Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Khổ trong nghèo, khốn trong cực, nhọc trong nhục

Khổ luận 6 : Hành động chính trị trên nguyên tắc của công lý

Hành động chính trị chính nghĩa hành động trên nguyên tắc của công lý, đây chính định nghĩa thượng nguồn của mọi động chính trị từ chính giới tới chính khách, chính nên nó chính ngôn trong mọi chính sách nội dung quyết sách công lý. Khi tôi phạm trù hóa chế độ độc đảng hiện nay đang vô cư hóa người nghèo tới cảnh khốn cùng vì họ không tự bảo vệ được nhân quyền nhân phẩm của họ, chính Đảng cộng sản Việt Nam tác giả nên cùng lúc cũng thủ phạm của thảm cảnh này, vì các thảm bại của nó ngay trên thượng nguồn :

* Độc tài nhưng bất tài trong mọi chính sách về an sinh xã hội.

* Độc trị nhưng không biết quản trị mọi chính sách về công bằng xã hội.

* Độc tôn nhưng không biết tôn trọng dân tộc, giống nòi, đất nước…

* Độc quyền nhưng không biết vận dụng quyền lực để phục vụ bác ái.

Vì độc đảng nên độc đoán, gây ra bao độc hại cho Việt tộc trong hiện tại và tương lai, hãy trở lại các định nghĩa căn bản của hành động chính trị để có những quyết sách về an sinh xã hội nhằm phục vụ cho công bằng hội, biết tôn trọng dân tộc, giống nòi, đất nước bằng hành động cụ thể là đề cao, vinh danh, thăng hoa bác ái ngay trong mọi hành động chính trị của chính quyền :

* Nếu định nghĩa hành động chính trị là loại hành động tranh giành quyền lực để bảo vệ quyền lợi của mình, thì loại hành động chính trị này vô cùng thấp hèn trong tà kiếp của nó so với định nghĩa hành động chính trị đấu tranh an sinh xã hội, vì công bằng xã hội.

* Nếu định nghĩa hành động chính trị là loại hành động đấu tranh giai cấp để bảo vệ và duy trì đặc quyền, đặc lợi, đặc ân của giai cấp thống trị, giờ đã thành bè phái, bè đảng. Bè, phái, nhóm, "tiểu triều"… giờ đã trở thành những tập đoàn tội phạm cầm quyền và tham quyền để trộm, cắp, cướp, giật thì loại hành động chính trị này vô cùng đốn mạt cho dân tộc, mạt vận cho giống nòi. Loại hành động chính trị này đúng là nhơ phận trong nhớp kiếp so với hành động chính trị dấn thân để chăm lo cho toàn hội, cho tất cả tầng lớp xã hội, cho mọi thành hần xã hội.

* Nếu hành động chính trị đấu tranh an sinh hội, công bằng hội dựa trên các nguyên tắc của công lý, thì chính công đó phải bảo vệ dân chủ nhân quyền. Nguyên tắc của công lý này phải đi từ dưới lên trên là trước hết và trước mắt là bảo vệ người nghèo, người yếu, người thất thế, người lỡ vận, người không biết tự bảo vệ mình…

Muốn hành động chính trị liêm chính thực sự đấu tranh cho công bằng và công lý, hãy bắt đầu bảo vệ cho bằng được những thân phận "con sâu, cái kiến", những kiếp người "thấp cổ bé họng", những nhân sinh "ít hơi, ngắn tiếng"…

kho1

Vó vung vãi

Gói thân bấn loạn giữa đời nghiêng

Vó vung vãi mồ hôi trời hoang… loang kiếp

Lại câu hỏi : "về đâu ?" thành vạn lời thân trách kiếp.

Khác máu tanh lòng ?

Ngạn ngữ khác máu tanh lòng để nhấn mạnh thêm nghĩa không mấy thân thiết của nội dung : người dưng nước , những kẻ buột miệng ra hai câu này trong cuộc sống hội hiện nay là những kẻ đã chọn quan hệ gia đình và bỏ mặc tình nghĩa đồng bào. Họ càng làm rõ thái độ ích kỷ vì gia đình khi họ đẩy tình thương đồng bào xuống thấp hơn với khẳng định của họ : trâu đồng nào ăn cỏ đồng nấy. Trong cuộc sống, thì mức độ nhận định của một cá nhân chính là trình độ từ đạo tới tri thức của nhân đó ; cụ thể những nhân sinh quan cao hơn những nhân sinh quan khác, có những thế giới quan rộng hơn những thế giới quan khác, có những vũ trụ quan xa hơn những vũ trụ quan khác.

Cụ thể hơn nữa là chúng ta có những giáo dục gia đình khác nhau, mà trước hết là khác nhau về trình độ, trình độ giáo dục đạo chác chắn cao hơn các trình độ giáo dục về tính toán thua thiệt giữa các nhân với nhau. Hãy phân tích rành mạch hơn nữa : giáo dục về tình thương trong đó có lòng vị tha, bao dung, khoan hồng, tha thứ… của thương người như thể thương thân chắc chắn là cao, sâu, xa, rộng hơn giáo dục về vị kỷ nơi mà lòng ích kỷ : nhất con nhì cháu thứ sáu người dưng. Một loại vị kỷ tự tuyên ngôn trong chính nhà tù của mình đang vây xiết đạo lý của chính mình, mà quên đi đồng bào, đồng loại, họ tuyên bố lạnh lùng : đắng cay cũng thể ruột rà, ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.

Tại sao những ngạn ngữ hay đẹp, những châm ngôn tốt lành như : máu chảy ruột mềm làm nên tình nghĩa cao đẹp của người Việt là : máu chảy tới đâu, ruột đau tới đó, không được vận dụng vào tình thương đồng loại, để tận dụng vào tình nghĩa đồng bào, chỉ sử dụng trong gia đình, thân tộc mà thôi. Lòng vị tha đối ngược một trời một vực với cá tính ích kỷ ; lòng vị tha với đồng bào không thể ăn cùng chiếu, ngồi cùng mâm với tính ích kỷ. Vì lòng vị tha nhân cách riêng của nó đã được nhân đạo, nhân nghĩa, nhân từ, nhân tâm tôi luyện, hun đúc ra nhân vị của nó, còn kẻ ích kỷ vắng tư cách, biệt phong cách thì làm sao mơ tưởng tới nhân cách. Các bậc phụ huynh, các bậc thầy cô, hãy thật cẩn trọng trong giáo dục gia đình và học đường khi các bậc này giáo dục lòng ích kỷ chỉ thấy thân bằng quyến thuộc gia đình, quên đi đồng loại đang đầu đường xó chợ, mà bỏ mặc đồng bào đang màn trời chiếu đất.

Nói như ngạn ngữ phương tây thì những kẻ chỉ biết "kéo chăn về phía mình khi trời lạnh" thì chỉ hưởng được chăn, mà mất đi bao quan hệ chia-chung đẹp, bao sinh hoạt chia-chung, làm nên đời sống xã hội tốt lành chung-để-chia vì biết chia-để-chung. Câu chuyện đồng bào mình vô gia cư đầu đường xó chợ đang màn trời chiếu đất, còn có trình độ cao hơn nữa, đó là câu chuyện tự-giáo-dục-để-tự-giáo-dưỡng tình thương trong mỗi con dân Việt : khi ta thấy một người, một gia đình, một làng, một xóm… đang trong bi cảnh gia thì ta phải tự thấy nhân vị, nhân phẩm, nhân bản, nhân văn của chúng ta đang bị xúc phạm. Còn nếu ta vô cảm trong thờ ơ, vô giác trong lãnh đạm, vô tri trong làm ngơ, vô nhân trong khinh rẻ các nạn nhân này thì chính nhân vị, nhân phẩm, nhân bản, nhân văn của chúng ta đang có vấn đề… đang đứng bên vực thẳm của vô luân mà ta không hay, chàng biết !


kho2

Vách tinh trong

Vó đường xa tan giữa vực lề

Vóc người vách đường, vực phố

Thân cỏ bên đường chói đêm

Kiếp cúi đầu cõng mãi trầm luân.

Hành tác chính trị công tâm để chặn quyền lực vì quyền lợi

Khi tôi phạm trù hóa để ba định nghĩa đến đúng ba định đề, rồi ngự đúng ba định luận là :

* Bạo quyền lãnh đạo, dùng bạo lực để bạo hành dân tộc, giống nòi như một phản xạ của một chế độ công an trị như một phản xạ, thì phản xạ này đã là hàng số, nó nói lên bản chất của độc đảng trong chuyên chính, độc tài để độc trị.

* Tà quyền tham quan, dùng tham quyền để tham ô, tham tiền nên tham nhũng, bòn rút tài nguyên đất nước, rút tỉa sinh lực dân tộc, lấy chuyện cướp ngày quan để lách luật, trốn luật, thậm chí xé luật, để chống lưng cho bọn sân sau của nó trong bóng đêm của mua chức bán quyền, sâu mọt hóa mọi đạo đức của Việt tộc.

* Ma quyền tham tiền, là bọn con buôn không có đạo lý, không biết luân lý, nên chẳng màng gì tới đạo đức, chúng chỉ biết tham-đất-vì-tham-tiền nên chúng không thấy cảnh đồng bào vô gia cư là cảnh thương tâm. Chúng còn xây chùa, xây các khu du lịch "tâm linh", "sinh thái" như chúng đã xây khách sạn, nhà hàng, vừa để rửa tiền, vừa để làm ra tiền.

Ba cấu trúc giải thích này làm nên ba mô thức giải luận, nó hoàn toàn xa lạ với chuyện nhục mạ hoặc phỉ báng, mà là các định hướng cho điền dã, điều tra, khảo sát, nghiên cứu nơi mà phạm trù của giải luận có từ dữ kiện tới chứng từ để cấu trúc hóa lý luận, để kiến trúc hóa lập luận, bảo đảm chính đáng làm nên chính lý của diễn luận, đây chính là không gian của học thuật ! Chính quá trình luận (giải luận, lý luận, lập luận, diễn luận) sẽ dẫn đến các suy luận để kiểm soát chính quyền, để kiểm tra chính phủ, để kiểm định chính thể, nơi mà chính khách, chính giới phải biết là trong nội chất của cộng hòa làm nên dân chủ : tự do-công bằng-bác ái, thì ưu tiên nằm ở đâu ? Để biết mình phải làm gì trong mọi chính sách :

* Tự do có không gian riêng của nó, không gian tự do của kẻ bị phá nhà để cướp đất, giờ thành kẻ vô gia cư, đầu đường xó chợ trong cảnh màn trời chiếu đất rồi sống nay chết mai là con số không ! Nó ngược hoàn toàn với các quan chức tha hồ vơ vét trong tham ô, đang cầm quyền mà đã có nhà cao, cửa rộng bên phương Tây tư bản với thẻ cư trú, để dễ bề cao bay xa chạy khi vận nước trong tay Tàu tặc, Tàu họa, Tàu hoạn, Tàu nạn, Tàu tà…

* Công bằng xã hội ưu tiên hơn tự do của quyền lợi cá nhân hay đảng phái.

* An sinh xã hội vận dụng bác ái để tận dụng công bằng, thì người giầu chấp nhận và được tạo điều kiện để giúp đỡ, hỗ trợ, trợ lực, nâng đỡ người nghèo.

Nên nhớ cho kỹ là tự do-công bằng-bác ái thì luôn đồng hội đồng thuyền trong đấu tranh dân chủ vì nhân quyền, nhưng trong hành tác chính trị của công tâm, thì chưa chắc ăn cùng mâm, ngồi cùng chiếu đâu !

kho3

Đọng

Vóc gục bên đường Vai nghiêng vó rã rời

Thân mòn phận đọng bước vong thân

Hằng hà bạc kiếp bèo trôi xa tắp.

Công bằng dựa công lý, dụng công tâm

Khi hành tác chính trị biết đặt công bằng trên tự do, thì ý thức của công bằng đã chế tác ra nhận thức nếu chúng ta để tự do nhân vào trung tâm của hội, vào lõi của cộng đồng, thì chính tự do cá nhân sẽ tạo ra tự do cạnh tranh, mà kết quả là có kẻ thắng người bại, làm nên hệ luỵ của của bất công kẻ thắng đi trên lưng, trên vai, trên đầu người bại, từ đây sẽ sinh ra hàng số của bất bình đẳng !

Vì thế, chúng ta phải đẩy lý luận của chúng ta đi xa hơn nữa để cẩn trọng hơn khi chúng ta "đánh đồng một khối" theo kiểu "cá mè một lứa" tự do-công bằng-bác ái là những thể loại ngang hàng nhau, vì trong thực tế thì ba hệ luận này có thể kình chống nhau, đối chọi nhau, xung đột nhau để bất bình đẳng làm tăng thêm sự mầu mở cho mảnh đất của bất công :

* Tự do của một cá nhân không phải là tự do của một xã hội, nhất là trong xã hội Việt Nam hiện nay, ta thấy có những cá nhân đã thành công trong nghề nghiệp, thành đạt trong kinh tế, thành tựu trong hội bằng con đường tự do kinh doanh của họ. Nếu một thiểu số quá ít thành công nhờ tự do hành nghề của mình trong một xã hội công an trị, cùng nơi với nạn nhân của bất công là hàng triệu triệu dân đen, dân oan, dân lành sống trong khốn cùng cơ cực thì xã hội đó không có tự do.

* Đạo lý (hay, đẹp, tốt, lành) xác nhận luân lý (trách nhiệm với đồng bào, bổn phận với đất nước) xác chứng đạo đức của tổ tiên của Việt tộc là : thương người như thể thương thân, bầu ơi thương lấy bí cùng, một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ…

Nên giữa tự do của một thiểu số quá nhỏ lấn lướt để lấn áp tự do của toàn xã hội, thì tôi xin đứng về phía tự do của toàn hội, cụ thể tôi xin phạm trù hóa bằng hiện tượng học trí là : tôi xin đứng về phía nước mắt ! Nước mắt của các nạn nhân đang vô cùng đa số, so với một thiểu số quá nhỏ, quá ít đang lặng lẽ để làm thinh trước các bất công của bao đồng bào đang vô gia cư. Tôi càng không đứng cùng, đứng chung với những kẻ đã than trách rồi miệt thị, đã chê bai rồi khinh bỉ, đã hà khắc rồi loại bỏ các đồng bào hiện nay vô gia cư ngày càng nhiều, ngày càng đông trên khắp các nẻo đường đất nước Việt ; họ kiểu nói của những kẻ không có nhân tâm, vì công tâm vắng biệt trong tự duy họ :

* Vô gia cư vì không "chịu khó làm ăn"

* Không nhà, không cửa vì "lười biếng không chịu lao động"…

Những kẻ vô tâm vì công tâm biệt tăm, nhân tâm biệt tích đừng quên là cuộc đời này có thực cảnh là nắng sớm mưa chiều, trong hoạt cảnh vật đổi sao dời, mang tới bao thảm cảnh lên voi xuống chó… Vì bất cứ ai sống trong xã hội công an trị hiện nay, đều có thể một sớm một chiều trở thành những người vô gia cư, cụ thể là nạn nhân của bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền chỉ biết luật rừng của bản năng trộm, cắp, cướp, giật để sinh nhai, rồi sinh tồn bằng "sinh sự"

kho4

Ánh sáng

Ánh sáng không rõ mặt người

Ánh sáng ngờ vực tầm nhìn

Ánh sáng quay quắt bên người

Ánh sáng thăm thẳm cùng bóng đêm.

"Sống lâu mới biết lòng người (chẳng) có nhân ?

Những chặng đường điền dã, điều tra, kháo sát thực địa về chủ đề vô gia cư, là dịp kẻ nghiên cứu phải suy nghĩ thêm về hệ nhân, cùng lúc nghiệm lại giáo của tổ tiên Việt với định đề :

* "Sống lâu mới biết lòng người nhân", nhưng thực tế thì bao nghìn, khi hàng triệu đồng bào đang đầu đường chợ đang màn trời chiếu đất trong bi cảnh ai chết mặc ai từ đây thì giả thuyết về định đề ngược lại sẽ thản nhiên tới trong lạnh lùng (nhưng không hề vô cảm).

* "Sống lâu mới biết lòng người chẳng nhân" ? Chẳng nhân mà trong nhiều hoàn cảnh còn thất nhân nữa !

