Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bạo loạn Bình Thuận : Vì sao tuyên giáo nói ‘có động cơ chính trị’ ? (CaliToday, 16/07/2018)

Tại cuộc giao ban báo chí tháng 7/2018 tại Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận, khi đề cập đến “17 bị cáo chuẩn bị được đưa ra xét xử. Các cơ quan điều tra tỉnh Bình Thuận đang tiếp tục củng cố hồ sơ, sàng lọc thêm các đối tượng”, ông Hồ Trung Phước – trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận lý giải : “Đa phần các bị cáo này là có học vấn thấp, chưa hết cấp 1, gia đình hoàn cảnh ngặt nghèo, có tiền án tiền sự, việc làm không ổn định… Khi bị bắt, họ ít nhận thức được việc làm mình vừa gây ra. Vì thế, đây không phải là vụ án gây rối trật tự đơn thuần mà là có động cơ chính trị”.

baoloan1

Hồ Trung Phước – Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận – là quan chức đầu tiên tiết lộ ‘có động cơ chính trị’ trong cuộc bạo loạn Bình Thuận ngày Mười tháng Sáu năm 2018. Ảnh : Tuổi Trẻ

Vậy ‘có động cơ chính trị’ nào trong cuộc bạo loạn Bình Thuận ? Phải chăng đó là động cơ chính trị của Việt Tân hay ‘các thế lực thù địch’ ?

Hãy so sánh Bình Thuận và Sài Gòn

Ngay sau cuộc biểu tình cực lớn lên đến ung ung ngàn người ở Sài Gòn vào ngày Mười tháng Sáu năm 2018, một quan chức công an là phát ngôn viên cho Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã nói không ấp úng rằng ‘Việt Tân kích động biểu tình’. Nhưng phát ngôn này lại một lần nữa gây nghi ngờ lớn nơi công luận, bởi đã không kèm theo bất cứ một bằng chứng nào về sự hiện diện của đảng Việt Tân trong cuộc biểu tình ở Sài Gòn trước và trong ngày Mười tháng Sáu năm 2018. Lối phát ngôn không cần thuyết minh bằng chứng như thế lại giống hệt tuyên bố cũng của Công an Thành phố Hồ Chí Minh về Việt Tân sau cuộc biểu tình của người dân phản đối thảm họa xả thải của Formosa. Sau cuộc biểu tình đó, trong khi công an không thể trưng ra bất kỳ bằng chứng nào về Việt Tân thì người dân biểu tình lại có quá nhiều bằng chứng về việc công an đã bắt lôi người biểu tình lên xe bus và tập trung khoảng 500 người về sân vận động Hoa Lư ở quận Nhất rồi đánh đập họ cực kỳ dã man.

Còn ở Phan Thiết, ngay sau cuộc bạo loạn, chỉ thấy giới dư luận viên của đảng và công an tố cáo ‘thế lực phản động giật dây biểu tình ở Phan Thiết’, nhưng lại không hề nói rõ thế lực nào. Cho đến nay, vẫn chưa thấy Công an Bình Thuận hay những quan chức Bộ Công an tuyên bố là ‘Việt Tân kích động’.

Trong khi đó, nhiều người dân Phan Rí Cửa và Phan Thiết khẳng định là người dân nơi đây rất hiền hòa, chỉ phản ứng với chính quyền và công an do bị Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân xả thải gây ô nhiễm cả trên bờ lẫn trên biển làm kiệt đường sinh nhai của bà con ngư dân. Cách phản ứng thông thường của người biểu tình là tuần hành, còn khi bị công an ngăn chặn thô bạo và đánh đập thì họ mới ném đá lại. Nhưng không có chuyện người dân Phan Thiết hung hãn và cực đoan đến mức đốt phá xe hơi và trụ sở…

Vài bài phóng sự của báo nhà nước, như tờ Phụ Nữ Thành phố Hồ Chí Minh, đã mô tả nhiều người dân Phan Thiết nói về ‘nó đấy’, tức những thanh niên lạ mặt ở nơi khác kéo đến. Số thanh niên này bịt mặt và rất hung hãn.

Số thanh niên này là ai, từ đâu đến ? Không ai biết.

Một điểm đồng dạng đang hiện ra giữa hai cuộc biểu tình đập phá năm 2014 ở Bình Dương và năm 2018 ở Phan Thiết : đều xuất hiện những người cầm đầu là người lạ mặt. Trong vụ việc Bình Dương năm 2014, thậm chí số người lạ mặt này còn không phải là công nhân và đã được một số nhân chứng mô tả là giang hồ. Thế nhưng khi những kẻ giang hồ này cầm đầu đám đông lao đi đốt phá các nhà máy thì hoặc không thấy bóng dáng cảnh sát đâu, hoặc có cảnh sát nhưng không có bất kỳ hành động ngăn chặn nào. Vì thế, rất nhiều dư luận đã cho rằng chính lực lượng công an đã nhận được mật lệnh làm ngơ cho những kẻ lạ mặt cầm đầu biểu tình đập phá và đốt phá ở Bình Dương và Đồng Nai…

Cho tới tận giờ đây, 4 năm sau vụ bạo động Bình Dương, hành tung và ung thế của những kẻ lạ mặt trên vẫn là một ‘bí mật quốc gia’. Đã không có bất kỳ cơ quan nào của chế độ cầm quyền hé môi về bí mật này.

Điều lạ lùng là mặc dù Bộ Công an và Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động đã tung một lực lượng đông đảo để đàn áp cuộc biểu tình của người dân Phan Thiết, đã bắt bớ gần 200 người, song cho tới nay báo ngành công an vẫn chỉ thông tin “Hé lộ có nhiều “kẻ đứng sau” kích động, xúi giục người gây rối”, và “Theo lời khai của một số đối tượng, trong hai ngày gây rối họ đã được “tiếp sức” từ nhiều người bằng hình thức cho tiền và hứa hẹn sẽ “có thưởng” nếu như đạt được “thành tích” cao…”, mà không thể chỉ rõ nhóm nào đã chủ trương ung tiền để kích động việc này.

Nhưng trùng với tiết lộ ‘có động cơ chính trị’ của Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Bình Thuận Hồ Trung Phước vào ngày 11/7/2018, một vài tờ báo ngành công an đã bắt đầu đăng tải hình ảnh của những ‘người lạ’ đã đốt phá xe hơi và trụ sở cơ quan ở Bình Thuận – có kẻ bịt mặt và có kẻ lộ mặt – và kêu gọi những kẻ này ‘ra đầu thú để hưởng lượng khoan hồng’. Chi tiết đáng chú ý không kém là lời kêu gọi này cũng không đề cập đến ‘thế lực thù địch’ hay Việt Tân.

Vậy thế lực nào đã bảo kê cho những kẻ bịt mặt gây bạo loạn ở Phan Thiết ? Liệu bàn tay đạo diễn cho cuộc biểu tình khổng lồ ở Sài Gòn có nối kết với bàn tay đạo diễn vụ đốt phá xe và trụ sở công quyền ở Phan Thiết, từ đó vừa tạo cớ để công an đàn áp nặng nề đối với người dân nơi đây, vừa nhắm tới một mục đích chính trị nào đó ? Nếu câu hỏi này là cơ sở, phải chăng vụ đốt phá này không phải do người dân gây ra, cũng chẳng phải Việt Tân, mà do chính một thế lực nào đó trong nội bộ đảng Cộng sản ‘kiến tạo’ ?

Bạo loạn không thể là dân, mà chỉ có thể từ những bàn tay đen đúa trong nội bộ đảng.

Thiền Lâm

**********************

‘Sẽ có kết luận thanh tra Thủ Thiêm ngày 15/7’ lại thất hứa ! (CaliToday, 16/07/2018)

baoloan2

Đúng vào ngày 15 tháng Bảy năm 2018 – thời điểm được chính phủ Việt Nam hứa hẹn sẽ công bố chính thức bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm vốn đã kéo dài suốt hai chục năm trời của nước mắt, máu và cả nhiều cái chết uất nghẹn của dân oan nơi đây, không phải hệ thống báo đảng và báo nhà nước công bố bản kết luận này, mà nội dung kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm của Thanh tra chính phủ dài 17 trang lại được đăng tải trên… FB Lê Nguyễn Hương Trà.

Trên FB Lê Nguyễn Hương Trà, bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm có nội dung cập nhật tình hình và rất cụ thể, dường như không phải là văn bản ngụy tạo hay bị làm giả. Tuy nhiên, bản kết luận đăng tải bị xóa số văn bản, ngày phát hành và chữ ký và không có những phụ lục kèm theo.

baoloan3

Trang đầu của bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm đăng trên FB Lê Nguyễn Hương Trà ngày 15/7/2018.

Tuy chưa thể khẳng định về tính xác cứ của bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm trên FB Lê Nguyễn Hương Trà, nhưng trong quá khứ gần vào những tháng đầu năm 2018, Lê Nguyễn Hương Trà là người đầu tiên đã đưa tin tức chính xác về hai vụ việc bắt Vũ ‘Nhôm’ và bắt hai tướng công an là Nguyễn Thanh Hóa và Phan Văn Vĩnh, bất chấp tướng Lương Tam Quang – người phát ngôn Bộ Công an – luôn không thừa nhận những tin tức của Lê Nguyễn Hương Trà.

Cho đến hết ngày 15 và sang đầu ngày 16 tháng Bảy năm 2018, báo chí nhà nước vẫn tuyệt đối im lìm mà không có bất cứ một thông tin nào về kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Mặc dù được hứa hẹn sẽ công bố vào ngày 15/7, nhưng về thực chất kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm còn bị trễ hẹn đến một tháng, mà thời điểm hứa hẹn trước đó là ngày 15/6/2018.

