Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vào tháng Giêng năm 2024, cử tri Đài Loan được mời gọi bầu chọn tổng thống và cơ quan lập pháp mới. Việc Bắc Kinh tăng cường các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan trong suốt năm nay làm dấy lên lời đồn thổi khả năng Trung Quốc chiếm đánh Đài Loan từ đây đến năm 2027. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng, về mặt tâm lý, cuộc chiến "xâm chiếm" Đài Loan của Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹp.

dailoan1

Đài Loan sẽ bầu tân tổng thống vào tháng 1/2024-hình bốn ứng viên tổng thống khác nhau. Từ trái sang phải : Lại Thanh Đức, Hầu Hữu Nghĩa, Quách Đài Minh và Kha Văn Triết

Ba điều thay đổi cốt lõi

Chuyên gia về chính sách đối ngoại Christian Le Miere1 trước hết nhận định : Cuộc bầu cử 2024 là cột mốc quan trọng cho 75 năm quan hệ Trung – Đài và đây sẽ là tiền đề cho bốn năm sắp tới.

Thứ nhất, kỳ bầu cử này sẽ chứng kiến sự kết thúc thời kỳ điều hành của chính phủ tổng thống Thái An Văn, nữ tổng thống đầu tiên của hòn đảo, người đã gần như chấm dứt chính sách gắn kết, nối lại quan hệ xuyên eo biển của người tiền nhiệm Mã Anh Cửu.

Thứ hai, trong suốt 8 năm cầm quyền của đảng Dân Tiến, đảng của bà Thái Anh Văn, người ta ghi nhận có một sự thay đổi lớn trong văn hóa và cảm nhận của người dân Đài Loan đối với Trung Quốc. Các cuộc khảo sát thường xuyên về bản sắc và ưu tiên chính trị của người dân Đài Loan cho thấy có một xu hướng ủng hộ độc lập và tự nhận là người Đài Loan nhiều hơn là người Trung Quốc2, tăng từ 55% (2018) lên đến 65% trong năm 2023, và sự ủng hộ đối với việc duy trì nguyên trạng nhưng hướng tới độc lập – trong số sáu lựa chọn – tăng từ 13% lên hơn 25%.

Nhiều các đánh giá, điều này một phần là do chính sách của chính quyền Bắc Kinh. Các cuộc biểu tình lớn chống luật an ninh quốc gia ở Hồng Kông đã khẳng định rằng khẩu hiệu "một quốc gia, hai chế độ" đã mất ý nghĩa trong mắt cử tri Đài Loan, khi tỏ ra lo ngại rằng các cuộc biểu tình đó là một lời kêu gọi chính đáng cho quyền bầu cử và đại diện của dân.

Thứ ba là có một sự thay đổi rõ nét về những căng thẳng quân sự trong khu vực. Từ thời chính quyền Donald Trump, Hoa Kỳ đã áp dụng chính sách kết hợp mang tính đối đầu hơn với Trung Quốc bao gồm cả việc can dự và hỗ trợ nhiều hơn cho Đài Loan cũng như là đã phá vỡ nhiều quy tắc bất thành văn như có các cuộc thăm viếng thường xuyên hơn của các chính trị gia cao cấp, sĩ quan quân đội và tầu hải quân Mỹ đến eo biển Đài Loan… Chính sách này còn được chính quyền Biden đẩy xa hơn khi lần đầu tiên đồng ý cho sử dụng nguồn quỹ Tài trợ Quân sự Nước ngoài (Foreign Military Financing – FMF) vào tháng 11/2023 để trang bị vũ khí cho Đài Loan.

Ngoài ra, Hoa Kỳ nỗ lực tái bố trí lực lượng sang Thái Bình Dương, xây dựng các mối quan hệ chiến lược chặt chẽ hơn với các đồng minh và đối tác trong khu vực như liên minh tầu ngầm AUKUS và Bộ Tứ - QUAD, cải thiện tư thế răn đe cũng như lực lượng sẵn sàng phản ứng nhanh trước khả năng xảy ra bất kỳ điều gì với Trung Quốc.

Đe dọa quân sự của Bắc Kinh

Những động thái này của Mỹ trong khu vực đã khiến Bắc Kinh giận dữ và đã có những phản ứng mạnh mẽ, đặc biệt là sau chuyến thăm của chủ tịch Hạ Viện lúc đó là bà Nancy Pelosi đến Đài Loan vào tháng 8/2022. Trung Quốc đáp trả bằng những cuộc tập trận hải – không quân quy mô lớn chưa từng có, thao dợt bao vây Đài Loan.

Kể từ đó, Trung Quốc về cơ bản loại bỏ đường phân chia không chính thức trước đây giữa Đài Loan và Hoa Lục, với việc máy bay quân sự thường xuyên băng qua đường trung tuyến ở eo biển, khiến đường phân chia ranh giới ảo này gần như trở nên dư thừa. Theo thông tín viên đài RFI, Adrien Simorre tại Đài Bắc, chỉ riêng trong tháng Chín, quân đội Đài Loan ghi nhận có đến 225 cuộc xâm nhập quanh không phận hòn đảo.

"Trên thực tế kể từ năm 2022, số vụ máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận tiếp tục tăng lên. Theo tôi, có hai diễn biến chính : Thứ nhất là về tần suất. Với tư cách là một nhà báo ở Đài Loan, mỗi ngày chúng tôi đều nhận được thông cáo của bộ Quốc Phòng cùng với bản đồ đường đi của chiến đấu cơ Trung Quốc quanh Đài Loan. Số lượng các vụ xâm nhập trung bình cũng tăng lên, trung bình mỗi ngày có 5 vụ xâm nhập của máy bay Trung Quốc kể từ đầu năm.

Điểm khác biệt thứ hai là quỹ đạo và loại máy bay Trung Quốc điều đến cửa không phận Đài Loan. Người ta nhận thấy máy bay Trung Quốc thường xuyên vượt quá đường trung tuyến, đường ranh giới ảo phân cách giữa một bên là đảo Đài Loan và bên kia là các bờ biển Trung Quốc, hoặc thậm chí đi qua hẳn phía đông của đảo Đài Loan.

Xin nói rõ là Đài Loan nằm ở phía đông bờ biển Trung Quốc, và cho đến lúc này máy bay Trung Quốc chỉ hoạt động ở phía tây đảo Đài Loan, và giờ thì họ thực sự bay qua cả phía đông Đài Loan đôi khi với một quỹ đạo theo kiểu bao vây".

Chiếm Đài Loan : Viễn cảnh còn xa ?

Trong bối cảnh này, cuộc bầu cử sẽ được tổ chức, với một cuộc đua gay gắt giữa ba ứng viên : Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) của đảng Dân Tiến (DPP) – đảng chính trị của bà Thái Anh Văn, hiện đang dẫn đầu các thăm dò ; Hầu Hữu Nghi của Quốc Dân Đảng (KMT) và Triệu Thiểu Khang (Jaw Shaw Kong) thuộc đảng Nhân dân Đài Loan (NPP).

Phe đối lập vốn dĩ nhấn mạnh đến sự tiết chế trong các chính sách chống Trung Quốc, kêu gọi người dân chọn lựa giữa "chiến tranh và hòa bình", một khẩu hiệu đã được đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng lại trong các luận điệu tuyên truyền. Trong khi đó, đảng Dân Tiến của bà Thái Anh Văn đặt các cử tri trước thách thức "dân chủ và chuyên chế". Phe đối lập cho rằng thắng lợi của DPP còn đồng nghĩa với việc căng thẳng tiếp tục gia tăng.

Nhưng giới chuyên gia dường như có chung một nhận xét, ít có khả năng Trung Quốc tiến hành thành công xâm chiếm Đài Loan. Tổng thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Đài Loan Cố Lập Hùng (Wellington Koo) hồi tháng 11/2023 tỏ ra nghi ngờ Trung Quốc có thể phát triển khả năng đổ bộ vào năm 2027 theo như cảnh báo từ đô đốc Philip Davidson, cựu chỉ huy Bộ tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ.

Bắc Kinh rõ ràng mong muốn một thắng lợi của Quốc Dân Đảng, nhưng có lẽ rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong những năm 1995 – 1996, khi các vụ thử tên lửa hiếu chiến ở eo biển Đài Loan trước cuộc bầu cử đã làm gia tăng sự ủng hộ của cử tri cho chính phủ đảng Dân Tiến đầu tiên trên đảo. Thế nên, trong tháng 11 vừa qua, Bắc Kinh đã bắt đầu giảm các hoạt động quân sự.

Nếu nhìn từ góc độ này, việc xâm chiếm Đài Loan có vẻ đầy rủi ro. Thế nhưng, tướng Charles Brown, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ gần đây từng nghĩ rằng Tập Cận Bình không thực sự muốn đánh chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Bắc Kinh có khả năng "sử dụng những cách khác để làm điều này".

Chiến lược của Trung Quốc

Hai nhà nghiên cứu Thiếu Ngọc Nguyên (Shaoyu Yuan) và Quân Tương (Jun Xiang) 3, trên trang mạng The Diplomat (02/12/2023) khẳng định Trung Quốc có thể dựa vào nhiều biện pháp phi quân sự, nhẹ nhàng hơn để tác động đến số phận hòn đảo, khi dần tìm cách tước đi quyền tự trị của Đài Loan khi phân tích ba chiến lược tiềm năng của Trung Quốc.

Điểm thứ nhất là tiến hành chiến tranh tâm lý nhằm thao túng công luận, tác động đến sự lựa chọn của cử tri trong cuộc bầu cử sắp tới. Tiếp đến là cưỡng ép kinh tế gây khó khăn cho Đài Loan tiếp cận các nền thị trường hoặc nguyên liệu thô quan trọng, buộc hòn đảo trả giá đắt về mặt kinh tế cho sự kháng cự và phải có những nhượng bộ chính trị. Và sau cùng là cô lập ngoại giao, gây khó khăn cho Đài Bắc trong việc đàm phán các thỏa thuận quốc tế, tham gia các diễn đàn toàn cầu hay đảm bảo quan hệ đối tác chiến lược, đồng thời gây áp lực buộc Đài Loan phải cân nhắc thống nhất với Hoa Lục theo điều khoản có lợi cho Bắc Kinh.

Về điểm này, thông tín viên đài RFI tại Đài Bắc Adrien Simorre nhắc lại một số vụ việc :

"Từ góc độ kinh tế, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu một số sản phẩm nông nghiệp của Đài Loan trong những năm gần đây và tại một số vùng nông nghiệp của Đài Loan, gần như 100% sản lượng, chẳng hạn như một số loại trái cây được xuất sang sang thị trường Trung Quốc. Vì vậy, đây là một đòn giáng rất đau, gây khó khăn cho nông dân.

Ngoài ra, còn có chiến tranh tâm lý hoặc thông tin với việc đưa tin giả, các cuộc tấn công mạng, ví dụ như màn hình của một nhà ga ở Đài Loan hồi năm 2022 đã bị tấn công để phát sóng tuyên truyền của Trung Quốc. Hoặc như tại một hòn đảo nằm gần Trung Quốc hơn, dây cáp điện đã bị cắt và do đó người dân không có điện trong vài ngày và Đài Loan nghi ngờ Trung Quốc đứng sau hành động phá hoại này.

Ở cấp độ địa chính trị, Trung Quốc tiến hành gây áp lực to lớn nhằm cô lập Đài Loan. Ngay khi cờ Đài Loan xuất hiện trong một sự kiện quốc tế, Bắc Kinh yêu cầu ban tổ chức xóa bỏ hoàn toàn tất cả các biểu tượng của Đài Loan. Những điều này khiến một số người Đài Loan nói rằng chiến tranh trên thực tế đã bắt đầu từ đâu đó, ngay cả khi tất nhiên hiện tại không có xung đột ở cấp độ quân sự".

Dù vậy, nhiều nhà phân tích nhận định, bất kể là Quốc Dân Đảng hay đảng Dân Tiến giành thắng lợi thì vẫn sẽ có căng thẳng đáng kể trong khu vực và giữa đôi bờ eo biển. Thông tín viên đài RFI ở Đài Bắc giải thích tiếp :

"Trên thực tế, nhiều nhà quan sát thắc mắc giả như đảng đối lập thắng cử lần này thì có thực sự giúp giảm bớt căng thẳng hay không, bởi vì trên thực tế, dù đảng này ủng hộ việc nối lại quan hệ nhưng vẫn phản đối việc sáp nhập với Hoa lục, và đây rõ ràng là mục tiêu của Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình nhắc lại rằng "chúng ta không được để lại gánh nặng cho thế hệ sau" nên trên thực tế, ngay cả khi đảng này chủ trương nối lại quan hệ với Bắc Kinh thì vẫn ủng hộ việc tăng cường phòng thủ Đài Loan và mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ. Thực ra, tôi nghĩ rằng, ở Đài Loan nói chung, sau sự kiện Ukraine, thực sự không ai dám nói chắc chắn rằng Trung Quốc sẽ không ra tay".

Hơn nữa, theo quan điểm của ông Christian Le Miere, Mỹ vẫn kiên quyết tăng cường khả năng phòng thủ cho Đài Loan và phát triển khả năng răn đe tổng hợp toàn diện trên khắp vùng Đông Á. Điều nghịch lý là người dân Đài Loan có thể không muốn xung đột nhưng họ ngày càng rời xa với khả năng thống nhất hòa bình, ít nhất là trong cuộc bầu cử lần này.

Do vậy, theo vị chuyên gia về chính sách đối ngoại người Anh này, bóng ma của một cuộc xâm lược quân sự vẫn sẽ còn. Bắc Kinh có thể đánh giá một chiến dịch chiếm đánh là không khả thi nhưng có thể dễ dàng gia tăng áp lực thông qua các biện pháp quân sự khác. Ngoài việc tăng cường các hoạt động tấn công vùng xám như tường thuật ở trên, thì Trung Quốc vẫn có thể tranh chấp đổ bộ lên các đảo ngoài khơi của Đài Loan trong vùng eo biển và ở Biển Đông, một chiến dịch như thế sẽ ít tốn kém hơn và có nhiều khả năng dẫn đến thành công hơn cho Trung Quốc.

Tóm lại, theo nhiều nhà phân tích, cuộc đấu tranh của người dân Đài Loan không chỉ giới hạn trên chiến trường, mà đó còn là một cuộc chiến cân não, trên thị trường và trong các phòng họp.

