa rè nói vậy, không lẽ sự phản đối của hàng chục nước văn minh, như Mỹ, Châu Âu… qua các công hàm ngoại giao, là sai ?

Những lời phê phán nghiêm khắc của hàng chục bài báo đăng trên các cơ quan truyền thông nước ngoài là sai ?

Và cũng không lẽ Tòa án Khánh Hòa là "công lý", là điểm cuối cùng của nền tư pháp quốc gia Việt Nam ? Bà Quỳnh "hết cửa" để lên Tòa trên, yêu cầu xử lại hay sao hả cái loa rè ngu xuẩn vô tri kia ? 

Thật là còn thua cả con vẹt.

Tháng mười năm ngoái, khi ông Trọng lú vừa vào đảng ủy trung ương Công an, tức khắc sau đó công an Khánh Hòa ra lệnh "bắt khẩn cấp" bà Quỳnh về tội "chống chính quyền nhân dân" theo điều 88 Bộ Luật hình sự.

Nếu ai đó có xem cái clip video (chính thức) của công an Khánh Hòa phát tán trên mạng, quay cảnh lúc công an đọc biên bản xét nhà và bắt bà Quỳnh. Người ta không thấy đâu là tang chứng cho việc "chống chính quyền nhân dân" của bà Quỳnh. Mà chỉ thấy những tờ giấy truyền đơn, những biểu ngữ nghi : "KHỞI TỐ FORMOSA", "FORMOSA GET OUT", "YÊU CẦU KHỞI TỐ FORMOSA", "CÁ CẦN NƯỚC SẠCH! NƯỚC CẦN MINH BẠCH!"...

Những thứ ghi trong "bản cáo trạng" của Viện kiểm sát tỉnh Khánh Hòa, tôi đã viết sơ lược hôm qua. Những thứ như việc tồn trữ "Bài thơ một vần" của Bùi Chát, việc sử dụng tiền bạc đến từ giải thưởng Civil Rights Defenders của Thụy Điển, hay giữ CD của nhạc sĩ Tuấn Khanh (mà tôi quên nhắc)... đều là những thứ "vơ bèo vạt tép". Kiểu "không khai đánh cho khai", "không tội làm cho có tội", nếu cần giết luôn để bịt miệng… những chiêu trò bẩn thỉu thường ngày của công an.

Rốt cục những khẩu hiệu của bà Quỳnh chống Formosa, nhờ ông Trọng lên làm công an, chúng trở thành các việc "chống chính quyền nhân dân", là "nói xấu" đảng và nhà nước, "xuyên tạc đường lối chính sách" của đảng và nhà nước, "xuyên tạc lịch sử cách mạng", "chia rẽ mối đoàn kết dân tộc"...

Nghe (Người Buôn gió Bùi Thanh Hiếu) nói là ông Trọng "ẳm" của Formosa bức tượng ông Hồ bằng vàng ròng.

Bức tượng này chắc "khẳm", vài trăm ký trở lên. Đã lỡ "tiêu hóa", ông Trọng mọi cách phải "bịt miệng" những người phản đối Formosa. Bà Quỳnh trở thành cái đích tiêu biểu.

Ông Trọng đứng về phía Formosa, chủ trương bắt bớ, bỏ tù những người yêu nước.

Từ khi mà ông Trọng "ẳm" tượng "bác" bằng vàng, nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam đã được đổi thành nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Formosa.

Điều 88 Bộ Luật hình sự vì vậy phải thay đổi. Cụm từ "chính quyền nhân nhân" phải bỏ đi, thế vào đó là "chính quyền Formosa".

Pháp luật của cái gọi là "nhà nước pháp quyền" của Việt Nam rõ ràng có vấn đề. Điều này hiển nhiên. Nhiều lần tôi đã nói, "nhà nước pháp quyền" là con đẻ của "nhà thiến heo" Đổ Mười. Thế giới Châu Á (văn minh Hán) đều gọi (the Rule of Law - l’Etat de Droit) là "pháp trị" chớ không ai gọi là "pháp quyền" như Việt Nam. 
Tư tưởng của "nhà thiến heo" ra sao thì triết lý "pháp quyền" phản ảnh ra như vậy.

Nếu xã hội chủ nghĩa là một sai lầm về mô hình chính trị của nhân loại. Thì cái gọi là "pháp quyền", sản phẩm tư tưởng của "nhà thiến heo", độc quyền của "đỉnh cao trí tuệ" Việt Nam, là một sai lầm thê thảm về mô hình xây dựng quốc gia.

