Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Biển Đông : Chiến lược giữ chủ quyền bằng tầu hải cảnh của Việt Nam và các nước láng giềng

Cơn khát tài nguyên biển đã khiến Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn. Trung Quốc liên tiếp gây sức ép với các nước láng giềng cũng đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông và hăm dọa đối thủ bằng đội tầu chấp pháp (tầu "vỏ trắng"), lực lượng dân quân biển và ngư dân, được quân đội đào tạo bài bản.

haicanh01

Một tầu hải cảnh Trung Quốc bắn vòi rồng vào tầu tuần tra Việt Nam ở Biển Đông, ngày 02/05/2019. Reuters/Vietnam Marine Guard/Handout via Reuters

Đây là nhận định của ông Martin A. Sebastian, giám đốc Trung tâm vì An ninh và Ngoại giao Hàng hải, thuộc Viện Hàng hải Malaysia, trong bài tham luận đăng trong Nghiên cứu số 73 "Ngoại giao tầu hải cảnh ở Đông Nam Á" (Etude n°73 : La Diplomatie des gardes-côtes en Asie du Sud-Est), do Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM) phát hành tháng 03/2020.

Tầu hải cảnh, cùng với lực lượng dân quân biển và ngư dân đóng vai trò gì, có công dụng như thế nào trong chiến lược bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông của Việt Nam, cũng như của các nước khác trong khu vực ? Giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, một trong hai giám đốc phụ trách tập Nghiên cứu số 73, lần lượt giải thích một số câu hỏi của RFI tiếng Việt.

*****

RFI : Thưa ông Benoît de Tréglodé, Nghiên cứu số 73 - "Ngoại giao tầu hải cảnh ở Đông Nam Á" - của Viện IRSEM nhấn mạnh đến sự hiện diện ngày càng thường xuyên của các đội tầu hải cảnh, còn được gọi là tầu "vỏ trắng" ở các vùng Biển Đông Nam Á. Xu hướng này được giải thích như thế nào ?

Benoît de Tréglodé Chị có lý khi nhấn mạnh đến "tầu vỏ trắng". Về mặt ngữ nghĩa, người ta xếp tầu "vỏ trắng", có nghĩa là tầu tuần duyên, bên cạnh tầu "vỏ xám", tức là tầu của các lực lượng hải quân các nước trong vùng.

Đúng là từ ba thập niên nay, Biển Đông là một khu vực có nhiều nhập nhằng chiến lược sâu sắc khiến các nước láng giềng phải tính đến những phương tiện khác để xây dựng khả năng phản ứng ngoài khơi của họ và thoát khỏi những phương pháp truyền thống, mà vào lúc đó họ không có biện pháp nào hơn, như kiểu tầu hải quân có nguy cơ dẫn đến xung đột liên quốc gia. Vì thế, cần phải xây dựng những phương tiện khác để có thể khẳng định chủ quyền trong một vùng đặc trưng bởi tính mập mờ chiến lược, bởi những vùng xám và thiếu rõ ràng về chủ quyền.

Vì vậy, phải tìm ra được một công cụ mới, một nhân tố mới để có thể hành động trên thực địa. Và tầu hải cảnh được sử dụng vào mục đích đó. Nhưng cũng cần phải đặt lại hiện tượng này vào bối cảnh lịch sử : Quyết định dùng tầu hải cảnh được Trung Quốc đưa ra vào nửa sau thập niên 1990. Sau đó, toàn bộ các nước trong vùng có tranh chấp theo đuổi ý tưởng này. Việt Nam cũng làm tương tự, tương đối muộn, bằng cách thông qua luật về lực lượng Cảnh sát biển vào cuối những năm 2000.

RFI : Trung Quốc có chiến lược gì khi sử dụng tầu hải cảnh trong vùng ? Đâu là khả năng của Việt Nam, cũng như các nước trong vùng, hiện có tranh chấp với Trung Quốc ?

Benoît de Tréglodé : Phải trở lại sự khác biệt về các loại tầu. Ban đầu, các tầu hải cảnh làm đúng nhiệm vụ cảnh sát biển. Chúng xuất hiện ở đó để buộc tuân thủ trật tự, quy định trong vùng biển của một nước, cũng như làm nhiều nhiệm vụ khác như bảo vệ môi trường, cứu hộ ngoài khơi… Còn các tầu "vỏ xám" của lực lượng hải quân là một công cụ cho chính sách đối ngoại, làm nhiệm vụ hoàn toàn khác.

Có một điều thú vị cần nhắc đến, nếu chú ý đến sự thay đổi hoạt động trong khu vực này từ cuối những năm 2010, đó là, từ giờ, chính đội tầu hải cảnh lại đảm nhiệm thêm nhiệm vụ tối cao, có nghĩa là bảo vệ chủ quyền. Nhiệm vụ này không hề được dự kiến ban đầu. Như vậy, có một sự thay đổi hợp lý, như trông đợi, nhưng quan trọng để hiểu được hành động của tầu hải cảnh trong khu vực. Lực lượng này đang từng bước trở thành công cụ bảo vệ quốc gia và điều này hoàn toàn thay đổi so với nhiệm vụ ban đầu.

Tiếc là có khá ít nghiên cứu về lực lượng hải cảnh ở Biển Đông. Nhưng đội ngũ này lại trở thành lực lượng trung tâm trong việc tái triển khai các hoạt động ở Biển Đông từ 30 năm nay, dù lực lượng này được phát hiện hơi muộn.

Tôi xin nhắc lại một trong những hành động mang tính biểu tượng, đó là Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ, được ký năm 2000, nhấn mạnh đến hợp tác song phương về an ninh giữa hai nước. Đó chính là một thỏa thuận về cảnh sát biển.

Điều thú vị hiện nay, dường như cả một bộ máy hành chính được triển khai ở Việt Nam, cũng như ở Philippines, Malaysia và dĩ nhiên là cả Trung Quốc, để triển khai và hiện đại hóa lực lượng ngư dân để có thể năng động hơn trên thực địa nhằm giúp Nhà nước truyền thông điệp mà không cần gây xung đột vũ trang, quá trực diện và quá nghiêm trọng. Đây là lực lượng ở cấp thấp hơn nhưng phục vụ cùng mục đích.

Rõ ràng vụ tầu cá Việt Nam bị đâm chìm vào đầu tháng 04/2020 là một bằng chứng cho việc sử dụng những tác nhân mới nhằm phát đi tín hiệu chính trị đối với một Nhà nước. Và hình thức này sẽ tiếp tục được sử dụng trong tương lai. Tại vì, cứ thử hình dung rằng nếu xảy ra một sự cố giữa tầu tuần tra thì sẽ gây ra những hậu quả chính trị nặng nề. Còn nếu xảy ra với đội dân quân biển, thì thiệt hại ít hơn, ít tốn kém hơn, trong khi cả hai kiểu đều cùng hướng đến một mục tiêu.

RFI : Tầu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 hoạt động ở Biển Đông và xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng 04/2020. Đi kèm con tầu này là đội tầu hải cảnh và dân quân biển. Lực lượng này có nhiệm vụ gì ?

Benoît de Tréglodé : Một lần nữa, phải nhắc lại là tham vọng hành động của các nước quanh Biển Đông là sử dụng mọi mặt, từ lực lượng hải quân, để tái khẳng định những đòi hỏi chủ quyền của họ. Đây là hành động mà tất cả các nước trong vùng đang tiến hành. Đúng là hiện nay, tầu "vỏ xám" được sử dụng ít hơn, trong khi tầu "vỏ trắng" lại hoạt động thường xuyên hơn từ khoảng 20 năm.

Giờ xuất hiện thêm nhiều yếu tố khác, như lực lượng dân quân biển và lực lượng ngư dân. Toàn bộ các lực lượng trên biển chủ chốt này đều được các nước sử dụng để khẳng định sự hiện diện trên thực địa.

Trong một vùng có tranh chấp giữa hai nước, lấy ví dụ Trung Quốc và Việt Nam, song song với những tranh chấp, hai nước lại có chính sách hợp tác kinh tế quan trọng và mạnh mẽ, nên khó sử dụng được những nhân tố công kích như Hải quân Quốc gia. Vì thế họ sử dụng những phương tiện "trung lập" hơn, như lực lượng hải cảnh. Nhưng hiện tại, lực lượng này không đủ, nên họ sử dụng cả những lực lượng còn "trung lập" hơn nữa, đó là đội dân quân biển và ngư dân. Có nghĩa là sử dụng cả ba cấp độ khác nhau để khẳng định chung một điều : Hiện diện trên thực địa đang có tranh chấp.

RFI : Liệu Trung Quốc có tranh thủ thời cơ đại dịch Covid-19 đang tác động nghiêm trọng đến nhiều nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, để tăng cường hoạt động ở Biển Đông không ?

Benoît de Tréglodé : Tôi nghĩ rằng sự kiện hôm 02/04/2020 một tầu cá Việt Nam bị tầu Trung Quốc đâm chìm ở quần đảo Hoàng Sa không được xem là đánh dấu một bước ngoặt trong chiến lược hàng hải Trung Quốc trong giai đoạn dịch Covid-19.

Các tầu của lực lượng dân quân biển hoặc ngư dân Việt Nam và Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp luôn chơi trò "mèo đuổi chuột". Đây là điều thường xuyên xảy ra, mà sự kiện gần nhất là vào đầu tháng 04/2020. Tiếp theo là việc tầu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tôi không biết là có nên xem đó là chính sách tổng thể của Bắc Kinh hay không, trong một năm được cho là rất quan trọng đối với các lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông.

Tôi xin nhắc lại là Trung Quốc muốn các cuộc đàm phán gay go về Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông mang lại kết quả. Vì thế, phải hỏi ngược lại : Bắc Kinh có lợi gì khi đổ thêm dầu vào lửa trong khu vực này vào năm 2020 và tranh thủ sự lơ là của nhiều nước đang phải chật vật xử lý khủng hoảng Covid-19 ? Thực sự, tôi không tin đây là món quà trời ban cho chính sách ngoại giao hàng hải của Trung Quốc trong năm nay.

RFI : Đầu năm 2020, Trung Quốc tập trận chống tầu ngầm ở phía bắc Biển Đông. Tầu sân bay Liêu Ninh cũng có kế hoạch tập trận trong khu vực. Phải hiểu những sự kiện này như thế nào ?

Benoît de Tréglodé : Từ đầu năm đến tháng Tư này, hải quân Trung Quốc có hai sự kiện khá quan trọng. Đầu tiên là cuộc tập trận chống tầu ngầm diễn ra ở phía bắc Biển Đông. Thứ hai là các bài tập cất cánh và hạ cánh trên tầu sân bay Liêu Ninh, ở cùng khu vực. Hai sự kiện này cho thấy điều gì ? Chúng chứng minh rằng Bắc Kinh muốn cải thiện khả năng hoạt động của lực lượng hải quân trong khu vực. Điều này không cho thấy có một bước ngoặt hoặc ý định khẩn trương chiếm thêm đảo mà chỉ chứng minh Trung Quốc muốn khẳng định chính sách hàng hải xứng tầm một cường quốc.

Việt Nam cũng đang chứng minh tương tự, khi muốn trở thành cường quốc hàng hải từ nay đến năm 2030. Luật Cảnh sát biển, tăng cường trang thiết bị hàng hải, rồi tầu cá của ngư dân, hiện đại hóa chương trình tầu "vỏ xám" của Hải Quân Việt Nam đều nằm trong chiến lược này. Và đây cũng là chiến lược chung của rất nhiều nước trong khu vực.

RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 20/04/2020

Published in Diễn đàn

Hai nhà nghiên cứu bị cắt tên khỏi phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’ !

RFA, 20/04/2020

Bộ phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’ do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - HTV công chiếu năm 2015, là một bộ phim tài liệu do Nghệ sĩ Lâm Thành Quý là đạo diễn, dài 5 tập, mỗi tập 30 phút, được xây dựng một cách công phu, triển khai từ năm 2012. Trong đó, đặc biệt có phần đóng góp của ba nhà khoa học nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, thứ hai là Tiến sĩ Sử học Trần Đức Anh Sơn là cố vấn, thứ ba là Thạc sĩ Đinh Kim Phúc...

phim1

Bộ phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’ do Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh - HTV công chiếu năm 2015, có phần đóng góp của ba nhà khoa học là Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, Tiến sĩ Sử học Trần Đức Anh Sơn và Thạc sĩ Đinh Kim Phúc... Courtesy HTV / RFA edited

Tuy nhiên, mới đây, đài truyền hình VTV9 khi cho chiếu lại bộ phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’ lại tự ý chỉnh sửa, cắt xén bỏ tên và hình ảnh hai nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc và Trần Đức Anh Sơn.

Trả lời RFA hôm 20 tháng 4 năm 2020, Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc, nói :

"Trong ba tháng đầu năm 2020, Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh chiến dịch khiêu khích của họ trên Biển Đông. Đầu tiên họ tố cáo Việt Nam đưa tàu đánh cá uy hiếp đảo Hải Nam, uy hiếp căn cứ quân sự của họ, thứ hai họ cho tàu hải cảnh đụng chìm tàu cá Việt Nam...

Hành động khiêu khích của Trung Quốc không mới, đã diễn ra suốt mấy mươi năm nay, nhưng thái độ ngông cuồng khiêu khích của Trung Quốc ngày càng trắng trợn, bị các nước trên thế giới lên án. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn Bộ phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’ tiếp tục được công chiếu trên các kênh truyền hình trong nước. Nhưng tôi rất tiếc, trong thời gian vừa qua, đài truyền hình VTV9 phát lại bộ phim này, nhưng không biết vì lý do gì, họ đã cắt bỏ một số đoạn có mặt của anh Trần Đức Anh Sơn, là một trong những người đã góp phần cho thành công của bộ phim này, và họ cắt tên tôi ra khỏi Hội đồng biên tập...

Có lẽ do tôi và anh Trần Đức Anh Sơn hay phản biện những vấn đề của quốc gia hay không ? Hay vì chúng tôi có tham gia những cuộc biểu tình chống Trung Quốc khiêu khích, xâm lược trên Biển Đông hay không thì điều đó chúng tôi không nắm rõ".

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho biết thêm, Bộ phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’ mà ông có góp phần làm cố vấn, do Hãng truyền hình TPHCM (HTV) thực hiện từ năm 2013. Trong thời gian đó, nhóm làm phim đã đi qua 9 quốc gia và vùng lãnh thổ để thu thập tư liệu, phỏng vấn các nhà nghiên cứu trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Úc, Nhật...

Khi Bộ phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’ bắt đầu công chiếu trên HTV, đã được công chúng đón nhận một cách hết sức hồ hởi, vì tính chất khoa học của nó, cũng như mức độ công phu của tư liệu mà bộ phim đem lại. Chính vì vậy, Bộ phim ‘Biển đảo Việt Nam nguồn cội tự bao đời’ đã đoạt giải phim tài liệu xuất sắc nhất năm 2015, và 4 giải báo chí ở Trung ương lẫn địa phương. Và mỗi lần Trung Quốc gây hấn, ông Phúc và các cộng sự vẫn mong các đài truyền hình phát bộ phim này, để nhân dân Việt Nam biết rõ cội nguồn lịch sử chủ quyền của đất nước trên Biển Đông cũng như thấy rõ thủ đoạn và âm mưu của Trung Quốc như thế nào trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.

Nhà nghiên cứu Biển Đông, Tiến sĩ Sử học Trần Đức Anh Sơn, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, khi trao đổi với RFA hôm 20/4, nói về cơ duyên ông được mời tham gia là phim này :

"Quá trình làm phim này do một cơ duyên, tôi làm việc Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, tôi đã chủ trì một nghiên cứu xây dựng tư liệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đề tài này tôi làm từ 2009 đến 2012 thì nghiệm thu. Sau đó chúng tôi có xin phép mở một triển lãm có tên Tư liệu chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Sau khi làm thành công thì HTV có cử một nhóm ra mời tôi tham gia vào một team làm phim của họ. Tôi đồng ý và từ đó tôi tổ chức các chuyến đi tìm tài liệu và quay phim, từ năm 2013 đến 2014 để hoàn thành bộ phim này".

Tiến sĩ Sử học Trần Đức Anh Sơn cho biết, bộ phim sau đó được dịch sang tiếng Anh và xong đó in hàng ngàn đĩa phụ đề tiếng Trung. Khi tham gia chương trình trao đổi học giả Fulbright ở Đại học Yale, ông Sơn đã tặng cho Thư viện Sterling của truờng Đại học Yale, đồng thời tặng cho Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện Harvard Yenching của Đại học Harvard... Hiện những bản gốc đều có tại các thư viện đó.

phim2

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu (bìa phải) khi tham gia thực hiện bộ phim Biển đảo Việt Nam - Nguồn cội tự bao đời. Courtesy HTV

Đây không phải là lần đầu tiên VTV tự ý cắt xén tên và hình ảnh hai nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc và Trần Đức Anh Sơn. Trước đây, vào năm 2019 VTV1 cũng đã một lần cắt xén tên và hình ảnh hai nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc và Trần Đức Anh Sơn. Tuy nhiên, theo ông Trần Đức Anh Sơn, hình ảnh ông xuất hiện trong phim không thể xóa được hết, bởi vì ông đã xuất hiện quá nhiều trong bộ phim đó, ông Sơn cũng là người dắt đoàn làm phim đi khắp nơi. Ông nói tiếp :

"Vào tháng 3 năm 2019 tôi bị khai trừ ra khỏi đảng vì viết FB đụng chạm đến chuyện của họ. Sau đó truyền thông trong nước mở chiến dịch coi tôi như một tên phản động, họ bêu xấu tôi trên VTV1, nhưng tôi không tranh cãi, rút lui đi làm việc tư nhân. Ngay lúc đó thì Trung Quốc kéo tàu Hải dương địa chất 8 vào Biển Đông và ở đó 3 tháng. Lúc bấy giờ VTV mới xin bộ phim này của HTV để chiếu, nhưng khi chiếu thì lại xóa hết tên tôi cũng như những hình ảnh có tôi. Ngay cả những link của HTV đã chiếu đưa lên mạng cũng bị xóa luôn".

Theo thông tin mà Tiến sĩ Sử học Trần Đức Anh Sơn có được từ bạn bè, VTV đã có một chỉ đạo rất rõ ràng, những gì có tên Trần Đức Anh Sơn thì phải xóa. Ông cho rằng, làm như vậy coi như phủ nhận hết công lao của ông và các cộng sự đã làm bộ phim này và đã lưu trữ dữ liệu cho quốc gia.

Hôm 7/3/2019, Nhà nghiên cứu Biển Đông, Tiến sĩ Sử học Trần Đức Anh Sơn, nguyên phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, bị Thành ủy Đà Nẵng khai trừ khỏi Đảng. Ông Trần Đức Anh Sơn bị kỷ luật khai trừ đảng, do viết, đăng tin, bài trên Facebook, mà chính quyền cáo buộc là sai sự thật… không đúng với quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Việt Nam trên mạng xã hội.

Tin cho biết chính quyền cáo buộc những vi phạm của ông Trần Đức Anh Sơn là rất nghiêm trọng. Ông cũng bị buộc tội "phỉ báng uy tín của... tổ chức đảng. Tuy nhiên tin không nêu rõ về nội dung những cáo buộc sai trái của ông, mặc dù trước đó, ông đã chỉ trích chính phủ Việt Nam đã không đứng lên công khai chống Bắc Kinh trong cuộc tranh chấp kéo dài về chủ quyền trên biển.

Khi đó, ông Trần Đức Anh Sơn đã không có bình luận nào, tuy nhiên ông đã trích lời nhà sư Thích Nhất Hạnh để đăng trên trang cá nhân của mình : "Đây là một khoảnh khắc hạnh phúc".