Chữ nhân không phải một từ, một phạm trù nhận định giúp con người nhân không nhân, mà nhân đây là nhân đạo, nhân từ, nhân tâm, nhân nghĩa làm nên nhân tính để vinh hoa nhân vị trong nhân bản làm nên nhân văn, có văn minh nhân cách trong tiến bộ xã hội. Phạm trù của nhận định này biết mở của mời thức phân tích cùng hình giải thích nhập cuộc để nhận ra nguyên nhân đã làm nên hiện tượng. Mà hiện tượng cứ kéo dài trong thời gian, trải dài trong không gian, thì hiện tượng này đã biến thành hàng số, và khi gạn đục khơi trong hàng số này thì sẽ nhận ra thủ phạm chính là tác giả đã tạo ra hàng số này :

* Độc đảng bảo lãnh cho độc tài đảng trị đã là một thảm kịch cho dân chủ vì nhân quyền rồi, mà ngay trên thực tế thì thảm kịch này thành một hoạn cảnh khi độc tài lại bất tài trong quản lý xã hội, đất nước, giống nòi… Chính hoạn cảnh này làm nên hiện tượng luận vô gia cư, với bị kịch của kẻ ăn trên ngồi trốc nhìn đồng bào họ vô gia cư, với vô cảm : bây chết mặc bây !

* Độc đảng bảo cho độc trị, với tục cảnh của quan hệ-tiền tệ-hậu duệ, nơi trí tuệ của nhân tài là nguyên khí của quốc gia cũng bị đánh văng ra đường để chịu nạn cảnh tứ cố vô thân như các đồng bào gia cư, không nhà chẳng đất để dung thân. Nơi nhân trí của nhân tài còn bị đánh gục rồi vất ra đường, ra nước ngoài, thì còn nói chi tới dân oan thấp cổ họng trước bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham đất. Nhưng nạn cảnh đã ngày ngày trở thành bạo cảnh với một cảnh của độc trị không hề biết quản trị ngay trên định đề căn bản nhất của quyền lực chính trị là bảo đảm nguyên lý công bằng xã hội, để bảo toàn nguyên tắc bác ái trong xã hội, vì dân tộc, vì đất nước.

* Đánh văng nhân đạo, nhân từ, nhân tâm, nhân nghĩa, nhân tính, nhân bản, nhân văn, nhân cách thì chắc chắn đã thành loài : bất nhân, vô nhân, thất nhân rồi ! Tức là không còn là người- của-nhân mà là loại người thấp hơn cầm thú mạnh được yếu thua, ăn tươi nuốt sống đòng loại lại chính là đồng bào của mình.

Chúng ta nên hiểu để thấu định luận này để rà soát lại Việt sử cận đại là từ khi hệ độc (độc đảng, độc tài, độc trị, độc tôn, độc quyền) lãnh đạo Việt tộc thì nó không đề nghị được bất cứ một nhân lý nào tốt lành, một đạo lý nào hay đẹp cho Việt tộc, mà nó chỉ biết ngày ngày thực hiện bạo cảnh để thể hiện hoạn cảnh có trong bản chất của nó : bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quyền, ma quyền tham tiền.

kho5

Đời không mái chắn

Đời không mái hạ, đêm gác kiếp người

Kiếp ai thấm gục bỏ cõi người

Thân người sát đất lạc loài trên cánh sóng.

Đồng bào… đồng hội… đồng thuyền ?

Những chặng đường điền dã, điều tra, kháo sát thực địa về thảm trạng đầu đường xó chợ rồi màn trời chiếu đất, giúp kẻ nghiên cứu suy nghĩ thêm về hệ đồng, nơi Việt tộc biết gọi nhau là đồng bào, cùng một bào thai của mẹ Âu Cơ và vua Hùng, con Hồng cháu Lạc. Việt tộc này đã chứng minh qua lịch sử mình là một dũng tộc đã đuổi bạo ngoại xâm tới xâm lược đất Việt bằng sự dũng cảm của mình, và Việt tộc này cũng là một minh tộc, biết thắng mọi ngoại xâm với hùng trí thông minh, với hùng lực sáng tạo luôn biết thắng ngoại xâm. Mọi dũng lực làm nên một dũng tộc, mọi minh lực làm nên một minh tộc của một giống nòi luôn dựa vào một nền chung làm nên gốc chắc cho bản lĩnh của dân tộc đó ; nơi mà đoàn kết và tương trợ chỉ là một ! Đồng cam cộng khổ vì biết sống chết có nhau !

Nhưng bây-giờ-và-ở-đây-ngay-trên-đất-nước-Việt, thì Việt tộc hiện nay ra sao ? Thể lực, tâm lực, trí lực của Việt tộc đang ở mức độ nào ? Cấp độ nào ? Trình độ độ nào ? Việt tộc đang sống trong một chế độ độc đảng bất nhân nào mà đồng cam cộng khổ để sống chết có nhau để giữ nước, giữ luôn tiền đồ của tổ tiên, đã và ngày bị thay thế bởi tà lực của vô cảm, vô giác tới từ ma lực của minh, tri. Tất cả đang chế tác ra một quái thai : nhân (nội hàm của đồng) ; mọi liên kết của đồng bào-đồng hội-đồng thuyền, sau gần một thế kỷ đã tiêu tan… tiêu tán…tiêu tàn !

Chuyện hạt muối cắn làm đôi làm rễ cho cội đồng hội-đồng thuyền bây giờ xa lạ… lạ lẫm…nghe chướng trong lỗ tai của những kẻ vô cảm, tất cả trong bạo cảnh của bạo quyền độc đảng để độc tài đuổi dân lành ra khỏi nơi ăn chốn ở của họ. Bạo lực của bạo quyền độc trị bất chấp nhân quyền, hòa hợp tới lợm giọng với bạo hành của bạo động con cái đuổi cha mẹ ra khỏi nhà để cướp đất, chữ đồng của đạo hay, đẹp, tốt, lành làm nên luân đùm bọc, che chở giá quá thấp, thua cả giá đồng vụn hiện nay, trong một xã hội chỉ biết tiền. Sẵn sàng tiêu diệt nhau vì tiền, vì nhà, vì đất…

Chuyện bầu ơi thương lấy bí cùng thì bây giờ đọc lên để nghe cho đừng bị loạn trí trước loạn cảnh thất nhân hiện nay thôi, chớ trong hội mà bạo quyền lãnh đạo, quyền tham quan, ma quyền tham đất, và cả ba bọn âm binh này đều tham tiền, chúng đang cho sinh ra cùng lúc ba ung thư : tham (tham quyền, tham quan, tham ô, tham nhũng) ; bất (bất tài, bất lương, bất chính, bất nhân) ; vô (vô tri, vô minh, vô tâm, vô giác, vô cảm)… Và ba loại ung thư này, cùng nhiều loại ung thư nữa đang vĩnh viễn hủy hoại tâm lực của Việt tộc thủa nào đã biết : một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ…

kho6

Thác đời

Cõi người từ chối cõng tình thương

Thân sương đã rớt khỏi cõi đời

Ba sinh thả thân này theo thác đời lạ lẫm.

Đồng bào… đồng cam … đồng hành ?

Trong Việt ngữ, hai chữ đồng bào ngữ vị nằm ngoại mọi ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp bình thường, vì những người gọi nhau là đồng bào thì họ biết chắc bẩm một điều là họ cùng một dòng máu, vì cùng cha, cùng mẹ, trong đó thân tộc, thống tộc và dân tộc là một. Tôi vẫn chưa tìm ra một dân tộc, bộ tộc nào khác nơi cùng một sắc tộc thì gọi nhau là đồng bào ; ai cũng biết sắc tộc thì định vị cho bản sắc, còn đồng bào thì sâu-đậm-chung-chia nhiều hơn bản sắc. Vì đồng bào là quan hệ gốc, rễ, cội, nguồn của mọi quan hệ, quan hệ ngay trên thượng nguồn là cùng một bào thai, có cùng một mẹ Việt Nam, cho tới tận hạ nguồn là mọi con dân Việt có cùng một dòng máu nên cùng một dòng sinh mệnh, sống thác có nhau, sống chết bên nhau.

Quan hệ đồng bào trùm phủ, bao bọc mọi quan hệ khác giữa cá nhân, tập thể, cộng đồng, xã hội, quan hệ đồng bào là một quan hệ vừa sâu đậm, vừa tổng thể. Nơi đây, nhân sinh quan của một cá nhân Việt cũng là thế giới quan của dân tộc Việt, cả hai làm nên vũ trụ quan của gióng nòi Việt. Những con dân Việt không những biết đùm bọc, che chở nhau mà còn biết nhìn về cùng một phía trước chân trời của tương lai, rồi tìm mọi cách để thăng hoa cả gióng nòi đã từng có cùng một mẫu chung cùng một bào thai Mẹ Việt Nam. đồng bào, nên đồng cam để cộng khổ, mà đồng là chung chia và cộng là không ai bỏ ai cả, vì không ai bỏ ai, không ai loại trừ ai, nên đồng cam cộng khổ để đồng hành trong đồng lộ, trong thành công nhau, trong thất bại cũng có nhau.

Chỉ một chữ đồng (đồng bào, đồng cam, đồng hành, đồng lộ, đồng hội, đồng thuyền) giờ đã thành một hệ của luân lý (có bổn phân và trách nhiệm với đồng bào của mình) ; giờ đã thành một hệ của đạo (hay,đẹp, tốt, lành của một sắc tộc làm nên một dân tộc chung chia với nhau cùng một nguồn cội của một bào thai). Chính luân lý và đạo lý có cùng một ADN từ tinh thần tới tâm linh, nên đã có cùng một đạo đức tự tiên tổ tới bây giờ là : bầu ơi thương lấy bí cùng, một con ngựa đau cả tầu không ăn cỏ… Đây là một trong những thất bại lớn nhất của các con người cộng sản Việt khi trong thế kỷ hai mươi vừa qua họ xếp quốc tế sản cao hơn tình nghĩa đồng bào. Và thảm hại hơn là trong thế kỷ hai mươi mốt này cũng chính những kẻ vỗ ngực là lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đang cho phát triển tràn lan loại ung-thư-đồng-thể-vô tới từ sự vô cảm trước các thảm cảnh của đồng bào, vì vô tri, vô minh đã làm nên vô giác và vô nhân trước chữ đồng (đồng bào, đồng cam, đồng hành, đồng lộ, đồng hội, đồng thuyền) trước họa cảnh gia cư.

Những kẻ bội bạc trong cuộc sống đã từng quên đi các luân lý, các đạo lý, các đạo đức giữa đồng bào, tức là đã quên đi hệ đồng (đồng bào, đồng cam, đồng hành, đồng lộ, đồng hội, đồng thuyền), thường được nghe một câu "trách móc" nhẹ nhàng trong âm hưởng nhưng nội dung của câu này đánh thẳng vào não bộ của kẻ còn có lương tâm trung tín, có lương tri nhân tính, vì có lương thiện trong tâm trí : Nắng ba năm ta không bỏ bạn, mưa một ngày bạn đã bỏ ta… Đồng bào đang có nơi ăn chốn ở ơi ! Đừng bỏ rơi các đồng bào vô gia cư đang màn trời chiếu đất !

kho7

Gò thân vấn dạ

Vó bất cưỡng trời giăng thân

Không mùa gội xoá kiếp đau

Gò thân tự săm soi vấn dạ

Vóc người tím dần giữa hang trời nín thở.

Con ơi nhớ lấy câu này : Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

Khảo sát định chất song hành cùng điều tra định lượng kẻ nghiên cứu về chủ đề vô gia cư này nhân ra là thì chưa bao giờ Việt tộc có nhiều quan tham như hiện nay, chúng bám vào ung thư đại tràng của hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc tôn, độc trị) của Đảng cộng sản Việt Nam để sinh sôi nảy nở như ký sinh trùng qua hệ tham (tham quyền để trở thành tham quan, dùng tham ô để tham nhũng tham tiền). Mô thức giải thích về bạo quyền lãnh đạo mở cửa mô hình giải luận về tà quyền tham quan, mà cả hai đều có sân sau của ma quyền tham tiền, nên chúng tham đất mà biến dân lành thành dân oan, biến dân đen thành dân vô gia cư,

Phương pháp luận luận tội để kết tội. Không những gọi tên tội phạm, mà còn vạch mặt gọi tên tội nhân, mà không quên là tội nhân đã phản dân hại nước, sẽ sẵn sàng trở thành tội đồ qua buôn dân bán nước cho Tàu tặc đã cướp đất, biển đảo của Việt tộc. chẳng quên Tàu đang gieo cảnh Tàu họa với ô nhiễm môi trường qua các nhà máy nhiệt điện, qua công nghệ bẩn kiểu Formosa, đang âm mưu Tàu nạn với thực phẩm bẩn, hóa chất độc. Phải đặt họa cảnh của các đồng bào vô gia cư vào hoạn cảnh mà cả đất nước đang gánh chịu, tại đây thì đồng bào đang có nơi ăn chốn ở đã và đang đồng họa-đồng nạn với các đồng bào vô gia cư rồi trước hoạn-lộ- dẫn-tới-tử-lộ của cả một dân tộc đang đứng trước họa ngoại xâm Tàu tặc-Tàu tà-Tàu họa-Tàu nạn.

Tổ tiên Việt rất chính khí trong chính ngôn, rất chính ngữ trong chính lý khi dặn dò con cháu : Chém cha cái lũ áo dài. Ăn no cho tới mang tai vẫn lần, nên đồng bào ta hiện nay mới đặt tên chúng là : nội xâm ! Nội-để-nối, chúng nối giáo cho giặc. Đừng ngờ vực gì nữa mà phải khẳng định là chúng cam tâm cõng rắn cắn gà nhà, chúng sẽ rắc tâm mang voi dày mả tổ trong tà lộ của chúng từ mua chức bán quyền tới buôn dân bán nước. Khi dân lành một sớm một chiều thành dân oan, không đất không nhà, vô gia cư trong cảnh sống nay chết mai với độc chất của độc đảng, độc hại do độc tố bạo quyền-tà quyền-ma quyền, chỉ biết tham quyền lực để nuốt quyền lợi.

Từ bao đời này ông ta đã vạch ra chân tướng của chúng : Ăn no rồi lại nằm khì. Mặc cho dân xiết, khốn nguy nhọc nhằn ; chân tướng làm nên chân dung của bọn ngày ngày ăn tàn phá hại tài nguyên đất nước, nguyên khí quốc gia, sinh lực giống nòi : Tằm đau tằm chẳng ăn dâu. Tằm đói ăn ruộng ăn trâu ăn bò. Chân dung nhập hoạn với chân tướng làm nên diện mạo vắng nhân tâm, trống nhân từ của chúng : Trống chùa ai đánh thùng thùng. Của chung ai khéo vẫy vùng làm riêng. Con dân Việt hiện nay hãy giữ vững hệ thức : lấy kiến thức để dựng tri thức, giữ ý thức để tạo nhận thức, tất cả cùng nhau tỉnh thức trước họa cảnh dân tộc, trước thảm cảnh của các đồng bào vô gia cư :

Con ơi nhớ lấy câu này

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

kho8

Vong

Cuối chiều rồi hãy quên đi chữ quê,

chữ nhà, kể cả chữ cha, chữ mẹ…

để tà dương không quần xiết bước lưu vong…

Lê Hữu Khóa

(19/06/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Additional Info

  • Author Lê Hữu Khóa
Published in Văn hóa

Khổ trong nghèo, khốn trong cực, nhọc trong nhục

Khổ luận 5 : Đồng bào xa… Việt kiều gần…

Đồng bào xa… Việt kiều gần…

Khi điều tra thực địa để được vào sâu thực tế vô gia cư qua phương pháp quan sát và phỏng vấn… thì một chuyện thật lạ đã hiện lên : các mảnh đời Việt chân trời cửa bể lại tụ họp, quây quần, gần gũi, khắng khít bên nhau bất chấp khoảng cách địa lý… bất chấp mọi định kiến kẻ giầu người nghèo, kẻ sang người thấp. Đó là trường hợp các Việt kiều phương xa về thăm quê hương, cứ tưởng là họ thăm gia đình xong thì họ đi du lịch ; cứ nghĩ là họ ăn mặc tha hồ, sắm sửa xa hoa, tiêu xài kênh kiệu… Nhưng không đâu ! Việt kiều lẳng lặng đi bộ một mình trên các vỉa hè… có người ngồi trên xe đi quanh phố… Sáng họ thấy người vô gia cư tàn tật này bán vé số bên ngã tư… Trưa thấy một mẹ già ăn xin giữa nắng cháy… Chiều thấy hai anh em lang thang dắt nhau đi bán bánh… Tối thấy cả một gia đình quỵ gục giữa công viên mà "chưa ăn uống gì cả"…

Thế đạo của ý thức đã đánh thức đạo đức của nhận thức, nơi hội học về quan hệ xã hội biến thành xã hội học về mạng lưới tương trợ (réseau d’entraide), nơi mà triết học luân lý về đoàn kết cộng đồng biến thành triết học về mạng lưới tình thương (réseau de bonté). Một chuyện không hề lý thuyết, các Việt kiều này tìm một trung gian địa phương rồi chuyển tiền giúp đỡ đồng bào vô gia cư. Một chuyện không hề mơ hồ trung gian địa phương làm cầu nối có kế toán, sổ sách. Một chuyện không hề viễn vông, khi kẻ gia nhận tiền thì chứng từ của biên lai, chứng tích của vidéo. Một chuyện không hề xa vời rất cụ thể kẻ gia cư nhận tiền giải thích mình sẽ sử dụng số tiền nhận để làm chuyện gì ? Đầu vào phương án nào ?