(The Straits Times, The Diplomat)

Minh Anh

Nguồn : RFI, 14/12/2023

Ghi chú :

1. Christian Le Miere, cố vấn chính sách đối ngoại, đồng thời là nhà sáng lập và chủ tịch Arcipel, một công ty tư vấn chiến lược có trụ sở tại Luân Đôn – Báo mạng The Straits Times ngày 09/12/2023

2. Kết quả cuộc thăm dò do trường đại học Quốc gia Chengchi (NCCU), Đài Loan, thực hiện – Trang mạng The Diplomat ngày 01/12/2023.

3. Thiếu Ngọc Nguyên (Shaoyu Yuan) và Quân Tương (Jun Xiang), là nhà nghiên cứu và giáo sư thuộc Khoa Các Vấn đề Toàn cầu, trường đại học Rutgers, bang New Jersey tại Mỹ.

Published in Châu Á

Quân đội Đài Loan tham gia tập trận đa quốc gia tại Mỹ

Trọng Thành, RFI, 03/09/2023

Theo thông tin được đài Nhật Bản NHK tiết lộ hôm nay, 03/09/2023, Đài Loan cử quân nhân tham gia cuộc tập trận thường niên Northern Strike (Chiến dịch Phương Bắc) tại bang Michigan, miền đông bắc nước Mỹ.

dailoan1

Xe tăng CM-11 do Mỹ sản xuất khai hỏa trong cuộc tập trận quân sự "Han Kuang" (Han Glory) lần thứ 35 ở quận Bình Đông, miền nam Đài Loan vào ngày 30/08/2019 © Sam Yeh / AFP

NHK cho hay cuộc diễn tập đa quốc gia thường niên Northern Strike do Lực lượng Vệ binh Quốc gia bang Michigan tổ chức. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, mục tiêu của cuộc tập trận là nhằm huấn luyện và củng cố "năng lực tương tác giữa các lực lượng đồng minh". Cuộc diễn tập năm nay diễn ra từ ngày 23/07 đến ngày 19/08. Thông tin chi tiết về lực lượng Đài Loan chưa được tiết lộ.

Báo Đài Loan Taiwan News cho biết thêm, cuộc tập trận Northern Strike, thường bao gồm hai phần huấn luyện, trên không và trên mặt đất, được thiết kế để duy trì mức độ sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dự bị Hoa Kỳ. Đây là một trong những cuộc tập trận lớn nhất tại Mỹ. Northern Strike giúp đảm bảo lực lượng dự bị có khả năng tương tác với quân đội đồng minh giống như các lực lượng ở tiền tuyến.

Theo Detroit News, cuộc tập trận năm nay có sự tham gia của khoảng 7.000 binh sĩ từ 26 bang của nước Mỹ, và lực lượng dự bị từ bốn đối tác quốc tế. Ngoài Đài Loan, năm nay Latvia cũng tham gia. Theo Up North Live, một chi nhánh của ABC, "địa hình và khí hậu phía bắc bang Michigan tương tự như nhiều vùng của Trung Quốc và Nga".

Trong một phân tích đưa ra hồi tháng 3/2023, chuyên gia quân sự Mỹ Grant Newsham (Asia Times), nhận định "trong khoảng 40 năm qua, quân đội Đài Loan rất ít có các hoạt động phối hợp đáng kể với quân đội Mỹ, hoặc với bất cứ quốc gia nào khác". Gần đây Mỹ - Đài tổ chức hai cuộc diễn tập lực lượng lính thủy đánh bộ quy mô cấp trung đội, vào năm 2017 và vào năm 2021. Việc các đơn vị Đài Loan bắt đầu được huấn luyện tại Hoa Kỳ, cùng với Lực lượng Vệ binh Quốc gia bang Michigan, là "tin tức tốt lành", theo vị chuyên gia này. Số lượng binh sĩ Đài Loan được cử đến huấn luyện tại Mỹ có thể sẽ tăng lên quy mô cấp tiểu đoàn (với khoảng 600 quân) vào nửa cuối năm nay, theo một thông báo trên truyền thông Đài Loan hồi đầu 2023.

Trọng Thành

*************************

Đài Loan ủng hộ đối thoại giữa Vatican và Trung Quốc

Thanh Phương, RFI, 02/09/2023

Hôm 02/09/2023, Đài Loan tuyên bố ủng hộ những nỗ lực của Vatican để cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, bày tỏ hy vọng là đối thoại giữa hai bên sẽ giúp giảm bớt "tình trạng suy thoái về quyền tự do tôn giáo và nhân quyền" ở Trung Quốc.

dailoan2

Tượng linh mục Dòng Tên người Ý Matteo Ricci, người xây dựng nhà thờ đầu tiên trong thời nhà Minh, ở lối vào của Nhà thờ Công giáo Nam Bắc Kinh, một nhà thờ Công giáo được chính phủ cho phép, ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 29/9/2018. Reuters – Jason Lee

Theo AFP, trong một thông cáo, Bộ Ngoại giao Đài Loan khẳng định : "Đất nước chúng tôi tôn trọng đầy đủ quyền tự do tôn giáo và ủng hộ các nỗ lực liên tục của Tòa thánh mở đối thoại với Trung Quốc để giải quyết các vấn đề tôn giáo của Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc".

Hôm qua, khi phi cơ của ngài bay ngang qua Trung Quốc, giáo hoàng Francis đã gởi một bức điện với "những lời chúc tốt đẹp" đến chủ tịch Tập Cận Bình, kèm theo thông điệp "đoàn kết và hòa bình". Đáp lại thông điệp của giáo hoàng Francis, Bắc Kinh tuyên bố muốn "tăng cường sự tin cậy lẫn nhau" với Vatican và "thúc đẩy tiến trình cải thiện quan hệ song phương".

Vatican hiện là quốc gia duy nhất ở Châu Âu còn duy trì quan hệ ngoại giao với Đài Bắc và cho tới nay vẫn chưa thiết lập bang giao với Bắc Kinh. Trong khi đó Bắc Kinh vẫn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc, sớm muộn gì cũng sẽ được thống nhất với Hoa lục, nếu cần sẽ dùng đến vũ lực.

Chuyến tông du của giáo hoàng Francis được xem là rất quan trọng trong tiến trình cải thiện quan hệ giữa Vatican với Trung Quốc. Nhưng việc cải thiện quan hệ giữa hai bên sẽ gây bất lợi cho Đài Loan, hiện đang mất dần các đồng minh ngoại giao vào tay Bắc Kinh. Hiện nay chỉ còn 13 quốc gia trên thế giới chính thức công nhận Đài Loan.

Thanh Phương

Published in Châu Á

H vin M thông qua d lut chi tiêu quc phòng k lc

Reuters, VOA, 15/07/2023

H vin Hoa K ngày 14/7 thông qua d lut sâu rng đ ra chính sách cho B Quc phòng, nhưng cơ hi đ d lut này tr thành đo lut là không chc chn sau khi đng Cng hòa b sung mt lot sa đi mang tính bo th.

FILE PHOTO: Clouds pass over the U.S. Capitol at the start of the third day of a shut down of the federal government in Washington

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng kỷ lục ngày 14/07/2023

Đo lut y quyn quc phòng năm tài khóa 2024, hay NDAA, đt ra chính sách cho Ngũ Giác đài và cho phép chi tiêu 886 t đô la, được thông qua vi t l 219-210 H vin.

D lut H vin bao gm tăng lương cho các thành viên ca quân đi, các sáng kiến đ chng li Trung Quc và thêm 300 triu đô la đ h tr Ukraine đi phó vi cuc xâm lược ca Nga.

Thượng vin d kiến s thông qua phiên bn NDAA ca h vào cui tháng này, sau đó hai vin s thương lượng đ đưa ra phiên bn tương nhượng ri biu quyết vào cui năm nay.

NDAA, mt trong nhng đo lut quan trng duy nht được Quc hi thông qua hàng năm, được theo dõi cht ch bi nhiu ngành công nghip và các bên có li ích liên quan vì nó quyết đnh mi th t vic mua tàu và máy bay đến tăng lương cho binh lính và cách gii quyết các mi đe da đa chính tr.

Dân biu Cng hòa Marjorie Taylor Greene hôm 14/7 đã cnh báo s tìm cách xóa b vic cho phép cp tin thêm cho Ukraine. "Đó là mc tiêu ti hu ca tôi," bà nói vi báo chí. Tuy nhiên, các nhà đàm phán Thượng vin d kiến s tranh đu hết mình đ gi li khon tài tr đó.

(Reuters)

Nguồn : VOA, 15/07/2023

***********************

M cn tăng tc giao vũ khí cho Đài Loan

Reuters, VOA, 15/07/2023

M và các đng minh cn đy nhanh vic cung cp vũ khí cho Đài Loan trong nhng năm ti đ giúp hòn đo này t v, v tướng hàng đu ca Hoa K kêu gi hôm 14/7.

quocphongmy2

Tướng Mark Milley, Ch tch Hi đng tham mưu trưởng liên quân M

Hoa Kỳ là nhà cung cp vũ khí quan trng nht ca Đài Loan. Bc Kinh đã nhiu ln yêu cu dng vic bán vũ khí ca Hoa K cho Đài Loan, coi đó là s h tr không chính đáng cho hòn đo dân ch mà Bc Kinh tuyên b ch quyn.

"Tôi nghĩ tc đ mà Hoa K hoc các quc gia khác h tr Đài Loan ci thin kh năng phòng th có l cn phi tăng tc trong nhng năm ti", Tướng Mark Milley, Ch tch Hi đng tham mưu trưởng liên quân M, nói vi báo gii trong chuyến thăm Tokyo.

Ông Milley cho biết Đài Loan cn các vũ khí như h thng phòng không và nhng vũ khí có th nhm mc tiêu vào tàu t đt lin.

"Tôi nghĩ điu quan trng là quân đi Đài Loan và kh năng phòng th ca h phi được ci thin," ông nói.

K t năm ngoái, Đài Loan đã phàn nàn v s chm tr trong vic chuyn giao vũ khí ca Hoa K, chng hn như tên la phòng không Stinger, khi các nhà sn xut chuyn ngun cung sang Ukraine trong lúc nước này chiến đu chng Nga xâm lược. Vn đ này đã khiến mt s nhà lp pháp Hoa K lo ngi.

Đài Loan cho biết chi tiêu quc phòng ca h trong năm nay s tp trung vào vic chun b vũ khí và thiết b cho mt cuc phong ta toàn din ca Trung Quc, bao gm các b phn ca máy bay chiến đu F-16 và b sung vũ khí.

Trung Quc đã t chc các cuc tp trn xung quanh Đài Loan vào tháng 8, bn tên la qua Đài Bc và tuyên b các vùng cm bay, cm tàu trong mt cuc mô phng cách h s tìm cách ct đt Đài Loan trong mt cuc chiến.

Trong nhng ngày gn đây, quân đi Trung Quc đã thc hành các hot đng phi hp trên bin trước cuc tp trn thường niên ca Đài Loan vào cui tháng này mà trong đó h s mô phng vic phá v mt cuc phong ta ca Trung Quc.

Tướng Milley nói rng quan h gia Hoa K và Trung Quc đang ‘đim rt thp và các cuc gp ngoi giao gn đây, bao gm gia Ngoi trưởng Hoa K Antony Blinken và nhà ngoi giao hàng đu ca Trung Quc Vương Ngh, rt quan trng đ gim thiu nguy cơ leo thang.

Ông Milley cho biết Hoa Kỳ đang xem xét liu có cn thay đi nơi đóng quân ca mt s lc lượng Hoa K Châu Á Thái Bình Dương hay không.

Phn ln các lc lượng ca M trong khu vc là Đông Bc Á, bao gm 28.500 quân Hàn Quc và 56.000 quân Nht Bn.

Tướng Milley nói : "Chúng tôi đang nghiêm túc xem xét các la chn thay thế tim năng."

(Reuters)

Nguồn : VOA, 15/07/2023

Published in Quốc tế
vendredi, 16 décembre 2022 01:04

Đài Loan thực chất đã độc lập !

Tại sao hầu hết người dân trên hòn đảo không muốn có một tuyên bố độc lập chính thức ?

dailoan1

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Đài Bắc, tháng 11/2022 - Ann Wang / Reuters

Đối với người dân Đài Loan, việc thống nhất với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chưa bao giờ kém hấp dẫn như lúc này. Theo một cuộc khảo sát theo dõi của Đại học Quốc lập Chính trị, tỷ lệ cư dân Đài Loan muốn thống nhất ngay lập tức với đại lục luôn rất nhỏ, thường xuyên dưới 3%. Nhưng tỷ lệ phần trăm cho rằng Đài Loan cuối cùng nên tiến tới thống nhất – nghĩa là không nhất thiết phải thống nhất với chế độ Trung Quốc (cộng sản) hiện nay – đã giảm đáng kể, từ 20% năm 1996 xuống còn 5% ở thời điểm hiện tại. Trong hai cuộc bầu cử tổng thống vừa qua, Quốc Dân Đảng, đảng có truyền thống ủng hộ thống nhất, đã phải hứng chịu những thất bại nặng nề, cả hai lần đều không thể giành được 40% số phiếu bầu.

Cũng dễ hiểu vì sao thống nhất lại không được ưa chuộng. Trong bốn thập niên qua, Đài Loan đã chuyển mình thành một nền dân chủ tự do, khoan dung, đa nguyên trong khi Trung Quốc vẫn là một chế độ chuyên chế khắc nghiệt, phát triển một nhà nước giám sát xâm phạm quyền công dân, và còn tiến hành một cuộc diệt chủng nhắm vào chính người dân của mình. Thống nhất với Trung Quốc có nghĩa là chấm dứt gần như tất cả các quyền tự do chính trị mà Đài Loan khó khăn mới giành được, điều đã được thể hiện khi Trung Quốc cưỡng chế sáp nhập Hong Kong vào đại lục bất chấp lời hứa cho phép lãnh thổ này duy trì quyền tự trị theo một công thức gọi là "một quốc gia, hai chế độ". Nhiều, hoặc có lẽ là hầu hết, người dân Đài Loan sẽ không muốn thống nhất với Trung Quốc bất kể bản chất của chính phủ nước này. Bởi Đài Loan có lịch sử, văn hóa, bản sắc, và cảm giác tự hào dân tộc riêng.

