Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Luật An ninh mạng thách thức uy tín chính trị của Thủ tướng và Chủ tịch quốc hội

Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có thể sẽ đi vào lịch sử nếu như Nghị quyết 112 có hiệu lực trên thực tế. Cũng như việc bãi bỏ hàng nghìn điều kiện kinh doanh, Nghị quyết này là một trong những hành động thiết thực dân cần chứ không phải là những tuyên bố cải cách to tát nói rồi để đấy. Tuy nhiên, Dự luật An ninh mạng có thể sẽ nhận chìm uy tín chính trị của ông (và cả Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân), đặc biệt, là uy tín trước cộng đồng quốc tế.

duluat1

Dự luật An ninh mạng không phải là để bảo vệ các cơ sở dữ liệu liên quan đến an ninh quốc gia và bí mật cá nhân của người dân mà là những thông tin "tuyên truyền chống chế độ".

Chủ quyền quốc gia và tự do của người dân

Không có gì quá ngạc nhiên khi một số nhà báo, trí thức... ngạc nhiên khi Google, Facebook... chưa phản ứng Dự luật đòi Google, Facebook... phải đặt máy chủ ở Việt Nam mà người trong nước đã nêu ý kiến. Các bạn trí thức này đã tư duy trên nền tảng chủ quyền quốc gia truyền thống, họ ý kiến trên tâm thế "nhà nước" (cho dù tôi biết nhiều người không phải là người nhà nước) chứ không trên tâm thế của những người dân được hưởng lợi từ Google, Facebook...

Nếu như, điều kiện đặt máy chủ tại Việt Nam đối với Google, Facebook... chủ yếu đặt họ trước các bài toán kinh doanh khi phải bỏ thêm tiền lắp đặt thêm các "server", thì đối với người Việt Nam là vấn đề tự do. Chính quyền sẽ dễ dàng gây sức ép với các nhà cung cấp dịch vụ như email, youtube, facebook... buộc áp dụng điều 9, điều 10 của Dự thảo gỡ bỏ các bài viết của người dân khi họ đặt máy chủ tại Việt Nam thay vì tại Hongkong hay Singapore như hiện nay.

Theo Dự thảo và theo tuyên bố mới đây của Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ thì mối quan tâm ưu tiên của Dự luật này không phải là để bảo vệ các cơ sở dữ liệu liên quan đến an ninh quốc gia và bí mật cá nhân của người dân (đặc biệt là sau khi có "cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư") mà là những thông tin "tuyên truyền chống chế độ".

Mạng xã hội chỉ là công cụ, nó cũng như con dao, thái rau hay gây án là tùy người dùng. Bộ Luật Hình sự có đủ tội danh để chính quyền bắt bớ những ai trái ý.

Chỉ có vài quốc gia còn hình sự hóa quyền chỉ trích chính quyền của người dân và Việt Nam là một trong số ít đang có quá nhiều điều luật để buộc tội những hành vi mà ở các quốc gia tiến bộ coi là quyền tự do của dân chúng (ngôn luận và bày tỏ chính kiến). Lẽ ra, chính quyền Việt Nam đã phải đủ trưởng thành để nhận thức rằng, chính mình đã mạnh lên rất nhiều, bộ máy đã bớt nhũng nhiễu đi rất nhiều kể từ khi có internet và người dân có thể dùng mạng xã hội để lên tiếng.

Chủ quyền quốc gia liệu còn ý nghĩa gì không khi mà trong đó người dân được sống với ít tự do hơn. Chính Hồ Chí Minh - người sáng lập ra chế độ này - cũng đã tuyên bố, "nước có độc lập mà dân không có tự do thì độc lập đó cũng không có ý nghĩa". Một khi buộc được các nhà cung cấp dịch vụ đặt máy chủ trong nước, đắc chí vì thấy họ phải tuân theo điều mà vài người tưởng là chủ quyền quốc gia, quyền tự do của người dân sẽ bị can thiệp. Chỉ chiếu theo các tiêu chí của Hồ Chí Minh thôi, đã thấy đòi hỏi chủ quyền kiểu đó là vô nghĩa.

Có hai Bộ Công an ?

Trong hai năm đầu của mình, Bộ trưởng Tô Lâm đã làm được rất nhiều việc, cả về chống tham nhũng trong hệ thống và cải cách trong ngành. Nghị quyết 112 rõ ràng mang đậm dấu ấn của ông. Nếu Nghị quyết này triển khai thành công theo hướng - người dân không bị đặt trong tình trạng "bất hợp pháp" chỉ vì thiếu các thủ tục hành chánh và không còn bị cảnh sát khu vực đe dọa quyền tự do đi lại & tự do cư trú chỉ vì thiếu tờ KT3 hay tờ hộ khẩu - thì ông Tô Lâm và ông Trần Tuấn Anh có thể được coi là hai thành viên tiên phong cải cách của Nội các ; việc làm của hai ông cho dân chúng lờ mờ thấy nội hàm của "Chính phủ kiến tạo".

Nhưng, Nghị quyết 112 & Dự luật An ninh mạng tuy cùng xuất phát từ Bộ Công an đã cho thấy hai cách tiếp cận khác xa nhau. Một bên Bộ sẵn sàng từ bỏ quyền lực, một bên Bộ lại thể hiện cách tiếp cận như thời Việt Nam chưa có internet. Nếu những điều luật đi ngược lại xu thế của thời đại trong Dự luật An ninh mạng thành hiện thực, rất khó để tin rằng, hiện chỉ có một Bộ Công an của ông Tô Lâm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân

Cho dù có mấy bộ công an thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc & Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước lịch sử. Nếu người dân không còn công cụ để giám sát bộ máy thì những nỗ lực bãi bỏ hộ khẩu, giấy phép con, điều kiện kinh doanh... sẽ dần dần bị vô hiệu hóa bởi chính những quan chức (mặc sức) tha hóa nằm trong bộ máy.

Nghiêm trọng hơn, nếu ông bà cho phá vỡ các cam kết quốc tế của những người tiền nhiệm - không buộc nhà cung cấp các dịch vụ mạng phải đặt máy chủ tại Việt Nam - thì không những uy tín chính trị của ông bà trên trường quốc tế sẽ bị thách thức mà ông bà có thể sẽ trở thành những nhà lãnh đạo đầu tiên của Đảng cộng sản để lọt một đạo luật thắt chặt không gian tự do nhất kể từ khi Việt Nam đổi mới.

