Luật sư Võ An Đôn và gia đình đến Hoa Kỳ để định cư
RFA, 27/102023
Luật sư Võ An Đôn và gia đình đã tới Hoa Kỳ sau hơn một năm bị chặn xuất cảnh.
Gia đình luật sư Võ An Đôn ở sân bay Dulles (Hoa Kỳ) trưa 26/10/2023 - Facebook Đôn An Võ
Vợ chồng ông cùng hai con gái và một con trai rời Việt Nam vào chiều ngày 26/10 và tới sân bay quốc tế Dulles ở tiểu bang Virginia vào trưa cùng ngày.
Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tại sân bay Dulles trong khi chờ chuyến bay tiếp đến Charlotte (tiểu bang North Carolina), ông nói :
"Tôi rất vui mừng đến được đất nước tự do. Chuyến đi rất thuận lợi bởi có Cơ quan di trú quốc tế IOM giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình tôi. (Rời Việt Nam) dễ dàng không bị cản trở gì hết".
Từ Charlotte, bang North Carolina, ông và gia đình sẽ bay tiếp đến Fayettville (tiểu bang Arkansas) là chặng cuối của chuyến bay dài từ Việt Nam đến Hoa Kỳ.
Trong Facebook cá nhân của mình, ông viết vào trưa thứ Năm 26/10 khi đặt chân xuống sân bay Dulles :
"Công an lấy cớ ‘Vì lý do an ninh quốc gia’ cấm tôi xuất cảnh đi Mỹ năm trước, đợi đến khi Tổng thống Biden đến thăm Việt Nam thì cho tôi đi Mỹ định cư.
Sự thật thì họ muốn giữ tôi ở lại (ở) Việt Nam làm con tin, để mặc cả với phía Mỹ, đến khi đạt được điều họ muốn thì cho đi, làm món quà nhân quyền".
Dẫn quy định "công dân có có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong và ngoài nước, không ai có quyền cản trở" trong Hiến pháp Việt Nam, ông viết :
"Tôi buồn, vì phải sống ở một đất nước mà chính quyền coi dân như cỏ rác, bị đè đầu, cưỡi cổ đến khi bỏ nước ra đi thì đem ra trao đổi như một món hàng.
Tôi là con người, không phải thú cưng (con chó, con mèo) mà đem ra làm quà biếu cho vị khách đến thăm".
Như tin đã đưa, ngày 27/9/2022, luật sư Đôn và gia đình bị an ninh Việt Nam dừng xuất cảnh khi họ chuẩn bị lên đường sang Hoa Kỳ để định cư. Theo nội dung biên bản của Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, gia đình năm người của ông không được rời khỏi Việt Nam vì "lý do an ninh" quy định tại Điều 36 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân.
Dịp Tổng thống Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam vào tháng 9 vừa qua, ông được phía an ninh Việt Nam thông báo đã rút lại lệnh cấm xuất cảnh và gia đình ông có thể đi sang Mỹ nếu muốn.
Võ An Đôn là một cái tên khá nổi tiếng trong giới luật sư Việt Nam vì sự dũng cảm trong hoạt động chuyên môn và các phát ngôn của mình.
Năm 2014, ông bào chữa và thắng kiện vụ năm công an ở Phú Yên nhục hình làm chết công dân Ngô Thanh Kiều.
Ông có câu nói nổi tiếng gây tranh cãi : "Ở Việt Nam, các luật sư chỉ có thể chạy án chứ không có thể thực hành luật pháp đúng nghĩa".
Vị luật sư 45 tuổi cũng là một trong những người đầu tiên công khai nói rõ khái niệm "án bỏ túi" trong các vụ xử chính trị.
Năm 2018, một năm sau khi ông Đôn bị rút giấy phép hành nghề luật sư, hơn 100 luật sư trên cả nước đã cùng ký vào đơn kiến nghị yêu cầu trả lại quyền hành nghề cho ông, tuy nhiên nỗ lực này không có kết quả.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của RFA trước đây, ông cho biết cuộc sống của gia đình gặp nhiều khó khăn do không được hành nghề luật sư và sự chèn ép của chính quyền tỉnh Phú Yên nên ông đã nộp hồ sơ xin tỵ nạn ở Hoa Kỳ.
Nguồn : RFA, 27/10/2023
************************
VOA, 27/10/2023
Luật sư nhân quyền Võ An Đôn và gia đình vào tối ngày 26/10 đã đáp xuống sân bay ở bang Arkansas của Hoa Kỳ để định cư tị nạn, sau hơn một năm bị chính quyền Việt Nam cấm xuất cảnh.
Ông Võ An Đôn, một luật sư ở Phú Yên bị chính quyền tước giấy phép hành nghề cách nay gần 6 năm, nói với VOA vào buổi trưa cùng ngày khi quá cảnh ở sân bay quốc tế Dulles ở bang Virginia rằng ông vui mừng vì đã đến được đất nước Hoa Kỳ :
"Tôi và gia đình rất vui mừng khi đặt chân đến đất nước Hoa Kỳ. Ở đây, người ta rất là tốt, đã cử người đến đón tiếp gia đình tôi rất nồng nhiệt".
Như VOA đã đưa tin, vào tháng 9/2022, ông Võ An Đôn, 45 tuổi, và gia đình được chính phủ Hoa Kỳ cho đi tị nạn chính trị nhưng phía Việt Nam đã cấm xuất cảnh "vì lý do an ninh". Vụ việc xảy ra vào tối ngày 27/9 khi ông và gia đình làm thủ tục xuất cảnh từ sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất khởi hành đi Mỹ.
Theo ông Đôn, trong suốt năm qua các cơ quan ngoại giao của Hoa Kỳ tại Việt Nam đã vận động với chính quyền Việt Nam để ông được xuất cảnh, và kết quả này chỉ đạt được khi người đứng đầu Nhà Trắng đến Hà Nội.
Ông Đôn cho biết rằng ông nằm trong danh sách những người được chính phủ Mỹ đưa ra bàn thảo với chính phủ Việt Nam trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden vào tháng 9/2023.
Trao đổi với VOA qua email hôm 26/10 khi gia đình ông Đôn đến Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết : "Chính phủ Hoa Kỳ hoan nghênh việc dỡ bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với luật sư nhân quyền Võ An Đôn, điều này đã giúp ông được tự do đi lại".
"Cảm ơn Đại sự quán Hoa Kỳ và Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã can thiệp mạnh mẽ để gia đình tôi được xuất cảnh đi Mỹ", vị luật sư nhân quyền nói với VOA.
"Công an lấy cớ "Vì lý do an ninh quốc gia" cấm tôi xuất cảnh đi Mỹ năm trước, đợi đến khi Tổng thống Biden đến thăm Việt Nam thì cho tôi đi Mỹ định cư", ông Đôn viết trên Facebook khi vừa đến Mỹ hôm 26/10.
Không bằng lòng với việc bị đưa ra mặc cả "như món hàng", ông viết tiếp : "Tôi buồn, vì phải sống ở một đất nước mà chính quyền coi dân như cỏ rác, bị đè đầu, cởi cổ đến khi bỏ nước ra đi thì đem ra trao đổi như một món hàng".
VOA đã liên lạc Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ Công an Việt Nam ngay trong ngày 26/10 về việc lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Đôn được dỡ bỏ, nhưng đến hôm nay vẫn chưa nhận được phản hồi.
Blogger Mẹ Nấm, tức Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ở bang Texas, người thường xuyên theo dõi các hoạt động nhân quyền trong nước, chia sẻ ý kiến : "Tôi xin chúc mừng anh Võ An Đôn và gia đình đã đến Hoa Kỳ
bình an. Được biết anh Đôn đã "bị" mời làm việc từ hồi tháng 8 và công an Phú Yên thông báo cho anh rằng anh không còn bị cấm xuất cảnh nữa. Công an nói anh có thể đi Mỹ với một điều kiện là im lặng, không lên
tiếng trước sai trái, bất công".
"Có thể thấy không chỉ đem luật sư Đôn ra làm "món quà" trao đổi với Hoa Kỳ, mà công an Phú Yên còn sử dụng trò bẩn để hòng làm nhục anh ấy trước khi chấp thuận để anh và gia đình rời Việt Nam", bà Như Quỳnh nói thêm.
Giới luật sư trong và ngoài nước bày tỏ vui mừng khi ông Đôn được đến Mỹ, đồng thời cũng lo ngại về những nguy cơ tìm ẩn đối với những người bảo vệ công lý về nhân quyền.
"Gia đình luật sư Võ An Đôn đã phải trả một cái giá quá đắt cho những tiếng nói vì lương tri và công lý cho Việt Nam", Luật sư Vũ Đức Khanh ở Canada viết cho VOA hôm 26/10. "Một đất nước không thể phát triển bền vững khi nhân tài xứ đó tìm đủ mọi cách ra đi, đặc biệt với những người buộc lòng phải lưu vong như luật sư Võ An Đôn".
Từ Thành phố Hồ Chí Minh, luật sư Nguyễn Duy Bình chia sẻ nhận định :
"Sáng hôm qua, tôi nhận được thông tin Luật sư Võ An Đôn được phép xuất cảnh qua Hoa Kỳ định cư. Nghe thông tin đó, tôi vừa vui và vừa buồn".
"Nghề luật sư là ước mơ, là hoài bão của anh ấy, vậy mà giờ phải ra đi xa tổ quốc, xa nhân dân thì cũng là một điều đáng buồn hơn đáng vui. Tôi biết và hiểu anh ấy. Luật sư Đôn là một luật sư tuy còn trẻ nhưng rất thương dân, đặc biệt là dân nghèo, vì vậy, anh ấy làm luật sư cũng chỉ mong áp dụng pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho người dân mỗi lúc họ gặp chuyện. Tôi cũng nhận thấy anh ấy có những phát ngôn quyết liệt, cũng có những phát ngôn chưa chuẩn nhưng không phải là thành phần đối lập hoăc thành viên của một tổ chức, đảng phái nào khác", Luật sư Bình nói.
