Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm 11 quốc gia thành viên đạt được thoả thuận vào sáng 11 tháng 11 với tên gọi mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP-Comprehensive and Progressive TPP).

cptpp1

Bộ trưởng Thương mại Việt Nam, ông Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Tài Chính Nhật Bản, ông Toshimitsu Motegi tại APEC 2017, Đà Nẵng. AP

Diễn tiến mới nhất và kỳ vọng đi đến ký kết của hiệp định này như thế nào ?

Được cứu vãn, nhưng chưa thể thực hiện

Sau sự kiện Thủ tướng Canada Justin Trudeau không xuất hiện làm cho cuộc họp lãnh đạo cấp cao các nước TPP hôm 10/11 phải đình lại, không chỉ gây ‘sốc’ cho các nước thành viên, mà còn dấy lên rất nhiều nghi ngờ về sự tồn tại của hiệp định thương mại Đối tác Xuyên Thái Bình Dương không có mặt của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau đó, truyền thông thế giới và dĩ nhiên, không thể thiếu báo chí nước chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đồng loạt đăng tin về số phận của TPP : Bộ trưởng 11 nước thành viên đạt được thoả thuận TPP với tên gọi mới là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Tờ Foxnews loan tin các Bộ trưởng đã cùng đưa ra tuyên bố chung đồng ý những yếu tố cốt lõi của hiệp định CPTPP theo hướng giữ nguyên nội dung của TPP.

Bộ trưởng Chính sách Kinh tế Tài Chính Nhật Bản, ông Toshimitsu Motegi cũng có bài phát biểu cho biết CPTPP sẽ tích hợp TPP, bàn thảo lại 20 điều khoản trong hiệp định ban đầu, bổ sung các quy định về tính hiệu lực, quy trình rút lui, gia nhập, rà soát lại CPTPP trong tương lai.

Phân tích rõ hơn về những vấn đề còn treo lại, Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh, hiện là thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên hiệp quốc nói với RFA :

"Thoả thuận này còn lại 20 điểm khác nhau mà các nước sẽ còn phải thảo luận để đi đến ký kết và các nước cũng đồng ý sẽ cử 1 ban đàm phán mới để tiếp tục. Việc đàm phán sẽ được khởi động trong 1 tương lai gần đây.

Có nghĩa là hiệp định này được cứu vãn chứ chưa thể thực hiện được".

Trong 20 điểm còn bảo lưu để tiếp tục thảo luận, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho biết chủ yếu và các vấn đề về sở hữu trí tuệ, tức là bảo đảm tôn trọng các quyền phát minh, thương hiệu, nhãn hiệu của các nước.

Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh là những quy định cần phải được cụ thể hoá hơn nữa để tránh những khó khăn trong lúc thực hiện.

Theo dõi lộ trình của TPP, Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn dành cho CPTPP cách gọi là hiệp định TPP mới. Theo ông, ngay lúc này mỗi nước thành viên phải giải quyết 1 số vấn đề của nội bộ trước. Cho nên khi nào CPTPP được ký kết thì chưa thể biết được.

"Việc thông qua TPP mới này chắc phải còn 1 thời gian nữa mới chắc chắn được thông qua. Thời gian bao lâu thì đó cũng là 1 dấu hỏi".

CPTPP mong sự trở lại của Hoa Kỳ

Như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đã nhận định và chúng tôi có đề cập trong phần trên, CPTPP vẫn còn 20 yếu tố cần phải được đàm phán thêm, trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề sở hữu trí tuệ.

Hôm 10 tháng 11, tại Đà Nẵng, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump có bài phát biểu trước các lãnh đạo và doanh nhân tham dự APEC. Trong đó, vị tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ, cũng là vị tổng thống đầu tiên có chuyến công du Việt Nam ngay trong năm thứ nhất của nhiệm kỳ nhấn mạnh rằng : "Nước Mỹ sẽ không tiếp tục dung thứ cho hành vi lấy cắp quyền sở hữu trí tuệ một cách trắng trợn. Nước Mỹ sẽ đối đầu với những thủ đoạn ép buộc các doanh nghiệp trao công nghệ cho nhà nước và buộc họ phải tham gia vào các liên doanh để đổi lấy quyền tiếp cận thị trường".

Chính từ nội dung được ông Donald Trump nhắc đến, những người quan tâm đến sự sống còn của TPP đã đặt ra câu hỏi rằng liệu với CPTPP có thể thu hút sự trở lại của Hoa Kỳ hay không ?

Tuy Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn cho rằng không biết khi nào CPTPP sẽ được thông qua 20 điều bảo lưu còn lại để đi đến ký kết cuối cùng, nhưng ông cho biết tất cả 11 quốc gia thành viên đều có chung 1 hy vọng, đó là mong muốn sự tái gia nhập của Hoa Kỳ.

"11 nước thành viên TPP còn lại khi mà đồng thuận để thông qua và triển khai TPP mới thì đều có 1 kỳ vọng chung là nước Mỹ sẽ có 1 thời điểm nào đó hồi tâm trở lại và tái gia nhập TPP".

Theo ông, nếu điều đó xảy ra, TPP sẽ sống động hơn và sẽ tạo động lực cũng như những điều kiện thương mại thuận lợi hơn. Và sự đồng thuận đó theo ông phải phụ thuộc vào điều kiện nội bộ chính trị của mỗi nước.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đưa ra quan niệm không khác với nhận định trên. Ông cho biết những điều qui định lại của CPTPP hoàn toàn giữ nguyên tinh thần đã đạt được trong cuộc đàm phán trước đây.

"Cho nên 11 nước đều thầm lặng hy vọng rằng sẽ có 1 ngày nào đấy Hoa Kỳ sẽ trở lại hiệp định này, vì cũng có lợi cho Hoa Kỳ chứ không phải không".

Thêm vào đó, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, những qui định này là 1 tiến bộ và rất có thể nhiều hiệp định khác trong tương lai sẽ tham khảo và vận dụng một cách thích hợp.

Hơn hẳn Hiệp định RCEP

Chính vì TPP mới cũng đề cập đến sự toàn diện (comprehensive) như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP) do Trung Quốc đề xướng, nhiều người quan sát đã đặt câu hỏi phải chăng có sự cộng hưởng giữa 2 hiệp định ?

Trả lời RFA về sự khác biệt đáng chú ý của CPTPP, Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho biết theo ông tất cả vẫn như cũ, chỉ có thêm chữ CP (Comprehensive and Progressive), nghĩa là toàn diện và tiến bộ.

Ông không đồng ý khi cho rằng CPTPP chịu ảnh hưởng của RCEP, mà đó chỉ là sự giống nhau về từ ngữ.

"Mượn 1 từ của RCEP vào trong này, là 1 cách để diễn tả thôi, không có vấn đề cộng hưởng RCEP vào vấn đề này. Hai chuyện là song song với nhau thôi, nó không đối chọi nhau và cũng không có gì đặc biệt".

Chính trong thời điểm 11 quốc gia thành viên đồng ý đưa ra thoả thuận TPP với tên gọi mới là CPTPP, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định TPP sẽ không ảnh hưởng đến triển vọng của RCEP.

Với Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn, ông cho rằng chính sự nỗ lực duy trì TPP của 11 nước còn lại sau khi Hoa Kỳ rút lui đã thể hiện sự chọn lựa đối với TPP so với RCEP do Trung Quốc dẫn đầu.

"11 quốc gia trong CPTPP hiện nay đều thấy rằng điều kiện thương mại trong TPP mới vẫn phù hợp với yêu cầu phát triển thương mại và kinh tế của mỗi nước thành viên hơn là điều kiện của RCEP".

Nói về điều này, theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, RCEP đã trải qua 19 vòng đàm phán bí mật nhưng hiện nay chưa tiến triển được và những nội dung cho đến nay đạt được vẫn còn thấp xa so với những gì đạt được của TPP 11. Do đó, ông nói rằng người quan sát cần tìm thêm thông tin trước khi đưa ra nhận định CPTPP có ảnh hưởng của RCEP.

TPP-11 hay CPTPP theo cách gọi mới sẽ được quyết định trong thời gian bao lâu ? Các chuyên gia kinh tế chưa thể đưa ra câu trả lời. Nhưng điều quan trọng mà chúng tôi ghi nhận từ ý kiến của các vị chuyên gia ấy là liệu với CPTPP, thì cánh cửa mở ngỏ cho Hoa Kỳ quay lại có khả thi hay không ? Hay nói cách khác, theo Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn, CPTPP là hy vọng của 11 quốc gia thành viên sẽ chào đón thành viên thứ 12, là Hoa Kỳ trong tương lai.

Cát Linh

Nguồn : RFA, 14/11/2017

Published in Diễn đàn

Hai ngày liên tiếp có hai sự kiện tích cực liên quan đến mỏ dầu khí ở Việt Nam được báo chí trong nước và trang tin tức về dầu mỏ thế giới loan tin. Đó là có thêm một mỏ dầu được phát hiện ngoài khơi phía Nam Việt Nam và dự án mỏ Cá Voi Xanh sẽ được hoàn thiện thủ tục và đưa vào khai thác năm 2019.

daukhi1

Tập Đoàn Dầu khí Exxon Mobil của Mỹ cùng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) khai thác dự án Mỏ Cá Voi Xanh. AFP

Qua sự kiện này, nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí thiên nhiên của Việt Nam được đánh giá như thế nào đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam ?

Chưa đáng mừng

Chính trang mạng của hãng năng lượng Murphy Oil của Mỹ hôm 9 tháng 11 đã công bố phát hiện ra dầu tại giếng CM-1X thuộc vùng trũng Nam Côn Sơn ngoài khơi phía Nam Việt Nam. Hãng này cho biết thêm sẽ đánh giá tiềm năng thương mại của giếng dầu này, cùng lúc với giếng CT-1X trong khu vực này được phát hiện có dầu vào quý 2 vừa qua.

Một ngày sau đó, đích thân Chủ tịch Exxon Mobil Development, ông Liam Mallon khẳng định bên lên tuần lễ cấp cao APEC đang diễn ra ở Đà Nẵng, rằng dự án mỏ Cá Voi Xanh sẽ được tiếp tục hoàn thiện thủ tục và các điều kiện kỹ thuật trong năm 2018 để có thể đưa vào khai thác năm 2019.

Đối tác của Exxon Mobil trong dự án này là Tập Đoàn Dầu Khí Việt Nam (Petro Vietnam). Petro Việt Nam cho biết khai thác dầu khí tại mỏ Cá Voi Xanh có thể mang về 24 tỷ USD cho ngân sách nhà nước.

Tài liệu từ Hiệp hội Xăng dầu cho biết Việt Nam là quốc gia có triển vọng dầu khí lớn. Nguồn dầu khí đã thăm dò, khảo sát của Việt Nam có trữ lượng tiềm năng khoảng trên 4 tỷ m3 dầu và gần đây mở rộng tìm kiếm đã phát hiện một số mỏ mới cho phép gia tăng trữ lượng dầu khí của Việt Nam.

daukhi2

Mỏ khí Cá Voi Xanh nằm cách bờ biển miền Trung khoảng 100 km về phía Đông, do Tập đoàn ExxonMobil của Mỹ làm nhà điều hànhCourtesy of zing.vn

Tuy nhiên, với câu hỏi Việt Nam có phải là một quốc gia được xem là có tiềm năng về trữ lượng dầu khí hay không, từ Singapore, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nói ông không cho đó là một nhận xét đúng, vì theo ông, dầu mỏ Việt Nam có nhiều nhưng vẫn không đủ để dùng. Phân tích thêm về lịch sử khai thác dầu mỏ của Việt Nam, ông cho biết.

"Họ thăm dò từ những năm 60, như ở miền Bắc, chủ yếu thăm dò vùng sát Vịnh Bắc Bộ, đất liền thì ở Thái Bình, Thanh Hoá nhưng có khai thác được gì đâu ? Mãi đến năm 79 thì mới khai thác được, thì những mỏ nhỏ ở Thái Bình đã khai thác hết, chỉ còn ngoài biển thôi, mà ngoài biển thì chủ yếu sau năm 1975 khai thác ở vùng biển từ Đà Nẵng đi ra, từ lô 101, chủ yếu ở quần đảo Trường Sa. Thực tế từ năm 1979 trở đi thì mới có khai thác về dầu và khí. Nhưng dầu thì luôn luôn nhiều hơn khí".

Theo tài liệu ghi nhận từ Tạp chí Năng lượng Việt Nam, hoạt động tìm kiếm, hoạt động thăm dò dầu khí ở Việt Nam đã bắt đầu triển khai từ những năm 1960. Các mỏ dầu khí đã từng được phát hiện ở mỏ Bạch Hổ (Cửu Long) và mỏ Đại Hùng (Nam Côn Sơn). Tổng trữ lượng khí có thể khai thác trong tương lai của Việt Nam khoảng 150 tỷ m3, cũng tập trung chủ yếu ở bể Cửu Long và Nam Côn Sơn.

Vẫn theo tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, những thông tin về trữ lượng dầu khí có thể khai thác ở Việt Nam chỉ là dự đoán.

"Lượng dầu mặc dù nói là lớn nhưng đó chỉ là dự đoán. Khai thác, moi được cái gì lên thì biết cái đó thôi. Mỏ Cá Voi Xanh chỉ là khí thôi, chứ không nhiều dầu đâu".

