Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

28/11/2018

Metro Bến Thành-Suối Tiên, thanh tra đất, bảo vệ động vật, nghêu sò chết

Tổng hợp

Đại sứ Nhật cảnh báo về dự án Metro Bến Thành-Suối Tiên (RFA, 28/11/2018)

Các doanh nghiệp Nhật sẽ dừng thi công dự án metro Bến Thành-Suối Tiên nếu Việt Nam không thanh toán tiền cho một số hạng mục đã hoàn thành của dự án này.

metro1

Dự án metro Bến Thành-Suối Tiên đang bị chậm tiến độ xây dựng và giải ngân. Courtesy : Ảnh chụp màn hình vietnambiz.vn

Truyền thông trong nước trích dẫn nguồn từ Đại sứ quán Nhật cho biết Đại sứ Umeda Kunio, vào hạ tuần tháng 11, đã gửi thư với nội dung cảnh báo vừa nêu đến Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (Thành phố Hồ Chí Minh) cùng lãnh đạo các bộ, ngành liên quan trong dự án metro Bến Thành-Suối Tiên.

Trong lá thư gửi đến Chính quyền Việt Nam, Đại sứ Umeda Kunio bày tỏ quan ngại về số tiền chậm thanh toán cho nhà thầu thi công và nhà thầu tư vấn cho dự án metro Bến Thành-Suối Tiền lên đến hơn 100 triệu đô la Mỹ (USD), tính đến ngày 16/11/18 ; đồng thời nhấn mạnh rằng dự án sẽ buộc phải ngừng thi công nếu vấn đề này không được giải quyết đến cuối tháng 12 tới đây.

Dự án metro Bến Thành-Suối Tiên là một trong những công trình giao thông trọng điểm và quan trọng tại Thành phố Hồ Chí Minh, được triển khai vào tháng 3 năm 2007 và được khởi công từ tháng 8 năm 2012. Tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên kéo dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Dự án này được thực hiện bằng nguồn vốn ODA của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) với tổng mức đầu tư gần 210 triệu Yên, tương đương gần 42 ngàn tỷ đồng, chiếm 88,4%. Vốn từ ngân sách Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 11, 6% tổng mức đầu tư. Tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài Chính đã ký kết với JICA 3 hiệp định vay vốn gần 32 ngàn tỷ đồng.

Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư cho rằng nguyên nhân dự án metro Bến Thành-Suối Tiên bị đội vốn là do tăng khối lượng xây dựng vì Việt Nam chưa có các quy chuẩn để xác định chính xác áp dụng trong đường sắt đô thị.

Dự án metro Bến Thành-Suối Tiên được dự kiến hoàn thành và hoạt động trong năm 2018. Tuy nhiên, dự án này vẫn còn bị chậm về tiến độ thi công và tiến độ giải ngân.

*******************

Nhật dọa bỏ ngang thi công dự án Metro ở Sài Gòn (Người Việt, 27/11/2018)

Quá chậm trễ trong việc thanh toán số nợ 100 triệu USD, nhà thầu Nhật dọa nếu đến cuối tháng Mười Hai, 2018, không được giải quyết sẽ ngừng thi công tuyến metro số 1.

metro2

Nếu không kịp thanh toán tiền cho nhà thầu, tuyến metro số 1 ở Sài Gòn có thể bị bỏ ngang. (Hình : Thanh Niên)

Truyền thông Việt Nam từ mấy ngày nay đề cập tới một bức thư của Đại sứ Nhật Bản Umeda Kunio gửi cả chính quyền thành phố Sài Gòn lẫn nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cảnh cáo "Áp lực lên các nhà thầu Nhật Bản đã đến mức giới hạn",nên tuyến metro số 1 của thành phố Sài Gòn (Bến Thành-Suối Tiên) đang đứng trước nguy cơ bị dừng thi công vì thiếu tiền.

Đây là dự án ì ạch suốt 12 năm qua kể từ khi được "bấm nút khởi công"dự trù khánh thành và bắt đầu hoạt động từ năm 2016 nhưng đến giờ vẫn còn dở dang, không biết khi nào xong. Nay đối diện với áp lực bỏ cuộc của nhà thầu Nhật Bản.

Theo báo Thanh Niên, vấn đề chậm trễ thanh toán tiền cho các nhà thầu của Nhật khi thi công dự án dường sắt số 1 ở Sài Gòn "đã được đề cập đến nhiều lần trong các cuộc hội đàm cấp cao giữa lãnh đạo hai nước, đang làm phát sinh nhiều vấn đề".Đến nay, thêm một lần nữa, họ phải lên tiếng cảnh cáo.

