Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

04/05/2019

Bạch Hồng Quyền cùng gia đình đến Canada tị nạn

Tổng hợp

Bạch Hồng Quyền : ‘Nguy hiểm khiến tôi đặt chân đến Canada sớm hơn dự định’ (VOA, 04/05/2019)

Trả li phng vn ca VOA ngay sau khi đt chân đến phi trường International Pearson Airport Toronto, Canada, vào sáng 3/5, nhà hot đng môi trường Bch Hng Quyn cho biết cuc sng ca ông không ngng gp nguy him trong thi gian ch đi đ đi t nn tại Canada, thm chí ngay c lúc ông đã vào trong IDC (Trung tâm giam gi di trú Thái Lan).

bhq1

Nhà hoạt đng Bch Hng Quyn và gia đình ti phi trường International Pearson Airport Toronto, Canada, vào ngày 3/5/2019.

Ông Bạch Hng Quyn nói: "Sau ln tr lphỏng vn lần cui cùng của VOA, cuc sng ca tôi thc s rt khó khăn. Tôi luôn phi chuyn nhà đ tránh s truy bt cũng như vic tìm kiếm gt gao ca an ninh Vit Nam và mt s cnh sát b tha hóa ti Thái Lan. Tôi phi xa gia đình, sng chui li đ làm sao không bị bt đ có than toàn…".

"Sau đó, tôi may mắn được Đi s quán Canada ti Thái Lan phng vn và được IOM khám sức khe và biết được lch đi là ngày 29/5. Nhưng may mn là không biết do h sơ ca tôi vì lý do nguy him, được biết thông tin là bên phía Đi s quán Vit Nam hay thông tin v vic Vit Nam mun trc xut tôi v, nên h sơ ca tôi được nhanh hơn".

"Trong lúc hồ sơ đã hoàn thành và khám sc khe xong, tôi vào IDC. Sau khi vào IDC 3 ngày, phía Đi s quán Vit Nam có vào hi thông tin ca tôi IDC và hi tôi đã đến IDC chưa".

"Sau 1 tuần, là th Ba tun trước, mt người tên Ngc bên Đi s quán Vit Nam đưa giy yêu cu tôi xung gp đ hi thông tin. Nhưng khi va xung gp được chưa đy 1 phút thì phía nhân viên UN ti IDC đưa tôi vào văn phòng UN ti IDC đ làm vic. H hi nhng thông tin liên quan đến vic Đi s quán Vit Nam tìm hiu thông tin ca tôi".

"Đến khi tôi đã vào IDC mà vic Đi s quán Vit Nam và nhng nguy him vn rình rp tôi, thì tôi nghĩ đó là vic (lý do) mà tôi đt chân đến Canada sm như hôm nay".

Blogger Bạch Hng Quyn là người đã thc hin vic đưa thông tin và giúp đ nhng người dân b nh hưởng bi thm ha môi trường bin do công ty Formosa gây ra ti Vit Nam vào năm 2016.

Sau khi bị công an tnh Hà Tĩnh ra lnh truy nã v ti "Gây ri trt t công cng" khi tham gia biu tình cùng vi nhiu người dân hai xã Thch Bng, Thạch Kim, đến UBND Lc Hà vào ngày 3/4/2017, ông đã trn sang Bangkok, Thái Lan, t tháng 5 năm 2017.

Ông là một trong s 50 người được t chc VOICE và VOICE Canada chn bo tr theo chương trình t nn ca chính ph Canada.

Khánh An

*********************

Bạch Hồng Quyền : 'Vui mừng khi đến Canada, bến bờ tự do' (BBC, 03/05/2019)

Bạch Hồng Quyền đã có những chia sẻ mới nhất với BBC sau khi đặt chân đến Canada sáng 3/5.

quyen1

Bạch Hồng Quyền cùng vợ và các con tại sân bay Toronto sáng 3/5 giờ Canada

"Thật sự rất vui mừng đã được đặt chân đến Canada đoàn tụ cùng gia đình. Chặng bay rất dài, nhưng thời gian chờ đợi không là gì khi được đặt chân đến xứ sở tự do, được đoàn tụ cùng gia đình", nhà hoạt động môi trường, 30 tuổi, nói với phóng viên Hà Giang của BBC.

Bạch Hồng Quyền cho biết trước đó đã sống trong sự lo âu, hiểm nguy "phải luôn chuyển nhà để tránh sự truy tìm của an ninh Việt Nam và cảnh sát tha hóa của Thái Lan".