Hôm 19/4/2020, Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc đã gởi một thư ngỏ đến ông Trần Bình Minh, Ủy viên Trung ương đảng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam VTV. Trong thư ông cho biết, bộ phim ‘Biển Đảo Việt Nam - nguồn cội tự bao đời’ là phim tài liệu của quốc gia. Không còn là của tổ chức hay cá nhân nào nữa. Vì các tư liệu sưu tầm đã được đánh giá - thẩm định tầm quốc gia mang cả ý nghĩa đối ngoại quốc tế. Vì vậy, mọi sự tùy tiện thay đổi nội dung truyền thông của VTV đều không thể chấp nhận được.

Trong thư, Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc đã yêu cầu Trần Bình Minh giải thích cho công luận được rõ vì sao ông ra lệnh cắt tên ông và tên Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn ra khỏi bộ phim. Bởi vì theo ông Phúc, VTV là đài truyền hình quốc gia chứ không phải là chợ trời !

Đài Á Châu Tự Do hôm 20/4/2020 đã nhiều lần liên lạc ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, qua số điện thoại di động 0913 xxx 673, tuy nhiên mọi cố gắng đều không thành công.

Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho biết lý do vì sao mình không khiếu kiện :

"Đáng ra người đi kiện là đạo diễn Lâm Thành Quý và giám đốc đài HTV, nhưng hai người này không kiện thì tôi cũng không kiện làm gì, tôi chi là một người được mời với tư cách là cố vấn, xuất hiện trên phim và có tên trên Generic. Trên Generic có cám ơn rất nhiều người, đặc biệt là 3 người, thứ nhất là nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu, thứ hai là Tiến sĩ Sử học Trần Đức Anh Sơn là cố vấn, thứ ba là Thạc sĩ Đinh Kim Phúc... thì họ xóa tên tôi và tên anh Phúc".

Theo cách làm việc của VTV, Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cho rằng, khi dùng được thì VTV tung hô... thậm chí còn khen thưởng. Nhưng đến khi họ thấy ông có những suy nghĩ trái chiều, tuyên giáo khoanh vùng, thì họ hành xử theo kiểu vắt chanh bỏ vỏ. Theo ông, đó là sự tráo trở... Ông cho rằng cách thức như vậy sẽ khiến những trí thức trong và ngoài nước sẽ cảm thấy e ngại khi tham gia góp sức cho nước nhà. Theo ông, cách ứng xử của VTV sẽ gây tác hại rất lớn.

Nhà nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho biết, việc đóng góp tiếng nói của mình, đóng góp một phần sức lực của mình để góp phần bảo vệ chủ quyền, là trách nhiệm công dân, trách nhiệm người Việt Nam của ông. Theo ông, dù không có mặt trong bộ phim, hay không trả lời VTV, HTV... thì tiếng nói của ông vẫn tiếp tục trên các đài phát thanh trong và và ngoài nước, để tiếp tục bảo vệ chủ quyền đất nước. Chứ không cần phải cứ VTV thì ông mới cất được tiếng nói bảo vệ tổ quốc của mình.

Nguồn : RFA, 20/04/2020

Published in Diễn đàn

Cảnh giác trước lời đe dọa của Trung Quốc

Đại Phong, RFA, 20/04/2020

Biển Đông đang "nóng" hơn

Tình hình biển Đông vẫn đang "sôi sục" bởi các hành động hung hăng liên tiếp của Trung Quốc.

bd1

Hình minh họa. Các tàu nạo vét của Trung Quốc xung quanh bãi Mischief ở quần đảo Trường Sa hồi tháng 5 năm 2015 - Reuters

Sau khi tuyên bố thành lập chính quyền "khu Tây Sa" và "khu Nam Sa"ngày 18/4/2020, Trung Quốc tiếp tục lấn thêm những bước đi mạnh bạo. Ngày 17/4/2020, Trung Quốc gửi tiếp Công hàm để đáp trả Công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam với những lời lẽ mang hàm ý đe dọa.

Ngoài ra, Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 19.4 còn thực hiện một động thái ngang nhiên nữa là công bố cái gọi là "danh xưng tiêu chuẩn" cho 25 đảo, bãi đá cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông. 25 đảo, bãi đá cùng 55 thực thể được đặt tên này tập trung ở phần phía tây Biển Đông. Một số nằm dọc theo "đường lưỡi bò" và rất sát Việt Nam.

Chẳng hạn, Nhàn Đàm Hải Đài (Xiantan Haitai) ở vị trí 11 28'.7 N/110 14' E, cách Cam Ranh khoảng 60 hải lý ; Vạn An Hải Để Hạp Cốc Quần (Wan'an Haidixiaguqun) ở vị trí 10°30'N/109°50'E, cách đảo Phú Quý khoảng 50 hải lý ; Tiêu Tương Hải Khâu (Xiaoxiang Haiqiu) ở vị trí 9°32'1"N/109°44'1" cách Hòn Hải khoảng 45 hải lý.

Động thái này một lần nữa cho thấy Trung Quốc càng ngày càng thể hiện tham vọng độc chiếm biển Đông khi đồng loạt triển khai nhiều hành động cả trên thực địa, pháp lý và hành chính.

Công hàm của Trung Quốc ngày 17/4 thể hiện điều gì ?

Sau khi Malaysia đệ trình hồ sơ về thềm lục địa mở rộng ngày 12/12/2019, các quốc gia liên quan đã lên tiếng. Trung Quốc gửi ngay một Công hàm ngày 12/12/2020 để phản đối Malaysia. Ngày 6/3/2020, Philippines đã gửi hai công hàm lên Liên Hợp Quốc để trình bày quan điểm của mình. Trong đó, một công hàm của Philippines đã thẳng thắn phản đối các yêu sách phi pháp của Trung Quốc. Để đáp lại, ngày 23/3/2020 Trung Quốc đã ra công hàm đáp trả Philippines.

Ngày 30/3/2020, Việt Nam đã gửi Công hàm để khẳng định chủ quyền của mình trên Hoàng Sa và Trường Sa cũng như phản đối các lập luận vô lý và phi pháp của Trung Quốc trên biển Đông. Đồng thời, ngày 14/4/2020, Việt Nam cũng gửi thêm hai công hàm để đáp lại quan điểm của Malaysia và Philippines.

bd2

Hình minh họa. Lính Trung Quốc tuần tra ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hôm 29/1/2016 Reuters

Ngày 17/4/2020, Trung Quốc đã gửi công hàm tới Liên Hợp Quốc để đáp trả công hàm ngày 30/3/2020 của Việt Nam. Trong công hàm này của Trung Quốc, ngoài phần đầu lặp lại các yêu sách lộn xộn như trong các công hàm phản đối Malaysia, Philippines và Việt Nam trước đây, Trung Quốc còn nhắc lại rằng Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa với Công thư năm 1958 của Thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Phạm Văn Đồng. Ngoài ra, Trung Quốc còn cho rằng, cho tới thập kỷ 70 của thế kỷ XX, phía Việt Nam đã luôn chính thức công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là một bộ phận lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc.

Thêm nữa, Trung Quốc còn cho rằng, sau năm 1975, Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc estoppel trong luật quốc tế vì đã có hành vi yêu sách trái phép đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc ngang ngược khẳng định rằng Việt Nam đã sử dụng vũ lực trái phép để chiếm đoạt các đảo và đá của Trường Sa, vốn thuộc Trung Quốc.

Đặc biệt, trong công hàm này của Trung Quốc có thêm một câu : "Trung Quốc cương quyết yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và vật dụng trên các đảo và đá ở Trường Sa" này.

Về lập luận pháp lý của Trung Quốc trong công hàm này, người viết xin sẽ trình bày và phân tích cụ thể trong những bài sau. Còn trong bài này, xin tập trung vào ngôn ngữ với hàm ý đe dọa Việt Nam.

Trong bài viết của Nguyễn Hồng Thao - Vốn là Đại sứ Việt Nam tại Malaysia đăng ngày 19/4/2020, tác giả đặt ra khả năng đây là tín hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ sử dụng vũ lực đối với Việt Nam. Điều này được suy luận bởi vì trong các công hàm đáp trả Malaysia và Philippines của Trung Quốc cùng thời gian này không có câu tương tự.

Theo sự tìm kiếm của Dự án Đại Sự ký Biển Đông, thì trong một tuyên bố của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/2/1988 cũng có một câu tương tự như sau : "Phía Việt Nam phải rút khỏi các đảo và các cụm san hô này. Nếu phía Việt Nam cản trở các hành động chính đáng của Trung Quốc tại các khu vực đã nói trên, bất chấp sự nhất quán của Trung Quốc. Thì (Việt Nam) sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm trước các hậu quả phát sinh".

Và như chúng ta đã biết, Trung Quốc tuyên bố câu này ngày 22/2/1988 thì ngày 14/3/1988 xảy ra sự kiện Hải quân Trung Quốc thảm sát lính công binh Việt Nam tại Gạc Ma. Chính vì vậy, việc cảnh giác trước các tín hiệu đe dọa sử dụng vũ lực của Trung Quốc trong thời điểm này không phải là thừa.

Các kịch bản sử dụng vũ lực của Trung Quốc

Vậy nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực thì sẽ sử dụng vũ lực ra sao ? Sau đây xin đưa ra 2 khả năng.

1. Trung Quốc sẽ nổ súng, cướp quyền kiểm soát tại 21 cấu trúc mà Việt Nam đang nắm giữ tại Trường Sa. Kịch bản này có thể xảy ra, nhưng với khả năng rất ít, bởi vì :

i) Thực lực trên biển của Hải quân Trung Quốc đang càng ngày càng lớn mạnh, nhưng Hải quân Việt Nam cũng có những bước tiến về chất và lượng. Chúng ta nên biết, nếu chỉ đơn thuần so sánh tiềm lực của hai bên thì đó là sự khập khiễng. Nhưng Trung Quốc chỉ có thể mang một phần tiềm lực Hải quân của họ để chiến đấu với Hải quân Việt Nam tại đây.

ii) Thế và lực của Việt Nam không phải như hồi năm 1988. Với sự lên tiếng ủng hộ Việt Nam của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ, cho thấy, Việt Nam hiện nay còn có sự ủng hộ của nhiều bạn bè quốc tế.

iii) Đây không phải là thời điểm thích hợp cho việc Trung Quốc phát động một cuộc chiến. Hoa Kỳ và Trung Quốc đang trong một cuộc "thư hùng" cạnh tranh chiến lược với nhau. Với các hành động vô trách nhiệm, đểu cáng nhằm thủ lợi trong dịch Covid-19 của Trung Quốc khiến nhiều quốc gia Tây phương đã ngả về phía Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc gây chiến thời gian này, sẽ là dịp để cả thế giới ngả về phía Hoa Kỳ, và Trung Quốc sẽ bị cô lập. Điều này Trung Quốc không hề muốn. Cái Trung Quốc muốn là không đánh mà vẫn đạt được mục đích độc chiếm biển Đông. Vì thế, tình huống này khó xảy ra lúc này.

2. Tuy nhiên, Trung Quốc có khả năng sử dụng các đội tàu của mình, từ tàu chiến Hải quân đến các tàu Hải cảnh, Kiểm ngư cùng tác tàu dân quân biển của mình để đe doạ, bao vây các giàn DK gần khu vực Bãi Tư Chính mà Việt Nam hiện đang kiểm soát. Kịch bản "bắp cải" mà Trung Quốc đã áp dụng thành công khi chiếm thế thượng phong, giành quyền kiểm soát tại Scarborough từ tay Philippines năm 2012 có thể được lặp lại, dưới một hình thức mới.

Chính vì vậy, Việt Nam cần có các kịch bản ứng phó trong các trường hợp xảy ra các tình huống xấu nhất như vậy.

Đại Phong

Nguồn : RFA, 20/04/2020

********************

Trung Quốc đặt tên cho các đảo và thực thể ở Biển Đông, phản đối Việt Nam trước UN

RFA, 20/04/2020

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 19/4 cho biết Bắc Kinh vừa công bố "danh xưng tiêu chuẩn" cho hàng chục đảo và bãi đá ở khu vực Biển Đông, một hành động mà nước này gọi là để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển đang tranh chấp.

bd3

Hình minh họa. Tàu hải cảnh Trung Quốc đuổi tàu cảnh sát biển Việt Nam gần giàn khoan HD 981 hồi tháng 5 năm 2014 Reuters

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Bộ Dân Chính và Bộ Tài Nguyên Trung Quốc đã công bố các tên, kinh độ và vĩ độ đối với 25 đảo và 55 thực thể địa lý dưới biển ở khu vực này.

Theo tờ Tuổi Trẻ, trong số những bãi cạn được đặt tên, có những bãi nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, có điểm chỉ cách bờ biển Việt Nam chưa đầy 60 hải lý, hoặc đường cơ sở của Việt Nam khoảng 50 hải lý.

Trước đó ,vào ngày 18/4, Bắc Kinh cũng tuyên bố thành lập hai quận đảo Tây Sa và Nam Sa để quản lý hai quần đảo đang tranh chấp với các nước là Hoàng Sa và Trường Sa.

Ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã lên tiếng phản đối và cho rằng đây là hành vi "vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới".

Hành động đặt tên cho các đảo và bãi đá cũng như việc lập hai quận mới quản lý các đảo ở Biển Đông là những hành động mới nhất mà Trung Quốc thực hiện sau khi vào ngày 17/4, nước này đệ trình lên Liên Hiệp Quốc (UN) một tài liệu cáo buộc Việt Nam "đưa quân xâm lược và chiếm đảo, đá thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc hòng tạo ra tranh chấp".

Nam Sa là tên mà Trung Quốc đặt cho quần đảo Trường Sa.

Trong văn bản gửi lên UN, Bắc Kinh còn "phản đối sự xâm lược và chiếm đóng trái phép của Việt Nam" và "yêu cầu Việt Nam rút tất cả người và phương tiện, thiết bị ra khỏi các đảo, đá đã xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp".

Trong một diễn tiến khác, báo Người Lao Động hôm 20/4 đưa tin cho biết công ty TNHH giày Apache Việt Nam ở khu công nghiệp Long Giang thuộc tỉnh Tiền Giang đã treo 6 bản đồ lạ bằng ngôn ngữ Trung Quốc, trong đó thể hiện chi tiết Biển Đông là South China Sea.

Báo Người Lao Động cho biết vào chiều cùng ngày, đoàn kiểm tra của tỉnh Tiền Giang đã đến công ty để kiểm tra và xác minh việc treo bản đồ lạ này để xử lý theo quy định…

*******************

Trung Quốc lập quận quản lý Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam ‘phản đối mạnh mẽ’

VOA, 20/04/2020

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 19/4 lên tiếng v vic Trung Quc thông báo thành lp qun Tây Sa và Nam Sa đ qun lý qun đo Hoàng Sa và Trường Sa Biển Đông.

bd4

Trung Quc thông báo thành lp qun Tây Sa và Nam Sa đ qun lý qun đo Hoàng Sa và Trường Sa Biển Đông.

"Việt Nam đã nhiu ln mnh m khng đnh Vit Nam có đy đ bng chng lch s và cơ s pháp lý đ khng đnh ch quyn đi vi hai qun đo Hoàng Sa và Trường Sa", phát ngôn viên Lê Th Thu Hng nói trong mt tuyên b, mt ngày sau thông báo của Bắc Kinh.

"Lập trường nht quán ca Vit Nam là phn đi mnh m vic thành lp cái gi là ‘thành ph Tam Sa’ và các hành vi có liên quan vì đã vi phm nghiêm trng ch quyn ca Vit Nam, không có giá tr và không được công nhn, không có li cho quan h hu ngh gia các quc gia và gây thêm phc tp tình hình Bin Đông, khu vc và thế gii".

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam lên tiếng "yêu cu Trung Quc tôn trng ch quyn ca Vit Nam, hu b các quyết đnh sai trái liên quan đến nhng vic làm đó và không có nhng vic làm tương t trong tương lai".

Trung Quốc hôm 18/4 thông báo vic thành lập qun Tây Sa có tr s đt ti đo Phú Lâm thuc qun đo Hoàng Sa. Tr s ca qun Nam Sa đt ti Đá Ch Thp thuc qun đo Trường Sa. Hai qun này thuc thm quyn ca thành ph Tam Sa tnh Hi Nam.

Tin cho hay, chính quyền Bc Kinh tuyên b rng qun Tây Sa s qun lý qun đo Hoàng Sa, Bãi Macclesfield và vùng bin xung quanh, trong khi qun Nam Sa qun lý qun đo Trường Sa và vùng bin kế cn.

Phản đi ca Vit Nam được đưa ra hơn mười ngày sau khi Hoa Kỳ cho biết "hết sc quan ngi" v các tin tc nói rng Trung Quc đâm chìm mt tàu cá Vit Nam gn qun đo Hoàng Sa trên Bin Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoi giao M Morgan Ortagus nói trong mt tuyên bố hôm 6/4 rng k t khi dch Covid-19 bùng phát, Trung Quc đã khng đnh các tuyên b ch quyn Bin Đông như "công b các trm nghiên cu" mi đt trên các căn c quân s được xây dng trên Đá Ch Thp và Đá Subi, cũng như cho "máy bay quân sự đặc bit" h cánh trên Đá Ch Thp.

Published in Diễn đàn

Biển Đông là một trong những trọng tâm thảo luận tại Hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) diễn ra ngày 18/11/2019 tại Bangkok, Thái Lan. Trước những hành động ngày càng hung hăng của Bắc Kinh ở Biển Đông, Việt Nam hiện là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc, khác với thái độ của một số nước ASEAN có tranh chấp (Tạp chí phát lần đầu tiên ngày 18/11/2019).

khanang0

Tàu ngầm lớp Kilo 636 của Nga được giao cho Việt Nam. Ảnh minh họa. naval-technology.com

Tránh và không thể đối đầu trực diện với Trung Quốc, Việt Nam "kiên quyết" nhưng "khôn khéo"  trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền. Theo một số chuyên gia, Hà Nội đang khéo léo mở ba mặt trận  chống Trung Quốc : tăng cường khả năng quân sự, đấu tranh về mặt ngoại giao và giảm phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Để đối phó với những hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam đã chi 5,1 tỉ đô la cho lĩnh vực quốc phòng trong năm 2019, trong đó 32,5% dành cho việc mua trang thiết bị quân sự. Ngân sách quốc phòng của Việt Nam dự kiến tăng hàng năm khoảng 9,43% trong giai đoạn 2020-2024, để đạt đến 7,9 tỉ đô la vào năm 2024. Tuy nhiên, tương quan lực lượng rõ ràng thiên về Trung Quốc, với ngân sách quốc phòng lên đến 228 tỉ đô la.

Ngoài ra, số quân nhân giữa hai nước cũng chênh lệch : Việt Nam có khoảng 482.000 quân nhân thường trực, trong khi Trung Quốc có gần 2,3 triệu quân. Nhiều dự liệu khác cũng cho thấy sự chênh lệnh : Việt Nam có 2.575 xe tăng so với 13.050 xe của Trung Quốc ; 6 tầu ngầm so với 76 ; 64 tầu chiến các loại so với 714 tầu, trong đó Việt Nam không có tầu sân bay, tầu khu trục.

Vậy Việt Nam có chiến lược gì để có thể kiềm chế nước láng giềng khổng lồ, đặc biệt là ở Biển Đông ? RFI Tiếng Việt đặt câu hỏi với nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon)

RFI : Xét về thực lực quân sự, Việt Nam không thể đối đầu trực diện với quân đội Trung Quốc. Vậy Việt Nam có thể làm được gì để hạn chế Trung Quốc tung hoành ?

