Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

30/11/2023

Nguyễn Đình Toàn đã rời nơi trần thế

VOA - Tuấn Khanh - Kalynh Ngô

Nhà văn Nguyn Đình Toàn, tác gi ‘Sài Gòn Nim Nh Không Tên’, qua đi tui 87

VOA, 30/11/2023

Nguyn Đình Toàn làm thơ, viết văn, viết kch, sáng tác nhc vi bút hiu Nguyn Đình Toàn. Thi mi ln Hà Ni, ông dùng bút hiu Tô Hà Vân, và sau 1975, đ tránh rc ri vi nhà nước cng sn, khi đưa "chui" nhng sáng tác ca ông ra ph biến nước ngoài, ông dùng bút hiu Hng Ngc.

toan5

Nguyn Đình Toàn. (Hình : Đinh Quang Anh Thái)

Nhà văn, nhà thơ, nhc sĩ Nguyn Đình Toàn, người ni tiếng mt thi vi chương trình Nhc Ch Đ trên đài phát thanh Sài Gòn trước năm 1975, qua đi ti Th Ba, 28 Tháng Mười Mt, ti California, hưởng th 87 tui.

Khuôn mt ni bt ca Văn hc Ngh thut Min Nam trước 1975

Sinh ngày 6 tháng 9 năm 1936 ti huyn Gia Lâm, tnh Bc Ninh, Nguyn Đình Toàn làm thơ, viết văn t rt sm, thi còn hc trung hc.

Di cư vào Nam năm 1954, ông tr thành biên tp viên ca đài phát thanh quc gia - Đài phát thanh Sài Gòn. Ông gia nhp quân đi Vit Nam Cng Hòa năm 1968, gii ngũ vì lý do sc khe, và tr li làm vic vi Đài phát thanh Sài Gòn.

Nguyn Đình Toàn làm thơ, viết văn, viết kch, sáng tác nhc vi bút hiu Nguyn Đình Toàn, tên tht ca ông. Thi mi ln Hà Ni, ông dùng bút hiu Tô Hà Vân, và sau 1975, đ tránh rc ri vi nhà nước cng sn, khi đưa "chui" nhng sáng tác ca ông ra ph biến nước ngoài, ông dùng bút hiu Hng Ngc.

Sau 1975, như các văn ngh sĩ cùng thi b kt li Vit Nam, ông b đưa đi hc tp ci to, tng cng 6 năm.

Sang M tr, cui năm 1998 theo din gia đình bão lãnh, không lâu sau, Nguyn Đình Toàn cng tác vi Đài Tiếng Nói Hoa K - VOA, trong chương trình c Sách" do Nguyn Đình Toàn và v, Nguyn Th Thu Hng, ngh danh Hng Ngc, ph trách. Trong chương trình này, Nguyn Đình Toàn thường gii thiu mt tác gi hay mt tác phm, hoc mt khía cnh văn hóa ngh thut, Vit Nam hay Tây phương. Bà Thu Hng tng là xướng ngôn viên ca mt chương trình phát thanh Sài Gòn trước 1975. c Sách" được phát đi đu đn trên làn sóng VOA trong vài năm, cho ti khi Nguyn Đình Toàn ngh hưu.

Văn

Tác phm đu tay, "Ch em Hi", viết min Bc thi Nguyn Đình Toàn còn rt tr vi bút hiu Tô Hà Vân, được đăng tng k trong báo T Do trước khi xut bn năm 1961 min Nam.

S thành công ca tác phm này đưa ông vào nghip văn. Trước năm 1975, Nguyn Đình Toàn đã xut bn 20 tác phm, gm văn và thi ca.

Được nhc đến nhiu là o Mơ Phai", truyn, xut bn năm 1972, đot gii văn hc toàn quc ca Tng thng Vit Nam Cng Hòa năm 1973, và ng C" xut bn ln th nht ti Úc năm 1994.

Viết v hai tác phm du n này ca Nguyn Đình Toàn, nhà văn Ngô Thế Vinh nói : o Mơ Phai là d cm v mt thành ph Hà Ni sp mt, Đng C là mt tác phm khác d báo mt Sài Gòn sp mt. Nguyn Đình Toàn mn cm vi thay đi thi tiết cũng như vi nhng biến chuyn ca lch s. D cm hay trc giác ca nhà văn đi trước tn thm kch, đi trước nhng đ v chia ly đã mang tính tiên tri".

Trong mt chương trình trên Jimmy Show, Nguyn Đình Toàn cho biết ông đã d tính viết thêm mt quyn th 3 cho đ b ba - trilogy, nhưng tui già, sc yếu, khiến ông không th hoàn thành ý đnh.

Trong lĩnh vc báo chí, Nguyn Đình Toàn tng cng tác vi các tp chí Văn, Văn hc và viết "feuilleton" truyn dài đăng nhiu k - cho các t báo ln nht min Nam lúc by gi : T Do, Chính Lun, Xây Dng, Tin Tuyến Phn ln các sáng tác in tng k trên các báo y sau này được in thành tiu thuyết, truyn ngn, tp truyn. Nhưng không ch viết bài, tiu thuyết feuilleton, Nguyn Đình Toàn còn đóng góp nhiu cho sinh hot văn hc ngh thut min Nam trước 1975, trong vai trò thành viên ca ban tuyn chn sáng tác thơ, văn cho tp chí Văn.

