Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

12/10/2020

Thi luận

Lê Hữu Khóa

THI_LUẬN.pdf

Hành động thơ – Hành tác thơ – Hành giả thơ

100 vận hành thơ

tho9

Viết văn, làm thơ, không ai nói viết thơ.

Làm thơ như chế tạo thơ bằng hành động thơ.

Làm thơ như chế tác thơ bằng hành tác thơ.

Làm thơ như chế ra thơ bằng hành giả thơ.

Bằng lực vận hành thơ với thi sĩ mà giờ đây đã nhận là khất giả.

thiluan2

Hành động thơ là hành động của chủ thể thi ca, chính là thi sĩ đã đưa ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp ra khỏi thông lệ truyền thông bình thường để vận dụng một thuật ngữ của thi ca. Thi từ giờ đây được vận hành ngoài vòng kiểm soát và kiềm chế của ngôn ngữ thông thường để thơ sẽ là thượng nguồn của một tư tưởng chưa có tên hay chưa được đặt tên, nhưng một tư tưởng chính thống cần thi ca để dưới hạ nguồn tư tưởng được nhận là tư tưởng.

Hành tác thơ là hành tác của thi sĩ không chỉ sáng tạo để sáng tạo, mà bài thơ là điểm nối liền những cảm quan xa lạ nhau ; là cầu nối những cảm xúc khác biệt nhau ; những cảm tính chưa nhận ra nhau. Từ đây, bài thơ là sáng tạo của thi sĩ được đúc kết trọn vẹn trong toàn ý những vùng, miền, xứ, nơi, chốn, mùa… với một không gian nhân tính mới, với một thời gian nhân bản mới, tất cả làm nên một tổng thể nhân vị mới.

Hành giả thơ nơi mà thi sĩ đã là khất giả rồi, thi sĩ đã đi bằng sáng tạo thi ca của mình qua những bài thơ, trong đó thi sĩ trao cho kẻ yêu thơ một nhân sinh quan để cảm nhận rõ hơn nhân sinh cao rộng của mình. Chốn tìm và cõi tới của thi sĩ là bài thơ, tại đây người đọc tìm được thế giới quan sâu đậm của mình. Điểm khởi hành tới nơi đến của thi sĩ chính là lộ trình của thơ giúp người đọc nhận ra vũ trụ quan cao xa của mình.

100 vận hành thơ đề nghị 100 chỉ báo như 100 "chỉ điểm" của hành động thơ, hành tác thơ, hành giả thơ, để kẻ làm thơ và người đọc thơ cùng hội tụ về cùng một chân trời thơ.

paper and  pen

Nhân kiếp thượng nguồn

Chỉ trong một bài thơ, người đọc thơ đã nhận ra số phận của thi sĩ đang siết ngữ vựng để chế tác ra hình ảnh. Chỉ trong một bài thơ, người đọc thơ đã nhận ra phần số của thi sĩ đang vắt một ngữ văn để nó thành một âm thanh. Chỉ trong một bài thơ, người đọc thơ đã nhận ra nhân kiếp của thi sĩ đang cởi trói mọi ngữ pháp để thi ca trở thành thượng nguồn của mọi nhân bản. Rồi thi ca ngồi chờ tư tưởng sẽ cõng thượng nguồn nhân bản này xuống hạ nguồn mà chế tác ra nhân phẩm.

Muôn trùng dương – Muôn trời sao

Bài thơ như một con thuyền đưa thi sĩ ra khơi mà thi sĩ không chỉ muốn đi một đại dương mà còn muốn đi mọi trùng dương. Chỉ trong một bài thơ mà thi sĩ không chỉ muốn thấy một vài vì sao, một vài chùm sao mà thi sĩ còn muốn gom lại ngàn sao vào một vòm muôn sao. Trong mọi trùng dương thì thi sĩ không sao đi hết được nhưng thi sĩ lại muốn xếp đặt muôn trùng dương chỉ trong một bài thơ. Trong muôn sao thì không thể nào thi sĩ gom hết được nhưng thi sĩ lại muốn sao này phải cận kề sao kia. Chỉ trong một bài thơ, người đọc thơ có thấy thi sĩ đang đuối sức không ?

Những chân trời – Những phương trời

Thi sĩ này làm thơ bằng ý niệm của nhân loài, thi sĩ kia làm thơ bằng trực diện với nhân sinh. Thi sĩ này làm thơ bằng nội chất của nhân tính, thi sĩ kia làm thơ bằng ngoại cảnh của nhân thế. Thi sĩ này làm thơ bằng hành tác của nhân tri, thi sĩ kia làm thơ bằng hành động của nhân trí. Bài thơ tưởng như bị đóng khung vào vần điệu, bài thơ tưởng như bị đóng khuôn vào ý niệm, nhưng bài thơ có bao lối vào ra để bài thơ luôn là cõi mở. Tại đây, người đọc sẽ đi tới những chân trời bằng những phương trời mà thi sĩ đã vạch ra. Muốn tới những chân trời này, muốn đi trên những phương trời này, thì hãy tìm các câu trả lời đã có sẵn trong bài thơ. Nếu không gặp các câu trả lời sẵn có, thì hãy đi sâu vào các câu hỏi có trong bài thơ. Ở trong các câu hỏi của thi sĩ hiện diện trong bài thơ, đã có định vị các chân trời, đã có định hướng các phương trời.

Đất sống vui – Đời sống vui

Thi sĩ làm thơ khi đứng ngay trên mặt đất nhưng biết gởi tầm nhìn về những chân trời xa. Thi sĩ làm thơ khi đứng thẳng trên quả đất nhưng biết gởi tầm vóc mình về những chân trời cao. Thi sĩ làm thơ khi đứng bền chân trên bình nguyên nhân thế, nhưng biết đưa nhân kiếp của mình vào những chân trời rộng. Thi ca là đứng và sống trọn trên mặt đất này, khi gặp đời vui sống thì hãy làm đất sống vui. Lỡ khi gặp mặt đất là vùng đất chết thì thi sĩ cũng phải biết đặt những câu hỏi sống còn trong những bài thơ rồi dùng mỗi bài thơ như một chìa khoá để mở các cổng của địa ngục trần gian mà thoát nơi khỏi đất chết. Nhưng thi sĩ không quên trở lại vùng đất chết để tận dụng sinh lực của thi ca mà biến vùng đất chết thành đất sống vui cho đời vui sống.

Vô tri đối thoại

Người ta cứ tưởng làm thơ là đưa cảm nhận chủ quan của thi sĩ vào cảnh vật, vào hiện vật rồi tình cảm hóa cảnh vật, rồi cảm tính hóa hiện vật. Người ta đâu có biết là thi sĩ là chứng nhân của một thế giới quan, trong đó những sinh vật không chỉ sống chung với nhau, các đồ vật không chỉ được xếp đặt gần xa nhau. Mà ngày ngày các động vật, các thực vật vẫn lẳng lặng đối thoại với nhau, kể cả những đồ vật vẫn giờ giờ tâm sự với nhau. Nơi đây, thi sĩ chỉ là chứng nhân, và bài thơ là chứng từ của một thế giới quan tràn những truyền thông sinh động, của một vũ trụ quan ngập những đối thoại sống động. Và, thi sĩ đứng đó, ngồi đó, đứng cạnh, ngồi cạnh, chỉ để làm chứng nhân mà nghe ngóng những luồng đối thoại của các sinh vật, những mạch giao thoa giữa các đồ vật.

Nhịp sống – Nhịp thở

Khi người đọc được đọc văn xuôi thì người đọc khám phá ra là văn xuôi cũng có mạch, cũng có luồng, cũng có giòng chảy… Nhưng cùng người đọc này khi được đọc thơ thì khám phá ra hai đều khác trong một bài thơ : dạng của chữ nhạc của chữ. Chính dạng của chữ khi được đúc kết với nhạc của chữ, giờ đã thành thi từ, đã làm nên một kết cấu mang sự đồng nhất mới song hành cùng một nhạc tính mới. Vì trong thơ, dạng của chữ đã nhận một vai trò mới với vị thế mới mà sáng tạo thi ca cho phép nó từ biệt ngữ nghĩa cũ của nó. Rồi đến nhạc của chữ giờ đây đã luồn vào nhạc của những sinh vật đang hoạt náo cuộc sống. Nơi mà người ta nhận ra trong một bài thơ có tiếng sóng gào, có tiếng chim hót, có tiếng thở dài của sinh linh… khuyên người đọc nên đọc chậm lại để hợp hòa với dạng của chữ nhịp nhàng với nhạc của chữ, nơi mà sau nhịp sống đời người đọc còn nhận ra cả nhịp thở người nữa.

Nghe chữ - Thấy nhạc – Thấu thơ

Khi ta đọc thơ, ta nghe được tiếng động, tiếng vang, tiếng nhạc của chữ ngay trong vần, trong điệu có trong thơ. Khi ta đọc văn xuôi, ta nhận ra những luồng của chữ-nối-chữ để giải nghĩa cho ngữ văn, để giải luận cho ngữ pháp, nơi mà ngữ vựng dựng văn phong để văn xuôi đi vào ngữ nghĩa, đi vào ý nghĩa, đi vào giải nghĩa. Thi ca thì khác, thi sĩ sử dụng thi từ bằng âm thanh của chữ, vận dụng thi tứ bằng nhạc tính của chữ, tận dụng thi từ bằng lực-tạo-lực của chữ. Nên một bài thơ không cần giải nghĩa, nên một bài thơ không màng chuyện giải thích. Thi sĩ khi làm thơ đã nhận chịu sự dẫn dắt của bài thơ của chính mình, nơi mà thi sĩ thấy-để-thấu nội lực âm thanh của chữ, hùng lực nhạc tính của chữ, sung lực biết lực-tạo-lực của chữ. Đây là mãnh lực của thi ca.

Chung phận – Chung kiếp

Thi sĩ đưa vào bài thơ của mình dạng của chữ, những chữ của quyền lực muốn song hành cùng nhạc của chữ nơi mà nhạc tính là huyền lực của thơ từ khi nhân loại cùng lúc vừa biết nói, vừa biết hát. Sự nhập nội dạng của chữ vào trong nhạc của chữ là một tổng lực mà tinh chất toàn khối chính là bài thơ. Trong bài thơ, khi sự vận hành của thi ca được cảm nhận đúng, thì nó sẽ được công nhận lâu để có thế, vị, dạng mà trường tồn qua bài thơ. Trong thi ca, dạng của chữ là diện mạo của chữ đã rời nhiệm vụ cũ là đặt tên để định nghĩa, đã bỏ chức năng cũ của giải thích để giải bày trong câu chuyên ở đâu yên đó trong ngôn ngữ. Trong thi ca thì dạng của chữ muốn được song cặp, mong được song lứa, chờ được song hành với nhạc của chữ để đi tìm ngữ thi. Vì trong thơ, dạng của chữ đã nhận ra chuyện ăn đời ở kiếp với nhạc của chữ -trong khung rồi trong khuôn- của chung phận để chia kiếp ngay trong một bài thơ.

Một, trọn, đủ, đầy, tràn

Khi dạng của chữ song cặp, song lứa, song hành với nhạc của chữ ; hình như chúng ta nghe được tiếng dội tự đáy vực sâu, vang vang dội mà chỉ cần vài chữ. Hình như chúng ta nghe được tiếng vang từ cõi này tới cõi kia mà chỉ cần rất ít chữ ; hình như chúng ta nghe được tiếng di dời thật nhẹ từ âm thanh tới ánh sáng, mặc dù tất cả cảnh vật chung quanh vẫn yên tỉnh, cũng với thật ít chữ trong một bài thơ. Chính dạng của chữ biết ẵm, bồng nhạc của chữ, rồi chính nhạc của chữ biết bế, cõng dạng của chữ để làm nên cõi thơ. Một công hai việc, cùng lúc thi ca đưa ngôn ngữ ra ngoài các lý thuyết, ra xa các luận thuyết, để đi mãi tới một chốn mà dạng nhạc là một, là trọn, là đủ, là đầy, là tràn từ cảm quan tới mỹ quan, từ thi thuật tới nghệ thuật.

Huyền lực linh cảm

Trong thơ, ẩn sau mỗi chữ là âm thanh tạo ra âm vang, là nhạc tính tạo nhạc điệu, giúp ta công nhận một hiện tại như cảm nhận một hiện cảnh, mà không cần qua khung của lý thuyết, mà không vào khuôn của lý luận. Thoát được , tránh được thuyết, xa được luận, chúng ta thoải mái tiếp cảm xúc, thảnh thơi đón cảm động, thong dong nhận cảm tính. Thơ như mở vòng tay tâm cảm để tiếp huyền lực của linh cảm. Như vậy, thơ vừa mở ra cho ta cánh cửa tâm linh để ta vào được chiều sâu của tâm hồn, tiện thể mời ta lên tìm chiều cao của linh cảm.

Ba sinh nhân kiếp

Ta muốn đặt thi ca chung chỗ với văn chương cũng được, mà ngược lại muốn để thơ ngoại văn chương cũng xong, vì thơ không phải là văn. Mà thơ là chuyện khám phá chớp nhoáng để khai sáng tức thì một viễn ảnh, khai bừng tức khắc các chân trời, khai quật nhân kiếp không chờ đợi các tiên tri đa đoan các số phận. Nên thơ vừa báo động hiện tại, vừa báo thức tương lai, thơ luôn tìm cách đánh thức vị lai, vì thi ca muốn cầm ngay bây giờ và ở đây ba sinh của mọi nhân kiếp.

