Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

15/09/2020

Tạo luận 1 : Tạo lý – Tạo luận

Lê Hữu Khóa

Tạo lý – Tạo luận

taoluan1

Tạo luận được xây dựng trên hành trình của học thuật từ 1980 tới 2020, một chặng đường với hơn 60 điều tra thực địa của hai chuyên ngành nhân học và xã hội học, được song hành với các chuyên ngành chủ lực khác : sử học, triết học, văn học, kinh tế học, chính trị học, ngôn ngữ học…

Tạo luận đi từ điều tra thực địa để nghiệm, soát, kiểm, tra ba khu vực trung tâm của khoa học xã hội và nhân văn : khoa học luận, phương pháp luận, lý thuyết luận, đi từ hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) cho tới hệ sáng (sáng kiến ý, sáng tác lý, sáng tạo luận).

Tạo luận dựa hai hệ (luậnsáng) được vận dụng trong nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã của khoa học xã hội và nhân văn. Tạo luận mang cấu trúc của tư tưởng ngay trong hiện cảnh của Việt Nam. Nơi đây mọi tin tức, dữ kiện, chứng từ cùng chứng tích và chứng nhân đều tới từ xã hội hiện nay của Việt Nam dưới sự quản lý và sự phá sản của hệ thống độc đảng toàn trị của Đảng cộng sản Việt Nam.

Tạo luận là nơi thể nghiệm để xét nghiệm những lý thuyết, luận thuyết, chủ thuyết của khoa học xã hội và nhân văn, tất cả đều phải được "thí nghiệm" để được minh chứng và xác chứng trong bối cảnh, hoàn cảnh, hiện cảnh, thực cảnh của Việt Nam.

Tạo luận được dẫn dắt bằng liên đới luận trong đề nghị nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã với sự liên kết nhiều chuyên khoa để tạo nên những phân tích biết bổ sung cho nhau, những giải thích biết hỗ trợ cho nhau, những giải luận biết củng cố cho nhau từ lý luận để lập luận, tự giải luận đến diễn luận.

Tạo luận không ngừng lại để bị đóng khung trong hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) mà phải đi xa hơn vì được đưa đường dẫn lối bằng hệ sáng (sáng kiến ý, sáng tác lý, sáng tạo luận). Nơi đây quy trình sáng tạo trong học thuật được xét nghiệm như quá trình sáng tạo trong nghệ thuật, nhưng với đặc tính chỉnh lý trong phân tích, hợp lý trong giải thích và toàn lý trong nhận định, tất cả phải luôn dựa trên các kết quả của nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã.

Lý luận

taoluan2

Lý luận là công đoạn hiểu đường đi nước bước của nghiên cứu, để thấy đường đi nẻo về của học thuật ; lý luận là nơi sử dụng phân tích để đi tới giải thích một cách chỉnh lý, lý luận là chốn mà nhận định hợp lý sẽ tham dự tích cực vào tính toàn lý cho nhận thức.

Chức năng luận

là phương pháp tương đối phổ thông trong khoa học xã hội và nhân văn, đề nghị nghiên cứu về tổ chức qua chuyên môn của chức năng, để khảo sát các quyết định trong hành chính, từ đó tổ chức sự vận hành của cơ chế, cùng lúc nghiên cứu luôn các khủng hoảng có thể xẩy ra không những trong cơ chế mà còn lan tỏa ra xã hội. Chức năng luận chuẩn đoán những khủng hoảng qua định nghĩa để định vị chức năng, tại đây lý luận mọi tổ chức là một tập hợp của các chức năng khác nhau được xếp theo hàng dọc rồi hàng ngang, để giới hạn các tự do của cá nhân, và cá nhân chỉ được đánh giá qua chức năng.

Chức năng luận chỉ thấy mỗi cá nhân là một con số, không có cá tính, chỉ có chức năng, chỉ là một phần tử trong một tập hợp chính là guồng máy, mà từ sáng kiến tới sáng tạo cá nhân không được tôn vinh, từ đó nó duy lý hóa một cách máy móc mọi quan hệ xã hội, mọi sinh hoạt xã hội, mọi đời sống xã hội. Nó lý luận cạn tàu ráo máng là mọi chức năng, mọi phần tử đều có thể thay thế được, như người ta thay thế cầu chì, bóng đèn là điện cứ phát điện, nên khi áp dụng vào nhân sinh, thì nó càng ráo máng cạn tàu hơn, vì nó luôn có ý đồ vắt chanh bỏ vỏ ! Đây là cách đối nhân xử thế giữa những người cộng sản, mà lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam rất nhẫn tâm trong vô cảm khi họ tha nh trừng nhau.

Tất cả các đảng cộng sản trên thế giới này điều bị vướng vào tội ác này, không những thanh trừng nhau mà họ còn tàn sát dân lành, họ diệt chủng luôn chính dân tộc họ, đó là trường hợp của bọn diệt chủng Khmer đỏ. Nên khi định lượng về các cuộc thảm sát do các lãnh đạo các đảng cộng sản trên thế giới, từ khi có chế độ độc đảng-toàn trị tại Liên Xô 1917, thì con số nạn nhận đã vượt lên hơn một trăm triệu người, gấp nhiều lần tội ác của bọn Đức quốc xã trong đệ nhị thế chiến.

Chức năng luận thật là con dao hai lưỡi, khi nó được dùng để tổ chức các nhà máy trong giai đoạn xây dựng công nghệ cơ khí và sản xuất xe hơi, thì nó làm ra bao của cải cho các nước phương Tây, nhất là Mỹ ; nhưng khi nó bị các lãnh đạo các đảng cộng sản trên thế giới vo tròn bóp méo nó, thì hậu quả của nó thật tán tận lương tâm !

Cấu trúc luận

tìm cách đi ngược lại với chức năng luận, nếu chức năng luận lý luận là mọi chức năng, mọi phần tử, mọi bộ phận đều có thể thay thế được, hư thì vất đi, thế bằng cái mới thì nguồn máy sẽ hoạt động trở lại ; đây là bản chất máy móc trong quan hệ giữa phần tử và tổng thể. Cấu trúc luận thì lý luận ngược lại là quan hệ xã hội, sinh hoạt xã hội, đời sống xã hội là những tổng thể sống như cơ thể của con người, phần tử này tùy thuộc phân tử kia, bộ phận này lệ thuộc vào bộ phận kia, nên chức năng này được định nghĩa và định vị bởi chức năng kia, làm nên quan hệ sống còn của nguồn máy, của tổ chức, của cơ chế. Cụ thể là khi tim ngừng đập, thì các nội tạng khác sẽ ngừng theo, và thân thể sẽ chết, chính tính lệ thuộc lẫn nhau này làm nên quan hệ tùy thuộc nơi mà một tổ chức là tập hợp những phần tử, phần tử này sống nhờ phần tử kia.

Quan hệ sinh tử này được ứng dụng trong dân tộc học mà tên gọi hiện nay là nhân học để giải thích quan hệ huyết thống tự gia tộc tới thống tộc, theo hàng dọc tự tổ tiên tới con cái, cháu chắt, làm nên quan hệ sống còn trong trật tự gia đình. Cấu trúc luận không ngừng ở dân tộc học, xã hội học… mà còn đi sâu vào ngôn ngữ học, khi nó giải thích trong một câu luôn luôn có : chủ từ, động từ, túc từ, chỉ cần một trong ba phần tử này mất đi, thì ngôn ngữ sẽ không sử dụng được, sẽ đưa đối thoại, trao đổi, truyền thông đi vào ngõ cụt, tức là không ai hiểu ai hết ! Cấu trúc luận xếp cá nhân vào trật tự sống còn của tập thể, nên nó tổ chức luôn nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan của cá nhân.

Tại đây, cấu trúc luận đã bị các đảng cộng sản lạm dụng để lập ra một cơ chế xã hội toàn trị, nơi mà độc tài qua độc đảng nắm toàn bộ bộ máy tuyên truyền để đánh lận con đen về các sự thật của nhân sinh, các chân lý của nhân tính, các lẽ phải của nhân tâm, để chế tác ra các quái thai chống nhân lý và nhân tri : "dân chủ thì phải tập trung" ; "dân làm chủ nhưng đảng lãnh đạo" ; "đất đai là sở hữu của toàn dân nhưng do nhà nước quản lý và đảng chỉ đạo" [1].

Đây không phải là cấu trúc luận khoa học mà là kiến trúc luận lưu manh ! Nơi mà duy vật hiểu theo nghĩa tồi tệ nhất để trở thành tội lỗi nhất, kiến trúc lưu manh với lý luận côn đồ xuất đầu lộ diện để truy diệt duy lý theo nghĩa nhân lý nhất ; và duy tâm theo nghĩa nhân tâm nhất [2].

Văn hóa luận

nơi mà văn hóa là kiến thức của cộng đồng, tri thức của tập thể, tại đây văn hóa luận phân tích và giải thích văn hóa như một hệ thống trật tự để tổ chức các phong tục tập quán, thói quen… như văn hóa đã tổ chức các kinh nghiệm, các kiến thức, các vốn liếng của tổ tiên để làm nên đạo lý cho cộng đồng và ý thức cho tập thể. Văn hóa luận tôn trọng để tôn vinh truyền thống, từ thờ cúng tới lễ hội… nơi mà các giá trị văn hóa chính là các giá trị tâm linh với ý nghĩa của đạo lý, với nội dung của luân lý.