Trước đây vào năm 2015, vụ Thủ Thiêm đã từng bị Thanh tra chính phủ tổ chức thanh tra, do Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh ‘cầm đầu’. Nhưng cho tới nay, vẫn chẳng ai thấy mặt mũi kết luận thanh tra mà Phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh đã thực hiện tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Vào thời gian đó, có những dấu hiệu khuất tất khiến nhiều người dân Thủ Thiêm nghi ngờ rằng đã có một sự móc ngoặc giữa đoàn thanh tra chính phủ của Ngô Văn Khánh với giới quan chức nhiều tiền lắm của ở Thành phố Hồ Chí Minh. Rốt cuộc, hàng núi hồ sơ khiếu kiện và tố cáo của dân oan Thủ Thiêm đã bị quẳng vào một xó xỉnh nào đó, nước mắt dân oan vẫn tiếp tục tuôn ra, máu của dân oan vẫn tiếp tục đổ, còn Ngô Văn Khánh trở về Hà nội, để từ đó báo chí càng bất ngờ khi phát hiện những tài sản ngồn ngộn mới cứng của nhân vật này.

Trong số những quan chức liên quan và phải chịu trách nhiệm hình sự một khi vụ Thủ Thiêm được khởi tố điều tra, cựu phó tổng thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh là một cái tên không thể bỏ qua. Cho dù vào thời gian đó Ngô Văn Khánh có cho công bố kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm chăng nữa, dư luận vẫn tin chắc rằng ông Khánh đã làm nhẹ đi rất nhiều các sai phạm ghê gớm của giới quan chức từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các bộ ngành trung ương mà do đó bản kết luận này về thực chất là ‘ăn bẩn’.

Nhưng với bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm được công bố trên FB Lê Nguyễn Hương Trà vào tháng Bảy năm 2018, tình hình có vẻ không bớt đen tối hơn là bao.

Kết luận trên vẫn ghi nhận ‘thành tích’ của Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trong việc giải tỏa 99% ‘đất sạch’, trong khi chỉ đề cập một cách hết sức sơ sài đến diện tích giải tỏa lố 160 ha theo tố cáo của người dân Thủ Thiêm. Còn phần Kiến nghị xử lý của bản kết luận này lại hoàn toàn không nêu ra, như thể cố tình tránh né, bất kỳ cái tên nào của giới quan chức ‘ăn đất’, đặc biệt là bí thư Thành phố Hồ Chí Minh thời đó là Lê Thanh Hải, bí thư quận 2 thời đó là Tất Thành Cang, Nguyễn Văn Đua – Phó chủ tịch ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thời đó…

Vụ giải tỏa Thủ Thiêm diễn ra trong suốt chiều dài thời gian mà Lê Thanh Hải đảm nhiệm chức vụ chủ tịch Thành phố Hồ Chí Minh (2001-2006) và 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (2006-2015).

Lê Thanh Hải lại là quan chức bị dân oan Thủ Thiêm tố cáo ghê gớm nhất về ‘cướp đất vàng’ ở Thủ Thiêm. Vào thời đó, người được xem là ‘đệ tử ruột’ của ông Hải là Tất Thành Cang là bí thư quận 2 đã có nhiều biểu hiện tiếp tay rất đắc lực cho các nhóm lợi ích để cưỡng chế đẩy đuổi dân nghèo Thủ Thiêm ra khỏi mảnh đất duy nhất của họ.

Nguyễn Văn Đua bị ‘tố’ là đã ký một quyết định về quy hoạch Thủ Thiêm mà đã vượt quyền khi phủ nhận cả quyết định trước đó của Thủ tướng chính phủ.

Trước kỳ họp quốc hội tháng 5 – 6 năm 2018, nước mắt dân oan và áp lực quá lớn của dư luận xã hội cùng cái lò lây lất khói của Tổng bí thư Trọng đã buộc đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh không thể nhắm mắt làm ngơ. Thế nhưng, bản báo cáo của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cho Chính phủ về vụ Thủ Thiêm đã hoàn toàn ‘xù’ trách nhiệm. Bản báo cáo này đã hoàn toàn không giải thích thỏa đáng về những dấu hỏi rất lớn mà dư luận xã hội và báo chí công phẫn nêu ra. Bản báo cáo này cũng không thừa nhận bất kỳ cái sai nào thuộc về trách nhiệm của đảng bộ và chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh, mà chỉ thòng một câu ‘UBND thành phố đang xem xét, trao đổi với Thanh tra Chính phủ để thống nhất hướng xử lý báo cáo Thủ tướng Chính phủ’.

Nếu bản kết luận thanh tra khu đô thị mới Thủ Thiêm được công bố trên FB Lê Nguyễn Hương Trà là thật, một giả thiết đáng sợ được đặt ra từ khi vụ Thủ Thiêm bùng phát đang lao nhanh đến hiện thực : phải chăng đã có sự thỏa hiệp, hay nói trắng ra là ‘đi đêm’ giữa các nhóm quyền lực – lợi ích mới với nhóm quyền lực – lợi ích cũ để ‘chuyển giao lợi ích’ và đương nhiên cho chìm xuồng vụ Thủ Thiêm cùng đổ sạch biển nước mắt của dân oan ?

Thiền Lâm

**********************

Bí thư Sài Gòn tiếp tục ‘hứa hẹn’ với người dân mất đất ở Thủ Thiêm (Người Việt, 16/07/2018)

Hôm 16 Tháng Bảy, tin cho hay bí thư Thành Ủy Sài Gòn, ông Nguyễn Thiện Nhân, đi “thăm hỏi” người dân Thủ Thiêm lần thứ hai trong vòng một tháng.

baoloan4

Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân (áo trắng, giữa) với đoàn “tiền hô hậu ủng” đi gặp người dân. (Hình : Zing)

Hình ảnh trên truyền thông nhà nước cho thấy ông Nhân được một đội liên ngành mặc thường phục, đi cùng nhóm phóng viên ảnh đông đảo theo sát từng bước chân trong lúc ông này đến chung cư Bình Khánh (nơi chỉ một số người khiếu kiện được đưa đến ở tạm thời gian gần đây) và khu tạm cư của phần lớn người dân Thủ Thiêm đang khiếu kiện từ hơn chục năm qua.

Báo Zing tường thuật : “Bí Thư Nhân ghi nhận ý kiến, khẳng định rất muốn giải quyết ngay các kiến nghị của bà con nhưng vẫn phải giải quyết đúng quy định, cần có thời gian và hướng xử lý.”

Tờ báo cũng dẫn lời một số người dân Thủ Thiêm “bày tỏ lòng biết ơn” và “cám ơn bác Nhân rất nhiều.”

Tuy vậy, trên mạng xã hội lan truyền clip cho thấy cảnh giằng co, la lối, gào khóc khi vệ sĩ của ông Nhân cản và lôi một số dân oan ra xa trong lúc ông này ra xe để đi về.

Chuyến đi gặp người dân hôm 16 Tháng Bảy của Bí Thư Nhân được xem là hành động nhằm “kéo dài thời gian” trong lúc các vụ khiếu kiện liên quan đến dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm vẫn chưa có giải pháp xử lý dứt điểm.

baoloan5

Bí Thư Thành Ủy Sài Gòn Nguyễn Thiện Nhân (áo trắng, giữa) và dàn phóng viên ảnh đứng sau. (Hình : Tuổi Trẻ)

Theo truyền thông “lề phải,” hiện người dân Thủ Thiêm vẫn chỉ biết trông chờ vào lời hứa miệng “không gạt và không bỏ rơi bà con” của ông Nhân hồi tháng trước.

Hơn nữa, chuyến thăm diễn ra trong lúc đã qua hạn chót 15 Tháng Bảy về việc công bố kết luận chính thức về dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm theo chỉ đạo của Thủ Tướng cộng sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Trong một diễn biến khác, báo InfoNet của Bộ Thông Tin Truyền Thông cho hay, sau bảy năm từ khi Thanh Tra Chính Phủ công bố kết luận thanh tra về những sai phạm đất đai ở thành phố Sài Gòn, đến nay các tổ chức, cá nhân vi phạm “vẫn chưa bị xử lý trách nhiệm.”

Đáng lưu ý, theo báo này, những viên chức đã để xảy ra sai phạm đất đai tại các quận 2 (trong đó có một loạt vụ khiếu kiện về khu đô thị mới Thủ Thiêm), quận 7, quận 9 và quận Bình Tân, chỉ bị “phê bình” hoặc “rút kinh nghiệm.”

Blogger Lê Dũng Vova bình luận trên trang Facebook cá nhân : “Người dân còn khổ dài dài khi nhận thức pháp luật còn kém như thế này : Đi kêu và trông chờ vào một anh bên đảng lo cho quyền lợi của mình ! Người dân không biết ai đại diện cho tư cách công dân của mình khi bỏ tiền đóng thuế nuôi đám ‘đại biểu Quốc Hội’ đại diện cho mình, nuôi đám hội đồng nhân dân đại diện cho mình tại địa phương.

Ông Nhân chỉ là một chức sắc của đảng tại địa phương, không có tư cách pháp lý giải quyết các vấn đề đất đai hay quyền lợi của dân chúng nơi đây, không có tư cách làm việc thay bộ máy chính quyền do dân bầu ra. Khi nào từng người dân còn chưa nắm chắc luật về tổ chức nhà nước và thực thi luật thì còn tồn tại nhiều băng nhóm bất chấp pháp luật để cướp tài sản của dân ở khắp nơi.” (T.K.)

Published in Việt Nam

cadao1

Những tà áo dài trên đường phố Sài Gòn những năm 1960 - Ảnh minh họa : Zing

1.

Nam Kỳ Khởi Nghĩa tiêu Công Lý
Đồng Khởi vùng lên mất Tự Do.

2.

Đôi dép râu dẵm nát đời son trẻ
Nón tai bèo che khuất nẻo tương lai.

3.

Chim xa rừng còn thương cây nhớ cội
Việt Cộng về thành làm tội dân ta.

4.

Năm đồng đổi lấy một xu
Thằng khôn đi học, thằng ngu làm thầy.

5.

Có miệng không nói lại câm
Hai hàng nước mắt chan dầm như mưa.

6.

Lương chồng, lương vợ, lương con
Đi ba buổi chợ chỉ còn lương tâm.
Lương tâm đem chặt ra hầm
Với rau muống luộc khen thầm là ngon.

7.

Anh Đồng, anh Duẩn, anh Chinh
Ba anh có biết dân tình cho không ?
Rau muống nửa bó một đồng
Con ăn bố nhịn, đau lòng thằng dân.