Laurent Gédéon : Trước tiên cần đặt câu hỏi là nếu trong trường hợp xảy ra xung đột giữa hai bên, thì sẽ là ở đâu ? Việc Việt Nam có đường biên giới trên bộ với Trung Quốc khiến người ta có thể hình dung đến khả năng xảy ra xung đột trên bộ. Nhưng trên thực tế, giả sử xảy ra xung đột, thì có lẽ sẽ diễn ra trên biển và có nhiều khả năng là trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Nếu như căn cứ vào thực tế cuộc xung đột trên biển hiện nay, không chỉ ở Biển Đông nói chung, mà kể cả trong vùng biển của Việt Nam, và trong giả thuyết này, lực lượng hải quân Việt Nam sẽ giữ thế phòng thủ, chủ yếu chống lại hành động của quân đội Trung Quốc và sẽ tiến hành những hành động có chủ đích giúp họ giữ được lợi thế kỹ thuật, bất chấp bối cảnh bất cân xứng với đối thủ.

Chính vì thế, trong vài năm gần đây, Việt Nam đã mua nhiều trang thiết bị quân sự để cân bằng phương tiện. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua nhiều lĩnh vực, như việc mua 6 tầu ngầm, dù chỉ mang tính chất tương đối, nhưng cũng giúp Hà Nội tăng khả năng răn đe so với lực lượng của Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng triển khai nhiều phương tiện theo dõi quan trọng, trong đó có thiết bị bay không người lái, hệ thống radar thế hệ mới, các lực lượng tại chỗ và máy bay.

Quân đội Việt Nam có một bước phát triển hướng ngoại, thông qua chiến lược Chống tiếp cận/Chống xâm nhập (Anti-Access/Area Denial, A2/AD), một khái niệm chưa có trước đó ở Việt Nam. Chiến lược này nhằm bảo vệ những hòn đảo mà Việt Nam kiểm soát ở quần đảo Trường Sa và dọc bờ biển Việt Nam. Chiến lược này cũng góp phần vào việc tăng khả năng phòng thủ của Việt Nam, thông qua việc phát triển hệ thống tên lửa tầm ngắn và tầm trung, mà Hà Nội trang bị nhiều trong những năm gần đây.

Theo tôi, trong trường hợp xảy ra đối đầu trực tiếp với quân đội Trung Quốc, Việt Nam sẽ không giành được chiến thắng về mặt quân sự, dù quân đội Việt Nam có nhiều chiến lược. Nhưng Việt Nam có thể sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc và sẽ khiến một cuộc tấn công của Trung Quốc trở nên kém hiệu quả hơn.

RFI : Việt Nam đang mở rộng quan hệ hợp tác quân sự với nước ngoài, liệu chiến lược này có nguy cơ trở thành con dao hai lưỡi không ?

Laurent Gédéon : Điều đáng lưu ý là Việt Nam thực hiện chiến lược ngoại giao vận động hành lang từ nhiều năm nay. Và rõ ràng là Hà Nội nhận thấy sự phát triển những mối quan hệ này như một yếu tố cân bằng, một cách bù vào mức độ chênh lệch với Trung Quốc.

Hà Nội tìm cách phát triển quan hệ, chí ít là về mặt quân sự, với nhiều đối tác như đối tác chiến lược với Nhật Bản. Một ví dụ khác là mối quan hệ với Hoa Kỳ đã được tăng cường hơn rất nhiều. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên nếu nhìn vào những điểm tương đồng về lợi ích giữa hai nước, khi mà cả hai đều lo ngại về ý đồ bành trướng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Rõ ràng phía Mỹ sẽ tiếp tục và tăng cường sự năng động này trong tương lai, song song với việc số lượng trang thiết bị quân sự của Mỹ cung cấp cho Việt Nam đã tăng gấp đôi kể từ khi lệnh cấm vận được bãi bỏ năm 2016. Từ đó, Hà Nội đã mua nhiều máy bay không người lái, tầu tuần duyên và nhiều trang thiết bị khác. Ngoài ra, Việt Nam còn tăng cường hợp tác quân sự với nhiều nước khác, như Úc, Ấn Độ, cũng như nhiều nước Châu Âu.

Về câu hỏi : Chiến lược này có phải là con dao hai lưỡi hay không ? Trong mọi trường hợp, đây là chiến lược cần được tiến hành một cách thận trọng bởi vì mục đích của Hà Nội là tăng cường khả năng quân sự nhưng không để bị phụ thuộc vào một hoặc nhiều đối tác. Ngoài ra, chiến lược này cũng không nên để Trung Quốc diễn giải như là một mối đe dọa. Vì vậy, Việt Nam tìm cách phát triển khả năng phòng thủ và điều chỉnh các tuyên bố trong giới hạn khuôn khổ đòi chủ quyền, như vẫn làm trong những thập niên qua, mà không bao gồm những khu vực không nằm trong những yêu sách trước đó.

Ngoài ra, về mặt thương mại, Hà Nội cũng phải tính đến việc Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư trực tiếp lớn thứ 5 vào Việt Nam với số tiền gần 2,5 tỉ đô la trong năm 2018. Đó là một số yếu tố khiến chiến lược của Việt Nam khá là tế nhị. Chiến lược đó không phải là không áp dụng được nhưng cần được Hà Nội tiến hành một cách rất thận trọng và đó là điều mà Việt Nam đang làm một cách hiệu quả.

RFI : Việt Nam đề ra chính sách "Ba không"(không tham gia các liên minh quân sự, không là đồng minh quân sự của bất kỳ nước nào ; không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam ; không dựa vào nước này để chống nước kia), nhưng trước sự đe dọa của Trung Quốc, liệu Việt Nam có nên xem lại chính sách này không ?

Laurent Gédéon : Đây không phải là chính sách gần đây mà xuất hiện lần đầu tiên trong Sách Trắng Quốc Phòng năm 1998, sau đó thường xuyên được nhắc đến, vào năm 2004, 2009 và tiếp tục được nêu lên trong Luật Quốc Phòng mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Dù mang tính mệnh lệnh "Ba không" nhưng thực ra chính sách này không hoàn toàn bó buộc. Và Việt Nam đã khai thác khía cạnh này dưới góc độ "đối tác". Có ba kiểu "đối tác", đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược và đối tác toàn diện. Cụ thể, Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga, Ấn Độ, Trung Quốc ; quan hệ đối tác chiến lược với Nhật Bản, Úc, Pháp và đối tác toàn diện với Hoa Kỳ. Đáng chú ý là không có bất kỳ đối tác nào trong số này mang tên "liên minh quân sự".

Có thể thấy là Việt Nam tăng cường khả năng phòng thủ, cũng như hợp tác quân sự với nhiều cường quốc tham gia gìn giữ trật tự thế giới và đó là những lực lượng, với nhiều lý do khác nhau, tỏ ra ngờ vực Trung Quốc. Điều mà chúng ta có thể nói là Việt Nam vừa củng cố các phương tiện của mình, vừa phải làm việc trực tiếp với Bắc Kinh về các biện pháp xây dựng niềm tin nhằm ngăn cản Trung Quốc thống trị toàn bộ Biển Đông.

Nhưng Việt Nam cũng phải tự chuẩn bị trong trường hợp căng thẳng gia tăng. Và Hà Nội đang thực hiện điều này qua việc tăng cường quan hệ với các bên , trên thực tế, ít nhiều là những đối thủ của Bắc Kinh. Việt Nam phải tính đến việc bên cam kết mạnh nhất và có sức mạnh quân sự lớn nhất, đó là Mỹ và Hòa Kỳ lại có những mục tiêu riêng và những thách thức địa-chính trị riêng.

Và tình thế này cũng cần được cân nhắc với nhiều câu hỏi : Liệu Việt Nam có khả năng lấy lại các hòn đảo mà Hà Nội đòi chủ quyền mà không để xảy ra xung đột, mà cuộc xung đột đó lại do những nhân tố khác khởi xướng, ví dụ như Mỹ ? Liệu mâu thuẫn hiện nay giữa Bắc Kinh và Washington, nếu gia tăng thêm, có cho Việt Nam cơ hội không bị cuốn theo hay không ? Một câu hỏi khác cũng được đặt ra : Liệu những cam kết của Mỹ, trong trường hợp quan hệ với Bắc Kinh được cải thiện, có phải là "dấu chấm hết" cho những yêu sách và hy vọng của Việt Nam một ngày nào đó lấy lại chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa ?

Có thể thấy chính sách "Ba không" không ngăn cản Việt Nam có những thỏa thuận quân sự, nhưng có vẻ không chắc cho Việt Nam bởi vì chính sách đó bị hạn chế trong những đòi hỏi chủ quyền. Có nghĩa là để lấy lại chủ quyền đối với một số hòn đảo, có thể sẽ xảy ra một cuộc xung đột vũ trang nhưng cuộc xung đột vũ trang đó sẽ kéo theo việc Việt Nam phải từ bỏ một nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của mình. Vì thế, cho đến nay, những vấn đề này được đặt ra nhưng chưa có câu trả lời.

RFI : Biển Đông là một vấn đề căng thẳng trong thời gian gần đây, với sự hiện diện của tầu Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc trong vòng nhiều tháng. Giả sử trong trường hợp xảy ra xung đột nhỏ, khẩn cấp, Việt Nam có khả năng giải quyết như thế nào ?

Laurent Gédéon : Trường hợp trên giống trường hợp Bắc Kinh điều giàn khoan đến ngoài khơi đảo Tri Tôn vào tháng 05/2014, có nghĩa là Trung Quốc dùng chính sách "sự đã rồi", nhưng không thiên về hướng đe dọa quân sự. Lần trước Việt Nam cũng đưa tầu ra bám sát và phản đối ngoại giao. Lần này, phía Việt Nam cũng kiên quyết về mặt chính trị, nhưng cũng không tìm cách dùng vũ lực đuổi tầu Trung Quốc.

Theo quan điểm của tôi, chiến lược này có lẽ là tốt nhất vì tránh được đối đầu trực diện, đẩy Việt Nam vào thế tấn công, không có lợi như thế phòng thủ. Và chiến lược này cũng cho phép Hà Nội duy trì được hình ảnh "kiềm chế, hợp pháp" trước hành động được coi là "xâm lược" của Bắc Kinh. Và hành động này mang tính tích cực trong bối cảnh hình ảnh của Trung Quốc đang bị xấu đi trên thế giới.

RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà nghiên cứu Laurent Gédéon, giảng viên trường Sư phạm Lyon (Ecole normale supérieure de Lyon).

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 13/04/2020

Published in Diễn đàn

Không còn là nơi xa xôi hẻo lánh, bị cô lập, những hòn đảo trên biển đang trở thành những mảnh ghép chiến lược quan trọng được nhiều cường quốc đua nhau chiếm đoạt hay tranh giành ảnh hưởng nhằm kiểm soát những vùng lãnh hải bao la. Việc chiếm đóng và xây dựng các đảo đá ngầm ở Biển Đông là một trong số các ví dụ điển hình nhất trong cuộc đua giành đảo này.

anh0

Ảnh chụp vệ tinh ngày 08/04/2015 cho thấy các hoạt động bồi đắp một đảo nhỏ và phát triển một cảng nhân tạo tại những bãi rạn san hô của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Reuters/CSIS's Asia Maritime Transparency

Mỏm đá, đảo nhỏ, đảo ?

Thống kê của Liên Hiệp Quốc đưa ra một con số ấn tượng : 460.000 đảo trên khắp hành tinh. Từ cổ chí kim, nói đến đảo là nhắc đến nhiều chức năng của đảo : Một vị trí chủ chốt để kiểm soát một eo biển, Điểm giao thương và giao thoa văn hóa, Chốn thiên đường để quay phim giải trí, Một khu bảo tồn sinh thái…

Sự giầu có của một hòn đảo giờ không chỉ gắn liền với mảnh đất hình thành nên nó, và dưới thời thực dân, cho phép cường quốc cai trị đảo trở nên giầu có, mà còn đi liền với cả vùng biển bao bọc đảo – hay đúng hơn với cả đáy biển và những gì chúng cất trữ. Vậy trước hết, như thế nào mới được xem là đảo ? Bà Marie Redon, nhà địa chất học trường đại học Paris 13, tác giả tập sách "Vị thế địa chính trị của các đảo" (Nhà xuất bản Le Cavalier Bleu) giải thích trên đài RFI :

"Định nghĩa nghe có vẻ hiển nhiên. Nếu chúng ta bảo một ai đó "vẽ cho tôi một hòn đảo đi", một cách ngẫu nhiên, chúng ta sẽ có một mảnh đất chung quanh bao bọc nước và điều này chỉ dừng ở đó. Như vậy, một mảnh đất xung quanh toàn là nước, đương nhiên rồi, nhưng mảnh đất nào mới được ? Diện tích mảnh đất đó là bao nhiêu ? Liệu đó có là một mỏm đá, một đảo nhỏ ? Hay đó là một mảnh đất không nhô lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống để được xem là một hòn đảo ? Phải chăng nước Anh vẫn luôn là đảo bất chấp đường hầm dưới biển Manche ? Hay như đảo Ré (phía tây nước Pháp) vẫn luôn là một hòn đảo ?

Thật tình, có điều gì đó thoáng nghĩ có vẻ rất rõ ràng trong định nghĩa về đảo, nhưng đồng thời cũng cực kỳ phức tạp khi chúng ta đi sâu hơn trong khái niệm này. Do vậy, định nghĩa đơn giản : Đó là một mảnh đất chung quanh bao bọc nước. Định nghĩa phức tạp hơn, dĩ nhiên chúng ta sẽ đề cập đến trong suốt chương trình này. Điều quan trọng đối với tôi chính là bản thân định nghĩa về đảo cũng đang trở thành một thách thức địa chính trị và kinh tế quan trọng".

Vùng đặc quyền kinh tế : 200 hay 350 hải lý ?

Thế rồi xuất hiện một ký hiệu rất dễ thương nhưng có một tầm quan trọng lớn : Đó là EEZ – vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (tương đương với 370,4 km) được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS lần III công bố năm 1982. Điều này có nghĩa là từ đường bờ biển, các quốc gia ven biển được quyền tiến ra khơi xa đến 370,4 km. Việc quốc tế công nhận vùng đặc quyền kinh tế EEZ đã mở đường cho quyết định công nhận các đảo quốc nhỏ đang phát triển như là một nhóm quốc gia đặc biệt trong lòng tổ chức quốc tế này 10 năm sau đó. Nhờ có EEZ mà vai trò những đảo quốc nhỏ này cũng tăng dần cùng với thời gian trên bàn cờ địa chính trị.

Lợi ích kinh tế và chiến lược từ biển cả mang về ngày càng lớn do vậy ngày càng có nhiều quốc gia đòi hỏi mở rộng EEZ. Hiện Tòa án Công lý Quốc tế đang xem xét khả năng mở rộng các vùng đặc quyền kinh tế từ 200 hải lý lên đến 350 hải lý. Nghĩa là các nước duyên hải có thể vươn ra khơi xa đến 600 km tính từ bờ biển. Câu hỏi đặt ra : Vì sao là 200 và 350 hải lý ? Bà Marie Redon giải thích tiếp :

"Vì sao là 200 hải lý và 350 hải lý ? Con số 200 hải lý, độ rộng này không phải được chọn một cách ngẫu nhiên. Con số này từng phù hợp và bây giờ vẫn phù hợp với dòng hải lưu Humboldt, đi dọc theo bờ biển Thái Bình Dương. Đòi hỏi 200 hải lý này là do các quốc gia duyên hải như Pêru, Chilê đưa ra nhằm bảo vệ các vùng ngư trường của họ. Bởi vì khi người ta đề cập đến vùng EEZ này, đây là một thuật ngữ rất quan trọng, những quốc gia đó muốn độc quyền bảo vệ các nguồn tài nguyên như thủy sản và tài nguyên dưới lòng đáy biển.

Còn 350 hải lý tương đương với việc mở rộng ranh giới thềm lục địa. Ở đây chúng ta đang bước vào lĩnh vực thuật ngữ hải dương học. Thềm lục địa chính là việc nối dài về mặt kỹ thuật từ đất liền ra biển cả, và thường thì chính sâu dưới thềm lục địa chúng ta sẽ tìm thấy các nguồn dầu khí. Đây chính là nguyên nhân sâu xa của mọi yêu sách. Bởi vì, những quốc gia nào không có nước láng giềng đối mặt, có thể mở rộng và có một thềm lục địa vượt quá 200 hải lý với nguồn dầu hỏa được tìm thấy hoặc có hy vọng tìm thấy dưới thềm lục địa thì những nước đó sẽ tìm cách đẩy xa hơn nữa giới hạn này".

Cuộc đua giành đảo : Hoàng Sa, Trường Sa là ví dụ điển hình

Đây chính là trường hợp của nhiều cường quốc lớn hiện nay như Hoa Kỳ, Pháp, vốn dĩ là những quốc gia có EEZ rộng lớn nhất thế giới. Và đó cũng chính là nguyên nhân của mọi xung đột trong tương lai. Tại Bắc Băng Dương, dưới tác động của hiện tượng khí hậu ấm dần, băng tuyết tại đây tan nhanh dẫn đến sự thèm muốn sở hữu những vùng lãnh hải được cho là giầu nguồn tài nguyên chưa được khai thác và có thể sẽ là những con đường hàng hải chiến lược trong tương lai.

Hoa Kỳ, Nga, Canada… bắt đầu khởi động cuộc đua giành quyền kiểm soát nhiều đảo quan trọng. Sự kiện gây chú ý gần đây nhất là ý định mua đảo Groenland bất thành của tổng thống Mỹ Donald Trump do bị Đan Mạch bác bỏ. Vụ việc thoáng nghe có vẻ khôi hài nhưng thật chất đó là cả một ý đồ chiến lược của Mỹ, nhằm bảo vệ sân sau Bắc Cực trước thế mạnh đang lên của Nga và Trung Quốc.

Nếu như các cường quốc xưa và nay rất "chăm chút" cho việc mở rộng ảnh hưởng hàng hải của mình, thì những cường quốc mới trỗi dậy cũng tìm cách chen chân vào cuộc chơi. Trung Quốc, những năm gần đây, một mặt không ngừng mở rộng quan hệ với các đảo quốc nhỏ ở Thái Bình Dương, nhằm triệt tiêu dần nguồn lực ủng hộ của Đài Loan, hòn đảo "cứng đầu, khó trị" luôn tìm cách cưỡng lại mọi ý đồ hợp nhất Đài Loan về với Hoa Lục. Mặt khác, Bắc Kinh liên tục xâm chiếm các bãi đá ngầm ở Hoàng Sa và Trường Sa, rồi tiến hành cải tạo biến chúng thành đảo, lập các tiền đồn quân sự. Hành động này của Trung Quốc ở Biển Đông đã bị các nước có tranh chấp chủ quyền tại những bãi đá ngầm như Việt Nam, Philippines phản đối gay gắt. Năm 2013, chính quyền Manila quyết định kiện Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về việc nước này đơn phương tuyên bố chủ quyền đường 9 đoạn đối với toàn bộ vùng Biển Đông.

Năm 2016, Tòa án quốc tế La Haye ra phán quyết bất lợi, không công nhận chủ quyền của Bắc Kinh tại những bãi đá ngầm trên. Về điểm này, bà Marie Redon cho rằng chính hồ sơ này cũng cho thấy rõ có những bất cập và một số kẽ hở pháp lý về cách định nghĩa như thế nào là đảo.

"Thời gian gần đây, tôi cho là khoảng những năm 2016 - 2017, một phán quyết của tòa án Công lý Quốc tế đã được đưa ra nêu rõ định nghĩa về đảo khi cho rằng đảo phải là một mảnh đất nổi lên mặt nước khi thủy triều lên và không phải do nhân tạo, mà phải là tự nhiên. Và yếu tố cuối cùng chính là đảo phải có thể thích hợp với điều kiện sinh sống của con người.

Thế nhưng, thuật ngữ "thích hợp với điều kiện sinh sống con người" lại không mấy rõ ràng. Liệu việc "thích hợp cho điều kiện sinh sống con người" này có được là nhờ vào nguồn cung cấp từ bên ngoài hay là tự thân, điều này chưa mấy rõ. Dẫu sao thì các luật gia, các chuyên gia về luật biển cũng đang suy nghĩ về khái niệm này.