Chính văn hóa xếp đặt các hành vi của cá nhân được lập lại theo truyền thống, nó xếp đặt luôn các lề thói về cưới hỏi, kinh tế, trao đổi… Văn hóa luận còn đi xa hơn nữa khi nó tổ chức các sinh hoạt ưu tiên : ngôn ngữ trong truyền thông, tư tưởng trong xã hội, ý thức trong hành động, nên văn hóa vừa có mặt trong quản lý xã hội, vừa có mặt trong môi trường giáo dục của một cộng đồng của một dân tộc.

Chính văn hóa làm nên cho ý thức tập thể ; văn hóa biết biến cái tối đa của kiến thức thành cái tối đa của ý thức, để tạo nên sự đồng cảm giữa các thành viên có chung một văn hóa. Khi các đảng cộng sản muốn cướp chính quyền, để sau đó áp đặt độc đảng qua độc trị, độc tài, độc quyền, độc tôn, thì các lãnh đạo cộng sản luôn tìm cách tấn công văn hóa, truy diệt truyền thống của đạo lý hay, đẹp, tốt, lành của một dân tộc, giúp dân tộc đó sống có bổn phận với giống nòi, và sống có trách nhiệm với đất nước.

Mao đã giật dây dân tộc của hắn để làm Cách mạng văn hóa, chính là để hủy diệt văn hóa truyền thống. Và tên tội đồ này đã thí mạng bao triệu nạn nhân trong cuộc thảm sát này, mà nó không hề là một cuộc cách mạng văn hóa, mà thực chất là hủy diệt truyền thống văn hóa. Rồi Đảng cộng sản Việt Nam nối gót theo Đảng cộng sản Trung Quốc để làm Cải cách ruộng đất, vừa để thảm sát hàng trăm ngàn sinh linh bị vu cáo rồi vu khống là các thành phần địa chủ. Đây không hề là một cải cách mà là cuộc truy cùng diệt tận quan hệ làng nước trong quan hệ láng giềng cao đẹp trong văn hóa truyền thống Việt : bán bà con xa, mua láng giềng gần.

Chủ động luận

đề nghị nghiên cứu thật sâu vào tính đa nguyên tạo ra đa tài, đa lực, đa trí, đa hiệu, đa năng, không những làm nền cho dân chủ, mà cũng là nội lực của tập thể, của cộng đồng, của dân tộc để hiểu tính chủ động thường trực trước mọi đổi thay xã hội, biến hóa thời cuộc, tiến bộ khoa học kỹ thuật… Chủ động luận đề nghị xem cạnh tranh trong thương mại, kinh tế là hằng số của nhân sinh, có cạnh tranh mới có tiến bộ ; cùng lúc chấp nhận tranh đua trong khoa học kỹ thuật như là một thực thể thường nhật của nhân sinh, vì có tranh đua mới có hiện đại hóa. Chủ động luận luôn đặt ra các câu hỏi để đánh giá lại các quyết đoán được rà soát lại bởi quá trình đề nghị-đối thoại-quyết định-hành động. Đây chính là sung lực của đa nguyên, làm nên quá trình đối thoại-đối trọng-đối lực-đối kháng bằng phản biện để phản luận, làm hùng lực cho dân chủ đưa xã hội thăng tiến, đưa dân tộc thăng hoa.

Chính hai quá trình này : đề nghị-đối thoại-quyết định-hành động trong đa nguyên để khơi dậy đa lực, đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu, tạo sinh lực cho đối thoại-đối trọng-đối lực-đối kháng, từ đó lấy cái đúng thuyết phục được cái sai, vì cái đa luôn khôn ngoan hơn cái độc, và khi dân chủ cô lập được độc tài, khi đa nguyên vô hiệu hóa được độc đảng, thì cái độc hại của độc trị sẽ không vận dụng được cái ác để gây ra tội ác. Không nên trông chờ hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) chấp nhận chia lợi, chia quyền, cụ thể là chung-chia với hệ đa (đa nguyên, đa lực, đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu). Vì chung để chia, thì hệ độc sẽ mất hệ đặc (đặc quyền, đặc lợi, đặc ân) [3] của nó !

Chỉnh lý luận

bắt đầu bằng đề nghị tìm hiểu để giải thích tính duy lý khi con người đặt quyền lợi của mình trên quyền lợi của người khác, cụ thể là cá nhân chỉ thấy tư lợi của mình, nếu duy lý như vậy thì tự lợi của người này có thể gây nên thiệt hại cho người kia, thì đây chỉ là loại ích kỷ thô thiển. Nên từ đây, chỉnh lý luận phân tích các thỏa thuận giữa các duy lý khác nhau, đang xung đột nhau để tìm ra tính hợp lý được tập thể, cộng đồng, xã hội công nhận, từ đó định nghĩa lại quyền lợi của cá nhân, vẫn giữ tư lợi nhưng phải biết là tư lợi không được gây hậu quả xấu tới tha nhân. Khi có được thỏa hiệp về quyền lợi cá nhân làm nên tư lợi cho mọi cá thể, thì tính toàn lý sẽ xuất hiện để bảo đảm tự do cá nhân được có mặt và được tăng tư lợi trong cuộc sống ; mà không quên công bằng xã hội giữa các cá nhân, các tập thể, nơi mà công bằng luôn có chỗ dựa là công lý [4].

Chính tự do cá nhâncông bằng xã hội cho phép bác ái ra đời trong đoàn kết và tương trợ, qua các cơ chế xã hội có mặt tự do cạnh tranh, nhưng cũng có mặt các hội đoàn từ thiện, các chủ thể thiện nguyện, các tổ chức nhân đạo… Nên phương trình tự do-công bằng-bác ái tưởng là mâu thuẫn nhau, nhưng thực sự hỗ trợ cho nhau trong quan hệ hỗ tương chung-chia để chung-sống. Khi duy lý đã được điều chế bởi quá trình chỉnh lý-hợp lý-toàn lý thì duy lý sẽ rộng mở và sẽ rời duy lợi vì tư lợi để nhập nội vào quy trình chung để chia và chia để chung với tha nhân, với đồng loại, trên nguyên tắc của cộng hòa vì công ích xã hội qua phương trình tự do-công bằng-bác ái của dân chủ.

Đây là chuyện mà một chế độ độc tài-toàn trị không bao giờ làm được, vì tự do dẫn tới đa nguyên, công bằng dẫn tới dân chủ, và bác ái dẫn tới nhân quyền, một quá trình của nhân trí phục vụ nhân vị, nhân tri phục vụ nhân tính, nhân lý phục vụ nhân tâm. Một chế độ độc tài-toàn trị không bao giờ muốn có tự do-công bằng-bác ái để phải công nhận đa nguyên-dân chủ-nhân quyền. Vì vậy các chế độ độc đảng-toàn trị luôn luôn đi về hướng : bất nhân !

Cá nhân luận

không phải là cá nhân chủ nghĩa sẽ dẫn tới ích kỷ chủ nghĩa, mà cá nhân luận đưa ra định đề là mỗi cá nhân là một đơn vị tính toán của thống kê, là đối tượng của điều tra, khảo sát, nghiên cứu về một sắc tộc trong dân tộc học, về một xã hội trong xã hội học, về một đơn vị lao động trong kinh tế học… [5] Nên cá nhân là căn bản của mọi phân tích, nguyên tắc của mọi giải thích, và Weber đã cho ra đời cá nhân phương pháp luận (individualisme méthodologique) để đi sâu vào các dữ kiện xã hội, trong đó có các nguyên tắc tổ chức của tập thể, của cộng đồng, và sâu hơn nữa là các giá trị luân lý được đại diện bởi chính các cá nhân, thay mặt cho thân tộc, thống tộc, dân tộc của mình. Cá nhân luận là nơi nhận diện các trách nhiệm cá nhân trong chọn lựa cũng như trong quyết định trước khi hành động. Chính Tocqueville đã thấy được cá nhân luận là tiền đề của xã hội dân chủ, vì nó biết chống lại các thái độ độc tài, các hành vi độc đoán, các hành động độc tôn. Cách hành xử cả vú lấp miệng em không có chỗ đứng, ghế ngồi trong cá nhân luận, cho nên các chế độ độc đảng-toàn trị đứng ngồi không yên rồi mất ăn mất ngủ với cá nhân luận. Vì nó biết cổ súy tính đa nguyên của các cá nhân, vì nó biết cổ vũ tính sáng tạo qua sáng kiến trong phương pháp giải quyết của cá nhân luận để chống lại các quy luật độc trị được độc tài phổ biến qua tuyên truyền.

Cá nhân luận còn đi xa hơn khi nó phân tích quá trình thành lập các phong trào xã hội, tới từ các công đoàn tôn vinh dân chủ, các nghiệp đoàn tôn trọng nhân quyền để tạo ra các so sánh lực lượng mới, làm tiền đề cho cải cách thực sự đưa dân tộc thăng hoa. Cá nhân luận định nghĩa cá nhân không chỉ là một cá thể mà là một chủ thể có sáng kiến để có sáng tạo làm nên lực đẩy, dàn phóng cho chuyện thay đời đổi kiếp theo hướng tích cực. Cá nhân luận làm ra chủ thể có ý thức, không bao giờ vô cảm trước bổn phận với dân tộc, không bao giờ vô tâm trước trách nhiệm với đất nước.

