Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

23/01/2019

Việt Nam điều trần trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

Tổng hợp

Điều trần Định kỳ về Nhân quyền : Quốc tế nói gà, Việt Nam cãi vịt (VNTB, 23/01/2019)

Tự do lập hội và tự do biểu tình, công đoàn độc lập theo quy ước ILO cũng được Bỉ, Canada, Hòa Lan đề cập đến. Trong khi Bỉ và Pháp yêu cầu thông qua cả ba điều 87, 98 và 105 của công ước ILO thì Hòa Lan đã thẳng thừng yêu cầu Việt Nam phải thông qua điều 87 ILO trong vòng một năm.

upr1

Thứ trưởng Lê Hoài Trung đang 'cãi vịt'

Phái đoàn Việt Nam phái đoàn Việt Nam do ông Thứ trưởng Lê Hoài Trung dẫn đầu gồm có đại diện của các bộ như bộ Thông tin và Tuyên truyền, bộ Thương binh và Xã hôi, Bộ Công an, bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ Tư pháp , Ủy ban Tôn giáo và Dân tộc, Văn phòng Chính phủ, … có mặt trong phiên điều trần định kỳ về nhân quyền của Việt Nam  tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thuỵ sỹ vào ngày 22 tháng 1 năm 2019.

Ông Lê Hoài Trung đã điểm qua các thành tựu mà Việt Nam đã đạt được cũng như những cố gắng cửa Việt Nam trong việc thực thi các quyền cơ bản và phổ quát theo công ước quốc tế mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian kể từ kỳ điều trần của Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review) chu kỳ 2 năm 2014. 

Tại chu kỳ thứ 3 Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát này, phái đoàn Việt Nam đã nhận được câu hỏi chất vấn và khuyến nghị của đại diện từ 125 quốc gia khác nhau. Con số kỷ lục này cho thấy sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng quốc tế đối với tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. 

Dĩ nhiên các quốc gia đều hoan nghênh và không phủ định những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua. Nhưng bên cạnh đó các câu hỏi chất vấn và khuyến nghị được đặt ra rất chi tiết lại không có được các câu trả lời thoả đáng từ phía phái đoàn Việt Nam. 

Nhiều quốc gia phương Tây đều đưa ra yêu cầu Việt Nam sửa đổi Luật hình sự để giảm tội danh tử hình và tiến tới giảm án tử hình và sau đó là xóa bỏ hẳn án tử hình vốn đã được xóa bỏ ở 106 quốc gia trên thế giới. Đan Mạch còn nêu vấn đề xét sử lưu động cần phải được huỷ bỏ nhằm bảo đảm quyền suy đoán vô tội. 

Đáp lại yêu cầu này, đại diện của Bộ Tư pháp cho biết Việt Nam dù có giảm án tử hình trong các tội danh từ năm 1989 cho đến nay nhưng sẽ vẫn duy trì án tử hình vì đây là "biện pháp cần thiết ngăn ngừa tội phạm nghiêm trọng, phù hợp điều 6 công ước về quyền hình sự và chính trị". Người đại diện này còn cho biết "số liệu án tử hình liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước nên không công khai số liệu án tử hình" nhưng lại nói thêm rằng "thi hành án công khai đúng thủ tục tố tụng hình sự". 

Luật An ninh Mạng vừa mới có hiệu lực vào ngày 1 tháng 1 năm 2019 vừa qua lại trở thành tiêu điểm cho hầu hết các quốc gia phương tây vốn quan tâm đến nhân quyền do luật này đã vi phạm quyền tự do biểu đạt theo các quy định quốc tế một cách nghiêm trọng. Các đại diện của một số quốc gia đã đưa ra yêu cầu cụ thể dành cho Việt Nam. Đại diện Hòa Lan yêu cầu sửa đổi điều 4, 9, 14 và 15 ; Úc và Hoa Kỳ yêu cầu sửa điều 8, 18 và 26 của luật này. 

