Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

08/06/2021

3. Chủ thể tư tưởng

Lê Hữu Khóa

Tư tưởng luôn song hành cùng lý luận để xây lập luận, tư tưởng song lứa với giải luận, song cặp với diễn luận để đi tới các chân trời của kiến thức làm nên tri thức. Tư tưởng nhận ra ý thức để giáo dưỡng nhận thức, nơi mà giáo lý tạo nên giáo dục, tại đây, đạo lý, đạo đức và luân lý biết sống cùng, sống chung với nhau bằng trong ấm ngoài êm.

tutuong1

Chủ thể tư tưởng rời vị thế xã hội của một cá nhân đơn lẻ là cá thể đang bị lẻ loi trong cơ chế xã hội, để nhận nhiệm vụ của một công dân vừa làm chủ nhân kiếp của mình, vừa làm chủ giòng sinh mệnh của đồng bào và đồng loại. Chủ thể tư tưởng nhận vị thế nhân lý để làm chủ để nhận bổn phận trước dân tộc, trách nhiệm trước đất nước, sứ mệnh trước giống nòi.

Định luận tư tưởng

Tư tưởng vận hành từ luận điểm tới luận thuyết, hành tác từ triết học tới văn học, từ sử học tới chính trị học, từ nhân học tới xã hội học hành động cao, sâu, xa, rộng vào không gian của đạo đức học lẫn giáo dục học. Tư tưởng luôn song hành cùng lý luận để xây lập luận, tư tưởng song lứa với giải luận, song cặp với diễn luận để đi tới các chân trời của kiến thức làm nên tri thức. Tư tưởng nhận ra ý thức để giáo dưỡng nhận thức, nơi mà giáo lý tạo nên giáo dục, tại đây, đạo lý, đạo đức và luân lý biết sống cùng, sống chung với nhau bằng trong ấm ngoài êm. Hãy nhận định rồi định luận tư tưởng bằng chính rễ, cội, gốc, nguồn của tư tưởng :

- Tự do tư tưởng, nơi mà tư tưởng chỉ tồn tại bằng tự do tư tưởng, qua hệ tự tự do đi tìm tự lập để tự chủ trong tự quyết, chính hệ tự này sẽ không ngồi cùng chiếu, ăn cùng mâm với bất cứ một bạo quyền độc đảng công an trị, với bất cứ một tà quyền tuyên truyền trị, với bất cứ một quỷ quyền ngu dân trị.

- Tự do sáng tạo, nơi đây tư tưởng được nuôi dưỡng bằng hệ sáng, có thượng nguồn của sáng kiến để chống lại sự hiện diện của hủ hóa, đang tạo hủ bại trong xã hội và đời sống. Chính sáng kiến sẽ dẫn tới sáng lập các phong trào xã hội đấu tranh vì phát triển đất nước, văn minh cho dân tộc. Với sáng chế ra các nội dung mới cùng các hình thức mới để có sáng tạo từ nghệ thuật tới văn hóa, từ xã hội tới giáo dục mà hướng thiện quần chúng rồi thăng hoa giống nòi.

Tự do tư tưởng song hành cùng tự do sáng tạo được nuôi dưỡng, dinh dưỡng bằng tự do biểu đạt, và tự do truyền thông ; các tự do sẽ nhận sứ mệnh vì tự do phổ biến và tự do cập nhật của các hệ sau :

- Tư tưởng có lý luận, nơi mà khả năng lý luận từ tin tức và dữ kiện để có lập luận bằng chứng từ, có giải luận qua phân tích dữ kiện và giải thích chứng từ để đi tới diễn luận mà nhận ra sự thật, có nền móng của chân lý, có tường mái của lẽ phải.

- Tư tưởng được giáo dục, nơi đây tư tưởng sẽ trực tiếp tham gia vào giáo dục với giáo khoa thích hợp, qua giáo trình chuẩn lý và giáo án chuẩn luận. Chính hệ giáo sẽ đưa đường mở cửa cho hệ thông.

- Tư tưởng tạo thông thái, nơi mà hệ giáo có mặt trong suốt nhân kiếp của một cá nhân, một dân tộc, một xã hội có vai trò cụ thể là phát triển sự thông minh từ từ duy tới nhận thức. Một sự thông minh được cụ thể hóa qua sự thông thạo trong nghề, nghệ, nghiệp qua kiến thức được giáo dục, qua tri thức tới từ kinh nghiệm cá nhân và tiến bộ khoa học, kỹ thuật làm thay đổi thường xuyên tự nhân sinh quan tới thế gian quan của mỗi chúng ta.

tutuong2

Hành luận của chủ thể tư tưởng

Nhưng chủ thể tư tưởng là gì ? Chủ thể tư tưởng rời vị thế xã hội của một cá nhân đơn lẻ chỉ là cá thể đang bị lẻ loi trong cơ chế xã hội, để nhận nhiệm vụ của một công dân vừa làm chủ nhân kiếp của mình, vừa làm chủ giòng sinh mệnh của đồng bào và đồng loại. Chủ thể tư tưởng nhận vị thế nhân lý để làm chủ để nhận bổn phận trước dân tộc, trách nhiệm trước đất nước, sứ mệnh trước giống nòi.

Chủ thể đấu tranh cho tiến bộ vì dân tộc, dấn thân cho phát triển vì đất nước, thông minh trong văn minh vì giống nòi, nên chủ thể mang nội lực của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) làm nên sung lực của dân chủ để bảo vệ nhân quyền bằng đa nguyên qua đa tài, đa trí, đa dũng, đa lực, đa năng, đa hiệu… Từ lý trí tới đạo lý, chủ thể luôn đi xa hơn cá thể, nhìn cao hơn cá nhân, trông rộng hơn công dân, nơi mà văn hóa phải văn minh để chế tác ra văn hiến, chế tác bằng sáng tạo.

Chính lực sáng tạo của chủ thể đã đặt tự do, công bằng, bác ái, dân chủ, nhân quyền vào dàn phóng của cấp số nhân : có tự do rồi thì phải có tự do hơn, có công bằng rồi thì phải có công bằng hơn, có bác ái rồi thì phải có bác ái hơn, nhất là có dân chủ, nhân quyền rồi thì phải có dân chủ, nhân quyền nhiều hơn, thêm nữa, nhân lên. Đây chính là nguồn cơn mất ăn của độc đảng toàn trị, công an trị, tuyên truyền trị, ngu dân trị, tham nhũng trị, cũng là nguồn cội mất ngủ của tham quyền, lạm quyền, lộng quyền, cực quyền, cuồng quyền.

Câu chuyện chủ thể là nạn nhân của một cuộc biển lận tắm máu của các tên lãnh tụ sát nhân của các đảng cộng sản lấy chuyên chính độc đảng để áp đặt độc đảng toàn trị, có một thượng nguồn sâu xa khác ngay trong học thuật, ngay trong lịch sử của trí thức, trong đó triết học là một trong những nạn nhân của một cuộc biển lận tri thức. Hãy đi từ bằng cổ triết Hy Lạp Socrate, Platon, Aristote… trước công nguyên với các sư tổ để tới hiện triết với các triết sư Heiddeger, Sartre, Derrida…

Những tư tưởng gia, những triết gia đã giữ gìn và bảo vệ quỹ đạo triết học bằng ba phạm trù tri thức : sự thật, tự do, chủ thể. Họ bắt đầu bằng cuộc khởi hành đi tìm sự thật để nhận ra chân lý, chính sự thật có hùng lực giải phóng nơi mà tự do của nhân loại là cuộc đấu tranh được vạch ra để tiếp nhận vừa sự thật, vừa tự do bằng vai trò chủ đạo của chủ thể. Liên kết sự thật-tự do-chủ thể đã dọn đường cho cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái), cùng lúc vạch đường cho dân chủ dùng đa nguyên để bảo vệ nhân quyền.

Tư tưởng vô vụ lợi

Kant khẳng định sinh hoạt của tư tưởng là sinh họat của tri thức, có hành vi tự suy nghĩ, có hành tác tự tư duy, có hành động tự dụng lý để lập luận, cùng các tiền nhân đã là tác giả và tác nhân của các tư tưởng đã có mặt trong nhân dân, mà đây là hành trình vô vụ lợi. Trong nhân lộ của tư tưởng không có quyền lợi của vật chất, không có quyền lực của chính trị, không có đặt quyền về kinh tế, chẳng có đặc lợi về tài chính, cũng chẳng cần đặc ân của bất cứ chế độ độc đảng hoặc cơ chế độc tài nào. Chủ thể tư tưởng đang vận hành các tư tưởng đúng của nhân loại phải thấy cho thấu để xem, xét, xử cho chính xác nội chất của tư tưởng là không tính toán bằng ý muốn chủ quan để toan tính bằng ý đồ trong vụ lợi.

Từ đây, các chủ thể tư tưởng sẽ nhận ra hành trình cùng hành trang của tư tưởng đã bứt bỏ được tà tính của vụ lợi-quyền lợi-tư lợi, đã rũ bỏ được đặc quyền-đặc lợi-đặc ân. Nên tư tưởng đã nhẹ thân, nhẹ tâm, nhẹ trí để từ đó, vận dụng nội lực của cái tư để hình thành sung lực của cái tưởng từ lý luận tới lập luận, từ giải luận tới diễn luận. Để tư tưởng được song hành cùng các tiền nhân đã là tác giả và tác nhân của các tư tưởng đã có trong nhân sinh. Bứt bỏ rồi rũ bỏ để vất bỏ vĩnh viễn các mê thức của nạn nhân các chế độ và các cơ chế của bạo quyền công an trị, của tà quyền tuyên truyền trị, của ma quyền ngu dân trị, của quỷ quyền thanh trừng trị…

Chủ thể tư tưởng còn phải đi xa hơn nữa ngay trên lý luận về bổn phận, về trách nhiệm đã hình thành trong sinh hoạt luân lý như gông cùm, như nhà tù đang khổ sai hóa một văn hóa, một dân tộc, một giống nòi. Hãy lấy một thí dụ cụ thể trong văn hiến Việt là đạo thờ tổ tiên, khi mà con cháu phải sống như một sự bắt buộc của bổn phận, sự bó buộc của trách nhiệm là phải thờ cúng ông bà, thì chính con cháu này đang lao lý hóa từ tư duy tới hành động của mình. Nhưng khi chủ thể tư tưởng tôn trọng đạo thờ tổ tiên vì kính trọng ông bà là các đấng sinh thành đã trao cho chúng ta sự sống và chất sống, đã tặng cho chúng ta từ hình hài tới cuộc sống, thì chúng ta sẽ vận dụng tư duy để chuyển hóa đạo thờ tổ tiên trở thành một tư tưởng trong đó có :

- Quan hệ huyết thống tạo nên sự trao truyền các giá trị của thân tộc.

- Liên kết của các giá trị của thân tộc tạo dựng được sự đoàn kết trong gia đình.

- Sự đoàn kết trong gia đình xây dựng lên sự tương trợ gắn bó giữa các thế hệ.

- Tính tương trợ gắn bó giữa các thế hệ tạo nên sự gắn bó khắng khít giữa các cá thể có cùng một gia phong.

- Sự gắn bó khắng khít trong cùng một gia phong chính là quá trình giáo dục đạo lý, quy trình giáo dưỡng đạo đức của một gia đình…

Chủ thể tư tưởng tôn trọng đạo thờ tổ tiên vì kính trọng ông bà là các đấng sinh thành ra mình, mà không hề bị một luật pháp nào bắt buộc, không hề bị một chính quyền nào ép uổng. Chủ thể tư tưởng tự nguyện tôn thờ những giá trị đạo lý của tổ tiên, chủ thể tư tưởng tình nguyện tôn vinh những giá trị đạo đức của ông bà, vì đó là những giá trị của tình, của nghĩa, của ân. Chủ thể tư tưởng không những không muốn là những kẻ vong ân bội nghĩa, mà chủ thể tư tưởng còn muốn đi xa, đi sâu, đi cao, đi rộng hơn nữa khi công nhận đạo thờ tổ tiên có những tri lực cùng trí lực sau :

- Khi chúng ta tôn trọng đạo thờ tổ tiên của chúng ta trong văn hóa Việt và giáo dục Việt chính là để tôn vinh các giá trị hay, đẹp, tốt, lành của ông bà chúng ta.

- Các giá trị hay, đẹp, tốt, lành của tổ tiên chúng ta đã có trong quá khứ, trong ký ức cộng đồng dân tộc Việt, nhưng không bao giờ lỗi thời vì các giá trị hay, đẹp, tốt, lành này còn dìu dắt, còn đưa đường dẫn lối chúng ta trong tương lai.

- Đạo thờ tổ tiên của chúng ta đã có mặt trong vị lai, vì đạo thờ ông bà là một tư tưởng xuyên suốt ba sinh (quá khứ-hiện tại-vị lai), nên trong lý lịch tương lai của các con cháu chúng ta đã có bản lai diện mục của tổ tiên chúng ta.