"Bây giờ không được làm luật sư nữa và ra nước ngoài sinh sống thì thiệt cho bản thân, ước mơ hoài bão đứng trên đất nước để bảo vệ một bộ phận người dân không còn thực hiện được, nhưng về phía gia đình thì đó cũng là cái lợi vì ở đó con cái sẽ có cuộc sống tốt hơn, học hành sẽ tốt hơn. Tôi chỉ phân vân một điều là bản thân LS Đôn sang đó sẽ làm nghề gì và có hướng đi nào khác để góp phần giúp dân, giúp nước hay không.
"Còn bản thân tôi, tôi không muốn đi đâu cả, tôi vẫn tiếp tục áp dụng pháp luật để giúp cho người dân được phần nào hay phần đó, để khi chết được an lòng".
Hồi tháng 9/2022, Báo Công an Nhân dân của Bộ Công an Việt Nam có bài viết xác nhận về việc ông Võ An Đôn bị cấm xuất cảnh, quy kết ông Đôn trong thời gian hành nghề luật sư ở Phú Yên "có hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài có nội dung mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam... gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước".
Theo cơ quan ngôn luận của Bộ Công an, vào tháng 11/2017, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên có quyết định thi hành "kỷ luật" bằng hình thức xóa tên ông Võ An Đôn ra khỏi danh sách Đoàn Luật sư Phú Yên.
Trước việc luật sư Đôn bị cấm xuất cảnh, tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) lên tiếng nói đây là hành động cho thấy Việt Nam đang "trả đũa" và đàn áp người hoạt động bảo vệ nhân quyền.
"Việc ngăn cản chuyến đi của ông Võ An Đôn đến Hoa Kỳ cho thấy hệ thống chính phủ Việt Nam rộng khắp đang hoạt động, hạn chế quyền tự do đi lại của các nhà hoạt động dựa trên những tuyên bố mơ hồ về "an ninh quốc gia", ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Châu Á của HRW, nói trong một thông cáo.
Luật sư Đôn được biết tiếng khi thường xuyên nhận bào chữa, thậm chí miễn phí, cho các nhà hoạt động nhân quyền và những người yếu thế.
Nguồn : VOA, 27/10/2023
Thấy nhiều người ghi danh dưới bản "Tuyên bố Phản đối việc xóa tên L.S Võ An Đôn" nên tôi cũng làm theo (cho nó thêm phần rôm rả) dù không tin rằng đây là điều cần thiết. Tôi cũng không nghĩ rằng chuyện bỏ phiếu để loại bỏ đồng nghiệp (theo chỉ đạo) của mấy ông thuộc Ban Chủ nhiệm Luật sư đoàn Phú Yên là "quyết định tai hại… có thể hủy hoại cả sự nghiệp và đời sống của một con người" – theo như quan niệm của blogger Phạm Lê Vương Các.
Chế độ hiện hành ở Việt Nam không đủ quyền uy hay quyền năng để "có thể huỷ hoại sự nghiệp và đời sống" của bất cứ ai, nếu nạn nhân nhất định không khuất phục. Tôi biết khá nhiều nhân vật như vậy. Xin đan cử một trường hợp.
Hơn sáu mươi năm trước, vào hôm 30 tháng 10 năm 1956, Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã đọc một bài diễn văn nẩy lửa ("Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất – Xây dựng quan điểm lãnh đạo") trong một phiên họp của Mặt trận Tổ quốc. Cái giá mà ông phải trả cho việc ("xây dựng lãnh đạo") này, tất nhiên, không rẻ.
"Thảm cảnh đầu tiên mà tôi và gia đình phải chịu : đó là cái đói.
Cả mấy tháng qua, buộc phải mua thực phẩm và những thứ nhu yếu trên chợ đen vì tôi không còn được phát tem phiếu kể từ khi tôi bị loại, mặc dù với tất cả dành dụm có được, số tiền dự trữ ngày càng thu hẹp. Ngay từ lúc đầu, với viễn tượng những ngày khó khăn trước mắt, với dự trữ ít oi, chúng tôi bắt đầu một giai đoạn hạn chế, tiết kiệm.
Trước tiên, loại bỏ ngay buổi ăn sáng, một thói quen xa hoa của những người tư sản. Tiếp đến, cá thịt từ từ biến mất trong những buổi ăn trưa và tối. Khẩu phần cơm và rau mỗi ngày một ít đi. Và đến lúc mỗi ngày chúng tôi chỉ có một bát cháo để ăn. Vợ và con gái tôi ốm đi trông thấy. Bao nhiêu sáng láng đã biến mất trên khuôn mặt dài ra vì ốm đói. Họ tự hỏi tại làm sao mà các bà tự nhịn ăn để có một thân hình thon thả ?
Nghĩ đến chuyện vay mượn bạn bè là điều vô ích vì chính bản thân họ cũng đang cùng số phận, đang trong cảnh chỉ đủ cầm hơi khỏi bị chết đói. Vợ tôi đã nghĩ đến chuyện bán thuốc lá bên lề đường để kiếm sống, nhưng làm sao có được mớ vốn ban đầu và có chút tiền để bôi trơn móng vuốt làm khó của những tên công an hay cán bộ thuế, để chúng để yên cho chúng tôi khó khăn kiếm sống ?
…
Chúng tôi có một con chó do bạn bè cho. Nó rất khôn và chúng tôi yêu nó lắm. Nhưng nó đã già và chúng tôi không còn khả năng mua cho nó thịt và những thức ăn tăng sức, nó không còn sức đứng lên trong chuồng, ngẩng đầu nhìn tất cả chúng tôi, với một ánh mắt tin yêu của loài vật, chắc chắn với những dòng nước mắt và một nỗi buồn sâu thẳm vì đã đến lúc phải rời chủ. Chúng tôi bật khóc khi nó nấc những hơi thở cuối cùng…" (Nguyễn Mạnh Tường, Un Excommunié – Hanoi, 1954 -1991 : Procès d’un intellectuel. Trans Nguyễn Quốc Vĩ – Kẻ bị mất phép thông côngHà Nội, 1954-1991 : Bản án cho một trí thức).
Nguyễn Mạnh Tường : Luật gia có cái đầu để nghĩ và cái mồm để nói
Nguyễn Mạnh Tường sinh năm 1909. Khi "bật khóc" vì phải rời bỏ con thú thân yêu là thời điểm mà ông sắp bước vào tuổi ngũ tuần, và "thân thể đã tiều tụy lắm rồi". Tuy thế, ông không bị knockout như dự đoán (và mong chờ) của nhà đương cuộc Hà Nội.
Ngày 22/11/2017 vừa qua, trang Bauxite Việt Nam có đăng lại bài phỏng vấn ("Ba giờ với Luật sư Nguyễn Mạnh Tường") do Khánh Hòa thực hiện. Xin đọc chơi, đôi đoạn :
Lâu nay, tôi cứ đinh ninh là Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đã mất. Sau vụ Nhân văn Giai phẩm, tên tuổi của ông bặt đi. Có tin đồn là ông đã chết đâu đó ở một góc khuất tối tăm nào ở Hà nội.
Thế rồi, bỗng dưng tôi lại nghe là ông vẫn còn sống, hơn nữa, đang có mặt tại Paris : ông được phép sang Pháp ba tháng để thăm viếng một số bạn bè cũ của ông.
Được sự giới thiệu của một người quen, tôi và một anh bạn đã được Luật sư Nguyễn Mạnh Tường tiếp trọn cả buổi chiều ngày thứ hai 27/11/1989.
Luật sư Nguyễn Mạnh Tường năm nay đúng 80 tuổi. Dáng người tầm thước, lưng hơi gù, da dẻ nhăn nheo, nhưng sức khoẻ khá tốt, đi đứng vững vàng, đặc biệt trí tuệ còn rất minh mẫn. Suốt hơn ba tiếng đồng hồ chuyện trò, chúng tôi không hề bắt gặp ở ông một dấu hiệu nào của sự đãng trí vốn thường xuất hiện ở người cao niên. Ông nói năng lưu loát, đôi khi hùng hồn. Ông nhớ chính xác chi tiết những sự kiện cũ hoặc mới. Cách lý luận rành mạch.
Điều chúng tôi thích nhất ở ông là sự thành thật. Ở vào hoàn cảnh của ông, thành thật cũng có nghĩa là can đảm. Hơn ba chục năm bị đày đoạ, luôn luôn sống trong tâm trạng phập phồng chờ đón những thảm kịch thảm khốc nhất, ông không khiếp sợ đến nổi phải tự biến mình thành một con vẹt chỉ biết lải nhải lặp lại những câu nói đã thành khẩu hiệu của chế độ hoặc co rút lại trong câm lặng …
Chúng tôi xin phép ghi âm buổi nói chuyện với một sự thiếu tự tin rõ rệt. Chúng tôi nghĩ là ông sẽ từ chối. Nhưng, không. Ông đã vui vẻ chấp nhận. Để bảo đảm sự trung thực, những chi tiết dưới đây, chúng tôi đều dựa vào bản ghi âm này…
Lâu nay, Luật sư có viết lách gì không ?
– Có. Mấy chục năm qua, tôi hoàn thành được bốn công trình nghiên cứu. Môt là "Lý luận giáo dục" (ở Châu Âu từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18) ; hai là "Eschylle và bi kịch cổ đại Hy Lạp" ; ba là "Virgile và anh hùng ca latin" ; bốn là dịch vở kịch của Eschylle.
Trong tác phẩm Nhân văn Giai phẩm & Vấn đề Nguyễn Ái Quốc (Tiếng Quê Hương : Virginia, 2012) nhà phê bình văn học Thụy Khuê cho biết thêm :
"Chuyến đi Pháp dường như là động cơ thúc đẩy ông viết, bởi khi về nước, chỉ trong vòng bốn năm (từ 1990 đến 1994), ông đã hoàn tất một lượng sách đáng kể bằng Pháp Ngữ :
– Larmes et sourires d’une vieillesse – Nụ cười và nước mắt tuổi già, tự truyện, ba cuốn, chưa in.
– Triptyque – tạm dịch : Bức họa ba tấm, chưa in.
– Un excommunié – Kẻ bị khai trừ, Quê Mẹ, Paris, 1992.
– Malgré lui, malgré elle – Mặc hắn, mặc nàng (l’amour conjugal sous le régime communiste – tình yêu vợ chồng dưới chế độ cộng sản). Chưa in.
– Partir, est ce mourir ? - Đi là chết ? (Tragédie de l’émigration – Bi kịch di dân). Chưa in.
