Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

11/03/2019

Phúc thẩm Lưu Văn Vịnh, di lý Lê Quang Hiếu Hùng, trục xuất Phạm Cao Lâm

Tổng hợp

Nhóm ông Lưu Văn Vịnh sắp ra tòa phúc thẩm (Người Việt, 11/03/2019)

Ông Lưu Văn Vịnh và 4 người bạn trong nhóm "Liên Minh Dân Tộc Việt Nam" sẽ ra tòa phúc thẩm ở Sài Gòn vào đầu tuần tới sau những ngày bị hoãn.

lienminh1

Ông Lưu Văn Vịnh trong phiên tòa sơ thẩm ngày 5/10/2018. (Hình : AP)

Theo bà Lê Thị Thập, vợ ông Vịnh, đưa tin qua trang facebook cá nhân của bà có tên "Cô Mười Họ Lê" kèm theo những tờ "Giấy triệp tập" gửi cho các luật sư Nguyễn Văn Miếng và Đặng Đình Mạnh là các luật sư bào chữa cho họ, thông báo cho họ đến tòa án hành nghề vào ngày 18/3/2019 tại "Phòng xử số 7 TANDCC tại số 69-Cát Lái, Quận 2, Sài Gòn".

Bà cho hay là vợ ông Vịnh nhưng tòa án không thấy gửi giấy thông báo cho bà về phiên xử phúc thẩm. Ngay từ phiên xử sơ thẩm, bà cũng như thân nhân của những người cùng vụ án cũng không hề được tòa án thông báo mà chỉ được các luật sư thông báo mới biết. Phiên tòa phúc thẩm đã loan báo xử ngày 21/1/2019 nhưng đột ngột bị đình hoãn.

Trong phiên xử sơ thẩm ngày 5/10/2018, ông Lưu Văn Vịnh cùng các ông Nguyễn Quốc Hoàn, Nguyễn Văn Đức Độ, sư thầy Phan Trung, Từ Công Nghĩa, bị vu cho tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" với các bản án rất nặng, mà các luật sư biện hộ gọi đó là các bản án "bất công".

Ông Lưu Văn Vịnh (51 tuổi, quê Hải Dương) đã bị tòa án ở Sài Gòn kêu án 15 năm tù . Bốn người khác cùng ra tòa với ông Vịnh bị kêu án từ 8 năm đến 13 năm tù gồm ông Nguyễn Quốc Hoàn (41 tuổi, quê Ninh Bình) 13 năm tù, Từ Công Nghĩa (25 tuổi, quê Ninh Thuận) 10 năm tù, Nguyễn Văn Đức Độ (43 tuổi, quê Thừa Thiên-Huế) 11 năm tù, và sư thầy Phan Trung (40 tuổi, quê Lâm Đồng) 8 năm tù.

Ông Lưu Văn Vịnh từng nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc, phản đối nhà máy Formosa gây ô nhiễm môi trường biển. Ông Vịnh và các bạn của ông bị bắt hồi tháng Mười Một 2016, tại Sài Gòn. Thời điểm bị bắt, họ được báo Việt Nam mô tả là "đang phát tài liệu để ra mắt tổ chức Liên Minh Dân Tộc Việt Nam".

Trong vụ án, báo nhà nước đưa tin ông Vịnh và các bạn bị cáo buộc "xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi phạm tội có tổ chức chặt chẽ, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, lôi kéo tập hợp lực lượng hình thành tổ chức chính trị phản động".

Luật Sư Đặng Đình Mạnh tường thuật về phiên tòa trên trang cá nhân : "Trong quá trình xét hỏi, các ông Lưu Văn Vịnh, Nguyễn Văn Đức Độ giữ thái độ bất hợp tác và tiếp tục khẳng định mình vô tội. Các ông Nguyễn Quốc Hoàn, Từ Công Nghĩa đồng loạt phản cung, không thừa nhận các lời khai tại cơ quan điều tra và cho rằng bị ép cung. Đồng thời, khẳng định lời khai của họ trong phiên tòa mới là sự thật của vụ án".