Tuy nhiên, dù dữ liệu dư luận cho thấy rõ rằng đại đa số người dân Đài Loan không muốn bị Bắc Kinh cai trị, nhưng điều đó không có nghĩa là họ muốn tuyên bố độc lập chính thức. Trong cả công chúng và giới tinh hoa chính trị, định nghĩa nền độc lập đã phát triển đáng kể trong thế hệ vừa qua. Trong những thập niên trước, người ta tin rằng nền độc lập đòi hỏi một sự cắt đứt rõ ràng, chính thức với mọi ràng buộc pháp lý hoặc tuyên bố từ Trung Quốc. Nhưng ngày nay, một động thái như vậy được coi là không cần thiết. Đối với hầu hết mọi người, Đài Loan đã là một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn, không chỉ đơn thuần là một hòn đảo tự trị tồn tại trong tình trạng lấp lửng. Không cần phải làm xáo trộn tình hình bằng cách tuyên bố độc lập chính thức, đặc biệt là vì Bắc Kinh chắc chắn sẽ có phản ứng dữ dội với một hành động như vậy. Và vì các chính trị gia Đài Loan phải đáp ứng được dư luận, giới tinh hoa chính trị ủng hộ độc lập phần lớn đã đi đến kết luận giống như người dân nước này ; thay vì thách thức nguyên trạng, hầu hết trong số họ đã quyết định rằng chẳng có khác biệt nào đáng kể giữa tình trạng lý tưởng và nguyên trạng – nên đây không phải là việc đáng để tranh đấu.

Con đường độc lập

Nhiều người phương Tây ngạc nhiên khi biết rằng nền độc lập của Đài Loan không chỉ bắt nguồn từ tình cảm chống Trung Quốc, và rằng nó không phải là một ý tưởng chỉ nảy sinh sau năm 1949 – thời điểm nhà lãnh đạo Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch và một triệu rưỡi người ủng hộ ông chạy đến hòn đảo sau khi thua trong Nội chiến Trung Quốc. Năm 1895, khi Bắc Kinh nhượng Đài Loan cho Nhật Bản sau khi bị Tokyo đánh bại trong một cuộc chiến, cũng có tầm quan trọng như năm 1949. Ý thức về bản sắc dân tộc Đài Loan đã bắt đầu hình thành từ lúc đó, và đã có những lời kêu gọi tự trị và độc lập cho Đài Loan trong suốt thời kỳ là thuộc địa Nhật. Nhà hoạt động ủng hộ độc lập người Đài Loan Sử Minh thậm chí còn đẩy mốc thời gian đi xa hơn. Trong tác phẩm nổi tiếng năm 1962 của mình, Lịch sử 400 năm của Đài Loan, ông lập luận rằng Đài Loan đã là một quốc gia và xã hội riêng biệt kể từ khi người Hán di cư quy mô lớn đến hòn đảo này kể từ đầu những năm 1600. Đối với Sử Minh, lịch sử của Đài Loan được đánh dấu bằng những cuộc xâm lược và bóc lột lặp đi lặp lại của các thế lực ngoại bang khi người Hà Lan, Tây Ban Nha, những kẻ tranh giành ngai vàng của triều đại nhà Minh đang trên đà suy yếu, triều đại nhà Thanh, Nhật Bản, và Quốc Dân Đảng của Tưởng đều thiết lập các chế độ ở Đài Loan vì mục đích riêng – theo đó từ chối quyền kiểm soát vận mệnh của người dân Đài Loan.

Chế độ của Tưởng ở Đài Loan dựa trên ý tưởng rằng Trung Hoa Dân Quốc đã không thua trong nội chiến và vẫn là chính phủ chính danh của toàn bộ Trung Quốc. Dù Trung Hoa Dân Quốc đã định vị mình là một nền dân chủ, nhưng Quốc Dân Đảng không thể mạo hiểm trước các thách thức công khai đối với lập luận trên, và do đó, họ đã tuyên bố thiết quân luật. Các đại diện cấp quốc gia được giữ nguyên chức vụ mà không cần phải tái tranh cử, và chính phủ đã bịt miệng phe đối lập chính trị một cách có hệ thống. Quốc Dân Đảng kiểm soát toàn bộ nền chính trị của đất nước thông qua việc kiểm soát bộ máy nhà nước, đặc biệt là quân đội. Bất kỳ lời kêu gọi nào lấy Đài Loan làm trung tâm, đặc biệt là đòi độc lập cho Đài Loan, đều bị coi là sự chống đối trực tiếp đến tính chính danh của chế độ và đều bị đàn áp tàn nhẫn. Trong suốt thời kỳ chuyên chế của Quốc Dân Đảng, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc là trở ngại chính đối với quyền lực chính trị và quyền tự trị của Đài Loan.

Kết quả là, những người theo chủ nghĩa dân tộc Đài Loan kết luận rằng, cách giải phóng người dân Đài Loan là phá bỏ toàn bộ cấu trúc chính trị này. Quốc Dân Đảng, Trung Hoa Dân Quốc, và bất kỳ mối quan hệ nào với Trung Quốc đều phải biến mất. Nhưng khi Đài Loan dân chủ hóa vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, những nhà hoạt động này phát hiện ra rằng tầm nhìn của họ chỉ có sức hấp dẫn hạn chế. Năm 1991, các quan chức lão thành cuối cùng đã bị buộc phải nghỉ hưu, và lần đầu tiên Đài Loan có thể bầu lại toàn bộ cơ quan đại diện cấp quốc gia vì mọi ghế đều trống trong Quốc hội, cơ quan có quyền bầu tổng thống và sửa đổi hiến pháp. (Cơ quan này sau đó đã bị bãi bỏ.) Đảng Dân Tiến – đảng đối lập chính của Quốc Dân Đảng – tự tin kêu gọi thay thế Trung Hoa Dân Quốc bằng một nước Cộng hòa Đài Loan chính thức độc lập. Đó là một thảm họa ; Đảng Dân Tiến chỉ giành được 23% số phiếu bầu. Phán quyết của cử tri là : tuyên bố độc lập chính thức là hành động quá cực đoan, và suốt một thế hệ sau đó, về chính trị, cả đất nước đều ngầm hiểu rằng, kêu gọi độc lập cho Đài Loan là "thuốc độc nơi thùng phiếu".

Tất nhiên, vào thời điểm đó, vẫn có khả năng Đài Loan cuối cùng sẽ thống nhất với đại lục. Suốt hàng chục năm, chế độ chuyên chế đã dạy người dân rằng sự thống nhất là đáng mong muốn và không thể tránh khỏi. Quá trình dân chủ hóa dần dần của Đài Loan không có sự tách biệt đột ngột với quá khứ, vì vậy Quốc Dân Đảng vẫn nắm quyền ngay cả sau khi người dân có thể bỏ phiếu, và những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc ủng hộ thống nhất vẫn giữ được ảnh hưởng lớn về văn hóa và chính trị. Trong khi đó, Trung Quốc đang trải qua kiểu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng mà Đài Loan đã trải qua trong nhiều thập niên trước đó – kiểu tăng trưởng đã giúp Đài Loan dân chủ hóa. Nhiều người Đài Loan tin rằng đại lục chắc chắn sẽ trải qua những cải cách chính trị tương tự với đất nước mình khi nền kinh tế của họ tiếp tục mở rộng. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc ở Đài Loan kỳ vọng rằng, một khi Trung Quốc thay đổi và hai quốc gia tái thống nhất, Đài Loan sẽ đóng một vai trò có ảnh hưởng (và có lẽ chiếm ưu thế) trong việc định hình tương lai chung của họ. Các phái đoàn không chính thức của hai bên thậm chí đã gặp nhau vào năm 1992 và 1993, thực hiện những bước đầu tiên để hướng tới việc thiết lập các kênh liên lạc thường xuyên. Câu hỏi chủ quyền vừa cho thấy niềm hy vọng về sự hợp tác thực tế, vừa minh chứng cho những khó khăn khi thỏa hiệp. Vì cả hai bên đều chấp nhận rằng không thể đưa ra một tuyên bố bằng văn bản, nên một cách không chính thức, các đại biểu đã đồng ý sẽ tự phát biểu theo ý mình trong sự kiện mà sau này (trớ trêu thay) được gọi là Đồng thuận năm 1992. Mỗi bên đều tuyên bố bằng miệng phiên bản của mình về nguyên tắc "một Trung Quốc", giả vờ không nghe thấy ý kiến của bên kia, và từ chối thừa nhận rằng có thể có một cách giải thích khác.

Nhưng niềm tin rằng hai bên sẽ dần dần trở nên tương đồng hơn và sẽ tiến tới một liên minh chính trị đồng thuận với nhau là một niềm tin bị đặt nhầm chỗ. Khi nền dân chủ của Đài Loan dần phát triển sâu rộng, những lời kêu gọi của chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc ngày càng không được người dân trên đảo đón nhận. Đồng thời, thay vì dân chủ hóa khi trở nên giàu có và quyền lực hơn, Trung Quốc lại trở nên cứng nhắc và độc đoán hơn.

Tình hình sau Đồng thuận năm 1992 đã minh họa cho những hy vọng thất bại này. Sau khi thua Đảng Dân Tiến trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2000, Chủ tịch Quốc Dân Đảng Liên Chiến đã xây dựng lại đảng của mình với tầm nhìn làm cho Đài Loan trở nên giàu có, và đảm bảo hòa bình bằng cách hội nhập nền kinh tế của Đài Loan vào nền kinh tế của Trung Quốc. Để đảm bảo rằng các quan chức Trung Quốc sẵn sàng tiếp xúc với các đối tác Đài Loan của họ, Liên đã nghĩ ra một công thức dựa trên những gì hai bên được cho là đã đồng ý vào năm 1992 : "Một Trung Quốc, nhưng mỗi bên có cách giải thích của riêng mình". Các cử tri bình thường của Đài Loan đã được trấn an rằng hiện trạng sẽ được giữ nguyên, vì Đài Loan giải thích "một Trung Quốc" có nghĩa là Trung Hoa Dân Quốc. Công thức này đã đặt nền móng cho nhiệm kỳ tổng thống của chính khách Quốc Dân Đảng Mã Anh Cửu, thời kỳ diễn ra rất nhiều liên hệ chính thức với Trung Quốc và tương tác kinh tế. Nhưng Trung Quốc ngày càng nhấn mạnh rằng Đồng thuận năm 1992 đơn giản là có "một Trung Quốc" – tức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa – và yêu cầu một tiến trình cụ thể hướng tới thống nhất. Họ không bao giờ thừa nhận phần "mỗi bên có cách giải thích của riêng mình" trong công thức, và vì vậy, thống nhất có nghĩa là Trung Hoa Dân Quốc không còn tồn tại. Điều này không chỉ bóp chết sự đồng thuận bằng cách tước đi tính mơ hồ hoặc linh hoạt, mà còn cho thấy rõ rằng Quốc Dân Đảng và Trung Hoa Dân Quốc không phải là đối tác bình đẳng – thậm chí không phải đối tác không bình đẳng – với Đảng Cộng sản Trung Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trong việc xác định tương lai của Trung Quốc. Giấc mơ của Quốc Dân Đảng về việc tạo ra một Trung Quốc thống nhất hòa bình, thịnh vượng, và dân chủ đã hoàn toàn bị mất uy tín, và sự không tương thích giữa lập trường của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với việc duy trì Trung Hoa Dân Quốc đã khiến thống nhất trở thành thứ thuốc độc mới nơi thùng phiếu.

Giữ nguyên trạng

Kể từ thất bại trong cuộc bầu cử năm 1991, Đảng Dân Tiến đã dần xa rời tuyên bố độc lập chính thức. Đến năm 2000, họ cho rằng Đài Loan đã là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, được đặt tên là Trung Hoa Dân Quốc, và không cần tuyên bố độc lập. Tổng thống Đài Loan hiện tại Thái Anh Văn, một thành viên Đảng Dân Tiến, đã phát triển ý tưởng về chủ quyền của Đài Loan một cách đầy đủ hơn : né tránh nền độc lập chính thức không phải là cách duy nhất khiến bà khác biệt với các nhà hoạt động đòi độc lập trước đó. Thái nhấn mạnh lịch sử chung, độc đáo của người dân Đài Loan, bao gồm cả giai đoạn "khủng bố trắng" (đàn áp bạo lực do chế độ chuyên chế của Quốc Dân Đảng thực hiện), bế tắc quân sự với Bắc Kinh, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, dân chủ hóa, thành tích thể thao, và thiên tai. Tuy nhiên, tầm nhìn của bà về người dân Đài Loan được xây dựng dựa trên 70 năm chứ không phải 400 năm trải nghiệm chung, vì vậy nó rõ ràng đã xem những người nhập cư thời hậu chiến như là một bộ phận cấu thành của dân số chứ không phải những kẻ thực dân. Bà thậm chí còn tự coi mình là người ủng hộ quân đội, thúc đẩy lại một thể chế từng là nền tảng của chế độ chuyên chế và là kẻ thù không đội trời chung của chủ nghĩa dân tộc Đài Loan, xem quân đội như người bảo đảm cho sự toàn vẹn và chủ quyền của hòn đảo.

Ý tưởng của Thái đã không được lòng các nhà hoạt động vì độc lập truyền thống ; có rất nhiều người ủng hộ Đảng Dân Tiến mơ về một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập và cảm thấy hơi khó chịu khi bà tạo dáng với lá cờ Trung Hoa Dân Quốc. Nhưng quan điểm của bà là một quan điểm khá phù hợp với những gì mà hầu hết người dân Đài Loan mong muốn. Cuộc khảo sát của Đại học Quốc lập Chính trị về thái độ của công chúng đối với thống nhất và độc lập cho thấy, dù sự ủng hộ dành cho độc lập đã tăng lên theo thời gian, nhưng đa số người dân Đài Loan lại thích nguyên trạng hơn. Các cuộc thăm dò khác gợi ý rằng các cuộc khảo sát của Đại học Quốc lập Chính trị có thể đã đánh giá thấp mức độ ủng hộ nguyên trạng. Hai cuộc khảo sát sau bầu cử, một từ năm 1996 và một từ năm 2020, đã hỏi những người thích giữ nguyên hiện trạng liệu họ có ủng hộ thống nhất nếu các điều kiện chính trị, kinh tế, và xã hội ở Trung Quốc và Đài Loan là tương tự nhau (ví dụ, nếu Trung Quốc trở thành một nền dân chủ thịnh vượng), hoặc liệu họ có ủng hộ tuyên bố độc lập nếu hành động đó sẽ không kích động sự trả đũa từ Bắc Kinh. Tỷ lệ những người ủng hộ nguyên trạng sẵn sàng thống nhất, ngay cả trong những điều kiện giả tưởng trên đây, đã giảm mạnh từ 58% xuống 22%. Tỷ lệ những người ủng hộ nguyên trạng sẵn sàng tuyên bố độc lập được giữ ổn định, dao động từ 57% đến 54%.

