Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

15/09/2020

Tạo Luận 5 : Sáng kiến ý

Lê Hữu Khóa

Sáng kiến ý

 

tao2

Sáng kiến ý là thượng nguồn của ý định biết dựng lên ý muốn, xây lên ý niệm, để ý kiến đóng được vai trò của sáng kiến, tạo chức năng tiền đề cho sáng chế trong lao động, sáng lập trong phương án ; sáng kiến ý là sự khởi hành của sáng tác, là khởi sự lập đồ án cho sáng tạo.

tao1

Ý thức luận hành động

Các khoa học xã hội nhân văn nhận ra rất rõ vai trò chủ đạo của ý thức khi ý thức đi vào cuộc sống bằng tri thức luận, khi ý thức biết kết hợp hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, nhận thức) với hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) để trợ lực cho hiện tượng luận bằng quy trình dùng ý thức để xem xét hiện tượng : Ý thức của tìm hiểu hiện tượng để phân biệt thực hư, để phân loại giả thật. Ý thức biết mô tả đầy đủ để nhận ra khuyết điểm cùng khuyết tật của cái giả, trước khi giải thích chỉnh chu về cái giả. Ý thức biết đi xa, đi sâu, đi rộng, để tìm hiểu ý đồ ẩn nấp sau lưng cái giả với các toan tính về chủ đích, về mục đích của cái giả. Ý thức khi hiểu được ý đồ, thì ý thức sẽ thấu ý muốn, ý định làm nên bản chất của ý đồ, chính là tác giả ẩn danh của cái giả, từ đó nhận ra cái giả có mặt trong hậu đài để giật dây hiện tượng bằng cái dối, cái gian, cái xảo, cái tráo… để lừa đảo tha nhân, đồng loại…

Khi ý thức thấy-để-thấu phương án ý muốn-ý định-ý đồ của cái giả thì ý thức cũng có khả năng hiểu-để-thông quá trình của phương án này. Nơi mà ý muốn có mặt trong đề nghị giả ; ý định xuất hiện trong thảo luận giả ; ý đồ hiện diện trong quyết định giả, để tạo điều kiện cho ra đời : hành động giả, để gian lận trong cộng đồng, trong tập thể, trong cơ chế, trong định chế, trong xã hội... Sự bày biện một quy trình giả dựa trên đề nghị giả-thảo luận giả-quyết định giả-hành động giả là xảo thuật của dân chủ tập trung mà thực chất là dân chủ giả, đây là chuyên "cơm bữa" trong chuyên chính độc đảng luôn tuyên bố quyết sách giả của nó, được chế tác bằng quyết tâm giả với sự bày biện giả của toàn đảng giả, cùng toàn dân giả.

Từ hiện tượng học lý trí của Hegel tới hiện tượng luận trực quan của Hussert, từ khảo sát chính trị học trong thực tế tới điều tra xã hội học trên thực địa, thì vai trò của ý thức luôn tăng lên, khi kẻ quan sát để lột trần cái giả biết giữ khoảng cách với cái giả để có cái nhìn toàn bộ về cái giả. Nhưng phương pháp quan sát tham dự của nhân học thì lại muốn đi sâu hơn vào cục bộ, nhập nội vào nội tạng, nhập thân vào sinh hoạt của cái giả bằng dư địa chí, bằng dân tộc chí để đào cho tới nơi tới chốn bản chất giả làm nên hiện tượng giả. Chuyên gia thông minh trong chuyên ngành thông thái của chuyên môn thông thạo thì có thể làm cả hai : lùi xa để thấy trọn, nhập nội để thấu sâu. Nên nhìn xa trông rộng không hề mâu thuẫn với nằm trong chăn mới biết chăn có rận. Muốn lột ý định, cởi ý muốn để vạch ý đồ thì phải làm cả hai.

Ý đồ tạo cái giả để lập cái gian, xây cái xả , ở đây ý đồ tạo cái giả không tuân thủ quá trình khách quan của và của luận, nên ý đồ này xuất hiện như một thực thể duy lý, nhưng khi phải phân tích về tính duy lý của nó thì nó gặp khó khăn trong kiểm chứng các tin tức. Hiện diện như một thực tế chỉnh lý, nhưng khi phải giải thích về tính chỉnh lý của nó thì nó gặp trở ngại trong kiểm soát các dữ kiện. Hành tác như một thực trạng hợp lý, nhưng khi phải giải luận về tính hợp lý của nó thì nó gặp rắc rối trong kiểm nghiệm các chứng từ. Hành động như một tổng thể toàn lý, nhưng khi phải lập luận về tính toàn lý của nó thì nó gặp ngõ cụt trong thực chứng các chứng minh.

Dở dang trong bất cập là bẩn kiếp của cái giả, bỏ cuộc trước xác chứng của sự thật là bần kiếp của ý đồ làm nên cái giả, cụ thể là khi cái giả làm cái thật phải "chưng hửng"cái láo của cái giả, thì chính cái giả đã "dở sống, dở chết" trước cái thật rồi ! Khi cái giả mang ý đồ oang oang rao hàng là : "tiền trao cháo múc", thì ý thức bảo vệ cái thật đã biết đong, đo, cân, đếm từ định lượng đến định chất để vạch mặt chỉ tên là cái giả : "treo đầu dê bán thịt chó". Nên cái giả mang thực chất của cái đểu, khi cái giả luôn leo đầu cưỡi cổ cái thật, khi phó chủ tịch Ban lý luận trung ương bị dương tính qua khám nghiệm dịch cúm Tàu trong tháng Ba năm 2020.

Tại đây người ta khám phá ra là ông cùng đồng bọn trong đó có bộ trưởng Bộ công thương, hoan hỷ trong hoang phí công quỹ bằng giá hạng thương gia hàng không quốc tế từ Việt Nam qua Ấn Độ. Rồi ông hoang đàng từ Ấn Độ tới Anh quốc, để khi trở lại Hà Nội thì ông tiếp hoang lạc với chi phí thường niên của hội chơi Golf giá vài tỷ bạc một năm. Chưa hết, lời lẽ lý luận trung ương là vô sản để làm đày tớ cho dân thì thật sự là giả, với cung cách ông ăn sáng, ăn trưa trong khách sạn năm sao. Chưa xong ông còn hoang du trong các bữa ăn, bữa tiệc có ca sĩ riêng phục vụ cho cuộc sống ngập hoang kiếp của ông trong khi đất nước bị nợ công tới ngập mặt, trong khi đồng bào của ông nheo nhóc trong khốn cùng. Hàng ngàn, rồi hàng trăm ngàn phải bỏ nước ra đi hàng năm, trong lộ trình thập tử nhất sinh của thùng nhân, mất mạng trong các xe đông lạnh, để khi được sống sót thì trai làm lao nô, gái làm nô tỳ cho các quốc gia láng giềng, nơi mà cuộc sống thật không còn nữa, mà giờ đây phải cam nhận cuộc sống giả một cách dã man nhất của kiếp nô lệ.

Khi cái giả"đảng lãnh đạo tài tình" với "chính phủ kiến tạo"cái thật bị siết cổ ngay trong ý đồ ngu dân hóa với cái đạo đức giả của xảo ngôn trá ngữ trong xây dựng xã hội chủ nghĩa, với chữ trừu tượng biển lận cùng nghĩa siêu thực. Tại đây, cái thật bị vùi dập trong ý đồ của cái độc từ năm này sang năm kia, cái độc vùi lấp hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) có trong giống nòi Việt. Ngày đêm, cái độc tìm mọi cách truy diệt hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) trong văn minh Việt.Sáng trưa chiều tối, cái độc tìm mọi cách giết hại hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo) có trong văn hiến Việt. Với ý đồ dùng giả thay thật, dụng gian thay thiện, chỉ để tiếp tục : ăn trên ngồi trốc bằng hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc tôn, độc trị) ; ngồi mát ăn bát vàng bằng hệ tham (tham quan, tham quyền, tham ô, tham nhũng, tham tiền) ; ăn không nói có bằng hệ gian (gian dối, gian lận, gian xảo, gian manh, gian trá) chính là cha sinh mẹ đẻ ra cái giả !

Nên khi chúng ta muốn vạch trần cái giả để kêu đúng tên, gọi đúng họ của nó thì chúng ta phải mô tả cái giả cho tới nơi tới chốn mà không dễ dàng rơi vào thóa mạ để phỉ báng nó. Chính quá trình mô tả chi ly để vào từng chi tiết của cái giả sẽ là chủ đạo để vào phân tích đầy đủ, giải thích chỉnh chu về cái giả. Tại đây các công trình nghiên cứu về cái giả trong thảm trạng của xã hội Việt hiện nay phải được bắt đầu bằng khoa học xã hội của điều tra thực địa, nơi mà điền dã thực nghiệm của dân tộc học, của nhân học, của xã hội học, sẽ là rễ chân lý, là gốc sự thật của thực trạng xã hội để giúp khoa học nhân văn được đại diện bởi ngôn ngữ học, triết học, văn học được đi tới cành, tới ngọn, tới chóp của cái giả.

Ý thức chống cái giả đã gây khó, gây khổ, gây khốn, khi ý thức là kiến thức được kiểm chứng bằng thực nghiệm, lại được đạo lý của hay, đẹp, tốt, lành chuyển thành giáo lý biết bảo vệ sự thật có trong cái thật, thì ý thức khi mô tả cái giả bằng khả năng nhận thức của nó. Để vạch mặt chỉ tên cái giả bằng thực chứng các dữ kiện, bằng xác minh các chứng từ, thì sự mô tả này không hề vô thưởng vô phạt, không hề ba phải trong phân tích, ỡm ờ trong giải thích. Mà ngược lại nó mô tả trong sắc nhọn của chứng tích, bằng sự xác định sắc bén các chứng nhân đã là nạn nhân của cái giả, đã bị cái giả gây khó, gây khổ, gây khốn… Như vậy, mô tả cái giả là thấy để thấu ý đồ thâm, độc, ác, hiểm của cái giả, đã làm nên quan hệ xấu, tồi, tục, dở giữa người và người. Tại đây, chúng ta cần sự có mặt của tâm lý học xã hội để biết tâm địa của cái giả, cần thêm chính trị học quyền lực để nhập nội vào não trạng của cái giả, cần luôn xã hội học quyền lợi để thấu các toán tính của cái giả, mà không quên triết học đạo đức định luận phạm trù bổn phận và trách nhiệm của cái thật để đối luận với cái trống bổn phận, vô trách nhiệm của cái giả.

tao3

Tự do luận tự tin

Tự do là rễ của hệ tự (tự tin, tự lập, tự chủ) không có tự do sẽ không có nhân quyền và dân chủ, cụ thể là sẽ không có công bằng và bác ái để có tam quyền phân lập : lập pháp, hành pháp, tư pháp, không có tự do sẽ không có một xã hội dân sự văn minh. Tự do là gốc của hệ công (công bằng, công lý, công pháp) trong đó công tâm không hề rời đạo lý và luân lý để tự do cá nhân không bị bóp, xiết, ngăn, chặn bởi ích kỷ, tư lợi luôn là mối đe dọa trong đời sống cộng đồng, trong sinh hoạt tập thể. Tự do là cội của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức), hợp lưu của ý thức, nhận thức, tâm thức, làm nội lực cho thăng hoa cá nhân, cho thăng tiến tập thể, cho thăng chất cộng đồng, không có tự do thì tập thể chỉ là khuôn khép, cộng đồng chỉ là khung kín, và xã hội chỉ là nhà tù không quản giáo.

Tự do là nguồn của hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) trong đó tự do sáng tạo của cá nhân là dàn phóng cho tự do tập thể, là dàn nhún cho tự do cộng đồng, để đưa xã hội vào quỹ đạo trong đó cá nhân làm động cơ cho dân tộc, là động lực cho đất nước. Tự do là nền của hệ văn (văn hóa, văn minh, văn hiến) trong đó có tự do sáng kiến của tập thể, có tự do sáng lập của cộng đồng, có tự do sáng tạo của cá nhân kích thích văn hóa mở cửa để đón các văn hóa khác, thôi thúc văn minh của một dân tộc hội nhập vào văn minh của thế giới, đón chào các văn hiến của láng giềng, cùng nhau xây dựng một nhân văn đáng sống cho nhân loại. Tự do là trụ của hệ nhân (nhân loại, nhân sinh, nhân tình) được tự do của nhân tri, nhân trí, nhân văn đưa tới những chân trời của nhân đạo, nhân bản, nhân tính, trong đó nhân quyền hỗ trợ cho nhân nghĩa có chỗ đứng xứng đáng trong nhân cách của mỗi cá nhân qua tự do. Tức là tự do làm người một cách liêm sĩ nhất, tự do làm chủ cuộc đời mình một cách liêm minh nhất.