Luật sư Đặng Đình Mạnh nói với BBC ngay sau phiên tòa sơ thẩm ngày 5/10/2018 rằng : "Đây là một phiên tòa với bản án bất công. Tôi cho rằng họ không có tội. Các chứng cứ được tòa đưa ra rất yếu ớt. Thiếu các yếu tố có thể làm nên một vụ án hình sự. Dù các luật sư đã chỉ ra ngay những điều này nhưng tòa không xem xét và vẫn cho tuyên án".

Theo luật sư Mạnh tường thuật với BBC, chứng cứ được Viện Kiểm sát đưa ra dựa chủ yếu vào các thông tin lấy trên Facebook "mà tòa cho là các bị cáo dùng để trao đổi với nhau. Không có cơ sở nào để xác định cái tài khoản này là của ai. Facebook của người mà tòa cho là nhân vật chính, là lãnh đạo tổ chức Liên minh Dân tộc Việt Nam, ông Lưu Văn Vịnh, thì đã đóng rồi, và cơ quan điều tra không mở được".

"Nhưng họ lại dùng các Facebook được cho là của những người còn lại để truy tìm các đoạn chat, sau đó truy ngược lại để tìm ra chủ nhân Facebook của các đoạn chat. Ngoài ra, tòa dựa vào lời khai của một nhân chứng duy nhất là ông Nguyễn Quốc Hoàn. Theo cáo trạng, ông Hoàn khai là cố vấn thân cận của ông Vịnh – Chủ tịch Liên minh Dân tộc Việt Nam".

"Cáo trạng nói ông Hoàn khai đã giúp ông Vịnh soạn cương lĩnh, điều lệ, giấy mời họp, lời hiệu triệu. Nhưng tại tòa, điều thú vị là ông Hoàn đã phản cung, phủ nhận hoàn toàn các lời khai nêu trong cáo trạng. Ông nói đã bị ép cung. Thậm chí cán bộ điều tra đã viết sẵn lời khai và bắt ông ký. Ông nói ông đợi đến thời điểm để được nói sự thật. Thời điểm đó là phiên tòa hôm nay".

Dù vậy, ông Hoàn cũng như cả nhóm không tránh khỏi những bản án rất nặng. (TN)

*****************

Việt Nam di lý cựu thiếu tá Lê Quang Hiếu Hùng từ Cuba về nước (VOA, 11/03/2019)

Cổng Thông tin Đin t B Quc Phòng Vit Nam hôm 9/3 công b đã dn đ cu thiếu tá B Quc phòng Lê Quang Hiếu Hùng, người đang trn lnh truy nã, t Cuba v nước.

lienminh2

Bộ Quốc phòng Việt Nam di lý ông Lê Quang Hiếu Hùng hôm 9/3/2019. Photo Bộ Quốc phòng.

Trang này cho biết ông Hùng "là đối tượng b truy nã quc tế, s dng nhiu phương thc, th đon tinh vi, to v bc, thường xuyên di chuyn, thay đi ch nhm tránh b các lc lượng chc năng phát hin, truy bt".

Trước đó, hôm 6/3, ông Hùng t nhà tù La Condesa, Cuba, đã gọi điện loan báo trình trng sp b dn đ ca ông cho VOA và v ông cũng xác nhn ông mang cp thiếu tá trong quân đi.

Vợ ông cho biết ông ri M hôm 8/2 và tìm cách đến Grenada, đo quc Caribbe, nơi ông có quc tch, đ lánh nn, nhưng đã b bt Panama rồi b đưa v Cuba ch b dn đ.

Truyền thông Vit Nam cho biết ông Hùng là b can b truy nã quc tế trong v án "Gi mo trong công tác ; thiếu trách nhim gây hu qu nghiêm trng ; sn xut, buôn bán hàng gi" đã b Cơ quan Điu tra hình s các T chức s nghip Cc Điu tra hình s thuc B Quc phòng ra quyết đnh khi t ngày 21/10/2018.

Ông Hùng từng là công nhân viên quốc phòng Chi nhánh Đu tư xây dng Min Nam, Tng Công ty xây dng Lũng Lô, thuc B Quc phòng.