Huy Đức

Nguồn : fb. Osinhuyduc, 06/11/2017

Published in Diễn đàn
vendredi, 03 novembre 2017 10:34

Luật... chống lại loài người

Nếu ai bỏ phiếu thông qua một đạo luật khiến cho người dân Việt Nam không thể tiếp cận được với mạng xã hội, với Facebook, Google... thì lịch sử sẽ không coi bọn họ là bảo thủ hay dốt nát mà là như những tên tội phạm chống lại loài người, chống lại cơ hội tiếp cận với thế giới văn minh của 90 triệu người dân Việt Nam.

internet0

Ngăn chặn mạng xã hội, với Facebook, Google… là những tên tội phạm chống lại loài người, chống lại cơ hội tiếp cận với thế giới văn minh

Định kỳ, Google, Facebook... đều có các báo cáo về sự can thiệp (gỡ link, gỡ bài) của các quốc gia. Chúng ta không ngạc nhiên khi tên tuổi của Bộ Thông tin Việt Nam dưới thời Trương Minh Tuấn sẽ được nhiều lần nhắc đến trong những báo cáo như thế (dù Bộ Thông tin và truyền thông không phải là tác giả của dự luật này nhưng với những việc ông Tuấn đã làm và nếu bây giờ im lặng thì cũng là đồng lõa). Và, chỉ không lâu nữa, khi các vụ án tham nhũng lớn được phanh phui, chúng ta sẽ giải thích được vì sao nhiều quan chức lại coi minh bạch là kẻ thù của họ.

Năm 1997, khi quyết định mở cửa cho internet với nguyên tắc "quản lý được tới đâu thì phát triển tới đó", các nhà lãnh đạo Việt Nam và ngay cả nhóm vận động cho internet cũng không hình dung được "những thông tin xấu, chống phá chế độ" lại được tung lên với quy mô như thế. Nhưng, những lợi ích mà internet đưa lại cho đất nước lớn đến nỗi, ngay chính Bộ chính trị thời bị coi là bảo thủ đó (2001) vẫn phải mở ra bằng chủ trương, trình độ quản lý phải theo internet chứ không phải để internet theo trình độ quản lý.

Chính tôi cũng nhiều lần trở thành nạn nhân của internet. Những kẻ giấu mặt đã thường xuyên bịa đặt các loại thông tin, vu khống và bôi nhọ tôi. Nhưng, trong tôi, chưa bao giờ xuất hiện bất cứ ý muốn nào đòi "quản lý" internet. Bọn xấu, cho dù giấu mặt hay trâng tráo xuất hiện chưa bao giờ là số đông. Những gì mà internet mang lại là một không gian, nơi, người Việt Nam được tiếp cận với rất nhiều giá trị đặc biệt là tự do ; những giá trị mà chính quyền chưa có khả năng mang về cho dân chúng.

Tôi có thể đoán biết sự sợ hãi của những người ủng hộ một đạo luật có thể trao cho họ quyền kiểm duyệt cả internet và mạng xã hội. Nhưng, quý vị đừng nên tư duy ngắn hạn như vậy. Đừng vì chỉ để bảo vệ những đồng tiền nhớp nhúa, đừng vì để bảo vệ những cái ghế đang lung lay. Tôi biết, có vị chỉ còn ít tháng nữa là phải về hưu. Đừng tước đoạt nốt những giá trị tự do mà rồi chỉ ít lâu nữa thôi quý vị cũng sẽ là một thường dân cần nó.

Báo chí cần công bố tên tuổi những người chấp bút đạo luật này. Báo chí cũng cần công bố tên tuổi những người đã phát ngôn, sẽ biểu quyết ủng hộ đạo luật này. Đừng nghĩ đơn giản những việc quý vị đang làm chỉ "gật" theo quán tính như trước giờ. Quý vị đang có một cơ hội cho thấy, quyết tâm của quý vị là bảo vệ hay chống lại thế giới văn minh ; là xếp Việt Nam ở thứ hạng nào trên bản đồ của thế giới

Huy Đức

Nguồn : fb.osinhuyduc, 03/11/2017

Published in Diễn đàn

Đấu giá bức tranh quý của cố Họa sĩ Lưu Công Nhân

Hãy mua tranh hoặc "góp một viên gạch" giúp một gia đình tử sĩ Hoàng Sa an cư.

Nhịp Cầu Hoàng Sa xin bắt đầu đấu giá bức "Áo Hoa" của cố họa sĩ Lưu Công Nhân (35x40, sơn dầu trên canvas, vẽ năm 1992), mức giá khởi điểm là 45 triệu VND. Sau 3 ngày, kể từ khi người đầu tiên đặt đúng mức giá này, cuộc đấu giá sẽ kết thúc, bức tranh sẽ thuộc về người trả giá cao nhất.

nchs1

Tranh "Áo Hoa" của cố họa sĩ Lưu Công Nhân (35x40, sơn dầu trên canvas, vẽ năm 1992)

Bức tranh quý này của cố họa sĩ Lưu Công Nhân nằm trong bộ sưu tập của người sở hữu nhiều tranh Lưu Công Nhân nhất hiện nay, ông Nguyễn Phúc Hưởng. Ông Hưởng đã tặng bức tranh cho Nhịp Cầu Hoàng Sa để bán đấu giá giúp xây nhà cho một gia đình tử sĩ Hoàng Sa mà chúng tôi vừa tìm thấy : Hạ sĩ cơ khí Dương Văn Lợi.

nchs2

Bà quả phụ Dương Văn Lợi hiện vẫn đang ở thuê tại một khu nhà lụp xụp ở cuối đường Lê Văn Lương

Hạ sĩ Dương Văn Lợi hy sinh ngày 19/01/1974 trên Hộ tống hạm Nhật Tảo trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa bất thành trước quân Trung Quốc xâm lược. Khi hạ sĩ Dương Văn Lợi hy sinh, vợ ông - Hồ Thị Ngà - mới 23 tuổi, một nách hai con : con gái Dương Thị Thu Thủy (25/11/1971) mới hơn 2 tuổi và con trai Dương Văn Thy (07/05/1973) chưa đầy 1 tuổi. Cũng vì bao nhiêu năm trôi dạt, tần tảo vẫn không thoát được nghèo, mà mãi tới bây giờ Nhịp Cầu Hoàng Sa và các đồng đội mới tìm thấy gia đình hạ sĩ Dương Văn Lợi.

nchs3

Năm 1974, bà Dương Văn Lợi, nhũ danh Hồ Thị Ngà, là một thiếu nữ mới 23 tuổi đã trở thành quả phụ với hai con thơ : Dương Thị Thu Thủy (25/11/1971) mới hơn 2 tuổi và Dương Văn Thy (07/05/1973) chưa đầy 1 tuổi.

