Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chùa của ai và tăng của ai ?

Thiên Hạ Luận, VOA, 25/03/2019

Hàng loạt đng tác ca B Văn hóa thể thao và du lịch, B Ni v, chính quyn tnh Qung Ninh, chính quyn thành ph Uông Bí, công an thành ph Uông Bí và Trung ương Giáo hi Pht giáo Vit Nam, không đ đ dp ngn la phn n ca công chúng về các hat đng liên quan ti chùa Ba Vàng và Đi đc Thích Trúc Thái Minh,…

matphap1

Thích Trúc Thái Minh trong buổi "live stream" tối 21/03/2019 (nh chp màn hình)

Trên mạng xã hi, bên cnh nhng ch trích v chuyn "gi vong, cúng oan gia trái ch" đã xut hin t cáo ca mt s Pht t. Chng hn Trương Nam Thi – người có bà m tham gia tu tp vi Đi đc Thích Trúc Thái Minh, phc v ti chùa Ba Vàng trong mười năm qua - kêu gọi nhà sư này hãy phóng thích m ca mình.

Sau một thi gian dài làm công qu ti chùa Ba Vàng, m Trương Nam Thi b đt qu và điu duy nht mà nhà sư chuyên "ct vong, gii hn, tr tà" đ loi b tt c bt đc ý, ri ro, bnh tt trong cõi nhân sinh đã làm là đưa bà vào am, nm ung nước, ch lúc v min cc lc...

Trương Nam Thi và anh ch em ca mình va đau đn, va phn n vì bt lc, không th cu m ca h ra khi s mù lòa v nhn thc, gi đã hóa thành u mê. Thi cnh báo, nhng gì mà trụ trì chùa Ba Vàng đã làm ch khiến chúng sinh lun qun trong s hãi, ri phát r, cung cung trong đo điên mà thôi (1).

Tương t, Đng Như Quỳnh đưa lên facebook mt phiếu đăng ký "Thnh hương linh oan gia trái ch" ca Pht t tên Trn Quc Hường. Ông Hường – người đau t đu đến chân, tê mt bên tay – được chùa Ba Vàng "chn đoán" là do… 15 kiếp trước, khi làm quan huyn, "Tín ch" Trn Quc Hường ra lnh, x chém mt thanh niên 23 tui.

Phải đến bây gi, thanh niên 23 tui b chém vì ăn trm, hiếp dâm mi thành "hương linh" đ báo oán do… oan. Ông Hường mi b báo ng do tng… nhn hi l, giết sai người, được hướng dn gii nn bng cách np 950 triu "cúng dường không nương ta Đi tăng", cùng vi 29 triu khác đ "cúng dường nương ta Đi tăng, tu tập, b thí" (2).

Cũng phải đến bây gi, sau khi clip thuyết ging, cô gái – nn nhân mt v cướp, hiếp, giết xy ra cách nay hai tháng tnh Đin Biên – ung mng không phi do cái ác sinh sôi, ny n, mà vì phi tr "nghip" trong tin kiếp (sát hại chúng sinh dã man, xâm hại trinh tiết người khác), được phát tán, công chúng mi sôi sùng sc.

Những lý gii kèm khuyến d kiu như : Đau xương khp là do bn kiếp trước hay giết mèo nên kiếp này b vong mèo báo oán cn tu tp 49 ngày, kèm np ba triu tin công đc. B ung thư vú là vì 42 kiếp trước không chăm sóc em gái và làm nhiu điu ác như cướp đt nên gi phi gánh, mun khi ung thư vú phi np 7,1 triu gii vong. Ri kinh doanh ế m vì 36 kiếp trước to ác nghip, nay vong phá, mun suông s phải cúng dường 6,8 triu đng… làm thiên h, đc bit là nhiu Pht t sng s (3) !

Không chỉ có thường dân khng đnh Pht giáo không phi là như thế, trên facebook dường như ca mt nhà sư có pháp danh là Thích Nht T, lp đi, lp li li kêu gi "chung tay dẹp tan ‘tà pháp thnh oan gia trái ch’ ca thày Thích Trúc Thái Minh, không đ đo Pht b v lây bi s truyn bá mê tín ‘vong báo oán ca chùa Ba Vàng" (4).

Qua hệ thng truyn thông chính thc, Đi đc Thích Đo Hin, Phó Ban Tr s Giáo hi Pht giáo tỉnh Qung Ninh, phân trn rng, t chc này tng yêu cu chùa Ba Vàng chm dt truyn bá "vong báo oán". K c gi văn bn cho Tnh ủy Qung Ninh và chính quyn thành ph Uông Bí đ ngh x lý ngay vic truyn bá "vong báo oán" (5).

Đại đc Thích Đo Hiển nói thêm, tr trì chùa Ba Vàng đã tng quỳ trước Thượng ta Thích Thanh Quyết (Trưởng Ban Tr s Pht giáo Vit Nam tnh Qung Ninh) sám hi nhiu ln nhưng ri đâu li vào đy, li phát sinh chuyn khác. Nếu hôm nay, gii quyết không tt, ngày mai sẽ phải chy theo x lý vic khác ca tr trì chùa Ba Vàng.

Phó Ban Trị s Giáo hi Pht giáo tnh Qung Ninh than rng, c vài ngày, tr trì chùa Ba Vàng li nghĩ ra mt cách khác người, ông không rõ đó có phi là cách thu hút tín đ, qun chúng hay không... Đồng thi nhn mnh, mong mun "x lý trit đ" vn đ chùa Ba Vàng không phi do Ban Tr s ganh t hay ni b mt đoàn kết (6).

Có một đim đáng chú ý là dù khng đnh "gi vong, thu tin" trái vi giáo lý đo Pht nhưng đi din Ban Tr s Giáo hi Pht giáo tnh Qung Ninh không xem đó là chuyn ca Giáo hi Pht giáo Vit Nam. Đi đc Thích Đo Hin xem đây là trách nhm ca… nhà nước, cn ly pháp lut ca nhà nước làm chun mc trong… x lý !

Chẳng l ti Vit Nam, c chùa ln tăng không phi ca Pht mà là ca… nhà nước ? Cũng có th. Nếu chùa ln tăng không phi ca nhà nước thì làm sao tr trì chùa Ba Vàng có th phá hàng chc ngàn mét vuông đt rng biến công th thành nơi ta lc ca chùa Ba Vàng, mt đi t trên núi "có chính đin ln nht Đông Dương" (7).

Nếu Giáo hi Pht giáo Vit Nam là mt thc th thc s đc lp, nâng đ - giám sát nhau v vic thc thi giáo lut, truyn bá Pht pháp theo đúng tinh thn Pht giáo chc tr trì chùa Ba Vàng không dám thách thc Giáo hi ti mc đã được hàng giáo phẩm cp cao hơn khuyến cáo nhưng vn t chc tiếp tc tán phát rng rãi quan đim : Thu tin cúng oan gia trái ch là theo yêu cu ca… vong (8). Càng nghèo càng phi cúng dường đ thoát nghèo (9)…

***

Từ s kin chùa Ba Vàng, facebook Nguyn Ngc Chu, một Tiến sĩ, nhn đnh, Vit Nam hin có hàng trăm chùa "Ba Vàng". Có nhiu chùa "Ba Vàng" hơn xa chùa Ba Vàng Uông Bí như các chùa Bãi Đính, Tam Chúc hoc sp mc lên na H Núi Cc, nhng nơi gi nguyên khí linh thiêng ca đt nước. Chính cơ chế ca chúng ta đã đ ra mt xã hi làm chùa chin biến tướng. Chính cơ chế ca chúng ta đã đ ra xã hi nuôi dưỡng nhng ông ch các chùa "Ba Vàng". T đp phá chùa chin – vn mt cc, đến xây các chùa "nht thế gii" như bây gi - là mt cc khác. chế không cho chúng ta bước đu đn theo mt chiu mà dt chúng ta nhy t cc t sang cc hu.

Ông Chu cho rằng, nhng người lc vào mê tín không phi do li ca h, h là nn nhân ca mt xã hi sinh dưỡng mê tín, cho nên cũng là tín ngưỡng nhưng c quốc gia khác mê tín di đoan, buôn thn bán thánh không tr thành đi ha như Vit Nam ?

Tại sao nhiu người dân li tin vào nhng chuyn mang màu sc mê tín d đoan như bây gi ? Câu tr li tht đơn gin là h không còn ch gi gm nim tin : Tin vào đâu khi chính những người có chc quyn cũng đi chùa xin chc quyn ? Tin vào đâu khi nhng k có tin b tin xây chùa chin, khuyến khích h đi chùa cy nh thn thánh ? Tin vào đâu khi các tr trì khuyên h cy nh thánh thn ? Tin vào đâu khi k có quyn thay đen đổi trng ? Tin vào đâu khi k có tin mua trng thay đen ? Tin vào đâu khi quan tòa không bo v l phi ? Tin vào đâu khi mi vic phi da vào tin ? Tin vào đâu khi k có ch bt tai cúi đu ?... nên h phi cy vào thn thánh và c ma qủy !

Theo ông Chu, khi mê tín lộng hành là ch nghĩa đi vào ca mt. Mê tín lng hành có li ca k biết ch. Đ xã hi mt lòng tin có li ca k biết ch. Thành ra "nhng người trót hc, hãy mnh m lên" (10).

Cũng với tâm trng như thế, Nguyn Văn Tiến Hùng h thng hàng loạt s kin khác : Mt Khá "Bnh", 26 tui, ch hc hết lp 7, chuyên đòi n thuê, đánh đm, chi bi... theo phong cách du đãng, tng vào ra tù, ra khám vài ln, nói năng như nh nước miếng vào các chun mc nhưng đang có hàng triu người theo dõi trên Facebook và You Tube. Vừa ri Khá "Bnh" xut hin Yên Bái, đám tr còn đeo khăn quàng đ xúm vào chiêm ngưỡng như được din kiến mt "người hùng". Con s đăng ký theo dõi kênh riêng ca Khá "Bnh" trên You Tube đã vượt mc hai triu và tiếp tc gia tăng, đa số là nhng cá nhân sinh sau 2003…

Rồi mt Phúc "XO", ni như cn vì đeo 13 ký vàng trên người, vì s hu nhng chiếc xe hơi và mô tô m vàng. Không ch l, Tết, nhng bui chiu mà Phúc "XO" lau chùi xe ti mt đa đim sát siêu th Thiên Hòa, gn cầu Tham Lương qun 12, Thành phố Hồ Chí Minh là đon đường này li kt vì thiên h xúm vào chp hình, quay phim. Có vài chc, thm chí c trăm You Tuber theo sát Phúc "XO" đ quay phim, phng vn vì Phúc "XO" luôn sn sàng k v ca ci, v cách ăn nên, làm ra nếu rành về phong thy, nh vy, có th tính vàng theo… ký ! Nay ti s kin chùa Ba Vàng, khai thác lut nhân – qu đ giao hoang mang, khuyến d cúng chuyn nghip và đ "vong" đnh giá…

Hùng trăn trở vì ba ví d ông nêu tuy nh nhưng rõ ràng có liên quan vi nhau. Đó là cả cng đng đang b dn dt. Dn dt được đám đông đng nghĩa vi s hu sc mnh ca đám đông. Công ngh - công c đ tác đng đến cng đng thì min phí nhưng đnh hướng, to ra cng đng ca riêng mình thì phi có đnh hướng v nhu cu, mc đích sử dng. Đám đông t tp quanh Khá "Bnh", Phúc "XO" hay chùa Ba Vàng là mt phn xã hi. Ti sao xã hi li ny sinh ra nhng cá nhân lao theo nhng phát biu ngông cung, thói khoe khoang ca ci hoc m mm trong s hãi nhng thế lc vô hình ? Cn phải tự hi : Chuyn gì đang xy ra ? Vong nào đang dn dt mi người ?

