Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đóng băng tăng lương liên bang, Trump đang tìm cách đối phó thâm hụt ngân sách ?

Hôm 29/12/2018, Tổng Thống Donald Trump ký lệnh hành pháp đóng băng lương bổng của khoảng hai triệu nhân viên dân sự của chính phủ liên bang trong năm 2019.

trump1

Trump đang phải tìm cách đối phó với ngân sách thâm hụt ?

Hậu quả là việc tăng lương 2,1% dự trù bắt đầu có hiệu quả vào 1/1/2019 cho các nhân viên dân sự trong chính phủ liên bang được chấp nhận trước đây bị hủy bỏ.

Đồng thời việc điều chỉnh lương của nhân viên chính phủ liên bang theo địa phương nơi họ làm việc cũng bị bãi bỏ.

Tuy nhiên, việc tăng lương 2,6% trong năm tới cho quân nhân Hoa Kỳ đã được ghi nhận trong luật quốc phòng 2019 (National Defense Authorization Act for Fical Year 2019) không bị ảnh hưởng.

Ông Trump nói rằng việc tăng lương là không thích đáng.

Trong lá thư gửi cho Quốc hội, ông viết : "Chúng ta phải duy trì những cố gắng để đất nước của chúng ta theo chiều hướng bền vững về mặt tài chánh, và ngân sách của các cơ quan liên bang không thể chịu đựng được những việc tăng lương như vậy".

Ông Trump còn nhấn mạnh rằng việc đóng băng lương sẽ không ảnh hưởng đến khả năng của chính phủ liên bang trong việc thu hút những người tài.

Ông giải thích rằng trong trường hợp khẩn cấp quốc gia hoặc điều kiện kinh tế trầm trọng ảnh hưởng đến an sinh của đại chúng, ông có thẩm quyền để điều chỉnh lương.

Chính sách giảm thuế của Tổng thống Trump đã không mang lại kết quả mong muốn, mức phát triển kinh tế từ 2-3%, thay vì 5-6% không đủ để bù đắp vào số lợi tức thế mất đi.

Hậu quả là ngân sách thiếu hụt gia tăng một cách đáng ngại. Do đó, biện pháp đóng băng lương không gây ngạc nhiên.

Mặt khác, ông Trump đã đặt vấn đề này với Quốc hội Hoa Kỳ vào tháng 8 năm nay, khi tài khóa 2018 sắp chấm dứt để chuẩn bị soạn thảo ngân sách cho tài khóa 2019.

Ngân sách liên bang thiếu hụt thuộc tài khóa 2018 (1/10/2017 - 30/9/2018) tăng 18% lên tới 833 tỉ đôla so với tài khóa 2017. Thiếu hụt sẽ tiếp tục tăng trong tài khóa 2019 và ước tính vào khoảng 985 tỉ Mỹ kim.

Ngân sách thiếu hụt đương nhiên làm nợ công tăng vì chính phủ phải vay thêm tiền.

Giảm thuế cho các công ty lớn, nhỏ để phát triển kinh tế và thu nhập cá nhân đa phần phục vụ thành phần có lợi tức cao. Nay chương trình này thất bại lại bắt tất cả nhân viên chính phủ liên bang chịu trận là một việc làm thất nhân tâm.

Việc đóng băng lương xảy ra trong lúc một phần chính phủ liên bang đóng cửa trước Giáng Sinh đã kéo dài trên một tuần, tạo nên một không khí ảm đạm trên toàn nước Mỹ.

Tuy nhiên, một số trong 800.000 nhân viên liên bang bị ảnh hưởng của việc chính phủ đóng cửa, cộng thêm những nhân viên bên ngoài làm việc theo khế ước không được trả lương trong thời gian này cũng sẽ giúp cho ngân sách của chính quyền Trump.

Tuy nhiên việc đóng băng lương bổng cũng chỉ là một giải pháp tạm thời để giảm bớt mức gia tăng thiếu hụt ngân sách. Thay vì hủy bỏ chương trình cắt giảm thuế công ty và thuế thu nhập - một nguyên nhân gây thiếu hụt ngân sách, Đảng Cộng Hòa đã nghĩ đến việc cắt giảm những chương trình an sinh xã hội.

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh tụ đa số tại Thượng Viện đã nói với hãng tin Bloomberg News rằng Quốc hi nên nhắm vào việc giảm Social Security và Medicare để đối phó với tình trạng ngân sách thiếu hụt.

Rút quân ra khỏi Syria cũng làm giảm áp lực về ngân sách mà cũng có thể ông Trump muốn trả ơn Tổng hhống Nga Vladimir Putin, một công hai việc.

Ông Trump cũng đang bàn đến việc rút quân ra khỏi Afghanistan. Một số không ít người Việt, đặc biệt ở vùng Bolsa, đã vội diễn dịch ra rằng ông Trump có kế hoạch chuyển quân từ Syria và Afghanistan qua Biển Đông để nhắm vào Trung Quốc cho Việt Nam.

Những người này đều đang mắc bệnh ảo tưởng trầm trọng. Người Việt hải ngoại có sáu chính phủ lưu vong. Đáng lẽ mấy ông bà này nên lập thêm vài chính phủ lưu vong nữa mới phải.

Sau cùng, có lẽ để giải quyết vấn đề thiếu hụt ngân sách, Hoa Kỳ cũng sẽ phải giảm chi tiêu quốc phòng.

Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ bằng ngân sách lớn nhất của 10 quốc gia cộng lại, bằng bốn lần ngân sách quốc phòng của Trung Quốc và 10 lần ngân sách quốc phòng của Nga.

Ngân sách quốc phòng của Hoa Kỳ cho tài khóa 2019 là 717 tỉ Mỹ kim bao gồm tài khoản căn bản là 639,1 tỉ đôla, tài khoản chi tiêu bất ngờ là 69 tỉ Mỹ kim và tài khoản chi tiêu bắt buộc là 8,9 tỉ Mỹ kim.

Tuy nhiên giảm ngân sách quốc phòng không đủ. Hoa Kỳ cần phải thay đổi chiến lược quốc phòng.

Hoa Kỳ đã sa lầy ở Trung Đông trong nhiều thập niên. Nạn khủng bố cũng ở đây mà ra. Hoa Kỳ chi tiêu không biết bao nhiêu tiền vào hai lãnh vực này.

Cựu Tổng Thống Obama muốn kéo Hoa Kỳ ra khỏi Trung Đông, chuyển trục qua Á châu, vận động thành lập Hiệp ước Thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP).

Ông Trump lại muốn đưa đất nước này trở lại Trung Đông, qua việc rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP, công nhận Jerusalem là thủ đô cho Israel và đơn phương hủy bỏ hiệp định về Chương trình Hạt nhân của Iran. Trong hai người, chỉ có thể có một người đúng mà thôi.

Xin Thượng Đế phù hộ cho quốc gia Hoa Kỳ.

Nguyễn Khải

Nguồn : BBC, 30/12/2018

Nguyễn Quốc Khải là cựu chuyên viên kinh tế và tham vấn của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và cựu Giáo sư Thính giảng của Trường Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp thuộc Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ.

Published in Diễn đàn

Tổng thống Philippines Duterte - nhà dân túy điển hình ở Châu Á (RFI, 28/12/2018)

Với "cuộc chiến chống ma túy" khiến 12.000 người chết, những phát biểu dung tục, bài phụ nữ…, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là một trong những nhà dân túy điển hình ở Châu Á, cùng với Thaksin Shinawatra của Thái Lan, Imran Khan ở Pakistan hay Mahinda Rajapaksa của Sri Lanka …

hai1

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nổi tiếng với chiến dịch bài trừ ma túy khiến 12.000 người bị giết chết. Reuters/Erik De Castro

Trên trang Châu Á The Asialyst ngày 21/12/2018, tiến sĩ lịch sử chính trị David Camroux, nhà nghiên cứu hợp tác với Trung tâm nghiên cứu quốc tế CERI thuộc viện nghiên cứu chính trị Sciences Po Paris phân tích về hiện tượng Duterte và chủ nghĩa dân túy ở Philippines.

The Asialyst : Làm thế nào mà Philippines, nền dân chủđầu tiên ở Châu Á, lại có nhà lãnh đạo dân túy như Duterte ?

David Camroux : Duterte là một hệ quả. Chúng ta nên lần ngược lại thời thuộc địa. Trái ngược với Indonesia và Việt Nam, Philippines không có giai đoạn bản lề là cuộc chiến đòi độc lập. Trong giai đoạn giải phóng khỏi ách thực dân, thường có sự chia rẽ về sắc tộc, giai tầng … Nhưng Philippines không bị như vậy. Đây là một đất nước được ban cho nền độc lập. Giới tinh hoa không thay đổi từ gần như suốt cả thế kỷ qua, ngoại trừ một số nhân vật trong giới thể thao và điện ảnh mới nổi lên từ vài năm nay. 80% thành viên Quốc Hội Philippines xuất thân từ các gia tộc làm chính trị.

The Asialyst : Tại sao một người như Duterte lại xuất hiện trong bối cảnh chính trị này ?

David Camroux : Duterte không phải là trường hợp đầu tiên. Philippines đã từng có nhiều nhà độc tài, người cuối cùng là Ferdinand Marcos, nhà độc tài trong giai đoạn 1972-1986. Không nên quên là Marcos là do dân bầu : ông ấy đã đắc cử tổng thống. Ở Philippines, cũng như tại Indonesia, luôn có những người tiếc nuối các nhà độc tài. Đó là một phản xạ của con người : sàng lọc các kỷ niệm trong quá khứ và chỉ lưu giữ lại điều tốt đẹp nhất. Hiện giờ vẫn còn có những người dân nói : "Marcos không tôn trọng nhân quyền, đúng là vậy, nhưng ít nhất thời đó vẫn còn có trật tự".

The Asialyst : Duterte tận dụng điều đó thế nào vào các phát biểu chính trị của ông ?

David Camroux : Duterte nói với dân chúng : "Quý vịđã bị lừa gạt vào những năm 1986, 1992, do phong trào Quyền lực nhân dân", ý nói tới các đợt biểu tình rồi các kỳ bỏ phiếu chấm dứt chế độc độc tài Marcos. Duterte giải thích là một vị lãnh đạo bị thay thế bằng một vị lãnh đạo khác, dù chuyển đổi thế nào thì dân chúng cũng chẳng được lợi gì. Điều thú vị về phong trào Quyền lực nhân dân đầu tiên là đó không phải "Quyền lực của dân" mà là "Quyền lực do dân".Nhân dân chỉ được coi là một phương tiện hoặc công cụ. Như vậy là đã có xu hướng dân túy.

The Asialyst : Nhưng Duterte cũng xuất thân từ một gia tộc chính trị…

David Camroux : Đúng là như vậy, cái giỏi của ông ấy là đã làm mọi người quên đi điều đó. Cha ông ấy từng là thị trưởng thành phố Davao, và con gái Rodrigo Duterte cũng kế nhiệm chức vụ này. Đây cũng là kiểu gia tộc chính trị cha truyền con nối. Nhưng Duterte nói thứ ngôn ngữ dân dã, và cũng chẳng ngần ngại thể hiện tính dung tục nhiều khi khiến người khác choáng váng và nhớ mãi. Cũng tương tự như trường hợp của Donald Trump. Họ đã vượt lằn ranh đỏ trong khi nói chuyện chính trị nhiều tới mức khiến các cuộc tranh luận đôi khi là không thể thực hiện được. Nhưng cũng giống như Trump, đằng sau sự thô thiển, Duterte là một nhà chính trị với một năng khiếu thực thụ.

The Asialyst : Duterte đã tận dụng lợi thế đó như thế nào để được coi là người của nhân dân ?

David Camroux : Khi còn nhỏ, Duterte từng là một học trò lười biếng, bị đuổi khỏi nhiều trường học, chưa bao giờ học hành thực sự … Trái lại, Duterte trải qua nhiều thời gian bên các vệ sĩ của mình và các vệ sĩ của người cha. Có thể nói, ông ấy đã thực sự trải qua thời thơ ấu với nhân dân. Và ông ấy bày tỏ ý kiến nhân danh nhân dân : nhân dân có đạo đức, có công lao, trái ngược với giới tinh hoa tham nhũng ở Manilla. Duterte nói : "Tôi biết điều dân nghĩ, chỉ có tôi mới có thểnói vì lợi ích của dân". Dân túy đích thực là như thế !

Những người ủng hộ Duterte là những người cảm thấy bị lãng quên, bị đẩy ra bên lề cộng đồng. Nếu họ ở Paris, trên đại lộ Champs-Elysées hồi đầu tháng 12, có lẽ họ đã khoác lên người chiếc áo vàng. Duterte cũng được các tầng lớp bình dân ủng hộ. Chúng ta không nên quên là Philippines là nước bất bình đẳng nghiêm trọng nhất ở Đông Nam Á.

The Asialyst : Duterte làm cách nào để dung hòa được các sự ủng hộ khác nhau ?

David Camroux : Duterte cũng gần giống như cảnh sát trưởng và hiệp sĩ rừng xanh. Ông ký các thỏa thuận với cả phe Hồi Giáo và Cộng Sản, có các phát biểu bài Mỹ nhưng lại chỉ huy quân đội thân Mỹ. Duterte có các phát biểu theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng lại có chính sách kinh tế tự do. Có một chi tiết thú vị : ông ấy không bao giờ nói "Tôi là tổng thống" mà chỉ nói "Tôi là thị trưởng", điều đó cho thấy ông ấy gắn bó với thành phố Davao. Đó là một chiến lược : thị trưởng thường là nhân vật duy nhất trong giới chính trị được tôn trọng, bởi vì khi thị trưởng thông qua một cải cách, người ta sẽ thấy ngay lập tức hành động của thị trưởng có hệ quả trực tiếp như thế nào.

The Asialyst : Chủ nghĩa dân túy ở Philippines giống với chủ nghĩa dân túy ở Châu Âu hay Châu Mỹ La tinh hơn ?

