Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

10/12/2018

Vũ Nhôm khai gì, cựu lãnh đạo Vinashin bị bắt, Việt Nam xả rác nhựa

Tổng hợp

Vũ Nhôm khai chuyện tuyệt mật "ảnh hướng đến sinh mạng" trước tòa (RFA, 10/12/2018

Sáng ngày 10/12, các báo trong nước bất ngờ tiết lộ việc bị cáo Phan Văn Anh Vũ, thường gọi là Vũ Nhôm khai trước tòa hôm 7/12 về những chuyện mà trước đây ông chỉ nói riêng với Hội đồng xét xử và được cho là có ảnh hưởng đến sinh mạng, quyền lợi của chính ông.

vunhom1

Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ nhôm) trước tòa tại Hà Nội hôm 30/7/2018 - Reuters

Cụ thể mạng báo Tiền Phong trích dẫn nguyên văn lời của Vũ Nhôm như sau :

"Công ty bị cáo là tổ chức bình phong của Tổng cục Tình báo – Bộ Công an được lập ra, giao cho bị cáo phát triển… bị cáo có xin phép lãnh đạo Tổng cục Tình báo – Bộ Công an cho công ty được mua 60 triệu cổ phần DAB.

Lãnh đạo đã đồng ý cho bị cáo tiếp cận Ngân hàng Đông Á và có văn bản tuyệt mật", Vũ Nhôm cho hay.

Khi bị Hội đồng xét xử hỏi "lãnh đạo" là ai thì ông Vũ tiết lộ, cụ thể là Trung tướng Phan Hữu Tuấn – Tổng cục phó Tổng cục tình báo – Bộ Công an và Đại Tá Nguyễn Hữu Bách – Cục phó Cục B61 (Tổng cục tình báo). Đây là cán bộ Công an đã bị bắt giữ vào tháng 4 năm nay với cáo buộc cố ý làm lộ bí mật nhà nước.

Đây cũng là lần đầu tiên chức vụ của ông Nguyễn Hữu Bách, người lãnh nhận mức án 6 năm tù trong vụ "cố ý làm lộ bí mật nhà nước" hồi tháng 7 năm nay được tiết lộ.

Trước đây báo chí chỉ gọi ông Nguyễn Hữu Bách là "cựu cán bộ công an".

Ngày 10/12, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử Trần Phương Bình, nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á và Thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ, cùng với 24 bị cáo trong vụ án gây thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Đông Á (DAB).

Đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh trước đó đề nghị mức án đối với Phan Văn Anh Vũ (nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79) là 15-17 năm tù về tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.

Vũ Nhôm bị cáo buộc có hành vi ký chứng từ nộp khống 200 tỉ đồng để mua cổ phần DAB.

Hồi tháng 7 năm nay, Phan Văn Anh Vũ còn bị kết án 9 năm tù với cáo buộc tội làm lộ bí mật nhà nước.

****************

Việt Nam bắt cựu lãnh đạo Vinashin (VOA, 10/12/2018)

Ngày 10/12/2018, công an Việt Nam đã bt giam ông Trương Văn Tuyến, nguyên Tng Giám đc Tp đoàn Công nghip tàu thy Vit Nam (Vinashin) và ông Phm Thanh Sơn, Phó Tng giám đc Tng công ty Công nghip tàu thy Vit Nam (SBIC).

vunhom2vunhom3

Ông Trương Văn Tuyến và ông Phm Thanh Sơn. Ảnh minh họa

Cổng thông tin B Công an loan báo, Cơ quan Cnh sát điu tra B Công an (C03) đã bt tm giam và khám xét đi vi hai ông Trương Văn Tuyến và Phm Thanh Sơn v ti "Lm dng chc v, quyn hn chiếm đot tài sn", theo Điu 355, B lut Hình s 2015, xy ra tại Tp đoàn Vinashin, tin thân ca Tng Công ty SBIC.

Bộ công an nói, kết qu điu tra ban đu xác đnh ông Tuyến và ông Sơn đã "có hành vi lm dng chc v, quyn hn, ký duyt gi tin có kỳ hn ca Tp đoàn Vinashin vào Ngân hàng Đi Dương (OceanBank) trái quy định pháp lut, đng phm vi Trn Đc Chính, kế toán toán trưởng Tp đoàn Vinashin, trong vic chiếm đot hơn 105 t đng tin ngoài lãi sut t OceanBank".

vunhom4

Trang web trước đây ca Vinashin.

Trước đó, kế toán trưởng Vinashin là Trn Đc Chính và cu Ch tch HĐTV tp đoàn này là Nguyễn Ngc S đã b cơ quan điu tra bt tm giam v ti "Li dng chc v quyn hn trong khi thi hành công v".

SBIC có tiền thân là Tp đoàn Vinashin, thuc B Giao thông Vn ti, tng được kỳ vng là "qu đm thép, con chim đu đàn" ca ngành công nghiệp nng Vit Nam. Tuy nhiên, Vinashin đã dn lún sâu vào n nn do nhng "sai lm trong quyết đnh đu tư dàn tri, ngoài ngành", theo Cafef.vn.

