Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ngày 23/5/2018 vừa qua, tại thủ đô Berlin của Đức quốc đã diễn ra buổi hội thảo về "Hiện trạng bang giao Đức-Việt sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" được tổ chức tại Taz Café của Nhật báo TAZ. Đồng thời dư luận Việt Nam đang mỗi lúc một quan tâm nhiều hơn trước nguồn thông tin Đức quốc phát lệnh truy nã tại Châu Âu đối với 4 cá nhân là người Việt Nam lẫn người gốc Việt Nam nhưng sinh sống tại hải ngoại với cáo buộc có liên quan đến vụ bắt cóc…

xonxao1

Quang cảnh buổi hội thảo "Hiện trạng bang giao Đức- Việt sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" (ảnh : Kim My- Thoi bao.de)

Theo bài báo của tác giả Kim My được đăng ở trang Thoibao.de, buổi hội thảo về "Hiện trạng bang giao Đức- Việt sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" được tổ chức tại Taz Café của Nhật báo TAZ vào sáng ngày 23/5/2018, đã thu hút một lượng khách đông đảo đến tham dự, theo dõi. Các chuyên gia, luật sư, nhà báo góp mặt ở bàn chủ tọa của buổi hội thảo như : Bà Petra Schlagenhauf, luật sư của Trịnh Xuân Thanh, nhà báo Marina Mai chuyên viết cho nhật báo TAZ, Tiến sĩ Gehard Will, chuyên gia về Châu Á của Tổ chức Khoa học và Chính trị (gọi tắt là SWP)…

xonxao2

Thành viên chủ tọa của buổi hội thảo "Hiện trạng bang giao Đức- Việt sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" (ảnh : Kim My- Thoi bao.de)

Mở đầu buổi hội thảo, lời trình bày của ông Sven Hansen nói về hậu quả vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ tháng 7/2017 tại Berlin, hiện tại chính quyền Đức đã thay đổi trong ngôn ngữ từ "nghi ngờ bắt cóc" nay thành "hành động bắt cóc" đối với chính quyền Việt Nam.

Luật sư người Đức bà Petra Schlagenhauf trình bày tại buổi hội thảo rằng bà biết ông Thanh, thân chủ của bà không bao giờ tự ý trở về đầu thú tại Việt Nam. Việt Nam thực hiện vụ bắt cóc ông Thanh tại Đức, đây là hành vi không những đã vi phạm luật pháp Đức mà còn vi phạm Công pháp quốc tế. Vì vậy những phán quyết của Việt Nam kết án ông Thanh tù chung thân tại Tòa án Hà Nội liên quan đến hai vụ án kinh tế đều không hợp lệ do trước đó phiên tòa xét xử đã không hợp lệ. Bà Petra Schlagenhauf có nhắc đến nguyện vọng quay trở lại Đức của ông Thanh để đoàn tụ với vợ con, đây là nguyện vọng chính đáng. Mặc khác, việc để ông Thanh trở lại Đức cũng là một cơ hội để qua đó hàn gắn quan hệ ngoại giao giữa Đức- Việt vốn đã rơi vào tình trạng khủng hoảng gần một năm qua. Bà Petra Schlagenhauf nói quan hệ giữa hai nhà nước là phải tuân theo luật pháp chứ không thể dùng hành vi bạo lực phạm pháp. Trong hoàn cảnh hiện tại, con đường ngoại giao là cách xử sự thông minh và tốt nhất để giải quyết mọi chuyện càng nhanh càng tốt, điều này sẽ có lợi cho các bên không riêng gì giữa Đức- Việt mà còn là quan hệ với cả khối EU. Lời cuối trước khi chấm dứt buổi hội thảo, bà Schlagenhauf nói : Câu hỏi được đặt ra là nhà nước Việt Nam có thực tâm muốn giải quyết vấn đề hay không ?

Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức ngoại trừ vấn đề nhân quyền còn nhiều khó khăn thì trước khi vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh diễn ra nhìn chung là rất tốt đep trên các phương diện kinh tế, giáo dục…v.v…Đây là trình bày của nhà báo Marina Mai. Lời cuối nói tại buổi hội thảo, nhà báo Marina Mai cho biết bà có nguồn tin là trung tướng Đường Minh Hưng với cáo buộc từ các nhà điều tra Đức là chỉ huy vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin vào ngày 23/7/2017 đã biến mất trên màn hình Việt Nam từ bấy lâu nay.

Tiến sĩ Gehard Will, chuyên gia SWP tại Berlin trình bày nội dung liên quan đến tham nhũng và chống tham nhũng. Theo ông Gehard Will ở Việt Nam, đấu tranh chống tham nhũng chỉ có nghĩa là đấu tranh quyền lực trong nội bộ Đảng, là một dụng cụ để củng cố quyền lực. Sau khi vụ bắt cóc xảy ra, chính phủ Đức đã phản ứng quyết liệt với Việt Nam để tránh làm trò cười cho thế giới như trục xuất 2 nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin, đóng băng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đình chỉ miễn visa cho hộ chiếu ngoại giao Việt Nam và Hiệp định Thương mại giữa Việt Nam và Liên minh EU cũng bị trì hoãn v.v…Kết thúc buổi Hội thảo, tiến sĩ Gerhard Will cho rằng việc bắt cóc là một cơ hội để hai nước Việt và Đức có dịp hiểu biết lẫn nhau nhiều hơn.

Ở một diễn biến khác, tại Việt Nam dư luận Việt Nam đang mỗi lúc một quan tâm nhiều hơn trước nguồn thông tin do nhà báo Lê Trung Khoa-chủ trang Thoibao.de cho dư luận biết rằng, các nhà điều tra Đức do chưa bắt được người nên sau lệnh bắt giam đã phát lệnh truy nã tại Châu Âu đối với 4 cá nhân người Việt Nam lẫn người gốc Việt Nam nhưng sinh sống tại hải ngoại với cáo buộc có liên quan đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Đó là :

1. Trung tướng Công an Việt Nam ông Đường Minh Hưng ;

2. Ông Vũ Quang Dũng – được cho là hiện đang công tác tại Bộ Công an Việt Nam ;

3. Ông Đào Quốc Oai – một người gốc Việt Nam nhưng sinh sống tại Cộng hòa Séc. Tình trạng tung tích hiện đang lẩn trốn ;

4/ Ông Lê Anh Tú – tài xế lái xe cho ông Đào Quốc Oai. Tình trạng tung tích đang lẩn trốn.

Xin được nhắc lại, thông tin về 4 cá nhân nêu trên bị Đức quốc phát lệnh truy nã tại Châu Âu đây mới là thông tin của cá nhân nhà báo Lê Trung Khoa, riêng Chính phủ Đức hiện chưa ra thông cáo báo chí chính thức về thông tin này. Tuy nhiên, dù thế nào thì dư luận Việt Nam hiện cũng đang bày tỏ sự xôn xao trước nguồn thông tin này. Cũng như vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, cho đến nay cũng chỉ mới cáo buộc từ phía Đức quốc, còn phía Việt Nam hiện tại vẫn chưa lên tiếng nhìn nhận hoặc phủ nhận về cáo buộc này.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 28/05/2018

Published in Diễn đàn

Thế ri 43 năm cũng trôi qua như mt gic mơ t ngày chia ly đó. tui này, như nhiu người Vit khác hải ngoi, tôi không tin ni đã qua hơn 2/3 đi mình x ngoài.

ynghi0

Cộng đồng người Việt tại thành phố Edmonton, bang Alberta Canada cũng thường tổ chức Tết Trung thu với các tiết mục múa lân, ca hát cùng trò chơi và ẩm thực - Hình minh họa.

Đã định chui vào nếp sng bn rn thường l hàng ngày đ quên đi tháng tư này, nhưng cái Ti vi oái ăm và đài CNN ra r sut vài ngày qua v chuyến thăm khu phi quân s ca hai nhà lãnh đo Bc và Nam Hàn đ có cuc gp g lch s ln na, mưu cu đt đến hiệp ước hòa bình, chính thc chm dt tình trng chiến tranh t 1953, và mưu cu bán đo Triu Tiên phi ht nhân hóa, nht là mong cam kết ca Bc Hàn ngưng th các ha tin ht nhân và liên lc đa. Nhưng cái bt tay đu tiên di bê tông đơn gin ngăn cách hai xứ ca hai ông Moon và Kim, đã gây cho tôi nhng xúc đng mãnh lit và xúc cm trào dâng ca mt người xa x gc Vit mong mt giây phút tương t cho Vit Nam !

Xem tiếp nhng cnh khác sau đó trong sut ngày 27/4, t cuc thương ngh chính thc trong phòng họp ca hai bên đến nhng phút hai ông đi do tâm s, ôm chm nhau sau khi ký thông cáo chung, hay cnh hai bà v nm tay nhau tung tăng, đến bui tic ti do bên Nam đãi vi các món ngon vt l t nhiu min, nht là ông Kim cu kỳ bt đoàn mình nấu riêng món mỳ lnh min Bc đem đến bui tic. Chi tiết nh thôi nhưng cho thy h cu kỳ sa son cho ln hp mt và mun t thin chí cho bên kia thy d chu hơn.

Thông cáo chung chỉ cho thy thin chí mun thương tho tiếp, còn các kết qu hòa đàm ln hơn hay tế nh hơn vn còn được gi kín bên trong, và nht là còn tùy thuc cuc gp g vào tháng 5-6 gia Tổng thống Trump và ông Kim nếu còn được gi, cũng như các cuc tiếp xúc chc chn có gia Bc Hàn và Trung Quc trong vài tun ti. Tóm li là vn đ bt tay giữa hai nước Hàn cũng ch mi bt đu và còn tùy thuc nhiu biến chuyn có th nh hưởng đến chính tr và hòa bình toàn cu trong nhng năm tháng ti.

Trở v gic mơ thm kín ca mt ngày bt tay gia hai bên thng cuc và thua cuc nước mình (theo cách gọi mi thi thượng, khá ph biến ca tác gi Huy Đc trong quyn sách "Bên Thng Cuc"), qu thy tht xa vi dù ch trong tưởng tượng.

"Bên Thắng Cuc" gm hơn 3 triu đng viên k c gung máy quân s và an ninh ln mnh và toàn tr, li thêm đông đảo nhóm hu thun nm đc quyn và đc li kinh tế, t sc mnh chung ý thc h ngày trước chuyn sang quyn li chính tr và nht là quyn li kinh tế chung bây gi phi bo v, không d gì mun đi thoi (và có l không có lý do gì đ đi thoi) vi nhóm "bên kia" Phe Thua Cuộc.

Trong đất nước có gn 90 triu người do Bên Thng Cuc kim soát cht ch, cũng khó biết có bao nhiêu người chia x tht s ch nghĩa và chế đ cai tr ca gii cm quyn. Qua các sách báo và tiếp xúc hàng ngày, nht là nhng lúc tâm sự tht lòng, nhiu quan sát viên có th nhn ra nhiu tng lp dân chúng trong min Nam vn mơ v nhng ngày cũ vi "Bên Thua Cuc" hay ít nht là lý tưởng ca h. Ngay ra ngoài Bc, nơi ct lõi ca Bên Thng Cuc, không ít thanh niên bây gi hay ngay cả bô lão còn khen tng thăm hi v nhng cái hay cũ ca Việt Nam Cộng Hòa, nht là thi vàng son ca min Nam 1956-62 dưới nn Đ nht Cng hòa !

n s ln nht là thành phn 15-40 tui bây gi chiếm 40% trong dân s, không ai hiu nhóm người tr đó đang tht s nghĩ gì và vào tuổi lãnh đo đt nước Vit Nam trong 10-20 năm ti, h s hành đng chn la ra sao ? Ngoài ra, thành phn trung lưu đang ln mnh theo cp s nhân vi nhng quyn li và tài năng kinh tế đáng k, thêm vào kiến thc toàn cu rng rãi qua mng Internet mê say đời sng tân tiến và dân ch ca các xã hi Tây phương, liu có chp nhn mãi s km kp tư tưởng và hành đng ca h ? Đây là hai thành phn không giáo điu s quyết đnh tương lai ca đt nước và xã hi Vit Nam trong 3 - 4 thp niên ti ? Nếu có cơ hi, nhóm này kết hp vi nhóm tinh hoa cùng tui hi ngoi s to dng ct tr phát trin cho mt Vit Nam phú cường trong tương lai !

