Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

15/06/2020

Khổ luận 2 : Giấc mơ đổi kiếp

Lê Hữu Khóa

Thương các đồng bào vô gia cư của tôi, khốn đốn trong mùa đại dịch cúm tàu, mất luôn cả quyền được sống cách ly, vẫn luôn nhận mảnh đất nhọc nhằn này làm quê hương…

 

Khổ luận 2 : Giấc mơ đổi kiếp

Giấc mơ đổi kiếp : 500.000 đồng làm vốn bán vé số !

Việt tộc không lầm khi nhận ra chân dung của kẻ vô gia cư với hình tượng : bụi đời, và chính trong hình tượng này các ngành khoa học xã hội và nhân văn phải nhận ra nội dụng của nhân kiếp bụi : sống với bụi… ăn với bụi… ngủ với bụi… thân với bụi… kiếp với bụi… Khi mất đất, mất nhà là phải sống với chớp bể mưa nguồn của mùa mưa, sống trong nhân kiếp bụi là sống ngày đêm với một hành trình : định ! Hành trình vô định bước minh…

Khi đã kẻ gia cư thì đáy của nhân tình, vực của nhân sinh, bóng tối của nhân thế đã trùm phủ lên số phận của kẻ đang màn trời chiếu đất, đang đầu đường xó chợ, đang sống nay chết mai… Nhưng kẻ vô gia cư có ước mơ gì không ? Khi họ nói ra thì ước mơ của họ rất bình thường nên đối với kẻ có gia cư rất dễ thực hiện : "Bây giờ tôi không nhà cửa, không nghề ngỗng gì, lại trắng tay, chỉ biết sáng moi thùng rác, chiều bới đống rác để kiếm sống, kiếm ăn… Tôi chỉ mơ trước mắt có đủ : 500.000 đồng làm vốn bán vé số ! Có vốn này thì tôi được sở vé số giao vé số để đi bán, và tối đến thì là sở vé số họ cho chỗ ngủ đêm, có chỗ tắm rửa… như vậy là coi như tạm dứt kiếp bụi đời rồi !".

kho01

Hình ảnh tha phương cầu thực mang nhiều thực trạng khác nhau, những đồng bào phải bỏ nước ra đi làm lao nô, làm tỳ cho các nước láng giềng như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc… Những đồng bào này còn một số vốn : 20.000 tới 50.000 đô la Mỹ để trả cho bọn môi giới, bọn buôn người, bọn buôn bán chính đồng bào mình, bọn chủ mưu chính : bạo quyền độc tài-tà quyền tham nhũng-ma quyền tham tiền đang lẳng lặng khai thác triệt để. Trên bề nổi là chính sách xuất khẩu lao động để có nhiều ngoại tệ cho ngân sách quốc gia đang nặng trĩu nợ công ; bề chìm chúng tiếp tục vét từ hoa hồng tổ chức đường dây tới lợi nhuận hằng nắm thu về cho riêng chúng với hàng trăm ngàn đồng bào mỗi năm trong chính sách xuất khẩu lao động của chúng. thực trạng của các đồng bào gia số vốn : 20.000 tới 50.000 đô la Mỹ số tiền không tưởng, năm ngoài tưởng tượng của họ, nên quá xa ước mơ : 500.000 đồng làm vốn bán vé số !

Trực trạng của xã hội Việt hiện nay là đây : có chút ít vốn thì bỏ nước ra đi, vì bạo quyền độc tài-tà quyền tham nhũng-ma quyền tham tiền không những không lo được cơm ăn áo mặc, đã cướp đi nhân phẩm, nhân vị, nhân quyền của họ từ lâu rồi ! Còn trước mắt ta là các đồng bào vô gia hàng triệu trên khắp các nẻo đường của đất nước giấc là : 500.000 đồng làm vốn bán số ! Một dân tộc với những ước như vậy, ngày ngày các lãnh đạo dù" của bạo quyền độc tài, các tham quan "chống lưng" của quyền tham nhũng, các bản "sân sau" của ma quyền tham tiền cứ vỗ ngực rồi rống to là : "Việt Nam đất nước đáng sống", "dân chủ không ai bằng"… Chúng điếm ngôn trong xảo ngữ ! vì loại này đã chọn tà kiếp trong điếm lộ ; nên chúng không sao hiểu được đạo lý Việt : Bền người hơn bền của ; chúng không sao thấu được giáo lý Việt : tình nghĩa, ai vì đĩa xôi đầy ; chúng không sao hiểu được đạo đức Việt : Đường mòn nhân nghĩa không mòn !