Nhà thơ Du T Lê lúc sinh thi tng nhn xét, trong văn, thơ, cũng như trong âm nhc, Nguyn Đình Toàn luôn tìm mt cách nói khác/cách viết khác.

Thơ

Nguyn Đình Toàn làm thơ rt sm khi mi 16, 17 tui. Bài thơ đu đi ca ông, Khúc Ca Phm Thái, đ li n tượng sâu đm nơi người nghe.

Nói vi VOA trước đây, nhà báo Đinh Quang Anh Thái, mt người rt gn gũi vi Nguyn Đình Toàn, cho đây là bài thơ tâm đc nht ca ông :

"Bài thơ tâm đc nht đi vi cá nhân tôi thi còn tr bi vì cu bé nào ln lên cũng nói theo nhà văn Duyên Anh, mơ thành người Quang Trung, có mt tính cht gi là... gn lin vi quê hương đt nước, thì tôi thích bài Khúc Ca Phm Thái ca Nguyn Đình Toàn. Ví d như câu m đu :

"Ta tráng sĩ h lòng không mm bng kiếm/Ta anh hùng h chí khí không cha đy đôi mt Trương Qunh Như…"

Sau này quen và thân anh Nguyn Đình Toàn thì mi biết bài thơ này là bài thơ đu đi ca anh y, viết ra lúc mi 16, 17 tui.

Cái thu ca nhng đêm la tri ca thanh niên Sài Gòn ngày xưa, mà được nghe Thanh Hùng ngâm Khúc ca Phm Thái thì tuyt lm !"

Khúc Ca Phm Thái là bài thơ ph thành kch thơ, nm trong tp thơ "Mt Đng" ca Nguyn Đình Toàn xut bn năm 1962. Nhà văn Ngô Thế Vinh cho biết "Mt Đng" được sáng tác trong "mt giai đon đen ti, gn như tuyt vng" trong cuc đi nhà thơ, lúc Nguyn Đình Toàn mc bnh lao, tưởng như khó qua khi.

Nguyn Đình Toàn, "người tình không chân dung"

Nhưng thơ không ch có trong nhng tp thơ, mà thơ Nguyn Đình Toàn còn bàng bc, phng pht trong li văn, trong ca t, trong c nhng li bt gii thiu nhng ca khúc trong Chương trình Nhc Ch Đ ca đài phát thanh Sài Gòn trước 1975.

Chương trình Nhc Ch Đ do Nguyn Đình Toàn và Vũ Thành An ph trách là mt hin tượng Sài Gòn thi by gi. Li dn nhp cho mi bn tình ca qua ging đc truyn cm ca Nguyn Đình Toàn, như "th th" vào tai người nghe, đã giúp đài phát thanh quc gia lôi cun đông đo thính gi yêu nhc. Mi li gii thiu, theo Giáo sư Nguyn Văn Tun Úc, là mt "tiu tác phm", li văn mượt mà, ý tưởng sâu lng, mà qua ging đc trm m, ngt ngào ca Nguyn Đình Toàn, như rót mt vào hn người nghe, đi thng vào trái tim thính gi ngay t li m đu "Em yêu du"…

Viết v Nguyn Đình Toàn, nhà thơ Du T Lê tng nhn đnh :

"Vi nhng gii thiu hay dn nhp bng cách viết (cách nói) riêng ca mình ; nht là qua ging nói, như mt th th tư riêng gia hai người, qua làn sóng đin, h Nguyn tr thành mt th "người tình không chân dung" ca rt nhiu n thính gi. Đng thi, ông cũng là "người bn thiết" ca rt nhiu thính gi thuc nam gii. Vi lp thính gi này, ông như người đã nói thay h nhng điu h mun nói v tình yêu, âm nhc, thi thế".

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái, thu mi ln cũng tng say mê ch đón Nhc Ch Đ ca Nguyn Đình Toàn vào mi ti th Năm :

"Không gì hnh phúc cho bng mi ti th Năm, bn my thì bn cũng phi chy vù v nhà ngi bên cnh cái radio nghe ging Nguyn Đình Toàn. Ngi nghe cái ging m ca người đàn ông Hà Ni nói v nhc ch đ Đó là cm nhn đu tiên ca tôi v Nguyn Đình Toàn, ri sau đó mi đc sách ca ông, nghe nhc ca ông, và nht là đc thơ ca ông".

Tình khúc th nht - Nhc Vũ Thành An, thơ Nguyn Đình Toàn

Vũ Thành An, lúc 21 tui, vào làm đài phát thanh Sài Gòn và kết thân vi Nguyn Đình Toàn. Tình bn và có l s đng điu gia hai tâm hn ngh sĩ đã cho ra đi hai nhc phm bt h : "Tình Khúc th Nht" và "Em đến thăm anh đêm ba mươi", nhc Vũ Thành An, thơ Nguyn Đình Toàn.