**********************

Chuyện Phạm Cao Lâm bị Thái Lan trục xuất về Việt Nam (BBC, 11/03/2019)

Tin ông Phạm Cao Lâm, một khuôn mặt quen thuộc của cộng đồng người Việt tại Bangkok, cùng gia đình, bị cảnh sát Thái Lan bắt ngày 1/3 làm xôn xao dư luận.

lienminh3

Ông Phạm Cao Lâm và vợ con

Vợ con của ông Cao Lâm bị trục xuất cuối tuần trước, và bản thân ông sẽ phải rời Bangkok, nơi họ đã sinh sống trong 16 năm qua, vào sáng thứ Ba ngày 12/3.

Việc cảnh sát Thái Lan bắt ông Phạm Cao Lâm và gia đình, rồi cuối cùng trục xuất họ được cho là vì Thái Lan muốn tìm ra manh mối cho cuộc điều tra về sự mất tích của blogger Trương Duy Nhất trước áp lực quốc tế.

Sáng 11/3, phóng viên của BBC đến gặp ông Cao Lâm tại (Immigration Detention Center - IDC), Trung tâm Tạm giam Di trú, để hỏi rõ sự tình.

BBC : Xin được hỏi tình hình của anh trong trung tâm tạm giam này ra sao.

Cao Lâm : Ngày mai tôi bị trục xuất về Việt Nam rồi.

BBC : Sở Di trú Thái Lan họ mua sẵn vé cho anh ?

Cao Lâm : Không mình bị trục xuất thì phải tự mua vé mà đi chứ. Vợ con tôi về Việt Nam từ tuần trước rồi, nhưng tôi cũng chưa liên lạc được với họ. Trong này không có phôn, không có internet nên liên lạc khó.

BBC : Anh có nghĩ là mình và gia đình sẽ bị nguy hiểm hay gặp khó khăn phiền phức khi về Việt Nam không ?

Cao Lâm : Ai cũng hỏi là tôi về Việt Nam có nguy hiểm không. Điều này thì phải sau khi về đến Việt Nam tôi mới trả lời được. Giờ tôi đang ở đây thì làm sao mà biết được về Việt Nam sẽ thế nào. Nhưng tôi qua đây thuần tuý là để làm ăn. Tôi làm thợ may ở đây đã 16 năm rồi. Tôi là một người lo làm ăn. Tôi chưa bao giờ hoạt động đấu tranh, tôi không tham gia một tổ chức chính trị nào. Chỉ có hai năm vừa rồi sinh hoạt nhiều ở nhà thờ thì tôi hay giúp đỡ những người nghèo. Những người tôi giúp đỡ, tôi cũng không biết họ có phải là người tị nạn hay không, mà cũng không hỏi. Chỉ hễ thấy ai gặp khó khăn thì tôi giúp trong khả năng mình.

lienminh4

Cục Di trú Vương quốc Thái Lan tại Bangkok

BBC : Anh đã ở đây 16 năm rồi, sao bây giờ mới bị bắt ? Và lao động bất hợp thì thường phải chỉ phải nộp phạt thôi, vậy tại sao anh lại bị trục xuất ? Những trường hợp bị trục xuất như vậy có thường không ?

Cao Lâm : Lao động bất hợp pháp bị cảnh sát bắt thì cứ đóng tiền phạt rồi về, nhưng đó là cảnh sát thường. Gặp cảnh sát di trú bắt thì không có cách nào nộp phạt được. Họ đưa ra tòa rồi đưa vào đây. Rồi ra tòa.

BBC : Cảnh sát họ đến tận nhà để bắt gia đình anh ?

Cao Lâm : Vâng chiều hôm đó họ kéo đến nhà không báo trước đòi xem giấy tờ rồi đưa chúng tôi về đồn. Sau khi ra tòa thì họ bảo cả nhà bị trục xuất vì lao động bất hợp pháp. Họ nói thế.

BBC : Theo anh thì lý do thực sự khiến họ bắt anh rồi trục xuất anh là gì ?

