Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Từ Hà Nội trở về, Thủ tướng Nhật cho triệt phá ổ tội phạm Việt Nam

Vài ngày sau khi tân Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide và Phu nhân Suga Mariko kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Việt Nam từ ngày 18-20/10/2020, cảnh sát Nhật Bản đã triệt phá nhiều băng nhóm trộm cắp qui mô lớn cũng như giăng lưới bắt nhiều cá nhân vi phạm pháp luật gây phẫn nộ dư luận Nhật Bản thời gian qua.

nhat1

Báo chí Nhật đưa tin về sự kiện lấy phòng tắm làm nơi giết mổ lợn, một người đàn ông Việt Nam tại Saitama bị bắt

Mới đây nhất là ngày 01/11, cảnh sát tỉnh Saitama đã tái bắt giữ một người đàn ông Việt Nam (29 tuổi) với cáo buộc giết mổ lợn trái phép.

Nghi phạm được cho là có tên Trần Xuân Công, sống tại thị trấn Kamisato – tỉnh Saitama, phía bắc thủ đô Tokyo, không nghề nghiệp.

Nghi phạm đã từng bị bắt vào ngày 11/10 vừa qua do vi phạm luật "Nhập cảnh – tị nạn", khi cảnh sát kiểm tra máy điện thoại thì phát hiện có ảnh ghi lại cảnh giết mổ lợn tại phòng tắm.

Vụ giết mổ lợn trong nhà tắm không có giấy phép được cho là xảy ra từ vài tháng trước.

Hiện cảnh sát đang tiếp tục điều tra xem nghi phạm có liên quan đến việc mất trộm gia súc hàng loạt gần đây không.

Trước đó, ngày 26/10, truyền thông Nhật đưa tin tổng cộng có 13 người Việt bị bắt liên quan đến các vụ trộm gia súc (670 con) tại thành phố Ota, tỉnh Gunma. Đây là sự việc làm chấn động cộng đồng người Việt tại Nhật.

Trả lời câu hỏi tại sao cảnh sát nghi ngờ rằng nhóm người Việt trộm cắp gia súc, hoa quả.

Trang Suki Express dẫn lại tin từ Gunma TV cho biết trong nhóm 13 người bị bắt có 2 nhân vật trung tâm là Lê Tú Toàn ? (39 tuổi, kinh doanh Karaoke) và Vũ Hoài Nam ? (35 tuổi, thất nghiệp).

Phía cảnh sát điều tra trên Facebook thấy nghi phạm Toàn đăng nhiều hình ảnh thịt lợn đang quay và hoa quả nên nghi ngờ có liên quan đến các vụ mất gia súc và hoa quả gần đây.

Hơn nữa, cảnh sát phát hiện nhóm người trên đã nhiều lần vận chuyển hoa quả tại Trung tâm chuyển hàng của thành phố Ota theo sổ sách Trung tâm ghi chép.

Ngày 26/10, khi lục soát cảnh sát phát hiện ra 30 con gà đông lạnh ở phía dưới sàn nhà nên hiện đang tổ chức điều tra theo hướng trộm cắp.

Theo cảnh sát, số lượng bị mất cắp tại 4 thành phố của tỉnh Gunma gồm : 719 lợn sữa, 144 con gà con, 2 con bò, 1500 quả lê, 80 chùm nho…

Ngoài ra còn 8 vụ mất cắp của 3 tỉnh khác, tổng số thiệt hại là 3336 Man Yên (tương đương 6,8 tỷ VNĐ).

Đến ngày 28/10, cảnh sát Nhật bắt đầu tiến hành điều tra phía người tiêu thụ. Được biết nhóm người trên rao bán, mời khách trên các hội nhóm Baito… của người Việt.

Trong 13 người bị bắt có 10 người là Thực tập sinh ở Nhật từ 2016-2019. Nhóm trên mỗi lần rao bán đều đăng ảnh đang quay thịt lợn sữa, hoa quả và ghi đầy đủ số lượng, cân nặng để mời chào người mua, đồng thời thông báo cả địa chỉ nhà. Tuy nhiên từ khi vụ việc ăn trộm bị đưa lên báo chí, các đối tượng đã xoá nhiều bài viết nhằm thủ tiêu chứng cứ.

Theo phía cảnh sát, từ sau tầm giữa tháng 8, trung tâm vận chuyển thành phố Ota đã chuyển nhiều thịt và hoa quả cho nhóm trên.

nhat2

Ảnh chụp màn hình truyền thông Nhật đưa tin về quá trình điều tra vụ việc 13 người Việt bị bắt vì nghi ngờ trộm gia súc, hoa quả ở Nhật

Cảnh sát đã tịch thu được nhiều phiếu chuyển hàng do 2 người đàn ông của nhóm trên ký tên. Phần lớn người mua là người Việt, trong đó nhiều nhất là ở tỉnh Gunma và Saitama.

Lúc đoàn kiểm tra ập đến ngày 26/10, phát hiện thấy ngoài 30 con gà đông lạnh được giấu dưới sàn, còn có máy gia công thịt và nhiều loại thịt khác đã được cắt nhỏ. Cảnh sát đang điều tra xem nhóm này mua máy gia công thịt từ đâu.

Cảnh sát đang nhanh chóng khẩn trương điều tra phía tiêu thụ đồ. Hiện cảnh sát đã hoàn thiện hồ sơ việc 13 người trên Vi phạm luật cư trú để gửi Viện kiểm soát vào ngày 27/10.

Ngày 28/10, cảnh sát thành phố Ota, tỉnh Gunma cũng đã bắt 4 Tu nghiệp sinh Việt Nam (độ tuổi từ 20 đến ngoài 30 tuổi) do tình nghi vi giết mổ gia súc không giấy phép.

4 người bị bắt đợt này ở khác nhà với 13 người Việt bị bắt hôm 26/10. Cảnh sát đang tiếp tục điều tra xem nhóm 4 người này có mối liên hệ gì với 13 người bị bắt hôm 26/10 và có liên hệ gì tới những vụ mất trộm gia súc gần đây trên địa bàn tỉnh hay không ?

Trước sự việc 13 người Việt Nam bị bắt do nghi ngờ trộm gia súc, người Nhật nói gì ?

Suki Express đã trích dẫn một số bình luận sau :

Một tài khoản viết : "Hàn Quốc – Trung Quốc – Việt Nam là 3 nước phạm tội nhiều nhất.

– Trung Quốc : Tội phạm công nghệ

– Hàn Quốc : Vào nhà vắng chủ, móc túi

– Việt Nam : Trộm cắp"

Có người khác thì bình luận như sau : "Nhìn mấy người này không giống du học sinh hay thực tập sinh, nhìn giống bọn xã hội đen của Việt Nam. Đây không phải phạm tội kiểu bình thường. Chính phủ quá dễ dãi khi cho bọn họ nhập cảnh"

"Tịch thu tài sản của họ rồi tống về nước. Từ chối nhập cảnh vĩnh viễn họ và gia đình họ. Nếu không làm được mức tối thiểu thế thì tình trạng người nước ngoài phạm pháp không hết được".

Hay có người thì nhận định : "Không phải là tôi thành kiến hay phân biệt đối xử. Nhưng những người bị hại quá đáng thương. Có vẻ như đằng sau là một tổ chức tội phạm bí mật. Nếu không tìm ra kẻ chủ mưu và tòng phạm thì quả là nguy hiểm".

Còn cộng đồng người Việt ở Nhật thì nghĩ gì ?

nhat3

Ảnh chụp màn hình truyền thông Nhật đăng tin thêm 4 người Việt bị bắt tại Gunma hôm 28/10 vì giết mổ gia súc trái phép và nghi ngờ liên quan đến trộm gia súc

Bài viết "Im lặng không làm ta vô can" của một người Việt ở Nhật đã tổng quát hết được những trạng thái cảm xúc của người Việt cũng như hậu quả mà cộng đồng người Việt tại xứ sở mặt trời mọc sẽ phải đón nhận trong thời gian tới.

Người này viết : "Các trang cộng đồng của người Việt đồng loạt dẫn tin truyền thông Nhật và phản ứng phổ biến là : BUỒN, CHÁN, NHỤC. Tất cả cũng chỉ dừng ở đó và rồi mọi việc lại sẽ chìm đi. Nhưng người Nhật không dễ "quên" như vậy. Hậu quả để lại cho cộng đồng người Việt tại Nhật sau những vụ án điểm có ảnh hưởng lớn như thế này chắc chắn sẽ bộc lộ trong gia tăng kỳ thị đối với người Việt, trong việc siết chặt tiêu chuẩn cấp visa, khám xét trên đường và thậm chí có thể cả trong thái độ thiếu tích cực của cảnh sát đối với những vụ việc tội phạm trong nội bộ cộng đồng người Việt, đang ngày càng nhức nhối. Tóm lại, Nhật Bản sẽ trở thành mảnh đất khó sống hơn cho người Việt".

Đặc biệt, người này nhấn mạnh sự việc ra đến nông nỗi này một phần lớn xuất phát từ việc tiếp tay và dung túng tội phạm của rất nhiều người Việt khác.

Anh viết :

Đồ mà người Việt trộm được không thể tiêu thụ qua các kênh phân phối thông thường. Đồ mỹ phẩm, dược phẩm hay đồ điện tử được gửi về tiêu thụ tại Việt Nam. Nhưng thực phẩm thì chỉ có thể tiêu thụ ngay tại Nhật. Với số lượng tới 700 con lợn, số lượng người tiêu thụ lên tới hàng nghìn người. Về bản chất, việc tiêu thụ đồ trộm cắp là hành vi tội phạm có thể bị phạt tù. Lần này, người mua có thể chối phắt là mình không biết nguồn gốc để tránh tội, nhưng một đứa trẻ trung học cũng đủ khả năng để hiểu rằng lợn sữa cả con hay hoa quả với giá chỉ bằng 1/3 giá bán ở siêu thị không thể là "của nhà trồng được". Người Nhật, dù có cơ hội mua rẻ tương tự nhìn chung cũng sẽ không hám lợi mà chặc lưỡi.

Đặc biệt, người này còn nhấn bên cạnh hàng nghìn người Việt tiếp tay cho tội phạm thì có hàng chục van người dung túng cho hành vi phạm tội.

nhat4

Ảnh chụp màn hình truyền thông Nhật đăng tin về vụ bắt giữ 3 người Việt do nghi ngờ ăn cắp hơn 1060 man (2,2 tỷ VNĐ) và tham gia hơn 30 vụ trộm khác hôm 29/10

Anh phân tích :

Do số lượng hàng trộm được quá lớn, việc tiêu thụ không thể giới hạn qua truyền miệng trong người quen mà phải đăng công khai trên một số nhóm lớn trong cộng đồng người Việt tại Nhật. Hình ảnh chụp màn hình của những tin rao bán lợn hay lê cũng được lan truyền sau đó. Nhưng không thấy ai nêu ý kiến cần thông báo đến nhà chức trách, không ai tố giác tội phạm. Cả cộng đồng lớn hàng chục vạn người điềm nhiên "im lặng", như việc phạm tội này diễn ra ở một thế giới khác, không phải trên chính mảnh đất mà mình đang sinh sống. Người Nhật khi thấy một người khác vứt rác sai qui định, họ thường sẽ viết giấy đính lên bịch rác để nhắc nhở. Khi thấy ai đó chen hàng họ cũng lập tức phản ứng. Những cái sai dù nhỏ nhặt được xã hội điều chỉnh và đúng như thuyết "cửa sổ vỡ", nó tạo nên những thay đổi lớn lao hình thành nền nếp xã hội.

Khi cộng đồng người Việt vẫn tiếp tục thái độ như hiện nay, tình hình tội phạm của người Việt sẽ còn tiếp tục kéo dài. Đừng coi đó là vấn đề của cảnh sát hay chính phủ Nhật. Chỉ có sự thay đổi từ bên trong người Việt, bắt đầu từ những điều tử tế nhỏ nhặt, mới thực sự là giải pháp.

Bên cạnh những vụ việc ăn trộm gia súc, gia cầm và hoa quả trong những tháng gần đây, những ngày cuối tháng 10 vừa qua, cảnh sát Nhật còn bắt 3 người Việt Nam do nghi ngờ ăn cắp 1060 man (2,2 tỷ VNĐ) tại thành phố Suzuka (tỉnh Mie) và tham gia hơn 30 vụ trộm khác

Đài NHK hôm 28/10 thì đưa tin, cảnh sát Nhật Bản đã bắt giữ 10 người Việt Nam, cả nam và nữ, tại căn hộ ở Saitama và Gunma, vì tình nghi tàng trữ chất kích thích và ma túy tổng hợp (MDMA). Cảnh sát Nhật Bản cũng đang tiến hành điều tra với nghi ngờ những người này nhập lậu chất trái phép và bán cho những người Việt Nam khác.

Hoàng Trung (Tổng hợp)

Nguồn : Thoibao.de, 07/11/2020

Published in Việt Nam

Nhật Bản cố thoát thế kẹt khi quan hệ Mỹ-Trung căng thẳng

Mai Vân, RFI, 20/08/2020

Nhân dịp Nhật Bản đánh dấu 75 năm ngày đầu hàng Đồng Minh (15/08/1945 - 15/08/2020), trong bài phân tích ở trang quốc tế mang tựa đề "Nhật Bản phân vân giữa lòng trung thành với Washington và nỗi sợ Bắc Kinh", nhật báo Pháp Le Monde ngày 20/08 đã nêu bật tình thế tế nhị của Tokyo hiện nay.

nhat1

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh minh họa chụp ngày 28/03/2020.  Reuters - Issei Kato

Thực vậy, Nhật Bản đang càng lúc càng lo ngại trước tình trạng căng thẳng giữa đồng minh Mỹ mà Nhật Bản lệ thuộc hoàn toàn về mặt an ninh, và một láng giềng Trung Quốc đang ngày càng bị coi là một mối đe dọa.