David Camroux : Nếu chủ nghĩa dân túy thể hiện qua các phát biểu thù hằn nhắm vào một nhóm sắc tộc hay một bộ phận trong xã hội, thì Duterte lại thường chỉ trích một "giới tinh hoa" bằng cách phóng đại sự bất bình đẳng giữa các vùng miền, khoảng cách biệt giữa thủ đô Manilla và phần lãnh thổ còn lại của Philippines.

Một kẻ thù khác của Duterte đương nhiên là ma túy. Ma túy ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở Philippines, nhất là các gia đình nghèo khó. Lái xe taxi thường dùng ma túy để có thể làm việc 18-20 giờ/ngày. Người ta thấy "cuộc chiến chống ma túy" mà Duterte phát động có những tác hại khủng khiếp thế nào : cảnh sát thành lập các biệt đội tử thần để tiêu diệt những người nghiện hút ma túy trong các khu phố nghèo.

Người ta thống kê có khoảng 12.000 người bị giết hại phi pháp. Duterte thì công khai thừa nhận và tự đề cao là đã tiêu diệt được 100 người. Ông ấy thích vũ khí. Chính Duterte đã thành lập các biệt đội tử thần ở Davao. Và cuộc chiến chống ma túy này lại được lòng nhiều người. Nhà làm phim Brillante Mendoza, vốn ủng hộ Duterte, thậm chí đã sản xuất một seri phim cho Netflix về cuộc chiến chống ma túy của Duterte.

The Asialyst : Thật là khó tránh liên tưởng tới việc Trump ca tụng súng ống và kêu gọi bạo lực…

David Camroux : Người ta có thể coi Duterte là một "Trump thu nhỏ", nhưng làm như thế có nghĩa là nhìn nhận không đúng về Philippines. Ở Mỹ, các định chế có khả năng phản bác Trump. Nhưng quyền lực đối trọng này không tồn tại ở Philippines. Nhà nước yếu kém. Chỉ có 15% PIB là dành cho các hoạt động của Nhà nước. Người dân không được tiếp cận với các dịch vụ công cơ bản như y tế, giáo dục, tư pháp. Philippines thiếu khoảng 50.000 thẩm phán, nhà tù thì quá tải, các công trình xây dựng cấp quốc gia bị bỏ dở giữa chừng, các công trình nhà nước cũng vậy. Tất cả những điều này tạo cho chủ nghĩa dân túy nhiều cơ hội phát triển.

The Asialyst : Như vậy là không có ai đểđối chọi lại với Duterte ?

David Camroux : Vào năm 1986, một liên minh giữa Giáo Hội Công Giáo, quân đội và các tầng lớp trung lưu được hình thành để lật đổ nhà độc tài Marcos. Philippines hiện giờ không có một liên minh như vậy để chống Duterte. Giáo Hội Công Giáo suy yếu. Tổng thống Duterte cũng chú ý thắt chặt quan hệ với quân đội. Mặc dù ông ấy cũng không phải là có quyền năng tối thượng, nhưng ba chính trị gia đối lập chính của ông đều đang bị tù giam hoặc đã bị cách chức. Hiện giờ chỉ còn phó tổng thống Leni Robredo là còn công khai chỉ trích Duterte. Bà ấy đang tiến hành chiến dịch vận động tranh cử giữa nhiệm kỳ 05/2019. Đây sẽ là kỳ bầu cử có vai trò quyết định.

The Asialyst : Chủ nghĩa dân túy sẽ còn kéo dài bao lâu nữa ở Philippines ?

David Camroux : Sức khỏe của Duterte không tốt lắm. Có nhiều tin đồn thổi đáng lo ngại về tình trạng sức khỏe của tổng thống Philippines. Người ta cũng biết rằng ông ấy có vấn đề thực sự với chất gây nghiện. Dường như ông ấy phụ thuộc vào fetanyl, một chất gây nghiện rất mạnh được kê cho ông để giảm đau sau khi Duterte bị một tai nạn moto khi còn trẻ. Người ta đôi khi tự hỏi liệu Duterte có thay đổi hệ thống để tiếp tục làm tổng thống hay không. Tôi thì không nghĩ thế. Nhưng có một khả năng khác còn đáng lo ngại hơn. Rất có thể Duterte đang chuẩn bị mở đường để con trai nhà độc tài Marcos có thể thay Duterte lãnh đạo nếu ông qua đời hoặc từ chức.

Thùy Dương

********************

Gallup : Tổng thống Trump là người đàn ông được ngưỡng mộ thứ nhì ở Mỹ (VOA, 28/12/2018)

Dù ông Donald Trump là tổng thng đương nhim, nhưng v mt ai là người được nhân dân M ngưỡng m nht năm 2018, thì li là người tin nhim, ông Barack Obama.

hai2

Tổng thng Trump ti Tòa Bch c hôm 25/12/2018

Đây là lần th 11 liên tiếp, cu nguyên thủ M đng đu danh sách thăm dò thường niên ca công ty tư vn Gallup ca Hoa Kỳ, trong đó có mt năm trên cương v tng thng đc c, tám năm khi làm tng thng và hai năm vi vai trò cu tng thng.

Còn đối vi Tng thng Trump, đây là ln th liên tiếp ông v nhì.

Theo Gallup, đây là lần th 13 trong 72 cuc thăm dò thường niên t năm 1946 mà tng thng đương nhim ca Hoa Kỳ không đng đu danh sách, và thường là do t l tín nhim mc dưới trung bình, như trường hp ca ông Trump.

Các nhân vật còn li trong top 10 còn có cu Tng thng George W. Bush, Giáo hoàng Francis, người sáng lp Microsoft Bill Gates, Thượng ngh sĩ tiu bang Vermont Bernie Sanders, cu Tng thng Bill Clinton, Đc Đi Lai Lt Ma, cu Phó Tng thng Joe Biden, CEO của Tesla Elon Musk và Phó Tng thng Mike Pence.

Trong cuộc thăm dò t ngày 3 ti 12/12 năm nay, công ty chuyên thăm dò ý kiến ca công chúng đã hi người dân M v người đàn ông và ph n h ngưỡng m nht bt kỳ nơi nào trên thế gii.

Về bng xếp hng nữ gii, theo Gallup, đng đu là cu Đ nht phu nhân Michelle Obama. Đây ln đu tiên trong vòng 17 năm, mt người ph n không phi là bà Hillary Clinton đã vươn lên v trí s mt.

Đứng sau bà Obama là n t phú truyn thông Oprah Winfrey ri sau đó là bà Clinton và đương kim Đ nht phu nhân Melania Trump.

Trong danh sách top 10 phụ n được yêu thích nht M năm 2018 còn có N hoàng Elizabeth, vn có mt trong danh sách năm th 50, Th tướng Đc Angela Merkel, N thm phán Tòa án Ti cao M Ruth Bader Ginsburg, người dn chương trình Ellen DeGeneres, cu n Đi s M ti Liên Hip Quc Nikki Heley, nhà hot đng nhân quyn tr tui Malala Yousafzai và lãnh đo phe Dân ch ti H vin, bà Nancy Pelosi.

(TIME, Bloomberg)

Published in Quốc tế

Chuyện hăm dọa đóng cửa chính phủ (shut down government) của ông Donald Trump đã thành sự thật, khoảng 380.000 nhân viên của chính quyền liên bang đã được nghỉ phép không lương từ 0g00 ngày 22/12/2018 cho đến khi có lệnh mới. Họ sẽ ở nhà bao lâu, vài ngày, vài tuần hay vài tháng là câu hỏi bỏ ngỏ không có trả lời.

shutdown1

Nguyên nhân chính việc đóng cửa chính phủ lần này là do ông Donald Trump không xin được quốc hội chuẩn thuận ngân sách 5 tỉ đô la cho việc xây bức tường giữa biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ.

Số 380.000 nhân viên này bao gồm những người làm việc trong những cơ quan mà công việc không nhất thiết phải được giải quyết lập tức - hoặc cần thiết để bảo vệ tài sản, tính mạng của người dân - như công viên, viện bảo tàng, cơ quan hành chánh... Họ sẽ có nhiều thời gian hơn cho gia đình nhưng sẽ không có tiền chi tiêu trong những ngày nghỉ cuối năm 2018 này.

Bên cạnh đó còn khoảng 420.000 nhân viên liên bang khác sẽ phải làm việc không lương hoặc sẽ được truy lãnh khi chính phủ mở cửa lại (1). Nguyên nhân chính việc đóng cửa chính phủ lần này là do ông Donald Trump không xin được quốc hội chuẩn thuận ngân sách 5 tỉ đô la cho việc xây bức tường giữa biên giới Mỹ-Mễ Tây Cơ.

Về phương diện tâm lý, quyết định của ông Trump nói lên "cá tính mạnh mẽ", đáng khen của ông. Khi đã có ý muốn làm chuyện gì đó, ông nhất định thực hiện cho bằng được, bất kể hậu quả có thể bị chỉ trích, lên án hoặc gây thiệt hại nặng nề cho đất nước, người dân Mỹ.

Trong quá trình xây dựng "sự nghiệp tỉ phú" của mình, ông Donald Trump đã từng đạp trên dư luận để đi đến thành công. Không bàn đến chuyện Trump đã có vài ngàn vụ kiện (hầu hết đều thua) trong sự nghiệp kinh doanh địa ốc, chỉ nói đến chuyện xây bức tường ngăn đôi biên giới Mỹ-Mễ.

Khi tranh cử, để kích động những người dân Mỹ - căm ghét chuyện nhập cư bất hợp pháp của người Mễ Tây Cơ – bỏ phiếu cho mình, Trump nói sẽ xây bức tường dọc theo biên giới hai nước và bắt chính phủ Mễ trả.

Đắc cử rồi, không có ngân sách để thực hiện lời hứa, không bắt được chính phủ Mễ trả tiền, Trump tìm cách khác, đe dọa đánh thuế hàng hóa Mễ nhập vào nước Mỹ, hủy bỏ hiệp định NAFTA, tái đàm phán, đạt được hiệp ước thương mại mới giữa Mỹ-Canada-Mễ (USCMTA). Tuy nhiên, từ hiệp ước mới này Trump chẳng thể rút ra được đồng đô la nào để xây tường vì chẳng có điều khoản nào nói đến chuyện đó.

Thật ra, chuyện xây bức tường ngăn chặn dân Mễ nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ đã có từ thập niên 1950, qua nhiều đời tổng thống. Tuy nhiên, chưa có Tổng thống nào thực hiện được hoàn toàn vì nhiều nguyên nhân, trong đó ngoài vấn đề tài chánh còn có những nguyên nhân quan trọng khác như địa lý phức tạp, tâm lý người dân hai nước khi thấy bức tường sừng sững ngăn cách hai quốc gia láng giềng không phải là kẻ thù của nhau…

Lịch sử đã có chuyện xây tường ở biên giới đất nước vì nguyên nhân chiến tranh như Vạn Lý Trường Thành của Tần Thủy Hoàng cách đây hơn 2.000 năm hoặc vì thể chế cai trị như Bức Tường Ô Nhục - Berliner Mauer – được chế độ cộng sản Đông Đức dựng lên để chia cắt người dân Đức ở hai miền Đông-Tây. Bức tường ô nhục Berliner Mauer đã bị phá bỏ, Vạn Lý Trường Thành chỉ còn là một di tích lịch sử để du khách đến xem.

Nếu hiểu được cá tính của Trump, sẽ dễ dàng nhận thấy chuyện nhất quyết đòi xây bức tường giữa biên giới Mỹ-Mễ của Donald Trump thật ra không có mục đích ngăn chặn người dân Mỹ nhập cư bất hợp pháp, nó chỉ nhằm thỏa mãn lòng tự cao, tâm lý bệnh hoạn, ý tưởng điên rồ của một con người sống hoang tưởng, thích được khen tặng, tung hô, nịnh hót…

Việc nhập cư bất hợp pháp của người Mễ có hai mặt - tiêu cực lẫn tích cực - Donald Trump và những người chống đối quyết liệt, đòi xây tường chỉ nói đến mặt tiêu cực là chi phí an sinh xã hội cho những người này quá tốn kém ngân sách quốc gia, họ cũng là nguồn gốc của các tội phạm hình sự, buôn bán ma túy, băng đảng, cướp bóc... Đúng vậy !

Mặt tích cực không ai nói đến. Người Mễ nhập cư lậu là lực lượng lao động bất tận cho nông nghiệp và một số ngành nghề khác như xây dựng, sửa chữa, bảo trì nhà cửa, phụ bếp trong nhà hàng... với đồng lương rẻ mạt mà hầu như không người Mỹ trắng nào chịu làm. Không có lực lượng lao động này, sản xuất nông nghiệp của những tiểu bang như California, Washington... sẽ điêu đứng, tê liệt.

Tưởng cũng cần nhắc lại cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung mà Trump khởi động, bất chấp lời cảnh cáo của các chuyên gia kinh tế, các giáo sư đại học Harvard, những người từng đoạt giải Nobel kinh tế để nhận ra bệnh hám thành tích của Trump chẳng khác gì các lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Không kể đến việc các hãng GM, Ford sa thải vài chục ngàn nhân viên, chỉ cần xem các tiểu bang miền Trung Tây nước Mỹ (Mid-West) như Mississippi, Kentucky, North Dakota, Missouri... chịu thiệt hại như thế nào vì đậu nành thu hoạch được không có chỗ tiêu thụ. Trump đã phải chi ra 12 tỉ đô la giúp đỡ cho nông dân. Số tiền này lấy ở đâu ra, nếu không phải từ ngân sách quốc gia ?

