Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

28/01/2019

Kiều hối 2018, Hội Nhà Văn Việt Nam

Tổng hợp

Ông Nguyễn Phú Trọng : ‘Kiều hối gửi về nước gần 16 tỷ đôla’ (VOA, 28/01/2019)

Tổng bí thư kiêm Ch tch Nguyn Phú Trng hôm 26/01 tiết l rng người gc Vit sinh sng ti các nước trên thế gii gi v Vit Nam "gần 16 tỷ đôla" năm 2018.

kieuhoi1

Một nhân viên ngân hàng đếm các đng đôla M Hà Ni.

Ông Trọng nói trong mt bài phát biu ti s kin có tên "Xuân quê hương 2019" Hà Ni rng con s đó "tăng gp hơn 100 ln so vi năm 1993".

"Đáng chú ý là, đầu tư t ngun kiu hi trong nhng năm gn đây vi khong 3.000 d án tp trung vào hot đng sn xut, kinh doanh, góp phn thúc đy kinh tế phát trin, nâng cao mc sng ca nhân dân, trước hết là nhng gia đình được nhn", ông nói, theo Cng thông tin ca chính ph Vit Nam.

Nguyên thủ Vit Nam còn được VGP News dn li nói rằng "nhng đóng góp đáng trân trng và đy t hào ca bà con kiu bào ta đi vi quê hương, đt nước xut phát t chính lòng yêu nước nng nàn ca mi người con đt Vit, là truyn thng quý báu ca dân tc Vit Nam".

Hiện chưa rõ ngun gc con s thng kê gần 16 t đôla mà ông Trng đ cp trong bài phát biu trước nhiu người gc Vit v nước dp Tết Nguyên đán.

Cũng xu
t hin ý kiến cho rng "có không ít" người Vit gi tin v nước qua "dch v chui li" nên con s thc có th còn cao hơn.

******************

Kiều hối về Việt Nam trong năm 2018 đạt gần 19 tỷ đô la (RFA, 26/01/2019)

Trong năm 2018, người Việt ở nước ngoài chuyển về nước số tiền lên đến 18,9 tỷ đô la, theo số liệu thống kê được Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong đưa ra trong buổi gặp mặt hơn 800 kiều bào về quê ăn Tết Kỷ Hợi 2019. Báo Tuổi Trẻ online loan tin này hôm 24/01/2019.

tongiao4

Nhân viên một ngân hàng thương mại đếm đô la tại một chi nhánh ngân hàng ở Hà Nội hôm 26/11/2009 - AFP - Ảnh minh họa

Theo người đại diện Thành phố Hồ Chí Minh, trong số gần 19 tỷ đô la kiều hối, có đến hơn 5 tỷ đô la được chuyển về thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Thành Phong đánh giá cao sự đóng góp, cống hiến của cộng đồng người Việt ở nước ngoài đối với sự phát triển của thành phố.

Theo Tuổi Trẻ, tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua, đã có hơn 400 trí thức, chuyên gia kiều bào về nước làm ăn dài hạn. Số lượng người Việt ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam năm sau luôn cao hơn năm trước. Trong năm 2018 có hơn 42.000 lượt kiều bào nhập cảnh qua sân bay Tân Sơn Nhất.

Giới chức thành phố cho biết đã có gần 3.000 công ty của Việt kiều được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh với số vốn điều lệ trên 45.000 tỷ đồng,

Ông Nguyễn Thành Phong kêu gọi kiều bào góp sức với đảng và chính quyền thành phố nhiều hơn nữa để hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội năm 2019.

Việt Nam có một số lượng đông đảo người định cư ở nước ngoài, chủ yếu là từ sau cuộc chiến Việt Nam năm 1975 khi hàng triệu người phải bỏ nước ra đi để tìm kiếm cuộc sống tốt hơn.

Năm 2004, Bộ Chính trị Việt Nam ban hành nghị quyết 36 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài nhằm huy động tiềm lực kinh tế và trí thức từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, mà Việt Nam gọi là khúc ruột ngàn dặm.

Theo số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), từ năm 1990 đến 2015, đã có khoảng hơn 2,5 triệu người Việt Nam di cư từ Việt Nam ra nước ngoài. Trung bình mỗi năm có khoảng gần 100 ngàn người Việt di cư ra nước ngoài. Đích đến của người Việt chủ yếu là các nước phát triển ở Châu Âu, Mỹ và Úc.

************************

Hơn 700 người vẫn xin vào Hội Nhà Văn dù hội trưởng than nghèo (Người Việt, 27/01/2019)

Trong khi ông hội trưởng than nghèo, phải mượn xe để chạy và sợ nhà nước không tiếp tục nuôi cơm, vẫn có 702 ông bà xin vào Hội Nhà Văn trong năm 2018.

kieuhoi2

Đủ kiểu sách lậu được bày bán trên vỉa hè thành phố Sài Gòn. (Hình : SGGP)

Tờ Tuổi Trẻ hôm cuối tuần trước thuật lại buổi "trao giải thưởng văn học năm 2018 và kết nạp hội viên mới" của Hội Nhà Văn cộng sản Việt Nam kể rằng, "tổng số đơn xin gia nhập Hội Nhà Văn Việt Nam là 702 đơn. Các hội đồng đưa lên 75 người để Ban Chấp Hành Hội Nhà Văn Việt Nam xem xét, kết nạp gồm cả giới thiệu mới, bảo lưu cũ".