- Truyền huyết để truyền thân, truyền thân để truyền đời, truyền đời và truyền luôn đạo, nơi mà đạo đức của tổ tiên đã là đạo lý của con cháu. Như vậy ông bà dù qua đời nhưng đang hiện thân giữa chúng ta bằng đạo lý của chính chúng ta.

- Đạo lý của chính chúng ta đã được trao bởi ông bà và sẽ được truyền tới các thế hệ mai hậu, liên tục không ngưng nghĩ, như vậy đạo thờ tổ tiên không là quá khứ ở sau lưng chúng ta, mà chính là tương lai của con cháu chúng ta.

- Đạo thờ ông bà đang ở trước mắt, trước mặt chúng ta, xa hơn nữa đạo thờ tổ tiên đã có mặt tại các chân trời hay, đẹp, tốt, lành của những nhân sinh quan sâu, của những thế giới quan dài, của những vũ trụ quan cao.

Chính tính vô vụ lợi của tư tưởng đã dẫn chúng ta tới các chân trời hay, đẹp, tốt, lành không có tính toán của quyền lợi, lành không có toan tính của tư lợi, lành không có mưu tính của vụ lợi. Nên tư tưởng luôn hay, đẹp, tốt, lành hơn tính ích kỷ của một cá nhân, nên tư tưởng luôn cao, sâu, xa, rộng hơn tính vị kỷ của một cá thể. Và chủ thể tư tưởng sẽ nhận ra kẻ ích kỷ trong tư lợi, người vị kỷ trong vụ lợi chính là những cá thể đang tự thui chột, đang tự què cụt, đang tự mù điếc ngay trong nhân kiếp của họ.

tutuong3

Tư tưởng vị tư tưởng

Tư tưởng vô vụ lợi, vì tư tưởng tự sinh trong tư duy, tự phát trong lý luận, tự tồn trong lập luận, tự chủ trong giải luận, tư tin trong diễn luận, nên tư tưởng vị tư tưởng để "tự diễn biến" bằng lý trí, tự diễn đạt bằng trí tuệ, tự thao tác bằng tuệ giác, mà không cần một ý thức hệ độc dảng toàn trị nào đưa đường dẫn lối. Spinoza đã nhắn nhủ chúng ta : đúng là tư tưởng phải dựa vào ngôn ngữ để thực hiện hệ thống kiến thức và tri thức của nó, nhưng tư tưởng có lý luận để "tự diễn biến" bằng khái niệm của mình ; tư tưởng có lập luận để tự diễn đạt bằng quan niệm của mình ; tư tưởng có giải luận để tự thao tác bằng ý niệm của mình. Nên tuyên truyền trị với ý đồ ngu dân trị không hề có chỗ đứng và ghế ngồi trong không gian của tư tưởng vị tư tưởng, với tư tưởng biết tự sinh, tự phát, tự tồn để tự tại bằng trí năng khai phá, bằng công năng khai sáng của chính tư tưởng.

Tư tưởng vị tư tưởng hay tư tưởng vì tư tưởng có văn phong là hùng lực của lý trí, có văn lực biết nối lời nói vào chữ viết để tạo sung lực cho giáo dục. Tư tưởng vị tư tưởng có trong thượng nguồn của mọi đề án biết biến thành đề nghị, tư tưởng vị tư tưởng có trên trung nguồn của mọi thảo luận biết dẫn tới quyết đoán, tư tưởng vị tư tưởng có trong hạ nguồn của mọi quyết định biết dẫn tới hành động. Tại đây, thầy Derrida đã chỉ giáo chúng ta : nếu tư tưởng hiện diện từ đề án tới đề nghị, từ thảo luận tới quyết đoán, từ quyết định tới hành động, thì tư tưởng không bao giờ bị "lạc đề" trong nhân lý, không bao giờ bị "ngoài lề" trong nhân trí. Những kẻ nào vu khống tư tưởng là mơ hồ trong lý thuyết, những người nào vu cáo tư tưởng là mờ ảo trong lý luận, thì đám này nên xem lại là cái vô minh đã tạo ra sự vô tri ngay trong nhân kiếp của mình.

Tư tưởng vị tư tưởng hay tư tưởng biết tự bảo vệ tư tưởng, chính là không gian của trí thức nơi tư tưởng biết tự sinh, tự phát, tự tồn để tự tại bằng chính tự do của nó. Nên từ phân tích tới phân loại, từ phân lý tới phân luận mà nó không để một bạo quyền độc đảng toàn trị nào có thể chen lấn vào để xoay thời đổi thế các phương pháp luận phân giải của tư tưởng về nhân sinh, nhân thế, nhân gian đã và đang làm nên nhân loại. Descartes đã nhận ra mãnh lực của một hệ thống tư tưởng có hợp lực của phân tích-phân loại-phân lý-phân luận-phân giải, đây cũng chính là sức mạnh của tư do tư tưởng đã tạo ra các chủ thể tư tưởng có liên lực của tự do-tự sinh-tự phát-tự tồn-tự tại.

Hợp lực của phân tích-phân loại-phân lý-phân luận-phân giải ngữ và liên lực của tự do-tự sinh-tự phát-tự tồn-tự tại chế tác ra một liên minh giữa ngữ vựng-ngữ văn-ngữ pháp làm nên thuật ngữ và văn phong có một tư tưởng. Liên minh này làm nên hùng lý của Platon, tạo ra hùng luận của Aristote, chế tác ra văn phong hùng biện của Nieztches, từ đây xuất hiện một liên hiệp của tư tưởng mà không một chế độ tuyên truyền trị với các chính sách ngu dân trị nào có thể ngăn cấm đường đi nước bước của tư tưởng. Đó là liên hiệp của ngữ vựng của lý trí-ngữ văn của trí tuệ-ngữ pháp của tuệ giác có trong các hệ thống tư tưởng lớn để hướng thượng nhân lý, để hướng thượng nhân tri, để thăng hoa nhân trí.

Tư tưởng vị tư tưởng hay tư tưởng biết tự bảo trì tư tưởng có trong đa lý của nhân sinh đa diện, có trong đa luận của nhân gian đa hướng, nơi mà Truyện Kiều không chỉ là truyện để kể lể, mà là một hệ thống tư tưởng của hệ đa luận, có đa tài trong đa trí, có đa tri trong đa luận. Có nhân lý : "Phải lần cho tới tận nguồn lạch sông", mà cũng có nhân tính : "Giật mình mình lại thương mình xót xa", và có luôn nhân từ : "Phải dung kẻ dưới mới là lượng trên".

Tư tưởng của hệ tương (tương tác, tương tri, tương trợ)

Nếu tư tưởng là sự vận hành có thượng nguồn là tự do tư duy tới tự do lý luận, có trung nguồn là thực tế xã hội được nhân diện qua đời sống xã hội, quan hệ xã hội, sinh hoạt xã hội trong cơ chế xã hội, và tổ chức xã hội, thì hạ nguồn của tư tưởng sẽ là nhân lộ đi tìm sự thật, chân lý và lẽ phải. Mà sự thật, chân lý và lẽ phải được nhận diện qua sự đối kháng giữa bình đẳng và bất bình đẳng, giữa bất công và công lý, nơi mà tư tưởng biết vạch mặt chỉ tên bạo quyền, ma quyền, quỷ quyền, tà quyền đang hãm hại nhân sinh, nhân gian, nhân thế. Để từ đó, chủ thể tư tưởng trực diện mà trưc luận với bọn đầu đảng, đầu não, đầu sỏ, đầu sòng, đầu nậu của các bạo quyền, ma quyền, quỷ quyền, tà quyền.

Những tư tưởng gia nuôi dưỡng tư tưởng của mình bằng hệ tự (tự do, tự lập, tự chủ, tự tồn, tự quyết), và họ cũng được dinh dưỡng bởi hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng chế, sáng tạo) qua lao tác chất xám thường nhật của họ. Các tư tưởng gia còn được bồi dưỡng bằng đồng nghiệp, có tri thức lẫn trí thức, đại diện cho nhân tri và nhân trí, có nhân vị trước kiến thức, có nhân bản trước ý thức, có nhân đạo trước nhận thức.

Các tư tưởng gia còn được giáo dưỡng qua tri thức của các tổ tiên của họ, qua trí thức chính các người thầy của họ. Một tư tưởng mới vừa đúng phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải, vừa trúng phương trình nhân vi-nhân bản-nhân phẩm, không phải tự nhiên mà có, không trên trời rơi xuống não bộ của một tư tưởng gia, có thiên năng làm nên thiên tài mà không cần dựa vào bao người đi trước. Một tư tưởng mới vừa đúng lại vừa trúng luôn qua một quá trình của hệ dưỡng (nuôi dưỡng, dinh dưỡng, bồi dưỡng, giáo dưỡng).

Một tư tưởng mà tự vỗ ngực rồi xưng công là mình tự có, tự tìm, tự lập, tự tạo là loại tư tưởng gia đáng nghi, đáng ngờ và đáng ngại. Hãy nhận ra các tư tưởng gia liêm chính vì thành thật vì chân thành trong liêm khiết qua xây dựng các luận thuyết của họ, vì nghiêm minh trong quy trình cấu trúc các giải luận của họ, họ làm những người thầy của các môn sinh, môn đệ đang trở thành chủ thể tư tưởng cho đồng bào và đồng loại.

- Thi sĩ Char, tâm sự để tâm giao là cộng đồng tư tưởng của ông không chỉ có thi sĩ mà có cả các triết gia từ cổ triết tới triệt hiện đại.

- Văn sĩ Camus, trong khi đang viết văn là đang tạo triết không những với các văn hào mà với cả các triết gia tự cổ tới kim.

- Triết gia Sartres, dùng văn chương để mở lối thoát trước các ngõ cụt của triết, để trở lại triết mạnh hơn, sáng suốt hơn bằng văn học.

Còn bao nhiêu thi sĩ, văn sĩ bắt đầu sáng tác một bài thơ, một truyện ngắn, một tiểu thuyết mà thượng nguồn của sáng tác là một quan điểm triết học. Ngược lại có bao nhiêu triết gia, lý thuyết gia, tư tưởng gia đã đặt một hệ thống từ lý luận tới giải luận từ một bài thơ, một truyện ngắn, một cuốn tiểu thuyết. Câu chuyện tương tác trong tư tưởng làm nên tương tri trong sự vận hành của lý trí, cụ thể tạo nên tương trợ từ lao tác chất xám tới kết quả của sáng tác giữa các thi sĩ, văn sĩ, triết gia, lý thuyết gia, tư tưởng gia không những là một thực tế thường nhật. Mà hệ tương (tương tác, tương tri, tương trợ) có mặt trong khi đọc, khi suy nghĩ, khi viết, mà nó hiện diện cả nhân kiếp của các tư tưởng gia, cũng có sai lạc trên lý luận đã dẫn tới sai lầm trên lập luận, có lầm đường trong phân tích đã đưa lạc lối trong giải thích.

Những tư tưởng gia thấy và thấu tính liên kết của hệ tương (tương tác, tương tri, tương trợ) đã là những tư tưởng gia lớn của nhân loại :

- Lucrète, lý giải các quy trình của triết học bằng sự vận hành của thi ca.

- Nietzsche, lý luận các giải trình của triết học bằng sự vận dụng của thi tính.

- Heiddeger, đã tìm tới Celan để xem rồi xét thượng nguồn của triết học, từ đó tạo ra cuộc đối thoại giữa triết học và thi ca.

Quy trình sáng tác-tác phẩm sự nghiệp-tư tưởng

Hãy đi sâu hơn nữa, rộng hơn nữa, cao hơn nữa, xa hơn nữa để nhận ra quá trình xây dựng tư tưởng của một tư tưởng gia dựa trên sáng tác làm nên tác phẩm, để các tác phẩm làm nên sự nghiệp, và cuối cùng là sự nghiệp sẽ khẳng định một sự ra đời của một hệ tư tưởng mới cho nhân sinh và nhân loại. Quy trình sáng tác-tác phẩm sự nghiệp-tư tưởng là bản lai diện mục làm nên lý lịch của mỗi tư tưởng gia, nơi mà các chủ thể tư tưởng đang vận dụng tư tưởng để đấu tranh vì tự do của dân tộc Việt, tiến bộ của xã hội Việt và văn minh của giống nòi Việt, phải ngày ngày học hỏi.

Khi chúng ta định vị được tư tưởng có rễ, gốc, cội, nguồn ngay trong hệ tương (tương tác, tương tri, tương trợ) giữa các tư tưởng gia, sáng tác qua thi ca hay văn chương hoặc sáng tạo qua lý thuyết hay qua phương pháp, thì chúng ta sẽ nhận ra quan hệ tự thân thiết tới mật thiết ngay trong văn phong làm nên phong cách, ngay trong tư cách làm nên nhân cách. Nơi đây, những nhà tư tưởng lớn của nhân loại họ gặp nhau rồi gần nhau, họ tâm giao rồi đắc khí với nhau, cùng lúc biết vượt thoát thể loại sáng tác, rồi vượt thắng luôn các phân chia để phân loại giữa các chuyên ngành. Họ còn biết vượt thoát sự phân tầng trong xã hội qua giai cấp, để vượt thắng các phân định về học vị, học hàm tới từ bằng cấp hay chuyên môn.