Cho nên theo ông, trong tương lai, Exxon Mobil sẽ tiến hành khoan tiếp ở những khu vực xung quanh.

Việt Nam vẫn nhập khẩu xăng dầu

Trong một báo cáo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết cuối năm 2016, tổng doanh thu là 310 tỷ USD, trong đó có 148 tỷ từ xuất khẩu dầu thô và 162 tỷ từ các hoạt động khác, nộp Ngân sách Nhà nước 92 tỷ USD.

Ngược lại, với thị trường bán lẻ trong nước, ông Lê Tấn Thương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Vật Tư – Xăng dầu Comeco cho chúng tôi biết xăng dầu Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là nhập khẩu.

"Bây giờ 1 phần là từ nhà máy Dung Quất, 1 phần là nhập khẩu từ nước ngoài. Nó nhập khẩu từ Hàn Quốc, từ Singapore, từ Trung Quốc…"

Tiến sĩ Trần Ngọc Toản, thuộc Hội đồng Phản biện tạp chí Năng lượng Việt Nam cũng khẳng định điều này. Ông cho biết nguồn cung xăng dầu của Việt Nam chủ yếu nhập khẩu khoảng 70%, nhà máy Lọc dầu Dung Quất cung cấp 30%.

Ông Lê Tấn Thương nói thêm là rất khó để biết được con số chính xác, đặc biệt là thị trường bán lẻ ở Việt Nam, trừ khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam công bố. Nhưng ông cũng nhấn mạnh "số liệu gần như được xem là bí mật quốc gia".

Những số liệu xuất khẩu do PVN đưa ra, đối với Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cũng chưa phải là những con số đáng mừng để cho thấy kinh tế Việt Nam đang hưởng lợi nhuận từ xuất khẩu dầu thô, dầu khí. Vì theo ông, trên thế giới có nhiều quốc gia khác có trữ lượng dầu mỏ nhiều hơn Việt Nam và Việt Nam không phải là nước có nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ.

"Có những quốc gia khác nhiều dầu mỏ hơn, không thể nào cạnh tranh bán được với họ vì tổ chức OPEC khống chế giá dầu".

Theo phân tích của Tiến sĩ Trần Ngọc Toản, trong nhiều thập kỷ, OPEC với vai trò phối hợp hành động giữa các nước, đã điều hành thị trường giá dầu thông qua những lần cắt giảm sản lượng để tạo tình trạng thiếu cung dưới khẩu hiệu "giữ ổn định giá dầu hợp lý". Và giá dầu thô của Việt Nam cũng hoàn toàn phụ thuộc giá dầu thế giới.

Không thể phụ thuộc khai thác dầu

Tiến sĩ Lê Việt Trung – Viện Dầu khí Việt Nam nhận định rằng Việt Nam là quốc gia có tài nguyên dầu khí và ngành công nghiệp dầu khí có nhiều đóng góp quan trọng đối với kinh tế quốc dân. Dầu khí mang lại trên 20% tổng thu ngân sách, đóng góp 16 - 18% GDP trong các năm trước.

Tuy nhiên, cuối tháng 10 vừa qua, những con số thống kê cụ thể được đưa ra như khai thác dầu thô năm 2017 chỉ đạt 13,28 triệu tấn, giảm 3 triệu tấn so với năm 2016 và giảm 4,54 triệu tấn so với năm 2015, Phó Thủ tướng Việt Nam, Vương Đình Huệ cho rằng quốc gia đang đối mặt với sự sụt giảm tăng trưởng kinh tế, vì theo ông cứ 1 triệu tấn dầu thô giảm thì GDP giảm 0,25%, 3 triệu tấn là giảm 0,75%.

Cũng chính vị Phó Thủ tướng trong phiên họp tổ Quốc hội ngày 24 tháng 10, khi nhắc đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đã đưa ý kiến rằng "Thà tăng 1 triệu du khách còn hơn hút thêm 1 triệu tấn dầu".

Định hướng chiến lược này được kinh tế gia Ngô Trí Long ủng hộ và đồng ý là phương pháp "tiến hành đẩy mạnh tăng trưởng theo cải cách cơ cấu". Ồng đồng ý với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ rằng kinh tế Việt Nam không thể chỉ phụ thuộc vào khai thác dầu mỏ.

"Cái ý tưởng này thể hiện là Việt Nam cũng theo một xu hướng chung là phải tái cơ cấu là làm sao tăng trưởng chất lượng dịch vụ, làm sao tăng trưởng phần giá trị gia tăng, chứ tăng trưởng theo số lượng".

Khẳng định một lần nữa với chúng tôi, tiến sĩ Hà Hoàng Hợp cho biết mặc dù có nhiều thông tin về phát hiện mỏ dầu hoặc triển khai dự án khai thác dầu được đưa ra, nhưng với ông chưa phải là một tin đáng mừng. Ông nói rằng, trong tương lai gần, về mặt năng lượng, Việt Nam cần phải đẩy nhanh việc thực hiện các nhà máy tái tạo như năng lượng gió, mặt trời hoặc điện sinh học.

Đây cũng chính là ý kiến của tiến sĩ Trần Ngọc Toản nêu lên trong bài viết trên trang Năng lượng Việt Nam : "Với một đất nước có tiềm năng dầu khí không lớn trong lúc nhu cầu các sản phẩm dầu khí nội địa cũng như khu vực phát triển cao thì việc học tập kinh nghiệm các nước không có hoặc có ít tài nguyên năng lượng để phát triển mạnh ngành lọc hóa dầu - khí theo hướng kinh doanh thương mại trên thị trường nội địa lẫn thế giới là một giải pháp xây dựng, phát triển nhanh nền kinh tế rất đáng lưu tâm".

Cát Linh

Nguồn : RFA, 10/11/2017

Published in Diễn đàn

Dự thảo Luật An ninh mạng Việt Nam, khoản 4, Điều 34 đang gây bất bình trong dư luận vì đưa ra quy định các công ty quốc tế cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam đặt máy chủ quản lý dự liệu người sử dụng là công dân Việt Nam trên lãnh thổ quốc gia này.

anninh1

Việt Nam được xếp đứng hạng 7 trên thế giới về sử dụng mạng xã hội Facebook.  RFA

Dự thảo luật này nói lên điều gì đang diễn ra trong xã hội Việt Nam ?

Rất vô lý

Đề xuất ở khoản 4, Điều 34 khiến cư dân mạng phản ứng qui định rằng : "Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.."..

Nhận định với đài RFA về dự thảo luật này, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn về Khoa học Công nghệ và Khoa học Quản lý cho biết.

"Mới chiều nay tôi đọc trên mạng loáng thoáng thấy dự luật như thế. Thật ra nếu Việt Nam làm như thế thì Việt Nam chả giống ai. Cả thế giới này chẳng ai kỳ thị Facebook, Google. Tại sao Việt Nam phải làm như thế ?".

Ngày 3 tháng 11, tờ Tuổi Trẻ trong nước có đăng bài viết trong đó trích dẫn lời ông Nguyễn Hồng Văn, Phó viện trưởng Viện An toàn thông tin cho rằng "xét ở góc độ an ninh mạng quốc gia thì dự thảo luật này là rất cần thiết".

Cũng theo lời ông Nguyễn Hồng Văn do báo Tuổi Trẻ dẫn lại : "Điều gì sẽ xảy ra nếu thông tin cá nhân, vị trí, thói quen của người dân Việt Nam bị thu thập phục vụ mục đích của kẻ xấu thông qua các dịch vụ nêu trên, trong khi chúng ta chẳng hay biết và cũng không quản lý được gì ?"

Theo ông Hồng Văn, dự thảo luật này là "nền tảng để Nhà nước có thể tiến hành các bước tiếp theo trong việc đảm bảo an ninh mạng quốc gia".

Đề cập về góc độ an ninh mạng, lý do chính của sự ra đời dự thảo Luật An ninh mạng, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc đưa ra phân tích :

"Vấn đề an ninh mạng là vấn đề rất lớn ai cũng biết, nhưng sử dụng cái nào là vấn đề chính trị. Ví dụ như nước Mỹ là nước tuyên truyền tự do, nhưng gần đây do mối quan hệ giữa Mỹ với Nga thế nào ấy mà Mỹ cấm người Mỹ không được dùng chương trình chống virus Kaspersky của Nga.

Đó là chương trình tuyệt vời. Cả thế giới đều cho là chương trình hạng nhất".

Tờ The Guardian đưa tin tháng 9 vừa qua, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã đưa ra một chỉ thị, kêu gọi các phòng ban, các cơ quan lập kế hoạch để loại bỏ phần mềm chống virus của Kaspersky và triển khai thay thế bằng giải pháp khác trong vòng 3 tháng. Tờ The Guardian bình luận rằng động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Nga gia tăng do những cáo buộc Moskva can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Cá nhân Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc cho rằng nếu xét ở khía cạnh chính trị thì dự thảo Luật An ninh mạng của Việt Nam cũng giống như việc Mỹ cấm sử dụng chương trình chống virus Kaspersky của Nga trên đất Mỹ.

Đẩy mạnh đàn áp vì sợ

Theo quy định của Dự thảo Luật An ninh mạng này, tất cả các dịch vụ của nước ngoài đang cung cấp tại Việt Nam hiện nay như Google, Facebook, Viber, Skype,... buộc phải có giấy phép hoạt động, có cơ quan đại diện, có đặt máy chủ quản lý dữ liệu người dùng ở Việt Nam mới được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Thế nhưng, qua phân tích của Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc thì việc đặt máy chủ quản lý của dịch vụ internet, cung cấp mạng xã hội ở nơi nào không phải là điều quan trọng.

"Về vấn đề kỹ thuật thì đâu cần phải là máy chủ phải đặt ở đâu. Trên thế giới này có 1 góc nào đấy, 1 hòn đảo xa xôi nào đấy cũng được, rừng Targa hay đảo Guam của Mỹ cũng được. Đây là vấn đề chính trị, cho nên luật pháp không cho dùng thì người ở đất nước đó không được dùng".

Liên quan đến chính trị, là mục đích gia tăng kiểm soát tuyệt đối những tiếng nói bất đồng chính kiến, đặc biệt là cuộc đấu tranh của giới trẻ trong nước hiện nay, chính là ý kiến của Nguyễn Peng, một người trẻ hoạt động khá sôi nổi trong phong trào dân chủ trong nước.

Nguyễn Peng cũng là người thể hiện nhiều quan điểm cá nhân trên mạng xã hội.

"Nhờ Facebook tụi em liên kết được rất nhiều bạn đồng chính kiến, nói lên tiếng nói của mình, tự do ngôn luận. Nhà nước rất sợ những điều đó. Họ sợ thông qua mạng xã hội những người trẻ tụi em liên kết với nhau. Họ dùng những biện pháp ngăn chặn, kiểm soát tụi em.

Em nghĩ cuộc đàn áp này là rất mạnh tay đối với những người dân đang đấu tranh và biểu đạt ý kiến của họ".

Cùng quan điểm với Nguyễn Peng, là ý kiến của bạn trẻ Như Uyên. Chia sẻ với chúng tôi ngay khi vừa lực lượng an ninh thả ra sau thời gian bị "đưa đi làm việc", Như Uyên cho biết .

"Dự thảo Luật này quá vô lý. Vì mạng xã hội không xấu, mà vì bộ máy nhà cầm quyền họ cảm thấy họ sợ dư luận, mạng xã hội. Mỗi lần dư luận được đưa lên mạng xã hội thì nó lan đi rất nhanh. Mỗi khi họ muốn làm cái gì thì đã có mạng xã hội ngăn chặn, không thể thành công. Họ muốn dẹp cái đó (Facebook) thì họ đang nhắm tới anh em đấu tranh đòi tự do nhân quyền".

Khẳng định cho dù vị trí đặt máy chủ không ảnh hưởng đến tài khoản mạng xã hội của người dùng, nhưng theo Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc, điều khó khăn cho người dùng Facebook, Google nếu dự luật này được thông qua đó là vấn đề pháp lý.

"Khi có luật không cho dùng, nếu tôi dùng thì tôi phạm pháp. Máy chủ của Google, Facebook nằm ở đâu tôi không cần biết, nhưng nếu Việt Nam có luật đấy, tôi dùng thì tôi sai luật Việt Nam, hệ thống pháp luật Việt Nam sẽ kiểm soát tôi chứ không phải Google và Facebook kiểm soát tôi".

Ông Huỳnh Thanh Phi, chuyên gia marketing, đưa ra ý kiến với báo Tuổi Trẻ trong nước rằng : "Nếu Việt Nam áp dụng luật này sẽ trở thành một rào cản, khiến người Việt không thể tiếp cận được những tiến bộ về mặt công nghệ truyền thông của thế giới".

Nhận định riêng về phía cá nhân và Hội Tư vấn về Khoa học Công nghệ và Khoa học Quản lý, Tiến sĩ Nguyễn Bách Phúc cho biết nếu dự thảo luật này được thông qua thì bản thân ông và hội của của ông sẽ rất thiệt thòi.

Vào ngày 3 tháng 11, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có văn bản gửi Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội, cho rằng một số quy định trong Dự thảo Luật an ninh mạng chưa phù hợp về tính thống nhất với cam kết quốc tế của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.

