Sự xuất hiện của bài hát Biển Đông dậy sóng ba đào của tác giả Mặc Thiên vào cuối năm 2017 này, nhắc lại 10 năm trước, người nhạc sĩ bí ẩn này đã từng làm cho giới mộ điệu xôn xao, với bài hát Khóc mẹ dân oan.
Thật xứng danh với lời nhận định "người nhạc sĩ bí ẩn nhất trong năm" mà đài Á Châu Tự Do đã loan đi về Mặc Thiên, khi bài hát Khóc mẹ dân oan do ca sĩ Như Quỳnh trình bày trong DVD của trung tâm Asia số 57 đã làm rơi lệ không biết bao nhiêu người quan tâm về thảm cảnh của hàng đoàn dân oan mất đất ở VN bị đánh đập, bị tù đày.
Năm 2017, bài hát Biển Đông dậy sóng ba đào của Mặc Thiên lại xuất hiện với nội dung về số phận ngư dân Việt trên biển, túng cùng không còn cách mưu sinh khi những chiếc tàu của Trung Quốc vẫn chực chờ từ hôm qua, rồi hôm nay lại bị bắt, bị phá, bị tù… bởi sự ngăn chận Mã Lai, Nam Dương, Thái Lan…
Nghe lại các bài hát như Khóc mẹ dân oan, Khấn nguyện, Ngọn lửa thiêng liêng…, tưởng chừng như tác giả Mặc Thiên ngồi đâu đó trong căn phòng nhỏ của mình, luôn đau đáu nhìn theo phận người rồi ghi chép với nỗi buồn của một nghệ sĩ, mà chỉ còn biết hát thay cho tiếng thở dài. 10 năm như một chặng đường mà có vẻ như ông không bao giờ ngơi nghỉ trong hành trình quyết chọn làm lưu dân, đuổi theo, ghi chép nỗi đau của dân tộc mình.
Trong một bản tin phát đi vào ngày 27-2-2008 của đài Á Châu Tự Do, có nói rằng
"Đã từ lâu, các sản phẩm băng đĩa nhạc của một số trung tâm lớn tại Hải Ngoại được sao chép lậu và bán tại thị trường Việt Nam.
Và những ngày gần đây nhất, công an văn hoá Việt Nam, còn gọi là PA 25, bắt đầu ra chiến dịch truy quét để ngăn cấm một sản phẩm vừa phát hành, đồng thời, tìm cho ra tác giả một bài hát trong sản phẩm ấy.
Đó là cuốn DVD Asia số 57, đó là bài hát "Khóc Mẹ Dân oan," và đó là nhạc sĩ Mặc Thiên".
Và đó chắc cũng là lý do là nhạc sĩ Mặc Thiên chưa bao giờ xuất hiện, xứng với lời nhận định rằng của đài Á Châu Tự Do rằng "Không một ai trong giới thưởng ngoạn Việt Nam biết Mặc Thiên là ai, và người ta gọi anh là "người nhạc sĩ bí mật nhất năm 2007". Trong lần nhận giải cho bài hát Hạng xuất sắc của Giải thưởng Âm nhạc Tự Do 2017 được tổ chức tại Sydney, Úc Châu, ông có gửi qua thư điện tử giọng nói của mình, để nói về bài hát của mình. Các thành viên của Hiệp hội yểm trợ văn hóa Úc-Việt (VAALA) đã dự đoán rằng có thể ông sống ở Khánh Hòa, miền Trung Việt Nam.
Chắc phải là một đứa con ở miền biển, Mặc Thiên mới có thể viết nên một nhạc khúc đẫm nước mắt của phận ngư dân Việt, mà vị mặn của đại dương không thể sánh với nước mắt của những người mẹ già dõi mắt ra biển, tuyệt vọng trông con trở về.
Ca sĩ Thanh Thúy, người được chọn trình bày ca khúc này với cộng đồng người Việt Úc Châu nói rằng chị như không thở được khi nghe bài hát này, cứ mỗi lần chị nghe, lại muốn khóc mà thương cho người Việt hôm nay.
Đọc trăm bản tin, nghe ngàn câu chuyện, đôi lúc không bằng thưởng thức một bài hát chân thành với đời. Đó là điều mà sự huyền bí của nghệ thuật có thể đem lại cho người nghe, và có thể giúp tái sinh trong cõi vô tâm với vận mệnh quê hương mình. Bài Biển Đông dậy sóng ba đào là một trong những tác phẩm có khả năng đó.
----------------------------------
Lời bài hát
Biển Đông dậy sóng ba đào
Những con tàu đi đánh cá ngoài khơi
Biển đảo Hoàng sa, biển đảo Trường sa giờ đã không về
Những con người mang thân phận Việt Nam
Đã bao ngày qua nhục nhã ê chề
Tàu cộng xâm lăng, hòng cướp biển đông này
Phận người ngư dân bị Trung Quốc xâm hại
Mẹ Việt Nam ơi, người bỏ con sao đành
Nhìn trời quê hương mà xót thương con mình
Nước mắt mẹ tôi đã bao lần rơi
Ngóng xa biển khơi có bao giờ nguôi chờ các con về
Đến khi niềm tin đã cạn lực tan
Quê hương lầm than mẹ trút hơi tàn
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 16/12/2017 (tuankhanh's blog)
Tham khảo thêm :
Các giọng ca đoạt giải Âm nhạc Tự do 2017 (Viet Song Contest)
Các bài hát đoạt giải Âm nhạc Tự Do 2017 (Viet Song Contest)
Thương con voi, thương cả chúng ta
Cách đây mấy năm, Ksor Đức gửi xuống một tấm ảnh anh đứng ở một vùng đồi trọc. Những gốc cây trơ nham nhở trãi dài như một cuộc tàn sát cao nguyên im lặng. Đức viết "rừng của bản làng giờ không còn gì".
Những gốc cây trơ nham nhở trãi dài như một cuộc tàn sát cao nguyên im lặng.
Ông trời – Giàng của người Tây Nguyên – chắc không nỡ hại con của mình, đất của mình. Mọi thứ chắc cũng không tự nhiên biến mất. Năm 2015, Tổng cục Lâm Nghiệp hé lộ một con số giật mình rằng chỉ trong 7 năm (2008-2014), diện tích rừng Tây Nguyên mất hơn 358.000 hecta, tức mỗi năm đã có ai đó "ăn" mất hơn 51.000 hecta rừng, gỗ quý, và có nghĩa là tiêu diệt luôn cả thảm thực vật và thú hoang trong khu vực đó.
Trong lời bình của Ksor Đức không nói hết được nỗi buồn của người miền thượng. Vì không có rừng, thì bản làng cũng tan hoang. Hàng chục ngàn năm các tộc người ở đây sống với thiên nhiên thì giờ phải nhìn ngó chung quanh mình là nhũng khối bê tông che chắn, và cách sống truyền đời xủa họ bị phá vỡ khiến khốn khó nối đuôi nhau vào tận bếp nhà từng gia đình.
Voi là biểu tượng cao quý ở rừng Việt Nam, và là sự kính trọng của người Tây Nguyên. Nhưng khi người Kinh "ăn" hết rừng, họ ăn luôn của sự sống còn của voi bằng cách thu hẹp vùng sinh sống, giết voi để lấy ngà, cắt lông đuôi. Trước năm 1975, dù đang trong chiến tranh nhưng chính quyền miền Nam vẫn cố gìn giữ nên voi có trên 2000 con, tập trung ở Daklak và Đồng Nai. Nghệ An cũng có nhưng không nhiều, khoảng 20-30 con. Nhưng đến 2016, theo thống kê của WWF (Tổ chức quốc tế bảo vệ thiên nhiên) thì Việt Nam chỉ còn khoảng 100-120 con voi.
Thương con voi, vì chúng trở thành thú sưu tầm và phô trương của tầng lớp mới giàu. Thương rừng xanh giờ cũng thành trùng trùng biệt điện biệt phủ của một giai cấp mới. Thương một đời Việt Nam bị cướp đoạt từ đồng bằng lên núi cao, và nơi nơi đều bình đẳng trong tai ương và tuyệt vọng.
Có những con voi còn trẻ, không có ngà, bị săn đuổi và giết chỉ vì lông đuôi của chúng là món chơi thời thượng như để may mắn, cầu tình duyên hoặc làm tăm xỉa răng. Những nhóm điều tra về động vật hoang dã khẳng định rằng có những chứng cứ về việc các đường dây mua bán động vật hoang dã ở Hà Nội, mà lông đuôi voi của Châu Phi và Việt Nam được rao bán với giá từ 500 đến 1 triệu đồng / một sợi.
Rậm rịch, các đợt hô hào bảo vệ động vật Châu Phi vẫn luôn được tổ chức. Các nghệ sĩ cắn móng tay, có người khóc vì thương tê giác ở Nam Phi. Thậm chí có cả một đoạn phố ở dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ, Quận 5 dùng để khuyến khích giới trẻ vẽ tranh cổ động cho tê giác ở đâu đó. Nhưng không ai nhắc người Việt Nam nhìn vào ngôi nhà của mình để biết con tê giác Java cuối cùng ở rừng Nam Cát Tiên đã bị bắn chết vào năm 2016.
Nhà dột từ nóc. Ở đây đủ cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
Có thể bài hát Thương Con Voi dưới đây, của tác giả Tuấn Anh Cù Lần vẫn chưa nói hết được nỗi đau của linh hồn núi rừng Việt Nam, nhưng chắc sẽ nhắc được nhiều điều về thực tại, vốn quá nhiều thứ có thể đưa con người vào mê ảo. Nhất là khi nghe qua tiếng hát Ksor Đức, giọng ca vừa đoạt giải hạng Xuất sắc của Giải âm nhạc tự do 2017 của người Việt toàn cầu, được Hiệp hội yểm trợ văn hóa Úc-Việt (VAALA) tổ chức tại Sydney, Úc Đại Lợi.
Chỉ là câu chuyện đời, cùng âm nhạc cho một ngày chủ nhật dần vào cuối năm. Nhưng nếu đã chọn nghe, xin hãy dành thêm đôi ba phút để nghĩ thêm về một Việt Nam của chúng ta hôm nay.
------------------------------------------------------
Lời bài hát của tác giả Tuấn Anh Cù Lần
(tên thật là Văn Tuấn Anh)
Ai ăn mất cái ngà con voi rồi ?