Một gia đình bên Mỹ yêu cầu trung gian địa phương tặng 30 triệu đồng cho một bà mẹ có đứa con trai bị liệt não, dùng số tiền để chăm lo thuốc men cho cùng chăm lo sức khỏe cho chính bà. Một Việt kiều của Canada yêu cầu trung gian tặng 20 triệu đồng cho một bà cụ đã gần 80 tuổi lại phải nhặt bao nylon, thùng carton cả đêm… mà bán không được 50 ngàn đồng một ngày. Một Việt kiều tại Úc nhờ trung gian tặng 50 triệu đồng tới một ông cụ bán vé số, bị cụt cả hai chân, phải di chuyển bằng xe đẩy thấp sát đất… Còn bao Việt kiều nữa ? Không ít ! Còn bao người vô gia cư nữa cần được giúp đỡ ? Nhiều lắm !

Một chính quyền không chăm lo được an sinh xã hội cho đồng bào mình mà biết được các câu chuyện này Đồng bào xa…Việt kiều gần này thì phải biết nhục ! Một chính quyền không chăm sóc được công ích hội cho dân tộc mình biết được các câu chuyện này Đồng bào xa…Việt kiều gần này thì phải thẹn ! Nếu không biết nhục, không biết thẹn, thì chắc là loài vô tri trước đạo lý này của tổ tiên Việt :

Ở đời ở kiếp chi đây

Coi nhau như bát nước đầy thì hơn !

kho1

khuya

Bãi tạnh bè khuya thân vắng vóc

Phiêu linh trần thân tán tụ

Ánh sáng vật vờ theo kiếp lạc

lưng người vó lạc nhân sinh.

Tuổi trọng rời nhà… tuổi già ngoài đường…

Trên một đất nước mà người nghiên cứu không dựa được vào các thống kê để làm cơ sở cho các phân tích định lượng, thì quá trình đào sâu các phân tích định chất từ quan sát tới phóng vấn sẽ dẫn tới : phương pháp hồi ký, nơi mà cá nhân được phỏng vấn sẽ không trả lời các câu hỏi, mà tự kể lại cuộc đời của mình. Kể lại một cuộc đời ở tuổi cao, tuổi trọng, tuổi già với nhiều kinh nghiệm cuộc sống, với nhiều thể nghiệm về lòng người, với nhiều trải nghiệm về gia đình, thân tộc, láng giềng… mang ý nghĩa của một tổng kết đôi : tổng kết về cuộc đời mình cùng lúc tổng kết luôn về xã hội mình đang sống.

Vì vậy tư liệu của hồi ký cá nhân luôn là chất liệu để biết, để hiểu, để thấu về quan hệ xã hội, sinh hoạt xã hội, đời sống xã hội của cá nhân đó. Qua các hồi ký thì chính kẻ nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền về chủ đề gia cư phải phân tích giải thích được định chế chính trị và các cơ chế xã hội mà làm nên quan hệ xã hội, sinh hoạt xã hội, đời sống xã hội nơi mà cá nhân có quan hệ thường nhật với gia đình, thân tộc, láng giềng… Đây là phương pháp luận từ dưới hồi ký cá nhân tìm đường lên cao tới định chế chính trị, đây cũng chính là phương pháp luận của vi mô hồi ký cá thể tìm lối lên cao tới các cơ chế xã hội, nơi mà chứng từ qua nhật ký của các cụ vô gia cư giới thiệu một thực tế xã hội đang là thảm cảnh của một dân tộc, nơi có một chế độ độc tài nhưng bất tài đã để bao người lớn tuổi phải sống như "bụi đời" trên đường phố. Một bác tuổi đã hơn 70 phải rời gia đình của mình tại một vùng bị ngập mặn, nơi đây chính con cái của bác đã nói thẳng với bác không con thể nuôi bác được nữa, thế bác lẳng lặng rời nhà, lên thành Hồ để thành kẻ vô gia cư, vì "không muốn là gánh nặng cho con cái". Đây là một cụ đã gần 80 tuổi rời miền Trung bị chính con cái mình đuổi ra khỏi nhà đã "già không có ích gì lại tốn cơm tốn gạo" của chúng, thế là bác khăn gói lần mò vào thành Hồ để sống lây lất trên vỉa hè. Có bác đã bồng bế trên tay ban ngày, đắp chăn bảo vệ đứa cháu nội của mình hàng ngày… qua năm tháng tổng kết hồi ký đời mình mà kẻ nghiên cứu về chủ đề này nghe như bác đang kể cuộc đời của những người khác : "Tôi phải nuôi cháu… vì bố nó bỏ nhà theo vợ bé… mẹ nó bỏ con theo trai…".

Giáo Việt trao cho các thế hệ trẻ hình ảnh của những ông lớn tuổi của mình biểu tượng "gần đất xa trời" để nhắn nhủ với con cháu là với tuổi trọng cha mẹ, ông bà sẽ rời chúng ta, chúng ta phải sống đúng đạo làm con để được sống đúng đạo làm người khi cha mẹ, ông đã "tuổi già sức yếu". Giáo lý Việt xác chứng là cha mẹ, ông bà đã "sống khôn thác thiêng" nên chúng ta mới "khôn lớn thành người" như ngày hôm nay, tại sao bây giờ, con cái lại đẩy, đuổi, xua, lùa cha mẹ, ông bà ra đường để mặc cha mặc mẹ sống trên vỉa hè góc phố. Cha mẹ, ông bà giờ đây trong cõi lạnh của cõi lẻ, một loại địa ngục trần đất ! Khi cha mẹ, ông bà sát đất trong màn trời, sát đất trước khi vào lòng đất, thì nhân phẩm của các đứa con của cha mẹ, ông bà này đã bị chôn từ lâu rồi !

kho2

Nhắm

Tôi nhắm mắt, xuôi tay, duổi chân rồi

Giao cả quyền làm người cho gió dựng,

bão đẩy ra khỏi chân trời kiếp vụng.

Sinh tồn : thùng rác… bãi rác… đống rác…

Khi hội học của phương pháp luận trực quan (observation directe) khi được song hành cùng dân tộc học của phương pháp luận quan sát tham gia (observation participante) là theo dõi các sinh hoạt của kẻ vô gia cư để hiểu các phương cách sinh nhai, để thấu các cách thức sinh tồn thường ngày của họ. Nơi đây, xã hội học vi mô (microsocologie) về hành tác của cá nhân sẽ cho xuất hiện xã hội học vĩ mô (macrosocologie) về tổ chức của một xã hội, từ định chế tới cơ chế của chế độ chính trị độc tài nhưng bất tài trong an sinh xã hội, một tổ chức độc trị nhưng không biết quản trị công ích xã hội, mới để hàng triệu đồng bào của mình vô gia cư, và nhiều người trong số đông này phải sống nhờ thùng rác… bãi rác… đống rác… Rác là nơi phế thải những đồ dụng, vật dụng, kể cả thức ăn dư thừa hay hư thối mà một người, một gia đình, một xóm, một thành phố phải vất đi, vậy mà chính các thùng rác… bãi rác… đống rác… vẫn ngày ngày nuôi sống các kẻ vô gia cư không tiền, không nghề, không có thức ăn… Phải sinh sống để sinh tồn, tại đây sinh ra các ngữ pháp phải sống sót của những đồng bào vô gia cư : "đi moi rác để sống", "đi đào rác để kiếm ăn", "đi lục rác để sống qua ngày"… đó là những câu chữ của các đồng bào gia cư : "sống nhờ rác" ! Họ nói với tủi nhục thì quyền độc đảng phải nghe các lời này trong điếm nhục ! Động từ "bới rác để sống" mà chính Việt tộc sẽ phải : cúi đầu rơi nước mắt ! Nhưng chuyện rơi nước mắt là chuyện rất bình thường của cảm động khi tim người thắt lại dẫn tới phải khóc trong cảm xúc tức khắc… trong nhiều ngày… giữa ban ngày…rồi giữa khuya, khi nghĩ về những đồng bào vô gia cư phải "bới rác để sống". Khi một kẻ nhà cao cửa rộng, sinh sống xa hoa trong phung phí, ngồi trên xe nhìn thờ ơ trong vô cảm các đồng bào vô gia cư đang sống nhờ rác ; khi họ vào tiệm ăn thì ăn uống với sơn hào hải vị, mà nhìn các đồng bào gia đang "ăn xin", không những không giúp đỡ họ lại những tục ngôn khinh miệt, những bại ngữ miệt thị, thì chính đây mới là : loài rác rưởi !

Hãy dùng triết học đạo đức sánh vai cùng tâm lý học hành vi để phân biệt được hai loại người : thành phần thứ nhất là các đồng bào vô gia cư phải "sống nhờ rác" họ không hề mất nhân phẩm, mặc bạo quyền lãnh đạo-tà quyền tham quan-ma quyền tham đất đã cướp mất đất lẫn nhà của họ. Loại thứ hai là loài rác rưởi, chúng xa hoa trong tham ô, chúng phung phí trong tham nhũng, chúng cờ gian bạc lận bằng chính tà quyền của chúng để tham tiền, chúng có tiền qua hành động bất lương, chúng của qua hành tác bất chính, nên chúng bất nhân trong cách ăn mặc lẫn ăn uống, bọn này đã mất nhân phẩm lẫn nhân cách từ lâu rồi. Vì chúng chưa hề có nhân từ nhân tâm làm nên nhân lý nhân tính của chúng ; chúng chưa hề có nhân đạo nhân nghĩa làm nên nhân bản nhân văn của chúng ; chúng chưa hề nhân vị nhân quyền làm nên nhân tri nhân trí của chúng. Và những ai "ăn bám", "ăn ké", "ăn theo", "ăn hùa",

"ăn chung" với bọn này, nên rất thận trọng ! Đừng để mất hệ nhân (nhân từ, nhân tâm, nhân lý, nhân tính, nhân đạo, nhân nghĩa, nhân bản, nhân văn, nhân vị, nhân quyền, nhân tri, nhân trí) như loài rác rưởi này, thực chất của chúng chỉ loài sinh trùng, não trạng sinh thì không sao phạm trù hóa được : nhân phẩm !

kho3

Thức hay ngủ ?

Tâm thức mở sâu hình hài lang bạt

Giao tâm huyết cho mùa biền biệt nhân tâm.

Vô gia cư vì phải rời… đất chết

Một nhóm người ngủ cùng một vỉa hè giữa phố thị, khi điều tra thực địa dùng phương pháp phỏng vấn đào sâu nguyên nhân về thảm họa không nhà, màn trời chiếu đất, thì mới biết được là họ chỉ mới quen biết nhau, họ không cùng quê quán, không cùng địa phương, nhưng họ cùng một nguyên nhân là họ phải rời quê cha đất tổ của họ giờ đã thành đất chết :

* Người đàn ông này đã hơn 50 tuổi, rời Hà Tĩnh sau thảm họa môi trường gây ra bởi Formosa, mới vào thành Hồ được một năm.

* Người đàn bà kia tới từ Hậu Giang, sau khi đất ruộng của gia đình bà đã chết vì ngập mặn, vào thành Hồ được ba năm.

* Gia đình này rời Quảng Ngãi sau khi "không còn gì để ăn", vào thành Hồ được sáu tháng.

* Mẹ con kia rời Long An sau khi "không còn gì để làm", vào thành Hồ mới ba tháng…

* Cha con nọ rời một làng quê miền Bắc nay gợi là "làng ung thư" cạnh nhà máy nhiệt điện, sau khi gia đình đã mất đi 2 người…

Trên một quê hương Việt xưa kia là : gấm vóc, nay nhiều làng ung thư, ngày ngày thêm nhiều vùng là đất chết : người chết, súc vật chết, cây cỏ chết, nguồn nước chết… Một quê hương mà tuyên truyền ngu dân tự xảo ngôn trong điếm luận là môt quê hương : "chưa bao giờ được như thế này !", giờ đây Nội, thành Hồ hai thành phố bị ô nhiễm hàng đầu trong thống kê của thế giới. Trên một quê hương mà đồng bào phải bỏ quê, bỏ nhà vì phải bỏ cõi chết, để phải nhận oan kiếp màn trời chiếu đất thì mọi tuyên truyền mị dân phải biết xấu hổ ! Trên một đất nước mà dân tộc đó phải bỏ đất, bỏ vườn như phải bỏ vực chết, để phải chịu tủi phận đầu đường xó chợ thì mọi tuyên giáo ngu dân phải biết độn thổ !

Oan khiên chất chồng lên các mảnh đời chung vỉa hè khi gục quỵ, chung góc phố khi mệt lả… Chung vỉa để chung kiếp cư ! Ai hãnh diện trước thảm trạng này ? Chỉ bọn loài mới hãnh diện trên thảm cảnh của đồng loại ! Một đất nước với bao đứa con tin yêu đấu tranh cho tự do, công bằng, bác ái bằng dân chủ nhân quyền, một sớm một chiều bị bắt bớ, đầy, trở thành các nhân lương tâm, bị nhốt chung với các loại hình sự. Nơi chỉ một câu của Tô Thùy Yên đã tổng kết được oan khiên của Việt tộc hiện nay : "chung xiềng nhưng chẳng dám nhìn nhau".

Một chính quyền độc tài nhưng bất tài trong quản lý công ích xã hội, một chính phủ độc trị nhưng không biết quản trị an sinh xã hội đã : "đem dân bỏ xó", một tội mà tổ tiên Việt đã kết án một cách rành mạch nhất về loại vô loài : đem con bỏ chợ !

kho4

Đau

Làm đau thêm nỗi đau cho máu ngược dòng nỗi khổ

Làm loạn nỗi lo cho nỗi lòng quỵ thân ngủ ngất.

Bao đời, bao kiếp… vô gia cư

Khi điều tra xã hội học cá nhân không dừng ở số phận một người vô gia cư, mà được xã hội học gia đình tới để trợ lực để đào sâu thêm hệ vấn đề của hội học liên thế hệ ; thì tại đây xuất hiện những hàm số về tính liên kết trong nội hàm liên tục của kiếp vô gia cư, trong những năm dài qua nhiều thế hệ trong cùng một gia đình, mà tất cả đều phải chịu thảm cảnh vô gia cư.

Tại đây, giáo lý gia đình bình thường thủa nào : "tứ đại đồng đường", bốn thế hệ chung một mái ấm, giờ đã bị nghèo đói về kinh tế luôn song lứa với áp bức của bạo quyền từ chuyện mất đất-mất nhà mà phải lê trên đất để sống, phải lết trên đất để ăn, phải gục trên đất để ngủ. Đây là hình ảnh nhân kiếp "tứ đại tan đồng đường nát". Đó cũng hình ảnh nhất của bạo quyền độc đảng-tà quyền tham quan-ma quyền tham tiền sau 45 năm gọi là "thống nhất đất nước", vỗ ngực là : "chưa bao giờ đất nước được như ngày hôm nay", trong xảo ngôn của trá ngữ "phát triển… hạnh phúc… thịnh vượng". Nơi mà xã hội học so sánh về thực cảnh xã hội song hành cùng kinh tế học tổng kết về các bất công trong thu nhập đã cùng nhau nhận ra trong số lượng rất cao các đồng bào vô gia cư đã có không ít các gia đình vô gia cư từ hai, ba thế hệ nay… Hai-ba-thế-hệ mà ông bà bị đuổi khỏi đất, cha mẹ không có nơi định cư, và con cái thì không được học hành tử tế.

Trên thực địa của điền dã, không khó để nhận ra :

* Gia đình này "chuyên nghề ve chai, cha mẹ ngủ đường, con ngủ chợ…".

* Gia đình kia "chuyên nghề nhặt bao nylon, cha mẹ con cái suốt ngày sống trên vỉa hè…".

* Gia đình nọ "chuyên nghề bới rác, ông bà, cha mẹ, con cháu, hôm nay ngủ xóm này, mai ngủ xóm kia…".

* Gia đình này "ba thế hệ làm đủ nghề : ve chai, bao nylon, bới rác, có gì ăn nấy…".

* Gia đình kia "hai ba thế hệ chuyên nghề nhặt sắt vụn, ngủ đâu cũng được…".

* Gia đình nọ "hết già tới trẻ, suốt đời, suốt kiếp, lượm, nhặt, ăn xin, cho gì cũng lấy…".