Chất thép nổi loạn

Đừng nên tìm thơ qua vần điệu, mà bây giờ và tại đây tìm thơ qua lời nói như kinh nghiệm thông thái đã được luyện thành khối, thành thép. Thi ca là toàn khối của một sự nổi dậy, là chất thép của một sự nổi loạn để nhân sinh được sống còn bằng lời nói ngay trong nhân kiếp của nó. Chính lời nói là ý thức sống. Thơ là quá trình đi đòi lại tiếng nói của con người, có nhân bản lẩn nhân tri, có nhân trí lẩn nhân văn, có nhân vị lẫn nhân phẩm. Mặc dù bất nhân đang thui đốt nhân sinh, mặc dù thất đức đang truy diệt nhân tính, mặc dù vô cảm đang vùi dập nhân tình. Hành trình thơ là đi để đòi lại nhân cách, mặc dù bạo quyền, tà quyền, ma quyền đang điếm nhục hóa lương tri.

Truy tìm nhân tính

Mỗi bài thơ là một thực nghiệm ngay trên chính nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan của chính thi sĩ. Bài thơ bắt đầu thực nghiệm bằng cách nắm thật chặt cái thực rồi nghiệm nó bằng lẽ sống của nhân loại ngay trong chính thi cảm làm nên thi ca. Nơi đây, thi sĩ đã có một cảm nhận vô cùng hiếm hoi trong một thời khắc chớp nhoáng là làm sao ra khỏi nhân loại thường nhật, để rồi sau đó trở lại mà nhập nội vào nhân sinh, trong đó nhân thế và nhân tình cùng nhau truy tầm nhân tính, bằng chính con đường mà thi sĩ nhận ra, tìm ra, thấu ra. Thi sĩ tự nhận, tự tìm, tự thấy nên bài thơ là chứng thư cho người đọc thấy-để-thấu là thi sĩ không nợ ai cả, không nhờ cậy ai đưa đường dẩn lối trên nhân lộ mà chính thi sĩ cũng chưa cả quyết là minh lộ hay mê lộ.

thiluan3

Giòng sinh mệnh nhân

Thi sĩ muốn cư trú ngay trung tâm của hơi thở của nhân sinh, ngay buồng phổi của nhân loại, ngay giòng sinh mệnh của nhân thế. Dù biết là càng cư ngụ ngay trung tâm thì càng nhận những giông bão của bạo quyền, những sóng dữ của tà quyền, những mây đen của ma quyền. Có thể bị chóng mặt, có thể bị ngã quỵ, có thể bị cuốn hút vào cõi của âm binh. Nhưng chỉ có cách này thôi là đứng bám trụ ngay trung tâm để báo cho nhân loại là trái đất này còn là đất sống hay đã là đất chết ? Và chỉ có cách này thôi là phải đứng giữ trụ, giữ trung tâm để dặn cho nhân sinh là quả địa cầu này đã là đất chết chưa hay nó luôn là đất sống ?

Ý nguyện thi ca

Thi sĩ bắt buộc thơ phải là nơi trói buộc cho bằng được ý tưởng thơ vào trong bài thơ ; thơ phải chốn giăng lưới bắt cho bằng được nhạc tính thơ vào ngay bài thơ ; thơ phải là cõi cư trú tâm cảnh thơ ngay trong bài thơ dù là bài thơ rất ngắn. Thi sĩ xem trói buộc ý tưởng thơ là nhiệm vụ, giăng lưới bắt cho bằng được nhạc tính thơ là trách nhiệm, khung khuôn cho bằng được tâm cảnh thơ là bổn phận. Thĩ sĩ lại muốn làm thêm một chuyện nữa là hiện cảnh, thực cảnh, hoàn cảnh, tâm cảnh, nhân cảnh chỉ là một chỉ trong một bài thơ, trong đó ý nguyện của thi sĩ sẽ sáng tạo ra ý lực của bài thơ.

Tường tận cõi vô tận

Thi sĩ cứ muốn báo bình minh trước khi bình minh ló dạng, thi sĩ cứ muốn báo tà dương trước khi hoàng hôn khuất mắt. Bài thơ như một hành trình đi trước thời gian khi thời khắc chưa được định hình. Nên trong thi ca có chuyện lạ là thi sĩ thường nhớ lại để làm thơ về một quá khứ của tương lai. Thơ đi trước, đoán trước, chuẩn trước để nói trước, vạch trước, lộ trước sự đời, chốn trời để cõi người được thấy cho thấu bằng thơ tường tận cõi vô tận.

Giòng sinh mệnh nhân kiếp

Thi sĩ muốn trồng cây vị lai ngay trong hiện tại nhân sinh, bài thơ muốn cắm rễ hiện cảnh ngay trong bây giờ nhân thế, thi ca muốn chôn sâu cho chắc gốc ngay trong mai hậu nhân loại. Thi sĩ cứ thấy trước ngày mai của mọi người, bài thơ cứ muốn trần thân hóa thân phận của nhân vị, thi ca muốn dựng thẳng nhân vị ngay trong giông bão của nhân thế. Thi sĩ muốn hoàn cảnh, thực cảnh, bối cảnh chỉ là một ; bài thơ muốn sự kiện, sự cố, sự tình chỉ là một ; thi ca muốn nhân sinh, nhân thế, nhân loại chỉ là một giòng sinh mệnh nhân kiếp. Một nhân kiếp có ngậm đắng nuốt cay, có chia ngọt sẻ bùi, có nằm gai nếm mật, có đầu sóng ngọn gió, và có rất ít bội bạc loại nắng ba năm ta không bỏ bạn, mưa một ngày bạn đã bỏ ta.

Chung để chia – Chia để chung

Thi sĩ khi nhập nội vào ý lực của bài thơ đã đưa thi ca vào cõi mà chính thi sĩ đã bị mê hoặc. Trong cõi này, người đọc thơ cũng phải nhận chịu những bùa phép của một huyền lực biết khơi gợi những cảm nhận sắc nhọn. Thi sĩ khơi tới nơi, bài thơ nói tới chốn, một điểm của đột biến, nhưng sau cái ngạc nhiên vì đột biến là sự tự khám phá một cõi khác, đậm hơn và sâu hơn. Thi sĩ cùng người đọc dừng lại, ở lại, nương náu lại cõi đậm, chốn sâu này để cùng nhau chia sẻ một tâm sự, có khi là một tâm trạng, có lúc là một tâm cảnh. Giữa cõi đậm, chốn sâu bài thơ không còn là tiếng nói riêng của thi sĩ, bài thơ giờ đây thành tiếng của muôn loài có khi bi ai, có lúc sầu thảm, nhưng luôn có chung để chia, vì đã có chia để chung rồi.

Tỉnh ra rồi vẫn còn nghe

Thi sĩ đưa sự linh diệu của thi ca vào chữ của bài thơ, trong chữ với tên gọi mới là thi từ, thì không những có hình ảnh, có âm điệu, có cả nhạc tính, thậm chí có luôn có luôn ký ức đã thành ảnh, quá khứ đã thành hình. Thậm chí trong thi từ có luôn dư âm của hôm qua, có cả dư chấn của hôm nào, mà giờ đây hình ảnh tạo được tiếng nói, tiếng than, tiếng cười… Thơ chuyển hóa ký ức đã thành hình ảnh, rồi hình ảnh đó được chuyển tiếp thành lời, mà thi sĩ và người đọc nghe được trọn cả lời của ký ức còn âm vang động mỗi ngày, mỗi đêm, ngay cả trong mơ, mà tỉnh ra rồi ta vẫn còn nghe.

Ngại ngần giữa âm thanh và ý nghĩa

Thi sĩ mang sự lưỡng lự vào cái phân vân của thi ca để bài thơ nhìn ra mà nhận rõ được lực lưỡng lự, sức phân vân ngay trong vũ trụ thơ. Nhưng lưỡng lự không phải để bỏ cuộc, và phân vân không phải để bỏ dở, mà biến lực lưỡng lự, sức phân vân thành sung lực của thi sĩ, nội lực của thi ca, hùng lực của bài thơ. Một mãnh lực biết cướp hồn người bằng lực lưỡng lự, biết đoạt kiếp người bằng sức phân vân. Muốn đọc lực lưỡng lự, sức phân vân ngay trong vũ trụ thơ thì hãy tìm cho ra sự ngần ngại kéo dài giữa âm thanh và ý nghĩa, trong phân vân có băn khoăn, trong lưỡng lự có khắc khoải, như nỗi buồn, nỗi vui, nỗi lòng -bị hoặc được- kéo dài ra cả kiếp người.

Báo trước – Báo động – Báo thức

Thi sĩ làm thơ để nói thật về một sự thật, thi sĩ làm thơ bằng chân từ để nói rõ về một chân lý, thi sĩ làm thơ bằng bằng lý lẽ để nói rõ sâu về một lẽ phải. Bài thơ là nhận thức của thi sĩ. Và chính bài thơ sẽ là tri thức để bảo vệ ký ức cho thi ca để thi ca báo trước về những sự thật, để thi sĩ báo động trước về những chân lý, để bài thơ báo thức trước về một lẽ phải. Thi sĩ làm thơ để có được một quyền năng nói trước để nhân tri hành động không muộn ; nói trước cho nhân bản hành tác không trễ ; nói xa cho nhân phẩm hành giả không lỡ tàu. Vì thi sĩ là người biết trước, và thi ca là nơi có các bài thơ đi trước mọi vận hành của nhân thế, nhân sinh, nhân loại.

 

thiluan4

 

Nội chất sinh linh

Thi ca là nơi quý trọng linh hồn, linh hồn cái lõi của tâm hồn, một phạm trù đang bị thần kinh học biết dựa vào thanh thế của khoa học tri thức mà tấn công tơi tả linh hồn, rồi xếp tâm hồn, rồi đặt tâm linh vào loại mê thức của siêu hình học, không có chỗ đứng trong khoa học. Nhưng lấy gì bảo đảm linh hồn trước vô tâm ? Để bảo vệ tâm hồn trước vô cảm ? Để bảo trọng tâm linh trước vô giác ? Nên thi ca luôn là hiện tượng học của linh hồn, mỗi bài thơ là hiện tương luận của tâm hồn, mà thi sĩ chính là hiện tượng vị của tâm hồn luôn đi cùng trời cuối đất để gầy dựng tâm linh, để xây dựng linh hồn, để linh hồn luôn là nội chất của sinh linh : mọi sinh vật đều linh thiêng ngay chính trong giá trị sinh tồn của nó ! Tại đây, thi ca làm nên hiện tượng nhân vị, có thi sĩ là hiện hữu nhân phẩm.

Thi ca đưa sinh linh trở lại cuộc sống

Thi sĩ sử dụng thi từ, vận dụng thi ngữ, tận dụng thi tứ ngay trong thi ca để làm cho bằng được chuyện tháo gỡ khung khuôn của mọi cấu trúc nhân sinh. Để từ đây gầy dựng lại nhân vị, định nghĩa lại nhân bản, định luận lại nhân phẩm. Thi ca biết đặt ra một vấn đề thật cơ bản trong ranh giới giữa cái người cái thú, nơi mà thi sĩ đòi hỏi con người phải biết tháo gỡ lề thói tư duy cũ kỹ của mình để thấy rõ cái ý chí của con người. Một ý chí gạt bỏ hàng rào, cọc đóng đang giam tù cái kiêu căng hiểu biết của con người, để từ đó giúp con người chăm lo kỹ hơn cho mọi sinh vật. Vì các sinh vật chính là những sinh linh, đang linh thiêng nhưng cũng đang bị loại ra ngoài nhân sinh bởi vô cảm, vô giác, vô tâm. Thi ca đưa sinh linh trở lại cuộc sống, vì thi sĩ không muốn bất cứ một sinh linh nào phải ở ngoài vòng, ở bên lề cuộc sống.

Vượt định kiến, thắng định đề

Thi ca phản kháng chuyện hãm tù nhân tính, thi sĩ chống lại chuyện đóng khung nhân bản, bài thơ là nơi thỉnh nguyện bằng ý lực của thi tứ về một thượng nguồn của tư tưởng. Một tư tưởng luôn muốn vượt thoáng định kiến nhân sinh, vượt thắng định đề nhân thế, để đưa nhân loại tới gặp nhân phẩm, có nhân vị của nhân bản tự tâm và của nhân văn tự tính. Bài thơ mang nội công của ý nguyện yêu cầu một sự yên lặng, nhưng là sự yên lặng biết lẳng lặng suy nghĩ để đi trên lưng các định kiến ; trên vai các giáo điều ; trên đầu các kỳ thị. Từ đây, bài thơ là lá cờ của nhân tâm, và thi sĩ là kẻ dựng cờ vì nhân từ, để thi ca luôn vừa là gốc cờ vừa là cội bền, vừa là gió lốc thổi lộng lá cờ vì nhân phẩm.

Đứng về phía nước mắt

Thi sĩ là đứa con của tiếng mẹ đẻ trong một quê hương không chấp nhận cúi đầu ; thi sĩ là đứa con của tiếng lòng trong một dân tộc không chấp nhận khom lưng ; thi sĩ là đứa con của niềm tin của một giống nòi không chấp nhận quỳ gối. Thì thi ca của thi sĩ sẽ là sự thật của bất khuất trước bạo quyền, thi ca của thi sĩ sẽ là chân lý của bất tuân trước tà quyền, thi ca của thi sĩ sẽ là lẽ phải của bất phục trước ma quyền. Thi sĩ đã đứng về phía sự thật của lịch sử bất khuất ; về phía chân lý của đạo lý bất tuân ; về phía lẽ phải của nội chất bất phục mọi ngoại xâm đang xâm lấn, xâm chiếm, xâm lăng, xâm lược quê cha đất tổ của mình. Người đọc thơ phải nhận ra -từ thi tứ tới thi từ- của thi ca đã có nước mắt của đồng bào của thi sĩ, với con ngươi rực lửa của thi sĩ, trong nhân diện với nhân dạng của thi sĩ luôn đứng về phía nước mắt của đồng loại.

