Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

15/09/2020

Tạo Luận 7 : Sáng tạo luận

Lê Hữu Khóa

Sáng tạo luận

tao0001

Sáng tạo luận phải đi trọn mọi con đường như các sáng tạo nghệ thuật phải qua, nhưng sáng tạo luận có thượng nguồn mang tính phổ quát của luận, nói có sách mách có chứng, từ dữ kiện tới chúng từ. Sáng tạo luận phải đi xa thêm bước nữa, so ra mới biết ngắn dài từ chứng tích tới chứng nhân, từ minh chứng tới xác chứng. Sáng tạo luận phải đi sâu thêm bước nữa để thể nghiệm rồi chứng nghiệm -hư hay thực- khi sáng tạo luận trực diện với câu hỏi đạo lý : sống lâu mới biết lòng người có nhân ?

tao02

Hiện tượng luận vô gia cư

Là giải luận đôi : điền dã, khảo sát, điều tra, nghiên cứu của khoa học xã hội nhân văn song hành trên cùng một định hướng với hình ảnh ngay trên thực địa, trong đó câu chuyện "mắt thấy của hình ảnh" song đôi với "tai nghe của phỏng vấn", nơi mà dữ kiện và chứng từ của hiện tượng luận trực quan đã hội tụ kết thành hiện tượng học lý trí, nơi mà luận chứng làm nên lý luận, lập luận cho một lý thuyết luận về hiện tượng "không nhà", tức là "không chốn nương thân" của Việt tộc hiện nay [1]. Hiện tượng luận trực quancảm xúc, nơi mà kẻ điều tra thực địa, người nghiên cứu về chủ đề này chính là tác giả của tiểu luận đã bị hoặc được nhận những cảm xúc bao cảnh thương tâm của đồng bào đang chịu cảnh "màn trời chiếu đất", "đầu đường xó chợ".

Giữa các cảm xúc trực tiếp tới tự trực quan, tác giả còn có một cảm xúc ngầm, có thế gọi là cảm xúc kín, đó là những hành động thiện nguyện của các hội đoàn nhân đạo, các cá nhân tự tâm, nơi mà hành tác "thương người như thể thương thân" là chuyện có thật trong nhân thế hằng ngày, trong nhân gian hằng đêm, tới tận nơi các đồng bào vô gia cư trao từng phần cơm, miếng bánh. Hiện tượng học lý trí có cảm động, được xây dựng từ hiện tượng luận cảm xúc, không có cảm xúc thì không phân tích sâu, không giải thích cao, không nhận định xa, không diễn luận rộng được. Cụ thể là không bị cảm xúc ngay trên thượng nguồn của thực địa trong điền dã và điều tra thì không sao có được phân tích và giải thích sâu, cao, xa, rộng trong hạ nguồn của khảo sát và nghiên cứu, như lời dặn của Nguyễn Du : Phải lần cho tới tận nguồn, lạch sông.

Sự liên đới giữa hiện tượng luận cảm xúc-hiện tượng học cảm động có gốc, rễ, cội, nguồn từ sự liên đới giữa hiện tượng luận trực quan-hiện tượng học lý trí, tại đây chính trực quan tác động vào lý trí, để cảm xúc làm nên cảm động. Đây là những chặn đường mà hiện tượng học đã đóng góp cho triết học, sau đó lây lan rồi trùm phủ ảnh hưởng của nó lên các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn khác. Chặn đường mà tiểu luận này chọn lựa là : thực cảnh dẫn trực quan ; thực trạng dắt khảo sát ; thực tế tạo tri thức, chính ba thực (thực cảnh, thực trạng, thực tế) này là nền, móng, trụ, cột để xây dựng hệ thức, nơi mà kiến thức về xã hội sẽ làm thay đổi xã hội đó theo hướng tích cực. Nơi mà tri thức về đời sống xã hội sẽ cấu trúc trí thức của công dân đang sống trong xã hội đó ; chưa hết : chính liên minh giữa kiến thức-tri thức-trí thức sẽ chế tác ra ý thức, rồi tạo ra nhận thức về quan hệ xã hội đang vô cùng xấu trong tổ chức xã hội Việt hiện nay, tất cả sẽ làm nên tỉnh thức trong sinh hoạt xã hội của công dân còn có nhân tính trong một dân tộc biết giữ nhân phẩm.

Trong các xã hội tiên tiến nhất, có dân chủ lẫn nhân quyền, vì có kinh tế và định chế để bảo quản an sinh xã hội, chúng ta vẫn thấy hiện tượng "vô gia cư", vẫn có thực tế những người phải sống ngoài đường, không mái ấm che thân. Nhưng xã hội học có thể phân tích rõ về thực trạng này, tới từ những biến động trong đời sống cá nhân sau khi bị thất nghiệp, bị ly hôn mà không còn được phép tiếp tục cư ngụ nơi mình đã sống… Cũng có các nguyên nhân khác là chọn lựa chính của cá nhân đó để bảo vệ cá nhân của mình trước sự hà khắc của gia đình, của thân tộc, của hàng xóm, trong đó thanh thiếu niên cũng một sớm một chiều trở thành : SDF (sans domicile fixe) : kẻ không có chỗ cư trú nhất định. Xã hội học cùng nhân khẩu học cũng không quên các thành phần ngoại quốc di dân rồi nhập cư vào các xã hội phương Tây, Tây Âu, Bắc Mỹ, Úc châu, trong những làn sóng ào ạo và chính phủ các quốc gia sở tại không lo kịp, không lo đủ nơi ăn chốn ở cho các các đợt sóng người này. Trong các quốc gia dân chủ khi vấn đề nơi ăn chốn ở trở thành vấn đề xã hội, thì chính các công dân sẽ vận dụng công bằng qua công lý để tận dụng nhân quyền mà đấu tranh với chính quyền.

Đưa vào giải luận của điền dã, khảo sát, điều tra, nghiên cứu của khoa học xã hội nhân văn về hiện tượng vô gia cư không phải của một cá nhân với các lý do riêng rẽ, mà của một tầng lớp mới, đông đảo trong các thành phố, đô thị của của cả nước Việt Nam hiện nay [2]. Về mặt lịch sử, họ có mặt từ những năm sau 1975, sau ngày thống nhất đất nước, họ là những nạn nhân bị xua đi kinh tế mới các vùng hẻo lánh và nguy hiểm. Họ đã không sống được và đã trở lại thành phố, mất nhà, không nơi ăn chốn ở, nên họ là nhiều nghìn người sống lang thang ban ngày trên đường phố, tối đến ngủ bờ, ngủ bụi, đây đã là một hiện tượng xã hội với một tập thể nạn nhân của bạo quyền đảng trị, họ không phải là những cá nhân đơn lẻ. Về mặt chế độ, hiện nay nhiều nghìn người trong mỗi thành phố phải "ăn bờ, ngủ bụi" trong cảnh "đầu đường xó chợ" vì họ là thành phần cột trụ làm nên một thành phần mới của xã hội Việt Nam ngày nay : dân oan !

Nạn nhân bị phá-nhà-để-cướp-đất của bạo quyền lãnh đạo, của tà quan tham ô, của ma quyền tham đất… tất cả bọn âm binh này đều vì : tham tiền ! Đây không phải là chuyện của cá nhân mà là chuyện gây ra bởi độc tài của độc đảng, càng không phải là chuyện tự do chọn lựa của cá nhân mà là chuyện của những nạn nhân đã bị cướp trắng và bị đánh văng ra khỏi nơi ăn chốn ở của họ. Lại càng không phải chuyện tạm thời, chốc lát mà là hằng số của một chế độ sống nhờ, sống bám, sống dựa hệ tham (tham quyền, tham quan, tham ô, tham nhũng, tham tiền…). Cụ thể là Việt Nam hiện nay đã được các hội đoàn từ thiện, các chuyên gia quốc tế và các cơ chế chung quanh Liên Hiệp Quốc đặt tên là : cường quốc về dân oan, cường quốc về bụi đời, cường quốc về vô gia cư… cường quốc về nhân sinh màn trời chiếu đất !

Hiện tượng luận vô gia cư chọn những nền, móng, cột, trụ của phương pháp luận sau đây : Phương pháp điền dã từ nơi thấp nhất của đời sống xã hội, nơi mà các đồng bào Việt này nơi mà ngày thì đầu đường xó chợ, đêm thì màn trời chiếu đất. Phương pháp điều tra từ nơi tồi nhất của sinh hoạt xã hội, nơi mà các đồng bào Việt này sinh hoạt trong tầng thấp của tứ cố vô thân, với cơm thừa canh cặn. Phương pháp khảo sát từ nơi mạt nhất của quan hệ xã hội, nơi mà các đồng bào Việt này nơi mà sống như bụi đời, dở chết dở sống ngay trong cõi người, như oan hồn. Phương pháp nghiên cứu từ nơi nhục nhất của tổ chức xã hội, nơi mà các đồng bào Việt này, bị nghi oan là "bất tài vô tướng", "ăn nhờ ở đậu", dễ dàng bị sỉ nhục một cách bất công nhất.

Khốn cùng sinh khổ nhục ! Khổ nhục tạo thấp hèn ! Mà không được từ chính quyền tới chính phủ nào ngó ngàng tới, thấp thỏm với bạo quyền lãnh đạo của một chế độ công an trị, với công an đánh đập họ một cách rất vô cớ, vì quen thói giết người không gớm tay của chúng. Nạn nhân của tà quyền tham quan, dùng tham ô để tham nhũng, phá nhà để cướp đất họ, đánh bật họ ra khỏi đất đai của họ ở nông thôn, giờ họ phải chịu cảnh đầu đường xó chợ trong các đô thị. Nạn nhân của ma quyền tham đất vì tham tiền, được "chống lưng" bởi bạo quyền lãnh đạo, bởi tà quyền tham quan, đã được nuôi bằng "thâm tham" (lòng tham không đáy) của bọn ma quyền "sân sau" này [3]. Liên minh giữa bạo quyền lãnh đạo-tà quyền tham quan-ma quyền tham đất làm nên các nạn nhân này trong nỗi khổ sinh ra nỗi nhục, mang theo nỗi oan trong khốn cùng của những đồng bào không mái ấm che thân đã dẫn, dắt, đưa, nhập phương pháp luận mang tên : nơi thấp nhất-nơi tồi nhất-nơi mạt nhất-nơi nhục nhất.

Trên dặm đường điền dã, khảo sát, điều tra, nghiên cứu về chủ đề Khổ Luận, phải bảo đảm khoa học tính của nó với ba phạm trù : nội lực của sự thật qua chứng từ khổ nạn của đầu đường xó chợ, sung lực của chân lý, qua chứng tích khốn cùng của màn trời chiếu đất, hùng lực của lẽ phải bằng phương trình tự do-công bằng-bác ái. Liên minh giữa sự thật-chân lý-lẽ phải là thượng nguồn của mọi phương trình tự do-công bằng-bác ái, mà cũng là hạ nguồn quyết định mọi đòi hỏi, mọi đấu tranh để dẹp, xóa, khử, hủy Liên minh giữa bạo quyền lãnh đạo-tà quyền tham quan-ma quyền tham đất !

Khi hành tác chính trị biết đặt công bằng trên tự do, thì ý thức của công bằng đã chế tác ra nhận thức là nếu chúng ta để tự do cá nhân vào trung tâm của xã hội, vào lõi của cộng đồng, thì chính tự do cá nhân sẽ tạo ra tự do cạnh tranh, mà kết quả là có kẻ thắng người bại, làm nên hệ lụy của của bất công là kẻ thắng đi trên lưng, trên vai, trên đầu người bại, từ đây sẽ sinh ra hằng số của bất bình đẳng !

Vì thế, chúng ta phải đẩy lý luận của chúng ta đi xa hơn nữa để cẩn trọng hơn khi chúng ta "đánh đồng một khối" theo kiểu "cá mè một lứa"tự do-công bằng-bác ái là những thể loại ngang hàng nhau, vì trong thực tế thì ba hệ luận này có thể kình chống nhau, đối chọi nhau, xung đột nhau để bất bình đẳng làm tăng thêm sự màu mỡ cho mảnh đất của bất công. Tự do của một cá nhân không phải là tự do của một xã hội. Nhất là trong xã hội Việt Nam hiện nay, ta thấy có những cá nhân đã thành công trong nghề nghiệp, thành đạt trong kinh tế, thành tựu trong xã hội bằng con đường tự do kinh doanh của họ. Nếu một thiểu số quá ít thành công nhờ tự do hành nghề của mình trong một xã hội công an trị, cùng nơi với nạn nhân của bất công là hàng triệu triệu dân đen, dân oan, dân lành sống trong khốn cùng cơ cực thì xã hội đó không có tự do.

Đạo lý (hay, đẹp, tốt, lành) xác nhận luân lý (trách nhiệm với đồng bào, bổn phận với đất nước) xác chứng đạo đức của tổ tiên của Việt tộc là : thương người như thể thương thân, bầu ơi thương lấy bí cùng, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ… Nên giữa tự do của một thiểu số quá nhỏ lấn lướt để lấn át tự do của toàn xã hội, thì tôi xin đứng về phía tự do của toàn xã hội. Cụ thể là tôi xin phạm trù hóa nó bằng hiện tượng học lý trí là : Tôi xin đứng về phía nước mắt ! Nước mắt của các nạn nhân đang vô cùng đa số, so với một thiểu số quá nhỏ, quá ít đang lặng lẽ để làm thinh trước các bất công của bao đồng bào đang vô gia cư. Tôi càng không đứng cùng, đứng chung với những kẻ đã than trách rồi miệt thị, đã chê bai rồi khinh bỉ, đã hà khắc rồi loại bỏ.

Các đồng bào hiện nay vô gia cư ngày càng nhiều, ngày càng đông trên khắp các nẻo đường đất nước Việt. Họ có kiểu nói của những kẻ không có nhân tâm, vì công tâm vắng biệt trong tư duy họ : vô gia cư vì không "chịu khó làm ăn" ; không nhà, không cửa vì "lười biếng không chịu lao động"… Những kẻ vô tâm vì công tâm biệt tăm, nhân tâm biệt tích đừng quên là cuộc đời này có thực cảnh là nắng sớm mưa chiều, trong hoạt cảnh vật đổi sao dời, mang tới bao thảm cảnh lên voi xuống chó… Vì bất cứ ai sống trong xã hội công an trị hiện nay, đều có thể một sớm một chiều trở thành những người vô gia cư, cụ thể là nạn nhân của bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền chỉ biết luật rừng của bản năng trộm, cắp, cướp, giật để sinh nhai, rồi sinh tồn bằng "sinh sự" !

tao03

Nhận thức luận chống bất công

Khi nghiên cứu và khảo sát về hiện tượng trẻ bụi đời (bụi giữa đời, bụi trong đời, bụi ngoài đời…) chỉ những ai vô gia đình, không nhà, không nơi sống cố định, không nơi ở yên ổn, sống như bụi trôi dạt, lất phất giữa đời. Sống trên đường phố, đi lại qua các phố phường, rồi bị xếp loại một cách vô phúc nhất bởi những kẻ có gia đình, có nhà, có nơi nương tựa là loại đầu đường xó chợ ; đây là loại bất công mà khoa học xã hội và nhân văn chưa đặt tên. Luận về hiện tượng xã hội bụi đời này, thì tên gọi rất khác nhau, qua từng quốc gia, qua từng xã hội ; nên có những quốc gia văn minh, có những xã hội có nhân văn, tên gọi những ai tứ cố vô thân một cách êm đềm hơn. Thí dụ như người Pháp gọi họ lả : kẻ không nơi cư trú cố định (sans domicile fixe). Êm tên để nhẹ kiếp ! Vì họ còn là người, họ chỉ không có nhà để ở, không còn gia đình để nương, họ không hề là : bụi ! Ngữ pháp bụi luận làm tựa cho tiểu luận này, đi từng giai đoạn, từ điều tra qua điền dã, từ nghiên cứu qua khảo sát, từ phân tích qua giải thích, để xây dựng nên một quy trình cho luận về hiện trạng đau thương này của Việt tộc.