Bà quả phụ Dương Văn Lợi hiện vẫn đang ở thuê tại một khu nhà lụp xụp ở cuối đường Lê Văn Lương, phía sau siêu thị Vivo Phú Mỹ Hưng. Trong khi vợ chồng người con trai, làm thợ hồ, đang nay đây mai đó đi theo các công trình xây dựng, bà Ngà trông nom các cháu ngoại để vợ chồng người con gái làm bánh tét truyền thống Long An mưu sinh. Chủ đất tại khu vực này hiện đã nhận tiền đền bù nhưng thương tình cảnh khó khăn của gia đình bà Ngà, tổng cộng 6 người, nên vẫn để bà tạm trú dưới túp lều mái tôn che nắng, che mưa, trong khi lệnh giải tỏa từng ngày thúc giục.

nchs4

Thư báo tử của Bộ Tư Lệnh Hải Quân gửi gia đình cố hạ sĩ cõ khí Dương Văn Lợi tử trận ngày 19/01/1974 tạin Hoàng Sa

Nguyện vọng của gia đình bà quả phụ Dương Văn Lợi là mong có một chỗ ở, có thể đốt lò làm bánh mà không ảnh hưởng tới xóm giềng, để giữ được mối manh với các bạn hàng từ bao lâu nay trong vùng Nhà Bè.

Chúng tôi rất mong các bạn tham gia cuộc đấu giá hoặc góp mỗi người một viên gạch, cùng với Nhịp Cầu Hoàng Sa, giúp bà quả phụ Dương Văn Lợi có một nơi để an cư.

Xin cám ơn bạn bè ở trong và ngoài nước đã liên tục đồng hành với chúng tôi.

nchs5

Ông Nguyễn Phúc Hưởng trao bức tranh cho Nhịp Cầu Hoàng Sa với sự chứng kiến của con trai cố họa sỹ Lưu Công Nhân, anh Lưu Quốc Bình, và họa sỹ Lê Thiết Cương.

Nhịp Cầu Hoàng Sa kính mong tiếp tục nhận được sự hưởng ứng của các bạn theo những địa chỉ sau :

1. Đỗ Thanh Triều – Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh – số TK 0071001176816 cho tiên đồng VN (VND) 
Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh số TK 0071370974455 cho dollar

2. Trường hợp chuyển tiền mặt xin gửi : Đỗ Thanh Triều, báo Tuổi Trẻ, 60A Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, điện thoại : 0903383994.

3. Tài khoản Paypal : Cette adresse e-mail est protégée contre les robots spammeurs. Vous devez activer le JavaScript pour la visualiser.

4. Những người ở Mỹ có thể gửi check cho "Thai Dinh" (tức Đinh Quang Anh Thái ) địa chỉ 14771 Moran Street, Westminster, CA 92683, USA  ; với memo "Đóng góp cho Chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa"

Huy Đức

(01/11/2017)

Published in Diễn đàn

Năm 2000, sau thử nghiệm làm một tờ báo mới bất thành, tôi lấy cùng lúc mấy lớp tiếng Anh. Cho đến khoảng 1995, 1996, khi nghe một phóng viên trong báo Tuổi Trẻ nói "quận number one" tôi vẫn không biết "number one" là 1. Cho nên, khi một người bạn nhờ dẫn một "thằng Mỹ" ra Phú Quốc mấy ngày tôi đi liền.

cia1

Photo : George & Lan Huong Thi Nguyen tháng 6/2017, tại Standford Medical Center.

Từ tiếng Anh đầu tiên mà tôi học được từ anh chàng này là "f*cking a*shole" - Ảnh buột miệng văng ra khi bị một xe tải chạy tung bụi mù trời, ép hai thằng văng ra lề đường (Tôi chở anh ấy, cao hai mét, nặng gần trăm ký, trên một chiếc Dream II).

Thời đó, Phú Quốc chưa có nhiều đại gia. Chúng tôi lấy phòng ở Tropicana - một resort nhỏ nhưng rất dễ chịu. Hằng ngày, tôi chở anh ấy xuống An Thới, thuê thuyền ra biển đi câu và lặn tìm san hô. Chiều về, hai thằng lại kêu đĩa mực nướng nằm uống bia trên bãi biển. Không hiểu do... tôi hay anh bạn Mỹ mà một cô đầm da nâu sáng, dáng như vệ nữ... hình như ở bên khách sạn của Sài Gòn Tourist, chiều nào cũng cứ lượn qua lượn lại trước mặt chúng tôi vài ba vòng... Anh bạn Mỹ nháy mắt rủ tôi nhìn theo và dạy tôi đọc bằng tiếng Anh các đường cong trên người cô gái.

Từ ánh mắt cho đến cách "liếc gái" của anh ấy cực kỳ duyên dáng, anh chàng Mỹ ấy là George Belcher, khi ấy đang là bạn trai của một người bạn Việt Nam của tôi - Lan Hương, chủ phòng tranh Saigon Gallery. Tôi viết những dòng này sau mấy ngày lặng lẽ dõi theo FB của Lan Hương và lờ mờ nhận thấy sự thật rằng, George đã ra đi mãi mãi.

George là một "tay sát gái", trước khi gặp Lan Hương, bạn tôi, anh ấy đã từng có nhiều bạn gái là hoa khôi, hoa hậu. Tôi nói với George, "Tôi lớn lên ở miền Bắc, từ nhỏ đã được nuôi dưỡng lòng căm thù 'Mỹ - Ngụy' ; lớn lên, biết rõ hơn tình huống lịch sử, lại chứng kiến những gì diễn ra ở Campuchia, hiểu có những việc mà con người chỉ có thể làm trong hoàn cảnh chiến tranh nên tôi không còn căm thù như trước nữa. Nhưng, kể từ sau khi Việt Nam mở cửa thì tôi lại bắt đầu căm thù, vì có bao nhiêu phụ nữ hay ho như Lan Hương, 'Mỹ - Ngụy' các anh về mang đi hết…".

Cho dù thèm khát phong thái lịch lãm, hài hước và rất đàn ông của George, điều tôi muốn nói về ông cũng không phải vì lòng... căm thù. George không chỉ hấp dẫn với phụ nữ, mà ông truyền rất nhiều cảm hứng cho chúng tôi về lịch sử. Năm 2002, tôi may mắn được cùng thực hiện một chuyến xuyên Việt với ông và một nhà sử học người Mỹ - James P. Delgado. George say mê tìm hiểu lịch sử, văn hóa Việt Nam và trong chuyến đi đấy, anh muốn cùng James biến ý tưởng xây dựng một bảo tàng hàng hải tại Hội An thành hiện thực (ý tưởng này sau đó cũng bất thành). George cũng là người đã đã đưa các nhà sử học nước ngoài đến nghiên cứu truyền thuyết các cọc gỗ Bạch Đằng...