Quyền đang bị truy nã ở Việt Nam về tội "Gây rối trật tự công cộng" khi tham gia cuộc biểu tình ngày 3/4/2017 ở xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Anh đã sang tỵ nạn ở Thái Lan từ giữa 2017.

Đại sứ quán Việt Nam tìm cách tiếp cận

Theo quy định của Thái Lan, người tỵ nạn nhập cư bất hợp pháp phải bị tạm giam bốn tuần trong IDC, Trại tạm giam Di trú của Thái Lan, trước khi được phép xuất cảnh sang nước thứ ba.

Quyền cho biết sau khi anh vào IDC được 3 ngày, thì một nhân viên đại sứ quán liên hệ với IDC hỏi về thông tin của anh.

Quyền cho biết, vào thứ Ba tuần trước, người nhân viên tên Ngọc đến đòi làm việc với Quyền.

quyen2

Nghệ sĩ Nam Lộc cùng gia đình Bạch Hồng Quyền tại sân bay Toronto

"Họ hỏi hai-ba câu như, 'Sống trong đó như thế nào', 'Bao giờ được đi Tây', tôi đều trả lời là không biết vì không muốn có gì xảy ra trong lúc tôi ở IDC", Quyền nói.

Và khi nhân viên đại sứ quán Việt nam chưa kịp làm việc với Quyền, thì nhân viên của Liên Hiệp Quốc (UN) đã kéo anh sang văn phòng của UN tại IDC để làm việc.

Trước đó, hồi tháng Hai, nhà báo tự do Trương Duy Nhất đã đột ngột mất tích tại Thái Lan.

"Vì việc anh Trương Duy Nhất đã bị bắt cóc mất tích như vậy và cùng với thông tin có thể tôi sẽ bị dẫn độ về Việt Nam, nên điều này có thể đã thúc đẩy hồ sơ của tôi đi nhanh hơn", Quyền nói.

Cuối cùng Quyền được xuất cảnh sang Canada sau hai tuần bị giam ở IDC. Vợ và các con của Quyền đã sang Canada trước đó.

Cảm ơn những người đã hỗ trợ

Trong khi chờ đợi làm giấy tờ tại phi trường Toronto, Quyền nói "Thật sự, tôi rất cảm ơn mọi người đã luôn quan tâm đến việc của tôi. Có những người lo lắng cho tôi, giờ khi tôi đã đến bến bờ tự do, thì tôi rất cảm ơn những cá nhân tổ chức đã giúp đỡ".

Quyền cho biết giờ gia đình sẽ ở nhà một người bạn nào đó trong vòng một tuần, và sẽ đi tìm thuê nhà, tìm trường cho con đi học, đi tìm việc làm và đi học tiếng Anh.

Cũng có mặt đón Bạch Hồng Quyền tại sân bay là nghệ sĩ Nam Lộc và một số thành viên của tổ chức VOICE.

"Tổ chức VOICE nói chung và VOICE Canada nói riêng đang có những nỗ lực để giúp những đồng bào ở Thái Lan là những thuyền nhân cũ hay tù nhân lương tâm mới hay các nhà họat động bị nguy hiểm đến tính mạng, đồng thời các lãnh đạo tinh thần, tôn giáo bị đàn áp".

quyen3

Bạch Hồng Quyền từng hay đồng hành cùng Hoàng Đức Bình, nhà hoạt động môi trường đã bị kết án 14 năm tù giam

"Cộng đồng Việt Nam tại Canada cũng nhận trách nhiệm nặng nề, phải lo cho họ tất cả từ nhà cửa đến công ăn việc làm và họ đã thỏa mãn các điều kiện đó nên chính phủ Canada vẫn mở rộng cánh cửa", ông Nam Lộc nói.

Ông cho biết, với mỗi đầu người sang định cư diện tỵ nạn ở Canada sẽ cần khoảng 13-14.000 đô la thế chân, bao gồm 3.000-4.000 đô la chi phí vé máy bay, thủ tục, xin visa, và 10.000 đôla để hỗ trợ phòng trường hợp người tỵ nạn này không có công ăn việc làm.

"Trường hợp của Bạch Hồng Quyền nổi bật vì sự nguy hiểm quá rõ ràng và mạnh mẽ. VOICE cảm thấy nếu không đưa ra khỏi Thái Lan thì sẽ bị như Trương Duy Nhất.