Và khi chủ thể tư tưởng thấy được quy trình sáng tác-tác phẩm sự nghiệp-tư tưởng luôn được trợ duyên và trợ lực bằng hệ tương (tương tác, tương tri, tương trợ), chủ thể tư tưởng sẽ nhận ra không gian của tư tưởng vô cùng rộng, xa, cao, sâu. Mà không một bạo quyền, ma quyền, quỷ quyền, tà quyền độc đảng toàn trị có thể ngắn để cấm được. Mà không một tên đầu đảng, một bọn đầu não, một đám đầu sỏ, một lủ đầu sòng, một phường đầu nậu nào có thể cấm đoán rồi tiêu diệt được. Tâm giao làm nên đắc khí giữa triết gia Levinas và phê bình gia Blanchot qua một nhân kiếp chung, nơi mà tư tưởng có chia ngọt sẻ bùi, nơi mà lý luận có hạt muối cắn làm đôi, nơi mà tri thức biết nằm gai nếm mật để nhận thức được đồng hội đồng thuyền. Mặc dầu lý lịch cá nhân và gia đình, mặc dầu chuyên ngành và chuyên môn của hai người này rất khác nhau.

Nếu tư tưởng được xây dựng từ ngôn ngữ, một ngôn ngữ người biết mô tả và diễn tả, biết phân tích và giải thích để biết lý luận mà lập luận. Chính ngôn ngữ người vừa là công cụ của tư tưởng lại vừa dẫn dắt tư tưởng trên quy trình sáng tác-tác phẩm sự nghiệp-tư tưởng, mà cũng là tụ điểm cho các sơ ngộ biết tao ngộ để tái ngộ sẽ là hạnh ngộ giữa các thi sĩ, văn sĩ, triết gia, lý thuyết gia đều có thể trở thành và trưởng thành như các tư tưởng gia. Tại đây, chủ thể tư tưởng biết sử dụng kiến thức, biết vận dụng tri thức, biết tận dụng ý thức trong công cuộc dấn thân vì phát triển đất nước, tiến bộ xã hội, văn minh, tự do của dân tộc Việt, văn hiến giống nòi phải có một nhận thức chính xác về chính ngôn ngữ của mình.

tutuong4

Ngôn ngữ của tư tưởng

Ngôn ngữ chính là cầu nối giữa các tư tưởng gia và các chủ thể tư tưởng, vì ngôn ngữ người là tư tưởng người, sẽ không có tư tưởng nếu không có ngôn ngữ diễn tả để diễn đạt tư tưởng đó. Ngôn ngữ là tư tưởng từ thượng nguồn của tư duy tới hạ nguồn của luận thuyết, nhưng tư tưởng của thần học về một thượng đế và tư tưởng của siêu hình học về các giá trị tâm linh không phải là một. Tư tưởng của triết học duy tâm và tư tưởng của triết học phân tích không phải là một. Tư tưởng của khoa học luận và tư tưởng của lý thuyết luận không phải là một. Tại đây, chủ thể tư tưởng phải thấy cho thấu các đặc điểm làm nên đặc tính, đặc thù tạo ra đặc sắc của mỗi tư tưởng.

Ngôn ngữ của chủ thể tư tưởng từ chối việc "ngăn sông cấm chợ" với các ngữ vựng làm nên giá trị của cộng hòa là : tự do, công bằng và bác ái. Ngôn ngữ của chủ thể tư tưởng chối từ việc "bế môn tỏa cảng" với các ngữ văn làm nên giá trị của dân chủ là : đa nguyên, nhân quyền và tam quyền phân lập. Một ngôn ngữ chối bỏ việc "kín cổng cao tường" với các ngữ pháp làm nên giá trị của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức). Ngôn ngữ của chủ thể tư tưởng không phải là tháp ngà với những phòng tối bị đóng cửa chính lẫn cửa sổ, mà là một ngôn ngữ được đánh thức, được tỉnh giấc, được thức giấc. Và cũng chính ngôn ngữ này qua hùng biện của luận thức vừa sẽ là thuyền, vừa sẽ là buồm đưa chủ thể tư tưởng ra khơi, ra đại dương để gặp các hệ thức khác của các nền văn minh khác, của các dân tộc khác.

Sự vận hành của một tư tưởng luôn trong vòng xoáy của nhiều tư tưởng đã có trước nó, trong đó các tôn giáo có hệ thống tư tưởng riêng cho mỗi tôn giáo, và có tính liên kết không những qua đạo lý và luân lý mà còn qua lý luận trước sự thật, và lập luận trước lẽ phải. Tính liên kết giữa các tôn giáo mà chúng ta thấy rất rõ qua ba tôn giáo (Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo) là ba mẫu số chung mà cũng là ba hằng số. Thứ nhất là khởi điểm của định luận về sự có mặt của Thượng đế, thứ nhì Thượng đế là một đấng có quyền năng sáng tạo ra mọi sinh vật. Thứ ba là sự có mặt của Thượng đế như một quyền năng sáng tạo như một sự thật được khai phá và sự thật này đứng ngoài, và đứng trên mọi sự hiểu biết đã có và đang có.

Trong khu vực được đặt tên là Tam giáo đồng nguyên, có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam thì không có tư tưởng của ba tôn giáo (Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo) với Thượng đế có quyền năng sáng tạo. Trong khi Khổng giáo và Lão giáo đề nghị vị thế của con người là nhân thế giữa trời và đất, trong sự tuần hoàn nơi mà quyền lực của trời được nhận ra qua quy luật vận hành của thiên nhiên và vũ trụ được thể hiện qua mùa màng đã quyết định mọi tổ chức lao tác trong canh nông để nuôi người. Thì Phật giáo lại cho khổ đau là thượng nguồn để xử lý nhân sinh bằng Tứ diệu đế.

Chủ thể tư tưởng phải xem và xét để xử lý đúng các hiệu quả cùng hậu quả của ngôn ngữ trong sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội, và đời sống xã hội, nơi mà :

- Mỗi ngôn ngữ chuyển tải hệ văn (văn hóa, văn học, văn minh, văn hiến) của một sắc tộc.

- Mỗi ngôn ngữ chuyển tải hệ giáo (giáo lý, giáo luận, giáo dục, giáo khoa) của một dân tộc.

Xa hơn nữa, chủ thể tư tưởng phải thấy cho thấu để hiểu tận tường là :

- Mỗi ngôn ngữ luôn mang nội hàm về các giá trị tâm linh làm nên niềm tin của một sắc tộc.

- Mỗi ngôn ngữ luôn mang nội hàm về các giá trị tín ngưởng làm nên nhân sinh quan cùng thế giới quan của một dân tộc.

Nếu chủ thể tư tưởng chú trọng ngôn ngữ trong hành tác tri thức của mình thì chủ thể tư tưởng không thể dửng dưng với hệ văn (văn hóa, văn học, văn minh, văn hiến), không thể thờ ơ với hệ giáo (giáo lý, giáo luận,giáo dục, giáo khoa), không thể lãnh đạm trước các giá trị tâm linh làm nên niềm tin, không thể vô cảm trước các giá trị tín ngưỡng !

Không gian khai phá để khám phá của tư tưởng

Không gian cao, sâu, xa, rộng của tư tưởng luôn được thăng hoa với các tiến bộ không bờ bến của khoa học, với các công trình tri thức của khoa học xã hội và nhân văn luôn có nền của đa nguyên trong đa kiến thức. Nơi mà tư tưởng luôn được nuôi dưởng bằng đa tài đa trí của các học giả, nơi mà sinh hoạt tư tưởng luôn được nuôi bằng đa năngđa hiệu của các lý luận gia. Chính cái đa phương, đa chiều, đa dạng của tư tưởng luôn là cái làm cho bạo quyền độc đảng toàn trị, tà quyền độc tài nhưng bất tài trước tư tưởng, ma quyền độc trị nhưng không biết quản trị các sinh hoạt tư tưởng. Nên chúng đã tạo ra một quỷ quyền thanh trừng trị, sẵn sàng giết người diệt nhân, truy cùng diệt tận giới trí thức để truy diệt tới tận gốc rễ mọi sinh hoạt chân chính của tư tưởng.

Không gian khai phá và khám phá của tư tưởng từ khoa học tới nghệ thuật, từ văn hóa tới giáo dục… có nguồn cội của hệ đa (đa tri, đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu) có nền móng trong đa nguyên. Từ đây, đa luận của tư tưởng sẽ tạo ra đa dạng, đa chiều, đa hướng từ học thuật tới nghiên cứu, từ khảo sát tới điều tra, từ điền dã tới thu hoạch kết quả, tự phân tích tới giải thích, từ kết luận tới phê bình. Mà phê bình là phê chuẩn với dữ kiện, phê phán với chứng từ, mà khuyết tật không sao chữa nổi của một chế độ bạo quyền độc đảng toàn trị là không chấp nhận phê bình, dù là phê bình khách quan và khoa học để cầu tiến, để thăng tiến. Và "tự phê bình" của một chế độ bạo quyền độc đảng toàn trị chỉ là trò diễn bỉ ổi để tránh đạo lý, để lách pháp lý, để luồn trốn từ đạo đức tới luật pháp, khi nó đã gây ra những tội ác ngay trên nhân tri và nhân trí.

Khi tư tưởng có dàn nhún rồi dàn phóng chính là đa (đa tri, đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu) từ học thuật tới nghiên cứu để quy trình sáng tác-tác phẩm sự nghiệp-tư tưởng của các học giả, các tư tưởng gia được sinh sôi nẩy nở. Ngược lại bạo quyền độc đảng toàn trị hành tác như âm binh lách luồn trong bóng tối, với mặc cảm thấp, kém, tồi, tục của bọn vắng kiến thức, trống tri thức, rỗng ý thức. Nên hệ độc (độc quyền, độc tài, độc tôn, độc trị) làm nên bạo quyền độc đảng toàn trị luôn xem tự do tư tưởng là kẻ thù không đội trời chung với nó. Chỉ vì sự sáng suốt của tư tưởng sẽ vạch mặt chỉ tên những cái ác của quỷ quyền công an trị ; tính minh triết của tư tưởng sẽ lột mặt nạ những cái gian của tà quyền tuyên truyền trị. Vì tư tưởng có chỗ đứng ghế ngồi ngay trong hệ thống kiến thức khách quan, nên tư tưởng làm sáng ánh sáng của sự thật, làm rỏ hào quang của chân lý, để dẫn nhân tri tới mặt trời của lẽ phải.

Tư tưởng làm nên không gian kiến thức của nghiên cứu, tạo ra không gian tri thức cho học thuật, có đạo lý trợ duyên, có khoa học trợ lực. Nên các trí thức có nghề nghiệp với quan hệ trực tiếp hay gián tiếp với các sinh hoạt tư tưởng phải thấy cho thấu là sẽ không có bốn quá trình : phát triển đất nước, tiến bộ xã hội, văn minh dân tộc, văn hiến giống nòi, nếu không có tự do tư tưởng.

Không gian tư tưởng càng rộng thì càng mở

Không khó lắm khi ta muốn nhận ra bản lai diện mạo của một tư tưởng thật, hãy nhận ra tư tưởng từ thời cổ triết với Héraclite nơi tư tưởng mang tính biện chứng của mọi sự vật đều chuyển hóa để thay đổi, từ thế tới thời, từ chất tới lượng. Với Hegel nơi tư tưởng tự sinh với tính biện chứng qua sự mâu thuẩn làm nên tính đối kháng có ngay trong sự sống. Nếu chủ thể tư tưởng biết hội tụ hai định đề hội luận này, thì chủ thể tư tưởng nhận ra một hệ thống biện chứng có sự chuyển hóa để thay đổi, có mâu thuẫn làm nên đối kháng, qua các hệ sau đây để nhận ra độ rộng và sức mở của một tư tưởng :

- Hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) ngược lại với hệ vô (vô thức, vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm).

- Hệ công (công bằng, công lý, công pháp, công luật) nghịch lại với hệ bất (bất công, bất lương, bất nhân, bất luân).

- Hệ liêm (liêm khiết, liêm chính, liêm sỉ) ngược hướng với hệ gian (gian dối, gian manh, gian trá, gian xảo).

- Hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) nghịch chiều với hệ cực (cực quyền, cực đoán, cực đoan).

- Hệ thông (thông minh, thông thái, thông thạo) trái hướng với hệ dại (dốt dại, khờ dại, ngu dại).

- Hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng lập, sáng tạo) trái chiều với hệ cuồng (cuồng quyền, cuồng đạo, cuồng si, cuồng dại).

- Hệ đa (đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu, đa đảng) ngược lại với hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn).