– Une voix dans la nuit – Roman sur le Viet Nam 1950-1990 – Tiếng vọng trong đêm – Tiểu thuyết về Việt Nam từ 1950 đến 1990. Chưa in.
– Palinodies – Phủ nhận. Chưa in.
Trừ bản dịch Orestia, thì đúng Nguyễn Mạnh Tường đã viết 18 cuốn sách, kể cả các luận án tiến sĩ".
Chế độ cộng sản Việt Nam, rõ ràng, không đủ quyền lực hay quyền năng để "có thể hủy hoại cả sự nghiệp và đời sống" của Nguyễn Mạnh Tường. Chúng ta, do thế, chả phải bận tâm gì cho tương lai của Võ An Đôn. Thời gian, thời thế, và cả thời đại đều đang đứng về phía vị luật sư trẻ tuổi này.
Liên đoàn Luật sư Việt Nam không có cửa cho Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, Võ An Đôn, Huỳnh Văn Đông, Lê Trần Luật, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân… không phải vì khung cửa hẹp mà vì cái tâm (cũng như cái tầm) của họ quá rộng và quá cao so với rất nhiều "đồng nghiệp" thuộc tổ chức này.
(06/12/2017)
Tưởng Năng Tiến
Nguồn : Đàn Chim Việt, 26/10/2023
Hai nhà hoạt động Việt Nam sẽ đến Mỹ tị nạn sau thỏa thuận của chính quyền Biden
Hai nhà hoạt động Việt Nam mà chính quyền của Tổng thống Biden tin rằng đã bị chính quyền Cộng sản nước này cầm giữ sai trái, đang được đưa đến Hoa Kỳ theo một thỏa thuận được đàm phán trước chuyến thăm Hà Nội mới đây của tổng thống.
"Thấy người dân nghèo bị quan chức chính quyền ức hiếp, tôi ra tay giúp họ miễn phí thì bị chính quyền tìm mọi cách trù dập nên tôi mới nghèo như hôm nay" - Luật sư Võ An Đôn
Hãng tin Reuters hôm 19/9 đưa bản tin độc quyền dẫn lời của quan chức Mỹ không nêu danh tính cho biết, hai người này gồm một luật sư nhân quyền từng vận động đòi trách nhiệm giải trình đối với các hành vi ngược đãi của công an và một giáo dân Công giáo bị cưỡng chế nhà.
Một trong những quan chức cho biết gia đình của họ dự kiến sẽ được tái định cư ở Mỹ theo chương trình tị nạn "Ưu tiên 1" (Priority 1).
Cũng theo hãng tin của Anh quốc, các nhà hoạt động này không bị cầm tù nhưng bị các cơ quan chức năng cấm xuất cảnh.
Một nguồn tin xác nhận với phóng viên Đài Á Châu Tự Do cho hay, hai người đang được phía Mỹ hỗ trợ là luật sư Võ An Đôn và một giáo dân của giáo xứ Cồn Dầu bị chính quyền Đà Nẵng cưỡng chế nhà hồi năm 2018.
Luật sư Võ An Đôn trong ngày 19/9 xác nhận, ông là một trong hai người được nhắc đến tuy nhiên ông vẫn đang ở tại quê nhà và chưa rõ thời điểm được xuất cảnh. Ông nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau :
"Hai ngày trước khi ông Tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam, công an tỉnh Phú Yên có gọi điện thông báo cho tôi biết là Bộ Công an Việt Nam đã bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với tôi.
Sau đó tôi gọi điện cho (Tổng) Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh để nói về vấn đề này thì họ (nói-PV) đang sắp xếp cho tôi và gia đình đi sang Mỹ".
Ngày 27/9 tới đây là tròn một năm ngày ông Võ An Đôn và gia đình bị cơ quan an ninh ngăn chặn ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất khi đang làm thủ tục xuất cảnh qua Mỹ định cư theo diện tị nạn.
Ông cho biết trong một năm qua, việc học của các con không bị trở ngại tuy nhiên cơ quan an ninh thường xuyên canh gác, cũng như cho những người hàng xóm theo dõi khiến gia đình cảm thấy rất bất an.
Từ sau thông báo miệng của công an tỉnh Phú Yên, những viên an ninh thường phục này đã bớt theo dõi và chỉ nhắn là "khi nào đi thì cho họ biết".
Một trong những quan chức Mỹ cho biết, chính phủ Việt Nam cũng đã đồng ý trả tự do cho hai nhà hoạt động đang bị cầm tù mà phía Hoa Kỳ vận động trước chuyến thăm của ông Biden vào tuần trước, đồng thời ký một thỏa thuận riêng nhằm đạt được tiến bộ về tự do tôn giáo, các hoạt động của tổ chức phi chính phủ (NGO) ở trong nước, cải thiện điều kiện nhà tù và luật lao động.
Reuters chưa xem xét một cách độc lập các chủ đề của thỏa thuận riêng tư và nó chưa được đưa tin trước đây.
Các thỏa thuận này được ký kết khi Việt Nam đồng ý nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức cao nhất của Hà Nội trong chuyến đi mà ông Biden tán thành tầm nhìn của đất nước này với tư cách là một quốc gia đi đầu về công nghệ cao.
Chính quyền Biden đang phải đối mặt với những chỉ trích về quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Ấn Độ và Ả Rập Saudi, những nước mà chính phủ của họ từ chối các quyền tự do chính trị vốn được hưởng ở phương Tây, cũng như về các cuộc đàm phán xung quanh vấn đề trao đổi tù nhân với Iran.
Các quan chức không nêu tên bất kỳ ai trong số bốn người được đề cập ở trên vì lý do nhạy cảm về ngoại giao và an ninh, nhưng tên của hai cựu tù nhân này đã được biết, đó là nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển từ nhà tù được đưa sang Đức cùng với vợ vào đầu tháng này. Việc trả tự do cho nhà báo độc lập Mai Phan Lợi (bị tù vì cáo buộc trốn thuế) trước thời hạn 18 tháng cũng đã được xác nhận.
Nhà báo độc lập Mai Phan Lợi được Việt Nam phóng thích nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden từ ngày 10-11/9/2023.
"Những đại diện của một nhóm lớn hơn rất nhiều"
Cộng đồng nhân quyền Việt Nam coi tình hình ở quốc gia độc đảng này thật kinh khủng.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hồi đầu tháng này cho biết rằng, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 159 tù nhân chính trị và 22 người khác. Nhóm vận động cho biết các tòa án đã kết án 15 người với mức án tù dài hạn mà không được xét xử công bằng chỉ trong năm nay.
Chính phủ Việt Nam cũng đang soạn thảo các quy định mới nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận trực tuyến, cấm người dùng mạng xã hội đăng nội dung liên quan đến tin tức mà không đăng ký làm nhà báo, theo những người quen thuộc với kế hoạch này cho biết.
Ông Ben Swanton, đồng giám đốc Dự án 88 chuyên vận động nhân quyền cho Việt Nam nói
"Thật phẫn nộ khi Tổng thống Biden chọn nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời điểm nhà nước độc đảng đang đàn áp tàn bạo các hoạt động, bất đồng chính kiến và xã hội dân sự".
Việt Nam thường thả những tù nhân chính trị trước chuyến thăm của tổng thống Mỹ. Theo một trong các quan chức Mỹ, các quan chức chính quyền Biden đã thúc đẩy việc cấp thị thực xuất cảnh cho họ như một bước bổ sung trong các cuộc đàm phán cuối cùng về tuyên bố chung và hậu cần cho chuyến đi.
Quan chức Mỹ cho biết những người này là "đại diện của một nhóm lớn hơn nhiều mà chúng tôi tin rằng sẽ được tự do".
"Mặc dù chúng tôi ước rằng chúng tôi có thể đón thêm nhiều người hơn nữa trước chuyến thăm của tổng thống, nhưng chúng tôi tin rằng mối quan hệ hợp tác ngày càng gia tăng và mối quan hệ được củng cố này sẽ mang lại cho chúng tôi phương tiện và quy trình cần thiết để tiếp tục giải quyết những vấn đề này với những người bạn Việt Nam".
Các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ hy vọng những cuộc đối thoại đó sẽ diễn ra ngay cả trong các cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với người Việt Nam - điều mà đôi khi bị một số nhà hoạt động nhân quyền và quan chức coi là một cuộc trao đổi không có luận điểm đáng kể - cũng như trong các cuộc hội đàm đang diễn ra giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và người đồng cấp Việt Nam Bùi Thanh Sơn.
Nguồn : RFA, 19/09/2023
Cấm Võ An Đôn xuất cảnh, Việt Nam tự vi phạm pháp luật của mình
Thiện Ý, VOA, 30/09/2022
"Theo Điều 37 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam thì chỉ có ông Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an mới có thẩm quyền đó".
Ông Võ An Đôn, một luật sư nổi tiếng từng bị rút thẻ hành nghề sau khi bảo vệ quyền lợi cho gia đình của nạn nhân chết trong đồn công an - Luật sư Võ An Đôn (áo trắng, đeo cà vạt).
Theo tin Đài RFA tiếng Việt, ông Võ An Đôn, một luật sư nổi tiếng từng bị rút thẻ hành nghề sau khi bảo vệ quyền lợi cho gia đình của nạn nhân chết trong đồn công an, bị an ninh cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất cấm xuất cảnh vào tối 27/9 khi ông trên đường cùng gia đình xuất cảnh đi New York, Hoa Kỳ.
Theo nội dung Biên bản số 1375 của Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất được lập vào lúc hơn 9 giờ tối cùng ngày, gia đình năm người của ông Đôn không được rời khỏi Việt Nam vì "lý do an ninh" quy định tại Điều 36 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân.
Luật sư Đôn hôm 28/9 nói với phóng viên RFA, ông cùng gia đình đang quay trở lại quê nhà ở Phú Yên. Ông nói qua điện thoại :
"Việc tạm dừng xuất cảnh tôi là sai và không có căn cứ. Một quyết định mang tính áp đặt và trù dập đối với tôi. Biên bản tạm dừng xuất cảnh, an ninh cửa khẩu Tân Sơn Nhất nói tôi cần liên hệ với Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên..".