Nghĩa đen (lẫn nghĩa bóng) của "pháp quyền" là "dùng pháp luật để khẳng định quyền lực cho đảng". Pháp luật nền tảng thể hiện qua Hiến pháp. Điều 4 Hiến pháp  khẳng định quyền lực của đảng. 

Hệ quả làm cho những kẻ có tiền (như Formosa), khi mua được kẻ nắm quyền lực, ở đây là ông Trọng. Họ sẽ dùng tiền để ngồi trên pháp luật. Họ sẽ sử dụng pháp luật để "trừng trị" những kẻ chống lại, hay đi ngược lại tiến trình.

Chống Formosa trở thành "chống chính quyền nhân dân" là vậy.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb. nhantuan.truong, 01/07/2017

*******************

Tư pháp của Việt Nam chỉ là một công cụ của nhà nước công an trị

Nguyên nhân vì sao bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị kết án 10 năm thực ra đã được ghi rõ trong "bản cáo trạng" của Viện Liểm sát tỉnh Khánh Hòa.

Nó không phải là việc tồn trừ bài thơ có tựa đề " Bài thơ một vần" của tác giả Bùi Chát.

Bởi vì bài thơ phổ biến đã khá lâu. Có vô số người đọc và tồn trữ bài thơ này như bà Quỳnh (mà tôi đây là một). Cũng chưa thấy lệnh nào cấm bài thơ cũng như tác giả của nó chưa hề (vì bài thơ này mà) rắc rối với pháp luật.

Viện Kiểm sát đưa bài thơ vào Bản cáo trạng, xem như là một "yếu tố ghép thành tội", rõ ràng là không ổn.

Cũng không phải do việc bà Quỳnh sử dụng tiền thưởng 50.000 đô la sai mục đích (?), "vi phạm hợp đồng" (?) với Civil Rights Defenders của Thụy Điển, như bản Cáo trạng đã ghi.

Bởi vì Tổ chức này vừa mới lên tiếng trên báo chí, cho biết "không bình luận về chi tiết cáo trạng" đồng thời "ủng hộ và tin tưởng" bà Quỳnh.

Đây là việc "nội bộ" giữa hai pháp nhân. Một bên "tin tưởng và ủng hộ" việc làm của bên kia.

Viện Kiểm sát dẫn việc "sử dụng tiền không đúng mục tiêu" vào "bản cáo trạng" như là một yếu tố "ghép thành tội" rõ ràng là việc gắp lửa bỏ tay người.

Lại càng không phải những việc "đăng tải, soạn thảo, chia sẻ" những bài viết có nội dung "nói xấu" đảng và nhà nước, "xuyên tạc đường lối chính sách" của đảng và nhà nước, "xuyên tạc lịch sử cách mạng", "chia rẽ mối đoàn kết dân tộc"...

Bởi vì, có vô số người Việt không chỉ đã và đang làm những việc như bà Quỳnh, mà còn làm "nặng" hơn nhiều lần.

Đơn giản vì người ta chỉ "nói lên sự thật", "thiết lập lại công lý", "trả lại sự thật cho lịch sử"... Chuyện người dân "đéo mẹ" đảng và nhà nước là chuyện chót lưỡi đầu môi.

Trong khi việc "chia rẽ mối đoàn kết dân tộc" thì lại là nền tảng cốt lõi của mọi chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ khi thành lập đảng đến nay. Các vụ Cách mạng văn hóa kiểu Cải cách ruộng đất, Nhân văn giai phẩm... đều sử dụng một thành phần dân tộc này để tiêu diệt, đọa đày một thành phần dân tộc khác. Các vụ Học tập cải tạo, Cải tạo công thuơng nghiệp, đánh tư sản mại bản... cũng đều thể hiện chính sách chia rẽ dân tộc, dùng một thành phần dân tộc này để diệt trừ một thành phần dân tộc khác. Hàng triệu người vượt biên tị nạn là bằng chứng cụ thể của chính sách chia rẽ dân tộc.

Yếu tố ghép thành tội thực sự, khiến bà Quỳnh bị kết án 10 năm, thực ra là "bản cáo trạng" (mà bà Quỳnh cùng nhiều người khác) lập ra để tố cáo tội ác của ngành công an Việt Nam.

Phiên tòa xử bà Quỳnh không hề thể hiện công lý. Pháp luật không hề áp dụng hay thực thi. Thực tế đó chỉ là màn kịch rẻ tiền của công an. Màn kịch càng vĩ đại vì ông chủ tịch nước là trùm công an : Trần Đại Quang, còn gọi là Quang Độc. Độc là độc ác, độc địa.