Ngân sách quốc gia chẳng phải là vô tận, rút 12 tỉ ra để trợ giúp nông dân, Trump phải cắt bớt các khoản chi tiêu khác. Khoản nào dễ cắt nhất nếu không phải là an sinh xã hội, giáo dục, y tế… ? Những người ủng hộ Trump trong cuộc chiến thương mại có bao giờ nghĩ đến chuyện này ? Hơn thế nữa, những hậu quả này sẽ dai dẳng, kéo dài chứ không chỉ trong năm 2018, khi Trung Quốc kiếm được nơi khác cung cấp nhu cầu cho họ như Brazil, Ấn Độ... việc ép giá nông sản của Mỹ trong tương lai là điều đương nhiên.

Trở lại vấn đề. Theo sự ước tính của các chuyên gia, phí tổn xây bức tường giao động trong khoảng 21-25 tỉ USD, MIT- Massachusetts Institut of Technology ước tính tới 40 tỉ (2), tùy thuộc vào chiều cao từ 9-16m, như vậy con số 5 tỉ chỉ có thể xây được 1/5 biên giới dài hơn 3.200 km. Thế thì nơi nào cần phải xây, nơi nào không ? Đó là không nói đến chi phí bảo trì hàng năm, chắc chắn sẽ không ít.

Không thực hiện được ý muốn bằng cách thức thông thường, Trump giở thủ đoạn ăn vạ - như một đứa con nít vòi quà cha mẹ không được, la khóc, mèo nheo, bỏ ăn, bỏ uống, lăn đùng xuống đất giãy giụa, đập phá đồ đạc, đá thúng, đụng nia, xé quần, xé áo... - đóng cửa chính phủ.

Nói tóm lại, dù nắm con tẩy xất (lá 7) trong ván xì phé xây tường, Trump tháu cáy, tố xả láng tapi bởi Trump biết mình không có gì để thua, để mất, Trump đánh phé bằng máu, mồ hôi và nước mắt của người dân Mỹ. Đừng nói chuyện danh dự, lòng tự trọng, nhân cách, đạo đức là những thứ Trump không hề có.

Hãy luôn nhớ đến những câu tuyên bố của Trump khi nói về chuyện đóng cửa chính phủ :

"Lần đóng cửa này sẽ lâu dài" (3)

hoặc :

"Tôi tự hào về chuyện đóng cửa chính phủ" (4)

Quyết định của Trump gây tác hại cho xã hội, cho dân Mỹ như thế nào tùy theo thời gian chính phủ liên bang không làm việc. Trước mắt là khoảng 380.000 nhân viên sẽ phải nghỉ việc không lương cùng với 420.000 người khác làm việc không lương hoặc lãnh trễ vào những ngày lễ cuối năm, những ngày mà mọi người cần tiền để chi tiêu cho nhiều nhu cầu.

Theo một bài báo đăng trên nbcnews ngày 02/11/2017, có khoảng 78% dân Mỹ làm việc toàn thời gian, sống trông chờ vào những paycheck hàng tháng, nghĩa là họ không có tiền để dành, phòng khi thiếu hụt. Một paycheck chậm trễ hoặc không có sẽ gây xáo trộn đời sống thường nhật của họ. Như vậy sẽ có khoảng 624.000 gia đình gặp khó khăn trong mùa Giáng Sinh và năm mới này. Đó là chưa nói đến những hệ lụy gây ra bởi những khó khăn đó như hàng hóa buôn bán trong mùa Giáng Sinh giảm sút, nhà băng không nhận được tiền nợ mortgage của người mua nhà... (5).

Việc có bao nhiêu gia đình trong số 800.000 nhân viên liên bang phải thắt lưng, buộc bụng, gạch bỏ những ước muốn đơn giản, nhỏ nhoi như tổ chức một bữa tiệc họp mặt gia đình, bạn bè, mua quà tặng cho thân nhân vào dịp Giáng Sinh, năm mới... chắc chắn không phải là điều Trump quan tâm, suy nghĩ.

Điều Trump cần là bảng thành tích để tự sướng và khoe khoang, lừa bịp những người nhẹ dạ, những kẻ mù quáng ủng hộ, ca tụng Trump chứ không phải giải quyết thực chất của vấn đề.

Năm 2018 sắp qua đi nhưng những lo lắng, băn khoăn, những bất an, viễn ảnh đen tối của tương lai đất nước Việt Nam, của người dân Mỹ, của thế giới càng lúc càng hiện thực rõ ràng hơn.

Thạch Đạt Lang

(26/12/2018)

----------------

Ghi chú :

(1) https://www.marketscreener.com/news/More-Than-380-000-Federal-Employees-Face-Furlough-in-Shutdown--27784676/

(2) https://www.huffingtonpost.ca/2016/11/07/trump-border-wall-40-billion-mit_n_12842874.html

(3) https://www.nbcnews.com/politics/donald-trump/trump-warns-government-shutdown-could-last-very-long-time-if-n950746

(4) https://www.latimes.com/politics/la-na-pol-congress-trump-shutdown-20181211-story.html

(5) https://www.nbcnews.com/better/health/most-us-live-paycheck-paycheck-what-it-does-your-health-ncna816411.

Published in Quan điểm
dimanche, 23 décembre 2018 10:32

Nước Mỹ – Những ngày cuối năm 2018

Chỉ còn hơn một tuần nữa là hết năm 2018, một năm đầy sóng gió cho ông Donald Trump và chính trường nước Mỹ, đặc biệt là những ngày vừa qua với những biến động gây lo ngại chẳng những cho người dân Mỹ mà còn nhiều dân tộc khác trên thế giới.

my1

Canada bắt giữ bà Mạch Vãn Châu, giám đốc tài chánh của công ty sản xuất điện thoại, dụng cụ, máy móc truyền thông... Huawei của Trung Quốc vào ngày 01/12/2018 - Ảnh Libération

Đầu tiên là việc Canada bắt giữ bà Mạch Vãn Châu, giám đốc tài chánh của công ty sản xuất điện thoại, dụng cụ, máy móc truyền thông... Huawei của Trung Quốc vào ngày 01/12/2018, ngày thỏa thuận ngừng bắn 90 ngày được Trump và Tập hứa hẹn với nhau khi đàm phán về cuộc chiến thương mại.

Mạch Vãn Châu tạm thời được tại ngoại hầu tra trong lúc chờ đợi phán quyết của tòa án Vancouver là có bị giải giao qua Mỹ để trả lời về những vi phạm lệnh cấm vận Iran của Mỹ không. Tuy được tại ngoại hầu tra với số tiền thế chân 10.000.000 CAD nhưng họ Mạch phải nộp passport, không được phép rời khỏi Canada, phải đeo còng điện tử để cơ quan an ninh theo dõi mọi di chuyển.

Chưa biết diễn tiến vụ bắt giữ này ra sao cho dù Donald Trump có tuyên bố sẽ dùng quyền lực của mình để can thiệp cho Mạch Vãn Châu khi cần thiết trong trường hợp sự can thiệp của Trump đem lại lợi ích cho nước Mỹ. Không biết Trump nghĩ gì khi tự cho mình có quyền can thiệp vào nền tư pháp độc lập của Mỹ ?

Biến động thứ hai gây hoang mang, lo sợ cho thế giới là quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria nhanh chóng và lập tức của Donald Trump. Với lập luận cho rằng quân khủng bố ISIS đã bị dẹp tan, quân đội Mỹ không còn lý do gì để hiện diện ở Syria, tuy nhiên chỉ một ngày sau Trump lại viết trên mạng xã hội Twitter là Mỹ không có lý do gì để giúp kẻ thù Syria chống lại ISIS cho dù ISIS cũng là kẻ thù của Âu Mỹ.

my2

Quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria nhanh chóng và lập tức của Donald Trump đã khiến cho bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis, biệt danh Chó Điên, nộp đơn xin từ chức vào tháng hai 2019

Quyết định này của Trump đã khiến cho bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis, biệt danh Chó Điên nộp đơn xin từ chức vào tháng hai 2019, chỉ một ngày sau tuyên bố của Trump trên mạng Twitter.

Nhiều dân biểu và thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cũng lên tiếng chỉ trích quyết định của ông Donald Trump về việc rút quân đội Mỹ khỏi Syria trong lúc Putin - người vừa là bạn vừa là thầy của Trump – lên tiếng khen ngợi quyết định "sáng suốt" này.

Sau quyết định từ chức của Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis, Brett McGurk, đặc phái viên Tổng thống của Mỹ trong liên minh thế giới chống lại nhóm Nhà nước Hồi giáo ISIS, cũng từ nhiệm để phản đối quyết định của Donald Trump rút quân đội Hoa Kỳ khỏi Syria.

Biến động thứ ba là chuyện xây tường giữa biên giới Mỹ-Mexico. Cùng lúc với chuyện một cựu chiến binh Mỹ khởi xướng quyên góp tiền, lập quỹ ủng hộ việc xây tường này, Donald Trump thúc ép quốc hội Mỹ chi 5 tỉ USD cho ông xây tường. Khi bị từ chối, Trump đe dọa đóng cửa chính phủ.

my3

Một cựu chiến binh Mỹ khởi xướng quyên góp tiền, lập quỹ ủng hộ chuyện xây tường giữa biên giới Mỹ-Mexico : Go Fund Me for the Wall.

Nghe nói ông cựu chiến binh Brian Golfage vừa khởi xướng quỹ xây tường Go Fund Me for the Wall, chỉ trong vài ngày đã được cả chục triệu đô la. Với đà này thì chẳng mấy chốc ông Trump có đủ tiền xây tường vì có tới 64 triệu người ủng hộ, bỏ phiếu cho ông – mỗi người 100 USD thôi, ông sẽ có ngay 6,4 tỉ - không cần phải xin tiền quốc hội, đâu cần phải mèo nheo, làm mình làm mẫy, đòi đóng cửa chính phủ (lâu và dài). Chưa biết quỹ này sau Giáng Sinh sẽ đi về đâu, số tiền quyên góp được sẽ chạy đi đâu ? Thôi thì đành ngồi chờ cho đến khi mãn tuồng, xem sao ?

Giữa những biến động gây hoang mang, lo ngại cho người dân Mỹ và cả thế giới thì ông Trump và gia đình cũng chẳng vui vẻ gì cho lắm. Ngoài chuyện Quỹ từ thiện của gia đình Trump đã bị tòa án ở New York giải tán, đang bị điều tra vì những lem nhem, lợi dụng tiền quyên góp được cho những tư lợi cá nhân, các cận thần thân thiết nhất của Trump như Mike Cohen, Paul Manafort… đã lần lượt vào tù, sắp tới sẽ là Michael Flynn.

Ngoài ra, thị trường chứng khoán Dow Jones sau khi đạt được "đỉnh cao thời đại" 26.828 điểm trong tháng 10/2018 đã rớt xuống còn 22.451 vào cuối ngày 22/12/2018. Điều này báo hiệu nền kinh tế Mỹ bắt đầu có nguy cơ bị khủng hoảng.

my4

Chỉ số thị trường chứng khoán Dow Jones sau khi đạt được "đỉnh cao thời đại" 26.828 điểm trong tháng 10/2018 đã rớt xuống còn 22.451 vào cuối ngày 22/12/2018.

Tuy nhiên ai lo lắng mặc ai, cộng đồng người Việt hải ngoại ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới, kể cả Việt Nam vẫn hồ hởi, hân hoan, chúc mừng các quyết định của Trump một cách cuồng nhiệt, nhiều người cầu xin thượng đế ban phước lành cho "ngài" trong dịp Giáng Sinh, kể cả những người đã từng bị cộng sản Việt Nam giam giữ, kết án vì tranh đấu cho tự do, dân chủ. Điều này không lạ vì trong một cuộc trưng cầu ý kiến ở Mỹ có đến 64% người Việt ủng hộ Trump.

Tình hình thế giới trong năm 2019 chắc chắn sẽ có nhiều biến động mạnh mẽ, dữ dội, nguy hiểm hơn cho an ninh, trật tự thế giới. Các thể chế độc tài ở Nga, Syria, Saudi Arabia, Iran, Bắc Hàn, Trung Quốc, Việt Nam... cũng như tổ chức khủng bố ISIS đang có nhiều điều kiện để phát triển, hoạt động hiệu quả hơn khi sức mạnh, ảnh hưởng, uy tín của Mỹ trên chính trường thế giới càng ngày càng suy giảm, co rút lại, nhường chỗ cho các thể chế độc tài, hung hăng, hiếu chiến.

Thạch Đạt Lang

(23/12/2018)

Published in Quan điểm

Có lẽ để cám ơn cộng đồng Nguyễn Việt hải ngoại đã nhiệt tình ủng hộ ông và đảng Cộng Hòa, ông Donald Trump đã gửi đến cộng đồng Nguyễn Việt tị nạn cộng sản ở Mỹ một "món quà", hai tuần lễ trước khi hết năm 2018. "Món quà" đó là việc nội các của ông Trump đang tìm cách trục xuất khoảng hơn 8.000 người Việt gồm những người cư trú bất hợp pháp hoặc hợp pháp nhưng đã phạm tội hình sự – không cần biết những người này đến Mỹ trong thời gian nào.

tinan1

Một người Việt tại Mỹ phản đối dự định của chính quyền Donald Trump trong việc trục xuất người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995.

Trong số hơn 8.000 người này, có nhiều người đến Mỹ hợp pháp (có greencard) trước ngày 12/07/1995 là ngày Mỹ và Việt Nam chính thức lập lại bang giao - những người theo thỏa thuận đã ký vào tháng giêng năm 2008 giữa chính phủ hai nước - không nằm trong diện bị trục xuất cho dù họ đã phạm tội hình sự, đã thọ án.

Không bàn đến việc người Mỹ lo lắng, sốt sắng loan tin, tìm cách vận động phản đối chính sách di dân khắc nghiệt, kỳ thị sắc tộc của chính quyền Donald Trump, chỉ nói đến thái độ thờ ơ, dững dưng, thậm chí đồng ý ủng hộ việc trục xuất của một số người Việt cuồng Trump.