Theo tác giả bài viết, Philippe Pons, một nhà báo kỳ cựu chuyên trách khu vực Đông Bắc Á : "Sự đối đầu giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, cộng thêm với các hành động đàn áp của Bắc Kinh ở Hồng Kông và nguy cơ va chạm ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi mà tàu chiến Mỹ, Trung Quốc và Nhật Bản thường xuyên đối mặt nhau, đã nhắc nhở Nhật Bản về tình thế đầy mâu thuẫn của họ".

Ngay từ 1949, Nhật Bản đã xem Trung Quốc là một thị trường

Là nước thua trận vào năm 1945, Nhật Bản phải phục tùng kẻ chiến thắng, nhưng cũng đã biết rút tỉa được lợi ích của tình trạng được Mỹ bảo đảm về an ninh để xây dựng sự phồn thịnh và giành lại một chỗ đứng trên chính trường quốc tế.

Cho dù hiệp định an ninh Mỹ-Nhật có hai mục tiêu : Đề phòng một sự tấn công của Liên Xô vào Nhật Bản và ngăn chặn Trung Quốc. Thế nhưng, ngay từ năm 1949, Nhật Bản đã xem Trung Quốc là một thị trường, và trong một thời gian dài, đã tách biệt kinh tế ra khỏi chính trị, cố gác qua một bên những chủ đề gây mích lòng, để có thể thu lợi về kinh tế.

Ngày nay, Trung Quốc đã trở thành một cường quốc thế giới, và lộ rõ tham vọng bá quyền, thế nhưng Tokyo, từng phản ứng rất thận trọng sau vụ thảm sát Thiên An Môn (1989), vẫn chỉ lấy làm tiếc về chiến dịch đàn áp tại Hồng Kông, phớt lờ số phận người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, và cũng không dám đi xa hơn là việc dời lại chuyến thăm của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, dự kiến vào tháng 4, vốn đã phải hoãn lại vì dịch Covid-19.

Akihiko Tanaka, chủ tịch Viện Nghiên Cứu Chính Trị Tokyo giải thích : "Nhật Bản không có vị thế để đối đầu với Trung Quốc và hành xử như đồng minh Mỹ hay Châu Âu".

Theo Le Monde, căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh đang khiến cho đường lối không làm mích lòng ai của Tokyo khó có thể tiếp tục.

Robert Dujarric, nhà nghiên cứu thuộc Viện Châu Á Đương Đại của Đại Học Temple ở Tokyo cho rằng lập trường đứng lùi về phía sau của Nhật Bản trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung "sẽ ngày càng khó giữ nếu quan hệ Bắc Kinh - Washington tiếp tục xấu đi".

Thế kẹt của Nhật Bản trong cục diện mới

Đối với Le Monde, trong trung hạn, không có kịch bản nào có thể làm Nhật hoàn toàn hài lòng. Nếu Mỹ không dấn thân nữa, Tokyo sẽ lâm vào cảnh một mình đối mặt Trung Quốc. Nhưng khả năng Washington hữu hảo trở lại với Bắc Kinh cũng không mấy được hoan nghênh, vì Tokyo sẽ thua thiệt. Còn nếu xung đột Mỹ-Trung nổ ra thì Nhật (và Hàn Quốc) sẽ là mục tiêu đầu tiên vì có các căn cứ Mỹ trên lãnh thổ.

Theo nhận định của nhà chính trị học Masayuki Tadokoro, Đại Học Keio ở Tokyo thì sớm muộn gì Nhật cũng phải xét lại vấn đề an ninh, với hai lựa chọn : "Sửa đổi Hiến Pháp để Nhật có được một sức mạnh quân sự răn đe hay chấp nhận thế bá quyền của Trung Quốc trong vùng". Vấn đề, theo chuyên gia này, là "cả hai lựa chọn, vào lúc này, đều không được đa số người Nhật chấp nhận".

Để tránh phải đi đến kết cục vừa kể, Nhật Bản đang cố tăng cường ảnh hưởng khu vực và trên thế giới bằng cách gia tăng các quan hệ đối tác và cho thấy mình là một trụ cột cho dân chủ tự do và đa phương.

Tại Đông Nam Á, đường lối này đã giúp Nhật trở nên một đối tác đáng tin cậy (khác với Trung Quốc và cả Mỹ). Nhưng Tokyo đã không thành công tại Đông Bắc Á, đặc biệt là ở nước láng giềng và đồng minh Hàn Quốc, nơi mà những vấn đề lịch sử có từ thời Nhật đô hộ Triều Tiên vẫn được chính quyền Seoul khuấy động vì những lý do chính trị nội bộ.

Quá khứ đó đã đầu độc quan hệ giữa hai nước gần gũi về mặt địa lý và văn hóa, gắn kết với nhau bằng một hiệp định phòng thủ 3 bên dưới trướng của Mỹ, đồng thời tác hại đến tham vọng của Nhật muốn liên kết các nước dân chủ vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương để làm đối trọng với "Con Đường Tơ Lụa Mới" của Trung Quốc.

Mai Vân

************************

Kinh tế Nhật Bản tiếp tục bị đại dịch Covid-19 đánh quỵ

Anh Vũ, RFI, 18/08/2020

Kinh tế Nhật tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng. Trong quý 2 năm nay, tổng thu nhập quốc nội (GDP) rớt 7,8% so với quý trước, hay 27,8% nếu so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số kỷ lục. Nguyên nhân không gì khác là đại dịch virus corona đã làm tiêu thụ của các hộ gia đình, đầu tư và xuất khẩu đều sụt giảm mạnh.

nhat2

Một khu phố nhiều cửa hiệu vắng khách do dịch Covid-19, Tokyo, Nhật Bản, ngày 17/08/2020.  Reuters – Kim Kyung-hoon

Thông tín viên RFI tại Tokyo, Frédéric Charles :

"Đây là quý thứ ba liên tiếp tổng thu nhập quốc nội của nền kinh tế thứ ba thế giới bị sụt giảm. Không có hy vọng tình hình sẽ được cải thiện nhanh chóng, cho dù chính phủ Shinzo Abe đã soạn thảo công phu kế hoạch phục hồi kinh tế trong tình trạng khẩn cấp.

Toàn bộ tăng trưởng tích tụ lại từ khi thủ tướng Abe lên cầm quyền cách nay 8 năm đã bị bốc hơi trong vòng vài tháng, vì đại dịch virus corona.

Mức sụt giảm 27% của quý ba, tính theo tỷ lệ cả năm, đã được thông báo vào lúc ông Shinzo Abe phải nhập viện ở Tokyo. Có tin nói lãnh đạo chính phủ Nhật bị kiệt sức. Ông vẫn bị chứng viêm ruột kết kinh niên. Cha đẻ của chiến lược tăng trưởng kinh tế có tên gọi Abenomics đã ra viện trong ngày. Theo truyền thông, ông chỉ đi kiểm tra sức khỏe.

Việc thu nhập quốc dân của Nhật Bản bị suy giảm mức kỷ lục đã cho thấy những giới hạn của Abenomics. Ông Shinzo Abe đã không tiến hành các cải cách mang tính cơ cấu để giúp Nhật đối phó với cạnh tranh của Trung Quốc, nhất là trong lĩnh vực công nghệ số. Việc cắt giảm các luật lệ trói buộc diễn ra chậm. Chính phủ vẫn chỉ dành ưu đãi cho các tập đoàn lớn, bỏ rơi các công ty khởi nghiệp.

Các nhà phân tích nhận định, phải đợi đến năm 2022 thì GDP của Nhật mới tìm lại được mức trước khi có dịch virus corona".

Anh Vũ

Published in Châu Á

Virus corona - Covid-19: Tại Nhật, 500 hành khách tàu Diamond Princess lên bờ sau 14 ngày cách ly (RFI, 19/02/2020)

Tại Nhật Bản, trên 500 hành khách tàu Diamond Princess, nơi đã có 542 ca nhiễm virus corona, hôm nay 19/02/2020 bắt đầu được lên bờ sau 14 ngày bị cách ly trên chiếc tàu neo ở cảng Yokohama. Trong khi nhóm đầu tiên được đổ bộ, trên tàu lại phát hiện thêm 79 ca dương tính.

nb1

Một chiếc xe buýt được cho là chở hành khách của du thuyền Diamond Princess, rời bến tàu Daikoku ở cảng Yokohama, phía nam Tokyo (Nhật Bản) ngày 19/02/2020. Reuters/Athit Perawongmetha

Từ Tokyo, thông tín viên Bruno Duval cho biết thêm chi tiết :

"Việc xuống tàu bắt đầu trễ khoảng nửa tiếng đồng hồ, và người dân Nhật chẳng thể nhìn thấy gì, vì các camera bị buộc phải ở cách xa chiếc tàu vài chục mét, và chính quyền đòi hỏi phải làm mờ tất cả các hình ảnh.

Chỉ có trên 500 hành khách được phép lên bờ hôm nay, còn lại 2.727 người vẫn phải ở lại trên tàu. Hoạt động đổ bộ này còn kéo dài tới thứ Sáu 21/02. Những người xét nghiệm âm tính với virus được rời tàu, nhưng phải cam kết thông báo cho chính quyền tình trạng sức khỏe của họ, và đã được kiểm tra không bị sốt và ho.

Tuy nhiên trên mạng xã hội hôm nay có thể đọc được những lời bình đầy lo ngại. Người Nhật đã nghe những lời giải thích của các chuyên gia về thời kỳ ủ bệnh, và họ biết rằng hôm qua đã có thêm 88 trường hợp dương tính mới trên tàu.

Một số người tự hỏi, liệu những hành khách được xuống tàu sáng nay trong vài ngày tới có sẽ phát bệnh hay không, và trong thời gian đó, họ đã lây nhiễm cho bao nhiêu người.

Rõ ràng là có sự thiếu sót trong việc giải thích từ phía chính phủ. Theo một cuộc thăm dò dư luận công bố hôm qua, người dân cho rằng chính quyền đã xử lý kém cỏi vụ chiếc tàu bị nhiễm virus này. Chỉ có 39% người Nhật đánh giá là chính quyền đã hành động đúng mức".

Chiếc tàu Diamond Princess chở 3.711 người thuộc 56 quốc tịch khác nhau đã trở thành ổ dịch lớn thứ hai, với số người bị lây nhiễm cao nhất bên ngoài Trung Quốc. Mỗi ngày lại có thêm vài chục ca mới, đặt ra dấu hỏi về hiệu quả của biện pháp cách ly trên tàu. Một số quốc gia đã quyết định gởi máy bay đến để đưa công dân về nước.

Chủ Nhật 16/02, hơn 300 du khách người Mỹ đã được hồi hương, trong đó có 14 người phát hiện dương tính trước lúc khởi hành, và đã được bố trí ngồi trong khu vực cô lập trên máy bay. Hiện vẫn còn trên 100 công dân Mỹ trên tàu. Sáng nay đến lượt Hàn Quốc, và tiếp đến Canada, Anh, Úc chuẩn bị điều phi cơ đến "giải cứu". Về phần thủy thủ đoàn sẽ bị cách ly một khi hành khách cuối cùng đã xuống tàu.

Trong khi đó tại Cam Bốt, những du khách còn lại trên tàu Westerdam xét nghiệm âm tính được lên bờ hôm nay, thủy thủ đoàn 700 người vẫn ở lại vì chưa xét nghiệm xong.

Số người tử vong ở Trung Quốc vượt ngưỡng 2.000

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm nay 19/02/2020 thông báo đã có thêm 136 người chết do virus corona (Covid-19) vào hôm qua tại Hoa lục, nâng tổng số ca tử vong lên thành 2.004 người, riêng Hồng Kông ghi nhận ca tử vong thứ hai. Số trường hợp mới bị nhiễm là 1.749 người, thấp hơn những ngày trước, và đến nay đã có trên 74.000 người bị lây nhiễm. Hôm nay phó thủ tướng Trung Quốc Tôn Xuân Lan (Sun Chunlan) tuyên bố tình hình Vũ Hán vẫn nghiêm trọng.

Thụy My

****************

Virus corona - Covid-19 : Nhật bó tay trước nguy cơ lây lan dịch bệnh (RFI, 18/02/2020)

Đại cường kinh tế thứ ba thế giới chuẩn bị đương đầu với cuộc đổ bộ của siêu vi corona chủng mới. Quen với thảm họa thiên tai, bão tố, động đất, Nhật Bản bình tĩnh chuẩn bị đối phó với "cuộc chiến lâu dài". Chính phủ Shinzo Abe báo động và kêu gọi tinh thần trách nhiệm và công dân của mỗi người Nhật. Tuy nhiên, giới chuyên gia y tế không giấu lo ngại trước những thực tế vượt tầm khả năng phòng chống.

nb2

Du thuyền Diamond Princess đậu ở Yokohama, Nhật Bản ngày 11/02/2020. Reuters/Issei Kato

Du thuyền "Diamond Princess" cùng với 3.700 người đang cách ly ở cảng Yokohama, trong đó có 542 người bị lây nhiễm theo báo cáo hôm nay, không phải là ổ bệnh duy nhất tại Nhật. Nạn nhân tử vong hôm 13/02, một phụ nữ vô tình bị con rể là tài xế taxi lây bệnh, và 65 trường hợp dương tính với siêu vi Covid-19 trên toàn quốc, cũng chỉ là bề nổi của tảng băng sơn. Trong bối cảnh siêu vi lây lan ở Trung Quốc và nhiều nước Châu Á, sự kiện mỗi năm có hơn 9 triệu du khách Hoa lục đến Nhật là một bài toán nát óc.