Cả cuộc khảo sát theo dõi và phản hồi của những người ủng hộ nguyên trạng đều cho thấy rõ rằng : ngày nay có ít người muốn thống nhất hơn. Nhưng trước việc người ta ngày càng ủng hộ độc lập, điều quan trọng cần nhớ là ý nghĩa của nền độc lập đã thay đổi. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2020 cho thấy, hơn 70% người Đài Loan tin rằng đất nước của họ đã là một quốc gia có chủ quyền, và chỉ một phần rất nhỏ cảm thấy cần phải chính thức cắt đứt quan hệ với Trung Quốc. Do đó, sự ủng hộ ngày càng tăng đối với nền độc lập trong những thập niên vừa qua không nhất thiết chỉ ra rằng ngày càng có nhiều công dân kêu gọi tuyên bố độc lập.

Sự thay đổi quan điểm này không phải lúc nào cũng dẫn đến thành công trong bầu cử cho Đảng Dân Tiến. Trong hai cuộc bầu cử địa phương vừa qua, đảng này đã có kết quả thảm hại. Ngày 26/11, Thái buộc phải từ chức chủ tịch đảng sau khi Đảng Dân Tiến chỉ có thể thắng 5 trong số 22 cuộc bầu cử thị trưởng. Nhưng sẽ là một sai lầm nếu diễn giải những kết quả này là một sự thay đổi trong thái độ của công chúng : ủng hộ thống nhất, hoặc né tránh độc lập. Bầu cử địa phương chỉ xoay quanh các vấn đề của chính quyền địa phương như xây dựng đường xá, các chương trình phúc lợi và ứng phó với đại dịch – chứ không phải vấn đề Trung Quốc. Hiểu đúng nhất, hầu hết các cuộc bỏ phiếu này là các cuộc trưng cầu dân ý về thành tích của những thành viên Quốc Dân Đảng đương nhiệm đang tái tranh cử. Đáng chú ý, chủ quyền hoặc cách đối phó với Trung Quốc hầu như không có trong các cuộc thảo luận sau bầu cử của Đảng Dân Tiến về lý do dẫn đến kết quả tranh cử tồi tệ. Tương tự, không ai trong Quốc Dân Đảng tuyên bố rằng kết quả này có nghĩa là họ không còn phải lo lắng về việc bị tấn công với tư cách là một đảng ủng hộ thống nhất.

Dù Thái Anh Văn có thể không còn là chủ tịch đảng, nhưng tầm nhìn lớn của bà về tương lai Đài Loan – đưa Đài Loan vào cộng đồng dân chủ quốc tế, củng cố quân đội của đất nước và tăng cường hợp tác với các quân đội khác, dần dần đa dạng hóa nền kinh tế của Đài Loan, theo đuổi các chính sách phúc lợi xã hội tiến bộ, bảo vệ chủ quyền của Đài Loan, và một loạt các biện pháp khác – vẫn không bị thách thức bên trong nội bộ Đảng Dân Tiến. Trung Quốc chắc chắn sẽ xuất hiện trong cuộc bầu cử tổng thống và cơ quan lập pháp vào năm 2024. Trừ phi Đảng Dân Tiến liều lĩnh theo đuổi nền độc lập chính thức và đánh mất vị trí thống trị của mình với tư cách là người bảo vệ hiện trạng, nếu không thì một lần nữa đảng này sẽ có lợi thế bầu cử rõ rệt.

Nathan F. Batto

Nguyên tác : "Taiwan Is Already Independent," Foreign Affairs, 12/12/2022

Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 16/12/2022

Nathan F. Batto là Nghiên cứu viên tại Viện Khoa học Chính trị, Academia Sinica, Đài Loan.

Published in Diễn đàn

Nếu như thế giới phụ thuộc vào chip bán dẫn của Đài Loan thì hòn đảo này lại phụ thuộc nặng nề vào năng lượng nhập khẩu (90%). Căng thẳng tại eo biển Đài Loan dấy lên mối lo ngại về việc gián đoạn nguồn cung ứng cho thế giới về chất bán dẫn, nhưng nếu không có điện thì làm sao các nhà máy sản xuất được chip bán dẫn. Đối với Đài Loan, mối lo ngại làm sao tự chủ năng lượng có lẽ đứng trước các đơn hàng sản xuất chất bản dẫn.

dailoan1

Hình ảnh minh họa chip bán dẫn. © AFP

RFI xin giới thiệu bài phân tích trênThe Diplomat ngày 13/09/2022


Chuyến thăm của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Bắc vào đầu tháng 8, bất chấp phản đối của Bắc Kinh khiến căng thẳng trên eo biển Đài Loan leo thang. Trung Quốc tăng cường các cuộc tập trận, tiến sâu hơn, vượt qua đường trung tuyến không chính thức giữa Đại Lục và Đài Loan, gây bất ổn và đe dọa an ninh khu vực. Trung Quốc cũng đã đưa hàng trăm mặt hàng nhập khẩu từ Đài Loan vào danh sách cấm, hạn chế giao thương với hòn đảo.

Bắc Kinh cho biết các cuộc thao dượt bắn đạn thật, với quy mô chưa từng có là để thực hiện các hoạt động "phòng thủ" và "phong toả". Một số chuyên gia dự đoán rằng việc phong toả hoàn toàn Đài Loan khó có thể xảy ra, trừ khi Trung Quốc quyết chiếm Đài Loan bằng vũ lực, nhưng đây chỉ là phương kế cuối cùng vì Bắc Kinh cũng có thể phải chịu hậu quả nặng nề. Một số khác thì cho rằng Trung Quốc có thể phong toả các tuyến giao thông hàng không và hàng hải của Đài Loan nếu căng thẳng leo thang, hoặc phong toả có chọn lọc một số mặt hàng, làm suy yếu nền kinh tế Đài Loan, nhất là năng lượng.

Sự phụ thuộc lẫn nhau kinh tế - chính trị 

Trước tiên, phải nói rằng Đài Loan vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, ngay cả khi Trung Quốc không ngừng đe dọa xâm lược, theo The Diplomat. Vào năm 2020, Đài Loan là nền kinh tế lớn thứ 22 trên thế giới và là nhà xuất khẩu đứng thứ 15 toàn cầu. Theo số liệu của viện nghiên cứu Chung-Hua Institution for Economic Research, kinh tế hòn đảo phục hồi nhanh sau đại dịch Covid-19. GDP tăng mạnh, từ 3,3% vào năm 2020 lên đến 6,5% năm 2021. Trong khi đó, cùng giai đoạn, kinh tế của Hoa Kỳ và Châu Âu lại suy giảm. Việc xuất khẩu chất bán dẫn chiếm khoảng 38% tổng xuất khẩu của Đài Loan. Các nhà sản xuất chip lớn như TSMC, UMC và các hãng khác đã giúp nền kinh tế Đài Loan vượt qua khủng khoảng.

Sự thịnh vượng của nền kinh tế Đài Loan phụ thuộc vào môi trường địa chính trị ổn định, đặc biệt là sự ổn định trên eo biển Đài Loan, ngăn cách hòn đảo với Hoa Lục - đối tác thương mại lớn của Đài Bắc. Về mặt địa chính trị, Đài Loan đặc biệt quan trọng không chỉ vì vị trí địa lý chiến lược, nằm trong chuỗi đảo đầu tiên, bảo đảm quyền tiếp cận ‘đi đến’ và ‘từ’ Tây Thái Bình Dương, mà còn vì thế giới phụ thuộc vào nguồn cung chất bán dẫn tiên tiến. Từ những chiếc Iphone cho đến các hệ thống phỏng thủ tiên tiến đều sử dụng chất bán dẫn. Nhu cầu về các sản phẩm điện tử tăng cao trong đại dịch đã gây ra tình trạng thiếu chip bán dẫn toàn cầu và buộc các nhà sản xuất ô tô hay các doanh nghiệp khác bị chậm lại, thậm chí phải ngừng sản xuất.

Nền kinh tế và khả năng sản xuất của hòn đảo phụ thuộc lớn vào nguồn cung ứng năng lượng ổn định và đáng tin cậy. Đài Loan sản xuất khoảng 65% chất bán dẫn của toàn thế giới, và khoảng 90% các loại chip tiên tiến nhất. Việc sản xuất các sản phẩm này tiêu thụ rất nhiều điện năng. Năm 2020, chỉ riêng tập đoàn TSMC đã chiếm 6% tổng điện năng tiêu thụ và có thể lên đến 12,5% vào năm 2025 nếu doanh nghiệp này tiếp tục xây dựng thêm các cơ sở sản xuất chip mới.

Những bất cập khiến Đài Loan khó tự chủ năng lượng 

Đảo Đài Loan không có kết nối điện với các nước láng giềng. Thêm vào đó, hòn đảo cũng không có nhiều tài nguyên năng lượng. Thuỷ điện bị hạn chế vì thiếu hệ thống sông ngòi phù hợp. Điện lượng mặt trời khó có thể phát triển vì thiếu quỹ đất. Năng lượng địa nhiệt thì bị hạn chế vì địa điểm không phù hợp để xây dựng, cũng như những ý kiến từ dư luận. Đài Loan cũng không có nguồn nhiên liệu hóa thạch. Năng lượng hạt nhân và điện gió ở biển bị phản đối.

Ông Mark Williams, nhà kinh tế trưởng khu vực Châu Á tại Capital Economics, cho biết Đài Loan gần như có thể tự túc được các mặt hàng như gạo, thịt lợn và rau củ quả, the Wall Street Journal trích dẫn. Tuy nhiên, chỉ với 12% năng lượng được sản xuất trên hòn đảo, Đài Loan phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Do chỉ có một số nhà cung cấp quen thuộc nên chuỗi cung ứng năng lượng của hòn đảo được cho là khá mong manh. 

Năm 2021, Đài Loan nhập khẩu 43% dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, 31% than đá và 18% khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Dầu mỏ và các sản phầm từ dầu mỏ chủ yếu nhập từ Trung Đông. Úc là nhà cung cấp than đá lớn nhất của hòn đảo. Đồng minh của Trung Quốc , là Nga cung cấp 1% than và 10% khí đốt hóa lỏng (hợp đồng khí đốt giữa Đài Loan và Nga đã kết thúc vào tháng 3 /2022). Mỹ cung cấp khoảng 20% dầu thô và 10% khí đốt tự nhiên. 

Kho dự trữ yếu kém

Các lỗ hổng trong hệ thống năng lượng của Đài Loan là mối quan ngại thường trực. Mặc dù chính phủ Đài Loan đã đưa ra các yêu cầu đặc biệt về các kho dự trữ năng lượng, nhưng lượng dự trữ dầu và than đá của hòn đảo tương đối thấp. Do đó, hệ thống năng lượng của Đài Loan khó có thể phục hồi nhanh, trước các nguy cơ bị gián đoạn nguồn cung. Theo Cục Năng lượng, thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan, các kho dự trữ hiện đang cao hơn yêu cầu tối thiểu, nhưng không đáng kể : 39 ngày than, 146 ngày dầu và 11 ngày khí đốt tự nhiên. Nếu Trung Quốc phong tỏa toàn bộ hoặc thậm chí một phần, nền kinh tế Đài Loan sẽ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng sau 11 ngày. Vì khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 37% sản lượng điện, sản xuất điện từ dầu là không đáng kể, than đá trở thành nguồn cung cấp năng lượng cơ bản, kể từ khi Đài Loan lên kế hoạch loại bỏ dần các nhà máy điện hạt nhân.

Lưới điện Đài Loan vốn đã không ổn định

Nguồn cung điện ổn định cực kỳ quan trọng đối với ngành công nghiệp sản xuất ở Đài Loan, đặc biệt là ngành công nghiệp bán dẫn. Đài Loan đã phải trải qua tình trạng mất điện thường xuyên do gặp trục trặc ở đường dây cấp điện và trạm biến áp, thường là do cơ sở hạ tầng điện tập trung và cũ. Theo báo cáo gần đây nhất, TSMC lưu ý rằng nguy cơ mất điện hoặc gián đoạn đang tăng cao và tình trạng bất ổn của lưới điện có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trên hòn đảo trong vòng 3 năm tới.

Rủi ro cho kinh tế Đài Loan 

Một số bằng chứng đã chỉ ra rằng các hoạt động cua Trung Quốc có thể bắt đầu ảnh hưởng đến các dự án năng lượng lớn ở Đài Loan. Một số tổ chức tài chính quốc tế đã rút đầu tư khỏi dự án điện gió ngoài khơi được xây dựng ở bờ tây của Đài Loan. Các tổ chức khác thì đang đánh giá mức độ rủi ro nếu đầu tư vào các dự án ở hòn đảo. Những hành động của Trung Quốc đã làm nổi bật các điểm yếu của nền kinh tế Đài Loan, trước nguy cơ các tuyến đường hàng không và hàng hải bị gián đoạn.

Ủy ban Joint War Comitee gồm các công ty bảo hiểm, có trụ sở ở Luân Đôn, Anh Quốc, chuyên phân loại các vùng biển trên thế giới theo mức độ rủi ro. Theo tổ chức này, mặc dù một số đã chọn đi đường vòng, qua vùng biển phía đông của Đài Loan, nhưng hành động gây hấn của Trung Quốc vẫn chưa được xem là nguyên nhân khiến vùng biển Đài Loan tăng rủi ro. Tuy nhiên nếu tình trạng quân sự hóa gia tăng, mức độ rủi ro sẽ thay đổi.

Đài Loan "mất điện" – thảm họa của thế giới ? 

Nếu Trung Quốc phong toả, hoặc gia tăng các cuộc tập trận trong không phận và các tuyến hàng hải xung quanh Đài Loan, các hoạt động xuất khẩu có thể bị chậm trễ hoặc gián đoạn, liên quan đến các mặt hàng như thực phẩm, năng lượng, khoáng sản và những sản phẩm thiết yếu khác, duy trì nền kinh tế Đài Loan. Trung Quốc cũng có thể áp dụng phong toả có chọn lọc, tức là chỉ cho phép một số mặt hàng có thể ra – vào Đài Loan. Nếu các hãng hàng không và các công ty vận chuyển bị buộc phải tìm đường thay thế, thì việc vận chuyển không những bị chậm trễ mà chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa cũng bị đẩy lên cao, không chỉ ở Ấn Độ Dương mà trên toàn thế giới. Tầm quan trọng của Đài Loan trong thương mại toàn cầu, đặc biệt là trong ngành điện tử, liên quan đến chất bán dẫn, nếu bị gián đoạn, có thể trở thành thảm hoạ của thế giới.