Chủ thể tư tưởng sẽ thấy được các quốc gia có văn hóa đa nguyên, có văn minh dân chủ, có văn hiến nhân quyền là những quốc gia có các hệ thức, công, liêm, luận, thông, sáng, đa. Cùng lúc chủ thể tư tưởng sẽ thấu ra các quốc gia vắng văn hóa đa nguyên, trống văn minh dân chủ, rỗng văn hiến nhân quyền là những quốc gia có đang "loạn nghiệp" trong các hệ vô, bất, gian, cực, dại, cuồng, độc, trong đó có Việt Nam đang nằm trong tay bạo quyền độc đảng toàn trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Nếu đã bị "loạn nghiệp" rồi thì không sao có được một hệ thống tư tưởng chỉnh lý để hợp luận để phát triển đất nước, để đưa tiến bộ vào xã hội, để trao văn minh cho dân tộc. Cho nên câu chuyện về tư tưởng tạo ra các chủ thể tư tưởng không hề mơ hồ, không hề trừu tượng mà là câu chuyện của trong ấm ngoài êm, của dân giàu nước mạnh.

Không gian tư tưởng càng rộng thì càng mở được nhận ra ngay trong phương pháp xây dựng một tư tưởng, nơi mà sự mâu thuẫn giữa các sự vật mang tính xung đột và sẵn sàng xung khắc với nhau từ quyền lực tới quyền lợi. Và sự liêm khiết của một tư tưởng chính là sự liêm chính mở ra đối thoại để đối lý và đối luận làm nên sự minh bạch được trợ lực bằng khách quan của lý đối lý, luận đối luận, để rành mạch hóa câu chuyện so ra mới biết ngắn dài. Nên mọi tư tưởng nghiêm túc luôn tạo ra một không gian đối thoại, để đối trọng giữ vai trò đối lực, để đối diện được tôn trọng trong chức năng đối kháng, nơi đây chuyện cả vú lập miệng em sẽ không có chỗ đứng, ghế ngồi để áp đặt, áp chế rồi áp đảo kiểu ăn trên ngồi trốc được !

Không gian tư tưởng càng rộng thì càng mở được chấp nhận từ khi tư tưởng là tư tưởng trong cổ triết, cổ sử, cổ văn ; nên không gian tư tưởng biết mở cửa để đón, tiếp, trao, đổi với các tư tưởng khác nó. Mà ngay trên thượng nguồn của tư tưởng là điền dả, điều tra, khảo sát, nghiên cứu, học thuật cho tới trung nguồn là phân tích dử kiện, giải thích chứng từ, cho tới hạ nguồn là lý luận để lập luận, giải luận để diễn luận, trong tất cả mọi công đoạn này, không gian tư tưởng luôn mở để luôn rộng. Nếu triết học là không gian của thảo luận thì đây là chuyện bình thường, nhưng các chuyện ngành khác của khoa học xã hội và nhân văn luôn là không gian của đa lý thuyết luận của đối thuyết, luôn là không gian của đa phương pháp luận tới từ đối pháp, luôn là không gian của đa khoa học luận tới từ đối luận.

Các quốc gia vắng văn hóa đa nguyên, trống văn minh dân chủ, rỗng văn hiến nhân quyền là những quốc gia có đang "loạn nghiệp" trong các hệ vô, bất, gian, cực, dại, cuồng, độc, trong đó có Việt Nam đang nằm trong tay bạo quyền độc đảng toàn trị của Đảng cộng sản Việt Nam, sẽ không sao hiểu-được-để-hưởng-được đa lý thuyết luận qua đối thuyết, đa phương pháp luận qua đối pháp, đa khoa học luận qua đối luận. Đây là một thảm nạn trực tiếp cho điền dã, điều tra, khảo sát, nghiên cứu, học thuật, lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận cho tri thức Việt, đang không có đa tư tưởng. Mà cũng là một thảm họa của dân tộc Việt vắng bóng các mệnh đề đa tư tưởng để phát triển đất nước, vì tiến bộ của xã hội, vì văn minh cho dân tộc. Và đã là một bi nạn cho giống nòi Việt với các thế hệ mai hậu : vắng học thuật, trống lý luận, rỗng tư tưởng.

tutuong7

Tư tưởng chọn phê chuẩn để đón phê bình và nhận phê phán

Không gian tư tưởng càng rộng thì càng mở, không những mở để đón được đa lý thuyết luận qua đối thuyết, đa phương pháp luận qua đối pháp, đa khoa học luận qua đối luận ; mà còn để đón phê chuẩn, phê bình, phê phán. Trong một tư tưởng, cái mở làm nên cái rộng, khi một tư tưởng gia đề nghị một định đề về công lý, thì chính tư tưởng gia này phải mở ít nhất hai cửa : cửa thứ nhất thì thế nào là công lý ? Cửa thứ nhất thì thế nào là bất công ? Mà cũng không quên cánh cửa thứ ba thế nào là bất bình đẳng, chính là thượng nguồn của mọi bất công. Tư tưởng này có thể mời đón các tư tưởng khác từ đạo đức học tới luật học, siêu hình học tới khoa học thực nghiệm… đến trợ lực cho tư tưởng này mở thêm nhiều cánh cửa khác.

Ngay trong tiến bộ của khoa học nhân văn, trong đó có triết phân tích (philosophie analytique) đại diện cho triết hiện đại, không kinh qua cổ triết đã dựa vào siêu hình học, mà chỉ tập trung để phê chuẩn, phê bình, phê phán các ý niệm, khái niệm, quan niệm đã làm nên nội công của triết học. Và trong sự phát triển của khoa học xã hội, trong đó có phê bình xã hội (sociocritique), không kinh qua dữ kiện xã hội và cơ chế xã hội, mà chỉ vận dụng lực phê chuẩn, phê bình, phê phán trên các bất bình đẳng xã hội, các bất công xã hội để làm nên nội lực của xã hội học.

Một tư tưởng gia biết chọn phê chuẩn để đón phê bình và nhận phê phán là một tư tưởng gia không những biết nghi ngờ chính các sự thật mình tìm ra, mà còn biết nghi ngại chính các lẽ phải mà mình đề ra. Và tư tưởng gia này còn mở rộng cửa hơn nữa để tiếp nhận các phê chuẩn, phê bình, phê phán tới từ các tư tưởng gia khác, từ khuyết điểm trong lý thuyết luận tới khuyết tật trong phương pháp luận, đã tạo khuyết luận trong khoa học luận trong tư tưởng của mình. Đây là thái độ khiêm tốn trong học thuật, khiêm nhường trong nghiên cứu và khiêm cung trước tri thức. Chính tại đây, các chủ thể tư tưởng phải năng động biết lấy tư tưởng này để phê chuẩn, phê bình, phê phán tư tưởng kia, biết lấy tư tưởng gia này để phê chuẩn, phê bình, phê phán tư tưởng gia kia. Và cụ thể là chủ thể tư tưởng biết lấy tư tưởng này để bổ khuyết cho tư tưởng kia, biết lấy tư tưởng gia này để bổ sung cho tư tưởng gia kia.

Từ đây, một chế độ bạo quyền độc đảng toàn trị như Đảng cộng sản Việt Nam đã sử dụng một ý thức hệ ngoại lai trong độc đảng để độc tôn, độc trị, độc quyền, độc tài rồi tận dụng tuyên truyền trị cùng ngu dân trị để gào, thét, la, ó là ý thức hệ này là ưu việt, độc nhất được tôn trị, thì đây chỉ là trò gian-để-giả giả-để-gian. Thái độ và hành vi độc tôn một tư tưởng kiểu này không có chỗ đứng, ghế ngồi trong các hệ thống tư tưởng đang có mặt trong tri thức và học thuật của nhân loại. Trò bịp gian-để-giả giả-để-gian này không khó bị vạch mặt chỉ tên, rất dễ bị vạch trần bản lai diện mạo ngay trong hành tác lừa-để-tráo tráo-để-lận của các lãnh tụ, lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, một đám người không bao giờ dám trực diện để trực luận với các tư tưởng gia.

Còn bọn học-giả-nô được tuyên giáo phong chức trong cơ quan tuyên truyền cho Đảng cộng sản Việt Nam thì không bao giờ dám bén mãn tới các hội luận, hội thảo, hội nghị quốc tế của các hệ thống tư tưởng chính thống. Vì bọn học-giả-nô có lý lịch học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả, chúng có học vị lẫn học hàm không bằng học thật, mà chỉ qua học giả để trở thành học-giả-nô, thì làm sao chúng dám lui tới các hội luận, hội thảo, hội nghị quốc tế của các hệ thống tư tưởng chính thống của nhân tri.

Các chủ thể tư tưởng phải đại diện cho hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) ; hệ công (công bằng, công lý, công pháp, công luật) ; hệ liêm (liêm khiết, liêm chính, liêm sỉ) ; hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) ; hệ thông (thông minh, thông thái, thông thạo) ; hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng lập, sáng tạo) ; hệ đa (đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu, đa tri). Với các hệ này, các chủ thể tư tưởng trực tiếp phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước, tiến bộ vào xã hội, văn minh cho dân tộc. Cùng lúc phải biết vạch mặt chỉ tên bọn học-giả-nô, với lý lịch học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả, để vạch trần tư tưởng độc tôn, ý thức hệ độc trị, bằng bạo quyền độc đảng toàn trị qua chuyên chính vô sản mà thật ra chỉ là chuyên chính vô học.

chuyên chính vô học không hề là câu chuyện bằng cấp của học hàm, chức tước của học vị, mà thuần lý là phương trình đôi của tư tưởng. Nơi mà lý trí, trí tuệ, tuệ giác luôn song hành cùng đạo lý, đạo đức, và luân lý. Câu chuyện chuyên chính vô học đã có ngay trong toán tính gian-để-giả giả-để-gian của mua bằng bán cấp, đã có ngay trong toan tính lừa-để-tráo tráo-để-lận của mua chức bán quyền, và rất dễ dẫn tới mưu tính phản dân hại nước rồi buôn dân bán nước. Các chủ thể tư tưởng rất dễ dàng vận dụng tri thức của học thuật, luận thức của tư tưởng để lột mặt nạ bọn này.

Montagne đề nghị mỗi tư tưởng là một khu vực của ánh sáng vì sự thật, hào quang về lẽ phải, và khu vực của ánh sáng này phải biết trường tồn từ sự thật tới chân lý với thời gian, và tư tưởng này có thể soi rọi ánh sáng của nó vào tư tưởng khác, và các tư tưởng khác cũng phải làm như vậy. Không tư tưởng nào được độc tôn trên nhân lộ làm nên nhân đạo của nhân loại. Các chủ thể tư tưởng phải nhận ra ít nhất ba khu vực ánh sáng của một tư tưởng : ánh sáng thứ nhất là lý trí soi sáng sự thật, ánh sáng thứ nhì là trí tuệ soi sáng chân lý, ánh sáng thứ ba là tuệ giác soi sáng lẽ phải. Nhân lộ làm nên nhân đạo của nhân loại có ánh sáng của đa tư tưởng, có luôn những ánh đèn của đa lý thuyết luận qua đối thuyết, đa phương pháp luận qua đối pháp, đa khoa học luận qua đối luận.

Đây chính là quá trình đa nguyên của đa tư tưởng biết cùng nhau phục vụ cho một hệ thống tư tưởng chung, nơi mà ba tư tưởng của Montesquieu, Rousseau và Voltaire trên nhân lộ công lý vì công bằng, rồi tự do vì bác ái, và đã không quên đa nguyên vì dân chủ để nhân quyền được tôn vinh. Để từ đó giá trị của cộng hòa được hình thành qua tự do, công bằng, bác ái, trên nền, móng, tường, mái của đa nguyêndân chủ để bảo vệ nhân quyền. Chỉ một vài tư tưởng gia này của thế kỷ thứ XVIII đã đặt được rễ, gốc, cội, nguồn cho tam quyền phân lập, để đưa nhân loại vào nhân lộ của văn hóa tự do, văn minh dân chủ, văn hiến nhân quyền. Các chủ thể tư tưởng phải thấy để thấu là tư tưởng không mơ hồ trong lý thuyết, mà là một nhân lộ biết thấy-để-thấu nhân quyền, xem để xét nhân bản, đoán để định nhân vị.

Tư tưởng nuôi dưỡng tư tưởng, tri thức giáo dưỡng tri thức

Theo thống kê của những năm 2020 này, đã có khoảng 20.000 đầu sách từ nghiên cứu tới khảo sát, từ phân tích tới giải thích, từ giải luận tới phê bình tư tưởng của Platon. Và hiện nay mỗi tháng có khoảng hằng trăm đầu sách về tư tưởng này, như vậy từ khi Platon lìa đời đã có hằng trăm nghìn nghiên cứu về tư tưởng gia này. Một tư tưởng đúng về triết luận sẽ không bị lỗi thời, sẽ không bị mai một với thời gian. Một tư tưởng trúng về nhân tri có tuổi thọ cao rất nhiều lần so với tư tưởng gia đã cho tư tưởng này ra đời.