Số kiếp vô gia cư không chỉ kéo dài một hai ba năm. Nhân kiếp vô gia cư không kéo dài chỉ một đời, mà nhiều đời, qua nhiều thế hệ : khổ thân trong hàng kiếp. Nếu một chính quyền độc tài bất tài không giải quyết được khổ nạn này, thì đừng tham quyền nữa ! Nếu một chính phủ độc trị mà không biết quản trị, không giải quyết được thảm nạn này, thì đừng độc quyền nữa ! Tức là đừng rơi vào : tà lộ của điếm quyền !

kho5

Kiếp

Tại sao cứ dựng bật dậy mỗi bình minh

Để tà dương thấy kiếp mốc meo trong tàn tối.

Thân thẹo… răng rụng… tóc trơ…

Khi hội học phải tận dụng phương pháp quan sát trực tiếp, kế tiếp đến dùng phỏng vấn để hiểu do nguyên nhân, rồi dùng phân tích hiện tượng để giải thích được bản chất, sau cùng là nhập nội vào giải luận, nơi mà lý luận, lập luận, diễn luận trên dữ kiện sẽ tạo được chứng từ… Trong điều tra, điền về những đồng bào gia thì chứng từ chứng nhân, chứng nhân đã thành chứng tích, họ mang ngay trên chứng thân của họ bao nhiêu bịnh tật, bao nhiêu khuyết tật, bao nhiêu thương tích nay hằn sâu trên thân xác của họ.

Hiện tượng luận chứng từ-chứng nhân-chứng tích-chứng thân làm nên hiện tượng học rất cụ thể không hề mơ hồ, rất xác thực không hề viễn vông, rất hình tượng không hề trừu tượng :

* Ông này cụt cả hai chân, cựu chiến binh của Việt Nam Cộng Hòa cũ, bán vé số, không hề có nhà cửa, ăn đường, ngủ chợ…

* Bà kia chột một mắt, nạn nhân của bạo hành gia đình, bị đuổi đi khỏi nhà, giờ sống lay lất với con nhỏ lúc gầm cầu, lúc hè đường…

* Bác nọ mang khuyết tật cột xương sống, ăn xin từ chợ này qua chợ kia, không vợ, không con…

* Dì này cụt tay, không nhà cửa, không con, suốt ngày sống bám chợ này bao lâu nay…

* Anh kia bị tai biến, lúc tỉnh lúc mê, lúc ngủ giữa ngày, lúc khóc giữa đêm, quanh quẩn ở xóm này bao lâu nay…

* Chị nọ bị mù lại phải nuôi hai con nhỏ, không biết từ đâu tới, cứ đứng ở ngã tư ăn xin từ sáng tới tối…

Thực luận chứng tích-chứng thân có các vết thương, có các vết thẹo trên thân thể… Vô gia cư thì khó thân thể toàn vẹn ! người đã mang khuyết tật lúc sinh, kẻ phải tật nguyền bị tai nạn lao động thời thanh niên… Nhưng cũng có người này bị tai nạn giao thông trên đường phố khi đang "ăn xin", bị "xe đụng", "xe cán", "xe tông"… Lại có đồng bào bị nhiều lần tra tấn bởi công an, hiếp đáp bởi côn đồ, hành hung bởi du đảng… Kiếp vô gia cư là kiếp cá nằm trên thớt chờ bao biến nạn, thảm nạn, sẽ gieo "lên đầu", "lên cổ", "lên vai", "lên lưng", "lên thân" của mình, cho tới lúc chết. Địa ngục trần gian là đây !

Gia cư không còn thì thân thể khó toàn vẹn… Mái ấm đã mất thì thân thể sẽ hao mòn… mất mát từng phần… chờ ngày tan thân mất kiếp

Câu chuyện vô gia cư chính là câu chuyện có gia cư của mỗi chúng ta : gặp một đồng bào vô gia cư mù, chột, què, tật, khuyết, mất một phần hay nhiều phần thân thể thì chính nhân phẩm của chúng ta cũng mù, chột, què, tật, khuyết, mất một phần hay nhiều phần ngay trên nhân vị của chúng ta !

kho6

Vực thân

Dong thân dọc biển xa đời

Tay mây, chân sóng, chân trời, vực thân

Lê Hữu Khóa

(18/06/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Additional Info

  • Author Lê Hữu Khóa
Published in Văn hóa

Khổ trong nghèo, khốn trong cực, nhọc trong nhục

Khổ luận 4 : Quỵ gục … quỵ lã

Quỵ gục vỉa hè… quỵ lã góc phố

Khi tự do có một mái ấm đã bị bạo quyền lãnh đạo độc tài, tà quyền tham nhũng, ma quyền tham đất cướp mất, thì con người còn lại : tự do đòi công lý trên nguyên tắc của công luật phải biết bảo vệ công bằng. Nhưng khi công lẫn công luật cũng bị bọn âm binh bạo quyền lãnh đạo độc tài, quyền tham nhũng, ma quyền tham đất nuốt chửng, thì ta sẽ thấy một tự do khác xuất hiện, lần này là tự do đôi : tự do của đoàn kết song hành cùng tự do của tương trợ. Tự do đôi này cũng là hành động đôi để bảo vệ nạn nhân của bất công là những đồng bào vô gia cư : hành động thứ nhất có bản chất của bác ái với các nghĩa cử nhân đạo, với các chủ thể từ thiện. Hành động thứ hai của xã hội nhân sự đại diện cho công bằng xã hội, có sự trợ lực của lực lượng luật liêm chính biết bảo vệ các nạn nhân gia trước tòa án đang trong tay âm loại cường quyền ; có thêm báo chí liêm minh thông tin trung thực với truyền thông liêm khiết để vạch mặt chỉ tên bọn trộm, cắp, cướp, giật của dân. Tự do đôi chế tác ra hành động đôi, liên tục sinh ra các hành tác của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) của dân chủ (đa nguyên nhân quyền), để tạo ra một liên minh làm tất cả âm loài (bạo quyền lãnh đạo độc tài, tà quyền tham nhũng, ma quyền tham đất) phải "mất ăn mất ngủ" đó là :

* Tự do đấu tranh đạo cộng hòa luôn cao, sâu, xa, rộng hơn mọi bạo quyền, quyền, ma quyền chỉ biết lòn lách trong bất tín và bất chính.

* Tự do đấu tranh của đạo dân chủ luôn hay, đẹp, tốt, lành hơn mọi bạo quyền, quyền, ma quyền chỉ biết chui rúc trong thất nhân vì thất đức.

quy01

Vì âm loài (bạo quyền lãnh đạo độc tài, tà quyền tham nhũng, ma quyền tham đất) luôn thỏa chí với thất đức của tham quyền để tham tiền, nên chúng tự xiết còng vào tay của chúng trong cái xấu, tồi, tục, dở của cái thất nhân trong ích kỷ. Chúng luôn thỏa mãn với bất lương của tham tiền nên chúng tự xây nhà tù của chúng trong cái xấu, tồi, tục, dở của cái bất tín để bất chính. Bạn xem kỹ nhé bức ảnh bà cụ này quỵ gục trên vỉa hè… quỵ lã bên góc phố, đây có thể là mẹ, là bác, dì, nội, ngoại chúng ta, hàng xóm, thân bằng, quyến thuộc của chúng ta… Như vậy chúng ta phải làm gì ? Chúng ta sẽ giúp bà : đứng lên, thẳng lưng, ngẩng đầu rồi giúp bà vĩnh viễn có một mái ấm bên con cháu, bằng một cuộc đổi thay đời đổi kiếp :

* Lấy hành tác của đạo lý cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) đào, bứng, nhổ, vất đi chế độ gây tội ác bằng bạo quyền, tà quyền, ma quyền.

* Lấy hành động của đạo lý dân chủ của đa nguyên có đa tài, đa trí, đa lực, đa năng, đa hiệu nhân quyền trong công bằng xóa sổ một chế độ độc đảng bám độc tài nhưng bất tài chỉ biết tạo bất công, một cơ chế chỉ biết ôm độc trị nhưng không biết quản trị công lý, mà chỉ biết bạo trị bằng công an trị.

Chúng là một tập đoàn tội phạm "khôn nhà dại chợ", chỉ biết cưỡng chế đất đai, cưỡng bức nhân vị của đồng bào mình, mà không biết nhận tiến bộ của thế giới, văn minh của nhân loại, đang gây ra bao cảnh "khốn nhà loạn chợ".

quy02

Nhân

Phóng tâm tìm nhân dạng biết thương

bám nhân tâm níu nhân tình đang xa nhân cách.

Đoạn trường ai có qua cầu mới hay…

Thấy hiện tượng nhiều đồng bào lang thang rồi quỵ gục trên vỉa hè, góc phố, thì ta cũng nên đi tìm hiểu nguyên nhân tại sao số lượng đồng bào vô gia cư lại nhiều như vậy ? Hãy nhận ra đây có thể là một trong hàng chục ngàn người đã bị cưỡng chế đất tại Thủ Thiêm từ hơn 20 năm qua ; đây cũng thể một trong hàng trăm người đã bị đập tan nhà cửa tại vườn rau Lộc Hưng, năm 2019… Chưa hết, đây có thể là một trong hàng chục ngàn người mới bị xua đuổi khỏi Campuchia, trở về lại quê hương với "biệt danh" : người Việt không căn cước, hàng chục ngàn đồng bào đang quỵ gục tại Tây Ninh, lạc lõng tại Cồn Dầu… rồi lang thang, thất thểu, vật vờ tìm đường lên Thành Hồ để sống sót.

Câu chuyện của chúng ta không chỉ của một người, một gia đình, một xóm, một làng đang chịu thảm cảnh vô gia cư, mà của hàng triệu đồng bào đang mất đất, mất nhà ngay trên quê hương Việt, tạo nên hình ảnh qua trực quan của thế giới bên ngoài là Việt Nam có phải là quê hương của những kẻ vô gia cư ? Nơi mà những nạn nhân mất đất, mất nhà đã cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối, bây giờ trong hoạn cảnh màn trời chiếu đất đang gục đầu-xuôi tay-quỵ gối, đang vừa mất nhân vị nhân quyền, vừa mất nhân bản nhân phẩm. Một thảm cảnh nguồn gốc của một bi nạn tới từ một chế độ độc đảng bám độc tài nhưng bất tài mà cứ ngày ngày chồng chất bao bất công ; một cơ chế chỉ biết khư khư ôm ghì độc trị nhưng không biết quản trị gì về an sinh xã hội, chỉ biết bạo trị bằng công an trị qua trộm, cắp, cướp, giật đất nhà của nhân dân mình. Hệ luận của cộng hòa làm nên cho dân chủ là : tự do, công bằng, bác ái phải được phân tích rành mạch và giải thích cặn kẽ trong thảm cảnh vô gia cư hiện nay của Việt tộc ; và chúng ta nên bắt đầu bằng cách tách ra ngay trên thượng nguồn sự khác nhau giữa công bằng bác ái :

* Công bằng, là nguyên tắc của pháp lý làm nên pháp luật, để công lý bảo vệ công dân bằng công luật ; mà nguyên tắc của pháp lý thì được bảo trợ từ hiến pháp tới luật pháp.

* Bác ái, là tình cảm giữa đồng loại biết xây dựng nên đạo lý đoàn kết trong gian nan, biết chế tác ra đạo đức tương trợ biết nâng đở nhau trong thăng trầm của nhân thế ; và cho tới nay các thể chế cộng hòa văn minh cũng chưa pháp luật hóa được bác ái, cụ thể là không ai có thể bắt ai phải bác ái với tha nhân, với đồng loại.

Chính đây là thử thách của tiến bộ nơi mà bác ái biết biến nhân phẩm riêng của một cá thể thành nhân phẩm chung của nhân loại. Chính đây là thách đố của văn minh nơi mà bác ái biết biến nhân vị riêng của một công dân thành nhân bản chung của một dân tộc. Chính bác ái sẽ biết xóa đi cái riêng ích kỷ để đưa nó vào cái chung của nhân đạo nhân nghĩa để con người nhận ra nhân đức : chung để chia chia để chung, đây là tiền đề cho mọi vận dụng của các chính sách về công sản xã hội, khi chúng ta biết tận dụng các quyết sách về công sản xã hội thì chính công sản xã hội sẽ xóa đi các tà sách của cộng sản tham nhũng !

quy03

Câm nín từ tâm

Lặng trí, lắng hồn, yên tầm mắt.

Các em bời bời cõi sinh linh

Cởi trầm luân, cởi cả nhân sinh.

Thương thân từ hơi thở

Thương người từ cõi mơ.

Yên lặng từ đây, câm nín từ thân.

Gục vì mệt… mệt rồi quỵ… biết đời với thân gục, mệt, quỵ…

Hãy dừng lại trước ảnh của em này : em đang gục ngủ giữa đường, giữa phố, trên vỉa hè, bên góc chợ… mới ra đời không được bao tuổi đã khám phá ra địa ngục trần gian phải sống gục, sống quỵ với nó. Nhưng địa ngục này không trên trời rơi xuống, áp đặt nhân thế phải nhận chịu, hãy cùng nhau tìm ra dây mơ rễ má đã dựng lên địa ngục này :

* Sự độc hại của độc lộ qua độc đảng, ôm độc tôn để nắm độc trị, giữ độc quyền để nắm độc tài nhưng hoàn toàn bất tài trong quá trình phát triển đất nước để bảo vệ công bằng trong sinh hoạt xã hội, chúng giành quyền để "chống lưng" cho bọn bất lương.

* Sự tham quyền để khư khư giữ tham quan, rồi dùng tham ô để gieo rắc tham nhũng chỉ vì tham tiền, muốn vơ vét nhiều tiền thì phải tham đất, bằng cửa quyền của thất nhân, chúng làm quan tham để làm "ô dù" cho bọn bất chính.

* Sự tham đất đến thất nhân, thất đức, sẵn sàng phá nhà để cướp đất của dân, đầu tư bất động sản kiểu của chúng là đầu cơ kiểu bất nhân của bọn cướp ngày, đã cướp trắng đất đai nhà cửa của đồng bào, chúng luồn lách như âm binh để làm "sân sau".

Nghiên cứu của khoa học xã hội nhân văn của quốc tế đã nhận ra chân dung của loại âm binh này : bạo quyền "chống lưng"-tà quyền dù"-ma quyền "sân sau", chúng mang diện mạo của loại mua chức bán quyền, chúng có gian phận của loài buôn dân bán nước, chúng có tà kiếp của phản dân hại nước. Trong mô thức phân tích cũng như trong mô hình giải thích, những người nghiên cứu gọi chúng là âm binh vì : chúng thông đồng với nhau trong bóng tối, chúng thỏa hiệp với nhau trong bóng đêm, chúng chia chát với nhau trong âm giới của chúng. Trong âm giới của chúng, chúng lẩn tránh đạo lý của tổ tiên Việt (một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ), chúng luồn lách để không trực diện với đạo Việt (bầu ơi thương lấy cùng), chúng chui nhủi trước giáo Việt (thương người như thể thương thân). Cho tới ngày chúng rời nhân gian, nhân thế, nhân sinh này chúng không sao hiểu được bác ái là gì ? Tương trợ là gì ? Cụ thể là :

* Khi chúng ta từ cảm động tới cảm xúc đã rơi nước mắt trước thảm cảnh vô gia cư, thì chúng vẫn ăn ngon ngủ yên.

* Khi chúng ta ăn không ngon ngủ không yên trước họa cảnh vô gia cư, thì chúng vẫn ăn ngon mặc đẹp, nệm ấm chăn êm, sơn hào hải vị, nhà cao của rộng…

Chúng không sao hiểu để thấu : nội hàm của bác ái biết làm nên nội chất của tương trợ ; và cả hai tạo ra nội lực của của đoàn kết, sẽ ngày biến hành hùng lực của tự do-công bằng-bác ái, vụt đứng lên thành mãnh lực của dân chủ để bảo vệ nhân vị của các đông bào gia nhân quyền của cả Việt tộc !

quy04

Vấn nạn

Nhắm mắt vấn nạn nhân sinh

Quỵ thân rồi chẳng thấy nghĩa nặng tình sâu

Vóc không nâng nổi trao thân

cho kiếp bụi khuất vó cuộc đời… xoá cả ba sinh.

Lê Hữu Khóa

(15/06/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Additional Info

  • Author Lê Hữu Khóa
Published in Văn hóa

Khổ trong nghèo, khốn trong cực, nhọc trong nhục

Khổ luận 3 : cực, khốn, nghèo, nhọc, gục, quỵ, ngã, bại, điếng, đau, tủi, nhục

Treo thân… treo đời… treo kiếp : chốn vô phương !