Có biết đâu nim vui đã nm trong thiên tai

Nhng cánh dơi l loi mù trong bóng đêm dài

Li nào em không nói em ơi

Tình nào không gian di

Xin yêu nhau như thi gian làm giông bão mê say

"Có biết đâu nim vui đã nm trong thiên tai"… ý tưởng l, ca t đp, nhc hay, đã giúp cho hai ca khúc này tr thành bt t, ra đi hơn 50 năm v trước mà cho ti gi vn làm xúc đng người nghe, nhng fan mi thuc các thế h đến sau.

Trong mt cuc trao đi vi VOA trước đây, nhc sĩ Vũ Thành An nói nhà thơ Nguyn Đình Toàn đã "thi hn" vào bn nhc, đt ta và li cho "Tình khúc th Nht", mà ông đã sáng tác đ tng mt người bn.

"Hi đó tôi có người bn gái thân mun tôi viết bài nhc tng cô y, tôi viết xong, cũng có c li, ri đưa cho anh Toàn nghe thì anh Toàn chê li tôi viết không hay. Anh bo đ anh đt li cho. Hi đó anh cũng có mt người bn cho nên cũng mun viết mt tình khúc đ tng bn ca anh. Phi nói là khi viết nhc, tôi cũng chưa thy được cái nét đc bit ca tình khúc y, sau khi anh Toàn viết li vào thì thy là qu tht, nó là mt bài hát rt là… có hn. Chính anh y là người đt tên cho bài này là bài Tình khúc th nht, và đng thi anh y cũng bo tôi nên ly tên tht là Vũ Thành An ch không cn ly tên hiu gì c".

Vi Tình khúc th nht, nhc sĩ Vũ Thành An xut hin trên bu tri âm nhc, m màn cho lot bài Không Tên, đưa tên tui Vũ Thành An vào lch s âm nhc min Nam.

Nguyn Đình Toàn và Vũ Thành An còn hp tác đ thc hin Chương trình Nhc Ch Đ. Theo li Vũ Thành An thì linh hn ca chương trình này cũng là Nguyn Đình Toàn, chính ông ny ra ý tưởng thành lp chương trình, kêu gi Vũ Thành An đ đơn xin lp chương trình, viết li gii thiu và đc nhng đon dn nhp đó cho các ca khúc chn lc vi nhng ging ca ni bt nht thi đó.

Tù ci to

Mt Sài gòn, do d mãi không biết nên đi hay , cui cùng Nguyn Đình Toàn b b li, và như các văn ngh sĩ li, b tp trung đi hc tp ci to.

Ra tù, Nguyn Đình Toàn sáng tác hơn 50 ca khúc vi bút danh Hng Ngc. Có l được nhiu người Vit t nn đng cm nht là bài "Nước Mt Cho Sài Gòn", viết lúc Nguyn Đình Toàn còn trong tù, ca khúc được tung ra nước ngoài qua trung gian H Trường An, ti tay tp chí Quê M ca Võ Văn Ái Paris, được Jeannie Mai trình bày đu tiên, nhưng bn nhc ct cánh vi ging ca Khánh Ly dưới tên "Sài Gòn, Nim Nh Không Tên", ghi tên tác gi là "Người li". Băng nhc Người Di Tn Bun phát hành năm 1979 có c "Sài Gòn, Nim Nh Không Tên" và "Người Di Tn Bun" ca ngh sĩ Nam Lc gây tiếng vang ln trong các cng đng người Vit t nn khp nơi.

Nước Mắt Cho Sài Gòn - Trình bày : Nguyên Khang - Nhạc : Nguyễn Đình Toàn - Hoà âm: Trúc Hồ

Ti cui năm 1999, sau khi đnh cư M gn 1 năm, Nguyn Đình Toàn mi chính thc ra mt mt s ca khúc sáng tác sau năm 1975 trong 3 tp nhc : Hiên Cúc Vàng (1999), Tôi Mun Nói Vi Em (2001) và Mưa Trên Cây Hoàng Lan (2002).

Nguyn Đình Toàn : liu thơ có như người ?

Đi vi mt tâm hn ngh sĩ mn cm, nhng tri nghim cay đng do biến đi ca thi cuc và các tri nghim trong tù ci to, chc hn phi có nh hưởng sâu đâm ti tác gi và tác phm. Đi thc ca người ngh sĩ thì sao ?

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái :

"Thnh thong nhng người hay đến chơi vi anh, ngi hút thuc lá, ung mt tí rượu hay nghe anh nói chuyn, ung trà, cà phê… thì có lúc thy được cái khonh khc mà Nguyn Đình Toàn cm thy cuc sng này nó đáng chán, nhưng mà bình thường thì Nguyn Đình Toàn hóm hnh lm".

Đinh Quang Anh Thái nhc đến mt bài thơ khác ca Nguyn Đình Toàn ít người biết đến mà ông và tác gi khá tâm đc. Đó là bài "Tro Tàn", viết năm 1984.

