Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

25/06/2019

Đẩy thương vụ Việt-Trung lên 100 tỷ USD/năm, Việt Nam khốn đốn

Tổng hợp

Trong 5 tháng, Việt Nam chi 30 tỷ USD mua hàng Trung Quốc (Người Việt, 25/06/2019)

Thị trường nhập cảng lớn nhất của Việt Nam vẫn là Trung Quốc và có dấu hiệu tăng mạnh, nhất là nhóm hàng máy điện toán, sản phẩm điện tử và linh kiện lên đến 81% so với cùng kỳ năm 2018.

fdi1

Nhóm hàng lớn nhất Việt Nam nhập cảng từ Trung Quốc là máy điện toán, sản phẩm điện tử và linh kiện của Trung Quốc. (Hình : Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh)

Theo báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Cục Hải Quan cho biết năm tháng đầu năm 2019, Việt Nam chi tới gần $30 tỷ nhập cảng hàng hóa từ Trung Quốc. Đáng lưu ý, kim ngạch nhập cảng từ Trung Quốc những tháng qua tăng rất cao, lên tới hơn 20% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm đến 29% tổng kim ngạch nhập cảng cả nước trong cùng thời điểm.

Tốc độ tăng trường kim ngạch nhập cảng từ Trung Quốc cũng nằm trong nhóm các thị trường có tốc độ tăng cao nhất trong những tháng đầu năm 2019. Những nhóm hàng nhập cảng lớn nhất của Việt Nam được cơ quan hải quan thống kê và công bố đều có sự góp mặt của Trung Quốc. Trong đó, nhóm hàng lớn nhất là máy điện toán, sản phẩm điện tử và linh kiện, xếp thứ hai sau Nam Hàn với kim ngạch đạt hơn 5 tỷ USD nhưng tốc độ tăng lên đến 81%.

Theo báo Thanh Niên, dẫn đầu là nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng với kim ngạch đạt 5,67 tỷ USD, tăng hơn 29%, chiếm 38% kim ngạch nhập cảng của Việt Nam. Đặc biệt, mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt tới 2,7 tỷ USD, chiếm 56% kim ngạch.

Ngoài ra, ở những nhóm hàng lớn khác, Trung Quốc hầu hết chiếm vị trí lớn nhất về kim ngạch như : máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng ; nguyên phụ liệu dệt may giày dép ; chất dẻo nguyên liệu ; sắt thép…

fdi2

Linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị Trung Quốc ồ ạt về Việt Nam. (Hình : Thanh Niên)

Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp sắt thép các loại lớn nhất vào Việt Nam với 2,6 triệu tấn, trị giá đạt 1,6 tỷ USD. Hóa chất và sản phẩm từ hóa chất, Trung Quốc cũng chiếm vị trí số một với kim ngạch 1,3 tỷ USD…

Riêng nhóm mặt hàng nguyên phụ liệu dệt may, da, giày (bao gồm bông, xơ sợi dệt, vải các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày) Việt Nam phải nhập cảng từ Trung Quốc với trị giá 4,7 tỷ USD (chiếm hơn 46% kim ngạch cả nước), tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018.

Theo báo Dân Trí, ngày 25/6/2019, việc nhập cảng ngày càng nhiều thiết bị, linh kiện điện tử, máy điện toán hay linh kiện xe hơi "là do quy mô các nhà máy lắp ráp thiết bị này ở Việt Nam đang mở rộng mạnh mẽ. Nguyên nhân chính là do Mỹ đánh thuế mạnh vào Trung Quốc nên đã xuất hiện một số doanh nghiệp chuyển qua Việt Nam để lắp ráp và xuất đi nước thứ ba".

Bên cạnh đó, một số hãng điện tử lớn như Samsung, LG, Panasonic, Foxcom… do mở rộng quy mô sản xuất, đã nhập nhiều thiết bị từ Trung Quốc với gia rẻ hơn từ các công ty mẹ hoặc doanh nghiệp gia công lớn tại đây để có lợi về giá thành.

Tin cho biết, mức thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc tiếp tục bị nới rộng thêm khoảng $1 tỷ so với năm 2017 và đang duy trì ở mức rất cao với hơn $24 tỷ. (Tr.N)

*******************

Vốn FDI Trung Quốc chảy mạnh vào Việt Nam, nguy cơ và cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước (RFA, 25/06/2019)

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) từ Trung Quốc vào Việt Nam 2,29 tỷ đô la, đứng hạng 3 các nước đổ vốn vào dải đất chữ S.

fdi3

Hình minh họa. Một chủ cơ sở chế biến gỗ tư nhân ở Hà Nội đang kiểm tra gỗ ở Hà Nội hôm 26/1/2006 - AFP

Truyền thông trong nước loan tin ngày 25/6, trích từ báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Báo cáo cũng cho biết, tính đến ngày 20/6, vốn FDI đổ vào Việt Nam đạt 18,47 tỷ đô la Mỹ, đạt 90,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó tổng số vốn giải ngân là hơn 9 tỷ đô, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2018.

Việc các dự án FDI từ Trung Quốc tăng nhanh tại Việt Nam được đánh giá do tác động của thương chiến Mỹ - Trung. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh thuế cao từ Mỹ đánh lên các sản phẩm từ Trung Quốc.

Bên cạnh việc hưởng lợi từ dòng vốn này, nhiều nguy cơ tiềm ẩn và các rủi ro các thể xảy ra cho các doanh nghiệp Việt.

Tại buổi hội thảo "Tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đối với ngành gỗ Việt : Chuyển dịch đầu tư nước ngoài, cơ hội và rủi ro trong xuất nhập khẩu", ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách thuộc Tổ chức Forest Trends, cho biết việc Mỹ tăng thuế các mặt hàng gỗ từ Trung Quốc khiến một số doanh nghiệp Bắc Kinh từ bỏ đơn hàng, từ đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.

Vẫn theo ông Phúc, nếu tốc độ xuất khẩu gỗ từ Việt Nam sang Mỹ như hiện nay được duy trì, Việt Nam sẽ vươn lên từ vị trí thứ 12 trong năm ngoái lên thứ 7 trong danh sách các nhà cung cấp mặt hàng gỗ lớn nhất cho Mỹ năm 2019.

Số liệu thống kê từ Cục đầu tư nước ngoài cũng cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2019, có 49 dự án FDI đầu tư vào ngành gỗ Việt Nam, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 21 dự án.

Ông Tô Xuân Phúc cũng đưa ra cảnh báo, có thể các doanh nghiệp Trung Quốc muốn né thuế xuất khẩu vào thị trường Mỹ nên muốn đầu tư vào Việt Nam. Việc này có thể gây rủi ro cho ngành gỗ Việt Nam do có liên quan đến gian lận thương mại.

Hiện Mỹ đang điều tra 5 công ty nhập khẩu ván ép từ Trung Quốc có xuất xứ từ Việt Nam

Quay lại trang chủ
Read 557 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)