Trong lúc các tờ báo như The Atlantic, Independent, nhanh chóng đưa tin, sau đó là 22 dân biểu ở hạ viện liên bang thuộc đảng Dân Chủ lên tiếng về "món quà cuối năm" của ông Trump, cùng lúc một số dân cử địa phương trong vùng Little Saigon, như Thượng nghị sĩ Tom Umberg vừa đắc cử trong tháng 11/2018, Dân biểu California Tyler Diệp, Giám sát viên Orange County Andrew Đỗ, và Nghị viên Westminster Sergio Contreras gởi thông cáo báo chí đến nhật báo Người Việt cho biết rất quan tâm cũng như phản đối dự định của chính quyền Donald Trump trong việc trục xuất người Việt Nam đến Mỹ trước năm 1995.

Chưa thấy chức sắc lãnh đạo các hội đoàn, tổ chức trong cộng đồng người Việt tị nạn tai Orange County lên tiếng, những nhân vật chống cộng mạnh mẽ, quyết liệt nhất của cộng đồng cũng hoàn toàn im hơi, lặng tiếng. Dường như họ xem chuyện trục xuất đồng hương như chuyện của ai, không liên hệ, dính dáng gì đến mình.

Báo Calitoday online cho biết có một cuộc biểu tình tại thương xá Phước Lộc Thọ vào sáng thứ bẩy 15/12/2018 quy tụ khoảng hơn 100 người để phản đối "món quà" cuối năm của ông Trump gửi đến cho cộng đồng.

Ở một quận hạt như Orange County với gần 200.000 người Việt Nam, một cuộc biểu tình phản đối việc trục xuất đồng hương theo chính sách di dân của Donald Trump chỉ quy tụ được hơn 100 người là điều đáng suy nghĩ. Phải chăng người Việt dù sống ở bất cứ đâu, chẳng riêng gì trong nước cũng trở nên thờ ơ, vô cảm với những gì xẩy ra chung quanh trong xã hội, trong cộng đồng với số phận đồng hương ?

Sẽ có bao nhiêu người đặt câu hỏi : Tại sao chính sách di dân khắc nghiệt đầy kỳ thị của ông Trump giờ đây lại nhắm vào người Việt Nam, nhóm di dân có đến 64% ủng hộ ông và đảng Cộng Hòa ? Sẽ có bao nhiêu người đi tìm câu trả lời ?

Muốn có câu trả lời, chỉ cần đi dạo một vòng trên facebook, vào các trang của những người đã từng phong thánh cho Trump, ủng hộ đảng Cộng Hòa một cách cuồng nhiệt sẽ đọc được những stt, ý kiến ủng hộ chính sách trục xuất người Việt của ông Donald Trump.

Những người hoạt động trong các tổ chức vận động, kêu gọi chống lại lệnh trục xuất nguời Việt của ông Donald Trump như Asian American Advancing Justice (AAAJ) và Southeast Asia Resources Action Center (SEARAC) chắc không thể nào ngờ được rằng trong khi cựu đại sứ Mỹ ở Việt Nam, Ted Osius từ chức năm 2017 để phản đối chính sách kỳ thị này thì lại có một số người Việt cuồng Trump ủng hộ với những lý lẽ vô nhân, phản cảm.

Trong danh sách hơn 8.000 ngưởi có lệnh trục xuất có nhiều người chỉ phạm những tội tiểu hình nhỏ đã bị tuyên án, thọ án, trở về đời sống bình thường, có gia đình và làm ăn luong thiện giờ đây phải đối mặt với lệnh trục xuất.

Hơn thế nữa, khi cần trục xuất, việc diễn giải thế nào là tội hình sự chắc chắn sẽ tùy thuộc vào những sắc lệnh riêng của ông Trump. Một lần khai man giảm tuổi, lái xe khi say rượu (dù chưa gây ra tai nạn), trốn thuế, hành hung gây thương tích cho người khác... rất dễ dàng bị kết tội, kết án tù và trục xuất.

"Món quà" ông Trump gửi đến cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ do đó có lẽ chỉ mang đến niềm vui cho những người đã bỏ phiếu cho ông, cho đảng Cộng Hòa, những người không còn lòng vị tha, bác ái, không có sự cảm thông vào ngày những người theo đạo Thiên Chúa Giáo trên toàn thế giới hân hoan, vui mừng đón nhận sự tái sinh của chúa Jesus.

"Món quà" cuối năm này ở một góc nhìn khác, đã gây ra một chấn thương tâm lý làm hoang mang, sợ hãi cho một số gia đình người Việt trong cộng đồng người Việt hải ngoại trên nước Mỹ, những gia đình có tên trong số hơn 8.000 người trong lệnh trục xuất. Họ sẽ không đón Giáng Sinh và năm mới trong một không khí bình an, hạnh phúc, vui vẻ…

Nhưng nhằm nhò chi, đó là chuyện nhỏ. Xây bức tường giữa biên giới Mỹ-Mễ mới là chuyện lớn, biết đâu chính sách trục xuất người Việt Nam phạm tội hình sự chỉ là cái cớ để ép quốc hội phải chi tiền cho Trump xây dưng bức tường ?

Thạch Đạt Lang

(18/12/2018)

*****************

Biểu tình ‘Bảo vệ người Việt tị nạn’ tại Little Saigon (Người Việt, 16/12/2018)

 tinan2

Cô Tracy La, giám đốc tổ chức VietRise, đại diện cho thế hệ trẻ, con của người Việt tị nạn, kêu gọi chính quyền Donal Trump hãy thận trọng về chính sách trục xuất người Việt tị nạn. (Hình: Tâm An/Người Việt)

Điểm khác biệt dễ thấy nhất so với các cuộc biểu tình của người Việt ở Bolsa là không chỉ có người trẻ gốc Việt tham gia, mà còn có người Cambodia, người Hispanic, Guatemala và các nước Mỹ Latin khác. Những người gốc Việt trẻ là thế hệ thứ hai sinh ra ở Mỹ, con của những người Việt tị nạn từ những thập niên 80-90 của thế kỷ trước. Số còn lại hầu hết là thế hệ người Việt thứ nhất tới Mỹ từ khi còn nhỏ theo cha mẹ trong hành trình đi tị nạn. Ngoài ra, cũng có một số người lớn tuổi và trẻ em tham dự.

Họ tới từ các tổ chức khác nhau trong cộng đồng Việt tại Orange County như API Rise, Viet Unity SoCal, Viet Rise, Viet Rainbow of Orange County. Cũng những người tự nguyện tới riêng lẻ. Có trường hợp người biểu tình đi cả gia đình.

Đoàn người giơ cao các biểu ngữ "Bảo vệ người tị nạn", "Bảo vệ cộng đồng Việt Nam", "Bảo vệ gia đình", "Abolish I.C.E" (Hủy bỏ I.C.E).

tinan3

Cuộc biểu tình lên tiếng bảo vệ những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất, tại khu vực trung tâm Little Sài Gòn sáng ngày 15 tháng Mười Hai, 2018. (Hình : Tâm An/Người Việt)

Trước ống kính của nhiều hãng truyền thông lớn như CBN, LA Times, SBTN, RFA… cô Lan Nguyễn, thay mặt ban tổ chức, có bài phát biểu tuyên bố lý do của cuộc biểu tình :

"Hôm nay chúng tôi tới đây để bảo vệ cộng đồng những người tị nạn ở Hoa Kỳ. Như quý vị đã biết, tuần trước Bộ An ninh Hoa Kỳ đã họp với Bộ Ngoại giao Việt Nam để đàm phán lại hiệp định đã ký kết năm 2008. Theo hiệp định này, chính quyền liên bang không có quyền trục xuất những người Việt tới Mỹ trước năm 1995. Nhưng chính quyền hiện tại đang đàm phán lại hiệp định này. Nếu cuộc đàm phán này thành công thì có thể hơn 8.500 người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995 sẽ đối mặt với nguy cơ bị trục xuất. Năm 2017, Sở Di trú đã trục xuất 17 người Việt tị nạn ở Mỹ từ trước năm 1995 mà không được chính quyền liên bang bảo vệ. Chúng tôi không muốn người Việt tị nạn bị trục xuất. Chúng tôi không muốn tất cả người tị nạn ở đây bị trục xuất, bao gồm cả những người từ Đông Nam Á và từ các nước khác".

tinan4

Anh Tùng Nguyễn, một trong những người Việt tị nạn đến Mỹ trước năm 1995, có thể bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh trục xuất, đang kêu gọi mọi người hãy lên tiếng bảo vệ những người Việt tại Mỹ bị trục xuất. (Hình : Tâm An/Người Việt)

Anh Tùng Nguyễn, người sáng lập Asians & Pacific Islanders Re-Entry of Orange County (APIROC), một tổ chức giúp đỡ những người đã một thời lầm lỡ phải chịu án tù tội được có điều kiện hòa nhập trở lại với cộng đồng, kể câu chuyện của chính anh :

"Tôi theo gia đình sang Mỹ tị nạn từ khi mới 16 tuổi. Vì môi trường Mỹ quá mới mẻ, tôi bị shock về văn hóa, lại bị bạn bè ăn hiếp, vì một phút nông nổi tuổi trẻ, tôi đã gây ra lỗi lầm. Điều đó đã khiến tôi phải trả giá bằng 18 năm tù giam. Sau khi ra tù, tôi đã cố gắng sống một cuộc sống lương thiện, đàng hoàng, có công ăn việc làm, có gia đình vợ con. Quá khứ đã trôi qua mấy chục năm rồi, tôi đã thay đổi thành người tốt, giúp ích cho cộng đồng và xã hội. Những cống hiến đó của tôi đã được Thống đĐốc California là ông Jerry Brown tha thứ, xóa tội cho tôi".

"Nhưng như thế không có nghĩa là tôi được sống yên ổn. Nay chính phủ của tổng thống hiện giờ lại muốn trục xuất những người như tôi về Việt Nam, như thể tôi bị trừng phạt lần thứ hai. Tôi sẽ phải xa gia đình, xa vợ con. Nước Mỹ mới chính là nhà của tôi. Trục xuất một người tới Mỹ từ khi còn là đứa trẻ, lớn lên trong môi trường Mỹ, thậm chí có nhiều người không nói được tiếng Việt nữa, làm sao họ có thể tồn tại ở Việt Nam? Vợ con họ sẽ sống thế nào ? Đây là hành động ly tán gia đình, mà chính phủ không có một sự thương xót hay xem xét lại. Điều đó là vô nhân đạo, là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Vì thế tôi tới đây xin mọi người hãy thương xót cho nhân quyền của người Việt ở Việt Nam và ngay tại Mỹ, cùng lên tiếng, giúp chúng tôi yêu cầu chính phủ ngừng việc xem xét lại hiệp định này", anh Tùng nói.

Anh Vincent Phú Vinh Trần, ở Fountain Valley, một thành viên của tổ chức VietRise, có mặt tham gia biểu tình từ rất sớm. Anh cho biết, trong gia đình anh không có ai bị ảnh hưởng bởi chính sách này, nhưng anh vẫn tới đây để chia sẻ cùng những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất.

tinan5

Cuộc biểu tình lên tiếng bảo vệ những người Việt tị nạn có nguy cơ bị trục xuất, tại khu vực trung tâm Little Sài Gòn sáng ngày 15 tháng Mười Hai, 2018. (Hình : Tâm An/Người Việt)

Anh Vincent đã đọc lá thư tâm sự của một người đã bị trục xuất về Việt Nam năm ngoái :

"Tôi là một người Việt trước đây bị giam giữ, tôi sống ở California, sau án tù tôi dọn tới Ohio. Nhưng khi ở đó được 13 tháng, thì Sở Di Trú và Hải Quan đã bắt và giam giữ tôi. Bốn tháng sau đó, họ trục xuất tôi về Việt Nam, vào ngày 27 tháng Sáu năm 2017. Hơn 18 tháng qua, tôi đã sống ở nơi xa lạ này, tôi vẫn chưa tìm được việc làm, vì tôi không hiểu phong tục ở đây và không có bằng cấp. Ở Việt Nam nếu ai muốn thành công thì phải có họ hàng, bằng cấp, giấy tờ và tiền bạc. Tôi không có gì cả. Tôi không có người thân và không ai quan tâm tới tôi. Mỗi ngày tôi bị lừa đảo, chính quyền Việt Nam không giúp đỡ và không cấp giấy tờ cho tôi tìm sự sống, nếu tôi không cho họ tiền. Tôi muốn cho mọi người ở đây biết rằng, đây không phải là quê hương của tôi".

Chị Julie Võ, một trong những nhà hoạt động tích cực trong cộng đồng Việt tại Orange County, bày tỏ ý kiến :

"Tôi là một người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai, con của những người tị nạn. Tôi cảm động với lời kêu gọi của những người trên đây mà tôi phải có mặt ở đây. Cộng đồng Việt Nam của chúng tôi rất mạnh mẽ, gắn kết. Vì vậy một thành viên bị trục xuất không phải là một thứ bị vứt bỏ. Một cá nhân bị trục xuất không chỉ ảnh hưởng tới họ mà còn ảnh hưởng tới cha mẹ, con cái bạn bè và mọi người trong cộng đồng chúng tôi. Trục xuất không phải là cách giải quyết. Cần phải chấm dứt mọi trục xuất và giam giữ người tị nạn".

tinan6

Cô Linda Nguyễn, cùng chồng người gốc Mexico và con trai, cũng tham gia buổi biểu tình vì lo ngại lệnh trục xuất có thể chia rẽ gia đình phía nhà chồng cô. (Hình : Tâm An/Người Việt)

"Tôi là con của người tị nạn Việt Nam. Ba mẹ tôi đến Hoa Kỳ năm 1995. Tôi được sinh ra năm tháng sau đó. Tôi biết rằng không chỉ người Việt Nam bị trục xuất mà trong tuần tới có 47 người Cambodia cũng rơi vào trường hợp này. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Donald Trump phải thận trọng thỏa thuận với chính quyền Việt Nam để bảo vệ những người tị nạn Việt Nam và Đông Nam Á". Đó là ý kiến của cô Tracy La, giám đốc tổ chức VietRise.