Luật sư Đôn nói không rõ lý do gì mà Công an Phú Yên có hành xử như vậy, ngay trước mặt viên chức của Cơ quan Di cư Quốc tế (IOM). Vì về mặt pháp lý gia đình luật sư Đôn đã hoàn tất theo đúng thủ tục luật định, kể cả về mặt "an ninh quốc gia" quy định tại Điều 36 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam. Nhờ đó nên mới được Bộ công an và Bộ ngoại giao Việt Nam cho phép xuất cảnh. Đồng thời Hoa Kỳ mới cho phép gia đình luật sư Đôn nhập cảnh và được cơ quan Di cư Quốc tế (IOM) tài trợ vé máy bay. Vậy lý do ngăn cản thực tế là gì mà "Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên..". vốn là cấp địa phương, vào phút chót lại vượt quyền trung ương ra lệnh cho Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngăn cản gia đình năm người của ông Đôn không được rời khỏi Việt Nam vì "lý do an ninh".Vì nếu vào phút trót Bộ cộng an phát hiện có "lý do an ninh" khẩn cấp cần ngăn cản luật sư Đôn và gia đình xuất cảnh, thì Bộ công an sẽ ra lệnh trực tiếp cho Công an cửa khẩu cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất ngăn cản mới đúng thẩm quyền.
Đến đây, một số câu hỏi được đặt ra :
1. "Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên" ra lệnh ngăn cản là tự ý hay làm theo chỉ thi của thẩm quyền cấp trên là Bộ Công an ?
2. Nếu tự ý ra lệnh ngăn cản, "Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên" có vượt quyền ?
3. Nếu "Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên" làm theo chỉ thị của thẩm quyền cấp trên thì sự ngăn cản này có chính đáng và hợp pháp không ?
Theo Báo Công an Nhân dân hôm 28/9 có bài viết xác nhận về việc ông Võ An Đôn bị cấm xuất cảnh, quy kết ông Đôn trong thời gian hành nghề luật sư ở Phú Yên "có hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tải nhiều bài viết trên mạng xã hội, phát ngôn, trả lời phóng vấn báo chí nước ngoài có nội dung mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước".
Chính vì vậy, theo cơ quan ngôn luận của Bộ Công an, vào tháng 11/2017, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên có quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tên ông Võ An Đôn ra khỏi danh sách Đoàn Luật sư Phú Yên.
Như vậy là qua bài báo trên cơ quan ngôn luận của Bộ cộng an Việt Nam đã cho thấy "Phòng Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên" đã ngăn cản gia đình luật sư Đôn xuất cảnh là làm theo lệnh của Bộ công an. Nhưng nếu không lạm quyền thì sự ngăn cản này có vi phạm pháp luật của chính mình và thỏa thuận ngoại giao tư pháp với Hoa Kỳ và quốc tế (IOM).
Theo luật gia Trương Minh Tam, một nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam khi còn ở trong nước ; xin đi Mỹ tị nạn chính trị như trường hợp của ông Đôn, thì Công an tỉnh Phú Yên lạm quyền trong việc tạm hoãn xuất cảnh luật sư Võ An Đôn. Theo luật gia Trương Minh Tam từ tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ nói với phóng viên RFI :
"Nhà nước Việt Nam ngang nhiên vi phạm luật pháp của mình. Phòng Quản lý Xuất Nhập cảnh của Công an tỉnh Phú Yên không có thẩm quyền cấm xuất cảnh đối với ông Võ An Đôn kể cả khi có lý do an ninh quốc gia.
Theo Điều 37 của Luật Xuất cảnh, Nhập cảnh của công dân Việt Nam thì chỉ có ông Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Công an mới có thẩm quyền đó".
Còn theo luật sư Võ An Đôn nói với Đài RFI qua điện thoại "Việc tạm dừng xuất cảnh tôi là sai và không có căn cứ. Một quyết định mang tính áp đặt và trù dập đối với tôi…". Ông khẳng định, theo quy định của luật pháp Việt Nam thì công dân có quyền đi lại tự do trong nước và ra nước ngoài. Ông nói thêm : "Trước kia tôi chỉ bào chữa cho người dân thấp cổ bé họng. Tôi bị tước thẻ luật sư năm năm rồi từ năm 2017. Tôi chỉ ở nhà làm nông và không đụng chạm với ai, không vi phạm pháp luật, nên không có cơ sở nói tôi vi phạm an ninh quốc gia".
Trên thực tế, sau khi bị nhà cầm quyền Việt Nam tước bằng hành nghề luật sư năm 2017, luật sư Đôn đã lui về quê làm nông để sinh nhai, không có hành vi phạm pháp nào. Những hành động của luật sư Đôn mà báo Công an Nhân dân ngày 28/9/2022 đưa ra như là lý cớ ngăn cản luật sư Đôn và gia đình xuất cảnh qua Hoa Kỳ là những sự kiện quá khứ, đã không bị truy tố, có nghĩa là không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Nếu vì những hành động quá khứ ấy của luật sư Võ An Đôn để cho rằng có thể đe dọa đến anh ninh chính trị thì tại sao khi xét duyệt hồ sơ, thương thảo với Hoa kỳ và IOM, công an Việt Nam không nêu ra để ngăn cản mà phải đợi đến phút chót khi gia đình luật sư Đôn sắp lên máy bay rời Việt Nam ?
Vậy lý do thực sự vì sao cộng an Việt Nam ngăn cản luật sư Võ An Đôn và gia đình xuất cảnh qua Hoa Kỳ theo diện tỵ nạn chính trị vào phút chót, câu trả lời xin dành cho cơ quan công an Việt Nam có thẩm quyền.
Luật sư Võ An Đôn không được xuất cảnh đến Mỹ định cư
Tuấn Khanh, RFA, 27/09/2022
Tin từ sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, đêm ngày 27/9, gia đình của luật sư Võ An Đôn khi đang chuẩn bị đi qua cửa hải quan để lên máy bay cho chuyến định cư tại New York, Hoa Kỳ, đã đột ngột bị nhân viên an ninh giữ lại. Phía an ninh đưa gia đình của luật sư Võ An Đôn vào phòng chờ và ít lâu sau, thông báo rằng ông Đôn không được xuất cảnh. Khi luật sư Đôn chất vấn lý do và yêu cầu có biên bản, thì phía an ninh đã đưa ra biên bản số 1375/BBTHXC-TSN, vì "lý do an ninh".
Luật sư Võ An Đôn - FB Đôn An Võ
Sự việc diễn ra khá nhanh chóng vì lúc hơn 19 giờ tối, ông Đôn còn đưa hình ảnh gia đình đã gửi xong hành lý và chuẩn bị qua hải quan, với lời nhắn cho bạn bè "Gia đình tôi chuẩn bị lên máy bay đi Mỹ định cư, khởi hành từ sân bay Tân Sơn Nhất đến bang New York. Xin chào tạm biệt anh, chị, em trong nước và hẹn gặp lại". Hồ sơ xuất cảnh đứng tên luật sư Võ An Đôn, nên việc dừng ông Đôn, cũng khiến cả gia đình phải cùng ở lại.
Biên bản tạm hoãn xuất cảnh với luật sư Võ An Đôn được đăng trên FB của luật sư hôm 28/9/2022
Thế nhưng trong biên bản làm việc với công an hải quan, có ghi rằng "mọi việc kết thúc lúc 21 giờ 49 phút cùng ngày". Điều này cho thấy công an đã theo dõi và chuẩn bị mọi thứ cho kế hoạch ngăn chận chuyến đi định cư của gia đình ông Võ An Đôn, cùng vợ và ba đứa con nhỏ.
Như mọi trường hợp ngăn chặn không cho xuất cảnh rất quen thuộc của công an Việt Nam, trong văn bản xác nhận việc không cho gia đình ông Võ An Đôn lên chuyến bay EK393 của hãng hàng không Emirates vào lúc 23 giờ 55 phút, chỉ nói ngắn gọn là dựa theo Điều 36 của Luật 49/2019/QH14, quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.
Vào lúc 2 giờ sáng ngày 28/9, ông Đôn có nhắn cho những người quan tâm, qua Facebook là "Gia đình tôi bị hoãn xuất cảnh : Sau khi làm xong thủ tục ký gởi hàng hoá, khi qua cổng an ninh sân bay Tân Sơn Nhất gia đình tội bị công an cửa khẩu chặn lại không cho xuất cảnh vì lý do an ninh, theo đề nghị của công an tỉnh Phú Yên. Gia đình tôi đành phải trở về nhà khi cơn bão Noru đang ập đến".
Facebook của ông Võ An Đôn cũng đăng hình ảnh cho thấy ba con nhỏ của ông đang ngủ vật vạ tại ghế chờ ở sân bay, trong khi ông đang đi để lấy lại hành lý đã gửi hãng hàng không Emirates, để quay lại Phú Yên.
Theo kinh nghiệm của các trường hợp như luật sư Võ An Đôn, thì dù cho giấy tờ đầy đủ, hợp lệ, chuyện làm khó của an ninh Việt Nam thường có thể khiến việc ra đi bị chậm lại từ sáu tháng cho tới hai năm.
Võ An Đôn (1977) là một cái tên quen thuộc trong ngành luật, chỉ trong một thời gian ngắn hoạt động nhưng ông đã để lại một dấu ấn đặc biệt về việc dám đối đầu với cơ quan công an và hệ thống chính trị Việt Nam bằng chính luật pháp đã ban hành. Năm 2014, ông gây chấn động trong giới luật sư bào chữa khi thắng kiện vụ năm công an ở Phú Yên nhục hình làm chết công dân Ngô Thanh Kiều. Sau vụ án đó, Võ An Đôn được người dân yêu mến nhưng đồng thời theo giới bình luận thời sự, cũng khiến ông trở thành đích ngắm của những âm mưu trừng phạt vì đã bày ra hình ảnh công an bạo lực khắp cả nước.