Thiên Hạ Luận

Nguồn : VOA, 25/03/2019

Chú thích :

(1) https://www.facebook.com/truongnamthi/posts/792818274413107

(2) https://www.facebook.com/photo.php?fbid=260098984944572&set=a.103598363927969&type=3&theater

(3) https://www.facebook.com/hoang.linh.7146/posts/2035429083244278

(4) https://www.facebook.com/ThichNhatTu/posts/2384014438289173

(5) https://vnexpress.net/thoi-su/chua-ba-vang-thu-tien-theo-yeu-cau-cua-vong-3898146.html

(6) http://soha.vn/pho-ban-pg-quang-ninh-tru-tri-chua-ba-vang-quy-sam-hoi-truoc-thuong-toa-thich-thanh-quyet-nhieu-lan-xong-dau-lai-vao-day-20190322120556382.htm

(7) https://tuoitre.vn/chua-ba-vang-10-nam-bien-thanh-nguy-nga-rong-hang-chuc-ngan-met-vuong-20190321101531503.htm

(8) https://vnexpress.net/thoi-su/chua-ba-vang-thu-tien-theo-yeu-cau-cua-vong-3898146.html

(9) https://nld.com.vn/thoi-su/tru-tri-chua-ba-vang-cang-ngheo-cang-phai-cung-duong-de-thoat-ngheo-20190322093655616.htm

(10) https://www.facebook.com/chu.nguyenngoc/posts/1576123132521111

*******************

Chùa Ba Vàng, mạt Pháp hay mạt Quốc ?

Viết từ Sài Gòn, RFA, 24/03/2019

Một xã hội mà ở đó, các thầy tu mượn áo tu để làm chuyện xằng bậy của yêu ma quỉ quái, giới quan lại mượn ghế lãnh đạo để để lộng quyền bất chính, nhất định xã hội đó phải trong thời mạt quốc.

matphap2

Ngày 22/03/2019, cơ quan công an sẽ tiến hành triệu tập bà Phạm Thị Yến, người truyền bá vong báo oán, xúc phạm người khác xảy ra tại chùa Ba Vàng. Cụ thể, bà Yến đã lấy vụ nữ sinh giao gà Cao Thị Mỹ D., bị hãm hiếp rồi sát hại xảy ra tại Điện Biên để hù doạ người khác. 

Chữ Mạt Quốc cần được nhấn mạnh ở đây thay vì nói rằng Phật Pháp bây giờ thời Mạt Pháp. Nói đạo Phật đang thời mạt Pháp là sai lầm và không hiểu gì về chữ Pháp.

Bởi lẽ, Pháp là một khái niệm siêu hình, nó không thuộc về duy lý hay phân tích, Pháp cũng không thể ký thác hay ẩn mình trong một sinh mệnh phàm phu tục tử nào đó với bộ áo khoác nhà tu.

Nói như vậy để thấy rằng câu chuyện ở chùa Ba Vàng mà mấy hôm nay đang trở thành đề tài nóng trên các trang mạng xã hội, thậm chí trên các trang báo quốc tế và không ít trang nhìn nhận đó như một sự củng cố niềm tin về Mạt Pháp.

Trên thực tế, Pháp chỉ tồn tại khi các giá trị đạo đức, phẩm hạnh và tâm linh còn trong trẻo, không vẩn đục. Một khi đạo đức đen tối, phẩm hạnh u ám và tâm linh vẩn đục thì Pháp nào xuất hiện hay tồn tại ở đó được mà luận đến chuyện Mạt hay Thịnh ?!

Một quốc gia mà các thầy chùa múa may quay cuồng, đám quan lại xun xoe, toa rập với đám thầy chùa để diễn kịch mị dân, kiếm tiền và thao túng quyền lực, điều đó chỉ cho thấy rằng quốc gia đó đang mạt vận và điều này chẳng liên quan gì đến Pháp, bởi sự nhiệm màu chưa bao giờ xuất hiện ở quốc gia đó.

Một quốc gia may mắn, trước nhất phải nói rằng đó là quốc gia không nằm trong nhóm "vô đạo". Bởi nhờ không vô đạo mà con người biết sợ những gì ngược với đạo đức, ngược với phẩm hạnh và ngược với tiếng nói tâm linh sâu thẳm.

Thời Việt Nam Cộng sản xã hội chủ nghĩa, nói xa hơn một chút, thời Việt Nam Cộng Hòa, dường như Pháp Phật vẫn chưa chạm đến quốc gia này, hay nói cách khác là Việt Nam không có may mắn hay mảnh đất tâm hồn của số đông, rất đông người Việt không đủ trù phú để hạt mầm Phật Pháp nảy nở.

Bằng chứng của vấn đề này là từ những năm 1963, đã có nhiều kẻ khoác áo tu hoạt động nằm vùng và tạo ra những chiến tuyến nảy lửa với nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Hòa trên danh nghĩa "tranh đấu Phật giáo" nhưng thực chất, đó là một kiểu vận động chánh trị được khoác áo tôn giáo.

Và, khi chế độ cộng sản lên nắm quyền trên cả hai miền đất nước, những cái cây "tranh đấu Phật giáo" lại đâm thêm cành nhánh, đơm bông, kết trái và mọc thêm hàng ngàn, thậm chí hàng triệu cây con để cho đến lúc này, chúng đã hoàn toàn trưởng thành và thể hiện sức mạnh của một thứ sứ mệnh mượn danh tôn giáo để gây cảm tình chính trị, để bóc lột kinh tế.

Chưa bao giờ đáng sợ và tởm lợm hơn bây giờ, khi các đại đức, tỳ kheo chỉ ngót nghét ba mươi, bốn mươi tuổi nhưng xưng "thầy – con" với người già bảy mươi, tám mươi tuổi một cách không ngượng miệng.

Tôi từng chứng kiến một tỳ kheo chưa đầy ba mươi, gọi một Phật tử già 80 tuổi, bằng tuổi bà của anh ta trong lúc mời trà tôi một cách phách lối chưa từng thấy. "Tư… ! Lên thầy bảo ! Con pha cho thầy thêm một bình trà ngon !". Bà cụ lật đật miệng dạ chân chạy để pha trà cho ‘thầy". Lúc này tôi mới hiểu, cái người bị gọi "Tư…" nghe đầy gầm ghè của "thầy" là một bà cụ chân yếu tay run ! Tôi cũng hết muốn uống trà với "thầy".

Kể ra một chuyện nhỏ như vậy để thấy rằng hầu như hiếm có, thậm chí là không có người tu nào có thể chạm đến Phật Pháp, bởi ngay từ đầu, người ta đã chấp thủ và tự đặt mình vào vị trí "thầy" của cuộc đời cho dù chỉ mới lóp ngóp bước lên vị trí tỳ kheo (đại đức) mà nguyên gốc của nó là kẻ đi theo chân thầy để phục vụ cuộc đời. Ở đây, không có kẻ đi theo chân thầy để phục vụ đời mà chỉ có kẻ ngồi phốc lên vị trí ấy để đời phục vụ.

Nói cho cùng, đến thời điểm này, làm gì có Phật Pháp ở các chùa, các thầy với đủ các chiêu trò nhươn sao, giải hạn, đuổi vong, đổi vong, ốp đồng, ngoại cảm… ? !

Mà một khi không chạm được Phật Pháp thì làm gì có Mạt Pháp với Thịnh Pháp ?!

Tại sao người ta dùng chữ Mạt Pháp ở đây ? Và ai dùng ?

Xin thưa, đó là cách nói lấp liếm, lấy vải thưa che mắt thánh của những kẻ cơ hội, những kẻ buôn thần bán thánh vẫn cố gieo rắc vào người mù mờ luận điệu rằng Phật Pháp vẫn đang phát triển bởi các chư tăng ở các chùa, chỉ có một vài tên phá đám, một vài tên cơ hội làm hôi hám chốn thiền môn và điều ấy như một chỉ dấu về sự mạt pháp.

Khi ngày càng lòi ra nhiều gương mặt ăn chơi sa đọa, trác tán, nhiều kẻ lừa đảo nhân danh tôn giáo, nhân danh Phật giáo thì người ta lại cho rằng đó là Mạt Pháp.

Nhưng trên thực tế, ở một đất nước mà quan tham cấu kết với sư hổ mang để làm những điều tệ hại, đê tiện thì chắc chắn quốc gia đó chưa bao giờ chạm tới sự huyền nhiệm của Phật Pháp. Đặc biệt, những kẻ tuy mang chức sắc lớn trong giáo hội, cộng đoàn nhưng nhân cách méo mó, tư cách xoàng xỉnh thì chắc chắn một điều là những kẻ này không có bất kì thứ tư cách nào để nói đến tâm linh hay Phật Pháp.

Một quốc gia tràn đầy những kẻ khoác áo nhà Phật nhưng lại tham lam và lợi dụng vào sự cuồng tín của nhân dân để đẩy nhân dân đến chỗ mê lầm và mượn danh đạo pháp để giáo huấn chính trị, lái con người đến chỗ vong thân, vong nô thì quốc gia đó không đủ tư cách để bàn về khái niệm Phật Pháp hay Mạt Pháp. Bởi nó đang trong thời Mạt Quốc.

Một khi rơi vào thời Mạt Quốc thì giới quan lại thỏa sức bóc lột, giới khoác áo tu cũng thỏa sức bắt tay với quan lại để bóc lột người dân bằng cách hủ hóa, mê tín hóa và ngu dân hóa, đẩy đám đông đi từ mê tín đến cuồng tín và mê lầm.

Đáng buồn là chúng ta đang ở vào thời kì ấy, cái thời kì mà chúng ta không đủ tư cách để bàn hay nhận hai chữ Mạt Pháp. Bởi chúng ta đang rời vào thời kì Mạt Quốc. Nếu không tỉnh ngộ, giữa Mạt Quốc và Vong Quốc chỉ cách nhau chưa tày gang ! Bởi Mạt Quốc là tiền đề của Vong Quốc.