Cao Lâm : Họ bắt tôi là vì họ cần phải điều tra cho rõ việc Trương Duy Nhất. Họ biết Bạch Hồng Quyền là người đưa đón Trương Duy Nhất và lo cho Trương Duy Nhất trong những ngày ông ấy ở Thái Lan cho nên họ muốn tìm Bạch Hồng Quyền để hỏi. Họ biết tụi tôi quen nhau, chắc họ cũng biết tôi là người đứng ra thuê nhà cho vợ chồng Bạch Hồng Quyền. Nhưng Bạch Hồng Quyền dọn ra khỏi nhà đó rồi. Tôi nói với họ tôi không biết Bạch Hồng Quyền đâu. Còn tại sao trục xuất gia đình thì họ chỉ nói vì lý do lao động bất hợp pháp. Nhưng tôi biết chắc chắn là không phải như vậy. Hôm tôi bị bắt lúc 4 giờ chiều, 1 giờ chiều hôm đó vợ Bạch Hồng Quyền còn gọi phôn kêu cứu cho là đang bị cảnh sát đi kiếm.

BBC : Tình trạng bị giam giữ ở đây như thế nào ? Anh bị ở chung phòng với nhiều người không ?

Cao Lâm : Tôi ở phòng số 6 chung với khoảng 70 người đồng bào Tây Nguyên. Ngày mới vào trong người còn mười mấy ngàn bahts, tôi chia cho mỗi người 200 bahts, để mua thêm thức ăn. Ăn uống ở đây khổ lắm. Chẳng giúp được nhiều nhưng họ xem tôi như một ân nhân. Ngày mai đi rồi, tôi vừa gom tiền mua mấy thùng mì này, để lại tặng cho họ.

lienminh5

Lối vào IDC, đề dòng chữ "Xin chào mừng" bằng tiếng Thái

BBC : Khi blogger Trương Duy Nhất bị mất tích rồi mọi việc ồn ào lên, anh có nghĩ là mình sẽ bị liên lụy như thế này không ?

Cao Lâm : Không ngờ được. Tôi chẳng dính dáng gì đến Trương Duy Nhất, mà vì mấy bài viết trên mạng xã hội mà tôi bị nạn. Đón xong Trương Duy Nhất, Bạch Hồng Quyền chở ngay đến nhà tôi, nhưng lúc ấy tôi không có nhà. Tối khoảng chín giờ tôi mới ghé qua gặp họ được khoảng 10 phút. Họ có truyền thông trong tay, họ tìm cách đổ lỗi cho tôi để che giấu sự bất cẩn của họ. Nhưng làm sai thì họ có lỗi với lương tâm, còn tôi thì không làm gì phải để lương tâm cắn rứt. Nhưng họ làm hại uy tín của tôi, chỗ đứng của tôi trong cộng đồng.

BBC : Anh có giận ghét họ ?

Cao Lâm : Không. Tôi nghĩ mình bị gặp nạn quá lớn. Đôi khi cũng nghĩ là mình nếu không thân tình với Bạch Hồng Quyền, không đứng ra mướn nhà hộ, giúp đỡ gia đình Bạch Hồng Quyền những ngày mới đến đây từ năm 2017 thì giờ không bị tai bay vạ gió. Quyền còn chưa làm được gì để trả ơn cho tôi. Tôi buồn vì họ có truyền thông trong tay, họ muốn nói gì thì nói...

BBC : Bị trục xuất như thế rồi thì tài sản của gia đình anh ở đây ai lo ? Gia đình anh sau này có quay lại Thái được không ?

Cao Lâm : Tôi sẽ tìm cách quay lại bằng cách này hay cách khác. Hôm cảnh sát báo bị trục xuất tôi cũng nói với họ như thế. 'Mấy ông cứ trục xuất tôi đi, rồi trước sau tôi cũng quay lại đây thôi'.

BBC : Cảnh sát họ phản ứng ra sao ?

Cao Lâm : Họ cười cười thôi. Tôi ở đây 16 năm rồi, cộng đồng, hàng xóm ai cũng biết, cũng quý mến. Tôi chỉ lo làm ăn, rảnh thì làm việc từ thiện, chẳng làm hại ai. Ai cũng biết thế.

Tina Hà Giang

Quay lại trang chủ
Read 471 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)