Năm 2015, ba gia đình ngư dân ở Bình Thuận là Trần Thị Lụa, Trần Thị Thanh Loan và Trần Thị Phúc dùng thuyền cá của gia đình vượt biên đến Úc bị trả về. Dù đã có cam kết giữa Úc và Việt Nam rằng những người này sẽ không bị trừng phạt khi quay trở về nguyên quán, thế nhưng ngay khi đặt chân về nước, công an đã kết án những người này nhiều năm tù. Ông Hồ Trung Lợi (chồng bà Loan) cũng tố cáo rằng trong thời gian bị giam giữ ông bị đánh đập đến mức tàn tật một chân. Luật sư Võ An Đôn tham gia vụ án này để bảo vệ những người dân bị tù, đồng thời là người yểm trợ pháp lý cho họ, trong lần vượt biên kế tiếp đến Úc. Nói với báo chí Úc, bà Lụa khẳng định "thà bị bắn chết" còn hơn là bị trả về Việt Nam lần nữa. Còn tất cả những người còn lại thì thề nếu bị đưa về Việt Nam để chịu tù đày tra tấn nữa, thì họ sẽ nhảy xuống biển chết tất cả chứ không chọn sống với cộng sản. Sự kiện của những người dân vượt biển tìm tự do này đã trở thành tai tiếng tầm quốc tế đối với chính phủ Úc, khiến họ phải đồng ý không trục xuất những người này quay trở lại Việt Nam. Đến tháng bảy, 2022, Cao ủy tị nạn Liên hợp quốc đã cấp quy chế tị nạn cho những người này, cả ba gia đình tổng cộng 20 người, qua Canada định cư. Đây cũng là một nỗ lực kéo dài từ năm 2016 của bà giáo sư người Úc Shira Sebban, để cứu giúp các gia đình này. Bà Shira Sebban cũng là người đứng ra nhận cấp dưỡng cho những đứa trẻ trong ba gia đình, cho đến khi cha mẹ chúng hết án, ra tù ở Bình Thuận.
Võ An Đôn là người có câu nói nổi tiếng "Ở Việt Nam, các luật sư chỉ có thể chạy án chứ không có thể thực hành luật pháp đúng nghĩa". Ông cũng là một trong những người đầu tiên công khai nói rõ khái niệm "án bỏ túi" với giới truyền thông bên ngoài, trong các vụ xử chính trị.
Năm 2018, ông Võ An Đôn bị rút giấy phép hành nghề luật sư. Sự kiện bức ép này đã khiến có hơn 100 chữ ký của các luật sư cả nước yêu cầu trả lại quyền hành nghề cho ông Võ An Đôn, nhưng rồi tất cả cũng thì ỉm đi ngay sau đó.
Bản kiến nghị đề ngày 10/12, với 20 luật sư ký trực tiếp ngay từ đầu và khoảng 100 người khác ký bổ sung sau đó, kêu gọi Liên đoàn cân nhắc"dựa trên tinh thần bảo vệ đồng nghiệp, bảo vệ nghề luật sư, bảo vệ công bằng và lẽ phải".
Luật sư Võ An Đôn - ảnh chụp trước Văn phòng Luật sư
Theo luật sư Trịnh Vĩnh Phúc, một trong những người khởi xướng bản kiến nghị nói với BBC, thì những người ký tên muốn quyết định này về ông Võ An Đôn được xem xét lại.
Hôm 26/11, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên "bỏ phiếu thống nhất hình thức kỷ luật xóa tên luật sư Võ An Đôn khỏi Đoàn Luật sư tỉnh".
Lý do, là bởi ông Võ An Đôn đã "lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư Việt Nam" báo Tuổi Trẻ dẫn lời một thành viên Ban Chủ Nhiệm nói khi đó.
"Luật sư Võ An Đôn bị kỷ luật oan"
Tuy nhiên, bản kiến nghị của các luật sư gửi Liên đoàn nói rằng quyết định của Phú Yên là "chưa làm đúng trình tự", trong lúc các phát ngôn của ông Đôn về hiện tượng luật sư "chạy án" trên thực tế "là một phần sự thật phũ phàng mà bất cứ luật sư hay người dân nào cũng biết và cảm nhận".
Bên cạnh đó, bản kiến nghị cũng nêu ra những sai phạm liên quan tới việc kết luận ông Đôn "trả lời phỏng vấn của báo đài nước ngoài".
Quyết định của Đoàn Luật sư Phú Yên là "quá khắc nghiệt và mang tính áp đặt", bản kiến nghị viết.
Việc nhiều người tham gia ký kiến nghị là bởi "từ trước đến nay, việc kỷ luật luật sư [của các đoàn luật sư tỉnh, thành] là không oan, chưa từng gây bức xúc trong giới luật sư nên không có phản ứng, kiến nghị từ phía các luật sư" như vụ Võ An Đôn, ông Trịnh Vĩnh Phúc nói với BBC hôm 18/12/2017.
"Thông qua việc kiến nghị và thu thập chữ ký ủng hộ việc kiến nghị, chúng tôi thể hiện thái độ của mình đối với Quyết định kỷ luật và tình đoàn kết đối với đồng nghiệp".
Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc : "Thông qua việc kiến nghị và thu thập chữ ký ủng hộ việc kiến nghị, chúng tôi thể hiện thái độ của mình đối với Quyết định kỷ luật và tình đoàn kết đối với đồng nghiệp".
Vai trò của Liên đoàn Luật sư
Bản kiến nghị nhắc lại việc hồi 2015, Luật sư Võ An Đôn từng bị liên ngành nội chính thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đề nghị xử lý kỷ luật "do phát ngôn".
Khi đó, Liên đoàn Luật sư đã "cử đoàn công tác" về địa phương và ra kết luận "bênh vực luật sư thành viên", bản kiến nghị viết, và nêu rõ lần này Luật sư Đôn cũng bị Đoàn Luật sư Phú Yên kỷ luật cũng vì vấn đề "phát ngôn".
Ông Trịnh Vĩnh Phúc nói ông hy vọng Ban Thường vụ Liên đoàn, là cấp có thẩm quyền xét lại quyết định kỷ luật ở cấp đoàn luật sư tỉnh thành, sẽ "có hướng giải quyết khiếu nại phù hợp" trong trường hợp Luật sư Võ An Đôn bị xóa tên lần này.
Ông Trịnh Vĩnh Phúc, người từng là Phó Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết trên thực tế từng có trường hợp bị đoàn luật sư xóa tên, nhưng được Liên đoàn Luật sư sửa án kỷ luật còn mức đình chỉ hoạt động có thời hạn, từ 6 tháng đến 24 tháng.
Bảo vệ đồng nghiệp
Tính đến 18/12, đã có 117 người ký tên vào bản kiến nghị, với danh sách đầy đủ đã được chuyển tới Liên đoàn.
"Nếu còn nhiều luật sư lên tiếng ủng hộ, chúng tôi sẽ cập nhật danh sách và gửi tiếp", Luật sư Trịnh Vĩnh Phúc nói với BBC.
Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên giới luật sư Việt Nam gửi kiến nghị bảo vệ đồng nghiệp, tuy đã từng có các trường hợp bị kỷ luật, bị xóa tên trước đây.
Đây cũng là sự kiện đánh dấu việc giới luật sư Việt Nam từ các tỉnh thành trong Nam, ở miền Trung và ngoài miền Bắc lần đầu tiên có nhiều người cùng tham gia thể hiện quan điểm ngoài khuôn khổ các hoạt động chính thức do Liên đoàn, các đoàn luật sư hoặc giới hữu quan tổ chức.
Trước đây, hồi cuối 2015, tin tức nói có chừng 200 luật sư lên kế hoạch tổ chức tuần hành tại để phản đối việc hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị hành hung trong vụ "bụi Chương Mỹ".
Tuy nhiên, việc tuần hành đã không diễn ra.
Liên quan đến các hoạt động của xã hội dân sự mà vai trò của luật sư đóng một phần quan trọng, gần đây, luật sư Lê Công Định từ TPHồ Chí Minh nói với BBC rằng "chính quyền đừng nên coi xã hội dân sự và giới bất đồng là thù địch".
Quyết định của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên : Xóa tên ông Võ An Đôn khỏi danh sách thành viên của đoàn luật sư tỉnh nàylà một trong những chủ đề được người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam bàn luận rôm rả cả tuần.
Luật sư Võ An Đôn vác cuốc
Việt Nam có khoảng 10.000 luật sư và ông Đôn là một trong số rất ít luật sư được cả công chúng lẫn báo giới chú ý.
Sau khi tình nguyện bảo vệ quyền lợi cho ông Ngô Thanh Kiều (bị công an tra tấn, ép phải thừa nhận đã trộm cắp nên thiệt mạng hồi tháng 5 năm 2012), ông Đôn được xem như một trong những tác nhân quan trọng, đẩy Viện Kiểm sát thành phố Tuy Hòa đến chỗ phải truy tố năm sĩ quan công an (2013), Tòa án thành phố Tuy Hòa phải đưa cả năm sĩ quan công an ra xử sơ thẩm (tháng 3 năm 2014) và tại phiên xử phúc thẩm diễn ra vào tháng 7 cùng năm, Tòa án tỉnh Phú Yên phải hủy bản án sơ thẩm lần đầu để điều tra lại vì cả kết luận điều tra, cáo trạng lẫn bản án mà Tòa án thành phố Tuy Hòa từng tuyên đều chưa thỏa đáng...
Giá mà ông Đôn phải trả cho nỗ lực đó là cuối năm 2014, từ Tòa án, Viện Kiểm sát đến Công an thành phố Tuy Hòa cùng ký tên vào một văn bản, gửi Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, yêu cầu thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư của ông Võ An Đôn.
Văn bản ấy khiến công chúng và báo giới Việt Nam nổi giận. Áp lực dư luận khiến Sở Tư pháp Phú Yên và Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên phải đề nghị Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an thành phố Tuy Hòa cung cấp bằng chứng về cái gọi là "sự xúc phạm hệ thống tư pháp của ông Đôn".
Phản ứng của công chúng, báo giới, các tổ chức luật sư trở thành dữ dội tới mức, đầu năm 2015, ông Trần Quang Nhất, Phó Chủ tịch tỉnh Phú Yên kiêm Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên, phải loan báo, Tỉnh ủy Phú Yên đã yêu cầu Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an thành phố Tuy Hòa "kiểm điểm, rút kinh nghiệm" vụ yêu cầu Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên loại bỏ ông Đôn.