The Diplomat kết luận rằng Đài Loan nên xem xét lại các chính sách năng lượng, đa dạng hóa nguồn cung, phát triển các kế hoạch dự trữ cũng như chính sách về điện hạt nhân.

Theo Jeff Kucharski

Nguyên tác : Taiwan’s Greatest Vulnerability Is Its Energy Supply, The Diplomat, 13/09/2022

Chi Phương tóm lược

Nguồn : RFI, 20/09/2022

Published in Diễn đàn

Bắc Kinh cảnh cáo Mỹ chớ xem thường quyết tâm của Trung Quốc

Minh Anh, RFI, 23/05/2022

Trung Quốc hôm 23/05/2022, lưu ý tổng thống Mỹ Joe Biden "không nên xem nhẹ quyết tâm" của Bắc Kinh trong việc "bảo vệ chủ quyền". Chính quyền Bắc Kinh đã có phản ứng cứng rắn ngay sau khi nguyên thủ Mỹ tuyên bố cam kết bảo vệ Đài Loan bằng quân sự trong trường hợp bị quân đội tấn công. 

taiwan1

Trung Quốc muốn thôn tính Đài Loan bằng vũ lực.  DW

Như vậy, theo AFP, với tuyên bố như trên trong cuộc họp báo chung với thủ tướng Nhật tại Tokyo, hôm nay, Hoa Kỳ đã phá vỡ chính sách mập mờ duy trì từ bao lâu nay. Nguyên thủ Mỹ nói rõ : "Hoa Kỳ đồng tình với chính sách một nước Trung Hoa duy nhất, Hoa Kỳ đã ký kết điều đó nhưng việc Đài Loan có thể bị chiếm lấy bằng vũ lực đơn giản là không phù hợp". Và chủ nhân Nhà Trắng cho rằng "Trung Quốc đang tỏ ra nguy hiểm khi cho bay quá gần không phận Đài Loan và với tất cả các cuộc tập trận mà họ đang tiến hành". 

Ngay tức thì, Trung Quốc đã có phản ứng mạnh mẽ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao, Uông Văn Bân (Wang Wenbin), tuyên bố : "Không ai nên xem nhẹ quyết tâm cứng rắn, ý chí mạnh mẽ và năng lực hùng mạnh của dân tộc Trung Quốc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ". 

Trong buổi họp báo, đại diện Bộ Ngoại giao tuyên bố "Trung Quốc yêu cầu Mỹ tránh đưa ra những tín hiệu xấu cho lực lượng đòi độc lập" ở Đài Loan. 

Tuy nhiên, cũng trong buổi họp báo này, tổng thống Mỹ Biden cho biết thêm đang nghiên cứu khả năng dỡ bỏ các hàng rào thuế quan nhắm vào hàng hóa Trung Quốc khi viện dẫn rằng những biện pháp này không do chính quyền của ông áp đặt.

Minh Anh

*********************

Tổng thống Biden nói s sn sàng s dng vũ lc đ bo v Đài Loan

VOA, 23/05/2022

Hôm 23/5, Tng thng Hoa K Joe Biden cho biết ông s sn sàng s dng vũ lc đ bo v Đài Loan, theo Reuters.

taiwan2

Tổng thống Biden nói s sn sàng s dng vũ lc đ bo v Đài Loan

Khi mt phóng viên hi Tng thng Biden trong cuc hp báo chung vi Th tướng Nht Bn Fumio Kishida rng liu Hoa K có bo v Đài Loan nếu hòn đo này b tn công hay không, tng thng Biden tr li : "Có".

"Đó là cam kết mà chúng tôi đã thc hin", ông Biden nói.

"Chúng tôi đng ý vi chính sách mt Trung Quc. Chúng tôi đã ký vào đó và tt c các tha thun d đnh được thc hin t đó".

Ông Biden nói thêm rng ông không mong mun mt s kin như vy s xy ra hoc c làm như vy.

Mt quan chc Nhà Trng sau đó cho biết không có thay đi nào v chính sách đi vi Đài Loan. Bộ Ngoại giao Trung Quc cho biết Hoa K không nên bo v nn đc lp ca Đài Loan.

Vào tháng 10 năm ngoái, ông Biden đã đưa ra phát biu tương t v vic bo v Đài Loan. Vào thi đim đó, người phát ngôn ca Nhà Trng cho biết ông Biden không công b bt k thay đi nào trong chính sách ca Hoa K.

Bt chp vic Nhà Trng nhn mnh rng phát biu hôm 23/5 không đi din cho s thay đi chính sách ca Hoa K, ông Grant Newsham, mt đi tá Thy quân lc chiến Hoa K đã ngh hưu và hin là nghiên cu viên ti Din đàn Nghiên cu Chiến lược Nht Bn, cho biết hàm ý này rt rõ ràng.

Ông Newsham nói : "Tuyên b này đáng được thc hin mt cách nghiêm túc". Ông nói thêm : "Đó là mt tuyên b đ rõ ràng rng Hoa K s không ngi yên nếu Trung Quc tn công Đài Loan".

Trong chuyến công du Châu Á này, ông Biden cũng d kiến gp các nhà lãnh đo ca n Đ và Australia - nhng thành viên khác ca B t (Quad), mt nhóm an ninh không chính thc được thành lp đ chng li nh hưởng ngày càng tăng ca Trung Quc khu vc n Đ Dương - Thái Bình Dương.

Published in Châu Á

Tập Cận Bình sẽ đi vào lịch sử nếu chiếm được Đài Loan

Nếu ngày nào đó, một chiếc limousine chống đạn treo cờ đỏ, đưa người chiến thắng là Tập Cận Bình diễu qua những con đường của thủ đô Đài Bắc, Tập sẽ trở thành hoàng đế cộng sản bất diệt. Ông ta sẽ đi vào lịch sử cùng với Mao Trạch Đông, kết thúc cuộc nội chiến vẫn chưa hoàn thành năm 1949 khi Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Loan.

dailoan1

Binh sĩ Đài Loan tập trận tại huyện Tân Trúc (Hsinchu) ngày 19/01/2021, dùng xe tăng, súng cối chống lại cuộc tấn công giả định của quân Trung Quốc.  AP - Chiang Ying-ying

Hồ sơ của Le Point tuần này mang tựa đề "Macron đã thay đổi như thế nào" điểm lại những quyết định của tổng thống Pháp, những gì đã được ông rút kinh nghiệm (hoặc không) sau một năm khủng hoảng. L’Obs quan tâm đến "Cuộc thú tội lớn" về quấy nhiễu tình dục trong giáo hội.Courrier International dành hồ sơ cho "Cuộc đổ xô vào vàng xanh" : ngày càng có nhiều nước lao vào việc trồng cần sa dùng cho mục đích y học. Một thị trường đầy hứa hẹn, tuy luật pháp không phải lúc nào cũng phù hợp.

Trang bìa L’Expresstrên nền màu đỏ chói là hình vẽ một bàn tay cầm đôi đũa, gắp trọn trái đất, chạy tựa "Thời của Trung Quốc" và dòng tựa nhỏ "Một năm sau đại dịch, Bắc Kinh biểu dương sức mạnh".

Từ ngoại giao khẩu trang đến ngoại giao vac-xin

Trong bài "Những mũi tiêm của bác sĩ Tập Cận Bình", tờ báo nhận định, là nước đầu tiên ra khỏi suy thoái, Trung Quốc liền khoe khoang thắng lợi với ngoại giao vac-xin. Có một ngạc nhiên là việc châm chích Hoa Kỳ không dừng lại khi ông Donald Trump đã ra đi. Ngược lại, nó đã chuyển thành những mũi tiêm từ khi ông Joe Biden bước vào Nhà Trắng.

Những mũi tiêm nhằm nhắc nhở Washington quyết tâm bền bỉ của chế độ Bắc Kinh trong việc buộc thế giới phải nghe theo phiên bản về nguồn gốc đại dịch của mình. Nhưng cũng là những mũi tiêm theo nghĩa đen, với vac-xin chống Covid được chuyển đến 53 nước trên thế giới, sau đợt "ngoại giao khẩu trang" trước đây.

Một cách để cố làm người ta quên đi trách nhiệm của Bắc Kinh khi để con virus độc hại từ Vũ Hán lan tràn ra toàn cầu. Để đánh bóng lại hình ảnh, sau khi đã bị phỉ nhổ vì đàn áp Tân Cương, Hồng Kông, đe dọa Đài Loan. Không ngày nào là không có loan báo về việc giao vac-xin Sinopharm hay Sinovac, trong khi phương Tây lo cung cấp cho công dân nước mình. Một loại "quyền lực mềm" hiệu quả.

Nhờ Covid, Trung Quốc xuất khẩu mạnh chưa từng thấy

Về mặt kinh tế, mới cách đây vài tháng người ta còn nói đến việc kết thúc toàn cầu hóa, quay lại với sản xuất địa phương. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc chưa bao giờ xuất khẩu nhiều như thế, nhất là sang Châu Âu.

Bằng chứng là giá vận tải đường biển giữa Trung Quốc và cựu lục địa đến cuối năm 2020 đã tăng vọt 150% so với cùng kỳ năm trước. Nếu trước đây một container từ Hoa lục sang đến cảng Le Havre giá 3.000-4.000 đô la, nay phải trả đến 10.000 thậm chí 12.000 đô la cho cuộc hành trình. Tất nhiên là có tác động của Covid.

Dược phẩm, thiết bị y tế, hàng điện tử thông dụng, tivi, điện thoại di động, máy tính… Trung Quốc có sẵn để cung cấp cho một Châu Âu đang bị phong tỏa một phần, nhiều người phải làm việc từ xa. Cụ thể, Bắc Kinh đã xuất khẩu 220 tỉ chiếc khẩu trang y tế, 2,3 tỉ bộ trang phục bảo hộ, 1 tỉ bộ xét nghiệm. Sự lệ thuộc nặng nề này cho thấy đằng sau những bài diễn văn về chủ quyền kỹ nghệ, cần phải chờ nhiều năm, kể cả nhiều thập niên nữa. Trong khi chờ đợi, giá vận tải tăng có thể làm ảnh hưởng đến túi tiền người tiêu thụ với những món hàng Made in China – một nỗi đau nhân đôi.

Tuyên truyền rầm rộ nhân 100 năm thành lập đảng

Chỉ mới hồi đầu năm Canh Tý, vào tháng Hai dương lịch 2020, Trung Quốc còn bị tê liệt vì một con virus bí ẩn, thành phố Vũ Hán, nơi xuất phát đại dịch chuẩn bị phong tỏa triệt để. Nay bước sang năm Tân Sửu 2021, đất nước đông dân nhất thế giới, "xã hội chủ nghĩa theo kiểu Trung Hoa", lại chuẩn bị mưu đồ chinh phục toàn cầu.

Bộ máy tuyên truyền sẽ hoạt động rầm rộ trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng cộng sản Trung Quốc, 01/07/2021. Sẽ là những show diễn thường trực : diễu hành chúc tụng vinh quang đảng và tổng bí thư, triển lãm hoành tráng, hàng trăm bộ phim giả tưởng, phim truyền hình nhiều tập, phim tài liệu, hoạt họa… Tất cả ca ngợi sự chuyển đổi từ một nước nghèo sau vài thập niên đã trở thành đại cường về kinh tế, công nghệ và quân sự, có thể tranh đua với Mỹ.

Chuyên gia Alice Ekman của Viện nghiên cứu an ninh Liên Hiệp Châu Âu dự báo "ngoại giao Trung Quốc sẽ tiếp tục lên mặt dạy đời phương Tây, nhất là những nước nào phản đối chính sách của họ hoặc từ chối công nghệ Trung Quốc". Chẳng hạn Bắc Kinh trừng phạt Úc về thương mại vì đã đòi mở điều tra độc lập về nguồn gốc con virus ở Vũ Hán và loại Hoa Vi (Huawei) khỏi mạng 5G.

Trói buộc kinh tế, lũng đoạn các nền dân chủ

Với "ngoại giao vac-xin" và Con đường tơ lụa mới, Trung Quốc dấn lên những nước cờ tại các quốc gia mới nổi và Đông Âu. Nhà Trung Quốc học Jean-Pierre Cabestan tóm tắt : "Phương pháp gây ảnh hưởng là thiết lập sự lệ thuộc kinh tế và tài chính đối với càng nhiều nước càng tốt, đồng thời cố gắng làm các nền dân chủ yếu đi".

Phải chăng Trung Quốc sẽ lại thắng thế trong năm 2021, vì không có đối thủ xứng tầm ? Theo L’Express, không có gì là chắc chắn vì còn rất nhiều yếu tố bất định, nhất là nợ của các công ty quốc doanh. Cuối 2020, nợ cả nước lên đến 280% GDP, và theo chuyên gia Sophie Wieviorka của Crédit Agricole, thì "Đây là một trong những điều mà Tập Cận Bình lo lắng nhất".

Vì vậy mà có thể hiểu được đòn đánh vào Mã Vân (Jack Ma), ông chủ tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, bị cáo buộc là thúc đẩy các hộ gia đình vay nợ thông qua chi nhánh Ant Financial. Từ lâu Bắc Kinh tìm cách giảm lệ thuộc vào xuất khẩu, nhưng tiêu thụ nội địa vẫn chưa thể là động lực cho kinh tế, do thu nhập của các hộ gia đình tăng quá thấp.

Tác động từ thuế quan của Mỹ, công nghệ, vac-xin…

Về quan hệ Mỹ-Trung, một phần tương lai Trung Quốc tùy thuộc vào Hoa Kỳ. Liệu ông Joe Biden sẽ duy trì mức thuế của người tiền nhiệm Donald Trump đánh vào hàng Trung Quốc và trừng phạt Hoa Vi hay không ? Bắc Kinh tìm cách phát triển các công nghệ của riêng mình, nhưng liệu sẽ thành công ? Trung Quốc tiến rất nhanh về trí tuệ nhân tạo, nhưng điểm yếu lớn nhất là chất bán dẫn.