Tư tưởng nuôi dưỡng tư tưởng để tri thức giáo dưỡng tri thức được nhận ra trong vai trò của tư tưởng luôn là nhịp cầu giữa các tư tưởng, tri thức luôn là cầu nối giữa các tri thức. Augustin đã là nhịp cầu tâm giao giữa thần học và triết học, Joyse đã là cầu nối đắc khí giữa văn học và sử học, Heiddeger đã là cầu treo thông minh giữa triết học và thi ca, còn bao nhiêu tư tưởng gia nữa ! Tư tưởng này được nuôi dưỡng bằng tư tưởng kia, để tri thức này được giáo dưỡng tri thức kia, tất cả trong cùng một kho tàng tri thức chung của nhân loại. Nơi mà học thuật nầy biết cận kề học thuật kia, nơi mà hệ thống tư tưởng này biết chung sống để cùng sống với hệ thống tư tưởng kia, bổ khuyết cho nhau, bổ sung cho nhau, trợ duyên để trợ lực cho nhau.

Tư tưởng nuôi dưỡng tư tưởng để tri thức giáo dưỡng tri thức có đầy đủ trong quá trình của tôn giáo, với tư tưởng tôn giáo này được nuôi dưỡng bằng tư tưởng tôn giáo kia, tri thức thần học này được bồi dưỡng bằng tri thức thần học này kia. Nơi mà Do Thái giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo đã tương tác rồi tương trợ nhau qua các định đề thượng nguồn về Thượng đế. Á châu không hề xa lạ với tính tương tác rồi tương trợ nhau giữa Lão giáo, Khổng giáo và Phật giáo, đã làm nên khu vực tam giáo đồng nguyên giữa Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, và Việt Nam, để cả ba giáo lý này được gần gũi rồi khắng khít với đạo thờ tổ tiên.

Các tư tưởng gần nhau rồi chia sẻ cho nhau từ lý luận tới giải luận, các kiến thức va chạm nhau rồi sống chung với nhau trên nhân lộ của nhân loại vì nhân tri biết phục vụ cho nhân phẩm. Tư tưởng này được nuôi dưỡng bằng tư tưởng kia, vì tất cả các tư tưởng được nhân bản quý trọng, được nhân văn tôn vinh đều có cùng một giòng sinh mệnh với nhân loại, trước các thử thách của nhân thế, trước các thăng trầm của nhân gian. Tư tưởng nuôi dưỡng tư tưởng để tri thức giáo dưỡng tri thức trước các thử thách của thời cuộc, trước các thăng trầm của lịch sử còn là điềm lành của nhân lý tạo ra điềm đẹp cho nhân tính. Nơi có sự giao lưu trong đối thoại, nơi có sự giao hợp trong đối luận để cộng luận, trong một nhân loại biết quý, yêu, thương, trọng thái hòa vì thái bình.

Vì trong giết chóc của các cuộc chiến tranh, trong hủy diệt qua các thế chiến thì không có sự giao lưu để đối thoại, không có sự giao hợp để cộng luận vì đa luận, tất cả đều bị truy cùng diệt tận trong chiến tranh. Ngay trong điều kiện hòa bình không có thế chiến hiện nay, sự giao lưu để đối thoại, sự giao hợp để cộng luận vì đa luận giữa các tư tưởng luôn bị đe dọa, khủng bố, truy sát trong các chế độc độc tài quân phiệt hay độc đảng toàn trị. Nơi mà ta có thể chứng kiến hằng ngày qua cách hành xử của bạo quyền độc đảng công an trị, tà quyền độc đảng tuyên truyền trị, quỷ quyền độc đảng ngu dân trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Từ bạo hành kiểm duyệt qua luật an ninh mạng tới bạo lực bắt bớ rồi cầm tù các chủ thể biết đấu tranh vì tự do tư tưởng, nơi mà nhân dân nhận ra các chủ thể biết đấu tranh vì tự do tư tưởng chính là các đứa con tin yêu của Việt tộc, đó là các tù nhân lương tâm.

tutuong6

Tư tưởng : miền hạnh ngộ của các vĩ nhân

Chuyện thật lạ là các tư tưởng gia đã khai thị để khai trí cho nhân loại đã hạnh ngộ với nhau qua sự hội ngộ giữa các tư tưởng, dù các vĩ nhân này chưa một lần sơ ngộ trong nhân sinh, chưa một lần tao ngộ trong nhân thế, vì họ đã sống vào những thế kỷ khác nhau. Nhưng họ đã hạnh ngộ với nhau qua tư tưởng, để tái ngộ với nhau bằng tri thức của họ qua các sự thật, các chân lý mà họ đã tự tìm ra. Khởi đầu là Galilée, rồi Newton, và kế đến là Einstein trong ba thế kỷ khác nhau, họ khác nhau cả về sắc tộc, văn hóa, giáo dục nhưng họ đã hội ngộ với nhau qua sự thật của khoa học, qua chân lý của vũ trụ.

Tư tưởng được làm nên bởi các vĩ nhân của nhân loại, còn có một chuyện lạ khác nữa là các vĩ nhân này thông minh trong khám phá của họ và thông thái trong tri thức của họ trên các chuyên ngành mà họ không phải là chuyên gia. Như Galilée có kiến thức sâu đậm về nghệ thuật, Newton có tri thức bao quát về khoa học tự nhiên, Einstein có nhận thức trùm phủ về triết học và phân tâm học… rồi Michel-Ange từ hội họa tới kiến trúc, từ điêu khắc tới toán học… Các chủ thể tư tưởng của Việt tộc đang vận động tư tưởng của nhân loại để giải phóng dân tộc, giống nòi, đất nước ra khỏi bạo quyền độc đảng công an trị, tà quyền độc đảng tuyên truyền trị, quỷ quyền độc đảng ngu dân trị của Đảng cộng sản Việt Nam. Các chủ thể tư tưởng này luôn phải nhận cho rành mạch là các vĩ nhân đã là tác giả của các tư tưởng lớn họ không liên can hoặc dính dáng gì với bạo lực của các bạo chúa.

Vì các vĩ nhân của các tư tưởng lớn không bao giờ ngồi cùng chiếu ăn cùng mâm với bọn đầu đảng, đầu sỏ, đầu nậu, đầu sòng của hệ vô (vô thức, vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm) ; hệ bất (bất công, bất lương, bất nhân, bất luân) ; hgian (gian dối, gian manh, gian trá, gian xảo) ; hệ cực (cực quyền, cực đoán, cực đoan) ; hệ dại (dốt dại, khờ dại, ngu dại) ; hệ cuồng (cuồng quyền, cuồng đạo, cuồng si, cuồng dại) ; hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn). Chỉ vì các vĩ nhân của các tư tưởng lớn luôn đại diện cho lý trí của nhân tính, trí tuệ của nhân bản, tuệ giác của nhân quyền, thì họ làm sao mà họ ngồi cùng bàn, chia cùng bữa với đám có mưu hèn kế bẩn, với bọn hèn với giặc, ác với dân. Vì tư cách trí thức, phong cách tri thức làm nên nhân cách đạo lý của các tác giả đã cho ra đời các hệ thống tư tưởng không sao đồng hội đồng thuyền với lũ đặc-quyền trong tham quyền để đặc lợi vì tư lợi : ăn cỗ đi trước lội nước đi sau. Tư cách trí thức, phong cách tri thức làm nên nhân cách đạo lý có trong lao tác lý trí, có trong lao động trí tuệ của các vĩ nhân này, nên họ có thể chia sẻ gì được với đám đục nước béo cò, với phường thừa gió bẻ măng, với đám thừa nước đục thả câu, với loại gà què ăn quẩn cối xay được !

Câu chuyện của tư tưởng chính là miền hạnh ngộ của các vĩ nhân, còn dẫn dắt các chủ thể tư tưởng của Việt tộc đang vận động tư tưởng của nhân loại để phát triển đất nước, vì tiến bộ xã hội, vì văn minh dân tộc. Hãy phân tích để lý giải là các tác giả đã cho ra đời các hệ thống tư tưởng lớn vì nhân văn và nhân vị, họ có miền hạnh ngộ của họ tới từ một thi phẩm mang thông điệp của một bản hùng ca để ca ngợi rồi vinh danh cái đẹp của nhân tri, cái hay của nhân trí, cái lành của nhân đạo để làm nên cái tốt cho nhân phẩm.

Chính các vĩ nhân cha sinh mẹ đẻ ra các hệ thống tư tưởng luôn là bạn đồng hành của các chủ thể tư tưởng dấn thân vì nhân tri, đấu tranh vì nhân trí để bảo vệ nhân quyền vì nhân phẩm. Sâu hơn nữa là mối quan hệ giữa các tác giả của các hệ thống tư tưởng và các chủ thể tư tưởng này, chính là mối quan hệ đồng hương, vì có cùng một quê hương chính là quê hương của tư tưởng có lý trí của sự thật, có trí tuệ của chân lý, có tuệ giác của lẽ phải. Nếu được vừa đồng hành, lại vừa đồng hương với các vĩ nhân của các hệ thống tư tưởng thì đúng là một vinh hạnh, thì đúng là một vinh dự đã có cơ duyên hạnh ngộ với các vĩ nhân này. Đây chính là câu chuyện thăng hoa trong hướng thiện của các chủ thể tư tưởng đang đấu tranh vì phát triển đất nước, vì tiến bộ xã hội, vì văn minh dân tộc.

Tư tưởng : hiểu để xây

Sự ra đời của một tư tưởng đi từ khai thị tới khai trí để sự hiểu biết vào quy trình : hiểu biết đúng và phân tích đúng để giải thích trúng, từ minh chứng tới xác chứng. Nhưng có tư tưởng thường và có tư tưởng lớn, và tư tưởng lớn biết vận hành từ hiểu biết tới xây dựng, xây dựng cho đời bằng nhân trí, xây dựng cho người bằng nhân tri. Một tư tưởng bình thường đã biết tự đi trong đêm khuya như một vầng trăng vừa đi vừa soi sáng lối đi của mình. Nhưng một tư tưởng lớn biết tự đi trong đêm khuya khoắt dù là bóng đêm dầy đặc đang vây bủa nhân loại, bắt đầu cũng như một vầng trăng nhưng tư tưởng lớn này còn biết đi về phía rạng đông, để gặp mặt trời, rồi sẽ trở thành mặt trời với nội công nhân lý, với bản lĩnh nhân tri, tầm vóc nhân trí.

Câu chuyện của những tư tưởng lớn không ngừng trong thông hiểu, mà đi tới để thông thái biết tự chuyển hóa để trở thành thông thạo trong quá trình thay đời đổi kiếp cho nhân sinh biết thăng hoa vì nhân phẩm. Câu chuyện của những tư tưởng lớn không mơ hồ trong trừu tượng, các tư tưởng lớn là những vùng ánh sáng rộng khắp. Những tư tưởng lớn trong triết học vững trong cổ triết, bền trong triết hiện đại, mà còn là một luồng ánh sáng xuyên suốt từ toán học tới thi ca. Trong cổ triết đã có nhiều thí dụ từ toán học tới thi ca, mà ngay trong văn chương, với Celan xuyên suốt các nền văn học, với Beckett xuyên suốt nhiều ngôn ngữ, với Steiner xuyên suốt các nền văn minh…

Câu chuyện của những tư tưởng lớn biết đi xuyên suốt từ thông hiểu tới xây dựng các công trình mới cho nhân sinh để thay hồn đổi xác cho nhân loại theo hướng hướng thiện, được xây dựng như các ngọn hải đăng chính là các thư viện. Câu chuyện của những tư tưởng lớn biết đi xuyên suốt từ thông hiểu tới xây dựng các công trình mới cho nhân sinh được tái tạo như các quần đảo đầy hào quang chính là các viện học thuật, các trung tâm nghiên cứu, các mạng lưới khảo sát, điều tra, điền dã đã được các những tư tưởng lớn này đưa đường chỉ lối.