Dự án metro số 1 Bến Thành-Suối Tiên được thực hiện bằng vốn vay tín dụng ưu đãi (ODA) của Nhật Bản từ năm 2007. Tuy nhiên, việc chậm phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh khiến dự án chưa được phân bổ ngân sách từ tháng Mười, 2017. Theo tờ Thanh Niên, Đại sứ Umeda Kunio thúc chính quyền Sài Gòn thúc Bộ Chính trịvà Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam "sớm phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh phân bổ ngân sách cho dự án".

Vì những thủ tục hành chính và những quy định kiểm soát đầu tư lằng nhằng rối rắm, quy định chấp thuận đầu tư với những khoản tiền lớn phải qua Quốc hội chấp thuận, một phần là để ngăn chặn tham nhũng, mà rất nhiều dự án đã bị chậm trễ dẫn đến "đội vốn". Năm ngoái, tin cho hay dự án Metro Bến Thành-Suối Tiên từ 17.000 tỷ đồng (hơn 728 triệu USD) ban đầu bị đội vốn thêm 30.000 tỷ đồng (hơn 1,28 tỷ USD).

metro3

Tuyến metro Bến Thành-Suối Tiên. (Hình : Zing)

Chính quyền Sài Gòn đã từng tạm ứng tiền thanh toán cho nhà thầu nhưng dù vậy vẫn phải được sự đồng ý từ trung ương và cũng không đủ, dẫn đến con số nợ lên khoảng 100 triệu USD.

"Áp lực lên các nhà thầu cũng đã đến mức giới hạn, nếu đến cuối tháng Mười Hai mà các vấn đề này không được giải quyết thì tôi rất lấy làm tiếc về việc dự án sẽ buộc phải ngừng thi công",báo Thanh Niên dẫn nội dung bức thư của Đại sứ Umeda Kunio.

"Việc ‘khát’ vốn ODA, chậm phân bổ vốn cho tuyến metro số 1 đã được thành phố báo cáo các bộ, ngành cấp trung ương từ cách đây hơn một năm nhưng đến giờ này, những khó khăn trên vẫn chưa được giải quyết. Lãnh đạo thành phố nhiều lần nhấn mạnh dự án không thiếu tiền, có sẵn 35.000 tỷ đồng và chỉ chờ các cấp thẩm quyền gật đầu là số vốn này sẵn sàng được sử dụng. Thế nhưng do vướng thủ tục, ‘cái gật đầu’ này chờ mãi vẫn chưa thấy", báo Thanh Niên cho hay.

Tờ báo này dẫn lời ông Lê Xuân Nghĩa, cựu phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nhận định thủ tục luôn là nút thắt lớn nhất đối với tất cả các dự án được triển khai tại Việt Nam : "Trước đây, có nhiều dự án chậm trễ như vậy khiến mọi người nghi ngờ có thể do nhà đầu tư nước ngoài nhưng thực tế vấn đề nằm ở cơ chế của nước ta. Thủ tục quá lằng nhằng, rắc rối, chậm chạp khiến các nước không thể chịu nổi".

Ông nghĩa nêu ra hai hệ lụy là "Thứ nhất, về mặt tài chính, dự án càng để lâu thì hiệu quả tài chính càng suy giảm nghiêm trọng. Thứ hai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của không chỉ người dân mà với cả các nhà đầu tư nước ngoài. Dân chúng cảm thấy thành phố không thể có khả năng làm chủ một dự án lớn, còn nhà đầu tư thì e ngại, ‘sợ’ không dám ‘dây vào.’"

Dự án Metro số 1 của Sài Gòn có thể hoàn tất vào năm 2020 nếu tiền bạc được giải ngân kịp thời và đầy đủ. Tuy nhiên, với những gì đang diễn ra, không thấy có gì bảo đảm. (TN)

*****************

Bị Đại sứ Nhật cảnh báo vì nợ, Việt Nam nói ‘Tiền có sẵn, chỉ đợi Quốc hội duyệt’ (VOA, 27/11/2018)

Trả li câu hi vì sao li đ xy ra chuyn Đi s Nht phi gi thư cnh cáo dng thi công d án metro Bến Thành-Sui Tiên vì tình trng "chm thanh toán", mt lãnh đo B Kế hoạch và đầu tư (Kế hoạch và đầu tư) giu tên khng đnh vi t Zing hôm 27/11 rng s tin dành cho dự án "đã có ri"nhưng vì Quc hi chưa thông qua nên không th xut tin.

metro4

Dự án Metro s 1 Bến Thành-Sui Tiên.

Trước đó, Đi s Nht Bn ti Vit Nam Umeda Kunio đã gi thư ti Th tướng Vit Nam, Bí thư thành y Thành phố Hồ Chí Minh và các lãnh đo b ngành, cho biết Thành phố Hồ Chí Minh đã "chm thanh toán"cho các nhà thầu thi công và nhà thu tư vn s tin lên đến hơn 100 triu đôla (tính đến ngày 16/11). Đây là tuyến đường st được thc hin bng vn ODA ca Nht Bn t năm 2007.