Trong đó, lý luận về một cá nhân bụi đời, không nên quy chụp vào số phận hay phần kiếp của cá nhân đó ; mà đây là một hiện trạng xã hội, nơi mà nhân học nhận thức phải song hành cùng xã hội học giáo dục để nhận diện được trách nhiệm của toàn bộ xã hội đối với với tất cả cá nhân này, nhất là chính quyền quản lý xã hội đó phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về bi nạn bụi đời. Tại đây, lập luận về thực thể bụi đời, không những nói lên hậu quả gia đình tạo ra hậu nạn xã hội bui đời, mà nhân học nhận thức phải song hành cùng xã hội học tri thức để nhận ra những bất bình đẳng luôn song đôi với bất công trong một xã hội, từ đó cướp đi tất cả điều kiện sống bình thường cùng cơ may được sống yên, được sống lành trong một mái ấm. Vì có mái ấm thì sẽ không có bụi đời !

Từ đây, giải luận về bi nạn bụi đời, phải tìm từ gốc tới ngọn, tại sao là dân chúngmột sớm một chiều lại trở thành dân oan, từ những người có mái ấm dung thân, giờ lại lâm vào cảnh tứ cố vô thân, rồi màn trời chiếu đất, rồi đầu đường xó chợ. Vậy nên nhân học nhận thức phải sẽ chung đôi cùng xã hội học chính trị để nhận ra đường đi nước bước của bạo quyền lãnh đạo độc tài, có chung chia với tà quyền tham quan sống nhờ tham nhũng từ trung ương tới địa phương, rồi chia chác với đám ma quyền tham tiền qua buôn đất, không những biến dân chúng thành dân oan, mà còn biến họ thành tro bụi ngay trong cuộc sống, xô đẩy họ vào kiếp bụi đời ! Sau đó, diễn luận từ lỗi cơ chế tới tội lãnh đạo nơi mà những kẻ bụi đời không còn là những cá nhân riêng rẽ, mà là một thành phần xã hội ngày càng đông, sống trong nheo nhóc của cùng cực đói nghèo, mất trắng an sinh xã hội, mất trọn nhân quyền, quyền dược sống bình thường của những công dân trong một xã hội pháp quyền.

Kết cục là đẩy ra, vất ra, quăng ra đường phố, chợ búa, những đứa trẻ không nhà, những thiếu nhi mất nhà, xa cha mẹ, nên nhân học nhận thức phải sánh đôi cùng tội phạm học phân tích để kết luận trong tỉnh táo và sáng suốt là biến trẻ thơ, biến thiếu nhi thành bụi đời là một tội ác ! Thân phận không phải là số phận, thân phận mang không gian của hiện tại, số phận phải đèo số kiếp dài theo thời gian ; nhưng thân phận hiện tại nói lên số phận tương lai ; vì thân phận là chỉ báo (vì là điềm báo) cho số phận, vì cả hai vừa là nhân và vừa là quả, gắn liền với nhau trong nhân kiếp.

Thân phận bụi đời không nhất thiết là thân phận mồ côi, vì có kẻ có cha mẹ có nhà nhưng thành bụi đời, có người mồ côi nhưng suốt kiếp không thành bụi đời ; nhưng mồ côi cha lẫn mẹ, rồi không người bao bọc, chở che, và hoàn cảnh mồ côi không nơi nương tựa rất dễ rơi vào bi nạn bụi đời. Thân phận bụi đời bụi đời làm nên số phận bụi đời, không phải là một đường thẳng từ đầu tới cuối kiếp người, mà thân phận bụi đời là những đoạn đường rất khác nhau, tùy cá nhân, tùy hoàn cảnh, nhất là tùy thuộc vào các chính sách an sinh xã hội, trong đó chính quyền phải chịu trách nhiệm, chính phủ phải nhận trọng trách trước thực trạng xã hội này. Thân phận bụi đời có thể bắt đầu rất sớm từ lúc còn là thiếu nhi, đây là trung tâm nghiên cứu và ngã tư khảo sát của tiểu luận này, có khi kéo dài cả đời, rồi để lại rơi vào chuyện tái sản suất hiện trạng thân bụi, mà xã hội học gia đình và giáo dục gọi tên là : tái sản suất xuyên thế hệ.

Thân phận bụi đời cũng có thể là những đoạn đường của một cá nhân, một gia đình, phải chịu nhiều lần thảm cảnh thân bụi ; đã thoát ra được hoạ cảnh bụi đời, nhưng họ luôn là con mồi trước mọi áp bức, bất công, bạo lực… đẩy đưa họ lại con đường cũ : bụi đời. Đây là hệ lụy của các nạn nhân ngắn cổ bé họng, trong một hệ thống hàng dọc của bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham quan, ma quyền tham đất vì tham tiền, biến dân lành thành dân oan, rồi thành dân bụi, mà không có một cơ chế công lý nào bảo vệ các nạn nhận này. Thân phận bụi đời nói lên thảm kịch của bất công trong xã hội, tại đây các nạn nhân bụi đời bị xem như sống ngoài lề của đời sống xã hội hiện tại, bị loại ra khỏi trong sinh hoạt xã hội hằng ngày, bị bứng gốc khỏi quan hệ xã hội bình thường. Họ vô hình trong cách tính của chính quyền, họ vô dạng trong thống kê của chính phủ. Nhưng họ là kết quả tất yếu làm ra hậu quả tức thời tới từ bạo quyền lãnh đạo vô luân, tà quyền tham quan vô cảm, ma quyền tham tiền vô giác. Chính ba cấu trúc : đời sống xã hội, sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội là nội công của xã hội học nạn nhân hóa, làm nên nội lực cho nhân học nhận thức về các nạn nhân trong một xã hội, trong một dân tộc, trong một đất nước.

Họa nghiệp bụi đời có thể chỉ là một thời gian ngắn, có khi lại là cả kiếp người, nơi mà xã hội học góc độ (sociologie des trajectoires) đề nghị xét nghiệm một đời người như một hành khách đi những chặng đường của cuộc sống, qua hình tượng của phương tiện lưu thông công cộng : có trạm, có đi, có ngừng, có đổi, có tới... Trong đó có đoạn đường (trajet), nhiều người lên cùng một chuyến xe cùng khởi hành một trạm xe, nhưng họ xuống các trạm khác nhau, và có khi tới trạm cuối thì không còn ai. Một ngày kia, xã hội Việt không còn trẻ em Việt bụi đời, ngày ấy là ngày xã hội Việt thật sự bước vào đoạn đường văn minh. Trong đó có những đoạn đường di chuyển chấp nối (correspondance) nhau, qua các thời điểm khác nhau, qua các không gian không giống nhau. Khi còn là thiếu nhi thì đã là bụi đời tại Hà Nội, miền Bắc ; khi thiếu niên thì cũng là bụi đời nhưng tại Huế, miền Trung ; khi thanh niên thì vẫn là bụi đời nhưng sinh tồn tại Thành Hồ, miền Nam.

Tổng thể của mọi sự chấp nối là hình ảnh trung thực của hoạn trạng bụi đời. Trong đó có dừng chân (pause), giữa những đoạn đường khác nơi, khác vùng, và một cá nhân có thể sống liên tục kiếp bụi đời (ngựa quen đường cũ) ; mà cũng có các cá nhân khác tạm thời tìm ra việc làm, có thể nhất thời có hội ngộ với một quý nhân, có hạnh ngộ với một ân nhân, và được chăm sóc được sống vài tháng, vài năm… có nơi nương thân ổn định, với một gia đình trong một mái ấm, dù là tạm bợ (nhờ duyên ta biết quê người nơi đây). Và có trạm cuối (terminus) của một cá nhân, một gia đình, sống mà không có lối ra về kinh tế, không có lối thoát về nghề nghiệp, không còn con đường sống bình yên trong một cuộc sống bình thường, vì bị mất tất cả vốn xã hội. Mà xã hội học về vốn xã hội (sociologie des capitaux) khi phối hợp với nhân học chính trị (anthropologie politique) đề nghị nghiên cứu các nạn nhân bụi đời bị lâm vào môi trường nghiện ngập và tội phạm, vì cuộc sống hàng ngày đã đưa đẩy họ vào đường cùng, mà chính họ cũng là các con mồi, là các nạn nhân bị giật dây vào các hành động phạm pháp. Có khi là trạm thoát, nơi đây là trạm đến (arrrivée) mang nhân tố tích cực, khi một cá nhận bụi đời, hoặc một tập thể bụi đời được hỗ trợ từ học hành tới huấn nghiệp, từ kinh tế tới xã hội, từ giáo dục tới văn hóa… để thoát kiếp bụi đời. Tại đây, khoa học giáo dụcxã hội học chính trị lập được một liên minh trong phân tích để nhận ra các thành công của các chương trình cứu trẻ bụi đời ; trong đó có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa chính quyền và các hội đoàn từ thiện, giữa chính phủ và các chủ thể thiện nguyện ; nơi mà ý nguyện của hội lành, người tốt, cùng đồng tâm, đồng cảm, đồng giao với ý lực của chính quyền, chính phủ, tất cả cùng nhau tâm nguyện phải cứu cho bằng được các trẻ bụi đời !

Lọan kiếp là không có được nghĩ ngơi trong bình thường của trong ấm ngoài êm, trong thực cảnh không nơi nương náu. Nhưng nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã… về trẻ mồ côi của Việt Nam có không gian đặc thù của nó, có thời gian đặc biệt của nó, có thời điểm mang đặc tính của nó. Nó không giống như tác phẩm văn chương hiện thực Những kẻ khốn cùng (Les Misérables) của V.Hugo, thực trạng của các trẻ bụi đời Việt hiện nay mang cường độ và mức độ bạo động tới từ bạo quyền của một chế dộ công an trị. Bạo lực lãnh đạo sinh ra bạo động trong một xã hội Việt đã mất phương hướng về giáo dục và đạo đức, với một chính quyền độc đảng chọn độc tài nhưng bất tài trong quản lý, chọn độc trị nhưng lại không biết quản trị, chọn độc tôn nhưng không tôn vinh được một đạo lý nào cho dân tộc, một luân lý nào cho đồng bào.

Lọan kiếp là không có mái ấm gia đình, mất đi mọi quy luật từ cha mẹ sinh thành tới tổ ấm có gia phong, trong đời sống bình thường có gia giáo : con cái ở đâu, ông bà ở đó. Tại Âu châu, có sắc dân Tzigan (Gitan), là cộng đồng du mục nới mà tập thể chọn : ăn xin, ăn mày… để sinh nhai hằng ngày, để sinh sống hằng năm, trong một thời gian dài qua nhiều thế hệ, nhưng họ không tự nhận là bụi đời. Hiện trạng trẻ bụi đời tại Việt Nam có dây mơ rễ má của một đất nước bị loạn tâm bởi chiến tranh trong thế kỷ qua, bị loạn thần qua nghèo đói, lại vô phúc song hành cùng bạo quyền lãnh đạo, tà quyền tham nhũng, ma quyền tham tiền, với túi tham không đáy, tạo ra vô cảm "ai chết mặc ai", làm ra vô nhân "bây chết mặc bây".

Loạn kiếp có ngay trong văn hóa thân tộc, nơi mà thống tộc trong quy luật "cùng máu mũ", khinh kẻ ngoại nhà, ngoại họ : "người dưng nước lã", rồi đặt tên ác để vinh danh bạo quy luật khép kín này : khác máu tanh lòng. Chính vòng kín này đã loại đi các cơ may, các cơ duyên để kẻ lạ được chấp nhận vào nhà, vào xóm, vào làng… Tại Việt Nam, hiện nay có các nhà, các xóm, có khi có cả làng chọn : ăn xin, ăn mày… như một nghề, dính tới một nghiệp, đã có từ bao đời. Nhưng chính các kẻ cùng nhà, cùng xóm, cùng làng này làm nghề này, họ không hề tự xem họ là : bụi đời ; vì họ có nhà, có họ, có thân tộc… và họ vẫn hãnh diện về họ hàng của họ : chim có tổ, người có tông, nhưng họ không hề có tình tương trợ, cụ thể là nơi nương tựa của những nạn nhân bụi đời mà không có quan hệ thân tộc với họ.

Văn hóa của cộng đồng song hành cùng giáo dục của gia phong, Việt tộc vinh danh lòng đoàn kết, thăng hoa tình tương trợ : máu chảy ruột mềm, lại cùng lúc siết kín lối vào cửa ra của các cá nhân cùng thân tộc : trâu đồng nào ăn cỏ đồng nấy. Đây là thực tế của văn hóa, nó như con dao hai lưỡi, nó biết củng cố quan hệ gia đình họ hàng, nhưng lại đóng cửa với : người dưng nước lã ; rất tương trợ trong thân quyến, nhưng hững hờ, lạnh nhạt với đồng loại. Thậm chí họ lại dễ dàng dùng luân lý gia tộc để buộc tội tha nhân trong hoạn nạn : đem con bỏ chợ. Tiểu luận này đề nghị xem lại để xét lại văn hóa cộng đồng, giáo dục gia tộc, trên các chỉ báo của khoa học xã hội và nhân văn, trong đó nhân học đóng vai trò chủ đạo để lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận về thực trạng bụi đời Việt.

Có thực mới vực được đạo, tại đây phương pháp luận thực nghiệm nhận diện ngữ văn : thực, phải làm nên hai ngữ pháp : thực (phẩm)(sự) thực, dùng điền dã, điều tra, khảo sát, nghiên cứu hiện tượng bụi đời với thượng nguồn là hệ : thực (phẩm), tại đây trẻ bụi đời thiếu ăn, thiếu uống, tức là thiếu thực (phẩm), không có cơm ăn, áo mặc tức là không có các điều kiện vật chất bình thường. Nhưng từ phân tích tới giải thích, chủ đề bụi luận đi xa và đào sâu để hiểu hệ : (sự) thực qua các chặng đường của các nạn nhân bụi đời trước bạo quyền tham nhũng, trước tà quyền tham quan, trước ma quyền tham tiền, nguồn gốc của bất bình đẳng, có cha sinh mẹ đẻ là bất công. Từ đây, hai hệ : thực (phẩm)(sự) thực, đã nhập một để giải luận rõ là bất công luôn trá hình dưới ngữ thuật : bất hạnh để chỉ kẻ bụi đời, một kẻ đã mất tất cả. Mất gia đình lẫn họ hàng, vì đã mất trọn (chú như cha, dì như mẹ). Mất thân quyến lẫn thân tộc, vì đã mất trắng (sẩy cha còn chú, sẩy mẹ ấp vú dì). Mất đạo lý lẫn luân lý lẫn thân tộc, vì đã mất luôn gia giáo (Thà đui mà giữ đạo nhà. Còn hơn có mẹ có cha không thờ).