Có tư tưởng hướng dẫn ta học, hiểu, nói, viết Anh ngữ, mà chỉ cần một năm ; lại có tư tưởng hướng dẫn ta học, hiểu, nói, viết Đức ngữ, Pháp ngữ nhưng phải để ra cả đời. Một tư tưởng lớn còn là một hệ thống tự có ý thức với tác giả là mẹ đẻ ra tư tưởng lớn này đã thấy được khuyết điểm để nhận ra là tư tưởng của mình chưa được hoàn thiện mà còn cần nhiều nỗ lực khác để hoàn thành trọn vẹn nó. Và một tư tưởng lớn còn là một hệ thống tự có nhận thức với tác giả là cha sinh ra tư tưởng lớn này thấy được khuyết tật để nhận ra là tư tưởng của mình vẫn còn thiếu sót, và cần nhiều năng lực mới của các thế hệ sau để hoàn tất cho nó. Cụ thể là tư tưởng lớn phải biết tự phê bình từ khuyết điểm tới khuyết tật của nó, một nội lực phê bình tự biết cứu nó, tự biết vượt thoát và vượt thắng chính nó, để tử tưởng của mình không bị thui chột hóa mà trở thành chuyên chính vô tri. như ta đang thấy trong thảm họa của Đảng cộng sản Việt Nam mà cũng là thảm nạn của cả Việt tộc hiện nay là chuyên chính vô minh đã trở thành chuyên chính vô cảm.

tutuong5

Chủ thể tư tưởng : nạn nhân của bạo quyền độc đảng toàn trị

Marx, cha sinh mẹ đẻ ra chủ thuyết cộng sản đã bắt đầu cuộc cờ gian bạc lận khi giải thích sự thật bằng đấu tranh giai cấp, phân giải tự do bằng duy vật sử quan, để bứng đi không gian tri thức của chủ thể, rồi thay bằng một tập thể chuyên chính, với các danh hiệu chuyên chính vô sản, chuyên chính cách mạng, chuyên chính độc đảng… Và các đứa con khuyết trí của Marx là Lenin, Staline, Mao… chúng vô minh trước sự thật, vô tri trước tự do, vô giác trước công bằng, lại tự ý thêm thắt vào chủ thuyết cộng sản các họa thuyết : bạo lực cách mạng, bạo động chuyên chính…

Từ Hồ Chí Minh tới đám lãnh đạo hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam, họ vẫn tiếp tục điếm lận hóa sự thật, điếm nhục hóa tự do, để thanh trừng cho bằng được sự vận hành của không gian kiến thức và thời gian tri thức của chủ thể. Chủ thể tư tưởng Việt bị thanh toán tận gốc trong phong trào Nhân văn, chủ thể tư tưởng Việt bị thanh trừng tận rễ từ Cải cách ruộng đất sau 1954 tới Trại cải tạo sau 1975, trong chiến tranh cũng như trong hòa bình chủ thể tư tưởng Việt luôn bị tận diệt bởi bạo quyền độc đảng toàn trị. Thanh trừng cho bằng được sự nẩy mầm, sự xuất hiện, sự pháp triển của chủ thể luôn là ưu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam, ngày ngày lao lý hóa các chủ thể tư tưởng Việt, biến họ hành các tù nhân lương tâm.

Có một chuyện trong nội não của các lãnh tụ lập ra Đảng cộng sản Việt Nam cho tới các lãnh đạo hiện nay của đảng này, luôn làm đám người này ngày mất ăn, đêm mất ngủ, đó là không gian kiến thức làm nên thời gian tri thức của phạm trù chủ thể. Cũng tại đây, đã có một cuộc biển lận tắm máu hằng trăm triệu người, mà thượng nguồn tới từ các đảng cộng sản được lãnh đạo bởi các tên lãnh tụ sát nhân Lenin, Staline, Mao… Đám này đã truyền dịch khuyết não, truyền bịnh khuyết trí tới Đảng cộng sản Việt Nam qua ý đồ độc đạo là lấy chuyên chính độc đảng để tạo ra độc đảng toàn trị. Trên đất nước Việt, từ khi Đảng cộng sản Việt Nam cướp được chính quyền, thì độc đảng toàn trị cho sinh đôi đợt đầu là công an trị và tuyên truyền trị, rồi sinh đôi đợt hai là ngu dân trị và tham nhũng trị.

Trong âm giới tà quyền này là cả một quỷ tính của tham quyền để lạm quyền, lộng quyền để cực quyền, độc quyền trong cuồng quyền, tất cả từ đảng tộc tới đảng sử đều trong tình trạng mất ăn mất ngủ để rình rập rồi ám sát chủ thể, khủng bố rồi thủ tiêu chủ thể. Truy cùng diệt tận hệ thức (kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức) chính là vốn luận thức của chủ thể, bằng cách xóa sạch tri thức có trong giới trí thức, chính là cái nôi để giáo dục và giáo dưỡng chủ thể. Bằng những tà toan quỷ toán của Đảng cộng sản Việt Nam để đốn mạt hóa hệ thống giáo dục, để điếm lận hóa tri thức bằng học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả để mua chức bán quyền, mà ý đồ thâm độc lâu dài là để truy diệt chủ thể tư tưởng ngay trong trứng nước.

Nên Đảng cộng sản Việt Nam, từ lãnh tụ sinh ra đảng tới lãnh đạo đang cầm quyền bằng bạo quyền độc đảng toàn trị, ngày ngày sống trong hoạn kịch tri thức, mượn chủ thuyết cộng sản để cờ gian bạc lận bằng quỷ quyền công an trị, chúng không bao giờ dám đối diện để đối luận bằng đối thoại với các chuyên gia đã và đang nghiên cứu về chính chủ thuyết cộng sản của chúng. Hoạn kịch tri thức của các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam chính là họa kịch trí thức của những lãnh đạo vô minh trong tham quyền, vô tri trong cực quyền, vô giác trong cuồng quyền, sống rồi chết với mặc cảm tự ti không bao giờ có lý trí về sự thật bằng tư tưởng, không bao giờ có trí tuệ về tự do tư tưởng, không bao giờ có tuệ giác về chủ thể tư tưởng. Thật thất kinh trong giờ vào huyệt đạo của đám này, vì khi còn sống, khi còn cầm quyền họ đã sát nhân, họ đã giết hại, họ đã thủ tiêu, họ đã thanh trừng không biết bao nhiêu là chủ thể tư tưởng. Những chủ thể chính là những đứa con tin yêu của dân tộc, biết vận dụng nhân trí để tiếp nhận nhân quyền. Phản chủ thể rồi diệt chủ thể, thật thất kinh cho đám lãnh đạo này, vì khi lìa đời mà không sao có được nhân kiếp của chủ thể tư tưởng, nhân kiếp của những người làm chủ sự thật và tự do, để làm chủ tiến bộ và văn minh.

Tư tưởng vô biên chống độc tài toàn trị

Ngữ pháp vô biên của tư tưởng là một không gian của tri thức biến hóa không lường qua các kiến thức mới của học thuật được hỗ trợ bởi khoa học và các sự cố đang diễn biến trong xã hội, trong nhân loại. Vô biên với ý nghĩa không bị khoanh vùng bằng ranh giới, tất cả những chế độ có ý đồ lập biên giới, rồi cấm tư tưởng phạm giới đều là những chế độ độc tài toàn trị, mà hiện nay bạo quyền độc đảng toàn trị là một thí dụ tiêu biểu. Bằng chế độ kiểm duyệt trị bằng tà luật an ninh mạng, mọi hệ thống từ thông tin và truyền thông, không những để kiểm duyệt các tin tức, các dữ kiện xã hội mà chủ ý là ngăn chặn sự vận hành của tự do tư tưởng được thể hiện qua các chủ thể tư tưởng. Các chủ thể tư tưởng này không những biết phân tích, giải thích, bình luận các tin tức, các dữ kiện xã hội, mà họ còn biết lý luận trên sự thật, lập luận trên chân lý, giải luận bằng lẽ phải.

Xa và sâu hơn nữa, các chủ thể tư tưởng phải trực diện trước bạo quyền độc đảng toàn trị, trước quỷ quyền độc đảng công an trị, trước tà quyền độc đảng tham nhũng trị, trước ma quyền độc đảng ngu dân trị. Các chủ thể tư tưởng này có đủ ý thức để đưa đạo đức học, có dày tri thức để đưa luật học, có trọn nhận thức để đưa chính trị học để xem, xét, xử các đảng, các kẻ đã âm binh hóa chính quyền để tư lợi hóa quyền lực của chúng. Vận dụng vô biên (giới) của tư tưởng để đối thoại rồi đối trọng, để đối lý rồi đối lực, để đối luận rồi đối kháng với bạo quyền độc đảng toàn trị, trước quỷ quyền độc đảng công an trị, trước tà quyền độc đảng tham nhũng trị, trước ma quyền độc đảng ngu dân trị là đa thức để vô hiệu hóa độc thức. Sử dụng đa tri để cô lập hóa độc tri, tận dụng đa trí để vô tri hóa độc trí, cụ thể là độc đảng toàn trị dựa trên độc tri thức của chủ nghĩa cộng sản, là một độc chủ nghĩa vừa bị tri thức đào thải, vừa bị nhân loại vất bỏ.

Độc tri thức của độc đảng đã tự cầm tù nó bằng những bạo luật do nó tạo ra, đa tri thức hành tác trong vô biên của kiến thức chuyển hóa và thăng tiến từng ngày. Tính vô biên của tư tưởng dựa trên đa kiến thức, không biên giới, không ranh giới, đi trên lưng, trên vai, trên đầu mọi ý đồ độc đảng để toàn trị. Vì nếu muốn toàn trị hóa tính vô biên của tư tưởng thì sẽ là "lực lượng thù nghịch" với tư tưởng. Ngữ pháp của tư tưởng phải làm rõ ngữ văn của tư tưởng, mà "lực lượng thù nghịch" thì không phải là "lực lượng thù địch". Vì tư tưởng với tính vô biên trong sự vận hành tự do tư tưởng của nó, sẽ không có đối thủ nên nó sẽ không bao giờ có đối thù, chuyện thù địch để tạo dựng hận thù luôn rất xa lạ với sinh hoạt của tư tưởng.

Đừng mong chờ một tư tưởng liêm chính trong đạo lý có địch thủ, đừng trông mong một tư tưởng nghiêm minh trong đạo đức có tử thù trong sinh hoạt của nhân sinh. Mọi tư tưởng chính thống đại diện cho nhân đạo trên nhân lộ đi tìm nhân phẩm đã là chiến thắng của nhân bản vì nhân vị ; biết dựa trên nhân văn vì nhân phẩm. Mọi "tư tưởng" -giả để gian- dùng bạo lực của nòng súng để cướp chính quyền rồi lập ra bạo quyền đều thảm bại ngay trên thượng nguồn của hệ nhân : lấy nhân đạo để giữ nhân tính, lấy nhân từ để giữ nhân tâm.

tutuong8

Chủ thể tư tưởng chặn chuyện hại người, ngăn chuyện giết người

Bạo quyền độc đảng sử dụng toàn trị để trùm phủ lên dân tộc, xã hội, đất nước bằng một hệ thống cai trị qua quỷ quyền độc đảng công an trị, tà quyền độc đảng tham nhũng trị, trước ma quyền độc đảng ngu dân trị. Nơi đây bạo quyền độc đảng toàn trị sẵn sàng sử dụng thanh trừng trị để thanh lọc bằng thanh toán ngay đám đồng chí của nó, có hai tư tưởng gia đã vận dụng tính vô biên của tư tưởng để "trừ tà" toàn trị :

- Arent đề nghị khi ta nghiên cứu về một cơ chế toàn trị, thì ta hãy nhận ra là chế độ toàn trị là một quái thai trong nhân sinh, mà chính kẻ sinh ra nó, chính đảng phái sống nhờ nó đều hành tác bằng cái ác, mà thủ phạm khám phá ra cái ác của nó qua chính tội lỗi mà nó gây ra. Đám thủ phạm của cái ác này chỉ có một tư duy là tận dụng cái ác để thống trị bằng toàn trị, từ thể xác tới tâm lý của kẻ bị trị, mà chúng không hề có một tư tưởng nào bằng lý luận của đạo đức, bằng lập luận của pháp lý.

- Levinas đề nghị khi ta nhận ra được bạo quyền toàn trị luôn muốn đóng khuôn tư tưởng, luôn muốn đóng khung tư duy của chúng ta vì nó biết chính tính chủ động vô biên của tư tưởng luôn là mối đe dọa của toàn trị. Vì toàn trị để cai trị luôn muốn bịt mắt, che tai, khóa miệng tính năng động của tư tưởng, khi biết tư tưởng luôn có đủ kiến thức để chặt xiềng, đủ tri thức để xé rào, đủ nhận thức để đạp đổ mọi nhà tù muốn giam cầm tư tưởng.

Chính tư tưởng vô biên bằng chính kiến thức của nó, sẽ trợ lực cho chủ thể tư tưởng chống toàn trị, chống thống trị, chống cai trị đồng loại như những công cụ để thực hiện ý đồ của nó bằng một ý thức hệ, với giọng lưỡi lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện. Khi tư tưởng có nội lực của một hệ thống lý luận bằng nhân đạo, lập luận bằng nhân tâm, giải luận bằng nhân từ, diễn luận bằng nhân phẩm, thì một chủ thuyết bạo quyền đều bị : "Ma đưa lối, quỷ dẫn đường" (Nguyễn Du). Cụ thể là khi bạo quyền sử dụng bạo lực để cướp chính quyền, vận dụng bạo hành để giam cầm dân tộc, tận dụng bạo động để khủng bố các công dân lương thiện, thì điếm thuyết của bạo quyền không hề là một tư tưởng, vì ngay trên thượng nguồn nó đã : thất nhân bất đức rồi !

Chủ thể tư tưởng hành tác trong không gian vô biên, không biên giới, không rào cản bằng tính liên hợp của liên minh giữa các hệ sau đây : hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) ; hệ công (công bằng, công lý, công pháp, công luật) ; hệ liêm (liêm khiết, liêm chính, liêm sỉ) ; hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) ; hệ thông (thông minh, thông thái, thông thạo) ; hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng lập, sáng tạo) ; hệ đa (đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu, đa tri). Tổng lực của các hệ này là mãnh lực của vô biên, không một khung, một khuôn, một rào cản nào của toàn trị có thể thống trị, có thể cai trị được.