"Bên Thua Cuộc" cũng gm gn 3 triu người gc Vit hi ngoi, đang có mt trên 120 quc gia, là mt khi đông nhiều tài năng và tinh hoa, nhưng tương đi "thm lng" vì hoàn cnh phi tn mác và đa s bn rn vi cuc mưu sinh hàng ngày, không có thì gi đ theo dõi ngay c tin tc nhng biến c trong nước, đng nói gì đến vic kết ni t chc thành mt lc lượng có tiếng nói đ mong đi thoi vi trong nước. Ngoài ra phi nhn thc, s chia r xâu xa ca cng đng hi ngoi ! Nhiu thành ph ln đông người Vit có 2-3 hi đi din, ngay c các tôn giáo d đoàn kết cũng chia làm nhiu nhóm lãnh đo, ngay ci hội cu hc sinh ca vài trường ln cũ min Nam cũng chng kiến s hin din ca vài nhóm "ly khai" mun tranh quyn là tiếng nói đi din. Tình trng này cho thy mt nhóm nh đi din cho khu Bolsa bên California, Eden Center Virginia, hay Bellaire Houston Texas, khó có tư cách hay kh năng đi thoi nếu có mt ngày "bên trong nước mi v" !

Những lãnh đo ngoài có tinh thn "quc gia" do các năm 1975-80 tui 30-55 còn tràn đy tài năng và lý tưởng mong ngay tr v, gi đây sau 43 năm đã phn đông nằm xung hay trong các nhà dưỡng lão. Nhiu thanh niên 18-30 thu đó tràn đy nhit huyết và hiu biết v quê hương nay đã v hưu và mun sng cuc đi trm lng bên cnh con cháu và vui hưởng an nhàn. Thế h tr 1-15 tui do đó thì bây gi trưởng thành và nhiều người thành công trong các xã hi mi nhưng li không hiu tiếng Vit và vi h, Vit Nam cũ ch như t giy trng vì phn ln đã không biết gì v quê hương cũ ca cha ông ?! Nhng chuyến ngn v thăm quê hương ca gia đình hay vi bn bè cho họ cm giác ca mt xã hi Vit Nam tân tiến hơn vi nhiu cnh du lch đp hay các món ăn ngon !

Bên Thua Cuộc cũng có th mong mi nơi cm tình xưa cũ ca nhiu tng lp dân chúng min Nam và tng lp tr min Bc bây gi, như nói trên, nhưng làm sao để các giới đó có t chc và tiếng nói mnh m hơn trong bi cnh chính tr như hin nay, ngoài mong mi theo thi gian, gii có tui bo th s chui vào sau sân khu chính tr, nhường ch cho các thế h tr hin ti. Và li còn s xung đt khc lit vi thế hệ các "Thái t Đng" bây gi s tiếp ni ôm cht quyn bính và đc quyn đc li kinh tế, nht là các tài sn nhà đt đã ly được tha hưởng t cha ông trong 40-50 năm qua ?

Câu trả li, nếu có, đúng là Vit Nam tôi ơi, tt c tùy vào vn nước vn nhà do hồng phúc tiên t đ li, sau my chc năm chinh chiến hn thù làm rách nát đt nước, và đang đ li mt gia tài tt hu bây gi và trong vài chc năm na ?! Nim hy vng còn li ch mong s kết hp ca hai thế h tr rường ct trong và ngoài nước, như đã nói ở trên. Có ai nghĩ đến điu đó trong ngày 30/4 năm nay, c hai bên thng và thua cuc ?!

Phạm Đỗ Chí

Nguồn : VOA, 30/04/2018

Published in Diễn đàn

Việc cán bộ công an Nguyễn Hải Dương (SN 1985) vì cần tiền để đánh bạc ở Camphuchia nên không ngần ngại tự "biến mình" thành gián điệp khi đánh cắp những tài liệu mật của Bộ công an rồi đem bán cho Đại sứ quán Trung Quốc. Qua đó đã cho thấy những sòng casino không chỉ làm cho người ta tán gia bại sản mà còn nguy hiểm ở chổ là nó có thể phục vụ cho mưu đồ chính trị, gây nguy hại cho an ninh quốc gia…

casino1

Hình 1. Casino ở Đà Nẵng có chủ là người Trung Quốc, nằm trên cung đường có nhiều người Trung Quốc sinh sống (ảnh Mai Hồ- VNF)

Con số ước chừng là tầm từ khoảng gần 70 sòng casino được thành lập tại các tỉnh ở Campuchia như : Kampong Cham, Svay Rieng, Kampot… có đường biên giới giáp với các tỉnh của Việt Nam là : Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Hà Tiên…

Theo Thủ tướng Campuchia-Hun Sen từng tuyên bố thì 100% sòng casino chỉ phục vụ cho người nước ngoài, không được phục vụ cho người dân Campuchia. Đây là luật nên nếu sòng casino nào vi phạm sẽ bị phạt nặng hoặc bị tước giấy phép kinh doanh. Việt Nam cũng vậy, một số tỉnh thành của Việt Nam như Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, Quảng Ninh có thành lập sòng casino nhưng không phục vụ cho người Việt Nam, chính vì điều này đã trở thành động lực cho những con bạc Việt Nam ào ạt vượt biên giới để giải "cơn khát" đỏ đen để rồi sau đó bán linh hồn và thể xác cho quỷ dữ. Hoạt động Casino và các ngành liên quan đã đem lại cho Chính phủ Campuchia một nguồn ngoại tệ lên đến hàng chục triệu USD.

Không thể so bì với "thiên đường casino" ở Bavet, một số sòng casino ở thủ đô Phnom Penh hoặc ở Poipet, chỉ có khoảng 2 sòng casino mới thành lập ở huyện Mimot ở tỉnh Tbong Khmum, nằm hút trong rừng rậm nhưng hằng ngày vẫn thu hút hàng ngàn con bạc Việt Nam theo đường cửa khẩu Lộc Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước sang chơi.

Chỉ cần một tấm giấy hộ chiếu và một khoảng tiền chơi là đủ cho con bạc dù ở bất cứ thành phần xã hội nào khi bước vào sòng casino vẫn được phục vụ như "thượng khách". Con bạc cũng không cần phòng thủ tiền ăn uống, chổ nghỉ ngơi hoặc tiền đi đường, tiền qua cửa khẩu bởi đây là phí dịch vụ được các chủ sòng casino cung cấp miễn phí, nếu con bạc nhờ cò dẫn đường, lo mọi thủ tục thì khoản tiền dịch vụ này sẽ chia một khoản cho cò để cò lo liệu.

Giá mỗi ván chơi tối thiểu mỗi ván là 50.000 VND và không giới hạn giá tối đa. Đây là cuộc chơi đỏ đen nên con bạc có lúc thắng lúc thua, tuy nhiên qua trò chuyện với một số con bạc cho thấy đa phần là nhận phần thua, có người từ một đại gia sau thời gian "đốt tiền" tại những sòng casino đã trở nên trắng tay, tán gia bại sản, vợ con bỏ rơi… thậm chí có người vì muốn tiếp tục phiêu lưu đỏ đen nên phải làm con tin cho chủ sòng hòng tống tiền gia đình và người thân.

Chiếm số nhiều những sòng casino ở Campuchia và cả ở Việt Nam có chủ là người Trung Quốc, mức độ hoạt động ngày một quy mô. Ngoài việc có thể làm cho người ta tán gia bại sản thì còn nguy hiểm ở chỗ là những sòng casino này ngoài mặt hoạt động bài bạc nhưng không chừng còn hoạt động tình báo bên trong để phục vụ cho mưu đồ chính trị, gây nguy hại cho an ninh quốc gia.

Như đã nói trên, việc cán bộ công an Nguyễn Hoàng Dương vì thua bài bạc nên cam tâm làm gián điệp cho Trung Quốc bằng cách đánh cắp những tài liệu mật của Bộ công an để rồi sau đó đem bán cho đại sứ quán Trung Quốc có trụ sở tại Campuchia cũng là điều dễ hiểu.

casino2

Người phát bài - Ảnh minh họa

Báo chí Việt Nam cho biết ngày 16/04/2018, Tòa án Sài Gòn đã đưa nguyên cán bộ công an Nguyễn Hoàng Dương ra xét xử sơ thẩm với 2 tội danh "Gián điệp" và "Cưỡng đoạt tài sản" theo Điều 110 và 170 Bộ luật Hình sự 2015. Tổng hình phạt mà Hội đồng xét xử đã tuyên cho ông Dương là 8 năm tù giam.

Theo cáo trạng, ông Dương nguyên là cán bộ đội 9, phòng 3 Cục kỹ thuật nghiệp vụ I (A70) thuộc Bộ công an đã lợi dụng thời gian nghỉ phép vào ngày 18/9/2016, đến trụ sở làm việc tại Sài Gòn sao chép các tài liệu mật được lưu trữ trong máy tính vào một đĩa CD rồi sau đó mang sang Campuchia đánh bạc.

Ông Dương có ý định nếu đánh bạc thua sẽ sử dụng những tài liệu đánh cắp này vào mục đích đe dọa các đồng nghiệp là sẽ bán cho đại sứ quán Trung Quốc và các tổ chức, báo đài nước ngoài đặng được cung cấp tiền, tiếp tục cuộc chơi.

Sau khi thua hết tiền và không thể dọa lấy thêm tiền từ các đồng nghiệp tại đơn vị nên ông Dương lên mạng tìm số điện thoại, email để liên lạc với đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia để bán các tài liệu mật nhưng không thấy trả lời.

Ngày 4/10/2016, trong lúc ông Dương đến sòng bạc rút 2 triệu đồng do 1 cán bộ Cục Bảo vệ chính trị II, Tổng cục An ninh, Bộ công an gửi thì bị công an Campuchia bắt giao cho công an Việt Nam. Trên đường bị đưa về đơn vị, ông Dương đã bẻ đôi chiếc đĩa CD.

Mức án 8 năm tù giam mà Hội đồng xét xử tuyên cho ông Dương là mức án thấp hơn đề nghị của Viện Kiểm sát là từ 13 đến 14 năm tù giam.

Cũng cần phải nói thêm, trong những năm qua bằng con đường du lịch, du học hoặc xuất khẩu lao động Trung Quốc tích cực đẩy mạnh công tác gián điệp để phục vụ cho mưu đồ chính trị, mộng bành trướng Bắc Kinh, là mối đe dọa của nhiều nước trên thế giới và Việt Nam là nước giáp biên giới nên khó tránh khỏi.