Trong trường hợp của Hoàng Sa và Trường Sa, tôi nhớ là vào năm 2014, chúng tôi có xem những bức ảnh chụp làm cho mọi người phì cười bởi vì quý vị sẽ thấy những hòn đảo ở đây đang phình to ra, đúng hơn là những đảo nhỏ, những mỏm đá đang phình to. Bởi vì Trung Quốc hy vọng có thể biến các mỏm đá thành đảo, những bãi đá không nhô lên khỏi mặt nước lúc thủy triều lên và những bãi đá này không hề có quy chế đảo.

Biến bãi đá ngầm thành đảo khi cho xây dựng ở đó các cảng sân bay trực thăng, cảng biển … phán quyết của La Haye đưa ra là "Không". Đây không phải là những hòn đảo. Đó chỉ là những bãi đá ngầm, do vậy quý vị không được quyền có vùng đặc quyền kinh tế EEZ cùng với các mục tiêu địa chất. Quý vị chỉ có quyền một vùng lãnh hải 6 hải lý nhưng không có quyền vùng EEZ".

Mỗi một siêu cường một "bảo bối"

Không chỉ tại Biển Đông, tham vọng của Trung Quốc còn mở rộng sang cả vùng Ấn Độ Dương, cạnh tranh với Ấn Độ giành quyền kiểm soát tuyến lưu thông hàng hải thiết yếu qua việc lập các căn cứ quân sự hay xây cảng biển tại các nước đối tác trong khu vực với dự án "chuỗi ngọc" nổi tiếng. Bà Marie Redon tóm lược chính sách chinh phục đảo của Trung Quốc cũng như một số cường quốc như sau.

"Để tóm tắt, về tình hình Biển Đông, tại Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như tại Ấn Độ Dương, nếu nhìn trên bản đồ, người ta nhận thấy là không gian hàng hải ở đây thật sự bị khép kín và căng thẳng gia tăng bởi vì một cuộc đua chiếm hữu không chỉ về mặt lãnh thổ thông qua việc chiếm đảo, mà nhất là cả "đất biển" như vùng EEZ, những gì mang lại cho Trung Quốc quyền khai thác đối với các nguồn tài nguyên biển, dầu hỏa và cả với việc kiểm soát lối đi chiến lược.

Bởi vì, 90% giao thương thế giới đều được thực hiện bằng con đường hàng hải. Đương nhiên, việc có một hòn đảo nằm ngay giữa một eo biển giống như trường hợp nước Pháp tại eo biển Mozambic đối với quần đảo Eparses chẳng hạn, điều đó đồng nghĩa với việc có quyền giám sát những gì đang xảy ra và ai đi qua eo biển này !"

Tóm lại, trong cuộc đua giành đảo này, Trung Quốc không hề đơn thương độc mã. Mỗi một siêu cường đều nhắm một "bảo bối" riêng. Về việc Trung Quốc chiếm lấy toàn bộ Biển Đông, phương Tây cũng khó mà lên tiếng, nên chỉ đành chấp nhận ở việc kêu gọi "tự do lưu thông hàng hải" mà thôi !

Minh Anh

Nguồn : RFI, 09/04/2020

Published in Diễn đàn

Tương tự như các căn cứ quân sự ở Đại lục, các tiền đồn của Trung Quốc tại Biển Đông được tích hợp vào một hệ thống các hệ thống lực lượng chung lớn hơn nhằm hỗ trợ các chiến lược đang hình thành của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (People's Liberation Army-PLA).

bd0

Hỏa lực của tàu tuần dương Type-055 (lớp Nhận Hải) với 112 ống phóng thẳng đứng (vertical launching system - VLS).

Hãy tưởng tượng bạn bước vào một căn phòng tối. Bạn không thể nhìn hay nghe thấy gì, nhưng đối thủ của bạn có thể nhìn và nghe được mọi thứ. Đối thủ của bạn ở trong phòng và biết rõ mọi ngóc ngách. Bạn chỉ biết một vài lối vào hoặc ra. Bạn có thể tin rằng bạn có lợi thế về công nghệ và huấn luyện cùng với sự hỗ trợ của các đồng minh và đối tác. Tuy nhiên, trong phạm vi căn phòng, bạn không thể xác định nơi đặt vũ khí của mình và không thể liên lạc với bạn bè. Trong bóng tối, kẻ thù theo dõi và chờ đợi, sẵn sàng tấn công từng người một trong nhóm của bạn từ những hướng bất ngờ. Nếu bạn để lộ vị trí của mình, hoặc gọi trợ giúp, những kẻ đứng trong bóng tối sẽ nghe thấy.

Đây là cơn ác mộng mà các nhà tham mưu quân sự Mỹ phải đối mặt ở Biển Đông.

Các tiền đồn của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa tạo cho Bắc Kinh ưu thế thông tin mang tính quyết định trước bất kỳ kẻ thách thức nào ở Biển Đông. Mục đích chính của chúng không phải là triển khai sức mạnh quân sự và phát triển vũ khí, mà là sức mạnh thông tin. Đóng góp chính của các căn cứ này là tạo thuận lợi cho các khả năng chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và do thám ở Biển Đông. Bất chấp luật pháp quốc tế, Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) hành xử như thể các đảo-đá được quân sự hóa là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Các tiền đồn đã phát triển thành căn cứ quân sự kiên cố, cho phép Trung Quốc kiểm soát trên thực tế đối với khu vực mà Bắc Kinh xem là vùng biển của họ. Tương tự như các căn cứ quân sự ở Đại lục, các tiền đồn ở Biển Đông được tích hợp vào một hệ thống các hệ thống lực lượng chung lớn hơn của Trung Quốc nhằm hỗ trợ các chiến lược đang hình thành của PLA.

Gần đây, Greg Poling đã lập luận trên tờ War on the Rocks rằng: "Sự hiểu biết thông thường về các căn cứ của Trung Quốc trên đảo là sai lầm đầy nguy hiểm". Ông khẳng định các tiền đồn của Trung Quốc sở hữu những khả năng quân sự làm thay đổi cuộc chơi, hỗ trợ sự hiện diện của Trung Quốc ở Biển Đông .Các khả năng này thường bị các nhà hoạch định chính sách Mỹ bác bỏ vì họ tin rằng chúng sẽ dễ dàng bị vô hiệu hóa trong một cuộc xung đột. Đáp lại, Olli Pekka Suorsa đưa ra phản biện rằng: "Hiểu biết thông thường vẫn đúng", và quả thật quân đội Mỹ có khả năng đẩy lùi các khả năng quân sự của Trung Quốc với tương đối ít nỗ lực. Mặc dù bài viết của Poling nắm bắt chính xác hơn phạm vi của các thách thức liên quan đến việc nhắm mục tiêu vào các tiền đồn của Trung Quốc, nhưng có lẽ cả hai tác giả đều đã đánh giá thấp những trở ngại về mặt tác chiến mà các căn cứ này tạo ra cho bất kỳ nước nào thách thức sự chi phối của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đánh giá của phương Tây về các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc thường phản ánh cách tiến hành chiến tranh của Mỹ, gần như chỉ tập trung vào năng lực triển khai vũ khí động học của các tiền đồn này, như thể các khả năng tấn công là nền tảng cho các khái niệm tác chiến của Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy. Thay vào đó, bất kỳ đánh giá thực nào về các khả năng quân sự đều phải được xác định bởi các động lực: chiến lược của PLA, những đối thủ tiềm tàng của Trung Quốc và địa lý Biển Đông ở cấp độ tác chiến. Bất kể các căn cứ trên những đảo-đá này mang đến cho PLA và lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc lợi thế gì về phương diện logistics và sự hiện diện liên tục, thì các hoạt động của Trung Quốc cũng sẽ bị giới hạn bởi phạm vi kiểm soát thông tin của PLA - khả năng nắm bắt không gian chiến đấu và chỉ huy các lực lượng quân sự.

Các khái niệm tác chiến trong chiến tranh thông tin

Không nên phóng đại sự chú trọng sâu sắc của PLA vào việc giành được ưu thế về thông tin như một yêu cầu về mặt chiến thuật, tác chiến và chiến lược. Nhìn chung, phương Tây đã hiểu sai và đánh giá thấp các khái niệm chiến tranh thông tin và tác chiến tập trung vào thông tin của Trung Quốc. Nói một cách đơn giản, nếu thời đại công nghiệp đánh dấu sự khởi đầu của chiến tranh cơ giới, thì Trung Quốc tin rằng thời đại thông tin đã dẫn đến chiến tranh thông tin. "Sức mạnh thông tin" là cách diễn đạt về mặt tác chiến của chiến tranh thông tin và là cụm từ đầu tiên trong số những điều PLA gọi là "các yếu tố cơ bản của sức mạnh chiến dịch". Theo Trung Quốc, sức mạnh thông tin quan trọng hơn cả những điểm nòng cốt trong các khái niệm tác chiến của quân đội Mỹ - yếu tố hỏa lực và tác chiến trong chiến tranh thời đại công nghiệp. Hỏa lực và tác chiến, đặc biệt là khả năng tấn công chính xác tầm xa, chắc chắn có vai trò quan trọng đối với ý đồ tác chiến của Trung Quốc. Tuy nhiên, PLA tin rằng sức mạnh trong các lĩnh vực này đơn giản không phải là then chốt quyết định thành công trong tác chiến bằng việc đạt được ưu thế về thông tin.

Sức mạnh thông tin - khả năng một quân đội giành được và duy trì ưu thế thông tin trong không gian chiến đấu - là một khái niệm ở cấp độ tác chiến thể hiện qua những thông tin chúng ta nhìn hoặc nghe thấy trong buồng lái, phòng điều khiển tàu hoặc trong một trung tâm chỉ huy. Khả năng này không phải đạt được bằng cách tấn công tin tặc trên phương tiện truyền thông xã hội, gây ảnh hưởng đến người dân, hoặc các hoạt động thông tin cấp cao hơn tập trung vào việc xuyên tạc câu chuyện xung quanh một cuộc xung đột. Khái niệm sức mạnh thông tin là nhận thức về không gian chiến đấu và khả năng duy trì thông tin cho các hệ thống vũ khí của chính mình trong khi đồng thời ngăn chặn kẻ thù tiếp cận thông tin về không gian chiến đấu. Các khái niệm của Trung Quốc tương tự như học thuyết chiến tranh chỉ huy và kiểm soát trước đây của Mỹ hơn là học thuyết ngày nay của Washington về "tác chiến liên hợp trong môi trường thông tin".

Mặc dù thường bị các nhà nghiên cứu về Trung Quốc chỉ trích là sáo rỗng, tuy nhiên, cách ví von rằng Trung Quốc chơi cờ vây trong khi Mỹ chơi cờ vua vẫn là một so sánh thích hợp về cách cả hai bên khái niệm hóa chiến lược quân sự. Mục tiêu của cờ vây là bao vây đối thủ, dẫn đến loại bỏ quân cờ của đối thủ và cuối cùng là giành chiến thắng bằng cách chiếm được nhiều đất hơn trên bàn cờ. Suy rộng ra, điều này phản ánh cách tiếp cận của Trung Quốc ở Biển Đông – kiềm chế các kẻ thù trong không gian, chiếm đóng, và đặt ra các điều kiện để loại bỏ các lực lượng của nước ngoài một cách nhanh chóng và dứt khoát nếu cần thiết.

Cách tiếp cận của quân đội Mỹ giống môn cờ vua hơn, một trò chơi hoạt động và tiêu hao nhằm tìm cách buộc đối phương phải đầu hàng bằng cách vô hiệu hóa một trung tâm chỉ huy quan trọng đằng sau phòng tuyến của địch (quân vua). Ở Biển Đông, Trung Quốc tìm cách nắm thế chủ động tác chiến ngay từ đầu, ngăn chặn Mỹ và các đồng minh của họ tiếp cận thông tin về không gian chiến đấu nhằm ngăn cản các lực lượng của Mỹ hoạt động trên quy mô rộng lớn và triển khai hỏa lực nhằm vào nơi mà PLA xem là trung tâm tác chiến của họ - hệ thống các hệ thống có nhiệm vụ chỉ huy, kiểm soát, thông tin liên lạc, máy tính, tình báo, giám sát và do thám. Cuối cùng, điều này làm dấy lên những câu hỏi về việc liệu hỏa lực và các chiến lược hoạt động của Mỹ có chiếm ưu thế trước một chiến lược nhằm vô hiệu hóa các hệ thống thông tin chiến trường của Mỹ hay không. Trong khi đó, các khả năng phục hồi và dự phòng hỗ trợ các vũ khí tầm xa của PLA, với dòng chảy tin tức tình báo và thông tin chiến trường dường như không bị gián đoạn.

"Phòng thủ tích cực" không phải là phòng thủ

Ở Biển Đông, Trung Quốc không giữ thế thủ và chờ đợi bị tấn công. PLA thông tin hóa các chiến lược chiến tranh và khái niệm tác chiến phù hợp với khái niệm "phòng thủ tích cực" của Trung Quốc - phòng thủ về mặt chiến lược trong khi tấn công.

Các nhà tham mưu quân sự của Mỹ đã đơn phương gán mác các năng lực quân sự của Trung Quốc là các khả năng chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực (Anti-Access/Area Denial - A2/AD). Tên gọi này đã tạo ra một câu chuyện thần thoại rằng trên thực tế, PLA có một chiến lược A2/AD phòng thủ hoặc chiến lược chống can thiệp. Chắc chắn, Trung Quốc có kế hoạch triển khai các khả năng quân sự đáng kể để ngăn chặn sự can thiệp của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc, giống như quân đội Mỹ, thích nắm thế chủ động tác chiến và thực hiện các chiến dịch tấn công hơn. PLA sẽ luôn tìm cách tránh rơi vào thế phòng thủ. Việc Mỹ tập trung khắc phục các khả năng A2/AD đã chuyển hướng chú ý ra khỏi các chiến lược của Bắc Kinh vốn được thiết kế để nhanh chóng đạt được các mục tiêu tấn công như chiếm giữ lãnh thổ, trừng phạt một kẻ thù trong khu vực hoặc bảo vệ các nguồn lực. Các chiến lược phản công của Mỹ có thể xử lý được các khả năng phòng thủ, nhưng không trực tiếp đánh trả các chiến lược tấn công của Trung Quốc và những lý do giải thích tại sao Mỹ có thể can thiệp ngay từ đầu. Hơn nữa, các chiến lược của Mỹ dường như tìm cách đánh bại các hệ thống vũ khí A2/AD của PLA nhưng không nhất thiết xử lý được điều PLA coi là trung tâm tác chiến của chính họ - sức mạnh thông tin.

Học thuyết chiến tranh thông tin của Trung Quốc được phát triển từ đầu những năm 2000 xác định rõ ràng các hệ thống liên quan đến thông tin của bạn bè và của kẻ thù là các trung tâm tác chiến mang tính then chốt. Chẳng hạn, một bài báo tiếng Trung trên tạp chí PLA Daily gần đây có tiêu đề: "Làm thế nào để phá hủy mạng lưới các điểm trọng yếu trong hệ thống các hệ thống tác chiến". Yêu cầu của PLA về thông tin liên lạc và hoạt động do thám đa dạng và dồi dào nhằm chiếm ưu thế trong một cuộc đối đầu cam go chống lại các hệ thống của kẻ thù được phản ánh rõ ràng nhưng hay bị bỏ sót qua các khả năng sức mạnh thông tin dồi dào và có khả năng khôi phục tại các tiền đồn của PLA ở Biển Đông.

Một đánh giá về nguyên liệu từ nguồn mở và hình ảnh vệ tinh thương mại cho thấy các khả năng thông tin liên lạc đáng kể trên các đảo-đá nhân tạo của Trung Quốc, bao gồm cáp quang dưới biển, thông tin vệ tinh đa băng tần, dải băng thông rộng tần số cao, thông tin liên lạc bằng phân tán tầng đối lưu... Các khả năng tình báo, giám sát và do thám (Intelligence, surveillance, and reconnaissance - ISR) cũng dồi dào và đa dạng, và bao gồm các hệ thống radar đa tần, hệ thống thông tin tình báo điện tử, và 6 radar vượt đường chân trời bằng sóng cực ngắn (tương tự như Monolit-B của Nga) mà có thể phát hiện các mục tiêu trên mặt đất cách hàng trăm dặm vượt đường chân trời. Đó là chưa đề cập đến tiềm năng của các hệ thống có thể di dời, như hệ thống tác chiến điện tử, máy bay ISR, máy bay tác chiến điện tử hoặc các hệ thống không người lái mà cuối cùng có thể hoạt động từ các đảo-đá. Tất cả các khả năng sức mạnh thông tin tại các tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ phối hợp với nhau trước và trong suốt các chiến dịch quân sự để ngăn chặn đối thủ tiếp cận thông tin trong khi bảo vệ quyền truy cập thông tin của chính PLA.

Các khả năng thông tin liên lạc được kết nối thành mạng lưới có ở các tiền đồn của Trung Quốc làm gia tăng quyền kiểm soát thông tin của các lực lượng phi quân sự hoặc không chính quy ở Biển Đông. Các tàu bảo vệ bờ biển của Trung Quốc không được trang bị hệ thống thông tin liên lạc và kết nối dữ liệu quân sự tinh vi có thể được kết nối vào mạng lưới giám sát trên diện rộng bằng cách sử dụng sóng tầm nhìn thẳng. Lực lượng dân quân trên biển của PLA là các ngư dân Trung Quốc được tuyển chọn để bảo vệ an ninh khu vực phía sau, đóng vai trò canh gác các lực lượng quân sự nước ngoài, hoặc có khả năng đáng tin cậy trong việc ngăn chặn ngư dân của nước đối thủ. Giờ đây, các đảo-đá này có thể chỉ huy và kiểm soát lực lượng dân quân trên biển thông qua việc sử dụng hệ thống thông tin liên lạc bằng giọng nói thô sơ hoặc thậm chí là dịch vụ điện thoại di động 4G (và chẳng bao lâu sẽ là 5G) từ mỗi tháp viễn thông cao khoảng 48 m đặt trên các đảo này.

Về mặt quân sự, các khả năng của sức mạnh thông tin thể hiện rõ trên các tiền đồn của Trung Quốc ở Biển Đông là bộ phận đặt trên mặt đất của một hệ thống các hệ thống lực lượng chung tích hợp khả năng do thám và thông tin liên lạc trong không gian, trên không, trên biển và trên bộ. Nếu không thể ngăn chặn đối thủ bằng sự vượt trội về thông tin, thì khả năng sức mạnh thông tin có thể được tích hợp thêm các khả năng tấn công tầm xa quan trọng xuất phát từ chính các tiền đồn, Trung Quốc đại lục, tàu nổi, tàu ngầm hoặc tàu sân bay tác chiến của Trung Quốc. Chỉ riêng mối đe dọa từ việc nhắm mục tiêu và tấn công có thể khiến máy bay và tàu của kẻ thù phải bật hệ thống kiểm soát khí xả - tắt radar và các phương tiện thông tin liên lạc để tránh bị thiết bị điện tử phát hiện - tiếp tục ngăn không cho các đối thủ của PLA tiếp cận thông tin về chiến trường.