Lúc đó, ông Nhất từng cho rằng, những "bằng chứng" mà Tòa án – Viện Kiểm sát và Công an thành phố Tuy Hòa cung cấp không đủ để chứng minh ông Đôn đã "lợi dụng việc hành nghề luật sư có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng trong vụ án và nhiều đồng chí lãnh đạo đương nhiệm khác trong các ngành nội chính, sau khi phiên tòa kết thúc, ông Đôn tiếp tục có nhiều lời nói, bài viết, trả lời phỏng vấn bình luận đăng tải trên các mạng xã hội, các diễn đàn trong nước, quốc tế cung cấp nhiều thông tin, nội dung sai lệch không đúng sự thật khách quan của vụ án". Ông Nhất nhấn mạnh, cả nhận định lẫn cách hành xử như Tòa án, Viện Kiểm sát và Công an thành phố Tuy Hòa đều không đúng.
Tuy nhiên "phúc bất trùng lai". Vừa rồi, khi họa đổ xuống, ông Đôn không gặp may như cách nay ba năm.
Ngày 26 tháng 11, không phải hệ thống tư pháp mà chính Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên "khai đao" với ông Đôn. Lý do ông Đôn bị tước tư cách luật sư tuy chẳng khác trước : "Lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài mang tính bịa đặt, nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước nhằm kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật", song "án tử" cho ông Đôn về mặt nghề nghiệp gần như không thể cải sửa vì nó rất… đúng qui trình, do chính các đồng nghiệp của ông Đôn quyết định.
***
Có tới 11.000 người chia sẻ sự bất bình của ông Đôn về quyết định của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên trên trang facebook của ông Đôn. Có lẽ con số ấy đủ để giúp hình dung tâm tình của những người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam trước sự kiện ông Đôn bị tước quyền hành nghề luật sư – thực hiện ý nguyện bảo vệ dân nghèo, những người cô thế và những người bị lôi đến pháp đình chỉ vì hành xử theo lương tâm.
Đáng lưu ý là trên mạng xã hội, trước sự kiện một đồng nghiệp bị tước quyền hành nghề chỉ vì các phát ngôn, những facebooker trong giới luật sư chia hẳn thành hai phe. Một phe, với những facebooker như Dũng Võ Văn, Nguyễn Văn Hòa cho rằng Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên quá hèn – thay vì phải bảo vệ đồng nghiệp thì để lực lượng an ninh dẫn dắt, tác động. Có facebooker như Vu Hai Tran khuyên ông Đôn nên khiếu nại với Liên đoàn Luật sư Việt Nam về quyết định vô lý ấy. Vu Hai Tran "hy vọng Ban Thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẽ sáng suốt hơn và do không chịu áp lực của các đồng chí nội chính và an ninh địa phương nên sẽ có quyết định đúng đắn, không tạo tiền lệ xấu cho các ông ‘kẹ’ địa phương tìm cách chơi xấu những luật sư mà họ không ưa".
Ngoài việc góp ý với ông Đôn trên trang facebook của ông Đôn, trên trang facebook riêng của mình, Vu Hai Tran kêu gọi các luật sư lên tiếng bảo vệ ông Đôn. Lời kêu gọi ấy bị một số facebooker là luật sư phản đối. Người phản đối đầu tiên là Trần Đình Triển, facebooker này đăng một tấm ảnh ông Đôn, kèm một nhận định của ông Đôn về giới luật sư Việt Nam. Theo đó, tại Việt Nam, luật sư không có vai trò gì với công lý, chỉ là vật trang trí cho phiên xử trở thành "đẹp", luật sư Việt Nam chỉ có vai trò duy nhất là "cò chạy án" để lừa người dân lấy tiền... Facebooker Trần Đình Triển cho rằng, ông Đôn nên nhìn "họa" của ông một cách khách quan, nếu có lỗi thì phải nhận, nhờ vậy, may ra sẽ được giảm nhẹ mức kỷ luật. Không nhận lỗi mà còn hô hào "ném đá" thì khó mà thay đổi tình thế.
Facebooker Trần Thu Nam nhắc lại sự kiện giới luật sư tham gia bảo vệ ông Đôn hồi ông lâm nạn năm 2015 và nhận định, lần này, sẽ không một luật sư nào ở Liên đoàn Luật sư Việt Nam bênh vực ông nữa vì ông… "loạn ngôn", xúc phạm toàn bộ giới luật sư.
Dù cũng nhận định rằng ông Đôn đã nói, viết nhiều điều gây tổn thương cho nhiều đồng nghiệp và chính mình không tán thành nhiều điều ông Đôn nói và viết nhưng facebooker Nguyễn Hà Luân khẳng định, sẽ cùng các đồng nghiệp làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ ông Đôn. Theo Nguyễn Hà Luân, đó không phải vì cá nhân ông Đôn mà vì lợi ích chung của giới luật sư, trong đó có cả Nguyễn Hà Luân.
***
Rõ ràng so với năm 2015, bây giờ ông Đôn lâm nạn và thất thế chẳng phải chỉ vì hệ thống tư pháp thấy phiền mà còn vì làm mích lòng nhiều đồng nghiệp.
Ông Đôn có khinh miệt giới luật sư khi cho rằng, luật sư Việt Nam chỉ là "vật trang trí" ?
Tại Việt Nam, chuyện các viên chức tư pháp miệt thị giới luật sư không có gì lạ và chẳng có gì mới. Tình trạng này đã kéo dài suốt từ khi Việt Nam tái lập định chế luật sư (1987) đến nay và báo giới đã dùng không biết bao nhiêu giấy mực để kể về điều đó.
Năm 2011, tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh từng đăng một loạt bài ba kỳ kể về những chuyện cười ra nước mắt của giới luật sư khi các viên chức của hệ thống tư pháp (tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra) cố tình làm cho họ bẽ mặt (buộc phải xuất trình "căn cước" trước tòa, mới cho bào chữa. Công tố viên không thèm tranh luận mà chỉ kết luận gọn bâng : Luật sư không có trình độ ! Khi luật sư trình bày bài bào chữa, một thẩm phán bỏ ra ngoài, hai thẩm phán còn lại quay sang trò chuyện với nhau).
Loạt bài "Nâng cao vị thế luật sư" mà tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện vốn nằm trong một đợt tuyên truyền về nỗ lực cải cách tư pháp (bắt đầu từ 2002) mà theo giới thiệu thì sẽ bắt chước thiên hạ, loại bỏ sự phân biệt đối xử giữa công tố viên (nhân danh hệ thống công quyền, bảo vệ trật tự và lợi ích chung) với luật sư (nhân danh cá nhân, bảo vệ các quyền căn bản của một con người). Tuy nhiên đúng 15 năm sau khi Đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố cải cách tư pháp, tháng 2 năm 2017, nhiều luật sư Việt Nam mới có cơ hội bày tỏ sự sung sướng khi "được ngồi ngang hàng với công tố viên".
Liệu việc "được ngồi ngang hàng với công tố viên" có đủ để chứng minh là ông Đôn "loạn ngôn" ?
Ngày 27 tháng 3 năm nay, tờ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh tường thuật, luật sư Trần Cao Đại Kỳ Quân đề nghị giới hữu trách tỉnh Lâm Đồng xem xét – xử lý Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Lạc Dương miệt thị giới luật sư. Khi trò chuyện với một bị can nhờ luật sư này bào chữa, Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Lạc Dương khuyên thân chủ của luật sư Quân xem lại chuyện thuê luật sư vì thuê luật sư có lợi hay không thì ai cũng biết. Viên Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Lạc Dương còn nói thêm, có trường hợp Hội đồng xét xử chỉ dự trù phạt chung thân nhưng vì luật sư cãi tầm bậy, tầm bạ mà cuối cùng tuyên tử hình.
Khi Viện trưởng Viện Kiểm sát huyện Lạc Dương vẫn vô sự, sự giận dữ của nhiều luật sư Việt Nam dành cho ông Đôn có giống "giận cá, chém thớt" ?
Thiên hạ thường chỉ đi tìm luật sư khi đối diện với tình huống ngặt nghèo. Lúc cần được hỗ trợ, một trong những điều đầu tiên mà thiên hạ phải nghe từ luật sư là "tiền đâu" ? Đó là chuyện đương nhiên vì nếu không, luật sư làm sao có thể đeo đuổi nghề nghiệp nhưng cũng vì vậy, thiên hạ có nhiều ngạn ngữ chẳng hay ho chút nào về giới luật sư : Cái túi của một luật sư là cái miệng của địa ngục (Ngạn ngữ Ấn). Luật sư chỉ nhìn bạn bằng một mắt và nhìn túi bạn bằng hai mắt (Ngạn ngữ Jamaica). Trừ khi hỏa ngục chật cứng còn không thì chẳng luật sư nào thoát (Ngạn ngữ Pháp)… Có hàng chục ngạn ngữ kiểu như thế được đăng trên trang web của một Văn phòng Luật sư tại Việt Nam. Chẳng lẽ giới thiệu những ngạn ngữ như thế cũng là một sự miệt thị giới luật sư ?
Thực tế từ xưa đến nay cho thấy, dù có thiện cảm hay không, xã hội nào cũng cần luật sư. Không ít luật sư đã trở thành chính khách, thậm chí là nguyên thủ của nhiều quốc gia. Dân chúng ký thác niềm tin vào những luật sư này vì họ hiểu tường tận các nguyên tắc vận hành một guồng máy sao cho công bằng và sẽ tranh đấu đến cùng để bảo vệ các nguyên tắc ấy.
***
Không phải tự nhiên mà Ernest Hemingway – một nhà văn Mỹ ở thế kỷ 20, dùng ý tưởng của John Donne – một nhà thơ Anh ở thế kỷ 17, làm lời đề dẫn cho tiểu thuyết Chuông nguyện hồn ai : "Con người không phải là một hòn đảo, không chỉ là tự mình, mỗi người là một phần của lục địa, một phần của tổng thể, nếu sóng biển cuốn đi dù chỉ một hòn đất thì châu Âu sẽ trở nên bé hơn, cũng như nếu sóng biển cuốn đi cả vùng đất mũi hay ngôi nhà của bạn anh, hay ngôi nhà của riêng anh. Cái chết của mỗi con người làm cái tôi nhỏ lại vì tôi là một phần của toàn nhân loại và bởi thế anh đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai - chuông nguyện hồn anh đấy" !