Ai ăn mất cái chùm đuôi voi đớn đau
Hôm qua, con voi còn khoe đôi ngà
Hôm qua, con voi còn khoe cái đuôi
Ai ăn mất cái rừng xanh kia rồi
Ai ăn mất thú rừng cao nguyên đó đây
Năm xưa trên non đàn voi vui đùa
Năm xưa muôn chim còn về đây
Lê thân hằn bao vết đau - voi lang thang mãi đi tìm màu xanh đã xa
Nơi đâu dòng sông mát trong, đâu thiên nhiên, nơi đâu con tim hiền hòa
Trên lưng đồi không bóng cây, mây thôi bay, xác voi ngã gục bên suối khô
Thương cho đàn voi dấu yêu, đi về đâu, thần linh (Giàng ơi ) trời xa đau buồn.
--------------------------------
Xem Video
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 16/12/2017
Tham khảo thêm :
Các giọng ca đoạt giải Âm nhạc Tự do 2017 (Viet Song Contest) - https://goo.gl/kFza59
Các bài hát đoạt giải Âm nhạc Tự Do 2017 (Viet Song Contest) - https://goo.gl/C8jS2V
Ca sĩ Mai Khôi đã tạo nên một cuộc tranh luận thật lớn trên các trang mạng, khi thực hiện cuộc biểu tình đơn độc của mình trước tổng thống Donald Trump, nhân lúc ông ta đến Việt Nam.
Ca sĩ Mai Khôi trương biểu ngữ chống Donald Trump trong dịp APEC 2017
Khôi là người chủ động tạo ra câu chuyện và dấy lên dư luận, nên chắc không khó để cô đối diện với những ngôn luận đang ập tới, bao gồm ủng hộ lẫn phản bác. Thậm chí có cả những kiểu phản bác rất thấp kém.
Về vấn đề tác động truyền thông, rõ ràng Mai Khôi đã hết sức thành công trong việc đưa đi rất xa thông điệp riêng của cô, đặc biệt là trên các chuyến tàu đầy năng lượng tức giận lẫn ghét bỏ của nhiều người trên facebook.
Nhưng hãy tạm gác lại quan điểm của Mai Khôi đúng hay sai. Vẫn có những điều khác đáng để chúng ta nhìn thấy qua các luồng dư luận về Khôi, bộc lộ nhiều điều về xã hội Việt Nam hôm nay.
Trong những lời chỉ trích ca sĩ Mai Khôi, có không ít lời giả định rằng nếu như tấm bảng biểu tình của Khôi giương lên là những lời chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình thì tuyệt biết bao. Các ý tưởng "giá như" hay "phải chi" ấy xuất hiện rất nhiều, và được dùng như một thứ ngôn luận mang màu sắc đầy chính nghĩa của đám đông chỉ trích ca sĩ Mai Khôi.
Trong một thread, xuất hiện trên facebook, trích lại câu chuyện đang gây bàn tán này, một người bình luận rằng tại sao Mai Khôi lại chỉ trích tổng thống Trump, trong khi đó lúc Tập Cận Bình đến Việt Nam, thì Khôi ở đâu ?
Những cuộc biểu tình chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình năm 2015 bị dập tắt trong bạo lực
Cũng tương tự như cách lập luận "giá như", không ít người bày tỏ một ước muốn ngấm ngầm như vậy về chuyện chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình, nhưng là ước muốn có ai đó làm thay cho mình. Tôi cũng đã thử đặt lại câu hỏi "vậy khi Tập Cận Bình đến, anh ở đâu". Tôi không nhận được hồi đáp nào.
Đừng nói về tự do ngôn luận, hãy nói về khả năng dám biểu thị quyền biểu đạt ý kiến cá nhân của một công dân. Nhiều người ghét chính quyền Trung Quốc, chống Tập Cận Bình lại từ chối, không dám thể hiện quyền biểu đạt cá nhân của mình, mà "giận cá chém thớt", giận dữ về chuyện một người phụ nữ biểu thị khác quan điểm chính trị của mình, rồi nói "giá như" cô ta làm đúng ý của mình, là người phe của mình, thì hay biết mấy !
Trong việc đặt vấn đề "giá như" ấy, đám đông cũng bộc lộ sự hèn nhát của bản thân mình, giới thiệu một khát vọng cách mạng tự do, nhưng tranh đấu bằng sinh mạng của người khác. Xã hội Việt Nam đang lớn dần những xu hướng tồi tệ như vậy.
Khi Melanie Trump phớt lờ sự kiện Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, khi Donald Trump không màng gì đến nhân quyền ở Việt Nam để giữ một không khí hòa bình (peace) trong mối quan hệ mua bán, bất chấp hàng chục hội đoàn, cá nhân nhắc nhở, cảnh báo... không hề có ai từng bình luận nghiệt ngã về sự kiện Mai Khôi, và lên giọng "giá như", đã hay từng bước ra công khai với tấm bảng nhỏ để kêu gọi Trump, hoặc một băng-rôn chống Tập Cận Bình.
Rất nhiều trong số những người lập luận "giá như" rất hùng hồn ấy, ngày thường còn không dám nhấn like vào những status chống đảng cộng sản Việt Nam, hay các cá nhân lãnh đạo hiện bị tố cáo mang tội ác.
Những người thích "giá như" và nói cao đạo về lẽ phải, không ít người quay lưng và từ chối ký tên - thậm chí chỉ ký tên giấu mặt - kêu gọi tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Trần Thị Nga... thì hôm nay lại thích nói lớn giọng về vận mệnh và bộ mặt quốc gia.
Thật vui mừng khi quyền tự do ngôn luận được thể hiện rất rõ trong việc đám đông phản ứng lại quan điểm của ca sĩ Mai Khôi. Nhưng đáng vui mừng hơn nữa, nếu đám đông ấy không chỉ thể hiện sức mạnh trên các trang mạng, mà hãy chứng minh sự đỉnh đạt hơn hẳn Mai Khôi bằng cách một lần thử xuống đường với tấm biểu ngữ của mình, với quan điểm của mình.
Việt Nam sẽ đổi thay một ngày nào đó trong tương lai và tốt đẹp hơn, bạn ạ. Nhưng chắc chắn sẽ đổi thay đó không cần đến những đám đông trông chờ vào sự dấn thân của người khác, tù đày hay máu của người khác, rồi bản thân mình được thụ hưởng êm ái, cùng với những bình luận giả dối và hèn hạ trên thế giới ảo.
Ca sĩ Mai Khôi đã tạo nên một cuộc tranh luận thật lớn trên các trang mạng, khi thực hiện cuộc biểu tình đơn độc của mình trước tổng thống Donald Trump, nhân lúc ông ta đến Việt Nam.
Khôi là người chủ động tạo ra câu chuyện và dấy lên dư luận, nên chắc không khó để cô đối diện với những ngôn luận đang ập tới, bao gồm ủng hộ lẫn phản bác. Thậm chí có cả những kiểu phản bác rất thấp kém.
Về vấn đề tác động truyền thông, rõ ràng Mai Khôi đã hết sức thành công trong việc đưa đi rất xa thông điệp riêng của cô, đặc biệt là trên các chuyến tàu đầy năng lượng tức giận lẫn ghét bỏ của nhiều người trên facebook.
Nhưng hãy tạm gác lại quan điểm của Mai Khôi đúng hay sai. Vẫn có những điều khác đáng để chúng ta nhìn thấy qua các luồng dư luận về Khôi, bộc lộ nhiều điều về xã hội Việt Nam hôm nay.
Trong những lời chỉ trích ca sĩ Mai Khôi, có không ít lời giả định rằng nếu như tấm bảng biểu tình của Khôi giương lên là những lời chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình thì tuyệt biết bao. Các ý tưởng "giá như" hay "phải chi" ấy xuất hiện rất nhiều, và được dùng như một thứ ngôn luận mang màu sắc đầy chính nghĩa của đám đông chỉ trích ca sĩ Mai Khôi.
Trong một thread, xuất hiện trên facebook, trích lại câu chuyện đang gây bàn tán này, một người bình luận rằng tại sao Mai Khôi lại chỉ trích tổng thống Trump, trong khi đó lúc Tập Cận Bình đến Việt Nam, thì Khôi ở đâu ?
Cũng tương tự như cách lập luận "giá như", không ít người bày tỏ một ước muốn ngấm ngầm như vậy về chuyện chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình, nhưng là ước muốn có ai đó làm thay cho mình. Tôi cũng đã thử đặt lại câu hỏi "vậy khi Tập Cận Bình đến, anh ở đâu". Tôi không nhận được hồi đáp nào.
Đừng nói về tự do ngôn luận, hãy nói về khả năng dám biểu thị quyền biểu đạt ý kiến cá nhân của một công dân. Nhiều người ghét chính quyền Trung Quốc, chống Tập Cận Bình lại từ chối, không dám thể hiện quyền biểu đạt cá nhân của mình, mà "giận cá chém thớt", giận dữ về chuyện một người phụ nữ biểu thị khác quan điểm chính trị của mình, rồi nói "giá như" cô ta làm đúng ý của mình, là người phe của mình, thì hay biết mấy !
Trong việc đặt vấn đề "giá như" ấy, đám đông cũng bộc lộ sự hèn nhát của bản thân mình, giới thiệu một khát vọng cách mạng tự do, nhưng tranh đấu bằng sinh mạng của người khác. Xã hội Việt Nam đang lớn dần những xu hướng tồi tệ như vậy.
Khi Melanie Trump phớt lờ sự kiện Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, khi Donald Trump không màng gì đến nhân quyền ở Việt Nam để giữ một không khí hòa bình (peace) trong mối quan hệ mua bán, bất chấp hàng chục hội đoàn, cá nhân nhắc nhở, cảnh báo... không hề có ai từng bình luận nghiệt ngã về sự kiện Mai Khôi, và lên giọng "giá như", đã hay từng bước ra công khai với tấm bảng nhỏ để kêu gọi Trump, hoặc một băng-rôn chống Tập Cận Bình.
Rất nhiều trong số những người lập luận "giá như" rất hùng hồn ấy, ngày thường còn không dám nhấn like vào những status chống đảng cộng sản Việt Nam, hay các cá nhân lãnh đạo hiện bị tố cáo mang tội ác.
Những người thích "giá như" và nói cao đạo về lẽ phải, không ít người quay lưng và từ chối ký tên - thậm chí chỉ ký tên giấu mặt - kêu gọi tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Trần Thị Nga... thì hôm nay lại thích nói lớn giọng về vận mệnh và bộ mặt quốc gia.