Cá nhân luận xây dựng chủ thể có lương tâm với với đồng bào, sống lương thiện với xã hội, luôn giữ lương tri với tiền đồ dân tộc. Và trong bối cảnh của Việt nam hiện nay, các chủ thể chính thống lại là các tù nhân lương tâm, đang trong vòng lao lý, vì quả cảm đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ, họ đang bị hành hạ, đày đọa bởi bạo quyền. Chính các tù nhân lương tâm này đã và đang đại diện cho hệ lương (lương tâm, lương thiện, lương tri) cho Việt tộc ! Cá nhân luận là một trong những gốc, rễ, cội, nguồn để thay, để tháo, để gỡ, để xóa độc đảng-toàn trị đang sâu dân mọt nước qua hệ tham (tham quan, tham ô, tham quyền, tham quan, tham tiền), đang bòn rút của cải dân tộc, đang tiêu hủy tài nguyên đất nước.

Tri thức luận

rời bỏ để dứt khoát với mọi phương pháp dựa trên siêu hình học (linh hồn, thiên đàng, địa ngục…) để lập lại quá trình xây dựng ý thức chỉ bằng kiến thức thí nghiệm được, tri thức kiểm chứng được. Tri thức luận thẳng thắn chấm dứt với mê tín, dị đoan, và đã chọn khoa học não bộ và khoa học thần kinh làm tiền đề và thượng nguồn để khám phá quá trình xây dựng tri thức của con người biết chế tác ra niềm tin dựa trên đạo lý hay, đẹp, tốt, lành, có đạo đức của chân, hiện, mỹ, có luân lý của bổn phận và trách nhiệm của mọi cá thể muốn sống đúng và sống chung cùng một xã hội với tha nhân.

Hai trường phái chính của não bộ học vừa đối lập nhau, vừa bổ sung cho nhau trong qua trình giãi thích các sinh hoạt của não bộ : trường phái duy vật mang định đề chỉ có bộ óc là nơi quyết định tất cả mọi việc ; và trường phái môi trường thì tạo định luận qua bối cảnh của môi trường xã hội sẽ tác động trực tiếp lên năng lực của não bộ, cụ thể là não bộ thay đổi và chuyển hóa theo môi trường.

Trong nghiên cứu về tâm lý học tri thức thì Jame nhận định vai trò của bộ óc là để bảo đảm thăng bằng bền vững cho cá nhân ; và Watson đã đi sâu thêm khi giải thích bộ óc mang sung lực tổ chức hóa mọi hành động của cá nhân. Trong các công trình về não bộ học thì Churchland đưa ra các phân tích về bộ óc là nơi có khả năng diễn luận kinh nghiệm của cuộc sống, từ đó biến thành ý thức để xây dựng ra các hành động cho tương lai, lý luận này được tiếp nối bởi các công trình của Edelman nhận định bộ óc như một hệ thống biết tự tổ chức, nơi mà ý thức làm tiền đề tạo dựng lên các cơ sở lý giãi để phân loại và so sánh các sự kiện. Chính não bộ học [6] thăng tiến liên tục với những khám phá mới về các khu vực sinh hoạt của nảo đã cũng cố vai trò giãi luận của tri thức luận, hiện có chỗ đứng trung tâm trong hầu hết các chuyên ngành của khoa học xã hội nhân văn.

Trong tình hình của xã hội Việt Nam dưới bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền thì tri thức luận là nguồn nước ngầm sẽ trở thành sóng thần trong tương lai để giúp mọi công dân của Việt tộc thay đổi não trạng sau bao năm làm nạn nhân của bộ máy tuyên truyền ngu dân trong mê lộ của dối trá, gian manh, lừa đảo [7]. Tri thức luận đủ nội lực để xóa đi nguồn máy độc tài nhưng bất tài trong việc bảo vệ đất nước, đủ sung lực để loại bỏ bộ máy độc trị nhưng không biết quản trị để đưa dân tộc vào tiến bộ và văn minh.

Tri thức luận biết phối hợp với tất cả các nghành khoa học xã hội nhân văn để giúp dân chủ trong đa nguyên lột mặt nạ bọn tổ chức học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả, cùng lúc lột trần quá trình mua điểm-bán bằng trong tà lộ của mua chức chức-bán quyền, để vạch mặt chỉ tên bọn sâu dân mọt nước đang lẩn lút như âm binh trong ma lộ của buôn dân-bán nước cho Tàu tặc. Vì tri thức luận biết quản lý sự thật-chân lý-lẽ phải bằng hệ thức, nơi mà kiến thức là sung lực của tri thức, ý thức là hùng lực của nhận thức0

taoluan3

Trực quan luận

Merleau-Ponty là một trong vài triết gia cột trụ đã vừa vinh danh đứng đắn, vừa thăng hoa chỉnh chu hiện tượng luận trong thế kỷ XX, hiện tượng luận có nhiều lối vào và lối ra, chủ yếu có hai lối chính : hiện tượng luận lý trí hiện tượng luận trực quan, ông chọn loại thứ nhì. Nơi mà cái thấy mở màn cho cái hiểu, cái hiểu sẽ đưa ta tới cái nghiệm, nếu cái nghiệm hoàn chỉnh thì cái thức sẽ tới, thức tới thì một loạt chuyện nhân trí sẽ được thông : kiến thức đủ nội lực sẽ thành tri thức, khi tri thức đủ nội công sẽ thành ý thức, nơi mà nhân trí (rất thức) để mời đạo lý hay, đẹp, tốt, lành vào sống chung với nhân tri nhân tình, nhân sinh... Đây là câu chuyện lõi kiếp thông kiếp, qua thức để kiếp sau luôn mở rộng, dang rộng, đào sâu, bước dài hơn kiếp trước trên con đường nhân phẩm.

Merleau-Ponty không đóng cửa, cấm cung để chăm lo cho lý thuyết, ông đi nhiều nơi, tới nhiều lục địa, nhất là những nơi mà trong quá khứ, qua lịch sử có kể là chốn này, nơi đây con người đã làm khổ con người. Có bận, ông lang thang tận bên Phi châu, rồi đi lạc vào một nơi không quen ai, không biết nói tiếng địa phương, ông hoàn toàn rơi vào ngõ cụt, thì có một người đàn bà Phi châu đi ngang ông, thấy ông da trắng, bà ngạc nhiên vì hình như đây là lần đầu bà thấy một màu da trắng, ngược với màu da quen thuộc của bà. Chuyện làm ta ngạc nhiên trên đời thường là chuyện ta thấy "ngược đời" đối với thói quen trực quan hằng ngày của ta (mình da đen, sao ông này da trắng ?) ; nhưng cũng từ trực quan ông khám phá một điều rất lạ cho hiện tượng luận trực quan của ông, là trong chớp mắt người đàn bà Phi châu này từ ngạc nhiên thoắt qua tươi cười và chào ông rất tử tế. Ai cũng có thể thấy và sống cảnh này, nhưng người đời hay đặt tên sai đó là chào vì lịch sự, chào cho đúng phép tắc …

Riêng ông đặt tên cho thái độ từ ngạc nhiên thoắt qua chào hỏi là l’intelligence immédiate (sự thông minh tức thời), mà chính thông minh này là chất keo sơn của nhân loại chưa bao giờ thấy nhau, chưa bao giờ sống chung với nhau nhưng có cùng một nhân tính. Đây không phải là chuyện "trước lạ sau quen", nó sâu hơn nhiều, nó là "còn lạ mà đã quen", vì còn ngạc nhiên mà đã muốn thân quen, thân mến, thân thiện muốn thành người thân trong khi cái lạ còn rành rành trước mắt, cái lạ không phải là cái kỳ quái, nên nó không còn là rào cản, kẽm gai, ngăn lòng, chắn cảm. Merleau-Ponty thấy trong trực quan có nhân thông nhân, để kiếp thông kiếp.

Hiện tượng luận trực quan của ông còn đi những bước thật là kỳ lạ trong triết học nói riêng, và trong học thuật nói chung, nhất là trong thế kỷ qua con người từ quý phục qua quy phục khoa học, trước đây không có khoa học thì con người tin chỉ có thượng đế mới cứu mình được. Từ khi khoa học chữa hết bịnh này tới bịnh khác, lại có thuốc bổ cho ta ăn no, ngủ yên, lại đủ khôn làm ta tăng tuổi thọ, quý phục-quy phục là phải, nếu cần thì quỳ phục-khuất phục luôn.

Nhưng Merleau-Ponty thì khuyên ta ngược lại, để trở về với cảm nhận, cảm thông, cảm phục với thế giới, với vũ trụ mà ta đang sống, trong khi khoa học cân, đo, đong, đếm thế giới, vũ trụ xong là bỏ đi mà không sống với thế giới, với vũ trụ bằng tình cảm như văn học, như nghệ thuật, thí dụ như nghệ thuật tạo hình, họa sĩ vẽ tranh và sống trong tranh, sống với tranh, sống vì tranh… không bỏ đi đâu hết. Mà muốn sống trong-sống với-sống vì thì phải sống bằng tình cảm : cảm thật sự, yêu thật lòng, thương cho hết kiếp !

Kháng kiếp luận

Foucault mang kiếp mà cụ Tiên Điền Tố Như Nguyễn Du ta đã đúc thành mô hình kiếp : "chữ tài liền với chữ tai một vần", ông là người giáo sư đại học đầu tiên qua đời vì nhiễm sida (VIH) năm ông 58 tuổi, nhưng câu chuyện về cuộc đời của ông hay ở chỗ khác, ông làm sáng ra quy luật kiếp chống kiếp, bằng cách lấy kiếp riêng chống lại kiếp chung, nếu kiếp chung là sản phẩm của khuất phục, hậu quả của nô dịch, tai ương của bất công, thì kiếp riêng phải đứng lên, đứng ra để nhập cuộc cho chuyện đổi kiếp, và nếu làm được chuyện này thì kiếp riêng thông minh vô cùng, vì nó có sức thao lược vô song. Chuyện một đời trí thức là chuyện lấy lý luận của kiếp riêng để soi sáng vừa bằng kiến thức, vừa bằng lập luận để thay đổi theo hướng thăng hoa kiếp chung, mà muốn làm được chuyện này thì phải hiểu ngay từ thượng nguồn câu chuyện thế nào là kiếp chống kiếp.