Ta yêu nhau trong nghèo khó

Khi quê hương tàn phá

Được my ngày vui trong đi

Tóc biếc ngonh đi đã đ màu phai

Ta xa nhau vào lúc xa đi

Bóng b theo người

Đ mt ln cho hết cuc ri may

C coi là mt coi là hết

Lt nga bàn tay mà ct dây

"Tôi tâm đc cái câu : Bóng b theo người/ Đ mt ln cho hết cuc ri may. Đó là tâm tư ca mt Nguyn Đình Toàn mà thng hoc, thy anh như ht hong trong cái cuc sng trên cái cõi tm này".

Gi bóng đã "b theo người". Người ngh sĩ đa năng, tài hoa đã ra đi vào sương đen, nhng li ông viết trong bài "Mai Tôi Đi" khi ri Vit Nam, nơi chôn nhau ct rn, gi din t tâm trng ca nhng người li.

Mai tôi đi, tôi đi vào sương đen

Sương rất độc, tẩm vào người nỗi chết

Quê hương ta sống chia giòng vĩnh biệt

Chảy về đâu những nước mắt đưa tin

Phu nhân Nguyn Đình Toàn, Nguyn Th Thu Hng, trong chương trình Đc Sách ca VOA, qua đi ngày 24/2/2021, hưởng th 78 tui. Vi s ra đi ca người v hin mà ông đã đn đáp ân tình bng cách tn tình chăm sóc trong nhiu năm, có l không còn gì trên cõi tm này đ níu kéo ông.

Nguồn : VOA, 30/11/2023

*************************

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn, trong cuộc trò chuyện cuối

Tuấn Khanh, RFA, 29/11/2023

Trong cái chớp mắt của cõi nhân gian, lại bàng hoàng nhận ra một cái tên quen thuộc nữa đã ra đi. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã rời bỏ nơi trần thế, ra đi vào lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28/11/2023, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.

nguyendinhtoan1

Năm 1998 nhà văn Nguyễn Đình Toàn đến Mỹ, góp vào khung trời ký ức mang theo của người Việt hải ngoại về một thời thi ca nhạc họa lẫy lừng miền Nam, có Nguyễn Đình Toàn như người kể chuyện âm nhạc độc đáo Sài Gòn, qua sóng phát thanh. Nhà thơ Du Tử Lê từng gọi ông là một nghệ sĩ như người tình không chân dung của người yêu nhạc, vì người nghe mê say cách ông trình bày một ca khúc, diễn đạt một ý niệm, mô tả về hình ảnh như du vào mộng, mở cửa vào khu vườn bí mật của mỗi tối thứ Năm, chương trình nhạc chủ đề.

Vào giai đoạn đó, nhà văn Nguyễn Đình Toàn như một người dẫn chương trình độc đáo, nâng bước cho nhiều nghệ sĩ. Về sau, nhiều bài hát hay album của những ca sĩ từng được ông giới thiệu trên đài, vẫn hay chép lại những mô tả của ông để in trên bìa băng, bài nhạc như khẳng định uy tín. Chẳng hạn, Nguyễn Đình Toàn đã từng giới thiệu về Khánh Ly, mà về sau câu nói của ông luôn được dùng lại trong các giới thiệu : "Khánh Ly – người đàn bà hát những bài tình ca không hạnh phúc".

Nói về nghề phát thanh viên, Nguyễn Đình Toàn đã mở ra một cách thức mới mẻ, bằng tiếng nói nhỏ nhẹ, giọng Bắc 1954 êm nhẹ như ru ngủ, cộng với văn tài của ông mà về sau gần như không có ai có thể thay thế. Nhiều người vào nghề sáng tác, ca hát đã bỗng chốc quen thuộc với khán giả.

Trong một cuộc trò chuyện, có người đã ví ông tài năng như Oprah Winfrey. Nhưng xét cho cùng, Nguyễn Đình Toàn còn vượt qua ngưỡng ấy, vì ông không là show diễn, mà dùng tiếng nói của mình chải chuốt lòng người Việt trong những giai đoạn chiến tranh điêu tàn, vượt qua những giằng co khác biệt chính trị, mở ra một khung trời thơ mộng trong đêm tối, mang hy vọng cho ngày mai.

nguyendinhtoan2

Những tác phẩm đã bị đốt sau 1975 của nhà văn Nguyễn Đình Toàn

Nhưng nói gì thì nói, Nguyễn Đình Toàn cũng không vượt qua được con mắt soi xét của chính quyền mới. Sau năm 1975, ông cùng với những bạn văn, bạn thơ, bạn nhạc… lần lượt đi vào trại giam vì bị coi là thành văn hóa đồi truỵ, những tên biệt kích văn hoá. Công an ập đến tổng cộng hai lần và ông đi tù cải tạo một thời gian gần sáu năm.