Chị Linda Nguyễn đi biểu tình cùng chồng và một cậu con trai chừng tám tuổi. Chị cho biết đạo luật của chính quyền Trump không ảnh hưởng tới gia đình chị, nhưng có thể sẽ là mối nguy cơ chia rẽ gia đình của chồng chị, vốn là người di cư sang Hoa Kỳ từ Mexico.

Trong lúc đoàn người biểu tình hô vang câu: "Stop ! Stop ! Deportation ! No more family separation !" (Hãy ngừng ! Hãy ngừng ngay việc trục xuất ! Không chia cắt gia đình !), "We got power" (Chúng ta có quyền) trên đường phố Bolsa… thì một số người lái xe trên đường đã ấn còi xe hưởng ứng, tạo nên một không khí sôi động.

Xuất phát từ Phước Lộc Thọ, đoàn biểu vừa tình hô to các khẩu hiệu vừa diễu hành sang khu vực Bánh Mì Lee Sandwiches, sau đó đi về phía đường Moran và dừng lại ở trước tòa soạn Nhật báo Người Việt. Người biểu tình tập trung theo hình vòng tròn để hội ngộ, lên tiếng, chia sẻ cùng nhau. Một số người Mỹ Latin, kể cả những người da trắng cũng tới đây để lên tiếng bảo vệ những người tị nạn có thể bị trục xuất, cho dù gia đình họ không có ai bị ảnh hưởng bởi điều luật này. Cuộc biểu tình kết thúc vào lúc gần 11 giờ trưa.

Như tin đã đưa, Hiệp định Trục xuất Công dân Việt Nam, ký ngày 22 tháng Giêng năm 2008 giữa chính quyền Mỹ và Việt Nam. Theo Hiệp định này, những người Việt đến Mỹ từ ngày 12 tháng Bảy, năm 1995 và sau ngày này nếu đáp ứng đủ các điều kiện bị trục xuất, phía Việt Nam sẽ tiến hành nhận lại những người này về Việt Nam. Toàn bộ chi phí trục xuất sẽ do phía Mỹ đài thọ.

Tuy nhiên, mới đây, chính phủ Donald Trump muốn đàm phán lại hiệp định năm 2008, trong đó muốn mở rộng việc trục xuất những người Việt đã đến Mỹ trước ngày 12 tháng Bảy, 1995. Đại diện Bộ Ngoại giao hai nước đã đàm phán nhưng hiện chưa tiết lộ kết quả rằng liệu phía Việt Nam có đồng ý nhận lại những người bị trục xuất này hay không.

Nếu như cuộc đàm phán trên thành hiện thực, thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những người đang cư trú tại Mỹ nhưng chưa là công dân Mỹ nhưng lại vi phạm một lỗi lầm nào đó.

Tâm An

Liên lạc tác giả : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

Published in Quan điểm

Bà Mạch Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chánh (CFO) của công ty Huawei  Trung Quốc bị bắt ở Vancouver, Canada vào ngày 01/12/2018, cùng ngày với cuộc gặp gỡ bên lề của ông Donald Trump và Tập Cận Bình ở hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Buenos Aires. Tin tức được giữ kín đến mấy ngày sau, báo chí và truyền thông mới loan tin.

hoavi1

Bà Mạch Vãn Châu, giám đốc tài chánh của công ty Huawei Trung Quốc bị bắt ở Vancouver, Canada vào ngày 01/12/2018 - Ảnh Huawei (AsiaTimes)

Huawei là một trong những công ty viễn thông, sản xuất điện thoại thông minh, các link kiện điện tử lớn nhất thế giới. Mạch Vãn Châu bị bắt vì bị nghi ngờ vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran, công ty Huawei mà bà là giám đốc tài chánh đã bán những linh kiện điện tử và nhiều món hàng khác cho Iran. Việc bắt giữ Meng Wanzhou khiến thị trường chứng khoán thế giới chao đảo, chỉ số Dow Jones mất 550 điểm hay 2,21% vào cuối ngày 07/12/2018.

Huawei là một công ty phát triển, sản xuất điện thoại, xây dựng hạ tầng, máy móc viễn thông lớn nhất của Trung Quốc nhưng không có tên niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều này đặt ra câu hỏi về nguồn vốn tài trợ của Huawei, từ đâu mà có, nếu không phải từ chính phủ Trung Quốc ?

Từ nhiều năm qua, Huawei đã rơi vào tầm ngắm của các cơ quan an ninh, tình báo, phản gián quốc tế giống như ZTE. Nhiều nước đã hủy bỏ những hợp đồng xây dựng hạ tầng viễn thông với Huawei như Anh, Ấn Độ, Mỹ, Canada... và một số nước Phi Châu.

hoavi2

Hoa Vi bị nghi ngờ cài đặt bộ phận gián điệp để theo dõi và sao chép những dữ kiện cá nhân của người sử dụng cho Trung Quốc 

Mỹ đang yêu cầu Canada cho dẫn độ Mạch Vãn Châu về Mỹ để xét xử trong lúc tòa đại sứ Trung Quốc mạnh mẽ lên án chính phủ Canada và Mỹ việc bắt giữ bà Mạch, đồng thời yêu cầu Canada trả tự do cho bà Mạch ngay tức khắc vì bà không làm gì sai trái.

Bản tuyên bố của tòa đại sứ Trung Quốc cũng nói thêm rằng họ sẽ áp dụng mọi biện pháp để kiên quyết bảo vệ quyền hạn và lợi ích công dân của họ.

Nhiều nhà bình luận của truyền thông, báo chí Mỹ cho rằng việc bắt giữ bà Mạch sẽ làm căng thẳng trở lại cuộc chiến thương mại vừa được Donald Trump và Tập Cận Bình thỏa thuận hạ nhiệt, ngưng chiến 90 ngày trong buổi họp bên lề của G-20 vào tối ngày 01/12/2018.

Bắt giữ Mạch Vãn Châu không phải là chuyện tình cờ mà là việc có chuẩn bị, dự tính từ trước, Mạch không là một tội phạm bị truy nã quốc tế hoặc có tiền án. Việc bắt giữ Mạch phải có sự thỏa thuận giữa Mỹ và Canada, nói cho rõ hơn, Mỹ phải thuyết phục được Canada với những bằng chứng vững chắc có thể kết tội Mạch Vãn Châu cũng như công ty Huawei.

Trung Quốc là một đối tác thương mại quan trọng đứng hàng thứ ba của Canada sau Mỹ và Mexico. Chính phủ Canada phải cân nhắc kỹ lưỡng lợi hại trước khi hành động bởi nếu không có bằng chứng rõ ràng sẽ gây căng thẳng ngoại giao giữa Canada và Trung Quốc, hậu quả là những thiệt hại kinh tế không lường trước được.

Không ít người đặt câu hỏi là tại sao ông Donald Trump lại hoàn toàn im lặng trước việc bắt giữ một nhân vật quan trọng như bà Mạch Vãn Châu – việc có thể làm căng thẳng trở lại những gì Trump và Tập vừa mới cố gắng xoa dịu vào ngày 01/12/2018 ?

Với một người tính khí bất thường như Donald Trump, lẽ ra việc Canada bắt giữ Mạch Vãn Châu - có thể bị dẫn độ qua Mỹ - chắc chắn phải làm cho Trump "phấn khởi, hồ hởi" vì có được một chìa khóa quan trọng trong tay, có thể dùng làm áp lực lên Tập Cận Bình trong những thảo luận chi tiết sắp tới giữa 2 nước về cuộc chiến thương mại.

Trái hẳn với sự chờ đợi của giới truyền thông, báo chí, Trump làm như không biết đến việc Canada bắt giữ Mạch Vãn Châu. Tại sao Trump không có một động thái, tweet nào để khoe khoang thành tích là Mỹ đã bắt được kẻ nắm giữ tài chánh của công ty Huawei, công ty bị nghi ngờ là chuyên ăn cắp công nghệ cao cấp của Mỹ ? Chẳng lẽ không ai trong tòa Bạch Ốc nói cho Trump biết chuyện này ?

Theo thông cáo của Phòng Báo Chí tòa Bạch Ốc, thỏa thuận giữa Trump và Tập có những điều khoản nói đến việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, xâm nhập không gian mạng và ăn cắp trên mạng. Bắt giữ Mạch Vãn Châu vì bà vi phạm lệnh cấm vận Iran của Mỹ chỉ là lý do của mặt nổi. Nguyên nhân sâu xa khác là khi có Mạch trong tay, Mỹ có được đầu dây mối nhợ để điều tra Huawei đã làm gì trong quá khứ để ăn cắp hoặc sao chép những kỹ thuật, công nghệ của Mỹ, đồng thời điều tra, tìm kiếm những cá nhân, công ty của Mỹ đã làm gián điệp cho Trung Quốc.

Việc bắt giữ Mạch có lẽ nằm ngoài dự tính của Trump. Không ai biết rõ giữa Trump và Tập đã bàn luận, thỏa thuận những điều khoản gì ? Mọi người chỉ biết những điều tòa Bạch Ốc nói đến trong thông cáo mà văn phòng thư ký báo chí đưa ra. Do đó có thể Trump biết chuyện nhưng buộc lòng phải giữ im lặng.

Canada cho biết, phiên tòa xét xử bà Mạch vào ngày thứ sáu 07/12/2018 kéo dài 5 tiếng, sau đó đã hoãn lại đến ngày thứ hai 10/12/2018. Hiện tòa chưa có quyết định Mạch Vãn Châu có được tại ngoại hầu tra hay bị dẫn độ qua Mỹ để tiếp tục điều tra, xét xử không.

Phải chăng đang có một cuộc đàm phán bí mật sau hậu trường giữa Mỹ-Trung-Canada ? Nếu nội vụ chìm xuồng, Canada thả bà Mạch ra, không kết án, cũng chẳng chuyển giao qua Mỹ, ai sẽ là kẻ có lợi, ai là người bị thiệt hại nhiều nhất trong vụ bắt giữ này ?

Canada không thể đơn giản thả Mạch Vãn Châu ra, nói vài lời xin lỗi đã bắt lầm. Cuộc đấu trí có dấu hiệu trượt khỏi sự kiểm soát của các tay chơi cờ.

Thạch Đạt Lang

(11/12/2018)

Published in Quan điểm
mercredi, 28 novembre 2018 20:50

Khó đàn hặc Donald Trump

Trong mùa tranh cử vừa qua, các ứng cử viên Dân chủ hầu như không đả động gì tới chuyện đàn hặc Tổng thống Donald Trump.

trump1

Bây giờ, đảng Cộng hòa với ông Trump đã như ván đóng thuyền, không thể thiếu nhau được. (Hình : Saul Loeb/AFP/Getty Images)

Ngoại trừ ông Beto O’Rourke, ứng cử nghị sĩ ở Texas. Ông Rourke gãi đúng chỗ ngứa những cử tri không chịu được ông Trump. Họ đi bỏ phiếu đông giúp ông O’Rourke chỉ thua sát nút mà đáng lẽ phải thua lớn. Nhờ O’Rourke hô hào, đảng Dân chủ thắng thêm nhiều ghế ở Texas. Nhiều người đề nghị ông nên ra tranh cử tổng thống năm 2020.

Năm ngoái, Al Green (Texas) và Brad Sherman (California), hai dân biểu đảng Dân chủ, nói phải đàn hặc Tổng thống Donald Trump. Họ làm được vì đảng Cộng hòa đang kiểm soát Hạ Viện. Giờ, cả hai ông Green và Sherman đều được tái cử và đảng Dân chủ sẽ chiếm đa số. Liệu họ có thể đàn hặc ông Trump không ?

Dân Biểu Nancy Pelosi, người sẽ trở lại ngồi ghế chủ tịch Hạ Viện, đã nói rằng không nên.

Bà Pelosi có kinh nghiệm. Mười năm sau khi vào Quốc Hội Mỹ, bà đã chứng kiến Hạ Viện đàn hặc Tổng thống Bill Clinton, sau khi đảng Cộng hòa chiếm Hạ Viện năm 1998.

Khi hai vị tổng thống trước đây bị đàn hặc (Bill Clinton), hoặc bị đe dọa đàn hặc phải từ chức (Richard Nixon), Quốc Hội đều do đảng đối nghịch kiểm soát. Khi một đảng đề nghị đàn hặc tổng thống, tấn tuồng chắc chắn nhuốm màu chính trị, ngay từ khi mở cuộc điều tra. Ngôn ngữ bình dân gọi là "vạch lá tìm sâu".

Đảng Dân chủ bây giờ có thể thấy Tổng thống Donald Trump cũng nói và làm những điều giống như Tổng thống Richard Nixon hồi 1973.

Tháng trước, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) mới công bố hồ sơ các sự kiện liệt kê trong bản hồ sơ đàn hặc Tổng thống Nixon ; do Công Tố Viên Đặc Biệt Leon Jaworski nộp cho Quốc Hội. Ông Leon Jaworski rất độc lập, đã từng làm luật sư cho Tổng thống Lyndon Baines Johnson, Dân chủ, nhưng cũng bỏ phiếu bầu ông Nixon hai lần. Năm 1980, ông đi vận động cho Tổng thống Reagan sau khi đã ủng hộ cho ông George H.W. Bush chống ông Reagan ! Bản phúc trình của ông chỉ gồm những sự kiện lạnh lùng, nhưng đủ để Hạ Viện kết tội ông tổng thống.

Theo hồ sơ Jaworski, Tổng thống Nixon đã nhiều lần yêu cầu Thứ Trưởng Tư Pháp Henry Petersen, người giám sát cuộc điều tra của Jaworski, cho biết chính Nixon có bị điều tra hay không. Ông Petersen cho biết chỉ có một số người thân cận với Nixon đang bị điều tra về các hành động có thể phạm pháp. Ông Nixon bèn ngỏ ý khen ngợi tư cách chính trực của những người đó. Sau đó, dựa trên các sự kiện trên, một trong ba điều "vi phạm" được đưa ra khi Hạ Viện đàn hặc ông Nixon, là ông đã "bất chấp tinh thần trọng pháp" (disregard of the rule of law).

