Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

09/11/2018

Hà Nội xác nhận Trịnh Xuân Thanh vẫn còn bị giam ở Việt Nam

Tổng hợp

Việt Nam phủ nhận thông tin trả lại Trịnh Xuân Thanh cho Đức (VOA, 08/11/2018)

Bộ Ngoi giao Vit Nam hôm 8/11 khng đnh Trnh Xuân Thanh đang thi hành án sau khi có thông tin Hà Ni và Berlin đang đàm phán vic trao tr ông Thanh v Đc.

txt1

Trịnh Xuân Thanh (giữa) bị cảnh sát dẫn ra tòa ở Hà Nội hôm 24/01/2018 và sau đó bị kết 2 án chung thân vì tội làm trái quy định.

Tại bui hp báo Hà Ni, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Th Thu Hng nói ông Trnh Xuân Thanh, cu Ch tch Tng Công ty xây lp du khí Vit Nam (PVC), đã "b xét x công khai minh bch theo quy đnh ca pháp lut Vit Nam, và hin đang trong quá trình thi hành án theo phán quyết ca tòa án".

Đầu tháng này, mt phái đoàn ngoi giao Vit Nam do Th trưởng Bùi Thanh Sơn dn đu đã có cuc gp vi phía Đc ti B Ngoi giao nước này Berlin đ thương lượng vic tr li ông Thanh v Đc, theo nht báo TAZ. Trước khi b bt cóc, ông Thanh đang trong quá trình xin t nn Đc.

Một ngun tin ngoi giao Đc xác nhn vi VOA v cuc gp cp cao này nhưng không xác nhn hoc bác b thông tin trên. Ti các cuc thương tho, Quc v khanh Đc Andreas Michaelis mt ln na nhn mnh vi Th trưởng ngoi giao Vit Nam rng v bt cóc ông Thanh là mt "hành đng vi phm lut pháp quc tế không th chp nhn được và gây tn hi ti lòng tin".

Đức cáo buc mt v Vit Nam tiến hành v bt cóc nhưng Hà Ni khăng khăng cho rng ông Thanh đã trở v và t ra đu thú.

Nguồn tin ngoi giao cho biết Đc lên tiếng ng h ông Thanh và vn đang tiếp tc tho lun vi phía Vit Nam.

Tại bui hp báo hôm 8/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Vit Nam khng đnh "thi gian qua hai bên đã có nhng trao đi và tiếp xúc đ thúc đy quan h hai nước".

"Việt Nam luôn coi trng cng c và phát trin mi quan hệ tt đp vi Đc vì li ích ca nhân dân hai nước", bà Hng nói vi các phóng viên.

Cũng trong ngày 8/11, nhật báo TAZ ca Đc đưa tin rng mi quan h đi tác chiến lược gia hai nước đã được ni li. Tháng 9 năm ngoái, Đc tuyên b tm ngng quan hệ đi tác chiến lược vi Vit Nam sau khi xy ra v bt cóc ông Thanh Berlin.

Báo TAZ trích dẫn ngun tin t người đng đu b phn Đông Nam Á ca B Ngoi giao Đc, nói rng vic ni li quan h đi tác chiến lược đã xóa b nhng hn chế v các mi quan h song phương.

Việt Nam đang theo đui hip đnh thương mi t do vi Liên minh Châu Âu (EU), trong đó có Đức và Slovakia, mt nước khác cũng có liên quan ti v bt cóc ông Thanh. Hip đnh thương mi t do vi EU được cho là s giúp GDP ca Vit Nam tăng thêm 3,2 t USD vào năm 2020, và khong 7,2 t USD vào năm 2030.

Hôm 17/10, Ủy ban Châu Âu Brussels đã phê duyt hip đnh này. Nhưng trước khi chính thc thông qua hip đnh, cn phi có s phê chun ca các nước thành viên EU và Ngh vin Châu Âu.

*******************

Việt Nam có đưa Trịnh Xuân Thanh sang Đức hay không ? (RFA, 07/11/2018)

Khủng hoảng ngoại giao Việt Nam và Đức tiếp tục là vấn đề được nhiều người quan tâm ; đặc biệt mới đây tin từ Đức cho hay Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn sang gặp người đồng nhiệm ở Berlin để bàn về việc Việt Nam đưa trả Trịnh Xuân Thanh về lại Đức, sau khi đã bắt cóc ông này ở Berlin vào cuối tháng 7 năm 2017, rồi đưa về Việt Nam kết án chung thân về tội tham nhũng.

txt2

Ông Trịnh Xuân Thanh ra tòa tại Hà Nội, đầu năm 2018. AFP

Người đưa tin này ra công chúng là nhà báo Lê Trung Khoa, của tờ báo Việt ngữ Thời báo tại Thủ đô Berlin. Ông Lê Trung Khoa đã được Bộ Ngoại giao Đức trả lời rằng :

"Họ khẳng định với phía Việt Nam những yêu cầu mà Bộ Ngoại giao Đức đã đưa ra trước đó về vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh. Đó là phải trả lại nguyên trạng, tức là đưa ông Thanh sang Đức. Thứ hai là phải xin lỗi bằng cách nào đó, và thứ ba là hứa không tái phạm".