Tự do là cột của hệ cá (cá nhân, cá thể, cá tính), tại đây tự do nâng hệ cá tới hệ chủ (chủ động, chủ đạo, chủ quyền) để cá thể thực sự thành chủ thể, sống có trách nhiệm với tập thể, lao động có bổn phận với cộng đồng, tiến thân có đạo đức với xã hội, và chủ thể đó không ngừng có sáng kiến với dân tộc, có sáng tạo vì đất nước, chính tự do là định chất của mọi định nghĩa về chủ thể sáng tạo trong mọi xã hội văn minh, dân chủ, nhân quyền hiện nay.Tự do là móng của hệ tư (tư duy, tư tưởng) trong đó các hệ thống tư tưởng văn minh luôn lấy tự do của cá nhân, của tập thể, của cộng đồng, của nhân loại làm mấu chốt cho hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) để làm cao, sâu, xa, rộng hệ nhân (nhân tri, nhân trí, nhân văn), nếu không có tự do nghiên cứu, điều tra, điền dã, trong học thuật thì sẽ không có hệ phát (phát minh, phát huy, phát triển) trong tất cả các chuyên ngành khoa học.

Tự do là mái nhà của hệ triết (từ triết học tới minh triết) đây chính là quá trình tiến hóa tư duy của nhân loại qua nhân tri luôn củng cố cho nhân trí trong quy luật tiến hóa của nhân loại, qua đó ta biết thêm nhiều để hiểu sâu hơn hệ nội (nội chất, nội hàm, nội công) của nhân tính, cụ thể là để thấu suốt hơn số kiếp của con người, thân phận của cá nhân trong nhân thế. Tự do là thuật để chống hệ tham (tham quan, tham quyền, tham chức) mà thực chất là để duy trì tham nhũng, mà dân tộc đã bị tước đi quyền tự do bầu cử để chọn người tài phục vụ đất nước, tự do biểu tình trước vô số các bất công trong xã hội hiện nay. Chính tự do dẫn dắt dân chủ, chính tự do sẽ đưa đường dẫn lối nhân quyền, trong đó có tự do để tự chọn cho mình một tương lai, một chân trời không có tham quan bất tài, không có tham nhũng vô nhân, làm quỵ kiệt mọi tiềm năng phát triển của Việt tộc, đó là tự do diệt bọn "sâu dân, mọt nước".

Tự do là vốn để chống hệ độc (độc đảng, độc tài, độc tôn, độc trị) đang truy diệt nội công Việt tộc, đang vùi lấp nội lực trí thức, đang thủ tiêu sung lực thanh niên, đang bóp nghẹt mãnh lực của toàn dân trên con đường phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật... Một hệ độc đang giết lần, giết mòn mọi sinh lực xã hội, biến thanh niên là nguyên khí của quốc gia thành các kẻ làm thuê, làm công với điều kiện lương bổng tồi, với bảo hiểm lao động tục. Chỉ có tự do của toàn dân, của toàn xã hội, của mọi cá nhân mới loại bỏ được hệ độc này đang thiêu hủy tiền đồ của tổ tiên, biến nam giới Việt tộc thành lao nô, biến nữ giới Việt tộc thành nô tỳ cho các nước láng giềng. Tự do phải được xác minh, xác nhận, xác chứng để vĩnh viễn gạt hệ độc đang trù ếm tương lai của giống nòi này.

Tự do là lực để chống hệ xâm (xâm lấn, xâm lược, xâm chiếm) của bọn lãnh đạo Bắc Kinh, mang phong cách không nhân cách mà ta có thể gọi chúng là : Tàu tặc, với ý đồ muôn thuở xâm lăng để đồng hóa Việt tộc. Chỉ có tự do bảo trì chủ quyền, tự do bảo đảm độc lập, tự do bảo quản đất nước của toàn dân, ta mới đi trên lưng bọn bán nước cho Tàu tặc đang lẩn lách trong giới lãnh đạo hiện nay. Chỉ có tự do của chính ta, ta mới đi trên vai bọn lãnh đạo "hèn với giặc, ác với dân", vì chúng đã vong thân đang chờ vong quốc. Chỉ có tự do của chính ta, ta mới đi trên đầu bọn Tàu tặc chỉ biết dùng tự do của kẻ mạnh để trộm, cắp, cướp, giật, đất đai biển đảo của láng giềng, mà không biết dùng tự do của chúng để làm đẹp tự do của nhân phẩm.

tao4 (2)

Khốn luận kiếp

Khốn kiếp ! Có lẽ là câu lăng mạ tệ hại nhất trong tiếng Việt, vì hung dữ nhất, vì tàn nhẫn nhất chăng ? Kiếp đã là nặng : cái nặng nề của số phận đeo đuổi suốt thân phận, cả đời : tới tận kiếp ! Tới cuối kiếp ! Không còn đường nào thoát, nhưng còn ngữ văn và ngữ pháp : khốn, đi đưa số kiếp con người tới đâu ? Ngữ văn và ngữ pháp luôn giấu kiếp nó trong ngữ vựng : khốn khó, khốn cùng, khốn nỗi, khốn nạn, một mê hồn trận đầy mìn bẫy, dày chông gai !

Khốn khó, đây là bối cảnh của cái khó bó cái khôn, cái nghèo diệt cái tinh anh, cái khó khăn xiết sinh lực, thắt thể lực, bóp tâm lực, chặn trí lực, cuộc đời rồi chỉ là đường hầm chăng ? Hãy thương những ai trong khốn khó, để biết thương mình một ngày kia cũng có thể sa lầy trong bãi khó. Khốn cùng : đường cùng ! Nghèo không lối ra, sa bẫy không lối thoát, hiện tại là ngõ cụt thì tương lai chắc chắn là đuối trong kiệt, kiệt quệ rồi kiệt lực, những ai mà không thương những người khốn cùng, những kẻ đó không có tình thương. Khốn nỗi, nỗi đây phải chăng là nỗi đoạn trường, mà phải qua cầu mới hay, hoàn cảnh xấu làm tâm cảnh loạn, bối cảnh tồi vùi tâm trạng đã quỵ, hiện trạng mờ mịt làm cả môi trường lụt rồi ngộp, nổi trôi rồi bồng bềnh, có trầm luân vì có lạc kiếp, hãy gần nhau trong khốn nỗi, để không xa nhau trong khốn cùng.

Khốn nạn, nạn là có tai nạn trong thâm tình, mà cũng là hoạn nạn tâm giao, có biến nạn trong đồng cảm, đổ vỡ đã tới, không tha thứ thì tan nát sẽ nay mai, không bao dung thì quỵ gục trong mai mốt, không khoan hồng thì không sao thấy lối ra, nên rộng lượng luôn với kẻ khốn nạn đã mang bao ý định hèn, ý muốn ác, ý đồ xấu, để hại ta, để gây nạn ! Khốn khó, khốn cùng, khốn nỗi, khốn nạn trong kiếp, trong phận, trong đời, trong cuộc sống, sao tôi lại muốn : tha thứ, bao dung, khoan hồng, rộng lượngvới tất cả ? Tôi đang đi đâu trong kiếp tôi đây ? Xin trả lời : tôi đang đi tìm ánh sáng để đi ra khỏi đường hầm… để gặp… người !

kiếp ngủ của những ai đã chấp nhận như cam phận cái kiếp của mình ; ngược lại cũng có kiếp thức, thức để chuyển, để đổi, để hóa kiếp thấp, hèn, nhục, nhược qua một kiếp khác hay, đẹp, tốt, lành hơn. Nhưng không phải muốn là được, mà phải chuẩn bị, nhất là phải nhận diện được các nội lực của thức. Một trong các chuyên gia tư tưởng về chuyện này có : Phật ! Riêng tôi, xin tìm lối đi khác, dù chỉ là đường mòn chỉ đúng cho vài người.

Hãy phương thức hóa phạm trù thức : kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức, các phạm trù này dường như có lãnh thổ riêng, biên giới minh bạch của chúng giúp ta càng thức hơn trước những ngày dài và trước những đêm dài của một đời người. Kiến thức có khi tới từ lý thuyết qua khoa học, qua giáo dục ; có khi tới dưới dạng những mô hình, những phương trình được truyền đạt qua thí nghiệm (chưa chắc là thể nghiệm), nhưng chúng vừa là những ánh sánh, vừa là những bậc thang, cả hai tạo ra sức bật lên, đánh dấu chặn đường đầu tiên của câu chuyện tiến thân. Tri thức, cầm kiến thức trong tay, giữ trong não, nhưng khá hơn, giờ chúng đã thành sự hiểu biết vừa có lý thuyết, lại thêm thực hành (hiểu rồi biết, biết rồi thạo, biết rồi thông, thông rồi giải) ; biết người biết ta nên biết làm, biết sống, biết thủ thân.

Trí thức, thống hợp kiến thức và tri thức để thấy có những kiến thức này liêm chính hơn những kiến thức khác, có những tri thứ này rộng lượng hơn những tri thức khác, biết được nỗi khổ niềm đau cả đồng loại tức là đã biết bổn phận và trách nhiệm của mình rồi, đặt bước mạnh dạn trên con đường phòng thân. Ý thức, tổng hợp kiến thức, tri thức làm ảo cho trí (biết) thức, ý thức sẽ dùng đạo lý hay, đẹp, tốt, lành để gạn lọc các kết quả của kiến thức, kinh nghiệm của tri thức, biết việc gì nên làm, việc gì tránh làm, tức là đã biết lập thân. Nhận thức, vừa nhận diện được ý thức, lại vừa trực diện được với sự thực, vừa đối diện được với chân lý, dọn đường cho lẽ phải tới, và bảo vệ lẽ phải tới cùng, con đường trước mắt dạy ta tu thân. Tỉnh thức, nhận diện được hay, đẹp, tốt, lành, thì sẽ trực diện để buông bỏ cái xấu, tồi, dở, tục, để đối diện đấu tranh chống cái thâm, độc, ác, hiểm, ánh sáng của liêm chính, chỉ rõ đường đi nẻo về của chuyện thương người như thương thân. Giữa hai kiếp : kiếp ngủ giữa ban ngày, hay kiếp thức (dù phải thức suốt đêm), bạn ơi, tôi chọn kiếp thức.

Đã từ lâu, ta không tin là mỗi người chúng ta chỉ có một kiếp, rồi an phận với kiếp đó ; mà nếu chỉ có một kiếp, một phận, một số, thì chúng ta cũng nên dùng tự do của mỗi người để tạo ra nhiều kiếp trong một kiếp. Vì sao vậy ? Vì một kiếp thì chán lắm ! Kiếp thì được, nhưng tại sao lại kiếp luận ? Luận là lý luận, lập luận, giải luận và …tranh luận, bằng , chỉ có lý trong nội kết phân tích chỉnh chu, trong hoàn chỉnh giải thích chu đáo mới thuyết phục được nhau. Nhưng chuyện hiện thực cuộc đời còn cao hơn chuyện thuyết phục lẫn nhau, nó đang rành rành trước mặt ta trong bối cảnh, hoàn cảnh, hiện trạng, thực trạng của cuộc sống : đa kiếp lúc nào cũng ẩn hiện trong độc kiếp.