Các tiền đồn ở Biển Đông đáp ứng tất cả các yêu cầu của PLA về "chiến dịch tấn công nhằm vào các đảo-đá san hô", và nhiều khả năng chúng được xây dựng chỉ để phục vụ mục đích này. Chiến dịch này đã được phác thảo trong tài liệu Khoa học chiến dịch của Viện Hàn lâm Khoa học quân sự Trung Quốc năm 2006, khoảng 7 năm trước khi nước này bắt đầu xây dựng các đảo nhân tạo. Các mục tiêu của chiến dịch này bao gồm chiếm lại đảo-đá bị kẻ thù chiếm đóng, tăng cường chủ quyền lãnh thổ quốc gia và bảo vệ các quyền và lợi ích biển. Văn bản quan trọng này của Viện Hàn lâm Khoa học quân sự miêu tả chiến dịch đảo-đá diễn ra trong một không gian chiến đấu phức tạp cách xa Trung Quốc đại lục, làm tăng thêm thách thức cho lực lượng không quân yểm hộ, thông tin liên lạc, tình báo và logistics. Bản phác thảo chiến dịch tấn công trên đảo-đá này đề nghị PLA thiết lập một hệ thống các hệ thống tình báo và do thám toàn diện; thiết lập một mạng lưới thông tin liên lạc tích hợp duy nhất giữa các tàu, máy bay, đảo-đá và Đại lục; và đưa ra dự báo chính xác về tình hình khí tượng thủy văn. Trong khi có thể tiến hành tấn công trực tiếp vào bất kỳ hòn đảo nào do nước ngoài chiếm đóng trên quần đảo Trường Sa từ tàu đổ bộ của Hải quân PLA, thì các đảo-đá của Trung Quốc cung cấp mọi khả năng sức mạnh thông tin và logistics cơ bản được phác thảo trong học thuyết chiến dịch này.

Ngoài tiềm năng của các máy bay chiến đấu hoặc máy bay trực thăng tấn công hoạt động từ các sân bay ở tiền đồn, đáng lưu ý rằng hỏa lực của tất cả đảo-đá lớn kết hợp lại – đá Chữ Thập, đá Subi và đá Vành Khăn – dường như không bằng tiềm năng hỏa lực của một chiếc tàu tuần dương Type-055 (lớp Nhận Hải), với 112 ống phóng thẳng đứng (vertical launching system - VLS). Người ta có thể kết luận rằng các tên lửa đất đối không và chống hạm đặt trên tiền đồn chỉ đơn giản là để phòng thủ cho khu vực quần đảo Trường Sa, xét rằng có thể triển khai bất kỳ số lượng tàu tuần dương Type-055, tàu khu trục Type-052D hoặc các phương tiện chiến đấu trên khắp Biển Đông để tiến hành các cuộc tấn công. Về phần mình, đội tàu đặc nhiệm nổi trên mặt nước của Hải quân PLA có khả năng tuần tra tương đối kín đáo, khiến đối thủ khó có thể nhắm mục tiêu vì họ có thể nhận được thông tin về không gian chiến đấu do các thiết bị lắp đặt trên các đảo-đá của Trung Quốc cung cấp.

Các tiền đồn ở Biển Đông không nhất thiết nằm ở tuyến đầu trong hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Trung Quốc khi xem xét chiến dịch "phòng thủ tích cực" của PLA, và một chiến dịch tấn công nhằm vào các đối thủ đang tiến công như Hải quân hoặc Không quân Mỹ. Một số người suy đoán rằng những đường băng dài trên các tiền đồn ở Biển Đông có thể được sử dụng để mở rộng phạm vi hoạt động của máy bay ném bom của Trung Quốc. Nhiều khả năng hơn là khu vực đỗ máy bay hạn chế trên các đảo-đá sẽ dành cho máy bay ISR và các phương tiện bay không người lái. Máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-500, máy bay tình báo điện tử Y-9JB hoặc máy bay tuần tra tác chiến/trên biển chống ngầm Y-9Q có thể phóng từ các đảo-đá và ngay lập tức nằm trong khu vực phòng không do các máy bay chiến đấu phòng thủ và tên lửa đất đối không của các tiền đồn này tạo ra. Máy bay tại tiền đồn ở Biển Đông có thời gian chờ chuẩn bị cất cánh lâu hơn vài giờ so với máy bay ở Đại lục. Những máy bay này sẽ tạo ra vùng phủ sóng radar và một lớp thông tin liên lạc trên không sử dụng các kết nối dữ liệu, sóng tầm nhìn thẳng, cung cấp tin tức tình báo trong thời gian thực cách hàng trăm dặm vượt đường chân trời trên mặt nước cho các phương tiện chiến đấu được triển khai ở vị trí tiền tuyến của Hải quân PLA.

Việc sử dụng các đảo-đá làm sân bay, nơi máy bay cất cánh từ tàu sân bay có thể chuyển hướng trong trường hợp khẩn cấp cũng có thể quan trọng trong những năm tới. Ngay cả trong thời gian chuẩn bị trước khi tham chiến, thì việc máy bay cất cánh từ tàu đã là một nỗ lực đầy thách thức. Có nhiều lý do dẫn đến việc máy bay không thể quay trở lại tàu sân bay, từ thời tiết xấu, những hỏng hóc về mặt cơ học, cho đến tổn thất trong chiến đấu. Ngay cả các cánh không quân tinh nhuệ của Hải quân Mỹ cũng hiểu rằng việc vận hành ngoài phạm vi một sân bay thuận tiện trên mặt đất là một nhiệm vụ rất rủi ro. Giả sử khoảng cách từ một tàu sân bay đến sân bay chuyển hướng là 400 hải lý, các tiền đồn của Trung Quốc có thể cho phép tàu sân bay của Hải quân PLA hoạt động trên khắp phần lớn Biển Đông trong tương lai gần. Đường băng mới do Trung Quốc xây dựng tại Dara Sakor, Campuchia có khả năng chứng tỏ rằng máy bay chiến đấu ở nước ngoài của PLA là không cần thiết nếu một tàu sân bay có thể tạo ra vùng phủ máy bay chiến đấu tấn công dưới sự bảo vệ của một quốc gia bè bạn cùng một sân bay chuyển hướng phù hợp. Ngoài ra, cho đến khi các tàu sân bay của Trung Quốc được trang bị máy phóng để hỗ trợ các máy bay điều khiển trên không phóng từ tàu sân bay và máy bay do thám lớn như KJ-600, thì hoạt động của các tàu sân bay Trung Quốc nhất định sẽ phải dựa vào máy bay trên đất liền. Ngoài việc hiện nay các căn cứ của PLA đang ảnh hưởng như thế nào đến các nước láng giềng của Trung Quốc ở Biển Đông, thì các nhà hoạch định chính sách nên xem xét những tác động địa chính trị khi một tàu sân bay Trung Quốc tiến hành tuần tra ở phía cực Nam của "đường 9 đoạn" hay trong Vịnh Thái Lan.

Khả năng phòng thủ của PLA ở Biển Đông

Một lực lượng tấn công tinh nhuệ như quân đội Mỹ có quan điểm rằng mục đích của hành động phòng thủ về cơ bản là tạo ra các điều kiện thuận lợi hơn cho hành động tấn công, và điều này cũng là châm ngôn mà PLA nhất trí. Các vũ khí và khả năng A2/AD của Trung Quốc là có thật, nhưng một lần nữa, PLA không có chiến lược phòng thủ cũng như các khả năng phòng thủ mà cuối cùng sẽ tạo điều kiện cho hành động tấn công. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có một số khả năng phòng thủ đáng được đề cập khi chúng có liên quan đến sức mạnh thông tin và các hoạt động tấn công của PLA ở Biển Đông.

Các khả năng tàng hình của Mỹ có thể không tạo được lớp bảo vệ trước các biện pháp phòng thủ của Trung Quốc ở Biển Đông như một số người nhận định. Sau vụ tấn công B-2 sai lầm nhằm vào đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade, Nam Tư vào năm 1999, Trung Quốc đã dành 20 năm tiếp theo để tập trung vào việc đánh bại công nghệ tàng hình của Mỹ. Chống tàng hình là một trong những khả năng cần thiết trong khái niệm "ba tấn công, ba phòng thủ" của PLA xuất hiện vào đầu những năm 2000. Trung Quốc đã phát triển một số radar chống tàng hình sử dụng tần số thấp hơn khiến công nghệ tàng hình thông thường mất hiệu quả. Liệu các radar như vậy có thể tạo ra phương án tấn công máy bay tàng hình hay không vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ, nhưng đáng chú ý là Trung Quốc tuyên bố rằng công nghệ radar chống máy bay tàng hình của họ hoạt động hiệu quả và có thể thách thức điều được cho là lợi thế công nghệ đáng kể của Mỹ .

Lầu Năm Góc cũng không nên xem sự chi phối về các khả năng ngầm dưới biển là điều hiển nhiên, đặc biệt là ở Biển Đông. Hiện nay, ngay cả Trung Quốc cũng nhất trí rằng Hải quân Mỹ có lợi thế đáng kể trong công nghệ tàu ngầm. Tuy nhiên, trong môi trường hoạt động bị hạn chế ở Biển Đông và các vùng biển xung quanh, PLA có khả năng bù đắp cho những thiếu sót của họ bằng việc có nhiều thời gian và không gian tiến hành các hoạt động tác chiến chống ngầm hơn. Các tiền đồn của Trung Quốc, ngoài các tàu và máy bay đã được triển khai của PLA, về cơ bản mang đến cho Trung Quốc ưu thế trên không và trên mặt nước trên thực tế, ít nhất là trong giai đoạn đầu của bất kỳ cuộc xung đột nào ở Biển Đông. Những ưu thế đó sẽ giúp hoạt động của tàu trên mặt nước và các chuyến bay của máy bay chiến đấu chống ngầm cánh cố định của Hải quân PLA như Y-9Q không bị cản trở. Khi phải đối mặt với hệ thống dò tìm tàu trên mặt nước, hệ thống dò tìm dưới nước thả từ máy bay trực thăng và các cuộc dò tìm trên khu vực rộng lớn của các thợ săn ngầm Y-9Q của Hải quân PLA, thì tàu ngầm của Mỹ có thể tránh bị phát hiện mà vẫn tạo ra hiệu ứng động học trong phạm vi Biển Đông trong thời gian bao lâu ?

Không nên đánh giá 7 đảo-đá do Trung Quốc chiếm đóng là các căn cứ riêng lẻ, độc lập, mà chúng là một hệ thống các hệ thống tích hợp ở Biển Đông. Do đó, ý kiến cho rằng các tiền đồn trên đảo-đá của Trung Quốc dễ bị tổn thương vì thiếu hệ thống có khả năng tồn tại và dự phòng là sai lầm. Như Poling đã nêu một cách rất chính xác trong bài viết của ông, các căn cứ của Trung Quốc cùng nhau tạo thành một mục tiêu "khó nhằn".

Hoạt động xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông dường như phản ánh câu châm ngôn rằng số lượng chắc chắn quyết định chất lượng. Theo hình ảnh vệ tinh thương mại, trên 7 đảo-đá của Trung Quốc, có 33 đĩa vệ tinh lớn, hàng chục đĩa có khẩu độ nhỏ hơn, hơn 50 ăng-ten tần số cao và hơn 30 radar phục vụ tìm kiếm trên không và trên mặt nước. Đây là còn chưa đề cập đến ISR di động hoặc có khả năng di dời, các hệ thống thông tin liên lạc hoặc vũ khí có thể được triển khai gần như bất kỳ nơi nào trên khắp tổng cộng 13 km2 diện tích của các hòn đảo nhân tạo. Kho dự trữ dưới lòng đất có diện tích khoảng 23.225 m2 trên mỗi tiền đồn lớn có mục đích bảo vệ các hệ thống vũ khí và đạn dược. Những phép đo qua loa cho thấy mỗi đảo-đá lớn có thể dự trữ hơn 65 triệu gallon nhiên liệu trong các bể chứa dưới lòng đất để hỗ trợ các chiến dịch không được tiếp nhiên liệu trong thời gian kéo dài hàng tuần. Đối với tất cả những cuộc thảo luận về việc xây dựng đường băng trên các tiền đồn ở Biển Đông, dường như không ai xét đến những yêu cầu tác chiến ở mức độ tương đối nhỏ. Tức là, nếu PLA yêu cầu phải có một đường băng dài 1.500 m sẵn sàng chiến đấu ở Biển Đông, thì họ đã xây dựng 3 đường băng dài 3.000 m có khả năng phục hồi tác chiến cần thiết khi phải đối mặt với các cuộc tấn công.

Lập khung phân tích tương lai

Trong bất kỳ cuộc xung đột cấp độ tác chiến nào, PLA đều có ý định lôi kéo các đối thủ của mình vào một cuộc chiến khó khăn để giành được ưu thế về thông tin chiến trường. Trong khi khả năng tấn công là không thể thiếu đối với chiến tranh thông tin của PLA, thì các tiền đồn ở Biển Đông chứng tỏ sự chú trọng vào vấn đề kiểm soát thông tin của chiến lược này. Các đảo-đá chủ yếu hoạt động như "các điểm cứng thông tin", che giấu và tạo thuận lợi cho các khả năng thông tin liên lạc và do thám quan trọng cũng như ngăn chặn kẻ địch kiểm soát thông tin. Phân tích về Biển Đông trong tương lai cần xem xét nhiều điều hơn là chỉ khả năng tồn tại của các cuộc tấn công của Mỹ nhằm vào hệ thống phòng thủ tĩnh của Trung Quốc. Việc đếm số lượng vũ khí và mục tiêu là một cách làm tắt thuận tiện để đánh giá sức mạnh về vật chất, nhưng cách tiếp cận như vậy không đánh giá được điểm mạnh của chiến lược tập trung vào thông tin của Trung Quốc.

Phân tích trong bài viết này không đưa ra đánh giá thực toàn diện về các khả năng tấn công và phòng thủ của Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông. Không nên bỏ qua bất kỳ lời khẳng định nào cho rằng các khả năng của PLA ở Biển Đông là không thể vượt qua, hoặc mối đe dọa của Trung Quốc là đáng gờm. Cả quân đội Trung Quốc lẫn Mỹ đều có những thế mạnh nổi bật cũng như những lỗ hổng nghiêm trọng. Liệu các khái niệm tác chiến tập trung vào thông tin của PLA có thể vượt trội hơn các khái niệm tập trung vào hỏa lực và tác chiến của Mỹ hay không là điều đáng tranh luận.

Các khả năng mà PLA đang phát triển ở Biển Đông cho thấy chiến lược thông tin và các khái niệm tác chiến tấn công của Trung Quốc. Chiến lược quốc phòng năm 2018 yêu cầu quân đội Mỹ phải hiểu và chống lại các khái niệm này bằng cách phát triển các khái niệm tác chiến của riêng mình. Chiến lược phòng thủ "Chiến tranh nhân dân" của Mao Trạch Đông là một dấu tích trong quá khứ. Nên xem xét cẩn thận những nguyên lý căn bản của chiến tranh thông tin, các khái niệm tác chiến tấn công của quân đội Trung Quốc, và cách thức áp dụng các khả năng ngày càng phát triển của PLA vào bối cảnh khi Trung Quốc bắt đầu mở rộng tầm với quân sự của họ ra ngoài khu vực Biển Đông.

J. Michael Dahm

Nguyên tác : Beyond "Conventional Wisdom" : Evaluating the PLA'S South China Sea Bases in Operational Context, War on the Rocks, 17/03/2020

Minh Anh giới thiệu

Nguồn : Nghiên cứu Biển Đông, 03/04/2020

J. Michael Dahm là nhà nghiên cứu kỳ cựu tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng (APL) thuộc Đại học Johns Hopkins và là sĩ quan tình báo đã nghỉ hưu của Hải quân Hoa Kỳ. Bài viết được đăng trên War on the Rocks

(vertical launching system - VLS). Người ta có thể kết luận rằng các tên lửa đất đối không và chống hạm đặt trên tiền đồn chỉ đơn giản là để phòng thủ cho khu vực quần đảo Trường Sa, xét rằng có thể triển khai bất kỳ số lượng tàu tuần dương Type-055, tàu khu trục Type-052D hoặc các phương tiện chiến đấu trên khắp Biển Đông để tiến hành các cuộc tấn công. Về phần mình, đội tàu đặc nhiệm nổi trên mặt nước của Hải quân PLA có khả năng tuần tra tương đối kín đáo, khiến đối thủ khó có thể nhắm mục tiêu vì họ có thể nhận được thông tin về không gian chiến đấu do các thiết bị lắp đặt trên các đảo-đá của Trung Quốc cung cấp.

Published in Diễn đàn

Bắt đầu từ Malaysia

Ngày 12/12/2019, Malaysia đã gửi một bản đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, theo đó, yêu cầu một phần thềm lục địa mở rộng của nước này trên Biển Đông, dựa trên Điều 76 của Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS).

bd0

Đảo Trường Sa (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) trên Biển Đông -Ảnh : Lê Văn Hùng

Đương nhiên, việc đệ trình này là những toan tính của Malaysia như Nguyễn Hồng Thao có phân tích trên tờ The Diplomat. Trong đó, như Nguyễn Hồng Thao đã chỉ ra : "việc đệ trình cũng khuyến khích Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa xem xét lại đệ trình chung của Việt Nam-Malaysia năm 2009, vì căn cứ mà Trung Quốc và Philippines dựa vào để phản đối đệ trình đó đã bị Tòa trọng tài 2016 bác bỏ. Chính xác hơn, đường chín đoạn đã bị tuyên bố là không có giá trị pháp lý và các thực thể trong quần đảo Trường Sa không đủ điều kiện hưởng quy chế đảo. Nói cách khác, đệ trình của Malaysia đặt ra câu hỏi về mối quan hệ giữa hoạt động của Ủy ban Ranh giới thềm lục địa và các phán quyết pháp lý".

Philippines lên tiếng

Ngày 26/3/2020, Phái đoàn thường trực của Philippines tại Liên Hợp Quốc đã đệ trình Công hàm lên Liên Hợp Quốc để đáp lại Đệ trình của Malaysia. Trong Công hàm này, Philippines đã nêu ra 3 điểm quan trọng :

1. Philippines khẳng định rằng, các yêu sách biển của Trung Quốc là không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS.

2. Philippines khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của Philippines tại nhóm cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa mà Philippines gọi là Kalayaan Island Group cùng với Bãi cạn Scarborough mà Philippines gọi là Bajo de Masinloc.

3. Philippines viện dẫn Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 trong việc giải thích tính chất pháp lý của các cấu trúc thuộc Trường Sa, theo Khoản 3 Điều 121 UNCLOS. Philippines cũng nhắc lại tinh thần của Phán quyết rằng : "Các quy định của UNCLOS về các vùng biển của quốc gia ven biển sẽ có sức mạnh vượt trội so với các quyền lịch sử, hoặc các quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán nếu vượt quá các quy định của UNCLOS".

Như vậy, ta có thể thấy, mặc dù, Tổng thống đương nhiệm Philippines Duterte rất "thân thiết" với Trung Quốc và dường như "không muốn nhắc tới" Phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc về những tranh chấp trên Biển Đông giữa hai quốc gia này. Thế nhưng, đây chỉ là những lời "đầu môi chót lưỡi" của ông Duterte. Với các nội dung của Công hàm mà Philippines đệ trình như vậy, nó có sức mạnh pháp lý lớn hơn rất nhiều những "lời nói gió bay" của ông này.

Trung Quốc lặp lại luận điệu cũ

Ngày 23/3/2020, Trung Quốc đã ra Công hàm đáp trả Công hàm của Malaysia và Philippines. Công hàm này của Trung Quốc bao gồm những nội dung như sau :

1. Trung Quốc khẳng định Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa quần đảo) và Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) cùng với những vùng nước kế cận các đảo này cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Trung Quốc có quyền lịch sử ở Biển Đông. Chủ quyền và các quyền liên quan khác cùng với quyền tài phán của Trung Quốc được hỗ trợ bởi các bằng chứng lịch sử và pháp lý. 2. Cái gọi là Kalayaan Island Group là một phần của quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa quần đảo) và chưa bao giờ là một phần lãnh thổ của Philippines. Cho tới những năm 70, Philippines đã chiếm đoạt một cách bất hợp pháp một số cấu trúc biển này. Philippines không thể viện dẫn vào hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp này để bảo vệ cho yêu sách lãnh thổ của họ.