Tổng thống Trump khi mới nhậm chức – lúc đó FBI đã bắt đầu điều tra vụ gián điệp Nga gây ảnh hưởng trên cuộc bầu cử 2016 ở Mỹ – cũng hỏi Giám Đốc FBI James Comey chính mình có đang bị điều tra hay không. Khi biết Tướng Mike Flynn, mà ông Trump đề cử làm giám đốc an ninh quốc gia, đang bị điều tra vì không khai báo những cuộc tiếp xúc với người Nga, ông Trump cũng lên tiếng khen ngợi ông Flynn và yêu cầu Comey nhẹ tay với Flynn. Comey không làm và bị cách chức – sau này ông Flynn đã nhận tội và từ chức.

Nhưng đảng Dân chủ có muốn khai thác những sự kiện trên để chứng minh ông Trump cũng "bất chấp tinh thần trọng pháp" như ông Nixon hay không ?

Họ sẽ phải suy tính dựa trên lợi ích chính trị hơn là trên tinh thần luật pháp. Vì đàn hặc đã trở thành một hành động chính trị.

Ông Nixon đã từ chức vì biết các đại biểu Cộng hòa bỏ rơi mình. Khi có 404 dân biểu bỏ phiếu cho mở hồ sơ đàn hặc, chỉ có bốn người không đồng ý và trên Thượng Viện cũng không đủ một phần ba nghị sĩ ủng hộ ông, thì ông biết chỉ còn cách từ chức, mặc dù hơn một nửa các cử tri Cộng hòa vẫn nghĩ ông không đáng tội. Ông Clinton bị Hạ Viện đàn hặc nhưng qua Thượng Viện thì được tha vì không đủ 2 phần 3 số nghị sĩ kết án.

Vụ đàn hặc ông Nixon được đa số dân Mỹ ủng hộ, vì phát xuất từ việc điều tra một hành động phạm pháp rõ ràng, do người thân cận ông Nixon làm. Nhưng ông Nixon tìm cách che đậy cho đàn em, tự lôi mình vào những lỗi lầm khác.

Vụ đàn hặc Bill Clinton bắt nguồn từ một chuyện nhỏ hơn, nhưng Clinton tìm cách chối quanh nên sau cùng bị hặc tội nói dối trước pháp luật.

Điều số 2, Khoản 4 trong Hiến Pháp Mỹ viết : "Tổng thống, phó tổng thống, và các quan chức dân sự trong chính phủ Mỹ có thể bị cách chức vì bị đàn hặc và kết tội bởi những lý do phản bội, ăn hối lộ, hoặc các tội lớn, tội nhỏ khác" (Treason, Bribery, or other high Crimes and Misdemeanors).

Vậy, cứ theo Hiến Pháp, khi nào thì một viên chức bị coi là phạm các tội trên đây ? Quốc Hội căn cứ vào những gì để nói một vị tổng thống phạm một trong các tội trên ?

Tổng thống Gerald Ford nói sự thật : "Một vụ vi phạm có thể coi là ‘đáng đàn hặc’ khi nào đa số dân biểu trong Hạ Viện nghĩ như thế". Các dân biểu "nghĩ"thế nào là do đa số cử tri Mỹ nghĩ như vậy ! Khi bỏ phiếu đàn hặc hay không, họ nghĩ tới tương lai chính trị của chính mình !

Ông Ford đã sống trong "hoạt cảnh chính trị" đó. Ông làm dân biểu, từng điều khiển Hạ Viện nhiều năm. Vì ông được tiếng là người tư cách đứng đắn, trái ngược với ông Nixon, đảng Cộng hòa muốn đưa ông lên cầm cờ để cứu vãn uy tín đang xuống thấp. Bước đầu tiên là soạn một đạo luật quy định rằng khi nào chức phó tổng thống bị khuyết thì Hạ Viện sẽ bầu người lên tạm thay. Sau đó, họ vận động cho Phó Tổng thống Spiro Agnew từ chức, vì nhiều cuộc điều tra đang khui ra các vụ tham nhũng cũ thời ông làm việc ở tiểu bang Maryland. Ông Agnew đi rồi, ông Ford được các dân biểu bầu làm phó tổng thống, để sau đó lên kế nhiệm ông Nixon.

Sau hai vụ đàn hặc ông Nixon và ông Clinton, người dân Mỹ cảm thấy đàn hặc là một hành động chính trị, pháp lý là thứ yếu. Đảng đối lập dùng thủ tục này để tấn công ông tổng thống, nhằm ảnh hưởng vào lá phiếu của người dân.

Cho nên bây giờ nếu bà Pelosi muốn đàn hặc ông Trump thì sẽ phải tính toán coi việc đàn hặc có lợi hay hại cho đảng Dân chủ vào mùa bầu cử 2020. Bà Pelosi từng nói rằng lúc bà làm chủ tịch Hạ Viện, nếu bà tính chuyện đàn hặc Tổng thống George W. Bush, thì chắc năm 2008 ông Barack Obama sẽ khó đắc cử (chính ông Trump đã khuyến cáo Quốc Hội đàn hặc ông Bush con, vì nói dối Iraq có vũ khí hủy diệt hàng loạt).

Đảng Dân chủ chỉ thấy có lợi nếu đàn hặc ông Trump khiến cho thêm nhiều cử tri ghét đảng Cộng hòa. Nhưng điều này không chắc. Sau khi đảng Cộng hòa đàn hặc ông Clinton, trong cuộc bỏ phiếu giữa nhiệm kỳ sau đó, đảng Dân chủ thắng lớn – một phần vì sau đó nhiều cử tri cảm thấy ông Clinton không đáng bị đàn hặc. Bây giờ, số dân Mỹ nghĩ ông Trump đáng bị đàn hặc là bao nhiêu có thể thăm dò được. Nhưng tới năm 2020, còn bao nhiêu người nghĩ như vậy ? Không ai có thể trả lời câu hỏi này.

Trong vụ này ông Trump có một lợi thế, là người dân không ai nghĩ ông hoàn hảo ! Ngày xưa ông Nixon tranh cử với khẩu hiệu : Luật pháp và Trật tự. Ông tự giới thiệu là con người thượng tôn luật pháp. Cho nên khi thấy chính ông bất chấp luật lệ thì những người tin ông cũng bỏ ông.

Donald Trump khác hẳn. Không ai nghĩ ông là một người tôn thờ luật pháp và kính trọng dư luận. Trái lại, ông tỏ ra khinh thường từ Bộ Tư Pháp, FBI cho đến cả tòa án. Cứ một người Mỹ tin ông Trump là người chân thật thì có hai người nghĩ ông chuyên nói dối. Thước đo của dân Mỹ trước đây để thẩm lượng ông Nixon và ông Clinton, nay đã thay đổi. Nếu ông Trump bị đàn hặc, vì bất cứ chuyện gì, nhiều người sẽ thấy là ông không đáng tội !

Hơn thế nữa, tinh thần phe đảng ngày nay khác hẳn thời ông Nixon. Năm 1973 không có nhiều đảng viên Cộng hòa thề sống chết với ông Nixon. Nhưng trong hai năm nay số người "thờ phượng" ông Trump lên rất cao. Đảng Cộng hòa thời trước có thể thấy gạt được ông Nixon ra ngoài sân khấu chính trị là cứu đảng. Bây giờ, ngược lại, đảng Cộng hòa với ông Trump đã như ván đóng thuyền, không thể thiếu nhau được.

Cho nên chắc bà Nancy Pelosi sẽ không dại dột lôi Trump ra đàn hặc !

Trừ khi cuộc điều tra của ông Mueller đưa tới những kết luận động trời và không ai chối cãi được. Nhưng điều này khó xảy ra. 

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : Người Việt, 27/11/2018

Published in Diễn đàn
samedi, 24 novembre 2018 20:43

Tổng thống và thái tử

Hoa Kỳ đã có thời là tiếng nói lương tâm của nhân loại, và tiếng nói lương tâm đó đã có ảnh hưởng quan trọng cho hòa bình thế giới và uy tín của Hoa Kỳ.

tongthong1

Tổng thống Donald Trump (phải) trò chuyện với Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman trong lần gặp tại Washington, DC, hôm 20 tháng Ba, 2018. (Hình : Kevin Dietsch-Pool/Getty Images)

Trong chuyến viếng thăm Tây Berlin năm 1987, Tổng thống Ronald Reagan, sau khi đã kêu gọi lãnh tụ Liên Xô Mikhail Gorbachev hãy "Hủy bỏ bức tường" Berlin, tiếp "Đứng ở Khải Hoàn Môn Brandenburg này, mỗi người là một người Đức, chia rẽ khỏi đồng hương của họ. Mỗi người là một người Berlin, bị buộc phải nhìn vào vết thương (của bức tường Berlin) này". Và ông lên tiếng kêu gọi ông Gorbachev hãy tham gia thương thảo nghiêm chỉnh để tài giảm vũ khí với Hoa Kỳ. Ông Gorbachev không phá hủy bức tường Berlin nhưng tháng Mười Hai năm đó, hai ông gặp nhau lần nữa và ký kết Hiệp Ước Vũ Lực Hạt Nhân Tầm Trung, hủy bỏ nguyên một loại hỏa tiễn hạt nhân ở Âu Châu.

Hôm thứ Ba, 20 tháng Mười Một vừa qua, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng về vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi, nhưng tiếc thay tiếng nói của ông không phải là tiếng nói của lương tâm nhân loại nhưng là của thế lực của đồng tiền.

Trong một tuyên bố vừa đáng kinh ngạc vừa tàn nhẫn, tổng thống đã tha thứ hết cho Saudi Arabia và thái tử nước này.

Ông thản nhiên bác bỏ một thẩm định của tình báo Hoa Kỳ cũng như những bằng cớ đầy thuyết phục được Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp cho thấy là nhà cầm quyền trên thực tế của vương quốc, Thái tử Mohammed bin Salman, đã ra lệnh cho xử tử nhà báo đối lập bên trong tòa Tổng lãnh sự Saudi Arabia ở Istanbul hôm 2 tháng Mười, 2018.

Tạp chí The New Yorker buồn rầu nhận xét : "Tổng thống Hoa Kỳ nghe như một luật sự biện hộ – hay một lobbyist – cho vương quốc dầu khí hơn là một người bảo vệ cho những giá trị Hoa Kỳ".

Trong tuyên bố hai trang, tổng thống nói : "Nó có thể là thái tử biết về biến cố bi thảm này – có thể ông biết và có thể ông không biết !" Ông lên án vụ ám sát ông Khashoggi là "một tội ác kinh khủng và không chấp nhận được," nhưng rồi nói là Saudi Arabia quá quan trọng trong vai trò quốc gia mua vũ khí của Hoa Kỳ, quá quan trọng là một quốc gia xuất cảng dầu hỏa, và một đồng minh "trong cuộc chiến quan trọng chống lại Iran" để có hành động trừng phạt.

Mặc dầu hành vi tội ác đó tổng thống khẳng định : "Hoa Kỳ quyết định tiếp tục là một partner trung thành với Saudi Arabia để bảo đảm quyền lợi của đất nước chúng ta". Và ông kết luận : "Thật đơn giản, nó được gọi là America First".

Thản nhiên mạ lỵ nhà báo đã chết thảm, tổng thống lập lại luận điệu của Thái tử Mohammad bin Salman, mà ở vùng Trung Đông người ta quen gọi là MbS, nói ông Khashoggi là một người "phản quốc" và là thành viên của tổ chức quá khích Huynh đệ Hồi giáo.

Luận điệu này khó tin đến nỗi mà ngày hôm sau chính quyền vương quốc chính thức bác bỏ nói là họ không có bằng cớ ông có liên hệ với Huynh đệ. Thực sự, trước khi phải đi lưu vong vì chống đối chính sách của thái tử, ông Khashoggi đã nhiều lần là cố vấn cho hoàng gia. Một nhà bình luận ở Trung Đông đã chỉ ra là nếu ông Khashoggi quả đã là một kẻ phản quốc, ông đã ở yên ở Hoa Kỳ nơi ông là một thường trú nhân và an toàn, không tìm về Thổ Nhĩ Kỳ và càng không thản nhiên đi vào tòa Tổng lãnh sự để ít nhất cũng có thể bị bắt.

Tổng thống đã biện minh cho việc lờ đi cái chết của ông Khashoggi, từ chối cả nghe cuốn băng thâu lại khi ông bị giết, nói đó là âm thanh của "đau khổ," bằng những lý do kinh tế. Ông nhắc đến việc vương quốc đã hứa hẹn đầu tư 450 tỷ USD vào Hoa Kỳ, kể cả 110 tỷ USD để mua vũ khí Hoa Kỳ sản xuất.

Theo những kiểm chứng độc lập, không có gì hỗ trợ cho con số 450 tỷ USD của tổng thống, còn về những hợp đồng mua vũ khí 110 tỷ USD thực ra là tập hợp của một lô những thỏa thuận nhỏ từ thời Tổng thống Barack Obama và một số chưa được ký kết, một số chỉ còn trong bàn thảo mơ hồi.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm tháng rồi công nhận Saudi Arabia, thực sự, chỉ mới có những hợp đồng mua 14,5 tỷ USD vũ khí và phi cơ. Những thỏa thuận khác chỉ là những văn bản ghi nhớ vốn bao gồm một thập niên nữa chứ không phải ngay bây giờ. Trung tâm nghiên cứu Center for International Policy thêm là nhiều công việc tạo nên bởi bán vũ khí cho Saudi Arabia là ở chính Saudi chứ không phải ở Hoa Kỳ.