kho02

Vóc sương

Duỗi thân cởi giấc đường xa

Xuôi chân buông vó quê nhà vóc sương

Địa chỉ : vỉa hè… gầm cầu… sàn chợ… nghĩa trang…

Khi phương pháp quan sát thực địa đã mở đường cho phỏng vấn về hoàn cảnh cá nhân, thảm cảnh gia đình, thì chính đối thoại theo chiều sâu, thì chính các tâm sự của kẻ vô gia cư đã kết nối hiện trạng không nhà với hiện cảnh thường nhật của những đống bào vô gia cư không một chỗ dựa về an sinh xã hội của chính phủ, không một chỗ để tin vào công ích xã hội của chính quyền. Tại đây, câu chuyện về địa chỉ của kẻ vô gia cư đi xin việc làm là một câu chuyện đau lòng, thương tâm, khi có người có bà giám đốc nào, ông chủ hảng nào hỏi : "địa chỉ : hiện nay đang ở đâu ?".

Chân dung của kẻ vô gia cư là : không nhà ! Không nơi thân túc là không có địa chỉ nhất định, không có địa chỉ nhất định, không có địa chỉ được hành chính, cơ chế, xã hội công nhận, vây họ ở đâu ? Đây là những nơi họ ở : "Chúng tôi thì sáng, trưa, chiều, tối, khuya đều ở, sống, ăn, ngủ trên các vỉa hè"… "Tôi thì sáng đi tìm việc, việc gì cũng làm, tối thì chui vào các gầm cầu ngủ"… "Gia đình tôi thì sáng giúp các bán hàng dọn chợ, giúp họ dọn hàng rồi dẹp hàng, chợ dẹp, tối thì ngủ trên các sàn chợ, sáng dậy sớm lại dọn dẹp chợ"… "Cả gia đình ngủ trong nghĩa trang, một ngôi mồ có mái ngủ được 2 hay 3 người, có vài ngôi mộ lớn ngủ được "cả nhà", chung quanh chúng tôi cũng có nhiều gia đình vô gia cư, sống tự năm này sang năm kia quanh quẩn trong nghĩa trang này…". Kẻ vô gia cư hiểu rõ thân phận con sâu, cái kiến, nạn nhân của không nhà, không mái ấm là khổ cực trong tủi nhục : sống nhờ vỉa hè… gầm cầu… sàn chợ… nghĩa trang…

Trên các nẻo đường điều tra thực địa, điền dã tại chỗ, tôi gặp các đồng nghiệp, sinh viên, cùng các đồng bào tại thành phố Đà Nẵng, được bầu "thành phố đáng sống nhất Việt Nam" ; một loại thành phố mà dân chúng được "xúi giục" là nếu họ thấy người ăn mày vô gia cư là gọi ngay cho công an, để công an bứng, loại, nhổ, xóa những kẻ vô gia cư ngay ra khỏi thành phố "đáng sống" này, và hành động tố cáo của họ sẽ được khen và… được thưởng ! Họ tự hào về chính sách này của thành phố, họ tự tin vào hành vi tố cáo người ăn xin vô gia cư là đúng.

Mỗi lần như vậy, tôi trực diện để trực luận, mà trực luận là để trao luận với lý luận của dữ kiện, có lập luận của chứng từ về kinh nghiệm "đáng sống" "không đáng sống" thành phố Paris, được mệnh danh "thủ đô ánh sáng". Tại đây, đầy dẫy những kẻ gia cư, nhưng thành phố này không bứng, loại, nhổ, xóa họ xây chung cư, mướn khách sạn cho họ, rồi thành phố trả tiền. Nhưng lo làm sao cho xuể, mướn làm sao cho không thiếu, xây làm sao cho đủ khi các người thất nghiệp, các gia đình di dân ngoại quốc đến Paris ngày càng nhiều, ngày càng đông, nhưng họ vẫn tiếp tục làm… làm trong nhân đạo của nhân quyền.