Nhất con nhì cháu, thứ sáu người dưng đẩy xuống hạng thấp nhất người dưng, rồi đạp xuống tận cùng kẻ mồ côi cha lẫn mẹ, đã rơi vào họa bụi đời : sống bờ chết bụi, với cách xếp hạng để xếp loại : cháu mười đời hơn còn hơn người dưng ; không cho kẻ gặp nạn mồ côi cớ cơ may : ngẩng cổ ngóc đầu. Khoa học luận phản chứng dùng phản biện để lập ra phản diện, bằng xác chứng là : ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn chỉ dùng những ai có cha mẹ, gia đình, mái ấm có đủ tâm lực, trí lực, lý lực để thực thi được đạo đức : một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, trong khung khép kín giữa với ông bà, cha mẹ, anh em, con cháu trong cùng gia đình ; kiểu tứ đại đồng đường ; hay có thể dùng rộng hơn vì có đủ ý nguyện, ý chí, ý lực phá vỡ khung khép kín của gia tộc, để thực hiện trí khoan dung, tâm dung thứ, lòng vị tha với đồng bào, đồng loại hay không ?

tao04

Triết luận giáo dục

Tiểu luận này đề nghị nghiên cứu giáo dục học qua trường hợp của Việt Nam, với hậu quả phá sản hoàn toàn của ngành giáo dục hiện nay, qua kinh nghiệm quản lý giáo dục (nhưng phản giáo dục) của Đảng cộng sản Việt Nam, độc đảng trong độc tài nhưng bất tài về tổ chức giáo dục. Giáo dục học giao luận, tức là trao luận qua lý luận, lập luận, giải luận và diễn luận, nơi mà giáo luận có sức thuyết phục phải hợp lý trong hệ thống giáo dục, phải chỉnh lý trong tổ chức giáo dục, từ giáo khoa tới giáo trình, giáo án. Tôi đề nghị chọn ba chuyên ngành vừa có các đóng góp tích cực trong nhiều năm qua tại các quốc gia văn minh đã thành công về giáo dục, mà cũng vì ba chuyên ngành này đã rất sắc nhọn trong lý luận giáo dục. Vì không có giáo luận thì sẽ không có nền tảng cho giáo dục, không có phương pháp cho giáo khoa, không có định hướng cho giáo trình, không có mô thức cho giáo án. Nên, giáo chọn luận vì biết "chọn mặt gởi vàng" :

Khoa học giáo dục, khách quan hóa các kinh nghiệm của giáo dục để chế tác ra một hệ thống giáo dục hợp lý với hiệu quả cao từ đó quản lý quá trình trao truyền kiến thức, tri thức, trí thức… Tại đây chỗ đứng của đạo lý, đạo đức, luân lý cũng được truyền đạt như một quá trình của tri thức nơi mà chân, thiện, mỹ, được trao nhận song đôi với các kiến thức khoa học. Từ đó, cả hai song hành với nhau, không những để đào tạo chuyên môn, mà để hình thành vai trò của công dân trong một xã hội, có giáo dục sáng suốt cùng khoa học, được giáo dưỡng tỉnh táo cùng đạo lý.

Triết chính trị giáo dục, mang nội lực tổng kết của triết học vì có khả năng lý luận và lập luận trước các vấn đề cốt lõi của nhân sinh, biết sánh đôi cùng chính trị học để hiểu giáo dục phải có hệ thống hoàn chỉnh qua chính sách của chính phủ dưới vai trò chủ đạo của chính quyền. Và giáo dục học là kết quả hạ nguồn được định hướng bởi thượng nguồn của lý luận chính trị : Dân tộc muốn đào tạo đạo đức gì cho các thế hệ tương lai ? Quốc gia muốn công dân có vai trò gì trong việc bảo vệ và phát triển đất nước ? Nếu không rõ ràng về lý luận, không mạch lạc về lập luận trong chính trị giáo dục thì sẽ thất bại thảm hại trong giáo dục như Việt Nam hiện nay. Biến hệ thống giáo dục là nơi mà bọn đầu nậu giáo dục đột nhập vào các tổ chức giáo dục để mua bằng bán cấp, để chúng lũng đoạn bằng tà quyền của mua chức bán quyền, và khi bọn đầu nậu đã thành bọn đầu cơ trong giáo dục thì chúng sẽ buôn dân, bán nước như trò đùa của chúng !

Xã hội học giáo dục, nghiên cứu tác động của giáo dục vào đời sống xã hội, khảo sát các kết quả của giáo dục vào sinh hoạt xã hội, điều tra về các hậu quả của giáo dục qua các quan hệ xã hội. Nơi đây, giáo dục không những đào tạo ra các công dân có bổn phận với dân tộc, có trách nhiệm với đất nước, từ đấy công dân này không còn là một cá thể riêng biệt, mà đã trở thành chủ thể biết sống chung với cộng đồng qua hợp tác ; biết lao động chung với tập thể qua các phương án xã hội, nhất là chủ thể này có sáng kiến để có sáng tạo ra các đề nghị, các quyết định, các hành động… trợ lực cho xã hội được thăng hoa.

Quá trình giáo dục chính là quy trình sư phạm của học-biết-trao-truyền ; trong đó học để biết, biết là sự hiểu của trí năng, biết xếp đặt kiến thức theo quy mô chỉnh lý của tri thức, và tri thức này được trao từ người giảng tới kẻ học, rồi được truyền theo cấu trúc giáo khoa, theo định hướng giáo trình, theo tổ chức giáo án. Không gian giáo dục có quy định của nó, môi trường học đường được có quy luật của nó, trong đó học-biết-trao-truyền được định vị theo hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức). Khoa học giáo dục hiện đại đã đi xa, đi rất xa qua các nghiên cứu, điều tra, khảo sát để phân tích và giải thích : quy định của không gian giáo dục, quy luật của môi trường học đường có những đặc tính, đặc thù, đặc điểm riêng của nó :

Không gian giáo dục là không gian xã hội với các thành phần xã hội, tại đây các thành phần xã hội này có cùng một điểm hội tụ : dụng đạo lý (chân, thiện, mỹ) để dựng ý thức về luân lý (bổn phận và trách nhiệm) cho công dân.Môi trường học đường là môi trường xã hội với các thành phần xã hội, tại đây các thành phần xã hội này có cùng một chân trời : dụng kiến thức để dựng tri thức. Mê tín và dị đoan của cuồng giáo, cực đoan và quá khích của ý thức hệ độc tôn không đường đi nẻo về trong môi trường này. Sự liên minh giữa sự hội tụ dụng đạo lý (chân, thiện, mỹ) để dựng ý thức về luân lý (bổn phận và trách nhiệm) của công dân, và chân trời dụng kiến thức để dựng tri thức làm nên : một không gian sáng, một môi trường sạch. Tại đây, mọi thành phần xã hội được làm thành viên của không gian sáng này, mọi thành viên khi được vào, được học tập trong môi trường sạch này, biết tôn vinh cái sáng của tri thức, biết vinh danh cái sạch của đạo lý.

Xã hội học giáo dục khi phân tích về nhận thức : tôn vinh cái sáng của tri thức, và vinh danh cái sạch của đạo lý, luôn tìm cách đi sâu thêm để phân tích không gian giáo dục và môi trường học đường. Xã hội học đường là xã hội hiện đại nhất, tại đây các khám phá khoa học, các khai phá kiến thức, các phương pháp khai trí mới nhất được giảng-dạy-tiếp-nhận sớm hơn sinh hoạt xã hội bên ngoài, nhanh hơn quan hệ xã hội bên ngoài. Xã hội học đường là xã hội khách quan nhất, tại đây tin tức phải được chiêm nghiệm như dữ kiện, để tìm ra chứng từ, mà mọi chứng từ đều phải được chứng minh qua thí nghiệm hoặc thể nghiệm để được phân tích khách quan, được giải thích khoa học, nơi đây mê tín không có chỗ đứng, nơi đây cuồng ý thức hệ không có ghế ngồi. Xã hội học đường là xã hội chỉnh lý nhất, tại đây lý luận phải sát lý, lập luận phải toàn lý, giải luận phải minh lý, nơi đây tin đồn không kiểm chứng được, định kiến không minh chứng được đều không có chỗ nương thân, nếu không có phương pháp giải lý khách quan minh bạch.

Triết học chính trị giáo dục khi nghiên cứu về các chính sách giáo dục, thì sử dụng cấu trúc luận để đưa vào giáo khoa, khi sử dụng tri thức luận để đưa vào cho giáo trình, khi sử dụng chức năng luận để đưa vào giáo án [4], thì nhận định không gian giáo dục trước hết là không gian của nhân tính, nó thẳng tay loại bỏ thú tính có trong bản năng đói ăn khát uống đưa tới ăn tươi nuốt sống dẫn tới ăn giựt uống trộm. Trong không gian này, từ học sinh tới sinh viên biết trên kính dưới nhường, biết bầu ơi thương lấy bí cùng, biết một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.

Không gian giáo dục trước hết là không gian của tri thức, nó xếp đặt chỉnh lý kiến thức để tạo ra cấu trúc hợp lý cho tri thức, xa hơn nữa nó nhận diện một cách toàn lý về thứ tự của các kiến thức, và dùng giáo khoa qua thời gian để đào tạo, để huấn nghiệp, để gầy dựng sự trưởng thành của tri thức, luôn song hành với sự trưởng thành của một công dân có trách nhiệm với dân tộc, có bổn phận với đất nước. Không gian giáo dục trước hết là không gian của phương pháp, nó dạy cách học, nó hướng dẫn cách biết, nó định hướng cách trao, nó quy định cách truyền, tất cả quy trình học-biết-trao-truyền toàn lý qua phương pháp : biết được thì hiểu được, qua phương pháp luận hiểu được thì giải thích được, mà giải thích được thì xem như đã hiểu rồi. Chính phương pháp cho phép sự qua lại toàn diện giữa hiểu biếtgiải thích, ranh giới của hiểu biết và giải thích sẽ được "xóa" đi, bằng vai trò và chức năng của phương pháp.

Khi chúng ta kết hợp : khoa học giáo dục, xã hội học giáo dục, triết học chính trị giáo dục, chúng ta sẽ nhận ra được các luận kết sau đây cho không gian giáo dục, cho môi trường học đường. Hệ thống giáo dục là một định chế nhận nhiệm vụ đôi tổ chức có phương pháp từ giáo dục tới giáo khoa, từ giáo trình tới giáo án, nhiệm vụ đôi này là cặp bài trùng của mọi giáo luận : tri thức tuyền thống của tổ tiên song hành cùng tri thức khoa học đương đại và hiện đại. Hệ thống giáo dục là một định chế nhận đối thoại có đối trọng không những giữa các trường phái giáo khoa khác nhau trên giáo lộ đi tìm giáo khoa đa hiệu nhất, giáo trình hiệu quả nhất, giáo án hiệu năng nhất ; mà đây là nơi mà các phái bảo vệ truyền thống có thể đối thoại bằng lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận với các phái tôn vinh hiện đại hóa giáo dục dựa trên hiện đại hóa khoa học kỹ thuật đang hằng ngày làm thay đổi xã hội và nhân sinh. Hệ thống giáo dục là một định chế nhận nhân lý đúng (chỉnh lý, hợp lý, toàn lý) để chế tác ra nhân sinh quan đúng trong quan hệ giữa cá nhân, tập thể, cộng đồng và xã hội. Môt nhân sinh quan đúng sẽ tạo dựng lên một thế giới quan đúng trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, các sắc tộc, các văn hóa, và một thế giới quan đúng sẽ gầy dựng được một vũ trụ quan đúng trong đó môi trường là môi sinh, mà con người phải sống chung trong sự tôn trọng các sinh vật khác, trong đó không những có động vật, có thực vật mà có sự sống của cả một hệ sinh thái luôn cần sự tôn trọng và che chở của con người.

 

tao05

Xã luận giáo dục

Khi đi sâu vào các hệ thống giáo dục mà nhân loại đã trải nghiệm, chúng ta sẽ nhận ra các hằng số giáo dục sau đây, các hằng số này quyết định sự tồn tại và sau đó là sự phát triển của một nền giáo dục, luôn là chỗ dựa vững chắc cho đời sống xã hội, cho sinh hoạt xã hội, cho quan hệ xã hội của một quốc gia, của một dân tộc. Lý tính của giáo dục, lấy lý luận để lập luận, lấy cái để thắng vô minh, lấy cái lý để làm nên cái trí, trong đó lý trí vừa là não bộ, vừa là cột xương sống của trí tuệ. Lý tin của giáo dục, nơi mà đi học là đi để nhận các kiến thức trực tiếp mắt thấy tai nghe, để biết vô trương bất tín (không thấy không tin), thấy rồi mới tin, tức là tin có cơ sở qua thí nghiệm để xác chứng bằng minh chứng. Lý tín của giáo dục, nơi mà đi học là đi để nhận các kiến thức gián tiếp qua lịch sử, qua hồi ký, qua văn học, qua tư tưởng… đó là khi học sinh, sinh viên tiếp cận các chứng tích của tổ tiên, các tác phẩm văn học, triết học… của các tác giả có giá trị cho giáo khoa, giáo trình, giáo án.

Chúng ta phải đi xa hơn nữa để thấy rõ các thử thách lớn của ba chuyên ngành này : khoa học giáo dục, xã hội học giáo dục, triết học chính trị giáo dục, với các tác giả chủ yếu, nơi mà phân tích của họ luôn là định hướng cho các hệ thống giáo dục, nếu các lãnh đạo giáo dục từ trung ương đến địa phương, từ cấp bộ tới cấp trường còn có lương tri (tri thức của lương tâm). Descartes : lý trí của kiến thức phải luôn là hải đăng của mọi hành động trong giáo dục. Kant : trí tuệ của giáo dục phải luôn là cơ chế của tri thức biết phục vụ cho sự thật. Durkheim : lương tri của giáo dục có cơ chế dựa trên sự trưởng thành về nhân lý và nhân tính của thế hệ trước biết trao truyền để giáo dưỡng thế hệ sau.

Khi giáo dục đưa quy trình học-biết-trao-truyền để định hướng giáo khoa, lập khung giáo trình, cấu trúc giáo án, thì trung tâm của giáo dục vẫn là giáo lý : lấy lý luận của đạo lý hay, đẹp, tốt, lành để định vị luân lý làm kim chỉ nam cho bổn phận và trách nhiệm của một công dân đối với dân tộc, đất nước, và ngày càng rộng hơn : đối với nhân loại, môi trường. Giáo lý là một tâm điểm của giáo dục khi giáo lý đề nghị rồi hướng dẫn học sinh trên các lãnh vực của giá trị luân lý làm nên cho thường thức công dân, trong đó tha nhân được tôn trọng trong đời sống xã hội, sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội. Quyền công dân, trong đó có quyền lợi được hưởng các công sản, trong đó có quyền được giáo dục và thành công nghề nghiệp, kinh tế, xã hội qua một hệ thống giáo dục.

Khi giá trị luân lý tạo dựng được sự hình thành của một công dân, có quyền công dân trong việc sử dụng mọi công sản, trong đó được hưởng một hệ thống giáo dục, trực tiếp giúp công dân đó trong việc tiến thân, thì hai phạm trù khác phải xuất hiện trong sự trưởng thành của một công dân qua hai đòi hỏi : đòi hỏi nhân quyền, cụ thể là tận hưởng một hệ thống giáo dục, trong một nhân sinhnhân tính, nhân lý, nhân tri, nhân trí ; trong một nhân loạinhân vị, nhân bản, nhân văn, nhân phẩm. Đòi hỏi dân chủ, khi dân chủ trực tiếp chống được bất bình đẳng trong xã hội, chống được bất công trong giáo dục, để tạo ra những điều kiện thuận lợi, những cơ may cần có để mọi người đều có thể hưởng bốn giai đoạn của một đời người : thành công học đường-thành tài nghề nghiệp-thành đạt kinh tế-thành tựu xã hội.

Đây là lúc phải trở lại hiện trạng giáo dục Việt Nam hiện nay : Học giả-thi giả-bằng giả trong mua điểm-bán trường để mua bằng bán chức trong thực trạng mua chức bán quyền là thực tế của một hệ thống giáo dục bị ung thư toàn bộ, từ trí thức tới đạo lý, từ học tới biết, từ trao tới truyền. Buôn học vị để lận học hàm tức là gian trong học lực, cụ thể là hủy diệt từ thượng tầng giáo dục, giáo khoa tới hạ tầng giáo trình, giáo án ; trong khi nhiệm vụ của giáo dục là bảo đảm sự thật của kiến thức, chân lý của tri thức và lẽ phải của ý thức.