8.

Có áo mà chẳng có quần
Lấy gì hạnh phúc hỡi dân cụ Hồ ?
Có đói mà chẳng có no
Lấy gì độc lập, tự do hỡi người ?

9.

Bác Hồ chết phải giờ trùng
Nên bầy con cháu dở khùng dở điên
Thằng tỉnh thì đã vượt biên
Những thằng ở lại nửa điên nửa khùng.

10.

Nhà ai giàu bằng nhà cán bộ ?
Hộ nào sang bằng hộ đảng viên ?
Dân tình thất đảo bát điên
Đảng viên mặc sức vung tiền vui chơi.

11.

Ai về qua tỉnh Nam Hà
Xem lũ đầy tớ xây nhà bê tông.
Tớ ơi, mày có biết không ?
Chúng ông làm chủ mà không bằng mày !

12.

Phong lan, phong chức, phong bì
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn ?
Phong lan ngắm mãi cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui.

13.

Đảng ta là đảng thần tiên
Đa lô (đô-la) thì được, đa nguyên thì đừng.

14.

Ngày đi, đảng gọi "Việt gian"
Ngày về thì đảng chuyển sang "Việt kiều"
Chưa đi : phản động trăm chiều
Đi rồi : thành khúc ruột yêu ngàn trùng.

15.

Chiều chiều trên bến Ninh Kiều
Dưới chân tượng bác, đĩ nhiều hơn dân !

16.

Trăm năm bia đá cũng mòn
Bia chai cũng vỡ, chỉ còn bia ôm.

17.

Thầy giáo, lương lãnh ba đồng
Làm sao sống nổi mà không đi thồ
Nhiều thầy phải đạp xích lô
Làm sao xây dựng tiền đồ học sinh ?

18.

Tìm em như thể tìm chim
Chim bay biển Bắc, anh tìm biển Đông
Tìm chi cho phải mất công
Đài Loan, Hàn Quốc em dông mất rồi.

19.

Trách ai sinh thứ họ Hồ
Để cho cả nước như đồ vất đi !

20.

Bác Hồ đại trí, đại hiền
Chơi Minh Khai chán, gá liền Hồng Phong
Minh Khai phận gái chữ tòng
Bác Hồ sái nhất, Hồng Phong sái nhì.

21.

Ngày xưa giặc Pháp mộ phu
Ngày nay đảng bán dân ngu lấy tiền
Đảng ta là đảng cầm quyền
Đảng bán ruộng đất lấy tiền đảng tiêu.

22.

Dịch heo nối tiếp dịch gà
Bao giờ dịch đảng cho bà con vui.

23.

Bao giờ Hồ cạn, Đồng khô
Chinh rơi, Giáp rách, cơ đồ mới yên.

24.

Tiên sư Cộng sản Việt Nam
Suốt đời bán cả giang san nước nhà !

25.

Dân đói mà đảng thì no
Sức đâu ủng hộ, hoan hô suốt ngày
Đảng béo mà dân thì gầy
Độn bắp, độn sắn biết ngày nào thôi ?

26.

Hoan hô độc lập tự do
Để cho tớ nhá bo bo sái hàm

27.

Nhân dân thì chẳng cần lo
Nhà nước lo sẵn bo bo mỗi ngày
Hãy chăm tay cấy tay cầy
Nhịn ăn nhịn mặc chờ ngày vinh quang

28.

Bắt trồng mà chẳng thu mua
Tại sao đảng nỡ dối lừa nhân dân ?
Tiền cầy, tiền giống, tiền phân
Một trăm thứ thuế đổ thân gầy gò
Dân đói mà đảng thì no
Kêu trời, kêu đất, kêu Hồ chí Minh

29.

Thi đua làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài mua xe
Thi đua làm việc bằng ba
Để cho cán bộ xây nhà lát sân

30.

Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái l…

31.

Công nhân, vợ ốm con côi
Lãnh đạo nhà gác, xe hơi bộn bề
Bao giờ cho hết trò hề ?

32.

Ông Đồng, ông Duẩn, ông Chinh
Vì ba ông ấy, dân mình lầm than

33.

Ngày xưa đại tướng cầm quân
Ngày nay đại tướng cầm quần chị em

34.

Giỏi a đồng chí Đỗ Mười
Lớp ba chưa đỗ đã ngồi bí thư

35.

Vẻ vang thay lãnh tụ ta
Đem dân xuất khẩu bán ra nước ngoài

36.

Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Cúi đầu dâng đảo Trường Sa cho Tàu

37.

Ngày xưa chửi Mỹ hơn người
Ngày nay nịnh Mỹ hơn mười lần xưa
Ngày xưa đánh Mỹ không chừa
Ngày nay con cái lại lùa sang đây
Ngày xưa Mỹ xấu, Ðảng hay
Ngày nay Ðảng ngửa hai tay xin tiền !

38.

Đảng ta chọn tướng họ Lê
Đức Anh thất đức nên bê lên ngồi

39.

Liên bang Xô Viết vỡ rồi
Văng Linh, văng Kiệt, Đỗ Mười văng luôn

40.

Nước ta bầu cử tự do
Lọc qua, lừa lại toàn lò Mác Lê

41.

Không đi không biết Tam Đảo
Đi thì không biết nơi nào mà ngu.

42.

Trung ương chỉ thị ba cùng
Đảng viên phải bám quần chùng nhân dân.

43.

Tin đâu như sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần
Tin đâu như sét đánh gần
Bác Hồ đang sống từ trần chuyển sang

44.

Bác Hồ thuở nhỏ bồi Tây
Đến già Bác lại đu giây Nga Tàu.

45.

Đảo kinh là cái đỉnh cao
Trí tuệ nên đảng hô hào văn minh
Đảng viên cán bộ thất… kinh
Văn minh cho lắm vẫn mình cán ngô

46.

Chị em du kích giỏi thay
Bắn máy bay Mỹ rớt ngay cửa mình

47.

Tin buồn noan báo trên đài
Xe tăng bác nái nật hai ba nần !

48.

Tin thua như sét đánh ngang
Làm Bác chết cứng, lúc đang thay quần
Hôm qua còn sống sờ sờ
Mà nay bác đã cứng đơ cái mình

49.

Khôn hồn thả cải tạo ra
Kẻo Ngụy trở lại chết cha Đỗ Mười

50.

Tổ cha cái bọn đười ươi
Đỗ Tám, Đỗ Chín, Đỗ Mười ăn… "biu"

51.

Trạch Dân có họ Giang mai
Này dân Trung Quốc đói dài vì ông

52.

Đỗ Mười sang lạy Trung Hoa
Kính dâng quần đảo Trường Sa cho Tầu

53.

Anh mò địa đạo Củ Chi
Củ chi là cái củ gì ? Củ anh ? !

54.

Ngày xưa chống Mỹ chống Tây
Ngày nay chống gậy ăn mày áo cơm

55.

Trồng mía, trồng ớt, trồng hành
Vì nghe lời đảng mà thành bể niêu
Trồng tiêu rồi lại trồng điều
Vì nghe lời đảng mà niêu tan tành

Nguồn : CaliToday, 30/06/2017

Published in Văn hóa

Ngày 20/4/2018, ông Lê Văn Tam, Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng đã trả lời truyền thông nhằm phủ nhận tin đồn căn biệt phủ có giá hàng trăm tỷ là do Vũ "nhôm", tức Phan Văn Anh Vũ biếu tặng.

congan1

Giám đốc công an Đà Nẵng Lê Văn Tam, người có thể trở thành nạn nhân mới trong cuộc thanh trừng. Ảnh : SOHA

Trả lời báo chí, ông Lê Văn Tam nói :

"Tôi biết được thông tin đó từ chiều hôm qua trên mạng xã hội (Facebook-người viết). Đó là thông tin tào lao, không đúng".

Ông Tam còn cho biết hiện nay đang cho lực lượng công an điều tra sự việc

"Chúng tôi đang xem xét, điều tra làm rõ thông tin. Đó là thông tin tào lao"- ông Tam khẳng định.

Trước đó, trên Facebook cá nhân của nhà báo Dương Hằng Nga (báo Giao thông) đã cho đăng tải tin tức nghi vấn về căn biệt phủ nằm ở khu đắc địa bên bờ sông Hàn có diện tích 1000m2. Căn biệt phủ nằm trong làng biệt thự Euro Village, cứ trung bình mỗi 1m2 có giá đến 60 triệu đồng. Vị chi 1000m2 có giá lên đến 60 tỷ. Đó chỉ là giá đất vào thời điểm giá bất động sản chưa sốt như hiện nay, khi mà người Trung Quốc đang đổ cả đống tiền vào Đà Nẵng để sở hữu những khu đất ở thành phố này khiến giá đất tăng lên gấp nhiều lần.

Theo nhà báo Dương Hằng Nga, biệt phủ của Giám đốc Lê Văn Tam được xây dựng hơn cả 40 tỷ đồng. Tổng số tiền mà ông giám đốc Lê Văn Tam bỏ ra để sở hữu căn biệt phủ nói trên lên đến hơn 100 tỷ.

Trả lời vấn đề này, giám đốc Lê Văn Tam cho biết :

"Đúng là tôi có sở hữu căn biệt thự tại làng biệt thự Euro Village. Gia đình tôi sống ở đây".

Căn biệt phủ của Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng cũng rất đặc biệt. Tòa nhà có 2 cổng và 2 số nhà. Ngoài ông Tam là giám đốc công an thành phố, vợ ông chỉ là một giáo viên bình thường, còn cậu con trai chỉ là nhân viên của Sở Xây dựng. Tuy nhiên, cả 3 người này đều sở hữu những chiếc siêu xe đắt tiền.

Theo nhà báo Dương Hằng Nga, mượn danh chồng mình, vợ của giám đốc Tam ra sức "càn quét" cho nhiều công ty để kinh doanh. Dư luận đặt ra câu hỏi, với mức lương của một giám đốc công an, một giáo viên và một nhân viên Sở Xây dựng thì tích lũy đến bao giờ mới có thể sở hữu được căn biệt thự mà theo thời giá hiện nay phải hơn 150 tỷ đồng ? Đó là chưa kể đến những chiếc siêu xe, nội thất đắt tiền bên trong tòa nhà.