3. Là một phần của Trung Sa quần đảo, Scaborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham đảo) là lãnh thổ lâu đời của Trung Quốc. Trung Quốc đã thực hiện chủ quyền một cách hiệu quả và liên tục và quyền tài phán tại Scarborough. Yêu sách lãnh thổ phi pháp của Philippines đối với Scarborough hoàn toàn không dựa trên luật pháp quốc tế.

4. Tòa Trọng tài trong Vụ Philippines kiện Trung Quốc không có thẩm quyền vì tranh chấp này liên quan đến tranh chấp chủ quyền, phân định biển và thực hiện quyền tài phán..nên Tòa này đã vi phạm UNCLOS. Các hành động và Phán quyết của Tòa này là phi pháp, bất chính. Chính phủ Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia và không thừa nhận phán quyết này và không bao giờ chấp nhận các hành vi hoặc các yêu sách dựa trên Phán quyết này. Trung Quốc và Philippines đã đi tới thỏa thuận chung bỏ qua Phán quyết này, sử dụng tham vấn và thương lượng song phương để giải quyết các tranh chấp biển này.

5. Chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa yêu cầu Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc không xem xét đến đệ trình về thềm lục địa mở rộng này của Malaysia.

Qua Công hàm này của Trung Quốc, chúng ta lại thấy những luận điệu nhàm chán của Trung Quốc. Một mặt, Trung Quốc làm phức tạp hóa vấn đề bằng các khái niệm "hổ lốn, hỗn tạp" trong tuyên bố của mình, lúc thì quyền lịch sử, lúc thì chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán. Nhưng bao giờ cũng thêm câu "Trung Quốc có các bằng chứng lịch sử và pháp lý", tuy nhiên các bằng chứng đó đâu thì không thấy Trung Quốc đưa ra, mà chỉ nói suông vậy thôi.

Những căn cứ của Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, cụ thể Scarborough là một bãi cạn, nó không thể là một "đảo" theo điều 121 của UNCLOS. Nhưng Trung Quốc muốn sử dụng nó là một "đảo" để Trung Quốc lúc thì viện dẫn chủ quyền, lúc thì quyền lịch sử… miễn "nói lấy được" thì thôi.

Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS là một phán quyết lịch sử, góp phần làm sáng tỏ điều 121 của UNCLOS, theo đó giải thích không có cấu trúc nào thuộc Trường Sa có thể đáp ứng được yêu cầu là "đảo" cả. Đồng thời, Phán quyết cũng bác bỏ cái gọi là "yêu sách quyền lịch sử" của Trung Quốc trong vùng Biển Đông. Nhưng mặc dù Trung Quốc một mặt lúc nào cũng viện dẫn luật quốc tế và UNCLOS, nhưng mặt khác, "điên cuồng" chống lại Phán quyết này, cho dù bị thế giới lên án.

Còn Việt Nam ?

Việt Nam là một bên tham gia trực tiếp trong các tranh chấp này ở Biển Đông. Quan điểm của Việt Nam là ủng hộ Phán quyết và chống lại cái gọi là "yêu sách đường lưỡi bò" trên Biển Đông, bởi vì yêu sách này không có cơ sở nào trong luật quốc tế. Mới đây, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam "Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam ; không có các hành động gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng tới hòa bình ở Biển Đông và khu vực ; tuân thủ quy định của các nước trong tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc".

Đối với Đệ trình của Malaysia, có một phần chồng lấn với thềm lục địa của Việt Nam, vì thế, cũng đã có tác giả yêu cầu Malaysia phải thảo luận với phía Việt Nam về khu vực chồng lấn này, để bảo vệ lợi ích của Việt Nam.

Dư luận đang chờ Chính phủ Việt Nam lên tiếng chính thức về vấn đề này, cũng như, với cương vị là Chủ tịch ASEAN của năm nay, cố gắng để có thể đưa ra những quyết định quan trọng của ASEAN mà có thể thẳng thắn nêu tên kẻ hung hăng, gây bất ổn nhiều nhất ở khu vực Biển Đông là Trung Quốc.

Hoàng Sa

Nguồn : RFA, 29/03/2020

Published in Diễn đàn

Có thật Bắc Kinh "không bận tâm" khi tàu sân bay Mỹ ghé thăm Đà Nẵng ?

Huyền Minh, RFA, 26/03/2020

Chuyến ghé thăm và giao lưu tại cảng Đà Nẵng giữa thuỷ thủ và nhân viên trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt với phía Việt Nam hồi đầu tháng 3 như là một minh chứng cho bước phát triển của quan hệ quốc phòng Việt - Mỹ.

bd1

Hình minh hoạ. Tàu sân bay của Mỹ USS Theodore Roosevelt ở biển Philippines hôm 18/3/2020 Reuters

Bỏ qua những khác biệt về chính thể cũng như ý thức hệ, Việt Nam và Hoa Kỳ có thể được coi là "các đồng minh tự nhiên", khi tìm thấy quan điểm chung về việc duy trì hoà bình và an ninh trên khu vực biển Đông, đồng thời cùng đối mặt trước một nhân tố gây bất ổn tại khu vực biển này, đó chính là Trung Quốc.

Cũng chính vì mối đe doạ qua các hành động hung hăng của Trung Quốc tại biển Đông, đặc biệt giai đoạn từ 2007 tới nay, quan hệ Việt - Mỹ đã có bước phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng chính vì sự cản trở từ Trung Quốc, quan hệ Việt - Mỹ vẫn còn chưa đạt đến những bước đi như mong đợi.

Nhận xét về chuyến viếng thăm này của tàu USS Theodore Roosevelt, có nhiều ý kiến khác nhau. Có nhà nghiên cứu người Nga cho rằng "Bắc Kinh không bận tâm" vì điều này quá bình thường.

Vậy quả thực Bắc Kinh thực sự không bận tâm trước vì điều này theo Trung Quốc xảy ra là bình thường ?

Tờ Global Times, một ấn phẩm phụ bản của Nhân dân Nhật báo, chuyên thể hiện quan điểm "diều hâu", có bài viết của chuyên gia Cheng Hanping từ Đại học Nam Kinh viết về vấn đề này : "Mỹ và Việt Nam có hệ tư tưởng cực kỳ khác nhau và giữa họ tồn tại nhiều tranh cãi về nhân quyền, dân chủ và tự do ngôn luận. Điều này không thể đột ngột thay đổi vì tìm thấy một mục tiêu chiến lược chung. Quan hệ đối tác Mỹ-Việt sẽ không giống như quan hệ đối tác mà Mỹ có với Nhật Bản, Hàn Quốc và thậm chí là Philippines. Và có lẽ sẽ không bao giờ được như vậy". Trong một ấn phẩm khác của Global Times, Li Haidong thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc viết : "Chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam sẽ khó có thể thay đổi chính sách hợp tác của Việt Nam với Trung Quốc. Với sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị, hợp tác kinh tế và hội nhập khu vực, một bên thứ ba sẽ khó có thể tác động đến mối quan hệ ổn định chung giữa Bắc Kinh và Hà Nội".

Trung Quốc đã chính thức xác nhận những bình luận của chuyên gia Li Haidong trên trang China Military Online : "Tăng cường kết nối quân sự Mỹ-Việt là một hiện tượng bình thường, nhưng mối quan hệ quân sự chặt chẽ hơn, thể hiện trong chuyến thăm của tàu sân bay Mỹ tới Việt Nam, sẽ không thay đổi chính sách hợp tác của Việt Nam với Trung Quốc".

Như vậy, quan điểm của Trung Quốc được thể hiện là việc tàu sân bay thăm Việt Nam không phải là điều đáng ngại ? Sự đáng ngại (nếu có) là việc thay đổi quan hệ Việt - Trung, mà điều đó khó có thể xảy ra vì nhiều lý do.

Thêm nữa, trên tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Mark Valencia viết rằng "Liên minh chiến lược Mỹ - Việt khó mà tồn tại lâu".

Mark Valencia là một trường hợp khá đặc biệt vì ông ta là một nhà nghiên cứu tên tuổi của người Mỹ.

Người ta biết nhiều đến Mark Valencia khi ông ta là đồng tác giả trong cuốn sách rất nổi tiếng trong giới nghiên cứu biển Đông : "Chia sẻ tài nguyên biển Đông" (Sharing the Resources of the South China Sea). Mark Valencia cũng được mời tham dự rất nhiều lần các Hội thảo biển Đông do Học Viện Ngoại Giao tổ chức ở Việt Nam. Có một lần trong bữa tiệc chia tay ở Hội thảo như vậy, người ta nghe thấy Mark Valencia phàn nàn việc ông ta xin một số tiền để phục vụ việc nghiên cứu một đề tài nào đó, nhưng không được phía Mỹ chấp thuận. Và cơ hội đã đến với ông ta, Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc với Viện trưởng, cũng là một quan chức Trung Quốc, Ngô Sĩ Tồn (Wu Sicun) đã cung cấp một học bổng nghiên cứu hậu hĩnh cho Mark Valencia. Và từ đó, quan điểm của Mark Valencia luôn đả kích Mỹ và ủng hộ Trung Quốc.

Trong bài viết của Mark Valencia thể hiện rõ một số điểm nguỵ biện. Một trong những điểm nguỵ biện đó là việc khẳng định quan hệ Mỹ - Việt là liên minh chiến lược. Việt Nam đã nhiều lần thể hiện một cách chính thức về chính sách "Ba không", mà mới nhất là trong Sách trắng quốc phòng được xuất bản vào hồi tháng 11 năm 2019. Theo đó, Việt Nam không tham gia liên minh quân sự nào, không cho đặt căn cứ quân sự của nước ngoài tại Việt Nam và không đi với nước này để chống nước kia. Có lẽ đối với người quan tâm, chính sách "Ba không" này dường như là "lời nhắn gửi" từ Việt Nam đối với Trung Quốc.

Trung Quốc từ lâu không giấu diếm tham vọng chiếm hữu gần như toàn bộ biển Đông. Cho dù họ không thể đưa ra các bằng chứng cũng như các cơ sở pháp lý cho việc chiếm hữu ấy.

Có thể nói, duy nhất chỉ có Hoa Kỳ là có đủ sức để ngăn chặn sự bành trướng trên biển của Trung Quốc. Và cũng chính vì vậy, Trung Quốc luôn muốn "gạt" Hoa Kỳ ra ngoài khu vực biển Đông, với lý do "vấn đề biển Đông thì để cho các quốc gia khu vực biển Đông tự giải quyết".

Việt Nam cũng là "cái gai" trong con mắt của Trung Quốc khi nhìn về biển Đông. Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm luôn chống lại tham vọng lãnh thổ cường quyền của Trung Quốc, và nay, Việt Nam luôn chống lại tham vọng độc chiếm biển Đông từ Trung Quốc.

Chính vì vậy, việc quan hệ Việt - Mỹ phát triển, Trung Quốc không thể không "khó chịu".

Trong thực tế, Trung Quốc luôn muốn thực hiện chính sách "Phần Lan hoá" đối với Việt Nam. Nghĩa là giống như Phần Lan trước kia bị Liên Xô khống chế về chính sách đối ngoại. Trung Quốc muốn rằng, các vấn đề trong nước sẽ để Việt Nam tự quyết định, nhưng về đối ngoại, phải được sự chuẩn thuận từ Bắc Kinh.

Chúng ta đều biết, mỗi khi một lãnh đạo cao cấp của Việt Nam sang thăm Mỹ, thì luôn luôn trước đó, hoặc là chính lãnh đạo đó hoặc một lãnh đạo cao cấp khác được phái sang để "trao đổi" với Bắc Kinh.

Và chính vì vậy, trước các tín hiệu cho thấy sự phát triển quan hệ Việt - Mỹ không thể là thứ mà Bắc Kinh không quan tâm. Mà sự thực, Trung Quốc đang rất chú ý đến vấn đề này, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh cao độ Mỹ - Trung. Trung Quốc vẫn luôn coi Việt Nam như một "chư hầu" nằm trong vùng ảnh hưởng truyền thống của mình. Có chăng, Bắc Kinh đang dùng truyền thông, thông qua các luận điệu này, đánh đòn tâm lý để cảnh báo Việt Nam không nên đi quá xa, vượt ngoài sự cho phép của "thiên triều".

Huyền Minh

Nguồn : RFA, 26/03/2020

***************

Trung Quốc tố Mỹ ‘chơi trò nguy hiểm’ khi điều tàu chiến qua eo biển Đài Loan

VOA, 26/03/2020

Trung Quốc hôm 26/3 cáo buc Hoa Kỳ là "chơi trò nguy him" vi chính sách hu thun Đài Loan, sau khi mt tàu chiến M đi ngang qua eo biển Đài Loan, mt đa đim ‘nhy cm’ sau khi căng thng quân s tăng cao gia Trung Quc và Đài Loan.

bd2

Tàu chiến ca Hi quân M USS McCampbell (VOA Chinese)

Trung Quốc tc gin vì cho rng chính quyn ca Tổng thống Trump đã có nhng bước đ tăng cường s h tr cho Đài Loan, như bán thêm vũ khí, tiến hành các cuộc tun tra gn Đài Loan, và hi tháng trước đón tiếp Phó Tng thng đc c Đài Loan, ông William Lai ti thăm Washington trong khi Trung Quốc coi Đài Loan là thuc lãnh th Trung Quốc.

Phát ngôn viên của Hm đi Thài Bình Dương (Hm đi 7) ca Hoa Kỳ, Anthony Junco, xác nhận rng chiếc USS McCampbell, mt tàu khu trc có tên la dn đường, đã đi ngang qua eo bin Đài Loan hôm 25/3 trong mt hot đng mà ông mô t là ‘thường l, phù hp vi lut pháp quc tế’.

Ông Junco nói việc tàu McCampbell đi ngang qua eo bin Đài Loan thể hin cam kết ca Hoa Kỳ đi vi mt khu vc n Đ-Thái Bình Dương t do và rng m. Ông tuyên b Hoa Kỳ s tiếp tc điu tàu đi ngang qua, máy bay bay qua khu không phn bên trên tuyến đường thy này, và tái khng đnh Hi quân M s hot đng bất c nơi nào mà lut pháp quc tế cho phép.

Bộ Quc phòng Đài Loan xác nhn tàu chiến M đã đi ngang qua eo bin Đài Loan và trc ch hướng Bc, vi s giám sát ca các lc lượng vũ trang Đài Loan trong mt ‘s mng thường l’, Đài Loan nói thêm rng không có lý do để báo đng.

Tại Bc Kinh, người phát ngôn ca B Quc phòng Trung Quc Nhm Quc Cường (Ren Guoqiang) t cáo các ‘hành đng tiêu cc’ ca M đ hu thun Đài Loan, k c các cuc hành trình bng đường thy và đường không ngang qua Eo bin Đài Loan.

Reuters dẫn li ông Nhm nói rng các hành đng ca M là ‘cc kỳ nguy him’.

"Các động thái ca M can thip nghiêm trng vào ni tình Trung Quc, phương hi nghiêm trng ti hòa bình và n đnh eo bin Đài Loan và đu đc các mi quan h quân s Trung-Mỹ,"

Trong những tun gn đây, không quân Trung Quc đã tiến hành các cuc tp trn gn Đài Loan, khiến đo quc này phi tc tc điếu máy bay chiến đu lên chn và cnh báo phi công Trung Quc phia ri khi khu vc.

Đài Loan nói các cuộc tp trn ca Trung Quốc có tính cách khiêu khích, và kêu gi Trung Quc hãy tp trung chng dch Covid-19 thay vì đe da đo Đài Loan.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã đến thăm mt căn c quân s hôm 24/3 và cnh báo v mi đe da t Trung Quc gia dch Covid-19.

*******************

Việt Nam : Hai trạm nghiên cứu mới của Trung Quốc ‘vi phạm chủ quyền’

VOA, 26/03/2020

Việt Nam hôm 26/3 lên tiếng yêu cu Bc Kinh "tôn trng ch quyn" sau khi truyn thông nhà nước Trung Quc thông tin v hai "trm nghiên cu" mi va được khánh thành ti Đá Chữ Thp và Đá Subi, nơi Vit Nam tuyên b ch quyn.

bd3

Người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng.

"Việt Nam yêu cu Trung Quc tôn trng ch quyn ca Vit Nam, không có các hành đng gia tăng căng thng, làm phc tp tình hình và nh hưởng ti hòa bình Bin Đông và khu vc", báo Tin Phong dn li người phát ngôn B Ngoi giao Vit Nam Lê Th Thu Hng nói ti cuc hp báo trc tuyến hôm 26/3.

Trước đó, hôm 24/3, Tân Hoa Xã tường thut l khánh thành hai "trm nghiên cu", mà báo chí quc tế gi là các cơ s quân s mi, trên hai đo đá Trường Sa.

Theo tờ báo nhà nước Trung Quc, hai trm nghiên cu vi các phòng thí nghim v sinh thái, đa cht và môi trường "có mc đích h tr các nhà khoa hc điu tra thc đa, ly mu và nghiên cu khoa hc trên qun đo Nam Sa [Trường Sa]".

Tuy nhiên, một s nhà nghiên cu quc tế cho rng đng thái mi nht ca Trung Quc là bng chng cho thy Bc Kinh đang tranh th tình hình c thế gii đang vt ln vi đi dch Covid-19 đ "ln ti" trong quyết tâm xâm chiếm Bin Đông.

"Một s người có thể nghĩ rng đi dch virus corona đang din ra s khiến Bc Kinh mt tp trung khi các đim nóng hàng hi này, nhưng thc tế hoàn toàn ngược li", nhà nghiên cu an ninh hàng hi Collin Koh nói vi t Inquirer ca Philippines.

Theo ông, quân đội Trung quc "được c xúy đ sn sàng chiến đu, bt chp đi dch virus corona", và vic s dng lý do xây dng cơ s khoa hc dân s ca Bc Kinh là mt trong nhng phương thc nhm khng đnh yêu sách ch quyn ít gây chú ý nhưng li có kết qu không kém nhng chiến lược khác.

Tại cuc hp báo hôm 26/3, Hà Ni nói rng mi hot đng ti Đá Ch Thp và Đá Subi đu "phi được s cho phép ca Vit Nam", và yêu cu Bc Kinh "tuân th quy đnh" trong bi cnh các quc gia ASEAN đang đàm phán vi Trung Quc v B quy tắc ứng x ca các bên Bin Đông.

Ngoài Việt Nam, Philippines và Đài Loan cũng tuyên b ch quyn trên Đá Ch Thp và Đá Subi.

*******************

Dân quân biển Trung Quốc hoạt động ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp

Drake Long, RFA, 25/03/2020

Ngay cả khi khủng hoảng dịch bệnh do coronavirus gây nên đang hoành hành khắp Châu Á, Trung Quốc vẫn tiếp tục khẳng định sự hiện diện của họ ở Biển Đông bằng cách bố trí lực lượng dân quân biển quanh các đảo và rạn san hô thuộc Quần đảo Trường Sa. Thực tế này được Đài Á Châu Tự Do phân tích dựa trên dữ liệu theo dõi tàu biển và hình ảnh vệ tinh.

bd4

Bản đồ hiển thị đường đi của 5 tàu dân quân hàng hải Trung Quốc thông qua cụm đảo sinh tồn ở quần đảo Trường Sa trong ba tuần đầu tháng 3. RFA

Cụ thể trong tháng này một đội tàu Trung Quốc đã di chuyển qua Cụm Đảo Sinh Tồn, một nhóm các thực thể đang tranh chấp giữa Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Đài Loan. Trong số những thực thể quan trọng nhất trong khu vực này là Đá Tư Nghĩa và Đá Gạc Ma hiện do Trung Quốc kiểm soát, cùng Đảo Sinh Tồn và Đá Cô Lin của Việt Nam. Đội tàu vừa nêu được Nhóm Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á nhận diện vào tháng 1 năm 2019 thuộc Lực lượng Dân quân Biển nổi tiếng Trung Quốc.