Cát Linh

Nguồn : RFA, 06/11/2017

Published in Diễn đàn

Ngay sau khi Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) ngày 15 tháng 9 vừa qua tuyên bố sẽ mở rộng phạm vi thụ lý sang các vụ việc liên quan tới những tội ác hủy hoại môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên phi pháp và trưng thu đất đai của người dân trái pháp luật, người dân Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội đã bày tỏ ý định kiện nhà nước Việt Nam ra tòa ICC.

Ý định này có khả năng thực hiện hay không ?

danoan1

Trịnh Bá Phương và dân oan Dương Nội mong muốn khởi kiện nhà nước Việt Nam - Facebook Trịnh Bá Phương

Niềm tin từ vụ Trịnh Vĩnh Bình

Một tháng trước đây, vụ kiện thế kỷ của doanh nhân Việt kiều Hà Lan, ông Trịnh Vĩnh Bình, kiện nhà nước Việt Nam ra Tòa Trọng tài Quốc tế ở Paris với lý do chính phủ Việt Nam đã không thực hiện các cam kết mà hai bên đã thỏa thuận ngoài tòa năm 2006 trong vụ kiện lần đầu, đã gây chấn động dư luận trong và ngoài nước.

Chưa thể biết hình ảnh ông doanh nhân tươi cười đưa cao hai tay làm biểu tượng Victory (chiến thắng) khi bước ra khỏi tòa có phải là ẩn ý cho sự thắng kiện hay không, nhưng có thể thấy trên một số trang mạng xã hội của người Việt Nam sau đó, đã xuất hiện những bàn cãi về khả năng kiện nhà nước Việt Nam liên quan đến đàn áp nhân quyền, tự do tôn giáo.

danoan2

Những người dân phản đối cưỡng chế đất Facebook Trịnh Bá Phương

Đặc biệt đến ngày 15 tháng 9, Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) tuyên bố sẽ mở rộng phạm vi thụ lý sang các vụ việc liên quan tới những vấn đề khác, trong đó có "trưng thu đất đai của người dân trái pháp luật", thì người đầu tiên đề xuất ý định này chính là những người dân Dương Nội, đại diện là ông Trịnh Bá Phương, con trai của dân oan, tù nhân lương tâm Cấn Thị Thêu.

"Sau vụ án của Trịnh Vĩnh Bình, thì tôi được biết luật pháp quốc tế qui định bao gồm các cấp, quận, huyện và tỉnh thành mà sai phạm thì người đứng đầu chính phủ phải chịu trách nhiệm. Cho nên việc ra quyết định cưỡng chế và đàn áp do nhà cầm quyền Hà Nội đã gây ra cho người dân Dương Nội thì chính phủ Việt Nam phải chịu trách nhiệm".

Từ Dương Nội, Trịnh Bá Phương cho biết thật sự anh và người dân Dương Nội đã có ý định khởi kiện nhà nước Việt Nam từ cuối năm 2015, sau nhiều lần chịu sự đàn áp cưỡng chế đất bất hợp pháp từ chính phủ Việt Nam.

"Trong tất cả các lần tiếp xúc với các đại sứ quán, bao gồm Anh, Úc, Mỹ, Pháp, cũng như các quốc gia dân chủ, các tổ chức nhân quyền quốc tế trong đó có cả Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc sang gặp tôi 20 tháng 10 2015. Trong những lần tiếp xúc đó tôi đều mong muốn nguyện vọng các nước phương Tây và các tổ chức nhân quyền hỗ trợ tôi và người dân Dương Nội trong việc khởi kiện nhà nước Cộng sản ra Tòa Quốc tế".

Điều này được anh Trịnh Bá Phương thay mặt cho người dân Dương Nội bày tỏ với nhà hoạt động nhân quyền Grace Bùi, mong muốn có sự hỗ trợ pháp lý của văn phòng luật sư ICC để tiến hành thực hiện việc khởi kiện.

Khi RFA đề cập đến niềm tin của người dân Dương Nội về vụ khởi kiện bắt nguồn từ vụ án thế kỷ Trịnh Vĩnh Bình, bà Grace Bùi cho biết đó là hai sự việc hoàn toàn khác nhau.

"Ông Trịnh Vĩnh Bình nên nhớ ông ấy không phải người Việt Nam. Đó là một điều mình phải suy nghĩ. Và hai vụ kiện hoàn toàn khác nhau".

Không thể kiện ra Tòa ICC

Tuy nhiên, mong muốn của người dân Dương Nội cũng đã được bà chuyển lời giúp đến với văn phòng luật sư quốc tế, thuộc Tòa Án Công Lý Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc ICJ.

"Sau cuộc nói chuyện đó thì tôi tìm được một luật sư, là ông Richard J. Rogers, một năm trước đã tiến hành vụ khởi kiện chính phủ Cambodia ra Tòa ICC, vì Cambodia cũng có dân oan.

Tôi biết Việt Nam không phải là một thành viên của ICC do đó không thể kiện được họ. Ông ấy có nói rằng không thể kiện theo kiểu Cambodia được.

Tôi có hỏi ông ấy rằng có cách nào để người Dương Nội kiện được không ? Ông ấy gửi cho tôi 1 văn bản rất dài, trong đó nói là có thể kiện được nhưng không đi thẳng qua Tòa Quốc tế, phải đi vòng vòng và tốn rất nhiều tiền.

Đặc biệt ông ấy nhấn mạnh "Tốn rất nhiều chi phí" (Costs a lot of money). Và ông ấy sẽ không làm free (miễn phí)".

Số tiền cần phải có nếu thực hiện vụ khởi kiện được ước tính khoảng 70.000 USD đến 80.000 USD.

Câu hỏi liên quan đến vấn đề pháp lý dành cho Luật sư Trịnh Hữu Long, người sáng lập trang Luật Khoa Báo Chí, và ông cho biết khởi kiện nhà nước Việt Nam ra Tòa Quốc tế ICC là "một sự hiểu nhầm của người dân" và khả năng thực thi hoàn toàn không có.

" ể Tòa Hình sự Quốc tế có thể thụ lý 1 vụ án từ Việt Nam thì Việt Nam phải là 1 nước thừa nhận thẩm quyền xét xử của Tòa Hình sự quốc tế.

Việc thừa nhận thẩm quyền xét xử là Việt Nam phải tham gia Công ước Rome về việc thành lập Tòa án Hình sự Quốc tế".

Giải thích rõ thêm, Luật sư Trịnh Hữu Long cho biết Công ước Rome là 1 công ước quốc tế. Những quốc gia phê chuẩn Công ước Rome là những quốc gia thừa nhận thẩm quyền xét xử của ICC và công dân của quốc gia đó mới có thể kiện chính phủ của họ ra tòa ICC.

Do đó, ông khẳng định một lần nữa :

"Việt Nam hoàn toàn không phải là thành viên của Công ước Rome nên không có cách nào để công dân Việt Nam có thể kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa Hình sự Quốc tế được".

Đó cũng là nhận xét của bà Grace Bùi.

"Đối với tôi, cơ hội không cao. Nói thật như vậy".

Cách khác

Kể lại những lần tiếp xúc với Luật sư Richard J. Rogers về khả năng khởi kiện của người dân Dương Nội, bà Grace Bùi cho biết ông Richard không nói là "không thể".

Câu trả lời của ông là "Có thể làm được mà có thể không"

Trong email phản hồi luật sư Richard gửi cho bà Grace, ông có nói đến vấn đề này :

"Trường hợp khởi kiện của Vietnam phức tạp hơn rất nhiều vì chính phủ Việt Nam không tham gia ký kết ICC. Nhưng vẫn có những con đường pháp lý khác có thể thực hiện.

Trước đây chính tôi cũng đã tiếp xúc với dân oan Việt Nam và đề nghị giúp đỡ. Tuy nhiên tôi không phải là tổ chức NGO và chính vì thế tôi làm việc phải có chi phí tranh tụng. Và họ đã không có khả năng kêu gọi quỹ hỗ trợ".

(For Vietnam it's more complicated as it has not signed up to the ICC. But there are other legal avenues that can be explored.

I was in touch previously with Vietnamese dissidents and offered to help. However I am not an NGO and therefore require funds. They were not able to raise the funds)

Theo Luật sư Trịnh Hữu Long, chỉ có một cách duy nhất dành dân oan Việt Nam có thể kiện nhà nước Việt Nam ra Tòa Quốc tế :

"Ví dụ như có một nhà đầu tư nước ngoài nào đó đến đầu tư ở Việt Nam, trong quá trình đầu tư có tiến hành cưỡng chế đất.

Nhà đầu tư đó lại là nhà đầu tư của một nước đã phê chuẩn công ước Rome rồi, thì công dân Việt Nam có thể kiện nhà nước Việt Nam ra tòa quốc tế được.

Nhưng ngay cả khi kiện cũng chưa chắc là tòa án thụ lý vì tòa quốc tế chỉ thụ lý những vụ đặc biệt nghiêm trọng".

Không bỏ cuộc

Khi được hỏi về tất cả những khó khăn trong việc khởi kiện chính phủ Việt Nam ra Tòa Hình sự quốc tế ICC, anh Trịnh Bá Phương, một lần nữa, đại diện cho người dân Dương Nội khẳng định sẽ không bỏ cuộc.

"Dân làng tôi sẽ kiện ra một tòa án khác, không hẳn là tòa La Haye ở Hà Lan. Thông điệp lớn nhất muốn truyền tải với truyền thông là tôi là người dân Dương Nội luôn luôn sẵn sàng ký tên để kiện nhà nước Việt Nam ra Tòa Quốc tế".

Anh Trịnh Bá Phương tin rằng cánh cửa để đưa Việt Nam ra tòa quốc tế, không hẳn La Haye hoàn toàn mở rộng, vì "chúng tôi có sự đồng hành của các tổ chức quốc tế và sự hỗ trợ vô cùng lớn của cộng đồng hải ngoại và người Việt khắp năm châu luôn hướng về người dân Dương Nội".

Cát Linh

Nguồn : RFA, 26/09/2017

Published in Diễn đàn

‘Đãng khấu’

Những ngày vừa qua, cái tên Tạ Duy Anh, "Mối Chúa", Đãng Khấu chiếm khá nhiều không gian trên mạng xã hội, đặc biệt từ giới văn chương, nhà phê bình văn học lẫn giới ngoại văn.

moichua1

Nhà văn Tạ Duy Anh và tác phẩm Mối Chúa - RFA

Người ta bàn luận nhiều vì ít ai xa lạ với cái tên Tạ Duy Anh cùng những tác phẩm Lão Khổ ; Thiên thần sám hối ; Sinh ra để chết (in ở hải ngoại), Bước qua lời nguyền, một truyện ngắn đình đám đăng trên báo Văn Nghệ cuối những năm 1980. Nông thôn và đời sống người nông dân Việt Nam đã xuất hiện cùng Tạ Duy Anh từ thời điểm đó.

Nên, cái "thiên hạ sự" của Mối Chúa xuất hiện có thể thấy trước tiên từ hai yếu tố : tên của cuốn sách, Mối chúa và bút danh của tác giả, Đãng Khấu, thay vì ba chữ Tạ Duy Anh.

Hiểu theo ngữ nghĩa một cách khác, ‘Đãng’ là trừ hại, là hành xử của người quân tử, và ‘Khấu’ là thảo khấu, là trộm cướp, là cái ác.

Nhưng Trừ ai ? Trừ gì ? Trừ trộm cướp ? Trừ cái ác ? Hay trừ Mối Chúa ?

Và ai trừ ? Đãng Khấu có đúng không ?

Bắt đầu bằng nụ cười sảng khoái, Đãng Khấu Tạ Duy Anh nói rằng nghĩ như thế cũng được, mà không phải như thế cũng chẳng sai.

moichua2

Các tác phẩm đã xuất bản của nhà văn Tạ Duy Anh Facebook Tạ Duy Anh

Tự nhận mình là một người nông dân "chính hiệu", Tạ Duy Anh đủ "chín" và đủ "lực" để nhìn, nghe, ngửi, nếm, rồi cảm nhận cái vị đắng, cay, ngọt, mặn của những sự kiện xảy ra với người nông dân nói riêng và người dân thấp cổ bé miệng nói riêng.

Đơn giản với Tạ Duy Anh, nó cũng là một phần đời sống hàng ngày của đất nước, bao giờ cũng kéo theo những hậu quả tai hại khác, như khủng hoảng xã hội, niềm tin, bao giờ cũng có đổ vỡ tinh thần đi kèm.. Nó sẽ tác động đến mỗi người một cách khác nhau. Và nó nhận lại phản ứng khác nhau từ mỗi người.

"Với tôi thì tôi luôn ray rức là tôi chẳng làm được gì cả, không làm được gì giúp cho cộng đồng ấy.

Bản thân tôi thì tôi cảm nhận rằng bất cứ ở đâu, người dân thấp cổ bé họng luôn bị thiệt thòi. Những người chiếm đoạt đất đai của người dân không hẳn chỉ là cán bộ, những người có quyền lực trong bộ máy, đôi khi là những lực lượng có tiền họ thao túng, tìm cách chiếm đoạt tài nguyên vốn thuộc về người nông dân.