Quen với thiên tai, chính quyền Nhật kêu gọi dân chúng, mỗi người trong khả năng của mình, đóng góp vào "cuộc chiến được dự báo lâu dài" : Đeo khẩu trang, dùng thuốc diệt trùng rửa tay thường xuyên, tránh sinh hoạt đông người. Hệ quả là cuộc đua việt dã Tokyo hàng năm (01/03) với 38.000 người tham gia bị hủy bỏ, thay vào đó là cuộc đua biểu tượng với 200 vận động viên chuyên nghiệp tham gia. Lễ hội mừng sinh nhật Hoàng đế, Chủ Nhật 23/02, cũng bị hủy bỏ.

Tìm virus nơi không có virus

Trên thực tế, chính phủ Nhật dường như không có một giải pháp khả thi : Làm cách nào biết được người bị nhiễm ? Làm sao truy ra hết những ai đã tiếp xúc với người này để cách ly ? Rồi hiệu năng của cách xét nghiệm vì sao không chính xác tuyệt đối ?

Kentaro Iwata, giáo sư khoa truyền nhiễm, đại học Kobe, rất bi quan. Được nhật báo Pháp Les Echos phỏng vấn, chuyên gia Nhật không hy vọng nhiều về khả năng đối phó của chính phủ vì ba vấn đề, nguyên tắc thì đơn giản nhưng làm cho đúng thì không dễ.

Trước hết là biện pháp xét nghiệm. Nước nào cũng nói "xét nghiệm" tìm virus. Nhưng dùng một chiếc que bọc bông gòn tìm "gien" lấy mẫu trong cổ họng, nếu chỉ có một vài bệnh nhân thì rất nhanh. Nhưng điều bất tiện là cần có máy đo tinh vi, và trong trường hợp có cả ngàn ca cùng lúc thì công việc sẽ ứ đọng ngay.

Giới hạn thứ hai của phương pháp này là do chính cách lây truyền của siêu vi. Covid-19 lúc mới xâm nhập, nằm sát dưới đáy lá phổi, tìm kiếm trong cổ họng hay trong mũi thì làm sao có ? Do vậy, tuy đã nhiễm siêu vi nhưng kết quả vẫn là âm tính. Thế nên cần phải cách ly 14 ngày.

Nhưng cách ly cũng có vấn đề của nó. Trong giai đoạn này, nếu kiểm soát lỏng lẻo thì bệnh nhân, vì tưởng lầm không có virus, có thể mang mầm bệnh của mình lây cho nhiều người khác. Đó là lý do mà vì sao trong du thuyền Diamond Princess, ngày nào cũng có thêm cả trăm người bị lây cho dù đã được cách ly.

Tuần lễ bất trắc

Theo giáo sư Kentaro Iwata, những gì sắp xảy ra trong những ngày tới sẽ có tác động quyết định. Hoặc là chính phủ ngăn chận được virus lây lan, hoặc sẽ có thêm hàng ngàn người bị nhiễm. Y tế Nhật đang gặp khó khăn trong việc cách ly người mang mầm bệnh, và truy tông tích để cách ly những người vô tình tiếp xúc với người bị nhiễm đó. Đã có rất nhiều ca lây bệnh cho nhau như thế ở các tỉnh thành nước Nhật, mà không biết ai là người đầu tiên.

Đừng chủ quan

Trong bối cảnh viêm phổi cấp tính chủng mới đang từ Trung Quốc lan rộng đe dọa thế giới, kiến thức về siêu vi cũng như thái độ bi quan của chuyên gia Kentaro Iwata là tiếng chuông cảnh tỉnh.

Một số nhà sinh học, dựa vào nhược điểm của siêu vi không chịu nóng và ẩm, để dự báo Covid-19 sẽ lụi tàn trong mùa xuân với khí hậu ấm lên và mưa nhiều.

Giáo sư Kentaro Iwata khuyến cáo đừng nhầm kết quả khảo sát trong ống nghiệm với thực tế : không thể trông cậy vào cái chết tự nhiên của Covid-19 trong những tuần lễ tới.

Tú Anh

Published in Châu Á

Virus corona - Covid-19 : Mối lo mới từ Nhật Bản

Dịch Covid -19 vẫn chiếm trang nhất nhiều tờ báo Pháp ra hôm nay. Mặc dù dường như đã bắt đầu có dấu hiệu dịu xuống ở Trung Quốc nhưng bệnh dịch vẫn tiếp tục tiến triển khó lường. Ngoài Trung Quốc, đã bắt đầu xuất hiện những ổ dịch mới đáng lo ngại.

nb1

Hành khách trên tàu Diamond Princess neo tại Yokohama, Nhật Bản vẫy chào báo chí, ngày 12/02/2020. Reuters/Kim Kyung-hoon

Nhật Bản đang trở thành điểm nóng mới, cụ thể là thành phố công nghiệp Yokohama với 3,7 triệu dân nằm cách thủ đô Tokyo 30 km. Tại đó, con tàu du lịch Diamond Princess chứa 3.700 người đang bị cách ly trên bến cảng từ hôm 5/12 sau khi phát hiện có hành khách nhiễm virus.

Nhật báo La Croix chạy tựa : "Đến lượt Nhật Bản báo động virus corona". Sát ngày hết hạn cách ly con tàu (19/02), Bộ Y tế Nhật xác nhận trên con tàu du lịch này có hơn 500 ca nhiễm Covid-19, và số người dương tính với virus corona tăng thêm hàng chục mỗi ngày qua. Đó mới chỉ là số ca phát hiện nhiễm trên tổng số 1.723 người được xét nghiệm. Cộng thêm 65 trường hợp xác nhận đã bị nhiễm virus corona và một ca tử vong ở trong nước, Nhật Bản đang là ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai sau Trung Quốc.

Theo La Croix, "người Nhật vẫn quen đối phó với những thảm họa thiên tai, giờ đang chuẩn bị đối mặt với sự lây lan của virus corona dài hơn, nghiêm trọng hơn như là họ dự tính lúc đầu".

Tờ báo cho biết : "Tại thành phố Yokohama, cuộc sống vẫn tiếp tục bình thường nhưng một nửa dân thành phố giờ đây ra đường đeo khẩu trang. Người ta đã thấy xuất hiện những hàng người xếp hàng trước các cửa hiệu dược phẩm dài thêm mỗi ngày. Trước các khách sạn, có những chai nước tẩy trùng để khách hàng rửa tay trước khi vào. Nỗi lo sợ bắt đầu tràn vào các nhà dưỡng lão, một trong những nơi nhạy cảm của bệnh dịch".

Chính phủ Nhật đã báo động về tình trạng dịch virus corona đồng thời kêu gọi ý thức và trách nhiệm công dân của mỗi người. Hệ quả là một loạt các sự kiện thể thao, lễ hội bị hủy bỏ. Nhưng với Nhật Bản mối đe dọa lớn nhất ở phía xa hơn một chút, đó là đe dọa đối với Thế vận hội mùa hè Tokyo, sẽ khai cuộc vào giữa tháng 7 tới.

Chính phủ Nhật lo giữ hình ảnh đất nước, chậm xử lý khủng hoảng ?

Liên quan đến sự việc này, báo Le Monde có bài "Nhật Bản bị chỉ trích về quản lý dịch Covid-19". Các quyết định của cơ quan y tế Nhật trong vụ xử lý dịch trên con tàu Diamond Princess bị dư luận trong nước chỉ trích là đưa ra chậm trễ và thiếu thận trọng. Ví dụ Nhật đã đưa 206 kiều dân trở về từ Vũ Hán, nhưng chỉ yêu cầu họ tự cách ly trong nhà 2 tuần, trong khi mà ở những nước khác, những người từ vùng dịch trở về đều bị tập trung bắt buộc cách ly.

Theo Le Monde, "ngay từ đầu, chính quyền Abe có vẻ như chăm lo cho hình ảnh của nước Nhật nhiều hơn. Hôm 6/2, chính phủ Nhật kêu gọi truyền thông Nhật và Tổ chức Y tế Thế giới không tính gộp những trường hợp nhiễm trên tàu Diamond Princess vào số ca nhiễm ở trong nước. Chính phủ sợ người Nhật cũng bị xếp vào danh sách bị hạn chế nhập cảnh". Trong khi đó, theo tờ báo, ngày 5/2, đảo quốc nhỏ giữa Thái Bình Dương Micronesia đã ra lệnh cấm nhập cảnh những người đến từ Nhật.

Trung Quốc : Tiếp tục cuộc chiến với Covid-19, mở rộng phong tỏa

Tại Trung Quốc, sức tàn sát của virus corona dường như có dịu xuống vài ngày nay, nhưng chưa dấu hiệu nào cho thấy dịch đang bị đẩy lùi. Cuộc chiến của Trung Quốc với tử thần Covid-19 vẫn còn đầy căng thẳng.

Chính quyền thắt chặt các quy định cách ly phòng dịch, Le Monde cho biết. Từ hôm qua các biện pháp kiểm tra, cách ly đã mở rộng ra hàng loạt các địa phương. Thủ đô Bắc Kinh được đặt dưới sự giám sát tối đa. Bất kể ai vào thành phố giờ đây đều bị cách ly 14 ngày. Tại Thượng Hải, người dân ra vào thành phố phải có giấy phép. Có những khu phố người ta chỉ cho phép cư dân sở tại ra vào. Một số thành phố sống trong không khí như có chiến tranh. Người dân bị lệnh giới nghiêm cấm ra khỏi nhà kể cả để mua bán nhu yếu phẩm.

Le Monde cho biết, tình hình kiểm soát đi lại trong thành phố tại Thượng Hải trở nên hỗn loạn. Mỗi khu phố, mỗi khu dân cư làm theo cách của mình tùy theo tâm lý lo sợ ở từng nơi. Có những khu dân cư, chỉ cho phép những người sống trong đó được vào. Ở những khu khác, mỗi gia đình chỉ được ra ngoài 3 lần trong 1 tuần. Nhưng cũng có chỗ thì khách vẫn được ra vào tự do.

Còn tại Hồ Bắc, toàn tình như đặt trong tình trạng chiến tranh : Rất đông quân nhân được cử đến giúp các nhóm y tế địa phương để cưỡng chế cách ly những người có triệu chứng sốt nhỏ nhất.

Ngay từ thứ Sáu tuần trước, thành phố Thập Yến trong tỉnh Hồ Bắc chính thức đặt trong tình trạng chiến tranh. Không một ai được quyền ra khỏi nhà trong 2 tuần. Các huyện bên cạnh thành phố sẽ lo cung cấp thực phẩm cho các gia đình, nhưng chi phí dịch vụ do người dân trả. Nhiều thành phố trong tỉnh Vân Nam, tây nam đất nước, cũng được áp dụng các biện pháp phong tỏa ngặt nghèo.

Như vậy có khoảng 760 triệu người, tức một nửa dân số Trung Quốc bị cô lập. Gần đây, chủ tịch Tập Cận Bình đã khẳng định lại là cuộc chiến đấu chống dịch "không được làm tê liệt đất nước". Nhưng đến giờ thì Trung Quốc không còn cách làm nào khác.

Khốn khổ khi là người Hồ Bắc

Không chỉ bị cách ly, hạn chế đi lại ngay tại địa phương mà ở khắp nơi trong đất nước Trung Quốc cuộc sống của hàng triệu người khác đang khốn đốn, chỉ vì họ là dân Hồ Bắc.

Phóng viên báo Le Figaro có bài phóng sự điều tra dài với tiêu đề "Những con bệnh "dịch hạch" của Hồ Bắc, những kẻ khốn khổ mới của Trung Quốc". Bài phóng sự cho thấy ngay từ đầu dịch Covid-19 bùng phát, 5 triệu người đã bỏ chạy khỏi thành phố Vũ Hán. Bị chính quyền truy tìm, đồng bào ruồng bỏ, những người Vũ Hán đó đang là những nạn nhân liên đới của virus corona. Ngay cả những người đã rời khỏi quê hương bản quán của mình từ lâu cũng vẫn không thoát được cuộc săn đuổi, hay thái độ khinh thị ở khắp nơi trên tổ quốc của chính mình.

Syria : Thảm cảnh ở cuối cuộc chiến

Chuyển sang thời sự quốc tế khác đang bị vụ dịch virus corona che lấp. Có một thảm cảnh nhân đạo mà cả triệu người khác đang phải hứng chịu những ngày tháng qua tại Syria.

Libération đưa độc giả đến vùng tây bắc Syria, tại đây đang diễn ra những trận chiến của quân chính phủ Damascus dưới sự yểm trợ của quân đội Nga, để giành lại phần đất cuối cùng nằm trong tay quân nổi dậy và các lực lượng thánh chiến khác nhau. Cuộc chiến đã gây ra một thảm cảnh nhân đạo khi gần một triệu người dân vô tội đang phải bỏ chạy khỏi vùng chiến sự từ tháng 12 vừa rồi.