"Quyền lại đang có truy nã, và bản án cho nhà hoạt động Hoàng Đức Bình là 14 năm thì bản án cho Bạch Hồng Quyền sẽ còn nhiều hơn.

"Trong tình trạng cấp bách, VOICE đã vận động lên chính phủ Canada để suy xét rằng đây là một trong những người nên được các quốc gia tự do che chở. Công việc rất hữu ích mà bị Cộng sản Việt Nam giá họa vào cái tội để bắt bớ họ.

quyen4

Bạch Hồng Quyền (áo xám, mũ xám, giữa) đứng giữa dòng người dân biểu tình đòi bồi thường thảm họa Formosa tại UBND huyện Lộc Hà hôm 3/4/2017

"Và ngoài ra không thể quên cám ơn sự giúp đỡ của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hợp Quốc, và Chính phủ Thái Lan cho Quyền giấy phép vào IDC và giúp đỡ xuất cảnh".

"Đây là trường hợp khẩn cấp, tương tự như các nhà đấu tranh như luật sư Nguyễn Văn Đài, nhạc sĩ Việt Khang, blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…" ông Nam Lộc nói.

Bị truy nã ở Việt Nam

Theo báo Dân Trí, Bạch Hồng Quyền, ngày 3/4/2017, lợi dụng việc khiếu kiện đền bù sự cố môi trường biển, "đã cầm đầu kích động khoảng 2.000 người dân ở các xã Thạch Bằng, Thạch Kim mang theo băng rôn, khẩu hiệu, loa thùng kéo đến trụ sở UBND huyện Lộc Hà gây rối ANTT làm cho cơ quan chính quyền huyện bị đình trệ hoạt động từ 8h40' đến 15h15' cùng ngày".

quyen5

Quyết định truy nã đối với Bạch Hồng Quyền

Ngày 29/4/2017, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can. Tuy nhiên, Bạch Hồng Quyền không có mặt tại nơi đăng ký hộ khẩu, nơi đăng ký tạm trú.

Ngày 12/5, Công an tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định "truy nã toàn quốc" với Bạch Hồng Quyền.

Hoàng Đức Bình, một nhà hoạt động môi trường cùng Quyền tham gia cuộc biểu tình hôm 3/4, thì bị bắt giữ và đã bị tuyên án 14 năm tù giam.

*****************

Bạch Hồng Quyền trả lời phỏng vấn RFA ngay khi đặt chân đến Canada (RFA, 03/05/2019)

Nhà hoạt động môi trường vừa đáp chuyến bay đến sân bay Toronto tại Canada vào sáng ngày 3/5. Ngay sau khi về nhà, anh có dành cho RFA buổi phỏng vấn nói rõ hơn về hoàn cảnh của anh trong thời gian qua.

quyen6

Nhà hoạt động môi trường Bạch Hồng Quyền trả lời RFA.

RFA : Trong thời gian 2 tuần lễ ở Trung tâm tạm giữ người nhập cư của Thái Lan (IDC) tại Bangkok anh bị giam chung với ai ? Có những ai đến tiếp xúc ?

Bạch Hồng Quyền : Trong khoảng thời gian 2 tuần tôi bị giam giữ tại IDC, tôi rất may mắn được ở buồng giam của anh Phan Thanh Hiền Sỹ, người bị bắt và giam trong tù IDC 20 năm. Theo luật của IDC, những người đi định cư nước thứ 3 mà nhập cảnh bất hợp pháp ở Thái sẽ phải vào IDC giam giữ ít nhất 4 tuần. Khi tôi vào được 3 ngày bên phía Đại Sứ Quán Việt Nam vào hỏi IDC thông tin của tôi, xem tôi có vào đó chưa và xin thông tin của tôi, cũng như số IDC của tôi khi bị giam tại đây. Sau đó một tuần, vào thứ ba tuần trước, phía Đại Sứ Quán Việt Nam có đưa giấy cho cảnh sát Thái làm việc tại IDC. Cảnh sát Thái mang giấy giống như giấy thăm gặp đưa lên buồng tôi đang bị giam để xuống gặp Đại Sứ Quán Việt Nam.

Khi xuống gặp Đại Sứ Quán Việt Nam tại IDC, gặp được khoảng 1 phút thì nhân viên của UNHCR thường trực tại IDC đưa tôi vào phòng làm việc của UNHCR để hỏi về thông tin tại sao bên Đại Sứ Quán Việt Nam vào đó làm việc và họ gặp tôi để tìm hiểu thông tin gì.