Trước nghi vấn tòa nhà là do Vũ "nhôm", một đại gia, thượng tá tình báo Bộ Công an bị thất sủng, hiện nay phải xộ khám trong cuộc đấu đá nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, đại tá Lê Văn Tam khẳng định :

"Thông tin ông Vũ nhôm tặng tôi căn biệt thự này là không chính xác. Đó là thông tin tào lao".

Tào lao, thất thiệt, tin đồn hay chính xác cho đến nay vẫn chưa khẳng định được. Tuy nhiên, với mức lương của một công chức và quyền lực trong một chế độ độc tài Cộng sản, thì với những người như đại tá, giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng sở hữu căn biệt thự trị giá hàng trăm tỷ đồng không phải từ lương là điều rất dễ hiểu.

congan2

Nhà báo Dương Hằng Nga và Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ. Ảnh : Internet

Nhà báo Dương Hằng Nga không phải là người quá xa lạ đối với công chúng Việt Nam. Vào những ngày cuối năm 2017, trước khi Phan Văn Anh Vũ bị bắt, nhà báo này đã gây sốt truyền thông khi trở thành nạn nhân của một cuộc trả thù do Vũ "nhôm" chủ xướng. Theo bà Dương Hằng Nga, chỉ vì viết 8 loạt bài đăng trên Báo Giao Thông kể về loạt sai phạm của dự án "Vầng Trăng Khuyết" của đại gia Vũ "nhôm" mà bà đã bị công an Đà Nẵng cấm xuất cảnh theo đề xuất của ông này. Nói cách khác, cả lực lượng công an Đà Nẵng lúc này trở thành công cụ của Vũ "nhôm". Chưa hết, bà còn bị coi như kẻ nguy hiểm của công an Đà Nẵng, bị bao vây, o ép liên tục trong thời gian dài.

Mãi đến khi cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh bị hất cẳng, Vũ "nhôm" bị bắt, chủ tịch Huỳnh Đức Thơ dính một loạt sai phạm nhưng vẫn bình yên vô sự, nghiễm nhiên chễm chệ trên chiếc ghế Chủ tịch thành phố thì lúc này công chúng mới phát hiện ra nhà báo Dương Hằng Nga là con bài trong cuộc chiến trong nội bộ lãnh đạo chính quyền thành phố Đà Nẵng. Những bài viết nịnh bợ, tung hô Huỳnh Đức Thơ một cách thô thiển của Dương Hằng Nga đã lật tẩy bộ mặt của nhà báo này.

Trong cơn giông tố đang diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, khi mà 2 cựu chủ tịch thành phố là ông Trần Văn Minh và Văn Hữu Chiến, theo đó là một loạt quan chức bị bắt giam, khởi tố vì dính líu đến Vũ "nhôm", việc nhà báo Dương Hằng Nga cho đăng tải tin tức về căn biệt phủ của Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng Lê Văn Tam không khỏi làm cho dư luận nghi ngờ về âm mưu lật đổ chiếc ghế giám đốc công an của ông Tam. Rất có thể, ông Tam là tay chân của thế lực đã bị thất sủng nên từ Bí thư Trương Quang Nghĩa, cho đến Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ muốn hất cẳng Lê Văn Tam để giành chiếc ghế cho người khác. Để làm được điều đó, thế lực này mượn tay dư luận, mà người quăng quả bom phát quang không ai khác chính là nhà báo Dương Hằng Nga.

Nói về tay nghề viết lách, nhà báo Dương Hằng Nga khá non. Từ văn phong cho đến cách dùng từ, dấu chấm câu hay cách giấu mình đều không thể so sánh với những tay nhà báo kỳ cựu như Trương Huy San. Việc Dương Hằng Nga lộ liễu tung hô Huỳnh Đức Thơ đã phần nào cho thấy điều đó. Trong khi Dương Hằng Nga tố cáo Lê Văn Tam sở hữu tòa biệt phủ hàng trăm tỷ thì cô quên rằng theo kết luận thanh tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, khối tài sản mà Huỳnh Đức Thơ sở hữu còn kinh hoàng hơn của ông Tam rất nhiều.

Bão ở Đà Nẵng vẫn chưa tan. Sắp tới đây sẽ có một loạt quan chức nữa hoặc sẽ bị kỷ luật, hoặc sẽ phải xộ khám theo chân của cựu Chủ tịch thành phố Trần Văn Minh.

Người Quan Sát

Published in Việt Nam

Vào tháng Ba năm 2018, một số vận động đầu tiên cho thấy mối quan tâm của Chính phủ Mỹ và phương Tây về chủ đề nhân quyền tại Việt Nam đã diễn ra, chuẩn bị cho Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Năm năm 2018 tại Washington DC

doithoai1

Ngày 31/3/2018 tại Hà Nội, gia đình các nạn nhân bị bắt đã có buổi tiếp xúc với đại diện các sứ quán Anh, Mỹ, Đan Mạch, Thụy Điển, Úc, Đức và Pháp. Ảnh : Hội Anh em dân chủ

Đầu tháng Ba, có một cuộc gặp của Cao ủy Liên hiệp quốc tế người tị nạn với một số người nhà của tù nhân lương tâm và tại Hà Nội.

Ngày 19/3/2018, Đại diện Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ và Canada tại Sài Gòn đã đến Chùa Giác Hoa gặp một số đại diện Hội Đồng Liên Tôn, ghi nhận ý kiến của các tổ chức tôn giáo độc lập tại Việt Nam nhằm có đầy đủ dữ liệu cho cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt vào tháng Năm tới.

Ngày 31/3/2018, trước khi các thành viên Hội Anh em dân chủ – một tổ chức xã hôi dân sự ở Việt Nam – bị đưa ra xét xử vào ngày 5/4/2018, gia đình các nạn nhân bị bắt đã có buổi tiếp xúc với đại diện các sứ quán Anh, Mỹ, Đan Mạch, Thụy Điển, Úc, Đức và Pháp. Các gia đình đã có lời thỉnh cầu can thiệp của cộng đồng quốc tế trước bất công mà Hội Anh em dân chủ đang phải gánh chịu. Các sứ quán đã lắng nghe và hứa sẽ can thiệp cũng như sẽ gửi đại diện đến tham dự phiên toà.

Ngày 31/3/2018 tại Hà Nội, gia đình các nạn nhân bị bắt đã có buổi tiếp xúc với đại diện các sứ quán Anh, Mỹ, Đan Mạch, Thụy Điển, Úc, Đức và Pháp.
Ảnh : Hội Anh em dân chủ

Có một điểm khác biệt cơ bản giữa Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt năm nay và năm ngoái : vào năm 2018, tình hình kinh tế và ngân sách của Việt Nam còn tồi tệ hơn cả năm 2017. Đó là nguồn cơn khiến giới chóp bu Việt Nam phải chìm đắm hy vọng vào Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Châu Âu (EVFTA).

Sau khi TPP đổ vỡ lần đầu vào đầu năm 2017 do Mỹ chính thức rút khỏi hiệp định này, chính thể Việt Nam chỉ còn EVFTA là hiệp định thương mại mang lại lợi lộc nhiều nhất ứng với đà xuất siêu của Việt Nam sang Châu Âu lên đến 25 tỷ USD mỗi năm – gần bằng giá trị nhập siêu lên đến 30 tỷ USD hàng năm (chỉ tính theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch) của Việt Nam từ Trung Quốc.

Muốn EVFTA được thông qua, Việt Nam cần có toàn bộ đồng thuận của 28 quốc hội ở 28 nước Châu Âu, mà nếu chỉ một nước không đồng ý thì Hà Nội coi như trắng tay.

Nhưng sau khi Nghị viện Châu Âu tung ra một bản nghị quyết về vấn đề nhân quyền Việt Nam – mang số hiệu 2016/2755 (RSP) – vào tháng 6/2016, EU ngày càng quan tâm đặc biệt đến chủ đề nhân quyền cho Việt Nam và nói thẳng đây là một trong những điều kiện bắt buộc, để nếu Việt Nam không chịu cải thiện nhân quyền thì sẽ không có cơ hội nào có được EVFTA.

Vậy là một chủ trương của đảng cầm quyền về "hạn chế bắt phản động" ngày càng lộ rõ. Khác hẳn với 8 tháng đầu năm của năm 2017 (từ tháng Ba đến tháng Mười) liên tục bắt bất đồng, từ tháng 11 năm đó đến cuối tháng 3/2018, nhà cầm quyền Việt Nam chỉ bắt một trường hợp nhà giáo Vũ Văn Hùng – thuộc tổ chức xã hội dân sự Hội giáo chức Chu Văn An, nhưng không dám quy vào tội chính trị mà chụp cho cái mũ "cố ý gây thương tích", cho dù đến giờ công an vẫn không hề công bố được "nạn nhân bị gây thương tích" là ai.

Trong lúc chưa có tín hiệu nào cho thấy Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt 2018 sẽ bớt bế tắc so với Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt 2017, vài tia sáng le lói lại đang lóe ra từ Châu Âu. Trong buổi tiếp "đảng trưởng" Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng Ba năm 2018, Tổng thống Pháp Macron đã nêu thẳng vấn đề cải thiện nhân quyền,đồng thời Pháp cũng đôn nội dung nhân quyền lên mục thứ 2 trong Tuyên bố chung Việt – Pháp năm 2018, cao hơn hẳn vị trí chỉ là thứ 6 trong bản Tuyên bố chung Việt – Pháp năm 2013.

Có thể và trong một chừng mực không lớn, động thái của Pháp nói riêng và của EU nói chung sẽ tác động đến kết quả của Đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt 2018 diễn ra tại Washington DC vào tháng Năm tới.

Nếu lạc quan hơn, có thể so sánh tình hình "Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho EVFTA" hiện thời với bầu không khí "Việt Nam đang tích cực và đàm phán và ký kết TPP" 5 năm trước – năm 2013.