Đa làm độc sinh động, sống động, sống vui để vui sống… Ta càng thấy rõ là : đa thắng độc. Trong mỗi kiếp, hết kiếp làm con thì lên kiếp làm mẹ, kiếp làm cha, rồi tới kiếp ông, kiếp bà Đi học cũng vậy, xong kiếp làm trò, kiếp làm sinh, là tới kiếp làm thầy, kiếp làm sư Kể cả trong tình yêu, kiếp yêu xong là tới kiếp vợ, kiếp chồng…, chẳng cần tranh luận dài dòng, ai cũng thấy là các kiếp này chẳng giống gì nhau : đa kiếp đã sinh động hóa độc kiếp. Chuyện chính là được tự do hay bị bó buộc khi lấy đa để chủ động hóa độc ?

tao5

Tâm linh luận

Nếu các giá trị tâm linh sắc về trí tuệ, nhọn về lý trí, thì các giá trị phải là kết quả của một quá trình lập luận cao về tư tưởng, sâu về triết học, tức là rộng về nhân tri, và không hề dính dáng gì tới các chuyện mê tín dị đoan mà học thuật không kiểm chứng được, kinh nghiệm không thí nghiệm trọn vẹn được. Nhưng khi nghiên cứu về các giá trị tâm linh biết củng cố nhân lý, biết phục vụ nhân trí, biết thuyết phục nhân loại tinh anh hơn, giúp nhân sinh tỉnh táo hơn, dìu nhân thế và dắt nhân tình theo các tri thức mà sự sáng suốt của nhân trí giữ vững được các giá trị của nhân đạo, các giá trị tâm linh rất khác các sự thật của khoa học, các chân lý của triết học, các lẽ phải của luân lý tuyệt đối. Các giá trị tâm linh chọn đường đi nẻo về cho riêng nó, tại đây phải hiểu cách định vị (như các chỉ báo) của các giá trị tâm linh, để lần tìm ra cách định nghĩa các các giá trị này :

Chiều cao của các giá trị tâm linh là chiều cao của linh hồn, một chiều cao biết nâng nhân tri cụ thể là biết yêu theo chiều cao của hướng thiện những giá trị bị xem là tầm thường trong cuộc sống, tại đây minh triết cùng đạo đức biết nhập nội để chế tác ra các giá trị tâm linh ; làm được chuyện mà Platon đặt tên là sự bất tử của linh hồn. Chiều cao của các giá trị tâm linh luôn bắt đầu bằng sự đánh giá tỉnh táo, sự phân tích sáng suốt, luôn bình tĩnh chọn con đường để thực hiện cái tốt, nó mang theo nguyện vọng làm nên ý chí biến cái tốt thành hiện thực. Socrate phân tích chiều cao của các giá trị tâm linh là ý chí muốn làm tốt cái tốt.

Chiều cao của các giá trị tâm linh, không phải là chuyện của lý trí tuyệt đối, càng không phải là chuyện lý trí suông, nó chính là sự cẩn trọng không những là khẳng định các lý trí tốt, mà nó phải trở thành các triết lý của cuộc sống được quyền sống còn, nên nó không cực đoan quyết định, và không bao giờ quá khích trong hành động. Các giá trị tâm linh cũng không phải là chuyện khoa học chính xác, mà là chuyện triết đúng lúc, lý đúng cảnh, luận đúng thời, lấy bối cảnh để hiểu nhân sinh, lấy hoàn cảnh để tìm đáp số, lấy tâm cảnh để tư duy, nên nó tìm cách giải quyết ít nạn nhân nhất, cách trả lời ít đổ vỡ nhất, nó tìm cái hợp lý thấu tình để có lối ra, mà không ai phải là nạn nhân cho thời cuộc. Aristote gọi tên nó là thế giới của sự thông minh làm nên sự thông thái, và lắm lúc nó không lệ thuộc vào thế giới thông suốt sự thật của khoa học.

Chiều cao của các giá trị tâm linh chỉ thật sự là giá trị khi nó là sự cẩn trọng trong sáng suốt và là khẳng định của sự can đảm, cẩn trọng ngược với liều lĩnh, can đảm trái với hèn nhát. Các giá trị không bao giờ "liều mạng" để "tử vì đạo""xem rẻ mạng người", nó cũng không hề "ba phải" để "lòn lách" mà làm "nhục kiếp người", nó cẩn trọng cho nhân sinh và nó can đảm bằng chính bản thân nó, nên nó ngược lại hoàn toàn với sự "né tránh" để tồn tại, "lẩn trốn" để "thoát thân", vì nó dụng chân lý, biết dùng sự thật để tạo lối thoát cho những ai "lầm đường lạc lối" sa lầy trong "mê lộ" đang đi tới "tử lộ" mà cứ tưởng đang đi trên "sinh lộ". Chiều cao của các giá trị tâm linh mang tính tiên tri mà nhân sinh kiểm chứng được, đó là tầm vóc của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cứu cùng lúc nhà Mạc và nhà Nguyễn ra khỏi vũng lầy của vua Lê, chúa Trịnh. Chiều cao của các giá trị tâm linh khi được chứng thực bởi sự cẩn trọng và sự can đảm, Montaigne đặt tên cho nó là sự thông minh linh động biết thích ứng trong biện chứng vì biết giữ trígiữ tâm.

Chiều cao của các giá trị tâm linh có trong ý nguyện muốn cái tốt có mặt trong cuộc sống để chống lại cái xấu có cha sinh mẹ đẻ là cái ác ; nhưng các giá trị tâm linh luôn mang theo sự cẩn trọng không những trong định nghĩa thế nào là tốt mà còn bắt con người phải rõ ràng từ cứu cánh tới phương tiện, luôn phải cẩn trọng hơn nữa khi chọn lựa phương tiện, khi đã có cứu cánh tốt rồi. Plotin tin rằng chiều cao của các giá trị tâm linh làm nên đạo đức của ý nguyện muốn làm tốt cuộc sống từ cứu cánh tới phương tiện, từ thượng nguồn của tư duy tới hạ nguồn của hành động.

Chiều cao của các giá trị tâm linh khi lấy sự cẩn trọng làm giá trị cho đạo đức, thì nó trở nên sinh động khi phối hợp sự cẩn trọng luôn song hành trong các giá trị của luân lý về bổn phận và trách nhiệm. Các giá trị tâm linh luôn biết điều phối sự cẩn trọng như sức mạnh của tư duy biết cái nào là cái tốt cho mình và cho người khác, nó mang trọn vẹn một quá trình suy ngẫm, nó mang toàn bộ các kết quả tâm định trí định để làm nên thiền định trong tỉnh táo và sáng suốt, mà St Thomas đặt tên cho nó vòng tròn khôn ngoan biết chứa cả hai, vừa cẩn trọng, vừa đạo đức.

Chiều cao của các giá trị tâm linh biết dựa vào ý muốn đi tìm tri thức để hiểu sự vận hành của nhân tri, nó luôn song hành cùng với ý nguyện của nhân sinh muốn tồn tại bằng nhân phẩm trong nhân thế, mặc dù nhân loại đang đầy dẫy các xáo trộn, các hỗn loạn của nhân tình. Weber đề nghị muốn có các giá trị này nhân tri phải thấy sự quan hệ chặt chẽ giữa đạo lý của ý chí đạo lý của trách nhiệm, khi cả hai có mặt để phối hợp nhuần nhuyễn với nhau, thì chính cái trí của cái tri sẽ giúp cuộc sống thấy ra cái sinh của cái , cụ thể là quyền năng của nhân trí sản sinh được các giải thoát mới cho nhân lý, để nhân tri nhận ra lối thoát mới cho nhân thế.

Chiều cao tâm linh Việt không những là chiều cao của nội dung lý trí, mà còn là chiều sâu của tư tưởng Việt mang văn hiến riêng của Việt tộc. Chiều cao tâm linh Việt không những là chiều cao của trí tuệ, mà còn là chiều rộng của lịch sử Việt mang văn minh riêng của Việt tộc. Chiều cao tâm linh Việt không những là chiều cao của nhân phẩm Việt, mà còn là chiều dài của bản sắc Việt luôn biết mở cửa để song hành cùng văn hóa Việt. Cao, sâu, rộng, dài có độ bền của đạo lý đã được thử thách, có độ vững của đạo đức đã biết vượt qua thăng trầm ; đạo lý bền biết đi trên lưng cái cực đoan để vượt thoát cái vô minh, đạo đức vững biết đi trên vai cái quá khích để vượt thắng cái vô tri.

Câu chuyện tâm linh không hề là câu chuyện lý thuyết, vì trong đời sống hằng ngày, mọi người có thể nghe được câu "thấy thương quá" tới tự lời nói thật bình thường của những người có lòng vị tha, muốn chia sẻ tức khắc nỗi khổ niềm đau với tha nhân. Câu chuyện tâm linh không hề là câu chuyện trừu tượng, vì trong sinh hoạt hằng ngày, mọi người có thể nghe được câu "nghe mà thương" tới từ một câu nói ngắn gọn của những người có lòng bao dung, muốn chia sẻ tức thì sự đồng cam cộng khổ với đồng loại.

Câu chuyện tâm linh không hề là câu chuyện viễn vông, vì trong quan hệ hằng ngày, mọi người có thể thấu được câu "càng nhìn càng thương" tới từ một phản xạ nhanh nhẹn trong sáng suốt của những người có lòng rộng lượng, muốn chia sẻ tức thời chuyện đồng hội đồng thuyền với đồng bào mình. Đạo Phật biết mang hiện thực này đến để chia sẻ với Việt tôc về vô lương tâm qua các Tâm kinh : "nhìn đời bằng mắt thương" để làm sáng lên lòng vị tha, lòng bao dung, lòng rộng lượng của Việt tộc.

Câu chuyện tâm linh không quan hệ gì tới câu từ tâm linh bị lạm dụng trong ngôn ngữ hiện nay bị mê hoặc bởi mê tín về cõi âm nào đó mà nhiều thành phần xã hội hiện nay đang bị lôi kéo, để bọn đầu cơ mê tín trục lợi ngay trên mê lộ của họ. Tuệ giác của tâm linh kết hợp thuần thạo sự thật, chân lý, lẽ phải để tạo ra cái đẹp của đạo đức, cái hay của đạo lý, cái tốt của luân lý, từ đó tuệ giác tâm linh luôn ngược hướng, trái chiều với mê tín, vì nó mang sự tỉnh táo của lý trí, sự sáng suốt của trí tuệ, có liên minh cứng cáp là minh triết trong lý luận, có minh luận trong hành động.

Tuệ giác của tâm linh thấy đường đi nẻo về của nhân tính, nhận ra nhân vị nhờ nhân bản, hiểu rõ nhân tri nhờ nhân từ, thấu sâu nhân đạo nhờ nhân nghĩa. Mê tín bị mê hoặc trong mê lộ còn đang mò mẫm dưới chân đồi, thì tuệ giác của tâm linh đã tới đỉnh núi với nhân cách thư thả của nhân tri thư thái để nhận diện mọi chân trời mà không bị một trở lực nào vùi, lấp, che, choáng được. Đó là tuệ giác từ bi của Phật tâm đã nhập vào thơ của Phậm Thiên Thư : "Muôn loài như sương rơi, xin làm hoa trắng đỡ".

Nơi đây, nội công tâm linh mang tính thiêng liêng với các giá trị đạo đức tối cao bắt con người lầm đường lạc lối phải suy nghĩ lại, phải cân, đo, đong, đếm lại từ hành vi tới hành động của mình để tìm lại con đường hay, đẹp, tốt, lành của đạo lý. Nội công tâm linh không phải là chuyện thể lực thuần túy, mà là chuyện của trí lực biết bao dung, là chuyện của tâm lực biết dung thứ : phải dung kẻ dưới mới là lượng trên (Nguyễn Du).

Có tầm vóc, có nội công sẽ có bản lĩnh, nhưng các giá trị tâm linh không cần bản lĩnh của xảo thuật để thành công, cũng không cần bản lĩnh của mưu lược để thoát hiểm, nên không cần luôn bản lĩnh của mưu trí để tồn tại trong tính toán. Các giá trị tâm linh được sống ngay trong ánh sáng của chuyện con người yêu cái đẹp, thích cái hay, quý cái tốt, trọng cái lành, nó vượt lên nên vượt xa chuyện tính toán để lời lỗ, để hơn thua, để đọ tài, để thi sức. Bản lĩnh của các giá trị tâm linh tự tin nên tự tại, tự trọng nên tự do trước mọi mưu kế, mưu đồ, nó đi trên mọi cái đầu của vị kỷ, nó đi xa hơn mọi con tính ích kỷ, vì nó đại trí nên nó thoải mái trên đại lộ của mọi nhân lộ.

Trong khu vực của tam giáo đồng nguyên, khi đánh giá về các loại chiến thắng trên mọi mặt trận từ chính trị tới quân sự, từ văn hóa tới giáo dục, từ luân lý tới đạo đức… người xưa xếp loại từ thấp lên cao : thắng nhỏ là thắng mà phải dùng : lực ; cao hơn là chiến thắng khi biết dụng : trí, cao hơn nữa là dùng : đức, và cao hơn cả là thắng là nhờ : đạo ! Toàn thắng. Đạo của nhân đạo tới từ chính nghĩa có lý luận làm nên chính đạo, mang giá trị của nhân đức, có nhân trí của nhân tính, có nhân lý của nhân vị, có nhân văn của nhân bản, tầm vóc của tâm linh chắc chắn là ở đỉnh cao giữa đức đạo.

