Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

06/05/2017

Badawi Mohed Altrad, một cậu bé du mục Bedouin Syrie

Mohed Altrad

Badawi

badawi1

Tiểu thuyết song ngữ Pháp-Việt * Tác giả : Mohed Altrad và Trần Thu Dung

**************

Lời nói đầu

Ai có thể tin được khi đọc những trang đầu tiên của Badawi Mohed Altrad, cuốn tiểu thuyết mang tính chất tự truyện rất rõ ràng, về một cậu bé du mục Bedouin Syrie, mồ côi mẹ và bị cha bỏ rơi, trở thành chủ tịch tập đoàn thiết bị xây dựng công trình công cộng (Bâtiments Travaux Publics), và được tặng danh hiệu "Doanh nhân toàn cầu 2015" ? Ai có thể cũng tin được một cô bé tị nạn Haiti xin định cư tại Canada một ngày trở thành nhà toàn quyền, và tổng tư lệnh, và sau đó được bầu làm Tổng thư ký của khối Pháp ngữ ? Mohed Altrad và tôi đã trải qua thử thách phải rời bỏ tất cả trong sự bất an và bất ổn định hoàn toàn, phải tự xây dựng lại mà không biết rõ ngày mai. Chúng tôi chọn con đường lưu đầy và đến nơi với tay không, nhưng giàu kiến thức và kinh nghiệm, mà chúng tôi vẫn còn mãi mãi. Cả hai "Maïouf" bị hoàn cảnh của cuộc sống ngược đãi, phải vượt qua điều tồi tệ nhất để trở thành những "Qaher" chiến thắng nghịch cảnh, chúng tôi cần có một thứ, đó chính là một ý trí bền bỉ để thực hiện ngay cả trong nghèo túng : học từ tất cả, khắp mọi nơi và không ngừng, biết khai thác các nguồn tài nguyên sâu nhất của chúng tôi, không bao giờ vứt bỏ sự nhân đạo của mình. Ấn tượng bởi sự tương đồng giữa hai số phận chúng tôi, ngay lập tức tôi nhận viết lời nói đầu cho bản song ngữ Badawi.

Tôi đánh giá cao cuốn sách đặc sắc và độc đáo về một trong những cuộc đấu tranh thúc đẩy bởi khối Pháp ngữ : một dành cho giáo dục và đào tạo có chất lượng cho tất cả nam nữ, để không ai bị bỏ ở rìa đường. Một trong những dây dẫn của Badawi là truyền tải kiến ​​thức thông qua những người thầy không vụ lợi và những người khám phá ra tài năng, hình ảnh nhà trường như một không gian xây dựng và tái thiết lập, như chỗ của tất cả mọi hy vọng và tất cả mọi điều có thể. Tôi sung sướng rằng thông điệp tích cực về giảng dạy và học tập, về sự vượt qua chính mình bằng nỗ lực này giờ đã tới được thanh niên Việt Nam, sự dịch tuyệt vời của bà Trần Thu Dung. Tôi đã có cơ hội để cảm nhận được niềm khát khao học hỏi và sự năng động của tuổi trẻ Việt Nam trong chuyến đi thăm của tôi tại trường Đại học Quốc gia Việt Nam ở Hà Nội vào tháng Mười năm ngoái, trong chuyến đi thăm chính thức của tôi ở nước này. 

Vả lại, bản song ngữ sẽ giúp cho nam nữ thanh niên Việt Nam có cơ hội đào sâu thêm việc học tiếng Pháp. Tiếng Pháp là một gạch nối giữa các nước thành viên của Cộng đồng Pháp ngữ, một công cụ hợp tác đa phương đoàn kết và một cách truyền tải ý tưởng của chúng ta. Ngôn ngữ Pháp, mở ra những chân trời vô hạn trong quan hệ đối tác kinh tế, trí tuệ, giáo dục, văn hóa ... Tiếng Pháp mà chúng tôi yêu thích vì nó thúc đẩy sự chia sẻ và đoàn kết. Tiếng Pháp là một công cụ sáng tạo nghệ thuật và văn học tuyệt vời cho tất cả những người như Mohed Altrad, cảm thấy phù hợp và đã sử dụng mềm mại ngôn ngữ này một cách phong phú với những kinh nghiệm bản thân, với trí tưởng tượng cá nhân, với nền văn hóa riêng và nguồn gốc cá nhân. Badawi cũng chính là vẻ đẹp của một cách viết mang dấu ấn nhịp điệu và âm thanh sa mạc, những kỉ niệm và những câu chuyện thời thơ ấu, thơ mộng và thiếu vắng người mẹ, "đã tắt như một ngọn lửa hết than"nhưng hiện diện đến cuối của cuốn tiểu thuyết.