Khi đó, chỉ ít ngày sau khi Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước – có một cuộc gặp với Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc vào tháng Bảy năm 2013, chính quyền Việt Nam đã bất ngờ thả một nữ bất đồng trẻ là Nguyễn Phương Uyên ngay tại tòa Long An trong phiên xử phúc thẩm cô, cho dù Phương Uyên đã bị kết án đến 6 năm tù trong phiên tòa xử sơ thẩm.

Vào nửa cuối năm 2013 và trong nguyên năm 2015, nhiều tổ chức xã hội dân sự đã lần lượt ra đời và lần đầu tiên tạo nên một phong trào xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam.

Tuy không có nhiều cơ sở để cho rằng phong trào dân chủ và nhân quyền năm 2018 sẽ khởi sắc như năm 2013 dù chính thể Việt Nam có chịu nới nhân quyền để làm điều kiện trả treo với EU để đạt được EVFTA, vẫn có thể hy vọng là phong trào này, sau vài năm bị chính quyền đàn áp nặng nề và tự thân phong trào cũng có những rạn nứt, có thể hồi phục phần nào trong khung cảnh đảng Cộng sản không chỉ rạn nứt mà còn phải chịu nguy cơ đổ vỡ từ bên trong.

Thiền Lâm

Published in Việt Nam
jeudi, 29 mars 2018 20:10

Mưa Sài Gòn

Tháng sáu trời mưa. Trời mưa tháng sáu ! Bài hát xưa vẫn còn văng vẳng đâu đây…

mua1

Mùa mưa Sài Gòn hàng năm thường bắt đầu từ tháng năm. Mưa có làm dịu mát cơn nóng của mấy tháng trước đó, nhưng mưa lại làm cho sinh hoạt và cuộc sống của người dân ở nhiều vùng bị đão lộn.

1. Ta cám ơn trời mưa hay trách cứ trời mưa ?

Tất cả câu trả lời tùy thuộc vào tâm cảnh và suy nghĩ của từng lớp người nhìn từ nhiều góc độ khác nhau :

Đối với những cặp tình nhân ở lứa tuổi đôi mươi, mưa sẽ là một dung môi, là phân bón làm cho cây tình yêu mau đâm chồi nảy lộc ;

Đối với người nông dân, mưa báo hiệu cho một vụ mùa sắp đến và nguồn thu hoạch trong vụ mùa tùy thuộc vào lượng nước và sự điều hòa của mùa mưa ;

Đối với người bán hàng rong… mưa là nổi cực hình mỗi khi di chuyển. Những gánh hàng ế ẩm làm nãn lòng bậc làm cha mẹ khi mang lượng hàng dư thừa về nhà trong lúc đàn con nheo nhóc chờ đợi buổi cơm chiều có thêm vài thức ăn chứa nhiều protein hơn là khoai sắn ;

Đối với người làm công, lao động tay chân… mỗi cơn mưa là một sự hành hạ xác thân vì phương tiện di chuyển đi về nghèo nàn, có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào ; cũng như có thể bị té ngã và ướt át nếu một xe "ô tô" của đại gia nào đó chạy tạt qua mau quá… !

Đối với những người có cuộc sống dư thừa, và sống bên ngoài lề xã hội Việt Nam đang oằn oại dưới ách chuyên chính vô sản Bắc Việt, mưa càng làm tăng thêm tính vô cảm xơ cứng trong tâm thức của họ. Vì sao ? Vì mưa sẽ tạo thêm điều kiện cho họ để đốt đô la cướp đoạt của dân tộc qua những cuộc "nhất dạ đế vương", trong những phòng lạnh đầy tiện nghi bên cạnh những thân xác của phụ nữ vì hoàn cảnh mà phải bán thân.

Đứng về phương diện môi sinh, mưa ảnh hưởng lên Sài Gòn qua hai phương diện khách quan và chủ quan :

Về khách quan, vì mưa tự dưng đến và tự dưng đi không báo trước (đối với cộng sản Bắc Việt). Thật ra, mưa có thể được dự phòng trước nếu có một chính quyền biết lo cho dân. Do đó mưa sẽ làm cho sinh hoạt của Sài Gòn sẽ không bị xáo trộn.

Về chủ quan, mưa Sài Gòn là một minh chứng hùng hồn nói lên tính bất lực của những người quản lý đất nước hiện tại, bất lực vì hiện tượng ngập lụt ở Sài Gòn vì mưa xảy ra hằng năm, nhưng họ vì lý do này hay lý do khác vẫn để hiện tượng trên xảy ra triền miên trong suốt 43 năm qua. Và ngay cả những ngày không mưa, Sài Gòn vẫn bị ngập lụt mỗi khi triều cường lên !

2. Mưa ảnh hưởng lên Sài Gòn hôm nay

mua2

Thành phố Sài Gòn trước kia có cung cách xây dựng, kiến trúc, cũng như quy hoạch phát triển thành phố (urbanization) dựa trên dân số khoảng nửa triệu dân vào những năm 50 của thế kỷ trước. Cầu cống và kinh rạch thoát nước dự trù giải quyết cho lượng nước mưa độ 2000mm/năm được điều tiết thẳng vào sông Sài Gòn chỉ sau một thời gian ngắn ngưng đọng ở những vùng thấp hơn mặt biển.

Ngày nay, với dân số ước tính trên 8 triệu, với diện tích xây dựng khu dân cư và đường xá chằng chịt thiếu hệ thống hóa khiến cho dòng chảy của mưa bị ngăn chặn trong nhiều khu vực trước khi đổ ra sông Sài Gòn. Hệ thống cống rãnh không được nới rộng hay sửa chữa ở những vùng nội thành và ngoại ô trước khi trở thành khu đô thị ; từ đó chuyện ngập lụt đường phố sau mỗi cơn mưa là câu chuyện "hằng ngày ở huyện".

Thậm chí, một số ống dẫn nước sinh hoạt vào nhà dân cư mới xây dựng trong vòng 10 năm trở lại đây, nhiều đường ống "cái" thay vì nằm sâu trong lòng đất, lại được cho lấp đặt bên trong các cống thoát nước ! Từ đó, một vấn nạn mới cho bà con là… nhiều khi nguồn nước sinh hoạt của mình có màu và mùi khác lạ, vì ống nước bị bể (không biết có cùng nghĩa với chữ "vỡ" hay không ?) và nước cống tràn vào !

Chúng ta không quên, vùng Sài Gòn trong những năm vừa qua đã xảy ra ba cơn động đất nhẹ, mặc dù căn cứ theo cấu tạo địa chất và lịch sử của vùng đất mới Sài Gòn thì không thể nào có động đất được.

Nguyên do vì sao ?

Hiện nay tuy chưa có một cuộc khảo sát sâu rộng nào để truy tìm nguyên do của sự động đất, nhưng chúng ta có thể nói :

Việc xây dựng quá tải làm cho mặt đất bị lún.
Việc sử dụng nguồn nước ngầm bừa bãi và lượng nước mưa cần thiết cho việc tái tạo nguồn nước ngầm không đủ để điều hòa dòng nước nguyên thủy.

Từ đó, ngoài các nghi vấn về nguyên do động đất trên, thỉnh thoảng trên mặt báo từ những năm gần đây thường hay xảy ra những hố sụp trên mặt đường gây thương vong cho những người di chuyển trên đường phố. Thậm chí có những hố sâu và lớn đến nổi có thể làm sụp và che khuất một chiếc xe vận tải lớn…

Tóm lại, mặt đất vùng Sài Gòn vốn đã thấp, ngày nay càng thấp hơn so với mặt biển như những vùng : Quận 6, Quận 10, Bình Chánh, Lê Minh Xuân… mặt đất thấp hơn mặt biển hàng 50cm.

3. Các hướng giải quyết : Việc xây đê bao cho Sài Gòn

Ở các nước tây phương như Hoa Kỳ chẳng hạn, việc quy hoạch phát triển thành phố cần phải đi đôi với việc phòng ngừa ngập lụt. Việc phòng ngừa này căn cứ vào hệ thống cống rãnh, xây dựng những hệ thống thoát nước mưa lộ thiên. Ngoài ra, còn có những vùng đất thấp dùng để trữ lượng nước mưa tạm thời (inundation pond). Và đến khi mùa khô, nơi nầy có thể biến thành công viên cho người đi dạo khi không có nước mưa ứ đọng ; và mỗi khi mưa to, công viên thấp này biến thành một hồ "chứa nước" từ nhiều khu vực trong thành phố để rồi vài ngày sau đó nước mưa sẽ biến mất qua hai hiện tượng :

- Bốc hơi do ánh nắng mặt trời ;

- Nước mưa qua thẩm thấu (perculation) vào lòng đất và làm đầy dòng nước ngầm phía bên dưới.

Rất tiếc, hai điều trên không xảy ra cho vùng Sài Gòn. Hệ thống sông ngòi và kinh rạch ở Sài Gòn giống như những tĩnh mạch trong cơ thể con người, trong đó người dân di chuyển và luân lưu trong những dòng huyết mạch trên. Ngày nay những dòng nầy đã bị ứ đọng, tắt nghẽn vì cholesterol và triglyceride (qua xây dựng) làm cho dòng chảy bị hạn chế. Do đó việc ngập lụt xảy ra là đương nhiên.

Để giải quyết vấn đề này, vào ngày 8 tháng 4 năm 2013, thành phố Sài Gòn, qua sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới (World Bank), một hội nghị giữa những người lãnh đạo thành phố Sài Gòn và thành phố Dutch of Rotterdam (Hòa Lan) nhằm nâng cấp hệ thống kinh rạch vùng nội thành để giải quyết nạn ngập lụt và dự án Việt-Hòa Lan hình thành trong chiều hướng nhắm đến việc thích ứng với hiện tượng hâm nóng toàn cầu. Và cũng được biết, dự án bị chấm dứt nửa chừng vì… vụ kiện của triệu phú chả giò (?).