Mãnh lực này tới từ ý lực của con người không chỉ sống bằng chén cơm manh áo, mà sống bằng nhân tri làm nên nhân phẩm. Mãnh lực này tới từ nội lực của con người không chỉ sống bằng giá áo túi cơm, mà sống bằng nhân bản làm nên nhân vị. Mãnh lực này tới từ hùng lực của con người không chỉ sống bằng bản năng đói ăn khát uống, mà sống bằng nhân lý làm nên nhân tâm. Tất cả các lực này đã làm nên hệ nhân nhân tính song hành cùng nhân lý, nhân bản song cặp cùng nhân văn, nhân tâm song đôi cùng nhân từ, nhân đạo song lứa cùng nhân nghĩa. Nên tổng lực của tư tưởng vô biên đi trên lưng bạo quyền công an trị, đi trên vai tà quyền ngu dân trị, đi trên đầu quỷ quyền tuyên truyền trị.

Tư tưởng vô biên chống độc tài toàn trị, được thấy rất rành mạch khi các chủ thể tư tưởng xem lại lịch sử, trong đó lịch sử không chỉ là ký ức của quá khứ, mà lịch sử phải được xét lại ngay trong hiện tại, để các chủ thể tư tưởng có thể xử ngay trong hiện tại những tội ác mà không phải chờ đợi kết luận của sử học. Xem-xét-xử các tội ác do các tội nhận chính là thủ phạm đã làm nên các tội đồ truy, hại, diệt, giết đồng bào và đồng loại là sứ mệnh của các chủ thể tư tưởng bằng mệnh đề là : tư tưởng khởi hành nhanh để tới đúng nơi, trúng chốn trước lịch sử để kịp thời cứu người, trước khi đám giết người toan tính hành quyết người ! Đây là một định nghĩa về chủ thể tư tưởng được phạm trù hóa bằng ý nghĩa của pháp lý, được ý thức hóa bằng chính nghĩa của đạo lý : một đạo lý cấm giết người để hại người, và cấm hại người bằng cách giết người.

Chủ thể tư tưởng chống ung thư lịch sử, ngăn ung nhọt tương lai

Nếu lịch sử chỉ là viết lại để kể lại những cuộc tàn sát đẫm máu của các bạo quyền, thì lịch sử chỉ là những khối u của những loại ung thư ký ức làm nên ung nhọt trong quá khứ, tư tưởng chống lại loại ung thư lịch sử này ! Tại sao chống lại ? Chống lại để ngừa, ngăn, chặn, và cấm nó tái diễn chuyện hại người để cướp của, giết người để cướp quyền, cụ thể là cấm nó tái tạo chuyện giết người để hại người, hại người bằng cách giết người. Chính loại ung thư ký ức, loại ung nhọt quá khứ này theo thời gian hay bị quên đi, và khi quên đi các tội ác của các tội phạm, thì chính chúng ta có lỗi với các nạn nhân, và loại lỗi chóng quên này để sau này đưa đường dẫn lối cho các thủ phạm mới xuất hiện để thi hành tội ác mới.

Các chủ thể tư tưởng phải làm sáng lên những khối u của những loại ung thư ký ức, để ký ức luôn biết nhớ mà chống lại mọi lãng quên từ tội ác tới tội phạm. Chính các chủ thể tư tưởng phải làm rực lên những ung nhọt quá khứ để quá khứ biết luôn sinh động mà đánh thức hiện tại từ tội đồ mới tới tội nhân mới. Chính các chủ thể tư tưởng phải song hành cùng sử học bằng chính sử liệu cùng sử luận của hiện tại để sử học có tính táo khi phân tích, có sáng suốt khi giải thích về tội ác của bạo quyền độc đảng toàn trị hiện nay.

Các chủ thể tư tưởng phải nhớ từ gốc, rễ, cội, nguồn của tội ác trong Cải cách ruộng đất 1956-58 cho tới vụ giết người để cướp đất tại Đồng Tâm 2020. Không quên dây mơ, rễ má các tội ác trong từ các Trại cải tạo tới chính sách truy cùng diệt tận các chủ thể tư tưởng hiện nay đang đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền. Đó là các đứa con tin yêu của Việt tộc đang là các tù nhân lương tâm trong các nhà tù trên khắp đất nước, đang bị giết dần giết mòn bởi bạo quyền độc đảng toàn trị, luôn muốn truy cùng diệt tận tư tưởng của họ.

Các chủ thể tư tưởng ngăn ung nhọt tương lai bằng chính ý thức của mình, khi hiểu lịch sử để làm tốt lịch sử, để lịch sử vượt thoát chính ung thư gây ra bởi tội ác có mặt trong nhân loại, có tên trong lịch sử. Chủ thể tư tưởng chặn ung nhọt tương lai bằng chính nhận thức của mình, khi hiểu là dân tộc, tổ quốc và giống nòi đang là nạn nhân của bạo quyền độc đảng toàn trị đã gây ra những hậu quả, thì nó sẽ gây ra những hậu nạn không lường được cho tương lai, cho các thế hệ mai sau. Các chủ thể tư tưởng dùng nhận thức của mình để thấy bổn phận của mình trước dân tộc, để thấu trách nhiệm của mình trước tổ quốc, để hiểu được sứ mệnh của mình trước giống nòi. Các chủ thể tư tưởng không ngừng lại ở lịch sử, mà vận dụng lịch sử để hướng thiện bạo quyền độc đảng toàn trị hiện nay, cùng lúc thăng hoa nhân sinh, để đưa nhân sinh về các chân trời của nhân tâm, nhân từ, nhân đạo, nhân nghĩa, luôn làm cao, sâu, xa, rộng các định nghĩa và ý nghĩa về nhân vị, nhân bản, nhân văn, nhân phẩm.

Các chủ thể tư tưởng biết cúi đầu-nghiêng mình-kính cẩn trước các nạn nhân đã bị sát hại, thủ tiêu, truy sát bởi bạo quyền độc đảng toàn trị, hành tác cúi đầu-nghiêng mình-kính cẩn trước các nạn nhân trong quá khứ cũng là một thông điệp của hiện tại gửi đến tương lai. Chủ thể tư tưởng biết thành tâm cảm nhận oan sai đã cướp đi mạng sống cùng nhân kiếp của các nạn nhân, thì tại đây chủ thể tư tưởng không ngừng ở mức độ bổn phận trước dân tộc, thấu trách nhiệm trước tổ quốc, sứ mệnh trước giống nòi. Mà các chủ thể tư tưởng còn phải dấn bước, dấn thân đi cao, sâu, xa, rộng trước phạm trù vô biên của tư tưởng với tâm niệm rằng chủ thể tư tưởng còn phải thấy bổn phận của mình trước đồng loại, còn phải thấu trách nhiệm của mình trước nhân loại, còn phải hiểu được sứ mệnh của mình trước tha nhân. Mặc dù đồng loại là những kẻ mà chủ thể tư tưởng chưa một lần sơ ngộ. Dù nhân loại là toàn thể nhân sinh mà các chủ thể tư tưởng không sao tao ngộ được trọn vẹn. Dù tha nhân là những kẻ mà các chủ thể tư tưởng chưa có dịp hạnh ngộ.

Từ đây, các chủ thể tư tưởng có nội lực đạo lý mà không một bạo quyền độc đảng toàn trị nào có được ; các chủ thể tư tưởng có sung lực luân lý mà không một quỷ quyền độc đảng công an trị nào có được ; các chủ thể tư tưởng có hùng lực đạo đức mà không một quỷ quyền độc đảng ngu dân trị nào có được ; các chủ thể tư tưởng có hùng lực pháp lý mà không tà quyền độc đảng tham nhũng trị nào có được nào có được.

tutuong9

Thảm họa và thảm nạn của một chế độ không có tư tưởng

Chúng ta có thể soi sâu vào thảm họa đã làm nên thảm nạn không những cho tư tưởng mà còn cho toàn bộ nền học thuật của Việt Nam từ khi bạo quyền độc đảng toàn trị đã cướp được chính quyền để cai trị dân tộc cùng trí thức bằng các chính sách ngu dân trị của nó. Chính ngu dân trị đã diệt quy trình sáng tác-tác phẩm sự nghiệp-tư tưởng của các học giả Việt ngay trong trứng nước bằng chuyên chính vô sản, mà thực chất là chuyên chính vô học của nó. Ngu dân trị song hành với tuyên truyền trị mang bẩn chất phản trí thức từ tuyên giáo tới tuyên huấn là một tà lộ diệt trí thức bằng cách truy cùng diệt tận các sinh hoạt của tự do tư tưởng. Không những các học giả như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi phải trả những giá rất đắt, mà các thi sĩ và văn sĩ như Trần Dần, Lê Đạt, Phùng Quán, Nguyễn Bính, Văn Cao… bị vùi dập không những trong sáng tác mà trọn cả trong nhân kiếp của họ.

Thảm họa đã làm nên thảm nạn không những cho tư tưởng mà còn cho toàn bộ nền học thuật của Việt Nam, chúng ta có thể xem, xét, xử minh bạch qua các "công trình" của các viện nghiên cứu chỉ mô-tả-để-mưu-tả các ý đồ một chiều của độc đảng toàn trị, vắng phương pháp luận đa chiều, trống khoa học luận đa dạng, rỗng lý thuyết luận đa hướng. Đối với sinh hoạt tư tưởng của các quốc gia có tự do tư tưởng được bảo vệ bởi văn minh đa nguyên và văn hiến nhân quyền thì các "công trình" phục vụ một chiều các ý đồ của tuyên truyền trị không phải là những công trình tư tưởng khách quan. Vì nó không tới từ tự do tư tưởng làm nên tự do học thuật, tự do nghiên cứu, tự do khảo sát, tự do điều tra, tự do điền dã, tự do phân tích, tự do giải thích, tự do kết luận và nhất là tự do phê bình. Trong khoa học cũng như trong chính trị, trong học thuật cũng như trong tư tưởng hệ phê (phê bình, phê chuẩn, phê phán) có lý luận trên dữ kiện, có lập luận trên chứng từ, có giải luận trên khai phá, có diễn luận trên khám phá, luôn là dàn phóng cho một tư tưởng tiến bộ rồi thăng hoa.

Thảm trạng đã làm nên bi nạn không những tư tưởng mà còn cho toàn bộ nền học thuật của Việt Nam là sau gần một thế kỷ mà các "công trình" về triết học được "chỉ đạo" với ý đồ của tuyên truyền trị, chỉ là những công trình vừa giả, vừa gian, chỉ vì đám tuyên giáo "chủ đạo" là bọn vừa tráo, vừa trá. Nói gần nói xa không qua nói thật là hàng trăm các công trình giả loại này cũng không bằng chỉ một tác phẩm của triết gia Trần Đức Thảo viết về hiện tượng luận cách đây gần một thế kỷ. Đó là thảm họa đã làm nên thảm nạn trong học thuật Việt, đó là thảm trạng đã làm nên bi nạn của tư tưởng Việt trong sinh hoạt tri thức Việt, mà đó cũng là sự tụt hậu về tri thức của cả một dân tộc. Đây cũng là sự thụt lùi về trí thức của cả một giống nòi từ khi chuyên chính vô sản tự cho nó độc quyền tác yêu tác quái ngay trên tư tưởng, học thuật, ngay trên sự thông minh và tính sáng tạo của Việt tộc bằng chính cái chuyên chính vô học của nó.

Phạm trù của tư tưởng làm nên không gian kiến thức của nghiên cứu, tạo ra không gian tri thức cho học thuật chính là gốc, rễ, cội, nguồn để từ đó Việt tộc đắp móng, bồi nền, xây tường, dựng mái cho bốn quá trình : phát triển đất nước, tiến bộ xã hội, văn minh dân tộc, văn hiến giống nòi. Thông minh trong nghiên cứu, sáng tạo trong học thuật với minh triết trong tư tưởng sẽ dẫn dắt Việt tộc ra khỏi mê hồn trận của đám âm binh chuyên chính vô học đã biến quê hương gấm vóc của tổ tiên thành một bãi rác trong tay Tàu cộng, đã vơ vét tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đã nạo vét tiền tài của dân tộc. Vẫn chưa dứt, trong hoạn nghiệp chúng tổ chức đầu nậu trong xuất khẩu lao động, làm đầu sỏ biến thanh niên Việt vào khổ sai lao động, trai thì lao nô, gái thì nô tỳ cho các quốc gia láng giềng. Chúng đã điếm hóa bao nguyên khí của quốc gia.