Libération kể lại : "Hàng chục nghìn người, phần đông là phụ nữ và trẻ em, những ngày qua đang tiếp tục bỏ chạy khỏi thành phố và các làng mạc lên hướng bắc để tránh bom đạn của Nga và đà tiến của quân đội Syria. Họ ra đi, không nơi trú, giữa trời đêm nhiệt độ -5°C".

Một người làm công tác nhân đạo tại chỗ cho biết : "Những gì đang diễn ra tại đây thật kinh khủng, không gì có thể so sánh kể từ đầu cuộc chiến đến giờ. Chúng tôi hoàn toàn bị quá tải không biết làm gì. Chúng tôi chỉ có thể lo được cho 100 nghìn người chứ 800 nghìn thì không thể. Người ta ngủ trong xe, trong các lều dựng tạm. Họ đốt tất cả những gì có thể để sưởi. Nhiều trẻ em đã chết vì lạnh".

Le Figaro cũng đồng thanh gọi đây là một thảm kịch thực sự và đó là "trận đột phá đẫm máu của chế độ Syria ở tây Aleppo". Tờ báo nhắc lại là cuộc chiến tranh Syria kéo dài từ 9 năm qua đã làm hơn 380 ngàn người chết và 11 triệu người Syria bỏ nhà chạy nạn.

Bóng đá Champions League : PSG có bước qua lời nguyền ?

Một thời sự thể thao được người Pháp đang háo hức đón chờ, đó là giải cúp Châu Âu Champions League tối nay trở lại với trận đấu lượt đi vòng 1/8 giữa câu lạc bộ Pháp Paris Saint-Germain và Dormund của làng bóng Đức. Le Figaro chạy tựa "PSG muốn phá vỡ định mệnh".

Đó là định mệnh mà nhà vô địch bóng đá Pháp làm mưa làm gió ở các sân cỏ trong nước bao mùa bóng qua, thế nhưng mỗi khi bước ra đấu trường Châu lục thì chưa một lần thành công, và đã ba lần liên tiếp đội bóng thành Paris bị dừng bước ở ngay vòng 1/8. Người hâm mộ bóng đá Pháp đều phấp phỏng hy vọng đội bóng giàu có và hội tụ tài năng lớn nhất của làng bóng Pháp của họ lần này sẽ thoát được bóng ma quá khứ, chơi bóng tự tin hơn, đừng để thất bại trở thành như định mệnh hay lời nguyền không bước qua được.

Anh Vũ

Published in Châu Á
mercredi, 24 juillet 2019 13:13

Bầu cử và cải cách tại Nhật

Cuộc bầu cử bán phần Thượng viện Nhật Bản tuần qua đã cho đảng Tự do Dân chủ của Thủ tướng Shinzo Abe đa số để xúc tiến việc cải tổ kinh tế, mà chưa đủ hầu có thể đề nghị tu chỉnh bản Hiến pháp. Việc cải cách nước Nhật vẫn là một bài toán nan giải trong một thế giới có quá nhiều đổi thay cho một vị Thủ tướng được cầm quyền lâu nhất. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu vì sao lại như vậy.

nhat1

Thủ tướng Nhật, Chủ tịch đảng cầm quyền Dân chủ và Tự Do,ông Shinzo Abe đính những bông hồng giấy trên các ứng cử viện chiến thắng trong cuộc bầu cử thượng viện của Quốc hội tại trụ sở của đảng ở Tokyo vào ngày 21/07/19 AFP

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thưa ông, như người ta dự đoán, cuộc bầu cử phân nửa Thượng viện Nhật Bản hôm 21 vừa qua là một chiến thắng cho phép Thủ tướng Shinzo Abe có thể cải cách nền kinh tế nhưng vẫn chưa đủ cho việc tu chỉnh lại bản Hiến pháp như ông Abe mong muốn. Xin đề nghị ông phân tích cho sự thể này của nền kinh tế có sản lượng đứng hàng thứ ba của thế giới.

Nước giàu, quân mạnh

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Về bối cảnh thì chúng ta nên nhớ vài điều u ám sau đây. Khi Nhật bị bể bóng đầu tư cổ phiếu và địa ốc năm 1989 làm kinh tế sa sút từ năm 1991 thì qua hơn hai chục năm, sản lượng không tăng, kinh tế suy trầm bảy lần và 15 Thủ tướng thay nhau cầm quyền mà không có giải pháp thích ứng. Trong hơn một thập niên, lãi suất tại Nhật nằm ở số không, kinh tế bị giảm phát, là hàng hóa hạ giá mà bán không chạy, gánh công trái lên tới 240% Tổng sản lượng. Đã vậy, dân số bị lão hóa nên mỗi năm số người tham gia sản xuất giảm 1%.

Sự sa sút ấy gây thất vọng cho người dân ở bên trong. Bên ngoài thì Nhật gặp mâu thuẫn nặng với Trung Quốc, bị Bắc Hàn cộng sản đe dọa và không thể mãi mãi trông cậy vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ. Đấy là lúc ông Shinzo Abe đưa hy vọng cho dân Nhật với chủ trương lớn lao theo tinh thần nhuốm màu Minh Trị Thiên Hoàng vào thế kỷ 19, là "nước giàu, quân mạnh". Tức là phục hồi kinh tế và xây dựng lại sức mạnh cho nước Nhật. Lên làm Thủ tướng từ cuối năm 2012, ông Abe đã có bảy năm cải cách mà coi như chưa hoàn tất.

Nguyên Lam : Thưa ông, phải chăng vì các bài toán khó khăn đó mà người dân lại cho Thủ tướng Shinzo Abe thêm một cơ hội giải quyết ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Một phần là vì các đảng đối lập vẫn còn chia rẽ và thiếu đề nghị thiết thực. Phần kia là nhờ ông Abe có đạt một số thành quả nhất định. Chương trình kinh tế của ông được gọi là Abenomics có thể ví như cái nỏ liên Châu bắn ra ba mũi tên, là thứ nhất tăng chi để nâng số đầu tư vào các dự án xây dựng, thứ hai là bơm thêm tiền vào kinh tế để đẩy lui giảm phát và đạt tăng trưởng cao hơn. Quan trọng nhất, mũi tên thứ ba là cải tổ cơ chế kinh tế và xã hội để kéo xứ sở ra khỏi hai chục năm trì trệ và xơ cứng. Sau năm năm thử nhiệm thì tình hình có vẻ khả quan hơn nên đầu năm 2017, đảng Tự do Dân chủ áp dụng thể thức mới là cho phép chủ tịch đảng được lãnh đạo ba nhiệm kỳ liên tiếp. Nhờ vậy, ông Abe có thể cầm quyền tới năm 2021, và sẽ là Thủ tướng lâu dài nhất.

Sau cuộc bầu cử bán phần Thượng viện, là phân nửa của 245 Nghị sĩ, đảng Tự do Dân chủ cùng đảng Công Minh theo Phật giáo đã chiếm đa số tới 58% tại Thượng viện và với đa số là 67% tại Hạ viện cho tới Tháng 10 năm 2021 mới bầu lại, liên minh cầm quyền có thể xúc tiến điều mà ông Abe đề nghị là tăng thuế tiêu thụ từ 8% lên 10% vào Tháng 10 tới đây. Việc tăng thuế là cần thiết để bù vào số chi quá lớn và gánh nợ quá nặng, nhưng lại gây rủi ro suy trầm như đã thấy vào năm 2015 nên ai cũng ngại. Lần này, ông Abe vận động bầu cử với đề nghị tăng thuế nhưng mà vẫn thắng.

Nguyên Lam : Ông có nói tới một chủ trương của Thủ tướng Abe là "dân giầu, quân mạnh" với hàm ý là nâng cao khả năng quân sự của nước Nhật để đáp ứng yêu cầu an ninh. Thưa ông, điều ấy có nghĩa là gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nhật Bản đã bị Hoa Kỳ khuất phục và sau Thế chiến II, vào năm 1947, bản Hiến pháp do Hoa Kỳ soạn thảo thực tế giải giới nước Nhật với Điều 9 là Nhật chỉ có Lực lượng Tự vệ chứ không được phép có quân đội. Vì tình hình có đổi thay cho nên Thủ tướng Abe lặng lẽ diễn giải lại Hiến pháp, rằng Lực lượng Tự vệ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho nước Nhật và đồng minh.

Nhưng ông Shinzo Abe còn muốn tiến xa hơn vậy là đề nghị tu chỉnh Hiến pháp qua một cuộc trưng cầu dân ý. Muốn tu chỉnh Hiến pháp thì đảng cầm quyền phải có đa số hai phần ba. Tại Hạ viện, liên minh cầm quyền chiếm đa số tới 67% nhưng kết quả bầu cử Thượng viện vào tuần qua là một thất vọng vì thiếu bốn phiếu để đạt túc số 2/3. Chúng ta phải nói thêm một chút về chuyện rắc rối này.

Liên minh cầm quyền hiện nay gồm có hai chính đảng là đảng Tự do Dân chủ hay Tự Dân của ông Shinzo Abe và đảng Công Minh hay Komeito theo Phật giáo, ngoài ra còn được đảng Duy Tân Nhật có khi bỏ phiếu ủng hộ. Về việc tu chỉnh Hiến pháp thì nhiều người trong đảng Công Minh không đồng ý và số phiếu của đảng Duy Tân Nhật vẫn chưa đủ, nhưng trong đảng đối lập chính là Lập hiến Dân chủ đảng với 32 ghế Nghị sĩ thì cũng có người ủng hộ việc sửa đổi Hiến pháp.

Vì vậy, dù chưa đủ túc số hai phần ba, Thủ tướng Shinzo Abe không từ bỏ ý định tu chỉnh Hiến pháp như ông phát biểu hôm Thứ Hai 22. Các biến cố an ninh dồn dập trên thế giới, kể cả vụ khủng hoảng tại Eo biển Hormuz là nơi vận chuyển năng lượng cho Nhật, khiến một số người Nhật cho rằng một cường quốc kinh tế mà thiếu khả năng tự vệ là một nghịch lý. Nhưng nhiều nước khác thì khó quên được tội ác của Nhật thời Đế quốc nên cũng e sợ việc Nhật Bản tái võ trang.

nhat2

Thủ tướng Shinzo Abe muốn xây dựng lại sức mạnh cho nước Nhật, Ảnh minh họa. AFP

Bài toán kinh tế khó giải quyết

Nguyên Lam : Trở lại hồ sơ kinh tế thì, thưa ông, đâu là những bài toán khó giải quyết nhất của Nhật Bản ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Đầu tiên là bài toán dân số của các nước công nghiệp khi tỷ trọng của thành phần già lão cao tuổi gia tăng so với lực lượng lao động, và Nhật là quốc gia bị nạn lão hóa nặng nhất. Một số phụ nữ Nhật đã tham gia thị trường lao động nhiều hơn trước, nhưng tiếng nói của họ chưa có nhiều ảnh hưởng trong liên minh cầm quyền hiện nay và ông Shinzo Abe ý thức được việc đó. Việc áp dụng công nghệ hay thuật lý cao cấp, như người máy tự động, hoặc chấp nhận lao động từ nước ngoài có thể giảm được thất lợi về kinh tế nhưng không đẩy lui được các bài toán xã hội của một quốc gia có tinh thần thuần chủng và liên đới là rau cháo bảo vệ lẫn nhau.

Nguyên Lam : Thưa ông, đó là bài toán đầu tiên, nhưng với các giải pháp lâu dài chứ chưa có kết quả lập tức. Ngoài ra, Nhật còn những bài toán kinh tế gì nữa ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Bài toán thứ hai là ngân sách khi yêu cầu hưu bổng tăng vì thành phần cao niên ngày càng đông và sống thọ hơn. Thủ tướng Abe tranh cử với đề nghị tăng thuế để bù vào nạn bội chi ngân sách và với đa số phiếu vừa qua, ông tin là được cử tri đồng ý sau khi đã phải hoãn việc tăng thuế từ năm 2015 vì sợ hậu quả suy trầm cho kinh tế. Trong các nền dân chủ, ít ai dám đi tranh cử với đề nghị tăng thuế, nhưng ít ra lãnh đạo xứ này dám nói thật.

Bài toán kinh tế thứ ba chính là mâu thuẫn thương mại với Hoa Kỳ. Nhờ mối giao tình đặc biệt giữa Thủ tướng Abe với Tổng thống Donald Trump, Hoa Kỳ đã tạm hoãn việc đàm phán về tự do thương mại với Nhật cho tới Tháng 11 này, tức là sau cuộc bầu cử. Nhưng vấn đề của ông Shinzo Abe, cũng tương tự như của vị tiền nhiệm là Thủ tướng Junishiro Koizumi, chính là khu vực canh nông.

Nguyên Lam : Nguyên Lam còn nhớ là từ cả chục năm nay, ông đã nhiều lần nói tới bài toán canh nông của nước Nhật, xin đề nghị ông trình bày lại cho rõ.