Hoạt động thu thập thông tin tình báo của chính phủ Việt Nam hiện tại phần lớn vẫn dựa vào hai cơ quan tình báo chính là Tổng cục 2 trực thuộc Bộ Quốc Phòng và Tổng cục 5 trực thuộc Bộ công an. Tuy nhiên, trong thời gian qua đã có nhiều tướng tá và sĩ quan cao cấp trong ngành công an bị bắt giam, nổi bật là Trung tướng Phan Văn Vĩnh và Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa bị bắt với cáo buộc liên quan đến hoạt động bài bạc và rữa tiền xuyên quốc gia, gần đây nhất là vào ngày 17/04/2018, Trung tướng Phan Hữu Tuấn- cựu phó Tổng cục tình báo của Bộ công an bị bắt với cáo buộc "làm lộ bí mật Nhà nước" liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm" ở Đà Nẵng.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 22/04/2018

Published in Diễn đàn

Phải đợi đến thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an Việt Nam bắt Phan Văn Anh Vũ (Vũ "nhôm"), khởi tố vụ án "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước", "Trốn thuế", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" thì cố Bí Thư thành ủy Đà Nẵng ông Nguyễn Bá Thanh, một "tượng đài thanh quan" bấy lâu của người dân Đà Nẵng đang thực sự chuyển sang gam màu tối với những tiết lộ liên quan đến những sai phạm diễn ra tại Đà Nẵng lúc còn sống …

nbt1

Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Phú Trọng - Ảnh : Internet

Có thể nói "phát súng" đầu tiên sau hơn 03 năm nằm trong lòng đất đối với cựu Bí thư thành ủy Đà Nẵng - ông Nguyễn Bá Thanh - chính là lời khai của ông Đào Tấn Cường (SN 1969, trú phường Thanh Bình, quận Hải Châu, nguyên Phó giám đốc Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex chi nhánh Đà Nẵng) tại phiên xử sơ thẩm ngày 9/2/2018. Ông Cường bị Tòa án Đà Nẵng đưa ra xét xử với tư cách là bị cáo với cáo buộc có hành vi đe dọa giết Chủ tịch Ủy ban Thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ. Qúa trình diễn ra phiên xử, Hội đồng xét xử có hỏi ông Cường liên quan gì đến lô đất L09 tại bán đảo Sơn Trà ? Ông Cường cho biết vào năm 2006, vợ ông Cường là bà Lê Thị Ngọc Oanh đứng tên lô đất L09 này giúp ông Nguyễn Bá Thanh. Sau khi ông Thanh mất, ông Cường trả đất lại cho gia đình ông Thanh bằng cách lập hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng toàn bộ đất biệt thự L09 cùng tài sản gắn liền trên đất cho ông Lê Hữu Tiến và vợ là bà Võ Thị Thanh Vân. Được biết, ông Tiến lại là em ruột của bà Lê Thị Quý, vợ của ông Nguyễn Bá Thanh.

Theo cáo trạng vụ án đe dọa giết Chủ tịch Ủy ban Thành phố Đà Nẵng ông Huỳnh Đức Thơ, do ông Cường nghi ngờ ông Trần Phước Sơn - Phó chánh văn phòng Ủy ban Thành phố Đà Nẵng đã tham mưu, đề xuất ông Thơ ký quyết định thanh tra lô đất L09 tại Sơn Trà, gây bất lợi đến uy tín em trai mình là ông Đào Tấn Bằng - nguyên Chánh văn phòng thành ủy Đà Nẵng nên đã mua sim điện thoại nhắm tin de dọa ông Thơ. Ngày 18/8/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an bắt khẩn cấp Đào Tấn Cường, khởi tố tội danh "Đe dọa giết người". Ông Cường bị Tòa án Đà Nẵng tuyên bản án sơ thẩm là 18 tháng tù giam.

Tuy không thể triệu tập ông Thanh ra tòa đối chất nhưng lời của ông Cường như "phát súng" nổ vào "tượng đài thanh quan" Nguyễn Bá Thanh đối với tấm lòng suy tôn và mến mộ của người dân Đà Nẵng.

"Phát súng" thứ hai nổ vào "tượng đài thanh quan" Nguyễn Bá Thanh chính là việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an Việt Nam khởi tố vụ án và bắt tạm giam ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ "nhôm") vào tháng 12/2017 với những cáo buộc tội "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước", "Trốn thuế", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Vụ án này sau đó vào ngày 17/04/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an Việt Nam đã phát lệnh khởi tố hàng loạt lãnh đạo và cựu lãnh đạo cấp cao ở Đà Nẵng như : cựu Chủ tịch ông Ủy ban Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch Ủy ban ông Văn Hữu Chiến, ông Nguyễn Điểu nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP, ông Trần Văn Toán - nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường TP, ông Lê Cảnh Dương - Giám đốc Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư Thành phố với cáo buộc có hành vi "Vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý đất đai" quy định tại Điều 229 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Riêng ông Minh và ông Chiến còn bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an khởi tố thêm hành vi "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" quy định Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015. Ông Minh hiện đang bị tạm giam và ông Chiến thì đang áp dụng lệnh cấm đi khởi nơi cư trú.

Trao đổi với báo đài Việt Nam sau khi có lệnh khởi tố của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ công an, ông Nguyễn Điểu nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Thành phố cho biết bản thân ông đã làm việc với Bộ công an về việc khởi tố có liên quan đến vụ án ông Vũ "nhôm". Ông Điểu nói những dự án giao cho Vũ "nhôm" thì Thành phố có chủ trương và quyết định. Còn sở, ngành chỉ là đơn vị làm theo, hợp thức hóa thủ tục hành chính. Ông Điểu cũng có nhắc đến ông Minh, ông Chiến và ông Nguyễn Bá Thanh vào thời điểm giao dự án, nhà và đất công sản cho ông Vũ "nhôm" là những người ở cương vị đứng đầu Thành phố nên có trách nhiệm chính.

"Phát súng" thứ hai này dành cho ông Nguyễn Bá Thanh thì dư luận dễ dàng suy luận được trong khi "phát súng" thứ nhất lại khiến cho dư luận bất ngờ về "tượng đài thanh quan" đang bị bóc mẽ và có chăng chỉ ở giới cán bộ các cấp cầm quyền mới không bất ngờ về điều này và nhiều người cho rằng, liệu Nguyễn Bá Thanh có bị "đội mồ" để cho vào "lò" của ông Trọng không, khi những ngọn lửa trong "lò"của ông Trọng ngày càng cháy mạnh

Trong giai đoạn 2003-2014, thời kỳ ông Nguyễn Bá Thanh nắm chức Chủ tịch ủy ban, Bí thư thành ủy Đà Nẵng thì cũng là giai đoạn Vũ "nhôm" cho người dân Đà Thành và đại gia bất động sản cả nước thấy một sự nhảy vọt "thần kỳ", từ một thợ nhôm trở thành một đại gia bất động sản đầy tên tuổi, thâu tóm hầu hết những dự án, đất và nhà công sản ở Đà Nẵng. Cali Today từng có bài viết, sự đi lên của ông Vũ "nhôm" gắn liền với chiếc ghế quyền lực của ông Nguyễn Bá Thanh ở Đà Thành và dĩ nhiên ông Thanh về với cát bụi thì Vũ "nhôm" vào nhà đá cũng là điều dễ hiểu.

Cũng cần phải nói thêm, những sai phạm của Vũ "nhôm" cũng có phần trách nhiệm của ông Thanh nên với chiến dịch "đốt lò" chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng ở hiện tại nếu ông Thanh còn sống chắc chắn những ngày qua cũng bị Bộ công an "sờ gáy". Và như vậy, không chỉ riêng người dân Đà Thành và người dân cả nước Việt Nam một phen chấn động, đến lúc này "tượng đài thanh quan" trong lòng dân của Nguyễn Bá Thanh đã suy giảm. Mà chắc cũng không yên đối với ông Thanh dù ông đã chết vì vụ án Vũ "nhôm" đang ở cao điểm diệt tham quan ở các nơi và Đà Nẵng đang là chảo dầu đang sôi sục.

Căn cứ vào Quy định số : 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ký ngày 15/11/2017 về việc quy định xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm, tại Khoản 2 Điều 5 của Quy định này có nói các trường hợp chưa xem xét, xử lý kỷ luật và không xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm đã qua đời, tổ chức đảng xem xét, kết luận, không xử lý kỷ luật trừ trường hợp đảng viên đó vi phạm kỷ luật đặc biệt nghiêm trọng. Vậy có nghĩa là nếu vụ án Vũ "nhôm" hoặc những sai phạm liên quan việc quản lý đất đai ở Đà Nẵng mà ông Nguyễn Bá Thanh dù hiện tại đã chết nhưng nếu bị phát hiện có những hành vi vi phạm đặc biệt nghiêm trọng thì vẫn có thể bị xử lý. Và nếu điều này thực sự xảy ra thì có lẽ "tượng đài thanh quan" dành cho ông Nguyễn Bá Thanh sẽ bị hạ bệ ngay tức khắc trong lòng người dân Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Bá Thanh (Sinh ngày 8/4/1953- Mất ngày 13/2/2015), lật lại những tờ lịch thì phát hiện ngày mất của ông Thanh trúng vào Thứ Sáu ngày 13, theo tâm linh của nhiều nước phương Tây đây là ngày kém may mắn.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 21/04/2018

Published in Diễn đàn

"…Hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người" đây là lời của cựu Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng khi được Hội đồng xét xử cho phép nói lời sau cuối tại phiên xử sơ thẩm với cáo buộc tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" liên quan đến việc Tâp đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) góp vốn 800 tỷ đồng vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank). Dư luận và đặc biệt là giới đấu tranh dân chủ-nhân quyền cho Việt Nam quan tâm đến lời nói này và đặt câu hỏi ông Thăng nói lời này trước Tòa có nội hàm gì ?…

dlt1

Ông Đinh La Thăng trong phiên tòa ngày 24/03/2018 xử vụ OceanBank - Ảnh : Tuoitre

Nguyên văn lời trình bày của ông Đinh La Thăng ở Tòa án Hà Nội tại phiên xét xử sơ thẩm vào ngày 24/03/2018, được báo chí cộng sản Việt Nam ghi lại rằng ; "Bị cáo mong Hội đồng xét xử, đại diện Viện Kiểm sát xem xét, đánh giá một cách khách quan và thực tế tại thời điểm lịch sử đó, để có hướng xử lý công minh, khách quan, công bằng. Hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người". Đây cũng là lời trình bày được Hội đồng xét xử cho phép ông Đinh La Thăng nói lời sau cuối trước khi Tòa tuyên bản án 18 năm tù giam và buộc phải bồi thường 600 tỷ đồng cách sau đó vài ngày.

Mặc dù phiên xử luôn là bản tin thời sự "nóng" được báo đài cộng sản Việt Nam, báo đài quốc tế và báo đài - truyền thông tự do quan tâm từng ngày, một trong những sự quan tâm ấy có sự quan tâm đến những lời phát biểu của ông Đinh La Thăng tại tòa "…Hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người", dư luận đã có những bàn luận đa chiều về lời nói này, có người cho rằng nó thể hiện như một lời tố cáo sự ngược đãi phạm nhân ở nhà tù cộng sản Việt Nam, nhà tù cộng sản Việt Nam người nào bị bắt vào không còn là thân phận của một con người và có người hả hê bởi tình cảnh của ông Thăng lúc còn đương chức, đương quyền thì có lắm kẻ dạ thưa, cung kính nay sa cơ thất thế thì ngược lại có lắm kẻ đối xử ông không ra gì, không đúng tình cảm của một con người chứ đừng nói đến một thời từng là đồng chí, đồng nghiệp.