Theo bản thông báo ngày 10 tháng Giêng, 2019, hội nói trên đã "chọn được" 35 tác giả để kết nạp mới gồm : thơ 16 người, văn xuôi 15 người, lý luận phê bình 2 người, văn học dịch 2 người". Năm trước đó, trong số 75 người được "xem xét", chỉ có 29 người được cho "xếp hàng" vào danh sách hội viên kể từ nay, theo bản thông báo đề ngày 25 tháng Giêng, 2018 của Hội Nhà Văn cộng sản Việt Nam đăng tải trên tờ Văn Nghệ.

Lời loan báo đầu năm 2019 kết nạp thêm hội viên mới vào lúc hội nói trên cho hay hai năm qua, "không thể tìm được tác phẩm ở cả 2 thể loại văn xuôi và thơ để trao giải thưởng" dù "đa dạng về bút pháp, phong phú về nội dung, nhưng để thuyết phục, giành được đa số phiếu của hội đồng giải thưởng thì chỉ có ba tác phẩm gồm hai tác phẩm văn học dịch và một tác phẩm lý luận phê bình".

Trong cái Hội nghị toàn thể lần thứ X được tổ chức tại Hà Nội, trong các ngày 7, 8 và 10 tháng Giêng, 2019, ông Hữu Thỉnh, hội trưởng muôn năm của Ban chấp hành Hội Nhà Văn cộng sản Việt Nam khoe rằng ông "vui mừng thông báo là nguồn kinh phí hỗ trợ này chưa bị cắt". Tức là nhà nước vẫn "bao cấp" cho cái hội của ông 85 tỷ đồng (khoảng gần 3,7 triệu USD).

Nhà nước cộng sản Việt Nam dành ra khoảng 400 tỷ đồng (khoảng hơn 17 triệu USD) cấp cho mỗi nhiệm kỳ 5 năm hoạt động của Hội Nhà Văn nhưng năm ngoái, ông thủ tướng khi "làm việc" với Hội Nhà Văn đã hối thúc các ông văn nghệ sĩ tìm cách "xã hội hóa" nguồn tài chính hoạt động thay vì vẫn sống bám vào ngân sách nhà nước.

Trước sự đe dọa bị cắt phầm nuôi cơm, ông Trần Khánh Chương, chủ tịch Hội Mỹ Thuật Việt Nam, một thành viên của Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam, thành thật kêu ca rằng "Nếu nhà nước không cấp kinh phí nữa thì nghệ sĩ sẽ chạy theo thị trường, không còn ai sáng tác đề tài phục vụ chính trị" về số tiền nhỏ nhoi được nhà nước cấp cho hàng năm.

Lâu nay, nó không phải là ngân sách cố định được "rót xuống" mà hàng năm các ông phải làm dự án, kê khai nhu cầu mới được cứu xét và cấp phát. Bởi vậy, nó có thể trồi sụt nhiều ít và cũng có thể bị cắt luôn. Thêm nữa, Bộ Nội Vụ cộng sản Việt Nam lại còn có "đề án cải tiến phương thức hoạt động của các hội văn nghệ", trong đó quy định hội phải "tự quyết, tự chịu trách nhiệm, tự trang trải kinh phí" khiến các ông cầu đầu thấy bất an.

Ông Chương cho hay, Hội Mỹ Thuật Việt Nam "hiện có khoảng 50 biên chế, trong đó 30 người hưởng lương từ ngân sách nhà nước, còn lại phải tự xoay sở". Trong khi "hội viên chỉ phải đóng hội phí 120.000 đồng mỗi năm, nhưng không thu được bao nhiêu vì có nhiều người không nộp. Vậy nên, ông phải tự tìm nguồn kinh phí trang trải tiền phúng viếng, thăm hỏi, tặng hoa… mỗi năm hơn 100 triệu đồng".

Cùng một giọng kêu khó kêu khổ như ông Trần Khánh Chương, ông hội trưởng Hữu Thỉnh kêu "không có biên chế, không trụ sở, không được hỗ trợ. Tình hình gay go vô cùng". Theo ông Thỉnh cho biết Liên Hiệp Hội có 40.000 hội viên, là những "chiến sĩ giữ yên mặt trận văn hoá tinh thần của đất nước". "Nếu nhà nước cắt kinh phí hỗ trợ thì sẽ mất nhiều hơn được. Bởi nghệ sĩ phải tự lo kiếm sống, xin tài trợ khắp nơi thì không thể giữ vững trận địa tư tưởng văn hoá và có tác phẩm đỉnh cao".

Ồng còn kêu rằng ông không được cấp xe hơi mà phải đi mượn một cái xe rách để chạy dù ông được ăn lương "ngang với trưởng ban của đảng".

Cũng giống như tất cả các hội đoàn khác đặt chung trong cái dù "Mặt trận tổ quốc", Hội Nhà Văn cộng sản Việt Nam đều do các đảng viên cốt lõi của đảng, hoạt động theo nhu cầu phục vụ chính trị của đảng. Chỉ có những người cầm đầu các hội và một ít thành viên được ở trong "biên chế" tức được nuôi cơm, không phải tất cả.

Có vẻ không được vào hội, không được nâng đỡ để xuất bản tác phẩm và không có cái danh tại Việt Nam. 

Tư Ngộ

Quay lại trang chủ
Read 443 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)