Từ triết học, thầy lập cầu nối tới sử học, nhất là tới xã hội học, để hiểu thấu các hiện tượng khuất phục, nô dịch, bất công từ đâu ra ? Chúng có cùng cha sinh mẻ đẻ của chúng là quyền lực, mà tham quyền có trong chất người. Foucault cứ đào mãi về phạm trù quyền lực này để thấy nó không những có trong chính trị, chính quyền, chính phủ mà có trong mọi cơ chế từ kinh tế qua văn hóa, từ thương mại qua giáo dục, từ nghệ thuật qua tâm linh...

Chưa nguôi, Foucault đào tiếp để nhận diện ra là lãnh thổ của quyền lực có ở mọi nơi, chúng bất chấp biên giới, bao trùm lên kiếp người, có ngay trong phản xạ kẻ hiếp kiếp người, có ngay trong hơi thở rụt rè của kẻ bị cướp kiếp lành của mình. Quyền lực không những bao trùm tất cả mọi sinh hoạt xã hội, mọi quan hệ cộng đồng, mọi dự phóng tập thể, nó lan tỏa ngay trong khoa học, pháp lý, tình cảm là những lãnh vực được quý trọng nhất trong nhân sinh.

Foucault rời tạm thời các lý luận của lý thuyết, thầy đi điều tra xã hội học, điền dã dân tộc học, truy xét tư liệu sử học về các đề tài kín lúc bị cấm đoán, lúc bị dị nghị trong xã hội, thầy tấn công ba chủ đề lớn nhưng thường bị người đời cấm : tình dục, tâm thần, ngục tù… với kết quả "động trời" của thầy, thầy như khai thị cho bao chuyên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn. Chưa hết, Foucault tham gia vào các phong trào đấu tranh chống bất công, các hội đoàn bảo vệ bình đẳng, với lý trí của trí thức chớ không bằng lý tưởng của lý thuyết. Thầy không giấu được sự phẫn nộ khi trực diện với bạo quyền, khi nó dùng bạo lực để tiếp tục ý đồ bất công của nó, khi nó dùng công an, quân đội để trấn áp nhân sinh.

Foucault không giấu giếm các cơn giận dữ khi thấy cảnh sát, công an tự cho họ quyền đánh đập kẻ đấu tranh vì nhân phẩm, Foucault cứ tâm sự như muốn xông vào xô xát với họ, khi họ đang vùi dập nhân tính. Foucault cứ dặn các môn sinh hãy cẩn trọng khi dùng các thuật ngữ : sự thật, chân lý, kiến thức, tri thức trong thói quen thường nhật của trí thức, vì sao ? Vì kiến thức và tri thức về sự thật và chân lý, chính bản thân chúng cũng bị quyền lực, trực tiếp hay ngấm ngầm, lúc hướng dẫn, lúc giựt dây, lúc thao túng, lúc vùi dập…

Không chỉ có chủ thểđối tượng, giữa hai có quyền lợi của quyền lực trong bóng tối đang lúc cầm cương, lúc cầm chân ngôn ngữ và truyền thông… của chúng ta.

Tha nhân luận

Lévinas không nghiền ngẫm triết học bằng lý thuyết, mà ông nhận diện các chủ đề triết học và tư tưởng qua quan hệ giữa người và người trong sinh hoạt cụ thể của xã hội, từ đó nhận diện ra một chuyện thật là trong kiếp người khi ta sinh ra, ta thường không ngạc nhiên khi khám phá vũ trụ mà tự ngạc nhiên nhất khi ta khám phá tha nhân.

Tha nhân là kẻ khác đang đối diện với ta, và chỉ qua khuôn mặt của tha nhân ta khám phá từ nhân sinh tới nhân tính, tự nhân tâm tới nhân nghĩa, từ nhân tri tới nhân phẩm. Chỉ có khuôn mặt của tha nhân ta cũng khám phá luôn từ niềm vui tới nỗi khổ trong nhân thế. Khuôn mặt của tha nhân không phải là chuyện lý thuyết của triết học, mà nó nói lên nội tâm của mỗi chúng ta. Lévinas viết : "la crainte qui me vient du visage d’autrui" (nỗi lo tới từ khuôn mặt của tha nhân).

Như vậy, ta sẽ thấy kiếp của ta trên khuôn mặt của tha nhân, những kẻ sống quanh ta, sống chung với ta trong cùng điều kiện làm người với ta, vừa tổng thể nhất, vừa vô biên nhất. Rồi thầy lập ra hai chủ thuyết vừa lạ lùng, luôn kình chống nhau : tổng thể (totalité) và vô biên (infini). Chúng ta cứ tưởng chúng ta sống trong một tổng thể đã được xã hội xếp đặt và xếp gọn, đã được lịch sử xếp lớp và xếp hạng, trong kiếp này hay trong kiếp khác, chính vì hiểu sai như vậy nên chủ nghĩa toàn trị (totalitarisme) mới có cơ ngơi phát triển, mới đưa kiếp ta vào khung, vào rọ, vào hầm, vào chiến tuyến, vào địa đạo, vào tù rạc. Vô biên (infini) thì ngược lại, không lãnh thổ, nên không biên giới, đó chính là tự do của chúng ta, một tự do đầy bí mật, giúp ta khám phá ra công bằng rồi bác ái, đưa ta từ nhân quyền qua dân chủ.

Vừa bí mật, lại vừa biến hóa không lường, nên tự do không những biết cải cách mà còn biết làm cách mạng, nó muôn hình vạn trạng, nếu muốn biết sung lực vô biên của nó tới cỡ nào hãy xem sức lực vô tận của nó từ khoa học qua nghệ thuật, từ văn hóa qua tâm linh, từ tình yêu tới tình thương… Vậy nếu ai dụ dỗ mình vào một tổng thể rối sau đó khen mình hội nhập giỏi : hãy cẩn trọng ! Coi chừng bị vô khung, rồi vô khuôn, sau đó vô tù, một nhà tù vô hình. Nếu ai không quen biết mình mà công nhận quyền vô biên của mình rồi sau đó khuyên mình biến tự do vô biên thành bổn phận, tự chủ vô tận thành trách nhiệm, có khi ta phải cảm ơn người đó.

Tại sao lạ vậy ? Nếu vỡ lẽ ra bổn phận, trách nhiệm có thể thành khung, thành khuôn, khuôn nhà tù thì sao ? Thầy lại luyện trong lò rèn lý luận của thầy ra một lập luận mới về trách nhiệm, và thầy lý giải là có hai loại trách nhiệm, loại đầu tiên dễ hiểu nên dễ làm là có trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời tức là với số kiếp của riêng mình.

Loại thứ hai khó hơn là có trách nhiệm với tha nhân, tức là với người dưng nước lã, đây mới khó, đây mới là nhân tính, đây mới là lấy kiếp nhân kiếp. Cụ thể là lấy một kiếp tốt của mình để nhân lên, nhân ra bao kiếp lành khác, thầy giải thích ta có thể quen rất nhiều người nhưng suốt đời ta không hiểu họ, vì ta không gần được họ, vậy muốn gần họ ta phải có trách nhiệm với họ. Khi nhận trách nhiệm là làm chuyện hay, đẹp, tốt, lành vì họ, thì họ sẽ gần ta nên ta rất dễ gần họ, đây là loại trách nhiệm thông minh nhất, có lúc thầy gọi chất trách nhiệm này trong nhân tính là chất thánh, đã làm nên bao ông thánh.

Thượng đế thì chưa ai thấy, nhưng các ông thầy tu, cố đạo, hy sinh cho đời, sống vì người, có khi "tử vì đạo" (đạo đây là nhân đạo của nhân tính, chứ không phải đạo giáo của tôn giáo). Họ trở thành các ông thánh, trong quá khứ chúng ta thấy họ, biết họ, họ đã sống gần ta, chia sẻ thử thách cùng thăng trầm với ta, ta biết họ qua trách nhiệm của họ đối với nhân sinh.Thầy cứ khuyên các môn sinh của thầy đừng đi tìm chất thánh xa vời trong thượng đế (vô hình) mà hãy đi tìm chất thánh trong nhân sinh (hữu hình) qua nhân từ, nhân ái. Các vị chân tu, cạnh các cố đạo là các tù nhân lương tâm trên quê hương Việt của tổng thể khổ đau (totalité des soufrances) vì tù nhân lương tâm có đầy đủ chất thánh trong chất trách nhiệm của họ.

Vận hành luận

Deleuze làm nhiều vận hành mới cho triết cận đại và hiện đại của Âu châu, vận hành bắt đầu là khởi hành với các hành lý thật mới lạ (đưa văn học, điện ảnh, phân tâm học vào các ngã tư chính của các chủ đề lớn trong triết học), sau đó tốc hành để chuyển kiếp, để tạo kiếp cho kiến thức, cho tri thức, rồi cho nhân lý và nhân phẩm. Kiếp hành kiếp để kiếp đổi kiếp, nhưng muốn làm được chuyện này thì phải thay đổi ngôn ngữ trước, vì ngôn ngữ vừa là tư tưởng, vừa là truyền thông, vì nó vừa là nhân trí của nhân lý, vừa là nhân tri của nhân quần.