Viết từ Sài Gòn

Nguồn : RFA, 25/03/2019 (VietTuSaiGon's blog)

Published in Diễn đàn

Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi : hình sự hay dân sự ?

Thảo Vy, VNTB, 24/03/2019

Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, tại Điều 5.5, nghiêm cấm việc lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi. Việc trục lợi này liệu có thể xử lý về mặt hình sự để gia tăng tính răn đe ?

phat1

"Chùa lớn nên bị ganh ghét, ngoại đạo ác hại"

Đó là câu chuyện chùa Ba Vàng nhận tiền cắt duyên nghiệp để chữa bệnh cho phật tử, thuyết giảng chuyện bị vong nhập… Trong buổi pháp thoại được truyền hình trực tiếp trên trang web, trang youtube và mạng xã hội facebook của chùa vào tối hôm 21/03, Đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng, nói rằng "Chùa lớn nên bị ghen ghét".

Họ đang choảng nhau !

Luật sư Nguyễn Thanh Bình nói rằng ông đang cảm nhận là hình như các đại gia bất động sản tâm linh giữa "Bái Đính - Tam Chúc" với "Yên Tử - Ba Vàng" đang bắt đầu choảng nhau. 

"Thật ra hoạt động tâm linh của các vùng đều như nhau thôi. Nhưng trong cuộc chiến này, cuộc chiến giành dòng người u mê cuồng tín, phe nào mạnh, nhiều tiền thì phe đó thắng. Trong cuộc chiến ấy, công cụ và phương tiện cho các bên chiến đấu cơ bản, chủ yếu là giới truyền thông. Nhiều nhà báo sẽ gia nhập đám tay sai đầy mưu mẹo cho các đại gia bất động sản tâm linh. Bà con chú ý theo dõi nhé, hấp dẫn lắm đây !". Luật sư Nguyễn Thanh Bình cảnh báo.

Nhà báo chuyên về biên khảo du lịch, ông Phạm Hoài Nhân kể rằng cho đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác chùa Ba Vàng được khai sơn từ khi nào. Theo nội dung khắc trên cây hương đá trước cửa chùa, thì chùa xưa được dựng vào năm Ất Dậu, triều vua Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh (tức năm 1706). Tuy nhiên, căn cứ vào những dấu tích di chỉ được các nhà khảo cổ thêm, thì ngôi chùa còn có thể được xây dựng từ sớm hơn, tức là vào thời Trần thế kỷ thứ 13.

Theo năm tháng, chùa xưa chỉ còn là phế tích, để phát huy giá trị văn hóa lịch sử ngôi chùa liên tiếp được đầu tư tôn tạo. Ban đầu chùa được xây dựng bằng gỗ và sau đó năm 1993 chùa được trùng tu lại bằng xi măng. Hiện vật đáng chú ý nhất của chùa Ba Vàng còn sót lại tới hôm nay là một số di vật bằng đá, bao gồm 1 bia đá cao 0,52 m, rộng 0,38 m, dày 0,12 m, 2 con rùa đá và 1 cây hương bằng đá cao 1,2 m 4 mặt, mỗi mặt rộng 0,22 m. Theo dòng chảy thời gian, chữ Hán trên bia đá và cây hương đá đã mòn, rất khó đọc. Trên cây hương bằng đá, chỉ còn lại một số chữ lớn giáp đầu bia : Thành Đẳng Sơn, Bảo Quang tự, Thiên đài trụ, nghĩa là trụ đài đá chùa Bảo Quang, núi Thành Đẳng.

Theo một tài liệu riêng của người viết, thì từ phế tích như kể trên, Hòa Thượng Thích Thanh Từ, Phó Pháp chủ Hội đồng chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam cử một đệ tử là Đại đức Thích Trúc Thái Minh, thế danh Vũ Minh Hiếu sinh năm 1967 tại làng Sen, thôn Ngọc Quan, xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh về gầy dựng lại chùa Ba Vàng. 

Tuy nhiên người đứng đàng sau dự án này lại là Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Trưởng Ban trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh. Trong buổi lễ động thổ xây dựng chùa Ba Vàng vào ngày 11/07/2010 còn có sự hiện diện của một chức sắc đến từ Trung Quốc được giới thiệu là Hòa thượng Chi-chộp.

Sau 3 năm xây dựng, chùa đã hoàn thiện một số hạng mục như : Ngôi Đại Hùng bảo điện rộng 4.500m2, Lầu Chuông rộng 112m2, Lầu Trống rộng 112m2, hành lang La Hán rộng 200m2, nhà bảo tàng rộng 700m2, thư viện rộng 700m2, khu nhà tăng rộng 1.600m2, thiền đường rộng 960m2, cổng đá, cổng tam quan trung, cổng tam quan nội và một số công trình phụ.

Ngày 9/3/2014, chùa Ba Vàng tổ chức đại lễ khánh thành và nhận bằng kỷ lục "Ngôi chùa trên núi có chính điện lớn nhất Đông Dương".

Tháng 12/2014, trụ trì Thích Trúc Thái Minh bảo vệ thành công luận án "Ngôi chùa có chính điện lớn nhất Đông Dương" trước hội đồng giáo sư Đại học Kỷ lục thế giới thuộc tổ chức có tên Viện Hàn Lâm Khoa Học Sáng Tạo Thế Giới, trụ sở đặt tại thành phố Faridabad, New Dehli, Ấn Độ.

Đại gia xây chùa

Các nhà nghiên cứu và cả những phật tử chân tu đã cảnh báo, việc chính của chùa không phải là đua chen những kỷ lục về xây dựng mà là giáo hóa tâm linh, hoằng dương Phật pháp. Những chùa đua chen xây dựng to lớn chỉ làm tâm linh bị u mê hơn.

"Siêu dự án" tâm linh Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình, doanh nghiệp Xuân Trường) với hàng loạt các kỷ lục hay ngôi chùa mới xây dựng được cho là lớn nhất thế giới bên cạnh ngôi cổ tự Tam Chúc (huyện Kim Bảng, Hà Nam). Theo thông tin công bố thì doanh nghiệp đã rót 11.000 tỷ đồng, mục tiêu là xây dựng ngôi chùa lớn nhất thế giới bên trong một khu du lịch rộng 5.100 héc ta. Điều quan trọng nhất và cũng tạo ra nhiều vấn đề bất thường nhất được dư luận đặc biệt quan tâm, chính là diện tích đất phục vụ dự án đều tính ở con số hàng ngàn héc ta đất.

Đơn cử, hệ thống dịch vụ tại Bái Đính là một vòng khép kín, và Xuân Trường là doanh nghiệp thâu tóm mọi chi phí, lượt khách... tại đây. Đáng quan tâm hơn là chưa ai trả lời được nguồn tiền công đức sẽ đi đâu về đâu ?

Người viết ủng hộ các công ty tư nhân, các hội đoàn xã hội dân sự đầu tư xây dựng chùa chiền, tự viện. Đơn cử ở khu đô thị mới Thủ Thiêm, nếu như chính quyền đã có quyết định cuối cùng sau gần 20 năm tranh cãi, là giữ lại Nhà thờ Thủ Thiêm, các cơ sở của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm, thì tại sao không đồng ý khôi phục lại chùa Liên Trì do Hòa thượng Thích Không Tánh là Viện chủ ?

Một bài học ai cũng thấy, khu Phú Mỹ Hưng dân cư rộng lớn mới xây dựng ở Thành phố Hồ Chí Minh, dường như không có một ngôi chùa nào được xây dựng bên trong. Người dân mua những căn hộ trong đó được đáp ứng đủ mọi thứ, siêu thị, trường học, bệnh viện, nhà trẻ…, trừ sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh. Muốn đi chùa, thì chỉ có thể đến một số ngôi chùa nhỏ ngoài khu dân cư, xa hơn trong những khu vực hình thành đã lâu trong quận 7.

Người mua bất động sản cư trú ở đó có nơi thăm viếng lễ bái vào ngày rằm, mùng Một, ngày Tết, tạo thành một điểm di dưỡng tinh thần. Chùa kết hợp với cảnh quan vườn cây hay sông nước lại càng có tác dụng nâng cao giá trị của cảnh quan, tức là nâng cao giá trị của bất động sản, cũng là nâng cao phẩm chất đời sống tinh thần của cư dân.

Rất tiếc là tất cả giá trị nhân bản nói trên đã không hiện diện ở các "siêu dự án tâm linh" tại miền Bắc.

Trở lại việc chùa Ba Vàng : phạt hành chính hay xử lý hình sự ?

Chùa Ba Vàng không chỉ thuyết giảng về duyên - nghiệp mà còn thu tiền để cắt duyên nghiệp, hóa giải duyên nghiệp từ kiếp trước để trị bệnh. Điều này được Giáo hội Phật giáo Việt Nam xác nhận là không đúng với giáo lý nhà Phật. Bởi, Phật phổ độ chúng sinh. Vậy nên Phật sẽ chẳng lấy tiền của những người mắc bệnh hiểm nghèo khi sử dụng Phật pháp để an ủi cho phần tinh thần của họ.

Việc cho rằng cắt duyên nghiệp để trị được mọi bệnh tật, có dấu hiệu của việc gian dối đối với người khác và thu lời, là một trong những dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Bộ luật hình sự 2015.

Tuy nhiên cái khó ở đây là sẽ không dễ tìm được ai là bị hại. Những người đến nộp tiền để được giải nghiệp chữa bệnh mà không cho rằng mình bị lừa, không cho rằng mình bị thiệt hại, không bị sử dụng hành vi gian dối, thì pháp luật hình sự cũng khó xử lý được trách nhiệm của những người thu tiền của người bệnh.

Có lẽ do biết rõ những điểm lách ấy của pháp luật hình sự, đồng thời từ sự chống lưng của ai đó nên mới có việc trong buổi pháp thoại được truyền hình trực tiếp trên trang web, trang youtube và mạng xã hội facebook của chùa vào tối hôm 21-3, Đại đức Thích Trúc Thái Minh lớn tiếng nói rằng "Chùa lớn nên bị ghen ghét" (!?).  

Thay lời kết

Bên lề vụ việc, cựu tổng thư ký báo Thanh Niên, nhà báo Hoàng Hải Vân kể : "Trước đây, mỗi khi được giao đất, doanh nghiệp nhận đất phải nộp cho cá nhân người đứng đầu địa phương một khoản tiền từ 8-10% giá trị lô đất tùy vị trí. Ông này từng nói thẳng với một nhà báo : "Tau không lấy tiền đó thì lấy gì chung cho mấy thằng ở trên", tất nhiên là ông nói mồm không bằng không chứng. Sau đó, có lẽ thấy việc này dễ bị lộ nên ông đã dùng cái chùa kia để rửa tiền. 