Đáp lại yêu cầu này đại diện của bộ Thông tin và tuyên truyền cho rằng luật An ninh Mạng đi theo trào lưu thế giới nhằm ngăn ngừa tội phạm mạng vì nguy cơ khủng bố đe doạ an ninh quốc gia cũng như phát tán tin tức sai sự thật nhằm vu khống các cá nhân và tổ chức tại Việt Nam. Và ông ta cho rẳng dân Việt Nam có quyền tự do internet và tự do biểu đạt khi dẫn ra nhận xét của Ngân Hàng Thế Giới rằng ở Việt Nam "phát triển kinh tế song hành với phát triển internet". 

Đại diện Việt Nam cũng đã viện dẫn ra số người dùng internet tăng nhanh trong bốn năm qua và lượng người dùng Facebook ở Việt Nam để chứng minh chính quyền Việt Nam không bóp chặt tự do biểu đạt hay tự do internet dù là có luật An ninh Mạng. Và thêm vào đó còn nhấn mạnh rằng, "quyền tự do ngôn luậ phải chịu một số hạn chế nhằm bảo đảm anh ninh quốc gia và trật tự công cộng" theo như điều 19 của công ước quốc tế về quyên dân sự và chính trị. Và Luật An ninh Mạng ra đời nhằm mục đích bảo vệ môi trường internet lành mạnh cho người dân. 

Về luật An ninh mạng, phía Việt Nam cho tới nay vẫn kiên quyết cho rằng an ninh mạng chính là bảo vệ an ninh của quốc gia trên mạng bằng cách đưa việc tự do biểu lộ, tự do internet vào trong khuôn khổ chứ không phải bảo vệ an toàn mạng cho người sử dụng và các nhà cung cấp dịch vụ hay kinh doanh trên mạng internet. 

Luật Báo chí 2016 của Việt Nam cũng được đại diện Hòa Lan yêu cầu sửa đổi để bảo đảm quyền tự do biểu lộ, tự do báo chí và quyền riêng tư, quyền tự do trên mạng cũng như ngoài đời cho phù hợp với điều 19 của ICCPR. Cũng về tự do báo chí Áo, Đan Mạch cho rằng Việt Nam cần phải cho phép tư nhân xuất bản báo chí và ấn phẩm. 

Quyền tự do biểu đạt và bày tỏ chính kiến đã được Hoa Kỳ đề cập đến bằng việc yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay cho các tù nhân bất đồng chính kiến hiện đang thụ án trong các nhà tù Việt Nam như : Hồ Đức Hòa, Trần Huỳnh Duy Thức, Trần Thị Nga, Huỳnh Bắc Truyển và các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ. Cộng Hòa Séc, một quốc gia cựu cộng sản cũng đã đưa ra yêu cầu thả tù nhân bị giam cầm vì đấu tranh cho nhân quyền. Ngoài ra Cộng hòa Séc còn yêu cầu Việt Nam thực hiện đa nguyên dân chủ và chính trị. 

Trả lời về vấn đề người bất đồng chính kiến và tự do biểu đạt, đại diện Bộ Công an khẳng định không có gia tăng bắt giữ hay kết án những người hoạt động bảo vệ nhân quyền hay biểu lộ chính kiến ôn hòa. Số liệu chứng minh được đưa ra là 3 triệu bloggers vẫn đang hoạt động bình thường vì biểu lộ chính kiến tuân thủ theo pháp luật ; ngoài ra việc tranh luận, chất vấn, phản biện chính sách vẫn diễn ra hàng ngày.

Tự do lập hội và tự do biểu tình, công đoàn độc lập theo quy ước ILO cũng được Bỉ, Canada, Hòa lan đề cập đến. Trong khi Bỉ và Pháp yêu cầu thông qua cả ba điều 87, 98 và 105 của công ước ILO thì Hòa Lan đã thẳng thừng yêu cầu Việt Nam phải thông qua điều 87 ILO trong vòng một năm.