Không phải tự nhiên mà nhiều người, thuộc nhiều thế hệ khác nhau thường trích dẫn một câu mà Evelyn Beatrice Hall viết trong The Friends of Voltaire (1906) : Tôi không đồng ý với những điều anh nói nhưng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ quyền được nói những điều đó của anh.
Không phải tự nhiên mà đến bây giờ, khi sắp hết thập niên thứ hai của thế kỷ 21, nhiều người Việt vẫn cảm thấy ngậm ngùi trước một nhận định của Tản Đà vào đầu thập niên thứ ba của thế kỷ 20 trong Mậu Thìn xuân cảm : Dân 25 triệu ai người lớn ? Nước 4.000 năm vẫn trẻ con !
Vì sao Đoàn Luật sư Phú Yên quyết định rút thẻ hành nghề của Luật sư nhân quyền Võ An Đôn vào thời điểm này ?
Luật sư Võ An Đôn
Ý định rút thẻ của Luật sư Đôn đã manh nha từ Đoàn Luật sư Phú Yên cả vài năm qua. Vào đầu năm 2017, ý định này có vẻ đã chuyển thành một kế hoạch với lộ trình cụ thể, tuy chưa thực hiện được. Trong năm 2017, báo Phú Yên (thuộc tỉnh ủy Phú Yên) đã tìm cách "đánh" Luật sư Đôn với những vu cáo về vị luật sư nhân quyền này có "hành vi xấu, độc", thậm chí còn đe dọa xử lý Luật sư Đôn bằng Luật Hình sự.
Vụ Đoàn Luật sư Phú Yên ra tay rút thẻ hành nghề của Luật sư nhân quyền Võ An Đôn chỉ xảy ra ít ngày trước phiên xử phúc thẩm blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – một nhà hoạt động đấu tranh phản đối nạn xả thải gây thảm họa ô nhiễm khủng khiếp của Nhà máy Formosa ở miền Trung Việt Nam, người đã được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vinh danh "Người Phụ nữ can đảm quốc tế" vào tháng Ba năm 2017. Võ An Đôn là một trong những luật sư bảo vệ cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tại phiên tòa xử sơ thẩm. Tuy nhiên với bản án bỏ túi của chính quyền, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị giáng cái án đến 10 năm tù giam.
Sau lần vào trại giam gặp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mới đây và nghe Quỳnh kể lại, Luật sư Võ An Đôn đã công bố lên mạng xã hội một thông tin quan trọng (hoặc rất quan trọng): trước đó, Luật sư Hà Huy Sơn – một trong những luật sư bào chữa cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đã chuyển lời của Bộ Công an cho Quỳnh là nếu cô chịu nhận tội thì sẽ được giảm án rất nhiều.
Ngay sau khi tin tức trên được Luật sư Đôn công bố, anh đã bị rút thẻ hành nghề luật sư. Vụ rút thẻ này đã được Đoàn Luật sư Phú Yên tiến hành rất nhanh, rất vội vã, và "có hiệu lực ngay". Điều đó cũng có nghĩa là Luật sư nhân quyền Võ An Đôn sẽ bị tước quyền có mặt trong phiên tòa phúc thẩm xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào ngày 30/11 tới.
Nhiều người rất nghi ngờ rằng Đoàn Luật sư Phú Yên đã chịu sức ép từ "trên", có thể là chính Bộ Công an, để ngay lập tức phải chấm dứt sự hiện diện của Luật sư Đôn tại tòa.
Phải chăng vì lời khuyên của Luật sư Đôn khi gặp Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – rằng nếu cô nhận tội thì phong trào dân chủ sẽ bị ảnh hưởng và do đó Quỳnh không thể nhận tội – đã khiến cho Bộ Công an cay cú và tìm cách trả đũa Võ An Đôn?
Nhưng nếu nhớ lại những vụ bào chữa trước đây của Luật su Đôn cho những người bất đồng chính kiến, Võ An Đôn cũng thường khuyên những người này không nhận tội và anh cũng công bố lời khuyên của mình trên mạng xã hội như việc công bố lời khuyên với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh mới đây, thì khi đó Võ An Đôn chỉ phải chịu sức ép không đáng kể từ phía công an chứ không bị rút thẻ.
Trong thực tế, không chỉ Võ An Đôn mà một số luật sư khác cũng thường khuyên người bất đồng chính kiến không nên nhận tội – điều mà Bộ Công an biết rõ và đã "thành quen" (nói theo từ ngữ rất đặc thù của cố trưởng ban nội chính Nguyễn Bá Thanh). Nhiều khả năng là không phải do lời khuyên như thế mà Võ An Đôn bị rút thẻ luật sư.
Nhưng tin tức mà Võ An Đôn thuật lại trên mạng xã hội về "nếu Nguyễn Ngọc Như Quỳnh nhận tội thì sẽ được giảm án rất nhiều" rất có thể đã làm sôi máu Bộ Công an. Tin tức này có thể đã khiến một ý đồ hoặc kế hoạch nào đó của Bộ Công an cho phiên tòa xử phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh bị công khai hóa. Mà đã công khai hóa thì đương nhiên phải chịu mổ xẻ và còn có thể phải chịu búa rìu của dư luận xã hội, đặc biệt dư luận từ giới ủng hộ cuộc đấu tranh vì dân của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.
Một dấu hỏi khác được đặt ra là vì sao Đoàn Luật sư Phú Yên phải vội vã rút thẻ hành nghề của Luật sư nhân quyền Võ An Đôn vào thời điểm này mà không phải "để dành" sau phiên tòa xử phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ?
Bởi với truyền thống "án bỏ túi", ngành tư pháp và công an Việt Nam từ lâu đã chẳng mấy quan ngại ảnh hưởng của giới luật sư nhân quyền. Tại phiên tòa sơ thẩm xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, bất chấp nhiều ý kiến phản đối của Luật sư Đôn và những luật sư khác, tòa vẫn tung ra cái án tù giam đến 10 năm kia mà !
Vậy phải chăng vào ngày 30/11 tới, tòa án và công an lo ngại sự có mặt của Luật sư Đôn có thể gây ảnh hưởng đến phiên tòa phúc thẩm ? Hoặc họ sợ Luật sư Đôn sẽ nắm được diễn biến và cả những ẩn ý nào đó trong phiên tòa để sau đó anh thông tin ra ngoài ?
Và nếu tâm lý lo ngại trên là có thật, phải chăng phiên tòa phúc thẩm đó sẽ có thể diễn biến khác với "kịch bản" trước đây, có thể sẽ có một vài thay đổi nào đó về luận tội và cả mức án ?
Nhìn khách quan, nếu bối cảnh xử án diễn ra như trước đây, Luật sư Đôn sẽ không phải chịu nhiều rủi ro từ cơ chế rút thẻ hành nghề. Nhưng việc rút thẻ vào lần này khiến dư luận có cảm giác rằng Bộ Công an "giận cá chém thớt".
Nếu cảm giác trên là đúng, vì sao Bộ Công an "giận cá" – "giận" Nguyễn Ngọc Như Quỳnh – trong khi cô đã hoàn toàn nằm trong tay công an và chính quyền muốn giáng bao nhiêu năm tù cũng được?
Có thể, đang có một tính toán và thay đổi ngấm ngầm nào đó từ phía chính quyền.
Phiên tòa xử phúc thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh chỉ diễn ra vài ngày trước một cuộc đối thoại nhân quyền rất quan trọng giữa Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam tại Hà Nội. Kết quả cuộc đối thoại nhân quyền này sẽ là cơ sở chính để EU xem xét có tiếp tục đàm phán và thông qua sau đó về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) hay không.
Bối cảnh trên cũng có nét tương đồng với năm 2013, khi Việt Nam đôn đáo lấy lòng Mỹ để được vào Hiệp định TPP. Sau chuyến đi Mỹ của Trương Tấn Sang – Chủ tịch nước – vào tháng 7/2013, đến tháng Tám năm 2013 đã diễn ra phiên tòa phúc thẩm xử Nguyễn Phương Uyên – một người hoạt động nhân quyền trẻ tuổi.
Dù tại phiên tòa sơ thẩm, Phương Uyên đã bị "bỏ túi" đến 6 năm tù giam, nhưng vào buổi chiều của phiên tòa phúc thẩm, tòa án bất ngờ quyết định trả tự do cho cô ngay tại tòa.
Ngay sau đó, một nguồn tin đáng tin cậy cho biết Phương Uyên nằm trong danh sách 5 tù nhân lương tâm mà Hoa Kỳ yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do vô điều kiện. Phương Uyên đứng thứ 5 trong danh sách đó.
2017. Bản án phúc thẩm với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh liệu có thay đổi?
Luật sư Võ An Đôn có thể phải ở nhà ‘làm nông’ (VOA, 27/11/2017)
Luật sư Võ An Đôn cho biết rằng ông có thể sẽ phải ở nhà "làm nông", sau khi bị Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên xóa tên trước phiên xử phúc thẩm Blogger Mẹ Nấm.
Luật sư Võ An Đôn tại một phiên xử án.
Trả lời VOA Việt Ngữ tối 27/11, ông Đôn cho biết rằng ông vừa nhận được quyết định kỷ luật của ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên.
Luật sư từng bào chữa cho nhiều người dân "thấp cổ bé họng" này nói thêm :
"Hôm 26/11, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đã họp và ra quyết định và xóa tên tôi. Hai lý do cơ bản là cho rằng tôi phỏng vấn các báo đài nước ngoài và nói xấu luật sư. Họ quy chụp như vậy để loại tôi ra khỏi danh sách Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên. Hai lý do này hoàn toàn không hợp lý, vô căn cứ, vì quyền trả lời phỏng vấn là tự do ngôn luận được hiến pháp quy định."
Theo luật sư Đôn, lý do mà Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đưa ra trong một thông báo gửi cho nêu rằng ông đã "vi phạm Luật Luật sư, quy tắc đạo đức, và ứng xử nghề nghiệp."
Luật sư Đôn hôm 27/11 viết trên Facebook : "Quyết định này có hiệu lực ngay, kể từ đây ước mơ làm luật sư bào chữa cho dân nghèo và người cô thân yếu thế của tôi coi như chấm dứt, để lại nhiều vụ án oan đang làm dở dang."