Chùa thì do ông cấp đất xây dựng, sư trụ trì là người ông sắp xếp đưa vào. Doanh nghiệp thay vì mang tiền phần trăm đến cho ông thì mang vào cúng chùa. Trụ trì được dùng một ít tiền đó để xây chùa đúc Phật, còn phần lớn chuyển lại cho ông. Ví dụ doanh nghiệp cúng vào chùa 10 tỷ thì phần chùa 1 tỷ còn phần ông 9 tỷ. Ông lấy tiền ra bất cứ lúc nào ông cần, để hối lộ các bộ, ngành ở trung ương và dùng riêng cho cá nhân ông…".

Thảo Vy

Nguồn : VNTB, 24/03/2019

*****************

"Trời Phật độ trì đất Việt Nam"

Nguyễn Hiền, VNTB, 24/03/2019

Nếu "Trời Phật" là lực lượng tồn tại có thực, thì chắc hẳn đã không để cho Việt Nam tròn 1 thế kỷ máu chảy đầu rơi. Mảnh đất hình chữ S đúng nghĩa trở thành mồ chôn lớn nhất của hàng triệu con người Việt.

phat2

Chùa Ba Vàng, Quảng Ninh.

Khi Pháp đặt chân vào Việt Nam, và 61 năm tồn tại vùng đất này, gắn với hàng trăm cuộc đàn áp lớn nhỏ khởi nghĩa của các tầng lớp Việt Nam.

Khi Pháp rời đi, Nhật tìm đến và gián tiếp gây ra nạn đói khiến 2 triệu người chết.

Khi Nhật rời đi, Mỹ tìm đến và gián tiếp đưa ra cuộc chiến Bắc – Nam kéo dài 20 năm.

Nếu "Trời Phật" là lực lượng tồn tại có thực, thì chắc hẳn đã không để cho Việt Nam tròn 1 thế kỷ máu chảy đầu rơi. Mảnh đất hình chữ S đúng nghĩa trở thành mồ chôn lớn nhất của hàng triệu con người Việt.

Khi đất nước thống nhất một mối về mặt địa lý, sự chia tách ý thức hệ khiến hàng triệu người chết ở biển, trong tù, vùng kinh tế mới,…

Nếu "Trời Phật" là lực tồn tại có thực, thì có lẽ, Việt Nam kiếp trước đã làm điều gì đó rất tàn ác, để thời cận hiện đại, phải "trả nghiệp" bằng chiến tranh và cơ chế.

Ngôi chùa Ba Vàng "trục vong, xá tội" bị báo chí lên tiếng, và chỉ ra nhiều sai phạm, từ gieo rắc mê tín dị đoan để trục lợi cho đến xâm lấn đất rừng. Nhưng ngày mà Chùa này tiến hành họp báo, thì vẫn có hàng trăm con người chắp tay trước ngực để lắng nghe vị "trụ trì" Chùa thuyết giảng, phản pháo báo chí.

Hàng trăm con người đó, có cả những con người có học thức cao, ví như vị bác sĩ trẻ ở bệnh viện Bạch Mai.

Không ai ngăn cản niềm tin tín ngưỡng con người, nhưng có vẻ, người dân Việt Nam đang rơi vào vòng xoáy của sự ngu si, nơi họ bị đầu độc bằng rượu bia, nền giải trí khoét sâu vào mông-vú, và một sự cuồng loạn về kiếp trước – kiếp sau.

Nếu nhà văn Vũ Trọng Phụng sống lại, ông sẽ có đủ chất liệu hiện thực xã hội để tiếp tục viết những "Chín đầu một lúc", "Hội nghị đùa nhả" ; "kỹ nghệ lấy tây" ; "dân biểu và dân biểu" ; "Lục xì" ; "làm đĩ" ;"Con người điêu trá"... như ông đã từng viết về xã hội đầu thế kỷ XX.

Xã hội Việt Nam, sau khi trải qua thời kỳ chiến tranh – loạn ly, đã trở về nguyên bản của thế kỷ trước. Vẫn có kẻ bóc lột nhân danh "nhân dân", và vẫn tồn tại những "nhân dân" có ý thức con cừu, ý thức của sự nô dịch.

Khi cả đám dân bị lôi cuốn vào chuyện tình "cô giáo và học trò", hay câu chuyện "Chùa Vàng" thì xăng tăng giá và BOT đã được vũ trang hóa trở lại. Người dân mong muốn sự yên thân kiếp này, trả nợ kiếp trước – những thứ tồn tại đầy hư ảo, thay vì kiến tạo một kiếp này tốt hơn, và hỗ trợ cho kiếp của con cháu trở nên đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Trong một quán café tại tại Thành phố Nam Định, một vài người trung niên bàn sôi nổi về việc, BOT Mỹ Lộc mở cửa thu phí trở lại. Một người đàn ông rít điếu thuốc và chửi thề, người khác thì trầm ngâm, một mụ đàn bà buông thõng câu than thở : Úi giời ! Thôi thì thời nó thế, kiếp trước dân ta ăn ở ác đức nên kiếp này đành chịu thôi.

"Đành chịu thôi", quan điểm của mụ đàn bà là một trong nhiều quan điểm hình thành vòng kim cô, buộc chặt người dân vào thế đã rồi, buộc phải chấp nhận, và nếu phản kháng, thì đó cũng chỉ là những lời chửi bới không đầu không cuối. Họ không nhận ra rằng, chính họ là thực thể tại nên chính "số kiếp" của họ. 

Những con người cách mạng thời kỳ trước, những con người dân hiến cả tuổi thanh xuân để "cướp chính quyền" nay đang bị chính những người trong chính quyền cướp lại. Một cán bộ thuộc văn phòng Thanh Tra Chính phủ "lừa" một bà mẹ liệt sĩ trong giúp đỡ tranh chấp đất đai chỉ là câu chuyện nhỏ trong hàng trăm ngàn câu chuyện "cướp" diễn ra tại đất nước này. 

Những người như bà mẹ liệt sĩ Lê Thị Tích gánh chịu hôm nay là hệ quả của một thời mù quáng, và quả thực không hiếm những trường hợp sau cách mạng thành công đã "sáng mắt, sáng lòng hơn". Do đó, nếu nhìn rộng ra, một xã hội đầy rẫy những bất công chỉ có thể giải quyết bằng những con người dám đấu tranh, thay vì xì sụp váy lạy một thực thể vô hình, hoặc dựa vào thực thể vô hình đó để tự tạo ra vòng an toàn xoay quanh mình.

Thế nhưng, những hình ảnh lầm lũi, những con người mê muội trong thời cuộc vẫn tồn tại như một thứ ung nhọt lớn nhất trong xã hội này. Họ cười những con người đấu tranh, họ cho rằng đó là "sự vô bổ", họ phê những người đấu tranh là "ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng". Nhưng họ biết đâu rằng, chính những con người đấu tranh đó mới là những hiện thân thực tế của "Trời Phật", và họ đang cứu độ cái xã hội này, tương lai xã hội này. Nơi mà sự "an toàn cá nhân", lầm lũi chịu đựng, sự ngu dốt về niềm tin đã trở thành xu hướng thời đại.

Không có "Trời Phật" nào đủ sức để độ trì hay đoái thương dân tộc này, trừ khi chính những cá nhân trong dân tộc đó ngộ ra được quyền làm người của mình. Còn không, thì họ xứng đáng để nhận lấy bụi mịn, thực phẩm bẩn, giá xăng tăng cao, hàng loạt thứ thuế phí, và nằm hành lang khi khám chữa bệnh,…

Chùa Vàng thực chất là sự thu nhỏ của cơ chế hiện tại, và hàng trăm ngàn con người đang theo triết lý Chùa Vàng thực chất là hàng triệu con người đang lầm lũi bị tước đoạt và bóc lột, để nhóm nhỏ người là quan chức và thân hữu quan chức giàu lên.

Nhưng có lẽ, họ xứng đáng bị vậy. Bởi, GS. Ngô Bảo Châu đã đúng, khi khẳng định, "bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do." Mất tư cách tự do, vị trí con người, thì họ không xứng đáng để hưởng tự do và cuộc sống con người. Và dân tộc "dốt" về ý thức làm người, sẽ tạo nên một quốc gia yếu cho chính lợi quyền người dân. 

Nguyễn Hiền

Nguồn : VNTB, 24/03/2019

******************

Sự đốn mạt của Phật giáo quốc doanh : cần một cuộc chỉnh đốn ?

Hoa Nghi, VNTB, 22/03/2019

Khi các quốc gia tiên tiến khác đang khám phá vũ trụ, đặt chân lên vùng tối trái đất, thám hiểm Sao Hỏa… thì tại Việt Nam, vẫn tất bật các dự án bán và chia đất của các đại gia có tiền và quyền, và sự vươn lên của một nền Phật giáo đang mất dần thuộc tính hướng thiện của nó.

phat3

Dâng sao giải hạn ở Hà Nội.

Nhiều chùa to được xây dựng, nhiều Phật to được dựng lên, hàng nghìn người xếp hàng, khúm núm, tay phì phạch, miệng phì phò "Nam mô A di đà Phật" để mong giải hạn sao Thái Bạch ở chùa Phúc Khánh với giá 150 nghìn đồng. Chùa Ba Vàng, nơi thêu dệt những mẩu chuyện mê tín dị đoan, đến mức lấy hậu quả của sự quản lý yếu kém của xã hội hiện tại (làm tội phạm phát sinh) để coi đó là tiền kiếp, các bệnh tật con người phải gánh chịu cũng là "khẩu nghiệp", và kết quả người nào muốn hết phải nộp tiền triệu vào chùa. 

Cả xã hội Việt Nam đang quay cuồng với thứ Phật giáo không những đồi bại mà còn đi đến tận cùng của sự khốn nạn, nơi lòng tin và hướng thiện của người dân bị lợi dụng để lợi nhuận hóa. 

Một cuộc chỉnh đốn Phật giáo là điều cần thiết

Chúng ta cần một cuộc chỉnh đốn Phật giáo, một trong những tôn giáo đang làm chủ mặt trận buôn thần bán thánh tại Việt Nam, bằng việc tái thực hiện lại những chính sách như thời Hồ Quý Ly và thời vua Minh Mạng đã từng thực hiện. Bởi thực trạng chùa đang trở thành nơi lợi nhuận hóa, trốn thuế, nơi để hưởng thụ nhiều hơn tu đạo và phổ độ chính sinh. 

Đối với thời Hồ Quý Ly, áp dụng chính sách sa thải Tăng đạo, buộc hoàn tục những người chưa trên 50. Những ai thông hiểu kinh giáo thì buộc phải thi, thi đỗ thì sẽ trở thành sư, không thi đỗ thì phải hoàn tục.

Việc quản lý đội ngũ tăng sĩ là yếu tố quyết định nhất trong chấn chỉnh tình trạng hổ lốn Phật giáo hiện nay, bởi không chỉ thời Hồ Quý Ly, mà đến thời nhà Nguyễn (cụ thể thời Minh Mạng), một tăng sĩ muốn được cấp độ diệp thì phải được Bộ lễ sát hạch và ghi nhận là bậc chân tu. 