Trang tin này viết rng nhiu cu lãnh đo ca tp đoàn đã vướng vòng lao lý t nhiu năm trước do "gây thất thoát hàng nghìn t đng, mt cân đi tài chính và đng trước nguy cơ phá sn".

********************

Cựu tổng giám đốc Vinashin cùng thuộc cấp bị bắt (RFA, 10/12/2018)

Hôm 10 tháng 12 năm 2018, ông Trương Văn Tuyến, nguyên Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và ông Phạm Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc SBIC (tên mới của Vinashin) bị bắt tạm giam theo quyết định khởi tố bị can của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an (C03). Truyền thông trong nước đưa tin cùng ngày.

vunhom5

Logo Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) - AFP

Theo Dân Trí, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra mở rộng vụ án lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, xảy ra tại Vinashin theo Quyết định nhập vụ án hình sự ký ngày 05/6/2018. Quá trình điều tra vụ án xác định ông Trương Văn Tuyến và ông Phạm Thanh Sơn đồng phạm với ông Trần Đức Chính, kế toán trưởng tập đoàn Vinashin đã có hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn, ký duyệt gửi tiền có kỳ hạn của Tập đoàn Vinashin (nay là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam SBIC) vào Ngân hàng Đại Dương trái quy định pháp luật, chiếm đoạt hơn 105 tỷ đồng.

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang mở rộng điều tra vụ án, làm rõ hành vi phạm tội và thu hồi, kê biên tài sản do phạm tội mà có.

Những vi phạm cho vay tại Ngân hàng Đại Dương đã khiến hàng chục quan chức phải ra hầu tòa và Tổng Giám đốc Ngân hàng Đại Dương Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử hình.

Tập đoàn Vinashin ra đời dưới thời cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với mục đích thúc đẩy Việt Nam trở thành nước có ngành công nghiệp đóng tàu hàng đầu thế giới.

Năm 2012, ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin đã nhận một bản án 20 năm tù giam với tội danh ‘cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng’ khiến Vinashin bị phá sản với số nợ lên đến 4 tỉ đô la Mỹ.

Đến tháng 5/2018, ông Phạm Thanh Bình nhận thêm một bản án tù 3 năm nữa cũng cùng tội danh.

Vinashin là một trong các vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam với một loạt quan chức bị đưa ra xét xử với tội danh "cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

*******************

Việt Nam đứng thứ 4 thế giới về xả rác nhựa ra biển (RFA, 10/12/2018)

Việt Nam xếp vị trí thứ 4 trong số các nước xả rác thải nhựa ra biển nhiều nhất trên thế giới với 0,28 đến 0,73 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, chiếm 6% lượng rác thải nhựa toàn thế giới.

vunhom6

Bức ảnh này chụp vào ngày 4 tháng 10 năm 2015 cho thấy công nhân đứng trên một đống lớn các chai nhựa của một nhà kinh doanh các mặt hàng tái chế tại huyện Thạch Thất ở vùng ngoại ô của Hà Nội. AFP

Thông tin trên được người đại diện Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc công bố tại Hội thảo Quốc tế tham vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương diễn ra sáng 10/12 tại Hà Nội.

Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường, có mặt tại buổi hội thảo thừa nhận vấn đề và đánh giá tình trạng rác thải nhựa đại dương đang trở nên cấp bách.

Ông Nguyễn Lê Tuấn, Viện trưởng nghiên cứu biển, hải đảo Việt Nam, nói 80% lượng rác thải ra biển của Việt Nam xuất phát từ các hoạt động trên đất liền, và được trôi ra đại dương thông qua 112 cửa biển.

Rác thải nhựa trôi ra biển không thể phân hủy và là nguyên nhân khiến các sinh vật biển chết vì ăn nhầm rác thải nhựa.

Ông Đặng Huy Đông, Nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, cho biết hơn 90% lượng rác ở Việt Nam được xử lý bằng cách chôn lấp hoặc đốt. Hai phương pháp này được đánh giá vô cùng độc hại : rác chôn lấp khiến ô nhiễm đất và nguồn nước, trong khi rác đốt thì sinh ra chất da cam gây biến đổi gen.

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới có mặt tại hội thảo khuyến cáo Việt Nam cần cải thiện công tác thu góm rác ở thành thị và quản lý bãi rác chặt chẽ, đặc biệt là xử lý rác ngay từ ban đầu chứ không để trôi ra biển vì kinh phí xử lý rác trên biển rất cao.

Tuy nhiên, Nguyên thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết việc phân loại rác ngay từ ban đầu tại Việt Nam là không có nên các công nghệ xử lý rác hiện nay không thể đáp ứng.

Bên cạnh đó, theo ông Đông, nhiều đơn vị trong nước nói xây dựng nhà máy rác với công nghệ tiên tiến nhưng thực chất đều không áp dụng được vào thực tế.

Tình trạng ô nhiễm môi trường do các nhà máy rác thải gây ra hiện nay là một trong những điểm nóng ở Việt Nam.

Các vụ việc người dân biểu tình phản đối các công ty xử lý rác gây ô nhiễm môi trường sống của họ diễn ra từ nhiều năm nay như Công ty rác thải Duy Anh ở Bình Định ; Nhà máy Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, bãi rác Đa Phước ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Quay lại trang chủ
Read 536 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)