Tổng thống cũng biện minh là Saudi có thể làm cho giá dầu tăng vọt lên 150 USD một thùng và cảm ơn Saudi đã giữ cho giá dầu thô xuống. Thực ra Saudi đã làm hết sức, kể cả đồng ý với các thành viên của Hiệp hội các Quốc gia Xuất cảng Dầu hỏa OPEC để giảm sản lượng nhằm tăng giá dầu thô. Giá dầu thô giảm gần đây không phải là nhờ Saudi mà là nhờ cuộc chiến mậu dịch của tổng thống với Trung Quốc khiến cho lo sợ về nền kinh tế toàn cầu sẽ chậm lại và nhu cầu dầu thô sẽ giảm.

Bảo vệ thái tử, tổng thống cũng lý luận là cần thiết cho việc theo đuổi mục tiêu chính sách của Hoa Kỳ ở Trung Đông, đặc biệt việc phong tỏa Iran, mà tổng thống đổ cho đã tạo nên cuộc chiến ở Yemen. Thực ra, chính hành động liều lĩnh của MbS khi lên làm bộ trưởng quốc phòng đưa quân sang Yemen đã khiến một cuộc chiến cục bộ trở thành một cuộc chiến gián tiếp giữa các cường quốc vùng, gây đau khổ cho người dân Yemen và một cuộc khủng hoảng nhân đạo vốn chỉ giúp tạo môi trường cho các nhóm quá khích như al-Qaeda và Islamic State có chỗ hoạt động.

Thực sự, Hoa Kỳ không lệ thuộc vào Saudi Arabia. Cường quốc duy nhất của thế giới không phải là dễ để bị một quốc gia như Saudi bắt địa. Không những Hoa Kỳ không có lý do gì để sợ Saudi Arabia mà phải nói ngược lại thái tử và toàn gia đình dòng họ Saud trông cậy vào sự hỗ trợ quân sự và ngoại giao của Hoa Kỳ để tồn tại. Điều này đúng không phải bây giờ mà ngay từ khi vương quốc hình thành. Chính vì Hoa Kỳ ủng hộ cho Ibn Saud, vị vua sáng lập ra vương quốc Saudi Arabia ngày nay, mà vương quốc có thể tồn tại trong những giai đoạn tranh chấp lúc đầu.

Tiến sĩ William Hartung, giám đốc về vũ khí của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách (Center for International Policy), trong một bản phúc trình cho biết chi tiết về "Sự cực kỳ lệ thuộc" vào Hoa Kỳ của Saudi. Ông viết : "Quân đội Saudi trông cậy vào vũ khí của Hoa Kỳ, các bộ phận và bảo trì của Hoa Kỳ để giúp họ thực hiện và tiếp tục cuộc chiến ở Yemen và sẽ không thể tiếp tục cuộc chiến này lâu sau đó nếu sự trợ giúp này bị rút lại".

Chính vì sự hoàn toàn lệ thuộc vào vũ khí Hoa Kỳ khiến lập luận của tổng thống là nếu Hoa Kỳ không bênh vực việc giết người của Saudi Arabia, dầu cho có phải là do lệnh của Thái tử MbS hay ai chăng nữa, thì Saudi sẽ bỏ đi mua vũ khí của Trung Quốc, của Nga, là hoàn toàn vô nghĩa lý. Toàn thể hạ tầng cơ sở quân sự của Saudi, từ quân cụ đến chương trình điện toán đến huấn luyện đều xây dựng trên hệ thống của Hoa Kỳ và các đồng minh Âu Châu. Thay thế toàn thể sẽ là một sự đảo lộn kinh hồn tốn nhiều trăm tỷ đô la và rất nhiều năm. Và ngay cả nếu thái tử MbS có thể có tiền để làm việc đó, ông cũng sẽ chỉ có kỹ thuật lạc hậu hơn và chế độ của họ bấp bênh hơn. Thái tử cũng sẽ phải đối diện với giảm thiểu trực tiếp bảo vệ của quân đội Hoa Kỳ cho chế độ.

Điều làm những lý do tổng thống đưa ra là sai tuy vậy không phải là vì nó không đúng sự thực hay không hợp lý mà là vì nó khẳng định là nếu một nhà độc tài trên thế giới cho đi giết người trên thế giới nhưng họ có nhiều tiền thì tổng thống Hoa Kỳ có thể tha thứ cho việc giết người đó.

Nhà báo Robin Wright của tạp chí The New Yorker viết : "Khi tôi đọc lời tuyên bố của tổng thống, tôi phân vân không biết Khashoggi – một đồng nghiệp và một bạn tốt vốn đã được giáo dục ở Hoa Kỳ, đã có ba con là công dân Hoa Kỳ, và đi lưu vong ở Washington vì ông tin đó là chỗ an toàn nhất trên thế giới cho ông – sẽ nghĩ gì. Tôi đoán là ông ta sẽ kinh sợ và rất buồn".

Ông ta buồn cũng phải bởi Hoa Kỳ không còn là "một thành phố sáng chói trên một đỉnh đồi mà ngọn hải đăng sẽ hướng dẫn những người yêu tự do ở khắp nơi khác," như Tổng thống Ronald Reagan đã từng tuyên bố. 

Lê Phan

Người Việt, 24/11/2018

Published in Diễn đàn

Vào tháng 2/2017, tập đoàn bán lẻ Nordstrom thông báo ngừng bán các sản phẩm thời trang của Ivanka Trump khiến Trump tức giận và đã chỉ trích Nordstrom : "Con gái tôi Ivanka đã bị đối xử rất bất công bởi Nordstrom. Đó là một người tuyệt vời - luôn thôi thúc tôi làm điều đúng đắn ! Thật khủng khiếp !". Ấy vậy mà cái chết đầy thương tâm của nhà báo/thường trú nhân Mỹ, JamalKhashoggi, do bàn tay ác độc của hoàng gia Saudi, lại không đủ trọng lượng để Trump phải nổi giận và lên án hành vi man rợ đó.

trump1

Cái chết đầy thương tâm của nhà báo/thường trú nhân Mỹ, JamalKhashoggi không đủ trọng lượng để Trump phải nổi giận và lên án hành vi man rợ đó.

Với các bằng chứng thuyết phục, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và cơ quan tình báo CIA đều khẳng định Thái tử Arab Saudi là chủ mưu vụ ám sát dã man Jamal. Nhưng, tổng thống Donald Trump chọn không lên án và tiếp tục "hợp tác" với nhà cầm quyền Saudi. Cứ nhìn cách Trump bao che và nhượng bộ Saudi, thì có thể dễ dàng nhận ra : dân chủ và nhân quyền chẳng là cái thá gì với Trump.

Tối thiểu, Trump phải trục xuất Đại sứ quán Saudi tại Hoa Kỳ vì hành vi sát hại của Saudi là bóp nát nhân quyền, nên phải bị lên án và trừng phạt thích đáng. Tuy nhiên, Trump đã dùng thỏa thuận quốc phòng với Saudi trị giá khoảng 110 tỷ để biện hộ cho quyết định nhượng bộ và bao che Saudi Arab.

trump2

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và cơ quan tình báo CIA đều khẳng định Thái tử Arab Saudi là chủ mưu vụ ám sát dã man Jamal.

Có nghĩa là với Trump thỏa thuận $$$ thì quan trọng hơn nhân quyền. Tuy nhiên, trong thực tế, các chuyên gia vũ khí Hoa Kỳ đều khẳng định con số 110 tỉ đô là do Trump "phóng đại" vì con số thực sự nhỏ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các báo cáo với bằng chứng khó chối cãi chứng minh được mối quan hệ lợi ích giữa gia đình Trump và hoàng gia Saudi.

Năm 2015, Trump từng khoe khoang về các giao dịch kinh doanh của mình với Saudi trong một cuộc vận động tranh cử tại Mobile, Alabama : "Tôi rất thân thiện với Saudi, họ mua căn hộ của tôi... 40 triệu đô la, 50 triệu đô la. Tôi có nên không thích họ không ? Tôi thích họ rất nhiều !".

Washington Post đưa tin rằng vào năm 1991, khi Trump gần như phá sản, Hoàng tử Alwaleed bin-Talal mua chiếc du thuyền của Trump, giá 20 triệu đô la. Tờ New York Daily News đưa tin rằng hoàng gia Saudi cũng đã mua toàn bộ tòa nhà 45 tầng của Trump World Tower với giá 4,5 triệu USD vào tháng 6/2001. Washington Post cũng báo cáo chuyến thăm của các quan chức Saudi đến Trump International Hotel ở thành phố New York đã giúp tập đoàn Trump tăng doanh thu lên 13% trong quý đầu tiên của năm 2018.

Hành động nhượng bộ Saudi của Trump là một thông điệp gửi tới tất cả các nhà nước độc tài : cứ thoải mái ám sát và thanh trừng các nhà bất đồng chính kiến và đối lập vì chính phủ Hoa Kỳ sẽ không quan tâm và giám sát nhân quyền thế giới nữa. Các chế độ độc tài Việt Nam, Bắc Hàn, Trung Quốc… cũng sẽ nhận ra được một bài học : chỉ cần có thật nhiều tiền là có thể mua được sự im lặng của chính phủ Trump trước các vi phạm nhân quyền tàn bạo và dã man.

Hiện tại, các nước Finland, Denmark & Germany đã tuyên bố chấm dứt các thỏa thuận buôn bán vũ khí với Arab Saudi vì vụ sát hại nhà báo Jamal.

Nhân quyền : giá trị nền tảng của Hoa Kỳ

Chúng ta có bao giờ tự đặt câu hỏi tại sao các chính quyền dân chủ tiến bộ lại phải bỏ công sức và tiền bạc để vận động dân chủ và nhân quyền hay không ?

Sau Chiến tranh Lạnh (Cold War), Hoa Kỳ luôn là nước đi đầu trong các vấn đề bảo vệ và cải thiện nhân quyền (human rights) bởi chính quyền Hoa Kỳ xem nhân quyền là một mối quan tâm quốc gia (national interest) vì ảnh hưởng đến an ninh quốc gia (national security).

Bộ Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nhấn mạnh : "Thúc đẩy sự tôn trọng nhân quyền, các quyền lao động, và dân chủ thông qua chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ góp phần tạo nên hòa bình, thịnh vượng và ổn định ở nước ngoài, làm giảm các mối đe dọa đối với Hoa Kỳ và tăng cường sự bền vữngđối với các đối tác an ninh. Có thể nói, thực hiện những chiến lược này là tối quan trọng đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ".

Theo luật, hàng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phải trình lên Quốc hội một số báo cáo tổng hợp về tình hình nhân quyền. Quốc hội Hoa Kỳ luôn dành một khoản chi phí hàng năm cho các cuộc vận động dân chủ và bảo vệ nhân quyền.

Tuy nhiên, từ khi Trump nhậm chức tổng thống, vận động dân chủ và cải thiện nhân quyền của Bộ Ngoại giao đã suy yếu rõ rệt. Theo ngân sách mà Nhà Trắng đệ trình cho năm 2019, nguồn tài chính cho tổ chức Quỹ Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy-NED) và các chương trình thúc đẩy dân chủ khác giảm mạnh. Ngân sách dự trù của chính quyền Trump sẽ cắt giảm 40% tổng tài trợ cho dân chủ và nhân quyền.

Những lời khen ngợi của Trump dành cho các lãnh đạo độc tài cũng như làm thinh trước các vi phạm nhân quyền chỉ khiến bọn chúng thỏa mãn và vui sướng. Thêm nữa, vô số hành vi phản dân chủ của Trump như tấn công quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí và độc lập tư pháp càng khiến các nhà nước độc tài thẳng tay đàn áp bất đồng chính kiến và đối lập, mà không sợ chỉ trích từ Hoa Kỳ.

Chính quyền Hoa Kỳ đã luôn tin rằng bảo vệ nhân quyền và vận động dân chủ sẽ mang lại lợi ích và an ninh với người dân Mỹ. Không chỉ có Hoa Kỳ, mà đông đảo các quốc gia dân chủ như Thụy Sĩ, Na Uy, Đức, Pháp, Canada, Hà Lan… cũng luôn có các chương trình vận động dân chủ và nhân quyền. Các nước dân chủ văn minh tin rằng một thế giới càng nhiều các quốc gia dân chủ và tôn trọng nhân quyền càng mang lại an ninh và lợi ích cho chính quốc gia họ, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình và hạnh phúc.

Lịch sử thế giới đã chứng minh các chế độ độc tài hung bạo thực sự lo sợ khi các nước đồng minh dân chủ hợp tác, đề ra các chính sách và nghị quyết cụ thể như cấm vận kinh tế, không bán vũ khí, hoặc chấm dứt các kế hoạch đầu tư ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Đồng thuận hợp tác thúc đẩy dân chủ và nhân quyền luôn là sức mạnh mềm của các quốc gia dân chủ, tạo sức ép đáng kể khiến các nhà nước độc tài không dám thẳng tay đàn áp người dân.

Ai cũng có thể bị ám sát như Jamal

Thổ Nhĩ Kỳ mô tả cuộc ám sát nhà báo Jamal là một chiến dịch "nhanh chóng, phức tạp" và cũng cáo buộc nhóm sát thủ Saudi đã "cưa thi thể" Khashoggi để đưa ra khỏi lãnh sự quán. Cái chết đầy đau đớn của nhà báo Jamal thật đáng thương tâm. Cảnh tượng bọn sát thủ Arab cưa sống Jamal quá rùng rợn. Chính quyền Thổ cũng cho biết đã nghe đoạn băng thu âm tiếng nhà báo Jamal van nài xin tha mạng. Jamal chắc sợ hãi và đau đớn thể xác đến tột cùng.

trump3

Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc nhóm sát thủ Saudi đã "cưa thi thể" Khashoggi để đưa ra khỏi lãnh sự quán.

Chỉ vì muốn người dân Arab có nhân quyền, bình đẳng như nhiều dân tộc khác, mà Jamal phải trả giá bằng chính mạng sống mình. Tôi thương Jamal vô vàn bởi những gì xảy ra với Jamal cũng có thể xảy ra với chính tôi, hoặc bất kỳ nhà bất đồng chính kiến nào, là công dân ở các nước độc tài hung bạo.