Thật vui mừng khi quyền tự do ngôn luận được thể hiện rất rõ trong việc đám đông phản ứng lại quan điểm của ca sĩ Mai Khôi. Nhưng đáng vui mừng hơn nữa, nếu đám đông ấy không chỉ thể hiện sức mạnh trên các trang mạng, mà hãy chứng minh sự đỉnh đạt hơn hẳn Mai Khôi bằng cách một lần thử xuống đường với tấm biểu ngữ của mình, với quan điểm của mình.
Việt Nam sẽ đổi thay một ngày nào đó trong tương lai và tốt đẹp hơn, bạn ạ. Nhưng chắc chắn sẽ đổi thay đó không cần đến những đám đông trông chờ vào sự dấn thân của người khác, tù đày hay máu của người khác, rồi bản thân mình được thụ hưởng êm ái, cùng với những bình luận giả dối và hèn hạ trên thế giới ảo.
Ca sĩ Mai Khôi đã tạo nên một cuộc tranh luận thật lớn trên các trang mạng, khi thực hiện cuộc biểu tình đơn độc của mình trước tổng thống Donald Trump, nhân lúc ông ta đến Việt Nam.
Khôi là người chủ động tạo ra câu chuyện và dấy lên dư luận, nên chắc không khó để cô đối diện với những ngôn luận đang ập tới, bao gồm ủng hộ lẫn phản bác. Thậm chí có cả những kiểu phản bác rất thấp kém.
Về vấn đề tác động truyền thông, rõ ràng Mai Khôi đã hết sức thành công trong việc đưa đi rất xa thông điệp riêng của cô, đặc biệt là trên các chuyến tàu đầy năng lượng tức giận lẫn ghét bỏ của nhiều người trên facebook.
Nhưng hãy tạm gác lại quan điểm của Mai Khôi đúng hay sai. Vẫn có những điều khác đáng để chúng ta nhìn thấy qua các luồng dư luận về Khôi, bộc lộ nhiều điều về xã hội Việt Nam hôm nay.
Trong những lời chỉ trích ca sĩ Mai Khôi, có không ít lời giả định rằng nếu như tấm bảng biểu tình của Khôi giương lên là những lời chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình thì tuyệt biết bao. Các ý tưởng "giá như" hay "phải chi" ấy xuất hiện rất nhiều, và được dùng như một thứ ngôn luận mang màu sắc đầy chính nghĩa của đám đông chỉ trích ca sĩ Mai Khôi.
Trong một thread, xuất hiện trên facebook, trích lại câu chuyện đang gây bàn tán này, một người bình luận rằng tại sao Mai Khôi lại chỉ trích tổng thống Trump, trong khi đó lúc Tập Cận Bình đến Việt Nam, thì Khôi ở đâu ?
Cũng tương tự như cách lập luận "giá như", không ít người bày tỏ một ước muốn ngấm ngầm như vậy về chuyện chống Trung Quốc, chống Tập Cận Bình, nhưng là ước muốn có ai đó làm thay cho mình. Tôi cũng đã thử đặt lại câu hỏi "vậy khi Tập Cận Bình đến, anh ở đâu". Tôi không nhận được hồi đáp nào.
Đừng nói về tự do ngôn luận, hãy nói về khả năng dám biểu thị quyền biểu đạt ý kiến cá nhân của một công dân. Nhiều người ghét chính quyền Trung Quốc, chống Tập Cận Bình lại từ chối, không dám thể hiện quyền biểu đạt cá nhân của mình, mà "giận cá chém thớt", giận dữ về chuyện một người phụ nữ biểu thị khác quan điểm chính trị của mình, rồi nói "giá như" cô ta làm đúng ý của mình, là người phe của mình, thì hay biết mấy !
Trong việc đặt vấn đề "giá như" ấy, đám đông cũng bộc lộ sự hèn nhát của bản thân mình, giới thiệu một khát vọng cách mạng tự do, nhưng tranh đấu bằng sinh mạng của người khác. Xã hội Việt Nam đang lớn dần những xu hướng tồi tệ như vậy.
Khi Melanie Trump phớt lờ sự kiện Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, khi Donald Trump không màng gì đến nhân quyền ở Việt Nam để giữ một không khí hòa bình (peace) trong mối quan hệ mua bán, bất chấp hàng chục hội đoàn, cá nhân nhắc nhở, cảnh báo... không hề có ai từng bình luận nghiệt ngã về sự kiện Mai Khôi, và lên giọng "giá như", đã hay từng bước ra công khai với tấm bảng nhỏ để kêu gọi Trump, hoặc một băng-rôn chống Tập Cận Bình.
Rất nhiều trong số những người lập luận "giá như" rất hùng hồn ấy, ngày thường còn không dám nhấn like vào những status chống đảng cộng sản Việt Nam, hay các cá nhân lãnh đạo hiện bị tố cáo mang tội ác.
Những người thích "giá như" và nói cao đạo về lẽ phải, không ít người quay lưng và từ chối ký tên - thậm chí chỉ ký tên giấu mặt - kêu gọi tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hay Trần Thị Nga... thì hôm nay lại thích nói lớn giọng về vận mệnh và bộ mặt quốc gia.
Thật vui mừng khi quyền tự do ngôn luận được thể hiện rất rõ trong việc đám đông phản ứng lại quan điểm của ca sĩ Mai Khôi. Nhưng đáng vui mừng hơn nữa, nếu đám đông ấy không chỉ thể hiện sức mạnh trên các trang mạng, mà hãy chứng minh sự đỉnh đạt hơn hẳn Mai Khôi bằng cách một lần thử xuống đường với tấm biểu ngữ của mình, với quan điểm của mình.
Việt Nam sẽ đổi thay một ngày nào đó trong tương lai và tốt đẹp hơn, bạn ạ. Nhưng chắc chắn sẽ đổi thay đó không cần đến những đám đông trông chờ vào sự dấn thân của người khác, tù đày hay máu của người khác, rồi bản thân mình được thụ hưởng êm ái, cùng với những bình luận giả dối và hèn hạ trên thế giới ảo.
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 13/11/2017 (tuankhanh's blog)
Bão Damrey ập tới. Khánh Hòa có lẽ là một trong những nơi chịu thiệt hại trực tiếp, nặng nề nhất. Nhà nhà ngập lụt, người chết và mất tích, ruộng vườn tan hoang... Trong thời điểm đó cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ 2017 vẫn nỗ lực diễn ra hoành tráng trên VTV, cũng như ngay tại Diamond Bay City, Nha Trang.
Hình chụp từ trang web giadinh.net - hình ảnh cuộc thi hoa hậu Hoàn Vũ Việt Nam 2017 -Courtesy of giadinh.net.vn
Nhiều ý kiến bất bình nói rằng sự kiện ấy không thích hợp để vui vầy giữa thảm cảnh mà hàng chục ngàn người Việt phải gánh chịu. Nhưng cũng có ý kiến từ phía nhà đài, và không ít người ủng hộ, nói rằng hủy cuộc thi hoa hậu đó thì cũng đâu được gì.
Quả thật, hủy cuộc thi đó thì đâu được gì, thậm chí là mất rất nhiều !
Chỉ cần một lần chứng kiến hậu trường của các chương trình TV nhà nước phối hợp với các nhà tài trợ, các nhãn hàng... Bất kỳ ai cũng có thể hiểu rằng việc Ban tổ chức, nhà đài cố thực hiện cho được chương trình Hoa hậu Hoàn vũ đó, bất chấp giữa lúc những cơn bão ập vào từng ngôi nhà, từng con đường... là điều không thể cưỡng lại. Là điều phải làm. Đơn giản, là vì tiền.
Giờ vàng đã định, hợp đồng quảng cáo đã ký, tiền tài trợ đã nhận... Mọi thứ đã lên khung. Chỉ cần trễ vài tiếng đồng hồ thôi cũng đã khiến cho những người làm truyền hình nhà nước ôm hận vì tiền tuột khỏi tay, mọi kế hoạch dang dở.
Cứ làm cho xong đã, còn kết quả như thế nào thì mặc kệ. Bởi điều quan trọng là mọi nguồn tiền đã định cần được luân chuyển hợp lý, đúng ngày đúng giờ. Đâu vào đấy. Toại lòng nhau. Vui như hội.
MC Phan Anh nói cũng có lý của anh ta. Hủy chương trình để làm gì nhỉ ?
Dời hay hủy hương trình thì cũng đâu để làm gì, bởi vì từ lâu nay, việc thực hiện một show truyền hình cũng giống như bất kỳ công việc kiếm tiền nào khác trên đất nước này, lợi nhuận và làm giàu là tiêu chí tối thượng, vượt qua mọi giá trị khác như danh dự, nhân tính hay tổ quốc.
Ban tổ chức và nhà đài cần gì văn hóa hay tình người khi có thể làm giàu, kiếm ra nhiều tiền, thậm chí ngay trong điều kiện thời tiết khó khăn nhất ? Cũng giống như nhà máy thủy điện vẫn xã lũ và phẩy tay khi nước dâng bất ngờ và dân chúng chết chìm. Không phải lợi ích và quy trình là nguyên tắc tối thượng hôm nay đó sao ?
Tiền - không phải thuốc ung thư giả, biệt điện biệt phủ của các quan chức, phá rừng, phá núi, lấp biển, xả thải... - chính là ý nghĩa khiến các quan chức, bè phái nắm tay cùng nhau nhảy múa ngày đêm như những hội lên đồng ghê tởm nhất ?
Tiền - không phải lúc này muốn chạy ra nước ngoài, tìm một quốc tịch khác, không muốn sống bị xiềng xích bằng hộ khẩu, không muốn con cái mình bị nhồi nhét nền giáo dục cải cách ngu xuẩn và bị ép buộc tư duy Mác Lê Nin... - làm được như vậy, rõ là người ta phải cần rất nhiều tiền, đúng không ?
Đừng quên hôm nay mạng người cũng được bồi thường bằng tiền, án oan cũng được trả lại bằng tiền. Đánh chết người trong đồn công an cũng được bù đắp bằng tiền. Bị Trung Quốc đâm tàu bắt giữ cũng cần tự điều đình chuộc lại bằng tiền. Đừng quên tất cả ở Việt Nam lúc này là tiền - tiền - tiền.