Tòa án trở thành công cụ của công an để bóp miệng người dân.

Hôm kia tôi có dẫn vài dòng ở một bài phỏng vấn của RFI với Giáo sư Vũ Quốc Thúc từ năm 2012. Nội dung như sau :

"Trước sự mâu thuẫn quá phũ phàng giữa thực tế và lý thuyết, dù hiếu hòa đến đâu chăng nữa, kẻ học luật vẫn đi tới kết luận phải thay đổi chính quyền mới thay đổi được hệ thống pháp luật."

Thực sự tôi cũng như Giáo sư Thúc là người "hiếu hòa", tức yêu chuộng hòa bình.

Bản án dành cho bà Quỳnh nói lên hết bản chất của nền tư pháp của Việt Nam.

Tư pháp của Việt Nam chỉ là một công cụ của nhà nước công an trị.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb. nhantuan.truong, 30/07/2017

Published in Diễn đàn

Việt Nam dự kiến đến năm 2030 sẽ có hơn nửa số điện trong nước được sản xuất từ các nhà máy điện chạy bằng than, cùng lúc phải giảm 25% lượng khí thải mà những dự án này nhả ra môi trường.

than1

Mỏ than Hòn Gai. AFP photo

Quyết định này gặp nhiều ý kiến phản hồi về mặt kỹ thuật lẫn môi sinh.

Hãng tin Reuters hôm 24 tháng 5 cho biết Việt Nam sắp cấp phép cho các công ty đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và Saudi Arabia để xây dựng 3 nhà máy điện than lớn tổng trị giá 7 tỷ 500 triệu đô la Mỹ. Dự kiến Việt Nam sẽ cấp phép cho các dự án này vào trước chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang Nhật Bản vào đầu tháng 6 năm nay.

Vẫn theo Reuters, dù Việt Nam rất muốn tăng mức sản xuất năng lượng tái tạo trong bối cảnh khan hiếm tài nguyên và áp lực bảo vệ môi sinh nhưng thực tế cho thấy để có thể đáp ứng 11% nhu cầu điện khi mức cầu tăng cao hàng năm thì mạng lưới điện hầu như vẫn phụ thuộc gần hết vào thủy điện và nhiệt điện. Đó là lý do Việt Nam đề kế hoạch đến 2030 thì hơn một nửa mạng lưới điện trong nước sẽ được sản xuất bởi khoảng 40 nhà máy điện than xây thêm trên toàn quốc.

Trong khi đó, Việt Nam cũng cam kết giảm thiểu 25% lượng khí thải từ các dự án nhiệt điện than từ giờ đến 2030.

Nói về sự mâu thuẫn trong kế hoạch cắt giảm khí thải nhưng lại gia tăng xây dựng nhà máy nhiệt điện, ông Phạm Khánh Toàn, viện trưởng Viện Năng Lượng thuộc EVN Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam cho đài Á châu Tự do biết :

Theo tổng sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam đến năm 2030 thì nhiệt điện than sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất, có thể đến 45%, trong lúc thủy điện và dầu khí đều giảm, còn năng lượng mặt trời sẽ chiếm khoảng 6% mà thôi vào năm 2030.

Bởi vì hết những nguồn khác như điện hạt nhân, Việt Nam chỉ phát triển làm từ 2 đến 4 tổ máy, thủy điện hết rồi, dầu khí thì không tìm ra mỏ mới để cấp cho nhà máy điện cho nên phải sử dụng than. Trước đây, tính toán cho thấy than rất cao ; nhưng vừa rồi theo tính toán lại nhu cầu và phát triển các loại có thể khai thác được thì không cao như trước đây. Trước đây chúng tôi tính than phải dùng 300 triệu tấn than một năm, nhưng nay chừng 140 triệu tấn. Thế rồi công nghệ giúp bớt phát thải đi.

Trong 2 năm trở lại đây, Việt Nam đã cho xây thêm các nhà máy điện chạy bằng than, điển hình như nhà máy nhiệt điện An Khánh I tỉnh Thái Nguyên. Nhà máy điện than An Khánh II được khởi công tại Thái Nguyên với công suất 300MW và vốn đầu tư 10 ngàn tỷ Đồng.

Tháng Mười năm 2015, Tập Đoàn Công Nghiệp Than-Khoáng Sản Việt Nam TVK, tiến hành xây nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập ở Nghệ An, dự kiến vận hành thương mại năm 2020.