Thắng được đối phương với sự khâm phục của đối phương, với tầm vóc giúp đối phương cùng thắng với ta, từ đó đối phương không còn là đối thủ, nên không bao giờ trở thành tử thù với ta. Mà ngược lại, chính đối phương tìm tới ta, tiếp nhân sinh quan vị tha của ta, nhận thế giới quan rộng lượng, đón vũ trụ quan khoan dung của ta ; đây mới là toàn thắng qua đạo ! Thắng vinh quang, thắng bền vững vì biết "cải tử hoàn đồng" cái xấu, tồi, tục, dở giúp nó hóa thân vào cái hay, đẹp, tốt, lành. Hãy nhận ra tầm vóc của Nguyễn Trải : "lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo", để thấy tầm vóc tâm linh Việt tộc.

Hãy đi từ trên xuống dưới, bắt đầu bằng đạo, đi tiếp tới đức, qua nẻo của trí, cùng lúc tránh xa lực (bạo lực), mẹo (mưu kế) vì chúng quá thấp so với các yêu cầu của các giá trị tâm linh, nhưng tác giả sẽ đi trên hai con đường luôn cần sự có mặt của tâm linh để vấn nạn các khổ đau mà Việt tộc đã cam nhận trong lịch sử cận và hiện đại của mình. Cấu trúc lý luận của tiểu luận sẽ bắt đầu bằng tâm đạo để đi tìm chiều cao các giá trị tâm linh thừa kế của tổ tiên, nhận diện được sự đặc sắc của các kinh nghiệm tâm linh của Việt tộc, nhất là qua các kinh nghiệm của thiền tông, từ đời Trần tới cõi tâm linh mà thiền sư Thích Nhất Hạnh đã trao truyền cho thế giới.

Rồi đi tới tâm đức đã có từ lâu trong sáng tác thi ca của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và tiếp tục trên con đường tâm trí qua nhiều tác giả, nơi mà tâm linh chính là trí lực của nhân lý. Theo chiều sâu lịch sử của Việt tộc, tiểu luận dừng lại trước các oan khiên của đất nước, để hiểu tâm cảnh qua hoàn cảnh của chiến tranh, tâm phận qua hậu quả của nội chiến huynh đệ tương tàn thế kỷ XX vừa qua, cuối cùng là đi sâu vào tâm nạn tới từ bạo quyền độc tài lập nên nhà tù cải tạo sau 1975, giờ đã tới tà quyền là "hèn với giặc, ác với dân" để cảm nhận bi nạn của Việt tộc. Tâm đạo, tâm đức, tâm trí trong các giá trị tâm linh là để giúp người, vì quý người.

Tâm cảnh, tâm phận, tâm nạn trong các giá trị tâm linh là để cứu người, vì thương người.

tao6

Tâm sử luận

Tâm luận song hành Sử luận, là dùng tâm sự để tìm tâm giao qua lịch sử, qua đối diện tôn kính trước các danh nhân của Việt tộc, qua đối thoại khiêm cẩn trước các công thần của đất nước, mà không hề có tham vọng truyền sử, không hề có ý muốn trao sử, nên không hề mong làm chuyện viết sử. Phương pháp luận của tâm luận dựa trên thượng nguồn là : sử liệu, chính chức năng của sử liệu sẽ làm rõ nét vai trò lịch sử của các nhân vật mà tác giả tâm luận xin đối thoại khiêm cẩn.

Cũng chính sử liệu với vị thế rõ ràng trong sử học của Việt tộc sẽ tạo -được hay không- tâm giao giữa các nhân vật được lựa chọn, tâm luận tìm tâm giao, chỉ để làm sáng một điều là hiện tại của nhân sinh thấy-hiểu-thấu được quá khứ của nhân sử, để tìm nhân lý cho nhân thế. Cũng chính sử liệu là tiền để lý luận, lập luận, diễn luận, giải luận làm gốc, rễ, cội, nguồn cho đối thoại với các danh nhân, đối thoại này ảo hay thực là tùy vào tính khả thi trong quá trình xây dựng sử học đang trở thành khoa học lịch sử, như ta đang chứng kiến trong các quốc gia có văn minh dựa vào khoa học xã hội và nhân văn.

Lý thuyết luận của tâm luận dựa vào hạ nguồn của phân tích-giải thích-phê bình diễn biến Việt sử (cận đại và hiện đại) của Việt tộc, trong một thế kỷ qua, với bao cuộc chiến tàn khốc hằn sâu trong tâm lý dân tộc. Với bi sử mà hậu quả thật dai dẳng khi chọn một ý thức hệ ngoại tộc : cộng sản với phong trào cộng sản quốc tế mà từ khi đi vào quỹ đạo này, thì số kiếp của Đảng cộng sản Việt Nam (Đảng cộng sản Việt Nam) không sao tách ra khỏi gọng kìm của Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung cộng).

Bi kịch đã trở thành thảm sử, Đảng cộng sản Việt Nam đã buộc Việt tộc vào ba sử đạo thật bi đát : với một chế độ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị) ; mang theo nó một chế độ tham (tham quan, tham quyền, tham nhũng, tham ô) ; ngày ngày thiêu hủy sinh lực dân tộc ; trừ khử đa (đa nguyên, đa năng, đa hiệu, đa tài) như đang khử loại thông minh, trí tuệ của bao thế hệ.

Khoa học luận của tâm luận, là chống độc luận, như chống lối tuyên truyền một chiều, bị ý thức hệ xỏ mũi dắt đi, hay bị quyền lực chóp bu giật dây, thao túng với ý đồ bám quyền-ôm lợi, bất chấp lợi ích của dân tộc, mà tiền đồ tổ tiên ngày ngày đang bị Tàu tặc đe dọa từ biển đảo tới biên giới đất liền, từ chính trị tới kinh tế, từ môi trường tới thực phẩm. Chống độc luận bằng đa luận với đa lý của đa nguyên mà chỗ dựa là lấy nhân tính, nhân tri, nhân tri trong nhân lý để phục vụ cho nhân sinh, nhân tình, nhân nghĩa nhân đạo. Chống độc luận bằng đa ngành với đa lý của đa chuyên, vận dụng tất cả các chuyên ngành, chuyên môn, chuyên gia không những trong trong sử học mà của chung cả khoa học xã hội và nhân văn.

Tâm luận khẩn nguyện xin sử luận tìm cho ra nội luận lãnh đạo : Tại sao các minh vương thuở xưa có bản lãnh gì mà làm được chuyện quốc thái, dân an ? Tại sao các minh chúa thuở xưa có nội công gì mà làm được chuyện cơm no, áo ấm ? Tại sao các minh sư thuở xưa có tầm vóc gì mà làm được chuyện trong ấm, ngoài êm ? Tại sao các minh tướng thuở xưa có sung lực gì mà làm được chuyện giữ yên bờ cõi ? Sử luận khi song cặp với tâm luận sẽ nhập nội được vào não bộ lãnh đạo hiện nay để tâm luận giúp lãnh đạo hiện nay làm được chuyện yêu nước, thương dân.

Tâm luận chân nguyện xin đào sâu sử luận tìm cho ra nội chất kiếp Việt : Tại sao các lãnh đạo hiện nay lại không có bản lãnh gì để làm được chuyện quốc thái, dân an ? Tại sao các lãnh đạo hiện nay không có nội công gì để làm được chuyện cơm no, áo ấm ? Tại sao các lãnh đạo hiện nay không có tầm vóc gì để làm được chuyện trong ấm, ngoài êm ? Tại sao các tướng lĩnh hiện nay không có sung lực gì mà làm được chuyện giữ yên bờ cõi ? Khi sử luận song lứa với tâm luận sẽ vào tim óc lãnh đạo hiện nay để tâm luận giúp lãnh đạo hiện nay làm được chuyện yêu nước, thương dân.

Tâm luận cầu nguyện sử luận tìm cho ra nguyên nhân, lý do về nỗi khổ-niềm đau của Việt tộc : Tại sao trên quê cha đất tổ hiện nay có quá nhiều dân đen-dân oan vậy ? Tại sao trên quê cha đất tổ hiện nay có quá nhiều tham quan-tham ô-tham nhũng vậy ? Tại sao trên quê cha đất tổ hiện nay có quá nhiều bất bình đẳng, bất công vậy ?

Tại sao trên quê cha đất tổ hiện nay có quá nhiều bạo quyền-bạo lực-bạo động-bạo hành vậy ? Tại sao các tướng lĩnh hiện nay không có sung lực gì mà làm được chuyện giữ yên bờ cõi ? Sử luận sẽ giúp tâm luận vào thông minh Việt, sáng tạo Việt để tâm luận giúp Việt tộc làm được chuyện dân giàu nước mạnh.

tao7

Lương tri luận

Tù nhân lương tâm, mang hệ lương (lương tâm, lương thiện, lương tri) đi tù, vào tù vì lương tâm của mình, như vậy bạo quyền của độc đảng toàn trị, tà quyền của cơ chế độc trị, ma quyền của công an trị như đang bỏ tù cả dân tộc, cả đồng bào khi chúng đẩy các tù nhân lương tâm vào vòng lao lý. Tù nhân lương tâm là tuyến đầu trong cuộc đấu tranh cho nhân quyềnnhân phẩm. Tù nhân lương tâm là những đứa con tin yêu của Việt tộc bằng lương tri của mình : "Sống lâu mới biết lòng người có nhân !". Tù nhân lương tâm nhắc cho dân tộc, cho đồng bào là nhân quyền luôn có chỗ dựa trên hệ nhân nơi mà nhân phẩm là gốc của nhân tâm, nhân từ, rễ là nhân bản, nhân văn, có cội là nhân tính, nhân lý, làm nguồn cho nhân tri, nhân trí, tất cả cùng bồi đắp cho nhân vị. Tù nhân lương tâm chấp nhận : tù đày, tra tấn, nhục hình, truy sát… để đưa cả hệ nhân này vào nhân đạo, để đi trọn con đường từ nhân ái tới tận nhân nghĩa, tù nhân lương tâm là những đứa con kiên cường của Việt tộc bằng quyết tâm của mình : "Đường mòn nhân nghĩa chẳng mòn !".

Tù nhân lương tâm mở cửa cho dân tộc thấy chân trời của nhân quyền, đẩy cửa cho đồng bào thấy rạng đông của dân chủ, bằng chọn lựa của hệ đa : nhận đa đảng để đón đa tài, quý đa trí để dâng đa năng, trọng đa dũng để tạo đa hiệu. Tù nhân lương tâm xuất hiện rồi dùng nhân tính để xóa não bộ của bạo quyền độc đảng toàn trị, dùng nhân lý để tẩy não trạng của tà quyền cơ chế độc trị, dùng nhân bản để gỡ não hoạn của ma quyền công an trị. Tù nhân lương tâm đầy chính nghĩa là những đứa con ngoan dũng của Việt tộc : "Sống có nhân mười phần không khó". Tù nhân lương tâm bồng, ẵm, bế, cõng hệ đạo trong chính nhân kiếp của mình, để làm sáng lên đạo lý : Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ của tổ tiên, để làm rõ ra đạo đức của Việt tộc : Bầu ơi thương lấy bí cùng.

Chính đạo lý khi song hành cùng đạo đức làm nên luân lý qua bổn phận và trách nhiệm của Việt tộc khi gọi nhau là đồng bào, cùng tổ tiên, cùng huyết thống. Trên thượng nguồn lập quốc con dân Việt đã sinh ra cùng một bào thai thủa nào của cha Lạc Long Quân, của mẹ Âu Cơ, luôn thấy để thấu : "Máu chảy ruột mềm". Tù nhân lương tâm là những đứa con đoan chính của Việt tộc qua dấn thân : "Máu chảy tới đâu ruột đau tới đó". 

Tù nhân lương tâm vận dụng lý luận của sự thật để nhận ra chân lý, sử dụng lập luận của chân lý để tìm ra lẽ phải, tận dụng giải luận của lẽ phải để diễn luận chiều cao của lương tâm, chiều sâu của lương thiện, chiều rộng của lương tri. Hệ có nội công của lý luận để biết đường đi nẻo về của nhân đạo ; có bản lĩnh của lập luận để xây nền đắp gốc cho nhân vị ; có tầm vóc để dựng tường, xây mái cho nhân bản. Tù nhân lương tâm là những đứa con tỉnh táo trong sáng suốt của Việt tộc : "Người khôn chưa đắn đã đo, chưa ra tới biển đã dò nông sâu".