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Nhật Bản tiên tiến lại có khu vực nông nghiệp lạc hậu và sa sút vì nông nghiệp chỉ đóng góp có 1% cho tổng sản lượng, sử dụng lực lao động bị lão hóa mà hơn 70% nông gia lại canh tác bán thời với năng suất thấp trên nông trại nhỏ, có diện tích trung bình khoảng hai mẫu tây. Nhưng thành phần đó có thế lực chính trị trong đảng Tự do Dân chủ. Nhờ thế lực đó, họ bảo vệ năm ngành sản xuất là gạo, mì, bò, gà, sữa và đường bằng hàng rào quan thuế rất cao.

Do áp lực của Hoa Kỳ, Nhật phải nhượng bộ về canh nông là hạ rào quan thuế và mong bảo vệ kỹ nghệ xe hơi và hàng tiêu dùng bán vào thị trường Hoa Kỳ. Vì ghế Nghị sĩ của Thượng viện Nhật thiên về khu vực nông thôn so với Hạ viện nên kết quả bầu cử tuần qua cho Thủ tướng Abe hy vọng thỏa thuận với Hoa Kỳ dù có phải đẩy lui phản ứng của thành phần nông gia.

Nguyên Lam : Cùng với thính giả của chúng ta, Nguyên Lam thấy nền dân chủ quả là phức tạp vì lãnh đạo do dân bầu lên phải theo ý dân mà tìm sự thỏa hiệp thực ra không bền về chính sách kinh tế xã hội. Ông nghĩ sao về việc đó ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Mặt tích cực của nền dân chủ là dân có quyền phê phán để nhà nước sửa sai nên chẳng ai có toàn quyền quyết định cho cả nước rồi chục năm sau mới hiểu ra ra tai họa, như chúng ta đã thấy tại Trung Quốc thời Mao Trạch Đông và đang thấy sau bảy năm lãnh đạo tuyệt đối của Tổng bí thư Tập Cận Bình.

Nhưng cũng do áp lực của người dân, giới lãnh đạo các nước dân chủ còn phải quan tâm đến nhiều loại vấn đề khác, thí dụ điển hình và nóng bỏng là mâu thuẫn vừa bùng nổ giữa Nhật Bản với Hàn quốc hay Nam Hàn vì các yếu tố kinh tế, an ninh lẫn lịch sử của hai nước láng giềng, vừa là bạn hàng, vừa là đồng minh mà cũng là đối thủ. Tôi xin được kết luận rằng nền dân chủ không toàn hảo vì chỉ là sự thỏa hiệp để sửa sai và cải tiến, nhưng thà như vậy còn hơn các chế độ độc tài cứ bay xuống hố mà những người muốn can ngăn lại vào tù.

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích kỳ này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 24/07/2019

Published in Diễn đàn

Nhật hoàng Naruhito chính thức lên ngôi (RFI, 01/05/2019)

Tân Nhật hoàng Naruhito, 59 tuổi, chính thức lên ngôi hôm nay, 01/05/2019. Hoàng đế thứ 126 của nước Nhật, với niên hiệu Lệnh Hòa (Reiwa), nguyện tuân theo Hiến Pháp, cam kết luôn "đứng về người dân".

nhat1

Tân hoàng đế Nhật Naruhito trong lễ đăng quang tại hoàng cung, Tokyo ngày 01/05/2019. Imperial Household Agency of Japan/Handout via Reuters

Lần đầu tiên từ 202 năm nay, ngôi hoàng đế của nước Nhật được trao truyền khi hoàng đế tiền nhiệm còn sống. Việc chuyển giao ngôi báu cho hoàng đế kế vị diễn ra theo các nghi thức của Thần Đạo, tôn giáo chính thống của người Nhật. Thách thức lớn với tân Nhật hoàng là không để bị các thế lực chính trị thao túng. Thông tín viên Frédéric Charles tường trình từ Tokyo :

"Tân Nhật hoàng Naruhito bước lên Ngai vàng hoa cúc, biểu tượng của Hoàng gia, trong trang phục Tây phương, với bộ vest đuôi tôm cùng một vòng trang sức lớn trên cổ và nhiều huân chương. Tại sảnh đường mang tên Matsu no Ma (còn gọi là phòng Cây Thông), ở Hoàng cung, tân Nhật hoàng được trao hai trong số ba báu vật, được nữ thần Mặt Trời truyền lại cho dòng dõi các hoàng đế Nhật, theo huyền thoại Nhật Bản. Đó là một thanh gươm và một đồ Châu báu.

Chiếc gương không nằm trong số các báu vật được trao truyền. Gương báu không bao giờ rời khỏi điện thờ thiêng liêng nhất của Thần Đạo, được coi là tôn giáo chủ yếu của người Nhật, coi Hoàng đế như một vị thần.

Các phụ nữ trong hoàng tộc không được phép tham gia vào nghi thức này. Người phụ nữ duy nhất có mặt là một bộ trưởng trong chính phủ Shinzo Abe.

Tân Nhật hoàng tiếp theo đó có một bài phát biểu. Ông Naruhito nguyện tôn trọng Hiến Pháp, thực hiện vai trò là biểu tượng quốc gia và sự thống nhất của toàn dân, nguyện luôn hướng về người dân, phụng sự lợi ích của nhân dân.

Cũng giống như cựu hoàng Akihito, tân Nhật hoàng phải tìm cách để triều đại trị vì lâu dài nhất trong lịch sử Nhật Bản thích ứng với thời đại. Nhật hoàng Naruhito không chấp nhận định chế hoàng gia là đối tượng thao túng của quyền lực chính trị, trong bối cảnh thủ tướng Shinzo Abe đang tìm cách sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa, để đưa xã hội Nhật trở về với thời kỳ trước đệ nhị thế chiến, với trung tâm là Thần Đạo và Hoàng đế".

Trọng Thành

*******************

Triều đại "Lệnh Hòa" và những thách thức cho tân vương Naruhito (RFI, 01/05/2019)

Ngày 01/05/2019, Nhật Bản chính thức bước vào một triều đại mới "Lệnh Hòa". Kể từ nửa đêm (theo giờ Nhật Bản), nhật hoàng Akihito, sau 30 năm trị vì, chính thức thoái vị. Hoàng thái tử Naruhito, con trai trưởng, trở thành tân vương Nhật Bản.

nhat2

Nhật hoàng Naruhito và hoàng hậu Masako ngay sau lễ đăng quang tại hoàng cung ở Tokyo. Kyodo/via Reuters

Naruhito sẽ là hiện thân cho "biểu tượng Quốc Gia và Đoàn Kết dân tộc". Nhưng ông là ai, là một người như thế nào ? Những thách thức nào đang chờ đón vị tân vương ? Nhiều câu hỏi đã được đặt ra vì người ta biết rất ít về Naruhito.

Ở tuổi 59, Naruhito được trao thanh gươm và Châu báu – những "báu vật thiêng", và chính thức lên ngôi hoàng đế Nhật Bản, đời thứ 126. Triều đại Bình Thành (Heisei) như vậy đã khép lại, khai mở một triều đại mới Lệnh Hòa (Reiwa), nghĩa là "Hài hòa" và "Tươi đẹp".

"Cha nào, con nấy", liệu rằng câu nói này có thể đúng đối với tân vương hay không ? Từ vóc dáng cho đến cả tính cách và cách điều hành việc nước ? Là một người kín đáo, liệu tân vương có được tầm vóc như cha mình để hiện đại hóa thể chế có nghìn năm tuổi đó ? Naruhito từng cam kết mang lại cho hoàng triều một tầm mức quốc tế, khi nhắc lại rằng vợ và bản thân ông từng đi học ở nước ngoài.

Trả lời câu hỏi nhà báo Heike Schmidt ban tiếng Pháp đài RFI, Philippe Mesmer, phóng viên thường trú của báo Le Monde tại Tokyo chuyên về đời sống chính trị Nhật Bản, nhận xét :

"Đó là một người được cho là thông minh, tinh nhanh, nhưng ông là người Nhật Bản, nên được nuôi dưỡng trong khuôn khổ nghiêm ngặt của hoàng gia. Do vậy, tôi nghĩ là nếu Naruhito muốn thúc đẩy, tạo ra những thay đổi trong phương cách vận hành thể chế hoàng gia, thì điều đó sẽ được thực hiện theo cách của người Nhật, nghĩa là từng bước nhỏ một, dần dần như cách làm của cha ông".

Yêu thích môn quần vợt, đi bộ và chơi đàn alto, Naruhito, sinh ngày 23/02/1960, là vị hoàng tử đầu tiên có đặc quyền được nuôi dưỡng và lớn lên dưới cùng mái nhà với cha mẹ, chứ không như cha của ông, Nhật hoàng thoái vị Akihito bị giao cho người quản gia và gia sư dưỡng dục khi còn nhỏ.

Naruhito cũng là vị hoàng tử đầu tiên được đi du học ở nước ngoài. Ông từng có hai năm đào tạo tại đại học Oxford và viết một luận án về dòng sông Thames thế kỷ XVIII. Sông Thames, là vì ông yêu thích nước, các dòng sông và những con đường thủy. Đó cũng là cách để ông thoát khỏi những sự gò bó của hoàng gia. Rồi khi về nước, ông tham gia nhiều vào những hội nghị quốc tế về việc cấp nước cho tất cả mọi người.

Phê phán chủ nghĩa quân phiệt

Nhưng bên cạnh đó, Naruhito còn có một niềm đam mê khác : đó là lịch sử. Cũng giống như cha, Naruhito chủ trương hiếu hòa và điều này đã được ông khẳng định nhân sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến. Guibourg Delamotte, giảng viên ngành khoa học chính trị chuyên nghiên cứu về Nhật Bản trường INALCO cho rằng chủ trương này vẫn sẽ được Naruhito tiếp nối :

"Nhân dịp sinh nhật lần thứ 55, Nhật hoàng đã nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì ký ức lịch sử, nhìn thẳng vào lịch sử với thái độ khiêm tốn. Tư tưởng chủ hòa này làm hài lòng rất nhiều người dân Nhật Bản, theo đó, toàn nước Nhật thừa nhận lịch sử, thừa nhận nỗi đau khổ của người dân Nhật cũng như trách nhiệm đối với lịch sử bao gồm cả thời kỳ quân phiệt. Do vậy, tân hoàng đế Naruhito phải đi theo hướng này."

Câu hỏi đặt ra : Naruhito có đủ khôn khéo để tiếp tục đi theo con đường này của cha hay không ? Một con đường ghập ghềnh khó đi, mà chính bản thân hoàng đế thoái vị cũng phải rất khéo léo trong cách thể hiện quan điểm của mình trước những người bảo thủ mang tư tưởng chủ nghĩa dân tộc, mà chính phủ thủ tướng Shinzo Abe là một ví dụ điển hình.

Nhà báo Philippe Mesmer đánh giá đây sẽ là một nhiệm vụ khá tế nhị cho tân vương : "Phạm vi hoạt động của ông rất là hạn hẹp. Bình thường ra, ông không thể xen vào các cuộc tranh luận chung, do vậy cha của ông đã chọn cách nhấn mạnh đến vấn đề hòa bình như đến thăm các địa điểm xung đột, cầu nguyện cho các nạn nhân của xung đột, cầu nguyện cho các nạn nhân, đồng thời kêu gọi hòa bình một cách có hệ thống. Đó chính là cách thức để ông truyền đi thông điệp hiếu hòa. Nếu ông muốn đưa ra một thông điệp chính trị, ông sẽ làm nhưng theo một cách rất là khôn khéo".

Gần gũi dân : Cách làm chính trị của Nhật hoàng

Năm 2004, Naruhito đã có một cuộc cách mạng nhỏ trong hoàng cung. Ông chỉ trích các nghi thức hoàng gia đã bóp nghẹt cá tính của Masako, vợ ông – một nhà cựu ngoại giao xuất sắc. Áp lực phải có con trai để nối dõi ngai vàng đã khiến thái tử phi rơi vào trầm cảm. Dù vậy, ông cũng lên tiếng trấn an mọi người rằng Masako sẽ dần hoàn thiện được vai trò của một hoàng hậu.

Liệu rằng cặp đôi tân vương này có thể chiếm lĩnh được tình cảm của người dân Nhật Bản như cha và mẹ ông đã làm được hay không ? Trong lễ đăng quang, Naruhito cam kết chia sẻ "nỗi khổ" và "niềm vui" với người dân Nhật Bản. Đây cũng là những gì cựu hoàng Akihito và bà Michiko từng làm khi đến thăm nạn nhân của vụ thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011.

Theo như quan điểm của ông Mickael Prazan, tác giả nhiều tập sách về Nhật Bản, đây cũng chính là những thách thức dành cho Naruhito và Masako : "Hoàng đế thoái vị, tức cha của tân vương Naruhito, thường hay có mặt khi cần thiết và có những phát biểu công khai trước ống kính truyền hình, do vậy ông rất được lòng dân. Sự gần gũi với dân là một trong những chức năng hay nói đúng hơn là chức năng chính của hoàng đế Nhật Bản. Hoàng đế ngày nay không còn là hoàng đế của nước Nhật nữa, mà là hoàng đế của tất cả người dân Nhật, giống như vào thời kỳ Cách Mạng Pháp, vua nước Pháp trở thành vua của tất cả người dân Pháp".