Các đồng nghiệp, các bạn sinh viên của tôi đang sống tại thành phố thân thương của chúng ta Đà Nẵng, hãy cẩn trọng để nghiêm cẩn khi chúng ta kết luận : thành phố này "đáng sống" và thành phố kia "không đáng sống". Vì câu chuyện đáng sống không hề là câu chuyện bề ngoài của một thành phố, câu chuyện khuôn mặt được trang điểm "không có dân vô gia cư", được đánh phấn thoa son "không có ăn mày, ăn xin" ; mà phải là câu chuyện của nhân tâm, nhân từ làm nên nhân đạo, nhân nghĩa để dựng nhân bản, nhân văn song hành cùng với nhân tri, nhân trí mà xây cho bằng được nhân vị trong nhân quyền các bạn à !

kho03

Ngoài trời

Máu ơi đừng ngủ quên thân

Đời ơi đừng bỏ chữ nhân ngoài trời.

Mẹ ôm em ngủ, chị khâu, út khóc… : có bán con không ?

Tất cả Việt tộc phải tìm cho ra câu trả lời đâu là nguyên nhân của thảm trạng vô gia cư ? Vì thảm trạng này trực tiếp liên can tới số phận dân tộc, tương lai đất nước, mà câu trả lời của chúng ta phải có tầm vóc của nhân vị : chân trời nào cho giống nòi Việt ? Nhưng trước hết, hãy cùng nhau nhìn để thấy, thấy để thấu thảm cảnh của một gia đình trong ảnh này, một mẹ, ba con đang đầu đường xó chợ, đang màn trời chiếu đất, đang sống nay chết mai… Không có thành viên nào trong gia đình này đứng vững để trụ chắc được vào cuộc sống hiện tại, nói chi đến tương lai của các cháu bé trong ảnh này. Chỉ có kẻ vô gia cư với một vị thế của một người mẹ, mới biết cảnh ngậm đắng nuốt cay của thảm cảnh không nhà, không mái ấm che thân, không một nơi tường, vách, mái để bảo vệ mình, bảo vệ con cái mình…

chúng ta hãy bắt đầu nghe các câu chuyện của các mẹ này, nơi điều tra thực địa là rễ của các phân tích về các nhục nạn xã hội, nơi mà khảo sát tại chỗ là cội của các giải thích về các họa nạn dân tộc :

* "Mẹ con tôi không nhà, không nghề ngỗng gì, cứ đi cùng đường cuối phố để xin ăn, có lần có một ông trên đường này, tới hỏi tôi : có bán con không ? nếu nuôi không nổi, ông trả 30 triệu, rồi đưa con cho ổng".

* "Ba mẹ con tui, đầu đường chợ, kiếm sống bằng cách làm đủ thứ nghề hết, dọn hàng, dẹp chợ… có lần một bà trong chợ hỏi để xin mua mấy đứa con của tui, muốn bán một đứa, muốn bán cả hai đứa bả cũng mua".

* "Mẹ con tôi, dù sống nay chết mai, đêm nay ngủ đây, ngày mai không biết ngủ ở đâu, không biết miếng ăn, miếng uống ra sao ? Nhưng sống chết có nhau, những người lại hỏi mua các con tôi, tôi cảm ơn nhưng trả lời là : con sinh ra để nuôi không để bán".

Tôi chỉ gặp được các bà mẹ trả lời : Không ! Không bao giờ bán con ! Không bao giờ rời con !… Không bao giờ bỏ con !… "Con sinh ra để nuôi không để bán". Nhưng chúng ta đều biết có những mẹ phải bán con, không còn sức, không còn vốn, không còn đủ niềm tin tiếp tục nuôi được con của mình. Những bà mẹ đó, những bà mẹ phải bán con, họ hiểu hơn ai hết đạo lý tổ tiên Việt : một giọt máu đào hơn ao nước lã, họ hiểu hơn ai hết tấm lòng của một người mẹ : máu ai thắm thịt ấy. Nếu chúng ta còn nhân đạo trong nhân lý thì chỉ nên giúp đỡ những người mẹ này… nâng họ dậy, giúp họ đứng vững hơn, dắt họ đi tới với chúng ta mà tìm nhân phẩm trong nhân quyền của một xã hội công bằng hơn… Đừng nguyền rũa họ, đừng phỉ báng họ, đừng miệt thị họ, đừng khỉnh rẻ họ… đừng "dạy đời" họ ! Trước thảm cảnh vô gia cư của những người mẹ quyết tâm giữ con, của những người mẹ phải bán con, nếu chúng ta là người có "nhân vị" nhờ có mái ấm để che thân, thì chúng ta chỉ nên :

* Yên lặng cúi đầu, nghiêng thân mà nâng họ đứng dậy giữa đời, giữa trời.