Tù nhân lương tâm mang kiến thức của giống nòi, của đất nước để phục vụ cho tri thức của dân tộc, của đồng bào ; dâng trí thức của mình để trao ý thức cho xã hội, cho quần chúng ; truyền nhận thức của mình để tạo ra tỉnh thức cho bao thế hệ mai hậu. Hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) chế tác ra hệ sáng : lấy sáng kiến để giống nòi được tiến hóa, lấy sáng tạo để dân tộc được thăng hoa, lấy sáng chế để xã hội được tiến bộ. Hệ thức song đôi cùng hệ sáng (sáng kiến vì dân chủ, sáng tạo vì nhân quyền, sáng chế vì đa nguyên) thì bạo quyền của độc đảng toàn trị sẽ bị thay, tà quyền của cơ chế độc trị sẽ phải lùi, ma quyền của công an trị sẽ tự diệt ! Tù nhân lương tâm là những đứa con thông minh của Việt tộc, có "điều hay, lẽ phải" để "nhìn xa trông rộng".

Tù nhân lương tâm, theo định nghĩa quốc tế, là những công dân một sớm một chiều thành tù nhân, vì họ có chính kiến hoặc chống lại, hoặc khác biệt với ý thức hệ, với chế độ đang cầm quyền không tôn trọng tự do ngôn luận. Như vậy, ý thức hệ độc tôn để độc tài, chế độ độc trị để độc quyền, mà trong trường hợp của Việt Nam hiện nay là độc đảng để độc quyết chính là nguyên nhân cùng lúc là thủ phạm sinh ra, tạo ra, chế ra hiện tượng : tù nhân lương tâm !

Hiện tượng : tù nhân lương tâm không có trong các quốc gia tôn trọng văn minh của dân chủ, quý trọng văn hiến của nhân quyền, như vậy hiện tượng này chỉ có trong hiện tình của một quốc gia như Việt Nam hiện nay là độc đảng-toàn trị, trong đó hoàn toàn không có tam quyền phân lập, để có một nền tư pháp biết lấy công pháp dựa trên công lý để giải luận rõ ràng về sự công bằng giữa các chính kiến. Từ đây, mọi lý luận đều dẫn đến một lập luận là : bạo quyền độc đảng-toàn trị phải bỏ tù, mà không qua đối thoại để đối luận, thì bạo quyền này được nuôi dưỡng bởi : tà kiến !

Chính tà kiến tới từ tà quyền được giáo dưỡng bởi bạo quyền độc đảng-toàn trị đã vạch ra tà lộ cho thượng tầng lãnh đạo bằng ngục lộ để dựng lên nhà tù, rồi đẩy các công dân yêu nước thương nòi, quý dân chủ, trọng nhân quyền vào vòng lao lý. Khi lý luận, lập luận, giải luận xong thì cùng nhau tới một diễn luận là hiện tượng tù nhân lương tâm, có nguyên nhân của đấu tranh giữa hai thế lực : chính kiến đúng chống tà kiến sai đang cầm quyền bằng cái ác !

Chính kiến hay chống tà kiến tồi đang cầm quyền bằng cái độc ! Chính kiến đẹp chống tà kiến xấu đang cầm quyền bằng cái dở ! Chính kiến tốt chống tà kiến tục đang cầm quyền bằng cái bẩn ! Chính kiến hay chống tà kiến tồi đang cầm quyền bằng cái hiểm ! Hiện tượng : tù nhân lương tâm luôn là cuộc đấu trí giữa : Lương tâm chống lại bạo quyền lãnh đạo ; lương thiện chống lại tà quyền tham quan ; lương tri chống lại ma quyền tham quyền. Chính hệ lương (lương tâm, lương thiện, lương tri) làm nên định nghĩa, có định đề làm nền cho định luận của hiện tượng tù nhân lương tâm, tại đây tù nhân vì chính kiến của chính nghĩa đã làm đẹp cụm từ lương tâm, làm thăng hoa nhân cách của tù nhân, vì tù nhân chính là chủ thể của lương tri.

Tù nhân lương tâm, qua tên gọi quốc tế là prisonnier de conscience, mà conscienceý thức, nếu bị một bạo quyền lãnh đạo mang tà lực của âm binh bỏ tù mình bởi mình có ý thức, thì đây là định nghĩa, định đề, định luận khác, cũng thật đẹp. Vì trong ngữ văn cũng như ngữ pháp cả hai ngữ vựng : lương tâmý thức đều đẹp vì cả hai đại diện cho đạo lý đúng, hay, tốt, lành để đối diện rồi trực diện trước cái phản đạo lý xấu, tồi, tục, dở đến từ cái phản luân lý thâm, độc, ác, hiểm trong cuộc sống.

Định nghĩa thế nào là tù nhân lương tâm cần cả hai gốc, rễ, cội, nguồn của hai hệ : hệ lương (lương tâm, lương thiện, lương tri) ; hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức). Tại đây, kiến thức xuất hiện để xóa vô tri, tri thức có mặt để loại vô minh, trí thức hiện diện để bứng vô nghĩa, ý thức ra đời để gạt đi vô cảm, nhận thức đứng lên để vùi vô tâm, làm nên tỉnh thức từ lương tâm tới lương tri. Tại đây, chọn lựa của các đứa con tin yêu của Việt tộc, vừa cõng hệ lương (lương tâm, lương thiện, lương tri), vừa bồng hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) tạo nên một sung lực cho quần chúng, cho xã hội, sung lực đó chính là hùng lực của sự phản tỉnh.

Sự phản tỉnh ngay khi tỉnh giấc là đồng bào, dân tộc đã qua ác mộng của tà lộ được tà quyền vẽ ra qua ngu dân bằng tuyền truyền, qua áp chế, khủng bố, trù dập của một chế độ lấy công an trị để gieo cái sợ, dùng cái sợ để truy hủy sung lực của tỉnh thức, để truy diệt hùng lực của sự phản tỉnh. Hãy lý luận tiếp để lập luận thêm là bạo quyền lãnh đạo không sợ sự thật, nó chỉ sợ sự thức tỉnh ; tà quyền tham quan không sợ chân lý, nó chỉ sợ sự phản tỉnh. Ma quyền tham quyền, không sợ lẽ phải, nó chỉ sợ sự tỉnh giấc. Chính các tù nhân lương tâm đại diện cho cả ba : sự thức tỉnh trước bất công ; sự phản tỉnh trước bất luân ; sự tỉnh giấc trước bất nhân.

tao8

Tâm thức luận

Định đề của hệ thức tuân thủ những định luận của kiến thức có từ kinh nghiệm hoặc từ học tập, có từ ngoại cảnh hay có từ tư duy biết lý luận, có từ tập luyện tới tinh luyện, có từ môi trường tới sự xuất hiện của tha nhân… Nơi đây tri thức là sự hiểu biết từ dữ kiện tới chứng từ, từ kinh nghiệm học tập tới trải nghiệm với xã hội như khả năng biết xếp đặt theo thứ tự để tổ chức một trật tự cho kiến thức, mà từ xếp đặt tới xếp loại, tri thức còn là khả năng trật tự hóa những ưu tiên trước các thử thách của cuộc sống…

Trí thức, không phải là một giai tầng xã hội của những kẻ có bằng cấp cao, có hiểu biết rộng, mà là sung lực của tri thức biết nhận ra sự thật bằng khách quan của khoa học, thấu được nỗi khổ niềm đau của nhân sinh bằng đạo đức trọng sự thực, quý chân lý để thăng hoa lẽ phải. Tại đây ý thức, mang lực tổng hợp của kiến thức lại có lực tổng kết của tri thức, lại có sự hiện diện của đạo lý biết nhận ra hay, đẹp, tốt, lành, lại được luân lý của bổn phận và trách nhiệm giúp nhận ra lẽ phải trước khi quyết định và hành động.

Nhận thức là quá trình đưa kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức vào quỹ đạo của đạo lý, luân lý, đạo đức để luôn có tỉnh táo mà nhận ra sự thật, luôn có sáng suốt mà nhận ra lẽ phải, tự đó có một nhân sinh quan, một thế giới quan, một vũ trụ quan biết tôn trọng sự thật và lẽ phải. Tạo nên tỉnh thức là khả năng nhận ra những sai lầm của tha nhân, mà cũng là kỹ năng nhận ra những lầm đường lạc lối của chính mình, để phải vận dụng lại kiến thức, tri thức, trí thức, để tận dụng trọn vẹn hơn ý thức, nhận thức để khỏi bị rơi vào lỗi, tội bị kết án bởi đạo lý, luật pháp đại diện cho lẽ phải và sự thật.

Chính hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) là gốc, rễ, cội, nguồn để phân tích và giải thích sự ra đời : hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) ; hệ tự (tự do, tự trọng, tự chủ, tự tin) ; hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) ; hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo) ; hệ chuyên (chuyên cần, chuyên môn,chuyên nghiệp) ; hệ tinh (tinh lực, tinh thông, tinh hoa).

Qua điền dã, điều tra, khảo sát, nghiên cứu với các phương pháp của khoa học xã hội và nhân văn, tiểu luận này phân tích để phân định, giải thích để giải luận là tất cả các hệ trên đã, đang, sẽ bị truy, diệt, khử, trừ bằng hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn) của Đảng cộng sản Việt Nam, chính là cha sinh mẹ đẻ của hệ tham (tham quyền, tham quan, tham ô, tham nhũng, tham tiền) ; hệ bất (bất tài, bất lực, bất tín, bất lương) ; hệ gian (gian dối, gian trá, gian xảo, gian manh) ; hệ vô (vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm).

Điền dã, điều tra, khảo sát, nghiên cứu với các phương pháp của khoa học xã hội và nhân văn, chỉ là một công đoạn của phân tích và giải thích các hiện tượng, các dữ kiện, các chứng từ… Công đoạn tiếp theo chính là mức độ của học thuật mà cũng là trình độ của hệ thức, cụ thể là vận dụng rồi tận dụng hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) để được đi sâu vào các hệ lụy mà cũng là hệ luận để nhận ra lý luận trên các kết quả của điền dã, điều tra, khảo sát, nghiên cứu để ra đường đi nẻo về của hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn) của Đảng cộng sản Việt Nam, chính là cha sinh mẹ đẻ của hệ tham (tham quyền, tham quan, tham ô, tham nhũng, tham tiền) ; hệ bất (bất tài, bất lực, bất tín, bất lương) ; hệ gian (gian dối, gian trá, gian xảo, gian manh) ; hệ vô (vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm).

Lập luận trên hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) là gốc, rễ, cội, nguồn của hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) ; hệ tự (tự do, tự trọng, tự chủ, tự tin) ; hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) ; hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo) ; hệ chuyên (chuyên cần, chuyên môn, chuyên nghiệp) ; hệ tinh (tinh lực, tinh thông, tinh hoa) để thấy lối của Việt tộc qua các phạm trù của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) trong không gian của đa nguyên có văn minh của dân chủ, có văn hiến của nhân quyền.

Giải luận trên các kết quả của điền dã, điều tra, khảo sát, nghiên cứu để nhận ra những thảm họa trên nhân kiếp của Việt tộc, tới từ bạo quyền độc đảng liên minh với tà quyền để tham quyền ; với ma quyền để lạm quyền, với quỷ quyền để lộng quyền. Đào càng sâu phân tích để được xới thật rộng giải thích : bạo quyền độc đảng sẽ thay hình đổi xác để thành cực quyền, một loại quyền lực tuyệt đối sẵn sàng khử trừ mọi đối trọng, đối kháng khác với nó. Bạo quyền độc đảng sẽ thay thân đổi dạng để thành cuồng quyền, loại quyền lực tuyệt đối sẵn sàng truy diệt mọi đối thoại, đối luận khác với nó.