Thế nhưng, hiện nay, việc quản lý tăng sĩ, đạo đức tăng sĩ đã được chú trọng hay chưa, hay chỉ đơn thuần là biến đức tin người dân trở thành một đức tin mù quáng, cam phận với những rủi ro và áp bức thời cuộc, và tự gieo trong mỗi người tin Phật pháp là "vong oan, tiền kiếp". Phật giáo từ một tôn giáo mà Đức Phật mong muốn con người thực hành giáo lý để tìm sự bình an, hạnh phúc thông qua sự giác ngộ thì nay đã trở thành một con đường để tự bày biện ra những thứ trói buộc quanh mình. 

Phật giáo Việt Nam hiện nay đang trở thành một phiên bản mẫu của Phật giáo Trung Quốc, bởi cả hai đã và đang trở thành một công cụ kiếm tiền. Ở Trung Quốc, những nhà sư làm chính trị hoặc trở thành công cụ chính trị không hề thiếu, đổi lại, anh ta trở thành một nhà sư cộng sản siêu giàu, dựa trên sự lơ là quản lý của chính quyền, sự bành trướng của mê tín và tệ kinh doanh trong chùa, gắn với niềm tin mù quáng của người dân.

Những niềm tin mù quáng như thế này cần phải được loại bỏ bằng một cuộc vận động lớn trong xã hội, nơi mà cuộc cách mạng công nghệ thông tin với số người dùng internet của Việt Nam đã chiếm hơn ½ dân số. Nhưng ngay cả khi dư luận xã hội phê phán, thì quản lý nhà nước không thể đứng ngoài cuộc, do vậy, triệt để siết chặt các hoạt động mê tín – dị đoan tại chùa là điều nên làm, trong đó tiến hành kỷ luật hoặc trục suất và buộc hoàn tục những tăng ni có hành vi truyền bá những giá trị không phù hợp với triết lý đạo phật, cố ý lạm dụng tâm lý của người dân để trục lợi.

Không thể để tình trạng CEO (một thuật ngữ về người quản trị kinh doanh) xuất hiện trong chùa như tại Trung Quốc, không thể tiếp tục nhân nhượng tình trạng phát triển du lịch tâm linh một cách ồ ạt như hiện nay làm cho nền tảng Phật giáo nguyên thủy bị suy độ.

Tại sao Phật giáo lại được ưu ái ?

Câu hỏi được đặt ra là tại sao Phật giáo lại được ưu ái đến như vậy, đến mức suy thoái về cả giáo lý và đạo đức, nhưng Nhà nước không thể làm mạnh ?. Giống như Trung Quốc, trong các tôn giáo tại Việt Nam, Phật giáo được coi là có truyền thống lành tính và dễ dàng chiêu dụ như cách mà hệ thống Nhà nước thời phong kiến được tiến hành (thời Lý, Phật giáo trở thành Quốc giáo), trong khi Nhà nước vẫn coi các thành viên Kito giáo, hay sự mở rộng Kito giáo là một cơ hội để thâm nhập và gây bất ổn nền an ninh quốc gia. Và thực tế, bài học về vai trò của Giáo hội Công giáo trong việc chống lại chính quyền Cộng sản Đông Âu đã khẳng định những nỗi sợ này. Và trong những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến phản ứng chính sách, chủ trương nhà nước thì cộng đồng Công giáo vẫn đi đầu, những tôn giáo khác (kể cả Phật giáo Quốc doanh) vắng bóng trong dòng chảy này. Sự cưng chiều của Nhà nước, và sự lệ thuộc của Phật giáo đối với Nhà nước được biểu hiện ngay trong lý tưởng của T.Ư Giáo hội Phật giáo Việt Nam : "Đạo Pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội". Và đây có thể là một trong những mấu chốt khiến Phật giáo Việt Nam bị chỉ trích ngày càng nhiều, liên quan đến một loạt các vấn đề như thương mại hóa, tham nhũng, sự lạm dụng đức tin người dân để trục lợi.

Việt Nam có thể học theo Trung Quốc ?

Tại Trung Quốc, sau sự kiện Shi Xuecheng, 52 tuổi, người đứng đầu Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc và trụ trì của chùa Long Tuyền nổi tiếng ở Bắc Kinh, người đã bị tố cáo quấy rối tình dục các đệ tử qua tin nhắn. Chính quyền Trung Quốc đã đã ra chỉ thị 10 điểm, trong đó nghiêm cấm thương mại Hóa phật giáo, và tất cả nơi thờ tự phải phi lợi nhuận. Cán bộ quản lý địa phương cấm quảng bá, trục lợi từ hoạt động tôn giáo dưới danh nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế. Cấm xây dựng các tượng Phật lớn ngoài trời. Các khoản thu nhập nếu có từ hoạt động tôn giáo chỉ sử dụng cho mục đích từ thiện, bảo trì ; và các nhóm tôn giáo phải tuân thủ theo hệ thống thuế, có kiểm toán.

Những nội dung quản lý Phật giáo nêu trên của chính quyền Trung Quốc là thực trạng đang diễn ra tại Việt Nam, liệu chăng chính quyền Hà Nội cần nghiêm túc học tập và chỉnh đốn Phật giáo từ hôm nay, thay vì để xuất hiện một Shi Xuecheng phiên bản Việt Nam ?.

Hoa Nghi

Nguồn : VNTB, 22/03/2019

********************

Đổ thừa người khác

Nguyễn Lân Thắng, RFA, 22/03/2019

Như các bạn đã biết một vụ ầm ĩ dư luận lại vừa nổ ra ở Uông Bí, nóng hơn cả chuyện 200k trong thang máy, nóng hơn cả chuyện BOT bẩn, và đương nhiên nóng hơn nhiều chuyện giới cần lao vừa bị móc túi 8,36% vì giá điện sinh hoạt. Có nhiều người hồ nghi rằng đây là đòn truyền thông nào đó, nhằm đánh lạc hướng dư luận, kéo sự chú ý của dư luận khỏi chuyện Trung Quốc, chuyện môi trường, hay chuyện củi lửa lò tôn của ông đầu bạc... nhưng theo tôi thì không phải vậy.

phat4

Việc tuyên truyền 'oan gia trái chủ' được khuếch trương rộng rãi bởi sư trụ trì

Đây chỉ là giọt nước tràn ly vì từ lâu đã có quá nhiều người bức xúc trước các vấn đề trong sinh hoạt Phật giáo mà chưa được giải tỏa. Nạn cúng bái tràn lan, chùa phủ xây nguy nga, sư tăng ăn chơi xa hoa người ta nói nhiều lần rồi. Nhưng mới đây, một sự việc còn nghiêm trọng hơn đã xảy ra ở chùa Ba Vàng làm không chỉ người dân bức xúc mà các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo không thể ngồi im. Trong một video đăng tải lên mạng xã hội, bà Phạm Thị Yến , một phật tử, chủ nhiệm Câu lạc bộ Cúc Vàng – Tập Tu Lục Hòa, đạo tràng trưởng đạo tràng Từ Tâm – chùa Ba Vàng đã có những giải thích về vụ nữ sinh Cao Thị Mỹ D. (Điện Biên) khi đi giao gà cho mẹ vào chiều 30 Tết đã bị sát hại.

"Nguyên nhân chính chưa phải là nguyên nhân đi ship hàng (gà) khiến bị hiếp như vậy, mà nguyên nhân chính phải do các ác nghiệp của bạn ấy trong tiền kiếp và duyên trong hiện tại bạn ấy lại sát sinh.

Hai cái này cộng vào nhau khiến cho bạn ấy bị như vậy. Ai làm gì cũng phải là do quả báo của chính mình.

Bạn ấy bị người khác xâm hại về thân thể, hãm hiếp, giết chết, Yến sẽ đưa ra cho quý đạo hữu để chúng ta tư duy.

Bạn ấy trong tiền kiếp phải có hai loại tội : tội thứ nhất là sát mạng chúng sinh dã man ; tội thứ hai là về mặt thân thể, trinh tiết của người khác bạn ấy xâm phạm, cho nên bạn mới bị quả báo như vậy"..., bà Yến nói trong clip.

Dư luận đang nổi điên vì những phát ngôn rất hồ đồ, ác độc và xúc phạm đến người đã mất của bà Yến. Không chỉ trong clip đó, người ta còn phát hiện ra trong một clip khác, bà Yến nói "anh hùng chiến sĩ Việt Nam phải đi đánh giặc là vì trong tiền kiếp mắc nghiệp sát sinh"... Tất cả những điều này không phải là chuyện nói riêng với ai ở đâu đó, mà là lời thuyết giảng của bà Yến trước hàng ngàn Phật tử ở chùa Ba Vàng, được thu hình cẩn thận để đăng lên internet cho hàng triệu người khác vào xem. Rồi còn chuyện "thỉnh vong", "trả nợ cho vong" thu của Phật tử bốn phương mỗi người cả chục triệu đồng nữa... được rất nhiều tờ báo lớn đang tìm hiểu.

phat5

Dư luận đang nổi điên vì những phát ngôn rất hồ đồ, ác độc và xúc phạm đến người đã mất của bà Yến.

Một câu hỏi lớn đang được đặt ra là tại sao những lời nhảm nhí, thô thiển, áp đặt một cách rất ngô nghê giáo lý của nhà Phật vào các sự kiện trong đời sống này lại được ngang nhiên thuyết giảng trong chùa, cho hàng ngàn người nghe bên dưới, cho hàng triệu người vẫn theo dõi qua internet các sinh hoạt và lời Phật pháp từ chùa Ba Vàng ? Rồi chuyện dẫn dụ Phật tử làm lễ gọi vong, trả nợ cho vong rất nhảm nhí, trái với Phật pháp lại diễn ra ngang nhiên nhiều năm nay trong ngôi chùa này ? Nhiều tờ báo và dư luận đang lên tiếng đòi hỏi những người có chức trách ở chùa Ba Vàng, những ban Tôn giáo chính phủ hay Giáo hội Phật giáo Việt Nam phải lên tiếng và phản ứng trước sự việc này. Nhưng theo tôi trước khi phán xét hay đòi hỏi những vị đó, chúng ta cũng cần nhìn sâu vào động cơ bên trong của câu chuyện này. Con người không bao giờ hành động nếu không cảm thấy có lợi ích. Không tự dưng hàng ngàn hàng vạn Phật tử kéo về đây nộp tiền cúng vong cho chùa Ba Vàng. Nếu không thể hiểu những gì xảy ra bên trong, thì ngoài chùa Ba Vàng còn hàng vạn ngôi chùa khác đang có hoạt động sinh hoạt tâm linh, ai mà biết hết được điều gì đang xảy ra ?

Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng từng có lúc gặp phải những chuyện buồn đau. Nỗi đau hay sự bất hạnh đến từ đâu, thực ra không phải lúc nào ta cũng có thể biết rõ một cách tường minh. Mình có lỗi hay không ? Nguyên nhân nào gây ra tai họa ? Sự dằn vặt đôi khi đeo đẳng rất lâu, tiếp tục làm khổ ta dù sự việc không còn mới. Tuy nhiên tâm lý con người sẽ luôn được xoa dịu khi ai đó chỉ ra rằng chuyện không may của mình đến từ một sự việc nào đó từ bên ngoài. Con người ta khi được rũ bỏ trách nhiệm sẽ cảm thấy nhẹ nhõm và bình an. Và rồi họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và tự nguyện làm theo những chỉ dẫn để bằng mọi cách đẩy những lo lắng và đau khổ ra bên ngoài. Nếu sự lý giải đó được thể hiện trong màu sắc thần bí kỳ diệu của tôn giáo thì càng cuốn hút nhiều người tin theo. Đó chính là nút thắt cơ bản mà nhiều kẻ từ trước đến nay đã lợi dụng tôn giáo để mua thần bán thánh, lợi dụng vấn đề tâm linh để trục lợi cho mình.

Bàn về giáo lý nhà Phật thì rất dài, tu cả đời chưa chắc đã thành chính quả, nên tôi không dám lạm bàn nhiều. Nhưng xin hãy đọc kỹ một đoạn ngắn sau đây trên wikipedia khi tra tìm chữ "quả báo" :

"...Một trong các nguyên lý cơ bản của giáo lý Phật giáo là : Có luân hồi tất có nhân quả, hai việc ấy vốn liên tục nhau. Phật dạy : "Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được, con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa" (Phụ tác bất thiện, tử bất đại thọ, tử tác bất thiện, phụ bất đại thọ. Thiện tự hoạch phước, ác tự thọ ương). Lại có câu : "Ðiều lành dữ cuối cùng đều có trả, khác nhau chỉ đến chóng hay chầy, nhanh hay chậm mà thôi"

Cái Quả hay Nghiệp vốn là kết quả cái nhân hay duyên của con người tạo ra trong kiếp trước hoặc kiếp này. Rồi cái Quả ấy lại làm nhân cho cái Quả khác sẽ báo ứng về sau. Nhơn và Quả cứ tiếp tục tương ứng như vậy mãi như bóng với hình, mãi mãi là cuộc trả vay, vay trả của cõi luân hồi.

Nghiệp ở tiền kiếp làm con người đầu thai trong một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định. Nhưng điều này không có nghĩa là "số phận đã an bài từ trước", mà thực ra hành động và lựa chọn của con người trong kiếp đó vẫn có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, nhưng sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người, do con người lựa chọn. Phật dạy : "Ác nghiệp chính do mình tạo, tự mình sinh ra. Ác nghiệp làm hại kẻ ngu dễ dàng như kim cương phá hoại bảo thạch... Làm dữ bởi ta, mà nhiễm ô cũng bởi ta ; làm lành bởi ta, mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay không tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được".

Do vậy con người không thể đổ lỗi cho hoàn cảnh khó khăn khiến bản thân mình sa đọa. Làm Thiện hay làm Ác, tạo Ác nghiệp hay Thiện nghiệp đều là do tự thân mình chọn lấy, quả báo thế nào là do chính mình làm ra chứ không phải do Thần Phật nào quyết định...".

Nếu những con người ốm đau, bất hạnh đang bấu víu vào chùa Ba Vàng hay những ngôi chùa khác chỉ cần hiểu một phần nào đó những điều ở trên thì quả là phúc cho họ. Những tai ương, bệnh tật, những nghịch cảnh ở đời xảy ra là điều không ai muốn. Nhưng những điều đó (quả) có một phần trách nhiệm lớn (nhân) của chính chúng ta chứ không phải là ai khác. Có thể chúng ta bỏ tiền của để thực hành những nghi thức tôn giáo nào đó nhằm đẩy mối lo hay nỗi khổ đau ra khỏi tâm trí mình, nhưng tồn tại xã hội vẫn còn nguyên đó. Và khi đó ta không khác gì con đà điểu khi gặp nguy hiểm chui đầu xuống cát.

Đất nước kiệt quệ. Môi trường bị hủy hoại. Con người bị bóc lột. Ai là người phải chịu trách nhiệm ? Sức khỏe và đời sống của chúng ta gặp phải tai ương vì lẽ đó chứ chẳng phải tà ma quỷ thần nào hết. Không tự chịu trách nhiệm về tất cả cuộc đời mình, lãnh nhận nghịch cảnh, và đấu tranh trực diện với nó, chẳng tiền bạc nào mua nổi sự bình an.

phat6

Sau tất cả, hãy biết tự hỏi mình như người đàn ông trong bức ảnh này các bạn ơi.

Nguyễn Lân Thắng

Nguồn : RFA, 22/03/2019 (nguyenlanthang's blog)

Published in Diễn đàn

Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ đang bị đe dọa ‘áp giải’ về Thái Bình ? (VNTB, 21/02/2019)

Một nguồn tin cho biết, trong những ngày tới đây, nhân dịp có một phái đoàn chư tăng của chùa Vĩnh Nghiêm đến thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ, sẽ có một vài nhân vật dân sự tháp tùng, và họ sẽ tìm mọi cách để ép đưa ngài Thích Quảng Độ về lại Thái Bình như một hình thức ‘an trí’ thời Pháp thuộc.

tangthong1

Đức Tăng thống (X), Hòa thượng Thích Nguyên Lý (XX) cùng một số chư tăng chùa Từ Hiếu, mồng 1 Tết Kỷ Hợi.

Kể từ khi Đức Đệ ngũ Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất rời quê nhà Thái Bình để về lại Sài Gòn vào cuối năm 2018, đến nay đã có ít nhất ba lần, vị Hòa thượng 91 tuổi này đã bị đe dọa ‘áp giải’ về lại Thái Bình.

Chuẩn bị lần thứ tư đe dọa ‘áp giải’ ?

Phật tử Diệu Thường kể rằng sau khi cô cháu gái của Đức Tăng thống đưa Ngài từ Thái Bình về lại Sài Gòn theo ý chỉ của Ngài, và chọn chùa Từ Hiếu ở quận 8 là nơi gửi trọn phần đời còn lại, thì cách đây hơn một tháng, ông Định – người cháu gọi Ngài theo thứ bậc dòng tộc là 'chú', đã đến tận chùa Từ Hiếu dự tính dùng vũ lực để ép Đức Tăng Thống về lại Thái Bình.

Sau khi nghe Phật tử Diệu Thường thuật lại câu chuyện, Hòa thượng Thích Nguyên Lý, trụ trì chùa Từ Hiếu đã hỏi ý Đức Tăng Thống : "Ông Định, cháu của Ngài muốn đưa Ôn Ngài về lại Thái Bình, Ôn Ngài nghĩ sao ?". Ngài nói : "Tôi đã phải rời bỏ Thái Bình về đây vì ở đó tôi rất bất an, không sống nổi, giờ còn về lại đó làm gì ? Đó là nhà của anh chị tôi năm xưa. Tôi là người tu thì phải ở chùa chứ sao lại ở nhà". 

Vài hôm sau đó, trong lễ tang vị Hòa thượng trụ trì Thiền viện Thanh Minh, quận Phú Nhuận, Sài Gòn, ông Định cùng 'nhóm người nào đó' tìm mọi cách để buộc Đức Tăng Thống rời chùa Từ Hiếu, bằng việc cho người đến cung thỉnh Đức Tăng Thống về Thiền viện Thanh Minh để làm chủ các nghi thức tang lễ, gọi là Trưởng ban lễ tang. Sau đó nhân cớ này sẽ tiếp tục đưa ngài về lại Thái Bình.

Hòa thượng Thích Nguyên Lý nói rằng đó là buổi trưa ngày 18/01/2019, khi thỉnh Ôn Ngài đi viếng Hòa thượng Thanh Minh, Ngài bảo : "Tôi đã vào thăm Hòa thượng Thanh Minh trong bệnh viện Pháp Việt rồi, giờ tôi yếu không muốn đến chỗ đông người, tình nghĩa giữa chúng tôi như vậy là đã trọn vẹn lắm rồi".

Hòa thượng Thích Nguyên Lý kể về lần đe dọa thứ ba : "Chiều 18/01/2019, vợ chồng ông Định đến chùa xin gặp Ôn Ngài để mời Ngài về nhà đám giỗ bà nội. Tôi có kể lại việc hôm 17/01/2019 (12 tháng chạp) có thưa với Ôn Ngài về ngày giỗ của thân mẫu Ôn. Ngài nói : "Mẹ tôi qua đời đã lâu rồi, vả lại sau 49 ngày là mẹ tôi đã về cảnh giới của bà : đến ngày giỗ mẹ, tôi chỉ tưởng niệm trong tâm. Thầy chỉ cần hoa quả xôi chè tưởng niệm ngày mất của mẹ tôi là đủ. Còn ở gia đình các cháu muốn làm gì thì cứ tùy ý mà làm, sao cho thanh tịnh và đơn giản, cốt là tưởng nhớ ân đức của tổ tiên ông bà…". 

Tôi không cho ông Định gặp Ôn Ngài, vì các lý do sau : thứ nhứt, ngày 11/01/2019, khi ông tới chùa , trước mặt Hòa thượng Quảng Độ và tôi, ông đã nhào tới đòi đánh cô Diệu Thân là người chăm sóc Ôn Ngài, khi cô ấy không muốn rời khỏi phòng khách. Cô Thiên Hương phải ra tay ngăn cản.

Thứ hai, ngày 16/01/2019, khi tôi đang làm từ thiện ở Phú Yên, ông Định đã dẫn đoàn 7 người đến chùa Từ Hiếu mượn cớ thỉnh Ôn Ngài về Thanh Minh Thiền Viện thắp nhang cho Hòa thượng Thanh Minh, nhưng thực ra là sau đó ông áp giải Ôn Ngài về lại miền Bắc. Âm mưu này đã được một Phật tử cho hay trước khi phái đoàn của ông Định đến chùa Từ Hiếu. Vì vậy các Thầy trong chùa đóng cửa phòng Ôn Ngài theo lệnh của tôi điện về, không cho phái đoàn tiếp xúc Ôn Ngài. Ông Định đã đập phá cửa phòng ngay cầu thang phòng Ngài ở làm cho Ôn Ngài hốt hoảng bất an suốt ngày hôm đó.

Thứ ba, ông Định đã gọi điện cho em gái ở Thái Bình tuyên bố sẽ "chém chết cô Diệu Thân rồi chấp nhận vô tù".

Vì ba lý do trên, từ nay tôi không cho ông gặp Ôn Ngài. Sau đó, ông Định bước ra sân la lối và dọa sẽ kiện thầy Nguyên Lý ra tòa".