Chúng ta được biết hơn phân nửa đất thành phố trong nội thành (inner city) chỉ cao hơn trên mặt biển khoảng một mét mà thôi. Căn cứ vào một số khảo sát khoa học gần đây, việc sử dụng nguồn nước ngầm quá tải càng làm tăng thêm nguyên nhân ngập lụt thành phố. Theo kết quả thăm dò của Ngân hàng Phát triển Á Châu thì khoảng 70% đất thành phố có nguy cơ ngập lụt thường xuyên và hiện tượng này ngoài những lý do nêu trên còn là một nguy cơ ảnh hưởng lên sức khỏe của người dân qua việc nhiễm trùng kiết lỵ (Dysentery) và thổ tả (Cholera).

Chuyên gia Melissa Merryweather, một cố vấn quy hoạch kiến trúc của thành phố tuyên bố rằng với tình trạng thành phố Sài Gòn hiện tại, ngay cả với một chuyên gia phát triển thành phố thượng thặng cũng không thể nào giải quyết vấn nạn ngập lụt nơi đây. Chính quyền cộng sản ở thành phố đã từng khởi xướng một kế hoạch xây dựng đê bao vòng đai dài 106 dặm (172km) với kinh phí 2 tỷ 6 đô la để ngăn chặn vùng phía tây sông Sài Gòn ; và dự án này không được Ngân hàng Thế giới chấp thuận vì phương cách giải quyết việc ngăn ngừa ngập lụt không được hữu hiệu dưới cặp mắt của nhiều nhà chuyên môn đối với địa chất của vùng nầy.

Một hướng giải quyết khác được đề nghị do công ty tư vấn Hòa Lan Royal Haskoning với kinh phí 1,4 tỷ USD. Dự án này tương đương như dự án ở New Orleans (Hoa Kỳ) là Hồ Ponchartrain là một hồ chứa rất lớn (có đường kính 24 miles) để điều tiết mực nước mỗi khi mưa lũ… Tuy nhiên bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam không thỏa mãn với dự án trên vì chi phí nhỏ không đủ để chi dụng cho những công đoạn "mờ ám". Theo ông Hồ Long Phi, một giáo sư của Đại học Thành phố Hồ Chí Minh, việc xây dựng một hệ thống phòng ngừa ngập lụt ở Sài Gòn cần phải có nhiều biện pháp dài hạn và giải quyết theo chiều hướng thuận lợi với thiên nhiên. Tuy nhiên những phương án dự trù hiện tại nhằm mục đích giải quyết việc ngập lụt trước mắt có tính cách thiển cận.

Đây sẽ là một nguy cơ cho các thế hệ về sau.

4. Thay lời kết

Nhân Ngày Nước Thế Giới 22/3 năm nay, Liên Hiệp Quốc lấy chủ đề là "Giải Pháp Cho Nước Dựa Vào Thiên Nhiên" và mở hội nghị về hướng sử dụng và bảo vệ nguồn nước cho hợp lý và hợp với thiên nhiên. Những khuyến cáo nêu ở phần trên, thiết nghĩ Việt Nam cần phải lưu tâm nhiều hơn nữa. Lý do là :

- Việt Nam tuy là một quốc gia có trữ lượng nước mặt và nước ngầm rất lớn, nhưng vẫn thiếu nước căn cứ theo uớc tính của Liên Hiệp Quốc. Cũng theo đánh giá trên, nguồn nước mặt và nước ngầm có dấu hiệu cạn kiệt. Hiện nay lượng nước trung bình tính theo đầu người trên thế giới là 4.000 m3/người/năm, nhưng Việt Nam chỉ đạt được 3.800 m3/người/năm mặc dù vũ lượng ở Việt Nam trung bình từ 1.500 đến 2.000 mm/năm. Phân bộ Khoa học Nước thuộc UNESCO và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) luôn luôn đặt trọng tâm lên quyền bảo vệ trẻ em, để giúp đở trẻ em có đủ nhu cầu nước tối thiểu trong đời sống để phát triển. Do đó một Phân bộ của Quỹ nầy là Chương trình Nước, Môi trường, và An toàn Vệ sinh (Water, Environment, and Sanitation Program) đặt biệt theo dõi tình trạng và nhu cầu nước của trẻ con và phụ nữ để làm thống kê và thông báo cho thế giới những tin tức cập nhật về vấn đề nầy.

- Trong lúc đó, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) có mục đích giúp đở các quốc gia cố gắng đạt được sự phát triển con người bền vững bằng cách trợ giúp phương tiện tài chính cũng như những chương trình phát triển khác trong đó nạn cứu đói giảm nghèo là chính. Các chương trình liên quan về nước của UNDP là :

1. Giúp đỡ các quốc gia trong cung cách quản lý nguồn nước ;

2. Thành lập những trung tâm phát triển vùng khô ;

3. Thiết lập hệ thống quản trị nguồn nước ngọt và môi trường như : phẩm chất nước, hệ thống dẫn thủy nhập điền, nước ngầm, quản trị nguồn nước giữa các quốc gia, nước và hệ sinh thái, nạn hạn hán và ngập lụt, và việc quản lý nước trong các thành phố ;

4. Quan trọng hơn cả là khuyến khích tư nhân hợp tác với chính quyền trong việc bảo vệ môi trường nhất là ở các thành phố lớn.

Còn Tổ chức Lương Nông Thế Giới (FAO) đặt trọng tâm đến việc tăng trưởng nguồn dinh dưỡng và tiêu chuẩn cho đời sống cũng như tăng khả năng sản xuất trong nông nghiệp và điều kiện sống của người dân khắp nơi. Và để thực hiện các chương trình trên, việc chính yếu phải làm là quản lý và phát triển nguồn nước cho nông nghiệp để đi đến một sự phát triển bền vững hầu tạo ổn định và nâng cao đời sống người nông dân.

Tạp chí IBTimes, Anh đã đăng tải lại những hình ảnh mang thông điệp mạnh mẽ để nhắc nhở chúng ta rằng cứ 10 người lại có 1 người không được tiếp cận với nguồn nước sạch và an toàn.

Nước là một nguồn tài nguyên hữu hạn, là nền tảng cho đời sống con người. Vì thế, hãy sử dụng nguồn nước một cách có trách nhiệm, đừng lãng phí nó.

Chúng ta, những người con Việt quốc nội và hải ngoại cần phải lưu ý khuyến cáo về những vấn đề trên vì vùng đất chúng ta đang cư ngụ hiện tại cần phải được bảo vệ và bảo trì, nếu không, đây sẽ là một món nợ mà chúng ta đã vay mượn của các thế hệ về sau.

Nguồn : CaliToday, 29/03/2018

Published in Văn hóa

Ngày 05/02/2018, cựu tù nhân lương tâm, võ sư Trương Văn Kim (SN 1952. Thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) trên đường đi thăm Chánh trị sự Hứa Phi thì bị "côn đồ thường phục" đánh trọng thương …

hai1

Ông Trương Văn Kim với vết thương bị hành hung vào ngày 5/2/2018 (ảnh : từ các trạng mạng)

Qua chia sẻ với Cali Today, cựu tù nhân lương tâm, võ sư Trương Văn Kim cho biết đến hôm là tròn một tháng sau vụ hành hung xảy ra nhưng tình trạng sức vẫn còn yếu, người khá mệt mỏi.

Ngay từ đầu chia sẻ, ông Kim khẳng định với Cali Today rằng, vụ hành hung là có diễn ra và những kẻ hành hung ông không riêng côn đồ không mà chính bên công an cũng có và mặc thường phục giả dạng côn đồ.

"Cái đó là sự thật đấy. Không phải là côn đồ mà sự thật là bên công an nó giả dạng côn đồ đấy".

Căn cứ vào bản tường trình ngày 06/02/2018, của Hội đồng Liên tôn Việt Nam về việc Phái đoàn Hội đồng Liên tôn Việt Nam đến huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng thăm Chánh trị sự Hứa Phi, cũng như những gì chia sẻ của ông Kim thì Cali Today được biết vụ hành hung diễn ra vào ngày 05/02. Theo đó, nội dung bản tường trình cho biết, Chánh trị sự Hứa Phi, đồng Chủ tịch Hội Đồng liên kết Quốc nội-Hải ngoại qua thời gian bị nhà cầm quyền tỉnh Lâm Đồng sách nhiễu, gửi giấy triệu tập nhiều lần khiến tinh thần bị suy sụp dẫn đến tình trạng rối loạn huyết áp, đột quỵ và hiện nay đã bị liệt nữa người bên trái, sức khỏe ngày càng xấu. Trước tình sức khỏe của Chánh trị sự Hứa Phi nên Hội đồng Liên tôn Việt Nam quyết định cử đại diện đi Lâm Đồng để thăm hỏi.

Phái đoàn Hội đồng Liên tôn Việt Nam gồm có : Hòa thượng Thích Không Tánh, Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân, Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng, Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Đạo huynh Lê Quang Hiển, Đạo huynh Lê Văn Sóc, Đạo huynh Bùi Văn Luốt từ bến xe Miền Tây (Sài Gòn) bắt xe khách đến thành phố Đà Lạt vào ngày 04/02.

Sáng ngày 05/02, phái đoàn Hội đồng Liên tôn Việt Nam bắt xe về Đức Trọng. Trong khi đó, ông Kim và ông Bạch Ý cũng là cựu tù nhân lương tâm đồng thời cả hai đều là thành viên của Hội đồng Liên kết Quốc nội- Hải ngoại gọi điện thoại ngỏ ý muốn tháp tùng phái đoàn đến thăm Chánh trị sự Hứa Phi, điểm đón là thôn Bồng Lai (nơi cư trú của Chánh trị sự Hứa Phi).