Tiền thật quan trọng. Vậy thì hủy Chương trình thi Hoa hậu Hoàn vũ 2017 để làm gì nhỉ ? Khi nơi đó người ta cũng làm ra tiền, thậm chí rất nhiều tiền.
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 07/11/2017
Phỏng vấn Lê Hồng Phong, đang theo học các khóa về xã hội dân sự tại Phi Luật Tân. Phong là một trong những thành viên của nhóm Thức Followers, vận động cho chương trình có tên "Bầu Cử Tự Do Và Quyền Tự Quyết Cho Dân Tộc Việt Nam", nhằm kêu gọi Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc Trưng cầu dân ý về bầu cử tự do và đa đảng hóa hệ thống chính trị Việt Nam.
Nhà hoạt động trẻ Lê Hồng Phong - Courtesy blogger Tuấn Khanh
Lê Hồng Phong là như cái tên mà gia đình người bạn trẻ này đã đặt theo người Tổng bí thư thứ 2 của đảng Cộng sản Đông Dương, mà Phong tâm sự, là xuất phát từ sự ủng hộ đảng Cộng sản Việt Nam của gia đình mình. "Tôi sinh ra trong gia đình bên nội lẫn ngoại đều có người từng tham gia chiến đấu và làm việc dưới lá cờ đỏ sao vàng trong và sau chiến tranh Việt Nam", Phong tâm tình như vậy.
Lẽ ra hôm nay Phong đang có một cuộc sống an nhàn, tương lai vững chắc nếu theo nếp của gia đình. Nhưng người thanh niên sinh năm 1990 tại BÌnh Dương ấy lại hình thành trong mình những cảm nhận mới mẻ về thế giới sống quanh mình. Anh băn khoăn trước những bất công trong xã hội và nghĩ đến sự đổi thay.
Chiều lòng gia đình, Phong cũng tham gia cuộc thi công chức của tỉnh. Nhưng phần làm bài, Phong lại viết tất cả những suy nghĩ của mình về hiện trạng xã hội, về ước mơ một Việt Nam dân chủ hóa và pháp quyền trong tương lai. Dĩ nhiên, đó là một bài thi thất bại, nhưng đó cũng là bước ngoặt trong đời mà Phong chọn con đường dấn thân, tìm hiểu để góp sức thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa cho Việt Nam, xây dựng Việt Nam thật sự là một quốc gia đáng sống, mà Phong ấp ủ.
===============
1. Câu chuyện của Phong thật thú vị. Nhưng hãy thử nhớ lại, cụ thể là những điều gì tác động đến những suy nghĩ và hành động của bạn vậy ?
Đó là một quá trình thay đổi lâu dài. Ngay từ nhỏ tôi vẫn thường được ba mẹ nhắn nhủ rằng : "Ráng học đi sau này làm quan làm tướng, ba mày xin cho vô làm nhà nước cho đỡ cực cái thân, học dở là làm cu-li…". Không chỉ ba mẹ, mà chung quanh tôi, dường như người có tiền luôn đúng ; sống chỉ nên biết bản thân mình…
Tôi thì từ nhỏ tôi đã không hứng thú xem, nghe chương trình TV liên quan đến nhà nước, đảng Cộng sản mà ba tôi hay mở thì luôn làm tôi chán ngấy. Tôi thật sự không thích trở thành một người đảng viên đảng cộng sản Việt Nam để làm trong Nhà nước như cha tôi và như những người thường hay lặp đi lặp lại những câu nói, phát biểu nhàm chán trên TV. Cho nên tôi chỉ muốn khi lớn lên sẽ làm một nhà nghiên cứu khoa học hoặc là một cầu thủ bóng đá.
Từ việc theo dõi đời sống, rồi tôi lại nhìn rộng ra, nhận thấy rằng xã hội Việt Nam hầu như chỉ có một lựa chọn duy nhất là phải cạnh tranh nhau để càng giàu có càng tốt, bằng mọi giá chạy theo vật chất. Người ta thờ ơ những chuyện tiêu cực xảy ra với con người và xã hội xung quanh họ. "Theo đuổi ước mơ, đam mê và những giá trị đạo đức" như tôi thì bị xem là thứ suy nghĩ của người tâm thần, người thất bại, người đứng ngoài lề xã hội,…
Một trong những bước ngoặt của tôi, là ngày tôi gặp thầy P. Trong một tiết học, thầy nói mọi người kéo rèm cửa lại để thầy chiếu phim "Hải chiến Hoàng Sa", "Hải chiến Trường Sa", "Chiến tranh biên giới với Trung Quốc",… rồi thầy giảng và nói về một lịch sử có thật của Việt Nam. Và tôi cũng bắt đầu tìm hiểu.
Trước đây, tôi luôn ngờ vực những thứ trên mạng bị gọi là "phản động", nhưng rồi tìm thấy những điều mới mẻ để nhận ra sự thật. Rằng biểu tình, đa đảng không phải là làm loạn, Tâm trạng của tôi tức giận, thù hằn vì đất nước mình có bao nhiêu điều tốt đẹp đang mất đi. Rồi chuyển sang bình tĩnh lại, lớn khôn hơn. Tôi hiểu ra rằng chẳng ai cướp mất cái gì của mình cả. Tự do, dân chủ là không miễn phí, muốn có nó thì chính mỗi người phải hành động giành lấy nó, để xứng đáng có được nó.
2. Khi trước khi đi Phi Luật Tân để tham gia học các khóa về Xã hội dân sự, bạn đã có các hoạt động gì ở Việt Nam đáng nhớ không ?
Kỷ niệm đầu tiên đó là tôi đi cùng một nhóm bạn ở Bình Dương đi thăm mộ ông Ngô Đình Diệm ở Lái Thiêu vào ngày 2/11/2014. Chúng tôi đến đó từ lúc 9h sáng nhưng đã thấy cả khu vực xung quanh đó rất ồn ào, công an sắc phục, cảnh sát giao thông, dân quân và cả những người thường phục lúc nào cũng cầm máy quay trên tay để quay lại bất cứ ai có mặt ở đó. Sau đó tất cả bị giải tán. Chuyến đi ấy giúp cho tôi thấy rõ chính quyền hiện tại vẫn chưa thật tâm muốn hòa giải dân tộc. Nếu họ thật tâm thì họ chẳng thực hiện những hành động như thế, họ không nên tỏ ra "sợ sệt" những người có cảm tình với Chính thể Việt Nam Cộng Hòa như vậy.
Tiếp theo, là lần đầu tiên tôi xuống đường biểu tình. Một sáng đẹp trời ngày 1/5/2016, tôi biểu tình đòi minh bạch thông tin thảm họa biển miền trung do Formosa gây ra. Tôi thấy mình không cô đơn. Tôi nhận ra xã hội Việt Nam còn đầy những con người cùng chung chí hướng, suy nghĩ quan tâm và đau đáu hiện trạng xã hội đã tìm thấy nhau, cùng nhau xuống đường thực hiện quyền và trách nhiệm công dân. Đoàn người nối đuôi nhau biểu tình, bày tỏ chính kiến trong ôn hòa và trật tự. Rồi tôi đã chứng kiến cảnh những người thường phục có ngón tay đeo nhẫn nhựa có màu dạ quang cố tình gây rối, kích động bạo lực để lực lượng mặc sắc phục đánh đập, áp giải những người đi biểu tình lên những chiếc xe cơ động, xe bus chờ sẵn kế bên. Nhưng cuối cùng trong tâm trí tôi, những hình ảnh bạo lực xấu xí đó vẫn phải nhường chỗ cho hình ảnh của một cô gái nhỏ nhắn ôm bó hoa hồng lớn cùng nụ cười rạng rỡ để tặng từng đóa cho từng người của lực lượng sắc phục. Hình ảnh bạo lực dù đã xảy ra mạnh bạo, xấu xí ra sao cũng không thể làm tôi thôi hết niềm tin vào sức mạnh của chân lý, lẽ phải, của sự thật và của quyền lực nhân dân.Còn nhiều nữa, mà tôi không thể kể hết. Từng kỷ niệm đó đã khiến tôi quyết tâm hơn trên con đường mình chọn.
3. Nhưng gia đình của bạn vốn là thành phần ủng hộ đảng cộng sản. Họ đã có phản ứng thế nào về lý tưởng của bạn ?
Như mọi người đã sống qua các thời kỳ của nhà nước cộng sản. Ba mẹ tôi lo sợ và thường tránh không nói về những vấn đề như vậy. Tôi hiểu đa số người dân Việt Nam cũng giống ba mẹ tôi, đều còn nặng nề tư duy thần dân của quân chủ, phong kiến.
Tôi đã giấu gia đình, nghỉ việc để đi học tại VOICE – Manila, Philippines, nhằm trở thành một Nhà hoạt động xã hội ủng hộ Dân chủ, Nhân quyền.Tôi để lại một lá thư 9 mặt giấy trong phòng, trình bày tất cả suy nghĩ, lý tưởng và lý do tôi lựa chọn lý tưởng đó.
Thời gian đầu gọi về nhà thì ba lúc nào cũng buồn, giận, còn mẹ thì khóc. Nhưng bây giờ sau 7 tháng thì lần đầu tiên tôi đã thấy mẹ tôi cười, khi tôi khoe bây giờ tôi nấu ăn gần bằng mẹ. Tôi rất nhớ nhà. Tôi sẽ về Việt Nam gặp ba mẹ, nhưng không phải bây giờ, tôi sẽ về khi tôi đã đủ khả năng để theo đuổi lý tưởng góp sức xã hội phát triển tốt hơn.
4. Hãy nói về công việc và Dự án hoạt động của bạn lúc này. Bạn mong mỏi gì vào dự án mà bạn đang theo đuổi ?
Tôi và nhóm Thức Followers (1) đang chạy chiến dịch "Bầu Cử Tự Do Và Quyền Tự Quyết Cho Dân Tộc Việt Nam". Đây là chiến dịch dài hạn thu thập 100.000 chữ ký cho thư thỉnh nguyện (2). Đó là thư thỉnh nguyện của những người Việt Nam có mong muốn yêu câu Nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc Trưng cầu dân ý về bầu cử tự do và đa đảng hóa hệ thống chính trị Việt Nam. Sau khi đạt được 10.000 chữ ký đầu tiên, Thức Followers sẽ gửi thư trình bày Liên Hiệp Quốc về sự vận động thu thập chữ ký đòi quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam và sau đó cập nhật tiến trình. Bởi chiến dịch này phù hợp với Công ước về quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký với Liên Hiệp Quốc từ năm 1977, cũng như hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng nói đến "quyền được tự do chọn chính thể" của người dân.