Một nguồn tin được xác nhận, vào tối ngày rằm tháng Giêng Kỷ Hợi, từ Thái Bình, ông Định đã quay trở lại Sài Gòn với toan tính sẽ cùng đoàn chư tăng chùa Vĩnh Nghiêm đến thỉnh an Đức Tăng thống trong vài ngày tới. Liệu đây sẽ là lần đe dọa thứ tư cho ‘áp giải’ Đức Tăng thống về lại Thái Bình ?

Hòa thượng Thích Quảng Độ : biểu tượng của Phật giáo Việt Nam Thống nhất

Với nhiều người dân miền Nam, Hòa thượng Thích Quảng Độ là biểu tượng của một nhà hoạt động vì quyền tự do tôn giáo. Sau tháng 4 năm 1975, Hòa thượng được chính quyền Hà Nội xem là một nhân vật bất đồng chính kiến cần phải cô lập. Ngài đã trải qua nhiều năm tháng tù đày, sách nhiễu.

Ngài nhiều lần được chính giới quốc tế đề cử giải Nobel Hòa Bình vì đã dành cả cuộc đời tranh đấu bất bạo động cho công lý, hòa bình, nhân quyền, dân chủ. Hòa thượng Thích Quảng Độ được trao Giải tưởng niệm Thorolf Rafto vinh danh các nhà hoạt động nhân quyền năm 2006. Cùng năm, Ngài được nhận giải Can đảm vì Dân chủ do Phong trào Dân chủ Thế giới trao tặng. Trước đó, năm 2003, Ngài từng lãnh giải thưởng nhân quyền quốc tế Homo Homini cùng với Hòa thượng Thích Huyền Quang và linh mục Nguyễn Văn Lý. 

Năm 1995, Ngài bị bắt giam và bị phạt 5 năm tù và 5 năm quản chế với cáo buộc "phá hoại chính sách đoàn kết và lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước". Dưới áp lực của Hoa Kỳ, Ngài được trả tự do năm 1998 và đến tá túc tại Thanh Minh Thiền viện, quận Phú Nhuận, Sài Gòn, trong tình trạng bị quản thúc dài hạn. Giữa tháng chín năm ngoái, Ngài bị buộc phải hồi hương quê nhà Thái Bình, nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó, Ngài đã quay lại Sài Gòn.

Hòa thượng Thích Quảng Độ từng là giảng sư đại học, một nhà văn, một dịch giả với một kho tác phẩm rất đáng kính nể : Kinh Mục Liên Sám Pháp : Kinh Đại Phương tiện Phật Báo Ân : Thoát vòng tục lụy, Sài Gòn 1962 (truyện dịch từ Hán văn của Tinh Vân) : Dưới mái chùa hoang, Sài Gòn 1962 (truyện) : Truyện cổ Phật giáo, Sài Gòn 1964 : Ðại thừa Phật giáo tư tưởng luận : Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận : Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận : Từ điển Phật học Hán Việt (2 tập) : Phật Quang Đại Từ điển (9 tập) : Chiến tranh và bất bạo động : Thơ trong tù (tháng 3 năm Đinh Tỵ đến tháng 11 Mậu Ngọ) : Thơ lưu đày (tháng 2 năm Nhâm Tuất đến tháng 2 năm Nhâm Thân)…

Minh Châu

*****************

Gia đình Phật tử : Bi – Tri – Dũng của hôm nay ? (VNTB, 20/02/2019)

"Từ Bi", lấy câu "Duy tuệ thị nghiệp" làm phương châm, đưa vào huấn dụ. "Tự dũng mãnh thắp đuốc lên mà đi" làm nền tảng, trong quá trình tu tập và hoằng dương chánh pháp ! Ba chữ nầy, cũng đã dược chọn làm châm ngôn cho tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam từ khi vừa được thành lập…

tangthong2

Gia đình Phật tử : Bi – Tri – Dũng của hôm nay ?

Gia đình Phật tử Việt Nam là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên được thành lập từ những năm 1940, mang danh xưng chính thức là Gia đình Phật tử vào năm 1951 trên cơ sở các tổ chức giáo dục thanh thiếu niên theo tinh thần Phật giáo, do cư sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám sáng lập. 

Vào đầu thế kỷ 20 Gia đình Phật tử Việt Nam có hơn 150.000 Huynh trưởng và Đoàn sinh tham gia sinh hoạt thường xuyên.

Hiện nay, tổ chức Gia đình Phật tử tại nhiều chùa vẫn duy trì lịch sinh hoạt vào mỗi chủ nhật hàng tuần. Có nơi thì sinh hoạt vào chủ nhật sau mỗi 2 tuần lễ như chùa Từ Hiếu, quận 8, Sài Gòn – một tự viện thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Ghi nhận từ một số vị huynh trưởng ở Gia đình Phật tử tại Sài Gòn trước 1975, thì chính tinh thần Bi – Trí – Dũng đã tạo làn sóng thanh niên Phật tử ở Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh thành miền Nam sôi sục xuống đường phản đối chiến tranh. 

Sau năm 1973, làn sóng này vẫn tiếp tục được đẩy lên rất cao, mặc dù thực thi Hiệp định Paris thì quân đội Mỹ đã rút binh sĩ khỏi chiến trường ở miền Nam, và người lính Mỹ cuối cùng rời trại Alpha ở Sài Gòn vào ngày 29/03/1973. Như vậy, sau thời điểm đó, dễ dàng nhận ra là tinh thần Bi – Trí – Dũng đã bị thế lực phe phái chính trị lợi dụng. 

Sau tháng tư năm 1975, các tổ chức Gia đình Phật tử ngưng trệ mọi hoạt động. Các anh chị huynh trưởng số thì đi vùng "kinh tế mới" : số bị đi "cải tạo" : số khác thì "vượt biên" định cư tại nước ngoài. Nhiều văn phòng, cơ sở của các Ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử bị trưng thu, niêm phong sau ngày 30/04/1975 : Hồ sơ, khí mãnh thì một phần lớn kỳ hiệu, ấn tín, quyết định công nhận chính thức đơn vị, và những văn kiện lịch sử không còn do bị tiêu hủy trong cơn binh lửa… 

Cho đến năm 1986 thì Gia đình Phật tử mới bắt đầu được dần khôi phục, khi mà chính quyền đã ‘quốc doanh hóa’ được tổ chức Phật giáo Việt Nam vào cuối năm 1981. 

Tuy nhiên mãi đến tháng 12/1995, Ban Tôn giáo Chính phủ với Thông tư số 01, mới chính thức cho phép Gia đình Phật tử sinh hoạt trong lòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Rồi phải chờ hai năm sau đó, đến Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam lần thứ IV tại Hà Nội, thì sinh hoạt Gia đình Phật tử mới được chính thức đưa vào Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cải tên Ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử thành Ban Hướng dẫn Phật tử. 

Ban Hướng dẫn Phật tử có 2 phân ban trực thuộc : (1) Phân ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử : (2) Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử. Qua cơ chế này, các đơn vị Gia đình Phật tử trực thuộc Phân ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử tỉnh, thành. Phân ban này lại trực thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử tỉnh, Thành hội. Mỗi đơn vị Gia đình Phật tử sinh hoạt nơi tự viện nào phải có sự bảo lãnh và chịu trách nhiệm của vị trụ trì nơi ấy.

Tiếp tục chờ đợi đến tháng 7 năm 2001, tại tổ đình Từ Đàm - Huế, mới diễn ra Đại hội Huynh trưởng Gia đình Phật tử toàn quốc lần thứ IX. Đại hội lần thứ VIII Huynh trưởng Gia đình Phật tử toàn quốc (cũng là đại hội cuối cùng trước khi lịch sử nước Việt Nam lật qua trang mới) được tổ chức tại Đà Nẵng vào các ngày 29, 30, 31/07/1973.

Chính cơ chế quản lý hành chính như nêu trên, đã khiến châm ngôn Bi – Trí – Dũng trở thành thuần túy là công cụ để phục vụ cho những yêu cầu đặt ra vào từng thời kỳ của Đảng cầm quyền. 

"Hiện nay sinh hoạt Gia đình Phật tử gần như hiếm hoi có các nội dung kêu gọi trách nhiệm của người Phật tử trước những bất công, oan khuất mà người dân Việt Nam đang phải gánh chịu. Tôi nghĩ rằng nếu như về mặt thể chế chính trị đã công nhận quyền được tự do lập hội, tự do công đoàn, thì ở đây cần trả lại cho sinh hoạt Gia đình Phật tử đúng như châm ngôn Bi – Trí – Dũng. 

Người đoàn sinh của Gia đình Phật tử phải hiểu trách nhiệm của mình với cộng đồng, để mạnh dạn lên tiếng cổ súy quyền tự do ngôn luận, tự do chính trị như thế hệ các cha anh từng là đoàn sinh Gia đình Phật tử trước năm 1975. Người đoàn sinh phải chia sẻ nỗi đau của người dân oan khuất đang bị cướp mất quyền tư hữu đất đai của chính họ. Người đoàn sinh Gia đình Phật tử không thể bịt tai, che mắt làm ngơ đồng ý phó mặc thế sự kiểu đã ‘có Đảng và nhà nước lo rồi’"... Nhà báo có bút danh Thảo Vy, một Phật tử ở Sài Gòn, chia sẻ.

Tâm sự với người viết, một vị Hòa thượng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kể rằng việc huấn luyện về Bi – Trí – Dũng giờ đây cũng phải uyển chuyển, tránh để chính quyền lo ngại, và các huynh trưởng cũng tránh bị ai đó chụp chiếc mũ lợi dụng quyền tự do ngôn luận. 

Với góc nhìn của thực thi các cam kết trong CPTPP, các FTA mà Việt Nam đã ký kết, nếu Nhà nước Việt Nam thực sự tôn trọng quyền tự do lập hội hiến định, tôn trọng quyền tự do tôn giáo, cần chấm dứt ‘bao cấp đường lối tư tưởng’. 

Hãy để cho đoàn thể Áo Lam tự quyết qua đại hội, và tu chính nội quy mà không phân biệt chuyện là của tổ chức nào, là Phật giáo Việt Nam – tức Phật giáo ‘quốc doanh’ theo lý tưởng "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội", hay Phật giáo Việt Nam Thống Nhất với nhiệm vụ "xiển dương Phật pháp, phụng sự chúng sinh, an bình quốc gia, xã tắc". Đó mới thực sự là Bi – Trí – Dũng của ngày hôm nay, của hậu chiến gần nửa thế kỷ, nhưng lòng người dường như vẫn còn mầm mống ly tán.