RFI tiếng Việt

Published in Châu Á

Nhật hoàng Akihito chính thức thoái vị (RFI, 30/04/2019)

Hôm 30/04/2019, Nhật hoàng Akihito đã kết thúc các nghi lễ thoái vị, chính thức nhường ngôi cho hoàng thái tử Naruhito, sau 30 trị vì nước Nhật. Đây là lần đầu tiên từ hơn hai thế kỷ, một Nhật hoàng thoái vị.

lenhhoa1

Nhật Hoàng Akihito đọc diễn văn trong lễ thoái vị, Tokyo, ngày 30/04/2019 - Reuters

Buổi lễ hôm nay chỉ diễn ra trong 10 phút, từ 17 giờ, giờ Tokyo. Nhật hoàng Akihito đã đọc một bài diễn văn ngắn. Ông nói : "Từ đáy lòng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến nhân dân Nhật Bản, đã chấp nhận cho tôi đóng vai trò là biểu tượng của quốc gia và đã ủng hộ tôi"... Trước đó, vào buổi sáng, Nhật hoàng Akihito đã đến nhiều đền thờ của Hoàng cung để "thông báo" sự thoái vị.

Tuy vậy, về mặt chính thức, Akihito vẫn còn là Nhật hoàng cho đến nửa đêm nay, khi nước Nhật bước vào kỷ nguyên "Lệnh Hòa", sẽ kéo dài suốt thời gian trị vì của tân Nhật hoàng Naruhito, chính thức đăng quang ngày mai.

Trong suốt 200 năm qua, các hoàng thái tử chỉ lên nối ngôi vua cha khi một Nhật hoàng băng hà. Nhưng vào năm 2016, Nhật hoàng Akihito đã bất ngờ bày tỏ mong muốn được thoái vị, do tuổi cao sức yếu (năm nay ông 85 tuổi).

Trả lời RFI Pháp ngữ, giáo sư Trường Viễn Đông Bác Cổ INALCO Guibourg Delamotte nhận định về vai trò của Nhật hoàng Akihito :

"Nhật hoàng không được nắm vai trò chính trị nào, không được có những hành động nào mang màu sắc chính trị. Theo hướng này, Nhật hoàng đã tỏ ra rất hoàn hảo, có nghĩa là ông không bao giờ nêu ý kiến về một dự luật, chưa bao giờ xen vào chính trường Nhật Bản.

Có một nghịch lý là Nhật hoàng tuy rất kín đáo, nhưng lại có một vai trò mang tính chính trị rất cao. Trước hết, đó là vì ông thật sự là hiện thân của quốc gia, đúng như vai trò của một Nhật hoàng. Thần dân Nhật rất yêu mến và rất kính trọng ông. Ông luôn có những cử chỉ gần gũi với thần dân, tỏ sự cảm thông với thần dân trong những thời điểm khó khăn, đặc biệt là khi xảy ra thảm họa Fukushima. Ông đã đến thăm những người tản cư, ngồi lại trò chuyện với họ.

Đồng thời ông là một nhân vật ôn hòa, vẫn ủng hộ sự hòa giải giữa Nhật Bản với Hàn Quốc. Ông cũng đã khẳng định mình là một nhân vật xu hướng tự do, theo đúng nghĩa của các nước anglo-saxon, tức là thiên tả hơn. Trên bình diện chính trị, định chế, ông đã làm thay đổi vai trò và trách nhiệm của Nhật hoàng".

Thanh Phương

*******************

Nhật Bản : Masako, một thái phi bất hạnh ? (RFI, 30/04/2019)

Thứ Tư, 01/05/2019, thái tử Naruhito chính thức kế vị vua cha Akihito. Thế nhưng, người mà phụ nữ Nhật Bản quan tâm đến nhiều nhất là thái phi Masako. Từ hơn 10 năm qua, bà hầu như vô hình tại Cung điện do bị trầm cảm, kết quả của các đợt căng thẳng thần kinh dai dẳng.

lenhhoa2

Chính thất của thái tử Nhật, bà Masako Owada, Tokyo, 30/04/2019. Reuters/Kim Kyung-Hoon

Thái phi bị truyền thông và giới chính trị gia chỉ trích mạnh mẽ vì không hạ sinh được một hoàng nam để kế vị ngai vàng, vị trí vốn dĩ chỉ dành cho nam giới tại Nhật Bản. Ngày nay, dù tình hình sức khỏe của bà đã khá hơn, nhưng rất nhiều phụ nữ Nhật Bản vẫn tỏ ra lo lắng cho bà.

Thông tín viên Bruno Duval từ Tokyo có bài phóng sự ngắn :

Phụ nữ Nhật Bản cảm thấy bất bình về cách hành xử đối với thái phi Masako từ bao lâu nay. Một nữ giáo viên nhận xét : "Người ta đã đối xử tệ với bà ấy. Đó là một người phụ nữ xuất sắc : bà tốt nghiệp các trường đại học danh giá (Tokyo, Harvard, Oxford…), biết nhiều ngoại ngữ, từng là một nhà ngoại giao. Do vậy, với tôi, trong mọi trường hợp, tôi hoàn toàn tin tưởng bà ấy trong vai trò là hoàng hậu".

Nhưng cũng có nhiều người phụ nữ, như bà nội trợ này, vẫn còn nghi ngại là tình trạng sức khỏe của bà Masako có thể bị suy giảm thêm trước áp lực to lớn sẽ đè nặng lên bà.

"Sự thông minh và cá tính mạnh mẽ đã giúp bà vượt qua được nhiều thử thách. Và tình trạng sức khỏe của bà đã được cải thiện. Chắc chắn là thái phi sẽ làm hết sức mình để trở thành một hoàng hậu hoàn hảo, nhưng tôi cũng nghĩ là ở Hoàng Cung, mọi việc sẽ rất nặng nhọc đối với bà ấy…".

Một số khác thì tỏ ra lạc quan hơn như quan điểm của người phụ nữ về hưu này : "Trong suốt nhiều năm, tôi thật sự rất lo cho bà ấy. Giờ thì ổn rồi. Hôm qua, tôi thấy thái phi trên truyền hình. Bà cười tươi và trông có vẻ khỏe. Tôi nghĩ là mọi chuyện rồi sẽ tốt thôi".

Liệu Masako sẽ có đủ sức để đảm nhiệm những trọng trách mới hay không ? Người ta sẽ nhanh chóng biết được điều này, vì tân hoàng đế Naruhito sắp tới đây sẽ tiếp vị khách nước ngoài đầu tiên : Đó là Donald Trump. Liệu Masako có ở bên cạnh hoàng đế để tiếp vị khách Mỹ đó tại Hoàng Cung hay không ? Câu trả lời sẽ là vào cuối tháng Năm này.

Minh Anh

*******************

Nhật hoàng Akihito thoái vị sau buổi lễ giản dị 'chỉ 10 phút' (BBC, 30/04/2019)

Nhật hoàng Akihito rời ngai vàng hôm 30/4, sự kiện đánh ngài trở thành vị hoàng đế đầu tiên thoái vị sau hơn 200 năm ở Nhật Bản.

lenhhoa3

Lễ thoái vị của Nhật hoàng Akihito

Sau buổi lễ rất giản dị và rất ngắn, như phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes nói, "chỉ chừng 10 phút", vị hoàng đế 85 tuổi đã thoái vị.

Ngài đã nói rằng ngài cảm thấy không thể hoàn tất vai trò của mình vì tuổi tác và sức khỏe giảm sút.

Thái tử Naruhito, sẽ kế vị ngai vàng Hoa cúc vào ngày hôm sau, bắt đầu một kỷ nguyên mới.

lenhhoa4

Buổi lễ bắt đầu hôm 30/04

Hoàng đế ở Nhật không nắm quyền lực chính trị mà đóng vai trò biểu tượng quốc gia.

Nhiều người dân Nhật nhớ đến triều đại của Nhật hoàng Akihito với hình ảnh ngài thăm hỏi các bệnh nhân và nạn nhân của các thảm họa.

Tại sao Nhật hoàng quyết định thoái vị ?

Nhật hoàng Akihito là quốc vương đầu tiên của Nhật Bản tự nguyện từ bỏ ngai vàng kể từ năm 1817.

Trong một bài diễn văn hiếm hoi vào năm 2016, ngài bày tỏ rằng tuổi tác khiến mình khó hoàn tất vai trò của mình và có ý muốn thoái vị.

lenhhoa5

Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko thăm hỏi người di tản sau thảm họa sóng thần năm 2011

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy đại đa số người dân Nhật cảm thông với ý nguyện của hoàng đế và một năm sau, Quốc hội ban hành một đạo luật để việc thoái vị của ngài trở nên khả thi.

Điều gì xảy ra tại lễ thoái vị ?

Sự kiện dự kiến ​​sẽ diễn ra tại phòng Matsu-no-Ma ở Hoàng cung và phần lớn nghi thức được tiến hành đằng sau cánh cửa đóng kín.

Buổi lễ bắt đầu lúc 17g00 giờ địa phương (08g00 GMT) khi Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko bước vào phòng. Hơn 330 người tham dự sự kiện này.

Buổi lễ kết thúc với việc vị quốc vương đọc bài diễn văn cuối cùng với tư cách hoàng đế, dù rằng ngài sẽ vẫn là hoàng đế cho đến nửa đêm.

Sáng 1/5, Thái tử Naruhito sẽ thực hiện nghi thức đầu tiên trong cương vị hoàng đế.

lenhhoa6

Thái tử Naruhito trở thành Thiên hoàng thứ 126 của nước Nhật hôm 1/5

Tân vương là ai ?

Thái tử Naruhito sắp sửa trở thành Thiên hoàng thứ 126 của nước Nhật - và sẽ chính thức dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên Lệnh Hòa.

Sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên Bình Thành bắt đầu từ khi Nhật hoàng Akihito lên ngôi năm 1989.

Ông Naruhito 59 tuổi, theo học ở Oxford và trở thành thái tử ở tuổi 28.

Năm 1986, có tin ông gặp vợ, Công nương Masako Owada tại một bữa tiệc trà. Họ kết hôn năm 1993.

Đứa con duy nhất của họ, công chúa Aiko, sinh năm 2001. Tuy nhiên, luật pháp hiện hành của Nhật giới hạn phụ nữ trong việc kế vị ngai vàng.

Do vậy, các vị trí kế vị tiếp theo là Hoàng tử Fumihito (chú của Công chúa Aiko) và Hoàng tử Hisahito, 12 tuổi (em họ Công chúa Aiko).

lenhhoa7

Công chúa Aiko, sinh năm 2001 nhưng luật pháp hiện hành của Nhật không cho nữ kế vị ngai vàng

Nữ ký giả Mariko Oi của BBC từ Tokyo cho hay đây là một vấn đề cho sự truyền ngôi.

Và hiện nay, truyền thống chỉ cho con trai nối ngôi báu vẫn còn đó nhưng "điều tra dư luận mới nhất cho hay đa số người Nhật không có vấn đề gì về chuyện để con gái nối ngôi".

Báu vật từ thần linh

lenhhoa8

Người Nhật tin rằng dòng họ của Thiên hoàng hiện nay đến từ các vị thần và truyền qua nhiều đời trong thời phong kiến sang hiện đại

Theo phóng viên BBC News, Anna Jones, các báu vật của Hoàng gia Nhật gồm chiếc gương, thanh kiếm và một viên châu báu, được người Nhật tin là "truyền từ các vị thần".

"Vì Nhật Bản không có vương miện của Hoàng gia, các báu vật này được coi là biểu tượng của quyền lực hoàng đế".

Published in Châu Á

Có một dân tộc Đông Á nhưng không đón Tết nguyên đán âm lịch, đó là dân tộc Nhật Bản.

nhat1

Người dân Nhật đón năm mới dương lịch tại Đền Minh Trị, Tokyo. 1/1/2019. AFP

Nhật dịp xuân mới âm lịch, mời độc giả nghe học giả Đỗ Thông Minh, một nhà nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ sống rất lâu tại Nhật Bản cho biết một số điều xung quanh việc người Nhật bỏ Tết âm lịch hơn 100 năm trước đây.

Đỗ Thông Minh : Họ là một quốc gia Đông phương nên cũng có ngày Tết ta. Rồi tiếp xúc với phương Tây họ có thêm ngày nữa thành ra hai ngày Tết âm lịch và dương lịch như chúng ta vậy. Nhưng tới thời Minh Trị Thiên Hoàng, lên ngôi năm 1868, tức trước trận Mậu Thân của mình đúng một thế kỷ, nói vậy để dễ nhớ, và năm năm sau, tức 1872, với trào lưu đổi mới, canh tân để đuổi theo Tây phương, họ thấy hai cái Tết như vậy lộn xộn.

Hồi đó người Nhật đã mạnh hơn mình nhiều trong chuyện giao dịch quốc tế, hết Tết tây rồi lại Tết ta, nó trở ngại, với lại hai cái giao dịch nó gần nhau quá, đâm ra nó phí thì giờ. Thế là người Nhật bèn đổi, nhập hai cái Tết làm một. Mà bây giờ cuộc sống của mình không còn ảnh hưởng mặt trăng nhiều nữa, nên cái âm lịch không còn ảnh hưởng nhiều mà vấn đề là hội nhập với trào lưu thế giới. Nhưng phong tục Tết họ không đổi, mà chỉ dời ngày thôi.

Cho tới ngày hôm nay vậy là người Nhật đã đổi 146 năm rồi. Trên lịch của Nhật chỉ còn ngày tây, và không còn người Nhật nhắc đến Tết ta nữa cả.

Kính Hòa : Trong hơn 100 năm đó thì có khi nào người Nhật tiếc nuối những ngày tháng cũ đó không, vì ta biết họ cũng là một dân tộc rất trọng truyền thống ?