Treo thân vì không còn nhà để ngủ yên, không còn chốn riêng của mình để được yên thân. Trong cơn mệt lả, một tấm vải bố bần rách, một chiếc vỏng cũ mèm để treo thân mà ngủ, vì mệt lả đang chuyển dân qua mệt gục, mệt quỵ…

Treođờitứcbịtreothânhàngngày,mộtloạiántreochốnphương,khinơinày,mainơi khác,hôm nayxóm nọ,ngàymailàngkia.ántreo củatòaáncònhạnđịnh,chớtreođời kiếp vô gia cư không đất, không nhà thì vô phương song hành cùng vô định ! Không biết khi nào, thời khắc nào để mới dứt kiếp đầu đường xó chợ vì công bằng không còn, công lý không có,côngluậtcủaloàiâmbinhbạoquyềnlãnh đạo-tàquyềnthamquan-maquyềnthamtiềnchỉ là trò hề, chúng tự điếm nhục hóa chúng, để ngày ngày nhơ đục hóa nhânsinh.

Treo kiếp tức là bị treo thân hàng ngàycó khi bị treo đời cả đời ! Treo có khi tới cho tới dứt kiếp, cho tới khi loài âm binh của liênminhbạoquyềnlãnh đạo-tàquyềnthamquan-maquyền tham tiền bị "tính sổ" rồi bị "xóa sổ" vĩnh viễn với sự xuất hiệncủa :

Nhân quyền biết cỏng, bồng, bế, nâng tất cả hệ nhân nơi mà nhân đạo, nhân tâm, nhân từ,nhân nghĩa, nhân lý, nhân tính, nhân tri,nhân trí, nhân phẩm, nhân vị, nhân bản, nhân văn, có mặt đầy đủ để Việt tộc chung lưng đấu cất với nhau mà minh định lạiđạo lý của tổ tiên Việt : sống lâu mới biết lòng người cónhân !

Dân chủ biết mời, gọi, đón, chào hệ đa : có đa nguyên mời đa tài, gọi đa trí, đón đa năng, chào đa hiệu, nơi mà đa phương của tất cả đồng bào biết máu chảy tới đâu ruột đau tới đó, sẻ cùng nhau kết lực trong đa lực chất dứt kiếp vô giacư.

Khi Nhân quyền còn vắng mặt, khi Dân chủ còn vắng bóng, thì Việt tộc luôn tin vào sử luận của chính Việt sử là : minh quân, minh chủ, minh chúa sẻ xuất hiện để dẹp loài âm binh của liên minh bạo quyền lãnh đạo-tà quyền tham quan-ma quyền tham tiền…Tất cả thời Ngô, Lê, Lý, Trần… đều xuất hiện các minh quân, minh chủ, minh chúa để đưa Việt tộc ra khỏi cảnh mất nước, nhà tan.

Niềm tin vào minh quân, minh chủ, minh chúa có cơ sở rất hiện đại trong hiện thực, vì Nhật bản, Singapour, Nam Hàn, Đài Loan, các láng giềng cận kề với Việt tộc, lại cùng nôi tam giáo đồng nguyên với chúng ta đã thực hiện được, thì không lý gì, không cớ gì con dân Việt không làm được !

quy05

Cộtvõng

Ba sinh cột võngthânnghiền

Nhân sinh vựa khói sơ duyên dưtàn.

Cúi đầu, bó gối, xếp thân… thấm thấm dần tủi cực

Một chế độc độc đảng công an trị dùng bắt bớ, tra tấn, tù tội… súc vật hóa nhân sinh bằng những phản xạ phải cúi đầu-khoan tay-quỳ gối trước bạo quyền, bó buốt người dân phải mang những phản ứng tránh voi chẳng mất mặt nào là một chế độ đã lấy bạo quyền để bứng đi nhân cách. Thì bản chất của chế độ đó không hề đại diện cho nhân cách, vì nhân cách phải có hàng chục gốc, rể, cội, nguồn của hệ nhân :

Nhân đạo làm nên nhân tâm, có chỗ dựa là nhân từ và nhânnghĩa.

Nhân lý làm nên nhân tính, có chỗ dựa là nhân tri và nhântrí.

Nhân phẩm làm nên nhân vị, có chỗ dựa là nhân bản và nhânvăn.

Khi Đảng cộng sản Việt Nam dụng cái thâm, độc, ác, hiểm qua bạo quyền lãnh đạo ăn nằm chung chạ với tà quyền tham quan cùng ma quyền tham tiền để hình thành một liên minh âm binh ô dù-chống lưng-sân sau, thì chính cái thâm, độc, ác, hiểm sinh đôi cùng cái sấu, tồi, tục, dở. Tại đây, thì nhân cách của bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền đã hoàn toàn mất, nên khi chúng ta mô thức hóa liên minh này là một loài âm binh để mô hình hóa các giải luận vềthảmnạngiatúcđangcùnglúcphântíchsựthấtbạituyệtđốicủaliênminhâmbinh này. Nên khi Đảng cộng sản Việt Nam "tự hào về trật tự xã hội" mà họ đã áp đặt lên dân tộc, đất nước Việt Nam hiện nay bằng các chính sách vô nhân của khuất phục dân chúng để thuần hóa gióng nòi, mà chúng ta đã phải vận dụng qua trạng động từ :súcvậthóa !Nênniềm"tựhàovềtrậttựxã hội""nàychínhthảmbạibiđátnhấtcủaĐảng cộng sản Việt Nam ! Họ đã lấycáinhânđểtruy,diệt,triệt, hủycáinhân,thìniềm"tựhàovềtrậttự xã hội"chỉ loài âm binh mới loại tự hào ma tính này.

Hãy nhìn để thấy và thấy để thấu ảnh sau đây của một đồng bào vô gia cư bị mất nhà, mất đất, mất nơi thờ cúng tổ tiên, mất luôn sự tự giáo dưỡng cho chính mình là cái có nhân chính là cái có hậu, khi họ phải chịu đựng những phản xạ phải cúi đầu-khoan tay-quỳ gối, thì bây giờ họ phải nhận lãnh thêm một phản xạ khác che mặt-khom lưng-rút cổ. Những nạn nhân này mang nặng những phản xạ khuất nhục, những phản ứng khuất dạng ngay trong nhân thế của họ, đây không phải là lỗi của hàng triệu động bào vô gia cư hiện nay. Mà là lỗi đã biến thành tội của bạo quyền độc tài nhưng bất tài trước ansinhhội,củaquyềnthamquanlàmchuyện cướp ngày là quan, của ma quyền tham đất làm chuyện trộm, cắp, cướp giật vì tham tiền. Nhưng sau phản xạ phải cúi đầu-khoan tay-quỳ gối, rồi thêm phản xạ khác che mặt-khom lưng-rút cổ khi đã bị mất đất, mất nhà, thì phản ứng tiếp theo của hệ nhân (nhân cách của nhân đạo, nhân tâm,nhântừnhânnghĩa,nhânlý,nhântính,nhântri,nhântrí,nhânphẩm,nhânvị,nhânbản, nhân văn) là đứng lên-thẳng lưng-ngẩng mặt-đi tới để lập đổ liên minh âm binh của bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền để sống còn trong nhân cách, để sống sót trong nhân vị, để sống vui trong nhân phẩm!

quy06

Đau

Cứ xiết cổ nỗi đau để khỏi nghẹn lời

Đừng gọi não bắt trời làm vực thẳm giữa đời.

Đá cá lăn dưa ? Đầu trộm đuôi cướp ?

Khi một đồng bào đã mất nhà phải màn trời chiếu đất, khi một gia đình đã mất đất, trong cửa nát nhà tan, giờ phải đầu đường xó chợ, sinh sóng trong cùng quẩn, sinh tồn trong khốn cực, thì chúng ta dặn nhau nên thái độ song hành cùng áingữ,tuyệtđốitránhbạongônvới các nạn nhân này. Họ đã bị đang văng ra khỏi nhà, khỏi đất của họ ; họ đã thất tha thất thiểu trong mọi nẻo đường ; họ đã lang thang khắp phố thị, trong khổ, cực, nhục, mệt, gục, quỵ… thiếu ăn, thiếu uống đã nhân cực hình vô gia cư của họ lên gấpbội.

Liên minh âm binh của bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền đã trộm, cắp, cướp, giật của họ từ nhà đất đến tài sản, từ nhân cách, nhân vị đến nhân phẩm, nhân kiếp… Vậy tại sao có một số người trong chúng ta cũng là đồng bào với nhau, lại :

  • Nhìn họ với cặp mắt nghi kỵ với bạo ngôn khinh miệt họ là loại đá cá lăn dưa ? (đầu đường xó chợ để trộm cá, cắp dưa).
  • Liếc họ với bĩu môi kỳ thị với tồi ngữ chê bai họ là loại đầu trộm đuôi cướp ? (đầu đường cuối ngõ để trộm lén, cướp ngang).

Nếu biết thay bạo ngôn, tồi ngữ tơi từ cái vô tâm có thể thành thất nhân bất cứ lúc nào, vôcảm có thể thành thất đức bất cứ lúc nào, mà thế vào ái ngữ của nhân tâm, ái ngôn của nhân đức thì số phận của các đồng bào vô gia cư sẻ khác ! Khác đi rất nhiều, vì tại đây chữ đồng bào đã có nội dung của đồng cảm, có nội lực của đồng tâm : kinh nghiệm của đồng bào Đồng Tâm từ 2018tớinayvớiquyếttâmgiữđất,vớinhậnthứcchốngliênminhâmbinhcủabạoquyềnlãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tới cùng mang nội dung đẹp với một nội hàm thật cao của phương trình đồng bào-đồng cảm-đồngtâm.

Không nghi kỵ với bạo ngôn khinh miệt, không bĩu môi kỳ thị với tồi ngữ chê bai, làm chúng ta là con dân của Việt tộc, gần gủi nhau hơn, vì tất cả con dân Việt tộc này có chung một dòng sinh mệnh, tổ tiên Việt đã hình hóa được trong đoànkếtđểmôtthứchóađượcmộtgiống nòi, biết sống chết bên nhau : đồng hội- đồng thuyền:

* MộtViệttộctrongthăngtrầmbiếthạtmuốicắnlàmđôitrongnằmgainếmmậtnên đồng thuyền trong thử thách trước gió to sóng lớn.

* MộtViệttộctronghạnhphúcbiếtchiangọtsẻbùiđãbiếtmiếngkhiđóibằnggóikhi no, nên đồng hội trong nhân vị của đạo lý Việt : sống có nhân mười phần không khó!

quy07

Thoắt

Đất nước chột tàn trong cõi đợingày yên

Đồng bào quỵ thân giữa đời vắng thoắt tương lai.

Màn trời chiếu đất

Màn trời chiếu đất là một hiện tượng luận trực quan mà tổ tiên Việt đã biến thành hiện tượng tâm của lý trí qua mô thức giải luận :

* Mấtđất,mấtnhàmấttừthântộctớithốngtộc,mấtluônđạoViệtngàynàocủabán bà con xã mua láng giềng gần, giờ đây một sớm một chiều tan biến trong nhânthế.

* Mấtđất,mấtnhàmấttừxómgiềngtớilàngnước,đạoViệtngàynàocủalánggiềng tối lửa tắt đèn sớm tối có nhau, cũng chốt lát một nắng một mưa tiêu tan trong nhân kiếp.

Hiệntượngtâmcủatrímộtcấutrúcngữphápđểkẻnghiêncứu,khảosát,điềutra,điềndã về những nạn nhân vô gia cư nhận ra một phương pháp luận trong học thuật là:

* Thực cảnh vô gia cư là một thảm cảnh của nhânkiếp.

Thảm cảnh vô gia cư là một họa cảnh của nhân sinh.

Họa cảnh vô gia cư là một hoạn cảnh của nhânloại.

Khi thực cảnh-thảm cảnh-họa cảnh-hoạn cảnh chỉ là một thì :

* nhân kiếp đó đã mất nhân đạo, nhân tâmnhân từ,nhânnghĩa.

* nhân sinh đó đã trống nhân tínhnhân tri, nhântrí.

* nhân loại đó đã vắng nhân phẩm, nhân bản, nhânvăn.

Nhìn thì phải thấy, thấy thì phải thấu, để hiểu phương trình vô gia cư thực cảnh-thảm cảnh-họa cảnh-hoạn cảnh là :

* Màn trời thì không còn người, thảm cảnh của thất nhân sánh vai cùng thấtđức

Chiếu đất thì không còn đời, họa cảnh của vô tâm đã đồng lứa với nhân.

Chưa hết vì chưa xong :

Màn trời thì bị thinh không hút hết trílực.

Chiếu đất thì bị hư vô hút hết tâmlực.

* Còn lại thể lực thì đã bị nạo rổng bởi liên minh âm binh của bạo quyền lãnh đạo-tà quyền tham quan-ma quyền tham tiềnrồi.

muốnlấylạitrílực-tâmlực-thểlựccùnglúcđượcđịnhcư,yênkiếpđểyênthân,dứtkhoát rủ bỏ hẳnkiếpgiathìtrướchếtphảibiếtđườngđinẻovềcủadânchủđanguyênmang tới đa tài, đa trí, đa năngđa hiệu, nơi mà đa phương của tất cả đồng bào biết một con ngựa đaucảtàukhôngăn cỏ, sẻ cùng nhau kết tụ bằngđalựcđểthayđờiđổikiếptheohướngancư để lạc nghiệp ! Vì hàng triệu đồng bào vô gia cư là một thảm họa không chấp nhân được!

quy08

quỵ

Ngày mai vách đợi,vựcchờ

Hôm qua vó quỵ, vóc mờ nhạtvai…

Bác ái : thương người như thể thương thân ?

Hãy cẩn trọng, ta có thể tự đấu tranh cho cá nhân ta, cho tập thể ta, cho cộng động ta, cụ thể là dùng tự do để đòi hỏi công bằng qua công lý ; nhưng phạm trù bác ái là đấu tranh cho đồng loại, nhất khi họ lại đồng bào ta.Bácáiluônvẫn làchuyệnkhónhấttrongnhânsinh,tự do và công bằng có thể biến và viết thành luật được, nên tự do và công bằng được vận dụng trong hiến pháp để điều hành pháp luật qua công lý của công luật, nhưng phạm trù của bác ái thìkhôngsaoluậthóađược!khôngluậtnàobắtmộtngườiphải"thươngngười",thương tha nhân, thương đồng loại, và mỗi người trong chúng ta đều biết "thương người", theo đạo lý của tổ tiên Việt là : "thương người như thể thương thân". Nên bác ái là đạo lý (hay, đẹp, tốt, lành) củanhân tribiết sống, biết chia biết chungnhân kiếpngay trongnhân thế,nếuđạo lý không thể biến thành đạo luật được, thì cũng không sao ! Nếu đồng bào cùng đồng loại biết che chở, đùm bọc, biết thương, yêu, quý, trọng nhau, đây chính hệ lực (nội lực, sung lực,hùng lực)củanhân phẩmtrongnhântínhcủamỗichúngta:"bầuơithươnglấycùng","một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ"

Ngaytrênquêhươngcủakhổnạncủahàngtriệuđồngbàogiabởiliênminhâmbinhcủa bạo quyền lãnh đạo-tà quyền tham quan-ma quyền tham tiền, ngay giữa thảm cảnh màn trời chiếu đất, ngay giữa họa cảnh đầu đường xó chợ, thì giữa khuya, giữa đêm, kẻ đi nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã về những nạn nhân vô gia cư đã nhận ra:

* Các hội đoàn từ thiện đã có mặt trao tận tay miếng ăn, thức uống cho những đồng bào đang thiếu ăn, tiếuuống.

* Cácnghĩacửnhânđạotậpthểđãđếntậnnơitraotậntaymiếngkhiđóichonhữngđồng bào đang đói, đang khát, hẹn cùng nhau sẻ có ngày gói khi no.

* Các cá nhân Việt đã trưởng thành để trở thành chủ thể Việt, mua một phần cơm cho mình và mua thêm vài phần cơm cho những kẻ vô gia cư đang bụi phận trong đói rả, hạt muối cắn làm đôi thì hạt cơm cùng chia làm hai được!

Câuchuyệnbácáikhônghồ,khôngviểnvôngtôimắtthấytainghe.Câuchuyệnbác ái không lý thuyết, không trừu tượng, vì nó nằm ngay trong quy luật vô trương bất tín, không thấy không tin, thấy rồi mới tin. Nên câu chuyện bác ái trong nhân loại có trong câu chuyện tương trợ giữa đồng bào, mà tương trợ luôn đứa con tin yêu trong đoàn kết của một giống nòi. Cụ thể là câu chuyên liên kết bác ái-tương trợ-đoàn kết luôn là câu chuyện thăng tiến trong nhân sinh để nhân phẩm được thăng hoa… Nếu nhân loại không biết luật hóa được bác ái như đã luật hóa đượctự docôngbằngthìcũngkhôngsao !đâychuyêncủanhânsinh,nhân thế, nhân kiếpluôn tùy thuộc vào hệnhân (nhân đạo,nhântâm,nhântừ,nhânnghĩa,nhânlý, nhân tính, nhân tri,nhân trí, nhân phẩm, nhân vị, nhân bản, nhân văn) đã bao lần cứu rổinhân loại. Vì liên minh sáng bác ái-tương trợ-đoàn kết luôn biết đi trên lưng, trên vai, trên đầu liên minh tối ích kỷ-vị kỷ-tư kỷ, Việt tộc đã biết sống còn qua thăng trầm, thì Việt tộc sẻ chọn : liên minh sáng !