Diễn luận trên các kết quả của điền dã, điều tra, khảo sát, nghiên cứu trong học thuật về Việt Nam hiện nay về vấn đề quyền lực thì không thể bỏ qua các chỉ báo về : tà quyền, ma quyền, quỷ quyền, tham quyền, lạm quyền, lộng quyền, cực quyền, cuồng quyền. Thảm kịch trên số phận của Việt tộc sẽ là bi nạn của giống nòi Việt, của các thế hệ mai hậu khi Việt tộc đã để bị tà quyền, ma quyền, quỷ quyền, tham quyền, lạm quyền, lộng quyền, cực quyền, cuồng quyền, cướp đi hệ nhân của mình, nơi mà nhân tính, nhân lý bị mất nhân tri, nhân trí, bị lạc nhân bản, nhân văn, bị xa nhân nghĩa, nhân đạo, bị xóa nhân tâm, nhân từ, tựu trung là bị tước đi nhân quyền !

Thuật ngữ hệ được vận dụng trong tiểu luận này là một không gian chung có tính liên kết rồi kết tụ trong một hệ thống dựa vào hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận), tại không gian này thì lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận liên kết để hỗ trợ nhau, kết tụ để tạo nên nội kết, tất cả dựa trên hệ , nơi mà hợp lý, chỉnh lý, toàn lý củng cố cho nhau. Thí dụ thứ nhất : khi phân tích về hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn) của Đảng cộng sản Việt Nam thì phải giải thích sự độc đoán của hệ độc sẽ tạo nên sự độc hại của độc lộ sẽ dẫn tới tử lộ, hiện nay là bi kịch của Đảng cộng sản Việt Nam sẽ dẫn tới thảm kịch cho Việt tộc, nếu Đảng cộng sản Việt Nam không biết rời hệ độc.

Thí dụ thứ nhì : khi phân tích về hệ thức (ý thức, kiến thức, tri thức, trí thức, nhận thức, tỉnh thức) để phát triển đất nước, thăng hoa dân tộc thì phải giải thích hệ nhân (nhân cách của nhân đạo, nhân tâm, nhân từ ,nhân nghĩa, nhân lý, nhân tính, nhân tri,nhân trí, nhân phẩm, nhân vị, nhân bản, nhân văn), đây là lối ra và cũng là lối thoát của Việt tộc trong những năm tháng tới trước sự độc hại của độc lộ của Đảng cộng sản Việt Nam đã mở cửa dẫn đường cho hệ Tàu (Tàu tặc, Tàu họa, Tàu nạn, Tàu hoạn, Tàu tà) đột nhập vào đất nước Việt.

Phương pháp luận về hệ lụy, khoa học luận về hệ luận được đề nghị trong tiểu luận này để nhận ra một lý thuyết luận của liên minh : sử luận-triết luận-xã luận, để nhận ra ít nhất ba trở ngại của cuộc đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền : sử tính, mang sự thật lịch sử đã bị thay trắng đổi đen bởi Đảng cộng sản Việt Nam ; đức tính, mang giáo lý của tổ tiên Việt đã bị vùi dập bởi Đảng cộng sản Việt Nam ; luật tính, mang công lý của luật pháp đã bị bóp nghẹt bởi Đảng cộng sản Việt Nam. Khi cả ba : sử tính, đức tính, luật tính bị loại ra khỏi không gian quyền lực của độc tài, thì khoa học xã hội và nhân văn phải nhận ra các chủ thể mới xuất hiện trong xã hội dân sự, có chủ đoán để chủ quyết, có chủ động để chủ luận về : sử định, hiểu lịch sử và quyết định làm tốt hơn lịch sử ; đức định, hiểu đạo lý và quyết định làm tốt hơn giáo lý ; luật định, hiểu công lý và quyết định làm tốt hơn công luật.

Liên minh sử định-đức định-luật định, làm nên luân lý của dân chủ, thì các thuật ngữ : tà quyền, ma quyền, quỷ quyền không phải là những ngữ văn để chỉ trích, chê bai, thóa mạ, phỉ báng, mà chúng chính là những mô hình giải thích quyền lực của hệ bất (bất tín, bất trung, bất tài, bất nhân) diệt đạo lý, triệt pháp lý ; để từ đó chúng ta lập được mô thức giải luận để phân tích tham quyền, lạm quyền, lộng quyền, đây là các cực quyền chống hệ công (công lý, công luật, công pháp, công tâm). Nếu không giải luận rồi diễn luận tới nơi tới chốn quá trình từ mô hình giải thích tới mô thức giải luận, thì ta sẽ không thấy để thấu các thảm họa đã, đang, sẽ giăng bẫy Việt tộc trên nhân lộ của nhân phẩm.

tao9

Tri chủ luận

Nhân tri luôn có nhân lý tới từ kinh nghiệm, mang lý trí và trí tuệ của nhân loại qua nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan của nhân thế đang sống trong cùng một nhân tình, nơi mà kiến thức của nhân sinh được xếp đặt thành hệ thống, có lớp lang thứ tự, tạo tiền đề để xây dựng nhân tríNhân tri dân chủ có thể được hiểu như năng lực của nhân loại tìm tự do để gầy dựng hạnh phúc cho chính mình ; như nội lực mưu cầu đạo lý hay, đẹp, tốt, lành cho cuộc sống cho hiện tại và cho tương lai ; như sung lực sẵn sàng hành động chống độc tài, độc trị, độc tôn, độc đảng ; như mãnh lực biết đứng lên để đấu tranh chống tham ô, tham nhũng, tham quyền, tham quan. Đó là khi tri lực dân chủ đã thành hùng lực giờ đây trực diện để đấu tranh chống bất công, chống luôn bọn lãnh đạo bất tín với dân tộc, bất trung với tổ tiên, bất tài trước các quyết sách để phát triển đất nước. Chính tri lực dân chủ làm nên nhân tri dân chủ, mà không một bạo quyền nào có thể ngăn cản được, không một tà quyền nào ngăn chặn được !

Khi nghiên cứu về các thể chế dân chủ để định đạng một nền văn minh mới cho một dân tộc, cho một xã hội đủ tri lực (sức mạnh của tri thức) để gỡ bỏ hệ độc (độc đảng, độc tài, độc trị, độc quyền, độc tôn), thì ta thấy dân chủ mang ba thể dạng khác nhau. Dân chủ tới với kết quả đấu tranh của các phòng trào xã hội đòi dân chủ để đòi tự do, bình đẳng, nhân quyền… bằng chính kinh nghiệm nạn nhân của mình trong quá khứ và hiện tại ; đã từng bị đày ải trong hoàn cảnh không có tự do, bị lừa gạt bởi một chính quyền trực tiếp là tác giả sinh ra bất công ngay trong xã hội, không tôn trọng nhân quyền, vì chính quyền này luôn tìm mọi cách giết dân chủ ngay trong trứng nước.

Dân chủ xây qua bầu cử để có chính quyền mới tự do hơn, công bằng hơn, nhiều nhân quyền hơn với các định chế mới và cơ chế mới, bảo đảm được các đòi hỏi chính đáng của các phong trào xã hội đấu tranh trên các giá trị dân chủ này. Xây để dựng, dựng để bền qua thời gian, qua các thử thách, thăng trầm của thời cuộc, trong đó các giá trị nhân văn và nhân bản phải được bảo trì, như để bảo vệ nhân quyền qua thể chế dân chủ.

Dân chủ động trong xã hội dân chủ, trong sinh hoạt dân chủ, trong đời sống dân chủ, cụ thể là hàng ngày linh động thực hiện các điều khoản mà các đảng phái đã hứa với nhân dân, nhất là đảng cầm quyền phải thực thi các lời hứa đã có trong chương trình tranh cử của họ, nếu không thực hiện, tức là bội tín, thất hứa thì sẽ thất cử trong nhiệm kỳ tới. Chính chu trình nhiệm kỳ hóa là thời gian thỏa thuận quản lý của một chính quyền với nhân dân, đây là một luật chơi hiệu quả chống hệ bất (bất tín, bất trung, bất tài, bất lực) của các đảng phái, của các chính khách hứa xuôi mà không thực hiện được, hứa mà không làm thì phải bị loại ra khỏi chính quyền qua tuyển cử.

Khi điều tra kỹ về ba quá trình dân chủ tới-dân chủ xây-dân chủ động, ta nhận ra phạm trù xây dựng một xã hội dân chủ cho một dân tộc chọn văn minh, lấy nhân quyền làm gốc, với các định chế được công pháp bảo đảm, các cơ chế được công luật bảo vệ, thì ta sẽ nhận ra hệ tín của một đảng phái sẽ làm nên chữ tin của dân chúng đối với một chính quyền, tại đây niềm tin của quần chúng được các phong trào xã hội bảo vệ tới cùng. Và chuyện lạ-mà-hay của các chế độ dân chủ là luôn có các phong trào xã hội mới để bắt buộc các chính quyền, các đảng phái phải tôn trọng lời nói, lời hứa, hơn thế nữa họ phải làm ngày tốt hơn, ngày hay hơn các chương trình của họ, tức là khá hơn cả lời nói, lời hứa của họ trong bối cảnh cạnh tranh dân chủ. Nếu không sẽ có các đảng phái khác làm hay hơn họ, thì họ sẽ thất cử trong nhiệm kỳ mới.

Trong sinh hoạt dân chủ có hệ tranh qua cạnh tranh giữa các đảng phái, hội đoàn có mặt thường xuyên trong một xã hội dân chủ, đây là thực tế của đời sống dân chủ, là thực thể của sinh hoạt dân chủ cho cá nhân, cho tập thể, cho cộng đồng, làm nên tri lực dân chủ. Tại đây, cạnh tranh giữa các đảng phái, hội đoàn có quan hệ mật thiết với các phong trào đấu tranh đòi bình đẳng, công bằng, tự do… để chống bất bình đẳng, chống bất công, chống độc tài. Chính sự liên đới cạnh tranh-đấu tranh tạo ra tri lực dân chủ có mặt rỏ ràng trong quan hệ xã hội và có đóng góp tích cực làm mới, làm đẹp, làm tốt, làm lành, làm hay các quan hệ xã hội sẳn có qua tự do của công dân, qua tự chủ của thiện nguyện, qua tự lập của các sáng kiến vì nhân đạo và nhân phẩm.

Trong hành tác dân chủ có hệ kháng trong đó sức đối kháng của các đảng phái thiểu số trong bầu cử, vẫn có chỗ đứng, ghế ngồi trong lập pháp, qua quốc hội và nghị viện để tạo ra lực lượng đối kháng vừa thanh tra, kiểm soát, vừa nhận định, phê bình đường đi nước bước của đảng đa số đang nắm chính quyền. Song hành cùng tri lực đối kháng, có vai trò và chức năng của các hội đoàn, tập thể, cộng đồng xây dựng các phong trào đề kháng chống lại các bộ luật mới làm thiệt thòi quyền công dân, các đạo luật mới làm tổn thương nhân quyền, các chính sách mới làm tổn hại truyền thống, di tích, văn hoá… Chính sức liên minh đối kháng-đề kháng nên luôn có phản kháng trong các xã hội dân chủ ; và chính hệ kháng này đóng vai trò không những trong thông tin, truyền thông, mà còn cả trong lý luận và diễn luận để một chính phủ phải xem lại các đề án của mình, để một chính quyền phải xét lại các ý đồ của mình. Từ đó, tri lực dân chủ chính là hùng lực dân chủ cấm ngặt chuyện cả vú lấp miệng em, như Việt tộc phải trả giá quá đắt trừ khi có độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam.

Thế liên hoàn tín-tranh-kháng khi làm hùng lực cho tri thức dân chủ, nên xã hội dân chủ mở cửa rộng rãi cho công dân đấu tranh vì công bằng, cho tập thể đấu tranh vì tự do, cho cộng đồng đấu tranh để phát triển đất nước theo hướng văn minh, từ đó bảo vệ được văn hóa của một dân tộc phải là văn hiến của một giống nòi. Không như hiện nay, ta thấy Đảng cộng sản Việt Nam để Tàu tặc chiếm đất, biển, đảo ; để Tàu hoạ ô nhiễm môi trường, môi sinh ; để Tàu hoạn hãm hại dân tộc bằng thực phẩm độc hại ; để Tàu nạn trùm phủ lên số phận Việt tộc hậu nạn qua hệ xâm (xâm lấn-xâm chiếm- xâm-lăng-xâm) của Tàu tà !