Thay đổi được ngôn ngữ thì thay đổi được tư duy, đưa nó theo hướng mở để nhận những cái mới trong khoa học, trong xã hội, đẩy nó theo hướng lên để nó đủ sức đón nhận những sáng tạo, những khai phá mà ngôn ngữ (cũ) chưa có ngôn ngữ (mới). Nếu thật tâm muốn đổi, muốn chuyển ngôn ngữ, thì bắt buộc phải đẩy ngôn ngữ vào các ngõ cụt của nó, khi ngôn ngữ không có lối ra, thì ta sẽ thấy giới hạn của ngôn ngữ, từ đó thấy rõ hơn các khuyết điểm và khuyết tật của ngôn ngữ ; và chuyện đổi, thay, chuyển, biến ngôn ngữ sẽ giúp ngôn ngữ được đồng hành với sức thông minh của nhân trí.

Văn học sẽ giúp triết học vận hành chuyển kiếp, trong việc khởi hành chuyển thay ngôn ngữ, giúp luôn tốc hành qua sáng tác, để thấy ở đây văn học có thần lực vạn năng làm thay, đổi, biến hóa ngôn ngữ mạnh dạn nhất. Sung lực của văn học qua sáng tác làm rõ tính đa diện của chủ thể, với nội lực của văn học làm rõ tính da dạng của sự thật. Nếu triết học và văn học phải dùng ngôn ngữ để thể hiện, để minh chứng, nhưng triết học và văn học, mỗi nơi nói lên chân lý, lẽ phải theo cách riêng của mình, thì cả hai phải cận nhau, vì cần nhau. Phản lại sự thông minh luôn muốn chuyển hóa ngôn ngữ là các chế độ độc (độc tài, độc đoán, độc quyền, độc trị, độc đảng) vì nó chỉ dùng tuyên truyền bằng ngôn ngữ một chiều nên không bao giờ muốn thay đổi ngôn ngữ, vì nó chỉ dụng nhồi sọ nên nó cần lập đi, lập lại, nên rất dị ứng với chuyện thay, đổi, chuyển, biến trong ngôn ngữ, làm mới ngôn ngữ. Như vậy nhân trí phải rút ra một kết luận cho nhân sinh là các chế độ độc tài (autoritarisme) các chế độ toàn trị (totalitarisme), hai loại chế độ này không sợ các phạm trù của đạo đức (trung thành, chung thủy, can đảm…) mà chúng chỉ sợ và "mất ăn mất ngủ" vì mouvement (sự vận hành chuyển hóa thành phong trào). Và mỗi lần có vận hành hình thành ra phong trào là có đổi, thay, hóa, chuyển kiếp người !

Nhân đức luận

Ricœur, triết luân lý mang kiếp người hiền, Ricœur luôn giảng dạy và nghiên cứu về tâm lành trong triết học cũng như lòng thành trong tư tưởng. Các tác phẩm của Ricœur không bị lỗi thời với thời gian, có lẽ vì nó mang nặng chữ nhân, càng đào sâu nó càng thấy chữ nhân sáng lên, nên phải đào thêm nữa trong thời gian tới, vì sự nghiệp tư tưởng của thầy như kho tàng, càng khai quật, càng thấy nhân tính ta tỉnh ra.

Trong tác phẩm soi-même comme un autre (chính mình là người khác), cái tôi chỉ là một cái của thiên hạ, là cái ta chỉ là trong một phần tử của chúng sinh, mọi cái tôi khôn đều tới từ nhân tính, kiếp một người cũng là kiếp của mọi người. Nhưng, cái tôi khôn, cái ta ngoan thì phải thêm bốn chuyện nữa để sống chung với mọi người : biết ân cần với mọi người để biết tự tôn trọng mình, biết tìm xã hội tốt để sống nhưng cùng lúc phải đấu tranh để làm tốt các cơ chế của xã hội đó.

Khi nghiên cúu về các ác trong cuộc sống, thầy suy nghiệm kỹ quan hệ chặt chẽ giữa bạo quyền bạo lực, thầy phân tích rõ nếu bạo quyền dùng bạo lực, thì tham vọng của quyền lực không sao kiểm soát nổi các bạo hành tới từ bạo lực, tóm tắt là không bạo quyền, bạo lực nào "nắm dao đằng chui" cả ! "sống nay, chết mai" mà thôi ! Vì bạo quyền, bạo lực, bạo hành leo thang trong mù quáng, không kềm chế nổi tham vọng của chúng. Khi lập cầu nối giữa triết học và nhân học, Ricœur làm rõ thêm bốn hệ vấn đề mới khi nhân tính đòi hỏi nhân sinh phải nhân đạo : một cá nhân tốt được quyền đòi hỏi mình sống trong một xã hội tốt, trong những cơ chế tốt qua các quan hệ xã hội tốt. Như vậy, cá nhân muốn tốt phải có cấu trúc xã hội tốt, hệ thống xã hội tốt, và sinh hoạt xã hội tốt.

Khi các triết gia khác bị kẹt những ngõ cụt của triết học, các ngõ tối của tư tưởng, họ thường hỏi thầy ; có lần vài đại thụ triết học hiện đại của Pháp gặp nhau trong một buổi họp mặt tại Paris, có một triết gia hỏi kiểu "bắt chẹt" Ricœur : "Qui est le proche dans la vie ?" (Ai là người thân của mình trong cuộc sống ?", thầy từ tốn trả lời rất gọn : "Le proche est celui qui porte le dueil !" (người thân của mình là kẻ nhận mang tang mình !). Chỉ có những kẻ thật sự thương yêu mình khi mình còn sống, mới thương tiếc mình khi mình qua đời ; mang tang người là mang tình người !

Tháo kiếp luận

Cụm từ tháo kiếp luận sẽ không bất ổn về ngữ văn nếu ta nhận ra ngữ pháp : tháo là tháo gỡ để được nhìn rõ hiểu sâu nội chất của vấn đề, thì từ kiếp của nhân kiếp không hề là một định đề bất di bất dịch bị hiểu theo nghĩa là số kiếp không thay đổi được, và luận là giải luận ngay trên kết quả nhờ tháo gỡ được, ngay trên hiệu quả nhờ tháo rời được các hệ quả. Derrida làm một chuyện "động trời" trong triết học để gầy dựng sự nghiệp của mình trên chủ thuyết này, tên nó là déconstruction (tháo cái đã được dựng) nó khác hẳn với destruction (đập đổ cái đã được dựng). Tháo được cái đã dựng thì tháo luôn các thói xấu hủ lậu đã có sẵn trong thói quen : "cả vú lấp miệng em", "ăn trên ngồi trốc", sinh ra tham nhũng rồi bất công mà cứ xem đó là văn hóa, văn minh, văn hiến, chuyện chính là muốn đổi kiếp dở dể dựng nên một kiếp hay, thì hãy tháo kiếp cũ để xây lên kiếp mới.

Derrida cứ nhắc nhở các môn sinh khi ta làm việc tháo cái đã được dựng để dựng ra cái mới thì ta có thể bị lạc đường ! Và Derrida khuyên luôn là : đừng sợ lạc đường ! Rồi thầy dựng ra phạm trù destinerrance, tự thầy chế ra, không có trong tự điển, thầy ráp từ hai từ destination (hướng tới) errance (lạc hướng rồi lang thang). Derrida chứng minh destinerrance (hướng tới-không có hướng) chính là hướng đi của khám phá, cái giá phải trả khi đi tìm các phát minh, cái giá phải nhận khi sáng tạo, chính cái giá đắt này giúp ta thấy rõ các giá trị của tri thức, giúp ta trưởng thành ngay trong sinh hoạt trí thức. Derrida lại thuộc loại người kỹ tính, ngờ vực luôn đồng hành với cẩn trọng, là khi có một người, mới gặp ta mà đã có sẵn các câu hỏi, thì ta nên nghiêm cẩn mà tự đặt câu hỏi ngay trên câu hỏi của họ, cụ thể là tại sao lại có câu hỏi này, vì mọi câu hỏi đều có ý muốn, ý định, ý đồ, mà khi đã đụng chạm tới ý muốn-ý định-ý đồ trên đời này thì toàn là chuyện có chủ ý-chủ đạo-chủ trương của kẻ đặt câu hỏi.

Câu chuyện dùng quyền lực để có quyền lợi từ đây mà ra, lạm quyền rồi tham quyền cũng từ đây mà sinh sôi nẩy nở, nếu phải nghi ngờ các câu hỏi thì ta phải nghi ngại luôn các câu trả lời, nhất là các câu trả lời có sẵn công thức, có sẵn mô hình, có sẵn kinh nghiệm, vì kẻ trả lời cũng mang ý muốn-ý định-ý đồ đưa ta vào chủ ý-chủ đạo-chủ trương của họ. Chuyện này hoàn toàn đúng và được kiểm nghiệm mỗi ngày trong các chế độ độc tài (autoritarisme) và các chế độ toàn trị (totalitarisme), kiểm soát nhân sinh bằng các câu hỏi kiểu công an trị (régime policier) với các câu trả lời kiểu quân đội trị (militarisme). Nếu phải nghi ngờ tất cả các câu hỏi, tất cả các câu trả lời trên nhân thế, thầy còn kỹ hơn nữa dặn dò phải vô cùng cẩn trọng luôn với các câu đằm thắm nhất trong yêu đương, thí dụ như câu khi chúng ta tỏ tình : je t’aime (I love you). Khởi đầu chỉ là lời tuyên bố (déclaration), lời tuyên bố này gọn, ngắn nhưng khi ra khỏi miệng, thành lời rồi thì không sao lấy lại được (non-retour), và khi ta muốn lấy lại nó thì kẻ được ta yêu sẽ khinh bỉ và loại ta.