Chia sẻ với Cali Today, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng cho rằng lời nói trên của ông Đinh La Thăng có hàm ý cầu xin tuy gián tiếp nhưng biểu thị rất rõ cách điều tra, tố tụng và xét xử không coi bị cáo là con người của tư pháp, hành pháp Việt Nam.

"Chỉ khi không coi bị cáo là "con người" thì bị cáo mới cầu xin như vậy. Ví dụ các vụ án oan sai hàng chục năm sau mới được giải oan và người bị kết án oan đã kể cho báo giới biết những đòn tra tấn của cán bộ điều tra với phương châm : "Đánh cho không có tội thành có tội, cho có tội thì phải chừa" đã cho ta thấy khi đã bị triệu tập vào đồn công an thì người bị triệu tập không còn là con người nữa".

Trước khi bị bắt giam và bị khởi tố, ông Đinh La Thăng vốn là Ủy viên Bộ chính trị cộng sản Việt Nam nên khó có chuyện ông bị nhân viên điều tra cộng sản Việt Nam bức cung, nhục hình trong quá trình lấy cung. Nhưng phải đứng trước tòa nghe phán xử, phải nói những lời như "muốn chết làm ma tự do chứ không phải ma tù" hoặc tiếng kêu ai oán "Hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người" rồi buồn, rồi khóc, ít ai nghĩ rằng ông Thăng từng là Bí thư Thành ủy Sài Gòn, thậm chí với vị trí Ủy viên Bộ chính trị mới hôm qua là cấp trên của những người bắt ông, xử ông mà nay phải nói những câu này thì thật sự quá đau đớn.

"Chế độ độc tài nào cũng hành xử theo cây gậy của kẻ chuyên chế mặc dù chế độ đó cũng có luật pháp. Chỉ có chế độ dân chủ thì luật pháp mới tiến bộ và được thực thi công bằng, minh bạch. Chúng ta đang đấu tranh để xây dựng chế độ dân chủ, khi đó quan tòa mới tuyên theo khung luật và các bản án mới thực sự "tâm phục, khẩu phục" cho tất cả các đối tượng khi phải tụng đình".- Lời của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

Con số 18 năm tù giam về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" là bản án dành cho ông Thăng tại phiên xử sơ thẩm vụ án thứ hai liên quan đến việc PVN góp vốn 800 tỷ đồng vào ngân hàng Oceanbank nhưng bị mất trắng vì sau đó ngân hàng này được Nhà nước mua lại với giá 0 đồng. Còn vụ án thứ nhất, ông Thăng cùng hơn 20 người khác bị cáo buộc tội "tham ô" và "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại PVN và Tổng công ty xây lắp dầu khí (PVC). Ở vụ án thứ nhất này, ông Thăng bị tuyên bản án 13 năm tù giam tại phiên xử sơ thẩm bắt đầu từ ngày 8/1/2018- 22/1/2018. Nếu không có phiên xử phúc thẩm hoặc phiên xử phúc thẩm không có gì thay đổi thì chung hình phạt của hai bản án dành cho ông Thăng là 30 năm tù giam (luật hình sự Việt Nam quy định hình phạt năm cộng dồn tối đa là 30 năm).

Mặc dù cả hai vụ án liên quan đến PVN chỉ mới diễn ra phiên xử sơ thẩm nhưng theo nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, không những hai vụ án này mà sắp tới đây các vụ án khác Chính quyền cộng sản Việt Nam sắp đưa ra xét xử dưới sự chỉ đạo của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho ta thấy hai điều : thứ nhất ; Ông Tổng bí thư Trọng đang nhằm tới 2 mục tiêu đó là Chống tham nhũng và Thanh trừng nội bộ. Ranh giới giữa hai mục tiêu này rất mờ nhạt khiến người quan sát không phân định được đâu là mục tiêu thực của ông Trọng. Người ta phải đặt câu hỏi ràng vụ làm thất thoát tài sản quốc gia của PVN và vụ đội giá mua AVG liên quan gì đến ông Đinh La Thăng khi ông Nguyễn Tấn Dũng còn làm thủ tướng ? Nếu có vậy tại sao ngay lúc đó ông Trọng không phát động chiến dịch chống tham nhũng để đưa vụ làm thất thoát tiền bạc quốc gia tại PVN và vụ đội giá mua ở AVG ra ánh sáng ? Bởi vì càng phát hiện sớm thì cơ quan công an càng dễ điều tra và ông Thăng cũng không có cơ hội để làm thất thoát thêm vụ sau. Vì vậy, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa cho rằng :

"Chỉ có một câu trả lời duy nhất có thể trả lời cho nghi vấn này rằng, đương thời ông Nguyễn Tấn Dũng đã cản trở ông Trọng. Tại sao cản trở ? Bởi vì ông Trọng không cùng cánh với ông Dũng, hai người không chung một nhóm lợi ích cả về chính trị và kinh tế. Cho nên ông Trọng phải tìm cách cho ông Dũng về "làm người tử tế" sau đó tiếp tục thanh trừng nhóm của ông cựu Thủ tướng Dũng mà ông Đinh La Thăng là người gần ông cựu Thủ tướng nhất".

Điều thứ hai mà nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa chia sẻ là qua hai phiên xử sơ thẩm vụ án PVN liên quan đến bị cáo là cựu Ủy viên Bộ chính trị ông Đinh La Thăng ta thấy những cáo buộc của Viện kiểm sát khá mập mờ, các bằng chứng không rõ ràng và các lời khai của nhân chứng cũng vậy điều này các luật sư đã nêu ra ở trong các ngày xử án.

"Đặc biệt khi ông Đinh La Thăng khai việc góp vốn 800 tỷ đồng và ngân hàng Oceanbank có chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, báo chí nhà nước đăng tải công khai nhưng hôm sau tất cả đồng loạt gỡ xuống, đồng thời Hội đồng xét xử cũng bác bỏ lời khai này của ông Thăng thay vì yêu cầu cơ quan Công an điều tra vụ án triệu tập ông Dũng đến để mở rộng vụ án hoặc triệu tập ông Dũng ra tòa để đối chất. Có cảm giác như ông Trọng không muốn đẩy vụ án lên cao hơn, chỉ đến Thăng thì dừng".

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa nói chi tiết này khiến chúng ta nhớ lại vụ án ở Vinashin khi Dương Chí Dũng khai trước tòa có đưa hối lộ cho thứ trưởng Bộ công an Phạm Qúy Ngọ là 500.000 USD thì ít ngày sau ông Ngọ chết đột ngột. Vụ án Vinashin dừng lại ở Dương Chí Dũng thì vụ án PVN cũng chỉ dừng lại ở Đinh La Thăng.

Cùng chia sẻ với nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, có không ít dư luận đồng nhận định rằng ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng không dám mở rộng vụ án, đành để "lọt người" vì sợ chất vài "khúc củi" to quá sẽ "vỡ lò" giống như khi mới phát động chống tham nhũng ông Trọng cũng nói quan điểm "ném chuột đừng để vỡ bình", đây là lời ông Trọng nói trong một tiếp xúc cử tri tại Hà Nội trước kỳ họp Quốc hội cộng sản Việt Nam vào tháng 10/2014.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 02/04/2018

Published in Diễn đàn

Nhằm phục vụ công tác điều tra vụ án theo như yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra- Bộ Công an, Ủy ban Thành phố Đà Nẵng ra công văn số : 10464/UBND-NC ký ngày 26/12/2017, về việc tạm dừng giao dịch, chuyển đổi chủ sở hữu để phong tỏa tài sản đối với ông Phan Văn Anh Vũ, tức "Vũ nhôm" và 03 cá nhân khác. "Vũ nhôm" hiện đã bị bắt nhưng dư luận quan tâm "Vũ nhôm" tuồn tài sản đi đâu ? Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có thu lại được khối tài sản phi pháp của "Vũ nhôm" hay không ?…

vunhom1

Phan Văn Anh Vũ, tức "Vũ nhôm - Photo Credit : vietnamnet

Theo đó, Ủy ban Thành phố Đà Nẵng gửi công văn số : 10464/UBND-NC đến sở Tư pháp, sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế thành phố, Ủy ban các quận, huyện, xã, phường, Văn phòng đăng bộ đất đai thành phố, chi nhánh Văn phòng đăng bộ đất đai các quận, huyện, các phòng Công chứng số 1,2,3 và các văn phòng công chứng trên địa bàn thành phố, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố chỉ đạo phong tỏa tài sản của 04 chủ sở hữu gồm :

- Phan Văn Anh Vũ (sinh ngày 2/11/1975), tức "Vũ nhôm"

- Lê Văn Sáu (sinh ngày 5/1/1975)

- Trần Đại Vũ (sinh ngày 19/5/1975)

- Nguyễn Thị Thu Hiền (sinh ngày 3/4/1978)

Trong số 4 người này thì "Vũ nhôm" là tâm điểm của giới truyền thông và cũng là người hiện đang bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt giam, khởi tố cùng lúc hai tội danh "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước".

Quan chức tham nhũng, làm ăn bất chính, vi phạm pháp luật không sớm thì muộn bất cứ ai dù là trùm mafia hay là quan chức cấp cao rồi cũng đến ngày phải sa lưới, đền tội cho những hành vi sai trái của mình, "Vũ nhôm" cũng không phải là người ngoại lệ. Có điều, vụ án "Vũ nhôm" dư luận còn đặc biệt quan tâm thêm là khối tài sản phi pháp mà "Vũ nhôm" có được đã tuồn đi đâu ? Liệu rằng sau khi Bộ Công an ra quyết định phong tỏa tài sản, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nói chung có thu hồi được khối tài sản phi pháp của "Vũ nhôm" hay không ?

Với một người có đầy kinh nghiệm giao tiếp ở chốn quan trường và lặn lội ở xã hội, phải biết kết hợp bốn yếu tố ; thứ nhất là hậu duệ, thứ nhì là quan hệ, thứ ba là tiền tệ và thứ tư mới là trí tuệ nên "Vũ nhôm" không ngần ngại tung tiền để tạo mối quan hệ với nhiều cấp lãnh đạo ở Đà Nẵng, điều này đã đưa "Vũ nhôm" từ một thợ nhôm kính trở thành một người đầy quyền lực và giàu có bậc nhất Đà Thành. "Vũ nhôm" thừa hiểu mỗi một biến động ở giới chính trị sẽ có tác động rất lớn đến bước đường làm ăn của mình nên một thời gian dài bình yên ở Đà Thành từ thời Nguyễn Bá Thanh cho đến thời Nguyễn Xuân Anh được coi là thời hoàn kim của "Vũ nhôm". Trong công việc làm ăn, giới tài chính và bất động sản ở Đà Nẵng không ai không biết "Vũ nhôm" thậm chí phải dè chừng khi làm ăn chung.

"Vũ nhôm" sở hữu rất nhiều khu đất ở vị trí đắc địa ở Đà Nẵng, con sông Hàn biểu tượng vẻ đẹp và tầm vóc của Đà Nẵng thì "Vũ nhôm" có đến hai nhà hàng lấn sông ở đây.

Cho đến tháng 04/2017, mạng Internet lan tải đầy thông tin nội bộ chính trị ở Đà Nẵng đấu đá lẫn nhau, ma cao điểm cuộc đấu đá lúc bấy giờ là giữa Bí thư thành phố Nguyễn Xuân Anh và Chủ tịch Ủy ban thành phố Huỳnh Đức Thơ.