Bộ Luật Hình sự với các điều khoản gây mơ hồ nhằm kết tội những người bất đồng chính kiến cũng được yêu cầu rà soát và sửa đổi lại. Hòa lan yêu cầu trong vòng một năm Việt Nam cần sửa đổi các điều 174/2013, 72/2013, và 27/2018 ; Đức yêu cầu sửa chữa điều 79 và 88 bộ luật hình sự 2015. Canada cũng yêu cầu Việt Nam rà soát luật hình sự để cho luật sư tiếp xúc ngay sau khi bị bắt và xét xử công bằng. Pháp yêu cầu loại bỏ các tội danh sử dụng quyền tự do biểu đạt ra khỏi bộ luật hình sự. 

Thẩm phán tòa án tối cao Việt Nam đáp lại các khuyến nghị về phân biệt xử án cho những người xâm phạm an ninh quốc gia khi khẳng định rằng không có chuyện sắp đặt sẵn án cho những tội danh này cũng như việc không có luật sư bào chữa cho họ vì không có sự phân biệt giữa các loại tội phạm hình sự và an ninh quốc gia vì "thủ tục xét xử là như nhau về pháp luật tố tụng lẫn nội dung".

Thẩm phán tòa án tối cao Việt Nam cho rằng tòa án Việt Nam đề cao tính độc lập trong xét xử, và các hành vi can thiệp vào hoạt động xét xử của Thẩm phán là vi phạm pháp luật cũng như Việt Nam có sự phân quyền về lập pháp, hành pháp và tư pháp. 

Kết thúc phiên điều trần, ông Lê Hoài Trung đưa ra con số 70 ngàn hội đoàn hiện đang hoạt động tại Việt Nam để làm bằng chứng cho việc các hội đoàn xã hội dân sự được tự do hoạt động tại Việt Nam. Trả lời cho ý kiến về xét xử lưu động thì ông trưởng phái đoàn Việt Nam tuyên bố : "Xét xử lưu động vì ở xa, và nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, nhưng có xét ở đâu cũng tuân thủ trình tự pháp luật".

Diên Vỹ

****************

Việt Nam trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc : Số liệu án tử hình thuộc bí mật quốc gia (RFA, 22/01/2019)

Đại diện Bộ Tư pháp Việt Nam không công bố số liệu án tử hình tại Việt Nam khi bị chất vấn tại phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền trước Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra vào ngày 22/1 tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Đại diện Việt Nam cho biết nguyên nhân không công bố số liệu là vì đây là bí mật quốc gia.

upr2

Phái đoàn Việt Nam tại phiên kiểm điểm định kỳ UPR ở Liên Hiệp Quốc hôm 22/1/2019 Screen capture, courtesy UN

"Việt Nam không công khai về số liệu án tử hình !"

Mở đầu phiên Kiểm định định kỳ phổ quát về nhân quyền, Trưởng đoàn Việt Nam đọc Báo cáo Quốc gia về Thực hiện Quyền con người ở nước này trong đó tiết lộ : "Việt Nam còn duy trì án tử hình nhưng chỉ áp dụng đối với các tội đặc biệt nghiêm trọng".

Báo cáo cũng chỉ ra việc, "Bộ luật hình sự 2015 tiếp tục bỏ án tử hình ở 8 tội danh và quy định người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử không bị áp dụng hình phạt tử hình".

Tuy nhiên, khi được yêu cầu công khai số liệu về án tử hình ở Việt Nam, đại diện Bộ Tư pháp đã từ chối công bố lấy lý do đây là an ninh quốc gia.

"Nội dung về số liệu án tử hình là một nội dung liên quan đến các quy định pháp luật bảo vệ bí mật nhà nước của quốc gia chúng tôi.

Trên thực tế, cân nhắc với nhiều lý do và nhiều khía cạnh xã hội thì Việt Nam không công khai về số liệu án tử hình.

Tuy nhiên việc thi hành án tử hình của chúng tôi đều tiến hành một cách công khai và đúng theo trình tự thủ tục quy định của bộ luật tố tụng hình sự", người phụ nữ không nêu danh tính đại diện cho Bộ Tư pháp Việt Nam khẳng định.

Bà này không giải thích lý do vì sao việc thi hành án tử hình là công khai nhưng số liệu thi hành án lại thuộc "bí mật nhà nước".