Câu yêu thương ngắn nhất, lời tỏ tình gọn nhất, cũng là lời tự thú (aveu) nhưng là một loại tự thú để được bị chung-thân, hai thân giờ thành một, vì nói yêu người này rồi thì không được nói yêu người khác. Chưa hết, vì lời tự thú này bắt ta phải dấn thân để hiến thân, dâng thân để nhập thân với người mình yêu, tức là làm tình với nhau, như kết quả tất yếu từ tuyên bố qua tự thú. Chưa hết, dấn thân-hiến thân-dâng thân-nhập thân dẫn tới chung thân, qua hôn nhân để lập ra một gia đình, có gia đình rồi có con cái, chỉ một câu ngắn gọn je t’aime (I love you) mà hiệu quả cùng hậu quả truyền đi mấy đời, sinh ra bao kiếp.

Tái tạo luận

Bourdieu gọi xã hội học là một môn thể thao võ thuật (sport de combat), phải giải thích được tại sao mỗi xã hội đều mang nội chất của nội chiến (guerre civile). Cho nên từ lý luận tới lý thuyết, môn sinh phải sống với nghề xã hội học kiếp chống kiếp, được sống các màn võ thuật, bị sống cảnh nội chiến từ nhân sinh quan tới thế giới quan của các tầng lớp khác nhau trong xã hội. Nhưng ai được học thầy đều ít nhiều mang ơn thầy, vì thầy chỉ giáo các môn sinh dùng kiến thức về xã hội để thay đổi xã hội, nếu không thay đổi được xã hội, thì cũng không được ngây thơ, ngây dại, ngây khờ trước các lực lượng xấu, ác đang có mặt trong xã hội. Bourdieu nổi tiếng qua thuyết tái sản suất (la reproduction), đào từ gia đình tới giáo dục, từ kinh tế qua chính trị, từ văn hóa tới truyền thống, từ sở thích qua du lịch… để diễn luận thuyết "con vua thì được làm vua, con sãi nhà chùa thì quét lá đa", lấy định lượng để làm rõ định chất, lấy ý muốn của cha mẹ để hiểu ý nguyện của tổ tiên, để nắm ý đồ của hậu sinh.

Bourdieu cũng tin là có chuyện "không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời", nhưng chuyện này chỉ đúng cho cá nhân, cho gia đình, mà hoàn toàn sai về thành phần xã hội, giai cấp xã hội, lực lượng xã hội, vì vua, quan cầm quyền luôn tổ chức các cấu trúc chính trị, các hệ thống kinh tế, các cơ chế giáo dục vừa thuận lợi, vừa trường tồn theo quyền lực và quyền lợi của chúng. Như vậy câu "Ăn đời ở kiếp chi đây, xem nhau như bát nước đầy thì hơn", ta lại phải đổi lại : "Ăn đời ở kiếp mãi đây, chẳng xem như bát nước đầy có sao !" để biết tâm dạ kẻ thống trị.

Nếu Bourdieu đúng thì nhân tính thật "cạn tàu ráo máng", nhân sinh không có nhân tình vì "người với người coi nhau như sói" rồi ! Thậm chí còn tệ hơn sói, vì theo Bourdieu nhân thế là thc trạng "cá lớn nuốt cá bé", thì sao có nhân nghĩa được ! Bourdieu lập ra thuyết khống chế (la domination) để củng cố thuyết tái sản suất (la reproduction) của thầy : trong một xã hội có ngàn nghề nghiệp, có trăm thành phần, nhưng chỉ có hai loại người, loại thứ nhất là loại khống chế kẻ khác, loại thứ hai là loại bị khống chế. Kẻ khống chế có quyền lực để bồi đắp quyền lợi chúng, kẻ bị khống chế là nạn nhân trực tiếp qua bóc lột, gián tiếp qua các định chế của kẻ khống chế. Bourdieu không ngừng, đi tiếp thêm thuyết vốn xã hội (capitaux sociaux), là một mê hồn trận được chế tác ra bởi bọn khống chế để thao túng người, dùng vốn kinh tế để có vốn chính trị, dùng vốn chính trị để có vốn văn hóa, dùng vốn văn hóa để có vốn giáo dục, dùng vốn giáo dục để có vốn nghệ thuật... Ông bà ta rủa chúng là loại : "ăn tham, chết thối", ta phải hiểu ngược lại để nhìn thấu tâm địa của bọn khống chế này : "ăn tham, sống sướng". Chuyện này đang rất đúng trong chế độ độc tài, độc quyền, độc tôn, độc trị vì độc đảng trên quê hương Việt Nam !

Dân chủ luận

Gauchet mang một kiếp vừa trong, vừa sáng, suốt đời nghiên cứu thuyết dân chủ (la théorie de la démocratie), để hiểu tại sao con người luôn muốn làm chủ số kiếp của chính mình, không cần đạo giáo để quyết định số phận mình, không cần đảng phái để quyết đoán số phần mình. Làm chủ hành động cá nhân mình để bảo đảm quyền tự do của mình, hành động qua tập thể để bảo vệ công bằng, hành động vào xã hội để bảo trì bác ái để sống có nhân phẩm với đồng loại.

Gauchet chứng minh là các chế độ độc tài, độc quyền, độc tôn, độc trị, độc đảng, làm bọn lãnh đạo các chế độ này rất "cực thân", vì chúng phải rình rập để đàn áp, phải đe dọa để áp chế, phải tuyên truyền để lừa đảo, phải làm khổ xã hội để đày tha nhân, chúng tốn nhiều thì giờ và năng lượng vào những chuyện công an, quân đội, nhà tù… vu oan giá họa cho chúng sinh nên chúng không thể thông minh, vì chúng thời gian đâu để cải cách, để cải tổ, để sáng chế, để sáng tạo, để khai thác tiềm năng và tiềm lực của tha nhân và của xã hội.

Gauchet giải thích bằng sử học là bọn cầm quyền dùng các chế độ độc tài, độc quyền, độc tôn, độc trị, độc đảng bằng các trò mỵ dân qua chủ nghĩa cộng đồng, đạo đức giả qua chủ nghĩa tập thể, mà cộng đồng không sao tới được cộng sản, vì tất cả các chủ nghĩa cộng này đều thất bại, đều bị nhân sử gạt bỏ, vất đi. Nếu con người muốn làm chủ qua dân chủ, thì không những đã có sẵn lý thuyết, có sẵn sử học, có sẵn tư tưởng, có sẵn kinh nghiệm về dân chủ, thì trong nhân tính của nhân loại chắc chắn có sẵn nhân học dân chủ (anthropologie démocratique), loại nhân học thông minh hàng đầu, vì nó trao kiếp người lại cho người, không để tôn giáo hoặc dị đoan, đảng phái hoặc bè nhóm nào quản lý kiếp người này. Cho nên kiếp chủ kiếp là vậy.

Gauchet lập luận chính chủ thuyết tự do cá nhân để bảo vệ quyền lợi cá nhân làm tăng trưởng các thỏa hiệp đa nguyên, thỏa thuận đa dạng, thỏa ước đa dụng, lấy đa tài làm ra đa trí, chống lại cái một chiều của độc tài, cái một khung của độc quyền, cái một lò của độc đảng làm ra cái một nhà tù chống lại cái muôn hình, muôn vẻ của nhân sinh. Gauchet tin vào chữ đa của thiên hạ, không muốn độc thoại, sống rất trọn với đa nguyên, với dân chủ, có lần tôi định nghĩa : "Dân chủ là biết người biết ta để sống chung", thầy thêm ý kiến của thầy : "Dân chủ là nghe người để biết người, để biết ta, để sống chung, và để không bỏ rơi nhau !".

Ngoại thế luận

Jullien là triết gia vừa chuyên về cổ triết Hy Lạp, vừa chuyên về tư tưởng cổ đại Trung Hoa, nhưng trong học thuật đây là người độc nhất hiện nay đang tìm cách đổi kiếp triết học Âu châu theo một nẻo ra khoa học luận rất lạ "lấy xa để soi gần", theo một lối vào phương pháp luận rất hay "lấy khác biệt nối lập luận". Nẻo ra, lối vào của tác giả này chưa thấy có trong nghiên cứu và lý luận của khoa học xã hội và nhân văn, mà giải luận và diễn luận lật ngược mọi thói quen đã dày tựu trong học thuật từ bao lâu nay.

Nếp gấp (plis) có trong mọi cấu trúc của tụng chuyên ngành trong khoa học xã hội và nhân văn, như nếp gấp của quần áo, khi bị gấp rồi thì ta vô tình hay cố ý, khỏa lấp sau đó rồi quên đi, cái quên thành cái quen quên, rồi quên luôn ! Ta quên cái mà ta chưa biết, vì nếu bị gấp rồi thì chính nếp gấp đó là bóng tối, màn đêm, mà ta sẽ không vào ra thăm hỏi nữa. Nhưng làm khoa học vì tri thức thì phải mở, căng, soi, giải, các nếu gấp này : tại sao ta quên ? Tại sao ta không nghĩ tới ? Tại sao ta không phân tích nó ? Như vậy phải làm chuyện như Nguyễn Du dặn "phải dò cho tới tận nguồn lạch sông !". Nhưng muốn mở, căng, soi, giải, các nếu gấp này phải làm sao ?