Theo nhà nghiên cứu Triệu Thông (Tong Zhao), trung tâm Carnegie-Thanh Hoa, thì việc trấn áp Alibaba có nguy cơ khiến các doanh nghiệp không dám đầu tư vào công nghệ mới. Tất nhiên cũng không nên đánh giá quá thấp khả năng của chế độ, với việc tài trợ ồ ạt và đội ngũ những nhà nghiên cứu, doanh nhân dân tộc chủ nghĩa.

Cũng theo ông Triệu Thông, nếu Trung Quốc không thể mở cửa biên giới nhanh bằng phương Tây – hiện có vac-xin rất tốt trong khi vac-xin Sinovac chỉ hiệu quả 50,4% - thì viễn cảnh kinh tế sẽ giảm xuống. Dù vậy, con rồng Trung Hoa vẫn giương móng vuốt, và Tập Cận Bình đang mơ đến Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh sang năm.

Tập Cận Bình sợ bị Biden cô lập

Nhà báo Cyrille Pluyette nhận định "Tập Cận Bình lo sợ bị ‘ông bạn cũ’ Joe Biden cô lập", trong lúc cố tìm cách chia rẽ phương Tây để tránh hình thành một mặt trận thống nhất chống Trung Quốc.

Mãi đến ba tuần sau khi bước vào Nhà Trắng, lãnh đạo của hai đại cường mới nói chuyện với nhau hôm 10/01, khoảng hai tiếng đồng hồ. Cuộc điện đàm là một vụ so găng : Biden bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về Hồng Kông, Tân Cương, hà hiếp láng giềng (nhất là Đài Loan), còn Tập Cận Bình nói rằng đó là "chuyện nội bộ". Tuy nhiên nhà nghiên cứu Triệu Thông nhận định Trung Quốc lo sợ nhất là phải đơn thân độc mã đối mặt với một phương Tây đoàn kết. "Nếu Hoa Kỳ gây dựng lại được sức sống cho các liên minh và phối hợp với các đối tác, Trung Quốc sẽ lâm vào tình cảnh rất khó khăn".

Để tránh cơn ác mộng này, Bắc Kinh vội vã ký thỏa thuận nguyên tắc về đầu tư với Liên Hiệp Châu Âu cuối năm 2020, và một tháng rưỡi trước đó gút được hiệp định RCEP với 14 nước Châu Á-Thái Bình Dương. Là bậc thầy trong nghệ thuật "chia để trị", Trung Quốc sẽ tận dụng trọng lượng kinh tế của mình để gây áp lực lên các đồng minh của Mỹ, tránh bị cô lập.

Trung Quốc muốn gì khi tập trung cho đảo Hải Nam ?

L’Expressnói về "Hòn đảo thiên đàng Hải Nam", tủ kính trưng bày tham vọng Trung Quốc". Chỉ 9 triệu dân, Hải Nam có đến 9 khu vực miễn thuế. Riêng trung tâm thương mại Begonia Bay lớn nhất Châu Á rộng đến 120.000 mét vuông, tập hợp 300 cửa hàng. Trong khi doanh số hàng xa xỉ giảm 23% trên thế giới năm 2020, tại Trung Quốc lại tăng 48% trong đó phân nửa ở Hải Nam.

Nhưng đây không chỉ là thiên đàng mua sắm, mà theo tuyên bố của Tập Cận Bình tháng 4/2019, sẽ "trở thành tấm danh thiếp của Trung Quốc",  "hình mẫu cho đất nước" trong mọi lãnh vực. Trước hết là quân sự : một phần của hạm đội 3 Trung Quốc được triển khai tại căn cứ Longpo, còn căn cứ Lingshui đón nhận một phi đội máy bay dọ thám. Ở phía bắc, Du Lâm (Yulin) là căn cứ của một phần đội tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc, có một mạng lưới đường hầm quân sự 25 kilomet vuông. Tàu sân bay Sơn Đông thường thả neo ở đây. Giá trị chiến lược là khóa chặt lối vào Hoa lục ở Biển Đông, nơi các chiến hạm Mỹ tuần tra thường xuyên. Cũng tại đây, các tàu vũ trụ được phóng lên Mặt Trăng và Hỏa Tinh.

Bắc Kinh dự định chuyển đổi hòn đảo chỉ nắm cách Hồng Kông 500 kilomet thành đặc khu kinh tế. Tesla sẽ xây một nhà máy công suất hơn 1 triệu xe hơi chạy điện một năm, chính quyền lập một trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học, một cảng nước sâu và một sân bay quốc tế thứ ba. Nhiều đoàn doanh nhân đã đến tham khảo, bị thu hút vì nhà nước trợ giá của và thuế má rất nhẹ. Dấu hiệu cho thấy tầm quan trọng của Hải Nam : Người đứng đầu là là Thẩm Hiểu Minh (Shen Xiaoming), quan chức có thanh thế đang lên từng làm trưởng đặc khu Thâm Quyến.

Chiếm được Đài Loan, Tập Cận Bình sẽ đi vào lịch sử

Đối với The Economist, "Trung Quốc đang đứng trước những chọn lựa ngặt nghèo, nhất là về Đài Loan". Nhiều người Trung Quốc coi việc xâm lược Đài Loan là "thống nhất giang san", một nhiệm vụ được cho là thiêng liêng. Không có gì quan trọng hơn là tấn công hòn đảo dân chủ có 24 triệu dân, đặt Đài Loan dưới sự cai trị của Đảng cộng sản.

Nếu ngày nào đó, một chiếc limousine chống đạn treo cờ đỏ, đưa người chiến thắng là Tập Cận Bình diễu qua những con đường của thủ đô Đài Bắc, Tập sẽ trở thành hoàng đế cộng sản bất diệt. Ông ta sẽ đi vào lịch sử cùng với Mao Trạch Đông, kết thúc cuộc nội chiến vẫn chưa hoàn thành năm 1949 khi Quốc Dân Đảng chạy sang Đài Loan.

Có thể là ông Tập phải đi xuyên qua những đường phố Đài Bắc còn đẫm máu, những ngọn lửa vẫn còn bốc cháy, vắng bóng người dân thường vì lệnh thiết quân luật. Nhưng chinh phục được Đài Loan sẽ đưa Trung Quốc lên hàng siêu cường, không nước nào còn dám đọ sức.

Quân Mỹ có kịp giải cứu ?

Nếu Tập ra lệnh cho quân đội "giải phóng" Đài Loan, trước hết ông ta phải tính toán : liệu Mỹ có chận được Trung Quốc không. Suốt 71 năm Đài Loan tồn tại như một đảo quốc độc lập, trước hết là nhờ sự răn đe của Washington trước những hành động hiếu chiến của Bắc Kinh. Trung Quốc chưa dám ra tay vì sợ quân đội Đài Loan cầm cự được cho đến khi quân Mỹ đến cứu.

Theo tuần báo Anh, thật ra khả năng Hoa Kỳ can thiệp khi Đài Loan bị xâm lược đã giảm dần, vì suốt 20 năm qua, Trung Quốc quyết tâm hiện đại hóa vũ khí và khả năng chiến đấu để giữ quân Mỹ ở một khoảng cách xa. Robert Blackwill, cựu trợ lý an ninh quốc gia của George W. Bush cho rằng bên cạnh quân sự, Mỹ còn phải "răn đe bằng địa kinh tế". Hoa Kỳ và các đồng minh như Nhật Bản phải nói rõ, Trung Quốc sẽ bị trục xuất khỏi hệ thống tài chính và thương mại dựa trên đồng đô la, nếu tấn công Đài Loan.

Tuy nhiên nếu trong thời chiến tranh lạnh, sự tồn tại của Tây Berlin được Mỹ và NATO coi là lợi ích sống còn, thì ngày nay khó có được sự đồng thuận này. Có thể nào coi Đài Loan là lợi ích thiết thân, với nguy cơ làm Bắc Kinh – thường là đối tác thương mại quan trọng – giận dữ ? Còn đối với nhiều người Trung Quốc, chiếm được Đài Loan cũng là vị trí lãnh đạo thế giới của siêu cường Mỹ kết thúc. Nếu cho rằng sẽ thành công với một cái giá chấp nhận được, Bắc Kinh sẽ hành động.

Thụy My

Published in Châu Á

Trung Quốc đe dọa chiến tranh nếu Đài Loan độc lập

Thanh Hà, RFI, 29/01/2021

Trong cuộc họp báo hàng tháng hôm 28/01/2021, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Ngô Khiêm (Wu Qian) tuyên bố, Đài Loan "độc lập đồng nghĩa với chiến tranh" và Trung Quốc sẽ đáp trả đích đáng mọi hành động "can thiệp của nước ngoài".

taiwan1

Tàu săn mìn MHC/1301 trong một cuộc diễn tập của hải quân Đài Loan, tại Cao Hùng, Đài Loan, ngày 27/01/2021.  Reuters – Anhà nước Wang

Lời lẽ cứng rắn như trên được đưa ra trong bối cảnh máy bay quân sự Trung Quốc liên tiếp xâm nhập không phận Đài Loan. Thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh cho biết thêm thông tin :

"Sau cú sốc từ những màn phô trương sức mạnh trong những ngày gần đây, giờ đến lượt sức mạnh ngôn từ và các đe dọa. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, Ngô Khiêm, nhấn mạnh, đối với Cộng hòa nhân dân Trung Quốc, Đài Loan "độc lập có nghĩa là chiến tranh" và cảnh cáo "chơi với lửa sẽ có ngày bị phỏng". Theo đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc, việc điều máy bay tiêm kích và oanh tạc cơ vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan (hồi cuối tuần qua) là cách "đáp trả những hành vi can thiệp của nước ngoài" và nhắm vào một "nhóm người" muốn Đài Loan độc lập.

Lời lẽ hung hăng trên đây của phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc trước hết nhắm vào ban lãnh đạo mới ở Nhà Trắng. Tổng thống Joe Biden vừa khẳng định cam kết "vững như bàn thạch" giữa Hoa Kỳ và Đài Loan. Bắc Kinh cho đây là một sự khiêu khích vì luôn coi vấn đề Đài Loan thuộc phạm vi các các quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc.

Sự ra đi của Donald Trump đã làm giảm căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, phe nổi dậy ở Hồng Kông thì hứng chịu một đạo luật an ninh giống như Trung Quốc đã thực thi tại Hoa lục, nhưng vấn đề Đài Loan vẫn cực kỳ nhậy cảm trong quan hệ Mỹ-Trung, trong khi đó, tổng thống Thái Anh Văn, mà uy tín được gia tăng sau cuộc bầu cử gần đây, chưa bao giờ lên tiếng đòi hỏi độc lập, bởi vì bà vẫn luôn luôn nhắc lại rằng Đài Loan đã độc lập rồi".

Sau tuyên bố cứng rắn với dụng ý gửi thông điệp mạnh đến chính quyền mới ở Washington, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, John Kirby cùng ngày 28/01/2021 đã đáp trả : Washington coi những bình luận của phía Trung Quốc "không thích hợp". Cho dù Lầu Năm Góc thấy "không có lý do để căng thẳng về Đài Loan dẫn đến một sự đối đầu bất kỳ dưới hình dạng nào". Tuy nhiên Washington "có bổn phận hỗ trợ khả năng tự phòng thủ của Đài Bắc và điều này sẽ tiếp tục diễn ra như vậy".

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 29/01/2021

*******************

Liệu Biden có hòa hoãn với Trung Quốc

Phạm Quý Vương, RFA, 27/01/2021

Trung Quốc đang chuẩn bị để sẵn sàng đối phó với chính quyền mới ở Mỹ sau một năm đặc biệt khó khăn cùng một loạt bước lùi ngoại giao vì Covid-19, chiến tranh thương mại và các vấn đề nhân quyền. Một câu hỏi đang được đặt ra là liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ muốn có mối quan hệ tốt với tân Tổng thống Mỹ Joe Biden hơn so với với cựu Tổng thống Donald Trump hay không ?

taiwan2

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng hôm 26/1/2021 - Reuters

Người ta đã thấy tín hiệu thể hiện thái độ thực sự của ông Tập cho chuyện đó. Trong khi hầu hết các nhà lãnh đạo trên thế giới đều gửi lời chúc mừng tân tổng thống Mỹ ngay trong ngày 20/1, thì mãi đến ngày hôm sau (21/1), người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh mới lên tiếng, nhưng là để bày tỏ hy vọng quan hệ của Bắc Kinh với chính quyền mới ở Mỹ "sẽ dựa trên lý trí". Mong muốn này sau đó cũng được nhắc lại trong một dòng tweet của một quan chức ngoại giao Trung Quốc ngày 22/1 rằng quan hệ Trung-Mỹ nên "sớm trở lại đúng hướng". Đây có thể coi là một hành vi đầy tính khiêu khích của Bắc Kinh nhắm vào chính quyền mới ở Washington. Theo ghi nhận của kênh truyền thông Mỹ CNBC, trong suốt 36 tiếng sau lễ nhậm chức của Biden, các quan chức và báo chí Trung Quốc gần như chỉ nói về các biện pháp trừng phạt mà Bắc Kinh vừa thông báo nhắm vào 28 nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump, gồm cả cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Robert OBrien.

"Đánh" Trump, "dọa" Biden

Giới quan sát nhận định hành động của Trung Quốc không đơn thuần là nhằm trả đũa các quan chức trong chính quyền Trump khi họ không còn giữ những chức vụ chính thức, mà còn là một thủ đoạn nhằm răn đe các quan chức mới trong chính quyền mới của Mỹ. Wu Xinbo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế thuộc trường Đại học Phúc Đán (Trung Quốc), trả lời báo chí ngày 21/1 cho rằng "việc nêu tên của những người bị trừng phạt là một hình thức bêu xấu và sỉ nhục". Theo vị giáo sư cố vấn cho chính phủ Trung Quốc này, đây "là một lời cảnh báo gửi đến các chính trị gia tương lai của Mỹ".

Liệu Biden có đảo ngược chính sách của Trump với Trung Quốc ?