Trong khoảng 1 phút gặp người tên Ngọc, đại diện của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Thái Lan, họ hỏi tôi sống ở buồng giam đó thế nào và khi nào đi Tây. Chỉ kịp hỏi 2 câu đó thì nhân viên UNHCR đưa tôi vào văn phòng UNHCR tại IDC.

RFA : Khi anh ở trong IDC, bên ngoài có tin là chính phủ Hà Nội có yêu cầu Thái Lan trục xuất anh về Việt Nam ; anh nghĩ gì về thông tin này ?

Bạch Hồng Quyền : Không chỉ khi tôi vào IDC mới có thông tin bên phía Việt Nam muốn hợp tác với bên Thái Lan muốn đưa tôi về Việt Nam. Những người bạn, những người làm trong các tổ chức nhân quyền đã cho tôi biết thông tin đó trước đó.

Khi vào IDC tôi thật sự lo lắng chuyện có thể bị dẫn độ về Việt Nam. Tôi biết trước là khi bước chân vào đó, tỷ lệ đi định cư nước thứ 3 và bị dẫn độ về Việt Nam là 50/50. Đến khi tôi vào đó, tôi biết được thông tin Đại sứ quán Việt Nam hỏi cảnh sát làm việc tại IDC về thông tin của tôi và sau buổi gặp, tôi có cảm giác chuyện bị dẫn độ về Việt Nam có vẻ nguy hiểm hơn nữa. Tôi thật sự lo lắng.

Đến ngay sau khi Đại sứ quán Việt Nam gặp được 2 ngày thì UN đưa cho tôi thông báo từ IOM lịch đi ngày 2/5. Nếu đúng lịch của tôi mà IOM thông báo là 29/5 tôi mới được đi, nhưng rất may mắn là có thể tôi bị dẫn độ về Việt Nam thì bên phía IOM cũng như UN thúc đẩy nhanh hồ sơ của tôi và tôi được định cư qua nước thứ 3 là Canada và hiện tại tôi đang ở Canada.

RFA : Trước khi được vào IDC anh phải đi tránh như thế nào ; nhất là sau khi công bố thư kêu cứu ?

Bạch Hồng Quyền : Từ ngày 1/3, sau khi cảnh sát Thái tới nhà tìm hiểu về thông tin của tôi thì ngay hôm đó tôi đã phải trốn tránh rồi chứ không phải đến khi thư kêu cứu là ngày 8/3. Thời gian đó tôi phải liên tục chuyển những condo mà tôi thuê để tránh sự truy tìm của phía an ninh Việt Nam cũng như một số cảnh sát bị tha hóa tại Thái Lan.

Khi trốn tránh như vậy thì hoàn cảnh thật sự khó khăn. Đi lại cũng phải tìm cách cải trang để người khác không nhận biết được mình, hay tránh những camera ngoài đường hay những khu trung tâm, đường tàu điện mình đi.

May mắn rằng hiện tại tôi đã đến Canada và tôi được đặt chân đến xứ sở tự do, tôi không phải lo lắng như thời gian đó nữa.

RFA : Hiện thông tin blogger Trương Duy Nhất bị giam ở trại T16, Thanh Xuân Hà Nội được gia đình và thân hữu ông Nhất ở Việt Nam xác nhận, anh nhận định gì về trường hợp ông Nhất bị mật vụ Việt Nam sang tận Thái Lan bắt cóc đưa về Việt Nam ?

Bạch Hồng Quyền : Tiền sử trước đây đã có mật vụ Việt Nam sang tận Berlin bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại giữa trung tâm Berlin như vậy thì việc an ninh Việt Nam đưa người sang một đất nước trong khối ASEAN bắt cóc ông Trương Duy Nhất, một blogger lên tiếng cho những bất công xã hội hay những thông tin nội bộ đấu đá của phía chính quyền Việt Nam thì tôi thấy không có gì bất ngờ.

Qua việc bắt cóc như vậy sẽ ảnh hưởng đến thanh danh cũng như thể diện của một chính thể, một đất nước độc tài. Tôi thấy chính quyền Việt Nam bất chấp tất cả để đạt được mục đích. Qua việc bắt cóc anh Trương Duy Nhất như vậy, tôi thấy tôi trốn tránh để thoát bị bắt cóc và được an toàn đến ngày hôm nay thì đó là cái tôi may mắn hơn anh Trương Duy Nhất, vì anh Trương Duy Nhất không may mắn đã chạy qua đây nộp hồ sơ tị nạn để chờ đi định cư nước thứ ba để được an toàn nhưng bị phía chính quyền Việt Nam bắt cóc như vậy.