Bên ngoài (dehors), phải ra ngoài, càng xa càng hay, càng xa càng thấy sự khác biệt giữa ta và người, và qua sự khác biệt đó ta thấy người xử lý các nếp gấp của ta bằng phương pháp của người như vậy ta vừa hiểu được chuyện quên của ta, ta vừa học thông minh của người. Chưa hết, ta cũng thấy người cũng bị các nếp gấp, mà văn hóa, văn minh, văn hiến của ta đã giải quyết rồi, thì ta lại giúp người, để giữa người và ta nhận được thông minh của nhau.

Cách biệt (écart) khoảng cách và khác biệt, của các dân tộc là kho tàng của học thuật, khoảng cách càng xa nhân tri càng rộng, khác biệt càng nhiều nhân trí càng sâu, chính cái đa dạng của khác biệt làm nên cái phong phú của nhân sinh, khác nhau để học nhau, để hỗ tương cho nhau, cách xa nhiều thì học được nhiều, cách biệt nhiều thì thu được nhiều. Từ đó, ta sẽ nhận ra các định kiến dựa vào cái bên trong của ta, ta thì văn minh, cái bên ngoài của thiên hạ là man di, thì định kiến này giờ đã thành tà kiến.

Giữa (entre) các văn hóa, giữa các kiến thức, giữa các thái cực… không những giúp ta tránh quá khích, xa thủ cựu, bỏ kỳ thị, lánh tà kiến mà còn giúp ta thấy mọi chiều, hiểu mọi nơi, thấu mọi bề, làm ra cái thông minh sâu, dài, rộng, lớn, cái thông minh biết người biết ta tạo cái thông minh của tự do, đó là tự do đi lại thoải mái giữa các nền văn hiến khác nhau, đây mói đúng là thông minh của thông minh. Sống (vivre) trong cuộc sống để lấy mọi tinh hoa của chất sống, vì trong chất sống (vừa là danh từ đời sống, vừa là động từ sống) có mọi thực tế, thực tiễn để làm thực nghiệm cho nhân sinh, nhân tri, nhân trí, phạm trù sống sẽ sinh động, chủ động, náo động hơn phạm trù chủ thể trong triết học phương Tây, lấy cái tôi ra để lập nhân sinh quan tưởng rộng nhưng thật sự là hẹp, lấy cái tôi ra để xây vũ trụ quan tưởng là cao, nhưng càng cao thì càng đụng tới thượng đế, rồi phải lấy thượng đế, tức là tôn giáo ra để làm đường đi nẻo về cho cái tôi, đây là một loại ngõ cụt. Vậy muốn đổi kiếp phải biết biệt kiếp, đi ra ngoài, cách cho xa, ở giữa để sống cho sáng kiếp.

 

taoluan4

Xã hội luận phê bình

Định hình môi trường sống của công trình nghiên cứu trong một vũ trụ xã hội, nơi mà khảo sát, điều tra, điền dã, nghiên cứu là một quá trình phê bình xã hội, mang tính chất xã hội hóa riêng của nó và mỗi quá trình xã hội hóa luôn nằm trong một môi trường ý thức hệ nào đó (độc đảng hay đa nguyên, độc tài hay đa tài, toàn trị hay đa trị…). Bản thân người nghiên cứu và người đọc cũng không thoát khỏi môi trường ý thức này, nên công trình nghiên cứu luôn có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với môi trường xã hội và các ý thức hệ trong xã hội đó. Chính xã hội luận phê bình có cơ sở nghiên cứu khách quan đã mang lại những tiến bộ lớn trong học thuật và ngay trong các xã hội có dân chủ đa nguyên, khi chính các công trình nghiên cứu đã lột mặt nạ của mê thức giả danh kiến thức để làm chuyện "đánh lận con đen" mà định hướng dư luận. Nên các chế độ độc đảng toàn trị hiện nay, như Việt Nam thường vu oan, vu cáo, vu khống, vu họa để chống phương pháp này, vì khi xã hội luận phê bình được thực hiện tới nơi tới chốn thì bộ máy tuyên truyền sẽ bị vô hiệu hóa, và đám tuyên giáo sẽ bị lột mặt nạ !

Dân tộc luận phê bình

Nơi mà dân tộc tính được đánh giá qua cá tính của dân tộc đó qua sinh hoạt văn hóa, qua quan hệ xã hội, qua đời sống tâm linh… Dân tộc luận phê bình có thể bắt đầu bằng nghiên cứu các văn bản từ lịch sử tới văn học, để đi sâu vào các điều tra thực địa, nơi mà phê bình tới từ phân tích và giải thích sẽ làm rõ sức thông minh và lực sáng tạo qua các cộng đồng quốc gia, qua các tập thể xã hội, qua các cá nhân có cá tính được định nghĩa như các chủ thể của sáng tạo.

Nói gần nói xa, không qua nói thật  dân tộc luận phê bình còn đi xa hơn thế nữa để vào sâu từng dân tộc tính qua các giai đoạn lịch sử, cụ thể là thủa xưa Việt tộc là một dũng tộc đã thắng bọn Tàu tặc khoảng 20 lần bằng chính lòng dũng cảm của ý chí bất khuất quyết tâm giữ nước ; cũng đã là một minh tộc biết thắng Tàu tặc bằng chính sự thông minh của mình : Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo bằng thủy chiến ; Nguyễn Trãi bằng sự phối hợp giữa kháng chiến, ngoại giao và tâm lý chiến ; Quang Trung bằng tri thức luận quân sự về quản lý không gian và thời gian… Vậy mà dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, thì chí khí của dũng tộc, sáng tạo của minh tộc, xem như bị tiêu tán hóa cùng trước thực chất đớn nhục của Đảng cộng sản Việt Nam là : hèn với giặc, ác với dân ! Đẩy Việt tộc từ dũng tộc, minh tộc sang "hèn tộc", "nhục tộc", đây là một tội ác ngay trên dân tộc tính, là tội đồ trước tiền đồ của tổ tiên, mà cũng là một tội ác trước các thế hệ mai hậu của Việt tộc.

Địa dư luận phê bình

Là phương pháp phân tích đặt ưu tiên cho nghiên cứu về tính đặc thù của một không gian địa lý trong phân tích và giải thích. Địa dư luận phê bình chống lại các quy phạm xơ cứng về không gian, thí dụ cụ thể là tháng bảy năm 2019 này bọn Tàu tặc đã vào lãnh hải của Việt Nam tại bãi Tư Chính, với thái độ xâm lược mà chính phủ độc đảng Việt Nam đã giấu nhẹm dân chúng, hơn 700 trăm tờ báo bồi bút cho Đảng cộng sản Việt Nam đã "im hơi lặng tiếng", để chính các báo đài ngoại quốc thông báo mà dân chúng biết được qua truyền thông quốc tế. Địa dư luận phê bình cho thấy rất rõ trong năm 2019 này là dân Hồng Kông, dân Đài Loan không sợ Trung Quốc, trước đó Philippines còn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về "đường lưỡi bò" của Tàu tặc trên biển Đông, tại sao chỉ có Đảng cộng sản Việt Nam là sợ Trung Quốc ? Địa dư luận phê bình cho xuất hiện phương pháp giải luận chỉnh lý là Đảng cộng sản Việt Nam sống còn nhờ Đảng cộng sản Trung Quốc-Đảng cộng sản Trung Quốc, phương pháp này cho xuất hiện luôn phương pháp diễn luận toàn lý là lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam từ mật ước Thành Đô, 1991, chỉ có não trạng cứu đảng, chớ không hề đặt ưu tiên cứu nước lên hàng đầu, tại đây có những lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã mở ra con đường bán nước [1], và đã chuẩn bị não bộ để chấp nhận chuyện mất nước.

taoluan5

Định dạng luận

Một phương pháp phân tích và giải thích dựa trên hình thức, mà hình thức ở đây chính là nội dung của nội dung ! Nơi mà lời nói là nhân cách (học ăn học nói, học gói học mở). Nơi mà nhân dạng làm nên nhân vị (cái tai cái tóc là vóc con người) nơi mà tầm vóc vừa là nội công, vừa là bản lĩnh của chủ thể, chính tầm vóc nói lên trình độ tri thức và mức độ tư duy của chủ thể [9]. Thư của bạn tới với tôi, cùng lúc với tin tức về ba thảm trạng cho trí thức và cho trí thức, trực tiếp liên quan tới định dạng luận mà bạn biết rất rõ là : ba lãnh đạo cấp bộ, cấp cục, cấp ngành của bạn, mỗi người một cách, làm cả một dân tộc xấu hổ đến "độn thổ" :

Hiện đại luận

Hiện đại là một ngữ pháp thường bị lạm dụng để đặt tên cho những gì đang đến hay sắp đến ; trong học thuật, người ta có phương cách định hình hiện đại, khi cái cũ không còn đứng vững được nữa mà cái mới đang lấn tới để thay hồn đổi xác nó. Cuối thế kỷ thứ XIX qua đầu thế kỷ XX, có ba nhà tư tưởng tiên đoán về một xã hội hiện đại sẽ bứng tận gốc rễ xã hội phong kiến cũ để dọn đường cho nhân loại vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của một xã hội hiện đại.

Người thứ nhất là Comte với chủ thuyết tiến bộ tích cực, tin tưởng sự tiến bộ tới từ khoa học bằng công nghiệp sẽ thay đổi không những xã hội phong kiến mà cả nội chất thần quyền trong tôn giáo. Dự đoán này bị xem như phiến diện, vì chính khoa học có thể hủy diệt cả nhân loại, khi khoa học khám phá và ứng dụng nguyên tử trong chiến tranh, không kể là chính sinh hoạt công nghiệp là nguồn cội của ô nhiễm ngày ngày hủy diệt môi trường và môi sinh.