Năm 2001, tôi tới Mỹ và thành phố đầu tiên tôi dừng chân rất may mắn lại là San Francisco. George lái xe đưa tôi làm một city tour và sau khi cho tôi biết cảm giác chạy xe trên những con đường dốc đứng trong thành phố, anh đãi tôi món mì dẹt với nghêu, ngon đến mức giờ vẫn béo ngậy mỗi khi nhớ tới. George có một căn hộ áp mái trong một tòa nhà 6 tầng, mọi thứ, từ lavabo, toilet dễ đã có từ hàng trăm năm ; nhưng, nó cực kỳ ấm áp và, đặc biệt, cửa sổ phòng khách của anh luôn như một bức tranh, 5 phút trước có thể nhìn thấy toàn bộ Golden Gate, năm phút sau chỉ còn hai chóp dây văng, mờ mơ trong mây...

Trong căn hộ này, lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với bộ sưu tập đồ sộ về tranh của các họa sỹ Việt Nam thế hệ Lê Thị Lựu, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm... Năm 2006, khi quay lại đây, George dẫn tôi đi thăm bảo tàng The Young. Rất nhiều điều tôi biết về hội họa và hội họa Việt Nam là nhờ Lan Hương và George. Những lần đi Mỹ, gọi điện thoại về San Francisco, George thường là người bắt máy và lúc nào cũng dõng dạc, "George Belcher" ; khi nhận ra tôi và trao máy cho Lan Hương ông không bao giờ quên nhắc tôi bệnh nấu cháo điện thoại đường dài của vợ.

George lâm trọng bệnh mấy năm nay, đọc FB của Lan Hương thì có thể đoán được là anh đã vĩnh viễn chia tay vợ con. Nhưng, bất cứ lúc nào nghĩ về anh, bên tai tôi lại nghe dõng dạc giọng anh, "George Belcher", và kế đó là hình ảnh một "thằng Mỹ" cao gần hai mét, co tay cho gân guốc nổi lên, nheo mắt cười với mấy nông dân Phú Quốc - trầm trồ khi thấy ông bập bẹ tiếng Việt - "Tôi là xê i a (C.I.A.)". Ông không phải là C.I.A. dù từng phục vụ trong cơ quan "chiêu hồi" của Mỹ ở Việt Nam hồi cuối thập niên 1960s, nhưng cho dù ông có là một "spy" thì đó cũng là "the one we love".

Huy Đức

(31/10/2017)

Published in Văn hóa
lundi, 30 octobre 2017 15:54

Cái gốc của tăng biên chế

Như thường lệ, các đại biểu quốc hội lại bàn về "giảm biên chế, thu gọn đầu mối..." như những người... ngoài cuộc. Chưa thấy ai đặt câu hỏi đúng để tìm câu trả lời vì sao công cuộc tinh giảm biên chế và bộ máy được bắt đầu từ thập niên 1990s tới nay đã không thành hiện thực.

bienche1

Trong ngành giáo dục sẽ tinh giản biên chế nhân sự như kế toán, y tế học đường ; khi tuyển mới thì áp dụng chế độ hợp đồng viên chức có thời hạn (trừ trường hợp ở vùng sâu, vùng xa). Trong ảnh : Lễ khai giảng năm học mới một trường học ở Lai Châu. Ảnh : Lê Anh Dũng (VietnamNet)

Trong các năm 1991-1994, biên chế đã từng giảm được 31.000 người, để rồi trong các năm 1995-1998, số biên chế lại tăng trở lại 113.000 người. Cuối năm 1998, tổng số người hưởng lương và phụ cấp là 2,5 triệu người, trong đó, biên chế của bộ máy nhà nước là 1,3 triệu. Đây là giai đoạn thứ Hai của thời kỳ "phát triển kinh tế nhiều thành phần", thời ký "tiền kinh tế thị trường..." trong khi cung cách quản lý của nhà nước vẫn là "quan liêu bao cấp". Nhu cầu hành chánh của dân tăng lên vì được tự do làm ăn, tự do đi lại... thì bộ máy đáp ứng nhu cầu đó tất nhiên phải tăng lên.

Trong khoảng 2002 đến 2012, số lượng công chức (chỉ riêng hành chánh) tăng từ 72.833 người lên đến 200.784 người cũng do đây là thời kỳ hậu Luật Doanh nghiệp, kinh tế dân doanh phát triển trong khi số lượng giấy phép và điều kiện kinh doanh tăng thêm tới 7.000 (con số của VCCI, theo CIEM là 5.300).

Như vậy, nếu không thay đổi cung cách "quản lý ", Nhà nước vẫn muốn can thiệp vào các mối quan hệ mà thị trường, xã hội và người dân có thể tự xử lý ; Nhà nước vẫn muốn dùng quyền lực hành chánh can thiệp vào các quan hệ kinh tế và dân sự thì đừng mong tinh giản biên chế hay thu gom đầu mối.

Từ tháng 8/1991, chính phủ đầu tiên của ông Võ Văn Kiệt chỉ có 3 phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng thay vì 6 như trước đó. Và, hiện nay thì Chính phủ đang có 5 phó thủ tướng và các bộ cũng có 5, 7 ông bà thứ trưởng. Chính phủ cũng như các bộ đã không tách bạch được hai chức năng căn bản của mình : Hành pháp chính trị (hoạch định chính sách, phân bổ nguồn lực quốc gia...) và Hành chính công vụ (bao gồm chức năng cung cấp dịch vụ công). Chính phủ cũng không phân định đâu là phần việc của chính quyền trung ương, đâu là phần việc của địa phương. Lãnh đạo Chính phủ vì thế thường xuyên phải đi hết tỉnh này, bộ nọ, 5 phó thủ tướng, hơn trăm thứ trưởng có khi chưa phải là nhiều.

Nếu các chức năng này tách ra thì ta sẽ thấy chỉ cần một bộ cũng có thể đảm trách chức năng ban hành chính sách, đàm phán quốc tế cho nhiều bộ. Trong khi đó, chẳng cần phải sáp nhập theo cách giấu (thay vì giảm) đầu mối những cơ quan thật sự cần : Ví dụ như Tổng cục Năng lượng, Tổng cục Du Lịch... Và, những cơ quan như Tổng Cục địa chính lẽ ra chẳng cần phải "trốn" trong Bộ Tài nguyên vì nó không nên làm chính sách mà nên làm những phần việc mà đất nước này cần nó : Quản lý về mốc giới lãnh thổ, mốc giới phần đất đai vẫn còn ở dạng tài nguyên chưa thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân ; Đo đạc và lập bản đồ thửa đất ; Đăng ký, lưu trữ hồ sơ về đất đai...

Nếu không xác lập triết lý quản trị quốc gia, chỉ can thiệp khi người dân thực sự cần, thì không thể tổ chức được một bộ máy thích hợp : xác lập được ranh giới rõ ràng giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp ; và, trong hành pháp, tách bạch rõ chức năng hành pháp chính trị và hành chính công vụ.