Lê Hữu Khóa

(11/06/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Additional Info

  • Author Lê Hữu Khóa
Published in Văn hóa

Thương các đồng bào vô gia cư của tôi, khốn đốn trong mùa đại dịch cúm tàu, mất luôn cả quyền được sống cách ly, vẫn luôn nhận mảnh đất nhọc nhằn này làm quê hương…

 

Khổ luận 2 : Giấc mơ đổi kiếp

Giấc mơ đổi kiếp : 500.000 đồng làm vốn bán vé số !

Việt tộc không lầm khi nhận ra chân dung của kẻ vô gia cư với hình tượng : bụi đời, và chính trong hình tượng này các ngành khoa học xã hội và nhân văn phải nhận ra nội dụng của nhân kiếp bụi : sống với bụi… ăn với bụi… ngủ với bụi… thân với bụi… kiếp với bụi… Khi mất đất, mất nhà là phải sống với chớp bể mưa nguồn của mùa mưa, sống trong nhân kiếp bụi là sống ngày đêm với một hành trình : định ! Hành trình vô định bước minh…

Khi đã kẻ gia cư thì đáy của nhân tình, vực của nhân sinh, bóng tối của nhân thế đã trùm phủ lên số phận của kẻ đang màn trời chiếu đất, đang đầu đường xó chợ, đang sống nay chết mai… Nhưng kẻ vô gia cư có ước mơ gì không ? Khi họ nói ra thì ước mơ của họ rất bình thường nên đối với kẻ có gia cư rất dễ thực hiện : "Bây giờ tôi không nhà cửa, không nghề ngỗng gì, lại trắng tay, chỉ biết sáng moi thùng rác, chiều bới đống rác để kiếm sống, kiếm ăn… Tôi chỉ mơ trước mắt có đủ : 500.000 đồng làm vốn bán vé số ! Có vốn này thì tôi được sở vé số giao vé số để đi bán, và tối đến thì là sở vé số họ cho chỗ ngủ đêm, có chỗ tắm rửa… như vậy là coi như tạm dứt kiếp bụi đời rồi !".

kho01

Hình ảnh tha phương cầu thực mang nhiều thực trạng khác nhau, những đồng bào phải bỏ nước ra đi làm lao nô, làm tỳ cho các nước láng giềng như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc… Những đồng bào này còn một số vốn : 20.000 tới 50.000 đô la Mỹ để trả cho bọn môi giới, bọn buôn người, bọn buôn bán chính đồng bào mình, bọn chủ mưu chính : bạo quyền độc tài-tà quyền tham nhũng-ma quyền tham tiền đang lẳng lặng khai thác triệt để. Trên bề nổi là chính sách xuất khẩu lao động để có nhiều ngoại tệ cho ngân sách quốc gia đang nặng trĩu nợ công ; bề chìm chúng tiếp tục vét từ hoa hồng tổ chức đường dây tới lợi nhuận hằng nắm thu về cho riêng chúng với hàng trăm ngàn đồng bào mỗi năm trong chính sách xuất khẩu lao động của chúng. thực trạng của các đồng bào gia số vốn : 20.000 tới 50.000 đô la Mỹ số tiền không tưởng, năm ngoài tưởng tượng của họ, nên quá xa ước mơ : 500.000 đồng làm vốn bán vé số !

Trực trạng của xã hội Việt hiện nay là đây : có chút ít vốn thì bỏ nước ra đi, vì bạo quyền độc tài-tà quyền tham nhũng-ma quyền tham tiền không những không lo được cơm ăn áo mặc, đã cướp đi nhân phẩm, nhân vị, nhân quyền của họ từ lâu rồi ! Còn trước mắt ta là các đồng bào vô gia hàng triệu trên khắp các nẻo đường của đất nước giấc là : 500.000 đồng làm vốn bán số ! Một dân tộc với những ước như vậy, ngày ngày các lãnh đạo dù" của bạo quyền độc tài, các tham quan "chống lưng" của quyền tham nhũng, các bản "sân sau" của ma quyền tham tiền cứ vỗ ngực rồi rống to là : "Việt Nam đất nước đáng sống", "dân chủ không ai bằng"… Chúng điếm ngôn trong xảo ngữ ! vì loại này đã chọn tà kiếp trong điếm lộ ; nên chúng không sao hiểu được đạo lý Việt : Bền người hơn bền của ; chúng không sao thấu được giáo lý Việt : tình nghĩa, ai vì đĩa xôi đầy ; chúng không sao hiểu được đạo đức Việt : Đường mòn nhân nghĩa không mòn !

kho02

Vóc sương

Duỗi thân cởi giấc đường xa

Xuôi chân buông vó quê nhà vóc sương

Địa chỉ : vỉa hè… gầm cầu… sàn chợ… nghĩa trang…

Khi phương pháp quan sát thực địa đã mở đường cho phỏng vấn về hoàn cảnh cá nhân, thảm cảnh gia đình, thì chính đối thoại theo chiều sâu, thì chính các tâm sự của kẻ vô gia cư đã kết nối hiện trạng không nhà với hiện cảnh thường nhật của những đống bào vô gia cư không một chỗ dựa về an sinh xã hội của chính phủ, không một chỗ để tin vào công ích xã hội của chính quyền. Tại đây, câu chuyện về địa chỉ của kẻ vô gia cư đi xin việc làm là một câu chuyện đau lòng, thương tâm, khi có người có bà giám đốc nào, ông chủ hảng nào hỏi : "địa chỉ : hiện nay đang ở đâu ?".

Chân dung của kẻ vô gia cư là : không nhà ! Không nơi thân túc là không có địa chỉ nhất định, không có địa chỉ nhất định, không có địa chỉ được hành chính, cơ chế, xã hội công nhận, vây họ ở đâu ? Đây là những nơi họ ở : "Chúng tôi thì sáng, trưa, chiều, tối, khuya đều ở, sống, ăn, ngủ trên các vỉa hè"… "Tôi thì sáng đi tìm việc, việc gì cũng làm, tối thì chui vào các gầm cầu ngủ"… "Gia đình tôi thì sáng giúp các bán hàng dọn chợ, giúp họ dọn hàng rồi dẹp hàng, chợ dẹp, tối thì ngủ trên các sàn chợ, sáng dậy sớm lại dọn dẹp chợ"… "Cả gia đình ngủ trong nghĩa trang, một ngôi mồ có mái ngủ được 2 hay 3 người, có vài ngôi mộ lớn ngủ được "cả nhà", chung quanh chúng tôi cũng có nhiều gia đình vô gia cư, sống tự năm này sang năm kia quanh quẩn trong nghĩa trang này…". Kẻ vô gia cư hiểu rõ thân phận con sâu, cái kiến, nạn nhân của không nhà, không mái ấm là khổ cực trong tủi nhục : sống nhờ vỉa hè… gầm cầu… sàn chợ… nghĩa trang…

Trên các nẻo đường điều tra thực địa, điền dã tại chỗ, tôi gặp các đồng nghiệp, sinh viên, cùng các đồng bào tại thành phố Đà Nẵng, được bầu "thành phố đáng sống nhất Việt Nam" ; một loại thành phố mà dân chúng được "xúi giục" là nếu họ thấy người ăn mày vô gia cư là gọi ngay cho công an, để công an bứng, loại, nhổ, xóa những kẻ vô gia cư ngay ra khỏi thành phố "đáng sống" này, và hành động tố cáo của họ sẽ được khen và… được thưởng ! Họ tự hào về chính sách này của thành phố, họ tự tin vào hành vi tố cáo người ăn xin vô gia cư là đúng.

Mỗi lần như vậy, tôi trực diện để trực luận, mà trực luận là để trao luận với lý luận của dữ kiện, có lập luận của chứng từ về kinh nghiệm "đáng sống" "không đáng sống" thành phố Paris, được mệnh danh "thủ đô ánh sáng". Tại đây, đầy dẫy những kẻ gia cư, nhưng thành phố này không bứng, loại, nhổ, xóa họ xây chung cư, mướn khách sạn cho họ, rồi thành phố trả tiền. Nhưng lo làm sao cho xuể, mướn làm sao cho không thiếu, xây làm sao cho đủ khi các người thất nghiệp, các gia đình di dân ngoại quốc đến Paris ngày càng nhiều, ngày càng đông, nhưng họ vẫn tiếp tục làm… làm trong nhân đạo của nhân quyền.

Các đồng nghiệp, các bạn sinh viên của tôi đang sống tại thành phố thân thương của chúng ta Đà Nẵng, hãy cẩn trọng để nghiêm cẩn khi chúng ta kết luận : thành phố này "đáng sống" và thành phố kia "không đáng sống". Vì câu chuyện đáng sống không hề là câu chuyện bề ngoài của một thành phố, câu chuyện khuôn mặt được trang điểm "không có dân vô gia cư", được đánh phấn thoa son "không có ăn mày, ăn xin" ; mà phải là câu chuyện của nhân tâm, nhân từ làm nên nhân đạo, nhân nghĩa để dựng nhân bản, nhân văn song hành cùng với nhân tri, nhân trí mà xây cho bằng được nhân vị trong nhân quyền các bạn à !

kho03

Ngoài trời

Máu ơi đừng ngủ quên thân

Đời ơi đừng bỏ chữ nhân ngoài trời.

Mẹ ôm em ngủ, chị khâu, út khóc… : có bán con không ?

Tất cả Việt tộc phải tìm cho ra câu trả lời đâu là nguyên nhân của thảm trạng vô gia cư ? Vì thảm trạng này trực tiếp liên can tới số phận dân tộc, tương lai đất nước, mà câu trả lời của chúng ta phải có tầm vóc của nhân vị : chân trời nào cho giống nòi Việt ? Nhưng trước hết, hãy cùng nhau nhìn để thấy, thấy để thấu thảm cảnh của một gia đình trong ảnh này, một mẹ, ba con đang đầu đường xó chợ, đang màn trời chiếu đất, đang sống nay chết mai… Không có thành viên nào trong gia đình này đứng vững để trụ chắc được vào cuộc sống hiện tại, nói chi đến tương lai của các cháu bé trong ảnh này. Chỉ có kẻ vô gia cư với một vị thế của một người mẹ, mới biết cảnh ngậm đắng nuốt cay của thảm cảnh không nhà, không mái ấm che thân, không một nơi tường, vách, mái để bảo vệ mình, bảo vệ con cái mình…

chúng ta hãy bắt đầu nghe các câu chuyện của các mẹ này, nơi điều tra thực địa là rễ của các phân tích về các nhục nạn xã hội, nơi mà khảo sát tại chỗ là cội của các giải thích về các họa nạn dân tộc :

* "Mẹ con tôi không nhà, không nghề ngỗng gì, cứ đi cùng đường cuối phố để xin ăn, có lần có một ông trên đường này, tới hỏi tôi : có bán con không ? nếu nuôi không nổi, ông trả 30 triệu, rồi đưa con cho ổng".

* "Ba mẹ con tui, đầu đường chợ, kiếm sống bằng cách làm đủ thứ nghề hết, dọn hàng, dẹp chợ… có lần một bà trong chợ hỏi để xin mua mấy đứa con của tui, muốn bán một đứa, muốn bán cả hai đứa bả cũng mua".

* "Mẹ con tôi, dù sống nay chết mai, đêm nay ngủ đây, ngày mai không biết ngủ ở đâu, không biết miếng ăn, miếng uống ra sao ? Nhưng sống chết có nhau, những người lại hỏi mua các con tôi, tôi cảm ơn nhưng trả lời là : con sinh ra để nuôi không để bán".

Tôi chỉ gặp được các bà mẹ trả lời : Không ! Không bao giờ bán con ! Không bao giờ rời con !… Không bao giờ bỏ con !… "Con sinh ra để nuôi không để bán". Nhưng chúng ta đều biết có những mẹ phải bán con, không còn sức, không còn vốn, không còn đủ niềm tin tiếp tục nuôi được con của mình. Những bà mẹ đó, những bà mẹ phải bán con, họ hiểu hơn ai hết đạo lý tổ tiên Việt : một giọt máu đào hơn ao nước lã, họ hiểu hơn ai hết tấm lòng của một người mẹ : máu ai thắm thịt ấy. Nếu chúng ta còn nhân đạo trong nhân lý thì chỉ nên giúp đỡ những người mẹ này… nâng họ dậy, giúp họ đứng vững hơn, dắt họ đi tới với chúng ta mà tìm nhân phẩm trong nhân quyền của một xã hội công bằng hơn… Đừng nguyền rũa họ, đừng phỉ báng họ, đừng miệt thị họ, đừng khỉnh rẻ họ… đừng "dạy đời" họ ! Trước thảm cảnh vô gia cư của những người mẹ quyết tâm giữ con, của những người mẹ phải bán con, nếu chúng ta là người có "nhân vị" nhờ có mái ấm để che thân, thì chúng ta chỉ nên :

* Yên lặng cúi đầu, nghiêng thân mà nâng họ đứng dậy giữa đời, giữa trời.

* Cầm tay, đỡ vai, nâng lưng giúp họ đi tới với bữa ăn đủ, miếng uống lành.

* Dùng ái ngữ của tình người để gạt đi bạo ngữ của bạo quyền độc tài, để xóa đi tà ngữ của tà quyền tham nhũng, để lấp đi ma ngữ của ma quyền tham tiền, cả ba chúng tham đất nên đã cướp đi nhà cửa lẫn nhân vị của họ !

kho04

Thân đo đất

Thân đo đất, thân người bến đợi

Thân gục sâu, thân của ghềnh câm

Thân vó sóng, thân mái mưa không mái.

Cơm thí : nhà thờ… vỉa hè của các bịnh viện, chùa chiền…

Vô gia cư thường sống nhờ cơm thí, ngày hai bữa, phải biết các địa chỉ của : nhà thờ… vỉa hè của các bịnh viện… chùa chiền để sinh tồn. Nơi các hội đoàn từ thiện, các chủ thể nhân đạo ngày ngày phát cơm cho các kẻ vô gia cư, hãy vào sâu trong thực địa của các địa chỉ cơm thí này, mà thực chất là các những nghĩa cử nhân đạo thường xuyên cứu giúp các đồng bào vô gia cư :

* Nhà thờ hay giáo xứ, nơi có giáo dân là có tương trợ, là có thực tế lá lành đùm lá rách, các giáo xứ cho tạm, các giáo dân giới thiệu việc làm… hành tác nhân đạo, hành động từ thiện của các giáo đường nhất là trong các thành phố lớn có địa bàn rộng cho những đồng bào vô gia cư. Họ có cơm ăn áo mặc, học có thuốc để chữa bịnh, các đồng bào mang thương tật nặng, được giúp đỡ không chỉ một vài bữa cơm mà còn được hỗ trợ bền bỉ trong cuộc sống. Những đồng bào tật nguyền được giáo xứ giúp có : xe lăn, gậy chống, chân giả… biến cái khốn khó nhọc nhằn bằng những phương tiện hữu hiệu giúp kẻ tàn tật không di chuyển được, không bị loại ra khỏi sinh hoạt xã hội, đời sống xã hội, quan hệ xã hội. Chính Dòng Chúa Cứu Thế đã tạo điều kiện ăn ở cho hằng trăm thương phế binh, gia được nơi ăn chốn ở trong nhiều năm trời, cho tới khi bạo quyền lãnh đạo thành phố của thành Hồ tới phá tung, phá nát, phá trọn nơi dung thân này của các nạn nhân bao lần phải chịu đựng sự nhẫn tâm, cái thất nhân của bạo quyền không hề lo cho con dân chỉ biết tham quyền để trục lợi. Trong phỏng vấn về tai họa mà bạo quyền của thành Hồ, chính các nạn nhân thương phế binh được sự bảo trợ của Dòng Chúa Cứu Thế kể rất cảnh tượng dùng xe lớn để phá nhà các con tại Vườn rau Lộc Hưng, cũng nơi họ đang trú đã ngoài sức tưởng tượng của họ. kinh hoàng hơn trong thời còn chiến tranh, nó khủng khiếp hơn Tết Mậu Thân 1968…

* Vỉa hè của các bịnh viện, nhất là bịnh viện Chợ Rẫy, các hội đoàn từ thiện, các cá nhân thiện nguyện có mặt để phục vụ hai bữa cơm cho các bịnh nhân và gia đình của họ, những kẻ gia khốn cùng không bị bỏ quên. Khi điều tra thực địa làm lên sự thật là nhiều cá nhân, nhiều nhóm, nhiều gia đình Việt kiều đã vận động và tổ chức qua các trung gian thiện nguyện. Bi kịch là họ không bao giờ được yên mà thực hiện chuyện nhân đạo của họ, mà luôn bị công an khuấy nhiễu, đòi hối lộ, một đất nước mà hành động nhân đạo bắt đầu bằng tham ô để nuôi tham nhũng.