Chúng tôi có liên lạc với Tòa Đại sứ Việt Nam tại Berlin để xác nhận nguồn tin này nhưng không liên lạc được.

Ông Lê Trung Khoa cũng có nói là đã nói chuyện với luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh, và được bà này cho biết là bà hy vọng rằng thân chủ của bà sẽ sang Đức, mặc dù không tiết lộ thêm chi tiết.

Câu hỏi liệu Việt Nam có đưa Trịnh Xuân Thanh về lại Đức hay không đã được giới quan sát tình hình chính trị và ngoại giao của Việt Nam chú ý đến từ ngay sau khi có cáo buộc về vụ bắt cóc hồi năm 2017.

Vấn đề càng được chú ý hơn khi Việt Nam bắt đầu đàm phán với Cộng đồng Châu Âu về hiệp định tự do thương mại.

Tháng sáu năm 2018, Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập tại Sài Gòn trích dẫn báo chí từ Đức cho rằng :

"Các nguồn tin từ báo chí Đức thì có thể xác tín được. Và còn một chuyện nữa là chuyện luật sư Nguyễn Văn Đài. Đây là người mà chính quyền Việt Nam sợ nhất mà họ còn thả ra cho phía Đức, tức là họ xuống nước lắm rồi, cho nên thả Trịnh Xuân Thanh chỉ là vấn đề thời gian thôi".

Luật sư Nguyễn Văn Đài là người thành lập tổ chức Hội Anh em Dân chủ, chủ trương đấu tranh bất bạo động, tiến tới cạnh tranh chính trị trong một xã hội đa đảng tại Việt Nam. Tổ chức của ông bị bắt bớ rất nhiều trong thời gian qua, và bản thân ông bị kết án 15 năm tù giam, với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Ông được trả tự do và tống xuất sang Đức vào tháng sáu năm 2018.

Vào tháng 9/2018 Luật sư Đài cho chúng tôi biết nhận xét của ông về khả năng trả Trịnh Xuân Thanh sang Đức, dựa trên tình tiết là mặc dù khi bị xử án ông Thanh rất hăng hái tranh cãi, nhưng sau đó lại rút lại đơn kháng án :

"Việc đó chứng tỏ họ có thỏa thuận gì với nhau rồi, nhưng vấn đề là cho ông Thanh sang Đức bây giờ thì không tránh khỏi bị truyền thông phương Tây lẫn tiếng Việt chú ý và việc đó rất bất lợi cho Việt Nam. Có thể họ sẽ thả bằng một cách nào đấy".

Tháng tám năm 2018, Giáo sư Vũ Tường, giảng dạy chính trị tại Đại học Oregon, Hoa Kỳ, nói với đài RFA rằng :

"Họ có thể trả tự do sớm cho Trịnh Xuân Thanh rồi để ông ta đi Đức".

Những ý kiến thiên về phía Việt Nam sẽ cho ông Thanh đi Đức có chung một lý do là Việt Nam đang rất cần hiệp định thương mại tự do với Châu Âu, mà nước Đức là một quốc gia quan trọng nhất trong khối kinh tế này.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ không đưa ông Thanh sang Đức, như ý kiến của Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, chuyên viên kinh tế đang sống tại Na Uy. Ông cho rằng làm như vậy là mất mặt lẫn nhau.

Hiệp định thương mại với Châu Âu của Việt Nam được Ủy ban Châu Âu chấp nhận vào ngày 17/10/2018, để đệ trình lên Quốc hội Châu Âu phê chuẩn.

Khi việc này xảy ra, chúng tôi có hỏi chuyện ông Lê Trung Khoa rằng có phải Châu Âu nói chung và nước Đức nói riêng bỏ qua chuyện ông Trịnh Xuân Thanh để ký kết hiệp định vì những mối lợi kinh tế hay không ?