Câu trả lời về cái chết

Thi ca tới để làm rộng tầm vóc của nhân cách bằng chiều cao của tầm nhìn, để làm nên bản lĩnh của nhân bản, gân cốt của nhân văn, vai vế của nhân vị. Thi ca muốn đứng trong hay đứng ngoại lịch sử là tùy vào quyền tự do của thi sĩ. Nhưng dù trong hai ngoài lịch sử, thì thi ca mang một nội lực đi ngược lại nguồn máy lịch sử. Thi ca mang một sung lực lật ngược hướng đi của thời gian ; thi ca mang một hùng lực biết biến dạng thời gian. Thi ca mang trong tâm lực, trí lực làm nên thể lực của nó một mãnh lực biết đối đầu với cái chết, và có câu trả lời về cái chết.

Cõi đồng vọng

Kẻ yêu thơ cảm nhận được dư chấn của thi ca, vì kẻ này đã nhập nội được vào nội chất của kỳ vọng làm nên nội công của hy vọng, ngay trong đổ nát của thi từ, ngay trong hoang tàn của thi tứ, ngay trong tâm hồn đã tan hoang của thi sĩ. Chỉ vì kẻ yêu thơ đã đồng hành với thi sĩ về sự mong chờ một phương hướng, mong đợi một chân trời, mong cầu một loáng sáng của một ngọn hải đăng đang le lói giữa đêm khuya đại dương. Trong mịt mùng bao la, kẻ yếu vía sẽ hoảng sợ vì độ dày của tịch mịch. Kẻ cứng vía đã yêu thơ sẽ song cặp, rồi song lứa với thi sĩ, để cả hai cùng thấy một tia sáng trên một đảo thật nhỏ. Nhưng trên đảo thật nhỏ này có lẽ sống đang đợi thi ca như sự sống sót đang chờ để đón nhân sinh, như con đường sống đang mong cầu tiếp nhận mọi sinh linh. Thơ là sự nhận diện về một miền hy vọng đang bị trùm phủ bởi vô giác. Thơ là sự nhận dạng về một vùng hoài vọng đang bị vùi lấp bởi vô cảm. Thơ là sự nhân lại nhân cách bằng những chốn kỳ vọng. Từ đây, thơ chế tác ra cõi đồng vọng về một con đường sống mai hậu cho vị lai, mà bước khởi hành của thơ là phải dẫm lên vô tâm, vô tri, vô minh, vô giác, vô cảm…

Nhân kiếp khuất giả

Thơ muốn làm được những chuyện có thể làm được trên đời này, nếu thi sĩ chấp nhận nhân kiếp khuất giả lang thang trong chờ đợi nội chất của chữ biết làm nên nhân tâm. Để thơ còn trao âm thanh qua vần điệu mà nhận ra tiếng của muôn loài ; để thơ còn đón tiếng hót, tiếng hò, tiếng kêu của muôn vật ; để thơ còn tiếp tiếng gào, tiếng thét, tiếng than của sinh linh. Thơ xuất hiện cùng thi sĩ ngay trên giữa không gian đầy ngập tính tiêu cực biếng lười của ngôn ngữ. Thi sĩ sẽ vận dụng thi từ để đánh thức ngữ vựng. Thi sĩ sẽ tận dụng thi tứ để đánh vật với ngữ văn. Rồi thi sĩ sẽ mở đường cho bằng được để thi ca tới gặp được các thiên thần của nhân tri bằng thi thuật ; nhân tiện thơ sẽ thay đời đổi kiếp luôn cho ngôn ngữ đã quá sa đà vào thông lệ, đã quá thâm lậm vào thông thường, chính thơ đang mời ngôn ngữ ra khỏi kiếp tầm thường của ngôn ngữ.

Vượt thắng vô thường

Thi sĩ phải thấy-cho-thấu thơ chính là lộ trình để gầy dựng lại nhân vị, với thi từ biết gom góp lại nhân bản, với thi tứ biết thu hồi lại nhân văn. Thơ cõng nhân lý để vượt thoát sự tan hoang của nhân tâm, thơ bồng nhân tính để vượt thắng cái vô cảm đang trùm phủ lên nhân từ, cái vô giác đang vây bủa nhân vị. Thơ biết tức khắc khởi hành để dựng lại thế giới, để đưa vào nhân sinh cái sáng, vào nhân thế cái sạch. Bài thơ chính là tinh chất của thi ca để cái sáng cùng cái sạch được đại diện cho cái thật cái đúng, để cả bốn cái sáng, cái sạch, cái thật, cái đúng được nhập nội vào cái vĩnh hằng như một dòng kinh của sinh linh biết vượt thoát hư vô, biết vượt thắng vô thường.

Một lời tự thú

Trong hành động thơ luôn có một nguyên nhân thơ, khi thì thi ca nói trước lời mệnh bạc, khi thì thi ca nói lên niềm hy vọng về một tương lai biết tự sạch để tự sáng, ngay trong một hiện tại vô cùng đen tối. Thi sĩ phải kham nhận cho đầy đủ mọi mâu thuẫn của một nhân kiếp oan khiên, để khai phá cho tới nơi tới chốn các mỏ quặng ngôn ngữ, bằng bóp tim vắt óc để cho ra một lời tự thú. Lời tự thú trước sự vô minh ngay trong nhân kiếp của đồng loại, tại đây có độc tài tuốt gươm giết người, có toàn trị tung giáo diệt nhân. Nơi mà bạo quyền ra lệnh, nơi mà tà quyền quát la, nơi mà ma quyền cầm dao để tội ác cầm quyền. Chỉ bằng thi từ, chỉ bằng thi tứ, thi sĩ phải biết thét vào bạo quyền, phải biết gào trước tà quyền, phải biết quát trước ma quyền rằng : con người không muốn trở thành âm binh như chúng bây !4

thiluan9

Huyền

Thơ vận dụng ngôn ngữ, từ lời nói đến chữ viết, nhưng thơ mang một huyền lực mà chính ngôn ngữ truyền thông bình thường không sao giải thích đầy đủ về tính huyền bí của thơ. Hãy bắt đầu bằng huyền sử của thơ từ thủa cổ thi mà người ta ví thi sĩ là trung gian của thượng đế để trao huyền ngữ cho người, cho đời, bằng lời thơ mà người ta tin là lời truyền của đấng vạn năng. Hãy tiếp tục bằng huyền thoại của thơ trong lời sấm của các tiên tri cũng mượn lời thơ để trao huyền ngôn đến với người, khi thì dự đoán tương lai, khi thì vấn nạn vị lai. Hãy đi thêm bước nữa vào nhiều huyền thoại, nơi mà đầu câu chuyện là một lời thơ, nơi mà giữa câu chuyện lảng vảng những lời thơ, nơi mà cuối câu chuyện được chấm dứt cũng là một câu thơ. Hãy dứt câu chuyện huyền diệu của thơ bằng chính sự bí ẩn trong quá trình sáng tác thơ, bằng chính tính bí mật ngay trong những chặng đường sáng tạo ra thơ, mà mọi thi sĩ đều phải công nhận là trong thi ca cái huyền luôn chung vai cùng cái ẩn, đấu cật cùng cái mật.

Thấy thấu để phiêu linh

Thi sĩ đã thấy và thi sĩ muốn kẻ thưởng ngoạn thơ phải thấu là mỗi bài thơ là một vũ trụ đầy đủ nhưng bị thu nhỏ lại, vũ trụ này tự tồn tại trong an nhiên, trong trọn vẹn. Mỗi bài thơ tự nó mang giá trị của cả cuộc đời thi sĩ, nó là nhân diện làm nên nhân dạng của thi sĩ, nhân cách làm nên nhân vị của thi nhân. Từ ảnh tới bóng, từ hình tượng tới nhạc tính của bài thơ, thi sĩ đã trợ duyên rồi trợ lực để dắt dìu kẻ thưởng ngoạn thơ vào cõi thơ. Từ đây, kẻ thưởng ngoạn thơ sẽ trút đi sự thờ ơ với đời để vào vũ trụ thơ, sẽ rứt bỏ sự lãnh đạm với người để vào chiều sâu của thơ ; rồi gạt đi sự nguội lạnh với chính lòng của kẻ thưởng ngoạn thơ để phiêu du cùng thi sĩ… để phiêu linh cùng thi ca.

Nhạc tâm của nhân tâm

Trong một bài thơ, thi sĩ đề nghị một sự thông minh thật lạ, cùng lúc có một nhạc điệu trong vần điệu mà không dựa vào âm nhạc, cùng lúc trong bài thơ có một sự yên lặng riêng của nó. Và sự yên lặng này không phải để ngừng nhạc điệu, mà để tăng cường độ nhạc tính bằng sự tập trung tối đa của thi sĩ mà kẻ thưởng ngoạn thơ chia sẻ được. Đó là cường độ nhập nội vào nhạc tâm của nhân tâm bằng mật độ của nhạc tính của vần điều, thơ tự tạo cho chính trình độ nhạc tính chỉ bằng lời thơ.

Hành động thơ – Hành tác thơ – Vận hành thơ

Trong một bài thơ, người đọc thấy hành động thơ trong sáng tạo chủ đề của thi sĩ, nhận ra hành tác thơ qua sự vận hành ngôn ngữ thơ của thi sĩ. Một hành động thơ tập hợp được sự tĩnh lặng, một hành tác thi đi tìm chiều sâu của nhân tính bằng nhân lộ đã bị nhân thế bỏ quên từ bao lâu nay. Một hành tác thơ còn là nhân trí sắc nhọn đi tìm một nhân đạo mới, một nhân đạo như một đường hầm vừa sâu lại vừa tối, nhưng ánh sáng đã trụ sẵn ở cuối đường hầm. Một vận hành thơ nhận ra nhân lộ cũ để tìm ra được nhân đạo mới.

Thơ là đi !

Thơ còn có khi là những chặng đường để tìm ra được những đống tro tàn, mà chỉ cần đào sâu thêm thì sẽ gặp hài cốt trong đó có bao tinh chất của nhân loại, bao tin yêu của nhân sinh thủa xa xưa. Thơ là đi bằng hành động, bằng hành tác trong sự vận hành đi tìm cái mới và đi tìm luôn cái đã mất. Nhân lộ thơ là đây ! Hợp sức trong tĩnh lặng, vắt não dồn tim để đi sâu vào lòng đất, vào những đường hầm sâu thẳm trong miền tối tăm của một nơi ẩn trú cũ kỹ… từ đây, thơ đi như một tiếng nói của yên lặng, tự lạc đường, rồi biết tự thoát, để tự mở tung, để cuối cùng nhận ra bao mất mát, để cõng, bồng, ẵm, bế nhân phẩm ra khỏi đường hầm tối tăm.

Thơ là thở

Thi sĩ qua bài thơ muốn tâm sự với kẻ đọc thơ là thi ca là một cuộc đấu tranh để sống còn vì nhân vị, nhân văn, nhân bản. Mà đấu tranh là để được thở bằng nhân tính, nhân tri, nhân trí trong nhân tâm, nhân đạo, nhân phẩm luôn bị bạo quyền, tà quyền, ma quyền : cấm thở ! Thơ là thở, thở trong nhân diện đẹp, nhân dạng thật, nhân cách đúng. Thơ là thở mà không sợ áp bức, thơ là thở mà không sợ lao tù, thơ là thở mà không sợ tra tấn, thơ là thở mà không sợ khổ sai, thơ là thở mà không sợ nhục hình…

Tránh bụi kiếp – Xa oan kiếp

Thở qua thơ là chuyện không phải của thể xác, mà là chuyện của linh hồn, vì thi sĩ thấy tâm hồn người qua tiếng thơ, mà bài thơ mang tới mọi điều kiện khả thi để tâm linh xuất hiện. Mọi linh hồn trong thơ là một nhạc điệu có sung lực nối được người với người, rồi nối luôn người với đời. Thi ca trợ duyên rồi trợ lực nâng, dìu, dắt, dẫn nhân sinh thoát càng sớm càng hay kiếp vong thân. Thơ gìn giữ tâm linh để tâm hồn không thành bụi đời, rồi sau đó phải nhận phận oan hồn trong oan kiếp.

Sự yên lặng đang nói

Hành động thơ có khi tạo hiệu quả thơ, có lúc gây hậu quả thơ, nhưng bài thơ là thái độ thơ làm nên thái độ sống của thi sĩ. Một thái độ thật vì thi ca tới tự một hành động thật của thi sĩ, một hành động tin vào mạch sống lấy đó làm mạch đời để hiểu đời, hiểu người, chỉ bằng lời thơ mà cũng là lời người. Nhưng lời thơ khác lời thường, vì nó không bị nhiễm ô bởi các tiếng động, bài thơ dắt người đọc thơ tới một sự yên lặng. Một sự yên lặng không hề câm, ngược lại đang nói, đang tâm sự với thi sĩ, với người đọc thơ, với nhân gian có nhân tình biết nghe, với nhân thế có nhân sinh biết ngóng, với nhân loại có nhân bản biết tiếp, biết nhận.