Ấn bản Badawi song ngữ Pháp Việt, xây dựng những cầu nối giữa Trung Đông và Viễn Đông, là một ví dụ tốt về đối thoại giữa các ngôn ngữ và các nền văn hóa thúc đẩy thêm khối Pháp ngữ. Tôi chúc mừng hội Ad@ ly, hỗ trợ các dự án đầy tham vọng và tốt đẹp này.

Michaëlle Jean

Tổng thư ký khối Pháp ngữ

**************

Lời giới thiệu

"Một câu chuyện có thật về một đứa trẻ của sa mạc đã trở thành nhà doanh nhân toàn cầu 2015, dành cho học sinh trung học ở Việt Nam".

Tôi ngưỡng mộ quá trình đầy tuyệt vời của người đàn ông và nhà doanh nhân Mohed ALTRAD, nhưng tôi cũng nghĩ mình là một phần trong nhóm nhỏ những người có thể tiếp cận ông trong khung cảnh thân mật gia đình. Vả lại, ngoài tình cảm tự nhiên và hữu ái, tôi thấy có hai lý do khác góp phần cho tình bạn của chúng tôi. Tôi sinh ra ở Florensac, trong ngôi làng nhỏ ở Languedoc, là nơi Mohed đã có bước quyết định mua lại được công ty đầu tiên của mình, một công ty nhỏ đang gặp khó khăn trong năm 1985. Ba mươi năm sau, một quỹ đạo sáng đưa ông tới Nairobi, Kenya trên bục vinh dự bên Tổng thống Barack Obama, khi nhận được danh hiệu cao quý cho nhà kinh doanh toàn cầu năm 2015. Một lý do khác là danh hiệu giáo sư tại Đại học Montpellier của tôi, và chính thành phố này, Mohed-một sinh viên trẻ Syrie- đã lựa chọn để tự rèn kiến ​​thức và học cách hiểu biết làm thế nào để tiếp tục hoàn thành ở Paris.

Chúng ta không thấu được sự thành công của ông nếu chúng ta quên rằng ông bị một khát vọng ham học hỏi chi phối, điều này đòi hỏi một cách sống khiêm nhường bởi vì chúng ta luôn luôn học hỏi từ những người khác và với những người khác. Vai trò cộng đồng được nhắc đến trong thông điệp khi kết thúc diễn văn tại "Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh toàn cầu"... một nhà kinh doanh không bao giờ làm việc đơn độc... Một công ty là kết quả của những người cùng tham gia và cùng dấn thân với tư cách cá nhân cho dự án.

Làm thế nào một đứa trẻ du mục trên sa mạc Syria, sinh ra từ một người mẹ bị ruồng bỏ và rồi mồ côi mẹ, bị bỏ rơi bởi cha mình, lớn lên với một bà ngoại quàu quạu, có thể tự rèn trở thành một doanh nhân thế giới ? Nhờ tài bẩm sinh đặc biệt ? Chắc chắn có, nhưng khẳng định thế thì đơn giản và không đầy đủ. Một ý chí mãnh liệt, một bản năng sinh tồn, một sáng suốt đáng kinh ngạc đã đẩy cậu bé Mohed đến trường trong nhu cầu để tự khẳng định và ra thoát khỏi vòng giam giữ của xã hội. Tôi so sánh điều này với nhu cầu sinh học là "thở" để sống. TRƯỜNG HỌC đã kéo cậu bé du mục Bedouin ra khỏi sa mạc. Vì lý do này, Bộ Giáo dục ở Pháp, đã đặt "Badawi" cuốn tiểu thuyết tự truyện trong chương trình giảng dạy ở trường.

Tôi xin chúc mừng bác sĩ Anna Owhadi Richardson, người bảo vệ khối cộng đồng Pháp ngữ, đã lựa chọn mô hình của "nhà văn Pháp" này qua cuộc sống và công việc của ông ta đã góp phần vào làm rạng rỡ nước Pháp và khuếch dương một thông điệp đại chúng về niềm hy vọng dành cho tất cả trẻ em toàn thế giới.