* Cầm tay, đỡ vai, nâng lưng giúp họ đi tới với bữa ăn đủ, miếng uống lành.

* Dùng ái ngữ của tình người để gạt đi bạo ngữ của bạo quyền độc tài, để xóa đi tà ngữ của tà quyền tham nhũng, để lấp đi ma ngữ của ma quyền tham tiền, cả ba chúng tham đất nên đã cướp đi nhà cửa lẫn nhân vị của họ !

kho04

Thân đo đất

Thân đo đất, thân người bến đợi

Thân gục sâu, thân của ghềnh câm

Thân vó sóng, thân mái mưa không mái.

Cơm thí : nhà thờ… vỉa hè của các bịnh viện, chùa chiền…

Vô gia cư thường sống nhờ cơm thí, ngày hai bữa, phải biết các địa chỉ của : nhà thờ… vỉa hè của các bịnh viện… chùa chiền để sinh tồn. Nơi các hội đoàn từ thiện, các chủ thể nhân đạo ngày ngày phát cơm cho các kẻ vô gia cư, hãy vào sâu trong thực địa của các địa chỉ cơm thí này, mà thực chất là các những nghĩa cử nhân đạo thường xuyên cứu giúp các đồng bào vô gia cư :

* Nhà thờ hay giáo xứ, nơi có giáo dân là có tương trợ, là có thực tế lá lành đùm lá rách, các giáo xứ cho tạm, các giáo dân giới thiệu việc làm… hành tác nhân đạo, hành động từ thiện của các giáo đường nhất là trong các thành phố lớn có địa bàn rộng cho những đồng bào vô gia cư. Họ có cơm ăn áo mặc, học có thuốc để chữa bịnh, các đồng bào mang thương tật nặng, được giúp đỡ không chỉ một vài bữa cơm mà còn được hỗ trợ bền bỉ trong cuộc sống. Những đồng bào tật nguyền được giáo xứ giúp có : xe lăn, gậy chống, chân giả… biến cái khốn khó nhọc nhằn bằng những phương tiện hữu hiệu giúp kẻ tàn tật không di chuyển được, không bị loại ra khỏi sinh hoạt xã hội, đời sống xã hội, quan hệ xã hội. Chính Dòng Chúa Cứu Thế đã tạo điều kiện ăn ở cho hằng trăm thương phế binh, gia được nơi ăn chốn ở trong nhiều năm trời, cho tới khi bạo quyền lãnh đạo thành phố của thành Hồ tới phá tung, phá nát, phá trọn nơi dung thân này của các nạn nhân bao lần phải chịu đựng sự nhẫn tâm, cái thất nhân của bạo quyền không hề lo cho con dân chỉ biết tham quyền để trục lợi. Trong phỏng vấn về tai họa mà bạo quyền của thành Hồ, chính các nạn nhân thương phế binh được sự bảo trợ của Dòng Chúa Cứu Thế kể rất cảnh tượng dùng xe lớn để phá nhà các con tại Vườn rau Lộc Hưng, cũng nơi họ đang trú đã ngoài sức tưởng tượng của họ. kinh hoàng hơn trong thời còn chiến tranh, nó khủng khiếp hơn Tết Mậu Thân 1968…

* Vỉa hè của các bịnh viện, nhất là bịnh viện Chợ Rẫy, các hội đoàn từ thiện, các cá nhân thiện nguyện có mặt để phục vụ hai bữa cơm cho các bịnh nhân và gia đình của họ, những kẻ gia khốn cùng không bị bỏ quên. Khi điều tra thực địa làm lên sự thật là nhiều cá nhân, nhiều nhóm, nhiều gia đình Việt kiều đã vận động và tổ chức qua các trung gian thiện nguyện. Bi kịch là họ không bao giờ được yên mà thực hiện chuyện nhân đạo của họ, mà luôn bị công an khuấy nhiễu, đòi hối lộ, một đất nước mà hành động nhân đạo bắt đầu bằng tham ô để nuôi tham nhũng.