Những việc như thế luôn làm cho xã hội có 1 tổn thương nào đấy.

Mỗi người có cách thể hiện. Riêng tôi thì tôi đánh động bằng cách dùng ngòi bút sáng tạo lại hiện thực ấy theo 1 cách mà hy vọng rằng nó sẽ tác động đến cộng đồng theo 1 cách nào đó".

Mối Chúa

Thế là ròng rã ba năm, ngòi bút của Tạ Duy Anh mỗi ngày khơi bới, tìm ra thành phần quan trọng nhất trong một tổ mối, đó là mối chúa. Tạ Duy Anh thừa biết rằng vòng đời của mối chúa có thể lên đến 50 năm, và chỉ dành cho việc nằm yên một chỗ và đẻ trứng.

Ông viết, viết để thoát ra một cái tư tưởng ông gọi là "nỗi ray rức triền miên bám theo mình ngày này qua tháng khác, rằng trong khi xã hội như vậy thì mình chẳng làm được việc gì".

Hỏi rằng, "vì sao lại là mối chúa ? Mục đích trừu tượng như thế để làm gì ?".

"Nhất định phải có một ý đồ gì đó. Ngay từ cái tên đã là ý đồ rồi.

Nếu tôi không có ý đồ gì thì tôi cũng không đủ can đảm không đủ đam mê để theo đuổi. Nhưng khi tạo ra một hình tượng như vậy rồi thì không còn thuộc về quyền của người viết nữa.

Ví dụ có những người cho rằng mối chúa là căn nguyên của tất cả sự tàn phá. Vì nó có thể đẻ ra cả 1 đội mối quân. Mà đội mối quân thì sức tàn phá của nó kinh khủng".

Không khác với cách lý giải mà Tạ Duy Anh trả lời tờ Tiền Phong : "Mối Chúa là một nhân vật không có thật, là một lốt người. Với tất cả các chỉ dẫn thì bạn đọc phải hiểu mối chúa không phải một ông ở trong một công ty nào đó, bởi công ty nào có khả năng thắt cổ ngân hàng, tạo ra một thể chế nhỏ ? Đó chắc chắn phải là một nhân vật cực khủng. Một con mối chúa có thể tạo ra triệu con mối con để tàn phá".

Thế tổ mối có những con mối chúa ấy làm tổ ở đâu ? Có bao nhiêu con mối chúa hay chỉ có một mà thôi ?

Và nếu căn nguyên của sự mục nát, hư hỏng bị gây ra bởi những con mối ngày ngày đục khoét, thì căn nguyên của tiểu thuyết Mối Chúa là gì ?

Để trả lời, Tạ Duy Anh gọi mình là vừa được và vừa bị chứng kiến cái hiện thực ấy xảy ra hàng ngày, lặp lại hàng ngày. Như vòng đời của những con mối chúa miệt mài sinh nở tạo ra vô vàn con mối con.

"Người viết từ trước đến giờ lúc nào cũng phải dựa trên một nền tảng hiện thực nào đó. Tôi chả bịa ra được một cái gì cả. Những hiện thực đó nó đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra. Đây là một giai đoạn rất đặc biệt của lịch sử phát triển của Việt Nam".

"Thu hồi đất Dương Nội này, rồi Đồng Tâm này đang ngày ngày âm thầm, có nơi bộc lộ, có nơi chưa. Nó phản ảnh một hiện trạng chung, có một bất cập chung. Có lẽ nó bị có một cái gì đó bị khiếm khuyết từ cội nguồn của sự việc, như luật pháp, qui định đất của toàn dân chẳng hạn".

Báo chí trong nước viết rằng "Giới văn chương rỉ tai nhau : "Mối Chúa" là tác phẩm hoành tráng nhất của Tạ Duy Anh từ trước tới giờ".

Cũng chính tờ Tiền Phong trích dẫn phát hiện của nhà văn Phạm Lưu Vũ : "Mối Chúa" là kiểu tiểu thuyết lồng trong tiểu thuyết, với lối viết đậm chất Kafka ("Kafka dùng một chữ cái để đặt tên nhân vật (Mr.K) còn Tạ Duy Anh dùng 3 chữ cái : Mr.Đại").

Án tử cho Mối Chúa ?

Tạ Duy Anh phải chủ động kết thúc quá trình "đãng khấu" của mình đúng 3 năm, kể từ tháng 3 năm 2014 vì ông sợ mình sẽ mãi tiếp tục đắm chìm trong cái tổ mối đang ngày một sinh sôi nảy nở, phát triển có thể đến vô cực.

Có phải quyết định có chương cuối cùng, cho "Mối Chúa" xuất hiện ra mắt thì cũng đồng nghĩa với kết án tử con mối chúa không ?

moichua3

Văn bản đình chỉ phát hành để thẩm định về nội dung tiểu thuyết "Mối Chúa" của nhà văn Tạ Duy AnhFacebook Tạ Duy Anh

Câu trả lời được Cục xuất bản đưa ra vào ngày 13 tháng 9 năm 2017 :

"Nội dung cuốn sách phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Qua đó tác giả đã vạch trần những tiêu cực và bất công trong xã hội. Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn. Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bằng những kẻ ngu dốt, tham lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền…".

Nhà văn Phạm Lưu Vũ nói ngay nội dung của bản đình chỉ này đã "tóm tắt tuyệt vời nội dung tư tưởng của tác phẩm" và đăng một đoạn bình về cuốn tiểu thuyết ngay sau khi đó :

"Lão Tạ (Tạ Duy Anh) chỉ tả duy nhất một thằng quan cấp huyện, lại dùng chữ "huyện trưởng" thay vì Chủ tịch huyện, vậy mà "thằng công văn" ấy vẫn suy ra : "Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền…" thì... giỏi thật".

Mối Chúa bị khai tử sau ba năm thai nghén không. Song Tạ Duy Anh không quan trọng điều này.

"Riêng với Tạ Duy Anh viết thì không bao giờ quan tâm đến nó được in ra lúc nào và nó có được in ra hay không ? Vì nếu như thế thì trong lúc viết anh sẽ tự hạn chế rất nhiều tư tưởng, ý đồ của mình".

Mình theo đuổi xu hướng ngòi bút phải tự do. Tự do thì phải tự tạo ra. Không bị phụ thuộc vào nhiều thứ. Đừng mong giải thưởng, đừng mong chức tước… thì mới có tự do.

Hiện nay và cho đến khi tôi không sáng tác nữa thì vẫn theo tinh thần ấy".

Kết thúc cuộc trò chuyện cũng bằng giọng cười sảng khoái, tuy có vẻ trầm ngâm khi nói về vai trò của nhà văn viết tác phẩm hư cấu trong thời nay :

"Càng ngày nhà văn càng cô độc trong xã hội. Không phải là ai bắt cô độc đâu, mà số người đọc văn hư cấu càng ngày càng ít đi so với 30, 40 năm trước đây".

Nhưng Tạ Duy Anh sảng khoái cho rằng "Sự thờ ơ của một bộ phận nào đó lại là nỗi may của một bộ phận khác có thể lớn hơn ?"

Trên mạng xã hội những ngày qua, những ai quan tâm đến Mối Chúa của Đãng Khấu đều có chung sự chờ đợi đón đọc cuốn tiểu thuyết bằng bản điện tử. Dịch giả Phạm Nguyên Trường thì chẳng ngại ngần khi viết cơ quan chức năng đã vô tình "Phong thánh cho Tạ Duy Anh" khi ra quyết định cấm phát hành

Cát Linh

Nguồn : RFA, 22/09/2017

Published in Diễn đàn

Việc kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy kiêm chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Nẵng làm cho dư luận một lần nữa xôn xao về quá trình bổ nhiệm, cân nhắc những gương mặt được gọi là "Thái tử Đảng" hay ‘Hạt giống Đỏ".

vxa1

Báo danang24h đăng tin về bằng cấp của ông Nguyễn Xuân Anh. Courtesy of danang24h.vn

Đảng cử nhưng dân không bầu !

Xuôi theo những đồn đoán của dư luận trong những ngày qua, là câu hỏi, liệu Nguyễn Xuân Anh, con trai ông Nguyễn Văn Chi vốn là một cựu thành viên Bộ chính trị của đảng cộng sản Việt Nam, có phải là "một Thái tử Đảng nằm trong tiến trình nung lò đốt củi, diệt trừ tham nhũng của Tổng Tư lệnh Nguyễn Phú Trọng hay không ?"

Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản Việt nam đã tuyên bố từ bỏ đảng, có nhận định :

"Nó chỉ nói lên 1 điều thôi, là cái gì rồi cũng đến lúc mục vỡ thì nó mục vỡ tất cả. Đấy là chứng hoại thư của thể chế do chế độ toàn trị phản dân chủ. Trong bổ nhiệm cán bộ thì điều đó càng rõ nét hơn nữa. Bí thư tỉnh ủy thì phải là Bộ chính trị thông qua, mà trước hết phải là ông trưởng ban tổ chức đề nghị, rồi ông Tổng bí thư thông qua. Đâu phải tự nhiên là có".

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng nếu có ý kiến cho rằng biện pháp kỷ luật ông Nguyễn Xuân Anh là chuyện ‘đấu đá nội bộ’ thì cũng được, nhưng trên tất cả, ông nghĩ rằng những người sai phải chịu trách nhiệm.

"Đấu đá nội bộ thì ở đâu cũng có cả. Ở đâu cũng có phe có cánh cả. Các nước phương Tây là đa đảng, còn ở đây có 1 Đảng thì thế nào trong Đảng cũng có phe. Nó gắn bó với những nhận thức khác nhau hoặc lợi ích chính trị khác nhau. Việt Nam bây giờ chủ yếu là lợi ích khác nhau.

Khi người ta nói rất nhiều đến yếu tố lợi ích nhóm thì đó chính là phản ảnh thực tế nhất ở Việt Nam hiện nay".

Theo ông Dương Trung Quốc thì đến nay vụ việc ông Nguyễn Xuân Anh mới ở mức kỷ luật trong đảng thôi vì bị cho là vi phạm nguyên tắc làm mất uy tín của Đảng. Và vị đại biểu quốc hội này cho rằng không ít trường hợp sau khi kỷ luật Đảng thì người đó vẫn ở lại và không bao giờ bị ra

Giáo sư Tương Lai có nhận định hoàn toàn mang tính phản biện với ý kiến của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.

"Tuy rằng nói là kỷ luật trong Đảng, thuộc nội bộ Đảng nhưng làm sao có thuộc nội bộ được ? Vì Bí thư tỉnh ủy điều hành cả 1 tỉnh, đứng trên tất cả. Chủ tịch tỉnh hay Hội đồng nhân dân tỉnh đều đứng dưới ổng.

Khi tất cả mọi sự bổ nhiệm đều không thông qua 1 qui trình của luật pháp, hiến pháp, quyền của dân, dân ủy nhiệm, dân ủy quyền mà đều là do Đảng chỉ định thì chuyện mục vỡ là chuyện bình thường".

Ngược lại, Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc nhấn mạnh vấn đề bổ nhiệm chức vụ trong các cơ quan điều hành của nhà nước "về qui trình thì cái gì cũng đầy đủ".

"Từ cơ sở trở lên, lấy phiếu bầu, rồi quần chúng góp ý, lý lịch…

Quan sát ở Việt Nam chúng ta thấy các quan chức cao cấp đều là Đảng viên Đảng Cộng sản.

Quần chúng chúng tôi quan tâm là đứng trước pháp luật có vấn đề gì không ? Ví dụ vấn đề liên quan đến tham nhũng, sai phạm ảnh hưởng đến xã hội…"

Thái tử Đảng : Một qui trình không mới

Không khẳng định qui trình bổ nhiệm chức vụ trong bộ máy lãnh đạo nhà nước đúng hay sai, nhưng nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh kể ra hàng loạt những gương mặt được gọi là "người kế thừa" như ông Nông Quốc Tuấn, từng là Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, là con trai nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh ; Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, con của Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương…

Và ông cho biết "chuyện kế thừa đã trở thành một qui định bất thành văn của Đảng Cộng sản".

"Chuyện Thái tử Đảng có từ lâu rồi nhưng nó rộ lên nhất là thời ông Nguyễn Tấn Dũng, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng cầm quyền đã rộ lên 1 cách công khai.

Chuyện ông Xuân Anh, ông Nghị, ông Tuấn Anh, ông Nguyễn Chí Vịnh thì đó là những chọn lựa đương nhiên. Họ nhắm trước hết là vào trong gia tộc của họ".

Năm 2011, ông Nguyễn Xuân Anh được bầu vào vị trí ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng cùng với ông Nguyễn Thanh Nghị, là con trai thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cả hai đều sinh năm 1976. Kể từ đó, dư luận truyền nhau cách gọi những gương mặt trẻ đó là "Thái tử Đảng" và đang chờ để được truyền ngôi.

Chưa thể chấm dứt "Thái tử Đảng"

Cho đến ngày 18 tháng 9 vừa qua, sau khi ông Nguyễn Xuân Anh bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam ra thông cáo báo chí cho biết ông bị kỷ luật, dư luận cho là việc này có liên quan Hội nghị Trung ương lần thứ 6 của đảng Cộng sản Việt Nam sắp diễn ra, có ý kiến nêu ra là đã đến lúc chuyện "Con vua thì lại làm vua. Con sải ở chùa lại lá đa" cần kết thúc.