Nhiều người cho rằng việc ký tên này là vô ích, không đủ sức thay đổi cái gì cả. Nhưng cũng như xây một ngôi nhà, nó cũng cần phải có những viên gạch đầu tiên để góp vào hàng ngàn viên gạch khác để tạo nên thành quả. Một giọng nói chắc chắn yếu ớt, nhưng nếu tất cả cùng lên tiếng thì sẽ tạo nên sức mạnh mong muốn. Thay đổi xã hội không thể một sớm một chiều mà chúng ta phải kiên trì hành động. Còn nếu không hành động thì sẽ chẳng có gì xảy ra.
Điều đáng mừng là có khá nhiều bạn trẻ thể hiện mong muốn tổ chức Trưng cầu dân ý giống như chúng tôi. Cho dù họ chưa dám lộ mặt, công khai tên tuổi, nhưng họ đã cho chúng tôi niềm tin lớn lao cho sự thành công của chiến dịch này.
5. Bạn có đủ niềm tin và hy vọng nên công việc hay lý tưởng mình theo đuổi không ?
Việt Nam chắc chắn sẽ chuyển đổi sang dân chủ, đa đảng, tôi có niềm tin rất lớn vào điều đó. Thế giới ngày một phẳng và Việt Nam và các nước bảo thủ độc tài hiếm hoi còn lại không thể đứng ngoài dòng chảy thời đại ấy.
Cái tôi mong mỏi nhiều hơn ở tương lai đó là người Việt thật sự có hòa giải dân tộc sau khi có được Dân chủ, và tất cả các bên cùng nhìn về những giá trị, lợi ích chung của quốc gia và dân tộc, để mà đóng góp xây dựng nước Việt Nam tốt đẹp, nhân bản hơn.
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 31/10/2017
Phỏng vấn nạn nhân Phạm Trần Thanh Long, về vụ án đột nhập gia cư và cưỡng hiếp mà công an Long An từ chối khởi tố tội phạm. Chị Long cho biết: "Họ từng hăm dọa là tiêu diệt tôi".
Nạn nhân Phạm Trần Thanh Long và hai đứa con. Ảnh : PTTL
Tóm tắt sự việc : Vào một đêm hoàn hảo như kịch bản tính trước, một người đàn ông 29 tuổi xông vào nhà chị Phạm Trần Thanh Long, ngụ tại thị trấn Tân Thạnh, huyện Tân Thạnh, Long An và cưỡng hiếp chị ngay trước nơi có 2 đứa con gái đang nằm. Vì sợ tên tội phạm có thể làm hại đến hai đứa con nhỏ, do chị biết mặt tên tội phạm, nên chị Long đã phải tìm cách hòa hoãn và cam chịu.
Thế nhưng ngay sau khi nộp đơn lên công an địa phương để tố cáo, thì lại bị coi là chuyện thông dâm, và công an không khởi tố.
Người phụ nữ đơn thân này tức giận đến mức đã làm đơn xin đi tù vì không chịu nỗi kết luận nhục nhã mà công an huyện và tỉnh Long An áp cho chị. Dù là nạn nhân, ngay sau khi chị nộp đơn tố cáo, cuộc sống chị bị truy bức liên tục bằng việc công an cô lập chị, điều tra, tới tấp gửi giấy, kèm dân quân cầm gậy canh trước nhà, buộc chị phải lên làm việc.
Câu chuyện thật kỳ lạ. Ắt phải có điều gì đó khác hơn trong các dữ kiện thô và hời hợt mà người ta được nghe thấy, từ báo chí nhà nước. Bài phỏng vấn nạn nhân Thanh Long (34 tuổi) dưới đây, hy vọng sẽ cho người đọc thêm đôi điều và nhận định về một miền quê không yên tĩnh của Việt Nam hôm nay.
Đặc biệt cuộc trò chuyện được thực hiện ngày 20/10/2017, nhân Ngày vinh danh phụ nữ Việt Nam, vào lúc những tiếng cười nói và chúc tụng náo nhiệt nhất.
- Sau khi bị gọi tên vụ án của mình một cách diễu cợt là "thông dâm" bởi Cơ quan điều tra Công an tỉnh Long An vào ngày 29/9, với tư cách là người bị nạn, chị đã làm gì ?
- Em đã tiếp tục làm đơn gửi ra Viện kiểm sát tối cao ở Hà Nội và bây giờ thì chờ sự trả lời từ ngoài đó. Còn ở Long An, thì họ tỏ rõ thái độ : Huyện bác đơn khiếu nại, tỉnh cũng bác đơn khiếu nại. Rồi họ cứ liên tục gửi giấy mời để buộc em phải lên làm việc về đơn tố cáo cũ của em. Khi gặp những lúc như vậy, em nói rằng, "giờ này còn làm việc gì nữa khi chính các ông đã bác đơn của tôi ? Chính vì vậy tôi phải gửi đơn ra Hà Nội, và tôi giờ chỉ còn chờ phía Viện Kiểm sát Hà Nội trả lời mà thôi".
Công an huyện gửi giấy mời liên tục với mục đích buộc em phải gỡ bỏ những thông tin về vụ án của em, mà em để trên facebook. Nhưng em nói đó là sự thật, nên không phải việc gì phải gỡ xuống. Họ gửi giấy mời tới tấp, hơn chục lần rồi.
- Phía công an huyện Tân Thạnh cũng như của tỉnh Long An đã nói gì về yếu tố chị là một phụ nữ đơn thân có 2 con nhỏ, và bị xâm nhập gia cư bất hợp pháp và tấn công chị ?
- Dạ, phía công an cố tình không khởi tố anh à. Chuyện dài lắm. Bởi vì trước đó do em biết nhiều chuyện ẩn khuất của các cá nhân lẫn cơ quan công an huyện nên họ từng hăm dọa là tiêu diệt em, khi họ thấy em ghi lại trên facebook, thế là đêm 20/6 đã xảy ra chuyện với em. Với những gì xảy ra, em tin rằng thủ phạm là phía gần với họ, và việc ra thủ đoạn với em nhằm làm em sợ hãi hay nhục nhã mà phải đi chỗ khác ở, và như vậy mọi chuyện xấu em biết sẽ không có cơ hội để nói ra.
Trước đây, khi em viết và tố cáo trên facebook của mình, thì an ninh của huyện đã đến và nói em phải gỡ xuống. Đó là thông tin về chuyện con ông cháu cha chỗ của em được sắp đặt để ngồi vị trí cao, nhiều tiền của. An ninh buộc em phải giải trình là chi tiết em nói đến cụ thể là ai. Khi em kể ra từng tên và sự kiện thì họ đành phải xác nhận rằng chuyện đó là có thật, nhưng truy em rằng còn ai khác ngoài em biết những chuyện này hay không ? Thế nhưng đó là chuyện ai cũng biết mà không dám nói vì lo sợ thôi. Trước đó, em đã từng nói với một nhân viên công an huyện về chuyện ông ấy có nhiều bồ bịch với địa chỉ cụ thể, ngay sau đó ông ấy đã tỏ thái độ bằng cách cắt các liên hệ với em.
Trước khi thủ phạm xâm nhập gia đình em vào ngày 20/6 thì đã có nhiều chuyện xảy ra, nhưng sau ngày đó thì em liên tục bị hăm dọa. Công an huyện còn liên kết với ủy ban huyện, cấm tất cả công nhân viên chức trong vùng, kể cả dân đến gia đình em để may đồ, vì em sống bằng nghề may. Ai đi đến thì bị công an gọi lên làm khó dễ. Đã vậy họ truy em là tiền ở đâu em sống ? Làm với ai ? Công an cho người đi điều tra những người đặt hàng hay phụ việc với em từ 4 năm trước để điều tra em có nhận tiền của ai, sống bằng cách nào, đời tư ra sao… mà không hiểu nổi, người đứng ra thực hiện các cuộc chất vấn này lại là ông Phạm Công Bô, đại tá, trưởng công an huyện Tân Thạnh.
- Nhân vật gây án là người không lạ, sống ngay trong vùng. Công an đã ứng xử như thế nào với người này ?
- Họ bênh vực người này ngay từ đầu, bất chấp thực tế. Khi tên này đến gây án thì hai đứa con em ở ngay trong nhà. Đứa lớn thì mắc bệnh tăng động nên đêm phải uống thuốc ngủ, nó không hay biết gì. Còn bé nhỏ, tên Ngọc Hân chỉ mới 3 tuổi thì thấy tất cả mọi thứ và hết sức sợ hãi. Đến hôm nay nó vẫn mang di chứng khủng hoảng. Nó chơi hai búp bê và tự đối thoại một mình "mẹ đi công an, con ở nhà ngoan nha, đừng để công an bắt nha". Nó cứ chơi như vậy cho đến bây giờ mặc dù em cố tìm cách để nó quên những điều như vậy. Công an thì nói con nít 3 tuổi không có tư cách làm nhân chứng.
- Khi biết chị không chấp nhận kết quả vụ án hiếp dâm mà công an chỉ xét là thông dâm, rồi tiếp tục gửi đơn lên cao hơn, công an huyện Tân Thạnh, Long An, đã ứng xử ra sao với chị ?
- Họ liên tục gửi giấy mời em lên công an huyện làm việc. Lần này họ không nói là chuyện em viết những tố cáo trên facebook nữa, mà nói rằng làm việc về chuyện đơn khiếu nại tố cáo em gửi ra Hà Nội. Em từ chối và nói là họ đã bác đơn thì hôm nay không nói nữa. Em cũng ghi vào giấy mời mà em trả lại cho họ rằng, nếu muốn làm việc nữa thì phải cho em ghi âm nội dung.
- Cho đến nay, chị đã tìm đến cậy nhờ các trợ giúp pháp lý ở nơi nào hay của ai chưa ?
- Dạ, đến lúc này thì em có nhờ ba luật sư của văn phòng luật Hoa Sen. Đó là luật sư Trần Văn Học, Lê Minh Nhân và cô luật sư Ngân. Riêng luật sư Học thì nói rằng, phải làm cho ra lẽ vụ này.
- Thường thì một người dân bị công an và chính quyền tìm đến liên tục, gửi giấy mời, điều tra qua hàng xóm… những chuyện này có khiến cho chị bị cô lập, hàng xóm tránh né không ?