Chỉ cần xét góc độ Jamal là một con người, cũng đủ để cho Trump hoặc người có lương tri phải nổi giận và lên án hành vi giết người man rợ của Saudi. Đáng nói, có 1 số người Việt vì muốn bênh vực Trump, nên cho rằng việc Saudi "cưa sống" Jamal là "chuyện nhỏ".

Giết hại dã man một con người tại đất nước khác mà là chuyện nhỏ, thì chuyện gì mới là chuyện lớn ? Giả sử người nhà của họ cũng bị chế độ cộng sản Việt Nam, sát hại man rợ y như vậy, thì họ có còn cho là "chuyện nhỏ" hay không ? Giả sử Đảng cộng sản Việt Nam cũng ám sát một nhà bất đồng chính kiến tại một đất nước khác, thì đó có là chuyện lớn hay không ?

Bất kỳ kẻ nào bênh vực cho hành vi CỰC KỲ TÀN ÁC của hoàng gia Saudi chỉ có thể hoặc bệnh hoạn hoặc không có trái tim của một con người. Nếu chúng ta chỉ biết thương những người quen biết, hoặc cùng một làng xóm, một quốc gia thì chúng ta có gì khác biệt so với loài vật ? Chẳng phải, rất nhiều loại vật hung dữ nhất còn biết "thương" đồng loại của chúng kia hay sao ? Khi tình yêu cho sự thật và lẽ phải không còn quan trọng nữa, thì cuộc sống này còn có ý nghĩa gì nữa ? Ăn tiền để tồn tại ? Khi đạo đức tối thiểu chẳng còn có ý nghĩa gì, thì cái gì sẽ đủ sức ngăn con người ta không làm điều ác, điều xấu ?

Theo kết quả của nhiều cuộc khảo sát uy tín trong nhiều năm qua, phần lớn người dân Mỹ ủng hộ cuộc vận động dân chủ và nhân quyền. Đặc tính nổi bật của phần đông người Mỹ là lòng nhân đạo và cảm thông với những người khốn khổ. Vì thế, họ không chỉ chăm lo cho đất nước Hoa Kỳ, mà còn dành một sự quan tâm và ủng hộ đặc biệt cho dân chủ và nhân quyền trên thế giới. Và chính điều này đã khiến Hoa Kỳ vĩ đại.

Trump phớt lờ những vi phạm nhân quyền hết sức nghiêm trọng của hoàng gia Saudi không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ, nhưng còn ảnh hưởng xấu đến cuộc vận động dân chủ và nhân quyền toàn cầu.Thế giới mà bọn độc tài ngang nhiên ám sát đối lập, không lo sợ hậu quả, là một thế giới đầy bất ổn và nguy hiểm cho nhiều người.

Mai V. Phạm

(25/11/2018)

Tham khảo :

Finland, Denmark and Germany stop arm sales to Saudi Arabia after Khashoggi's death

Bộ Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động

Trump and Saudi Arabia Financial Interests

Trump says selling weapons to Saudi Arabia will create a lot of jobs. That’s not true.

Published in Quan điểm
samedi, 17 novembre 2018 10:55

Tổng thống đi Tây

Trong mưa tầm tã, hơn sáu chục lãnh tụ thế giới – tổng thống và thủ tướng, vua và hoàng tử, từ một phần ba số quốc gia toàn cầu – đã cùng nhau đi dưới những cái dù đen trong mưa trên Đại Lộ Champs-Élysées ở Paris hôm Chủ Nhật, 11 tháng Mười Một vừa qua. Họ đã tụ tập để kỷ niệm 100 năm ngày ký kết Hiệp Định Đình Chiến vốn chấm dứt Đệ Nhất Thế Chiến và để bày tỏ đoàn kết toàn cầu.

tongthong1

Tổng thống Donald Trump tại nghĩa trang và đài kỷ niệm quân đội Mỹ Suresnes, cách thủ đô Paris chừng năm dặm về phía Tây, trước khi trở về Washington, hôm 11 tháng Mười Một, 2018. (Hình : Saul Loeb/AFP/Getty Images)

Nhưng cuộc tuần hành có tính biểu tượng đó thiếu sự có mặt của một người, tổng thống Hoa Kỳ, người mà đáng lẽ là lãnh tụ của thế giới. Ông đã đến dự nghi thức ở ngôi mộ người lính vô danh chôn ở ngay dưới Khải Hoàn Môn trong sự ấm áp và khô ráo của cái xe limousine. Tòa Bạch Ốc nói sợ an ninh. Đe dọa duy nhất mà người ta thấy là một nhà tranh đấu không vũ trang topless phản kháng chạy qua gần đoàn limousine của tổng thống, và trên ngực của cô là hàng chữ "Fake News" và bị cảnh sát chặn.

Ngày hôm trước tổng thống cũng làm đúng như vậy, hủy bỏ chuyến đi để vinh danh hơn 2.000 quân nhân Hoa Kỳ được chôn cất ở Nghĩa trang Hoa Kỳ Aisne-Marne, khoảng 50 mile cách trung tâm Paris. Cũng xin nhắc lại là tổng cộng có 50.000 quân nhân Hoa Kỳ tử trận trong Đệ Nhất Thế Chiến.

Phản ứng rất nhanh và trên ngay chính phương tiện mà tổng thống thích. Sir Nicholas Soames, cháu gọi bằng ông của cố Thủ Tướng Winston Churchill và một dân biểu bảo thủ của Quốc Hội Anh, tweet : "Họ chết mặt hướng về kẻ thù và cái @realDonaldTrump thảm hại hoàn toàn không đủ khả năng không thể bỏ qua thời tiết để đến nghiêng mình trước những người đã hy sinh". Rồi ông thêm "ông ta không đáng đại diện cho đất nước vĩ đại này".

Sử gia Michael Beschloss, chuyên nghiên cứu về các tổng thống, tweet tấm hình Tổng thống John F. Kennedy và Tổng thống Charles de Gaulle đội mưa (không có ai che dù) ở Paris khi họ vinh danh những tử sĩ hồi năm 1961. Có vô số những lời chế nhạo trên Twitter, kể cả của một người từ @votevets, hỏi không hiểu quyết định đó có dính gì đến mái tóc của tổng thống hay không.

Cũng ngày hôm đó, mặc dầu trời mưa, hai lãnh tụ Pháp và Đức đã đến thăm Compiègne – cũng 50 mile cách thủ đô Paris – nơi mà thỏa thuận đình chiến được ký trong một toa xe lửa cách đây một thế kỷ.

tongthong2

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức đã cùng đến thăm khu kỷ niệm Thỏa thuận đình chiến Thế Chiến Thứ Nhất tại Compiègne ngày 11/11/2018 - Ảnh France 24

Tổng thống đã cùng tùy tùng bay hơn 4.000 mile cho một cuộc tưởng niệm nhưng có vẻ không chú ý gì đến việc này cả. Ông ăn trưa với các vị nguyên thủ và đưa ra một lời tuyên bố ngắn ngủi ở một nghĩa trang Hoa Kỳ khác. Ngoài ra, đây là một chuyến đi vô bổ.

Tổng thống cũng không đến dự khóa khai mạc của Diễn đàn Hòa bình Paris – tạo ra để nuôi dưỡng những hành động tập thể toàn cầu – vốn được sự tham dự của tất cả những lãnh tụ còn lại, sau nghi thức kỷ niệm hôm Chủ Nhật. Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp, chủ nhà và cũng là chủ trì hội nghị, nói : "Liệu hôm nay có phải là một biểu tượng cho hòa bình bền vững hay là giây phút cuối của đoàn kết trước khi thế giới rơi vào vòng xáo trộn hơn nữa ?" Và ông trả lời với thách thức đối với các vị quốc trưởng khác : "Nó hoàn toàn trông cậy vào chúng ta".

Đề tài chính của diễn đàn là nhu cầu có một cộng đồng để ngăn ngừa Thế Chiến Thứ Ba. Thủ Tướng Angela Merkel của Đức hỏi : "Nếu cô lập không phải là giải pháp cách đây một trăm năm, làm sao nó có thể là giải pháp hôm nay, trong một thế giới kết nối ?" Khi bà lên tiếng tổng thống đã đáp phi cơ Air Force One, trên đường trở về Washington.

Ông Ivo Daalder, đồng tác giả của một cuốn sách mang cái tên "Ngai vàng bỏ trống : Sự từ ngôi lãnh đạo toàn cầu của Hoa Kỳ", tổng thống "không thấy Hoa Kỳ như là một quốc gia lãnh đạo những quốc gia khác hướng về một mục tiêu chung".

Một cựu đại sứ Hoa Kỳ ở NATO than thở với tạp chí The New Yorker : "Việc quá lộ liễu vào cuối tuần ở Paris, nơi mà một tổng thống Mỹ nào khác (từ cố Tổng thống Wilson đến Tổng thống Obama) sẽ đọc bài diễn văn chính, định nghĩa vấn đề, đưa ra giải pháp, thay vì một ông Macron cố gắng tìm cách lấp đầy cái hố trống khổng lồ đó".

Liên hệ của tổng thống với các đối tác hải ngoại ngày càng sụp đổ. Cái hố giữa Hoa Kỳ và Âu Châu – nơi nhiều trăm ngàn người Mỹ đã chết để bảo vệ – có lẽ chưa bao giờ sâu đến thế. Cái hố rất rộng về những vấn đề sinh tử (biến đổi khi hậu) đến đe dọa toàn cầu (Nga) và chiến tranh và hòa bình. Kể từ khi tổng thống nhậm chức, Âu Châu đã có những cuộc thảo luận về việc tạo nên một quân đội và những định chế tài chánh ở ngoài vòng kiểm soát của Hoa Kỳ.

Ngay cả "tình bạn thắm thiết" (bromance) với ông Macron cũng đã kết thúc. Tuần rồi, tổng thống Pháp nói Âu Châu cần một quân đội vùng, bởi vì không còn có thể trông cậy vào Hoa Kỳ như là một partner nữa. Trên Twitter, tổng thống bảo "vô cùng sỉ nhục". Hai bên đã cố làm hòa ở Paris. Nhưng trong bài diễn văn nhân ngày Đình Chiến, lãnh tụ Pháp công khai lên án nghị trình America First của tổng thống.

Ông Macron nói với các lãnh tụ thế giới : "Chủ nghĩa dân tộc hay quốc gia là một sự phản bội lòng ái quốc. Bằng cách nói ‘quyền lợi của tôi đi trước – ai cần những người khác dâu ?’ chúng ta đã xóa bỏ điều mà một quốc gia coi trọng nhất, cho nó sự sống, cho nó sự vinh dự, và điều quan trọng nhất : giá trị đạo đức của nó". Ông Macron khuyến cáo đến một con quái vật cổ xưa trở lại và đang tung ra xáo trộn. Khi ông lên tiếng đến đó, Tổng thống Trump nhăn mặt.

Lãnh tụ duy nhất của thế giới mà tổng thống có vẻ có liên hệ ở nghi thức kỷ niệm là với Tổng thống Vladimir Putin của Nga, vốn cũng xuất hiện trễ. Khi tổng thống đến tham gia nghi lễ hai ông cười với nhau và ông Putin đưa tay chào thành công.

Mặc dầu ông không thích nhưng tổng thống cần có khai phá về chính sách ngoại giao vì những sáng kiến ngoại giao lớn nhất của ông hoặc là bị mắc kẹt hoặc là đang sụp đổ. Hội nghị Thượng đỉnh Helsinki với ông Putin, hồi tháng Bảy, đã không cho thấy kết quả gì về kiểm soát vũ khí, Ukraine, hay Syria.

Kế hoạch hòa bình Trung Đông do ông Jared Kushner soạn thảo vẫn tiếp tục bị trì hoãn. Kể từ cuộc họp thượng đỉnh ở Singapore hồi tháng Sáu, lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un đã không cung cấp thống kê về số vũ khí hạt nhân, hóa học và sinh học hay số hỏa tiễn đạn đạo – chứ đừng nói đến chuyên bàn về cách và nơi chúng bị phá hủy.

Cuộc họp dự trù hôm tuần rồi giữa Ngoại trưởng Mike Pompeo và Ngoại trưởng Bắc Hàn Kim Yong-chol, đã bị hủy đột ngột – và nay sẽ chờ đến sang năm. Đầu tháng này, Bắc Hàn đe dọa sẽ tái tục "xây dựng lực lượng hạt nhân" nếu cấm vận Hoa Kỳ không được sớm hủy bỏ.

Tổng thống cũng bỏ lỡ những cơ hội ngoại giao. Ông từ chối tham dự hai hội nghị thượng đỉnh ở Á Châu, nơi tối cần thiết trước sự gia tăng hung hăng của Trung Cộng và sáng kiến về Bắc Hàn. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương – 21 thành viên dọc theo vùng lòng chảo Thái Bình Dương – chiếm đến 40% GDP của thế giới.

Diễn đàn APEC năm nay họp ở Papua Tân Guinea. Một hội nghị thượng đỉnh nhỏ hơn của Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á, đã họp ở Singapore. Những lãnh tụ thế giới khác, kể cả ông Putin lẫn ông Tập Cận Bình đều đến dự một hay cả hai hội nghị thượng đỉnh. Tổng thống đã giao cho Phó Tổng thống Mike Pence đại diện.

Thử thách tới của tổng thống để xem ông có lấy được một thành công ngoại giao nào hay không là cuộc họp thượng đỉnh G20 của các nền kinh tế lớn nhất thế giới – dự trù ở Buenos Aires vào 30 tháng Mười Một. Ông dự trù sẽ gặp cả ông Putin lẫn ông Tập.

Sử gia Daalder giải thích : "Chính qua những hội nghị song phương, nơi mục đích của ông là chiến thắng, sẽ là chú tâm của ông. Có nhiều việc cho ông làm lắm, ngay c".

Lê Phan

Nguồn : Người Việt, 17/11/2018

Published in Diễn đàn