Mặc dù giới chính trị Đà Thành tốn không biết bao nhiêu thời gian, công sức và tiền của để thông tin báo đài là không có chuyện nội bộ đấu đá. Tuy nhiên, giấy làm sao che đậy được lửa, mạng Internet ngày càng lan tin cuộc đấu đá ở Đà Thành khốc liệt hơn, phanh phui chuyện nhận quà của ông Nguyễn Xuân Anh, rồi tung tin kê khai tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ. Vượt tầm Đà Thành kéo ra tận Trung ương, "Vũ nhôm" thừa hiểu những nguy cơ báo hiệu ngày suy sụp của mình đã đến.

Tháng 04/2017, Phó Thủ tướng cộng sản Việt Nam ông Trương Hoà Bình yêu cầu Bộ Công an điều tra vụ hút cát trái phép ở Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam) để đem về lấp biển ở Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước do Công ty cổ phần Xây dựng 79 và Công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 của "Vũ nhôm" làm chủ đầu tư. "Rút dây động rừng", giờ "Vũ nhôm" thấy nguy hiểm đến mình quá rõ ràng nên quyết định thoái vốn những công ty của bản thân và hàng loạt công ty "sân sau".

Cụ thể theo tờ báo mạng VTCNews, tháng 04/2017, "Vũ nhôm" rút toàn bộ 650 tỷ đồng, tương đương 92,86% vốn tại Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79.

Cũng trong tháng 04/2017, "Vũ nhôm" đã rút toàn bộ 40 tỷ đồng tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Hưng Phát (nay đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn Phú Gia Compound), đây cũng là công ty tặng ông Nguyễn Xuân Anh xe Toyota Avalon gây đình đám tại Đà Thành.

Từ ngày 19/4/2017 – 28/6/2017, "Vũ nhôm" rút 100% vốn tại siêu dự án Vầng Trăng Khuyết (The Sunrise Bay).

Tháng 9/2017, Trung tướng Phan Đăng Yến, Thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra ký văn bản số 31 để điều tra dự án mà "Vũ nhôm" mua từ công sản.

Tháng 10/2017, Bí thư thành ủy Đà Nẵng ông Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật cách hết các chức vụ.

Không tính nguồn vốn còn mắc kẹt ở Ngân hàng Đông Á thì về cơ bản, đến thời điểm này "Vũ nhôm" đã tuồn hết vốn ở những công ty làm ăn bao gồm cả những công ty "sân sau". Ở đây cũng cần phải nói thêm, với những công ty "sân sau", trước đó "Vũ nhôm" ngoài việc góp vốn trực tiếp hoặc nhờ người khác đứng tên hộ để vốn góp nay thấy biến động vội thoái vốn. Đây là chiêu "ve sầu thoát xác" mà giới đại gia ở Việt Nam chuyên dùng là nhờ người đứng tên với những tài sản phi pháp.

Công ty Nova Bắc Nam 79 sau khi "Vũ nhôm" thoái hết vốn đã đổi tên thành Công ty Chấn Phong vào ngày 19/12/2017, đã bán hết 25,125 triệu cổ phần Seaprodex cho ông Ngô Minh Anh, riêng ông Trương Bảo Kim là thành viên Hội đồng quản trị Seaprodex đã mua vào 17,353 triệu cổ phần Seaprodex. Ông Kim và ông "Vũ nhôm" lại có liên quan với nhau vì từng được bầu làm Thành viên Hội Đồng quản trị Seaprodex đại diện cho cổ đông tại Công ty Chấn Phong.

Mối làm ăn liên quan đến "Vũ nhôm" còn có một người nữa là ông Ngô Áng Hùng. Vào ngày 07/04/2017, ông Áng Hùng nhận chuyển nhượng 80% cổ phần trong Công ty cổ phần Phú Gia Compound từ ông "Vũ nhôm".

"Vũ nhôm" hiện tại đã bị bắt, đang bị giam giữ ở trại tạm giam Bộ Công an. Tuy nhiên, với một vụ án lớn chí ít là chấn động Đà Thành với số tiền phi pháp lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng chẳng lẽ chỉ có mình "Vũ nhôm" bị truy cứu trách nhiệm hình sự ? Một mình "Vũ nhôm" bị bắt ? Những người làm ăn, tiếp tay cho "Vũ nhôm" phạm tội lẽ nào vô can ? Rồi số tiền phi pháp mà "Vũ nhôm" có được đã tuồn đi đâu ? Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam có thu hồi lại được hay không ? Qúa nhiều câu hỏi mà dư luận quan tâm đang cần câu trả lời.

Blogger Tô Oanh, một tiếng nói phản biện ở Việt Nam có thời gian theo dõi nhiều phiên xử quan chức tham nhũng ở Việt Nam hoặc những phiên xử đại án kinh tế, tài chính thì cho rằng hầu hết loại hình tội phạm này là những Đảng viên, quan chức lãnh đạo đều là Đảng viên chứ không thể là dân bình thường được. Vậy thân phận "Vũ nhôm" là như thế nào ?

Khối tài sản mà loại hình tội phạm này sau khi phạm pháp có được vậy đã tuồn đi đâu ? Một phần quá trình phạm pháp đã chia nhỏ với nhau, phần khác thì gửi ra nước ngoài như chia sẻ của Blogger Tô Oanh.

"Số tiền họ cướp của dân phần nhiều là chuyển ra nước ngoài đặc biệt họ mua nhà cửa bên Hoa Kỳ, bên Úc để cho con cái qua bên sang học bên ấy. Nó là như thế".

Việt Nam trong những năm qua có quá nhiều đại án tham nhũng, đại án kinh tế bị đưa ra xét xử theo cái gọi là chống tham nhũng, làm trong sạch nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam. Từ đại án Dương Chí Dũng ở Vinalines đến đại án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh ở PVN cho thấy số tiền thuế của dân đóng vào ngân sách Nhà nước bị thất thoát không hề nhỏ, ảnh hưởng đến tiềm lực phát triển kình tế của Việt Nam rất là lớn.

Blogger Tô Oanh cho rằng công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam đang có dấu hiệu phe nhóm lợi ích đấu đá nhau.

"Còn việc chống tham nhũng trong nước tôi không tin là chống tham nhũng không mà chắc còn lợi dụng với nhau, họ đều vướng nhau không thể chống được, họ diệt phe nhóm như nhóm nọ hạ nhóm kia thôi ".- Blogger Tô Oanh nói.

Và cũng từ những đại án tham nhũng, đại án kinh tế, tài chính đã bị đưa ra xét xử, Blogger Tô Oanh kết luận phiên xử có kết tội các bị cáo và tuyên những mức án khác nhau, có người bị tuyên án đến tử hình, nhưng thật khó thu hồi khối tài sản phi pháp của những bị cáo.

"Thường thì việc xét xử ở Việt Nam có nhiều bản án đã có sẵn, gọi là án bỏ túi, việc xét xử không công minh và kết quả thực hiện bản án ra sao thường không thu lại được tiền tham nhũng. Tòa có nói truy thu này nọ nhưng rồi được mấy người theo dõi, được mấy người bị thu. Tôi nghĩ số tiền thất thoát rất khó thu lại".

Vậy "Vũ nhôm" hay Phan Văn Anh Vũ trước sau gì cũng bị đưa ra tòa xét xử nhưng khối tài sản phi pháp của "Vũ nhôm" sẽ giải quyết như thế nào ? Khó thu không có nghĩa là không thu được, số phận "Vũ nhôm" và khối tài sản phi pháp của "Vũ Nhôm" đang chờ đợi câu trả lời phía trước.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 28/03/2018

Published in Diễn đàn

Chỉ riêng ngày 15/03/2018, hàng loạt Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam từ cấp cao cho đến cấp thấp ở các tỉnh, thành bị xem xét kỷ luật, tiếp tục bị đề nghị kỷ luật và bị truy tố. Có thể nói "lò củi" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục cháy, cháy lan, cháy mạnh, cháy chưa ngừng nghỉ …

trong1

Nguyễn Phú Trọng - Ảnh minh họa

Vào chiều ngày 31/07/2017, tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Tổng bí thư Đảng Đảng cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu : "Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy" thể hiện quyết tâm chống tham nhũng trong nội bộ Đảng Đảng cộng sản Việt Nam và sẵn sàng đốt tươi những Đảng viên "sâu dân mọt nước". Sau lời phát biểu trên, dư luận Việt Nam, đặc biệt giới quan tâm chính sự Việt Nam muốn xem tầm ra oai của Tổng bí thư Trọng đến đâu bởi "diệt chuột đừng để vỡ bình", phải biết giữ khẽ khi xử lý việc nhà, tránh mức tối đa việc sứt mẻ tình đồng chí. Đưa Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng vào nhà giam là một trong những vụ án nổi bật cho thấy Tổng bí thư Trọng đang cụ thể hóa lời tuyên bố "đốt lò" của mình.

Dư luận và giới quan tâm chính sự Việt Nam trong những ngày qua đặc biệt quan tâm đến bản tin thời sự "nóng bỏng" vụ bắt giam thiếu tướng Công an Nguyễn Thanh Hóa và hàng chục quan chức ở các ban ngành trong vụ án cờ bạc, rửa tiền xuyên quốc gia do Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Đương cầm đầu, rồi đến vụ MobiFone mua AVG lôi ra hàng loạt cá nhân, bộ, sở như Bộ Công an, Bộ Thông tin và truyền thông… để xem xét kỷ luật.

Tiếp tục chiến dịch "đốt lò" do Tổng bí thư Trọng khởi xướng, ngày 15/03/2018, hàng loạt Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam từ cấp cao cho đến cấp thấp ở các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk, Sài Gòn bị tiếp tục xem xét kỷ luật, bị đề nghị kỷ luật và bị truy tố.

Theo trang báo mạng VnExpress. Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng cộng sản Việt Nam vừa thông báo nội dung kỳ họp 23 diễn ra trong hai ngày 12 và 13/03, qua đó nêu kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2015-2020. Cụ thể người mà Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ có khuyết điểm nghiêm trọng, phải tiếp tục xử lý kỷ luật là bà Phan Thị Mỹ Thanh – Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai. Trong thời gian là Giám đốc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công thương), bà Thanh đã chấp thuận cho triển khai thực hiện dự án Khu nhà tập thể Sở Công nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng.

Với cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban tỉnh từ tháng 6/2011 – 9/2014, bà Thanh đã thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công, ký nhiều văn bản liên quan đến dự án đầu tư trái quy định, có biểu hiện tư lợi cho doanh nghiệp của gia đình là công ty trách nhiệm hữu hạn Cường Hưng.

Bà Thanh còn vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, Nhà nước trong việc đi nước ngoài.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 15 của Ủy ban Kiểm tra trung ương từ ngày 27 đến 30/06/2017, cơ quan này đã quyết định kỷ luật bà Mỹ Thanh bằng hình thức cảnh cáo với những vi phạm, khuyết điểm : Ký các văn bản của Ủy ban tỉnh không thuộc lĩnh vực phụ trách để cấp phép và gia hạn cho Công ty Cường Hưng kinh doanh bến thủy, mặt bằng, vật liệu xây dựng, ký văn bản chấp thuận hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án BOT đường chuyên dùng cho Hợp tác xã An Phát nhưng không thông qua tập thể Ủy ban tỉnh cũng như chưa báo cáo Thường trực Hội đồng tỉnh, vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư.