- Dạ đã có lần em nói lớn tiếng khi công an huyện đi cùng điều tra viên, rồi dân quân đến nhà em canh trước cửa, làm như em là tội phạm, sợ em trốn vậy. Em nói họ làm như vậy là làm phiền em. Nếu không giải quyết dứt điểm được thì đừng đến nữa. Em vừa nói vừa ghi âm lại làm bằng chứng. Họ thấy em ghi âm thì ai nấy im lặng, không nói gì hết. Đó là họ đến đưa giấy mời và buộc em phải trả lời là có lên cơ quan công an hay không, và có đi thì mới đưa giấy mời. Em nói phải đưa giấy mời cho em coi, thì họ từ chối. Rồi em nói không đi vì giấy mời hẹn gặp lúc 1g30 trưa, mà hơn 10g sáng công an mới đến đưa giấy.
Hàng xóm nói chung thì bình thường anh à. Nhưng nói cho đúng thì nhà em chung quanh là đất trống, mẹ con sống rất hiu quạnh. Gần nhất là nhà của mấy cô chú công nhân viên đi làm suốt ngày, ít có dịp tiếp xúc. Nhưng em thấy thái độ của các cô chú ấy vẫn bình thường.
- Trên báo đài vẫn nói trân trọng phụ nữ, kêu gọi bình đẳng. Còn về xã hội thì lúc nào cũng nói sống theo pháp luật, công bằng văn minh… khi rơi vào hoàn cảnh hết sức mệt mỏi như vậy, chị có suy nghĩ gì ?
- Dạ, nếu mà nói thật sự ra thì chỉ là những cái lời cho có thôi anh à, chuyện nói trên tin thời sự thôi. Lời nói và việc làm thì khác nhau. Ngay như Hội phụ nữ huyện không hề có ai trả lời cho em khi em gửi đơn cầu cứu. Không ai lên tiếng hay thăm hỏi nhưng trên thông cáo báo chí thì họ nói đã đến nhà em thăm hỏi sức khỏe, động viên và giúp đỡ mẹ con em. Chỉ là nói láo, nói xạo. Ở ngoài Trung ương, Hội Phụ nữ đến tận nơi, gọi điện yêu cầu đại diện Hội phụ nữ huyện đến nhưng cũng không ai đến. Đã vậy có tờ báo viết về em, lại viết sai sự thật. Chẳng hạn phóng viên Đình Hưng ở báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đã viết 3,4 bài gì đó nhưng hoàn toàn viết sai sự thật. Khi em hỏi thẳng mặt rằng sao lại làm như vậy, biết rõ mọi thứ, thì Đình Hưng nói rằng chị thông cảm bởi Hội phụ nữ rất sỉ diện, cô Yến ở Hội phụ nữ buộc em viết như vậy. Hưng nói nếu cần thì sẽ chỉnh sửa nhưng không hề có.
Nạn nhân Phạm Trần Thanh Long. Ảnh: internet
Đã có lúc em quá mệt mỏi nhưng rồi nghĩ lại, nếu em buông xuôi thì tội ác này có thể lại xảy ra với em hoặc với người khác, rồi lại chìm xuồng, nếu em không làm cho tới nơi tới chốn. Em phải cố gắng. Khi các con ngủ hết, em vẫn phải ráng ngồi làm dù đang mệt và đau, để có thu nhập mà sống. Do ban ngày em phải dành nhiều thời gian để chơi với các con để tâm lý của chúng không bị nặng nề. Bên cạnh đó, ban ngày em còn phải dành thời gian làm việc với luật sư, với giấy tờ, đi gửi đơn… về chuyện tố cáo này. Mọi thứ chỉ còn dồn vào ban đêm. Đã có lúc em mệt và kiệt sức đến mức tim như ngừng đập, hạ đường huyết nặng do sốc khi nhận được giấy mời của Viện Kiểm sát thị trấn Tân Thạnh.
Nhưng em tin là mình nói sự thật nên phải gắng sức. Có lúc em giận quá nên định liên lạc với các đài nước ngoài để lên tiếng giùm nhưng rồi kềm lại vì tránh không muốn bị vu khống là cấu kết với nước ngoài, là phản động…
Tuấn Khanh ghi
Nguồn : Tiếng Dân, 20/10/2017
Chứng kiến nhiều trận lũ lụt tang thương nơi xứ Việt, tôi vẫn hay tự nhắc mình phải viết một bài hát nào đó về những điều đã thấy, về những sinh linh đã tận. Ca hát thì chẳng để làm gì. Nhưng tôi mong mình cất lên được tiếng lòng như bài văn tế nhỏ cho những người cùng màu da, tiếng nói trên quê hương mình hôm nay, sao vẫn mang đầy khổ nạn. Có thể tôi chỉ hát khe khẽ thôi, vừa đủ cho những linh hồn oan khiên về quanh được chút ấm lòng.
Thế nhưng, nhiều năm trôi qua. Lũ lụt hết lần này đến lần khác. Mạng người lại vẫn chìm sâu. Tôi lại chất chồng trong ký ức của mình về ruộng vườn tan hoang, những tiếng khóc trôi dạt buồn tủi, và biết rằng mình sẽ không viết nổi một bài hát như vậy, mà chỉ còn im lặng. Sự im lặng khó tả nằm hoài trên trang giấy và suy nghĩ, như khoảng vô thanh điên loạn giữa rầm rộ ngôn từ.
Thống kê tạm của đài VOV trong ngày 15/10/2017, nói rằng đã có 60 người chết, 37 người mất tích và 31 người bị thương. Bên cạnh đó còn 189 nhà bị sập, 30.827 nhà bị ngập, 1.948 nhà phải di dời khẩn cấp, hàng chục ngàn gia súc, gia cầm chết ngập. Tháng trước, bão số 10 cũng làm 125 người chết và mất tích, thiệt hại tài vật cũng vô số.
Những con số thì vô hồn. Những nếu chỉ một lần nhìn thấy hình ảnh đứa trẻ co ro trần truồng chìm trong nước, bà cụ với đôi tay giơ lên như muốn níu lại phút giây sau cùng, bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận khoảng lặng trong lòng mình. Khoảng lặng nhắc chúng ta cũng là con người, và phải biết xót xa cho đồng loại.
Thủ tướng Phúc nói rằng "Rừng là vàng, chặt 1 cây gỗ cũng phải thắp hương lạy cây". Nghe mà rưng rưng cho phận làm người Việt. Phải thắp bao nhiêu nén hương cho những người vừa chết đêm qua ? Bao nhiêu hương thì mới ấm lại thịt da đã xanh tím của đứa bé giữa rong rêu ? Bao nhiêu hương thì tiễn được nỗi niềm của cụ già khỏi dòng tức tưởi ? Lời thủ tướng Phúc nói, vào ngày 14/10, cũng là những ngày tìm thấy từng xác người lây lất. Không nghe ông nghe nói gì về nạn nhân thiên tai và nhân tai, chỉ nghe ông nói bái lạy và vàng.
Ngày 13/10, đáp lại lời hò reo xúc động của cử tri về sức khỏe của mình, ông Trần Đại Quang cũng không nói gì về thảm nạn đang diễn ra suốt nhiều tỉnh miền Bắc và miền Trung, mà chỉ nhấn mạnh về thông tin xấu độc trên mạng. Không biết có liên quan gì, mà đến 15/10, các trang facebook đưa hình ảnh và thông tin đáng lưu ý về thiên tai lũ và nhân tai lụt đột nhiên đồng loạt khóa bài, ẩn các hình ảnh đã đăng, đồng bộ với các bản tin báo nhà nước hết sức chừng mực và tiết kiệm hình ảnh thực tế.
Nơi của ông thủ tướng và chủ tịch thật náo nhiệt. Điều đó thật tương phản khi tôi nhìn vào tấm hình người phụ nữ ngồi thắp một nén nhang vào hư vô. Gương mặt của chị ẩn trong đó ngàn bài ca mà tôi không viết nổi thành lời. Nén hương ân cần gửi vào gió, hát vào khốn cùng mà chỉ có những trái tim Việt Nam còn đủ nhân tính mới chia sớt cùng những số phận Việt Nam.
Cuộc sống hôm nay như một sân khấu hai mặt. Một mặt trình diễn những dị thường và một mặt giới thiệu từng giờ phút của đời thường. Mà phần dị thường, có cả tiếng các quan chức thời tiết, thủy điện… luôn phủi tay và nói mọi thứ đã đúng quy trình, đẩy phần còn lại là may rủi của nhân dân. Loại quy trình thô bỉ ấy vẫn diễn ra hết năm này qua năm khác không hề có kế hoạch đổi thay nào tốt hơn cho đời sống dân lành. Nhưng phần các quan chức thì luôn biết cách dời xa, dời cao để không cùng chung số phận với nhân dân.
Cứ sau những thảm họa, nghe các ngôn từ chải chuốt ngụy biện và lẩn tránh trách nhiệm của họ, không khỏi buồn nôn. Loại ngôn từ trá ngụy mà W. Shakespeare từng mô tả "khi cần thì bọn ác quỷ có thể dùng cả kinh thánh để biện minh cho hành động của chúng".
Thật khó biết còn bao nhiêu người phải chết trong nước lũ từ đây về sau. Và cũng thật nhục nhã cho một quốc gia luôn huênh hoang về bước đại phát triển 4.0 nhưng hàng năm vẫn phải tế sống dân mình cho nước dữ như thời man rợ.
Tôi xếp trang giấy trắng, xếp lại bài hát mà mình ôm ấp. Tôi cũng không nói gì được về những gì mình đã thấy, đã nghe. Không gian đã quá chật chội với những âm thanh chúc tụng và ca ngợi. Tôi chỉ còn đủ sức giữ lại cho mình sự im lặng. Loại im lặng như M. Heidegger từng mô tả rằng "Sự im lặng như sấm sét còn gây nên chấn động cho tâm thức còn hơn cả tiếng sấm sét trong cõi im lặng".
Một ngày nào đó, nếu bạn cũng cùng im lặng với tôi trong ít phút giây, có thể chúng ta sẽ cùng nhận ra đất nước và con người Việt Nam đang huyên náo trên những nỗi đau như thế nào.
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 15/10/2017 (tuankhanh's blog)
(*) tựa một tác phẩm của Phạm Công Thiện
Những bức ảnh luôn ẩn sau đó là những câu chuyện dài. Bức ảnh hôn lễ đơn giản được nhìn thấy vào tháng 10/2017 của cô gái Nguyễn Thanh Loan cũng vậy.