RFA : Anh có chia sẻ gì về một số thông tin liên quan những người gặp gỡ ông Trương Duy Nhất khi đến Thái Lan và nộp đơn xin qui chế tỵ nạn tại cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Bangkok ?

Bạch Hồng Quyền : Bắt đầu anh Trương Duy Nhất đến Thái Lan thì tôi là người đón anh ở khu vực gần sân bay Donmuong tại Thái. Sau đó tôi có thuê cho anh Trương Duy Nhất một khách sạn gần nhà vì anh mới qua không biết tiếng, anh cũng muốn ở gần tôi có việc gì tôi chạy qua giúp đỡ. Trong khoảng gần một tuần ở khách sạn, tôi có đưa anh Trương Duy Nhất đi nộp hồ sơ tị nạn tại UNHCR.

Ngày đầu anh Nhất đến Thái 20/1, tối hôm đó có trận đấu giữa Việt Nam và Jordan thì anh Nhất có ngồi nhà tôi và xem đá bóng. Sau buổi đá bóng thì anh Cao Lâm, một người giúp những người tị nạn tại Thái Lan có đến nhà tôi. Không biết vì lý do gì anh đến nhưng khi đến anh có gặp anh Trương Duy Nhất. Trong buổi gặp đó vì tôi không tực tiếp có mặt ở đó mà hai người ngồi nói chuyện với nhau về thông tin gì thì tôi không rõ nhưng sau đó có một vài thông tin, hình ảnh anh Trương Duy Nhất gặp những người lạ, mà tôi không biết là ai.

Tôi nghĩ là khá nhiều người gặp anh Trương Duy Nhất ở đây và biết thông tin anh đến Thái Lan. Tôi nghĩ đó là những sơ hở khiến anh Trương Duy Nhất bị bắt cóc tại Thái Lan.

RFA : Mong muốn hiện nay của anh là gì ?

Bạch Hồng Quyền : Mong muốn lớn nhất của tôi hiện nay tôi nghĩ về người bạn đồng hành của tôi là anh Hoàng Bình, người cùng đồng hành với tôi một thời gian khá dài khi đòi quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng do Formosa gây ra tại 4 tỉnh miền Trung ; những người bạn đang đấu tranh tại Việt Nam đang gặp nguy hiểm ; cũng như chị Thúy Nga đang bị giam cầm mà Phú và Tài (con chị Nga) đang phải sống với ba nó một cách thật sự khó khăn. Tình cảm người mẹ dành cho con là quan trọng nhất nhưng phía chính quyền Việt Nam bất chấp bắt và giam giữ chị Thúy Nga để chia lìa tình cảm mẹ con. Thật sự tôi mong muốn họ tiếp tục cố gắng vượt qua những khó khăn hiện tại để đấu tranh cho Việt Nam có dân chủ, nhân quyền.

Tôi cũng không quên những người tị nạn tại Thái Lan tôi đã từng gặp. Có rất nhiều những hoàn cảnh khó khăn như lúc đầu tôi có nhắc đến trường hợp anh Phan Thanh Hiền Sỹ, người đã bị giam giữ ít nhất 20 năm mà không được qua nước thứ ba, cũng không thể hồi hương vì việc anh làm trước đây đối với chính quyền Việt Nam.

Thật sự tôi mong các tổ chức quốc tế, những nước có thể giúp cho người Việt tị nạn tại Thái Lan bằng cách này hay cách khác có thể giúp đỡ họ để họ được định cư ở nước thứ 3.

Qua đây tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến VOICE, VOICE Canada, Human Rights Watch, UNHCR tại Thái Lan, chính phủ Canada, Đại sứ quán Canada tại Thái Lan, các đài, báo quốc tế đã lên tiếng cho tôi trong thười gian mà tôi tị nạn tại Thái gặp nguy hiểm khoảng 3 tháng trở lại đây. Tôi xin chân thành cám ơn.

RFA : Xin cám ơn anh Bạch Hồng Quyền đã dành cho RFA buổi phỏng vấn hôm nay.

Quay lại trang chủ
Read 777 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)