Ông Khoa trả lời rằng việc chính quyền những nước Châu Âu có thể ưu tiên cho các mục tiêu kinh tế không có nghĩa là ngành tư pháp của họ sẽ bỏ qua chuyện này, vì họ độc lập.

Sau khi tin tức về phái đoàn ngoại giao của Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn sang Đức được đưa ra, có tin lan ra trên mạng xã hội là nội bộ những người cầm quyền ở Việt Nam đang tranh cãi nhau, Bộ Ngoại giao và Bộ Công thương muốn giao ông Thanh sang Đức, nhưng người đứng đầu Đảng Cộng sản là ông Nguyễn Phú Trọng không đồng ý.

Chúng tôi không có nguồn tin nào để phối kiểm chuyện này.

Cho tới hiện nay, tin tức chính thức của nhà nước Việt Nam chỉ khẳng định một cách nhất quán rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã về nước đầu thú vào tháng 7/2017. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng thì bình luận với đài RFA rằng nếu Trịnh Xuân Thanh được trao cho phía Đức thì đây là một câu chuyện rất trớ trêu, một nhân vật bị cáo buộc tham nhũng lại được đưa sang nước ngoài, thoát khỏi nhà tù Việt Nam, ăn theo việc cải thiện nhân quyền, mà có thể có khi lại được bên ngoài Việt Nam xem như một trường hợp tị nạn chính trị vì ông Thanh từng viết thư tuyên bố ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam khi đang trốn ở Đức.

Kính Hòa

**********************

Đức ‘giữ quan điểm về Trịnh Xuân Thanh’ (BBC, 08/11/2018)

Chính phủ Đức vẫn chưa xác nhận có phải nước này đã phục hồi quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam hay chưa.

txt3

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis trong cuộc gặp ngày 1/11/2018

Bản tin của trang Taz.de hôm 8/11 nói họ có nội dung email nội bộ của trưởng ban Đông Nam Á, Bộ Ngoại giao Đức nói Đức và Việt Nam đã khôi phục quan hệ đối tác chiến lược.

"Việc này dỡ bỏ hạn chế về quan hệ song phương", trang Taz.de dẫn lại lời trong email.

Chưa có thông tin chính thức từ hai chính phủ Đức và Việt Nam.

'Giữ quan điểm'

Trả lời BBC ngày 8/11, một nhà ngoại giao Đức từ chối bình luận về tin của trang Taz.de.

Nhưng người này cho biết thêm chi tiết về cuộc gặp ở Berlin ngày 1/11 giữa Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn với Quốc Vụ khanh đặc trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao Đức Andreas Michaelis.

"Ông Michaelis một lần nữa nhấn mạnh khi gặp Thứ trưởng Việt Nam rằng vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh là sự xâm phạm luật quốc tế và xâm phạm niềm tin không thể chấp nhận".

"Chính phủ Đức giữ nguyên quan điểm về vụ Trịnh Xuân Thanh và vẫn còn đang thảo luận với phía Việt Nam", nhà ngoại giao Đức tiết lộ cho BBC.

txt4

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thu Hằng

Petra Isabel Schlagenhauf, luật sư của ông Trịnh Xuân Thanh ở Đức, nói với BBC hôm 8/11 rằng bà còn đang chờ "thông tin cụ thể hơn" về thân chủ người Việt.

Trong khi đó ở Hà Nội chiều 8/11, tại một cuộc họp báo, người phát ngôn ngoại giao Việt Nam nhận được câu hỏi có phải đang diễn ra đàm phán song phương để đưa ông Trịnh Xuân Thanh về Đức.

Bà Lê Thu Hằng trả lời : "Trịnh Xuân Thanh vi phạm pháp luật ở Việt Nam đã được đưa ra xét xử một cách công khai theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và hiện đang trong quá trình thi hành án".

Bà Hằng nói thời gian vừa qua hai bên đã có những cuộc trao đổi và tiếp xúc để thúc đẩy quan hệ hai nước và Việt Nam "luôn coi trọng củng cố và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Đức vì lợi ích của nhân dân hai nước".

txt5

Đại sứ quan Việt Nam ở Berlin, Đức. AFP

Quan hệ Đức - Việt gặp khủng hoảng sau vụ liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh mà phía Đức nói là bị mật vụ Việt Nam "bắt cóc tại Berlin" hè 2017 rồi chuyển về Hà Nội đưa ra tòa.

Berlin đã tạm ngưng đối tác chiến lược với Hà Nội sau đó.

Ông Trịnh Xuân Thanh đã nhận hai án chung thân trong hai vụ án riêng rẽ ở Việt Nam.

Quay lại trang chủ
Read 505 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)