Nếu không phân biệt các ngạch trật trong nguồn lực cán bộ : chính trị gia (nắm quyền qua dân cử hay đảng cử) ; chính trị gia và viên chức chính trị bổ nhiệm (được các nhà lãnh đạo dân cử lựa chọn và được các cơ quan dân cử phê chuận) ; công chức hành chánh chuyên nghiệp (những người được đào tạo, tuyển chọn, thường thông qua thi tuyển)... Thì, sẽ không bao giờ có thể tinh giảm biên chế một cách đúng đắn và bộ máy sẽ như một trạm thu dung, chứa chấp những công chức thiếu chuyên môn và chính trị gia nửa mùa - một đội ngũ cán bộ chỉ có thể sa thải bằng cách tống về hưu khi đến tuổi.

Huy Đức

(30/10/2017)

Published in Diễn đàn

Và… Cậu ấm Nguyễn Minh Triết (Osin, 29/10/2017)

Không biết tại Đại hội Đoàn toàn quốc kỳ này cậu ấm Nguyễn Minh Triết có còn trơ tráo ngồi lại. Cùng với việc đang rục rịch "thoái vốn" ở một số bất động sản, ông Nguyễn Tấn Dũng nếu còn tỉnh táo thì nên họp gia đình rồi cho cậu ấm Triết trở lại với những ngày vui vẻ bên các hoa khôi, người mẫu...

do1

Ông Nguyễn Minh Triết - con trai út của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định khi mới 27 tuổi, và đã từng tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định nhiệm kỳ 2010-2015 và đảm nhiệm chức vụ bí thư Tỉnh đoàn Bình Định nhiệm kỳ 2013 - 2017.

Năm 2009, khi sang Anh gặp nhiều sinh viên nghe kể cái cách cậu Triết trở thành "Chủ tịch hội sinh viên Việt Nam tại Anh" mà chỉ biết thở dài. Năm 2008, trong chuyến đi Mỹ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam đã ký bản ghi nhớ mua 10 chiếc Boeing 787-Dreamliner với hãng Boeing. Và, nếu mọi chuyện diễn ra êm xuôi theo cách thu xếp của ông Bắc Hà thì 10 chiếc 787 này đã sử dụng động cơ của Rolls Royce nơi cậu ấm Triết có 6 tháng làm "internship" (chỉ định thay vì đấu thầu) chứ không phải của GE như hiện nay (thắng thầu vào phút cuối).

Không biết BIDV đã quyết toán được những khoản tài trợ khổng lồ cho tỉnh đoàn thời cậu ấm về rửa chân ở Bình Định chưa.

Huy Đức, 29/10/2017

********************

Con trai ông Nguyễn Bá Thanh thôi làm Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng (Zing, 28/10/2017)

Đại hội bầu ra Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng nhiệm kỳ mới thay thế cho ông Nguyễn Bá Cảnh, con trai cố Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh.

Sáng 28/10, Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên Thành phố Đà Nẵng khóa XVIII, nhiệm kỳ 2017-2022, kết thúc sau 2 ngày làm việc. Đại hội đã công bố danh sách Ủy viên Ban chấp hành và Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng khóa mới.

do2

Ông Nguyễn Duy Minh tuyên thệ nhận chức Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng. Ảnh : Nguyên Vũ.

Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên khóa XVIII, nhiệm kỳ 2017-2022 khai mạc sáng qua, với sự tham dự của 280 đại biểu đại diện cho hơn 100.000 đoàn viên thanh niên trên địa bàn.

Tại đại hội, ông Nguyễn Bá Cảnh, Bí thư Thành đoàn thay mặt Ban chấp hành tuyên bố hoàn thành các nhiệm vụ được giao và hết nhiệm kỳ.

Sau đó, các đại biểu đã bầu ra Ban chấp hành khóa mới gồm 45 người. Trong đó, có 15 Ủy viên Ban thường vụ Thành đoàn. Đại hội cũng bầu ra Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng nhiệm kỳ mới, thay thế cho ông Nguyễn Bá Cảnh (sinh năm 1983, quê quán ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng, con trai của ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Trưởng Ban Nội chính trung ương, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng).

do3

Ông Nguyễn Bá Cảnh. Ảnh : Đoàn Nguyên.

Theo kết quả bầu cử công bố sáng nay, Bí thư Thành đoàn Đà Nẵng nhiệm kỳ mới là ông Nguyễn Duy Minh. Ông Minh trước đó giữ chức Phó Bí thư phụ trách Thành đoàn Đà Nẵng (khóa XVII). Còn hai Phó Bí thư là ông Nguyễn Mạnh Dũng và bà Nguyễn Hà Thảo Chi. 

Trước đó, ngày 26/8, Thành ủy Đà Nẵng đã có quyết định điều động ông Nguyễn Bá Cảnh giữ chức phó Ban Dân vận Thành ủy.

Nguyên Vũ

Published in Việt Nam

Vẫn biết, truy cứu trách nhiệm hình sự bất cứ ai cũng phải được tiến hành thận trọng, nhưng sau khi Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình ; Ninh Văn Quỳnh, Nguyễn Xuân Thắng... đã bị bắt, mà thấy Đinh La Thăng vẫn mũ cao áo dài đường hoàng bước vào phòng họp Quốc hội thì không khỏi có cảm giác như công lý đang bị bỡn cợt. Các bị can, bị cáo trên đây bị đưa vào vòng tố tụng vì liên quan đến các sai phạm ở OceanBank (OJB), một trong hàng loạt vụ phạm pháp xảy ra tại tập đoàn Dầu Khí (PVN) trong thời gian Đinh La Thăng làm Chủ tịch. Bàn tay của Đinh La Thăng "nhúng chàm" ở tất cả mọi vụ việc, nhưng chỉ với những gì được làm rõ ở phiên tòa OJB đã thấy đủ cơ sở để còng tay "kẻ chủ mưu" này.

dlt0

Ông Đinh La Thăng chuyển sinh hoạt về đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa

Vai trò của PVN ở OJB không chỉ là góp 800 tỷ đồng vốn mà còn để dòng tiền có khi lên tới 25.000 tỷ chảy qua tài khoản của ngân hàng này. Bản án sơ thẩm cho rằng bị cáo Nguyễn Xuân Sơn "là người có ảnh hưởng, chi phối rất lớn và quyết định đến nguồn tiền gửi của PVN và các đơn vị thành viên của Tập đoàn tại OJB" là đã để lọt tội cho Thăng. "PVN sử dụng các dịch vụ của ngân hàng OJB" là "cam kết" bằng văn bản của Đinh La Thăng với Hà Văn Thắm vào ngày 18/9/2008, ba tháng trước khi Nguyễn Xuân Sơn về OJB.