"Họ dọn đi tất cả sách vở, tài liệu, huy chương, giải thưởng… nói là để nghiên cứu tội của tôi", nhà văn Nguyễn Đình Toàn nói, giọng nhỏ nhẹ như kể chuyện trong một tiết mục trên đài. Các tác phẩm của ông bị truy vết từng con chữ để lần ra chuyện, trong ý niệm của các điều tra viên. Sau cùng thì các tác phẩm của ông bị đốt làm gương, và một số được giữ lại trong Bảo tàng Tội ác Mỹ Nguỵ như chứng tích, trong một thời gian.

Một trong những kỷ vật bị lấy đi, mà ông nhớ tiếc trong nhiều năm, đó là chiếc kỷ niệm chương Giải thưởng Văn học Nghệ thuật 1972-1973, trao cho tác phẩm Áo Mơ Phai – tiểu thuyết nhiều kỳ đăng trên nhật báo Xây Dựng. Tác phẩm dày 300 trang, câu chuyện qua ánh mắt của một người Hà Nội về nơi chốn của mình.

Cứ tưởng đó là một câu chuyện đời, mà đó lại là câu chuyện của một Hà Nội muôn thuở sắp mất, mất mãi mãi. Một người trẻ Hà Nội đọc tác phẩm này vào năm 2021, và để lại lời nhận xét "Mỗi tác phẩm đã viết ra như que diêm đã được đốt cháy. Nhân vật chính trong tác phẩm không phải là những nhân vật được nhắc tới trong sách mà chính là thành phố Hà Nội. Ai sống ở nơi này thường có cái cảm tưởng đang sống trong một giấc mơ, có lẽ là giấc mơ không bao giờ phai nhạt với sương mù cơn mưa sướt mướt hơi lạnh của mùa thu".

Vào Nam, mang theo trong mình ký ức một thành phố yêu thương của mình, Nguyễn Đình Toàn dựng lại trong ngôn từ, dựng lại trong tiếc nhớ và dựng lại cho những người đọc về sau. Mà không chỉ Áo Mơ Phai, trong nhiều tác phẩm khác của mình, ông đều dựng nên một không gian lạ lùng định danh Nguyễn Đình Toàn như vậy.

Nhắc về Giải Văn học Nghệ thuật, mà người ta còn gọi tắt là giải thưởng Tổng thống Thiệu, tuyên ngôn của giải này được ghi rằng "Mục đích Giải chính là nhằm tuyên dương các nỗ lực chấn hưng văn hóa Việt Nam trong hoàn cảnh thế giới mới có những chuyển biến hết sức phức tạp, cũng là nêu cao chính nghĩa và khát vọng hòa bình, có nhiệm vụ quảng bá đặc sắc truyền thống nước Việt ra bằng hữu khắp năm Châu".

Vì ý nghĩa này nên ngoài tấm Kỷ Niệm Chương, người đoạt giải còn nhận được tiền thưởng là 600,000 đồng. Nhà văn Ngô Thế Vinh có nhắc là vào lúc ông Nguyễn Đình Toàn nhận được số tiền đó, nhà văn Nhật Tiến mua một xe hơi Renault 4CV, là xe được coi là ngon lành lúc đó, với giá có 400,000 đồng.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn kể, khi lục soát mọi thứ mang đi, viên công an mang ra tấm Kỷ Niệm Chương bằng đồng, lớn như miệng chén, trên đó có in nổi dòng chữ "Việt Nam Cộng Hòa – Tổng thống", hỏi cái này là cái gì. Ông giải thích đó là giải thưởng văn học. Không nói không rằng, viên công an đưa tấm Kỷ Niệm Chương vào hồ sơ tang vật.

nguyendinhtoan3

Kỷ Niệm Chương và tác phẩm Áo Mơ Phai

Trải qua lần tù thứ hai, ông được về và phải trình diện với công an khu vực mỗi tuần, và không được viết cho đến lúc đi. Kỳ diệu thay, nhiều năm sau, một người Bắc rành rẽ chuyện văn chương thi họa miền Nam chợt nhận Kỷ Niệm Chương có khắc tên ông nằm ở vỉa hè bán hàng lạc-xoong. Mua lại với giá bằng hai chai bia, người này tìm cách gửi lại cho ông. Nghe đâu, những tang vật như vậy, sau năm 1995, người ta tìm thấy được bán rải rác ở các nơi bán đồ cũ, sưu tầm ở miền Bắc khá nhiều.

Đưa tấm Kỷ Niệm Chương cho chúng tôi xem, ông cười nói "Nó như định mệnh, mà đã là định mệnh dường như là ta không dễ từ bỏ". Lần cuối, Tháng Năm 2023, đến thăm ông, lúc này ông đã yếu và quên nhiều nhưng vẫn giới thiệu lại chuyện tấm Kỷ Niệm Chương.

Gọi con trai mình, anh Nguyễn Đình Thư, mang ra bộ sách cuối cùng của mình để ký cho chúng tôi, ông không còn giữ vững được cây bút. Chữ viết và chữ ký chồng lên nhau ngọn xanh như núi, nhìn không còn được chữ. Ký xong, nhìn lại, ông lại cười "Ừ thì đó là tôi, chữ loạng choạng như người rồi".