Tại đây, lý do làm ra thảm họa giáo dục hiện nay chính là nguyên nhân tạo ra hoạn bịnh giáo dục trong một chế độ độc đảng công an trị, trá hình dưới ý thức hệ cộng sản nhưng luôn bị lũng đoạn bởi các nhóm lợi ích, mà thực chất là một tập đoàn tội phạm, có sinh hoạt bầy đàn như các nhóm mafia, lấy tham quan để tham ô, lấy tham chức vì tham nhũng, trong đó độc tài do độc đảng nhưng bất tài từ kinh tế tới văn hóa, từ quốc phòng tới giáo dục… lấy độc tôn để độc trị không ngần ngại diệt nhân tài, hủy nguyên khí của quốc gia ngay trong trứng nước của hệ thống giáo dục. Trong khi đó thực chất của giáo dục có kiến thức giáo dục tới từ đa tài, có tri thức giáo dục tới từ đa năng, có ý thức giáo dục tới tự đa trí.

Ngược lại, giáo dục tôn vinh hệ đa (đa tài, đa năng, đa trí, đa hiệu…), nên hệ độc (độc đảng, độc tài, độc tôn, độc trị) chỉ là quái thai sinh ra quái dạng đang sinh sôi nẩy nở trong hệ thống giáo dục, trong đó không gian giáo dục phải là môi trường sáng của trí tuệ, phải là môi trường lành của đạo lý. Một ngày kia, khi tà lộ giáo dục hiện nay bị xóa đi, thì nhiệm vụ đầu tiên của các lãnh đạo giáo dục có lương tri (tri thức của lương tâm) phải đưa giáo dục nước nhà trở lại minh lộ của trí tuệ và đạo lý, để nhận ra học để hiểu nhưng muốn hiểu phải biết nhận, biết tiếp nhận kiến thức có giáo khoa nghiêm minh, có giáo trình nghiêm chỉnh, có giáo án nghiêm túc, cụ thể là học-tiếp-nhận-hiểu có phương pháp, có phân tích, có giải thích, có phê bình… Trao để truyền, mà thượng nguồn là mọi người đều phải học, vị học thật chính là học lực, nó quyết định học vị qua bằng cấp, học hàm qua định vị giáo dục, chính học lực làm rõ hai chuyện : chuyện thứ nhất, học lực là gốc của học vị, cội của học hàm ; và chuyện thứ hai, học lực không giả mạo được, vì nó có gốc, rễ, cội, nguồn từ kiến thức tới tri thức, nên nó không cho phép học giả, học tắt, học lóm, học vờ, học phớt… học mà không phải là học.

Hãy nhận diện rõ nhiệm vụ của giáo dục qua tổ chức của giáo khoa là cùng hiểu để chung hiểu. Giáo dục có nhiệm vụ rõ ràng trong tổ chức giáo khoa, đó là sự tổ chức qua thời gian của giáo trình, qua diễn biến của giáo án về các kiến thức chung phải có của thầy cô khi truyền dạy tới học sinh, sinh viên, và các kiến thức này tới từ trải nghiệm, tức là tới từ : quá khứ, kinh nghiệm, lịch sử… Các kiến thức chung được sự cùng hiểu như nhau bởi thầy cô khi truyền đạt tới học trò, và sau khi truyền đạt để trao truyền kiến thức thì sẽ có : sự chung hiểu, cả ba (kiến thức chung, sự cùng hiểu, sự chung hiểu) làm nên sự liên kết và liên minh giữa giáo dục, giáo khoa, giáo trình, giáo án.

Chính tại đây, một khoa học giáo dục đóng kín để nghiên cứu sẽ không đủ lý luận đầy đủ về các diễn biến của trí thức, không những tới tự khoa học, mà còn tới tự xã hội, tự truyền thông… nên liên kết rồi liên minh với xã hội học giáo dục là cần thiết. Giáo dục được tổ chức qua giáo khoa, giáo trình, giáo án đòi hỏi sự ổn định, tức là thời gian tính của đường dài trong thời gian để một học trò mẫu giáo, tiểu học trở thành học sinh của trung học rồi sinh viên của đại học. Nếu mỗi trường giáo dục rất nhanh vì nhạy với các khám phá khoa học, kỹ thuật hiện đại, nhưng cùng lúc nó cần thời gian tính của trường kỳ để đào tạo có bài bản, chính vì lý do này mà nó sẽ không theo kịp của chuyến biến văn hóa qua các thế hệ ; và thế hệ các thiếu nhi, thiếu niên, thành niên của thế kỷ này khác khá nhiều với các thế kỷ trước.

Chính các chuyến biến văn hóa của một sắc tộc, một quốc gia, một cộng đồng, một địa phương… lại luôn chậm hơn các chuyến biến xã hội, nơi mà đời sống xã hội luôn được truyền thông hiện đại hỗ trợ hay can thiệp ; nơi mà sinh hoạt xã hội luôn áp dụng các khoa học kỹ thuật hiện đại nhất để tăng hiệu quả, tăng năng suất ; nơi mà quan hệ xã hội giữa các thành phần xã hội luôn được định hướng bởi các phương án mới, hoặc bị điều khiển bởi sự xuất hiện của các lợi nhuận mới.

Các hệ thống giáo dục chuyển biến chậm hơn các chuyển biến văn hóa, chuyển biến văn hóa lại chuyển biến chậm hơn các chuyển biến xã hội, và chính các chuyển biến xã hội trong quá trình chuyển biến của nó, thì nó nhận ra là nó chuyển biến chậm hơn các phong trào xã hội mới. Và, các phong trào xã hội này có hùng lực để chế tác ra các lực lượng xã hội mới không những biết đòi hỏi tự do, công bằng, bác ái ; mà còn biết cổ vũ cho nhân quyền, dân chủ, đa nguyên, lại còn biết thực hiện các tổ chức nhân đạo, từ thiện rất mới về thông tin và truyền thông, lại còn biết cổ súy cho nhân loại và nhân sinh phải bảo vệ môi trường để gìn giữ môi sinh.

Các nhận định trên giúp ta trở lại không gian giáo dục, môi trường học đường hiện nay của Việt Nam, với lãnh tụ độc đảng tại trung ương vô tri trước các diễn biến này có mặt trong các quốc gia văn minh, tiên tiến ; với các lãnh đạo của Bộ Giáo dục rất vô minh về các kinh nghiệm hay, đẹp, tốt, lành của giáo lý, luôn biết kết hợp rồi liên kết làm nên phương trình thông minh cho giáo khoa : hệ thống giáo dục-chuyển biến văn hóa-chuyển biến xã hội-chuyển biến qua các phong trào xã hội mới, các lực lượng xã hội mới. Nên hậu quả rất tai hại hiện nay của nền giáo dục Việt Nam hiện nay của độc đảng rất độc tài nhưng lại bất tài về giáo dục ; với các lãnh đạo của Bộ Giáo dục thích độc trị nhưng không biết quản trị phương trình này.

Cả hai loại lãnh đạo này đã và đang sinh ra một loại quái thai tà tướng trong giáo khoa (bỏ nhiều kinh phí để xuất bản sách giáo khoa, sau đó lại thu hồi và thiêu hủy chỉ vì các sách giáo khoa này vừa sai phạm, vừa lỗi thời) ; đã và đang đẻ ra một loại ung thư vĩ mô trong giáo trình (với một lực lượng giáo viên, giảng viên được tuyển chọn với điểm thấp nhất để vào các trường Sư phạm, để khi ra trường thì nhận một mức lương loại thấp nhất so với các thành phần xã hội khác) ; đã và đang đẻ ra một loại âm binh gian giáo trong giáo án (nơi mà thầy cô khuyên răn rồi bó buộc học sinh phải tới nhà riêng của thầy cô để học thêm, để khi thi thì có được điểm cao). Tất cả các loại : quái thai tà tướng trong giáo khoa ; ung thư vĩ mô trong giáo trình ; âm binh xảo giáo trong giáo án không bao giờ được chấp nhận để : có chỗ đứng ghế ngồi trong các quốc gia có văn minh của dân chủ, có văn hiến của nhân quyền.

Loại câu hỏi này mang nội lực, mang cả bản lĩnh của tầm vóc : tự học !tự học ở đây không phải là học mò, học cương, học liều, học lóm, học tùy tiện…tự học với tính tự chủ đi tìm thêm kiến thức khi đã được thầy cô trao truyền các kiến thức căn bản ; với trí tự lực để học thêm nhiều thầy qua nhiều tác giả, qua nhiều tác phẩm ; với lực tự tin là vượt lên chuyện đi tìm điểm trung bình để được yên tâm trong học trình, để có bằng cấp, mà là để đi tới các quá trình khám phá của học thuật, khoa học, nghệ thuật… có trong giáo lý làm nên giáo dục, đây chính là sự thông minh của lòng tự trọng của quá trình phải biết "tới nơi tới chốn" để "nhìn xa trông rộng".

Câu chuyện tự học gầy dựng lên qua : tính tự chủ, trí tự lực, lực tự tin, lòng tự trọng biết kết nối giáo dục với khám phá, kết nối giáo khoa với sáng kiến, kết nối giáo trình với sáng tạo, kết nối giáo án với học thuật ; tất cả làm nên giáo lý ngay trong đại học, nhất là ở cấp sau cao học là tiến sĩ. Tại đây, giáo khoa trường lớp chỉ đóng vai trò làm chất xúc tác về lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận, để kẻ học tiến sĩ, người đang làm luận án, phải nhập nội bằng tự do, tự chủ, tự tin, tự trọng vào quy trình : nghiên cứu, khảo sát, điều tra, điền dã, nơi mà kiến thức khoa học tới từ thực địa, để sáng tạo làm nên được khám phá. Tại đây, tự học là biết tự tổ chức chuyện học, tự sử dụng thời gian để : tự học-tự làm, tức là tự có sáng kiến-sáng chế-sáng tạo.

tao0000

Chính luận giáo dục

Tự học vun đắp cho học lực, học lực xác chứng cho học vị, minh chứng cho học hàm, chính học lực là nhân vị đang đứng trên đỉnh núi để nhận ánh sáng của kiến thức, với không khí trong lành của giáo lý ; nó hoàn toàn khác với chuyện học giả-thi giả-bằng giả của đánh lận con đen trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay : xảo trong học vị để gian trong học hàm mà thật ra là không hề có học lực. Nhân vị trên đỉnh núi của kiến thức sáng, của giáo lý lành, hoàn toàn xa lạ với chuyện mua điểm bán trường, để mua bằng bán chức, rồi sau đó là mua chức bán quyền của đám bạo quyền tham chức, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền. Chúng học giả nên khi gặp học thật là chúng luồn lách trong bóng tối như âm binh tránh ánh sáng của học thuật, của khoa học, của giáo tri… Chúng có học vị với chuyên môn, có học hàm với chuyên ngành, nhưng khi quốc tế tổ chức các hội thảo, hội nghị, hội luận về chuyên nghiệp mà chúng tự "vỗ ngực"chuyên gia, thì chúng "độn thổ" như tà quỷ sợ ánh sáng của trí thức đốt thiêu thân cháy tướng của chúng !

Hãy ngừng lại đây trong sự sáng suốt để phân tích, với sự tỉnh táo trong giải thích các "thói quen tật thường", nhưng thực chất là các "thói hư tật xấu" có trong một loại giáo dục bắt "học thuộc lòng" một cách máy móc, một cách ép uổng, chính cách học-mà-không-hiểu nhưng lại đọc, viết, kể như : vẹt ! Tác hại này làm ra bao "bạo bịnh" trong giáo dục của các quốc gia có chính quyền độc đảng nên tự cho mình quyền độc đoán bằng ý thức hệ của mình. Từ đó, áp chế để áp đặc ý thức hệ này lên bao thế hệ qua học đường được tổ chức không phải vì giáo dục mà để tuyên truyền ; từ đó tạo ra ngu dân, tức là tật nguyền hóa từ tư duy tới kiến thức, từ tự do tới sáng kiến, tự chủ tới sáng tạo của học sinh.

Mà trong hệ thống giáo dục hiện nay của độc đảng qua độc trị mà không biết quản trị thì không hề có hệ đa (đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu, đa dạng…) của giáo lý làm nên giáo dục, mà chỉ biết tái sản xuất ngu dân qua tuyên truyền, lấy tuyên giáo để thay thế giáo dục, từ đây sinh vô vàn quái chứng : quái thai giáo khoa : bắt học sinh phải học tư tưởng của Hồ Chí Minh, mà Hồ Chí Minh thì không hề có tư tưởng, nếu ta định nghĩa tư tưởng là một cấu trúc của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) để tỉnh thức vì biết dựa vào hệ lý (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) làm nên giáo luận cho giáo lý của giáo dục.

Thì kết cuộc là không hề có tư tưởng của Hồ Chí Minh, chỉ vì Hồ Chí Minh không có hệ thức, lẫn hệ luận. Quái lộ giáo trình : bắt học sinh phải học kiến thức chính trị của độc dảng lãnh đạo bằng hệ độc (độc tôn, độc quyền, độc trị, độc tài) được tổ chức bởi độc đảng. Thì đây, chính là quy trình phản giáo dục, ngược giáo khoa làm nên loạn giáo trình, vì nội chất của giáo dục luôn dựa vào hệ đa (đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu) làm nên đa diện, đa dạng từ tri thức tới trí thức.

Nếu chỉ có độc thức bằng ý thức hệ của tuyên giáo qua tuyên truyền, thì như : tự chọc vào mắt cho mình bị đui, tự chặt chân cho mình bị què cụt, tự thọc vào tai mình cho bị lảng điếc, tự khóa miệng để tự bị triệt khẩu. Quái tướng giáo án : câu chuyện hồng (ý thức hệ) hơn chuyên (chuyên môn) là sự tráo lận giá trị giáo dục, nó gian trá trong giáo khoa, nó man trá trong giáo trình, nó dối trá trong giáo án. Vì hệ thống giáo dục qua môi trường học đường là nơi làm ra hệ chuyên (chuyên cần làm nên chuyên môn, nơi mà chuyên khoa định vị cho chuyên ngành, để đào tạo ra chuyên gia bằng chuyên nghiệp).

Mà hậu quả của nền giáo dục Việt Nam hiện nay, là một nền giáo dục không có sáng kiến nên không có sáng chế ; không có sáng tạo nên không có khám phá ; mà chỉ là một nền giáo dục tạo ra phần lớn các con dân phải đi làm : nô tỳ, nô bộc trong lao nô cho các nước láng giềng. Một nền giáo dục đã thui chột hóa trí lực, đã nhơ nhớp hóa tâm lực, đã bần cùng hóa thể lực của Việt tộc. Tất cả các quốc gia có giáo lý trong văn hóa, có dân chủ trong văn minh, có nhân quyền trong văn hiến đang đại diện không những cho nhân lý, nhân tri, nhân trínhân loại ; mà đại diện luôn cho nhân vị, nhân bản, nhân văn vị nhân sinh ; xa hơn nữa họ đại diện cho nhân đạo, nhân nghĩa, nhân tâm làm nên nhân phẩm : họ không hề cần hồng của ý thức hệ, mà họ mài dũa cho thật sắc nhọn hệ chuyên, bằng hệ lương (lương tâm của giáo dục, lương thiện của giáo án, lương tri của giáo trình).

Sự liên minh giữa khoa học giáo dục, xã hội học giáo dục và triết học chính trị giáo dục trong các hệ thống tổ chức giáo dục hiện đại, lại đi ngày càng xa qua các khảo sát, để được ra các nhận định mới, từ đó yêu cầu các chủ thể giáo dục (có trách nhiệm với học đường, có bổn phận với học sinh, lại có sáng kiến để có sáng tạo qua giáo khoa, giáo trình, giáo án). Khi khoa học kỹ thuật đưa tiến bộ vào xã hội, nó trực tiếp hay gián tiếp tạo ra tiện nghi vật chất, chính các tiện nghi này ngày càng nhiều sinh ra một loại xã hội tiêu thụ, trong đó có tâm lý hưởng thụ có thể lấn lướt việc học hành luôn đòi hỏi sự chăm chỉ, chuyên cần, kiên định (có công mài sắt có ngày nên kim), ngược lại với chuyện tận hưởng các tiện nghi (chờ sung rụng).