Tuy nhiên, việc đón tiếp không thành bởi khoảng vài phút sau đó ông Kim điện báo là ông và ông Bạch Ý bị mấy chục tên "côn đồn thường phục" đáp đập, hành hung thô bạo. Ông Kim thuật với Cali Today :

"Hôm 20 âm lịch, tức là nhằm vào ngày 5/02/2018, cách đây khoảng một tháng, tôi là thành viên của Hội đồng Liên kết Quốc nội-Hải ngoại, kết hợp với đại diện Hội đồng Liên tôn Việt Nam gồm 5 tôn giáo hẹn gặp ở Ngã ba Liên Khương để vào thôn Bồng Lai đặng thăm Chánh trị sự Hứa Phi đang bị tai biến mạch máu não. Tôi vừa bước xuống xe, anh Bạch Ý cùng đi nhưng không thấy tôi nên ảnh đã đón taxi đi thẳng vào trong ấy luôn. Tuy nhiên, mới đi được một đoạn thì có trạm Công an, những kẻ mặc thường phục họ chặn xe và lôi anh Bạch Ý ra đánh. Tôi đang đứng ở đầu đường nghe thấy anh Bạch Ý kêu cứu, máu me đầy người. Tôi hỏi anh Bạch Ý có thấy công an đánh anh không ? Anh Bạch Ý nói có công an áo xanh, có công an áo vàng nữa. Họ đứng bên kia thấy tôi đứng bên nay đường đang nói chuyện với Bạch Ý, họ biết mặt tụi tôi hết rồi mà. Họ kéo người qua, vay quanh tôi và họ đánh tôi. Tôi tuy là một võ sư nhưng cũng đành để cho họ đánh…"

Trước hung tin hai ông Trương Văn Kim và Bạch Ý bị hành hung, phía đoàn Hội đồng Liên tôn Việt Nam đành nán lại bến xe Đức Trọng chứ không thể đến thăm Chánh trị sự Hứa Phi như dự kiến. Ông Kim và ông Bạch Ý sau khi bị hành hung xong thì công an giải về trụ sở bắt làm tường trình kể lại sự việc. Sau đó là phía công an trở hai ông về lại chổ bị hành hung để dựng lại hiện trường. Ông Kim và ông Ý bị thương tích khá nặng.

Ông Kim lần nữa khẳng định, những kẻ đánh đập, hành hung ông và ông Bạch Ý có lực lượng Công an bởi ông là người đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền nên không thể làm điều gì mâu thuẫn với người dân ngoại trừ lên án, phản biện lại những đường lối sai trái của nhà cầm quyền. Ông Kim nói :

"Từ chỗ tôi đứng cách trạm công an, đường vào nơi ở của Chánh trị sự Hứa Phi ấy khoảng chừng 3-5km, công an mật, chìm nằm đầy hai bên đường. Họ từ bên kia đường kéo sang đánh tôi. Họ đánh ngã tôi xong, tôi ngồi dậy thấy một người mặc áo thường phục mang giày và bên trong mang tất (vớ) màu xanh của công an. Người này nói cả bọn là "thôi đủ rồi", phất tay cho tụi kia giải tán ra…".

hai2

Bạch Ý với vết thương bị hành hung vào ngày 5/2/2018 (ảnh : từ các trạng mạng)

Ông Kim cho biết, đây không phải là lần đầu tiên ông bị những kẻ mặc thường phục đón đánh, vào năm ngoái 2017, ông bị những kẻ mặc thường phục đón đánh nhưng vốn là người có võ nên ông đánh trả lại được.

Cali Today được biết, vào tháng 08/2009, ông Trương Văn Kim cùng các ông bà Phùng Quang Quyền, Dương Âu và bà Trương Thị Tám là những thành viên của Đảng Vì Dân, bị nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam bắt với cáo buộc tội "Trốn ra nước ngoài nhằm lật đổ nhà cầm quyền", theo Điều 91 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Ngày 20/04/2010, Tòa án tỉnh Lâm Đồng tuyên án từng người như sau :

- Ông Phùng Quang Quyền : 4 năm tù giam và 4 năm quản chế

- Ông Dương Âu : 5 năm tù và 5 năm quản chế

- Ông Trương Văn Kim 3 năm tù và 3 năm quản chế

- Bà Trương Thị Tám 3 năm tù và 3 năm quản chế.

Ngày 26/08/2012, ông Kim mãn án tù giam và bị áp tải về lại địa phương để thực hiện án quản chế. Hiện tại ông Kim đã hết án quản chế và ông vẫn tiếp tục con đường đấu tranh dân chủ, nhân quyền Việt Nam mà mình đã chọn.

Thiên Hà

Published in Việt Nam

Hàng ngàn công nhân bị quỵt lương trong ngày đầu năm mới (CaliToday, 26/02/2018)

Sáng ngày 26/2, khoảng 2.000 công nhân công ty Texwell Vina (Khu kỹ nghệ Bàu Xéo, Trảng Bom, Đồng Nai) đã đến xưởng làm việc theo lịch nghỉ Tết Nguyên đán trước đó. Tuy nhiên, khi đến nơi bảo vệ công ty không cho vào xưởng trong khi dàn lãnh đạo người Nam Hàn cũng không có mặt. Gần 2.000 công nhân không biết số tiền mà công ty thiếu họ lúc nào sẽ được nhận và số phận bấp bênh của họ cũng chẳng biết đi về đâu.

congnhan1

Hàng ngàn công nhân đứng trước cổng công ty nhưng không được bảo vệ cho vào bên trong. Ảnh : Thanh Niên

Một số công nhân có mặt tại công ty cho biết, theo đúng lịch nghỉ Tết họ đến xưởng làm việc bình thường, nhưng mãi đến 10 giờ bảo vệ vẫn không cho họ vào làm việc. Thứ nữa, dàn lãnh đạo người Nam Hàn cũng không có mặt.

Không khỏi lo lắng cho số phận của mình khi tiền lương tháng 1/2018 cho đến nay vẫn chưa được lãnh đạo công ty giải quyết cho họ. Một số công nhân cho biết việc giải quyết bảo hiểm cho họ vẫn chưa được giải quyết.

Trước tình hình có thể dẫn đến căng thẳng, cơ quan có trách nhiệm đã cử công an và nhân viên có mặt tại hiện trường để giải quyết sự việc. Ông Đoàn Văn Đây-phó chủ tịch Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai cho hay đã hẹn với công nhân đến ngày 6/3 sẽ gởi thông báo chính thức đến cho công nhân, sau khi đã liên hệ với người đại diện của công ty. Ông Đây hy vọng công nhân sẽ ủng hộ.

Tuy nhiên, sau khi nghe thông báo từ lãnh đạo Liên đoàn lao động, thay vì cảm thấy yên tâm hơn thì công nhân lại tỏ ra bất bình. Các công nhân cho rằng, việc chờ đợi từ cho đến ngày 6/3 như vậy là quá lâu, họ không có tiền để trang trải cuộc sống, từ tiền cho con đi học, tiền chợ búa, tiền phòng trọ. Một số khác còn lo lắng hơn vì cho đến nay vẫn chưa tìm được việc ở nơi làm mới. Một số khác lại mong công ty sớm quay trở lại hoạt động để trả lương và công nhân có việc làm.

Công ty Texwell Vina do người Nam Hàn đầu tư với 100% vốn. Cho đến nay, công ty này còn nợ gần 2.000 công nhân với số tiền lên đến gần 14 tỷ đồng. Chưa hết, công ty này còn nợ bảo hiểm xã hội từ tháng 8/2017 với số tiền 17,5 tỷ đồng. Trước Tết, dàn lãnh đạo người Nam Hàn đã đồng loạt lên phi cơ quay trở về nước mà không chịu trả lương hoặc có bất cứ thông báo gì cho công nhân.

congnhan2

Hàng ngàn công nhân đứng trước cổng công ty đòi quyền lợi cho mình. Ảnh : Thanh Niên

Trong đêm 8/2 đến rạng sáng 9/2, hàng ngàn công nhân đã có mặt trước cổng ty để đình công, đòi quyền lợi cho mình. Trước tình hình Tết cận kề mà công nhân lại không có tiền về quê, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã tạm ứng ngân sách chi trả 50% lương cho công nhân. Cùng với đó, cơ quan có trách nhiệm cũng tổ chức bảo vệ tài sản, đồng thời cử người liên lạc với lãnh đạo doanh nghiệp để có hướng giải quyết. Từ đó cho đến nay công nhân vẫn chưa tìm thấy bất cứ giải pháp khả dĩ nào được đưa ra.

Trong sáng ngày 26/2, cơ quan có trách nhiệm đã có mặt để chi trả 50% lương cho những công nhân chưa được nhận lương trước đó. Số tiền này tuy không đủ để giúp công nhân trang trải cuộc sống.

Người Quan Sát

******************

Thầy giáo Vũ Văn Hùng bị đổi tội danh (Cali Today news, 26/02/2018)

Đã hết thời hạn 9 ngày tạm giữ, gia đình cựu tù nhân lương tâm, nhà giáo Vũ Văn Hùng (SN 10/10/1966. Cư trú : Lô 53 Khu dân cư mới Đa Sỹ, tổ 05, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết ông Hùng đã bị chuyển tội danh từ "Gây rối trật tự công cộng" sang tội danh "Cố ý gây thương tích" và chuyển sang tạm giam 2 tháng tại trại tạm giam số 2 thuộc Công an thành phố Hà Nội…

congnhan3

Nhà giáo Vũ Văn Hùng đã bị chuyển tội danh từ "Gây rối trật tự công cộng" sang tội danh "Cố ý gây thương tích"

Chuyển sang tội danh "Cố ý gây thương tích"

Chia sẻ với Cali Today, bà Lý Thị Tuyết Mai là vợ của cựu tù nhân lương tâm, nhà giáo Vũ Văn Hùng cho biết hết thời hạn tạm giữ 9 ngày thì Công an Hà Nội đã phát lệnh tạm giam 2 tháng, đồng thời chuyển ông Hùng từ nơi tạm giữ tại nhà tạm giữ của công an quận Thanh Xuân đến trại tạm giam số 2 thuộc Công an Hà Nội. Bà Mai chia sẻ :

"Anh Hùng nhà tôi hiện giờ vẫn đang ở trại tạm giam số 2 ở Công an thành phố Hà Nội".

"Vâng. Có. Có lệnh tạm giam chứ lệnh bắt thì không thấy. Đầu tiên họ có lệnh tạm giữ 9 ngày sau đó thì họ có ra một lệnh tạm giam 2 tháng, chuyển tới giam tại trại tạm giam số 2 Công an thành phố Hà Nội".