Năm tàu mà hành trình di chuyển được của chúng được RFA theo dõi hiện đang ở đá Gạc Ma, ở góc tây nam của Cụm đảo Sinh Tồn. Không phải ngẫu nhiên mà những tàu này hiện diện tại địa điểm trên vào những ngày kỷ niệm 32 năm trận hải chiến Gạc Ma hồi ngày 14 tháng 3 năm 1988. Đó là cuộc thảm sát của hải quân Trung Quốc khiến hàng chục binh sĩ Việt Nam thiệt mạng và Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát đá này.

bd5

Hình ảnh vệ tinh chụp vào ngày 22/3/2020, phí Bắc căn cứ chiếm đóng của Trung Quốc tại đá Gạc Ma. Có thể thấy nhiều tàu không danh tính ở góc trên bên phải. Planet Labs Inc.

Như lệ thường, Trung Quốc không hề công khai hoạt động đưa tàu của họ vào Cụm đảo Sinh Tồn. Lực lượng Dân quân Biển Vũ trang Nhân dân (PAFMM) thường bao gồm những tàu được ngụy trang bề ngoài là tàu đánh cá - mặc dù những tàu này không tham gia đánh bắt cá. Sự hiện diện của những tàu này đồng nghĩa với việc 'treo cờ' cho Bắc Kinh trong vùng biển tranh chấp mà không cần sự hiện diện công khai của lực lượng quân sự có thể dẫn đến việc lên án của cộng đồng quốc tế.

Zack Cooper, một nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề an ninh châu Á tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, phát biểu rằng Trung Quốc đang tiếp tục thái độ quyết đoán đối với các tranh chấp khu vực mặc dù đại dịch Covid-19 đang buộc thế giới để tâm vào.

"Bắc Kinh tăng cường hoạt động quân sự quanh Đài Loan và hiện đang có dấu hiệu thực hiện một số điều tương tự xung quanh Cụm Sinh Tồn. Đây chỉ đơn thuần là việc tiếp nối hoạt động trước nay hay cố ý lợi dụng tình hình xao lãng hiện nay để gây áp lực lên những quốc gia khác có tranh chấp, thì điều đó không được làm rõ", ông Cooper nói.

Phần mềm theo dõi tàu biển cho thấy năm tàu ​​PAFMM - với các ký hiệu Yuetaiyu (Tàu cá) 18777, 18333, 18888, 18222 và 18555 - vào đầu tháng 3 đã qua lại giữa Đá Subi (do Trung Quốc bối lấp nên và thường là trạm dừng cho các tàu của Trung Quốc bố trí tới khu vực này) và đảo Thị Tứ, một thực thể do Philippines chiếm đóng và là nơi mà các tàu Trung Quốc từng can dự vào chiến dịch gây áp lực kéo dài, theo như tài liệu của Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á cho thấy. Các tàu vừa nêu trước hết dừng tại Đá Ba Đầu, ở phía Đông Bắc Cụm đảo Sinh Tồn, từ ngày 3 tháng 3 đến ngày 8 tháng 3.

Sau đó, các tàu di chuyển về phía Tây Nam đến Đá Tư Nghĩa do Trung Quốc kiểm soát, đi qua đảo Sinh Tồn Đông do Việt Nam kiểm soát và xa hơn về phía Tây gần đảo Sinh Tồn. Các tàu này nán lại gần Sinh Tồn trong khoảng thời gian từ ngày 13 đến 18 tháng 3.

Số lượng chính xác các tàu Trung Quốc được triển khai đến khu vực rất có thể vượt con số năm tàu ​​được RFA phát hiện bằng phần mềm theo dõi tàu biển. Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tàu khác tập trung tại Cụm đảo Sinh Tồn mặc dù danh tính của các tàu không rõ ràng. Khoảng 12 tàu đã di chuyển đến Đá Tư Nghĩa trong khoảng thời gian từ 8 tháng 3 đến 13 tháng 3.

bd6

Hình ảnh chụp cận từ vệ tinh ngày 22/3/2020. Có thể thấy nhiều tàu không danh tính ở góc trên bên phải phía Bắc căn cứ chiếm đóng của Trung Quốc tại đá Gạc Ma. Planet Labs Inc.

Ngoài ra, hàng chục tàu khác đã nán lại ở phía đông bắc của Cụm đảo Sinh Tồn, bên trong Đá Ba Đầu, ít nhất kể từ ngày 6 tháng 3 và vẫn ở trong khu vực này cho đến ngày 19 tháng 3. Đá Ba Đầu, tên tiếng Anh là Whitson Reef, là một rạn san hô cạn, không có đảo nhân tạo hoặc các cơ sở vật chất. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các cụm tàu ​​lớn được tụ lại với nhau.

Các tàu thuộc dòng Yuetaiyu ( Tàu Cá) đã từng đến Đá Tư Nghĩa do Trung Quốc nắm giữ và sau đó đến đảo Sinh Tồn do Việt Nam kiểm soát, đã di chuyển đến Đá Gạc Ma do Trung Quốc chiếm đóng hôm ngày 18 tháng 3. Một lần nữa, hình ảnh vệ tinh cho thấy số lượng tàu xuất hiện trong khu vực nhiều hơn hẳn so với năm tàu mà AIS, Automtatic Identification System (Hệ thống Nhận dạng Tự động), phát ra tín hiệu. Tất cả các tàu được yêu cầu phải có thiết bị phát đáp AIS để hỗ trợ mục đích theo dõi các trường hợp tìm kiếm và cứu hộ cũng như cho việc thực thi pháp luật. Mặc dù vậy, các tàu dân quân biển Trung Quốc thường xuyên tắt các thiết bị phát đáp AIS để che giấu hoạt động của mình. Rõ ràng đây là thực tế hiện nay khi hình ảnh vệ tinh cho thấy có ít nhất 30 tàu vừa xuất hiện tại Đá Gạc Ma.

Gạc Ma, tiếng Anh là Johnson Reef, chỉ là một đảo đá theo phán quyết của Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc năm 2016 đối với các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, một đá chỉ là một thực thể "không thể duy trì việc cư ngụ của con người hoặc đời sống kinh tế của chính họ" và vì vậy không có quyền có vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa. Bất chấp phán quyết đó, Trung Quốc vẫn tiến hành xây dựng Đá Gạc Ma thành một đảo nhân tạo khác để có thể sử dụng làm căn cứ.

Tính đến ngày 23 tháng 3, các tàu PAFMM đã di chuyển một lần nữa đến cùng một địa điểm gần Đảo Sinh Tồn mà các tàu này đã đến trước đó vào ngày 13 tháng 3.

Drake Long

Nguồn : RFA, 25/03/2020

Published in Diễn đàn

Virus corona : Mỹ lo chống dịch, Trung Quốc lợi dụng lấn thêm tại Biển Đông (RFI, 24/03/2020)

Đầu năm 2020, Hoa Kỳ liên tục có những hành động thể hiện cam kết tăng cường hiện diện ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là Biển Đông : bắt đầu từ chuyến tuần tra "khai xuân" ngày 25/01, tiếp theo là chuyến thăm hữu nghị ngày 05/03 tại Đà Nẵng của tầu USS Theodore Roosevelt (CVN 71), đánh dấu 25 năm Mỹ-Việt bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Nhưng liệu những cam kết này có bị tác động vì virus corona không ?

US South China Sea

Không ảnh Đá Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa, nơi đang xảy ra tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực. U.S. Navy/Handout via Reuters/File

Trung Quốc lợi dụng dịch Covid-19 để đẩy quân cờ ở Biển Đông

Thực tế cho thấy Trung Quốc đang tranh thủ thời điểm toàn thế giới gồng mình chống dịch Covid-19 để tiến những nước cờ ở Biển Đông. Hành động mới nhất, được Tân Hoa Xã đưa tin ngày 20/03/2020, là Trung Quốc vừa khánh thành hai trạm nghiên cứu trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef), thuộc quần đảo Trường Sa.

Trên giấy tờ, hai cơ sở được đặt dưới sự quản lý của Trung tâm Nghiên cứu Tổng hợp các Đảo và Đá thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) chỉ đơn thuần mang tính chất khoa học, chuyên "nghiên cứu tổng hợp về rạn san hô và biển sâu". Tuy nhiên, việc Trung Quốc khánh thành hai trạm nghiên cứu mới vào lúc này là một diễn biến nghiêm trọng, theo đánh giá của Collin Koh, chuyên gia về an ninh biển hàng hải trong khu vực.

Trước đó, ngày 20/03, Hải Quân Trung Quốc tuyên bố đã tiến hành diễn tập chống tầu ngầm ở Biển Đông, ngay sau khi Hải Quân Mỹ thông báo một cuộc tập trận cũng ở Biển Đông huy động lực lượng hùng hậu, trong đó có đội tầu sân bay USS Theodore Roosevelt, từ ngày 15 đến 18/03.

Trả lời Inquirer ngày 24/03, ông nhận định : "Hẳn nhiều người nghĩ rằng dịch virus corona đang diễn ra có lẽ sẽ khiến Bắc Kinh không chú ý đến những điểm nóng hàng hải. Thực tế lại không như vậy. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, bất chấp virus corona".

Covid-19 làm xáo trộn các chiến dịch của quân đội Mỹ

Thực vậy, lợi thế có vẻ đang thiên về Bắc Kinh. Trung Quốc đang từng bước thoát khỏi dịch Covid-19 trong khi cả thế giới đang dốc hết sức lực chống dịch, từ Mỹ đến Anh, Pháp, cũng như các nước Đông Nam Á.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ trấn an rằng "nhiệm vụ đầu tiên của quân đội Mỹ vẫn là bảo vệ người dân Mỹ, đất nước và lợi ích của Hoa Kỳ ở nước ngoài". Tuy nhiên, nhiều hoạt động quân sự của Mỹ ở nước ngoài bị xáo trộn do chiến lược chống dịch của mỗi nước, từ Trung Đông (Irak), Nam Á (Afghanistan), Đông Á (Hàn Quốc) đến Châu Âu (cuộc tập trận Defender-20) và Châu Phi.

Khắp nơi trên thế giới, quân nhân Mỹ phải ở lại trong doanh trại, mọi ra vào đều được kiểm tra nghiêm ngặt thông qua trình báo sức khỏe, đo thân nhiệt hoặc cách ly người bị nhiễm virus corona. Từ đầu tháng 03/2020, quân nhân Mỹ bị cấm du lịch hoặc về thăm nhà do đã có nhiều trường hợp nhiễm virus corona.

Dù chưa có trường hợp mắc Covid-19 nào trong Hạm đội 7 Hoa Kỳ, đóng Yokosuka (Nhật Bản), nhưng Hải Quân Mỹ đã điều nhiều nhóm y tế và thiết bị cần thiết đến các tầu USS Theodore Roosevelt (CVN 71), US Blue Ridge (LCC 19) và USS America (LHA 6) để có thể xét nghiệm ngay trên tầu mà không cần gửi mẫu bệnh phẩm lên bờ.

Trên thực tế, theo bác sĩ quân y Christine Sears khi trả lời trang America’s Navy, "toàn bộ đội ngũ quân nhân Hạm Đội 7 rất chú ý đến dịch Covid-19 ngay từ đầu và triển khai nhiều biện pháp bảo đảm y tế cộng đồng. Lực lượng nhân viên y tế tăng viện còn giúp tăng cường thêm khả năng chống dịch" của Hạm Đội 7.

Tuy nhiên, chuyên gia Collin Koh lo ngại : "Thế giới có thể sẽ lơ là về những tranh chấp khi ưu tiên chống dịch Covid-19. Điều này cũng có thể xảy ra đối với khu vực Biển Đông". Còn Bắc Kinh, chắc chắn sẽ không ngừng những hành động lấn chiếm, gia tăng quân sự hóa ở Biển Đông trong thời dịch vì ngừng lại là đồng nghĩa với việc gửi một tín hiệu xấu đến công luận Trung Quốc, đang mạnh mẽ chỉ trích cách xử lý dịch của chính quyền trung ương.

Thu Hằng

*******************

Trung Quốc đặt thêm hai 'trạm nghiên cứu khoa học' ở Biển Đông (BBC, 24/03/2020)

Trung Quốc đã lắp đặt hai trạm nghiên cứu tại Đá Chữ Thập và Su Bi thuộc Quần đảo Trường Sa, Tân Hoa Xã tuyên bố trong dịp cuối tuần rồi.

cungco2

Hình ảnh Đá Su Bi do quân đội Philippines chụp từ hồi 21/4/2017. Nay khu vực này đã có thêm nhiều cơ sở, nhà cửa

Việc thiết lập các trạm nghiên cứu mới sẽ cho phép các khoa học gia sống và nghiên cứu thực địa trong các lĩnh vực sinh thái, địa lý và môi trường, bản tin của China Daily nói.

Trung Quốc nói rằng các trạm này cũng đóng vai trò trong việc theo dõi các thay đổi sinh thái và địa chấn trong các vùng then chốt ở Biển Đông.

Tuy nhiên, việc này được coi như bằng chứng cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh việc thuộc địa hóa Biển Đông vào lúc cả thế giới đang lo phòng chống đại dịch Covid-19, theo một số nhà quan sát.

Là chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Tích hợp Đảo và Đá ngầm thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và đặt trên Đá Vành khăn kể từ 2018, hai trạm nghiên cứu mới có các hệ thống theo dõi nhằm phục vụ các dự án bảo tồn, theo Tân Hoa Xã.

Tuy nhiên, các địa điểm xây cất mới đây đều nằm trong vùng biển đang có tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước khác trong khu vực, trong đó có Việt Nam, Philippines và Đài Loan.

Đá Chữ Thập có tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef, Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiêu, còn Philippines gọi llaf Kagitingan ; còn Đá Su Bi có tên tiếng Anh là Subi Reef, Bắc Kinh gọi là Chử Bích Tiêu và Manila gọi là Zamora, là các địa điểm đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Trung Quốc trên thực tế đã nắm quyền kiểm soát những nơi này kể từ 1988, sau khi chiếm từ tay Việt Nam.

Kể từ đó, Bắc Kinh đã bồi đắp những nơi này cùng một số bãi đá, đảo nhỏ khác ở Biển Đông thành các đảo nhân tạo, điều được các nước khác cho là để nhằm biến những nơi này thành tiền đồn quân sự chiến lược trên biển.

Hồi năm 2018, Earthrise Media, một tổ chức phi lợi nhuận, đã phân tích các ảnh chụp Đá Su Bi và phát hiện ra rằng một lượng lớn các tòa nhà, các sân tập, thiết bị radar và cả các sân chơi bóng rổ đã được xây dựng trong thời gian từ 2014 tới nay.

Đá Vành Khăn và Đá Chữ Thập cũng có các cơ sở hạ tầng tương tự, như vị trí đặt tên lửa, đường băng, các nhà kho lớn và nhiều loại thiết bị khác phục vụ cho việc phát hiện, theo dõi vệ tinh, hoạt động quân sự và thông tin liên lạc của nước khác.

cungco3

Các tàu nạo vét của Trung Quốc được trông thấy ở vùng nước gần Đá Chữ Thập - hình ảnh do máy bay giám sát của Hải Quân Hoa Kỳ chụp hồi tháng 5/2015

Các cơ sở quân sự đó cũng được cho là nơi đặt các thiết bị liên lạc, xây cất bãi đáp máy bay và đặt bệ phóng tên lửa của Trung Quốc.

Chuyên gia an ninh hàng hải Collin Koh được trang tin Global Nation Inquirer của Philippines trích lời, nói việc Trung Quốc xây cất hai trạm nghiên cứu mới vào thời điểm này là một bước tiến quan trọng.

"Một số người cho rằng đại dịch virus corona đang diễn ra sẽ làm Bắc Kinh bớt chú ý tới những tranh chấp trên biển", ông Koh nói. "Sự thực là không hề như vậy. Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vẫn sẵn sàng tác chiến".

"Dùng những thứ được cho là 'khoa học phục vụ đời sống dân sự' này để xác quyết các tuyên bố chủ quyền là một cách thức hoạt động mà chúng ta có thể dễ lơ là bỏ qua", ông Koh nhận xét.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ trong việc xác quyết chủ quyền ở các vùng biển tranh chấp tại Biển Đông, bất chấp các phản đối quốc tế.

Nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, coi đây như bước đi của Bắc Kinh nhằm đưa Trung Quốc trở thành một sức mạnh quan trọng trên thế giới.

Hoa Kỳ đã tăng hiện diện của mình tại Biển Đông trong những năm gần đây, và hỗ trợ các quốc gia Đông Nam Á trong nỗ lực chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực.

Quân đội Mỹ cũng tăng các hoạt động mà Hoa Kỳ gọi là nhằm "thực thi quyền tự do đi lại trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế", với việc nhiều lần đưa tàu chiến vào sát phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo Đá Su Bi, Đá Vành Khăn, Đá Chữ Thập.

Gần đây nhất, hải quân Mỹ đã đưa nhóm tàu sân bay USS Theodore Roosevelt tới Đà Nẵng trong 5 ngày, 5-9/3/2020, trong dịp 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Hoa Kỳ - Việt Nam.

Published in Châu Á

Việt Nam cần chủ động trong cuộc chiến truyền thông về Biển Đông

Trương Gia Kiệm, RFA, 26/03/2020

Trung Quốc có tham vọng chiếm đoạt Biển Đông từ rất lâu. Từ những năm 1950, thấy được những lợi ích từ biển và đại dương, Trung Quốc đã tích cực tham gia vào các Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Luật biển. Trung Quốc cũng ủng hộ chiều rộng của lãnh hải là 12 hải lý, cho dù năm ấy các quốc gia vẫn còn những quan điểm khác nhau về vấn này. Những năm 1980, tướng Lưu Hoa Thanh - Đô đốc Hải quân Trung Quốc lúc đó, đã vạch ra chiến lược tiến ra biển cho Hải quân Trung Quốc.

chientranh1

Hình minh họa. Biểu tình phản đối trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila, Philippines hôm 17/4/2015 AFP

Với tham vọng đó, Chính quyền Trung Quốc phải tìm được lý do để thuyết phục người dân Trung Quốc. Chính vì vậy, Chính quyền Trung Quốc đã dựa vào một bản đồ không rõ ràng về mục đích và nguồn gốc để thực hiện tham vọng. Đó chính là bản đồ "đường lưỡi bò" đầy tai tiếng. Tuy nhiên, bản đồ này chỉ thực sự chính thức xuất hiện trước cộng đồng quốc tế trong hai công hàm ngày 7/5/2009 của Trung Quốc gửi lên Liên Hợp Quốc. Mặc dù không có cơ sở pháp lý nào, nhưng Trung Quốc vẫn chủ trương dùng sức mạnh của mình để nó thực hiện nó trong thực tế. Các học giả Trung Quốc gửi đi khắp nơi các giải thích khác nhau về "đường lưỡi bò" đó. Một trong các luận điểm quan trọng mà phía Trung Quốc hay sử dụng, cho là "đường lưỡi bò" thể hiện "quyền lịch sử" của Trung Quốc trên Biển Đông.

Năm 2013, "tuyệt vọng" trước sự hung hăng của Trung Quốc, đặc biệt sau sự kiện Philippines mất kiểm soát tại Bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc, Chính quyền Tổng thống Aquino III đã khởi kiện Trung Quốc tại một Tòa trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS. Năm 2016, sau ba năm thụ lý, Tòa trọng tài đã ra phán quyết, theo đó, cái gọi là "yêu sách về quyền lịch sử" đối với các vùng biển bên trong "đường lưỡi bò" là vô giá trị do không có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, Chính quyền Trung Quốc đã "không tham gia" ; "không thừa nhận" và "không áp dụng" đối với Phán quyết này.