Nhiều định hướng của Đảng cộng sản Việt Nam trong thế kỷ XXI này đều là đại hoạ cho Việt tộc, đại hoạ khi bị rơi vào bẫy của phương trình tàu tặc-tàu hoạ-tàu hoạn-tàu nạn, nơi mà các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã chọn lựa cứu đảng, hơn là cứu nước, và trước một đàn anh cộng sản như Tàu, khi chúng không hề có phong cách đại quốc của các minh sư như Khổng Tử, Lão Tử, Trang Tử, Mạnh Tử, mà chỉ là bọn Tàu tặc, (như thảo khấu và thuỷ man) chỉ biết trộm, cắp, cướp, giật từ tài nguyên tới đất, biển, đảo của Việt tộc. Thì tại đây, danh sách của bọn lãnh đạo không những không cứu nước mà còn trực tiếp hoặc gián tiếp bán nước thật dày đặc : Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh… qua mật nghị Thành Đô, và lộ liễu nhất hiện nay là Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc vẫn đang cúi đầu nhận lịnh của Tàu tà. Từ khai thác bauxite Tây Nguyên tới thảm hoạ môi sinh các tỉnh miền Trung do Formosa gây ra, giờ thì lén lút tính chuyện đặc khu (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc), cho tới việc lưu hành nhân dân tệ ngay trên đất Việt. Mọi đại hoạ sẽ báo động một chân trời tối nghịch của diệt vong !

Nếu nhân tri dân chủ có mặt tại đất Việt, thì sẽ có kinh nghiệm của phương Tây với vai trò của Cours de compte (thanh tra kế toán quốc gia), xuyên hành pháp, thấu lập pháp, sáng tư pháp. Cơ quan thanh tra này bất chấp mọi quyền lực của chính quyền hay chính phủ, để đưa mọi hệ tham (tham quan, tham quyền, tham nhũng, tham ô) ra công luật, để đưa ra ánh sáng mọi hệ bất (bất tài, bất trung, bất tín, bất lực) ra công pháp, nhất là vạch mặt, chỉ tên bọn ký sinh trùng sống nhờ hệ độc (độc tài, độc tôn, độc trị, độc quyền) và nêu rõ tội trạng của chúng trước công quyền, để bảo vệ công lý. Chính công lý, có rễ từ công bằng, có cội từ công tâm, mới xử được rạch ròi dã tâm bán nước của bọn sâu dân mọt nước !

Khi nghiên cứu các kinh nghiệm dân chủ từ phong trào cho tới thể chế, từ xã hội cho tới pháp quyền, từ định chế tới công dân trong một quốc gia thực sự có dân chủ, các chuyên gia thấy luôn có các phong trào mới, các tập thể mới, các cộng đồng mới ngày ngày sinh ra trong sinh hoạt dân chủ, rất sinh động mà chính những các chính quyền độc tài thường ngày xuyên tạc về các thể chế dân chủ, họ bôi nhọ sinh hoạt dân chủ rồi kết luận hồ đồ là luôn có biến động, rồi biến loạn trong các xã hội dân chủ. Nhưng qua đây phải thấy là nội lực của dân chủ luôn biết mở cửa sổ nhà của mình để lấy không khí lành bên ngoài, luôn biết ra khỏi nhà của mình để học chuyện hay, ăn món ngon, uống giếng lành, chọn mặc đẹp để vui sống, để sống vui, và vui sống-sống vui, tức là biết sống !

Chính nội lực dân chủ này biến mỗi cá nhân giờ thành công dân, hơn thế nữa trở thành chủ thể dân chủ biết bổn phận đối với dân tộc, biết trách nhiệm đối với đất nước, biết quyền lợi của mình qua công bằng-tự do-bái ái. Và hơn thế nữa, chủ thể dân chủ này còn biết nắm hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo), cụ thể là có sáng kiến để làm tốt hơn đời sống xã hội, biết sáng lập ra các tập thể, các cộng đồng với các phương án mới làm đẹp hơn quan hệ xã hội, qua đó có sáng tạo để làm hay hơn các sinh hoạt xã hội. Nội lực dân chủ đã có trong nội lực lịch sử của con người, nhất là lịch sử của hơn ba thế kỷ qua trong quá trình xây dựng dân chủ, ban đầu tại phương Tây, giờ đã lan rộng trên toàn thế giới, tại đây nội lực dân chủ đã hóa giải-để-hòa-giải một cách rất thông minh ba biến số, cũng là ba hàm số mà nhiều người tưởng là hằng số, không sao thay đổi được.

Biến số sử, mà theo thói thường là mạnh được yếu thua, sinh ra cá lớn nuốt cá bé, tạo ra bất bình đẳng kẻ ăn ốc người đổ vỏ, tạo bao bất công chuyện cốc mò cò ăn, từ đó sinh ra độc tài cả vú lấp miệng em, với tham nhũng qua tham quan : cướp ngày là quan. Chính thực thi dân chủ là để xóa tất cả các chuyện trên đã có trong lịch sử, vì nhân quyền của dân chủ không thể chấp nhận các chuyện này, phải dẹp chúng ! Phải nắm sử tính, để hiểu sử liệu, để tìm ra sử luận với đạo lý mới : không lập lại các bất công đã có trong lịch sử của con người ! Sử tính giúp dân chủ sáng tạo qua hệ luận : lấy lý luận của tri thức về bất bình đẳng để xây dựng lập luận về công bằng, hiểu tai họa của độc tài qua giải luận lịch sử để sáng tạo ra diễn luận dân chủ mà xóa bỏ độc tài.

Biến số giáo, tức là tôn giáo được xem như niềm tin vô điều kiện vào một đấng linh thiêng đã có trước dân chủ, nhưng quá trình đấu tranh của nhân quyền để có dân chủ đã tạo dựng nên giáo dục dân chủ, trong đó tôn giáo vẫn được tôn trọng, nhưng không còn quyền lực để ảnh hưởng tới chính trị, để chi phối chính giới, để tác động tới chính khách, để thao túng chính quyền. Ngày mà tam quyền phân lập đã phân quyền rõ ràng lập pháp, hành pháp, tư pháp, cũng là ngày mà quyền lực của giáo hội tại Âu châu phải tách ra khỏi quyền lực chính trị. Đây là một chiến thắng lớn của dân chủ, nó quyết định các hướng đi tới của nhân loại trong các cuộc cách mạng, từ khoa học tới kỹ thuật, từ công nghệ tới công nghiệp, từ thông tin tới truyền thông, từ luật pháp tới tư pháp, từ tự động hóa tới toàn cầu hóa…

Biến số công xuất hiện thì tôn giáo sẽ lùi ra, trong đó công pháp khẳng định không ai có thể đứng trên luật pháp, tại đây công quyền xác chứng không có đảng phái nào, lãnh tụ nào đứng ngoài công luật. Chính cái công này không những điều khiển cái luật, mà nó điều hành luôn các định chế, các cơ chế, nó nói rõ bổn phận của một công dân đối với dân tộc qua nghĩa vụ, nó nói rõ trách nhiệm các đảng phái, các hội đoàn, các phong trào qua đời sống xã hội, quan hệ xã hội, sinh hoạt xã hội. Cùng lúc, chính cái công này biết tôn trọng nhân quyền của công dân, biết tôn trọng dân chủ của đa số, biết tôn trọng tiếng nói và đòi hỏi của thiểu số, nhất là cái công phải biết không những tôn trọng mà còn phải bảo vệ đời sống cá nhân của mỗi công dân. Là biến số của sự tiến bộ, nên cái công biết bảo đảm cái , vừa theo nghĩa của luật pháp và vừa theo nghĩa của đạo lý.

tao10

Mỹ luận chứng

Nhận diện bằng phân tích cái đẹp qua mỹ luận (lý luận và lập luận về cái đẹp), để đi tìm mỹ quan (cách nhìn và cách thấy cái đẹp), qua mỹ thuật (nghệ thuật nhận định và phân tích về cái đẹp) và mỹ học (nghiên cứu và phân tích về cái đẹp). Từ đẹp tới cái đẹp, tiểu luận này sử dụng các tư tưởng, các phương pháp, các tác giả, các kinh nghiệm sáng tác… để qua cái đẹp, tìm tới cáí sáng tạo ra cái đẹp, của nghệ nhân và nghệ sĩ trong sinh hoạt sáng tạo nghệ thuật. Càng nhiều lối vào về lý luận, lập luận, din luận, gii luận, càng tránh được chủ quan, độc đoán, độc tài trong định nghĩa về cái đẹp.

Khi ta được hỏi : "đẹp không ?", câu trả lời có vẻ d ! Nhưng khi bị hỏi : "cái đẹp là gì ?" đây là một câu hỏi khó ! "Đẹp không ?", thuộc về tính từ, "cái đẹp là gì ?" là khu vực của danh từ, đòi hỏi một định nghĩa. Câu chuyện như vậy đã chuyển từ phẩm chất của một hiện hình hay một hiện thể qua tới nội chất của hiện hình hay hiện thể đó. Chưa hết, nó bó buộc mỹ luận phải đi từ trường hợp cá biệt tới nhận định tổng quan qua lý luận, lập luận, din luận, gii luận về cái đẹp từ nhân sinh qua nhân lý và nhân trí.

Từ nhận định tới định nghĩa về cái đẹp của một vật thể được xem là đẹp tới bản thân của nó có nội chất đẹp, từ đây đặt ra quan hệ giữa nhân sinh quan với thế giới quan vũ trụ quan, trong đó vai trò của giáo dục, của văn hóa có vị thế chủ đạo. Nếu cái đẹp là "chuyện xúc cảm của cái nhìn" (mỹ quan), thì vai trò của xúc cảm là động lực khởi xướng cho mọi nhận định, xúc cảm này được xem như một khám phá, và khám phá này tạo ít nhất ba loại cảm giác mới trong nhân sinh : cảm giác vui sướng mới, cảm giác khoái lạc mới, cảm giác ngạc nhiên mới.

Cái nhìn chỉ là cái trông, cái thấy, nó là một giác quan trong năm giác quan của một con người, như vậy cái đẹp không thể chỉ đóng khung trong cái nhìn, cũng không nên quên là cái nhìn ngạc nhiên của một cá nhân có thể tới từ sự ngây thơ, tới từ một sự cảm nhận chỉ chọn sự d chịu, và chưa chắc được kẻ khác công nhận là cái đẹp. Như vậy, cái đẹp phải vượt lên sự ngây thơ, cái dễ chịu…

Trong mỹ luận, cái đẹp mang phạm trù lý thuyết có lý luận, có lập luận trong đó ý tưởng đóng vai trò khởi xướng cho các phạm trù lý thuyết. Mỹ luận nhận định cái đẹp qua nội chất của phán xét, không liên quan gì đến niềm tin bị ảnh hưởng bởi tôn giáo, tín ngưỡng. Cái đẹp, tạo ra một loại niềm tin đó là niềm tin vào sự thăng hoa cho cuộc sống. Cái đẹp có đường đi nẻo về hoàn toàn khác cái to, cái hay, cái đúng ; cái to thì thấy được, cái đúng thì luân lý quản lý được, cái hay thì giáo dục được, nhưng cái đẹp từ riêng tới chung, có từ bản thân (màu đẹp, giọng nói đẹp, lời ca đẹp…) mà gốc, rễ, cội, nguồn của cái đẹp là nó tạo được sự thăng hoa vừa cho nhân loại, vừa cho nhân tri.

Khi cái đẹp tạo được sự thăng hoa, tự nó là một danh từ đi tìm một nội dung, để từ đó ta có thể hiểu tại sao kẻ sáng tạo ra cái đẹp, có thể hiến thân vì cái đẹp, nơi đây mỹ luận được xem là khả năng hiểu cảm xúc để phân tích thành ý tưởng về cái đẹp. Phân loại cái đẹp qua lịch sử mỹ thuật, có vai trò của văn hóa, trong đó cảm nhận về cái đẹp được ảnh hưởng bởi quá trình giáo dục của một dân tộc. Tây Âu cảm nhận cái đẹp qua hình dạng, rồi đặt hình danh, biến nó thành môn học về hình thể, tạo ra cái đẹp của thân thể (nu) kiểu trần thân, cái đẹp này có sức nội kết các phần tử để tạo nên một tổng thể hài hòa, kinh nghiệm trong cái đẹp của thân thể (nu) kiểu trần thân, không có trong văn hóa, giáo dục, lịch sử của Á châu.

tao11

Mật độ luận thi ca

Thi ca tồn tại như những sinh hoạt khác của nhân sinh, cụ thể là cân, đo, đong, đếm được từ sáng tác thượng nguồn tới sáng tạo được công nhận nơi hạ nguồn bằng chính những giá trị nội tại làm nên thi ca. Thi ca không là một ngoại lệ nằm ngoài các thước đo giá trị của nhân sinh nhưng thi ca đặt nhân phẩm vào nhân vị để tạo ra chính các thước đo của nó. Một bài thơ thẩn thơ ra vào với những mơ tưởng vắng nhân bản, một ý thơ thẫn thờ vào ra với những ảo tưởng trống nhân tâm, chóng chày sẽ bị loại ra khỏi không gian thi ca.