Đỗ Thông Minh : Bất cứ quốc gia nào cũng có sự tranh chấp giữa mới và cũ. Thành ra ban đầu tôi nghĩ là người Nhật cũng tranh cãi dữ lắm. Như Việt Nam mình bây giờ mỗi năm tới Tết, thì cứ rộ lên chuyện có nên đổi hay không.

Một trong những người nêu ý kiến này là ông Võ Tòng Xuân. Ông học nông nghiệp bên Phi Luật Tân, nhưng có thời gian sang Nhật nghiên cứu trình luận án tiến sĩ về nông nghiệp. Ông cũng là đại biểu quốc hội, và có vài lần ông đưa vấn đề này lên. Nhưng dường như một số trí thức khác của Việt Nam cho rằng âm lịch nó đã thấm vào mình thì vậy nó mới có không khí Tết, chứ ăn tết dương lịch thì nó không có không khí tết. Mình còn đi đôi với nào là ông táo về trời, giao thừa, lễ lạt đủ thứ hết, mà đổi thì nó tréo cảng ngỗng, đổi sẽ khó.

Vấn đề ở đây là quán tính văn hóa. Nhật cũng biết điều đó, họ cũng rất bảo thủ chứ không phải không. Nhưng trước trào lưu đuổi theo Tây phương, để hòa nhập và tiến bộ, cho nên họ dứt khoát, mặc dù lúc đầu cũng có dư luận phản đổi dữ lắm.

Nhưng đã một thế kỷ rưỡi rồi, khoảng tám thế hệ rồi, người Nhật không còn ai quan tấm đến chuyện đó hết.

Kính Hòa : Là một người Việt Nam, có kinh nghiệm với người Nhật, sống ở Nhật rất lâu năm, thì theo ông với tình hình Việt Nam hiện tại, xã hội Việt Nam hiện tại thì việc đổi sang một cái tết duy nhất là dương lịch thì chúng ta sẽ được lợi gì ? Không lợi gì ?

Đỗ Thông Minh : Đối với một vấn đề văn hóa lớn của dân tộc như vậy thì nó có nhiều cách nhìn, có lợi hay không lợi, và chúng ta có chứng minh của nước Nhật rồi. Vấn đề nhưng chúng tôi trình bày lúc nãy, đó là quán tính văn hóa. Bây giờ nếu mà hỏi thì chúng tôi nói rằng hai cái tết nó như vậy, nghỉ nhiều, mà trong thời gian nghỉ không giao dịch quốc tế được.

Việt Nam lại có vấn đề giao thông rất là hỗn loạn, tai nạn lúc tết nhiều lắm.

nhat2

Đón Tết âm lịch tại phố Tàu Yokohama. 2017. AFP

Thành ra nói về cái lợi thực dụng thì nên đổi, nhưng mà về mặt văn hóa thì phải có thời gian để chuẩn bị tin thần. Mà cái thay đổi này nó là quán tính văn hóa, nó là một khía cạnh trong nhiều vấn đề của người Việt. Tôi cho rằng nếu mà đổi được thì nó cũng là một cái kích thích để đổi nhiều cái tư duy, cái văn hóa khác.

Việt Nam mình thấy cái gì không lợi thì nên đổi, chứ nếu ôm khư khư cái quán tính văn hóa thì sự vươn lên của xã hội mình khó bắt kịp thế giới.

Kính Hòa : Nhưng nếu nhìn ở khía cạnh khác, ví dụ như ở Mỹ, hai kỳ lễ Tạ ơn và Giáng sinh rất gần nhau. Và theo một số phân tích thì lễ lạt cũng là dịp mua sắm, kích thích kinh tế. Vậy nếu chúng ta giữ hai kỳ lễ Tết theo hướng đó thì sao ?

Đỗ Thông Minh : Vâng chắc chắn. Như chúng tôi đã nói, một vấn đề lớn luôn có cái lợi, cái hại. Cái hại là nghỉ nhiều, sức sản xuất chắc chắn là xuống rồi, rồi tai nạn nữa. Nhưng mà kích thích nền kinh tế bằng mua sắm cũng có nữa.

Thì mình có kinh nghiệm Nhật Bản, họ cũng y như mình thôi. Ở Nhật vào dịp tháng năm họ nghỉ rất dài đến 10 ngày, với nhiều cái lễ dính liền nhau.

Vấn đề làm việc và nghỉ là một sự quân bình cho thương trường. Khi xã hội thay đổi thì sự sắp xếp, cơ cấu, bên sản xuất và bên tiêu thụ phải thích ứng. Giống như ngày xưa buôn bán trao tay, bây giờ online, internet hết.

Kính Hòa : Hôm nay là đúng mùng một Tết âm lịch, đứng ở Nhật, một nơi bỏ Tết âm lịch lâu lắm rồi, ông có nhớ không khí Tết âm lịch Việt Nam không ?

Đỗ Thông Minh : Thật ra bên Nhật vẫn có không khí Tết âm lịch vì có ba khu phố Tàu, Yokohama, Kobe, và Nagasaki. Và phố Tàu bên Nhật có đặc điểm là rất sạch sẽ. Nói đến phố Tàu ta nghĩ đến dơ, nhưng sống với Nhật thì không dơ được.

Họ là phố Tàu, họ ăn hai cái tết. Rồi một số người Nhật cũng vui chơi. Người Nhật đốt pháo bông vào mùa hè, còn Tết thì họ lắng mình với thiên nhiên, về quê thôi. Thành ra Tết thì âm thầm vắng lặng chứ không rộn ràng như mùa hè. Mùa hè đốt pháo bông lớn lắm. Đối với người Nhật thì Tết âm thầm thôi, nhưng nếu thích rộn ràng thì xuống phố Tàu.

Phố Tàu đón tết tây theo Nhật rồi làm tết ta luôn. Cộng đồng người Việt chúng ta hay cộng đồng người Hoa tại đất Nhật cũng ăn hai cái tết. Người Nhật chỉ một thôi.

Kính Hòa : Tức là nhà của học giả Đỗ Thông Minh vẫn có bàn thờ gia tiên trong mấy này này phải không ạ ?

Đỗ Thông Minh : Thực ra mình ở hải ngoại thì bàn thờ gia tiên không đến như vậy đâu, nhưng nhà mình có thờ ông cụ bà cụ chút xíu, tết có làm cái mâm chút xíu. Mà cộng đồng mình bên đây nhỏ lắm, có tổ chức Tết ta nhưng mà năm nay lại rơi vào thứ ba, không được nghỉ nên không làm lớn được.

Lâu rồi không có những hội Tết tưng bừng như ở Mỹ, mà chỉ có những nhóm nhỏ tụ tập tại nhà thôi. Rồi nó cũng trôi qua âm thầm, một ngày như mọi ngày.

Kính Hòa : Rất cám ơn học giả Đỗ Thông Minh đã góp lời cho mùa xuân năm nay, kính chúc ông một năm mới, dù ở trên đất Nhật vẫn có một không khí tết như ở Việt Nam vậy.

Kính Hòa thực hiện

Nguồn : RFA, 05/02/2019

Published in Văn hóa

Nhật Bản tăng cường tiềm lực quân sự để đối phó Trung Quốc

Ngày 18/12/2018, chính phủ Nhật Bản đã thông qua kế hoạch mua thêm trang thiết bị quân sự cho 5 năm tới và xác định những ưu tiên chiến lược cho 10 năm tiếp theo.

nhat1

Tầu chở trực thăng Izumo của Nhật Bản sẽ được nâng cấp thành tầu sân bay. AFP PHOTO / TOSHIFUMI KITAMURA

Theo nhật báo Le Monde, "Nhật Bản trang bị khả năng quân sự phản công", trong đó "Nhật Bản giải ngân 210 tỉ để trang bị hai hàng không mẫu hạm", theo nhật báo kinh tế Les Echos, nhằm đối phó với những mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, thậm chí cả từ Nga.

Về mặt vật chất, lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ có thêm 105 chiến đấu cơ Mỹ F-35, phiên bản A và B, thay thế cho những chiếc F-15 đời cũ. Chưa dừng ở đó, Tokyo cho nâng cấp tầu chở trực thăng Izumo thành tầu sân bay, dù chính phủ Nhật sử dụng cụm từ tầu "đa chức năng", để có khả năng chứa chiến đấu cơ, cất cánh thẳng hoặc lấy đà ngắn. Đây sẽ là hàng không mẫu hạm đầu tiên của Nhật Bản kể từ sau Thế Chiến II, đồng thời chấm dứt "chính sách an ninh phòng thủ thời hậu chiến của Nhật Bản", theo đánh giá của nhật báo trung tả Asahi.

Một ưu tiên khác được nêu trong loạt kế hoạch mới được thông qua ngày 18/12/2018 là tăng cường khả năng trong các lĩnh vực không gian, chiến tranh mạng và chiến tranh điện tử, với việc thành lập một đơn vị quy tụ các lực lượng hải quân, bộ binh và không quân. Khả năng phòng thủ tên lửa được tăng cường với việc mua hai hệ thống chặn tên lửa Aegis Ashore của Mỹ.

Tại sao Nhật Bản tăng cường phương tiện phản ứng cho Lực lượng Phòng vệ ? Lý do thứ nhất, theo Le Monde, là để bảo vệ các đảo ngoài khơi, như quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc. Tháng 04/2018, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã giới thiệu đội tác chiến nhanh hỗn hợp thủy-lục quân đầu tiên. Đơn vị này có 2.100 quân, được thành lập theo mô hình của Hải quân Mỹ và được các cố vấn Mỹ trợ giúp, có nhiệm vụ lấy lại những hòn đảo bị chiếm đóng.

Tiếp theo, Nhật Bản muốn phòng ngừa những mối đe dọa được nêu rõ trong Sách Trắng Quốc Phòng. Ngoài sự phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên, Tokyo còn nhấn mạnh đến "sự tăng cường đơn phương các hoạt động quân sự của Trung Quốc", đồng thời vẫn phải lưu ý đến ý đồ của Nga. Chỉ từ tháng 04 đến 06/2018, tổng cộng 271 lần máy bay Nga và Trung Quốc vi phạm không phận của Nhật, nhiều hơn 42 vụ so với cùng thời kỳ năm 2017.

Theo Le Monde, những hợp đồng mua vũ khí của Mỹ cũng nhằm làm hài lòng tổng thống Donald Trump, người luôn sẵn sàng quy trách nhiệm cho Nhật Bản trong thâm hụt thương mại của Mỹ. Thúc đẩy chuyển hóa quốc phòng cũng nhằm thỏa mãn mong muốn của thủ tướng Shinzo Abe biến Nhật Bản thành một "nước bình thường" về mặt quân sự.

Sau khi sửa đổi điều 9 của Hiến Pháp chủ hòa vào năm 2014, Nhật Bản có thể tham gia vào hệ thống phòng thủ tập thể. Năm 2015, một đạo luật được thông qua, cho phép Lực lượng Phòng vệ Nhật có thể can thiệp bên ngoài lãnh thổ để hỗ trợ các đồng minh, với một điều kiện là "sự sống còn của Nhật Bản bị đe dọa".

Ngân sách quốc phòng của Nhật không ngừng gia tăng kể từ khi thủ tướng Abe trở lại nắm quyền vào năm 2012 và đạt đến 41,3 tỉ euro cho năm 2019, tăng 2,1% trong vòng 1 năm, nhưng con số này vẫn thấp hơn 4 lần so với ngân sách quốc phòng của Trung Quốc.

Trung Quốc trước những lựa chọn tế nhị do tăng trưởng chững lại

Thành quả kinh tế đưa hơn 740 triệu người Trung Quốc thoát nghèo có được "là nhờ chúng ta đi theo đường lối tập trung và thống nhất của đảng", với những phát biểu như vậy, "ông Tập Cận Bình tái khẳng định vai trò trọng tâm của Đảng cộng sản Trung Quốc", theo nhật báo kinh tế Les Echos và "tái khẳng định quyền tối cao của Đảng cộng sản Trung Quốc" theo Le Figaro.

Lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc cũng hứa tiếp tục theo đuổi chính sách mở cửa kinh tế, nhưng lại không đưa ra biện pháp cụ thể nào. Phát biểu này, theo nhật báo kinh tế Pháp, đã dội một gáo nước lạnh vào hy vọng của nhiều nhà phân tích và đầu tư, vẫn trông đợi vào những dấu hiệu cụ thể của chủ tịch Trung Quốc nhằm giảm bớt lo ngại liên quan đến căng thẳng thương mại và sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc.

Ngay sau lễ kỷ niệm 40 năm thực hiện chính sách mở cửa, như thông lệ vào tháng 12, các nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng cộng sản Trung Quốc họp kín trong hai ngày để định hướng những chính sách kinh tế và tài chính cho năm 2019. Nhật báo Les Echos nhận định : "Tăng trưởng chậm lại đặt Trung Quốc trước những lựa chọn tế nhị". Một vài chỉ số thực tế được Les Echos nhắc lại : tăng trưởng quý 3 bị chậm lại (6,5%, mức thấp nhất từ năm 2009), lượng bán lẻ thấp nhất từ 15 năm qua, sản xuất công nghiệp cũng ở mức thấp nhất kể từ 3 năm gần đây, thị trường ô tô bị thu hẹp trong năm 2018…

Theo chuyên gia của tổ chức Eurasia, trong bối cảnh này, "vấn đề mấu chốt ở chỗ Bắc Kinh làm thế nào để cân đối giữa cam kết giảm rủi ro tài chính với nhu cầu hỗ trợ tăng trưởng đang trượt dốc". Chính quyền trung ương và địa phương bị giằng co giữa hai mục tiêu này. Để ngăn đà giảm tăng trưởng, Bắc Kinh đã tung ra một loạt biện pháp : nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm thuế 165 tỉ euro cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, khuyến khích tăng đầu tư cơ sở hạ tầng tại các địa phương… Tuy nhiên, tác động của những biện pháp này vẫn còn hạn chế.