Dẫn số liệu về số lượng tội danh có hình phạt tử hình giảm qua các lần sửa đổi Bộ luật hình sự, vị đại diện phía Việt Nam nói các quy định về án tử hình đã lần lượt được thực hiện theo hướng nhân đạo hóa.

"Thực tế cho thấy các tội phạm bị áp dụng án tử hình, đối tượng bị thi hành án tử hình được giảm đáng kể trong khi đối tượng không bị áp dụng án tử hình được mở rộng hơn qua những lần sửa đổi Bộ luật hình sự. 
Có thể thấy rằng từ lần sửa đổi bổ sung lần sửa đổi năm 1989 đến nay, thời điểm năm 1989 thì án tử hình là 44/218 tội danh và cho đến nay năm 2017, án tử hình là 18/314 tội danh",
đại diện Bộ Tư pháp thông tin.

Vị đại diện này cũng tiết lộ Việt Nam "cũng xem xét gia nhập nghị định thư bổ xung về công ước ICIPR để tiến tới xem xét bãi bỏ án tử hình".

Tại phiên kiểm điểm, đại diện của nhiều quốc gia Châu Âu và Mỹ đã đề nghị Việt Nam bãi bỏ án tử hình.
Hồi tháng 2 năm 2017, Bộ Công an Việt Nam công bố Báo cáo thi hành án hình sự trong 5 năm (2011-2016) tiết lộ Việt Nam có 1.134 tử tù. 

Cũng theo thống kê này, trong ba năm (2013-2016), có 429 phạm nhân bị tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và còn một nửa trong số đó chưa thi hành án.

Một số vụ án nối tiếng trong thời gian qua có bị cáo bị tòa tuyên án tử hình gồm có cựu Tổng giám đốc Oceanbank - Nguyễn Xuân Sơn bị tuyên án tử vào ngày 29/9/2017 với cáo buộc tội tham ô tài sản.

Trong phiên phúc thẩm hôm 12/7 năm ngoái, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng tuyên y án tử hình đối với ông Đặng Văn Hiến về tội giết người. 

Ông Hiến là người bắn vào nhóm bảo vệ công ty Long Sơn khiến 3 người chết, 13 người bị thương khi cố bảo vệ đất đai của mình bị công ty này thu hồi trái pháp luật.

Có 3 tử tù ở Việt Nam đang kêu oan trong nhiều năm qua gồm Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh.

Thực tế ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây đã có nhiều tiếng nói độc lập kêu gọi chính phủ bỏ việc áp dụng hình phạt án tử hình để phù hợp với nhân quyền quốc tế nhưng Việt Nam viện dẫn các lý do về văn hóa, con người và vẫn duy trì án tử hình, "xem đây là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng".

*******************

Hàng trăm người biểu tình tại Liên Hiệp Quốc khi phái đoàn Việt Nam báo cáo UPR (VOA, 22/01/2019)

Cả sáng và chiu ngày 22/1, hàng trăm người gc Vit đã biu tình trước tr s Liên Hiệp Quốc ti Geneva, Thy Sĩ, đ phn đi tình trạng vi phạm nhân quyn ti Vit Nam.

upr3

Cộng đng Vit Nam biu tình ti Geneva, Thy Sĩ, ngày 22/1/2019. Photo Đng Xuân Diu.

Vào lúc 14 giờ 35 ngày 22/1, gi Geneva, trong khi din ra Kỳ kim đim ln th 3 cơ chế Kim đim Đnh kỳ Ph quát v nhân quyn (UPR) ca Vit Nam thì hàng trăm người t Hoa Kỳ, Úc, Châu Âu, và c Vit Nam đã tham gia biểu tình lên án vn đ vi phm nhân quyn Vit Nam.

Trong phiên điều trn ti UPR kỳ th 32 được tường thut trc tiếp,Bộ Ngoi Giao Vit Nam báo cáo rng Vit Nam thc hin được hơn 96% khuyến ngh nhân quyn ca Liên Hip Quc (Liên Hiệp Quốc).