Người thứ nhì là Marx với chủ thuyết duy vật biện chứng đề nghị thấy duy vật sử quan để hiểu sự vận hành của tư bản chủ nghĩa là một tiến bộ so với xã hội phong kiến, nhưng hệ thống người bóc lột người còn tồn tại trong xã hội tư bản, vẫn là một xã hội của đấu tranh giai cấp. Tính hiện đại sẽ xuất hiện với giai cấp công nhân lãnh đạo xã hội để xóa bỏ hệ thống người bóc lột người, cùng lúc sẽ xóa đi đấu tranh giai cấp. Nhưng giai cấp công nhân phải lãnh đạo xã hội qua chuyên chính vô sản, mà khi ứng dụng vào trường hợp của Liên Xô, thì chuyên chính vô sản đã trở thành một hệ thống công an trị để thanh trừng rồi thanh toán các bè nhóm đấu tranh để giành quyền lực ngay trong nội bộ của giai cấp công nhân, ngay trong các đảng cộng sản. Tính man rợ của chuyên chính vô sản liên tục được khai thác từ Lenin tới Staline, rồi Mao, không hề là một tiến bộ để đại diện cho cấu trúc hiện đại.

Người thứ ba là Toqueville, nhận ra tính hiện đại của một xã hội khi rời độc tài quân chủ hay phong kiến chính là sự vận hành của dân chủ, có cơ sở của tam quyền phân lập, có lập pháp, tư pháp và hành pháp qua bầu cử chịu sự kiểm soát của đầu phiếu mới bảo đảm cho sự vận hành của cộng hòa thăng hoa, trong đó tự do, công bằng, bác ái vừa là nhân phẩm, vừa là nhân quyền. Sự phiến diện của lý luận vận dụng khoa học để tận dụng công nghiệp tạo tiến bộ, cùng sự phá sản chủ thuyết duy vật biện chứng với lập luận của đấu tranh giai cấp để chế tác ra một xã hội công an trị bằng chuyên chính vô sản thì vừa phản tiến bộ, vừa ngược với giải luận về hiện đại.

Bi kịch của Đảng cộng sản Việt Nam và thảm kịch của xã hội Việt hiện nay là đang sống với hai chủ thuyết đã sai từ định hướng tới chính sách, một là công nghiệp bẩn tiêu hủy môi trường, hủy diệt môi sinh, và bi đát trong tồi tệ là chế độ độc đảng toàn trị với công an trị đang song hành cùng tham nhũng trị trong bối cảnh chuyên chính vô sản chính là chuyên chính vô học của tầng lớp lãnh đạo.

Bốn phương pháp phân tích nội dung

Có mặt thường xuyên trong khoa học nhân văn (ngôn ngữ học, triết học, văn học) và trong khoa học xã hội (nhân học, sử học, xã hội học) :

Phương pháp cấu trúc, làm nên tổng thể, trong đó mọi phần tử này ảnh hưởng chi phối phần tử kia, và quan hệ giữa các phần tử là quan hệ sống còn của một thân thể, khi tim ngừng đập thì óc, phổi và các nội tạng khác sẽ ngừng theo và thân thể sống giờ đã thành thây xác [10]. Cũng như hiện nay về mặt xã hội, hệ thống công an trị dùng bạo lực để hành hung, áp chế, tù đày… dân oan (mà bạn đã thấy trong vidéo do tôi gởi) hệ thống công an trị chỉ tồn tại với bạo quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, khi dân chủ tới cùng nhân quyền trong đa nguyên thì hệ thống công an bất chấp công lý và pháp luật này sẽ "tan biến" theo Đảng cộng sản Việt Nam.

Phương pháp trùng phương, tại đây X xuất hiện thì Y xuất hiện, nếu X là hằng số thì Y là biến số, tức là Y diễn biến rồi chuyển hóa theo X, đây là kiến thức căn bản để tổ chức các phương trình toán, mà cũng là nội chất của mọi diễn biến trong xã hội Việt Nam hiện nay : có bất công vì có bất bình đẳng (con vua thì được làm vua, nên con quan thì được làm quan, còn con sãi nhà chùa thì quét lá đa), độc đảng độc tài vẫn "đè đầu, cỡi cổ" dân tộc, xuất hiện với phương trình trùng phương này, một loại ung thư trên toàn xã hội của Việt tộc : độc đảng sinh ra độc tài nhưng bất tài, đẻ ra độc trị nhưng không biết quản trị.

Phương pháp loại trừ, phân tích xung đột qua sự kình chống tuyệt đối, khi A xuất hiện thì A không cho B xuất hiện để thảo luận, tức là dùng tranh luận để trao luận ; và B cũng vậy khi B xuất hiện thì A biến mất không có mặt để tranh cãi bằng lý luận hay lập luận. Đó là mâu thuẫn tuyệt đối giữa hai hệ : hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) và hệ đa (đa đảng, đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu), có cái này thì không có cái kia bạn à !

Phương pháp lợi luận, trong đó mọi quan điểm đều xuất phát từ các con tính về quyền lợi làm nên tư lợi, dùng quyền lực để giữ quyền lợi, hòa tan quyền lực và quyền lợi làm một bằng ích kỷ, thậm chí lấy cái chung làm cái riêng cái chung, tạo nên ung thư xã hội qua hệ tham (tham quan để tham ô, tham nhũng tham tiền). Tồi hơn nữa là tái tạo hệ tham qua tiền tệ-hậu duệ-quan hệ để diệt trí tuệ. Tôi xin thành thật hỏi bạn, không biết bạn sinh ra và lớn lên, giờ lại có chức quyền, bạn có thoát được vòng lợi luận này không ?

Khoa học thuật nghiên cứu

Bốn phương pháp nghiên cứu sau đây khi được tổng hợp trong nghiên cứu để hòa hợp trong khảo sát và điều tra sẽ xây dựng được đương đi nước bước cho khoa học luận của khoa học luận của khoa học xã hội thực địa :

Khoa học thuật sử tính, là công đoạn một, có quá trình sử luận, nơi mà các sự cốsự kiện mà người nghiên cứu định vị được không gian và thời gian. Nếu định vị được địa điểm và thời điểm của sử kiện thì sẽ định vị được kết quả, hậu quả, hiệu quả của sự kiện đã là sự cố hay đã là biến cố tác động lên sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội, đời sống xã hội, tổ chức xã hội, tới từ các chính sách tuyên truyền ngu dân mang thực chất vô học-vô hậu.

Khoa học thuật bối cảnh, là công đoạn hai, để phân tích thực cảnh của một xã hội nơi mà sự cố đã thành biến cố, để phân loại các hoàn cảnh, tại đây hoạt cảnh xã hội bị đóng khung bởi các chính sách tuyên truyền ngu dân mang thực chất vô học-vô hậu ; từ đó phân giải toàn cảnh các chính sách của tuyên truyền trị, ngu dân trị mang thực chất vô học trị. Các chính sách tuyên truyền ngu dân của độc đảng toàn trị được “chống lưng” bởi một hệ thống công an trị, và “sân sau” của các chính sách này chính là tham nhũng trị ; được bảo kê kiểu “ô dù” giữa các bè, đám, nhóm, phái… với mưu hèn kế bẩn, mà tất cả đều bị chi phối bởi tham tiền trị.

Khoa học so sánh, là công đoạn ba, nơi mà mọi dữ kiện trong cùng một bối cảnh, mọi chứng từ trong cùng một hoàn cảnh, mọi cá nhân trong cùng một hoạt cảnh, đều có thể so sánh được, ở cấp độ khác nhau từ địa phương tới trung ương, ở mức độ khác nhau từ quốc gia tới quốc tế, ở cường độ khác nhau từ kiến thức tới ý thức, ở trình độ khác nhau từ tri thức tới nhận thức… Cụ thể là đưa ra ánh sáng các chính sách tuyên truyền ngu dân gây nên hậu quả và hậu nạn vô học-vô hậu, rồi vận dụng so sánh để đo đạc cường độ, mật độ, mức độ của các chính sách tuyên truyền ngu dân này, để hiểu bản chất của nó qua chính trình độ của nó.

Khoa học tổng quan, là công đoạn bốn, với đồ hình được phân định và phân giải vừa hợp lý, vừa chỉnh lý của khoa học sử tính, khoa học bối cảnh, khoa học so sánh, để có nhận định tổng thể, từ đây hình thành sự phân loại các thành phần bằng các khuynh hướng chung, các hành vi đa số, các hành tác thiểu số, các hành động đơn lẻ của bè, đám, đảng, nhóm, phái, qua quan hệ giữa quyền lực và quyền lợi, trong không gian của tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị gây nên hậu quả và hậu nạn vô học-vô hậu hiện nay trong hệ thống xã hội Việt Nam.

Lê Hữu Khóa

(24/08/2020)

 


[1] Lê Hữu Khóa, ANTHROPOLOGIE DU VIETNAM, tome 4, Editions les Indes Savantes. Paris.

[2] Lê Hữu Khóa, ANTHROPOLOGIE DU VIETNAM, tome 5, Editions les Indes Savantes. Paris.

[3] Lê Hữu Khóa, OAN LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

   Lê Hữu Khóa, BỤI LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

[4] Lê Hữu Khóa, DÂN LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

[5] Lê Hữu Khóa, LÝ THUYẾT LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

[6] Lê Hữu Khóa, ANTHROPOLOGIE DU VIETNAM, tome 3, Editions Les Indes-Savantes. Paris.

[7] Lê Hữu Khóa, TRỰC LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

[8] Lê Hữu Khóa, KIẾP LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

 

[10] Các phương pháp tiếp cận của khoa học xã hội và nhân văn, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ
Read 1017 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)