Khi thời gian bị trùm phủ bởi tiện nghi vật chất, được kích thích bởi tâm lý tiêu thụ dễ dãi và chớp nhoáng, thì chính các tiện nghi vật chất này vừa không khuyến khích chuyện chăm học, lại giới hạn quyết tâm tự học. Khi có thái độ tiêu thụ ngay trong các tiện nghi, với các thói quen chỉ biết tận hưởng các tiện nghi này, tại đây sẽ tạo ra bản năng "đói ăn, khát uống" sinh ra phản xạ "ăn ngay, uống liền", với thái độ thụ động của "ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau". Trong khi đó, đi học là "lội suối trèo đèo" để có kiến thức, "vượt rừng, thắng núi" dựng tri thức. Khi mang bản năng loại "ăn tươi nuốt sống" thì sẽ không có trí tuệ "nói uốn lưởi bảy lần", nếu chỉ biết "hưởng ngay, xài liền" thì sẽ mất cẩn trọng "bút sa gà chết", quên đi đi học là để thành người khôn : "Người khôn chưa đắn đã đo, chưa ra tới biển đã dò nông sâu".

Ivan Illich khi khảo sát về các diễn biến không hay, không đẹp, không tốt, không lành này trong các hệ thống giáo dục đương đại và hiện đại, có nêu lên quá trình xấu, tồi, tục, dở của nó ; vì nó biến một xã hội tiêu thụ chiếm học đường trở thành một xã hội tiêu thụ mất học đường ! Chính tại đây, sinh ra một hiểm nạn cho giáo dục, là biến chúng ta ngày càng nghiêm khắc hóa giáo dục, để o ép hóa giáo trình, bằng cách cứng ngắc hóa sự phát triển của một đứa trẻ đang trưởng thành qua cuộc sống, đây là chuyện phản lại sự thông minh của học sinh đang đi tìm kiến thức.

Chúng ta chế ra để áp chế cách nghĩ là : trẻ con phải học (học sớm, học đầy, học nhiều, học hoài) cùng lúc đó chúng ta không cho phép chúng được sống chung để sống chia với thế giới người lớn những kinh nghiệm hay, đẹp, tốt, lành của các thế hệ đã trưởng thành, vì đây cũng là học và tại đây hiệu quả giáo dục sẽ rất cao qua đối thoại giữa các thế hệ, mà không hề có chuyện cả vú lấp miệng em. Chúng ta đặt thầy cô trên cao bằng quyền lực của giảng dạy, chúng ta để học sinh dưới quyền lực của giảng dạy một chiều, thầy cô nói một mình trong độc thoại, mà không có đối thoại để đối luận, phản biện để phản luận, để giúp cho kẻ ở trên cao là thầy cô, kẻ ở tận dưới là học sinh gần nhau hơn, qua đối thoại để trực luận, trực luận đúng để trao luận trúng.Chúng ta được học sinh tới trường là để chỉ có học, cùng lúc chúng ta cô lập hóa học sinh, ra khỏi môi trường xã hội, mà trong sinh hoạt xã hội cũng có khoa học (các viện nghiên cứu), cũng có nghệ thuật (các bảo tàng viện), cũng có học thuật (các tác phẩm trong thư viện. Hãy mở (cửa) hệ thống giáo dục để mở (trí) các chủ thể giáo dục.

Sự liên minh ở thế liên hoàn bằng chính sách giáo dục cụ thể giữa khoa học giáo dục, xã hội học giáo dục và triết học chính trị giáo dục, đề nghị : Giáo dục mở là đưa kiến thức học đường gặp giáo lý xã hội, tri thức khoa học, cả hai có hùng lực ngay trong sinh hoạt xã hội, đời sống xã hội, quan hệ xã hội. Giáo dục đóng cửa sẽ đưa học đường vào ngõ cụt.Giáo dục rộng luôn biết chuyển biến phản xạ khép, lấy hệ thông (sự thông thái của giáo khoa để làm nên sự thông suốt của giáo trình, dựng lên sự thông minh của giáo án). Giáo dục thông luôn biết áp dụng hệ thông (thông thái, thông suốt, thông minh) để chế tác ra hệ sáng (sáng kiến mở đường cho sáng tạo làm ra khám phá trong sáng chế).

Nếu lấy ba phân tích trên : giáo dục mở, giáo dục rộng, giáo dục thông để đi tìm mô thức tổ chức thích hợp cho một hệ thống giáo dục, thì phải biết thực hiện ít nhất các chuyện sau : học sinh dù ở bất cứ tuổi nào đều là một cá thể, mà học đường là nơi giáo dưỡng trí tự chủ, tâm tự tin, quyền tự do biết học để tự học. Học sinh lớn lên trong môi trường học đường, là lớn theo quá trình tự cá thể thành chủ thể : có bổn phận với đồng bào, đồng loại ; có trách nhiệm với quê hương, đất nước, lại có sáng tạo để nâng đạo lý hay, đẹp, tốt, lành cho nhân sinh, nhân thế. Học sinh trưởng thành trong môi trường học đường, trở thành sinh viên để trưởng thành trong xã hội, với vai trò của một công dân theo quá trình của chủ thể trí tuệ, có lý trí trong đề nghị, có chính tri trong quyết định, có tuệ giác trong hành động. Học đường không bao giờ cách biệt với xã hội, cũng như giáo dục không bao giờ xa biệt với giáo lý !

tao07

Nhân học môi sinh luận

Khi một chính quyền cho xuất hiện một chính sách về một môi trường, thì phương pháp luận về môi trường làm nên khoa học luận về môi sinh, bó buộc chính quyền đó phải có tầm nhìn toàn bộ trên rất nhiều môi trường, phải có các đánh giá tổng thể trên rất nhiều môi sinh để chính sách đó có tính chỉnh lý khi thuyết phục các đối tác, có tính toàn lý qua không gian và thời gian. Cụ thể là không có một chính sách nào về môi trường mà cục bộ, không có một chính sách nào về môi sinh mà đơn lẻ ; chính phương trình toàn bộ môi trường-tổng thể môi sinh làm nên hiệu quả của chính sách, làm ra hiệu năng của các quá trình đầu tư tới từ chính sách đó. Hãy lấy các thí dụ thiết thực để nhận diện rõ ràng về phương trình toàn bộ môi trường-tổng thể môi sinh.

Không thể có một chính sách trồng rừng hiệu quả, nếu không có kiến thức và tri thức về địa chất, về khí hậu, về thiên nhiên… trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên trái đất, trong thực cảnh ô nhiễm trên nhiều mức độ khác nhau mà nhân loại đang phải hứng chịu, nên tổng thể và toàn bộ vừa là hàm số, vừa là hằng số cho mọi chính sách trên một vùng đất, trên một địa phương, trên một quốc gia… Không thể có một chính sách thủy lợi trên đồng bằng sông Cửu Long chỉnh lý, nếu không có các dữ kiện và dữ liệu chính xác về các chính sách của Trung quốc, của Lào… ngay trên thượng nguồn sông Mê Kông, tại đây nhận định toàn lý về tổng thể và toàn bộ từ thượng nguồn tới hạ nguồn chính là phương pháp luận về đầu tư trên các quốc sách về môi trường và môi sinh của đồng bằng sông Cửu Long. Không thể có một chính sách chống ô nhiễm trong một thành phố, nếu không có các phân tích toàn bộ, các giải thích toàn thể về quan hệ giữa đô thị và nông thôn trên phương trình toàn bộ môi trường-tổng thể môi sinh về phương pháp xử lý nước thải, rác rưởi, khói công nghiệp, ô nhiễm giao thông…

Nếu tiếp nhận lý luận : một chính sách về một môi trường là một chính sách trên toàn bộ môi trường song hành cùng phương trình toàn bộ môi trường-tổng thể môi sinh, trong đó nhận định toàn lý về tổng thể và toàn bộ làm nên tầm nhìn, tạo nên tầm vóc của mọi chính sách về môi trường môi sinh, thì các chuyên gia về xã hội học môi trường và chính trị học môi sinh có thể đưa ra các nhận xét và kết luận sau đây : Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo chính quyền, điều hành chính phủ chưa hề có một hệ thống các chính sách bảo vệ môi trường và môi sinh trên đất nước Việt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam với chính quyền độc tài, với tổ chức chính phủ độc trị chưa hề có một chính sách bảo vệ môi trường và môi sinh có lý luận toàn bộ, có lập luận tổng thể từ khi nó nắm quyền lực trên đất nước Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam với chính quyền độc tôn, với tổ chức chính phủ độc đoán đã chọn hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn) song hành cùng hệ tham (tham quyền, tham quan, tham nhũng, tham ô) đã chọn độc đoán để đi trên con đường độc hại là ô nhiễm môi trường, hủy diệt môi sinh.

Đây là các định luận giúp các chuyên gia về môi trường thấy rõ mọi thảm bại của Đảng cộng sản Việt Nam về môi trường và môi sinh. Cũng tại đây, ẩn số môi trường yêu cầu các chuyên gia phải thay đổi : nhân sinh quan để thay đổi phân tích và giải thích : vấn đề môi trường không còn khung trong lãnh thổ, biên giới, chủ quyền của một quốc gia theo định nghĩa của cớ chế và hành chính, mà môi trường là một tổng thể có tầm cỡ của thế giới, có tầm vóc của trái đất. Thế giới quan để thay đổi giải luận và diễn luận : một chính sách về môi trường thật sự hiệu quả khi có liên minh của nhiều quốc gia láng giềng với tầm nhìn của hợp tác quốc tế vĩ mô, có tầm vóc của toàn cầu hóa với các thỏa thuận, ký kết nên chính sách làm nên quyết sách trong đó sinh mạng của một môi trường là sinh linh của toàn thể môi sinh. Vũ trụ quan để thay đổi lý luận và lập luận : một chính sách về môi trường thật sự hiệu quả khi có các chính sách quốc tế và toàn cầu hỗ trợ nó trong các giai đoạn đầu tư và kiểm tra qua thời gian dài, qua không gian rộng.

Hãy đi xa hơn nữa để thấy và thấu : một chính sách về một môi trường là một chính sách trên toàn bộ môi trường song hành cùng phương trình toàn bộ môi trường-tổng thể môi sinh, trong đó nhận định toàn lý về tổng thể và toàn bộ làm nên tầm nhìn, tạo nên tầm vóc của mọi chính sách về môi trường môi sinh. Môi trường và môi sinh không chỉ tùy thuộc vào các nhận định của sinh học mà của toàn bộ các ngành khoa học thực nghiệm (sinh, lý, hóa…). Môi trường và môi sinh không chỉ tùy thuộc vào các nhận định của các ngành khoa học thực nghiệm mà của rất nhiều ngành khoa học công nghiệp, truyền thông… Môi trường và môi sinh không chỉ tùy thuộc vào các nhận định của các ngành khoa học thực nghiệm, công nghiệp, truyền thông… mà có quan hệ trực tiếp và gián tiếp tới các ngành khoa học xã hội và nhân văn.

Khi địa chất học nghiên cứu sâu xa về ô nhiễm môi trường, trong đó môi sinh bị đe dọa rồi bị hủy diệt, thì chuyên ngành này cho xuất hiện một phạm trù phân tích về tổng thể môi trường trên toàn địa cầu để có các giải thích chỉnh lý, trong đó môi sinh phải được lý giải qua hai thay đổi song song. Thay đổi địa chất trên quy mô địa cầu tới từ các thay đổi của mỗi địa tầng làm nên cấu trúc của trái đất, tại đây các dữ kiện vi mô về mỗi địa tầng trực tiếp phục vụ cho kiến thức và tri thức về dữ kiện vĩ mô của cả trái đất, mà ta không quên sự tác động qua lại của địa tầng này lên các địa tầng khác. Quan hệ giữa nước và đất chính là quan hệ giữa dòng chảy và bờ đất, xa hơn nữa là quan hệ giữa các địa tầng có phản ứng làm nên phản xạ rất khác nhau giữa chất lỏng và chất rắng, tại đây sự thăng bằng giữa các quan hệ này không hề vĩnh viễn mà rất tạm thời, rất mong manh trước các biển đổi khí hậu mà nhân loại đang trực tiếp hứng chịu. Thay đổi địa chất trên quy mô địa cầu tới từ các sinh hoạt của con người trên từng địa tầng và trên toàn trái đất, tại đây các dữ kiện vi mô về sinh hoạt nông nghiệp cũng như công nghiệp trên các địa tầng trực tiếp phục vụ cho kiến thức và tri thức về dữ kiện vĩ mô sinh hoạt của con người trên cả trái đất, tự nông nghiệp tới công nghiệp, từ giao thông tới vận tải tự đường bộ tới đường thủy và đường hành không, trong đó quá trình vận chuyển hàng hóa cũng như quy trình phát triển du lịch đều có ảnh hưởng tới môi trường, tác động trực tiếp tới môi sinh.

Khi phân tích đôi này : thay đổi địa chất trên quy mô địa cầu tới từ các thay đổi của mỗi địa tầng, song cặp cùng thay đổi địa chất trên quy mô địa cầu tới từ các sinh hoạt của con người, thì các hậu quả từ cạn nguồn nước tới sạt lở các bờ sông phải được phân tích cùng lực với sinh hoạt của con người đã khai thác quá mức nguồn nước cùng lúc khai thác quá độ các lòng sông. Chính sinh hoạt con người làm nên các thay đổi triệt để về các địa tầng, và gây ra các tác động tai hại trực tiếp lên sự liên kết tự nhiên của các địa tầng. Hãy lấy thí dụ cách khai thác thủy điện vô tội vạ của Trung Quốc ngay trên thượng nguồn sông Mê Kông đang gây những hiểm họa hiện nay trầm trọng trên đồng bằng sông Cửu Long. Xử lý vấn đề này không còn ở cấp quốc gia riêng rẽ đối với Việt Nam mà chính quyền Việt Nam phải tạo được đồ-hình-đấu-tranh-quốc-tế, vì đấu tranh cho môi trường hiện nay chính là đấu tranh trực diện trên ba mặt trận : khoa học, chính trị, ngoại giao.

Chính ba mặt trận này sẽ làm nền cho ba mặt trận khác : giáo dục, xã hội, truyền thông, rồi chính sáu mặt trận này (khoa học, chính trị, ngoại giao, giáo dục, xã hội, truyền thông) làm nên gốc, rễ, cội, nguồn của mọi chính nghĩa để tạo được các nội dung vững, các ý nghĩa lớn, giá trị cao cho các chính sách của chính quyền về môi trường và môi sinh trên đất nước Việt Nam. Phân tích đôi này sẽ biến hóa thành định đề đôi : thay đổi địa chất trên quy mô địa cầu tới từ các thay đổi của mỗi địa tầng, song cặp cùng thay đổi địa chất trên quy mô địa cầu tới từ các sinh hoạt của con người, để làm rõ các chính sách liêm chính của một chính quyền liêm khiết về môi trường, thì các tòa án quốc tế sẽ đứng về phía các giá trị liêm sỉ của chính quyền này.

tao08

Chính trị học môi sinh

Hệ liêm (liêm chính, liêm khiết, liêm sỉ) trong đấu tranh chính trị và ngoại giao là chất trong của môi trường, là chất sạch của môi sinh, chính nội chất trong sạch này làm nên chính nghĩa của chính quyền bảo vệ môi trường, chính phủ bảo quản môi sinh. Nên khi Việt Nam kiện Trung Quốc về các hậu quả trên dòng chảy của sông Mê Kông thì sẽ tạo ra tính toàn lý đôi song hành cùng phương pháp dùng-kiện-tụng-để-tố-cáo các hậu quả qua ý đồ quân sự hóa biển Đông, cùng lúc khai thác triệt để các vùng đang có trữ liệu năng lượng cao và rộng. Vì cả thế giới đều biết Trung Quốc là tác giả của nhiều nguồn ô nhiễm môi trường mà hàng chục quốc gia láng giềng của Trung Quốc đang phải nhận các hậu quả.