Giáo sư Tương Lai đưa ra nhận định quan niệm "con vua thì lại làm vua" nên được nhìn nhận theo đúng với ý nghĩa từng có trong một thể chế của lịch sử.

"Ví dụ như Trần Thánh Tông lui, nhường cho Trần Nhân Tông. Trần Nhân Tông lui, nhường cho Trần Anh Tông, Trần Anh Tông lui, nhường cho Trần Minh Tông.

Quá trình đó là 1 quá trình tuỳ theo thời điểm lịch sử chúng ta đánh giá.

Thế giới có Lý Quang Diệu mất đi. Sau ông ấy là Goh Chok Tong (Ngô Tác Đống). Rồi đến Lý Hiển Long là con ông Lý Quang Diệu. Có phải đó là ‘con vua thì lại làm vua’ ?

Nhưng thể chế dân chủ cũng qua bầu cử. Ông Lý Hiển Long vẫn được tín nhiệm trong nhân dân Singapore"

Liên đới đến cá nhân ông Nguyễn Xuân Anh trong vụ việc mới nhất, Giáo sư Tương Lai cho rằng nếu ông Nguyễn Xuân Anh có tài, thì "không ai nói gì cả".

Theo ông, ông không đánh giá diễn tiến vụ Đà Nẵng là kết thúc trào lưu này hay trào lưu kia. Mà thay vào đó, ông nhấn mạnh "cần phải thay đổi thể chế, cải cách chính trị đi liền với cải cách kinh tế, thay bằng một quá trình dân chủ hoá và thượng tôn pháp luật.

Cát Linh, RFA

Nguồn : RFA, 20/09/2017

Published in Diễn đàn

Giới chức Công an làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, có hy vọng cải thiện tự do tôn giáo ?

Việt Nam hôm 13 tháng 9 bổ nhiệm một giới chức cấp cao của công an làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động và tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.

tongiao1

Hòa Thượng Thích Không Tánh ngồi khóc bên đống gạch đổ nát của Chùa Liên Trì ngày 08/09/2016 - courtesy photo

Việt Nam hôm 13 tháng 9 bổ nhiệm một giới chức cấp cao của công an làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động và tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.

Điều này có bị cho là xung đột với yêu cầu về tự do tôn giáo mà các tổ chức nhân quyền thế giới và người dân trong nước đang đòi hỏi ở Việt Nam hay không ?

Sẽ đẩy mạnh Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo

Tin trong nước cho biết, ngày 11 tháng 9 vừa qua, ông Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng An ninh Tây Bắc, tổng cục An ninh, Bộ Công An chính thức được bổ nhiệm vào vị trí trưởng ban Tôn giáo Chính phủ. Tân trưởng ban Tôn giáo cũng là người từng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị và trước đó nữa là Phó giám đốc Công an Nghệ An.

Vấn đề bổ nhiệm nhân sự mới này không có gì mới lạ so với những lần đề cử trước đây. Người nắm chức Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ trước ông Thắng là ông Phạm Dũng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục An Ninh kiêm Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cũng từng nắm giữ chức Trưởng ban này.

Tuy nhiên, có những băn khoăn được được nêu ra liên quan đến sự kiện Việt Nam nhiều lần bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích vì chính sách đàn áp tự do tôn giáo tín ngưỡng qua hoạt động quản lý giám sát của ban Tôn giáo và an ninh sử dụng luật về tôn giáo và tín ngưỡng vốn bị quốc tế chỉ trích là quá khắt khe.

Trả lời RFA, Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Đức Long, nguyên trung tá quân đội nhân dân Việt Nam, người đã tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết việc bổ nhiệm này là một hình thức đẩy mạnh việc thực thi Bộ Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo được thông qua năm 2016.

"Bộ Luật Tôn giáo vừa thông qua không phải xu hướng là tôn trọng quyền tự do tôn giáo như hiến pháp đã quy định, mà mục đích họ quản lý, xiết chặt tự do tôn giáo, tạo hàng rào khó khăn hơn cho những tôn giáo không được công nhận".

Ngày 18 tháng 11 năm 2016, mặc dù đại diện các tôn giáo lớn ở Việt Nam đã chỉ trích một số điều khoản của Dự luật Tín ngưỡng, tôn giáo, nêu lý do Dự luật mang nặng tính kiểm soát quyền tự do tôn giáo và chỉ chú trọng quản lý Nhà nước, nhưng Quốc hội đã đồng thuận thông qua Dự luật Tín ngưỡng, tôn giáo với tỷ lệ tán thành hơn 84%.

Trước đây khi nói về Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo, Linh mục Phan Văn Lợi, một thành viên Hội đồng Liên Tôn đã từng đưa ra nhận định của ông về tình hình sắp tới :

"Chắc chắn nhà cầm quyền sẽ đàn áp gắt gao vì họ thấy rằng các tôn giáo ngày càng lên tiếng mạnh mẽ. Cụ thểnhất là giáo phận Vinh có những cuộc xuống đường, rồi những cuộc khiếu kiện mà sắp tới đây sẽ còn tiếp tục. Cũng như các tôn giáo khác ở Việt Nam càng lúc càng thấy phải lên tiếng với nhà cầm quyền, phê phán những sai lầm của chế độ".

tongiao2

Ngày 20/06/2016, Chính quyền cho máy ủi vào Đan viện Thiên An, Thánh giá bị đập phá

‘Cụ thể hoá công an trị’

Nếu đó là dự đoán của Linh mục Phan Văn Lợi thì với Tiến sĩ Đinh Đức Long, quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Tôn giáo là một hành động hoàn toàn không phải tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo.

"Chuyện 1 ông tướng công an, là tướng an ninh đấy, trở thành Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, là hành động cụ thể hoá công an trị của chế độ này".

Theo ông, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn muốn duy trì vị trí độc tôn trong cương vị lãnh đạo, không cho tổ chức nào có nguy cơ đối trọng.

Ở đây, ông muốn nói đến tôn giáo.

"Trên thực tế là chỉ có tôn giáo, và đặc biệt là đạo công giáo, là đạo tương đối tổ chức chặt chẽ. Họ rất sợ tôn giáo có cái tụ tập đông người".

Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Thế Giới của chính phủ Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 4 năm nay vẫn đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách "Các nước cần quan tâm đặc biệt" vì chính sách đàn áp tôn giáo.

Trong tháng 5 vừa qua, phái đoàn đa tôn giáo gồm Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo đến từ trong nước và ở Hoa Kỳ đã có cuộc gặp với viên chức chuyên trách tôn giáo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để trình bày về hiện trạng thiếu tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Những câu chuyện tự do tôn giáo bị đàn áp bởi nhà nước Việt Nam và bộ phận thực thi là công an, an ninh được lần lượt kể ra.

Cụ thể những vụ việc như Formosa, Cồn Dầu, Đông Yên, chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, chùa An Cư ở Đà Nẵng, gần nhất là Đan viện Thiên An ở Huế bị một nhóm người tự xưng là "nhân dân đi thực thi công lý" cùng với một số lãnh đạo chính quyền mặc thường phục tấn công, đập phá nát thánh giá và hành hung, gây thương tích cho rất nhiều đan sĩ.

Chưa kết luận vội

Đối lập với nhận định của Tiến sĩ Đinh Đức Long và Linh mục Phan Văn Lợi là quan điểm khá cởi mở của nguyên đại biểu quốc hội, ông Lê Văn Cuông khi nói về việc bổ nhiệm một giới chức cấp cao của công an làm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.

"Chính sách đối với tôn giáo của Việt Nam ngày càng cởi mở và cũng đã quy thành pháp luật.

Cho nên bất kỳ người dân nào ở Việt Nam cũng phải tuân theo pháp luật, theo tính chất công việc và chuyên môn của mỗi cá nhân.

Vấn đề dư luận băn khoăn thì theo tôi thì phải chờ thời gian tới quá trình đương sự nhận việc thì họ thực thi thế nào thì mới đánh giá nhận xét được. Chứ bây giờ ngay cả công an hay quân đội Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật".

Khi RFA đề cập đến những trường hợp được nêu ra bởi phái đoàn đa tôn giáo gồm Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo, hoặc những đàn áp về tự do tôn giáo do người dân trong nước đăng tải trên mạng xã hội, ông Lê Văn Cuông cho rằng thực tế trong nước có một số cá nhân chưa hành xử theo đúng qui định của pháp luật.

Do đó ông cho rằng việc bổ nhiệm nhân sự này có thể là một sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

"Đây là một sự phân công để thực thi pháp luật đúng đắn và tốt để đảm bảo trật tự xã hội và tạo hình ảnh của Việt Nam với thế giới tốt hơn chứ chưa vội đánh giá là có 1 cái gì đó mang tính chất không được tốt".

Điều mọi người thắc mắc là khi Uỷ ban tôn giáo chính phủ của Việt Nam nằm dưới quyền của một giới chức cao cấp công an thì liệu tự do tôn giáo ở Việt Nam có được cải thiện hay không ? Nhân quyền ở Việt Nam có được thay đổi tốt đẹp hay không ? Câu trả lời của Tiến sĩ Lê Văn Cuông một lần nữa là hãy chờ đợi vào những gì vị Tân Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện trong tương lai.

Cát Linh, RFA

Nguồn : RFA, 14/09/2017

Published in Diễn đàn

Hãng Repsol của Tây Ban Nha ngày 2 tháng 8 chính thức xác nhận việc ngưng khoan thăm dò dầu khí tại một lô ngoài khơi Việt Nam ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuy không xác nhận nhưng lên tiếng cho biết các hoạt động liên quan dầu khí tại vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo qui định của luật pháp quốc tế.

dotim1

Ảnh giàn khoan của Repsol trên trang mạng Repsol Việt Nam (https://www.repsol.energy)

Vấn đề này được nhận xét thế nào qua khía cạnh luật pháp, chính trị, và kinh tế ?

Hoàn toàn trái luật

Vào ngày 2 tháng 8, hãng tin Reuters dẫn lời viên chức phụ trách tài chính của Repsol, ông Miguel Martinez, xác nhận Repsol đang làm việc với PetroVietnam và cơ quan chức năng chính quyền Hà Nội về quyết định ngưng khoan thăm dò dầu khí ở lô 136/3, quanh khu vực bãi Tư Chính mà Trung Quốc nói nằm trong đường lưỡi bò 9 đoạn đánh dấu chủ quyền của Trung Quốc.

Theo một nguồn tin đáng tin cậy của Reuters có được trong lĩnh vực dầu khí, chính Bắc Kinh đã yêu cầu Hà Nội cho ngưng hoạt động khoan thăm dò tại lô 136/03.

dotim2

Bản đồ phân lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông.

dotim3

Bản đồ cho thấy các khu vực / lưu vực nơi Repsol có hoạt động thăm dò hoặc phát triển. www.repsol.energy

Nói về động thái của Trung Quốc, Tiến sĩ Tạ Văn Tài, nguyên giảng viên trường Luật thuộc Đại học Havard - Hoa Kỳ cho biết là "hoàn toàn trái luật".

"Vị trí của cái lô đó là ở trong thềm lục địa Việt Nam, vùng kinh tế độc quyền của Việt Nam. Nó chỉ có 1 phần nằm bên ngoài luồng đó. Thế thì, phần nào ở trong thềm lục địa hay đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Việt Nam có toàn quyền khai thác theo luật biển. Còn bên ngoài, trong trường hợp túi dầu khí đó tràn lan ra phía ngoài, thì người nước khác có quyền khai thác phía bên kia. Hai bên đều có quyền khai thác.

Trường hợp đó hay nhất là đề nghị một giải pháp là khác chung".

Nguồn tin do Reuters đưa ra cho biết Việt Nam không muốn gây hấn với Trung Quốc chỉ vì chuyện khoan thăm dò ở lô 136/03 khu vực bãi Tư Chính.

dotim4

Bản đồ hoạt động và thăm dò khai thác dầu khí của các Công ty dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên Biển Đông

Tuy nhiên, Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Quang A, từ Hà Nội, cho rằng "đây là vấn đề rất nghiêm trọng".

"Bởi vì cái lô hãng Tây Ban Nha đó thăm dò là cái lô vẫn còn nằm ở trong cái khoảng cách 200 hải lý thềm lục địa của Việt Nam, nhưng đồng thời vẫn nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc, do Trung Quốc tự vạch ra. Và tòa án PCA năm trước đã phán đường lưỡi bò là vô hiệu, không ý nghĩa gì cả, thì việc Việt Nam cho phép Repsol thăm dò ở đó là hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam".

Trong phán quyết đưa ra hôm 12 tháng 7 năm 2016 liên quan đến vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Biển Đông, Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế ở La Haye nói rằng Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở Biển Đông, không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử đối với những nguồn tài nguyên nằm trong khu vực thường được gọi là "đường lưỡi bỏ" mà Bắc Kinh tự ý vẽ ra để nhận chủ quyền thuộc về mình.

Tuy nhiên, Bắc Kinh đã lên tiếng không công nhận mọi phán quyết mà Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế đưa ra.