Nguyễn Xuân Sơn làm Tổng Giám đốc OJB từ ngày 19-12-2008 khi đã chấm dứt hợp đồng lao động với PVN chứ không phải là đại diện cho PVN (đại diện vốn của PVN tại OJB lúc này là ông Nguyễn Ngọc Sự). Hai năm sau khi cam kết với Hà Văn Thắm, ngày 17/9/2010, khi thấy các "công ty con" chậm trễ mở tài khoản và thực hiện các giao dịch tại OJB, Đinh La Thăng còn gửi văn bản tới không chỉ các công ty thuộc quyền mà còn gửi các nhà thầu dầu khí đốc thúc phải "khẩn trương phối hợp với OJB thực hiện việc mở và sử dụng tài khoản và báo cáo kết quả thực thiện về Tập đoàn trước ngày 15-10-2010".

Cũng nên nhắc lại, PVN và các đơn vị thành viên còn kẹt tại OJB 11.000 tỷ từ đầu năm 2015 đến nay không thể rút hoặc sử chi dùng được. Chỉ Vietso Petro rút dc 1 phẩn trong số 70 triệu USD mắc kẹt khi OJB bị mua 0 đồng (nhờ sức ép từ Nga). Đó cũng là "hậu quả nghiêm trọng" mà Đinh La Thăng phải chịu.

Về hành vi "cố ý làm trái" góp thêm 100 tỷ đồng, đưa tỷ lệ vốn góp của PVN tại OJB lên 20%, người chủ mưu và chịu trách nhiệm trước pháp luật vẫn là Thăng. Tỷ lệ 20% là thỏa thuận giữa Thăng và Thắm. Tất cả những lần OJB tăng vốn, Đinh La Thăng thường trực tiếp ký, kể cả ký báo cáo, đề nghị lên Thủ tướng. Tuy nhiên, vào lần góp vốn cuối cùng, tháng 5/2011, khi Luật Các Tổ chức Tín dụng - có hiệu lực từ 1/1/2011 - đã khống chế tỷ lệ vốn một tổ chức được nắm giữ trong một tổ chức tín dụng không quá 15%, thì Thăng mới chơi trò "ném đá giấu tay".

Ngày 10/5/2011, khi nhận được công văn của Hà Văn Thắm đề nghị PVN tăng vốn, Đinh La Thăng bèn ký quyết định ủy quyền điều hành Hội đồng thành viên PVN cho ông Hoàng Xuân Hùng (từ 10 đến ngày 13/5/2011), cho ông Nguyễn Xuân Thắng (từ 16 đến ngày 18/5/2011). Trên thực tế, Thăng chỉ "vắng mặt kỹ thuật" hơn một ngày và trong cùng ngày đó, 16/5/2011, ba quyết định được đưa ra : Phó tổng giám đốc Tập đoàn ký đề nghị ; Ủy viên Nguyễn Xuân Thắng ký nghị quyết của Hội đồng thành viên chấp thuận ; Nguyễn Xuân Sơn ký chuyển 100 tỷ đồng.

Trong thời gian nắm quyền ở PVN không có một xu nào được quyết định mà không có ý kiến của Đinh La Thăng. Văn bản của ông Nguyễn Xuân Thắng ký cũng ghi rõ là "thừa ủy quyền của Chủ tịch". Từ ngày 18/5/2011, khi quay lại nắm quyền "trên văn bản" (trên thực tế là không bỏ sót ngày nào) Đinh La Thăng đã không hề có một văn bản nào bác bỏ hành vi cố ý làm trái được thừa hành bởi thuộc cấp.

Một phần lớn khoản tiền 246 tỷ "chăm sóc khách hàng" mà Nguyễn Xuân Sơn khai đưa về cho Ninh Văn Quỳnh là ở trong thời gian Đinh La Thăng đang làm Chủ tịch. Ninh Văn Quỳnh đã từng chối bay chối biến lời khai của Sơn. Chỉ một ngày sau khi bị bắt, Quỳnh mới thừa nhận mình có "tiêu" 20 tỷ đồng trong phần Sơn đưa đó. Hy vọng là cơ quan điều tra sẽ làm rõ việc trước đây có bị cáo đã "rút lại" những lời khai liên quan tới Đinh La Thăng. Một khi những người có liên quan nghĩ Thăng sẽ thoát họ sẽ chưa dám khai ra con người gian hùng này.

Lẽ ra, phiên tòa xử vụ OJB phải được tạm dừng để chờ kết quả điều tra bổ sung sau khi khởi tố các bị can ở Bình Sơn và sau khi Quỳnh khai nhận khoản tiền 20 tỷ đồng. Tuyên án Nguyễn Xuân Sơn tử hình khi chưa làm rõ đích đến của 246 tỷ đồng này, khi chưa xác định ai mới là "bị cáo đầu vụ", là chưa thuyết phục. Khởi tố, bắt giam Đinh La Thăng, vì thế, không chỉ làm cho tiến trình điều tra vụ án OJB cũng như các vụ án khác ở PVN diễn ra nhanh và thuận lợi hơn mà còn làm cho dân chúng cảm thấy : "chống tham nhũng" là một nỗ lực nghiêm túc ; pháp luật không chỉ nghiêm với những người thấp cổ bé miệng ; công lý không phải là thứ có thể đem ra nhạo báng.

Huy Đức

Nguồn : fb.osinhuyduc, 25/10/2017

Published in Diễn đàn
vendredi, 11 août 2017 15:57

Về nhà báo Huy Đức

Vụ Trịnh Xuân Thanh lý ra đã không làm cho quan hệ ngoại giao Đức-Việt lâm vào cảnh khủng hoảng thậm tệ như vậy.

bacha2

Nhà báo Huy Đức - ảnh facebook

Việt Nam như người đang lún vào một bãi lầy, càng vùng vẫy thì càng lún. Mọi biện luận của nhà báo, dư luận viên… mọi hành vi chống chế của Việt Nam (trong vụ này) đã trở thành những việc "chống lại quyền lợi của Việt Nam", không chỉ tại Đức, mà còn ở tất cả các nước trong khối Châu Âu.

Nguyên nhân chỉ vì "một nhà báo" Việt Nam.

Ông Huy Đức, đã (vô tình hay có hậu ý ?) tiết lộ tin tức quá sớm. Bộ Công An (không kịp bịt miệng ông Huy Đức ?) sau đó phải ra thông báo Trịnh Xuân Thanh đã về "đầu thú". Hình ảnh, clip video Trịnh Xuân Thanh "thú tội, xin lỗi" loan truyền nhanh chóng trên mạng internet.

Dĩ nhiên phía Đức chỉ chờ có bấy nhiêu để "phản pháo". Bằng chứng rõ ràng : Trịnh Xuân Thanh đang ở trong tay công an Việt Nam. Đức ra thông cáo đòi người. Việt Nam làm thinh câu giờ. Nhưng càng ngày Đức càng "xiết bù long", theo trình tự pháp lý, Việt Nam không trả coi bộ "không xong".