Chủ thể tư tưởng xây đối luận để dựng đối trọng

Chủ thể xây đối luận bằng lý luận trên sự thật, dựng đối thoại với tất cả thành phần trong xã hội bằng lập luận trên chân lý, trao đối trọng bằng giải luận trên lẽ phải tới các nạn nhân, tạo đối kháng ngay trong bất bình đẳng, chế tác ra đối lực ngay trong bất công để trực luận với bạo quyền đọc đảng toàn trị. Đối luận tạo trực luận để trao luận, để trực diện với các lãnh tụ mà nhiều kẻ đã qua đời, và với tất cả các lãnh đạo còn sinh thời của Đảng cộng sản Việt Nam-Đảng cộng sản Việt Nam. Đối luận có đối tượng cụ thể là những kẻ đã và đang có mặt trong Trung ương đảng, đã và đang có mặt trong chính phủ, đã và đang có mặt trong Quốc hội, đã và đang nhận chức năng, đóng vai trò là công cụ của Đảng cộng sản Việt Nam vì đặc quyền, đặc lợi, đặc ân, trục lợi vì tư lợi. Đối luận có đối tượng trực tiếp là những kẻ đã và đang tham dự vào chuyện trộm, cắp, cướp, giật từ của cải tới tài nguyên của đất nước, từ đất đai tới thuế má của nhân dân, từ Bộ Công an tới Bộ Quốc phòng, từ lãnh đạo địa phương tới bọn trọc phú đã và đang sẵn sàng cướp của giết người.

Đối luận có đối tượng được nhận diện ra những kẻ đã và đang trực tiếp hay gián tiếp giết người, từ trong các đồn công an tới các nhà lao trên cả nước. Bạo quyền độc đảng công an trị đã và đang đày đọa các đứa con tin yêu của Việt tộc là những tù nhân lương tâm, đã và đang truy diệt những chủ thể đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và đa nguyên. Đối luận có đối trọng để vạch mặt chỉ tên là bọn chủ mưu tham quyền để tham nhũng, lạm quyền để tham ô, độc quyền để trục lợi, cuồng quyền để cực quyền. Đó là bọn có não bộ vô học trị, đã và đang dùng tuyên truyền trị song hành cùng bạo lực trị để trùm phủ ngu dân trị lên nhân kiếp của Việt tộc. Bọn này luôn nghịch hướng, trái chiều với các hành tác của tự do tư tưởng để truy cùng diệt tận : tự do học thuật, tự do tín ngưỡng, tự do thông tin, tự do truyền thông.

Đối luận bằng tư tưởng là một không gian sạch từ luận điểm tới luận thuyết, không để bị ô uế, không để bị vấy bùn, bởi đám "cáo đánh lận" của tuyên truyền trị chỉ biết vu khống để vu cáo. Đối luận không để bị vấy máu bởi đám "chém sau lưng" của công an trị. Đối luận không để bị vấy bẩn bởi đám "rắn gầm giường" là bút nô, ký nô, văn nô hít thở bổng lộc bằng vu cáo trị.

Đối luận không để bị vấy nhơ bởi đám "chó cắn trộm" là lực lượng dư luận viên đang ăn cơm hẩm cháo thiu của tà quyền sống bằng phản xạ thanh trừng trị. Đối luận chắc chắn không để bị bùn hóa, từ đầu đảng tới đầu sỏ, từ đầu lãnh tới đầu nậu của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay. Sạch là phương pháp luận nhân cách của các chủ thể tư tưởng, biết dựa vào khoa học luận của nhân lý từ ngữ vựng tới ngữ văn, từ ngữ pháp tới ngữ luận, để diễn luận thật sạch nhân tri trên nhân lộ đi tìm nhân phẩm !

Đối luận bằng tư tưởng cụ thể là đối lý, đối lý là để nhận diện ra lý lẽ cao cả nhất của nhân bản là tình thương ; đối lý để nhận dạng ra lý lẽ đáng yêu nhất của nhân vị là tình yêu. Đối luận sử dụng lý luận để nhận diện bạo quyền. Đối luận bằng tư tưởng là vận dụng lập luận để nhận dạng tà quyền. Đối luận tận dụng giải luận để trực diện với cuồng quyềnĐối luận bằng tư tưởng là tạo đối trọng, biết tự suy nghĩ về nhân trí cũng thiêng liêng như tự tư duy về cơm no áo ấm vì nhân sinh. Tự suy nghĩ về nhân quyền cũng thiêng liêng như tự tư duy về trong ấm ngoài êm vì nhân vị. Tự suy nghĩ về nhân phẩm cũng thiêng liêng như tự tư duy về kính trên nhường dưới vì nhân bản. Đối luận bằng tư tưởng là trao đối lực biết sử dụng nhân nghĩa để thấy nỗi khổ của đồng bào. Đối lực vận dụng nhân tâm để thấu niềm đau của đồng loại. Đối luận bằng tư tưởng tận dụng nhân tri để xem rồi xét bản chất của bạo quyền đã làm nên bản sắc của tà quyền.

Đối luận bằng tư tưởng là dựng đối kháng để chống bạo quyền độc đảng toàn trị để tự bảo vệ nhân vị của mình, là đối kháng chống tà quyền tham nhũng trị để tự bảo hành nhân bản của mình. Đối luận bằng tư tưởng chống ma quyền tham tiền trị để tự bảo trị nhân tính của mình. Đối luận bằng tư tưởng là chống quỷ quyền ngu dân trị để tự bảo quản nhân tri của mình. Đối luận bằng tư tưởng là chống xảo quyền tuyên truyền trị để tự bảo lưu nhân trí của mình. Đối luận bằng tư tưởng là chống cực quyền tội ác trị để tự bảo trọng nhân nghĩa của mình. Đối luận bằng tư tưởng chống cuồng quyền công an trị để tự bảo hộ trọng nhân đạo của mình.

tutuong10 (2)

Chủ thể tư tưởng "học thuộc lòng" tư tưởng

Chủ thể tư tưởng tìm tới một tư tưởng vì lý trí của tư tưởng đó là dàn nhún cho sự thông minh của chủ thể tư tưởng, vì trí tuệ của tư tưởng đó là dàn phóng cho sự thông thái của chủ thể tư tưởng, vì tuệ giác của tư tưởng đó thực sự thăng hoa cho minh triết của chủ thể tư tưởng. Một tư tưởng lớn khi thay đổi được lý luận của chủ thể thì đã thay đổi được nhân sinh quan của chủ thể. Một tư tưởng lớn khi chuyển hóa được lập luận của chủ thể thì đã biến đổi được thế giới quan của chủ thể. Một tư tưởng lớn khi chuyển đổi được giải luận của chủ thể thì đã thay đổi được vũ trụ quan của chủ thể.

Parmenides không lầm khi nhân sinh quan của con người nhìn vũ trụ quan, thì con người này không những sẽ thấy mặt trời, mặt trăng giữa ban ngày với bao ánh sáng đang nuôi sự sống. Mà giữa đêm, trước ngàn sao của vũ trụ, con người có tư tưởng không những thấy được ngàn sao này, mà còn thấu chính ngàn sao vừa là ánh sáng, vừa là năng lượng đi thẳng vào tim người, một ẩn lực làm nên hùng lực thay đổi con người từ óc tới tim. Tư tưởng mang ẩn lực của một hùng lực làm thay hồn đổi xác con người bằng nhân lộ không những của lý trí, của trí tuệ, của tuệ giác ; mà tư tưởng còn là ẩn lực của một mãnh lực thay đời đổi kiếp con người bằng nhân đạo của linh hồn, của tâm linh, của những giá trị của niềm tin được xem là vĩnh hằng.

Câu chuyện của chủ thể tư tưởng nên "học thuộc lòng" các tư tưởng không những đã thay hồn đổi xác cho lý trí, cho trí tuệ, cho tuệ giác của chủ thể, mà còn thay đời đổi kiếp khi các tư tưởng biết làm giàu nhân sinh quan của chủ thể, biết làm cao thế giới quan của chủ thể, tư tưởng biết làm rộng vũ trụ quan của chủ thể. Nên ngữ pháp "học thuộc lòng" chính là câu chuyện về sự có mặt của tư tưởng trong đời sống của chúng ta, nơi mà tư tưởng biết vận dụng lý trí, trí tuệ, tuệ giác để giải luận câu chuyện vật đổi sao dời của nhân thế.

Ngữ pháp "học thuộc lòng" sẽ chuyển hóa thành ngữ văn cũng chính là câu chuyện về sự có mặt của tư tưởng trong đời sống của chúng ta, nơi đây tư tưởng tận dụng sự cảm nhận với tên gọi là linh hồn, sự nhạy bén với tên gọi là tâm linh, với niềm tin làm nên những giá trị để diễn luận câu chuyện dời non lấp bể của nhân sinh. Ngữ pháp và ngữ văn "học thuộc lòng" sẽ tiếp tục được chuyển đổi thành ngữ vựng của chủ thế, để tư tưởng là kẻ đồng hương với chủ thể trong ý hợp ; để tư tưởng là bạn đồng hành với chủ thể trong tâm đầu. Để tư tưởng là bạn đồng thuyền với chủ thể trong thử thách trước nắng sớm mưa chiều, để tư tưởng là bạn đồng hội với chủ thể trong ngày hội nhân thế hái hòa.

Nên câu chuyện của chủ thể tư tưởng nên "học thuộc lòng" các tư tưởng là một chuyện đầy thông minh, dày thông thái để cả hai thông minh và thông thái tạo nên thông thạo trong quá trình "học thuộc lòng". Chủ thể tư tưởng có ít nhất ba sự so sánh về chuyện "học thuộc lòng" bằng hệ tự (tự do, tự chủ, tự lập, tự quyết, tự luận) luôn ngược chiều, nghịch hướng, trái dòng với chuyện "học thuộc lòng" của hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn) làm nên bao độc hại cho dân tộc, xã hội, đất nước và giống nòi :

- Quy trình thông minh-thông thái-thông thạo về chuyện "học thuộc lòng" của chủ thể tư tưởng hoàn toàn ngược lại với sự ép buộc "học thuộc lòng" để nhồi sọ một độc thuyết duy vật sử quan, thực sự đã tạo ra sự chột què ngay trên nhân sinh quan của con người.

- Quá trình lý trí-trí tuệ-tuệ giác về chuyện "học thuộc lòng" của chủ thể tư tưởng hoàn toàn nghịch hướng với sự ép uổng "học thuộc lòng" về một độc tác chuyên chính vô sản, thực sự đã tạo nên sự đui điếc ngay trên thế giới quan của con người.

- Phương trình tâm hồn-tâm linh-niềm tin về chuyện "học thuộc lòng" của chủ thể tư tưởng hoàn toàn trái dòng với sự o ép "học thuộc lòng" về một mê luận ý đảng lòng dân. Thực sự thì đây chỉ là ngụy tạo để tái tạo ra cái khuyết não rồi cái tật tâm bằng tuyên truyền trị trong ý đồ ngu dân trị của bạo quyền độc đảng toàn trị để tẩy não chính nhân tri của con người.

Câu chuyện của chủ thể tư tưởng "học thuộc lòng" các tư tưởng, vì các tư tưởng này đã biết hướng thiện nhân sinh quan, các tư tưởng đã biết hướng thượng thế giới quan, các tư tưởng đã biết thăng hoa vũ trụ quan của chủ thể tư tưởng. Câu chuyện của chủ thể tư tưởng "học thuộc lòng" này tới từ tự nguyện làm nên ý nguyện muốn có một nhân sinh hay, nhân thế đẹp, nhân gian lành. Tại đây, không có chuyện hèn với giặc, ác với dân để hại đồng bào, diệt đồng loại. Câu chuyện của chủ thể tư tưởng "học thuộc lòng" này tới từ tự nguyền làm nên tâm nguyền muốn có một lý trí cao, trí tuệ rộng, một tuệ giác sâu. Để nhân tri phục vụ cho nhân tâm, để nhân trí phục vụ cho nhân từ, để từ đó chủ thể tư tưởng sử dụng nhân văn mà xây nhân bản, vận dụng nhân đạo mà dựng nhân nghĩa, tận dụng nhân quyền mà bồi đắp cho nhân phẩm.

Chủ thể tư tưởng không "học thuộc lòng" trong chột què, trong đui điếc mà "học thuộc lòng" với đa lý trong đa luận của các tư tưởng cùng biết hội tụ về một chân trời chung của nhân tri trong quá trình lý trí-trí tuệ-tuệ giác biết làm nên nhân trí trong quy trình thông minh-thông thái-thông thạo. Và ý nguyện khi thành ý nguyền sẽ chế tác ra ý lực, sự kết tụ của ý nguyện-ý nguyền-ý lực sẽ kết tin được nhiều ẩn lực của chủ thể tư tưởng :

- Sống đủ để sống đầy

- Sống nhiều để sống rộng

- Sống cao để sống sâu

- Sống lành để sống tốt

- Sống đẹp để sống xa

- Sống lý để sống luận

- Sống tri để sống nhân

- Sống trí để sống nghĩa…

Còn bao ẩn lực nữa của bao tư tưởng, nhưng chủ thể tư tưởng phải tự thấy cho thấu qua các tư tưởng có nhân tính làm nên nhân lý, có nhân trí làm nên nhân tri… Đường mòn tri trí không mòn !

Lê Hữu Khóa

(20/05/2021)

 

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 1224 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)