Ngoài ra, nhiều nhà máy nhiệt điện đầu tư theo kiểu BOT xây dựng-vận hành-chuyển giao cũng được Bộ Công Thương Việt Nam cho lệnh khởi công như nhiệt điện Vĩnh Tân 1 cho đến nhiệt điện Vĩnh Tân 4 ở Bình Thuận.

Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 gần đây đã gặp phải sự phản đối của người dân địa phương do ô nhiễm.

Chuyên gia môi trường Nguyễn Văn Khải cho rằng việc xây dựng và vận hành các nhà máy điện than tại Việt Nam rõ ràng đang gây tác hại nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người.

Thí dụ nhà máy nhiệt điện Uông Bí thì chúng ta thấy bụi than như thế nào. Đầu tiên vận chuyển hàng đến là đường xá bẩn thỉu, mưa thì chất độc trong than chảy ngấm vào đất, rồi khi đốt thì những khí trong đó như SO2. NO2, các kim loại nặng như Niken, Crôm sẽ một là bay tản ra vùng chung quanh, hai là tích tụ thành mây để mưa xuống. Quanh đi quẩn lại tất cả các chất độc sẽ làm hại đất, nhưng dễ nhất là nó làm người ta thở không được,làm viêm phổi,viêm hoặc ung thư vòm họng. Bụi than xỉ than làm người ta không thể mở cửa nhà, cửa sổ. Thậm chí bây giờ người ta cố gắng tuyên truyền là Việt Nam thiếu điện dùng, phải có nhiệt điện nếu không thì không biết lấy gì bù vào. Biết bao nhiêu giáo sư tiến sĩ thực thụ giỏi, biết bao nhiêu kỹ sư bao nhiêu cử nhân đã học về năng lượng tái tạo ở nước ngoài có được sử dụng đâu...

Ảnh hưởng lên sức khỏe con người

CHINA AIR POLLUTION

Khói thải ra từ ống khói nhà máy điện đốt than ở thành phố Ji'nan, Trung Quốc hôm 23/12/2016. AFP photo

Năm 2015, Trung Tâm Phát Triển Sáng Tạo Xanh Green ID thuộc Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam ở Hà Nội, đã tổ chức buổi hội thảo để nói về những tác hại của nhiệt điện than đối với sức khỏe con người. Số liệu từ Green ID cho thấy hàng năm khoảng 4.300 người Việt Nam chết yểu vì những chứng bệnh liên quan đến nhiệt điện than. Green ID cảnh báo là con số 4.300 có thể tăng thành 25.000 khi mà tất cả các dự án nhiệt điện than theo qui hoạch đi vào hoạt động.

Vẫn theo Green ID, nhiều loại khí thải ra từ nhà máy nhiệt điện chạy bằng than như khí ozone khi phản ứng với các phân tử khác trong không khi dưới điều kiện ánh sáng mặt trời sẽ tạo thành sương mù độc hại. Nếu thường xuyên hít vào loại sương mù này con người dần dà có những triệu chứng tức ngực, ho, khó thở. Đó cũng là nguyên nhân của chứng hen suyễn, sau một thời gian dài sẽ dẫn đến viêm phổi mãn tính.

Thứ đến là xỉ than mà thành phần là các kim loại và chất hóa học, khi con người hít vào thì những hạt li ti đó có thể len tận mạch máu, gây rối loạn nhịp tim, đau tim, hư phổi…

Ngoài sức khỏe của con người, khói thải từ các nhà máy nhiệt điện than còn tác động đến chất lượng đất, mùa màng ở những vùng chung quanh trong bán kính cả trăm kilomet.

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng, giám đốc Trung tâm Kinh Tế Môi Trường, Đầu Tư Và Khu Công Nghiệp, Đại Học Xây Dựng, giải thích ảnh hưởng của việc đốt than và những qui định mà một nhà máy nhiệt điện phải tuân theo :

Nhiệt điện ở Việt Nam sử dụng nguyên liệu truyền thống là than. Đây là loại nguyên liệu rẻ tiền và sẵn có của Việt Nam. Việc đốt than gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh là đương nhiên do việc đốt than sinh ra bụi, SO2, NOX, CO2… Về khí thải có qui định mức tối đa cho phép đối với bụi, SO2, NOX, CO. Đây là 4 yếu tố quan trọng nhất gây ra ô nhiễm môi trường. Đồng thời cũng qui định nước thải không được vượt quá nhiệt độ thải ra môi trường gây hại cho các hệ sinh thái. Đối với chất thải rắn cũng có qui định phải xử lý triệt để làm vật liệu xây dựng hay đối với các hạt bụi có thể gây ra ô nhiễm cho các nguồn nước và các mạch nước ngầm…