Theo Luật sư Đôn, Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên "không làm tròn nghĩa vụ cao cả của mình là bảo vệ luật sư", mà "làm theo sự chỉ đạo từ phía an ninh."
Luật sư Đôn nói việc xóa tên nhanh chóng như thế là nhằm mục đích không cho ông tham gia bào chữa cho blogger Mẹ Nấm – tức bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tại phiên tòa phúc thẩm, dự kiến diễn ra ngày 30/11/2017.
Ông Đôn nói tiếp :
"Hôm qua là ngày Chủ nhật mà Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên đã đưa ra một hình thức kỷ luật hết sức nhanh chóng, không mời tôi tham gia. Tôi nghe bên Đoàn Luật sư nói là ở cấp trên, tức là bên An ninh chỉ đạo ráo riết ở kỷ luật tôi trước ngày mở phiên tòa phúc thẩm xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Blogger Mẹ Nấm) xử vào ngày 30/11.
"Cách nay một tuần tôi có vào tù thăm Blogger Mẹ Nấm thì nữ blogger có chuyển lời cho tôi biết là một luật sư khác cho cô biết nếu cô đồng ý nhận tội và từ chối tôi bào chữa thì sẽ được giảm án rất nhiều. Mẹ Nấm cho tôi biết là sẽ không nhận tội và tiếp tục nhận tôi là luật sư bào chữa. Họ xóa tên tôi trước ngày bào chữa là một trong những lý do đó," ông nói tiếp.
Từ Hà Nội, Luật Trần Vũ Hải viết trên Facebook : "Luật sư Đôn An Võ cần khiếu nại quyết định kỷ luật vô lý này ngay lên Liên đoàn Luật sư Việt nam và đề nghị Liên đoàn Luật sư ra quyết định tạm thời đình chỉ quyết định xoá tên của Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên. Chúng tôi hy vọng Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt nam sẽ sáng suốt hơn và do không chịu áp lực của mấy đồng chí nội chính và an ninh địa phương sẽ ra một quyết định đúng đắn, không tạo tiền lệ xấu cho mấy ông kẹ địa phương tìm cách chơi xấu các luật sư mà họ không ưa."
Luật sư Đôn nói với VOA rằng nếu Liên đoàn Luật sư Việt nam một mực bảo lưu quyết định của Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên thì phần chắc ông sẽ ở nhà "làm nông."
Trong khi đó, luật sư Lê Công Định ở thành phố Hồ Chí Minh bình luận trên Facebook : "Nỗi ô nhục của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa là đây khi cường quyền gây áp lực để các luật sư quỳ gối chấp nhận bức hại đồng nghiệp mình."
Luật sư Định còn đề nghị Luật sư Đôn cân nhắc thành lập Liên Đoàn Luật sư Tự do Việt Nam để đối trọng với Liên Đoàn Luật sư Việt Nam do nhà nước quản lý.
Trước đó, theo thông báo từ Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tỉnh Phú Yên gửi ngày 17/8 cho luật sư Đôn được phổ biến trên mạng xã hội, luật sư Đôn đang bị xem xét kỷ luật vì trang Facebook Đôn An Võ của anh "có nhiều bài viết, clip nói xấu luật sư" cũng như những cuộc phỏng vấn giữa anh với "các đối tượng ở nước ngoài với các nội dung kích động, xuyên tạc không đúng sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước và luật sư Việt Nam."
*********************
Kêu gọi thành lập liên đoàn luật sư độc lập (RFA, 26/11/2017)
Chiều ngày 26/11/2017, Ban Chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Phú Yên cho hay đã họp và bỏ phiếu "xóa tên ông Võ An Đôn khỏi danh sách Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên".
Hình luật sư Võ An Đôn và dân oan - Courtesy of Facebook Đôn An Võ
Báo Pháp luật TPHCM dẫn lời Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên cho hay, lý do kỷ luật là "ông Võ An Đôn đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, có nhiều bài viết, phát ngôn, trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài mang tính bịa đặt ; nói xấu luật sư, các cơ quan tố tụng, Đảng, Nhà nước Việt Nam nhằm mục đích kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, không đúng sự thật, gây ảnh hưởng đặc biệt xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, các cơ quan tiến hành tố tụng và luật sư Việt Nam".
Đài Á Châu Tự Do liên lạc với luật sư Võ An Đôn qua điện thoại, ông cho biết mình cảm thấy bất ngờ trước quyết định này, mặc dù đã tiên liệu trước.
Ông Đôn cũng chia sẻ rằng khả năng Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên kỷ luật ông thời điểm này nhằm không cho ông tham dự phiên tòa phúc thẩm blogger Mẹ Nấm.
"Trong trường hợp này thì ngày 30/11 này diễn ra phiên tòa Mẹ Nấm - Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và tôi là 1 trong những luật sư bào chữa phúc thẩm.
Trước đó có thông tin là bên phía an ninh bắn tin cho luật sư Hà Huy Sơn là phải tìm cách loại tôi ra khỏi phiên tòa này.
Và đưa gửi 1 thông điệp cho Mẹ Nấm là từ chối 2 luật sư bào chữa trong đó có tôi thì sẽ được giảm án rất nhiều. Đó là phương án của người ta từ trước rồi !".
Cũng theo luật sư Võ An Đôn, khi bị loại khỏi Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên thì có nghĩa là ông không được tham gia bào chữa bất kỳ phiên tòa nào nữa với vai trò luật sư.
Luật sư Võ An Đôn quê quán tỉnh Phú Yên, ông nổi lên với vai trò luật sư bảo vệ quyền cho gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều trong vụ án 5 công an đánh chết người ở tỉnh Phú Yên hồi năm 2014.
Ông cũng thường xuyên tham gia bào chữa các vụ án chính trị xử những người bất đồng chính kiến ở Việt Nam, cũng như trả lời phỏng vấn các báo đài nước ngoài.
Năm 2015, Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên cũng có văn bản gửi các cơ quan ban ngành tỉnh này đòi rút giấy phép hành nghề của luật sư Võ An Đôn nhưng vấp phải sự phản đối của dư luận .
Ngay sau khi có tin luật sư Võ An Đôn bị kỷ luật và loại khỏi Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên, một số luật sư, bloggers, nhà báo đã lên tiếng phản đối quyết định của đoàn luật sư Phú Yên, động viên luật sư Võ An Đôn.
Luật sư Lê Công Định người cũng đã từng bị tù vì lên tiếng chỉ trích chính quyền viết trên facebook cá nhân của mình hôm 26/11 rằng việc xoá tên luật sư Võ An Đôn khỏi đoàn luật sư Phú Yên dẫn đến việc thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư 'một lần nữa chứng minh Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn luật tỉnh thành ở nước này chỉ là con rối trong vở kịch công lý vụng về do đảng cầm quyền đạo diễn'.
Luật sư Trần Vũ Hải từ Hà Nội viết trên facebook cá nhân rằng quyết định khai trừ luật sư Võ An Đôn của đoàn luật sư Phú Yên là vì áp lực và đây là một quyết định sai lầm.
Luật sư Lê Công Định cũng đề nghị luật sư Võ An Đôn cân nhắc việc thành lập Liên đoàn luật sư tự do Việt Nam để đối trọng lại với liên đoàn luật sư Việt Nam.
Lời đề nghị này cũng được Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự tán đồng. Ông viết trên facebook rằng các luật sư nên lập liên đoàn luật sư độc lập, và các luật sư càng phải biết quyền của mình.
Luật sư Võ An Đôn, một luật sư nổi tiếng với những vụ bào chữa miễn phí giúp phơi bày tình trạng công an đánh chết dân, có thể bị Đoàn Luật sư Tỉnh Phú Yên kỷ luật vì những phát biểu chia sẻ trên Facebook cá nhân.
Luật sư Võ An Đôn
Theo thông báo từ Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư Tỉnh Phú Yên gửi ngày 17 tháng 8 cho luật sư Đôn được phổ biến trên mạng xã hội, luật sư Đôn đang bị xem xét kỷ luật vì trang Facebook Đôn An Võ của anh "có nhiều bài viết, clip nói xấu luật sư" cũng như những cuộc phỏng vấn giữa anh với "các đối tượng ở nước ngoài với các nội dung kích động, xuyên tạc không đúng sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước và luật sư Việt Nam".
Những phát biểu này "có dấu hiệu vi phạm các quy định của Luật luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam và đạo đức nghề nghiệp luật sư", thông báo này nói tiếp.
Viết trong một thông điệp đăng trên Facebook với hình ảnh thông báo này đính kèm, luật sư Đôn khẳng định quyền tự do ngôn luận của mình và tố cáo Đoàn Luật sư chịu "sự chỉ đạo từ phía cơ quan nội chính và an ninh" để tìm cách làm anh im tiếng, "không cho nói sự thật".
"Luật sư có cái miệng để nói, nhưng không cho tôi nói sự thật về bản chất nghề nghiệp của mình để mọi người trong xã hội biết, thì làm sao nghề luật sư ở Việt Nam phát triển được" ? luật sư Đôn bức xúc.
Thông báo không nói rõ sẽ áp dụng hình thức kỷ luật nào đối với ông.
Trong một bài viết đăng ngày 6 tháng 7 trên Facebook, luật sư Đôn chỉ trích một quy định vừa ban hành của Liên đoàn luật sư Việt Nam cấm luật sư nói bậy trên mạng xã hội, điều mà anh nói là nhằm bịt miệng những cá nhân luật sư ít ỏi trong giới luật sư ở Việt Nam "dám lên mạng xã hội viết bài, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề xã hội được dư luận quan tâm".
"Họ sợ vì luật sư là thành phần tri thức ưu tú của xã hội, uy tín xã hội của luật sư rất lớn, luật sư nói lên sự thật và chỉ trích những chính sách sai lầm của chính quyền, cũng như việc làm sai trái của quan chức nhà nước", luật sư Đôn bình luận.
Trước đây, luật sư Đôn từng bị đe dọa kỷ luật và thu hồi chứng chỉ hành nghề liên quan đến vụ án "Năm công an đánh chết dân" mà anh phơi bày và dấn thân theo đuổi công lý từ năm 2014.
Luật sư Đôn được Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam trao giải Nhân quyền năm 2016 vì các hoạt động bảo vệ cho quyền con người, bất chấp rủi ro và đe dọa.