Cũng trong thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng cộng sản Việt Nam tại kỳ họp 23 còn yêu cầu Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2015-2020, các ông ; Nguyễn Phú Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng tỉnh ; ông Trần Văn Tư, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, kịp thời khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm ; ông Đinh Quốc Thái – Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban tỉnh, Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận các ông này cùng chịu trách nhiệm về những thiếu sót, khuyết điểm của Ban thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020 đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Nội dung kỳ họp 23 của Ủy ban Kiểm tra trung ương Đảng cộng sản Việt Nam cũng đã xem xét, thi hành kỷ luật ông Trần Quốc Cường – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk, nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục chính trị – hậu cần (B41), Tổng cục V, Bộ Công an do trong thời gian giữ cương vị Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục B41, Phó tổng cục trưởng Tổng cục V, Bộ Công an, ông Cường đã vi phạm quy chế làm việc ; ký giấy ủy quyền và bản cam kết cho phép doanh nghiệp được huy động vốn cho dự án nhà ở Đại Kim không đúng quy định pháp luật ; tạo sơ hở để cán bộ cấp dưới trực tiếp lợi dụng phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Ông Cường cũng ký duyệt chi không đúng mục đích tiền đóng góp mua nhà của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Ngoài kỳ họp 23 của Ủy ban Kiểm tra trung ương nhưng cũng trong ngày 15/03/2018 tại Sài Gòn, báo mạng VnExpress đăng tin Công an Sài Gòn hoàn tất điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện kiểm sát đề nghị truy tố ông Thi Danh-nguyên Trưởng ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Phú và ông Nguyễn Duy Linh -nguyên kế toán trưởng của ban cùng về hành vi Tham ô tài sản.

Theo điều tra, từ tháng 11/2003 đến tháng 1/2016, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Phú được giao thực hiện nhiều dự án trên địa bàn. Khi nguồn tiền từ ngân sách hoặc từ nhà đầu tư chuyển vào ba tài khoản của Ban để đền bù cho người dân, ông Danh chỉ đạo Linh "hợp thức hoá" các hồ sơ khống để rút ra sử dụng cá nhân.

Trong đó, tại dự án cải tạo kênh và đường Tân Hóa – Lò Gốm, ông Danh và đồng phạm "rút ruột" hơn 23 tỷ đồng.

Còn tại dự án Khu liên hợp Văn hoá thể thao và dân cư Tân Thắng (phường Sơn Kỳ), ông Danh chỉ đạo Linh lập 5 hồ sơ khống (mang tên con dâu, con rể…) để rút hơn 20 tỷ đồng, chiếm đoạt.

Tổng số tiền chiếm đoạt từ 6 dự án là 54 tỷ đồng từ nguồn ngân sách.

Trong vụ án này, ngoài ông Thi Danh và Nguyễn Duy Linh đã bị bắt giam, còn có 2 tập thể và 11 đảng viên bị xử lý kỷ luật. Trong đó, ông Huỳnh Văn Hạnh nguyên Bí thư Quận ủy Tân Phú, hiện là Giám đốc sở Tư pháp thành phố ; bà Hứa Thị Hồng Đang phó bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban quận, nguyên trưởng ban Tổ chức Quận ủy ; bà Lương Thị Phượng phó chủ tịch Ủy ban quận và ông Nguyễn Tiến Lực chánh thanh tra quận, nguyên trưởng phòng Tài chính – kế hoạch quận nhận hình thức kỷ luật khiển trách).

Ông Phan Tấn Lực nguyên phó bí thư quận ủy, nguyên chủ tịch Ủy ban quận Tân Phú nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo.

"lò củi" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng đang tiếp tục cháy, cháy lan, cháy mạnh, cháy chưa ngừng nghỉ. Tại Đà Nẵng, trong vòng một tháng qua, hay nói chính xác hơn là từ sau vụ bắt Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm" thì có quá nhiều tin đồn nhắm vào ông Cựu Chủ tịch thành phố Trần Văn Minh nào là bị khám xét nhà, nào là "đối tượng" trước sau gì cũng bị đưa vào lò đốt…căn cứ là do ông Minh dính quá nhiều trong sai phạm của Vũ "nhôm". Thực ra vụ bắt Phan Văn Anh Vũ ở Đà Nẵng cũng là một vụ án nổi bật nhưng sớm lắng xuống vì xét tầm chỉ ở mức địa phương, vì có nhiều nhận định mà dư luận cho rằng đây là vụ án liên quan đến việc đấu đá giữa hai phe Công an và Quân đội hơn là liên quan đến công cuộc chống tham nhũng của Đảng Đảng cộng sản Việt Nam. Cuối cùng, câu trả lời rõ ràng nhất của vụ án này hiện tại đang cần thêm nhiều thời gian để phân tích. Tuy vậy, vẫn phải thừa nhận một sự thật "lò củi" mà ông Trọng khởi xướng đốt đang cháy lan, cháy khắp nơi.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 17/03/2018

Published in Diễn đàn

Chỉ riêng ngày 15/03/2018, hàng loạt Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam (cộng sản Việt Nam) từ cấp cao cho đến cấp thấp ở các tỉnh, thành bị xem xét kỷ luật, tiếp tục bị đề nghị kỷ luật và bị truy tố. Có thể nói "lò củi" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục cháy, cháy lan, cháy mạnh, cháy chưa ngừng nghỉ …

lo1

Nguyễn Phú Trọng : Cái lò đã nóng lên rồi… - Ảnh minh họa

Vào chiều ngày 31/07/2017, tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ông Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu : "Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy" thể hiện quyết tâm chống tham nhũng trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam và sẵn sàng đốt tươi những Đảng viên "sâu dân mọt nước". Sau lời phát biểu trên, dư luận Việt Nam, đặc biệt giới quan tâm chính sự Việt Nam muốn xem tầm ra oai của Tổng bí thư Trọng đến đâu bởi "diệt chuột đừng để vỡ bình", phải biết giữ khẽ khi xử lý việc nhà, tránh mức tối đa việc sứt mẻ tình đồng chí. Đưa Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng vào nhà giam là một trong những vụ án nổi bật cho thấy Tổng bí thư Trọng đang cụ thể hóa lời tuyên bố "đốt lò" của mình.

lo2

Bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai. Ảnh : VVT

Dư luận và giới quan tâm chính sự Việt Nam trong những ngày qua đặc biệt quan tâm đến bản tin thời sự "nóng bỏng" vụ bắt giam thiếu tướng Công an Nguyễn Thanh Hóa và hàng chục quan chức ở các ban ngành trong vụ án cờ bạc, rửa tiền xuyên quốc gia do Phan Sào Nam, Nguyễn Văn Đương cầm đầu, rồi đến vụ MobiFone mua AVG lôi ra hàng loạt cá nhân, bộ, sở như Bộ Công an, Bộ Truyền thông& Thông tin…để xem xét kỷ luật.

lo3

Ông Trần Quốc Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk. Ảnh : P.V

Tiếp tục chiến dịch "đốt lò" do Tổng bí thư Trọng khởi xướng, ngày 15/03/2018, hàng loạt Đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam (cộng sản Việt Nam) từ cấp cao cho đến cấp thấp ở các tỉnh Đồng Nai, Đắk Lắk, Sài Gòn bị tiếp tục xem xét kỷ luật, bị đề nghị kỷ luật và bị truy tố.
Theo trang báo mạng VnExpress. Ủy ban Kiểm tra trung ương cộng sản Việt Nam vừa thông báo nội dung kỳ họp 23 diễn ra trong hai ngày 12 và 13/03, qua đó nêu kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2015-2020. Cụ thể người mà Ủy ban Kiểm tra trung ương cộng sản Việt Nam nêu rõ có khuyết điểm nghiêm trọng, phải tiếp tục xử lý kỷ luật là bà Phan Thị Mỹ Thanh – Phó bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai. Trong thời gian là Giám đốc Sở Công nghiệp (nay là Sở Công thương), bà Thanh đã chấp thuận cho triển khai thực hiện dự án Khu nhà tập thể Sở Công nghiệp, gây hậu quả nghiêm trọng.

Với cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban tỉnh từ tháng 6/2011 – 9/2014, bà Thanh đã thiếu trách nhiệm trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được phân công, ký nhiều văn bản liên quan đến dự án đầu tư trái quy định, có biểu hiện tư lợi cho doanh nghiệp của gia đình là công ty trách nhiệm hữu hạn Cường Hưng.

Bà Thanh còn vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, Nhà nước trong việc đi nước ngoài.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 15 của Ủy ban Kiểm tra trung ương từ ngày 27 đến 30/06/2017, cơ quan này đã quyết định kỷ luật bà Mỹ Thanh bằng hình thức cảnh cáo với những vi phạm, khuyết điểm : Ký các văn bản của Ủy ban tỉnh không thuộc lĩnh vực phụ trách để cấp phép và gia hạn cho Công ty Cường Hưng kinh doanh bến thủy, mặt bằng, vật liệu xây dựng, ký văn bản chấp thuận hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng dự án BOT đường chuyên dùng cho Hợp tác xã An Phát nhưng không thông qua tập thể Ủy ban tỉnh cũng như chưa báo cáo Thường trực Hội đồng tỉnh, vi phạm các quy định của pháp luật về đầu tư.

Cũng trong thông báo của Ủy ban Kiểm tra trung ương cộng sản Việt Nam tại kỳ họp 23 còn yêu cầu Ban thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2015-2020, các ông ; Nguyễn Phú Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng tỉnh ; Ông Trần Văn Tư, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc, kịp thời khắc phục những thiếu sót, khuyết điểm ; Ông Đinh Quốc Thái – Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban tỉnh, Ủy ban Kiểm tra trung ương kết luận các ông này cùng chịu trách nhiệm về những thiếu sót, khuyết điểm của Ban thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015-2020 đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Nội dung kỳ họp 23 của Ủy ban Kiểm tra trung ương cộng sản Việt Nam cũng đã xem xét, thi hành kỷ luật ông Trần Quốc Cường – Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Tỉnh ủy Đăk Lăk, nguyên Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục chính trị – hậu cần (B41), Tổng cục V, Bộ Công an do trong thời gian giữ cương vị Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục B41, Phó tổng cục trưởng Tổng cục V, Bộ Công an, ông Cường đã vi phạm quy chế làm việc ; ký giấy ủy quyền và bản cam kết cho phép doanh nghiệp được huy động vốn cho dự án nhà ở Đại Kim không đúng quy định pháp luật ; tạo sơ hở để cán bộ cấp dưới trực tiếp lợi dụng phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Ông Cường cũng ký duyệt chi không đúng mục đích tiền đóng góp mua nhà của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.

Ngoài kỳ họp 23 của Ủy ban Kiểm tra trung ương nhưng cũng trong ngày 15/03/2018 tại Sài Gòn, báo mạng VnExpress đăng tin Công an Sài Gòn hoàn tất điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm Sát đề nghị truy tố ông Thi Danh-nguyên Trưởng ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Phú và ông Nguyễn Duy Linh -nguyên kế toán trưởng của ban cùng về hành vi Tham ô tài sản.

Theo điều tra, từ tháng 11/2003 đến tháng 1/2016, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng quận Tân Phú được giao thực hiện nhiều dự án trên địa bàn. Khi nguồn tiền từ ngân sách hoặc từ nhà đầu tư chuyển vào ba tài khoản của Ban để đền bù cho người dân, ông Danh chỉ đạo Linh "hợp thức hoá" các hồ sơ khống để rút ra sử dụng cá nhân.

Trong đó, tại dự án cải tạo kênh và đường Tân Hóa – Lò Gốm, ông Danh và đồng phạm "rút ruột" hơn 23 tỷ đồng.