Bức ảnh hôn lễ đơn giản được nhìn thấy vào tháng 10/2017 của cô gái Nguyễn Thanh Loan
Ít ai biết rằng trước một đám cưới ấm áp và đơn sơ này tại một khuôn viên nhà thờ nhỏ ở Quận 11, Sài Gòn, Loan đã trãi qua biết bao sự kiện nhọc nhằn đến khó tin.
Vốn là thành viên của nhóm Vì môi trường, Loan luôn bị chính quyền địa phương gây khó khi trở thành người lên tiếng về các vụ ô nhiễm sông nước, chặt cây xanh... cuộc sống của cô giáo trẻ này không còn bình yên nữa. Cô không thể dạy trẻ được nữa nên quay về mở lớp kèm thêm ở nhà cho một vài gia đình quen biết.
Tháng 3/2017, sự kiện ấu dâm đầy tai tiếng và nhiều tình tiết mờ ám ở trường Lương Thế Vinh, Thủ Đức diễn ra. Ấu dâm cũng là một loại ô nhiễm của đời sống xã hội mà, nên Loan cùng vài người mẹ cùng đến giơ khẩu hiệu yêu cầu bảo vệ trẻ em trước cổng trường. Những người phụ nữ này bị công an Thủ Đức ập đến giải tán. Người thì bị bắt, người thì bị đánh và xé khẩu hiệu. Riêng Loan thì bị quẳng lên một chiếc xe tải nhỏ, bắt về đồn. Cú xô đẩy và ném thô bạo đến mức Loan bị đập đầu vào thành xe, hôn mê.
Ở đồn CA, khi lục túi, người ta tìm thấy một khẩu hiệu bằng giấy A4, in chữ Stop Formosa, công an đã thẩm vấn Loan trong nhiều giờ giữa tình trạng cô không còn đủ ý thức. Điều mà cô nhớ được và có lẽ mãi mãi không hiểu là hình ảnh viên công an giơ tờ khẩu hiệu trước mặt cô, nghiến răng quát "đm, mày phản bội tổ quốc à ?"
Loan chưa bao giờ tự vấn đủ về loại lý thuyết bảo vệ tổ quốc hay phản bội tổ quốc. Cô chỉ biết mình hành động như một người dân bình thường có đủ lương tri và tấm lòng cho cuộc đời chung quanh. Cô thương con cá chết oan ức do bị đầu độc, và cũng sợ con cá vào bữa ăn của gia đình nào đó. Cô thương hàng cây xanh và cuộc sống hiền lành như ước mơ của một cô giáo nhỏ muốn truyền dạy yêu thương đến bọn trẻ quanh mình. Vì vậy, cụm từ kinh khủng "đm mày, mày phản bội tổ quốc à ?" Là một điều cô không thể tưởng tượng nổi.
Loan phải nằm bệnh viện nhiều ngày sau cú quẳng thô bạo đó. Vì cô bị buồn nôn và hoa mắt liên tục nên bệnh viện giữ lại, theo dõi cú chấn thường đầu để xem có nguy hiểm đến tính mạnh không. Cô giáo trẻ vốn gầy guộc, lúc đó mỗi lúc lại càng tiều tuỵ đến xót xa.
Chuyện không dừng ở đó. Việc biểu tình chống ấu dâm của Loan khiến công an khu vực ở quê cô, tận phía Bắc xa xôi được lệnh đến nhà điều tra, khiến cả gia đình cô sợ hãi. Đã vậy, ở Sài Gòn, cô bị công an đến yêu cầu chủ nhà đuổi cô ra khỏi chỗ thuê. Thậm chí các công an thường phục còn chận đường phụ huynh chở con đến học thêm, ra lệnh không được đến nữa. Một lần rồi hai, ba lần như vậy. Người con gái miền Bắc vào Nam lập nghiệp bị đẩy xa dần thành phố, bị bức bách để không còn cách mưu sinh. Tứ cố vô thân là sự mô tả ý nghĩa nhất đối với Loan lúc này. Loan trở nên cô đơn và lạc lõng với những gì mà nhà trường và xã hội chủ nghĩa vẫn dạy và nhắc cô truyền lại với lớp trẻ rằng hãy sống và yêu thương, bảo vệ cuộc sống chung quanh. Cô đã sống và làm đúng như vậy, nhưng sao cô lại bị viên công an nhân dân cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ mặt "đm mày" ?
Điều mà tôi vùa sợ hãi và lo sợ, lại vừa kính trọng là ít lâu sau đó, trong thời gian nhắc lại một năm thảm họa Formosa, là tôi lại nhìn thấy Loan với khẩu hiệu Stop Formosa xuất hiện trên Facebook. Loan tươi cười nhưng gầy gò. Chiếc áo quen giờ trở nên quá rộng so với thể trạng của Loan.
Bất chấp mọi thứ trái ngang ập xuống thật tàn nhẫn, Loan vẫn vậy. Ngay khi người ta dần quên chuyện biển miền Trung chết hay vết đau bé gái bị ấu dâm ở trường Lương Thế Vinh đã thành sẹo trong tim của bé, cũng như chính cha mẹ bé, Loan - một người vô can nhưng không thể dửng dưng - vẫn tìm cách nhắc lại, vẫn muốn pháp luật, công lý là kim chỉ nam của xã hội.
Tháng 10/2017, không lâu sau đó, Loan nhắn tin vui mừng là đã vô tình tìm được người để cô có thể tựa vào, tìm được hơi ấm chia sẻ và yêu thương giữa cuộc sống mà cô bị từ chối quyền thể hiện lương tri của công dân, của một người phụ nữ muốn chia sớt khốn khó với cuộc sống quanh mình.
Nhưng Loan nói cô vẫn vậy, suy nghĩ và nhịp đập trong tim không thay đổi nên cô vẫn chân nguyên là mình. Nhưng hôm nay Loan mạnh hơn vì cô được yêu thương, vì có người chia sẻ.
Tôi ghi lại ở đây câu chuyện nhỏ này, như một cách góp chút yêu thương cho Loan, để cô mạnh hơn, tự tin hơn. Và cũng là một cách một mà tôi muốn bày tỏ suy nghĩ của mình với những con người mà mình từng được nhìn thấy qua ảnh - những bức ảnh chứa đằng sau đó vô số câu chuyện dài - mà họ trãi qua biết bao khốn khó và bị chà đạp, vẫn chân nguyên và đi tới. Đó là những thanh niên cô đơn với khẩu hiệu một mình trên những con đường, những người nông dân yếu đuối đứng lên đòi đất đai bị chiếm đoạt, những người từ bỏ vị trí đắc lợi để cất tiếng nói vì lương tri kêu gọi... Đất nước này cần họ, dẫu có vô danh, nhưng hàng ngày họ vẫn lấp lánh như những vì sao nho nhỏ trong đêm tối, lúc tất cả chúng ta đều đang giữa đêm đen ngóng chờ ánh sáng bình minh tới. Và rồi khi ban mai, có thể họ sẽ bị lãng quên.
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 08/10/2017 (tuankhanh's blog)
Tham khảo thêm :
http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/be-7-tuoi-bi-nghi-xam-hai...
http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/nghi-an-be-gai-bi-xam-hai-tai-t...
Thật khó tưởng tượng được rằng, khi chứng kiến đồng loại với những dấu vết bị trói và đánh đập đến chết nhưng ông Nguyễn Tiến Hải, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Thuận lại nhanh chóng đưa ra một kết luận đơn giản rằng "đã xảy ra một vụ đánh nhau" tại nhà tạm giữ công an của TP Phan Rang.
Hình ảnh và video từ gia đình của nạn nhân Võ Tấn Minh (Ninh Thuận)
Ông Hải nói rằng "trích xuất" qua camera an ninh của nhà giam (chứ không là nguyên bản), cho thấy. Nhưng nghe sao mà khó tin đến vậy. Một nghi phạm bị đưa đi vào nhà giam của công an, sau đó lại bất ngờ xảy ra một "vụ đánh nhau" không xác định - lời của ông Hải mô tả - khiến người ta rùng mình. Vì bởi nếu có một vụ đánh nhau như vậy, nạn nhân Võ Tấn Minh, 25 tuổi, chắc chắn đã bị không ít người tổ chức cùng đánh đến chết. Các dấu vết để lại cho thấy có từ phía sau đầu, đánh vào chân, ngực, tay đầy chủ đích… Đồn công an của nhà nước Việt Nam sao lại có sẳn một lực lượng "đánh nhau" sẳn sàng và chuyên nghiệp để kết liễu con người đến vậy ?
Còn nếu trại giam không có "đánh nhau", anh Võ Tấn Minh chỉ có thể bị trói và đánh đập đến chết. Vì qua video gia đình của anh quay lại vào ngày 10/9/2017, rất chi tiết, cho thấy hai cổ tay anh Minh bị xiết chặt và hằn đầy máu bầm của dây trói. Ông Nguyễn Tiến Hải nhân danh sự nghiệp của mình, hay bằng "lương tâm" loại gì để tuyên bố thật nhanh cho một nghi án mà bất kỳ người dân thường ít học, xem qua vẫn có được các suy đoán khác ?
Mà bất luận là lý do gì đi nữa, cái chết của một công dân chưa bị kết án trong sự quản thúc của công an, là trách nhiệm và danh dự của ngành này. Giải thích như thế nào đi nữa, một khi đồn công an đưa người sống vào, trả xác chết ra là một dấu hiệu suy đồi và đen tối của ngành, mà cụ thể lúc này, trách nhiệm của công an tỉnh Ninh Thuận phải chia đủ cho từng người.
Tính từ đầu năm đến nay, ở Việt Nam, trung bình mỗi tháng có một vụ chết người đầy ẩn ức trong trại tạm giam. Nhưng riêng nhà tạm giam tạm giữ ở Phan Rang, Ninh Thuận gần đây đã tỏa sáng bất thường trên đất nước, trong việc góp 2 nạn nhân trong vòng 2 tháng. Nhắc lại cho rõ, đó là cái chết của anh Nguyễn Hồng Đê, 25 tuổi, vào tháng 7 vừa rồi. Và nay là đến anh Võ Tấn Minh, 25 tuổi, mà công an nói miệng là nghi can có chứa heroin trong người.