Cũng như các bài giả thơ xếp chữ thành vần của một lãnh tụ vô nhân, cũng như các bài mạo tráo ý niệm tuyên truyền luồn lách vào các thi tứ để giả danh cho một bộ máy tuyên huấn thất đức, chắc chắn sẽ không có chỗ đứng, ghế ngồi trong cõi thi ca. Thi ca tự tại với những giá trị nội tại của chính nó, một thi sĩ qua những bài thơ của mình mà kẻ yêu thơ nhận ra mật độ của nhân tâm, cường độ của nhân bản, làm nên trình độ của nhân phẩm. Câu chuyện về những giá trị nội tại của thi ca luôn là câu chuyện mật độ và cường độ làm nên trình độ của thi sĩ, mà bài thơ là chiều sâu của tâm linh, chiều cao của tâm hồn, chiều rộng của linh cảm, chiều dài của cảm xúc.

Có ít nhất ba loại thói quen tự hủy hành động thơ của thi sĩ, sẽ đưa thi sĩ vào ngõ cụt trong hành tác thơ, vì hành tác thơ phải là sáng tạo thơ, sáng tạo ra một luồng tư tưởng mới đủ lực làm thay đổi nhân sinh quan của chính nhân sinh, đủ tầm làm xoay chuyển thế giới quan của chính nhân gian. Thói quen tự hủy thứ nhất là ngựa quen đường cũ, nơi mà phản ứng biết rồi sẽ làm nên phản xạ đã biết, biến cái gần gũi thành cái quen thuộc, biến cái quen thuộc thành cái sở trường, rồi dùng sở đoản của thi từ để làm thơ như ăn cơm bữa, đây là tử lộ giết thơ mà bản thân thi sĩ không ý thức đầy đủ.

Thói quen tự hủy thứ nhì là cường điệu hóa hiện vật tầm thường, thiên phú hóa hiện cảnh bình thường, cường điệu hóa thực cảnh vô thưởng vô phạt, với dụng ý tạo ra sự giả tạo của cuồng ngữ để giả dạng cường tâm, đây là tà lộ diệt thơ mà ý thức của thi sĩ chưa có nhận thức sáng suốt. Thói quen tự hủy thứ ba là lấy tư tưởng chủ quan để đè bẹp cảm xúc, lấy tư duy tính toán để xóa lấp tâm cảm, của tư tưởng để tính chuyện thắng thua, thiệt hơn trong không gian thơ. Khôn quá hóa dại đây là ma lộ triệt thơ mà tri thức của thi sĩ chưa đủ trí thức tỉnh táo để biết bảo vệ nhân ái ngay trong nhân tâm.

Young corn growing in dry environment

Môi sinh luận tình yêu

Tự chấp nhận một thử thách phải phân tích tri thức của tình yêu mà không kể lể về các kỷ niệm với người yêu có thật trong cuộc đời. Dụng ý là tạo-lý-để-luận-đề về không gian và thời gian của tình yêu, mặc dù không có người yêu cận kề. Mà nếu người yêu có xuất hiện qua ngữ vựng thì chỉ để tham dự vào ngữ văn trong không gian của tình yêu ; nếu người yêu có nhân diện qua ngữ pháp thì chỉ để tham gia vào văn phong trong thời gian của tình yêu.

Đây là sự chấp nhận một thăng trầm mà thảm bại đã có trước mắt là : tình yêu có đây nhưng người yêu chưa đến ; tình yêu có nội chất đẹp nhưng người yêu chưa chắc có linh hồn đẹp ; tình yêu giúp chúng ta trưởng thành ngay khi chúng ta thất bại trước người yêu. Hãy thấy để thấu tình yêu có khi sâu hơn người yêu, để thấy rõ là tình yêu cao, sâu, xa, rộng hơn sự xuất hiện và sự hiện diện của người yêu.

Lý trí tình yêu là một loại niềm tin trước là vào người yêu nhưng sẽ bền như suối bền là lòng tin vào tình yêu, một lòng tin đơn phương trong đơn lẻ, lấy chủ quan tình yêu thay thế chính chủ quan thường nhật. Trí tuệ tình yêu là một sự khám phá vỡ bờ nát bến của tất cả trật tự đang có, cứ tưởng chúng sẽ đứng vững, đứng hoài ; ai ngờ đâu khi tình yêu đến, thì trí tuệ tình yêu là khám phá của mọi khám phá. Đó là nội tâm của người như cánh rừng đang khép để được ngủ yên, bỗng dưng tình yêu mang bao cánh chim tự do xa lạ đến đây, vui hót suốt ngày, ta muốn ngủ lại cũng không được nữa rồi.

Tuệ giá tình yêu là đoạn đời mới với tình yêu có yên tâm trong vui sống giữa đời để được sống vui giữa trời ; yên tâm vì đã yên trí với không gian vô hạn của tình yêu. Khi có người yêu, khi vắng người yêu, nhưng tình yêu thì không trống, nên cuộc đời không vắng tanh, vắng ngắt. Vì tri thức về không gian của tình yêu là sự cảm nhận một hạnh phúc đơn lẻ -tự mình tin mình như đã tin vào tình yêu- nên mình rất yên thân. Mà yên thân được là nhờ đã yên lòng trong an nhiên tự tại một mình, một cõi yêu dù vắng bóng người yêu.

Nhân sinh quan tình yêu không còn là nhân sinh quan cá nhân chưa yêu hoặc không biết yêu, vì nhân sinh quan tình yêu cao, sâu xa, rộng hơn nhân sinh quan cá nhân đã chủ quan trong tính toán ích kỷ để vị kỷ trong lẻ loi. Vì nhân sinh quan tình yêu hay, đẹp, tốt, lành hơn nhân sinh quan cá nhân đã bàng quan trong toan tính vụ lợi để trục lợi trong lẻ bóng. Chính nhân sinh quan tình yêu đã mở cửa cho nhân sinh quan tình thương vào đón nhận các tha nhân không phải là người yêu của mình.

Người đang yêu như người đang xin việc để nhận chỗ của người giữ cổng, giữ cửa, để khi thấy được tình thương ở chân trời là anh mở cổng không gian yêu tức khắc, rồi mở cửa căn nhà yêu ngay tức thì để mời tình thương vào mà giáo dục rồi giáo dưỡng tình yêu. Trong cõi yêu có tình thương người cao, sâu, xa, rộng lại hay, đẹp, tốt, lành, nên khi người yêu phản bội vì tư lợi, phản trắc vì quyền lợi, không gian tình yêu sẽ không ngã, không gục, không quỵ, không chết vì đã có tình thương vừa trợ duyên, vừa trợ lực cho tình yêu.

Thế giới quan tình yêu không phải là thế gian quan đóng cửa để giữ quyền lực để người hiếp người ; không phải là thế gian quan cõi kín để giữ quyền lợi đoạt, chiếm, giành, thâu để hưởng ; mà ngược lại thế gian quan này là đón, tiếp, trao, tặng tình yêu mà hiện thân bằng tình người. Nếu người yêu không nhận vì không biết nhận hay chưa được giáo dục và giáo dưỡng để tiếp nhận bằng nhân cách, đón nhận bằng phẩm cách thì tình yêu vẫn tồn tại ngay trong thế giới của nó. Khi người yêu không thấy được cánh cửa đã mở để vào mà đón yêu, khi người yêu không thấu là mình có nội lực làm nên nội công để đẩy cửa vào cõi yêu để nhận yêu, thì chẳng phải lỗi của ai cả.

Những món quà lòng, những bảo vật yêu khi ta trao tặng cho người yêu, thì bản thân người yêu phải có tri thức của tình yêu làm nên nhận thức của yêu đương mà đón nhận cho đúng lúc, đúng nơi. Những kẻ bén gót tới cõi yêu để cào, nạo, vơ, vét trong vụ lợi để trục lợi ; ích kỷ vì vị kỷ, họ không có chỗ đứng, chỗ ngồi, chỗ nằm trong tình yêu. Vì nếu không biết đón, tiếp, trao, tặng thì ta cứ giữ những món quà lòng, những bảo vật yêu này ngay trong kho báu của cõi yêu, rồi tặng cho một người khác xứng đáng hơn, chỉ vì họ biết đón, tiếp, trao, tặng bằng nhân vị lẫn nhân phẩm kho báu này. Vì câu chuyện của tri thức tình yêu chính là câu chuyện trình độ của mỗi người yêu.

Vũ trụ quan tình yêu không phải chỉ là không gian riêng tư của người yêu mà là vũ trụ quan của anh khi đang yêu, đã yêu, vũ trụ này được tạo ra nhờ tình yêu, khi tình yêu tan nát rồi vì người yêu đã ra đi, nhưng sao vũ trụ tình yêu này vẫn tồn tại. Bất chấp cường độ sự phản bội, bất luận mật độ sự phản trắc, vũ trụ tình yêu còn đó chỉ vì người yêu còn đây, trong lúc yêu ta là tác nhân của hành vi yêu, khi đang yêu ta là tác giả của hành động yêu, thì bây giờ mặc dù tình yêu đã tan tành, ta vẫn là kẻ giữ văn khố và thư viện cho cả kiến thức lẫn tri thức của tình yêu.

Môi sinh luận tình yêu, trong khi yêu, ta tạo một vùng ẩm thực vừa ngon miệng, vừa đẹp mắt cho người yêu, vì ăn ngon và thấy đẹp mà người yêu đã tận hưởng hương vị của vùng ẩm thực mà không hề nhận ra nhân diện của tác giả chuyện ngon miệng đẹp mắt này. Đâu có sao đâu ! Vì ngay lúc đó anh nhìn ra nhân diện của người yêu thật đẹp, nhân dạng của người yêu thật lành khi ăn, vì hơn cả ngon miệng lẫn đẹp mắt chính là sự vui sống của anh đã làm nên cuộc sống vui ngay trong vũ trụ của tình yêu.

Nên môi sinh quan tình yêu có lẽ rộng hơn, sâu hơn chuyện ăn ngon mặc đẹp của người yêu. Môi sinh quan tình yêuchớp bể mưa nguồn trong thử thách của tình yêu, có đầu sóng ngọn gió trong thăng trầm của tình yêu. nó có cả nắng sớm chiều mưa của sự chấp nhận phản bội khi người yêu ra đi. Nó có cả vật đổi sao dời của sự cam nhận phản trắc khi người yêu tìm mọi cớ để buông, mọi cách để bỏ, mọi đường để ta phải rơi. Từ đây thì ta sẽ hiểu ra lẽ biến thiên của tình yêu, ta nên hiểu luôn.

Tại sao anh trân quý đến tôn trọng tri thức tình yêu hơn là kỷ niệm với người yêu, vì tri thức yêu bền, chắc, vững, mạnh hơn kỷ niệm yêu. Tri thức tình yêu bay lướt trên kỷ niệm với người yêu, vì tri thức tình yêu này biết bao dung để giữ cho bằng được kho báu cõi yêu mặc dù không còn người yêu.

Tri thức tình yêu bay bổng trên kỷ niệm với người yêu, vì tri thức tình yêu này biết khoan hồng để biết giữ bảo vật tình yêu mặc dù người yêu đã ra đi từ lâu. Người yêu cứ ra đi vì đây là tự do riêng tư phải được tôn trọng, để ta chấp nhận mọi sự buông bỏ, nhưng kẻ bảo vệ thư viện cùng là kẻ bảo tồn văn khố tình yêu, cứ ngồi đó mà giữ cổng, giữ cửa, giữ cõi yêu cẩn thận trong chu đáo. Mím môi cắn răng, nhưng ta phải viết để kể sự thật về tri thức tình yêu, vì nói gần nói xa không qua nói thật, mặc dù biết là sự thật mất lòng, nhưng sự thật phải là chân lý để nhân lý nhận ra lẽ phải mà chế tác ra nhân phẩm. Nếu ta không giữ được tất cả kỷ niệm với người yêu, vì ta đã chọn trân quý tới nơi tới chốn tri thức của tình yêu.

Lê Hữu Khóa

(04/09/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 1030 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)