Còn tại dự án Khu liên hợp Văn hóa thể thao và dân cư Tân Thắng (phường Sơn Kỳ), ông Danh chỉ đạo Linh lập 5 hồ sơ khống (mang tên con dâu, con rể…) để rút hơn 20 tỷ đồng, chiếm đoạt.

Tổng số tiền chiếm đoạt từ 6 dự án là 54 tỷ đồng từ nguồn ngân sách.

Trong vụ án này, ngoài ông Thi Danh và Nguyễn Duy Linh đã bị bắt giam, còn có 2 tập thể và 11 đảng viên bị xử lý kỷ luật. Trong đó, ông Huỳnh Văn Hạnh nguyên Bí thư Quận ủy Tân Phú, hiện là Giám đốc sở Tư pháp thành phố ; bà Hứa Thị Hồng Đang phó bí thư Quận ủy, Chủ tịch Ủy ban quận, nguyên trưởng ban Tổ chức Quận ủy ; bà Lương Thị Phượng phó chủ tịch Ủy ban quận và ông Nguyễn Tiến Lực chánh thanh tra quận, nguyên trưởng phòng Tài chính – kế hoạch quận nhận hình thức kỷ luật khiển trách).

Ông Phan Tấn Lực nguyên phó bí thư quận ủy, nguyên chủ tịch Ủy ban quận Tân Phú nhận hình thức kỷ luật cảnh cáo.

"Lò củi" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng đang tiếp tục cháy, cháy lan, cháy mạnh, cháy chưa ngừng nghỉ và Và ngọn lửa đó "đượm" mùi tham nhũng. Tại Đà Nẵng, trong vòng một tháng qua, hay nói chính xác hơn là từ sau vụ bắt Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ "nhôm" thì có quá nhiều tin đồn nhắm vào ông Cựu Chủ tịch thành phố Trần Văn Minh nào là bị khám xét nhà, nào là "đối tượng" trước sau gì cũng bị đưa vào lò đốt… căn cứ là do ông Minh dính quá nhiều trong sai phạm của Vũ "nhôm".

Thực ra vụ bắt Phan Văn Anh Vũ ở Đà Nẵng cũng là một vụ án nổi bật nhưng sớm lắng xuống vì xét tầm chỉ ở mức địa phương, vì có nhiều nhận định mà dư luận cho rằng đây là vụ án liên quan đến việc đấu đá giữa hai phe Công an và Quân đội hơn là liên quan đến công cuộc chống tham nhũng của Đảng cộng sản Việt Nam. Cuối cùng, câu trả lời rõ ràng nhất của vụ án này hiện tại đang cần thêm nhiều thời gian để phân tích.

Tuy vậy, vẫn phải thừa nhận một sự thật "lò củi" mà ông Trọng khởi xướng đốt đang cháy lan, cháy khắp nơi.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 16/03/2018

Published in Diễn đàn

Trong những năm gần đây, hễ khi đến ngày tưởng niệm các sự kiện quan trọng như : ngày tưởng niệm Hoàng Sa (19/01), ngày tưởng niệm Trường Sa (14/03) và ngày tưởng niệm Chiến tranh biên giới Việt- Trung (17/02) là thường hay xuất hiện một nhóm người đứng ra nhảy múa, ca hát hoặc có những hành động gây cản trở các hoạt động tưởng niệm của người dân. Ngày tưởng niệm Chiến tranh biên giới Việt- Trung năm 2018 năm nay cũng tái diễn hoàn cảnh tương tự khiến đông đảo dư luận hết sức tức giận…

nhay1

Những cặp đôi nhảy múa dưới chân tượng đài vua Lý Thái Tổ vào ngày 17/02/2018 (ảnh : Facebook Bùi Thế Ngũ)

Chiến tranh biên giới Việt- Trung hay còn gọi là Chiến tranh biên giới phía Bắc, đây là cuộc chiến giữa hai nước Cộng sản anh em ; Trung Hoa cộng sản và Việt Nam cộng sản diễn ra trong thời gian khoảng một tháng nhưng để lại hậu quả rất khốc liệt. Cuộc chiến bắt đầu nổ ra vào ngày 17/02/1979, cầm đầu nhà nước Trung Hoa cộng sản lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình đã lợi dụng tình hình căng thẳng giữa Việt Nam và Campuchia ở biên giới Tây Nam Việt Nam, thời điểm này Việt Nam cộng sản đã đưa quân đội sang Campuchia giúp chính quyền cách mạng tại quốc gia này lật đổ chế độ diệt chủng Khmer Đỏ thì Đặng Tiểu Bình đã phát động hơn 600.000 quân tấn công bất ngờ trên toàn tuyến biên giới phía Bắc của Việt Nam với tuyên bố "Dạy cho Việt Nam một bài học".

Lịch sử ghi nhận đây là cuộc chiến vệ quốc của dân tộc Việt Nam, trong khi Trung Hoa cộng sản cho rằng đây là cuộc chiến họ phát động lấy tấn công làm tự vệ trước Việt Nam.

Cuộc chiến kéo dài đến ngày 16/03/1979 thì tạm kết thúc khi phía Trung Hoa cộng sản tuyên bố hoàn thành sứ mệnh nên rút quân. Cả phía Trung Hoa cộng sản và Việt Nam cộng sản sau đó đều tuyên bố mình chiến thắng nhưng thiệt hại về người và vật chất là rất lớn. Ngoài làng bản, thôn xóm, trường học, bệnh viện…bị phá trắng phía Việt Nam còn có hàng vạn chiến sĩ và đồng bào bị thương vong, phía Trung Hoa cộng sản cũng gánh chịu những tổn thất nặng nề về người và tiền của không kém thậm chí còn lớn hơn phía Việt Nam cộng sản.

Để tưởng niệm hàng vạn chiến sĩ và đồng bào đã ngã xuống trong cuộc chiến vệ quốc này, những năm gần đây cùng với các ngày ngày tưởng niệm Hoàng Sa (19/01), ngày tưởng niệm Trường Sa (14/03) thì hễ đến ngày 17/02, cũng có rất nhiều nhà đoạt động xã hội và đông đảo người dân Việt Nam tiến hành tổ chức các hoạt động tưởng niệm như thắp nhan, đặt vòng hoa trắng tại các nghĩa trang hoặc tại các tượng đài…

Ngày 17/02/2018 năm nay là tròn 39 năm xảy ra cuộc chiến biên giới Việt- Trung (17/02/1979- 17/02/2018), lại nhằm vào ngày mồng 2 tết âm lịch Mậu Tuất.

Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Thanh Loan đã cùng số ít bạn bè sinh sống tại Sài Gòn đến tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo thắp nhan tưởng niệm. Chị Loan chia sẻ với Cali Today đây là hoạt động bình thường của chị đối với những sự kiện quan trọng :

"Ba tháng đầu của một năm mới diễn ra 3 sự kiện quan trọng. Đó là ngày 19/1/1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Ngày 17/2/1979 Trung Quốc đưa quân đánh chiếm 6 tỉnh biên giới phía Bắc và ngày 14/3/1988 Trung cộng hòng chiếm bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa".

"Nhưng ngược lại, chính quyền đã im lặng trước những hy sinh mất mát đau đớn của người dân. Tuy vậy, nhân dân không bao giờ quên ơn các chiến sỹ đã hy sinh xương máu để bảo vệ đất đai biển cả. Người dân đã tự thắp hương tưởng niệm".

"Đáng lẽ, với những mốc thời gian diễn ra những sự kiện đau thương ấy, phía chính quyền phải đứng ra tổ chức những buổi lễ tưởng niệm tưởng nhớ những người đã anh dũng hy sinh để bảo vệ biển đảo và đất đai của tổ quốc".

Theo chị Loan, hoạt động tưởng niệm những anh linh đã nằm xuống vì Tổ quốc đáng lẽ nhà cầm quyền các cấp phải chủ động và phát động toàn dân cùng hưởng ứng để thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn" ngàn đời của dân tộc. Tuy nhiên, những ngày diễn ra các hoạt động tưởng niệm như thế này người dân và các nhà hoạt động xã hội đã gặp không ít khó khăn, bị cản trở hoặc bị nhóm người mà nhà cầm quyền không thừa nhận phá rối.

Nhân tưởng niệm 39 năm ngày diễn ra Chiến tranh biên giới Việt- Trung, tại Sài Gòn không có điều đáng tiếc gì xảy ra nhưng tại Hà Nội, cụ thể ở đây là dưới chân tượng đài vua Lý Thái Tổ là nơi các nhà hoạt động xã hội và người dân tiến hành các hoạt động tưởng niệm thì có một nhóm người đã tổ chức ca hát, nhảy múa gây sự phản cảm, đông đảo dư luận cho hành động của nhóm người này đang "nhảy múa trên những xác người". Chị Loan không ngần ngại nói hành động của nhóm người này dù vô tình hay có chủ đích vẫn là hành động phá rối :

"Đương nhiên phía nhà cầm quyền gây khó dễ. Họ chỉ đạo canh những người đấu tranh dân chủ và không cho rời khỏi nơi ở. Điều đặc biệt, tại những nơi diễn ra lễ tưởng niệm luôn có an ninh chìm, nổi đứng canh gác và có sẵn xe để bắt những người đi tưởng niệm. Đặc biệt thời gian gần đây, ngay tại buổi lễ tưởng niệm diễn ra vào ngày 17/2/2018 tại tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội thì xuất hiện những cặp nam nữ nhảy múa tại đây"

"Theo ý kiến của cá nhân tôi, đó là những hành động có chủ đích khiến buổi lễ tưởng niệm không thể diễn ra. Trong không khí trang nghiêm thể hiện sự đau thương trước những hy sinh, mất mát không thể tả là tiếng nhạc tưng bừng cùng những điệu nhảy đung đưa, nhộn nhịp và những bộ đồ hở hang, vô văn hóa trước nơi thờ tự linh thiêng như vậy được ! Lý do đơn giản là đánh phá buổi tưởng niệm của nhân dân với những người đã anh dũng hy sinh chống quân xâm lược Tàu cộng"

Nhà hoạt động Lê Trung Hiếu tại Đà Nẵng chia sẻ ý kiến cá nhân cho hành động nhảy muá của nhóm người này là có chủ đích.

"Tất cả những hành động trên đều có chủ đích của chính quyền Hà Nội chứ không phải tự phát. Vì mối quan hệ giữa giữa 2 nước cộng sản Việt Nam-Trung Quốc. Họ muốn người dân quên đi những hành động đánh chiếm lãnh thổ, lãnh hải thuộc Việt Nam mà cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong quá khứ"

Cũng tại tượng đài vua Lý Thái Tổ, vào ngày 14/03/2015, trong lúc đông đảo người dân ở Hà Nội tiến hành thắp hương, đặt vòng hoa, thành kính tưởng niệm ngày một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Hoa cộng sản cưỡng chiếm thì có một nhóm người được gọi là "Dư luận viên" mặc áo đỏ phá rối, hò hét. Báo chí Việt Nam cho hành động này của nhóm "Dư luận viên" là vong ân bội nghĩa.

nhay2

Một số nhà hoạt động tại Sài Gòn tổ chức tưởng niệm ngày 17/02 (ảnh : Facebook Nguyen Thanh Loan)

Hành động "nhảy múa trên những xác người" của một nhóm người phá rối tại Hà Nội không chỉ mới diễn ra tại ngày 17/02/2018 này, mà trong những năm gần đây cũng đã diễn ra một ít lần. Dù vô tình hay cố ý thì hành động trên cũng nhận sự chỉ trích đến từ dư luận.

