Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

19/09/2023

Hai nhà hoạt động Việt Nam sẽ đến Mỹ tị nạn...

RFA tiếng Việt

Hai nhà hoạt động Việt Nam sẽ đến Mỹ tị nạn sau thỏa thuận của chính quyền Biden

Hai nhà hoạt động Việt Nam mà chính quyền của Tổng thống Biden tin rằng đã bị chính quyền Cộng sản nước này cầm giữ sai trái, đang được đưa đến Hoa Kỳ theo một thỏa thuận được đàm phán trước chuyến thăm Hà Nội mới đây của tổng thống.

sangmy1

"Thấy người dân nghèo bị quan chức chính quyền ức hiếp, tôi ra tay giúp họ miễn phí thì bị chính quyền tìm mọi cách trù dập nên tôi mới nghèo như hôm nay" - Luật sư Võ An Đôn

Hãng tin Reuters hôm 19/9 đưa bản tin độc quyền dẫn lời của quan chức Mỹ không nêu danh tính cho biết, hai người này gồm một luật sư nhân quyền từng vận động đòi trách nhiệm giải trình đối với các hành vi ngược đãi của công an và một giáo dân Công giáo bị cưỡng chế nhà.

Một trong những quan chức cho biết gia đình của họ dự kiến sẽ được tái định cư ở Mỹ theo chương trình tị nạn "Ưu tiên 1" (Priority 1). 

Cũng theo hãng tin của Anh quốc, các nhà hoạt động này không bị cầm tù nhưng bị các cơ quan chức năng cấm xuất cảnh.

Một nguồn tin xác nhận với phóng viên Đài Á Châu Tự Do cho hay, hai người đang được phía Mỹ hỗ trợ là luật sư Võ An Đôn và một giáo dân của giáo xứ Cồn Dầu bị chính quyền Đà Nẵng cưỡng chế nhà hồi năm 2018. 

Luật sư Võ An Đôn trong ngày 19/9 xác nhận, ông là một trong hai người được nhắc đến tuy nhiên ông vẫn đang ở tại quê nhà và chưa rõ thời điểm được xuất cảnh. Ông nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau : 

"Hai ngày trước khi ông Tổng thống Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam, công an tỉnh Phú Yên có gọi điện thông báo cho tôi biết là Bộ Công an Việt Nam đã bỏ lệnh cấm xuất cảnh đối với tôi.

Sau đó tôi gọi điện cho (Tổng) Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành phố Hồ Chí Minh để nói về vấn đề này thì họ (nói-PV) đang sắp xếp cho tôi và gia đình đi sang Mỹ".

Ngày 27/9 tới đây là tròn một năm ngày ông Võ An Đôn và gia đình bị cơ quan an ninh ngăn chặn ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất khi đang làm thủ tục xuất cảnh qua Mỹ định cư theo diện tị nạn.

Ông cho biết trong một năm qua, việc học của các con không bị trở ngại tuy nhiên cơ quan an ninh thường xuyên canh gác, cũng như cho những người hàng xóm theo dõi khiến gia đình cảm thấy rất bất an.

Từ sau thông báo miệng của công an tỉnh Phú Yên, những viên an ninh thường phục này đã bớt theo dõi và chỉ nhắn là "khi nào đi thì cho họ biết".

Một trong những quan chức Mỹ cho biết, chính phủ Việt Nam cũng đã đồng ý trả tự do cho hai nhà hoạt động đang bị cầm tù mà phía Hoa Kỳ vận động trước chuyến thăm của ông Biden vào tuần trước, đồng thời ký một thỏa thuận riêng nhằm đạt được tiến bộ về tự do tôn giáo, các hoạt động của tổ chức phi chính phủ (NGO) ở trong nước, cải thiện điều kiện nhà tù và luật lao động. 

Reuters chưa xem xét một cách độc lập các chủ đề của thỏa thuận riêng tư và nó chưa được đưa tin trước đây. 