Do đó, theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đó là lý do vì sao Trung Quốc vẫn gây sức ép và cũng là lý do ông cho rằng đấy là sự việc rất nghiêm trọng, và đặc biệt cần phải giải quyết "một cách êm thấm với sự tôn trọng pháp luật quốc tế", theo cách nói của ông.

Cũng trong tuần lễ đó, một hãng tin quốc tế khác, Tạp chí Foreign Policy cho biết Trung Quốc đã đe doạ sử dụng vũ lực đối với Việt Nam nếu như không cho ngừng khoan thăm dò.

Động thái này, qua nhận định của Tiến sĩ Tạ Văn Tài, là "càng trái luật quốc tế"

"Vì đó là tài nguyên trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì Việt Nam hoàn toàn có quyền khai thác, không phải hỏi ký kiến ai hết.

Doạ dẫm như thế là đi trái với Hiến chương Liên Hiệp Quốc là không dùng võ lực trong bang giao quốc tế".

Tuy nhiên ông cũng nói thêm rằng lời doạ đó được thể hiện qua hình thức bán chính thức, là ông Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đột ngột bỏ về, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam vừa qua.

‘Lùi một bước, tiến hai bước’ ?

Ngoài việc cho biết hoạt động khoan thăm dò đã ngưng, ông Miguel Martinez không thể đưa ra bình luận nào khác.

Về phía nhà nước Việt Nam, tuy không xác nhận tin cho ngưng khoan thăm dò dầu khí nhưng trong tuần vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khi trả lời báo giới chỉ nói rằng các hoạt động liên quan dầu khí đó được thực hiện tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam theo qui định của luật pháp quốc tế.

Không như những gì thấy được trên truyền thông mạng xã hội, những người quan tâm vụ việc này đã bày tỏ bức xúc vì sự im lặng của nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Quang A cho rằng :

"Đó là một cách ứng xử khôn và khéo, bởi vì không nên nói lên những gì không cần phải nói và không muốn nói".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông tin rằng "vấn đề như thế có thể tìm ra rất nhiều giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều hài lòng".

"Tôi không nghĩ rằng Việt Nam có thể phủ phục đầu hàng một cách dễ dàng như thế. Vì cái đấy sẽ rất nguy hiểm. Mà nguy hiểm nhất là cho bản thân những lãnh đạo bây giờ".

Còn đối với Tiến sĩ Tạ Văn Tài, ông cho rằng khi Việt Nam giữ im lặng là với mục đích giảm căng thẳng.

"Tạm ngừng thôi. Giải pháp gọi là lùi 1 bước nhưng có thể lấn tới 2 bước sau này".

Ông phân tích thêm đó là một hình thức, hoặc có thể gọi là một nghệ thuật trong lĩnh vực ngoại giao mà Việt Nam đang áp dụng, nhằm tránh những rắc rối khác sau này.

Có hy vọng tiếp tục

Một trong những vấn đề quan trọng được nhiều người quan tâm trong sự việc này là liệu Việt Nam có phải đền bù số tiền 27 triệu đô la Mỹ là kinh phí do hãng Repsol đã bỏ ra cho giếng khoan thăm dò tại lô 136/3 hay không ?

Câu trả lời của Tiến sĩ Tạ Văn Tài là "có" nếu hai bên hủy hợp đồng, ngưng khoan thăm dò vĩnh viễn.

Tuy nhiên, theo ông Greg Poling, Giám đốc Nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc tế tại Washington D.C cho biết, việc ngưng khoan thăm dò không có nghĩa là hợp đồng bị huỷ.

Phân tích thêm tính khả thi của ý kiến trên, Tiến sĩ Tạ Văn Tài đưa ra dẫn chứng.

"Giống như ExxonMobil, vào năm 2012, ngay ở Washington, Trung Quốc đe doạ chính phủ Việt Nam không được khai thác ở khu vực tranh chấp trên biển Đông. Nhưng sau khi dừng 1 vài năm, ExonMobil vẫn khai thác trở lại".

Cũng cần nhắc lại, năm 2009, tập đoàn Exxon đã giành được quyền thăm dò trên một diện tích hơn 52.000 km2 ngoài khơi bờ biển Việt Nam, trong một khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo công ước Liên Hợp Quốc về luật biển, cho dù khu vực đó Trung Quốc cũng tuyên bố sở hữu một vài lô. Và "đại gia" dầu khí của Mỹ, ExxonMobil cùng với đối tác là tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam - Petro Việt Nam, đã khoan thành công hai giếng trong các năm 2011 và 2012.

Cát Linh, RFA

Nguồn : RFA, 11/08/2017

Published in Diễn đàn

Vào ngày 4 tháng 7, Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường, ông Nguyễn Linh Ngọc khẳng định vật liệu mà Bộ tài nguyên và môi trường cho phép nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 nhận chìm không phải là xỉ than, chất thải của quá trình chạy nhiệt điện mà là vật liệu nạo vét tại khu vực cảng, gồm cát, bùn của ô quay tàu trước cảng.

Résultat de recherche d'images pour "Giải thích việc nhận chìm bùn thải và phản biện"

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 - Photo of RFA

Những vật chất được cấp phép nhấn chìm xuống biển có thật sự không phải là chất thải nguy hại ?

Ngấm trong bùn đất

Năm ngày sau khi Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường cấp phép số 1517/GP-BTNMT cho phép Công ty TNHH Điện lực Vĩnh Tân 1 được nhận chìm 1 triệu m3 bùn thải xuống vùng biển xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, Tổng công ty phát điện 3 (EVNGENCO 3) hay còn gọi là nhà máy nhiện điện Vĩnh Tân 2 cho biết đang xúc tiến xin giấy phép đổ xuống biển Bình Thuận 2,4 triệu m3 bùn cát thải sau khi nạo vét.

Thông tin này gây lo ngại rất lớn cho các chuyên gia môi trường và những người quan tâm đến môi trường biển. Qua những diễn đàn và các trang mạng xã hội, họ đồng loạt lên tiếng kêu gọi dừng ngay dự án nhấn chìm bùn thải vì cho rằng lượng bùn thải khổng lồ đó sẽ bức tử hệ sinh thái biển của Bình Thuận.

Để phản hồi bức xúc của công luận, Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường phát biểu tại buổi giao ban báo chí ngày 4 tháng 7 rằng vật liệu nhận chìm không bao gồm xỉ than, chất thải của quá trình chạy nhiệt điện và cơ sở pháp lý của việc nhận chìm chất thải đã được quy định trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982- UNCLOS 1982.

Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 tại tỉnh Bình Thuận đi vào hoạt động chính thức năm 2015, mỗi ngày sản xuất hơn 23 triệu kWh. Còn dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 được khởi công vào sáng ngày 18/7/2015, có công suất 1.200MW, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2018.

Với thời gian và khối lượng điện sản xuất như thế, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, chuyên gia môi trường từ Hà Nội, khẳng định không thể cho rằng chất bùn thải được cấp phép “nhấn chìm” xuống biển Bình Thuận là không chứa chất thải từ quá trình vận hành sản xuất điện của nhà máy.

Résultat de recherche d'images pour "Giải thích việc nhận chìm bùn thải và phản biện"

Ống xả khói từ Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 Photo of RFA

“Khi mà những cơn mưa, lũ xảy ra, nước chảy từ đất liền ra biển. Khi chảy như thế thì nó cuốn theo tất cả rác, ngay cả thuốc trừ sâu, thì ngay cả nước bao gồm rác chảy ra, nó đã mang theo rất nhiều chất độc hại.

Vậy thì ở những nhà máy này, trong quá trình người ta đang xây dựng, đã xây dựng xong, có thể chưa vận hành thì cũng đã có rất nhiều loại rác.

Cái thứ hai, nếu người ta chạy thì phải có than, phải có nơi để than, rồi chất thải, và chúng ta thừa biết rằng rác thải của nhà máy nhiệt điện nó có những gì. Thế và, nước mưa nó chảy thì nó không chừa chỗ nào».

Dựa trên cơ sở hóa học, ông cho biết khi trời mưa, chất độc trong than chảy ngấm vào đất, rồi khi đốt thì những khí trong đó như SO2. NO2, các kim loại nặng như Niken, Crôm sẽ bay tản ra vùng chung quanh, hoặc tích tụ thành mây để mưa xuống. Nói chung tất cả những chất độc hại từ bụi xỉ than sẽ ngấm vào đất và bùn cát.

Theo các nhà khoa học phản biện trên báo chí trong nước, việc nhận chìm khối lượng chất nạo vét gần 1 triệu m3 vừa được Bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép và 2,4 triệu m3 đang được đề nghị là nguy cơ đe doạ trực tiếp hệ sinh thái biển.

Chất nạo vét hay bùn thải ?

Tuy nhiên, ông Nguyễn Xuân Tùng – vụ trưởng Vụ Chính sách và pháp chế, đại diện Tổng cục Biển và hải đảo – Bộ Tài nguyên và môi trường, có mặt tại buổi toạ đàm “Hòn Cau, Biển và Lời nguyền…” tổ chức ở Nha Trang ngày 15 tháng 7 cho biết “vật chất” nạo vét cảng biển của Điện lực Vĩnh Tân 1 được Bộ cấp phép cho “nhận chìm” xuống vùng biển Tuy Phong khác với bùn thải.

Giải thích sự khác nhau dựa trên hướng dẫn của Tổ chức Hàng hải Thế giới, ông cho biết.

“Chất nạo vét cơ bản là chất lắng đọng từ tự nhiên bao gồm các thành phần chủ yếu như cát, sỏi, đá và các chất hữu cơ tự nhiên. Thế còn bùn thải là chất lắng đọng từ quá trình xử lý đất thải. Trong nghị định thư Luân Đôn 1996 có 1 danh mục qui định có 8 nhóm chất để xem xét nhận chìm xuống biển. Trong đó họ cũng phân biệt chất nạo vét và bùn thải».

Vị này nói thêm rằng thành phần của chất nạo vét đã được phân tích trong dự án nhận chìm bùn cát thải hoàn toàn không có chất ô nhiễm và rất bình thường trên thế giới. Những thành phần chất khác đều dưới ngưỡng cho phép.

4 nhà máy nhiệt điện

Ông Phạm Văn Chi, Nguyên chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà, cho biết tình trạng thực tế hiện nay ở huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận có 4 nhà máy điện với tổng công suất là 4,400 MW.

“Thế thì tôi chỉ nói rằng 1 nhà máy ở Khánh Hoà, 2,400MW là chúng tôi đã toát mồ hôi. Mà tôi đang kiến nghị với địa phương, chính phủ, chỉ nên đầu tư tốt nhất là 600 MW, là 1 trong 4 tổ máy. Nhưng mà người ta đã xây dựng hai giai đoạn, giai đoạn đầu là 1,200 MW và giai đoạn 2 là 2,400 MW và hình như đã được phép.

Ba cái ô nhiễm quan trọng nhất đối với các nhà máy điện chạy bằng than là họ lợi dụng vùng biển của chúng ta để vận chuyển 1 lượng than rất lớn bằng cách nạo vét (nếu như vùng cần nạo vét) để đưa được tàu lớn chở than.

Than của Việt Nam mình gần như là người ta không sử dụng mà người ta phải sử dụng than của Malaysia, của Úc, có hàm lượng Carbon cao hơn. Và tôi cho rằng nếu chúng ta lấy loại than tốt nhất là khoảng 85% Carbon, 15 % và xỉ và các loại không cháy được, thì như vậy nếu nhà máy Vĩnh Tân 2 khoảng 1,200 MW thì nó phải mất 600 tấn than/1 giờ và 14,400 tấn than/ngày».

Đồng thời, ông đưa ra bài toán của lượng xỉ tối thiểu 1 năm thải ra và phủ khắp mặt bằng dài 1 cây số, rộng nửa cây số và có chiều cao khoảng 1m57. Khối lượng này khi gặp mưa sẽ ngấm vào đất và bùn cát. Do đó theo ông, vật liệu “nạo vét” của 4 nhà máy đó sẽ bao gồm tất cả những bụi xỉ vả độc hại đã ngấm sâu trong bùn đất.

Đổ rác hay nhận chìm ?

Khoản 5, Điều 1 của UNCLOS 1982 giải thích thuật ngữ “nhận chìm” (immersion) là “mọi sự trút bỏ có ý thức xuống biển các chất thải hoặc các chất khác từ các tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc công trình khác được bố trí ở biển”.

Công ước vừa nêu cũng ghi rõ thuật ngữ “nhận chìm” không nhằm vào : Việc vứt bỏ các chất thải hoặc các chất khác được sản sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc khai thác bình thường của tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công trình khác được bố trí trên biển, cũng như các thiết bị của chúng…

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải, khi được trả lời chúng tôi về cơ sở pháp lý dựa theo UNCLOS 1982 và Luật Môi trường Việt Nam, ông chỉ nói ngắn gọn rằng : “Cái chuyện người ta làm như thế nào mới quan trọng».

Cát Linh

Nguồn : RFA, 21/07/2017

******************

Hội Nghề cá kêu gọi ngưng dìm chất thải xuống biển (RFA, 21/07/2017)

Résultat de recherche d'images pour "Giải thích việc nhận chìm bùn thải và phản biện"

Ngư dân trên bãi biển Bình Thuận. AFP

Chính phủ nên dừng quyết định cho phép đổ bùn nạo vét xuống vùng biển Bình Thuận. Tiến sĩ Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch hội nghề cá Việt Nam nói với báo Dân Trí trong nước như vừa nêu về kế hoạch của Bộ Tài nguyên- Môi trường định nhận chìm hơn 1 triệu mét khối bùn nạo vét tại khu vực gần vùng bảo tồn biển Hòn Cau, Bình Thuận.