Hầu hết các nhà phân tích cho rằng ông Biden sẽ không vội vã rút lại nhiều quyết định của chính quyền Trump đối với Trung Quốc, nhưng Biden chắc chắn sẽ chú trọng đến các vấn đề nhân quyền và chiến lược hơn là tìm cách gây khó khăn cho các doanh nghiệp Trung Quốc. Theo một nhà phân tích Trung Quốc đề nghị giấu tên, có những vấn đề quan trọng khác chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan hệ Mỹ-Trung. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn được xem là chiều theo ý của Washington trong những hồ sơ mà Bắc Kinh coi là nhạy cảm và "cốt lõi" như Đài Loan, Tân Cương, Tây Tạng, nhân quyền. Ông Blinken từng nói các quan chức của đảng Dân chủ chắc chắn sẽ đề cập mạnh mẽ đến những vấn đề vốn gây ra một số rạn nứt với Bắc Kinh. Trước hết, lý do khiến Bắc Kinh phẫn nộ là tuyên bố hôm 19/1 của Ngoại trưởng Pompeo rằng Chính phủ Trung Quốc đang phạm tội diệt chủng và tội ác chống nhân loại đối với người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương. Tuy nhiên, theo The Washington Post, nếu các nhà lãnh đạo Trung Quốc chú ý hơn đến những người đồng cấp mới trong chính quyền Biden, họ sẽ nhận ra rằng chiến lược của Trung Quốc nhằm trừng phạt các quan chức thời Trump chắc chắn sẽ thất bại. Ngày 19/1, trong buổi điều trần trước Thượng viện, ông Blinken tuyên bố ông đồng ý với lời buộc tội diệt chủng mà người tiền nhiệm Pompeo đưa ra. Ý kiến này không phải là cá biệt. Theo nhiều nguồn tin, ủy ban tranh cử của Biden đã đưa ra quyết định trên sau một cuộc tranh luận nội bộ hồi tháng 8/2020. Về cá nhân Blinken, xuất thân từ một gia đình thoát được nạn diệt chủng người Do Thái và các cuộc tàn sát ở Nga, khó có khả năng ông sẽ thay đổi cách nhìn và ngừng gọi những gì Trung Quốc làm với người Duy Ngô Nhĩ là diệt chủng. Trên thực tế, thái độ "bắt nạt" của Bắc Kinh đã khiến cho việc thay đổi thêm khó khăn, và đó là tính toán sai lầm lớn đầu tiên của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Sai lầm thứ hai của Bắc Kinh là cho rằng chính quyền Biden không đồng ý với lập trường cơ bản của chính quyền Trump về Trung Quốc. Ông Blinken đã không ngần ngại tuyên bố trong phiên điều trần rằng chính sách chống Trung Quốc của chính quyền Trump "về cơ bản là đúng" và cựu tổng thống đã "đúng khi có một cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc", mặc dù ông không đồng ý với cách thức thực hiện của chính quyền Trump. Nói cách khác, chính quyền Biden đang đổi mới "thương hiệu" chứ không phải thay đổi chính sách chống Trung Quốc của chính quyền tiền nhiệm. 

Ngoài ra, bản thân Trung Quốc cũng tự hạ thấp uy tín khi tăng cường truyền bá các thuyết âm mưu về nguồn gốc của Covid-19, kêu gọi mở cuộc điều tra về một căn cứ quân sự ở Mỹ trong khi ngăn cản các nỗ lực điều tra nguồn gốc của virus ở Vũ Hán. Bắc Kinh cũng đang lan truyền những lời nói dối về vaccine của Mỹ để xóa nhòa sự thật về các vấn đề liên quan đến vaccine của chính Trung Quốc. Các lãnh đạo cấp cao của Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đang gia tăng đe dọa Đài Loan.

Chuyên gia Scott Kennedy, làm việc tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ở Washington, nói : "Trong những tháng cuối nhiệm kỳ, chính quyền Trump đã thông báo một loạt biện pháp hạn chế và trừng phạt chống Trung Quốc, khiến chính quyền Biden về mặt kỹ thuật và chính trị khó lòng rút lại". Trong khi đó, Zhiqun Zhu - Chủ nhiệm Khoa Quan hệ Quốc tế tại trường Đại học Bucknell - nói : "Có sự đồng thuận lưỡng đảng tại Washington về việc phải mạnh tay hơn với Trung Quốc". Antony Blinken, người được Biden đề cử làm ngoại trưởng, cũng xác nhận rằng dù ông không đồng ý với cách Trump thực hiện chính sách đối với Trung Quốc, nhưng ông thấy "cách tiếp cận cứng rắn với Bắc Kinh của cựu tổng thống là đúng". Còn Avril Haines, người được Biden đề cử làm Giám đốc Tình báo Quốc gia, cho biết bà ủng hộ "lập trường cứng rắn" đối với Bắc Kinh, và "cách tiếp cận của Mỹ trong vấn đề Trung Quốc phải đáp ứng về cơ bản thực tế một Trung Quốc đang đặc biệt quyết đoán và hung hăng".

taiwan3

Báo Global Times của Đảng cộng sản Trung Quốc đăng hình ảnh Tổng thống Joe Biden và Phó tổng thống Kamala Harris trên trang đầu hôm 21/1/2021. Reuters

Tờ The Washington Post (Mỹ) ngày 21/1 nêu rõ : "Đúng vào lúc 12 giờ 4 phút (giờ Washington) ngày 20/1, trong khi Tổng thống Biden đang đọc diễn văn nhậm chức, Trung Quốc đã công bố quyết định trừng phạt các quan chức trong chính quyền Mỹ mãn nhiệm". Theo báo Mỹ, khi hành động như vậy, giới lãnh đạo Trung Quốc không chỉ "đánh" vào nội các Trump đã mãn nhiệm, mà còn tìm cách bắt nạt và đe dọa chính quyền Mỹ sắp tới, ép họ phải thay đổi chính sách. Thủ đoạn này, theo The Washington Post, chắc chắn sẽ thất bại vì nhiều lý do.

Chuyên gia Kennedy cho rằng có một số lĩnh vực mà 2 nước có thể nỗ lực để hàn gắn quan hệ, chẳng hạn như nới lỏng một số hạn chế về thuế quan hay về cách cư xử với báo giới, "nhưng chỉ khi nào Trung Quốc cũng đối xử tương ứng và giải quyết những vấn đề gây ra những rắc rối". Trong khi đó, Zhiqun Zhu liệt kê một số vấn đề "dễ giải quyết nhất" như tái lập chương trình Fulbright tại Trung Quốc và Hong Kong, đưa ra chính sách hoan nghênh hơn với sinh viên và học giả Trung Quốc, và mở cửa trở lại lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô và lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston.

Về phần mình, theo Zhiqun Zhu, Trung Quốc phải nỗ lực tránh đối đầu với Mỹ vì Bắc Kinh đã phải gánh chịu một số phản ứng ngược nghiêm trọng trong lĩnh vực ngoại giao trong năm 2020. Ông nói : "Covid-19 thực sự đã làm tổn hại hình ảnh của Trung Quốc. Nhiều nước vẫn còn quy trách Trung Quốc không minh bạch và không hành động đủ sớm để ngăn chặn virus lây lan".

Chắc chắn, chính quyền mới ở Mỹ sẽ tiếp tục chính sách kiềm chế Trung Quốc theo mọi hướng, nhưng sẽ không có những hành động bốc đồng như dưới thời Trump. Trong mọi trường hợp, Biden không thể tuyên bố toàn bộ chính sách của Trump là sai. Về nguyên tắc, một tuyên bố như vậy không thể được đưa ra trong bối cảnh chính trị hiện nay ở Mỹ. Sau 1,5-2 năm mới có thể thấy động lực thực sự trong quan hệ Mỹ-Trung vì nhiệm vụ chính của Biden trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ sẽ là việc giải quyết các vấn đề nội bộ. Ngày nay, do những hành động của Mỹ, sự cạnh tranh chiến lược được đặt lên hàng đầu trong quan hệ Trung-Mỹ. Dưới thời Biden, Trung Quốc sẽ vẫn là đối thủ chính của Mỹ, có nghĩa là chính sách kiềm chế Trung Quốc sẽ tiếp tục được Mỹ thực hiện. 

Ngày 22/1, Trung Quốc thông qua một đạo luật cho phép cảnh sát biển nước này nổ súng vào các tàu nước ngoài, một động thái có thể làm dậy sóng các vùng biển đang trong vòng tranh chấp xung quanh Trung Quốc.

Một số báo chí Việt Nam đã lên án Luật Hải cảnh của Trung Quốc, tuy nhiên phía chính quyền Việt Nam vẫn chưa đưa ra tuyên bố chính thức. Việt Nam đang trong thời kỳ Đại hội Đảng - đây cũng là dịp Việt Nam sẽ có dàn lãnh đạo mới.

Thời gian vừa qua, do tập trung vào đại hội, chủ yếu là để thay đổi nhân sự với việc giữ các vị trí quan trọng mà các phản ứng của Việt Nam đối với các hành động của Trung Quốc ở biển Đông rất "im ắng". Mong rằng sau đại hội, "tứ trụ" mới cùng các quan chức mới sẽ có hành động quyết liệt để bảo vệ lợi ích của Việt Nam trên biển Đông.

Phạm Quý Vương

Nguồn : RFA, 27/01/2021

Published in Diễn đàn

Hoa Kỳ và Đài Loan tập trận trước mối đe dọa của Trung Quốc

Tú Anh, RFI, 10/11/2020

Thủy quân lục chiến Mỹ chính thức bắt đầu tập trận chung với Đài Loan để cải tiến khả năng tác chiến của quân đội hòn đảo này. Đây là lần đầu tiên từ 40 năm nay, quân đội Đài Loan nhìn nhận có các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ.

dailoan1

Bộ Quốc Phòng Đài Loan ngày 05/06/2020 công bố một bức ảnh (không ghi rõ ngày tháng ) về một cuộc tập trận tại Bình Đông (miền nam Đài Loan).  AFP – Handout

Theo Newsweek và United Daily News, cuộc tập trận đổ bộ tại Cao Hùng được bộ tư lệnh Hải Quân Đài Loan mô tả là "như thông lệ", nhưng đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ được xác nhận chính thức có mặt trên lãnh thổ Đài Loan.

Một đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ cùng phương tiện đổ bộ đã đến Đài Loan từ ngày 26/10/2020, nhưng phải tuân thủ biện pháp cách ly hai tuần chống Covid-19.

Cuộc tập trận và huấn luyện kéo dài trong một tháng ở vùng tây nam của hòn đảo. Tuy nhiên, bộ tư lệnh hải quân Đài Loan từ chối cho biết thêm chi tiết.

Mỗi năm, biệt kích hải quân Mỹ cũng như lực lượng đặc biệt đều tham gia tập trận với Đài Loan. US Navy Seals ở Bành Hồ, căn cứ hỏa lực nằm trong eo biển Đài Loan, còn Lực lượng Mũ Xanh thao dượt tại vùng đồi núi miền trung hải đảo, theo Newsweek.

Thông tin này được Đài Loan công khai hóa chỉ vài hôm sau khi Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ. Trong những tháng gần đây, chính quyền Donald Trump đã tăng tốc bán vũ khí cho Đài Loan.

Trước tâm lý lo ngại Trung Quốc lợi dụng lúc chuyển giao quyền lực tại Washington để tấn công hòn đảo, Quốc hội Đài Loan đã mời cục trưởng Cục An Ninh ra điều trần. Theo đài phát thanh quốc tế Đài Loan RIT ngày 09/11/2020, cục trưởng Khưu Quốc Chính cho biết dù ai là Tổng thống thì Hoa Kỳ vẫn đi theo hướng ngăn chận Trung Quốc và thân hữu với Đài Loan, vì đó là chính sách cố hữu của nước Mỹ.

Cục An Ninh Đài Loan cho biết sẽ "theo dõi kỹ" tình hình eo biển, chính phủ sẽ có những đối sách ứng biến phù hợp để ngăn chận Trung Quốc vượt biển xâm nhập : "An nguy của mình phải do tự mình lo liệu trước, không hoàn toàn ỷ lại vào nước ngoài".

Tú Anh

*********************

Hồng Kông : Thêm bốn quan chức an ninh bị Mỹ trừng phạt

Tú Anh, RFI, 10/11/2020

Washington thông báo trừng phạt thêm bốn quan chức Hồng Kông bị tố cáo chà đạp quyền tự do. Những người này bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ trong bối cảnh áp lực của Bắc Kinh ngày càng nghiêm trọng tại đặc khu.

dailoan2

Lãnh đạo đặc khu Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) nằm trong danh sách trừng phạt đầu tiên của Mỹ. Ảnh 6/11/2020.  Reuters - THOMAS SUEN

Theo AFP, thông báo ngày 09/11/2020 của bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các biện pháp trừng phạt này chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ xem những quan chức chủ chốt tại Hồng Kông là những người có trách nhiệm tiêu diệt các quyền tự do cơ bản của người dân cũng như đánh phá quyền tự trị của đặc khu.

Trong số bốn nhân vật bị đưa thêm vào sổ đen cấm visa nhập cảnh có Lý Giang Chu (Li Jiang Zhou) phó giám đốc văn phòng đặc trách an ninh quốc gia của Trung Quốc tại Hồng Kông và Lưu Tứ Huệ (Edwina Lau), chỉ huy trưởng một cơ quan an ninh địa phương.

Tài sản của họ, nếu có tại Hoa Kỳ, sẽ bị phong tỏa.

Trong danh sách đầu tiên, có hàng chục viên chức Hồng Kông, đứng đầu là bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, trưởng đặc khu.

Bắc Kinh cũng gia tăng áp lực siết chặt không gian tự do ngày càng hạn hẹp tại Hồng Kông. Hôm nay, một phóng viên điều tra có bút hiệu là Bao Choy, ra tòa với tội danh "lừa dối để truy tìm thông tin cảnh sát". Trong phóng sự truyền hình điều tra về vụ cảnh sát Hồng Kông làm ngơ để cho "côn đồ" tấn công một nhóm biểu tình ở quận Nguyên Lãng hồi tháng 7/2019, Bao Choy dựa vào hình ảnh tài liệu của cảnh sát truy ra được chủ nhân các chiếc xe chở toán hung thủ là chủ tịch các xã ngoại vi. Bao Choy có nguy cơ lãnh án 6 tháng tù, theo Reuters.

Còn hôm qua, trong một cuộc họp báo tại Hồng Kông, toàn thể khoảng 20 đại biểu đối lập đe dọa sẽ từ nhiệm tập thể nếu ban thường trực Nghị Viện tước quy chế đại biểu của bốn đồng sự đối lập. Nhóm đại biểu dân chủ lên án chính quyền Hoa Lục "can thiệp một cách khôi hài" vào sinh hoạt lập pháp tại Hồng Kông.

Tú Anh

Published in Châu Á

Siêu cường sắp đại loạn ?

Truyền thông cả thế giới đang rộ tin Tổng thống Donald Trump của nước Mỹ bị nhiễm vi khuẩn Covid-19. Chắc có người tự hỏi phải chăng "Thiên sứ" đã gần hết nhiệm vụ và sắp được điều đi làm việc khác ? Tuy nhiên có lẽ còn quá sớm để biết chắc chắn Ý Trời là thế nào.