Dưới mắt giáo sư Phạm Ngọc Đăng, phát triển nào cũng có hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong kế hoạch phát triển nhiệt điện than, ông nói, các cơ quan chức năng đã đề ra những qui chuẩn về công nghệ, về vận hành cũng như xử lý chất thải từ nhà máy nhiệt điện :

Nếu thực hiện đúng qui chuẩn kỹ thuật môi trường thì tôi chắc cũng không có vấn đề gì nghiêm trọng. Thực tế một số nhà đầu tư kinh doanh muốn giảm chi phí giải quyết ô nhiễm thì người ta lợi dụng thời cơ ít kiểm tra, kiểm soát. Có một số nhà máy gây ô nhiễm môi trường chung quanh khiến dân kiện cáo căng thẳng.

Theo tôi nếu thực hiện đúng luật pháp, những qui định, qui chuẩn môi trường thì ảnh hưởng có khả năng chấp nhận được. Cơ bản việc thực thi pháp luật ở Việt Nam còn yếu kém, cơ quan quản lý môi trường yếu kém về năng lực cũng như chưa làm tròn trách nhiệm nên trong thực tế nhiều nhà máy gây ra ô nhiễm, gây ảnh hưởng sức khỏe cũng như suy thoái môi trường chung quanh nhà máy điện. Nếu thực thi đúng những qui định về quản lý và kỷ thuật thì bảo vệ môi trường được thôi.

Hôm 26 tháng Năm vừa qua, trong một bài viết đăng trên trang mang Mongabay chuyên về môi trường và sinh thái, nhà báo David Brown có bài chi tiết về kế hoạch phát triển nhiệt điện than mà Việt Nam muốn đưa vào qui mô năm 2030, nói rằng trong lúc GDP Việt Nam tăng 315% thì lượng khí thải nhà kính Việt Nam cũng tăng vọt 937% từ 1991 đến 2012.

Trích dẫn lời chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới Jim Yong Kim trước một cử tọa gồm viên chức chính phủ lẫn doanh gia các nước ASEAN năm 2016, ký giả David Brown nhắc lại lời ông Jim Yong Kim rằng nếu Việt Nam quyết đạt thêm 40 dự án điện than với công suất hàng ngàn MW, và nếu cả khu vực đều áp dụng sản xuất nhiệt điện than giống Việt Nam thì coi như con người và hành tinh này phải gánh chịu thảm họa môi trường không thể tránh trong tương lai.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 02/06/2017

Published in Diễn đàn

Xử lý quan chức kiểu "dê tế thần" liệu có đủ ? (RFA, 07/04/2017)

Cựu chủ tịch và bí thư tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự, nhân vật được cho là đã có nhiều sai phạm liên quan đến thảm họa môi trường Formosa, bị Đảng ủy khối cơ quan trung ương bỏ phiếu đề nghị cách chức ngày 4 tháng 4 vừa qua.

xuly1

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) trao đổi với ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, trước khi khai mạc kỳ họp Quốc hội khóa XI Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 2014. AFP photo

Vì sao đến một năm sau mới có quyết định ? Điều này có làm nhẹ đi những bức xúc của người dân cả nước hay không ?

Không chỉ một người

Cuối cùng, ông Võ Kim Cự, hiện là Bí thư Đảng đoàn - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, cựu chủ tịch và bí thư tỉnh Hà Tĩnh, bị Đảng ủy khối cơ quan trung ương bỏ phiếu đề nghị kỷ luật cách chức ngày 4 tháng 4, 2017. Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cũng có phiếu đồng thuận với đề nghị trên. Lý do vì những sai phạm của ông này trong vụ việc nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh.

Ông Nguyễn Minh Nhị, nguyên chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho rằng hình phạt cách chức ông Võ Kim Cự được đề nghị sau một năm thảm hoạ Formosa là mang tính chất rất bình thường, vì liên quan đến nhiều người.

"Cái này tôi thấy nó cũng bình thường, vì chuyện này là chuyện cũ, mà chuyện cũ cũng nhiều người chịu trách nhiệm chứ không phải một người. Cho nên bóc tách đường dây khuyết điểm để xử lý kỷ luật là chuyện phải có thời gian. Nói lâu thì cũng có cái lý".

Nhà báo tự do Huỳnh Ngọc Chênh, một trong những người lên tiếng mạnh mẽ kêu gọi nhà máy gang thép Formosa phải rời khỏi Việt Nam kiên quyết cho rằng ai có lỗi trong việc đưa Formosa vào và để Formosa xả thải chất độc làm chết biển miền Trung thì những người đó cần phải được xử lý.