Ông Thắng nói rằng khu vực được chọn để đổ bùn là khu vực “nước chồi” có nghĩa là có nhiều hải sản hơn những khu vực khác. Ngoài ra vùng biển Bình Thuận còn là nơi cung cấp tôm giống tự nhiên, và thuận lợi để nuôi tôm nước lợ.

Ông Nguyễn Việt Thắng nêu ra câu hỏi rằng những người quyết định cho đổ bùn nạo vét có biết rằng trong đó có những chất thải độc từ đất liền đổ ra hay không ? Và hàm lượng những chất độc đó là bao nhiêu ?

Ông Thắng cũng nêu lên một mối lo ngại là trong đống bùn nạo vét sẽ đổ xuống biển gần Hòn Cau, cát và sỏi sẽ lắng xuống trước, nhưng bùn sẽ lơ lững trong thời gian lâu, và sóng gió thủy triều sẽ phát tán bùn đó ra xa làm chết hải sản.

Ông kết luận rằng nếu nói rằng bùn sẽ bị nhận xuống đáy biển chỉ là một cách nói để lách luật

Cũng liên quan đến kế hoạch đổ chất nạo vét xuống biển Bình Thuận, lại có thêm hai người lên tiếng nói bị mạo danh, khi thấy tên của họ được đưa vào danh sách những nhà nghiên cứu cho dự án đổ bùn xuống biển.

Hai người đó là Thạc sĩ môi trường Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, làm việc tại Trung tâm quy hoạch và quản lý tổng hợp vùng duyên hải khu vực phía Nam. Người thứ hai là Thạc sĩ công trình biển Lê Thị Vân Linh, làm việc tại Viện Kỹ thuật biển.

Hai Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, và Lê Thị Vân Linh, nói rằng đang tìm hiểu vụ việc.

Hôm 20 tháng 7, Tiến sĩ Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Hải học viện Nha Trang cũng đã lên tiếng rằng ông không có liên quan gì đến dự án đổ bùn, nhưng lại thấy tên mình xuất hiện trong danh sách những nhà khoa học tham gia dự án đó.

Tiến sĩ An nói rằng vào ngày hôm qua, 20 tháng 7, 2017, đã có người gọi đến xưng là thư ký của dự án đã cho tên ông vào danh sách một cách nhầm lẫn.

Published in Diễn đàn

Đồng Tâm, sau 45 ngày của hy vọng (RFA, 07/07/2017)

Sự chờ đợi của người dân thôn Hoành về kết quả thanh tra đất đai Đồng Tâm dường như được giải quyết vào sáng ngày 7 tháng 7. Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung gọi đây là "thực hiện đúng cam kết" mà ông đã hứa với người dân Đồng Tâm : Sau 45 ngày, tại UBND xã Đồng Tâm, dự thảo kết luận thanh tra đất được công bố công khai. Vì sao chỉ là "dự thảo kết luận" nhưng lại công bố rộng rãi ?

dongtam1

Dân làng Đồng Tâm đổ đất đá làm chướng ngại vật trên con đường vào làng hôm 20 tháng 4 năm 2017.  AFP photo

Dự thảo để thăm dò?

Sau vài diễn biến được gọi là "đầu tiên" trong vụ việc Đồng Tâm, có thể nhắc lại như : Lần đầu tiên trong lịch sử cận đại sau 1975, người dân thôn Hoành, Đồng Tâm, Mỹ Đức thể hiện sự phản kháng của họ đối với vấn đề cưỡng chế đất đai, đền bù, khiếu kiện bằng hành vi bắt giữ 38 cán bộ và cảnh sát cơ động làm con tin; lần đầu tiên mâu thuẫn đất đai được giải quyết bằng cuộc đối thoại giữa một quan chức cấp cao, và kết thúc bằng một bản cam kết cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hành pháp và tư pháp của Việt Nam : bản cam kết viết tay của chính ông chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng với chữ ký của những vị đại biểu Quốc hội làm người đại diện.

Thì một lần nữa, đây là lần đầu tiên một kết luận thanh tra được công bố rộng rãi trước người dân với tên gọi "dự thảo kết luận thanh tra".

Chính ông Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung có đưa ra giải thích và được báo chí trích dẫn lại rằng : Cơ quan chức năng có thể tổ chức thông báo dự thảo kết luận thanh tra hoặc không, tuy nhiên, để "thực hiện đúng cam kết" thì dự thảo đã được công bố rộng rãi.

Theo dõi vụ Đồng Tâm từ những ngày đầu cho đến khi diễn ra buổi công bố dự thảo kết luận, tối ngày 7 tháng 7, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng có một lý do để giải thích cho việc gọi là "dự thảo kết luận".

"Việc họ dự thảo kết luận thanh tra thì họ có cái lý do, là vì họ không tin chắc cái lập luận của họ. Cho nên họ đưa ra dự thảo để xem xét dư luận nói cái gì, người ta phản bác cái gì ? Người ta vạch ra cái gì ? Người ta vạch ra cái chỗ mâu thuẫn không chính xác… thì họ có thể có cơ hội để điều chỉnh.

Tôi suy nghĩ rằng đấy là 1 việc mà họ cũng có sự khôn ngoan".

Như phân tích của giáo sư Nguyễn Khắc Mai đã đưa ra, cách nói "dự thảo kết luận" là người tham dự được quyền lên tiếng đòi hỏi chỉnh sửa nếu cần thiết. Theo tường thuật của báo trong nước, ông Bùi Văn Kỉnh, người dân xã Đồng Tâm, có mặt tại buổi công bố có ý kiến lẽ ra người dân thôn Hoành phải nhận được bản dự thảo trước khi công bố để nghiên cứu nội dung. Ông đề nghị cơ quan chức năng đo đạc lại hai khu đất Đồng Sênh và Cổng Đồn với sự giám sát của hai bên chính quyền và người dân, tuy nhiên lời đề nghị của ông không được chấp thuận.

Ngỡ ngàng

Cũng theo tường thuật của truyền thông trong nước, Phó chánh thanh tra Hà Nội Nguyễn An Huy trình bày dự thảo kết luận với nhiều nội dung chi tiết trong một giờ 30 phút, trước khoảng 200 người gồm đại diện nhân dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức) cùng Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và lãnh đạo các ban ngành. Một số luật sư được cho là đại diện nhóm người dân ở thôn Hoành cũng có mặt.

dongtam7

Cảnh sát cơ động được người dân thả ra hôm 22/4/2017 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. AFP photo

Trong bản dự thảo kết luận, ông nêu, không có diện tích 59 ha đất nông nghiệp xứ đồng Sênh như kiến nghị của ông Lê Đình Kình (đại diện cho người dân có khiếu kiện ở xã Đồng Tâm), diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 64,11 ha và là đất quốc phòng.

Ông chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, người từng ký cam kết không khởi tố người dân Đồng Tâm, khẳng định rằng, một số quyết định liên quan trong đó có quyết định của UBND Thành phố Hà Nội năm 2014 về khu đất quốc phòng sân bay Miếu Môn 236,9 ha là "đúng pháp luật".

Ngược lại, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai Hoàn toàn không đồng ý với kết quả của dự thảo kết luận trên.

"Những kết luận sơ bộ thì tôi thấy nhiều điều không trung thực, và đấy là cái năng lực cũng như là thái độ xưa nay của họ thôi. Họ không muốn đi đến cái chân lý tận cùng đâu"

Chân lý mà giáo sư Nguyễn Khắc Mai cho rằng cần phải đi đến tận cùng trong giải quyết vấn đề Đồng Tâm, chính là nhìn ra sai lầm đầu tiên, cũng là lớn nhất, đó là chuyển đổi mục tiêu sử dụng đất không rõ ràng minh bạch.

"Người ta giao cho anh làm sân bay chứ không phải nói là đất quốc phòng chung chung rồi anh muốn làm gì thì anh làm. Khi anh đã không làm sân bay thì nguyên tắc anh phải trả lại cho chính phủ để chính phủ trả lại cho dân. Hiện nay dân cũng có yêu cầu rất lớn để làm ăn sinh sống. Đó là sai lầm rất lớn của họ".

Cùng nhận định trên, luật sư Đặng Đình Mạnh chia sẽ trên trang cá nhân của ông rằng : Những nguyên nhân chính yếu gây nên "sự cố" Đồng Tâm như chính sách về sở hữu đất đai, về giải quyết khiếu nại, về tình trạng tham nhũng hoặc yếu kém của cán bộ công chức ... đều bị xem nhẹ".

Khoảng hai tuần trước, Công an thành phố Hà Nội ra quyết định khởi tố hình sự vụ Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình chia sẽ trong một video clip trên mạng xã hội: "Tôi muốn nói với ông Nguyễn Đức Chung rằng hãy chờ kết quả thanh tra trước khi có quyết định khởi tố".

Qua đó, nhiều ý kiến nói rằng người dân Đồng Tâm đang trông ngóng và hy vọng vào một kết luận thanh tra sẽ chứng minh được việc họ bắt giữ cán bộ là một động thái bảo vệ đất đai của mình.

Thế nhưng, ngay sau khi bản dự thảo kết luận được công bố, trả lời phóng viên Đài Á Châu tự do, ông Lê Đình Doanh, cháu nội cụ Lê Đình Kình, một trong 4 người từng bị công an Hà Nội bắt liên quan đến vụ tranh chấp đất đai này cho biết bản thân anh và hầu hết người dân Đồng Tâm rất bất mãn.

"Kết luận này là sai hoàn toàn bởi vì từ ngày tôi còn nhỏ đã theo ông bà vào trong đó dỡ sắn, trồng lạc, ngô ở trong đó suốt nên họ nói vậy là sai hoàn toàn. Bây giờ bà con cũng đang rất bức xúc khi nghe được tin đó".

Theo lời ông Doanh, đất này là đất nông nghiệp của dân từ ngày xưa đến giờ, và Đồng Tâm lại chuẩn bị dậy sóng.

Và ông Lê Đình Kình, người được cho là thủ lĩnh của thôn Hoành, sau khi theo dõi diễn biến buổi công bố dự thảo kết quả thanh tra, đã trả lời báo chí trong nước rằng "Chúng tôi sẽ tiếp tục kiến nghị lên Chính phủ".

Ông chính là người nói lời cảm ơn ông Nguyễn Đức Chung trong một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội, với nội dung : Nếu ông Nguyễn Đức Chung không về xử lý vụ Đồng Tâm thì có thể xảy ra vụ Thiên An Môn tại Việt Nam, và từ đó sẽ để lại cho chế độ một vết nhơ không xoá được.

Cát Linh, phóng viên RFA

***************

Người dân : Đồng Tâm lại chuẩn bị dậy sóng (RFA, 07/07/2017)

Dự thảo kết luận thanh tra đất Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội được công bố sáng ngày 7/7 nêu rằng "không có đất nông nghiệp ở đồng Sênh" và "toàn bộ sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng".

dongtam3

Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung (áo trắng) xuống xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội vào ngày 22 tháng 4 năm 2017. AFP photo

Bản dự thảo kết luận thanh tra cho rằng "không có diện tích 59 ha đất nông nghiệp xứ đồng Sênh như công dân nêu, diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm chỉ có 64,11 ha, là đất quốc phòng".

Trong một đoạn video được truyền trên mạng, có ghi trực tiếp buổi dự thảo, Phó chánh thanh tra Hà Nội Nguyễn An Huy giải thích rõ về nguồn gốc Lữ đoàn 28 cho xã Đồng Tâm thuê đất quốc phòng như sau :

Kết quả 57 mốc vẫn còn nguyên và được đóng dày trên cơ sở 16 mốc giới do Bộ tư lệnh công binh đóng trước đây. Diện tích đất toàn bộ sân bay Miếu Môn là 239,4 ha, sau khi trừ gia công còn 236,9 ha trong đó diện tích đất sân bay thuộc địa chính xã Đồng Tâm là 64,11 ha. Trong quá trình quản lý sử dụng từ năm 1981 đến nay, bộ Tư lệnh công binh, Lữ đoàn 28 chưa xây dựng công trình quốc phòng trên phần diện tích đất sân bay Miếu Môn thuộc địa chính xã Đồng Tâm.

Từ năm 1989, kế thừa Bộ Tư lệnh Công binh, Lữ đoàn 28 đã ký một số hợp đồng giao khoán hàng năm trên diện tích 525 sào, tức 19,9 ha cho UBND xã Đồng Tâm. UBND xã đã giao cho các hộ sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Từ sau năm 2012, lữ đoàn 28 không ký hợp đồng giao khoán. Năm 2015 có thông báo gửi UBND xã Đồng Tâm trong đó nó nội dung bắt đầu từ năm 2015, đơn vị sẽ không cho thuê đất quốc phòng để canh tác nông nghiệp. Thực tế hiện nay các hộ dân chưa trả lại đất và vẫn sản xuất nông nghiệp ở đây.