Công trình cuộc đời mới

Thơ tới từ hành động của thi sĩ qua sức sáng tạo, một quá trình thành hình như một công trình ra một cuộc đời mới, một cuộc đời song song với đời thường, cũng quý báu như cuộc sống hằng ngày. Thi ca tạo được cuộc sống thứ hai, nơi mà người ta học được phương cách thoát ra khỏi điều kiện sống thực thường nhật, để sống với cuộc đời mới cùng thơ. Để sau đó trở lại cuộc sống hằng ngày hùng hơn về tâm lực, sung hơn về trí lực, dạng hơn về thể lực. Thơ thấy được tình yêu trước khi ta gặp tình yêu, thơ thấy nhân kiếp trước khi nhân sinh biến thành số kiếp. Nên thơ tạo bản lĩnh cho nhân sinh quan, tạo tầm vóc cho thế giới quan, tạo vai vế cho vũ trụ quan.

Nhân lộ mới – Nhân đạo mới

Thi sĩ biết định tâm để định thần ngay trong chính bài thơ của mình là một bài thơ không vĩnh hằng, nó có số phận đầu đường xó chợ, nó thân phận màn trời chiếu đất, nó mang luôn số kiếp sống nay chết mai. Chuyện đó đúng, vì nhân kiếp không ai lường được, nhưng thơ biết tự vạch lối đi cho nó qua thời gian, xuyên thời gian thường ngày, vượt không gian thường nhật. Thơ không cần đi trên lưng không gian, thơ không cần đi trên vai thời gian, thơ chỉ muốn vận dụng chính nội lực của thơ để tìm ra cho bằng được một phương hướng. Một phương hướng mới, một nhân lộ mới, một nhân đạo mới.

Cơn động đất, của dư chấn

Thi sĩ thấy được trong hành tác thơ của chính mình nơi mà bài thơ luôn mở ra một cơn động đất bí mật giữa những linh hồn đồng điệu, cùng nhau thức trước các thử thách của nhân sinh, trước các thăng trầm của nhân thế. Bài thơ là điểm hẹn giữa các dư chấn vẫn còn bí ẩn và hiện tại của nhân tâm chưa nhận ra cơn động đất đã có ngay trong mỗi tâm hồn. Bài thơ chính là chỉ báo về số phận của con người luôn biết vận dụng quyền tự do vô biên của cõi thơ. Một cõi có đầy những thám hiểm, nơi mà mỗi người là một thế giới chưa được biết đến, mà nhờ thơ ta mới gặp được thế giới lần đầu trong đời.

Xử lý các đối chấp

Thơ dựng được một quan hệ giữa cái thật cái ẩn, giữ nó giữa đời cho người hiểu đời hơn. Ngay trong hành động thơ này đã là sự thăng hoa giữa kiếp người biết thấy được những chuyện vẫn ẩn nấp, thấu được trong nhân sinh có nhân tri, trong nhân thế có nhân trí, trong nhân loại có nhân bản. Thơ lại nhận luôn nhiệm vụ xử lý các đối chấp giữa nhân lý và nhân tính, giữa nhân lộ và nhân đạo. Nghe được tiếng thơ, kẻ đọc thơ nhận ra : càng áp đặt chết chóc, chiến tranh, con người càng yêu nhiều, thương nhiều…

Tha phương tìm nhân đạo

Vào cõi thơ như vào vùng thẳm không phải của một câu chuyện hoang đường, mà là miền sâu của sự thật, thật từ nhân tính tới nhân tâm, thật từ nhân vị tới nhân phẩm, thật từ nhân bản tới nhân nghĩa. Và vùng thẳm và miền sâu của sự thật này biết trợ duyên giúp người nhận ra người, biết trợ lực giúp người nhận ra đời. Trong đời không những có nhân sinh, nhân thế, nhân loại mà còn có nhân lộ của mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc đang chơi vơi, lạc lõng, tha phương đi để tìm cho ra nhân đạo.

Ta là người ta

Thơ có lúc như lời thốt lên : đừng tưởng tôi không là bạn ! đừng tưởng bạn không là ta ! đừng tưởng ta không là nó ! đừng tưởng nó không là bạn !… đừng tưởng ta đây không là người ta ! Trong thơ dường như không có kẻ đối diện, không có người trực diện. Trong thơ chỉ có thi sĩ luôn song đôi với kẻ yêu thơ từ nhân tính tới nhân tâm, có thi sĩ luôn song lứa với kẻ yêu thơ từ nhân bản tới nhân văn, có thi sĩ luôn song cặp với kẻ yêu thơ từ nhân tri tới nhân trí. Đây không phải là câu chuyện suy bụng ta ra bụng người này, mà đây là cách nói của lời thơ nơi mà con người luôn nhận ra nhau. Và nhờ thơ mà đi xa hơn nữa : hai nhân sinh quan nhờ thơ giờ là một nhân sinh quan ; hai thế giới quan nhờ thơ giờ là một thế giới quan ; hai vũ trụ quan nhờ thơ giờ là một vũ trụ quan. Mọi phân biệt hai giờ chỉ là một trong cõi thơ.

 

thiluan5

 

Sự nổi loạn thông minh

Hành động thơ chính là sáng tạo thơ trong một cõi biết tiếp nhận trí thông minh của sự nổi loạn, nổi loạn để đòi tự do, chứ không phải nổi loạn để đập phá. Nổi loạn để đòi tự do không liên can gì tới pháo đạn của nổi giận. Nổi loạn để đòi tự do không liên can gì tới pháo ẩm của nổi buồn. Thi ca tiếp nhận sự nổi loạn vì một nội hàm mới cho nhân thế, vì nội công mới cho nhân sinh, vì nội lực mới cho nhân tri. Một nhân tri mới mang một ý nghĩa mới cho nhân vị, mang một ý nguyện mới cho nhân bản, mang một ý lực mới cho nhân phẩm.

Điểm hội tụ các phương trời

Văn xuôi nói về một chuyện nào đó, còn thơ thì làm chuyện đó bằng lời nói. Thi sĩ tưởng bị lạc đường trước vô định, thơ tưởng bị lầm lối trước vô phương, nhưng trong cái tưởng là lạc, tưởng là lầm, người đọc thơ nhận ra thi sĩ đang nghiêng mình chào các tiền nhân, thi sĩ đang nghiêng nón chào tiền kiếp. Thi sĩ hỏi han tiền nhân, hỏi thêm tiền kiếp các chân trời nào để tới tương lai ? Các phương trời nào sẽ hội tụ với nhau trong cùng một vị lai của nhân kiếp ? Thơ đi tìm người xa, bóng lạ để thấy được kiếp trước mà chào tương lai. Thơ lần mò để vạch đường mà tìm lối ra cho mọi tâm hồn.

Vắng vai trống trò

Nhạc có vai trò xã hội trong quần chúng ; triết có vai trò cố vấn trong chính trị ; thơ không nhận bất cứ vai trò gì. Vì kiếp của thơ là đào sâu nhân tâm, nên thơ xa chuyện quần chúng hát hò. Vì phận của thơ là leo cao vì nhân bản, nên thơ xa lánh chuyện chính sách đóng khung. Chuyện dân tộc lầm đường bởi độc đảng toàn tri, biến những đứa con dân thành bụi đời giữa nhân sinh, rồi thành oan hồn trong chính nhân kiếp. Hành trình thơ bắt đầu từ đây, đào sâu nhân tâm của thơ mở lối vào tri thức của chủ thể đi tìm lại nhân bản trong nhân phẩm, thi ca chưa hề chấp nhận thân là tro và đời là bụi.

Thông điệp niềm tin

Hành động thơ là ý nguyện gởi một thông điệp về một niềm tin rằng ý thức nhân tri sẽ giúp nhân sinh tỉnh thức, đây là một kinh nghiệm thân quen trong hành tác thơ ; vận hành thơ làm nên ý lực trực tiếp trước hạn hữu đời người. Cái hạn hữu này của một bài thơ là một dữ kiện trực quan của ý thức chủ thể muốn làm chủ đời mình bằng sáng tạo thơ để bảo vệ chính nhân vị của mình. Lẽ sống của nhân sinh luôn tìm cách đi ngoài cái chết, vì thi ca biết rằng cái chết luôn tìm cách truy diệt cho bằng được các lý tưởng của các giá trị vĩnh hằng mà thơ muốn bảo vệ cho bằng được. Thi ca không cho phép cái chết lộng quyền rồi lạm quyền để đe dọa sự sống. Nên hành động thơ, hành tác thơ vận dụng thơ mà cấm bạo quyền, tà quyền, ma quyền, cuồng quyền, cực quyền tiêu diệt mối quan hệ giữa chủ thể thơ chính là sáng tạo thơ và những giá trị của nhân phẩm mà thi ca phải bảo vệ.

Tương lai nhân phẩm

Thi ca luôn đi tìm hành trình thơ bằng sáng tạo thơ, như thi sĩ đang bơi lặn như cá trên sông nước đồng bằng Cửu Long, thì con cá này lại muốn lên bờ đi dạo thong dong. Cũng chưa vừa lòng, con cá này lại muốn leo trèo lên các vách đá, giữa vực thẳm và gió giông, để lên cho bằng được đỉnh núi mà kể những chuyện mà nó chưa biết cho mọi người biết. Vẫn chưa xong, lên được đỉnh núi con cá này lại muốn bay, bay cao tới các đỉnh trời, rồi bay xa tới mọi chân trời. Đây chính là quyền tự do của tư duy sáng tạo, chẳng có một ý thức hệ mê thức nào ngăn cấm được, chẳng có một chế độ độc tài toàn trị nào ngăn cản được. Lặn, lội, đi, leo, trèo, bay để làm thơ dâng đời, để vực dậy nhân sinh đang "dở sống, dở chết" này. Vẫn chưa đủ, thi ca còn muốn đánh thức cả không gian tù rạc đang trong tay bạo quyền, rồi biến không gian tù rạc này thành nơi quần chúng đến để hẹn hò cho một tương lai có nhân phẩm.

Một ngôn ngữ biết giữ yên lặng

Thi ca có thể sinh tồn bằng những lề trắng như những lề lớn của sự yên lặng, thi từ của thi sĩ không phải để vạch ra ngữ nghĩa tức khắc, mà để ngăn hãm những gì mà sự lặng lẽ muốn giấu kín. Một giọt máu lặng lẽ nhưng luôn biết tiếp tục nuôi sự sống trong một cơ thể chính là nhân sinh ngoài kia. Thơ nuôi dưỡng và giáo dưỡng một ngôn ngữ biết giữ yên lặng, thơ chấp nhận luôn sự yên lặng có thể xóa đi ngay cả dấu vết của thi từ lẫn thi tứ, để chỉ giữ lại những gì mà lời thơ không nói ra. Mà những gì mà lời thơ không nói ra, không nói hết, có thể là tụ điểm của các tâm hồn đồng điệu, là điểm đến của các linh hồn tâm giao, là nơi hẹn hò của các tâm linh đồng cảm chờ đắc khí.

Cõi tự do

Thi ca tạo ra được cõi lắng và thi sĩ chế tác được sự yên lặng nhưng luôn thức tỉnh. Khi văn xuôi nói lên hành động của nó, thì thi ca là ngôn từ của cơ chất, tức là của ruột thịt của một thực chất luôn đối diện với thực tại để trao thực trạng nhân sinh cho thực tế nhân thế. Thi sĩ biết tự dặn mình là thi ca vừa đứng trúng nhân tâm, vừa đứng đúng nhân tri, và nhất là đứng giữa nhân loại để nói, kể, trao, gởi tới nhân gian những chuyện thật của sự thật. Sự thật của thế giới bên này đang mất tự do cùng với sự thật của thế giới bên kia đã có tự do. Rồi thi sĩ sẽ đưa đường dẫn lối cho nhân sinh đi tới nơi về tới chốn trong cõi tự do.

Cái có hơn thật

Thi ca là cái có hơn thật, chuyện này hoàn toàn đúng ở một thế giới khác. Hôm nay thế giới bên này đang nhận giông bão của bạo quyền, mà cũng hôm nay thế giới bên kia đã loại bỏ được bạo quyền. Cũng hôm nào ca hai thế giới đều phải nhận bão giông cuồng quyền rồi cực quyền trên lưng, trên vai, trên đầu của mình ; vậy mà thế giới bên này vẫn bị nhận chìm trong ma lực của tà quyền, còn nay thế giới bên kia đã loại bỏ để xua đi vĩnh viễn ma quyền. So ra mới biết ngắn dài, thi ca chấp nhận thử thách này, thi sĩ kham nhận thăng trầm này, để nói lên những sự thật đối nghịch nhau. Và thi ca bắt buộc những sự thật đang đối chọi nhau này phải có câu trả lời tức khắc, có giải thích tức thì dù chỉ trong một bài thơ gọn ngắn. Nhưng nhân sinh thấy trọn nhân kiếp mình ngay trong cái gọn ngắn này của thơ.

Nhân đạo chém dứt mê thức

Thấy được chuyện mà người khác không thấy, nên thi sĩ cũng là kẻ được trợ lực bởi thơ để được nhập nội vào cõi rực của lửa biết thiêu mê thức. Thi ca là nơi hẹn của những chuyện có thể xẩy ra -rồi sẽ xẩy ra- vì thi sĩ tiên tri chính là thi ca tiên đoán để tiên liệu mọi khả thi. Nhưng hành động thơ luôn muốn đi thêm bước nữa để hành tác thơ vào sâu tận số phận từng người nơi mà mỗi cuộc đời luôn cất dấu một số kiếp. Trong vận hành thơ, thi sĩ còn muốn đi xa hơn để xác nhận là có những số kiếp được sống hoài nhờ có nhân tri sắc nhọn trong nhân tính thức tỉnh. Giữa nhân lộ chỉ có hồn đêm tịch mịch của nhân thế, thi ca là nhân đạo sáng ngời chém đứt mê thức nhân gian đang cúi đầu lầm lũi giữa cõi khuya nhân loài.