Giáo sư Henri Pujol,

Chủ tịch danh dự của Liên đoàn chống ung thư

******************

Các vị nói "Dịch thuật" ?

Các vị nói "một ấn bản song ngữ" ?

Dịch thuật là gì ?

Liệu những máy tính siêu giỏi sớm cung cấp cho chúng ta với một bản dịch thuật tự động có giá trị, tinh vi, chính xác được không [1] ?

Người ta đã thành công làm được máy tính (cũng siêu giỏi) có thể đánh bại một tay chơi cờ, và không phải một tay cờ bình thường : nhà vô địch thế giới [2] !

Nhưng hiện nay, các bản dịch tự động rất hay xảy ra nhiều sự hiểu lầm ...

Dịch không phải sửa bản khắc xanh trước đây thành bản màu đỏ. Điều đó quá dễ dàng [3] !

Không phải là sự ấn định một tỉ giá hối xuất và đưa euro đổi thành một giá trị đô la tương ứng một cách đơn giản.

Dịch chính là tái sáng tạo !

Trong cuốn "Thực phẩm trên trái đất", André Gide chỉ cho chúng ta : "Lựa chọn là không phải hoàn toàn là bầu, mà chỉ loại bỏ những gì chúng ta không bầu".

Dịch giả đã lựa chọn.

Dịch giả đã loại bỏ những việc chuyển ngữ hời hợt ….

Và khi Edgar Allan Poe được dịch sang tiếng Pháp, chính là qua Charles Baudelaire [4] !

Và tôi rất hân hạnh trích dẫn câu của Nguyễn Văn Vĩnh : "Thưa quý độc giả, một tầm nhìn tổng thể cho phép cách dịch thuật phóng khoáng hơn. Đó chính là tinh thần của tác phẩm và không phải là dịch từng từ mà phải xét nét" [5].

Vì vậy, nếu dịch là Tái- sáng tạo, nói việc xuất bản một phiên bản song ngữ, một ấn bản song ngữ thực sự, có nghĩa là chúng ta phần nào để không nói, khía cạnh nào đó, một tác phẩm bằng tiếng Pháp và để nói, một tác phẩm bằng tiếng Việt, nhưng chúng ta có từng trang và còn hay hơn, từng dòng, sự tương ứng giữa hai văn bản...

Một ấn bản song ngữ thực sự, như bản trình bày ở đây cho các vị, đấy là một dịp để làm nổi bật cùng lúc, cầu nối giữa hai nền văn hóa, và một thông điệp đại chúng !

-----------------------------

[1] Máy tính Deep Blue đã đánh bại nhà vô địch thế giới Garry Kasparov trong trận đấu năm 1997.

[2] Bầu trời Chồng tôi ! của Jean-Loup Chiflet là một ví dụ và hài hước khoái trá.

[3] Chuyện ngụ ngôn của La Fontaine, bản dịch của Nguyễn Văn Vĩnh do Anna Owhadi-Richardson và Jeannine Deunff chịu trách nhiệm tái bản.

[4] Những câu chuyện tuyệt hảo là một tập chuyện ngắn của Edgar Allan Poe, do Charles Baudelaire tổng hợp và dịch năm 1856.

[5] Nguyên văn câu của Nguyễn Văn Vĩnh : "…câu văn còn lấc cấc lắm, nhưng bạn đọc độc giả, cũng nhiều ông xét quá rộng cho là dụng công dịch cho đúng. Đúng đây là đúng cái tinh thần chứ không có nề gì những chữ hổ đổi là sư tử, cái gậy đổi thành chó…" 

(Tôi dịch từ bản tiếng Pháp trở lại, và tôn trọng văn bản song ngữ, qua ví dụ đây để bạn đọc hiểu thêm cái khó của dịch thuật đúng như câu "dịch là phản", vì vậy mong bạn đọc thông cảm – dịch giả Trần Thu Dung chú thích)