Nhà hoạt động Lê Trung Hiếu nói :

"Dù vô tình hay bị ép buộc những ai đã "nhảy múa trên những xác người" thì ta không thể đổ hết những phẫn nộ lên họ được, mà ta phải nhìn thấy sự nhún nhường quá lớn của Việt Nam đối với giới lãnh đạo cộng sản Trung Quốc. Một chính quyền độc tài, không có truyền thông tự do, định hướng xã hội bằng những thông tin mị dân sẽ tạo ra một thế hệ mụ mị chứ không riêng gì những con người đã nhảy múa trong những buổi tưởng niệm"."Có một số ý kiến phản biện để bảo vệ cho hành động nhảy múa trước tượng đài của nhóm người. Họ cho rằng, đã là nơi công cộng thì mọi sinh hoạt đều có thể diễn ra. Nhưng, trong một ngày diễn ra sự kiện đau thương của dân tộc mà họ lãng quên, họ ca hát nhảy múa trước những mất mát đau thương của đồng bào mình thì quả thật họ không có văn hóa hoặc không có trái tim ! Mà đa số họ đều là những người lớn tuổi, có lẽ cũng lên chức ông, chức bà. Thử hỏi với những hành động vô văn hoá, vô ơn bạc nghĩa như thế, liệu họ sẽ dạy bảo và giáo dục con cháu họ như thế nào ?"- Lời của nhà hoạt động Nguyễn Thanh Loan./.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 21/02/2018

Published in Diễn đàn
lundi, 22 janvier 2018 14:00

Thôi, đừng khóc nữa làm gì !

Vừa là những đảng viên cộng sản, vừa là những lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn, Tổng công ty quan trọng của Nhà nước nhưng rất nhiều trong số 22 bị cáo của vụ án "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khi quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) đã bật khóc "ngon lành" tại tòa án khiến không ít dư luận cho đây là những giọt nước mắt yếu mềm, nhục nhã và thật trái ngược khi đem so sánh hình ảnh họ với hình ảnh khí khái của những Tù nhân lương tâm, cựu tù nhân lương tâm khi đối diện với bản án tù…

thoi1

Bị cáo Vũ Đức Thuận khóc nghẹn khi nói lời sau cùng (Ảnh : TTXVN)

Sau 10 ngày xét xử sơ thẩm vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và cùng 20 bị cáo khác đã có hành vi "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn PVN và Tổng Công ty PVC, Hội đồng xét xử Tòa án Hà Nội tuyên bố chấm dứt phần tranh luận chuyển sang phần nghị án.

Đảng viên cộng sản khóc trước tòa án

Trước khi nghị án và tuyên án vào ngày 22/01/2018 thì vào ngày 17/01 vừa qua, Hội đồng xét xử cho các bị cáo nói lời sau cuối. Theo ghi nhận của báo đài-truyền thông tường thuật phiên xử, có rất nhiều bị cáo vừa nói lời sau cuối vừa khóc "ngon lành", nào là xin được tha tội, nào là ân hận và xin giảm hình phạt…v.v…

thoi2

Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bật khóc tại Tòa (ảnh : TTXVN)

Tờ báo mạng Soha đã liệt kê một số hình ảnh như : Bị cáo Nguyễn Mạnh Tiến vừa khóc vừa nói mình đã làm khổ vợ, khổ con, tỏ rất ăn năn về những lỗi lầm mình đã gây ra, than kể con bị bệnh hiểm nghèo, vợ sức khỏe không tốt. Cũng như bị cáo Tiến, bị cáo Phạm Tiến Đạt và bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh cũng vừa khóc vừa nói lời sau cuối là thành thật nhận những sai phạm mà bản thân gây ra, xin lỗi và nhận trách trách nhiệm, mong được giảm hình phạt để trở về lo cho mẹ già và con thơ, tiếp tục đóng góp cho xã hội. Còn bị cáo Nguyễn Anh Minh, nguyên Phó Tổng giám đốc PVC khóc nỉ nót, than kể về hoàn cảnh khó khăn của gia đình, lo ngại mức án từ 18 – 19 năm tù thì sẽ không còn cơ hội trở về để phụng dưỡng, báo hiếu cha mẹ, con cái không nhận ra cha. Bị cáo Vũ Đức Thuận-nguyên Tổng giám đốc PVC đã khóc đến nổi nói không thành lời. Trong khi bị cáo Trịnh Xuân Thanh, người bị Viện kiểm sát để mức án chung thân đã khóc nhiều lần, nói lời xin lỗi đến Đảng và đặc biệt là đối với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Cuối cùng là bị cáo Đinh La Thăng, tuy không biểu lộ một khuôn mặt khóc lóc nhưng cũng nghẹn ngào nói lời sau cuối là mong được thay đổi biện pháp ngăn chặn để bị cáo có thể chăm sóc bố bị cáo đang mắc bệnh hiểm nghèo và cho bị cáo được ăn Tết vui vẻ với gia đình, bạn bè, người thân rồi sau đó sẽ chấp hành án phạt tù. Đặc biệt vào ngày 13/01/2018, vào cuối buổi xét xử, ông Thăng đã nói nếu có chết thì được làm ma tự do chứ không phải ma tù.

Những lời hối hận, xin lỗi có kèm theo những giọt nước mắt của các bị cáo được các phóng viên săn đón, đăng đầy trên các mặt báo đài Việt Nam, chắc chắn ít nhiều cũng làm nao lòng một số người. Bằng chứng là từ trang mạng xã hội Facebook có lời kêu gọi thu thập chữ ký để thả tự do cho Đinh La Thăng. Suy cho cùng đây cũng là cái tình người, người Việt Nam cũng có đặc tính dễ tha thứ, nhân hậu và hiền hòa thậm chí có trường hợp đánh chết kẻ trộm chó lại đi tha thứ cho những kẻ hại dân hại nước âu đây cũng là diễm phúc cho những người lầm đường đã biết khóc trước khi nhận bản án phải trả.

Tuy nhiên, cũng đông đảo dư luận Việt Nam cho rằng những giọt nước mắt của các bị cáo qua đó thể hiện sự yếu mềm và nhục nhã bởi vì dám gây tội thì nhận hình phạt chứ khóc lóc xin tha thứ làm gì ? Là Đảng viên cộng sản tự hào đánh thắng đế quốc Pháp, Mĩ khi chưa bị bắt thì có người từng hét ra"lửa" nay sao lại chảy nước mắt khi đứng trước tòa án ?

Đối nghịch khí khái của những người cùng là bị cáo

Chưa hết, hình ảnh của các bị cáo này còn được dư luận Việt Nam đem so sánh với hình ảnh khí khái của những cựu tù nhân lương tâm đứng trước tòa, đối diện với cường quyền, đối diện với bản án mà vẫn toát lên nét hiên ngang :

Đầu tiên phải kể đến hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị nhà cầm quyền ở Long An kết án theo Điều 88 Bộ luật hình sự là "Tuyên truyền chống nhà nước".

Đối diện với bản án tù, hai sinh viên đã thể hiện sự hiên ngang, dám làm dám nhận chứ không hề tỏ ra chút sợ hãi, đứng thẳng đáp :

"Nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm"-Lời của Nguyễn Phương Uyên-"Việc tôi làm thì tôi chịu, xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp, tươi sáng hơn".

thoi4

Sinh viên Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tại phiên xử sáng ngày 16/05/2013 ở Tòa án Nhân dân tỉnh Long An.

Còn lời của Đinh Nguyên Kha : "Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống Đảng cộng sản. Mà chống Đảng thì không phải là tội".

Phương Uyên đã mãn án tù và hiện đang đi du học. Còn Đinh Nguyên Kha thì vẫn đang còn tiếp tục thụ án hình sự ở trại giam Xuyên Mộc.

Hoặc mới đây nhất là trường hợp tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, bất chấp bản án 09 năm tù giam và 05 năm quản chế khi bị nhà cầm quyền Hà Nam tuyên y án sơ thẩm nhưng bà Nga vẫn khẳng định mình chỉ chống Đảng cộng sản chứ không chống Nhà nước và dân tộc.

VIETNAM-POLITICS-RIGHTS-TRIAL

Nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga (giữa) tại phiên tòa phúc thẩm ở tỉnh Hà Nam hôm 22/12/2017

Và một nhà hoạt động nữ khác, tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã hiên ngang đối diện với bản án tù 10 năm chứ không thừa nhận những việc làm của mình là có tội hoặc xin khoan hồng.

Hay các tù nhân lương tâm Trần Anh Kim và Lê Thanh Tùng dù biết phải mang bản án nặng nề vì hoạt động đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam nhưng trước tòa hai ông đều khẳng định sẵn sàng đón nhận cái chết vì đất nước.

Phát ngôn trước tòa đanh thép, ngắn gọn nhất có lẽ là của Blogger Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng. Ông Nhất đã nói : "Có loại tù làm người ta nhục nhã nhưng cũng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang"

Cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật trong vụ án "Hoạt động nhằm lật đổ nhà cầm quyền" cùng với những thanh niên công giáo ở Vinh cũng thể hiện một khí phách can trường trước tòa : "Tôi chấp nhận tất cả những gì mà chế độ này đè nén, chấp nhận tất cả những hình phạt miễn sao công lý và sự thật được hiện diện tại đất nước Việt Nam này !"

Mãn án tù giam xong, cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật tiếp tục con đường hoạt động và hiện đang đứng trước nguy cơ có thể bị bắt bỏ tù lần hai.

Và cuối cùng là tù nhân lương tâm Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Trước vành móng ngựa tại Tòa án Hà Nội, ông Vinh dõng dạc tuyên bố mình vô tội, chứng minh những việc làm mình là đúng đắn và chấp nhận tù tội hoặc chết vì nó.

"Tôi chấp nhận tất cả, kể cả cái chết cũng không làm tôi phải ân hận".

Hầu hết những cựu tù nhân lương tâm hoặc tù nhân lương tâm khi đứng trước vành móng ngựa Tòa án, ngoài vẻ mặt hiên ngang, khí khái hoàn toàn không có giọt nước mắt nào đã đổ hoặc ân hận, xin lỗi như các bị cáo trong vụ án PVN và PVC.

Khóc làm gì ?

Vì vậy khóc làm gì khi mà trên khắp đất nước Việt Nam mỗi một người dân dù mới sinh ra đều phải gánh một món nợ công gần 30 triệu đồng trong đó có phần tội lỗi của các anh (bị cáo) ?

Khóc làm gì khi mà trẻ em miền cao đi học phải đu dây đặng vượt sông suối để đến trường, mùa đông rét buốt không có áo ấm để mặc và thiếu ăn trong khi các anh lại làm thất thoát đến hàng ngàn tỷ đồng hết sức lãng phí ? Phận gánh mưu sinh của hàng triệu dân Việt để kiếm từng đồng cắt để đóng thuế lại không bằng tích tắc thời gian các anh "tham ô".

Các anh khóc có lẽ vì ân hận cho những tội lỗi của mình đã gây ra nhưng người dân sẽ khóc nhiều hơn các anh rất nhiều bởi phải gánh những hậu quả nghiêm trọng mà các anh đã để lại. Giọt nước mắt nào khi các anh chia chác bỏ tiền vào túi riêng, phủi đi niềm tin của người dân giao phó.

Thôi đừng khóc nữa ! Hãy giữ những giọt nước mắt này cho lương tâm có lẽ tốt cho người dân hơn.

Quê Hương

Nguồn : CaliToday, 19/01/2018

Published in Diễn đàn
Trang 2 đến 2