Báo Tuổi Tr trích thư ca Đi s Nht cho biết d án được đánh giá là "rt quan trọng"này đã không được chính ph Vit Nam phân b ngân sách t tháng 10 năm ngoái vì s chm tr trong vic phê duyt quyết đnh điu chnh đu tư.

Được biết, tuyến Metro s 1 Bến Thành-Sui Tiên được Th tướng Vit Nam thông qua vào năm 2006. Sau đó, Việt Nam ký vay vn ODA ca Nht Bn đ thc hin d án này vào năm 2007, vi tng mc đu tư ban đu là 17.000 t đng.

Tuy nhiên đến năm 2009, mc đu tư này đã được tính toán li và "đi vn"lên gn gp 3 ln, ti 47.000 t đng. Trong đó, vn vay ODA của Nht là gn 42.000 t đng (88,4%) và phn còn li là vn đi ng ca Thành phố Hồ Chí Minh. Vic điu chnh này cũng khiến cho d án phi lùi li 6 năm, đến năm 2012 mi được chính thc khi công li.

Trưởng ban qun lý Đường st đô th Thành phố Hồ Chí Minh, ông Lê Nguyn Minh Quang, được Vit Nam Mi dn li cho biết vi tiến đ thi công năm 2017, cn phi có 5.400 t đng cho d án. Tuy nhiên, s tin vn ODA mà Trung ương cp ch mi được 2.100 t đng vào ngày 28/4/2017 và vic gii ngân vn chưa được đy nhanh dn đến chm tiến độ.

Theo lời lãnh đo này thì "phía Nht Bn đt vn đ rt nghiêm túc và gay gt. Vn h đã chun b đ nhưng chúng ta chưa x lý vic phân b vn cho d án", vn theo Vit Nam Mi.

Trong khi đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết hin tuyến Metro s 1 cn phi có s vốn khong 28.000 t đng, nhưng B Kế hoạch và đầu tư mi ch b trí cho 7.500 t đng, dn đến mc thiếu ht 20.500 t đng. Thành ph đã tm ng 3.273 t đng k t cui năm 2016 đến nay nhưng vn không đ đ chi tr.

Trả li Zing, mt lãnh đo giu tên ca B Kế hoạch và đầu tư nói rằng vì tính cht quan trng ca d án và s tin điu chnh tăng vn đu tư lên rt ln nên B trưởng B Giao thông Vn ti, đơn v chu trách nhim trình Quốc hội, phi xin ý kiến B Chính tr trước khi trình lên Quốc hội.

Ông này cũng khẳng đnh rng "chúng tôi đã tính toán kỹ"và "chun b sn tin cho d án", "ch đi Quc hi thông qua thôi".

Trong thư gi lãnh đo Vit Nam, Đi s Kunio nói "áp lc lên các nhà thu đã đến mc gii hn"và cnh báo "nếu đến cui tháng 12 mà các vn đ này không được gii quyết, d án s buc phi ngng thi công".

*****************

Dự kiến công bố kết quả thanh tra các dự án đất đai ở Đà Nẵng (RFA, 27/11/2018)

Thắc mắc liên quan đến nhân vật Phan Văn Anh Vũ hay Vũ Nhôm được một số cử tri tại thành phố Đà Nẵng nêu ra với ông Bí Thư Thành Phố Trương Quang Nghĩa trong cuộc gặp vào ngày 27 tháng 11.

metro5

Hình chụp người dân câu cá bên cầu sông Hàn ở thành phố Đà Nẵng hôm 16/2/2011. AFP

Theo tin truyền thông trong nước loan đi cùng ngày thì ông Trương Quang Nghĩa trả lời cử tri rằng kết quả thanh tra toàn diện bán đảo Sơn Trà dự kiến được công bố vào thứ năm ngày 29 tháng 11.

Sau đó là kết quả thanh tra toàn diện dự án Khu Đô Thị Đa Phước hay còn gọi là dự án The Sunrise Bay.

Đối với dự án nhà hàng và bến du thuyền trên sông Hàn thuộc một công ty của Phan Văn Anh Vũ làm chủ đầu tư, thành phố Đà Nẵng quyết định mua lại dự án và sẽ đầu tư để làm công trình công cộng.

Trước đó, vào ngày 6 tháng 12 năm 2017, Chính phủ Việt Nam quyết định tiến hành thanh tra toàn diện các dự án ở bán đảo Sơn Trà và Đa Phước tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian 45 ngày.

Tại bán đảo Sơn Trà, ông Phan Văn Anh Vũ có đầu tư dự án Khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn – Bãi Đa với vốn đầu tư lên đến 2.000 tỷ đồng.