* Chùa chiền ngày càng nhiều, nhưng những chùa thật tâm độ đời để cứu người không còn nhiều trên đất nước, nay quá nhiều chùa quốc doanh với công an, làm để biến công quả cúng dường thành lợi để bỏ túi bạc tỷ, thích ăn thịt nhiều để hám dục vọng với phụ nữ… để điếm hóa cửa Phật, nơi mà ma tăng không hề biết Phật học để nắm Phật pháp là xóa đi nỗi khổ niềm đau của chúng sinh, nơi mà Phật giáo tự ngay rễ, gốc, cội, nguồn đã vinh danh mọi sự sống là : sinh linh !

kho05

Giọp kiếp

Đường xa đuối nẻo đợi

Giao mùa trở thân trơ phận

Đội trời gánh mưa tráo bóng

Tịch liêu tủi bồng nhân dạng.

Thương phế binh vô gia cư : vong thân nhưng không vong quốc.

Trên những nẻo đường điền dã, điều tra thực địa là khảo sát về nhân sinh, nghiên cứu về nhân thế, chúng ta rất thường gặp các thương phế binh của Việt Nam Cộng Hòa, sau gần 45 cuộc nội chiến chấm dứt thì họ tất cả đã trên 60 tuổi, tuổi hưu trí nhưng họ vô gia cư, lúc sống chợ, khi sống vỉa hè… nhưng họ lại tiêu biểu nhiều đạo lý có trong cá tính chiến sĩ của họ, đó là lõi của dân tộc tính Việt : liêm khiết trong lao động, liêm minh trong ngôn ngữ, liêm chính trong hành động.

Về phân loại xã hội học lao động thì họ làm mọi nghề mà họ có thể làm được với các thương tật còn trên thân thể :

  • * Có người bán vé số trên các vỉa hè, trong quán ăn, trong chợ búa…

    * Có người lượm ve chai, nhặt lon sắt, tuyển ny lon…

    * Có người giữ xe, giữ cửa hàng, giữ sạp trong các chợ…

    Về phân tích xã hội học thường nhật thì :

    * Họ lương thiện khi đi kiếm sống, được đồng nào sống nhờ đồng nấy, họ không trộm, cắp, cướp, giật.

    * Họ có lương tâm trong công việc của họ, họ không muốn ăn bám sống nhờ.

    * Họ có lương tri khi họ kể về họ, là họ vừa nuôi thân, vừa nuôi gia đình họ.

    Về phân giải xã hội học ngôn ngữ :

    * Họ nhớ từng vùng chiến thuật họ đã tham chiến và họ kể rất chân thật.

    * Họ nhớ từng xóm, xã, làng, vùng, thành phố mà họ đã đi qua trong những năm trận mạc, và họ kể rất chân tình.

    * Họ nhớ tên sư đoàn trưởng, đại đội trưởng, tiểu đội trưởng của họ và họ kể rất thành thật.

    Về phân định dân tộc học chính trị :

    * Họ trung kiên với đất nước, vì họ không là công cụ của một bạo quyền nào đang chọn ô dù là Tàu tặc đã và đang chiếm đất, biển, đảo của Việt tộc, thao túng chính sách, lủng đoạn lũnh đạo, cài cắm hán gian vào đầu não của Đảng cộng sản Việt Nam.

    * Họ trung trực với dân tộc vì họ không là đồ đệ của một tà quyền nào đã chọn chỗ chống lưng là Tàu họa đã và đang hủy diệt của giống nòi Việt bằng cách diệt môi trường, hủy môi sinh, cùng lúc diệt dân Việt bằng hóa chất độc, bằng thực phẩm bẩn.

    * Họ trung tín với giống nòi, họ không là bè phái của một nào quyền nào đã chọn sân sau là Tàu nạn đã và đang nắm đầu kinh tế Việt, nắm cổ thương mại Việt để đi trên đầu, trên cổ dân tộc Việt.

    Về phân loại triết học đạo đức thì :

    * Họchỉ nạn nhân của liên minh bạo quyền lãnh đạo-tà quyền tham quan-ma quyền tham tiền, những thương phế binh vô gia cư này họ phải vong thân trên chính quê hương họ, nhưng họ không hề vong hồn của loài phản dân hại nước, nhưng họ không hề vong thân của loại buôn dân bán nước.

kho06

Bụi

Hạt bụi soi vũng đời

Trời sâu dìm nhân dạng

Khất thân cho khuất vó

Bụi kiếp nghẹn hư vô.

Vô gia cư : đâu là quốc thể ?

Trên những nẻo đường điền dã thực địa, kẻ nghiên cứu và khảo sát về thảm nạn vô gia cư phải nghe những lời tới từ những kẻ có gia cư, những lời vô tri trong nhẫn tâm, vô minh trong thất đức, vô giác trong thất nhân, vô cảm trong… ớn lạnh tình người : "Mấy đứa đầu đường xó chợ kiểu này làm mất mặt người Việt, mất khách du lịch, mất diện dân tộc… làm mất quốc thể !". Câu trả lời cho loại lời buột tội : "kẻ vô gia cư làm mất quốc thể" phải có chiều cao của nhân nghĩa, có chiều sâu của nhân từ, có chiều rộng của nhân đạo, có lõi của lý luận trả lời biết dựa vào nhân lý, có gốc của lập luận trả lời biết dựa vào nhân tính, có cội của giải luận trả lời biết dựa vào nhân tri, có rễ của diễn luận trả lời biết dựa vào nhân trí :

* Những đồng bào vô gia cư không hề làm nhục quốc thể, bọn làm nhục quốc thể chính là liên minh giữa bạo quyền lãnh đạo-tà quyền tham nhũng-ma quyền tham đất tham tiền đã đang biến đất nước Việt thành một loại cường quốc vô quốc thể, một cường quốc có triệu triệu dân đen, dân oan, dân bụi, dân vô gia cư sống nay chết mai trên vỉa hè, ngoài đường phố…

* Những đồng bào vô gia cư không hề làm nhục quốc thể, bọn làm nhục quốc thể chính là bọn tham quyền để trục lợi, tham quan để vơ vét, tham ô để trộm, cắp, cướp, giật của cải, tiền bạc, tài nguyên của đất nước từ thủ tướng tới bộ trưởng, từ Bộ chính trị tới Trung ương đảng, từ đầu lãnh trung ương tới âm binh địa phương, chúng chấm mút, chúng bòn rút, chúng nạo vét sinh lực của Việt tộc, sinh khí của giống nòi.

* Những đồng bào vô gia cư không hề làm nhục quốc thể, bọn làm nhục quốc thể chính là bọn tướng trong quân đội đã tổ chức cờ gian bạc lận hằng nghìn tỷ qua mang internet để trục vào túi của chúng. Rồi khi ra tòa thì khóc lóc như loại ký sinh xin được tha tội với lời đầu thú là : não bộ nhỏ nhưng tham vọng lớn. Quốc thể của chúng bị điếm hóa ngay tự trong tế bào não bộ của chúng, chúng xin xỏ tổng bí thư của chúng được tha tội, chúng không một lời xin lỗi nhân dân mới chính là nạn nhân của chúng.

* Những đồng bào vô gia cư không hề làm nhục quốc thể, bọn làm nhục quốc thể chính là các bộ trưởng từ tài nguyên môi trường tới thông tin truyền thông, từ giao thông vận tải tới văn hóa du lịch, ý tế tới kinh tế… hội đồng bộ trưởng từ thủ tưởng tới thứ trưởng được xây dựng lên bằng mua bằng bán cấp để mua chức bán quyền, và khi có chức, có quyền là có tức khắc phản xạ tham ô để vơ vét với sân sau của chúng là bọn tư bản đỏ, tư bản thân hữu, tư bản sâu dân mọt nước…

* Những đồng bào vô gia cư không hề làm nhục quốc thể, bọn làm nhục quốc thể chính là biến đất của dân thành đất của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, rồi sau đó thành đất đầu để chia chát với bọn chủ thầu buôn đất để bán nhà, đã đẩy hàng triệu đồng bào trong họa màn trời chiếu đất, trong thảm cảnh đầu đường xó chợ…

amlong1

Cho quên đi

Bỏ xa tầm mắt… cho quên đi

Tin yêu vẫy vùng… loạn… nguội… biệt tăm

Tinh sương bặt tin dương

Người cúi đầu cởi nhân

Đây là lúc các sử gia nên lập ra một Việt sử có sử tính là chân dung bọn nội xâm, với sử liệu về một hệ thống độc đảng để lủng đoạn, với sử luận về một cơ chế gây tội ác đang diệt quốc thể Việt, đã biến một bộ phận của Việt tộc đang lạc loài trong vô gia cư !

Lê Hữu Khóa

(09/06/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

 

Additional Info

  • Author Lê Hữu Khóa
Published in Văn hóa
lundi, 15 juin 2020 23:02

Khổ luận 1 : Thu gọn

Khổ luận : Khổ trong nghèo, khốn trong cực, nhọc trong nhục

 

Khổ luận 1 : Thu gọn

 

Thu gọn thân không choáng đất, thu gọn kiếp không choáng đời

Trên những nẻo đường điền dã, điều tra thực địa, luôn hiển hiện trước mắt kẻ đang khảo sát, nghiên cứu về thảm trạng của hàng triệu đồng bào vô gia cư là hình ảnh của các nạn nhân này : thu gọn thân để không choáng đất, mà tác giả xin được mô thức hóa bằng giải luận : thu gọn kiếp không choáng đời.

thugon01

Thu gọn thân để không choáng đất được mô thức hóa bằng giải luận : thu gọn kiếp không choáng đời

Trong giáo dục Việt thì thu gọn thân là không muốn làm phiền người thân khi đang có mái ấm che thân, và khi mất đất, mất nhà phải màn trời chiếu đất, phải đầu đường chợ thì cũng không muốn làm phiền ai hết ! Còn hình tượng thu gọn kiếp thì diễn luận mang nhiều giả thuyết khác nhau, thu gọn lẩn kiếp lẻ hình ảnh của sự tủi nhục trong cùng cực của kẻ không mái ấm che thân. Nên tủi nhục có lẻ luôn song hành với tủi thân trước kẻ lạ, người quen khi đã bị mất đất, mất nhà, nơi nhân cách đã bị rơi xuống đất, tủi hổ hằng trên thân phải ngủ ngoài trời, phải nằm giữa đời. Nên ý thức che mặt giấu thân là phản xạ của các nạn nhân ngắn cổ bé họng trong thân phận con ong cái kiến trước bất công của bạo quyền độc tài, trước bất nhân của tà quyền tham nhũng trước bất luân của ma quyền tham tiền.

Câu chuyện bất công làm nên bất nhân sinh ra ung thư bất luân của loài không luân lý cũng chẳng đạo lý, thất nhân vì thất đức của loại âm binh, chúng vô nhân vì chọn âm vị ngọai nhân để dễ bề trộm, cắp, cướp, giật của đồng bào, đồng loại. Tự do vét, tự do đục khoét, tự do láo toét bằng tuyên truyền ngu dân chính lều thuốc độc đang giết mọi tự do liêm chính, hoàn toàn khác với tự do tham lam của chúng, vì tự do có liêm sĩ là tự do tôn trọng công bằng, biết tôn vinh công lý. Tự do lương thiện không có chuyện cá lớn nuốt cá bé, vì tự do có lương tâm là tự do mang lương tri lấy công bằng để phục vụ không những tự do, mà phục vụ luôn cả bác ái. Liên minh bất công của bạo quyền đọc tài-bất nhân của quyền tham nhũng-bất luân của ma quyền tham tiền luôn tránh né quá trình tái tạo lại công bằng xã hội, cho mọi công dân. Chúng lại càng tránh né thế giới văn minh hiện nay, khi họ đã và đang mạnh bước vượt thoát để vượt thắng bất công, bằng liên minh của ba phương pháp luận về công lý :

  • Công lý phải xây dựng công bằng xã hội qua mọi sinh hoạt xã hội, qua mọi quan hệ xã hội, qua mọi đời sống xã hội, đây là quan điểm của nhân học và xã hội học.
  • Công lý phải xây dựng công bằng xã hội qua công luật được dân chủ công nhận, qua công pháp được nhân quyền thừa nhận, đây là quan điểm của luật học và chính trị học.
  • Công lý phải tạo cơ may từ kinh tế tới giáo dục, từ văn hóa tới vật chất, biến thành tựu trong học đường trở nên thành công trong nghề nghiệp, thành quả trong tài chính làm nên thành đạt trong xã hội, đây là quan điểm của kinh tế học và của giáo dục học.

Tất cả ba phương pháp luận về công lý này đã làm nền, móng, tường, mái cho tất cả phân tích và giải thích của tất cả các nghành khoa học xã hội và nhân văn muốn nghiên cứu, khảo sát, điều tra về công bằng.

thugon02

Vong

Cuối chiều rồi hãy quên đi chữ quê, chữ nhà, kể cả chữ cha, chữ mẹ…

để tà dương không quần xiết bước lưu vong…

Mảnh chiếu che thân… mảnh chiếu chôn thân

Một người song hành cùng mảnh chiếu kỹ, với quần áo tả tơi, thân thể lem luốt làm nên chân dung kẻ vô gia cư, đang lạc lỏng trong vô định, đang mệt lả trong vô phương, đang sống trong địa ngục, tên địa ngục đó : khốn cùng giữa kiếp người, giữa đồng loại, giữa đồng bào… Riêng hình ảnh mảnh chiếu để nằm, để cách thân thể với mặt đất lạnh, với mặt đất không phẳng, mảnh chiếu trở nên vật tùy thân của kẻ đã mất đất, mất nhà… màn trời chiếu đất là đây ! Là địa ngục bây giờ và ở đây, địa ngục trước mắt, địa ngục sau lưng, địa ngục có từ khi công bằng và công lý đã bị xiết cổ tới ngộp, tới chết ! Từ khi bất công của bạo quyền độc đảng, tà quyền tham nhũng, ma quyền tham tiền đã trắng trợn làm chuyện có trong bản chất của chúng, tong phản xạ của chúng là : cướp ngày là quan !

Khi điền dã và nghiên cứu về thảm cảnh vô gia cư qua các châu lục, chúng ta thường thấy một cá nhân, có khi chúng ta thấy cả một gia đình, nhưng tại Việt Nam chúng ta thấy từng xóm, từng làng, từng trăm, từng ngàn đồng bào của chúng ta gia cư… chúng ta nhận ra hàng ngàn đồng bào Thủ Thiêm đang vất va vất vưởng trên các đường phố mang tên thành phố Hồ Chí Minh. Đây là không còn là hiện tượng xã hội đơn lẻ của các cá nhân, đây không còn là hiện tượng của vài gia đình lẻ loi, tại Việt Nam đã thành một hằng số hội, của hằng triệu đồng bào vô gia cư trên khắp cả nước, họ là nạn nhân của bạo quyền độc đảng đã liên minh với tà quyền tham quan để cùng với ma quyền tham tiền là sân sau của chúng để tổ chức cướp bóc đất đai, nhà cửa trên bình diện một quốc gia, trên một đất nước mà hôm trước là đất mẹ mến yêu, là quê cha đất tổ vậy mà một sớm một chiều đã thành địa ngục trần gian…

thugon03

Chúng ta nhận ra hàng ngàn đồng bào Thủ Thiêm đang vất va vất vưởng trên các đường phố mang tên thành phố Hồ Chí Minh.