Trò chuyện những giờ cuối với nhà văn Nguyễn Đình Toàn, hỏi ông nhớ gì Việt Nam. Ông thừ người chốc lát rồi nói "chỉ nhớ con đường làng". Không biết được là ông nhớ con đường làng nào, rồi hỏi ông có buồn hay giận gì về những điều đã mất của mình ở Việt Nam không, ông lắc đầu cười nhẹ như đứa trẻ, không giận không buồn, người như đã chuẩn bị sẵn hành trang cho mình là một chuyến đi xa thật thảnh thơi.

Và rồi khi hay tin ông mất ở miền Nam Cali, mới chợt nhận ra rằng ông là người đã tạo ra khu vườn bí mật, cũ kỹ mà nao lòng, xa xôi mà rộng lớn vô cùng trong thời đại của chúng ta – những người miền Nam với mãi mãi văn hóa miền Nam. Nhưng hụt hẫng biết bao, là ông – cây cổ thụ to lớn, thâm sâu nhất trong khu vườn bí mật của ký ức của chúng ta, đã vẫy tay lìa bỏ địa đàng.

Tuấn Khanh

Nguồn : RFA, 29/11/2023

********************************

Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn : Trọn đời mang theo ‘quê hương thu nhỏ’

Kalynh Ngô, Người Việt, 29/11/2023

Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tác giả bài hát nổi tiếng "Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên" và từng một thời phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài phát thanh Sài Gòn trước năm 1975, vừa qua đời lúc 7 giờ 15 phút tối Thứ Ba, 28 Tháng Mười Một, tại bệnh viện Fountain Valley, California, hưởng thọ 87 tuổi.

toan1

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn. (Hình : Tài liệu Người Việt)

Nửa đêm về sáng Thứ Tư, 29 Tháng Mười Một, tin nhắn từ chị Nguyễn Đình Phượng Uyển, con gái của nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, cho hay : "Ông đã đi rất thanh thản".
Vậy là, sau 87 năm "bước lạc sa xuống trần", "người tình không chân dung" (theo cách gọi của cố thi sĩ Du Tử Lê) của hàng triệu thính giả miền Nam Việt Nam trước 1975 đã trở về với "Quê Hương Thu Nhỏ" của ông.

Sài Gòn niềm nhớ không tên - Khánh Ly | ASIA 9

Chương trình "Nhạc Chủ Đề"

"Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời nhất của một đời người, bao giờ cũng được bắt đầu từ một nơi chốn nào đó, một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau. Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta. Em đâu ngờ, anh còn nghe vang tiếng em, trong tất cả tiếng động ngù ngờ nhất, của cái ngày sung sướng đó, tiếng gió mây thổi trên những cành liễu nhỏ, tiếng giọt sương rơi trên mặt hồ, tiếng guốc khua trên hè phố…".

Lời giới thiệu trên rất quen thuộc với những ai đã lớn lên ở Sài Gòn, sống và thở với khói lửa chiến tranh, tâm hồn được sưởi ấm bằng nền văn học nghệ thuật miền Nam. Tiếng nói trầm ấm ấy là của nhạc sĩ, nhà văn Nguyễn Đình Toàn, một thời phụ trách chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài phát thanh Sài Gòn trước năm 1975.

"Mỗi tuần, tôi và nhóm bạn nữ của trường Gia Long lại tụ họp nhau ở nhà của một người, háo hức chờ đón nghe chương trình Nhạc Chủ Đề trên đài phát thanh Sài Gòn. Đó là một trời hoa mộng của chúng tôi", bà Thảo Hà Nguyễn, từ Maryland, nói về ký ức thời áo trắng của bà dưới sân trường miền Nam ngày cũ.

Những ngày tháng đó, cứ mỗi tối Thứ Năm, trên đài phát thanh Sài Gòn, tiếng nói của ông lại vang lên, ru thính giác người nghe vào những ca khúc trữ tình bằng lời nói ngọt ngào, tình tứ về những cuộc tình được ươm mầm, sinh ra, lớn lên, rồi… chết, chết trong bất tử, trên chính mảnh đất quê hương. Ông chuyển đến thính giả các ca khúc với lời giới thiệu truyền cảm, tình tứ và nhẹ như tơ.

Thơ và văn

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn sinh ngày 6 Tháng Chín, 1936, tại huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh. Năm 1954, ông di cư vào Nam.

Ông đóng góp nhiều sáng tác văn học nghệ thuật dưới nhiều dạng như tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, và bút ký. Tác phẩm "Áo Mơ Phai" của ông đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam Cộng Hòa năm 1973.

Ông cũng viết nhiều truyện dài đăng thành nhiều kỳ trên các báo miền Nam Việt Nam như tạp chí Văn, Văn Học và các nhật báo như Tự Do, Chính Luận, Xây Dựng, và Tiền Tuyến.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn có bút hiệu ban đầu là Tô Hà Vân nhưng thành danh với tên thật và cũng là bút hiệu của ông sau này. Lời giới thiệu của ông trong chương trình Nhạc Chủ Đề luôn cuốn hút thính giả, truyền tải đến người nghe bằng những ngôn từ trau chuốt, êm như thơ, như nhạc. Đó là vì ông vốn là một nhà thơ, nhà văn.

