Nguyễn Thục Quyên "cố công mài sắc có ngày nên kim"
Nguyễn Ngọc Quyên
Ba đi tù ‘cải tạo’, mẹ đi ‘kinh tế mới’, con nhà nghèo trở thành Viện sĩ Viện hàn lâm kỹ thuật Mỹ
Xuất thân từ gia đình nhà giáo nghèo khóđông anh chị em ở xã Phước Lâm, huyện Long Điền, cô thôn nữ ngày nào thích thơ ca và văn chương Việt Nam, tò mò muốn tìm cách giữánh sáng ban ngày để dành cho ban đêm học bài vì nhà không cóđèn điện, nay trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ (National Academy of Engineering - NAE), rạng danh với thành tựu quan trọng trong ngành hóa hữu cơ ứng dụng.
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thục Quyên vừa được Viện Hàn lâm Khoa học kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ kết nạp làm viện sĩ vào đầu tháng 2/2023. Photo : Courtesy photo
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thục Quyên vừa được Viện Hàn lâm Khoa học kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ (NAE) kết nạp làm viện sĩ vào đầu tháng 2 năm nay. Giáo sư Thục Quyên được các đồng nghiệp tại NAE đánh giá cao về vai trò lãnh đạo trong giáo dục kỹ thuật và nỗ lực thúc đẩy sựđa dạng ở lĩnh vực hóa hữu cơứng dụng. Bà cũng có những công trình nghiên cứu đặc biệt về quang điện hữu cơ cho các tòa nhà và nhà kính tiết kiệm năng lượng.
Ngoài vai trò là Giám đốc Trung tâm Polymer và Chất rắn hữu cơ tại Đại học California, Santa Barbara, Hoa Kỳ, (UCSB) bà còn làđồng chủ tịch Hội đồng sơ khảo giải thưởng VinFuture từ năm 2020, được bình chọn là trí tuệ khoa học mang tầm ảnh hưởng nhất thế giới nhiều năm liên tiếp.
Nhân tháng Lịch sử Phụ nữ Hoa Kỳ, tháng 3, VOA Việt ngữ có cuộc trò chuyện với Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thục Quyên.
VOA : Xin Giáo sư cho biết cảm tưởng khi trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên trong NEA ?
Nguyễn Thục Quyên: Trước hết xin cho Thục Quyên kính chào quý thính giả của đài VOA. Thú thật là tôi cũng chưa từng mơước hay tưởng tượng được rằng một ngày nào đó mình sẽ trở thành viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ.
Mình thấy vô cùng vinh hạnh bởi vìđó là một trong những sự công nhận cao nhất từđồng nghiệp vàđây cũng là sự ghi nhận cho nhiều năm lao động sáng tạo và cống hiến của mình và nhóm nghiên cứu của mình trong lĩnh vực khoa học. Rất là vui vìđược NAE công nhận. Tôi được đào tạo để trở thành một nhà lý hóa chứ không phải bên khoa học kỹ thuật.
Vinh dự này đánh dấu một cột mốc sự nghiệp rất quan trọng đối với tôi. Nói chung là tôi không thể làm việc này một mình được mà có cả một nhóm nghiên cứu của tôi, những sinh viên, tiến sĩ và cộng tác viên đã làm việc chung với tôi. Ở cấp độ cá nhân thì không có từ ngữ nào có diễn tảđược cảm giác của tôi trước sự công nhận này bởi vì tôi đã vượt qua nhiều thử thách và khó khăn trong cuộc sống và việc làm để có thể có ngày hôm nay.
Tôi không chỉ hoàn thành ước mơ của riêng bản thân mình mà còn là cho cả mẹ tôi nữa, cho cả những người phụ nữ Việt Nam và phụ nữ trên thế giới vì những giấc mơ của họ bị tan vỡ, vì những thử thách trong cuộc sống và lo toan cho gia đình họ. Như mẹ tôi từng ước mơđược học cao hơn nữa và được trở thành nữ bác sĩ phẫu thuật đầu tiên của thành phố Buôn Ma Thuột, nhưng rồi mẹ tôi kết hôn năm 18 tuổi rồi sau đó có năm đứa con nên thành thửước mơ của mẹ tan thành mây khói.
Giáo sư Nguyễn Thục Quyên tại một hội thảo khoa học.
VOA : Thưa Giáo sư, với vai trò mới trong Viện Hàn lâm Khoa học kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ, Giáo sư có kế hoạch gìđể thực hiện vai tròđó ?
Nguyễn Thục Quyên : Viện Hàn lâm Khoa học kỹ thuật quốc gia Hoa Kỳ có trách nhiệm cung cấp tư vấn, khả năng lãnh đạo kỹ thuật để phục vụ quốc gia, và không chỉ phục vụ cho quốc gia Mỹ mà còn có thể là của thế giới nếu cần. Là một thành viên của Viện, mình có trách nhiệm và bổn phận nhiều hơn trong khoa học. Ngoài việc đóng góp cho nền khoa học công nghiệp và giáo dục, mỗi người đều cần cố gắng tạo ảnh hưởng, dùng uy tín của mình để mang đến những thay đổi tích cực cho nền giáo dục, cộng đồng khoa học ở Mỹ và trên thế giới, và cả cuộc sống của người dân.
Trách nhiệm của tôi là không chỉ làm công việc làm hàng ngày trong trường học ở California như là nghiên cứu, giảng dạy, mà còn có trách nhiệm với cộng đồng khoa học, với thế hệ trẻ trong và ngoài nước, và của cả xã hội. Tôi tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy việc đào tạo và nghiên cứu nhất là về STEM (1), tôi cũng muốn tăng sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhiều hơn để nâng cao sựđa dạng và có một cơ hội bình đẳng. Nói chung bây giờ trong lĩnh vực khoa học, số nam giới vẫn nhiều hơn so với phụ nữ nên tôi cố gắng là trong tương lai sẽ thay đổi để có nhiều phụ nữ tham gia nghiên cứu khoa học hơn.
Tôi cũng mong muốn cố gắng hỗ trợ các nhà khoa trẻ vì thế hệ trẻ rất là quan trọng, đặc biệt là những những thế hệ trẻ thuộc những nước đang phát triển. Tôi mong muốn đẩy mạnh hỗ trợ, kết nối với các nhà khoa học nước ngoài trên toàn cầu với nhau, và cả với cộng đồng khoa học Việt Nam.
Đồng thời tôi sẽ phối hợp sâu hơn với giới kinh doanh, công ty và các nhà hoạch định về chính sách của chính quyền đểđề ra và thực hiện những chính sách có thể tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội như giảm chất thải ra môi trường, tái chế chất nhựa, dùng nhựa phân hủy sinh học thay vì dùng nhựa plastic, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo…Đó là những điều trước mắt tôi muốn thực hiện.
VOA : Giáo sư có nói về sự chệnh lệch số lượng nam và nữ làm khoa học. Theo Giáo sư, người phụ nữ làm khoa học có những trở ngại, khó khăn gì so với nam giới ?