Và ông khẳng định thêm, một cá nhân thì chưa đủ.

"Không chỉ riêng ông Võ Kim Cự mà còn nhiều người nữa".

Đồng thuận với ý kiến trên là ông Trần Bang, nhà đấu tranh khởi đầu cho biểu ngữ "Formosa get out".

"Thế nhưng giả sử việc này được sự đồng thuận với cấp cao hơn thì sao ? Điều đó chúng tôi mới quan tâm. Chứ còn đưa ông Võ Kim Cự ra làm chốt thí thì cũng là bình thường. Không giải quyết được vấn đề".

Một vị đại biểu hiện đang tham gia hội nghị Đại biểu quốc hội chuyên trách tại Hà Nội, ông Lưu Bình Nhưỡng cũng ý kiến với báo chí việc đề nghị cách chức ông Võ Kim Cự là bình thường.

Ngay từ khi tai hoạ ô nhiễm biển miền Trung do Formosa gây ra vào tháng 4 năm 2016, ông Võ Kim Cự, hiện là Bí thư Đảng đoàn - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, cựu chủ tịch và bí thư tỉnh Hà Tĩnh, là người đầu tiên lên tiếng với truyền thông báo giới trong nước.

Phát ngôn về việc cấp phép cho Formosa thuê đất 70 năm để làm nhà máy gang thép ở Khu Công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh "được tất cả các cấp, bộ ngành đồng ý" của ông từng gây chú ý cho dư luận cả nước. Trước đó đã có nhiều nhà quan sát khẳng định việc cấp phép cho Formosa vào Việt Nam bức tử môi trường biển thì không thể một mình ông Võ Kim Cự quyết định.

Chưa thể làm dịu dư luận

xuly2

Người dân Hà Tĩnh tuần hành đánh dấu 1 năm thảm họa Formosa hôm 6/4/2017. RFA photo

Báo Lao Động trong nước ngày 2 tháng 8, 2016 từng đăng tải bài viết ký tên "Nhóm PV điều tra" phanh phui sự thật của vấn đề cấp phép cho Formosa là do "Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và môi trường ủy nhiệm bừa và… nhắm mắt ký". Danh tính của nhiều quan chức cấp cao và những con đường "bí ẩn" dẫn đến tờ giấy phép 70 năm hoạt động của nhà máy Formosa được trưng dẫn chi tiết từ khi Bộ Tài nguyên và môi trường chấp thuận vào tháng 6/2008.

Nổi bật trong đó là lời phát biểu của ông Bùi Cách Tuyến, cựu Thứ trưởng phụ trách Tổng cục Môi trường nhấn mạnh, tuy ông ký quyết định cho phép Formosa xả thải ra biển, nhưng đó là quyết định tập thể của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài nguyên Môi trường gồm rất nhiều người.

Tuy trong cuộc gặp cử tri Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 8 năm ngoái, chủ tịch nước Trần Đại Quang đã lên tiếng nói rằng sẽ xử lý nghiêm bất kỳ ai liên quan đến Formosa. Nhưng từ đó đến nay, ngoài khởi tố hình sự đối với ông Lê Quang Hoà, giám đốc Công ty Môi trường Kỳ Anh vì liên quan đến hợp đồng vận chuyển xử lý chất thải giữa Formosa và Công ty Cổ phần Xây dựng Quản lý Môi trường đô thị Kỳ Anh, thì hoàn toàn không có cá nhân nào hay ban ngành nào đứng ra chịu trách nhiệm đối với vấn nạn Formosa.

Thêm vào đó là hàng loạt vụ bắt bớ, đánh đập, bắt giam những ai lên tiếng đòi minh bạch cho môi trường biển và đền bù cho người dân. Những cuộc biểu tình, tuần hành ngày càng nhiều hơn với quy mô lớn hơn.

Qua những điều đó, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh không nghĩ rằng kỷ luật cách chức ông Võ Kim Cự là động thái có thể làm dịu như bức xúc của người dân.

"Vấn đề không phải chỉ là xử lý những quan chức đưa đến các sai trái, mà phải đền bù thiệt hại cho người dân. Formosa gây ra thiệt hại đó thì Formosa phải đền bù thoả đáng cho người dân".

Với ông Huỳnh Ngọc Chênh nói rằng, số tiền 500 triệu USD do Formosa đền bù là không thể bù đắp cho thiệt hại của ngư dân cả nước.