*****************

Préface

Qui eût cru en lisant les premières pages de Badawi de Mohed Altrad, ce roman fortement teinté d'autobiographie, que le petit bédouin syrien, orphelin de mère et rejeté par son père, deviendrait le président d'un grand groupe de matériel pour bâtiments et travaux publics (BTP), et serait élu "Entrepreneur mondial 2015" ? Qui eût cru aussi que la petite réfugiée haïtienne ayant trouvé asile au Canada en deviendrait un jour la gouverneure générale et commandante en chef, et qu'elle serait plus tard élue Secrétaire générale de la Francophonie ? Mohed Altrad et moi, avons vécu l'épreuve de devoir tout quitter, dans l’insécurité et la totale incertitude, de devoir se reconstruire sans savoir de quoi demain serait fait. Nous avons pris le chemin de l’exil et sommes arrivés dépossédés, mais riches de ce que nous étions et de ce que nous sommes toujours. Ce qu'il faut à deux "Maïouf", malmenés par les circonstances de la vie, pour surmonter le pire jusqu'à devenir des "Qaher", victorieux de l'adversité, c'est une volonté constante de réalisation même dans le dénuement : apprendre de tout, partout et sans cesse, savoir puiser dans nos ressources les plus profondes, ne jamais se départir de sa part d'humanité. Frappée par le parallélisme entre nos deux destins, j’ai d’emblée accepté de préfacer cette édition bilingue de Badawi.

J’ai apprécié dans cet ouvrage la lecture personnelle et originale d'un des combats engagés par la Francophonie : celui en faveur de l’éducation et de la formation de qualité pour toutes et pour tous, faire que personne ne soit laissé au bord de la route. L’un des fils conducteurs de Badawi est celui de la transmission des savoirs par des maîtres désintéressés et découvreurs de talents, l’image de l’école comme espace de construction et de reconstruction, lieu de tous les espoirs et de tous les possibles. Je suis heureuse que ce message positif sur l’enseignement et l’apprentissage, sur le dépassement de soi par l’effort, puisse désormais être accessible à la jeunesse vietnamienne, grâce à l’excellente traduction de Mme Thu Dung Trần. J’ai eu l’occasion de percevoir la soif d’apprendre et le dynamisme de cette jeunesse lors de ma visite à l’Université nationale du Vietnam, à Hanoï, en octobre dernier, pendant mon déplacement officiel dans ce pays.

La présentation bilingue offrira d’ailleurs aux jeunes vietnamiennes et vietnamiens l’occasion d’approfondir l’apprentissage de la langue française. Cette langue française, trait d’union entre les pays membres de la Francophonie, outil de coopération multilatérale solidaire et vecteur de transmission de nos idéaux. Cette langue française qui ouvre des horizons infinis de partenariats économiques, intellectuels, éducatifs, culturels… Cette langue française que nous aimons parce qu’elle favorise le partage et la solidarité. Cette langue française qui est un formidable outil de créativité artistique et littéraire pour tous ceux qui, comme Mohed Altrad, se la sont appropriée et l’ont pliée à la diversité de leurs expériences, de leurs imaginaires, de leurs cultures et de leurs lieux d'origine. Car Badawi, c'est aussi la beauté d’une écriture empreinte des rythmes et des sonorités du désert, des souvenirs et des contes de l'enfance, de la poésie et du manque de la mère absente, "éteinte comme un feu qui n'a plus de braises" mais présente jusqu'à la fin du roman.

Cette édition en français et en vietnamien de Badawi, qui établit des ponts entre le Moyen Orient et l'Extrême Orient, constitue un bel exemple du dialogue entre les langues et les cultures que promeut la Francophonie. Je félicite l'association Ad@ly, porteuse de cet ambitieux et si beau projet.

Michaëlle Jean

Secrétaire générale de la Francophonie

********************

"Aux collégiens et lycéens du Vietnam qui liront cette histoire vraie d’un enfant du désert devenu entrepreneur mondial de l’année 2015".

J’admire comme beaucoup le magnifique parcours d’homme et d’entrepreneur de Mohed Altrad mais je crois aussi faire partie du petit cercle de ceux qui peuvent l’approcher dans l’intimité familiale. Outre une sympathie spontanée et réciproque, je trouve deux autres raisons qui ont contribué à notre amitié. Je suis né à Florensac dans ce modeste village du Languedoc où Mohed a franchi le pas décisif d’acquérir sa première entreprise, une PME en difficulté en 1985. Trente années plus tard, une trajectoire fulgurante l’amène à Nairobi au Kenya sur un podium avec le Président Barack Obama, après avoir reçu le trophée du meilleur entrepreneur mondial de l’année 2015. L’autre raison est mon titre de Professeur à l’Université de Montpellier, cette ville qu’il a choisie tout jeune étudiant syrien pour se forger un savoir et un savoir -faire qu’il complètera ensuite à Paris.