Giới yêu thơ của những năm 1960 say mê nhân vật Phạm Thái và Trương Quỳnh Như trong bài thơ "Khúc ca Phạm Thái", một bài thơ phổ thành kịch thơ, nằm trong tập thơ "Mật Đắng" mà sau này, vì một lý do riêng, ông đã đốt hết.

Khúc Ca Phạm Thái - Nguyễn Đình Toàn

Ngày gặp lại ông ở Little Saigon, trong căn nhà nhỏ chứa đầy sách vở, ông kể lại, năm vừa ngoài 20 tuổi, ông bị lao phổi nặng. Khi ấy, ông và người vợ tào khang, "Tú Xương" Nguyễn Thị Thu Hồng vừa có người con đầu lòng. Ông bị ho ra máu, sức khỏe suy yếu và thường bị ám ảnh bởi cái chết.

"Lúc đó, tôi sợ lắm rồi, tôi thật sự không muốn theo công việc (viết) ấy nữa. Tôi đốt hết những gì tôi viết. Cuối cùng có một người bạn mang đi được đoạn cuối cùng của vở kịch. Phạm Thái và Trương Quỳnh Như là mối tình không thành. Họ yêu nhau nhưng không lấy nhau".

Thời ấy, giới yêu văn học miền Nam biết đến ông với tác phẩm nổi tiếng "Áo Mơ Phai" đoạt Giải Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam Cộng Hòa năm 1973, còn gọi là giải thưởng Tổng thống Thiệu.

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn di cư vào Nam năm 1954. Hơn 300 trang của "Áo Mơ Phai" là dự cảm của một người yêu Hà Nội nồng nàn về một thành phố sắp không còn nữa.

toan2

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và phu nhân (hàng đầu, thứ nhất và thứ nhì, từ phải sang trái) trong Đêm Nhạc Nguyễn Đình Toàn "Môt ngày sau chiến tranh" tổ chức tại phòng sinh hoạt báo Người Việt, Tháng Tư, 2019. (Hình : Văn Lan/ Người Việt)

Chính tác giả đã nói về tác phẩm của mình trên một Tạp Chí Văn Học năm 1974 : "Nhân vật chính trong tác phẩm không phải là những nhân vật được nhắc tới trong sách mà chính là thành phố Hà Nội. Ai sống ở nơi này thường có cái cảm tưởng đang sống trong một giấc mơ, có lẽ là giấc mơ không bao giờ phai nhạt với sương mù cơn mưa sướt mướt hơi lạnh của mùa thu… Áo Mơ Phai thoát ra từ cơn mơ đó từ khi tôi xa Hà Nội mới 17 tuổi".

Sau năm 1975, ông bị bắt và "tù cải tạo" 10 năm mới được thả. Năm 1998, ông cùng gia đình xuất cảnh sang Mỹ, định cư ở Nam California, và tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.

Hơn 30 năm sau khi Áo Mơ Phai ra đời, tại Đài Á Châu Tự Do (RFA) ở Washington DC, nhà văn Nguyễn Đình Toàn chia sẻ : "Tôi viết cuốn sách đó chỉ dựa trên những dự cảm đối với hoàn cảnh lịch sử cho một người chịu đựng hoàn cảnh lịch sử như chịu đựng sự đổi thay của thời tiết".

Chính ông cũng không ngờ, khoảng 30 năm sau, Áo Mơ Phai lại mang đến cho ông "giải thưởng thứ hai" trên quê hương thứ hai. Có lẽ giải thưởng này, ý nghĩa hơn rất nhiều với ông, người đã chịu 10 năm "tù cải tạo", nhiều lần "bước chân xuống thuyền bỏ lại quê hương", theo lời ông nói.

Một buổi sáng Tháng Tư của năm 2019, ngay tại Little Saigon,  nơi ông định cư từ năm 1988 theo diện đoàn tụ gia đình, người nghệ sĩ kể lại.

"Năm 1975 vào, họ bắt hết những nhà văn, tịch thu hết sách vở. Tôi cũng bị như thế. Huy chương này, khi họ làm biên bản thì họ mang theo. Tôi nghĩ là họ sẽ cất làm tài liệu về hoàn cảnh đất nước lúc đó. Tôi không ngờ sau đó, hơn 10 năm sau, có một người, không biết ở đâu, chỉ biết là ở Mỹ, gọi điện thoại cho tôi, nói là ‘cháu có mua được một huy chương từ một chỗ bán đồng nát. Cháu thấy tên của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa nên cầm lên xem, khi lật ra mặt sau thì thấy tên của bác.’ Anh ấy xin tôi địa chỉ và đến vào đúng ngày lễ của Cha (Father’s Day). Anh ấy đến tận đây, đưa tôi cái này và nói ‘coi như cháu trao giải này lần thứ hai cho bác’".

toan3

Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn và phu nhân, bà Nguyễn Thị Thu Hồng. (Hình : Nhiếp ảnh gia Mai Dung)

‘Quê Hương Thu Nhỏ’

Những lần mà người nghệ sĩ Nguyễn Đình Toàn phải đau đớn tìm cách bước chân xuống tàu, tách lìa ra khỏi quê hương mình, ông thú nhận mình đã mang theo nỗi sợ hãi khôn cùng vì đối diện với sương đêm. Ông sợ cái chết và sợ cả phải dứt bỏ cái gì rất thiêng liêng.