Nhiều kinh tế gia và cố vấn chính phủ đề xuất Bắc Kinh hạ mức tăng trưởng, từ 6% đến 6,5% cho năm 2019 và ưu tiên cải cách. Mục tiêu tăng trưởng luôn là điểm quyết định trong chính sách kinh tế của Trung Quốc, tuy nhiên, chỉ số này sẽ không được công bố trước kỳ họp toàn thể của Quốc hội vào tháng 03/2019.

Bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc, Hoa Vi phản công

Hai tuần sau khi bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính tập đoàn Hoa Vi, bị bắt, lần đầu tiên, "từ trụ sở mới, Hoa Vi dàn dựng màn đáp trả quốc tế", theo thông tin của nhật báo kinh tế Les Echos.

Tập đoàn có 180.000 nhân viên tổ chức họp báo ngày 18/12/2018 tại thành phố Đông Quản (Dongguan, miền nam Trung Quốc) và khẳng định "không hề có bằng chứng về việc Hoa Vi đe dọa an ninh quốc gia của bất kỳ nước nào". Theo Les Echos, không phải ngẫu nhiên mà Hoa Vi chọn Đông Quản vì tại đây, nhà cung cấp viễn thông Trung Quốc có khu công nghệ riêng có quy mô lớn và trở thành biểu tượng của Hoa Vi.

Nhiều số liệu về thành công của tập đoàn Trung Quốc cũng được công bố : lần đầu tiên kể từ khi thành lập cách đây 30 năm, doanh thu của Hoa Vi vượt ngưỡng 100 tỉ đô la trong năm 2018, 25 hợp đồng về mạng 5G đã được ký… Cuối cùng, Hoa Vi sẽ đầu tư 2 tỉ đô la trong lĩnh vực an ninh mạng trong vòng 5 năm. Một trung tâm dành cho lĩnh vực này sẽ được khánh thành trong quý I năm 2019 tại Bruxelles (Bỉ) để khách hàng có thể thử nghiệm trang thiết bị mới.

Mỹ khẳng định Nga can thiệp bầu cử tổng thống 2016

Hai báo cáo được trình lên Thượng Viện Mỹ ngày 17/12 khẳng định Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016.

"Can thiệp của Nga : phương pháp đánh lừa" là hàng tựa của Libération. Nhiều tập đoàn internet lớn đã bị sử dụng vào các chiến dịch có mục tiêu cụ thể, trong đó có việc ngăn cử tri da đen đi bỏ phiếu. Hai bản báo cáo còn nêu lên quy mô lớn chưa từng có của các chiến dịch trên và thủ thuật tinh xảo trong việc bóp méo thông tin qua mạng xã hội.

Internet Research Agency (IRA), do Evgeny Prigogine, một doanh nhân thân tổng thống Nga quản lý, bị chỉ đích danh là "nhà máy tung tin giả". Khoảng 1.000 nhân viên được cơ quan này huy động vào việc mở và duy trì vài trăm tài khoản giả, mang danh tính của người Mỹ, để đăng nội dung trên các mạng xã hội có lợi cho đảng Cộng Hòa, đặc biệt là cho ứng viên Donald Trump, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.

Theo Le Figaro, "Nga cũng khai thác mạng Instagram để gây ảnh hưởng đến bầu cử Mỹ 2016". Hai bản báo cáo nhấn mạnh : "Instagram là mạng hữu hiệu nhất của IRA và chắc chắn hiện vẫn là chiến trường quan trọng nhất đối với họ".

Tổng thống Mỹ bị kẹt trong bức tường với Mêhicô

Vẫn liên quan đến Mỹ, xây bức tường ở biên giới với Mexico là lời hứa chắc như đinh đóng cột của nhà tỉ phú Mỹ Donald Trump trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống năm 2016. Hai năm sau khi đắc cử tổng thống, chủ nhân Nhà Trắng vẫn chưa được Quốc Hội bật đèn xanh để giải ngân 5 tỉ đô la nhằm khởi động công trình này.

Theo Le Monde, do thiếu thỏa thuận về ngân sách của 9 trên 15 bộ, trong đó có bộ an ninh nội địa Mỹ, chịu trách nhiệm về đường biên giới, các bộ này có thể sẽ bị ngừng hoạt động kể từ ngày 21/12. Trước đó, ngày 13/12, phe đối lập đã phản đối nhu cầu và hiệu quả của bức tường biên giới và từ chối cấp 1,3 tỉ đô la để xây công trình này. Tuy nhiên, tổng thống Mỹ dọa khóa ngân sách liên bang nếu ông không nhận được tài chính để thực hiện dự án xây bức tường biên giới với Mêhicô.

Hiện tại, tổng thống Mỹ không có lợi thế do đa số ở Hạ Viện thuộc về đảng Dân Chủ. Dù đảng Cộng Hòa hơn một ghế ở Thượng Viện, dự án xây bức tường phải thu được nhiều hơn 9 phiếu.

Cuộc chiến tài chính để xây bức tường hiện cho thấy rõ những hạn chế trong phát ngôn của tổng thống Mỹ, trước hết là sự phi lý trong phát biểu "Mexico phải trả tiền xây bức tường". Tuy nhiên, trên Twitter, tổng thống Mỹ trấn an rằng thỏa thuận tự do mậu dịch mới với Mexico và Canada "vô cùng có lợi" và vì thế với "số tiền mà chúng ta thu về được, Mêhicô trả giá".

Trang nhất các nhật báo

Hệ quả của phong trào Áo Vàng tiếp tục là chủ đề chính trên trang nhất của các nhật báo Pháp. Theo Le Monde, "Cảnh sát tham gia phong trào phản đối" vì nhận thấy nhiều yêu sách của phong trào Áo Vàng cũng liên quan đến họ.

Các thị trưởng lên tuyến đầu trong "cuộc thảo luận toàn quốc", được Libération đánh giá là "Những người đầu tiên gánh vác trách nhiệm" sau khi tổng thống Pháp cầu cứu đến họ. Kéo dài ba tháng, kể từ đầu năm 2019, "cuộc thảo luận toàn quốc" sẽ đề cập đến nhiều chủ đề quan trọng : chuyển đổi năng lượng, thuế khóa, tổ chức Nhà nước và sự liên kết tốt hơn giữa công dân và các quyết định.

Nhờ tỉ lệ lạm phát thấp và các biện pháp nhượng bộ trước phong trào Áo Vàng của tổng thống Macron, "Sức mua tăng rõ nét vào năm tới", theo dự báo của Les Echos. Tuy nhiên, tăng trưởng của Pháp sẽ bị chững lại.

Le Figaro quan tâm đến "Cải cách trường trung học (cấp III) : Những ẩn số của một chương trình cải cách tham vọng", với việc xóa một số ban Văn học (L), Kinh tế và Xã hội (ES) và Khoa học (S).

Nhật báo công giáo La Croix đăng "những lời khuyên của giáo hoàng đến các chính trị gia" trong thông điệp được Vatican công bố ngày 18/12, nhân kỷ niệm lần thứ 52 Ngày Quốc tế vì Hòa bình.

Thu Hằng

Published in Châu Á

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc lại thất bại thêm một lần nữa - lần thứ hai trong hai năm liên tiếp kể từ năm 2016 - mà không thể ‘xin tiền’ được của Nhật Bản.

nhat1

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh : VGP/Quang Hiếu.

Tham dự Hội nghị cấp cao hợp tác Mekong - Nhật Bản lần thứ 10 vào tháng Mười năm 2018, ông Phúc đã có một cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Nhưng kết quả đáng thất vọng nhất đối với Thủ tướng phúc lẫn giới chóp bu đang khát ODA ở Việt Nam là đã chẳng có một lời hứa hẹn, và càng không có sự cam kết nào về việc ‘Nhật Bản sẽ tăng cường hỗ trợ ODA cho Việt Nam’ hoặc ‘Nhật Bản sẽ dành cho Việt Nam nguồn vốn ODA ưu đãi’, bất chấp Thủ tướng Phúc đã phải một lần nữa đề nghị "Nhật Bản tăng cường hỗ trợ vốn ODA ưu đãi hơn cho Việt Nam".

Vào tháng Sáu năm 2016, Nguyễn Xuân Phúc cũng đã đi Nhật để dự Hội Nghị G7 mở rộng. Nhưng kết quả của chuyến đi này là đã không có bất kỳ một hứa hẹn hay cam kết nào từ phía Nhật về viện trợ cho Việt Nam.

Nguyễn Xuân Phúc - nhân vật đang trở nên quá cám cảnh bởi tư thế phải "đổ vỏ" cho thời thủ tướng trước, giờ đây rơi vào một vòng xoáy "cơm áo gạo tiền" cho đảng và chính phủ cầm quyền ở Việt Nam. Đã quá đủ cho vài chục năm vay nợ nước ngoài, chi xài vô tội vạ và bỏ mặc tham nhũng hoành hành của chính phủ cùng chính quyền các địa phương Việt Nam, để lại núi nợ công lên đến ít nhất 210 % GDP, tương đương khoảng 431 tỷ USD.

Con số vay ODA của nước ngoài từ năm 1993 đến năm 2014 đã lên tới 90 tỷ USD. Sau khi trừ đi 10 - 12% vốn vay không hoàn lại trong số đó, mỗi năm ngân sách Việt Nam phải có trách nhiệm trả nợ quốc tế hàng chục tỷ USD. Mà muốn trả được số nợ này, Việt Nam lại phải tìm cách "vay đảo nợ" của các tổ chức tín dụng quốc tế. Trước đây, những tổ chức này vẫn cho Việt Nam vay vốn "đầu tư phát triển" và vay đảo nợ khá dễ dàng. Nhưng đến năm 2015, WB bất ngờ thông báo hai "tin buồn" cho Việt Nam : Việt Nam đã "tốt nghiệp IDA" mà sẽ không được xếp vào loại quốc gia "xóa đói giảm nghèo" ; và từ tháng 7/2017 sẽ không được vay với lãi suất ưu đãi 0,7 - 0,8%/năm cùng thời gian ân hạn đến 30 - 40 năm như trước đây, mà mức lãi suất vay sẽ được nâng lên gấp ba và thời gian ân hạn giảm xuống một nửa.

Trong khi đó, ngân sách Việt Nam vẫn buộc phải làm cái chuyện vừa lo trả nợ vừa phải tiếp tục vay mượn vượt hơn đến 30% số trả nợ hàng năm để phục vụ các khoản chi tiêu thường xuyên khổng lồ của bộ máy gần 4 triệu công chức viên chức và lực lượng vũ trang.

2018, sau vài chục năm "vay mượn, vay mượn ồ ạt cho đến khi sụp đổ," ngân sách Việt Nam đã biến thành một tổ mối đúng nghĩa : tỉ lệ nợ công/GDP vượt xa giới hạn nguy hiểm, còn cộng đồng tài chính quốc tế đang thẳng tay "cấm cửa" vay mượn ODA đối với chính thể mà ngay giới chuyên gia quốc tế còn rành rẽ một giai thoại dân gian : một chương trình an sinh xã hội của chính phủ Việt Nam nhận nguồn ODA có tên là ‘Chương trình 135’, nhưng khi tiền được phân bổ từ cấp cơ quan trung ương xuống cơ quan địa phương rồi đến tay người dân thì đã biến thành công thức ‘5 - 3 - 1’, tức những người khốn khổ nhất trong xã hội lầm than này chỉ nhận một phần quá nhỏ nhưng vẫn phải tự nguyện ‘cám ơn đảng và nhà nước ta’, cũng tự nguyện làm bình phong để giới quan chức có cớ ‘xóa đói giảm nghèo’ để xin ODA.

Từ nhiều năm qua, ODA đã trở thành một trong những quốc nạn về tham nhũng ở Việt Nam. Tỷ lệ thất thoát bình quân tại nhiều dự án ODA được đồn đoán khoảng 20 – 25%. 

2018, sau vài chục năm nhận ‘lộc trời’, ODA đã trở thành một trong những bi kịch ‘vĩ đại’ nhất của chính thể Việt Nam.

Bi kịch đến nỗi mà vào một buổi sáng mùa thu năm 2017, Thủ tướng Phúc đã phải "đề nghị Ngân hàng thế giới tìm kiếm nguồn vốn tài trợ cho Việt Nam các khoản không hoàn lại để giảm tối đa làm chi phí vay vốn, tăng thành tố ưu đãi của các khoản vay" - cử chỉ xin tiền đầu tiên và hình như không còn quá chú tâm về lòng tự trọng kể từ ngày quan chức này phải lãnh trách nhiệm ‘đổ vỏ’ cho đời thủ tướng trước bị xem là ‘phá chưa từng có’ là Nguyễn Tấn Dũng…

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 15/10/2018

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 2