Trước dự thảo kết luận như vậy, Đài RFA đã liên lạc với một người dân Đông Tâm là anh Lê Đình Doanh, cháu nội cụ Lê Đình Kình, một trong 4 người từng bị công an Hà Nội bắt liên quan đến vụ tranh chấp đất đai này. Anh Doanh cho biết bản thân anh và hầu hết người dân Đồng Tâm hiện tại rất bất mãn với kết luận này :

Kết luận này là sai hoàn toàn bởi vì từ ngày tôi còn nhỏ đã theo ông bà vào trong đó dỡ sắn, trồng lạc, ngô ở trong đó suốt nên họ nói vậy là sai hoàn toàn. Bây giờ bà con cũng đang rất bức xúc khi nghe được tin đó. Bà con nói rằng bây giờ cả thế giới người ta nhìn vào cái đất này là đất nông nghiệp của dân từ ngày xưa đến giờ, thế này Đồng Tâm lại chuẩn bị dậy sóng.

Bản dự thảo kết luận thanh tra cũng nói rõ là việc để 14 hộ dân xã Đồng Tâm sử dụng đất khu Miếu Môn, theo cơ quan chức năng, là sai phạm. Ngoài ra, đầu năm 2017, một số công dân tổ chức đo đạc, phân lô, đưa máy móc vào xây công trình trên phần diện tích mà doanh nghiệp quân đội đang xây dựng trong sân bay Miếu Môn cũng được cho là "hành vi chiếm đất quốc phòng, coi thường pháp luật".

Cũng theo bản dự thảo, những người dân trước đó đã từng thừa kế, cho, tặng, chuyển nhượng lô đất quốc phòng này là trái thẩm quyền, và vi phạm pháp luật về quản lý đất đai.

Từ Hà Nội, cụ Lê Hiền Đức, một người chuyên giúp dân oan đấu tranh giành lại đất đai và chống tham nhũng, và đạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cho biết bà vô cùng bức xúc khi được nghe dự thảo kết luận này và sau việc này bản thân bà sẽ "vào cuộc" cùng người dân Đồng Tâm :

Đất quốc phòng là thế nào ? Bao nhiêu đời nay rồi người ta đã trồng cấy nhưng giờ tự nhiên biến thành đất quốc phòng. Như vậy là cướp à ? Có đền bù đồng nào không ? Muốn thu hồi thì phải có họp dân, thông báo và có đề bù. Tôi không có một hòn đất ở đấy mà nghe tin còn gai cả người nữa là người dân, đất người ta sinh sống bao nhiêu đời nay rồi. Tôi sẽ nghiên cứu kỹ và sẽ vào cuộc, gặp trực tiếp người dân Đồng Tâm.

Còn luật sư Hà Huy Sơn, đoàn luật sư Hà Nội cho biết ông không nắm rõ hồ sơ vụ việc nên không thể kết luân đúng sai. Tuy nhiên ông đưa ra lời khuyên cho người dân Đồng Tâm nếu không đồng tình với kết quả dự thảo trên :

Tại vì đây mới là dự thảo nên chưa thể khiếu nại được vì chưa chính thức. Người dân có thể có ý kiến gửi Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 26 tháng 6 vừa qua trong cuộc tiếp xúc cử tri ở Hải Phòng khi được người dân chất vấn về vụ việc tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm trả lời rằng phải xử lý cán bộ sai phạm trước rồi mới xử người dân.

Trong buổi dự thảo kết luận thanh tra sáng hôm 7/7, Phó chánh thanh tra Hà Nội Nguyễn An Huy cũng giải trình về việc "xử quan" như sau :

Đến nay UBND huyện đã giải quyết xong 17/ 34 vấn đề phải xử lý cán bộ và xử lý ai. Trong đó về xử lý cán bộ, đã ky luật 19 cá nhân có sai phạm, trong đó 8 người bị khai trừ khỏi Đảng, 6 người bị cảnh cáo, 5 người bị khiển trách. Kỷ luật về chính quyền 14 người, trong đó cảnh cáo 12 người, khiển trách 1 người và buộc thôi việc một người.

Cũng cần nói lại là vụ tranh chấp đất đai giữa người dân xã Đồng Tâm và chính quyền địa phương xảy ra đã nhiều năm nay nhưng đỉnh điểm là vào ngày 15 tháng 4 khi Công an Hà Nội bắt giữ 4 người dân Đồng Tâm để điều tra vụ án "gây rối trật tự công cộng" mà thực tế là do tranh chấp đất đai.

Xô xát hôm ngày 15 tháng 4 cũng làm một dân làng là cụ Lê Đình Kình, đại diện dân làng trong vụ tranh chấp đất đai, bị thương phải nhập viện.

Phản ứng trước hành xử của những đơn vị chức năng, người dân Đồng Tâm bắt giữ 38 người gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, công an và cảnh sát cơ động làm con tin. Đến ngày 22 tháng 5, đích thân Chủ tịch thành phố Hà Nội về đối thoại và viết cam kết, người dân mới thả hết toàn bộ con tin ra.

Lan Hương, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 07/07/2017

************************

Chủ tịch Chung 'mong dân Đồng Tâm chấp hành' (BBC, 07/07/2017)

Chính quyền Hà Nội công bố "dự thảo kết luận thanh tra" đất Đồng Tâm sau vụ đối đầu chưa có tiền lệ.

dongtam4

Cảnh sát cơ động ra về trong sự mừng rỡ của toàn thể người dân xã Đồng Tâm

Buổi công bố "dự thảo" này được một vài nhà quan sát trong nước đánh giá là phép thử dư luận trước khi có công bố chính thức.

Đến dự sự kiện được mô tả là "thanh tra toàn diện việc quản lý và sử dụng đất" tại khu vực sân bay Miếu Môn, xã Đồng Tâm, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội có đại diện của nhiều bên gồm Thanh tra Hà Nội Tranh tra Chính phủ, Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên-Môi trường, Thanh tra Bộ Quốc phòng, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, một số người dân được mô tả là đại diện xã Đồng Tâm nhưng không có cụ Lê Đình Kình, người bị đã bị thương trong lúc bị giới chức Hà Nội bắt giam và phải phẫu thuật.

Tâm điểm của vụ đối đầu giữa dân và chính quyền liên quan tới 59 hecta đất tranh cãi kéo dài từ nhiều năm nay.

Ông Nguyễn An Huy, Phó chánh thanh tra Hà Nội, được dẫn lời mô tả điều ông gọi là "không có diện tích 59 hecta đất nông nghiệp như dân nêu".

dongtam5

Vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức làm nóng dư luận Việt Nam từ giữa tháng 4/2017.

Do đó ông nói là việc "Đề nghị trả tiền bồi thường khi giải phóng mặt bằng khu đất 14 hộ dân đang sử dụng là không có cơ sở".

Trong khi đó ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nói rằng bản kết luận đã dựa trên cơ sở tiếp thu "rất nhiều tài liệu để đi đến sự thật".

"Việc chúng tôi cam kết trong 45 ngày đã kết thúc, thời gian tới sẽ công bố kết luận thanh tra minh bạch.

'Dân Đồng Tâm không xấu'

Ông Chung được dẫn lời mô tả một số luật sư "cũng chỉ đại diện cho một số người dân thôn Hoành, không đại diện cho nhân dân xã Đồng Tâm", và "nếu người dân khiếu kiện, chúng tôi sẽ giao cho thanh tra thành phố đối thoại".

"Với tài liệu cơ quan công an điều tra, với tìm hiểu của tôi, và chính cụ Kình đã nói với tôi, sau này tôi sẽ công bố băng ghi âm ghi hình, có một nhóm người kích động xúi giục nhân dân vào lấn chiếm, nhân dân tự chia nhau.

"Tôi kêu gọi, những đảng viên, nhân dân, 10.000 dân Đồng Tâm không xấu, chỉ có một bộ phận đang hiểu sai…

dongtam6

Một con đường ở xã Đồng Tâm bị chắn trong vụ xung đột đất đai ở xã ngoại thành Hà Nội này - Ảnh chụp ngày 20/4/2017

"Cơ quan công an Thành phố khởi tố là giai đoạn để người dân chứng minh mình, những gì người dân được hưởng khoan hồng.

"Đề nghị sau buổi này tiếp thu hoàn chỉnh kết luận thanh tra và công khai cho Hà Nội và bà con cả nước. Sự thật vẫn là sự thật.

"Tôi đồng ý đất không đẻ ra được, câu chuyện mọi người đang làm sai lệch ra là đất đẻ ra. Nhưng mốc giới vẫn còn đó, mong mọi người dân chấp hành".

Luật sư Trần Văn Hải người có mặt tại buổi dự thảo kết luận thanh tra sáng 7/7 cho BBC biết :

"Tôi rất ngạc nhiên. Thường thì kết luận thanh tra phải giữ bí mật, giữa các cá nhân liên quan. Đằng này họ công khai với hàng trăm người. Mỗi người chỉ có 3 phút trình bày.

"Tôi đề nghị họ phải cung cấp bản kết luận dự thảo cho người dân, phải cho chúng tôi xem trước để thảo luận, tìm cách có ý kiến. Một số cụ sức khỏe yếu nghe họ đọc dự thảo 1-2 tiếng mà làm sao đủ tài đủ sức".

Nhà báo Huy Đức cũng từng có cách giải thích về điều ông gọi là "chênh lệch địa tô".

Truyền thông trong nước đồng loạt đăng tin về sự kiện công bố dự thảo thanh tra này.

Báo An ninh Thủ đô có tựa "Thanh tra đất Đồng Tâm : Xử lý nghiêm khắc cán bộ vi phạm, làm rõ nguồn gốc đất đai".

Dân Trí lấy tựa "Thanh tra Hà Nội : Toàn bộ đất sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng" tương đối giống với VnExpress chọn tựa "Thanh tra Hà Nội : Khu sân bay Miếu Môn là đất quốc phòng".

Báo Thanh Niên có bài "Công bố dự thảo kết luận thanh tra đất Đồng Tâm", VietnamNet cũng chạy tít tương tự "Hà Nội công bố thanh tra đất Đồng Tâm".

Biến cố "bắt giữ con tin" để trao đổi 4 người dân bị chính quyền bắt không phép chỉ được giải quyết sau khi Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về Đồng Tâm đối thoại với dân và cam kết "không truy cứu trách nhiệm hình sự" vào ngày 22/04.

Hơn 10 cán bộ, quan chức cấp xã và cấp huyện bị khởi tố liên quan tới các sai phạm đất đai ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội.

Hôm 13/6, cảnh sát điều tra thuộc Công an Hà Nội ra quyết định khởi tố điều tra vụ án hình sự liên quan tới vụ đối đầu giữa người dân Đồng Tâm với giới chức do tranh chấp đất đai, theo hướng nhằm làm rõ hai tội danh "bắt giữ hoặc giam người trái pháp luật" và "hủy hoại tài sản hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản".

Cho đến nay, chưa có tin tức gì về việc có ai bị khởi tố bị can trong vụ án này hay chưa.

Hôm 26/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi tiếp xúc cử tri tuyên bố "phải xử lý ngay những cán bộ đã lạm dụng, vô trách nhiệm, đã làm sai ở tại xã [Đồng Tâm]".

Tuy nhiên, thủ tướng cũng nhắc tới việc phải "xử lý người dân sai trái, quá khích".

******************

Đề nghị điều tra vi phạm đất sân bay Miếu Môn (RFA, 07/07/2017)

Toàn bộ diện tích đất sân bay Miếu Môn từ năm 1981 đến nay là đất quốc phòng.

dongtam7

Trước dự thảo kết luận của thanh tra đưa ra ngày 7 tháng 7, người dân Đồng Tâm cho là chưa đúng và đề nghị đo lại. AFP photo

Đó là nội dung do Thanh tra Thành phố Hà Nội đưa ra trong buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức vào sáng ngày 7 tháng 7.

Thanh tra thành phố khẳng định trong hồ sơ quản lý đất nông nghiệp của UBND xã Đồng Tâm không có đất nông nghiệp với diện tích như ông Lê Đình Kình và một số người dân khác đã nêu.

Thanh tra thành phố cũng có văn bản gửi Bộ Quốc phòng đề nghị làm rõ trách nhiệm đối với các đơn vị, cá nhân đã để xảy ra những sai sót, đồng thời chỉ đạo UBND huyện Mỹ Đức phối hợp với các đơn vị quốc phòng để có biện pháp buộc người dân đang chiếm giữ trái phép đất quốc phòng phải trả lại mặt bằng cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Có mặt tại buổi công bố, chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung cho biết đã có sự gian dối để kích động người dân.

Theo ông Chung, kết luận thanh tra đất được đưa ra đúng như lời cam kết ngày 22 tháng 4 tại UBND xã Đồng Tâm, dựa trên cơ sở các tài liệu thu thập được để đi đến sự thật chứ không phải chỉ là ý kiến.

Ông Chung cũng khẳng định bản dự thảo kết luận thanh tra này sẽ được công bố minh bạch kết luận cuối cùng trong thời gian tới.

Trước dự thảo kết luận của thanh tra đưa ra ngày 7 tháng 7, người dân Đồng Tâm cho là chưa đúng và đề nghị đo lại.

Published in Diễn đàn