Công an Hà Nội chuyển tội danh của ông Hùng từ cáo buộc tội "Gây rối trật tự công cộng" sang tội danh "Cố ý gây thương tích" theo Điều 104, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

"Họ nói bắt về tội cố ý gây thương tích. Lúc đầu người ta ghi là gây rối trật tự công cộng và về sau thì họ chuyển sang tội danh cố ý gây thương tích. Họ tạm giam 2 tháng".

Khi được hỏi, bà Mai cho biết không rõ là ông Hùng đã gây thương tích cho ai, ngoài lời thuật lại của phía công an mà bà được biết rằng ; trước khi bị bắt ông Hùng có mâu thuẫn với hai thanh niên và có ẩu đả với hai thanh niên này. Bà Mai đoán chừng hai thanh niên này có thể là người của lực lượng Công an.

Cũng từ bà Mai, trước đây bà Mai có chia sẻ với Cali Today về tình hình ban đầu ông Hùng bị bắt giải về đồn Công an phường Thanh Xuân Bắc như sau : Theo Thông báo số : 110/CQĐT-ĐTTH của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Thanh Xuân do Thượng tá Nguyễn Thế Bảy ký ngày 04/01/2018, về việc "Bắt người phạm tội quả tang" đối với ông Hùng với Cáo buộc có hành vi "Gây rối trật tự công cộng" quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự. Thông báo cũng cho biết ông Hùng bị tạm giữ tại nhà tạm giữ Công an quận Thanh Xuân.

Trước khi bị bắt, ông Hùng có đi tham dự buổi gặp mặt kỷ niệm ngày thành lập Hội Giáo chức Chu Văn An. Buổi gặp mặt kết thúc trong dang dở, trên đường từ nhà chị gái đi bộ về nhà thì ông Hùng có giằng co, xô xát với một số thanh niên rồi sau đó ông Hùng bị lực lượng công an bắt đưa về phường Thanh Xuân Bắc.

Sáng ngày 05/01/2018, bà Mai đến trụ sở Công an phường Thanh Xuân Bắc hỏi về việc bắt giữ ông Hùng thì có gặp ông Hùng, ông Hùng nói nhanh là bản thân ông bị Công an giàn cảnh để bắt bớ. Bà Mai giải thích thêm, mỗi một thông báo thì việc tạm giữ sẽ là 03 ngày, tối đa phía Công an đưa 03 giấy thông báo liên tiếp, tức là sẽ tạm giữ đến 09 ngày. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại ông Hùng đã hết thời hạn tạm giữ và phía Công an đã chuyển sang lệnh tạm giam 2 tháng đối với ông Hùng, đồng thời chuyển tội danh từ "Gây rối trật tự công cộng" sang tội danh "Cố ý gây thương tích".

Bà Mai cho biết, ngoài lần gặp mặt tại đồn công an phường Thanh Xuân Bắc thì đến nay bà Mai và gia đình chưa gặp mặt ông Hùng thêm lần nào nữa, ngoại trừ vẫn được gửi đồ thăm nuôi. Bà Mai cho biết :

"Có đi thăm mà họ chưa cho thăm. Họ chỉ cho mình gửi quà mà thôi. Tôi chỉ gặp anh ấy một lần hôm tạm giữ 9 ngày. Từ đó đến nay gần 2 tháng rồi vẫn chưa được gặp lại".

Cali Today xin được nhắc thêm, vào năm 2008, ông Vũ Văn Hùng từng bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nói chung bắt giam với cáo buộc "Tuyên truyền chống nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam". Tháng 10/2009, ông Hùng nhận bản án là 03 năm tù giam và 03 năm quản chế. Mãn án tù, ông Hùng tiếp tục hoạt động, lên tiếng cổ vũ cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam. Theo Cali Today tìm hiểu thì ông Hùng ngoài là thành viên của Hội Giáo chức Chu Văn An thì ông còn là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ. Có chăng vì lẽ này mà vào tháng 11 hoặc tháng 12/2017 vừa qua, ông Hùng liên tục bị Cơ quan an ninh điều tra Hà Nội gửi đến 03 giấy triệu tập để phục vụ điều tra vụ án của luật sư Nguyễn Văn Đài và Hội Anh Em Dân Chủ "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền cộng sản Việt Nam" theo Điều 79 Bộ luật hình sự.

Theo quy định tại điều 104, Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm :

A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người ;

B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân ;

C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người ;

I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm ;

K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Thiên Hà

Published in Việt Nam

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (SCIC-State Caqpital Investment Coorporation) – một cơ quan được dư luận đặt cho biệt danh là "siêu ủy ban" và được báo chí nhà nước tung hô như một cơ chế mới mang tính "kiến tạo" – hóa ra lại hình thành theo một cách chẳng giống ai : "bò trước chuồng sau".

uyban1

Ủy ban quản lý vốn nhà nước sẽ giống SCIC – một tầng nấc trung gian mới theo cách "bình mới rượu cũ" ? Ảnh : Cafef

Đề án thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đã được soạn thảo từ lâu. Đến ngày 12/2/2018, một nhân sự chính là ông Nguyễn Hoàng Anh – cựu bí thư tỉnh ủy Cao Bằng – đã được Thủ tướng Phúc trao quyết định bổ nhiệm là chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước.

Nhưng sau một thời gian ngắn "lên đồng", báo chí và giới chuyên gia nhà nước bắt đầu có vẻ như bị "hố" : toàn bộ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước chưa hề có, mà chỉ mới bắt đầu được xây dựng.

Vài tờ báo chữa thẹn khi phỏng vấn lãnh đạo của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước nhằm "quyết tâm hoàn thành quy chế chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước trong qúy 1 năm 2018".

Câu hỏi đặt ra là vì sao chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc không thể chờ đến lúc hoàn thành quy chế hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, mà lại vội vã cho ra đời ủy ban này đến thế ?

Lại "thành tích" chăng ?

Một chi tiết đáng mổ xẻ khác là tân chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước không được dư luận đánh giá cao về mặt chuyên môn, thậm chí có chuyên gia nhà nước nhận xét trình độ quản lý tài chính của ông Nguyễn Hoàng Anh là "dưới mức trung bình". Một trong những lý do chính mà dư luận nêu ra là ông Anh chỉ quen với công tác đảng, hơn nữa lại từ "vùng cao" nên không đủ trình độ để phụ trách "siêu ủy ban" có tổng giá trị vốn và tài sản đạt đến 5,4 triệu tỷ đồng, cùng 30 doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế.

Nhiều người cũng tự hỏi vì sao gần đây Tổng bí thư Trọng và thủ tướng Phúc lại có sở thích chọn lãnh đạo "vùng cao" làm "đầu bò" cho những cơ quan và doanh nghiệp lớn thuộc khối trung ương.

Trước khi cựu bí thư Cao Bằng Nguyễn Hoàng Anh được bổ nhiệm làm chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước, một bí thư vùng cao khác là ông Trần Sỹ Thanh – cựu bí thư tỉnh Lạng Sơn – đã được bổ nhiệm làm chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, chức vụ trước đây thuộc về ông Đinh La Thăng và là nhân vật vừa bị ông Trọng cho "xộ khám" cùng 13 năm tù giam.

Ông Trần Sỹ Thanh cũng bị một số dư luận đánh giá là người ít hoặc chẳng có chuyên môn gì về lĩnh vực dầu khí.

Người ta cũng còn nhớ "vùng cao" là xuất xứ của cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh…

Có ít nhất một lý do để lý giải cho triết lý "bò trước, chuồng sau" : ông Trần Sỹ Thanh không chỉ được Chính phủ bổ nhiệm làm chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, mà còn được Ban Bí thư đảng bổ nhiệm làm Phó trưởng ban Kinh tế trung ương theo cơ chế kiêm nhiệm – một cơ chế mà "đảng nắm hết", hoặc từ giờ trở đi "đảng không làm thay mà đảng làm luôn".

Cứ theo cách trên thì trong thời gian tới, ông Nguyễn Hoàng Anh cũng có thể được Ban Bí thư cho "kiêm" một chức vụ gì đó bên đảng, mà dễ nhất là Phó trưởng ban Kinh tế trung ương.

Khi có ý kiến cho rằng sẽ có sự chồng chéo giữa Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước, một quan chức đã giải thích rằng SCIC có thể sẽ trực thuộc "siêu ủy ban" khi cơ quan này đi vào hoạt động.

Trong quá khứ, đã có ít nhất một lần một "siêu ủy ban quản lý vốn nhà nước" được hình thành : Tổng Công Ty Đầu Tư và Kinh Doanh Vốn Nhà Nước (SCIC) được thành lập vào năm 2005. Vào lúc thành lập, SCIC đã được giới chức quản trị và báo chí nhà nước tung hô như một cơ quan sẽ giúp cho bộ máy quản trị tinh gọn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước.

Tuy nhiên, khoảng thời gian tồn tại hàng chục năm qua của SCIC cũng trùng với thời gian diễn ra phong trào tham nhũng ghê gớm nhất ở Việt Nam, tồn tại dưới "triều đại Nguyễn Tấn Dũng". Cho đến những năm gần đây, rất nhiều dư luận xã hội đã cho rằng SCIC đã không làm gì khác ngoài việc lấy vốn nhà nước đi gửi ngân hàng để lấy lãi hoặc chỉ bỏ tiền vào những vụ việc mang màu sắc "trục lợi chính sách". Trong khi đó, vốn nhà nước ở nhiều tập đoàn, tổng công ty vẫn đều đặn thất thoát (Vinashin, Vinalines…).

Với quá khứ quá sức hạn chế như vậy của SCIC, liệu Ủy ban quản lý vốn nhà nước sẽ làm được gì, hay lại chỉ mang đến một tầng nấc trung gian mới theo cách "bình mới rượu cũ" ?

Cơ chế "bò trước, chuồng sau" như trên đã khiến lộ ra một lỗ hổng lớn về quản lý : "đảng nắm hết" có vẻ chỉ quan tâm chủ yếu đến nhân sự "cánh hẩu" chứ chưa cần biết Ủy ban Quản lý vốn nhà nước sẽ hoạt động ra sao cùng hiệu quả như thế nào.

Thiền Lâm

Published in Việt Nam
Trang 1 đến 2