Minh Châu

Published in Việt Nam

Xây chùa để rửa tiền tham nhũng

Hoàng Hải Vân, Tiếng Dân, 12/02/2019

Khi Việt Nam đang hội nhập sâu vào thế giới, luật pháp đang minh bạch từng bước, nhiều luật lệ đang trong quá trình liên thông với quốc tế. Do đó, tiền tham nhũng mang ra tiêu dùng hay đầu tư sẽ khó dần, gửi ra nước ngoài thì không hề dễ nếu như không được rửa, chỗ có thể để trong nước thì đang thu hẹp. Nghe nói có một số quan chức biến tiền tham nhũng thành vàng thành kim cương rồi đào hầm trong nhà để cất, thỉnh thoảng xuống… ngắm. Thiệt là cực khổ cho các quan chức của ta, kiếm tiền thì dễ nhưng dùng tiền lại khó vô cùng. Nhưng, như người ta thường nói, cái khó ló cái khôn.

chua2

Chùa Tam Chúc, ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, đang được gấp rút hoàn thành chờ Đại lễ Veskas 2019. Ảnh : Đức Nguyễn

Những nỗ lực dùng quyền thế để thiết lập đường dây tham nhũng khép kín, ví dụ như sử dụng Tổng cục Tình báo Bộ Công an đưa các hoạt động cướp đoạt tài sản công vào vòng bí mật để cho luật pháp không thể sờ gáy và dùng chính cơ quan siêu quyền lực kia để rửa tiền thông qua những công ty bình phong xem ra không thể là kế lâu dài được. Cho nên các vị phải tính những kế song song. Một trong những kế hữu dụng lâu dài nhất là đưa tiền tham nhũng vào chùa để rửa.

Một cựu quan chức cao cấp của một địa phương thuộc trung ương từng nói với tôi về một ngôi chùa hoành tráng của địa phương này được dùng làm lò rửa tiền như thế nào. Trước đây, mỗi khi được giao đất, doanh nghiệp nhận đất phải nộp cho cá nhân người đứng đầu địa phương một khoản tiền từ 8-10% giá trị lô đất tùy vị trí. Ông này từng nói thẳng với một nhà báo : "Tau không lấy tiền đó thì lấy gì chung cho mấy thằng ở trên", tất nhiên là ông nói mồm không bằng không chứng. Sau đó, có lẽ thấy việc này dễ bị lộ nên ông đã dùng cái chùa kia để rửa tiền. Chùa thì do ông cấp đất xây dựng, sư trụ trì là người ông sắp xếp đưa vào. Doanh nghiệp thay vì mang tiền phần trăm đến cho ông thì mang vào cúng chùa. Trụ trì được dùng một ít tiền đó để xây chùa đúc Phật, còn phần lớn chuyển lại cho ông. Ví dụ doanh nghiệp cúng vào chùa 10 tỷ thì phần chùa 1 tỷ còn phần ông 9 tỷ. Ông lấy tiền ra bất cứ lúc nào ông cần, để hối lộ các bộ, ngành ở trung ương và dùng riêng cho cá nhân ông. Nước ta chẳng có luật lệ nào kiểm soát tài chính của chùa chiền, nên dù tài thánh cũng không thể điều tra ra tiền mà ông dùng là tiền do doanh nghiệp đưa hối lộ. Chuyện này không thể nào tìm ra bằng chứng nếu như không kiểm soát được tài chính của chùa chiền, nên tôi không tiện nêu tên địa phương và quan chức liên quan.

Đó chỉ là một trường hợp xây chùa để rửa tiền mà tôi biết. Và những cái chùa như vậy có ở nhiều nơi. Ở đây tôi chỉ nói những ngôi chùa do các quan chức nhà nước bảo kê cấp đất xây dựng và sư sãi trụ trì do các quan chức này đưa vào. Còn chùa chiền truyền thống được các Phật tử cúng dường và được trụ trì bởi các bậc chân tu thì không nằm trong phạm vi có thể rửa tiền tham nhũng. Các bạn nên có sự phân biệt rõ ràng chuyện đó nhé.

Trường hợp mà tôi nói chỉ là việc rửa tiền của tham nhũng vừa vừa cấp địa phương. Còn cấp cao hơn thì tôi chưa có đủ thông tin, mặc dù vẫn có căn cứ để suy đoán.

Theo số liệu từ Zing.vn thì tập đoàn siêu chùa chiền Xuân Trường đã và đang triển khai các dự án tâm linh với diện tích đất siêu khủng : Ngoài quần thể Chùa Bái Đính "lớn nhất Đông Nam Á", nhà nước còn giao cho tập đoàn này 5.100 ha xây chùa Tam Chúc "lớn nhất thế giới", trong đó diện tích xây chùa 144ha, còn lại là quần thể kinh doanh "phụ trợ" chùa. Chưa hết, tập đoàn này đang chuẩn bị triển khai dự án 18.940 ha làm khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc, 450 ha đất ở Hải Phòng cũng để xây chùa và đang xin 1000 ha thâu tóm luôn chùa Hương… Không ai có thể hiểu được tập đoàn này được thế lực nào bảo kê mà có thể chiếm được một diện tích đất lớn đến vậy để buôn tăng bán Phật.

Không thể đem chuyện rửa tiền nhỏ nhoi của cái chùa mà tôi nói ở trên áp dụng vào các quần thể siêu chùa chiền này. Rất khó có thể lần ra mối quan hệ ma mị giữa doanh nghiệp với các quan chức từ trung ương đến địa phương trong cuộc đại buôn bán kia. Chỉ biết rằng, nguồn thu ở đây là siêu khủng : từ sự cúng dường của Phật tử thập phương cho đến nguồn thu từ dịch vụ, từ nhà hàng, khách sạn… Tôi không có chứng cứ để nói tiền tham nhũng mang vào rửa ở đây, mặc dù rửa ở đây là không khó. Chỉ thấy rằng, ở đây quyền thế đang biến thành vốn liếng, thành siêu lợi nhuận. Và Phật không bao giờ có mặt ở những nơi này.

Hoàng Hải Vân

Nguồn : Tiếng Dân, 12/02/2019

**********************

Buôn tăng bán phật

Hoàng Hải Vân, Tiếng Dân, 11/02/2019

Vào thời nhà Lý, đạo Phật được triều đình trọng vọng một cách thái quá, cho nên dân chúng "quá nửa làm sư sãi" (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Còn chùa chiền thì mọc lên như nấm, đến nỗi một sử gia Phật tử như Lê Văn Hưu phải hạ bút : "Của không phải từ trời mưa xuống, sức không phải là thần làm thay, há chẳng phải là vét máu mỡ của dân ư ? Vét máu mỡ của dân có thể gọi là việc làm phúc chăng ?".

chua2

Với diện tích đất được cấp lên đến hàng nghìn hecta, Công ty Xây dựng Xuân Trường không chỉ có thể kiếm doanh thu từ chính công trình tâm linh mà còn từ hạng mục dịch vụ xây kèm. Ảnh minh họa 

Do được nhà nước bảo trợ, giới sư sãi thoái hóa biến chất trở thành một tầng lớp ăn trên ngồi trốc gây hại cho dân lành. Lịch sử còn ghi lại một lời tấu của Đàm Dĩ Mông : "Nay tăng đồ và phu dịch số lượng chẳng kém gì nhau. Bọn tăng đồ tự kết làm bè đảng, lập càn người lên làm chủ, tụ họp thành từng nhóm làm nhiều việc dơ bẩn. Hoặc ở giới trường, tịnh xá thì công khai ăn thịt uống rượu. Hoặc nơi thiền phòng, tịnh viện thì kín đáo tự gian dâm với nhau. Ban ngày thì ẩn núp, ban đêm thì làm như chồn như chuột. Những hành vi làm bại hoại mỹ tục, làm thương tổn danh giáo dần dần trở thành thói quen, như thế mà không cấm thì lâu ngày sẽ càng thêm lên hơn nữa" (theo Đại Việt sử lược). Vua Lý Cao Tông nghe theo lời tấu này, chỉ giữ lại vài chục người "còn biết danh giá" ở lại làm tăng, còn bao nhiêu sa thải hết. Nhưng đã quá muộn, nhà Lý đã bước vào suy vong, mà đó là một trong những nguyên nhân.

Thực tế lịch sử ở nước ta đã cho thấy, khi Nhà nước xử sự thiên lệch đối với vấn đề tôn giáo, xã hội trở nên hỗn loạn như thế nào. Gần đây nhất, chính quyền ông Ngô Đình Diệm quá trọng vọng đạo Thiên chúa và có biểu hiện đàn áp Phật giáo, nhiều gia đình buộc phải "tự nguyện" theo Công giáo cho an toàn, vì vậy mà ngay sau khi chính quyền ông Diệm sụp đổ đã có không ít gia đình mang bàn thờ Chúa ra đường đạp đổ. Cả Đức Phật và Đức Chúa Jesús đều do sự thiên lệch của chính quyền mà phải chịu oan ở nước ta.

Cho nên không phải ngẫu nhiên mà vào cuối thế kỳ 18, Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ đã cấm Quốc hội không được ban hành đạo luật nào nhằm thiết lập tôn giáo hoặc ngăn cản tự do tín ngưỡng. Nhìn thấu những hậu quả của sự thiên lệch tôn giáo, các nhà lập quốc Mỹ thật là vĩ đại.

Ở Việt Nam ta ngày nay, nhìn chùa chiền mọc lên mà sợ hãi. Cả về số lượng, cả về quy mô, so sánh trên mọi tỉ lệ, chùa chiền hiện nay vượt xa gấp trăm gấp ngàn lần chùa chiền thời nhà Lý. Phá rừng làm chùa, thu hồi đất của dân giao cho doanh nghiệp làm chùa, khắp nơi xây chùa, có xã 3-4 cái chùa. Chùa là nơi hoạt động mờ ám của quan chức như chùa Linh Ứng ở bán đảo Sơn Trà hay cái chùa to gì đó ở miền trung, nơi vị sư trẻ đầy quyền thế có thể giúp doanh nghiệp "chạy" dự án. Chùa Bái Đính hoành tráng là nơi kinh doanh hái ra tiền, tập đoàn quản lý chùa Bái Đính còn được cấp hàng ngàn ha đất xây chùa với tham vọng là ngôi chùa to nhất thế giới, v.v…

Nhìn hình ảnh của vài vị trong tứ trụ của nhiệm kỳ trước tại một số ngôi chùa, người ta không thể không đoán già đoán non về sự mờ ám của các vị trong sử dụng chùa chiền, nhưng không có căn cứ để khẳng định điều gì. Nhưng điều chắc chắc là việc phá rừng làm chùa, việc sử dụng hàng chục hàng trăm hàng ngàn ha đất xây dựng một cụm chùa chiền để kinh doanh thì không thể không có sự bảo kê của nhà nước.

Phật tại tâm chứ không tại chùa. Ngay từ thời nhà Trần, Phật giáo Việt Nam đã có truyền thống "cư trần lạc đạo", rất xa lạ với việc xây chùa to đúc Phật lớn. Khi quan chức, kéo theo đó là bộ phận khá đông người dân lũ lượt đi cầu Phật chứ không còn tin vào lòng trung chính của bản thân mình, ấy là lúc cần báo động về sự suy thoái của quốc gia dân tộc. Các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn chưa nhìn thấy những bài học lịch sử.

Hoàng Hải Vân

Nguồn : Tiếng Dân, 12/02/2019

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2