American presidential election

Cuộc tranh cử không phải chỉ là sự đối đầu Trump-Biden mà còn là trận thư hùng Cộng hòa - Dân chủ

Giả sử Trump chỉ dính Covid nhẹ, hồi phục nhanh chóng nhờ sự chăm sóc đặc biệt dành riêng cho nguyên thủ nước Mỹ thì đương nhiên cuộc tranh cử Tổng thống 2020 vẫn tiếp diễn - một cách bình thường hay một cách bất bình thường.

Nếu không có biến cố bất ngờ nào thêm nữa trong thời gian chưa đến 4 tuần lễ - từ nay đến ngày bầu cử chính thức 3/11/2020 - ứng cử viên của đảng Dân chủ Joe Biden, đang liên tục dẫn trước trong các cuộc thăm dò dân ý khoảng 7, 8%, có nhiều hy vọng thắng.

Tuy nhiên ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump, đương kim Tổng thống, với lợi thế đang nắm quyền lực và phương tiện trong tay, lại có lối hành xử phi chuẩn mực, phi truyền thống, phi tiền lệ, đã nhất định không để bị đánh bại và không dễ bị đánh bại.

Mặt khác, cuộc tranh cử không phải chỉ là sự đối đầu Trump-Biden mà còn là trận thư hùng Cộng hòa - Dân chủ, hai đảng có thế lực tương đương một chín, một mười trong nền chính trị lưỡng đảng của nước Mỹ đã kéo dài hàng trăm năm qua. Càng gần đến ngày bỏ phiếu chính thức, lịch sử cho thấy khoảng cách của cuộc chạy đua giữa hai ứng cử viên Tổng thống, đại diện hai đảng, thường thu hẹp lại.

Cuộc chạy đua vào Bạch Cung năm 2016 giữa Hillary Clinton và Donald Trump là điển hình của "quá khứ như một lời báo trước". Những ngày đầu tiên mọi thăm dò dân ý đều tiên đoán Hillary Clinton thắng lớn. Kết quả chung cuộc : Hillary Clinton còn hơn Donald Trump gần 3 triệu phiếu dân bầu, tương đương 2% tổng số nhưng chỉ đủ để có 232 phiếu Cử Tri Đoàn (chưa đạt con số tối thiểu 270) so với 306 của Donald Trump. Hillary Clinton thất bại vì thể thức tuyển cử đặc biệt quy định bởi Hiến pháp Mỹ có phần thiên vị các tiểu bang nhỏ cũng như vì thực trạng chính trị lưỡng đảng ở Mỹ là một số lớn các tiểu bang này lại thường nghiêng nhiều hơn về phía Cộng hòa. (Người dân ở mỗi tiểu bang không trực tiếp bầu Tổng thống mà bầu ra một số Đại Cử Tri nhất định bằng với con số dân biểu và thượng nghị sĩ liên bang của tiểu bang này, rồi tất cả mới họp thành Cử Tri Đoàn cho cả nước để bầu Tổng thống theo ý nguyện đã bầy tỏ của cử tri của mỗi tiểu bang).

Bốn tuần lễ vận động tranh cử là một thời gian đủ dài cho mọi thứ đòn phép, hợp pháp hay không mấy hợp pháp, sạch sẽ hay không mấy sạch sẽ. Nếu Biden thắng nhưng chỉ thắng khít khao thì nước Mỹ có thể đại loạn với nguy cơ dẫn tới nội chiến vì gần như chắc chắn Trump và hàng chục triệu Trumpists (những người ủng hộ Tổng thống Trump một cách cuồng nhiệt) sẽ hô hoán "bầu cử gian lận !". 

Kịch bản xấu nhất cho nước Mỹ là trường hợp này. 

Kịch bản tốt nhất có lẽ là Biden (hoặc ngay cả Trump) thắng một cách áp đảo - chẳng hạn như có nhiều  hơn đối thủ chừng 8, 9 triệu phiếu dân bầu (tương đương 5, 6% tổng số) để thắng và thắng lớn ở Cử Tri Đoàn. Chỉ có thế thì mới mong nước Mỹ ổn định trở lại, dù là ổn định tương đối. 

Tuy nhiên, ở mốc thời gian này - chưa đến 4 tuần lễ trước ngày bỏ phiếu chính thức - vẫn khó có thể quả quyết giữa 2 kịch bản nói trên, kịch bản nào có mức độ khả hữu cao hơn ?

Đài Loan đi về đâu ?

Ra mặt chống Trung Quốc không phải không có cái giá phải trả nên Tổng thống Trump chỉ đổ thêm dầu vào lửa nếu các đòn phép khác không đủ tác dụng để lật ngược thế cờ. Trong trường hợp này Trump sẽ chủ động đẩy nước Mỹ... mấp mé (chỉ mấp mé thôi !) đến bờ vực chiến tranh với nước Trung Hoa cộng sản, chủ yếu nhằm kích động dân Mỹ "đoàn kết sau lưng Tổng thống Trump" để đối phó với kẻ thù. Tất nhiên "đoàn kết sau lưng tôi" có nghĩa là "bỏ phiếu cho tôi". 

taiwan2

Nghi lễ thay đổi lính canh tại Đài tưởng niệm Tưởng Giới Thạch ở Đài Bắc, thủ đô Đài Loan - Ảnh minh họa

Trump công khai quy trách nhiệm cho Trung Quốc gây ra đại dịch Covid-19, gọi tên Coronavirus là China-virus (tức Cúm Trung Quốc), tăng thuế suất đánh trên các hàng hóa nhập cảng từ Trung Quốc, cấm cửa hay làm khó dễ công ty Huawei, gửi thêm tầu chiến đến tuần tra ở Biển Đông, v.v. chắc chắn làm nước Trung Quốc tức giận nhưng chưa đủ "nóng" tới mức bùng nổ chiến tranh. Nhưng đụng đến vấn đề "nhậy cảm" Đài Loan thì là một sự leo thang khác hẳn.

Đối với Tập Cận Bình và Đảng cộng sản Trung Quốc, thâu hồi Đài Loan là sứ mạng, nhiệm vụ lịch sử, một dự án chính trị theo đuổi từ thời Mao-Tưởng, một việc phải làm để mang lại sự chính đáng cho quyền lực, uy thế và các lợi ích chiến lược. Chính quyền Trung Quốc đã luôn luôn xác định không loại bỏ việc sử dụng võ lực thâu hồi Đài Loan mà không có quốc gia nào lên tiếng phản đối, kể cả Mỹ. 

Thực tế là Trung Quốc đã chuẩn bị việc đánh chiếm Đài Loan từ lâu. Kế hoạch hành quân đã sẵn sàng trong cả 2 trường hợp : Mỹ tham chiến hoặc Mỹ khoanh tay đứng ngó (như Mỹ đứng ngó Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974). Kế hoạch hành quân cũng phải khả thi tới mức chi tiết về các địa điểm, ngày, giờ…, về phối hợp tác chiến các quân chủng, về tập trận, thao dượt... Nếu không có sự can thiệp quân sự mạnh mẽ, trực tiếp, tức thời của Mỹ, Đài Loan - tức Trung Hoa Dân Quốc, tức nước Trung Quốc thứ hai : một hải đảo 24 triệu dân, diện tích 36 ngàn cây số vuông (bằng 1/9 Việt Nam), dù có chiến đấu anh dũng đến đâu, cũng phải đầu hàng sau một tuần lễ bị đánh tối tăm mặt mũi.

Bất kể các phản ứng bề ngoài gay gắt hay tự chế đối với ngôn ngữ thù nghịch của chính quyền Trump trong mùa tranh cử, chính trị gia và nhất là các chiến lược gia của nước Trung Hoa cộng sản phải theo dõi và phân tích tình hình chính trị nước Mỹ rất sát và rất cẩn thận - để có đối sách thích nghi.

Khủng hoảng y tế vì Pandemic kéo theo khủng hoảng kinh tế, cộng với khủng hoảng chính trị do cuộc vận động tranh cử Tổng thống tại nước Mỹ nếu làm tan hoang nước Mỹ đến mức bại liệt, suy sụp bất khả phục hồi thì nước Trung Hoa cộng sản có thể chọn phương án "án binh bất động" - không cần bắn một phát súng mà vẫn đạt mục đích thay thế Mỹ trở thành đệ nhất siêu cường. (Khi đối thủ đang lầm lỗi đi vào tử lộ thì không nên can thiệp - Nếu một nửa nước Mỹ thực sự coi nửa kia là bọn "Dân chủ thổ tả", một nửa nước Mỹ thực sự coi nửa kia là bọn "Cuồng Trump" và đều tới tấp mua thêm súng đạn để sẵn sàng ăn thua với nhau thì "khoanh tay đứng ngó" hay "tọa sơn quan hổ đấu" chính là sách lược "bất chiến tự nhiên thành" của Tôn Tử !

Một khi Mỹ đã tự hủy hoại gần hết sức mạnh của mình, Trung Quốc chỉ cần "hư trương thanh thế" hay dọa dẫm động binh cũng đủ khiến Đài Loan, nay không còn ai "chống lưng" nữa, đành gạt nước mắt trở về với... tổ quốc một cách... hòa bình. Cũng không cần bắn một phát súng !

Trường hợp ngược lại, nếu các chiến lược gia của Trung Quốc nhìn thấy triển vọng nước Mỹ sẽ ổn định và phục hồi trở lại sau bầu cử tháng 11/2020 với chiến thắng áp đảo của hoặc của Trump hoặc của Biden, nhất là của Biden, cùng lúc với dấu hiệu đại dịch Covid-19 buông tha nước Mỹ  thì có thể Tập Cận Bình sẽ quyết định "cướp thời cơ" : ra lệnh tổng tấn công tiến chiếm Đài Loan để hoàn thành "sự nghiệp thống nhất", "chấm dứt nội chiến" cùng lúc đổ lỗi cho đế quốc Mỹ vi phạm cam kết tôn trọng nguyên tắc "chỉ có một nước Trung Quốc và Đài Loan là một tỉnh của Trung Quốc", lại vừa khiêu khích trước, vừa tiếp tay cho "bọn phản động ly khai" chuẩn bị cho ra đời nước Đài Loan độc lập. 

"Cướp Thời Cơ" có nghĩa lợi dụng đúng thời điểm nước Mỹ yếu nhất, bệnh nhất, nghèo nhất, chia rẽ nhất, rối loạn nhất để ra tay một cách mạnh bạo, chớp nhoáng khiến địch thủ không kịp trở tay. Địch thủ đây là ai ? Dĩ nhiên là cả chính quyền Mỹ và chính quyền Đài Loan. Thời điểm đúng trong lúc này là thời điểm nào ? Là trong khoảng thời gian sát với ngày bỏ phiếu chính thức 3/11/2020 tại nước Mỹ, trước và sau. 

Nói một cách khác, trong vòng một vài tuần lễ sắp tới có khả năng cao, hoặc khá cao là Trung Quốc đột nhiên tổng tấn công và tràn ngập Đài Loan.

Mặc dù bề ngoài khá bình thản, chính quyền Đài Loan tất nhiên phải lo lắng và cảnh giác hơn ai hết vì biết tình thế cực kỳ nguy hiểm. Bà Tổng thống Thái Anh Văn cũng phải thừa biết ưu tiên số 1 của ông Tổng thống Donald Trump là được tái cử chứ không phải là bảo vệ Đài Loan hay là mở cuộc chiến tranh với nước Trung Hoa cộng sản để trong khoảnh khắc có thể biến thành chiến tranh nguyên tử - đồng nghĩa với tự sát. (Được biết Mỹ có đủ đầu đạn nguyên tử để tiêu diệt toàn nước Trung Quốc 17 lần, Trung Quốc chỉ đủ đầu đạn nguyên tử để tiêu diệt toàn nước Mỹ 1 lần nhưng 17 lần hay 1 lần có khác gì nhau !?)

Cả "Trump first" và "America First" đều cho thấy không có cơ may Mỹ trực tiếp tham chiến để bảo vệ Đài Loan. Cơ may ấy là Zero nếu Trung Quốc thanh toán được chiến trường gọn gàng trong một tuần lễ hoặc vài ngày, tạo nên một "sự đã rồi".

Đài Loan như thế chỉ có thể trông cậy vào chính Đài Loan.

Đài Loan đã tăng cường sức mạnh quân sự rất nhanh nhưng Trung Quốc còn tăng cường nhanh hơn. Khoảng cách giữa Hoa Lục và Đài Loan trở nên quá gần đối với hải quân, không quân, hỏa tiễn, tầu ngầm hiện đại của Trung Quốc. Cán cân lực lượng đã hoàn toàn chênh lệch.

Nếu tấn công trước, Đài Loan có thể gây thiệt hại nặng cho Thượng Hải, Thiên Tân, Hàng Châu, Quảng Châu, Thẩm Quyến hay ngay cả đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử nhưng Đài Loan lại không dám "tự sát" như thế mà ngồi đợi người ta đến giết. Chiến lược phòng thủ thụ động của Đài Loan tương tự chiến lược phòng thủ thụ động của Pháp trong Thế Chiến 2 đợi Đức tấn công. Kết quả Pháp, sức mạnh gần tương đương với Đức đã phải đầu hàng sau 6 tuần lễ. Kẻ chủ động ra tay trước bao giờ cũng có lợi thế ! 

Đài Loan chỉ có thể hy vọng Tập Cận Bình và Đảng cộng sản Trung Quốc trì hoãn việc "xâm lăng" vì thấy không cần thiết hoặc sau khi cân nhắc vẫn còn thấy "lợi bất cập hại". Tuy nhiên nếu Đài Loan không có vũ khí nguyên tử thì "tên lửa hành trình" mới thủ đắc, có tầm hoạt động 1, 2 ngàn cây số có lẽ không đủ làm nản lòng đối thủ đã có sẵn ý định và đã chuẩn bị "cướp thời cơ".

Biến cố Đài Loan vì thế có thể xẩy ra sớm hơn thế giới chờ đợi và nếu thế giới Dân chủ và nước  Mỹ "mất" Đài Loan, 24 triệu người Đài Loan mất tự do nhưng Tổng thống Trump lại được tái đắc cử thì lịch sử sẽ ghi chép thế nào ?

Cao Tuấn

(06/10/2020)

Published in Diễn đàn
Trang 1 đến 5