Khi chúng ta có phân tích đôi sánh vai cùng định đề đôi này, thì chúng ta phải giải luận rộng hơn để giải thích sâu hơn là : Đảng cộng sản Việt Nam có độc tài chính quyền nhưng hoàn toàn bất tài, có độc trị chính phủ nhưng không hề biết quản trị phương trình phân tích đôi- định đề đôi này, chúng ta không hề thấy, nghe, đọc, biết về : các văn bản chính thức, các chính sách chính thống, các quốc sách ngoại giao dựa trên phương trình phân tích đôi- định đề đôi để bảo vệ môi trường Việt và môi sinh Việt, mà chúng ta chỉ thấy ngược lại là Đảng cộng sản Việt Nam đã mở cửa cho các công nghệ ô nhiễm nhất, từ gang thép Formosa tới khai thác Boxite tây nguyên, từ công nghệ nhiệt điện bằng than đá tới các công trình thủy điện... Nơi mà ô nhiễm đã thực sự tạo ra ung thư đại chúng, từng vùng, từng làng ung thư, nơi mà ô nhiễm đã và đang giết dần mòn Việt tộc, trước thái độ và hành vi của Đảng cộng sản Việt Nam nhắm mắt-cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối trước các tội ác môi trường trong ý đồ của Tàu tặc-Tàu nạn-Tàu họa-Tàu hoạn, tại đây số phận của môi trường và số mạng của Việt tộc đang nằm chung một dòng sinh mệnh : từ xám-của-bịnh tới đen-của-chết !

Lý thuyết luận là vận dụng lý thuyết này để bổ sung cho lý thuyết kia, là tận dụng học thuyết này để củng cố cho học thuyết kia, là sử dụng luận thuyết này để bồi đắp cho luận thuyết kia, mà không quên sự kình chống, sự xung đột, sự mâu thuẫn giữa các lý thuyết, học thuyết, luận thuyết. Trong nghiên cứu về môi trường, trong khảo sát về môi sinh, thì các chuyên gia cần mọi kiến thức, mọi tri thức của tất cả các khoa học có liên quan tới môi trường, có quan hệ tới môi sinh tự khoa học thực nghiệm tới khoa học chính xác, từ khoa học xã hội tới khoa học nhân văn. Tại đây, liên minh của các khoa học, liên kết của các chuyên ngành không dễ dàng ngay từ những bước đầu của sự hợp tác giữa các khoa học khác nhau qua các chuyên ngành chuyên môn khác nhau. Tại các hội thảo, hội nghị, hội luận giữa các khoa học khác nhau, qua các chuyên ngành khác nhau, chúng ta đều có thể cảm nhận được sự thiếu thông cảm giữa các khoa học khác nhau, mặc dù ý muốn chia sẻ kiến thức cho nhau đều có cùng một động cơ, có cùng một cơ sở là bảo vệ môi trường.

Khi địa chất học đại diện cho khoa học thực nghiệm để phân tích các thay đổi về địa tầng qua hậu quả ô nhiễm, thì ngay trên phương pháp định niên đại của địa chất học đã không có sự chia sẻ đúng mật độ-trúng mức độ của các chuyên gia trong khoa học xã hội và nhân văn. Khi nhân học, xã hội học, kinh tế học… phân tích văn trò của văn hóa trong quan hệ giữa con người và sử dụng thiên nhiên, giữa truyền thống và khai thác tài nguyên, giữa tôn giáo, tín ngưỡng và động vật, thực vật… thì không có sự thông cảm tức khắc của các ngành khoa học chính xác và thực nghiệm. Có những nhận định đưa tới những chiến lược rất khác nhau về chính sách bảo vệ môi trường. Chiến lược và chính sách tái tạo lại thiên nhiên ban đầu, mà các chuyên gia đặt tên là thiên nhiên hóa môi trường, nơi mà trường phái muốn tái tạo thiên nhiên ban đầu khó chấp nhận phát triển kinh tế song hành cùng công nghiệp hóa không gian trong đó thiên nhiên phải trả một giá nhất định cho tăng trưởng công nghệ và kinh tế. Chiến lược và chính sách quan niệm trái đất không chỉ là một thực thể, mà là một hệ thống, trong đó các phần tử tác động qua lại phải được nghiên cứu như một hệ thống có cấu trúc tác động hỗ tương. Tại đây, hệ thực vật có thể thay đổi định chất và định lượng của hệ động vật, cũng như các sinh vật từ vi khuẩn tới vi trùng cũng có thể làm thay đổi sâu xa môi trường. Trong đó hệ thống địa cầu được tạo nên bởi quan hệ giữa trái đất và khí hậu, có tương quan giữa trái đất và vũ trụ chung, nơi mà trái đất chỉ là một phần tử nhỏ trong đại thể vũ trụ.

Các định lý của khoa học cũng có quan hệ với nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan của chính các chuyên gia khoa học, họ bi quan hay lạc quan về môi trường, họ có chính trị hóa hay không chính trị hóa các giá trị về môi trường trong bối cảnh đấu tranh vì môi trường hay không ? Thí dụ không thiếu, tại đây có hai loại trí thức khoa học : trí thức khoa học "hữu cơ", trực tiếp là chuyên gia đang là "cố vấn" hay "làm công" cho các công nghệ, doanh nghiệp lấy sản suất làm ưu tiên, và "xem thường" hoặc "bỏ qua" thực tế, nội dung, ý nghĩa, giá trị của môi trường. Trí thức khoa học "phê bình", vừa là chuyên gia khoa học, vừa là chủ thể của các phong trào, các tập thể, các cộng đồng của xã hội dân sự bảo vệ môi trường, họ "coi trọng" và đấu tranh vì môi trường như là ưu tiên hàng đầu của nhân sinh. Xuất hiện trong lý thuyết luận về môi trường hai nhận định mới, và hai nhận định mới này đã trở thành hai định đề mới cho các nghiên cứu, khảo sát, điều tra về môi trường với vận tốc tột độ về thay đổi môi trường trên bình diện của cả trái đất, thì thiên nhiên và con người mới sẽ được sinh ra không phải là thiên nhiên và con người nguyên thủy thủa sơ khai, nên từ đây phải nới ra, phải mở rộng và phải xem xét lại các định nghĩa về thiên nhiên và con người. Với các hậu quả về thay đổi môi trường trên bình diện của cả trái đất, thì chính các khoa học, và nhất là khoa học xã hội phải tự luyện tập cho mình những phản xạ (phản xạ nghiên cứu tức khắc, phản xạ khảo sát nhanh chóng, phản xạ điều tra kịp thời…).

Từ đó nhận diện đúng lúc, kịp thời các thay đổi, từ hậu quả ô nhiễm tới hiệu quả chống ô nhiễm, phản xạ này quan hệ chặt chẽ với các khám phá mới của khoa học về môi trường, từ đó tạo ra phản xạ thông tin và truyền thông để nhanh chóng chuyển tới xã hội, giáo dục, chính trị… Cũng chính tại đây, các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn phải biết tiếp nhận và xử lý không những số liệu, dữ kiện, khám phá tới từ các chuyên ngành khoa học chính xác và thực nghiệm, mà cùng lúc phải sử dụng và vận dụng những số liệu, dữ kiện, khám phá tới từ các chuyên ngành khoa học chính xác và thực nghiệm để định vị và củng cố chính lịch sử của chuyên ngành của mình. Các chuyên gia không nên quên là địa chất học xuất hiện rồi phát triển cùng lúc với khảo cổ học trong thế kỷ thứ XVIII, tại đây không chỉ có vấn đề môi trường và con người, mà có cả lịch sử phát triển công nghiệp nặng mang tới những hậu quả xấu về môi trường của tư bản chủ nghĩa tại phương Tây (Tây Âu và Bắc Mỹ).

Khi các khoa học khác nhau nghiên cứu về môi trường, họ sẽ gặp ít nhất 3 loại lịch sử về môi trường rất khác nhau : Lịch sử hình thành trái đất có đơn vị tính toán hằng triệu năm. Lịch sử con người trên trái đất có đơn vị tính toán ngàn triệu năm lịch sử của công nghệ hóa tác động trên môi trường có đơn vị tính toán ngàn trăm năm. Khi các chuyên gia khoa học khác nhau khảo sát về môi sinh, họ sẽ gặp ít nhất 3 loại địa lý môi sinh khác nhau : địa lý môi sinh không có con người, ở dạng nguyên thủy ; địa lý môi sinh có mặt con người ; sống chung với thiên nhiên ; địa lý môi sinh có con người là yếu tố quyết định sự sống còn của môi sinh.

Khi các công trình khoa học khác nhau đi sâu vào điều tra về môi trường và môi sinh, thì các công trình này gặp ít nhất 3 loại nhận định làm nên định đề nghiên cứu môi trường và môi sinh. Trái đất là một thực thể sống, trong môi trường có môi sinh, trong môi sinh có đa sinh vật cùng chung sống trên không gian chúng là trái đất. Thực thể sống này đa đạng chung sống trong một tổ chức phức tạp, tính đa dạng này làm nên sự phong phú của môi trường, sự phong phú này tạo ra sức mạnh tự sinh sôi nảy nở của các sinh vật sống cùng một không gian kín là trái đất. Trái đất là một hệ thống liên kết, từ môi trường tới môi sinh, từ sinh vật này tới sinh kia, có sự liên kết dựa trên tính hỗ tương, bổ sung cho nhau để sống còn, chính sự liên kết này làm nên liên minh giữa các sinh vật biết chung để chia, và biết chia để chung làm nên một hệ thống liên kết sống dựa vào nhau. Trái đất là một tổng thế, vừa là thực thể sống, vừa là hệ thống liên kết trong đó con người là một phần tử trong một tổng hợp phức tạp, đa dạng, phong phú. Nhưng phần tử con người này đã đi những chặng đường từ cá thể tùy thuộc vào thiên nhiên tới chủ thể chế ngự, quản lý, khai thác, tiêu xài các môi trường và môi sinh trong thiên nhiên. Chính chủ thể này, vừa sử dụng vừa khám phá môi trường ; vừa tận dụng vừa có ý thức qua quá trình tiêu xài rồi tiêu hủy thiên nhiên, để từ đó có nhận thức là số phận của con người hoàn toàn tùy thuộc vào số kiếp của thiên nhiên, trong đó môi trường và môi sinh phải được bảo vệ bởi chính con người đang sống trên đó.

Trên chủ đề môi trường và môi sinh trước thảm trạng ô nhiễm là sự thất bại toàn bộ của Đảng cộng sản Việt Nam khi nó chiếm độc quyền lãnh đạo đất nước qua bạo quyền lãnh đạo, qua tà quyền tham quan, qua ma quyền tham nhũng vì tham tiền. Chính Đảng cộng sản Việt Nam đã gây ra bao hậu quả, rồi bao hệ lụy khi để tình trạng hiện nay đất nước là môt môi trường mà môi sinh bị hủy diệt từ vi mô tới vĩ mô, một đất nước bị bẫy bởi công nghiệp bẩn từ luyện kim tới khai thác tài nguyên, từ thủy điện tới nhiệt điện… Mà thảm nạn là đã ung thư hóa không những môi trường và môi sinh mà cả con người, trong đó các thế hệ mai hậu phải trả những giá vô cùng đắt về bi nạn của quy luật lấy quyền-tiền để truy hủy môi trường, truy diệt môi sinh. Sự vắng mặt tuyệt đối và toàn diện về một quốc sách sáng suốt về môi trường, tỉnh táo về môi sinh, để từ đó chế tác ra sức thông minh trong lãnh đạo, biết cứu không những thiên nhiên và tài nguyên, mà cả con người cùng đạo lý làm người là quý môi trường, trọng môi sinh, đã có trong giáo lý của tổ tiên Việt. Đối với môi trường thì phải biết uống nước nhớ nguồn, đối với môi sinh thì không được ăn tươi nuốt sống, và đối với cả hai (môi trường và môi sinh) thì phải biết bảo vệ nguồn cội như bảo vệ chính sinh mạng của mình : cây có cội, nước có nguồn. Đối với môi trường thì phải biết ăn cây nào rào cây nấy, đối với môi sinh thì không được ăn tàn diệt tận, và đối với cả hai (môi trường và môi sinh) thì phải ăn ở có hậu, nếu muốn ăn đời ở kiếp trên quê hương, trên đất nước của mình.

Sự vắng mặt tuyệt đối và toàn diện về một quốc sách sáng suốt về môi trường, tỉnh táo về môi sinh để từ đó chế tác ra sức thông minh trong lãnh đạo (mà ta có thể so sánh với sự thành công hiện nay của Costa Rica) đã nói lên sự thảm bại bi đát của Đảng cộng sản Việt Nam không có kiến thứctri thức sâu rộng nên không có ý thứcnhận thức sâu xa về môi trường và môi sinh. Không có đạo lýđạo đức hay đẹp nên không có giáo lýgiáo dục tốt lành về môi trường và môi sinh. Không có kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức lại không có đạo lý, đạo đức, giáo lý, giáo dục, nên không có hệ thông (thông minh, thông thái, thông thạo) để có hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) cho các quốc sách về môi trường và môi sinh. Khi lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đã biến đất nước Việt từ quê hương gấm vóc thành một bãi rác mênh mông với môi trường bẩn, với môi sinh độc, nơi mà Tàu họa từ thủy điện tới nhiệt điện đã ô nhiễm nguồn nước lẫn không khí ; Tàu nạn với công nghiệp luyện thép mà Formosa đã nhiễm ô cả một vùng rộng lớn của miền Trung, song song với Tàu tặc thì chiếm đất, biển, đảo ; song đôi cùng Tàu tà với thực phẩm bẩn, với hóa chất độc đang giết dần mòn từ đất nước Việt tới con người Việt. Nơi mà quê hương Việt đã là nơi sống được, giờ thành nơi khó sống được, để nay mai sẽ thành nơi không sống được. Hãy cẩn trọng : đừng để hai hàm số của hiện tại (nơi khó sống được, nơi không sống được) thành hằng số của tương lai !

Các lý luận về thực trạng của môi trường nên khởi nguồn bằng quan hệ giữa liêm chính và bất chính. Hãy bắt đầu bằng nhân sinh hóa môi trường (anthropologisation) nơi mà sinh hoạt của con người qua thời gian là sự chiếm hữu và sử dụng môi trường như một không gian sống để con người sinh sống. Trong đó có hai lịch sử : lịch sử của trái đất và lịch sử của con người, với thời gian con người đã chế ngự, đã quản lý, đã khai thác, đã tận dụng môi trường cho chính sự sinh tồn của mình. Nên lịch sử đôi của trái đất và của con người giờ đây đã trở thành lịch sử đơn của con người quản lý, quản trị, quản chế trái đất. Nhân quản hóa môi trường (anthropocène), nơi mà sức mạnh của con người trong quá trình chinh phục thiên nhiên cùng lúc tiêu xài môi trường làm nên thế lực ngày càng mạnh của con người trong thiên nhiên. Từ đây, con người đã trở thành một yếu tố quyết định cho sự tồn tại của môi trường, cho sự sinh tồn của môi sinh, yếu tố quyết định này quyết định cả hai số phận của con người và của môi trường.