* Chùa chiền ngày càng nhiều, nhưng những chùa thật tâm độ đời để cứu người không còn nhiều trên đất nước, nay quá nhiều chùa quốc doanh với công an, làm để biến công quả cúng dường thành lợi để bỏ túi bạc tỷ, thích ăn thịt nhiều để hám dục vọng với phụ nữ… để điếm hóa cửa Phật, nơi mà ma tăng không hề biết Phật học để nắm Phật pháp là xóa đi nỗi khổ niềm đau của chúng sinh, nơi mà Phật giáo tự ngay rễ, gốc, cội, nguồn đã vinh danh mọi sự sống là : sinh linh !

kho05

Giọp kiếp

Đường xa đuối nẻo đợi

Giao mùa trở thân trơ phận

Đội trời gánh mưa tráo bóng

Tịch liêu tủi bồng nhân dạng.

Thương phế binh vô gia cư : vong thân nhưng không vong quốc.

Trên những nẻo đường điền dã, điều tra thực địa là khảo sát về nhân sinh, nghiên cứu về nhân thế, chúng ta rất thường gặp các thương phế binh của Việt Nam Cộng Hòa, sau gần 45 cuộc nội chiến chấm dứt thì họ tất cả đã trên 60 tuổi, tuổi hưu trí nhưng họ vô gia cư, lúc sống chợ, khi sống vỉa hè… nhưng họ lại tiêu biểu nhiều đạo lý có trong cá tính chiến sĩ của họ, đó là lõi của dân tộc tính Việt : liêm khiết trong lao động, liêm minh trong ngôn ngữ, liêm chính trong hành động.

Về phân loại xã hội học lao động thì họ làm mọi nghề mà họ có thể làm được với các thương tật còn trên thân thể :

  • * Có người bán vé số trên các vỉa hè, trong quán ăn, trong chợ búa…

    * Có người lượm ve chai, nhặt lon sắt, tuyển ny lon…

    * Có người giữ xe, giữ cửa hàng, giữ sạp trong các chợ…

    Về phân tích xã hội học thường nhật thì :

    * Họ lương thiện khi đi kiếm sống, được đồng nào sống nhờ đồng nấy, họ không trộm, cắp, cướp, giật.

    * Họ có lương tâm trong công việc của họ, họ không muốn ăn bám sống nhờ.

    * Họ có lương tri khi họ kể về họ, là họ vừa nuôi thân, vừa nuôi gia đình họ.

    Về phân giải xã hội học ngôn ngữ :

    * Họ nhớ từng vùng chiến thuật họ đã tham chiến và họ kể rất chân thật.

    * Họ nhớ từng xóm, xã, làng, vùng, thành phố mà họ đã đi qua trong những năm trận mạc, và họ kể rất chân tình.

    * Họ nhớ tên sư đoàn trưởng, đại đội trưởng, tiểu đội trưởng của họ và họ kể rất thành thật.

    Về phân định dân tộc học chính trị :

    * Họ trung kiên với đất nước, vì họ không là công cụ của một bạo quyền nào đang chọn ô dù là Tàu tặc đã và đang chiếm đất, biển, đảo của Việt tộc, thao túng chính sách, lủng đoạn lũnh đạo, cài cắm hán gian vào đầu não của Đảng cộng sản Việt Nam.

    * Họ trung trực với dân tộc vì họ không là đồ đệ của một tà quyền nào đã chọn chỗ chống lưng là Tàu họa đã và đang hủy diệt của giống nòi Việt bằng cách diệt môi trường, hủy môi sinh, cùng lúc diệt dân Việt bằng hóa chất độc, bằng thực phẩm bẩn.

    * Họ trung tín với giống nòi, họ không là bè phái của một nào quyền nào đã chọn sân sau là Tàu nạn đã và đang nắm đầu kinh tế Việt, nắm cổ thương mại Việt để đi trên đầu, trên cổ dân tộc Việt.

    Về phân loại triết học đạo đức thì :

    * Họchỉ nạn nhân của liên minh bạo quyền lãnh đạo-tà quyền tham quan-ma quyền tham tiền, những thương phế binh vô gia cư này họ phải vong thân trên chính quê hương họ, nhưng họ không hề vong hồn của loài phản dân hại nước, nhưng họ không hề vong thân của loại buôn dân bán nước.

kho06

Bụi

Hạt bụi soi vũng đời

Trời sâu dìm nhân dạng

Khất thân cho khuất vó

Bụi kiếp nghẹn hư vô.

Vô gia cư : đâu là quốc thể ?