Phải chi Việt Nam (khôn khéo như Trung Quốc) trên dưới thủ khẩu như bình. Cho tới ngày đưa Trịnh Xuân Thanh ra tòa phân xử. "Dây mơ rể má", từ ông X cho tới "những chiếc giỏ xe chở đầy cô Ba" rồi cũng "lộ" ra. Với những bằng chứng "ăn của dân, của đất nước, không từ một thứ gì" tất cả vô lò, củi ướt củi khô đều cháy hết.

Lúc đó chính quyền Đức lên tiếng đòi người cũng không sao. Trả Trịnh Xuân Thanh về thì Đức tốn thêm cơm gạo chớ có ích lợi gì ?

Từ lâu tôi có viết cảnh báo cái cách viết (giỡn nhột với pháp luật) của ông Huy Đức, vụ Đinh La Thăng là thí dụ.

Nội dung đại khái tôi viết rằng :

"Cái cách nhà báo Huy Đức "đốn hạ" ông Đinh La Thăng cho ta cảm tưởng rằng cái gọi là "diệt trừ tham nhũng" của ông Trọng thực tế chỉ là việc tranh giành quyền lực, thanh toán nội bộ trong đảng...

Tham nhũng ở các nước chỉ có thể tiễu trừ bằng pháp luật quốc gia.

Bằng luật pháp quốc gia, các cơ quan hữu trách điều tra người tình nghi tội phạm, thu thập tài liệu, bằng chứng, đúc kết hồ sơ… sau đó truy tố can phạm ra tòa. Mọi hồ sơ điều tra liên quan (các vụ án mang tầm cỡ quốc gia) phải được xếp vài loại "bí mật nhà nước".

Ông Huy Đức khi công bố những tin tức gọi là "bí mật nhà nước", sẽ là một tội phạm hình sự, nếu việc công bố không thông qua các thủ tục được qui định bằng pháp luật.

Ông Trọng muốn sử dụng "quyền lực thứ tư" để khơi động và chuẩn bị dư luận quần chúng. Vì không thông qua một trình tự hợp lý và hợp pháp, "quyền lực thứ tư" thể hiện qua ngòi bút của Huy Đức trở thành "quyền lực đen".

Trong một status khác tôi có phê bình rằng nhà báo Huy Đức rất ít biết về pháp luật, nhưng lúc nào cũng thích nói về "pháp quyền".

(Pháp quyền ở đây lấy từ "nhà nước pháp quyền - état de droit", vốn là một khái niệm về pháp luật. Vì vậy không thể tách rời "pháp quyền" ra khỏi "nhà nước". Tách ra thì "pháp quyền" có nghĩa là "pháp luật - droit", chớ không còn ý nghĩa của "etat de droit").

Người biết luật lệ thì làm việc gì cũng phải "theo luật lệ mà làm". Mà nguyên tắc là không công dân nào có thể vịn vào việc "không biết luật" để biện hộ cho việc phạm luật.

Vụ thông tin ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt, nhà báo Huy Đức đã phạm luật, tội "tiết lộ bí mật nhà nước", giống y như trường hợp Đinh La Thăng (hay vụ Trầm Bê).

Việc phạm luật cá nhân không nói làm chi. Nhưng rõ ràng việc này đã đưa cả hệ thống ngoại giao Việt Nam vào tư thế hết sức "phiền toái" với các nước Châu Âu.

Huy Đức lại còn viết bài nhắc đến ông Bắc Hà. Liền sau đó chứng khoán Việt Nam "bốc hơi" hơn hai tỉ đô la.

Không biết tin tức của ông Huy Đức chính xác tới độ nào. Việc này gây xáo trộn nền kinh tế, thì trách nhiệm cũng không nhỏ.

Vụ Trịnh Xuân Thanh Việt Nam sẽ bị thiệt hại vô cùng lớn. Không chỉ về ngoại giao, mà còn về an ninh, chính trị. Các mạng "gián điệp" của Việt Nam ở Châu Âu sẽ bị "gỡ" ra hết. Những "điệp viên", về an ninh, văn hóa hay chính trị… cũng bị "bóc mẽ", có nguy cơ trục xuất về Việt Nam. Viện trợ của Đức có thể "đông lạnh", hay sẽ dành cho mục đích khác, như trợ giúp những nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam. Công ước về thương mãi giữa Việt Nam và các nước Châu Âu nói chung, và Đức nói riêng, có thể đình chỉ "vô thời hạn".

Trong khi tai tiếng Việt Nam "không tôn trọng luật lệ quốc tế" sẽ ảnh hưởng dài lâu đến vấn đề chủ quyền biển đảo. Việt Nam khó có thể dựa vào "luật quốc tế" để bảo vệ quyền lợi của mình. Những toan tính kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế vì vậy cũng có thể bị ảnh hưởng.

Lãnh đạo Việt Nam hiện nay như người bị "hóc xương", thật là khó chịu.

Trả Trịnh Xuân Thanh về Đức thì không xong. Cả chương trình "củi khô củi ướt" của ông Trọng coi như "lò nóng gặp mưa dầm". Không còn đốt được cái gì.

Mà không trả thì không được.

Trương Nhân Tuấn

Nguồn : fb.nhantuan.truong, 11/08/2017

Published in Diễn đàn

‘Bắt Bắc Hà’ không chỉ là tin đồn…

Mà còn có cơ s.

n c thế, là "cơ s thc tin" - nói theo ngôn t rt ưa thích ca gii chóp bu Vit Nam.

"Cơ s thc tin" y không phi xut phát t vài ba nhà đu tư nh l hay "tay to" mun trc li trong th trường chng khoán xanh đ mi ngày, mà t… nhà báo Huy Đc.

bacha3

Chủ tịch ngân hàng BIDV Trần Bắc Hà bắt đầu nghỉ hưu từ ngày 1/9 sau 35 năm công tác

"Cây bút tín hiệu"

Ngày 9/8/2017, Huy Đức "ngu hng" đăng mt status trên facebook ca ông vi ta đ vn vn "Bắc Hà". Tuy chẳng viết gì v chuyn ông Trn Bc Hà - cu ch tch hi đng qun tr ca Ngân hàng Đu tư và Phát trin - b công an bt hoc có th b bt, Huy Đc ch mô t kèm hình nh "Trong bức nh này (Bogaya, n Đ), khi xếp bng dưới gc b đ nơi được cho là pht t tng ngi, Bc Hà (phi cùng) là người duy nht có dáng điu rúm ró khác thường. Đây là giai đon mà quc gia này, Bc Hà ch "dưới Ba Dũng" và hách dịch vi phn còn li, vy nhưng khi đi din vi thn linh nhìn ông ta vô cùng s hãi." Cùng ngày, chỉ s chng khoán Vit Nam lao dc đến hơn 2%.