Dâng đời để nâng tri

Thi sĩ là ai trong chốn nhân gian đang bị đánh cắp mất nhân phẩm, thi sĩ xuất hiện với hành động thơ của mình như kẻ thật trong hành tác thơ nơi mà thi ca mang ý nguyện tâm linh cao nhất. Nếu các triết gia muốn nhập nội vào sự gay gắt của lý luận để tổ chức các quyết đoán trong lập luận của họ, là mỗi lần họ tự thấy là cần phải gần thơ để những thi từ, thi tứ của thi ca thổi vào ý lực triết học một sức mạnh làm nên cái gốc, cái cội cho tư tưởng. Thơ dâng đời để nâng tri, giờ thơ dâng triết để nâng người trước mọi thử thách của nhân thế.

Tự giải phóng

Thi sĩ là kẻ theo chủ nghĩa hiện thực theo ý nghĩa tâm linh cao nhất của nó. Hành động thơ của thi sĩ là sự nhận ra một ý thức mà bài thơ chính là không gian một cuộc lần tìm của tâm hồn đang trên lộ trình tự giải phóng mình bằng ngôn ngữ. Tự giải phóng qua ngôn ngữ bằng cách sáng tạo lại ngôn ngữ bằng những thi từ, thi tứ, mà giờ đây bài thơ đã vượt mọi truyền thông thông lệ trong thông thường để tới một ngôn ngữ mới, mà chính thi sĩ và những ai yêu quý thơ đều nghe rõ được ngôn ngữ mới này từ tận đáy hồn của mình.

Cướp vía độc quyền toàn trị

Hành động thơ là làm thơ để viết ra, hành tác thơ là viết ra để được nhân sinh đọc vào, nên vận hành thơ là đưa thơ từ sáng tạo của thi sĩ vào giữa cuộc sống, mà ngay chính bản thân của thi sĩ chưa chắc có đất sống. Vì bạo quyền đe dọa truy diệt thi nhân, tà quyền hăm dọa thiêu đốt thi ca, ma quyền răn đe sẽ thủ tiêu mọi sáng tác thơ đang biến nhân phẩm thành dàn phóng để nhân sinh tự giải phóng nhân sinh. Thi sĩ tìm mọi cách để gạt đi cực quyền, thi ca tìm mọi hướng để xua đi cuồng quyền. Thơ biết hét to cho nguôi giận, nhưng cũng thơ biết hét lớn để cướp vía độc quyền toàn trị, để vạch mặt chỉ tên chúng chỉ là bọn âm binh đang âm giới hóa nhân cách giữa nhân gian.

Không chịu nhục cảnh trong cô độc

Hành động thơ là để viết ra thơ, viết từ ký ức, tự sáng tạo trong sự trống vắng của chữ nghĩa đang bị đẩy về hướng những chân mây tối mịt, khi niềm tin không có tương lai, khi niềm yêu không còn viễn ảnh. Vậy mà, chỉ cần một bài thơ là thi sĩ đủ làm ngời tâm hồn của mình, rồi làm sáng luôn cuộc đời. Hành tác thơ là sự vận hành của tự do khi cuồng quyền mượn cực quyền để bóp méo rồi vất đi nội nghĩa của chữ tự do. Mỗi bài thơ là một tự do, qua bài thơ thi sĩ đã gởi đi một thông điệp là mỗi người phải là tự do của chính mình… Thi sĩ dặn thêm là không ai sẽ rơi vào lẻ bóng, không ai sẽ rớt vào côi cút ; vì không ai phải chịu nhục cảnh trong cô độc cúi đầu trước bạo quyền, trong cô đơn khom lưng trước tà quyền, trong cô lẻ quỳ gối trước ma quyền.

 

thiluan6

 

Hơi thở thắp lửa trái tim

Khi cuộc sống như không có lối ra, thì thi sĩ tạo hành động thơ để đào thật sâu tới tận nguồn lạch sông một nhận định sống là sống phải thẳng lưng trước mọi cuồng quyền, là đi tới phía trước mà gạt phăng đi mọi cực quyền. Vì trong thi ca, qua thi từ, thi tứ thì thi sĩ không ngại ngùng gì mà không nói về cái chết, nhưng vần đề chết như thế nào để nhân bản là tác phẩm, và nhân phẩm là sự nghiệp. Nên hành tác thơ là sự vận hành đưa chân lý của lời người vào được sáng tác thơ. Thi ca luôn là tiếng nói gọi về phía trước, luôn là lớp sóng dài triền miên đi tìm nhân sinh vì nhân bản, mà một bài thơ, một tập thơ thì người đọc có thể gói gỏn gọn vào lòng bàn tay của mình như đang thư thái cầm chính nhân phẩm của mình. Hãy xem thi ca chính là những hơi thở ngầm đã thắp lửa vào mỗi trái tim của chúng ta, rồi cùng chúng ta tìm ra những gì đang xuất hiện, sẽ hay, đẹp, tốt, lành cho nhân cách.

Tự

Thi ca thường lẳng lặng hành tác trong một cuộc đào thoát, đó là cuộc đào tẩu khi thi ca vận dụng ngôn ngữ nhưng cùng lúc muốn vượt thoát các thông lệ ngữ nghĩa của ngôn ngữ, rồi vượt thắng luôn các thông tri của ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp. Nhưng đào thoát để đi đâu ? Thi ca đào thoát những thông lệ để chấp nhận những hiểm trở có thể làm nên những hiểm nghèo cho thi sĩ. Trong hành trình thơ của thi sĩ : có vách, có vực, nơi mà nhân tính bị thử thách, và nhân tính phải vượt thoát vách cao, vực sâu. Đào tẩu để về đâu ? Có thể là không để về đâu, chỉ để có tự do, thi ca chính là hiện thân của tự do, luôn muốn vượt thắng khung ngôn ngữ, khuôn thông lệ. Từ đây thi ca nhận số kiếp đi tới vì tự do chống bất công vì công bằng, chống bạo quyền để tự chủ, chống tà quyền vì tự tin, chống ma quyền vì tự trọng. Thi ca đặt nhân tính vào vùng của tự do, vào chốn của tự chủ, vào nơi của tự tin, vào cõi người biết tự trọng.

Đi-chuyển-tới-trao-nhận-truyền

Thi ca vận hành bằng chính hành tác của tự do, thi sĩ là kẻ đi tìm tự do, nhưng hiếm khi được thong dong, vì trên vai thi sĩ phải vác những gánh nặng nhân sinh luôn bị đe dọa bởi chuyện sinh tồn ; trên lưng thi si phải cõng đầy nhân thế luôn bị dọa nạt bởi chuyện sinh ly. Hành tác thơ của thi sĩ chế tác ra tính chỉnh lý của nhân tính để gánh trọn nhân sinh, hành động thơ của thi sĩ chế tác ra tính toàn lý của nhân bản để cõng đủ nhân thế, nên vận hành thơ là đi để chuyển, tới để trao, nhận để truyền những tin hiếu của nhân vị, những thông điệp của nhân văn, những chỉ báo của nhân phẩm.

Ẩn vật

Hành động thơ là một xác chứng, làm thơ để chống lại cái trống, loại ra chuyện lẩn rút, bỏ đi chuyện trốn tránh. Hành tác thơ là thấy để thấu nhịp đời trong nhịp câu thơ, nhận ra hơi thở của cuộc sống từ thi từ tới thi tứ. Vận hành thơ là để khơi lên những nỗi niềm sâu kín luôn nằm bên trong của tư tưởng, giờ được thi sĩ đánh thức dậy để song hành cùng thi sĩ vào cõi thơ được hiện thân bằng bài thơ. Thi sĩ thấy rõ chuyện này và thi sĩ đã nói bằng bài thơ, nơi này là màu sắc nhưng không chỉ là màu sắc của thiên nhiên mà còn là sắc màu của tâm trạng. Nơi kia là cảnh quan nhưng cũng là cảnh trí của nhân bản, cảnh đời của nhân vị… Thi sĩ trao cho kẻ đọc thơ một ẩn vật, trong ẩn vật này có nhiều hiện vật, khi người nhận thấy được hiện vật tâm trạng người này sẽ nhận ra hiện vật tâm trí, khi người nhận thấu được hiện vật tâm cảnh người này sẽ nhận ra hiện vật tâm tư…

Thức rồi đi !

Hành động thơ có khi báo động một khuyết não của nhân sinh tới từ một khuyết tật của nhân loại, khi có dày mộ địa là chiến tranh đã qua đây, chiến tranh diệt nhân loại, hủy luôn cả nhân tính của nhân gian. Hành tác thơ nhận ra trên đường phố tràn những kẻ ăn xin, luôn cúi đầu thì bạo quyền đã có mặt và đang vùi dập nhân lý, đang triệt luôn nhân tri, đang hủy luôn nhân trí. Vận hành thơ báo động một cuộc hành trình của thi sĩ biết đập vỡ hình hài của mê thức, đang ngủ gà ngủ gật trong vô thức. Khi thi sĩ tỉnh thức mà bài thơ là minh chứng của ý thức đã nhận thức được là thi ca luôn ở dạng tỉnh thức tối đa. Thức để báo thức nhân loại là các sớm mai vẫn còn, dưỡng khí vẫn còn, và buồng phổi nhân loại vẫn thở, vậy thì đừng ngủ nữa, vậy thì đừng cúi đầu, khom lưng, quỳ gối nữa, vậy thì : thức rồi đi !

Ẩn số của nhân loài

Hành động thơ mang một nghịch lý trong sáng tác thơ, trong nghịch lý này có một bên là sung lực của thi sĩ đang tìm mọi cách để thắng tờ giấy trắng, trắng như não trạng của nhân gian đang bị tê liệt. Rồi một kialà một nội lực có sức hủy diệt từng thi từ, ngay trên bài thơ chưa hoàn hảo, triệt thi tứ ngay trên bài thơ chưa hoàn thiện, như nhân thế chưa hoàn tất. Làm thơ không hề là chuyện viết nhật ký. Trong các giá trị phổ quát của nhân bản, thi sĩ muốn đề nghị một nhân văn mới. Trong các giá trị vĩnh hằng của nhân tính, thi sĩ muốn giới thiệu một nhân lý mới. Trong các giá trị phổ biến của nhân phẩm, thi sĩ muốn đề đạt một nhân tri mới, mà trong nhân tri này, kẻ đọc thơ sẽ thấy để thấu : hằng số của nhân tâm, hàm số của nhân nghĩa, và có luôn ẩn số của nhân loài.

Cõi trống vắng tử thù

Thi ca đưa nhân sinh vào cái mới của một cuộc hội nhập nhân vị chung không còn kỳ thị, của một nhân loại biết chấp nhận rồi mời gọi mọi nhân loài. Thơ mở cổng cho nhân thế, mở cửa cho nhân gian, để cả hai gặp được toàn nhân loại trong một nhân tính trọn, được trợ duyên bởi nhân bản, trợ lực bởi nhân văn. Một nhân bản không định kiến, một nhân văn không kỳ thị. Khi người đọc bỗng nhiên rơi vào loại thơ tạo hành động giết, để nêu hành tác diệt, đưa đến vận hành triệt, thì đây là loại thơ rất đáng nghi ngờ, người đọc phải nghi ngại loại thi ca có nội chất hành động giết, hành tác diệt, vận hành triệt. Chúng ta có quyền ngờ vực loại thi ca này, vì nó mượn thơ để tạo đối phương, lập nên đối thủ, để dựng lên đối thù, có chân dung kẻ thù, có chân tướng tử thù, để chữ ác đội lớp thơ vần mà tha hồ giết, diệt, triệt. Nếu thi ca cõng nhân bản, vác nhân tâm, bồng nhân phẩm, ẵm nhân nghĩa thì thi ca không có đối phương, không có đối thủ, không có đối thù, vậy thì chắc chắn là thi ca không có kẻ thù : thi ca là cõi trống vắng tử thù.

Sáng để suốt

Có thơ và có vắng thơ, thi sĩ có làm thơ và nhiều lúc thi sĩ không muốn làm thơ nữa. Nếu con người ngủ cùng giường với thời sự tức thì, qua những tin tức tức khắc thì tâm lực thơ có thể mòn, trí lực thơ có thể sẽ ngủ gục. Thơ cần tỉnh lặng như cần không khí trong lành, thơ tràn hùng lực thì thơ cần nội lực trong sạch, thơ ngập mãnh lực thơ cũng cần não trạng trong sángThi sĩ có những thời khắc bị khủng hoảng nhưng bằng sự sáng suốt của thi sĩ giữa nhân tâm đang biến loạn. Tại đây thi sĩ muốn tách khỏi thơ như tránh một loại rễ lạ bám vào thân mình, và thi sĩ không làm thơ nữa, vì biết tự hỏi : Tại sao thơ ? Tại sao thi sĩ phải làm thơ ? Tại sao thi sĩ làm thơ giữa thời buổi này ? Tại sao phải chính thi sĩ làm thơ vào thời cuộc này ? Những câu hỏi tâm loạn đó mang sung lực sáng suốt của nó, vì nó dặn thi sĩ đừng sống bằng ảo tưởng tức khắc, mộng tưởng tức thì. Trong thời gian vắng thơ, và không gian trống thơ, thi sĩ vẫn đang sống trong nhân tâm đang biến loạn bằng chính sự sáng suốt của mình.