Tổng thống Philippines đương nhiệm Duterte rất thân thiết với Trung Quốc, không muốn nhắc tới Phán quyết này. Tuy nhiên, mới đây, Bộ Ngoại giao Philippines khi gửi công hàm ngoại giao lên Liên Hợp Quốc phản đối Báo cáo về ranh giới thềm lục địa của Malaysia vẫn tiếp tục viện dẫn Phán quyết. Điều đó cho thấy, Phán quyết sẽ luôn là "nỗi đau nhức nhối" của Trung Quốc.

Do đó, để xoá nhòa Phán quyết này, Chính quyền Trung Quốc đã và đang sử dụng chiến dịch truyền thông để chống lại Phán quyết, đồng thời tô vẽ cho hình ảnh của Trung Quốc. Người Trung Quốc tỏ ra rất giỏi về truyền thông đánh vào tâm lý như vậy. Với các chiến dịch truyền thông liên tục, "mưa dầm thấm lâu", Trung Quốc tin rằng họ có thể "đổi trắng thay đen" được.

Đã có rất nhiều ví dụ về việc Trung Quốc tuyên truyền như vậy. Ngay gần đây, việc Trung Quốc đổ vấy virus Vũ Hán sang cho Hoa Kỳ là một ví dụ tiêu biểu.

Ngoài ra, Trung Quốc còn muốn đổ vấy nguyên nhân dẫn đến tình hình căng thẳng trên Biển Đông cho các quốc gia khác. Cụ thể là Trung Quốc luôn khẳng định rằng tình hình trên Biển Đông là ổn định. Việc Hoa Kỳ xuất hiện tại khu vực Biển Đông mới là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng. Trong khi tất cả mọi người đều biết, "Biển Đông dậy sóng" chính là do các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Để tiếp tục "hiện thực hóa" "đường lưỡi bò" tai tiếng và vô lý này. Trung Quốc đã dùng sức mạnh của mình đe doạ và uy hiếp các hoạt động của các quốc gia khác ngay tại vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của họ.

Năm 2019 vừa qua, Trung Quốc đã cho tàu hải cảnh cùng các tàu dân quân biển quấy phá trên vùng biển của Philippines, Malaysia, Việt Nam và Indonesia. Các quốc gia đã lên tiếng phản đối hành động này của Trung Quốc rất quyết liệt. Tuy nhiên, Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật "đổ vấy" cho các quốc gia khác, hòng "biến không thành có", thông qua các chiến dịch truyền thông của mình.

Ngày 3/2/2020, một Think Tank của Trung Quốc là SCSPI đã đăng một báo cáo khẳng định rằng nhiều tàu cá Việt Nam đã xâm phạm trái phép vùng biển xung quanh đảo Hải Nam của Trung Quốc nhằm mục đích do thám. Nhiều báo chí quốc tế đã dẫn lại thông tin từ báo cáo này.

Đến ngày 5/3/2020, Think Tank này tiếp tục ra báo cáo thứ hai. Trong báo cáo này, họ đưa ra dữ liệu để khẳng định rằng, có 311 tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển của Trung Quốc, bao gồm cả khu vực đảo Hải Nam.

Think Tank này trong phần giới thiệu cho biết họ thuộc Trường đại học Bắc Kinh. Trường đại học Bắc Kinh là một trong những trường đại học công lập lớn nhất của Trung Quốc. Và vì thế, không khó mà đoán biết được sức mạnh thực sự của Think Tank này cùng với những liên hệ với Chính quyền Trung Quốc.

Có một nhóm nghiên cứu tự phát ở Việt Nam có tên tiếng Việt là Dự án Đại sự ký Biển Đông (SCSCI) tranh luận về các cáo buộc cũng như kiểm tra các dữ liệu mà SCSPI của Trung Quốc đưa ra. Vì là nhóm tự phát, với nguồn lực vô cùng hạn chế, cho nên Dự án Đại sự ký Biển Đông chưa thể kiểm tra hết các dữ liệu mà phía SCSPI cung cấp.

Phía Dự án Đại sự ký Biển Đông sau khi kiểm tra khoảng 5% số dữ liệu mà phía SCSPI cung cấp thì chưa phát hiện được nguồn dữ liệu này có vấn đề gì.

Qua trao đổi với một số nguồn có liên hệ trực tiếp với ngư dân Việt Nam thì được biết thực tế, có một số tàu cá của ngư dân Việt Nam có vào vùng biển của Trung Quốc. Có hai lý do mà ngư dân cho biết khi họ mang tàu cá đi vào trong vùng biển của Trung Quốc. Đó là :

  1. Thông thường, các khu vực biển này, nếu thuộc vùng biển của Trung Quốc thì lực lượng chấp pháp Trung Quốc ngăn cản các tàu cá từ nước khác xâm nhập rất quyết liệt. Thậm chí ngay tại các khu vực mà phía Việt Nam cho là thuộc vùng biển của Việt Nam thì nhiều tàu cá Việt Nam thời gian trước đây cũng bị nhiều tàu chấp pháp Trung Quốc bắt giữ hoặc đâm chìm. Tuy nhiên, hiện nay, các tàu cá Việt Nam có thể đi vào vùng biển của Trung Quốc một cách khoải mái, không bị ngăn cản gì.
  2. Khi đi vào các vùng biển của Trung Quốc để bán cá, ngư dân Việt Nam sẽ thu được lợi nhuận cao hơn bởi vì mặt bằng giá cả các loại hải sản của Trung Quốc cao hơn ở Việt Nam.

Như vậy, với bối cảnh nhiều báo cáo từ EU cho thấy tình trạng đánh bắt cá trái phép của ngư dân Việt Nam (IUU) không giảm. Cộng với việc bỗng dưng các lực lượng Trung Quốc rất "bao dung" với các tàu cá Việt Nam được "thoải mái" vào sâu trong vùng biển của Trung Quốc. Rất có thể đây là một chiến thuật "cao tay" từ Trung Quốc. Một mặt, họ ngầm "tạo điều kiện" cho các tàu cá Việt Nam vào sâu trong vùng biển Trung Quốc. Mặt khác, cơ quan chức năng Trung Quốc thu thập dữ liệu các tàu cá này làm bằng chứng cáo buộc trước quốc tế là các tàu cá Việt Nam xâm nhập trái phép vùng biển của Trung Quốc không ngoại trừ mục đích do thám.

Đứng trước tình hình này, thiết nghĩ, Chính quyền Việt Nam cần thực hiện hai việc sau :

1. Cần phải thông báo cho các ngư dân Việt Nam biết được các tác hại đối với hình ảnh Việt Nam của việc xâm nhập vào các vùng biển của Trung Quốc. Khi Chính quyền Trung Quốc đột ngột thay đổi thái độ thì sự an toàn của các ngư dân sẽ bị đối mặt với nguy hiểm khó có thể biết trước.

2. Các cơ quan chức năng Việt Nam, hàng năm thường thông tin là có hàng ngàn tàu cá "lạ" xâm nhập trái phép vùng biển Việt Nam, trong đó có các tàu cá Trung Quốc. Tuy nhiên, thông tin chỉ chung chung như vậy. Các cơ quan chức năng Việt Nam cần cung cấp rõ thông tin cụ thể từng tàu cá vi phạm này, để phía Việt Nam có thể sử dụng thông tin để cung cấp cho quốc tế nếu thấy cần thiết.

Trương Gia Kiệm

Nguồn : RFA, 26/03/2020

*********************

Chiến tranh thông tin về Biển Đông của Trung Quốc

Nguyễn Hải Quân, RFA, 24/03/2020

Trong Cổ học tinh hoa có truyện "Tăng Sâm giết người". Tăng Sâm hay chính là Tăng Tử, một người nổi tiếng là hiền hậu, hiếu kính. Một ngày, có người chạy đến nói với mẹ của Tăng Tử là : Tăng Sâm giết người. Bà mẹ không tin. Nhưng tới người thứ 3 đến nói : Tăng Sâm giết người thì bà mẹ thực sự hoảng sợ. Sự thực là có người trùng tên là Tăng Sâm mới giết người, chứ không phải là Tăng Tử.

bd1

Hình minh họa. Bản đồ Biển Đông có đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển - AFP

Câu chuyện đó cho thấy, từ xa xưa, người Trung Quốc đã biết đến yếu tố tác động đến tâm lý, cho dù nó không phải là sự thật, nhưng cũng khiến người ta tin vào nó.

Thế kỷ 20, ông trùm về tuyên truyền của Đức Quốc xã là Joseph Goebbels cũng đã chủ trương : "Nếu đưa một lời nói dối đủ lớn, nhưng lặp đi lặp lại nó, sẽ khiến người khác tin lời nói dối đó là sự thật". Đây cũng là những ý tưởng cho việc sử dụng chiến tranh tâm lý của các quốc gia trên thế giới.

Khi Trung Quốc vươn mình sau giấc ngủ dài, Trung Quốc đã tính đến chuyện thay thế địa vị của Hoa Kỳ để "thống trị thế giới". Và Trung Quốc bắt đầu từ Biển Đông.

Ngày nay, khi Trung Quốc muốn thay thế vị trí của Hoa Kỳ, nhiều người nghĩ rằng, có khi hai đại cường phải trải qua một trận quyết đấu để phân thắng bại. Tuy nhiên, Dennis F. Poindexter, tác giả của cuốn sách "Chiến tranh thông tin của Trung Quốc", thì nghĩ khác.

Theo ông ta, viễn cảnh một cuộc đối đầu quân sự giữa hai cường quốc Mỹ - Trung là khó xảy ra, nhưng chiến tranh không nhất thiết phải là chiến tranh quân sự, và kỳ thực, Trung Quốc đang sử dụng cuộc chiến tranh ngoài quân sự để có thể đạt được mục đích tối thượng của mình. Điều này, như trong Binh pháp Tôn Tử của người Trung Quốc cổ xưa đã cho rằng "không đánh mà thắng mới là thượng sách". Đó chính là cuộc chiến tranh thông tin của Trung Quốc (Information War), nhằm đoạt vị trí "thiên tử" như xưa kia.

Một trong các biểu hiện của chiến tranh thông tin của Trung Quốc đó là mặc dù cả thế giới đang nguy hiểm trước đại dịch Covid-19, mà virus này khởi phát từ Vũ Hán (Trung Quốc), nhưng gần đây, Trung Quốc đang dùng chiến dịch truyền thông để xóa nhòa ký ức của mọi người về nguồn gốc của virus. Thậm chí, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc còn tìm cách đổ cho virus xuất phát từ quân đội Hoa Kỳ mang tới Trung Quốc.

"Tam chủng chiến pháp"

Theo một nghiên cứu của Doug Livermore, thì "Tam chủng chiến pháp" của Quân đội Nhân dân Trung Quốc (PLA) chính là một phần của cuộc chiến tranh thông tin mà Trung Quốc đang phát động.

Tam chủng chiến pháp của PLA bao gồm : Chiến tranh tâm lý ; Chiến tranh truyền thông và Chiến tranh luật pháp.

Chiến tranh tâm lý bao gồm các hoạt động của lực lượng quân sự và/hoặc các lực lượng bán quân sự tiến hành trong giai đoạn chưa xảy ra xung đột quân sự. Các hoạt động này nhằm đe dọa tâm lý của đối phương. Các hoạt động này còn được hỗ trợ bởi các cơ quan thuộc các lĩnh vực khác như ngoại giao, kinh tế, văn hoá…

Chiến tranh truyền thông bao gồm các hoạt động công khai và bí mật nhằm chi phối truyền thông.

Chiến tranh luật pháp là các hoạt động khai thác tối đa các lĩnh vực liên quan từ hệ thống pháp luật quốc gia cho đến hệ thống pháp luật quốc tế nói chung để nhằm giành lợi thế và bảo vệ các "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc.

"Tam chủng chiến pháp" được chia thành ba loại hình cho dễ nhớ và dễ nhận biết. Trong thực tế, cả ba loại hình này được Trung Quốc phối kết hợp một cách nhuần nhuyễn, cái nọ bổ sung và hỗ trợ cho cái kia.

"Tam chủng chiến pháp" trên mặt trận Biển Đông

Trung Quốc muốn thay thế được vị trí của Hoa Kỳ thì trước hết phải làm "bá chủ biển khơi". Chính vì thế, Biển Đông được Trung Quốc chọn làm bước mở đầu để Trung Quốc tiến ra biển. Vì vậy, Trung Quốc xác định Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc. Và cuộc chiến tranh thông tin trên mặt trận Biển Đông đã được Trung Quốc ráo riết thực hiện.

Để có lý do "hợp lý" cho việc đòi sở hữu 80% Biển Đông, Trung Quốc đã tung ra cái gọi là yêu sách "đường lưỡi bò". Mặc dù cái gọi là yêu sách này không dựa trên cơ sở nào của luật pháp quốc tế cả. Nhưng Trung Quốc tìm mọi cách để biện minh cho cái gọi là yêu sách này. Trung Quốc biết sức mạnh của câu chuyện "Tăng Sâm giết người", nói một lần không tin thì nói trăm lần cũng phải tin. Và Trung Quốc, một mặt tìm mọi cách để tuyên truyền về "đường lưỡi bò", từ hộ chiếu của người dân Trung Quốc đi du lịch có in hình này, đến các phần mềm xe hơi, các bản đồ, địa cầu, phim ảnh…. Mới đây nhất là việc Đại sứ quán Trung Quốc tại Ý, trên Fanpage Facebook của mình, khi cám ơn nước Ý, nhưng cũng đồng thời "trương" tấm bản đồ có "đường lưỡi bò" chình ình trong đó. Thậm chí, Trung Quốc còn tìm cách "mua" một số học giả quốc tế nổi tiếng, thông qua việc ưu đãi họ, cấp cho họ học bổng nghiên cứu, để họ viết bài ủng hộ cho lập trường của Chính phủ Trung Quốc. Tiêu biểu cho các học giả này là Mark Valencia từ Mỹ, Sam Bateman từ Australia… Song song đó, Trung Quốc cho đội ngũ các nhà khoa học của mình tập trung trình bày các luận điểm của mình một cách khéo léo để bảo vệ lập trường của Chính phủ Trung Quốc. Ví dụ, Tạp chí Trung Quốc về Luật quốc tế (Chinese Journal of International Law) là một diễn đàn được các học giả Trung Quốc thành lập ngay tại đại học Oxford (Anh Quốc). Tạp chí này đã dành một số đặc biệt hơn 500 trang để bác bỏ Phán quyết Biển Đông năm 2016 của Tòa trọng tài quốc tế theo phụ VII của UNCLOS.

Trên thực địa, Trung Quốc sử dụng các lực lượng dân quân biển để quấy rối các tàu của các quốc gia đi lại hay thăm dò trên khu vực Biển Đông, cho dù các hoạt động đó diễn ra trên vùng biển của họ hay vùng biển quốc tế. Sự quấy rối này của các tàu dân quân biển Trung Quốc sẽ khiến các quốc gia khó có thể gây căng thẳng cho Trung Quốc khi mối đe dọa này vẫn ở "vùng xám", tức là dưới ngưỡng chiến tranh. Tuy nhiên, các lực lượng hải quân Trung Quốc luôn bên cạnh để bảo vệ và hỗ trợ các tàu dân quân biển Trung Quốc này. Các trường hợp cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam năm 2011, triển khai giàn khoan HD 981, quấy phá hoạt động thăm dò khai thác của Việt Nam, Malaysia, Philippines. Indonesia trong suốt thời gian vừa qua là nhằm vào mục đích này.

Trung Quốc cũng áp dụng chiến thuật tâm lý, đặt ra nguy cơ của một cuộc chiến quân sự có thể nổ ra, và nhấn mạnh vào mức độ và quy mô của PLA, và nhắc đi nhắc lại về khả năng chiến thắng và sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, khiến các quốc gia ASEAN khác phải lo sợ. Đồng thời, Trung Quốc cũng đe dọa chiến tranh kinh tế nếu có quốc gia nào chống lại âm mưu của Trung Quốc. Philippines năm 2013, khi bắt đầu khởi kiện Trung Quốc đã gặp phải sự trừng phạt kinh tế như vậy.

Việt Nam cần có chiến lược để chống lại chiến tranh thông tin từ Trung Quốc

Trong các quốc gia ASEAN tham gia tranh chấp Biển Đông, Việt Nam là quốc gia đặc biệt được Trung Quốc lưu tâm. Một mặt, bởi vì Việt Nam có chung biên giới đất liền với Trung Quốc ; Việt Nam cũng là nước chịu nhiều ảnh hưởng từ Trung Quốc, từ văn hóa, kinh tế, thể chế chính trị. Việt Nam là nước duy nhất ở ASEAN có hệ thống chính trị gần gũi với Trung Quốc, với sự "cai trị" của Đảng cộng sản, nhưng được gọi bằng cái tên mỹ miều là "Đảng lãnh đạo". Tuy nhiên, mặt khác, đặc biệt là việc người dân Việt Nam rất ghét sự tham lam vô độ , muốn chiếm cả Biển Đông của Chính phủ Trung Quốc.

Chính vì vậy, Trung Quốc đã ráo riết triển khai và áp dụng "tam chủng chiến pháp" đối với Việt Nam, và không thể nói là không có những tác dụng nhất định.

Việc đe dọa tiến hành chiến tranh bằng việc thực hiện các hành động dưới ngưỡng chiến tranh của các lực lượng dân quân biển trong suốt thời gian qua, cùng với những đe dọa về chính trị, ngoại giao, kinh tế… đã khiến nhiều lãnh đạo Việt Nam tê liệt ý chí đối kháng trước Trung Quốc. Trong sự kiện căng thẳng tại khu vực Bãi Tư Chính năm 2019, từ Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đến Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đều không dám đả động đến Trung Quốc và tình hình căng thẳng tại khu vực Tư Chính trong các phát biểu của mình.

Mặc dù là bên khởi phát và chịu nhiều ảnh hưởng của virus Vũ Hán, nhưng Trung Quốc vẫn không ngừng nghỉ các tham vọng của mình, và cuộc chiến tranh thông tin vẫn được Trung Quốc thúc đẩy, thậm chí còn mạnh hơn trước. Vì Trung Quốc thấy được đây là thời cơ của mình, trong khi cả thế giới tập trung chống dịch.

Mới đây, một Think Tank của Trung Quốc (có thể do Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ đằng sau) là SCSPI đã hai lần cung cấp báo cáo về việc các tàu cá Việt Nam xâm nhập trái phép khu vực biển của Trung Quốc nhằm mục đích thu thập thông tin tình báo. Đây chính là một điển hình cho việc dùng chiến tranh thông tin của Trung Quốc. Báo cáo này dựa trên các dữ liệu thu thập từ các AIS. Tuy nhiên, một câu hỏi đơn giản là nếu các tàu Việt Nam xâm nhập trái phép các vùng biển của Trung Quốc để thu thập thông tin tình báo thì ngu gì họ lại bật thông tin AIS để phía Trung Quốc có thể dễ dàng phát hiện và nhận dạng ? Cách sử dụng thông tin này cũng tương tự với việc Trung Quốc đổ cho virus Vũ Hán là do quân đội Hoa Kỳ mang tới.

Tuy nhiên, vấn đề là Việt Nam đã có chiến lược để đối phó với chiến tranh thông tin của Trung Quốc chưa ? Câu trả lời là dường như chưa thấy. Có thể các nghiên cứu của Quân đội Việt Nam về vấn đề này vẫn còn nằm trong vòng bí mật ? Tuy nhiên, các hành động của Chính phủ Việt Nam cho thấy phía Việt Nam hoàn toàn bị động, chạy theo giải quyết sự việc mà thôi. Chỉ đơn giản nếu Việt Nam không có một chiến lược chủ động, nếu Trung Quốc lặp đi lặp lại các hành động như đã làm tại khu vực Bãi Tư chính hồi năm ngoái thì về lâu về dài, phía Việt Nam sẽ dần dần kiệt sức, không thể chạy mãi theo Trung Quốc được.

Nguyễn Hải Quân

Nguồn : RFA, 24/03/2020

Published in Diễn đàn