"Chúng tôi đã có những sáng kiến đc bit, ghi nhn khuyến ngh hu ích ca các th tc đc bit trong công tác bo v và thúc đy quyn con người ti Vit Nam",Đại s Nguyn Trung Thành, Trưởng Phái đoàn đi din thường trc Vit Nam ti Geneva, Trưởng đoàn Vit Nam ti phiên họp phát biu.

Có mặt ti Geneva hôm 22/1 khi đang din ra cuc biu tình bui chiu bên ngoài tr s Liên Hiệp Quốc, nhà hot đng Đng Xuân Diu cho VOA biết có khong 400 người tham gia, h hô to các khu hiu chng đàn áp nhân quyn và tr t do cho các tù nhân lương tâm.

Ông Diệu cho biết bà Nguyn Th Quý, v tù nhân lương tâm Lê Đình Lượng đang th án 20 năm tù, và bà Nguyn Th Kim Thanh, v tù nhân lương tâm Trương Minh Đc đang th án 12 năm tù, t Vit Nam sang, đã có mt trong đoàn biu tình. Trước đó hai bà đã gp g vi các chính gii Châu Âu ti hi tho nhan đ "Nhng Thách Thc ca tình trng Nhân Quyn ti Vit Nam hin nay".

Nhà hoạt đng Phạm Minh Hoàng, người b chính quyn Vit Nam trc xut sang Pháp vào tháng 7/2017, cho VOA biết :

"Các bản án nng n va qua đã chng minh một điu là nhân quyn không được tôn trng ti Vit Nam. Hin nay tôi đang có mt ti Geneva đ tham gia vào các bui điu trn v nhân quyn ca Vit Nam, trong đó có s tham gia ca các t chc như Phóng viên không biên gii, T chc Công giáo chng tra trấn và t hình. Chúng tôi cũng đã gp g mt s viên chc ca Ủy ban Nhân quyn Liên Hiệp Quốc, các phái đoàn ca M, Cng hòa Czech, Na Uy, Thy Sĩ… và trình bày vi h v nhng vi phm nhân quyn ti Vit Nam. Chúng tôi cũng đã mi, các tù nhân lương tâm và các gia đình của h, đi din cho các nhà hot đng trong nước đ ct tiếng nói v vi phm nhân quyn".

Vào 10 giờ sáng hôm 22/1, hàng trăm người đã tham gia mt cuc biu tình ti tr s Liên Hiệp Quốc Geneva do Phong Trào Gii Tr Thế Gii Vì Nhân Quyn t chc vi các bài hát, khẩu hiu kêu gi tôn trng nhân quyn và chng Trung Quc xâm lược được th hin bng tiếng Vit, tiếng Anh và tiếng Pháp.

Luật sư Trn Kiu Ngc, Ch tch Phong trào Gii tr thế gii vì Nhân quyn, nói vi VOA v thông đip gi đến chính quyn Vit Nam qua cuc biu tình này :

"Cái thông điệp mà ban t chc cuc biu tình mun gi đến nhà cm quyn Vit Nam là h đng nghĩ rng quc tế và đng bào chúng ta s làm ngơ hay không biết gì về nhng điu di trá hay nhng âm mưu bán nước. Chúng tôi mun cho h biết rng chúng ta s không bao gi b cuc trong cuc đu tranh đ đt nước ca chúng ta có được t do tht s, nhân quyn tht s".

Ông Phạm Minh Hoàng chia s :

"Những cuc biu tình của cng đng người Vit Nam t khp nơi v đây đ gây áp lc, cũng như đánh đng dư lun v vn đ nhân quyn, là mt vn đ nóng mà thế gii cn áp lc lên chính quyn Vit Nam đ h tôn trng các cam kết ca h".

Vào ngày 3/12/2018, Bộ Ngoi Giao Vit Nam tuyên b rng Vit Nam thc hin được hơn 96% khuyến ngh nhân quyn ca Liên Hiệp Quốc và đã thc hin 100% khuyến ngh v các quyn kinh tế, xã hi, và văn hóa.

Quay lại trang chủ
Read 548 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)