Huy Đức không ch là tác gi ca "Bên thắng cuc" vào thời gian năm 2013, mà t cui năm 2015 đến nay còn nổi tiếng mt khía cnh khác : nhà báo này được mt s dư lun xem là "tín hiu" cho nhng cuc k lut hoc bt b trong ni b.

Vào tháng 10/2015 - gần 3 tháng trước khi din ra đi hi 12, cây viết Huy Đc đã tung lên mng xã hi bài "Em vợ th tướng & siêu la Dương Thanh Cường", mổ x chi tiết v v chng tướng công an Trn Quc Liêm - em v Th tướng Nguyn Tn Dũng - mà Huy Đc xem là "mt xích" quan trng nht trong v án Dương Thanh Cường (la đo ngân hàng Agribank 966 t đng). Sau đó, người ta chng kiến Th tướng Dũng phi làm bn gii trình 12 đim cho B Chính tr, ri "rt đài" đau đn ti Đi hi 12. T sau đi hi 12 đến nay, không biết tướng Liêm đâu. Thm chí có lung thông tin cho rng ông Liêm đã hoàn toàn "mt tích".

Vào tháng 9/2016 và ngay trước Hi ngh trung ương 4, Huy Đc li có bài ‘THANH hay THĂNG’ trên blog Ba Sàm. Đây là một bài báo rt đáng chú ý, xét v tính tín hiu chính tr cho cuc thanh trng trong ni b Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây ln đu tiên Huy Đc đ cp trc tiếp với chiều sâu v nhân vt Đinh La Thăng - khi đó là y viên b chính tr và Bí thư thành y Thành phố Hồ Chí Minh. Huy Đc kết lun trong bài ‘THANH hay THĂNG’ : "Thanh – Thuận, cho dù ti trng tày đình cũng ch là k tha hành. PVC chưa phi là mt mát đau nht PViệt Nam dưới thời Đinh La Thăng ; di sn ca ông ta sau 5 năm đây ch có th nói là "tan hoang". Nếu các cơ quan pháp lut mun làm ti nơi thì quy mô ca v án không ch "xy ra PVC" mà là PVN, vn đ không phi là Thun hay Thanh mà là Thăng".

Có thể hình dung, bài viết trên đã hướng Cơ quan điu tra C46 ca B Công an sang mt "quy trình" mi : PViệt Nam (Tp đoàn Du khí quc gia).

Nhưng có v vào tháng 9/2016, Huy Đc đã b "vit v". Hi ngh trung ương 4 trôi qua bun t và chng h xut hin h sơ nào ca Vũ Đc Thuận, còn v thế ca Đinh La Thăng vn nguyên vn.

Phải đến tháng 5/2017, ti Hi ngh trung ương 5, Huy Đc mi toi nguyn khi Đinh La Thăng b "đá" khi B chính tr và chc v bí thư thành y Thành phố Hồ Chí Minh, cùng lúc nhân vt này b "nht quyn lc vào lng" - theo cách nói sính dùng của Tng bí thư Nguyn Phú Trng - ti Ban Kinh tế trung ương cùng vi Nguyn Văn Bình - cu thng đc Ngân hàng nhà nước và cũng là người được xem là tr th đc lc ca Nguyn Tn Dũng thi ông Dũng còn là th tướng.

Đầu tháng 8/2017, Huy Đức li là ngun tin đu tiên phát tín hiu "bt Trm Bê". Trm Bê là mt đi gia ngân hàng, người được xem là "tay hòm chìa khóa" ca nhóm Nguyn Tn Dũng - Nguyn Văn Bình.

Còn lúc này là Trần Bc Hà…

Trục "Nguyn Văn Bình - Trn Bc Hà" ?

Trần Bc Hà cũng được xem là mt đi gia ngân hàng. Nhưng hơn c thế, ông Hà được cho rng có mi quan h rt "đc bit" vi Nguyn Văn Bình thi ông Bình còn là thng đc Ngân hàng nhà nước. Nói cách khác, có th ví trc Nguyn Văn Bình - Trn Bc Hà vi trc Nguyn Tn Dũng - Trm Bê.

Một s trùng hp đáng điên đo đi vi ông Trn Bc Hà là vào tháng Tám này - thi đim có "tin đn" ông Hà b bt, li "ng" vi tháng Tám năm 2012 khi mt đi gia ngân hàng là Bu Kiên b bt tht, khiến th trường chng khoán lao dốc không phanh trong sut my phiên.

Vào buổi sáng ngày 9/8/2017, mc dù mt quan chc (giu tên) ca Tng cc Cnh sát (B Công an) đã gii thích vi báo chí rng không có chuyn bt ông Trn Bc Hà, nhưng cái cách mà ch s chng khoán Vit Nam vn tiếp tc lao dc đến hết ngày hôm đó đã cho thy "tin đn" din biến theo cách không có la sao có khói.

Trước khi b bt vào năm 2012, Bu Kiên cũng vài ln b "tin đn", và cũng có quan chc đng ra thanh minh "không có chuyn bt ông Nguyn Đc Kiên".

Ngay trước khi Trm Bê b bt vào đu tháng 8/2017, cũng có tin ngoài l cho biết "Trm Bê đã thoát".

Điểm tương trùng vi s kin bt Bu Kiên năm 2012 là vào ngày 9/8/2017 khi ch s chng khoán lao dc, đã không có hin tượng nhng nhà đu tư nào đó c ý tung tin đn đ trc li bng hành vi "gom hàng giá thp".

Chiến dch được tuyên truyn là "chng tham nhũng" ca Tng bí thư Trng đang phát trin c b rng ln chiu sâu. Mt trong nhng nhân vt được dư lun cho rng nm trong "vây cánh Nguyn Tn Dũng" mà sẽ b ông Trng "ta tng người mt" là đương kim y viên b chính tr Nguyn Văn Bình.

"Nguy cơ mt chế đ, mt Đng ch không phi chuyn đùa"

Ba ngày trước khi xut hin "tin đn" ông Trn Bc Hà b công an bt, vào chiu ngày 6/8, Tng Bí thư Nguyn Phú Trng có mt cuc tiếp xúc vi c tri qun Tây H. Ti đây, khi nói v vn đ chng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, ln đu tiên ông Trng tán thán " lun bc xúc lm, nguy cơ mt chế đ, mt Đng ch không phi chuyn đùa".

Vào những năm 2011 - 2012, Tổng bí thư Trng mi ch lo ngi v "s tn vong ca chế đ", liên quan đến tham nhũng.

Giờ đây, "cây bút tín hiu" Huy Đc có l đang báo trước mt "đim", nếu không phi xu thì cũng chng tt lành gì, dành cho ông Trn Bc Hà, dù ông đã lui về hưu trí t năm ngoái.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 14/08/2017

Published in Diễn đàn
Trang 3 đến 3