"Khi sống với cảm giác ấy, tôi có cảm tưởng như mình đứng không vững nữa, tức là mình chênh vênh trên một cái gì đó. Từ đó trở đi chắc là mình đứng không vững nữa, mà quả thật là như vậy", ông nói.

"Cho đến bây giờ tôi vẫn nghĩ như vậy. Như cái cây mà bị bứng ra khỏi đất của nó đó, thì mang sang trồng sang chỗ nào khác thì nó cũng có thể sống được, nhưng hoa trái của nó sẽ không còn mang cái vị của nó nữa. Thành ra, khi người ta ước mơ người ta đi thì có nghĩa là cái đất nó đã chua rồi. Chỉ có đi thì may ra còn nuôi được, chứ tình cảm trong đó thì đã chết hết".

Và từ đó, ông không viết văn nữa. Không viết nữa vì : "Tôi gọi là đất đã chua cành đã chết rồi, không có cây nào mọc được nữa rồi. chỉ có một giống nào đó cấy với nhau thì nó mới mọc được".

"Nó giống như người không có chỗ trú thân. Tách rời ra khỏi quê hương, từ bỏ quê hương thật của mình thì chỗ khác không thể nào thay thế được đâu".

Trong nhạc phẩm, và cả thơ ca của nghệ sĩ Nguyễn Đình Toàn, ông chưa bao giờ tách lìa tình yêu trai gái ra khỏi tình đất nước. Hai lần, ở hai thời điểm, hai địa điểm khác nhau, ông đều nói : "Tình yêu quê hương và tình yêu trai gái gần như là một. Khi thu nhỏ lại thì là tình của hai người, nhưng cũng cái tình ấy khi phóng lớn lên thì nó là tình hoài hương".

"Quê Hương Thu Nhỏ là ca khúc ông viết sau năm 1975. Lúc đó, "không còn cách nào khác", theo cách diễn đạt của ông về Sài Gòn không còn nữa. Ông muốn tìm một hình ảnh nào đó mà có thể trọn vẹn ôm gọn ý nghĩa một "quê hương thu nhỏ".

"Tôi nhớ hình ảnh một người phụ nữ, kiếm sống bằng cách hằng đêm, bà thắp đèn hột vịt, bày ra chiếc bàn nhỏ, bán thuốc lá. Cho dù lúc đó tiền ăn không có, ai hút thuốc lá làm gì", ông kể.

"Hình ảnh đó tôi cho là quê hương thu nhỏ của mình, để người viễn xứ mang cho vừa đó mà".

Không cần lớn lao, không cần vĩ đại. Tình yêu quê hương của người nghệ sĩ chỉ cần là một ánh đèn dầu heo hắt bên xa lộ, với cuộc sống mưu sinh cơ hàn trên chính mảnh đất quê hương, nay đã không còn.

toan4

Huy chương Giải Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam Cộng Hòa mà nhà văn Nguyễn Đình Toàn nhận được cho tác phẩm "Áo Mơ Phai". (Hình : Kalynh Ngô)

Người nghệ sĩ hơn 80 tuổi, mắt ông đã nhoà hơn xưa rất nhiều, tay đã run, nhưng những gì thuộc về quê hương của ông thì bất tử trong tâm trí.

Ông nói : "Người nghệ sĩ là cuống rốn của quê hương. Nếu tách lìa nhau thì người nghệ sĩ không còn là nghệ sĩ nữa".

35 năm trước, ông đã đi để giữ quê hương trong sâu thẳm một góc cuộc đời mình. Ông đi để nhớ mãi những đêm hè, quán nhạc. Ông đi để còn có thể gọi tên "người tình" của mình, "người tình" mà ông gọi là Sài Gòn.

35 năm sau, ngày 28 Tháng Mười Một, ông lại ra đi một lần nữa.

Chị Nguyễn Đình Phượng Uyển, người kịp từ nước Úc bay về bên cạnh ông những ngày cuối cùng, nói rằng : "Ông đã chiến đấu cho cuộc đời mình. Ông rất dũng cảm. Đã ba, bốn lần thập tử nhất sinh, nhưng ông đều vượt qua. Hôm nay, ông đã nhẹ nhàng, thanh thản đi gặp mẹ của tôi".

Hành trang của ông lần này, chắc chắn ông vẫn mang theo "Quê Hương Thu Nhỏ" của mình.

Kalynh Ngô

Nguồn : Người Việt, 29/11/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: VOA tiếng Việt, Tuấn Khanh, Kalynh Ngô
Read 370 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)