Trên những nẻo đường điền dã thực địa, kẻ nghiên cứu và khảo sát về thảm nạn vô gia cư phải nghe những lời tới từ những kẻ có gia cư, những lời vô tri trong nhẫn tâm, vô minh trong thất đức, vô giác trong thất nhân, vô cảm trong… ớn lạnh tình người : "Mấy đứa đầu đường xó chợ kiểu này làm mất mặt người Việt, mất khách du lịch, mất diện dân tộc… làm mất quốc thể !". Câu trả lời cho loại lời buột tội : "kẻ vô gia cư làm mất quốc thể" phải có chiều cao của nhân nghĩa, có chiều sâu của nhân từ, có chiều rộng của nhân đạo, có lõi của lý luận trả lời biết dựa vào nhân lý, có gốc của lập luận trả lời biết dựa vào nhân tính, có cội của giải luận trả lời biết dựa vào nhân tri, có rễ của diễn luận trả lời biết dựa vào nhân trí :

* Những đồng bào vô gia cư không hề làm nhục quốc thể, bọn làm nhục quốc thể chính là liên minh giữa bạo quyền lãnh đạo-tà quyền tham nhũng-ma quyền tham đất tham tiền đã đang biến đất nước Việt thành một loại cường quốc vô quốc thể, một cường quốc có triệu triệu dân đen, dân oan, dân bụi, dân vô gia cư sống nay chết mai trên vỉa hè, ngoài đường phố…

* Những đồng bào vô gia cư không hề làm nhục quốc thể, bọn làm nhục quốc thể chính là bọn tham quyền để trục lợi, tham quan để vơ vét, tham ô để trộm, cắp, cướp, giật của cải, tiền bạc, tài nguyên của đất nước từ thủ tướng tới bộ trưởng, từ Bộ chính trị tới Trung ương đảng, từ đầu lãnh trung ương tới âm binh địa phương, chúng chấm mút, chúng bòn rút, chúng nạo vét sinh lực của Việt tộc, sinh khí của giống nòi.

* Những đồng bào vô gia cư không hề làm nhục quốc thể, bọn làm nhục quốc thể chính là bọn tướng trong quân đội đã tổ chức cờ gian bạc lận hằng nghìn tỷ qua mang internet để trục vào túi của chúng. Rồi khi ra tòa thì khóc lóc như loại ký sinh xin được tha tội với lời đầu thú là : não bộ nhỏ nhưng tham vọng lớn. Quốc thể của chúng bị điếm hóa ngay tự trong tế bào não bộ của chúng, chúng xin xỏ tổng bí thư của chúng được tha tội, chúng không một lời xin lỗi nhân dân mới chính là nạn nhân của chúng.

* Những đồng bào vô gia cư không hề làm nhục quốc thể, bọn làm nhục quốc thể chính là các bộ trưởng từ tài nguyên môi trường tới thông tin truyền thông, từ giao thông vận tải tới văn hóa du lịch, ý tế tới kinh tế… hội đồng bộ trưởng từ thủ tưởng tới thứ trưởng được xây dựng lên bằng mua bằng bán cấp để mua chức bán quyền, và khi có chức, có quyền là có tức khắc phản xạ tham ô để vơ vét với sân sau của chúng là bọn tư bản đỏ, tư bản thân hữu, tư bản sâu dân mọt nước…

* Những đồng bào vô gia cư không hề làm nhục quốc thể, bọn làm nhục quốc thể chính là biến đất của dân thành đất của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, rồi sau đó thành đất đầu để chia chát với bọn chủ thầu buôn đất để bán nhà, đã đẩy hàng triệu đồng bào trong họa màn trời chiếu đất, trong thảm cảnh đầu đường xó chợ…

amlong1

Cho quên đi

Bỏ xa tầm mắt… cho quên đi

Tin yêu vẫy vùng… loạn… nguội… biệt tăm

Tinh sương bặt tin dương

Người cúi đầu cởi nhân

Đây là lúc các sử gia nên lập ra một Việt sử có sử tính là chân dung bọn nội xâm, với sử liệu về một hệ thống độc đảng để lủng đoạn, với sử luận về một cơ chế gây tội ác đang diệt quốc thể Việt, đã biến một bộ phận của Việt tộc đang lạc loài trong vô gia cư !

Lê Hữu Khóa

(09/06/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

 
Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 927 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)