Chung kiếp – Chia kiếp

Khi người đọc thơ thấy được nỗi khổ của nhân sinh trong một bài thơ, người này đã thấu được niềm đau nhân thế của thi sĩ. Khi kẻ yêu thơ thấy được nhân cảnh màn trời vô gia cư của nhân gian trong một bài thơ, kẻ này đã thấu được nhân gian chiếu đất bụi đời ngay trong nhân tâm của thi sĩ. Khi người trân quý thơ nhận ra được nhân họa đầu đường của oan kiếp nhân sầu trong một bài thơ, người này sẽ thấu được hoạn cảnh xó chợ trong nhân vị của thi sĩ. Thơ như người bạn lớn biết chung kiếp vì thơ không bao giờ đổi bạn, chỉ có bạn tự ý thay đổi mà thôi. Thơ chính là giá trị của bạn nếu bạn kham nhận giá trị chia kiếp với thơ.

Ngộ

Thi ca đã báo động ý thức bằng cái thất bại giữa đời của chủ thể, cái thất bại này giúp con người hiểu sâu hơn cái thảm bại trong tình yêu, thơ không vứt tư tưởng thơ của mình ra giữa khơi, thơ bảo vệ tình yêu chống lại mọi ẩm thấp làm chìm ngộp tình yêu, làm nó đuối giữa dòng rồi để vùi nó. Vì thơ báo con người biết là còn có một sức mạnh khác : sức mạnh của tự do cho chính mình, sức mạnh này sẽ tạo ra được một không gian mới cho lời người -lời thơ người chớ không phải lời nói suông- biết đưa người tới một nhân kiếp mới. Một nhân kiếp sinh động biết đối thoại với những hẹn hò mới, biết đối thoại là biết mình còn sống, biết hẹn hò là biết mình còn yêu. Thơ biết nói lời từ biệt, nhưng thơ biết tạo sơ ngộ ngay tức khắc để hội ngộ đến tức thì. Tái ngộ còn đây, thì hạnh ngộ còn kia. Vì thi sĩ còn chất đầy tiếng nói, vì thi ca đã bao giờ muốn chết… thơ còn muốn sống, thi sĩ cũng muốn sống. Thi sĩ đang lẳng lặng trồng rừng thi từ vì thi ca.

Nhìn – Thấy – Thấu

Hãy nhận ra cái im lắng của đêm không phải cái câm trắng của ngày, thi sĩ biết đi trong đêm, xuyên chiến tranh, thấu rõ mọi đổ vỡ, thi sĩ có "sức thấy" của thi sĩ. Thấy những ngày chiến tranh đã qua, và thấu luôn những đêm chiến tranh đang tìm về. Con mắt trắng ban ngày thấy đổ vỡ tâm cảnh, con mắt đen ban đêm thấu điêu tàn của tâm hồn. Con mắt trắng của thơ đau điếng ban ngày, con mắt đen của thơ đau câm ban đêm. Thi sĩ trao tới người yêu thơ bài thơ như trao gởi chỉ một mong cầu : nhìn nhân sinh thì phải thấy nhân bản, thấy nhân bản thì phải thấu nhân vị để biết đường đi nẻo về của nhân phẩm. Thi sĩ nhìn-thấy-thấu thật rõ bao chuyện tai ương của đất nước, bao thảm họa của dân tộc mà chính nhân sinh không tự thấy được. Thi sĩ đã nhìn- thấu-thấu đồng bào mình lạc lõng ngay trong nhân thế, lạc đường giữa nhân sinh, lạc loài giữa nhân loại.

Cơn bão của tư tưởng

Trong nhân ương của nhân gian, thi sĩ tả màu nắng của trời là màu của bơ vơ ; vì ngay trong vùng nắng nhiệt đới có bao bàn tay đồng bào run rẩy, có bao bàn chân đồng loại co giật, vì đói -rồi vì lạnh- ngay dưới mặt trời đang bị bao quyền trùm phủ một mùa đen xẫm của một mùa đông nhục kiếp. Nhưng cũng từ mỗi bài thơ hay (vì thơ hay là thơ biết đi sâu vào nhân bản), thi sĩ tự xem mỗi bài thơ là một cơn bão của tư tưởng. Nơi mà, mỗi bài thơ mang một nhân diện mà hình như lần đầu thi sĩ thấy được tư tưởng bằng nhân dạng được đặt giữa nhân vị. Cũng trong một bài thơ, khi thi sĩ kể về nhân bản, viết về nhân vị, thì chính thi sĩ đang vẽ lên nhân phẩm. Mặc dầu thi sĩ biết rành mạch rằng nhân phẩm có thể rơi vào cõi hư vô, nếu nhân sinh không biết bảo vệ nhân tính, nếu nhân lý không biết bảo vệ nhân tâm.

Sự thật cơn lốc

Có một bận nào, người yêu thơ cùng xuất hành với thi sĩ để đi hoang, lỡ bước theo chân thi nhân phải theo luôn lực vận hành thơ đang vào cơn lốc xoáy, môt cơn lốc có thảm trạng của nó, chính là tâm cảnh của nhân tâm. Bị cuốn đi cùng bài thơ, với ý thức là yêu thơ là chấp nhận bị chết -hay được chết- trong không gian thơ... Thi sĩ biết tạo các cơn lốc xoáy là kẻ tránh chuyện "đẽo chữ" cho đẹp, mà là người có hành động thơ biết đào sâu từng thi từ. Sự thật của các cơn lốc thơ không tới từ chuyện đẽo thi từ, đục thi tứ, mà là chuyện đào để tìm, sâu cùng vực, đắm cùng hoạ, để thấy rõ kiếp người từ đáy vực, rồi từ vực thẳm mà thăng hoa lên tận đỉnh trời để nhân phẩm được ngự trị với nhân trí.

Chủ kiếp

Sự chấp nhận thử thách lớn nhất của thi ca trong hành động thơ là hành tác thấy được cái chung của nhân sinh nằm trong sinh lực chỉ của một chủ thể. Mà chủ thể không phải là một cá nhân riêng rẽ, chủ thể là nơi hội tụ của mọi biến cố mà nhân loại có thể chưa biết, nhưng qua chủ thể này các biến cố giờ đã được xếp thành biến cuộc mà con người có thể hiểu được qua thi ca, vì thơ khung lại biến loạn, thơ rào lại biến tâm, rồi thơ đi tìm nghĩa sống mới cho nhân loại. Thi sĩ thấy được mọi đại dương chỉ trong một giọt nước biển, thi sĩ thấy được mọi uất sầu nhân thế chỉ trong một giọt nước mắt. Chủ thể thơ chính là chủ kiếp nén oan kiếp để kềm hận kiếp.

Sự trở lại bất chợt

Thi sĩ nương nhờ thơ để gần gũi rồi tâm sự với kẻ yêu thơ, đây là không gian của thi sĩ đã hẹn trước với thơ để trao cho kẻ yêu thơ một kỳ vọng, để dẫn dắt tâm lực nhân sinh biết nuôi hy vọng. Thơ là cõi sáng suốt khi thi sĩ cảm nhận được hy vọng, dù hy vọng chẳng để làm gì. Thi ca đã thấy-và-thấu trước triết học một chân lý của nhân triết : người mà không bỏ rơi hy vọng sẽ là kẻ đủ lực để tìm tới để trực diện rồi nhận diện được sự vô vọng. Nên thơ cũng đi về thường xuyên với nỗi thất vọng, từ đây thi sĩ đưa trí tuệ vào tâm địa, và thơ không có cấm địa. Nhưng thi sĩ biết loại ra khỏi hành tác thơ của mình những quan hệ xã hội vắng nhân tâm, trống nhân tính, vì thơ là sự vận hành của sự trở lại bất chợt của nhân phẩm.

Tự trói để… được yêu

Thi ca song hành với tình yêu, vì thi sĩ muốn song cặp với yêu đương, để thi từ song lứa với thi tứ trong yêu thương. Câu chuyện tình yêu của thơ là câu chuyện tin yêu của thi sĩ. Một câu chuyện của cảm tình làm nên cảm xúc, để cảm xúc làm ra cảm động, để thơ là không gian của tâm động. Câu chuyện ý chí của bổn phận thật xa cách cảm xúc ; câu chuyện chí khí của trách nhiệm thật xa rời cảm động. Nên câu chuyện yêu đương rồi yêu thương không bao giờ là câu chuyện bắt buộc để bó buộc, vì thế thơ đã chọn tự do cảm xúc, và lánh xa khung khuôn luật lệ. Có thơ tình yêu vì thi sĩ muốn yêu, không ai yêu vì bị buộc phải yêu, chuyện bổn phận, chuyện trách nhiệm trong tình yêu là chuyện vô nghĩa. Vô nghĩa đã biến thành vô duyên, và ngược lại câu chuyện thơ là câu chuyện thăm thẳm của một duyên-hai nợ-ba tình khi đôi môi của mỗi người yêu này đã tự quyết trói đời mình vào đôi môi của mỗi người yêu kia cũng biết tự trói để… được yêu.

Ý nguyện biết tự trọng

Thi sĩ có khi kể cho người yêu thơ là những người đã chết nhiều có khi "ít chết" hơn thi sĩ trước nỗi khổ của nhân thế, trong niềm đau của nhân gian. Nhưng cũng chính thi sĩ này đã thấy được lối ra của nhân sinh giữa vũ trụ sang mùa, lối thoát của nhân loại đi tìm một loại ánh sáng mới bằng tự do của nhân quyền. Một nhân quyền biết tự mình tìm lối thoát cho chính mình, không để cái chết tự do độc thoại. Giữa trại tù cải tạo của bạo quyền vô nhân muốn cải tạo nhân cách của thi sĩ thành vô nhân cách của vô cảm trong vô giác ; thi sĩ đã thấy được mùa xuân đang dẫm trên vai cái ác. Một mùa xuân rồi vạn mùa xuân nữa sẽ đi trên lưng cái tà, đang vượt trên đầu cái tà. Ngay trên đầu người là bầu trời, thì chính bầu trời này đang ầm vang vào xuân, thi sĩ thấy thấu ánh sáng mới giữa mùa xuân mới. Từ đây, thi sĩ phải đào sâu hơn ý nghĩa tự do, đi cao hơn ý định của tự chủ, đi xa hơn ý muốn của tự tin, đi rộng hoài về phía ý nguyện biết tự trọng. Một niềm tự trọng của thi ca biết tôn vinh nhân vị, biết thăng hoa nhân phẩm.

Tự do không "mỏi cánh"

Thơ kể về một nhận định của thi sĩ nơi mà số kiếp mỗi người vẫn là tự do của người đó, thi sĩ sống chết với thi ca bằng câu này. Trong thi ca, thi sĩ có khi phải nhận tuổi già, nhưng thi nhân không chấp nhận chuyện "mỏi cánh". Khi âm nhạc tìm đến thi ca để hiểu thơ, yêu thơ và phổ thơ thành nhạc, thì những ca khúc phổ những bài thơ hay làm nên âm nhạc đẹp để người yêu thơ lẩn kẻ thích ca khúc đều nhận ra các thi sĩ làm nên những bài thơ hay này, tất cả họ là những người yêu tự do, từ nhân sinh quan ra thế giới quan. Một tự do không ích kỷ cũng không hận thù, tự do còn phải biết biến thành tình thương đồng loại, tinh anh của nhân loại là đây, tinh yêu của nhân loài cũng là đây. Nếu tự do là riêng tư trong vị kỷ, vì ích kỷ thì nó vô thưởng vô phạt, thi ca thường xa lánh loại tự do này.

Cõi của ý lực

Thơ có bước đi của tự tình dân tộc của riêng mình, thơ lại có cả bước đời trong nghệ thuật biết trẻ hoá tình yêu, biết thăng hoa yêu đương. Thơ là cõi chung-để-chia rồi chia- để-chung, biến cái cùng nhau thành cùng vui, cùng buồn, thơ là chốn của nhân tri biết chia nhau những niềm thương ngày ngày càng hiếm hoi trong nhân sinh. Muốn làm được chuyện này thi sĩ phải có và phải sống với hoài bão mạnh, ý tưởng vững, nơi mà trí lực và tâm lực biết chế tác ra ý lực ngay trong không gian thơ. Cõi của ý lực là nơi của ý muốn nhân bản, là chốn của ý định nhân tâm phải cứu độ muôn loài như cứu chính mình. Tâm lực của thi ca là đây ! Tâm cảm của thi sĩ cũng là đây !

Ý

Trong thi từ gọn lại cho rõ, trong thi tứ gom lại cho trọn, thi ca trao thật ít chữ cho thi sĩ phải đưa được ý nguyện nhân văn vào ý muốn nhân tri, để chế tác ra ý định nhân bản, mà làm nên ý lực nhân phẩm. Chỉ có một bài thơ mà thi sĩ muốn hứng đỡ muôn loài đang chơi vơi trong thinh không với số kiếp bụi đời. Chỉ có vài lời thơ mà thi sĩ mong kham trọn bao sinh linh đang chao đảo trong hư vô với thân phận oan hồn. Thi ca trao cho đứa con tin yêu của mình là thi sĩ phải cứu độ cho bằng được muôn loài ngay trong lúc thi sĩ đang tự cứu chính mình.