Khi nhận ra hai nhân tố trong lịch sử của môi trường : nhân sinh hóa môi trường và nhân quản hóa môi trường, thì các lý luận về môi trường, các lập luận về môi sinh phải nhận định ra ba thực tế khác qua sinh hoạt con người trên môi trường. Sinh hoạt canh nông, có phá rừng để trồng trọt, lấy trồng trọt để nuôi con người, cùng lúc lấn áp thiên nhiên, làm thay đổi môi trường một cách triệt để, tại đây phát triển canh tác song hành cùng lúc với phát triển chăn nuôi. Nơi mà môi trường được khai thác hay bị hủy diệt, được biến đổi hay bị biến chất theo nhu cầu canh tác của con người ; nơi mà con người luôn đóng vai trò tiên quyết trên số phận của thiên nhiên. Sinh hoạt hiệu xuất, có sự tham gia trực tiếp của kỹ thuật, biết áp dụng tối đa các khám phá khoa học để tăng năng suất trồng trọt, để tăng hiệu quả canh tác, để tăng hiệu năng ngay trên quy trình sản xuất thực phẩm, lấy số lượng làm chỉ tiêu, làm hao mòn môi trường, làm quỵ gục môi sinh. Các thuốc chống rầy, trừ sâu là các độc dược mang các độc tố hủy hại rồi hủy diệt nhiều thực vật, động vật, làm xơ xác, làm nghèo nàn hệ đa sinh vật trong thiên nhiên. Sinh hoạt biến thực, làm biến chất nội chất một thực thể sinh vật, để tạo ra các thực thể mới có công dụng, có tiềm năng, có hiệu quả cho chính quy luật cung cầu về thực phẩm của con người. Cụ thể là cho lai giống, trong canh nông, để thu ngắn quá trình canh tác với các giống mới với năng xuất cao hơn các giống cũ, nơi mà thay đổi từ chất lẫn lượng có tác động trực tiếp, sâu rộng, lâu dài trên môi trường và môi sinh.

wallup.net

Khoa học luận môi trường

Nên khi phân tích và giải thích các thực tế khác nhau của sinh hoạt con người trên môi trường, thì khoa học luận môi trường phải thấy rõ ba nguồn gốc như là ba nguyên nhân làm biến đổi môi trường nguyên thủy, làm biến chất môi sinh ban đầu trong thiên nhiên. Biến đổi môi trường do con người tạo ra, trong đó khoa học kỹ thuật được học bị công cụ hóa bởi các nhu cầu vừa là thực phẩm, vừa là công nghiệp, tới từ quyền lợi của một quốc gia, một tập thể, một cộng đồng, trong đó quá trình (hỗn loạn) từ quyền lợi của một quần chúng, một xã hội tới tư lợi của một tập đoàn, một cá nhân có tác động tàn phá môi trường, hủy diệt môi sinh mà chính con người cũng không sao lường hết được. Biến đổi môi trường do sinh vật tạo ra, các sinh vật này không phải con người, không những từ thực vật tới động vật, mà cả sự xuất hiện các vi trùng mới, các vi khuẩn mới có những tác động lên môi trường và tác hại lên môi sinh.

Từ hậu quả tới từ các dịch bịnh tới sự biến đổi khí hậu (có sự tham gia của của con người hay không) đều mang tới các hệ lụy trên môi trường, ngay trên các không gian không có sinh hoạt trực tiếp của con người. Biến đổi môi trường do biến chất sinh vật tạo ra, nơi mà con người cho lai giống tạo ra các thực vật mới, động vật mới, nhưng không chủ động trên các quá trình sinh sôi nẩy nở của chúng. Từ đây, xảy ra xung đột, cạnh tranh rồi hủy diệt lẫn nhau giữa các sinh vật cũ có trước và các sinh vật mới có sau, làm thay đổi triệt để từ gốc, rễ, cội, nguồn của không gian sinh hóa trong thiên nhiên.

Khi tổng kết hai nhân tố trong lịch sử của môi trường (nhân sinh hóa môi trường và nhân quản hóa môi trường), để nhận ra ba sinh hoạt nhân sinh (sinh hoạt canh nông, sinh hoạt hiệu suất, sinh hoạt biến thực), để thấy và thấu ba hậu quả (biến đổi môi trường do con người tạo ra, biến đổi môi trường do sinh vật tạo ra, biến đổi môi trường do biến chất từ sinh vật tạo ra), thì ta đã có sự phân biệt rành mạch giữa một xã hội, một dân tộc có lãnh đạo chính trị liêm chính cùng các chính sách liêm sỉ với môi trường ; ngược lại với một dân tộc có lãnh đạo chính trị bất chính cùng các chính sách vô liêm sỉ với môi trường.

Và trước thảm họa môi trường hiện nay trên đất nước Việt, với Đảng cộng sản Việt Nam được điều hành bởi bạo quyền độc đảng, song hành cùng tà quyền tham quan và ma quyền tham tiền, thì Việt tộc đang gánh chịu một lực lượng lãnh đạo chính trị bất chính cùng các chính sách vô liêm sỉ với môi trường. Khi chúng ta nhận ra có hai yếu tố làm thay đổi thiên nhiên, biến đổi môi trường : các sinh vật không phải con người, cần thiên nhiên để sinh sống, cần môi trường để sinh tồn, trong có động vật và thực vật. Các sinh vật chính là con người, cần thiên nhiên để sinh sống nhưng cùng lúc chế ngự thiên nhiên để làm chủ thiên nhiên, cần môi trường để sinh tồn, vừa tiêu thụ, vừa sử dụng động vật và thực vật.

Tại đây, khi nguyên cứu về thiên nhiên, về môi trường, thì chính nhân học (anthropologie) sẽ giúp chúng ta nhận ra trong sự phân biệt con người và không con người khi cả hai sử dụng thiên nhiên để sinh sống, môi trường để sinh tồn. Tri thức thực dụng, nơi mà con người khác các sinh vật khác là động vật và thực vật, vì con người dùng kiến thức để sử dụng rồi tận dụng thiên nhiên không những qua canh tác nông nghiệp rồi phát triển công nghiệp, vì biết vận dụng tri thức để xếp hạng, tuyển chọn các sinh vật hữu dụng cho con người.

Chính thực dụng chủ nghĩa của nhân sinh dựa trên kiến thức và tri thức với vai trò chủ đạo của khoa học và kỹ thuật đã đặt con người vào vị thế của một chủ thể tuyết đối có thực chất và tiềm năng kiểm soát để tận hưởng thiên nhiên và môi trường. Tận hưởng theo nghĩa đẹp của nhân trí biết thăng hoa thiên nhiên, cũng theo nghĩa xấu của nhân sinh khai thác và tàn hủy vô tội vạ thiên nhiên và môi trường. Luân lý nhân tri, nơi mà con người khác các sinh vật khác là động vật và thực vật, vì con người có đạo lý để có ý thức về những gì hay, đẹp, tốt, lành, từ đó có luân lý qua bổn phận đối với môi trường sống của mình, và có trách nhiệm với ác sinh vật có mặt trong môi sinh cùng chung sống với mình. Chính cả hai nhận thức của đạo lý và luân lý làm nên đạo đức biết bảo vệ môi trường như chính bảo vệ mạng sống của mình, bảo trì môi sinh như chính bảo hành tương lai của mình.

Khi ta kết hợp hai phân tích : tận hưởng theo nghĩa xấu của nhân sinh khai thác và tàn hủy vô tội và thiên nhiên và môi trường, mâu thuẫn sâu xa với nhận thức của đạo lý và luân lý làm nên đạo đức biết bảo vệ môi trường như chính bảo vệ mạng sống của mình, bảo trì môi sinh như chính bảo hành tương lai của mình. Tại đây, ta sẽ nhận ra một định đề cốt lõi của môi trường trong đó môi sinh là không gian của đa dạng sinh vật, vô cùng phong phú, nhưng chính sự của đa dạng sinh vật phong phú này không hề vô tận về lượng, vô biên về chất, mà nó hữu hạn, ngày càng giới hạn.

Và thực tế hữu hạn này, thực trạng giới hạn này của môi trường ngày ngày tùy thuộc cách sử dụng, tận dụng, vận dụng môi trường của con người biết hay không biết tôn trọng thiên nhiên, tôn kính môi trường. Cũng từ đây, chúng ta cần phải thận trọng hơn khi chúng ta tạo ra ranh giới (thiển cận hoặc giả tạo) giữa con ngườithiên nhiên, trong đó các ngành khoa học xã hội và nhân văn có những nhược điểm về kiến thức mà nếu không biết khắc phục sẽ thành khuyết tật về tri thức :

Khi khoa học xã hội nhân văn phân biệt con người có văn hóa và thiên nhiên không có văn hóa, mà chính ngữ pháp văn hóa, cho ta hiểu là chỉ có con người mới có văn minhvăn hiến. Khi khoa học xã hội nhân văn phân biệt con người có văn hóa cùng văn minh và văn hiến và thiên nhiên ở dạng vô tri, vô minh, vô giác, tức là không có kiến thức lẫn tri thức, không có ngôn ngữ để truyền thông và tư tưởng để lý luận, lập lập. Nhưng trong thực tế, thì con người chưa hề sống biệt lập với thiên nhiên, tách biệt với môi trường.

Khi Nhân học môi sinh song hành cùng nhân học chính trị thì nhân học môi sinh không rời nhân học chính trị, tại đây các kết luận đôi giữa hai chuyên ngành này, giúp ta nhận ra. Các thể chế trọng dân chủ, quý nhân quyền là những thể chế biết bảo vệ môi trường. Các định chế trọng văn hóa, yêu văn minh là những định chế biết bảo quản môi sinh. Các chế độ đa nguyên, sử dụng đa tài, vận dùng đa trí, tận dụng đa năng, là những chế độ biết bảo trì thiên nhiên. Ngược lại, cũng chính nhân học môi sinh khi chung sức với nhân học chính trị đã phân tích và giải thích được : một bạo quyền độc tài nhưng bất tài trong bảo vệ môi trường, trước sau rồi cũng gây ra những thảm họa môi trường. Một hệ thống tham quan, nơi mà tham quyền song lứa với tham tiền, không chóng thì chầy, cũng truy diệt, truy hủy môi sinh, vì lòng tham của nó. Một cơ cấu tà quyền, nơi tham tiền song cặp cùng tham đất, tham rừng, tham tài nguyên, thì hậu quả và hệ lụy thiêu hủy thiên nhiên sẽ tới.

Nhân học môi sinh cũng phải biết tiến tới những hệ luận để chuẩn đoán các hệ lụy sẽ đe dọa rồi truy diệt môi trường lẫn con người, hãy liệt kê ra khoảng 8 hệ luận được xem như là nhânquả để thấu hậu quả mà môi sinh và nhân sinh phải tiên đoán được : biến đổi khí hậu, khi khí hậu nóng lên, thì hệ thống môi sinh bị thay đổi triệt để. Tầng khí quyển kín, không tiêu và không thải được các ô nhiễm do chính con người tạo ra. Hệ đa sinh thái, bị biến dạng rồi biến chất, với giảm sút, với mất mát các sinh vật đã có mặt từ lâu trên trái đất.

Nguồn nước ngọt bị ô nhiễm, bị hủy diệt, kéo theo sự hủy diệt của mọi sinh vật là sống bằng nước, sống nhờ nước, sống với nước. Mặn hóa đại dương, nơi mà nồng độ muối xâm lấn rồi xâm chiếm cả đất liền, ngay trên các khu vực mà con người đang canh tác. Đốt rừng, cùng lúc truy hủy nhiều sinh vật sống nhờ rừng, không những trên quy mô gia đình lấy đất rừng làm rẫy, mà đáng ngại nhất là đốt rừng lấy đất canh tác với quy mô rộng lớn của các tập đoàn. Hóa chất chống rầy được sử dụng bừa bãi, tràn lan trong môi trường, tạo ra các nguyên nhân không những của ung thư, mà còn tiêu diệt trực tiếp các sinh vật, các côn trùng có vai trò tích cực trong hệ đa sinh thái. Sự kết hợp các hóa chất đã được con người sử dụng và sau khi sử dụng thì không còn nằm trong vòng kiểm soát của con người, sự kết hợp các hóa chất với các độc tính mới mà con người không biết, chưa biết.

Khi tất cả các hậu quả trên kết tụ lại : biến đổi khí hậu với khí hậu nóng lên, tầng khí quyển kín không tiêu thải được ô nhiễm, hệ đa sinh thái, bị biến dạng rồi biến chất, nguồn nước ngọt bị ô nhiễm, quá trình mặn hóa đại dương, đốt rừng cùng lúc diệt sinh vật, hóa chất chống rầy tràn lan trong môi trường, sự kết hợp các hóa chất ngoài vòng kiểm soát của con người, thì tại đây con người không hề kiểm nghiệm và kiểm định được chuyện gì sẽ xẩy ra cho nó và cho môi sinh của nó.

Khi ta nghiên cứu các quyết định của các hội nghị thượng đỉnh cấp toàn cầu, chúng ta thấy xuất hiện những thực tế sau đây : môi trường chung của nhân loại vẫn không là ưu tiên hằng đầu và luôn bị đẩy lùi vào hạng thấp so với các con tính tư lợi của các quốc gia về tăng trưởng sản xuất cũng như về phát triển kinh tế. Môi trường chung của nhân loại vẫn được các chính quyền tính toán và quyết định trong đoản kỳ, với những con tính ngắn hạn trước mắt, mọi đề nghị về bảo vệ môi trường lâu dài, trường kỳ với các phương án nhìn xa trông rộng, đều bị thoái lui bởi các tính toán vụ lợi trước mắt.

Ngay trên con tính tăng trưởng sản xuất để phát triển kinh tế, ta đã thấy giới hạn của con tính này, với thực tế là tài nguyên, quặng mỏ ngày càng cạn với vận tốc cao, thì thiếu hụt rồi cạn kiệt năng lượng sẽ tới, và con tính tăng trưởng sản xuất để phát triển kinh tế cũng phải chậm và ngưng lại. Về con tính ngắn hạn mỗi quốc gia có vụ lợi riêng của mình và không có chính sách bảo vệ môi trường toàn cầu lâu dài với quyết tâm của tất cả quốc gia, thì tại đây chính mỗi con người và nhất là giới lãnh đạo chính trị có quyền lực về cơ chế và định chế phải thay đổi ngay trên thượng nguồn của tư duy ba gốc rễ trong não trạng của chính con người.

Nhân sinh quan, con người sống cùng, sống chung với môi trường cũng có quyền sống như con người. Thế giới quan, con người bảo vệ môi trường, bảo quản môi sinh, bảo trì các sinh vật không phải con người ở bình diện toàn trái đất. Vũ trụ quan, con người nhận và chịu trách nhiệm với tầng khí quyển, với mọi nguồn nước và không khí, không những cho nó, mà còn lâu dài cho các thế hệ mai sau, trong đó có các sinh vật không phải con người.

622-07519762

Nhân học khi nghiên cứu về môi trường trao tới nhân lý một nhân tri để cảnh giác nhân loại : sự cẩn trọng trước lòng tham hiện tại của con người khi nó muốn khai thác triệt để thiên nhiên, nạo vét tài nguyên, truy hủy môi trường, xóa diệt môi sinh. Hãy định nghĩa để định luận về lòng tham hiện tại, từ ăn tươi nuốt sống bằng nghiến rừng, nuốt đất với thái độ ăn cháo đá bát khi tài nguyên của thiên nhiên bị cạn kiệt, với hành vi bây chết mặc bây với những hậu quả của ô nhiễm. Nhân học khi khảo sát về môi trường trao tới nhân tri một nhân trí để cảnh báo nhân thế : tương lai của nhân loại không hề là sự nối dài tự nhiên một cách máy móc từ hiện tại tới tương lai, từ hôm nay tới ngày mai. Tương lai của nhân sinh là chân trời trong đó có kết quả của lương tri hoặc hậu quả của vô tri, với những hiệu quả của nhân bản hoặc với hệ lụy của vô minh. Vì vô giác với môi trường, vô cảm với môi sinh, khai thác bừa bãi, vô tội vạ, vơ vét tài nguyên cho tới khi của môi trường gục ngã, môi sinh đuối quỵ, thì chân trời sẽ xám tối rồi đen nghịt để đưa con người vào thẳng cõi chết ! Chết trong vô tri, vô minh, vô giác, vô cảm là một cái chết xấu, tồi, tục, dở, tới từ cái tội thâm, độc, ác, hiểm với môi trường và môi sinh.