Xét thấy vị trí lô đất nằm trong độ cao trên 100 mét mực nước biển, ảnh hưởng đến công trình quốc phòng nên dự án Ghềnh Bàn – Bãi Đa đang được Sở Tài Nguyên Môi trường thành phố Đà Nẵng xem xét thu hồi theo lệnh của Ủy ban nhân dân thành phố.

Theo lời Bí thư Thành Ủy Đà Nẵng, ông Phan Văn Anh Vũ sẽ ra tòa ít nhất 3 lần với 3 tội danh, trong đó có những sai phạm liên quan đến Đà Nẵng.

******************

Đề xuất bổ sung luật để bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam (RFA, 27/11/2018)

Đại diện 16 tổ chức bảo tồn thiên nhiên trong nước và quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam vừa đề xuất bổ sung một số quy định để bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam. Thông tấn xã Việt Nam loan tin này hôm 27/11.

metro6

Chú Hổ Trắng mẹ 12 tuồi và một chú Hổ Trắng con 9 tuần tuổi tại một sở thú ở Chi Lê hôm 30/10/2018. Hổ Trắng hiện là loài động vật quý hiếm được bảo tồn trong sách đỏ. AFP

Đề xuất này được đưa ra sau khi có những hình ảnh và video lan truyền trên internet gần đây cho thấy những động vật hoang dã trong tình trạng nguy cấp của Việt Nam bị săn bắn và ăn thịt gây bất bình trong dư luận.

TTXVN trích lời ông Nguyễn Văn Thái - Giám đốc trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn động vật hoang dã, một tổ chức tham gia vào đề suất, cho biết nguyên nhân đưa ra đề suất là vì hoạt động bẫy, săn bắn bất hợp pháp trong các khu rừng ở Việt Nam.

Các tổ chức đề nghị bổ sung các quy định xử phạt hành chính đối với hành vi vào rừng và lập lán trại trái phép trong rừng đặc dụng vào dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 157/2013/NĐ-CP về bảo vệ động vật hoang dã.

Các tổ chức cũng đề nghị các khu rừng đặc dụng nên xây dựng phương án cho phép khai thác có kiểm soát một số sản phẩm lâm sản ngoài gỗ không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

Theo TTXVN, các cuộc điều tra cho thấy 5 năm gần đây quần thể động vật hoang dã suy giảm rất lớn, lượng bẫy bắt trái phép phổ biến ở hầu hết các vườn quốc gia, khu bảo tồn. Các loài như Hổ, Sao la, Báo gấm, Cầy mực, Tê tê vàng không còn được nhìn thấy qua bẫy ảnh, có thể mất đi mãi mãi. Rùa cũng là một loại động vật đang bị đánh bắt quá mức.

Các tổ chức bảo tồn thiên nhiên lo ngại mất đa dạng sinh học do việc bẫy, bắt, săn bắn bất hợp pháp động vật hoang dã trong các khu rừng ở Việt Nam. Nếu không dẹp được các hoạt động bẫy bắt động vật hoang dã như hiện nay thì trong một ngày gần đây, Việt Nam sẽ đối diện với việc tuyệt chủng hàng loạt các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm. Điều đó sẽ thành hiện thực chứ không còn là nguy cơ nữa.

**********************

Nghêu chết hằng loạt ở Nghệ An (RFA, 26/11/2018)

Cũng tin liên quan đến môi trường, trong khoảng thời gian hơn một tuần nay, hàng trăm tấn nghêu ở xã Hoàng Mai, Nghệ An chết chưa rõ nguyên nhân.

metro7

Hình minh họa : Phụ nữ cào nghêu ở Gò Công, Tiền Giang. Hình chụp tháng 10 năm 2017. Courtesy : Facebook Đại Đặng

Theo VNEpress, cơ quan chức năng đã lấy mẫu nghêu chết để xét nghiệm nhưng chưa phát hiện dấu hiệu bất thường.

Cho đến ngày 26 tháng 11, nghêu không còn chết nhiều như trước, nhưng xác nghêu chết nhiều bốc mùi hôi thối, người dân phải tự dọn dẹp để làm sạch môi trường.

Theo các hộ dân, đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua, ở đây xuất hiện tình trạng nghêu chết với số lượng nhiều như vậy. Người dân mong cơ quan chức năng sớm tìm ra nguyên nhân và hỗ trợ người dân dọn vệ sinh, đảm bảo môi trường nuôi nghêu trở lại.

Tình trạng môi trường nuôi trồng thủy sản tại nhiều địa phương trên cả nước bị ô nhiễm khiến vật nuôi chết hằng loạt gây thiệt hại nhiều tỷ đồng cho người nuôi thường xảy ra.

Quay lại trang chủ
Read 546 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)