"Muốn kỷ luật ai thì kỷ luật, vấn đề cuối cùng phải là đền bù, bởi vì người dân đang chịu rất nhiều khó khăn. Khi cá chết, du lịch không phát triển được, người dân không có kế sinh nhai".

Theo quan sát của ông Nguyễn Minh Nhị, ông nhận thấy tương lai sẽ còn nhiều người bị kỷ luật.

"Chuyện này có gây ra cái không hài lòng, bức xúc trong người dân. Nhưng chuyện xử lý này, như tôi đã nói, chỉ là một trong nhiều người thôi. Tôi nghĩ có thể còn nhiều người nữa. Người dân sẽ thấy từng bước có giải quyết và họ cũng đang chờ đợi".

Chưa biết được dự đoán ông Nguyễn Minh Nhị có thành sự thật hay không, nhưng có một ý kiến được nhiều người quan tâm trong những ngày vừa qua, đó là chia sẻ của Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng trên trang cá nhân của ông : "Cách xử lý tốt hơn hết là đàm phán trực tiếp với dân !"

Cát Linh, phóng viên RFA

*******************

Việt Nam : Biểu tình ở nhiều nơi đánh dấu một năm thảm họa Formosa (RFI, 07/04/2017)

Theo hãng tin Reuters, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra ngày 06/04/2017 tại một số nơi dọc theo bờ biển Việt Nam để đánh dấu một năm thảm họa Formosa, khi một nhà máy thép của Việt Nam xả chất thải độc hại ra biển gây tổn hại khủng khiếp cho mội trường và sinh kế của người dân.

xuly3

Một phụ nữ thu cá trên bãi biển ở làng Đông Yên, gần nhà máy Formosa, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam, ngày 31/03/2017. REUTERS/Kham

Theo Reuters, nhiều người dân ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, dưới sự hướng dẫn của các nhóm Công Giáo, đã tổ chức các cuộc biểu tình trên đất liền và trên thuyền nhằm bày tỏ thái độ phẫn nộ trước cách giải quyết vụ việc của tập đoàn Formosa và chính quyền Việt Nam.

Nhiều bức ảnh và video đăng trên Facebook cho thấy những người biểu tình mang theo các biểu ngữ với các nội dung như "Ai đã rước Formosa về đây để đầu độc Việt Nam ?", hay là "Chính phủ lấy tiền, người dân lãnh họa".

Theo một nhà hoạt động được Reuters trích dẫn, thì tại một khu vực, ngư dân đã đưa thuyền ra biển để tổ chức một cuộc biểu tinh để không bị chính quyền địa phương trấn áp. Tuy nhiên, theo nhân chứng này, đã không có nhóm phản đối nào bị cảnh sát làm khó dễ.

Chính quyền hai tỉnh Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Các cuộc biểu tình đã diễn ra một hôm sau khi bộ Môi Trường Việt Nam kết luận rằng nhà máy thép Formosa đã khắc phục được 52 trên 53 sai phạm về môi trường, cho nên đã hội đủ điều kiện để vận hành. Tuy nhiên, Formosa phải chờ đèn xanh chính thức của chính phủ Việt Nam trước khi chạy thử.

Kết luận trên đây của bộ Môi Trường đã khiến giới bảo vệ mội trường hết sức hoài nghi. Cách đây một năm, nhà máy trị giá 11 tỷ đô la ở Hà Tĩnh đã thải nước độc hại ra biển, gây ô nhiễm dọc theo hơn 200 km bờ biển miền Trung, dẫn đến thiệt hại to lớn về mặt kinh tế và du lịch cho vùng.

Việc khôi phục lại sinh hoạt mất rất nhiều thời gian và người dân hiện vẫn rất tức giận không chỉ về hậu quả ô nhiễm mà còn về cách chính quyền xử lý vấn đề.

Trọng Nghĩa

**********************

Dân chờ 7 năm chưa được bồi thường (RFA, 07/04/2017)

xuly4

Đường điện thoại 768 đưa vào sử dụng từ năm 2014 nhưng người dân nơi đây vẫn chưa nhận được tiền bồi thường. Courtesy of viettoday.vn

Hàng ngàn người dân của hơn 1500 hộ tại huyện Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai vẫn chưa được nhận tiền bồi thường thu hồi đất để làm đường ĐT 768 suốt 7 năm qua.

Mạng báo Pháp luật cho biết tin như vừa nêu vào ngày 7/4, trích dẫn lời một số người dân cho biết họ đã kêu cứu, khiếu nại, tố cáo khắp nơi nhưng các cơ quan chức năng chỉ hứa hẹn rồi không thấy thực hiện.