Cũng chưa có ai quên nổi chuyện cái chết rùng rợn đau thương của anh Nguyễn Hữu Tấn vào ngày 3/5/2017. Khi công an trả xác về, gia đình anh Tấn nhìn thấy trên cổ của anh chi chít những vết cắt bất thường không thuận tay. Dĩ nhiên, một kịch bản được dựng nên để diễn giải cho sự vô can, nhưng không ai tin nổi lời giải thích của các điều tra viên ở Vĩnh Long là anh Tấn chết do tự cắt cổ, từ dao rọc giấy của họ.
Tôi chỉ là dân thường. Thậm chí rất tầm thường. Nên tôi không bao giờ có thể đi qua nổi cảm giác đau đớn và tức giận khi nhìn thấy đồng loại của mình chết nghẹn ngào và oan khuất. Đặc biệt là nghẹn ngào và oan khuất từ chốn công quyền.
Lâu nay, những vụ chết người, khổ nạn như vậy nếu như không có tin tức từ cộng đồng mạng dấy lên, thì thường báo chí nhà nước cũng chỉ đưa tin qua loa lấy lệ. Các quan chức liên đới, đại biểu quốc hội… thì chỉ dám mở miệng bàn chuyện gái mại dâm hay quần bò, bất chấp những chuyện như bị thương nặng, chết người trong đồn công an diễn ra đều đặn, quặn căm lòng xã hội.
Tiếng khóc từ video của gia đình anh Võ Tấn Minh vang vọng, gào thét "anh thức dậy đi anh ơi" khiến tim tôi thắt lại. Không có loại âm nhạc nào mô tả được nỗi đau, kinh hoàng bằng tiếng khóc của mẹ, của vợ, của chị… Tiếng kêu gào của người dân tuyệt vọng tận đáy xã hội cứ nhắc tôi về những hình ảnh đẹp đẽ của các nhà lãnh đạo, quan chức cao cấp của Việt Nam, kể cả trong ngành công an, vẫn cung kính thắp nhang cúng chùa, xây đền, góp tiền cho tượng tháp… Mọi thứ đó trong thoáng chốc đã bật ra sự lố bịch, rẻ rúng. Đồng loại thì khốn khổ, trò mua hình bán dạng ấy, liệu có ích gì ?
Tôi không tin rằng chuyện cái chết của anh Võ Tấn Minh, anh Nguyễn Hữu Tấn… hay còn nhiều người khác nữa sẽ sớm được minh bạch, oan hồn của người đã khuất khó mà sớm được thảnh thơi. Vì những lời nói dối vẫn luôn chực chờ đâu đó. Thậm chí, những hàng hàng dùi cui và khiên chắn vẫn luôn được chuẩn bị để bảo vệ cho những lời nói dối như thế.
Nhưng dù sao đi nữa, xin mọi người đừng quên ghi lại. Mọi sự kiện vẫn cần được ghi lại về ngày đen đúa, tuyệt vọng của đất nước. Xin đừng để mọi thứ bị lãng quên. Những học trò ở Hàm Dương truớc khi bị chôn sống, vẫn ghi lại mọi thứ, để triều đại cao ngất của Tần Thủy Hoàng mãi mãi không bao giờ thoát khỏi lời nguyền rủa của nhân loại về sau. Nỗi đau và oan khiên cũng cần được trở thành lịch sử. Kẻ ác có thể dựng nên những loại lịch sử để ca tụng và lừa dối. Nhưng nhân dân cũng có những phiên bản lịch sử của sự thật được ghi xuống và lưu truyền. Lịch sử truyền đời từ hôm nay, nhắc rằng nền văn minh nhân loại không bao giờ lãng quên, không bao giờ dung thứ cho kẻ ác.
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 11/09/2017 (tuankhanh's blog)
(*) Tít bài mượn lời bài hát "Im lặng là đồng lõa" của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang
-----------------------
Tham khảo sự kiện :
- http://www.baomoi.com/bi-danh-bi-can-tu-vong-bat-thuong-trong-nha-tam-gi...
Những bức ảnh gợi nhớ thật nhiều về hàng cây cao và bóng mát đã chạy suốt trung tâm Sài Gòn, mà đã bị đốn hạ cho một ước mơ bay cao bay xa về tuyến metro hiện đại Sài Gòn - Suối Tiên. Tôi bồi hồi tìm thấy lại những hình ảnh mà mình loanh quanh ở Sài Gòn vào những ngày đáng nhớ ấy, ngay khi được nhắc bằng những dòng tin cho hay việc hoàn thành được công trình này có lẽ còn xa, vì nợ cũ ngập ngụa mà tiền mới để thi công chẳng biết lấy đâu ra.
Hàng cây cổ thụ không còn trên đường Tôn Đức Thắng
Metro nói đến ở đây, là dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên có tổng chiều dài 19,7km trong đó có 2,6km đi ngầm và 17,1km đi trên cao. Dự án được khởi công từ tháng 8.2012, thời gian dự kiến hoàn thành lúc ban đầu là vào năm 2017. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, dự án chính thức ấn định lại thời gian đưa vào sử dụng, có thể là trong năm 2020.
Mà 2020 lại không dễ với tới, nhất là trong tình trạng kinh tế khó khăn, ngân sách cạn kiệt như lúc này.
Ngày ấy, tôi vẫn còn nhớ hình ảnh hai cụ già đạp xe ra ngồi nhìn tiếng cưa máy gầm rú, hổn hển vật ngã những thớ cây khỏe mạnh. Các cụ im lặng nhưng ánh mắt buồn buồn. Dường như những ánh mắt buồn nhân loại đều như nhau khi phải mất đi điều gì đó, chấp nhận đánh đổi cho tên gọi phát triển, mà có nơi thứ nhận lại là niềm vui, có nơi thứ nhận lại là ngỡ ngàng.
Hàng cây bắt đầu bị hạ xuống vào những ngày hè năm 2014, với những hành động rầm rộ nhằm thuyết phục người Nhật nhanh chóng trao vốn ODA, nhưng cho đến nay metro trung tâm Sài Gòn không có gì ngoài những phần che chắn im lìm chờ thêm tiền cứu nguy rót xuống. Những con đường mở tạm vẫn len lỏi qua lòng thành phố, như một cách tạm bợ đi qua đời sống này, không có chuông rung báo hồi kết thúc.
Tính đến nay thì dự án này đã khiến chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh công khai mắc nợ nhà thầu Nhật khoảng 1.339 tỷ đồng, một cách khó giải thích với nhân dân, nào là tiền phạt cho sự chậm trễ công trình, nào là khúc mắc chi tiêu cho dự án... Và nếu còn con số nào khác nữa, thì chắc chắn, nhân dân không được biết.
Có lúc chính quyền Thành phố trách Trung ương giam vốn ODA không cấp đủ cho dự án, còn có lúc thì Trung ương trách Thành phố tự động điều chỉnh tiền dự án tăng gấp 2,4 lần so với thời điểm ban đầu mà không xin ý kiến thông qua theo quy trình. Người Nhật thì phiền trách về việc ngưng đọng công trình, và nhấn mạnh rằng dù tiền cho vay ODA đã đưa đủ và đúng hạn rồi.
Còn nhân dân dám trách ai ? Họ chỉ biết trách cuộc đời và ông trời đã để đặt họ vào cuộc sống dưới những người lãnh đạo mà họ không mong ước. Những lời nói văn vẻ qua lại của các quan chức không bộc lộ gì rõ hơn lúc này, ngoài ý nghĩa đó là một hệ thống rách việc.
Tiền thì giao đủ, nhưng dự án không xong, nợ phát sinh ngất ngưỡng. Người dân mất cây xanh, mất tiện nghi sinh thái và nay phải phải còng lưng góp sức đóng thuế để trả góp nợ, giúp cho chính quyền. Nghề làm chủ đất nước của người dân Việt Nam sao mà nhọc nhằn quá đỗi.
Năm 2015, khi phản biện về dự án này, tôi từng bị công an mời lên làm việc về thái độ dám chống lại chủ trương lớn của thành phố. Và không phải chỉ có tôi. Nhiều bạn bè tôi cũng bị làm khó dễ. Thậm chí còn bị một đội ngũ cực hữu hãnh tiến gào thét vào mặt "mai mốt khi có metro thì đừng có đặt chân vào nhé". Nghĩ cũng lạ. Khi ăn một cây kem, người ta còn muốn biết thành phần gì trong đó, thì tại sao một công trình hàng ngàn tỷ đồng, xáo động đời sống và bộ mặt của một thành phố triệu người, mà dân chúng không dễ thấy một bản vẽ hay mô hình trưng bày chi tiết để tham khảo. Nhưng nếu yêu cầu được biết thì có thể bị coi là kẻ phá bĩnh trong một ngày hội, mà dù không muốn vẫn phải mất tiền vé tham gia.
Lúc đó, với tư cách là một công dân của Sài Gòn, tôi cùng bạn bè mình chỉ muốn yêu cầu được nhìn thấy một lộ trình hiện thực và khả thi cho việc đánh đổi.
Nhiều năm rồi, và cho đến hôm nay, tôi cũng vẫn đang ngồi chờ hiện thực ấy. Như bài hát của Trịnh Công Sơn "trong căn nhà nhỏ, mẹ vẫn ngồi chờ", tôi và bạn bè mình cũng vẫn ngồi chờ mà chưa thấy nổi một bậc thang một metro. Còn chung quanh mình, các bậc tam cấp vào nhà của các quan chức, cơ ngơi của các đại gia bắt tay làm ăn với chính quyền thì lại ngày càng nhanh chóng vĩ đại vững chắc. Không chỉ metro, khắp nơi trên đất nước này, các dự án cho nhân dân vẫn miệt mài và mông lung bên cạnh những sự phát triển đối nghịch như vậy.
Chắc rồi mọi thứ sẽ đến thôi. Metro rồi sẽ có. Dân tộc này vẫn thường hay gượng được qua mọi khổ nạn và khủng hoảng. Những chiếc vé metro cho đoạn đường đời ấy, đắt đỏ hơn người dân được biết. Đắt hơn, vì trong đó có cả những niềm tin mỏi mòn cùng việc bị buộc phải im lặng. Nhưng cái giá đắt ấy, cũng thật cần thiết. Vì phải trả giá và đi qua, con người mới nhận biết đủ con đường, cũng như mình đã đi cùng với ai.
Tuấn Khanh
Nguồn : RFA, 09/09/2017 (tuankhanh's blog)