Tiếng mẹ đẻ

Thi sĩ làm thơ bằng tiếng mẹ đẻ như thi sĩ đang sống một thân một mình để độc thoại với tiếng mẹ đẻ. Sống cùng thơ để được quyền độc thoại với đất của ngôn ngữ tổ tiên, với máu của ngôn từ của nòi giống. Thơ đi sâu vào tiếng mẹ đẻ không phải để cầm chân rồi cầm tù thi sĩ, mà ngược lại đi càng sâu vào tiếng mẹ đẻ thi sĩ càng khám phá ra một thế giới mới mà chính ngôn ngữ thông thường, ngôn từ thông lệ không sao thực hiện được cuộc độc hành chiều sâu này. Mỗi ngôn ngữ mở ra một thế giới, nên thi sĩ không ngại ngần mà qua lại với ngoại ngữ, biết nhiều ngoại ngữ cũng để biết thêm nhiều thế giới mới. Từ đây khi thi sĩ đủ tầm -vì đủ tâm- để biến một ngoại ngữ thành tiếng mẹ đẻ thứ hai, rồi thứ ba, thứ tư... Thi sĩ song hành cùng nhiều ngoại ngữ để yêu thương sâu sắc hơn tiếng mẹ đẻ chính gốc của mình, sau bao lần đã ngoạn du cùng bao ngoại ngữ.

Nguyện cầu tay ba

Thi sĩ có lộ trình nhân tính là bài thơ để vận dụng lòng tin của chính mình mà thuyết phục những lý lẽ thông thường của cộng đồng khi cộng đồng này có phản ứng tư lợi, có phản xạ ích kỷ. Trong không gian thơ, thi sĩ tự tổ chức một cuộc đối thoại, vì thi ca là lý luận của niềm tin luôn biết mở cửa để đón nhận mọi nỗi khổ niềm đau của nhân sinh đang tìm nơi cư trú, vì thi ca biết để đối thoại rồi đối luận với lý lẽ của cộng đồng. Mà những lý lẽ của cộng đồng luôn lấy bản sắc thuần nhất của mình để hành tác kiểu cửa đóng then cài. Nếu vận hành thơ là một sinh lộ cho sự đối thoại để nhân tâm mở cửa như mở chân trời đối chất để đối nghịch lại với sinh hoạt cộng đồng mang tư lợi thiển cận của bế môn toả cảng với thế giới bên ngoài. Cuộc đối thoại tay đôi này thường dẫn tới thất bại, và lỡ khi có thảm bại trong đối thoại về phương án cứu rỗi tha nhân đang gặp nạn ngoài đời, ngoài khơi, ngoài kia kìa... Thì chính thi sĩ phải đưa một hành động thơ vào cõi thơ của chính mình, đó là sự nguyện cầu tay ba : thi sĩ đề nghị cộng đồng của mình cùng với mình mời sự yên lặng của tỉnh tâm, đây chính là tiền thân của mọi cầu nguyện có mặt như kẻ thứ ba, để cả ba cùng nguyện cầu cho một thế giới ngày càng bớt khổ, cạn khổ, vơi khổ đi...

Nhân phẩm chủ tọa

Một bài thơ hay là một bài thơ biết thăng hoa theo chiều cao, tức là biết nắm tay rồi dẫn đường những nhân sinh quan riêng rẽ trong ích kỷ tới một thế giới quan rộng lớn nơi mà nhân sinh được nhân tâm chào đón, nhân gian được nhân từ vẫy gọi, nhân thế được nhân đạo mở đường đưa lối. Bài thơ vừa hay lại vừa cao này càng hay hơn, càng cao hơn khi nó tự tổ chức được một cuộc đối thoại với lý luận mở của nó vì nó biết đón nhận những lý lẽ đối nghịch, trái chiều. Đó là một bài thơ biết học tha nhân để biết tự nghĩ, để biết tự suy, biết tự học khi đối thoại để thăng tiến rồi thăng hoa ngay trong đối thoại. Một cuộc đối thoại vì tha nhân, để nhân vị mời cho bằng được nhân phẩm làm chủ toạ, để bảo vệ nhân sinh biết sinh tử vì nhân ái.

thiluan7

 

Suốt lộ trình yêu

Thi sĩ là kẻ biết yêu, luôn muốn ngự trị nhân vị của kẻ đang yêu, và bài thơ là không gian thu gọn của ít nhất ba ý nguyện yêu làm nên ba ý lực đang yêu. Thứ nhất, yêu người với bản năng tự nó biết tiếp để nhận tha nhân. Thứ hai, yêu đời với bản năng yêu cuộc sống có nhân tình vì nhân tính. Thứ ba, yêu chính mình như yêu nhân kiếp mà mình đang cõng, bồng, ẵm, bế cùng nhân sinh. Thi ca là sự vận hành của thơ, tại đây thi sĩ là kẻ yêu thương và trân quý một sinh lộ mà thi sĩ được song hành với ba ý nguyện này, với ba ý lực này. Và, thi sĩ lẳng lặng mong muốn là cả ba luôn biết tin tưởng nhau để tôn trọng nhau trong suốt lộ trình thơ.

Cấu trúc tâm linh – Kiến trúc sinh linh

Thi sĩ tạo hành động thơ trong không gian thơ qua bài thơ, nơi mà thi ca là một cấu trúc của nhân sinh dựa trên kiến trúc của nhân bản. Cấu trúc thơ không để xây dựng đền đài ; kiến trúc thơ không để xây cất thành quách, mà để tạo một giòng luân lưu để thơ được tự do vận hành từ độc thoại tới đối thoại. Một cấu trúc biết vận hành bằng sự luân chuyển từ tâm tư tới tâm hồn, từ đó nhận diện sinh linh để nhận dạng tâm linh. Cấu trúc thơ có nội công tâm linh, vì kiến trúc thơ là nơi trú náu của mọi sinh linh.

Vũ điệu để đồng điệu

Thi sĩ qua bài thơ đề xướng một phương trình cho nhân vị để giải quyết vấn đề nhân phẩm. Phương trình này không có sự xơ cứng của số học, không có sự cạn khô của tính toán, mà ngược lại phương trình này là sự luân lưu trong nhân sinh để luân chuyển trong nhân thế, để bảo trì tính sinh tồn của nhân loại. Trong phương trình này, giữa thi từ và thi tứ, có một giai điệu tạo nên một vũ điệu, nơi mà mỗi cá thể có tự do vũ múa của mình, nhưng cùng lúc biết nắm tay tha nhân, biết nối tay với đồng loại, biết nâng tay với đồng bào của mình, để làm nên một vũ điệu rất đồng điệu của cả một nhân tính, biết chung sống trong một nhân loại biết sống chung.

Vùng sáng nhân cách

Hành tác thơ như một cuộc du hành của hai chủ thể luôn muốn cùng nhau du mục : đó là tư tưởng chủ thể của lý và cảm xúc chủ thể của tâm cảm. Cùng du hành để thấm đậm thêm quan hệ, cùng du mục để sâu vào lộ trình của nhân tâm muốn gặp nhân bản. Du hành có thể chớp nhoáng biến thành lưu vong khi bạo quyền đang máy móc hoá ngôn ngữ, khi tà quyền đang bần cùng hoá ngôn từ. Nhưng lưu vong trong thi ca là chống lại vong thân, vì thi từ biết thăng hoa ngôn ngữ, vì thi tứ biết vinh danh ngôn từ, nhờ tư tưởng chủ thể của lý biết trợ duyên cho cảm xúc chủ thể của tâm cảm đã thành hình tâm cảnh ngay trong não bộ. Bài thơ là sự vận hành của não trạng đang kích hoạt não bộ đi về vùng sáng của nhân cách.

Mật độ - Cường độ - Trình độ

Thi ca tồn tại như những sinh hoạt khác của nhân sinh, cụ thể là cân, đo, đong, đếm được từ sáng tác thượng nguồn tới sáng tạo được công nhận nơi hạ nguồn bằng chính những giá trị nội tại làm nên thi ca. Thi ca không là một ngoại lệ nằm ngoài các thước đo giá trị của nhân sinh nhưng thi ca đặt nhân phẩm vào nhân vị để tạo ra chính các thước đo của nó. Một bài thơ thẩn thơ ra vào với những mơ tưởng vắng nhân bản, một ý thơ thẫn thờ vào ra với những ảo tưởng trống nhân tâm, chóng chày sẽ bị loại ra khỏi không gian thi ca. Cũng như các bài giả thơ xếp chữ thành vần của một lãnh tụ vô nhân, cũng như các bài mạo tráo ý niệm tuyên truyền luồn lách vào các thi tứ để giả danh cho một bộ máy tuyên huấn thất đức, chắc chắn sẽ không có chỗ đứng, ghế ngồi trong cõi thi ca. Thi ca tự tại với những giá trị nội tại của chính nó, một thi sĩ qua những bài thơ của mình mà kẻ yêu thơ nhận ra mật độ của nhân tâm, cường độ của nhân bản, làm nên trình độ của nhân phẩm. Câu chuyện về những giá trị nội tại của thi ca luôn là câu chuyện mật độ và cường độ làm nên trình độ của thi sĩ, mà bài thơ là chiều sâu của tâm linh, chiều cao của tâm hồn, chiều rộng của linh cảm, chiều dài của cảm xúc.

Không tự quên nhân kiếp

Nếu mang thi ca ra mổ xẻ như một đồ vật để làm đối tượng nghiên cứu cho một khoa học nào đó, thì bản thân khoa học này không thể đi xa được. Khi khoa học này đã tìm cách bất động hóa thi ca, sau khi nó đã đánh thuốc mê làm cho thi ca bất tỉnh để tiện việc cắt xén để xem xét trên bàn mổ, thì thi ca đã ở một chốn nào rồi mà khoa học này không sao nắm bắt được. Thi ca hoàn toàn trái ngược với chuyện bị đánh thuốc mê cho bất tỉnh để mổ xẻ. Thi ca xuất hiện như một kinh nghiệm tức khắc tạo ngay được một ý thức tức thì cho chủ thể thi ca chính là thi sĩ. Một chủ thể mang mật độ của thời cuộc, mang cường độ của thời thế. Thi ca mang trình độ của nhân phẩm đang bị thời cuộc thử thách, đang bị thời thế tạo bao thăng trầm. Thi ca trao nhân diện của chủ thể thi ca chính là thi sĩ đang đứng giữa sóng gió của nhân gian đang làm chính nhân sinh tự quên mình. Thi ca bơi ngược giòng để chống đối chuyện tự quên nhân kiếp giữa nhân sinh.

x-default

 

Chống lại sự phôi pha hóa

Mỗi bài thơ như một hình dạng trao cho nhân sinh một hình hài thi ca không chấp nhận để thời gian xóa mờ, xóa dần, xóa đi nhân vị của chủ thể thi ca chính là thi sĩ. Bài thơ là sức đề kháng chống lại sự phôi pha hóa nhân bản bằng thời gian. Trong bài thơ, kẻ yêu thơ nhận ra những ý lực của thi ca đang trực diện để chống lại với thời gian. Vì thời gian luôn mang theo nó sức tàn phá tự nhiên trong vô giác, thản nhiên trong vô cảm. Vì thời gian đang thảnh thơi biến nhân tâm thành thành quách, dở sống dở chết, vật vờ trong điêu linh. Thi ca sống còn để làm sáng tư tưởng của thi ca luôn sống sót để chống lại sự tàn phá, khi thi sĩ nêu lên được tư tưởng của thi ca. Từ đây, thi sĩ sẽ nói rõ sự thật của thi ca, chính là sự thật của chủ thể biết vận dụng sáng tạo để chống lại mọi quá trình tàn phai của nhân sinh.

Ba loại thói quen tự hủy

Có ít nhất ba loại thói quen tự hủy hành động thơ của thi sĩ, sẽ đưa thi sĩ vào ngõ cụt trong hành tác thơ, vì hành tác thơ phải là sáng tạo thơ, sáng tạo ra một luồng tư tưởng mới đủ lực làm thay đổi nhân sinh quan của chính nhân sinh, đủ tầm làm xoay chuyển thế giới quan của chính nhân gian. Thói quen tự hủy thứ nhất là ngựa quen đường cũ, nơi mà phản ứng biết rồi sẽ làm nên phản xạ đã biết, biến cái gần gũi thành cái quen thuộc, biến cái quen thuộc thành cái sở trường, rồi dùng sở đoản của thi từ để làm thơ như ăn cơm bữa, đây là tử lộ giết thơ mà bản thân thi sĩ không ý thức đầy đủ. Thói quen tự hủy thứ nhì là cường điệu hóa hiện vật tầm thường, thiên phú hóa hiện cảnh bình thường, cường điệu hóa thực cảnh vô thưởng vô phạt, với dụng ý tạo ra sự giả tạo của cuồng ngữ để giả dạng cường tâm, đây là tà lộ diệt thơ mà ý thức của thi sĩ chưa có nhận thức sáng suốt. Thói quen tự hủy thứ ba là lấy tư tưởng chủ quan để đè bẹp cảm xúc, lấy tư duy tính toán để xóa lấp tâm cảm, của tư tưởng để tính chuyện thắng thua, thiệt hơn trong không gian thơ. Khôn quá hóa dại đây là ma lộ triệt thơ mà tri thức của thi sĩ chưa đủ trí thức tỉnh táo để biết bảo vệ nhân ái ngay trong nhân tâm.