Các thỏa thuận này được ký kết khi Việt Nam đồng ý nâng cấp quan hệ ngoại giao lên mức cao nhất của Hà Nội trong chuyến đi mà ông Biden tán thành tầm nhìn của đất nước này với tư cách là một quốc gia đi đầu về công nghệ cao.

Chính quyền Biden đang phải đối mặt với những chỉ trích về quan hệ ngoại giao với Việt Nam, Ấn Độ và Ả Rập Saudi, những nước mà chính phủ của họ từ chối các quyền tự do chính trị vốn được hưởng ở phương Tây, cũng như về các cuộc đàm phán xung quanh vấn đề trao đổi tù nhân với Iran.

Các quan chức không nêu tên bất kỳ ai trong số bốn người được đề cập ở trên vì lý do nhạy cảm về ngoại giao và an ninh, nhưng tên của hai cựu tù nhân này đã được biết, đó là nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển từ nhà tù được đưa sang Đức cùng với vợ vào đầu tháng này. Việc trả tự do cho nhà báo độc lập Mai Phan Lợi (bị tù vì cáo buộc trốn thuế) trước thời hạn 18 tháng cũng đã được xác nhận.

sangmy2

Nhà báo độc lập Mai Phan Lợi được Việt Nam phóng thích nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden từ ngày 10-11/9/2023.

"Những đại diện của một nhóm lớn hơn rất nhiều"

Cộng đồng nhân quyền Việt Nam coi tình hình ở quốc gia độc đảng này thật kinh khủng. 

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hồi đầu tháng này cho biết rằng, Việt Nam đang giam giữ ít nhất 159 tù nhân chính trị và 22 người khác. Nhóm vận động cho biết các tòa án đã kết án 15 người với mức án tù dài hạn mà không được xét xử công bằng chỉ trong năm nay.

Chính phủ Việt Nam cũng đang soạn thảo các quy định mới nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận trực tuyến, cấm người dùng mạng xã hội đăng nội dung liên quan đến tin tức mà không đăng ký làm nhà báo, theo những người quen thuộc với kế hoạch này cho biết. 

Ông Ben Swanton, đồng giám đốc Dự án 88 chuyên vận động nhân quyền cho Việt Nam nói

"Thật phẫn nộ khi Tổng thống Biden chọn nâng cấp quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào thời điểm nhà nước độc đảng đang đàn áp tàn bạo các hoạt động, bất đồng chính kiến và xã hội dân sự".

Việt Nam thường thả những tù nhân chính trị trước chuyến thăm của tổng thống Mỹ. Theo một trong các quan chức Mỹ, các quan chức chính quyền Biden đã thúc đẩy việc cấp thị thực xuất cảnh cho họ như một bước bổ sung trong các cuộc đàm phán cuối cùng về tuyên bố chung và hậu cần cho chuyến đi.

Quan chức Mỹ cho biết những người này là "đại diện của một nhóm lớn hơn nhiều mà chúng tôi tin rằng sẽ được tự do".

"Mặc dù chúng tôi ước rằng chúng tôi có thể đón thêm nhiều người hơn nữa trước chuyến thăm của tổng thống, nhưng chúng tôi tin rằng mối quan hệ hợp tác ngày càng gia tăng và mối quan hệ được củng cố này sẽ mang lại cho chúng tôi phương tiện và quy trình cần thiết để tiếp tục giải quyết những vấn đề này với những người bạn Việt Nam".

Các quan chức Hoa Kỳ cho biết họ hy vọng những cuộc đối thoại đó sẽ diễn ra ngay cả trong các cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm với người Việt Nam - điều mà đôi khi bị một số nhà hoạt động nhân quyền và quan chức coi là một cuộc trao đổi không có luận điểm đáng kể - cũng như trong các cuộc hội đàm đang diễn ra giữa Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và người đồng cấp Việt Nam Bùi Thanh Sơn.

Nguồn : RFA, 19/09/2023

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: RFA tiếng Việt
Read 249 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)