Mảnh chiếu che thân đêm qua, lót thân kẻ vô gia cư, đêm nay đã thành mảnh chiếu quấn thân, thay thế quan tài, thay áo quan để chôn đồng bào vô gia cư đã chết trong đói lạnh, mệt lả, quỵ gục ngay trên mảnh chiếu của mình… Hôm qua mảnh chiếu ấm mát để che thân, hôm nay mảnh chiếu cóng lạnh cùng thi thể kẻ rời đất mẹ trong tủi hờn… Hình ảnh hiện nay của quê hương Việt, của Việt tộc đây : một hình ảnh của tang thương trong thầm lặng, cần kề với những loại xảo ngôn điếm ngữ : "Có bao giờ đất nước ta được như ngày hôm nay đâu" của các tên lãnh đạo mà thực chất là những tên tội phạm, đầu lãnh của một đảng phái tội đồ, tác giả mà cũng là thủ phạm của môt cơ chế sống nhờ tội ác. Hình ảnh mảnh chiếu quấn một thi thể đã vĩnh viển rời cõi sống, chúng ta tưởng chỉ có trong các nạn đói khi người sống còn không đủ ăn để sống còn thì không sao có sức để đóng hòm, có của để mua đóng áo quan cho kẻ đã chết ! Hình ảnh mảnh chiếu quấn một thi thể, chúng ta chỉ tưởng có trong chiến tranh đang giết hại ngàn ngàn nạn nhân, khi kẻ sống còn đang tìm lối thoát chết thì thời gian đâu đóng hòm, đóng áo quan cho kẻ đã ra đi ! Nhưng không đâu bạn à, đó là hình ảnh hàng đêm, hàng ngày, hàng giờ đang xẩy ra trên quê hương của bạo lực sinh đôi với xảo giọng điếm lời : "có bao giờ đất nước ta được như ngày hôm nay đâu"…

thugon04

Tôi

Não trạng tôi đang nhũn đầm nước mắt đồng bào tôi

Làn da tôi rờn rợn xám nỗi tuyệt vọng của dân tộc tôi.

Đất người ta ngủ mà ê thân

Khi rời địa ngục trần thế các trại cải tạo mọc lên đày dẩy trên nhưng nơi hẻo lánh, rừng thiêng nước độc sau 1975, rồi sống sót trở về nhà sau 1985, thi tiên tri của Việt tộc Thùy Yên đã tổng kết sử luận làm nên bởi bạo quyền độc tài, tà quyền tham nhũng, ma quyền tham tiền chỉ bằng một thi từ : "Đất ta ta dẫm mà ghê chân". Vậy mà, bây giờ 2020, thi sĩ thân thương này đã ra đi năm 2019, anh có tưởng tượng được không là hằng triệu đồng bào đang : "Đất người ta ngủ mà ê thân". Đất người đây là đất người lạ, đất không phải của mình, đất và nhà của mình thì bị cướp rồi. Đất người lạ lẫm, lạnh lẻo tới tàn nhẫn nhưng kẻ vô gia cư phải mượn để nằm… mượn để tạm dung thân qua đêm, qua ngày, qua năm, qua bất định, qua vô phương…

Chúng ta hãy tạm ngừng phản xạ hãnh diện : "Tôi người Việt Nam", loại hãnh diện dễ để tự hào xuông này thì : "lấy ra xài lúc nào cũng được", "đời còn dài " Nhưng con người thì sống nay chết mai bạn à ! Trước hết bạn nên tự kiểm chứng xem bạn bị cảm xúc không khi thấy đồng bào của bạn hàng ngàn, hàng triệu đang vô gia cư ? Nếu bạn không có cảm xúc để cảm động, không rơi-được-nước-mắt-để-đứng-về-phía-nước-mắt thì bạn đã có vấn đề với chữ nhân ? Cụ thể là vô cảm làm nên bởi vô tri, vì vô giác đã bị chế tác ra bởi vô minh, chính bốn loại này đã làm bạn mất đi : lòng trắc ẩn, có nội lực của thương người như thể thương thân, có sung lực của bầu ơi thương lấy bí cùng, có hùng lực của một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ, tất cả làm nên hàm lực : sống lâu mới biết lòng người có nhân !

Ai sinh ra cũng là người, nhưng loài âm binh hoạt náo trong bạo quyền độc tài, tà quyền tham nhũng, ma quyền tham tiền cho tới chết chúng cũng không học được chữ nhân. Nên người nhân là chuyện một trời một vực bạn à ! Người thì dễ rơi xuống vực của bóng tối, cõi của âm binh, của hệ tham (tham quyền, tham quan, tham nhũng, tham ô, tham tiền…). Còn nhân thì gần gủi với trời, hưởng được bao ánh sáng ; trước hết là của hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) ; sau đó là hệ liêm (liêm khiết, liêm chính, liêm sĩ), luôn ngẩng đầu, thẳng lưng cùng ánh sáng của mọi ánh sáng của hệ công (công tâm, công bằng, công lý).

Nếu bạn không hệ cảm (mất cảm xúc, trống cảm động), ung thư của hệ ( cảm, tri, vô giác, vô minh) đã đại tràng trong mọi giá trị tâm linh của bạn, khi bạn thờ ơ trong ai chết mặc ai, lãnh đạm trong bây chết mặc bây trước thảm cảnh vô gia cư. Từ đây, lòng trắc ẩn, đại diện chân chính cho tình-thương-người, thì bạn đã đánh mất bao ánh sáng của hệ lương, liêm, công đây thiệt thòi rất lớn cho bạn. Thiệt thòi cho kiếp người thì không biết bao nhiêu ? Chớ thiệt hại cho kiếp nhân thì nhiều lắm, nhiều vô cùng… bạn ơi !

thugon08

Bọt

Móc mưa ẩn hiện mời thân vào cõi bọt,

sấm chớp sáng sương tỏ mờ thân vô tướng.

Gánh nhục kiếp ban ngày… Gục nhân kiếp ban đêm

Đặt chân dung gánh nhục kiếp ban ngày vào thảm cảnh của các nạn nhân vô gia cư là lần mò tìm hiểu họ phải làm những chuyện thấp kém nhất để bảo vệ tính lương thiện của họ : đói đầu gối phải bò, nhưng không bò trong điếm nhục của loại âm binh (bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền). Thấu chân dung gục nhân kiếp ban đêm, là cảm nhận được cái mệt lả đã dẫn tới cái mệt gục, vì chén cơm manh áo, cơm nuôi thân, áo che thân, vì đất và nhà thì bị bọn âm binh này trộm, cắp, cướp, giật rồi.

Nếu bất bình đẳng ngay trong các điều kiện hội của kẻ giầu người nghèo, thì chuyện giảm bất bình đẳng phải chức năng của chính quyền, vai trò của chính phủ, nhiệm vụ của lãnh đạo chính trị, và là bổn phận của toàn xã hội phải bảo vệ những kẻ yếu nhất đang ở thế thấp nhất trong các bậc thang hội hiện nay. Hãy bắt đầu bằng hành động được tên gọi là : cân bằng lại các bất công, mà bước đầu tiên là phân phối lại : cho thêm những ai không có gì, cho đủ những kẻ đang có rất ít. Nhưng bước tiếp theo phải là liên minh toàn bộ giữa công tâm-công bằng-công lý, nơi mà công tâm có chỗ dựa từ lòng trắc ẩn tới hành động bác ái ; nơi mà công bằng có nền móng từ hành động đoàn kết tới hành tác tương trợ ; để công lý có chỗ gốc rể của công tâm, có cội nguồn của công bằng. Khi phương trình đạo lý công tâm-công bằng-công lý hành động để hành tác trong tổ chức hội, trong chế chính trị, trong sinh hoạt pháp luật thì phương trình này chóng chày sẽ có hai hình tượng mâu thuẩn :

  • Thứ nhất, nó là mảnh lực chặt xiềng đang nhốt các đồng bào vô gia cư trong địa ngục màn trời chiếu đất, trong ngục thất đầu đường xó chợ.
  • Thứ hai, cùng lúc nó là hiện thân của chiếc còng, để còng tay tội nhân đã gây ra tội ác, chính tội nhân phải nhận tội án, để tộc ác bị xử cùng tội phạm.

Nên "nói gần nói xa không qua nói thật" :

  • Đừng mơ hồ về một nghiên cứu toàn thể của khoa học xã hội nhân văn về bất bình đẳng mà không thấy lỗi của những tác giả đã gây ra bất bình đẳng ngay trên đất nước Việt. Nơi mà trên cùng một quê hương hằng triệu đồng bào đang sống trong địa ngục của dân đen, dân oan, cùng lúc loài âm binh (bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền) dù là rất thiểu số nhưng lại có thiên đường riêng của chúng, với vật chất sa hoa, với tiền tài ngập mặt.
  • Đừng mơ tưởng về một khảo sát toàn bộ của khoa học xã hội nhân văn về bất công mà không thấy tội của những thủ phạm đã gây ra bất công ngay trên đất nước Việt, nơi mà động bào vô gia cư lên hằng triệu cúi đầu-gục thân-quỵ ngã trong màn trời chiếu đất, trong đầu đường xó chợ, cùng lúc loài âm binh (bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền) đã có thẻ xanh để sống ở phương tây, với tiền của đã vơ vét được của đất nước, của đồng bào.

Trộm, cắp, cướp, giật, rồi cao bay xa chạy là một cái tội ! Chớ không phải một cái lỗi !

thugon05

Trời

Nhân dạng duổi theo chân trời dài hơn kiếp

Tầm nhìn cao hơn đỉnh trời máu thoát thân.

Đầu đường xó chợ : đâu là công bằng ? Đâu là giá trị của giá trị ?

Ngữ pháp đầu đường xó chợ tả một thực cảnh cùng lúc như kết tội luôn các nạn nhân chịu họa cảnh này những thành phần "đáng nghi ngờ" trong hội, đây bất công của mọi bất công đang ngự trị giữa nhân sinh Việt. Nếu nạn nhân bị cướp đất, mất nhà phải chịu cảnh đầu đường xó chợ lại còn bị người đời khinh miệt trong thân cô phải sống trong , trong thế cô giữa chợ, thì chính những kẻ dễ mồm dẻo lưỡi nói ra câu này đối với các nạn nhân phải vô cùng cẩn trọng ! Lõi của vấn đề khi là nạn nhân của trộm đất cướp nhà lại còn bị sỉ nhục công khai bởi lời ra tiếng vô của xã hội chính là nội chất của bất công của mọi bất công, và mỗi lần bất công xuất hiện là công bằng mất tích, công lý biệt dạng, công pháp biệt tăm. Câu chuyện vô gia cư của hàng triệu con dân Việt tộc hiện nay vô cùng đau đớn và trầm trọng, vì nó đang thiêu rụi không những đạo lý giữa đồng bào Việt, mà nó còn hủy luôn mọi đạo đức mà thế hệ hiện nay phải xây dựng cho các thế hệ mai sau. Mà đạo đức đó không gì khác hơn là : tự do-công bằng- bác ái của nhân loại đã được khẳng định bởi tiến bộ của dân chủ vì văn minh của nhân quyền.

Tự do không phải muốn làm thì làm, không phải chuyện lớn nuốt của luật rừng man rợ mạnh được ít thua, mà đang xẩy ra ngay trên quê hương Việt là trộm cắp đất đai song hành cùng cướp giật nhà cửa của dân lành biến họ thành dân oan ; là áp siêu cao thuế nặng, cùng lúc bóc lột tận xương tủy dân đen biến họ thành dân bụi. Tự do chỉ tồn tại trong bền vững của đạo lý, khi đạo đức của nó được đặt để trên nền móng của công bằng, chính công bằng bảo đảm, bảo trợ, bảo hành cho tự do bằng công lý, để tự do này lớn không ngấu, nghiến, nhai, nuốt tự do bé kia. Tự do có luân lý trách nhiệm của nó, vì nó luôn biết dựa vào gốc, rể, cội, nguồn của công bằng làm nên nhân lý có bổn phận của nó. Đừng định nghĩa tự do một cách ngô nghê đến man rợ : tự do là muốn làm gì thì làm ! Kể cả làm những chuyện vô nhân thất đức là cướp đất, phá nhà người khác. Việt tộc hãy giáo dục rồi giáo dưỡng nhau như các dân tộc văn minh khác đã thực hiện thành công khi họ biến ý thức về tự do thành nhận thức về công bằng : hành động về tự do của tôi sẽ ngừng ngay trước hành tác về tự do của tha nhân ! Đây sự tôn trọng tự do của nhau, cho nhau, nhau, đây chính giá trị của giá trị. Hãy luận giải chuyện này : tự do hành động vì tư lợi của mình là một quyền hạn, tự do xây dựng tư lợi của mình có thể được xem như một giá trị của dân chủ ; nhưng giá trị của giá trị quy luật làm nên nhân luật về công bằng giữa các công dân, nơi mà công bằng phải ngăn chặn cho bằng được chuyện tư lợi này không giết hại tư lợi kia.

Tôi mong mỏi bạn hãy lật ngược câu đầu đường xó chợ để thấy sự thật của nạn nhân, để nhận ra chân lý của công bằng làm nên lẽ phải của tự do là : mỗi lần chính bạn mắt thấy tai nghe thảm cảnh đầu đường xó chợ, thì bạn phải thấy các nạn nhận mất đất, mất nhà đã bị cướp đi công bằng, và có ngày chính bạn sẽ mất công bằng lẫn tự do !

thugon06

Mòn thân

Sớm chiều mòn thân, khuya khoắt mòn nhân

kiếp não bộ khiếp ngại, mộng tưởng hôn trầm…không tông, không tích.

Những nụ cười… cố giữ nhân cách

Hãy nhìn thật kỹ để thấu thật sâu : nụ cười trên khuôn mặt của kẻ vô gia cư đang đối diện với bạn, họ bị bạo quyền độc tài đánh gục, họ bị tà quyền tham nhũng đánh quỵ, họ bị ma quyền tham tiền đánh văng ra khỏi đất, khỏi nhà của họ…Nhưng trước máy ảnh, ống kính của bạn họ còn dũng khí của nhân cách để nở một nụ cười ! Nhân cách từ đâu tới đã làm nên nụ cười trước gian truân của nhân sinh, trước thăng trầm của nhân kiếp ?

Nhân cách hình như đỉnh cao nhất của nhân vị ! Khi bất công của bạo quyền chế ngự nhân sinh, khi bất nhân của tà quyền tham quyền đè ép nhân thế, khi ma quyền tham tiền xiết cổ nhân gian, thì đây là lúc nhân cách bị thử thách gay go nhất. Nhân sinh là thực tế, nhân thế là thực cảnh, nhân gian thực địa, cả ba làm ra nhân kiếp cho mỗi chúng ta đang sống trong thực trạng bây giờ đây, ngay trên một quê hương nơi các giá trị của cộng hòa tự do-công bằng-bác ái đã bị trộm cắp, nơi mà các giá trị của dân chủ-nhân quyền-đa nguyên đã bị cướp giật.

Nhưng con người luôn muốn không những sống đúng mà còn phải sống hay, sống đẹp nên chính con người đã chế tác ra nhân lý để bảo vệ nhân tính của mình ; nơi mà nhân lý biết hợp lý trong sống chung, biết chỉnh lý trong sống chia. Từ đây, nhân tính biết toàn lý trong chung-chia, để tự do của mỗi cá thể biết chung-chia với công bằng vì tập thể, mà chế tác ra bác ái để chung-chia và chia-chung. Biên giới của khác biệt làm nên dị biệt rồi gây ra ung thư của sự khinh miệt sẽ không còn, vì không còn bị bất cứ một trở lực nào tới từ ích kỷ của ai chết mặc ai, tới từ vị kỷ của bây chết mặc bây. Cái vô cảm làm nên cái vô luân sẽ bị "xóa sổ" !

Nhân tri nhân trí sẽ xuất hiện khi nhân lý là móng dựa trên nền của nhân tính, hướng dẫn mọi hành động của nhân, tập thể, cộng đồng, hội. Tại đây sự hiểu biết về nhân sinh, nhân thế, nhân gian, nhân kiếp đúc kết ra nhân tri, luôn được hỗ trợ bởi nhân trí luôn có ý thức về tiến bộ xã hội, có nhận thức về văn minh cho dân tộc sẽ làm nên tỉnh thức cho cả giống nòi được trang bị bởi kiến thức trước các bất công làm ra bởi bạo quyền độc đảng, sinh ra bởi tà quyền tham nhũng, đẻ ra bởi ma quyền tham tiền. Chính liên minh giữa nhân lý-nhân tính-nhân tri-nhân trí, vừa là nội công của nhân loại để cho ra đời nhân bản, nhân văn ; vừa là bản lĩnh của nhân sinh biết chế tác ra nhân tâm, nhân từ, làm nên đường đi nẻo về cho nhân đạo, nâng cao tầm vóc của nhân nghĩa.

Và khi con người có nhân lý-nhân tính-nhân tri-nhân trí-nhân bản-nhân văn-nhân tâm-nhân từ-nhân đạo-nhân nghĩa làm nên nhân cách, thì con người còn giữ được nụ cười !

thugon07

Khuôn mặt quê hương

Bạn hãy nhìn khuôn mặt quê hương : giống y mặt bạn

Hãy nhìn thân thể quê hương khi đứng dậy : giống y bạn thơ thẩn lưu vong tìm sự thực !

Lê Hữu Khóa

(08/06/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Additional Info

  • Author Lê Hữu Khóa
Published in Văn hóa