Lời sấm – Lời nguyền – Lời tiên tri

Bài thơ thấy hiện tượng ngoại cảnh để thấu tâm cảnh của nội tâm, như vậy thi ca nhận ra hiện tượng bên ngoài để mở ra tâm cảm bên trong. Nơi mà hiện tượng ngoại cảnh mang một thực chất (có thật), cùng vận hành với cõi mà đời sống nội tâm mang một nội chất (cũng có thật). Từ đây trong một bài thơ, kẻ yêu thơ vừa có không gian và thời gian của ngoại cảnh, vừa có không gian và thời gian của nội tâm. Và, sự vận hành của bài thơ mà thi sĩ chủ xướng sẽ đi giữa hai cõi : cõi thứ nhất là lời sấm báo điềm lành hay điềm dữ của ngoại cảnh, cõi thứ hai là lời nguyền mở ra điều lành hay điều dữ cho nội tâm. Mà lời sấm cùng lời nguyền sẽ chế tác ra lời tiên tri của thi sĩ về nhân kiếp của nhân sinh.

Những câu hỏi chưa được trả lời

Nhà thơ có người bạn lúc ẩn lúc hiện là nhà tư tưởng, khi thì hạt muối cắn làm hai trong thượng nguồn của sáng tạo, khi thì nằm gai nếm mật ngay trung nguồn theo dòng luân chuyển của sự vận hành trong sáng tác, khi thì chung lưng đấu cật ngay hạ nguồn thi ca gặp tư tưởng ngay trong các biến động của nhân sinh. Sâu hơn nữa, nhà tư tưởng không những chỉ là bằng hữu mà còn là thân hữu của nhà thơ trong sự thân thiết sâu đậm khi nhà tư tưởng có những câu hỏi chưa có câu trả lời, mà chính những câu hỏi chưa được trả lời này sẽ là động cơ để nhà thơ sáng tác.

Cõi hạnh ngộ

Có những bài thơ không đi ngang tư tưởng, có những thi sĩ không cần quá giang tư tưởng để có cảm xúc, để nhận cảm động, để vận dụng cảm quan. Nhưng một bài thơ hay bằng thi từ, lại cao nhờ thăng hoa qua tư tưởng riêng của nó, thì chính bài thơ vừa hay lại vừa cao này đã vô tình hay cố ý tạo ra nơi hẹn hò làm nên cuộc hạnh ngộ giữa thi ca và tư tưởng. Cõi hạnh ngộ này mang tên gọi thông lệ là cõi siêu hình học, là chốn mà đời sống tâm linh trong thi ca đã được tao-ngộ-rồi-tái-ngộ với đời sống của tư tưởng. Nơi mà cả hai, thi ca và tư tưởng biết hợp sức tạo nên nhân lộ để nhân sinh lần tìm cho ra nhân phẩm bằng nhân quyền của nhân tri.

 

tho10

 

Thơ cách triết

Một bài thơ có hành động chớp nhoáng, có hành tác tức thì, có vận hành nhanh gọn, mà không cần giải thích để giải luận, thậm chí thơ không cần hiểu ngay để hiểu trúng. Ngược lại, triết học có phân tích để phân giải, có giải thích để giải luận, rồi có lý luận để lập luận. Triết học đi thưa về trình, ngược lại thi ca đi sớm về trưa bất ngờ, khoảng cách giữa triết học và thi ca vừa xa lại vừa sâu một đại dương tách biệt hẳn hai châu lục của ngôn ngữ. Thơ không tìm đã thấy, thơ báo tin chuyện thấy đời để thâu người, thơ vận dụng mọi ngôn từ để trải lòng trước mọi hiện cảnh. Triết học đi vào quá trình của diễn luận dựa vào lý luận, lập luận, giải luận với ít chữ, hiếm từ, hơn thi ca. Triết học lập phương trình, thi ca có bản năng tự do đập phá các phương trình để khai phá các phương thức mà chính triết học chưa lần tìm được. Thi ca có tiếng chim song hành cùng tiếng sấm, có tiếng lá song cặp cùng tiếng sóng, có tiếng lòng song lứa cùng tiếng gió, thi ca bao phủ lên mọi sinh hoạt của mọi sinh vật, thi ca tự cho phép mình đi sớm về trưa với tình, mà tình thì không sao khung khuôn hóa được bằng lý hoặc bằng luận của triết.

Địa dư tâm cảnh – Địa lý tâm cảm

Thi ca ở với đời cùng thi sĩ ở với người, ở bằng ngôi nhà giữa đồng, giữa phố, nhưng thơ cũng biết ở giữa vũ trụ, ở giữa mùa màng. Thơ mang tự tính của một loại thước đo : đo trái đất, đo trời cao, đo mây, đo gió, đo luôn cả vũ trụ bao la. Thơ mang tự tính của một loại thông điệp biết báo giông, báo bão ; thơ báo tin mùa, báo tính hiệu của hy vọng đang đâm lộc nẩy chồi khi xuân đến ; thơ báo động lá vàng rơi khi đời cùng người sẽ vào cõi lạnh. Báo tin, báo hiệu bằng cảm nhận thật của tâm cảm thật với độ chính sát thật của trực quan thật qua cảm quan thật. Thơ định vị không gian để định tính thời gian, thơ lập đồ hình để con người biết đường đi nẻo về của địa dư tâm cảnh, để con người biết nơi ăn chốn ở của địa lý tâm cảm.

Cảnh ngộ vì tri giác

Khi hoàng hôn báo tin tà dương đang mạnh bước đã tối sẽ là khuya để ánh sáng sẽ là bóng của bóng tối, thì thi ca đang tổ chức một cuộc hẹn hò thầm lặng trong yên tỉnh để thơ cùng lúc vừa tự tư duy, vừa tự hát bằng tiếng lòng của thi sĩ. Nơi đây, kẻ yêu thơ sẽ tham dự trọn vẹn để cùng nghĩ suy, để cùng lẳng lặng hát hò, cõi thơ là tư tưởng ở cõi tâm tưởng có câu hát, có giọng hò. Chưa hết, nghĩ suy cùng não trạng, hát hò của tâm tưởng để làm ra dàn phóng cho chủ thể thi ca chính là thi sĩ được thăng hoa ngay trong sự ra đời của một tư tưởng. Chưa xong, tư duy trong kỳ vọng, hát thầm bằng thi từ như câu hò của hy vọng, mà bài thơ sẽ đưa thi sĩ cùng những ai yêu thơ qua bên kia bờ giác, có giác-cảnh-ngộ trợ duyên cho tuệ-tri-giác.

Nhân cách của thi ca là tự trọng

Bạo quyền muốn khống chế thi ca bằng kiểm duyệt, tà quyền muốn thao túng thi sĩ bằng kiểm soát, ma quyền chui luồn vào không gian thơ để nhiễm ô sáng tác thơ, cuồng quyền o ép thơ để cực quyền đe dọa thi sĩ. Từ thủa nào thi ca luôn biết chối từ công an trị, từ thời nào thi sĩ luôn biết chối bỏ ý đồ quân sự hóa thi ca, để kỷ luật hóa thi sĩ. Những kẻ mạo danh thi sĩ mà đã cúi đầu trước bạo quyền, khom lưng trước tà quyền, khoanh tay trước ma quyền, lại quỳ gối trước cuồng quyền, còn rạp thân trước cực quyền không hề là thi sĩ. Chúng không hề có chỗ đứng ghế ngồi trong cõi thơ. Kẻ này đã thành bút nô, đứa kia đã thành văn nô, tiếng Việt chưa có từ : thi nô, nhưng có nhiều kẻ tự xưng để tự xướng là thi sĩ, nhưng đã ăn nằm với bọn âm binh có đặc danh là công an trị, quân đội trị, kỷ luật trị, kiểm duyệt trị… Tất cả những đặc danh, những đặc hiệu này đều hoàn toàn xa lạ với thi ca, vì nhân diện của thi ca là tự do, nhân dạng của thi ca tự chủ, nhân cách của thi ca là tự trọng.

Thi lực

Tại sao lại có sự chuyển biến liên tục trong một bài thơ ? Khi thì thi từ này bám riết với thi từ kia thành một chuỗi trái ngọt, tươi đẹp trên cành, tươi mát trong tay người. Có khi thì thi từ này quấn vào thi từ kia như muốn nhập thân để trao tình. Nhạc tính của thơ là chốn thi từ ham muốn đính hôn với thi tứ, vũ trụ của thi ca là chốn rộn ràng đám hỏi ngữ thi, tưng bừng đám cưới ngôn thi. Đám hỏi giữa hình ảnh và vần điệu, đám cưới của thi từ được thăng hoa cùng thi lực. Trong thi lực của thi ca có trí lực vui-sống, có tâm lực sống-vui, tất cả tạo nên thể lực của thi ca chung-vui-sống.

Cõi âm và cõi dương chỉ là một

Có khi chỉ trong một bài thơ, kẻ yêu thơ nhận ra như có tiếng thở dài như từ môi hờ của thi sĩ, bỗng dưng lại xuất hiện bao bóng tối vô danh. Thi tứ rợn lạnh lên cùng sự lạc lõng trong bóng đêm của thi sĩ, có tâm trạng kinh hoàng, có não trạng kinh ngạc của bao oan khiêng như đang trở về từ tiền kiếp. Hiện kiếp đang bị trùm phủ bởi một tiền kiếp nào đó mà bài thơ không báo cho kẻ yêu thơ biết là các tiền thân này lạ hay quen ? Chỉ một bài thơ ngắn gọn mà kẻ yêu thơ nhận ra bao nhân kiếp, thấy luôn bao tiền kiếp, thấu bao nhân sinh bụi đời, bao nhân gian đang cô hồn giữa nhân thế, bao nhân loài đầy những sinh linh đang trầm luân. Thi ca báo cho nhân loài biết cõi âm và cõi dương chỉ là một bước.

Hành động thơ khai quật lên cảm xúc để khai sáng nhân ái, hành tác thơ khai phá lên tâm cảm như đang khai mào lại nhân bản. Sự vận hành của thi ca lấy sáng tạo thơ để đào lên từ lòng sâu của nhân tính một nhân quyền nào đó đã ra đời qua thi ca không biết từ bao giờ ? Nhưng nhân quyền này đã xuất hiện và đang hiện diện ngay trong bài thơ, để xác chứng rằng nhân quyền này phải sống bằng thi lực của thi sĩ để bảo vệ cho bằng được nhân phẩm.

thiluan10

 

Xé rào – Chặt xiềng – Đạp tường

Thi sĩ nợ giống nòi của mình tri thức tổ tiên, thi sĩ nợ dân tộc mình tiếng nói mẹ đẻ, thi sĩ nợ xã hội mình quan hệ giáo dục, sinh hoạt tập thể, đời sống cộng đồng. Mang nợ thì phải trả ! Thi sĩ trả nợ cho giống nòi bằng cách làm ra những bài thơ như mở ra những đường tắt để đi cho nhanh mỗi lần dân tộc bị bạo quyền chặn đường, tà quyền ngăn lối, ma quyền cấm lộ. Thi sĩ sẽ chỉ xã hội cách xé rào, sẽ chỉ cộng đồng cách chặt xiềng, sẽ chỉ tập thể cách đập tan nhà tù.

Thiếu nhi, tôi cứ nghe ngóng thơ, không nghe được thơ tôi đi tìm thơ, nẻo này tới nẻo kia, phố này tới phố nọ, xóm này tới xóm kia, nhỏ xíu ham lang thang, tôi hiểu ra sớm là thơ là thơ thẩn, thơ thẩn không vì rảnh rỗi, thơ thẩn cho một cuộc lần tìm.

Thiếu niên, tôi đưa thơ vào quan hệ bạn bè một cách rất khơi khơi, có khi làm bạn bè ngạc nhiên, có khi làm bạn bè xa lánh, tôi hiểu thêm là không phải ai cũng thích thơ, vì không phải ai cùng phải để tâm, để ý đến thơ, nên thơ phải yêu rồi quý, quý rồi thương, thì thơ mới ở lại với người.

Thanh niên, tôi lại đưa thơ vào mọi động thái yêu đương, mọi hành tác của tình yêu, khiến một vài người yêu thấy tôi là kẻ cũng khó gần, có khi gần được cũng khó sống lâu được, vì thấy đâu cũng là. Tôi hiểu thêm là thơ chiếm chỗ trong không gian, lại còn lấy luôn thời gian của kẻ yêu thơ, thậm chí đoạt luôn từ tâm tính tới não trạng của kẻ trân quý thơ.

Trung niên, tôi đi công vụ, đi du lịch, tôi tìm mọi cách đi về phía thiên nhiên, cứ thế là thơ đi cùng, cứ thế là tới một chốn mới, một cõi lạ, một quốc gia, một châu lục là thơ cứ theo tôi cùng trời cuối đất. Những bận rộn là lúc bị cuốn hút vào chuyện chén cơm manh áo, quên ngó ngàng thơ, giữa đêm tôi thức dậy, viết thư xin lỗi thơ. Có lần người yêu tôi đọc được loại thư này, thấy lạ, xem đây là bất bình thường, hỏi tôi và tôi trả lời : đó là hậu quả của tâm thần thơ, trầm cảm thơ… ngộp não thơ.

Lão niên, sống giữa rừng, núi, biển, đồi của Địa Trung Hải, sáng được đánh thức bởi tiếng muôn chim, tôi thức dậy cùng thơ ; trưa nắng êm hay nắng gắt tôi đứng ngồi, ra vào cùng thơ. Chiều tới tối, tôi chờ hoàng hôn để đón tà dương cũng bằng thơ ; và khi tối buông mạnh giữa trời, tôi ngồi với tâm tịnh hay tâm loạn cũng với thơ ; cho tới khuya tôi ngủ vội ngay hay thức trắng cũng luôn muốn cùng giấc sớm hôm với thơ.

Lê Hữu Khóa

(11/10/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 884 times
More in this category: « Vang (thi luận) Hậu luận »

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)