Hội đồng nhân dân huyện Vĩnh Cửu yêu cầu UBND huyện này phải bồi thường cho người dân, nhưng nhiều người dân cho biết đến nay vẫn chỉ là bồi thường trên giấy tờ.

Ông Nguyễn Hoàng Phương, phó giám đốc Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Vĩnh Cửu cho biết tổng kinh phí bồi thường cho người dân huyện Vĩnh Cửu khoảng 66 tỷ đồng. Tuy nhiên trong quá trình bồi thường gặp nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách bồi thường, việc thay đổi giá đất vật kiến trúc hàng năm đã kéo dài thời gian bồi thường cho dân.

Ông này cũng cho biết thêm rằng hiện tại cơ quan chức năng đã lập phương án bồi thường cho hơn ngàn hộ dân này để trình lên cấp tỉnh phê duyệt. Theo ông Phương, nhanh nhất thì cũng phải trong quý II năm 2017 mới làm xong.

Tin cho biết từ cuối năm 2009, Sở Giao thông- Vận tải tỉnh Đồng Nai và Công ty Cổ Phần Sonadezi Châu Đức ký hợp đồng triển khai dự án đường DT 768 theo hình thức BOT ( Xây dựng- Vận hành- Chuyển giao)

Đoạn qua huyện Vĩnh gần 77 ngàn mét vuông của hơn 1500 hộ dân bị thu hồi. Vào thời điểm đó chính quyền vận động người dân cứ bàn giao mặt bằng trước, việc bồi thường sẽ tiến hành sau. Chủ đầu tư đưa con đường vào sử dụng và thu phí gần 4 năm qua.

******************

Cá nuôi bè ở Vũng Tàu chết hàng loạt (RFA, 07/04/2017)

xuly5

Cá chết hàng loạt ở Việt Nam hôm 3/10/2016. AFP photo

Hiện tượng cá chết hàng loạt lại xảy ra đối với các lồng cá bè nuôi trên sông Chà Và, xã Sơn Long, thành phố Vũng Tàu.

Tin loan đi ngày 7 tháng tư cho hay trong 5 ngày qua cá nuôi trong lồng bè tại hộ của ông Nguyễn Văn Lợi đã chết trắng với số lượng 30.000 con. Đặc biết đây là những loại cá giống vừa được thả trong một vài tháng. Ông Lợi còn cho biết không chỉ cá mà tôm nuôi cũng chết với số lượng lớn. Những bè nuôi cá lồng sát với bè ông Lợi cũng xảy ra chuyện cá chết bất ngờ hàng loạt.

Người dân địa phương báo cáo nguyên nhân cá chết là do nước thải từ cống số 6 chảy ra sông Chà Và và gây ô nhiễm nguồn nước. Hôm 6 tháng tư, Chi Cục Thủy Sản tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu, đến kiểm tra và thống kê, cho biết khoảng 45.000 con cá giống đã chết.

Trước đó báo chí trong nước từng đưa tin về việc nguồn nước tại hồ chứa nước thải ở khu vực cống số 6 chuyển màu và bốc mùi hôi thối. Người dân tin rằng dòng nước bị ô nhiễm này chảy thoát ra nước sông Chà Và khiến hàng trăm hộ dân nuôi cá ở đây bị tác động.

Lãnh đạo địa phương đang cam kết làm rõ và xử lý việc này.

Trong khi đó thì hiện tượng ca chết trắng trên sông Bồ ở Thừa Thiên, Huế được cơ quan chức năng giải thích là do nuôi lồng quá dày.

Đó là kết luận ban đầu của Chi Cục Thú Y tỉnh Thừa Thiên, Huế, nói rằng cá chết hàng loạt là do được thả quá nhiều trong lúc dòng chảy không có, thiếu lượng oxy trong nước và lượng thức ăn lại dư thừa.

Vẫn theo nhận định của Chi Cục Thú Y Thừa Thiên Huế thì phân tích mẫu nước cho thấy cá chết không phải vì dịch bệnh mà do môi trường nuôi thả không bảo đảm đúng phương cách.

Người dân nuôi cá lồng trên sông Bồ được khuyến cáo không nên thả thêm cá giống vào lúc này, nới rộng khoảng cách giữa các lồng cá và bơm thêm không khí vào các lồng nuôi.

Tình trạng cá chết tại Sông Bồ trong những ngày qua được người nuôi cho biết khiến họ phải lâm cảnh nợ nần.

Published in Việt Nam