Nhân học khi điều tra về biến đổi môi trường song hành cùng thay đổi khí hậu gửi tới nhân văn một nhân lý để cảnh cáo nhân gian là : sự sống làm nên sức sống nhờ môi trường sạch với môi sinh lành kết tụ ra nhân tính với ít nhất ba kết luận : Trái đất trong tương lai (rất gần) là dễ sống hay khó sống. Cụ thể là sống được hay không sống được, mà câu trả lời là thái độ của nhân loại đối xử ra sao với môi trường sống của mình. Nếu trong thế kỷ qua nhân lý giúp nhân loại đã lột mặt nạ bạo hành của thực dân, bạo động của đế quốc trên môi trường, thì chính quyền và lãnh đạo chính trị hiện nay phải quyết đoán trong quyết sách bảo vệ đất-nước. Tiền đồ của tổ tiên, tương lai của các thế hệ mai sau không ngừng ở con người, mà phải mở rộng, mở sâu, mở cao ra quan niệm về Việt tộc không những là dân tộc Việt mà còn là môi trường Việt luôn song hành, song đôi, song lứa, đồng hội đồng thuyền, cùng đồng bào Việt.

Nhân học sẽ có cùng một định hướng với môi trường học khi cả hai đề nghị phân tích và giải thích môi trường và môi sinh bằng những hệ thống của quan hệ : quan hệ giữa con người và thiên nhiên, quan hệ giữa các sinh vật có mặt trên trái đất, quan hệ giữa con người và sinh vật cùng nhau tác động trên môi trường. Đây vừa là môi trường tri thức của nhân sinh, mà còn phải là môi trường về nhận thức qua giáo dục.

Trước thảm cảnh môi trường bị tàn phá, môi sinh bị hủy diệt từ vô tri thức tới vô trách nhiệm của chính quyền do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, thì ngược lại tại các quốc gia có văn minh của dân chủ, có văn hiến của nhân quyền, họ đã đưa vào giáo dục, giáo khoa, giáo trình những hệ thống của quan hệ giữa con người và sinh thái. Bi kịch của độc đảng, qua độc tài nhưng bất tài, độc trị mà không biết quản trị môi trường là đây. Sau gần nửa thế kỷ lấy độc quyền để tự độc tôn đã biến quê hương gấm vóc thành một bãi rác độc hại, ngày ngày ung thư hóa môi trường của Việt tộc.

Nhân học khi chung lưng đấu cật với môi trường học thì các phân tích và giải thích của khoa học thực nghiệm, từ sinh học tới hóa học, đã và sẽ giúp con người định vị lại để định nghĩa lại thế nào là con người ? Tại đây, con người không phải là một thực thể độc lập với các thành tố hoàn toàn tự chủ và tự lập để tự cấu tạo ra nó. Mà trong con người có sự hiện hữu của các sinh vật khác, từ vi khuẩn tới vi trùng, cùng nhiều tạo chất khác mà các sinh vật khác, từ động vật tới thực vật, cũng có.

Nên con người không hề đứng biệt lập, không hề đứng ngoài hoặc đứng cạnh, đứng cao hơn hệ sinh thái mà con người đang sống, mà con người chỉ là một phần tử, một bộ phận của hệ sinh thái. Nhân học khi đồng hội đồng thuyền với môi trường học, thì mọi chủ thể yêu môi trường, mọi công dân trọng môi sinh sẽ có cùng một nhận thức là con người chỉ là một mắt xích trong một chuỗi dây chuyền với nhiều quan hệ, vừa phức tạp và vừa chằng chịt trong hệ sinh thái. Mỗi chuyển động của một mắt xích sẽ có hậu quả dây chuyền, có hệ lụy trong hiện tại và tương lai.

Giáo lý tổ tiên Việt dạy con cháu bứt dây động rừng với các quy luật nhân quả, từ vi mô tới vĩ mô, song hành cùng các giáo lý ăn ở có hậu, với uống nước nhớ nguồn mà uống nước của môi trường thì phải nhớ bảo vệ môi trường. Rồi ăn quả nhớ kẻ trồng cây và ăn quả của môi sinh thì phải bảo trì, bảo quản cho bằng được môi sinh. Biết luôn ăn cây nào rào cây nấy, mà động từ rào của sự thông minh là hành động có ý thức biết bảo vệ sự sống, chớ không hề là thái độ ích kỷ hoặc vụ lợi của riêng ai, khai thác môi trường và tận dụng môi sinh cho riêng mình.

Nhân học khi biết đồng kham cộng khổ cùng môi trường học để thấu hiểu các hậu quả độc hại trên môi trường do ô nhiễm tới từ các sinh hoạt của con người chỉ biết khai thác môi trường mà không biết bảo vệ môi sinh. Tại đây, nhân họcmôi trường học cũng nên từ bỏ quan niệm riêng-chung, trong đó cái riêng là sở hữu của một người, cái chung là sở hữu của mọi người ; cái riêng là tư lợi, cái chung là công ích. Từ bỏ quan niệm riêng-chung để đi tới quan niệm chia-chung, trong đó cái riêng trong tư hữu riêng cá nhân có gốc, rễ, cội, nguồn từ cái chung của một môi trường tổng thể.

Và khi con người muốn cái riêng của tư lợi không triệt hạ cái chung của môi trường thì con người phải có các định chế và các cơ chế, nơi mà các tập thể, các cộng đồng, các quốc gia phải xem xét và phán quyết bằng khoa học và luật pháp các phương án sử dụng môi trường, các phương pháp vận dụng môi sinh, từ riêng tới chung. Sử dụng môi trường mà không triệt dụng, vận dụng môi sinh mà không hủy dụng, vì triệt dụng và hủy dụng đều là tội ác triệt hủy môi trường. Nhân học cùng môi trường học phải biết tổ chức lại kiến thức để tư duy cách khác, mà cách khác này tới từ quá trình của nhận thức là : con người sống sót trong môi trường gục, trong môi sinh chết thì con người đã nhận số phận của âm binh !

tao11

Tính triệt để của luận

Derrida đề nghị một định nghĩa về thứ lỗi và tha tội là : khả năng biết thứ lỗi những chuyện không thể nào thứ lỗi được, và : khả năng biết tha tội những chuyện không thể nào tha tội được. Như vậy khả năng thứ lỗi và tha tội là một khả năng vượt thoát để vượt thắng ngay trên sự thật về lỗi và về tội, một chuyện "quá sức" ngay trong thượng nguồn của lý luận, cụ thể bằng cụm tự không thể nào thứ lỗi được, không thể nào tha tội được. Vì nếu thứ lỗi và tha tội để có phúc, có đức vì muốn có hậu không phải là thứ lỗi và tha tội thật sự.

Vì nếu thứ lỗi và tha tội để có lợi, có quyền vì muốn sống yên trong sống chung với thủ phạm thì cũng không phải là thứ lỗi và tha tội thật sự. Thứ lỗi cho kẻ cướp của hoặc tha tội cho kẻ giết người, và sẵn sàng "bỏ qua" mọi chuyện, kể cả việc ngăn chặn thưa kiện dù mình là nạn nhân là một đạo lý chưa được đặt đúng tên, dù rằng các tôn giáo đều khuyên chung ta là gạt qua mọi hận thù, gạt bỏ mọi trả thù. Khả năng biết thứ lỗi và tha tội thật sự không những là vô điều kiện, mà còn là sự mất trắng trong mất trọn một cách tuyệt đối nhất.

Bi kịch của Đảng cộng sản Việt Nam và thảm kịch của Việt tộc là thứ lỗi và tha tội trong sự thật không thể nào thứ lỗi được, không thể nào tha tội được là chuyện đã không làm được từ gần một thế kỷ qua, tự ngày thống nhất đất nước khi chấm dứt cuộc nội chiến 1975, là tập đoàn lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam không có tầm vì không có tâm làm được không thể nào thứ lỗi được, không thể nào tha tội được để làm được chuyện hòa hợp hòa giải dân tộc.

Và chính cái độc đảng sinh ra cái độc tài, cái độc trị đẻ ra cái độc quyền chính là hành tác bơi ngược dòng để chống lại khả năng không thể nào thứ lỗi được, không thể nào tha tội được, mà ngược lại tập đoàn lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vẫn ngày ngày nuôi dưỡng hận thù bằng luận điệu : "các thế lực thù địch"… thì đạo lý thứ lỗi được, thì đạo đức tha tội được không hề có trong tự duy của bọn này.

tao12

Thực tại ngoài tầm tay

Lacan, khi thao tác từ triết học tới phân tâm học đề nghị ba hướng giải luận cho một cá nhân, một cộng đồng, một tập thể qua sự phân chia : một là của bản thể nơi mà mỗi cá thể tồn tại qua các kỳ vọng mà mình muốn có trong cuộc sống, hai là của biểu tượng nơi mà các giá trị là thước đo mà cũng là cách đánh giá đạo lý trong cuộc sống, ba là thực thể của hiện tại làm nên thực cảnh. Chuyện lạ là chính thực cảnh làm nên thực tại tưởng là cụ thể nhất, thật ra là khu vực khó phân tích nhất, khó giải thích nhất, vì chính thực tại là muôn hình vạn trạng nên không thể nào định dạng, định hình, định vị nó được. Bi kịch của Đảng cộng sản Việt Nam và thảm kịch của Việt tộc hiện nay là bộ máy tuyên truyền qua sự dối trá của tuyên huấn, nơi mà cái giả xóa chỗ cái thật, cái gian chiếm chỗ cái ngay, thì nhận diện được thực cảnh của đất nước, nhân dạng của dân tộc, nhân cách của giống nòi là một thử thách hàng ngày và là một trong những thử thách lớn nhất của Việt tộc trên đường di tìm nhân quyền rồi nhân phẩm.

Sự khác biệt ngoài vòng kiểm soát

Foucault nhận ra có hai khu vực luôn tác động lên kiến thức, từ đó điều kiện hóa chúng ta, cùng lúc tạo nên sự trăn trở không nguôi trong cuộc sống : thứ nhất là lý tưởng nơi mà chúng ta lấy kỳ vọng nuôi hy vọng rồi biến chân trời hy vọng thành lý tưởng. Thứ hai là sự khác biệt, xa và lạ tự nhiên xuất hiện ngay trong cuộc sống của chúng ta, nơi mà chúng ta không hề có một kiến thức gì về sự kỳ quặc của nó, không hề có một tri thức gì về sự khác biệt của nó.

Lý tưởng thì chúng ta còn lập đồ án rồi phương trình để thực hiện, còn sự khác biệt thì không sao chúng ta "nắm dao đằng chui" được. Như vậy sự khác biệt đáng ngại hơn vì ta không quản lý được so với ý tưởng làm nên lý tưởng. Thảm kịch của Việt tộc hiện nay là bạo quyền công an trị của Đảng cộng sản Việt Nam truy diệt những ai chống nó, mà nó còn truy hủy luôn những ai làm khác nó, dù nó biết là nó vô minh trong vô tri, vô học trong vô hậu, bạo quyền công an trị của Đảng cộng sản Việt Nam không những truy cùng diệt tân phương trình nhân quyền-dân chủ-đa nguyên ; mà nó cũng truy tận gốc diệt tận rễ phương trình tự do-công bằng-bác ái.

tao13

Tha nhân không có chỗ đứng

Deleuze đề nghị một định nghĩa về sự có mặt của những cá nhân cũng như những đảng phái chính trị đã tạo ra những chế độ không nhân quyền lại mất nhân tính, chúng vừa độc, lại vừa ác, và vừa thâm lại vừa hiểm khi chúng truy sát để truy diệt tha nhân dù biết những nạn nhân của chúng cùng là đồng loại của chúng. Phân tích phải vào ngay trong ngữ pháp đồng loại để nhận ra là có hai hiện thể là tatha nhân ; khi cái ta

bị điều khiển bởi những hành động thâm, độc, ác, hiểm để truy diệt tha nhân không đồng ý hoặc chống lại những cá nhân cũng như những đảng phái chính trị đã tạo ra những chế độ không nhân quyền lại mất nhân tính thì cái ta của độc đảng làm nên độc tài, độc trị tạo ra độc quyền, độc tôn trong độc thoại thì sẻ sẳn sàng đóng vai sát nhân để thành sát thủ diệt mà diệt tha nhân.

Thì học thuật phải đặt tên cho loại người sống để hãm hại và tiêu diệt người khác là những cá nhân cũng như những đảng phái chính trị đã tạo ra những chế độ không nhân quyền lại mất nhân tính nơi mà ngay trong tư duy của chúng : tha nhân không có chỗ đứng ! vì chúng không sao hiểu được nổi khổ niềm đau của tha nhân. Trong não bộ của chúng thì tha nhân không được mang cùng một giá trị sống so với giá trị sống của chúng.

Đây là sự độc hại của độc đảng toàn trị luôn xây dựng một xã hội không có sự tôn trọng lẫn nhau, vì đối với chúng tha nhân không có mặt trước mặt chúng. Tri thức về tha nhân là rể của lương thiện, là gốc của lương tâm, là cội của lương tri, những cá nhân cũng như những đảng phái chính trị đã tạo ra những chế độ không nhân quyền lại mất nhân tính, chúng vừa độc, lại vừa ác, và vừa thâm lại vừa hiểm khi chúng truy sát để truy diệt tha nhân, vì chúng không có rể lương thiện, gốc lương tâm, cội lương tri.

Thảm kịch của Việt tộc hiện nay là đây, khi hệ độc (độc đảng, độc tài, độc trị, độc quyền, độc tôn) hành tác bằng lực độc hại của thanh toán đồng chí, thanh trừng đồng bọn, nên chuyện cướp của giết người, dù người là đồng bào, đồng loại, nhưng đối với chúng chỉ là tha nhân chỉ là loại sớm nở tối tàn, nên sống nay chết mai trong độc tính bất nhân thất đức của chúng.

Lê Hữu Khóa

(11/09/2020)

 


[1] Xem cùng một tác giả :NHÂN LUẬN (l’argumentation humaine), CHÍNH LUẬN (l’argumentation politique), KIẾP LUẬN (l’argumentation karmique),TÂM LUẬN (l’argumentation affective)

[2] Xem cùng một tác giả : TRỰC LUẬN (l’argumentation directe), XÃ LUẬN (l’argumentation sociétale), OAN LUẬN (l’argumentation contre l’injustice), BỤI LUẬN (l’argumentation à propos de la « poussière de la vie »), VIỆT LUẬN (L’argumentation vietnamienne).

[3] Xem cùng một tác giả ;

TRỰC LUẬN (l’argumentation directe)

XÃ LUẬN (l’argumentation sociétale)

OAN LUẬN (l’argumentation contre l’injustice)

BỤI LUẬN (l’argumentation à propos de la « poussière de la vie »)

TỘI LUẬN (l’argumentation contre le crime d’Etat)

[4] Các phương pháp tiếp cận căn bản của khoa học xã hội và nhân văn, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook Vùng Khả luận (trang thầy khóa)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 958 times

1 comment

  • Comment Link Hoàng Trường Sa vendredi, 11 septembre 2020 23:53 posted by Hoàng Trường Sa

    Tôi mạo muội kính đề nghị tác giả Lê Hữu Khóa tách 3 mục rất hay trong bài (Triết luận giáo dục, Xã luận giáo dục, và Chính luận giáo dục) và gom lại thành bài riêng bàn về giáo dục, nhan đề GIÁO DỤC LUẬN để độc giả dễ theo dõi những tư tưởng rất hay của ông về giáo dục.

    Xin chân thành cám ơn Giáo sư Lê Hữu Khóa.

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)