On ne comprend pas sa réussite si l’on oublie qu’il est dominé par la soif d’apprendre, ce qui impose une forme de modestie car on apprend toujours des autres et avec les autres. Ce sens du collectif est porté dans le message clôturant son discours lors du "global entrepreneurship summit"… un entrepreneur ne bâtit jamais seul… Une entreprise est le fruit conjugué de ceux et celles qui y participent et qui sont engagés personnellement dans le projet.

 Comment un enfant nomade du désert syrien, né d’une mère répudiée, puis orphelin de sa mère, abandonné par son père, élevé par une grand-mère acariâtre, a-t-il pu se forger un destin mondial ? Grâce à des dons exceptionnels ? Certes oui, mais l’affirmer est à la fois facile et insuffisant. Une volonté farouche, un instinct de survie, une étonnante lucidité ont poussé le jeune Mohed vers l’école dans la nécessité de se révéler à lui-même et de sortir d’un enfermement social. J’assimile cela au besoin biologique de "respirer" pour vivre. L’ECOLE a sorti le jeune bédouin de son désert. Pour cette raison, l’Education Nationale en France, a placé "Badawi", ce roman autobiographique, dans le cursus de la scolarité.

Je félicite le Docteur Anna Owhadi Richarson, défenseure de la Francophonie, d’avoir choisi comme modèle cet "écrivain français" qui par sa vie et son œuvre participe au rayonnement de la France et diffuse un message universel d’espérance à tous les enfants du monde.

Professeur Henri Pujol,

Président d’Honneur de la Ligue contre le Cancer

*******************

Vous avez dit : "traduire" ?

Vous avez dit : " édition bilingue" ?

Qu’est-ce que "traduire" ?

Des ordinateurs superpuissants pourront-ils bientôt nous fournir une traduction automatique valable, nuancée, précise ?

Il est bien établi qu'un ordinateur (lui aussi super puissant) a pu battre un joueur d'échecs, et quel joueur d'échecs : le champion du monde [1] !

Mais, pour l'instant, les traductions automatiques risquent fort de fournir maints quiproquos [2]...

Traduire, ce n'est pas éditer en rouge une gravure précédemment publiée en bleu. Ce serait trop facile !

Ce n’est pas appliquer un "taux de change" et exprimer en euros la valeur d’une somme précédemment formulée en dollars.

Traduire c'est re-créer !

Dans "les nourritures terrestres", André Gide nous indique :

"Choisir, ce n'est pas tant élire, que repousser ce qu'on n’élit pas".

Le traducteur choisit.

Il repousse les correspondances simplistes…

Et je ne résiste pas au plaisir de citer Nguyen Van Vinh : "Cher lecteur, une vision globale permet une interprétation plus libre. C’est l’esprit et non pas la traduction littérale qu’il faut considérer" [3].

Et lorsque Edgar Allan Poe est traduit en français, c’est par Charles Baudelaire [4] !

Alors, si traduire c'est Re-créer, que dire de la publication d'une édition bilingue, d'une vraie édition bilingue, c'est-à-dire qu'on n’a pas, d’un côté, l'ouvrage en français et puis, ensuite, l'ouvrage en vietnamien, mais on a, page par page et en fait, encore mieux, ligne par ligne, la correspondance entre les deux textes...

Une vraie édition bilingue, comme celle qui vous est présentée ici, c'est un pont entre deux cultures, c'est la possibilité de souligner à la fois l'universalité d'un message…


[1] L’ordinateur "Deep Blue" (surnommé alors Deeper Blue) a battu le champion du monde de l'époque Garry Kasparov, lors du match revanche en 1997…

[2] Sky My Husband ! Ciel Mon Mari ! De Jean-Loup Chiflet en est un exemple, à l’humour désopilant ! (Publisher : Contlemporary French Fiction (November 2, 2008).

[3] Les fables de La Fontaine, traduites par Nguyen Van Vinh. Co-responsables de la réédition : Anna Owhadi-Richardson et Jeannine Deunff.

[4] Histoires extraordinaires est un recueil de nouvelles écrites par Edgar Allan Poe, puis traduites et réunies sous ce titre par Charles Baudelaire en 1856.

Quay lại trang chủ
Read 1488 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)